Ngày 08-04-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Sáu 9/4: Nhận ra Chúa trong đời sống hàng ngày - Lm. Anthony Nguyễn Ngọc Dũng sdb
Giáo Hội Năm Châu
01:12 08/04/2021

Video sẽ bắt đầu từ 5g chiều ngày 08-April-2021 theo giờ Việt Nam


PHÚC ÂM: Ga 21, 1-14

“Chúa Giêsu đến, cầm bánh và cá trao cho họ ăn”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, lúc các môn đệ đang ở bờ biển Tibêria, Chúa Giêsu lại hiện đến. Công việc đã xảy ra như sau: Simon Phêrô, Tôma cũng gọi là Điđymô, Nathanael quê tại Cana xứ Galilêa, các con ông Giêbêđê, và hai môn đệ nữa đang ở với nhau. Simon Phêrô bảo: “Tôi đi đánh cá đây”. Các ông kia nói rằng: “Chúng tôi cùng đi với ông”. Mọi người ra đi xuống thuyền. Nhưng đêm ấy các ông không bắt được con cá nào. Lúc rạng đông, Chúa Giêsu hiện đến trên bờ biển, nhưng các môn đệ không biết là Chúa Giêsu. Người liền hỏi: “Này các con, có gì ăn không?” Họ đồng thanh đáp: “Thưa không”. Chúa Giêsu bảo: “Hãy thả lưới bên hữu thuyền thì sẽ được”. Các ông liền thả lưới và hầu không kéo nổi lưới lên, vì đầy cá. Người môn đệ Chúa Giêsu yêu, liền nói với Phêrô: “Chính Chúa đó”. Simon Phêrô nghe nói là Chúa, liền khoác áo vào, vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. Các môn đệ khác chèo thuyền vào và kéo lưới đầy cá theo, vì không còn xa đất bao nhiêu, chỉ độ hai trăm thước tay.

Khi các ông lên bờ, thấy có sẵn lửa than, trên để cá và bánh. Chúa Giêsu bảo: “Các con hãy mang cá mới bắt được lại đây”. Simon Phêrô xuống thuyền kéo lưới lên bờ. Lưới đầy toàn cá lớn; tất cả được một trăm năm mươi ba con. Dầu cá nhiều đến thế, nhưng lưới không rách.

Chúa Giêsu bảo rằng: “Các con hãy lại ăn”. Không ai trong đám ngồi ăn dám hỏi: “Ông là ai?” Vì mọi người đã biết là Chúa. Chúa Giêsu lại gần, lấy bánh trao cho các môn đệ; Người cũng cho cá như thế. Đây là lần thứ ba, Chúa Giêsu đã hiện ra với môn đệ khi Người từ cõi chết sống lại.

Đó là lời Chúa.
 
Chúa Nhật II Phục Sinh B
Lm. Jude Siciliano, OP
01:52 08/04/2021
CHÚA NHẬT II PHỤC SINH B

Kính LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

Cv 4: 32- 35;Tvịnh 117;1 Gioan 5: 1-6;Gioan 20:19-31

Hôm nay chúng ta mừng trọng tâm của đức tin Công Giáo. Điều này bắt đầu và có nguồn gốc từ sự Phục Sinh. Không cần đến nhà thờ ngày Chúa Nhật, cầu nguyện, yêu mến tha nhân, hay để thì giờ chú trọng đến Chúa Kitô. Nếu ngài chỉ đơn giản là một người thầy vĩ đại dạy giáo lý của một tôn giáo, đang sống trong ký ức của chúng ta với tình mến thương và hình ảnh đẹp được lồng treo trên tường trong nhà chúng ta. Nếu đó chỉ là những gì mà người đó có, người đó đã chết và chúng ta có vẫn thể tự tồn tại và tiếp tục cuộc sống của chúng ta.

Nhưng nếu Đức Kitô vẫn đang sống trong Thiên Chúa và trong loài người chúng ta thì điều mà thánh Gioan nói với chúng ta trong bài trích thơ của ông trong bài đọc 2 là sự thật "Phàm ai tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, kẻ ấy đã được Thiên Chúa sinh ra..." Chúa Kitô đang sống thực, và trong Ngài chúng ta được sinh ra với một đời sống mới với tư cách là con của Thiên Chúa. Bởi thế, chúng ta sống trong hy vọng rằng Thiên Chúa là Đấng tín thành, và trong sự yêu thương chúng ta của Đức Kitô, Trong sự phục sinh của Đức Kitô, chúng ta được bảo đảm rằng trong bất kỳ các tình huống về sự đau khổ hay sự chết nào của chúng ta có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu thương của Thiên Chúa; như Đức Chúa đã yêu thương Đức Kitô, vì thế Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta trong bất cứ sự chết nào của chúng ta. Bắt đầu từ đây, Đức Kitô cũng chia sẻ sức sống phục sinh của Ngài với chúng ta cho đến trọn đời. Nhờ Đức Kitô sống lại chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng vào tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Chúng ta được tái sinh là con Thiên Chúa, như thơ thứ nhất của thánh Gioan đã nói với chúng ta hôm nay.

Ngày thứ Sáu Tuần Thánh, chúng ta thấy sự yêu mến, thông cảm và yêu đương đóng đinh trên cây thánh giá. Nhưng, hôm nay chúng ta ca tụng rằng sự tốt lành đó đang sống trong và ở giữa chúng ta. Đức Kitô đã sống lại, và bây bởi thế chúng ta có một tình yêu bất diệt trong lòng chúng ta, và chúng ta có thể tận hiến chúng ta cho Đức Kitô. Điều đó là như thế nào? Nếu đời sống chúng ta đã được thay đổi trong sự sống lại và Đức Kitô đang sống trong chúng ta, chúng ta không thể bỏ qua được những bất bình đẳng trong thế giới của chúng ta - Những nạn kỳ thị chủng tộc, những ích kỷ trong việc sử dụng nguồn tài nguyên, nhũng vi phạm đến người vô tội, những việc tích trữ vũ khí v.v...

Tất cả các môn đệ Chúa Giêsu đã bỏ Ngài chạy trốn hoặc từ chối Ngài, trong khi Ngài cần đến họ nhất. Khi Ngài hiện ra với các môn đệ của Ngài trong phòng khóa kín cửa, lời nói đầu tiên của Ngài dành cho họ là lời tha thứ và hòa giải, "bình an cho anh em". Sự tha thứ không phải chỉ được ban cho các môn đệ đó. Nó cũng được ban cho mỗi người trong chúng ta nữa. Phía sau bất kỳ cửa nào mà chúng ta tự khóa trong đó, theo cách thiêng liêng, trong tình cảm, hay trong vật chất. chúng ta là những tội nhân được tha thứ, và bây giờ chúng ta được tự do để sống một đời sống vui vẻ. Nhờ Thần Khí của Ngài, chúng ta không chỉ nhìn lại những kỷ niệm về Ngài, mà còn những cảm nghiệm về Ngài trong chúng ta bây giờ để giúp chúng ta thực hiện những gì Ngài đã làm: Tha thứ cho anh em như chúng ta đã được tha thứ.

Người ta nói rằng sự sống lại không thể xãy ra được. Đó chỉ là điều người ta bịa đặt, hay là kết quả của sự đau buồn và thất vọng tột độ của các môn đệ xảy ra khi Đức Giêsu bị hành quyết và giấc mơ của họ đã bị tiêu tan. Nhưng những lời tường thuật như trong phúc âm hôm nay lại nói khác hẳn. Có điều gì đó đã thật sự xãy ra cho các môn đệ đó trong khi họ họp nhau. Họ loan báo là Thầy của họ đã đến với họ. Họ nhìn được Ngài, trông thấy các vết thương của Ngài và nghe Ngài nói chuyện với họ. Đức tin của chúng ta dựa vào sự chứng kiến của họ và vì thế chúng ta tin là còn nhiều hơn những gì chúng ta chỉ thấy và sờ vào trong thế giới này. Chúng ta tin là Chúa Kitô đã sống lại như thánh Gioan nói với chúng ta hôm nay. Đức tin của chúng ta "toàn thắng thế giới".

Bài đọc thứ nhất trích trong sách Công Vụ Tông Đồ, vẽ nên một hình ảnh tốt đẹp về nét cộng đoàn của các tín hữu tiên khởi. Chúng ta được biết họ cùng đồng tâm và hợp ý để: Cùng nhau chia sẽ cúa cải và "tất cả mọi sự họ có để góp chung với nhau". Thật thế ư? Hơn nửa - không có người nào thiếu thốn trong họ. Có thật thế không? Thánh Luca mô tả trong sách Công Vụ Tông Đồ như cộng đoàn đó là một cộng đoàn đầy lý tưởng, sống trong hòa thuận và bình an. Trong lời thánh Luca mô tả giáo hội tiên khởi hình như ông muốn minh hoạ những lời dạy của Chúa Giêsu cho những người theo Ngài. Tuy vậy, mặc dù cộng đoàn tín hữu tiên khởi sống có vẻ quá lý tưởng, chúng ta hiểu ý nghĩa chứ? Đó là một cộng đoàn các tín hữu biết quan tâm tới nhau và hy sinh cho nhau. Chúng ta thử nói về cách sống như họ trong chúng ta như cho nhau vay tiền để mua nhà. và giúp đở những người cần được giúp đở trong chúng ta, như là hành vi giúp chúng ta chi tiền của chúng ta cho anh em, hay dành thì giờ rảnh rổi của chúng ta và năng lực của mình để giúp người khác, như Chúa Giêsu đã dạy rất rõ ràng. phải không?

Phúc âm đưa ra một quan điểm khác biệt về giáo hội tiên khởi. Họ đang trốn tránh vì sợ hãi. Điều đó có vẻ thật phải không? Có thể họ giống với chúng ta hơn những người cũng sợ hãi bởi những quyền lực mà chúng ta không kiểm soát được. Khóa cửa lại và ngồi yên!

Các môn đệ Chúa Giêsu là những con người thật, thế nên lời đầu tiên Ngài nói với họ "bình an"; phản ánh lại là có bao nhiêu phần của giáo hội thời nay làm cho chúng ta không được bình an, lo lắng và sợ hãi vì những vụ bê bối: Những quản ly không trung thật, làm số lượng và ngân sách giảm sút, sự chia rẻ nhau và hầu như vắng bó thế hệ trẻ của hàng giáo phẩm? Lời chúc bình an cúa Chúa Giêsu cho các môn đệ, và tiếp liền ngay sau đó Ngài thổi hơi trên các ông và Chúa Thánh Thần đến đem lời tha thứ. Tha thứ là bước đầu tiên trong việc chữa lành một giáo hội và cả thế giới bị tổn thương. Ông Tôma là người đầu tiên cần được chữa lành và tha thứ do trong cộng đoàn là những nhân chứng mà ông không tin. Ông là người bất đồng ý kiến với các tín hữu đầu tiên. Điều đó nghe có vẻ quen thuộc phải không?

Ông Tôma có nhiều điều gây cấn với các người khác, nhưng ít ra ông không bỏ họ đi. Sự chữa lành có thể xãy ra, ngay cả trong một giáo hội bị chia rẻ. Ông Tôma ở lại và cộng đoàn tiếp tục chấp nhận ông. Bởi thế ông ta có mặt khi Chúa Giêsu hiện ra. Chúa Giêsu nói với ông để thúc đẩy ông tin. Cộng đoàn giáo hội đã không đuổi ông Tôma, và đã luôn đồng hành với ông để ông cảm nghiệm dược sự phục sinh của Chúa Kitô cho chính ông. Câu chuyện của Tôma có thách thức chúng ta không? Thông Thường chúng ta quá nhanh nhạy lên án những người có suy nghĩ khác chúng ta, và bác bỏ một cách dễ dàng những người có cuộc sống khác chúng ta.

Trong khi tôi đi giảng từ giáo xứ này qua giáo xứ khác, tôi để ý có sự chia rẽ giữa những người "theo chủ nghĩa thoáng" và những người "bảo thủ". Chúng ta thường nhanh chóng phán xét người khác một các mau lẹ, bác bỏ và không nghe những người khác phe mình. Chúng ta có xu hướng chỉ nói với những thành viên trong trong nhóm của mình, nhưng không hề tiếp cận và lắng nghe kẻ khác. Sự chia rẽ đó không giúp ích gì cho giáo hội cả.

Có điều gì đó trong việc ở lại với nhau, và không bỏ ra đi. Đối với một cộng đoàn đang họp nhau mà Đức Kitô phục sinh đã đến và ở giữa họ mà ông Tôma được tha thứ và được ơn bình an. Ông Tôma sẵn sàng chấp nhận là ông đã sai và chính Chúa Giêsu chắc chắn ông được chào đón lại. Kết quả là chúng ta đã có được những lời nói đáng nhớ của ông Tôma đã thốt ra trước mặt Chúa Kitô sống lại. Lời nói đó đã giúp truyền cảm hứng, hình thành và bày tỏ đức tin của chúng ta: "Lạy Chúa của con, Lạy Thiên Chúa của con".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

2nd SUNDAY OF EASTER (B)

(Divine Mercy Sunday)

Acts 4: 32-35; Psalm 118; I John 5: 1-6; John 20: 19-31

Today we celebrate the heart of our Christian faith: which begins and has its source in the resurrection. No need to come to church on Sunday, pray, love our neighbor, or spend our time focusing on Christ, if he simply was a great religious teacher who lives in our memories with fond affection and in images framed on our walls. If that’s all he was, he is dead and we can go about our lives on our own.

But if Christ is alive in God and in us humans, then what John tells us in our second reading is true: "Everyone who believes that Jesus is the Christ is begotten of God…." Christ is alive and in him we are born to a new life as children of God. Therefore, we live with hope that God is faithful and, in Christ, loves us. In Christ’s resurrection we have assurance that neither pain nor death can separate us from God’s love. As God was with Christ, so God will be there for us in whatever deaths we experience. Beginning now, Christ also shares his resurrected life with us for all eternity. Because of the resurrected Christ we can have total trust in God’s love for us. We are born again as God’s children – as the First Letter of John tells us today.

On Good Friday we saw kindness, compassion and love nailed to the cross. But today we celebrate that goodness is alive and living in and among us. Christ rose, so now we have undying love in our hearts and we can make full allegiance to Christ. What would that look like? If our lives are transformed in the resurrection and Christ lives in us, we can not ignore the inequalities in our world – its racism, selfish use of resources, violation of the innocent, buildup of weaponry, etc.

All of Jesus’ disciples fled, or denied him, when he needed them the most. When he came to his disciples huddled behind locked doors his first words to them were words of forgiveness and reconciliation, "Peace be with you." Forgiveness was not only offered to those disciples. It is also offered to each of us, behind whatever doors we have locked ourselves, spiritually, emotionally or physically. We are forgiven sinners and now free to live joyful lives. Through his Spirit we not only to look back to a memory of him, but experience him with us now, enabling us to do what he did: forgive others as we have been forgiven.

People say the resurrection could not have possibly happened: that it was made up, or the result of the disciples’ heightened grief and disappointment which came when Jesus was executed and their dreams shattered. But accounts like today’s gospel say otherwise. Something real happened to those huddled disciples. They reported that their master appeared to them. They recognized him, saw his wounds and heard him speak to them. Our faith is based on their witness and so we believe there is more than just what we can see and touch in this world. We believe Christ is risen, as John tells us today, our faith "conquers the world."

Our first reading from Acts paints an idealistic picture of the early Christian community. We are told that they were of one heart and mind: they shared their possessions and had "everything in common." Really? More – there was "no needy person among them." Really? Luke’s description in Acts is of an idealized community – all peace and harmony. In his depiction of the early church Luke seems to be illustrating Jesus’ teachings for those who follow him. Nevertheless, as idealized as the depiction of the early church is, we get the point, don’t we? It is about a community of believers who care and make personal sacrifices for one another. We may not go as far as mortgaging our homes to help the needy among us, but do the needs of those around us move us to reach deeper into our pockets, or give our spare time and energies to serve others, as Jesus so vividly taught?

The gospel gives another perspective on the early church. They were hiding in fear. That sounds real, doesn’t it? Maybe they were more akin to us, who also are made fearful by forces we cannot control. Lock the doors and lay low!

In light of the all-too-human disciples Jesus’ first word to them is "peace." How many parts of our modern church cause us to be restless and fearful because of scandals, dishonest administrators, diminishing numbers and income, divisiveness and the almost-absence of the young generation? His word of peace to his disciples is quickly followed by the gift of his breath, the Holy Spirit and then the command to forgive. Forgiveness, the first step in healing a wounded church and world. Thomas was the first who needed healing and forgiveness from the community whose witness he did not believe: a dissenter among the first believers. That sounds familiar, doesn’t it?

Thomas had serious issues with the others, but at least he didn’t walk out. Healing is possible, even in a broken church. Thomas stays and the community continues to accept him. So, he is present when Jesus appears. Jesus addresses him urging him to believe. The church did not expel Thomas and in their company he experienced the risen Christ for himself. Doesn’t Thomas’ story challenge us? Often we are too quick to condemn the different thinkers among us and easily dismiss those whose lives aren’t like ours.

As I travel from parish to parish preaching I noticed a growing divide between "liberals" and "conservatives." We are quick to pass judgment, exclude and turn a deaf ear towards those different from us. We tend to talk among our own group, but not reach out and listen to the other. Divisions do nothing good for the church.

There is something about staying together and not walking out. It was to a gathered community that the risen Christ came and it was with them that Thomas was forgiven and given peace. Thomas was willing to admit she was wrong and it was Jesus who made sure he was welcome. As a result we have the inspired and very memorable words Thomas uttered before the risen Christ. Words which inspire, form and express our faith as well: "My Lord and my God."
 
Quà tặng của lòng thương xót Chúa
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
01:59 08/04/2021
CHÚA NHẬT II PHỤC SINH
Quà tặng của lòng thương xót Chúa
Cv 4,32-35; 1 Gv 5,1-6; Gv 20,19-31

Chúa nhật II Phục Sinh được gọi là Chúa nhật Lòng Thương Xót. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết lập lễ này vào ngày 30 tháng 4 năm 2000 dựa trên lòng sùng kính của người Công Giáo đối với Thiên Chúa, do thánh Faustina Kowalska loan truyền. Qua thánh lễ này, Giáo Hội muốn cổ võ mọi người tín hữu khám phá và chạy đến lòng thương xót Chúa được biểu lộ qua Đức Giêsu Kitô, dung mạo hữu hình lòng thương xót Chúa.

Bởi thế, hôm nay, chúng ta suy niệm về những món quà mà Đấng Phục Sinh ban tặng cho chúng ta. Đó là: 1) Sự bình an; 2) Thánh Thần; 3) Ơn tha thứ.

1- Bình an cho các con

Trước hết, bình an là quà tặng đầu tiên mà Đấng Phục Sinh ban. Bình an là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng cuộc sống và thi hành tốt sứ vụ. Có bình an sẽ có những thứ khác. Mất bình an sẽ mất hết mọi sự.

Quả thế, khi đối diện với cuộc tử nạn và cái chết tức tưởi của Thầy mình, các môn đệ rơi vào tình trạng lo lắng, sợ hãi và bất an. Họ ở trong phòng kín vì sợ người Do Thái. Khi hiện ra với các ông, Đấng Phục Sinh nói với họ: “Bình an cho anh em” (Ga 20,19). Tiếng Do Thái gọi là: “Shalom – bình an.” Người Do Thái chào nhau bằng từ này khi gặp nhau: Bình an cho anh (chị). Ở đây không chỉ là một lời chào hỏi xã giao, mà là một ơn huệ của Đấng Phục Sinh ban cho các môn đệ, như lời Chúa đã hứa trước: “Thầy ban cho anh em bình an của Thầy” (Ga 14,27).

Bình an của Chúa mang lại cho tâm hồn sự an ủi, niềm vui nội tâm và sức mạnh để vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống. Bình an Chúa ban không theo kiểu thế gian ban tặng. Vì bình an của Chúa ban thì bền vững và sâu lắng, còn bình an thế gian ban thì chóng qua và bên ngoài.

Xét như là ân huệ, bình an ở đây được hiểu là chính Đấng Phục Sinh. Vì Chúa Kitô chính là “Hoàng Tử Bình An” như lời tiên tri Isaia đã loan báo (x. Is 9,5) và được thánh Phaolô quả quyết, chính Chúa Giêsu là “bình an của chúng ta” (Ep 2,14). Bởi thế, trong thánh lễ, chủ tế lặp lại nhiều lần lời cầu chúc này: “Bình an của Chúa ở cùng anh chị em.” Điều này nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của ơn bình an và chính Chúa Giêsu là nguồn mạch bình an cho tâm hồn, cho gia đình và cho tổ quốc. Ở đâu có Chúa, ở đó có sự bình an. Vì thế, chúng ta hãy mở lòng và chạy đến với Chúa, đặc biệt khi gặp khó khăn thử thách, để đón nhận bình an mà Người đã hứa ban, nhờ đó chúng ta sống và thi hành tốt sứ vụ của mình.

2- Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần (Ga 20,22)

Món quà thứ hai mà Đấng Phục Sinh ban tặng là Chúa Thánh Thần. Quả thật, Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa, là tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con, là Quà Tặng (Donum) của Chúa Cha và Chúa Con cho chúng ta. Cùng với Chúa Con, Chúa Cha sai Chúa Thánh Thần xuống để thực hiện một chương trình cứu độ duy nhất trong lịch sử nhân loại.

Mặc dầu Kinh Thánh đã nhiều lần nói tới sự hiện diện và hoạt động của Thánh Thần trong công trình sáng tạo, trong đời sống con người, cách đặc biệt trong Chúa Giêsu. Nhưng phải đợi đến khi Chúa Giêsu phục sinh, lời hứa ban Thánh Thần cho Giáo Hội mới được thực hiện. Thánh Gioan cho biết: Chúa Giêsu đã hiện ra với các môn đệ, Người thổi hơi và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20,22). Ở đây cần chú ý tới hành vi Chúa “thổi hơi và ban Thánh Thần.” Trong Cựu Ước, khi sáng tạo con người, Thiên Chúa thổi hơi vào Ađam, nhờ đó ông có sự sống. Đấng Phục Sinh thổi hơi và ban Thánh Thần cho các Tông Đồ là ban sự sống mới, sức mạnh mới để họ thi hành sứ vụ được giao phó. Đây quả là cuộc tạo dựng mới! Chúa Thánh Thần là quà tặng lớn nhất của Thiên Chúa ban cho chúng ta qua Đấng Phục Sinh. Bởi lẽ, Chúa Thánh Thần là nguồn mạch mọi ơn sủng của Thiên Chúa. Kinh Thánh làm chứng về điều này cách rõ ràng, khi chưa có Chúa Thánh Thần, các môn đệ là những người nhát đảm sợ sệt, yếu đuối. Nhưng khi đầy Thánh Thần, họ trở thành những chứng nhân can đảm, hăng hái ra đi loan báo Tin Mừng cho mọi người, bất chấp khó khăn thử thách. Họ nói được các thứ tiếng lạ, cầm được rắn trong tay, làm phép lạ, trừ quỷ và chữa lành bệnh tật như Chúa Kitô đã làm. Đó là những hiệu quả của ơn Chúa Thánh Thần mang lại.

Ngày nay, Chúa Kitô Phục Sinh tiếp tục ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta qua các bí tích, đặc biệt qua bí tích Rửa Tội và Thêm Sức. Thánh Thần sẽ đồng hành, hướng dẫn và thánh hóa để chúng ta trở thành môn đệ đích thực của Chúa Kitô. Nên ở đâu có Chúa Thánh Thần, ở đó có Giáo Hội và các ân sủng của Người. Ở đâu có Chúa Thánh Thần ở đó có sự sống, sức mạnh và sự thánh thiện.

Vì thế, mỗi ngày chúng ta được mời gọi hãy mở lòng và cầu xin Đấng Phục Sinh ban tặng Chúa Thánh Thần cho chúng ta.

3- Ơn tha tội

Quà tặng thứ ba mà Đấng Phục Sinh ban là ơn tha tội và quyền tha tội. Quả thế, ơn tha thứ là hoa quả lớn nhất cho nhân loại mà Đấng Phục Sinh mang lại qua cái chết và sự phục sinh của Người. Chúa Giêsu đã chết vì tội lỗi loài người. Người diệt trừ tội lỗi và chiến thắng sự chết. Đây là Tin Mừng mà Giáo Hội loan báo hơn hai ngàn năm qua. Chúa Kitô sống lại để giải thoát con người khỏi xiềng xích tội lỗi và sự chết; Người hòa giải con người với Thiên Chúa và dẫn tới sự sống mới, sự sống vĩnh cửu.

Đấng Phục Sinh không chỉ tha tội, mà ban quyền tha tội cho Giáo Hội: “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,23). Ơn tha thứ là dấu chỉ lớn lao về lòng thương xót Chúa với loài người qua dòng lịch sử cứu độ. Giờ đây, Đấng Phục ban quyền tha thứ đó cho Giáo Hội. Một cách cụ thể, Chúa Kitô ủy thác quyền tha tội cho Đức Giáo Hoàng, các giám mục, các linh mục khi cử hành các bí tích, nhất là bí tích Rửa Tội và Hòa Giải. Các ngài có năng quyền tha tội, tha vạ cho người mắc phải. Như thế, Đấng Phục Sinh muốn Giáo Hội trở thành cánh tay nối dài, là thừa tác viên của lòng thương xót Chúa cho con người mọi thời. Sự trao quyền tha tội cũng là quà tặng của Đấng Phục Sinh. Nhờ đó, chúng ta đón nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa qua thừa tác viên Giáo Hội Người.

Như thế, hôm nay, chúng ta tìm hiểu về ba món quà quý giá mà Chúa Kitô Phục Sinh ban tặng, đó là: ơn bình an, Chúa Thánh Thần và ơn tha tội. Cả ba món quà ấy là dấu chứng tuyệt hảo của lòng thương xót Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa cho mỗi người chúng ta luôn biết chạy đến Chúa Kitô Phục Sinh để đón nhận những ơn huệ này, đồng thời chúng ta cũng được mời gọi trở thành những chứng nhân của lòng thương xót,” biết cảm thông và giúp đỡ tha nhân, nhất là với người nghèo khổ, như xưa các tín hữu đã sống khi họ sẵn sàng chia sẻ những gì mình có với người nghèo và coi mọi sự là của chung. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Chỉ chực để vỡ oà
Lm. Minh Anh
02:05 08/04/2021
CHỈ CHỰC ĐỂ VỠ OÀ
“Thấy họ còn chưa tin, và vì vui mừng mà bỡ ngỡ, Chúa hỏi, ‘Ở đây các con có gì ăn không?’”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Chưa tin” mà “vui mừng”! Thật là lý thú với những phản ứng trái ngược của các môn đệ trước Chúa Giêsu Phục Sinh! “Chưa tin”, có nghĩa là không chắc về điều mình tin; “vui mừng”, có nghĩa là không thể phủ nhận một điều gì đó, cho đến khi niềm vui chín muồi bùng nổ, vì nó ‘chỉ chực để vỡ oà’.

Các môn đệ có lý do khi lưỡng lự để có thể tin vào những gì họ thấy. Có thật Thầy Giêsu, người đã bị đóng đinh, đang đứng trước mặt họ với những vết thương trên tay chân Ngài không? Chúa Giêsu rất tâm lý nên Ngài cũng có cách ‘rất riêng và rất người’ hầu các môn đệ có thể dễ dàng nhận ra Ngài; vì thế, đang lúc chuyện trò, Ngài bất ngờ yêu cầu một cái gì đó để ăn; không thể thực hơn! Họ sốc vì không thể tin được và ngược lại, cũng không thể phủ nhận! Họ muốn trải nghiệm niềm vui vì những gì họ đang nhìn thấy, nhưng có một điều gì đó đang kìm hãm họ. Tất cả những gì đang diễn ra dường như theo một chiều hướng quá tốt, vượt quá ước mơ, nhưng có đúng như vậy không? Phải chăng Thầy của họ đã thực sự chiến thắng sự chết và giờ đây trở lại với họ? Những cảm nhận nhập nhằng đan quyện lẫn nhau khiến những con người này như đang trải qua một trạng thái nửa mơ, nửa tỉnh. Nhưng Tin Mừng nói, họ “vui mừng mà bỡ ngỡ”, và như thế, niềm vui nơi họ dường như đang đợi để nổ tung, đúng hơn, ‘chỉ chực để vỡ oà’.

Làm sao niềm vui không vỡ òa khi Thiên Chúa đã phục sinh Đấng khơi nguồn sự sống, Đấng mà con người đã giết chết trong lúc muốn tha cho tên sát nhân như Phêrô hôm nay giải thích; khác nào con người đã lấy tảng đá lớn lấp nguồn nước sự sống để cho nguồn nước thải chảy vào. Làm sao niềm vui không vỡ òa khi Đấng Thánh, Đấng Công Chính đang hiện diện với họ, ban cho họ sự bình an đích thực của Ngài, “Bình an cho các con!”, bình an vượt trên mọi sợ hãi chốn trần gian.

Ấy thế, phản ứng của các môn đệ cũng là phản ứng của mỗi người chúng ta. Một đôi khi, chúng ta cũng trải qua những trạng thái tương tự khi Thiên Chúa thương ban cho chúng ta một ân huệ nào đó, khi chúng ta được mời dự phần trong vinh quang và ân sủng của Ngài. Rất thường xuyên, khi Thiên Chúa mời gọi chúng ta đến gần Ngài hơn, hoặc khi Ngài muốn chúng ta trải nghiệm niềm vui Phục Sinh của Con Một Ngài, chúng ta cũng phản ứng với sự do dự. Chúng ta có thể cảm thấy thật khó để thực sự trải nghiệm thực tế về sự Phục Sinh của Ngài trong ‘cuộc phục sinh’ của chính mình.

Điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do. Chán nản là một trong những lý do khiến chúng ta chần chừ trong việc đón nhận ơn thánh Phục Sinh cách trọn vẹn. Các môn đệ vô cùng nản lòng trước cái chết của Thầy; và dẫu giờ đây, Ngài đã sống lại, đang đứng trước mặt họ, nhưng họ vẫn lần lữa để có thể buông bỏ sự chán nản mà họ đang ôm chặt. Cũng thế, chúng ta có thể dễ dàng để cho sức nặng của thế giới, sức nặng tội lỗi của người khác hoặc ngay cả sức nặng tội lỗi của chính mình kìm hãm; chúng không cho phép chúng ta nhận ra quyền năng Phục Sinh của Thiên Chúa trên chính mình. Vì thế, để có thể nhận ra niềm vui của ơn thánh Phục Sinh, chúng ta phải rời mắt khỏi những tâm thức đó và chăm chú nhìn vào thực tại mà Đấng Phục Sinh muốn chúng ta tập trung vào. Sẽ rất bất lợi nếu chúng ta trở nên nản lòng với các vấn đề đang xảy ra và nó luôn luôn xảy ra cho đến tận thế; thay vào đó, hãy hướng lòng lên Chúa Phục Sinh, Đấng thường xuyên kêu gọi chúng ta nhìn xa hơn hầu có thể đạt tới một điều gì đó vĩ đại hơn. Ngài mời gọi chúng ta nhìn vào chiến thắng của Ngài vốn sẽ giải thoát và tạo ra một niềm tin đáng kinh ngạc; và niềm tin đó sẽ tạo nên một niềm vui tuyệt vời mà Chúa muốn chúng ta sở hữu; đó là một niềm vui ‘chỉ chực để vỡ oà’.

Anh Chị em,

Chỉ trong bữa ăn, bữa tiệc hiệp thông, các môn đệ mới thật sự vui mừng để nhận ra Thầy mình và đón nhận bình an của Ngài. Cũng thế, mỗi ngày trong Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu ước mong chúng ta nhận ra Ngài, nên một với Ngài, để Ngài tan biến trong chúng ta; và như thế, mỗi ngày Chúa Thánh Thần đang lôi chúng ta ra khỏi những nguồn nước nhơ nhớp mà dìm chúng ta vào nguồn nước ban sự sống; ở đó, chúng ta được thanh tẩy, được ánh quang rạng ngời chiếu soi và như thế, tràn đầy niềm vui và bình an của Đấng Phục Sinh. Hãy nhìn ngắm Chúa Phục Sinh, nhìn vào chiến thắng của Ngài để cũng có thể chiến thắng như Ngài, vì tiếng nói sau cùng luôn là tiếng nói của tình yêu, của niềm vui, một niềm vui ‘chỉ chực để vỡ oà’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con quay lưng với hừng đông, nhưng xô con về với mặt trời; ở đó, con được bình an, sưởi ấm và chiếu soi. Xin giúp con trải nghiệm niềm vui lạ thường đến từ việc nhận biết Ngài, Đấng đã phục sinh, cũng là Đấng làm cho niềm vui ‘chỉ chực để vỡ oà’ của con oà vỡ, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Bình An
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
05:10 08/04/2021
CHÚA NHẬT II PHỤC SINH
BÌNH AN

Có câu chuyện kể rằng: trong triều của một vị vua nọ có hai họa sĩ rất tài ba nhưng luôn ganh ghét đố kỵ nhau. Một hôm nhà vua phán: Ta muốn phán quyết một lần dứt khoát ai trong hai ngươi là người giỏi nhất. Vậy hai ngươi hãy vẽ mỗi người một bức tranh theo cùng một đề tài, đó là bình an.

Hai họa sĩ đồng ý. Một tuần sau họ trở lại, mỗi người mang theo bức vẽ của mình. Bức họa của người thứ nhất vẽ một khung cảnh thơ mộng: những ngọn đồi nhấp nhô bao quanh một cái hồ rộng với mặt nước phẳng lì không một gợn sóng. Toàn cảnh gợi lên một cảm giác thanh thản, thoải mái. Sau khi xem xong, nhà vua nói: Bức họa này rất đẹp, nhưng trẫm chưa hài lòng.

Bức họa của người thứ hai vẽ một thác nước. Hình ảnh rất sinh động đến nỗi nhìn nó người ta như nghe được tiếng nước đổ ầm ầm xuống vực thẳm. Nhà vua nói: Đây đâu phải là một cảnh bình an. Họa sĩ thứ hai bình tĩnh đáp: Xin bệ hạ nhìn kỹ hơn một chút nữa xem. Nhà vua nhìn kỹ và khám phá một chi tiết mà ông chưa chú ý: Trong một nhành cây nép mình sau dòng thác lũ, có một tổ chim. Trong tổ, chim mẹ đang ấp trứng, đôi mắt nửa nhắm nửa mở. Chim mẹ đang bình thản chờ các con mình nở ra. Nhà vua nói: Ta rất thích bức tranh này. Nó đã chuyển tải được một ý tưởng độc đáo về bình an, đó là vẫn có thể sống bình an ngay giữa những xáo trộn của cuộc đời. Và nhà vua đã trao giải nhất cho tác giả bức họa này.

Bình an không giống như yên ổn. Yên ổn là ở bên ngoài còn bình an thì ở bên trong. Chúa Giêsu sống lại từ ngày thứ nhất trong tuần đã hiện ra với các môn đệ và ban bình an cho các ông. Lời đầu tiên của Chúa Phục Sinh là: “Bình an cho anh em” (Ga 20,19-21). Bình an là hồng ân của Chúa Phục Sinh ban cho các môn đệ (Ga 20,26; Lc 24,36). Các sách Tin Mừng và Công vụ Tông đồ thuật lại: mỗi lần Chúa Giêsu hiện đến đều thấy các môn đệ hội họp trong nhà, cửa đóng then cài vì sợ người Do thái. Khi Chúa hiện diện, sự sợ hãi của các môn đệ tan biến và các ông có được niềm vui, bình an, can đảm. “Thầy ban bình an của Thầy cho anh em… anh em đừng xao xuyến, đừng sợ hãi” (Ga 14,27).
Có một sự khác biệt cơ bản giữa bình an “thế gian ban tặng” và “bình an Chúa Giêsu ban tặng”.

1. “Bình an cho các con”

Tôi có một anh bạn thân, anh ta là dự tòng và rất có thiện cảm với đạo Công Giáo của chúng ta. Mới có ý định theo đạo mà anh ta đã siêng năng đi lễ rồi. Trong cuộc trò chuyện với anh tại sân nhà thờ nọ, tôi chủ động bắt chuyện với anh, tôi hỏi anh: "anh đi lễ như vậy thì anh cảm thấy ấn tượng nhất là phần nào trong Thánh lễ?" Anh bạn trả lời: "mình ấn tượng nhất chính là các lần chào chúc bình an của linh mục với giáo dân và ngược lại". Câu đó là: "Bình an của Chúa ở cùng anh chị em", sau đó cộng đoàn đáp: "và ở cùng cha". Anh bạn nói tiếp: "mình rất thích và cảm động vì lời chào chúc đó có một ý nghĩa sâu xa là cầu xin Thiên Chúa ban bình an của Người xuống trên ta"; "Sau lễ, mình ra về và hạnh phúc vì đã đón nhận được sự bình an của chính Thiên Chúa". Thật vậy, người được Chúa ban bình an của chính Chúa thì khác xa với sự bình an giới hạn theo lối hiểu của con người. (Jos. Vinc. Ngọc Biển)

Trong đêm Giáng sinh, các thiên thần hát mừng: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người được Thiên Chúa yêu thương”. Ngày thứ nhất trong tuần, Chúa Phục Sinh hiện đến và trao ban bình an, đó là quà tặng tuyệt vời cho các Tông Đồ và của các phụ nữ đạo đức.

Khi Thầy đã chết và an táng trong mồ, các Tông Đồ hoang mang sợ hãi, giờ đây họ lại càng bồn chồn lo lắng khi nghe tin Thầy đã sống lại. Chúa Phục Sinh đến với lời chúc lành đã củng cố đức tin và đem lại an bình cho tâm hồn các môn đệ.

Bình an của Chúa Phục Sinh đã thổi sức sống mới giúp các môn đệ trở thành con người mới. Thánh Phaolô đã xác tín Thiên Chúa là nguồn mạch bình an:“Nguyện chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hóa toàn diện con người anh em, để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em, được gìn giữ vẹn toàn, không gì đáng trách, trong ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, quang lâm. Đấng kêu gọi anh em là Đấng trung thành: Người sẽ thực hiện điều đó” (1Tx 5, 23-24). Như thế, bình an là tình trạng của một tâm hồn đang có tương quan tốt với Thiên Chúa và với tha nhân. Thành tố quan trọng của bình an là sự công chính. Bởi thế, không có bình an cho kẻ dữ. Bình an là kết quả của lòng trông cậy và sống đẹp lòng Chúa.

2. Hoa quả của Bình An.

Hoa quả của bình an là: yêu thương, tha thứ, bao dung, quảng đại, khiêm tốn, nhẫn nại, nhịn nhục...

Tâm hồn có sự bình an của Chúa Giêsu Phục Sinh; chúng ta biết thông cảm với người làm ta bực mình; dễ dàng cảm thông với những người không yêu mến; sẽ khiêm tốn hơn trong lời nói trong cử chỉ thái độ của mình...

Hoa quả của bình an chính là tình yêu của Chúa Kitô thúc bách chúng ta làm việc thiện, thúc bách chúng ta vì anh em mà phục vụ như Chúa Kitô đã phục vụ, như các thánh Tông Đồ đã phục vụ Giáo Hội.

Hoa quả bình an thể hiện bằng tiếng cười, niềm vui, hạnh phúc trong gia đình, an hòa thư thái trong tâm hồn.

Hoa quả bình an cũng chính là sự thật. Ta cảm thấy bình an khi mình sống ngay thẳng, sống theo sự thật.

Con người ta ai cũng muốn có bình an trong tâm hồn, nên luôn cầu chúc cho nhau được bình an. Nhưng sẽ không có bình an thật, nếu tâm hồn không có tinh thần Phục Sinh của Chúa Kitô, tinh thần đổi mới con người cũ trở nên con người mới sống theo hướng dẫn của Thánh Thần. Tâm hồn tràn ngập bình an là tâm hồn đạo đức. Đó là người hạnh phúc. Tâm hồn bình an khi hòa giải với Chúa, tin yêu Chúa. Tâm hồn bình an khi hòa giải với chình mình. Tâm hồn bình an khi hòa giải với mọi người sống chung quanh. Tâm hồn bình an khi không chất chưa tham vọng, không chất chứa oán hờn ganh ghét bất hòa. Tâm hồn bình an khi tâm hồn không bị xáo trộn bởi đam mê bất chính. Tâm hồn bình an khi là con người tự do đích thực và tôn trọng người khác. Đó là bình an Chúa Kitô để lại cho chúng ta.

Con người ta ai cũng cần sự bình an, có khi còn cần hơn cả cơm ăn áo mặc nữa. Chúa luôn muốn ban bình an cho chúng ta. Giáo hội cũng mong muốn như vậy. Cho nên mỗi khi tham dự thánh lễ, linh mục thay mặt Chúa và Giáo hội cầu chúc: “Bình an của Chúa ở cùng anh chị em”, rồi linh mục nói với chúng ta: “Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau”. Có bình an của Chúa ở nơi mình, chúng ta mới có bình an để chia sẻ cho nhau.

Bình an là một hồng ân Chúa ban và cũng là một trách nhiệm. Không phải chúng ta chỉ cầu khẩn và tìm kiếm bình an cho mình mà còn phải là “khí cụ bình an của Chúa”, góp phần tạo nên bình an cho mọi người và cho toàn xã hội.

“Ước gì ơn bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó” (Cl 3, 15).
Ước gì cuộc đời của tôi của bạn, trong mọi nơi mọi lúc, nhất là lúc xao xuyến, âu lo, sợ hãi, thử thách, luôn nghe được lời chúc bình an của Chúa Phục Sinh: Bình an cho anh em.


 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ II Sau Phục Sinh Năm B 11.4.2021
Lm Francis Lý văn Ca
16:39 08/04/2021
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Trong ngày Chủ Nhật hôm nay, cùng với Giáo Hội, chúng ta tôn kính Lòng Thương Xót Chúa. Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta nhớ đến cách riêng thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, Đấng khởi xướng phong trào Tôn Kính Lòng Thương Xót Chúa và nâng vị nữ tu Faustina lên hàng hiển thánh.

Tin Mừng Chúa nhật hôm nay, Thánh Tôma đã tin sau khi thị giác và xúc giác đã thấy và đụng vào Chúa Giêsu Phục Sinh. Với sự kiện nầy giúp chúng ta, những người thường đòi chứng cớ trực tiếp để tin Chúa Kitô đã sống lại. Nếu lấy đức tin để nhận ra Chúa trong thế gian, qua các phép bí tích mà Ngài đã lưu lại cho đến tận thế, thì chúng ta sẽ trở nên những người được Chúa chúc phúc: “Vì chúng ta đã không thấy mà tin”.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Tinh thần hiệp thông và chia sẻ của thời các tông đồ thật đáng ca ngợi. Mọi sự đều là của chung. Ước chi tinh thần nầy, thể hiện nơi chúng ta, để cùng giúp nhau xây dựng nhiệm thể nhỏ bé của Cộng Đoàn và giúp những giáo xứ nghèo nơi quê Mẹ Việt Nam.

TRƯỚC BÀI II:
Tình yêu được biểu lộ qua việc thực thi các giới răn của Giáo Hội và của Chúa. Nếu được như thế, chúng ta sẽ chiến thắng tội lỗi và tin tưởng vào Chúa hơn.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Thánh Tôma là mẫu gương cho những ai kém lòng tin. Đời sống người Kitô hữu trong xã hội văn minh điện tử, có thể bị lung lay và thử thách trước những biến chuyển của thời đại. Chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta có một đức tin thật vững mạnh.




LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Giống như cộng đoàn tiên khởi thời các tông đồ, chúng ta cùng quy tụ nơi đây. Hiệp nhau trong lời cầu nguyện, chúng ta thành khẩn dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện sau đây:

1. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội hoàn vũ, luôn trung thành trong sứ mệnh rao truyền việc Chúa chịu chết và phục sinh. Xin ban cho Giáo Hội sức mạnh của Thánh Thần để Giáo Hội luôn là chứng tá cho Tin Mừng Phục Sinh. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội muôn vàn chứng tá của Lòng Thương Xót. Đặc biệt Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, Thánh Nữ Faustina là những vị thánh đã giúp chúng ta hiểu biết sâu xa hơn về Lòng Thương Xót qua Phong Trào Tôn Kính Lòng Thương Xót, để xin ơn tha tội qua việc hoán cải tâm hồn. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Chúng ta cầu nguyện cho những anh chị sắp bước vào đời sống hôn nhân Công Giáo, xin cho khóa Dự Bị Hôn Nhân mà họ tham dự sẽ là những hành trang căn bản cho đời sống của họ mai ngày. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho thế giới chúng ta đang sống, biết chia sẻ cho nhau tình huynh đệ đại đồng, biết tôn trọng mạng sống con người. Xin cho các nhà lãnh đạo các quốc gia biết dùng sự khôn ngoan để mưu cầu lợi ích trong việc xây dựng Hoà Bình Chung cho toàn thế giới. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Chúng ta cầu nguyện cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu...những nạn nhân của Covid-19… Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con sự bình an mà Chúa Kitô đã chúc phúc cho các tông đồ khi hiện ra với các ông. Xin cho chúng con biết đem sự bình an và tình bác ái mà Chúa đã ban, chia sẻ với những người sống xung quanh chúng con. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những tín hiệu lạc quan từ tổng giáo phận Paris
Đặng Tự Do
05:11 08/04/2021


Đức Ông Benoist de Sinety, 53 tuổi, người được biết đến tại Pháp với Thánh lễ an táng thật xúc động mà ngài cử hành cho ngôi sao nhạc rock người Pháp Johnny Hallyday vào năm 2017, đã tuyên bố vào ngày 30 tháng 3 rằng ngài sẽ sớm rời bỏ chức vụ tổng đại diện đã thi hành trong 5 năm qua để lãnh đạo một giáo xứ lớn ở phía bắc thành phố Lille.

Việc từ chức của ngài được đưa ra bốn tháng sau khi một vị tổng đại diện khác, là Đức Ông Alexis Leproux, 49 tuổi, cũng từ chức chỉ sau hai năm tại vị. Cả hai vị dường như đang trên con đường trở thành giám mục và cả hai đều đưa ra những lời giải thích rất ngoại giao cho quyết định ra đi của mình.

Diễn biến này gây ra các đồn đoán liên quan đến Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của Paris. Chính vì thế, hôm thứ Hai 5 tháng Tư, ngài đã dành cho các ký giả Nicolas Demorand và Leah Salame của France Inter một cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng hai mươi phút.

Tuần Thánh Và Lễ Phục Sinh tại Paris

Trả lời câu hỏi “Thưa Đức Tổng Giám Mục, Tuần Thánh và lễ Phục sinh đã diễn ra như thế nào?”, Đức Tổng Giám Mục Aupetit nêu bật niềm vui của các Kitô hữu trong các cử hành Tuần Thánh và lễ Phục sinh. Ngài đặc biệt đề cập đến thánh lễ truyền dầu diễn ra tại nhà thờ Saint Sulpice, trong đó ngài đã có thể chào đón đến 613 linh mục, phó tế, và đại diện của mỗi giáo xứ. Năm ngoái chỉ có 30 người có thể tham dự vào buổi lễ này. Một khoảnh khắc đầy xúc động và niềm vui cũng đã diễn ra trong Chúa nhật Lễ Lá với các sinh viên.

Đối với các cử hành Phụng Vụ trong Tuần Thánh, Đức Tổng Giám Mục Paris xem thánh lễ Tiệc Ly cử hành bên trong nhà thờ chính tòa Notre-Dame de Paris là một “thời điểm ân sủng” khi ngài rửa chân cho 6 người được chọn bao gồm các nhân viên y tế, những người nghèo, và những người sẽ được rửa tội trong đêm canh thức Phục sinh.

Đức Tổng Giám Mục tâm sự rằng: “Tôi cố gắng làm một điều gì đó thường xuyên trong ngôi nhà thờ này. Năm ngoái là Thứ Sáu Tuần Thánh, năm nay là Thứ Năm Tuần Thánh. Tôi muốn đi vào bên trong ngôi nhà thờ, để làm điều gì đó cho thấy rằng ngôi nhà thờ này vẫn còn sống và do đó sẽ sống lại. Điều đó, trước hết, tự nó đã là một thông điệp hy vọng”. Qua việc rửa chân, Đức Tổng Giám Mục Paris nhấn mạnh rằng ngài “muốn đặt Giáo hội trở lại vị trí của mình, nghĩa là tại bàn chân của người dân. Vì khi bạn nhô người lên quá cao, bạn sẽ có nguy cơ bị lạm dụng. Vị trí của chúng tôi là ở dưới chân của mọi người”.

Lạm dụng tình dục trong Giáo hội: các giám mục đưa ra mười một nghị quyết

Liên quan đến tội lỗi lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit phân biệt ba mức độ trách nhiệm trong Giáo hội: “Trước hết, chúng tôi nhìn nhận rằng để có thể sửa chữa điều gì đó, chúng ta phải nhận ra những sai trái của mình. Kế đến, chúng ta phải gánh vác các trách nhiệm hình sự, tùy thuộc vào công lý. Bên cạnh đó, cũng có trách nhiệm luân lý. Giáo hội có trách nhiệm luân lý đối với những người mình chào đón. Và cuối cùng là trách nhiệm về đàng thiêng liêng: những người này, những người đã bị tổn thương, có thể rời xa Chúa. Một số người sẽ cảm thấy khó tin tưởng vào Giáo hội một lần nữa, điều đó là bình thường, nhưng cũng có thể xảy ra tình huống đáng buồn là họ đánh mất niềm tin vào Chúa, và điều đó còn nghiêm trọng hơn nữa”.

Đức Tổng Giám Mục cho biết đến nay các Giám Mục tại Pháp đã thông qua 11 nghị quyết liên quan đến vấn đề này.

Về việc thành lập quỹ hỗ trợ các nạn nhân, ngài giải thích rằng đó là để “cứu trợ” hơn là bồi thường. “Không có khoản bồi thường nào có thể sửa chữa những thiệt hại đã gây ra. Bồi thường là một hành vi pháp lý. Trong một phiên tòa, thẩm phán ấn định mức đền bù. Chúng tôi không có tinh thần đó. Có những người đã bị thiệt hại, bị thương, từ rất lâu rồi. Không còn cách nào để làm bất cứ điều gì, vì thời hiệu tố tụng đã qua hoặc vì linh mục có liên quan đã chết. Những gì chúng tôi đang đề xuất là hỗ trợ tài chính cho những người cần giúp đỡ”.

Mở cửa các nhà thờ

Trong khi các phòng trà, nhà hát và rạp chiếu phim bị đóng cửa, một số người thắc mắc tại sao các nhà thờ vẫn được mở cửa. Họ lập luận rằng khả năng lây nhiễm là như nhau cho dù người ta đi xem hát hay đi lễ. Trước hết, Đức Tổng Giám Mục Aupetit kêu gọi đừng “đặt cái này đối lập với cái kia”, trước khi nhấn mạnh đến sự cần thiết phải duy trì quan hệ với Chúa trong những thời khắc khó khăn như hiện nay.

Tử vong

Với đại dịch, câu hỏi về cái chết đang trở lại mạnh mẽ. “Mỗi ngày, người ta đưa ra con số người chết” trong 24 giờ trước đó. Trước khi có đại dịch coronavirus, người ta không làm như thế vì không ai muốn nhắc đến cái chết. Do đó, đột nhiên người ta băn khoăn về cái chết, và ý nghĩa của cuộc sống. Đức Tổng Giám Mục Aupetit là tác giả của cuốn “La mort: méditation pour un chemin de vie” nghĩa là “Cái chết: suy tư về một con đường sống”. Ngài mời chúng ta “nhìn thẳng vào mặt cái chết”, như một cách “để sống cuộc sống mình một cách hiện tại hơn, nghĩa là để sống không phải một cách hời hợt, nhưng là đi vào bên trong cuộc sống mình”

Trợ tử

Đức Cha Aupetit nhận xét chua chát rằng “thật là nghịch lý khi người ta hô hào ban cho quyền được chết trước thực tế là cái chết đang vây quanh chúng ta, ở đâu cũng có. Chúng ta nên chiến đấu cho sự sống mới phải”.

Ngài đặc biệt tố cáo những hành vi lạm dụng nghiêm trọng được thực hiện ở Bỉ. Để trả lời cho Léa Salamé, một ký giả người Pháp, gốc Li Băng, là người đã hỏi tại sao không làm giảm nhẹ những đau đớn của những người bệnh, mà cô gọi là những người đang chịu tử đạo, Đức Tổng Giám Mục Paris, nguyên là một bác sĩ, đã thốt lên: “Nhưng tôi toàn tâm ủng hộ việc làm giảm nhẹ những đau đớn!” Ngài làm nổi bật tất cả những tiến bộ đã đạt được trong lĩnh vực chăm sóc giảm đau. “Giải pháp cho sự đau khổ không phải là giết người, mà là giảm đau cho họ, và hỗ trợ họ”.

Quản trị tổng giáo phận Paris

Việc từ chức liên tiếp, cách nhau 4 tháng, của hai vị tổng đại diện của giáo phận Paris, Đức Ông Alexis Leproux và sau đó là Đức Ông Benoist de Sinety, đã làm nảy sinh những cách giải thích trái ngược nhau trên một số phương tiện truyền thông. Đức Tổng Giám Mục Aupetit bày tỏ sự ngạc nhiên của ngài về việc các phương tiện truyền thông đưa tin một cách ồn ào về những sự ra đi này vì “một tổng đại diện có thể ra đi bất cứ khi nào ngài muốn” và nhiều người đã làm như vậy để trở lại môi trường chuyên biệt của các vị ấy. “Tôi không tin rằng có những vấn đề liên quan đến quản trị, hay có vấn đề nào như thế đã được nêu ra với tôi”.
Source:Aleteia
 
Chứng tá đức mến: Cháy nhà thương không bỏ chạy, tiếp tục mổ tim cho đến khi xong
Đặng Tự Do
16:37 08/04/2021


Các bác sĩ Nga tại bệnh viện thành phố Blagoveshchensk đã giành được sự ngưỡng mộ không chỉ ở Nga mà còn trên toàn thế giới, sau khi quyết định ở lại mổ tiếp cho một bệnh nhân trong khi một bệnh viện được xây từ thời Nga hoàng đang bốc cháy ở vùng Viễn Đông của nước này hôm thứ Sáu Tuần Thánh.

Không chỉ có các bác sĩ, lính cứu hỏa cũng được tuyên dương là các ánh hùng. Các nhân viên cứu hỏa đã mất hơn hai giờ để dập tắt ngọn lửa ở thành phố Blagoveshchensk. Họ cho biết họ đã sử dụng quạt để xua khói ra khỏi phòng mổ và chạy dây cáp điện để tiếp tục cung cấp điện cho phòng mổ.

Bộ Tình Trạng Khẩn Cấp của Cộng Hòa Liên Bang Nga cho biết, một nhóm gồm 8 bác sĩ và y tá đã hoàn thành ca phẫu thuật trong hai giờ trước khi đưa bệnh nhân đến một địa điểm khác.

“Chúng tôi không thể làm khác hơn được. Chúng đã phải cứu người. Chúng tôi đã làm mọi thứ ở mức chính xác nhất”, bác sĩ phẫu thuật Valentin Filatov nói trên REN TV. Anh cho biết đó là một ca phẫu thuật tim.

Bộ cho biết 128 người đã được sơ tán ngay lập tức khỏi bệnh viện khi ngọn lửa bùng phát trên mái nhà.

“Bệnh viện được xây dựng hơn một thế kỷ trước, vào năm 1907, và cháy lan như chớp qua trần gỗ của mái nhà.”

May mắn là không ai bị thương.

Vasiliy Orlov, thị trưởng Blagoveshchensk cho biết: “Tôi bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với các nhân viên y tế và lính cứu hỏa. Theo ý tôi, đó là một chứng tá đức tin được đưa ra trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh”.
Source:Reuters
 
Dữ liệu cá nhân của 533 triệu người dùng Facebook bị rò rỉ trên web
Đặng Tự Do
16:37 08/04/2021


Các loại tin tặc đã chia sẻ một lượng lớn dữ liệu Facebook cá nhân từ tháng Giêng cho đến nay. Theo Business Insider, nhà nghiên cứu bảo mật Alon Gal đã phát hiện ra một người dùng trên một diễn đàn các điện tặc đã công khai toàn bộ tập dữ liệu, làm lộ thông tin chi tiết của khoảng 533 triệu thành viên Facebook. Dữ liệu bao gồm số điện thoại, ngày tháng năm sinh, địa chỉ email, công ăn việc làm, cùng những thông tin quan trọng khác.

Trong số 533 triệu thành viên Facebook bị ảnh hưởng bởi tiết lộ này có khoảng 32 triệu người đang ở Mỹ, 11 triệu người ở Anh và 6 triệu người khác ở Ấn Độ.

Gal lần đầu tiên phát hiện ra việc rò rỉ dữ liệu này vào tháng Giêng, khi người dùng Telegram có thể trả tiền để truy cập vào cơ sở dữ liệu. Những kẻ xâm nhập được cho là đã lợi dụng một lỗ hổng mà Facebook đã sửa vào tháng 8 năm 2019 và bao gồm thông tin từ trước khi sửa chữa. Bạn có thể không gặp rắc rối nếu bạn là một người mới gia nhập Facebook sau tháng 8 năm 2019 hoặc đã thay đổi các chi tiết quan trọng trong thời gian một năm rưỡi trở lại đây. Tuy nhiên, việc rò rỉ thông tin vẫn khiến nhiều người bị tổn thương.

Nguy hiểm đối với nhiều người dùng Facebook là mạng xã hội này thường đòi hỏi quá nhiều những chi tiết cá nhân từ người dùng. Cơ quan này đề nghị người dùng cung cấp các chi tiết như đã từng học trường nào, sinh sống ở đâu.. như một thứ sơ yếu lý lịch. Câu hỏi lớn nhất được đặt ra đối với Facebook là tại sao họ muốn biết các chi tiết ấy. Cố nhiên, bạn có thể khai tào lao, nhưng cứ liên tục lặp lại các câu hỏi như vậy, cộng với việc nắm được các thông tin khác, Facebook vẫn có thể có một profile khá chính xác về người dùng.

Một yếu tố nữa là nếu bạn dùng chung một password đối với nhiều mạng xã hội khác nhau, việc rò rỉ thông tin từ Facebook có thể khiến bạn bị tổn thương.
Source:Reuters
 
Ái Nhĩ Lan: cử hành thánh lễ công cộng là phạm tội hình sự
Đặng Tự Do
16:38 08/04/2021


Chính phủ Ái Nhĩ Lan nhấn mạnh rằng việc một linh mục cử hành thánh lễ công cộng là một hành vi phạm tội hình sự.

Lập trường này xem ra trái ngược với tuyên bố với tờ Dáil của Bộ trưởng Y tế Stephen Donnelly vào tháng 10 vừa qua bác bỏ những lo ngại rằng chính quyền của thủ tướng Micheál Martin đang ra mặt bách hại người Công Giáo và mưu toan hình sự hóa việc cử hành thánh lễ của các linh mục và việc tham dự thánh lễ của anh chị em giáo dân tham dự các thánh lễ bằng các quy định tàn bạo dưới chiêu bài bảo vệ sức khoẻ trước đại dịch coronavirus.

Tờ The Irish Catholic cho biết chính phủ nhấn mạnh rằng việc một linh mục rời nhà để cử hành thánh lễ công cộng là một vi phạm hình sự trừ ra trường hợp đám tang hoặc đám cưới.

Chính phủ Ái Nhĩ Lan cũng nói thêm rằng việc một giáo dân rời khỏi nhà của họ để tham dự Thánh lễ cũng là một hành vi hành sự với khung hình phạt tương tự.

Những tuyên bố nóng bỏng như trên đã được đưa ra sau một số linh mục tuyên bố sẽ cử hành các thánh lễ trong Tuần Thánh và lễ Phục sinh. Tình hình được ghi nhận là căng thẳng nhất ở giáo xứ Mullahoran và giáo xứ Loughduff ở County Cavan.

Gardaí, tức là lực lượng cảnh sát Ái Nhĩ Lan, đã áp dụng khoản tiền phạt 500 euro hay 595 Mỹ Kim đối với Cha Peter John Hughes, là cha sở của hai giáo xứ trên, sau khi ngài dâng thánh lễ với một số ít giáo dân hiện diện, tờ Irish Catholic đưa tin hôm 20 tháng Ba.

Trong Tuần Thánh, Gardaí dựng 3 trạm kiểm soát để bắt bớ các giáo dân đến nhà thờ tham dự thánh lễ.

Theo các biện pháp y tế của chính phủ, việc thờ phượng có giáo dân tham dự đã bị đình chỉ ở nước này kể từ ngày 7 tháng 10 năm 2020. Các thánh lễ có giáo dân tham dự cũng bị đình chỉ ở Ái Nhĩ Lan từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020 trong đợt đại dịch coronavirus đầu tiên.

Trong một bản tin của giáo xứ ngày 21 tháng 3, Cha Hughes viết: “Chúa Nhật tới đánh dấu cuộc hành trình Tuần Thánh. Thật khó tin khi đã sang đến năm thứ hai mà mọi người không thể đến tham gia các nghi lễ của Tuần Thánh”.

“Bất chấp quy mô của nhà thờ và các đền thánh, và bất kể sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Nhà tạm, nhà thờ đã bị Gardaí coi là một điểm nóng gây ra lây lan vi-rút”.

“Người dân có thể đi mua sắm, đưa con cái đến trường và nhiều người đang làm việc trong môi trường khép kín. Chúng ta đang phạm phải một sai lầm nghiêm trọng khi từ chối Chúa của chúng ta và Chúa Giêsu Kitô bằng cách tránh xa các nơi thờ phượng vì các quan chức chính phủ nói rằng chúng ta phải làm như thế”.

Vị linh mục phục vụ tại Giáo phận Ardagh và Clonmacnoise tiếp tục: “Tôi không chấp nhận yêu cầu này của những người không nhận ra điều sai trái mà họ đang làm. Chúng ta có quyền phản đối, đó là quyền hiến định của chúng ta miễn là nó diễn ra trong hòa bình; đó là quyền hiến định của chúng ta để thực hành đức tin của chúng ta và tập hợp để cầu nguyện cùng nhau”.

“Đối với những người sợ bị nhiễm vi-rút trong nhà thờ thì họ có quyền lựa chọn tự do ở nhà và sống cuộc sống của họ như họ nghĩ là tốt nhất”.

“Tôi đã được báo cáo lại và Gardaí đã phạt tiền vì tôi đã cử hành thánh lễ với những người có mặt. Tôi sẽ thực hiện quyền hiến định của mình ngay cả khi mọi người phàn nàn, mặc dù tôi không tuân theo vị giám mục của mình khi tôi đi ngược lại lời khuyên của ngài. Chúng ta không thể khước từ Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể”.

Tháng 11 năm 2020, Gardaí đã yêu cầu Cha Hughes khóa cửa nhà thờ khi ngài cử hành thánh lễ để ngăn không cho giáo dân tham dự. Nhưng ngài vẫn tiếp tục mở rộng cửa nhà thờ.

Trích dẫn các nguồn tin thân cận với vị linh mục, tờ báo nói thêm rằng Cha Hughes sẽ không đóng tiền phạt và sẵn sàng bị bỏ tù thay vì ngừng cử hành thánh lễ có giáo dân tham dự.
Source:The Irish Catholic
 
Đức Hồng Y Bo đề cao hy vọng khi Miến Điện trải qua đàng thánh giá của riêng mình
Đặng Tự Do
16:39 08/04/2021


Trong thông điệp Phục sinh của mình, Đức Hồng Y Charles Bo của Yangon đã vẽ ra một điểm song song giữa sự đau khổ và cái chết của chính Chúa Giêsu và cuộc chiến đấu cho dân chủ của đất nước ngài, và nói rằng sự phục sinh của Chúa Giêsu là một dấu chỉ hy vọng, và là một lời kêu gọi hòa giải khi xung đột tiếp tục.

Thông điệp của Đức Hồng Y có tiêu đề “Hãy để đất nước của tôi thức tỉnh từ nền văn hóa của cái chết để hướng tới nền văn hóa của sự phục sinh đầy hy vọng”.

Đức Hồng Y Bo lưu ý rằng kể từ khi xảy ra cuộc đảo chính quân sự vào ngày 1 tháng 2 đến nay, “500 người của đất nước chúng tôi đã bị đóng đinh”.

“Trong hai tháng qua, Miến Điện đã chứng kiến một Đàng Thánh Giá thực sự. Tra tấn, lạm dụng, giết người tàn nhẫn đã làm cho nó thành đồi Canvê của thế kỷ 21. Khi sự tàn bạo lan tràn khắp mọi nơi, trầm cảm và mất niềm tin len lỏi vào tâm trí người dân chúng tôi”.

Tuy nhiên, “Những người đấu tranh cho phẩm giá của người khác, không bao giờ chết. Họ sống trong lịch sử”, ngài nhấn mạnh như trên, và lưu ý rằng thập tự giá của Chúa Giêsu kết thúc với sự phục sinh của Ngài.

“Một kỷ nguyên mới bắt đầu. Những kẻ đã hành hạ Chúa Kitô, những kẻ kêu gào máu của Người, những kẻ đã đóng đinh Người đã bị đưa vào đống rác của lịch sử. Chúa Giêsu mới là trung tâm của lịch sử.” Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng Đàng Thánh Giá của Miến Điện “sẽ không bao giờ vô ích. Nó sẽ kết thúc trong sự phục sinh của tự do, dân chủ và hòa bình và thịnh vượng cho tất cả mọi người”.

“Với niềm hy vọng đó, chúng ta hãy nhảy múa với niềm vui và tuyên bố trước mọi quyền lực của bóng tối rằng Chúa Giêsu đã sống lại: Hallelujah- Miến Điện sẽ sống lại!”

Trong gần hai tháng qua, những người biểu tình đã liên tục xuống đường khắp Miến Điện để phản đối việc bắt giữ và giam giữ Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các quan chức chính phủ hàng đầu khác vào ngày 1 tháng 2 với lý do gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020.

Để đối phó với các cuộc biểu tình lớn, lực lượng an ninh đã bắn vào dân thường không có vũ khí, bao gồm cả trẻ em, và đã có nhiều vụ đánh đập, bắt giữ tùy tiện, và thậm chí cả các cuộc đột kích ban đêm vào nhà của các thành viên đối lập bị tình nghi.

Cuối tuần qua, Miến Điện đã chứng kiến ngày đẫm máu nhất của mình, với ít nhất 114 người thiệt mạng chỉ trong ngày thứ Bảy Tuần Thánh trong bối cảnh quân đội đàn áp. Tổng cộng hơn 520 người đã thiệt mạng kể từ khi cuộc đảo chính bắt đầu.

Hôm thứ Tư, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã họp để thảo luận về cuộc đảo chính quân sự của Miến Điện, và cùng ngày, quân đội nước này tuyên bố ngừng bắn kéo dài một tháng, nhưng khẳng định họ sẽ tiếp tục đáp trả “các hành động gây rối loạn an ninh và sự quản lý của chính phủ”.

Được phát sóng trên kênh truyền hình nhà nước MRTV của Miến Điện, tuyên bố của quân đội nước này kêu gọi các nhóm vũ trang dân tộc duy trì hòa bình và cho biết họ sẽ tạm ngừng hoạt động từ ngày 1 đến ngày 30 tháng 4.

Các nhóm vũ trang dân tộc dường như là trung tâm của lệnh ngừng bắn này, nhưng từ hôm thứ Bảy, các lực lượng an ninh Miến Điện đã tiến hành các cuộc không kích ở bang Karen của nước này, vì nhiều ngôi làng ở đó do Liên minh Quốc gia Karen kiểm soát. Nhóm này là một trong nhiều nhóm dân tộc vũ trang ủng hộ các cuộc biểu tình của phe đối lập.

Trong thông điệp Phục sinh của mình, Đức Hồng Y Bo cho biết lễ Phục sinh, được công nhận là ngày thánh thiêng nhất trong lịch Kitô Giáo, đã “diễn ra trong những ngày đau buồn nhất trong lịch sử Miến Điện”.

“Một trận tắm máu đã xảy ra trên mảnh đất thiêng liêng của chúng ta. Người già, trẻ nhỏ và thậm chí cả trẻ em đã bị giết một cách không thương tiếc”

Đức Hồng Y Bo nói, mỗi người được tạo ra theo hình ảnh của Chúa, có nghĩa là “cuộc chiến chống lại tuổi trẻ của chúng ta, giết họ trên đường phố, là cuộc chiến chống lại nhân phẩm”.

“Bất cứ ai giết người vô tội của Chúa sẽ phải trả lời trước mặt Chúa. Không có cơ quan quốc tế nào mạnh bằng Chúa,” ngài nói và lưu ý rằng khi Cain giết Abel trong Kinh Thánh, Chúa đã nói rằng vùng đất này đã thấm đẫm máu người vô tội.

Điều tương tự cũng có thể nói về những người bị giết vì phản đối độc tài, “máu người vô tội sẽ khóc hết thế hệ này sang thế hệ khác dâng lên Chúa cho đến khi công lý được thực thi”.

Chúa luôn đứng về phía “những người dễ bị tổn thương nhất. Khi mọi người đấu tranh cho công lý, chính Thiên Chúa là người đứng về phía những người bị áp bức và hạ gục tất cả các Pharaoh kiêu ngạo. Lịch sử sẽ lặp lại, bởi vì Giavê là Thiên Chúa hằng sống và Ngài không bao giờ quên dân Ngài.”
Source:Crux
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tam Nhật Thánh tại Giáo xứ Tân Phú Hòa
Martinô Lê Hoàng Vũ
09:02 08/04/2021
Cùng với Giáo Hội,Giáo xứ Tân Phú Hòa đã bước vào Tam Nhật Thánh từ ngày 1-3/4/2021,cử hành mầu nhiệm Đức Giêsu Kitô chịu chết vì yêu thương chúng ta và Ngài đã phục sinh vinh quang.Các ngày trong tam nhật thánh giáo xứ có 2 cử hành phụng vụ, buổi cử hành sớm dành cho cộng đoàn và cử hành phụng vụ trễ hơn cho các em thiếu nhi và những người đi làm về tham dự.

1.Thánh lễ Tiệc Ly

Linh mục chánh xứ Vinh Sơn Vũ Đức Liêm chủ tế thánh lễ vào khoảng 18 g Thứ Năm Tuần Thánh.Trong lời mở đầu,ngài nói: “Hôm nay chúng ta khai mạc tam nhật thánh,là những ngày cao trọng nhất của năm Phụng Vụ.Thánh lễ chiều nay được gọi là thánh lễ tiệc ly,Linh mục làm lại cử chỉ Đức Giêsu rửa chân cho các môn đệ và dạy bài học yêu thương phục vụ.

Kế đó, khi Linh mục xướng Kinh Vinh Danh tiếng chuông được rung lên khắp thánh đường.

Xem Hình

Qua bài chia sẻ Tin Mừng,Linh mục chủ tế nói đến ý nghĩa của tiệc Vượt Qua của dân Do Thái,hình ảnh chiên.Chính Thiên Chúa cứu dân Do Thái vượt qua khỏi cảnh nộ lệ Ai cập. Đây là lễ lớn nhất trong năm của họ, ngày lễ quốc khánh.Trong đêm Vượt qua,Thiên Chúa chỉ thị cho dân qua ông Môsê phải sát tế chiên,ăn thịt chiên,lấy máu bôi lên cửa nhà.Đêm đó, Thiên Chúa giết hại các con trai đầu lòng của Ai Cập,nhưng qua dấu chỉ máu bôi,Thiên Chúa tránh không giết hại con trai người Do Thái.Như vậy, dân Do Thái cử hành lễ Vượt qua hằng năm để kỷ niệm biến cố Thiên Chúa giải phóng họ,với đầy quyền năng và tình yêu thương.Chiên Vượt qua ở đây là Đức Giêsu chịu chết cũng trong dịp lễ Vượt qua của người Do Thái.

Hôm nay,chúng ta mừng việc Chúa Giêsu thiếp lập bí tích Thánh Thể.Năm xưa,Thiên Chúa đã nuôi dân trong sa mạc bằng mana,thì qua bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu đã ban lương thực là chính Thịt Máu Ngài.Trong thánh lễ hôm nay,Giáo hội cũng nhắc cho chúng ta chức Tư Tế.Như vậy,Chúa Giêsu đã thiết lập chức Linh mục, trong bữa tiệc ly Ngài nói: “Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.Linh mục cử hành Thánh lễ, chính Chúa Giêsu đã ủy thác cho các ngài,chúng ta phải cầu nguyện nhiều cho các linh mục.

Khi rửa chân cho các tông đồ,Chúa Giêsu cho các ông được thông phần vào cuộc thương khó cái chết và phục sinh của Ngài.Ngoài ra,Chúa Giêsu là mẫu gương cho chúng ta trong việc phục vụ,khiêm tốn như người tôi tớ, biết hạ mình xuống.Ở điểm này,các bậc cha mẹ chúng ta học Chúa Giêsu sự hạ mình xuống,đồng hành với các con,với những người trẻ để lắng nghe và thấu hiểu chúng.Thiên Chúa đã hạ mình xuống đến cùng qua mầu nhiệm chịu chết trên Thánh giá.

Linh mục chủ tế cử hành Nghi thức Rửa chân cho các em thiếu nhi.Thánh lễ tiếp nối với phần Phụng Vụ Thánh Thể.Kết thúc thánh lễ,Linh mục và cộng đoàn rước kiệu Thánh Thể sang nhà tạm phụ,cộng đoàn canh thức cầu nguyện với Chúa Giêsu.

2. Tưởng niệm Cuộc Thương Khó Chúa Giêsu

Chiều Thứ Sáu Tuần Thánh giáo xứ có các Nghi thức Tưởng Niệm Cuộc Thương Khó Chúa Giêsu,kính thờ Thánh Giá,suy niệm các chặng đàng Thánh Giá.

Năm nay có hai Nghi thức Suy Tôn Thánh Giá.Nghi thức diễn ra vào lúc 15g dành cho người lớn do Linh mục khách mời chủ sự.Nghi thức thứ hai diễn ra vào lúc 17g30 phút,do Linh mục chánh xứ Vinh sơn Vũ Đức Liêm chủ sự cho thiếu nhi.

Trước tiên,Linh mục chánh xứ Vinh sơn cùng cộng đoàn đi Đàng Thánh Giá trọng thể bên ngoài nhà thờ.Sau đó,ngài tiến vào trong thánh đường với cử hành Phụng Vụ Lời Chúa và hát bài thương khó theo Thánh Gioan (PASSIO).

Trong phần chia sẻ Tin Mừng,Linh mục chánh xứ nói đến nguyên nhân cái chết của Đức Giêsu,Ngài đã bị bắt,bị giới lãnh đạo Do Thái giáo cáo buộc,Ngài bị kết án tử hình.Đức Giêsu trước tiên bị tố cáo về tội tôn giáo,rồi sau đó trở thành bản án chính trị,và thân xác Ngài chịu treo trên thập giá cho đến khi tàn sức lực kết thúc cuộc đời.

Thập giá Đức Kitô có ý nghĩa gì với chúng ta? Thập giá là hình phạt của người Do Thái cho những tên làm loạn và trộm cướp.Thập giá kết thúc cuộc đời của một con người.Nhưng với Chúa Giêsu,thập giá không phải là dấu chấm hết,nhưng còn là mở ra.Thật vậy,chính Đức Giêsu đã nói với người Do Thái: “Khi các ông giương cao Con Người lên,bấy giờ các ông sẽ biết rằng Tôi Hằng Hữu”Như vậy,Thiên Chúa đã mặc khải cho ông Môsê: “Ta là Đấng Hằng Hữu”.Đức Giêsu là Đấng Hằng Hữu,Ngài tự có.Khi Đức Giêsu chịu chết trên thánh giá,Ngài đưa mỗi người chúng ta lên với Ngài.

Chúng ta phải cảmnghiệm,Đức Kitô đã chết vì tôi,để chúng ta phải chết đi cho con người cũ,sống như con người mới,Thánh Âu-tinh nói: “Vinh quang Thiên Chúa là con người sống” Đức Giêsu chết vì tội lỗi chúng ta,Ngài bị sỉ nhục và treo trên thập giá,ước gì chúng ta cùng chết với Đức Kitô,để cùng được sống lại với Người”.

Tiếp theo đó,Linh mục dâng 10 lời cầu nguyện cho các thành phần trong Giáo hội và lời cầu nguyện trong cơn đại dịch.Đến Nghi Thức kính thờ Thánh Giá,Linh mục giương cao Thánh Giá mời gọi “Đây là gỗ Thánh Giá,nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian”.Sau cùng, cộng đoàn tiến lên rước lễ và kết thúc buổi tường niệm Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu trong thinh lặng.

Chương trình của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh tại giáo xứ còn có các nghi thức cảm động theo truyền thống dân tộc như:diễn nguyện cuộc thương khó;tháo đinh,ngắm 15 sự thương khó và táng xác Chúa Giêsu.

3. Đêm canh thức Vượt Qua

Thánh lễ Đêm Vọng Phục sinh lúc 22g, Linh mục chánh xứ khai mạc đêm thánh tại tiền đình nhà thờ,ngài làm phép lửa,thắp nến Phục sinh và rước kiệu nến Phục sinh vào nhà thờ.Ngài xướng ba lần: “Ánh sáng Chúa Kitô “,cộng đoàn thưa: ”Tạ ơn Chúa”.Thánh lễ đêm nay diễn tiến qua các phần:

- Làm phép Lửa mới và Công bố Tin Mừng Phục sinh (Exsultet)

- Phụng Vụ Lời Chúa các bài đọc Thánh Kinh quan trọng trình bày chương trình cứu độ của Thiên Chúa.

- Phụng vụ Phép Rửa,làm phép nước rửa tội, cộng đoàn lặp lại lời tuyên xưng đức tin,cam kết từ bỏ ma quỷ như trong ngày chịu phép rửa tội.

- Phụng vụ Thánh Thể.

Trong phần chia sẻ Tin Mừng,Linh mục chủ tế làm nổi bật quyền năng và tình thương của Thiên Chúa qua việc Đức Giêsu chết và sống lại.Thiên Chúa yêu thương và cứu độ chúng ta.Làm sao chúng ta cảm nghiệm được tình yêu của Chúa dành cho mình,thán phục những điều kỳ diệu trong cuộc sống và cùng nhau làm lan tỏa niềm vui Phục Sinh cho anh chị em.

Trong đêm nay,trước 2 thánh lễ, giáo xứ có còn có phần Thánh ca và hoạt cảnh Phục sinh.

Martinô Lê Hoàng Vũ
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh Chúa nhật lòng Chúa thương xót
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
16:16 08/04/2021
Ngày 30.04.2000 Đức Thánh giáo hoàng Phaolô II. đã tuyên phong Nữ tu Faustyna Kowalska lên hàng hiển Thánh trong Hội Thánh Công Giáo. Và ngài thiết lập lễ kính lòng Chúa thương xót hằng năm vào ngày Chúa nhật thứ hai sau lễ Chúa Phục sinh, ngày này xưa nay trong Hội Thánh là chúa nhật áo trắng.

Trong ngày chúa nhật này phụng vụ tập trung hướng về Chúa Giêsu Kiô phục sinh với biến cố Chúa Kitô hiện ra với các Tông đồ chúc lành bình an cho các Ông. Và dịp này Chúa Kitô phục sinh đã cho các tông đồ nhìn thấy những vết thương nơi thân thể mình đã chịu khổ hình lúc trước để chứng minh cho các Ông, nhất là cho ông Tông đồ Toma, người còn hoài nghi do dự về Chúa Kitô đã phục sinh sống lại từ cõi người chết.

Những vết thương nơi thân thể Chúa Kitô phục sinh đã chịu khổ hình bị đóng đinh vào thập gía là những dấu vết chỉ về tình yêu lòng thương xót của Ngài mang lại ơn cứu chuộc cho con người khỏi hình phạt của tội lỗi.

Đức Thánh giáo hoàng Phaolô đệ nhị, có tên là Karol Józef Wojtyła, khi còn trẻ đã tu học thần học ở chủng viện Tổn giáo phận Cracovie cách bí mật trong thời kỷ thế chiến thứ hai lúc đó đang bị quân đội Đức quốc xã xâm chiếm cai trị nước Balan.

Karol Wojtila sau đó còn bị cưỡng bách đi lao động. Trong thời gian này, ngài thường lui tới thăm viếng tu viện gần đó, nơi nữ tu Faustyna đã sống trải qau đời tu trì. Mỗi lần đến thăm tu viện, ngài thường đến qùi gối cầu nguyện nơi mộ nữ tu Faustyna ( 25.08.1905 - 05.10.1938) trong khuôn viên tu viện.

Nữ tu Faustyna sống đời tu trì 13 năm trong tu viện. Nhưng chị không đảm nhận một bổn phận trách nhiệm mang tính cách hướng dẫn giáo dục nào. Chị chỉ làm việc trong nhà bếp lo việc nấu ăn, làm vườn và canh cổng. Đời sống như thế thu gọn trong nội cung tu viện, có thể nói là đơn điệu một chiều! Nhưng chị lại có đời sống tinh thần nội tâm đạo đức sâu sắc khác thường liên kết thâm sâu với Chúa. Qua đời sống nội tâm chiêm niệm chị đã được trải qua những thị kiến thần thánh, được đón nhận được những lời của Chúa Giêsu nói với chị.

Ngày 22.02.1931 lần đầu tiên nữ tu Faustyna đã nhìn thấy Chúa Giêu Kitô đang dang rộng mở tay chúc lành, mặc áo mầu trắng và chị nghe thấy tiếng Chúa nói trao cho việc phải làm: „ Con hãy vẽ một tấm hình về Cha như con đang thấy Cha cùng với dòng chữ: Lạy Chúa Giêsu, con tin cậy vào Chúa!“

Trong nhật ký của Thánh nữ còn có thêm những lời Chúa Giêsu nói: „ …Cha hứa những tâm hồn nào tôn kính bức ảnh này, sẽ không bị bỏ quên lạc mất…Cha mong ước, bức ảnh này, mà con vẽ bằng bút mực, tốt nhất vào ngày chúa nhật thứ nhất sau lễ phục sinh được long trọng khánh thành tôn kính. Ngày chúa nhật này là lễ mừng kính lòng Chúa thương xót.“.

Sứ vụ này nữ tu Faustyna đã được nhìn thấy trong thị kiến nội tâm xuất thần, nhưng đối với con mắt con người khó hiểu. Lòng thương xót không có thể trình bày trắng đen ra được. Vì thế trong dòng thời gian cũng có nhiều bức hình khác nữa vẽ Chúa Giêsu Kitô, như Thánh nữ Faustyna đã vẽ thuật lại, với dòng chữ “ Lạy Chúa Giêsu, con tin cậy vào Chúa!“.

„ Qua sự sống lại Chúa Giêsu Kitô đã trao tặng những tín hữu của Ngài sự hiệp nhất mới vững mạnh hơn lúc trước và không bị đè bẹp. Vì sự hiệp nhất này không dựa trên sức lực con người, nhưng trên căn bản lòng thương xót của Thiên Chúa, mà họ cảm nhận được Chúa yêu thương cùng tha thứ làm hòa.

Đó là lòng thương xót của tình yêu Thiên Chúa, mà ngày nay cũng như ngày xưa Hội Thánh hằng vững mạnh hợp nhất lại, cho nhân loại làm thành một gia đình. Tình yêu thương của Thiên Chúa ban ơn tha thứ tội lỗi cho con người qua Chúa Guêsu Kitô đã chịu khổ hình, đã chết trên thập gía và đã sống lại. „( Đức Giáo Hoàng Benedictô 16.)

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Văn Hóa
Nơi phố không tên
Vũ Văn An
19:00 08/04/2021

Tôi đã đi xe van khoảng năm rưỡi nay và nay đã thành trưởng toán. Mỗi khi cảm thấy lạnh và không muốn đi, tôi đều nghĩ ít nhất mình cũng có giường ấm để trở về. Cứ tưởng tượng xem phải ngủ ngoài ga xe lửa hay dưới chân một tượng công viên thì sẽ ra sao. Vào những đêm lạnh lẽo, những người không nhà cần đến chúng tôi hơn bao giờ hết. Bởi thế, tôi tự nhủ thầm: ‘Đừng nghĩ đến nhà ngươi, nhà ngươi đâu có làm điều này vì nhà ngươi đâu’. Tuy nhiên, lý do khiến tôi làm công việc này thực ra vị kỷ đến mắc cỡ.



Lúc ấy, tôi đang thất nghiệp, sau khi bỏ việc để đi chu du khắp Nước Úc, và khi trở về, thấy thị trường nhân dụng khô cạn hết. Sáu tháng ăn tiền thất nghiệp chẳng làm gì nhiều cho lòng tự trọng. Liều thuốc hữu hiệu chữa bệnh khinh mình là làm cho mình thành người hữu dụng. Tôi từng có cảm thức mơ hồ rằng có những người còn khốn khổ hơn mình. Tôi thấy xe van chở súp thách thức mình và có thể mang lại cho mình đôi chút kinh nghiệm ‘sống thực’ xưa nay rất thiếu để phần nào thoát ra ngoài cái vỏ trung lưu của mình.

Dịch vụ xe van chở súp, bắt đầu từ năm 1975, hiện điều hành mỗi đêm suốt năm. Khoảng 100 tình nguyện viên tham dự. Chúng tôi thăm các nhà trọ và các đường phố dọc theo North Melbourne, Fitzroy, Southbanks và Khu Trung Tâm Thành Phố.

Cung cấp thức ăn không phải là mục tiêu chính của chúng tôi, mặc dù câu ‘tôi đói quá, cả ngày chưa ăn chi cả’ là câu nói quen thuộc nhất của những người hè phố mà chúng tôi đến gặp. Vì thực ra, vấn đề lớn nhất đối với đa số những người không nhà là nỗi cô đơn, cho nên, chúng tôi đặt mục tiêu phải nói chuyện với họ và tìm cách quen biết những người chúng tôi gặp.

Đối với tôi, xe van chở súp lúc 5 giờ chiều mỗi Chúa Nhật. Vừa đến nơi, chúng tôi mỗi người một tay. Bernie, trong tuần là nhân viên phục vụ các trẻ em khuyết tật, giờ đây đi thu các bao rác đầy những bánh mì và bánh ngọt không bán được mà cửa hàng Bakers Delight có nhã ý hiến tặng. Bernie đã làm việc cho xe van được khoảng 8 năm nay. Bà ấy có 4 con đã lớn, và vì phần đông chúng tôi trẻ hơn, nên chúng tôi luôn luôn đến bà xin ý kiến. Đêm nay, Bà và tôi cho từng thỏi ham vào máy thái, cắt các ổ bánh mì, phết bơ và nhồi thịt vô. John, một nhiếp ảnh viên, phụ trách nấu súp. Anh tham gia dịch vụ này với tư cách thiện nguyện đã 4 năm nay và là tay chọc cười cho cả nhóm.

Joanna, người trẻ nhất chừng 20 tuổi, làm việc cho một tiệm sandwich ở trung tâm thành phố, giờ đây trở thành chuyên viên lau chùi trong khi những người còn lại của chúng tôi rẩy thuốc tẩy tứ tung. Cô cũng có biệt tài nói chuyện với những người hè phố một cách cùng làn sóng với họ, nhờ thế mà phát triển được một mối liên hệ thoải mái. Sandy là một bà mẹ đơn chiếc, có hai con và đang học ngành công tác xã hội. Patrick là tay khinh doanh về ngành may mặc, hiện đang học để trở thành nhân viên xe cứu thương. Heidi là sinh viên luật. Rona là một bà mẹ tuổi trung niên, có hai con, và làm phòng nhân viên bán thời gian. Xong đâu đấy, chúng tôi chất thức ăn, ly nhựa, mền, trà, cà phê, nước chế, sandwiches, bánh mì ổ, bình súp và bánh ngọt lên xe van. Lúc 8 giờ, chúng tôi lên đường vào đêm đen. Làm 6 giờ một tuần như thế, dịch vụ xe van chở súp đâu phải là một cam kết nhỏ.

Trạm dừng đầu tiên của chúng tôi là một nhà trọ ở phố gần bên. Đó là một căn nhà trệt chia thành những phòng nhỏ xíu, lắm cái nhỏ như một phòng vệ sinh. Những căn khác trên con lộ này đều đã được tân trang theo kiểu tập san Vogue Living. Cư dân trong căn nhà này đều là những người đàn ông trung niên. Phòng của họ chật chội và bẩn thỉu, những bình gạt tàn thuốc, những viên thuốc viên và bụi bặm cùng chó mèo ngổn ngang khắp nơi, nhưng họ luôn thân thiện và biết ơn khi gặp bạn. Oscar ngủ tại một nơi trông giống như ngăn đựng chổi, nằm trên chiếc giường rộng bằng căn phòng. Vậy mà cũng có cả TV, tủ lạnh và giá sách. Ông đủ chứng bệnh nhưng chả bao giờ kêu ca than thở. Ông luôn dành những lời nói trong sáng cho chúng tôi. Ông cho hay, ngày đó ông phải ra ngoài. Bách bộ đến tận cuối phố.

Bốn người trong bọn tôi đi về hướng Các Thánh, một khu phố ẩn mình sau đường Brunswick tân kỳ. Khoảng 35 người đang đứng chờ chúng tôi dưới ánh đèn đường. Đêm nay, họ rất đói. Tại khu Các Thánh, hầu hết đều là những khuôn mặt quen thuộc. Tuy nhiên, phải mất một thời gian lâu tôi mới thuộc tên họ. Carl là một người mù, có mặt ở đây mỗi tuần. Anh lúc nào cũng bặt thiệp lịch lãm. Đêm nay, anh mặc chiếc áo thung của Đội Bắc Melbourne. Xem ra anh rất vui. Theresa, một người đàn bà lùn tóc sẫm, lấy 5 chiếc sandwiches và 5 chiếc bánh ngọt, cho hay chị còn 3 đứa nhỏ ở nhà. Chúng tôi tin chị, nhưng khi khác, có những người tham lam một cách khó tin. Tôi thấy mình có tội khi hồ nghi chị. Rồi đến Joan, bà sống tại Windsor. Tóc đã hoa râm nhưng hai mắt còn sáng và linh hoạt, luôn mang theo mình những chiếc túi xách bằng plastic. Lời nói của bà có chiều hướng ra ngoài đề. Bà cho tôi hay trước kia bà là cô giáo có 3 con nhưng bà không còn thấy chúng nữa. Tôi chẳng hiểu tại sao. Việc của tôi chẳng phải là trinh thám.

Sau đó, chúng tôi cho xe chạy vào khu gần trung tâm Thành Phố, góc đường Spencer và Flinders, nơi chúng tôi đâu xe bên ngoài một nhà trọ 7 tầng hư nát cũ kỹ.

Rona cho tôi hay tại sao chị đi theo xe van từ 3 tháng nay. “Năm ngoái, tôi bị khủng hoảng trầm trọng về sức khỏe. Tôi bèn quyết định tái thẩm định mọi điều mình đang làm. Tôi nghĩ hình như mình đã trở nên quá duy vật chất. Mình nghĩ đến mình nhiều quá và điều này khiến mình sống tà tà mặt đất. Hẳn bạn biết những thuật ngữ như ‘Hãy nắm lấy mà sống’ và ‘Đời đâu có lần thứ hai’”.

Fred, xún răng, cao, mặc áo Đội Bombers, trạc 30, đang đứng đợi chúng tôi, miệng mỉm cười, vừa khi chúng tôi quẹo vào lề. Cho đến mãi gần đây, anh vẫn sống nhiều năm ngoài đường phố, lăn quay ra ngủ hàng đêm tại ga xe lửa Caulfield sau khi “cỡi” xe lửa thâu đêm suốt sáng. Anh thích kể chuyện tếu về những con chuột khổng lồ anh thường đụng phải. Nay, anh lại bắt đầu thấy khó “an cư” tại căn nhà chia phòng gần đây. ‘Có lẽ tại vì tôi không thích ở một nơi quá lâu chăng”.

Michael, một thanh niên chừng 28, người nhỏ, để râu, lẩm bẩm là nhiều khi xe van không chịu dừng lại đây, trong khi anh trông mong nhận được thực phẩm từ chúng tôi. Tôi cho anh hay chúng tôi sẽ ráng đến mỗi tuần cũng vào giờ này. Tuy nhiên, đôi khi chúng tôi đến trễ. Chúng tôi trao cho anh một chiếc mền len. Tôi hỏi nhà trọ ra sao, anh cho hay: “Ổ chuột chứ nhà trọ chi. Lạnh, tối, bẩn thỉu thấy mồ.Nhưng tôi đâu phải loại người ngủ ngoài đường”.

Khoảng gần nửa đêm, chúng tôi ra xe trở về nhà. Sandy, bà mẹ sinh viên công tác xã hội, là người cuối cùng rời địa điểm. Chị suy tư: “Đôi khi bạn nói chuyện với họ và bạn là người duy nhất trong ngày họ được chuyện trò với như một người bạn”. Sandy bắt đầu theo xe van vì 30 giờ bắt buộc của khóa học, nhưng 30 giờ đã qua, chị vẫn tiếp tục đi mãi.

Chị tâm sự: “Đây không hẳn là điều bạn thích thú gì. Nhưng nó giúp bạn rờ mó được cách người ta sống và điều gì đang xẩy ra ở ngoài kia. Nó khiến bạn không còn coi mọi việc là đương nhiên nữa”. Sandy sẽ làm việc với các thanh thiếu niên trong tư cách nhân viên xã hội, nhưng chị tin rằng xe van giúp những người theo xe van kinh nghiệm qúy giá của cuộc sống và kinh nghiệm này đi sâu vào nhiều lãnh vực bên ngoài công việc thường xuyên của họ. Chị nhớ lại câu chuyện do một người không nhà viết trên bản tin xe van kể lại những bước chân vượt qua anh ngoài phố, bỏ rơi anh cô độc.

“Câu chuyện ấy đập mạnh vào tôi vì đó là cách phần đông chúng ta đối xử với những người kém may mắn hơn mình. Ta tìm cách tránh né họ hơn là dây dưa đến họ. Và tôi nghĩ điều ấy thật đáng buồn”.

Annie Blanchard, Australian Catholics, Summer 1998, pp. 21-23.

Và thưa chị Sandy, điều ấy có tội, chứ không hẳn chỉ là đáng buồn. Xin chị đọc lại Dụ Ngôn Người Ăn Mày Tên Ladarô và Ông Phú Hộ (Lc 16:19-31). Công Lý của Chúa Kitô chính là đó. Cho nên chủ bút tờ Australian Catholics mới xếp câu chuyện trong đó có chị vào mục Công Lý.

Kỳ tới: Nói Gần Nói Xa Chẳng Qua Nói Thật
 
VietCatholic TV
Tin vui cho GH Pháp: Những tín hiệu lạc quan từ Paris. Không bao giờ quá muộn để quay về với Chúa
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:10 08/04/2021


1. Những tín hiệu lạc quan từ tổng giáo phận Paris.

Đức Ông Benoist de Sinety, 53 tuổi, người được biết đến tại Pháp với Thánh lễ an táng thật xúc động mà ngài cử hành cho ngôi sao nhạc rock người Pháp Johnny Hallyday vào năm 2017, đã tuyên bố vào ngày 30 tháng 3 rằng ngài sẽ sớm rời bỏ chức vụ tổng đại diện đã thi hành trong 5 năm qua để lãnh đạo một giáo xứ lớn ở phía bắc thành phố Lille.

Việc từ chức của ngài được đưa ra bốn tháng sau khi một vị tổng đại diện khác, là Đức Ông Alexis Leproux, 49 tuổi, cũng từ chức chỉ sau hai năm tại vị. Cả hai vị dường như đang trên con đường trở thành giám mục và cả hai đều đưa ra những lời giải thích rất ngoại giao cho quyết định ra đi của mình.

Diễn biến này gây ra các đồn đoán liên quan đến Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của Paris. Chính vì thế, hôm thứ Hai 5 tháng Tư, ngài đã dành cho các ký giả Nicolas Demorand và Leah Salame của France Inter một cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng hai mươi phút.

Tuần Thánh Và Lễ Phục Sinh tại Paris

Trả lời câu hỏi “Thưa Đức Tổng Giám Mục, Tuần Thánh và lễ Phục sinh đã diễn ra như thế nào?”, Đức Tổng Giám Mục Aupetit nêu bật niềm vui của các Kitô hữu trong các cử hành Tuần Thánh và lễ Phục sinh. Ngài đặc biệt đề cập đến thánh lễ truyền dầu diễn ra tại nhà thờ Saint Sulpice, trong đó ngài đã có thể chào đón đến 613 linh mục, phó tế, và đại diện của mỗi giáo xứ. Năm ngoái chỉ có 30 người có thể tham dự vào buổi lễ này. Một khoảnh khắc đầy xúc động và niềm vui cũng đã diễn ra trong Chúa nhật Lễ Lá với các sinh viên.

Đối với các cử hành Phụng Vụ trong Tuần Thánh, Đức Tổng Giám Mục Paris xem thánh lễ Tiệc Ly cử hành bên trong nhà thờ chính tòa Notre-Dame de Paris là một “thời điểm ân sủng” khi ngài rửa chân cho 6 người được chọn bao gồm các nhân viên y tế, những người nghèo, và những người sẽ được rửa tội trong đêm canh thức Phục sinh.

Đức Tổng Giám Mục tâm sự rằng: “Tôi cố gắng làm một điều gì đó thường xuyên trong ngôi nhà thờ này. Năm ngoái là Thứ Sáu Tuần Thánh, năm nay là Thứ Năm Tuần Thánh. Tôi muốn đi vào bên trong ngôi nhà thờ, để làm điều gì đó cho thấy rằng ngôi nhà thờ này vẫn còn sống và do đó sẽ sống lại. Điều đó, trước hết, tự nó đã là một thông điệp hy vọng”. Qua việc rửa chân, Đức Tổng Giám Mục Paris nhấn mạnh rằng ngài “muốn đặt Giáo hội trở lại vị trí của mình, nghĩa là tại bàn chân của người dân. Vì khi bạn nhô người lên quá cao, bạn sẽ có nguy cơ bị lạm dụng. Vị trí của chúng tôi là ở dưới chân của mọi người”.

Lạm dụng tình dục trong Giáo hội: các giám mục đưa ra mười một nghị quyết

Liên quan đến tội lỗi lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit phân biệt ba mức độ trách nhiệm trong Giáo hội: “Trước hết, chúng tôi nhìn nhận rằng để có thể sửa chữa điều gì đó, chúng ta phải nhận ra những sai trái của mình. Kế đến, chúng ta phải gánh vác các trách nhiệm hình sự, tùy thuộc vào công lý. Bên cạnh đó, cũng có trách nhiệm luân lý. Giáo hội có trách nhiệm luân lý đối với những người mình chào đón. Và cuối cùng là trách nhiệm về đàng thiêng liêng: những người này, những người đã bị tổn thương, có thể rời xa Chúa. Một số người sẽ cảm thấy khó tin tưởng vào Giáo hội một lần nữa, điều đó là bình thường, nhưng cũng có thể xảy ra tình huống đáng buồn là họ đánh mất niềm tin vào Chúa, và điều đó còn nghiêm trọng hơn nữa”.

Đức Tổng Giám Mục cho biết đến nay các Giám Mục tại Pháp đã thông qua 11 nghị quyết liên quan đến vấn đề này.

Về việc thành lập quỹ hỗ trợ các nạn nhân, ngài giải thích rằng đó là để “cứu trợ” hơn là bồi thường. “Không có khoản bồi thường nào có thể sửa chữa những thiệt hại đã gây ra. Bồi thường là một hành vi pháp lý. Trong một phiên tòa, thẩm phán ấn định mức đền bù. Chúng tôi không có tinh thần đó. Có những người đã bị thiệt hại, bị thương, từ rất lâu rồi. Không còn cách nào để làm bất cứ điều gì, vì thời hiệu tố tụng đã qua hoặc vì linh mục có liên quan đã chết. Những gì chúng tôi đang đề xuất là hỗ trợ tài chính cho những người cần giúp đỡ”.

Mở cửa các nhà thờ

Trong khi các phòng trà, nhà hát và rạp chiếu phim bị đóng cửa, một số người thắc mắc tại sao các nhà thờ vẫn được mở cửa. Họ lập luận rằng khả năng lây nhiễm là như nhau cho dù người ta đi xem hát hay đi lễ. Trước hết, Đức Tổng Giám Mục Aupetit kêu gọi đừng “đặt cái này đối lập với cái kia”, trước khi nhấn mạnh đến sự cần thiết phải duy trì quan hệ với Chúa trong những thời khắc khó khăn như hiện nay.

Tử vong

Với đại dịch, câu hỏi về cái chết đang trở lại mạnh mẽ. “Mỗi ngày, người ta đưa ra con số người chết” trong 24 giờ trước đó. Trước khi có đại dịch coronavirus, người ta không làm như thế vì không ai muốn nhắc đến cái chết. Do đó, đột nhiên người ta băn khoăn về cái chết, và ý nghĩa của cuộc sống. Đức Tổng Giám Mục Aupetit là tác giả của cuốn “La mort: méditation pour un chemin de vie” nghĩa là “Cái chết: suy tư về một con đường sống”. Ngài mời chúng ta “nhìn thẳng vào mặt cái chết”, như một cách “để sống cuộc sống mình một cách hiện tại hơn, nghĩa là để sống không phải một cách hời hợt, nhưng là đi vào bên trong cuộc sống mình”

Trợ tử

Đức Cha Aupetit nhận xét chua chát rằng “thật là nghịch lý khi người ta hô hào ban cho quyền được chết trước thực tế là cái chết đang vây quanh chúng ta, ở đâu cũng có. Chúng ta nên chiến đấu cho sự sống mới phải”.

Ngài đặc biệt tố cáo những hành vi lạm dụng nghiêm trọng được thực hiện ở Bỉ. Để trả lời cho Léa Salamé, một ký giả người Pháp, gốc Li Băng, là người đã hỏi tại sao không làm giảm nhẹ những đau đớn của những người bệnh, mà cô gọi là những người đang chịu tử đạo, Đức Tổng Giám Mục Paris, nguyên là một bác sĩ, đã thốt lên: “Nhưng tôi toàn tâm ủng hộ việc làm giảm nhẹ những đau đớn!” Ngài làm nổi bật tất cả những tiến bộ đã đạt được trong lĩnh vực chăm sóc giảm đau. “Giải pháp cho sự đau khổ không phải là giết người, mà là giảm đau cho họ, và hỗ trợ họ”.

Quản trị tổng giáo phận Paris

Việc từ chức liên tiếp, cách nhau 4 tháng, của hai vị tổng đại diện của giáo phận Paris, Đức Ông Alexis Leproux và sau đó là Đức Ông Benoist de Sinety, đã làm nảy sinh những cách giải thích trái ngược nhau trên một số phương tiện truyền thông. Đức Tổng Giám Mục Aupetit bày tỏ sự ngạc nhiên của ngài về việc các phương tiện truyền thông đưa tin một cách ồn ào về những sự ra đi này vì “một tổng đại diện có thể ra đi bất cứ khi nào ngài muốn” và nhiều người đã làm như vậy để trở lại môi trường chuyên biệt của các vị ấy. “Tôi không tin rằng có những vấn đề liên quan đến quản trị, hay có vấn đề nào như thế đã được nêu ra với tôi”.
Source:Aleteia

2. Không bao giờ quá muộn để quay về với Chúa

Từ Thư viện Tông điện, buổi yết kiến hàng tuần dưới hình thức ảo đã được truyền đi sáng ngày 7 tháng 4 năm 2021. Nhân buổi yết kiến này, Đức Phanxicô dã trình bầy bài giáo lý của ngài, bài thứ 28 trong loạt bài về cầu nguyện, tập chú vào việc cầu nguyện trong hiệp thông các thánh. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:



Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Hôm nay, tôi muốn suy gẫm về mối liên hệ giữa cầu nguyện và hiệp thông các thánh. Thật vậy, khi cầu nguyện, chúng ta không bao giờ làm như vậy một mình: ngay cả khi chúng ta không nghĩ về điều đó, chúng ta vẫn đang đắm mình trong một dòng sông hùng vĩ của những lời khẩn cầu đi trước chúng ta và diễn tiến sau chúng ta. Quả là một dòng sông hùng vĩ.

Chứa đựng trong những lời cầu nguyện chúng ta tìm thấy trong Kinh thánh, thường vọng lại trong phụng vụ, là các dấu vết của những câu chuyện cổ xưa, của những cuộc giải phóng phi thường, của sự trục xuất và những cuộc lưu đày đau buồn, của những cuộc hồi hương đầy xúc động, của những lời chúc tụng vang lên trước những kỳ quan của sáng thế… Và do đó, những tiếng nói này được truyền tụng từ thế hệ này sang thế hệ khác, trong một sự đan xen liên tục giữa kinh nghiệm của bản thân, kinh nghiệm của dân tộc và kinh nghiệm của nhân loại mà chúng ta vốn thuộc về. Không ai có thể tách mình ra khỏi lịch sử của chính mình, lịch sử của dân tộc mình. Chúng ta luôn mang trong các thái độ của mình di sản này, ngay trong cách chúng ta cầu nguyện. Trong lời cầu nguyện ngợi khen, đặc biệt là lời cầu nguyện phát khởi từ tâm hồn các người nhỏ bé và khiêm nhường, vang vọng nhiều phần của kinh Magnificat mà Đức Maria đã dâng lên Thiên Chúa trước mặt người bà con là Elizabeth; hay bài ca cảm thán của ông già Simeon, người, khi ôm Hài Nhi Giêsu trên tay, đã nói như thế này: “Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi” (Lc 2:29).

Những lời cầu nguyện tốt đều có tính "mở rộng", giống như bất cứ điều gì tốt; chúng liên tục tự truyền bá, được hoặc không được đăng trên mạng xã hội: từ các khu phòng bệnh viện, từ những khoảnh khắc tụ họp lễ hội đến những khoảnh khắc chúng ta âm thầm chịu đựng… Nỗi đau của một người là nỗi đau của mọi người, và niềm hạnh phúc của một người được truyền sang linh hồn người khác. Nỗi đau và niềm hạnh phúc, tất cả là một câu chuyện, những câu chuyện tạo nên câu chuyện đời mỗi người, câu chuyện này được hồi sinh qua lời kể của chính họ, nhưng trải nghiệm vẫn y như nhau.

Cầu nguyện luôn được tái sinh: mỗi lần chúng ta nắm tay nhau và mở rộng tâm hồn với Thiên Chúa, chúng ta thấy mình được đồng hành với các vị thánh vô danh và các vị thánh được công nhận, những vị đang cầu nguyện với chúng ta và đang cầu bầu cho chúng ta như những anh chị em đã đi trước chúng ta trong cùng cuộc phiêu lưu của con người. Không có đau buồn nào trong Giáo Hội phát sinh trong cô đơn, không có nước mắt nào rơi trong quên lãng, vì mọi người cùng thở và tham dự vào một ơn thánh chung. Không phải ngẫu nhiên mà trong Giáo Hội cổ thời, người ta được chôn cất trong những khu vườn xung quanh một tòa nhà thánh thiêng, như để nói rằng, một cách nào đó, đoàn ngũ những người đi trước chúng ta đang tham dự vào mọi Bí tích Thánh Thể. Cha mẹ và ông bà của chúng ta ở đó, các cha mẹ đỡ đầu của chúng ta ở đó, các giáo lý viên và các thầy cô khác của chúng ta ở đó… Đức tin được truyền lại, được truyền tải, mà chúng ta đã nhận được. Cùng với đức tin, cách cầu nguyện và việc cầu nguyện đã được truyền lại.

Các thánh vẫn còn ở đây không xa chúng ta; và việc trưng bầy các ngài trong các nhà thờ gợi lên “đám mây nhân chứng” luôn vây quanh chúng ta (xem Dt 12: 1). Lúc bắt đầu, chúng ta đã nghe đoạn trích từ Thư gửi tín hữu Do Thái. Họ là các nhân chứng mà chúng ta không tôn thờ - nghĩa là chúng ta không tôn thờ các vị thánh này - nhưng là những vị được chúng ta tôn kính và là những vị, trong muôn ngàn cách khác nhau, đã đưa chúng ta đến với Chúa Giêsu Kitô, Chúa và Đấng Trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại. Một “vị thánh” không đưa anh chị em đến với Chúa Giêsu thì không phải là một vị thánh, thậm chí không phải là một Kitô hữu. Một vị thánh phải làm cho anh chị em nhớ đến Chúa Giêsu Kitô vì ngài từng bước trên con đường sống như một Kitô hữu. Các thánh nhắc nhở chúng ta rằng ngay trong cuộc sống của chúng ta, dù yếu đuối và đầy tội lỗi, sự thánh thiện vẫn có thể khai mở. Dù vào thời điểm sau cùng. Thực thế, chúng ta đọc trong Tin Mừng rằng vị thánh đầu tiên được chính Chúa Giêsu phong thánh là một tên trộm, không phải là một Giáo hoàng. Sự thánh thiện là một hành trình của cuộc đời, một cuộc gặp gỡ dài hay ngắn hoặc tức thời với Chúa Giêsu. Nhưng họ luôn luôn là một nhân chứng, một vị thánh là một nhân chứng, một người nam hay người nữ đã gặp Chúa Giêsu và đi theo Chúa Giêsu. Không bao giờ là quá muộn để quay về với Chúa, Đấng tốt lành và cao cả trong tình yêu thương (xem Thánh vịnh 103: 8).

Sách Giáo lý giải thích rằng các thánh chiêm ngưỡng Thiên Chúa, ngợi khen Người và không ngừng quan tâm đến những người mà các ngài đã bỏ lại trên trần thế. […] Sự cầu bầu của các ngài là việc phụng sự cao cả nhất của họ đối với kế hoạch Thiên Chúa. Chúng ta có thể và nên xin các ngài chuyển cầu cho chúng ta và cho toàn thế giới ”(Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2683). Có một sự liên đới đầy mầu nhiệm trong Chúa Kitô giữa những người đã bước sang đời sống khác và chúng ta đang lữ thứ trong cuộc sống hiện nay: từ Thiên đàng, những người quá cố yêu dấu của chúng ta tiếp tục chăm sóc chúng ta. Các ngài cầu nguyện cho chúng ta, và chúng ta cầu nguyện cho các ngài và chúng ta cầu nguyện với các ngài.

Sự liên kết trong lời cầu nguyện giữa chúng ta và những người đã đến trước chúng ta- chúng ta đã trải nghiệm mối liên hệ này trong lời cầu nguyện ở đây trong cuộc sống trần thế này. Chúng ta cầu nguyện cho nhau, chúng ta cầu xin và dâng những lời cầu nguyện…. Cách đầu tiên để cầu nguyện cho ai đó là nói với Thiên Chúa về người đó. Nếu chúng ta làm điều này thường xuyên, mỗi ngày, trái tim của chúng ta không khép lại mà mở ra cho anh chị em của chúng ta. Cầu nguyện cho người khác là cách đầu tiên để yêu thương họ và nó thúc đẩy chúng ta tiến đến gần hơn một cách cụ thể. Ngay cả trong những khoảnh khắc xung đột tranh chấp, cách để làm tan xung đột, làm dịu nó, là cầu nguyện cho người mà tôi đang xung đột. Và một điều gì đó đang thay đổi với lời cầu nguyện. Điều đầu tiên thay đổi là trái tim và thái độ của tôi. Chúa thay đổi nó để nó có thể biến thành một cuộc gặp gỡ, một cuộc gặp gỡ mới mẻ để cuộc xung đột không trở thành một cuộc chiến không có hồi kết thúc.

Cách đầu tiên để đương đầu với thời điểm lo âu xao xuyến là xin các anh chị em của chúng ta, trên hết là các thánh, cầu nguyện cho chúng ta. Tên được đặt cho chúng ta lúc Rửa tội không phải là một nhãn hiệu hay một vật trang trí! Đó thường là tên của Đức Trinh Nữ, hoặc một vị Thánh, những vị không mong điều gì khác hơn là “giúp chúng ta một tay” ở trong đời, giúp chúng ta một tay để có được ơn thánh của Thiên Chúa mà chúng ta rất cần. Nếu những thử thách của cuộc sống vẫn chưa đến mức cùng cực, nếu chúng ta vẫn còn khả năng kiên trì, nếu bất chấp mọi sự chúng ta vẫn tiến bước một cách phó thác, hơn là do công lao của chúng ta, có lẽ chúng ta mang ơn tất cả những điều này vì lời chuyển cầu của tất cả các thánh, trong đó, một số vị đang ở trên Thiên đàng, một số khác đang lữ hành như chúng ta trên thế gian, những người đang bảo vệ và đồng hành với chúng ta, bởi vì tất cả chúng ta đều biết có những vị thánh ở đây trên trái đất này, những người nam nữ thánh thiện sống trong sự thánh thiện. Họ không biết điều đó; chúng ta cũng không biết điều đó. Nhưng có những vị thánh, những vị thánh thường ngày, những vị thánh ẩn dật, hay như tôi thích nói, “những vị thánh sống ở nhà bên cạnh”, những người chia sẻ cuộc sống của họ với chúng ta, những người làm việc với chúng ta và sống một cuộc sống thánh thiện.

Vì vậy, ngợi khen Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Rỗi duy nhất của thế giới, cùng với vườn hoa bao la những người đàn ông và đàn bà thánh thiện cư ngụ trên trái đất và những người vốn ca ngợi Thiên Chúa qua cuộc sống của chính họ. Vì - như Thánh Basil đã xác nhận - “ Chúa Thánh Thần thực sự là nơi cư ngụ của các thánh vì các ngài tự hiến mình làm nơi cư ngụ cho Thiên Chúa và được gọi là đền thờ của Người” (Về Chúa Thánh Thần, 26, 62: PG 32, 184A; xem Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, số 2684).


 
Chứng tá đức mến Cháy nhà thương không bỏ chạy, mổ tiếp cho bệnh nhân. Bách hại ra mặt tại Ireland
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:34 08/04/2021


1. Chứng tá đức mến: Cháy nhà thương không bỏ chạy, tiếp tục mổ tim cho đến khi xong

Các bác sĩ Nga tại bệnh viện thành phố Blagoveshchensk đã giành được sự ngưỡng mộ không chỉ ở Nga mà còn trên toàn thế giới, sau khi quyết định ở lại mổ tiếp cho một bệnh nhân trong khi một bệnh viện được xây từ thời Nga hoàng đang bốc cháy ở vùng Viễn Đông của nước này hôm thứ Sáu Tuần Thánh.

Không chỉ có các bác sĩ, lính cứu hỏa cũng được tuyên dương là các ánh hùng. Các nhân viên cứu hỏa đã mất hơn hai giờ để dập tắt ngọn lửa ở thành phố Blagoveshchensk. Họ cho biết họ đã sử dụng quạt để xua khói ra khỏi phòng mổ và chạy dây cáp điện để tiếp tục cung cấp điện cho phòng mổ.

Bộ Tình Trạng Khẩn Cấp của Cộng Hòa Liên Bang Nga cho biết, một nhóm gồm 8 bác sĩ và y tá đã hoàn thành ca phẫu thuật trong hai giờ trước khi đưa bệnh nhân đến một địa điểm khác.

“Chúng tôi không thể làm khác hơn được. Chúng đã phải cứu người. Chúng tôi đã làm mọi thứ ở mức chính xác nhất”, bác sĩ phẫu thuật Valentin Filatov nói trên REN TV. Anh cho biết đó là một ca phẫu thuật tim.

Bộ cho biết 128 người đã được sơ tán ngay lập tức khỏi bệnh viện khi ngọn lửa bùng phát trên mái nhà.

“Bệnh viện được xây dựng hơn một thế kỷ trước, vào năm 1907, và cháy lan như chớp qua trần gỗ của mái nhà.”

May mắn là không ai bị thương.

Vasiliy Orlov, thị trưởng Blagoveshchensk cho biết: “Tôi bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với các nhân viên y tế và lính cứu hỏa. Theo ý tôi, đó là một chứng tá đức tin được đưa ra trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh”.
Source:Reuters

2. Dữ liệu cá nhân của 533 triệu người dùng Facebook bị rò rỉ trên web

Các loại tin tặc đã chia sẻ một lượng lớn dữ liệu Facebook cá nhân từ tháng Giêng cho đến nay. Theo Business Insider, nhà nghiên cứu bảo mật Alon Gal đã phát hiện ra một người dùng trên một diễn đàn các điện tặc đã công khai toàn bộ tập dữ liệu, làm lộ thông tin chi tiết của khoảng 533 triệu thành viên Facebook. Dữ liệu bao gồm số điện thoại, ngày tháng năm sinh, địa chỉ email, công ăn việc làm, cùng những thông tin quan trọng khác.

Trong số 533 triệu thành viên Facebook bị ảnh hưởng bởi tiết lộ này có khoảng 32 triệu người đang ở Mỹ, 11 triệu người ở Anh và 6 triệu người khác ở Ấn Độ.

Gal lần đầu tiên phát hiện ra việc rò rỉ dữ liệu này vào tháng Giêng, khi người dùng Telegram có thể trả tiền để truy cập vào cơ sở dữ liệu. Những kẻ xâm nhập được cho là đã lợi dụng một lỗ hổng mà Facebook đã sửa vào tháng 8 năm 2019 và bao gồm thông tin từ trước khi sửa chữa. Bạn có thể không gặp rắc rối nếu bạn là một người mới gia nhập Facebook sau tháng 8 năm 2019 hoặc đã thay đổi các chi tiết quan trọng trong thời gian một năm rưỡi trở lại đây. Tuy nhiên, việc rò rỉ thông tin vẫn khiến nhiều người bị tổn thương.

Nguy hiểm đối với nhiều người dùng Facebook là mạng xã hội này thường đòi hỏi quá nhiều những chi tiết cá nhân từ người dùng. Cơ quan này đề nghị người dùng cung cấp các chi tiết như đã từng học trường nào, sinh sống ở đâu.. như một thứ sơ yếu lý lịch. Câu hỏi lớn nhất được đặt ra đối với Facebook là tại sao họ muốn biết các chi tiết ấy. Cố nhiên, bạn có thể khai tào lao, nhưng cứ liên tục lặp lại các câu hỏi như vậy, cộng với việc nắm được các thông tin khác, Facebook vẫn có thể có một profile khá chính xác về người dùng.

Một yếu tố nữa là nếu bạn dùng chung một password đối với nhiều mạng xã hội khác nhau, việc rò rỉ thông tin từ Facebook có thể khiến bạn bị tổn thương.
Source:Reuters

3. Chính phủ đồng tính của Ái Nhĩ Lan nói rằng cử hành thánh lễ công cộng là phạm tội hình sự

Chính phủ Ái Nhĩ Lan nhấn mạnh rằng việc một linh mục cử hành thánh lễ công cộng là một hành vi phạm tội hình sự.

Lập trường này xem ra trái ngược với tuyên bố với tờ Dáil của Bộ trưởng Y tế Stephen Donnelly vào tháng 10 vừa qua bác bỏ những lo ngại rằng chính quyền của thủ tướng Micheál Martin đang ra mặt bách hại người Công Giáo và mưu toan hình sự hóa việc cử hành thánh lễ của các linh mục và việc tham dự thánh lễ của anh chị em giáo dân tham dự các thánh lễ bằng các quy định tàn bạo dưới chiêu bài bảo vệ sức khoẻ trước đại dịch coronavirus.

Tờ The Irish Catholic cho biết chính phủ nhấn mạnh rằng việc một linh mục rời nhà để cử hành thánh lễ công cộng là một vi phạm hình sự trừ ra trường hợp đám tang hoặc đám cưới.

Chính phủ Ái Nhĩ Lan cũng nói thêm rằng việc một giáo dân rời khỏi nhà của họ để tham dự Thánh lễ cũng là một hành vi hành sự với khung hình phạt tương tự.

Những tuyên bố nóng bỏng như trên đã được đưa ra sau một số linh mục tuyên bố sẽ cử hành các thánh lễ trong Tuần Thánh và lễ Phục sinh. Tình hình được ghi nhận là căng thẳng nhất ở giáo xứ Mullahoran và giáo xứ Loughduff ở County Cavan.

Gardaí, tức là lực lượng cảnh sát Ái Nhĩ Lan, đã áp dụng khoản tiền phạt 500 euro hay 595 Mỹ Kim đối với Cha Peter John Hughes, là cha sở của hai giáo xứ trên, sau khi ngài dâng thánh lễ với một số ít giáo dân hiện diện, tờ Irish Catholic đưa tin hôm 20 tháng Ba.

Trong Tuần Thánh, Gardaí dựng 3 trạm kiểm soát để bắt bớ các giáo dân đến nhà thờ tham dự thánh lễ.

Theo các biện pháp y tế của chính phủ, việc thờ phượng có giáo dân tham dự đã bị đình chỉ ở nước này kể từ ngày 7 tháng 10 năm 2020. Các thánh lễ có giáo dân tham dự cũng bị đình chỉ ở Ái Nhĩ Lan từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020 trong đợt đại dịch coronavirus đầu tiên.

Trong một bản tin của giáo xứ ngày 21 tháng 3, Cha Hughes viết: “Chúa Nhật tới đánh dấu cuộc hành trình Tuần Thánh. Thật khó tin khi đã sang đến năm thứ hai mà mọi người không thể đến tham gia các nghi lễ của Tuần Thánh”.

“Bất chấp quy mô của nhà thờ và các đền thánh, và bất kể sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Nhà tạm, nhà thờ đã bị Gardaí coi là một điểm nóng gây ra lây lan vi-rút”.

“Người dân có thể đi mua sắm, đưa con cái đến trường và nhiều người đang làm việc trong môi trường khép kín. Chúng ta đang phạm phải một sai lầm nghiêm trọng khi từ chối Chúa của chúng ta và Chúa Giêsu Kitô bằng cách tránh xa các nơi thờ phượng vì các quan chức chính phủ nói rằng chúng ta phải làm như thế”.

Vị linh mục phục vụ tại Giáo phận Ardagh và Clonmacnoise tiếp tục: “Tôi không chấp nhận yêu cầu này của những người không nhận ra điều sai trái mà họ đang làm. Chúng ta có quyền phản đối, đó là quyền hiến định của chúng ta miễn là nó diễn ra trong hòa bình; đó là quyền hiến định của chúng ta để thực hành đức tin của chúng ta và tập hợp để cầu nguyện cùng nhau”.

“Đối với những người sợ bị nhiễm vi-rút trong nhà thờ thì họ có quyền lựa chọn tự do ở nhà và sống cuộc sống của họ như họ nghĩ là tốt nhất”.

“Tôi đã được báo cáo lại và Gardaí đã phạt tiền vì tôi đã cử hành thánh lễ với những người có mặt. Tôi sẽ thực hiện quyền hiến định của mình ngay cả khi mọi người phàn nàn, mặc dù tôi không tuân theo vị giám mục của mình khi tôi đi ngược lại lời khuyên của ngài. Chúng ta không thể khước từ Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể”.

Tháng 11 năm 2020, Gardaí đã yêu cầu Cha Hughes khóa cửa nhà thờ khi ngài cử hành thánh lễ để ngăn không cho giáo dân tham dự. Nhưng ngài vẫn tiếp tục mở rộng cửa nhà thờ.

Trích dẫn các nguồn tin thân cận với vị linh mục, tờ báo nói thêm rằng Cha Hughes sẽ không đóng tiền phạt và sẵn sàng bị bỏ tù thay vì ngừng cử hành thánh lễ có giáo dân tham dự.
Source:The Irish Catholic

4. Đức Hồng Y Bo đề cao hy vọng khi Miến Điện trải qua đàng thánh giá của riêng mình

Trong thông điệp Phục sinh của mình, Đức Hồng Y Charles Bo của Yangon đã vẽ ra một điểm song song giữa sự đau khổ và cái chết của chính Chúa Giêsu và cuộc chiến đấu cho dân chủ của đất nước ngài, và nói rằng sự phục sinh của Chúa Giêsu là một dấu chỉ hy vọng, và là một lời kêu gọi hòa giải khi xung đột tiếp tục.

Thông điệp của Đức Hồng Y có tiêu đề “Hãy để đất nước của tôi thức tỉnh từ nền văn hóa của cái chết để hướng tới nền văn hóa của sự phục sinh đầy hy vọng”.

Đức Hồng Y Bo lưu ý rằng kể từ khi xảy ra cuộc đảo chính quân sự vào ngày 1 tháng 2 đến nay, “500 người của đất nước chúng tôi đã bị đóng đinh”.

“Trong hai tháng qua, Miến Điện đã chứng kiến một Đàng Thánh Giá thực sự. Tra tấn, lạm dụng, giết người tàn nhẫn đã làm cho nó thành đồi Canvê của thế kỷ 21. Khi sự tàn bạo lan tràn khắp mọi nơi, trầm cảm và mất niềm tin len lỏi vào tâm trí người dân chúng tôi”.

Tuy nhiên, “Những người đấu tranh cho phẩm giá của người khác, không bao giờ chết. Họ sống trong lịch sử”, ngài nhấn mạnh như trên, và lưu ý rằng thập tự giá của Chúa Giêsu kết thúc với sự phục sinh của Ngài.

“Một kỷ nguyên mới bắt đầu. Những kẻ đã hành hạ Chúa Kitô, những kẻ kêu gào máu của Người, những kẻ đã đóng đinh Người đã bị đưa vào đống rác của lịch sử. Chúa Giêsu mới là trung tâm của lịch sử.” Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng Đàng Thánh Giá của Miến Điện “sẽ không bao giờ vô ích. Nó sẽ kết thúc trong sự phục sinh của tự do, dân chủ và hòa bình và thịnh vượng cho tất cả mọi người”.

“Với niềm hy vọng đó, chúng ta hãy nhảy múa với niềm vui và tuyên bố trước mọi quyền lực của bóng tối rằng Chúa Giêsu đã sống lại: Hallelujah- Miến Điện sẽ sống lại!”

Trong gần hai tháng qua, những người biểu tình đã liên tục xuống đường khắp Miến Điện để phản đối việc bắt giữ và giam giữ Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các quan chức chính phủ hàng đầu khác vào ngày 1 tháng 2 với lý do gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020.

Để đối phó với các cuộc biểu tình lớn, lực lượng an ninh đã bắn vào dân thường không có vũ khí, bao gồm cả trẻ em, và đã có nhiều vụ đánh đập, bắt giữ tùy tiện, và thậm chí cả các cuộc đột kích ban đêm vào nhà của các thành viên đối lập bị tình nghi.

Cuối tuần qua, Miến Điện đã chứng kiến ngày đẫm máu nhất của mình, với ít nhất 114 người thiệt mạng chỉ trong ngày thứ Bảy Tuần Thánh trong bối cảnh quân đội đàn áp. Tổng cộng hơn 520 người đã thiệt mạng kể từ khi cuộc đảo chính bắt đầu.

Hôm thứ Tư, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã họp để thảo luận về cuộc đảo chính quân sự của Miến Điện, và cùng ngày, quân đội nước này tuyên bố ngừng bắn kéo dài một tháng, nhưng khẳng định họ sẽ tiếp tục đáp trả “các hành động gây rối loạn an ninh và sự quản lý của chính phủ”.

Được phát sóng trên kênh truyền hình nhà nước MRTV của Miến Điện, tuyên bố của quân đội nước này kêu gọi các nhóm vũ trang dân tộc duy trì hòa bình và cho biết họ sẽ tạm ngừng hoạt động từ ngày 1 đến ngày 30 tháng 4.

Các nhóm vũ trang dân tộc dường như là trung tâm của lệnh ngừng bắn này, nhưng từ hôm thứ Bảy, các lực lượng an ninh Miến Điện đã tiến hành các cuộc không kích ở bang Karen của nước này, vì nhiều ngôi làng ở đó do Liên minh Quốc gia Karen kiểm soát. Nhóm này là một trong nhiều nhóm dân tộc vũ trang ủng hộ các cuộc biểu tình của phe đối lập.

Trong thông điệp Phục sinh của mình, Đức Hồng Y Bo cho biết lễ Phục sinh, được công nhận là ngày thánh thiêng nhất trong lịch Kitô Giáo, đã “diễn ra trong những ngày đau buồn nhất trong lịch sử Miến Điện”.

“Một trận tắm máu đã xảy ra trên mảnh đất thiêng liêng của chúng ta. Người già, trẻ nhỏ và thậm chí cả trẻ em đã bị giết một cách không thương tiếc”

Đức Hồng Y Bo nói, mỗi người được tạo ra theo hình ảnh của Chúa, có nghĩa là “cuộc chiến chống lại tuổi trẻ của chúng ta, giết họ trên đường phố, là cuộc chiến chống lại nhân phẩm”.

“Bất cứ ai giết người vô tội của Chúa sẽ phải trả lời trước mặt Chúa. Không có cơ quan quốc tế nào mạnh bằng Chúa,” ngài nói và lưu ý rằng khi Cain giết Abel trong Kinh Thánh, Chúa đã nói rằng vùng đất này đã thấm đẫm máu người vô tội.

Điều tương tự cũng có thể nói về những người bị giết vì phản đối độc tài, “máu người vô tội sẽ khóc hết thế hệ này sang thế hệ khác dâng lên Chúa cho đến khi công lý được thực thi”.

Chúa luôn đứng về phía “những người dễ bị tổn thương nhất. Khi mọi người đấu tranh cho công lý, chính Thiên Chúa là người đứng về phía những người bị áp bức và hạ gục tất cả các Pharaoh kiêu ngạo. Lịch sử sẽ lặp lại, bởi vì Giavê là Thiên Chúa hằng sống và Ngài không bao giờ quên dân Ngài.”
Source:Crux
 
Thánh Ca
Thánh Ca: Chúa thương cứu độ - Trình bày: Ca sĩ Kim Thúy và Quỳnh Xuân
VietCatholic
04:54 08/04/2021