Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:34 23/04/2011
GIÚP ĐỠ
Tân linh mục buồn buồn nhận những món quà mà bà con thân nhân, và bạn hữu tặng ngài trong ngày lễ Mở Tay (tạ ơn) tại quê nhà.
Bởi vì khi ngài đi tu, học đại học, triết học và thần học thì gia đình quá cực khổ, cơm ăn không no, thiếu thốn mọi sự mà chẳng có ai hảo tâm giúp đỡ để ngài học hành, ngoại trừ linh mục nghĩa phụ.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tân linh mục buồn buồn nhận những món quà mà bà con thân nhân, và bạn hữu tặng ngài trong ngày lễ Mở Tay (tạ ơn) tại quê nhà.
Bởi vì khi ngài đi tu, học đại học, triết học và thần học thì gia đình quá cực khổ, cơm ăn không no, thiếu thốn mọi sự mà chẳng có ai hảo tâm giúp đỡ để ngài học hành, ngoại trừ linh mục nghĩa phụ.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Đường Chúa đi
Lm Giuse Trần Việt Hùng
08:57 23/04/2011
Hôm nay Thư Bảy Tuần Thánh, bầu khí trong các nhà thờ đều vắng lặng. Nhà Tạm trống vắng. Bàn thờ để trần trụi. Đèn chầu tắt lịm. Không có hoa nến. Giáo Hội tưởng niệm ngày Chúa Giêsu nằm trong mồ đá. Một vài ý tưởng giúp suy niệm:
Có khi nào con bị người đời tẩy chay và ghét bỏ?
Có khi nào con cầu nguyện trong lo sợ và hoang mang?
Có khi nào con nguyện vâng theo thánh ý Chúa hơn là ý con?
Có khi nào con đau buồn sầu não và cô đơn?
Có khi nào con bị bạn bè phản bội bán rẻ?
Có khi nào con bị người thân tín chối bỏ?
Có khi nào con bị bạn bè và anh chị em chung quanh bỏ rơi trong lúc gian nan?
Có khi nào con bị người đời la ó, ngạo cười và phỉ báng?
Có khi nào con bị quân lính vây bắt và trói buộc?
Có khi nào con bị cáo gian và ra trước tòa án xét xử?
Có khi nào con bị hạch hỏi về sự thật và cho là dại dột?
Có khi nào con bị tát vả vào mặt và bị giật râu?
Có khi nào con bị khẳc nhổ vào mặt?
Có khi nào con bị người đời giơ tay phỉ báng đòi giết đi?
Có khi nào con bị đánh đòn chảy máu?
Có khi nào con bị lột áo công khai trước công đường?
Có khi nào con bị đội mạo gai và gai cắm vào đầu?
Có khi nào con bị kết án bất công và coi như kẻ phản bội?
Có khi nào con bị xỉ nhục khi bị so sánh với kẻ dữ?
Có khi nào con bị kết án tử hình vác thánh giá?
Có khi nào con phải vác thánh giá nặng đè trên vai leo lên đồi?
Có khi nào con qụy ngã vì gánh nặng và người ta xô đẩy?
Có khi nào con bị lột trần dính theo vết máu đã khô dính bết vào da?
Có khi nào con bị đóng đinh vào tay chân xé nát thịt da?
Có khi nào con bị nhạo cười, thách thức và khiêu khích?
Có khi nào con bị treo trên thập giá để chết dần chết mòn?
Có khi nào con bị khát khô cháy cổ?
Có khi nào con bị đau đớn xác thân cừng cực?
Có khi nào con bị nghẹt thở?
Có khi nào con lâm cơn hấp hối?
Có khi nào con bị người ta lấy mũi giáo đâm cạnh sườn?
Có khi nào con chứng kiến người thân đang trong cơn hấp hối?
Chúa Giêsu đã lãnh chịu tất cả sự xỉ nhục và đau khổ cả tinh thần lẫn thể xác. Chúa đã chấp nhận thân phận của một Đầy Tớ Đau Khổ (Is. 52). Tất cả là vì yêu. Chúa Giêsu đã uống cạn chén đắng mà Cha đã trao.
Chúng ta hãy dùng những giây phút thinh lặng suy niệm về sự thương khó của Chúa. Nhìn lên Thánh Giá, chúng ta hãy kết hợp tất cả những khổ đau của chúng ta với Chúa.
Mẹ Maria thân gầy tiều tụy đang đứng dưới chân Thập Giá ngắm nhìn Con Yêu đang hấp hối. Chúng ta hãy dâng tất cả những vui buồn và khổ đau trong cuộc sống để thông phần với Mẹ. Chúng ta cùng dâng lời cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Chúa. Lạy Chúa, xin Chúa tha tội cho chúng con.
Một ý nghĩa của Mầu nhiệm Vượt Qua
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:45 23/04/2011
Phục Sinh 201
Kitô hữu chúng ta dễ dàng tin nhận Mầu nhiệm Vượt Qua tức là Cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Chúa Kitô chính là đỉnh cao, là sự viên mãn của công trình cứu độ của Thiên Chúa. Thế nhưng thử hỏi công trình cứu độ của Thiên Chúa là gì thì vẫn có đó nhiều dị biệt trong các quan niệm. Đã từng một thời gian rất dài chúng ta nhìn Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô như là một sự tái tạo. Nói đến tái tạo nghĩa là giả thiết công trình sáng tạo của Thiên Chúa đã hoàn thành hoặc cũng có thể giả thiết rằng công trình sáng tạo đã bị đổ vở, hỏng hư cách nào đó mà giáo lý có lẽ khởi đi từ thời thánh giáo phụ Irênê và được thánh Âugustinô củng cố, đã quy kết là do tội nguyên tổ gây ra. Bài Hoan ca Phục Sinh được long trọng cất lên trong đêm lễ Vọng Phục Sinh cũng đề cập đến yếu tố này, dù rằng đã có cái nhìn tích cực khi xem đó là “tội hồng phúc”.
Đã cho rằng Cuộc vượt Qua của Chúa Kitô như là công cuộc tái tạo và hiệu quả của công cuộc ấy lại tốt đẹp hơn cả công cuộc sáng tạo thì dường như vẫn chưa ổn. Vì bên cạnh đó chúng ta con nhìn nhận rằng vết tích của nguyên tội vẫn chưa được xoá sạch chẳng hạn như đau khổ vẫn còn đó, sự chết vẫn còn đó và ngay cái khuynh hướng tiêu cực mà thánh Phaolô cảm nghiệm là “những gì tôi muốn thì tôi không làm, còn những gì tôi không muốn thì tôi lại làm” vẫn còn đó nơi các tín hữu Kitô, kể cả nơi các thánh nhân.
Ngày nay có lẽ ít có ai ngây ngô cho rằng chỉ vì tội của một cặp tổ tiên loài người vốn rất hoang sơ mà di hại cho cháu con loài người đến thiên thu vạn đại. Hơn nữa, khoa Kinh Thánh cho chúng ta hay rằng không hề có cái tội của một người tên là Ađam vì thực ra Ađam không phải là tên của một người nhưng từ ngữ Ađam có nghĩa là con người cách chung. Dominique Morin đã trích lời của Martelet: “Nếu Thượng Đế tạo nên con người để rồi rình chờ nó phạm cái tội đầu tiên là giáng phạt nó phải chết và toàn thể nhân loại sau đó cũng phải chết, thì Thượng Đế quả đáng tội! Chỉ vì một người và vì một tội duy nhất mà đẻ ra sự chết và mọi sự giới hạn thì quả là không công bằng; Thượng Đế mà như thế thì chỉ tổ làm cho người ta vô thần thôi!” (x.Gọi Tên Thượng Đế - Dominique Morin – trang 233-234).
Các Đức Thánh Cha gần đây như đức cố Gioan Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI khuyến khích các nhà thần học tái khám phá chân dung của nguyên tội. Nhiều nhà thần học hiện đại đồng thuận với nhau rằng nguyên tội là tình trạng trì trệ của loài người nói chung vốn làm cản trở con người vươn lên. Theo thiển ý thì đây là tình trạng mê lầm của con người do dục vọng ích kỷ gây nên.
Sách Sáng Thế tường thuật lỗi lầm của nguyên tổ là muốn biết sự lành, sự dũ như các vị thần. Lỗi lầm của tổ tiên loài người không phải ở chỗ muốn biết điều lành điều dữ, vì đây là một việc làm chính đáng và phải đạo. Đã là người có trí khôn thì phải vận dụng khả năng Thiên Chúa ban để nhận biết điều tốt - xấu, lành - dữ, hầu sống cho xứng với phận mình là loài thụ tạo cao cả nhất trong các loài hữu hình được dựng nên. Cái lỗi và cũng là cái lầm của nguyên tổ đó là muốn phân định điều tốt - xấu, lành - dữ dựa trên các tiêu chí do mình đặt ra và điều này được ám chỉ qua cụm từ “như các vị thần”(x.St 3,5). Con người vốn bị dục vọng ích kỷ chi phối nên bị cám dỗ lấy lợi ích riêng mình làm tiêu chí phân định điều tốt - xấu, lành- dữ. Những gì hợp với tôi, có lợi cho tôi thì được cho là tốt là lành và ngược lại. Như thế thì điều lành dữ, tốt xấu có thể nói là mang tính chủ quan. Chuyện thường tình đó là được mùa lúa thì úa mùa xoài; trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa. Có nhiều điều được xem là lành vì có lợi cho người này thì bị xem là dữ vì gây hại cho người kia. Tình trạng hỗn độn dĩ nhiên xuất hiện.
Ngay trong đời thường chúng ta dễ chấp nhận sự thật này đó là chỉ có nhà sản xuất mới có đủ quyền và có khả năng thẩm định sự tốt xấu các sản phẩm mình làm ra vì chính họ là người đặt ra các tiêu chí của sản phẩm. Nếu tin Thiên Chúa là Đấng dựng nên mọi vật mọi loài từ hư vô thì chúng ta có thể khẳng định rằng chỉ mình Người mới có thẩm quyền phân định sự gì là tốt hay xấu, lành hay dữ theo các tiêu chí mà Người đặt ra. Thiên Chúa tạo dựng mọi sự đều là tốt đẹp. Là loài thụ tạo, con người chỉ tốt đẹp khi hiện hữu đúng theo đường lối Thiên Chúa vạch ra.
Chương trình, ý định của Thiên Chúa được tỏ bày cách tiệm tiến theo dòng thời gian. Thiên Chúa tỏ bày thánh ý của Người qua các kỳ công Người thực hiện là vũ trụ thiên nhiên, qua tiếng lương tâm mà Người đặt để trong lòng mỗi người mà các học giả đều đồng thuận với hạn từ là “luật đạo đức”, qua các biến cố lịch sử, nhất là qua dòng lịch sử dân được tuyển chọn. “Thuở xưa nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1,1-2). Cuộc đời, các hoạt động, lời giảng dạy, đặc biệt cuộc Tử Nạn – Phục Sinh của Chúa Kitô chính là Lời của Thiên Chúa tỏ bày cho nhân loại cách đủ đầy và hoàn hảo. Sự lành - dữ, tốt - xấu từ nay đã được mạc khải cách rõ ràng, minh thị.
Có nhiều nguyên nhân gây ra cái chết của Chúa Giêsu. Tuy nhiên trong các nguyên nhân như là sự ganh tương đố kỵ của nhiều lãnh đạo Do Thái thời bấy giờ, như việc Chúa Giêsu thường xuyên vi phạm các luật lề hay truyền thống của người Do Thái… thì phải nói rằng cái nguyên nhân có tính quyết định trên án tử hình khổ giá của Người đó là vì Người tự xưng là Con Thiên Chúa, ngang hàng với Thiên Chúa (x.Mt 26,63-66). Nhiều nhà lãnh đạo Do Thái lúc bấy giờ muốn giết Chúa Giêsu nhưng vẫn còn sợ dân chúng. Chỉ với lý do duy nhất là Giêsu đã phạm thương tự xưng là Con Thiên Chúa thì họ mới có thể khiến cho dân chúng đổi ngược thái độ hoàn toàn, từ những lời hoan hô “chúc tụng Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến” trước đó dăm ngày trở thành tiếng gào thét “đóng đinh nó vào thập giá”. Chính Chúa Giêsu cũng biết rõ điều này vì trước đó người Do Thái đã từng nói với Người rằng chúng tôi lấy đá ném ông không phải vì những việc lành ông đã làm nhưng vì ông là người phàm mà tự xưng là Con Thiên Chúa, ngang hàng với Thiên Chúa, có tự đời đời, trước cả tổ phụ Abraham (x.Ga 10,33), Dù biết trước và biết rõ sự gì sẽ xảy đến cho mình, thế nhưng chúa Giêsu vẫn sẵn sàng đón nhận để làm chứng cho sự thật trước cả thần quyền lẫn thế quyền” (x.Ga 18,37-38).
Chổi dậy từ cõi chết, phục sinh vinh hiển, Chúa Giêsu đã khẳng định căn tính Thiên Chúa của mình. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm chủ trên sự sống lẫn sự chết. Người đã tuyên bố trước đó rằng không một ai trên trần gian này có quyền trên sự sống của Người, nhưng chính Người tự ý trao dâng mạng sống của Người và rồi sẽ lấy lại (x.Ga 10,18).
Mầu nhiệm Phục Sinh có nhiều ý nghĩa nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng ý nghĩa khẳng định Thiên tính của Chúa Giêsu là ý nghĩa nền tảng và quan trọng nhất. Tin nhận Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật thì hệ quả tất yếu kéo theo đó là phải đón nhận lời của Người, cuộc đời của Người làm tiêu chí, làm kim chỉ nam để phân biệt điều lành - dữ, tốt - xấu, hầu sống hữu ích, có ý nghĩa và dĩ nhiên là để có được hạnh phúc đích thực.
Là con người, không ai là một hòn đảo. Không ai sống cho mình và cũng không ai chết cho mình. Một tiêu chí nền tảng mà Chúa Giêsu truyền lại cho chúng ta trước khi Người chịu tử nạn đó là hãy biết sống yêu thương nhau trong tình liên đới đến cùng như Người đã yêu thương chúng ta (x.Ga 15,12-17), đặc biệt là yêu thương liên đới với những người bé mọn, cô thân, kém phận (x.Mt 25,31-46).
Mầu nhiệm Vượt qua của Đấng Cứu Độ chính là đỉnh cao, là sự hoàn tất của sự mạc khải. “Khi các ngươi giương Con Người lên cao thì các người sẽ nhận biết Ta là Đấng Hằng hữu”(x.Ga 8,28). Tin nhận Chúa Kitô là Đấng hằng hữu thì chúng ta sẽ được giải thoát khỏi sự mê lầm, một sự mê lầm đã giam cầm nhân loại trong bóng tội lỗi (x.Lc 23,34)
Kitô hữu chúng ta dễ dàng tin nhận Mầu nhiệm Vượt Qua tức là Cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Chúa Kitô chính là đỉnh cao, là sự viên mãn của công trình cứu độ của Thiên Chúa. Thế nhưng thử hỏi công trình cứu độ của Thiên Chúa là gì thì vẫn có đó nhiều dị biệt trong các quan niệm. Đã từng một thời gian rất dài chúng ta nhìn Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô như là một sự tái tạo. Nói đến tái tạo nghĩa là giả thiết công trình sáng tạo của Thiên Chúa đã hoàn thành hoặc cũng có thể giả thiết rằng công trình sáng tạo đã bị đổ vở, hỏng hư cách nào đó mà giáo lý có lẽ khởi đi từ thời thánh giáo phụ Irênê và được thánh Âugustinô củng cố, đã quy kết là do tội nguyên tổ gây ra. Bài Hoan ca Phục Sinh được long trọng cất lên trong đêm lễ Vọng Phục Sinh cũng đề cập đến yếu tố này, dù rằng đã có cái nhìn tích cực khi xem đó là “tội hồng phúc”.
Đã cho rằng Cuộc vượt Qua của Chúa Kitô như là công cuộc tái tạo và hiệu quả của công cuộc ấy lại tốt đẹp hơn cả công cuộc sáng tạo thì dường như vẫn chưa ổn. Vì bên cạnh đó chúng ta con nhìn nhận rằng vết tích của nguyên tội vẫn chưa được xoá sạch chẳng hạn như đau khổ vẫn còn đó, sự chết vẫn còn đó và ngay cái khuynh hướng tiêu cực mà thánh Phaolô cảm nghiệm là “những gì tôi muốn thì tôi không làm, còn những gì tôi không muốn thì tôi lại làm” vẫn còn đó nơi các tín hữu Kitô, kể cả nơi các thánh nhân.
Ngày nay có lẽ ít có ai ngây ngô cho rằng chỉ vì tội của một cặp tổ tiên loài người vốn rất hoang sơ mà di hại cho cháu con loài người đến thiên thu vạn đại. Hơn nữa, khoa Kinh Thánh cho chúng ta hay rằng không hề có cái tội của một người tên là Ađam vì thực ra Ađam không phải là tên của một người nhưng từ ngữ Ađam có nghĩa là con người cách chung. Dominique Morin đã trích lời của Martelet: “Nếu Thượng Đế tạo nên con người để rồi rình chờ nó phạm cái tội đầu tiên là giáng phạt nó phải chết và toàn thể nhân loại sau đó cũng phải chết, thì Thượng Đế quả đáng tội! Chỉ vì một người và vì một tội duy nhất mà đẻ ra sự chết và mọi sự giới hạn thì quả là không công bằng; Thượng Đế mà như thế thì chỉ tổ làm cho người ta vô thần thôi!” (x.Gọi Tên Thượng Đế - Dominique Morin – trang 233-234).
Các Đức Thánh Cha gần đây như đức cố Gioan Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI khuyến khích các nhà thần học tái khám phá chân dung của nguyên tội. Nhiều nhà thần học hiện đại đồng thuận với nhau rằng nguyên tội là tình trạng trì trệ của loài người nói chung vốn làm cản trở con người vươn lên. Theo thiển ý thì đây là tình trạng mê lầm của con người do dục vọng ích kỷ gây nên.
Sách Sáng Thế tường thuật lỗi lầm của nguyên tổ là muốn biết sự lành, sự dũ như các vị thần. Lỗi lầm của tổ tiên loài người không phải ở chỗ muốn biết điều lành điều dữ, vì đây là một việc làm chính đáng và phải đạo. Đã là người có trí khôn thì phải vận dụng khả năng Thiên Chúa ban để nhận biết điều tốt - xấu, lành - dữ, hầu sống cho xứng với phận mình là loài thụ tạo cao cả nhất trong các loài hữu hình được dựng nên. Cái lỗi và cũng là cái lầm của nguyên tổ đó là muốn phân định điều tốt - xấu, lành - dữ dựa trên các tiêu chí do mình đặt ra và điều này được ám chỉ qua cụm từ “như các vị thần”(x.St 3,5). Con người vốn bị dục vọng ích kỷ chi phối nên bị cám dỗ lấy lợi ích riêng mình làm tiêu chí phân định điều tốt - xấu, lành- dữ. Những gì hợp với tôi, có lợi cho tôi thì được cho là tốt là lành và ngược lại. Như thế thì điều lành dữ, tốt xấu có thể nói là mang tính chủ quan. Chuyện thường tình đó là được mùa lúa thì úa mùa xoài; trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa. Có nhiều điều được xem là lành vì có lợi cho người này thì bị xem là dữ vì gây hại cho người kia. Tình trạng hỗn độn dĩ nhiên xuất hiện.
Ngay trong đời thường chúng ta dễ chấp nhận sự thật này đó là chỉ có nhà sản xuất mới có đủ quyền và có khả năng thẩm định sự tốt xấu các sản phẩm mình làm ra vì chính họ là người đặt ra các tiêu chí của sản phẩm. Nếu tin Thiên Chúa là Đấng dựng nên mọi vật mọi loài từ hư vô thì chúng ta có thể khẳng định rằng chỉ mình Người mới có thẩm quyền phân định sự gì là tốt hay xấu, lành hay dữ theo các tiêu chí mà Người đặt ra. Thiên Chúa tạo dựng mọi sự đều là tốt đẹp. Là loài thụ tạo, con người chỉ tốt đẹp khi hiện hữu đúng theo đường lối Thiên Chúa vạch ra.
Chương trình, ý định của Thiên Chúa được tỏ bày cách tiệm tiến theo dòng thời gian. Thiên Chúa tỏ bày thánh ý của Người qua các kỳ công Người thực hiện là vũ trụ thiên nhiên, qua tiếng lương tâm mà Người đặt để trong lòng mỗi người mà các học giả đều đồng thuận với hạn từ là “luật đạo đức”, qua các biến cố lịch sử, nhất là qua dòng lịch sử dân được tuyển chọn. “Thuở xưa nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1,1-2). Cuộc đời, các hoạt động, lời giảng dạy, đặc biệt cuộc Tử Nạn – Phục Sinh của Chúa Kitô chính là Lời của Thiên Chúa tỏ bày cho nhân loại cách đủ đầy và hoàn hảo. Sự lành - dữ, tốt - xấu từ nay đã được mạc khải cách rõ ràng, minh thị.
Có nhiều nguyên nhân gây ra cái chết của Chúa Giêsu. Tuy nhiên trong các nguyên nhân như là sự ganh tương đố kỵ của nhiều lãnh đạo Do Thái thời bấy giờ, như việc Chúa Giêsu thường xuyên vi phạm các luật lề hay truyền thống của người Do Thái… thì phải nói rằng cái nguyên nhân có tính quyết định trên án tử hình khổ giá của Người đó là vì Người tự xưng là Con Thiên Chúa, ngang hàng với Thiên Chúa (x.Mt 26,63-66). Nhiều nhà lãnh đạo Do Thái lúc bấy giờ muốn giết Chúa Giêsu nhưng vẫn còn sợ dân chúng. Chỉ với lý do duy nhất là Giêsu đã phạm thương tự xưng là Con Thiên Chúa thì họ mới có thể khiến cho dân chúng đổi ngược thái độ hoàn toàn, từ những lời hoan hô “chúc tụng Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến” trước đó dăm ngày trở thành tiếng gào thét “đóng đinh nó vào thập giá”. Chính Chúa Giêsu cũng biết rõ điều này vì trước đó người Do Thái đã từng nói với Người rằng chúng tôi lấy đá ném ông không phải vì những việc lành ông đã làm nhưng vì ông là người phàm mà tự xưng là Con Thiên Chúa, ngang hàng với Thiên Chúa, có tự đời đời, trước cả tổ phụ Abraham (x.Ga 10,33), Dù biết trước và biết rõ sự gì sẽ xảy đến cho mình, thế nhưng chúa Giêsu vẫn sẵn sàng đón nhận để làm chứng cho sự thật trước cả thần quyền lẫn thế quyền” (x.Ga 18,37-38).
Chổi dậy từ cõi chết, phục sinh vinh hiển, Chúa Giêsu đã khẳng định căn tính Thiên Chúa của mình. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm chủ trên sự sống lẫn sự chết. Người đã tuyên bố trước đó rằng không một ai trên trần gian này có quyền trên sự sống của Người, nhưng chính Người tự ý trao dâng mạng sống của Người và rồi sẽ lấy lại (x.Ga 10,18).
Mầu nhiệm Phục Sinh có nhiều ý nghĩa nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng ý nghĩa khẳng định Thiên tính của Chúa Giêsu là ý nghĩa nền tảng và quan trọng nhất. Tin nhận Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật thì hệ quả tất yếu kéo theo đó là phải đón nhận lời của Người, cuộc đời của Người làm tiêu chí, làm kim chỉ nam để phân biệt điều lành - dữ, tốt - xấu, hầu sống hữu ích, có ý nghĩa và dĩ nhiên là để có được hạnh phúc đích thực.
Là con người, không ai là một hòn đảo. Không ai sống cho mình và cũng không ai chết cho mình. Một tiêu chí nền tảng mà Chúa Giêsu truyền lại cho chúng ta trước khi Người chịu tử nạn đó là hãy biết sống yêu thương nhau trong tình liên đới đến cùng như Người đã yêu thương chúng ta (x.Ga 15,12-17), đặc biệt là yêu thương liên đới với những người bé mọn, cô thân, kém phận (x.Mt 25,31-46).
Mầu nhiệm Vượt qua của Đấng Cứu Độ chính là đỉnh cao, là sự hoàn tất của sự mạc khải. “Khi các ngươi giương Con Người lên cao thì các người sẽ nhận biết Ta là Đấng Hằng hữu”(x.Ga 8,28). Tin nhận Chúa Kitô là Đấng hằng hữu thì chúng ta sẽ được giải thoát khỏi sự mê lầm, một sự mê lầm đã giam cầm nhân loại trong bóng tội lỗi (x.Lc 23,34)
Người thực sự sống lại
Jos. Tú Nạc, NMS
09:59 23/04/2011
Điều gì đã thực sự xảy ra vào Chúa Nhật Phục Sinh đầu tiên đó?
Hằng năm vào Lễ Phục Sinh, hàng triệu Ki-tô hữu trên toàn thế giới kỷ niệm sự Phục Sinh của Chúa Giê-su. Chúng ta hân hoan với những đoạn trích Phúc Âm thuật lại sự kiện Chúa sống lại xuất hiện lần đầu tiên với Mary Magdalene và sau đó với những tông đồ của Người. Câu chuyện này rất quen thuộc. Tối quan trọng đối với đức tin của chúng ta. Thậm chí những người đi lễ thất thường hầu hết cũng có thể kể lại nó một cách thuộc lòng. Nhưng những gì đã thực sự xảy ra vào ngày hôm đó?
Trong cuốn sách mới của Đức Thánh Cha Benedict, Jesus of Nazareth – Tuần Thánh: từ lối vào Jerusalem đến lúc Phục Sinh, các Ki-tô hữu được trao một Lễ Phục Sinh hôm nay để giúp chúng ta khám phá câu hỏi này. Chương cuối cùng cuốn sách của DTC Benedict là một điển hình lịch sử đáng tự hào về sự Phục Sinh. Về vấn đề của Lễ Phục Sinh đầu tiên đó, Ngài cân nhắc: sự Phục Sinh của Chúa Giê-su là gì?
Câu hỏi này là nền tảng đối với Ki-tô giáo. Khi ĐTC Benedict viết, “Đức tin Ki-tô giáo đúng vững hay sụp đổ với chân lý của lời chứng rằng Đức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết … chỉ khi Chúa Giê-su được sống lại thì mới có bất kỳ điều gì thực sự mới xảy ra để thay đổi thế giới và hoàn cảnh của nhân loại,”
Đó là điều quan trọng để nhận thức, DTC Benedict đã viết, rằng sự Phục Sinh của Đức Ki-tô còn hơn nhiều so với những kiểu phục hồi tài tình mà những bác sỹ làm hồi sinh một người nào đó sau vài phút chết lâm sàng, hoặc thậm chí hơn nhiều so với phép lạ của Lazarus. Trong những trường hợp đó, những người được sống lại vẫn là con người và cuối cùng cũng chết.
Chúa Giê-su không trở lại theo cách đó. Người sống lại từ cõi chết như một hình thức hoàn toàn mới của cuộc sống, DTC Benedict đã nói, con người không còn khả năng tử vong. Thay vào đó, Người “mở ra một chiều hướng mới” cho sự trải nghiệm loài người đó là hoàn toàn khác bất cứ điều gì trước đó hoặc từ đó.
“Trong sự Phục Sinh của Chúa Giê-su một khả năng mới về sự tồn tại của con người được tồn tại mà ảnh hưởng đến mọi người và mở ra một tương lai, một loại hình tương lai mới.” DTC Benedict đã viết. “Người đã bước vào một cuộc đời mới, một cuộc sống mới – Người đã bước vào một khoảng rộng mênh mông của Thiên Chúa tự Người.” Các môn đệ đã gặp những gì ở sự Phục Sinh, DTC Benedict nói, là một Giê-su không còn trên thế giới của mình nhưng vân thực sự hiện diện ở đó. Người đã sống lại từ cõi chết như còn nhiều hơn một người trở về với sự sống, Chúa Giê-su con người ấy đã trở thành thiêng liêng và vĩnh cửu.
Sự gặp gỡ không tưởng này, Đức Ki-tô phục sinh này, đã thúc đẩy “sự dũng cảm và thương cảm” trong lời rao giảng của các môn đệ mà DTC Benedict nói sẽ còn có cách khác không thể tưởng được. Duy nhất một sự kiện sâu sắc của một phẩm chất “hoàn toàn mới” có thể đã ban tặng để vươn lên sự tự tin và lòng can đảm như vậy, Ngài viết,
“Đó là chính xác bởi vì các môn đệ không tìm hiểu thấu đáo sự Phục Sinh – đó là một sự kiện siêu thực xảy ra để đương đầu với họ vô cùng mãnh liệt” – rằng đức tin của họ được khuyến khích và họ đã xuất hiện không hề nao núng để xác nhận sự chứng kiến trước thế giới về chân lý trường tồn của lễ Phục Sinh: Đức Ki-tô thực sự sống lại.
NẾU KHÔNG LỄ PHỤC SINH
Không có lễ Phục Sinh,
Chẳng hy vọng Nước Trời,
Chẳng hy vọng Nước Trời,
Sẽ không hối tội sinh.
Không có lễ Phục Sinh,
Thế gian trong hỗn loạn,
Dật dờ trong bóng đêm.
Giê-su chết, sống lại,
Nghĩa là ta tái sinh,
Sống và làm thêm đẹp,
Anh sáng rọi màn đêm.
Halleluja!
Hạnh phúc lễ Phục Sinh.
PHỤC SINH
Mặt trời chưa thức dậy,
Đêm tối còn ngủ say.
Thiếu phụ quỳ thầm nguyện
Bên đồi không bóng cây.
Lính canh đứng lo âu
Vây quanh phần mộ lặng,
Thi thể người chôn sâu
Ngủ yên trong hang vắng.
Lính canh đều khiếp sợ,
Khi đêm tối dần trôi,
Ánh dương hồng tiên báo
Ngày thứ ba đến rồi.
Hồi tưởng những lời xưa:
“Hoàn tất theo ý Cha”
Dư âm vọng lưng đồi
Lời kinh thánh đầy vơi.
Tất cả đều thinh lặng.
Nước trời chừng phẫn nộ
Và sấm sét đầy trời!
Lính canh lăn trên đất,
Mắt nhắm sợ tội đời.
Thiếu phụ nhìn thiên sứ
Tóc rực sáng cùng gươm,
Xuống từ trời xô đá
niêm phong mộ Chúa Trời.
Người đến trong vinh quang;
dung mạo sáng như ngày,
Chiến thắng chết và tội –
Vương miện sáng Thiên Đàng.
Chợt thiếu phụ khóc than
và sấp mình quì gối.
Gương mặt nàng diễm lệ
Mắt đắm đuối ngất ngây,
Vì chinh phục Tử Thần,
Đây Giê-su Vua – Chúa!
Con Một Đức Chúa Trời.
Đấng Cứu Độ trần gian!
Tất cả đều thinh lặng.
(Phục Sinh 2011)
Hằng năm vào Lễ Phục Sinh, hàng triệu Ki-tô hữu trên toàn thế giới kỷ niệm sự Phục Sinh của Chúa Giê-su. Chúng ta hân hoan với những đoạn trích Phúc Âm thuật lại sự kiện Chúa sống lại xuất hiện lần đầu tiên với Mary Magdalene và sau đó với những tông đồ của Người. Câu chuyện này rất quen thuộc. Tối quan trọng đối với đức tin của chúng ta. Thậm chí những người đi lễ thất thường hầu hết cũng có thể kể lại nó một cách thuộc lòng. Nhưng những gì đã thực sự xảy ra vào ngày hôm đó?
Trong cuốn sách mới của Đức Thánh Cha Benedict, Jesus of Nazareth – Tuần Thánh: từ lối vào Jerusalem đến lúc Phục Sinh, các Ki-tô hữu được trao một Lễ Phục Sinh hôm nay để giúp chúng ta khám phá câu hỏi này. Chương cuối cùng cuốn sách của DTC Benedict là một điển hình lịch sử đáng tự hào về sự Phục Sinh. Về vấn đề của Lễ Phục Sinh đầu tiên đó, Ngài cân nhắc: sự Phục Sinh của Chúa Giê-su là gì?
Câu hỏi này là nền tảng đối với Ki-tô giáo. Khi ĐTC Benedict viết, “Đức tin Ki-tô giáo đúng vững hay sụp đổ với chân lý của lời chứng rằng Đức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết … chỉ khi Chúa Giê-su được sống lại thì mới có bất kỳ điều gì thực sự mới xảy ra để thay đổi thế giới và hoàn cảnh của nhân loại,”
Đó là điều quan trọng để nhận thức, DTC Benedict đã viết, rằng sự Phục Sinh của Đức Ki-tô còn hơn nhiều so với những kiểu phục hồi tài tình mà những bác sỹ làm hồi sinh một người nào đó sau vài phút chết lâm sàng, hoặc thậm chí hơn nhiều so với phép lạ của Lazarus. Trong những trường hợp đó, những người được sống lại vẫn là con người và cuối cùng cũng chết.
Chúa Giê-su không trở lại theo cách đó. Người sống lại từ cõi chết như một hình thức hoàn toàn mới của cuộc sống, DTC Benedict đã nói, con người không còn khả năng tử vong. Thay vào đó, Người “mở ra một chiều hướng mới” cho sự trải nghiệm loài người đó là hoàn toàn khác bất cứ điều gì trước đó hoặc từ đó.
“Trong sự Phục Sinh của Chúa Giê-su một khả năng mới về sự tồn tại của con người được tồn tại mà ảnh hưởng đến mọi người và mở ra một tương lai, một loại hình tương lai mới.” DTC Benedict đã viết. “Người đã bước vào một cuộc đời mới, một cuộc sống mới – Người đã bước vào một khoảng rộng mênh mông của Thiên Chúa tự Người.” Các môn đệ đã gặp những gì ở sự Phục Sinh, DTC Benedict nói, là một Giê-su không còn trên thế giới của mình nhưng vân thực sự hiện diện ở đó. Người đã sống lại từ cõi chết như còn nhiều hơn một người trở về với sự sống, Chúa Giê-su con người ấy đã trở thành thiêng liêng và vĩnh cửu.
Sự gặp gỡ không tưởng này, Đức Ki-tô phục sinh này, đã thúc đẩy “sự dũng cảm và thương cảm” trong lời rao giảng của các môn đệ mà DTC Benedict nói sẽ còn có cách khác không thể tưởng được. Duy nhất một sự kiện sâu sắc của một phẩm chất “hoàn toàn mới” có thể đã ban tặng để vươn lên sự tự tin và lòng can đảm như vậy, Ngài viết,
“Đó là chính xác bởi vì các môn đệ không tìm hiểu thấu đáo sự Phục Sinh – đó là một sự kiện siêu thực xảy ra để đương đầu với họ vô cùng mãnh liệt” – rằng đức tin của họ được khuyến khích và họ đã xuất hiện không hề nao núng để xác nhận sự chứng kiến trước thế giới về chân lý trường tồn của lễ Phục Sinh: Đức Ki-tô thực sự sống lại.
NẾU KHÔNG LỄ PHỤC SINH
Không có lễ Phục Sinh,
Chẳng hy vọng Nước Trời,
Chẳng hy vọng Nước Trời,
Sẽ không hối tội sinh.
Không có lễ Phục Sinh,
Thế gian trong hỗn loạn,
Dật dờ trong bóng đêm.
Giê-su chết, sống lại,
Nghĩa là ta tái sinh,
Sống và làm thêm đẹp,
Anh sáng rọi màn đêm.
Halleluja!
Hạnh phúc lễ Phục Sinh.
PHỤC SINH
Mặt trời chưa thức dậy,
Đêm tối còn ngủ say.
Thiếu phụ quỳ thầm nguyện
Bên đồi không bóng cây.
Lính canh đứng lo âu
Vây quanh phần mộ lặng,
Thi thể người chôn sâu
Ngủ yên trong hang vắng.
Lính canh đều khiếp sợ,
Khi đêm tối dần trôi,
Ánh dương hồng tiên báo
Ngày thứ ba đến rồi.
Hồi tưởng những lời xưa:
“Hoàn tất theo ý Cha”
Dư âm vọng lưng đồi
Lời kinh thánh đầy vơi.
Tất cả đều thinh lặng.
Nước trời chừng phẫn nộ
Và sấm sét đầy trời!
Lính canh lăn trên đất,
Mắt nhắm sợ tội đời.
Thiếu phụ nhìn thiên sứ
Tóc rực sáng cùng gươm,
Xuống từ trời xô đá
niêm phong mộ Chúa Trời.
Người đến trong vinh quang;
dung mạo sáng như ngày,
Chiến thắng chết và tội –
Vương miện sáng Thiên Đàng.
Chợt thiếu phụ khóc than
và sấp mình quì gối.
Gương mặt nàng diễm lệ
Mắt đắm đuối ngất ngây,
Vì chinh phục Tử Thần,
Đây Giê-su Vua – Chúa!
Con Một Đức Chúa Trời.
Đấng Cứu Độ trần gian!
Tất cả đều thinh lặng.
(Phục Sinh 2011)
Phục sinh: Khởi đầu một niềm vui mới và khôn tả
TGM Charles J. Chaput
09:55 23/04/2011
Đức cố hồng y Augustin Mayer, dòng Biển Đức, đã viết: “Không điều vĩ đại nào đạt được mà không phải đau khổ”. Tôi chợt nhớ lời ngài trong Tuần Thánh này.
Những lời đó nhắc nhớ chúng ta rằng theo Chúa luôn có sự trả giá. Không một Kitô hữu nào từng sống Phúc âm mà không gặp Thánh giá.
Trong tam nhật Vượt qua (Triduum), giáo hội mời gọi chúng ta nhớ rằng tội lỗi là có thật và chỉ có máu mới khả dĩ cứu độ... Thiên Chúa đã quá yêu thương chúng ta nên hiến tế chính Con yêu dấu của Ngài để cứu thoát chúng ta.
Khi hiến mạng sống vì chúng ta, Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta sống vì người khác. Ngài muốn chúng ta chia sẻ công việc cứu độ của Ngài. Đó là lý do mà Phúc âm không chỉ là lời mời gọi chúng ta “sống tử tế” vói người khác. Không có gì ngọt ngào ở Golgotha. Sự sống trong Chúa Giêsu Kitô là lời mời gọi yêu thương anh dũng và hy sinh. Nếu chúng ta muốn cùng sống lại với Chúa Giêsu trong ngày lễ phục sinh, chúng ta cũng phải chia sẻ việc cứu độ của Ngài trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh – tức là chết cho tội lỗi của chính mình và của người khác.
C.S. Lewis nắm bắt ý nghĩa Kitô giáo này rất rõ khi ông viết: “Kitô giáo là một niềm vui khôn tả. Nhưng Kitô giáo không khởi đầu từ niềm vui, mà là từ sự đau thương, không gì hơn là vượt qua đau thương để có niềm vui”.
Dĩ nhiên, bản chất sống hàng ngày khiến chúng ta bị hút vào công việc, vui chơi, gia đình, và cả tôn giáo. Ngay cả thân thể tan nát của Chúa Giêsu trên thập giá có thể trở nên tình yêu thương tiêu chuẩn, một sự sùng kính nhưng chưa thực sự chạm đến tâm hồn chúng ta.
Đó là lý do mà Tam nhật Vượt qua là tối cần thiết. Tuần Thánh là thời gian thánh nhất trong năm. Đó là thời gian thức tỉnh chúng ta thoát khỏi những thói quen và rũ bỏ cuộc sống đời thường – và tập trung vào Đấng neo giữ niềm cậy trông của chúng ta.
Hãy lắng nghe Lời Chúa bằng đôi tai mới. Hãy giữ thinh lặng nhiều hơn trong Tuần Thánh, đặc biệt là Tam nhật Vượt qua, để có thể lắng nghe Chúa nói và đồng lao cộng khổ với Ngài. Hãy đọc và cầu nguyện bằng Kinh thánh, suy niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu, và hãy tôn kính Thánh giá.
Hãy ghi nhớ giá phải trả cho ơn cứu độ. Hãy nhận biết Thiên Chúa rất yêu thương chúng ta. Khi làm vậy, bạn sẽ bắt đầu hiểu ý nghĩa của Phúc âm và bạn sẽ nỗ lực sống thánh thiện để đem lại hoa trái của Lòng Thương Xót của Thiên Chúa – sự sống mới trong Công giáo – cho người khác.
Thứ Sáu Tuần Thánh là một kết thúc: Sự chết. Một kết thúc cho chính bản tính xác thịt của chúng ta. Chúa nhật phục sinh đang khởi đầu, khởi đầu một “niềm vui khôn tả” đối với mỗi chúng ta. Nỗi đau thương của Tuần Thánh là “lối vào” một niềm vui vô hạn và một vẻ đẹp thánh thiện.
Cầu mong Thiên Chúa ban cho chúng ta và gia đình một Tam nhật Vượt qua Thánh thiện – với một đại lễ Phục sinh vui mừng và tràn đầy hồng ân cứu độ!
(Nguồn: Archdiocese of Denver, Tác giả TGM Charles J. Chaput, dòng Phan Sinh, chuyển ngữ Trầm Thiên Thu)
Những lời đó nhắc nhớ chúng ta rằng theo Chúa luôn có sự trả giá. Không một Kitô hữu nào từng sống Phúc âm mà không gặp Thánh giá.
Trong tam nhật Vượt qua (Triduum), giáo hội mời gọi chúng ta nhớ rằng tội lỗi là có thật và chỉ có máu mới khả dĩ cứu độ... Thiên Chúa đã quá yêu thương chúng ta nên hiến tế chính Con yêu dấu của Ngài để cứu thoát chúng ta.
Khi hiến mạng sống vì chúng ta, Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta sống vì người khác. Ngài muốn chúng ta chia sẻ công việc cứu độ của Ngài. Đó là lý do mà Phúc âm không chỉ là lời mời gọi chúng ta “sống tử tế” vói người khác. Không có gì ngọt ngào ở Golgotha. Sự sống trong Chúa Giêsu Kitô là lời mời gọi yêu thương anh dũng và hy sinh. Nếu chúng ta muốn cùng sống lại với Chúa Giêsu trong ngày lễ phục sinh, chúng ta cũng phải chia sẻ việc cứu độ của Ngài trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh – tức là chết cho tội lỗi của chính mình và của người khác.
C.S. Lewis nắm bắt ý nghĩa Kitô giáo này rất rõ khi ông viết: “Kitô giáo là một niềm vui khôn tả. Nhưng Kitô giáo không khởi đầu từ niềm vui, mà là từ sự đau thương, không gì hơn là vượt qua đau thương để có niềm vui”.
Dĩ nhiên, bản chất sống hàng ngày khiến chúng ta bị hút vào công việc, vui chơi, gia đình, và cả tôn giáo. Ngay cả thân thể tan nát của Chúa Giêsu trên thập giá có thể trở nên tình yêu thương tiêu chuẩn, một sự sùng kính nhưng chưa thực sự chạm đến tâm hồn chúng ta.
Đó là lý do mà Tam nhật Vượt qua là tối cần thiết. Tuần Thánh là thời gian thánh nhất trong năm. Đó là thời gian thức tỉnh chúng ta thoát khỏi những thói quen và rũ bỏ cuộc sống đời thường – và tập trung vào Đấng neo giữ niềm cậy trông của chúng ta.
Hãy lắng nghe Lời Chúa bằng đôi tai mới. Hãy giữ thinh lặng nhiều hơn trong Tuần Thánh, đặc biệt là Tam nhật Vượt qua, để có thể lắng nghe Chúa nói và đồng lao cộng khổ với Ngài. Hãy đọc và cầu nguyện bằng Kinh thánh, suy niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu, và hãy tôn kính Thánh giá.
Hãy ghi nhớ giá phải trả cho ơn cứu độ. Hãy nhận biết Thiên Chúa rất yêu thương chúng ta. Khi làm vậy, bạn sẽ bắt đầu hiểu ý nghĩa của Phúc âm và bạn sẽ nỗ lực sống thánh thiện để đem lại hoa trái của Lòng Thương Xót của Thiên Chúa – sự sống mới trong Công giáo – cho người khác.
Thứ Sáu Tuần Thánh là một kết thúc: Sự chết. Một kết thúc cho chính bản tính xác thịt của chúng ta. Chúa nhật phục sinh đang khởi đầu, khởi đầu một “niềm vui khôn tả” đối với mỗi chúng ta. Nỗi đau thương của Tuần Thánh là “lối vào” một niềm vui vô hạn và một vẻ đẹp thánh thiện.
Cầu mong Thiên Chúa ban cho chúng ta và gia đình một Tam nhật Vượt qua Thánh thiện – với một đại lễ Phục sinh vui mừng và tràn đầy hồng ân cứu độ!
(Nguồn: Archdiocese of Denver, Tác giả TGM Charles J. Chaput, dòng Phan Sinh, chuyển ngữ Trầm Thiên Thu)
Nhân chứng niêm2 tin
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
10:00 23/04/2011
Alleluia! Chúa Giêsu đã Phục Sinh từ cõi chết. Alleluia!
Sự Phục Sinh là niềm khát khao và hy vọng của con người. Sự khao khát và niềm hy vọng này phải được thanh luyện, từng trải và phấn đấu không ngừng. Làm nhân chứng niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh đòi hỏi phải đối diện với sự đổi đời, hy sinh, đau khổ và kiên tâm chịu đựng. Muốn đạt tới vinh quang phục sinh, chúng ta không thể đi con đường nào khác ngoài con đường Chúa đã chỉ dạy. Thánh Gioan đã viết: Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ lời Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em (Ga. 15,20). Xem ra con đường Chúa đã đi có ít người muốn theo. Thật thế, ai trong chúng ta cũng muốn mang danh là Kitô Hữu, nhưng đời sống của chúng ta còn một khoảng cách rất xa với Lời Chúa dạy.
Nhìn qua lịch sử của Giáo Hội, chúng ta có thể học hỏi một số gương nhân chứng niềm tin đích thực. Các chứng nhân đã theo sát con đường thập giá của Chúa. Các Ngài là những tinh hoa anh dũng của niềm tin. Sách Khải Huyền của thánh Gioan đã trình bày: Hạnh phúc thay và thánh thiện dường nào kẻ được dự phần vào cuộc phục sinh thứ nhất này! Cái chết thứ hai không có quyền gì trên họ; nhưng họ sẽ là tư tế của Thiên Chúa và của Đức Kitô, họ sẽ hiển trị với Đức Kitô một ngàn năm ấy (Kh.20,6). Niềm tin vào sự sống lại nơi các nhân chứng là đã dám hy sinh đổ máu đào. Sau khi Chúa Giêsu hoàn tất cuộc khổ nạn, chịu chết, sống lại và lên trời. Các nhân chứng đầu tiên là thánh Phêrô và tiếp theo là các vị tông đồ đã minh chứng hùng hồn vào sự sống ngày sau. Hầu hết các Tông Đồ đã hy sinh mạng sống vì danh Chúa Kitô Phục Sinh. Khoảng năm 64, dưới thời Nero cấm đạo, Phêrô, vị chủ chăn tiên khởi của Giáo Hội đã bị bắt, tống giam và chịu cực hình khổ giá. Phêrô đã bị đóng đinh ngược đầu xuống đất.
Chúng ta nhớ câu truyện trên đường đi Giêrusalem, Chúa Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn của Ngài. Mẹ của hai tông đồ Gioan và Giâcôbê đã xin Chúa cho con của mình được ngồi bên tả và bên hữu Chúa. Chúa hỏi các ông có uống được chén mà Thầy sắp uống không? Các ông thưa: Được. Đức Giêsu bảo: "Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu. (Mc.10,39). Vị Tông đồ đầu tiên hưởng nếm chén đắng mà Chúa Giêsu đã hứa, đó là thánh Giacôbê. Ngài đã chịu chết vì đạo vào khoảng năm 44 AD. và lãnh triều thiên vinh hiển.
Cũng vào khoảng năm 64-67, Thánh Phaolô, vị Tông đồ dân ngoại, đã chịu biết bao nhiêu khổ hình trên đường truyền giáo. Phaolô thấm nhuần lời Chúa: Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa (Mt.5,11). Ngài bị tù đầy, đánh đập và giam cầm nhiều lần. Sau cùng Phaolô bị bắt tại Rôma và vì là công dân Rôma, Ngài đã lãnh triều thiên vinh quang được chặt đầu thay vì bị đóng đinh vào thập giá.
Sau khi Chúa Thăng Thiên, thánh Anrê tông đồ đã đi rao giảng Tin Mừng tại nước Hy Lạp. Theo sử gia Eusebius, không xác tín Ngài chết cách nào nhưng theo truyền thống kể lại Ngài bị trói vào thập giá hình chữ X. Hình chữ X rất phổ biến qua nhiều thế kỷ của nghệ thuật thánh giá với hình thập giá X. Ngài trung tín với lời Chúa đã hứa ban sự sống: Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế (Mt.5,12).
Hai phụ nữ Perpetua và Felicita can đảm tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu và chối từ dâng của lễ cho thần Rôma. Các Ngài đã bị kết án tử hình. Lúc đầu Felicita được hoãn lại vì đang mang thai, sau khi sanh non bé gái ba ngày, thì bị hành xử cùng với Perpetua. Các Ngài bị vứt cho thú dữ đói mồi cắn xé. Các Ngài được phúc tử đạo ngày 7 tháng 3, 203. Thánh Phaolô đã loan báo rằng: Việc kẻ chết sống lại cũng vậy: gieo xuống thì hư nát, mà trỗi dậy thì bất diệt (1Cor. 15,42).
Lôrensô là thầy phó tế đã chịu chết 4 ngày sau Đức Giáo Hoàng Sixtus năm 258. Thầy rất can đảm và một lòng cậy trông vào Chúa. Giữa những khổ đau bị thiêu sống trên giường sắt, thầy Lôrensô vẫn giữ tâm hồn lạc quan và phấn khởi. Như lời Chúa Giêsu đã hứa: Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao (Mt.5,12). Niềm hy vọng sống lại ngày sau đã giải hóa mọi khổ đau mà Thầy phó tế phải chịu vì danh Chúa.
Tại Nhật Bản, ngay sau khi tin mừng được truyền rao trên mảnh đất Phù Tang, các tín hữu tiên khởi cũng đã chịu cảnh bắt bớ tù tội và chết chóc. Thánh Paul Mikki và 17 đồng bạn đã lãnh triều thiên tử đạo năm 1597. Các Ngài thuộc mọi thành phần từ trẻ 12, 13 tuổi đến những người trưởng thành. Họ là y sĩ, quân lính và giáo lý viên. Có tất cả 188 vị anh hùng tử đạo tại Nhật Bản đã được Giáo Hội phong thánh. Ngoài ra, còn vô số các tín hữu chịu bách hại và chịu chết vì danh Chúa. Họ sống và chết trong niềm tin vào Chúa Kitô. Sách Khải Huyền đã mở cửa giới thiệu: Đây, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến, và Ta đem theo lương bổng để trả cho mỗi người tuỳ theo việc mình làm (Kh. 22,12).
Vào thế kỷ thứ 19, tại nước Việt Nam, dưới triều đại các Vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và loạn Văn Thân, các Kitô Hữu đã trải qua một cuộc bách hại đức tin khủng khiếp. Đã có cả trên 100 ngàn tín hữu hy sinh mạng sống để bảo vệ đức tin vào Chúa Kitô phục sinh. Có nhiều người bị bách hại, tù đầy, phân sáp và trốn lánh sơ tán đi các nước láng giềng. Chúng ta không thể kể hết các cực hình mà tiền nhân của chúng ta phải chịu. Các Ngài bị giết chết bằng nhiều cách như: Xuy, trượng, đồ, lưu và tử. Xuy là đánh bằng roi: 10, 20, 30, 40 hay 50 roi chung cả đàn bà lẫn đàn ông. Trượng là đánh bằng gậy lớn. Đồ là đi khổ dịch. Lưu là phát vãng khỏi gia đình, xứ sở. Tử có nhiều loại như xử giảo là cắt cổ. Xử trảm là bị chém, bêu đầu gọi là khiêu. Xử lăng trì là bị chặt tay chân hoặc tùng xẻo. Xử bá đao là chém 100 nhát. Xử cấm cốc là để chịu đói. Xử thiêu sống và xử bị voi dầy…Các tín hữu đã chịu sự bách hại giống như thời Giáo Hội sơ khai như thánh Phaolô diễn tả: Vả lại, những ai muốn sống đạo đức trong Đức Kitô Giêsu, đều sẽ bị bắt bớ (1 Tm. 3,12). Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã hãnh diện với 117 vị đã được phong hiển thánh và chân phước Anrê Phú Yên.
Gần chúng ta hơn là vào thế kỷ thứ 20, khi quân Phátxít Đức tiêu diệt người Do Thái và bách hại đạo Công Giáo, tại nhà tù đã có những chứng nhân anh hùng hy sinh mạng sống bảo vệ sự sống của tha nhân. Năm 1941, có một tù nhân trốn trại. Theo luật, 10 người sẽ phải chịu chết thế. Maximilian, tuy không trong số bị chọn nhưng thương cảm cho một tù nhân. Ngài đã bước tới và nói với viên sĩ quan: Tôi là linh mục Công Giáo. Tôi muốn chết thay cho người này. Tôi đã già. Ông ta còn vợ và các con. Viên sĩ quan do dự nhưng chấp nhận đề nghị. Sau hai tuần bị bỏ đói, Maximilian vẫn tỉnh thức cầu nguyện. Sau cùng, Ngài đã bị chích thuốc độc cho chết ngày 14 tháng 8, năm 1941. Ngài tin rằng sự chết sẽ biến đổi chứ không mất đi. Niềm tin của ngài xác tín như Cô Mácta: Cô Mácta thưa: "Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết." (Ga. 11.24).
Chúa Giêsu đã mở một kỷ nguyên mới trong niềm hy vọng. Sự sống này có cùng đích. Cuộc lữ hành trần thế chấm dứt khi chúng ta trút hơi thở cuối cùng, nhưng sự sống vẫn còn tồn tại chờ ngày được sống lại. Thánh Phaolô trong thơ gởi cho giáo đoàn Rôma đã viết: Thật vậy, vì chúng ta đã nên một với Đức Kitô nhờ được chết như Người đã chết, thì chúng ta cũng sẽ nên một với Người, nhờ được sống lại như Người đã sống lại (Rm.6,5). Nhờ đức tin hướng dẫn, chúng ta dõi bước theo các vị tiền nhân anh dũng. Sự hy sinh mạng sống và máu đào của các vị tử đạo đã trở nên nhân chứng hùng hồn vào sự sống mai hậu. Sự hy sinh cao cả và gương sáng của các Ngài là mối hy vọng liên kết chúng ta với Chúa Giêsu Phục sinh.
Giáo lý Công Giáo dạy rằng ngày tận thế mọi người sẽ được sống lại và ai nấy tùy theo công việc đã làm để lãnh nhận triều thiên hay bị luận phạt. Chúa Giêsu đã cảnh báo: "Vì Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm” (Mt. 16,27). Thiên Chúa sẽ thưởng phạt công minh theo lòng nhân hậu của Chúa. Trước ánh sáng chói lòa, tất cả mọi sự được phơi bày. Khi đó, chúng ta mới nhìn thấu suốt tâm tư trong con người thật của mình. Cũng như khi chúng ta mặc quần áo dơ dáy hay bê bối bẩn thỉu trong ánh đèn mờ thì ai cũng như ai. Khi ra giữa ánh sáng chói chan, chúng ta tự nhận biết sự yếu đuối, tội lỗi, dơ bẩn của thân phận mình. Khi đó lời của sách Châm Ngôn sẽ hiện thực: Thực thi công lý là niềm vui cho người công chính, nhưng là nỗi kinh hoàng cho kẻ bất lương (Cn.21,15).
Chúng ta chỉ còn biết cậy dựa vào lòng yêu thương nhân hậu của Chúa xin tha giảm phần phạt. Chúa không kết tội nhưng mà chính chúng ta sẽ cảm thấy không xứng đáng hiện diện trước nhan thánh Chúa. Với thân phận con người mỏng dòn và tội lỗi, chúng ta không xứng đáng chia phần triều thiên vinh quang. Công trạng của chúng ta không thể sinh ơn cứu độ nhưng chỉ nhờ vào lòng chỉ từ bi nhân hậu của Chúa. Thánh Vịnh ca ngợi: Quả thật Chúa là Đấng công chính, ưa thích điều chính trực; những kẻ sống ngay lành được chiêm ngưỡng Thánh Nhan (Tv.11,7).
Mừng Lễ Chúa Giêsu Phục Sinh là niềm vui mừng và hy vọng của chúng ta. Chúa Kitô là đầu nhiệm thể, Chúa đã đi qua cõi chết và bước vào sự sống. Chúa Kitô chính là của lễ đầu mùa dâng lên Thiên Chúa Cha. Chúa Kitô sống lại và đã về trời. Chúa đi trước để dọn chỗ cho chúng ta: Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em (Ga.14,1-2). Tin tưởng vào Chúa, chúng ta không còn sợ hãi chi. Hãy vững bước theo Chúa tới cùng!
Sự Phục Sinh là niềm khát khao và hy vọng của con người. Sự khao khát và niềm hy vọng này phải được thanh luyện, từng trải và phấn đấu không ngừng. Làm nhân chứng niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh đòi hỏi phải đối diện với sự đổi đời, hy sinh, đau khổ và kiên tâm chịu đựng. Muốn đạt tới vinh quang phục sinh, chúng ta không thể đi con đường nào khác ngoài con đường Chúa đã chỉ dạy. Thánh Gioan đã viết: Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ lời Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em (Ga. 15,20). Xem ra con đường Chúa đã đi có ít người muốn theo. Thật thế, ai trong chúng ta cũng muốn mang danh là Kitô Hữu, nhưng đời sống của chúng ta còn một khoảng cách rất xa với Lời Chúa dạy.
Nhìn qua lịch sử của Giáo Hội, chúng ta có thể học hỏi một số gương nhân chứng niềm tin đích thực. Các chứng nhân đã theo sát con đường thập giá của Chúa. Các Ngài là những tinh hoa anh dũng của niềm tin. Sách Khải Huyền của thánh Gioan đã trình bày: Hạnh phúc thay và thánh thiện dường nào kẻ được dự phần vào cuộc phục sinh thứ nhất này! Cái chết thứ hai không có quyền gì trên họ; nhưng họ sẽ là tư tế của Thiên Chúa và của Đức Kitô, họ sẽ hiển trị với Đức Kitô một ngàn năm ấy (Kh.20,6). Niềm tin vào sự sống lại nơi các nhân chứng là đã dám hy sinh đổ máu đào. Sau khi Chúa Giêsu hoàn tất cuộc khổ nạn, chịu chết, sống lại và lên trời. Các nhân chứng đầu tiên là thánh Phêrô và tiếp theo là các vị tông đồ đã minh chứng hùng hồn vào sự sống ngày sau. Hầu hết các Tông Đồ đã hy sinh mạng sống vì danh Chúa Kitô Phục Sinh. Khoảng năm 64, dưới thời Nero cấm đạo, Phêrô, vị chủ chăn tiên khởi của Giáo Hội đã bị bắt, tống giam và chịu cực hình khổ giá. Phêrô đã bị đóng đinh ngược đầu xuống đất.
Chúng ta nhớ câu truyện trên đường đi Giêrusalem, Chúa Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn của Ngài. Mẹ của hai tông đồ Gioan và Giâcôbê đã xin Chúa cho con của mình được ngồi bên tả và bên hữu Chúa. Chúa hỏi các ông có uống được chén mà Thầy sắp uống không? Các ông thưa: Được. Đức Giêsu bảo: "Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu. (Mc.10,39). Vị Tông đồ đầu tiên hưởng nếm chén đắng mà Chúa Giêsu đã hứa, đó là thánh Giacôbê. Ngài đã chịu chết vì đạo vào khoảng năm 44 AD. và lãnh triều thiên vinh hiển.
Cũng vào khoảng năm 64-67, Thánh Phaolô, vị Tông đồ dân ngoại, đã chịu biết bao nhiêu khổ hình trên đường truyền giáo. Phaolô thấm nhuần lời Chúa: Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa (Mt.5,11). Ngài bị tù đầy, đánh đập và giam cầm nhiều lần. Sau cùng Phaolô bị bắt tại Rôma và vì là công dân Rôma, Ngài đã lãnh triều thiên vinh quang được chặt đầu thay vì bị đóng đinh vào thập giá.
Sau khi Chúa Thăng Thiên, thánh Anrê tông đồ đã đi rao giảng Tin Mừng tại nước Hy Lạp. Theo sử gia Eusebius, không xác tín Ngài chết cách nào nhưng theo truyền thống kể lại Ngài bị trói vào thập giá hình chữ X. Hình chữ X rất phổ biến qua nhiều thế kỷ của nghệ thuật thánh giá với hình thập giá X. Ngài trung tín với lời Chúa đã hứa ban sự sống: Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế (Mt.5,12).
Hai phụ nữ Perpetua và Felicita can đảm tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu và chối từ dâng của lễ cho thần Rôma. Các Ngài đã bị kết án tử hình. Lúc đầu Felicita được hoãn lại vì đang mang thai, sau khi sanh non bé gái ba ngày, thì bị hành xử cùng với Perpetua. Các Ngài bị vứt cho thú dữ đói mồi cắn xé. Các Ngài được phúc tử đạo ngày 7 tháng 3, 203. Thánh Phaolô đã loan báo rằng: Việc kẻ chết sống lại cũng vậy: gieo xuống thì hư nát, mà trỗi dậy thì bất diệt (1Cor. 15,42).
Lôrensô là thầy phó tế đã chịu chết 4 ngày sau Đức Giáo Hoàng Sixtus năm 258. Thầy rất can đảm và một lòng cậy trông vào Chúa. Giữa những khổ đau bị thiêu sống trên giường sắt, thầy Lôrensô vẫn giữ tâm hồn lạc quan và phấn khởi. Như lời Chúa Giêsu đã hứa: Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao (Mt.5,12). Niềm hy vọng sống lại ngày sau đã giải hóa mọi khổ đau mà Thầy phó tế phải chịu vì danh Chúa.
Tại Nhật Bản, ngay sau khi tin mừng được truyền rao trên mảnh đất Phù Tang, các tín hữu tiên khởi cũng đã chịu cảnh bắt bớ tù tội và chết chóc. Thánh Paul Mikki và 17 đồng bạn đã lãnh triều thiên tử đạo năm 1597. Các Ngài thuộc mọi thành phần từ trẻ 12, 13 tuổi đến những người trưởng thành. Họ là y sĩ, quân lính và giáo lý viên. Có tất cả 188 vị anh hùng tử đạo tại Nhật Bản đã được Giáo Hội phong thánh. Ngoài ra, còn vô số các tín hữu chịu bách hại và chịu chết vì danh Chúa. Họ sống và chết trong niềm tin vào Chúa Kitô. Sách Khải Huyền đã mở cửa giới thiệu: Đây, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến, và Ta đem theo lương bổng để trả cho mỗi người tuỳ theo việc mình làm (Kh. 22,12).
Vào thế kỷ thứ 19, tại nước Việt Nam, dưới triều đại các Vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và loạn Văn Thân, các Kitô Hữu đã trải qua một cuộc bách hại đức tin khủng khiếp. Đã có cả trên 100 ngàn tín hữu hy sinh mạng sống để bảo vệ đức tin vào Chúa Kitô phục sinh. Có nhiều người bị bách hại, tù đầy, phân sáp và trốn lánh sơ tán đi các nước láng giềng. Chúng ta không thể kể hết các cực hình mà tiền nhân của chúng ta phải chịu. Các Ngài bị giết chết bằng nhiều cách như: Xuy, trượng, đồ, lưu và tử. Xuy là đánh bằng roi: 10, 20, 30, 40 hay 50 roi chung cả đàn bà lẫn đàn ông. Trượng là đánh bằng gậy lớn. Đồ là đi khổ dịch. Lưu là phát vãng khỏi gia đình, xứ sở. Tử có nhiều loại như xử giảo là cắt cổ. Xử trảm là bị chém, bêu đầu gọi là khiêu. Xử lăng trì là bị chặt tay chân hoặc tùng xẻo. Xử bá đao là chém 100 nhát. Xử cấm cốc là để chịu đói. Xử thiêu sống và xử bị voi dầy…Các tín hữu đã chịu sự bách hại giống như thời Giáo Hội sơ khai như thánh Phaolô diễn tả: Vả lại, những ai muốn sống đạo đức trong Đức Kitô Giêsu, đều sẽ bị bắt bớ (1 Tm. 3,12). Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã hãnh diện với 117 vị đã được phong hiển thánh và chân phước Anrê Phú Yên.
Gần chúng ta hơn là vào thế kỷ thứ 20, khi quân Phátxít Đức tiêu diệt người Do Thái và bách hại đạo Công Giáo, tại nhà tù đã có những chứng nhân anh hùng hy sinh mạng sống bảo vệ sự sống của tha nhân. Năm 1941, có một tù nhân trốn trại. Theo luật, 10 người sẽ phải chịu chết thế. Maximilian, tuy không trong số bị chọn nhưng thương cảm cho một tù nhân. Ngài đã bước tới và nói với viên sĩ quan: Tôi là linh mục Công Giáo. Tôi muốn chết thay cho người này. Tôi đã già. Ông ta còn vợ và các con. Viên sĩ quan do dự nhưng chấp nhận đề nghị. Sau hai tuần bị bỏ đói, Maximilian vẫn tỉnh thức cầu nguyện. Sau cùng, Ngài đã bị chích thuốc độc cho chết ngày 14 tháng 8, năm 1941. Ngài tin rằng sự chết sẽ biến đổi chứ không mất đi. Niềm tin của ngài xác tín như Cô Mácta: Cô Mácta thưa: "Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết." (Ga. 11.24).
Chúa Giêsu đã mở một kỷ nguyên mới trong niềm hy vọng. Sự sống này có cùng đích. Cuộc lữ hành trần thế chấm dứt khi chúng ta trút hơi thở cuối cùng, nhưng sự sống vẫn còn tồn tại chờ ngày được sống lại. Thánh Phaolô trong thơ gởi cho giáo đoàn Rôma đã viết: Thật vậy, vì chúng ta đã nên một với Đức Kitô nhờ được chết như Người đã chết, thì chúng ta cũng sẽ nên một với Người, nhờ được sống lại như Người đã sống lại (Rm.6,5). Nhờ đức tin hướng dẫn, chúng ta dõi bước theo các vị tiền nhân anh dũng. Sự hy sinh mạng sống và máu đào của các vị tử đạo đã trở nên nhân chứng hùng hồn vào sự sống mai hậu. Sự hy sinh cao cả và gương sáng của các Ngài là mối hy vọng liên kết chúng ta với Chúa Giêsu Phục sinh.
Giáo lý Công Giáo dạy rằng ngày tận thế mọi người sẽ được sống lại và ai nấy tùy theo công việc đã làm để lãnh nhận triều thiên hay bị luận phạt. Chúa Giêsu đã cảnh báo: "Vì Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm” (Mt. 16,27). Thiên Chúa sẽ thưởng phạt công minh theo lòng nhân hậu của Chúa. Trước ánh sáng chói lòa, tất cả mọi sự được phơi bày. Khi đó, chúng ta mới nhìn thấu suốt tâm tư trong con người thật của mình. Cũng như khi chúng ta mặc quần áo dơ dáy hay bê bối bẩn thỉu trong ánh đèn mờ thì ai cũng như ai. Khi ra giữa ánh sáng chói chan, chúng ta tự nhận biết sự yếu đuối, tội lỗi, dơ bẩn của thân phận mình. Khi đó lời của sách Châm Ngôn sẽ hiện thực: Thực thi công lý là niềm vui cho người công chính, nhưng là nỗi kinh hoàng cho kẻ bất lương (Cn.21,15).
Chúng ta chỉ còn biết cậy dựa vào lòng yêu thương nhân hậu của Chúa xin tha giảm phần phạt. Chúa không kết tội nhưng mà chính chúng ta sẽ cảm thấy không xứng đáng hiện diện trước nhan thánh Chúa. Với thân phận con người mỏng dòn và tội lỗi, chúng ta không xứng đáng chia phần triều thiên vinh quang. Công trạng của chúng ta không thể sinh ơn cứu độ nhưng chỉ nhờ vào lòng chỉ từ bi nhân hậu của Chúa. Thánh Vịnh ca ngợi: Quả thật Chúa là Đấng công chính, ưa thích điều chính trực; những kẻ sống ngay lành được chiêm ngưỡng Thánh Nhan (Tv.11,7).
Mừng Lễ Chúa Giêsu Phục Sinh là niềm vui mừng và hy vọng của chúng ta. Chúa Kitô là đầu nhiệm thể, Chúa đã đi qua cõi chết và bước vào sự sống. Chúa Kitô chính là của lễ đầu mùa dâng lên Thiên Chúa Cha. Chúa Kitô sống lại và đã về trời. Chúa đi trước để dọn chỗ cho chúng ta: Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em (Ga.14,1-2). Tin tưởng vào Chúa, chúng ta không còn sợ hãi chi. Hãy vững bước theo Chúa tới cùng!
Tin mừng Phục Sinh
Lm Giacôbê Tạ Chúc
10:01 23/04/2011
Khi nói về sự kiện Phục sinh, Đức Thánh Cha Bênêđictô 16, trong tác phẩm: “Đức Giêsu thành Nazareth” có nhận định : “Sự Phục sinh, như người ta nói là một ẩn dụ, nhưng ý nghĩa của ẩn dụ ấy, như P. Ricoeur đã làm sáng tỏ không phải là nói một sự việc khác với thực tại, mà nói về thực tại, điều không thể nói khác được. Sự Phục sinh tự nó được đặt ở thềm biên giới hay thậm chí ngòai thời gian, ngòai không gian và do đó ngòai lịch sử, nhưng có một cái gì đó xảy ra trong thời gian và trong không gian mà nhà sử học phải giải thích. Có hai sự kiện để cung cấp cho nhà sử học xem xét và cho phép ông nói về sự phục sinh: trước hết đó là đức tin của các môn đệ, một đức tin bất thần và không thể giải thích, ngoan cường đến mức kháng cự lại cả mọi thử thách trong tử đạo để làm chứng; thứ đến là sự giải thích về đức tin mà những kẻ trong cuộc, tức là các môn đệ, đã để lại cho chúng ta” ( trang 16 ).
Đức tin của các môn đệ
Cả bốn Tin mừng đều thuật lại biến cố phục sinh, ngôi mộ trống, và những lần Đức Giêsu Phục sinh hiện ra với họ. Ở Thánh sử Matthêu, chương cuối cùng,ngài đã thuật lại sự kiện ngôi mộ trống (Mt 28,1–8 ); Đức Giêsu hiện ra với mấy chị em phụ nữ trên đường các bà ra viếng mộ( Mt 28,9 –10); Tại biển hồ Ga-li-lê, Chúa Giêsu hiện ra với mười một môn đệ (Mt 28,16 – 20). Tin mừng của thánh sử Marcô cũng nói về sự kiện ngôi mộ trống và các phụ nữ được thấy Chúa Giêsu Phục sinh (Mc16,1-8 ). Phúc âm của Marcô còn tóm tắt lại các cuộc hiện ra của chúa Giêsu sau khi Ngài từ cõi chết sống lại để minh chứng cho sứ điệp Phục sinh( Mc 16, 9–19). Còn Luca, ngòai những biến cố mà tin mừng Matthêu và Marcô đã ghi lại (ngôi mộ trống, hiện ra với các phụ nữ, với các Tông đồ ), Luca còn thuật lại một câu chuyện rất ấn tượng của hai môn đệ trên đường đi về làng Em-mau( Lc 24 ,13 – 35). Sau cùng là sứ điệp phục sinh từ đôi cánh chim phượng hòang, Thánh Gioan tông đồ, mà khi nhắc đến ngài, ai cũng biết đó là “người học trò cưng của chúa Giêsu”. Cũng như các Thánh sử khác, Gioan cũng ghi nhận sự kiện phục sinh qua Ngôi mộ trống (Ga 20 1 – 9 ), Đấng Phục sinh hiện ra với Maria Mác-đa-la (Ga 20 , 11-18 ). Khác với tin mừng Nhất lãm, Gioan thuật lại hai lần hiện ra sau cùng cũng vào ngày sabath, một lần Tô-ma vắng mặt và một lần có mặt Tô-ma (Ga 20,19 – 28) .
Những kẻ trong cuộc giải thích
Thật vậy, phải có một cái gì đó bất thường xảy đến với những con người nhát đảm và yếu tin, để thay đổi cả một não trạng sợ sệt của họ. Đức Giêsu chết đã đặt vào cuộc đời của họ một dấu kết, như trong phần kết của một bản nhạc. Nếu không có một cuộc gặp gỡ diện đối diện với Đấng phục sinh thì e rằng một dòng chữ để lại cũng khó chứ phương chi cả một kho tàng như bốn phúc âm của các ngài. Quả thực Đức Giêsu đã đụng chạm đến các Tông đồ, sau khi từ cõi chết sống lại. Có như thế các tông đồ mới đủ bản lãnh để công bố Tin mừng Phục sinh cho nhân lọai, sách Công Vụ Tông Đồ chứng tỏ cho chúng ta thấy rõ điều đó, bài giảng đầu tiên của Thánh Phêrô đã dẫn đưa hơn ba ngàn người gia nhập Hội thánh( Cvtđ 2 , 37 – 41).
Mãi mãi biến cố Phục sinh vẫn sống động và hùng hồn trôi theo dòng chảy của thời gian và không gian, trên dòng chảy bất tận của các tư tưởng, các trào lưu, các ý thức hệ mà con người đặt vào, thì vĩnh cửu Đức Giêsu Kitô vẫn là một: Alpha và Ômêga nghĩa là: khởi nguyên và cùng tận của lịch sử cứu độ.
Đức tin của các môn đệ
Cả bốn Tin mừng đều thuật lại biến cố phục sinh, ngôi mộ trống, và những lần Đức Giêsu Phục sinh hiện ra với họ. Ở Thánh sử Matthêu, chương cuối cùng,ngài đã thuật lại sự kiện ngôi mộ trống (Mt 28,1–8 ); Đức Giêsu hiện ra với mấy chị em phụ nữ trên đường các bà ra viếng mộ( Mt 28,9 –10); Tại biển hồ Ga-li-lê, Chúa Giêsu hiện ra với mười một môn đệ (Mt 28,16 – 20). Tin mừng của thánh sử Marcô cũng nói về sự kiện ngôi mộ trống và các phụ nữ được thấy Chúa Giêsu Phục sinh (Mc16,1-8 ). Phúc âm của Marcô còn tóm tắt lại các cuộc hiện ra của chúa Giêsu sau khi Ngài từ cõi chết sống lại để minh chứng cho sứ điệp Phục sinh( Mc 16, 9–19). Còn Luca, ngòai những biến cố mà tin mừng Matthêu và Marcô đã ghi lại (ngôi mộ trống, hiện ra với các phụ nữ, với các Tông đồ ), Luca còn thuật lại một câu chuyện rất ấn tượng của hai môn đệ trên đường đi về làng Em-mau( Lc 24 ,13 – 35). Sau cùng là sứ điệp phục sinh từ đôi cánh chim phượng hòang, Thánh Gioan tông đồ, mà khi nhắc đến ngài, ai cũng biết đó là “người học trò cưng của chúa Giêsu”. Cũng như các Thánh sử khác, Gioan cũng ghi nhận sự kiện phục sinh qua Ngôi mộ trống (Ga 20 1 – 9 ), Đấng Phục sinh hiện ra với Maria Mác-đa-la (Ga 20 , 11-18 ). Khác với tin mừng Nhất lãm, Gioan thuật lại hai lần hiện ra sau cùng cũng vào ngày sabath, một lần Tô-ma vắng mặt và một lần có mặt Tô-ma (Ga 20,19 – 28) .
Những kẻ trong cuộc giải thích
Thật vậy, phải có một cái gì đó bất thường xảy đến với những con người nhát đảm và yếu tin, để thay đổi cả một não trạng sợ sệt của họ. Đức Giêsu chết đã đặt vào cuộc đời của họ một dấu kết, như trong phần kết của một bản nhạc. Nếu không có một cuộc gặp gỡ diện đối diện với Đấng phục sinh thì e rằng một dòng chữ để lại cũng khó chứ phương chi cả một kho tàng như bốn phúc âm của các ngài. Quả thực Đức Giêsu đã đụng chạm đến các Tông đồ, sau khi từ cõi chết sống lại. Có như thế các tông đồ mới đủ bản lãnh để công bố Tin mừng Phục sinh cho nhân lọai, sách Công Vụ Tông Đồ chứng tỏ cho chúng ta thấy rõ điều đó, bài giảng đầu tiên của Thánh Phêrô đã dẫn đưa hơn ba ngàn người gia nhập Hội thánh( Cvtđ 2 , 37 – 41).
Mãi mãi biến cố Phục sinh vẫn sống động và hùng hồn trôi theo dòng chảy của thời gian và không gian, trên dòng chảy bất tận của các tư tưởng, các trào lưu, các ý thức hệ mà con người đặt vào, thì vĩnh cửu Đức Giêsu Kitô vẫn là một: Alpha và Ômêga nghĩa là: khởi nguyên và cùng tận của lịch sử cứu độ.
Thứ bảy Tuần Thánh - lễ Vọng Phục Sinh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:30 23/04/2011
THỨ BẢY TUẦN THÁNH
VỌNG PHỤC SINH
Tin mừng: Mt 28, 1-10.
“Người đã trỗi dậy và đi Ga-li-lê trước các ông”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là lễ Vọng Phục Sinh, lễ mừng Chúa Giê-su từ trong mồ đá sống lại khải hoàn, một tin vui và niềm hy vọng lại đến dạt dào nơi những kẻ tin vào Ngài, đó là Mẹ Ma-ri-a, các môn đệ và những người yêu mến Ngài.
Trong niềm vui phục sinh với Chúa Giê-su, tôi xin chia sẻ với anh chị em về sự Phục Sinh của Chúa Giê-su liên quan mật thiết đến sự sống hằng ngày của chúng ta.
Chết liên lỉ và sống lại hằng ngày.
Ve sầu hỏi Chúa tạo vật:
-“Có thứ gì vừa có đầy đủ sức sống, nhưng đồng thời cũng có đủ sự chết không?”
- “Có chứ”- Chúa tạo vật trả lời tiếp: “Hạt giống của lúa, lúa mì và tất cả các hạt, chúng nó đều là vừa sống vừa chết; vừa chết vừa sống” (1) .
Chúa Giê-su đã sống lại như lời Ngài đã nói trước, đó là một niềm tin và là một sự thật, Ngài đã sống lại sau khi bị đóng đinh vào thập giá, chết, và táng xác trong mộ đá, đó là tất cả niềm tin của chúng ta, như lời thánh Phao-lô đã quả quyết rằng nếu Đức Ki-tô chết đi mà không sống lại, thì chúng ta –những kẻ tin- là những người vô phúc nhất. Nhưng Ngài đã sống lại.
Chúa Giê-su là hạt giống Nước Trời được gieo vào thế gian vừa có đủ sự chết nên Ngài đã chết, vừa có đủ sự sống nên Ngài đã sống lại, sự sống lại này là một bằng chứng hùng hồn nhất: Chúa Giê-su chính là Thiên Chúa, là Đấng cứu chuộc trần gian. Ngài đã sống lại và đang ở trong mỗi người chúng ta, để làm cho chúng ta, nhờ bí tích Thanh Tẩy và Hòa Giải cũng được sống lại với Ngài trong từng giây phút của cuộc đời mình.
Anh chị em thân mến,
Phụng vụ đêm nay có nhiều nghi thức, mỗi một nghi thức đều ăn khớp với nhau, từ Cựu ước đến Tân ước, tất cả đều có liên quan đến Chúa Giê-su cứu thế, để cho chúng ta hiểu được kế hoạch tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại vĩ đại dường nào.
Mỗi giây phút trong cuộc đời của chúng ta đều có sự chết và phục sinh của Chúa Giê-su: khi chúng ta hy sinh, chúng ta hãm mình là chúng ta chết cho tội và sống trong ân sủng của Thiên Chúa; khi chúng ta nhịn nhục, khi chúng ta phục vụ là chúng ta chết cho cái tôi và sống lại trong Thần Khí của Chúa Giê-su...
Không phải chỉ đúng ngày lễ Phục Sinh chúng ta mới “sống lại”, nhưng tình yêu của Chúa Giê-su thôi thúc chúng ta chết và sống lại mỗi ngày, bởi vì mỗi người trong chúng ta là những mảnh đất tốt để hạt giống Lời Chúa nẩy mầm, và phát triển ảnh hưởng đến môi trường chung quanh chúng ta.
Người ta sẽ không biết Chúa Giê-su chết như thế nào và sống lại ra sao, nếu mỗi người trong chúng ta –người Ki-tô hữu- không đem đời sống của mình ra để làm chứng cho Chúa Giê-su Phục Sinh, mà chứng cớ sống động nhất chính là chúng ta sống như Chúa Giê-su đã sống, đó là: yêu thương, phục vụ và tha thứ cho nhau- Alleluia.
Xim Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
(1) Trích trong “Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
VỌNG PHỤC SINH
Tin mừng: Mt 28, 1-10.
“Người đã trỗi dậy và đi Ga-li-lê trước các ông”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là lễ Vọng Phục Sinh, lễ mừng Chúa Giê-su từ trong mồ đá sống lại khải hoàn, một tin vui và niềm hy vọng lại đến dạt dào nơi những kẻ tin vào Ngài, đó là Mẹ Ma-ri-a, các môn đệ và những người yêu mến Ngài.
Trong niềm vui phục sinh với Chúa Giê-su, tôi xin chia sẻ với anh chị em về sự Phục Sinh của Chúa Giê-su liên quan mật thiết đến sự sống hằng ngày của chúng ta.
Chết liên lỉ và sống lại hằng ngày.
Ve sầu hỏi Chúa tạo vật:
-“Có thứ gì vừa có đầy đủ sức sống, nhưng đồng thời cũng có đủ sự chết không?”
- “Có chứ”- Chúa tạo vật trả lời tiếp: “Hạt giống của lúa, lúa mì và tất cả các hạt, chúng nó đều là vừa sống vừa chết; vừa chết vừa sống” (1) .
Chúa Giê-su đã sống lại như lời Ngài đã nói trước, đó là một niềm tin và là một sự thật, Ngài đã sống lại sau khi bị đóng đinh vào thập giá, chết, và táng xác trong mộ đá, đó là tất cả niềm tin của chúng ta, như lời thánh Phao-lô đã quả quyết rằng nếu Đức Ki-tô chết đi mà không sống lại, thì chúng ta –những kẻ tin- là những người vô phúc nhất. Nhưng Ngài đã sống lại.
Chúa Giê-su là hạt giống Nước Trời được gieo vào thế gian vừa có đủ sự chết nên Ngài đã chết, vừa có đủ sự sống nên Ngài đã sống lại, sự sống lại này là một bằng chứng hùng hồn nhất: Chúa Giê-su chính là Thiên Chúa, là Đấng cứu chuộc trần gian. Ngài đã sống lại và đang ở trong mỗi người chúng ta, để làm cho chúng ta, nhờ bí tích Thanh Tẩy và Hòa Giải cũng được sống lại với Ngài trong từng giây phút của cuộc đời mình.
Anh chị em thân mến,
Phụng vụ đêm nay có nhiều nghi thức, mỗi một nghi thức đều ăn khớp với nhau, từ Cựu ước đến Tân ước, tất cả đều có liên quan đến Chúa Giê-su cứu thế, để cho chúng ta hiểu được kế hoạch tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại vĩ đại dường nào.
Mỗi giây phút trong cuộc đời của chúng ta đều có sự chết và phục sinh của Chúa Giê-su: khi chúng ta hy sinh, chúng ta hãm mình là chúng ta chết cho tội và sống trong ân sủng của Thiên Chúa; khi chúng ta nhịn nhục, khi chúng ta phục vụ là chúng ta chết cho cái tôi và sống lại trong Thần Khí của Chúa Giê-su...
Không phải chỉ đúng ngày lễ Phục Sinh chúng ta mới “sống lại”, nhưng tình yêu của Chúa Giê-su thôi thúc chúng ta chết và sống lại mỗi ngày, bởi vì mỗi người trong chúng ta là những mảnh đất tốt để hạt giống Lời Chúa nẩy mầm, và phát triển ảnh hưởng đến môi trường chung quanh chúng ta.
Người ta sẽ không biết Chúa Giê-su chết như thế nào và sống lại ra sao, nếu mỗi người trong chúng ta –người Ki-tô hữu- không đem đời sống của mình ra để làm chứng cho Chúa Giê-su Phục Sinh, mà chứng cớ sống động nhất chính là chúng ta sống như Chúa Giê-su đã sống, đó là: yêu thương, phục vụ và tha thứ cho nhau- Alleluia.
Xim Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
(1) Trích trong “Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Chuyện Phiếm Đạo Đời - Suy tư về lễ Phục Sinh 2011
Trần Ngọc Mười Hai
00:23 23/04/2011
Chuyện Phiếm Đạo Đời
(Lễ Phục Sinh 2011)
Yêu người như suối cuộn rừng sâu
như con tàu say gió, như con giun ngước lên trời,
Yêu trăng sao vời vợi, Làm sao nói được tình tôi.”
(Phạm Duy – Phượng Yêu)
(Gal 5: 22-23)
Yêu người mà lại bảo: “như suối cuộn rừng sâu”. “Như con tàu say gió”, “như giun con ngước lên trời”, thì có lẽ mọi người chỉ thấy trong thi ca, và âm nhạc, thôi. Trên đời này, ngoài thi nhân và nhạc sĩ ra, đã mấy ai diễn tả bạo đến thế, về tình yêu?
Bạo như thế, vẫn chưa đủ nghệ sĩ lão làng nhà ta hôm nay còn thêm đôi câu hát đẹp hơn nữa. Đẹp, chẳng vì nghệ sĩ không chỉ nói yêu người và yêu Phượng của ông thôi, mà còn nói yêu nhiều thứ khác, như:
“Yêu người, yêu Phượng,
yêu hoa đầu mùa yêu màu rực rỡ, yêu em mù loà
yêu bằng tiếng nói đơn sơ.
Yêu người, yêu cả cơn mơ rụt rè,
Yêu bằng gió núi qua khe gập gềnh
Yêu bằng tiếng hát yêu tinh…”
(Phạm Duy – bđd)
Nói yêu người, thì hầu như thi nhân nghệ sĩ vẫn nói và hát bằng tiếng “rất yêu tinh”. Lình bình. Như cơn mơ. Thế còn, nhà Đạo thì sao? Nhà Đạo ư? Trả lời câu hỏi này, thật không dễ. Riêng bần đạo, chỉ mỗi nói: không dám đâu! Thật tình, bần đạo chẳng biết nói thế nào cho phải lẽ. Chỉ dám dùng lời lẽ của các đấng bậc vị vọng ở nhà Đạo để cảm kích. Có thế thôi.
Về chữ yêu, rất diễm kiều, nhà Đạo mình nói cũng nhiều. Trả lời, thật không thiếu. Nhưng, có đấng bậc nọ không trả lời cho người trẻ đang yêu vẫn muốn hỏi đôi điều bằng “tiếng nói đơn sơ”, “như cơn mơ”, “rụt rè” nghe rất khẽ. Và, chắc rằng người trẻ ở đây là nhân vật đang nổi bật, nên câu trả lời của đấng bậc nghe cũng mạnh. Mạnh, như thư điện của tác giả mang tên Michael McGirr, gửi đến công nương Kate Middleton, vợ hiền thân yêu của hoàng tử Williams nuớc Anh, như sau:
“Kính gửi Cô Middleton thân mến,
Trước hết, xin cảm ơn cô đã có thư hỏi đôi điều về việc cử hành lễ cưới tại nguyện đường nhà trường chúng tôi vào tháng Tư năm 2011. Tiện đây, xin cho tôi được phép có đôi giòng hồi đáp, như sau:
Thật ra, thì nguyện đường mà cô ngỏ ý muốn cử hành lễ cưới rất thân mật cho cô và hoàng tử Williams, vẫn có chỗ cho 200 khách quí tham dự. Nghĩa là, cũng đủ để bạn bè/người thân của cô và hoàng gia thân hành đặt chân đến. Bạn bè tôi nói ở đây, không tính các thân hữu ghi danh trên “facebook”, của cô. Bởi, ta có định nghĩa thế nào đi nữa, thì các người ấy vẫn không thể là bạn theo nghĩa đích thực được.
Hiềm một nỗi, là nhà ăn của trường lại không mở cửa vào dịp nghỉ học kỳ ở đây. Chính vì thế, cô cũng nên tính đến chuyện tìm người nấu nướng và lo ẩm thực cho quan viên hai họ. Địa phương chúng tôi ở, chỉ có một vài quán xá nhỏ bán bánh “pizza” giao tận nhà, mà theo tôi chỉ thích hợp cho bữa ăn nhẹ ngoài trời sau lễ cưới, mà thôi.
Trong thư, cô có đề cập đến ao ước của cô là đám cưới mình chỉ một lần cho trăm năm, nên phải đặc biệt. Tôi không thấy có vấn đề gì trong chuyện này hết. Chỉ biết rằng, đám cưới nào cũng là đám cưới đặc biệt đối với đôi tân hôn. Có đặc biệt, nên hai họ mới đồng ý cho cưới.
Cô cũng bảo, người yêu cô là hoàng tử còn rất trẻ. Và, cô yêu anh ấy rất mực. Điều đó thật tuyệt vời. Học sinh lớp 10 của tôi cũng vừa hoàn tất luận văn nhỏ bàn về tình thân thương mật thiết trong quan hệ yêu đương với mọi người. Tôi dám chắc rằng: các học trò nhỏ ở trường đây có thể kể cho cô nghe về tình tiết của nhiều truyện yêu đương, sau 20 năm trường dài đằng đẵng, khi ấy đối với họ: có còn chứng tỏ được hay không với người mình yêu là “hoàng tử của lòng em”, đó mới thành chuyện. Riêng tôi, vẫn tin rằng cô sẽ là người thành đạt chuyện ấy.
Cô còn nói: cô đang đi bước trước hiện thực một đám cưới rất huyền thoại, giống hệt truyện cổ tích. Về điểm này, tôi thật tình chưa hiểu ý của cô cho lắm. Điều mà mọi người ở đây hiểu nhiều và hiểu rõ nhất, vẫn là: nguyện đường của chúng tôi hằng ngày vẫn treo đầy các câu nhắc về thực tại sống ở đời. Và, ý nghĩa của tình yêu đích thực còn có đủ mồ hôi, nước mắt cùng xương máu nữa. Tình yêu ấy, còn bao gồm cả 14 chặng đường gian khổ dính đầy chông gai và có cả thập giá hiện lên ở phía trước, sát bên cạnh. Tôi hy vọng, là nếu đến đây mà bỏ ra ít giây phút để suy và nghĩ về câu truyện tình tiết rất yêu đương có chạm khắc những ảnh hình, ngay trên đó, thì mới tốt.
Cô còn muốn biết rõ nhận xét của riêng tôi về chiếc áo cưới lộng lẫy cô sẽ mặc vào giờ lễ, thì tôi chỉ dám thưa với cô rằng: tôi luôn thấy nó rất đẹp, và lộng lẫy. Tôi cũng cảm thông với cô trong quan ngại về nơi cử hành lễ, không biết có gần kề phương tiện di chuyển công cộng không, để người đến dự thấy thoải mái. Thật tình mà nói, thì nguyện đường nơi đây có may mắn được nằm sát ga xe lửa, nên cũng tiện cho những người không đủ điều kiện để sắm xe riêng dùng cho một lễ cưới mà thôi.
Tôi cũng hiểu được ý của cô khi so sánh nguyện đường này với các nhà thờ khác để cô còn lựa chọn. Tôi thật sự không rành lắm về các nguyện đường thuộc dòng tu đây đó, như tu viện Westminster, nhưng tôi biết chắc chắn một điều là: địa phương nơi đây không có mộ phần hoặc lăng tẩm của vua quan lãnh chúa, vào thời trước. Muốn tìm đến các di tích này, chắc cô phải ghé các cổ mộ hoặc thành lũy xưa cũ mới tìm thấy.
Cửa ngõ của nguyện đường nơi đây, chỉ rộng cỡ 2 mét là tối đa, nên nếu có ai đội mũ mão gì rộng và lớn hơn, thì xin cô nhắn với các vị ấy muốn vào lọt, cũng nên bẻ quẹo đôi chút, là được ngay.
Bà con nếu tham dự lễ ở đây, có thể sẽ được mời ghé tham quan trường học và lưu lại tại khuôn viên cầu nguyện chừng dăm ba phút, là nhiều lắm. Ở nơi đó, thường là nơi chốn để học sinh hoặc giáo chức ghé viếng nguyện cầu cho người thân thuộc hoặc khách lạ nữa.
Vào nguyện đường, có thể là bà con cô bác sẽ phát hiện một vài cô cậu học trò nhỏ người non dạ vẫn vào đó để thầm thĩ với Chúa với Mẹ Hằng Cứu Giúp đôi ba điều vui vui chứ không xin, vào giờ nghỉ. Các em thầm thĩ để chứng tỏ mình vẫn tin vào Chúa, Mẹ như bao giờ. Bằng chứng là, mới tuần rồi, có em học sinh lớp 10 cũng vào nơi tôn nghiêm ấy chỉ để kể cho Chúa nghe việc cô cậu gặp một lão ông ở Dịch Vụ Cộng Đồng hoặc viện Dưỡng Lão nào đó, mới biết được là lão ông từng là nạn nhân còn sống sót sau vụ cuồng sát của Đức Quốc Xã. Tuần trước đó, lại có em thuộc lớp khác cũng đến chia sẻ vào giờ lễ để kể cho mọi người tham dự về truyện phim sâu sắc có tựa đề là “The Incredibles”, tức đề tài mà em được học trong năm.
Nguyện đường của chúng tôi chủ yếu xây dựng ở niềm tin. Tin rằng: Chúa đích thân gặp gỡ hết mọi người. Ngài gặp, qua các biến cố thực tế trong đời người. Mà, biến cố nào cũng đeo mang một thử thách, đỡ nâng cốt tạo cho người đời thêm nghị lực để họ có thể sống. Bởi, Chúa vẫn phụ giúp con người vượt qua được mọi hãi sợ và tính hẹp hòi, vốn là bản chất của họ. Ở nơi đây, luôn có phần đất để mọi người có thể dựng xây quan hệ thân thương khả dĩ nương nhau mà sống. Chí ít, là trong hôn nhân.
Đó, cũng là lời cầu chúc cho cô và người yêu của cô đạt tương lai rất trong sáng.
Ký tên
Michael McGirr”
(x. Michael McGirr, A letter to Kate, The Australian Catholics Easter 2011, tr. 16)
Luận phiếm hôm nay, không chỉ phiếm và luận về yêu đương/hỏi cưới bậc vương giả nơi xứ người, rồi thôi. Nhưng, phiếm và luận nay còn để bạn và tôi, ta cứ thế mà đàm rồi mạn phiếm về “tiếng nói đơn sơ”, có “ước mơ”, rất rực rỡ. Có, lời thơ rất “yêu người”, “yêu Phượng”, thêm đôi câu:
“Yêu người xong, chết được ngày mai.
Yêu như loài ma quái,
đi theo ai tới chân trời.
Đi không ngơi kêu gào,
làm sao tránh được tình yêu.”
(Phạm Duy – bđd)
Yêu “như loài ma quái”, rồi “theo chân ai đến chân trời”, phải chăng là lối yêu đương chỉ thấy có ở thi ca/giòng nhạc của nghệ sĩ họ Phạm, thôi? Thế nhưng, nếu bảo rằng: “yêu người xong, chết được ngày mai”, có lẽ đây cũng là một trong những “phát giác kinh khủng” từ người nghệ sĩ từng kinh qua nhiều trải nghiệm trong đời. Nhà Đạo cũng thế, nhiều vị cũng đã kinh và nghiệm về thứ “yêu (đến) chết được ngày mai”, là sự thật. Sự thật về Tình Yêu ấy, nhà Đạo mình từng minh chứng bằng lời của thánh nhân tông đồ từng ghi chép:
“Không có tình yêu nào cao cả
hơn tình của người
đã hy sinh tính mạng
vì bạn hữu mình.”
(Ga 15: 13)
Đây là câu nói rất xác thực. Câu nói, được công nhận từ ngàn năm về trước. Và, sẽ còn được chứng thực cả ngàn năm, về sau. Và rồi, vấn đề ta cần phiếm thêm nhiều nữa, đó là: điều ấy có được người trong Đạo/ngoài đời đưa vào hiện thực cuộc sống, không?
Thế đó, là câu hỏi không cần trả lời. Bởi, trả lời là trả một lời cho ai? Để làm gì? Vì, “ai” đây vẫn là bản thể chân phương đơn độc, giống như mình. Nên, câu hỏi và trả lời, là để mỗi người tự cật vấn chính mình. Cật vấn, cho ra nhẽ, thế thôi.
Và hôm nay, trong phiếm luận nhiều ngày, có bạn đọc từng đọc khá nhiều “câu chuyện phiếm”, lại đã đề nghị một mạn đàm về cuốc sống có yêu đương của những người đương yêu, hay đương được nhà Đạo yêu cầu nhưng thương và yêu, mà bạn gọi là sống bác ái. Thật lòng, thì bần đạo không hay và cũng không quen dùng cụm từ “bác ái”, vì có vẻ nho nhã quá. Theo Hán Việt Từ Điển của tác giả nguyễn Văn Khôn, thì “bác ái” là: lòng nhân từ yêu tất cả mọi người, mọi vật.
Yêu một người, một vật cũng đã khó, huống hồ là mọi người, mọi vật. Khó, là bởi vì nếu bạn và tôi, ta đồng ý với câu rất thơ rằng: “yêu là chết trong lòng một ít”. Thì, “yêu mọi người, mọi vật” là thì chết trong lòng cũng khá nhiều. Chết, không chỉ là “chết được ngày mai” như nghệ sĩ hát. Mà là, chết tức khắc. Hoặc, chết trong gang tấc. Rất tức tưởi. Chí ít, là khi yêu thì vẫn yêu nhưng trong quá trình “yêu đến chết” ấy, người trong cuộc gặp vài trở ngại như câu chuyện hỏi/thưa bên dưới:
“Kính thưa cha, con và bạn con là người trong Đạo. Hai đứa chúng con yêu nhau tha thiết muốn kéo dài tình yêu mãi đến thiên thu. Cho nên, để chứng tỏ tình yêu của mình rất chính đáng, hai đứa tụi con quyết định tiến tới hôn nhân, có lễ lạy ở nhà thờ. Ngặt một nỗi, bạn con muốn nhờ ca đoàn hát bản nhạc tình rất quen trong buổi lễ, lại bị linh mục từ chối bảo rằng: lời lẽ của bài hát không thích hợp vì không rút từ Kinh thánh. Vậy con xin hỏi: điều gì được phép điều gì không, trong lễ cưới?
Tuy chỉ là câu hỏi về những gì được phép làm trong lễ cưới, nhưng do bởi người hỏi cứ muốn đả động đến tình yêu vĩnh cửu của người nhà Đạo, gặp trắc trở. Bởi thế nên, vấn đề được hỏi cũng lại được chuyển đến đấng bậc rất vị vọng, chọn lời đối đáp, cho chính mạch. Và lời lẽ rất chính và rất mạch, là như sau:
“Qua câu hỏi của anh chị, tôi thấy có nhiều điều nảy sinh khiến cả hai phía: phía vợ chống sắp cưới lẫn phía chủ trì lễ cưới, cả hai đều quan ngại. Bởi thế nên, tôi xin trả lời bốn điểm mà xem ra nhiều người thắc mắc hơn cả.
Điểm thứ nhất, về các bài đọc trong lễ cưới. Về chuyện này, nguyên tắc chung vẫn quyết rằng: trong bất cứ buổi cử hành phụng vụ nào cũng thế -như thánh lễ, hoặc nghi thức cử hành bí tích hôn phối, lễ cầu hồn, vv.. – chỉ có bài đọc nào rút từ Kinh thánh mới được phép, thôi.
Mới đây, tông thư Verbum Domini (Lời của Chúa), Đức Bênêđíchtô 16 xác nhận rằng trong phụng vụ “các bài đọc được rút từ Sách Thánh không bao giờ được phép thay thế bằng bất cứ bản văn nào khác, dù súc tích. Dù đó có là quan điểm mục vụ hay linh đạo, cũng thế. Bởi, không một bản văn linh đạo hoặc văn chương/tu đức nào khác có thể sánh tày với giá trị Lời Chúa rất phong phú chất chứa trong Sách thánh. Đây, là điều luật của Hội thánh có từ thời xưa, cần được duy trì cho nghiêm túc.” (chú thích 69)
Vấn đề này cũng là lẽ thường tình. Bởi, chính Thiên Chúa nói với con người, Ngài nói qua Sách thánh của Ngài; và Giáo hội muốn ta được nghe những gì Ngài cần nói, từ Sách ấy. Lễ cưới, cũng giống như mọi nghi thức phụng vụ khác, là cơ hội thuận tiện để ta lắng nghe Lời Ngài. Thế nên, mọi bài đọc trong buổi lễ, nếu không là những bài rút từ Sách thánh, đều không được phép sử dụng vào buổi ấy. Giả như đôi tình nhân làm lễ cưới muốn đọc bài nào đó có nguồn từ ngoài đời, thì cũng chẳng có gì ngăn trở họ hết, chỉ mỗi việc là, hãy để bài ấy vào giờ cuối khi thánh lễ kết thúc hoặc đưa vào buổi tiếp tân ở nhà hàng, cũng là điều nên làm.
Điểm thứ hai, là việc chọn ca khúc để hát trong lễ cưới. Hiện nay, vẫn thường thấy danh sách chính thức gồm các ca vịnh được phép hát hay cấm không được hát trong các buổi phụng vụ, thường thì các ca khúc sử dụng phải có nội dung đạo đức hoặc linh thiêng khả dĩ thích hợp với buổi cử hành nghi thức ở nhà thờ. Chính vì lý do này, mà các bài hát thông dụng ở ngoài đời thưòng không mấy thích hợp với việc phụng thờ. Nhiều giáo xứ có sẵn các vị nhạc trưởng hoặc ca trưởng phụ trách hát xướng ở nhà thờ, là những người có thể giúp cho đôi tân hôn chọn bài nào họ thích.
Ngoài các thánh vịnh/bài ca ra, còn có một số nhạc cụ tuy không xứng hợp lắm với thánh nhạc , nhưng cũng có giá trị nào đó về linh đạo, có thể dùng vào lễ cưới. Trong số đó, có thể kể đến như Hành khúc cho cô dâu của Wagner, Hành khúc Lễ cưới của Mendelsohn, bản Canon cung Rê trưởng của Pachelbel, hoặc Giai điệu của John Sebastian Bach rút từ tấu khúc số 3, vv…
Điểm thứ ba ta cần bàn, là: công thức trao đời lời thuận thảo. Một số đôi tân hôn có lẽ cũng từng nghe những lời thề nguyền theo công thức đặc biệt dành cho lễ cưới, hoặc họ cũng có thể sáng tác cho riêng vợ chồng mình. Dù công thức trao đổi sự thuận thảo tự nó đã thích hợp, việc trao đổi cho nhau lời thề nguyền thuận thảo là động thái thiết yếu qua đó hai người trao cho nhau trong lễ cưới. Nhưng, vẫn là điều cần thiết nếu lời thề nguyền trao nhau ấy đã được Hội thánh chuẩn thuận. Để cho đám cưới không bị trở ngại về tính cách có hiệu lực hay không, hiện vẫn có hai mẫu thề nguyền ghi trong sách “Nghi thức Lễ Cưới” để ở phòng thánh mỗi nhà thờ, đôi tân hôn có thể hỏi cha chủ sự để chọn lựa.
Điểm thứ tư, là nơi ký giấy hôn thú cũng như gấy tờ nào khác vào cuối lễ cưới. Có một số lễ cưới, nhiều vị chủ sự hoặc đôi tân hôn yêu cầu ký giấy tờ ngay trên bàn thờ, đó là điều Giáo hội nghiêm cấm.Lý do, là bởi bàn thờ làm lễ không chỉ là bàn đơn thuần để ký kết. Bàn thờ tượng trưng chính Đức Kitô, đã được cung hiến, thế nên chỉ có các đồ vật thánh thiêng dùng trong phụng vụ mới được đặt lên đó.
Việc ký giấy hôn thú không phải là thành phần chính thức của phụng vụ lễ cưới, bởi thế cũng nên sử dụng một bàn nào khác, cho việc ấy. Cũng nên biết rằng, khi ai đó tận hiến chính mình cho Chúa trong nghi thức phụng vụ cần phải ký kết lời khấn hứa suốt đời mình trên bàn thờ, lý do là vì người ấy muốn tận hiến đời mình cho chính Chúa, mà bàn thờ tượng trưng cho chính mình Ngài, mới đúng lẽ. Trong lễ cưới, đôi tân hôn cam kết ăn đời ở kiếp với nhau, chứ không phải cho Chúa.
Nói tóm lại, đôi tân hôn có rất nhiều văn bản để đọc hoặc ca khúc để hát, họ đều có thể chọn lựa và phải tôn trọng luật của Hội thánh và cũng nên quan tâm đến ao ước của vị chủ sự khi đưa ra sự chọn lựa.” (x. Lm John Flader, Question time, The Catholic Weekly 16/1/2011 , tr. 10)
Nói gì thì nói, nói như đấng bậc vị vọng rất chính mạch, là nói thế. Tức, nói có sách. Nhưng thực tế cuộc đời, tưởng đôi lúc cũng nên uyển chuyển cho nhẹ nhàng hơn để các đương sự không phải suy nghĩ nhiều. Chí ít, là suy và nghĩ chuyện yêu đương, hoặc đương yêu. Yêu đương, vẫn có nhiều thứ để nghĩ suy hơn, như truyện kể để minh hoạ, ở dưới đây:
“Ngày xưa có một anh chàng nhà nọ, gặp người con gái rất mỹ miều, thuỳ mị. Công dung ngôn hạnh đầy đủ cả. Mới gặp, anh đã đem lòng yêu mến, muốn cưới nàng làm vợ hiền. Cuối cùng, nàng nhận lời. Nhưng ra điều kiện với lang quân, là: mỗi năm phải để cho cô được vắng mặt, chỉ một ngày. Đi đâu, làm gì anh không được thắc mắc, điều tra hay tìm hiểu. Nghe thấy dễ, chành thanh niên liền đồng ý, chẳng đắn đo.
Cuộc sống đôi lứa trôi qua, khá lẹ. Chẳng khi nào thấy đôi vợ chồng này to tiếng cãi vã nhau. Nhất nhất đều thực hiện lời nguyền vào ngày cưới. Cho đến một hôm, khi cô nàng xin phép được vắng nhà như đã dặn, chàng trai mới sực nhớ là mình vì quá yêu đương nên hơi vội chăng? Vì lỡ hứa, nên đành chịu. Dù chàng trai cứ như ngồi trên lửa, đứng lên ngồi xuống vẫn thấy thời gian lê thê, quá dài ngày. Cuối cùng, đúng hẹn, người vợ hiền đã trở về, mọi việc cứ thế trôi qua êm ả, lặng lẽ, chẳng nghi ngờ.
Thời gian lặng lẽ trôi qua. Chẳng mấy chốc một năm nữa đã chợt đến. Và, người vợ hiền lại thực hiện lời nguyền/hứa lên đường vắng nhà, cả ngày trời. Cuộc sống vợ chồng vẫn như năm trước, chẳng có gì phải lo nghĩ. Duy, có mỗi sự việc là: cứ đúng một năm mười hai tháng sao vợ mình lại cứ phải đi vắng. Tính tò mò, chợt nổi lên, đức lang quân nhà mình bèn quyết định theo bám để điều tra.
Trong khi đó, người vợ hiền tin tưởng lòng thành của chồng, cứ thế cắm đầu tiến về phía trước, chẳng nghi ngờ chi. Đến tận bìa rừng, người chồng thấy vợ mình chui vào bụi rậm, rồi biến mất. Chờ mãi không thấy vợ quay ra, anh chồng bèn rón rén lại gần. Đến nơi, mới thấy chú rắn hổ đang cuốn mình lột xác. Bất chợt hoảng sợ, chàng trai vội cầm con dao đem theo mình, chem. Lia lịa. Rắn hổ chết gục trong vũng máu. Trước sự ngạc nhiên đến kinh hồn bạt ví, người chồng thấy chú rắn đã hiện nguyên hình của vợ hiền quằn quại trong vũng máu, hấp hối.
Nhớ lại, chàng trai mới tỉnh ngộ hiểu được rằng: thì ra, rắn hổ xin phép vắng mặt là để lột xác vứt bỏ mọi bực bõ, dồn nén suốt cả năm. Bỏ đi lớp da khô sần xùi cùng với nọc độc là những ưu tư phiền muộn của đời sống có lứa đôi. Bỏ được rồi, người vợ lại trở về với hình hài của thân phận vợ hiền dễ mến, quyết nhịn nhường chồng con, như đã thề. Người chồng nghĩ lại, chính vì tính tò mò, đa nghi đã khiến anh thất hứa, kết quả là: chính anh lại chuốc lấy khổ đau, của mất mát lớn. Mất đây, không chỉ người vợ xinh đẹp dịu hiền, mà còn chịu hậu quả của sự bội thề, là: khổ đau. Âu sầu. Mất bác ái.
Lời kết của người kể, đã không có hậu lại hơi quá. Hơi hơi quá, là bởi: trong cuộc đời, biết bao nhiêu người từng bội phản lời nguyền quyết “yêu người, yêu Phượng” hoặc yêu ai đó, bằng “tiếng nói đơn sơ”, bằng “gió núi qua khe gập ghềnh”, hoặc bằng “tiếng hát yêu tinh”, hơn mãng xà, cũng chẳng sao. Thậm chí có vị còn dựa vào câu kết của bài ca trên làm bí kíp sống, chống chế rằng:
“Yêu người, yêu có một lần thôi.
Xin yêu, dù gian dối
Xin yêu tôi, dẫu nghi ngờ
Khi bơ vơ còn nhiều
Thì đâu chối bỏ tình yêu.”
(Phạm Duy – bđd)
Là nhà Đạo, kết cuộc cho một tình yêu “đến chết được”, có lẽ phải là câu nói để đời từ Đấng thánh, hiền lành vẫn quả quyết:
“Không có tình yêu nào cao cả hơn tình của người
đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình.”
(Ga 15: 13)
Yêu như Thầy Chí Thánh căn dặn, không chỉ tỏ lộ với bạn bè người thân mà thôi. Nhưng phải với hết mọi người. Trong đời. Chính đó là ý nghĩa của cụm từ “bác ái”, rất trong Đạo.
Trần Ngọc Mười Hai
Nhiều khi cũng suy nghĩ
về hai chữ Bác ái
cả trong Đạo
lẫn ngoài đời.
(Lễ Phục Sinh 2011)
Yêu người như suối cuộn rừng sâu
như con tàu say gió, như con giun ngước lên trời,
Yêu trăng sao vời vợi, Làm sao nói được tình tôi.”
(Phạm Duy – Phượng Yêu)
(Gal 5: 22-23)
Yêu người mà lại bảo: “như suối cuộn rừng sâu”. “Như con tàu say gió”, “như giun con ngước lên trời”, thì có lẽ mọi người chỉ thấy trong thi ca, và âm nhạc, thôi. Trên đời này, ngoài thi nhân và nhạc sĩ ra, đã mấy ai diễn tả bạo đến thế, về tình yêu?
Bạo như thế, vẫn chưa đủ nghệ sĩ lão làng nhà ta hôm nay còn thêm đôi câu hát đẹp hơn nữa. Đẹp, chẳng vì nghệ sĩ không chỉ nói yêu người và yêu Phượng của ông thôi, mà còn nói yêu nhiều thứ khác, như:
“Yêu người, yêu Phượng,
yêu hoa đầu mùa yêu màu rực rỡ, yêu em mù loà
yêu bằng tiếng nói đơn sơ.
Yêu người, yêu cả cơn mơ rụt rè,
Yêu bằng gió núi qua khe gập gềnh
Yêu bằng tiếng hát yêu tinh…”
(Phạm Duy – bđd)
Nói yêu người, thì hầu như thi nhân nghệ sĩ vẫn nói và hát bằng tiếng “rất yêu tinh”. Lình bình. Như cơn mơ. Thế còn, nhà Đạo thì sao? Nhà Đạo ư? Trả lời câu hỏi này, thật không dễ. Riêng bần đạo, chỉ mỗi nói: không dám đâu! Thật tình, bần đạo chẳng biết nói thế nào cho phải lẽ. Chỉ dám dùng lời lẽ của các đấng bậc vị vọng ở nhà Đạo để cảm kích. Có thế thôi.
Về chữ yêu, rất diễm kiều, nhà Đạo mình nói cũng nhiều. Trả lời, thật không thiếu. Nhưng, có đấng bậc nọ không trả lời cho người trẻ đang yêu vẫn muốn hỏi đôi điều bằng “tiếng nói đơn sơ”, “như cơn mơ”, “rụt rè” nghe rất khẽ. Và, chắc rằng người trẻ ở đây là nhân vật đang nổi bật, nên câu trả lời của đấng bậc nghe cũng mạnh. Mạnh, như thư điện của tác giả mang tên Michael McGirr, gửi đến công nương Kate Middleton, vợ hiền thân yêu của hoàng tử Williams nuớc Anh, như sau:
“Kính gửi Cô Middleton thân mến,
Trước hết, xin cảm ơn cô đã có thư hỏi đôi điều về việc cử hành lễ cưới tại nguyện đường nhà trường chúng tôi vào tháng Tư năm 2011. Tiện đây, xin cho tôi được phép có đôi giòng hồi đáp, như sau:
Thật ra, thì nguyện đường mà cô ngỏ ý muốn cử hành lễ cưới rất thân mật cho cô và hoàng tử Williams, vẫn có chỗ cho 200 khách quí tham dự. Nghĩa là, cũng đủ để bạn bè/người thân của cô và hoàng gia thân hành đặt chân đến. Bạn bè tôi nói ở đây, không tính các thân hữu ghi danh trên “facebook”, của cô. Bởi, ta có định nghĩa thế nào đi nữa, thì các người ấy vẫn không thể là bạn theo nghĩa đích thực được.
Hiềm một nỗi, là nhà ăn của trường lại không mở cửa vào dịp nghỉ học kỳ ở đây. Chính vì thế, cô cũng nên tính đến chuyện tìm người nấu nướng và lo ẩm thực cho quan viên hai họ. Địa phương chúng tôi ở, chỉ có một vài quán xá nhỏ bán bánh “pizza” giao tận nhà, mà theo tôi chỉ thích hợp cho bữa ăn nhẹ ngoài trời sau lễ cưới, mà thôi.
Trong thư, cô có đề cập đến ao ước của cô là đám cưới mình chỉ một lần cho trăm năm, nên phải đặc biệt. Tôi không thấy có vấn đề gì trong chuyện này hết. Chỉ biết rằng, đám cưới nào cũng là đám cưới đặc biệt đối với đôi tân hôn. Có đặc biệt, nên hai họ mới đồng ý cho cưới.
Cô cũng bảo, người yêu cô là hoàng tử còn rất trẻ. Và, cô yêu anh ấy rất mực. Điều đó thật tuyệt vời. Học sinh lớp 10 của tôi cũng vừa hoàn tất luận văn nhỏ bàn về tình thân thương mật thiết trong quan hệ yêu đương với mọi người. Tôi dám chắc rằng: các học trò nhỏ ở trường đây có thể kể cho cô nghe về tình tiết của nhiều truyện yêu đương, sau 20 năm trường dài đằng đẵng, khi ấy đối với họ: có còn chứng tỏ được hay không với người mình yêu là “hoàng tử của lòng em”, đó mới thành chuyện. Riêng tôi, vẫn tin rằng cô sẽ là người thành đạt chuyện ấy.
Cô còn nói: cô đang đi bước trước hiện thực một đám cưới rất huyền thoại, giống hệt truyện cổ tích. Về điểm này, tôi thật tình chưa hiểu ý của cô cho lắm. Điều mà mọi người ở đây hiểu nhiều và hiểu rõ nhất, vẫn là: nguyện đường của chúng tôi hằng ngày vẫn treo đầy các câu nhắc về thực tại sống ở đời. Và, ý nghĩa của tình yêu đích thực còn có đủ mồ hôi, nước mắt cùng xương máu nữa. Tình yêu ấy, còn bao gồm cả 14 chặng đường gian khổ dính đầy chông gai và có cả thập giá hiện lên ở phía trước, sát bên cạnh. Tôi hy vọng, là nếu đến đây mà bỏ ra ít giây phút để suy và nghĩ về câu truyện tình tiết rất yêu đương có chạm khắc những ảnh hình, ngay trên đó, thì mới tốt.
Cô còn muốn biết rõ nhận xét của riêng tôi về chiếc áo cưới lộng lẫy cô sẽ mặc vào giờ lễ, thì tôi chỉ dám thưa với cô rằng: tôi luôn thấy nó rất đẹp, và lộng lẫy. Tôi cũng cảm thông với cô trong quan ngại về nơi cử hành lễ, không biết có gần kề phương tiện di chuyển công cộng không, để người đến dự thấy thoải mái. Thật tình mà nói, thì nguyện đường nơi đây có may mắn được nằm sát ga xe lửa, nên cũng tiện cho những người không đủ điều kiện để sắm xe riêng dùng cho một lễ cưới mà thôi.
Tôi cũng hiểu được ý của cô khi so sánh nguyện đường này với các nhà thờ khác để cô còn lựa chọn. Tôi thật sự không rành lắm về các nguyện đường thuộc dòng tu đây đó, như tu viện Westminster, nhưng tôi biết chắc chắn một điều là: địa phương nơi đây không có mộ phần hoặc lăng tẩm của vua quan lãnh chúa, vào thời trước. Muốn tìm đến các di tích này, chắc cô phải ghé các cổ mộ hoặc thành lũy xưa cũ mới tìm thấy.
Cửa ngõ của nguyện đường nơi đây, chỉ rộng cỡ 2 mét là tối đa, nên nếu có ai đội mũ mão gì rộng và lớn hơn, thì xin cô nhắn với các vị ấy muốn vào lọt, cũng nên bẻ quẹo đôi chút, là được ngay.
Bà con nếu tham dự lễ ở đây, có thể sẽ được mời ghé tham quan trường học và lưu lại tại khuôn viên cầu nguyện chừng dăm ba phút, là nhiều lắm. Ở nơi đó, thường là nơi chốn để học sinh hoặc giáo chức ghé viếng nguyện cầu cho người thân thuộc hoặc khách lạ nữa.
Vào nguyện đường, có thể là bà con cô bác sẽ phát hiện một vài cô cậu học trò nhỏ người non dạ vẫn vào đó để thầm thĩ với Chúa với Mẹ Hằng Cứu Giúp đôi ba điều vui vui chứ không xin, vào giờ nghỉ. Các em thầm thĩ để chứng tỏ mình vẫn tin vào Chúa, Mẹ như bao giờ. Bằng chứng là, mới tuần rồi, có em học sinh lớp 10 cũng vào nơi tôn nghiêm ấy chỉ để kể cho Chúa nghe việc cô cậu gặp một lão ông ở Dịch Vụ Cộng Đồng hoặc viện Dưỡng Lão nào đó, mới biết được là lão ông từng là nạn nhân còn sống sót sau vụ cuồng sát của Đức Quốc Xã. Tuần trước đó, lại có em thuộc lớp khác cũng đến chia sẻ vào giờ lễ để kể cho mọi người tham dự về truyện phim sâu sắc có tựa đề là “The Incredibles”, tức đề tài mà em được học trong năm.
Nguyện đường của chúng tôi chủ yếu xây dựng ở niềm tin. Tin rằng: Chúa đích thân gặp gỡ hết mọi người. Ngài gặp, qua các biến cố thực tế trong đời người. Mà, biến cố nào cũng đeo mang một thử thách, đỡ nâng cốt tạo cho người đời thêm nghị lực để họ có thể sống. Bởi, Chúa vẫn phụ giúp con người vượt qua được mọi hãi sợ và tính hẹp hòi, vốn là bản chất của họ. Ở nơi đây, luôn có phần đất để mọi người có thể dựng xây quan hệ thân thương khả dĩ nương nhau mà sống. Chí ít, là trong hôn nhân.
Đó, cũng là lời cầu chúc cho cô và người yêu của cô đạt tương lai rất trong sáng.
Ký tên
Michael McGirr”
(x. Michael McGirr, A letter to Kate, The Australian Catholics Easter 2011, tr. 16)
Luận phiếm hôm nay, không chỉ phiếm và luận về yêu đương/hỏi cưới bậc vương giả nơi xứ người, rồi thôi. Nhưng, phiếm và luận nay còn để bạn và tôi, ta cứ thế mà đàm rồi mạn phiếm về “tiếng nói đơn sơ”, có “ước mơ”, rất rực rỡ. Có, lời thơ rất “yêu người”, “yêu Phượng”, thêm đôi câu:
“Yêu người xong, chết được ngày mai.
Yêu như loài ma quái,
đi theo ai tới chân trời.
Đi không ngơi kêu gào,
làm sao tránh được tình yêu.”
(Phạm Duy – bđd)
Yêu “như loài ma quái”, rồi “theo chân ai đến chân trời”, phải chăng là lối yêu đương chỉ thấy có ở thi ca/giòng nhạc của nghệ sĩ họ Phạm, thôi? Thế nhưng, nếu bảo rằng: “yêu người xong, chết được ngày mai”, có lẽ đây cũng là một trong những “phát giác kinh khủng” từ người nghệ sĩ từng kinh qua nhiều trải nghiệm trong đời. Nhà Đạo cũng thế, nhiều vị cũng đã kinh và nghiệm về thứ “yêu (đến) chết được ngày mai”, là sự thật. Sự thật về Tình Yêu ấy, nhà Đạo mình từng minh chứng bằng lời của thánh nhân tông đồ từng ghi chép:
“Không có tình yêu nào cao cả
hơn tình của người
đã hy sinh tính mạng
vì bạn hữu mình.”
(Ga 15: 13)
Đây là câu nói rất xác thực. Câu nói, được công nhận từ ngàn năm về trước. Và, sẽ còn được chứng thực cả ngàn năm, về sau. Và rồi, vấn đề ta cần phiếm thêm nhiều nữa, đó là: điều ấy có được người trong Đạo/ngoài đời đưa vào hiện thực cuộc sống, không?
Thế đó, là câu hỏi không cần trả lời. Bởi, trả lời là trả một lời cho ai? Để làm gì? Vì, “ai” đây vẫn là bản thể chân phương đơn độc, giống như mình. Nên, câu hỏi và trả lời, là để mỗi người tự cật vấn chính mình. Cật vấn, cho ra nhẽ, thế thôi.
Và hôm nay, trong phiếm luận nhiều ngày, có bạn đọc từng đọc khá nhiều “câu chuyện phiếm”, lại đã đề nghị một mạn đàm về cuốc sống có yêu đương của những người đương yêu, hay đương được nhà Đạo yêu cầu nhưng thương và yêu, mà bạn gọi là sống bác ái. Thật lòng, thì bần đạo không hay và cũng không quen dùng cụm từ “bác ái”, vì có vẻ nho nhã quá. Theo Hán Việt Từ Điển của tác giả nguyễn Văn Khôn, thì “bác ái” là: lòng nhân từ yêu tất cả mọi người, mọi vật.
Yêu một người, một vật cũng đã khó, huống hồ là mọi người, mọi vật. Khó, là bởi vì nếu bạn và tôi, ta đồng ý với câu rất thơ rằng: “yêu là chết trong lòng một ít”. Thì, “yêu mọi người, mọi vật” là thì chết trong lòng cũng khá nhiều. Chết, không chỉ là “chết được ngày mai” như nghệ sĩ hát. Mà là, chết tức khắc. Hoặc, chết trong gang tấc. Rất tức tưởi. Chí ít, là khi yêu thì vẫn yêu nhưng trong quá trình “yêu đến chết” ấy, người trong cuộc gặp vài trở ngại như câu chuyện hỏi/thưa bên dưới:
“Kính thưa cha, con và bạn con là người trong Đạo. Hai đứa chúng con yêu nhau tha thiết muốn kéo dài tình yêu mãi đến thiên thu. Cho nên, để chứng tỏ tình yêu của mình rất chính đáng, hai đứa tụi con quyết định tiến tới hôn nhân, có lễ lạy ở nhà thờ. Ngặt một nỗi, bạn con muốn nhờ ca đoàn hát bản nhạc tình rất quen trong buổi lễ, lại bị linh mục từ chối bảo rằng: lời lẽ của bài hát không thích hợp vì không rút từ Kinh thánh. Vậy con xin hỏi: điều gì được phép điều gì không, trong lễ cưới?
Tuy chỉ là câu hỏi về những gì được phép làm trong lễ cưới, nhưng do bởi người hỏi cứ muốn đả động đến tình yêu vĩnh cửu của người nhà Đạo, gặp trắc trở. Bởi thế nên, vấn đề được hỏi cũng lại được chuyển đến đấng bậc rất vị vọng, chọn lời đối đáp, cho chính mạch. Và lời lẽ rất chính và rất mạch, là như sau:
“Qua câu hỏi của anh chị, tôi thấy có nhiều điều nảy sinh khiến cả hai phía: phía vợ chống sắp cưới lẫn phía chủ trì lễ cưới, cả hai đều quan ngại. Bởi thế nên, tôi xin trả lời bốn điểm mà xem ra nhiều người thắc mắc hơn cả.
Điểm thứ nhất, về các bài đọc trong lễ cưới. Về chuyện này, nguyên tắc chung vẫn quyết rằng: trong bất cứ buổi cử hành phụng vụ nào cũng thế -như thánh lễ, hoặc nghi thức cử hành bí tích hôn phối, lễ cầu hồn, vv.. – chỉ có bài đọc nào rút từ Kinh thánh mới được phép, thôi.
Mới đây, tông thư Verbum Domini (Lời của Chúa), Đức Bênêđíchtô 16 xác nhận rằng trong phụng vụ “các bài đọc được rút từ Sách Thánh không bao giờ được phép thay thế bằng bất cứ bản văn nào khác, dù súc tích. Dù đó có là quan điểm mục vụ hay linh đạo, cũng thế. Bởi, không một bản văn linh đạo hoặc văn chương/tu đức nào khác có thể sánh tày với giá trị Lời Chúa rất phong phú chất chứa trong Sách thánh. Đây, là điều luật của Hội thánh có từ thời xưa, cần được duy trì cho nghiêm túc.” (chú thích 69)
Vấn đề này cũng là lẽ thường tình. Bởi, chính Thiên Chúa nói với con người, Ngài nói qua Sách thánh của Ngài; và Giáo hội muốn ta được nghe những gì Ngài cần nói, từ Sách ấy. Lễ cưới, cũng giống như mọi nghi thức phụng vụ khác, là cơ hội thuận tiện để ta lắng nghe Lời Ngài. Thế nên, mọi bài đọc trong buổi lễ, nếu không là những bài rút từ Sách thánh, đều không được phép sử dụng vào buổi ấy. Giả như đôi tình nhân làm lễ cưới muốn đọc bài nào đó có nguồn từ ngoài đời, thì cũng chẳng có gì ngăn trở họ hết, chỉ mỗi việc là, hãy để bài ấy vào giờ cuối khi thánh lễ kết thúc hoặc đưa vào buổi tiếp tân ở nhà hàng, cũng là điều nên làm.
Điểm thứ hai, là việc chọn ca khúc để hát trong lễ cưới. Hiện nay, vẫn thường thấy danh sách chính thức gồm các ca vịnh được phép hát hay cấm không được hát trong các buổi phụng vụ, thường thì các ca khúc sử dụng phải có nội dung đạo đức hoặc linh thiêng khả dĩ thích hợp với buổi cử hành nghi thức ở nhà thờ. Chính vì lý do này, mà các bài hát thông dụng ở ngoài đời thưòng không mấy thích hợp với việc phụng thờ. Nhiều giáo xứ có sẵn các vị nhạc trưởng hoặc ca trưởng phụ trách hát xướng ở nhà thờ, là những người có thể giúp cho đôi tân hôn chọn bài nào họ thích.
Ngoài các thánh vịnh/bài ca ra, còn có một số nhạc cụ tuy không xứng hợp lắm với thánh nhạc , nhưng cũng có giá trị nào đó về linh đạo, có thể dùng vào lễ cưới. Trong số đó, có thể kể đến như Hành khúc cho cô dâu của Wagner, Hành khúc Lễ cưới của Mendelsohn, bản Canon cung Rê trưởng của Pachelbel, hoặc Giai điệu của John Sebastian Bach rút từ tấu khúc số 3, vv…
Điểm thứ ba ta cần bàn, là: công thức trao đời lời thuận thảo. Một số đôi tân hôn có lẽ cũng từng nghe những lời thề nguyền theo công thức đặc biệt dành cho lễ cưới, hoặc họ cũng có thể sáng tác cho riêng vợ chồng mình. Dù công thức trao đổi sự thuận thảo tự nó đã thích hợp, việc trao đổi cho nhau lời thề nguyền thuận thảo là động thái thiết yếu qua đó hai người trao cho nhau trong lễ cưới. Nhưng, vẫn là điều cần thiết nếu lời thề nguyền trao nhau ấy đã được Hội thánh chuẩn thuận. Để cho đám cưới không bị trở ngại về tính cách có hiệu lực hay không, hiện vẫn có hai mẫu thề nguyền ghi trong sách “Nghi thức Lễ Cưới” để ở phòng thánh mỗi nhà thờ, đôi tân hôn có thể hỏi cha chủ sự để chọn lựa.
Điểm thứ tư, là nơi ký giấy hôn thú cũng như gấy tờ nào khác vào cuối lễ cưới. Có một số lễ cưới, nhiều vị chủ sự hoặc đôi tân hôn yêu cầu ký giấy tờ ngay trên bàn thờ, đó là điều Giáo hội nghiêm cấm.Lý do, là bởi bàn thờ làm lễ không chỉ là bàn đơn thuần để ký kết. Bàn thờ tượng trưng chính Đức Kitô, đã được cung hiến, thế nên chỉ có các đồ vật thánh thiêng dùng trong phụng vụ mới được đặt lên đó.
Việc ký giấy hôn thú không phải là thành phần chính thức của phụng vụ lễ cưới, bởi thế cũng nên sử dụng một bàn nào khác, cho việc ấy. Cũng nên biết rằng, khi ai đó tận hiến chính mình cho Chúa trong nghi thức phụng vụ cần phải ký kết lời khấn hứa suốt đời mình trên bàn thờ, lý do là vì người ấy muốn tận hiến đời mình cho chính Chúa, mà bàn thờ tượng trưng cho chính mình Ngài, mới đúng lẽ. Trong lễ cưới, đôi tân hôn cam kết ăn đời ở kiếp với nhau, chứ không phải cho Chúa.
Nói tóm lại, đôi tân hôn có rất nhiều văn bản để đọc hoặc ca khúc để hát, họ đều có thể chọn lựa và phải tôn trọng luật của Hội thánh và cũng nên quan tâm đến ao ước của vị chủ sự khi đưa ra sự chọn lựa.” (x. Lm John Flader, Question time, The Catholic Weekly 16/1/2011 , tr. 10)
Nói gì thì nói, nói như đấng bậc vị vọng rất chính mạch, là nói thế. Tức, nói có sách. Nhưng thực tế cuộc đời, tưởng đôi lúc cũng nên uyển chuyển cho nhẹ nhàng hơn để các đương sự không phải suy nghĩ nhiều. Chí ít, là suy và nghĩ chuyện yêu đương, hoặc đương yêu. Yêu đương, vẫn có nhiều thứ để nghĩ suy hơn, như truyện kể để minh hoạ, ở dưới đây:
“Ngày xưa có một anh chàng nhà nọ, gặp người con gái rất mỹ miều, thuỳ mị. Công dung ngôn hạnh đầy đủ cả. Mới gặp, anh đã đem lòng yêu mến, muốn cưới nàng làm vợ hiền. Cuối cùng, nàng nhận lời. Nhưng ra điều kiện với lang quân, là: mỗi năm phải để cho cô được vắng mặt, chỉ một ngày. Đi đâu, làm gì anh không được thắc mắc, điều tra hay tìm hiểu. Nghe thấy dễ, chành thanh niên liền đồng ý, chẳng đắn đo.
Cuộc sống đôi lứa trôi qua, khá lẹ. Chẳng khi nào thấy đôi vợ chồng này to tiếng cãi vã nhau. Nhất nhất đều thực hiện lời nguyền vào ngày cưới. Cho đến một hôm, khi cô nàng xin phép được vắng nhà như đã dặn, chàng trai mới sực nhớ là mình vì quá yêu đương nên hơi vội chăng? Vì lỡ hứa, nên đành chịu. Dù chàng trai cứ như ngồi trên lửa, đứng lên ngồi xuống vẫn thấy thời gian lê thê, quá dài ngày. Cuối cùng, đúng hẹn, người vợ hiền đã trở về, mọi việc cứ thế trôi qua êm ả, lặng lẽ, chẳng nghi ngờ.
Thời gian lặng lẽ trôi qua. Chẳng mấy chốc một năm nữa đã chợt đến. Và, người vợ hiền lại thực hiện lời nguyền/hứa lên đường vắng nhà, cả ngày trời. Cuộc sống vợ chồng vẫn như năm trước, chẳng có gì phải lo nghĩ. Duy, có mỗi sự việc là: cứ đúng một năm mười hai tháng sao vợ mình lại cứ phải đi vắng. Tính tò mò, chợt nổi lên, đức lang quân nhà mình bèn quyết định theo bám để điều tra.
Trong khi đó, người vợ hiền tin tưởng lòng thành của chồng, cứ thế cắm đầu tiến về phía trước, chẳng nghi ngờ chi. Đến tận bìa rừng, người chồng thấy vợ mình chui vào bụi rậm, rồi biến mất. Chờ mãi không thấy vợ quay ra, anh chồng bèn rón rén lại gần. Đến nơi, mới thấy chú rắn hổ đang cuốn mình lột xác. Bất chợt hoảng sợ, chàng trai vội cầm con dao đem theo mình, chem. Lia lịa. Rắn hổ chết gục trong vũng máu. Trước sự ngạc nhiên đến kinh hồn bạt ví, người chồng thấy chú rắn đã hiện nguyên hình của vợ hiền quằn quại trong vũng máu, hấp hối.
Nhớ lại, chàng trai mới tỉnh ngộ hiểu được rằng: thì ra, rắn hổ xin phép vắng mặt là để lột xác vứt bỏ mọi bực bõ, dồn nén suốt cả năm. Bỏ đi lớp da khô sần xùi cùng với nọc độc là những ưu tư phiền muộn của đời sống có lứa đôi. Bỏ được rồi, người vợ lại trở về với hình hài của thân phận vợ hiền dễ mến, quyết nhịn nhường chồng con, như đã thề. Người chồng nghĩ lại, chính vì tính tò mò, đa nghi đã khiến anh thất hứa, kết quả là: chính anh lại chuốc lấy khổ đau, của mất mát lớn. Mất đây, không chỉ người vợ xinh đẹp dịu hiền, mà còn chịu hậu quả của sự bội thề, là: khổ đau. Âu sầu. Mất bác ái.
Lời kết của người kể, đã không có hậu lại hơi quá. Hơi hơi quá, là bởi: trong cuộc đời, biết bao nhiêu người từng bội phản lời nguyền quyết “yêu người, yêu Phượng” hoặc yêu ai đó, bằng “tiếng nói đơn sơ”, bằng “gió núi qua khe gập ghềnh”, hoặc bằng “tiếng hát yêu tinh”, hơn mãng xà, cũng chẳng sao. Thậm chí có vị còn dựa vào câu kết của bài ca trên làm bí kíp sống, chống chế rằng:
“Yêu người, yêu có một lần thôi.
Xin yêu, dù gian dối
Xin yêu tôi, dẫu nghi ngờ
Khi bơ vơ còn nhiều
Thì đâu chối bỏ tình yêu.”
(Phạm Duy – bđd)
Là nhà Đạo, kết cuộc cho một tình yêu “đến chết được”, có lẽ phải là câu nói để đời từ Đấng thánh, hiền lành vẫn quả quyết:
“Không có tình yêu nào cao cả hơn tình của người
đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình.”
(Ga 15: 13)
Yêu như Thầy Chí Thánh căn dặn, không chỉ tỏ lộ với bạn bè người thân mà thôi. Nhưng phải với hết mọi người. Trong đời. Chính đó là ý nghĩa của cụm từ “bác ái”, rất trong Đạo.
Trần Ngọc Mười Hai
Nhiều khi cũng suy nghĩ
về hai chữ Bác ái
cả trong Đạo
lẫn ngoài đời.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:29 23/04/2011
CÁM ƠN VÌ ĐƯỢC THƯỞNG
Một quan lớn đang ngồi trên công đường, đột nhiên đánh rắm một cái, ông ta tự nói một mình hai chữ: “nhanh gọn” .
Mấy viên thư lại đứng bên không hiểu rốt ráo, nghe nhầm tưởng là “thưởng lại” , vì để nịnh hót quan lớn nên mọi người đều vui vẻ, tranh nhau tiến lên quỳ trước quan bẩm báo:
- “Cám ơn lão gia đã thưởng cho ạ !”
Suy tư:
Tội nghiệp nhất là những người thích nịnh hót, bởi vì khi nịnh thì họ quên mất đi tư cách và phong độ của mình, quên mất mình cũng là một con người có giá trị như tất cả người khác. Vì quên mất tư cách của mình, nên họ mới luồn cúi để hưởng ơn huệ của người khác.
Không ai thích người nhịn hót, bởi vì họ nhìn thấy nơi những người này không có tình cảm chân thật, bởi vì những người nịnh hót thì chỉ biết đến quyền lợi của mình mà quên đi tình nghĩa anh em, chỉ biết quyền lợi của mình mà có khi bán đứng bạn bè của mình.
Người khờ dại cũng biết cái “đánh rắm” không thể gọi là khen thưởng, nhưng những người nịnh hót –dù là có học thức hay địa vị- thì cho đó là món quà mà quan lớn tặng cho họ.
“Nịnh hót” tuy là không nằm trong “bảy mối tội đầu”, nhưng xét cho cùng nó cũng là một trong những nguyên nhân gây bất hòa, chém giết, thù hận và đau khổ cho người khác vậy !
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Một quan lớn đang ngồi trên công đường, đột nhiên đánh rắm một cái, ông ta tự nói một mình hai chữ: “nhanh gọn” .
Mấy viên thư lại đứng bên không hiểu rốt ráo, nghe nhầm tưởng là “thưởng lại” , vì để nịnh hót quan lớn nên mọi người đều vui vẻ, tranh nhau tiến lên quỳ trước quan bẩm báo:
- “Cám ơn lão gia đã thưởng cho ạ !”
Suy tư:
Tội nghiệp nhất là những người thích nịnh hót, bởi vì khi nịnh thì họ quên mất đi tư cách và phong độ của mình, quên mất mình cũng là một con người có giá trị như tất cả người khác. Vì quên mất tư cách của mình, nên họ mới luồn cúi để hưởng ơn huệ của người khác.
Không ai thích người nhịn hót, bởi vì họ nhìn thấy nơi những người này không có tình cảm chân thật, bởi vì những người nịnh hót thì chỉ biết đến quyền lợi của mình mà quên đi tình nghĩa anh em, chỉ biết quyền lợi của mình mà có khi bán đứng bạn bè của mình.
Người khờ dại cũng biết cái “đánh rắm” không thể gọi là khen thưởng, nhưng những người nịnh hót –dù là có học thức hay địa vị- thì cho đó là món quà mà quan lớn tặng cho họ.
“Nịnh hót” tuy là không nằm trong “bảy mối tội đầu”, nhưng xét cho cùng nó cũng là một trong những nguyên nhân gây bất hòa, chém giết, thù hận và đau khổ cho người khác vậy !
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:31 23/04/2011
N2T |
38. Nếu con muốn nhìn thấy Thiên Chúa thì trước hết phải làm cho hồn con thanh sạch, phàm như những việc Thiên Chúa không thích, thì nên trừ khử nó đi.
(Thánh Augustine)Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN Phục Sinh A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:33 23/04/2011
CHÚA NHẬT LỄ PHỤC SINH
Tin mừng : Ga 20, 1-9.
“Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay chủ nhật Phục Sinh, bài tin mừng hôm nay tường thuật câu chuyện cô Ma-ri-a Ma-da-lê-na đến mộ của Chúa Giê-su từ sáng sớm, nhưng rất kinh hoàng vì cửa mộ đã mở toang, và xác Chúa Giê-su không thấy đâu cả ! Thật ra Ngài đã sống lại rồi, sống lại thật như lời Ngài đã phán trước.
Tìm Chúa Giê-su phục sinh nơi mộ trống
Không ai đi tìm người sống nơi mộ, nhưng người ta hy vọng người chết sẽ bằng an ra đi về nơi cõi vĩnh hằng.
Cách nhìn của người không phải là Ki-tô hữu.
Người ta cũng sẽ không tìm thấy Chúa Giê-su phục sinh nơi những người Ki-tô hữu sống bê tha gây gương mù gương xấu, bởi vì những người này như những ngôi mộ âm u lạnh lẽo không có sinh khí, nhưng họ sẽ tìm thấy Ngài nơi những Ki-tô hữu sống thực hành lời của Ngài dạy là phục vụ tha nhân như phục vụ chính Ngài, bởi vì phục vụ chính là dấu hiệu sống động của Thần Khí Thiên Chúa.
Cái nhìn của người Kitô hữu.
Trong cuộc sống thường ngày, có những lúc chúng ta nhìn những người tội lỗi bằng cặp mắt không mấy thiện cảm, nhìn những người có thành tích không mấy tốt đẹp bằng thái độ khinh chê, tâm hồn của họ như những nấm mồ trống không có Chúa Giê-su Phục Sinh, vâng, dưới cái nhìn và suy tư của chúng ta, họ là những người vắng bóng Thiên Chúa trong cuộc sống.
Chúa Giê-su Phục Sinh vẫn đồng hành với chúng ta.
Ngài đồng hành với chúng ta trong thân phận của người nghèo khó, đang chờ chúng ta mời Ngài vào trong quán trọ bên đường như hai môn đệ thành Em-mau; Ngài cũng đang đồng hành với mọi người trên con đường dương thế, nhưng mấy ai nhận ra Ngài là Đức Giê-su Phục Sinh ?
Anh chị em thân mến,
Tối hôm qua trong thánh lễ Vọng Phục Sinh chúng ta đã long trọng xác tín và tuyên xưng rằng Chúa Giê-su đã từ cõi chết sống lại vinh hiển, và tiếng hoan ca Al-le-lu-ia vẫn sẽ còn vang vọng mãi cho đến ngày Ngài lại đến trong vinh quang.
Chúng ta vui mừng vì tin vào Chúa Giê-su sống lại, nhưng mỗi người trong chúng ta vẫn chưa thật sự sống lại với Ngài, bởi vì chúng ta không muốn tìm Chúa Giê-su phục sinh nơi những nấm mồ trống, tức là chúng ta không muốn tiếp xúc trò chuyện với những người đang bị cho là kẻ tội lỗi, bởi vì chúng ta vẫn chưa đẩy được tảng đá kiêu ngạo, ghét ghen che lấp tâm hồn của chúng ta, làm cho chúng ta không thoát ra được để đi tới với tha nhân và vươn lên tới Thiên Chúa...
Lăn tảng đá tự kiêu tự mãn ra khỏi tâm hồn mình, là chúng ta sẽ thấy ánh sáng phục sinh của Chúa Giê-su nơi những nấm mộ trống, tức là những người tội lỗi và bất hạnh trong cuộc đời này...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng : Ga 20, 1-9.
“Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay chủ nhật Phục Sinh, bài tin mừng hôm nay tường thuật câu chuyện cô Ma-ri-a Ma-da-lê-na đến mộ của Chúa Giê-su từ sáng sớm, nhưng rất kinh hoàng vì cửa mộ đã mở toang, và xác Chúa Giê-su không thấy đâu cả ! Thật ra Ngài đã sống lại rồi, sống lại thật như lời Ngài đã phán trước.
Tìm Chúa Giê-su phục sinh nơi mộ trống
Không ai đi tìm người sống nơi mộ, nhưng người ta hy vọng người chết sẽ bằng an ra đi về nơi cõi vĩnh hằng.
Cách nhìn của người không phải là Ki-tô hữu.
Người ta cũng sẽ không tìm thấy Chúa Giê-su phục sinh nơi những người Ki-tô hữu sống bê tha gây gương mù gương xấu, bởi vì những người này như những ngôi mộ âm u lạnh lẽo không có sinh khí, nhưng họ sẽ tìm thấy Ngài nơi những Ki-tô hữu sống thực hành lời của Ngài dạy là phục vụ tha nhân như phục vụ chính Ngài, bởi vì phục vụ chính là dấu hiệu sống động của Thần Khí Thiên Chúa.
Cái nhìn của người Kitô hữu.
Trong cuộc sống thường ngày, có những lúc chúng ta nhìn những người tội lỗi bằng cặp mắt không mấy thiện cảm, nhìn những người có thành tích không mấy tốt đẹp bằng thái độ khinh chê, tâm hồn của họ như những nấm mồ trống không có Chúa Giê-su Phục Sinh, vâng, dưới cái nhìn và suy tư của chúng ta, họ là những người vắng bóng Thiên Chúa trong cuộc sống.
Chúa Giê-su Phục Sinh vẫn đồng hành với chúng ta.
Ngài đồng hành với chúng ta trong thân phận của người nghèo khó, đang chờ chúng ta mời Ngài vào trong quán trọ bên đường như hai môn đệ thành Em-mau; Ngài cũng đang đồng hành với mọi người trên con đường dương thế, nhưng mấy ai nhận ra Ngài là Đức Giê-su Phục Sinh ?
Anh chị em thân mến,
Tối hôm qua trong thánh lễ Vọng Phục Sinh chúng ta đã long trọng xác tín và tuyên xưng rằng Chúa Giê-su đã từ cõi chết sống lại vinh hiển, và tiếng hoan ca Al-le-lu-ia vẫn sẽ còn vang vọng mãi cho đến ngày Ngài lại đến trong vinh quang.
Chúng ta vui mừng vì tin vào Chúa Giê-su sống lại, nhưng mỗi người trong chúng ta vẫn chưa thật sự sống lại với Ngài, bởi vì chúng ta không muốn tìm Chúa Giê-su phục sinh nơi những nấm mồ trống, tức là chúng ta không muốn tiếp xúc trò chuyện với những người đang bị cho là kẻ tội lỗi, bởi vì chúng ta vẫn chưa đẩy được tảng đá kiêu ngạo, ghét ghen che lấp tâm hồn của chúng ta, làm cho chúng ta không thoát ra được để đi tới với tha nhân và vươn lên tới Thiên Chúa...
Lăn tảng đá tự kiêu tự mãn ra khỏi tâm hồn mình, là chúng ta sẽ thấy ánh sáng phục sinh của Chúa Giê-su nơi những nấm mộ trống, tức là những người tội lỗi và bất hạnh trong cuộc đời này...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tìm người sống nơi những kẻ chết
Tuyết Mai
10:04 23/04/2011
Lễ Vọng Phục Sinh
Hai người lên tiếng bảo: "Tại sao các bà tìm người sống nơi những kẻ chết? Người không còn ở đây. Người đã sống lại, các bà hãy nhớ lại Người đã nói với các bà thế nào khi Người còn ở xứ Galilêa. Người đã nói: Con Người phải bị nộp vào tay những kẻ tội lỗi, bị đóng đinh vào thập giá và ngày thứ ba sẽ sống lại". Và các bà nhớ lại những lời Người đã nói. (Lc 24, 1-12).
Chúa Giêsu chết là một chuyện đầy bàng hoàng, thảm thiết, rùng rợn, nhiệm mầu, kỳ diệu, ghê gớm, sự thể chưa từng thấy xẩy ra cho nhân loại bao giờ. Chúa chết rồi hình như không một ai, từ người lành thánh như Mẹ Maria cho đến những tay đã có nhúng máu của Chúa trên thân thể của mình như Giuđa, thượng tế, kỳ lão, và tất cả những người đã chứng kiến Chúa Giêsu đã chết bằng cách nào, chưa thể nào rửa sạch những hình ảnh đó trong tâm trí của họ. Cái chết của Chúa Giêsu là một sự mất mát vô cùng to lớn cho tất cả những ai đi theo Ngài. Nhưng sự mất mát lớn ấy phải kể là Đức Mẹ Maria và nhóm 12 cùng những người thật thân thương của Chúa Giêsu.
Sự thể đau lòng này thế gian chúng ta được chứng kiến hầu như được xẩy ra hằng ngày ở khắp cùng thế giới, là khi người thân thương nhất của chúng ta đột ngột ra đi. Có khi chẳng kịp một lời trăn trối. Có khi sự ra đi cũng rất chậm chạp. Có khi sự ra đi chẳng có ai được biết tới. Nhưng dù gì đi chăng nữa sự ra đi bằng cách nào đi chăng nữa, chúng ta là con người ít ai chấp nhận sự ra đi ấy của người thân thương nhất của mình, bạn bè thân hữu, thân hay không thân, và ngay cả chính chúng ta nữa! Không ai mà không sợ hãi khi biết mình sẽ ra đi, chỉ trừ những bậc tu trì luôn sống gần với Thiên Chúa, và những người được ơn rất đặc biệt là sống nhưng không phải chúng ta đang sống, mà chính là Chúa Kitô đang sống trong chúng ta, thì mới không biết sợ cái chết là gì, mà chỉ trông đợi ngày được Chúa Gọi Về mà thôi!. Sự đi về đây cũng chưa chắc cho chúng ta biết rõ thể lệ đường đi nước bước Đường Về Trời ra sao, như thể chúng ta trên trần gian này mà muốn đi từ nơi này đến nơi khác. Bằng xe hơi, xe lửa, tầu bè, hay máy bay. Con đường Về Quê Trời là con đường mà chẳng một ai được biết cho rành rẽ để quảng bá cho mọi người trần gian được biết. Con Đường về Quê Trời luôn là một Bí Nhiệm mà chỉ có người ra đi, họ mới có cơ hội được biết mà thôi!.
Con người trần gian ít có ai được diễm phúc được Thiên Chúa cho thấy sự thể Trên Trời như thế nào!?. Vì không được biết cho nên cái Chết của Chúa Giêsu đối với nhân loại thì cũng giống nhau mà thôi!. Chết là hết. Là chấm dứt và được chôn tất cả những gì thuộc về người đó. Theo thời gian sẽ không ai còn nhắc nhở gì về người đã chết. Dù người đó trên trần gian có giầu có, danh vọng, nổi tiếng như thế nào. Vì là gì trong xã hội đi chăng nữa, chết rồi thì kể đã xong cuộc đời, đã mãn phần, đã trở về với cát bụi. Nên cái chết của Chúa Giêsu cũng không ngoại lệ, thưa anh chị em.
“Vừa tảng sáng, các bà đi ra mồ mang theo những thuốc thơm đã dọn sẵn. Bước vào mồ, các bà không thấy xác Chúa Giêsu. Các bà còn ngơ ngác không hiểu, thì có hai người đứng gần các bà, y phục sáng chói, lên tiếng bảo: ‘Tại sao các bà tìm người sống nơi những kẻ chết? Người không còn ở đây. Người đã sống lại’ ”. Nếu là con người trần gian hay sợ ma quái thì sự thể này chắc các bà tưởng là mình gặp ma quấy nhiễu!? Nhưng khi thấy sự sáng rực rỡ xuất ra từ hai người và lời báo chắc nịch, nhắc nhở các bà Lời của Chúa Giêsu nói như vậy trước khi Ngài chịu cái chết tang thương ấy!. Chắc hẳn các bà mừng lắm nên đã thật nhanh chân mà trở về để báo cùng 11 môn đệ Chúa. “Các bà tường thuật lại tất cả sự việc cho mười một Tông đồ và các người khác. Các bà đó là Maria Mađalêna, Gioanna, Maria mẹ Giacôbê; và những người nữ khác cùng đi với họ cũng nói như vậy với các tông đồ. Nhưng những lời đó, các ông cho là truyện vớ vẩn, nên các ông không tin. Dầu vậy Phêrô cũng đứng dậy chạy ra mồ, nhưng khi cúi xuống nhìn, ông chỉ thấy những khăn liệm nằm đó và ông trở về nhà, rất đỗi ngạc nhiên về sự đã xảy ra”.
Sự việc Chúa Giêsu đã sống lại, đã được nhanh chóng loan truyền ở khắp nơi. Thứ nhất để công trình Cứu Độ nhân loại của Ngài đã được hoàn tất và thật tốt đẹp đối với Thiên Chúa Cha, vì Ngài đã chứng minh là Ngài hoàn toàn Vâng Phục vào Cha Ngài, ngay cả chịu nhận lấy xác phàm yếu đuối của con người và nhận cái chết giống như con người. Thứ hai để chứng minh Lời của Ngài là Sự Thật vì Ngài đã Sống Lại sau ba ngày. Thứ ba là vì sự Phục Sinh của Ngài mới là sức mạnh vô song, chứng minh cho toàn thể địa cầu được tỏ là Ngài chính thực là Thiên Chúa. Một Thiên Chúa vô cùng quyền uy và rất toàn năng, chứng minh cho con người có đầu óc rất có giới hạn là Ngài từ Trời mà đến. Vì thế Ngài phải xuống trần, trở thành con người, sống gần với con người, để hiểu về con người, ngoại trừ tội lỗi; Ngài đi Rao Giảng Tin Mừng; đến thời điểm Ngài phải Chết, nhận cái chết khi mình không phải là một tội nhân mà là vì con người đã ganh ghét, thù hận, và tìm giết chết Ngài như một tội nhân.
Do đó hỡi những ai có lòng đa nghi giống như Phêrô môn đệ Chúa, hãy tin là Sự Thật vì Sự Sống Lại của Chúa có gì là khó khăn, để mà không tin được. Vì Ngài là Thiên Chúa thì có điều gì mà Người không làm được hay không thể hiện được chứ!.
Do đó hỡi toàn thể nhân loại, hãy tin tưởng nơi Ngài, vì Ngài nay đã sống lại thật trong vinh quang, vinh hiển, và Ngài đã chiến thắng tử thần. Ngài đã Khải Hoàn hiện đang hiện hữu bên Thiên Chúa Cha và Ngài hiển trị muôn đời.
Chúng con toàn thể nhân loại trên toàn khắp địa cầu, phủ phục quỳ trước Nhan Thánh Ngài, dâng lời cảm tạ, tri ân, và lòng biết ơn thật sâu thẳm của chúng con, vì Tình Yêu nhân loại mà Ngài đã Hy Sinh Chết để Cứu Chuộc nhân loại chúng con. Amen.
Alleluia ….. Alleluia …..
Hai người lên tiếng bảo: "Tại sao các bà tìm người sống nơi những kẻ chết? Người không còn ở đây. Người đã sống lại, các bà hãy nhớ lại Người đã nói với các bà thế nào khi Người còn ở xứ Galilêa. Người đã nói: Con Người phải bị nộp vào tay những kẻ tội lỗi, bị đóng đinh vào thập giá và ngày thứ ba sẽ sống lại". Và các bà nhớ lại những lời Người đã nói. (Lc 24, 1-12).
Chúa Giêsu chết là một chuyện đầy bàng hoàng, thảm thiết, rùng rợn, nhiệm mầu, kỳ diệu, ghê gớm, sự thể chưa từng thấy xẩy ra cho nhân loại bao giờ. Chúa chết rồi hình như không một ai, từ người lành thánh như Mẹ Maria cho đến những tay đã có nhúng máu của Chúa trên thân thể của mình như Giuđa, thượng tế, kỳ lão, và tất cả những người đã chứng kiến Chúa Giêsu đã chết bằng cách nào, chưa thể nào rửa sạch những hình ảnh đó trong tâm trí của họ. Cái chết của Chúa Giêsu là một sự mất mát vô cùng to lớn cho tất cả những ai đi theo Ngài. Nhưng sự mất mát lớn ấy phải kể là Đức Mẹ Maria và nhóm 12 cùng những người thật thân thương của Chúa Giêsu.
Sự thể đau lòng này thế gian chúng ta được chứng kiến hầu như được xẩy ra hằng ngày ở khắp cùng thế giới, là khi người thân thương nhất của chúng ta đột ngột ra đi. Có khi chẳng kịp một lời trăn trối. Có khi sự ra đi cũng rất chậm chạp. Có khi sự ra đi chẳng có ai được biết tới. Nhưng dù gì đi chăng nữa sự ra đi bằng cách nào đi chăng nữa, chúng ta là con người ít ai chấp nhận sự ra đi ấy của người thân thương nhất của mình, bạn bè thân hữu, thân hay không thân, và ngay cả chính chúng ta nữa! Không ai mà không sợ hãi khi biết mình sẽ ra đi, chỉ trừ những bậc tu trì luôn sống gần với Thiên Chúa, và những người được ơn rất đặc biệt là sống nhưng không phải chúng ta đang sống, mà chính là Chúa Kitô đang sống trong chúng ta, thì mới không biết sợ cái chết là gì, mà chỉ trông đợi ngày được Chúa Gọi Về mà thôi!. Sự đi về đây cũng chưa chắc cho chúng ta biết rõ thể lệ đường đi nước bước Đường Về Trời ra sao, như thể chúng ta trên trần gian này mà muốn đi từ nơi này đến nơi khác. Bằng xe hơi, xe lửa, tầu bè, hay máy bay. Con đường Về Quê Trời là con đường mà chẳng một ai được biết cho rành rẽ để quảng bá cho mọi người trần gian được biết. Con Đường về Quê Trời luôn là một Bí Nhiệm mà chỉ có người ra đi, họ mới có cơ hội được biết mà thôi!.
Con người trần gian ít có ai được diễm phúc được Thiên Chúa cho thấy sự thể Trên Trời như thế nào!?. Vì không được biết cho nên cái Chết của Chúa Giêsu đối với nhân loại thì cũng giống nhau mà thôi!. Chết là hết. Là chấm dứt và được chôn tất cả những gì thuộc về người đó. Theo thời gian sẽ không ai còn nhắc nhở gì về người đã chết. Dù người đó trên trần gian có giầu có, danh vọng, nổi tiếng như thế nào. Vì là gì trong xã hội đi chăng nữa, chết rồi thì kể đã xong cuộc đời, đã mãn phần, đã trở về với cát bụi. Nên cái chết của Chúa Giêsu cũng không ngoại lệ, thưa anh chị em.
“Vừa tảng sáng, các bà đi ra mồ mang theo những thuốc thơm đã dọn sẵn. Bước vào mồ, các bà không thấy xác Chúa Giêsu. Các bà còn ngơ ngác không hiểu, thì có hai người đứng gần các bà, y phục sáng chói, lên tiếng bảo: ‘Tại sao các bà tìm người sống nơi những kẻ chết? Người không còn ở đây. Người đã sống lại’ ”. Nếu là con người trần gian hay sợ ma quái thì sự thể này chắc các bà tưởng là mình gặp ma quấy nhiễu!? Nhưng khi thấy sự sáng rực rỡ xuất ra từ hai người và lời báo chắc nịch, nhắc nhở các bà Lời của Chúa Giêsu nói như vậy trước khi Ngài chịu cái chết tang thương ấy!. Chắc hẳn các bà mừng lắm nên đã thật nhanh chân mà trở về để báo cùng 11 môn đệ Chúa. “Các bà tường thuật lại tất cả sự việc cho mười một Tông đồ và các người khác. Các bà đó là Maria Mađalêna, Gioanna, Maria mẹ Giacôbê; và những người nữ khác cùng đi với họ cũng nói như vậy với các tông đồ. Nhưng những lời đó, các ông cho là truyện vớ vẩn, nên các ông không tin. Dầu vậy Phêrô cũng đứng dậy chạy ra mồ, nhưng khi cúi xuống nhìn, ông chỉ thấy những khăn liệm nằm đó và ông trở về nhà, rất đỗi ngạc nhiên về sự đã xảy ra”.
Sự việc Chúa Giêsu đã sống lại, đã được nhanh chóng loan truyền ở khắp nơi. Thứ nhất để công trình Cứu Độ nhân loại của Ngài đã được hoàn tất và thật tốt đẹp đối với Thiên Chúa Cha, vì Ngài đã chứng minh là Ngài hoàn toàn Vâng Phục vào Cha Ngài, ngay cả chịu nhận lấy xác phàm yếu đuối của con người và nhận cái chết giống như con người. Thứ hai để chứng minh Lời của Ngài là Sự Thật vì Ngài đã Sống Lại sau ba ngày. Thứ ba là vì sự Phục Sinh của Ngài mới là sức mạnh vô song, chứng minh cho toàn thể địa cầu được tỏ là Ngài chính thực là Thiên Chúa. Một Thiên Chúa vô cùng quyền uy và rất toàn năng, chứng minh cho con người có đầu óc rất có giới hạn là Ngài từ Trời mà đến. Vì thế Ngài phải xuống trần, trở thành con người, sống gần với con người, để hiểu về con người, ngoại trừ tội lỗi; Ngài đi Rao Giảng Tin Mừng; đến thời điểm Ngài phải Chết, nhận cái chết khi mình không phải là một tội nhân mà là vì con người đã ganh ghét, thù hận, và tìm giết chết Ngài như một tội nhân.
Do đó hỡi những ai có lòng đa nghi giống như Phêrô môn đệ Chúa, hãy tin là Sự Thật vì Sự Sống Lại của Chúa có gì là khó khăn, để mà không tin được. Vì Ngài là Thiên Chúa thì có điều gì mà Người không làm được hay không thể hiện được chứ!.
Do đó hỡi toàn thể nhân loại, hãy tin tưởng nơi Ngài, vì Ngài nay đã sống lại thật trong vinh quang, vinh hiển, và Ngài đã chiến thắng tử thần. Ngài đã Khải Hoàn hiện đang hiện hữu bên Thiên Chúa Cha và Ngài hiển trị muôn đời.
Chúng con toàn thể nhân loại trên toàn khắp địa cầu, phủ phục quỳ trước Nhan Thánh Ngài, dâng lời cảm tạ, tri ân, và lòng biết ơn thật sâu thẳm của chúng con, vì Tình Yêu nhân loại mà Ngài đã Hy Sinh Chết để Cứu Chuộc nhân loại chúng con. Amen.
Alleluia ….. Alleluia …..
Nhận Bí Tích Rửa Tội đêm vọng Phục Sinh
Tuyết Mai
11:51 23/04/2011
Đêm Vọng Phục Sinh
Xin tất cả anh chị em thêm cho tôi lời cầu vì chồng tôi sau 25 năm cùng vợ, cuối cùng đã được Chúa mời gọi đem về sống cùng một đàn chiên của Chúa, qua cuộc thử thách rất cam go và khó khăn. Chồng tôi ổng bảo chắc tại hồi còn bé học Trường Nguyễn Bá Tòng, đã quá phá phách và bị phạt lau chùi bàn ghế trong Nhà Thờ nên được Chúa thương chăng?. Nói cho ngay thì cặp vợ chồng nào khi còn trẻ, ít khi nào nghĩ đến cuộc sống tâm linh của mình, khi mà cuộc sống ngoài đời thường không dễ thở chút nào, khi phải tranh dành, bon chen, chụp dựt thì cuộc sống mới gọi là tạm ổn.
Được cái thì chồng tôi cũng còn có lương tâm là cho tất cả các con tôi được chịu Phép Rửa Tội, tuy có hơi muộn màng hơn con người ta. Gia đình tôi tất cả thì đều có đạo, và đương nhiên là đọc kinh trước giờ ăn. Anh chị em phải công nhận rằng chúng ta là người có đạo, cố gắng giữ đạo, cũng cảm thấy không thoải mái trước giờ ăn, khi có người ngoại giáo cùng đồng bàn?. Tôi không biết mọi người thì sao, nhưng thật lòng là vậy, vì tôi nói thẳng và nói sự thật chứ không muốn mầu mè hay sáo ngữ. Đôi khi chồng tôi vì phép lịch sự nên có đặt một hay hai câu hỏi về đạo Công Giáo, xem chị tôi cắt nghĩa ra sao? Nhưng hầu như không lần nào mà không làm cho chồng tôi rất khó chịu khi chị tôi dùng cái từ “Cậu Phải tin làm vậy” khi sự cắt nghĩa của chị tôi thứ nhất không thuộc không thấu đáo lắm về Lời Chúa và thứ hai không mấy tế nhị để làm cho chồng tôi muốn học đạo, và đã để xẩy ra những chuyện bất mãn và bất bình giữa sự đối đáp của hai bên.
Hy vọng gia đình chúng ta còn có những ai hiện giờ có người con rể, con dâu, và tất cả vai vế của rể hay dâu, xin rất tế nhị trong vấn đề cắt nghĩa về luật đạo của Công Giáo. Nếu không rành và không hiểu xin đừng nói gì, còn hơn chúng ta nói không đúng sẽ gây tác hại phản ngược, là thay vì câu được con cá Mập thì lại câu được chiếc dép rách chẳng hạn. Nhưng đối với tôi không gì bằng là sự cầu nguyện liên lỉ, kiên nhẫn, và cách sống của mình. Cảm tạ Thiên Chúa, vì đó là lý do chính mà chồng tôi đã quyết định theo đạo. Tôi đã cảm hóa được chồng tôi qua cách sống và cách đối đãi với mọi người. Không nhờ Ơn Chúa thì cái tôi của tôi cũng chẳng làm được gì có lợi cho Chúa cả!??. Vì ai trong chúng ta cũng mang đầy tội lỗi, có khác chăng là vì Chúa đã thay đổi chúng ta cho vừa Ý Chúa, và trở nên khí cụ của Chúa, vì có phải Chúa lúc nào cũng cần bàn tay và khối óc của chúng ta không?. Thật phải khi Chúa cần bàn tay hữu ích của chúng ta, vì qua chúng ta mà Chúa dùng chúng ta như cái máng, đổ tràn ân sủng của Chúa, để chuyển sang được đến anh chị em của chúng ta. Bởi không gì bằng Chúa dùng chúng ta để giúp đỡ anh chị em có nhu cần, nhu cầu để nuôi thân xác và nhu cầu để nuôi tâm linh của chúng ta. Nhưng có phải thông thường là có thực mới vực được đạo hay không?. Nghe qua chúng ta cảm thấy rằng sự thật thì đau lòng nhưng đó là sự thật thưa anh chị em!. Chúa cũng đã dùng phương pháp này để tỏ cho mọi người nhìn nhận rằng Chúa là Thiên Chúa, Chúa đã biến từ hai con cá và năm chiếc bánh để nuôi cả ngàn người ăn no nê, và còn lại biết bao nhiêu mảnh bánh vụn.
Qua sự kiện năm 75 sau ngày 30 tháng 4 mất nước hay được gọi là tháng 4 đen. Bao nhiêu con người ta được có cơ hội sang đất nước Mỹ đây, trong số cả trăm ngàn con người ta thì có gia đình tôi. Được biết bao nhiêu hội từ thiện thuộc đạo Công Giáo có, Tin Lành có, và nhiều đạo Tin Lành khác cũng có, đã bảo lãnh rất nhiều gia đình, và sau này được biết đã có rất nhiều gia đình đã được nhận Phép Rửa Tội, vì đã mang ơn những người bảo trợ, và những cơ quan bảo trợ. Sự thật là có thực mới vực được đạo là vậy!. Và cũng cùng cách ấy mà chúng ta là Đạo Công Giáo từ một giáo dân cho đến các tu sĩ nam nữ, và linh mục đã nhận công tác đi Truyền Giáo ở những nơi vùng xa vùng sâu là vậy!. Đầu tiên phải giúp đỡ họ sau mới hy vọng đem Lời Chúa đến cùng họ được. Vì Đời là thực tế!. Hãy cho tôi ăn trước đã tôi mới thấy được những gì gọi là cái hay cái đẹp của bạn!.
Cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho tất cả những anh chị em Tân Tòng, được theo học Giáo Lý suốt 8 tháng trời qua vì bất cứ lý do gì?. Theo để lấy vợ lấy chồng, hay theo để cho chính cuộc sống mình nên tốt đẹp, có đường hướng và chí hướng rõ rệt để Tin và Theo. Riêng chồng tôi là vì anh sợ ma suốt từ nhỏ đến lớn. Anh đã được Chúa lay động một lần mà anh có cảm tưởng sợ tởn tới già. Sau lần chồng tôi thất nghiệp, anh đã sống bằng nghề Chứng khoán để có thu nhập hằng ngày, bằng cách thuyên chuyển từ mua stock này qua bán stock kia, cả ngày như thế!. Nhưng bỗng một hôm tự nhiên chồng tôi bị đau lưng quá không thể nào chịu nổi, không lết được, mà cũng không cục cựa được. Và kết quả là chồng tôi phải nhập viện theo order của bác sĩ. Vào để họ thử nghiệm xem chồng tôi anh bị gì?. Và đây là thử thách thật lớn của anh vì anh sợ có ma trong nhà thương thưa anh chị em. Điều này thì đối với giáo dân của đạo Công Giáo thì ít thấy hơn là những anh chị em ngoại giáo, nhất là chúng ta thường bị người lớn hù dọa suốt từ thuở nhỏ.
Trước cơn đau và nỗi sợ của chồng tôi, tôi bèn khuyên rằng anh nên xem lại việc thờ phượng của anh xem sao? Tới nước này thì một anh vẫn giữ đạo của anh mà có lòng tin tưởng vào đấng mà anh tin, hai là anh tin vào Thiên Chúa, anh hãy chọn một. Và anh đã tin vào Thiên Chúa và Đức Mẹ. Khi anh đã chọn tin vào Thiên Chúa và Đức Mẹ, chắc Đức Mẹ đã tự tay mà chữa cho anh khỏi đau lưng một cách trầm trọng và bại liệt. Sau cơn lay nhẹ đó! Tôi nghĩ anh đã thấm nhiều hơn và tự bảo lòng là hằng tuần phải đi dự Thánh Lễ để cảm tạ Thiên Chúa mà anh đã nghi ngờ suốt bao nhiêu năm qua!. Đó là bước đầu để anh theo đạo tự nguyện chứ không phải do ai đàn áp hay bắt buộc. Chuyện đó đã xẩy ra cách đây trên dưới 10 năm, nhưng học đạo anh vẫn còn có vẻ lưỡng lự, chưa quyết định rõ ràng. Anh lấy cớ là phải bận rộn học hành. Anh lấy cớ là vì chưa về được VN để đến Chùa xin phép mẹ của anh cho thay đổi đạo, vì mẹ anh trước đây là người đạo Phật chính tông, trước khi cho anh chào đời bà là một ni cô tu núp dưới bóng Chùa. Nhưng cho đến nay anh vẫn chưa có cơ hội trở về quê hương để làm việc đó vì nhiều lý do không tiện cho phép anh. Vì anh đứng khác giới tuyến với những người bên đó!.
Tôi biết trong tận thâm tâm của anh, anh rất nể tôi vì tôi khác người, và vì tôi luôn biết sống tôn trọng anh, nhưng không có nghĩa là Sợ. Anh nể tôi vì tôi sống mà không cần có của cải hay tiền bạc của ai ngay cả của anh. Nếu tình nghĩa đôi ta chỉ có thế thôi thì chính tôi sẽ bỏ lại tất cả mà không thèm lấy theo một sự gì. Có phải đây là điều mà mọi người chồng đều phải e ngại? Vì bà xã của mình thật có bản lãnh và quá tự tin?.
Thật phải khi nói về chồng tôi chịu theo đạo là cả vấn đề không dễ dàng cho cả hai bên. Tôi thỉnh thoảng cũng khuyên chồng tôi là anh xem, bây giờ tuổi anh càng ngày càng cao, mai mốt anh có ra đi thì anh thích được đi đâu? Theo tôi cùng các con hay theo ông bà cha mẹ của anh? Chắc đó cũng là điều làm cho chồng tôi phải đắn đo suy nghĩ lung lắm! Anh chị em có thể tưởng tượng được là chồng tôi anh sợ ma đến độ tất cả mọi ảnh tượng Chúa Mẹ và Thiên Thần đã bị anh cho đi lưu lạc tứ phương không? Anh sợ về đêm tất cả mọi ảnh tượng sẽ biến thành ma đi vòng vòng trong nhà do coi những phim ma Mỹ đóng, còn có ấn tượng sâu đậm trong đầu của anh.
À có một điều tôi xin khuyên tất cả những ai đóng vai trò là giảng viên cho tất cả những anh chị em Dự Tòng và Tân Tòng, đừng có ý tưởng hù dọa hoặc có những ý tưởng thật dị đoan gieo vào lòng những anh chị em này!. Thử thách đương nhiên là có vì ai mà không có thử thách, đâu phải đợi các anh chị em Tân Tòng mới có thử thách. Không gì đắc lực và hữu ích cho bằng là hãy luôn giúp họ nhìn việc theo đạo là một cuộc đổi đời rất có hữu ích cho cuộc đời tâm linh và linh hồn của họ. Từ nay họ được hiểu kỹ càng hơn là con Đường Theo Chúa là con đường Chính Lộ. Thiên Chúa sẽ luôn ở cùng họ nếu họ biết sống phó thác tin tưởng vào Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa là Đấng muôn đời quyền năng và hằng hữu. Trong những ngày để đón nhận Phép Rửa xin các giảng viên đừng để cho tâm hồn của anh chị em Tân Tòng này phải lo lắng đến tiền bạc chụp hình hay không chụp và những lo toan sự đời không cần thiết. Thời gian này ai trong những anh chị em Tân Tòng cũng hồi hộp và trông đợi để được Rửa Tội. Xin những ai là người bảo trợ hãy cầu nguyện thật nhiều cho những người con tinh thần này, giúp đỡ và làm gương sáng cho họ là chính cuộc sống hằng ngày của mình. Để xứng đáng làm người bảo trợ trước Nhan Thánh Chúa. Tuy cuộc sống ngày lại ngày của chúng ta rất khốn khó và sau ngày Rửa Tội chưa chắc ai đã cần đến ai, nhưng trong Chúa người bảo trợ vẫn luôn phải có trách nhiệm trên người con tinh thần của mình. Xin hãy luôn cầu nguyện cho họ luôn sống tín thác vào Một Thiên Chúa qua dấu này tất cả sẽ là con chiên của Chúa.
Xin Ánh Sáng Phục Sinh của Chúa luôn chiếu rọi vào tâm hồn của anh chị em Tân Tòng này!. Gội rửa sạch tội lỗi của họ và ban cho họ chiếc áo mới. Chiếc áo trắng tinh tuyền và ngọn nến Tình Yêu sẽ được từ đó thắp đi và được mang đến mọi nẻo đường anh chị em chúng con đi. Ánh nến Phục Sinh đó sẽ được bừng lên và được nhân lên thêm, đem vào đời những ưu ái, chia sẻ, và yêu thương. Để khắp địa cầu được Sáng Tỏa và nhận lãnh mọi ân sủng của Thiên Chúa từ ngọn nến Chúa Giêsu Phục Sinh. Amen.
Xin tất cả anh chị em thêm cho tôi lời cầu vì chồng tôi sau 25 năm cùng vợ, cuối cùng đã được Chúa mời gọi đem về sống cùng một đàn chiên của Chúa, qua cuộc thử thách rất cam go và khó khăn. Chồng tôi ổng bảo chắc tại hồi còn bé học Trường Nguyễn Bá Tòng, đã quá phá phách và bị phạt lau chùi bàn ghế trong Nhà Thờ nên được Chúa thương chăng?. Nói cho ngay thì cặp vợ chồng nào khi còn trẻ, ít khi nào nghĩ đến cuộc sống tâm linh của mình, khi mà cuộc sống ngoài đời thường không dễ thở chút nào, khi phải tranh dành, bon chen, chụp dựt thì cuộc sống mới gọi là tạm ổn.
Được cái thì chồng tôi cũng còn có lương tâm là cho tất cả các con tôi được chịu Phép Rửa Tội, tuy có hơi muộn màng hơn con người ta. Gia đình tôi tất cả thì đều có đạo, và đương nhiên là đọc kinh trước giờ ăn. Anh chị em phải công nhận rằng chúng ta là người có đạo, cố gắng giữ đạo, cũng cảm thấy không thoải mái trước giờ ăn, khi có người ngoại giáo cùng đồng bàn?. Tôi không biết mọi người thì sao, nhưng thật lòng là vậy, vì tôi nói thẳng và nói sự thật chứ không muốn mầu mè hay sáo ngữ. Đôi khi chồng tôi vì phép lịch sự nên có đặt một hay hai câu hỏi về đạo Công Giáo, xem chị tôi cắt nghĩa ra sao? Nhưng hầu như không lần nào mà không làm cho chồng tôi rất khó chịu khi chị tôi dùng cái từ “Cậu Phải tin làm vậy” khi sự cắt nghĩa của chị tôi thứ nhất không thuộc không thấu đáo lắm về Lời Chúa và thứ hai không mấy tế nhị để làm cho chồng tôi muốn học đạo, và đã để xẩy ra những chuyện bất mãn và bất bình giữa sự đối đáp của hai bên.
Hy vọng gia đình chúng ta còn có những ai hiện giờ có người con rể, con dâu, và tất cả vai vế của rể hay dâu, xin rất tế nhị trong vấn đề cắt nghĩa về luật đạo của Công Giáo. Nếu không rành và không hiểu xin đừng nói gì, còn hơn chúng ta nói không đúng sẽ gây tác hại phản ngược, là thay vì câu được con cá Mập thì lại câu được chiếc dép rách chẳng hạn. Nhưng đối với tôi không gì bằng là sự cầu nguyện liên lỉ, kiên nhẫn, và cách sống của mình. Cảm tạ Thiên Chúa, vì đó là lý do chính mà chồng tôi đã quyết định theo đạo. Tôi đã cảm hóa được chồng tôi qua cách sống và cách đối đãi với mọi người. Không nhờ Ơn Chúa thì cái tôi của tôi cũng chẳng làm được gì có lợi cho Chúa cả!??. Vì ai trong chúng ta cũng mang đầy tội lỗi, có khác chăng là vì Chúa đã thay đổi chúng ta cho vừa Ý Chúa, và trở nên khí cụ của Chúa, vì có phải Chúa lúc nào cũng cần bàn tay và khối óc của chúng ta không?. Thật phải khi Chúa cần bàn tay hữu ích của chúng ta, vì qua chúng ta mà Chúa dùng chúng ta như cái máng, đổ tràn ân sủng của Chúa, để chuyển sang được đến anh chị em của chúng ta. Bởi không gì bằng Chúa dùng chúng ta để giúp đỡ anh chị em có nhu cần, nhu cầu để nuôi thân xác và nhu cầu để nuôi tâm linh của chúng ta. Nhưng có phải thông thường là có thực mới vực được đạo hay không?. Nghe qua chúng ta cảm thấy rằng sự thật thì đau lòng nhưng đó là sự thật thưa anh chị em!. Chúa cũng đã dùng phương pháp này để tỏ cho mọi người nhìn nhận rằng Chúa là Thiên Chúa, Chúa đã biến từ hai con cá và năm chiếc bánh để nuôi cả ngàn người ăn no nê, và còn lại biết bao nhiêu mảnh bánh vụn.
Qua sự kiện năm 75 sau ngày 30 tháng 4 mất nước hay được gọi là tháng 4 đen. Bao nhiêu con người ta được có cơ hội sang đất nước Mỹ đây, trong số cả trăm ngàn con người ta thì có gia đình tôi. Được biết bao nhiêu hội từ thiện thuộc đạo Công Giáo có, Tin Lành có, và nhiều đạo Tin Lành khác cũng có, đã bảo lãnh rất nhiều gia đình, và sau này được biết đã có rất nhiều gia đình đã được nhận Phép Rửa Tội, vì đã mang ơn những người bảo trợ, và những cơ quan bảo trợ. Sự thật là có thực mới vực được đạo là vậy!. Và cũng cùng cách ấy mà chúng ta là Đạo Công Giáo từ một giáo dân cho đến các tu sĩ nam nữ, và linh mục đã nhận công tác đi Truyền Giáo ở những nơi vùng xa vùng sâu là vậy!. Đầu tiên phải giúp đỡ họ sau mới hy vọng đem Lời Chúa đến cùng họ được. Vì Đời là thực tế!. Hãy cho tôi ăn trước đã tôi mới thấy được những gì gọi là cái hay cái đẹp của bạn!.
Cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho tất cả những anh chị em Tân Tòng, được theo học Giáo Lý suốt 8 tháng trời qua vì bất cứ lý do gì?. Theo để lấy vợ lấy chồng, hay theo để cho chính cuộc sống mình nên tốt đẹp, có đường hướng và chí hướng rõ rệt để Tin và Theo. Riêng chồng tôi là vì anh sợ ma suốt từ nhỏ đến lớn. Anh đã được Chúa lay động một lần mà anh có cảm tưởng sợ tởn tới già. Sau lần chồng tôi thất nghiệp, anh đã sống bằng nghề Chứng khoán để có thu nhập hằng ngày, bằng cách thuyên chuyển từ mua stock này qua bán stock kia, cả ngày như thế!. Nhưng bỗng một hôm tự nhiên chồng tôi bị đau lưng quá không thể nào chịu nổi, không lết được, mà cũng không cục cựa được. Và kết quả là chồng tôi phải nhập viện theo order của bác sĩ. Vào để họ thử nghiệm xem chồng tôi anh bị gì?. Và đây là thử thách thật lớn của anh vì anh sợ có ma trong nhà thương thưa anh chị em. Điều này thì đối với giáo dân của đạo Công Giáo thì ít thấy hơn là những anh chị em ngoại giáo, nhất là chúng ta thường bị người lớn hù dọa suốt từ thuở nhỏ.
Trước cơn đau và nỗi sợ của chồng tôi, tôi bèn khuyên rằng anh nên xem lại việc thờ phượng của anh xem sao? Tới nước này thì một anh vẫn giữ đạo của anh mà có lòng tin tưởng vào đấng mà anh tin, hai là anh tin vào Thiên Chúa, anh hãy chọn một. Và anh đã tin vào Thiên Chúa và Đức Mẹ. Khi anh đã chọn tin vào Thiên Chúa và Đức Mẹ, chắc Đức Mẹ đã tự tay mà chữa cho anh khỏi đau lưng một cách trầm trọng và bại liệt. Sau cơn lay nhẹ đó! Tôi nghĩ anh đã thấm nhiều hơn và tự bảo lòng là hằng tuần phải đi dự Thánh Lễ để cảm tạ Thiên Chúa mà anh đã nghi ngờ suốt bao nhiêu năm qua!. Đó là bước đầu để anh theo đạo tự nguyện chứ không phải do ai đàn áp hay bắt buộc. Chuyện đó đã xẩy ra cách đây trên dưới 10 năm, nhưng học đạo anh vẫn còn có vẻ lưỡng lự, chưa quyết định rõ ràng. Anh lấy cớ là phải bận rộn học hành. Anh lấy cớ là vì chưa về được VN để đến Chùa xin phép mẹ của anh cho thay đổi đạo, vì mẹ anh trước đây là người đạo Phật chính tông, trước khi cho anh chào đời bà là một ni cô tu núp dưới bóng Chùa. Nhưng cho đến nay anh vẫn chưa có cơ hội trở về quê hương để làm việc đó vì nhiều lý do không tiện cho phép anh. Vì anh đứng khác giới tuyến với những người bên đó!.
Tôi biết trong tận thâm tâm của anh, anh rất nể tôi vì tôi khác người, và vì tôi luôn biết sống tôn trọng anh, nhưng không có nghĩa là Sợ. Anh nể tôi vì tôi sống mà không cần có của cải hay tiền bạc của ai ngay cả của anh. Nếu tình nghĩa đôi ta chỉ có thế thôi thì chính tôi sẽ bỏ lại tất cả mà không thèm lấy theo một sự gì. Có phải đây là điều mà mọi người chồng đều phải e ngại? Vì bà xã của mình thật có bản lãnh và quá tự tin?.
Thật phải khi nói về chồng tôi chịu theo đạo là cả vấn đề không dễ dàng cho cả hai bên. Tôi thỉnh thoảng cũng khuyên chồng tôi là anh xem, bây giờ tuổi anh càng ngày càng cao, mai mốt anh có ra đi thì anh thích được đi đâu? Theo tôi cùng các con hay theo ông bà cha mẹ của anh? Chắc đó cũng là điều làm cho chồng tôi phải đắn đo suy nghĩ lung lắm! Anh chị em có thể tưởng tượng được là chồng tôi anh sợ ma đến độ tất cả mọi ảnh tượng Chúa Mẹ và Thiên Thần đã bị anh cho đi lưu lạc tứ phương không? Anh sợ về đêm tất cả mọi ảnh tượng sẽ biến thành ma đi vòng vòng trong nhà do coi những phim ma Mỹ đóng, còn có ấn tượng sâu đậm trong đầu của anh.
À có một điều tôi xin khuyên tất cả những ai đóng vai trò là giảng viên cho tất cả những anh chị em Dự Tòng và Tân Tòng, đừng có ý tưởng hù dọa hoặc có những ý tưởng thật dị đoan gieo vào lòng những anh chị em này!. Thử thách đương nhiên là có vì ai mà không có thử thách, đâu phải đợi các anh chị em Tân Tòng mới có thử thách. Không gì đắc lực và hữu ích cho bằng là hãy luôn giúp họ nhìn việc theo đạo là một cuộc đổi đời rất có hữu ích cho cuộc đời tâm linh và linh hồn của họ. Từ nay họ được hiểu kỹ càng hơn là con Đường Theo Chúa là con đường Chính Lộ. Thiên Chúa sẽ luôn ở cùng họ nếu họ biết sống phó thác tin tưởng vào Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa là Đấng muôn đời quyền năng và hằng hữu. Trong những ngày để đón nhận Phép Rửa xin các giảng viên đừng để cho tâm hồn của anh chị em Tân Tòng này phải lo lắng đến tiền bạc chụp hình hay không chụp và những lo toan sự đời không cần thiết. Thời gian này ai trong những anh chị em Tân Tòng cũng hồi hộp và trông đợi để được Rửa Tội. Xin những ai là người bảo trợ hãy cầu nguyện thật nhiều cho những người con tinh thần này, giúp đỡ và làm gương sáng cho họ là chính cuộc sống hằng ngày của mình. Để xứng đáng làm người bảo trợ trước Nhan Thánh Chúa. Tuy cuộc sống ngày lại ngày của chúng ta rất khốn khó và sau ngày Rửa Tội chưa chắc ai đã cần đến ai, nhưng trong Chúa người bảo trợ vẫn luôn phải có trách nhiệm trên người con tinh thần của mình. Xin hãy luôn cầu nguyện cho họ luôn sống tín thác vào Một Thiên Chúa qua dấu này tất cả sẽ là con chiên của Chúa.
Xin Ánh Sáng Phục Sinh của Chúa luôn chiếu rọi vào tâm hồn của anh chị em Tân Tòng này!. Gội rửa sạch tội lỗi của họ và ban cho họ chiếc áo mới. Chiếc áo trắng tinh tuyền và ngọn nến Tình Yêu sẽ được từ đó thắp đi và được mang đến mọi nẻo đường anh chị em chúng con đi. Ánh nến Phục Sinh đó sẽ được bừng lên và được nhân lên thêm, đem vào đời những ưu ái, chia sẻ, và yêu thương. Để khắp địa cầu được Sáng Tỏa và nhận lãnh mọi ân sủng của Thiên Chúa từ ngọn nến Chúa Giêsu Phục Sinh. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:08 23/04/2011
TÍNH NÓNG
Có một chủ nhân tính hay bồn chồn nóng nảy, trong gia đình nếu đầy tớ có lỗi thì lập tức phạt nó quỳ gối, chửi mắng hung dữ, lại còn kêu người khác đem gậy đến, nếu chưa đem gậy đến kịp thì cơn giận của chủ nhân tăng gấp ba, đầy tớ vội vàng nói với chủ nhân:
- “Tạm thời tát nó một cái để giải quyết tính nóng đã”.
Suy tư:
Tính tình ôn hòa thì giải quyết được nhiều việc hơn là nóng nảy, bởi vì tính nóng nảy làm cho chuyện nhỏ không đáng gì sẽ trở thành chuyện lớn vì tính bộp chộp nóng nảy của mình.
Cha mẹ nóng nảy thì con cái sẽ sợ hãi và không dám chia sẻ những tâm tư bức xúc của mình với cha mẹ, thế là đi tìm kiếm bạn bè để trút tâm sự của mình, mà bạn bè thì có mấy người tốt ?
Thầy cô giáo nóng nảy thì học trò sẽ xa lánh và chỉ coi các thầy cô như là những người làm thuê ăn lương, chứ không phải là những thầy cô giáo đạo tạo con người tốt tương lai cho xã hội.
Cha sở nóng nảy thì càng tệ hại hơn nữa, bởi vì giáo dân đến nhà thờ là vì đức tin của họ với Chúa, nếu cha sở nóng nảy ăn nói bộp chộp, la mắng giáo dân, thì giáo dân buồn một mà Chúa thì buồn gấp trăm, bởi vì cha sở làm tan nát đàn chiên của Ngài vì tính móng nảy của mình...
Tại sao có tính nóng nảy, xét cho cùng là vì kiêu ngạo mà ra, bởi vì kiêu ngạo là đầu mối của mọi tội lỗi.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một chủ nhân tính hay bồn chồn nóng nảy, trong gia đình nếu đầy tớ có lỗi thì lập tức phạt nó quỳ gối, chửi mắng hung dữ, lại còn kêu người khác đem gậy đến, nếu chưa đem gậy đến kịp thì cơn giận của chủ nhân tăng gấp ba, đầy tớ vội vàng nói với chủ nhân:
- “Tạm thời tát nó một cái để giải quyết tính nóng đã”.
Suy tư:
Tính tình ôn hòa thì giải quyết được nhiều việc hơn là nóng nảy, bởi vì tính nóng nảy làm cho chuyện nhỏ không đáng gì sẽ trở thành chuyện lớn vì tính bộp chộp nóng nảy của mình.
Cha mẹ nóng nảy thì con cái sẽ sợ hãi và không dám chia sẻ những tâm tư bức xúc của mình với cha mẹ, thế là đi tìm kiếm bạn bè để trút tâm sự của mình, mà bạn bè thì có mấy người tốt ?
Thầy cô giáo nóng nảy thì học trò sẽ xa lánh và chỉ coi các thầy cô như là những người làm thuê ăn lương, chứ không phải là những thầy cô giáo đạo tạo con người tốt tương lai cho xã hội.
Cha sở nóng nảy thì càng tệ hại hơn nữa, bởi vì giáo dân đến nhà thờ là vì đức tin của họ với Chúa, nếu cha sở nóng nảy ăn nói bộp chộp, la mắng giáo dân, thì giáo dân buồn một mà Chúa thì buồn gấp trăm, bởi vì cha sở làm tan nát đàn chiên của Ngài vì tính móng nảy của mình...
Tại sao có tính nóng nảy, xét cho cùng là vì kiêu ngạo mà ra, bởi vì kiêu ngạo là đầu mối của mọi tội lỗi.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:10 23/04/2011
N2T |
39. Nếu chúng ta có tội, thì những lời khen ngợi của người khác sẽ không thể tha tội và hình phạt cho chúng ta; nhưng nếu chúng ta làm việc thiện mà người khác coi thường, thì cũng không thể trừ khử công lao của chúng ta.
(Thánh Augustine)Bài giảng đêm thánh Vọng Phục Sinh của ĐGM Nguyễn Năng tại Phát Diệm
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc ghi
21:51 23/04/2011
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC CHA GIUSE NGUYỄN NĂNG
Đêm thánh Vọng Phục Sinh , Phát Diệm 2011
Anh chị em thân mến,
Chúng ta, ai cũng muốn sống. Sống là nỗi khao khát mãnh liệt nhất, sâu xa nhất của cuộc đời chúng ta. Nhưng rồi cuộc đời của chúng ta khép lại với cái chết. Cái chết là cánh cửa khép lại vĩnh viễn cuộc đời của chúng ta. Và có thể nói như kiểu nói của Tin Mừng: Đó là i tảng đá đã từng chôn chặt cuộc đời của chúng ta, cũng như đã từng chôn chặt cuộc đời của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu, quả thật đã chết. Tảng đá đã lấp lại cuộc đời của Chúa và hơn nữa, người ta còn niêm phong tảng đá ấy để cho Chúa Giêsu mãi mãi nằm trong nấm mồ. Cuộc đời của Chúa Giêsu đã kết thúc. Tuy nhiên, hôm nay chúng ta thấy sự can thiệp mạnh mẽ của Thiên Chúa. Khi các bà ra mộ từ sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần thì các bà chỉ nghĩ rằng mình đi thăm mộ (x. Mc 16, 1). Như thánh Maccô nói, các bà đem thuốc thơm để xức cho Chúa Giê su, bởi vì Ngài được an táng quá vội, không thể nào làm công việc ướp xác cho cẩn thận được. Hôm nay các bà ra để ướp xác Chúa. Nhưng khi ra tới nơi, thì theo thánh Mattheu thuật lại cho chúng ta: “Các bà đã thấy tảng đá được lăn ra” (Mt 28,1). Cuộc đời của Chúa Giê su tưởng như đã khép lại vĩnh viễn nhưng bây giờ lại được mở ra. Thiên Chúa đã can thiệp vào trong cuộc đời của Chúa Giêsu. Các bà đã thấy tiếng núi non chuyển động. Đó là kiểu nói can thiệp mạnh mẽ của Thiên Chúa. Cũng như ngày xưa, Giavê Thiên Chúa đã đến trong lịch sử của dân Do Thái và Ngài đã biểu lộ sức mạnh của Ngài bằng tiếng núi non, tiếng sấm, bằng những ngọn lửa hỏa hào bùng lên (Tv 29,3; Is 29,6). Đó là dấu hiệu cho thấy Thiên Chúa đến trong lịch sử con người và Thiên Chúa can thiệp vào trong lịch sử bằng cánh tay mạnh mẽ của Ngài. Thì hôm nay, núi non cũng chuyển động và Thiên Chúa đã đến. Rồi các thiên thần báo tin cho các bà biết là Chúa đã sống lại và không còn ở đây nữa. Các bà ra đi với tâm trạng vừa sợ, vừa vui. Vừa sợ vừa vui, bởi vì bán tín bán nghi. Các bà vui vì các các bà tin rằng Chúa đã sống lại. Nhưng các bà cũng sợ, bởi vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Chính sự sợ hãi của các bà là bằng chứng cho thấy đây là sự can thiệp của Thiên Chúa. Đứng trước sự can thiệp mạnh mẽ của Thiên Chúa, con người chỉ có thể biểu lộ cảm giác sợ hãi mà thôi.
Thưa anh chị em,
Thiên Chúa đã can thiệp vào trong cuộc đời của Chúa Giêsu. Trong những ngày vừa qua, chúng ta đã suy niệm về tình yêu của Chúa Giêsu. Ngày thứ Năm Tuần Thánh, chúng ta suy niệm về tình yêu của Chúa Giêsu là tình yêu tự hiến. Tình yêu của Chúa Giêsu chính là khởi đầu của thế giới mới, trong đó tất cả mọi người quên mình để nghĩ tới nhau, để sống cho nhau. Nhưng tình yêu tự hiến – tình yêu cao quí của Chúa Giê su – tình yêu mà ngày thứ Sáu Tuần Thánh, chúng ta lại chứng kiến một cảnh nghiệt ngã, tình yêu đã gục chết. Tình yêu mà Chúa Giêsu muốn trao hiến tất cả cuộc đời mình để phục vụ anh chị em của mình, tưởng rằng tình yêu đó được đón nhận. Nhưng không! Tình yêu ấy đã gục chết. Tình yêu ấy bị phản bội. Tình yêu ấy bị từ chối. Và tự nhiên chúng ta cảm thấy, giống như người ta nói là “Scandan”:
- Tại sao một người công chính như vậy lại kết thúc cuộc đời hết sức bi đát như là một tử tội nặng nề nhất trên trần gian này?
- Tại sao cuộc đời của một con người chỉ biết sống cho chân lý, mà cuối cùng lại bị sự gian dối trấn áp, thắng thế như vậy?
- Tại sao cả cuộc đời của Người chỉ biết yêu thương mà cuối cùng lại bị phải bội, bị hận thù, bị ghen ghét, bị người ta chà đạp, dằn vặt như vậy?
- Tại sao cuộc đời của Người luôn luôn dấn thân, phục vụ cho chân lý mà cuối cùng lại chết cách bất công như vậy?
Một dấu chấm hỏi rất lớn trong cuộc đời của chúng ta. Sự bất công đã thắng thế. Sự gian ác đã thắng sự công chính và tình thương. Vậy thì chúng ta sống công chính, thánh thiện, yêu thương để làm gì?
Thưa anh chị em,
Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh đã kết thúc bi thảm như thế. Quả thật, chúng ta từng chứng kiến trong cuộc sống của chúng ta. Những người lành thì gặp phải sự lận đận, đau thương, Thánh giá, vất vả, bị chèn ép... Còn những người gian dối, lọc lừa; những người sống gian ác, thì xem ra họ được sống may mắn, tốt đẹp, rồi sung sướng ở trên cõi đời này. Như vậy thì sống công chính, thánh thiện, yêu thương để làm gì? Vô ích !?.
Hôm nay, chúng ta thấy thánh Matthêu thuật lại việc Chúa đã sống lại, thuật lại cho chúng ta ngôi mộ trống. Đó là cái dấu hiệu Thiên Chúa can thiệp vào trong cuộc đời của Chúa Giêsu. Đấy là tiếng nói của Thiên Chúa trả lời cho chúng ta. Phải, ngày Thứ Sáu Tuần Thánh hôm qua, tình yêu đã bị gục ngã, tình yêu đã chết, tình yêu đã bị phản bội. Nhưng mà, không! sự phản bội, sự gian dối, sự hận thù, sự lừa lọc không phải là tiếng nói cuối cùng. Tiếng nói cuối cùng là tiếng nói của Thiên Chúa. Tiếng nói cuối cùng là tiếng nói của tình yêu chiến thắng, của sự công bằng, của công lý, của chân lý. Đấy mới là tiếng nói cuối cùng và là sự chiến thắng !. Thiên Chúa muốn nói với chúng ta rằng: Chúa Giêsu, trót cả cuộc đời dấn thân, yêu thương, phục vụ anh chị em của mình. Cả cuộc đời sống cho chân lý, cả cuộc đời phục vụ và rao giảng cho chân lý. Cuộc đời ấy xem ra là thất bại nhưng cuối cùng đã chiến thắng. Chính Thiên Chúa can thiệp vào trong cuộc đời của Chúa Giêsu để trả lời cho chúng ta rằng: Tất cả những ai sống như Chúa Giêsu và yêu thương, phục vụ như Chúa Giêsu. Cuộc đời ấy sẽ không có bế tắc; cuộc đời của những người ấy sẽ kết thúc tốt đẹp; cuộc đời của những người ấy sẽ được sống lại và sống mãi, sống trong vinh quang và tình yêu của Thiên Chúa (x. Cr 10, 11-13) . Đó là câu trả lời của Thiên Chúa cho chúng ta.
Chính vì vậy, trong đêm Canh thức Phục Sinh này. Trong khi chúng ta công bố sự chiến thắng của Chúa Giêsu thì đồng thời, chúng ta cũng được mời gọi đi theo con đường của Chúa. Trong đêm Canh thức Phục Sinh, chúng ta ôn lại bí tích Rửa tội mà mỗi người chúng ta đã lãnh nhận từ nhiều năm trước đây. Khi lãnh nhận bí tích Rửa tội, chúng ta dấn bước đi vào con đường của Chúa Giêsu. Chúng ta được đổi mới để đi theo Chúa Giêsu. Trong bài đọc Thánh Thư, thánh Phaolô nói với chúng ta rằng: “Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới. ” (Rm 6,4). Khi lãnh nhận bí tích Rửa tội, chúng ta dấn bước vào trong một hành trình mới. Cuộc đời của chúng ta kể như đã chết cho thế gian để chúng ta sống cho Thiên Chúa. Cuộc đời của chúng ta, từ ngày được lãnh nhận bí tích Rửa tội, đó là một hành trình đi theo Chúa và Chúa mời gọi chúng ta sống yêu thương như Chúa, sống phục vụ như Chúa, sống theo sự thật và sống theo công lý như Chúa. Chúa bảo đảm với chúng ta rằng: Ai đi trên con đường ấy sẽ không phải thất vọng.
Cuộc đời của người Kitô hữu là cuộc đời hoàn toàn sống dấn thân cho tình yêu và tâm hồn luôn luôn tràn đầy hy vọng, cho dù trong thực tế chúng ta có thể cảm nhận những kết thúc bi đát của những người sống công chính. Nhưng đó chỉ là cái kết thúc tạm thời. Còn vĩnh viễn, cuộc đời của những người sống trong sự thật và yêu thương thì đó là cuộc đời mở ra cánh cửa hy vọng, mở ra một tương lai của sự sống trong cung lòng của Thiên Chúa. Chúng ta mừng lễ Phục Sinh, Chúa mời gọi chúng ta thắp lên ánh sáng của tình thương, ánh sáng của đức tin, ánh sáng của niềm hy vọng, và chúng ta dấn bước đi theo ánh sáng Phục Sinh này, đi theo ánh sáng của Đức Kitô để cuộc đời của chúng ta luôn luôn tràn đầy niềm tin và hạnh phúc.
Thưa anh chị em,
Ước gì, ánh sáng của Đức Kitô trong Đêm Vọng Phục Sinh mãi mãi sáng lên trong cuộc đời của chúng ta, dẫn dắt cuộc đời của chúng ta để chúng ta không bao giờ phải thất vọng, không bao giờ chúng ta cảm thấy cuộc đời của chúng ta bế tắc, mà trái lại, mỗi một khó khăn, mỗi một gian khổ lại là sự mời gọi để chúng ta dấn bước mạnh mẽ hơn trên con đường mà Chúa Giêsu đã đi. Thiên Chúa muốn khẳng định với chúng ta rằng, chúng ta sống theo Tin Mừng, chúng ta sống theo lời của Chúa, chúng ta sẽ không bao giờ phải thất vọng mà trái lại, chính Thiên Chúa mới là câu trả lời cuối cùng cho chúng ta. Amen.
Linh mục Phêrô Nguyễn Hồng Phúc ghi
Đêm thánh Vọng Phục Sinh , Phát Diệm 2011
Anh chị em thân mến,
Chúng ta, ai cũng muốn sống. Sống là nỗi khao khát mãnh liệt nhất, sâu xa nhất của cuộc đời chúng ta. Nhưng rồi cuộc đời của chúng ta khép lại với cái chết. Cái chết là cánh cửa khép lại vĩnh viễn cuộc đời của chúng ta. Và có thể nói như kiểu nói của Tin Mừng: Đó là i tảng đá đã từng chôn chặt cuộc đời của chúng ta, cũng như đã từng chôn chặt cuộc đời của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu, quả thật đã chết. Tảng đá đã lấp lại cuộc đời của Chúa và hơn nữa, người ta còn niêm phong tảng đá ấy để cho Chúa Giêsu mãi mãi nằm trong nấm mồ. Cuộc đời của Chúa Giêsu đã kết thúc. Tuy nhiên, hôm nay chúng ta thấy sự can thiệp mạnh mẽ của Thiên Chúa. Khi các bà ra mộ từ sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần thì các bà chỉ nghĩ rằng mình đi thăm mộ (x. Mc 16, 1). Như thánh Maccô nói, các bà đem thuốc thơm để xức cho Chúa Giê su, bởi vì Ngài được an táng quá vội, không thể nào làm công việc ướp xác cho cẩn thận được. Hôm nay các bà ra để ướp xác Chúa. Nhưng khi ra tới nơi, thì theo thánh Mattheu thuật lại cho chúng ta: “Các bà đã thấy tảng đá được lăn ra” (Mt 28,1). Cuộc đời của Chúa Giê su tưởng như đã khép lại vĩnh viễn nhưng bây giờ lại được mở ra. Thiên Chúa đã can thiệp vào trong cuộc đời của Chúa Giêsu. Các bà đã thấy tiếng núi non chuyển động. Đó là kiểu nói can thiệp mạnh mẽ của Thiên Chúa. Cũng như ngày xưa, Giavê Thiên Chúa đã đến trong lịch sử của dân Do Thái và Ngài đã biểu lộ sức mạnh của Ngài bằng tiếng núi non, tiếng sấm, bằng những ngọn lửa hỏa hào bùng lên (Tv 29,3; Is 29,6). Đó là dấu hiệu cho thấy Thiên Chúa đến trong lịch sử con người và Thiên Chúa can thiệp vào trong lịch sử bằng cánh tay mạnh mẽ của Ngài. Thì hôm nay, núi non cũng chuyển động và Thiên Chúa đã đến. Rồi các thiên thần báo tin cho các bà biết là Chúa đã sống lại và không còn ở đây nữa. Các bà ra đi với tâm trạng vừa sợ, vừa vui. Vừa sợ vừa vui, bởi vì bán tín bán nghi. Các bà vui vì các các bà tin rằng Chúa đã sống lại. Nhưng các bà cũng sợ, bởi vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Chính sự sợ hãi của các bà là bằng chứng cho thấy đây là sự can thiệp của Thiên Chúa. Đứng trước sự can thiệp mạnh mẽ của Thiên Chúa, con người chỉ có thể biểu lộ cảm giác sợ hãi mà thôi.
Thưa anh chị em,
Thiên Chúa đã can thiệp vào trong cuộc đời của Chúa Giêsu. Trong những ngày vừa qua, chúng ta đã suy niệm về tình yêu của Chúa Giêsu. Ngày thứ Năm Tuần Thánh, chúng ta suy niệm về tình yêu của Chúa Giêsu là tình yêu tự hiến. Tình yêu của Chúa Giêsu chính là khởi đầu của thế giới mới, trong đó tất cả mọi người quên mình để nghĩ tới nhau, để sống cho nhau. Nhưng tình yêu tự hiến – tình yêu cao quí của Chúa Giê su – tình yêu mà ngày thứ Sáu Tuần Thánh, chúng ta lại chứng kiến một cảnh nghiệt ngã, tình yêu đã gục chết. Tình yêu mà Chúa Giêsu muốn trao hiến tất cả cuộc đời mình để phục vụ anh chị em của mình, tưởng rằng tình yêu đó được đón nhận. Nhưng không! Tình yêu ấy đã gục chết. Tình yêu ấy bị phản bội. Tình yêu ấy bị từ chối. Và tự nhiên chúng ta cảm thấy, giống như người ta nói là “Scandan”:
- Tại sao một người công chính như vậy lại kết thúc cuộc đời hết sức bi đát như là một tử tội nặng nề nhất trên trần gian này?
- Tại sao cuộc đời của một con người chỉ biết sống cho chân lý, mà cuối cùng lại bị sự gian dối trấn áp, thắng thế như vậy?
- Tại sao cả cuộc đời của Người chỉ biết yêu thương mà cuối cùng lại bị phải bội, bị hận thù, bị ghen ghét, bị người ta chà đạp, dằn vặt như vậy?
- Tại sao cuộc đời của Người luôn luôn dấn thân, phục vụ cho chân lý mà cuối cùng lại chết cách bất công như vậy?
Một dấu chấm hỏi rất lớn trong cuộc đời của chúng ta. Sự bất công đã thắng thế. Sự gian ác đã thắng sự công chính và tình thương. Vậy thì chúng ta sống công chính, thánh thiện, yêu thương để làm gì?
Thưa anh chị em,
Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh đã kết thúc bi thảm như thế. Quả thật, chúng ta từng chứng kiến trong cuộc sống của chúng ta. Những người lành thì gặp phải sự lận đận, đau thương, Thánh giá, vất vả, bị chèn ép... Còn những người gian dối, lọc lừa; những người sống gian ác, thì xem ra họ được sống may mắn, tốt đẹp, rồi sung sướng ở trên cõi đời này. Như vậy thì sống công chính, thánh thiện, yêu thương để làm gì? Vô ích !?.
Hôm nay, chúng ta thấy thánh Matthêu thuật lại việc Chúa đã sống lại, thuật lại cho chúng ta ngôi mộ trống. Đó là cái dấu hiệu Thiên Chúa can thiệp vào trong cuộc đời của Chúa Giêsu. Đấy là tiếng nói của Thiên Chúa trả lời cho chúng ta. Phải, ngày Thứ Sáu Tuần Thánh hôm qua, tình yêu đã bị gục ngã, tình yêu đã chết, tình yêu đã bị phản bội. Nhưng mà, không! sự phản bội, sự gian dối, sự hận thù, sự lừa lọc không phải là tiếng nói cuối cùng. Tiếng nói cuối cùng là tiếng nói của Thiên Chúa. Tiếng nói cuối cùng là tiếng nói của tình yêu chiến thắng, của sự công bằng, của công lý, của chân lý. Đấy mới là tiếng nói cuối cùng và là sự chiến thắng !. Thiên Chúa muốn nói với chúng ta rằng: Chúa Giêsu, trót cả cuộc đời dấn thân, yêu thương, phục vụ anh chị em của mình. Cả cuộc đời sống cho chân lý, cả cuộc đời phục vụ và rao giảng cho chân lý. Cuộc đời ấy xem ra là thất bại nhưng cuối cùng đã chiến thắng. Chính Thiên Chúa can thiệp vào trong cuộc đời của Chúa Giêsu để trả lời cho chúng ta rằng: Tất cả những ai sống như Chúa Giêsu và yêu thương, phục vụ như Chúa Giêsu. Cuộc đời ấy sẽ không có bế tắc; cuộc đời của những người ấy sẽ kết thúc tốt đẹp; cuộc đời của những người ấy sẽ được sống lại và sống mãi, sống trong vinh quang và tình yêu của Thiên Chúa (x. Cr 10, 11-13) . Đó là câu trả lời của Thiên Chúa cho chúng ta.
Chính vì vậy, trong đêm Canh thức Phục Sinh này. Trong khi chúng ta công bố sự chiến thắng của Chúa Giêsu thì đồng thời, chúng ta cũng được mời gọi đi theo con đường của Chúa. Trong đêm Canh thức Phục Sinh, chúng ta ôn lại bí tích Rửa tội mà mỗi người chúng ta đã lãnh nhận từ nhiều năm trước đây. Khi lãnh nhận bí tích Rửa tội, chúng ta dấn bước đi vào con đường của Chúa Giêsu. Chúng ta được đổi mới để đi theo Chúa Giêsu. Trong bài đọc Thánh Thư, thánh Phaolô nói với chúng ta rằng: “Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới. ” (Rm 6,4). Khi lãnh nhận bí tích Rửa tội, chúng ta dấn bước vào trong một hành trình mới. Cuộc đời của chúng ta kể như đã chết cho thế gian để chúng ta sống cho Thiên Chúa. Cuộc đời của chúng ta, từ ngày được lãnh nhận bí tích Rửa tội, đó là một hành trình đi theo Chúa và Chúa mời gọi chúng ta sống yêu thương như Chúa, sống phục vụ như Chúa, sống theo sự thật và sống theo công lý như Chúa. Chúa bảo đảm với chúng ta rằng: Ai đi trên con đường ấy sẽ không phải thất vọng.
Cuộc đời của người Kitô hữu là cuộc đời hoàn toàn sống dấn thân cho tình yêu và tâm hồn luôn luôn tràn đầy hy vọng, cho dù trong thực tế chúng ta có thể cảm nhận những kết thúc bi đát của những người sống công chính. Nhưng đó chỉ là cái kết thúc tạm thời. Còn vĩnh viễn, cuộc đời của những người sống trong sự thật và yêu thương thì đó là cuộc đời mở ra cánh cửa hy vọng, mở ra một tương lai của sự sống trong cung lòng của Thiên Chúa. Chúng ta mừng lễ Phục Sinh, Chúa mời gọi chúng ta thắp lên ánh sáng của tình thương, ánh sáng của đức tin, ánh sáng của niềm hy vọng, và chúng ta dấn bước đi theo ánh sáng Phục Sinh này, đi theo ánh sáng của Đức Kitô để cuộc đời của chúng ta luôn luôn tràn đầy niềm tin và hạnh phúc.
Thưa anh chị em,
Ước gì, ánh sáng của Đức Kitô trong Đêm Vọng Phục Sinh mãi mãi sáng lên trong cuộc đời của chúng ta, dẫn dắt cuộc đời của chúng ta để chúng ta không bao giờ phải thất vọng, không bao giờ chúng ta cảm thấy cuộc đời của chúng ta bế tắc, mà trái lại, mỗi một khó khăn, mỗi một gian khổ lại là sự mời gọi để chúng ta dấn bước mạnh mẽ hơn trên con đường mà Chúa Giêsu đã đi. Thiên Chúa muốn khẳng định với chúng ta rằng, chúng ta sống theo Tin Mừng, chúng ta sống theo lời của Chúa, chúng ta sẽ không bao giờ phải thất vọng mà trái lại, chính Thiên Chúa mới là câu trả lời cuối cùng cho chúng ta. Amen.
Linh mục Phêrô Nguyễn Hồng Phúc ghi
Lịch phụng vụ tháng Năm 2011
Lm . Anphong Trần Đức Phương
21:47 23/04/2011
LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG 05-2011
Theo truyền thống lâu đời của Giáo Hội, Tháng Năm là Tháng Hoa dâng kính Mẹ Maria. Trong Tháng này chúng ta sẽ mừng các Chúa Nhật 2,3,4,5 và 6 mùa Phục Sinh. Ngoài ra chúng ta cũng có dịp mừng hai lễ kính Đức Mẹ: Lễ Đức Mẹ Fatima (ngày 13/5) và lễ Đức Mẹ Thăm Viếng Bà Isave (31/5)
CHÚA NHẬT II MÙA PHỤC SINH (n gày 1/5): (CHÚA NHẬT KÍNH LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA). Bài Đọc 1 (Cv. 2:42-47) ghi lại đời sống đức tin của Giáo Hội tiên khởi tại Giêrusalem: Mọi người đều đoàn kết yêu thương, chia sẻ của cải cho nhau. Bài Đọc 2 (1 Phêrô 1:3-9): Thánh Phêrô nhắc nhở chúng ta hãy luôn “kiên vững trong Đức Tin qua mọi đau khổ và trăm chiều thử thách.” Bài Phúc Âm (Gioan 20: 19-31) ghi lại việc Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra với các Tông Đồ và củng cố đức tin cho các ông, đặc biệt cho Tôma, và Chúa nói “phúc cho những ai không thấy mà tin.” Xin xem thêm bài “Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót.”
CHÚA NHẬT III MÙA PHỤC SINH: Bài Đọc 1 (Cv 2:14,22-33) ghi lại bài giảng của Thánh Phêrô cho đám đông về việc Chúa Giêsu đã sống lại thật. Bài Đọc 2 (1 Phêrô 1:17-21): Chúng ta đã được “cứu chuộc, không phải bằng vàng bạc hay hư nát; nhưng bằng máu châu báu Chúa Kitô,” Đấng đã chết để cứu độ chúng ta. Bài Phúc Âm (Luca 24:13-35) ghi lại việc Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra với hai môn đệ trên đường đi về quê hương Emmaus và củng cố Đức Tin cho các ông, và các ông đã vội vã trở về Giêrusalem để thuật lại mọi việc cho các Tông Đồ nghe để thêm lòng tin vào việc “Chúa Giêsu đã sống lại thật.”
Hôm nay cũng là ngày Vinh Danh Các Bà Mẹ: Chúng ta hãy cầu nguyện cho các Bà Mẹ còn sống được khỏe mạnh và noi gương khiêm tốn của Mẹ Maria, sống dịu hiền với chồng, với con, và chung tay xây dựng gia đình đạo đức và hạnh phúc. Xin cho các Bà Mẹ đã qua đời được sớm về hưởng nhan Thánh Chúa.
CHÚA NHẬT IV MÙA PHỤC SINH: Bài Đọc 1 (Cv.2:14,36-41) tiếp tục ghi lại bài giảng của thánh Phêrô, và đám đông đã được lòng tin vào Chúa Phục Sinh và “lĩnh nhận phép Rửa và gia nhập Giáo Hội Chúa.” Bài Đọc 2 (1 Phêrô 2:20-25): Thánh Phêrô nhắc nhở chúng ta hãy noi gương Chúa Giêsu đã “chịu bao nhiêu đau khổ, sỉ nhục để cứu chuộc chúng ta…” Chúng ta cũng hãy “nhẫn nhục chịu mọi đau khổ” trong cuộc sống. Bài Phúc Âm (Gioan 10:1-10): Chúa Giêsu nói rõ cho chúng ta biết “Chính Chúa là cửa dẫn vào Đoàn Chiên thật của Chúa” là Giáo Hội mà Chúa Giêsu đã lập nên để hướng dẫn chúng ta đi theo “nẻo chính đường ngay” để về quê hương thật là Nước Trời.
CHÚA NHẬT V MÙA PHỤC SINH: Bài Đọc 1 (Cv 6:1-7) ghi lại việc các Tông Đồ chọn 7 vị Phó Tế đầu tiên để giúp các Tông Đồ phục vụ Dân Chúa, trong số đó có Thánh Stêphanô, vị Tử Đạo đầu tiên trong Giáo Hội. Bài Đọc 2 (1 Phêrô 2: 4-9): Thánh Phêrô nhắc nhở chúng ta là chúng ta đã được Chúa thương gọi và “tuyển chọn vào hàng tư tế vương giả, là dân tộc thánh thiện, là dân riêng của Chúa…” chúng ta hãy sống xứng đáng. Bài Phúc Âm (Gioan 14:1-12): Chúa Giêsu là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Lòng chúng ta đừng xao xuyến, nhưng hãy vững tin nơi Chúa là Cha chúng ta luôn hiện diện giữa chúng ta.
CHÚA NHẬT VI MÙA PHỤC SINH: Bài Đọc 1 (Cv 8:5-8, 14-17) ghi lại công việc truyền giáo của Thánh Philipphê, Phêrô và Gioan tại xứ Samaria. Các Ngài đặt tay trên các tín hữu và ban ơn Chúa Thánh Thần trên họ. Bài Đọc 2 (1 Phêrô 3:15-18): Thánh Phêrô nhắc nhở chúng ta là Chúa Giêsu đã chết để đền bù tội lỗi chúng ta. Chúng ta đã được trở nên con cái Chúa qua phép Rửa và được thánh hiến nhờ ơn Chúa Thánh Thần; chúng ta hãy luôn sống xứng đáng các tín hữu của Chúa. Bài Phúc Âm (Gioan 14:15-21) ghi lại lời Chúa Giêsu hứa ban Chúa Thánh Thần trên chúng ta, thánh hiến chúng ta; chúng ta hãy yêu mến Chúa và giữ các giới răn của Chúa.
Xin Chúa, nhờ lời Đức Mẹ và các Thánh chuyển cầu, chúc lành và gìn giữ chúng ta trong ơn nghĩa Chúa luôn.
Amen! Alleluia! Alleluia!
--------------------------------------
CHÚA NHẬT ‘TÌNH CHÚA THƯƠNG XÓT’
(DIVINE MERCY SUNDAY)
(CHÚA NHẬT II MÙA PHỤC SINH)
(Linh mục Anphong Trần Đức Phương)
Ngày 23 tháng 5 năm 2000, Thánh Bộ Phượng Tự đã ra quyết định chọn ngày Chúa Nhật II Phục Sinh là ngày Chúa Nhật “Tình Chúa Thương Xót” (giống như Chúa Nhật IV Phục Sinh là Chúa Nhât “Chúa Chiên Lành” “Good Shepherd Sunday”), để các tín hữu trên toàn thế giới dùng Chúa Nhật này suy ngắm về lòng thương xót của Chúa đối với mọi người và toàn thể nhân loại. Tin tưởng ở lòng Chúa Thương Xót, chúng ta sẽ luôn vững lòng trông cậy, phó thác nơi Chúa khi gặp những thử thách, những biến cố khủng khiếp xảy ra cho mỗi ngừơi, mỗi gia đình chúng ta và thế giới.
Việc tôn sùng “Lòng Thương Xót Chúa” (Devotion to the Divine Mercy) đã được Chúa tỏ ra cho Nữ Tu Maria Faustina Kowalska (1905-1938) vào năm 1931 và bà đã hết lòng cổ động trong Giáo Hội (Xin xem: DIVINE MERCY IN MY SOUL, DIARY OF SAINT M. F. KOWALSKA). Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã suy tôn Bà lên bậc hiển Thánh ngày 30 tháng 4 năm 2000. Sau đây là một số đoạn Đức Thánh Cha đã viết về Chúa Nhật “Tình Chúa Thương Xót”:
“Cũng như Thánh Faustina, chúng ta cũng tuyên xưng rằng ngoài Tình Chúa Thương Xót, không còn nguồn hy vọng nào khác cho nhân loại. Chúng ta cùng hết lòng tin tưởng kêu lên Chúa: “Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng nơi Chúa”. Lời tuyên xưng hết lòng tin tưởng nơi tình thương toàn năng của Chúa, đặc biệt cần thiết cho thời đại chúng ta, một thời đại mà nhân loại đang phải trải qua những hoảng sợ trước bao nhiêu những xuất hiện của sự dữ. Kêu cầu đến lòng thương xót của Chúa rất cần thiết để tự đáy tâm hồn đầy khổ đau, lo lắng, và bất ổn của chúng ta, luôn nổi lên một nguồn cậy trông vững chắc … Với con mắt linh hồn, chúng ta ước ao được nhìn vào con mắt của Chúa Giêsu đầy lòng thương xót, để nhận ra nơi sâu thẳm trong cái nhìn của Chúa, phản ảnh đời sống sâu xa của Chúa; nơi đó chúng ta cũng nhận ra ân sủng mà chúng ta thường nhận được và Chúa vẫn tái ban hàng ngày cho chúng ta mãi mãi cho đến tận thế …’’
Chính Chúa Thánh Thần, Đấng an ủi và là Thánh Thần Chân Lý, dẫn chúng ta trên đường đến với lòng Thương Xót của Chúa. Chúa Thánh Thần làm cho thế giới nhận ra tội lỗi, sự công chính, và “sự phán xét”(John16:8). Chúa Thánh Thần cũng cho chúng ta hiểu được ơn cứu rỗi trọn vẹn nơi Chúa Kytô. Càng nhìn nhận ra tội, càng dễ nhớ đến Thánh Giá Chúa Kytô. Hơn nữa, Chúa Thánh Thần giúp cho chúng ta, qua Thánh Giá Chúa Kytô, nhìn nhận tội lỗi của mình, từng tội lỗi một với trọn vẹn sự dữ chứa chấp trong đó. Cũng qua thập giá Chúa Kytô, Chúa Thánh Thần cho chúng ta nhìn ra tội lỗi trong ánh sáng mầu nhiệm “Tình Chúa Thương Xót”: Đó là tình yêu của Chúa chứa đầy lòng thương xót và tha thứ; nhờ đó, sự nhận ra tội lỗi của mình đem lại lòng vững tin rằng tội có thể được xóa bỏ và con người được phục hồi trở lại tình trạng người con yêu thương của Chúa. Thánh Giá là một sự “hạ mình” sâu thẳm nhất của Thiên Chúa xuống tới nhân loại. Thánh Giá là sự hoàn tất cuối cùng của Tình Yêu muôn thuở của Chúa đối với những vết thương đau đớn nhất của cuộc sống con người.
“Lạy Cha là Đấng Hằng Hữu, con xin dâng lên Cha Mình và Máu, Linh Hồn và bản tính Thiên Chúa của con yêu dấu của Cha, Chúa Giêsu Chúa chúng con, để đền vì tội lỗi chúng con và tội lỗi của toàn thế giới; nhờ những đau khổ trong cuộc khổ nạn của Người, xin thương xót chúng con và cả thế giới …”
Ngày nay, hơn lúc nào hết, thế giới cần đến lòng thương xót của Chúa. Ở mọi lục địa, từ sâu thẳm của những khổ đau của nhân loại, lời kêu xin lòng thương xót của Chúa hằng vọng lên khắp nơi. Nơi nào ghen ghét và lòng khát vọng trả thù ngự trị, nơi đó chiến tranh lại đem đến đau khổ và chết chóc cho những người vô tội; và nơi đó lòng Chúa xót thương lại cần thiết để đem lại sự ổn định cho tâm hồn và con tim nhân loại, và đem lại an bình. Nơi nào thiếu tôn trọng sự sống và phẩm giá con người, nơi đó lại càng cần lòng thương xót Chúa; vì trong ánh sáng của tình thương xót của Chúa, chúng ta nhận ra giá trị tuyệt vời của mỗi con người.
Tình Thương Xót của Chúa rất cần thiết để những bất công trên thế giới được chấm dứt và ánh sáng chân lý được ngời sáng …
“Con xin cảm tạ Chúa, gần một năm trước đây đã ban ơn cho con để con tuyên bố cho toàn thể Giáo Hội Chúa Nhật Thứ II Phục Sinh là ngày lễ Tình Thương Xót của Chúa”.
(ĐGH Gioan Phaolô II, “Chúa Nhật Tình Thương Xót Chúa” năm 2001).
“Trong ngày lễ “Tình Thương Xót”, lòng thẳm sâu của Tình Ta nhân từ xót thương mở ra. Ta tuôn đổ cả một đại dương ơn phúc cho những tâm hồn nào đến múc nguồn thương xót của Ta. Những ai ngày đó đi xưng tội, đi dâng lễ và rước lễ; sẽ nhận được sự tha thứ hoàn toàn mọi tội lỗi và mọi hình phạt”. (Trích nhật ký của Thánh Faustina).
(Mercy Sunday is the octave of Easter Sunday. We read in Scriptures that the octave of the feast is ‘the last and greatest day of the feast.’ (John 7:37).
God wants the whole world to know about His great mercy and to honor it on this special day. He promised: ‘On that day, the very dephts of my tender mercy are open. I pour out a whole ocean of graces upon those who approach the fount of my mercy. The soul that will go to confession (this can be satisfied during Lent) and receive Holy Communion, shall obtain complete forgiveness of sins and punishment. On that day, all the Divine floodgates, through which graces flow, are open.’ (Diary of St. Faustina, 699).
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện: Xin Chúa thương đến nhân loại khổ đau; vì trong thế giới chúng ta hôm nay còn nhiều hận thù và chia rẽ; xin cho nhân quyền, phẩm giá, sự sống, và tự do, nhất là tự do tôn giáo được tôn trọng ở khắp nơi; xin cho Hòa Bình và Hạnh Phúc thật sự trở lại Miền Trung Đông và nơi nơi trên thế giới.
Xin Chúa Thương Xót Chúng con!
Linh Mục Anphong Trần Đức Phương
Theo truyền thống lâu đời của Giáo Hội, Tháng Năm là Tháng Hoa dâng kính Mẹ Maria. Trong Tháng này chúng ta sẽ mừng các Chúa Nhật 2,3,4,5 và 6 mùa Phục Sinh. Ngoài ra chúng ta cũng có dịp mừng hai lễ kính Đức Mẹ: Lễ Đức Mẹ Fatima (ngày 13/5) và lễ Đức Mẹ Thăm Viếng Bà Isave (31/5)
CHÚA NHẬT II MÙA PHỤC SINH (n gày 1/5): (CHÚA NHẬT KÍNH LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA). Bài Đọc 1 (Cv. 2:42-47) ghi lại đời sống đức tin của Giáo Hội tiên khởi tại Giêrusalem: Mọi người đều đoàn kết yêu thương, chia sẻ của cải cho nhau. Bài Đọc 2 (1 Phêrô 1:3-9): Thánh Phêrô nhắc nhở chúng ta hãy luôn “kiên vững trong Đức Tin qua mọi đau khổ và trăm chiều thử thách.” Bài Phúc Âm (Gioan 20: 19-31) ghi lại việc Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra với các Tông Đồ và củng cố đức tin cho các ông, đặc biệt cho Tôma, và Chúa nói “phúc cho những ai không thấy mà tin.” Xin xem thêm bài “Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót.”
CHÚA NHẬT III MÙA PHỤC SINH: Bài Đọc 1 (Cv 2:14,22-33) ghi lại bài giảng của Thánh Phêrô cho đám đông về việc Chúa Giêsu đã sống lại thật. Bài Đọc 2 (1 Phêrô 1:17-21): Chúng ta đã được “cứu chuộc, không phải bằng vàng bạc hay hư nát; nhưng bằng máu châu báu Chúa Kitô,” Đấng đã chết để cứu độ chúng ta. Bài Phúc Âm (Luca 24:13-35) ghi lại việc Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra với hai môn đệ trên đường đi về quê hương Emmaus và củng cố Đức Tin cho các ông, và các ông đã vội vã trở về Giêrusalem để thuật lại mọi việc cho các Tông Đồ nghe để thêm lòng tin vào việc “Chúa Giêsu đã sống lại thật.”
Hôm nay cũng là ngày Vinh Danh Các Bà Mẹ: Chúng ta hãy cầu nguyện cho các Bà Mẹ còn sống được khỏe mạnh và noi gương khiêm tốn của Mẹ Maria, sống dịu hiền với chồng, với con, và chung tay xây dựng gia đình đạo đức và hạnh phúc. Xin cho các Bà Mẹ đã qua đời được sớm về hưởng nhan Thánh Chúa.
CHÚA NHẬT IV MÙA PHỤC SINH: Bài Đọc 1 (Cv.2:14,36-41) tiếp tục ghi lại bài giảng của thánh Phêrô, và đám đông đã được lòng tin vào Chúa Phục Sinh và “lĩnh nhận phép Rửa và gia nhập Giáo Hội Chúa.” Bài Đọc 2 (1 Phêrô 2:20-25): Thánh Phêrô nhắc nhở chúng ta hãy noi gương Chúa Giêsu đã “chịu bao nhiêu đau khổ, sỉ nhục để cứu chuộc chúng ta…” Chúng ta cũng hãy “nhẫn nhục chịu mọi đau khổ” trong cuộc sống. Bài Phúc Âm (Gioan 10:1-10): Chúa Giêsu nói rõ cho chúng ta biết “Chính Chúa là cửa dẫn vào Đoàn Chiên thật của Chúa” là Giáo Hội mà Chúa Giêsu đã lập nên để hướng dẫn chúng ta đi theo “nẻo chính đường ngay” để về quê hương thật là Nước Trời.
CHÚA NHẬT V MÙA PHỤC SINH: Bài Đọc 1 (Cv 6:1-7) ghi lại việc các Tông Đồ chọn 7 vị Phó Tế đầu tiên để giúp các Tông Đồ phục vụ Dân Chúa, trong số đó có Thánh Stêphanô, vị Tử Đạo đầu tiên trong Giáo Hội. Bài Đọc 2 (1 Phêrô 2: 4-9): Thánh Phêrô nhắc nhở chúng ta là chúng ta đã được Chúa thương gọi và “tuyển chọn vào hàng tư tế vương giả, là dân tộc thánh thiện, là dân riêng của Chúa…” chúng ta hãy sống xứng đáng. Bài Phúc Âm (Gioan 14:1-12): Chúa Giêsu là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Lòng chúng ta đừng xao xuyến, nhưng hãy vững tin nơi Chúa là Cha chúng ta luôn hiện diện giữa chúng ta.
CHÚA NHẬT VI MÙA PHỤC SINH: Bài Đọc 1 (Cv 8:5-8, 14-17) ghi lại công việc truyền giáo của Thánh Philipphê, Phêrô và Gioan tại xứ Samaria. Các Ngài đặt tay trên các tín hữu và ban ơn Chúa Thánh Thần trên họ. Bài Đọc 2 (1 Phêrô 3:15-18): Thánh Phêrô nhắc nhở chúng ta là Chúa Giêsu đã chết để đền bù tội lỗi chúng ta. Chúng ta đã được trở nên con cái Chúa qua phép Rửa và được thánh hiến nhờ ơn Chúa Thánh Thần; chúng ta hãy luôn sống xứng đáng các tín hữu của Chúa. Bài Phúc Âm (Gioan 14:15-21) ghi lại lời Chúa Giêsu hứa ban Chúa Thánh Thần trên chúng ta, thánh hiến chúng ta; chúng ta hãy yêu mến Chúa và giữ các giới răn của Chúa.
Xin Chúa, nhờ lời Đức Mẹ và các Thánh chuyển cầu, chúc lành và gìn giữ chúng ta trong ơn nghĩa Chúa luôn.
Amen! Alleluia! Alleluia!
--------------------------------------
CHÚA NHẬT ‘TÌNH CHÚA THƯƠNG XÓT’
(DIVINE MERCY SUNDAY)
(CHÚA NHẬT II MÙA PHỤC SINH)
(Linh mục Anphong Trần Đức Phương)
Ngày 23 tháng 5 năm 2000, Thánh Bộ Phượng Tự đã ra quyết định chọn ngày Chúa Nhật II Phục Sinh là ngày Chúa Nhật “Tình Chúa Thương Xót” (giống như Chúa Nhật IV Phục Sinh là Chúa Nhât “Chúa Chiên Lành” “Good Shepherd Sunday”), để các tín hữu trên toàn thế giới dùng Chúa Nhật này suy ngắm về lòng thương xót của Chúa đối với mọi người và toàn thể nhân loại. Tin tưởng ở lòng Chúa Thương Xót, chúng ta sẽ luôn vững lòng trông cậy, phó thác nơi Chúa khi gặp những thử thách, những biến cố khủng khiếp xảy ra cho mỗi ngừơi, mỗi gia đình chúng ta và thế giới.
Việc tôn sùng “Lòng Thương Xót Chúa” (Devotion to the Divine Mercy) đã được Chúa tỏ ra cho Nữ Tu Maria Faustina Kowalska (1905-1938) vào năm 1931 và bà đã hết lòng cổ động trong Giáo Hội (Xin xem: DIVINE MERCY IN MY SOUL, DIARY OF SAINT M. F. KOWALSKA). Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã suy tôn Bà lên bậc hiển Thánh ngày 30 tháng 4 năm 2000. Sau đây là một số đoạn Đức Thánh Cha đã viết về Chúa Nhật “Tình Chúa Thương Xót”:
“Cũng như Thánh Faustina, chúng ta cũng tuyên xưng rằng ngoài Tình Chúa Thương Xót, không còn nguồn hy vọng nào khác cho nhân loại. Chúng ta cùng hết lòng tin tưởng kêu lên Chúa: “Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng nơi Chúa”. Lời tuyên xưng hết lòng tin tưởng nơi tình thương toàn năng của Chúa, đặc biệt cần thiết cho thời đại chúng ta, một thời đại mà nhân loại đang phải trải qua những hoảng sợ trước bao nhiêu những xuất hiện của sự dữ. Kêu cầu đến lòng thương xót của Chúa rất cần thiết để tự đáy tâm hồn đầy khổ đau, lo lắng, và bất ổn của chúng ta, luôn nổi lên một nguồn cậy trông vững chắc … Với con mắt linh hồn, chúng ta ước ao được nhìn vào con mắt của Chúa Giêsu đầy lòng thương xót, để nhận ra nơi sâu thẳm trong cái nhìn của Chúa, phản ảnh đời sống sâu xa của Chúa; nơi đó chúng ta cũng nhận ra ân sủng mà chúng ta thường nhận được và Chúa vẫn tái ban hàng ngày cho chúng ta mãi mãi cho đến tận thế …’’
Chính Chúa Thánh Thần, Đấng an ủi và là Thánh Thần Chân Lý, dẫn chúng ta trên đường đến với lòng Thương Xót của Chúa. Chúa Thánh Thần làm cho thế giới nhận ra tội lỗi, sự công chính, và “sự phán xét”(John16:8). Chúa Thánh Thần cũng cho chúng ta hiểu được ơn cứu rỗi trọn vẹn nơi Chúa Kytô. Càng nhìn nhận ra tội, càng dễ nhớ đến Thánh Giá Chúa Kytô. Hơn nữa, Chúa Thánh Thần giúp cho chúng ta, qua Thánh Giá Chúa Kytô, nhìn nhận tội lỗi của mình, từng tội lỗi một với trọn vẹn sự dữ chứa chấp trong đó. Cũng qua thập giá Chúa Kytô, Chúa Thánh Thần cho chúng ta nhìn ra tội lỗi trong ánh sáng mầu nhiệm “Tình Chúa Thương Xót”: Đó là tình yêu của Chúa chứa đầy lòng thương xót và tha thứ; nhờ đó, sự nhận ra tội lỗi của mình đem lại lòng vững tin rằng tội có thể được xóa bỏ và con người được phục hồi trở lại tình trạng người con yêu thương của Chúa. Thánh Giá là một sự “hạ mình” sâu thẳm nhất của Thiên Chúa xuống tới nhân loại. Thánh Giá là sự hoàn tất cuối cùng của Tình Yêu muôn thuở của Chúa đối với những vết thương đau đớn nhất của cuộc sống con người.
“Lạy Cha là Đấng Hằng Hữu, con xin dâng lên Cha Mình và Máu, Linh Hồn và bản tính Thiên Chúa của con yêu dấu của Cha, Chúa Giêsu Chúa chúng con, để đền vì tội lỗi chúng con và tội lỗi của toàn thế giới; nhờ những đau khổ trong cuộc khổ nạn của Người, xin thương xót chúng con và cả thế giới …”
Ngày nay, hơn lúc nào hết, thế giới cần đến lòng thương xót của Chúa. Ở mọi lục địa, từ sâu thẳm của những khổ đau của nhân loại, lời kêu xin lòng thương xót của Chúa hằng vọng lên khắp nơi. Nơi nào ghen ghét và lòng khát vọng trả thù ngự trị, nơi đó chiến tranh lại đem đến đau khổ và chết chóc cho những người vô tội; và nơi đó lòng Chúa xót thương lại cần thiết để đem lại sự ổn định cho tâm hồn và con tim nhân loại, và đem lại an bình. Nơi nào thiếu tôn trọng sự sống và phẩm giá con người, nơi đó lại càng cần lòng thương xót Chúa; vì trong ánh sáng của tình thương xót của Chúa, chúng ta nhận ra giá trị tuyệt vời của mỗi con người.
Tình Thương Xót của Chúa rất cần thiết để những bất công trên thế giới được chấm dứt và ánh sáng chân lý được ngời sáng …
“Con xin cảm tạ Chúa, gần một năm trước đây đã ban ơn cho con để con tuyên bố cho toàn thể Giáo Hội Chúa Nhật Thứ II Phục Sinh là ngày lễ Tình Thương Xót của Chúa”.
(ĐGH Gioan Phaolô II, “Chúa Nhật Tình Thương Xót Chúa” năm 2001).
“Trong ngày lễ “Tình Thương Xót”, lòng thẳm sâu của Tình Ta nhân từ xót thương mở ra. Ta tuôn đổ cả một đại dương ơn phúc cho những tâm hồn nào đến múc nguồn thương xót của Ta. Những ai ngày đó đi xưng tội, đi dâng lễ và rước lễ; sẽ nhận được sự tha thứ hoàn toàn mọi tội lỗi và mọi hình phạt”. (Trích nhật ký của Thánh Faustina).
(Mercy Sunday is the octave of Easter Sunday. We read in Scriptures that the octave of the feast is ‘the last and greatest day of the feast.’ (John 7:37).
God wants the whole world to know about His great mercy and to honor it on this special day. He promised: ‘On that day, the very dephts of my tender mercy are open. I pour out a whole ocean of graces upon those who approach the fount of my mercy. The soul that will go to confession (this can be satisfied during Lent) and receive Holy Communion, shall obtain complete forgiveness of sins and punishment. On that day, all the Divine floodgates, through which graces flow, are open.’ (Diary of St. Faustina, 699).
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện: Xin Chúa thương đến nhân loại khổ đau; vì trong thế giới chúng ta hôm nay còn nhiều hận thù và chia rẽ; xin cho nhân quyền, phẩm giá, sự sống, và tự do, nhất là tự do tôn giáo được tôn trọng ở khắp nơi; xin cho Hòa Bình và Hạnh Phúc thật sự trở lại Miền Trung Đông và nơi nơi trên thế giới.
Xin Chúa Thương Xót Chúng con!
Linh Mục Anphong Trần Đức Phương
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lễ Phong Chân Phước cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ được thu hình Ba Chiều 3D
Bùi Hữu Thư
05:26 23/04/2011
Đánh dấu một nghi thức của Giáo Hoàng với kỹ thuật mới này
VATICAN, Ngày 22 tháng Tư, 2011 (Zenit.org).- Lễ Phong Chân Phước cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Vatican ngày 1 tháng 5 sẽ được thu hình Ba Chiều 3D.
Đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội có một nghi thức của Giáo Hoàng được thu hình bằng kỹ thuật mới này.
Việc thu hình sẽ được hãng SONY và Trung Tâm Truyền Hình Vatican thực hiện. Tháng 11 vừa qua hai cơ quan này đã thu một vài hình với hệ thống Ba Chiều trong một buổi triều kiến chung tại Sảnh Đường Phaolô VI.
Việc thu hình lễ phong chân phước cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ được thực hiện với một hệ thống giàn di động được Trung Tâm Truyền Hình Vatican thiết lập mới đây, với sự tài trợ của Đoàn Hiệp Sĩ Kha Luân Bố.
Lần thu hình này sẽ được dùng làm căn bản cho các thử nghiệm kế tiếp với mục tiêu là sẽ phát hình trực tiếp Ba Chiều từ Vatican.
Khi dụng cụ mới được trình bầy vào ngày 16 tháng 11 năm ngoái, linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc Trung Tâm Truyền Hình Vatican đã nói "nếu chúng ta không duy trì một mức độ phẩm chất và khả năng, chúng ta sẽ làm trở ngại cho việc phát hình, và do đó trở ngại cho các điệp văn của Đức Thánh Cha."
VATICAN, Ngày 22 tháng Tư, 2011 (Zenit.org).- Lễ Phong Chân Phước cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Vatican ngày 1 tháng 5 sẽ được thu hình Ba Chiều 3D.
Đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội có một nghi thức của Giáo Hoàng được thu hình bằng kỹ thuật mới này.
Việc thu hình sẽ được hãng SONY và Trung Tâm Truyền Hình Vatican thực hiện. Tháng 11 vừa qua hai cơ quan này đã thu một vài hình với hệ thống Ba Chiều trong một buổi triều kiến chung tại Sảnh Đường Phaolô VI.
Việc thu hình lễ phong chân phước cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ được thực hiện với một hệ thống giàn di động được Trung Tâm Truyền Hình Vatican thiết lập mới đây, với sự tài trợ của Đoàn Hiệp Sĩ Kha Luân Bố.
Lần thu hình này sẽ được dùng làm căn bản cho các thử nghiệm kế tiếp với mục tiêu là sẽ phát hình trực tiếp Ba Chiều từ Vatican.
Khi dụng cụ mới được trình bầy vào ngày 16 tháng 11 năm ngoái, linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc Trung Tâm Truyền Hình Vatican đã nói "nếu chúng ta không duy trì một mức độ phẩm chất và khả năng, chúng ta sẽ làm trở ngại cho việc phát hình, và do đó trở ngại cho các điệp văn của Đức Thánh Cha."
Bộ phim giới thiệu cậu bé muốn hát cho ĐTC nghe
Phạm Kim An
07:55 23/04/2011
Bộ phim giới thiệu cậu bé muốn hát cho ĐTC nghe
Vatican và ĐTC qua cái nhìn của cậu bé 11 tuổi
ROMA - Một bộ phim mới trình bày dung mạo của ĐTC Biển Đức 16 và thực tế cuộc sống ở Vatican, được nhìn qua đôi mắt của Francesco, một cậu bé ước mơ được hát trước mặt ĐTC.
Bộ phim tiếng Đức "Francesco und der Papst" (Cậu bé Phanxicô và ĐTC), đã được công chiếu xuất đầu tiên ngày 21-4 tại 60 rạp hát tại Đức và Thụy Sĩ.
Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc Văn phòng báo chí Tòa Thánh, nói trong một nhận định thông tin: "Nếu không đi vào sự đánh giá sâu xa về bộ phim, có thể khẳng định rằng bộ phim tạo ra sự chứng minh nhiều hơn cho ước muốn của ĐTC Biển Đức 16 và các cộng sự của Ngài, về chấp nhận các hình thức mới - trực tiếp và đa dạng – để có thể đi vào giao tiếp với công chúng”.
Đạo diễn phim, Ciro Cappellari, người Argentina, giải thích rằng diễn viên chính của bộ phim là một cậu bé Roma 11 tuổi, cậu rất thích bóng đá và âm nhạc, và là ca viên của ca đoàn Nhà nguyện Sistine.
Nhờ giọng nói, có một âm sắc đặc biệt, cậu bé được chọn để hát một mình trước mặt ĐTC.
Dưới sự hướng dẫn chuyên môn của Đức ông Giuseppe Liberto, người từng phụ trách ca đoàn này từ năm 1997 đến năm 2010, cậu bé được giúp đỡ nhiều trong bộ phim trong thời gian chuẩn bị, cho đến thời điểm đỉnh cao là khi cậu bé hát trước mặt ĐTC.
Đồng thời, bộ phim miêu tả các sự kiện lịch sử trong sứ vụ của ĐTC năm 2009, bao gồm các chuyến đi thăm châu Phi và Đất Thánh, và hình ảnh của cuộc sống hàng ngày và hoạt động của ĐTC. Phim cũng cho thấy một hình ảnh của ĐTC đang cầu nguyện trong một chuyến đi nghỉ ở Dinh thự mùa hè Castel Gandolfo, không xa Roma.
Qua đôi mắt của cậu bé, trong bộ phim dài 90 phút, khán giả được giới thiệu nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống Vatican, chẳng hạn việc đào tạo các vệ binh Thụy Sĩ và hiến binh, và các buổi lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Theo Cha Lombardi, các hình ảnh và sự hợp tác của Trung tâm Truyền hình Vatican, sự hỗ trợ của Hội đồng Giáo hoàng về Truyền Thông Xã Hội, đã làm cho bộ phim này trở thành bộ phim độc đáo, và cũng giúp người xem nói chung có khả năng để bước vào thế giới của Vatican và tiếp cận gần gũi với cuộc sống của ĐTC, một cách đơn giản và không nghi thức.
Buổi trình chiếu lần đầu của bộ phim diễn ra ngày 24-3 ở Munich, Đức, cho nhiều khách mời, trong đó có Đức Tổng Giám Mục Munich và Freising là Đức Hồng Y Reinhard Marx.
Ngày 8-4, đã có hai buổi chiếu cho khách mời ở Wurzburg, Đức, và ở Einsiedeln, Thụy Sĩ.
Bộ phim được sản xuất bởi P. Weckert, N. Preuss, O. Berben và hãng phim Đức Fanes, với sự hợp tác của hãng phim Constantin và hãng phim Beta. (Zenit 22-4-2011)
Phạm Kim An
Vatican và ĐTC qua cái nhìn của cậu bé 11 tuổi
ROMA - Một bộ phim mới trình bày dung mạo của ĐTC Biển Đức 16 và thực tế cuộc sống ở Vatican, được nhìn qua đôi mắt của Francesco, một cậu bé ước mơ được hát trước mặt ĐTC.
Bộ phim tiếng Đức "Francesco und der Papst" (Cậu bé Phanxicô và ĐTC), đã được công chiếu xuất đầu tiên ngày 21-4 tại 60 rạp hát tại Đức và Thụy Sĩ.
Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc Văn phòng báo chí Tòa Thánh, nói trong một nhận định thông tin: "Nếu không đi vào sự đánh giá sâu xa về bộ phim, có thể khẳng định rằng bộ phim tạo ra sự chứng minh nhiều hơn cho ước muốn của ĐTC Biển Đức 16 và các cộng sự của Ngài, về chấp nhận các hình thức mới - trực tiếp và đa dạng – để có thể đi vào giao tiếp với công chúng”.
Đạo diễn phim, Ciro Cappellari, người Argentina, giải thích rằng diễn viên chính của bộ phim là một cậu bé Roma 11 tuổi, cậu rất thích bóng đá và âm nhạc, và là ca viên của ca đoàn Nhà nguyện Sistine.
Nhờ giọng nói, có một âm sắc đặc biệt, cậu bé được chọn để hát một mình trước mặt ĐTC.
Dưới sự hướng dẫn chuyên môn của Đức ông Giuseppe Liberto, người từng phụ trách ca đoàn này từ năm 1997 đến năm 2010, cậu bé được giúp đỡ nhiều trong bộ phim trong thời gian chuẩn bị, cho đến thời điểm đỉnh cao là khi cậu bé hát trước mặt ĐTC.
Đồng thời, bộ phim miêu tả các sự kiện lịch sử trong sứ vụ của ĐTC năm 2009, bao gồm các chuyến đi thăm châu Phi và Đất Thánh, và hình ảnh của cuộc sống hàng ngày và hoạt động của ĐTC. Phim cũng cho thấy một hình ảnh của ĐTC đang cầu nguyện trong một chuyến đi nghỉ ở Dinh thự mùa hè Castel Gandolfo, không xa Roma.
Qua đôi mắt của cậu bé, trong bộ phim dài 90 phút, khán giả được giới thiệu nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống Vatican, chẳng hạn việc đào tạo các vệ binh Thụy Sĩ và hiến binh, và các buổi lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Theo Cha Lombardi, các hình ảnh và sự hợp tác của Trung tâm Truyền hình Vatican, sự hỗ trợ của Hội đồng Giáo hoàng về Truyền Thông Xã Hội, đã làm cho bộ phim này trở thành bộ phim độc đáo, và cũng giúp người xem nói chung có khả năng để bước vào thế giới của Vatican và tiếp cận gần gũi với cuộc sống của ĐTC, một cách đơn giản và không nghi thức.
Buổi trình chiếu lần đầu của bộ phim diễn ra ngày 24-3 ở Munich, Đức, cho nhiều khách mời, trong đó có Đức Tổng Giám Mục Munich và Freising là Đức Hồng Y Reinhard Marx.
Ngày 8-4, đã có hai buổi chiếu cho khách mời ở Wurzburg, Đức, và ở Einsiedeln, Thụy Sĩ.
Bộ phim được sản xuất bởi P. Weckert, N. Preuss, O. Berben và hãng phim Đức Fanes, với sự hợp tác của hãng phim Constantin và hãng phim Beta. (Zenit 22-4-2011)
Phạm Kim An
Thập giá không chỉ dành cho tín hữu
Phạm Kim An
07:56 23/04/2011
Thập giá không chỉ dành cho tín hữu
Kitô hữu có thể cung cấp gì cho người không có đức tin
VATICAN – Mầu nhiệm cứu chuộc mở rộng ra ngoài đức tin của chúng ta; thập giá không chỉ dành cho Kitô hữu, nhưng dành cho mọi người, vì Chúa Kitô đã chết cho tất cả mọi người.
Các suy tư này là của linh mục Raniero Cantalamessa, Dòng Phanxicô nhánh Capuchin, nhà giảng thuyết của Phủ Giáo Hoàng, trong bài giảng của cha nhân nghi thức cử hành Cuộc Thương khó của Chúa chúng ta ngày 22-4 tại Roma.
ĐTC Biển Đức 16 cử hành phụng vụ này, tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Cha giảng thuyết nói: “Thập giá không chỉ là phán xét của Thiên Chúa trên thế giới và sự khôn ngoan của nó; Thập giá là còn hơn sự mặc khải và kết án tội lỗi. Thập giá không phải là việc Chúa nói “không” với thế giới, nhưng là việc Chúa nói “có” với thế giới từ thẳm sâu tình yêu của Chúa”.
Tuy nhiên, Cha Cantalamessa nêu câu hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể nói về tình yêu của Chúa, khi có quá nhiều bi kịch và quá nhiều đau khổ trên thế giới?
Theo cha, Chúa đã đưa ra câu trả lời: “Đấng mà mà chúng ta chiêm ngắm trên thập giá chính là Thiên Chúa làm người. Vâng, Ngài là Đức Giêsu thành Nazareth, nhưng Ngài là Một với Con của Chúa Cha Vĩnh Cửu. [...]
Cha nói tiếp: “Bạn cần làm gì để trấn an một ai đó rằng một chén uống đặc biệt không chứa thuốc độc? Trước tiên bạn cần uống chén ấy trước mặt người kia. Đó là điều Chúa đã làm cho nhân loại: Ngài đã uống chén đắng cuộc Thương khó của Ngài. Vì vậy, đau khổ của con người không thể là một chén rượu có thuốc độc, nó phải hơn sự tiêu cực, sự mất mát, sự phi lý, nếu Chúa đã chọn để thưởng thức nó”.
Cha nói: “Ở đáy của chén rượu, phải có viên ngọc trai. Chúng ta biết tên của ngọc trai này, đó là sự sống lại".
Chỉ có Chúa biết
Cha Cantalamessa tiếp tục: “Và thập giá không chỉ dành cho Kitô hữu. Trong mầu nhiệm cứu chuộc có khía cạnh khách quan và chủ quan. Có một thực tại trong chính nó, và sau đó có nhận thức về thực tại và lời đáp-đức tin của chúng ta. Khía cạnh thứ nhất mở vượt ra ngoài khía cạnh thứ nhì. Một văn bản của Công đồng chung Vatican II nói rằng Chúa Thánh Thần cung cấp cho mọi người khả năng làm đối tác trong mầu nhiệm Vượt qua, theo một cách thức chỉ có Chúa biết".
Cha nói: “Người tín hữu chúng ta có thể cung cấp cho người không có đức tin một điều chắc chắn của chúng ta, đó là có một khoản tiền chuộc sự đau khổ, nhưng chúng ta cũng có thể đau khổ với người đau khổ, khóc với người khóc."
Cha giảng thuyết Dòng Phanxcicô nhánh Capuchin cho biết rằng việc toàn cầu hóa có tác động tích cực trong việc làm cho "khổ đau của một người" trở thành "khổ đau của tất cả", vì nó "gợi lên sự đoàn kết liên đới của tất cả".
Cha nói: “Nó cho chúng ta cơ hội khám phá ra rằng chúng ta là một gia đình nhân loại duy nhất, nối kết với nhau vì điều tốt lẫn điều xấu. Nó giúp chúng ta vượt qua mọi rào cản về màu da, chủng tộc hay tín ngưỡng".
Suy tư về hai trận động đất liên quan đến Mầu Nhiệm Vượt Qua - trận động đất lúc Chúa Kitô tắt thở (Mt 27,54), và trận động đất khi Chúa Sống lại (Mt 28,2) - Cha Cantalamessa nói: "Mỗi trận động đất mang theo cái chết sẽ luôn đi trước một trận động đất của sự phục sinh và sự sống. Ai đó đã từng nói: “Chỉ có Chúa mới có thể cứu chúng ta bây giờ”. [...] Chúng ta có sự đảm bảo chắc chắn rằng Chúa sẽ làm đúng như vậy, bởi vì "Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một của Ngài cho thế gian”. (Zenit 22-4-2011)
Phạm Kim An
Kitô hữu có thể cung cấp gì cho người không có đức tin
VATICAN – Mầu nhiệm cứu chuộc mở rộng ra ngoài đức tin của chúng ta; thập giá không chỉ dành cho Kitô hữu, nhưng dành cho mọi người, vì Chúa Kitô đã chết cho tất cả mọi người.
Các suy tư này là của linh mục Raniero Cantalamessa, Dòng Phanxicô nhánh Capuchin, nhà giảng thuyết của Phủ Giáo Hoàng, trong bài giảng của cha nhân nghi thức cử hành Cuộc Thương khó của Chúa chúng ta ngày 22-4 tại Roma.
ĐTC Biển Đức 16 cử hành phụng vụ này, tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Cha giảng thuyết nói: “Thập giá không chỉ là phán xét của Thiên Chúa trên thế giới và sự khôn ngoan của nó; Thập giá là còn hơn sự mặc khải và kết án tội lỗi. Thập giá không phải là việc Chúa nói “không” với thế giới, nhưng là việc Chúa nói “có” với thế giới từ thẳm sâu tình yêu của Chúa”.
Tuy nhiên, Cha Cantalamessa nêu câu hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể nói về tình yêu của Chúa, khi có quá nhiều bi kịch và quá nhiều đau khổ trên thế giới?
Theo cha, Chúa đã đưa ra câu trả lời: “Đấng mà mà chúng ta chiêm ngắm trên thập giá chính là Thiên Chúa làm người. Vâng, Ngài là Đức Giêsu thành Nazareth, nhưng Ngài là Một với Con của Chúa Cha Vĩnh Cửu. [...]
Cha nói tiếp: “Bạn cần làm gì để trấn an một ai đó rằng một chén uống đặc biệt không chứa thuốc độc? Trước tiên bạn cần uống chén ấy trước mặt người kia. Đó là điều Chúa đã làm cho nhân loại: Ngài đã uống chén đắng cuộc Thương khó của Ngài. Vì vậy, đau khổ của con người không thể là một chén rượu có thuốc độc, nó phải hơn sự tiêu cực, sự mất mát, sự phi lý, nếu Chúa đã chọn để thưởng thức nó”.
Cha nói: “Ở đáy của chén rượu, phải có viên ngọc trai. Chúng ta biết tên của ngọc trai này, đó là sự sống lại".
Chỉ có Chúa biết
Cha Cantalamessa tiếp tục: “Và thập giá không chỉ dành cho Kitô hữu. Trong mầu nhiệm cứu chuộc có khía cạnh khách quan và chủ quan. Có một thực tại trong chính nó, và sau đó có nhận thức về thực tại và lời đáp-đức tin của chúng ta. Khía cạnh thứ nhất mở vượt ra ngoài khía cạnh thứ nhì. Một văn bản của Công đồng chung Vatican II nói rằng Chúa Thánh Thần cung cấp cho mọi người khả năng làm đối tác trong mầu nhiệm Vượt qua, theo một cách thức chỉ có Chúa biết".
Cha nói: “Người tín hữu chúng ta có thể cung cấp cho người không có đức tin một điều chắc chắn của chúng ta, đó là có một khoản tiền chuộc sự đau khổ, nhưng chúng ta cũng có thể đau khổ với người đau khổ, khóc với người khóc."
Cha giảng thuyết Dòng Phanxcicô nhánh Capuchin cho biết rằng việc toàn cầu hóa có tác động tích cực trong việc làm cho "khổ đau của một người" trở thành "khổ đau của tất cả", vì nó "gợi lên sự đoàn kết liên đới của tất cả".
Cha nói: “Nó cho chúng ta cơ hội khám phá ra rằng chúng ta là một gia đình nhân loại duy nhất, nối kết với nhau vì điều tốt lẫn điều xấu. Nó giúp chúng ta vượt qua mọi rào cản về màu da, chủng tộc hay tín ngưỡng".
Suy tư về hai trận động đất liên quan đến Mầu Nhiệm Vượt Qua - trận động đất lúc Chúa Kitô tắt thở (Mt 27,54), và trận động đất khi Chúa Sống lại (Mt 28,2) - Cha Cantalamessa nói: "Mỗi trận động đất mang theo cái chết sẽ luôn đi trước một trận động đất của sự phục sinh và sự sống. Ai đó đã từng nói: “Chỉ có Chúa mới có thể cứu chúng ta bây giờ”. [...] Chúng ta có sự đảm bảo chắc chắn rằng Chúa sẽ làm đúng như vậy, bởi vì "Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một của Ngài cho thế gian”. (Zenit 22-4-2011)
Phạm Kim An
Philippines: Truyền thống thắng lời dạy của Giáo hội
Nguyễn Trọng Đa
22:01 23/04/2011
Philippines: Truyền thống thắng lời dạy của Giáo hội
Hàng ngàn người Philippines bỏ qua lời khẩn nài của các Giám mục về ngưng việc tự gây đau đớn cho mình và chịu đóng đinh, khi họ muốn đánh dấu Tuần Thánh.
Truyền thống này dường như đã thắng lời dạy của Giáo Hội trong việc giữ các nghi thức Tuần Thánh tại Philippines.
Một số người tự hành hạ thân xác trước một nhà thờ gần Manila
Các lãnh đạo Giáo hội nước này liên tục khuyên các tín hữu chống lại hình phạt thân xác và tái diễn việc đóng đinh để mừng Tuần Thánh. Nhưng hàng ngàn người Philippines đã từ chối nghe lời và cứ tự đánh mình trên đường làng khắp đất nước.
Một số người vác thánh giá gỗ, một số người khác tự đánh mình với roi đính thêm lưỡi lam, gây nhiều vết thương trên lưng họ giữa mùa hè nóng nực. Một số người khác bò trườn trên đường cho bạn bè giẫm đạp và đánh đòn đau.
Tuy nhiên, việc thu hút nhiều khán giả nhất là các nghi thức đóng đinh hàng năm ở tỉnh Bulacan và tỉnh Pampanga, phía bắc thủ đô Manila.
Alexie Dionisio, 33 tuổi, và Amparo "Mẹ gọt" Santos, 70 tuổi, đều nói rằng các nghi thức đóng đinh hàng năm là "ý Chúa".
Dionisio, người được đóng đinh lần đầu tiên trên thập giá khi mới 15 tuổi, cho biết ông đã nhận được "sứ điệp của Chúa" bảo ông phải chịu đóng đinh và chuyển giao sứ điệp của "Thiên Chúa Cha".
Trong khi đó, “Mẹ gọt” nói: "Đây không phải là ý tôi, mà là ý Chúa”. Bà cũng tuyên bố đã nhận được "sứ điệp của Chúa", khi bà được treo trên thập giá.
Tuy nhiên, các lãnh đạo Giáo Hội không xác tín như vậy.
Hội đồng Giám mục Công giáo Philippines (CBCP) cho biết người ta không cần phải hành hạ thân xác để thể hiện đức tin của mình.
Các giám chức Giáo Hội đã khuyên tín hữu đi xưng tội, cầu nguyện, và suy niệm về cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô.
Đức Tổng Giám mục Angel Lagdameo, tổng giáo phận Jaro, khuyên người ta không nên tự hành hạ thân xác và chịu đóng đinh, và Ngài nói rằng thói tục này là một "sự bắt chước không hoàn hảo với ý nghĩa thần học và xã hội đáng ngờ".
Ngài nói rằng chỉ có một cuộc chịu đóng đinh - đó là của Chúa Kitô – đã cứu nhân loại mà thôi.
Đức Giám mục Pablo Virgilio David, giáo phận Pampanga, cho rằng việc thiếu hiểu biết về giáo lý có thể đã góp phần vào việc thực thi lòng đạo dân gian này.
Giám mục David, cũng là Chủ tịch Ủy ban Tông Đồ Kinh thánh của Hội đồng Giám mục Philippines, nói: “Chúng tôi phải thừa nhận một cách khiêm nhường rằng chúng tôi đã không dạy giáo lý đầy đủ cho tín hữu”. Ngài nói rằng hầu hết những người tự đóng đinh hoặc tự hành hạ thân xác họ là những người “không thực sự hiệp nhất với Giáo hội”, hoặc là “loại người được rửa tội, nhưng rất hiếm khi đi nhà thờ".
Trong khi hàng ngàn người đổ về các tỉnh để nghỉ lễ Phục Sinh bắt đầu từ ngày thứ Năm 21-4, Tổng thống Benigno Aquino III nhắc nhở người Philippines hãy suy tư về cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, và "hãy trả món nợ này qua công tác từ thiện, và bằng cách giúp đỡ qua việc vác thập giá của người nghèo".
Trong thông điệp Mùa Chay của mình, tổng thống nói rằng chính quyền đang thực hiện nhiều sự hy sinh để thực thi nhiều cải cách cần thiết, và không có "vua Hêrôđê" nào có thể ngăn cản chính phủ đi con đường đúng.
Tổng thống Aquino nói: “Khi chúng tôi kết hợp lời cầu nguyện với công việc khó khăn, khi chúng tôi đang hiệp nhất trong việc chia sẻ gánh nặng của đất nước, khi chúng tôi nhắm đến phúc lợi của đa số chứ không của bản thân mình, thì không khó khăn nào, không có “Vua Hêrôđê" nào có thể ngăn chặn chúng tôi theo đuổi các cải cách đã được vạch ra của mình".
Tại quận Baclaran của Manila, khoảng 100 nhân viên của Hàng không Philippines đã dàn dựng “nỗi khốn khổ Canvê” của mình, bên ngoài nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế quận Baclaran.
Ông Gerry Rivera, chủ tịch công đoàn hãng hàng không, nói: “Các mối đe dọa sa thải hàng loạt và việc hợp đồng hóa lao động là các thập giá nặng cho nhân viên phải vác”.
Một số nhân viên vác thập giá tự tạo, và bị đánh roi bởi các đồng nghiệp, những người này cũng đeo mặt nạ của các quan chức chính phủ và hãng hàng không.
Sau đó các nhân viên tham gia vào nhóm thành viên của gia đình các nhà hoạt động bị mất tích, họ kêu gọi chính phủ giúp đỡ tìm người thân của họ.
Trong khi đó, trang web "Visita Iglesia" (Thăm Giáo hội) của Hội đồng Giám mục Philippines đã được truy cập rất nhiều, với gần 60.000 lần truy cập trong ngày thứ Năm Tuần thánh.
Việc truy cập trang web này đã lên đỉnh điểm vào thứ Sáu và thứ Bảy Tuần thánh, và dự kiến tăng thêm trong Chủ nhật Phục Sinh.
Năm ngoái, trang web này bị rớt nhiều lần trong Tuần Thánh, do số lượng người truy cập quá đông.
Năm nay Hội đồng Giám mục Philippines đã mở trang web "Visita Iglesia" đặc biệt từ ngày 1-4 dành cho các lao động Philippines ở nước ngoài không thể về quê hương dự lễ, và cho các người Công giáo vì lý do sức khỏe không thể đến nhà thờ dự các nghi thức được. (UCA News 23-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Truyền thống này dường như đã thắng lời dạy của Giáo Hội trong việc giữ các nghi thức Tuần Thánh tại Philippines.
Một số người tự hành hạ thân xác trước một nhà thờ gần Manila
Các lãnh đạo Giáo hội nước này liên tục khuyên các tín hữu chống lại hình phạt thân xác và tái diễn việc đóng đinh để mừng Tuần Thánh. Nhưng hàng ngàn người Philippines đã từ chối nghe lời và cứ tự đánh mình trên đường làng khắp đất nước.
Một số người vác thánh giá gỗ, một số người khác tự đánh mình với roi đính thêm lưỡi lam, gây nhiều vết thương trên lưng họ giữa mùa hè nóng nực. Một số người khác bò trườn trên đường cho bạn bè giẫm đạp và đánh đòn đau.
Tuy nhiên, việc thu hút nhiều khán giả nhất là các nghi thức đóng đinh hàng năm ở tỉnh Bulacan và tỉnh Pampanga, phía bắc thủ đô Manila.
Alexie Dionisio, 33 tuổi, và Amparo "Mẹ gọt" Santos, 70 tuổi, đều nói rằng các nghi thức đóng đinh hàng năm là "ý Chúa".
Dionisio, người được đóng đinh lần đầu tiên trên thập giá khi mới 15 tuổi, cho biết ông đã nhận được "sứ điệp của Chúa" bảo ông phải chịu đóng đinh và chuyển giao sứ điệp của "Thiên Chúa Cha".
Trong khi đó, “Mẹ gọt” nói: "Đây không phải là ý tôi, mà là ý Chúa”. Bà cũng tuyên bố đã nhận được "sứ điệp của Chúa", khi bà được treo trên thập giá.
Tuy nhiên, các lãnh đạo Giáo Hội không xác tín như vậy.
Hội đồng Giám mục Công giáo Philippines (CBCP) cho biết người ta không cần phải hành hạ thân xác để thể hiện đức tin của mình.
Các giám chức Giáo Hội đã khuyên tín hữu đi xưng tội, cầu nguyện, và suy niệm về cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô.
Đức Tổng Giám mục Angel Lagdameo, tổng giáo phận Jaro, khuyên người ta không nên tự hành hạ thân xác và chịu đóng đinh, và Ngài nói rằng thói tục này là một "sự bắt chước không hoàn hảo với ý nghĩa thần học và xã hội đáng ngờ".
Ngài nói rằng chỉ có một cuộc chịu đóng đinh - đó là của Chúa Kitô – đã cứu nhân loại mà thôi.
Đức Giám mục Pablo Virgilio David, giáo phận Pampanga, cho rằng việc thiếu hiểu biết về giáo lý có thể đã góp phần vào việc thực thi lòng đạo dân gian này.
Giám mục David, cũng là Chủ tịch Ủy ban Tông Đồ Kinh thánh của Hội đồng Giám mục Philippines, nói: “Chúng tôi phải thừa nhận một cách khiêm nhường rằng chúng tôi đã không dạy giáo lý đầy đủ cho tín hữu”. Ngài nói rằng hầu hết những người tự đóng đinh hoặc tự hành hạ thân xác họ là những người “không thực sự hiệp nhất với Giáo hội”, hoặc là “loại người được rửa tội, nhưng rất hiếm khi đi nhà thờ".
Trong khi hàng ngàn người đổ về các tỉnh để nghỉ lễ Phục Sinh bắt đầu từ ngày thứ Năm 21-4, Tổng thống Benigno Aquino III nhắc nhở người Philippines hãy suy tư về cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, và "hãy trả món nợ này qua công tác từ thiện, và bằng cách giúp đỡ qua việc vác thập giá của người nghèo".
Trong thông điệp Mùa Chay của mình, tổng thống nói rằng chính quyền đang thực hiện nhiều sự hy sinh để thực thi nhiều cải cách cần thiết, và không có "vua Hêrôđê" nào có thể ngăn cản chính phủ đi con đường đúng.
Tổng thống Aquino nói: “Khi chúng tôi kết hợp lời cầu nguyện với công việc khó khăn, khi chúng tôi đang hiệp nhất trong việc chia sẻ gánh nặng của đất nước, khi chúng tôi nhắm đến phúc lợi của đa số chứ không của bản thân mình, thì không khó khăn nào, không có “Vua Hêrôđê" nào có thể ngăn chặn chúng tôi theo đuổi các cải cách đã được vạch ra của mình".
Tại quận Baclaran của Manila, khoảng 100 nhân viên của Hàng không Philippines đã dàn dựng “nỗi khốn khổ Canvê” của mình, bên ngoài nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế quận Baclaran.
Ông Gerry Rivera, chủ tịch công đoàn hãng hàng không, nói: “Các mối đe dọa sa thải hàng loạt và việc hợp đồng hóa lao động là các thập giá nặng cho nhân viên phải vác”.
Một số nhân viên vác thập giá tự tạo, và bị đánh roi bởi các đồng nghiệp, những người này cũng đeo mặt nạ của các quan chức chính phủ và hãng hàng không.
Sau đó các nhân viên tham gia vào nhóm thành viên của gia đình các nhà hoạt động bị mất tích, họ kêu gọi chính phủ giúp đỡ tìm người thân của họ.
Trong khi đó, trang web "Visita Iglesia" (Thăm Giáo hội) của Hội đồng Giám mục Philippines đã được truy cập rất nhiều, với gần 60.000 lần truy cập trong ngày thứ Năm Tuần thánh.
Việc truy cập trang web này đã lên đỉnh điểm vào thứ Sáu và thứ Bảy Tuần thánh, và dự kiến tăng thêm trong Chủ nhật Phục Sinh.
Năm ngoái, trang web này bị rớt nhiều lần trong Tuần Thánh, do số lượng người truy cập quá đông.
Năm nay Hội đồng Giám mục Philippines đã mở trang web "Visita Iglesia" đặc biệt từ ngày 1-4 dành cho các lao động Philippines ở nước ngoài không thể về quê hương dự lễ, và cho các người Công giáo vì lý do sức khỏe không thể đến nhà thờ dự các nghi thức được. (UCA News 23-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Vui buồn lẫn lộn trong mùa Phục Sinh: Baby Joseph của Canada đã được về nhà đợi chết
Trần Mạnh Trác
23:37 23/04/2011
Bé Joseph (Baby Joseph) 15 tháng tuổi vừa được xuất viện về nhà để đợi một cái chết an lành trong vòng tay thân ái của gia đình theo như ước nguyện của cha mẹ em.
Bé Joseph, cũng giống như người anh của nó cách đây 8 năm, đã mắc chứng bệnh hiến hoi là hội chứng Leigh và cũng giống như người anh, nó sẽ chết trong vòng 1 tới 2 năm. Căn bệnh này phá họai hệ thần kinh, không thể nào đảo ngược được.
Chỉ cần cho em được hơn một hơi thở là đủ sự ước nguyện của anh chị Moe và Nader Maraachli người Canada. Nhưng tại nhà thương các bác sĩ đã quyết định sẽ rút ống thở ra.
Với một phẫu thuật gọi là tracheotomy, tức là đút một ống nhựa vào khí quản để hơi thở không đi qua mũi nữa, thì Bé Joseph sẽ có hy vọng tự thở được và sẽ có thể xuất viện về nhà đợi chết trong bầu không khí đầm ấm của gia đình giống như anh nó. Nhưng cái ước nguyện đơn sơ về cuộc phẫu thuật giản dị đó của anh chị Maraachli, không đòi hỏi gì khác như cần máy thở hoặc nhân viên y tế tại nhà, đã bị hệ thống y tế Canada từ khước.
Các bác sĩ tại Trung tâm Khoa học Y tế London ở Ontario cảm thấy em Joseph đã ở trong trạng thái thực vật và tình trạng càng ngày càng xấu đi. Một phẫu thuật như thế là vô ích.
Gia đình không đồng ý.
"Làm sao có thể như thế được" là lời của Thầy Dòng Paul O'Donnell, một người bạn thân của gia đình, "Mỗi khi bố nó lên tiếng ở góc phòng thì nó 'ngóng' tới, và mỗi khi mẹ nó nói thì nó nhìn theo." Cố nén cơn giận, thầy O'Donnell nói thêm là thầy đã nhiều lần chứng kiến cảnh em bé nổi cơn tam bành mỗi khi người ta thay tã cho nó lúc nó không muốn.
Nhưng ở bên Canada, chế độ Y Tế Phổ Quát trao nhiều quyền hành cho các bác sĩ và chính quyền, sự quyết định sống chết của Bé Joseph không nằm trong tay của cha mẹ em nữa.
Khi bệnh viện dự định rút ống thở ra thì cha mẹ em Bé Joseph đã từ chối ký vào biên bản, họ khởi kiện lên tòa nhưng rồi cũng bị tòa án Canada xử thua.
Vì vậy, hy vọng duy nhất của họ là trông cậy vào một nền báo chí tự do, họ đã lên tiếng kêu gọi đến các phương tiện truyền thông xã hội.
Tức thì một cơn sóng phẫn nộ bùng nổ khắp nơi. Một cuộc tranh luận nóng bỏng đã đã lây lan qua tận Hoa Kỳ về vấn đề ai là người có quyền quyết định một mạng sống.
Tuy rằng ở bên Hoa Kỳ, việc quyết định độc đóan của chính quyền để từ chối chữa trị sẽ khó có thể xảy ra vì người dân vẫn có thể trả bằng tiền túi. Nhưng với tương lai của đạo luật Cải Cách Y Tế, người ta lo ngại rằng những ủy ban có quyền quyết định sống chết mà bà Sarah Palin từng đặt tên là 'Death Panel' (Ủy ban tử thần) sẽ có ngày trở thành sự thực.
Ít nhất có hai nhóm Facebook đã đứng ra hậu thuẫn đằng sau gia đình Maraachli. Một nhóm lấy tên là "Save Baby Joseph" có hơn 13.000 thành viên, và nhóm khác, "Save Baby Joseph Maraachli" với hơn 1.300 thành viên.
Trung tâm y tế London tới tấp nhận nhiều tin đe dọa đánh bom từ cả hai bên Canada và Hoa Kỳ.
Alex Schadenberg, giám đốc điều hành của Liên minh chống trợ tử, là phát ngôn viên cho gia đình Maraachli, cho biết "Ngay từ đầu, quan điểm của gia đình là rất rõ ràng,' Nếu con tôi sắp chết, ít nhất hãy cho chúng tôi mang nó về nhà '"
Trong nhiều tháng kế tiếp nhóm 'Phò Sự Sống' này đã bàn cãi với chính phủ Canada để cho phép Bé Joseph được làm thủ tục khai thông ống thở mà không làm đảo lộn sự cân bằng nhạy cảm là khi nào thì có thể cho phép những bậc cha mẹ giữ mạng sống của con cái nếu có tiền riêng mà không đòi hỏi Nhà Nước phải đổ hết nguồn lực y tế vào những cuộc chiến nắm chắc là sẽ thua .
Trường hợp này đã được đưa ra một Hội đồng 'Consent and Capacity Board,' là một cơ quan độc lập do chánh quyến Ontario lập ra, và sau đó được đưa tới một thẩm phán của tòa án tối cao. Cả hai cơ quan đều phán quyết là ống thở của Bé Joseph phải được rút ra.
Đã có những trường hợp các trẻ sơ sinh khác được gửi về nhà với một máy thở của hệ thống chăm sóc sức khỏe Canada, ông Schadenberg tự hỏi tại sao gia đình Bé Joseph đã không được cung cấp sự lựa chọn này, có phải vì cha mẹ em đã không biết để hỏi chăng?
Nhưng Trung tâm Khoa học Y tế London đã bác bỏ lý luận trên, họ cho biết: "Các quan điểm của trung tâm là phù hợp với kế hoạch điều trị đã được phê duyệt và chấp thuận của chính phủ Ontario như là lợi ích tốt nhất cho Bé Joseph. Nghĩa là Bé Joseph sẽ được đưa về nhà với một máy thở, sau đó họ đặt em vào vòng tay của gia đình rồi thu hồi máy lại. "
Bản tuyên bố của Trung tâm cho biết tiếp :.. "Việc di chuyển về nhà sẽ không bao gồm việc thực hiện phẫu thuật để thông khí quản vì đây không phải là một thủ tục làm giảm đau. Đây là một phẫu thuật xâm phạm tới thân xác, nghĩa là cổ họng phải được mở ra, một thiết bị được cài đặt qua lỗ cắt vào cổ họng. Phẫu thuật này thường sử dụng cho những bệnh nhân phải thở bằng máy một thời gian dài nhưng, thật không may, trong trường hợp của bé Joseph, em đã bị bệnh thoái hóa hệ thần kinh ở thời kỳ cao, và sẽ đưa đến tử vong mau chóng.. "
Những bàn cãi trên mạng xã hội sau cùng đã lọt đến tai cha Frank Pavone, một linh mục tại thành phố New York và họat động trong hội đòan có tên "Các Linh Mục Phò Sự Sống" (Priests for Life). Cha Pavone đề nghị đưa Bé Joseph về điều trị tại Trung tâm y tế Cardinal Glennon Children's Medical Center ở St Louis.
Hội Priests for Life đã vận động trả tiền mọi thứ từ chi phí máy bay cho đến tiền ăn ở của gia đình.
Dĩ nhiên là còn có những vận động âm thầm ngọai giao và nhân đạo khác để cho một bệnh nhân có thể chuyển dịch từ quốc gia này sang quôc gia nọ.
Cha Pavone tuyên bố "Chúng tôi đã làm điều này vì giá trị cuộc sống của các trẻ em ở đây và bây giờ, chứ không phải vì dựa trên bất kỳ hy vọng y tế cụ thể nào. Gia đình của Bé Joseph đã không tìm kiếm bất cứ điều gì bất thường, chỉ cần để em có thể về nhà."
Các bác sĩ của St Louis cho biết, việc thông khí quản được thực hiện hồi tháng trước đã giúp cho Bé Joseph có một năng tính di động và thoải mái đồng thời cung cấp một đường khí thở ổn định hơn. Nó bảo vệ phổi của em khỏi bị nước bọt hoặc những vật khác có thể gây nên viêm phổi. Các bác sĩ từ chối dự đoán sẽ có thể kéo dài đời sống của em Joseph được bao lâu, nhưng chính gia đình của em thì tin rằng em có thể sống thêm vài tháng.
"Việc thông khí quản đã thành công," cha Frank Pavone cho biết "Chúng tôi đã dự đoán rằng em sẽ cần phải đi đến một cơ sở trung gian sau phẫu thuật nhưng những tiến bộ hồi phục đã trả lời rất rõ rằng em hoàn toàn không cần máy thở chỉ trong một tuần. Em đã thở được một mình."
Bé Joseph được xuất viện và hiện đang nghỉ ngơi tại nhà của em ở Windsor, Ontario.
Một vui mừng lớn cho hội Priest For Life, vì ngày em xuất viện trùng hợp với Thứ Năm Tuần Thánh, là ngày Chúa Giêsu lập ra thiên chức linh mục.
"Đây là một chiến thắng trên nền văn Hóa sự Chết" là lời tóm lược kinh nghiệm của cuộc tranh cãi vừa qua, cha Pavone cho rằng không nên để các chuyên gia y tế xác định xem thế nào là giá trị của sự sống khi thực hành việc điều trị y khoa. Ngài nói "Chúng tôi tôn trọng phán xét y tế của họ nhưng không đồng ý về phán xét các bậc thang giá trị đạo đức của họ. Vấn đề ở Canada là người ta đã để cho các chuyên viên y tế quyết định một bản án về giá trị của đời sống."
Bé Joseph, cũng giống như người anh của nó cách đây 8 năm, đã mắc chứng bệnh hiến hoi là hội chứng Leigh và cũng giống như người anh, nó sẽ chết trong vòng 1 tới 2 năm. Căn bệnh này phá họai hệ thần kinh, không thể nào đảo ngược được.
Chỉ cần cho em được hơn một hơi thở là đủ sự ước nguyện của anh chị Moe và Nader Maraachli người Canada. Nhưng tại nhà thương các bác sĩ đã quyết định sẽ rút ống thở ra.
Với một phẫu thuật gọi là tracheotomy, tức là đút một ống nhựa vào khí quản để hơi thở không đi qua mũi nữa, thì Bé Joseph sẽ có hy vọng tự thở được và sẽ có thể xuất viện về nhà đợi chết trong bầu không khí đầm ấm của gia đình giống như anh nó. Nhưng cái ước nguyện đơn sơ về cuộc phẫu thuật giản dị đó của anh chị Maraachli, không đòi hỏi gì khác như cần máy thở hoặc nhân viên y tế tại nhà, đã bị hệ thống y tế Canada từ khước.
Các bác sĩ tại Trung tâm Khoa học Y tế London ở Ontario cảm thấy em Joseph đã ở trong trạng thái thực vật và tình trạng càng ngày càng xấu đi. Một phẫu thuật như thế là vô ích.
Gia đình không đồng ý.
"Làm sao có thể như thế được" là lời của Thầy Dòng Paul O'Donnell, một người bạn thân của gia đình, "Mỗi khi bố nó lên tiếng ở góc phòng thì nó 'ngóng' tới, và mỗi khi mẹ nó nói thì nó nhìn theo." Cố nén cơn giận, thầy O'Donnell nói thêm là thầy đã nhiều lần chứng kiến cảnh em bé nổi cơn tam bành mỗi khi người ta thay tã cho nó lúc nó không muốn.
Nhưng ở bên Canada, chế độ Y Tế Phổ Quát trao nhiều quyền hành cho các bác sĩ và chính quyền, sự quyết định sống chết của Bé Joseph không nằm trong tay của cha mẹ em nữa.
Khi bệnh viện dự định rút ống thở ra thì cha mẹ em Bé Joseph đã từ chối ký vào biên bản, họ khởi kiện lên tòa nhưng rồi cũng bị tòa án Canada xử thua.
Vì vậy, hy vọng duy nhất của họ là trông cậy vào một nền báo chí tự do, họ đã lên tiếng kêu gọi đến các phương tiện truyền thông xã hội.
Tức thì một cơn sóng phẫn nộ bùng nổ khắp nơi. Một cuộc tranh luận nóng bỏng đã đã lây lan qua tận Hoa Kỳ về vấn đề ai là người có quyền quyết định một mạng sống.
Tuy rằng ở bên Hoa Kỳ, việc quyết định độc đóan của chính quyền để từ chối chữa trị sẽ khó có thể xảy ra vì người dân vẫn có thể trả bằng tiền túi. Nhưng với tương lai của đạo luật Cải Cách Y Tế, người ta lo ngại rằng những ủy ban có quyền quyết định sống chết mà bà Sarah Palin từng đặt tên là 'Death Panel' (Ủy ban tử thần) sẽ có ngày trở thành sự thực.
Ít nhất có hai nhóm Facebook đã đứng ra hậu thuẫn đằng sau gia đình Maraachli. Một nhóm lấy tên là "Save Baby Joseph" có hơn 13.000 thành viên, và nhóm khác, "Save Baby Joseph Maraachli" với hơn 1.300 thành viên.
Trung tâm y tế London tới tấp nhận nhiều tin đe dọa đánh bom từ cả hai bên Canada và Hoa Kỳ.
Alex Schadenberg, giám đốc điều hành của Liên minh chống trợ tử, là phát ngôn viên cho gia đình Maraachli, cho biết "Ngay từ đầu, quan điểm của gia đình là rất rõ ràng,' Nếu con tôi sắp chết, ít nhất hãy cho chúng tôi mang nó về nhà '"
Trong nhiều tháng kế tiếp nhóm 'Phò Sự Sống' này đã bàn cãi với chính phủ Canada để cho phép Bé Joseph được làm thủ tục khai thông ống thở mà không làm đảo lộn sự cân bằng nhạy cảm là khi nào thì có thể cho phép những bậc cha mẹ giữ mạng sống của con cái nếu có tiền riêng mà không đòi hỏi Nhà Nước phải đổ hết nguồn lực y tế vào những cuộc chiến nắm chắc là sẽ thua .
Trường hợp này đã được đưa ra một Hội đồng 'Consent and Capacity Board,' là một cơ quan độc lập do chánh quyến Ontario lập ra, và sau đó được đưa tới một thẩm phán của tòa án tối cao. Cả hai cơ quan đều phán quyết là ống thở của Bé Joseph phải được rút ra.
Đã có những trường hợp các trẻ sơ sinh khác được gửi về nhà với một máy thở của hệ thống chăm sóc sức khỏe Canada, ông Schadenberg tự hỏi tại sao gia đình Bé Joseph đã không được cung cấp sự lựa chọn này, có phải vì cha mẹ em đã không biết để hỏi chăng?
Nhưng Trung tâm Khoa học Y tế London đã bác bỏ lý luận trên, họ cho biết: "Các quan điểm của trung tâm là phù hợp với kế hoạch điều trị đã được phê duyệt và chấp thuận của chính phủ Ontario như là lợi ích tốt nhất cho Bé Joseph. Nghĩa là Bé Joseph sẽ được đưa về nhà với một máy thở, sau đó họ đặt em vào vòng tay của gia đình rồi thu hồi máy lại. "
Bản tuyên bố của Trung tâm cho biết tiếp :.. "Việc di chuyển về nhà sẽ không bao gồm việc thực hiện phẫu thuật để thông khí quản vì đây không phải là một thủ tục làm giảm đau. Đây là một phẫu thuật xâm phạm tới thân xác, nghĩa là cổ họng phải được mở ra, một thiết bị được cài đặt qua lỗ cắt vào cổ họng. Phẫu thuật này thường sử dụng cho những bệnh nhân phải thở bằng máy một thời gian dài nhưng, thật không may, trong trường hợp của bé Joseph, em đã bị bệnh thoái hóa hệ thần kinh ở thời kỳ cao, và sẽ đưa đến tử vong mau chóng.. "
Những bàn cãi trên mạng xã hội sau cùng đã lọt đến tai cha Frank Pavone, một linh mục tại thành phố New York và họat động trong hội đòan có tên "Các Linh Mục Phò Sự Sống" (Priests for Life). Cha Pavone đề nghị đưa Bé Joseph về điều trị tại Trung tâm y tế Cardinal Glennon Children's Medical Center ở St Louis.
Hội Priests for Life đã vận động trả tiền mọi thứ từ chi phí máy bay cho đến tiền ăn ở của gia đình.
Dĩ nhiên là còn có những vận động âm thầm ngọai giao và nhân đạo khác để cho một bệnh nhân có thể chuyển dịch từ quốc gia này sang quôc gia nọ.
Cha Pavone tuyên bố "Chúng tôi đã làm điều này vì giá trị cuộc sống của các trẻ em ở đây và bây giờ, chứ không phải vì dựa trên bất kỳ hy vọng y tế cụ thể nào. Gia đình của Bé Joseph đã không tìm kiếm bất cứ điều gì bất thường, chỉ cần để em có thể về nhà."
Các bác sĩ của St Louis cho biết, việc thông khí quản được thực hiện hồi tháng trước đã giúp cho Bé Joseph có một năng tính di động và thoải mái đồng thời cung cấp một đường khí thở ổn định hơn. Nó bảo vệ phổi của em khỏi bị nước bọt hoặc những vật khác có thể gây nên viêm phổi. Các bác sĩ từ chối dự đoán sẽ có thể kéo dài đời sống của em Joseph được bao lâu, nhưng chính gia đình của em thì tin rằng em có thể sống thêm vài tháng.
"Việc thông khí quản đã thành công," cha Frank Pavone cho biết "Chúng tôi đã dự đoán rằng em sẽ cần phải đi đến một cơ sở trung gian sau phẫu thuật nhưng những tiến bộ hồi phục đã trả lời rất rõ rằng em hoàn toàn không cần máy thở chỉ trong một tuần. Em đã thở được một mình."
Bé Joseph được xuất viện và hiện đang nghỉ ngơi tại nhà của em ở Windsor, Ontario.
Một vui mừng lớn cho hội Priest For Life, vì ngày em xuất viện trùng hợp với Thứ Năm Tuần Thánh, là ngày Chúa Giêsu lập ra thiên chức linh mục.
"Đây là một chiến thắng trên nền văn Hóa sự Chết" là lời tóm lược kinh nghiệm của cuộc tranh cãi vừa qua, cha Pavone cho rằng không nên để các chuyên gia y tế xác định xem thế nào là giá trị của sự sống khi thực hành việc điều trị y khoa. Ngài nói "Chúng tôi tôn trọng phán xét y tế của họ nhưng không đồng ý về phán xét các bậc thang giá trị đạo đức của họ. Vấn đề ở Canada là người ta đã để cho các chuyên viên y tế quyết định một bản án về giá trị của đời sống."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thứ Sáu Tuần Thánh Nơi Người Dân Bản Mường
Giao Truyền
08:45 23/04/2011
Hòa Bình - Cùng với toàn thể Giáo Hội Hoàn Vũ đang cử hành việc suy tôn và kính thờ Thánh Giá, Cộng đoàn dân Chúa Mường Riệc cũng quy tụ đông đủ, để cùng với cha xứ cử hành các nghi thức kính Chúa Giêsu chịu chết chuộc tội nhân loại tại Nhà thờ Giáo Xứ Mường Riệc – TGP Hà Nội.
Xem hình ảnh
Mở đầu cho các nghi thức của ngày thứ sáu Tuần Thánh là chặng Đàng Thánh Giá được cử hành cách trọng thể xung quanh khuôn viên nhà thờ, do cha xứ Gioan Nguyễn Văn Hân chủ sự.
Đàng Thánh Giá được cử hành rất sốt sáng với sự hiện diện đông đảo của bà con giáo dân trong miền Hòa Binh. Có những người ở rất xa, cách gần 40km, có người thì ở tít trên ngọn đồi cao, phải đi bộ mất 3giờ đồng hồ cũng xuống núi để tham dự ngày thánh thiêng này.
Qua những bài suy niệm của chặng Đàng Thánh Giá, người dân bản Mường đã thấu hiểu và cảm nghiệm được tình thương vô tận của Thiên Chúa dành cho họ, cho chúng ta. Qua đó chúng ta được mời gọi vác thập giá mình để cảm thông chia sẻ với Chúa qua anh chị em xung quan và qua những vất vả hằng ngày.
Điểm cuối cùng của chặng Đàng Thánh Giá được dừng lại tại một ngọn đồi nhân tạo. Đồi Thánh Giá này được chuẩn bị theo nét văn hóa của người Mường, thật ý nghĩa và thiêng liêng.
Kết thúc phần suy niệm các chặng đàng Thánh Giá là phần cử hành nghi thức Tưởng niệm cuộc Thương Khó Chúa Giêsu.
Sau khi hát Bài Thương Khó Chúa Giêsu theo Thánh Gioan, Cha chủ sự dẫn cộng đoàn Phụng vụ vào nơi sâu thẳm để có thể chạm đến Thánh thể Chúa vừa mới trút hơi thở cuối cùng trên thập giá. Đức Kitô là Thiên Chúa, ngang hàng cùng Thiên Chúa, Một Đấng Thiên Chúa Hằng Hữu, là một Thiên Chúa sao lại bị liệt vào hàng phạm nhân ? Sao lại phải chết đi cách đớn đau làm vậy ?. .. Bởi Người vì yêu thương chúng ta, Người muốn chúng ta được sống và sống dồi dào. Và chỉ có Đấng là Thiên Chúa mới đền thay trọn vẹn tội lỗi nhân loại đã xúc phạm nặng nề đến Thiên Chúa, chỉ có Ngôi Hai Thiên Chúa mới có thể đón nhận cái chết đau thương hầu cứu chúng ta khỏi chết muôn đời.
Sau phần phụng vụ Lời Chúa là nghi thức kính thờ Thánh Giá. Thánh giá được Cha chủ sự cung nghinh từ cuối nhà thờ lên đến cung thánh trong sự thờ lạy của cộng đoàn, sau đó Thánh giá được đặt giữa cung thánh cho cộng đoàn hôn kính.
Đoàn người đông đúc xếp hàng lần lượt hôn kính Chân Chúa. Không gian như trầm lắng, không nhạc, không chiêng, không trống, Chúa Đất Trời nằm đó tỏa hương tình yêu cho con cái Người lũ lượt kính thờ.
Sau khi rước lễ, là phần ngắm mười lăm sự thương khó Chúa Giêsu. Cha xứ cha xứ đã khai mạc ngắm sau đó là thày xứ và cộng đoàn.
Ngày thứ sáu tuần thánh kết thúc, mọi người tham dự hôm nay đều cảm nghiệm rõ hơn tình yêu của Thiên Chúa dành cho họ.
Xem hình ảnh
Mở đầu cho các nghi thức của ngày thứ sáu Tuần Thánh là chặng Đàng Thánh Giá được cử hành cách trọng thể xung quanh khuôn viên nhà thờ, do cha xứ Gioan Nguyễn Văn Hân chủ sự.
Đàng Thánh Giá được cử hành rất sốt sáng với sự hiện diện đông đảo của bà con giáo dân trong miền Hòa Binh. Có những người ở rất xa, cách gần 40km, có người thì ở tít trên ngọn đồi cao, phải đi bộ mất 3giờ đồng hồ cũng xuống núi để tham dự ngày thánh thiêng này.
Qua những bài suy niệm của chặng Đàng Thánh Giá, người dân bản Mường đã thấu hiểu và cảm nghiệm được tình thương vô tận của Thiên Chúa dành cho họ, cho chúng ta. Qua đó chúng ta được mời gọi vác thập giá mình để cảm thông chia sẻ với Chúa qua anh chị em xung quan và qua những vất vả hằng ngày.
Điểm cuối cùng của chặng Đàng Thánh Giá được dừng lại tại một ngọn đồi nhân tạo. Đồi Thánh Giá này được chuẩn bị theo nét văn hóa của người Mường, thật ý nghĩa và thiêng liêng.
Kết thúc phần suy niệm các chặng đàng Thánh Giá là phần cử hành nghi thức Tưởng niệm cuộc Thương Khó Chúa Giêsu.
Sau khi hát Bài Thương Khó Chúa Giêsu theo Thánh Gioan, Cha chủ sự dẫn cộng đoàn Phụng vụ vào nơi sâu thẳm để có thể chạm đến Thánh thể Chúa vừa mới trút hơi thở cuối cùng trên thập giá. Đức Kitô là Thiên Chúa, ngang hàng cùng Thiên Chúa, Một Đấng Thiên Chúa Hằng Hữu, là một Thiên Chúa sao lại bị liệt vào hàng phạm nhân ? Sao lại phải chết đi cách đớn đau làm vậy ?. .. Bởi Người vì yêu thương chúng ta, Người muốn chúng ta được sống và sống dồi dào. Và chỉ có Đấng là Thiên Chúa mới đền thay trọn vẹn tội lỗi nhân loại đã xúc phạm nặng nề đến Thiên Chúa, chỉ có Ngôi Hai Thiên Chúa mới có thể đón nhận cái chết đau thương hầu cứu chúng ta khỏi chết muôn đời.
Sau phần phụng vụ Lời Chúa là nghi thức kính thờ Thánh Giá. Thánh giá được Cha chủ sự cung nghinh từ cuối nhà thờ lên đến cung thánh trong sự thờ lạy của cộng đoàn, sau đó Thánh giá được đặt giữa cung thánh cho cộng đoàn hôn kính.
Đoàn người đông đúc xếp hàng lần lượt hôn kính Chân Chúa. Không gian như trầm lắng, không nhạc, không chiêng, không trống, Chúa Đất Trời nằm đó tỏa hương tình yêu cho con cái Người lũ lượt kính thờ.
Sau khi rước lễ, là phần ngắm mười lăm sự thương khó Chúa Giêsu. Cha xứ cha xứ đã khai mạc ngắm sau đó là thày xứ và cộng đoàn.
Ngày thứ sáu tuần thánh kết thúc, mọi người tham dự hôm nay đều cảm nghiệm rõ hơn tình yêu của Thiên Chúa dành cho họ.
Cộng đoàn CGVN Thánh Vinh Sơn Liêm tại Melbourne mừng đại Lễ vọng Phục Sinh
FX Trần Văn Minh
10:12 23/04/2011
Melbourne, Vào lúc 8 giờ 30 tối 23 Tháng Tư Năm 2011. Tại lễ đài trong khuân viên Trung Tâm Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, số 95 Mt. Alexander Rd, Flemington Victoria. Đông đảo giáo hữu trong cộng đoàn đã hân hoan cùng với giáo hội hoàn vũ vui mừng Chuá sống lại. Đã về trung tâm tham dự Đại lễ vọng Phục Sinh được tổ chức một cách trọng thể.
Xem hình ảnh
Trên lễ đài, ảnh Chuá sống lại uy nghi sáng láng, là niềm tin chiến thắng thế gian và lan toả ánh sáng đức tin mang tình yêu thương vô bờ đến cho nhân loại. Một băng rôn đỏ treo ngang lễ đài với hàng chữ khẳng định: Chuá Ki Tô đả chết và đã sống lại. Hai bên lễ đài phụ với màu tông xanh chữ trắng bên trái có nội dung: Ánh sáng Chuá Phục Sinh, niềm tin đã sáng tỏ, và bên phải với nội dung: Chuá sống lại thật rồi chỉ còn ngôi mộ trống.
Buổi lễ do Linh mục Raphael Võ Đức Thiện, tuyên uý cộng đoàn chủ tế. Mở đầu bằng các nghi thức làm phép lưả, làm phép Nến Phục sinh. Sau đó dùng ngọn lưả phá tan bóng tối để đốt trên ngọn nến và rước ánh sáng Chuá Ki Tô Phục Sinh ban phát cho mọi người để ánh sáng Chuá Phục Sinh lan toả trên khắp muôn nơi đến với muôn dân trên khắp điạ cầu.
Sau mỗi bài đọc, Ca đoàn Babylon một ca đoàn lớn cuả cộng đoàn đã phụng vụ thánh ca thật điêu luyện và xuất sắc với lời ca hùng tráng nói nên sự vinh thắng cuả Chuá sống lại vinh quang, cùng với chuông nhà thờ reo vang mừng Chuá sống lại khải hoàn. Nhờ qua sự chết và sống lại cuả Ngài đã cứu chuộc tội lỗi loài người chúng ta. Sau lời Chuá, linh mục và cộng đoàn cùng đọc kinh cầu Các Thánh, cùng nhau nhắc lại lời tuyên hưá đức tin cuả người Công giáo, trước khi linh mục chủ tế làm phép nước. Nhờ nguồn nước siêu nhiên này sẽ được dùng thanh tẩy tội nguyên tổ cho các tân tòng. Nguồn nước cũng được rẩy trên đầu mỗi giáo hữu hiện diên trong Thánh Lễ vọng Phục Sinh hôm nay, nguồn nước ân đức, nước sự sống và cứu muôn dân khỏi khát.
Sau Thánh lễ, đại diện Ban mục vụ cộng đoàn đã lên cám ơn cha tuyên uý cùng với quý chức trong các giáo khu đã nhiệt thành đóng góp công sức và phục vụ cho Đại lễ vọng Phục Sinh thật trọn vẹn để cho cộng đoàn cùng vui hưởng đêm thiêng liêng với ngọn lưả tình yêu Chuá lan toả muôn hồng ân, thánh đức trên cộng đoàn.
Nhân dịp này, ban mục vụ cũng mời gọi mọi người cùng về trung tâm nhân dịp Đại Lễ Tôn Vinh Lòng Thương Xót Chuá vào lúc 3 giờ chiều Chuá nhật Ngày 1 Tháng Năm Năm 2011 cũng tại Nguyện đường Trung tâm Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm.
Một đêm trời thật đẹp như cùng với mọi người mừng đêm cực Thánh Chuá đã sống lại. Mọi người lãnh nhận hồng ân Phục sinh cứu độ ra về an bình.
Xem hình ảnh
Trên lễ đài, ảnh Chuá sống lại uy nghi sáng láng, là niềm tin chiến thắng thế gian và lan toả ánh sáng đức tin mang tình yêu thương vô bờ đến cho nhân loại. Một băng rôn đỏ treo ngang lễ đài với hàng chữ khẳng định: Chuá Ki Tô đả chết và đã sống lại. Hai bên lễ đài phụ với màu tông xanh chữ trắng bên trái có nội dung: Ánh sáng Chuá Phục Sinh, niềm tin đã sáng tỏ, và bên phải với nội dung: Chuá sống lại thật rồi chỉ còn ngôi mộ trống.
Buổi lễ do Linh mục Raphael Võ Đức Thiện, tuyên uý cộng đoàn chủ tế. Mở đầu bằng các nghi thức làm phép lưả, làm phép Nến Phục sinh. Sau đó dùng ngọn lưả phá tan bóng tối để đốt trên ngọn nến và rước ánh sáng Chuá Ki Tô Phục Sinh ban phát cho mọi người để ánh sáng Chuá Phục Sinh lan toả trên khắp muôn nơi đến với muôn dân trên khắp điạ cầu.
Sau mỗi bài đọc, Ca đoàn Babylon một ca đoàn lớn cuả cộng đoàn đã phụng vụ thánh ca thật điêu luyện và xuất sắc với lời ca hùng tráng nói nên sự vinh thắng cuả Chuá sống lại vinh quang, cùng với chuông nhà thờ reo vang mừng Chuá sống lại khải hoàn. Nhờ qua sự chết và sống lại cuả Ngài đã cứu chuộc tội lỗi loài người chúng ta. Sau lời Chuá, linh mục và cộng đoàn cùng đọc kinh cầu Các Thánh, cùng nhau nhắc lại lời tuyên hưá đức tin cuả người Công giáo, trước khi linh mục chủ tế làm phép nước. Nhờ nguồn nước siêu nhiên này sẽ được dùng thanh tẩy tội nguyên tổ cho các tân tòng. Nguồn nước cũng được rẩy trên đầu mỗi giáo hữu hiện diên trong Thánh Lễ vọng Phục Sinh hôm nay, nguồn nước ân đức, nước sự sống và cứu muôn dân khỏi khát.
Sau Thánh lễ, đại diện Ban mục vụ cộng đoàn đã lên cám ơn cha tuyên uý cùng với quý chức trong các giáo khu đã nhiệt thành đóng góp công sức và phục vụ cho Đại lễ vọng Phục Sinh thật trọn vẹn để cho cộng đoàn cùng vui hưởng đêm thiêng liêng với ngọn lưả tình yêu Chuá lan toả muôn hồng ân, thánh đức trên cộng đoàn.
Nhân dịp này, ban mục vụ cũng mời gọi mọi người cùng về trung tâm nhân dịp Đại Lễ Tôn Vinh Lòng Thương Xót Chuá vào lúc 3 giờ chiều Chuá nhật Ngày 1 Tháng Năm Năm 2011 cũng tại Nguyện đường Trung tâm Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm.
Một đêm trời thật đẹp như cùng với mọi người mừng đêm cực Thánh Chuá đã sống lại. Mọi người lãnh nhận hồng ân Phục sinh cứu độ ra về an bình.
Thánh lễ Vọng Phục Sinh tại nhà thờ Phủ Cam, Huế
Trương Minh Phương
12:38 23/04/2011
Tối thư Bảy Tuần Thánh, tại nhà thờ chính tòa Phủ Cam Huế, Đức Tổng Giám Mục Stêphanô Nguyễn Như Thể đã chủ sự nghi thức làm phép Nến Phục Sinh và chủ tế thánh lễ mừng Chúa KiTô Phục sinh vinh hiển.
Xem hình ảnh
Mở đầu nghi thức, trước tiền đường nhà thờ, tất cả đèn điện đều tắt, bóng tối bao trùm. Giữa sân nhà thờ, ngon lửa mới được đốt lên, từ ngon lửa đó Đức Tổng Giám mục đọc lời nguyện và làm phép lửa để châm vào nến, ngài làm phép nến Phục sinh. Sau đó ngọn lửa phục sinh được đốt lên khắp cộng đoàn tham dự và rước vào nhà thờ. Ánh sáng bùng lên báo hiệu một trang Tin Mừng mới : Tin Mừng Cứu Độ.
Nến Phục sinh được cha phó xứ chính tòa rước lên bàn thờ và xông hương trọng thể, ngài công bố Tin Mừng Phục Sinh. Phần canh thức phục sinh được tiếp tục với các bài đọc cựu ước và tân ước về Hiến lễ Abraham, Vượt qua Biển Đỏ và Quả Tim mới. Tiếp theo là bài Tin Mừng loan báo việc Chúa Giêsu đã sống lại và ra khỏi mồ.
Tiếp đó Đức Tổng Giám mục chủ sự nghi thức rửa tội và ban Bí Tích Thêm sức cho 15 anh chị em dự tòng. Cộng đoàn long trọng hát kinh câù các Thánh để dâng lời cầu nguyện cho họ, đồng thời cùng với họ tuyên xưng Đức tin và từ bỏ tà thần. Tiếp đó Đức Tổng Giám mục đã rửa tội bằng nước đã được làm phép, ngài trao ban áo trắng cho các anh chị tân tòng như dấu chỉ tâm hồn trở nên trong trắng, đồng thời cũng trao nến phục sinh. Sau đó, Ngài ban bí tích Thêm Sức.
Đại diện các anh chị tân tòng vinh dự lần đầu tiên dâng lời nguyện tín hữu và dâng lễ vật lên trước tôn nhan Thiên Chúa.
Ngài chúc mừng các anh chị em tân tòng đã được gia nhập Hội thánh Chúa, đồng thời chúc mừng giáo xứ có thêm những thành viên mới.
Sau thánh lễ, Đức Tổng Giám mục đã trao tặng cho các anh chị em tân tòng món quà thật ý nghĩa, đó là mỗi người một cuốn tân ước để họ có thể tìm hiểu sâu sắc hơn ơn cứu độ của Chúa Giêsu.
Cuối cùng Ngài đã ban phép lành trọng thể cho cộng đoàn tham dự. Mọi người ra về trong niềm hân hoan chúc mừng nhau ngày lễ Phục Sinh vui vẻ và Thánh thiện.
Cũng trong dịp lễ phục sinh này, vào buổi chiều, giáo xứ chính tòa Phủ Cam đã trao 112 xuất quà gồm gạo, bột ngọt và dầu ăn, mỗi xuất trị giá 170 ngàn đồng cho các cụ già neo đơn và khó khăn để các cụ đón mừng lễ Phục Sinh. Cha quản xứ AnTôn Dương Quỳnh đã thay mặt các cha phó và Hội đồng giáo xứ cũng như các cụ bày tỏ lòng cảm ơn đến các vị ân nhân đã giúp cho giáo xứ có được những món quà giá trị để trao tặng cho các cụ. Ngài cũng mời gọi mọi người luôn nhớ và cầu nguyện cho các vị ân nhân đó.
Xem hình ảnh
Mở đầu nghi thức, trước tiền đường nhà thờ, tất cả đèn điện đều tắt, bóng tối bao trùm. Giữa sân nhà thờ, ngon lửa mới được đốt lên, từ ngon lửa đó Đức Tổng Giám mục đọc lời nguyện và làm phép lửa để châm vào nến, ngài làm phép nến Phục sinh. Sau đó ngọn lửa phục sinh được đốt lên khắp cộng đoàn tham dự và rước vào nhà thờ. Ánh sáng bùng lên báo hiệu một trang Tin Mừng mới : Tin Mừng Cứu Độ.
Nến Phục sinh được cha phó xứ chính tòa rước lên bàn thờ và xông hương trọng thể, ngài công bố Tin Mừng Phục Sinh. Phần canh thức phục sinh được tiếp tục với các bài đọc cựu ước và tân ước về Hiến lễ Abraham, Vượt qua Biển Đỏ và Quả Tim mới. Tiếp theo là bài Tin Mừng loan báo việc Chúa Giêsu đã sống lại và ra khỏi mồ.
Tiếp đó Đức Tổng Giám mục chủ sự nghi thức rửa tội và ban Bí Tích Thêm sức cho 15 anh chị em dự tòng. Cộng đoàn long trọng hát kinh câù các Thánh để dâng lời cầu nguyện cho họ, đồng thời cùng với họ tuyên xưng Đức tin và từ bỏ tà thần. Tiếp đó Đức Tổng Giám mục đã rửa tội bằng nước đã được làm phép, ngài trao ban áo trắng cho các anh chị tân tòng như dấu chỉ tâm hồn trở nên trong trắng, đồng thời cũng trao nến phục sinh. Sau đó, Ngài ban bí tích Thêm Sức.
Đại diện các anh chị tân tòng vinh dự lần đầu tiên dâng lời nguyện tín hữu và dâng lễ vật lên trước tôn nhan Thiên Chúa.
Ngài chúc mừng các anh chị em tân tòng đã được gia nhập Hội thánh Chúa, đồng thời chúc mừng giáo xứ có thêm những thành viên mới.
Sau thánh lễ, Đức Tổng Giám mục đã trao tặng cho các anh chị em tân tòng món quà thật ý nghĩa, đó là mỗi người một cuốn tân ước để họ có thể tìm hiểu sâu sắc hơn ơn cứu độ của Chúa Giêsu.
Cuối cùng Ngài đã ban phép lành trọng thể cho cộng đoàn tham dự. Mọi người ra về trong niềm hân hoan chúc mừng nhau ngày lễ Phục Sinh vui vẻ và Thánh thiện.
Cũng trong dịp lễ phục sinh này, vào buổi chiều, giáo xứ chính tòa Phủ Cam đã trao 112 xuất quà gồm gạo, bột ngọt và dầu ăn, mỗi xuất trị giá 170 ngàn đồng cho các cụ già neo đơn và khó khăn để các cụ đón mừng lễ Phục Sinh. Cha quản xứ AnTôn Dương Quỳnh đã thay mặt các cha phó và Hội đồng giáo xứ cũng như các cụ bày tỏ lòng cảm ơn đến các vị ân nhân đã giúp cho giáo xứ có được những món quà giá trị để trao tặng cho các cụ. Ngài cũng mời gọi mọi người luôn nhớ và cầu nguyện cho các vị ân nhân đó.
Tân tòng trong lễ Vọng Phục Sinh tại Tuy Hòa
GX Tuy Hòa
13:13 23/04/2011
Tân tòng trong lễ Vọng Phục Sinh tại Tuy Hòa
Theo truyền thống ngàn đời của Hội Thánh Công Giáo, Phụng Vụ Đêm Canh Thức Vượt Qua-Đại Lễ Vọng Phục Sinh, bao giờ cũng diễn ra với một phần Phụng Vụ đặc biệt : PHỤNG VỤ PHÉP RỬA. và trong chính phần Phụng Vụ nầy, tại rất nhiều nơi trên khắp thế giới, có nhiều anh chị em tuyển nhân dự tòng được lãnh các bí tích Gia Nhập Kitô Giáo (Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể). Trong lễ Vọng Phục sinh năm nay, giáo xứ Tuy Hoà, giáo phận Qui Nhơn, hân hoan vui mừng tiếp nhận 16 thành viên tuyển nhân dự tòng vào lãnh các bí tích Nhập Đạo. Đây là những anh chị em dự tòng thuộc khoá giáo lý Dự Tòng 2/2010, bắt đầu thời gian chuẩn bị nhập đào từ tháng 6/2010. Sau hơn 10 tháng học hỏi giáo lý, thực hành sống đạo, các anh chị em đã được linh mục chánh xứ và những người có trách nhiệm hướng dẫn nhập đạo trực tiếp cũng như gián tiếp chuẩn nhận cho được lãnh nhận các bí tích Gia Nhập Kitô Giáo, sau khi đã tiến hành tham dự các nghi lễ Phụng Vụ trong giai đoạn chuẩn bị. Sau đây là danh sách 16 thành viên Tân Tòng của Đêm Vọng Phục Sinh 2011 :
01. Giacôbê Nguyễn Hoàng Tân - Người đỡ đầu : Giacôbê Đặng Đức Huy
02. Gicôbê Lê Ngọc Tiến -Người đỡ đầu : Giacôbê Trương Huy
03. Phêrô Nguyễn Từ Thức -Người đỡ đầu : Phêrô Phan Văn Hùng
04. Martinô Trần Nguyễn Toàn - Người đỡ đầu :Gioan-Baotixita Võ Tá Thông
05. Gioankim Lê Quý Toàn - Người đỡ đầu :Giuse Nguyễn Bá Phùng
06. Phaolô Phan Đỗ Hậu - Người đỡ đầu :Phaolô Nguyễn Thưởng
07. Phêrô Nguyễn Phi Hỗ -Người đỡ đầu : Phêrô Đinh Văn Quang
08. Phêrô Võ Minh Hùng - Người đỡ đầu :Phêrô Nguyễn Bá Hảo
09. Gioan Boscô Võ Đức Huy - Người đỡ đầu :Gioan Boscô Nguyễn Hữu Toàn
10. Phêrô Tô Văn Chiến - Người đỡ đầu :Giacôbê Đăng Đức Huy
11. Giuse Nguyễn Quốc Đạt -Người đỡ đầu : Giuse Huỳnh Văn Thạnh
12. Anna Lương thị Mỹ Chi - Người đỡ đầu :Anna Nguyễn thị Thu Tâm
13. Isave Phạm thị Ngọc Hiền - Người đỡ đầu :Isave Cao thị Thuấn
14. Anna Nguyễn Đặng Quỳnh Mai -Người đỡ đầu : Người đỡ đầu :Anna Võ thị Hảo
15. Anna Trần thị Đỉnh -Người đỡ đầu : Anna Nguyễn thị Trúc
16. Maria Nguyễn thị Kim Thoa - Maria Nguyễn thị Yên
Toàn thể cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Tuy Hoà thân chúc các bạn Tân Tòng nhận được tràn trào hồng ân Thánh Tẩy và dấn thân bước đi trong đời sống con cái Chúa với trọn vèn niềm tin yêu và hạnh phúc.
Theo truyền thống ngàn đời của Hội Thánh Công Giáo, Phụng Vụ Đêm Canh Thức Vượt Qua-Đại Lễ Vọng Phục Sinh, bao giờ cũng diễn ra với một phần Phụng Vụ đặc biệt : PHỤNG VỤ PHÉP RỬA. và trong chính phần Phụng Vụ nầy, tại rất nhiều nơi trên khắp thế giới, có nhiều anh chị em tuyển nhân dự tòng được lãnh các bí tích Gia Nhập Kitô Giáo (Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể). Trong lễ Vọng Phục sinh năm nay, giáo xứ Tuy Hoà, giáo phận Qui Nhơn, hân hoan vui mừng tiếp nhận 16 thành viên tuyển nhân dự tòng vào lãnh các bí tích Nhập Đạo. Đây là những anh chị em dự tòng thuộc khoá giáo lý Dự Tòng 2/2010, bắt đầu thời gian chuẩn bị nhập đào từ tháng 6/2010. Sau hơn 10 tháng học hỏi giáo lý, thực hành sống đạo, các anh chị em đã được linh mục chánh xứ và những người có trách nhiệm hướng dẫn nhập đạo trực tiếp cũng như gián tiếp chuẩn nhận cho được lãnh nhận các bí tích Gia Nhập Kitô Giáo, sau khi đã tiến hành tham dự các nghi lễ Phụng Vụ trong giai đoạn chuẩn bị. Sau đây là danh sách 16 thành viên Tân Tòng của Đêm Vọng Phục Sinh 2011 :
01. Giacôbê Nguyễn Hoàng Tân - Người đỡ đầu : Giacôbê Đặng Đức Huy
02. Gicôbê Lê Ngọc Tiến -Người đỡ đầu : Giacôbê Trương Huy
03. Phêrô Nguyễn Từ Thức -Người đỡ đầu : Phêrô Phan Văn Hùng
04. Martinô Trần Nguyễn Toàn - Người đỡ đầu :Gioan-Baotixita Võ Tá Thông
05. Gioankim Lê Quý Toàn - Người đỡ đầu :Giuse Nguyễn Bá Phùng
06. Phaolô Phan Đỗ Hậu - Người đỡ đầu :Phaolô Nguyễn Thưởng
07. Phêrô Nguyễn Phi Hỗ -Người đỡ đầu : Phêrô Đinh Văn Quang
08. Phêrô Võ Minh Hùng - Người đỡ đầu :Phêrô Nguyễn Bá Hảo
09. Gioan Boscô Võ Đức Huy - Người đỡ đầu :Gioan Boscô Nguyễn Hữu Toàn
10. Phêrô Tô Văn Chiến - Người đỡ đầu :Giacôbê Đăng Đức Huy
11. Giuse Nguyễn Quốc Đạt -Người đỡ đầu : Giuse Huỳnh Văn Thạnh
12. Anna Lương thị Mỹ Chi - Người đỡ đầu :Anna Nguyễn thị Thu Tâm
13. Isave Phạm thị Ngọc Hiền - Người đỡ đầu :Isave Cao thị Thuấn
14. Anna Nguyễn Đặng Quỳnh Mai -Người đỡ đầu : Người đỡ đầu :Anna Võ thị Hảo
15. Anna Trần thị Đỉnh -Người đỡ đầu : Anna Nguyễn thị Trúc
16. Maria Nguyễn thị Kim Thoa - Maria Nguyễn thị Yên
Toàn thể cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Tuy Hoà thân chúc các bạn Tân Tòng nhận được tràn trào hồng ân Thánh Tẩy và dấn thân bước đi trong đời sống con cái Chúa với trọn vèn niềm tin yêu và hạnh phúc.
Hình ảnh Cuộc Thương Khó Chúa tại Gx Thánh Marcô Inala Úc Châu
Peter Khoa Phạm
01:05 23/04/2011
Hình ảnh hoạt cảnh do Đoành Thanh Niên Giáo xứ Thánh Marcô diễn lại Cuộc Thương Khó Chúa Giêsu trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
Xem Phần 1
Xem Phần 2
Xem Phần 1
Xem Phần 2
Hình ảnh Chặng Đàng Thánh Giá tại Gx Thánh Marcô Inala Úc Châu
Peter Khoa Phạm
16:58 23/04/2011
Hình ảnh Chặng Đàng Thánh Giá tại Giáo xứ Thánh Marcô Inala Úc Đại Lợi.
Xem hình ảnh
Xem hình ảnh
Thứ Sáu Tuần Thánh tại Phát Diệm
P. Nguyễn Xuân An
22:20 23/04/2011
THỨ SÁU TUẦN THÁNH TẠI PHÁT DIỆM
15 giờ chiều thứ Sáu, 22-4-2011, tại Nhà Thờ Chính Tòa Phát Diệm, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng đã chủ sự cử hành nghi thức phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh.
Xem hình thứ Sáu tuần thánh tại Phát Diệm
Trong bài giảng, Đức Cha đặt cho cộng đoàn câu hỏi : Vì sao Chúa Giêsu bị chết? Và Ngài cũng trả lời thay cho cộng đoàn: Chúa Giêsu chết, không phải vì Đức Chúa Cha bắt Ngài phải chết, bởi vì Thiên Chúa là tình yêu. Dĩ nhiên, Chúa Giêsu chịu chết vì yêu thương nhân loại, vì Ngài tự hiến. Nhưng Ngài chịu chết cũng vì sự độc ác của nhân loại nữa.
Các luật sĩ, biệt phái, kinh sư, và cả các tư tế muốn loại trừ Chúa Giêsu. Một khi loại trừ Thiên Chúa Tình Yêu ra khỏi cuộc đời, con người trở nên độc ác và đối xử với nhau cũng rất tàn ác. Điều này dễ nhận ra trong lịch sử cứu độ: sau khi từ chối vâng phục Thiên Chúa, Adam và Eva đổ lỗi cho nhau; và rồi tội ác và sự chết xuất hiện Cain giết Aben – em mình…
Thế giới ngày nay, bên cạnh những tiến bộ về khoa học kỹ thuật và kinh tế là sự xuống cấp trầm trọng về luân lý và gia tăng tội ác. Khi con người tìm mọi cách để loại trừ Thiên Chúa thì họ cũng thực hiện bằng mọi cách để triệt hạ nhau, nhằm phục vụ lợi ích của bản thân. Vì thế mà có chiến tranh, khủng bố, chết chóc, … và phá thai.
Ngài mời gọi cộng đoàn cầu xin Chúa cho chính mình và mọi người biết mở rộng lòng đón Chúa, sống theo ý Chúa, đối xử với nhau bằng tình yêu để tiêu diệt sự độc ác, góp phần đem lại bình an và hạnh phúc cho nhau và cho thế giới.
Sau nghi thức phụng vụ, Đức Cha đã cùng với cộng đoàn suy niệm Đường Thánh Giá.
Theo gợi ý của Đức Cha, năm nay cộng đoàn giáo xứ Chính Tòa tổ chức suy niệm Đường Thánh Giá ở ngoài trời, trong khuôn viên Nhà Thờ Chính Tòa.
Đương Thánh Giá vẫn gồm 14 nơi, nhưng mỗi chặng được trao cho một giáo họ, hoặc một hội đoàn, hoặc một giới vác. Điểm khởi đầu tại sân Phương Đình – một công trình kiến trúc nổi tiếng của cha Phêrô Trần Lục, xây dựng năm 1899. Đức Cha vác Thánh Giá chặng thứ nhất, trao lại cho cha xứ vác chặng thứ hai, rồi trao cho người kế tiếp. Nơi thứ 12 chính là Hang Đá Núi Sọ - cũng là một công trình của cha Phêrô Trần Lục, xây dựng năm 1898.
Suy niệm Đường Thánh Giá được kết thúc bằng phép lành của Chúa, thông qua vị Chủ Chăn của giáo phận.
Đây là lần đầu tiên giáo xứ Chính Tòa suy niệm Đường Thánh Giá ngoài trời. Tuy cảm nhận thiêng liêng của mỗi người khác nhau, nhưng dường như ai cũng nhận ra ý nghĩa này: mọi người được Chúa mời gọi cộng tác vào công trình cứu độ của Ngài. Chúa cũng mời gọi mọi thành phần trong giáo phận cùng chia xẻ những khó khăn, thách đố của giáo phận. Đồng thời cộng tác với vị Chủ Chăn xây dựng giáo hội địa phương ngày càng phát triển, góp phần làm cho Nhiệm Thể Chúa Kitô ngày càng cường tráng, nhờ đó, Tin Mừng Phục Sinh được loan báo và nhiều người được cứu độ.
P. Nguyễn Xuân An
15 giờ chiều thứ Sáu, 22-4-2011, tại Nhà Thờ Chính Tòa Phát Diệm, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng đã chủ sự cử hành nghi thức phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh.
Xem hình thứ Sáu tuần thánh tại Phát Diệm
Trong bài giảng, Đức Cha đặt cho cộng đoàn câu hỏi : Vì sao Chúa Giêsu bị chết? Và Ngài cũng trả lời thay cho cộng đoàn: Chúa Giêsu chết, không phải vì Đức Chúa Cha bắt Ngài phải chết, bởi vì Thiên Chúa là tình yêu. Dĩ nhiên, Chúa Giêsu chịu chết vì yêu thương nhân loại, vì Ngài tự hiến. Nhưng Ngài chịu chết cũng vì sự độc ác của nhân loại nữa.
Các luật sĩ, biệt phái, kinh sư, và cả các tư tế muốn loại trừ Chúa Giêsu. Một khi loại trừ Thiên Chúa Tình Yêu ra khỏi cuộc đời, con người trở nên độc ác và đối xử với nhau cũng rất tàn ác. Điều này dễ nhận ra trong lịch sử cứu độ: sau khi từ chối vâng phục Thiên Chúa, Adam và Eva đổ lỗi cho nhau; và rồi tội ác và sự chết xuất hiện Cain giết Aben – em mình…
Thế giới ngày nay, bên cạnh những tiến bộ về khoa học kỹ thuật và kinh tế là sự xuống cấp trầm trọng về luân lý và gia tăng tội ác. Khi con người tìm mọi cách để loại trừ Thiên Chúa thì họ cũng thực hiện bằng mọi cách để triệt hạ nhau, nhằm phục vụ lợi ích của bản thân. Vì thế mà có chiến tranh, khủng bố, chết chóc, … và phá thai.
Ngài mời gọi cộng đoàn cầu xin Chúa cho chính mình và mọi người biết mở rộng lòng đón Chúa, sống theo ý Chúa, đối xử với nhau bằng tình yêu để tiêu diệt sự độc ác, góp phần đem lại bình an và hạnh phúc cho nhau và cho thế giới.
Sau nghi thức phụng vụ, Đức Cha đã cùng với cộng đoàn suy niệm Đường Thánh Giá.
Theo gợi ý của Đức Cha, năm nay cộng đoàn giáo xứ Chính Tòa tổ chức suy niệm Đường Thánh Giá ở ngoài trời, trong khuôn viên Nhà Thờ Chính Tòa.
Đương Thánh Giá vẫn gồm 14 nơi, nhưng mỗi chặng được trao cho một giáo họ, hoặc một hội đoàn, hoặc một giới vác. Điểm khởi đầu tại sân Phương Đình – một công trình kiến trúc nổi tiếng của cha Phêrô Trần Lục, xây dựng năm 1899. Đức Cha vác Thánh Giá chặng thứ nhất, trao lại cho cha xứ vác chặng thứ hai, rồi trao cho người kế tiếp. Nơi thứ 12 chính là Hang Đá Núi Sọ - cũng là một công trình của cha Phêrô Trần Lục, xây dựng năm 1898.
Suy niệm Đường Thánh Giá được kết thúc bằng phép lành của Chúa, thông qua vị Chủ Chăn của giáo phận.
Đây là lần đầu tiên giáo xứ Chính Tòa suy niệm Đường Thánh Giá ngoài trời. Tuy cảm nhận thiêng liêng của mỗi người khác nhau, nhưng dường như ai cũng nhận ra ý nghĩa này: mọi người được Chúa mời gọi cộng tác vào công trình cứu độ của Ngài. Chúa cũng mời gọi mọi thành phần trong giáo phận cùng chia xẻ những khó khăn, thách đố của giáo phận. Đồng thời cộng tác với vị Chủ Chăn xây dựng giáo hội địa phương ngày càng phát triển, góp phần làm cho Nhiệm Thể Chúa Kitô ngày càng cường tráng, nhờ đó, Tin Mừng Phục Sinh được loan báo và nhiều người được cứu độ.
P. Nguyễn Xuân An
Văn Hóa
Phục Sinh – Mùa Bình An
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
09:51 23/04/2011
Mùa Bình An về giữa lòng nhân thế
Khi hồn sầu được thắp sáng Phục Sinh
Sự Sống mới như vạt nắng bình minh
Lan toả khắp chốn điêu linh thất vọng
Mùa Bình An mầm tin yêu cựa sống
Thôi sợ lo bởi giông tố cuộc đời
Ngài có đó con nức lòng phấn khởi
Thánh giá buồn đã nở rộ Hoa Tươi
Mùa Bình An tình Ngài thương dẫn lối
Nên chứng nhân cho sứ điệp Nước Trời
Bước hy sinh để nối tiếp Mùa Vui
Đem Sự Sống gieo vào lòng thế giới.
Phục Sinh Đánh Thức Niềm Tin
Đêm hãi hùng trong nấm mồ u tối
Đã rạng ngời bởi ánh sáng thần thiêng
Cửa vĩnh hằng rộng mở vô biên
Đấng Toàn Năng đứng lên trên sự chết
Đất và Trời từ nay thôi cách biệt
Ngày huy hoàng đã đánh thức niềm tin
Dây tử thần trói linh hồn cay nghiệt
Cởi bung ra bởi Thánh Tử uy quyền
Mùa Sự Sống Yêu Thương nở thắm duyên
Lòng thế nhân đã đơm hoa tình Chúa
Thôi sầu lo vì lụi tàn tan vữa
Thập Giá kia trổ Bông Đẹp muôn đời
Hãy nhìn lên, hy vọng nhé bạn ơi,
Đừng sợ nữa, Người trỗi dậy thật rồi !
Mừng vui lên, vì cuộc sống mới
Đang chờ ta ở phía cuối đường đời
Dẫu đớn đau còn giữa lòng thế giới
Dẫu hoang mang trước bạo lực dập vùi
Lời nhân chứng cho tình yêu chân lý
Đã thành toàn từ sáng Phục Sinh vui !
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đất Trời Hoan Ca: Alleluia!
Nguyễn Đức Cung
09:19 23/04/2011
ĐẤT TRỜI HOAN CA: Alleluia!
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
“ Trong khi đó, một ánh sáng vĩ đại chiếu tỏa
trên dân thánh Ngài”
( GV. 18-1)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
“ Trong khi đó, một ánh sáng vĩ đại chiếu tỏa
trên dân thánh Ngài”
( GV. 18-1)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền