Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:14 15/04/2024
18. Không có ân sủng thì con người ta không thể lập công; mặc dù tư chất tốt cũng không đủ quý trọng.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:18 15/04/2024
30. NÀNG DÂU “HIẾU THUẬN”
Có người hỏi phú ông:
- “Con dâu đối xử với ông có tốt không?”
Phú ông trả lời:
- “Mấy đứa con dâu đối xử với tôi rất hiếu thuận. Con dâu lớn sợ trong miệng tôi nhạt không vị, tôi vừa vào cửa nó liền thêm muối (chữ đồng âm với chữ căm ghét) (1) ; con dâu thứ hai sợ tôi buồn không vui, thường gõ nồi gõ chén cho tôi nghe “âm nhạc”; con dâu thứ ba thì càng hiếu thuận hơn, nó nói: “ngạn ngữ nói rất hay, cơm tối ăn ít lại thì sống đến chín mươi chín tuổi”, nên ngay cả cơm sáng cũng không cho tôi ăn !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 30:
Đối xử độc ác với cha chồng thì cũng giống như đối xử độc ác với cha ruột mình vậy, bởi vì cha chồng cũng là cha của mình, quan tâm chăm sóc cha chồng cũng như mẹ chồng là chăm sóc cha mẹ ruột của mình, đó là đạo làm người mà mỗi người phải biết...
Thiên Chúa đã dựng nên người nam và người nữ để họ kết hợp với nhau làm thành một gia đình mới, nói như thế không có nghĩa là từ đây mình không còn phải phụng dưỡng cha mẹ ruột cũng như cha mẹ của chồng (vợ) nữa, bởi vì như thế là trái với đạo làm con mà Thiên Chúa đã dạy: thảo kính cha mẹ.
- Nàng dâu hiếu thuận là nàng dâu biết chăm lo cho cha mẹ chồng như cha mẹ ruột của mình.
- Nàng dâu hiếu thuận là nàng dâu không biết kêu ca khi cha mẹ chồng đổi tính đổi nết vì tuổi già.
- Nàng dâu hiếu thuận là nàng dâu biết thức trước khi cha mẹ chồng thức, biết ngủ sau khi cha mẹ chồng đã ngủ.
- Nàng dâu hiếu thuận là nàng dâu luôn nhìn thấy cha mẹ ruột của mình nơi cha mẹ chồng để vâng lời và phục vụ...
Làm được như thế, thì trong nhà của nàng sẽ rộn rã tiếng cười vui, và con cháu của nàng sẽ được hưởng phúc do tính hiếu thuận của nàng mang lại, bởi vì không một người con hiếu thảo nào mà bị Thiên Chúa bỏ quên ở đời này cũng như ở đời sau bao giờ.
(1) Chữ “muối鹽” tiếng Hoa phát âm là “yen”, chữ ghét cũng phát âm là “yen厭”, đồng âm khác nghĩa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có người hỏi phú ông:
- “Con dâu đối xử với ông có tốt không?”
Phú ông trả lời:
- “Mấy đứa con dâu đối xử với tôi rất hiếu thuận. Con dâu lớn sợ trong miệng tôi nhạt không vị, tôi vừa vào cửa nó liền thêm muối (chữ đồng âm với chữ căm ghét) (1) ; con dâu thứ hai sợ tôi buồn không vui, thường gõ nồi gõ chén cho tôi nghe “âm nhạc”; con dâu thứ ba thì càng hiếu thuận hơn, nó nói: “ngạn ngữ nói rất hay, cơm tối ăn ít lại thì sống đến chín mươi chín tuổi”, nên ngay cả cơm sáng cũng không cho tôi ăn !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 30:
Đối xử độc ác với cha chồng thì cũng giống như đối xử độc ác với cha ruột mình vậy, bởi vì cha chồng cũng là cha của mình, quan tâm chăm sóc cha chồng cũng như mẹ chồng là chăm sóc cha mẹ ruột của mình, đó là đạo làm người mà mỗi người phải biết...
Thiên Chúa đã dựng nên người nam và người nữ để họ kết hợp với nhau làm thành một gia đình mới, nói như thế không có nghĩa là từ đây mình không còn phải phụng dưỡng cha mẹ ruột cũng như cha mẹ của chồng (vợ) nữa, bởi vì như thế là trái với đạo làm con mà Thiên Chúa đã dạy: thảo kính cha mẹ.
- Nàng dâu hiếu thuận là nàng dâu biết chăm lo cho cha mẹ chồng như cha mẹ ruột của mình.
- Nàng dâu hiếu thuận là nàng dâu không biết kêu ca khi cha mẹ chồng đổi tính đổi nết vì tuổi già.
- Nàng dâu hiếu thuận là nàng dâu biết thức trước khi cha mẹ chồng thức, biết ngủ sau khi cha mẹ chồng đã ngủ.
- Nàng dâu hiếu thuận là nàng dâu luôn nhìn thấy cha mẹ ruột của mình nơi cha mẹ chồng để vâng lời và phục vụ...
Làm được như thế, thì trong nhà của nàng sẽ rộn rã tiếng cười vui, và con cháu của nàng sẽ được hưởng phúc do tính hiếu thuận của nàng mang lại, bởi vì không một người con hiếu thảo nào mà bị Thiên Chúa bỏ quên ở đời này cũng như ở đời sau bao giờ.
(1) Chữ “muối鹽” tiếng Hoa phát âm là “yen”, chữ ghét cũng phát âm là “yen厭”, đồng âm khác nghĩa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 16/04: Chính tôi là bánh trường sinh – Lm. Giuse Lăng Kinh Luân, CS
Giáo Hội Năm Châu
02:56 15/04/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, đám đông dân chúng hỏi Đức Giê-su rằng: “Vậy chính ông, ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông? Ông sẽ làm gì đây? Tổ tiên chúng tôi đã ăn man-na trong sa mạc, như có lời chép : Người đã cho họ ăn bánh bởi trời.”
Đức Giê-su đáp: “Thật, tôi bảo thật các ông, không phải ông Mô-sê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh đích thực, vì bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian.” Họ liền nói: “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy.” Đức Giê-su bảo họ: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!”
Đó là lời Chúa
Đức Giêsu, Mục tử nhân lành
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
04:29 15/04/2024
CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH
Cv 4,8-12; 1 Ga 3,1-2; Ga 10,11-18
ĐỨC GIÊSU, MỤC TỬ NHÂN LÀNH
Chúa Nhật IV Phục Sinh được gọi là Chúa Nhật “Chúa Chiên lành,” để cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay giới thiệu với chúng ta hình ảnh Người Mục Tử Tốt Lành. Hình ảnh này rất gần gũi với người Do Thái và rất phổ biến trong Kinh Thánh.
1. Chân dung người Mục Tử nhân lành
Trong Cựu Ước, Thiên Chúa được ví như là mục tử tốt lành, còn dân Ítraen được coi là đoàn chiên của Chúa (x. St 49,24-31; Gr 31,10; Mk 7,14). Vua Đavít ca ngợi tình thương Chúa là mục tử:
“Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi”
(Tv 23, 1-3).
Thiên Chúa chăm sóc dân Người như mục tử chăm lo đoàn chiên, được tiên tri Êdêkien mô tả:
“Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh; con nào béo mập, con nào khoẻ mạnh, Ta sẽ canh chừng” (Ed 34,16).
Nhưng đây chỉ là hình ảnh so sánh chứ chưa phải là hình ảnh thật.
Trong Tân Ước, Đức Giêsu chính là hiện thân người mục tử nhân lành. Người nói:
“Tôi chính là mục tử nhân lành. Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10,11).
Quả thế, trong suốt cuộc đời, bằng sự hiện diện, lời nói và việc làm, Đức Giêsu luôn chứng tỏ Người là mục tử tốt lành yêu thương, săn sóc và hy sinh mạng sống cho đàn chiên. Người là Thiên Chúa làm người để ở giữa chúng ta và để chúng ta được sống dồi dào:
“Tôi đến để cho chiên được sự sống và sống dồi dào” (Ga 10,10).
Trong những năm rao giảng, Đức Giêsu đã rảo khắp mọi nơi để tìm kiếm những con chiên lạc và đưa chúng về thành một đoàn chiên và một chủ chăn (x. Ga 10,16).
Đặc biệt, người mục tử nhân lành đó đã hiến mình vì đoàn chiên khi Người chấp nhận chịu khổ hình, chết trên thập giá và phục sinh vinh hiển vì ơn cứu độ của đoàn chiên. Vì thế, thánh Phêrô quả quyết:
“Nhân danh chính Đức Giêsu Kitô, người Nadarét, Đấng mà quý vị đã đóng đinh vào thập giá, và Thiên Chúa đã làm cho trỗi dậy từ cõi chết… Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh hiệu nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ” (Cv 4,10-12).
2. Đấng Phục Sinh là Mục Tử nhân lành
Sau khi sống lại, Đức Giêsu đã trao trách nhiệm chăm sóc đàn chiên của Người cho cho Giáo Hội qua thánh Phêrô: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy” (Ga 21,17). Nhờ bí tích Truyền Chức, các linh mục được truyền chức, trở thành cánh tay nối dài và đại diện của Chúa Kitô trên trần gian. Các linh mục được tham dự vào ba sứ vụ mục tử của Chúa Kitô, đó là sứ vụ giảng dạy, thánh hóa và lãnh đạo đoàn chiên được giao phó. Các ngài hành động nhân danh Chúa Kitô và đại diện cho Giáo Hội khi thi hành các sứ vụ đó. Đây là một sứ vụ rất cao cả nhưng cũng rất khó khăn.
Vì thế, các linh mục được mời gọi nên giống Chúa Kitô là mục tử tốt lành, trở thành một mục tử luôn gần gũi, gắn bó, và sống chết cho đoàn chiên. Các linh mục phải có tinh thần hy sinh, biết phục vụ đoàn chiên một cách vui tươi và vô điều kiện như mẫu gương của Thầy Chí Thánh:
“Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,45).
Nhờ linh mục mà con người đến gặp gỡ và đón nhận ơn lành của Thiên Chúa. Linh mục là chiếc cầu dẫn con người đến với Thiên Chúa. Con người hôm nay cần đến các linh mục.
Riêng đối với giáo dân là đoàn chiên của Chúa, Lời Chúa mời gọi:
“Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi” (Ga 10,14).
“Nghe tiếng Chúa” là lắng nghe Lời Chúa và giáo huấn của Giáo Hội qua các linh mục. “Chúng biết Tôi”: biết ở đây không phải là sự hiểu biết thuần túy của trí khôn, nhưng là đi vào tương quan, gần gũi, gắn bó và bước theo Chúa. Chúng ta được mời gọi xây dựng tình yêu thương thắm thiết trong quan hệ song phương giữa các vị chủ chăn và anh chị em giáo dân trong giáo xứ. Linh mục và giáo dân noi gương Chúa Kitô để gần gũi, gắn bó và cộng tác với nhau để xây dựng Nước Chúa trên trần gian. Vì thế, giáo dân được mời gọi yêu mến các linh mục của mình, cộng tác với cha xứ để xây dựng cộng đoàn giáo xứ chúng ta vững mạnh về đời sống đức tin. Đồng thời Giáo Hội cũng muốn mọi thành phần dân Chúa biết liên đới với nhau để cùng giúp nhau chu toàn sứ mạng đem Chúa đến cho muôn dân.
3. Bổn phận chúng ta
Hôm nay, Giáo Hội cũng dành riêng Chúa Nhật này để cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Vì thế, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các bạn trẻ, biết quảng đại đáp lại lời mời gọi đầy yêu thương của Chúa, sẵn sàng dấn thân trên con đường loan báo Tin Mừng. Xin anh chị em cầu nguyện cho các linh mục đang làm mục vụ khắp nơi trên thế giới, trở nên những mục tử như lòng Chúa mong muốn giữa trần gian, và gặp được nhiều sự nâng đỡ trong khi thi hành sứ vụ. Xin cộng đoàn cũng nhớ đến các linh mục đang gặp khó khăn trên hành trình ơn gọi cũng như sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Và mỗi người chúng ta cũng hãy đóng góp phần mình vào trong việc vun trồng ơn gọi bằng cách khuyến khích con em mình tiến bước trên hành trình dâng hiến; sẵn sàng hy sinh dâng con cho Chúa, đồng thời quảng đại giúp đỡ các Chủng Viện, Dòng Tu trong khả năng của mình, để góp phần vào việc đào tạo ơn gọi linh mục, tu sĩ cho Chúa và cho Giáo Hội. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Cv 4,8-12; 1 Ga 3,1-2; Ga 10,11-18
ĐỨC GIÊSU, MỤC TỬ NHÂN LÀNH
Chúa Nhật IV Phục Sinh được gọi là Chúa Nhật “Chúa Chiên lành,” để cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay giới thiệu với chúng ta hình ảnh Người Mục Tử Tốt Lành. Hình ảnh này rất gần gũi với người Do Thái và rất phổ biến trong Kinh Thánh.
1. Chân dung người Mục Tử nhân lành
Trong Cựu Ước, Thiên Chúa được ví như là mục tử tốt lành, còn dân Ítraen được coi là đoàn chiên của Chúa (x. St 49,24-31; Gr 31,10; Mk 7,14). Vua Đavít ca ngợi tình thương Chúa là mục tử:
“Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi”
(Tv 23, 1-3).
Thiên Chúa chăm sóc dân Người như mục tử chăm lo đoàn chiên, được tiên tri Êdêkien mô tả:
“Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh; con nào béo mập, con nào khoẻ mạnh, Ta sẽ canh chừng” (Ed 34,16).
Nhưng đây chỉ là hình ảnh so sánh chứ chưa phải là hình ảnh thật.
Trong Tân Ước, Đức Giêsu chính là hiện thân người mục tử nhân lành. Người nói:
“Tôi chính là mục tử nhân lành. Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10,11).
Quả thế, trong suốt cuộc đời, bằng sự hiện diện, lời nói và việc làm, Đức Giêsu luôn chứng tỏ Người là mục tử tốt lành yêu thương, săn sóc và hy sinh mạng sống cho đàn chiên. Người là Thiên Chúa làm người để ở giữa chúng ta và để chúng ta được sống dồi dào:
“Tôi đến để cho chiên được sự sống và sống dồi dào” (Ga 10,10).
Trong những năm rao giảng, Đức Giêsu đã rảo khắp mọi nơi để tìm kiếm những con chiên lạc và đưa chúng về thành một đoàn chiên và một chủ chăn (x. Ga 10,16).
Đặc biệt, người mục tử nhân lành đó đã hiến mình vì đoàn chiên khi Người chấp nhận chịu khổ hình, chết trên thập giá và phục sinh vinh hiển vì ơn cứu độ của đoàn chiên. Vì thế, thánh Phêrô quả quyết:
“Nhân danh chính Đức Giêsu Kitô, người Nadarét, Đấng mà quý vị đã đóng đinh vào thập giá, và Thiên Chúa đã làm cho trỗi dậy từ cõi chết… Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh hiệu nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ” (Cv 4,10-12).
2. Đấng Phục Sinh là Mục Tử nhân lành
Sau khi sống lại, Đức Giêsu đã trao trách nhiệm chăm sóc đàn chiên của Người cho cho Giáo Hội qua thánh Phêrô: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy” (Ga 21,17). Nhờ bí tích Truyền Chức, các linh mục được truyền chức, trở thành cánh tay nối dài và đại diện của Chúa Kitô trên trần gian. Các linh mục được tham dự vào ba sứ vụ mục tử của Chúa Kitô, đó là sứ vụ giảng dạy, thánh hóa và lãnh đạo đoàn chiên được giao phó. Các ngài hành động nhân danh Chúa Kitô và đại diện cho Giáo Hội khi thi hành các sứ vụ đó. Đây là một sứ vụ rất cao cả nhưng cũng rất khó khăn.
Vì thế, các linh mục được mời gọi nên giống Chúa Kitô là mục tử tốt lành, trở thành một mục tử luôn gần gũi, gắn bó, và sống chết cho đoàn chiên. Các linh mục phải có tinh thần hy sinh, biết phục vụ đoàn chiên một cách vui tươi và vô điều kiện như mẫu gương của Thầy Chí Thánh:
“Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,45).
Nhờ linh mục mà con người đến gặp gỡ và đón nhận ơn lành của Thiên Chúa. Linh mục là chiếc cầu dẫn con người đến với Thiên Chúa. Con người hôm nay cần đến các linh mục.
Riêng đối với giáo dân là đoàn chiên của Chúa, Lời Chúa mời gọi:
“Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi” (Ga 10,14).
“Nghe tiếng Chúa” là lắng nghe Lời Chúa và giáo huấn của Giáo Hội qua các linh mục. “Chúng biết Tôi”: biết ở đây không phải là sự hiểu biết thuần túy của trí khôn, nhưng là đi vào tương quan, gần gũi, gắn bó và bước theo Chúa. Chúng ta được mời gọi xây dựng tình yêu thương thắm thiết trong quan hệ song phương giữa các vị chủ chăn và anh chị em giáo dân trong giáo xứ. Linh mục và giáo dân noi gương Chúa Kitô để gần gũi, gắn bó và cộng tác với nhau để xây dựng Nước Chúa trên trần gian. Vì thế, giáo dân được mời gọi yêu mến các linh mục của mình, cộng tác với cha xứ để xây dựng cộng đoàn giáo xứ chúng ta vững mạnh về đời sống đức tin. Đồng thời Giáo Hội cũng muốn mọi thành phần dân Chúa biết liên đới với nhau để cùng giúp nhau chu toàn sứ mạng đem Chúa đến cho muôn dân.
3. Bổn phận chúng ta
Hôm nay, Giáo Hội cũng dành riêng Chúa Nhật này để cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Vì thế, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các bạn trẻ, biết quảng đại đáp lại lời mời gọi đầy yêu thương của Chúa, sẵn sàng dấn thân trên con đường loan báo Tin Mừng. Xin anh chị em cầu nguyện cho các linh mục đang làm mục vụ khắp nơi trên thế giới, trở nên những mục tử như lòng Chúa mong muốn giữa trần gian, và gặp được nhiều sự nâng đỡ trong khi thi hành sứ vụ. Xin cộng đoàn cũng nhớ đến các linh mục đang gặp khó khăn trên hành trình ơn gọi cũng như sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Và mỗi người chúng ta cũng hãy đóng góp phần mình vào trong việc vun trồng ơn gọi bằng cách khuyến khích con em mình tiến bước trên hành trình dâng hiến; sẵn sàng hy sinh dâng con cho Chúa, đồng thời quảng đại giúp đỡ các Chủng Viện, Dòng Tu trong khả năng của mình, để góp phần vào việc đào tạo ơn gọi linh mục, tu sĩ cho Chúa và cho Giáo Hội. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
No thoả vô tận
Lm. Minh Anh
15:03 15/04/2024
NO THOẢ VÔ TẬN
“Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!”.
Cha linh hướng của chị Catarina Siêna kể, “Một hôm, có việc phải đi sớm, tôi không dâng lễ. Chiều về, Catarina đến thưa, “Thưa cha, con đói lắm!”. Tôi hiểu, chị muốn rước Chúa. Tôi nói, “Nhọc lắm, không dâng lễ được”. Catarina buồn bã rời đi; nhưng vài phút sau, trở lại, thưa như trước. Không thể cầm lòng, tôi ra kéo chuông và dâng lễ. Lạ lùng thay, khi vừa bẻ Mình Thánh làm hai, một nửa trong tay tôi biến mất. Tôi lo sợ tìm kiếm, nhưng Catarina nói, “Chúa đã đến với con!”. Quả thực, lúc ấy, mặt chị sáng như mặt thiên thần”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Con đói lắm!”. Cơn đói của chị thánh Catarina Siêna - ‘cơn đói của linh hồn’ - sẽ được Chúa Giêsu khai triển trong Tin Mừng hôm nay. Ngài nói đến cơn đói siêu nhiên; đồng thời, nói đến “lương thực thường tồn”, đem lại sự ‘no thoả vô tận!’.
Trước hết, thật hữu ích khi bạn và tôi xem xét những lời của Chúa Giêsu trong bối cảnh của nó. Kìa, mới hôm qua, Ngài làm phép lạ bánh cá hoá nhiều để nuôi hàng ngàn người; và bây giờ, họ muốn điều đó tái diễn. Nhân dịp này, Chúa Giêsu bắt đầu dạy họ về Bí tích Thánh Thể và Ngài cũng muốn làm như thế cho bạn và tôi!
Vậy bạn đói khát điều gì nhất? Có lẽ bạn có nhiều thức ăn, hoặc cũng có thể là không. Nhưng như Catarina, một khi xác định được cơn đói sâu xa nhất của mình ngay giờ này - đói Giêsu - bạn hãy cho phép Ngài nói với bạn về “Bánh Ban Sự Sống”. Hãy nói với Ngài, “Đó đúng là cơn đói của con!”. Sau đó, hãy để linh hồn lắng nghe Ngài, “Ta muốn ban cho con nhiều hơn nữa. Ta là những gì con thực sự mong đợi. Hãy đến với Ta, con sẽ ‘no thoả vô tận!’”. Đây là nội dung diễn từ Chúa Giêsu đã nói với đám đông đương thời trong suốt chương 6 Tin Mừng Gioan.
Đừng quên, Thánh Thể có khả năng biến đổi bạn ở mức độ sâu xa nhất! Bởi lẽ, chúng ta thường đến với Bí tích này cách uể oải và hay sao nhãng; kết quả là, bạn và tôi thường không thực sự tiếp nhận Chúa Giêsu ở mức độ mang lại niềm vui, sự phấn khích, cũng như sự ‘no thoả vô tận’ sâu sắc nhất. Như Catarina Siêna, Têphanô - mặt sáng như mặt thiên thần - cho thấy sự no thoả đó khi ông sắp phó linh hồn cho Chúa, “Kìa, tôi thấy trời mở ra và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa” - bài đọc một. Thánh Vịnh đáp ca có chung một tâm tình, “Trong tay Ngài, lạy Chúa, con xin phó thác hồn con!”.
Anh Chị em,
“Ai đến với tôi, không hề phải đói!”. Thánh Thể, Bánh Ban Sự Sống cho con người không còn phải đói chính là Chúa Kitô. Đó là quà tặng có khả năng không chỉ nâng đỡ tâm hồn và thể xác mà còn lôi kéo chúng ta vào những niềm vui lớn nhất của thiên đàng. Bánh Ban Sự Sống mang lại ý nghĩa và niềm hy vọng cho hành trình thường xuyên quanh co của cuộc sống; đồng thời, trao cho chúng ta một nhiệm vụ - đến lượt chúng ta - làm thoả mãn cơn đói tinh thần và vật chất của anh chị em mình, bằng cách loan báo Tin Mừng cho khắp thế giới. Nhờ đó, linh hồn bạn và linh hồn bao người được ‘no thoả vô tận’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con đói lắm! Bao anh chị em con trong thế giới này đói lắm! Cho con no thoả Chúa và con sẽ đi đến tận mút chân trời, mang Chúa đến cho anh chị em con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!”.
Cha linh hướng của chị Catarina Siêna kể, “Một hôm, có việc phải đi sớm, tôi không dâng lễ. Chiều về, Catarina đến thưa, “Thưa cha, con đói lắm!”. Tôi hiểu, chị muốn rước Chúa. Tôi nói, “Nhọc lắm, không dâng lễ được”. Catarina buồn bã rời đi; nhưng vài phút sau, trở lại, thưa như trước. Không thể cầm lòng, tôi ra kéo chuông và dâng lễ. Lạ lùng thay, khi vừa bẻ Mình Thánh làm hai, một nửa trong tay tôi biến mất. Tôi lo sợ tìm kiếm, nhưng Catarina nói, “Chúa đã đến với con!”. Quả thực, lúc ấy, mặt chị sáng như mặt thiên thần”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Con đói lắm!”. Cơn đói của chị thánh Catarina Siêna - ‘cơn đói của linh hồn’ - sẽ được Chúa Giêsu khai triển trong Tin Mừng hôm nay. Ngài nói đến cơn đói siêu nhiên; đồng thời, nói đến “lương thực thường tồn”, đem lại sự ‘no thoả vô tận!’.
Trước hết, thật hữu ích khi bạn và tôi xem xét những lời của Chúa Giêsu trong bối cảnh của nó. Kìa, mới hôm qua, Ngài làm phép lạ bánh cá hoá nhiều để nuôi hàng ngàn người; và bây giờ, họ muốn điều đó tái diễn. Nhân dịp này, Chúa Giêsu bắt đầu dạy họ về Bí tích Thánh Thể và Ngài cũng muốn làm như thế cho bạn và tôi!
Vậy bạn đói khát điều gì nhất? Có lẽ bạn có nhiều thức ăn, hoặc cũng có thể là không. Nhưng như Catarina, một khi xác định được cơn đói sâu xa nhất của mình ngay giờ này - đói Giêsu - bạn hãy cho phép Ngài nói với bạn về “Bánh Ban Sự Sống”. Hãy nói với Ngài, “Đó đúng là cơn đói của con!”. Sau đó, hãy để linh hồn lắng nghe Ngài, “Ta muốn ban cho con nhiều hơn nữa. Ta là những gì con thực sự mong đợi. Hãy đến với Ta, con sẽ ‘no thoả vô tận!’”. Đây là nội dung diễn từ Chúa Giêsu đã nói với đám đông đương thời trong suốt chương 6 Tin Mừng Gioan.
Đừng quên, Thánh Thể có khả năng biến đổi bạn ở mức độ sâu xa nhất! Bởi lẽ, chúng ta thường đến với Bí tích này cách uể oải và hay sao nhãng; kết quả là, bạn và tôi thường không thực sự tiếp nhận Chúa Giêsu ở mức độ mang lại niềm vui, sự phấn khích, cũng như sự ‘no thoả vô tận’ sâu sắc nhất. Như Catarina Siêna, Têphanô - mặt sáng như mặt thiên thần - cho thấy sự no thoả đó khi ông sắp phó linh hồn cho Chúa, “Kìa, tôi thấy trời mở ra và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa” - bài đọc một. Thánh Vịnh đáp ca có chung một tâm tình, “Trong tay Ngài, lạy Chúa, con xin phó thác hồn con!”.
Anh Chị em,
“Ai đến với tôi, không hề phải đói!”. Thánh Thể, Bánh Ban Sự Sống cho con người không còn phải đói chính là Chúa Kitô. Đó là quà tặng có khả năng không chỉ nâng đỡ tâm hồn và thể xác mà còn lôi kéo chúng ta vào những niềm vui lớn nhất của thiên đàng. Bánh Ban Sự Sống mang lại ý nghĩa và niềm hy vọng cho hành trình thường xuyên quanh co của cuộc sống; đồng thời, trao cho chúng ta một nhiệm vụ - đến lượt chúng ta - làm thoả mãn cơn đói tinh thần và vật chất của anh chị em mình, bằng cách loan báo Tin Mừng cho khắp thế giới. Nhờ đó, linh hồn bạn và linh hồn bao người được ‘no thoả vô tận’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con đói lắm! Bao anh chị em con trong thế giới này đói lắm! Cho con no thoả Chúa và con sẽ đi đến tận mút chân trời, mang Chúa đến cho anh chị em con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mục tử nhân lành
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
22:19 15/04/2024
CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH NĂM B: GA 10,11-18
11 Khi ấy Đức Giê-su nói với người Do-thái rằng: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. 12 Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, 13 vì anh ta là kẻ làm thuê, và không thiết gì đàn chiên. 14 Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi, 15 như Chúa Cha biết tôi và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.
16 Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử. 17 Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. 18 Mạng sống của tôi, không ai lấy được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được”.
MỤC TỬ NHÂN LÀNH
Chúa nhật thứ Tư Phục sinh (A,B,C) bao giờ cũng được gọi “Chúa Nhật Chúa Chiên Lành / Đấng Chăn Lành” và bài Tin Mừng bao giờ cũng lấy từ chương 10 thánh Gio-an. Bài Tin Mừng hôm nay nằm trong phần đầu chương ấy là phần trình bày Đức Giê-su như vị Mục tử đích thật. Có thể chia phần này (cc. 1-21) ra làm 4 phần nhỏ: (1) 10,1-5: dụ ngôn với hai điểm: a) 10,1-3a: cách vào ràn chiên cho thấy đó là kẻ cướp hay mục tử; b) 10,3b-5: tương quan mật thiết giữa chiên và mục tử; (2) 10,6: phản ứng của người Pha-ri-sêu: không hiểu; (3) 10,7-18: thực tại với ba điểm: a) 10,7-10: Đức Giê-su là cửa của đàn chiên; b) 10,11-16: Người là Mục tử nhân lành; c) 10,17-18: Người vì chiên mà hy sinh tính mạng; (4) 10,19-21: phản ứng lẫn lộn của người Do-thái.
Bài suy niệm của chúng ta hôm nay sẽ theo ba chủ điểm: Đức Giê-su là Đấng quy tụ một đoàn chiên vĩ đại (toàn thể nhân loại). Trong đoàn chiên này, Người thương mến mỗi một con như dành riêng tình yêu cho mỗi mình nó. Người yêu mến chiên như yêu mến Cha, và yêu mến đến độ thí mạng vì đoàn chiên.
1. Đoàn chiên vĩ đại của Đức Giê-su
Đoàn chiên nhỏ của Đức Giê-su đã lớn lên và sẽ không ngừng tăng trưởng, chúng ta đã có thể chiêm ngắm cảnh quy tụ những đám đông bao la rồi (như tại quảng trường thánh Phê-rô, những lần Đức Thánh Cha đi kinh lý, suốt lộ trình du hành của hài cốt các thánh nổi tiếng, như thánh nữ Têrêxa Hài đồng chẳng hạn… đó là chưa kể cảnh hàng triệu con người cùng theo dõi thánh lễ, sứ điệp của vị đại diện Chúa Ki-tô trên truyền thanh, truyền hình, mạng Internet…). Tuyên sấm cách vô tình, thượng tế Cai-pha nói: “Thà một người chết thay cho dân !” Và Gio-an sẽ thêm: “Để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mắc khắp nơi về một mối” (Ga 11,52). Suốt bao thế kỷ, đã và đang hội tụ về Đức Giê-su cả một dân, một dân đông đảo vượt quá trí tưởng tượng nếu nghĩ tới cuộc tập hợp kỳ diệu cuối cùng. Cũng chính Gio-an vẽ ra trước cho ta cảnh tượng này trong sách Khải huyền: “Tôi thấy: kìa một đoàn người đông đảo không ai nào đếm nổi, thuộc mọi nước, mọi chi tộc, mọi dân và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai vàng và trước Con Chiên” (7,9) Mát-thêu cũng trình bày một quang cảnh không kém vĩ đại: “Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự trên ngai vinh hiển của Người. Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê” (25,31-32). Phaolô thì diễn tả cảnh tập họp này theo kiểu một nhà thần học: “Người cho ta được biết mầu nhiệm ý muốn của Người, theo như điều Người ưa thích mà Người đã định từ trước trong Đức Ki-tô, để thực hiện kế hoạch khi thời gian tới hồi viên mãn: đó là quy tụ muôn loài trên trời dưới đất, dưới quyền một thủ lãnh là Đức Ki-tô” (Ep 1,9-10)
Tuy nhiên, ở đây có một cái gì đó gây lo lắng: mỗi người chúng ta có vị trí nào trong các đoàn lũ khổng lồ đó? Trước hết phải nhớ điều này: dù đã quen nghĩ tới Đức Ki-tô với những từ “Ngài” và “con”, chúng ta phải nỗ lực để nhất trí với chương trình của Thiên Chúa: “Ta muốn có con trong một đoàn dân, Ta yêu mến con trong một tập thể”. Con người là một hữu thể xã hội, sống cùng, sống với. Nên không có vấn đề cứu rỗi cách đơn độc. Hết thảy chúng ta đều đang tham dự vào một cuộc phiêu lưu kỳ diệu: đó là tất cả lịch sử đang hướng về Đức Ki-tô và toàn thể nhân loại sẽ quy tụ quanh Người, Chủ tể của mình, Đấng “đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất” (Mt 28,18).
2. Mỗi con chiên trong đoàn đều được yêu mến
Nhưng nếu thế thì làm gì với hình ảnh rất đẹp: Đức Giê-su vác trên vai một con chiên lạc, một con chiên được Người yêu mến? (x. Lc 15,4-5), Đức Giê-su gõ cửa nhà từng người và vào dùng bữa với ai mở cửa? (x. Kh 3,20). Các hình ảnh này vẫn đúng. Đức Giê-su có hai khả năng mà không một nhà tập hợp nào sẽ có bao giờ cả: là thủ lãnh của đám đông vĩ đại nhất, Người tuy vậy vẫn có thể nối kết với mỗi người trong chúng ta một mối liên hệ cá nhân nhất, thân tình nhất. Để xác nhận điều này, ta có câu nói thân thương trìu mến: “Tôi biết chiên tôi, và chiên của tôi biết tôi”; tôi “gọi tên từng con một”. Là con người của quần chúng, Đức Giê-su vẫn có những tiếp xúc cá nhân hết sức sâu đậm, gây nên bao cuộc đổi đời: với Phê-rô, với Gio-an, với Phao-lô, với Ni-cô-đê-mô, với Ma-đa-lê-na, với Da-kêu và nhiều nữa qua dòng lịch sử… Mỗi người đều được phân biệt và được Đức Giê-su thương mến. Ngoài ra, vì mỗi người là một nhân vị độc đáo, có xác hồn riêng, những tính cách riêng và định mệnh riêng. Nên những cái này cũng sẽ không mất đi khi con người đi vào thế giới của Thiên Chúa. Ý niệm luân hồi đầu thai (một hồn đi qua nhiều xác) và tiểu ngã hòa vào Đại Ngã (như nước sông suối hòa vào biển cả) là hoàn toàn xa lạ với Tin Mừng, với quan niệm nhân vị của Đức Ki-tô.
Thành thử tại sao chúng ta không biết nói với toàn thể thế giới rằng trên trái đất này, chẳng có đứa con nào bị mất, chẳng có một ai phải cô độc? Rằng một dân đang được quy tụ để hiệp nhất lại và mọi người đều được kêu gọi vào đó: “Tôi còn có những chiên khác nữa”. Không đóng cửa chuồng chiên, chẳng bao giờ được nói: “Những con người đó xa Đức Ki-tô rồi”. Trong vĩnh cửu, chúng ta sẽ biết, giữa đám đông dày đặc, ai là kẻ đã rất gần Đức Giê-su.
3. Yêu mến chiên đến chết như yêu mến Cha đến chết
Và để nhấn mạnh hơn nữa mối liên kết giữa mình với đoàn chiên cũng như với từng con chiên, Đức Giê-su so sánh nó với mối liên hệ nối kết Người với Cha Người. Vốn đã từng nói: “Như Cha yêu Thầy, Thầy cũng yêu anh em. Như Cha sai Thầy, Thầy cũng sai anh em. Như Cha ban sự sống cho Thầy, Thầy cũng ban sự sống cho anh em…” Đức Giê-su lần nữa đặt mối hiểu biết giữa Người với Cha như nguồn gốc, như mẫu mực và như đồng đẳng của mối hiểu biết giữa Người với chiên của Người: “Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi và tôi biết Chúa Cha”. Nhân loại và mỗi người còn có thể đòi hỏi gì hơn nữa? Còn dám trình bày Thiên Chúa như một Đấng vô tâm sao?
Sự hiểu biết này đưa đến mến thương, và lòng mến thương đưa đến hành động: hy sinh tính mạng vì đoàn chiên. Việc tự hiến này vừa là một hành vi tự nguyện, vừa là một thái độ vâng phục mệnh lệnh Chúa Cha. Phải chăng có mâu thuẫn giữa hai điều này? Thưa không ! Khi trao ban mạng sống của mình, đúng hơn “phó thác mạng sống” trong một hành vi vừa tự do tuyệt đối (“Mạng sống của tôi, không ai lấy được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình”), vừa hoàn toàn vâng phục Chúa Cha (“Đó là lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được”), Đức Giê-su đã bày tỏ ở mức độ hoàn hảo nhất tình yêu của Chúa Cha muốn cứu độ toàn thể nhân loại. “Được đặt ở khởi đầu và kết thúc, Chúa Cha xuất hiện như nguồn mạch và cùng đích cho mọi hoạt động của Đức Giê-su. Tất cả đến từ Người: lệnh truyền chẳng gì khác hơn là sự bày tỏ tình yêu. Cái chết, dưới ngòi bút sống động của Gio-an, được trình bày như một hành vi tuyệt đối tự do trong đó Đức Giê-su hoàn tất lệnh truyền yêu thương của Chúa Cha. Ngay cả trong cái chết, giờ phút mà con người thường bị truất quyền làm chủ mạng sống, Đức Giê-su vẫn làm chủ, vì Người hoàn tất điều mà Thiên Chúa, trong tình yêu, đã muốn để đem sự sống đến cho con người” (A. Marchadour).
Một người Mỹ đi du lịch qua xứ Syrie, đã thấy ba người chăn chiên dẫn bầy mình ăn chung với nhau. Chặp sau, một trong ba người chăn này kêu chiên mình: “Men ah! Men ah!” (Theo tiếng Ả-rập có nghĩa là “Hãy theo ta ! Hãy theo ta !”). Các con chiên của anh này liền tách khỏi bầy và đi theo anh ta lên đồi. Người chăn thứ hai cũng kêu như vậy, và chiên của anh ta liền đi theo anh ta. Du khách Mỹ nói với người chăn còn lại: “Xin anh vui lòng cho tôi mang đồ đạc của anh để tôi kêu như anh kêu, xem các con chiên này có theo tôi hay không”. Xong xuôi, người Mỹ kêu: “Men ah ! Men ah !” nhưng chẳng có con chiên nào nhúc nhích, vì chúng không quen tiếng người lạ. Người Mỹ ngạc nhiên hỏi: “Thế chiên không nghe tiếng ai khác, ngoại trừ anh thôi sao?” Người chăn Syrie trả lời: “Ồ, có chứ ! Những con chiên bị bệnh sẽ đi theo bất cứ ai”.
11 Khi ấy Đức Giê-su nói với người Do-thái rằng: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. 12 Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, 13 vì anh ta là kẻ làm thuê, và không thiết gì đàn chiên. 14 Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi, 15 như Chúa Cha biết tôi và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.
16 Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử. 17 Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. 18 Mạng sống của tôi, không ai lấy được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được”.
MỤC TỬ NHÂN LÀNH
Chúa nhật thứ Tư Phục sinh (A,B,C) bao giờ cũng được gọi “Chúa Nhật Chúa Chiên Lành / Đấng Chăn Lành” và bài Tin Mừng bao giờ cũng lấy từ chương 10 thánh Gio-an. Bài Tin Mừng hôm nay nằm trong phần đầu chương ấy là phần trình bày Đức Giê-su như vị Mục tử đích thật. Có thể chia phần này (cc. 1-21) ra làm 4 phần nhỏ: (1) 10,1-5: dụ ngôn với hai điểm: a) 10,1-3a: cách vào ràn chiên cho thấy đó là kẻ cướp hay mục tử; b) 10,3b-5: tương quan mật thiết giữa chiên và mục tử; (2) 10,6: phản ứng của người Pha-ri-sêu: không hiểu; (3) 10,7-18: thực tại với ba điểm: a) 10,7-10: Đức Giê-su là cửa của đàn chiên; b) 10,11-16: Người là Mục tử nhân lành; c) 10,17-18: Người vì chiên mà hy sinh tính mạng; (4) 10,19-21: phản ứng lẫn lộn của người Do-thái.
Bài suy niệm của chúng ta hôm nay sẽ theo ba chủ điểm: Đức Giê-su là Đấng quy tụ một đoàn chiên vĩ đại (toàn thể nhân loại). Trong đoàn chiên này, Người thương mến mỗi một con như dành riêng tình yêu cho mỗi mình nó. Người yêu mến chiên như yêu mến Cha, và yêu mến đến độ thí mạng vì đoàn chiên.
1. Đoàn chiên vĩ đại của Đức Giê-su
Đoàn chiên nhỏ của Đức Giê-su đã lớn lên và sẽ không ngừng tăng trưởng, chúng ta đã có thể chiêm ngắm cảnh quy tụ những đám đông bao la rồi (như tại quảng trường thánh Phê-rô, những lần Đức Thánh Cha đi kinh lý, suốt lộ trình du hành của hài cốt các thánh nổi tiếng, như thánh nữ Têrêxa Hài đồng chẳng hạn… đó là chưa kể cảnh hàng triệu con người cùng theo dõi thánh lễ, sứ điệp của vị đại diện Chúa Ki-tô trên truyền thanh, truyền hình, mạng Internet…). Tuyên sấm cách vô tình, thượng tế Cai-pha nói: “Thà một người chết thay cho dân !” Và Gio-an sẽ thêm: “Để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mắc khắp nơi về một mối” (Ga 11,52). Suốt bao thế kỷ, đã và đang hội tụ về Đức Giê-su cả một dân, một dân đông đảo vượt quá trí tưởng tượng nếu nghĩ tới cuộc tập hợp kỳ diệu cuối cùng. Cũng chính Gio-an vẽ ra trước cho ta cảnh tượng này trong sách Khải huyền: “Tôi thấy: kìa một đoàn người đông đảo không ai nào đếm nổi, thuộc mọi nước, mọi chi tộc, mọi dân và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai vàng và trước Con Chiên” (7,9) Mát-thêu cũng trình bày một quang cảnh không kém vĩ đại: “Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự trên ngai vinh hiển của Người. Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê” (25,31-32). Phaolô thì diễn tả cảnh tập họp này theo kiểu một nhà thần học: “Người cho ta được biết mầu nhiệm ý muốn của Người, theo như điều Người ưa thích mà Người đã định từ trước trong Đức Ki-tô, để thực hiện kế hoạch khi thời gian tới hồi viên mãn: đó là quy tụ muôn loài trên trời dưới đất, dưới quyền một thủ lãnh là Đức Ki-tô” (Ep 1,9-10)
Tuy nhiên, ở đây có một cái gì đó gây lo lắng: mỗi người chúng ta có vị trí nào trong các đoàn lũ khổng lồ đó? Trước hết phải nhớ điều này: dù đã quen nghĩ tới Đức Ki-tô với những từ “Ngài” và “con”, chúng ta phải nỗ lực để nhất trí với chương trình của Thiên Chúa: “Ta muốn có con trong một đoàn dân, Ta yêu mến con trong một tập thể”. Con người là một hữu thể xã hội, sống cùng, sống với. Nên không có vấn đề cứu rỗi cách đơn độc. Hết thảy chúng ta đều đang tham dự vào một cuộc phiêu lưu kỳ diệu: đó là tất cả lịch sử đang hướng về Đức Ki-tô và toàn thể nhân loại sẽ quy tụ quanh Người, Chủ tể của mình, Đấng “đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất” (Mt 28,18).
2. Mỗi con chiên trong đoàn đều được yêu mến
Nhưng nếu thế thì làm gì với hình ảnh rất đẹp: Đức Giê-su vác trên vai một con chiên lạc, một con chiên được Người yêu mến? (x. Lc 15,4-5), Đức Giê-su gõ cửa nhà từng người và vào dùng bữa với ai mở cửa? (x. Kh 3,20). Các hình ảnh này vẫn đúng. Đức Giê-su có hai khả năng mà không một nhà tập hợp nào sẽ có bao giờ cả: là thủ lãnh của đám đông vĩ đại nhất, Người tuy vậy vẫn có thể nối kết với mỗi người trong chúng ta một mối liên hệ cá nhân nhất, thân tình nhất. Để xác nhận điều này, ta có câu nói thân thương trìu mến: “Tôi biết chiên tôi, và chiên của tôi biết tôi”; tôi “gọi tên từng con một”. Là con người của quần chúng, Đức Giê-su vẫn có những tiếp xúc cá nhân hết sức sâu đậm, gây nên bao cuộc đổi đời: với Phê-rô, với Gio-an, với Phao-lô, với Ni-cô-đê-mô, với Ma-đa-lê-na, với Da-kêu và nhiều nữa qua dòng lịch sử… Mỗi người đều được phân biệt và được Đức Giê-su thương mến. Ngoài ra, vì mỗi người là một nhân vị độc đáo, có xác hồn riêng, những tính cách riêng và định mệnh riêng. Nên những cái này cũng sẽ không mất đi khi con người đi vào thế giới của Thiên Chúa. Ý niệm luân hồi đầu thai (một hồn đi qua nhiều xác) và tiểu ngã hòa vào Đại Ngã (như nước sông suối hòa vào biển cả) là hoàn toàn xa lạ với Tin Mừng, với quan niệm nhân vị của Đức Ki-tô.
Thành thử tại sao chúng ta không biết nói với toàn thể thế giới rằng trên trái đất này, chẳng có đứa con nào bị mất, chẳng có một ai phải cô độc? Rằng một dân đang được quy tụ để hiệp nhất lại và mọi người đều được kêu gọi vào đó: “Tôi còn có những chiên khác nữa”. Không đóng cửa chuồng chiên, chẳng bao giờ được nói: “Những con người đó xa Đức Ki-tô rồi”. Trong vĩnh cửu, chúng ta sẽ biết, giữa đám đông dày đặc, ai là kẻ đã rất gần Đức Giê-su.
3. Yêu mến chiên đến chết như yêu mến Cha đến chết
Và để nhấn mạnh hơn nữa mối liên kết giữa mình với đoàn chiên cũng như với từng con chiên, Đức Giê-su so sánh nó với mối liên hệ nối kết Người với Cha Người. Vốn đã từng nói: “Như Cha yêu Thầy, Thầy cũng yêu anh em. Như Cha sai Thầy, Thầy cũng sai anh em. Như Cha ban sự sống cho Thầy, Thầy cũng ban sự sống cho anh em…” Đức Giê-su lần nữa đặt mối hiểu biết giữa Người với Cha như nguồn gốc, như mẫu mực và như đồng đẳng của mối hiểu biết giữa Người với chiên của Người: “Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi và tôi biết Chúa Cha”. Nhân loại và mỗi người còn có thể đòi hỏi gì hơn nữa? Còn dám trình bày Thiên Chúa như một Đấng vô tâm sao?
Sự hiểu biết này đưa đến mến thương, và lòng mến thương đưa đến hành động: hy sinh tính mạng vì đoàn chiên. Việc tự hiến này vừa là một hành vi tự nguyện, vừa là một thái độ vâng phục mệnh lệnh Chúa Cha. Phải chăng có mâu thuẫn giữa hai điều này? Thưa không ! Khi trao ban mạng sống của mình, đúng hơn “phó thác mạng sống” trong một hành vi vừa tự do tuyệt đối (“Mạng sống của tôi, không ai lấy được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình”), vừa hoàn toàn vâng phục Chúa Cha (“Đó là lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được”), Đức Giê-su đã bày tỏ ở mức độ hoàn hảo nhất tình yêu của Chúa Cha muốn cứu độ toàn thể nhân loại. “Được đặt ở khởi đầu và kết thúc, Chúa Cha xuất hiện như nguồn mạch và cùng đích cho mọi hoạt động của Đức Giê-su. Tất cả đến từ Người: lệnh truyền chẳng gì khác hơn là sự bày tỏ tình yêu. Cái chết, dưới ngòi bút sống động của Gio-an, được trình bày như một hành vi tuyệt đối tự do trong đó Đức Giê-su hoàn tất lệnh truyền yêu thương của Chúa Cha. Ngay cả trong cái chết, giờ phút mà con người thường bị truất quyền làm chủ mạng sống, Đức Giê-su vẫn làm chủ, vì Người hoàn tất điều mà Thiên Chúa, trong tình yêu, đã muốn để đem sự sống đến cho con người” (A. Marchadour).
Một người Mỹ đi du lịch qua xứ Syrie, đã thấy ba người chăn chiên dẫn bầy mình ăn chung với nhau. Chặp sau, một trong ba người chăn này kêu chiên mình: “Men ah! Men ah!” (Theo tiếng Ả-rập có nghĩa là “Hãy theo ta ! Hãy theo ta !”). Các con chiên của anh này liền tách khỏi bầy và đi theo anh ta lên đồi. Người chăn thứ hai cũng kêu như vậy, và chiên của anh ta liền đi theo anh ta. Du khách Mỹ nói với người chăn còn lại: “Xin anh vui lòng cho tôi mang đồ đạc của anh để tôi kêu như anh kêu, xem các con chiên này có theo tôi hay không”. Xong xuôi, người Mỹ kêu: “Men ah ! Men ah !” nhưng chẳng có con chiên nào nhúc nhích, vì chúng không quen tiếng người lạ. Người Mỹ ngạc nhiên hỏi: “Thế chiên không nghe tiếng ai khác, ngoại trừ anh thôi sao?” Người chăn Syrie trả lời: “Ồ, có chứ ! Những con chiên bị bệnh sẽ đi theo bất cứ ai”.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các chuyên gia Công Giáo ca ngợi Tuyên bố mới của Vatican vì đã vượt qua các quan điểm cấp tiến và bảo thủ để giải quyết ‘những quan niệm sai lầm hiện đại’ về phẩm giá con người
Vũ Văn An
14:22 15/04/2024
John Lavenburg trên tạp chí Crux, ngày 9 tháng 4 năm 2024, nhận định rằng nhiều người theo chủ nghĩa cấp tiến và bảo thủ dường như vừa hoan nghênh vừa lên án tài liệu học thuyết mới nhất của Vatican về phẩm giá con người vì lập trường của nó đối với các vấn đề cụ thể.
Trong khi đó, các nhà thần học luân lý Công Giáo nhấn mạnh tính nhất quán mà với nó các vấn đề đã được bàn giải, và việc tuân thủ giáo huấn của Giáo hội được thể hiện.
David Cloutier, Giáo sư thường trú về Thần học Luân lý tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, nói với Crux: “Danh sách các vấn đề đã phá bỏ mọi nỗ lực nhằm liên kết Giáo hội với những người theo chủ nghĩa cấp tiến hay bảo thủ, hoặc với những người theo chủ nghĩa cấp tiến và truyền thống, bởi vì nó cho thấy rằng giáo huấn của Giáo hội về nghèo đói, hòa bình, nạn buôn người và vấn đề di cư là hoàn toàn nhất quán với Giáo huấn của Giáo Hội chống lại việc phá thai, chống lại cái chết êm dịu, chống lại các cuộc phẫu thuật chuyển giới, những vấn đề như vậy.”
Các chủ đề được đề cập trong tuyên bố Dignitas Infinita – được Bộ Giáo lý Đức tin công bố vào ngày 8 tháng 4 – như “những vi phạm nghiêm trọng về phẩm giá con người” là nghèo đói, chiến tranh, di cư, buôn người, lạm dụng tình dục, bạo lực đối với phụ nữ, phá thai, mang thai hộ, an tử và hỗ trợ tự tử, loại trừ người khuyết tật, lý thuyết phái tính, chuyển đổi giới tính và bạo lực kỹ thuật số.
Tuy nhiên, quan điểm về những chủ đề đó chỉ là một phần của tài liệu – giới hạn ở phần thứ tư và phần cuối cùng trước khi kết luận. Ba phần đầu tiên – phần lớn của tài liệu – là nỗ lực làm sáng tỏ ý nghĩa của phẩm giá con người, trích dẫn sự nhầm lẫn thường xuyên xung quanh việc sử dụng thuật ngữ này.
Trong ba phần đó, tài liệu về cơ bản bắt đầu bằng một định nghĩa chung về phẩm giá con người, giải thích rằng “mỗi con người đều sở hữu một phẩm giá vô hạn, được đặt nền tảng không thể tách rời trong chính con người mình, nó chiếm ưu thế trong và vượt ra ngoài mọi hoàn cảnh, trạng thái hoặc hoàn cảnh mà con người có thể gặp phải”. Từ đó, nó đi sâu vào các chi tiết cụ thể của phẩm giá và những quan niệm sai lầm hiện đại xung quanh nó.
Cloutier cho biết tài liệu này là một “tuyên bố mạnh mẽ” về nguyên tắc xã hội đặc trưng của Giáo hội hậu Vatican II, lưu ý rằng nó không thuộc về bất cứ một giáo hoàng cụ thể nào. Ông cho biết ông đặc biệt ấn tượng với việc tài liệu này không chỉ là một tuyên bố tích cực về phẩm giá mà còn chỉ ra cách trong đó ngôn ngữ được sử dụng và không được sử dụng đúng cách.
Cloutier nói: “Trong cả cuộc đối thoại văn hóa rộng lớn hơn và cuộc đối thoại Công Giáo, có những nhầm lẫn trong đó người ta sử dụng hạn từ phẩm giá, nhưng họ không sử dụng nó theo cách phù hợp với giáo huấn của Giáo hội về phẩm giá. Tài liệu cần có thời gian đáng kể để chỉ ra những sai sót này và cố gắng mô tả những hiểu lầm dẫn đến những hiểu lầm này về phẩm giá”.
Nhà thần học luân lý Jana Bennett, nói với Crux rằng điều bà rút tỉa lớn nhất từ tài liệu này là ý tưởng nói rằng phẩm giá là nội tại đối với ý nghĩa của việc làm một hữu thể nhân bản. Bennett mô tả rằng mặc dù tài liệu chú ý đến một số vấn đề cụ thể nảy sinh khi phẩm giá con người không được xem xét đầy đủ, nhưng trọng tâm thần học của nó chủ yếu là vào vai trò quan trọng của phẩm giá con người, từ đó tất cả các điểm khác của nó đều theo sau.
Bennett, Trưởng khoa Nghiên cứu Tôn giáo tại Đại học Dayton, cho biết: “Tài liệu phần lớn không tập trung vào bất cứ điều cụ thể nào. Nó không đưa ra một phân tích chuyên sâu về một vấn đề cụ thể, vì vậy những người tìm kiếm một cuộc thảo luận nổi bật hơn về những câu hỏi này, nó đơn giản không có trong tài liệu này.”
Trong một tuyên bố với Crux, một phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ nói với Crux rằng hội đồng rất biết ơn về tuyên bố này và các giám mục sẽ nghiên cứu và suy gẫm về nó.
“Tài liệu nhấn mạnh truyền thống lâu đời của Giáo hội về tầm quan trọng của việc luôn công nhận, tôn trọng và bảo vệ phẩm giá con người trong mọi hoàn cảnh, cũng như cách hiểu, tôn vinh và áp dụng điều đó vào các tình huống và thách thức khác nhau mà chúng ta phải đối diện ngày nay,” người phát ngôn nói.
Trong số tất cả các chủ đề của tài liệu, những chủ đề liên quan đến phái tính và giới tính đã thu hút được nhiều bình luận và đưa tin nhất. Đặc biệt, những người ủng hộ LGBTQ+ theo Công Giáo đã lên án tài liệu này, cho rằng nó không công nhận phẩm giá con người của người chuyển phái và người không thuộc giới tính nhị phân.
Tài liệu nêu rõ rằng lý thuyết phái tính nhằm phủ nhận “sự khác biệt lớn nhất có thể hiện hữu giữa các sinh vật: sự khác biệt về giới tính”. Nó cũng khẳng định rằng lý thuyết phái tính là một hệ tư tưởng “hình dung ra một xã hội không có sự khác biệt về giới tính, do đó loại bỏ nền tảng nhân học của gia đình”.
Tuy nhiên, Vatican cũng nói rõ rằng mỗi người, bất kể khuynh hướng tình dục của họ, phải được tôn trọng và phải tránh sự phân biệt đối xử và bạo lực đối với họ.
Francis DeBernardo, giám đốc điều hành của tổ chức vận động LGBTQ+ Công Giáo New Ways Ministry, đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 8 tháng 4 về tài liệu này, lập luận rằng “trong khi [tài liệu] đưa ra một lý do tuyệt vời về lý do tại sao mỗi con người, bất kể điều kiện sống, phải được tôn trọng, được tôn vinh và yêu mến, nó không áp dụng nguyên tắc này cho những người đa dạng phái tính”.
DeBernardo tiếp tục cáo buộc Vatican “một lần nữa ủng hộ và truyền bá những ý tưởng dẫn đến tổn hại thực sự về thể chất đối với người chuyển giới, người không thuộc giới nhị phân và những người LGBTQ+ khác”.
Khi được hỏi về sự nhấn mạnh của người ta đối với một số vấn đề nhất định trong tài liệu, Cloutier cho biết điều quan trọng là mọi người phải xem toàn bộ phạm vi của tài liệu. Ông lưu ý rằng ngay cả về mặt không gian dành cho từng vấn đề khác nhau, “có một mức độ song song đáng chú ý”, và do đó, thậm chí không thể khẳng định rằng tài liệu tập trung vào một số vấn đề nhất định hơn những vấn đề khác.
Cloutier cho biết ông hy vọng mọi người sẽ nhận ra điều đó, và sau đó đặt câu hỏi sâu sắc hơn là tại sao những người có thiện chí, người Công Giáo cũng như người không Công Giáo, không thể thấy được sự nhất quán trong giáo huấn của Giáo hội đối với tất cả các vấn đề được đề cập trong tài liệu.
Cloutier nhận định, “Tôi thực sự hy vọng họ nhìn thấy rằng đó là vì mọi người hiểu sai ý nghĩa của chúng ta về phẩm giá con người và tài liệu này có một số điều rất sâu sắc để nói về câu hỏi trừu tượng hơn đó”.
Xây dựng một nền văn hóa lành mạnh
Vũ Văn An
14:33 15/04/2024
Stephen P. White, trên Catholic Thing, ngày 7 tháng 3 nhận định rằng các cuộc chiến tranh văn hóa, giống như hầu hết các cuộc chiến tranh tiêu hao, đều là những vấn đề mệt mỏi và kiệt sức. Những giải thích cạnh tranh và không thể hòa giải về ý nghĩa của con người - và do đó, về mục đích đúng đắn của cuộc sống và hành động con người phải là gì - là nguồn gốc của những xung đột không ngừng, không chỉ trong nền chính trị của chúng ta mà còn trong cả Giáo hội nữa. Những điểm ma sát chói tai đó quen thuộc với hầu hết chúng ta; chúng đều ở xung quanh chúng ta.
Như George Weigel đã từng nói, “Chúa có thể không quan tâm đến cuộc chiến văn hóa, nhưng cuộc chiến văn hóa lại quan tâm đến Chúa - và mọi người khác”. Dòng chảy văn hóa của chúng ta không đi theo hướng lành mạnh hay nhân đạo (hoặc đúng mực), và nếu một người không ý thức được thủy triều đang chảy hoặc không muốn bơi ngược dòng, người đó có khả năng sẽ bị trôi dạt trên biển cả.
Trong trường hợp của người Mỹ chúng ta, vấn đề còn trở nên tồi tệ hơn bởi thực tế là dường như có quá ít người trong chúng ta thực sự hiểu được các điều khoản của cam kết. Tác giả không có ý nói rằng người Mỹ không biết gì về những vấn đề đặc thù tạo nên “các cuộc chiến tranh văn hóa”. Cũng không thiếu mầm bệnh. Rất nhiều người, từ cả hai phía, đều coi những xung đột khác nhau là những cuộc khủng hoảng cơ bản, thậm chí mang tính hiện sinh.
Nhưng rất ít người, ở cả hai phía, dường như có quan niệm rõ ràng về một nền văn hóa lành mạnh sẽ như thế nào nếu phe của họ “chiến thắng”. Chúng ta đã hiểu được điều tác giả muốn nói vào năm 2022, khi, sau khi đấu tranh để lật ngược vụ Roe kiện Wade trong 50 năm, phán quyết Dobbs đã cho thấy phong trào ủng hộ sự sống hoàn toàn không được chuẩn bị cho chiến thắng.
Đấu tranh trong cuộc chiến văn hóa có thể là cần thiết, thậm chí là cao cả. Nhưng người ta không bao giờ nên nhầm lẫn việc chiến thắng trong cuộc đấu tranh văn hóa với việc xây dựng một nền văn hóa xứng đáng với tên gọi. Điều sau khó khăn hơn nhiều.
Văn hóa là một trong những điều có xu hướng trở nên mờ nhạt hơn khi người ta xem xét nó kỹ hơn. Chúng ta ít nhiều đều biết văn hóa nghĩa là gì. Chúng ta nói về nó và nghe về nó liên tục. Trong Giáo Hội, chúng ta nói về nền văn hóa sự sống, nền văn hóa sự chết, nền văn hóa vứt bỏ. Tuy nhiên, đối với tất cả những điều này, văn hóa – cả nói chung và nói riêng – rất khó định nghĩa.
Ví dụ, người ta có ý gì khi nói về “văn hóa Mỹ”? Những người trong chúng ta bơi như cá trong vùng biển đặc biệt đó đều có một cảm thức nào đó về nó. Tuy nhiên, một người Texas và một người New York (hoặc, chẳng hạn, một người Công Giáo và một người theo phái Báp-tít) có thể mô tả nó rất khác nhau. Sự khác biệt cần có để mô tả chính xác ý nghĩa của văn hóa có thể khiến Chúa choáng váng.
Có sự nhất trí rộng rãi rằng văn hóa bao gồm, ở những mức độ khác nhau, tôn giáo, lịch sử, ngôn ngữ, ẩm thực, nghệ thuật, v.v. của một dân tộc. Chúng ta thường nói về chính trị và văn hóa một cách khác biệt (ví dụ: khi người ta nói “chính trị là hạ nguồn của văn hóa”). Tuy nhiên, rất khó để hình dung văn hóa Mỹ ngoài những trải nghiệm của người Mỹ (tốt và xấu) về chính trị và chính quyền tự trị. Chúng ta nói về các nền văn hóa phụ (hoặc đôi khi là Nền Văn hóa phụ) và văn hóa đại chúng và văn hóa bình dân.
Đã có những nền văn hóa Công Giáo đặc trưng trong suốt lịch sử. Bắc Phi Rôma có một nền, nhưng đã qua lâu rồi. Châu Âu có một nền. Hay đúng hơn là đã có một nền. Ở nhiều nơi ở Châu Âu, nền văn hóa Công Giáo của nó giống như một bông hoa bị cắt: vẫn đẹp nhưng đã bị cắt khỏi rễ sống của nó.
Văn hóa Mỹ, như nó vốn có, chưa bao giờ thực sự là Công Giáo. Chúng ta có nhiều nền văn hóa Công Giáo, một số trong đó đang phát triển mạnh. Phần lớn lịch sử Công Giáo Hoa Kỳ thế kỷ 20 là câu chuyện về sự xuất hiện của chúng ta từ các nền văn hóa phụ Công Giáo (phần lớn là thành thị, dân tộc, người nhập cư) để đi vào cao nguyên đầy nắng của dòng chính Hoa Kỳ. Chúng ta đến, chúng ta nỗ lực, chúng ta được thẩm hóa.
Joe Biden có thể được mô tả là di tích cuối cùng còn sót lại của quá trình thẩm hóa của Công Giáo Thế kỷ 20: sự phong thần Công Giáo “Boomer”. Phong cách Công Giáo Mỹ đó là điển hình của một thời đại đã trôi qua từ lâu. Tuy nhiên, nó cũng đại diện cho một thời điểm lịch sử trong đó, ít nhất là về bề ngoài, đạo Công Giáo Mỹ vừa Công Giáo một cách dễ nhận thấy vừa cảm thấy thoải mái nhất trong nền văn hóa Mỹ.
Đối với những người Công Giáo quan tâm đến văn hóa, điều đó đáng để suy gẫm. “Chiến thắng” trong cuộc chiến văn hóa sẽ như thế nào? Sự trở lại hiện trạng trước đây? Ngay cả khi điều đó có thể xảy ra, nhưng rõ ràng là không, tác giả không chắc có ai mong muốn quay trở lại thời kỳ mà Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ đang ở đỉnh cao ảnh hưởng văn hóa nếu điều đó đồng nghĩa với việc mất đi tính khác biệt giống như quá nhiều muối vô vị.
Nếu không trở lại, thì sao? Chúng ta nghĩ chúng ta đang cố gắng xây dựng loại văn hóa nào? Mục tiêu là gì? Tác giả không giả vờ có câu trả lời rõ ràng cho những câu hỏi này, nhưng dù sao thì chúng cũng quan trọng.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II suy nghĩ và giảng dạy về văn hóa nhiều như bất cứ vị giáo hoàng nào. Đối với ngài, văn hóa vừa là nguyên nhân hoạt động của con người vừa là một sản phẩm. Quan điểm của ngài được định hình rõ ràng bởi kinh nghiệm dân tộc Ba Lan: một nền văn hóa Công Giáo đặc trưng đã hỗ trợ, định hình và hướng dẫn dân tộc Ba Lan ngay cả khi không có nhà nước Ba Lan.
Theo nghĩa này, văn hóa là một điều gì đó phát triển một cách hữu cơ, trong một thời gian dài. Văn hóa không phải là thứ do người ta thiết kế và hiếm khi chỉ đạo; đó là một di sản quý giá. Và nó mang trong mình sức ì của ký ức có khả năng đoàn kết một dân tộc ngay cả khi vượt qua những khó khăn gần như không thể tin được.
Trong văn hóa, cũng như trong Giáo hội, sự tăng trưởng và đổi mới chủ yếu đến từ cách sống của con người – những điều chúng ta trân trọng và những tình yêu mà chúng ta vun trồng. Điều này cần có thời gian. Thông thường, phải mất nhiều thế hệ. Và có lẽ đó là khởi đầu của một câu trả lời: để xây dựng một nền văn hóa xứng đáng với tên gọi, chúng ta phải trân trọng những con người và của cải vượt quá chúng ta, cống hiến mạng sống của mình vì lợi ích của những người sẽ tồn tại lâu hơn và kế vị chúng ta - và để tạ ơn Đấng duy nhất nâng đỡ chúng ta.
Một Giám Mục vừa bị đâm khi đang cử hành thánh lễ ở Sydney, Australia
Đặng Tự Do
16:40 15/04/2024
Một giám mục nổi tiếng ở Sydney đã được đưa vào bệnh viện sau khi bị đâm nhiều nhát trong một thánh lễ.
Theo báo cáo sơ bộ của cảnh sát, Đức Cha Mar Mari Emmanuel được cho là đã bị tấn công tại Nhà thờ Chúa Chiên Lành trong vùng Wakeley khi đang thuyết giảng, trong thánh lễ ban chiều bắt đầu lúc 6 giờ 30 tối Thứ Hai, 15 Tháng Tư. Đức Cha Mar Mari Emmanuel là Giám Mục giáo phận Công Giáo Nghi Lễ Syriac Sydney, hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh.
Đức Cha đang giảng trong thánh lễ thì một người đàn ông bình tĩnh bước đến gần ngài. Đức Cha nhìn chằm chằm vào người đàn ông. Ngay lúc đó, hung thủ giơ cao con dao giấu trong áo và đâm túi bụi vào vùng mặt và cổ của Đức Cha.
Đức Cha Emmanuel ngã xuống đất trong tiếng la hét của cộng đoàn. Một số người lao tới để cố gắng giúp đỡ Đức Cha và bắt giữ hung thủ.
Các nhân viên cứu cấp và cảnh sát gần đó đã phóng đến hiện trường vào khoảng 7h15 tối thứ Hai.
Một phát ngôn viên cảnh sát cho biết tình trạng của Đức Cha Emmanuel được kể là nghiêm trọng. Ngài đang được điều trị tại Bệnh viện Liverpool. Xin anh chị em hiệp ý cầu nguyện cho ngài.
Bên cạnh đó, một người đàn ông khác khoảng 50 tuổi trong cộng đoàn cũng đã được đưa đến cùng một bệnh viện với nhiều vết đâm. Ngoài ra còn có 3 người khác bị thương và đang được điều trị tại hiện trường. Một người đàn ông khoảng 30 tuổi bị nhiều vết rách. Một người đàn ông khoảng 20 tuổi bị một vết cắt ở tay và một người đàn ông khoảng 60 tuổi bị vết thương ở cánh tay.
Họ là những giáo dân can đảm chiến đấu với hung thủ.
Các nguồn tin từ cảnh sát New South Wales nói với giới báo chí rằng hung thủ bị tình nghi là có liên quan đến bọn khủng bố Hồi Giáo IS.
Vụ tấn công xảy ra chỉ vài ngày sau khi sáu người bị đâm chết tại trung tâm mua sắm Westfield Bondi Junction ở Sydney.
Không có dấu hiệu nào cho thấy hai sự kiện này có liên quan với nhau.
Người phụ nữ ở Florida phải đối mặt với phiên tòa vì tội trộm cắp giáo xứ trị giá 700 ngàn đô la
Đặng Tự Do
16:43 15/04/2024
Một cựu quản lý giáo xứ có thể phải ra tòa vào tháng tới, đối mặt với cáo buộc biển thủ gần 700.000 Mỹ Kim từ giáo xứ Florida nơi bà đã làm việc trong hơn hai thập kỷ.
Deborah True, 70 tuổi, bị buộc tội trộm cắp nghiêm trọng và đã phủ nhận các cáo buộc, đồng thời tuyên bố rằng Cha Richard Murphy, cựu cha sở của giáo xứ đã qua đời, đã tặng bà ấy số tiền này như một món quà.
Cảnh sát ở Vero Beach, Florida, bắt đầu điều tra True vào tháng 12 năm 2021, khi Giáo phận Palm Beach báo cáo nghi ngờ rằng Murphy và True đã biển thủ hơn 1 triệu đô la từ Giáo xứ Công Giáo Thánh Giá từ năm 2012 đến năm 2020, theo hồ sơ tòa án.
Theo báo cáo của cảnh sát, giáo phận phát hiện ra khả năng tham ô vào cuối năm 2020, sau khi Cha Murphy qua đời vào tháng 3 năm 2020, và True nghỉ hưu ngay sau đó.
Khi một linh mục mới được bổ nhiệm vào giáo xứ, người ta phát hiện ra một tài khoản ngân hàng của giáo xứ mà trước đây giáo phận không hề biết đến và trước đó chưa được kiểm toán hoặc đề cập trong báo cáo tài chính của giáo xứ.
Tài khoản được mở vào năm 2012 chỉ liệt kê Cha Murphy và Deborah True là những người ký tên.
Theo hồ sơ ngân hàng, 1.466.331 Mỹ Kim từ quỹ giáo xứ đã được gửi vào tài khoản. Hàng trăm ngàn đô la đã được sử dụng để thanh toán các hóa đơn thẻ tín dụng và các khoản vay của True, trong khi gần 150.000 đô la được viết bằng séc từ tài khoản cho cá nhân True, số tiền này được gửi vào tài khoản ngân hàng cá nhân của cô.
Vào tháng 5 năm 2020, hai tháng sau cái chết của Cha Murphy, True đã đóng tài khoản, rút số dư 811,38 Mỹ Kim bằng tiền mặt.
“Tổng cộng, 549.289,62 đô la trong số tiền của tài khoản Thánh Giá đã được sử dụng để thanh toán thẻ tín dụng cá nhân của Deborah True. Thêm 147.037,98 Mỹ Kim nữa đã được gửi trực tiếp vào tài khoản chi phiếu cá nhân của Deborah True. 811,38 Mỹ Kim là giao dịch rút tiền và kết thúc cuối cùng, cũng phải trả cho Deborah True,” báo cáo của cảnh sát giải thích.
“Tổng cộng là 697.138,98 Mỹ Kim.”
Bởi vì hồ sơ ngân hàng không được cảnh sát cung cấp từ trước năm 2015 nên có thể nhiều số tiền hơn cũng đã được chuyển đến True hoặc các chủ nợ của cô ấy trước thời điểm đó.
Nhưng các hồ sơ hiện có cho thấy True đã đánh cắp ít hơn một nửa số tiền gửi vào tài khoản bí mật mà bà ta điều hành với Cha Murphy, cho thấy vị linh mục cũng đã đánh cắp một số tiền đáng kể từ giáo xứ.
Báo cáo của cảnh sát chỉ ra điều đó, xác nhận “các chi phiếu được gửi cho cha ấy và các khoản thanh toán được trả cho các chủ nợ của cha ấy”.
Báo cáo cho biết: “Tuy nhiên, do cái chết của cha ấy nên không có cuộc điều tra hình sự nào diễn ra để xác định số tiền chính xác”. Báo cáo chỉ ra rằng chi phiếu từ tài khoản chỉ được trả cho Murphy và True.
Trước khi bắt đầu làm việc tại Giáo xứ Thánh Giá, bà True làm quản trị viên giáo xứ tại một giáo xứ gần đó, nơi Cha Murphy cũng từng làm Cha sở. Khi được bổ nhiệm về giáo xứ Thánh Giá vào năm 1997, ngài đã thuê True làm việc cùng với mình.
Vào tháng 9 năm 2022, True nói với cảnh sát rằng bà chưa tiết lộ tài khoản ngân hàng chưa được biết trước đó cho giáo phận vì Cha Murphy đã chỉ đạo bà không được làm vậy.
True cũng thừa nhận với cảnh sát rằng bà đã sử dụng tiền tài khoản ngân hàng để trả nợ cá nhân, “khẳng định rằng bà đã được Cha Richard Murphy cho phép”.
Người phụ nữ khai với cảnh sát rằng bà “không nghĩ tới” việc tiền trong tài khoản đến từ giáo dân, mặc dù bà thừa nhận rằng bà đã gửi chi phiếu do giáo dân gởi tặng vào tài khoản.
Trong khi chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ các linh mục giáo xứ và nhân viên bị buộc tội phạm tội tài chính, thì những ví dụ được ghi nhận về gian lận, trộm cắp và tham ô trong Giáo hội đang gia tăng trong những năm gần đây.
Source:Pillar Catholic
Nhật ký trừ tà số 286: Hy vọng giữa địa ngục
Đặng Tự Do
16:47 15/04/2024
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #286: Hope in the Midst of a Hell”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 286: Hy vọng giữa địa ngục”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Trái tim tôi rỉ máu vì những người bị chiếm hữu hoàn toàn. Quá trình giải phóng thật khốc liệt. Những con quỷ có quyền truy cập độc nhất vào cơ thể và tâm trí của họ. Vì vậy, ma quỷ có thể cám dỗ và hành hạ họ. Và chúng luôn làm như vậy.
Ác quỷ lấp đầy tâm trí người bị ám bằng những nghi ngờ và tuyệt vọng. Chúng sẽ tấn công họ bằng những cáo buộc vô giá trị và tội lỗi. Họ sẽ tự bóp cổ, đánh đập, bầm tím, cào cấu và thậm chí hành hạ tình dục. Nói tóm lại, ma quỷ kéo họ vào trải nghiệm địa ngục.*
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà Trừ Tà, ngoài việc giám sát quá trình giải thoát, là giữ những người phiền não đến tham dự các buổi lễ trừ tà. Ai có thể trách họ vì không muốn trải qua trải nghiệm địa ngục này? Vì vậy, linh mục không chỉ là nhà trừ quỷ và hướng dẫn người bị quỷ ám mà còn là người cổ vũ, khuyến khích họ tiếp tục con đường đau khổ và quanh co này.
Một đức tính mà tôi nhận thấy ở những người hoàn thành một cách thành công cuộc hành trình đi đến giải thoát là nhân đức hy vọng. Những con quỷ liên tục đánh gục họ, về mặt tinh thần và thể chất, còn người thành công thì liên tục đứng dậy. Ma quỷ tìm mọi cách để khiến họ bỏ cuộc, tức là tuyệt vọng. Những con quỷ nói với họ rằng nó sẽ không bao giờ có tác dụng; lũ quỷ nói với họ rằng Chúa không quan tâm; ma quỷ chế nhạo họ bằng tội lỗi và sự yếu đuối của họ. Bất chấp sự tra tấn về tinh thần và thể xác như vậy, người bị đau khổ vẫn kiên trì.
Từ bỏ, đó là sự tuyệt vọng, có lẽ là chủ đề chính của địa ngục: “Những ai bước vào đây hãy từ bỏ mọi hy vọng”. Tuy nhiên, giữa lúc bị ma quỷ ám, khi người đau khổ phải chịu đựng trải nghiệm địa ngục, họ phải bám vào một niềm hy vọng thiêng liêng, chúng ta cũng vậy.
Hãy tâm niệm rằng “Tôi được gây dựng bởi đức tin”. Chắc chắn chúng ta sẽ được cứu. Mong sao chúng ta cũng tràn đầy hy vọng cứu rỗi như vậy.
Source:Catholic Exorcism
Đức Hồng Y Dolan đến thăm Thánh Địa nhân dịp đánh dấu 6 tháng chiến tranh
Đặng Tự Do
16:50 15/04/2024
Ban đầu được lên kế hoạch cho lễ kỷ niệm 75 năm Truyền giáo Giáo hoàng tại Palestine, chuyến đi đã được thay đổi để thúc đẩy hòa bình.
Với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội Phúc lợi Công Giáo Cận Đông, gọi tắt là CNEWA, Đức Hồng Y Timothy Dolan, tổng giám mục New York, sẽ tới Thánh Địa. Trong chuyến đi diễn ra khi cuộc chiến giữa Israel và Gaza sắp bước sang mốc sáu tháng, Đức Hồng Y Dolan sẽ đến thăm cả Israel và Palestine để gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo Kitô giáo, Do Thái và Hồi giáo.
Tổng Giáo phận New York, lưu ý rằng đây không phải là chuyến đi đầu tiên của Đức Hồng Y Dolan tới Israel với tư cách là Chủ tịch CNEWA, báo cáo rằng ngài sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo từ cả Israel và Palestine, mặc dù hành trình sẽ không đưa ngài đến Gaza.
Đức Hồng Y Hoa Kỳ cũng sẽ đến thăm nhiều tổ chức dịch vụ xã hội khác nhau và xem xét nhiều hoạt động nhân đạo và viện trợ cho những người bị nạn trong chiến tranh.
Trong khi hành trình của Đức Hồng Y Dolan vẫn chưa được hoàn thành, Tổng Giáo phận đã chia sẻ một số điểm dừng mà ngài dự định thực hiện:
“Trong số các hoạt động phục vụ xã hội trong hành trình dự kiến của ngài có Viện Khiếm thính Phaolô Đệ Lục Ephpheta, Trại Tị nạn Aida và Nhà Notre Dame des Douleurs, nhà dành cho người già. Ngài hy vọng có thể gặp gỡ gia đình các con tin, thưởng thức bữa ăn ngày Sabát với những người bạn Do Thái và thăm các nhóm nhân quyền của Israel và Palestine.”
Giám đốc truyền thông của CNEWA Michael La Civita nói với OSV News rằng chuyến đi đã được lên kế hoạch trước cuộc tấn công vào Israel ngày 7 tháng 10.
Trong khi ngài vẫn sẽ kỷ niệm 75 năm thành lập Phái đoàn Giáo hoàng tại Palestine, nơi ngài sẽ cử hành hai phụng vụ, giờ đây ngài đã kéo dài chuyến đi của mình để gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo và gia đình của những người bị bắt làm con tin, để thúc đẩy hòa bình.
Tổng Giáo phận New York nhắc lại rằng Đức Giáo Hoàng Piô XI đã thành lập CNEWA vào năm 1926, như một “công cụ của tình yêu và là dấu hiệu hy vọng cho những người gặp khó khăn rải rác khắp các vùng đất lịch sử nhưng đầy khó khăn của các giáo hội cổ xưa ở phương Đông”.
Tổ chức này phục vụ các khu vực Trung Đông, Đông Bắc Phi, Ấn Độ và Đông Âu.
Source:Aleteia
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mừng Kính Thánh Đaminh Vũ Đình Tước, Bổn Mạng Giáo Đoàn Marrickville, Sydney, Australia
Khanh Lai
16:39 15/04/2024
Mừng Kính Thánh Đaminh Vũ Đình Tước, Bổn Mạng Giáo Đoàn Marrickville
Xem thêm hình ảnh
Hôm nay Chúa nhật ngày 14/4/2024, lúc 4pm tại Giáo đoàn Marrickville, 392 Marrickville Rd, Marrickville NSW 2204, Giáo đoàn dâng Thánh Lễ trọng thể mừng kính Thánh Đaminh Vũ Đình Tước bổn mạng Giáo Đoàn, và các em Thiếu Nhi Thánh Thể, giáo dân nơi đây đã nêu cao tinh thần tử đạo và đã chọn ngài làm bổn mạng cho Giáo Đoàn.
Từ sân trường học St. Brigid’s Marrickville, toàn thể giáo dân đã tụ họp trước giờ lễ 20 phút và kiệu tượng Thánh Đaminh Vũ Đình Tước vào nhà thờ, sau 3 hồi trống đoàn kiệu bắt đầu rước kiệu, Cha Phêrô Trần Văn Trợ Đặc trách Giáo Đoàn Marrickville xông hương tượng Thánh Tử Đạo Đaminh Vũ Đình Tước, cuộc cung nghinh bắt đầu đi đầu là Bình Hương, Thánh Giá nến cao, đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Giáo dân, hội Lòng Chúa Thương Xót, Các Bà Mẹ Công Giáo, các em Thiếu Nhi Cung Thánh, các thừa tác viên Thánh Thể, cuối cùng là đoàn Kiệu và cha chủ tế, trên đường đi họ lần hạt rất sốt sáng.
Khi Kiệu được cung nghinh vào nhà thờ được an vi bên phải Cung Thánh. Một vị đại diện cộng đoàn làm MC có đôi lời chào hỏi quý Cha, Quý Sơ và các đại diện hội đoàn và giáo đoàn tới tham dự và cầu nguyện cho Giáo Đoàn và các em TNTT, sau đó MC sơ lược qua tiểu sử Lm. Đaminh Vũ Đình Tước.
Linh mục Đaminh Vũ Đình Tước sinh năm 1775 và tử vì đạo: 2 tháng 4 1839 “Người ta phải chạy trốn hết sức có thể, nhưng khi không được nữa thì phải vâng theo ý Chúa”.
Thánh Đaminh Vũ Đình Tước sinh năm 1775 tại làng Trung Lao, tỉnh Nam Định (nay thuộc giáo xứ Trung Lao, Giáo phận Bùi Chu). Chú Tước gia nhập Nhà Đức Chúa Trời và tiếp tục tu học để thụ phong linh mục.
Sau khi thụ phong linh mục, cha Tước gia nhập dòng thánh Đa Minh và khấn trọng thể ngày 18-4-1812. Đức cha Delgado - Y bổ nhiệm cha coi sóc họ đạo Xương Điền, thuộc Giáo phận Đông Đàng Ngoài. Kể từ đó, cha Tước hăng say phục vụ các linh hồn.
Thời kỳ cấm đạo ngặt nghèo, cha thường ẩn trốn khi nhà ông Đoài, lúc nhà ông Thịnh. Ngày 02-4-1839, khi cha Tước đang dâng lễ thì bị bát phẩm Phan cùng với gia nhân bao vây lục xét, bắt cha dẫn về Cẩm Hà. Thiết nghĩ cũng nên nói thêm rằng chức bát phẩm của ông Phan là nhờ công lao chỉ điểm, tố cáo để bắt Đức cha Henares - Minh.
Khi các tín hữu biết bát phẩm Phan và thuộc hạ tìm bắt cha Tước để lãnh thưởng, thì toan tính tấn công họ để giải thoát cha xứ. Phụ nữ thì mang bao bị đựng đầy tro trấu để quăng vào đám người nhà bát phẩm. Đàn ông thì mang theo gậy gộc và giáo mác.
Trong khi đang bị giam giữ, nhìn thấy cảnh tượng giáo dân hò hét bên ngoài, cha ôn tồn khuyên nhủ: “Anh em làm thế chỉ gây nên cái chết cho cha mà thôi”. Ông chánh trương và giáo hữu xứ Xương Điền bình tĩnh lắng nghe cha.
Trong giờ phút hỗn loạn, tên Ngọc, bộ hạ của bát phẩm Phan, rút vũ khí chém mạnh vào đầu cha. Vết thương trầm trọng khiến cha ngã gục xuống đất. Đám tôi tớ và tên Phan đâm đầu bỏ chạy.
Linh cảm giây phút cuối cùng đã đến, cha xin giáo dân thinh lặng cầu nguyện. Bình tĩnh trong giờ phút hấp hối, cha cảm tạ Chúa đã cho cha được chịu đau khổ vì đạo và khuyên nhủ các tín hữu giữ vững đức tin. Vì vết thương trầm trọng, máu ra nhiều, cha thì thào kêu Danh Thánh Giêsu rồi an nghỉ trong Chúa. Thánh lễ cuộc đời vị tử đạo đã hoàn tất. Thi hài cha được giáo hữu an táng tại Nhà thờ họ Xương Điền.
Linh mục Ðaminh Vũ Ðình Tước được tôn phong chân phước ngày 27-5-1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.
Phần Phụng vụ Thánh Lễ sau các bài đọc 1 và 2 là phần cung nghinh Phúc Âm, 5 em TNTT đi từ cuối nhà thờ, từ từ tiến lên Cung Thánh trong tiêng nhạc của ca đoàn. Thánh lễ hôm nay gồm có Lm. Giltus Mathias chánh xứ St Brigid’s Marrickville, thầy sáu Hồ Sĩ Đoàn, và cha chủ tế Lm. Trần Văn Trợ tuyên úy cộng đồng chủ tế Thánh Lễ hôm nay, riêng phần đọc phúc âm do thầy Sáu Hồ Sĩ Đoàn phụ trách, và cha Trần Văn Trợ giảng thuyết.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, MC của giáo đoàn lên mời cha chánh xứ có đôi lời phát biểu, đặc biệt là cha Giltus Mathias đã chào mọi người bằng câu tiếng việt “Kính Chào Quý Vị” và sau lời phát biểi ngài lại nói “Cám Ơn” bằng tiếng Việt, để đáp lại cả nhà thờ vỗ tay thật lớn để cám ơn ngài đã hiểu và nói được tiếng Việt Nam
Phần chúc mừng của CDCGVN do anh Mai Phước Thành đại diện và chúc mừng Giáo Đoàn Thánh Đaminh Vũ Đình Tước, đã được thành lập cách đây 43 năm, riêng các em TNTT thì đã sinh hoạt được 40 năm, và cũng đã chọn Thánh Đaminh Vũ Đình Tước làm Quan Thành chung với Giáo Đoàn.
Ông trưởng ban Mục Vụ giáo đoàn cũng đã lên cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Hội Đoàn, và đại diện các giáo đoàn đã tới tham dự, các anh chị em trong ca đoàn đã vất vả tập hát cho ngày lễ hôm nay thêm phần sốt sáng, các giáo dân đã tích cực tham gia và đóng góp công sức cho buổi lễ hôm nay được thành công, đặc biệt cho buổi tiệc sau Thánh Lễ được phong phú về thức ăn, nước uống và phần văn nghệ thật đặc sắc.
Sau Thánh Lễ mội người ra hội trường sau nhà thờ cùng chung vui với giáo đoàn, trong ngày đáng ghi nhớ này, chúng tôi nhận thấy nụ cười luôn mở rộ trên khuân mặt của quý thành viên tham dự tiệc liên hoan tối nay.
Khanh Lai tường trình
Xem thêm hình ảnh
Hôm nay Chúa nhật ngày 14/4/2024, lúc 4pm tại Giáo đoàn Marrickville, 392 Marrickville Rd, Marrickville NSW 2204, Giáo đoàn dâng Thánh Lễ trọng thể mừng kính Thánh Đaminh Vũ Đình Tước bổn mạng Giáo Đoàn, và các em Thiếu Nhi Thánh Thể, giáo dân nơi đây đã nêu cao tinh thần tử đạo và đã chọn ngài làm bổn mạng cho Giáo Đoàn.
Từ sân trường học St. Brigid’s Marrickville, toàn thể giáo dân đã tụ họp trước giờ lễ 20 phút và kiệu tượng Thánh Đaminh Vũ Đình Tước vào nhà thờ, sau 3 hồi trống đoàn kiệu bắt đầu rước kiệu, Cha Phêrô Trần Văn Trợ Đặc trách Giáo Đoàn Marrickville xông hương tượng Thánh Tử Đạo Đaminh Vũ Đình Tước, cuộc cung nghinh bắt đầu đi đầu là Bình Hương, Thánh Giá nến cao, đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Giáo dân, hội Lòng Chúa Thương Xót, Các Bà Mẹ Công Giáo, các em Thiếu Nhi Cung Thánh, các thừa tác viên Thánh Thể, cuối cùng là đoàn Kiệu và cha chủ tế, trên đường đi họ lần hạt rất sốt sáng.
Khi Kiệu được cung nghinh vào nhà thờ được an vi bên phải Cung Thánh. Một vị đại diện cộng đoàn làm MC có đôi lời chào hỏi quý Cha, Quý Sơ và các đại diện hội đoàn và giáo đoàn tới tham dự và cầu nguyện cho Giáo Đoàn và các em TNTT, sau đó MC sơ lược qua tiểu sử Lm. Đaminh Vũ Đình Tước.
Linh mục Đaminh Vũ Đình Tước sinh năm 1775 và tử vì đạo: 2 tháng 4 1839 “Người ta phải chạy trốn hết sức có thể, nhưng khi không được nữa thì phải vâng theo ý Chúa”.
Thánh Đaminh Vũ Đình Tước sinh năm 1775 tại làng Trung Lao, tỉnh Nam Định (nay thuộc giáo xứ Trung Lao, Giáo phận Bùi Chu). Chú Tước gia nhập Nhà Đức Chúa Trời và tiếp tục tu học để thụ phong linh mục.
Sau khi thụ phong linh mục, cha Tước gia nhập dòng thánh Đa Minh và khấn trọng thể ngày 18-4-1812. Đức cha Delgado - Y bổ nhiệm cha coi sóc họ đạo Xương Điền, thuộc Giáo phận Đông Đàng Ngoài. Kể từ đó, cha Tước hăng say phục vụ các linh hồn.
Thời kỳ cấm đạo ngặt nghèo, cha thường ẩn trốn khi nhà ông Đoài, lúc nhà ông Thịnh. Ngày 02-4-1839, khi cha Tước đang dâng lễ thì bị bát phẩm Phan cùng với gia nhân bao vây lục xét, bắt cha dẫn về Cẩm Hà. Thiết nghĩ cũng nên nói thêm rằng chức bát phẩm của ông Phan là nhờ công lao chỉ điểm, tố cáo để bắt Đức cha Henares - Minh.
Khi các tín hữu biết bát phẩm Phan và thuộc hạ tìm bắt cha Tước để lãnh thưởng, thì toan tính tấn công họ để giải thoát cha xứ. Phụ nữ thì mang bao bị đựng đầy tro trấu để quăng vào đám người nhà bát phẩm. Đàn ông thì mang theo gậy gộc và giáo mác.
Trong khi đang bị giam giữ, nhìn thấy cảnh tượng giáo dân hò hét bên ngoài, cha ôn tồn khuyên nhủ: “Anh em làm thế chỉ gây nên cái chết cho cha mà thôi”. Ông chánh trương và giáo hữu xứ Xương Điền bình tĩnh lắng nghe cha.
Trong giờ phút hỗn loạn, tên Ngọc, bộ hạ của bát phẩm Phan, rút vũ khí chém mạnh vào đầu cha. Vết thương trầm trọng khiến cha ngã gục xuống đất. Đám tôi tớ và tên Phan đâm đầu bỏ chạy.
Linh cảm giây phút cuối cùng đã đến, cha xin giáo dân thinh lặng cầu nguyện. Bình tĩnh trong giờ phút hấp hối, cha cảm tạ Chúa đã cho cha được chịu đau khổ vì đạo và khuyên nhủ các tín hữu giữ vững đức tin. Vì vết thương trầm trọng, máu ra nhiều, cha thì thào kêu Danh Thánh Giêsu rồi an nghỉ trong Chúa. Thánh lễ cuộc đời vị tử đạo đã hoàn tất. Thi hài cha được giáo hữu an táng tại Nhà thờ họ Xương Điền.
Linh mục Ðaminh Vũ Ðình Tước được tôn phong chân phước ngày 27-5-1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.
Phần Phụng vụ Thánh Lễ sau các bài đọc 1 và 2 là phần cung nghinh Phúc Âm, 5 em TNTT đi từ cuối nhà thờ, từ từ tiến lên Cung Thánh trong tiêng nhạc của ca đoàn. Thánh lễ hôm nay gồm có Lm. Giltus Mathias chánh xứ St Brigid’s Marrickville, thầy sáu Hồ Sĩ Đoàn, và cha chủ tế Lm. Trần Văn Trợ tuyên úy cộng đồng chủ tế Thánh Lễ hôm nay, riêng phần đọc phúc âm do thầy Sáu Hồ Sĩ Đoàn phụ trách, và cha Trần Văn Trợ giảng thuyết.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, MC của giáo đoàn lên mời cha chánh xứ có đôi lời phát biểu, đặc biệt là cha Giltus Mathias đã chào mọi người bằng câu tiếng việt “Kính Chào Quý Vị” và sau lời phát biểi ngài lại nói “Cám Ơn” bằng tiếng Việt, để đáp lại cả nhà thờ vỗ tay thật lớn để cám ơn ngài đã hiểu và nói được tiếng Việt Nam
Phần chúc mừng của CDCGVN do anh Mai Phước Thành đại diện và chúc mừng Giáo Đoàn Thánh Đaminh Vũ Đình Tước, đã được thành lập cách đây 43 năm, riêng các em TNTT thì đã sinh hoạt được 40 năm, và cũng đã chọn Thánh Đaminh Vũ Đình Tước làm Quan Thành chung với Giáo Đoàn.
Ông trưởng ban Mục Vụ giáo đoàn cũng đã lên cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Hội Đoàn, và đại diện các giáo đoàn đã tới tham dự, các anh chị em trong ca đoàn đã vất vả tập hát cho ngày lễ hôm nay thêm phần sốt sáng, các giáo dân đã tích cực tham gia và đóng góp công sức cho buổi lễ hôm nay được thành công, đặc biệt cho buổi tiệc sau Thánh Lễ được phong phú về thức ăn, nước uống và phần văn nghệ thật đặc sắc.
Sau Thánh Lễ mội người ra hội trường sau nhà thờ cùng chung vui với giáo đoàn, trong ngày đáng ghi nhớ này, chúng tôi nhận thấy nụ cười luôn mở rộ trên khuân mặt của quý thành viên tham dự tiệc liên hoan tối nay.
Khanh Lai tường trình
VietCatholic TV
Israel: 99% hỏa tiễn và drones Iran bị hạ gục. Tổng Tư Lệnh Ukraine: Tình hình đang xấu đi đáng kể
VietCatholic Media
03:03 15/04/2024
1. Đức gửi hệ thống phòng không Patriot tới Ukraine nhưng vẫn không cung cấp hỏa tiễn Taurus
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Germany to send Patriot air-defense system to Ukraine but holds out on Taurus missiles”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Đức đã đồng ý gửi hệ thống phòng không Patriot tới Ukraine, Thủ tướng Olaf Scholz cho biết hôm thứ Bảy, nhưng Berlin vẫn tiếp tục từ chối cung cấp cho Kyiv hỏa tiễn hành trình Taurus.
Động thái này của Đức được đưa ra sau cuộc điện đàm giữa Scholz và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Bảy, trong đó Zelenskiy mô tả “các cuộc không kích quy mô lớn của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng dân sự”, nhà lãnh đạo Đức cho biết: “Chúng tôi kiên quyết ủng hộ Ukraine”, Scholz nói thêm.
Zelenskiy cảm ơn Scholz vì “quyết định cung cấp thêm hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, cũng như hỏa tiễn phòng không cho các hệ thống hiện có”.
Kyiv đã cầu xin các đồng minh phương Tây cung cấp thêm nguồn cung cấp quân sự, bao gồm cả các khẩu đội hỏa tiễn Patriot. Sự hỗ trợ của phương Tây đã suy yếu trong những tháng gần đây, với gói viện trợ lớn của Mỹ bị trì hoãn do tranh cãi giữa các đảng phái trong Quốc hội Mỹ.
“ Đây là một biểu hiện thực sự của sự ủng hộ dành cho Ukraine vào thời điểm quan trọng đối với chúng tôi”, ông Zelenskiy. “Tôi kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo khác của các quốc gia đối tác làm theo”.
Bất chấp viện trợ mới, Scholz vẫn từ chối cung cấp cho Kyiv hỏa tiễn hành trình Taurus - một động thái mà Zelenskiy đã chỉ trích gay gắt vào đầu tuần này. Ukraine muốn hỏa tiễn Taurus do Đức sản xuất, có tầm bắn khoảng 500 km và mang đầu đạn cực mạnh, để tấn công các mục tiêu phía sau tiền tuyến, chẳng hạn như Cầu Kerch nối Nga và Crimea bị tạm chiếm.
Scholz đã kiên quyết từ chối gửi hỏa tiễn của Đức tới Ukraine, cho rằng điều đó có thể dẫn đến leo thang chiến tranh hoặc thậm chí lôi kéo Đức vào cuộc xung đột trực tiếp với Nga.
Zelenskiy cho biết ông đã có một “cuộc gọi quan trọng và hiệu quả” với Scholz, nơi họ cũng thảo luận về hai hội nghị sắp tới về hòa bình và sự phục hồi của Ukraine. “Đây là sự thể hiện sự ủng hộ thực sự dành cho Ukraine trong thời điểm quan trọng. Tôi kêu gọi tất cả lãnh đạo các nước đối tác khác làm theo”, ông Zelenskiy nói.
Khi viện trợ quân sự của phương Tây dành cho Ukraine chậm lại, tổng tư lệnh quân đội Ukraine hôm thứ Bảy đã cầu xin sự hỗ trợ nhanh hơn từ các đồng minh để chống lại vũ khí vượt trội của Mạc Tư Khoa. Oleksandr Syrskyi cho biết tình hình ở mặt trận phía đông Ukraine đã “xấu đi đáng kể trong những ngày gần đây”.
2. Đây là diễn biến cuộc tấn công của Iran vào Israel. Tóm tắt những điều cần biết về cuộc tấn công của Iran vào Israel
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường thuật nhan đề “Here’s how Iran’s strike on Israel has unfolded”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Iran đã thực hiện lời đe dọa trả đũa cuộc tấn công chết người vào lãnh sự quán nước này ở Syria bằng một cuộc không kích lớn nhằm vào Israel hôm thứ Bảy.
Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn có thể gây ra sự leo thang lớn về giao tranh ở Trung Đông trong bối cảnh cuộc chiến Israel-Hamas đang diễn ra.
Dưới đây là một số chi tiết về cuộc tấn công và phản ứng của các đồng minh của Israel.
Cuộc tấn công này lớn đến mức nào?
Thưa, trong nhiều tuần, các nhà lãnh đạo Iran đã thề rằng họ sẽ trả thù cho cái chết của hai chỉ huy hàng đầu của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, những người đã thiệt mạng trong cuộc không kích vào lãnh sự quán Iran ở Damascus, Syria, vào ngày 1 Tháng Tư.
Các quan chức Israel hôm thứ Bảy cho biết họ đã xác nhận hơn 100 máy bay không người lái đã rời Tehran và đang hướng tới Israel. Truyền thông nhà nước Iran đưa tin Tehran đã phóng hỏa tiễn đạn đạo và máy bay không người lái nhằm vào các mục tiêu ở Israel.
Điều quan trọng cần biết là những cuộc tấn công này, không giống như những cuộc tấn công khác trong quá khứ, vì những cuộc tấn công này rõ ràng và trực tiếp đến từ chính phủ Iran và quân đội của nước này. Các lực lượng ủy nhiệm được Iran hậu thuẫn, bao gồm Hezbollah và Hamas có trụ sở tại Li Băng, đã xung đột với lực lượng Israel trong nhiều năm và Hezbollah thường xuyên bắn hỏa tiễn vào các mục tiêu của Israel kể từ khi cuộc chiến Israel-Hamas bùng nổ vào tháng 10.
Các lực lượng ủy nhiệm được Iran hậu thuẫn, bao gồm phiến quân Houthi của Yemen và Hezbollah, đã tiến hành các cuộc tấn công của riêng họ vào Israel đồng bộ với cuộc tấn công của Iran.
Máy bay không người lái của Iran bay tới Israel vào lúc nào?
Thưa: Israel thông báo rằng họ đã phát hiện các vụ phóng máy bay không người lái vào khoảng 4 giờ chiều thứ Bảy theo giờ Miền Đông Hoa Kỳ, tức là 4 giờ sáng Chúa Nhật theo giờ Việt Nam, và lưu ý rằng chúng sẽ mất nhiều giờ để đến nơi.
Các báo cáo và video trên mạng xã hội được POLITICO xem xét chỉ ra rằng máy bay không người lái của Iran đã bắt đầu xâm nhập không phận Israel và chạm trán với lực lượng phòng không của Israel trước 6 giờ chiều theo giờ Miền Đông Hoa Kỳ.
Iran cho biết vào khoảng 6 giờ chiều theo giờ Miền Đông Hoa Kỳ hay 6 giờ sáng Chúa Nhật theo giờ Việt Nam, rằng họ đã kết thúc hành động quân sự của mình, theo tuyên bố của phái đoàn của Tehran tại Liên Hiệp Quốc.
Israel có thể bắn hạ những máy bay không người lái và hỏa tiễn này không?
Thưa, theo Lực Lượng Phòng Vệ Israel, Israel có Iron Dome, một hệ thống phòng không mà theo các nhà phát triển của họ, đã đánh chặn được hơn 90% hỏa tiễn đang bay tới kể từ khi nó được đưa vào sử dụng vào năm 2011. Hệ thống này do RTX và Rafael Advanced đồng sản xuất. Hệ thống phòng thủ này có khả năng phát hiện một cuộc tấn công đang đến và có thể bắn hỏa tiễn phản công Tamir để ngăn chặn cuộc tấn công.
Mười khẩu đội Iron Dome được rải khắp Israel để bảo vệ đất nước. Mỗi khẩu đội bao gồm 3 tới 4 bệ phóng, 20 hỏa tiễn Tamir và một radar. Theo Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội, Mỹ đã phân bổ hơn 3 tỷ Mỹ Kim trong những năm qua để hỗ trợ việc duy trì và phát triển hệ thống phòng không của Israel.
Phát ngôn nhân của IDF Daniel Hagari cho biết Israel đã có sẵn kế hoạch để đánh chặn máy bay không người lái. Các quan chức Israel đã bắt đầu chuẩn bị trước đó trong ngày cho một cuộc tấn công, hủy bỏ các hoạt động dân sự và triệu tập các quan chức chính phủ trở lại Israel. Lực lượng Phòng vệ Israel cũng đã được đặt trong tình trạng cảnh giác cao cả ngày, giám sát tất cả các mục tiêu có thể xảy ra và đặt các phương tiện hải quân và không quân trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Nội các chiến tranh của Israel cũng đã họp vào tối Chúa Nhật.
IDF cho biết họ “đã chặn thành công bằng cách sử dụng hệ thống 'Mũi tên' và cùng với các quốc gia đối tác chiến lược, dập tắt hầu hết các vụ phóng trước khi chúng đi qua lãnh thổ quốc gia này”.
Israel có ý thức được về các mục tiêu cụ thể không?
Thưa: Các quan chức đã cảnh báo người dân trên toàn quốc về các cuộc tấn công. Tuy nhiên, IDF đã ra lệnh cụ thể cho cư dân ở Cao nguyên Golan, cũng như các thị trấn phía nam Nevatim và Dimona cũng như khu nghỉ dưỡng Eilat ở Biển Đỏ “ở gần các khu vực bảo vệ cho đến khi có thông báo mới”. Dimona là nơi có cơ sở hạt nhân chính của Israel. Nevatim có một căn cứ không quân lớn. Cao nguyên Golan nằm gần biên giới với Li Băng và Syria.
Iran có loại hỏa tiễn và máy bay không người lái nào?
Thưa: Bất chấp áp lực từ các lệnh trừng phạt của Mỹ, Iran vẫn có sẵn rất nhiều loại vũ khí. Những vũ khí đó bao gồm “hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn di động bằng nhiên liệu rắn và có độ chính xác ngày càng tăng” và một số loại hỏa tiễn đạn đạo tầm trung. Iran cũng có kho dự trữ máy bay không người lái dồi dào và một loạt hỏa tiễn nhiên liệu lỏng có sẵn nhờ sự hợp tác với Nga, Bắc Hàn và các đồng minh khác.
Tòa Bạch Ốc phản ứng thế nào?
Thưa: Tòa Bạch Ốc đang nhấn mạnh sự hỗ trợ của mình đối với chính phủ Israel. Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết trong một tuyên bố rằng “Tổng thống Biden đã nói rõ: sự ủng hộ của chúng tôi đối với an ninh của Israel là sắt đá. Hoa Kỳ sẽ sát cánh cùng người dân Israel và hỗ trợ họ bảo vệ họ trước những mối đe dọa từ Iran.”
Mỹ cũng đã bắn hạ một số máy bay không người lái đang đến. Một quan chức quân sự Mỹ, được giấu tên để thảo luận về phản ứng của Mỹ, cho biết: “Lực lượng Mỹ trong khu vực tiếp tục bắn hạ các máy bay không người lái do Iran phóng nhằm vào Israel. Lực lượng của chúng tôi vẫn sẵn sàng cung cấp hỗ trợ phòng thủ bổ sung và bảo vệ lực lượng Mỹ hoạt động trong khu vực.”
Tổng thống Biden đã trở về Washington từ Delaware và gặp gỡ tại Phòng Tình huống với các thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia, bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, Ngoại trưởng Antony Blinken, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Charles Brown, Giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia và Tình báo Quốc gia Avril Haines, cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan, Giám đốc CIA Bill Burns và Phó Tổng thống Kamala Harris.
Tòa Bạch Ốc cũng tuyên bố rằng Tổng thống Biden đã nói chuyện với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sau cuộc tấn công.
Iran có kế hoạch tấn công quân đội Mỹ ở Trung Đông không?
Thưa: Trong khi Iran đã đe dọa Mỹ tránh xa các cuộc xung đột đang diễn ra với Israel, và trong khi Iran và các lực lượng ủy nhiệm của họ trước đây đã tấn công các căn cứ và cơ sở quân sự của Mỹ ở Iraq và Syria trong những thời điểm căng thẳng nghiêm trọng, các quan chức Mỹ không nghĩ rằng Iran sẽ nhắm vào quân đội Mỹ vào thời điểm này.
Một quan chức Mỹ, được giấu tên để thoải mái phát biểu về những đánh giá về cuộc tấn công sắp tới, nói rằng “có dấu hiệu cho thấy họ sẽ không tấn công chúng tôi”, đồng thời nói thêm “họ rất tập trung vào Israel”.
Điều này có ý nghĩa gì đối với sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Israel?
Thưa: Một số đảng viên Cộng hòa đang tăng áp lực lên chính quyền Tổng thống Biden để tăng cường hỗ trợ cho Israel sau vụ tấn công. Thượng nghị sĩ Roger Wicker, Đảng viên Cộng hòa hàng đầu trong Ủy ban Quân vụ Thượng viện cho biết trong một tuyên bố: “Đây là thời điểm để Hoa Kỳ chứng tỏ rằng chúng ta sát cánh cùng với các đồng minh của mình”.
Lãnh đạo đa số Hạ viện Steve Scalise cho biết trong một tuyên bố rằng “Hạ viện sẽ chuyển từ lịch trình lập pháp đã công bố trước đó vào tuần tới để thay vào đó xem xét luật hỗ trợ đồng minh Israel của chúng ta và buộc Iran và các nhóm khủng bố của nước này phải chịu trách nhiệm.”
Các đồng minh khác của Israel phản ứng thế nào?
Các nước láng giềng Jordan và Li Băng đã đóng cửa không phận trước cuộc tấn công. Jordan đã đe dọa bắn hạ máy bay không người lái của Iran đi qua không phận nước này. Một số quốc gia, trong đó có Anh và Pháp, cũng đã lên tiếng lên án cuộc tấn công của Iran.
Trong một bài đăng trên X, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps cho biết “Các máy bay phản lực của không quân Hoàng Gia Anh bổ sung và máy bay tiếp nhiên liệu trên không đã được triển khai tới Trung Đông để hỗ trợ chiến dịch Shader, là hoạt động chống ISIS hiện có của Vương quốc Anh ở Iraq và Syria”.
3. Tổng Tư Lệnh của Ukraine nói tình hình ở miền đông Ukraine đã 'xấu đi đáng kể'
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Situation in east Ukraine has ‘deteriorated significantly,’ Kyiv commander says”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Tổng Tư Lệnh Ukraine, Đại Tướng Oleksandr Syrskyi, cho biết Nga đã tăng cường tấn công kể từ khi Putin tái đắc cử vào tháng 3.
Nhà lãnh đạo quân đội Ukraine hôm thứ Bảy cho biết tình hình ở mặt trận phía đông Ukraine đã “xấu đi đáng kể trong những ngày gần đây” trong bối cảnh Nga tăng cường tấn công.
Theo hãng tin AFP, Tổng tư lệnh Ukraine Oleksandr Syrskyi cho biết, Kyiv đã chứng kiến “sự gia tăng đáng kể cuộc tấn công của đối phương” kể từ khi Putin tái đắc cử vào tháng 3.
Syrskyi, người trở thành chỉ huy quân sự vào tháng 2 sau khi nhà lãnh đạo quân đội trước đó bị Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy chuyển công tác sang làm Đại Sứ tại Vương Quốc Anh, đã đưa ra lời kêu gọi viện trợ quân sự nhanh hơn từ các đồng minh phương Tây để chống lại vũ khí vượt trội của Mạc Tư Khoa. Ông cho biết Nga đang triển khai các đơn vị thiết giáp mới và đôi khi đạt được những lợi ích về mặt chiến thuật.
Ukraine cho biết tình hình xung quanh thành phố Chasiv Yar, ở tiền tuyến phía đông, rất khó khăn và căng thẳng vì khu vực này thường xuyên gánh chịu hỏa lực của đối phương. Thành phố này cách Bakhmut 20 km về phía tây, nơi Mạc Tư Khoa chiếm được vào tháng 5 năm ngoái trong một cuộc tấn công do lính đánh thuê của Tập đoàn Wagner chỉ huy.
Khi viện trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine chậm lại, Nga đã giành được lãnh thổ trong khu vực.
Syrskyi nói: “Đối phương đang tích cực tấn công các vị trí của chúng tôi trong khu vực Lyman và Bakhmut bằng các nhóm tấn công được hỗ trợ bởi xe thiết giáp”. Ông nói thêm: “Tại khu vực Pokrovsk, họ đang cố gắng xuyên thủng hàng phòng ngự của chúng tôi bằng cách sử dụng hàng chục xe tăng và xe thiết giáp chở quân”.
4. Phó Tổng thư ký NATO: Việc Ukraine gia nhập NATO chỉ là vấn đề thời gian
Theo Phó Tổng thư ký NATO Mircea Geoana, Ukraine chắc chắn sẽ gia nhập NATO trong tương lai, miễn là các điều kiện chính trị được đáp ứng.
Ông nói: “Ukraine đang tiến gần hơn đến NATO gần như mỗi ngày. Tôi không thể nói khi nào, nhưng tôi biết Ukraine sẽ là một phần của gia đình Euro-Atlantic.”
Điều kiện tiên quyết để Ukraine gia nhập tổ chức này bao gồm việc có “quân đội, dân chủ và kinh tế vững mạnh”.
Geoana tái khẳng định sự hòa hợp giữa 32 quốc gia thành viên trong quá trình ra quyết định của họ, ngay cả trong bối cảnh có những bất ổn xung quanh lập trường của Hung Gia Lợi và Slovakia, do các nhà lãnh đạo của họ gần đây do dự trong việc cung cấp vũ khí và viện trợ cho Ukraine.
Geoana nói: “Tất nhiên, bạn thấy các sắc thái từ các đồng minh, nhưng chúng tôi không thấy sự khác biệt lớn trong việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine hoặc đầu tư vào quốc phòng của chính chúng tôi”. “Chúng ta đang giải quyết điều quý giá nhất đó là an ninh quốc phòng của liên minh.”
Ukraine chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 9 năm 2022. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã thông báo điều này trong một bài phát biểu qua video vào ngày 3 tháng 9 năm 2022 và ông tuyên bố rằng Ukraine nên là ứng cử viên để gia nhập nhanh chóng.
5. Von der Leyen chỉ trích đảng AfD cực hữu về vụ bê bối Russiagate
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Von der Leyen castigates far-right AfD over Russiagate scandal”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Von der Leyen nói: “Họ chưa bao giờ giấu giếm sự ngưỡng mộ của mình đối với kẻ coi thường nền dân chủ ở Điện Cẩm Linh”.
Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen đã chỉ trích đảng cực hữu “Sự thay thế cho nước Đức”, gọi tắt là AfD, vì những cáo buộc cho rằng một số thành viên hàng đầu của đảng này có liên quan đến vụ tai tiếng phổ biến tuyên truyền thân Nga.
“Tôi không ngạc nhiên khi cơ quan mật vụ Tiệp hiện đang điều tra hai ứng cử viên đứng đầu danh sách của AfD cho cuộc bầu cử Âu Châu,” von der Leyen cho biết vào tối thứ Sáu tại cuộc họp của Liên minh Dân chủ Kitô giáo, gọi tắt là CDU, ở Hildesheim, Lower Saxony. Cô nói: “Họ từ lâu đã kích động chống lại Liên minh Âu Châu.
“Họ chưa bao giờ giấu diếm sự ngưỡng mộ của mình đối với kẻ coi thường nền dân chủ ở Điện Cẩm Linh. Họ đã mang sự tuyên truyền của ông ta vào xã hội của chúng ta. Cho dù họ có nhận hối lộ hay không”, von der Leyen, người đang vận động cho nhiệm kỳ 5 năm thứ hai điều hành Ủy ban Âu Châu, cho biết.
Chính quyền Tiệp hồi tháng 3 đã trừng phạt trang web Tiếng nói Âu Châu có trụ sở tại Praha vì cáo buộc rằng các chính trị gia Âu Châu đã hợp tác với cơ quan này, sử dụng ảnh hưởng của họ để ngăn cản sự ủng hộ dành cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga. Hai trong số các giám đốc điều hành của kênh - bao gồm Viktor Medvedchuk, đồng minh lâu năm của Putin - đã bị trừng phạt.
Đài Tiếng nói Âu Châu đã thực hiện các cuộc phỏng vấn với Maximilian Krah, ứng cử viên hàng đầu của AfD trong cuộc bầu cử Nghị viện Âu Châu vào tháng 6, và với Petr Bystron, người đứng thứ hai trong danh sách ứng cử viên AfD. Cả hai chính trị gia đều phủ nhận hành vi sai trái, phát ngôn nhân của AfD Daniel Tapp nói với Bloomberg.
Bystron đặc biệt bác bỏ cáo buộc cho rằng ông đã nhận tiền của Putin để truyền bá thông tin thân Nga. Theo các phương tiện truyền thông, Bystron viết trong một bức thư gửi lãnh đạo AfD: “Tôi chưa bao giờ nhận được bất kỳ khoản thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền điện tử nào từ một nhân viên của 'Voice of Europe' (hoặc bất kỳ người Nga nào).
Những lo ngại đã dấy lên trong những tháng gần đây về quy mô ảnh hưởng của Nga trong các thể chế Liên Hiệp Âu Châu trước cuộc bỏ phiếu ở Âu Châu vào tháng 6. Jiore Craig, thành viên cao cấp về liêm chính kỹ thuật số tại Viện Đối thoại Chiến lược, cho biết: “Nguy cơ đối với các cuộc bầu cử ở Âu Châu sắp tới là các tác nhân xấu như các tác nhân nước ngoài và Nga sẽ cố gắng thâm nhập vào không gian trực tuyến của mọi người khi họ mất cảnh giác”..
Hôm thứ Sáu, Bỉ đã mở một cuộc điều tra hình sự về mạng lưới thông tin sai lệch bị cáo buộc. Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cho biết các thành viên của Nghị Viện Âu Châu giấu tên đã được trả tiền để thúc đẩy chương trình nghị sự của Mạc Tư Khoa.
6. Lãnh đạo G7 họp bàn về vụ Iran tấn công Israel
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “G7 leaders to meet over Iran attack on Israel”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Các nhà lãnh đạo G7 sẽ tổ chức hội nghị truyền hình vào chiều Chúa Nhật 14 Tháng Tư, để phối hợp phản ứng thống nhất trước cuộc tấn công của Iran vào Israel, điều này có nguy cơ gây ra sự leo thang trong cuộc giao tranh ở Trung Đông.
Thủ tướng Ý Giorgia Meloni cho biết Ý, nước hiện giữ chức chủ tịch G7, sẽ triệu tập cuộc họp vào đầu giờ chiều.
Meloni, cùng với các nhà lãnh đạo quốc tế khác, đã lên án cuộc tấn công của Iran vào Israel vào cuối ngày thứ Bảy. Tehran đã phóng một loạt hỏa tiễn đạn đạo và máy bay không người lái nhằm vào các mục tiêu ở Israel, trong một động thái làm gia tăng lo ngại về một cuộc xung đột rộng lớn hơn trong khu vực. Trước đó, Iran đã từng đe dọa sẽ trả đũa cuộc tấn công chết người của Israel vào lãnh sự quán nước này ở Syria.
Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi đây là “cuộc không kích chưa từng có nhằm vào các cơ sở quân sự ở Israel”. Ông nói thêm rằng các nhà lãnh đạo G7 sẽ “phối hợp một phản ứng ngoại giao thống nhất trước cuộc tấn công trắng trợn của Iran”. Ông nói thêm rằng các quan chức Mỹ “sẽ giữ liên lạc chặt chẽ với các nhà lãnh đạo Israel”.
Quân đội Israel cho biết Iran đã phóng hơn 300 hỏa tiễn và máy bay không người lái nhằm vào Israel nhưng 99% trong số đó đã bị đánh chặn. Tổng thống Biden cho biết lực lượng Mỹ đã giúp Israel bắn hạ “gần như tất cả” máy bay không người lái và hỏa tiễn.
Khu vực này đã được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ về một cuộc tấn công trả đũa có thể xảy ra từ Iran sau khi cuộc tấn công của Israel giết chết một sĩ quan cao cấp của Iran tại một lãnh sự quán ở Syria. Tổng thống Biden lưu ý rằng “quân đội Mỹ đã di chuyển máy bay và tàu khu trục phòng thủ hỏa tiễn đạn đạo tới khu vực trong suốt tuần qua” để đề phòng một cuộc tấn công như vậy.
Chính phủ Israel đã kêu gọi triệu tập cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
7. Đồng minh chủ chốt của Putin tiết lộ lý do chưa phát động cuộc xâm lược Ukraine
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin's Key Ally Reveals Why He Hasn't Launched Ukraine Invasion”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Alexander Lukashenko đã bác bỏ viễn cảnh Belarus tham gia cuộc chiến ở Ukraine do đồng minh thân cận nhất của ông, Vladimir Putin, khởi xướng, bởi vì điều đó sẽ “có lợi cho NATO”.
Lukashenko đã dựa vào Putin để duy trì quyền lực ở Minsk sau cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi vào năm 2020 và mặc dù ông đã cho phép tổng thống Nga sử dụng Belarus làm bàn đạp cho các cuộc tấn công vào Ukraine, nhưng ông đã tránh can dự trực tiếp vào cuộc chiến.
Việc Nga triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus và một thỏa thuận được ký vào Tháng Giêng nhằm củng cố mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Mạc Tư Khoa, quốc gia mà Lukashenko tin tưởng, đã làm dấy lên suy đoán rằng Minsk có thể đóng một vai trò lớn hơn ở Ukraine.
Tuy nhiên, Lukashenko nói với các phóng viên hôm thứ Bẩy rằng Belarus “không có nhu cầu như vậy và trong tương lai sẽ không có nhu cầu tham gia cuộc chiến.”
Điều này một phần là do Nga cần một Belarus “hòa bình, yên tĩnh” như một nước láng giềng, khi ông chê bai quan điểm của cộng đồng quốc tế về đất nước mà ông cai trị bằng nắm đấm sắt là “kẻ đồng xâm lược” với Mạc Tư Khoa ở Ukraine.
“Những lời kêu gọi thúc giục Belarus tham gia cuộc chiến ở Ukraine có lợi cho NATO. Họ đang làm mọi cách để lôi chúng tôi vào một cuộc chiến”, ông nói, theo hãng thông tấn nhà nước Belarus Belta.
Ông đưa ra những lý do khác để không tham chiến, nói rằng động thái như vậy đồng nghĩa với việc mặt trận sẽ kéo dài thêm hàng ngàn km. “Chúng tôi có thể thắng trên mặt trận này nếu tham chiến hay không? Chúng tôi có thể làm được điều đó không? Chúng tôi không thể.”
“Nếu chúng tôi tham gia chiến sự, điều đó sẽ không thay đổi được gì cả. Ukraine đã rào chắn biên giới với Belarus,” ông nói. “Ukraine đã gài mìn và triển khai 120.000 binh sĩ.”
Hôm 6 Tháng Tư, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết “chúng tôi không thấy bất kỳ kế hoạch nào” về một cuộc tấn công mới của Nga đến từ Belarus. Phe đối lập Belarus cho rằng không có khả năng xảy ra sự tham gia trực tiếp của Minsk và có thể đe dọa việc nắm giữ quyền lực của Lukashenko tại quốc gia có người dân phản đối chiến tranh.
Hôm thứ Sáu, Lukashenko cũng nói rằng cả ông và Putin đều “không muốn người dân Ukraine anh em phải chịu đau khổ”, khi ông bảo vệ các cuộc tấn công của Nga vào các trung tâm năng lượng như một phản ứng thích đáng đối với các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu đã tấn công cỗ máy chiến tranh và xuất khẩu lớn của Nga.
Ông Lukashenko nói: “Người Ukraine nên hiểu rằng nếu họ phóng máy bay không người lái vào các cơ sở như nhà máy lọc dầu, sẽ có phản ứng mạnh mẽ hơn gấp 10 lần”.
Tháng trước, Lukashenko đã đến thăm lực lượng của mình gần biên giới Belarus với Lithuania, một thành viên NATO, và đưa ra lời đe dọa đối với liên minh đang tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở quốc gia Baltic, nói rằng “bất kỳ hành động khiêu khích nào đều phải bị trấn áp bằng các biện pháp vũ trang” và rằng “ nếu bạn vi phạm biên giới tiểu bang, bạn sẽ bị tiêu diệt”.
Theo các quan sát viên, tuyên bố của Lukashenko được đưa ra có lẽ là để ngăn Putin không áp lực Belarus tấn công Ukraine. Trong bối cảnh các thành viên Quốc Hội tại Hạ Viện Hoa Kỳ đã ngăn chặn viện trợ cho Ukraine từ tháng 10 cho đến nay, trong một cuộc họp tại Bộ Quốc Phòng Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết đây là thời cơ “bây giờ hoặc không bao giờ”.
Tổng Tư Lệnh Ukraine, Đại Tướng Oleksandr Syrskyi, hôm thứ Bảy cho biết tình hình ở mặt trận phía đông Ukraine đã “xấu đi đáng kể trong những ngày gần đây” trong bối cảnh Nga tăng cường tấn công.
8. Lãnh đạo Âu Châu lên án vụ Iran tấn công trả thù Israel
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “European leaders condemn Iran’s revenge attack on Israel”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Tehran đã phóng hơn 300 hỏa tiễn và máy bay không người lái vào các mục tiêu của Israel, làm dấy lên lo ngại về sự leo thang lớn trong cuộc chiến Israel-Hamas.
Các nhà lãnh đạo Âu Châu đã lên án cuộc tấn công trả đũa của Iran vào Israel vào cuối ngày thứ Bảy trong bối cảnh lo ngại về sự leo thang lớn trong cuộc xung đột ở Trung Đông.
Truyền thông nhà nước Iran đưa tin, Tehran đã phóng một loạt hỏa tiễn đạn đạo và máy bay không người lái nhằm vào các mục tiêu ở Israel, trong một động thái có thể gây ra sự leo thang trong cuộc chiến ở Trung Đông. Iran đã đe dọa sẽ trả đũa cuộc tấn công chết người của Israel vào lãnh sự quán nước này ở Syria.
Quân đội Israel cho biết có hơn 300 vụ phóng nhưng 99% trong số đó đã bị chặn lại. Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết lực lượng Mỹ đã giúp Israel bắn hạ “gần như toàn bộ” máy bay không người lái và hỏa tiễn, đồng thời cam kết triệu tập các đồng minh để đưa ra phản ứng thống nhất.
Chủ tịch Hội đồng Âu Châu Charles Michel cho biết các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu “lên án mạnh mẽ” vụ Iran tấn công Israel. “Mọi thứ phải được thực hiện để ngăn chặn sự leo thang hơn nữa trong khu vực,” ông nói.
“Phải tránh đổ máu nhiều hơn. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình với các đối tác của mình”, Michel nói thêm.
Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen đã tố cáo “cuộc tấn công trắng trợn và vô lý của Iran nhằm vào Israel” trong một tuyên bố. “Tôi kêu gọi Iran và các lực lượng ủy nhiệm của họ chấm dứt ngay các cuộc tấn công này”.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết các cuộc tấn công của Iran “có nguy cơ gây căng thẳng và gây bất ổn cho khu vực”. Ông nói, Tehran đã “chứng tỏ rằng họ có ý định gieo rắc hỗn loạn ở sân sau của chính mình”.
Nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell gọi cuộc tấn công của Iran là “sự leo thang chưa từng có và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh khu vực”.
Chủ tịch Nghị viện Âu Châu Roberta Metsola cho biết cuộc tấn công của Iran “có nguy cơ gây ra sự hỗn loạn hơn nữa trên khắp Trung Đông”, đồng thời nói thêm rằng Liên Hiệp Âu Châu “sẽ tiếp tục nỗ lực để xuống thang và ngăn chặn tình hình trở nên đổ máu hơn”.
Tại Ukraine, cố vấn Bộ Nội Vụ Ukraine, Anton Gerashchenko, nhận định rằng Iran đang phối hợp tác chiến với Putin, và nhấn mạnh rằng trong bối cảnh các thành viên Quốc Hội tại Hạ Viện Hoa Kỳ đã ngăn chặn viện trợ cho Ukraine từ tháng 10 cho đến nay, trong một cuộc họp tại Bộ Quốc Phòng Nga, hôm Thứ Bẩy, 13/4, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết đây là thời cơ “bây giờ hoặc không bao giờ”.
Khu vực này đã được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ về một cuộc tấn công trả đũa có thể xảy ra từ Iran sau khi cuộc tấn công của Israel giết chết một sĩ quan cao cấp của Iran tại đại sứ quán ở Syria. Các quan chức Mỹ coi mối đe dọa từ Tehran là có thật và khả thi. Tổng thống Biden lưu ý rằng “quân đội Mỹ đã di chuyển máy bay và tàu khu trục phòng thủ hỏa tiễn đạn đạo tới khu vực trong suốt tuần qua” để đề phòng một cuộc tấn công.
Phát ngôn nhân Lực lượng Phòng vệ Israel, gọi tắt là IDF, Đề Đốc Daniel Hagari cho biết một số hỏa tiễn do Iran bắn đã rơi xuống lãnh thổ Israel, trong đó có một hỏa tiễn đã bắn trúng và gây thiệt hại nhỏ cho một căn cứ của IDF ở phía nam nước này. Hagari nói: “Chỉ có một bé gái bị thương.
Chính phủ Israel đã kêu gọi triệu tập một cuộc họp khẩn cấp tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trong khi đó, phái đoàn thường trực của Iran tại Liên Hiệp Quốc cho biết trong một tuyên bố rằng cuộc tấn công “có thể được coi là đã kết thúc” và “nếu chế độ Israel phạm phải một sai lầm khác, phản ứng của Iran sẽ nghiêm trọng hơn đáng kể”. Tuyên bố cho biết Mỹ “phải tránh xa”.
9. Ukraine nhận khoản tài trợ 5 triệu euro từ Hiệp hội Môi trường và Hiệu quả Năng lượng Đông Âu để hỗ trợ các nỗ lực tái thiết bệnh viện
Ukraine chuẩn bị nhận được khoản tài trợ hỗ trợ tái thiết bệnh viện trị giá 5 triệu euro từ Hiệp hội Đối tác Môi trường và Hiệu quả Năng lượng Đông Âu, gọi tắt là E5P. Được thành lập vào năm 2009, E5P là quỹ hỗ trợ tổ chức tài chính đa quốc gia và nhà tài trợ, tham gia vào nhiều dự án đầu tư khác nhau trên khắp Âu Châu. Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal, đã cho biết như trên.
Nguồn tài trợ từ khoản tài trợ này sẽ được phân bổ để sửa chữa những thiệt hại sau các cuộc tấn công của quân đội Nga, xây dựng hầm tránh bom, lắp đặt các trạm cấp nước uống và nâng cấp hệ thống chiếu sáng, đường dây liên lạc và hệ thống thông gió.
Kế hoạch tài trợ này đã được Ngân hàng Đầu tư Âu Châu, gọi tắt là EIB, và Bộ Cộng đồng, Lãnh thổ và Phát triển Cơ sở hạ tầng Ukraine soạn thảo, như một phần trong sự hợp tác của họ nhằm giải quyết các nỗ lực khẩn cấp liên quan đến chiến tranh.
Khoản tài trợ E5P sẽ bổ sung vào các cam kết quỹ hiện có của chính họ, nâng tổng số tiền đóng góp tài trợ lên 9 triệu euro. Khoản tài trợ này cũng sẽ bổ sung cho khoản vay chương trình Hiệu quả Năng lượng Công trình Công cộng Ukraine trị giá 300 triệu euro hiện đang được triển khai từ EIB, nhằm tài trợ cho việc cải tạo nhiệt và hỗ trợ sửa chữa hư hỏng cho các tòa nhà.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm 2022, Tổ chức Y tế Thế giới đã ghi nhận 1.682 cuộc tấn công vào các cơ sở chăm sóc sức khỏe ở Ukraine, khiến 128 người thiệt mạng và 288 người bị thương trong số nhân viên y tế và bệnh nhân.
Cạn kiệt đạn dược Ukraine vẫn hạ gục 23 xe tăng 47 xe thiết giáp. Putin lừa phụ nữ Nga ra tiền tuyến
VietCatholic Media
16:31 15/04/2024
1. Kyiv cho biết tổn thất Nga tăng vọt lên 1.030 quân, 23 xe tăng và 47 xe ACV trong một ngày
Theo Kyiv, Nga phải hứng chịu tỷ lệ thương vong cao nhất ở Ukraine trong hơn hai tuần. Số liệu mới nhất cho thấy các tổn thất cao cho quân đội và thiết bị mà Mạc Tư Khoa đang phải đối mặt trong cuộc xâm lược toàn diện.
Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết Nga đã mất 1.030 quân vào ngày hôm trước - con số thương vong lớn nhất kể từ ngày 26 tháng 3, khi con số tương tự được ghi nhận. Điều này đã nâng tổng số tổn thất kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện lên 452.760. Cột mốc nghiệt ngã với 450.000 tổn thất của Nga đã đạt được vào đầu tuần này.
Ukraine cũng cho biết hôm thứ Bảy rằng lực lượng Nga đã mất 23 xe tăng và 47 xe chiến đấu bọc thép, nâng tổng thiệt hại về các thiết bị này trong suốt cuộc chiến lên lần lượt là 7.169 và 13.745.
Các ước tính của Kyiv về tổn thất về quân số được mô tả là “gần đúng” và bao gồm cả người chết và người bị thương và cho thấy mức tăng đột biến sau một tuần với mức tổn thất khoảng 700-800 người mỗi ngày. Lần gần đây nhất con số này cao hơn là vào ngày 22 Tháng Ba, khi con số thương vong của Nga ở Ukraine là 1.050.
Con số cao nhất từ đầu năm đến nay là 1.290 được ghi nhận vào ngày 18 tháng 2 và mức cao nhất kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin bắt đầu cuộc chiến hơn hai năm trước là 1.380 vào ngày 19 tháng 10 năm 2023.
Khó có được con số chính xác về tổn thất của Nga và các ước tính khác đưa ra con số thấp hơn, chẳng hạn như ước tính của chính phủ Anh từ ngày 3 tháng 3 rằng thương vong của Nga - thiệt mạng và bị thương - đã lên tới 355.000.
Tuy nhiên, tuần này tình báo quân đội Ukraine đã công bố đoạn ghi âm cho thấy một người lính Nga ở vùng Belgorod phàn nàn về tổn thất quân số cao trong số các đồng đội của anh ta khi anh ta mô tả một “sự hỗn loạn hoàn toàn” về chiến lược thời chiến.
Diễn biến này xảy ra khi Tổng tư lệnh Ukraine Oleksandr Syrsky cho biết tình hình ở mặt trận phía đông đã “xấu đi đáng kể” sau các cuộc tấn công ngày càng gia tăng của Nga trong những ngày gần đây.
Syrsky cũng nói rằng lực lượng Nga có vũ khí vượt trội và mô tả cách Mạc Tư Khoa tăng cường tấn công sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng trước.
Ông nói rằng tình hình xung quanh thành phố tiền tuyến phía đông Chasiv Yar, cách Bakhmut 12 dặm về phía tây trong vùng Donetsk, là “khó khăn và căng thẳng”.
Với gói viện trợ của Mỹ dành cho Kyiv được Quốc hội giữ lại, Syrsky nhắc lại lời kêu gọi của Ukraine cần có thêm sự hỗ trợ quân sự của phương Tây để giúp đạt được “ưu thế kỹ thuật so với đối phương về vũ khí công nghệ cao”.
Syrsky nói: “Chỉ điều này mới giúp chúng tôi đánh bại được đối phương lớn hơn và tạo điều kiện để nắm bắt thế chủ động chiến lược”.
2. Kyiv cho biết quân đội Nga đang tuyển dụng nữ tù nhân cho cuộc chiến Ukraine
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia's Military Is Recruiting Female Prisoners for Ukraine War: Kyiv”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Một quan chức hàng đầu của Ukraine cho biết Nga đã tích cực tuyển dụng phụ nữ từ các nhà tù hình sự để chiến đấu trong cuộc chiến với Ukraine.
Andriy Yusov, phát ngôn viên của cơ quan tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là GUR, nói với tờ Kyiv Post trong một câu chuyện đăng hôm thứ Bẩy rằng lực lượng Mạc Tư Khoa đã sử dụng các nữ tù nhân cho nhiệm vụ tích cực trên chiến trường.
“ Chúng tôi không chỉ nói về các đơn vị phụ trợ mà còn cả các đơn vị chiến đấu nếu cần.”
Quân đội của Putin đã chịu tổn thất nghiêm trọng ở Ukraine, trong đó Kyiv đưa tin Mạc Tư Khoa đã mất hơn 450.000 quân kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu vào tháng 2 năm 2022. Các báo cáo từ lâu cho rằng Nga đã phải vật lộn để bổ sung thêm quân sau những tổn thất này và việc thực hiện sử dụng tù nhân là một giải pháp.
Vào tháng 12, nhà bất đồng chính kiến người Nga lưu vong Vladimir Osechkin – nhà lãnh đạo nhóm bảo vệ quyền tù nhân có tên Gulagu.net – nói với Newsweek rằng nghiên cứu của ông cho thấy Nga đã tuyển dụng hơn 100.000 tù nhân từ các nhà tù hình sự để chiến đấu ở Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến tranh.
Sau khi truyền thông Nga đưa tin Điện Cẩm Linh đang giảm án tù cho những người bị kết án chiến đấu ở Ukraine, phản ứng dữ dội của công chúng đã bắt đầu ở Nga. Cuối cùng, Điện Cẩm Linh buộc phải bảo vệ chương trình này.
“Các tù nhân chuộc tội bằng máu vì tội ác của họ trên chiến trường, trong các lữ đoàn tấn công, dưới làn đạn, dưới đạn pháo”, phát ngôn viên của Putin, Dmitry Peskov nói với các phóng viên hôm 10 Tháng Mười Một.
Kyiv trước đây đã cáo buộc Nga đưa nữ tù nhân ra chiến trường. Vào tháng 3 năm 2023, Bộ Quốc phòng Ukraine đã báo cáo về sự tồn tại của một đoàn tàu chở “nữ tù nhân” cho lực lượng Nga ở khu vực Donetsk của nước này. Russia Behind Bars, một nhóm giám sát nhà tù độc lập của Nga, đã lên tiếng ủng hộ cáo buộc của Ukraine.
Bộ Quốc phòng Ukraine khi đó đăng trên Telegram: “Trong bối cảnh tổn thất lớn về nhân lực trong chiến tranh, đối phương sử dụng các nguồn bổ sung nhân lực thay thế”. “Tuần trước, việc di chuyển một đoàn tàu với các toa hạng nhất để vận chuyển tù nhân đã được ghi nhận hướng tới khu vực Donetsk. Một trong những chiếc xe chở tù nhân nữ.”
Hiện chưa rõ vai trò của những nữ tù nhân được tuyển dụng, nhưng Yusov hiện cáo buộc Nga sử dụng tù nhân nữ trên chiến trường. Ông cũng nói với tờ Kyiv Post rằng rất ít binh sĩ trong số này còn sống trở về nhà.
Yusov cho biết: “Hầu hết các nữ tù nhân được Nga tuyển dụng đều bị giết hoặc bị trả về với những vết thương nghiêm trọng”.
3. Nga tìm cách tác động đến cuộc bầu cử ở Mỹ. Đồng minh của Putin tuyên bố Mike Johnson là 'anh Johnson của chúng ta'
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin Ally Declares Mike Johnson 'Our Johnson'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga gần đây đã gọi Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson là “anh Johnson của chúng ta” khi thảo luận về việc viện trợ quân sự cho Ukraine tiếp tục bị đình trệ.
Johnson, một đảng viên Đảng Cộng hòa ở Louisiana, người đã lên giữ chức Chủ tịch Hạ Viện sau khi Kevin McCarthy bị lật đổ vào tháng 10, từ lâu đã cam kết đưa ra một dự luật phê duyệt các đợt viện trợ quân sự tiếp theo cho Ukraine trong cuộc chiến đang diễn ra chống lại Nga. Một dự luật như vậy đã được Tổng thống Joe Biden thường xuyên ủng hộ, trong khi các nhà lãnh đạo Ukraine cảnh báo rằng họ sẽ thua trong cuộc chiến nếu không có nó.
Tuy nhiên, vấn đề này đã phải đối mặt với những trở ngại mạnh mẽ trong cuộc họp kín của Đảng Cộng hòa bị chia rẽ gay gắt, với các thành viên cực hữu như Dân biểu Marjorie Taylor Greene của Georgia phản đối mạnh mẽ bất kỳ khoản tài trợ tiếp tục nào cho Ukraine và những người khác muốn giữ lại khoản tài trợ đó cho đến khi luật thắt chặt biên giới Mỹ-Mễ Tây Cơ có thể được thông qua. Ở một số góc độ, Johnson được cho là đang trì hoãn viện trợ để bảo vệ vị trí của mình, vì Greene đã đe dọa sẽ đưa ra kiến nghị bãi bỏ quyền chủ tịch nếu ông tiếp tục viện trợ cho Ukraine.
Hôm thứ Sáu, Julia Davis, người sáng lập nhóm giám sát Russia Media Monitor, đã chia sẻ một đoạn clip từ một trong những chương trình tin tức do nhà nước Mạc Tư Khoa điều hành, trong đó các chuyên gia đề cập đến cuộc gặp đã được lên kế hoạch giữa Johnson và cựu Tổng thống Donald Trump tại Mar-a-Lago, là nơi cư trú của ông Trump ở Florida, với một vị khách trong chương trình cho rằng ảnh hưởng của Trump có thể là yếu tố quyết định số phận của viện trợ thêm cho Ukraine.
Trong cuộc thảo luận, người dẫn chương trình Olga Skabeeva xen vào cuộc trò chuyện về Chủ tịch Hạ viện để nói, “Đó là anh Johnson của chúng ta.”
Davis viết: “Các chuyên gia truyền hình nhà nước đã thảo luận về cuộc gặp của Mike Johnson với Trump như là yếu tố quyết định liệu Ukraine có nhận được nguồn tài trợ đang bị đình trệ của Mỹ hay không”. “Đề cập đến Mike Johnson, người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Olga Skabeeva tuyên bố anh ta là 'anh Johnson của họ'“
Johnson gần đây đã nhấn mạnh rằng ông có ý định đưa ra một dự luật về việc tài trợ thêm cho Ukraine cũng như viện trợ cho Israel và Đài Loan vào đầu tháng này.
“Mike Johnson không làm việc cho Đảng Cộng hòa, ông ấy không giúp đỡ Đảng Cộng hòa, ông ấy thậm chí không lắng nghe Đảng Cộng hòa. Mike Johnson đang thực hiện công việc bẩn thỉu của Deep State,” Greene viết trong một bài đăng gửi X tuần trước. “Chúng ta cần một Chủ tịch Hạ viện mới!”
Cựu Tổng thống Trump, được cho là ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa năm 2024, đã ca ngợi khả năng của Johnson sau cuộc gặp của họ tại Mar-a-Lago vào thứ Sáu. Ông cũng gợi ý rằng bất kỳ khoản viện trợ nào thêm cho Ukraine nên được cung cấp dưới hình thức cho vay, một đề xuất đã được các đảng viên Cộng hòa lưu hành gần đây và vấp phải sự chỉ trích cũng như sự không chắc chắn.
“Khi bạn đang đối mặt với một quốc gia đang đấu tranh cho sự sống còn của mình, như Ukraine... nói về các khoản vay thay vì cung cấp lượng tiền mặt cần thiết sẽ chỉ làm cho các vấn đề kinh tế của quốc gia đó trở nên tồi tệ hơn,” Jake Sullivan, một cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Biden, cho biết vào tháng Hai.
4. Lực lượng bán quân sự Iran bắt giữ tàu container gần eo biển Hormuz trong bối cảnh căng thẳng với Israel
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Iranian paramilitaries seize container ship near Strait of Hormuz amid Israel tensions”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Lực lượng bán quân sự Iran đã bắt giữ một tàu container gần eo biển Hormuz mà truyền thông nhà nước nước này cho biết là “có liên quan đến Israel”.
Một đoạn video cho thấy lực lượng biệt kích Iran từ trực thăng lao xuống tàu MSC Aries, một con tàu mang cờ Bồ Đào Nha chở 25 thủy thủ đoàn. Trong một tuyên bố hôm thứ Bảy, MSC xác nhận chính quyền Iran đã lên tàu và “chiếc tàu đã chuyển hướng hành trình tới Iran”.
Vụ bắt giữ của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo xảy ra vào thời điểm căng thẳng cao độ ở Trung Đông, vì Iran dự kiến sẽ trả đũa Israel vào cuối tuần này sau khi Israel giết chết các thủ lĩnh bán quân sự Iran ở Syria. Trong nhiều ngày, các quan chức cao cấp của chính quyền Tổng thống Biden đã làm việc với các đối tác nước ngoài để thuyết phục Iran đừng tung ra một cuộc tấn công lớn. Sự đồng thuận ngày càng tăng là Iran đã điều chỉnh các kế hoạch nhằm làm tổn thương Israel nhưng không lôi kéo các quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ, vào một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn.
Đề đốc Daniel Hagari, phát ngôn nhân của Lực lượng Phòng vệ Israel, đã công bố đoạn video dài một phút sau khi Iran bắt giữ tàu. Ông nói: “Iran sẽ phải gánh chịu hậu quả nếu chọn leo thang tình hình thêm nữa. “Chúng tôi đã tăng cường khả năng sẵn sàng bảo vệ Israel khỏi sự xâm lược tiếp theo của Iran. Chúng tôi cũng sẵn sàng đáp trả”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cắt ngắn chuyến đi cuối tuần tới ngôi nhà ở bãi biển Delaware của ông để trở về Tòa Bạch Ốc, nơi ông sẽ theo dõi các sự kiện ở Trung Đông. Tòa Bạch Ốc hôm thứ Bảy cho biết Tổng thống Biden sẽ rời Bãi biển Rehoboth sớm hơn một ngày so với dự kiến để tham khảo ý kiến của đội ngũ an ninh quốc gia của ông.
Hôm thứ Sáu, Tổng thống Biden cho biết ông nghĩ rằng sẽ một sự trả đũa của Iran “sớm hay muộn”, và đưa ra cảnh báo chỉ có một từ cho Iran: “Đừng”.
“Chúng tôi cống hiến hết mình cho việc bảo vệ Israel. Chúng tôi sẽ hỗ trợ Israel. Chúng tôi sẽ giúp bảo vệ Israel. Và Iran sẽ không thành công”, Tổng thống Biden nói thêm.
5. Tư lệnh Ukraine đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về tiền tuyến
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Commander Issues Dire Warning About Frontline”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo tư lệnh lực lượng vũ trang nước này, tình hình của quân đội Ukraine ở mặt trận phía đông đã “xấu đi đáng kể trong những ngày gần đây”.
Khi Kyiv phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược và chờ đợi thêm viện trợ quân sự của phương Tây, với một gói viện trợ từ Mỹ hiện đang bị Quốc hội giữ lại, Oleksandr Syrsky đã nêu ra các vấn đề đối với lực lượng của mình như trên hôm thứ Bảy.
Ông nói rằng kể từ khi Vladimir Putin tái đắc cử trong một cuộc bỏ phiếu được nhiều người coi là gian lận, quân đội Nga đã tăng cường tấn công theo hướng Lyman và Bakhmut ở khu vực Donetsk, sử dụng các nhóm tấn công và xe thiết giáp.
Ông nhấn mạnh rằng gần thành phố Pokrovsk, các lực lượng Nga đang cố gắng xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Ukraine bằng cách sử dụng hàng chục xe tăng và xe chiến đấu bộ binh và được hỗ trợ bởi thời tiết ấm áp và khô ráo, giúp các phương tiện này có thể “đi qua tự do”.
Ông viết: “Quân đội Liên bang Nga sử dụng các đơn vị mới trên xe thiết giáp và thường xuyên đạt được thành công về mặt chiến thuật”. Syrsky cho biết Ukraine đang cố gắng hết sức để “tăng cường các khu vực phòng thủ có vấn đề nhất bằng tác chiến điện tử và phòng không”.
Ông nói thêm rằng việc đạt được ưu thế kỹ thuật trước đối phương bằng vũ khí công nghệ cao “sẽ cho chúng tôi cơ hội đánh bại đối phương lớn hơn và tạo điều kiện để giành thế chủ động chiến lược”.
Các quan chức ở Ukraine cùng các đồng minh và nhà phân tích cho rằng việc thiếu viện trợ của Mỹ đang ảnh hưởng đến chiến trường trong khi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong tháng này đất nước của ông “sẽ thua trong cuộc chiến” nếu Quốc hội Mỹ không phê duyệt thêm viện trợ. Một dự luật bao gồm 60 tỷ Mỹ Kim viện trợ cho Ukraine đã bị Quốc hội chặn lại trong nhiều tháng qua từ Tháng Mười, 2023 cho đến nay.
Wayne Jordash, đối tác quản lý của Global Rights Compliance, là cơ quan đang hỗ trợ Văn phòng Tổng công tố Ukraine điều tra tội ác chiến tranh của Nga, cho biết: “Thực tế rõ ràng là ngày càng có nhiều người Ukraine thiệt mạng khi gói viện trợ Ukraine vẫn bị đình trệ tại Quốc hội”.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, thành công trên chiến trường tương ứng với loại vũ khí và số lượng vũ khí được phương Tây cung cấp. Ukraine đang nhanh chóng cạn kiệt nguồn cung cấp để tự vệ”, Jordash nói với Newsweek.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Ukraine bác bỏ thông tin trước đó cho rằng lực lượng Nga đã chiếm được làng Bohdanivka ở quận Bakhmut của tỉnh Donetsk.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra ở Chasiv Yar gần đó vào thứ Sáu, nhưng không có thay đổi nào được xác nhận ở tiền tuyến.
Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết trên Telegram: “Vào ban đêm, các nhóm tấn công của đối phương đã tiến đến vùng ngoại ô phía bắc” của thị trấn nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng Ukraine. Bài viết cho biết thêm: “Một trận chiến đang diễn ra, đối phương không ngừng tấn công”.
6. Putin ban hành các sắc lệnh cho chương trình không gian hạt nhân
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin Issues Orders for Nuclear Space Program”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Putin đã ra lệnh cho các cơ quan do Điện Cẩm Linh kiểm soát về việc phát triển chương trình năng lượng hạt nhân cho không gian.
Cơ quan truyền thông nhà nước Nga Tass hôm thứ Năm đưa tin Putin đã chỉ thị cho tập đoàn vũ trụ chính phủ Roscosmos và Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Rosatom phân bổ kinh phí cho việc tạo ra năng lượng hạt nhân vũ trụ trước ngày 15 tháng 6.
Thông báo của Putin được đưa ra sau cảnh báo hồi tháng 2 từ Tòa Bạch Ốc rằng Nga có khả năng chế tạo vũ khí chống vệ tinh trên không gian, đồng thời nhấn mạnh rằng vũ khí này không hoạt động.
Mặc dù phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc vào thời điểm đó không xác nhận liệu vũ khí chống vệ tinh có chứa bất kỳ thành phần hạt nhân nào hay không, ABC News đưa tin tình báo Mỹ phát hiện Nga đang tìm cách đưa vũ khí hạt nhân vào không gian để sử dụng chống lại vệ tinh. Một quan chức Mỹ cũng nói với The Washington Post rằng Mạc Tư Khoa đang thử nghiệm cách sử dụng vụ nổ hạt nhân hoặc các phương pháp khác để kéo vệ tinh xuống.
Chỉ thị mới của Tổng thống Nga về năng lượng hạt nhân vũ trụ không có bất kỳ đề cập nào đến vũ khí hạt nhân hoặc thiết bị chống vệ tinh. Tuy nhiên, phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby hồi tháng 2 cho biết việc triển khai vũ khí hạt nhân hoặc bất kỳ loại vũ khí hủy diệt hàng loạt nào trong không gian sẽ vi phạm hiệp ước kéo dài hàng thập kỷ.
Hiệp ước mà Kirby nhắc đến là một thỏa thuận được Mỹ và Liên Xô cũ ký năm 1967, cấm bố trí vũ khí hạt nhân hoặc các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác trong không gian. Sau khi Nga bắt đầu xâm chiếm Ukraine hơn hai năm trước, Putin đã đình chỉ việc nước mình tham gia vào hiệp ước cuối cùng còn lại với Mỹ nhằm hạn chế kho vũ khí hạt nhân – hiệp ước START mới.
Báo cáo hôm thứ Năm của Tass lưu ý rằng các mệnh lệnh gần đây của Putin được đưa ra sau cuộc họp với Hội Đồng Bộ trưởng Nga, trong đó họ được chỉ thị “bắt đầu từ năm 2024, phải phân bổ ngân sách từ ngân sách liên bang với số tiền cần thiết để thực hiện các biện pháp do Chính phủ đưa ra” nhằm “Phát triển năng lượng hạt nhân vũ trụ ở Nga.”
Putin nói thêm rằng chính phủ nên đặc biệt chú ý “đến việc thực hiện các biện pháp phát triển cơ sở khoa học và kỹ thuật hiện có trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân vũ trụ”.
Tháng trước, nhà lãnh đạo Nga đã nói về việc đưa một tổ máy điện hạt nhân vào không gian là ưu tiên hàng đầu của đất nước ông.
Theo Tass, Nga “có năng lực tốt và hơn nữa, thậm chí còn có nguồn dự trữ mà chúng tôi có thể tự hào và có thể tin tưởng vào trong tương lai”, ông Putin nói trong khi trích dẫn không gian của đơn vị năng lượng hạt nhân làm ví dụ.
Những bình luận đó của ông Putin được đưa ra sau khi nhà lãnh đạo Roscosmos, Yury Borisov, một tuần trước đó cho biết Nga và Trung Quốc đang “nghiêm chỉnh xem xét” một dự án lắp đặt lò phản ứng hạt nhân trên mặt trăng vào khoảng thời gian từ năm 2033 đến năm 2035.
7. Hàng ngàn trẻ em Ukraine đương đầu với việc mất cha mẹ vì chiến tranh
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “How thousands of Ukrainian children cope with losing parents to war”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Năm 11 tuổi, Arina Pervunina chứng kiến quân Nga giết cha mình.
Cô và em trai bị bắt sau phòng tuyến của đối phương tại nhà ông bà ngoại ở Kherson ngay sau khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu, trong khi bố mẹ họ đang ở nhà ở Odesa.
Trong những tuần đầu của cuộc xâm lược, cha của Arina đã đến giải cứu các con của ông và hai anh em họ của cô gái khỏi vùng Kherson bị Nga tạm chiếm. Họ đang ở trong xe thì lính Nga bắt đầu bắn vào họ.
Mười bảy viên đạn đã bắn trúng cha của Arina, ông Andrii Pervunin. Một trong những người anh em họ của Arina sống sót chỉ vì anh ta đang ôm một con chó bị trúng đạn và thiệt mạng ngay lập tức.
Quân đội Nga đã giữ những đứa trẻ ở trạm kiểm soát trong hơn một giờ, kéo chúng dọc mặt đất và chửi bới chúng trước khi thả chúng đi cùng những người Ukraine khác chạy trốn khỏi cuộc xâm lược. Cha của Arina được đưa đến Mykolaiv gần đó trong cốp xe hơi.
“Cha tôi đã được cấp cứu nhưng các nhân viên y tế không thể cứu được cha tôi”, Arina, hiện 13 tuổi, nói với tờ Kyiv Independent.
Để vượt qua sự mất mát, cô bắt đầu viết thư cho người cha đã quá cố của mình ngay sau thảm kịch. Bộ trưởng Ngoại giao Dmytro Kuleba đọc một trong những bức thư của Arina tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 7 năm 2023.
“Một tuần sau thảm kịch, cô ấy viết trong nhật ký… 'Tôi không muốn sống. Cuộc sống không có cha này còn có ý nghĩa gì nữa?'“ Kuleba nói.
Kuleba nói thêm: “Không thể đọc được những dòng này mà không rơi nước mắt. Đây chỉ là những dòng tôi cố gắng đưa ra, nhưng có hàng ngàn trẻ em như thế này đang phải trải qua nỗi đau tương tự.”
Cuộc xâm lược toàn diện của Nga thực sự đã gây thiệt hại nặng nề cho trẻ em Ukraine: Gần 600 trẻ em đã thiệt mạng và hơn 1.200 trẻ em bị thương trên khắp Ukraine.
Gần 1.800 trẻ em Ukraine đã trở thành trẻ mồ côi do chiến tranh, Cơ quan Xã hội Quốc gia Ukraine cho biết trong một bình luận trên tờ Kyiv Independent. Nhiều đứa trẻ khác đã mất cha hoặc mẹ trong cuộc xâm lược toàn diện của Nga, như Arina, khi ít nhất 10.000 thường dân và 31.000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng kể từ năm 2022.
Ngay từ nhỏ, những đứa trẻ này phải học cách đương đầu với sự mất mát và sống mà không có sự hỗ trợ của cha mẹ.
Nhà trị liệu tâm lý người Ukraine Marta Bilyk cho biết, mặc dù việc mất cha mẹ ảnh hưởng đến trẻ em bất cứ lúc nào, nhưng khi trải qua trong chiến tranh, chấn thương tâm lý có thể làm trầm trọng thêm các thách thức về sức khỏe tâm thần, khiến tác động tổng thể đến trẻ em thậm chí còn lớn hơn.
Bilyk, người làm việc tại tổ chức Children of Heroes hay Con của những anh hùng, nói với Kyiv Independent: “Một số trẻ em phải kéo cha mẹ ra khỏi những chiếc xe hơi bị bắn nát hoặc thậm chí đào bới thi thể của họ từ dưới đống đổ nát của những ngôi nhà bị sập”.
“Cái chết của cha mẹ càng tồi tệ và đứa trẻ càng biết nhiều về điều đó thì họ càng khó khăn hơn.”
'Bất ổn và tuyệt vọng': Chiến tranh gây thiệt hại nặng nề cho sức khỏe tinh thần của người Ukraine
Ngay cả những đứa trẻ không bị mất đi người thân trực hệ do sự xâm lược tàn bạo của Nga cũng bị cướp đi tuổi thơ êm đềm, biến cả một thế hệ trở thành “những đứa trẻ chiến tranh”.
Bilyk nói: “Chúng tôi nghĩ rằng thuật ngữ 'những đứa trẻ chiến tranh' đã qua đi rồi, nhưng bây giờ chúng tôi lại có những đứa trẻ chiến tranh. “Nó bao gồm những đứa trẻ trải qua sự mất mát khi còn rất nhỏ và lo sợ cho tính mạng của chính mình cũng như tính mạng của những người thân yêu – là điều lẽ ra không phải là điển hình đối với trẻ em ở độ tuổi này.”
Theo cơ quan trẻ em Liên Hiệp Quốc UNICEF, chiến tranh đã có “tác động tàn khốc” đến sức khỏe tâm thần và hạnh phúc của trẻ em, với “ước tính 1,5 triệu trẻ em Ukraine có nguy cơ bị trầm cảm, lo âu, rối loạn căng thẳng sau chấn thương, và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, với những ảnh hưởng và tác động tiềm ẩn lâu dài. “
Đối với trẻ em, mất cha mẹ là một trong những kết quả tồi tệ nhất của cuộc chiến.
Nỗi đau buồn có thể khiến trẻ mất hứng thú với xã hội và ngừng chia sẻ cảm xúc của mình với người khác. Bilyk cho biết trong một số trường hợp, “nỗi buồn mãnh liệt” có thể gây ra “các triệu chứng trầm cảm, hoàn toàn thờ ơ, mất hứng thú và khả năng học hỏi”.
“Một số đứa trẻ nói: ‘Con muốn ở nơi có bố. Con muốn đi theo bố.” Trong những trường hợp cấp tính, họ thậm chí có thể có những ý nghĩ tự tử nhất định”, cô nói.
Ngoài tác động tàn khốc đến sức khỏe tâm thần, việc mất đi một hoặc cả hai cha mẹ còn có thể dẫn đến khó khăn tài chính và suy giảm phẩm chất cuộc sống chung của một số gia đình.
Chịu trách nhiệm của cả cha và mẹ trong khi đối mặt với sự mất mát đau đớn không phải là điều dễ dàng, như Nataliia Motorna, một cư dân Kyiv, có thể chứng thực: Người chồng hơn 20 năm của cô, Illia, đã thiệt mạng trong một nhiệm vụ chiến đấu ở Sievierodonetsk, tỉnh Donetsk, vào cuối tháng 5 năm 2022.
Cô nói rằng cuộc sống mà cô từng biết - tràn ngập tiếng cười, niềm vui, tình yêu và những cuộc phiêu lưu - đã kết thúc vào ngày cô biết tin chồng mình qua đời. Thay vào đó, cô và các con, Varvara 12 tuổi và Matvii 17 tuổi, phải chịu nỗi đau không thể tưởng tượng nổi vì mất mát.
Motorna nhớ lại: “Khi biết chuyện, tôi bắt đầu hét toáng lên. Tôi nghĩ mình sẽ phát điên hoàn toàn.”
Nhưng giữa nỗi đau mất mát không thể nguôi ngoai, Motorna phải đứng ra thay chồng làm trụ cột chính cho gia đình.
“Tôi nói với bọn trẻ: 'Các con nên biết rằng mẹ rất sợ, điều đó khiến mẹ đau lòng rất nhiều, nhưng các con cũng nên biết rằng mẹ sẽ không làm gì bản thân mình, vì giờ đây mẹ chỉ có một mình chăm sóc cả hai con,'“ Motorna nói, cố gắng kìm nước mắt.
Tuy nhiên, việc phải chịu đựng sự mất mát của cha và chứng kiến mẹ mình trong tình trạng dễ bị tổn thương như vậy ngay lập tức khiến Matvii và Varvara ngày càng trưởng thành và mạnh mẽ hơn, mẹ của họ nói.
Chính phủ Ukraine hiện trả khoảng 143 Mỹ Kim mỗi tháng cho trẻ em dưới 6 tuổi mất cha mẹ và gần 177 Mỹ Kim cho trẻ em từ 6-18 tuổi. Theo Cơ quan Dịch vụ Xã hội Quốc gia, trẻ em khuyết tật có cha mẹ bị giết có thể nhận được hơn 228 Mỹ Kim từ chính phủ mỗi tháng.
Bác sĩ gia đình có thể cung cấp cho các gia đình sự trợ giúp tâm lý miễn phí bên cạnh các lợi ích xã hội khác.
Nhưng với những đau khổ to lớn mà chiến tranh Nga đã và đang tiếp tục mang lại, việc hỗ trợ từng trẻ em gặp khó khăn có thể là một thách thức đối với nhà nước.
May mắn thay, các tổ chức bác ái cũng bước vào.
Từ một góa phụ khác, Motorna biết đến tổ chức Con của những anh hùng, là tổ chức đã chăm sóc những đứa trẻ mất cha mẹ trong cuộc xâm lược toàn diện kể từ tháng 2 năm 2022, cung cấp cho họ sự hỗ trợ về tâm lý, pháp lý và nhân đạo.
Tổ chức này hiện có gần 8.000 trẻ em tham gia chương trình hỗ trợ, phần lớn trong số đó, lên đến 88%, là con của các liệt sĩ Ukraine.
Đó là nền tảng đã cung cấp cho Kuleba những bức thư của Arina gửi cho cha cô, đồng thời cũng tìm một nhà tâm lý học cho cô và gửi cô đến một trại hè ở Tây Ban Nha cùng với những đứa trẻ Ukraine khác đã phải chịu cảnh mất cha mẹ.
Arina nói: “Điều đó đã giúp tôi rất nhiều khi tôi nhận ra cách sống chung với tổn thương này và chứng kiến những đứa trẻ cũng trải qua điều tương tự, hoặc thậm chí còn tệ hơn”.
Hanna Khomenko, nhà lãnh đạo bộ phận làm việc với trẻ em của quỹ, cho biết tổ chức bác ái cũng cung cấp cho mỗi gia đình một trợ lý riêng, một người cố vấn, người thường liên lạc với họ để kiểm tra trạng thái tâm lý và tìm hiểu nhu cầu của họ.
Khomenko nói: “Đó là về tác động của chúng tôi đối với tương lai của chúng tôi. Chúng tôi đã nghĩ về cách những đứa trẻ này sẽ đương đầu với sự mất mát của mình nếu không có một cộng đồng hỗ trợ.”
Motorna đồng ý: “Điều quan trọng là khi ai đó quan tâm… Khi ai đó không quên bạn,” cô nói.
Khomenko cho biết “mục tiêu chiến lược” của tổ chức này là hỗ trợ trẻ em cho đến khi chúng 18 tuổi.
“Chúng tôi cố gắng tìm hiểu xem đứa trẻ muốn gì. Mục tiêu của chúng tôi là giúp họ xây dựng con đường đạt được mục tiêu của mình. Chúng tôi cố gắng làm mọi thứ để mọi đứa trẻ nhận được sự giúp đỡ từ tổ chức của chúng tôi, trong 10 hoặc thậm chí 18 năm nữa, đều vô cùng hài lòng với cuộc sống của mình.”
Để đạt được điều đó, Children of Heroes cung cấp cho trẻ em nhiều khóa học giáo dục khác nhau, bao gồm tiếng Anh và toán, đồng thời tổ chức các trại và hội thảo cho chúng.
Tuy nhiên, việc truyền cảm hứng cho trẻ em có thể là đóng góp quan trọng nhất cho tương lai của các em.
Và việc cho họ cơ hội giao tiếp với các quan chức cao cấp của Ukraine và nhìn thế giới là một phần của sự đóng góp đó.
Năm ngoái, Varvara và Matvii đã tham dự một cuộc gặp với Kuleba, nơi họ có cơ hội trò chuyện với bộ trưởng ngoại giao, điều này “rất có động lực”, theo cả hai.
Cô bé Iryna Vasylieva, 7 tuổi đến từ Rivne đã mơ ước được gửi một lá thư cho cựu Thủ tướng Anh Boris Jonson từ lâu. Cô muốn hỏi quan chức nơi cô có thể mua hỏa tiễn chống tăng Javelin cho tiểu đoàn của người cha quá cố.
Cha của Iryna, người lính Ukraine Oleksandr Vasyliev, đã thiệt mạng trong trận chiến ở Mykolaiv vào cuối tháng 3 năm 2022. Ngay sau khi ông qua đời, cô bắt đầu bán vòng hoa thủ công và gây quỹ để hỗ trợ đồng đội của cha mình.
Mặc dù cô đã cung cấp cho tiểu đoàn một số máy bay không người lái, máy ảnh nhiệt và các thiết bị khác, Iryna cho biết việc có được hỏa tiễn chống tăng Javelin là giấc mơ từ lâu của cô. Nhờ quỹ này, gần đây cô đã đưa một lá thư cho Kuleba, nhờ anh đưa cho Johnson.
Mẹ của cô gái, Viktoriia Vasylieva, cho biết: “Cô ấy đã viết cho cựu Thủ tướng Johnson rằng cô ấy là một tình nguyện viên và cha cô ấy sẽ bảo vệ cô ấy từ thiên đường, nhưng những người lính của cha cô cần rất nhiều thiết bị để tiếp tục chiến đấu”.
“ Tôi háo hức chờ đợi phản hồi của anh ta,” Iryna nói với Kyiv Independent. “Tôi mơ về chiến thắng và mua được một chiếc lao.”
Khomenko nói: “Đây là những điều nhỏ nhặt truyền cảm hứng cho trẻ em, truyền cảm hứng cho chúng tôi tiến về phía trước và làm những gì chúng tôi làm, nhưng với sức mạnh lớn hơn”.
Arina cho biết cô vẫn nhớ cha mình mỗi ngày và biết rằng không gì có thể xoa dịu nỗi đau của cô, nhưng cô đang học cách sống với sự mất mát của mình và không ngừng mơ ước.
Sau khi đến thăm trại ở Tây Ban Nha vào mùa hè năm ngoái, cô quyết định muốn học ở đó để trở thành bác sĩ.
Arina nói: “Sau đó, tôi muốn quay lại Ukraine để chữa trị cho những người lớn tuổi, để những đứa trẻ như tôi không bao giờ phải chịu nỗi đau mất cha mất mẹ”.
Tin dữ: Giữa Sydney, GM bị đâm trong thánh lễ tối Thứ Hai, 15/04. Cả triệu USD của giáo xứ bốc hơi
VietCatholic Media
16:38 15/04/2024
1. Một Giám Mục vừa bị đâm khi đang cử hành thánh lễ ở Sydney, Australia
Một giám mục nổi tiếng ở Sydney đã được đưa vào bệnh viện sau khi bị đâm nhiều nhát trong một thánh lễ.
Theo báo cáo sơ bộ của cảnh sát, Đức Cha Mar Mari Emmanuel được cho là đã bị tấn công tại Nhà thờ Chúa Chiên Lành trong vùng Wakeley khi đang thuyết giảng, trong thánh lễ ban chiều bắt đầu lúc 6 giờ 30 tối Thứ Hai, 15 Tháng Tư. Đức Cha Mar Mari Emmanuel là Giám Mục giáo phận Công Giáo Nghi Lễ Syriac Sydney, hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh.
Đức Cha đang giảng trong thánh lễ thì một người đàn ông bình tĩnh bước đến gần ngài. Đức Cha nhìn chằm chằm vào người đàn ông. Ngay lúc đó, hung thủ giơ cao con dao giấu trong áo và đâm túi bụi vào vùng mặt và cổ của Đức Cha.
Đức Cha Emmanuel ngã xuống đất trong tiếng la hét của cộng đoàn. Một số người lao tới để cố gắng giúp đỡ Đức Cha và bắt giữ hung thủ.
Các nhân viên cứu cấp và cảnh sát gần đó đã phóng đến hiện trường vào khoảng 7h15 tối thứ Hai.
Một phát ngôn viên cảnh sát cho biết tình trạng của Đức Cha Emmanuel được kể là nghiêm trọng. Ngài đang được điều trị tại Bệnh viện Liverpool. Xin anh chị em hiệp ý cầu nguyện cho ngài.
Bên cạnh đó, một người đàn ông khác khoảng 50 tuổi trong cộng đoàn cũng đã được đưa đến cùng một bệnh viện với nhiều vết đâm. Ngoài ra còn có 3 người khác bị thương và đang được điều trị tại hiện trường. Một người đàn ông khoảng 30 tuổi bị nhiều vết rách. Một người đàn ông khoảng 20 tuổi bị một vết cắt ở tay và một người đàn ông khoảng 60 tuổi bị vết thương ở cánh tay.
Họ là những giáo dân can đảm chiến đấu với hung thủ.
Các nguồn tin từ cảnh sát New South Wales nói với giới báo chí rằng hung thủ bị tình nghi là có liên quan đến bọn khủng bố Hồi Giáo IS.
Vụ tấn công xảy ra chỉ vài ngày sau khi sáu người bị đâm chết tại trung tâm mua sắm Westfield Bondi Junction ở Sydney.
Không có dấu hiệu nào cho thấy hai sự kiện này có liên quan với nhau.
2. Người phụ nữ ở Florida phải đối mặt với phiên tòa vì tội trộm cắp giáo xứ trị giá 700 ngàn đô la
Một cựu quản lý giáo xứ có thể phải ra tòa vào tháng tới, đối mặt với cáo buộc biển thủ gần 700.000 Mỹ Kim từ giáo xứ Florida nơi bà đã làm việc trong hơn hai thập kỷ.
Deborah True, 70 tuổi, bị buộc tội trộm cắp nghiêm trọng và đã phủ nhận các cáo buộc, đồng thời tuyên bố rằng Cha Richard Murphy, cựu cha sở của giáo xứ đã qua đời, đã tặng bà ấy số tiền này như một món quà.
Cảnh sát ở Vero Beach, Florida, bắt đầu điều tra True vào tháng 12 năm 2021, khi Giáo phận Palm Beach báo cáo nghi ngờ rằng Murphy và True đã biển thủ hơn 1 triệu đô la từ Giáo xứ Công Giáo Thánh Giá từ năm 2012 đến năm 2020, theo hồ sơ tòa án.
Theo báo cáo của cảnh sát, giáo phận phát hiện ra khả năng tham ô vào cuối năm 2020, sau khi Cha Murphy qua đời vào tháng 3 năm 2020, và True nghỉ hưu ngay sau đó.
Khi một linh mục mới được bổ nhiệm vào giáo xứ, người ta phát hiện ra một tài khoản ngân hàng của giáo xứ mà trước đây giáo phận không hề biết đến và trước đó chưa được kiểm toán hoặc đề cập trong báo cáo tài chính của giáo xứ.
Tài khoản được mở vào năm 2012 chỉ liệt kê Cha Murphy và Deborah True là những người ký tên.
Theo hồ sơ ngân hàng, 1.466.331 Mỹ Kim từ quỹ giáo xứ đã được gửi vào tài khoản. Hàng trăm ngàn đô la đã được sử dụng để thanh toán các hóa đơn thẻ tín dụng và các khoản vay của True, trong khi gần 150.000 đô la được viết bằng séc từ tài khoản cho cá nhân True, số tiền này được gửi vào tài khoản ngân hàng cá nhân của cô.
Vào tháng 5 năm 2020, hai tháng sau cái chết của Cha Murphy, True đã đóng tài khoản, rút số dư 811,38 Mỹ Kim bằng tiền mặt.
“Tổng cộng, 549.289,62 đô la trong số tiền của tài khoản Thánh Giá đã được sử dụng để thanh toán thẻ tín dụng cá nhân của Deborah True. Thêm 147.037,98 Mỹ Kim nữa đã được gửi trực tiếp vào tài khoản chi phiếu cá nhân của Deborah True. 811,38 Mỹ Kim là giao dịch rút tiền và kết thúc cuối cùng, cũng phải trả cho Deborah True,” báo cáo của cảnh sát giải thích.
“Tổng cộng là 697.138,98 Mỹ Kim.”
Bởi vì hồ sơ ngân hàng không được cảnh sát cung cấp từ trước năm 2015 nên có thể nhiều số tiền hơn cũng đã được chuyển đến True hoặc các chủ nợ của cô ấy trước thời điểm đó.
Nhưng các hồ sơ hiện có cho thấy True đã đánh cắp ít hơn một nửa số tiền gửi vào tài khoản bí mật mà bà ta điều hành với Cha Murphy, cho thấy vị linh mục cũng đã đánh cắp một số tiền đáng kể từ giáo xứ.
Báo cáo của cảnh sát chỉ ra điều đó, xác nhận “các chi phiếu được gửi cho cha ấy và các khoản thanh toán được trả cho các chủ nợ của cha ấy”.
Báo cáo cho biết: “Tuy nhiên, do cái chết của cha ấy nên không có cuộc điều tra hình sự nào diễn ra để xác định số tiền chính xác”. Báo cáo chỉ ra rằng chi phiếu từ tài khoản chỉ được trả cho Murphy và True.
Trước khi bắt đầu làm việc tại Giáo xứ Thánh Giá, bà True làm quản trị viên giáo xứ tại một giáo xứ gần đó, nơi Cha Murphy cũng từng làm Cha sở. Khi được bổ nhiệm về giáo xứ Thánh Giá vào năm 1997, ngài đã thuê True làm việc cùng với mình.
Vào tháng 9 năm 2022, True nói với cảnh sát rằng bà chưa tiết lộ tài khoản ngân hàng chưa được biết trước đó cho giáo phận vì Cha Murphy đã chỉ đạo bà không được làm vậy.
True cũng thừa nhận với cảnh sát rằng bà đã sử dụng tiền tài khoản ngân hàng để trả nợ cá nhân, “khẳng định rằng bà đã được Cha Richard Murphy cho phép”.
Người phụ nữ khai với cảnh sát rằng bà “không nghĩ tới” việc tiền trong tài khoản đến từ giáo dân, mặc dù bà thừa nhận rằng bà đã gửi chi phiếu do giáo dân gởi tặng vào tài khoản.
Trong khi chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ các linh mục giáo xứ và nhân viên bị buộc tội phạm tội tài chính, thì những ví dụ được ghi nhận về gian lận, trộm cắp và tham ô trong Giáo hội đang gia tăng trong những năm gần đây.
Source:Pillar Catholic
3. Đức Hồng Y Dolan đến thăm Thánh Địa nhân dịp đánh dấu 6 tháng chiến tranh
Ban đầu được lên kế hoạch cho lễ kỷ niệm 75 năm Truyền giáo Giáo hoàng tại Palestine, chuyến đi đã được thay đổi để thúc đẩy hòa bình.
Với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội Phúc lợi Công Giáo Cận Đông, gọi tắt là CNEWA, Đức Hồng Y Timothy Dolan, tổng giám mục New York, sẽ tới Thánh Địa. Trong chuyến đi diễn ra khi cuộc chiến giữa Israel và Gaza sắp bước sang mốc sáu tháng, Đức Hồng Y Dolan sẽ đến thăm cả Israel và Palestine để gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo Kitô giáo, Do Thái và Hồi giáo.
Tổng Giáo phận New York, lưu ý rằng đây không phải là chuyến đi đầu tiên của Đức Hồng Y Dolan tới Israel với tư cách là Chủ tịch CNEWA, báo cáo rằng ngài sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo từ cả Israel và Palestine, mặc dù hành trình sẽ không đưa ngài đến Gaza.
Đức Hồng Y Hoa Kỳ cũng sẽ đến thăm nhiều tổ chức dịch vụ xã hội khác nhau và xem xét nhiều hoạt động nhân đạo và viện trợ cho những người bị nạn trong chiến tranh.
Trong khi hành trình của Đức Hồng Y Dolan vẫn chưa được hoàn thành, Tổng Giáo phận đã chia sẻ một số điểm dừng mà ngài dự định thực hiện:
“Trong số các hoạt động phục vụ xã hội trong hành trình dự kiến của ngài có Viện Khiếm thính Phaolô Đệ Lục Ephpheta, Trại Tị nạn Aida và Nhà Notre Dame des Douleurs, nhà dành cho người già. Ngài hy vọng có thể gặp gỡ gia đình các con tin, thưởng thức bữa ăn ngày Sabát với những người bạn Do Thái và thăm các nhóm nhân quyền của Israel và Palestine.”
Giám đốc truyền thông của CNEWA Michael La Civita nói với OSV News rằng chuyến đi đã được lên kế hoạch trước cuộc tấn công vào Israel ngày 7 tháng 10.
Trong khi ngài vẫn sẽ kỷ niệm 75 năm thành lập Phái đoàn Giáo hoàng tại Palestine, nơi ngài sẽ cử hành hai phụng vụ, giờ đây ngài đã kéo dài chuyến đi của mình để gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo và gia đình của những người bị bắt làm con tin, để thúc đẩy hòa bình.
Tổng Giáo phận New York nhắc lại rằng Đức Giáo Hoàng Piô XI đã thành lập CNEWA vào năm 1926, như một “công cụ của tình yêu và là dấu hiệu hy vọng cho những người gặp khó khăn rải rác khắp các vùng đất lịch sử nhưng đầy khó khăn của các giáo hội cổ xưa ở phương Đông”.
Tổ chức này phục vụ các khu vực Trung Đông, Đông Bắc Phi, Ấn Độ và Đông Âu.
Source:Aleteia
4. Nhật ký trừ tà số 286: Hy vọng giữa địa ngục
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #286: Hope in the Midst of a Hell”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 286: Hy vọng giữa địa ngục”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Trái tim tôi rỉ máu vì những người bị chiếm hữu hoàn toàn. Quá trình giải phóng thật khốc liệt. Những con quỷ có quyền truy cập độc nhất vào cơ thể và tâm trí của họ. Vì vậy, ma quỷ có thể cám dỗ và hành hạ họ. Và chúng luôn làm như vậy.
Ác quỷ lấp đầy tâm trí người bị ám bằng những nghi ngờ và tuyệt vọng. Chúng sẽ tấn công họ bằng những cáo buộc vô giá trị và tội lỗi. Họ sẽ tự bóp cổ, đánh đập, bầm tím, cào cấu và thậm chí hành hạ tình dục. Nói tóm lại, ma quỷ kéo họ vào trải nghiệm địa ngục.*
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà Trừ Tà, ngoài việc giám sát quá trình giải thoát, là giữ những người phiền não đến tham dự các buổi lễ trừ tà. Ai có thể trách họ vì không muốn trải qua trải nghiệm địa ngục này? Vì vậy, linh mục không chỉ là nhà trừ quỷ và hướng dẫn người bị quỷ ám mà còn là người cổ vũ, khuyến khích họ tiếp tục con đường đau khổ và quanh co này.
Một đức tính mà tôi nhận thấy ở những người hoàn thành một cách thành công cuộc hành trình đi đến giải thoát là nhân đức hy vọng. Những con quỷ liên tục đánh gục họ, về mặt tinh thần và thể chất, còn người thành công thì liên tục đứng dậy. Ma quỷ tìm mọi cách để khiến họ bỏ cuộc, tức là tuyệt vọng. Những con quỷ nói với họ rằng nó sẽ không bao giờ có tác dụng; lũ quỷ nói với họ rằng Chúa không quan tâm; ma quỷ chế nhạo họ bằng tội lỗi và sự yếu đuối của họ. Bất chấp sự tra tấn về tinh thần và thể xác như vậy, người bị đau khổ vẫn kiên trì.
Từ bỏ, đó là sự tuyệt vọng, có lẽ là chủ đề chính của địa ngục: “Những ai bước vào đây hãy từ bỏ mọi hy vọng”. Tuy nhiên, giữa lúc bị ma quỷ ám, khi người đau khổ phải chịu đựng trải nghiệm địa ngục, họ phải bám vào một niềm hy vọng thiêng liêng, chúng ta cũng vậy.
Hãy tâm niệm rằng “Tôi được gây dựng bởi đức tin”. Chắc chắn chúng ta sẽ được cứu. Mong sao chúng ta cũng tràn đầy hy vọng cứu rỗi như vậy.
Source:Catholic Exorcism
5. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật
Chúa Nhật 14 Tháng Tư, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ Ba Mùa Phục Sinh. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay Tin Mừng đưa chúng ta trở lại buổi tối Lễ Vượt Qua. Các tông đồ tập trung tại Phòng Tiệc Ly, khi hai môn đệ từ Emmaus trở về và kể về cuộc gặp gỡ của họ với Chúa Giêsu. Và khi họ bày tỏ niềm vui về trải nghiệm của mình, Đấng Phục Sinh hiện ra với toàn thể cộng đồng. Chúa Giêsu đến đúng lúc họ đang chia sẻ câu chuyện về cuộc gặp gỡ với Người. Điều này khiến tôi nghĩ rằng chia sẻ là điều tốt, quan trọng là chia sẻ niềm tin. Trình thuật này khiến chúng ta suy ngẫm về tầm quan trọng của việc chia sẻ niềm tin vào Chúa Giêsu phục sinh.
Mỗi ngày chúng ta bị tấn công bởi hàng ngàn tin nhắn. Nhiều tin nhắn trong số đó hời hợt và vô dụng, những tin khác bộc lộ sự tò mò thiếu thận trọng hoặc tệ hơn nữa là phát sinh từ những lời đàm tiếu và ác ý. Chúng là những tin tức không có mục đích; trái lại, chúng gây hại. Nhưng cũng có những tin tốt, tích cực và mang tính xây dựng, và tất cả chúng ta đều biết việc nghe được những điều tốt đẹp là điều tốt lành biết bao và chúng ta sẽ tốt hơn biết bao khi điều này xảy ra. Và cũng thật tốt khi chia sẻ những thực tế mà dù tốt hay xấu đã chạm đến cuộc sống của chúng ta để giúp đỡ người khác.
Tuy nhiên, có một điều mà chúng ta thường gặp khó khăn khi nói đến. Chúng ta gặp khó khăn khi nói về điều gì? Thưa: Điều đẹp đẽ nhất mà chúng ta phải kể là cuộc gặp gỡ của chúng ta với Chúa Giêsu. Mỗi người trong chúng ta đều đã gặp Chúa và chúng ta gặp khó khăn khi nói về điều đó. Mỗi người chúng ta có thể nói rất nhiều về điều này: nhìn thấy Chúa đã chạm vào chúng ta như thế nào và chia sẻ điều này, không phải bằng cách giảng dạy cho người khác, nhưng bằng cách chia sẻ những khoảnh khắc độc đáo trong đó chúng ta cảm nhận được Chúa sống động và gần gũi, Đấng đã khơi lên niềm vui trong trái tim chúng ta hoặc lau khô những giọt nước mắt của chúng ta, Đấng đã truyền niềm tin và sự an ủi, sức mạnh và sự nhiệt tình, hay sự tha thứ, sự dịu dàng. Những cuộc gặp gỡ này mà mỗi người chúng ta đã trải qua với Chúa Giêsu, hãy chia sẻ và truyền đạt chúng. Điều quan trọng là phải làm điều này trong gia đình, trong cộng đồng, với bạn bè. Cũng như thật tốt khi nói về những nguồn cảm hứng tốt lành đã hướng dẫn chúng ta trong cuộc sống, những suy nghĩ và cảm xúc tốt đẹp giúp chúng ta tiến lên rất nhiều, cũng như về những nỗ lực và lao động của chúng ta để hiểu và tiến bộ trong đời sống đức tin, thậm chí có lẽ để ăn năn và quay lại bước đi của chúng ta. Nếu chúng ta làm điều này, Chúa Giêsu, giống như Người đã làm với các môn đệ trên đường Emmaus vào buổi tối Lễ Vượt Qua, sẽ khiến chúng ta ngạc nhiên và làm cho những cuộc gặp gỡ cũng như môi trường của chúng ta trở nên đẹp đẽ hơn nữa.
Vậy, bây giờ chúng ta hãy cố gắng nhớ lại giây phút mạnh mẽ của đời sống đức tin của chúng ta, đó là cuộc gặp gỡ quyết định với Chúa Giêsu. Mọi người đều đã có nó, mỗi người chúng ta đã có một cuộc gặp gỡ với Chúa. Chúng ta hãy im lặng một lúc và suy nghĩ: tôi đã tìm thấy Chúa khi nào? Chúa đã ở gần tôi khi nào? Chúng ta hãy suy nghĩ trong im lặng. Và cuộc gặp gỡ này với Chúa, tôi có chia sẻ nó để tôn vinh Chúa không? Ngoài ra, tôi có lắng nghe người khác khi họ nói với tôi về cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu không?
Xin Đức Mẹ giúp chúng ta chia sẻ đức tin để làm cho cộng đoàn của chúng ta trở thành những nơi gặp gỡ Chúa tốt đẹp hơn bao giờ hết.
Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến!
Tôi đang theo dõi trong lời cầu nguyện và với sự quan tâm, thậm chí đau đớn, tin tức đã đến với chúng tôi trong vài giờ qua liên quan đến tình hình ngày càng tồi tệ ở Israel do sự can thiệp của Iran. Tôi chân thành kêu gọi hãy dừng mọi hành động có thể gây ra vòng xoáy bạo lực, có nguy cơ kéo Trung Đông vào một cuộc xung đột quân sự thậm chí còn lớn hơn.
Không ai nên đe dọa sự tồn tại của người khác. Thay vào đó, cầu mong tất cả các quốc gia đứng về phía hòa bình và giúp đỡ người Israel và người Palestine sống ở hai quốc gia cạnh nhau trong sự an toàn. Đó là mong muốn sâu sắc và chính đáng của họ, và đó là quyền của họ! Hai nước láng giềng.
Hãy sớm có lệnh ngừng bắn ở Gaza và chúng ta hãy quyết tâm theo đuổi con đường đàm phán. Chúng ta hãy giúp đỡ những người dân đang rơi vào thảm họa nhân đạo; hãy để những con tin bị bắt cóc nhiều tháng trước được thả ra! Thật nhiều đau khổ! Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình. Không còn chiến tranh, không còn tấn công, không còn bạo lực! Hãy nói tiếng vâng với đối thoại và vâng với hòa bình!
Hôm nay tại Ý đánh dấu Ngày sinh nhật thứ 100 của Đại học Công Giáo Thánh Tâm, với chủ đề: “Nhu cầu cho tương lai: giới trẻ giữa sự vỡ mộng và ước muốn”. Tôi khuyến khích Đại học vĩ đại này tiếp tục công việc đào tạo quan trọng của mình, trung thành với sứ mệnh của mình và chú ý đến nhu cầu của giới trẻ và xã hội ngày nay.
Tôi chân thành chào đón tất cả anh chị em, người Rôma và những người hành hương đến từ Ý và nhiều quốc gia. Đặc biệt, tôi chào các tín hữu ở Los Angeles, Houston, Nutley và Riverside ở Hoa Kỳ; cũng như người dân Ba Lan, đặc biệt – có bao nhiêu lá cờ Ba Lan! – của Bodzanów và các tình nguyện viên trẻ của Nhóm Viện trợ Giáo hội Đông phương. Tôi hoan nghênh và khuyến khích các nhà lãnh đạo Cộng đồng Sant'Egidio từ nhiều quốc gia Mỹ Latinh khác nhau.
Tôi chào các tình nguyện viên ACLI đang tham gia vận động trên khắp nước Ý; các nhóm từ Trani, Arzachena, Montelibretti; các bạn trẻ tuyên xưng đức tin đến từ giáo xứ Santi Silvestro e Martino ở Milano; các ứng cử viên xác nhận từ Pannarano; và nhóm “Nghệ thuật và Đức tin” của giới trẻ thuộc Dòng Nữ tu Thánh Dorothy.
Tôi trìu mến chào các trẻ em từ nhiều nơi trên thế giới, các em đã đến để nhắc nhở chúng ta từ ngày 25 đến 26 tháng 5 Giáo hội sẽ tổ chức Ngày Trẻ em Thế giới lần đầu tiên. Cảm ơn! Tôi mời gọi mọi người đồng hành với hành trình hướng tới sự kiện này – Ngày Thiếu nhi đầu tiên – bằng lời cầu nguyện, và tôi cảm ơn những người đang nỗ lực chuẩn bị cho sự kiện này. Và với các bạn, các chàng trai và các cô gái, tôi nói: Tôi đang chờ đợi các bạn! Tất cả các bạn! Chúng ta cần niềm vui và mong muốn của bạn về một thế giới tốt đẹp hơn, một thế giới hòa bình. Anh chị em chúng ta hãy cầu nguyện cho những trẻ em đang đau khổ vì chiến tranh – có rất nhiều trẻ em! – ở Ukraine, Palestine, Israel và ở những nơi khác trên thế giới, ở Miến Điện. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ và cho hòa bình.
Tôi chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Tôi chào các bạn trẻ của Immacolata. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Thánh Ca
TV 117
Lm. Thái Nguyên
04:11 15/04/2024
Mục tử nhân lành
Lm. Thái Nguyên
04:12 15/04/2024
Sống cho Tin Mừng
Lm. Thái Nguyên
04:13 15/04/2024