Ngày 06-04-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Tư 7/4: Con đường dẫn đến Emmau, cử chỉ bẻ bánh - Lm. Phêrô Trần Văn Thanh. Kính Thánh Giuse
Giáo Hội Năm Châu
01:56 06/04/2021

Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 06-April-2021 theo giờ Việt Nam


PHÚC ÂM: Lc 24, 13-35

“Hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Cùng ngày thứ nhất trong tuần, có hai môn đệ đi đến một làng tên là Emmaus, cách Giêrusalem độ sáu mươi dặm. Dọc đường, các ông nói với nhau về những việc vừa xảy ra. Đang khi họ nói truyện và trao đổi ý kiến với nhau, thì chính Chúa Giêsu tiến lại cùng đi với họ, nhưng mắt họ bị che phủ nên không nhận ra Người. Người hỏi: “Các ông có truyện gì vừa đi vừa trao đổi với nhau mà buồn bã vậy?” Một người tên là Clêophas trả lời: “Có lẽ ông là khách hành hương duy nhất ở Giêrusalem mà không hay biết những sự việc vừa xảy ra trong thành mấy ngày nay”. Chúa hỏi: “Việc gì thế?” Các ông thưa: “Sự việc liên can đến ông Giêsu quê thành Nadarét. Người là một vị tiên tri có quyền lực trong hành động và ngôn ngữ, trước mặt Thiên Chúa và toàn thể dân chúng. Thế mà các trưởng tế và thủ lãnh của chúng ta đã bắt nộp Người để xử tử và đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng tôi, chúng tôi vẫn hy vọng Người sẽ cứu Israel. Các việc ấy đã xảy ra nay đã đến ngày thứ ba rồi. Nhưng mấy phụ nữ trong nhóm chúng tôi, quả thật đã làm chúng tôi lo sợ. Họ đến mồ từ tảng sáng. Và không thấy xác Người, họ trở về nói đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng: Người đang sống. Vài người trong chúng tôi cũng ra thăm mồ và thấy mọi sự đều đúng như lời các phụ nữ đã nói; còn Người thì họ không gặp”.

Bấy giờ Người bảo họ: “Ôi kẻ khờ dại, chậm tin các điều tiên tri đã nói! Chớ thì Đấng Kitô chẳng phải chịu đau khổ như vậy rồi mới được vinh quang sao?” Đoạn Người bắt đầu từ Môsê đến tất cả các tiên tri, giải thích cho hai ông tất cả các lời Kinh Thánh chỉ về Người. Khi gần đến làng hai ông định tới, Người giả vờ muốn đi xa hơn nữa. Nhưng hai môn đệ nài ép Người rằng: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều, và ngày sắp tàn”. Người liền vào với các ông.

Đang khi cùng các ông ngồi bàn, Người cầm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông. Mắt họ sáng ra và nhận ra Người. Đoạn Người biến mất. Họ bảo nhau: “Phải chăng lòng chúng ta đã chẳng sốt sắng lên trong ta khi Người đi đường đàm đạo và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta đó ư?” Ngay lúc ấy họ chỗi dậy trở về Giêrusalem, và gặp mười một tông đồ và các bạn khác đang tụ họp. Các vị đó bảo hai ông: “Thật Chúa đã sống lại, và đã hiện ra với Simon”. Hai ông cũng thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào.

Đó là lời Chúa.
 
Luôn muốn nhiều hơn
Lm. Minh Anh
05:08 06/04/2021
LUÔN MUỐN NHIỀU HƠN
“Đừng động đến Ta, vì Ta chưa về cùng Cha Ta”.

Kính thưa Anh Chị em,

Ngày thứ nhất trong tuần, theo phong tục, Maria Mađalêna đến mộ xức thuốc thơm xác Thầy; đến nơi, xác Thầy không còn. Ngài tỏ mình cho cô nhưng cô không nhận ra Ngài vì tưởng Ngài là người làm vườn, mãi cho đến khi Ngài gọi tên cô, “Maria!”. Thay vì để cô ôm lấy Ngài, Chúa Giêsu nói, “Đừng động đến Ta, vì Ta chưa về cùng Cha Ta”. Tại sao như thế? Có nhiều cách giải thích về điều này, nhưng phải chăng vì Ngài muốn cô thay đổi cách nhìn, cách ứng xử với Ngài sau khi Ngài sống lại? Trong bài này, chúng ta dừng lại với một lý do duy nhất, Ngài ‘luôn muốn nhiều hơn!’.

Maria Mađalêna, một trong những người đầu tiên được Chúa Giêsu tỏ mình sau khi Ngài ra khỏi mồ. Cô hết lòng vì Ngài, đặc biệt do lòng thương xót lớn lao Ngài dành cho cô khi cô được Ngài trục xuất bảy quỷ; cô là một trong số rất ít người trung thành đến tận thập giá chết chóc của Ngài. Mặc dù sự gắn bó và lòng sùng kính của Maria dành cho Chúa Giêsu rất đẹp đẽ và thánh thiện, nhưng vẫn chưa hoàn thiện; cô muốn Thầy Chí Thánh của cô được trả lại cho cô theo cách cô muốn; và vì lý do đó, Chúa Giêsu nói, “Đừng động đến Ta!”. Ngài muốn nói với Maria rằng, ‘Mối quan hệ của con với Ta sẽ sớm thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, thiêng liêng hơn, thiên đàng hơn, linh thánh hơn; nó không còn ở cấp độ con người khi con yêu Ta bằng một trái tim nhân loại. Ta sẽ không chỉ đơn thuần là bạn đồng hành của con trên trần thế; thay vào đó, Ta ‘luôn muốn nhiều hơn’; Ta muốn con yêu Ta “hết linh hồn, hết sức lực và hết trí khôn”; Ta sẽ sớm ở trong con và con ở trong Ta; Ta sẽ ngự trong trái tim con, nên một với con, và trở thành Đức Lang Quân của con cho đến đời đời’. Bằng cách buông bỏ những khía cạnh con người và những tình cảm nhân loại trong tương quan với Thầy, Maria có thể sớm gắn bó với Chúa Giêsu theo một cách thức thiêng liêng; một điều mà cô không thể làm được qua những tương tác nhân loại của cô với Ngài trước đó. Đây là một cuộc hôn nhân thiêng liêng, giao duyên đất trời, hiệp thông mầu nhiệm giữa người với Chúa mà cả chúng ta, mỗi người đều được kêu gọi để cùng Ngài ‘xe duyên’; và điều này chỉ có thể xảy ra một khi Ngài đã lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha sau khi hoàn tất sứ mệnh cứu độ.

Một đôi khi, chúng ta cũng tìm kiếm những ân huệ hoàn toàn vật chất từ Thiên Chúa. Mặc dù cần đặt niềm tin vào Ngài cho “lương thực hằng ngày” của mình, nhưng chúng ta cũng phải nhận ra rằng, những ân phúc Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta luôn luôn vượt xa mọi thứ trên đời này. Quà tặng siêu nhiên của ân sủng, quà tặng được trở nên đền thờ Ba Ngôi Chí Thánh cư ngụ, quà tặng nên một với Chúa Giêsu… đó là tất cả những gì mà vì đó, chúng ta được tạo thành, cũng là mục tiêu và ước muốn cho vinh quang Thiên Chúa trên mỗi người. Và như thế, rõ ràng, Chúa Giêsu là Đấng ‘luôn muốn nhiều hơn’, không phải cho Ngài, cho Thiên Chúa, nhưng cho chính chúng ta.

Sẽ rất bất ngờ khi đọc lại những lời này, “Đừng động đến Ta” khi ý thức rằng, Chúa Giêsu muốn chúng ta động đến Ngài hơn bao giờ hết! Ngài muốn chúng ta ôm chặt Ngài với sự hiểu biết rằng, Ngài đã thực sự lên cùng Chúa Cha. Giờ đây, Ngài mời gọi tất cả chúng ta bám lấy Ngài trong Thánh Thể, trong Lời Ngài, trong tha nhân. Đó là ước muốn sâu xa của Ngài; Ngài muốn chúng ta bám chặt vào Ngài với từng thớ thịt, từng hơi thở của mình; Ngài muốn ở cùng chúng ta, trở nên mỗi người chúng ta để biến đổi từng người theo cách thức riêng của Ngài. Thánh nữ Maria Mađalêna đang tận hưởng vĩnh viễn hạnh phúc này, quà tặng này cũng đang được trao cho mỗi chúng ta ngay hôm nay chứ không đợi đến mai ngày trên thiên đàng. Hãy bám lấy Ngài, đừng bao giờ buông tay, vì đây sẽ là niềm vui vĩnh cửu của mỗi người dành cho Đấng ‘luôn muốn nhiều hơn’.

Anh Chị em,

Đấng Phục Sinh ‘luôn muốn nhiều hơn’. Đúng, Ngài muốn nhiều người biết Ngài hơn; đi theo Ngài, hiểu Ngài và yêu mến Ngài. Ngài ‘luôn muốn nhiều hơn’ những con người phụng thờ Ngài như Ngài đáng được phụng thờ; Ngài muốn chúng ta yêu Ngài hơn từng ngày, từng giờ, bởi tình yêu không bao giờ là đủ. Và từ đó, sống cho Ngài hơn từng giây, từng phút; Ngài không những ‘luôn muốn nhiều hơn’ và muốn tất cả trái tim của chúng ta, một trái tim không bị phân chia cho bất cứ tạo vật nào. Và thật bất ngờ, cả những tội lỗi và những gì hơi hướng thế tục nơi chúng ta, cũng là điều Chúa Phục Sinh đang chờ, đang ‘luôn muốn nhiều hơn’ và muốn nhất; bởi lẽ, Đấng Phục Sinh cũng là Đấng Xót Thương, Đấng Cứu Độ. Hãy dâng Ngài thời giờ, sức khoẻ, niềm vui và cả những thập giá; phải, cả những thập giá. Thú vị thay, đôi khi, thập giá đó chính là ươn hèn, tội lỗi của chúng ta.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa Giêsu, con tạ ơn Chúa vì Chúa đã cho con tất cả, không miễn trừ mạng sống của Ngài. Xin cho con biết yêu mến Chúa hơn từng ngày, sống thánh hơn từng giờ, để thoả lòng mong mỏi ‘luôn muốn nhiều hơn’ của Chúa từng ngày”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng 4: Cầu cho các quyền lợi căn bản của con người
Thanh Quảng sdb
18:16 06/04/2021
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng 4: "Cầu cho các quyền lợi căn bản của con người"

ĐTC Phanxicô công bố ý cầu nguyện của mình trong tháng 4 năm 2021 và kêu gọi mọi người hãy cầu nguyện cho những người thiện tâm chiến đấu để bảo vệ các quyền lợi căn bản của con người trên thế giới.

(Tin Vatican - Devin Watkins)

"Bảo vệ các quyền lợi căn bản của con người đòi hỏi lòng dũng cảm và quyết tâm."

Đức Thánh Cha Phanxicô đã phát hành một “Video về ý cầu nguyện của ngài” trong tháng Tư, ĐTC nói đây là một việc làm “tích cực chống lại nghèo đói và bất công, tranh đấu cho công ăn việc làm, đất đai và nhà ở, và quyền lao động và xã hội”.

Đức Thánh Cha mời gọi tất cả những người thiện chí hãy cầu nguyện cho những người “đang dấn thân đấu tranh cho các quyền lợi cơ bản của con người”.

Mạo hiểm dân thân nâng đỡ người khác

Trong video, Đức Thánh Cha nhận xét rằng nhân quyền thường không bình đẳng cho tất cả mọi người, vì xã hội luôn có những phân biệt "người hạng nhất, hạng hai và hạng ba, và những người không được đoái hoài tới!" ĐTC kêu gọi, các quyền cơ bản cho con người "phải bình đẳng cho tất cả mọi người."

ĐTC nói: “Ở một số nơi, việc bảo vệ nhân phẩm con người đồng nghĩa với việc bỏ tù, thậm chí không cần được xét xử, hoặc có nghĩa là bị vu khống.

Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng khái xác quyết bất chấp nguy hiểm, “mọi con người đều có quyền được phát triển toàn diện, và quyền cơ bản này không thể bị từ chối bởi bất kỳ một quốc gia nào”.

Với tâm tư này, Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người hãy cầu nguyện theo ý của Ngài trong tháng Tư này.

“Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đang dấn thân liều mạng để tranh đấu cho các quyền cơ bản chống lại các thể chế độc tài, chuyên chế và ngay cả trong các nền dân chủ đang sói mòn quyền này, hầu họ có thể thấy sự hy sinh và công việc của họ được sinh hoa kết quả dồi dào.”
 
Điều gì làm cho Phong trào phò sự sống thắng lợi?
Vũ Văn An
21:33 06/04/2021

Ký giả Ron Douthat, người giữ mục Ý Kiến của tờ New York Times từ năm 2009 vừa có bài nhận định, đại ý cho rằng Donald Trump đã cho chúng ta một Tối Cao Pháp Viện có thể hủy bỏ phán quyết Roe kiên Wade. Nhưng cuộc chiến chống phá thai rất có thể để Đảng Cộng Hòa ở phía sau. Nguyên văn có thể đọc tại https://www.nytimes.com/2021/04/02/opinion/pro-life-movement-14th-amendment.html.



Chiến lược mấy thập niên qua của phong trào phò sự sống, cho tới lúc và bao gồm cuộc thương lượng khó khăn với Donald Trump, dường như đã thành công. Nhờ Nhà Trắng của Trump và Thượng viện của Mitch McConnell, hiện có đa số bảo thủ 6 chống 3 ở Tối cao Pháp viện, được các nhà hoạt động pháp lý bảo thủ hiệu đính và cam kết tuân thủ các nguyên tắc giải thích hiến pháp dường như đòi hỏi phải quét sạch phán quyết Roe v. Wade, hoặc ít nhất sửa đổi để nó trở thành lỗi thời.

Tuy nhiên, thay vì chuẩn bị để tuyên bố chiến thắng, trong hai tuần qua, một phần của phong trào chống phá thai đã rơi vào một cuộc tranh luận gay gắt về một đề xuất cấp tiến – của nhà triết học Úc và giáo sư Đại Học Notre Same John Finnis, trên tạp chí First Things, lập luận rằng con người chưa được sinh ra xứng đáng được bảo vệ theo Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Hoa Kỳ.

Ngụ ý chính trị trong lập luận của Finnis là mục tiêu pháp lý lâu đời của phong trào phò sự sống, tức lật ngược Roe và để các tiểu bang ra luật lệ chống phá thai, là điều bất cập rất đáng tiếc và trên thực tế, các nhà hoạt động phò sự sống nên yêu cầu Tối cao Pháp viện tuyên bố quyền sống của thai nhi.

Finnis không phải là người đầu tiên đưa ra lý luận đó, nhưng cuộc tranh cãi mà nó kích động lần này đã trở nên thâm sâu hơn, và theo một nghĩa nào đó thì đúng lúc một cách kỳ lạ: Một giờ xem ra chiến thắng dường như là một khoảnh khắc kỳ lạ rơi vào một cuộc tranh cãi ầm ĩ trên Twitter về một chủ trương đối với hiến pháp mà hầu hết các luật gia bảo thủ, từ Robert Bork đến Antonin Scalia, đã liên tục bác bỏ.
Nhưng các kẻ thù của phá thai thực sự có lý do chính đáng để cảm thấy lo lắng và không chắc chắn hơn là chiến thắng. Thứ nhất, có khả năng mạnh mẽ là tòa án bảo thủ 6 chống 3 không có đa số thẩm phán đặc biệt muốn áp dụng các nguyên tắc của họ vào một điều gay gắt như phá thai, trái ngược với sự dịu dàng dễ chịu của luật hành chính. Giữa tính phổ biến của Roe trong các cuộc thăm dò và nỗi sợ phản ứng dữ dội của phe cấp tiến và tiềm năng Tối Cao Pháp Viện bị chất đống thẩm phán (court-packing), một sự kết hợp giữa John Roberts, Neil Gorsuch và Brett Kavanaugh có thể quyết định tuân theo quy tắc tự bảo vệ định chế hơn là các nguyên tắc của chính họ, hoặc tìm những cách để chỉ thực hiện những thay đổi nhỏ nhất có thể có đối với án lệ về phá thai hiện có của Tối cao Pháp viện.

Thật vậy, ngay lúc này hiện có một vụ án đang chờ Tối cao Pháp viện có thể đem Roe ra xét nghiệm: Dobbs kiện Tổ chức Y tế Phụ nữ Jackson, liên quan đến lệnh cấm của Tiều Bang Mississippi, với một số ngoại lệ hạn chế, về việc phá thai sau 15 tuần (khi thai nhi có kích thước bằng trái lê và đôi chân nhỏ xíu đã biết đá) mà một tòa án cấp quận đã phá đổ. Tuy nhiên, vụ kiện đã ở thế chờ giải quyết (pending) từ tháng 9, cho thấy có thể không có cả bốn thẩm phán - số lượng cần thiết để tiếp nhận vụ án - sẵn sàng đưa ra phán quyết gây tranh cãi. Và những người hoài nghi phò sự sống của cơ sở pháp lý bảo thủ đã trích dẫn Dobbs để gợi ý rằng chiến lược chỉ nhằm lật ngược Roe có thể lại sẵn sàng thất bại một lần nữa.

Đây không phải là lý do duy nhất để phong trào phò sự sống bất an. Phong trào cũng phải lưu ý rằng ngay cả khi chiến lược pháp lý dài hạn của họ sắp thành công, thì các chiến lược và triển vọng của nó trong một thế giới hậu Roe là điều, ít tệ nhất, cũng là không chắc chắn - một điều không chắc chắn phủ bóng lên các cuộc tranh luận chính sách khác của bảo thủ, như lập luận về đề nghị của Mitt Romney về trợ cấp trẻ em hàng tháng.

Người Mỹ tỏ ra e ngại sâu xa về việc phá thai, và trong cảnh xoay chiều cấp tiến nói chung trong vài thập kỷ qua, việc thăm dò ý kiến về vấn đề này đã ổn định một cách đáng kể: Sự ủng hộ đối với Roe cùng sống chung với sự ủng hộ đối với những hạn chế và quy định mà Roe không cho phép, đất nước chia phe gần như đồng đều về việc tự xác nhận mình là người “phò sự sống” hay “phò sự lựa chọn”, và hầu hết người Mỹ rơi vào khoảng giữa đầy tranh luận.

Điều này có nghĩa là trong khi việc lật ngược Roe có thể kích thích phe phò lựa chọn phản đối quyết định của tòa án, vẫn có nhiều cơ hội, trong một thế giới mà việc phá thai quay trở lại với diễn trình dân chủ, khiến cho việc bênh vực chính nghĩa phò sự sống có cơ thành công.

Nhưng chính nghĩa chống phá thai có mối liên hệ chặt chẽ với một Đảng Cộng hòa cố thủ về phương diện văn hóa và một phe hữu tôn giáo suy yếu, nó hiện có ít loa phóng thanh siêu truyền thông và sự hậu thuẫn tài chính yếu kém, và nhiều người trong nước dường như không muốn nghĩ quá nhiều về việc phá thai và trừng phạt bên buộc nó phải làm như vậy. Vì vậy, điều cực kỳ dễ dãi là tưởng tượng sự kết liễu của Roe dẫn đến việc tiểu bang ra quy định nhiều hơn một chút (phần lớn là các hạn chế trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ, phù hợp với quan điểm của nhiều quốc gia Châu Âu), nhưng sau đó với một số tiểu bang đi xa hơn bằng cách tẩy chay và bao vây, khiến mục tiêu chấm dứt việc phá thai trên toàn quốc trở nên xa vời hơn bao giờ hết.

Đặc biệt là vì tính hợp lý của mục tiêu đó phụ thuộc vào việc liệu phong trào phò sự sống có thể chứng minh - qua các cuộc chứng minh bằng chính sách văn bản, chứ không chỉ bằng lời hoa mỹ - mình có thể bảo vệ và hỗ trợ các phụ nữ mang thai không còn phá thai trên thế giới... Phe phò lựa chọn khăng khăng cho rằng sự độc lập, phúc lợi và bình đẳng của các phụ nữ này phụ thuộc vào quyền được kết thúc một sự sống mà, nếu nó được ước muốn, sẽ được gọi tên và kỷ niệm bằng những bức ảnh siêu âm trên tủ lạnh. Để chống lại lập luận đó, phong trào chống phá thai cần nhiều hơn là bức ảnh siêu âm: Nó cần chứng minh tiền đề của phe phò lựa chọn là sai.

Các nhà lãnh đạo khôn ngoan hơn của phong trào biết rõ điều đó. Thí dụ, năm ngoái, Emma Green của The Atlantic đã mô tả Cheryl Bachelder, cựu giám đốc điều hành của Popeye's và là một người phò sự sống hiếm hoi trong thế giới giám đốc điều hành, người đang làm việc với các nhà lãnh đạo chống phá thai khác “để động não mọi hệ thống hỗ trợ cộng đồng cần phải mạnh mẽ hơn trong một thế giới mà phá thai là bất hợp pháp: các dịch vụ sức khỏe tâm thần, các chương trình phục hồi cai nghiện, chăm sóc trẻ em vừa túi tiền”. Green cũng báo cáo rằng Viện Charlotte Lozier, chi nhánh nghiên cứu của Susan B. Anthony List, đã thu thập một cơ sở dữ liệu về các nguồn tài nguyên của tiểu bang dành cho các phụ nữ mang thai để chuẩn bị cho việc kết liễu có thể có của Roe.

Nhưng, tất nhiên - như Green đã nói một cách khôn ngoan tỉnh táo – việc thực sự mở rộng được các dịch vụ xã hội lớn ở các tiểu bang có tiềm năng cấm phá thai đòi hỏi một Đảng Cộng hòa khác với Đảng hiện có ngày nay.

Thí dụ, tháng trước, nhiều đảng viên Cộng hòa bảo thủ về mặt xã hội đã chỉ trích chương trình phúc lợi gia đình được Romney đề xuất với lý do nó có thể dẫn đến nhiều bà mẹ đơn thân không làm việc hơn. Đây là một lo lắng hợp lý, nhưng chắc chắn đây là trường hợp mà việc làm cho việc phá thai thành bất hợp pháp, trong ngắn hạn, sẽ dẫn đến nhiều phụ nữ nuôi con trong hoàn cảnh khó khăn hơn. (Các hiệu quả văn hóa lâu dài là một vấn đề riêng). Và rồi, đây cũng là trường hợp các trợ cấp gia đình như kế hoạch Romney đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ phá thai khi được sử dụng ở các nước Châu Âu.

Đặt các thực tại trên lại với nhau, bạn có được một kết luận là: hầu hết các đảng viên Cộng hòa đã không tiếp thu. Để hạn chế phá thai một cách công chính và bền vững, để giảm bớt khó khăn bản thân rong việc nuôi dạy con cái và tỷ lệ phá thai bất hợp pháp, bạn có thể cần một loại chính sách như kế hoạch của Romney bất chấp các hậu quả đối với sáng kiến việc làm hay làm mẹ đơn thân có ra sao. Có thêm những vụ sinh ngoài ý muốn cho các phụ nữ nghèo là cái giá phải trả của chiến thắng phò sinh – với chính mạng sống của trẻ sơ sinh như là lý lẽ biện minh cho việc cái giá đó rất đáng để trả.

Các thực tại trên có vẻ rất xa vời với lý thuyết pháp lý liên quan đến cuộc tranh luận về Tu chính án thứ 14. Đề nghị rằng các thẩm phán nên tán thành việc đọc Hiến pháp chống phá thai không giải quyết được vấn đề trước mắt nào của phong trào phò sự sống. Nếu các nhà luật học do Đảng Cộng hòa bổ nhiệm ngày nay quá rụt rè về mặt chính trị khi đơn thuần trả lại việc quy định phá thai cho các tiểu bang, thì càng khó tưởng tượng hơn rằng họ sẽ ban hành được một phán quyết phò sinh đáng kể, một phán quyết mà theo sự phân bổ thống thuộc hiện nay sẽ có nguy cơ bị nhiều chính phủ tiểu bang cấp tiến vô hiệu hóa. Và một lập luận khoa bảng về ý nghĩa nguyên thủy của Tu chính án thứ 14 khó lòng giúp phong trào phò sự sống giải quyết các vấn đề phúc lợi xã hội tức thời mà họ cần phải giải đáp nếu Roe bị hủy bỏ.

Tuy nhiên, có một cách trong đó lập luận của Tu chính án thứ 14 và các cộng đoàn được đưa ra bởi quá trình động não của Bachelder hoặc kế hoạch gia đình của Romney thực sự có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong một thời gian dài, chủ trương cốt lõi phò sự sống - không phải là việc phá thai nên được quy định nhiều hơn một chút hoặc phản cảm nhiều hơn một chút về mặt văn hóa, mà nó thực sự cần bị cấm trong gần như mọi trường hợp - đã là một biểu tượng và một điều trừu tượng: một ý tưởng cho rằng các tổng thống Cộng hòa có thể ủng hộ một cách rất chiểu danh một chính nghĩa mà những người được bổ nhiệm trong tư pháp có thể hưởng lợi từ việc không cần trực tiếp ủng hộ một lý tưởng mà các nhà lập pháp Cộng hòa của tiểu bang có thể viện dẫn mà không cần gây hại cho các nguyên tắc cấp tiến của họ để biến nó thành hiện thực.

Nhưng hiện nay, với phong trào phò sự sống lơ lửng trong một lâm bô kỳ lạ giữa một chiến thắng từng khao khát bấy lâu và một thất bại pháp luật khác, câu hỏi ló dạng là: Tâm tư chống phá thai là chiểu danh hay có thực?

Nếu phần lớn nó chỉ là chiểu danh, thì sự phản bội của Roberts hoặc Gorsuch sẽ không thay đổi nhiều về nền chính trị tư pháp bảo thủ. Nếu phần lớn nó chỉ là chiểu danh, thì ngay cả việc kết liễu Roe cũng chỉ thay đổi nền chính trị phá thai ở bên lề và ở các tiểu bang nặng Cộng Hòa mà thôi.

Tuy nhiên, nếu việc chấm dứt phá thai là một mục tiêu thực sự, thì một thất bại nữa tại Tòa án Tối cao Pháp viện sẽ thúc đẩy một cuộc đánh giá lại triệt để Hiệp hội Liên bang hiện có của phong trào và các liên minh của Đảng Cộng Hòa.

Và một chiến thắng tại tòa án cũng nên mở rộng trí tưởng tượng của phe phò sự sống quá bên kia các chính sách thường lệ của Cộng Hòa, hướng tới viễn kiến này là mọi phương thức phải được đem ra thảo luận về việc chính sách công phải làm thế nào để lệnh cấm phá thai trở nên khả thi, phổ biến và lâu dài.

Trong cả hai trường hợp, có một điều cần nói là phong trào phò sự sống nói năng ít hơn bằng ngôn ngữ đảng phái và chủ nghĩa thủ tục, và nghe giống như chính nghĩa không tưởng chứ không chỉ là bảo thủ...

Theo nghĩa này, việc nói rằng “đúng, Hiến pháp, vốn bảo vệ ‘những con người’, phải bảo vệ những người còn ẩn nấp và bất lực trong bụng mẹ” và “vâng, chúng tôi sẽ trả bất cứ giá nào trong việc chi tiêu và hỗ trợ xã hội mà nguyên tắc này đòi hỏi” không phải là các chủ trương mâu thuẫn nhau: Chúng là cùng một lập luận ở các chiến tuyến khác nhau.

Thật khó tưởng tượng một tương lai trong đó, Tối cao Pháp viện áp đặt quan điểm phò sinh hoàn toàn lên một đất nước không muốn điều đó. Bất kể giá trị hiến pháp của nó là gì, ý tưởng Tu chính án thứ 14 đòi hỏi công luận phải di chuyển theo hướng của nó trước tiên.

Nhưng có một tương lai có thể tưởng tượng được, trong đó, việc đưa ra các lập luận nhấn mạnh rằng phong trào phò sinh thực sự muốn nói điều nó muốn nó, và sự sống của những đứa trẻ và mẹ của chúng quan trọng hơn bất cứ nguyên tắc nào khác, là một phần của điều cuối cùng sẽ thuyết phục đất nước lựa chọn sự sống.
 
Thông Báo
Thông tin mới nhất, rất ích lợi về COVID-19 từ Minesota
Vietnamese Social Service in Minnesota
16:34 06/04/2021
Thông tin chi tiết: https://twitter.com/mnstateauditor
Thông tin chi tiết: https://www.health.state.mn.us/diseases/coronavirus/materials/celebrate.pdf
Thông tin chi tiết: https://www.health.state.mn.us/diseases/coronavirus/schools/testweeks.pdf
 
Văn Hóa
Khao khát Thánh Lễ
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
05:03 06/04/2021
KHAO KHÁT THÁNH LỄ

Là người Công Giáo có trách nhiệm, ai cũng biết rằng mình có bổn phận tham dự thánh lễ ngày Chúa nhật. Thậm chí lề luật còn quy định, nếu bỏ lễ Chúa nhật mà không có lý do chính đáng, bị xem là phạm tội trọng.

Nhưng vì quá nhấn mạnh đến khía cạnh tội, lề luật, trách nhiệm, một số người đi lễ Chúa nhật chỉ như việc làm đối phó, đi cho xong bổn phận, gọi là dự lễ nhưng thực tế hoàn toàn không có cái hồn của việc dự lễ.

Trong khi đó, việc tham dự thánh lễ Chúa nhật còn một khía cạnh khác tích cựac hơn nhiều, hạnh phúc hơn nhiều, mạnh mẽ hơn nhiều, đó là: Thánh lễ là ân huệ Chúa ban, và tham dự thánh lễ là đón nhận ân huệ, đón nhận quà tặng vô giá từ Trời.

Ân huệ này, món quà này thật đặc biệt vì chính Chúa Giêsu trao ban nó cho chúng ta trước khi Người lìa bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha.

Nhớ năm ngoái, vào đúng dịp tuần Thánh và Phục sinh, lại là thời gian đỉnh cao của dịch wuhan, chúng ta không thể tham dự thánh lễ. Nhưng nhờ đó, nó trở thành cơ hội tốt để nhiều người còn giữ được tâm hồn sốt sắng, nhìn lại giá trị của món quà vô giá mà bao nhiêu năm tháng Chúa ban cho mình tận hưởng.

Mất những gì đã từng có, vuột khỏi tầm tay những gì đã từng nắm trong tay, ta mới thật sự quý điều mình đã không còn.

Chỉ có như thế mới là cơ hội giúp ta quý trọng mọi thứ Chúa trao ban, nâng niu món quà của Chúa, thèm khát ân huệ vô giá của Chúa.

Rồi khoảng thời gian không thể đến nhà thờ tham dự thánh lễ cũng qua đi. Sự thèm khát thánh lễ có làm nhiều người quý trọng thánh lễ hơn, dự lễ sốt sắng hơn...

Nhưng rồi mọi sự lại đâu vào đấy. Bởi khi nhà thờ được mở cửa liên tục, việc đến nhà thờ dễ dàng hơn, trừ một số người giữ được tâm hồn thực sự hướng về Chúa, đại bộ phận người còn lại, lại tiếp tục cho thấy thái độ hững hờ, dự lễ vì thói quen, dự lễ vì sợ luật buộc, dự lễ vì chẳng lẽ mang tiếng mình là người Công Giáo lại chẳng đến nhà thờ...

Nhiều biểu hiện của nhiều người cho thấy, họ dự lễ cho có, cho rồi, chỉ là dự được chăng hay chớ mà thôi...

Ước mong từng người Công Giáo, khi đến nhà thờ tham dự chính hy tế tuyệt đối của Chúa Kitô, sẽ tham dự bằng tình yêu, bằng sự chân tình, bằng thái độ nhiệt tình của mình với mọi nỗi khao khát được đến nhà Chúa, được cùng Chúa hiến tế đời mình, dâng lên Chúa con người, đời sống, lo toan và mọi lao nhọc của bản thân, của gia đình và của mọi người thân...

Ước mong mỗi khi đến nhà thờ, mọi người sẽ thấy mình hạnh phúc được cùng Chúa Kitô dâng lên sự tôn thờ dành cho Chúa Cha nhờ ơn thánh hóa của Chúa Thánh Thần, được là người mang ơn cứu độ và gieo vãi ơn cứu độ của Chúa cho chính mình và cho trần thế.

Ước mong khi đến nhà thờ, mọi người mang theo cơn khát được gặp Chúa, gặp anh em mình để càng ngày càng hiệp thông với Chúa và với nhau chặt chẽ, mạnh mẽ hơn.

Ngoài những người còn xem thường việc tham dự hy tế của Chúa trong từng thánh lễ, chúng ta tin tưởng, với lòng yêu mến chân thành của tất cả những ai thiện chí, ơn Chúa, Đấng yêu thương chúng ta, sẽ làm cho đại dịch sớm qua đi, để từng người, mỗi lần lên đền thánh Chúa, sẽ cùng nhau gặp gỡ Thiên Chúa, gặp gỡ nhau trong hạnh phúc, tin yêu và hy vọng càng lúc càng lớn hơn, dạt dào hơn.

Còn giờ đây, chúng ta hãy để cho cõi lòng mình vang vọng lời Thánh vịnh 41:
"Như nai rừng mong mỏi tìm về suối nước trong,
hồn con cũng trông mong được gần Ngài, lạy Chúa.
Linh hồn con khao khát Chúa Trời, là Chúa Trời hằng sống
".
 
VietCatholic TV
Các cử hành trong Tuần Thánh năm nay ở Giêrusalem đã diễn ra như một phép lạ
Giáo Hội Năm Châu
02:06 06/04/2021


Ngày 3 tháng 4, 2021, New York Times cho đăng bài ký sự sau đây về Thứ Sáu Tuần Thánh năm nay tại Jerusalem. Nguyên văn xin xem tại https://dnyuz.com/2021/04/03/like-a-miracle-israels-vaccine-success-allows-easter-crowds-in-jerusalem



JERUSALEM - Vào sáng thứ Sáu, tại Cổ Thành Jerusalem, trong những con hẻm đá vôi của khu Kitô giáo, khung cảnh trông như thể đại dịch chưa từng xảy ra.

Những lối đi quanh co tạo thành Via Dolorosa (Đàng Thánh Giá), nơi những người theo Kitô giáo tin rằng Chúa Giêsu vác thập giá lên nơi bị đóng đinh, chật ních hơn 1,000 người thờ phượng. Tại khu chợ có mái che, không khí nồng mùi hương và vang vọng những bài thánh ca Kitô giáo. Cuộc rước Thứ Sáu Tuần Thánh, trong đó các tín hữu lần tìm lại con đường mà Chúa Giêsu được cho là đã đi qua, nay đã trở lại.

“Nó giống như một phép lạ”, Linh mục Amjad Sabbara, một linh mục Công Giáo Rôma, người đã giúp dẫn đầu đoàn rước, cho biết như thế. “Chúng ta không làm việc này trực tuyến nữa. Chúng ta đang nhìn thấy những người ở phía trước chúng ta".

Những hạn chế do đại dịch buộc phải hủy bỏ buổi lễ năm ngoái và đòi các linh mục phải tổ chức các buổi lễ không có sự hiện diện của tín hữu. Nay, nhờ vào đợt triển khai vắc xin dẫn đầu thế giới của Israel, đời sống tôn giáo ở Jerusalem đang trở lại bình thường. Và vào thứ Sáu, điều đó đã đưa đám đông một lần nữa đến các đường phố của thành phố và làm nhẹ nhõm ngay cả một trong những lễ kỷ niệm long trọng nhất của Kitô giáo: cuộc rước Thứ Sáu Tuần Thánh.

May Bathish, một ca trưởng 40 tuổi tại nhà thờ của Cha Sabbara ở Cổ Thành, cho biết: “Chúng tôi thật may mắn khi được ở đây. Khi được bước những bước Chúa Giêsu đã bước, quả là đặc ân cao qúy nhất".

Trong phần lớn thời gian của năm ngoái, đại dịch khiến Cổ Thành trống rỗng một cách kỳ lạ. Các cửa hàng, hội đường và nhà thờ của nó thường bị đóng cửa, các con hẻm vắng bóng khách du lịch và người hành hương. Nhưng với gần 60% cư dân Israel được chích ngừa đầy đủ, đường phố của thành phố lại một lần nữa nhộn nhịp, ngay cả khi khách du lịch nước ngoài vẫn vắng bóng.

Bà Bathish nói: “Khi trống không, nó giống như một thành phố ma”. Bây giờ, bà nói thêm, "đó là một thành phố sống".

Tại điểm tập trung để rước kiệu vào thứ Sáu, rất hiếm có chỗ để đứng. Các nhân viên cảnh sát đã chặn không cho những người đến muộn vào từ các con phố bên cạnh. Các thành viên của một nhóm thanh niên Công Giáo đã tạo thành một vòng tròn xung quanh những người mang một cây thánh giá lớn, trọng tâm của đoàn rước, để bảo vệ họ khỏi sự chen lấn của một biển người thờ phượng.

Nhiều người trong số những người trong đoàn rước là người Palestine, những người đã trở thành cư dân Israel sau khi Israel chiếm được Cổ Thành vào năm 1967, cùng với phần còn lại của Đông Jerusalem. Khoảng 6,000 Kitô hữu sống trong Cổ Thành, cùng với người Hồi giáo và người Do Thái giáo.

"Đi sau thánh giá!" một viên chức nhà thờ hô to. "Phía sau thánh giá, mọi người!"

Át sự huyên náo ấy, Cha Amjad kêu gọi giáo đoàn của mình đi thành từng hai người. “Từng hai người một” ngài nói to qua loa phóng thanh. "Không phải từng người một!"

Sau đó, đám đông di chuyển từ từ, hát những bài thánh ca tang chế khi họ tiến bước theo điều các Kitô hữu coi là diễn lại những bước đi cuối cùng của Chúa Giêsu.

Họ bước đi không đều đặn và bắt đầu đi xuống Via Dolorosa, qua địa điểm mà truyền thống cho rằng Chúa Giêsu đã bị Pontius Pilate xét xử, băng qua nơi Người bị xỉ vả và chế giễu, băng qua các cửa hàng bán các ảnh tượng và thánh giá Kitô giáo, kem và áo thung.
Họ rẽ trái rồi rẽ phải, qua những nơi mà các Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu đã vấp ngã - một lần, hai lần, ba lần - dưới sức nặng của cây thánh giá.

Trong con hẻm bên ngoài nhà nguyện Thánh Simon thành Cyrene, những người tham dự đoàn rước lướt ngón tay trên một tảng đá vôi màu đất son trên tường nhà nguyện. Theo truyền thống, Chúa Giêsu đã đứng thẳng người lên tựa vào tảng đá sau một lần vấp ngã. Và rất nhiều khách hành hương, trong nhiều thế kỷ, đã rờ mó viên đá này đến nỗi bề mặt của nó bây giờ nhẵn bóng khi chạm vào.

Cuối cùng, họ đến được Nhà thờ Mộ Thánh, nơi mà các tín hữu nghĩ là nơi Chúa Kitô bị đóng đinh, chôn cất và cuối cùng phục sinh.

Đối với một số người, đám rước Thứ Sáu Tuần Thánh thậm chí gây được tiếng vang hơn bình thường - các chủ đề của nó về đau khổ, cứu chuộc và đổi mới dường như mang tính biểu tượng đặc biệt khi việc kết thúc đại dịch chết người cuối cùng đã xuất hiện trong tầm mắt.

George Halis, 24 tuổi, đang học để trở thành linh mục và sống ở Cổ Thành, cho biết: “Chúng ta lại có hy vọng một lần nữa. Năm ngoái giống như một bóng tối bao trùm khắp trái đất".

Đối với những người khác, có một tầm quan trọng về thần học, cũng như về tình cảm, khi được tập hợp lại với nhau.

Đức Ông Vincenzo Peroni nói: “Mọi Kitô hữu đều là một phần trong nhiệm thể Chúa Kitô. Có thể ăn mừng cùng nhau làm cho điều đó hiển thị rõ ràng hơn". Đức Ông là một linh mục Công Giáo có trụ sở tại Jerusalem, người thường xuyên dẫn đầu các cuộc hành hương tại Đất Thánh.

Nhưng vào lúc này, việc được tụ họp với nhau đó vẫn còn nhiều giới hạn. Vẫn có những hạn chế về số lượng người thờ phượng trong các buổi cử hành lễ Phục sinh. Mặt nạ vẫn là một đòi hỏi pháp lý. Và người nước ngoài vẫn cần được miễn trừ để vào Israel – khiến hàng nghìn người hành hương vắng mặt, gây thiệt hại cho các chủ cửa hàng địa phương, những người phụ thuộc vào việc giao dịch của họ.

Hagop Karakashian, chủ một cửa hàng gốm nổi tiếng ở Cổ Thành, mà gia đình vốn thiết kế các bảng hiệu đường phố của khu phố, cho biết: “Vẫn có cảm giác như không bình thường. Người dân địa phương có thể ăn mừng, đúng. Nhưng vẫn còn thiếu một điều gì đó”.

Tâm trạng nơi các Kitô hữu cách đó một vài dặm, ở các thành phố Bethlehem và Ramallah của Palestine, thậm chí còn ít hân hoan hơn. Các Kitô hữu ở các lãnh thổ bị chiếm đóng chỉ có thể đến thăm Jerusalem khi có giấy phép đặc biệt, phép này càng trở nên khó kiếm trong thời kỳ đại dịch. Mặc dù hầu hết người Israel hiện đã được chích ngừa, nhưng phần lớn người Palestine vẫn chưa được chích ngừa.
Israel đã cung cấp vắc-xin cho hơn 100,000 người Palestine sống ở Bờ Tây bị chiếm đóng, hầu hết họ đều làm việc tại Israel hoặc các khu định cư ở Bờ Tây. Các quan chức Palestine đã thu được khoảng 150,000 liều chích.

Nhưng Israel cho biết họ không có nghĩa vụ phải chích ngừa cho phần còn lại của người dân Palestine, viện dẫn một điều khoản của hiệp định hòa bình Oslo những năm 1990, trong đó chuyển giao nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho các viên chức Palestine. Những người chỉ trích nói rằng Israel vẫn có trách nhiệm giúp đỡ, trích dẫn luật quốc tế đòi quyền lực chiếm đóng giám sát việc chăm sóc sức khỏe cho những người dân bị chiếm đóng, cũng như một điều khoản riêng của hiệp định Oslo nói rằng Israel phải làm việc với người Palestine trong thời gian có dịch bệnh.

Dù cách nào, tỷ lệ lây nhiễm vẫn cao ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng và tỷ lệ chích ngừa thấp - và đã hạn chế số lượng người Kitô giáo Palestine được cấp phép vào Jerusalem trong dịp lễ Phục sinh năm nay. Người phát ngôn của chính phủ Israel từ chối tiết lộ con số cuối cùng.

“Nếu không có giấy phép, chúng tôi không thể đến,” Linh mục Jamal Khader, linh mục giáo xứ Công Giáo Rôma ở Ramallah cho biết. "Đó là dấu hiệu cho thấy sự hiện diện liên tục của việc chiếm đóng và hạn chế di chuyển".

Nhưng việc Chúa Kitô bị đóng đinh và phục sinh vẫn cung cấp nguồn dinh dưỡng tinh thần cho một dân số nản lòng, Cha Khader cho biết, người được phép vào Jerusalem thông qua việc làm của ngài với nhà thờ.

Ngài nói: “Chúng tôi đồng nhất với những đau khổ của Chúa Kitô vào Thứ Sáu Tuần Thánh. Ngài nói thêm, "Sau đó, chúng tôi tìm được chút hy vọng vào Chúa nhật Phục sinh."
/
 
Bách hại công khai: Diễn biến quá sức đau lòng trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh tại Luân Đôn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:45 06/04/2021


1. Diễn biến quá sức đau lòng trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh tại Luân Đôn

Đức Tổng Giám Mục John Wilson của Southwark đã đến thăm Nhà thờ Công Giáo Ba Lan Chúa Kitô Vua ở phía nam thủ đô Luân Đôn vào sáng thứ Bảy Tuần Thánh, một ngày sau khi cảnh sát can thiệp làm gián đoạn buổi cử hành tưởng niệm cuộc thương khó Chúa vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Cảnh sát cáo buộc giáo xứ vi phạm các nguyên tắc an toàn COVID-19, trong khi giáo xứ có các bằng chứng cho thấy họ tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn do chính phủ ban hành.

Giáo xứ Chúa Kitô Vua thuộc Hội Truyền giáo Công Giáo Ba Lan ở Anh và xứ Wales và nằm trong Tổng giáo phận Southwark, bao gồm các khu vực của London ở phía nam sông Thames.

Vào ngày 2 tháng 4, hai nhân viên cảnh sát đã làm gián đoạn nghi thức Phụng vụ tưởng niệm cuộc thương khó Chúa và nói với cộng đoàn rằng cuộc tụ tập là “bất hợp pháp” và họ phải giải tán, hoặc phải đối mặt với tiền phạt lên đến 200 bảng Anh một người, vì vi phạm các quy tắc về khoảng cách xã hội và khẩu trang y tế.

Trong một tuyên bố đăng trên trang web của họ, giáo xứ cho biết cộng đoàn đã phải tuân lệnh cảnh sát và giải tán trong khi đang đọc trình thuật cuộc thương khó Chúa Kitô.

“Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng cảnh sát đã vượt quá quyền hạn của họ một cách tàn bạo khi ra lệnh mà không có lý do chính đáng,” tuyên bố cho biết.

“Chúng tôi lấy làm tiếc rằng quyền của các tín hữu đã bị xâm phạm vào một ngày quan trọng như vậy đối với mọi tín hữu, và sự thờ phượng của chúng tôi đã bị xúc phạm,” tuyên bố tiếp tục.

Giáo xứ cho biết:

“Chúng tôi tin rằng các quan chức cảnh sát thành phố đã được thông tin sai lạc về các hướng dẫn hiện hành dành cho các địa điểm thờ phượng. Họ cho rằng lý do can thiệp của họ là do lệnh cấm tổ chức các cử hành có công chúng tham dự tại các địa điểm thờ phượng ở Luân Đôn được ban hành vào ngày 4 tháng Giêng năm nay”.

Thực ra, chỉ thị được đưa ra vào ngày 4 tháng Giêng năm nay đã được thay đổi và cảnh sát không nắm được. Các hạn chế liên quan đến COVID-19 ở Anh cho phép tiếp tục các cử hành có công chúng tham dự, miễn là tuân thủ các quy tắc về khoảng cách xã hội.

Tổng giáo phận Southwark cho biết Đức Tổng Giám Mục John Wilson bày tỏ nỗi buồn của ngài trước diễn biến bi đát này và đã thảo luận vấn đề này với Đức ông Stefan Wylezek, là bề trên Hội Truyền giáo Công Giáo Ba Lan. Đức Ông có ý định liên hệ với các cơ quan Cảnh sát thủ đô trước khi đưa vụ này ra tòa.

Tổng giáo phận cho biết: “Việc thờ phượng nơi công cộng là được phép khi quy trình vệ sinh liên quan đến COVID và các hướng dẫn được ban hành bởi Hội đồng Giám mục Công Giáo Anh và xứ Wales được tuân thủ”.

Trong một tuyên bố, cảnh sát thủ đô Luân Đôn cho biết nghi lễ đã bị dừng lại vì một số người “không đeo khẩu trang y tế và những người có mặt rõ ràng không giữ đúng khoảng cách xã hội”.

Tuyên bố nói tiếp:

“Chúng tôi đặc biệt lo ngại về nguy cơ lây truyền vi-rút COVID-19 do các cuộc tụ tập đông người trong nhà mà mọi người không giữ cách biệt về mặt xã hội và một số không đeo khẩu trang. Do đó, các viên chức đã đưa ra quyết định rằng việc tiếp tục buổi cử hành này là không an toàn”

Giáo xứ Chúa Kitô Vua phản bác ý kiến này của cảnh sát. Các chỉ thị mới nhất của chính phủ không đề cập đến yêu cầu đeo khẩu trang. Mặt khác, khoảng cách xã hội 1.5m chỉ áp dụng cho những người không cùng trong một gia đình. Các thành viên trong cùng một gia đình có thể ngồi chung xe hơi với nhau thì có lý do gì họ phải giữ khỏang cách 1.5m.

Một giáo dân cho biết:

“Nếu trong nhà thờ, người ta không giữ khoảng cách xã hội thì bảo người ta đứng cách xa. Giải tán cả một buổi cử hành quan trọng như thế là một hành động tàn bạo. COVID-19 là chiêu bài nhằm che đậy một sự phân biệt đối xử đã kéo dài hàng trăm năm.”

Trước thời gian đại dịch coronavirus, giáo xứ Chúa Kitô Vua muốn được tổ chức rước kiệu nhân ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa như truyền thống ở quê nhà. Họ nộp đơn xin trong nhiều năm, năm 2017 là năm đầu tiên họ xin được phép.

Trong đoạn video này, quý vị và anh chị em có thể thấy người đi đường ngạc nhiên như thế nào trước cuộc rước kiệu Thánh Thể ngày 15 tháng 6, 2017 trên đường phố Luân Đôn do giáo xứ Chúa Kitô Vua tổ chức. Lần đầu tiên nhiều người thấy cảnh rước kiệu như thế.

Tiếc thay, các cuộc rước kiệu này chỉ diễn ra được thêm 2 lần nữa. Virus Tầu độc địa đã là một chiêu bài tốt để cấm đoán cử hành này.
Source:Crux

2. Kinh Truyền Tin và Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng

Trưa thứ Hai 5 tháng Tư, theo một truyền thống có từ thời Đức Giáo Hoàng Gioan 23, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng thay cho Kinh Truyền Tin như thường lệ.

Nhân dịp này, Kim Thúy xin trình bày vài nét lịch sử về thực hành này của các vị Giáo Hoàng.

Kinh Truyền Tin, Angelus, là một lời cầu nguyện đặc biệt được người Công Giáo đọc ba lần một ngày, vào lúc 6 giờ sáng, 12 giờ trưa và 6 giờ chiều và kèm theo tiếng chuông. Danh xưng Angelus này xuất phát từ tiếng Latinh Angel có nghĩa là Thiên thần. Kinh Truyền Tin là lời cầu nguyện nhắc nhở chúng ta về Mầu nhiệm Nhập thể qua đó Chúa Giêsu Kitô vì yêu thương nhân loại đã mặc lấy bản tính con người của chúng ta để cứu độ chúng ta.

Đức Giáo Hoàng Gioan 23 đã nói về Angelus “như một bản tóm tắt ‘sử thi Kitô Giáo’ trong ba biến cố trọng đại: lời mời gọi và sáng kiến của Thiên Chúa; phản ứng của con người với tiếng xin vâng, fiat; và kết quả của sự vâng phục này là Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể”.

Buổi đọc kinh Truyền Tin của một vị Giáo Hoàng cùng với công chúng như chúng ta thấy hiện nay đã diễn ra lần đầu tiên vào ngày Thứ Tư Lễ Tro, 11 tháng Hai, năm 1959, và được khởi xướng bởi vị “Giáo hoàng hiền lành” Gioan 23, là vị Giáo Hoàng đã triệu tập Công đồng Vatican II.

Ngày 11 tháng Hai, năm 1959 vừa là ngày khai mạc Mùa Chay vừa là ngày kỷ niệm các cuộc hiện ra tại Lộ Đức, và kết thúc các lễ kỷ niệm một trăm năm Đức Mẹ hiện ra.

Liên kết hai sự kiện với nhau, Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 nói rằng khi Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, thông điệp của Đức Mẹ là hãy sám hối, sám hối, và sám hối. Đó cũng là thông điệp của ngày thứ Tư lễ Tro.

Đức Gioan 23 cũng nhắc nhở những người hành hương Ý rằng đây là dịp kỷ niệm 30 năm Hiệp ước Lateranô. Đó là một thỏa thuận trong đó Ý công nhận Vatican là một quốc gia độc lập.

Sau buổi đọc kinh Truyền Tin đầu tiên này, Đức Gioan 23 chỉ xuất hiện rải rác vào các ngày Chúa nhật và các ngày lễ trọng trong suốt triều đại giáo hoàng của ngài.

Khi Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục bắt đầu triều Giáo Hoàng của ngài, buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật và các ngày lễ trọng đã trở thành một phần thường xuyên trong các hoạt động của Đức Thánh Cha. Tất cả các Đức Giáo Hoàng kể từ đó đã tiếp tục truyền thống này, mở rộng nó để bao gồm các bài huấn đức bằng các ngôn ngữ khác như hiện nay. Thông thường, trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha trình bày một bài huấn đức; và sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Giáo Hoàng sẽ nói thêm vài lời để thu hút sự chú ý của thế giới đến một vấn đề cần quan tâm cụ thể và yêu cầu các tín hữu gia tăng những lời cầu nguyện.

Lúc đầu, buổi đọc kinh Truyền Tin tại Vatican được nhắm đến những người có mặt tại quảng trường Thánh Phêrô, nhưng giờ đây trong thời đại kỹ thuật số, hoạt động này dành cho tất cả mọi người trên khắp thế giới và đã trở thành một nền tảng để Đức Giáo Hoàng nói chuyện với đàn chiên lớn hơn của mình.

Trong suốt Mùa Phục sinh, thay cho Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha sẽ đọc Kinh Regina Caeli tức là Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng.

Buổi đọc Kinh Truyền Tin hay Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng được các đài truyền hình Rai Uno và Eurovision Network phát sóng.

3. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa thứ Hai 5/4/2021

Trong suốt Mùa Phục sinh, thay cho Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha sẽ đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng. Ngày thứ Hai 5 tháng Tư là lễ nghỉ tại Italia và nhiều nước trên thế giới, trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

Anh chị em thân mến, chào buổi sáng

Thứ Hai sau Lễ Phục Sinh còn được gọi là Thứ Hai Thiên Thần vì chúng ta nhớ lại cuộc gặp gỡ của thiên thần với những người phụ nữ đến mộ Chúa Giêsu (x. Mt 28: 1-15). Thiên sứ nói với các bà: “Tôi biết các bà tìm Đức Giêsu, Đấng bị đóng đinh. Người không có ở đây, vì Người đã sống lại như Người đã phán”. (c. 5-6). Thành ngữ “Người đã sống lại” này vượt quá khả năng của con người. Ngay cả những người phụ nữ đã đi vào ngôi mộ và thấy nó trống rỗng cũng không thể xác nhận “Người đã sống lại”, nhưng họ chỉ có thể nói rằng ngôi mộ trống rỗng. “Người đã sống lại” là một thông điệp. Chỉ một thiên thần mới có thể nói rằng Chúa Giêsu đã sống lại, chỉ một thiên thần có thẩm quyền mang thông điệp của thiên đàng, với quyền năng được Chúa ban mới có thể nói điều đó, giống như một thiên thần - chỉ một thiên thần - đã có thể nói với Đức Maria: “Bà sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, và Người sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao” (Lc 1:31-32). Vì thế, chúng ta gọi ngày hôm nay là Thứ Hai của Thiên thần bởi vì chỉ có một thiên thần với quyền năng của Thiên Chúa mới có thể nói rằng Chúa Giêsu đã sống lại.

Thánh sử Matthêu thuật lại rằng vào buổi sáng Phục sinh “có một trận động đất lớn; vì một thiên sứ của Chúa từ trời xuống, đến lăn tảng đá và ngồi trên đó” (xem câu 2). Hòn đá lớn đó, được cho là dấu ấn chiến thắng cái ác và cái chết, được đặt dưới chân, nó trở thành bệ ngồi của thiên thần Chúa. Tất cả các kế hoạch và những mưu lược của những kẻ thù và những kẻ bách hại Chúa Giêsu đều ra vô ích. Tất cả các phong niêm đã vỡ vụn. Hình ảnh thiên thần ngồi trên đá trước lăng mộ là biểu hiện cụ thể, biểu hiện hữu hình của sự chiến thắng cái ác của Thiên Chúa, biểu hiện của sự chiến thắng của Chúa Kitô đối với hoàng tử của thế gian này, biểu hiện của sự chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối. Ngôi mộ của Chúa Giêsu không được mở ra bởi một hiện tượng vật lý, mà bởi sự can thiệp của Chúa. Thánh Matthêu nói tiếp rằng sự xuất hiện của thiên thần “giống như ánh chớp, và y phục trắng như tuyết” (c. 3). Những chi tiết này là những biểu tượng xác nhận sự can thiệp của chính Thiên Chúa, Đấng đang mở ra một kỷ nguyên mới, là thời kỳ cuối cùng của lịch sử vì sự phục sinh của Chúa Giêsu đã khởi đầu cho thời kỳ cuối cùng, có thể kéo dài hàng nghìn năm trong lịch sử, nhưng đó là lần cuối cùng.

Có một phản ứng gồm hai mặt khi nhìn thấy sự can thiệp này của Thiên Chúa. Đó là những người lính canh không thể đối mặt với quyền năng áp đảo của Thiên Chúa và bị rung chuyển bởi một trận động đất bên trong: họ đờ người ra như những người chết (xem câu 4). Quyền năng của Chúa Phục sinh lật nhào những kẻ đã được sử dụng để bảo đảm chiến thắng rõ ràng của cái chết. Và những người bảo vệ đó đã phải làm gì? Đến gặp những người đã ra lệnh cho họ phải canh gác và nói ra sự thật. Họ có một lựa chọn để thực hiện: hoặc nói sự thật hoặc để bản thân bị thuyết phục bởi những người đã giao cho họ lệnh canh gác. Và cách duy nhất để thuyết phục họ là tiền. Và những người đáng thương đó, những người nghèo, đã bán sự thật, và với số tiền trong túi, họ tiếp tục nói: “Không, các môn đệ đến và cướp xác”. Tiền bán Chúa, ngay cả ở đây, trong biến cố phục sinh của Chúa Kitô, có khả năng phủ nhận sự thật. Phản ứng của những người phụ nữ thì khác vì họ được sứ thần Chúa mời gọi một cách rõ ràng là đừng sợ, và cuối cùng, các bà không sợ - “Đừng sợ!” (c. 5) - và không tìm kiếm Chúa Giêsu trong mộ.

Chúng ta có thể gặt hái được một giáo huấn quý báu từ những lời của thiên sứ: chúng ta đừng bao giờ mệt mỏi khi tìm kiếm Chúa Kitô Phục sinh, Đấng ban sự sống dồi dào cho những ai gặp Ngài. Tìm kiếm Chúa Kitô có nghĩa là khám phá sự bình an trong tâm hồn chúng ta. Những người phụ nữ trong Tin Mừng cũng vậy, sau khi bị rúng động lúc đầu – là điều thường tình có thể hiểu được - đã cảm thấy vui mừng tột độ khi phát hiện ra Thầy còn sống (xin xem các câu 8-9). Trong Mùa Phục Sinh này, ước muốn của tôi là mọi người có thể có cùng một kinh nghiệm thiêng liêng, khi đón nhận trong tâm hồn, trong nhà và trong các gia đình của chúng ta lời loan báo vui mừng về Lễ Phục Sinh: “Đức Kitô, đã sống lại từ trong cõi chết, nay Người không còn ở đây nữa; cái chết không còn quyền thống trị trên Người nữa” (Ca nhập lễ). Lời loan báo Phục sinh, Chúa Kitô đang sống, Chúa Kitô đồng hành với cuộc đời tôi, Chúa Kitô ở bên cạnh tôi. Chúa Kitô gõ cửa trái tim tôi để anh chị em có thể cho Người vào, Chúa Kitô đang sống. Trong những ngày lễ Phục sinh, sẽ là tốt cho chúng ta khi lặp lại điều này: Chúa vẫn đang sống.

Xác tín này thúc đẩy chúng ta cầu nguyện hôm nay và trong suốt Mùa Phục Sinh: kinh Regina Caeli, Laetare - tức là Nữ Vương Thiên Đàng, hãy vui mừng. Thiên sứ Gabriel đã chào Mẹ như vậy lần đầu tiên: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng!” (Xem Lc 1:28). Giờ đây niềm vui của Mẹ Maria đã trọn vẹn: Chúa Giêsu hằng sống, Tình yêu đã chiến thắng. Mong rằng đây cũng là niềm vui của chúng ta!

Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến!

Trong bầu không khí của Lễ Phục sinh tiêu biểu của ngày hôm nay, tôi trìu mến chào tất cả anh chị em tham gia vào giờ phút cầu nguyện này qua các phương tiện giao tiếp xã hội. Tôi đang nghĩ đặc biệt đến những người già, những bệnh nhân, được kết nối từ nhà riêng hoặc nhà nghỉ của họ. Tôi gửi lời khích lệ và ghi nhận chứng tá của họ: Tôi đang gần gũi với họ. Và với tất cả mọi người, tôi hy vọng anh chị em có thể sống đức tin trong những ngày của Tuần Bát nhật Phục sinh này, trong đó ký ức về sự phục sinh của Chúa Kitô được kéo dài. Hãy tận dụng mọi dịp thích hợp để làm chứng cho niềm vui và sự bình an của Chúa Phục sinh.

Chúc mọi người lễ Phục sinh vui vẻ, thanh thản và thánh thiện! Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt!
Source:Holy See Press Office


4. Lời Kêu Gọi Của Các Nhóm Công Giáo Châu Á Và Thái Bình Dương Về Phân Biệt Đối Xử Và Kỳ Thị Chủng Tộc Đối Với Người Mỹ Gốc Á

Cha Nguyễn Thanh Châu, Chủ Tịch, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ và nhiều vị khác đã đưa ra tuyên bố sau đây liên quan đến các vụ tấn người Á Châu tại Hoa Kỳ.

Vụ xả súng chết người ở khu vực Atlanta vào tuần trước đã cướp đi sinh mạng của 8 người, trong đó có 6 phụ nữ gốc Á châu. Là những lãnh đạo mục vụ trong các cộng đồng Á Châu và các Đảo Thái Bình Dương, chúng tôi vô cùng đau đớn khi biết về tin bi thảm này và chúng tôi xin dâng lời cầu nguyện cho những người đã khuất và niềm ủi an cho gia đình bạn hữu của họ. Chúng tôi đồng tâm đoàn kết với anh chị em của chúng tôi trong thời điểm hận thù và bạo lực nhắm vào cộng đồng châu Á ở nhiều nơi trên đất nước này.

Đức Giám Mục Oscar Solis, Chủ Tịch Tiểu Ban về các vấn đề Châu Á và các Đảo Thái Bình Dương của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ, đã đưa ra một tuyên bố, trong đó ngài nói: “Là giám mục, chúng tôi phản đối bất kỳ hình thức hận thù và bạo lực nào, đặc biệt khi chúng dựa trên chủng tộc, sắc dân, hoặc phái tính.” Vào tháng năm qua (2020), ba vị chủ tịch giám mục đã đưa ra một tuyên bố chung bày tỏ: “Chúng tôi kêu gọi những người Công Giáo, Kitô giáo và tất cả những người có thiện chí giúp ngăn chặn mọi hành động và thái độ phân biệt đối xử vì khác biệt chủng tộc, bởi chúng là những cuộc tấn công chống lại sự sống và phẩm giá con người và trái ngược với các giá trị Tin Mừng.”

Cùng với các chủ chăn của chúng ta, chúng ta hãy lưu tâm và hướng về sự thật căn bản này, “bởi vì tất cả loài người đều có chung một nguồn gốc, nên tất cả đều là anh chị em, tất cả đều được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Khi chân lý này bị bỏ qua, hậu quả là thành kiến và sợ hãi đối với người khác, và —thông thường nhất —là sự hận thù”.

Trong năm qua khi đại dịch COVID 19 hoành hành, đã có nhiều báo cáo về ngược đãi qua ngôn từ và tấn công thể lý đối với nhiều người châu Á. Tiếc thay, các tội phạm chống lại người Châu Á ít khi được báo cáo. Khi các sự kiện xảy ra, chúng tôi nhận thấy rằng nhiều trường hợp trong số này thật đáng buồn đã biến thành những hành vi bạo lực và thậm chí dẫn đến cả cái chết. Hận thù, phân biệt đối xử và bạo hành không có chỗ trong xã hội chúng ta cũng như bất kỳ ở nơi đâu.

Chúng tôi kêu gọi các cộng đồng hãy dấn thân vào một cuộc đối thoại hòa bình ở cấp địa phương cũng như cấp quốc gia để thảo luận về vấn đề thành kiến và thiên kiến chống lại người Á châu. Chúng tôi cổ động việc hòa hợp chung sống cho tất cả mọi người, chúng tôi khấn nguyện cho lòng nhân hậu và tình yêu thương, cũng như cùng hợp tác hướng tới việc thuyên chữa và hiệp nhất.

Nhân dịp Mẹ Giáo Hội cử hành Đại lễ Vượt Qua của Chúa Giê-su Ki-tô – cuộc khổ nạn, cái chết. và sự sống lại của Người, chúng ta đặt trọn niềm hy vọng và cậy trông vào Thiên Chúa đầy xót thương và nhân hậu, Đấng đã ban chính Con Một của Người, Đức Giê-su Kitô, Chúa chúng ta, để cứu độ tất cả chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết.