Ngày 22-04-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:05 22/04/2011
ĐƯỜNG GẦN ĐƯỜNG XA
N2T

Có một đoàn khách uống rượu xong thì trời đã quá tối. Khi gần tan tiệc, thì mọi người nói đến chuyện nhà ai ở cách đây xa nhất, nhà ai ở gần nhất.
Có một khách đã say nói:
- “Tất cả người ở đây thì nhà tôi ở là gần nhất”.
Người khác nói:
- “Nhà anh gần sao bằng nhà của chủ nhà ?”
Người khách say ấy đi xuống dưới một vòng rồi nói:
- “Đi vào nhà của chủ nhà thì cũng phải đi vài bước đường, còn tôi thì ngủ qua đêm ở đây !”

Suy tư:
Có những người trước khi đi nhậu thì hăng hái vui vẻ, nhậu xong rồi thì không muốn đi về nữa, bởi vì nhà xa lại mệt mỏi chỉ muốn ngủ; có những người trước khi đi nhậu thì không kể đường xa đường gần, nhậu xong rồi thì cũng không hề quan tâm đến nhà gần nhà xa, bởi vì quá chén nên họ ngủ bên lề đường hay góc bụi nào đó.
Đối với những người Ki-tô hữu đường lên thiên đàng vừa gần vừa xa, gần là chỉ cần bước qua ngưỡng cửa sự chết là đến nơi; xa là vì con người ta không ai muốn bước qua cửa chết để vào thiên đàng, bởi vì có rất nhiều lý do, mà lý do lớn nhất mà mỗi người Ki-tô hữu đều biết là dù chết hay sống cũng đều ở trong tay Thiên Chúa.
Người lành thánh thì mong sao được Chúa gọi về sớm, nhưng thấy Chúa chưa gọi nên họ cảm thấy đường lên thiên đàng của họ còn xa…
Còn người tội lỗi và người chưa chuẩn bị tâm hồn thì sao, đường lên thiên đàng đối với họ thì gần hay xa nhỉ ?
Ai hiểu thì hiểu !
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:07 22/04/2011
N2T

37. Con người ta vì để trị bệnh nơi thân xác mà cho dù phải dao cắt thuốc đắng thì cũng cam chịu, nhưng để trị bệnh linh hồn thì lại không muốn nhận hình phạt không đau không ngứa, thật là không thể tin được.

(Thánh Augustine)
 
Mối dây tương quan ngày Chúa phục sinh
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
08:06 22/04/2011
Mối dây tương quan ngày Chúa phục sinh

Trong bài tường thuật về tin mừng Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết theo phúc âm Thánh Gioan, ba nhân vật Maria Madalena, Phero và Gioan, là những người được biết tin mừng này đầu tiên. Họ đã tận mắt nhìn vào ngôi mộ trống không còn xác Chúa Giêsu nằm trong đó nữa.

Họ được chứng kiến cùng một biến cố, nhưng họ có phản ứng khác nhau. Đó là đời sống cá biệt của ba nhân chứng với tin mừng phục sinh. Những phản ảnh tâm tình của họ dẫu vậy cũng phản ảnh lòng tin vào Chúa phục sinh của con người trong dòng thời gian xưa nay.

1. Thánh Phero, người hoài nghi

Thánh Phero dù phản bội chối Chúa Giêsu trong đêm Chúa bị bắt. Nhưng Ông đã ăn năn hối lỗi, và cùng với các Môn đệ khác lưu lại Giêrusalem sau khi an táng Chúa Giêsu. Ông cũng lo âu buồn sầu như các Môn đệ khác về sự thất bại đưa đến cái chết của Thầy mình, và có lẽ ông đau khổ buồn sầu vì sự nhát gan đã chối Chúa của chính ông.

Nên khi hay tin do các phụ nữ báo là Chúa đã sống lại làm ông hoảng hốt. Ngôi Mộ trống! Nghe biết thế, nhưng ông muốn chắc chắn tận mắt nhìn. Ông đã đi đến mộ. Ông đã xem thấy không còn xác Chúa Giêsu nữa ngoài băng vải tẩm liệm nằm dưới đất. Và đầy ngạc nhiên ông trở lại về nhà.

Ông chỉ nhìn quan sát không tỏ lộ vẻ gì vui mừng. Có lẽ Ông tư lự muốn suy nghĩ tìm hiểu lý do hay sự thể có đúng không. Ông muốn sự chắc chắn. Sự hoài nghi đã làm trái tim không rộn lên niềm vui mừng được nơi Ông khi biết hay tin: Thầy mình đã chết nay sống lại!

Phản ứng cùng tâm trạng của Thánh Phero muốn sự chắc chắn có lẽ không xa lạ với nhiều người tín hữu Chúa Kitô. Nhất là càng ngày càng sống trong khung cảnh một thời đại có nhiều bấp bênh, nhiều dạng thức khác nhau, không sao phân biệt được cho rõ ràng dứt khoát. Nên sự chắc chắn càng chiếm chỗ ưu thế , là nguyên tắc tối thượng. Chứng minh cụ thể nhìn xem nghe, hay tay chân đụng chạm tới được mới chắc chắn.

Nhưng đức tin không là sự việc của lý luận tìm hiểu của chứng minh, mà là của trái tim lòng yêu mến.

Ông Thánh Phero đã mạnh dạn tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là con Thiên Chúa (Mt 16,16), nhưng lúc nghe tin báo Chúa đã sống lại không còn trong mồ chôn nữa, Ông không tin ngay. Ông muốn ra tận mộ nhìn xem rồi mới tin. Ông cần sự trợ giúp bên ngoài, ngôi mộ trống và cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu sống lại nữa.

Như thế thái độ của Thánh Phero tuy cầm chừng do dự không có gì là hào hứng, nhưng lại là an ủi cho con người chúng ta thường hay sống trong yếu niềm tin vào Chúa!

2. Thánh Gioan, người có tâm trạng bỡ ngỡ.

Thánh Gioan là môn đệ được Chúa Giêsu yêu dấu. Ông cũng không ra thăm mộ với các phụ nữ lúc tảng sáng. Ông ở lại trong nhà cùng với các môn đệ đang sống trong lo âu đau buồn. Nhưng khi nghe tin Chúa Giêsub đã sống lại, Ông vội vàng chạy đến mộ trước cả Ông Phero. Như thế với lòng yêu mến nhớ nhung Chúa Giêsu, lòng vui mừng phấn khởi đã bừng lên trong Ông khi hay tin Thầy Giêsu đã sống lại, nên Ông vội vạ chạy đến mộ trước. Đến trước, nhưng Ông không bước đi vào trong mộ, mà nhường cho Thánh Phero vào trước.

Có lẽ Ông Gioan nhớ lại vị thế tông đồ trưởng của Thánh Phero đã do chính Chúa Giêsu trao cho Phero là tảng đá Giáo Hội, nên ông Gioan đã lui lại để cho Ông Phero vào mộ trước.

Ông Gioan vào mộ sau, Ông thấy và tin ngay. Sự bỡ ngỡ của Ông Gioan, điều thiếu không thấy nơi Ông Phero, là sự khởi đầu của triết lý về đức tin, và cũng là điều quyết định. Điều này trong dân gian gọi là trực giác.

Người ta có thể so sánh thái độ của Ông Gioan tương tự giống với thái độ của trẻ con: Chạy đi trước, bỡ ngỡ, vui mừng, lui lại nhường bước cho người lớn đi trước.

Cung cách này có một ý nghĩa lớn lao trong nứơc Thiên Chúa. Xuyên thâu qua sự thể trước mắt và xa hơn nữa còn có điều gì ẩn dấu huyền bí mầu nhiệm, mà chỉ có thể cảm nhận ra ý nghĩa bằng cảm giác nhạy bén của trái tim tâm hồn.

Cung cách cái nhìn ngây thơ trực giác đầy bỡ ngỡ như của Thánh Gioan, của trẻ con là điều tốt cần thiết cho lòng tin vào mầu nhiệm Chúa phục sinh luôn còn ẩn chứa tận thâm sâu.

3. Maria Madalena, người mộ mến

Maria Madalena là người đầu tiên sáng sớm ra thăm mộ Chúa Giêsu, và là người đầu tiên được gặp Chúa đã sống lại. Lẽ dĩ nhiên, Maria Madalena cũng sống trải qua buồn sầu lo âu như các Môn đệ Chúa Giêsu. Có lẽ vì thế, khi gặp Chúa Giêsu sống lại, chị ta như bị mờ mù mắt không nhận ra Chúa Giêsu nữa, mà tưởng là người làm vườn.

Chị không ngồi trong đau khổ, phiền muộn. Chị đứng dậy đi tìm Chúa. Cung cách này biểu lộ lòng yêu mến thiết tha với Chúa Giêsu. Vì thế khi nhận ra Chúa Giêsu đã sống lại, chị muốn ôm chặt lấy Chúa Giêsu. Chị không muốn rời bỏ ra, vì chị tin tưởng rằng chị đã tìm thấy hạnh phúc mà chị hằng đi tìm kiếm.

Mầu nhiệm phục sinh đã bừng lên sâu đậm cùng riêng biệt cá nhân nơi Maria Madalena, người có lòng yêu mến thiết tha đi tìm Chúa Giêsu.

Cung cách sống này là bài học cho chúng ta về đời sống đức tin vào Chúa: luôn với lòng yêu mến đi tìm Chúa không ngừng trong mọi hoàn cảnh đời sống.

Maria Madalena không dấu sự đau buồn tang tóc của mình khi Chúa Giêsu chết. Chị ra mộ và để cho ánh sáng sự sống lại, niềm hy vọng chiếu tỏa bao phủ con người mình.

Trong đời sống, con người ai cũng đã trải qua những lần đau buồn tang tóc vì người thân quen qua đời, và cả sự đau buồn trong chính đời sống mình vì gặp thất bại, thất vọng, hay như “chết” khi cố bám dính chặt vào những thói quen nề nếp xấu…Những lúc đó cần có ánh sáng phục sinh, ánh sáng niềm hy vọng giúp tinh thần đời sống bừng tỉnh sống lại đổi mới đời sống.

Tin mừng Chúa Giêsu phục sinh là tin mừng niềm hy vọng cho con người trong đời sống hôm nay cùng cho ngày mai.

Mừng lễ Chúa phục sinh 2011

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
 
Chuyện Phiếm Đạo Đời
Trần Ngọc Mười Hai
16:39 22/04/2011
Chuyện Phiếm Đạo Đời

“Trỗi dậy nôm na vài điệu cũ,”

“Năm canh tâm sự vẫn chưa tàn.”

(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Ga 20: 19-31

Trỗi dậy, nhà thơ khi xưa còn chưa trỗi. Chỉ mỗi nôm na điệu cũ, vẫn chưa tàn. Tín thác, nhà Đạo hôm nay rày xác tín. Cũng một tâm sự vẫn chưa an. Chưa an, giống như tâm sự của thánh Tôma tông đồ với lòng dạ chưa vững, dù Chúa có thăm viếng đồ đệ, với chúng dân.

Trình thuật hôm nay, thánh Gioan cũng trình và cũng thuật sự kiện Chúa về với đồ đệ để trấn an dân con của Ngài còn hãi sợ, và do dự. Sợ, người Do thái tiếp tục lùng tìm đồ đệ của Ngài, mà hãm hại. Do dự, là bởi các ngài chưa hoàn toàn tin vào Thày mình dám trở về với anh em.

Niềm tin của thánh Tôma sở dĩ kém cỏi, là bởi thánh nhân chưa một lần đích thân gặp lại Thày mình, kể từ ngày Thầy trỗi dậy, vào Phục Sinh.

Với Hội thánh, tâm trạng thánh Tôma biểu trưng cho động thái của cộng đoàn cho rằng Chúa vẫn đang sống với họ theo cung cách nào đó, rất đặc biệt. Đặc biệt, là: họ thấy Chúa vẫn hiện diện trong quan hệ mật thiết với các ngài. Quan hệ, có nhận thức. Có tính cách mật thiết và thân cận khiến họ chẳng muốn thổ lộ cho ai biết. Bởi, có để lộ quan hệ này theo cung cách nào đi nữa, họ cũng chẳng có người để cảm thông. Có khi còn bị bài bác, bách hại nữa là đàng khác.

Vì thế, cộng đoàn nay càng đi vào quan hệ riêng tư với Chúa, càng thấy mình có khả năng duy trì sự tư riêng kín đáo ấy hơn là bày tỏ công khai như mọi người. Cũng từ đó, quan hệ giữa các thánh với Chúa Sống lại trở nên thiêng liêng và quan yếu khiến họ sống chức năng cộng đoàn mình.

Cộng đoàn này, ước ao Hội thánh khắp nơi chú ý đến giáo huấn mở rộng, bao gồm cả các tín hữu thuộc đủ mọi thành phần, ngay từ đầu. Và, thánh Tôma đã đại diện cho cộng đoàn đặc biệt luôn bận tâm tìm mọi cách để được chấp nhận làm thành phần của Hội thánh chính mạch, thời tiên khởi. Và việc thẩm nhập như thế, quả thật không dễ.

Tâm trạng chung của hầu hết các tín hữu Đức Kitô bình thường rất thực tế. Điều mà cộng đoàn tiên khởi tin tưởng, đã được cắm sâu trong giòng đời lịch sử, rất thiết thực. Lịch sử ấy, ghi lại việc dân con bình thường ở Hội thánh thấy Đức Giễsu vẫn quan hệ cởi mở với chúng dân. Nhờ đó, mà cuộc sống công khai của Ngài được mọi người nhận biết rất rõ. Nhận và biết, rằng cung cách sống Chúa thể hiện cụ thể trong đời công khai của Ngài là đứng về phía người nghèo không sợ sệt. Dù, có bị công quyền thách thức và đe doạ, vẫn không sợ. Chính vì thế, Ngài đã bị loại trừ khỏi mọi thế sự bằng cái chết rất nhục nhã, trên thập giá.

Trình thuật thánh Gioan viết về thánh Tôma còn để nói lên việc Chúa Phục Sinh là sự tiếp nối những gì Ngài đã thực hiện trong quãng đời lịch sử do Cha điều động. Tiếp nối cung cách sống khả dĩ khiến con người cần phải có. Trình thuật mở ra cho mọi người thấy nhãn quan rất khác biệt về tương lai của niềm tin nơi Hội thánh. Đó là điểm khác biệt giữa Tin Mừng theo thánh Gioan và Tin Mừng nhất lãm.

Tin Mừng nhất lãm không chú trọng nhiều về “truyền thống Tôma”, tức những khía cạnh nội tâm thâm trầm trong quan hệ với Chúa như Tin Mừng thánh Gioan chủ trương. Nói cách khác, khi lồng vào nội dung của Tin Mừng mình, thánh sử Gioan chấp nhận “con đường chật hẹp”; tức: chọn lựa lập trường trung lập giữa nhóm phái “Ngộ Đạo” và “Chính thống” trong Đạo giáo thời tiên khởi.

Vào thời ấy, đã thấy xuất hiện nhiều nhóm/phái rất khác biệc trong cung cách và lập trường tuyên tín, tuy vẫn tin vào Đức Chúa Phục Sinh. Phải mất một thời gian dài, mãi đến thế kỷ thứ 2 và 3, Antiôkia và Rôma mới đi đến hợp nhất đúc kết thành một hình thái duy nhất của Đạo Chúa. Và từ đó, đã tồn tại qua nhiều thế kỷ. Cũng vì lý do đó, nhiều lúc nhìn về dĩ vãng, ta có khuynh hường gọi những đường lối khác biệt là “rối đạo”, tức mũ chụp của kẻ chiến thắng tặng cho người chiến bại, trong tranh chấp.

Khi thánh Gioan viết Tin Mừng thứ tư, theo “nguồn mạch Chính thống” mà lúc ấy chưa nổi hẳn, nên thánh nhân được xem như xuất từ nhóm/phái tin vào những trải nghiệm về linh đạo nội tâm hơn các nhóm khác. Và lúc đó, thánh nhân đã ở vào tình huống công nhận và bao gộp một số nhóm phái giống như mình vào giòng chảy niềm tin sâu rộng và phổ cập.

Thánh Gioan chống đối lối suy tưởng của nhóm đích thực “Ngộ Đạo”, là bởi thánh nhân nghĩ rằng các vị ấy đã sai sót về Kinh thánh của người Do thái. Dù thế, thánh nhân vẫn mở rộng cửa cho các vị không thuộc nhóm “Ngộ Đạo” nhưng lại trải nghiệm niềm tin của mình không theo cung cách của truyền thống công khai và những chuyện hoàn toàn mang tính phàm trần, rất trái đất. Và đó là lý do khiến thánh nhân sử dụng truyện thánh Tôma kém lòng tin nhưng lại trải nghiệm riêng tư mật thiết mà nhóm của thánh Tôma là đại diện.

Chính vì thế, ta mới có tài liệu gọi là “Tin Mừng theo thánh Tôma”, hoặc Tin Mừng thứ năm, tuy không được Giáo Hội đưa vào Sách Tân Ước, để ta tin. Việc này xảy đến váo thế kỷ thứ hai, tức: vào thời thánh Gioan còn sống, có lẽ từ miền Đông nước Syria. Tài liệu Tin Mừng này, hoàn toàn không mang tính “rối đạo”, sai sót, cũng chẳng thuộc nhóm “Ngộ Đạo”, nhưng vẫn không thuộc nhóm chính mạch truyền thống theo nghĩa nhất lãm, hoặc nổi lên vào thời sau này của Đạo Chúa.

Dân con Đạo Chúa hôm nay có nhiều phương án khác nhau về niềm tin. Chí ít, là tin vào Đức Giêsu Phục Sinh. Một số vị vẫn còn “ngoài luồng”. Một số thì niềm tin vào Phục sinh đã ngự trị ngay trong tâm can của họ. Dù trong hay ngoài, có lẽ vẫn nên đọc lại truyển thánh Gioan kể về thánh Tôma đến với niềm tin như thế nào. Có đọc lại như thế, ta mới mở rộng vòng tay để cho người anh người chị ở khắp nơi, cả nơi ta đang ở, mới có đất trống để thực sự tin vào sự sống lại. Của Đức Giêsu. Và, của mọi người.

Dù gì đi nữa, ta không thể nào có được niềm tin vững chãi vào sự Sống Lại của Đức Giêsu, nếu không có ánh sáng của Thánh Thần Chúa soi dọi mọi người. Nói cách khác, ta chỉ tin và công nhận Chúa đã Sống Lại theo cung cách nào đó, đều nhờ có Thánh Thần Chúa dẫn dắt, mà thôi.

Xem thế thì, việc Đức Giêsu hiện đến xác định một Sống Lại thật với thánh Tôma hay các môn đồ ở chốn kín cổng cao tường, vẫn là Lễ Hiện Xuống mới rất đích thực, cho mọi người. Nói cho cùng, tin Chúa Sống Lại tức đã tin vào Quyền Uy Sức Mạnh của Thánh Thần Chúa, vào mọi lúc.

Trong tâm tình ấy, ta ngâm lại lời của người từng đấu tranh nhiều cho niềm tin riêng mình, như sau:



“Non sông bốn mặt mơ màng,

Thức, chỉ mình ta dạ chẳng an.

Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối,

Gió thu lọt cửa cọ mài chăn.



Khóc giùm thân thế hoa rơi lệ,

buồn giúp công danh dế dạo đàn.

Trỗi dậy nôm na vài điệu cũ,

Năm canh tâm sự vẫn chưa tàn.

(Hàn Mặc Tử - Đêm Không Ngủ)



Chúa sống lại, hẳn người người cũng mất nhiều đêm, rất không ngủ. Thức hay ngủ, để nghĩ suy, bằng tâm tình trọn niềm tin nơi Chúa. Chí ít, là niềm tin Chúa Sống lại. Là, thách thức khiến “dạ chẳng an”. Là, thách thức vẫn chưa tàn, cuộc tình ta vẫn có với Chúa, ở chốn riêng tư hay ngoài mặt. Là tâm tình ta có được, nhờ Thánh Linh giúp trỗi dậy. Hôm nay. Mai ngày. Và, mãi mãi cõi miên trường.



Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá luợc dịch.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói: không bao giờ thiếu khôn ngoan khi tìm kiếm tình yêu Thiên Chúa
Bùi Hữu Thư
18:10 22/04/2011
VATICAN (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: không bao giờ được ngưng tìm kiếm Thiên Chúa và cởi mở cho tình yêu và sự khôn ngoan của Người.

Ngài nói ngày 21 tháng Tư trong Thánh Lễ truyền dầu tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô: "Thiên Chúa đã tiến bước tới chúng ta vì bị thúc đẩy bởi tình yêu" để "gặp gỡ trái tim thao thức của chúng ta, và sự băn khoăn tìm kiếm và thắc mắc của chúng ta."

Đức Thánh Cha nói trong bài giảng: "Sự thao thức tìm Chúa, cuộc hành trình đi tìm Chúa, là để biết và yêu mến Chúa nhiều hơn, không được bị dập tắt trong chúng ta."

Chủ tế nghi thức Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Benedict làm phép dầu dùng cho các bí tích Rửa Tội, Thêm Sức, Truyền Chức, và Xức Dầu Kẻ Liệt.

Các thầy phó tế mang các bình dầu bằng bạc to lớn tới bàn thờ chính trong khi các tân tòng, giới trẻ chuẩn bị thêm sức, các bệnh nhân và các phó tế chuẩn bị để được truyền chức trong giáo phận Rôma, đẩy các bàn nhỏ chứa các bình lớn trạm trổ có nghệ thuật cũng chứa các dầu bí tích.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói: trái tim nhân loại luôn luôn thao thức "vì những gì hiển nhiên lại quá nhỏ bé." Tuy nhiên. con người phải cẩn thận để khi ước muốn những gì nhiều hơn đều phải được quy hướng về Chúa, không về các điều trần thế và tìm kiếm sự tự chủ.

Ngài yêu cầu các kitô hữu phải hiểu rằng yêu mến và tìm hiểu Thiên Chúa không bao giờ chấm dứt.

Ngài nói: "Chúng ta hãy thường xuyên đi trên con đường dẫn đưa tới Người, mong đợi Người và luôn luôn cởi mở để tiếp nhận những hiểu biết mới và tình yêu mới."

Đức Thánh Cha Benedict nhấn mạnh tầm quan trọng của sứ vụ chữa lành của giáo hội, không chỉ riêng cho những ai bị đói khát, bị bạo hành hay bệnh tật, nhưng còn cho cả những người cô đơn, bị áp bức và những người có trái tim tan nát.

Ngài nói: Trách vụ Phúc Âm hóa và loan truyền Vương Quốc của Chúa thực ra là "một thể thức chữa lành."

Ngài nói: Bằng cách loan truyền Vương Quốc và sự thiện hảo của Chúa, các con tim sẽ được chữa lành. "Nếu mối tương quan của một người với Thiên Chúa bị lung lay, thì tất cả mọi sự khác cũng bị rối loạn" và "chúng ta không thể thực sự được chữa lành cả hồn lẫn xác."

Đức Thánh Cha nói: Trong khi hình thức căn bản nhất của giáo hội về chữa lành trái tim và linh hồn con người là sự hòa giải với Chúa, cũng còn có ơn gọi quan trọng là phải hiện diện và săn sóc cho người đau yếu và tật nguyền.

Đức Thánh Cha cám ơn tất cả những ai săn sóc cho người đau yếu và nhắc lại di sản của Thánh Vincent de Paul và chân phước Teresa of Kolkata, nói rằng các kitô hữu nam và nữ dâng hiến đời sống và thời giờ cho những ai đau khổ đang là "nhân chứng cho sự thiện hảo của chính Chúa" và làm cho Chúa Kitô hiện diện mạnh mẽ hơn dù không phải nói về Người.

Ngài yêu cầu tất cả mọi tín hữu làm cho Thiên Chúa Hằng Sống hiện diện trong thế giới ngày nay bằng cách làm nhân chứng cho Chúa Kitô và đưa dẫn mọi người về với Người.

Ngài nói: Được rửa tội không phải là điều gì đáng khoe khoang, mà phải nẩy ra câu hỏi "chúng ta có phải là đền đài của Chúa trong thế giới và cho thế giới không? Chúng ta phải cởi mở cho con đường dân đưa tới Chúa hay phải che dấu? Chúng ta - là dân Chúa - có trở nên một thứ dân không có niềm tin và xa cách Chúa? Có lẽ là vì Phương Tây, trung tâm của Kitô giáo, đã mệt mỏi về đức tin, chán nản vì lịch sử và văn hóa, và không còn muốn tìm hiểu về đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô?"



Đức Thánh Cha Benedict nói: dù cho "chúng ta có cảm thấy xấu hổ vì yếu đuối, chúng ta cũng không được quên là ngày nay, vẫn còn tất nhiều nhân chứng sáng lạng về đức tin, vẫn còn những người còn đem lại niềm hy vọng cho thế giới qua đức tin và tình yêu của họ,' nhất là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.

Ngài nói, cố Đức Thánh Cha là "một nhân chứng vĩ đại cho Thiên Chúa và Chúa Giêsu Kitô trong thời đại chúng ta," cũng như là một nhân vật được tràn đầy Thánh Thần.
 
Linh hồn trong thân xác bất tỉnh
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
08:08 22/04/2011
Linh hồn trong thân xác bất tỉnh

Một người mẹ chịu đựng đau khổ từ năm 2009, vì con trai bà sống trong tình trạng hôn mê bất tỉnh. Bà đau khổ cùng hoài nghi về sự sống của linh hồn con bà.

Bà đã trình bày tâm sự con đường đau khổ của mình, cùng nêu thắc mắc lên Đức Thánh Cha Benedicto 16.:” Thưa Đức Thánh Cha, con trai Francesco của con nằm bất tỉnh không còn biết gì nữa từ hằng năm nay. Vậy phải chăng linh hồn nó đã rời bỏ thân xác nó, hay vẫn còn ở trong thân xác bất tỉnh của nó? “

Đức Thánh Cha Benedictô 16. trả lời: “Điều chắc, thưa Bà, linh hồn vẫn còn ở trong thân xác con trai Bà. Tình trạng này có thể ví như chiếc đàn Ghi-ta bị đứt dây. Không có dây đàn chiếc đàn không chơi được, không tấu lên âm thanh cung nhạc được.

Cũng vậy, thân xác như dụng cụ bị thương, bị bể gẫy, nên linh hồn có thể nói không thể chơi hoạt động được, nhưng vẫn còn hiện diện trong thân xác. Tôi tin chắc rằng, linh hồn cậu con trai Bà nơi ẩn kín tận trong thâm sâu vẫn còn cảm nhận được tình yêu của gia đình, dù cậu ta không thể hiểu được từng chi tiết, cùng cả những lời nói nữa. Những săn sóc tình yêu mến trong giây khắc hiện tại Bà trao tặng cậu, linh hồn cậu cảm nhận được cả.

Vì thế, thưa các bậc cha mẹ, thưa người mẹ yêu qúy, sự hiện diện của qúy Ông Bà bên cạnh người con, giờ này qua giờ khác, từng ngày, là hành động cử chỉ lòng yêu thương có gía trị rất to lớn không sao đo lường được, và đi tận sâu vào linh hồn ẩn khuất hiện diện trong thâm sâu.

Hành động cử chỉ lòng yêu thương của Cha Mẹ như thế là lời chứng đức tin vào Thiên Chúa, cùng vào con người. Chúng ta có thể nói: đó là niềm tin vào sự phục vụ sự sống, là sự kính trọng sự sống con người, dù cả trong tình trạng đau khổ buồn thảm.

Tôi xin có lời ca ngợi cùng nói lên tâm tình của tôi: Xin hãy tiếp tục làm như vậy. Xin cùng biết rằng, qúy cha mẹ qua sự tin tưởng phó thác, qua sự kính trọng sự sống, qua tình yêu trao tặng cho thân xác sống trong trạng thái hôn mê bất tỉnh, cho một linh hồn chịu đựng nhiều đau khổ, đã thể hiện một phận vụ vĩ đại cho con người.”.

Theo Kath.Net, ngày 21.04.2011
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
 
Một bài báo được đưa vào Phụng Vụ Các Giờ Kinh
Nguyễn Trọng Đa
08:10 22/04/2011
Một bài báo được đưa vào Phụng Vụ Các Giờ Kinh

Bài báo của chân phước Lolo được đưa vào phụng vụ ngày 4-11 hàng năm

VATICAN - Lần đầu tiên, một bài báo được đưa vào Phụng Vụ Các Giờ Kinh, tức việc cầu nguyện chính thức của Giáo Hội thánh hóa các phần của mỗi ngày.

Thánh bộ Phụng tự và Bí Tích của Tòa thánh đã phê duyệt việc đưa một bài báo của nhà báo Tây Ban Nha, chân phước Manuel Lozano Garrido (1920-1971) - được gọi là Lolo - vào phần các bài đọc cho ngày 3-11, tức ngày lễ nhớ của chân phước.

Lolo đã viết nhiều bài báo và làm việc cho nhiều hãng tin, trong đó có hãng tin AP. Năm 1942, ở tuổi mới 22 tuổi, Lolo bắt đầu bị viêm cột sống, làm biến dạng cơ thể của ông và ông trở thành người tàn phế. Năm 1962 ông bị mù mắt.

Mặc dù bệnh tật, ông đã nhận được nhiều phần thưởng nghề nghiệp, thành lập một tạp chí dành cho người bệnh, và là tác giả của chín cuốn sách, mà ông đọc cho chị gái Lucia và bạn bè của mình viết lại.

Tháng Sáu năm ngoái, ông Lolo là nhà báo đầu tiên được phong chân phước.

Linh mục Rafael Higueras, cáo thỉnh viên của vụ án phong chân phước cho ông, đã nói với hãng tin ZENIT rằng bài đọc thứ hai được chọn cho những ai mừng lễ phụng vụ của Lolo (được giới hạn trong Giáo Phận Jaen, Tây Ban Nha), là một bài báo của Lolo do hãng tin Associated Press in ra ngày 8-4-1963, được in lại trong ít nhất bảy nhật báo thời đó.

Nó có nhan đề "Cầu nguyện trước một bàn tay bị đâm thâu”, được viết khi Lolo lấy xuống cây thánh giá được treo trên đầu bảng giường của mình, vì một trong các cái đinh ở tay thánh giá bị lỏng.

Lolo viết: “Sự thật là Chúa Giêsu, mà tôi chưa bao giờ được gần gũi sát với khuôn mặt của Ngài. Chúng tôi quá gần gũi đến nỗi đã xảy ra trong tôi rằng các cửa sổ lớn của bàn tay Ngài là ống kính tốt, tốt nhất, để nhìn thấy và xác nhận sự thật của thế giới."

Phần còn lại của bài báo là một tầm nhìn về thế giới thông qua các bàn tay bị đâm thâu của một Đấng bị đóng đinh vì tình yêu: "Những gì được xem thấy là một thế giới bị treo lên, và, khi chúng ta đang nhìn thấy nó từ một cửa sổ tròn, chúng ta nhận thấy ngay lập tức đó là sự thật của việc Chúa dâng hiến cho con người, cảm giác của một thiên đường với các các nấc thang cho mọi người đi lên, như thể nắm lấy cánh tay của một người anh lớn". (Zenit 20-4-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Anh: Cha xứ và nhiều người Anh giáo sẽ gia nhập Giáo hội Công giáo
Phạm Kim An
08:12 22/04/2011
Anh: Cha xứ và nhiều người Anh giáo sẽ gia nhập Giáo hội Công giáo

Anh - Một cha xứ Anh giáo đã rời giáo đoàn của mình để trở thành người đầu tiên trong hạt gia nhập Giáo Hội Công Giáo dịp lễ Phục sinh này.

Cha Peter Andrews đã nghe theo lời đề nghị của ĐTC Biển Đức 16 để tham gia Giáo hạt Tòng nhân, tức một tổ chức của giáo sĩ và giáo dân trong Giáo Hội Công Giáo có thể giữ hầu hết các bản sắc Anh giáo của họ.

Cha Peter 66 tuổi này đã phải rời giáo đoàn của nhà thờ thánh Tôma Tông đồ, Boston Road, Hanwell. Cha nói đây là một quyết định "đau đớn".

Cha nói: "Tôi ra đi vì nhiều lý do thực sự. Nhưng lý do quan trọng nhất là tôi luôn luôn mong mỏi cho ngày mà Giáo hội Anh sẽ hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo. Tôi nghĩ bản chất của Kitô giáo là người ta đi tìm kiếm sự hiệp nhất. Giáo hội Anh đã luôn là một phần của Giáo Hội Công Giáo, cho đến khi vua Henri VIII quyết định rằng vua muốn kết hôn thêm nữa".

Sự ra đi của cha Peter có nghĩa là cha nghỉ hưu sớm hơn ba năm tại nhà thờ thánh Tôma, và để lại đàng sau một giáo đoàn mà ngài đã phục vụ trong 25 năm.

Cha nói: "Việc ra đi là rất đau đớn, và rất buồn".

Người quản lý nhà thờ David Jewell cho biết giáo đoàn đã bị sốc, khi nghe quyết định của cha Peter. Ông nói thêm: "Thật là một mất mát lớn khi một ai đó đã ở đó từ rất lâu, thật lạ lùng là cha không còn ở đây nữa. Cha đã làm cho tất cả chúng tôi ngạc nhiên bất ngờ, nhưng chúng tôi phải nhìn về phía trước ngay bây giờ".

Một cha xứ mới sẽ đến nhà thờ thánh Tôma vào mùa thu. Trong khi chờ đợi, các giáo sĩ khác đến giúp mục vụ, còn ông Jewell sẽ hướng dẫn buổi cầu nguyện sáng và tối cho giáo đoàn.

Cha Peter sẽ là một thành viên của nhóm ở trung tâm London, được thành lập bởi Giáo hạt Tòng nhân Đức Bà Walsingham. Giáo hạt Tòng nhân được thành lập hồi tháng Giêng qua cho các tín hữu Anh giáo và giáo sĩ của họ ở Anh và xứ Wales.

Cha xứ của nhà thờ thánh Tôma thuộc trong số khoảng 60 giáo sĩ và 900 giáo dân, được đón nhận vào Giáo hạt Tòng nhân dịp lễ Phục Sinh này. Cha sẽ tạm ở lại trong nhà xứ của nhà thờ thánh Tôma đến khi cha được bổ nhiệm ở nơi khác, có lẽ trong 4-6 tuần nữa.

Dự kiến cha Peter sẽ là một trong sáu vị được truyền chức linh mục tại Nhà thờ chính tòa Westminster vào tháng Sáu tới. (Catholic culture 21-4-2011)

Phạm Kim An
 
ĐTC Biển Đức 16 sẽ nói chuyện với trạm không gian
Phạm Kim An
08:12 22/04/2011
ĐTC Biển Đức 16 sẽ nói chuyện với trạm không gian

VATICAN – ĐTC Biển Đức 16 sẽ “đến” không gian, khi Ngài liên lạc với đội bay của Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) ngày 4-5 tới.

ĐTC sẽ gửi một món quà cho các phi hành gia, trong đó có thành viên Ý của đội bay sáu người của tàu con thoi Endeavour, là Roberto Vittori.

Tàu con thoi Endeavour dự kiến sẽ được phóng vào không gian ngày 29-4 tới cho một sứ mạng dài 14 ngày, và đây là chuyến bay cuối cùng của con tàu trong không gian.

Vittori sẽ đưa cho các phi hành gia một huy chương đồng của ĐTC.

Theo Văn phòng Quản gia Giáo Hoàng, ĐTC sẽ đàm thoại với các phi hành gia lúc 5g30’ chiều, giờ Roma, ngày 4-5.

Tàu con thoi Endeavour sẽ được chỉ huy bởi Mark Kelly, chồng của bà Gabrielle Giffords, dân biểu tiểu bang Arizona (Mỹ) đã bị bắn vào đầu trong một nỗ lực ám sát hồi tháng Giêng qua.

Người anh em sinh đôi giống hệt nhau của Mark Kelly là Scott J. Kelly, cũng là một phi hành gia và từng chỉ huy Trạm vũ trụ quốc tế. Hai anh em Kelly là anh em ruột duy nhất đã du hành không gian. (Zenit 21-4-2011)

Phạm Kim An
 
Xuất hiện trên đài truyền hình, Đức Thánh Cha trả lời các câu hỏi về đức tin, đau khổ và chiến tranh
Bùi Hữu Thư
20:55 22/04/2011
VATICAN (CNS) -- Trong một lần xuất hiện chưa từng có trước đây trên đài truyền hình, Đức Thánh Cha Benedict XVI trả lời các câu hỏi của Kitô hữu và người ngoại đạo về các vụ tranh chấp trên thế giới, quan hệ liên tôn và sự đau khổ của nhân loại.

Một trong những câu hỏi cảm động nhất là của một em bé Nhật Bản 7 tuổi đã mất đi các bạn hữu trong trận động đất và sóng thần mới đây. Em hỏi: "Tại sao con phải sợ hãi nhiều như thế? Tại sao trẻ em lại phải chịu đau buồn nhiều như vậy? Con xin Đức Thánh Cha nói với Thiên Chúa, và giải thích cho con."

Trong câu trả lời của ngài đã thâu hình trước và được phát hình trên đài truyền hình của Quốc Gia ý ngày thứ sáu, 212 tháng 4, Đức Thánh Cha cam đoan với em bé gái này là một ngày kia em sẽ hiểu nhiều hơn rằng "Đau khổ này không có trống rỗng, không vô ích, nhưng đằng sau là một kế hoạch tốt đẹp, một kế hoạch của tình yêu. Không phải là ngẫu nhiên xẩy ra."

Ngài nói: Chính ngài cũng có cùng một câu hỏi về lý do tại sao một số người phải chịu đau khổ quá nhiều trong khi những người khác lại được sống dễ dàng. "Và chúng ta không có câu trả lời, nhưng chúng ta biết là Chúa Giêsu đã chịu đau khổ như chính con, Người thật vô tội, và chính Thiên Chúa thật được tỏ mình trong Đức Giêsu đang ở bên cạnh con."

Ngài nói: "Con hãy biết chắc rằng, chúng ta đang ở bên con cùng với tất cả những trẻ em Nhật Bản đang chịu đau khổ."

Đức Thánh Cha ngồi tại bàn giấy của ngài tại Vatican. Ngài nói tiếng Ý khi ngài trả lời từng câu hỏi một. Các câu hỏi của mọi người được chiếu trên màn ảnh.
 
Top Stories
First visit to Vietnam by a representative of the Holy See
Asia-News
12:23 22/04/2011
Bishop Leopoldo Girelli, nuncio to Singapore and non-resident representative to Vietnam, will spend Holy Week in Hanoi. Benedict XVI appointed him on 13 January. His posting is the first concrete result of talks between the Holy See and Vietnam.

Hanoi (AsiaNews) – Bishop Leopoldo Girelli, representative of the Holy See to Vietnam, undertook his first visit to the country. The prelate arrived in Hanoi last Monday on the invitation of the Vietnamese Bishops’ Conference, welcomed by Archbishop Peter Nguyen Van Nhon and many other bishops as well as men and women religious. His trip includes a stop in Hanoi for Holy Week and Easter celebrations with Mass in the capital’s cathedral and a meeting with the city’s Catholic community. He will also participate in the biannual meeting of the Vietnamese Bishops’ Conference in Ho Chi Minh City on 25-28 April. Afterwards, he will travel to various dioceses in the southern part of the country before leaving for Singapore on 2 May.

On 13 January 2011, Benedict XVI appointed Mgr Girelli as apostolic nuncio to Singapore, as well as apostolic delegate to Malaysia and Brunei, and first non-resident representative to Vietnam. This appointment is the first concrete outcome of talks between Holy See and Vietnam, which have been going for a quite some time. In 2009, a joint Holy See-Vietnam group was set up to formalise negotiations.

On 19 April Mgr Girelli, the archbishop of Hanoi and other five prelates celebrated Chrism Mass. Mgr Girelli thanked his hosts for their warm welcome, expressing admiration for the country’s “dynamic and robust” religious life. He also urged priests to remain united with their bishops, and lead a religious existence “with a chaste spirit and a big heart”. He also reminded them that they do not live for themselves but for others.

State media did not report these Church-related events. Some reports did suggest that the faithful did not participate in the welcoming ceremony; however many of them were outside the Archbishop’s Residence, carrying banners that said, ‘Welcome the Holy See's Representatives to Hanoi,’ ‘The sheep need true shepherd’ and ‘The sheep need no rent-a-shepherd’.

The faithful reportedly presented a letter to Mgr Girelli whose contents are not known.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nam Úc - Hình Ảnh Các Nghi Thức Phụng Vụ Thứ Sáu Tuần Thánh 2011
Jos. Vĩnh SA
06:12 22/04/2011
Phụng Vụ Thứ Sáu Tuần Thánh
-Chặng Đàng Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh
-Nghi Thức Tháo Đinh và Táng Xác Chúa
-Suy Tôn Thánh Giá
-Phụng Vụ Thánh Thể
-Hôn Kính Thánh Giá Chúa
-Hôn Chân Chúa
Xem Hình
 
Cuộc thi Nhánh Huệ Nước Trời - Bản tin sơ kết
Lm Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
08:42 22/04/2011
CUỘC THI NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI

BẢN TIN SƠ KẾT


Cùng với lời ân sủng và bình an của Chúa Phục Sinh, Ban Tổ chức cuộc thi Nhánh Huệ Nước Trời xin gởi đến quý độc giả và quý tác giả bản tin sơ kết về cuộc thi.

Sau lễ Thánh Giuse 19-3, việc nhận bài đã kết thúc với 248 bài họa thơ Đường, 174 bài thơ mới, 91 tác phẩm văn xuôi ngắn, và 10 kịch bản. Tổng cộng có 155 tác giả dự thi. Trong đó được biết có 04 linh mục, 17 chủng sinh, 10 nam nữ tu sĩ, 06 sinh viên khoa sáng tác và 13 sinh viên các khoa khác.

Theo dự kiến, ban giám khảo sẽ hoàn tất công việc và kết quả sẽ được công bố vào giữa tháng Năm. Tiếp đó, sẽ tiến hành in tuyển tập của cuộc thi trước khi trao giải.

Để các tác giả đạt giải dễ đích thân đến nhận giải, gặp gỡ nhau, cũng như gặp gỡ độc giả và Ban Tổ chức, việc trao giải sẽ được tổ chức tại ba giáo tỉnh:

- Các tác giả thuộc giáo tỉnh Sài Gòn sẽ nhận giải trong chương trình Điểm Hẹn Giêsu tại Hội Trường An Phong, DCCT, 38 Kỳ Đồng, Quận 3, vào lúc 18g30 ngày 30-6-2011.

- Các tác giả thuộc giáo tỉnh Huế sẽ nhận giải trong chương trình tổ chức tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận Huế, 06 Nguyễn Trường Tộ, TP Huế, vào lúc 10giờ30 ngày 16-7-2011.

- Các tác giả thuộc giáo tỉnh Hà Nội sẽ nhận giải trong chương trình tổ chức tại Tòa Giám Mục Hải Phòng, 46 Hoàng Văn Thụ, TP Hải Phòng, vào 08g30 ngày 20-7-2011.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn các kênh truyền thông Công giáo đã giúp giới thiệu cuộc thi và quý ân nhân đã giúp đỡ cho giải thưởng:

ĐGM MICAE HOÀNG ĐỨC OANH, Giám mục Kontum: 50.000.000 VND

Cố LM ANRÊ TRẦN CAO TƯỜNG, sáng lập viên Mạng lưới Dũng Lạc: 20.000.000 VND

LM THOMAS NGUYỄN VĂN THƯỢNG, Kontum: 2.000.000 VND

Ô. NGUYỄN VŨ MINH PHÚC, quận 10: 2.000.000 VND

Ô. PHẠM THÀNH HƯNG, quận 7: 3.000.000 VND

Ô. VÕ HỮU CHỨC , quận Bình Tân: 10.000.000 VND

LM GIUSE ĐINH HUY HƯỞNG, Gò Vấp: 20.000.000 VND

Chị TRẦN LAN HƯƠNG, Hoa Kỳ 2.000.000 VND

Tác giả NAM GIAO NGUYỄN THỊ THẠNH, Úc : 10.000.000 VND

Một số THÂN HỮU ĐÀ LẠT TẠI MỸ (anh Chị Đạm Tâm, Chị Bùi Thị Hữu, chị Lê Huệ, anh chị Tuân Vóc, Phạm Bảo Ngọc, Phan Hoàng My, Nguyễn Thị Mỹ, Ngọc Lan, Đăng Xuân, Phạm Mộng Vân): 350.00 USD

Cha PHẠM VẶN TUỆ, giám đốc mạng lưới Dũng Lạc: 1,000.00 USD

Bà KHÁNH VÂN, Hoa Kỳ: 100.00 USD

Ông PHẠM THÊ PHIỆT, Hoa Kỳ: 20.00 USD

Ông VĨNH ĐỖ, Hoa Kỳ: 20.00 USD

Bà KIM HƯƠNG, Hoa Kỳ: 20.00 USD

Ô. HOÀI VIỆT, Hoa Kỳ: 20.00 USD

Ô. HỨA VĂN HÙNG, Hoa Kỳ: 20.00 USD

MỘT LINH MỤC VIỆT NAM ở Philippines: 500.00 USD

Giáo sư TRẦN VĂN CẢNH, Paris: 100.00 Euro

Tổng cộng:

119.000.000 VNĐ

2,050 USD

100 Euros

Ngoài các vị giúp đỡ bằng tiền mặt, NHÀ SÁCH HOÀNG MAI, Gò Vấp sẽ giúp 1000 bản tuyển tập Nhánh Huệ Nước Trời để tặng các tác giả đạt giải và các tác giả có bài dự thi.

Chúng tôi cũng ước mong từ đây tới ngày trao giải, sẽ có thêm quà tặng đặc biệt bằng sách với chữ ký của tác giả. Những vị nào có nhã ý tặng sách, xin liên lạc về: Linh mục Võ Tá Khánh, 116 Trần Hưng Đạo, TP Quy Nhơn – Email: gopnhattho@yahoo.com – Điện thoại: 0935-424-449. Cũng xin mọi người cầu nguyện cho người phụ trách việc này trước đây là Bà Anna Võ Thị Hiếu đã được Chúa gọi về lúc 02g30 ngày 22-2-2011 tại giáo xứ Ngã Sáu, giáo phận Sàigòn.

Xin chân thành cám ơn quý tác giả đã tham gia cuộc thi cũng như quý tác giả đã gởi bài cổ võ cuộc thi, quý Ban Biên Tập truyền thông Công giáo đã giúp phổ biến thông tin về cuộc thi, quý vị giám khảo, quý ân nhân đã giúp đỡ vật chất, và tất cả những vị đã góp phần giúp cuộc thi được tiến hành tốt đẹp. Nguyện xin Chúa Kitô Phục Sinh chúc lành cho tất cả mọi người.

Qui Nhơn, ngày 20-4-2011

TM Ban Tổ Chức

Lm Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
 
Tuần Thánh trên Giáo họ đảo Phú Quý, Bình Thuận
Hồng Hương
10:08 22/04/2011
Sáng thứ Tư ngày 20.2.2011, linh mục Phêrô Nguyễn Đình Sáng, Quản lý TGM Phan Thiết vâng lời Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Giáo phận Phan Thiết đã xuống tàu đi Phú Quý để cử hành phụng vụ Tuần Thánh cho bà con giáo dân trên huyện đảo xa xôi này. Cùng đi với cha Sáng có thầy Nam, thầy Tân (Chủng viện Thánh Nicôla) và một nữ tu trong Caritas Phan Thiết.

Xem hình ảnh

Tàu xuất cảng Phan Thiết lúc 9g15 và cập cảng Phú Quý lúc 16g30. Bà con giáo dân vui mừng đón đoàn. Đảo Phú Quý (còn gọi là cù lao Thu hay cù lao Khoai Xứ) là một đảo nhỏ, với diện tích 16 km². Huyện đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận, cách TP. Phan Thiết 56,7 hải lý (111 km) về phía Đông Nam và cách quần đảo Trường Sa 196 hải lý (385 km) về phía Tây Bắc. Dân số trên đảo khoảng 26 ngàn, người Công giáo chỉ là một nhóm rất nhỏ với 160 tín hữu. 20 năm kể từ khi có người Công giáo hiện diện trên đảo niềm mơ ước cháy bỏng có một ngôi nhà thờ với linh mục coi sóc đàn chiên và hằng ngày được tham dự thánh lễ vẫn là ước mơ đối với bà con trên đảo.

Hiểu được tâm tình của bà con, nên mặc dù tình hình trong giáo phận còn thiếu linh mục phục vụ tại các giáo xứ, bản thân cha Sáng hiện phụ trách Giáo họ Đức Thắng và Giáo xứ Phú Hội, nhưng với sự ưu ái và quan tâm, Đức Cha Giuse vẫn ưu tiên để cha Sáng ra với bà con trên đảo.

Ngay buổi tối vừa đến, lúc 19g30, cha Sáng đã dâng lễ tại nhà của cô Anna Nguyễn Thị Lý (tạm xem là nhà nguyện của Giáo họ). Cha đã chuyển lời chào thăm của Đức Cha Giuse, Đức Cha Nicôla, Đức Cha Phaolô và quý cha trong giáo phận đến cộng đoàn. Bà con hân hoan với sự hiện diện của đoàn nơi huyện đảo và bày tỏ sự xúc động trước sự quan tâm của Quý Đức Cha với những đứa con chiên ở xa xôi này.

Từ Tết Nguyên Đán đến nay, thời tiết biển diễn tiến phức tạp, tàu bè hạn chế ra khơi nên kinh tế của bà con ngư dân trên đảo phần chung rơi vào khó khăn. Những ngày gần đây, biển tương đối êm nên các tàu đều tranh thủ ra khơi câu và đánh bắt cá. Có tàu đi cả tuần mới về, dù vậy, cũng có nhiều người chấp nhận hy sinh tranh thủ đi biển một buổi và một buổi về dự lễ và các nghi thức Tam Nhật Thánh. Trong dịp này, cộng đoàn đón tiếp thêm những gương mặt mới là những người trong đất liền ra làm ăn buôn bán và một số công nhân thuộc giáo phận Bùi Chu theo công trình xây dựng bờ kè trên đảo.

Kể từ Lễ Phục Sinh 2010, khi cha Sáng thông báo về dự định của Giáo phận sẽ xây dựng nhà thờ cho Giáo họ Phú Quý, niềm vui phấn khởi trào dâng trong lòng bà con giáo dân. Đã một năm, biết bao lời cầu nguyện và hy sinh của bà con dâng lên Thiên Chúa và những cố gắng của Tòa Giám Mục, Giáo họ Phú Quý đã có giấy phép xây dựng nhà thờ trên nền đất diện tích gần 2000 m2 (từ quỹ đất dành do tôn giáo của UBND huyện Phú Quý). Vui đó nhưng muôn vàn nỗi lo còn đó khi mà nội lực của cộng đoàn quá ít oi chỉ gồm một nhóm những ngư dân lo ăn từng bữa trong khi vật giá xây dựng leo thang chóng mặt. Đã có một số ân nhân giúp đỡ giáo họ, nhưng cũng chỉ vừa đủ kinh phí san lấp mặt bằng, còn kinh phí xây nhà thờ đang là một thách đố lớn đối với Tòa Giám Mục.

Khó khăn vẫn còn trước mắt đó, thế nhưng bà con giáo dân vẫn hết lòng phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Bởi chính Người đã khởi sự thì Người sẽ hoàn tất. Một cụ già trong giáo họ nói: “Chúng tôi đã chờ đợi gần 20 năm không nản lòng để Chúa nhậm lời cho có linh mục đến ở giữa chúng tôi và cử hành các Bí tích, thì bây giờ chúng tôi sẽ tiếp tục tin tưởng vào lòng nhân lành của Người sẽ đoái thương đến đám chiên ở xa đàn. Chúng tôi hằng ngày luôn thiết tha cầu nguyện và xin Chúa chúc lành để có nhiều tấm lòng quảng đại giúp đỡ cho công trình nhà Chúa sớm được bắt đầu tại huyện đảo xa xôi này”.

Những ngày trên đảo, đoàn tranh thủ thời gian đến thăm một số gia đình được hỗ trợ làm nhà tình thương và học bổng cho học sinh nghèo cũng như cố gắng làm một số sổ sách hành chánh liên quan đến hộ gia đình Công giáo. Dự kiến sau Chúa Nhật Phục Sinh đoàn sẽ về lại đất liền nếu có tàu.

Trong cảnh thiếu thốn về mọi mặt, cộng đoàn vẫn cố gắng cử hành sốt sắng và đầy đủ các nghi thức của Tam Nhật Thánh và đón mừng niềm vui Chúa Phục Sinh với tràn đầy hy vọng vào một ngày gần đây công trình xây dựng ngôi nhà thờ Công giáo đầu tiên trên huyện đảo Phú Quý này sẽ chính thức được khởi công.
 
Thánh Lễ Tiệc Ly tại Giáo Xứ Lào Cai
Lâm Thanh
10:49 22/04/2011
Theo truyền thống Công giáo, ngày thứ năm Tuần Thánh, Giáo Hội cử hành Thánh lễ Tiệc Ly để tưởng niệm việc Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể và truyền chức linh mục. Giáo xứ Lào Cai cũng tổ chức Thánh lễ Tiệc Ly vào lúc 15g00 cùng ngày.

Xem hình ảnh

Thánh lễ được bắt đầu bằng nghi thức rước đoàn đồng tế và Tông đồ từ phòng thánh qua sườn phải nhà thờ, xuống cuối nhà thờ, rồi tiến lên bàn thờ. Con số 12 người được tuyển chọn từ các giáo họ trong giáo xứ để kính nhớ ngày Chúa rửa chân cho các Tông đồ trước khi Chúa chia tay các ông. Trong số những người được chọn hôm nay, ai cũng tự hào về việc mình được làm tông đồ và khoác trên mình trang phục màu xanh và đội mũ tế.

Mở đầu Thánh lễ, cha Giuse Nguyễn Văn Thành giới thiệu về ý nghĩa lễ Tiệc Ly. Ngài nói: “Bữa Tiệc Ly là món quà quí giá nhất mà Chúa Giêsu chối lại cho con người bởi Ngài quá yêu nhân loại. Nhưng đặc biệt, hôm nay còn là ngày “quan thầy” của các linh mục nữa vì Chúa Giêsu đã truyền chức linh mục trong ngày này. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các linh mục nói chung và cha xứ, cha phó của giáo xứ chúng ta nói riêng. Đặc biệt, chúng ta hãy cầu nguyện cho Giáo phận, cho Đức Antôn Vũ Huy Chương, cho Đức cha Gioan Maria Vũ Tất nhân dịp đặc biệt này”.

Trong bài chia sẻ Thánh lễ, Cha Thành cũng chia sẻ về linh mục và đời sống linh mục ngày nay. Theo tiếng La Tinh, linh mục là Alter Christus, tức là Chúa Kitô thứ 2. Vì thế, linh mục phải nên giống Chúa mỗi ngày một hơn.

Linh mục là con người như mọi người. Mỗi người tín đã trở thành thừa tác viên của Chúa qua bí tích Thánh Tẩy. Mỗi người kitô hữu đều mang trong mình 3 chức năng của Chúa Giêsu là ngôn sứ, tư tế và vương đế. Linh mục không chỉ mang 3 chức năng đó mà còn được xức dầu thánh hiến để thuộc trọn về Chúa cách đặc biệt.

Ngài nói: “Sứ điệp Đại hội Dân Chúa năm 2010 nói về Giáo Hội Mầu nhiệm, Hiệp thông và Sứ vụ thì hơn ai hết, các linh mục là những người của Mầu ngiệm, Hiệp thông và Sứ vụ trước tiên... Quí ông bà và toàn thể anh chị em hãy cầu nguyện cho các linh mục biết sống đúng với tinh thần của Giáo Hội để qua đó Giáo Hội sẽ gặt hái được nhiều linh hồn cho Chúa”.

Sứ điệp có đoạn viết: “Đại hội nhấn mạnh vai trò của các giám mục, linh mục trong Hội Thánh. Công cuộc canh tân Hội Thánh cần được bắt đầu từ hàng linh mục...” (Sứ Điệp Đại hội Dân Chúa số 5).

Nghi thức Rửa chân các tông đồ hết sức sống động và sốt sáng. Trong khi đó, ca đoàn hát bài hát có đoạn rất ý nghĩa: “Nếu Thầy là Chúa là Thầy mà còn rửa chân anh em thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau...”. Nghi thức kết thúc bằng việc Cha xứ tặng mỗi tông đồ một bánh dày tượng trưng bánh không men thời xưa Chúa vẫn ban cho các Tông đồ.

Sau Thánh lễ, Mình Thánh Chúa được kiệu đến Nhà Tạm. Các giáo họ và hội đoàn thay phiên nhau chầu đến 24 giờ. Thật là tuyệt vời được quì chầu Chúa Giêsu Thánh Thể ban đêm với nhiều người. Tạ ơn Chúa!!! Tạ ơn Trời!
 
Thánh lễ Truyền Dầu tại giáo phận Phát Diệm
P. Nguyễn Xuân An
10:52 22/04/2011
PHÁT DIỆM - Lúc 9 giờ sáng Thứ Năm Tuần Thánh, 21-4-2011, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, giám mục giáo phận Phát Diệm đã cử hành thánh lễ Truyền Phép Dầu tại giáo xứ Cách Tâm, cách Tòa Giám Mục khoảng 12 km.

Xem hình ảnh

Hiệp dâng thánh lễ này có đông đủ linh mục đoàn của giáo phận và quý cha thuộc Tu viện Châu Sơn (Nho Quan), quý tu sĩ cùng với khoảng 2500 giáo dân đến từ mọi miền trong giáo phận.

Đầu thánh lễ, Đức Cha ngỏ lời với cộng đoàn qua những tâm tình sau đây:

“Anh chị em thân mến, ngày Thứ Năm Tuần Thánh là ngày họp mặt của đại gia đình giáo phận chúng ta. Chúng ta quy tụ nơi đây để dâng thánh lễ tưởng niệm Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể, thiết lập chức Tư Tế thừa tác và truyền cho chúng ta giới răn bác ái.

Ngày hôm nay là ngày vui mừng và tạ ơn cho chúng ta. Bởi vì những hồng ân Chúa ban cho Hội Thánh: ơn cứu độ, bí tích Thánh Thể, và chức Tư Tế - chức linh mục. Cùng với lời tạ ơn Chúa, anh chị em hãy nói lên lời cám ơn các linh mục. Các ngài đã đáp lại lời mời gọi của Chúa, hiến thân phụng sự Chúa, phục vụ Giáo Hội, và phục vụ anh chị em. Các linh mục được mời gọi quên đi đời sống cá nhân của mình để hoàn toàn hiến mình cho Hội Thánh. Có những người chấp nhận ốm đau bệnh tật, có những người chấp nhận sự gian khổ để hy sinh phục vụ đoàn chiên.

Cùng với lời cám ơn, anh chị em hãy cầu nguyện cho các linh mục, để các ngài mỗi ngày trở thành dấu chỉ, là hiện thân của Chúa Giêsu giữa anh chị em. Xin Chúa ban cho các ngài hồng ân hồn xác, được dồi dào sự thánh thiện, đầy tràn sự sống và tình yêu của Chúa, để các ngài phục vụ anh chị em.

Đồng thời anh chị em cũng cầu xin Chúa tha thứ những lỗi lầm, thiếu sót mà chúng tôi đây – các linh mục của Chúa – đã vấp phải trong cuộc sống hằng ngày.

Anh chị em cũng hãy tạ ơn Chúa vì Ngài đã cho anh chị em được tham dự vào chức Tư Tế của Chúa trong đời sống của một giáo dân, sống giữa đời.

Chúng ta cầu nguyện cho chúng ta, cho tất cả mọi thành phần Dân Chúa sống xứng đáng với hồng ân và tình thương của Chúa”.

Nhờ sự nhiệt tình tổ chức của quý cha và cộng đoàn các giáo xứ thuộc giáo hạt Cách Tâm, cùng với sự ủng hộ của thời tiết, thánh lễ đã diễn ra rất trang nghiêm và sốt sắng.

THÁNH LỄ TIỆC LY: 16 giờ 30 cùng ngày, tại Nhà Thờ Chính Tòa, Đức Cha đã chủ sự thánh lễ Tiệc Ly, rửa chân cho 12 giáo dân đại diện của cộng đoàn giáo xứ Chính Tòa, và kiệu Mình Thánh Chúa.

Trong bài giảng, Đức Cha nhấn mạnh đến giới răn yêu thương mà Chúa Giêsu đã truyền lại. Tất cả những gì Thiên Chúa làm cho nhân loại đều được tóm gọn trong một từ: “tình yêu”. Kitô hữu cũng được mời gọi sống “tình yêu” bằng cách quên mình, hy sinh phục vụ người khác.

Chỉ khi nào con người sống “tình yêu”, thế giới mới có thể được đỏi mới, trở nên tốt đẹp hơn.
 
Giáo xứ Tam Tòa diễn nguyện Cuộc Khổ Nạn Chúa Giêsu
Duy Trà
12:39 22/04/2011
ĐÀ NẴNG - Đúng 12 giờ trưa nay, thứ sáu Tuần Thánh, giáo xứ Tam Tòa Đà Nẵng đã tổ chức giờ diễn nguyên Cùng Bước Theo chân Chúa Giêsu trên Đường Thập Giá.

Xem hình ảnh

Ngày nay không còn mấy giáo xứ tổ chức giờ diễn nguyện này, vì nếu tổ chức không chu đáo, không chuẩn bị kỷ lưởng và công phu, và nhất là không thể hiện trọn vẹn niềm tin nơi các “ diễn nhân” ( vai diễn) thì rất dễ gây phản cảm, mất ý nghĩa, có khi lại trở thành tiết mục văn nghệ mua vui.. Diễn nguyện không phải là diễn kịch, diễn trò..nên ngoài yếu tố nghiêm túc, chính xác, diễn nhân cần có thái độ xác tín niềm tin mãnh liệt.

Đúng 12 giờ trưa nay, thứ sáu Tuần Thánh, giáo xứ Tam Tòa Đà Nẵng đã tổ chức giờ diễn nguyên Cùng Bước Theo chân Chúa Giêsu trên Đường Thập Giá.

Nhìn “ Chúa Giê Su hôm nay của giáo xứ Tam Tòa”đau khổ, đi chân đất trên nền gạch nóng bỏng, bước qua những đoạn đường cỏ gai, sỏi đá, và nhiều lần ngã xuống đất một cách mệt nhoài kiệt sức, rồi bị treo lên cây gỗ giá giữa trưa hè nóng bức…đã khiến cho tín hửu tham dự cảm nhận được phần nào cuộc khổ nạn ngày xưa của Chúa Giêsu Kito. Dưới cơn nắng gay gắt dầu hè ở miền trung khắt nghiệt, các diễn nhân cũng đã hy sinh, chịu đựng rất cao, tạo cho giờ diễn nguyện rất nghiêm trang và thánh thiện.
 
Tuần Thánh tại Perth Tây Úc
Sr. Maria Nguyễn Thị Minh Du
12:19 22/04/2011
Những ngày Tuần Thánh của Tổng giáo phận Perth Tây Úc bắt đầu bằng thánh lễ Dầu trang trọng tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ.

Ngôi thánh đường nguy nga mới được trùng tu của giáo phận Perth hôm nay đón chào khoảng 200 linh mục và quý chủng sinh cùng anh chị em tu sĩ và anh chị em giáo dân khắp nơi về tham dự.

Thánh lễ được cử hành lúc 7g30 tối do Đức tổng Giám mục Barry James Hickey làm chủ tế cùng với sự hiện diện của đức cha phó Don Sproxton. Đức cha làm phép Dầu Bệnh Nhân, Dầu Dự Tòng và thánh hiến Dầu Thánh. Mỗi loại dầu được trang trọng dâng lên bàn thờ và đổ vào ba bình lớn trên gian cung thánh.

Trong bài giảng Đức Tổng Hickey nhắn nhủ với anh em linh mục đoàn trung thành với tác vụ của mình và nghi thức công khai lặp lại lời hứa khi lãnh nhận chức linh mục của gần hai trăm linh mục với đủ mọi lứa tuổi vang lên trong ngôi thánh đường tạo nên chỉ một cung bậc rất trầm ấm và hòa cùng một nhịp đọc riêng. Lời hứa gắn bó với Chúa Giêsu và noi gương Người, từ bỏ bản thân và là người quản lý trung thành các mầu nhiệm qua việc giảng dạy và cử hành bí tích một cách trung thành. Tất cả những lời thưa xin vâng của quý cha được lập lại sau mỗi câu hỏi của Đức cha một cách nhịp nhàng và kiên quyết.

Giáo hội cũng không quên mời gọi anh chị em giáo dân cầu nguyện cho quý linh mục và cho các Giám Mục. Ngày lễ Dầu mỗi nơi trên thế giới diễn ra khác nhau về thời gian nhưng đều hướng về một mối là quy tụ chung quanh Đức Giêsu, Đấng là cội rễ và là nơi phát xuất Tình Yêu cho loài người. Xin cho chúng con luôn biết nhìn theo lối Chúa chỉ để đi đúng con đường mà Chúa vạch ra cho mỗi người chúng con.

Ngày thứ năm Tuần thánh, tại giáo xứ Các Thánh, Greenwood, Tây Úc, cha chánh xứ Giuse Đồng Văn Vinh cho biết: theo thường lệ hằng năm, cha sẽ rửa chân cho 12 tông đồ. Năm nay, người được chọn đóng vai Đức Giê su sẽ rửa chân cho các tông đồ, sau đó chính các tông đồ sẽ đi xuống lòng nhà thờ rửa tay cho toàn thể anh chị em giáo dân tham dự theo như lời Tin Mừng: Như Thầy rửa chân cho anh em thì an hem hãy rửa chân cho nhau. Một tinh thần phục vụ như được thổi bùng lên trong tâm hồn của anh chị em tín hữu. Cha Đồng Văn Vinh cho viết thêm: thứ sáu tuần thánh giáo xứ sẽ diễn hoạt cảnh 14 chặng đàng Thánh Giáo ngoài trời vào lúc 10g sáng.

Cũng xin nói thêm rằng: ngày thứ sáu Tuần Thánh được gọi là Good Friday, là ngày nghỉ trên toàn nước Úc, không một nơi nào mở cửa bán hàng hay làm việc....

Cũng ngày thứ năm Tuần Thánh, tại cộng đồng công giáo Việt Nam, Tây Úc ngoài thánh lễ rửa chân còn có Ngắm đứng. Ngoài quý cụ, quý ông, quý bà và quý cô còn có hai em thiếu nhi một trai và một gái cũng theo chân người lớn lên ngắm. Các em được sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, môi trường các em sống là ngôn ngữ tiếng Anh, đa văn hóa... nhưng người Việt mình vẫn không quên dạy cho con em mình yêu mến và giữ gìn ngôn ngữ của mình qua việc dạy các em nói tiếng Việt và tham dự thánh lễ bằng tiếng Việt cũng như bảo tồn văn hóa Việt. Thế hệ này tiếp nối thế hệ kia sẽ giữ mãi những gì là đẹp mà cha ông để lại.

Tam Nhật Thánh, tưởng niệm lại cuộc thương khó của Thầy Chí Thánh Giê su. Xin cho mỗi người chúng con biết cúi xuống rửa chân cho nhau, biết theo gương Simon vác giùm Thánh Giá Chúa qua những việc giúp đỡ nhỏ mọn, biết vượt qua khó khăn để lau mặt Chúa bằng cách vượt qua những khó khăn của cuộc sống, biết theo gương Thầy Giê su đứng lên khi ngã guc. Nhưng lạy Cúa, xin thêm sức cho chúng con. Amen
 
Thánh lễ Tiệc Ly tại Giáo xứ Việt Nam Seattle.
Nguyễn An Qúy
16:46 22/04/2011
Thánh lễ Tiệc Ly tại Giáo xứ Việt Nam Seattle.

SEATTLE. Những ngày Tam Nhật Thánh năm 2011 đến với Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Seattle qua các lễ nghi được cử hành rất long trọng. Trong suốt mùa chay, tại nhà thờ giáo xứ đã cử hành các buổi Suy Niệm cuộc Khổ nạn của Chúa qua 14 Chặng Đàng Thánh Giá vào những tối thứ sáu trong Mùa Chay do nhiều đoàn thể phụ trách hướng dẫn phần Suy Niệm như Liên Minh Thánh Tâm, Thiếu Nhi Thánh Thể cùng Các Ca Đoàn.

Vì số lượng giáo dân khá đông đúc nên mỗi ngày của chương trình Tam Nhật Lễ Vượt Qua trong giáo xứ đều được cử hành vào lúc 5 giờ và 7 giờ 30 chiều trong từng ngày. Hôm nay Thứ Năm Tuần Thánh, cùng với Giáo Hội hoàn vũ, tại nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle đã cử hành Thánh lễ buổiTiệc Ly rất trọng thể.

Xem hình thánh lễ tiệc ly

Thánh lễ lúc 7 giờ 30, do cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Sơn Miên Tuyên Uý Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Chủ Tế với các linh mục Đồng tế gồm Cha Gioakim Đào Xuân Thành chánh xứ, Cha Giuse Đinh Văn Nghị OP khách đến giáo xứ , và Thầy sáu phó tế Philipp Nguyễn Đức Mậu.

Thánh Lễ Tiệc ly đưọc cử hành một cách đặc biệt về nghi thức diễn lại buổi mừng lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu với 12 Tông Đồ . Cha Chủ tế cùng với anh các huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể đã diễn lại công việc của Chúa Giêsu thực hiện trong buổi Tiệc Ly làm cho nghi thức của Lễ Vượt Qua thêm phần sinh động và đã đưa giáo dân tham dự Thánh lễ sốt sắng hơn.

Nghi thức kể lại việc Chúa thực hiện rửa chân cho các môn đệ của Ngài được diễn tả qua hoạt cảnh gồm 12 em huynh trưởng của Thiếu Nhi Thánh Thể cùng với cha Chủ Tế Nguyễn Sơn Miên trong vị thế sẵn sàng ngồi vào bàn tiệc, hình ảnh tất cả các em với vai 12 Tông đồ đang chia nhau những chiếc bánh và rượu khi cha Miên trao đang diễn ra một cách sinh động đã đưa mọi giáo dân hồi tưởng lại quang cảnh Chúa Giêsu và 12 Tông đồ xưa kia đang thân mật dự tiệc Vượt Qua. Tiếp theo Thầy Sáu Phó tế Nguyễn Đức Mậu đã đọc đoạn tin mừng Ga 13,1-11” như sau: Tin Mừng Chúa Giêsu theo Thánh Gioan.

Trước ngày Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết đã đến giờ Mình phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, thì đã yêu thương họ đến cùng. Sau bữa ăn tối, ma quỷ gieo vào lòng Giuđa Iscariô, con Simon, ý định nộp Người.

Khi đọc đến đoạn này thì lập tức một anh huynh trưởng đóng vai Giuđa tay cầm gói bạc liền nhìn quanh đồng bạn và rời khỏi vị trí bàn tiệc, những em khác đóng vai các Tông đồ tỏ vẻ xôn xao và nhìn theo Giuđa với một thái độ ngạc nhiên. Thầy Sáu Mậu đọc tiếp:

Người biết rằng Chúa Cha đã trao phó mọi sự trong tay mình, và vì Người bởi Thiên Chúa mà đến và sẽ trở về cùng Thiên Chúa. Người chỗi dậy, cởi áo, lấy khăn thắt lưng,..”

Vị Chủ tế đã làm theo cách diễn tả trong bài Tin Mừng, cha Miên đã cởi áo lễ và lấy dây thắt lưng và lấy nước đỗ vào chậu theo như Thánh Gioan đã tường thuật qua đoạn Tin Mừng: “rồi đổ nước vào chậu; Người liền rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau.

Điều cảm động nhất là khi vị chủ tế đến rửa chân cho một người đóng vai Simon thì giáo dân đã chăm chú nghe lời đối đáp xưa kia giữa Simon và Chúa Giêsu rất cảm động, hình ảnh chân thành của người tôi tớ Chúa là ông Simon đã diễn đạt đúng mức do một huynh trưởng đóng khá linh hoạt: Vậy Người đến chỗ Simon Phêrô, ông này thưa Người rằng: "Lạy Thầy, Thầy định rửa chân cho con ư?" Chúa Giêsu đáp: "Việc Thầy làm bây giờ con chưa hiểu, nhưng sau sẽ hiểu". Phêrô thưa lại: "Không đời nào Thầy sẽ rửa chân cho con". Chúa Giêsu bảo: "Nếu Thầy không rửa chân cho con, con sẽ không được dự phần với Thầy". Phêrô liền thưa: "Vậy xin Thầy hãy rửa không những chân con, mà cả tay và đầu nữa". Chúa Giêsu nói: "Kẻ mới tắm rồi chỉ cần rửa chân, vì cả mình đã sạch. Tuy các con đã sạch, nhưng không phải hết thảy đâu". Vì Người biết ai sẽ nộp Người nên mới nói: "Không phải tất cả các con đều sạch đâu".

Bài Tin Mừng được thầy sáu Mậu đọc tiếp: “Sau khi đã rửa chân cho các ông, Người mặc áo lại, và khi đã trở về chỗ cũ, Người nói: "Các con có hiểu biết việc Thầy vừa làm cho các con chăng? Các con gọi Ta là Thầy và là Chúa thì phải lắm, vì đúng thật Thầy như vậy. Vậy nếu Ta là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Vì Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con".

Sau Thánh Lễ là cuộc Rước Kiệu Mình Thánh Chúa rất trọng thể. Cha Chánh Xứ đã chủ sự buổi Rước Kiệu. Linh mục đoàn và hơn 600 giáo dân tham dự Thánh Lễ đã cùng Rước Kiệu Mình Thánh Chúa đến vị trí Hội trường Nhà Thờ là nơi đặt nhà Chầu để các đoàn thể và giao dân thay phiên nhau chầu đêm Thứ Năm Tuần Thánh, đêm Thánh mừng kỷ niệm Lễ Vượt Qua. Hơn một giờ đồng hồ, giáo dân đã cùng nhau sốt sắng cầu nguyện chung với nhau trước Mình Than1h Chúa đặt trong Nhà Chầu. Sau đó là các đoàn thể thay phiên nhau chầu cho đến 12 giờ khuya. Nghi thức Bế Mạc được cha chan1h xứ chủ sự cùng với một số đoàn thể hiện diện đã cùng nhau Kiệu Mình Thánh Chúa trở lại nhà tạm đặt trong Phòng Thánh và cùng hát kinh hoà bình trong suốt đoạn đường Kiệu Mình Thánh Chúa. Mọi người ra về sau lời cảm ơn của cha chánh xứ.

Seattle, Thứ Năm Tuần Thánh Năm 2011

Nguyễn An Quý
 
Tin Đáng Chú Ý
Một lít xăng super có thể lên hai Euro tại Pháp?
Hà minh Thảo
09:37 22/04/2011
Sáng ngày 12.04.2011, ông Christophe de Margerie, Chủ tịch Tổng Giám đốc Công ty Total, cho biết ông tin rằng giá xăng Super có thể tăng đến 2 euro, nhưng không biết vào lúc nào. Giá Super 95 lúc đó tại các cây xăng đang là 1,50 euro đã gây khó khăn tài chính cho biết bao người cần phải lái xe đi làm việc hay hành nghề tự do. Tại sao có sự dự đoán bi quan như thế ? Đây là một sự thật hay chỉ là một sự ‘đe dọa’ sau khi Chính phủ yêu cầu các xí nghiệp liên quan đến giá thành xăng dầu trích 115 triệu euro để giảm thuế lợi tức cho khoảng 6 triệu hộ khai thuế (contribuables).

I.- CHIẾT TÍNH GIÁ THÀNH MỘT LÍT XĂNG SUPER 95.

- Dầu thô Brent: 0,380 euro
- Phí lọc : 0,031
- Chuyên chở : 0,116
Giá xăng chưa tính thuế : 0,527

- Taxe Intérieure sur les Produits Pétroliers* : 0,606
- TVA* trên TIPP : 0,119
- TVA trên xăng 0,104
Tổng số thuế 0,829

Giá một lít xăng có thuế là : 1,356 euro

* (Thuế nội địa trên các sản phẩm từ dầu hỏa, viết tắt TIPP và TVA là Taxe sur valeur ajoutée, Thuế trị giá gia tăng).

Tuy nhiên, hai loại thuế này có cách tính khác nhau :

a. Thuế nội địa trên các sản phẩm từ dầu hỏa đánh trên từng đơn vị, như cho loại xăng S95 là 0,6069 euro cho mỗi lít trong năm 2011 ;

b. Thuế trị giá gia tăng được tính 19,6% trên TIPP và giá xăng chưa tính thuế. Do đó, khi giá dầu thô (tính bằng mỹ kim) tăng thì số thu TVA cũng tăng theo.

Bảng chiết tính cho thấy ngân sách quốc gia thâu hết 61% giá thành mà chúng ta phải trả khi mua Super 95 tại cây xăng. Khi giá dầu thô còn rẻ (năm 2000 : 27,39 mỹ kim/thùng (baril= 159 lít)), phần thuế TIPP và TVA đã lên cao đến 75%.

Trong bảng chiết tính, giá dầu thô brent được tính theo giá niêm yết tại thị trường Rotterdam ngày 05.11.2010. Giá xăng người Pháp tiêu dùng đang tăng cao và liên tục lập kỷ lục mới từ ngày này qua ngày kia.

Giá xăng chưa tính thuế tại Pháp là một trong những giá thấp nhất tại Âu châu, nhưng bị mất tính chất rẻ khi phải mua tại cây xăng. Do đó, tuy giá Super Pháp nằm trong giá trung bình Âu châu, nhưng phần thuế đóng thật đáng kể. Trong tài khóa 2009, ngân sách quốc gia thâu được 24,7 tỷ euro thuế nội địa trên các sản phẩm từ dầu hỏa. Thuế trên các sản phẩm từ dầu hỏa (TIPP và TVA) là nguồn thu thứ tư của ngân sách quốc gia hàng năm.

II. TẠI SAO GIÁ XĂNG TĂNG CAO ?

1. Việc khai thác dầu thô ngày càng thêm khó khăn.

Do đó, chi phí thăm dò và khai thác các mỏ dầu gia tăng. Trước kia, người ta khai thác phần ở trên và, ngày nay, phải đào sâu hơn trong các khó khăn hơn. Năm 2003, giá khai thác một thùng dầu thô ở Trung đông từ 3 đến 5 mỹ kim trong khi lên đến 12 tại Vịnh Mễ tây cơ và15 mỹ kim ngoài Bắc Hải. Việc khai thác khó khăn hơn đòi hỏi phải có kỷ thuật cao với thiết bị đắt hơn.

2. Luật Cung Cầu.

Khi có nhiều người cần mua (cầu) mà số sản phẩm (cung) ít thì giá trả phải cao. Đầu mùa sầu riêng, trái chín còn ít, giá cao. Khi trái chín rộ, sầu riêng bán nhiều, giá phải rẻ.

a. Số cầu tăng vì các nước đang phát triển mạnh như Trung quốc, Ấn độ, Ba tây… đang cần năng lượng để sản xuất. Gần đây, các số liệu kinh tế cho thấy sự sản xuất tại Hoa kỳ đang phục hồi, giá dầu thô cũng đã tăng nhẹ.

Tổ chức các nước xuất cảng dầu hỏa (OPEC, Organization of the Petroleum Exporting Countries, tiếng Anh, và Organisation des pays exportateurs de pétrole, tiếng Pháp) đã dự trù nhu cầu dầu hỏa thế giới năm 2011 ở mức 87,94 triệu thùng/ngày so với mức tiêu thụ 86,55 triệu thùng/ngày của năm 2010 tức tăng 1,39 triệu thùng/ngày.

Riêng tại Pháp, theo bản tin AFP ngày 15.04.2011, Liên hiệp kỹ nghệ xăng dầu Pháp (Union franẫaise des industries pétrolières) cho biết trong tháng 03.2011, dù mức tiêu thụ xăng không chì giảm 4,7% nhưng mức đó về dầu gazole (80% người tiêu dùng chung) đã tăng 3,20% so với tháng trước.

b. Số cung giảm. Do các cuộc biến động bắt đầu ngày 15.02.2011, Lybie đã không thể sản xuất dầu hỏa đủ mức trung bình 1,7 triệu thùng/ngày, giá dầu thô tăng giá 100,26 mỹ kim ngày 02.03.2011, rồi tăng đến 120 mỹ kim. Sau đó, các quốc gia thành viên OPEC xuất cảng bù đắp mức dầu hỏa thiếu hụt đó. Nhờ vậy, giá dầu thô đã giảm trên thị trường và đang dao động ở khoảng từ 107 đến 108 mỹ kim/thùng. Quốc gia thành viên hàng đầu OPEC là Arabie saoudite (với mức sản xuất 10,665 triệu thùng/ngày) sẵn sàng cung ứng thêm.

3. Tỷ giá giữa mỹ kim và đồng euro.

a. Trong những năm đầu sự hiện diện của đồng tiền chung Âu châu (1999-2002), mỹ kim có giá cao so với euro và, giá dầu thô luôn được niêm yết và thanh toán bằng mỹ kim. Do đó, giá xăng rất đắt tại Pháp.

Ngày nay, mỹ kim mất giá, nên giá xăng tại Pháp chỉ chịu yếu tố dầu thô tăng cao mà thôi. Thí dụ khi một thùng dầu thô Brent được niêm yết tại thị trường Rotterdam là 100 mỹ kim :
- khi một euro có hối giá là 1,20 mỹ kim thì giá thùng dầu thô là :
100/1,20 = 83,33 euro ;
- khi một euro có hối giá hiện tại là 1,42 mỹ kim thì giá thùng dầu thô là :
100/1,42 = 70,42 euro ;

b. Trái ngược, khi mỹ kim mất giá, các quốc gia xuất cảng dầu hỏa muốn bảo vệ số thu của mình so với vàng, nên phải tăng giá dầu thô.
- khi một ouce (28,3495231 grammes) vàng trị giá 1.400 mỹ kim, giá dầu thô là 100 mỹ kim/thùng. Muốn có một ouce vàng thì phải bán 14 thùng dầu thô ;
- ngày nay, một ouce vàng trị giá 1.500 mỹ kim. Muốn có một ouce vàng thì phải bán 14 thùng dầu thô với giá 107,14 mỹ kim (=1.500/14) mỗi thùng.

III. PHẢN ỨNG CỦA CHÁNH PHỦ PHÁP.

Ngày 11.04.2011, Tổng nha năng lượng và khí hậu (Direction générale de l’é nergie et du climat) loan báo giá trung bình Super 95 ở Pháp là 1,5304 euro/lít, lập mức kỷ lục mới so với giá lịch sử đang là 1,4971 euro từ tháng 06.2008, xăng không chì 98 với giá 1,5676 euro/lít thay kỷ lục cũ là 1,5323.

Chỉ còn vỏn vẹn một năm nữa, cử tri Pháp được mời đi bầu Tổng thống và, trong khi, mức tín nhiệm vị đương kiêm đang xuống thấp, chánh phủ thấy cần phải có cử chỉ đẹp đối với họ vì xăng tăng giá. Có những đề nghị được đưa ra như giảm mức TIPP và kéo theo sự giảm TVA hay cấp phiếu giảm cho những người lợi tức thấp. Nhưng, cuối cùng, chánh phủ yêu cầu các công ty xăng dầu trích phần đóng góp 116 triệu euro để tài trợ việc hoàn thuế bằng gia tăng 4,50% định mức tính theo cây số về chi phí xe và xăng (barème kilométrique des frais de voiture et d'essence) nhằm giúp các hộ khai thuế theo chi phí thật (frais réels) khi tính thuế lợi tức cho tài khóa 2010.

Năm triệu công nhân, những người Pháp làm việc và phải chạy xe như lời ông Frédérique Lefebvre, Bộ trưởng Thương mại, được hưởng biện pháp hoàn thuế này với 500.000 cho những người hành nghề tự do (professions libérales) và 600.000 thương gia hay chủ thủ công.

Chọn biện pháp nầy, Chính phủ có lợi đôi phần :

a. Thuế TIPP và TVA là những loại thuế gián thu, còn được coi là thuế không đau vì khi phải trả, người ta không thấy hay cảm nhận. Khi cần đi nghĩ hè, mọi người ‘vui vẽ’ đổ xăng đầy bình để chạy xe. Đồng thời, Chính phủ đang cần thu tiền để lấp khiếm hụt ngân sách, nhất là mục chi bất thường vì những hành động quân sự tại Lybie.

Mấy ai trong số những du sinh nghĩ là mình phải trả thuế TVA mỗi khi mua hàng hóa hay hưởng dịch vụ.

b. Người thọ thuế được hoàn trả thuế lợi tức rất ‘vui vẽ’ vì đây là một loại thuế trực thu mà người ta thấy khi chính mình phải trả thẳng cho Trésor Public (ngân khố hay kho bạc). Nếu quá hạn, người thọ thuế phải trã thêm 10% tiền phạt.

Kết luận, một lít xăng super tăng giá lên đến 2 euro tại Pháp là điều có thể xảy ra dù không ai muốn, nhất là khi Arabie saoudite, vì một lý do nào đó, ngưng hay giảm xuất cảng dầu thô.
 
Văn Hóa
Tái Sinh
Vọng Sinh
16:14 22/04/2011
Tái Sinh

Alleluia ! Alleluia !
Chúa đã Phục Sinh khải hoàn
Người toàn thắng tử thần tội lỗi
Cho loài người Ơn Cứu Rỗi đợi trông.

Người bắc lại chiếc cầu Ân Phúc
Cầu đã sập từ nguyên tổ tội xưa
Vực sâu giữa trần gian tội lệ
Tiếng khóc cười một cõi u mê

Chúa Phục Sinh đã Cứu Chuộc về
Cho thỏa thuê trong Nguồn Ân Thánh
Suối Tình Thương chắp cho con đôi cánh
Nâng con lên khỏi tội lệ trần gian.

Bao năm qua con như chiên lạc đàn
Say lạc thú mê phù vân gỉa trá
Đời xa hoa những đêm vui mệt lả
Cứ ngỡ là bến hoa gấm đời ta

Để rồi khổ đau đến mau qúa !
Đêm vui tàn xác thân tan nát…
Danh vọng giầu sang chợt biến mất
Giấc mơ đời ! Tỉnh giấc…lẻ loi…!

Nửa sống nửa chết …giữa chợ đời !
Cho con được trở về với Chúa
Ôm Cha rồi…Gọi tiếng “Cha Yêu” !
Tội lỗi nhiều Cha tha thứ bao nhiêu !

Trên Đồi Cao Cha gục chết tiêu điều !
Rồi Sống Lại ! Tiêu diệt sự chết.
Chúa Phục Sinh rửa hồn con tinh khiết
Cho Tái Sinh trong Ân Thánh trọn niềm.

Xin giúp con giữa biển đời sóng gió
Vững một Niềm Tin Cậy Mến cho nên
Lòng Thương Xót Chúa Vô Biên
Cho con no thỏa Yêu Thương Muôn Đời.

Xin Lòng Thương Xót Chúa, Cho con thuộc về Người.