Ngày 02-03-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:52 02/03/2015
N2T

31. Lấy đức ái đối xử với người, thì Thiên Chúa ở trong lòng của người yêu người.

(Thánh Francis de Sales)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

-------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
77% dân số thế giới sống dưới sự bách hại tôn giáo nghiêm trọng
Đặng Tự Do
16:56 02/03/2015
77% dân số thế giới đang sống dưới sự bách hại "cao hoặc rất cao" về tôn giáo. Trung tâm nghiên cứu Pew đã đưa ra con số nêu trên và cảnh cáo cáo rằng tình hình bách hại tôn giáo đang có chiều hướng gia tăng. Con số những người phải sống trong những điều kiện nguy hiểm vì niềm tin của mình trong năm 2007 là 68%.

Báo cáo cũng cho biết thêm "Trong 198 quốc gia được nghiên cứu, có tới 102 quốc gia trong đó các Kitô hữu bị quấy rối bởi các cơ quan chính phủ, xã hội".

Thống kê về con số những người phải sống trong những điều kiện nguy hiểm vì niềm tin của mình không kể đến những quốc gia phương Tây như Hoa Kỳ nơi các tổ chức Giáo Hội và các Kitô hữu có thể bị truy tố khi hành động theo niềm tin của mình trước những vấn đề gây tranh cãi như phá thai, kết hiệp đồng tính…
 
Các Giám mục Venezuela tố cáo chính quyền sử dụng bạo lực đàn áp dân chúng
Đặng Tự Do
01:43 02/03/2015
Các Giám mục Venezuela đã mạnh mẽ lên tiếng yêu cầu chính quyền nước này ngưng ngay các hành vi bạo lực và đừng nhờ đến "những phương tiện súng đạn là điều trái với pháp luật". Các ngài đã đưa ra lời kêu gọi trên sau cái chết của Kluiverth Roa, một thiếu niên mới 14 tuổi, đã bị giết bởi một viên cảnh sát.

Trong tuyên bố ký ngày 26 tháng 2, bởi Đức Cha Mario Moronta, Giám Mục San Cristobal, thành phố nơi cậu bé bị sát hại, các Giám Mục nước này viết:

"Chúng tôi kêu gọi chính quyền dân sự, quân sự và cảnh sát không được sử dụng những phương tiện súng đạn là điều trái với pháp luật và phẩm giá của con người"

Đức Cha Moronta nhắc nhở các lực lượng an ninh rằng nhiệm vụ của họ là “duy trì an ninh trật tự, tôn trọng pháp luật và quyền con người”, đồng thời nhắc lại rằng “phản đối là một quyền dân sự chính đáng", được thực hiện trong vòng pháp luật và ôn hòa.

Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino, Tổng Giám mục của Caracas, cũng yêu cầu chính phủ "ngăn cấm việc sử dụng vũ lực gây chết người trong việc kiểm soát các cuộc biểu tình" và kêu gọi "sự trừng phạt những người có tội". Được biết, trước đó một sinh viên trẻ khác cũng đã bị cảnh sát giết chết tại thủ đô Caracas.
 
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về cuộc bỏ phiếu của Ủy Ban Truyền Thông Liên Bang Hoa Kỳ
Nguyễn Việt Nam
01:48 02/03/2015
Trong thông cáo báo chí đưa ra hôm 26 tháng Hai, Ủy Ban Truyền Thông Liên Bang Hoa Kỳ, gọi tắt là FCC, cho biết ủy ban đã bỏ phiếu với một tỷ lệ nghiêng ngửa là 3-2 để tiếp tục ủng hộ chính sách theo đó mạng lưới toàn cầu phải là “mở” và là bệ phóng cho quyền tự do phát biểu, cho những sáng kiến và sự phát triển kinh tế quốc gia. Ủy Ban chống lại những động thái phân biệt đối xử với những người sản xuất chương trình hay thay đổi nội dung phát biểu của họ xuất phát từ những lợi nhuận kinh tế.

Đức Cha John C. Wester của giáo phận Salt Lake, chủ tịch Ủy Ban Truyền Thông của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã ra một thông cáo báo chí chào mừng quyết định này của FCC. Ngài viết:

"Internet là một phương tiện quan trọng cho những phát biểu về tôn giáo. Đài phát thanh, truyền hình phát sóng và truyền hình cáp, một phần lớn, đã đóng cửa trước những thông điệp tôn giáo phi thương mại. Từ khi Internet xuất hiện cho đến giữa những năm 2000, các nhà cung cấp dịch vụ Internet không được phép phân biệt đối xử hoặc can thiệp vào những gì đã được trình bày qua những kết nối Internet. Hôm nay, FCC khôi phục bảo vệ này cho những người phát biểu, là một sự bảo vệ đặc biệt quan trọng với những người phát biểu về tôn giáo phi thương mại.

Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ từ lâu đã hỗ trợ tính mở của Internet, nơi mà cả các công ty điện thoại lẫn các công ty cung cấp dịch vụ Internet không thể làm xáo trộn việc truy cập của người tiêu dùng vào bất kỳ trang web hợp pháp nào”.
 
Tòa án Úc đứng về phía tổng giáo phận Brisbane trong một vụ kiện rất ngớ ngẩn
Nguyễn Việt Nam
01:54 02/03/2015
Cơ quan Centacare Catholic Family and Community Services của tổng giáo phận Brisbane đã đuổi việc bà Susan Bunning, một điều phối viên chăm sóc sức khoẻ, sau khi phát hiện ra bà này có một đời sống cá nhân quá bê bối. Bà Susan Bunning là ủng hộ viên cho một tổ chức chủ trương “polyamory - đa phu, đa thê”, nói đơn giản cho dễ hiểu là “đổi vợ, đổi chồng”. Chính bà ta cũng là một người “đa phu”.

Bà này lập tức đâm đơn kiện tổng giáo phận Brisbane phân biệt đối xử bà ta vì định hướng tính dục (sexual orientation) của bà. Bà cho rằng trường hợp “đa phu” của bà cũng giống như trường hợp của những người đồng tính và nếu luật pháp bảo vệ những người đồng tính thì cũng phải bảo vệ bà ta.

Tuy nhiên, trước tòa chánh án Salvatore Vasta nói rằng "polyamory", hoặc có nhiều bạn tình, là một hành vi chứ không phải là một định hướng được bảo vệ theo luật chống phân biệt đối xử của Úc.

Chánh án Salvatore Vasta nói:

"Nguyên đơn tuyên bố rằng bà đã bị sa thải vì bà là người đa phu và rằng việc sa thải vì lý do đó là trái với pháp luật. Nguyên đơn cho rằng hành vi này là một định hướng tính dục và do đó được bao gồm trong định nghĩa về Luật Chống Phân Biệt Giới Tính năm 1984. Tuy nhiên, nếu tranh biện này là đúng, thì hệ quả là các hoạt động bất hợp pháp như ấu dâm hay có hành vi dâm dục với xác chết cũng phải được Luật Chống Phân Biệt Giới Tính năm 1984 bảo vệ. Như thế thật là điều ngớ ngẩn."
 
Hàng chục ngàn người thương tiếc lãnh tụ đối lập Nga Boris Nemtsov
Nguyễn Việt Nam
01:11 02/03/2015
Hàng chục ngàn người đã tràn ra đường phố Mạc Tư Khoa để thương tiếc cựu phó thủ tướng và là nhà lãnh đạo phe đối lập Boris Nemtsov, 55 tuổi, người đã bị bắn chết vào chiều ngày thứ Sáu 27 tháng Hai. Họ đã tập trung tại một cây cầu gần điện Cẩm Linh, nơi Nemtsov đã bị bắn và giết chết.

Boris Nemtsov là một trong những đối thủ mạnh mẽ nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Vụ ám sát xảy ra trong khi ông sắp tiết lộ những bằng chứng mà theo ông sẽ chứng minh sự tham gia trực tiếp của Nga trong cuộc xung đột ở nước láng giềng Ukraine.

Trước đó, ông đã mạnh mẽ chỉ trích cuộc chiến tranh đang diễn ra giữa quân chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn.

"Chúng ta phải nói không với chiến tranh," ông nói với một đám đông tại thời điểm đó. "Chính sách điên rồ này phải được kết thúc. Chúng ta phải đồng thanh nói Nga và Ukraine không có Putin. Nga và Ukraine không có Putin".

Nemtsov cũng đang điều tra những vụ tham nhũng, bao gồm việc tổ chức Thế vận hội mùa đông 2014 tại thành phố Sochi bên bờ Biển Đen.

"Đây là những trò chơi đắt tiền nhất trong lịch sử của nhân loại", ông nói trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Hà Lan. "Putin đã bỏ ra hơn 50 tỷ Mỹ Kim chủ yếu từ tiền của Nhà nước. Và theo dự toán của tôi, khoảng hơn 30 tỷ đồng đã biến mất vì tham nhũng."

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh điều tra vụ giết ông Nemtsov. Nhưng hầu hết các vụ giết người trước đó, trong đó có vụ giết nhà báo Anna Politkovskaya vào năm 2006, chưa bao giờ được đưa ra ánh sáng.

Các quan chức Nga cho rằng Nemtsov có thể đã bị giết bởi các chiến binh Hồi giáo sau khi ông chỉ trích các vụ thảm sát gần đây tại trụ sở của báo Charlie Hebdo ở Paris.

Tuy nhiên Kenneth Roth, giám đốc điều hành của Human Rights Watch, cho biết việc giết hại này là nhằm tận diệt hàng ngũ đối lập đang rất yếu ớt tại Nga.

"Thực tế đáng buồn của vụ giết người này là nếu họ có thể giết được Boris Nemtsov, thì không ai còn được coi là an toàn ở Nga, như thế sẽ không có nhà bất đồng chính kiến nào, không có gương mặt đối lập nào có thể đi trên đường phố mà tồn tại nổi."

Các nhà phê bình hiện nay nói Putin, cựu trùm KGB của Nga, đã rất thành công trong việc giết hại, bắt giam, đe dọa làm im tiếng các đối thủ chính trị, và buộc những người khác phải sống lưu vong.
 
Liên Hợp Quốc âu lo Miến Điện đang sai lầm
Nguyễn Việt Nam
01:21 02/03/2015
Trong bối cảnh của những cuộc đàn áp những nhân vật bất đồng chính kiến và các nhóm dân tộc thiểu số, một cố vấn nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho rằng nhà nước được quân đội hậu thuẫn tại Miến Điện đang “đi lạc hướng”.

Quốc gia Đông Nam Á này đã cam kết sẽ đưa ra những cải cách dân chủ và tổ chức bầu cử vào cuối năm nay. Tuy nhiên ông Zeid Ra'ad al-Hussein cố vấn Cao ủy LHQ về Nhân quyền đã cảnh báo hôm thứ Tư 25 tháng Hai rằng “các diễn biến gần đây liên quan đến quyền con người của các dân tộc thiểu số, tự do ngôn luận và quyền biểu tình ôn hòa khiến người ta đặt ra nhiều câu hỏi về đường hướng cải cách đó, và thậm chí lo ngại rằng một nhà nước độc tài đang từ từ trở lại.''

Zeid trích dẫn việc bỏ tù những người biểu tình hòa bình, các nhà báo và các nhân vật đối lập, cũng như cuộc đàn áp người Rohingya, một nhóm thiểu số Hồi giáo tại Miến Điện.
 
Bài giảng tại Santa Marta: Tự phán xét chính mình trước
Đặng Tự Do
14:08 02/03/2015
Thật là dễ dàng để phán xét người khác, nhưng chúng ta chỉ có thể tiến trên cuộc hành trình Kitô của chúng ta trong cuộc sống nếu chúng ta có khả năng tự phán xét chính mình trước tiên, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong thánh lễ sáng thứ Hai 2 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta.

Các bài đọc trong ngày tập trung vào chủ đề lòng thương xót. Đức Giáo Hoàng nhắc lại rằng "chúng ta đều là tội nhân" – không phải chỉ là "về mặt lý thuyết", nhưng là trong thực tế. Ngài cho rằng, khả năng phán xét bản thân là "một nhân đức Kitô giáo, thực sự còn hơn là một nhân đức" nữa vì nó là bước đầu tiên cho những ai muốn là Kitô hữu.

Đức Thánh Cha nói:

“Chúng ta đều là bậc thầy, đều là các giáo sư trong việc tự biện minh cho mình: ‘Không không phải tôi đâu, không phải là lỗi của tôi, có thể là như thế, nhưng không đến mức đó đâu ... không phải như thế đâu ... '. Chúng ta tất cả đều có một chứng cớ ngoại phạm để giải thích những thiếu sót hay tội lỗi của chúng ta, và chúng ta thường sẵn sàng mang một khuôn mặt vô tội khi nói rằng: ‘Tôi không biết’, một khuôn mặt thật ngây thơ để nói: ‘Tôi đã không làm điều đó, có thể ai đó đã làm’. Điều này không phải là cách để sống một đời sống Kitô hữu”.

Đức Thánh Cha quan sát rằng “Thật dễ dàng hơn nhiều để đổ lỗi cho người khác” nhưng “một cái gì đó kỳ lạ xảy ra nếu chúng ta cố gắng hành xử ngược lại: Nếu chúng ta bắt đầu nhìn vào những điều chúng ta có khả năng làm, thoạt đầu có thể chúng ta ‘cảm thấy xấu, cảm thấy ghê tởm’, nhưng sau đó điều này đem lại ‘cho chúng ta sự bình an và làm cho chúng ta trở nên lành mạnh’.

Đức Thánh Cha nói tiếp: “khi tôi cảm thấy được lòng ghen tị trong trái tim tôi và tôi biết rằng cái ghen tị này sẽ đưa tôi tới chuyện nói xấu người khác và ám sát họ về mặt đạo đức”, thì đây chính là “sự khôn ngoan trong việc đánh giá chính mình. Nếu chúng ta không học được bước đầu tiên này trong đời, chúng ta sẽ không bao giờ, không bao giờ có thể thực hiện các bước khác trên con đường đời sống Kitô hữu của chúng ta, trong đời sống tinh thần của chúng ta”

“Bước đầu tiên là phải phán xét bản thân mình. Không cần phải nói to lên. Chỉ giữa anh chị em và lương tâm của anh chị em biết là đủ. Khi đi bộ trên đường phố ngang qua một nhà tù, tôi nói: ‘Vâng, chúng xứng đáng bị như thế’ – ‘Tuy nhiên, anh chị em có biết rằng nếu không có ân sủng của Thiên Chúa, anh chị em liệu có thoát được cảnh đó không? Anh chị em có nghĩ rằng mình cũng có thể làm ra những điều họ đã làm, thậm chí còn tồi tệ hơn thế nữa không? Đây là ý nghĩa của việc tự đánh giá bản thân, mà không che giấu đi những căn cội tội lỗi có trong tất cả chúng ta, những thứ mà chúng ta có khả năng gây ra, ngay cả khi chúng ta không nhìn thấy chúng" .

Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh đến một nhân đức khác là sự xấu hổ trước mặt Thiên Chúa, trong một cuộc đối thoại trong đó chúng ta nhận ra sự xấu hổ về tội lỗi của chúng ta và sự vĩ đại của lòng thương xót của Thiên Chúa.

"Lạy Chúa là Thiên Chúa con, xin thương xót con và tha thứ cho con. Con thật xấu hổ về con và xấu hổ trước lòng thương xót và tha thứ của Chúa." Trong mùa Chay này, thật là tốt cho tất cả chúng ta để có cuộc đối thoại tự buộc tội mình như thế với Chúa. Chúng ta hãy cầu xin lòng thương xót. Trong Tin Mừng Chúa Giêsu đã nói rõ ràng: "Hãy thương xót như Cha các ngươi có lòng thương xót". Khi một người học biết buộc tội chính mình trước hết, thì người ấy cũng học được lòng thương xót dành cho những người khác vì "Tôi là ai để phán xét, nếu tôi có thể làm những điều còn tồi tệ hơn thế nữa?".

Cụm từ: "Tôi là ai mà phán xét người khác?" là tuân theo lời kêu gọi của Chúa Giêsu: "Đừng phán xét và anh em sẽ khỏi bị phán xét; đừng kết tội ai để khỏi bị kết tội. Hãy tha thứ thì anh em cũng được thứ tha”.

Nếu không như thế thì nó làm rõ nét “lòng ham thích đến là ngần nào của chúng ta muốn xét đoán người khác và nói xấu họ”

Đức Thánh Cha kết luận rằng trong Mùa Chay này xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng để học được cách đánh giá chính mình và hiểu rõ rằng chúng ta có khả năng làm ra những điều xấu xa nhất và hãy nói "Xin thương xót con, Lạy Chúa, xin giúp con biết xấu hổ và xin ban cho con lòng thương xót, để con có thể thương xót những người khác ".
 
Top Stories
L’exode des Montagnards du Centre-Vietnam vers le Cambodge s’accentue
Eglises d'Asie
09:16 02/03/2015
Depuis la fin de l’année dernière, le flux des Montagnards (surtout des Jarai) franchissant la frontière du Cambodge pour venir demander asile aux représentants du Haut Commissariat aux réfugiés des Nations Unies a grossi d’une manière significative. Selon des comptes-rendus des reporters de Radio Free Asia (1), on a compté plus de 70 Montagnards ayant franchi la frontière pour le seul mois de janvier. Les chiffres du mois de février sont eux aussi importants.

Cependant, les efforts déployés par les habitants des Hauts Plateaux ont échoué en partie à cause des autorités centrales et régionales du Cambodge. Celles-ci continuent d’arrêter les Montagnards vietnamiens et les remettent directement entre les mains des autorités policières de leur pays.

Selon le représentant de l’association de défense des droits de l’homme Adhoc pour la province de Ratanakiri (Cambodge), depuis le début de l’année, la police locale s’est lancé à la poursuite des demandeurs d’asile et de tous ceux qui les protègent, en particulier les membres d’un groupe Jarai de nationalité cambodgienne qui leur vient en aide. A plusieurs reprises, les maisons d’un village Jarai ont été cernées et fouillées, soupçonnées d’abriter des Montagnards vietnamiens appartenant à la même minorité ethnique.

Plusieurs fois, les autorités cambodgiennes ont fait savoir le peu de sympathie qu’elles portent à la cause des Montagnards du Centre-Vietnam. Le 10 février 2015, le ministre de l’Intérieur, Sar Khang, a déclaré que même si les demandeurs d’asile recevaient une promesse d’installation dans un pays tiers, il ne serait pas construit de camps d’hébergement pour eux. Pour sa part, le porte-parole du gouvernement cambodgien a affirmé que son pays ne permettrait à personne d’utiliser le territoire national pour y mener des opérations politiques. A cette argumentation, les Montagnards expliquent qu’ils quittent leur pays parce qu’ils ne peuvent plus supporter les pressions exercées contre eux.

Selon les dernières nouvelles datées de ces jours-ci, la mauvaise volonté des autorités cambodgiennes ne semble pas avoir fait diminuer le nombre des Montagnards chercheurs d’asile. Selon un témoignage recueilli par les journalistes de Radio Free Asia, dans la nuit du 25 au 26 février 2015, 36 nouveaux Montagnards, guidés par un Jarai de nationalité cambodgienne, ont été transportés en voiture sur la route nationale 784 en direction de Phnom Penh. C’est là qu’ils ont été arrêtés par la police. Selon le représentant de l’association Adhoc, l’ensemble des 36 personnes a été ramené au Vietnam aux environs de 3 heures du matin le 26 février 2015. Le guide de nationalité cambodgienne a été arrêté par la police locale.

La fuite des Montagnards vers le Cambodge à la recherche d’un asile auprès du Haut Commissariat aux réfugiés a débuté après le premier soulèvement de 2001, la répression et les procès qui suivirent. Un millier de ces demandeurs d’asile avaient été ensuite admis dans un pays d’asile définitif, la plupart aux Etats-Unis.

Après le second soulèvement du week-end pascal 2004 et la violente répression qu’il avait entraînée, un même mouvement d’exode s’était déclenché, fort mal considéré aussi bien par les autorités vietnamiennes que cambodgiennes. Les chiffres précis de la totalité des Montagnards des Hauts Plateaux ayant franchi la frontière depuis avril 2004 ne sont pas disponibles. Des accords tripartites signés en janvier 2005 entre le Haut Commissariat, le Vietnam et le Cambodge prévoient la possibilité pour les Montagnards de revenir volontairement dans leur pays. Environ 700 Montagnards du second exode avaient choisi de s’établir dans un tiers pays, généralement aux Etats-Unis. D’autres pays, comme les pays scandinaves et l’Australie ont également accueilli un certain nombre de réfugiés montagnards. Ces derniers temps, les autorités cambodgiennes imposent de plus en plus de résistance aux demandes des Nations Unies de déterminer les authentiques demandeurs d’asile, en fonction de leurs critères habituels. (eda/jm)

(1) Voir Radio Rree Asia, émissions en langue vietnamienne du 26 février 2015 et du 1er mars 2015.

(Source: Eglises d'Asie, le 2 mars 2015)
 
Pope thanks Churches in North Africa for their courage
Vatican Radio
11:28 02/03/2015
(Vatican 2015-03-02) Pope Francis has thanked the Church in Libya and the ecclesial communities in North Africa for their courage and for being a peaceful presence in an area where freedom of conscience is under threat.

The Pope was addressing members of the Episcopal Conference of North African Bishops, CERNA, who are in the Vatican for their Ad Limina visit.

CERNA gathers prelates from Morocco, Algeria, Tunisia and Libya.

“You are one of the peripheries” of the world – Pope Francis said to the Prelates from North Africa - and you are the face and the heart with which God reaches out to the people of this periphery.

The courage of Catholics in Libya

Noting that in the past years North Africa has become a land of conquest for more freedom of conscience and dignity as well as a battleground for those who impose change with weapons, the Pope thanked the Church in Libya for the “courage, loyalty and perseverance” shown by clergy, consecrated persons and laypeople who have stood their ground in the face of danger. They are true witnesses of the Gospel, said Francis, thanking them and encouraging them to continue in their efforts to contribute to peace and reconciliation throughout the region.

The need to accept diversity

In his discourse the Pope insisted on the necessity of inter religious dialogue “in order to build where many destroy”.

Charity – he says – is able to open up countless paths that take the breath of the Gospel into diverse cultures and social contexts. And he said that the most effective antidote to violence is getting to know differences and accepting them as wealth and fecundity.
Thus, Pope Francis told the bishops, that it is essential that the religious in their dioceses be trained in ecumenical and inter-religious dialogue.

Charity reveals God

Pope Francis said that an infallible weapon in the hands of the “Church of encounter” is charity that must be offered to all without distinction. Thanking the North African bishops who, often with humble means, offer the love of Christ and of the Church to the poor, to the sick, to the elderly, to prison inmates and to the many African immigrants who find themselves in North African countries during their journeys of hope. In doing so he said: “you recognize their human dignity and work to raise awareness of such a huge human drama, you show the love that God has for each of them”.

Look to the Saints

The Pope’s discourse also included many pastoral indications such as the need for attention for “permanent formation” of the clergy and spoke of his joy for the contribution offered by religious men and women in this Year of Consecrated Life.

Inviting all consecrated people to make the beauty of their vocations “shine out”, the Pope pointed to Saints Cyprian and Augustin and to the Blessed Charles de Foucault as models to look up to.

And pointing to those contemporary religious who sacrificed their lives in the name of the faith, Pope Francis expressed his happiness that in the past few years many Christian sanctuaries have been restored in Algeria.

The Pope concluded his discourse pointing out that welcoming “all” with “benevolence and without proselytism”, these communities express their will “to be a Church with open doors, always setting out and going forth”.

During the audience the bishops presented the Pope with a document entitled “Servants of Hope” that shines light on the reality of the Church’s presence in North Africa, and motivates its priests to be ministers of hope in an ever-changing situation, where parishes are being rejuvenated by new presences and where the Churches face the great challenge of ministering to migrants.
 
IS militants kidnap dozens of Christians in Syria
Vatican Radio
11:30 02/03/2015
(Vatican 2015-02-24) Activists say so-called Islamic State militants have kidnapped dozens of Assyrian Christians, including women and children, after capturing several villages in northeastern Syria. This latest assault by I.S. fighters began on Monday when the militants swept through a string of villages near the town of Tal Tamr and seized between 70 and 90 Christians. Up to 3,000 people managed to escape the onslaught and have sought refuge in neighbouring cities. Susy Hodges asked John Newton of the Catholic charity, Aid to the Church in Need, whether he believed the Assyrian Christians were targeted because of their faith?

Newton said the villages that were captured by the IS militants were of strategic importance and that could have played a part in the decision to seize them.

Antipathy towards minorities

At the same time, he pointed out that minorities in both Syria and Iraq have frequently “been singled out for attack” by the IS militants and noted that when they seized two of the villages, the churches in them were “torched” which shows their “antipathy” towards those who do not share their particular vision of religion.

Fear sweeping the region

Noting that hundreds of Christian families have fled the area near the town of Tal Tamr to seek refuge in the cities of Hassakeh and Qamishli, Newton said “Obviously there is a great deal of fear that is sweeping the region as the IS militants advance.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khoá tập huấn giáo lý viên hạt Thuận Nghĩa năm 2015
Anthony Trung Nghĩa
10:40 02/03/2015
Hằng năm, Ban Giáo Lý Giáo Phận đều tổ chức tập huấn cho các lý viên của các giáo hạt trong toàn Giáo Phận. Năm nay, phiên tập huấn Giáo lý viên hạt Thuận Nghĩa diễn ta trong ba ngày 26,27 và 28 tháng 02.

Hình ảnh

Về tham dự khoá tập huấn có sự hiện diện của Cha Jb Đinh Công Đoàn, thành viên Ban Giáo Lý Đức Tin Giáo Phận, quý Cha trong giáo hạt Thuận Nghĩa và 9 Sr. thuộc các dòng tu đang phục vụ trong Giáo Phận Vinh. Mỗi lần tập huấn Giáo lý viên, Giáo Hội nhắc nhở cho mọi thành phần dân Chúa về tầm quan trọng của việc dạy và học giáo lý. Chính Chúa Giêsu, các Tông đồ và Giáo Hội luôn chú trọng và ưu tiên cho công việc này.

Thật vậy, Chúa Giêsu rất muốn dạy giáo lý cho mọi người và mọi nơi: dạy trên núi, nơi bờ biển, ngoài đồng bằng, tại bờ giếng, trong nhà hội, tại tư gia: “Chúa Giêsu đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin mừng nước trời…”(Mc 9,35).

Các tông đồ cũng rất chú trọng vào việc dạy giáo lý. Đến đâu, các Tông đồ cũng giảng dạy Lời Chúa, giảng dạy giáo lý vì các tông đồ xác tín rằng nhờ nghe giảng dạy Lời Chúa mà người ta được đức tin.

Giáo Hội cũng rất chú trọng việc dạy và học giáo lý. Giáo Hội bắt buộc ai muốn trở lại, phải hết sức chuyên cần học giáo lý trước khi được rửa tội. Giáo Hội dạy những kẻ đã chịu phép Rửa tội, cần phải siêng năng đi học giáo lý để giữ vững đức tin. Giáo Hội coi việc dạy giáo lý là ưu tiên hằng đầu của mình…Bởi vì, nếu việc dạy và học giáo lý không được chú trọng, thì trong thời buổi duy vật, vô thần và hưởng thụ vật chất này, nguy cơ băng hoại, lơ là và chối bỏ đức tin rất dễ xảy ra…

Năm nay, ban giảng huấn chú trọng vào việc giúp các giáo lý viên đứng lớp. Có 9 Sr. tham gia giảng huấn. Mỗi Sr. phụ trách một lớp từ khối sơ cấp đến khối vào đời. Trong suốt ba ngày tập huấn, quý Sr đã đứng lớp dạy mẫu một số bài trong chương trình của các lớp giáo lý. Đồng thời, quý Sr. giải đáp các thắc mắc do các thầy cô giáo lý viên đặt ra. Thời gian tập huấn chỉ có ba ngày nhưng các thầy cô giáo viên cảm thấy rất hữu ích vì không những thu thập thêm nhiều kiến thức cho hành trang dạy giáo lý mà còn được tiếp thêm sức mạnh, sự hăng say nhiệt tình trong sứ vụ của mình.

Khoá tập huấn khép lại bằng thánh lễ đồng tế của quý Cha trong giáo hạt. Mọi người hăng hái lên đường hứa hẹn một mùa gặt bội thu trong cánh đồng truyền giáo của giáo hạt. Giáo hạt Thuận Nghĩa có gần 50 ngàn giáo dân, hơn 500 giáo lý viên. Số lượng giáo lý viên tham gia tập huấn năm này là 480.
 
ĐHY Phêrô Nguyễn văn Nhơn dâng lễ tạ ơn tạ Hà Nội và Sài Gòn
Triết Giang
11:04 02/03/2015
HÀ NỘI - Lúc 8h sáng ngày 24-2-2015, Đức Tân Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã từ sân bay Nội Bài về đến Tòa TGM Hà Nội. Đón Đức tân Hồng Y Phêrô có Đức Cha Lorenso Chu Văn Minh, Đức Cha Kevin Vann (giám mục giáo phận Orange, Hoa Kỳ- giáo phận kết nghĩa với Hà Nội) và đông đảo các linh mục, tu sĩ, giáo dân
Hà Nội. Các nữ tu và tu sĩ đã đứng xếp hàng hai bên từ cổng 42 Nhà Chung vào sân Tòa TGM vỗ tay, vẫy hoa chào đón Đức Tân Hồng Y đã bình an trở về sau chuyến đi dài. Lúc 10h, ngày 26-2-1015, thánh lễ tạ ơn do Đức Tân Hồng Y chủ tế đã được tổ chức trọng thể tại nhà thờ chính tòa. Tham gia đoàn đồng tế, có Đức TGM L. Girelli- Đại diện không thường trực của Tòa thánh tại Việt Nam, Đức Cha Kevin Vann và các Đức Cha của giáo tỉnh Hà Nội: Giuse Vũ Văn Thiên, Cosma Hoàng Văn Đạt, Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giuse Đặng Đức Ngân, Tôma Vũ Đình Hiệu, Giuse Nguyễn Năng, Giuse Nguyễn Chí Linh, Phêrô Nguyễn Văn Viên, Gioan Vũ Tất, Giuse Nguyễn Văn Yến, Alfonso Nguyễn Hữu Long, Lorenso Chu Văn Minh và nhiều linh mục trong và ngoài giáo phận (ảnh trên). Khoảng 2.000 giáo dân đã tham dự thánh lễ này.

Mở đầu thánh lễ, Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên- Giám mục niên trưởng của giáo phận đã có bài chúc mừng Đức Tân Hồng Y với 24 năm Giám mục trước hết cho giáo phận Đà Lạt và hiện nay cho Tổng giáo phận Hà Nội. Đức Cha Giuse đã tặng Đức Tân Hồng Y lẵng hoa tươi thắm. Đức Cha Lorensô cũng thay mặt các thành phần dân Chúa ở giáo tỉnh Hà Nội chúc mừng Đức tân Hồng Y và tặng hoa cho ngài. Chia sẻ với cộng đoàn qua bài giảng Lời Chúa, Đức tân Hồng Y đã kể lại sự kiện ngày 15-2, ở Rôma hơn 100 vị Hồng Y đã đến chúc mừng Đức tân Hồng Y. Các vị đó đều nói, Giáo Hội Việt Nam thật anh hùng trong đức tin vì có nhiều chứng nhân tử đạo trước kia và ngày nay dồi dào ơn gọi. Chúng tôi ao ước được làm người Công Giáo Việt Nam. Như vậy chúng ta thật hạnh phúc vì đã là người Công Giáo Việt Nam. Ngài cũng cảm ơn Đức TGM L. Girelli đã báo tin Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn mình lên bậc Hồng Y để phục vụ Giáo Hội và quê hương tốt hơn. Ngài cũng xin cộng đoàn cầu nguyện cho ngài chu toàn sứ vụ.

Ngày 28- 2, Đức Tân Hồng Y đã vào Sài Gòn để dâng lễ tạ ơn. Buổi sáng, ngài dâng lễ tại Tu viện thánh Phaolô thành Chartes. Cùng đồng tế có Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc và một số linh mục quen biết của dòng. Soueur Bề trên Giám tỉnh Maria Ngô Thị Mai Anh đã thay mặt cộng đoàn chúc mừng và tặng hoa cho Đức tân Hồng Y. Lúc 17h, ngài đã dâng lễ tạ ơn tại Đại chủng viện thánh Giuse Sài Gòn. Trước thánh lễ, cha Giám đốc Gioakim Trần Văn Hưng đã có lời chúc mừng Đức tân Hồng Y và thay mặt cộng đoàn tặng hoa cho ngài. Đức tân Hồng Y đã vui mừng nói lên nỗi xúc cảm khi được trở lại ngôi trường mà ngài đã có 9 năm học tập.

9h30 ngày 1-3, Đức tân Hồng Y đã dâng lễ tạ ơn tại Đan viện Cát Minh. Cùng đồng tế với ngài có cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích - Giám tỉnh dòng Chúa Cứu thế và một số linh mục thân quen của Đan viện. Linh mục Giuse Đỗ Quang Khang đã thay mặt cộng đoàn chúc mừng Đức tân Hồng Y cùng bó hoa tươi thắm. Giảng trong thánh lễ, Đức Hồng Y mong muốn các tu sĩ của Đan viện hãy noi gương thánh Têrêsa về đời sống chiêm niệm, cầu nguyện và canh tân nhà dòng. Vì trong thánh lễ có ca đoàn Trùng Dương hát nên Đức Hồng Y đã nói: Hội thánh không chờ đợi ca đoàn Trùng Dương xây dựng nhà thờ, làm những chuyện lạ lùng nhưng Hội thánh mong ca đoàn Trùng Dương dùng tiếng hát của mình, nghệ thuật của mình để tôn vinh Thiên Chúa và giúp người khác yêu Chúa hơn.

Lúc 18h30 ngày 1-3, Đức tân Hồng Y đã dâng lễ tạ ơn tại nhà thờ chính tòa Sài Gòn. Cùng đồng tế với ngài có Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc, linh mục Tổng đại diện Inhaxiô Hồ Văn Xuân và các linh mục trong giáo phận. Sau phần tâm tình của thánh lễ và tiểu sử vắn tắt của Đức tân Hồng Y do cha Phêrô Đỗ Duy Khánh trình bày, Đức TGM Phaolô đã thay mặt giáo phận chúc mừng Đức tân Hồng Y “là con người của sự quan phòng, là con người của sự vâng phục, khiêm nhường, biết lắng nghe” (ảnh dưới). Đức TGM đã trao tặng Đức tân Hồng Y bó hoa tươi thắm. Đọc lời đáp từ, Đức tân Hồng Y đã rất xúc động khi được dâng lễ ở nhà thờ chính tòa này, nơi cách đây 24 năm, ngài đã được phong chức Giám mục. Ngài nói rằng, rất tự hào là người Công Giáo Việt Nam và nay được vinh thăng Hồng để phục vụ Giáo Hội và quê hương.

Thời gian sắp tới, Đức tân Hồng Y sẽ về Đà Lạt để dâng lễ tạ ơn. Đây là quê hương của ngài và cũng là nơi ngài là linh mục rồi Giám mục giáo phận này.
 
Đức TGM Leopoldo Girelli thăm giáo xứ Hợp An dịp giáo xứ kỷ niệm 60 năm thành lập
Antôn Lê Tân
22:32 02/03/2015
Đức TGM Leopoldo Girelli thăm mục vụ giáo xứ Hợp An

Vào chiều1/3/2015 GX Hợp An đã long trọng đón tiếp Đức khâm sứ Tòa Thánh Leopoldo Girelli về thăm mục vụ và chủ tế thánh lễ Chúa Nhật II mùa Chay, nhân kỷ niệm 60 năm thành lập GX.

Xem Hình

Rất nhiều hoa tươi trang trì từ cổng phía đường Phạm Văn Chiêu đến hết con hẻm 200 mét dẫn vào nhà thờ. Lúc 16g50, khi Đức TGM đến sân nhà thờ, các em thiếu nhi tay vẫy những cành hoa tay thả những bong bóng bay và hô to: “Chào mừng Đức Tổng giám mục Lê-ô-pôn-đô Gi-rơ-li”. Nhà thờ không đủ chỗ nên nhiều người đã kê ghế ra phía sân ngoài để tham dự thánh lễ, tuy đông người nhưng thánh lễ diễn ra trong trang nghiêm và trật tự.

Cha chính xứ Hợp An, Gioan Baotixita Nguyễn Ngọc Tân, đi cùng với Đức TGM vào nhà thờ quỳ viếng Chúa, sau đó cha dẫn Đức TGM vào phòng áo thay phẩm phục để dâng lễ.

Khi đoàn rước từ nhà xứ tiến vào thánh đường, Đức TGM đã đừng lại đôi chỗ vẫy chào và chúc bình an cho một số cụ già và người bệnh ngồi trên xe lăn. Pháo sáng và pháo kim tuyến nổ vang chào mừng khi Đức TGM đến trước hành lang nhà thờ.

Đầu lễ, cha chính xứ Gioan B. đã có đôi lời ngắn gọn chào mừng Đức TGM Leopoldo Girelli, cha bày tỏ niềm hạnh phúc khi được đón tiếp vị đại diện Tòa Thánh trong dịp ngân khánh GX, cha bày tỏ lòng vâng phục, biết ơn đối với Đức GH Phanxi-cô, vị Đại diện Thường trú và Đức TGM Phao-lô.

“Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”, Đức TGM làm Dấu bằng Tiếng Việt giọng khá rõ, sau đó các lời xướng trong Phụng vụ và lời chúc Bình an cũng được Đức TGM nói bằng Tiếng Việt. Giọng Tiếng Anh chậm rãi rõ ràng trong bài giảng của Đức TGM, được một cha phụ tá trong đoàn chuyển ngữ qua Tiếng Việt, khiến mọi người thích thú lắng nghe.

Bài giảng

Đức TGM nói: trước hết tôi xin chúc mừng dịp đặc biệt 60 năm thành lập GX của anh chị em, tôi xin cảm ơn cha sở Gioa B. đã đại diện ACE để mời tôi về đây dâng lễ, xin cảm ơn quý cha đồng tế. Tôi khá ấn tượng với vườn hoa nơi sân nhà thờ trông rất đẹp mắt. ACE đã sống gắn bó với nhau trong suốt 60 năm qua thật là đáng quý. Tôi khích lệ ACE hãy hiệp nhất với nhau và cộng tác với cha sở để xây dựng cộng đoàn GX, vì GX là nơi để ACE sống niềm tin của mình.

Chúa Nhật II Mùa Chay còn gọi là CN Chúa Hiển Dung, Phụng vụ tuần trước hướng ta vào sa mạc chịu cám dỗ cùng Chúa, tuần này Chúa cho chúng ta thấy khuôn mặt nhân tính của Chúa được Hiển Dung. Biến cố biến hình này được cả 3 thánh sử Mt. Mc và Lc ghi lại... Biến cố này có 2 yếu tố quan trọng là Ánh Sáng nơi khuôn mặt Chúa và Tiếng Nói từ Chúa Cha. Vì các môn đệ không hiểu lời tiên báo cuộc khổ nạn của Chúa và cũng để khích lệ các ông nên Chúa cho 3 ông được chiêm ngưỡng vinh quang của Chúa…Chúa muốn trao cho những bạn hữu thân thiết cái Ánh Sáng mà Ngài đang ngự trị, vì chính Chúa Giê-su mới là Ánh Sáng nội tâm nơi các tông đồ, Ánh Sáng bảo vệ các tông đồ. Như các TĐ, mỗi người chúng ta hãy đón nhận AS Chúa ban, nhưng chúng ta chỉ có thể đón nhận AS nội tâm đó qua cầu nguyện. Biến cố Hiển Dung đặt nền tảng trên kinh nghiệm cầu nguyện, Chúa lên núi và Người đã kết hợp mật thiết với Chúa Cha. Chúa Hiển Dung 1 lần nữa trên cây Thánh Giá sau này khi Người thốt lên: “Này con đến để thi hành thánh ý Cha”. Trong mùa Chay này, cùng với 2 trụ cột giữ chay, làm việc bác ái thì cầu nguyện là trụ cột không thể nào thiếu. Cầu nguyện dẫn ta đến kinh nghiệm gặp được AS là Lời của Thiên Chúa, đây cũng là điều chúng ta phải cam kết với Chúa Giê-su. Cam kết lắng nghe Lời trong Kinh Thánh, lắng nghe Lời trong các biến cố thường ngày, lắng nghe Lời từ những người bé nhỏ hèn mọn. Xin chúc ACE trong mùa Chay này cùng leo núi với Chúa, cùng cầu nguyện và lắng nghe Lời để AS của Chúa tràn ngập tâm hồn mỗi ACE…

Cảm ơn và đáp từ

Ông chủ tịch HĐMV GX Hợp An đã thay mặt cộng đoàn phụng vụ gởi tới Đức TGM lời cảm ơn chân thành và sâu sắc. Ông nói sự hiện diện của Đức TGM thể hiện sự chăm sóc của Hội Thánh Chúa và sư hiện diện này đã nâng đỡ đức tin còn yếu kém của mọi người. Qua Đức TGM, ông gửi lời tri ân đến Đức GH Phan-xi-cô đã ưu ái ban Phép Lành cho GX nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập. Ông gửi tặng Đức TGM quà tặng của GX là bó hoa tươi thắm và bức tranh sơn dầu khổ lớn có hình nhà thờ Hợp An.

Đức TGM Leopoldo Girelli đáp từ: Tôi rất vui mừng khi hiện diện ở đây chiều nay, nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập GX Hợp An. Tôi cảm ơn HĐMV GX đã sắp xếp để có được cuộc đón tiếp hoành tráng và thánh lễ trang nghiêm này. Tôi hiểu cộng đoàn ACE luôn tươi trẻ, giống những bông hoa đẹp mắt mà tôi nhòn thấy ở đây. Sách Sáng Thế đã nói tới khu vườn xinh đẹp Thiên Chúa dành cho ông bà nguyên tổ, màu vàng rực trong khuôn viên nhà thờ tượng trưng cho vinh quang của Thiên Chúa, cũng tượng trưng cho niềm vui cho chúng ta. Trong sân nhà thờ tôi còn thấy tượng Đức Mẹ La Vang; điều đó thể hiện đức tin nơi Giáo Hội Việt Nam vì Mẹ là biểu tượng của niềm vui và hy vọng. Mỗi lần bước vào, bước ra khỏi khuôn viên này, ACE hãy ngắm nhìn tượng Đức Mẹ La Vang. Tôi xin chúc mừng cha Gioan B. Tân trẻ trung, mà tới tháng 6 này là kỷ niện 10 năm linh mục của cha. ACE rất tốt, nhiệm kỳ của tôi là 3 năm, trong khi cha cha sở vẫn ở với ACE và tôi hy vọng cha tiếp tục lãnh đạo GX đi lên. Tôi xin gửi đến cha sở của ACE món quà là chiếc Huy Hiệu riêng của tôi. Đại diện cho Đức GH Phan-xi-cô, tôi cũng gởi lời chào và ban Phép Lành Tòa Thánh cho ACE; tôi xin cảm ơn tấm lòng yêu mến và vâng phục của ACE dành cho Đức GH Phan-xi-cô…

Xen vào gần cuối lời đáp từ của Đức TGM, cha chính xứ Gioan B với giọng xúc động, đã bày tỏ tấm lòng người con thảo đối với Đức TGM, cha cảm ơn lời khích lệ của Đức TGM. “Con còn nhiều khuyết điểm nhưng cộng đoàn GX vẫn đồng hành với con và tuy con đi trước nhưng giáo dân đẩy con đi.” Cha nói.

Sau khi dành khá nhiều hình để chụp kỷ niệm với mọi người, Đức TGM và quý cha đã cùng chung vui với cộng đoàn GX bữa tiệc thân mật đầu năm Ất Mùi mừng 60 năm thành lập GX.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thương khó, khổ nạn.
Lm. Stephanô Huỳnh Trụ
22:12 02/03/2015
Thương khó, khổ nạn.

Trước công đồng Vaticanô II, thì Mùa Thương Khó (Temps de la Passion) bắt đầu từ Chúa Nhật thứ năm Mùa Chay và kéo dài hai tuần trước Lễ Phục Sinh (với Chúa Nhật Thương Khó[1] và Chúa Nhật Lễ Lá[2]). Thế nhưng với cuộc canh tân phụng vụ năm 1969, thì phụng vụ không còn nói đến Mùa Thương Khó nữa, mà chỉ còn Mùa Chay kéo dài cho tới Lễ Phục Sinh. Thuật từ “thương khó” chỉ còn được gắn cho hai ngày: Chúa Nhật Lễ Lá (Dominica in Palmis de Passione Domini) và Thứ Sáu Tuần Thánh (Feria VI in Passione Domini). Vào hai dịp đó, phụng vụ đọc bài Thương Khó (Passio): Lễ Lá thì dựa theo Phúc Âm nhất lãm thay đổi theo chu kỳ ABC (Mt 26,14-27,66; Mc 14,1-15,47; Lc 22,14-23,6); còn ngày Thứ Sáu thì luôn luôn đọc Phúc Âm theo Thánh Gioan (Ga 18-19).

Sau công đồng Vaticanô II, để dịch thuật từ passio trong tiếng Latin, ngoài từ thương khó, chúng ta thấy có thêm từ khổ nạn. Như vậy, hai thuật từ này đồng nghĩa hay có gì khác biệt và thuật từ nào thích hợp hơn để dịch tiếng passio?

1. Nguyên ngữ passio.

Trong tiếng Latinh, passio (Pháp và Anh: passion) có nhiều nghĩa: (1) Nghĩa thông thường: Passio bởi động từ pati, có nghĩa là: Đau khổ, chịu, trải qua. (2) Nghĩa luận lý: Thụ động, là một trong mười phạm trù của Aristote để chỉ sự kiện được thay đổi. (3) Nghĩa tâm lý: Passio bắt nguồn từ pathos trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là: Cảm xúc, xúc động, là sự thay đổi hoặc cưỡng ép áp đặt cho tâm hồn và như vậy có nghĩa là có một sức cưỡng trong nhịp điệu bình thường của các hoạt động tâm hồn vốn bị một nguyên nhân bên ngoài đưa ra khỏi chính nó. (4) Nghĩa đạo đức: Đam mê, say mê, mê đắm, là hành vi của giác dục hoặc khuynh hướng hướng về những điều thiện khả giác đáng ước mong. (5) Nghĩa siêu hình: Passio cũng gọi là thụ động hay bị động, điều mà do đó một hữu thể thấy mình ở dưới sự chế ngự của một nguyên nhân tác động. Nói cách khác, sự tiếp nhận một hình thức gây nên sự tiêu mất của một hình thức ngược lại. Khái niệm thụ động (passio) dùng trong tương quan với chủ động hay hành động (actio). (6) Nghĩa Thánh Kinh (Cựu Ước, tiếng Hipri là ke’ev, nghĩa là đau khổ, đau thương. Tân Ước, tiếng Hy Lạp là pathema, nghĩa là đau khổ): (6a) Sự thương khó, cuộc khổ nạn của Đức Kitô (Passion du Christ) từ khi Ngài bị bắt ở vườn Giếtsêmani. (6b) Bài Thương Khó: Phần sách Phúc Âm (Mt 26-27; Mc 14-15; Lc 22-23; Ga 18-19), trình thuật kể lại những biến cố kể từ bữa Tiệc Ly cho đến đồi Calvariô. (6c) Có người cho rằng passio (từ passus: bước) còn có nghĩa là đi ngang qua, để nói đến cuộc Vượt Qua của Đức Giêsu, Người trải qua sự khổ và cái chết để tiến vào vinh quang phục sinh. (7) Nghĩa thần học: Mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô nhìn dưới khía cạnh đau khổ, cứu chuộc và hy tế. Chính trong cuộc khổ nạn này của Đức Kitô mà Kitô hữu được tái sinh qua bí tích Thánh Tẩy. Trước tiên, tất cả mọi bí tích đều diễn tả cuộc khổ nạn của Đức Kitô là nguồn mọi ân sủng, bao gồm những ân sủng bí tích. (8) Nghĩa phụng vụ: Trong phụng vụ trước đây, Mùa Thương Khó (Temps de la Passion), là thời gian Hội Thánh chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh, bằng cách cố gắng có được nơi mình cách sâu sắc hơn những tình cảm của Đức Kitô trong cuộc thương khó của Ngài (x. Cl 1,24; Pl 3,10; 1C 5,1; 4,13). Theo phụng vụ hiện nay, từ “passion” chỉ còn được gắn cho hai ngày: (i) Chúa Nhật Lễ Lá còn gọi là Chúa Nhật Thương Khó (Dominica in Palmis de Passione Domini) tưởng nhớ việc Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem một cách trọng thể như vị Cứu Thế, và để khai mạc việc tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Kitô. (ii) Thứ Sáu Tuần Thánh (Feria VI in Passione Domini): Tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Kitô, Chiên Thiên Chúa hiến tế trên thập giá vì nhân loại, qua việc đọc Lời Chúa và tôn vinh thánh giá. Đồng thời Giáo Hội cũng tưởng nhớ nguồn gốc của mình phát sinh từ cạnh sườn Chúa Kitô chết trên thập giá. Tin cậy vào công cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô, Giáo Hội cầu bầu cho phần rỗi của nhân loại. Cũng nên biết là trong tiếng Latinh, từ “passio” cũng được áp dụng cho trình thuật kể lại cuộc tuẫn đạo của các Kitô hữu cổ thời. Ở số nhiều “Passiones” có nghĩa là “Truyện các Thánh Tuẫn Ðạo”[3].

2. Nghĩa của từ thương khó.

2.1 Nghĩa chữ thương.

Chữ thương trong Hán văn có đến 34 chữ, nhưng trong thuật từ thương khó, thương là chữ Nôm, có hai chữ là 愴[4] và 傷[5].

Chữ thương愴 (bộ tâm) có nghĩa là: (đt.) (1) Yêu, mến, muốn luôn luôn gần gũi, sẵn sàng giúp đỡ hoặc hy sinh, thứ tình cảm thiêng liêng giữa người thân, hoặc do tánh nết, nhan sắc hay việc làm của người kia khiến người nọ có tình cảm ấy: Dễ thương, lòng thương, tình thương; “Gió đưa cây cửu lý hương, Hai người hai họ mà thương vô cùng” (Ca dao). (2) Xót xa, tội nghiệp, cám cảnh. Tình cảm phát sinh do thấy cái nghèo, cái khổ của người: Bi thương, đáng thương, khá thương, thảm thương, xót thương, “Thương người như thể thương thân; Ghét người khác thể vun phân cho người” (Ca dao). (3) (Nghĩa bóng) Ám chỉ mối quan hệ xác thịt: “Hai đứa đã thương nhau rồi!”. (4) (tt.) Hư hao, tổn hại: Danh giá bị tổn thương. (5) (dt.) Dấu vết làm đau đớn, bệnh tật: Bị thương, chấn thương, đả thương, nội thương, ngoại thương, nhà thương, vết thương.

Chữ thương傷 (bộ nhân) mượn chữ thương của tiếng Hán, có nghĩa là: (dt.) (1) Vết đau: Đao thương; đăng thương (vết bỏng). (2) Buồn sầu: Ai thương; bi thương (đau đớn, đau buồn). (3) Cản trở, trở ngại, gây hại: Hà thương hồ? (Có gì cản trở?). (đt.) (4) Làm hại: Tổn thương; hữu thương quốc thể. (5) Mắc bệnh: Thương hàn, thương phong (cảm, cảm gió); bị khí xa tràng thương (bị xe hơi đụng); thương ngấn; thương ba (vết sẹo, sẹo). làm hại. (tt.) (6) Hư hao, tổn hại: Thụ thương (thân thể bị tổn hại). (tr.t) (7) Ngấy: Ngật đường ngật thương liễu (ăn đường nhiều thấy ngấy quá).

Trong từ thương khó, chữ thương (愴 hay 傷) lấy nghĩa “hư hao, tổn hại”.

2.2 Nghĩa chữ khó.

Khó là tiếng Nôm, có ba chữ: 苦, 𧁷, và 庫[6] (cũng đọc là kho).

Chữ苦là mượn chữ khổ của tiếng Hán, nghĩa là: (dt.) (1) Nghèo: “Tiếc công đóng giá chờ gàu, Đó đà phụ khó tham giàu thì thôi” (Ca dao); sa sút khó khăn; “Của vào nhà khó như gió vào nhà trống” (Tục ngữ). (2) Khốn khổ: Chịu thương chịu khó. (3) Tang, trở: Mãn khó. (pht.) (4) Không dễ; nhọc công, nhọc sức mà không được hoặc không chắc được: Khó làm, khó tin, toán khó, việc khó; “Đạo cang thường khó lắm bạn ơi, chẳng như con bướm đậu rồi lại bay” (Ca dao); “Cái khó bó cái khôn” (Thành ngữ). (5) Không vừa ý: Khó chịu, khó nghe. (6) Khó tính, gọi tắt tính người quá kỹ lưỡng, hay bắt bẻ, hay quạu, ít ai làm vừa ý: Chủ khó, chồng khó, vẻ mặt khó; “Khó người khó ta” (Tục ngữ). (7) Vất vả: Khó nhọc.

Chữ庫là mượn chữ khố của tiếng Hán, nghĩa là: (dt.) (1) Cái kho, chỗ để chứa đồ binh khí của nhà nước. Chỗ để đồ cũng gọi là “khố”: Nhập khố; ngân khố (kho bạc); lương thực khố (kho chứa đồ ăn). (2) (Họ) Khố.

Trong từ thương khó, chữ khó (苦hay 庫) lấy nghĩa “khốn khổ, đau thương”.

2.3 Nghĩa của từ thương khó.

Trong tiếng Việt cổ, từ “thương khó” dùng để chỉ sự đau đớn, khốn khó. Ca dao có câu: “Thấy điều thương khó, ai đành bỏ qua”, hoặc câu thành ngữ “Chịu thương chịu khó” nhằm ca ngợi tính cần cù chịu đựng gian khổ, không quản ngại khó khăn vất vả trong cuộc sống của người phụ nữ Việt Nam. Những từ điển cổ xưa hàng đầu cũng đã ghi nhận từ này, ví dụ:

- Tự vị Việt La (1772) và từ điển Taberd (1838)[7]: Thương khó 傷苦có nghĩa là “aerumna”, tức là sự khốn khó, khốn nạn, cực khổ.

- Tự vị của Paulus Của[8] (1895), thương khó nghĩa là (dt.) Sự thể đau đớn, khốn khó.

- Từ điển của Genibrel[9] (1898): Thương khó có nghĩa là “Misère, angoisse, douleur, compassion, souffrances”, tức là sự khốn khổ, lo lắng, đau đớn, từ bi, đau khổ.

Từ này đã đi vào những lời kinh cổ xưa của Công Giáo như: Kinh Cầu Chịu Nạn[10], Kinh Ngắm Đàng Thánh Giá[11], Kinh Ngắm Bảy Sự Thương Khó Đức Mẹ[12], Kinh Bởi Lời[13] v.v... để chỉ về sự đau đớn, khốn khó nói chung, chứ không phải chỉ riêng “sự đau đớn, khốn khó của Chúa Giêsu” như chúng ta quen nghĩ hiện nay.

3. Nghĩa của từ khổ nạn.

3.1 Nghĩa chữ khổ.

Khổ trong tiếng Hán là chữ 苦, nghĩa là: (tt.) (1) Ðắng, vị đắng: Khổ qua (quả mướp đắng). (2) Cực nhọc, gian nan, vất vả, khó khăn: Cùng khổ, cực khổ, đồ khổ, gian khổ, khốn khổ, lao khổ, hữu thân hữu khổ, tân khổ (cay đắng), cam khổ (ngọt đắng), bất tri cam khổ (không biết ngọt đắng, ý chỉ người ít từng trải). (3) Khó nhịn, phàm những gì khó nhịn được đều gọi là khổ: Khổ cảnh (cảnh khổ), khổ huống (nỗi khổ). (4) Khó chịu, vì cảnh ngoài bách đến làm cho khó chịu gọi là khổ: Khổ hàn (rét khổ), khổ nhiệt (nóng khổ). (5) Chịu khó: Khắc khổ, khổ tâm cô nghệ (khổ lòng một mình tới). (6) Rất, mãi: khổ khẩu (nói mãi), khổ cầu (cầu mãi). (7) Lo, mắc. (8) Một âm là cổ: Xấu xí.

Nghĩa Nôm là: (tt.) (9) Khó khăn, khổ sở: Đời là bể khổ. (10) Bất hạnh, không may. (dt.) (11) Hình dáng: Khổ mặt xương xương. (12) Cỡ: Giấy khổ lớn. (13) Bề ngang vải lụa: Vải dệt ở Việt Nam ngày xưa có khổ hẹp cho nên vạt lưng cần may bằng hai khổ vải. (14) Đồ dệt cửi (tấm gỗ cài răng lược giúp thợ dệt ghim chặt sợi chỉ xuyên ngang từ con suốt).

3.2 Nghĩa chữ nạn.

Nạn trong tiếng Hán có hai chữ: 難 (难). Trong từ khổ nạn, nạn là chữ難, chữ này có 3 âm là nan, nạn và na. 難có nghĩa là: (Đọc là nan) (tt.) (1) Khó, khó khăn, trái lại với tiếng dị (易dễ): “Vi quân nan, vi thần diệc bất dị” (Làm vua khó, làm tôi cũng không dễ) (Luận Ngữ, Tử Lộ); mãnh hổ nan địch quần hồ; thiên nan vạn nan. (pt.) (2) Không tốt, không thể: Nan khán (khó coi); nan cật (khó ăn), nan văn (khó nghe). (Đọc là nạn): (dt.) (3) Tai hoạ, khốn ách, hoạn nạn, tai ương, sự lo sợ nguy hiểm gọi là nạn: Lạc nạn (mắc phải tai nạn), tỵ nạn (lánh nạn). (4) Kẻ thù, cừu địch: “Sở thường dữ Tần cấu nạn, chiến ư Hán Trung”(Sở đã từng gây hấn với Tần, đánh nhau ở Hán Trung) (Sử Ký, Trương Nghi liệt truyện). (đt.) (5) Căn vặn, hỏi, trách: Vấn nạn (hỏi vặn lẽ khó khăn); phát nạn (vạch tỏ sự lý gì không đúng khiến cho kẻ hỏi được rõ ràng); sự sự phi nạn (trách móc đủ điều). (6) Biện luận, biện bác: “Thường dữ kỳ phụ Xa ngôn binh sự, xa bất năng nạn dã, nhiên bất vị thiện” ((Triệu Quát) từng cùng cha là (Triệu) Xa bàn việc binh, Xa không thể bắt bẻ được, nhưng vẫn không cho là phải) (Sử ký, Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện). (Đọc là na): (7) Vẻ tốt, thịnh. (8) Xua đuổi ma quỷ gây bệnh dịch.

3.3 Nghĩa của từ khổ nạn.

Theo Từ điển của “Đức-Trụ”[14]: Khổ nạn (dt.) có hai nghĩa: (1) Tai nạn đau khổ; (2) Cực khổ và hoạn nạn: Gánh nhiều khổ nạn.

4. Nhận xét.

Thương khó (Nôm) có nghĩa là sự đau đớn khốn khó, được dùng để dịch những chữ dolor, aerumna, passio trong tiếng Latin, hay misère, angoisse, douleur, compassion, souffrances, passion trong tiếng Pháp. Còn từ khổ nạn (Hán Việt) có nghĩa là sự cực khổ hoạn nạn, “khốn nạn” (theo nghĩa cổ của từ này[15]), được dùng để dịch chữ malum trong tiếng Latin, hay malheur trong tiếng Pháp (xem từ điển Gouin[16]). Gần đây, khoảng sau năm 1965, được sử dụng để dịch từ passio, có lẽ từ Nhóm phiên dịch các văn kiện Công đồng Vatican II của Phân Khoa Thần Học GHHV Thánh Piô X[17]. Hiện nay, từ khổ nạn được sử dụng phổ biến để dịch chữ passio.

Theo chúng tôi, với nghĩa “cực khổ và hoạn nạn” thì từ khổ nạn rất gần nghĩa với từ thương khó, “sự đau đớn khốn khó”. Cả hai từ đều thuộc ngôn ngữ toàn dân. Nhưng ngoài xã hội, thương khó đã trở thành từ cổ, còn trong Giáo Hội, từ này vẫn còn sử dụng như một thuật ngữ song song với từ khổ nạn. Trong hầu hết ngữ cảnh, hai từ có thể hoán đổi cho nhau. Ngoại trừ vài trường hợp từ thương khó đã được quen sử dụng rồi. Ví dụ: Tuồng Thương Khó, Bài Thương Khó... hay lễ kính những sự đau khổ của Đức Mẹ trong tiếng Latin là Mater Dolorosa (hay Septem Dolorum), trong tiếng Anh là Dolors of Our Lady (hay Seven Dolors of Blessed Virgin, Seven Sorrows of Our Lady), còn trong tiếng Việt ngày xưa gọi là lễ kính Bảy Sự Thương Khó của Đức Bà hay lễ Đức Bà Bảy Sự, ngày nay thì gọi là Lễ Đức Mẹ Sầu Bi. Trong trường hợp này, không ai nói là “lễ kính Bảy Sự Khổ Nạn của Đức Bà” cả !

Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ

_______________________________________________________

[1] Chúa Nhật Thương Khó còn gọi là Chúa Nhật Chịu Nạn hay Thụ Nạn: Dominica de Passione (Passion Sunday).

[2] Chúa Nhật II Mùa Thương Khó hay Lễ Lá: Dominica II Passionis seu in Palmis.

[3] Xc. Hiến chế Phụng vụ, số 92 c.

[4] Theo Lm. Antôn Trần Văn Kiệm, GIÚP ĐỌC NÔM VÀ HÁN VIỆT, nxb. Đà Nẵng, 2004.

[5] Theo: Pierre Pigneaux de Béhaine, VOCABULARIUM ANAMITICO LATINUM (TỪ VỰNG AN NAM-LATIN thường gọi là TỰ VỊ VIỆT LA), Pondichéry, India, 1773; Jean-Baptiste Louis Taberd, DICTIONNARIUM ANAMITICO-LATINUM (NAM VIỆT DƯƠNG HIỆP TỰ VỊ thường gọi là TỪ ĐIỂN TABERD), Serampore, India, 1838 và Lm. Nguyễn Hưng, BẢN KINH TỤNG ĐỌC TOÀN NIÊN, Lưu hành nội bộ, TP. HCM, 2007.

[6] Xem Lm. Nguyễn Hưng, Sđd.

[7] Pierre Pigneaux de Béhaine, VOCABULARIUM ANAMITICO LATINUM (TỪ VỰNG AN NAM-LATIN thường gọi là TỰ VỊ VIỆT LA), Pondichéry, India, 1773 (trang 546) và Jean-Baptiste Louis Taberd, DICTIONNARIUM ANAMITICO-LATINUM (NAM VIỆT DƯƠNG HIỆP TỰ VỊ thường gọi là TỪ ĐIỂN TABERD), Serampore, India, 1838, trang 513.

[8] Huình Tịnh Paulus Của, ĐẠI NAM QUẤC ÂM TỰ VỊ, Rey, Curiol & Cie, Sài Gòn, 1895. nxb. Khai Trí, Sài Gòn, 1974.

[9] J. F. M. Génibrel, DICTIONNAIRE ANNAMITE FRANÇAISE, Mission à Tân Định, Sài Gòn, 1898, trang 860: Thương khó: Misère, angoisse, douleur, compassion, souffrances.

[10] “Chúng con nhớ đến những sự thương khó Đức Chúa Giêsu, xưa chịu ba mươi ba năm vì chúng con, thì trong lòng thảm thiết đau đớn...” (Kinh Cầu Chịu Nạn).

[11] “Lạy ơn Đức Chúa Giêsu! Chúng con ước ao ngắm mười bốn nơi thương khó Đức Chúa Giêsu trong đàng Thánh Giá này...” (Kinh Ngắm Đàng Thánh Giá).

[12] “Chúng con xin cho được kính bảy sự thương khó Rất Thánh Đức Bà cho liên...” (Kinh Ngắm Bảy Sự Thương Khó Đức Mẹ).

[13] “Lạy Ðức Chúa Giêsu xưa bởi lời mà xuống thế gian ba mươi ba năm cùng chịu những sự thương khó cho các linh hồn thiên hạ được rỗi...” (Kinh Bởi Lời).

[14] Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ, TỰ ĐIỂN VIỆT NAM, nxb. Khai Trí, Sài Gòn, 1970.

[15] Từ điển Việt - Bồ - La và Tự vị Annam Latinh giải thích từ “khốn nạn” có nghĩa đơn giản là “khó nhọc, cực khổ” mà thôi. Nhưng trong tiếng Việt hiện đại từ này đã thay đổi, có nghĩa là “hèn mạt, không còn nhân cách, đáng khinh bỉ, nguyền rủa”.

[16] Lm. Eugène Gouin, MEP, DICTIONNAIRE VIETNAMIEN CHINOIS FRANÇAIS, D’Extrême Orient, Sài Gòn, 1957.

[17] Từ “thương khó” được sử dụng 6 lần: PV 61, 102, 104, 106, 110; GH 7. Từ “khổ nạn” được sử dụng 8 lần trong: PV 5, HN 12, TD 4, TG 5, LM 12. Với ý nghĩa như nhau.
 
Văn Hóa
Thư gửi nạn nhân của đường dây buôn bán phụ nữ
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
10:15 02/03/2015
Thư gửi nạn nhân của đường dây buôn bán phụ nữ

Em thân mến,

Lắng nghe câu chuyện của em, tôi xót xa và thương cảm cho số phận u buồn của em. Bằng những giọt nước mắt nghẹn ngào, em chia sẻ với mọi người nỗi khổ tâm của mình để cầu mong tệ nạn buôn bán phụ nữ mà một thời em từng là nạn nhân, ngày nào đó bị xóa sổ. Trong ngày quốc tế phụ nữ 8/3, cả thế giới đều hướng lòng về một nửa của nhân loại để cảm ơn, để hết lòng ca ngợi vẻ đẹp và những đóng góp tích cực của chị em phụ nữ. Ai ai cũng cầu chúc cho người phụ nữ luôn giữ được đức hạnh của tâm hồn, đẹp đẽ của nhan sắc và duyên dáng của lá ngọc cành vàng. Nếu như lịch sử của ngày 8/3 là sự vùng lên của chị em phụ nữ đòi quyền bình đẳng, đòi mọi người tôn trọng nhân phẩm, thì câu chuyện của em vẫn là hồi chuông cho mọi người để ý lưu tâm.

Câu chuyện của em cũng là câu chuyện buồn của nhiều người con gái vốn là nạn nhân của đường dây buôn bán người. Chế độ nô lệ kiểu xa xưa đã không còn hiện diện nữa, nhưng thực tế lại tồn tại nhiều trá hình của chế độ bất công này. Theo như lời em kể, em đã là một nạn nhân của nô lệ như thế. Mới lên 14 tuổi, em đã bị bán vào một “quán làng chơi”. Từ đó cuộc đời em là chuỗi ngày đen tối. Em sống dưới ách thống trị của bà chủ quán và trong sự lăng nhục của “yêu râu xanh”. Em buồn bã, tủi nhục và bất hạnh biết bao! Trước bao nhiêu tấm công và vây hãm, em không có đủ sức lực và thế giá để chống lại những tội phạm dã man vốn đang chà đạp nhân phẩm của em. Em vẫn hy vọng một ngày rất gần có ai đến giải thoát cho em hoàn lương, giúp em đổi mới cuộc đời. Là nạn nhân của chốn “lầu xanh”, em phải ngậm đắng nuốt cay và sống trong lo sợ. Thật may mắn vì còn nhiều người đang ngày đêm tuyên chiến với tệ nạn này. Để ngày hôm đó, họ đã giúp em thoát khỏi lao tù của thân xác và gánh nặng của tâm hồn. Tôi vui mừng vì hôm nay em đang hạnh phúc bên gia đình ấm áp của mình; nhưng tôi lo lắng cho biết bao chị em khác đang bị chà đạp nhân phẩm, bị đổi chác như đồ vật để trục lợi kiếm tiền.

Thượng Đế dựng nên người nam và người nữ tuy khác nhau về nhiều điều nhưng tự do và phẩm giá thì như nhau. Tất cả đều là con người và được quyền mưu cầu hạnh phúc cho chính mình. Đây là điều mà các quốc gia đều thừa nhận trong các văn kiện chính thức. Và đó cũng là ân huệ lớn nhất dành cho từng cá nhân ngay lúc người ấy hiện diện trên mặt đất này. Nhân phẩm ấy lớn đến nỗi không ai có quyền xâm phạm hay tước đi, hay xem người khác như đồ vật để trao đổi kiếm chác. Giả như có ai xâm phạm đến phẩm giá cao quý của con người, thì họ đáng bị lên án và phải trả lẽ công bằng trước nhan thánh Chúa, bị trừng phạt trước tòa án cuộc đời. Ước chi phẩm giá của con người – nhất là trẻ em và phụ nữ vốn dễ bị xâm phạm - được mọi người trân quý và tôn trọng, bởi đó là món quà Thượng Đế dành cho từng người!

Đã đành không ai bị bắt làm nô lệ hoặc bị cưỡng bức làm việc như nô lệ và mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cấm, nhưng trên thực tế, đồng tiền, với sức mạnh ghê gớm của nó, đã lôi kéo nhiều người đem phẩm giá của chính mình và người khác vào trò kinh doanh buôn bán. Em đã bị ép buộc vào “chốn làng chơi” để trả nợ cho gia đình để rồi đến với em là một cuộc sống cay nghiệt. Vì ngây thơ hay cả tin mà không ít bạn cùng thời với em cũng đã chạy theo vinh hoa của đồng tiền đen tối, của những lời hứa “mật ngọt chết ruồi”. Kết quả là em đã chứng kiến các bạn ấy tủi nhục với cuộc sống tang thương, đớn đau trong chuỗi ngày bệnh tật. Chính em cũng bị xem như trò chơi của cuộc đời. Giá mà em lớn lên trong sự che chở của mọi người, và ai ai cũng ra sức tìm kiếm những đồng tiền lương thiện, thì cuộc đời sẽ mỉm cười với em, hạnh phúc sẽ ở lại với em và cuộc đời em sẽ tuyệt đẹp biết mấy. Đằng này, đường dây buôn người có những mưu mô và sức mạnh lớn lao đã xâm hại đời em, cướp đi biết bao phận người con gái. Qua những chia sẻ đong đầy nước mắt của mình, em mong muốn mỗi người góp một bàn tay, nói lên một lời chống lại tội ác buôn người vốn đang cướp đi nhân phẩm của biết bao trẻ em và phụ nữ. Để một ngày nào đó, cả thế giới đón mừng ngày 8.3 trong chứa chan hạnh phúc.

Chúc em được an lành hồn xác, và tôi tiếp tục cầu nguyện cho em và những nạn nhân của tệ nạn buôn bán người:

Lạy Chúa Giêsu, xưa Chúa đưa tay cứu vớt người phụ nữ ngoại tình, phục hồi nhân phẩm để chị sống bình an. Giờ đây, con tha thiết xin Chúa thôi thúc mỗi người biết tôn trọng nhân phẩm của nhau, nhất là của trẻ em và phụ nữ. Xin Chúa mời gọi mỗi người góp một bàn tay, dấn thân chống lại tệ nạn buôn bán người, để mọi người có thể thực sự sống trong bình an và hạnh phúc như trong vườn Địa Đàng năm xưa theo như ý muốn của Chúa. Amen.

Thủ Đức, 2-3-2015

Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Gia Đình
Tấn Đạt
21:57 02/03/2015
GIA ĐÌNH
Ảnh của Tấn Đạt
Thế giới chúng ta cần
những gia đình tốt và
mạnh mẽ để vượt qua
những mối đe dọa !
(Trích lời ĐTC Phanxicô)