Ngày 25-04-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 26/04: Bánh Trường Sinh – Lm. Phaolô Nguyễn Trọng Thiên, SVD.
Giáo Hội Năm Châu
02:34 25/04/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan

Khi ấy, Đức Giê-su nói với dân chúng rằng: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ! Nhưng tôi đã bảo các ông: các ông đã thấy tôi mà không tin. Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài, vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi. Mà ý của Đấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết.”

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:00 25/04/2023

46. Đức Mẹ Ma-ri-a là người phân phát các ân sủng; sự cứu rỗi của chúng ta đang nằm trong tay con đó.

(Thánh Bernardus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:02 25/04/2023
33. GÀ TRỐNG

Có một bà chủ, mỗi buổi sáng khi gà vừa gáy thì đi đánh thức hai đứa tớ gái dậy, chúng nó rất bực mình giận con gà trống sao không để cho chúng nó ngủ nhiều thêm chút nữa. Hai đứa thương lượng với nhau: “Nếu không có con gà ấy thì có phải chúng ta nằm nướng thêm chút nữa hay sao?”

Thế là chúng nó âm thầm giết con gà ấy.

Gà trống không gáy nữa, nhưng người già thì cũng theo thói quen thức dậy sớm, thường thường là khi trời chưa sáng, liền đi kêu hai đứa tớ gái dậy làm việc. Chúng nó rất là hối hận, bởi vì bây giờ so với trước đây thì dậy sớm hơn, thậm chí có lúc nữa đêm cũng bị đánh thức dậy.

(Một trăm câu chuyện giáo dục)

Suy tư ngắn 33:

Có lẽ con người ta đều ngu ngốc, khi lạnh thì hy vọng nóng, khi nóng thì hy vọng lạnh, mãi mãi vẫn là muốn được cái mà không thể được.

Cho nên mới có câu, người tính thì không bằng trời tính, cái mà trời tính thì con người mãi mãi không thể ngờ tới.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Không cho phép bất cứ điều gì khác lấp đầy
Lm. Minh Anh
14:28 25/04/2023
KHÔNG CHO PHÉP BẤT CỨ ĐIỀU GÌ KHÁC LẤP ĐẦY

“Tôi sẽ không để mất một người nào!”.

“Tôi có cảm tưởng dường như trong trái tim tôi có một lỗ hổng lớn; và tôi không thể lấp đầy nó bằng bất cứ thứ gì!”. Đó là cảm thán của một cô gái trẻ vừa trở lại với các Bí Tích sau nhiều năm. Cô đang khao khát, một cơn khát cháy bỏng Chúa Kitô. May mắn thay, Ngài đã ‘không cho phép bất cứ điều gì khác lấp đầy’ trái tim cô! Nó vốn đã thuộc về Ngài và chỉ một mình Ngài!

Kính thưa Anh Chị em,

Hẳn người bạn trẻ tốt phúc đó đã hiểu rất rõ câu nói của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay, “Tất cả những kẻ Chúa Cha đã ban cho Tôi, Tôi sẽ không để mất một người nào!”. Gặp lại Chúa Kitô, ngụp lặn trong lòng thương xót của Ngài, cô trải nghiệm một điều gì đó thật vĩnh cửu, “Ai thấy người Con, và tin vào người Con, thì được sống muôn đời!”.



Được tạo dựng cho vô biên, mỗi người có một khao khát bên trong; cơn khát đó có tên ‘Lỗ Hổng’ của trái tim. Dù nhỏ hay không quá nhỏ, nó là một lỗ hổng ‘có kích cỡ bằng Chúa Kitô!’; nó thuộc về Ngài, và chỉ một mình Ngài. Ngài ‘không cho phép bất cứ điều gì khác lấp đầy’ nó!

Vậy nếu điều đáng khao khát thực sự là Chúa Kitô, thì thử hỏi, điều gì có thể ngăn cản bạn và tôi đến với Ngài? Phải chăng đó là niềm kiêu hãnh, sự lười biếng tinh thần, hay hời hợt thiêng liêng? Vậy mà, đằng sau những lý do ấy, thường là một nỗi sợ. Sợ mở lòng cho Chúa Kitô! Bởi lẽ, chúng ta thường nghĩ rằng, mở lòng cho Ngài, tôi sẽ thua cuộc! Chính xác! Đó là nỗi sợ đụng chạm đến cái tôi của mình. Đức Bênêđictô XVI đã đề cập đến nỗi sợ này trong bài giảng đầu tiên của giáo triều ngài, “Đừng sợ Chúa Kitô! Ngài không lấy gì đi, nhưng ban cho bạn tất cả. Hãy dâng toàn thân cho Ngài, chúng ta sẽ nhận lại gấp trăm. Vâng. Hãy mở ra, mở rộng những cánh cửa cho Chúa Kitô và bạn sẽ tìm thấy sự sống đích thực!”.

Trải nghiệm ‘mở ra’ này cũng là trải nghiệm của Phaolô, một con người mà bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay bóc trần. Đó là một biệt phái cuồng tín, đã từng lầm lạc đến nỗi giết chóc Hội Thánh; một con người hãnh tiến, kiêu ngạo và mù quáng. Thế nhưng, một khi mở ra cho Chúa Kitô, Phaolô không còn là mình, “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống, mà Chúa Kitô sống trong tôi”. Phaolô trở nên một lợi khí của Ngài, nên nguồn ân phúc cho các Giáo Hội non trẻ, và là một trong những trụ cột đầu tiên của Kitô giáo. Hội Thánh vui mừng, dân ngoại mừng vui; một nỗi vui được Thánh Vịnh đáp ca diễn tả, “Toàn trái đất, hãy tung hô mừng Chúa!”.

Anh Chị em,

“Tôi sẽ không để mất một người nào!”. Chúa Giêsu không muốn để mất một ai, kể cả những kẻ chống đối Ngài, giết Ngài. Ngài đến tìm một nhân loại đã hư mất; trong đó, có những con người đã mất hoặc đang trên đà hư mất. Ngài tìm Matthêu, Giakêu; tìm người phụ nữ Samaria bên bờ giếng; tìm người nữ ngoại tình; tìm các biệt phái như Nicôđêmô và Saolô; và đến cuối đời, Ngài kịp tìm người trộm lành. Vậy hãy để cho Ngài tìm kiếm! Nói cho Ngài ‘nơi’ bạn và tôi đang hư mất! Chỉ Ngài mới có thể thoả mãn và lấp đầy trái tim chúng ta. Ngài ‘không cho phép bất cứ điều gì khác lấp đầy’ nó! Thú vị thay, đây cũng là ước muốn của chính Thiên Chúa, Đấng sở hữu muôn loài lại ước ‘được lấp đầy’ bởi chính mỗi người chúng ta. Hãy để cho ‘giấc mơ kép’ của Ngài thành hiện thực! Hãy làm rỗng trái tim để Ngài tự do yêu bạn, sử dụng bạn, lấp đầy bạn như Ngài mơ ước! Và ngược lại, hãy lấp đầy trái tim Ngài bằng tình yêu của chính bạn!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa Giêsu, không được Chúa lấp đầy, trái tim con sẽ được lấp đầy bằng những thứ khác. Cho con biết, con thuộc về ai. Hãy lấp đầy con, và con sẽ lấp đầy Chúa!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thượng phụ Coptic cử hành Phụng vụ Thánh Chính thống giáo tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô
Đặng Tự Do
17:17 25/04/2023


Người đứng đầu Giáo Hội Coptic dự kiến sẽ cử hành Phụng vụ thánh Chính thống giáo tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô vào ngày 14 tháng Năm.

Theo Cha Martin Browne, một viên chức tại Thánh Bộ Cổ vũ Hiệp nhất Kitô giáo của Vatican, nghi thức phụng vụ này sẽ diễn ra trong bối cảnh chuyến thăm chính thức của Đức Thượng Phụ Coptic Tawadros II của Alexandria tới Vatican và “đã được sắp xếp sau khi tham khảo ý kiến thích hợp”.

Trong các bình luận cho National Catholic Register vào ngày 21 tháng 4, Cha Browne đã chỉ ra sự khác biệt giữa nghi thức phụng vụ của Chính thống giáo dự kiến vào tháng 5 và nghi lễ Anh giáo không được chấp thuận diễn ra trong tuần này tại cùng Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô.

Giáo Hội Công Giáo công nhận các bí tích của Giáo hội Chính thống là hợp lệ, ngay cả khi vẫn còn ly giáo, trong khi Giáo hội không công nhận hàng giáo phẩm Anh giáo là hợp lệ, có nghĩa là họ không thể cử hành Thánh lễ một cách hợp lệ.

“Đức Thượng Phụ Tawadros sẽ làm lễ tại một bàn thờ được thiết kế đặc biệt chứ không phải bàn thờ chính của Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô,” Cha Browne nói, đồng thời lưu ý rằng buổi lễ của Anh giáo cũng không diễn ra tại bàn thờ chính.

Ngài nói thêm: “Phụng vụ sẽ dành cho các tín hữu Coptic ở Ý, điều này một lần nữa mang lại cho nó một đặc điểm khác với nghi thức chỉ liên quan đến các giáo sĩ hành hương”.

Đức Thượng Phụ Tawadros II, còn được gọi là Giáo Hoàng Tawadros II – theo cách gọi của các tín hữu Chính Thống Giáo Coptic – là người đã lãnh đạo Giáo hội Coptic từ năm 2012, sẽ viếng thăm Rôma từ ngày 9 đến 14 tháng 5 và sẽ xuất hiện bên cạnh Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung vào Thứ Tư, ngày 10 tháng 5, nơi ngài sẽ phát biểu, theo báo cáo của Aleteia.

Cha Browne nhấn mạnh rằng “bối cảnh chuyến thăm của ngài rất đặc biệt — đó là kỷ niệm 50 năm cuộc gặp gỡ đầu tiên của những người đứng đầu Giáo hội Rome và Alexandria sau một thiên niên kỷ rưỡi xa cách”.

Giáo Hội Chính thống Coptic có trụ sở tại Ai Cập là một Nhà thờ Chính thống Phương Đông, sau khi đã từ chối Công Đồng Chalcedon năm 451, và những người theo Giáo Hội này trong lịch sử được Công Giáo và Chính thống giáo Đông phương coi là những người theo chủ nghĩa nhất thể - tức là những người tin rằng Chúa Kitô chỉ có một bản tính.

Vào năm 1973, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã làm nên lịch sử khi mời Thượng phụ Coptic Shenouda đến Rôma và hai người đã ký một tuyên bố chung thừa nhận niềm tin chung của họ vào Chúa Giêsu Kitô, “Thiên Chúa hoàn hảo về mặt thiên tính của Ngài, con người hoàn hảo về nhân tính của Ngài”.

Cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha Phanxicô với Đức Thượng Phụ Tawadros II vào năm 2013 đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của một thượng phụ Chính thống giáo Coptic tới Rôma sau 40 năm. Đức Phanxicô cũng đã gặp Đức Thượng Phụ Tawadros II trong chuyến thăm Cairo năm 2017.

Cha Browne nói với Register: “Chuyến viếng thăm của Đức Thượng Phụ là một sự kiện rất quan trọng đối với các Kitô hữu Coptic ở Ý và rất nhiều tín hữu dự kiến sẽ đến tham dự phụng vụ.

“Có tới 3.000 người dự kiến sẽ đến, nhiều hơn nhiều so với sức chứa trong nhà thờ của Giáo Hội Chính Thống Coptic ở Rôma. Do đó, cơ hội để cử hành tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô chính xác là kiểu chia sẻ thực tế về 'Các Nguồn Tài Nguyên Cho Đời Sống và Hoạt Động Tinh Thần' được cung cấp trong Hướng Dẫn Áp Dụng Các Nguyên Tắc và Tiêu Chuẩn về Đại Kết. “


Source:Catholic News Agency
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm giáo hạt Phú Thọ: Thực thi bác ái Mùa Chay 2023
Văn Minh
09:12 25/04/2023
Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm giáo hạt Phú Thọ: Thực thi bác ái Mùa Chay 2023

“Anh em chớ quên làm việc từ thiện và giúp đỡ lẫn nhau, vì Thiên Chúa ưa thích những hy lễ như thế” (Dt 13,16).

Hưởng ứng lời Kinh Thánh trên đây, vào lúc 5g sáng thứ Bảy ngày 22-4-2023, 90 thành viên gồm Ban Chấp hành (BCH) Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu (GĐPTTTCG) cùng các vị ân nhân và các thành viên trong GĐPTTTCG giáo hạt Phú Thọ đã khởi hành từ giáo xứ Tân Phước để đi thực thi bác ái.

Xem Hình

Đúng 6g15, đoàn tới Trung tâm Bảo trợ người già - Mái ấm Thiên n - số 93/6 đường số 8, khu phố 5, phường Tam Phú, Thủ Đức, do các nữ tu Dòng Trinh Vương Mẫu Tâm coi sóc. Mái ấm Thiên n hiện có 110 cụ bà là những người neo đơn không có con cháu. Trong đó có 35 cụ nằm liệt giường không tự chăm sóc được cho bản thân.

Tại đây, đại diện BCH đã trao cho nữ tu Nguyễn Thị Trang - quản lý - số tiền 30.000.000đ (ba mươi triệu đồng) cùng một số vật dụng sinh hoạt cần thiết khác. Ngoài công việc chăm sóc sinh hoạt cho các cụ hàng ngày ra, các soeur còn phải lo về phần hậu sự khi các cụ mãn phần. Được biết hiện nay, cơ sở có hơn 200 hũ cốt đang để trong nhà chờ Phục sinh.

Sau khi thăm hỏi và thực hiện công việc bác ái xong, đoàn khởi hành đi kính viếng Đức Mẹ Núi Cúi – Giáo phận Xuân Lộc. Sau đó, đoàn đi tới nhà thờ Bình An – thị xã La Gi - Giáo phận Phan Thiết và nghỉ đêm tại đây.

Sau khi ổn định chỗ nghỉ, lúc 18g30, các thành viên tham dự Thánh lễ Chúa nhật III Phục sinh do linh mục (Lm) Phó xứ Giuse Nguyễn Nhật Quang - chủ tế. Đồng tế cùng ngài có Lm Giuse Nguyễn Thành Long – Chánh xứ Bình An, và cộng đoàn trong và ngoài giáo xứ cùng hiệp dâng.

Sáng hôm sau, sau bữa điểm tâm sáng sáng lúc 8g, các thành viên tự do tắm biển và chụp hình lưu niệm. Trước khi chia tay, đại diện BCH gởi cho Lm Giuse Nguyễn Thành Long đã sáng lập cơ sở Bảo trợ xã hội Thiên Phước hiện đang nuôi dưỡng các cụ bà neo đơn số tiền 26.000.000đ.

Sau bữa cơm trưa, lúc 13g, đoàn lên xe trở về đến TP HCM lúc 17g trong sự bình an.

Ngoài chuyến chia sẻ bác ái nêu trên, lúc 15g thứ Ba ngày 25-4-2023, đại diện BCH đến thăm và tặng quà cho 19 linh mục và 3 nữ tu đang phục vụ tại nhà hưu dưỡng Chí Hòa với số tiền 23.000.000đ; hỗ trợ chuyến công tác diễn nguyện Mùa Chay 2023 tại giáo xứ Vị Hưng – Giáo phận Cần Thơ 20.000.000đ, mua ủng hộ nến Phục sinh và tượng Đức Mẹ 7.500.000đ.

Ngoài ra, GĐPTTTCG hạt Phú Thọ cũng giúp các trẻ em nghèo sắc tộc Tây Nguyên do các nữ tu dòng Saint Paul Pleiku quản lý số tiền là 5.000.000đ, nồi cháo từ thiện bệnh viện Phạm Ngọc Thạch 2.000.000đ, một gia đình nghèo ở giáo xứ Mân Côi, hạt Chưsê 10.000.000đ và giúp đỡ cho một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Giáo xứ Tân Phước số tiền 7.000.000đ.

Tổng số tiền 135.370.000đ mà GĐPTTTCG giáo hạt Phú Thọ đã thực thi bác ái là do các thành viên trong GĐPTTTCG và các vị ân nhân trong giáo hạt Phú Thọ cùng nhau đóng góp.
 
Thánh lễ tạ ơn kế thúc sứ vụ Đức TGM Giuse Nguyễn Năng tại Phát Diệm
Gp Phát Diệm
22:10 25/04/2023
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lý lẽ bênh vực Chúa Kitô, chương ba, tiếp theo
Vu Van An
22:11 25/04/2023

Rất nhiều bằng chứng

Trong khi các bản chép tay trên giấy cói đại diện cho các bản chép Tân Ước sớm nhất, ta còn có các bản chép cổ trên giấy da (parchment) làm từ da trâu bò, chiên cừu và linh dương.

Metzger giải thích, “chúng ta có thứ gọi là các bản chép tay bằng chữ viết to, tròn (uncial) tức bằng các chữ Hy Lạp toàn viết hoa. Ngày nay, chúng ta có 306 bản này, một số có từ thế kỷ thứ 3. Quan trọng nhất là Codex Sinaiticus, là bộ Tân Ước duy nhất đầy đủ viết bằng chữ to tròn, và Codex Vaticanus, là bộ không đầy đủ. Cả hai bộ đều có niên biểu khoảng năm 350 CN.

“Một kiểu viết mới, viết theo chữ thảo nhiều hơn, xuất hiện vào khoảng năm 800 CN. Nó được gọi là bản nhỏ, và hiện chúng ta có 2,856 bản chép tay thuộc loại này. Rồi còn có các sách bài đọc có chứa Kinh thánh Tân Ước theo trình tự để được đọc trong các nhà thờ theo những thời điểm thích hợp trong năm. Tổng số có 2,403 bản thuộc loại này đã được lên danh mục. Như thế, tổng số các bản chép tay bằng tiếng Hy Lạp hiện là 5,664 bản”.

Ông cho biết ngoài các tài liệu bằng tiếng Hy Lạp, còn có hàng ngàn bản Tân Ước cổ chép tay khác bằng các ngôn ngữ khác. Có 8,000 tới 10,000 bản Phổ Thông (Vulgate) chép tay bằng tiếng La Tinh, cộng với 8,000 bản bằng tiếng Ethiopia, Slavia và Armenia. Tổng kết, hiện có khoảng 24,000 bản chép tay loại này.

“Như thế, ý kiến của ông ra sao?” Tôi hỏi thế, vì muốn xác nhận rõ ràng điều tôi nghĩ tôi đã nghe từ ông. “Căn cứ vào tính đa dạng của các bản chép tay và khoảng thời gian phân cách giữa các nguyên bản và các bản chép đầu tiên của chúng ta, thì Tân Ước so sánh ra sao so với các công trình nổi tiếng của cổ thời?”

Ông trả lời, “Cực kỳ tốt đẹp. Chúng ta có thể rất tin tưởng các tư liệu này đã đến với chúng ta một cách trung thành, nhất là so sánh với bất cứ công trình văn học cổ xưa nào khác”.

Kết luận trên được nhiều học giả lỗi lạc khắp thế giới chia sẻ. F.F Bruce quá cố, giáo sư lỗi lạc của Đại Học Manchester, Anh,, và là tác giả cuốn The New Testament Documents: Are They Reliable? [Các Tài liệu Tân Ước: Chúng có đáng tin cậy hay không] từng nói, “Không có một bộ văn chương cổ nào trên thế giới có được một sự phong phú đến thế trong việc xác nhận bản văn tốt như Tân Ước” (2).

Metzger đã nhắc đến tên Ngài Frederic Kenyon, Cựu giám đốc Bảo tàng viện Anh, và là tác giả cuốn The Palaeography of Greek Papyri [Cổ tự học của Các Bản Giấy cói Hy Lạp]. Kenyon từng nói, “không có trường hợp nào khác trong đó khoảng cách về thời gian giữa việc soạn tác một cuốn sách và niên biểu các bản chép tay sớm nhất ngắn như trong trường hợp Tân Ước” (3).

Ông kết luận, “Căn bản cuối cùng khiến chúng ta hoài nghi các sách thánh đến với chúng ta y hệt trong bản thể như khi chúng được viết ra nay đã được gỡ bỏ” (4).

Tuy nhiên, về các dị biệt giữa các bản chép tay thì sao? Trong những năm tháng chưa có máy sao chụp nhanh như chớp, các bản chép tay được các người sao chép khổ công chép bằng tay, từng chữ từng lời từng giòng, trong một diễn trình rất hay mắc sai lầm. Giờ đây, tôi muốn tập trung vào việc liệu những sai lầm sao chép này có làm cho các bản Kinh thánh hiện nay thành đầy rẫy những điều không chính xác vô phương cứu chữa hay không.

Khảo sát các sai lầm

Tôi phát biểu, “với những tương tự trong cách viết chữ Hy Lạp và với những điều kiện làm việc bán khai của các người sao chép, xem ra không thể tránh được việc các sai lầm sẽ gây ra cho bản văn”.

Metzger thừa nhận, “Hết sức như thế”.

“Và quả thật, há trên thực tế đã không có hàng chục ngàn những dị bản trong số các bản chép tay cổ thời hiện chúng ta đang có đó sao?”

“Hết sức như thế”.

Nói một cách tố cáo hơn là tìm hiểu, tôi bảo, “do đó, há điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể tin chúng đó sao? “

Metzger trả lời một cách cương quyết, “Thưa ông không, nó không có nghĩa như thế. Trước nhất xin để tôi nói câu này: kiếng đeo mắt chỉ mới được sáng chế vào năm 1373 tại Venice, và tôi chắc chắn rằng chứng loạn thị có nơi các người sao chép thời xưa. Điều ấy càng tệ hơn bởi sự kiện, trong bất cứ hoàn cảnh nào, thật khó mà đọc các bản chép tay đã mờ nhạt trên đó, một số mực đã phai đi. Và còn nhiều các may rủi khác nữa, như sự bất cẩn của các người sao chép. Nên, đúng, các lỗi lầm có thể gây họa, mặc dù đa số các người sao chép rát thận trọng.

“Nhưng”, ông vội nói thêm, “có những nhân tố trung hòa điều ấy. Thí dụ, đôi khi trí nhớ của người sao chép có thể chơi khăm ông ta. Giữa lúc ông cần có để nhìn vào bản văn và rồi viết chữ xuống, thứ tự các chữ có thể thay đổi. Ông có thể viết đúng chữ nhưng sai trình tự. Điều này không đáng lo ngại bao nhiêu, vì không như tiếng Anh, tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ có biến tố (inflected).

Tôi hỏi ông, “Nghĩa là gì?”

“Nghĩa là nó rất khác, trong tiếng Anh, nếu ông nói ‘dog bites man’ [chó cắn người] hay man bites dog’ [người cắn chó], thì trình tự rất quan trọng. Nhưng nó không đáng kể trong tiếng Hy Lạp. Một chữ làm chủ từ cho một mệnh đề bất luận nó đứng ở đâu trong trình tự; thành thử, nghĩa của mệnh đề không bị bóp méo nếu các chữ không đúng như điều chúng ta coi là thứ tự đúng. Nên, đúng, các dị bản vẫn xẩy ra, nhưng xét chung, có các dị bản không quan trọng giống như vậy. Sự khác nhau trong cách đánh vần cũng là một thí dụ khác”.

Tuy nhiên, con số cao các “dị bản” hay các khác nhau trong các thủ bản vẫn là con số gây bối rối. Tôi đã thấy các ước lượng cao đến mức 2 trăm ngàn dị bản này (5). Tuy nhiên Metzger xem thường tầm quan trọng của các con số này.

Ông nói, “Con số nghe thì lớn lao, nhưng nó hơi sai lạc vì cách đếm các dị bản”. Theo giải thích của ông, nếu một chữ đơn nhất bị đánh vần sai trong 2 ngàn bản, người ta vẫn tính là 2 ngàn dị bản.

Tôi chêm vào vấn đề hết sức quan trọng này. “Bao nhiêu tín lý của Giáo Hội bị nguy kịch bởi các dị bản này?”

Ông tự tin trả lời, “Tôi không biết bất cứ tín lý nào bị nguy kịch cả”.

“Không tín lý nào sao?”

Ông nhắc lại, “Không một tín lý nào. Hiện nay, các Chứng Nhân Giêhôva thường đến cửa nhà chúng ta mà nói, “Kinh thánh của các anh sai trong Bản King James ở 1Goan 5:7-8, trong đó có nói đến ‘Cha, Ngôi Lời, và Thánh Thần: và ba vị này là một’ và họ bảo, ‘điều đó không có trong các bản chép tay xưa nhất’.

“Nhưng điều đó không đủ đúng. Tôi nghĩ những lời ấy chỉ được tìm thấy trong khoảng 7 tới 8 bản, tất cả đều từ thế kỷ 15 hay 16. Tôi thừa nhận rằng đó không phải là phần do tác giả 1Gioan được linh hứng viết ra.

“Nhưng điều đó không đánh bật được chứng từ tận mắt vững chắc của Kinh thánh đối với tín lý Thiên Chúa Ba Ngôi. Lúc Chúa Giêsu chịu phép rửa, Chúa Cha nói rõ ràng, Con yêu dấu của Người chịu phép rửa, và Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Người. Cuối thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô, Thánh Phaolô nói, ‘Cầu chúc toàn thể anh em được đầy tràn ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, đầy tình thương của Thiên Chúa, và ơn hiệp thông của Thánh Thần”. Còn nhiều chỗ trong đó có nói tới Thiên Chúa Ba Ngôi”.

“Như thế, các dị bản, khi chúng xẩy ra, thường là nhỏ nhoi chứ không đáng kể?”

“Đúng, đúng, đúng như thế, và các học giả làm việc một cách hết sức thận trọng để cố gắng giải quyết chúng bằng các trở về với ý nghĩa nguyên thủy của chúng. Các dị bản quan trọng hơn vẫn không bác bỏ bất cứ tín lý nào của Giáo Hội. Bất cứ bản Kinh Thánh tốt nào cũng có các ghi chú báo cho độc giả biết các dị bản có thể có bất cứ hệ quả nào. Và một lần nữa, chúng rất hiếm”.

Hiếm đến nỗi các học giả Norman Geisler và William Nix kết luận, “Như thế, Tân Ước không những sống sót trong nhiều bản chép tay hơn bất cuốn sách nào của cổ thời, nhưng cũng đã sống sót trong một hình thức tinh ròng hơn bất cứ cuốn sách vĩ đại nào khác, một hình thức tinh ròng đến 99.5 phần trăm” (6).

Tuy nhiên, dù cho việc lưu truyền Tân Ước trong lịch sử có vô tiền khoáng hậu trong tính đáng tin của nó đi chăng nữa, làm thế nào chúng ta biết chắc chúng kể trọn bộ câu truyện?

Về các lời tố cáo cho rằng các Công Đồng của Giáo Hội từng dẹp bỏ các tài liệu cũng hợp pháp như thế vì họ không thích hình ảnh chúng mô tả về Chúa Giêsu thì sao? Làm thế nào chúng ta biết 27 sách Tân Ước trình bầy các thông tin tốt nhất và đáng tin nhất? Tại sao Kinh Thánh của chúng ta chứa các Tin Mừng Mátthêu, Máccô, Luca và Gioan, nhưng nhiều tin mừng cổ thời khác, Tin Mừng Philíp, Tin Mừng Ai Cập, Tin Mừng Sự Thật, Tin Mừng Sinh hạ Đức Maria, lại bị loại bỏ?

Đã đến lúc phải hướng câu hỏi về “qui điển”, một thuật ngữ phát xuất từ tiếng Hy lạp có nghĩa “quy luật”, “quy tắc” hay “tiêu chuẩn” và mô tả các sách được chấp nhận như chính thức trong Giáo Hội và được bao gồm trong bộ Tân Ước (7). Metzger được coi như thế giá hàng đầu trong lãnh vực này.



“Mức độ nhất trí cao”

Tôi hỏi, “Các nhà lãnh đạo Giáo Hội sơ khai xác định ra sao cuốn sách nào được coi là có thế giá và cuốn sách nào phải bị vứt bỏ? Họ đã dùng các tiêu chuẩn nào để quyết định tài liệu nào được bao gồm trong Tân Ước?”

Ông nói, “trong căn bản, Giáo Hội sơ khai có ba tiêu chuẩn. Thứ nhất, sách phải có thế giá tông truyền, nghĩa là, chúng phải được viết bởi các tông đồ vốn là các chứng nhân tận mắt đối với những gì họ viết hay bởi các môn đệ của các tông đồ. Do đó, trong trường hợp Máccô và Luca, dù họ không thuộc nhóm 12 tông đồ, truyền thống sơ khai cho rằng Máccô là trợ tá của Thánh Phêrô, và Luca là trợ tá của Thánh Phaolô.

“Thứ hai, có tiêu chuẩn phù hợp với điều gọi là qui luật đức tin. Nghĩa là, tài liệu có phù hợp với truyền thống căn bản của Kitô giáo vốn được Giáo Hội nhìn nhận như quy tắc không? Và thứ ba, có tiêu chuẩn liệu tài liệu có được sự chấp nhận và sử dụng liên tục bởi Giáo Hội nói chung không?”

Tôi hỏi, “phải chăng họ chỉ đơn giản áp dụng các tiêu chuẩn này và để biến cố xẩy ra thế nào tùy ý?”

Ông trả lời, “À, sẽ không chính xác mấy khi nói rằng các tiêu chuẩn này chỉ được áp dụng một cách máy móc. Chắc chắn có những ý kiến khác nhau về việc phải coi trọng tiêu chuẩn nào nhất.

“Điều đáng chú ý là tuy phạm vi của qui điển chưa được giải quyết trong một thời gian, vẫn đã có sự nhất trí cao liên quan đến phần lớn Tân Ước trong hai thế kỷ đầu tiên. Và điều này đúng trong chính các cộng đoàn khác nhau rải rác trong một khu vực rộng lớn”.

Tôi nói, “Như thế, bốn Tin Mừng chúng ta hiện có ngày nay thoả mãn các tiêu chuẩn đó, trong khi các Tin Mừng khác thì không?”

Ông nói, “Đúng. Nếu tôi được phép nói, nó đúng là điển hình của câu nói “kẻ mạnh nhất thì sống sót”. Khi đề cập tới qui điển, Arthur David Nock hay nói với các sinh viên của mình tại Havard, ‘những con đường được người ta du hành nhiều nhất ở Âu Châu là những con đường tốt nhất; đó chính là lý do tại sao chúng được du hành nặng nhất’. Đây quả là một loại suy hay. Nhà chú giả người Anh, William Barclay, phát biểu nó cách sau đây, ‘một sự thật đơn giản là nói rằng các sách Tân ước trở thành qui điển vì không ai ngăn cản chúng trở thành như thế’.

“Chúng ta có thể tự tin mà cho rằng không có cuốn sách của cổ thời nào có thể so sánh với Tân Ước về tầm quan trọng đối với lịch sử và tín lý Kitô giáo. Khi người ta nghiên cứu lịch sử sơ khai của qui điển, kết cục, họ xác tín rằng Tân Ước chứa những nguồn tốt nhất về lịch sử Chúa Giêsu. Những người nào biện phân được các giới hạn của qui điển đều có những quan điểm rõ ràng và quân bình về Tin Mừng của Chúa Giêsu.

“Ông chỉ cần tự đọc lấy các tài liệu khác. Chúng được viết sau bốn Tin Mừng, trong thế kỷ thứ hai, thứ ba, thứ bốn, thứ năm, thậm chí cả thứ sáu nữa, sau Chúa Giêsu nhiều, và nói chung, chúng đều buồn nản cả. Chúng cho biết tên, như Tin Mừng Phêrô hay Tin Mừng Đức Maria, chẳng ăn uống gì với tác giả thực sự của chúng. Mặt khác, bốn Tin Mừng trong Tân Ước sẵn sàng được chấp thuận một cách nhất trí đáng kể như là chân chính trong câu truyện chúng thuật lại”.

Tuy nhiên, tôi biết một số học giả cấp tiến, những thành viên nổi tiếng nhất của cuộc Hội Thảo Giêsu được quảng cáo rùm beng, tin rằng Tin Mừng Tôma phải được nâng lên cùng vị thế với bốn Tin Mừng truyền thống. Tin Mừng bí nhiệm này có phải là nạn nhân của các cuộc chiến tranh chính trị bên trong Giáo Hội, nên cuối cùng đã bị loại bỏ vì các tín lý không được lòng dân hay không? Tôi quyết định tốt hơn nên thăm dò Metzger về điểm này.

“Những lời bí mật” của Chúa Giêsu

“Thưa tiến sĩ Metzger, Tin Mừng Tôma, nằm trong số các tài liệu Nag Hammadi tìm được ở Ai Cập năm 1945, cho rằng nó chứa ‘các lời bí mật được Chúa Giêsu lúc sinh thời nói và được Điđymô Giuđa Tôma viết xuống’. Tại sao nó bị Giáo Hội loại bỏ?”

Metzger hoàn toàn quen thuộc với công trình này. Ông nói, “Tin Mừng Tôma ra ánh sáng trong một bản thế kỷ thứ năm ở Ai cập, mà tôi đã dịch sang tiếng Anh. Nó chứa 114 câu nói được gán cho Chúa Giêsu nhưng không có trình thuật nào về việc làm của Ngưòi và dường như được viết bằng tiếng Hy Lạp ở Syria vào khoảng năm 140 CN. Trong một số trường hợp, tôi nghĩ Tin Mừng này tường trình chính xác những gì Chúa Giêsu nói, với một vài sửa đổi không đáng kể”.

Đây chắc chắn là một tuyên bố kích thích óc tò mò. Tôi nói, “xin nói chi tiết”.

“Thí dụ, trong Tin Mừng Tôma, Chúa Giêsu nói ‘một thành phố xây trên đồi cao không thể bị che khuất’. Ở đây, tĩnh từ “cao” được thêm vào, còn những chữ khác thì đọc như Tin Mừng Mátthêu. Hay Chúa Giêsu nói, ‘hãy trả cho Xêda những điều thuộc về Xêda, hãy trả cho Thiên Chúa những điều thuộc về Thiên Chúa, hãy trả cho tôi những gì thuộc về tôi’. Trong trường hợp này, câu cuối cùng được thêm vào.

“Tuy nhiên, có một số điều trong Tin Mừng Tôma hoàn toàn xa lạ với các Tin Mừng hợp qui điển. Chúa Giêsu nói, ‘Hãy chẻ gỗ; ta ở đó. Hãy lật viên đá lên, và các ngươi sẽ thấy ta ở đó’. Đó là phiếm thần, ý nghĩ muốn nói là Chúa Giêsu cùng đường ranh với bản thể thế giới này. Điều đó trái với bất cứ điều gì trong các Tin Mừng hợp qui điển.

“Tin Mừng Tôma kết thúc với một nhận định nói rằng, ‘hãy để Maria đi khỏi chúng ta, vì phụ nữ không đáng sống’. Chúa Giêsu được trích dẫn đã nói rằng, ‘Này, ta sẽ hướng dẫn nàng để biến nàng thành nam giới, ngõ hầu nàng có thể trở thành một tinh thần sống động, giống như các ngươi, các người nam. Vì mọi phụ nữ tự làm cho mình thành nam giới sẽ được vào nước thiên đàng”.

Lông mày Metzger dựng đứng lên như thể rất đỗi ngạc nhiên đối với điều ông vừa thốt ra. Ông nhấn mạnh, “coi, đây đâu phải là Chúa Giêsu được chúng ta biết từ bốn Tin Mừng hợp qui điển!”

Tôi hỏi, “còn về lời tố cáo cho rằng Tin Mừng Tôma cố ý bị loại trừ bởi các công đồng của Giáo Hội trong một thứ âm mưu làm câm họng nó thì sao?”

Metzger trả lời ngay, “điều đó đơn giản không đúng về phương diện lịch sử. Điều các Thượng Hội Đồng và Công Đồng làm trong thế kỷ thứ năm là chuẩn nhận những gì đã được chấp thuận bởi các Kitô hữu cấp thấp cũng như cấp cao. Nói rằng Tin Mừng Tôma bị loại bỏ bởi một lệnh truyền nào đó của một Công Đồng là không đúng; đúng ra phải nói rằng Tin Mừng Tôma tự loại bỏ mình! Nó không hòa hợp với các chứng từ khác về Chúa Giêsu được các Kitô hữu tiên khởi chấp nhận là đáng tin cậy”.

Tôi hỏi, “Như thế ông không đồng ý với bất cứ ai cố gắng nâng Tin Mừng Tôma lên cùng vị thế như vị thế của bốn Tin Mừng?”

Ông trả lời, “Đúng, tôi rất không đồng ý. Tôi nghĩ Giáo Hội tiên khởi làm một hành vi sáng suốt khi bác bỏ nó. Nay, nếu lấy lại nó, đối với tôi, hình như chấp nhận một điều kém giá trị hơn các Tin Mừng khác. Này, ông đừng hiểu lầm tôi. Tôi nghĩ Tin Mừng Tôma là một tài liệu đáng lưu ý nhưng nó pha trộn các tuyên bố phiếm thần và phản phụ nữ nên nó đáng bị bác bỏ, ông hiểu ý tôi muốn nói chứ?

“Ông nên hiểu rằng qui điển không phải là kết quả của một loạt tranh cãi liên quan tới chính trị trong Giáo Hội. Đúng hơn, qui điển là việc tách biệt diễn ra vì cái nhìn thông sáng co tính trực giác của các tín hữu Kitô giáo. Họ có thể nghe tiếng của Mục tử Nhân lành trong Tin Mừng Gioan; họ chỉ nghe thấy nó một cách bị bóp nghẹt và bóp méo trong Tin Mừng Tôma, bị trộn lẫn với nhiều thứ khác.

“Khi một tuyên bố được đưa ra về qui điển, nó chỉ phê chuẩn điều mẫn cảm chung của Giáo Hội trước đó đã xác định rồi. Ông thấy đó, qui điển là một bảng liệt kê các sách có thế giá hơn là một bảng liệt kê có thế giá các cuốn sách. Những cuốn sách này không nhờ được chọn mà có thế giá; mỗi cuốn sách đều đã có thế giá trước khi ai đó thu lượm chúng lại với nhau. Giáo Hội tiên khởi chỉ lắng nghe và cảm nhận những cuốn này là các trình thuật có thế giá.

“Hiện nay, nếu ai đó nói rằng qui điển chỉ xuất hiện sau khi các Công Đồng và Thượng Hội Đồng đưa ra các tuyên bố này là giống như nói, ‘ta hãy nhờ một số các nhà khoa bảng về âm nhạc ra một tuyên bố rằng âm nhạc của Bach và Beethoven tuyệt vời’. Tôi xin nói, ‘Đồ lãng xẹt! Chúng tôi biết điều đó trước khi họ tuyên bố’. Chúng tôi biết thế nhờ sự mẫn cảm đối với điều gì là âm nhạc tốt điều gì là âm nhạc tệ. Đối với qui điển cũng y như thế”.

Dù thế, tôi vẫn nhấn mạnh rằng một số sách Tân Ước, nhất là Thư Giacôbê, Thư Do Thái, và sách Khải Huyền, được chấp thuận cho vào qui điển chậm hơn các sách khác. Tôi hỏi, “cho nên ta có nên hoài nghi gì chúng hay không?”

Ông trả lời, “Đối với tâm trí tôi, điều ấy chỉ cho thấy Giáo Hội tiên khởi thận trọng mà thôi. Họ không quá hăm hở, chung chung đối với tài liệu cuối cùng có điều gì đó nói về Chúa Giêsu. Điều này cho thấy họ phải nghị bàn và phân tích cẩn thận.

“Dĩ nhiên, cả ngày nay nữa, nhiều thành phần trong Giáo Hội Syria vẫn từ chối chấp nhận sách Khải Huyền vậy mà người thuộc Giáo Hội ấy là các tín hữu Kitô giáo. Theo quan điểm của tôi, Sách Khải Huyền là thành phần tuyệt vời của Sách Thánh”.

Ông lắc đầu, nói, “Tôi nghĩ họ tự làm họ ra nghèo nàn khi không chấp nhận nó”.

Tân Ước “không gì sánh bằng”

Metzger quả đầy thuyết phục. Không còn nghi ngờ trầm trọng nào lấn cấn liên quan tới việc liệu bản văn Tân Ước có được duy trì cách đáng tin cậy cho chúng ta qua nhiều thế kỷ hay không. Một trong các vị tiền nhiệm của Metzger ở Chủng viện Thần học Princeton, Benjamin Warfield, người có bốn bằng tiến sĩ và dạy thần học hệ thống cho đến khi qua đời năm 1921, viết thế này về nó:

“Nếu chúng ta so sánh hiện trạng của bản văn Tân Ước với bản văn của bất cứ trước tác cổ thời nào, chúng ta phải... tuyên bố nó chính xác một cách kỳ diệu. Chính với sự thận trọng như vậy mà Tân Ước đã được sao chép, một sự thận trọng chắc chắn phát sinh từ lòng tôn kính thực sự đối với lời thánh... Tân Ước vô sánh trong số các trước tác cổ thời về sự tinh ròng trong bản văn của nó khi lưu truyền và tiếp tục sử dụng” (8).

Về việc tài liệu nào đã được chấp nhận cho vào Tân Ước, nói chung, không bao giờ có sự tranh luận nghiêm trọng nào về bản chất thế giá của 20 trong số 27 sách của Tân Ước, từ Tin Mừng Mátthêu qua thư Philêmôn, cộng thêm thư thứ nhất của Thánh Phêrô và thư thứ nhất của Thánh Gioan. Dĩ nhiên bao gồm 4 Tin Mừng mô tả tiểu sử Chúa Giêsu (9). Theo Geisler và Nix (10), bẩy sách còn lại, dù có lúc bị một số nhà lãnh đạo Giáo Hội sơ khai nghi vấn, nhưng “cuối cùng đã được Giáo Hội nói chung nhìn nhận trọn vẹn”.

Còn về các “ngụy thư” [pseudepigraphia], tức các sách sinh sôi nẩy nở từ các Tin Mừng, thư, mạc khải trong mấy thế kỷ đầu tiên sau Chúa Giêsu, trong đó có các sách Tin Mừng Nicôđêmô, Barnaba, Báctôlômêô, Anrê, Thư Phaolô gửi tín hữu Laođikia, sách Khải huyền của Thánh Stêphanô, và các sách khác, chúng có tính “tưởng tượng và lạc giáo... không chân chính cũng không có giá trị xét chung”, và “hầu như không có giáo phụ, qui điển hay công đồng chính thống nào” coi chúng có thế giá hay đáng được cho vào bộ Tân Ước” (11).

Thật vậy, tôi chấp nhận thách thức của Metzger bằng cách đọc khá nhiều trong số này. So với phẩm chất thận trọng, đúng mức, chính xác, mục kích của Mátthêu, Máccô, Luca và Gioan, các công trình này thực sự đáng được sự mô tả của Eusebiô, sử gia Giáo Hội sơ khai, về chúng: “hoàn toàn phi lý và vô đạo” (12). Chúng quá cách xa thừa tác vụ của Chúa Giêsu đến nỗi không đóng góp được gì có ý nghĩa cho cuộc điều tra của tôi, vì được viết trễ vào thế kỷ thứ năm và thứ sáu, và các phẩm chất thường huyền thoại của chúng đã khiến chúng không được thừa nhận là đáng tin về phương diện lịch sử.

Với tất cả những điều trên đã được thiết định, đã đến giờ để cuộc điều tra của tôi tiến sang giai đoạn kế tiếp. Tôi tò mò: Có bao nhiêu bằng chứng cho người thợ mộc hay làm phép lạ thế kỷ thứ nhất bên ngoài các sách Tin Mừng? Các sử gia cổ thời có xác nhận hay nói ngược lại các điều Tân Ươc nói về đời sống, các giáo huấn và phép lạ của Người không?

Khi chúng tôi đứng lên, tôi cám ơn Tiến sĩ Metzger vì thời gian và tài chuyên môn của ông. Ông mỉm cười ấm áp và tự ý cùng bước với tôi xuống cầu thang. Tôi không muốn cướp thêm buổi chiều thứ Bẩy của ông nữa, nhưng óc tò mò của tôi không để tôi rời Princeton mà không thoả mãn tôi vấn đề duy nhất còn tồn đọng.

Tôi hỏi, “Tất cả các thập niên làm học giả, nghiên cứu và viết sách giáo khoa, và đào sâu các chi tiết tỉ mỉ của bản văn Tân Ước này, liệu chúng có làm gì cho đức tin bản thân ông không?”

Với giọng hài lòng được thảo luận chủ đề này, ông nói, “Ồ, nó gia tăng cơ sở đức tin bản thân của tôi, giúp tôi thấy sự vững chắc mà với nó các tư liệu này đã được lưu truyền tới chúng ta, với rất nhiều bản chép, mà một số rất, rất cổ xưa”.

Tôi chêm vào, “Như thế, tư cách học giả không làm tiêu tan đức tin của ông”.

Ông vội tiếp lời không để tôi nói hết câu nói của tôi. Ông nhấn mạnh, “Ngược lại, nó xây dựng đức tin ấy. Tôi từng đặt các câu hỏi cả đời tôi, tôi đã đào sâu bản văn, tôi đã nghiên cứu thấu đáo điều này, và ngày nay, tôi biết một cách tự tin rằng niềm tín thác của tôi vào Chúa Giêsu đã được đặt đúng chỗ”.

Ông ngừng lại trong khi đôi mắt ông khảo sát khuôn mặt tôi. Rồi ông nói thêm, để nhấn mạnh, “rất đúng chỗ”.

Các nguồn tài liệu khác về chủ đề này

Bruce, F.F., The Canon of Scripture [Qui điển Sách Thánh]. Downers Grove Ill.: Intervarsity Press, 1988.
Geisler, Norman L., and William E. Nix, A General Introduction to the Bible [Một Dẫn nhập Tổng quát vào Kinh Thánh]. 1968; in lại, Chicago: Moody Press, 1980.
Metzger, Bruce M. The Canon of the New Testament [Qui điển Tân Ước]. Oxforf:Claredon Press. 1987.
Metzger, Bruce M. The Text of the New Testament [Bản văn Tân Ước].New York: Oxford University Press, 1992.
Patzia, Arthur G. The Making of the New Testament [Việc tạo ra Tân Ước]. Downers Grove Ill.: InterVarsity Press, 1995.

Ghi Chú

1. Xem Lee Patrick Strobel, Reckless Homicide: Ford’s Pinto Trial [Giết người táo bạo: Vụ xử Pinto của Hãng Ford] (South Bend, Ind.: And Books, 1980) 75-92 và Lee Strobel, God’s Outrageous Claims [Những tuyên bố thái quá của Thiên Chúa] (Grand Rapids: Zondervan, 1997), 43-58. Cuối cùng, Ford được tha bổng khỏi các tội danh sau khi chánh án thu hồi các tài liệu của bồi thẩm đoàn, dù hãng xe hơi này đạ bị kiện thành công ở tòa dân sự. Các lời tố cáo về Pinto được tường trình trước hết trên tạp chí Mother Jones.
2. F.F. Bruce, The Books and the Parchments [Các sách Giấy da] (Old Tappan, N.J.:Revell, 1963), 178, được trích dẫn trong Josh McDowell, Evidence That Demands a Verdict [Bằng chứng đòi một tuyên án] (1972; in lại, San Bernardino, Calif.: Albatross 1991), 42.
3. Frederic Kenyon, Handbook to the Textual Criticism of the New Testament (Cẩm nang khoa phê bình bản văn Tân Ước] New York, Macmillan, 1912), 5, trích dẫn trong Ross Clifford, The Case for the Empty Tomb [lý lẽ bênhvực ngôi mộ trống] (Clarement, Calif.:Albatross, 1991), 33.
4. Frederic Kenyon, The Bible and the Archaeology [Kinh Thánh và Khoa Khảo cổ học] (New York:Harper, 1940) 288.
5. Norman L. Geisler and William E. Nix, A General Introduction to the Bible [Một Dẫn nhập Tổng quát vào Kinh Thánh](1968,; in lại, Chicago: Moody Press, 1980), 361.
6. Ibid., 367,thêm nhấn mạnh.
7. Patzia, The Making of the New Testament [Việc tạo ra Tân Ước], 158.
8. Benjamin B. Warfield, Introduction to the Textual Criticism of the New Testament [Dẫn nhập vào khoa phê bình bản văn Tân Ước] (London: Hodder & Stoughton, 1907)12-13.
9. Norman L. Geisler and William E. Nix, A General Introduction to the Bible [Một Dẫn nhập Tổng quát vào Kinh Thánh], 195. Họ ghi chú rằng một số liệt kê các thư Philêmôn, 1 Phêrô 1Gioan vào loại các sách bị tranh luận, nhưng “có lẽ nên coi chúng như những sách bị làm ngơ hơn là các sách bị tranh luận”.
10. Ibid., 207.
11. Ibid., 199. Không bao gồm Các Ngụy thư vốn được các Giáo Hội đặc thù chấp nhận trong một thời kỳ đặc thù và ngày nay được coi có giá trị dù không hợp qui điển. Thí dụ Mục tử Hermas, Thư gửi người Côrintô, Thư Ngụy-Barnaba, Didache, Khải huyền Phêrô, Công vụ Phaolô và Thecla, và Bài giảng lễ Xưa Thư thứ hai của Clêmentê.
12. Ibid.
 
VietCatholic TV
Đòn cân não: Ukraine triệt hạ hậu cần Nga, Sevastopol nổ lớn. Quân Nga lũ lượt rút lui ở các mặt trận
VietCatholic Media
03:03 25/04/2023


1. Video cho thấy vụ nổ Crimea khi máy bay không người lái Ukraine nhắm vào Hạm đội Hắc Hải

Trong khi người Nga đang hối hả rời khỏi bán đảo Crimea, các quan chức đã tìm cách trấn an dân chúng và che dấu bớt các thiệt hại liên quan đến vụ tấn công vào Hạm Đội Hắc Hải vào đầu ngày thứ Hai 24 Tháng Tư.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Video Shows Crimea Explosion as Ukraine Drone Targets Black Sea Fleet”, nghĩa là “Video cho thấy vụ nổ Crimea khi máy bay không người lái Ukraine nhắm vào Hạm đội Hắc Hải.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân

Các video lưu hành trên phương tiện truyền thông xã hội cho thấy Crimea đã bị rung chuyển bởi vụ nổ vào đầu giờ sáng thứ Hai.

Các kênh Telegram của Nga và Ukraine đã công bố một đoạn video về một vụ nổ ở Sevastopol, được cho là cho thấy khoảnh khắc một thuyền không người lái bị phá hủy ở bán đảo Hắc Hải. Trong một video khác, người ta có thể nghe thấy âm thanh của các vụ nổ. Thống đốc Sevastopol do Mạc Tư Khoa hậu thuẫn, Mikhail Razvozhayev tuyên bố rằng hạm đội Hắc Hải của Nga đã đẩy lùi một cuộc tấn công của hai thuyền không người lái trên biển.

Crimea bị Tổng thống Nga Vladimir Putin sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014, một động thái không được quốc tế công nhận. Mức độ đe dọa khủng bố màu vàng đã được áp dụng ở một số khu vực của bán đảo kể từ tháng 4 năm ngoái, vài tuần sau khi cuộc xâm lược toàn diện của Putin vào Ukraine bắt đầu. Gần đây, các lực lượng Nga đã củng cố bán đảo trong bối cảnh lo ngại về một bước tiến của Ukraine, trong khi các báo cáo về các vụ nổ trên bán đảo ngày càng thường xuyên hơn.

Vụ nổ trong video đã xảy ra bên trên bến cảng Sevastopol.

“Hôm nay, bắt đầu từ 3h30 sáng, một âm mưu tấn công Sevastopol đã được thực hiện,” Razvozhayev nói.

Quan chức này cho biết những chiếc máy bay không người lái đã bị phá hủy “ở bên ngoài” - ở một khu vực có mái che bên ngoài bến cảng. Razvozhayev cho biết một máy bay không người lái đã bị phá hủy và “chiếc thứ hai đã phát nổ”.

Razvozhayev cho biết “không có đồ vật nào bị hư hại.”

Ông nói thêm: “Bây giờ thành phố yên tĩnh. Nhưng tất cả các lực lượng và cơ quan đều trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.”

Ukraine đã không nhận trách nhiệm cho các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái hay thuyền không người lái.

Một người dùng Telegram khi bình luận về tuyên bố của Razvozhayev, đã chỉ ra rằng đã có báo cáo về thiệt hại ở bán đảo do hậu quả của các vụ nổ.

Người dùng mạng xã hội này đề cập đến những hình ảnh do kênh tin tức địa phương CHP Sevastopol công bố hôm thứ Hai, cho thấy cửa sổ của các ngôi nhà bị vỡ.

“Hậu quả của vụ nổ ở Sevastopol—cửa sổ ở một số ngôi nhà ven biển bị vỡ và đèn quảng cáo bị hỏng,” hãng tin này cho biết trong một bài đăng trên Telegram. “Vụ nổ cũng làm nổ tung ban công và các cửa sổ trong một tòa nhà mới.”

Căng thẳng dường như đang gia tăng ở bán đảo khi Nga chuẩn bị cho một cuộc phản công dự kiến từ Ukraine. Hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Nga đang xây dựng một mạng lưới tuyến phòng thủ ở Crimea, trong khi các chiến hào đang được đào dọc theo các bãi biển ở bán đảo này.

Oleksiy Danilov, người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, cho biết hồi đầu tháng rằng Ukraine sẽ “thử nghiệm và sử dụng” bất kỳ loại vũ khí nào “không bị luật pháp quốc tế cấm” để giải phóng các vùng lãnh thổ bị xâm lược, bao gồm cả Crimea.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để xin bình luận.

2. Tình báo Ukraine cho biết Nga đã chuyển sang thế phòng ngự ở hầu hết các khu vực

Người đứng đầu cơ quan tình báo Ukraine Kyrylo Budanov cho biết, Nga đã chuyển sang các vị trí phòng thủ trong tất cả các khu vực chiến đấu ngoại trừ Bakhmut.

Trong một cuộc phỏng vấn với RBC Ukraine, ông nói: “Họ đã hoàn toàn chuyển sang thế phòng ngự ở mọi nơi. Những nơi duy nhất trên tiền tuyến mà họ đang thực hiện nỗ lực là ở thành phố Bakhmut, nỗ lực bao vây thành phố Avdiivka từ phía bắc và giao tranh cục bộ ở thành phố Marinka. Cả ở Avdiivka và Marinka, các chiến thuật đều giống hệt như ở Bakhmut – chỉ là một nỗ lực nhằm quét sạch khu định cư khỏi bề mặt trái đất.”

“Và trong bối cảnh thiếu thành công ở những nơi khác, họ phải đối mặt với vấn đề mà ngay cả xã hội 'bị lừa dối' của họ cũng cần phải nhìn thấy rằng họ cần một loại chiến thắng nào đó. Đây là nơi duy nhất mà họ nghĩ có thể thành công nhất. Ngoài ra, có một thực tế là Prigozhin đã từng nói rằng ông ta sẽ chiếm lấy Bakhmut. Ông ấy sẽ rất vui khi hát về nó, nhưng ông ấy không thể. Đó là những thứ hội tụ với nhau ở đây.”

Budanov nói rằng có rất ít khả năng Vuhledar ở vùng Donbas, nơi từng diễn ra trận chiến xe tăng bị tấn công. Ông nói thêm rằng ông không nghĩ rằng người Nga đang có kế hoạch tăng cường hoặc tiến hành các hoạt động tấn công trên tiền tuyến.

3. Các quan chức Ukraine ghi nhận sự thay đổi trọng tâm của Nga ở Donetsk và việc sử dụng “chiến thuật của Syria” ở Bakhmut. Sĩ quan Nga nhận định ám sát Putin dễ hơn là hoàn thành các yêu cầu của ông ta.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba 25 tháng Tư, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết trọng tâm của Nga ở khu vực phía đông Donetsk đã thay đổi một chút, nhưng thành phố Bakhmut và các thị trấn đổ nát Mariinka và Avdiivka vẫn là trọng tâm của các cuộc tấn công của Nga.

Trong ngày thứ Hai đã có 47 cuộc không kích của máy bay Nga và hơn 30 cuộc tấn công trên bộ đã bị đẩy lùi.

Các lực lượng Ukraine tiếp tục bám trụ tại các khu vực của thành phố Bakhmut và tuyến đường tiếp cận từ phía tây. Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết “vào ban ngày, đối phương đã tiến hành các hành động tấn công không thành công theo hướng Novomarkove và Khromove,” là các khu định cư ở phía tây bắc và phía tây của thành phố.

Hanna Maliar cho biết, trong khu vực Bakhmut, người Nga đang sử dụng cái mà cô gọi là “chiến thuật ở Syria” nhằm phá hủy hoàn toàn các tòa nhà và cơ sở.

“Đồng thời, quân phòng thủ của chúng ta đang tiến hành các hoạt động tấn công tích cực và ngăn chặn đối phương giành quyền kiểm soát thành phố,” Maliar nói.

Một binh sĩ phục vụ tại khu vực Bakhmut, Yurii Syrotiuk thuộc lữ đoàn tấn công riêng biệt số 5, cho biết quân Nga có ưu thế trên không nhưng không bay qua tiền tuyến vì các đơn vị Ukraine có “nhiều phương tiện di động” để phòng không.

Nhắc lại lời Maliar, Syrotiuk nói: “Đối phương đang cố gắng phá hủy hoàn toàn các tuyến phòng thủ của chúng ta. Họ đang ném bom hạng nặng vào các tòa nhà trong thành phố, phá hủy hoàn toàn chúng. Đối phương xua đuổi bộ binh của chúng dưới tiếng đạn pháo của chúng.”

Ông cho biết Ukraine đã giành lại chiến hào gần làng Khromove.

Một sĩ quan Dù của Nga bị bắt tại mặt trận cho biết Putin ra hạn cho các đơn vị của Nga phải chiếm cho được thành phố Bakhmut trước cuối tháng Tư. Anh ta nhận xét chua chát rằng “ám sát Putin có lẽ còn dễ hơn hoàn thành các chỉ tiêu phi thực tế do ông ta đưa ra.”

Maliar lưu ý rằng các cuộc tấn công của Nga đã giảm xuống ở một khu vực tiền tuyến đã hoạt động rất tích cực trong vài tháng – thí dụ như ở gần thị trấn Lyman do Ukraine kiểm soát.

Cô nói: “Trong khu vực Lyman, quân xâm lược đã không thể xuyên thủng hàng phòng ngự của chúng ta và hoạt động của chúng đã giảm đi đôi chút. “Đồng thời, đối phương đang pháo kích vào các vị trí của chúng ta trong khu vực này và tập hợp lại.”

Bộ Tổng tham mưu báo cáo rằng, “Đối phương không tiến hành bất kỳ cuộc tấn công nào trong khu vực Lyman.”

Ở những nơi khác, kiểu bắn pháo và súng cối tương tự của Nga vẫn tiếp tục trên khắp chiến tuyến, với thị trấn Vuhledar bị bắn phá dữ dội.

Ở phía nam, theo Bộ Tổng tham mưu, các lực lượng Nga đang thực hiện “các hành động phòng thủ ở các hướng Zaporizhzhia và Kherson”, nhưng điều đó bao gồm cả việc pháo kích dữ dội vào các khu định cư gần chiến tuyến. Maliar nói rằng người Nga đang cố gắng hết sức “để duy trì quyền kiểm soát các biên giới bị xâm lược và ngăn chặn bước tiến của quân đội chúng ta” ở phía nam.

4. Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ nhận định rằng quân đội Nga quá 'kiệt sức' không thể bảo vệ tiền tuyến

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Troops Too 'Exhausted' to Defend Front Line: ISW”, nghĩa là “Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ nhận định rằng quân đội Nga quá 'kiệt sức' không thể bảo vệ tiền tuyến.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy

Một đánh giá được công bố hôm Chúa Nhật từ một tổ chức tư vấn nổi tiếng có trụ sở tại Hoa Kỳ đã mô tả quân đội Nga ở Ukraine là quá “vô tổ chức” và “kiệt sức” không thể duy trì các vị trí tiền tuyến quan trọng.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, đã viết rằng hầu hết các lực lượng quân sự hiện có của Tổng thống Nga Vladimir Putin hiện đang tham gia vào các hoạt động tấn công hoặc phòng thủ ở Ukraine và cần phải có “dự trữ đáng kể” để đạt được bất kỳ hoạt động tấn công hiệu quả nào.

Đánh giá của ISW được đưa ra trong bối cảnh giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn ở Ukraine, bao gồm cả ở thành phố Bakhmut có nhiều tranh chấp. Các cuộc thảo luận về việc Ukraine tiến hành một cuộc phản công cũng đã trở nên sôi nổi khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm Chúa Nhật với Al Arabiya rằng các lực lượng của ông đang “sẵn sàng” cho một cuộc phản công và “làm mọi thứ có thể để làm cho cuộc phản công mạnh hơn”.

“Đánh giá chiến dịch phiên bản đặc biệt” hôm Chúa Nhật từ ISW đã trình bày chi tiết về trật tự chiến đấu, gọi tắt là ORBAT, của Nga ở Ukraine và đánh giá khả năng của nước này dọc theo chiến tuyến.

Quân đội Nga hiện đang hoạt động tại 7 khu vực, đó là Avdiivka-Donetsk; Bakhmut; Kupiansk; tỉnh Kherson; vùng Luhansk; phần phía tây của Donetsk /phần phía đông của Zaporizhzhia; và phần phía tây của vùng Zaporizhzhia.

ISW cho biết: “Tình trạng quân đội nói chung đã cạn kiệt và mô hình triển khai dường như vô tổ chức và rời rạc ở một số khu vực có thể sẽ gây ra những trở ngại đáng kể cho triển vọng của Nga trong việc bảo vệ các khu vực quan trọng ở tiền tuyến”.

ISW cũng lưu ý rằng họ không cho rằng bất kỳ đơn vị hoặc lực lượng nào của Nga hiện đang hoạt động hết công suất.

ISW cho biết: “Rất có khả năng phần lớn các đơn vị Nga trên khắp Ukraine về cơ bản đang ở dưới mức tối đa do những tổn thất trong các giai đoạn trước của cuộc chiến”.

Theo báo cáo, hầu hết các cuộc tấn công của Nga ở các khu vực khác nhau đều không thành công, trong khi mặt trận ở thành phố Kherson “hầu như bất động” kể từ khi ông Putin rút quân khỏi đó vào năm ngoái.

Đánh giá cũng nêu chi tiết tình trạng hiện tại của cuộc xung đột kéo dài nhiều tháng ở Bakhmut. ISW cho biết các phong trào gần đây của các lực lượng Nga ở đó cho thấy giới lãnh đạo quân sự của nước này đang tìm cách giành quyền kiểm soát thành phố trước khi Ukraine tiến hành phản công.

Bộ Quốc phòng Nga gần đây đã đưa lính Dù đến chiến đấu cùng với Nhóm lính đánh thuê Wagner, điều này đã mang lại lợi thế cho phe của Putin trong thành phố. Tuy nhiên, điều này có thể khiến Wagner phải trả giá đắt.

Vì các đơn vị Dù “có khả năng không tham gia vào cuộc chiến đô thị trực tiếp, nên quân Wagner phải chịu tổn thất cao hơn lính Dù Nga,” nên những đơn vị Dù này “sẽ có khả năng nổi lên từ trận chiến giành Bakhmut với hình dạng tốt hơn đáng kể so với Wagner.”

Nhưng trong khi “Tập đoàn Wagner tiếp tục chịu tổn thất nặng nề”, thì Nga “may ra vẫn có thể hoàn thành việc chiếm giữ thành phố vào một thời điểm nào đó,” ISW cho biết.

5. Quan chức hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu cho biết việc cung cấp đạn dược cho Ukraine cần phải tăng tốc

Giám đốc đối ngoại của Liên minh Âu Châu, Josep Borrell, cho biết dòng chảy đạn dược tới Ukraine cần phải tăng lên “trong những ngày tới”.

“Hơn một nghìn hỏa tiễn đã được cung cấp. Số lượng đạn dược đang tăng lên và phải tăng nhanh hơn trong những ngày tới,” ông nói sau cuộc họp của các ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu tại Luxembourg.

Borrell cho biết cần phải có một “hòa bình chính đáng” trong cuộc xung đột, nhưng cho đến lúc đó, Liên Hiệp Âu Châu sẽ tiếp tục hỗ trợ bảo vệ Ukraine. Cho đến nay, Liên Hiệp Âu Châu đã cung cấp khoảng 14 tỷ USD hỗ trợ quân sự và Liên Hiệp Âu Châu đang tiếp tục thực hiện lời hứa cung cấp 1 triệu viên đạn, ông nói.

Ông cho biết đợt thứ hai trị giá 1 tỷ USD để mua đạn dược từ các quốc gia Liên Hiệp Âu Châu đang được hoàn tất. “Đã có một số bất đồng, nhưng công việc vẫn tiếp tục. Chúng ta không chờ văn bản pháp lý xong mới bắt tay vào làm.”

Ông cũng cho biết Liên Hiệp Âu Châu đang tiếp cận với các quốc gia bên ngoài để củng cố hiệu lực của các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Nga.

6. Đại sứ Mỹ tại LHQ: Nga “đánh trúng tâm điểm của Hiến chương LHQ”

Trong bài phát biểu trước các phóng viên hôm thứ Hai trước cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield nói rằng “không thể bỏ qua con voi khổng lồ trong phòng: đó là Nga.”

Đại sứ cho biết Nga “đánh vào trọng tâm của Hiến chương Liên Hiệp Quốc”. Bà cáo buộc quốc gia xâm chiếm nước láng giềng Ukraine “bắt giữ tùy tiện các nhà hoạt động chính trị, nhà báo và lãnh đạo phe đối lập” cũng như “bắt giữ sai công dân Mỹ”.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm thứ Hai chủ trì cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vì Nga hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên của hội đồng.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc cũng cáo buộc Nga sử dụng những người Mỹ đang bị cầm tù Paul Whelan và Evan Gershkovich như “những con tốt thí chính trị”. Whelan đã bị giam giữ ở Nga hơn bốn năm; Gershkovich, một phóng viên của Wall Street Journal, đã bị bắt ở Nga vào tháng trước và sau đó bị buộc tội gián điệp.

“Tất nhiên, Paul và Evan cũng là những người bạn yêu quý. Họ là con trai. Họ là anh em,” bà nhấn mạnh. “Có một cái giá phải trả về con người đối với việc Nga vi phạm các quy tắc quốc tế, đối với hành vi dã man của nước này là sử dụng con người như những con tốt thí chính trị.”

Bà kêu gọi Nga trả tự do cho Whelan và nói rằng Hoa Kỳ “sẽ không nhân nhượng cho đến khi Paul, Evan, và tất cả các con tin cũng như những người Mỹ bị giam giữ sai trái được đưa trở lại an toàn và lành mạnh.”

7. Nga di tản tay sai và thường dân khỏi thành phố Melitopol trước nguy cơ bị tấn công

Thị trưởng thành phố Melitopol ở miền nam Ukraine cho biết có “sự tập trung mạnh mẽ” của các lực lượng Nga trong khu vực - một khu vực có thể là tâm điểm của một cuộc phản công của Ukraine trong những tuần tới.

Ivan Fedorov, người không ở Melitopol, cho biết trên truyền hình Ukraine: “Chúng ta thấy rằng ngày nay có hai lực lượng tập trung cực kỳ mạnh mẽ” của lực lượng Nga tại khu vực bị xâm lược của vùng Melitopol.

Một lực lượng nằm trên bờ biển Azov, ở Kyrylivka, “nơi đối phương đã chiếm giữ một số lượng lớn các trung tâm giải trí, khách sạn, v.v.”

Fedorov cho biết người Nga đang sử dụng khu vực này làm nơi trung chuyển hàng hóa quân sự và vũ khí hạng nặng của họ và có một căn cứ nhỏ hơn ở phía bên kia bờ biển Azov, ở Prymorskyi Posad.

Fedorov cho biết chính quyền địa phương do Nga hậu thuẫn ở vùng Zaporizhzhia (nơi có Melitopol) đang chuẩn bị cho việc di tản chính họ và dân thường như họ đã từng làm khi quân Ukraine chuẩn bị giải phóng thành phố Kherson.

Ông lặp lại tuyên bố của các quan chức Ukraine khác rằng “họ đang chuẩn bị đưa con em chúng ta ra khỏi nhiều khu vực của vùng Zaporizhzhia tạm thời bị xâm lược. Ví dụ, ở Enerhodar, họ đặt mục tiêu thu thập tất cả dữ liệu về trẻ em của chúng ta vào cuối tuần và bắt đầu từ ngày 5 tháng 5, họ sẽ thông báo di tản trẻ em và đưa chúng đến một nơi nào đó trên lục địa Nga, hoặc ít nhất là đến những nơi tạm thời bị xâm lược ở Crimea”.

Fedorov cho biết cũng xảy ra tình trạng tương tự ở thị trấn Bilmak, sát chiến tuyến.

Ông cũng tuyên bố rằng người dân ở các khu vực bị xâm lược đang bị áp lực phải xin hộ chiếu Nga, bao gồm cả việc bị yêu cầu phải có giấy tờ của Nga để được điều trị y tế.

Trong những tuần gần đây, các quan chức Ukraine khác đã cáo buộc rằng các quan chức do Nga chỉ định đang ép buộc dân thường di tản khỏi các khu vực bị xâm lược. Vladyslav Nazarov, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy tác chiến phía Nam cho biết quân xâm lược Nga định đưa trẻ em từ bờ đông của vùng Kherson đi “chữa trị” ở Crimea hoặc Nga. Họ cũng đã thiết lập các tuyến đường để di tản cư dân.

8. Tất cả 27 đại sứ Liên Hiệp Âu Châu tại LHQ lên án hành động của Nga ở Ukraine trước cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc

Ngay trước khi Nga chủ trì cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào hôm thứ Hai, nơi Nga giữ chức chủ tịch luân phiên trong tháng này, tất cả 27 đại sứ của Liên minh Âu Châu đã đưa ra một tuyên bố chung lên án các hành động của Nga ở Ukraine.

“Tôi ở đây cùng với 27 đại sứ của Liên minh Âu Châu,” Olof Skoog, đại diện của Liên minh Âu Châu tại LHQ cho biết. “Chúng tôi muốn đưa ra một tuyên bố liên quan đến cuộc tranh luận sắp bắt đầu tại Hội đồng Bảo an.”

“Nga đang cố gắng thể hiện mình là người bảo vệ hiến chương Liên Hiệp Quốc và chủ nghĩa đa phương. Nhưng tất cả các biện minh của họ đều không xuất phát từ sự thật. Thật đáng nực cười. Tất cả chúng ta đều biết rằng trong khi Nga đang phá hủy thì chúng ta đang xây dựng. Trong khi họ vi phạm, chúng ta bảo vệ Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ICJ, ICC, nhìn đâu cũng thấy Nga khinh thường.”

Nhóm này tiếp tục nhắc lại yêu cầu của họ rằng Nga “rút ngay lập tức, hoàn toàn và vô điều kiện tất cả các lực lượng quân sự của mình” khỏi lãnh thổ Ukraine trong phạm vi biên giới được quốc tế công nhận.

“Nếu Nga quan tâm đến chủ nghĩa đa phương hiệu quả, đó là cách đầu tiên để chứng minh điều đó”.

Nga, quốc gia giữ chức chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng này, đã lên kế hoạch cho cuộc họp để nêu bật các nguyên tắc của hiến chương Liên Hiệp Quốc. Mỗi tháng, chức chủ tịch của Hội đồng Bảo an luân phiên giữa 15 thành viên.

9. Ukraine bác bỏ thông tin lên kế hoạch tấn công sâu bên trong Nga nhân kỷ niệm một năm xâm lược

Một quan chức cấp cao của Ukraine đã bác bỏ thông tin cho rằng Ukraine đã lên kế hoạch tiến hành các cuộc tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga để kỷ niệm một năm cuộc xâm lược của Nga vào tháng Hai vừa qua.

Mykhailo Podolyak, cố vấn của người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Ukraine, đã mô tả báo cáo là một “sự thao túng truyền thông kỳ lạ một lần nữa.”

Báo cáo, được xuất bản trên tờ Washington Post, được lấy từ các tài liệu bị rò rỉ gần đây trên máy chủ trò chơi Discord. Tờ Washington Post đưa tin hôm thứ Hai rằng theo các tài liệu, Thiếu Tướng Kyrylo Budanov, người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội Ukraine đã chỉ thị cho một trong các sĩ quan của anh ta phải sẵn sàng cho các cuộc tấn công hàng loạt vào ngày 24 tháng 2… với tất cả những gì Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng có.”

Bình luận được cho là của Budanov đã được đưa vào một báo cáo được phân loại từ Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ. CNN đã không nhìn thấy tài liệu đang tranh cãi.

Tờ Washington Post đưa tin hôm thứ Hai 24 Tháng Tư rằng vào ngày 22 tháng 2, hai ngày trước lễ kỷ niệm một năm, “CIA đã lưu hành một báo cáo mật mới cho biết rằng, theo yêu cầu của Washington, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine 'đã đồng ý hoãn các cuộc tấn công' vào Mạc Tư Khoa.”

Đáp lại, Podolyak nói: “Tôi có một câu hỏi đơn giản. Tại sao chúng tôi cần phải làm điều này? Một hành động một lần như vậy sẽ giải quyết được nhiệm vụ gì? Nó sẽ thay đổi tiến trình của cuộc chiến? Nó sẽ làm cho người Nga chạy trốn? Nó có loại bỏ nhu cầu về vũ khí không?”

Quan chức này nói rằng những báo cáo như vậy “chỉ hoàn thành một chức năng thảm khốc: chúng định hình dư luận ở các thủ đô phương Tây như thể Ukraine là một quốc gia vô lý, trẻ con và bốc đồng, rất nguy hiểm khi được tin tưởng giao cho các vũ khí nghiêm trọng”.

Ông nói thêm: “Ukraine nhìn mọi thứ khác đi. Chúng tôi tiếp cận cuộc chiến với logic toán học chắc chắn: chúng tôi cần hỏa tiễn tầm xa để tiêu diệt hậu cần của Nga trong các vùng lãnh thổ bị xâm lược và nhiều loại máy bay để bảo vệ bầu trời và phá hủy các công sự của Nga. Đây là những thành phần chính của các hoạt động phản công thành công,” Podolyak viết nói.

CNN đã liên hệ với văn phòng của Budanov để nhận phản hồi về báo cáo.

10. Nga di tản khỏi bờ đông sông Dnipro từ 10 đến 20 km

Một quan chức Ukraine ở khu vực phía nam Kherson nói rằng các lực lượng xâm lược của Nga ở bờ đông sông Dnipro đang cố gắng đưa dân thường rời khỏi khu vực - trong bối cảnh các báo cáo liên tục về sự hiện diện của quân đội Ukraine ở đó.

Yurii Sobolevskyi, phó chủ tịch thứ nhất của hội đồng khu vực Kherson của Ukraine, nói với CNN rằng trong hai tuần qua, người Nga đã cố gắng ép buộc dân thường ở các thị trấn trên sông phải rời bỏ nhà cửa của họ.

Sobolevskyi đã đề cập đến các thị trấn Oeshky, Kakhovka và Nova Kakhovka, tất cả đều ở bờ đông của con sông.

Ông cho biết các tuyến đường di tản đã được người Nga công bố nhưng nói thêm: “Theo như tôi biết, không có chuyện người dân đồng ý rời đi hàng loạt bằng các tuyến đường này. Cho đến nay chưa có trường hợp nào được xác nhận bị cưỡng chế và trục xuất dọc theo các tuyến đường này.”

“Các cuộc di tản cũng đã được công bố từ các khu định cư nhỏ hơn, tất cả đều gần sông Dnipro,” ông nói thêm. “Người Nga đang cố gắng di tản cách xa Dnipro 10-20 km để không còn người dân nào ở đó”.

Sobolevskyi nói rằng khoảng 30% dân số trước chiến tranh vẫn ở trong các vùng lãnh thổ bị xâm lược tạm thời của vùng Kherson. Ông nói: “Rất khó tính toán vì chúng tôi không có quyền truy cập vào dữ liệu về số lượng thuê bao đang hoạt động từ các nhà khai thác di động và các phương tiện khác.

Về hành động quân sự của Ukraine ở bờ đông, Sobolevskyi cho biết: “Họ đang duy trì kiểm soát hỏa lực và liên tục phá hủy các mục tiêu quân sự ở đó, làm giảm khả năng chiến đấu của đối phương ở khu vực này. Điều này xảy ra hàng ngày.”

Nhưng ông nói thêm: “Ngày nay, ở đó rất cần sự im lặng về thông tin, vì thông tin cũng là một thứ vũ khí có thể giết người.”

11. Tòa án Nga giữ nguyên lệnh giam giữ trước khi xét xử người phụ nữ bị buộc tội ám sát blogger quân đội

Người phụ nữ bị buộc tội giết blogger quân đội Nga Vladlen Tatarsky sẽ bị giam giữ ít nhất sáu tuần nữa, một tòa án đã ra phán quyết như trên hôm thứ Hai.

Daria Trepova, 26 tuổi, bị buộc tội khủng bố sau vụ nổ tại một quán cà phê ở trung tâm thành phố St. Petersburg hôm 2/4 khiến Tatarsky thiệt mạng và hơn 40 người khác bị thương.

Một quyết định của Tòa án Thành phố Mạc Tư Khoa đã giữ nguyên phán quyết trước đó của Tòa án Quận Basmanny, cũng ở Mạc Tư Khoa, rằng Trepova nên bị giam giữ cho đến ít nhất là ngày 2 tháng 6, trong khi cuộc điều tra đang diễn ra.

Trepova, người đã tham gia phiên điều trần hôm thứ Hai qua liên kết video từ một trung tâm giam giữ trước khi xét xử, cho biết cô “rất tiếc” về những gì đã xảy ra và cầu nguyện mỗi ngày cho sức khỏe của các nạn nhân, truyền thông nhà nước RIA Novosti đưa tin từ tòa án. Theo yêu cầu của điều tra viên, phần còn lại của phiên tòa được tổ chức kín vì “các tài liệu được kiểm tra tại tòa chứa đựng những bí mật của cuộc điều tra sơ bộ”.

Tatarsky là một trong những blogger quân sự theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và hiếu chiến nhất của Nga, được biết đến với những bài bình luận ủng hộ chiến tranh sôi nổi và thỉnh thoảng chỉ trích những thất bại trên chiến trường của Mạc Tư Khoa.

12. Lavrov và Guterres đụng độ nhau tại phiên họp của Liên Hiệp Quốc

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đang chủ trì một cuộc họp của hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc vào chiều thứ Hai và đã đụng độ với tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres.

Guterres nói rằng cuộc xâm lược Ukraine của Nga đã gây ra “sự đau khổ và tàn phá to lớn cho đất nước và người dân của họ”, đồng thời kêu gọi khẩn cấp có “những phản ứng hiệu quả”.

Người đứng đầu Liên Hiệp Quốc nói thêm rằng thế giới đang đối mặt với căng thẳng cao độ lịch sử giữa các cường quốc.

Đáp lại, ông Lavrov, một trong những bộ trưởng chủ chốt của ông Putin và đã phụ trách các vấn đề đối ngoại của Nga trong 19 năm, đổ lỗi cho Mỹ và các đồng minh phương Tây của họ. Ông nói Liên Hiệp Quốc đang “chịu đựng một cuộc khủng hoảng sâu sắc” và rằng Mỹ đã thay thế luật pháp quốc tế bằng “một trật tự dựa trên luật lệ nhất định”.

Ông Lavrov cho biết Mỹ đã “thực hiện chính sách phá hủy” cấu trúc của Liên Hiệp Quốc.

Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov, nói với hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc hôm thứ Hai rằng thế giới đã đạt đến một tình huống nguy hiểm hơn so với thời kỳ chiến tranh lạnh.

Ông Lavrov đã chủ trì một cuộc họp về chủ nghĩa đa phương và hiến chương thành lập Liên Hiệp Quốc vì Nga giữ chức chủ tịch luân phiên hàng tháng của cơ quan gồm 15 thành viên vào tháng Tư.

Ông nói: “Giống như trường hợp trong chiến tranh lạnh, chúng ta đã đạt đến ngưỡng nguy hiểm, thậm chí có thể còn nguy hiểm hơn”.

Guterres đưa ra câu hỏi với Lavrov rằng “Thế ai đã mở cuộc xâm lược vào Ukraine?” Câu hỏi của ông đã không được trả lời.
 
Bất nhơn: Bà cụ nghèo gọi Zelenskiy là ‘anh chàng đẹp trai’ bị công an Nga đưa ra tòa phạt 500 USD
VietCatholic Media
05:25 25/04/2023


1. Tổ chức nhân quyền Nga lên tiếng về trường hợp một phụ nữ Nga, 70 tuổi, bị phạt vì gọi Volodymyr Zelenskiy là ‘anh chàng đẹp trai ‘

Người phụ nữ Nga Olga Slegina, 70 tuổi, đã bị phạt gần 500 Mỹ Kim vì gọi Volodymyr Zelenskiy là “anh chàng đẹp trai” trong cuộc trò chuyện với một phụ nữ khác, là người nói rằng nhà lãnh đạo Ukraine là “kẻ lập dị”.

Olga Slegina, người khiếm thị bị đục thủy tinh thể, được cho là đã đưa ra nhận xét về ngoại hình của nhà lãnh đạo Ukraine khi nói chuyện tại một trung tâm y tế ở Nalchik, gần Georgia, với một phụ nữ khác, là người gọi Zelenskiy là “kẻ lập dị”.

Trung tâm Memoir của nhóm nhân quyền Nga cho biết trong cuộc trò chuyện, bà Slegina cũng đã nhận xét về “khiếu hài hước” của Zelenskiy.

Và sau khi được báo cáo với chính quyền, người hưu trí đã bị buộc tội theo luật kiểm duyệt được đưa ra vào năm ngoái sau cuộc xâm lược Ukraine.

Trong thủ tục tố tụng tại tòa án được cho là chỉ kéo dài năm phút, bà Slegina bị buộc tội theo điều 20.3.3 của Bộ luật Vi phạm Hành chính.

Được biết, bà Slegina đã nói chuyện vào tháng 12 năm ngoái trong bữa tối với một phụ nữ đến từ Odesa, Ukraine và hỏi cách bà phát âm một loại bánh mì trong tiếng Ukraine.

Vào thời điểm đó, nữ phục vụ Natalya Zakharova đã tham gia vào cuộc trò chuyện được cho là vui vẻ khi nói rằng Zelenskiy là “xấu xí” và “quái đản”.

Bà Slegina trả lời rằng “Zelenskiy là một thanh niên đẹp trai và có khiếu hài hước, mọi người thường cười trước những trò đùa của anh ấy,” và nói thêm: “Người Ukraine ở nước cộng hòa của bạn không hô vang 'Vinh quang cho Ukraine, giống như chúng ta làm ở Mạc Tư Khoa' sao?”

Sau đó, theo Trung tâm Memoir, vài ngày sau, cảnh sát đã tiếp cận bà Slegina và mặc dù bà không thể nhìn rõ do bị đục thủy tinh thể nhưng bà vẫn bị ép ký vào một văn bản.

Người ta cho rằng lời nói của bà đã bị bóp méo và trong báo cáo, bà ấy đã nói “Vinh quang cho Ukraine”.

Sự tức giận của bà Slegina trước việc “những người có tiền đang ra nước ngoài”, được cảnh sát mô tả là: “Slegina bày tỏ sự ủng hộ đối với Ukraine, tin rằng người Ukraine đang tôn vinh đất nước của họ, trong khi binh lính Nga đang chạy trốn chiến tranh.”

Tổng thống Zelenskiy, nguyên là một danh hài truyền hình, là một nhân vật nổi tiếng ở Ukraine và sau cuộc xâm lược Ukraine, được toàn thế giới biết đến.

Ông Zelenskiy đã thôi diễn hài khi kết hôn với vợ mình, Olena, vào năm 2003 và hai người đã có hai con đứa con.

2. Đức Hồng Y Pietro Parolin cho biết Vatican vẫn tiếp tục điều tra vụ Orlando

Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nói với thông tấn xã ANSA rằng cuộc điều tra của Vatican về trường hợp của Emanuela Orlandi, một cư dân Thành phố Vatican 15 tuổi đã biến mất vào năm 1983, sẽ tiếp tục bất chấp những cáo buộc vô căn cứ của anh trai cô ấy chống lại Thánh Gioan Phaolô II.

Emanuela Orlandi, 15 tuổi, biến mất vào ngày 22 tháng 6 năm 1983, sau khi rời căn hộ của gia đình ở Thành phố Vatican để đi học nhạc ở Rome. Cha cô là một nhân viên giáo dân của Tòa thánh.

Sự biến mất của cô ấy là một trong những bí ẩn lâu dài tại Rôma, và trong nhiều năm đã được liên kết với mọi thứ từ âm mưu giết Đức Gioan Phaolô II, một vụ bê bối tài chính liên quan đến ngân hàng Vatican và thế giới tội phạm mafia của Rôma.

Vụ án đã xảy ra 40 năm rồi và các cơ quan tư pháp dân sự của Ý đã bỏ nhiều công sức nhưng không đạt được kết quả nào. Mong muốn tìm ra số phận của cô đã đưa gia đình Orlandi đến nhiều khúc quanh bất ngờ, các thư nặc danh và các báo cáo cho rằng đã nhìn thấy cô ở chỗ này chỗ nọ.

Cuối năm 2017, Pietro Orlandi nhận được thư nặc danh cho rằng Emanuela có thể đã được chôn cất tại nghĩa trang Teutonic, là nơi an nghỉ cuối cùng trong nhiều thế kỷ qua cho người gốc Đức. Đây là một bước ngoặt kỳ lạ khác đối với một gia đình đã phải chịu những chỉ dẫn sai lầm, và sự chú ý của giới truyền thông kể từ khi cô gái, Emanuela Orlandi, biến mất.

Các nguồn tin bảo ông hãy tìm kiếm nơi mà một thiên thần đang chỉ xuống trong nghĩa trang.

Điều đó đã dẫn ông Orlandi đến ngôi mộ của Công chúa Sophie thành Hohenlohe, qua đời năm 1836; và ngôi mộ của Công chúa Charlotte Federica thành Mecklemburg, qua đời năm 1840.

Thông qua luật sư của gia đình, tháng Hai năm 2019, ông Orlandi đã chính thức yêu cầu Vatican mở lăng mộ của hai Công chúa. Gia đình đã nhận được sự chấp thuận của Tòa Thánh vào tháng Sáu năm 2019.

Giovanni Arcudi, giáo sư pháp y tại Đại học Rome Tor Vergata, đã lãnh đạo nhóm khai quật các ngôi mộ vào hôm 11 tháng 7, 2019. Tuy nhiên, cuộc khai quật cho thấy các ngôi mộ hoàn toàn trống rỗng.

Trước phát hiện này, ông Orlandi nói với chi nhánh Sky News của Ý, rằng ông cảm thấy nhẹ nhõm vì Emanuela không ở đó và biết ơn Tòa Thánh đã nhanh chóng nhận lời thỉnh cầu của gia đình.

Tuy ông Pietro Orlandi đã hài lòng rồi, để mọi sự được minh bạch, Chánh Án quốc gia thành Vatican truyền cho đào xung quanh vào ngày 20 tháng 7, 2019. Kết quả cũng không thấy gì cả.

Từ đầu năm nay, Tòa Thánh đã quyết định mở lại cuộc điều tra về sự mất tích của Emanuela, và hôm thứ Ba tuần trước Pietro, anh trai của Emanuela Orlandi, đã dành 8 tiếng đồng hồ để gặp gỡ các công tố viên Vatican.

Đứng trước nhiệt tình của Tòa Thánh, lẽ ra Pietro Orlandi phải có lòng biết ơn, nhưng ông ta lại có suy nghĩ khác. Ông ta nghĩ rằng Tòa Thánh biết một điều gì đó nhưng không nói ra. Vì thế, ông ta quyết định gây ra một chuyện rất lớn để gây một áp lực nặng nề lên Tòa Thánh. Thủ đoạn này đã khiến nhiều người trước đây có cảm tình hay lòng thương cảm với gia đình Emanuela Orlandi quay lưng lại với họ.

Ông ta đã làm gì? Thưa: sau khi gặp gỡ các công tố viên của Tòa Thánh, ông ta có một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình. Trong cuộc phỏng vấn đó, ông ta mở một đoạn thu âm trong đó một tên trùm Mafia nói rằng Tòa Thánh thường xuyên bắt cóc các cô gái để lạm dụng tình dục và Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II biết điều đó. Đó là một cáo buộc cực kỳ xúc phạm và hoàn toàn vô lý. Người ta kinh ngạc trước sự vô ơn và khả năng bất chấp thủ đoạn của ông Pietro Orlandi.

Hôm Chúa Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ trích “lời ám chỉ xúc phạm và vô căn cứ” và vào hôm thứ Sáu, tờ trên tờ Quan Sát Viên Rôma của Vatican đã chỉ trích “những lời buộc tội nặc danh, đáng xấu hổ”.

Đức Hồng Y Parolin nói với ANSA rằng ngài “rất ngạc nhiên” vì thiếu “sự hợp tác” của Pietro Orlandi nhưng nói rằng những bình luận của Pietro Orlandi sẽ không làm ngừng cuộc điều tra.

“Ý định của chúng tôi là thực sự làm sáng tỏ mọi thứ,” ngài nói.

“Tôi thấy rằng cũng đã có những lời chỉ trích về sáng kiến của Đức Giáo Hoàng khi ủng hộ việc mở một cuộc điều tra mới”.

“Nhưng ý tưởng của Tòa thánh là làm rõ mọi thứ, để xem những gì đã được thực hiện trong quá khứ, cả ở phía Ý và phía Vatican, và xem liệu có thể làm được gì nhiều hơn không.

“Tôi nghĩ rằng, trên tất cả, điều này là nhờ mẹ của Emanuela Orlandi, người vẫn còn sống và chịu đựng rất nhiều.

“Chúng tôi đang làm điều này với mục đích tốt nhất”.

3. Đức Giám Mục Hương Cảng kết thúc viếng thăm Bắc Kinh

Hôm thứ Sáu, ngày 21 tháng Tư vừa qua, Đức Giám Mục giáo phận Hương Cảng, Stephano Chu Thủ Nhân, đã kết thúc năm ngày viếng thăm Bắc Kinh và ngài đã mời Đức Giám Mục tại đây, Giuse Lý Sơn đến viếng thăm giáo phận của ngài ở Hương Cảng. Đây là lần đầu tiên trong ba thập niên qua, một giám mục Hương Cảng viếng thăm Bắc Kinh.

Giám Mục Lý Sơn, là Chủ tịch Hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc, một cơ quan của nhà nước.

Đài RTHK ở Hương Cảng cho biết Đức Cha Lý Sơn phản ứng tích cực về lời mời đến Hương Cảng, nhưng không cho biết khi nào có thể đến viếng thăm Hương Cảng. Trong buổi lễ Đức Cha Chu cử hành hôm thứ Sáu, ngài nói rằng các tín hữu phải yêu mến quê hương và yêu mến Giáo hội. Trong cuộc gặp gỡ sau đó với giới báo chí, Đức Cha nói rằng mỗi người cần học cách thức làm sao thi hành hai nghĩa vụ đó cách đồng thời. Ngài cho biết cuộc viếng thăm tại Bắc Kinh rất có ý nghĩa, giúp ngài có những cuộc trao đổi hữu ích với phía Hoa Lục về việc cổ võ hàng giáo sĩ trẻ.

Trong những ngày viếng thăm, đặc biệt Đức Cha Chu Thủ Nhân đã viếng thăm các thánh đường và mộ của cha Matteo Ricci Lợi Mã Đậu, vị thừa sai Dòng Tên sống tại Trung Quốc và qua đời tại Bắc Kinh năm 1610. Cha Ricci được gọi là Đấng Đáng kính và cần có một phép lạ để được Tòa Thánh công nhận và có thể được phong chân phước. (AP 21-4-2023)

Đức Cha Chu Thủ Nhân nguyên là Bề trên Giám tỉnh Dòng Tên Trung Hoa, được chọn làm Giám mục Hương Cảng hồi tháng Năm năm 2021, sau hai năm bốn tháng trống tòa tại đây.

Cùng đi trong đoàn với ngài để thăm Bắc Kinh, có Đức Cha Phụ tá Giuse Hạ Chí Thành, Dòng Phanxicô. Ngoài ra, cũng có cha Phêrô Thái Huệ Dân, Tổng đại diện của Giáo phận Hương Cảng.
 
Putin tái mặt: Thủ đô Moscow bị tấn công. Đoàn xe Nga 48 chiếc tháo chạy không kịp, lâm nạn, nổ tung
VietCatholic Media
16:24 25/04/2023


1. 17 chiến xa, 14 hệ thống pháo, 31 xe chuyển quân của Nga bị phá hủy trên đường rút chạy

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Ba 25 tháng Tư, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết trong 24 giờ qua, các cuộc giao tranh diễn ra chủ yếu tại thành phố Bakhmut. Quân Nga rút lui khỏi các chiến trường Lyman, Avdiivka và Marinka để chuyển sang tư thế phòng thủ trước cuộc tổng phản công của quân Ukraine.

Phát ngôn nhân Bộ Tư Lệnh Phía Nam Nataliya Humenyuk cho biết các lực lượng phòng thủ Ukraine đã thể hiện “kết quả chiến đấu khá mạnh mẽ” ở trục phía nam trong ba ngày qua. Quân phòng thủ Ukraine phá hủy khoảng 13 đến 20 thiết bị của quân xâm lược mỗi ngày.

Cô Natalia Humeniuk, cho biết quân Ukraine đang dọn dẹp chiến tuyến ở bờ đông của sông Dnipro khi quân Nga bỏ chạy từ 10 đến 20 km cách giới tuyến tự nhiên là con sông Dnipro.

Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết không quân và pháo binh Ukraine đã tấn công vào các đoàn xe Nga đang rút lui. Chỉ trong ngày qua, không quân đã mở 9 cuộc tấn công và pháo binh Ukraine đã mở 6 cuộc pháo kích vào các cụm quân Nga đang di tản. Kết quả là 5 xe tăng, 12 xe thiết giáp, 14 hệ thống pháo, 2 hệ thống phòng không và 31 xe chuyển quân và nhiên liệu bị phá hủy. 690 quân Nga bị loại khỏi vòng chiến.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 25 Tháng Tư, 187.770 quân xâm lược bị loại khỏi vòng chiến. Ngoài ra, quân phòng thủ Ukraine đã phá hủy 3.688 xe tăng Nga, 7.151 xe thiết giáp, 2.863 hệ thống pháo, 539 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 291 hệ thống phòng không, 308 máy bay chiến đấu, 294 máy bay trực thăng, 2.437 máy bay không người lái cấp tác chiến và chiến thuật, 911 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 5.784 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 345 đơn vị thiết bị chuyên dụng.

2. Nổ lớn đồng loạt ở nhiều thành phố Nga. Lần đầu tiên, máy bay không người lái lọt qua được hàng phòng không của Thủ đô Mạc Tư Khoa

Các phương tiện truyền thông Nga đã lên tiếng chê trách và đòi truy cứu trách nhiệm đối với Sư Đoàn 1 cận vệ phòng không của Nga phụ trách việc bảo vệ bầu trời thủ đô. Diễn biến này xảy ra sau khi một máy bay không người lái chất đầy chất nổ của Ukraine đã thoát được hệ thống phòng không của Sư Đoàn này.

Hai ký giả Will Stewart và Anthony Blair của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “BEHIND ENEMY LINES Ukrainian kamikaze drone crashes EAST of Moscow – while another punches through Putin’s defences in occupied Crimea”, nghĩa là “SAU LƯNG ĐỐI PHƯƠNG Máy bay không người lái kamikaze của Ukraine rơi xuống ĐÔNG Mạc Tư Khoa - trong khi một cú đấm khác xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Putin ở Crimea bị tạm chiếm”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Mảnh vỡ của một máy bay không người lái bị nghi ngờ là của Ukraine đã được phát hiện chỉ cách thủ đô của Nga vài chục dặm trong một mối nguy hiểm mới tiềm ẩn nhưng rất lớn đối với Nga.

Hình ảnh cho thấy phần còn lại của máy bay không người lái quân sự gần thị trấn Noginsk thuộc Thủ đô Nga, chỉ cách Điện Cẩm Linh 52 dặm hay 83km về phía đông.

Người ta tin rằng máy bay không người lái UJ-22 bị nghi ngờ của Ukraine đã tìm cách bay quá Thủ đô hoặc đang bay vòng quanh Thủ đô.

Máy bay không người lái được phát hiện bởi một phụ nữ địa phương, 35 tuổi, người đã đi vào rừng để chôn con mèo con đã chết của mình.

Cảnh sát cho biết chiếc máy bay không người lái này mang theo 17kg thuốc nổ M112 của Canada.

Theo các báo cáo trên phương tiện truyền thông nhà nước Nga, các chuyên gia về chất nổ đã làm việc tại địa điểm này trong 5 giờ để bảo đảm an toàn trước khi mang khối chất nổ đi.

Vị trí của nó gần Mạc Tư Khoa hơn bất kỳ máy bay không người lái tấn công nào của Ukraine được tiết lộ trước đây.

Máy bay không người lái đã trốn thoát được hệ thống phòng không của thủ đô vốn đã được tăng cường ồ ạt trong những tuần gần đây.

Theo các nguồn tin của Nga, nó có thể đã bị rơi giữa những tán cây sau khi hết nhiên liệu, mặc dù đường bay và mục tiêu dự kiến của nó vẫn chưa rõ ràng.

Nếu được chứng minh là một máy bay không người lái của quân đội Ukraine, nó sẽ xác nhận mối lo ngại của Nga rằng Mạc Tư Khoa rất dễ bị tấn công, bất chấp việc triển khai rất lớn các hệ thống phòng không xung quanh thành phố.

Cho đến nay, thủ đô đã không bị tấn công bởi các cuộc không kích của Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine của Putin vào tháng 2 năm ngoái.

Diễn biến này xảy ra khi một máy bay không người lái quân sự khác tấn công một kho dầu ở Rovenky, thuộc vùng Luhansk do Nga xâm lược, gây ra một vụ nổ long trời.

Video cho thấy ngọn lửa bùng lên từ cơ sở khi lính cứu hỏa cố gắng ngăn chặn ngọn lửa lan ra các kho bãi gần đó.

Thông tin này được đưa ra sau các nhận định cho rằng Ukraine đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn nhằm chiếm lại Crimea và làm bẽ mặt Vladimir Putin.

Mạc Tư Khoa cách điểm gần nhất ở Ukraine khoảng 280 dặm theo đường thẳng.

Ở những nơi khác, Thống đốc Belgorod Vyacheslav Gladkov, nơi có biên giới với Ukraine hôm qua đã báo cáo ít nhất bốn cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào lãnh thổ của mình. Một người bị thương trong một trong các cuộc tấn công.

Belgorod là nơi xảy ra các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine gần đây, đặc biệt là vào các nhà máy điện của Nga.

Các báo cáo cho biết một số khu vực của thành phố Belgorod - nơi có dân số 340.000 người - đã bị mất điện sau cuộc tấn công nhắm vào một trạm biến áp quan trọng ở ngoại ô Igumenka.

Một thị trấn khác là Dragunskoe cách trung tâm thành phố khoảng 6 dặm về phía tây bắc đã bị trúng đạn pháo, theo cơ quan truyền thông Baza có mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan thực thi pháp luật.

Tháng trước, Putin đã cáo buộc những kẻ phá hoại Ukraine đứng sau vụ bắt giữ con tin ở vùng Bryansk của Nga, mặc dù các cảnh quay cho thấy nó được thực hiện bởi các nhân vật đối lập Nga đang vẫy cờ Nga chứ không phải cờ Ukraine.

Bạo chúa nói trong một bài phát biểu trên truyền hình: “Các binh sĩ và sĩ quan của chúng ta bảo vệ chống lại bọn phát xít mới và những kẻ khủng bố, những kẻ hôm nay đã thực hiện một cuộc tấn công khủng bố khác, thâm nhập vào khu vực biên giới và nổ súng vào dân thường.”

3. Mạc Tư Khoa bị tấn công bằng máy bay không người lái. Nga chạy đua trong việc che giấu vị trí của 'Hầm ngầm bí mật' ở Mạc Tư Khoa

Sáng thứ Ba 25 Tháng Tư, các phương tiện truyền thông Nga đưa tin các đơn vị phòng không ở ngoại ô Mạc Tư Khoa đã phá hủy một số máy bay không người lái được cho là do quân Ukraine phóng lên tấn công các các cơ sở hạ tầng dân sự của Nga. CNN đã không thể xác minh các báo cáo này. Trong bối cảnh đó, tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Scrambling To Hide Locations of 'Secret Bunkers' in Moscow”, nghĩa là “Nga chạy đua trong việc che giấu vị trí của 'Hầm ngầm bí mật' ở Mạc Tư Khoa.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân

Các nhà chức trách Nga được cho là đang cố gắng che giấu vị trí của các “hầm trú ẩn bí mật” ở Mạc Tư Khoa.

Hãng tin độc lập Meduza có trụ sở tại Latvia đưa tin rằng vài ngày trước khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, Roskomnadzor, một cơ quan chính phủ, đã yêu cầu YouTube gỡ video về bài thuyết trình của nhà sử học Dmitry Yurkov vào tháng 4 năm 2021. Ông đang thảo luận về một cuốn sách mà ông đã viết có tựa đề Đô thị 'Hầm ngầm bí mật' của Liên Xô Công sự đặc biệt của những năm 1930-1960, và đặc biệt nổi bật là 'Bunker 703' ở Mạc Tư Khoa, đã được giải mật vào năm 2018 và hiện đang hoạt động như một bảo tàng viện

Bài thuyết trình được công bố vào tháng 4 năm 2021 trên kênh YouTube “Underground Moscow” do nhân viên bảo tàng viện điều hành.

“Bài thuyết trình của nhà sử học Dmitry Yurkov, được dành riêng cho các 'hầm trú ẩn' đã được giải mật ở Mạc Tư Khoa. Dựa trên một cuốn sách mới về lịch sử công sự đặc biệt của Liên Xô. Lần đầu tiên—tài liệu về 'tàu điện ngầm 2' và 'hầm trú ẩn của Stalin' mà không có hư cấu và thần thoại, dựa trên các tài liệu lưu trữ,” chú thích của video viết.

Vào tháng 2 năm 2022, ngay trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động một cuộc xâm lược toàn diện vào quốc gia láng giềng của mình, Roskomnadzor đã cố gắng gỡ video xuống.

Các nhân viên của Roskomnadzor đã viết thư cho dịch vụ hỗ trợ pháp lý của YouTube và nói rằng bài thuyết trình bị cáo buộc đã tiết lộ “thông tin cấu thành bí mật nhà nước” và rằng “thông tin này được sử dụng vì lợi ích của quốc phòng”. Các quan chức trích dẫn phán quyết vào tháng 12 năm 2021 từ một tòa án ở Mạc Tư Khoa rằng thông tin này “có liên quan và không được giải mật”.

Roskomnadzor vào tháng 3 năm 2022 đã gửi một thông báo khác tới YouTube yêu cầu xóa bài thuyết trình. Nhưng video vẫn có sẵn trên nền tảng phát trực tuyến video.

Theo Meduza, không rõ liệu bài thuyết trình có chứa “tài liệu bí mật” hay không, nhưng hãng tin đã trích dẫn một nhân viên cũ của bảo tàng nói rằng sau khi cuốn sách của Yurkov được xuất bản, bảo tàng bắt đầu nhận được các công văn từ văn phòng công tố và các cảnh báo từ cơ quan giám sát kiểm tra việc phát tán thông tin có nội dung bí mật nhà nước.

Nhà sử học Yurkov thì lại cho rằng thông tin được giải mật.

Newsweek đã liên hệ với YouTube và Bộ Ngoại giao Nga để nhận xét qua email.

4. Thủ tướng Estonia, Kaja Kallas, đang thăm Volodymyr Zelenskiy ở Ukraine.

Estonia là một quốc gia giáp Nga và lo ngại rằng một cuộc xâm lược thành công ở Ukraine sẽ khuyến khích Vladimir Putin tiến về vùng Baltic để chiếm lại các quốc gia từng là một phần của Liên Xô.

Kallas nói rằng Ukraine nên được kết nạp vào Liên Hiệp Âu Châu và Nato, đồng thời ký một tuyên bố chung trong chuyến thăm của cô. Cô ấy nói rằng cô ấy ủng hộ Ukraine nhận thêm đạn dược, vũ khí và đào tạo, đó là lý do tại sao cô ấy đề xuất Liên Hiệp Âu Châu chuyển sang cung cấp 1 triệu quả đạn pháo cho Ukraine.

Họ gặp nhau ở Zhytomyr, một thành phố phía tây Kyiv, từng là trung tâm giao thông lịch sử nối thủ đô Ukraine với Minsk ở Belarus và Warsaw ở Ba Lan.

5. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như sau:

Trong tháng 4 năm 2023, tỷ lệ thương vong trung bình hàng ngày của Nga rất có thể đã giảm khoảng 30%. Điều này xảy ra sau thương vong đặc biệt nặng nề của Nga từ Tháng Giêng đến tháng Ba năm 2023.

Số liệu do Bộ Tổng tham mưu Ukraine công bố cho thấy mức giảm từ mức trung bình hàng ngày là 776 thương vong của Nga trong tháng 3 xuống còn 568 trong tháng 4, tính cho đến hôm nay. Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh không thể xác minh phương pháp chính xác của Ukraine, nhưng xu hướng chung có thể được coi là chính xác.

Tổn thất của Nga rất có thể đã giảm do nỗ lực tấn công mùa đông của họ đã không đạt được mục tiêu và các lực lượng Nga hiện đang tập trung vào việc chuẩn bị cho các hoạt động tấn công Ukraine đã được dự đoán trước.

6. Liên Hiệp Âu Châu thành lập phái bộ dân sự ở Moldova để “bảo vệ an ninh, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền”

Hội đồng Âu Châu cho biết họ đã thành lập một phái bộ dân sự ở Moldova “để tăng cường khả năng phục hồi trong lĩnh vực an ninh của đất nước.”

Một số lĩnh vực trọng tâm sẽ bao gồm quản lý khủng hoảng, an ninh mạng và chống lại sự thao túng thông tin từ nước ngoài, theo một tuyên bố từ hội đồng hôm thứ Hai.

“Chúng ta đang chứng kiến những nỗ lực gia tăng và liên tục của Nga nhằm gây bất ổn cho Moldova bằng các hành động hỗn hợp khiến nước này trở thành một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi hậu quả của cuộc xâm lược bất hợp pháp của Nga vào Ukraine,” nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell cho biết trong tuyên bố.

“Hôm nay chúng ta đang tăng cường hỗ trợ của Liên Hiệp Âu Châu đối với Moldova để bảo vệ an ninh, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nước này. Việc triển khai nhiệm vụ mới này là một dấu hiệu chính trị quan trọng khác về sự hỗ trợ của Liên Hiệp Âu Châu trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay,” ông nói thêm.

Hội đồng cho biết Moldova đã chính thức mời Liên Hiệp Âu Châu triển khai một phái bộ dân sự tại nước này vào Tháng Giêng. Nhiệm vụ dân sự là việc triển khai các nhân viên phi quân sự trong bối cảnh khủng hoảng, chủ yếu với mục đích xây dựng hòa bình. Chúng có thể bao gồm nhiều hoạt động, từ đào tạo cảnh sát đến cải cách tư pháp.

Các bộ trưởng ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu đã họp tại Luxembourg vào hôm thứ Hai để thảo luận về một số chủ đề, bao gồm cả cuộc chiến ở Ukraine. Khi đến dự cuộc họp, Borrell cho biết tình hình ở Moldova và Georgia cũng sẽ được thảo luận, vì “các quốc gia ở biên giới và cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine rất gần – họ cảm thấy mối đe dọa.”

Nga đã bị cáo buộc đặt nền móng cho một cuộc đảo chính có thể kéo Moldova, một quốc gia nhỏ ở biên giới phía tây nam Ukraine, vào cuộc chiến của Điện Cẩm Linh.

Tổng thống Moldova, Maia Sandu, đã cáo buộc Nga sử dụng “những kẻ phá hoại” cải trang thành thường dân để kích động tình trạng bất ổn, và lặp lại những cảnh báo tương tự từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Nga bác bỏ các lo ngại của cô là “vô căn cứ”.

Theo các quan chức Tòa Bạch Ốc, Mỹ tin rằng Nga đang làm suy yếu chính phủ Moldova, khi nước này tiếp tục tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với Liên Hiệp Âu Châu.

7. Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã ủng hộ tuyên bố của con trai cả của mình là Nikolai rằng anh ta đã phục vụ trong lực lượng lính đánh thuê Wagner ở Ukraine.

“Đúng vậy, cháu đã tham gia vào chiến dịch quân sự đặc biệt,” Peskov nói trong một cuộc họp báo với các phóng viên hôm thứ Hai. Mạc Tư Khoa liên tục gọi cuộc chiến ở Ukraine là một hoạt động quân sự đặc biệt.

Khi được hỏi tại sao con trai ông lại chọn chiến đấu với nhóm Wagner thay vì lực lượng chính quy của Nga, ông Peskov nói rằng đó là quyết định của con trai ông, đồng thời cho biết thêm rằng trước đây bản thân ông đã phục vụ trong Lực lượng Vũ trang Nga như một phần “nghĩa vụ theo hiến pháp”.

Nikolai Peskov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Nga Komsomolskaya Pravda vào cuối tuần rằng ông đã chiến đấu ở Ukraine trong gần sáu tháng và nhận được Huân chương Dũng cảm. CNN không thể xác minh độc lập tuyên bố.

Con cái của các nhân vật chính phủ và giới tinh hoa của Nga đã từng bị chỉ trích vì không tham gia chiến đấu ở Ukraine hoặc ra tiền tuyến.

Cuộc phỏng vấn của Nikolai Peskov được đưa ra sau khi lãnh đạo của Wagner, Yevgeny Prigozhin, cho biết hôm thứ Sáu rằng con trai của phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh đã từng là xạ thủ trong lực lượng lính đánh thuê của ông ta. Prigozhin không nói rõ ông đang nói về khoảng thời gian nào.

Trùm Wagner có thành tích đưa ra những tuyên bố không có căn cứ, thường sử dụng những lời lẽ mỉa mai và CNN không thể xác minh tuyên bố của ông ta.

Trong bản tin tình báo hôm 22 Tháng Tư, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh nhận định rằng Bộ Quốc phòng Nga đã tung ra một chiến dịch với các quảng cáo xuất hiện ồ ạt trên các trang truyền thông xã hội của Nga, trên bảng quảng cáo và trên TV.

Các quảng cáo mới kích động vào niềm tự hào nam tính của các tân binh tiềm năng, gọi họ là 'những người đàn ông đích thực', cũng như nêu bật những lợi ích tài chính khi tham gia. Mục tiêu do Bộ Quốc phòng Nga đề ra là thu hút 400.000 tình nguyện viên.

Câu chuyện Nikolai Peskov cho rằng mình tham gia chiến đấu ở Ukraine được tung ra trong bối cảnh này. Tờ Moscow Times cho biết trong khoảng thời gian gần 6 tháng Nikolai Peskov cho là chiến đấu cho quân Wagner ở Ukraine xa xôi, anh ta bị cảnh sát giao thông phạt 2 lần vì uống rượu lái chiếc xe Tesla đắt tiền ở Mạc Tư Khoa.

8. Các phương tiện truyền thông Nga vạch mặt vụ con trai của đồng minh Putin đi chiến đấu ở Ukraine

Trong bản tin tình báo hôm 22 Tháng Tư, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh nhận định rằng Bộ Quốc phòng Nga đã tung ra một chiến dịch với các quảng cáo xuất hiện ồ ạt trên các trang truyền thông xã hội của Nga, trên bảng quảng cáo và trên TV.

Các quảng cáo mới kích động vào niềm tự hào nam tính của các tân binh tiềm năng, gọi họ là 'những người đàn ông đích thực', cũng như nêu bật những lợi ích tài chính khi tham gia. Mục tiêu do Bộ Quốc phòng Nga đề ra là thu hút 400.000 tình nguyện viên.

Trong bối cảnh đó, Nikolai Peskov, công tử con nhà giàu, con trai cả của phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho rằng mình đã tham gia chiến đấu ở Ukraine trong quân đội Wagner. Nhưng, các phương tiện truyền thông độc lập của Nga lại cho rằng trong khoảng thời gian gần 6 tháng Nikolai Peskov cho là chiến đấu cho quân Wagner ở Ukraine xa xôi, anh ta bị cảnh sát giao thông phạt 2 lần vì uống rượu lái chiếc xe Tesla đắt tiền ở Mạc Tư Khoa.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Ally's Son Racked Up Tesla Fines While 'Fighting' in Ukraine—Reports”, nghĩa là “Các báo cáo cho thấy con trai của đồng minh Putin phải trả tiền phạt cho chiếc Tesla khi đang ‘chiến đấu’ ở Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Truyền thông địa phương đưa tin mỉa mai rằng: Con trai của Dmitry Peskov, phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh, đã nộp phạt khi lái chiếc xe Tesla mà anh ta sở hữu khi tham chiến ở Ukraine.

Một số kênh Telegram, bao gồm Sota và VChK-OGPU, đưa tin rằng một chiếc Tesla Model X thuộc sở hữu của con trai 33 tuổi Nikolay Choles của Peskov cho đến cuối tháng 3 đã bị phạt hai lần, vào ngày 24 tháng 7 và ngày 6 tháng 11 năm 2022, khi anh ta tự tuyên bố rằng đang chiến đấu ở Ukraine với Tập đoàn Wagner.

Newsweek đã không thể xác minh độc lập các tuyên bố của VChK-OGPU và đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để nhận xét.

Tập đoàn Wagner, một tổ chức bán quân sự do Yevgeny Prigozhin thành lập, đã tham gia rất nhiều vào cuộc chiến ở Bakhmut, một thành phố công nghiệp nhỏ nằm ở vùng Donbas phía đông Ukraine. Nó đã tuyển mộ hàng ngàn tù nhân trên khắp nước Nga để chiến đấu ở Ukraine.

Prigozhin tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 21 tháng 4 rằng một người con trai của Peskov đã chiến đấu ở Ukraine. Không nêu tên cụ thể, Prigozhin cho biết phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh đã yêu cầu ông “đưa” con trai mình vào Tập đoàn Wagner với tư cách là “một xạ thủ đơn giản”. Trùm du đảng Wagner Yevgeny Prigozhin nói, “Ít người biết về điều đó.”

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Peskov hôm thứ Hai xác nhận rằng con trai ông đã tham gia vào cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine. “Cháu đã đi đến quyết định đó, cháu là một người trưởng thành,” ông ta nói với các phóng viên.

Prigozhin cho biết ông ta đã nhận con trai của Peskov vào nhóm của mình, tổ chức cung cấp binh lính cho thuê, “sử dụng các tài liệu giả mạo”. Theo Prigozhin, Nikolai Peskov đã phục vụ “chỉ chưa đầy nửa năm”.

Người sáng lập Tập đoàn Wagner cho biết con trai của Peskov “đã sống một phần cuộc đời của mình ở Mỹ, nếu tôi không nhầm, hoặc ở Anh.”

Meduza, một hãng tin độc lập có trụ sở tại Latvia, đưa tin rằng mô tả của Prigozhin phù hợp với con trai cả của Peskov, Nikolai Choles Peskov, người đã sống ở Anh trong 10 năm và trở về Nga trong khoảng thời gian 2011 đến 2012. Theo Reuters, Nikolai Peskov sống ở Anh trong một thập kỷ vào đầu những năm 1990 và đầu những năm 2010 đã phục vụ trong Lực lượng hỏa tiễn chiến lược của Nga.

Một số kênh Telegram đã bày tỏ nghi ngờ rằng con trai của Peskov đã chiến đấu ở Ukraine vì chiếc Tesla của anh ta đã bị phạt ở Mạc Tư Khoa khi anh ta cho rằng mình đang ở quốc gia láng giềng với Tập đoàn Wagner.

“VChK-OGPU, đã thu thập thông tin gây nghi ngờ rằng con trai của cơ quan ngôn luận của Putin, Dmitry Peskov, đã chiến đấu như một phần của quân Wagner, và không thực hiện 'hành trình chiến đấu' để chụp ảnh,” VChK-OGPU Kênh Telegram cho biết.

Phương tiện truyền thông này trích dẫn một nguồn giấu tên nói rằng chiếc xe “là chiếc xe yêu thích nhất của anh ấy.”

“Từ đầu đến cuối năm 2022, chiếc xe đã tích cực di chuyển quanh Mạc Tư Khoa và dữ liệu về các khoản phạt thậm chí còn được lưu giữ. Trong thời gian được tuyên bố là ‘tham gia chiến dịch’ của Nikolai, chiếc xe hơi điện đã vi phạm các quy tắc giao thông trên các tuyến đường quen thuộc với chủ sở hữu vào tháng 7 và tháng 11 năm 2022. Và có mọi lý do để tin rằng chính Nikolai đã lái chiếc xe,” kênh Telegram cho biết.

Nikolai Peskov nói với hãng tin Nga Komsomolskaya Pravda trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào hôm thứ Bảy rằng anh ta coi đó là “nghĩa vụ” của mình phải chiến đấu ở Ukraine.

“Tôi không thể ngồi một bên và nhìn bạn bè của mình ra đi đến Ukraine như thế nào.”

9. Đức tìm kiếm sự rõ ràng về lập trường của Trung Quốc đối với chủ quyền của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ

Đức mong muốn Trung Quốc giải thích lập trường của mình về chủ quyền của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ sau những nhận xét gây tranh cãi của đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lư Sa Diệp, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức cho biết hôm thứ Hai.

Christian Wagner nói: “Chúng tôi đã ghi nhận tuyên bố của đại sứ Trung Quốc trên truyền hình Pháp với sự ngạc nhiên lớn, đặc biệt là vì những tuyên bố này không phù hợp với quan điểm của Trung Quốc mà chúng ta biết cho đến nay”.

“Tất nhiên chúng tôi mong đợi Trung Quốc giải thích lập trường của mình một cách rõ ràng,” ông nói thêm.

Vì Liên bang Nga và các quốc gia khác xuất hiện từ sự tan rã của Liên Xô đã công nhận lẫn nhau là các quốc gia có chủ quyền trong biên giới hiện tại của họ, “chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia này là bất khả xâm phạm,” Wagner nói.

Trong một cuộc phỏng vấn với mạng TF1 của Pháp, Lư Sa Diệp cho rằng “Trong luật pháp quốc tế, ngay cả những quốc gia thuộc Liên Xô cũ cũng không có tư cách có hiệu lực trong luật pháp quốc tế, bởi vì không có thỏa thuận quốc tế nào để cụ thể hóa tư cách của họ như là một quốc gia có chủ quyền”.

Nhận xét của Lư Sa Diệp bị phê bình là ngu xuẩn, vì theo như nhận định của ông ta, bản thân nước Nga, cũng là một nước xuất thân từ khối Liên Xô cũ, cũng chẳng có tư cách là một quốc gia có chủ quyền. Thế mà ngày nay, Nga đã chiếm một ghế trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Người ta hiểu rằng ông ta chỉ muốn đề cập đến một loạt quốc gia bao gồm Ukraine, Latvia, Estonia và Lithuania.

Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis đã nói rằng những bình luận như vậy là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”, và nhấn mạnh rằng “Nếu ai đó vẫn đang thắc mắc tại sao các nước vùng Baltic không tin tưởng Trung Quốc trong việc 'môi giới hòa bình ở Ukraine', thì đây là một đại sứ Trung Quốc lập luận rằng Crimea là của Nga và biên giới của các nước chúng tôi là không có cơ sở pháp lý.”

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, cho biết những lời của Lư Sa Diệp là “không thể chấp nhận được” và ông hy vọng họ không phản ánh lập trường chính thức của Bắc Kinh.

Ông Borrell nói: “Nhận xét của đại sứ Trung Quốc tại Pháp là không thể chấp nhận được. Liên Hiệp Âu Châu hy vọng rằng những tuyên bố này không đại diện cho chính sách chính thức của Trung Quốc.”

Hôm thứ Hai, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning cho biết Bắc Kinh tôn trọng quy chế quốc gia có chủ quyền của các nước thuộc Liên Xô cũ.
 
Thượng phụ Coptic sẽ cử hành Phụng vụ tại Nhà Thờ của Đức Giáo Hoàng. Mầu sắc tôn giáo trong cuộc chiến Ukraine
VietCatholic Media
17:16 25/04/2023


1. Mầu sắc tôn giáo trong cuộc chiến tại Ukraine

UkrInform, cơ quan thông tấn chính thức của Ukraine đã phàn nàn rằng Nga tiếp tục làm mất uy tín của Giáo hội Chính thống Ukraine.

Họ đang đề cập đến hai video đang lan truyền trên các phương tiện truyền thông của Điện Cẩm Linh, các kênh z-telegram và trên TikTok. Trong một video, các linh mục đang ngân nga và hét lớn trước bàn thờ của ngôi thánh đường, trong khi một video khác, các giáo sĩ đang chạy quanh nhà thờ và rải hoa.

Những người tuyên truyền tuyên bố rằng trong các video này, các linh mục của Giáo Hội Chính thống Ukraine bị cáo buộc tiến hành “nghi lễ satan” và thốt ra những lời báng bổ.

Đây là hàng giả. Cả hai video đều không liên quan gì đến Ukraine. Video đầu tiên được quay ở Hy Lạp. Truyền thống của Giáo Hội địa phương là gây ồn ào và la hét trong đền thờ vào Thứ Bảy Tuần Thánh trước Lễ Phục Sinh. Nghi thức này tượng trưng cho chiến thắng vang dội của Chúa Giêsu Kitô trước các thế lực của cái ác.

Video thứ hai được quay vào Lễ Phục sinh tại Nhà thờ Agios Georgios ở Paralimni, của đảo Síp. Tên của vị linh mục rải hoa trước mặt giáo dân là Cha Iraklis. Bằng cách này, ngài loan báo tin mừng - về sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Đây không phải là lần đầu tiên cha Iraklis làm như thế, vì chính vì nghi thức này ngài đã trở thành một người nổi tiếng ở địa phương.

Trước đó, tuyên truyền của Nga đã bịa đặt vụ đốt phá nhà thờ Chính thống giáo Ukraine trực thuộc Tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa ở vùng Mykolaiv. Ngôi nhà thờ đang bốc cháy là ở Nga. Các tuyên truyền viên trên TV của Điện Cẩm Linh lại cho rằng đó là một nhà thờ trong vùng Mykolaiv của Ukraine bị dân quân đốt phá.

2. Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, bí thư của Đức cố Giáo hoàng Bênêđíctô XVI, bày tỏ lo âu vì Tiến trình Công nghị ở Đức.

Tiến trình Công nghị, được tiến hành dưới chiêu bài đối phó với những vụ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên trong Giáo hội trong hơn năm thập niên qua, đã cổ võ cải tổ Giáo hội với những đề nghị đi ngược lại đạo lý truyền thống của Giáo hội.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho tờ “Tân Báo Passau” (Passuer Neue Press), số mới xuất bản, Đức Tổng Giám Mục Gänswein bày tỏ nhiều băn khoăn vì Con đường này, và nói: “Nó đưa tới sự mất đức tin thay vì tăng cường đức tin. Lẽ ra câu trả lời cho những gương mù lạm dụng là phải đào sâu đức tin, chứ không phải chỉ quan tâm cải tổ các cơ cấu của Giáo Hội. Đây không phải là một hành trình đơn giản, nó đòi sự dấn thân bản thân và quyết tâm. Đó là một cuộc chiến đấu và luôn luôn là cuộc chiến đấu”.

Đức Tổng Giám Mục Gänswein năm nay 66 tuổi, đang chờ Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ định một nhiệm vụ mới. Ngài nói thêm rằng: “Tôi không tin rằng Tiến trình Công nghị ở Đức, như nó đã được tiến hành, là một câu trả lời đúng đắn cho cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục. Con đường này đã được “sáng chế”, sau phúc trình năm 2018 về những vụ lạm dụng ở Đức. Tuy nhiên những đề tài được bàn đến trong Tiến trình Công nghị đi xa hơn câu trả lời cần thiết cho các cuộc khủng hoảng. Bất kỳ ai theo dõi với sự tỉnh táo về những cuộc thảo luận và những quyết định được đề ra trong Con đường này, đều có thể thấy rằng sự quan tâm hiện nay được dành cho những đối tượng hoàn toàn khác hẳn. Càng ngày càng có nguy cơ, theo đó những hành trình đặc biệt sẽ dẫn Giáo Hội Công Giáo tại Đức ra ngoài sự hiệp nhất với Giáo hội hoàn vũ”.

Đức Tổng Giám Mục Gänswein vốn là một nhà giáo luật. Ngài nói thêm rằng: “Trong tư cách là một giáo luật gia, tôi thấy toàn thể Tiến trình Công nghị không có hiệu lực pháp lý bó buộc... Đây là một nhận xét khách quan về các sự việc”.

Sau các khóa họp toàn thể, hiện nay đa số các giám mục và các đại biểu Tiến trình Công nghị ở Đức đang tiến tới việc thành lập Hội đồng Công nghị, gồm các giám mục cùng với các giáo dân để cai quản Giáo hội, không những về mặt tài chánh, nhưng cả về mặt đường hướng. Tòa Thánh đã phủ nhận điều này, nhưng giới chủ trương Con đường này bất chấp và tiếp tục dự án thành lập.

3. Thượng phụ Coptic cử hành Phụng vụ Thánh Chính thống giáo tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô

Người đứng đầu Giáo Hội Coptic dự kiến sẽ cử hành Phụng vụ thánh Chính thống giáo tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô vào ngày 14 tháng Năm.

Theo Cha Martin Browne, một viên chức tại Thánh Bộ Cổ vũ Hiệp nhất Kitô giáo của Vatican, nghi thức phụng vụ này sẽ diễn ra trong bối cảnh chuyến thăm chính thức của Đức Thượng Phụ Coptic Tawadros II của Alexandria tới Vatican và “đã được sắp xếp sau khi tham khảo ý kiến thích hợp”.

Trong các bình luận cho National Catholic Register vào ngày 21 tháng 4, Cha Browne đã chỉ ra sự khác biệt giữa nghi thức phụng vụ của Chính thống giáo dự kiến vào tháng 5 và nghi lễ Anh giáo không được chấp thuận diễn ra trong tuần này tại cùng Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô.

Giáo Hội Công Giáo công nhận các bí tích của Giáo hội Chính thống là hợp lệ, ngay cả khi vẫn còn ly giáo, trong khi Giáo hội không công nhận hàng giáo phẩm Anh giáo là hợp lệ, có nghĩa là họ không thể cử hành Thánh lễ một cách hợp lệ.

“Đức Thượng Phụ Tawadros sẽ làm lễ tại một bàn thờ được thiết kế đặc biệt chứ không phải bàn thờ chính của Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô,” Cha Browne nói, đồng thời lưu ý rằng buổi lễ của Anh giáo cũng không diễn ra tại bàn thờ chính.

Ngài nói thêm: “Phụng vụ sẽ dành cho các tín hữu Coptic ở Ý, điều này một lần nữa mang lại cho nó một đặc điểm khác với nghi thức chỉ liên quan đến các giáo sĩ hành hương”.

Đức Thượng Phụ Tawadros II, còn được gọi là Giáo Hoàng Tawadros II – theo cách gọi của các tín hữu Chính Thống Giáo Coptic – là người đã lãnh đạo Giáo hội Coptic từ năm 2012, sẽ viếng thăm Rôma từ ngày 9 đến 14 tháng 5 và sẽ xuất hiện bên cạnh Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung vào Thứ Tư, ngày 10 tháng 5, nơi ngài sẽ phát biểu, theo báo cáo của Aleteia.

Cha Browne nhấn mạnh rằng “bối cảnh chuyến thăm của ngài rất đặc biệt — đó là kỷ niệm 50 năm cuộc gặp gỡ đầu tiên của những người đứng đầu Giáo hội Rome và Alexandria sau một thiên niên kỷ rưỡi xa cách”.

Giáo Hội Chính thống Coptic có trụ sở tại Ai Cập là một Nhà thờ Chính thống Phương Đông, sau khi đã từ chối Công Đồng Chalcedon năm 451, và những người theo Giáo Hội này trong lịch sử được Công Giáo và Chính thống giáo Đông phương coi là những người theo chủ nghĩa nhất thể - tức là những người tin rằng Chúa Kitô chỉ có một bản tính.

Vào năm 1973, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã làm nên lịch sử khi mời Thượng phụ Coptic Shenouda đến Rôma và hai người đã ký một tuyên bố chung thừa nhận niềm tin chung của họ vào Chúa Giêsu Kitô, “Thiên Chúa hoàn hảo về mặt thiên tính của Ngài, con người hoàn hảo về nhân tính của Ngài”.

Cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha Phanxicô với Đức Thượng Phụ Tawadros II vào năm 2013 đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của một thượng phụ Chính thống giáo Coptic tới Rôma sau 40 năm. Đức Phanxicô cũng đã gặp Đức Thượng Phụ Tawadros II trong chuyến thăm Cairo năm 2017.

Cha Browne nói với Register: “Chuyến viếng thăm của Đức Thượng Phụ là một sự kiện rất quan trọng đối với các Kitô hữu Coptic ở Ý và rất nhiều tín hữu dự kiến sẽ đến tham dự phụng vụ.

“Có tới 3.000 người dự kiến sẽ đến, nhiều hơn nhiều so với sức chứa trong nhà thờ của Giáo Hội Chính Thống Coptic ở Rôma. Do đó, cơ hội để cử hành tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô chính xác là kiểu chia sẻ thực tế về 'Các Nguồn Tài Nguyên Cho Đời Sống và Hoạt Động Tinh Thần' được cung cấp trong Hướng Dẫn Áp Dụng Các Nguyên Tắc và Tiêu Chuẩn về Đại Kết. “


Source:Catholic News Agency