Ngày 16-04-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Kính Lòng Thương Xót Chúa
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
09:03 16/04/2012
KÍNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

Chúng ta tín thác vào Lòng Chúa Thương Xót, bởi lòng Chúa đã yêu thương chúng ta đến tận cùng. Từ trên Thập Giá, giọt máu cuối cùng đã chảy ra, và khi nhìn ngắm ảnh Chúa Thương Xót, chúng ta cũng thấy, một bên phải là ánh sáng đỏ tượng trưng cho máu, bên trái là ánh sáng trắng tượng trưng cho nước rửa tội, thanh tẩy chúng ta sạch mọi tội lỗi. Trên Thập Giá, chúng ta thấy máu và nước cùng chảy ra từ cạnh sườn của Chúa Giêsu. Bởi vậy, Lòng Chúa Thương Xót như là những giọt máu và nước đã tuôn trào từ chính trái tim Chúa thương nhân loại chúng ta trong giai đoạn mà người ta đã quá buông thả, đến nỗi sự dữ lộng hành một cách ngang ngược.

Từ thuở ban đầu, kẻ lộng hành và tên cám dỗ vốn đã ngang ngược. Nó tấn công cả Chúa Giêsu trong sa mạc, nó thách thức Chúa Giêsu trên Thập Giá. Nhưng ngày nay, do người ta phạm đến sự sống là tình yêu, là ân sủng, là sức hoạt động của Thánh Thần, cho nên sự dữ càng ngang ngược hơn, và nó hoành hành khắp nơi, nhờ những kẻ tiếp tay cho nó, đó là những người mẹ đã nhẫn tâm giết con mình. Các thai nhi bị sát hại vô tội. Các em ra đi hận mẹ giết con, nên ma quỉ thừa cơ sự hận của các em để tấn công thế giới. Nhiều gia đình trở nên lục đục kể từ khi bà mẹ phá thai và càng gặp nhiều rủi ro hơn với bệnh tật, cùng rất nhiều những thất bại. Họ càng thất bại, họ càng tính toán theo kiểu thế gian. Có những người mẹ đã giết con đến mấy lần và vì vậy, sự dữ đầy nhà họ. Những hận thù, oán ghét từ trong chính người con buộc phải ra đi, hận mẹ, ma quỉ thừa cơ ập tới và bao nhiêu cảnh vợ chồng cãi nhau, hiểu lầm nhau, mẹ chồng nàng dâu với những chuyện xung quanh gây gổ, làm ăn thất bại, bệnh tật đau đớn, đủ mọi chuyện phiền hà… nhiều khi do chính những người mẹ đó gây ra. “Gieo gió, gặt bão”, ma quỉ lộng hành trong gia đình đã vậy. Khắp nơi, nhiều gia đình giết con, cho nên sự dữ hoành hành khắp chốn. Tại Việt Nam của chúng ta, một năm có tới 5 triệu thai nhi bị giết. Trên khắp đất nước Việt Nam này, máu của thai nhi vô tội thấm đầy. Tiếng của các em kêu thấu tới trời. Ma quỉ thừa cơ lộng hành. Đất nước Việt Nam hình chữ S, giống như con rắn, một con rắn khổng lồ, bây giờ nó thỏa sức để vùng vẫy. Chính vì vậy, Lòng Thương Xót của Chúa đã đến với nhân loại và đặc biệt là với Việt Nam của chúng ta.

Việc chúng ta làm giờ Lòng Chúa Thương Xót để đền tội cho mình, đền tội cho những người mẹ đã nhẫn tâm giết con. Chúng ta cũng cầu cho những thai nhi để các em bỏ đi nỗi hận cha mẹ, để ma quỉ không thừa cơ tấn công vào gia đình. Gia đình có lành mạnh, nền tảng gia đình có hạnh phúc thì Giáo hội/ Xã hội với vững bền và phát triển. Chính các gia đình ngày nay đã làm cho Giáo hội/ Xã hội bị suy yếu. Thân Mình mầu nhiệm của Đức Ki tô bị tổn thương. Tiếng kêu cứu của các thai nhi không được biết đến. Lòng Chúa Thương Xót chính là vừa bảo vệ sự sống cho các em, vừa là thông điệp tình yêu gửi đến cho các gia đình. Hãy ngăn chặn những bàn tay tội ác. Hãy chấm dứt nạn phá thai và hãy bảo vệ sự sống.

Trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống”. Người ta giết sự sống là phạm đến Chúa Thánh Thần. Một tội lớn nhất trong các tội. Vì tội phạm đến Con Người thì được tha, còn tội phạm đến Thánh Thần thì không được tha. Chúa Giêsu đã tuyên bố mạnh mẽ như vậy (x. Lc 12,10). Cho nên những người nào mà cố tình, vì yếu đuối, vì lỗi lầm, thì đó là phạm đến con người. Nhưng khi đã trở thành cố tình chống lại sự sống, chống lại Thánh Thần thì sẽ không được tha cả đời này, cả đời sau. Đó chính là nỗi đau lớn nhất để cho ma quỉ túm được rất nhiều linh hồn của những người cha người mẹ đã bán rẻ linh hồn cho quỉ dữ, khi mà họ coi thường việc phá thai. Ma quỉ lộng hành vì nó được cả triệu triệu những hận thù góp lại. Cho nên Giáo Hội bị tổn thương trầm trọng.

Chúa Giêsu đã ý thức cho chúng ta việc chữa lành những tổn thương trong lòng, ngay từ khi chúng ta đọc Kinh Lạy Cha: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ”. Nhưng có nhiều người miệng thì đọc nhưng trong lòng thì vẫn để sự dữ tràn vào, vẫn xảy ra việc phá thai. Miệng đọc mà lòng dạ thì lại ngã theo. Cho nên, Kinh Lạy Cha mà Chúa Giêsu dạy chúng ta ngay từ ban đầu vì Chúa biết sự dữ hoành hành; Chúa biết sức con người yếu đuối. Mỗi lần chúng ta đọc Kinh Lạy Cha, để nhấn mạnh đến hai điều “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ”, để xin cho gia đình của chúng ta bình an và hạnh phúc. Nhưng sự yếu đuối, sự cố chấp, và thậm chí, cuối cùng người ta buông thả nhiều quá, nên không thể thu lại được và sự dữ đã lôi kéo nhiều gia đình phải cuốn theo chiều gió của nó. Vì đâm lao phải theo lao. “Cây xiêu đường nào thì ngả đường đó”, không ăn năn trở lại được nữa. Đó là những lý do hết sức thế tục, chỉ vì vật chất, chỉ vì cuộc sống trước mắt, chỉ vì sĩ diện cá nhân mà người ta chống lại Thánh Thần.

Hôm nay, chúng ta đến với Lòng Chúa Thương Xót, không phải tố cáo nhau, vì Giáo Hội đã bị thương và đau đớn quá nhiều rồi, còn phàn nàn, còn kêu trách nhau làm gì. Chúng ta hãy cứu chữa nhau. Nhưng sức chúng ta làm sao cứu chữa nổi? Vì vậy, Chúa đã ban Lòng Thương Xót đến cho chúng ta. Chúng ta hãy chạy đến với Lòng Chúa Thương Xót. Hàng ngày, ở nhiều nơi, người ta đã giữ được việc kính Lòng Thương Xót vào giờ Chúa hấp hối trên Thập Giá lúc 3 giờ chiều – là giờ trọng nhất, để nhớ đến những giọt nước và máu cuối cùng đã chảy ra từ Trái Tim Chúa. Còn khi không có điều kiện như vậy, bất kỳ giờ nào trong ngày, và bất kỳ người nào trong nhà đều có thể làm giờ kính Lòng Chúa Thương Xót. Cá nhân, gia đình, tập thể, tất cả. “Bệnh quỉ phải có thuốc tiên”. Ma quỉ lộng hành, sự dữ giăng mắc cạm bẫy thì chúng ta phải chạy đến với Lòng Chúa Thương Xót. Vì vậy, mong các gia đình hãy thắp lên ngọn nến trước ảnh Lòng Chúa Thương Xót và làm giờ kính Lòng Chúa Thương Xót mỗi ngày. Chúng ta hãy dâng lên Chúa những lo âu, những vất vả trong ngày. Chúng ta hãy dâng lên Chúa những tương lai đang đến để Lòng Chúa Thương Xót sẽ cứu chữa chúng ta.

Anh chị em giáo dân nhóm lại với nhau thành cộng đoàn, có thể theo giáo họ, có thể theo khu phố, theo làng xóm để tạo nên những Cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót. Bao nhiêu ân huệ đã được Chúa trao ban. Bao nhiêu sự sống đã được giữ gìn. Và bao nhiêu những tai qua nạn khỏi, nhờ Lòng Chúa Thương Xót.

Chúng ta Kính Lòng Chúa Thương Xót không phải vì vụ lợi, vì thấy được những ơn này, ơn khác. Nhưng trên hết và trước hết, hãy tạ ơn Chúa vì Chúa đổ Lòng Thương Xót xuống cho chúng ta. Đến với Ngài để đền tạ và xin ơn. Chúng ta đền tạ vì tội lỗi của chúng ta. Chúng ta tạ ơn vì Chúa thương chúng ta trước, rồi chúng ta hãy xin ơn. Chúa sẽ yêu thương vô cùng và trao ban cho chúng ta những giọt máu cuối cùng làm bằng chứng Chúa yêu thương chúng ta đến vô cùng. Bởi thế, xin đừng ai trong chúng ta lạm dụng tình yêu của Chúa và nhắm mắt làm ngơ trước những giọt máu nước chảy ra từ trái tim của Chúa. Giọt máu nước chảy ra từ trái tim của Chúa cho tới giọt cuối cùng mà người ta lại thờ ơ tới mức không thể cảm nhận được.

Lạy Chúa Giêsu giàu lòng thương xót,
Ngày hôm nay,
ngày Chúa nhật của Tuần Bát Nhật Phục Sinh
một ngày Chúa nhật trọng thể,
Giáo Hội dâng kính Lòng Chúa Thương Xót.
Xin cho chúng con nhìn lên Chúa là nhìn thấy sự sống,
nhìn thấy tình yêu,
nhìn thấy Đấng yêu thương chúng con,
nhìn thấy Đấng bảo vệ chúng con khỏi sự dữ.
Xin cho các gia đình Kitô hữu chúng con giữ lòng trong sạch,
để chúng con luôn biết bảo vệ sự sống.
Xin cho mỗi người chúng con luôn biết quyết tâm
và luôn biết lắng nghe tiếng Chúa,
để chúng con tôn kính và mến yêu
làm giờ kính Lòng Chúa Thương Xót.
Xin cho mỗi người chúng con
khi làm giờ kính Lòng Chúa Thương Xót
biết giữ gìn gia đình hạnh phúc,
giáo xứ được bình an,
thế giới được hòa bình
và cho Nước Cha,
nước của tình yêu, nước của sự sống
ngự đến trong gia đình chúng con,
ngự đến trong thế giới của chúng con,
để danh Cha được cả sáng
và ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Amen.
 
Danh Chúa Giêsu
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
17:56 16/04/2012
Chúa Nhật 3 Phục Sinh (Tđcv 3, 11-26; Ga 2, 1-5a; Lc 24, 35-48).

Thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã thường sai các sứ thần, sứ giả, các tiên tri và các tổ phụ cha ông để truyền dạy về mầu nhiệm ơn cứu độ. Khi thời đã mãn, Thiên Chúa sai chính Con Một Ngài là Đức Giêsu xuống thế để mạc khải về Nước Trời. Đức Giêsu là Chúa, qua Ngài muôn loài được tạo thành. Danh thánh Chúa Giêsu là danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu: Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ (Phil 2,10). Danh Chúa Giêsu có quyền lực biến đổi và chữa lành mọi vết đau thương cả hồn lẫn xác. Trong tất cả các lời cầu nguyện chính thức của Giáo Hội đều kết thúc bằng lời cầu: Chúng con cầu xin nhờ danh Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con.

Sau khi Chúa Giêsu đã phục sinh từ cõi chết, các tông đồ đã chứng kiến, gặp gỡ và cùng ăn uống với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã minh chứng rằng Ngài không phải là ma hay bóng hình, mà là người sống thật. Chúa Giêsu đã chỉ cho các ông thấy dấu đinh nơi tay chân và cạnh sườn bị đâm thủng. Chúa đã cùng đồng hành trên đường, đối thoại với hai môn đệ và bẻ bánh phân chia. Niềm xác tín vững vàng, các tông đồ đã mạnh dạn ra đi làm nhân chứng, cho dù đối diện với muôn vàn trở ngại khó khăn. Các tông đồ đã nhân danh Chúa Kitô Phục Sinh rao giảng sự thống hối và sự ăn năn để lãnh ơn tha tội cho muôn dân. Ông Phêrô nói với dân chúng: "Anh em hãy sám hối, và mỗi người hãy chịu phép rửa nhân danh Đức Giêsu Kitô, để được ơn tha tội; và anh em sẽ nhận được ân huệ là Thánh Thần (Tđcv 2,38).

Qua thánh giá, Chúa Giêsu đã đánh bại kẻ thù là tội lỗi và ma quỉ. Thánh giá là chìa khóa mở cửa để vào Nước Trời. Triều thiên vinh quang phải đi qua thánh giá. Chúa Giêsu đã giải thích cho các tông đồ con đường thánh giá phải đi qua để vào Nước Chúa. Ngài trao ban cho các ông quyền lực để thắng vượt tội lỗi và sợ hãi. Chúa Giêsu mời gọi các tông đồ hãy làm nhân chứng về sự sống lại của Ngài cho mọi người. Chúng ta nghe và đọc nhiều bài tường thuật rất đơn sơ, chân thành về sự kiện Chúa Phục Sinh đã hiện ra với các bà, các tông đồ, môn đệ và nhiều người khác. Chúa hiện ra với mỗi người qua mỗi hình thức trong mỗi hoàn cảnh khác nhau. Mỗi lần Chúa hiện ra đều có ý minh chứng và củng cố thêm lòng tin của các môn đệ vào sự sống lại.

Các môn đồ sống với tâm hồn rất đơn sơ chất phát. Những thắc mắc, ngờ vực và lo âu của các môn đồ là rất thật. Sau khi Thầy của mình đã bị giết chết và chôn trong mộ đá, các môn đồ sống trong tinh thần hoang mang lo sợ và bỏ đi tản mác. Có những môn đồ chán nản bỏ về quê nhà. Trên đường về làng Emmaus, Chúa Giêsu phục sinh đã xuất hiện như người khách lạ cùng đồng hành với các ông để giải thích Kinh Thánh và mở con đường mới dẫn vào Nước Trời. Thật là nhiệm mầu, Chúa đã sống lại rồi, đâu ai có thể gây hại gì cho Chúa nữa. Đôi khi tôi tự hỏi: Sao Chúa không ra mặt công khai công bố tin vui và qui tụ mọi người về một mối? Chúng ta cũng nhớ rằng sứ mệnh rao truyền tin mừng của Đấng Messia thì âm thầm và ẩn dấu. Tư tưởng và đường lối của Chúa thì không phải của loài người.

Thiên Chúa rất kiên nhẫn đợi chờ. Chúa luôn tôn trọng tự do của con người. Chúa muốn gặp gỡ với từng tâm hồn. Chúa mở lòng cho mỗi người có cơ hội để cảm nhận được tình Chúa. Nước Trời như hạt cải bé nhỏ được gieo trồng, đâm chồi nẩy lộc và phát triển. Lời giống lời Chúa cứ tiếp tục tung gieo trên khắp cánh đồng. Những tâm hồn vui vẻ đón nhận và chăm nom vun tưới, hạt giống sẽ sinh hoa kết qủa. Khởi đầu Giáo Hội, với con số rất khiêm nhường, chỉ có 12 tông đồ, trong đó một vị đã bỏ cuộc và cùng với 72 môn đệ, các bà đạo đức, một số người thân thiện cảm tình theo Chúa. Họ là nhóm nồng cốt. Chúa Phục Sinh đã trao quyền cho các vị ra đi làm nhân chứng và rao giảng tin mừng thống hối. Hầu hết các môn đồ đã lấy mạng sống mình để minh chứng niềm tin vào Chúa Kitô sống lại.

Thánh Phêrô và Gioan đã can đảm rao giảng sự thật: Anh em đã chối bỏ Đấng Thánh, Đấng Công Chính và xin tha tên sát nhân cho anh em, còn Đấng ban sự sống thì anh em lại giết đi. Và các tông đồ đã làm chứng rằng Thiên Chúa đã cho Người từ cõi chết sống lại. Giờ đây các ông chỉ lấy danh Người mà làm các phép lạ chữa lành. Phêrô cũng thành thật chia sẻ rằng chúng tôi không dùng quyền năng riêng hay lòng đạo đức của chính mình mà làm các sự lạ. Khi chữa lành cho anh què tàn tật, ông Phêrô nói: "Vàng bạc thì tôi không có; nhưng cái tôi có, tôi cho anh đây: nhân danh Đức Giêsu Kitô người Nadarét, anh đứng dậy mà đi! (Tđcv 3,6). Tất cả năng quyền được trao ban cho các ông đều nhờ qua Danh Chúa Giêsu Kitô. Mọi sự đều phải qui về Chúa Kitô Phục Sinh. Ngài là hoa qủa đầu mùa của những kẻ yên giấc. Ngài là đầu của Nhiệm Thể.

Chúa Giêsu đã sai các tông đồ ra đi làm nhân chứng và truyền rao ơn cứu độ. Các tông đồ đã xả thân mình vì đức tin. Với một sức mạnh thúc đẩy nội tâm, các ông không còn rụt rè, sợ hãi nhưng kiên vững xác tín rao giảng về cuộc đời của Chúa. Chính Chúa là lẽ sống, là đá tảng và sức mạnh. Tất cả mọi quyền lực thế gian, áp đặt của kẻ thù, bắt bớ, tù tội, gươm giáo và chết chóc không làm lung lạc niềm tin. Các tông đồ vững mạnh tuyên bố rằng: Vậy xin tất cả quý vị và toàn dân Ítraen biết cho rằng: nhân danh chính Đức Giêsu Kitô, người Nadarét, Đấng mà quý vị đã đóng đinh vào thập giá, và Thiên Chúa đã làm cho trỗi dậy từ cõi chết, chính nhờ Đấng ấy mà người này được lành mạnh ra đứng trước mặt quý vị. (Tđcv 4,10).

Thánh Phaolô, vị tông đồ sinh sau đẻ muộn trong Đức Kitô cũng mạnh dạn tuyên xưng danh Chúa: "Nhân danh Đức Giêsu Kitô, ta truyền cho ngươi phải xuất khỏi người này! Ngay lúc ấy, quỷ thần liền xuất (Tđcv 16,18). Nhân danh Chúa Kitô Phục Sinh mọi quyền lực thế gian phải quỳ phục. Hãy tự vấn xem có khi nào chúng ta thực tình dùng danh thánh Chúa để chế ngự các nết xấu, xua trừ ma quỷ hay làm một việc gì tốt không? Nhiều lần chúng ta đã chối từ, lẩn tránh và ngại ngùng tuyên xưng danh Chúa. Rất thường chúng ta không dám tuyên xưng niềm tin vào Chúa Kitô nơi công cộng. Đôi khi chúng ta không dám làm Dấu Thánh Giá tuyên xưng một Chúa Ba Ngôi nơi bàn ăn. Chúng ta giả vờ sống như những người không tin. Họa theo những thói tục hư đốn, trụy lạc, đàm tiếu, gian dối và tỏ ra mình sành chơi, sành điệu không thua kém gì người không biết Chúa.

Nhìn vào cuộc sống của người Kitô Hữu, chúng ta phải chân nhận rằng đã có qúa nhiều lần chúng ta phân rẽ chi thể mầu nhiệm của Chúa. Chúng ta dựa vào niềm tin để đả phá, ghen ghét và xa tránh nhau. Lời của Thánh Phaolô nhắc nhở: Thưa anh em, nhân danh Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, tôi khuyên tất cả anh em hãy nhất trí với nhau trong lời ăn tiếng nói, và đừng để có sự chia rẽ giữa anh em, nhưng hãy sống hoà thuận, một lòng một ý với nhau (1Cor 1,10). Sống tinh thần của Chúa Kitô Phục Sinh là sống tinh thần yêu thương trong an bình. Nhân danh Chúa Kitô, chúng ta là sứ giả của hòa bình, là nhân chứng của tình yêu và là môn đệ của sự khiêm nhường phục vụ.

Lạy Chúa, xin đoái nhìn đến đoàn con của Chúa. Nhờ Mầu Nhiệm Vượt Qua, Chúa đã biến đổi tâm hồn và thân xác chúng con. Xin cho chúng con biết đặt trọn niềm tin tưởng nơi Chúa Kitô sống lại, để mai sau cùng chung hưởng vinh phúc muôn đời. Chúng con cầu xin nhờ danh Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:13 16/04/2012
THỔ ĐỊA
N2T

Có quan huyện nọ khi về hưu thì trở về cố hương, phát hiện trong nhà có một ông già, bèn hỏi:
- “Lão là ai ?”
Ông già trả lời:
- “Ta là thổ địa của huyện nọ”.
Quan huyện lấy làm sửng sốt, hỏi tiếp:
- “Tại sao lại đến đây ?”
Thổ địa đáp:
- “Bởi vì tất cả các đất đai đều bị ông chiếm đoạt, cho nên bất đắc dĩ tôi mới đến đây với ông”.

Suy tư:
Theo truyền thuyết dân gian thì thổ địa là thần quản trị đất đai được người ta thờ cúng, và đúc tượng đặt trước cửa nhà hoặc để nơi quầy tiền, để xin ông phù hộ cho làm ăn phát đạt…
Thổ địa là thần đất, nhưng thần cũng thua các ông quan tham nhũng, nhất là tham những đất đai của bá tánh, hể nơi nào có miếng đất ngon ăn thì tìm cách chiếm đoạt, nơi nào biết có quy hoạch thì ra công văn cưỡng đoạt của bá tánh, làm cho lòng người bất an bất mãn và bất phục.
Khi mà thời buổi tất đất tất vàng thì càng làm cho các ông quan tham nhũng lộng hành thêm, cộng với luật lệ không rõ ràng trắng đen, thế là không những bá tánh khổ mà còn liên lụy đến thổ địa, báo hại thổ địa không có đất để ở thì làm gì có đất để quản.
Người tham nhũng thì bất nhân, bất chính, bất nghĩa, bất lực, bất công.
Bất nhân là không có lòng nhân từ, đi ăn cướp trên đau khổ người người khác, là độc ác; bất chính là tâm địa tráo trở thay trắng đổi đen khi có lợi cho mình, làm trái với đạo đức; bất nghĩa là không có tình nghĩa, bội bạc và sống không có trước có sau; bất lực là không có khả năng làm việc chỉ biết nhờ vào đồng tiền và quen biết để tiến chức; bất công là không có công bằng, lấy quyền hành chèn ép người vô tội, coi đồng tiền nặng hơn công lý và nghĩa tình.
Chưa có ai tham những mà tuyên bố tâm hồn mình rất bình an, nhưng những kẻ tham những sẽ luôn sống trong lo sợ và bất an.
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:15 16/04/2012
N2T

4. Con người ta nếu hợm mình thì trở thành ma quỷ, không cần ma quỷ đến lừa dối cám dỗ họ nữa.

(Thánh John Chrysostom)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha: Áo Thánh của Chúa Kitô được tôn kính tại Trier
Bùi Hữu Thư
10:34 16/04/2012
14/4/2012, Vatican Radio

Vào ngày Thứ Sáu trong tuần Bát Nhật Lễ Phục Sinh, đặc sứ của Đức Thánh Cha là Hồng Y Marc Ouellet, đã chủ sự một nghi thức khai mạc cuộc hành hương Áo Thánh, được gìn giữ tại nhà thờ chánh tòa Trier tại Đức. Thánh tích này, được tin là 'áo choàng không có đường may' được Chúa Kitô mặc trong cuộc Khổ Nạn, được triển lãm cho các tín hữu tôn kính chỉ là lần thứ tư trong một trăm năm vừa qua. Theo truyền thuyết, Áo Thánh được Thánh Helena, mẹ của Đại Đế Constantine mang đến Trier - vào thời đó là thủ đô của Gaul.

Cuộc hành hương năm nay đánh dấu lần kỷ niệm thứ 500 của việc triển lãm đầu tiên cho công chúng vào năm 1512. Trong một điện văn gửi cho Đức Giám Mục Stephan Ackermann, giám mục Trier, Đức Thánh Cha Benedict nói ngài sẽ hiện diện trong tinh thần với tất cả mọi khách hành hương đến tôn kính thánh tích. Đức Thánh Cha nói Áo Thánh là một biểu tượng của Giáo Hội, sống động "không bằng chính sức mạnh của mình mà qua sự tác động của Thiên Chúa." Đức Thánh Cha nói: "Áo này là quà tặng không bị phân rẽ của Đấng bị đóng đanh cho Giáo Hội, mà Người đã thánh hiến bằng máu của mình. Vì lý do này, Áo Thánh nhắc nhớ cho Giáo Hội về phẩm giá của mình."

Dự trù sẽ có nửa triệu khách hành hương viếng thăm Trier trong bốn tuần lễ từ 13 tháng 4 đến 13 tháng 5, khi Áo Thánh sẽ được triển lãm.

Điện văn của Đức Thánh Cha Benedict cho cuộc hành hương Áo Thánh Trier

Kính gửi Huynh Đệ Khả Kính Stephan Ackermann, Giám Mục Trier

Trong những ngày sắp tới, tại nhà thờ chánh tòa cao trọng Trier, cuộc triển lãm Áo Thánh sẽ được tổ chức - đúng 500 năm sau lần triển lãm đầu tiên thời Tổng Giám Mục Richard von Greiffenklau, theo lời yêu cầu của Đại Đế Maximilian I, khi bàn thờ cao được thánh hiến. Vào dịp đặc biệt này, tôi sẽ đến như một khách hành hương, trong tư tưởng, tới thành phố khả kính Trier, để cùng với các tín hữu tham dự cuộc hành hương Áo Thánh trong những tuần lễ sắp tới. Tôi xin đảm bảo với ngài và quý vị trong vai trò mục vụ giáo phận, các linh mục và thầy phó tế, các tu sĩ nam nữ, và tất cả những ai tụ tập tại nhà thờ chánh tòa Trier cho lễ khai mạc cuộc hành hương, về tình thân hữu của Người Kế Vị Thánh Phêrô.

Kể từ lần triển lãm đầu tiên năm 1512, Áo Thánh đã thu hút các tín hữu. Thánh tích này làm sống lại những giờ phút cuối cùng của cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu: Cái chết của Người trên thập giá. Sự việc các binh lính chia nhau các áo sống của Chúa lúc đóng đinh dường như chỉ là một thời điểm bên lề, vì các Phúc Âm Nhất Lãm chỉ nói sơ qua. Tuy nhiên, Thánh Sử Gioan, phác họa giai đoạn này một cách khá long trọng. Đây là việc nhắc đến độc nhất về áo choàng "không có vết may nối, được dệt thành một tấm từ trên xuống dưới" (Ga 19, 23). Việc này làm cho biến cố rõ ràng và giúp chúng ta, nhờ thánh tích, có thể nhìn vào Mầu Nhiệm Cứu Chuộc bằng đức tin.

Thánh Gioan nói, Áo Thánh còn nguyên vẹn. Các binh sĩ, theo tục lệ La Mã, chia nhau những vật dụng nhỏ mọn của Đấng bị đóng đinh, đã không muốn xé áo ra. Chúng đã bốc thăm và do đó áo này còn nguyên vẹn. Các tổ phụ của Giáo Hội đã thấy nơi đoạn văn này sự hiệp nhất của Giáo Hội, được thành lập bởi tình yêu Chúa Kitô như một cộng đồng duy nhất và không chia rẽ. Áo Thánh có mục đích làm cho sự hiệp nhất này thể hiện. Tình yêu Đấng Cứu Chuộc gom giữ được những gì đã bị phân ly. Giáo Hội là sự hiệp nhất của muôn người. Chúa Kitô không hủy bỏ sự đa dạng của con người, nhưng đã nối kết họ với nhau vì họ đều là Kitô hữu, mỗi người người khác và cùng với người khác, để cho họ có thể trở nên một, trong sự đa dạng này là những người trung gian hòa giải với Thiên Chúa.

Áo choàng Chúa Kitô "được dệt nguyên tấm từ trên xuống dưới (Ga 19, 23). Đây cũng là một hình ảnh của Giáo Hội không sống nhờ sức mạnh của mình, nhưng qua sự tác động của Thiên Chúa. Như một cộng đồng duy nhất và không chia rẽ, đó là công trình của Thiên Chúa, không phải là kết quả của con người và khả năng của họ. Áo Thánh đồng thời, cũng là một sự lưu ý cho Giáo Hội là phải trung thành với nguồn gốc, và phải ý thức là sự hiệp nhất, đồng lòng, có hiệu quả, và nhân chứng - tối hậu là một công trình từ Thiên Chúa - chỉ có thể là một quà tặng của Thiên Chúa. Chỉ khi Thánh Phêrô thú nhận: "Thầy là Đức Kitô" (Mt 16:16), thì ngài mới lãnh nhận được quyền năng để trói buộc hay tháo cởi, và đó là sứ mệnh phục vụ cho sự hiệp nhất của Giáo Hội.

Cuối cùng, Áo Thánh không phải là một áo choàng lịch sự biểu tượng cho một vai vế trong xã hội. Đây là một tấm áo tầm thường, chỉ dùng để che thân cho khỏi bị thời tiết tác dụng. Tấm áo này là quà tặng không phân rẽ của Đấng bị đóng đánh cho Giáo Hội, mà Người đã thánh hiến bằng máu của Mình. Vì lý do này, Áo Thánh nhắc nhở Giáo Hội về phẩm giá của mình. Nhưng có biết bao lần chúng ta đã chứa đựng trong những bình dễ vỡ (2 Cor 4, 7) kho tàng Chúa Kitô đã trao phó cho chúng ta? và, vì tính ích kỷ, sư yếu đuối và những sai lầm của chúng ta, sự nguyên tuyền của NhiệmThể Chúa Kitô đã bị tổn thương? Cần có nhu cầu thường xuyên là phải cởi mở cho việc hoán cải và khiêm nhường, để cho chúng ta có thể là các môn đệ của Chúa Kitô trong tình yêu và sự thật. Đồng thời, phẩm giá và sự nguyên tuyền của Giáo Hội không thể bị đem bán đi và bỏ mặc cho những tiếng ồn ào của một phán đoán sơ sài của công luận.

Hành Hương Năm Thánh có khẩu hiệu là một lời cầu xin Chúa Kitô: "Xin hãy phục hồi sự hiệp nhất của những gì đã bị phân rẽ." Chúng ta không muốn tiếp tục bị cô lập hóa. Chúng ta muốn xin Chúa Kitô dẫn dắt chúng ta trên hành trình chung của đức tin, và duy trì đức tin để sống. Và nhờ đó, cùng tăng trưởng như những Kitô hữu trong đức tin, cầu nguyện và chứng tá, giữa những thử thách của thời đại chúng ta, chúng ta có thể thú nhận sự huy hoàng và thiện hảo của Người. Vì lý do này, tôi xin gửi đến quý vị và tất cả những ai tham dự cuộc hành hương Áo Thánh này phép lành tòa thánh thân ái của tôi.
 
Hai mươi nhân vật nổi danh viết về Đức Thánh Cha Benedict
Bùi Hữu Thư
10:34 16/04/2012
Báo L’Osservatore Romano ngày 11/4/2012

Vào ngày 19 tháng 4, 2005, 3 ngày sau khi kỷ niệm sinh nhật 78 tuổi của ngài, các hồng y đã tụ tập trong mật nghị tại Sistine Chapel để bầu Hồng Y Joseph Ratzinger, bộ trưởng thánh bộ Đức Tin làm người đứng đầu Giáo Hội.

Ngày 16 tháng 4, 2012, Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ được 85 tuổi và sẽ hoàn tất năm thứ bẩy của sứ vụ của ngài như người kế vị Thánh Phêrô.

Cuốn sách mang tên Hai mươi nhân vật nổi danh viết về Đức Thánh Cha Benedict (Benedikt XVI. – Prominente über den Papst), có lẽ một vài độc giả có thể cho là có vẻ khoe khoang, không có mục đích gì để gây sự chú ý, mà chỉ mong muốn là một món quà sinh nhật nhỏ mọn dâng cho Đức Thánh Cha.

Tất cả gồm có khoảng 20 nhân vật nổi tiếng trong Giáo Hội và trong thế giới chính trị, văn hóa, kinh tế và thể thao đã cho hay họ sẵn lòng đóng góp cách ngắn gọn trong việc trình bầy ý nghĩ tiêng tư về Đức Thánh Cha và công trình của ngài.

Tiểu sử của các tác giả này cũng như các sinh hoạt của họ rất khác biệt, cũng như những quan điểm từ đó họ đã vẽ chân dung của vị chủ chăn tối cao của Giáo Hội.

Không những chỉ có người Công Giáo mới muốn bầy tỏ quan điểm của họ, mà còn cả những kitô hữu thuộc Anh giáo nữa; họ đã không che dấu đức tin tôn giáo của họ và cũng không ngần ngại trình bầy một vài ước muốn theo quan điểm cá nhân của họ.

Tất cả mọi đóng góp giống như những mảnh nhỏ trong một tấm hình ghép bằng đá muôn mầu (mosaic) cuối cùng, đã giúp cho đạt được một hình ảnh rực rỡ trong đó có thể nhận định những sắc thái thiết yếu của giáo triều Đức Thánh Cha Benedict.

Nhan đề của các đóng góp khác nhau giống như những manh mối và trình bầy được một hình ảnh bao quát về nội dung. Mục đích là đảm bảo rằng độc giả không những sẽ làm quen với cuốn sách, mà còn được dẫn dắt và chìm đắm trong nội dung. Tôi phải hân hoan mời gọi các bạn hãy làm như vậy: sách này rất đáng đọc!

Có thể là vô ích, nhưng vì lý do đúng đắn, cần phải nhấn mạnh rõ ràng là công trình này không phải là một trọng trách được trao phó bởi "các giới chức cao cấp". Các tác giả không hề nhận được một chỉ thị gì cả, tất cả đều được hoàn toàn tự do để viết bất cứ điều gì họ muốn.

Không có một dấu vết kiểm duyệt nào! Tất cả đều viết ra những gì trong tâm trí họ, và vì lý do này, mỗi người đều hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì họ đã viết.

Tuy nhiên, có một điều họ đều mang trong tim, đó là mong muốn để thật công bằng đối với Đức Thánh Cha Benedict, trong cố gắng hết sức của họ, nhưng viết mà không chớp mắt (unblinkered.)

Trên phương diện tích cực: những gì các tác giả thấy trước mắt và được họ dùng để hướng dẫn họ, là việc yêu cầu có "lòng thiện hảo nguyên thủy nếu không sẽ không thể có sự thông cảm," theo lời của Đức Thánh Cha (Joseph Ratzinger/Benedict XVI,Giêsu thành Nazareth, Tập I, Bản dịch Tiếng Anh, Doubleday, New York, 2007). Tất cả đều cảm thấy vui vẻ tôn trọng yêu cầu này với sự vững tin và chiều hướng.
 
Đức Thánh Cha: Bài giảng kinh Nữ Vương Thiên Đàng ngày Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót
Bùi Hữu Thư
10:34 16/04/2012
Đức Thánh Cha: Bài giảng kinh Nữ Vương Thiên Đàng ngày Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót

15/4/2012 Vatican Radio

Đức Thánh Cha Benedict XVI cầu nguyện Kinh Nữ Vương Thiên Đàng với các tín hữu tụ tập tại quảng trường Thán Phêrô ngày Chúa Nhật – Bát nhật Phục Sinh và Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa.

Trong phần chia xẻ trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha chú trọng vào việc tiếp tục cử hành các nghi thức của Mùa Phục Sinh, ngài nói: “Hàng năm, khi chúng ta cử hành Lễ Phục Sinh, chúng ta hồi tưởng kinh nghiệm của các môn đệ tiên khởi của Chúa Giêsu, kinh nghiệm khi được gặp Chúa Sống Lại.”

Đức Thánh Cha tiếp: “Việc phụng tự này không chỉ là một sự tưởng nhớ các biến cố đã qua, hay một cảm nghiệm đặc biệt mầu nhiệm hay nội tâm, nhưng thiết yếu là một cuộc gặp gỡ Chúa Phục Sinh.” Ngài nói thêm là Chúa Kitô vừa ở với Chúa Cha, vượt mọi thời gian và không gian, vậy mà vẫn thực sự hiện diện với tất cả chúng ta. Ngài nói với chúng ta qua Kinh Thánh, và bẻ cho chúng ta bánh trường sinh.”

Đức Thánh Cha Benedict nói rằng qua các biểu tượng này chúng ta sống lại những gì các môn đệ đã cảm nghiệm, nghĩa là được thấy Chúa Giêsu và đồng thời không nhận biết Người – đụng chạm đến thân thể Người, một thân thể thật, nhưng đã thoát khỏi mọi ràng buộc của trần thế.

Lòi chào mừng của Chúa Kitô với các môn đệ tại căn phòng trên lầu như được mô tả trong Phúc Âm Thánh Gioan: “Bình an ở cùng anh em,” là điểm Đức Thánh Cha chú tâm khi ngài chia xẻ. Ngài nói: “Lời chào truyền thống này trong khung cảnh đó được biến đổi thành một cái gì mới mẻ, và trở nên món quà bình an chỉ có Chúa Giêsu mới có thể ban cho, vì đây là hoa quả của chiến thắng sự dữ trọn vẹn của Người. Bình an Chúa Giêsu ban cho các bạn hữu là hoa quả của tình yêu Thiên Chúa đưa dẫn Người đến cái chết trên thập giá, để đổ hết máu đào làm giá cứu chuộc, như một con chiên yếu đuối và hiền lành, “đầy ân sủng và sự thật.”

Đức Thánh Cha giải thích đây là lý do Chân Phước Gioan Phaolô II đã muốn gọi Chúa Nhật này là “Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa” – với một biểu tượng trong đầu: đó là cạnh sườn bị đâm thủng của Chúa Kitô, từ đó máu và nước chẩy ra. Nhưng bây giờ Chúa đã sống lại, và từ Đấng Kitô hằng sống phát sinh ra các bí tích Phục Sinh là Phép rửa và Thánh Thể: để cho những ai đến với các bí tích này bằng đức tin sẽ nhận được đời sống vĩnh cửu.

Đức Thánh Cha Benedict nói, “Chúng ta hãy đón mừng quà tặng bình an Chúa Giêsu Sống Lại ban cho chúng ta, hãy đổ đầy trái tim chúng ta bằng Lòng Thương Xót của Người!” Ngài kết luận như sau, “Bằng cách này, với quyền năng của Chúa Thánh Thần, Trần Khí đã làm cho Chúa Kitô sống lại từ cõi chết, chúng ta cũng có thể đem các quà tặng Phục Sinh này đến với mọi người khác. Xin mẹ Maria, Mẹ Hay Thương Xót xin cầu bầu cho chúng con những ơn phúc này.”

Sau kinh cầu cho Đức Mẹ truyền thống của Mùa Phục Sinh, Đức Thánh Cha đã chào mừng các khách hành hương bằng nhiều thứ tiếng, kể cả tiếng Anh:

Tôi hân hoàn chào mừng các khách hành hương và quý khách nói tiếng Anh, hiện diện hôm nay. Trong Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ và xóa tan những hoài nghi của Thánh Tôma. Nhờ Lòng Thương Xót của Người, xin cho chúng ta cũng có thể luôn luôn tin tưởng rằng Giêsu là Chúa Kitô, và tin tưởng như vậy, xin cho chúng ta được sống nhân danh Người. Tôi nguyện xin Thiên Chúa Tối Cao ban tràn đầy ơn phúc trên quý vị và những người thân yêu của quý vị.
 
Lịch sử hai ngàn năm hoạt động bác ái của Kitô giáo
Linh Tiến Khải
10:37 16/04/2012
Phỏng vấn sử gia Juan Maria Laboa, người Tây Ban Nha

Trong các ngày này sử gia Juan Maria Laboa, người Tây Ban Nha, giáo sư sử học thuộc đại học Comillas tại thủ đô Madrid, đã cho in ấn bản tiếng Ý cuốn sách tựa đề ”Từ các hoa trái các bạn sẽ nhận ra họ”, kể lại lịch sử hai ngàn năm hoạt động bác ái của Kitô giáo. Cuốn sách không chỉ là kết qủa của các nghiên cứu, mà cũng là hoa trái của kinh nghiệm sống hằng ngày nữa. Hàng năm trong Tuần Thánh, giáo sư Laboa thường cùng với một nhóm bạn hè hành hương đi bộ tới đền thánh Santiago di Compostella, sau khi đã vượt qua quãng đường 150 cây số từ Burgo Ranero tới Rabanal del Camino. Đây là điều giáo sư cũng đã làm trong Tuần Thánh vừa qua.

Giáo sư Laboa là tác giả của hàng chục cuốn sách lịch sử đủ loại, trong đó có các cuốn như: ”Lịch sử các Giáo Hoàng”; ”Giáo Hội, các cuộc chiến và các quốc gia”; ”Vào thời của chúng ta”; ”Giáo dân, Giáo Hội và thời tân tiến”; ”Từ thời Phục Hưng cho tới ngày nay các cuốn 6-10”; ”Địa đồ các Công Đồng và các Công Nghị trong lịch sử Giáo Hội”; ”Địa đồ lịch sử phong trào viện tu”; ”Thánh Phaolô”.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn giáo sư Juan Maria Laboa về hai ngàn năm lịch sử hoạt động bác ái của Kitô giáo.

Hỏi: Thưa giáo sư Laboa, giáo sư nghĩ gì về lịch sử các hoạt động bác ái của Kitô giáo?

Đáp: Không có một tổ chức nào khác trong lịch sử nhân loại đã có nhiều người có khả năng làm việc, trao ban và hao mòn chính mình một cách nhưng không đối với tha nhân như Kitô giáo, bằng cách khiến cho tha nhân hạnh phúc hơn một chút trong các hoàn cảnh chiến tranh, mất mùa đói kém, bạo lực và dịch tễ.

Hỏi: Trong cuốn sách của giáo sư, hành hương nổi bật lên một chút như là con tim của Âu Châu được xây dựng trên tình bác ái, có đúng thế không?

Đáp: Vâng. Các người hành hương không có giai cấp xã hội, không có cùng mức độ lòng tin. Họ được linh hoạt bởi nhiều lý do khác nhau. Trong nhiều thế kỷ trước, khi lên đường hành hương họ đã phải viết di chúc, vì xưa kia cuộc du hành thường kéo dài và gặp nhiều gian nguy. Giáo Hội đã hiểu điều này nên đã thành lập các cơ cấu phục vụ tín hữu hành hương. Trên lộ trình hành hương đã mọc lên các nhà thương, các tu viện, các nhà trọ thuộc đủ mọi loại. Đã có các bậc thầy nổi tiếng như thánh Lesmes chuyên chăm lo cho cuộc sống thiêng liêng của người hành hương; các vị khác như thánh Domingo de la Calzada thì xây cất các nhà thương để săn sóc các người đau yếu. Trong các làng mạc có nhiều người tiếp đón khách hành hương. Trong vùng Santiago di Compostella từ 50 năm qua có một tổ chức bác ái đại quy mô và hoạt động rất hữu hiệu như xưa kia vậy.

Hỏi: Như thế thì lộ trình hành hương tới Santiago di Compostella lại trở thành trường dậy bác ái hay sao thưa giáo sư?

Đáp: Vâng, đúng như thế. Thật là đẹp khi nói chuyện với các người hành hương và với những người tiếp đón họ. Người ta dấn thân trong gốc rễ của Kitô giáo, trong chính cuộc sống của Chúa Kitô. Và không có một xứ đạo nào, không có một vùng miền nào mà lại không có một trung tâm tiếp đón nhưng không các khách hành hương. Tại Burgo Ranero có ba tu sĩ Biển Đức đã thành lập một cộng đoàn nhỏ để tiếp rước khách hành hương và phục vụ các nhu cầu thiêng liêng của họ.

Hỏi: Nghĩa là sự tiếp đón này được hiểu như là một hoạt động bác ái?

Đáp: Phải. Sự tiếp đón là một đặc tính nòng cốt của tình bác ái. Trong biết bao nhiêu tôn giáo đều có đòi buộc bố thí cho người nghèo khó, nhưng tiếp đón họ nghĩa là mở rộng cửa nhà cho họ, phục vụ họ là điều cao qúy hơn nữa. Và trong lộ trình hành hương có các đặc thái riêng biệt. Roma và Giêrusalem có một giá trị nội tâm rất to lớn đối với khách hành hương. Santiago di Compostella quan trọng vì sự mệt mỏi của nó và tình bác ái được diễn tả ra trên lộ trình dài hàng trăm cây số mà tín hữu hành hương bước đi dọc dài các thế kỷ.

Hỏi: Lịch sử hành hương cũng dẫn tới ký ức về các đan sĩ Ai Len coi việc hành hương như ơn gọi của mình trong các thế kỷ đầu của lịch sử Kitô giáo, có phải thế không thưa giáo sư?

Đáp: Vâng, đúng như thế. Các đan sĩ Ai Len cũng đã là những người đầu tiên diễn tả ra trên bình diện vật lý con đường đức tin như là một lộ trình tiến tới với Chúa Kitô. Các vị đi ngang qua các làng mạc, cầu nguyện, rao giảng Tin Mừng, trợ giúp người nghèo, săn sóc các bệnh nhân. Đó là hoạt động bác ái tinh tuyền và là một điều hoàn toàn mới mẻ: đó là tình yêu đối với Thiên Chúa trở thành tình yêu đối với các anh chị em khác.

Hỏi: Vậy trong cuộc sống Giáo Hội, tình bác ái này được thể hiện như thế nào thưa giáo sư?

Đáp: Nó được thể hiện ra trong việc thời sự hóa sự khác biệt này trong tương quan với các người khác, cũng như trong việc quản trị sự vật và quyền bính theo các giáo huần của Tin Mừng, mời gọi kitô hữu phục vụ chứ không phải được phục vụ. Các giáo huấn Tin Mừng nhắc nhở cho chúng ta biết rằng kitô hữu không thuộc thế gian, và không lý luận như thế gian. Lịch sử ngoại thường của tình bác ái trong Giáo Hội chính là ở đó. Và lộ trình hành hương đến Santiago di Compostella cho thấy rằng ngày nay có rất nhiều người yêu thương các anh chị em khác, bởi vì họ biết họ được Thiên Chúa yêu thương. Và những người như thế cải tiến cuộc sống tại những nơi đâu họ sinh sống. Chẳng hạn bên Tây Ban Nha, tổ chức Caritas quốc gia hàng năm trợ giúp 800 ngàn người một cách hoàn toàn nhưng không. Không có một cơ cấu nào khác có khả năng làm được như vậy. Và điều này xảy ra từ bao thế kỷ nay, tại bất cứ nơi nào Giáo Hội hiện diện: đó là lịch sử của một sự quảng đại và từ bỏ vô biên, nhưng không được nhận ra.

Hỏi: Thưa giáo sư Laboa, cuốn sách của giáo sư hình như bao gồm lịch sử của nhiều hoạt động bác ái nhỏ, có phải vậy không?

Đáp: Vâng. Chẳng hạn như chuyện ông Pedro Nolasco, sáng lập viên dòng Mercedari. Hồi thế kỷ XIII ông lo chuộc các kitô hữu bị người Hồi bắt cóc để bán sang các chợ buôn người bên Phi châu. Các tu sĩ Mercedari thu góp tiền bạc và chuộc lại các người đó, và rất nhiều khi các vị làm nô lệ thế cho họ. Sáng kiến bác ái này được diễn tả cho tới độ tử đạo.

Hỏi: Trong thời đại tân tiến ngày nay, các vụ Đức Mẹ hiện ra cả thể cũng là một phương thế chuyển đạt tình bác ái kitô, có đúng thế không thưa giáo sư?

Đáp: Vâng. Kinh nghiệm tại trung tâm thánh mẫu Lộ Đức là một biểu hiệu. Đây là nơi tập trung sự khổ đau của toàn thế giới đồng thời là nơi có biết bao nhiêu người tới đó chỉ để phục vụ các bệnh nhân. Nó là nơi có biết bao nhiêu khổ đau, nhưng cũng có biết bao nhiêu tình yêu thương. Văn sĩ Emile Zola, là người không có tín ngưỡng, kể lại trong một cuốn sách sự kinh ngạc của ông sau khi khám phá ra thực tại này tại trung tâm thánh mẫu Lộ Đức. Nó cũng tương tự một chút như trường hơp của hoàng đế Giuliano bỏ đạo. Sau khi tái lập chủ thuyết ngoại giáo trong đế quốc Roma, và phát động trở lại các cuộc bách hại tín hữu kitô, hoàng đế Giuliano liền gửi thư cho vị thượng tế ngoại giáo và ra lệnh cho ông này đừng thương xót các ”người Galilê” chút nào hết, và phải hạn chế các hoạt động bác ái của họ, vì chúng cũng sinh ích lợi cho biết bao nhiêu người ngoại giáo nữa. (Avvenire 10-4-2012)
 
Sinh nhật thứ 85 của Đức Thánh Cha Biển Đức 16
LM. Trần Đức Anh OP
10:38 16/04/2012
VATICAN. Ngày 16-4-2012, ĐTC Biển Đức 16 đã tròn 85 tuổi. Nhiều điện văn từ các nơi đã được gửi về Vatican để chúc mừng ngài.

ĐTC đã yêu cầu Đức ông bí thư riêng của ngài đừng tổ chức các buổi mừng trọng thể. Tuy nhiên, cũng có một số sinh hoạt: Ban sáng, ĐTC đã đồng tế thánh lễ tạ ơn trong nhà nguyện Paolina ở dinh Tông Tòa với một số HY, và các GM miền Bavaria, Đức TGM Chủ tịch Robert Zollitsch, và anh ruột của ngài là Đức Ông Georg Ratzinger; trong số những người tham dự có thủ tướng bang Bavaria, Ông Horst Seehofer và phái đoàn 170 người.

Đầu thánh lễ, ĐHY Angelo Sodano, niên trưởng Hồng Y đoàn, đã đại diện mọi người chúc mừng ĐTC và cám ơn ngài vì việc phục vụ dành cho Giáo Hội hoàn vũ và giáo huấn của ngài. ĐHY gọi triều đại của Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 thực là một món quà của Giáo Hội Đức dành cho Giáo Hội hoàn cầu.

Sinh nhật của ĐTC được nối tiếp với kỷ niệm 7 năm ngài được bầu làm Giáo Hoàng, vào ngày 19-4 năm 2005. Chiều ngày 20-4, tổng thống Italia, ông Napoletano, tổ chức một buổi hòa nhạc ở thính đường Phaolô 6 để mừng ĐTC.

Trong bài giảng, ĐTC nhắc đến ba điều chỉ đường trong ngày 16-4, sinh nhật và ngày rửa tội của ngài. Đó là thánh nữ Bernadette Soubirous, thánh Benidict Joseph Labré, và mầu nhiệm phục sinh. ĐTC đề cao thánh nữ Bernadette, một thiếu nữ nghèo và không được học hành bao nhiêu, nhưng có tâm hồn đơn sơ trong trắng, nhờ đó thánh nữ đã được thấy Đức Mẹ và tìm thấy nguồn suối nước trong lành theo lời Đức Mẹ: nước tượng trưng cho sự sống, trong sạch, và sức khỏe. Nhu cầu nước trong lành, nước của sự thật đến từ đức tin, trong thế giới ngày nay thật là lớn lao. Chúng ta cần sự thật không bị xuyên tạc, không bị ô nhiễm, để có thể sống, để có thể được tinh tuyền. Thánh nữ Bernadetta là người chỉ đường cho chúng ta về phương diện này.

Thánh Benedict Joseph Labré sống vào thế kỷ thứ 19, chuyên đi hành khất từ các đền thánh này đến đền thánh khác ở Âu Châu, từ Tây ban nha đến Ba Lan, từ Đức tới Sicilia.. và thánh nhân làm chứng tá cho Chúa trong cuộc sống đặc biệt ấy. ĐTC nhận định rằng chúng ta không được kêu gọi noi gương thánh nhân trong cuco sống hành khất, nhưng thánh nhân chỉ cho chúng ta thấy rằng chỉ một mình Chúa là đủ, chúng ta cần Chúa hơn mọi sự trên trần thế này.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài Vatican, Cha Lombardi Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết có hai tâm tình trong hai dịp kỷ niệm này, trước tiên là tâm tình cảm tạ Chúa vì đã ban cho Giáo Hội một vị Giáo Hoàng hướng dẫn Giáo Hội trong sự can đảm, hiền từ và đức tin. Đây thực là một hồng ân của Chúa. Tâm tình thứ hai là lòng ngưỡng mộ: tuy bắt đầu sứ vụ cai quản Giáo Hội hoàn vũ ở tuổi khá cao, nhưng triều đại của ĐTC đương kim thật là phong phú và khẩn trương, với nhiều cuộc viếng thăm, và những biến cố rất quan trọng, sứ vụ giáo huấn phong phu. Vì thế, chúng ta phải nói rằng những gì ĐTC làm được trong 7 năm qua, thật là một điều đáng ngưỡng mộ”.

Nhìn lại 7 năm qua, Cha Lombardi cho biết những vấn đề mà ĐTC cảm thấy cần quan tâm hơn cả, đó là sự tục hóa, quên lãng Thiên Chúa, trào lưu duy tương đối và tình trạng nhiều người ngày nay đánh mất sự tham chiếu định hướng. Về tình hình Giáo Hội, điều làm ĐTC đau buồn, chắc chắn là sự kiện nhiều người không sống hợp với đức tin và không trung thành với sứ mạng, với phẩm giá. Trong những năm qua và hiện nay, chúng ta cũng đau lòng nhận thấy các cuộc thảo luận về nạn lạm dụng.

Tuy nhiên, Cha Lombardi cũng nói rằng ”ĐTC là một con người của đức tin, một tín hữu chân thực. Ngài là người có thể giúp đỡ và phục vụ Giáo Hội như một đá tảng của đức tin, vì ngài là người đầu tiên tin tưởng. Theo nghĩa đó, đức tin là nguồn mạch mang lại sự thanh thản và niềm vui sâu xa mà không ai có thể tước đoạt. Căn cội sự thanh thản trong tâm hồn ĐTC Biển Đức 16 chính là đức tin, và từ đó cũng nảy sinh niềm hy vọng”. (SD 16-4-2012)
 
Tòa Thánh cho E-mail để chúc mừng Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI mừng 85 tuổi
Lm. Paul phạm Văn Tuấn
13:49 16/04/2012
Roma, 16.04.2012 – Ai muốn chúc mừng Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI dịp Ngài mừng sinh nhật thứ 85 vào hôm thứ Hai, 16.4.2012 và vào thứ Năm, 19.4.2012 dịp mừng kỷ niệm 7 năm cuộc bầu cử giáo hoàng có thể gửi E-mail theo địa chỉ: auguri.benedettoxvi@vatican.va

Địa chỉ E-mail được ghi dưới tiêu đề "Lời chúc mừng gửi đến Đức Thánh Cha" (WISHES TO THE HOLY FATHER) trên trang website www.vatican.va được văn phòng báo chí của Vatican cho biết vào thứ hai hôm nay. Đức Hồng Y Joseph Ratzinger được bầu làm giáo hoàng vào ngày 19 tháng 5 năm 2005, bốn ngày sau khi mừng sinh nhật thứ 78 của Ngài. Hộp thư E-mail chúc mừng này được mở ra trong 3 ngày liên tiếp.

Ngày lễ nghỉ tại Tòa Thánh Vatican liên quan đến vị Quốc Trưởng là Đức Giáo Hoàng được Tòa Thánh ấn định vào dịp kỷ niệm ngày bầu giáo hoàng, cũng như ngày mừng lễ bổn mạng của vị Giáo Hoàng. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI có tên thánh là Giuse, vậy ngày lễ nghỉ là 19 tháng ba hàng năm.

Dịp mừng sinh nhật thứ 85 của Đức Giáo Hoàng vào thứ hai hôm nay được xem như một ngày làm việc bình thường của Ngài - như lời Đức ông Georg Gänswein, vị thư ký riêng của ĐGH cho biết, tuy nhiên nó mang đậm màu sắc đặc biệt của miền Nam Đức Bavaria. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã đón tiếp vị thống đốc của tiểu bang Bavaria, ông Horst Seehofer và nội các của ông, ĐHY Reinhard Max của München và các Đức Giám Mục của tiểu bang Bavaria và một phái đoàn của tiểu bang Bavaria với gần 200 thành viên đã đến chúc mừng và tặng quà sinh nhật cho Đức Giáo Hoàng.

Dịp đặc biệt này, Đức Giáo Hoàng đã được thưởng thức các điệu múa cổ truyền vùng Bavaria do các em thiếu nhi của miền Nam Đức trình diễn.

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã bắt đầu ngày mừng sinh nhật của mình với Thánh Lễ tạ ơn tại nhà nguyện Thánh Phaolô trong dinh Tông Tòa, cùng đồng tế có các giám mục của tiểu bang Bavaria và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, Đức TGM Robert Zollitsch thuộc TGP Freiburg. Cho ngày mừng lễ đặc biệt này không thiếu được sự hiện diện của người anh cả rất cao tuổi của ĐGH, Đức Ông George Ratzinger (88 tuổi) từ Regensburg đến Roma tham dự. Trong thánh lễ ĐGH đã nhắc nhở đến công lao nuôi dưỡng của cha mẹ và luôn nhớ ơn đến các ngài.

Với tuổi 85 Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đang là một trong những vị Giáo Hoàng cai quản Tòa Thánh và Giáo Hội lâu đời nhất trong lịch sử của Giáo Hội Công Giáo.

"Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI không bao giờ phá vỡ thói quen làm việc hàng ngày của mình", Đức ông Georg Gänswein giải thích cho tạp chí hàng tuần "Gente" của Ý. Điều này cũng đúng đối với thứ hai hôm nay, như thánh lễ ban sáng và tiếp kiến là một phần trong cuộc sống hàng ngày của giáo hoàng.

Vào ngày Chủ Nhật vừa qua sau khi cầu nguyện kinh Truyền Tin, Đức Giáo Hoàng đã không nhắc đến ngày sinh nhật của mình, nhưng gợi nhớ đến thứ năm tới là dịp kỷ niệm 7 năm giáo hoàng để xin các tín hữu nhớ cầu nguyện cho Ngài: "Xin Thiên Chúa ban cho tôi sức mạnh để hoàn thành sứ mệnh được giao phó cho tôi."

Trong số nhiều người xếp hàng chúc mừng sinh nhật của có sự hiện diện của Hội Đồng Giám mục Ý. Các Đức GM Ý đánh giá sự giảng dạy của ĐGH và sự lãnh đạo "không mệt mỏi" cho Giáo Hội Công Giáo trên toàn thế giới.

Riêng người anh cả của ĐGH, Đức Ông George Ratzinger cho hãng tin DAPD biết: "Tôi mong muốn em trai của tôi vẫn còn tìm thấy đủ sức mạnh để sứ mạng của ngài mang lại ơn lành cho Giáo Hội… và trong ngày mừng sinh nhật Ngài có thể tìm được vài khoảnh khắc cho sự nghỉ ngơi". Món quà sinh nhật cho người em Đức Ông George Ratzinger không có mang theo. "Tôi chỉ mong muốn ĐGH vẫn tiếp tục giữ gìn sức khỏe được như vậy", Đức ông Georg Ratzinger nói thêm, một người đã 88 tuổi, gần như bị mù và phải chống gậy.

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, Đức TGM Robert Zollitsch trả lời cho cuộc phỏng vấn dịp sinh nhật thứ 85 của ĐGH: "Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI chắc chắn là một trong những nhà thần học đương thời lớn nhất của Giáo Hội Công Giáo. Điều tuyệt vời là, ĐGH hiểu làm thế nào để xây dựng những điều đã được thông suốt về thần học, sau đó truyền đạt cách dễ hiểu cho nhiều người… Ngài diễn giải với độ rõ nét tuyệt vời và phân tích sắc sảo để nhận ra các dấu hiệu của thời đại, giải thích chúng và kết nối với thông điệp của Tin Mừng".

Đức Hồng Y Karl Lehmann, cựu chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức bình luận cho tờ báo "Mannheimer Morgen" về Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI: "Uy tín của một nhà thần học vĩ đại và hùng biện… Những gì Ngài đã ban tặng cho Giáo Hội trong tinh thần và sức mạnh, đặc biệt là đối với cách thức mà vị giáo hoàng này không chỉ dẫn dắt Giáo Hội, nhưng cũng là người mang lại can đảm và hy vọng cho con người thời nay". Đức Giáo Hoàng thật sự luôn chú ý đến các dấu chỉ của thời đại, "nhưng Ngài đối mặt với nó không nhầm lẫn."

Dịp mừng đại thọ 85 tuổi, các giáo dân Việt Nam muốn gửi E-mail chúc mừng Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI cũng có thể ghi bằng tiếng Việt diễn tả điều chúc của mình.
 
Top Stories
Amnesty International: Viet Nam must release jailed blogger facing 'propaganda' trial
Amnesty International
05:59 16/04/2012
AMNESTY INTERNATIONAL

PRESS RELEASE

16 April 2012

Viet Nam must release jailed blogger facing 'propaganda' trial

The Vietnamese authorities must end their persecution of a prisoner of conscience facing trial this week on politically motivated charges that could see him sentenced to a further 20 years’ imprisonment, Amnesty International said today.

Blogger Nguyen Hoang Hai is due to be tried on 17 April for “conducting propaganda” against the state.

The activist, also known as Dieu Cay (“the peasant’s pipe”), has been in prison since 2008, when he was convicted on trumped-up tax fraud charges.

“The persecution of Nguyen Hoang Hai is blatant and unjust. He is detained and faces trial solely for the peaceful exercise of his right to freedom of expression,” said Donna Guest, Deputy Director of Amnesty International’s Asia-Pacific Programme.

"The Vietnamese authorities must immediately and unconditionally release Nguyen Hoang Hai and drop all charges against him.”

In October 2010, the blogger completed a two-and-a-half year prison sentence for tax fraud. But instead of releasing him, the authorities told his family he was being held for investigation for “conducting propaganda” against the state.

The blogger co-founded the independent Free Vietnamese Journalists’ Club in 2007.

He has written articles critical of China’s foreign policy regarding Viet Nam and taken part in peaceful protests. He used his blogs to expose corruption and promote human rights in Viet Nam.

Nguyen Hoang Hai’s family have been repeatedly denied prison visits. His lawyer saw him for the first time in March 2012 and said his client was ill and had lost a lot of weight.

“Until his release, Nguyen Hoang Hai must be given the medical attention he requires, and be granted regular access to his family and lawyer in accordance with international standards,” said Donna Guest.

Two other well-known bloggers and members of the Free Vietnamese Journalists’ Club may be tried at the same time as Nguyen Hoang Hai. Phan Thanh Hai, known as AnhBaSG, and Ta Phong Tan, whose blog is called “Justice and Truth”, have been detained since October 2010 and September 2011 respectively.

“The Vietnamese authorities must respect and protect freedom of expression, association and assembly, and stop harassing those who promote and defend human rights,” said Donna Guest.

Ends/

For more information or to arrange interview please contact:

In London - Katya Nasim, + 44 7904 398 103 / + 44 207 413 5871

In Phnom Penh, Cambodia – Rupert Abbott, + 855 175 00 778

Public Document

****************************************

For more information please call Amnesty International's press office in London, UK, on +44 20 7413 5566 or email: press@amnesty.org

International Secretariat, Amnesty International, 1 Easton St., London WC1X 0DW, UK
 
Hanoi: autorità e polizia assaltano un orfanotrofio cattolico, sacerdote in coma
Asia-News
06:10 16/04/2012
Il raid è avvenuto poco dopo la mezzanotte del 14 aprile. Devastata la struttura, bambini malmenati, ferito in modo grave p. Nguyễn Văn Bình, intervenuto a difesa dei piccoli ospiti. Egli è stato ricoverato privo di sensi, poi accolto in una sede della curia. I fedeli denunciano l’ennesima violazione alla libertà religiosa.


Hanoi (AsiaNews) - Un gruppo di teppisti, con la collaborazione delle forze dell'ordine, ha assaltato un orfanotrofio cristiano di Hanoi, danneggiando l'edificio e malmenando anche i bambini ospiti del centro. I teppisti hanno ferito in modo grave un sacerdote, intervenuto a difesa delle piccole vittime innocenti; egli è stato ricoverato in un ospedale della capitale, privo di conoscenza per i colpi alla testa riportati durante il raid. La comunità cattolica locale denuncia l'ennesimo episodio di persecuzione operato con la connivenza delle autorità comuniste e si appella all'arcidiocesi e ai vertici della gerarchia ecclesiastica, perché denunci con forza la violazione dei diritti umani e della libertà religiosa nel Paese.

Testimoni raccontano ad AsiaNews che la mattina del 14 aprile scorso la polizia del comune di Thủy Xuân Tiên e le autorità locali del distretto di Chương Mỹ, ad Hanoi, hanno inviato un gruppo di teppisti all'assalto di un orfanotrofio cattolico della capitale, l'Agape Family. La struttura è sostenuta dal lavoro di volontari cattolici e dal contributo attivo di p. Nguyễn Văn Bình, vicario della parrocchia di Yên Kiện, nell'arcidiocesi di Hanoi. Gli assalitori hanno potuto agire indisturbati, grazie alla copertura delle forze dell'ordine.

Secondo i racconti, poco dopo la mezzanotte i teppisti hanno tagliato l'energia elettrica del centro, poi hanno iniziato i lancio di pietre e oggetti per terrorizzare i bambini. Un vicino, in condizioni di anonimato, sottolinea che "hanno colpito anche l'altare della Madonna. Un bambino è stato trascinato via" e quando ha cercato di ribellarsi "lo hanno preso ripetutamente a schiaffi in faccia". In un secondo momento "sono intervenuti almeno 200 poliziotti" a sostegno degli assalitori nella devastazione dell'Agape Family.

Dopo aver saputo dell'attacco, p. Nguyễn Văn Bình è subito corso all'orfanotrofio ma è stato colpito più volte dai poliziotti con i manganelli. Egli ha subito gravi ferite alla testa (nella foto) ed è caduto in coma. In un primo momento è stato trasportato all'ospedale di Chương Mỹ, poi trasferito all'ospedale di Việt Đức, una struttura tedesco-vietnamita, in pericolo di vita. Nell'assalto sono stati feriti anche altri fedeli. Nel primo pomeriggio del 14 aprile il sacerdote è tornato alla curia arcivescovile di Hanoi, per essere curato in forma "strettamente privata".

Un parrocchiano spiega ad AsiaNews che p. Nguyễn era molto attivo nella cura dei bambini più disagiati. "Il governo - aggiunge - deve rispettarlo e incoraggiarlo nelle attività di caritativa. Al contrario, le autorità comuniste locali glielo hanno impedito e hanno distrutto l'orfanotrofio". Un altro fedele si appella ai vertici dell'arcidiocesi di Hanoi e al comitato di Giustizia e Pace della Chiesa vietnamita perché denuncino l'ennesimo episodio di violazione ai diritti dei cristiani nel Paese.
 
Hanoi authorities and police assault Catholic orphanage, a priest in a coma
Asia-News
06:10 16/04/2012
The raid took place shortly after midnight on April 14. Structure devastated, children beaten, Fr. Nguyen Van Binh, who spoke out in defense of the young guests seriously injured,. He was admitted unconscious, then taken to the archdiocesan curia. The faithful denounce the latest violation of religious freedom.


Hanoi (AsiaNews) - A group of thugs, with the cooperation of the police, stormed a Christian orphanage in Hanoi, damaging the building and even beating the children who are guests of the center. The thugs seriously injured a priest, who spoke out in defense of innocent young victims. He was rushed to a hospital in the capital, unconscious from the blows received to the head during the raid. The local Catholic community have denounced the latest episode of persecution operated with the connivance of the communist authorities and appeal to the archdiocese and the Church hierarchy, to strongly denounce the violation of human rights and religious freedom in the country.

Witnesses told AsiaNews that on the morning of 14 April, the police of the town of Thuy Tien Xuân and local authorities in Chuong My district, Hanoi, sent a group of thugs to attack a Catholic orphanage in the capital, the Agape Family. The structure is supported by the work of Catholic volunteers and the active contribution of Fr. Nguyen Van Binh, vicar of the parish of Yên Kien, in the Archdiocese of Hanoi. The assailants have escaped unscathed, thanks to police cover.

According to reports, shortly after midnight the thugs cut the electricity of the center, then they started throwing stones and objects to scare the children. A neighbor, on condition of anonymity, said that "they hit the altar of the Madonna. A child was carried away" and when he tried to rebel "they took him repeatedly slapping him in the face". Later "at least 200 policemen arrived" to help the mob destroy the Agape Family centre.

After learning of the attack, Fr. Nguyen Van Binh immediately ran to the orphanage but was struck several times by police with batons. He suffered severe head injuries (pictured) and fell into a coma. At first he was transported to hospital in Chuong My, then transferred to a hospital Vietnamese-German structure in Đức Viet, in a life-threatening condition. Faithful were also wounded in the attack. In the early afternoon of April 14, the priest returned to the Hanoi Archbishop's Curia, to be treated "strictly in private".

A parishioner told AsiaNews that Fr. Nguyễn was very active in the care of disadvantaged children. "The government - he added - must respect and encourage these charitable activities. In contrast, the local communist authorities prevented him and destroyed the orphanage." Another faithful appeals to the leaders of the archdiocese of Hanoi and the Committee for Justice and Peace of the Vietnamese Church to denounce the latest episode of the violation of Christians' rights in the country.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
TGP Saigon tôn vinh Lòng Chúa Thương Xót
Trầm Thiên Thu
07:40 16/04/2012
Trong tất cả những yếu tố của việc sùng kính Lòng Thương Xót, qua Thánh nữ Faustina, Chúa đã yêu cầu ngày lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa phải được đặt ưu tiên lên hàng đầu. Thánh ý của Chúa đã được tỏ ra cho biết trong lần mặc khải đầu tiên với thánh nữ. Trong đó, tất cả 14 mặc khải có liên quan đến những điều mà Chúa mong muốn về ngày lễ này.

Ý Chúa thể hiện rõ về việc Ngài muốn lễ kính LCTX phải được cử hành vào ngày Chúa Nhật II Phục Sinh. Ngài liên kết ngày lễ này vào Chúa Nhật đã được chỉ định qua 8 lần mạc khải: Nhật ký số 49, 88, 280, 299, 341, 570, 699, và 742. Ngụ ý của Chúa về sự liên kết giữa ngày lễ với ngày Chúa Nhật được thể hiện đôi lần và được ghi lại trong cuốn Nhật Ký của Thánh Faustina, số 420 và 89.

Thật vậy, Chúa Giêsu đã đích thân chỉ định ý cầu nguyện cho từng ngày trong Tuần Cửu Nhật để chuẩn bị ngày lễ này một cách trọng thể. Ngài nhấn mạnh: “Hãy làm tất cả những điều mà các con có thể làm cho công việc của Lòng Thương Xót. Trái Tim Ta hoan hỷ trong ngày lễ này”. Thánh Faustina đã kết luận: “Qua những lời này, tôi nhận thức được rằng không điều gì có thể phân tán nghĩa vụ mà Chúa đã đòi hỏi nơi tôi” (Nhật ký, số 998). Và chúng ta vừa hoàn tất Tuần Cửu Nhật kính LCTX để cầu nguyện cho tất cả mọi người.

Công đồng Vatican II đã canh tân phụng vụ và gọi Chúa Nhật cuối của Tuần Bát Nhật Phục Sinh (trước đây gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành – Good Shepherd Sunday) là Chúa Nhật II Phục Sinh, đã được chỉ định trong sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ (Nhật tụng) và cử hành Thánh Thể. Sắc lệnh của Công đồng Vatican II về Phụng vụ Thánh và Giới luật các Bí tích gọi phụng vụ của ngày này là “Chúa Nhật II Phục Sinh” hoặc “Chúa Nhật Kính LCTX”.

ĐGH Gioan Phaolô II, được phong Chân phước ngày 1-5-2011, cũng đã tuyên bố về sự thay đổi này trong bài diễn văn của ngài tại buổi lễ phong thánh cho Nữ tu Faustina ngày 30-4-2000: “Một điều rất quan trọng là chúng ta nên công nhận toàn bộ thông điệp đã đến với chúng ta qua Lời của Chúa trong ngày Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh, vì thế từ đây trở đi toàn thể giáo hội sẽ tuyên xưng ngày này là Chúa Nhật Kính LCTX”.

Nói đến Máu và Nước, chúng ta liên tưởng ngay tới lời kể của Thánh Gioan Tông đồ, người-môn-đệ-Chúa-yêu: “Bấy giờ, một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Ngài, tức thì máu cùng nước chảy ra” (x. Ga 19:34). Nếu Máu là sự hy sinh của Chúa trên Thánh giá và là Hiến lễ của Thánh lễ, thì Nước tượng trưng không chỉ về Phép Rửa mà còn là Tặng phẩm của Chúa Thánh Thần (x. Ga 3:5; Ga 4:14; Ga 7:37-39).

Thánh Tiến sĩ Augustinô đã gọi Chúa Nhật Phục Sinh là “Bản Tóm Lược những ngày của lòng thương xót” (Homily 156, Dom. In Albis) và gọi Tuần Bát Nhật Phục Sinh là Ngày Khoan Hồng và Ân Xá – ngày của sự tạo dựng mới, ngày Chúa đã lập ra. Vì thế, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Chân phước GH Gioan Phaolô II đã long trọng tuyên bố trong chuyến hành hương viếng thăm mộ Thánh Faustina ngày 7-6-1997: “Tôi dâng lời cảm tạ lên Thiên Chúa toàn năng vì Ngài đã cho cá nhân tôi được góp phần vào việc thành lập ngày lễ kính LCTX một cách hoàn hảo theo Thánh Ý Chúa”.

Linh ảnh LCTX phải có một nơi vinh dự nhất vào ngày mừng lễ kính LCTX, hình ảnh Ngài nhắc cho ta tưởng nhớ cuộc Khổ Nạn, sự Chết và sự Phục-Sinh mà Ngài đã trải qua vì chúng ta, và cũng để nhắc nhở điều mà Chúa đòi hỏi chúng ta đáp trả cho Ngài – tuyệt đối tin tưởng nơi Ngài và khoan dung với mọi người: “Ta muốn hình ảnh Ta phải được tôn kính trong ngày Chúa Nhật đầu tiên sau Phục Sinh, và ta muốn điều này phải được tôn vinh một cách công khai để các linh hồn biết về điều này” (Nhật Ký, số 341).

Chúa hứa ban ơn tha thứ mọi tội lỗi và hình phạt cho chúng ta vào chính ngày lễ kính LCTX đã được ghi lại 3 lần trong Nhật Ký của Thánh Faustina: (1) “Ta muốn ban ân xá cho những linh hồn đã đi xưng tội và rước Mình và Máu Thánh Chúa trong ngày lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa” (Nhật Ký, số 1109); (2) “Bất cứ ai đến cầu xin Nguồn Mạch Sự Sống trong ngày này thì mọi tội lỗi và hình phạt sẽ được hoàn toàn tha thứ” (Nhật Ký, số 300); (3) “Những linh hồn đi xưng tội và rước Mình và Máu Thánh Chúa sẽ được đón nhận ơn tha thứ triệt để cho tội lỗi lẫn hình phạt” (Nhật Ký, số 699).

Tại Việt Nam, TGP Saigon là giáo phận tiên phong trong phong trào tôn kính Lòng Chúa Thương Xót (LCTX), khởi đầu từ Nhà thờ Tân Định (3 giờ chiều mỗi ngày đều có lần Chuỗi LCTX, đặc biệt thứ Sáu hàng tuần có Thánh lễ kính LCTX). Và nay phong trào LCTX đã lan rộng kháp Việt Nam.

Vâng lệnh Đức Giêsu Kitô và tuân phục Giáo hội Công giáo, TGP Saigon đã tổ chức Đại lễ LCTX ở hai nơi: tại Nhà thờ Tân Định (lễ Vọng), và tại TTMV TGP Saigon (lễ chính).

Ai cũng từng PHẠM TỘI, không ai ngay lành trước mặt Chúa, thế nên ai cũng PHẢI liên tục khẩn cầu LCTX. Khi lần Chuỗi Mân Côi, chúng ta cầu xin 5 lần: “Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con, xin đem các linh hồn lên Thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến LCTX hơn”. Khi lần Chuỗi LCTX, chúng ta cầu xin vài chục lần: “Vì Cuộc Khổ Nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô, xin thương xót chúng con và toàn thế giới”. Và chúng ta vô cùng hạnh phúc vì Chúa Giêsu đã và đang thì thầm với mỗi chúng ta: “LTX của Cha lớn hơn tội lỗi của con và toàn thế giới”. Muôn vàn tạ ơn Chúa!

NHÀ THỜ TÂN ĐỊNH

Từ 16 giờ ngày 14-4-2012, mọi người dần dần đổ về khu vực Nhà thờ Tân Định, giáo hạt Tân Định. Càng lúc càng đông, đủ mọi lứa tuổi, có một số người phải ngồi xe lăn. 17 giờ, mọi người bắt đầu lần Chuỗi Mân Côi và Chuỗi LCTX. Đúng 18 giờ, bắt đầu Thánh lễ kính LCTX. Số người hiện diện khoảng 5.000 người.

Chủ tế là ĐGM Cosma Hoàng Văn Đạt (Dòng Tên), Giám mục GP Bắc Ninh kiêm Tổng thư ký HĐGM Việt Nam. Cùng đồng tế là LM G.B. Võ Văn Ánh, đặc trách giáo dân kiêm Hạt trưởng giáo hạt Tân Định và Tổng linh hướng CĐ LCTX TGP Saigon, và 10 linh mục khác.

Đây không chỉ là lễ Vọng kính LCTX mà còn đang là Năm thánh mừng 150 năm thành lập Gx Tân Định: “Đây mùa Hồng ân, Trời mới Đất mới chói chang, Tân Định đoàn con hân hoan đón mừng Năm thánh. Muôn tâm hồn kết giao tình thân, hiệp nhất sống đời chứng nhân”.

Trong bài giảng, ĐGM Cosma nói: “Chắc chắn chúng ta đang có Chúa Phục Sinh”. Ngài cho biết rằng GP Bắc Ninh cũng vừa kỷ niệm 150 năm sự kiện 100 đầu mục tử đạo, hầu hết bị chôn sống. Được biết GP Bắc Ninh hiện đang giữ cây Thánh Giá mà ngày xưa vua quan đã bắt người ta phải bước qua để chứng tỏ mình bỏ đạo. Ngài nhắc lại một số “chuyện buồn” như một thanh niên đã sát hại một gia đình chủ tiệm vàng ở Bắc Ninh, một em giúp lễ 12 tuổi trong giáo xứ của ngài bị người bạn 14 tuổi giết chết để lấy chiếc xe đạp, một đứa cháu giết bà chỉ vì thiếu tiền chơi game,… Ngài nói rằng có người chỉ lỡ cán con chó mà sợ không dám đi xe suốt vài tháng, thế mà có những người lại nỡ sát hại đồng loại, thậm chí là thân nhân ruột thịt. Đó là thiếu LCTX.

ĐGM Cosma nói: “Mỗi người trong gia đình phải biết thương xót nhau, đồng thời thể hiện lòng thương xót đến với bạn bè, đến với những người trong giáo xứ, đến với mọi người, để biến cộng đoàn mình đang sống trở thành CĐ LCTX”. Thật vậy, Chúa Giêsu đã cầu chúc: “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5:7).

Ngài kể về một nữ tu cho biết đã giúp các trẻ em thiểu năng dần dần phân biệt tay phải và tay trái. Ngài nói rằng phải có lòng yêu mến Chúa mới có thể kiên nhẫn làm được như vậy. Chắc chắn Chúa cần những người như vậy hơn những người tổ chức đám cưới tốn vài chục tỷ đồng! Ngài nói rất thích câu nói của một phụ nữ định nghĩa về Giáo hội: “Giáo hội là Thiên Chúa có trái tim của người mẹ, và Giáo hội là người mẹ có trái tim của Thiên Chúa”. Cách định nghĩa thật ý nghĩa!

Ngài nói: “Khi chịu chức linh mục, tôi được tặng tấm hình Chúa Giêsu ôm con chiên. Tôi thấy mình như con chiên lạc đã được Chúa đem về cho làm linh mục và giám mục, vậy tôi phải đi tìm những con chiên lạc về cho Chúa. Có khi tôi đã khóc khi ngắm nhìn tấm hình đó. Phúc âm hôm nay cho thấy Chúa đã đi tìm môn đệ Tôma. Ông không tin Chúa đã sống lại nhưng Chúa làm ông tin. Nói vui chứ nếu Chúa vô cảm thì chúng ta chết hết, thế nhưng Chúa lại là Đấng Giàu Lòng Thương Xót nên Chúa tha thứ hết”. Ngài kết thúc bài giảng: “Xin Mẹ Maria, xin các Thánh Tử Đạo, và xin Thánh Faustina giúp chúng ta luôn biết thương xót nhau”.

Cuối bài giảng, khi được vỗ tay hoặc khi được tặng hoa, ĐGM Cosma đều nói: “Xin cảm ơn cộng đoàn”. Có lẽ ngài cũng có “máu nhạc” nên ngài luôn hát theo khi ca đoàn hợp tấu. Đặc biệt thấy ngài rất hay cười. Thiết tưởng “cảm ơn” và “cười” là nét độc đáo của một con người, tuyệt vời hơn khi đó lại là một giám mục!

Trước khi kết thúc Thánh lễ, ĐGM Cosma đã ban Phép lành Tòa thánh cho mọi người tham dự Thánh lễ. Ơn Toàn Xá hôm nay được trao ban cho mọi người sốt sắng dâng lễ kính LCTX, đồng thời có rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng.

TRUNG TÂM MỤC VỤ TGP SAIGON

Ngày 15-4-2012, Đại lễ LCTX được tổ chức tại TTMV TGP Saigon. 14 giờ, nhiều người đã có mặt dù trời rất nắng. 14 giờ 30, đội trống biểu diễn những điệu trống sôi động. 14 giờ 50, mọi người bắt đầu lần Chuỗi Mân Côi và Chuỗi LCTX. Đúng 17 giờ, bắt đầu Thánh lễ kính LCTX. Số người càng lúc càng đông, tổng cộng khoảng 20.000 người.

16 giờ là phần diễn nguyện về LCTX. 16 giờ 45 là phần chia sẻ về Thánh Faustina của ĐGM Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục GP Thanh Hóa kiêm phó chủ tịch HĐGMVN. Ngài nói: “Tôi rất vui khi được đến đây chia sẻ với anh chị em. Tôi tưởng việc sùng kính LCTX chỉ dành cho những người lớn tuổi và những người không đi làm, vì 3 giờ chiều là giờ nóng bức và buồn ngủ, nhưng rất ngạc nhiên thấy có rất nhiều bạn trẻ. Mỗi khi có sự cố gì thì Chúa cho xuất hiện một vị thánh, như thế kỷ XIII xảy ra tranh giành Thánh Địa thì Chúa gởi tới Thánh Đa Minh với Chuỗi Mân Côi. Thời đại chúng ta được Chúa gởi Thánh Faustina với Chuỗi LTX”.

Ngài nói thêm rằng Bí tích Hòa giải rất quan trọng, vì nhờ đó mà chúng ta có thể được tha thứ tội lỗi và hòa giải với Thiên Chúa. 3 giờ chiều là giờ Chúa Giêsu chết, và ngay khi đó “bức màn trướng trong Đền Thờ xé ra làm hai từ trên xuống dưới” (Mt 27:51). Đó là giờ của Ân sủng, giờ của sự tha thứ, giờ của ơn cứu độ, giờ cùa LCTX.

Cái nắng và cái nóng cùa mùa hè khiến ai cũng chảy mồ hôi nhễ nhại, nhưng lòng yêu mến Chúa Giêsu nơi mọi người đã khiến họ chịu đựng vượt qua tất cả. Những chiếc quạt nhẹ nhàng và đều đặn phe pgẩy trên tay nhiều người nhìn như một điệu múa quạt truyền thống.

17 giờ, LM Gioan Thiên Chúa Nguyễn Thới Minh, GP Xuân Lộc, chia sẻ đôi điều giúp cộng đoàn hiệp dâng Thánh lễ. 17 giờ 30 đoàn rước kiệu LCTX cùng đoàn đồng tế tiến về lễ đài trong tiếng reo hò vang dội của cả 20.000 người: “Con yêu Chúa! Con tín thác vào Ngài!”.

Chủ tế là ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục Phụ tá TGP Saigon. Cùng đồng tế là ĐGM Antôn Vũ Huy Chương, Giám mục GP Dalat, LM G.B. Võ Văn Ánh, Tổng linh hướng CĐ LCTX TGP Saigon, và 13 linh mục.

Trong bài giảng lễ, ĐGM Phêrô nói rằng niềm tin của chúng ta nhờ vào “ngôi mộ trống”, những lần Chúa Giêsu hiện ra và các Thánh Tông đồ. Đức tin không dựa vào phép lạ, mà phải nhờ vào Lời Chúa. Ngày xưa, bao người thấy nhiều phép lạ Chúa làm, nhưng họ vẫn đồng lõa hô to: “Đóng đinh vào thập giá!” (Ga 19:6).

ĐGM Phêrô nói: “Thương tích của Chúa là bằng chứng về LCTX. Thương tích đó là do tội lỗi, sự độc ác, sự độc đoán, sự hèn nhát, sự phản bội, sự chạy trốn,… của Tông đồ trưởng Phêrô, của ông Giuđa, của các Tông đồ khác, và của chính chúng ta”.

Khi các Tông đồ họp nhau trong nhà kín, với cửa đóng then cài, Chúa Giêsu hiện đến nói với họ: “Bình an cho anh em” (Ga 20:19; Ga 20:21; Ga 20:26). Lời chúc đó là ơn tha thứ. Ngài đến ban bình an và tha thứ, chứ không hề nhắc đến lỗi lầm của Tông đồ nào. Ơn tha thứ đó là LCTX. Được thương xót rồi thì phải có trách nhiệm: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20:21). Chúa sai chính mỗi người trong chúng ta làm chứng về LCTX cho những người khác, tức là sống LCTX: Cầu nguyện và giúp đỡ những người gặp khó khăn, gặp hoạn nạn, gặp đau khổ…

Kết thúc bài giảng, ĐGM Phêrô nói rất vui và chuyển lời cảm ơn của ĐHY G.B Phạm Minh mẫn, TGM TGP Saigon, đồng thời xin mọi người cùng hát lời Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô Assisi (Lm Ns Kim Long phổ nhạc): “Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người…”. Thật tuyệt vời, vì cả lời kinh này là những động thái sống LCTX.

Cuối Thánh lễ, ĐGM Phêrô và ĐGM Antôn cùng ban Phép lành Tòa thánh để mọi người hưởng Ơn Toàn Xá của Đại lễ LCTX.

19 giờ 20, Thánh lễ kết thúc. Mọi người ra về với ơn của LCTX tràn ngập tâm hồn… Chắc chắn Chúa Giêsu rất vui lòng khi thấy càng ngày càng nhiều người biết vâng lệnh Ngài truyền dạy mà chạy đến với LCTX.
 
Đại Hội Tân Tòng-Dự Tòng Lần Thứ VII Tại Giáo Xứ Tuy Hòa
GX Tuy Hòa
08:56 16/04/2012
ĐẠI HỘI TÂN TÒNG-DỰ TÒNG LẦN THỨ VII

Nếu trong suốt tuần Bát Nhật Phục Sinh, Phụng Vụ Hội Thánh đã luôn nhắt nhớ đến các anh chị em tân tòng mới vừa được nhập đạo trong Đêm Vọng, thì hôm nay, Chúa Nhật mang tên "Áo Trắng", Chúa Nhật được Đức Á Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đặt tên là "Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót Chúa", cộng đoàn Dân Chúa giáo xứ Tuy Hòa lại một lần nữa đón chào ngày Đại Hội truyền thống của các anh chị em tân tòng và dự tòng trong giáo xứ.

Xem hình

Đây là Đại Hội lần thứ VII. Chủ đề của Đại Hội lần nầy là "TÂM TƯ CỦA ĐỨC KITÔ" (Pl 2,5). Lần Đại hội nầy đặc biệt dành riêng kỷ niệm các anh chị em nhập đạo được tròn 10 năm (từ 2002-2012) và cũng là dịp kỷ niệm cha sở Giuse Trương Đình Hiền vừa mãn 10 năm phục vụ tại giáo xứ Tuy Hòa-giáo hạt Phú Yên (14/04/2002-14/04/2012) để sửa soạn lên đường nhận nhiệm sở mới tại Quảng Ngãi.

Từ 14 giờ chiều Chúa Nhật hôm nay (15/04), các anh chị em tân tòng và dự tòng đã tề tựu về đông đảo, tay bắt mặt mừng, trao cho nhau những nụ cười thân ái vui mừng của những người bạn đồng lớp, đồng khóa, giữa thầy và trò. Rất nhiều đôi bạn mang theo cả gia đình, vợ chồng, con cái cùng về tham dự Đại Hội.

Trước khi cử hành Phụng Vụ Thánh Lễ, các bạn đã cùng nhau đọc chung Tin Mừng và lắng nghe cha chánh xứ sẻ chia ý nghĩa của ngày Chúa Nhật II Phục Sinh, Chúa Nhật gần như dành riêng cho các anh chị em tân tòng để đi sâu và thật sự cảm nhận lòng xót thương của Thiên Chúa khi được Ngài thương kêu gọi gia nhập đoàn Dân Thánh, đoàn dân được cứu độ bởi Máu Con Yêu dấu của Ngài.

Sau đó là các chứng từ về cuộc sống đức tin và quá trình theo đuổi ơn gọi làm con cái Chúa được lần lượt sẻ chia trong bầu khí cảm thông, lắng đọng và thật gần gũi.

Quả thật, Thiên Chúa có muôn vạn cách và xây đắp muôn vạn nẻo đường để con người có thể đến với Ngài.

Cao điểm của chương trình Đại Hội vẫn là Thánh Lễ. Các anh chị em tân tòng-dự tòng đã tham dự thánh lễ thật đông đảo, sốt sắng, và đảm nhận thật tốt các vai trò được phối trí trong Phụng Vụ như Dẫn lễ, đọc Lời Chúa, dâng lễ vật...

Bữa cơm tối thân mật trước sân nhà xứ như một bức tranh sinh động về hình ảnh của Giáo Hội : hiệp nhất, yêu thương, huynh đệ. Trong khung cảnh đặc biệt nầy, tuần tự các lớp, khóa tân tòng trong suốt nhiều năm, đã lên chia sẻ những tâm tình thật dễ thương và cảm động ; đồng thời chụp hình lưu niệm với cha chánh xứ Giuse Trương Đình Hiền, người trực tiếp dạy giáo lý dự tòng-tân tòng suốt 10 năm và đã đề xuất và hướng dẫn thực hiện sáng kiến sinh hoạt mục vụ đại hội nầy qua liên tiếp 7 kỳ Đại Hội.

Hy vọng sau mỗi lần Đại Hội, các anh chị em tân tòng-dự tòng sẽ được hun nóng thêm niềm tin và được trang bị thêm sức mạnh của Thần Khí, để các anh chị em nầy ra đi "mang lấy những tâm tình của Đức Kitô" mà trở nên nhân chứng sống động của Tin Mừng.
 
Lễ Lòng Thương Xót Chúa Tại Đan Viện Châu Sơn Sacramento
Mai Thi
08:47 16/04/2012
Lễ Lòng Thương Xót Chúa Tại Đan Viện Châu Sơn Sacramento

Nhằm tạo dịp thuận lợi để mọi người tăng thêm tình mến yêu, tin cậy vào Lòng Thương Xót Chúa và cầu xin ơn bình an và muôn ơn lành xác hồn cho bản thân, gia đình, Giáo Hội và thế giới, lúc 10 giờ 30 sáng Chúa nhật ngày 15 tháng 4 tại Đan viện Châu Sơn Sacramento – Hoa Kỳ đã long trọng cử hành lễ Lòng Thương Xót Chúa.

Xem hình

Buổi lễ bắt đầu bằng lời nguyện làm phép các ảnh tượng và nghi thức tôn kính ảnh Lòng Chúa Thương xót. Sau đó là cuộc rước cung nghinh Ảnh Lòng Thương Xót Chúa vòng quanh sân trước của đan viện. Khi đi rước mọi người cùng cầu nguyện qua tâm tình những bài thánh ca ca ngợi tình yêu Thiên Chúa và đọc kinh lòng thương xót Chúa. Khi đoàn rước trở lại lễ đài, cộng đoàn phụng vụ hát ca nhập lễ khởi sự Thánh Lễ Đại Trào, với nghi thức lãnh ơn toàn xá. Chủ tế thánh lễ là Đức Viện phụ Paul Mark, O.C.S.O., đan viện New Clairvaux. Cùng đồng tế với ngài là cha khách Philip đến từ Boston và cha Lê Thanh đến từ giáo phận Bà Rịa Vũng Tàu (Việt Nam) cùng quí cha thuộc đan viện Châu Sơn Sacramento. Trong thánh lễ có đọc kinh giờ VI như các đan sĩ vẫn đọc hàng ngày.

Từ mấy năm trở lại đây, cứ vào dịp lễ Lòng thương xót Chúa, có đông đảo các anh chị em giáo dân Việt Nam qui tụ với nhau tại Đan viện để tham dự thánh lễ với các nghi thức tương tự như hôm nay. Năm nay có khoảng 500 người đến từ các vùng quanh đan viện như Sacramento, Stockton, Manteca, Fremont, Traycy, Santaclara, San Jose. Trong số những người tới thâm dự có quí sơ dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt đang phục vụ tại Sacramento, quí sơ dòng Biển Đức Việt Nam và một số người Mỹ thân quen với đan viện cũng tới hiệp thông và tham dự đầy đủ các phần phụng vụ của ngày lễ.

Được biết trong ngày lễ này có nhiều nơi tại Hoa Kỳ tổ chức thánh lễ Lòng Thương Xót và có nhiều chương trình xoay quanh chủ đề lòng Chúa thương xót.

Các giáo dân Việt Nam dù đang sống ở Hoa Kỳ vẫn giữ được lòng đạo sốt sắng với những thói quen đạo đức tốt lành như thường xuyên đọc kinh tôn kính lòng thương xót, kinh Mân Côi...

Các nghi thức phụng vụ ngày lễ lòng thương xót Chúa tại đan viện Châu Sơn Sacramento đã diễn ra rất khoan thai nhịp nhàng, trang trọng và sốt sắng. Sứ điệp của ngày lễ được Viện Phụ Paul Mark gởi đến mọi người tham dự đó là những câu cuối cùng bài giảng lễ của ngài: “Hãy trở nên một con người biết ước ao như Toma tông đồ. Ước ao nhìn thấy và ước ao biết Chúa như tông đồ Toma đã ước ao. Một khi đã được như thế rồi thì lòng thương xót Chúa sẽ đến với bạn”. Cảm nghiệm của những người tới tham dự thánh lễ hôm nay thật vui, phấn khởi, tăng thêm lòng đạo đức và sốt sắng.

Sau thánh lễ, mọi người ở lại dùng bữa ăn huynh đệ với nhau trong bầu khí gia đình tại đan viện. Một ngày đẹp trời và nhiều hồng ân Thiên Chúa tại đan viện Châu Sơn Sacramento nhân dịp mừng lễ Lòng Thương Xót Chúa.

Mai Thi
 
Chầu lượt tại giáo xứ Mường Riệc TGP Hà Nội
Thùy Chi
09:40 16/04/2012
HÀ NỘI – Ngày Chúa nhật tuần thứ II Phục Sinh và là ngày lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa, tại Giáo xứ Mường Riệc (Xóm Riệc I, xã Mỹ Thành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã tổ chức tuần Chầu lượt thay mặt Tổng Giáo phận Hà Nội. Thánh lễ đồng tế do cha Đaminh Nguyễn Công Khương, Phó xứ Thạch Bích làm chủ tế.

Xem hình ảnh

Được sự đồng ý và động viên của cha xứ Gioan Nguyễn Văn Hân, các ông trong Ban Hành giáo đã cho giăng cờ sọc vàng đỏ dọc chen lẫn những đường dây điện và dây điện thoại ở hai bên con đường, dẫn từ cổng làng đơn sơ của người dân tộc Mường sống tại xóm Riệc nơi đây, vào tới cổng nhà thờ và trong sân nhà thờ một cây tre treo cờ dân tộc nổi bật lên trên núi đồi với cây rừng xanh tươi. Từ xa xa chừng một cây số, khách hành hương đã thấy cờ phướn bay phấp phới trong gió. Còn những người dân ở đầu xã Mỹ Thành cũng vui cùng, trò chuyện với nhau, hỏi han nhau xem hôm nay nhà thờ có lễ gì mà từ sáng sớm đã thấy có rất nhiều ô tô chở đông người tới nhà thờ.

Nhà thờ Mường Riệc từng được xây dựng năm 1913 trong thời Pháp thuộc. Sau năm 1945, những năm tháng chiến tranh, nhà thờ bị bom đạn tàn phá. Đến ngày 23.1.2008, ngôi nhà thờ mới đã được xây dựng lại và được cắt băng khánh thành từ tay Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám mục Hà Nội. Ngôi nhà thờ to và rộng 480m2 có một tháp chuông cao 25m cùng với nhà phòng khang trang là trung tâm sinh hoạt tôn giáo của hạt Hòa Bình. Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay có 11 giáo xứ (10 xứ thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội và 1 giáo xứ thuộc giáo phận Phát Diệm). Tại huyện Kim Bôi có hai xứ, đó là Bến Cuối (xã Tân Thành) và Gò Mu (xã Thanh Lương); tại huyện Lương Sơn có ba xứ, đó là Đồng Cháy (xã Cao Dương), Đồng Gội (xã Quất Lâm) và Mường Tre (xã Hạ Bì); tại huyện Lạc Thủy có hai xứ: xứ Đồng Gianh (xã Phú Thành) và xứ Khoan Dụ (xã Khoan Dụ; thuộc Giáo phận Phát Diệm); tại huyện Lạc Sơn có bốn giáo xứ, đó là xứ Mường Cắt [tên gọi khác là Hướng Nghĩa] (xã Văn Nghĩa), xứ Mường Đổn (xã Văn Lãng), xứ Mường Riệc [tên gọi khác là Mỹ Thành] theo tên địa danh của xã Mỹ Thành và xứ Vụ Bản (xã Vụ Bản). Tất cả các giáo xứ nằm trong địa bàn tỉnh Hòa Bình đều là những giáo xứ phục vụ cho người dân tộc Mường, và đã được truyền giáo cho người Mường trong tỉnh Hòa Bình từ năm 1818, đời Đức cha Jacques Benjamin Longer (1752 – 1787 – 1831). Quý cha đến với người dân tộc Mường đều được học tiếng dân tộc. Thường và luôn luôn, trong thánh lễ, bài giảng (bài chia sẻ Tin Mừng) được cha giảng lễ nói bằng tiếng Mường. Tuy nhiên, thánh lễ Chầu hôm nay, cha Giuse Tạ Xuân Hòa giảng bằng tiếng Kinh và cộng đoàn đều chăm chú lắng nghe cha giảng lễ.

Theo truyền thống của giáo xứ nơi những người dân tộc Mường, ngày Chầu lượt của giáo xứ được bắt đầu bằng thánh lễ khai mạc lúc 6 giờ sáng và bế mạc lúc 11 giờ trưa là thánh lễ tạ ơn có quý cha trong giáo hạt đồng tế. Việc đi lại và di chuyển trên đường rừng núi chiếm gấp ba lần thời gian đi đường bằng nên khó có thể giờ Chầu đến 5 giờ chiều như tại các giáo xứ miền xuôi, vì để đi qua 30 – 40km đường núi là phải mất trên 3 tiếng đồng hồ. Đó là những con đường chỉ rộng 4m áp sát sườn núi lên tới độ cao gần 700m và bên dưới là thung lũng bạt ngàn lớp lớp cây rừng, không có gương cầu, không có đèn cao áp và cũng chẳng có cửa hàng quán nước, trạm xăng và bưu điện ven đường.

Ngày Chầu lượt của giáo xứ Mường Riệc năm nay có sự tham gia của xứ Mường Cắt, Vụ Bản, cộng đoàn họ Sỳ, họ Ba Rường, đồi Cả, đồi Mựng, đồi Pheo và đồi Ấm. Giáo dân từ Hà Nội vượt 90km đường rừng núi và giáo dân từ Hà Nam cũng đi chặng đường dài 70km cùng với quý cha đến Mường Riệc hiệp thông giờ Chầu. Đã có khoảng 700 giáo dân tham dự thánh lễ tạ ơn. Và trước khi kết thúc thánh lễ có trao phần thưởng thi Kinh Bổn cho các giáo xứ và các hội đoàn. Cha Antôn Trần Cao Tích trao giải nhất cho Hội Mân Côi Riệc II, ngài hài hước hỏi chị trưởng hội lên nhận phần thưởng: “Trước khi tôi trao giải, chị hãy đọc ‘Kinh ăn cơm’ cho cộng đoàn nghe đi nào”, chị trưởng hội vâng theo lời cha và cất lời kinh bằng tiếng Kinh: “Lạy Cha chúng con ở trên trời…”. Khi chị nhận phần thưởng từ tay cha Cao Tích, cả nhà thờ vỗ tay reo vui cùng chị.

Những lời giảng lễ của Cha Giuse Tạ Xuân Hòa đã đánh động tâm hồn không chỉ nơi người dân bản Mường mà cả khách hành hương tới xứ Mường Riệc. Ngài kể về đồng tiền “mua vui” khi mà có nhiều người đi lễ nhà thờ đã hỏi nhau đổi tiền chẵn lấy tiền lẻ để bỏ vào giỏ dâng cúng những tờ tiền 500 đồng và thậm chí là tờ 200 đồng. Cuối bài giảng ngài kể câu chuyện về người thợ cắt tóc tốt bụng là người dân xứ Đồng Chiêm, một con người tràn đầy niềm vui và tình yêu. Vì mỗi khi ngài nhờ ông tới cắt tóc thì ông đến ngay trong ngày. Điều đặc biệt là khi đi, ông thợ cắt tóc còn đem theo một chiếc mũ bảo hiểm thứ hai, để nếu đi trên đường có ai cần đi nhờ thì ông cho đi cùng. Cha Hòa kể, trước đây ông ấy còn đem theo một chai xăng, để khi đi đường gặp thấy có ai bị hết xăng thì ông ấy trợ giúp. Thời gian gần đây có hiện tượng xe máy cháy nhiều quá cho nên ông ấy không mang chai xăng đi mà chuyển sang mang chai không và ống nhựa ti-ô, để xe nào hết xăng thì lấy xăng trực tiếp từ xe mình chuyển sang thì người ta mới tin!

Cả cộng đoàn lặng đi nghe cha Giuse Tạ Xuân Hòa giảng lễ và dường như ai cũng thầm cầu nguyện tạ ơn Chúa với người thợ cắt tóc tốt bụng đó. Tiếng máy nổ phát ra từ đầu nhà thờ đã làm thức dậy sự yên tĩnh trong khoảnh khắc tiếp nối giữa phụng vụ Lời Chúa và Lời cầu nguyện giáo dân. Cuộc sống của người dân xứ Mường vẫn còn nhiều vất vả, khó khăn và khổ cực. Mong sao nơi đây có được nguồn điện ổn định, vì hiện nay, mỗi gia đình chỉ có được một bóng đèn thắp cho buổi tối mờ mờ chẳng đủ sáng. Mong sao đường giao thông thuận tiện hơn để những người dân tộc có thể đi đi về về nơi thành phố để học tập, làm việc và giao thương kinh tế. Và mong sao, những ngày lễ Chầu lượt là ngày hội cho các giáo xứ cùng đến chia vui, đem lại tin yêu cho những người dân tộc và cho những người lương dân.
 
Đại hội Giới Trẻ FMA – Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ
Quân Tuấn Anh
12:01 16/04/2012
Chúa Nhật II Phục Sinh Giáo hội vẫn đang trong niềm vui mừng Chúa sống lại và hân hoan với lời ca Halleluia, niềm vui đó càng được nâng lên bởi “đến hẹn lại lên” Chúa Nhật II Phục Sinh hàng năm quý Sr Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ (FMA) lại tổ chức chương trình đại hội giới trẻ mời gọi các bạn trẻ từ khắp nơi mà quý Sr đang coi sóc về đây quy tụ, gặp gỡ nhau và cùng chia sẻ cho nhau tinh thần FMA, đây cũng là chương trình mà các bạn trẻ luôn nao nức mong đợi, trong chương trình này quy tụ các bạn trẻ đến từ các nhóm Linh hoạt viên Bảo Lộc, Nhóm Don Bosco Xuân Hòa, Nhóm Mai Khôi, Tam Đa, Đức Huy, Phan Rang, Tam Hà, Cựu học viên FMA, Giáo lý viên…và rất nhiều nhóm khác với gần 1300 bạn trẻ tham dự.

Xem hình ảnh

Chương trình gặp gỡ lần này lại càng vui hơn bởi năm nay kỷ niệm 140 năm thành lập Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ đồng thời có sự hiện diện của Sr Lucy Rose, đại diện Mẹ Bề trên Tổng quyền Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ đi kinh lý tại Việt Nam, quý Sr Bề trên Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ Việt Nam cùng với quý Sr đang phục vụ tại các nhóm làm tăng thêm sự hứng khởi của các bạn trẻ đặc biệt trong phần chào đón với các vũ điệu thật nhịp nhàng trong chủ đề “Sáng giấc mơ, mới cuộc đời” mà các bạn trẻ Linh hoạt viên thể hiện.

“Khám phá giấc mơ – Đổi mới cuộc đời” đó chính là lá thư của Cha Bề trên cả Dòng Salediêng gửi cho giới trẻ năm 2012 và cũng là chủ đề chính cho lần gặp gỡ năm nay, chương trình được bắt đầu với phần “Thiên Chúa có giấc mơ cho từng người” được cụ thể hóa là giấc mơ 9 tuổi của Thánh Gioan Bosco và thị kiến của Thánh Maria Mazzarello trên đồi Borgo Alto qua đó mỗi người sẽ nhìn nhận những giấc mơ của mình mà Thiên Chúa đã đặt trong mỗi con người.

Để giấc mơ của Thiên Chúa dành cho mỗi người được trở thành hiện thực chương trình được tiếp nối với phần “Thực hiện hóa giấc mơ của Thiên Chúa” qua lời chia sẻ của Sr Lucy Rose mời gọi các bạn trẻ hãy dựa vào Lời Chúa để “xây dựng” và “bám rễ sâu” trong Đức Ky-tô qua sứ điệp gửi cho Giới trẻ lần thứ 26 của Đức Thánh Cha Benedicto 16 với việc thể hiện mỗi người là một trái nho kết thành từng chùm nho để gắn kết với cây nho chính là Đức Giêsu, và khi đó chắc hẵn rằng giấc mơ của mỗi người sẽ được trở thành hiện thực.

Trọng điểm của ngày gặp gỡ hôm nay là Thánh Lễ đồng tế do Cha Laurenso Bùi Công Huy OP chủ tế, trong phần chia sẻ Cha Laurenso đã nhắc lại về giấc mơ mà Thiên Chúa trao cho mỗi người và “khi nói đến giấc mơ là ta nói đến kế hoạch của Thiên Chúa đó là kế hoạch yêu thương và kế hoặc đó đã đặt vào chính ngay trong mỗi con người chúng ta, nơi chúng ta đang sống.” Ngài cũng nhấn mạnh rằng, “để thực hiện giấc mơ phải thực hiện ba điều: Giấc mơ phải thực hiện từ bây giờ mới có tương lai và để thực hiện được giấc mơ thì phải cam kết và hướng đến Thiên Chúa.”

Sang buổi chiều là phần cuối cùng “Trở nên ngôn sứ - Loan báo tin mừng cách mới mẻ” mỗi tổ được gặp gỡ và sinh hoạt cùng với những hoạt động mà ban tổ chức đưa ra qua đó để biết được rằng giấc mơ của Thiên Chúa ban cho mình là gì và mình lựa chọn giấc mơ nào, sau đó là phần kết thúc hoạt động với việc mỗi người làm một chiếc chong chóng và chong chóng quay được là bởi sức gió cũng được ví như đó chính là mỗi con người chúng ta được Thần khí tác động và đòi hỏi mỗi người phải sẵn sàng mở rộng tâm hồn để đón Chúa.

Kết thúc chương trình đại diện các bạn trẻ lên cám ơn Sr Lucy Rose, Sr Bề trên Giám tỉnh cùng với Ban tổ chức chương trình, sau lời cám ơn là nghi thức sai đi với hoạt động mang ước mơ của mỗi người bay cao lên tới Thiên Chúa bằng việc thể hiện các con diều của công lý, trao ban, khát vọng, nội tâm đồng thời kết hợp với những ước mơ riêng của mỗi người ghi lại trong từng ngôi sao và được các chùm bóng bay nâng lên như muốn gửi từng ước mơ tới Thiên Chúa.

Chương trình khép lại với biết bao niềm vui, phấn khởi từ các bạn trẻ, mọi người bắt tay nhau trong tiếng cười vui và hứa hẹn gặp gỡ nhau trong năm tới, chia tay nhau ai cũng vấn vương luyến tiếc và hy vọng những ước mơ của mình ngày càng bay cao, bay xa và mong muốn những ước mơ ấy sẽ trở thành hiện thực.
 
Châu Âu Ký Sự (2): Chuyến đi Áo - Tyrol - Roma
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
10:31 16/04/2012
Châu Âu Ký Sự (2): Chuyến đi Áo - Tyrol - Roma

Sau gần một tháng lưu trú ở xứ sở nổi tiếng về hoa Tu-líp hay còn gọi là đất nước của “Cối xoay gió” để sống lại những giây phút ban đầu của Thánh Sáng Lập Dòng và những người cùng thời với ngài, chúng tôi lại chuẩn bị lên đường tiến về Roma cho giai đoạn II của khóa học. Trước khi ra đi, chúng tôi có dâng thánh lễ cho một cộng đoàn nhỏ người Việt sống gần thủ đô Amsterdam mà đa số đã cư ngụ ở Hoà Lan gần 30 năm qua. Chúng tôi lại được một buổi trò chuyện thật nồng ấm và cùng được thưởng thức tài nghệ nấu ăn của một phụ nữ trẻ vừa trở lại đạo cách đây không lâu. Dù là cộng đoàn nhỏ nhưng khá sum tụ. Các em nhỏ thì chỉ nói được vài câu tiếng Việt vì sinh ra bên đất Hoà Lan nên khi nghe giảng lễ các em chỉ biết nhìn khi thấy cha mẹ, ông bà chúng cười mà chúng chẳng hiểu gì cả. Chúng tôi còn nhớ vào một dịp đến Hoa Kỳ cách đây mấy năm, một bác lớn tuổi mời mấy cha Việt nam, trong đó có chúng tôi đến dùng cơm tối. Trước khi dùng bữa, bác có gọi mấy cháu nội, ngoại ra chào các linh mục. Một cháu bé khoảng 5,6 tuổi gì đó rất ngây thơ hỏi ông nó: “Ông ơi! Ông muốn con chào thằng nào trước?” làm cho ông nó tái mặt. Chúng tôi được một trận cười về sự ngây thơ của cháu bé vì chúng tôi biết rằng các em bé Việt Nam sinh ở nước ngoài không dễ gì nói tiếng Việt như trẻ em sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Cũng vì thế chúng tôi không bao giờ trách cứ vì những chuyện cỏn con này.

Hoà Lan là quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận hợp pháp công nghệ tình dục và cho phép một khu vực buôn bán và hút thuốc phiện. Thủ đô Amsterdam là nơi rất đông du khác tham quan và nhờ lượng khách du lịch này mà họ thu được nguồn lợi rất lớn. Đây cũng là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận hôn nhân đồng giới. Bởi thế, nhiều người hay đùa rằng nếu muốn làm chuyện gì bị cấm ở các nước khác thì cứ đến Hoà Lan mà làm.

Chúng tôi đã từ biệt Hoà Lan để lên đường đến các nơi mà vị thánh truyền giáo đầu tiên của Dòng sinh sống trước khi được gởi qua Trung quốc truyền giáo. Hành trình của chúng tôi đã trải qua nhiều nước bằng xe bus xuyên quốc gia nên chúng tôi được dịp ngắm cảnh và tận hưởng những vẻ đẹp thiên tạo cũng như nhân tạo của của Âu châu. Trong cuộc hành trình này có một linh mục rất rành về Âu châu đã giới thiệu cho chúng tôi rất nhiều điều bổ ích về những địa danh và thắng cảnh của những nơi mà chúng tôi đi qua cũng như sẽ đặt chân đến.

Khi đến Austria (mà người Việt mình hay quen gọi là nước Áo). Chúng tôi cũng không hiểu vì sao người Việt mình gọi là nước Áo. Có lẽ là do phiên âm từ Hán-Việt là Áo-đại-lợi, nên gọi là nước Áo, giống như gọi nước Italy là Ý (Hán-Việt là Ý-đại-lợi) lâu ngày thành thói quen. Có lẽ chúng ta cũng cần thay đổi để gọi tên của một số địa danh thông dụng cho đúng, ví dụ ta không nên gọi Rô-ma là La-Mã nữa vì La-Mã là âm Hán-Việt do người Trung Hoa không đọc được chữ “R” nên họ đọc trại thành chữ “L” rồi từ đó người Việt mình cứ theo nên thành thói quen. Chúng tôi không dám “múa rùa qua mắt thợ” chuyện ngôn ngữ nhưng muốn góp một tí gì đó để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mà thôi.

Nói đến nước Austria (nước Áo), người ta không quên các thiên tài âm nhạc như Mozart, Beethoven, Schubert, Strauss… với những nhạc phẩm bất hủ và một bản nhạc mà ai cũng biết đến trong Mùa Giáng sinh là bài “Stille Nacht” hay “Đêm Thánh Vô Cùng” đã được dịch trên 300 ngôn ngữ do nhạc sĩ Gruber phổ nhạc với lời của linh mục Josef Mohr. Quốc gia này còn gọi là quốc gia của âm nhạc. Chúng tôi đã đặt chân đến đất nước đẹp như tranh vẻ này với phong cảnh hữu tình và những ngọn núi phủ đầy tuyết trắng dù trời đã chuyển qua mùa Xuân. Đây cũng là đất nước nhiều lần đăng cai Thế Vận Hội Mùa Đông. Một anh em linh mục người Việt tham dự khóa học này đã thốt lên khi nhìn thấy phong cảnh hữu tình này: “Trời! Đất nước đẹp như vậy mà ông thánh của Dòng mình lại bỏ đi truyền giáo, uổng thiệt!”. Quả thật một đất nước quá đẹp và thơ mộng.

Sau cuộc thám hiểm Austria xinh đẹp, chúng tôi đã đến Đại Chủng Viện Bressanone thuộc miền Nam Tyrol mà trước đây thuộc về Austria, nhưng sau Đại thế chiến thứ II đã thuộc về Italy. Đây là Đại chủng viện khá lâu đời hơn 5 thế kỷ qua và vị thánh truyền giáo đầu tiên của Dòng đã học thần học và chịu chức tại đây. Vào năm 2008, Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đi-tô XVI đi nghĩ Hè ở miền Nam Tyrol và cũng đã trọ tại Đại Chủng Viện cổ kính này nên các thành viên ở đây rất hãnh diện. Nhìn thấy cơ ngơi bề thế của chủng viện mà trước đây đã từng sản sinh ra biết bao nhà truyền giáo trong đó có những vị thánh, rồi từng cung cấp cho giáo hội biết bao linh mục, giám mục, hồng y nổi tiếng. Chủng viện này đã từng có hàng trăm chủng sinh với ban giáo sư gồm mấy chục người mà nay chỉ còn mấy chú chủng sinh với vài ba giáo sư lo việc huấn luyện và chủng viện bây giờ phần lớn để tiếp khách hành hương từ nơi xa đến để có kinh phí bảo quản mà thấy xót xa.

Trong những ngày trọ tại Nam Tyrol, chúng tôi cũng đi thăm một số Đan Viện và những ngôi Thánh Đường cổ kính được xây theo lối kiến trúc Baroque. Loại kiến trúc này có nguồn gốc từ tiếng Bồ Đào Nha: "Barroco" nghĩa là những viên ngọc không có quy luật hay có hình thù kì dị, là "tất cả những gì không tuân theo các chuẩn mực về tỉ lệ, mà chìu theo tính khí bất thường của nghệ sĩ". Các nghệ sĩ cùng tạo ra một kết quả thống nhất và nhấn mạnh hiệu quả ảo ảnh với mục đích làm cho chiều sâu sâu hơn, chiều dài dài hơn, những luồng ánh sáng chuyển động và sự âm vang của âm thanh khi được phát ra dù chỉ là một tiếng động rất nhỏ. Hình oval là hình chủ đạo của lối kiến trúc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết và cầu kỳ
này, nó xuất hiện hầu như ở tất cả mọi nơi, từ nét uốn lượn của những dãy tường dài đến cái góc nhỏ khuất cao trên trần. Như chúng tôi được biết vì vào thời kì đó giáo dân không được đọc hay học hỏi Kinh Thánh, vì thế những hình vẽ hay điêu khắc trong các thánh đường hay tu viện là để mọi người chiêm ngắm và đọc Kinh Thánh qua qua những tác phẩm nghệ thuật. Ngắm nhìn những nhà thờ và các tu viện xây từ bao thế kỷ đến nay vẫn còn giữ những nét đẹp mê hồn nhưng chỉ thiếu có một điều là không còn nhiều ơn gọi và người tham dự thánh lễ mà thôi.

Chúng tôi đến thăm ngôi nhà nơi vị thánh truyền giáo của Dòng từng sinh ra và lớn lên, và giờ đây căn nhà này đã trở thành nhà nguyện và lưu giữ những bút tích của ngài để khách hành hương tham quan và cầu nguyện. Người anh em linh mục cùng Dòng là người đồng hương cùng xứ với vị thánh truyền giáo, được Nhà Dòng giao phụ trách ngôi nhà nguyện này, từng làm việc truyền giáo ở Chilê gần 20 năm, và nay trở về tâm sự với chúng tôi rằng dù người ta rất mến mộ vị thánh truyền giáo nhưng từ hơn 100 năm nay chỉ có ngài là linh mục truyền giáo thứ 2 thuộc ngôi làng này. Chúng tôi mới hỏi đùa ngài vậy ai sẽ là người thay thế kế tiếp nếu ngài cũng trở thành thánh! Ngài chỉ cười nhưng thoáng hiện một nét buồn khi ngài cho biết các gia đình ở Âu châu mỗi ngày có ít con hơn và ơn gọi tu trì là vô cùng hiếm hoi. Chúng tôi cùng thì thầm cầu nguyện với vị thánh của Dòng để có thêm ơn gọi phục vụ.

Tuần Thánh và Mùa Phục Sinh tại Roma

Sau những ngày ở Austria và Nam Tyrol, đoàn chúng tôi tiếp tục lên đường đến Roma sau khi từ biệt các cha giáo của Đại Chủng Viện ở Bressanone. Trên đoạn đường từ Tyrol về Roma, chúng tôi băng qua những thành phố nổi tiếng của Italy là Trento và Milano. Vị linh mục hướng dẫn đoàn cũng cho chúng tôi biết thêm nhiều thông tin bổ ích mà chúng tôi chưa từng được biết trước đây. Chúng tôi cũng dự định hành hương đến thành phố Padova, nơi vị thánh nổi tiếng làm các phép lạ là thánh An-tôn, nhưng vì giờ chót chương trình thay đổi nên chúng tôi phải đi thẳng đến Roma cho kịp giờ cơm tối để gặp gỡ các linh mục đàn anh làm việc ở các nước châu Mỹ La-tinh đang tham dự khóa thường huấn bằng tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Chúng tôi đã đến trụ sở của Dòng gọi là Centro Ad Gentes ở đồi Nemi, Roma cách không xa ngọn đồi Castel Gandolfo, dinh thự mùa hè của Đức Giáo Hoàng, vào chiều thứ Bảy, áp Lễ Lá để chuẩn bị chương trình bước vào Tuần Thánh tại Roma.

Trong bữa ăn tối huynh đệ với các linh mục đàn anh thuộc đủ sắc tộc, ngôn ngữ, màu da và đa số có thâm niên trên 40 năm làm việc truyền giáo ở nước ngoài, chúng tôi được dịp nói tiếng Spanish với họ. Tiếng Italy, Portugese và Spanish cũng khá gần giống nhau nên thật sự giữa chúng tôi có thể hiểu nhau. Một số anh em linh mục lớn tuổi mà trước đây cũng từng làm việc ở Paraguay có hỏi chúng tôi về hoàn cảnh Paraguay hiện tại và nhất là hỏi về người anh em cùng Dòng mà nay đang làm tổng thống của Paraguay. Chúng tôi được dịp chia sẻ và biết thêm nhiều điều mới mẻ từ các bậc đàn anh này.

Ngày đầu Tuần Thánh với cuộc rước lá, chúng tôi 2 lớp trẻ, già cùng tham dự nghi thức chung với nhau bằng hai thứ tiếng English và Spanish trong ngôi nhà Tĩnh Tâm của Trung Ương Dòng. Có lẽ đây là những giây phút hạnh phúc nhất trong đời truyền giáo vì Tuần Thánh mà được ở nhà Trung Ương Dòng.

Cũng trong những ngày này chúng tôi được học hỏi với các vị giáo sư nổi tiếng của Dòng, những người đã từng sống đời sống truyền giáo và giảng dạy nhiều nơi trên thế giới. Tiếp cận và học hỏi với họ chúng tôi mới nhận thấy sự khiêm nhường và đạo đức của những người theo Chúa thật sự. Ngay cả cha Bề Trên Tổng Quyền và những vị trong Hội Đồng cố vấn Tổng quyền cũng đến chia sẻ với chúng tôi về sứ mạng của Hội Dòng đối với Giáo hội, chúng tôi nhận thấy sao họ gần gũi và đơn sơ quá dù họ có bằng cấp cao và kinh nghiệm rất nhiều. Tuy nhiên chúng tôi vẫn còn nghe đây đó một số người trong Giáo hội mình chỉ mới nắm một chức vụ nhỏ xíu mà đã lên giọng và tự cho mình là vua một cõi!!!

Chiều thứ Năm Tuần Thánh, anh em linh mục chúng tôi cử hành với nhau Lễ Tiệc Ly với việc “Rửa Tay” cho nhau thay vì Rửa Chân cũng tại trụ sở của Dòng tại Roma. Cử chỉ này một lần nữa nói lên tinh thần khiêm nhường và phục vụ nhau chứ không phải mình làm linh mục rồi thì tự phong cho mình làm vương, làm tướng. Vị linh mục giảng thuyết cho chúng tôi trong những ngày này cũng là một anh em linh mục cùng Dòng và là thần học gia nổi tiếng- John Fuellenbach, người từng giảng dạy ở Đại học giáo hoàng Gregory ở Roma và nhiều nơi khác trên thế giới, đã nhấn mạnh đến yếu tố phục vụ và phục vụ trong yêu thương. Chính ngài đã thể hiện điều đó một cách cụ thể với chúng tôi ngay sau bài giảng.

Những ngày này chúng tôi cũng hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ và hướng về Đức Thánh Cha qua những hoạt động liên lỉ của ngài tại Tòa Thánh. Tội nghiệp cụ già đã 85 tuổi mà làm việc không ngơi trong những ngày trọng đại này. Đơn cử trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh, sau khi chủ tọa nghi thức trọng thể tại Đền thờ Thánh Phêrô để tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, ngài cũng phải đến hiện diện chủ tọa nghi thức gẫm đàng thánh giá tại Đại Hí Trường Colesseo với hàng chục ngàn giáo dân từ khắp nơi đổ về. Nhìn thấy cụ già cao tuổi nhưng phải làm biết bao việc với tư cách là người đứng đầu của một nhà nước và là người đứng đầu của Giáo hội Công giáo hoàn vũ mới cảm nhận được sự quan phòng của Chúa với Giáo Hội.

Sáng Chúa Nhật Phục Sinh, anh em linh mục trẻ, già chúng tôi tranh thủ ăn sáng thật sớm để kịp đến Quảng Trường thánh Phê-rô tham dự thánh lễ trọng thể do Đức Giáo Hoàng chủ sự. Từ biến cố ám sát cố Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II vào năm 1981 đến nay, khi vào Quảng trường thánh Phê-rô tham dự thánh lễ do Đức Giáo Hoàng chủ sự, tất cả mọi người đều được kiểm tra an ninh cẩn thận. Chính vì thế chúng tôi phải tranh thủ đi sớm dù có vé vào. Trước thánh lễ chúng tôi có quan sát và ước tính có đến hàng trăm ngàn người tham dự thánh lễ với sự sốt sắng tột cùng. Thánh lễ được cử hành bằng tiếng Latin nhưng các bài đọc và lời nguyện giáo dân được chia ra thành nhiều thứ tiếng. Có một nữ tu Trung Hoa đọc lời nguyện giáo dân để cầu nguyện cho toàn thế giới. Đúng 12h trưa, Đức Thánh Cha đọc thông điệp Phục Sinh và chúc lành cho thành Roma và toàn thế giới bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Khi ngài bắt đầu nói tiếng Việt: “Chúc Mừng Phục Sinh”, mấy anh em linh mục Việt Nam chúng tôi cố la lên thật to để tìm người đồng hương nhưng vì quá đông người nên chẳng biết ai là người Việt. Mãi sau thánh lễ mới gặp được một nữ tu Việt Nam đang tu học tại Roma. Ở nước ngoài mà gặp được đồng hương thì vui biết mấy dù người đó chẳng có họ hàng thân thiết gì với mình. Chúng tôi tranh thủ đi tham quan vài nơi tại trung tâm Roma và nhận thấy rằng thành phố cổ kính này quá đẹp. Tuy nhiên chúng tôi thấy có rất nhiều thanh niên châu Phi bán hàng rong của Trung quốc với nhãn hiệu Italy đang cố nài kéo khách mua hàng cũng làm nhiều người khó chịu. Còn rất nhiều điều thú vị nữa trong chuyến Tây du vừa học vừa thám hiểm này, và chúng tôi sẻ có nhiều điều mới để trải lòng trong dịp tới. Blessings.

Roma, 16-4-2012

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
 
Bổn Mạng Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh TGP Sydney
Diệp Hải Dung
19:14 16/04/2012
Tối Chúa Nhật 15/04/2012 các anh chị em ca viên Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh thuộc các Giáo Đoàn Cabramatta, Fairfield, Georges Hall, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt.Pritchard, Monica, và Revesby đã đến nhà thờ St. Therese Lakemba tham dự Thánh lễ mừng kính Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh là Quan Thầy của Liên Ca Đoàn.

Xem hình ảnh

Trước khi cử hành Thánh lễ. Cha Paul Văn Chi Tuyên Úy Đặc Trách Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh TGP Sydney ngỏ lời chào mừng tất cả anh chị em trong Liên Ca Đoàn và mọi người, đồng thời Cha giới thiệu quý Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Đặng Đình Nên, Cha Mai Đào Hiền và Cha Trịnh Ngọc Tứ đến tham dự và cùng hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng.

Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi đã nói về Thánh  Phaolô Lê Bảo Tịnh đã viết  những lời như sau “Tôi xác tín rằng không có gì có thể làm cho tôi xa rời tình thương của Đức Giêsu KiTô, dù là lao tù, dù là đói khát, dù gươm giáo, dù sự chết.. Ngài xác tín niềm tin yêu Phục Sinh, sống cho niềm tin yêu Phục Sinh và chết cho niềm tin yêu Phục Sinh đó. Trong ngày Tử đạo 06/04/1857 Ngài xác tín làm chứng nhân cho Chúa bằng chính mạng sống của mình. Riêng Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh đã xuyên suốt 23 năm phục Vụ Thánh Ca, cùng với các Liên Đoàn Trưởng hiện có mặt ở đây: Quý Anh Vũ Đức Thắng, Trần Đăng Cao, Nguyễn Đức Hiếu, Nguyễn Quốc Hào, Dương Văn Tiên, Hoàng Minh Hùng,  Ban Tuyên Úy và Cha Tuyên Úy đặc trách cám ơn Liên Ca Đoàn đã phục vụ bằng lời ca tiếng hát của mình. Xin Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh Bổn Mạng của Liên Ca Đoàn bầu cử cho chúng ta, để chúng ta tiếp tục dấn thân làm vinh danh Chúa qua việc  rao giảng tin yêu Phục Sinh bằng chính lời ca tiếng hát của mình.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Ông Trần Đăng Cao Ban Thường Vụ CĐCGVN Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh. Sau đó anh Hoàng Minh Hùng, Liên ca Đoàn Trưởng ngỏ lời cám ơn qúy Cha và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng Bổn Mạng của Liên Ca Đoàn.

Thánh lễ kết thúc mọi người cùng qua bên hội trường nhà thờ tham dự tiệc liên hoan mừng Quan Thầy Liên Ca Đoàn Thánh Tử Đạo Phaolô Lê Bảo Tịnh TGP Sydney.
 
Thiếu Nhi Thánh Thể giáo xứ Lộc Mỹ
Dominico Kiên
22:09 16/04/2012
Hòa cùng niềm vui của Giáo hội Hoàn vũ mừng kính Lòng Thương Xót Chúa. Ngày hôm qua, Chúa nhật II mùa Phục sinh, Đoàn Thiếu nhi Thánh thể Giáo xứ Lộc Mỹ đã hân hoan hiệp dâng Thánh lễ Tạ ơn và mừng Sinh nhật “tròn một tuổi hồng” của mình.

Xem hình ảnh

Sáng sớm khi những tia nắng ban mai còn e ấp, nụ cười rạng rỡ đã tươi nở trên khuôn mặt các em. Khuôn viên nhà thờ rộn tiếng cười và sắc màu những chiếc khăn quàng Thiếu nhi Thánh thể. Các em hân hoan vì hôm nay Đoàn Thiếu nhi Thánh thể mừng kỉ niệm một năm thành lập.

Đúng 6 giờ rưỡi sáng, các em đã chỉnh tề hàng đội cùng hội đồng mục vụ, quý sơ, quý thầy rước đoàn đồng tế từ trước tiền sảnh nhà xứ vào trong Thánh đường để hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn. Thánh lễ tạ ơn hôm nay do Cha Chánh xứ chủ tế. Trong lời đầu lễ, ngài nhắc lại những hồng ân Chúa ban cho đoàn Thiếu nhi Thánh thể trong suốt một năm qua. Nhờ hồng ân Thiên Chúa cùng với sự giúp đỡ của Cha xứ, quý thầy Chủng viện, quý Sơ dòng thánh Phaolo và Hội đồng Mục vụ Giáo xứ, ngày 17/04/2011, đoàn Thiếu nhi Thánh Thể Giáo xứ Lộc Mỹ được thành lập. Dù mới chỉ thành lập được một năm, nhưng các em đã thực sự lớn lên từng ngày nhờ sự quan tâm dìu dắt và hướng dẫn của những người hữu trách và các anh chị huynh trưởng. Hôm nay các em diễn tả sự trưởng thành của mình trong thái độ trang nghiêm và sốt sắng tham dự thánh lễ, viếng Chúa và công tác sinh hoạt đoàn đội, .

Trong thánh lễ đồng tế, các em vui mừng vì có sự ưu ái hiện diện và hiệp dâng thánh lễ của cha Linh hướng Chủng viện Vinh Thanh, cha Anrê Phạm Hòa Lạc. Chắc hẳn, những tâm tình nhắn nhủ và niềm vui mà Cha gởi gắm trong bài giảng sẽ con dư âm mãi trong tâm hồn các em Thiếu nhi Thánh thể. Kết thúc bài giảng, ngài đã mượn mẫu gương hai vị thánh trẻ là thánh nữ Têresa Hài Đồng Giêsu và thánh nữ Maria Goretti để khơi dậy nơi tâm hồn các em ngọn lửa yêu mến Chúa Giêsu Thánh thể và quyết tâm giữ lòng trong sạch để luôn xứng đáng với ơn Chúa.

Thánh lễ tạ ơn kết thúc với nghi thức sai đi, Cha tuyên úy mượn hình ảnh Muối và Ánh sáng để nói lên ý nghĩa chứng tá của những tông đồ nhỏ của Chúa. “Các con thân mến, các con được mời gọi để trở nên muối cho đời và ánh sáng cho trần gian. Các con là những người con trong gia đình, thiếu nhi trong Giáo họ, Giáo xứ và là những học sinh trong trường học và xã hội. Vậy các con hãy ý thức vai trò và sứ mạng của một Thiếu nhi Thánh Thể là đem Chúa đến với Thiếu nhi và đem Thiếu nhi đến với Chúa. Các con hãy trở nên chứng tá cho Chúa Giêsu Thánh Thể trong mọi môi trường chúng con hiện diện”. Các em mỗi ngành dâng lên Chúa quyết tâm, ước nguyện của ngành mình. Sau đó, cha tuyên úy ban phép lành và sai các em đi trong ơn sủng của Chúa Thánh Thần.

Các em hào hứng chia sẻ niềm hân hoan của mình, em Tình (nghành ấu) nhí nhảnh nói với tôi rằng: “Hôm nay con đi lễ sốt sắng, không ngủ mô”. Không chỉ các em thiếu nhi thánh thể, nhiều người tham dự thánh lễ cũng cảm nhận tâm tình sốt sắng, nghiêm trang và niềm vui của các em Thiếu nhi Thánh thể. Niềm vui của các em được nối dài với những trò chơi sau thánh lễ do các anh chị huynh trưởng hướng dẫn, buổi tối lại có chương trình văn nghệ do các ngành biểu diễn. Buổi văn nghệ kết thúc bằng những giây phút trầm lắng hướng về Chúa Giêsu Thánh thể và mẹ Maria. Các em sốt sắng dâng những lời nguyện chân thành hòa cùng giai điệu tâm tình của bài thánh ca dâng lên Thiên Chúa ca khúc tạ ơn. “Khúc cảm tạ từ đó âm ba vọng ngân, rộn rã trong tim ngày đêm, tán dương Tình Yêu Thiên Chúa. Suốt một đời con tắm mát trong tình Cha, giữa trưa sa mạc cháy da, Chúa như nguồn nước chan hòa...”

Cuối ngày vui, hình ảnh đánh động tâm hồn tôi là những chiếc ngăn quàng đỏ âm thầm dọn dẹp bàn ghế, âm ly, sân khấu. Dù ai cũng thấm mệt sau những ngày chuẩn bị cho buổi lễ long trọng nhưng các bạn huynh trưởng vẫn vui vẻ làm tròn sứ mạng phục vụ của mình. Tôi thầm nghĩ tuổi trẻ được tô điểm bằng những quảng đại hy sinh như thế, tuổi trẻ ấy thật ý nghĩa. Tạ ơn Thiên Chúa.
 
Giáo xứ Hàng Bột thăm khu điều trị bệnh phong Ba sao
GX Hàng Bột
22:41 16/04/2012
Giáo xứ Hàng Bột: Thăm Khu điều trị bệnh phong Ba sao

Trong niềm hân hoan mừng Chúa Kitô Phục sinh, sáng Chúa nhật II Phục Sinh (Chúa nhật Lòng thương xót Chúa) ngày 15 tháng tư, cộng đoàn giáo xứ Hàng Bột đã tổ chức chuyến thăm Khu điều trị bệnh Phong Ba sao. Phái đoàn do Cha Phaolô Nguyễn Văn Kiều chính xứ Hàng Bột làm trưởng đoàn, cùng đi với Ngài có quý Sơ Dòng Thánh Phaolô, Ban phục vụ giáo xứ, Hội Bác Ái, Giới trẻ, nhóm Ve chai và gần 100 giáo dân trong, ngoài giáo xứ.

Xem hình

Gần hai giờ đồng hồ sau khi khởi hành, phái đoàn đã tới Khu điều trị bệnh Phong Ba sao thuộc huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.

Đón tiếp và chào mừng phái đoàn tại Hội trường có đại diện Giám đốc Khu điều trị, ông Lê Ngọc Mão chủ tịch Hội đồng bệnh nhân và một số đông bệnh nhân. Tại buổi tiếp ông Lê Ngọc Mão giới thiệu đôi nét về tình hình chung trong khu điều trị và số bệnh nhân đang được điều trị tại đây.

Tiếp đến, cha Phaolô Nguyễn Văn Kiều giới thiệu phái đoàn và nói lên ý nghĩa của chuyến đi trong ngày Chúa nhật II Phục sinh (Chúa nhật Lòng thương xót Chúa). Sau đó, Ngài tặng quà cho Ban giám đốc và trao các phần quà cho các bệnh nhân hiện diện, còn số bệnh nhân vì sức khỏe yếu không đến hội trường, Ngài đến từng giường bệnh thăm và trao tặng các phần quà cho các bệnh nhân.

Đại diện các bệnh nhân, ông Đỗ Xuân Mười – 82 tuổi đã lên cảm ơn Cha Phaolô và phái đoàn. Sau đó, ông dùng kèn Acmonica thổi tặng phái đoàn bản nhạc thánh ca “Lạy Mẹ Xin Yên Ủi”.

Cuối buổi tiếp đón, ông Lê Ngọc Mão thay mặt Ban giám đốc cám ơn Cha Phaolô và phái đoàn đã ưu ái chia sẻ những tình cảm, tình thương yêu và vật chất cho cán bộ cũng như bệnh nhân trong khu điều trị bệnh phong Ba sao. Ông cũng gửi lời cảm ơn tới các vị ân nhân vắng mặt, các vị đã có tấm lòng quảng đại và quan tâm, gửi những món quà vật chất cho cán bộ và bệnh nhân trong khu điều trị.

Sau giờ gặp gỡ, Cha Phaolô dâng thánh lễ Chúa nhật tại nhà nguyện trong khu điều trị với sự tham dự của phái đoàn và các bệnh nhân.

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Một bản cáo trạng hàm hồ kiểu cộng sản
Luật sư Thái Hà
07:47 16/04/2012
Chúng tôi có may mắn được đọc từ trang 4 đến trang 17 (trang cuối) Cáo trạng vụ án ông Nguyễn Văn Hải (tức “Điếu Cày”). Do không được đọc hồ sơ vụ án và các tài liệu kèm theo, chúng tôi không thể có ý kiến đầy đủ về vụ án mà chỉ xin nêu một ý kiến nhỏ liên quan đến một phần nội dung cáo trạng. Cụ thể:

Cáo trạng khẳng định ông Nguyễn Văn Hải và Bà Tạ Phong Tần không khai và không ký vào Biên bản hỏi cung bị can nên cơ quan tiến hành tố tụng đã phải dựa vào lời khai của những người làm chứng, người liên quan, tài liệu do cơ quan quản lý mạng cung cấp và kết quả giám định để kết tội. Đây cũng là cách thường được cơ quan tiến hành tố tụng tại Việt Nam sử dụng. Mặc dù theo quy định tại khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự thì ngay cả lời nhận tội của Bị can, bị cáo cũng không thể sử dụng làm chứng cứ kết tội bị cáo…

Vì thế, khi đọc cáo trạng, trong vụ án này những cái gọi là người này/ người kia/ người khác… khai về các bị cáo đều mang tính chủ quan, suy diễn, áp đặt, nặng về kết tội như “Vũ Quốc Tú khai việc thay đổi mật khẩu của Blog CLBNBTD là do Nguyễn Văn Hải (tức “Hải Điếu Cày”) tự thay đổi để nắm quyền điều hành blog …”. Chỉ dựa vào lời khai này làm sao kết luận được đúng là ông Hải đã tự thay đổi mật khẩu và sao ông Tú biết mục đích của ông Hải làm là để nắm quyền điều hành blog trong khi ông Hải không khai? Hoặc nhiều lời khai khác như kể lại sự kiện, các ông Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải phát biểu tại cuộc họp … mà chẳng có chứng cứ nào khác (như băng ghi âm chẳng hạn) kèm theo để xác định.

Còn cái gọi là kết luận giám định cũng vậy. Pháp lệnh Giám định tư pháp nêu rõ nguyên tắc thực hiện giám định và buộc người giám định phải tuân thủ các nguyên tắc thực hiện giám định này (Điều 3 và Điều 13) có nguyên tắc tuân theo quy chuẩn chuyên môn và chỉ kết luận về chuyên môn (khoản 1, khoản 3 Điều 3). Ngoài ra còn có nguyên tắc trung thực, chính xác, khách quan … (khoản 2 Điều 3). Đây cũng là mục đích chính của giám định tư pháp là “sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn… (Điều 1).

Cụ thể ở đây, chắc chắn yêu cầu giám định chuyên môn phải là kết luận về vi phạm pháp luật, về Điều 88 Bộ luật Hình sự. Nhưng đọc các trích dẫn kết luận giám định của Cáo trạng thì chắc chắn là suy diễn, không khách quan, và chẳng có gì thuộc chuyên môn… Ví dụ như suy diễn bị cáo “cố thể hiện mình như là một thế lực mới … nhằm mục đích …”. Hay là “manh nha ý nghĩ …”. Tìm biết ý nghĩ người khác là không thể, huống hồ ý nghĩ chỉ mới manh nha đã kết luận được rồi sao? Cũng vậy, sao biết người ta “Tự bộc lộ và đồng thuận với người có cùng khuynh hướng”; “trá hình làm công dân lương thiện …”; “cóp nhặt, nắn nót cùng những mánh khóe chữ nghĩa… ngôn ngữ chống cộng cao sang lẫn hèn hạ, đê tiện, kể cả sự bẩn thỉu chợ búa được ứng dụng linh hoạt…”; “…thể hiện mình như một hoạt náo viên khả ố… cố tạo ra kiểu dáng, điệu bộ lẳng lơ… kể cả khổ nhục kế để tự rao bán mình theo kiểu “sơn đông mãi võ” cho bọn phản động hải ngoại trước thương điếm của mình hầu tìm địa vị, tiếng tăm, và cả bạc tiền nhằm thỏa mãn dục vọng và sự thèm khát đáng gớm ghiếc của bản thân. Một “chấm mút” thứ cặn bã được thải ra từ dạ dày của ngoại bang để được vinh thân phì da … Một loại ruồi nhặng vo ve bên lỗ huyệt tanh tưởi của chế độ Sài Gòn trước 1975…” (Kết luận Giám định số 60/KLGĐTP, ngày 21/11/2011) (trang 13 Cáo trạng). Chuyên môn gì ở đây? Căn cứ nào để xác định sự thật: Người ta lẳng lơ, nhằm thoả mãn dục vọng và sự thèm khát; người ta là thứ cặn bã, là nhặng vo ve… và nếu quả thế thì cũng liên quan gì đến tội “tuyên truyền chống Nhà nước”?

Tóm lại, chưa cần đi sâu vào nội dung vụ án, chỉ theo Cáo trạng “căn cứ vào lời khai của những người làm chứng, người liên quan và kết quả giám định để xác định…”, mà những lời khai, kết luận giám định ấy chỉ là suy diễn, không khách quan, không tuân thủ nguyên tắc giám định… như kể trên thì theo khoản 1 Điều 64 Bộ luật Tố tụng Hình sự đấy không phải là chứng cứ nên không có căn cứ xác định các bị cáo có tội được./.

Phụ lục: Bản cáo trạng của cộng sản
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cử tri Pháp bầu Tổng Thống 2012 (7)
Hà Minh Thảo
10:32 16/04/2012
CỬ TRI PHÁP BẦU TỔNG THỐNG 2012 (7)

I. DANH SÁCH ỨNG VIÊN TRANH CỬ NĂM 2012.

Ngày 19.03.2012, từ ban sáng, cuộc ám sát một giáo sư và ba học sinh cùng làm bị thương một học sinh khác tại tư thục Do thái Ozar Hatorah (Toulouse) đã khiến nhiều ứng cử viên tuyên bố tạm ngưng vận động tranh cử. Tuy nhiên, đúng như dự trù, lúc 17 giờ 30 cùng hôm đó, ông Jean-Louis Debré, Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp đã long trọng tuyên bố danh sách 10 ứng cử viên mà chúng tôi trích đăng từ trên (cực hữu) xuống dưới (cực tả) với vài chi tiết về các đảng ủng hộ họ, gồm :

01. Bà Marine Le Pen sinh ngày 05.08.1968, Luật sư.

Mặt trận Quốc gia (FN, Front national) là một đảng chính trị Pháp được thành lập ngày 05.12.1972 bởi ông Jean-Marie Le Pen, với tên đầy đủ lúc đầu là Mặt trận Dân tộc Thống nhất Pháp (FNUF, Front national pour l'unité française). Ngày 16.01.2011, bà Marine Le Pen tiếp nối thân phụ giữ chức Chủ tịch, sau khi thắng ông Bruno Gollnisch với số phiếu 67,65% đảng viên.

Nhiều quan sát viên chính trị xếp đảng này vào thành phần cực hữu (extrême droite), nhưng họ từ chối điều này và tự cho đây là một phong trào ái quốc, bình dân và tôn trọng chủ quyền quốc gia. Marine Le Pen cho rằng Mặt trận quốc gia ‘không là hữu hay tả phái’. Đầu năm 2012, đảng này tuyên bố hơn 50 000 thành viên có đóng niên liễm.

Vì thể thức đầu phiếu đa số hai vòng không phù hợp với FN, nên đảng này rất khó có thể đắc cử ở vòng hai vì không thể liên kết với các đảng đã bị loại. Do đó, FN không có dân biểu ở Quốc hội, trừ năm 1986, với thể thức đầu phiếu tỷ lệ, FN đã có 35 dân biểu.

02. Ông Nicolas Dupont-Aignan, tốt nghiệp Học viện chánh trị (Institut d’études politiques de Paris), chánh trị gia, sinh ngày 07.03.1961 tại Paris (Quận 15), dân biểu Quốc hội từ năm 1997. Ông đã kêu gọi trả lời ‘non’ (không) trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2005 về Hiến pháp Liên hiệp Âu châu đã tham dự cuộc bầu cử Tổng thống năm 2007.

Ngày 03.02.1999, ông thành lập đảng ‘Debout la République’ (Đứng lên Nền Cộng hòa), theo đường hướng của ông Charles de Gaulle (Thiếu tướng chỉ huy tái chiếm Pháp từ tay Đức trong thời Đệ nhị Thế chiến và Tổng thống) và bảo vệ chủ quyền quốc gia (souveraineté), với các chủ trương :
- Không để chủ quyền quốc gia Pháp lệ thuộc các tổ chức siêu quốc gia (Minh ước Bắc đại tây dương (NATO), Liên hiệp Aâu châu) hoặc siêu cường vì chịu ảnh hưởng kinh tế, chính trị hay văn hóa… ;
- Trật tự và công bằng xã hội ;
- Tôn trọng chủ quyền của người dân, qua việc sử dụng thường xuyên trưng cầu dân ý và bầu cử phổ thông đầu phiếu trực tiếp ;
- Bảo vệ chủ quyền tiền tệ (trở về franc, tiền tệ quốc gia)
- Bảo vệ một Âu châu dựa trên phương pháp tiếp cận liên chính phủ, chứ không là liên bang như Hoa kỳ.

03. Ông Nicolas Sarkozy sinh ngày 28.01.1955, Luật sư, đương kiêm Tổng thống.

Liên minh vì một Phong trào Nhân dân (UMP, Union pour un mouvement populaire) là một chính đảng Pháp, được thành lập để ủng hộ Tổng thống Jacques Chirac tái tranh cử nhiệm kỳ hai và hỗ trợ các ứng cử viên dân biểu Quốc hội vào năm 2002. UMP là thành viên đảng Nhân dân Âu châu, và Liên minh Dân chủ quốc tế.

Tập hợp vì nền Cộng hòa (RPR, Rassemblement pour la République) liên kết với Dân chủ tự do (DL, Démocratie libérale) để trở thành UMP cùng sự gia nhập 2/3 số dân biểu Liên minh vì nền Dân chủ Pháp (UDF, Union pour la Démocratie française). Như vậy, đảng này liên kết được những người theo các khuynh hướng gaulistes (theo ông De Gaulle), trung phái, tự do và bảo thủ. Hiện nay,UMP hô hào có 261 000 đảng viên.

Mục tiêu Đảng là tạo cho nền chính trị Pháp một ‘sinh hoạt mới’và ngăn chặn ‘việc gia tăng sự mất lòng tin nơi các chính trị gia’ với khẩu hiệu: ‘lắng nghe các công dân, hành động với và cho họ’.

UMP chủ trương để mọi cá nhân tự do hành động theo ‘vận mạng của mình’ trên ‘quyết định luận xã hội’. Đảng bác bỏ ‘những hệ thống bóp nghẹt tự do (kinh tế) trong khi tìm cách để điều chỉnh tất cả mọi vấn đề’, có thể được hiểu như là một tấn công trực tiếp vào những chính kiến tả phái. Lao động, Công việc, công trạng và sự đổi mới cần được khuyến khích để đưa nước Pháp đến sự phục hồi tăng trưởng kinh tế và giảm số người thất nghiệp. Để thực thi quyền tự do, sự tuân thủ quy định pháp luật thật cần thiết: ‘thẩm quyền của Nhà nước và Luật pháp phải đảm bảo mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm về hành động của mình."

04. Ông François Bayrou sinh ngày 25.05.1961, Giáo sư thạc sĩ Lettres modernes (Pháp văn).

Phong trào Dân chủ (Modem, Mouvement démocrate) chính đảng trung phái Pháp, thành lập bởi ông Francois Bayrou (khi đó là Chủ tịch UDF) sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 2007. Mục đích đảng nhằm xác định vị trí trung phái, độc lập về chính trị với hai phe tả và hữu.

Trong cuộc tuyển cử Tổng thống năm 2007, ông Bayrou, với 18,57% số phiếu hợp lệ trong vòng một, đứng thứ ba. Vì tuyên bố không ủng hộ ứng cử viên Nicolas Sarkozy ở vòng nhì, nên nhiều dân biểu UDF đã tách ra để kêu gọi bầu cho ông Sarkozy và, sau đó, tham chính với đảng tịch ‘Tân Trung phái’(Nouveau Centre).

05. Bà Eva Joly sinh ngày 05.12.1943, Thẩm phán hồi hưu.

Sinh thái học Âu châu Xanh (EELV, Europe Écologie Les Verts) là danh xưng mới của chánh đảng Xanh (Les Verts) từ ngày 13.11.2010, sau khi thành công trong hai cuộc tuyển cử : dân biểu Nghị viện Âu châu (16,30% số phiếu hợp lệ ngày 07.06.2009, với sự trợ giúp của ông Daniel Cohn-Bendit, dân biểu Aâu châu, song tịch Đức-Pháp) và nghị viên Hội đồng Vùng (12,18% số phiếu hợp lệ vòng một, ngày 14.03.2010).
Để giới thiệu ứng cử viên bầu cử Tổng thống 2012, EELV đã tổ chức ‘bầu sơ bộ’ (primaire), với 10 euros khi tham gia đầu phiếu. Vòng một ngày 29.06.2011 đã đưa hai trong bố ứng cử viên về đầu vào vòng hai. Ngày 12.07.2011, kết quả vòng này cho thấy bà Eva Joly (EELV, cựu thẩm phán, gốc Na uy) được 58,16% số phiếu hợp lệ trước ông Nicolas Hulot (không đảng phái, nhưng nổi tiếng về bảo vệ môi sinh) đạt 41,34% và 0,50% là phiếu trắng.

06. Ông François Hollande, sinh ngày 12.08.1954, tốt nghiệp Học viện chánh trị (Institut d’études politiques de Paris), chánh trị gia.

Đảng Xã hội (PS, Parti Socialiste) là chánh đảng tả phái lớn nhất ở Pháp và là đối lập chính tại Quốc hội và vừa chiếm được đa số nơi Thượng nghị viện từ tháng 10.2011. PS bao gồm nhiều phân dòng và theo những xu hướng ít nhiều khác nhau. Do đó, PS thường có những Đại hội để thông qua các văn bản hướng dẫn theo những quy ước chung. Từ đó, những nhóm chánh trị này biết từ bỏ những chính kiến riêng để liên kết với nhau quanh một nhà lãnh đạo có uy tín, dù đó chỉ là một cách làm chính trị và phân tích xã hội.

Để giới thiệu ứng cử viên bầu cử Tổng thống 2012, EELV đã tổ chức ‘bầu sơ bộ’ (primaire), với 10 euros khi tham gia đầu phiếu. Vòng một ngày 29.06.2011 đã đưa hai trong bố ứng cử viên về đầu vào vòng hai. Ngày 12.07.2011, kết quả vòng này cho thấy bà Eva Joly (EELV, cựu thẩm phán, gốc Na uy) được 58,16% số phiếu hợp lệ trước ông Nicolas Hulot (không đảng phái, nhưng nổi tiếng về bảo vệ môi sinh) đạt 41,34% và 0,50% là phiếu trắng.

07. Ông Jacques Cheminade, sinh ngày 12.08.1954, tốt nghiệp Cao đẳng Thương mại (École des hautes études commerciales, HEC Paris) và Học viện Quốc gia Hành chánh (École nationale d'administration, ENA), độc lập (tự cho là ‘gaulliste de gauche’, người theo ông Charles De Gaulle tả phái, đã ứng cử năm 1995 và thu được 0,28% tổng số phiếu hợp lệ).

08. Ông Jean-Luc Mélenchon sinh ngày 19.08.1951, cử nhân Luật, chánh trị gia.

Mặt trận Tả phái (Front de gauche, nguyên thủy là ‘Front de gauche pour changer d'Europe’) được thành hình do sáng kiến của ông Jean-Luc Mélenchon, đảng viên PS nhưng chống lại chủ trương đảng này kêu gọi trả lời ‘Oui’ để ủng hộ Hiến pháp Âu châu trong dịp Trưng cầu Dân ý ngày 29.05.2005 và phe ‘Non’ (không) đã thắng 54,68% phiếu hợp lệ và dự án Hiến pháp tiêu thành mây khói. Đảng Cộng sản Pháp (PCF, Parti Communiste Français) gia nhập vào vì không còn được người dân tín nhiệm nhiều để có thể đưa ứng cử viên với đảng hiệu cộng sản trong cuộc tuyển cử dân biểu Nghị viện Âu châu ngày 07.06.2009 và nghị viên Hội đồng Vùng ngày 14.03.2010. Những ứng cử viên Tổng thống PCF Robert Hue (năm 1995 thu 8,64% phiếu hợp lệ và chỉ được 3,37% năm 2002) và Marie George Buffet chỉ có 3,37% số phiếu hợp lệ năm 2007).

09. Ông Philippe Poutou sinh ngày 14.03.1967, công nhân và cán bộ công đoàn.

Tân đảng chống tư bản (NPA, Nouveau Parti anticapitaliste) là tên đổi mới năm 2009 của đảng ‘Liên đồn Cộng sản cách mạng’ (LCR, Ligue Communiste Révolutionnaire) thuộc Đệ Tứ Cộng sản.
10. Bà Nathalie Arthaud sinh ngày 23.02.1970, Giáo sư thạc sĩ Kinh tế và Quản lý.

Tranh đấu thợ thuyền (LO, Lutte ouvrière) bắt nguồn gốc từ David Korner, nhà hoạt động trẻ Trotskyist Roumanie, với ba đồng chí khác, tập hợp các Trotskyiste Pháp năm 1936 bị loại trừ khỏi Section Franẫaise de l’Internationale Ouvrière (SFIO Đảng Công nhân Quốc tế). Với danh xưng ‘Đấu tranh thợ thuyền’, đảng giới thiệu các ứng cử viên tham gia các cuộc bầu cử mà nổi tiếng là bà Arlette Laguiller (nữ ứng cử viên Pháp đầu tiên tham gia tranh chức Tổng thống (1974, 1981, 1988, 1995 : 5,30% số phiếu hợp lệ; 2002 : 5,72% và 2007 chỉ được 1,33%).

Tại Hội nghị thường niên ngày 06 và 07.12.2008, bà Nathalie Arthaud được cử tiếp nối bà Laguiller trong vai trò Phát ngôn nhân.

II. CỘNG SẢN QUỐC TẾ.

Trong 10 ứng cử viên, chúng ta thấy có đến hai thuộc Đệ Tứ Cộng sản LO và NPA cùng một có liên hệ với PCF, Đệ Tam Cộng sản, mà những lần đầu có ứng cử viên : Jacques Duclos (1969 với 21,27% số phiếu hợp lệ) và Georges Marchais (1981 với 15,35%)…

1. Hiệp hội Lao động quốc tế (Association internationale des travailleurs) là tên chính thức tổ chức Quốc tế Đệ nhất, được thành lập ngày 28.09.1864 tại Hội trường St Martin, London Anh quốc với sự tham dự của Karl Marx. Từ đó, học thuyết Marx được truyền bá thông qua các nghị quyết quan trọng: tán thành bãi công, thành lập công đoàn, đấu tranh đòi làm việc ngày 8 giờ và cải thiện đời sống thợ thuyền. Do sự ảnh hưởng này, công nhân các nước tích cực tham gia và biến thành tranh đấu chính trị. Tại Philadelphia (Hoa kỳ), năm 1876, Đệ Nhất Quốc tế đã phân hóa và tuyên bố giải tán vì sự phân hóa giữa khuynh hướng Marxism và chủ nghĩa Vô chính phủ.

Năm 1867, một thợ đúc đồng ở Paris bãi công và Quốc tế thứ nhất quyên góp tiền giúp đỡ cho đến thắng lợi. Năm sau, tại Anh, công dân bãi công lớn vì bị địa chủ đưa sang làm việc ở Pháp nhằm làm thất bại cuộc bãi công, nhưng họ vẫn thắng lợi dù Pháp không làm theo Đệ Nhất Quốc tế. Năm 1868-1869, họ đã kêu gọi thợ thuyền các nước quyên góp và ủng hộ thợ mỏ ở Bỉ bãi công, bị chính phủ ra lệnh tàn sát.

2. Đệ Nhị Quốc tế là Liên minh quốc tế các đảng công nhân, được thành lập ngày 14.07.1889 tại Paris, và được tân hưng lại vào các năm 1923 và 1951. Tham dự đại hội thành lập gồm hầu hết đại biểu các tổ chức công nhân các nước Âu và Mỹ Châu. Đại hội thông qua các nghị quyết quan trọng: nêu lên sự cần thiết phải thành lập các chính đảng của giai cấp vô sản, đề cao vai trò đấu tranh chính trị, lấy ngày 1/5 hằng năm làm ngày Quốc tế lao động.... Dưới sự lãnh đạo của Friedrich Engels, Đại hội đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc phát triển phong trào công nhân thế giới. Năm 1895, Engels qua đời, những người theo chủ nghĩa chống lại học thuyết Marx như K. Kautsky, E. Bernstein (1850-1932) chiếm dần ưu thế trong tổ chức. Do không thống nhất về chiến lược và về tổ chức, Đệ Nhị Quốc tế tan rã khi Thế Chiến I bùng nổ.

3. Đệ Tam Quốc tế tức Cộng sản Đệ Tam hay Comintern là tổ chức của những người cộng sản, được tách rời ngày 02.03.1919 tại Moskva, dưới sự xách động của Lénine và những người bolcheviques, theo nhóm dân chủ xã hội do Lénine thành lãp, và giải tán năm 1943, rồi tái sinh lại năm 1947 và tan hàng năm 1956, sau Đại hội XX Đảng Cộng sản Liên Xô. Cương lĩnh hoạt động Đệ Tam Quốc tế là đấu tranh lật đổ các chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, thiết lập chuyên chính vô sản. Dưới sự lãnh đạo của Lenin, Cộng sản Đệ Tam đã tiến hành 7 lần Đại hội để vạch ra chiến lược, sách lược chỉ đạo phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc và đề ra biện pháp đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Đệ Tam Quốc tế được điều khiển bởi Đảng Cộng sản Liên Xô như chúng ta biết, nhưng cả Lénine và Staline đều phủ nhận. Đảng Cộng sản Việt Nam theo khuynh hướng này.

4. Đệ Tứ Quốc tế hay Cộng sản Đệ Tứ là liên minh quốc tế của những người theo chủ nghĩa Trotskiste thành lập năm 1938 tại Paris, theo khuynh hướng ‘cách mạng thường trực’ do Trotsky đưa ra từ sau khi Lenin qua đời (1924) để chống lại đường lối ‘cách mạng vô sản trong một quốc gia’ của Staline. Kể từ năm 1953, Đệ Tứ Quốc tế phân hóa ra nhiều nhóm nhỏ.

Đệ Tứ Cộng sản Việt Nam do Tạ Thu Thâu đạo và, năm 1929, tham gia khuynh hướng chính trị Troskiste tại Pháp đã biểu tình trước điện Elysée (dinh Tổng thống Pháp) để phản đối thực dân Pháp xử tử các chiến sĩ Việt Nam Quốc dân đảng khởi nghĩa ở Yên Bái. Năm 1931, ông thành lập nhóm Troskiste tại miền Nam và đã có ảnh hưởng nhanh chóng lan rộng. Đồng thời, ông hợp tác với phái Staliniste (Đệ Tam với Nguyễn Văn Tạo và Dương Bạch Mai) làm tờ báo La Lutte (Tranh đấu). Những năm 1934-1937 nhóm La Lutte tham gia ứng cử Hội đồng Thành phố và Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, gồm cả Đệ Tam và Đệ Tứ đều có người đắc cử. Năm 1938, các đảng viên Đệ Tam rút khỏi ‘La Lutte’ và báo tiếp tục và thêm mục tiếng Việt. Sau đo, là những công kích lẫn nhau giữa Đệ Tam và Đệ Tứ, như nhóm Đệ Tứ nói ‘thực hiện chủ nghĩa xã hội trong nước’ , ‘chế độ độc đảng’, ‘ chính sách manh động trong cuộc nổi dậy Xô viết Nghệ Tĩnh’, ‘sùng bái Stalin’. Đệ Tam nói lại ‘một đàn chó săn cho phát xít Nhật và phát xít quốc tế’.
Năm 1939, ‘La Lutte’ bị đình bản và Tạ Thu Thâu bị xử 5 năm tù, 10 năm quản thúc. Tháng 10.1940, ông bị đày ra Côn đảo cùng với Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch,…

Năm 1944, sau khi được trả tự do những người Cộng sản Đệ Tứ tiếp tục hoạt động. Trong thời kỳ Cách mạng Tháng Tám, những nhân vật chính yếu của Cộng sản Đệ Tứ đã bị giết và Cộng sản Đệ Tứ tại Việt Nam xem như chấm dứt.
 
Một linh đạo cho giáo dân
Vũ Văn An
20:20 16/04/2012

Lý do ủng hộ hay chống đối một linh đạo chuyên biệt cho giáo dân cho ta thấy nhiều yếu tố chung quan trọng trong mọi lối sống của Kitô hữu.

Năm 1959, Linh mục Yves Congar bắt đầu công trình nghiên cứu lâu dài và thận trọng của ngài về giáo dân bằng nhận xét cho rằng hạn từ laikos trong Hy Ngữ, tức giáo dân trong tiếng Việt, không hề có trong toàn bộ Thánh Kinh (1). Tuy nhiên, trong Tân Ước, danh từ laos vốn đã được sử dụng nhiều lần để chỉ chung về “dân”. Trong Cựu Ước, một chữ tương tự cũng đã được sử dụng để chỉ Dân Chúa theo nghĩa tương phản với dân ngoại. Đối với các cộng đồng Do Thái Giáo và Kitô Giáo tiên khởi, các hạn từ ấy bao hàm khía cạnh thánh thiêng, chỉ những người có liên hệ với Thiên Chúa, khác với những người ở bên ngoài giao ước.

Dần dà trong Kitô Giáo, hạn từ giáo dân đã được sử dụng theo nghĩa tương phản với các nhà lãnh đạo Dân Chúa, nghĩa là với các linh mục, giám mục. Giáo dân là thành phần trong Giáo Hội chịu sự lãnh đạo và kiểm soát của hàng giáo phẩm (2). Nửa đầu thế kỷ thứ hai, trong thư gửi cộng đoàn Côrintô, Thánh Clêmentô Thành Rôma phân biệt một bên là “vị trí đặc biệt” và “các thừa tác vụ đặc biệt” của linh mục, một bên là bổn đạo thường “bị trói buộc bởi các luật lệ được đặt ra cho hàng ngũ giáo dân”. Nghĩa này nay đã trở thành phổ biến và bị coi là gây trở ngại cho khá nhiều người trong cộng đồng Kitô Giáo.

Công đồng Vatican II đã đem lại nhiều tiến bộ trong phạm vi này. Từ đó, người ta càng ngày càng nhấn mạnh tới tinh thần cởi mở và đối thoại trong mọi khía cạnh của cuộc sống nhân bản, và điều này gây ra một ảnh hưởng tích cực đối với linh đạo giáo dân. Hiến chế mục vụ Giáo Hội Trong Thế Giới Hiện Đại đã nhấn mạnh tới tình liên đới giữa mọi người và đã chi tiết hóa cả một nền thần học nhập thể nhằm nối kết chặt chẽ giữa việc làm Kitô hữu với việc trở thành nhân bản trọn vẹn (3). Tuy thế, hình ảnh giáo dân như “người giúp việc” thì vẫn còn đó (4). Rất may, hình ảnh ấy không còn nổi bật trong các văn kiện của ta hiện nay nữa, nhưng thiển nghĩ nó vẫn còn lẩn khuất đâu đó trong tâm trí phần lớn giáo dân hiện nay và trong bầu khí trầm lặng của Giáo Hội. Và điều ấy khiến cho việc thay đổi trở thành khó khăn và đầy thách thức. Nhưng những phát biểu như sau đang cho thấy có sự thay đổi về cách nhìn đối với sự thánh thiện:

“Ðời sống kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô trong Giáo Hội được nuôi dưỡng bằng sự phù giúp thiêng liêng chung cho mọi tín hữu, nhất là bằng việc tham dự tích cực vào Phụng Vụ. Người giáo dân phải làm thế nào để nhờ những phương tiện ấy mà chu toàn nhiệm vụ trần thế trong những hoàn cảnh thường xuyên của cuộc sống mà vẫn không tách khỏi đời sống mình sự kết hiệp với Chúa Kitô, nhưng càng kết hiệp mật thiết hơn chính khi thi hành công việc của mình theo ý Thiên Chúa” (Sắc lệnh Về Tông Đồ Giáo Dân, chương 1, số 4)

Ở đây, chúng tôi không có ý định trình bày khía cạnh lịch sử và nhận thức học của hạn từ giáo dân. Chỉ xin thưa là hạn từ này đã xuất hiện dưới một hình thức nào đó ngay từ buổi đầu của truyền thống Kitô giáo và hiện nay, nó vẫn còn ở đó. Và theo thiển ý, bất kể chủ trương lý thuyết cũng như cảm quan của ta ra sao, hạn từ này vẫn tiếp tục được sử dụng cách nào đó để chỉ nhóm người đã rửa tội hợp thành đại đa số Dân Chúa, những người “ngồi ở hàng ghế dài” (person in the pew), hàng ngũ giáo dân (5). Thành thử, nêu câu hỏi về việc có cần khai triển một nền thần học linh đạo chuyên biệt cho hàng ngũ giáo dân hay không, thiết nghĩ, vẫn là điều thích hợp.

Các thái độ trong quá khứ đối với giáo dân

Ở những nơi, Kitô giáo từng có mặt lâu đời như Anh Quốc, không thiếu các vị giáo phẩm công khai tỏ ý khinh miệt hàng ngũ giáo dân. Đức Hồng Y Gasquet (1846-1929) mô tả như sau về họ: “Người giáo dân quì trước bàn thờ, ngồi dưới tòa giảng, và thò tay vào túi tiền” (6). Đối với đề nghị của Tiến Sĩ Newman muốn tham khảo hàng ngũ giáo dân trong các vấn đề tín lý, Đức Ông George Talbot đã phát biểu như sau: “Lãnh vực hoạt động của giáo dân là gì? Là săn, là bắn, là vui chơi. Các vấn đề đó, họ hiểu rất rõ, nhưng còn việc pha mình và các vấn đề giáo hội học, họ không hề có quyền, mà việc của Newman là vấn đề thuộc giáo hội học… Tiến sĩ Newman là người nguy hiểm nhất tại Anh Quốc” (7).

Qua thập niên 1950, vẫn còn những người như C.A. Bouman tỏ thái độ tiêu cực đối với hàng ngũ giáo dân. Trong một bài báo tựa là “Is There A Lay Spirituality?" (Có chăng một nền linh đạo giáo dân?), ông cho rằng: linh đạo tu sĩ là mẫu mực cho mọi người, chỉ cần thích ứng nền linh đạo này cho những ai sống “giữa thế gian mà thôi”. Bouman không hoàn toàn vô lý, khi cho rằng các yếu tố hàng đầu của đời sống thiêng liêng là chung cho mọi người, như tôn vinh Thiên Chúa và mô phỏng Chúa Kitô (8). Điều đáng lưu ý là tác giả này cho biết điểm khác biệt chủ yếu giữa người giáo dân và tu sĩ là việc các tu sĩ và linh mục triệt để sử dụng các phương thế nên thánh, tức việc “tận hiến” của họ dưới hình thức lời tuyên khấn trước mặt Giáo Hội (9). Nhưng ông cho hay các lời tuyên khấn này vẫn có thể áp dụng cho những người sống ở bên ngoài ngữ cảnh tu trì như một sự thiện hạng nhì, hay một hình thức linh đạo “pha loãng”. Chủ trương coi cuộc sống tu trì như trổi vượt và cuộc sống “giữa thế gian” gây trở ngại cho đời sống thiêng liêng này đã dẫn Bouman tới nhiều kết luận sai lầm và thu hẹp phạm vi các trợ cụ thiêng liêng dành cho họ. Ông bảo: “Người giáo dân nên nhớ điều các bậc thầy linh đạo từng nói về tội ‘acedia’, tức tội làm biếng thiêng liêng, một cái tội mà phần lớn giáo dân khó lòng tránh khỏi” (10). Như thế, người giáo dân rõ ràng lười biếng và ít đại lượng đối với Chúa, nên các phương thế thiêng liêng của họ xem ra chỉ quanh quẩn ở Mùa Chay, các Chúa Nhật, các lễ trọng, các kỳ tĩnh tâm.

Trích dẫn bài báo trên, chúng tôi không ngụ ý cho rằng mọi quan điểm về vấn đề này đều tiêu cực như thế cả. Và, từ Công Đồng Vatican II trở đi, cục diện đã có nhiều thay đổi đáng kể. Tuy thế, thái độ tiêu cực như vậy vẫn còn hiện diện một cách tiềm ẩn đâu đó trong Giáo Hội, khiến nhiều người vẫn làm ngơ kinh nghiệm của người giáo dân về Thiên Chúa và do đó gây hại cho sự tiến triển thiêng liêng của họ. Các giáo dân đang nắm các chức vụ có tính thừa tác hiện nay trong Giáo Hội hiển nhiên là những người cảm nhận rõ nhất các thái độ tiêu cực tiềm ẩn hay vô thức này. Chúng chưa chết.

Điều ấy không có nghĩa: hàng ngũ giáo dân chưa bao giờ được coi trọng trong lịch sử Giáo Hội. Dù là số nhỏ, nhưng suốt truyền thống Công Giáo vẫn có những lời ca ngợi tính đa dạng của các vai trò trong Giáo Hội (11). Chương 12 Thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô là công bố quen thuộc hơn cả, trong đó Thánh Tông Đồ Dân Ngoại nói tới đặc sủng tuy nhiều nhưng chung một gốc. Thánh Ambrôsiô Thành Milan (chết năm 397) nhắc đến Công Vụ 6 và nhu cầu phải có đa dạng tính về chức năng trong Giáo Hội. Ngài nhận định rằng tuy các Tông Đồ bỏ việc phục vụ bàn ăn để chuyên chăm cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa, nhưng chính Thánh Stêphanô, người được chọn để phục vụ bàn ăn, đã được đầy tràn Chúa Thánh Thần (12). Còn Thánh Grêgôriô Cả, khi bình giải truyện Maria và Mácta, đã cho rằng việc phục dịch của Mácta là bước cần thiết nếu ta muốn tiến đến sự chiêm ngắm của Maria. Ngài nhấn mạnh rằng những giờ phút dành cho chiêm niệm chỉ ngắn ngủi và bao giờ cũng phải dẫn ta trở lại với cuộc sống phục vụ (13). Và trong thập niên 1950, đã có những người muốn được thấy trong Giáo Hội các ông bà thánh vợ chồng, các ông thánh luật sư, vốn không phải là ơn mưa móc rơi rớt từ nền linh đạo tu sĩ (14). Mơ ước này, nửa thế kỷ sau, đã thành sự thật, đó là cặp vợ chồng hai chân phúc Luigi Beltrame Quattrocchi (1880-1951) và Maria Corsini (1884-1965). Luigi là một luật sư và công chức; Maria giữ vai nội trợ và hoạt động bác ái, là người từ khước phá thai dù là để cứu người mẹ. Họ được Đức Hồng Y José Saraiva Martins, Bộ Trưởng Bộ Phong Thánh, tuyên dương là đã “tạo nên một giáo hội tại gia đúng nghĩa ngay trong gia đình họ, một gia đình sẵn sàng chào đón sự sống, cầu nguyện, tông đồ xã hội, liên đới với người nghèo và tình bằng hữu”. Cuộc sống gia đình của họ diễn ra y hệt muôn vàn gia đình khác thuộc hế hệ họ: cũng có giờ cho thể thao, cho những ngày nghỉ bên bãi biển và tại các vùng cao… nhưng không bao giờ quên cầu nguyện và chào đón người nghèo. Ngày 21 tháng 10 năm 2001, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chính thức phong chân phúc cho ông bà.

Và dù nhiều yếu tố trong công trình của mình cần được cập nhật hóa, Cha Yves Congar đã có tầm nhìn hết sức thông sáng về giáo dân, khi khẳng định rằng: “… Nếu mạnh bạo mở tung cánh cửa chào đón hoạt động của giáo dân, Giáo Hội chắc chắn sẽ cảm nhận được một mùa xuân bừng nở chưa từng có” (15).

Chúa Thánh Thần quả đang hoạt động một cách rõ ràng trong cộng đồng giáo dân hiện nay. Cho nên đây là lúc người ta cảm thấy sự thôi thúc phải có một nền linh đạo có ý nghĩa hơn dành cho hàng ngũ giáo dân. Nhưng vấn đề là có cần một nền linh đạo chuyên biệt cho giáo dân hay không? Câu trả lời dường như cả có lẫn không.

Các lý chứng có và không

Trong các cuộc thảo luận giữa các linh mục, tu sĩ và giáo dân về việc cần có một nền linh đạo giáo dân, các thành viên của ba nhóm này đưa ra một số lý do nghiêm túc cho thấy tại sao không cần phải có một nền linh đạo như thế. Tuy nhiên, cường độ trình bày thì có khác nhau. Các tu sĩ và linh mục rất xác tín trong việc nói tới các điểm chung giữa họ và các giáo dân họ gặp, như trong các thừa tác vụ tại giáo xứ chẳng hạn. Phần các giáo dân, tuy nhấn mạnh tới các yếu tố chung, nhưng vẫn bày tỏ sự lo ngại đối với các lạm dụng trong quá khứ và muốn được thấy Giáo Hội quan tâm hơn đối với các kinh nghiệm đặc thù của họ trong ngữ cảnh cuộc sống thiêng liêng.

Lý do của sự khác biệt trong nhấn mạnh trên quả là khó nắm. Tuy nhiên, theo thiển nghĩ, có thể vì là thành phần chính trong lịch sử của Giáo Hội và được mọi người nhìn nhận là nghiêm chỉnh dấn thân vào cuộc sống thiêng liêng bằng chính việc quyết định theo ơn gọi của mình, nên các tu sĩ và linh mục sẵn sàng và cương quyết tự đồng hóa mình với hàng ngũ giáo dân hơn là tự tách mình ra để tương phản với hàng ngũ này. Ngược lại, hàng ngũ giáo dân thấy mình chỉ như lớp đất thiêng liêng ở trên mặt (spiritual turf) lúc nào cũng cảm thấy mình mỏng dòn, nên muốn được chuyển tới nền đất cứng cáp hơn, nghĩa là đi tìm một nền linh đạo có tính chuyên biệt dành cho kinh nghiệm của mình hơn.

Tại sao không cần một nền linh đạo giáo dân (16)

Một luận chứng chống lại việc thừa nhận và khai triển nền linh đạo giáo dân là người ta sợ kéo dài những chia rẽ tai hại từng xuất hiện trong quá khứ. Tạo ra các nền linh đạo riêng biệt là vô tình nhấn mạnh tới các dị biệt gây hại cho các điểm chung, như thế là khích lệ khuynh hướng của con người lúc nào cũng muốn tôn một nền linh đạo lên trên các nền linh đạo khác. Gán tư cách trổi vượt nội tại cho bất cứ nền linh đạo nào cũng là điều tai hại, y hệt xu hướng độc tôn (exclusism) vậy. Nếu linh đạo giáo dân có hiệu quả khiến cho các linh đạo khác thấy mình bị loại trừ, thì tốt nhất là đừng tạo ra nó, dù trong quá khứ, mọi nền linh đạo đều đã loại trừ giáo dân. Sứ điệp Tin Mừng là sứ điệp bao gồm, nó không chấp nhận việc đổi chác một thứ độc tôn này để lấy một thứ độc tôn kia.

Có người nghĩ rằng không thể nào có được một nền linh đạo giáo dân duy nhất. Và điều lý thú là cũng không thể có được nhiều nền linh đạo giáo dân vì cộng đồng giáo dân không có những đặc sủng nhất định hay những khuôn mặt sáng lập như nơi các tu sĩ Đa Minh, Phan Xi Cô, Cát Minh, Augustianô, Basilianô hay Dòng Tên. Quan điểm này cho thấy nhiều khó khăn đặc biệt khi phải giáp mặt với tính đa dạng nơi hàng ngũ giáo dân. Vậy mà tập chú ở đây lại là một nền linh đạo chung cho mọi Kitô hữu được phát biểu một cách cụ thể qua nhiều cách thế khác nhau.

Ta cũng có thể nói đến sự thay đổi gần đây trong các nhân tố vốn được dùng để phân biệt hàng tu sĩ/linh mục với hàng giáo dân. Đứng đầu các nhân tố này là sự kiện hàng giáo dân ở “giữa thế gian”. Ngoài quan điểm mới mẻ về “thế gian” ra, càng ngày người ta càng cho rằng cả các linh mục và tu sĩ nữa cũng không ở ngoài thế gian. Trong một số trường hợp, các ngài còn ở “giữa thế gian” đến tận xương tủy nữa. Ta chỉ cần nhớ tới các nhóm nấu cháo và cung cấp cháo tại Trung Mỹ. Chính các vị tự đóng khung trong các đan viện chiêm niệm hiện cũng đang gắn bó với “thế gian” một cách chặt chẽ. Thomas Merton là một điển hình hiển nhiên. Người ta có thể nhận ra các khác biệt giữa việc làm một người bán giầy hay một thảo chương viên điện toán, và một nhà giảng thuyết hay một giáo lý viên. Nhưng hơi khó nếu phải hiểu thoả đáng sự dị biệt giữa các cách hiện diện “giữa thế gian” của các nền linh đạo khác nhau. Phải chăng đây là tập chú hàng đầu?

Một phương thức khác có lẽ là phải xác định lại ý nghĩa của các hạn từ như “linh mục” và “giáo dân” dựa trên truyền thống sơ khai. Trong cái hiểu của Thánh Kinh về “laos” (dân), tư tế hay linh mục “được lấy ra từ dân”, không theo nghĩa tách biệt khỏi họ, mà là giống như họ. Trong Thư gửi tín hữu Do Thái, chức tư tế của Chúa Giêsu cho thấy Người kết hợp với ta một cách hết sức gần gũi, nhờ thế, Người hiểu tận tường số phận của ta. Theo chiều hướng này, ta có thể nói rằng bậc sống giáo dân làm nền cho mọi cấp bậc trong Giáo Hội, và các giáo sĩ cũng như tu sĩ đều là các giáo dân nhưng đảm nhiệm các chức năng khác trong Giáo Hội. Hiểu như thế, thì mọi nền linh đạo đều trước hết phải là linh đạo giáo dân.

Một chủ trương tương tự khác thì đề cập tới tính phổ quát của ơn gọi giáo dân. Người nào ít nhất cũng phải trải qua một phần tư đời mình làm giáo dân, và dù sau đó có chọn ơn gọi làm linh mục hay tu sĩ đi nữa, thì cái gốc linh đạo và hệ thống giá trị của con người ấy vẫn phải quay về với môi trường giáo dân của gia đình. Một cái nhìn như thế đương nhiên đã đặt linh đạo giáo dân làm nền đệ nhất đẳng cho mọi người.

Luận chứng sau cùng chống lại việc khai triển một nền linh đạo chuyên biệt cho giáo dân nhấn mạnh tới các yếu tố căn bản chung cho mọi người, bất kể bậc sống, phái tính và hệ phái. Các yếu tố này hầu như phổ quát trong truyền thống Kitô Giáo và xuất hiện một cách nhất quán trong mọi ghi chép của lịch sử linh đạo. Chúng liên quan tới mối liên hệ nhân thần căn bản và do đó, bàng quan đối với các phạm trù đặc thù như giáo dân, giáo sĩ, tu sĩ.

Các yếu tố đó là: lấy việc biết mình làm khởi điểm cho đời sống thiêng liêng, khao khát Thiên Chúa, nuôi dưỡng mối liên hệ của ta với Thiên Chúa bằng cầu nguyện, nhận biết tội lỗi mình, thực hành nhân đức, thương yêu người lân cận. Danh sách ấy còn dài. Ít ai có thể chối bỏ được rằng bất cứ người nào muốn thực hiện cuộc hành trình tiến tới thánh thiện đều phải quan tâm tới các vấn đề ấy, như thế đâu cần phải có một nền linh đạo chuyên biệt giáo dân, hay tu sĩ hoặc linh mục! Trong Thư gửi tín hữu Galát (3:27-29), Thánh Phaolô cho ta thoáng thấy cuộc sống của những người được rửa tội và mặc lấy Chúa Kitô phải như thế nào. Cuộc sống ấy phải loại bỏ mọi phân biệt giữa Do Thái và Hy Lạp, giữa nô lệ và tự do, giữa nam và nữ, tất cả phải nhường bước cho việc hợp nhất trong Chúa Giêsu Kitô.

Thế còn câu trả lời có thì sao, tại sao ta lại cần phải có riêng một nền linh đạo cho giáo dân, dựa vào căn bản nào để quả quyết như thế?

Tại sao cần một nền linh đạo riêng cho giáo dân?

Phần lớn các lý do bênh vực nền linh đạo riêng dành giáo dân phát sinh từ lịch sử. Phải thành thực nhìn nhận rằng trong lịch sử linh đạo Kitô Giáo, ý nghĩa và việc sử dụng hạn từ “giáo dân” thường có âm hưởng tiêu cực. Hạn từ này không luôn luôn được sử dụng chỉ để phân biệt một nhóm đặc thù trong Giáo Hội, mà thường đem theo nó các ý nghĩa ít hơn, thấp hơn, hạng nhì… Người ta hay cho rằng hàng ngũ giáo dân thiếu khả năng đạt tới sự viên mãn của cuộc sống thiêng liêng, hay thường bị loại khỏi mọi cuộc bàn luận về linh đạo. Việc xuất hiện của phong trào đan viện, việc thiếu giáo dục trong xã hội nói chung, và việc nhấn mạnh tới cấu trúc phẩm trật trong Giáo Hội, tất cả đều đã góp phần tạo nên trạng huống trong đó các trước tác về linh đạo gần như hầu hết chỉ dành cho các tu sĩ và giáo sĩ, khiến người ta có cảm tưởng: chỉ có hai lớp người này mới đáng làm đầu đề bàn luận khi nói về hành trình linh đạo mà thôi (17).

Vì cái thực tại lịch sử đầy sao lãng và xúc phạm ấy đối với hàng ngũ giáo dân, nên hiện nay, nhiều người nghĩ rằng cần phải có một nền linh đạo giáo dân riêng để sửa lại các lỗi lầm của quá khứ. Như trên đã nói, có người đề nghị thích ứng các nền linh đạo vốn dành cho các đan sĩ nam nữ (18) nhưng nhiều người nghĩ phải làm hơn thế nữa, ít nhất cũng suy nghĩ lại các nền tảng nhân học và thần học cho linh đạo.

Lý do thứ hai thuộc lãnh vực văn hóa lịch sử: vì thời hậu Công Đồng Vatican II vốn được coi là “thời đại giáo dân”. Nền linh đạo cần phải được điều chỉnh để phù hợp với nền văn hóa và kinh nghiệm sống của người ta. Nếu cái hiểu của người ta về linh đạo bị tách biệt khỏi các sinh hoạt hàng ngày thì nền linh đạo ấy khó tồn tại được. Hậu quả chỉ có thể là trạng thái tâm thần phân liệt (schizophrenia) hay chí ít cũng là một sinh hoạt linh đạo đầy giả tạo. Có thể gọi đó là đời giả (pseudo-life) hay một điều gì đó được thêm vào “đời thực”.

Bất kể khi nào một giáo hội, trong tư cách định chế, tự tách mình ra khỏi nền văn hóa mà nó vốn thuộc về, nó cũng sẽ thoái hóa, tự mặc lấy dáng dấp không thực (unreality) và cuối cùng không còn khả năng ăn nói có tình có lý với dân nữa. Khi đó, các phong trào giáo dân có nghĩa vụ phải tái nối kết kinh nghiệm tôn giáo với xã hội nói chung. Trong thế kỷ 14, một phần để chống lại phong trào kinh viện và việc chỉ dùng chữ La Tinh, người ta đã khởi sự trước tác bằng ngôn ngữ bình dân và dịch thuật các tác phẩm linh đạo sang các ngôn ngữ này để phục vụ cộng đồng giáo dân. Chống lại khuynh hướng dân chủ hóa này chính là Tòa Thẩm Vấn (Inquisition) và các ngăn cấm nhằm giữ cho Thánh Kinh và các tác phẩm linh đạo không lọt vào tay những “tên đần độn” và phụ nữ đầy cảm xúc (19).

Trong tác phẩm gần đây, tựa là Unquiet Souls, Richard Kieckhefer cho rằng một số thiếu sót trong đời sống và trước tác của Margery Kempe (1373–1438) (20) có thể do việc bà cố gắng sống một cuộc sống linh đạo mà không cần đến sự hỗ trợ của cấu trúc đan viện. Phong trào devotio moderna (21) của thời Trung Cổ cũng là một điển hình khác. Cái nhìn lệch lạc muốn hoàn toàn nối kết sự thánh thiện với phong trào đan viện này sống rất dai: hàng ngũ giáo dân thành thị càng trở nên đạo đức bao nhiêu, nó càng mô phỏng lòng sùng mộ của đan viện bấy nhiêu, và đo đó, khó có thể phân biệt được đâu là não trạng giáo dân, đâu là não trạng giáo sĩ hay tu sĩ. Cái khó là làm thế nào hòa giải được lý tưởng đan viện với cuộc sống của giáo dân (22).

Một đàng vì thiếu trí tưởng tượng sáng tạo một đàng vì sự chống đối của thẩm quyền, cả hai đã góp phần ngăn cản nền linh đạo giáo dân, không cho nó phát triển đầy đủ. Ngày nay, nơi nào, Giáo Hội vẫn còn đưa ra các quyết định và tuyên bố về ý nghĩa của thánh thiện mà không đại diện đầy đủ cho hàng ngũ giáo dân, không bao gồm tiếng nói và sự ủng hộ của họ, nơi ấy, ta vẫn còn đang phá hoại lời mời gọi mọi người nên thánh.

Lý do thứ ba, và có lẽ là lý do nền tảng nhất, khiến ta cần một linh đạo riêng cho giáo dân là lịch sử tính của Kitô Giáo. Thiên Chúa của Cựu Ước và của Tân Ước là một Thiên Chúa đã chọn lịch sử làm diễn đàn để tự tỏ mình ra. Theo đề nghị của Rahner (Dòng Tên, 1904-1984) và của nhiều người khác, nếu phải trông chừng Lời Thiên Chúa xuất hiện, thì ta nên để ý tới các điều đặc thù của môi trường lịch sử. Ở Hoa Kỳ, đã có câu nói thường được nhiều người truyền tụng là: Kitô hữu một tay nên có Thánh Kinh, tay kia nên có tờ New York Times. Thế gian quả là diễn đàn để Thiên Chúa hành động. Edward Schillebeeckx (Dòng Đa Minh, 1914-2009) thì nói về một Thiên Chúa luôn mong cứu rỗi ta trong cái toàn vẹn tính của ta, trong chính cái thực tại lịch sử, hiện sinh của đời ta. Thành thử các kinh nghiệm nhân bản và cụ thể của ta chính là các thành tố chủ yếu trong cái hiểu của ta về cuộc sống thiêng liêng. Nếu đúng như thế, thì các điều đặc thù trong lối sống của ta, và do đó, trong kinh nghiệm hàng ngày của ta, đều là những yếu tố then chốt trong phương thức ta nói về linh đạo.

Theo cái nhìn trên, lối sống quả đã trở thành quan yếu. Đấng Thiên Chúa được tôi khám phá, các hình ảnh được tôi sử dụng, và ngôn ngữ tôi chọn để mô tả kinh nghiệm, tất cả đều lệ thuộc các hoàn cảnh đặc thù của đời tôi. Lối sống trở thành hết sức ý nghĩa bất kể tôi độc thân, có gia đình, bất kể tôi có con, sống hợp đoàn hay sống đơn độc. Dù lớn lên trong nhân đức là một thành tố trong mọi hành trình hướng về Chúa, tính đặc thù lịch sử của việc cảm nhận được sự lớn lên này sẽ thay đổi từ người này qua người nọ tùy các thực tại cụ thể trong đời sống họ. Kinh nghiệm Kitô Giáo luôn được “tư hữu hóa” cách khác nhau bởi các cá nhân và các nhóm khác nhau, cho nên Giáo Hội chỉ có lợi khi bao hàm tất cả mọi chủ thể này vào trong cái hiểu của mình về sinh hoạt linh đạo.

Cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội cũng có thể cho thấy sự cần thiết phải có một nền linh đạo giáo dân. Vì khi nào cơ cấu phẩm trật được sử dụng để loại bỏ hay hạ giá bất cứ nhóm nào trong Giáo Hội, nhóm này đều cảm thấy nhu cầu phải nói lên cách sống thiêng liêng của mình để bảo tồn căn tính và khẳng định ý nghĩa của mình, chống lại nguy cơ bị kỳ thị.

Cuối cùng, giáo dân thường không có cơ hội được giáo dục và phát triển về linh đạo. Phần lớn các chủng viện và các chương trình huấn luyện dành cho tu sĩ hiện nay bao gồm nhiều cơ hội để người ta lớn lên trong hành trình hướng về Chúa. Vì càng ngày càng có nhiều giáo dân nhận ra nhu cầu này và tìm cách gia tăng nhận thức về linh đạo, nên họ đã tham gia nhiều tổ chức như các nhóm học hỏi Thánh Kinh, các lớp thần học, các nhóm cầu nguyện, các chương trình học hỏi tại giáo xứ, các buổi tĩnh huấn. Trong các sinh hoạt ấy, điều người ta thường khám phá ra hơn cả là cộng đồng giáo dân quả có một nền linh đạo riêng biệt, cộng đồng này quả có phản ảnh tình yêu và nhân đức anh hùng và Thiên Chúa quả có kêu gọi mọi người đạt tới đỉnh cao yêu thương. Vấn đề là các thực tại này chưa được ta ý thức đầy đủ.

Việc thiếu ý thức ấy phần lớn do các quan niệm hẹp hòi hoặc không thích đáng của ta về đời sống thiêng liêng. Dù truyền thống đem lại cho ta nhiều tài nguyên phong phú, nhưng ta cũng cần một nền thần học sáng tạo biết tích nhập kinh nghiệm giáo dân vào đời sống thiêng liêng của Giáo Hội. Ta nên hiểu ra sao về cầu nguyện, chiêm niệm, nhân đức và việc làm? Ta phải có thái độ nào đối với thân xác, tính dục, thế giới vật chất? Những thực tại ấy nên có dung mạo nào trong hành trình linh đạo? Tài nguyên quí giá nhất của ta trong lãnh vực này là kinh nghiệm của những giáo dân biết chú ý tới các phương cách Thiên Chúa dùng để hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của họ. Ta cần đặt câu hỏi xem nguồn dự trữ này nên được mở vòi ở đâu và bằng cách nào: ở bình diện giáo xứ trong các quyết định về thờ phượng và thừa tác; ở bình diện giáo phận, giáo hội quốc gia và giáo hội hoàn cầu trong việc soạn thảo các tuyên bố mục vụ về các vấn đề từ chiến tranh hạch nhân tới kinh tế và địa vị phụ nữ; trong các cuộc gặp gỡ đủ loại từ hội đồng giáo xứ tới công đồng chung. Điều cần không phải chỉ là một tham khảo ngắn ngủi có tính ad hoc (nhất thời, đặc nhiệm), mà phải là một hợp tác hỗ tương thực sự và liên tiếp.

Kết luận

Trên đây, ta đã duyệt qua các lý do ủng hộ và chống đối nhu cầu phải có một nền linh đạo riêng cho giáo dân. Giải đáp thứ ba có thể là: vào lúc này đây, ta cần một nền linh đạo riêng cho giáo dân, nhưng ta chờ mong đến ngày việc ấy không còn cần thiết nữa. Nền linh đạo giáo dân này hiện đang được chú trọng nhiều trong Giáo Hội Công Giáo qua rất nhiều cố gắng của các nhà thần học giáo dân, mà con số mỗi ngày một gia tăng trong Giáo Hội. Như vợ chồng James D. và Evelyn E. Whitehead, chẳng hạn, đã mạnh dạn thăm dò nền linh đạo hôn nhân trong tác phẩm “Marrying Well” do nhà Doubleday xuất bản năm 1983 mà chúng tôi có giới thiệu trên trang mạng Vietcatholic cuối năm 2007 đầu năm 2008 (23). Không những thế, huấn quyền cũng mỗi ngày một chú ý tới việc tổng hợp nền linh đạo giáo dân vào dòng sống chung của Giáo Hội hơn. Ngoài việc phong chân phúc cho vợ chồng Quattrocchi của Đức Gioan Phaolô II ra, ta thấy dịp Tuần Thánh năm nay, Đức Bênêđíctô XVI đã mời hai ông bà Danilo và Anna Maria Zanzucchi soạn các bài suy niệm cho các chặng đàng Thánh Giá tại Colosseum. Ông bà Zanzuchi có 5 người con, 12 đứa cháu nội ngoại, là đồng sáng lập viên và người hướng dẫn lâu đời của Phong Trào Gia Đình Mới Focolare, một Phong Trào nối vòng tay lớn với nhiều gia đình bị phân rẽ, ly dị hay bỏ rơi. Họ đưa bất trung hôn nhân và phá thai vào gánh nặng tội lỗi mà Chúa Giêsu từng phải gánh. Ngoài ra, bệnh tật, chết chóc, tài chánh khó khăn, nghèo khổ, phản bội, vô luân, bất hoà với thân nhân và thiên tai cũng được họ coi là các đau khổ Thánh Giá (24).

Tuy nhiên, dù chọn con đường nào, thì mục tiêu vẫn rõ ràng là: phải tôn trọng mọi chi thể của Nhiệm Thể Giáo Hội trong phẩm giá riêng là tạo vật Thiên Chúa của họ và phải khẳng định rằng lời mời gọi mọi người chia sẻ ‘sự viên mãn của mầu nhiệm Thiên Chúa’ là một lời mời phổ quát. Ta cần học hỏi lẫn nhau các cách thế Thiên Chúa hành động trong đời sống ta và tạo ra một ngôn ngữ và các quan niệm của ta về đời sống thiêng liêng có khả năng truyền đạt một cách cởi mở, kính trọng và hỗ tương. Thiên Chúa kêu gọi ai là tùy Người và Chúa Thánh Thần muốn thổi đâu là tùy ý Người, ta phải chấp nhận việc ấy. Sự thánh thiện không được phán định bằng chức vụ, phái tính hay giầu có, mà bằng hoa trái của nó. Tình yêu, công lý, hòa bình, hân hoan, nhẫn nại, các hoa trái này hiện diện trong những con người của mọi lối sống và ngành nghề.

Chú thích

1. Lay People in the Church: A Study for a Theology of Laity (London: Geoffrey Chapman, 1959)
2. Edward Schillebeeckx, The Layman in the Church (New York: St. Paul Publications, 1963).
3. Preface, 1; Introduction, 11.
4. Xem Sắc Lệnh về Tông Đồ Giáo Dân, Ch.II, 6.
5. Nghiên cứu các văn kiện của Giáo Hội, ta thấy hạn từ này đã trở nên thông dụng và do đó khó có thể mất đi trong truyền thống Công Giáo. Xin xem Leonard Doohan, The Lay-Centered Church (Minneapolis, 1984), và John Paul II and the Laity (Cambridge, Mass., 1984).
6. Trích dẫn trong phần dẫn nhập của John Coulson, On Consulting the Faithful in Matters of Doctrine by John Henry Newman (New York: Sheed & Ward, 1961), p. 17.
7. Ibid., p. 41.
8. Worship 27 (1952-53): 279.
9. Ibid., p. 280.
10. Ibid., p. 282.
11. Một điển hình tương tự là phong trào duy nữ hiện nay. Trong suốt lịch sử, vẫn có những tài liệu nói tới phong trào đòi bình đẳng cho phụ nữ, nhưng các phong trào này không làm sao tiến sâu vào cấu trúc xã hội để biến sự bình đẳng này thành qui luật. Điều này cho thấy thói quen quả là khó thay đổi.
12. Exposition of the Gospel of Luke, VII, 86. Sources chrétiennes 52, 1958, tr. 37.
13. Homilies on Ezechiel, I, 3, 9.
14. The Layman in the Church của Michael de la Bedoyère (Chicago: Henry Regnery Co., 1955) và We Are Men của John M. Todd (London: Sheed & Ward, 1955), giới thiệu bởi D.J.G., Worship 10 (Tháng 11, 1955): 591.
15. Lay People in the Church, p. xxx.
16. Phần này và phần sau dựa vào các ý kiến trong các cuộc hội thảo của các sinh viên cao học tại Đại Học Công Giáo và Washington Theological Union.
17. Một điển hình rõ ràng nữa là danh sách các vị được phong hiển thánh. Căn cứ vào đó, người ta thấy có sự liên hệ qua lại giữa lối sống của những người ra quyết định sau cùng về tư cách thánh nhân và những người được coi là thánh thiện vượt bậc. Nam giới, giáo sĩ độc thân là những vị trổi vượt hơn mọi nhóm khác.
18. Một trong các cố gắng tương đối thành công là cuốn của Dolores Lecky, The Ordinary Way (New York, 1982), trong đó, bà thích ứng các yếu tố của luật Biển Đức vào đời sống gia đình.
19. Ciriaco Moron-Arroyo, "'I Will Give You A Living Book': Spiritual Currents At Work At the Time of St. Teresa of Jesus," Carmelite Studies: Centenary of St. Teresa, John Sullivan chủ biên (Washington, D.C.: ICS Publications, 1984), tr. 97.
20. Người nổi tiếng đã đọc cho người khác viết cuốn The Book of Margery Kempe, được coi là cuốn tự truyện đầu tiên của nền văn chương Anh. Cuốn này ghi lại ngày tháng các cuộc hành hương của bà tới các nơi thánh tại Âu Châu và Á Châu, cũng như các cuộc đàm đạo huyền nhiệm của bà với Thiên Chúa. Bà rất được Hiệp Thông Anh Giáo sùng mộ.
21. Một phong trào tôn giáo thế kỷ 14 do Gerard Groote khởi xướng hàng đầu. Trong số những người khởi xướng khác, ta thấy có Thomas à Kempis, được coi là tác giả Sách Gương Phúc (The Imitation of Christ). Thoạt đầu, Groote chú tâm khám phá lại các thực hành đạo đức chân chính và tìm cách khuyên các giáo sĩ nguội lạnh hồi tâm, do đó, ông bị các giáo sĩ chống đối. Nhưng với thời gian, nhất là sau khi ông qua đời, sự chống đối này đã giảm dần. Hình thức đạo đức này phát triển mạnh trong hai thế kỷ 14 và 15, nhưng suy thoái dưới thời Cải Cách Thệ Phản. Tuy nhiên, các phương pháp “cầu nguyện theo phương pháp” do phong trào này khởi xướng và nhất là các kỹ thuật “tự phóng chiếu” (self-projection) theo hình ảnh Thánh Kinh (để dự phần vào cuộc đời Chúa Cứu Thế) thì vẫn tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ trên các phương thức suy niệm Kitô giáo của thế kỷ 16 và sau đó. Các phương pháp này đã được Thánh Ignatius thành Loyola thích ứng trong tập Linh Thao, kim chỉ nam của các tu sĩ Dòng Tên hiện nay.
22. Richard Kieckhefer, Unquiet Souls: Fourteenth Century Saints and Their Religious Milieu (Chicago: University of Chicago Press, 1984), tr. 195.
23. Vũ Văn An, Linh Đạo Hôn Nhân Hiện Đại, Vietcatholic, các ngày 4/12/07, 14/12/07/ 9/1/08, 22/1/08 và 17/2/08.
24. Vũ Văn An, Chặng Đàng Thánh Giá, Vietcatholic, ngày 5/4/12

Viết theo Elizabeth A. Dreyer, Spirituality Today, Mùa Thu, 1986, Bộ 38, các tr. 197-208. Tiến sĩ Dreyer là giáo sư thần học tại Washington Theological Union. Luận án tiến sĩ của bà viết về nền linh đạo của Thánh Bonaventura.
 
Thông Báo
Phân ưu: Thân mẫu LM Phan Thế Lực tạ thế tại Palo Altos, California
Liên Đoàn CGVNHK
11:17 16/04/2012
PHÂN ƯU

Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
vừa nhận được tin:
Bà Cố Theresa Maria Phan Thế Hiệp
(Nhũ danh Nguyễn Thị Sáng)
Sinh ngày 10 tháng 08 năm 1934
Đã về an nghỉ trong Chúa lúc 10 giờ 17 phút, ngày 14 tháng 4 năm 2012
(nhằm ngày 24 tháng 3 năm Nhâm Thìn)
tại Stanford Hospital, Palo Alto, California.
Hưởng Thọ 78 tuổi.

Bà Cố Theresa Maria là thân mẫu của Linh mục Peter Phan Thế Lực,
Nguyên Chánh Xứ Thánh Đường St. Patrick Co-Cathedral Giáo Phận San Jose, California

Xin thành kính phân ưu với Cha Peter Phan Thế Lực
Ông cố Phan Thế Hiệp và Tang Quyến

CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ

Thứ Năm, ngày 19 tháng 4, 2012 tại Darling Fisher Funeral Home
471 East Santa Clara Street, San Jose, CA 95112
4:00 pm-5:00 pm: Nghi Thức Phát Tang và Làm Phép Xác
5:00 pm- 9:00pm: Cầu Nguyện và Thăm Viếng

Thứ sáu, ngày 20 tháng 4, 2012 tại Thánh Đường Đức Bà Là Chốn Nương Tựa
Our Lady of Refuge Church 2165 Lucretia Ave, San Jose, Ca 95122
9:00 am-9:00pm: Cầu Nguyện và Thăm Viếng

Thứ bảy, ngày 21 tháng 4, 2012: Thánh Lễ An Táng lúc 11:00 am
tại Thánh Đường Our Lady of Refuge Church, 2165 Lucretia Ave, San Jose, Ca 95122

Sau Thánh Lễ, di quan va an táng tại Nghĩa Trang Gate of Heaven Cemetery,
22555 Cristo Rey Drive, Los Altos, CA 94024

Xin Thiên Chúa đón nhận linh hồn Bà Cố Theresa Maria Phan Thị Hiệp
vào chốn bình an và hạnh phúc muôn đời.

Thành Kính Phân Ưu
Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí
Ban Lãnh Đạo Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đoá Hoa Bình Thường
Phạm Tuấn Anh
21:42 16/04/2012
ĐOÁ HOA BÌNH THƯỜNG
Ảnh của Phạm Tuấn Anh, Toronto, Canada
Vườn ai nắng ấm chan hòa
Hồn tôi chợt nở nụ hoa bình thường
Chẳng trà mi chẳng hải đường
Nửa gần gũi lắm nửa dường rất xa…
(Trích thơ của Nguyễn Đăng Trình)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền