Ngày 31-03-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Cuộc sống bất tử
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:53 31/03/2014
Chúa Nhật V MÙA CHAY, năm A
Ga 11, 1-45

CUỘC SỐNG BẤT TỬ

Thực tế, con người ai cũng muốn kéo dài sự sống. Không ai thích chết, nhưng luôn muốn có một cuộc sống lâu dài, nếu không nói được là bất tử. Tuy nhiên, đây chỉ là giấc mơ của con người. Bởi vì, từ xưa tới nay dù con người có dày công nghiên cứu. Khoa học có tiến bộ vượt bực, y khoa có cao vời, con người vẫn không thể nào kiếm được thuốc trường sinh! Một điều hiển nhiên, đã là con người tất nhiên đều phải chết ! Nhưng chính Chúa Giêsu đã tuyên bố và đã thực hiện :” Tôi là sự sống lại và là sự sống “ ( Ga 11, 25 ).

Phép lạ Chúa Giêsu làm cho Lagiarô chết chôn trong mồ đã bốn ngày sống lại đã minh chứng Ngài là Đấng Thiên Sai, Ngài là Đấng có uy quyền tuyệt đối trên sự sống và sự chết của con người, Ngài là Con Thiên Chúa, là chính Thiên Chúa, Đấng ban sự sống và sự sống lại cho tất cả những ai tin vào Ngài. Nếu, chúng ta đọc Tin mừng của Chúa Giêsu, chúng ta nhận thấy có một sợi chỉ đỏ xuyên suốt từ Phúc Âm Nhất Lãm tới Tin mừng của thánh Gioan về Con Người Toàn Năng của Chúa. Chúa Giêsu là Đấng được Thiên Chúa Cha sai đến trần gian để cứu độ con người, Ngài là Con Thiên Chúa và cũng là chính Thiên Chúa. Đọc Tin mừng chúng ta nhận ra một Thiên Chúa nhân từ, gần gũi với mọi người, đặc biệt là những con người khó nghèo, bần cùng, tội lỗi, những con người thấp cổ bé họng, những con người bị xã hội đẩy ra bên lề. Đọc Tin mừng của thánh Gioan, người phụ nữ bên bờ thành giếng Giacop, người phụ nữ mà Chúa Giêsu đã biết hết cuộc đời riêng tư của bà và qua cuộc trao đổi có thể nói được là rất lạ lùng này, bà đã xin Chúa cho bà thứ nước không hề khát, để bà hằng ngày khỏi phải tới để múc ở giếng Giacop. Nước Hằng Sống hay Bánh Trường Sinh sẽ được Chúa giải thích trong Tin Mừng.

Hôm nay, trong đoạn Tin Mừng của thánh Gioan trích đọc Chúa Nhật V Mùa chay, năm A, chúng ta nhận ra vị thuốc trường sinh hay nói cách nôm na hơn Vị bác sĩ có thuốc trường sinh là Chúa Giêsu:” Chính Thầy là sự Sống lại và là sự Sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết” ( Ga 11, 25 ). Đúng thật, thuốc trường sinh là ở đây! Vị bác sĩ làm ra thuốc bất tử là ở đây. Tuy nhiên, đã có bao người nhận ra Con Thiên Chúa là Đấng cầm quyền sinh tử! Vâng, chính vì lòng tin sâu xa của Maria và Matta mà phép lạ Chúa Giêsu hồi sinh Lagiarô đã xảy ra. Matta đã thưa với Chúa Giêsu :” Thưa Thầy có.Con vẫn tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian “ ( Ga 11, 27 ).Tuy nhiên, phép lạ làm cho Lagiarô chết chôn trong mồ bốn ngày được hồi sinh, ám chỉ việc lạ lùng lớn lao hơn nhiều. Đức Kitô sẽ chịu chết, được mai táng trong mồ và sau ba ngày, Ngài sẽ phục sinh . Mùa chay, đặc biệt tuần thánh sẽ giúp người Công Giáo hiểu thế nào là tình thương của Chúa, thế nào là sự chết và phục sinh. Chúa đã chiến thắng tử thần và sống lại khải hoàn. Do đó, những ai tin vào Thiên Chúa cũng sẽ được Ngài cho sống lại. Đó là đức tin của tất cả những ai tin vào Thiên Chúa.

Đối với người Công Giáo, tin vào sự sống và sự chết là mầu nhiệm cao cả, lớn lao. Ngay sau khi truyền phép, Vị chủ tế đọc :” Đây là Mầu nhiệm đức tin “…Mọi người thưa :” Con tuyên xưng Chúa đã chết đi.Con tuyên xưng Ngài đã sống lại…”. Thánh Phaolô cũng đã viết :” Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của mình “ ( 1 Co 15, 17 ). Chính lòng tin đã cứu chữa chị. Chị hãy về đi và tin nay đừng phạm tội nữa. Chúa Giêsu đã nói với người phụ nữ ngoại tình như thế. Một lời đầy yêu thương, một lời đầy an ủi. Trong vụ này, biết bao người đã hăm hở để kết án, ném đá người phụ nữ ngoại tình. Nhưng Chúa Giêsu lại có thái độ tha thứ thật yêu thương và đầy an ủi. Đức Kitô đã hy sinh mạng sống cho nhân loại, cho mọi người, cho từng người. Tình yêu của Ngài là tình yêu vô vị lợi, tình yêu tự hiến. Chết mới nói lên tất cả mọi sự. Khi nào Ta bị treo lên, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng ta. Chúa đã chết đi và sống lại để cho nhân loại được sống. Đức tin đã làm nên nhiều phép lạ. Người phụ nữ Samaria bên bờ thành giếng Giacop đã được Chúa mở cõi lòng và ban đức tin. Nên, bà đã phấn khởi, hạnh phúc về nhà kể lại cho mọi người biết về một Con Người đã thấu suốt tất cả cuộc đời của bà. Cuộc sống ở trần gian này chỉ là tạm bợ. Người ta sẽ không thể tìm được bất cứ một bác sĩ, một lang y, hay một thứ thuốc trường sinh nào. Chúa Giêsu chính là thuốc trường sinh ban cho con người sự sống đời đời.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa chính là sự sống, là nguồn sống cho con người, cho nhân loại.Chúa đã chiến thắng sự chết, tiêu diệt sự chết và phá tan mọi nguyên nhân gây ra cái chết. Xin ban cho những ai tin vào Chúa luôn tìm được sự sống bởi vì thánh Phaolô đã viết :” Đối với tôi, sống là Đức Kitô và chết là một mối lợi “ ( Pl 1, 21 ).

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Đối với những người có lòng tin sự sống ở trần gian này là gì ?
2.Ai giúp chúng ta tin có sự sống lại ?
3.Matta thưa với Chúa thế nào khi Chúa đến nhà Maria, Matta mà Lagiarô đã chết ?
4.Chúa đã hồi sinh cho Lagiarô cách nào ?
 
Lễ Lá năm A
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:59 31/03/2014
LỄ LÁ NĂM A

TRƯỚC KHI LÀM PHÉP LÁ
Mt 21, 1-11

Tuần lễ Thánh nói lên ý nghĩa rất đặc biệt của người Công Giáo. Bởi vì, qua Tuần lễ Thánh này, Giáo Hội mời gọi mọi Kitô hữu hãy tham gia tích cực hơn, sốt sắng hơn vào các lễ nghi của Tuần Thánh. Hội Thánh tưởng nhớ, sống lại cuộc Tử nạn và Phục sinh của Đức Kitô. Do đó, Phụng Vụ tuần này làm sống lại, cụ thể và sinh động về cuộc thương khó, chịu chết và sống lại của Chúa Giêsu. Tuần này, mọi Kitô hữu trên toàn cầu hãy sốt sắng tham dự các ngày lễ Tuần Thánh và hiệp nhất với Hội Thánh để sống tâm tình Tuần Thánh dạy dỗ.

Để mở đầu, xin Chúa giúp mỗi người chúng ta ý thức tham dự nghi lễ làm phép lá để mỗi người chúng ta khi cầm lá trên tay đi theo Chủ tế vào Nhà thờ, chúng ta diễn tả lại việc Chúa Giêsu cùng các Tông đồ đi vào Đền Thánh Giêrusalem trong sự tung hô của các trẻ Do Thái và Dân Do Thái xưa, khai mạc Tuần lễ Thánh kết hợp với cuộc Tử nạn và Phục sinh của Chúa Giêsu.

TRƯỚC KHI ĐI KIỆU LÁ

Dân Do Thái và các trẻ Do Thái xưa khi rước Chúa vào thành thánh Giêrusalem, họ hãnh diện, hồ hỡi và phấn khởi vì tưởng Chúa Giêsu sẽ làm Vua theo kiểu người đời và họ tưởng Vị Vua này sẽ khôi phục lại Vương Quyền Israen, để qui tụ họ lại…Chúng ta không có suy nghĩ như các người Do Thái xưa. Chúng ta hiểu rất rõ Vua chúng ta là Vua thiêng liêng, Ngài khiêm nhu, hiền lành ngồi trên mình con lừa. vinh quang của người Công Giáo là vinh quang tình yêu, cảm thông và tha thứ. Trên Thập giá, Chúa Giêsu đã tha thứ cho những kẻ làm hại mình. Giáo Hội của Chúa không được đi con đường nào khác ngoài con đường yêu thương, tha thứ và khó nghèo. Chúng ta phải nhiệt tình xây dựng Hội Thánh như Giáo Hội mà Đức Kitô đã xây dựng. Giờ đây chúng ta hãy tiến đi theo chân Đức Kitô cứu thế.


SUY NIỆM TIN MỪNG THƯƠNG KHÓ
Mt 26, 14-27,66

Bài tường thuật của thánh Matthêu hôm nay nói về cuộc thương khó, tử nạn của Chúa Giêsu. Bởi vì, sự nô nức, phấn khởi của dân Do Thái khi rước Chúa Giêsu vào Đền Thánh Giêrusalem chỉ là một cuộc phô trương giống như những cuộc rước các Vị Vua Chúa trần gian. Dân Do Thái cứ tưởng Chúa Giêsu sẽ lãnh đạo toàn dân theo kiểu người đời, rồi có quân đội, đánh Tây dẹp Bắc, thắng Nam, thắng Đông để lên ngôi trị vì và các Tông đồ sẽ được chia chác các chức vụ trong Vương quốc của Chúa Giêsu. Vương quốc của Israen sẽ được khôi phục. Người Do Thái sẽ được sung sướng, giầu sang, hạnh phúc vv…Tuy nhiên, ngai của Chúa lại là Thập giá. Rước Chúa vào Đền Thánh Giêrusalem là dẫn Người tiến lên Thập giá. Bởi vì, chỉ nơi Thập giá mới có ơn cứu độ…Ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa.

Thập giá là cây cứu độ. Chúa Giêsu đã chấp nhận một bản án bất công, Ngài không có tội gì, nhưng người ta đã lên án Ngài vì ganh ghét, vì có một đường lối đi ngược lại với họ, Ngài dùng tình thương để cứu vớt con người, Ngài dùng thứ tha để qui tụ con người, tụ họp mọi người. Bài Tin Mừng của thánh Matthêu cho chúng ta hiểu rõ Chúa Giêsu thật là Con Thiên Chúa bởi vì Chúa bị kết án bất công, bị đánh đập, bị đóng dinh trên Thập giá, rồi được mai táng trong mồ, nhưng sau ba ngày Ngài đã phục sinh khải hoàn. Chúa chết trời đất rung chuyển, sĩ quan và quân lính đều khiếp kinh sợ hãi, đấm ngực thú nhận :” Người này chính là Con Thiên Chúa “.

Đọc bài tường thuật về cuộc thương khó của Chúa Giêsu, chúng ta có buồn rầu, khóc lóc, rên xiết nhưng nếu chúng ta không thực tâm ăn năn hối cải, không mau mắn quay trở về với Chúa, mà chỉ hời hợt khóc lóc bên ngoài thì cũng chỉ là vô ích. Chúa cứu độ con người, cứu rỗi mọi người. Ngài chỉ muốn sống kiếp người tôi tớ, bình tĩnh, khiêm tốn chấp nhận ý Thiên Chúa Cha. Ngài hoàn toàn cô đơn vì nhân loại, đặc biệt là nguồi Do Thái và ngay các môn đệ lúc đó cũng tưởng Chúa sẽ là Vua thế trần. Giờ đây, tất cả bỏ Ngài vì lợi lộc thế gian họ ham muốn giầu sang, lợi nhuận, không phải Vị Vua Giêsu sẽ đem lại cho họ, nhưng Chúa Giêsu lại cứu độ, và ban cho con người, loài người sự an bình, sự cam thông, quảng đại và thứ tha. Chúa muốn loài người hiểu rõ, Ngài đến thế gian là để làm theo ý Đức Chúa Cha.

Chúa sẽ đến với chúng ta trong Bí tích Thánh Thể, Chúa nuôi dưỡng chúng ta bằng chính Thịt Máu của Ngài. Chúng ta có hiểu được ý nghĩa Thánh lễ mà chúng ta tham dự, hiệp dâng hay chúng ta vẫn hời hợt, nông cạn hiểu sai ý chúa. Chúa luôn muốn chúng ta hạnh phúc. Trong Tuần lễ Thánh này, chúng ta hợp nhất với nhau sống Thánh lễ cách tích cực sốt sắng hơn, để Tuần lễ Thánh đem lại cho chúng ta những lợi ích thiêng liêng tốt đẹp nhất cho cuộc đời chúng ta. Chúa sẽ chết vào ngày thứ Sáu Thánh, nhưng thực ra Ngài luôn mới gọi chúng ta sống cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Ngài, đặc biệt trong mỗi thánh lễ chúng ta hiệp dâng hằng ngày.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con sống tích cực Tuần lễ Thánh hầu chúng con trở thành những môn đệ nhiệt thành làm chứng cho Chúa sống lại.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con được sống khiêm hạ như Chúa hầu chúng con có thể làm chứng cho Chúa khiêm nhường.
Lạy Chúa Giêsut, xin cho chúng con hiểu con đường cứu thế là con đường tình thương, con đường tử nạn và phục sinh là con đường tình yêu.
Xin Chúa cho chúng con biết chôn vùi con người tội lỗi để mặc lấy con người mới là Đức Kitô
. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.ÔBCBACE hiểu sao về việc Đức Kitô đi vào thành Thánh Giêrusalem ?
2.Tại sao Chúa lại ngồi trên mình lừa ?
3.Con lừa có nghĩa gì ?
4.ÔBCBACE hiểu thế nào về cuộc thương khó của Chúa Giêsu ?
 
Lễ Lá năm A
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:00 31/03/2014
LỄ LÁ NĂM A

TRƯỚC KHI LÀM PHÉP LÁ
Mt 21, 1-11

Tuần lễ Thánh nói lên ý nghĩa rất đặc biệt của người Công Giáo. Bởi vì, qua Tuần lễ Thánh này, Giáo Hội mời gọi mọi Kitô hữu hãy tham gia tích cực hơn, sốt sắng hơn vào các lễ nghi của Tuần Thánh. Hội Thánh tưởng nhớ, sống lại cuộc Tử nạn và Phục sinh của Đức Kitô. Do đó, Phụng Vụ tuần này làm sống lại, cụ thể và sinh động về cuộc thương khó, chịu chết và sống lại của Chúa Giêsu. Tuần này, mọi Kitô hữu trên toàn cầu hãy sốt sắng tham dự các ngày lễ Tuần Thánh và hiệp nhất với Hội Thánh để sống tâm tình Tuần Thánh dạy dỗ.

Để mở đầu, xin Chúa giúp mỗi người chúng ta ý thức tham dự nghi lễ làm phép lá để mỗi người chúng ta khi cầm lá trên tay đi theo Chủ tế vào Nhà thờ, chúng ta diễn tả lại việc Chúa Giêsu cùng các Tông đồ đi vào Đền Thánh Giêrusalem trong sự tung hô của các trẻ Do Thái và Dân Do Thái xưa, khai mạc Tuần lễ Thánh kết hợp với cuộc Tử nạn và Phục sinh của Chúa Giêsu.

TRƯỚC KHI ĐI KIỆU LÁ

Dân Do Thái và các trẻ Do Thái xưa khi rước Chúa vào thành thánh Giêrusalem, họ hãnh diện, hồ hỡi và phấn khởi vì tưởng Chúa Giêsu sẽ làm Vua theo kiểu người đời và họ tưởng Vị Vua này sẽ khôi phục lại Vương Quyền Israen, để qui tụ họ lại…Chúng ta không có suy nghĩ như các người Do Thái xưa. Chúng ta hiểu rất rõ Vua chúng ta là Vua thiêng liêng, Ngài khiêm nhu, hiền lành ngồi trên mình con lừa. vinh quang của người Công Giáo là vinh quang tình yêu, cảm thông và tha thứ. Trên Thập giá, Chúa Giêsu đã tha thứ cho những kẻ làm hại mình. Giáo Hội của Chúa không được đi con đường nào khác ngoài con đường yêu thương, tha thứ và khó nghèo. Chúng ta phải nhiệt tình xây dựng Hội Thánh như Giáo Hội mà Đức Kitô đã xây dựng. Giờ đây chúng ta hãy tiến đi theo chân Đức Kitô cứu thế.


SUY NIỆM TIN MỪNG THƯƠNG KHÓ
Mt 26, 14-27,66

Bài tường thuật của thánh Matthêu hôm nay nói về cuộc thương khó, tử nạn của Chúa Giêsu. Bởi vì, sự nô nức, phấn khởi của dân Do Thái khi rước Chúa Giêsu vào Đền Thánh Giêrusalem chỉ là một cuộc phô trương giống như những cuộc rước các Vị Vua Chúa trần gian. Dân Do Thái cứ tưởng Chúa Giêsu sẽ lãnh đạo toàn dân theo kiểu người đời, rồi có quân đội, đánh Tây dẹp Bắc, thắng Nam, thắng Đông để lên ngôi trị vì và các Tông đồ sẽ được chia chác các chức vụ trong Vương quốc của Chúa Giêsu. Vương quốc của Israen sẽ được khôi phục. Người Do Thái sẽ được sung sướng, giầu sang, hạnh phúc vv…Tuy nhiên, ngai của Chúa lại là Thập giá. Rước Chúa vào Đền Thánh Giêrusalem là dẫn Người tiến lên Thập giá. Bởi vì, chỉ nơi Thập giá mới có ơn cứu độ…Ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa.

Thập giá là cây cứu độ. Chúa Giêsu đã chấp nhận một bản án bất công, Ngài không có tội gì, nhưng người ta đã lên án Ngài vì ganh ghét, vì có một đường lối đi ngược lại với họ, Ngài dùng tình thương để cứu vớt con người, Ngài dùng thứ tha để qui tụ con người, tụ họp mọi người. Bài Tin Mừng của thánh Matthêu cho chúng ta hiểu rõ Chúa Giêsu thật là Con Thiên Chúa bởi vì Chúa bị kết án bất công, bị đánh đập, bị đóng dinh trên Thập giá, rồi được mai táng trong mồ, nhưng sau ba ngày Ngài đã phục sinh khải hoàn. Chúa chết trời đất rung chuyển, sĩ quan và quân lính đều khiếp kinh sợ hãi, đấm ngực thú nhận :” Người này chính là Con Thiên Chúa “.

Đọc bài tường thuật về cuộc thương khó của Chúa Giêsu, chúng ta có buồn rầu, khóc lóc, rên xiết nhưng nếu chúng ta không thực tâm ăn năn hối cải, không mau mắn quay trở về với Chúa, mà chỉ hời hợt khóc lóc bên ngoài thì cũng chỉ là vô ích. Chúa cứu độ con người, cứu rỗi mọi người. Ngài chỉ muốn sống kiếp người tôi tớ, bình tĩnh, khiêm tốn chấp nhận ý Thiên Chúa Cha. Ngài hoàn toàn cô đơn vì nhân loại, đặc biệt là nguồi Do Thái và ngay các môn đệ lúc đó cũng tưởng Chúa sẽ là Vua thế trần. Giờ đây, tất cả bỏ Ngài vì lợi lộc thế gian họ ham muốn giầu sang, lợi nhuận, không phải Vị Vua Giêsu sẽ đem lại cho họ, nhưng Chúa Giêsu lại cứu độ, và ban cho con người, loài người sự an bình, sự cam thông, quảng đại và thứ tha. Chúa muốn loài người hiểu rõ, Ngài đến thế gian là để làm theo ý Đức Chúa Cha.

Chúa sẽ đến với chúng ta trong Bí tích Thánh Thể, Chúa nuôi dưỡng chúng ta bằng chính Thịt Máu của Ngài. Chúng ta có hiểu được ý nghĩa Thánh lễ mà chúng ta tham dự, hiệp dâng hay chúng ta vẫn hời hợt, nông cạn hiểu sai ý chúa. Chúa luôn muốn chúng ta hạnh phúc. Trong Tuần lễ Thánh này, chúng ta hợp nhất với nhau sống Thánh lễ cách tích cực sốt sắng hơn, để Tuần lễ Thánh đem lại cho chúng ta những lợi ích thiêng liêng tốt đẹp nhất cho cuộc đời chúng ta. Chúa sẽ chết vào ngày thứ Sáu Thánh, nhưng thực ra Ngài luôn mới gọi chúng ta sống cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Ngài, đặc biệt trong mỗi thánh lễ chúng ta hiệp dâng hằng ngày.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con sống tích cực Tuần lễ Thánh hầu chúng con trở thành những môn đệ nhiệt thành làm chứng cho Chúa sống lại.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con được sống khiêm hạ như Chúa hầu chúng con có thể làm chứng cho Chúa khiêm nhường.
Lạy Chúa Giêsut, xin cho chúng con hiểu con đường cứu thế là con đường tình thương, con đường tử nạn và phục sinh là con đường tình yêu.
Xin Chúa cho chúng con biết chôn vùi con người tội lỗi để mặc lấy con người mới là Đức Kitô
. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.ÔBCBACE hiểu sao về việc Đức Kitô đi vào thành Thánh Giêrusalem ?
2.Tại sao Chúa lại ngồi trên mình lừa ?
3.Con lừa có nghĩa gì ?
4.ÔBCBACE hiểu thế nào về cuộc thương khó của Chúa Giêsu ?
 
Suy niệm tĩnh tâm LM Phú Cường : Lòng thương xót của Chúa
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
10:36 31/03/2014
SUY NIỆM TĨNH TÂM LINH MỤC PHÚ CƯỜNG

QUÝ II 1.4.2014

LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA

Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh năm nay, Chúa Nhật kính lòng Chúa thương xót, 27.4.2014, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ phong hiển thánh cho hai Đức cố Giáo hoàng, đó là thánh Gioan XXIII và thánh Gioan Phaolô II.

Cách riêng thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, bên cạnh thánh nữ Faustina, người đồng hương của mình, đã trở thành Tông đồ của lòng Chúa thương xót.

Nhân sự kiện trọng đại này, hơn nữa, ngày mai, kỷ niệm 14 năm thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II được Chúa gọi về (2.4.2005 – 2.4.2014), chúng ta hãy cùng suy niệm về lòng Chúa thương xót. Theo gương Đức Thánh Cha, chúng ta học tập, sống và ra sức thực hiện nghĩa vụ làm tông đồ của lòng Chúa Thương xót. Bởi hơn ai hết, linh mục phải là hiện thân, là bằng chứng sống động của lòng Chúa thương xót.

I. MUÔN ĐỜI Thiên Chúa XÓT THƯƠNG.

“‘Thiên Chúa giàu lòng thương xót’ là Đấng mà Đức Giêsu Kitô đã mạc khải cho chúng ta biết là Cha: Chính Người là Con Thiên Chúa đã tỏ lộ và cho chúng ta biết Cha nơi chính bản thân mình” (thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót, số 1).

Suy niệm từ Cựu sang Tân Ước, không có trang nào của Thánh Kinh không gợi lên, không nêu cao tình yêu thương xót của Thiên Chúa. Từ ngàn đời, Thiên Chúa đã thể hiện Người chính là Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Người xót thương và chăm sóc nhân loại, nhưng không phải nhân loại chung chung nào, mà tình yêu thương xót của Thiên Chúa thể hiện cụ thể trên từng người một.

1. Thiên Chúa xót thương trong tạo dựng và cứu chuộc.

Chính vì tình yêu thương xót, Thiên Chúa đã tạo dựng con người cách độc đáo, đầy “trách nhiệm”, và là sự thông chia chính mình, thông chia chính sự sống, thông chia quyền bá chủ của mình.

Thiên Chúa tạo dựng họ không giống bất cứ cái gì, nhưng là mang chính hình ảnh của Người. Thánh Kinh diễn tả “tâm trạng” của Thiên Chúa thật cảm động: Người tạo dựng mọi vật xem ra quá dễ dàng, chỉ cần “Thiên Chúa phán…(mọi vật) liền có…” (St 1, 1tt). Đến khi phải tạo dựng loài người, không phải “phán”, “liền có” nữa. Kinh Thánh cho thấy, Thiên Chúa như nghĩ ngợi lắm, cân nhắc lắm. Người như đặt vào công trình tạo dựng cuối cùng này tất cả trách nhiệm, tất cả chiều sâu suy tư, tất cả nỗi niềm của bản thân. Thiên Chúa tự ngỏ với chính mình:

“Thiên Chúa phán: ‘Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất’. Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ. Thiên Chúa ban phúc lành cho họ…” (St 1, 26-28).

Khi lòng dạ con người bội phản, vì xót thương, Thiên Chúa lại trao ban tình yêu cứu chuộc. Người đã không vì tội của loài người mà hủy diệt họ. Thay vì hủy diệt, Thiên Chúa cứu họ đời đời. Thiên Chúa không bao giờ thay lòng đổi dạ trong tình yêu thương xót của Người:

“Ta đã yêu thương ngươi bằng mối tình muôn thuở, nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng xót thương” (Gr 31, 3). Hay:“Núi có dời có đổi, đồi có chuyển có lay, tình nghĩa của Ta đối với ngươi vẫn không thay đổi” (Is 54,l0).

Con Một của Thiên Chúa là chính ơn cứu chuộc, là bằng chứng về sự sống, để nhân loại tiếp tục được sống. Thánh Phaolô đã phải ngỡ ngàng trước tình yêu của Đấng Toàn năng dành cho loài thụ tạo phản trắc:

“Khi chúng ta không có sức làm được gì vì còn là hạng người vô đạo, thì theo đúng kỳ hạn, Đức Kitô đã chết vì chúng ta. Hầu như không ai chết vì người công chính, họa may có ai dám chết vì một người lương thiện chăng. Thế mà Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 5, 6-8).

Chúa Kitô còn khẳng định mạnh mẽ hơn, để đòi chúng ta tin Người, để nhờ tin, chúng ta được cứu: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ” (Ga 3, 16-17).

Đó là một tình yêu dâng cao ngút ngàn, lên đến đỉnh điểm khi quyết hiến trao Con Một cho trần thế. Từ ngàn xưa, Thiên Chúa đã một lòng xót thương. Đến muôn đời Thiên Chúa vẫn thủy chung thương xót.

Ban Con Một là một quyết định không thể tả, không còn quyết định nào bằng.“Đến như Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta” (Rm 8, 32a), thì Thiên Chúa còn tiếc gì với chúng ta. “Một khi Người đã ban Người Con đó, Lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta?” (Rm 8, 32b).

Từ nay Thiên Chúa tự hiến chính mình nơi Con Một của Người. Từ nay Thiên Chúa hiện diện gần gũi, cụ thể giữa loài người nơi Con Một của Người. Từ nay Thiên Chúa đã thân hành xóa khoảng cách đến không còn khoảng cách: Bởi từ nay, nơi Người Con Một, Thiên Chúa, đã “cắm lều” ở giữa loài người.

Bởi vậy, khi công bố về tình yêu cao dâng đến vô bờ của Thiên Chúa, Chúa Kitô đã nói bằng những lời thắm thía: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi…”. Cũng như khi chúng ta diễn tả: “Tôi vui đến nỗi tôi đã….”. Liên từ “đến nỗi” là liên từ diễn tả sự vỡ òa, diễn tả sức mạnh lan tràn, diễn tả nỗi niềm lớn hơn điều mà mình có thể nói ra, có thể bộc lộ. Nó diễn tả sự lớn lao hơn nhiều, mà giới hạn của ngôn từ đã không thể cho biết hết.

Thiên Chúa “yêu đến nỗi”, nghĩa là lòng yêu của Thiên Chúa đã ngút ngàn, không còn cách nào khác, không còn bất cứ một giới hạn nào. Tình yêu ấy, một tình yêu “đụng trần” đã trao dâng đến đỉnh điểm, đã là một lực mạnh trên mọi sức mạnh, vượt thắng mọi sức mạnh.

Thiên Chúa “yêu đến nỗi” là yêu đến tận cùng. Vì thế, để diễn tả sự cùng tận của tình yêu ấy, hành động hiến trao Con Một là hành động quá đỗi, không gì bằng, không còn gì khác hơn, không thể có gì thay thế.

Cảm nghiệm được tình yêu ngàn đời như một của Thiên Chúa, thánh Phêrô say sưa, sung sướng giảng về Chúa Kitô, hiện thân của tình yêu Thiên Chúa như một đam mê không thể cưỡng, như một đòi buộc không thể bỏ qua:

“Theo kế hoạch Thiên Chúa đã định và biết trước, Đức Giêsu đã bị nộp, và anh em đã dùng bàn tay kẻ dữ đóng đinh Ngườivào thập giá mà giết đi. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại, giải thoát Người khỏi những đau khổ của cái chết. Vì lẽ cái chết không tài nào khống chế được Người mãi” (Cv 2, 23-24).

Vô vàn những lần Thiên Chúa thể hiện Người là Đấng đầy lòng xót thương. Trọn cả dòng lịch sử cứu độ, là trọn cả dòng lịch sử khắc ghi đậm nét tình yêu thương hãi hà của Thiên Chúa.

Đó là một tình yêu ngàn đời không đủ lời chúc tụng. Đó là một tình yêu núi không thể đo, biển không thể lường. Đó là một tình yêu dù giàu sức tưởng tượng cũng không thể tưởng nghĩ. Đó là một tình yêu dũng mãnh, bền bỉ, trung thành, bao dung, đầy ắp, vời vợi, đằm thắm, trào tràn, cuồn cuộn, dịu ngọt, luôn luôn trao ban, luôn luôn đi bước trước, luôn luôn tín thành, luôn luôn hiến dâng…

2. Chúa Kitô xót thương loài người.

Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót (TC gltx) nói về Chúa Kitô: “Khi trở thành tình thương nhập thể, tình thương được biểu lộ với một sức mạnh đặc biệt đối với những người đau khổ, những người bất hạnh và những người tội lỗi, Đức Kitô, Đấng hoàn tất làm cho Chúa Cha hiện diện và cũng mạc khải đầy đủ hơn Chúa Cha là Thiên Chúa ‘giàu lòng thương xót’” (số 3).

Bởi Thiên Chúa, từ ngàn xưa, đã không bao giờ rút lại tình yêu thương xót của Người, vì thế, Chúa Kitô, Đấng là Thiên Chúa làm người đã thể hiện mọi nơi, mọi thời tình yêu thương xót không mệt mỏi ấy.

Nhiều lần, Tin Mừng cho thấy Chúa Kitô tỏ lòng thương xót như thế. Người mời gọi kẻ nhọc nhằn hãy đến để được Người sớt chia ưu tư, thống khổ của họ: “Hãy đến cùng Ta, hỡi những ai mang gánh nặng nề, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho” (Mt 11, 28).

Chúa nhìn thấy sự đói của những người theo Chúa. Đã hơn một lần, Chúa hóa bánh ra nhiều để nuôi dưỡng họ (x. Mt 14, 13–21; Mt 15, 32-39; Ga 6, 1-15).

Chúa xót xa trước những cảnh đời sống trong bệnh tật. Người chữa lành cho họ, như đã từng chữa lành cho người phụ nữ bệnh loạn huyết mười hai năm (x. Mt 9, 20-22), chữa người mù từ thuở mới sinh (x. Ga 9, 1-41)…

Chúa xót xa trước giọt nước mắt đớn đau của người mẹ khóc con, của người chị khóc em, như trường hợp Chúa cho đứa con của bà góa thành Naim hay cho Lazarô sống lại (x. Lc 7,11-17; Ga 11, 1-45) … Người đã từng chạnh lòng trước bệnh tật đớn đau của đầy tớ ông đội trưởng (x. Mt 8, 5-13), hay cái chết của con gái ông trưởng hội đường (x. Mc 5, 21-43)…

Chúa đã lập tức chữa lành cho tên lính bị thánh Phêrô chém đứt tai mà không cần bất cứ một điều kiện nào, dù lúc đó, Chúa đang bị người ta lên án và sẽ giết chết Chúa ngay sau đó (x. Ga 18, 10-11).

Đến giây phút cuối đời, lúc mà Chúa phải chết thảm trên thánh giá, Chúa vẫn đầy lòng xót thương đối với người trộm cùng bị đóng đinh với Chúa (x. Lc 23, 39-43 )…

Chúng ta không thể kể hết những lần Chúa tỏ tình yêu xót thương đối với con người. Đặc biệt cả cuộc đời, từ vâng lệnh Chúa Cha, nhập thể, sống nơi trần gian, chết cay đắng, sống lại vinh quang, vinh thăng trên trời… đều là tình thương tự nguyện của Chúa Ngôi Hai dành cho chúng ta, một tình thương không thể chứa đựng nơi mọi mỹ từ của loài người, khi phải diễn tả tình thương ấy.

Tình yêu dẫn đến cái chết cho người mình yêu đã lớn. Một tình yêu tự nguyện ném mình vào cái chết càng lớn lao khôn xiết. Dù vâng lệnh Thánh ý tuyệt đối, trước sau gì, Chúa vẫn thể hiện mạnh mẽ tình yêu của Người cho trần thế chúng ta: Chúa tự nguyện đến cùng trong sự tự hiến chính mình:

“Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là lệnh của Chúa Cha mà tôi đã nhận được” (Ga 10, 17-18).

Vì lòng xót thương, trên thánh giá, lời Chúa Kitô “xin Cha tha cho chúng…” (Lc 23, 34), đâu chỉ là lời dành cho những kẻ đang đùng đùng sát khí dưới chân thánh giá.

Nếu nhập thể là để cứu độ, và bây giờ, vinh thăng trên trời, ngự bên hữu Chúa Cha là để chuyển cầu cho ta, để đưa ơn cứu độ của ta đạt đến vĩnh cửu, thì lời “xin Cha tha cho chúng” là, và phải là lời muôn đời Chúa Kitô chuyển cầu cho tất cả chúng ta.

Chúng ta quá đỗi hạnh phúc vì tình yêu thương xót, Chúa Kitô dành cho chúng ta. Chính nhờ tình yêu thương xót, Người là trạng sư tuyệt đối, đời đời trước tòa Thiên Chúa.

Vì tình yêu thương xót, Chúa Kitô đã trút bỏ hoàn toàn. Trút bỏ cả cuộc đời, trút bỏ cả mạng sống vẫn chưa làm đủ. Đến lúc trao hơi thở sau hết, lại còn tiếp tục trao dâng cả đến giọt máu cuối cùng, khi “một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra” (Ga 19, 34).

Trái Tim mở ra là để nhân loại hạnh phúc ngụp lặn trong biển tình yêu vời vợi ấy. Dòng máu cứu chuộc trở thành nguồn sự sống và sức sống cho tất cả mọi người thiết tha tìm đến. Trái Tim của Thiên Chúa làm người không đòi cho mình bất cứ điều gì, bây giờ lại thuộc về chúng ta tất cả. Chúa thương xót chúng ta.

Nhưng không dừng ở đó. Trái Tim Chúa Kitô mở ra, không chỉ cho thấy sự mạnh mẽ, dữ dội của tình yêu nơi Chúa Kitô dành cho loài người. Hình ảnh Trái Tim mở ra, gợi lại cho chúng ta lời tiên tri Hôsê từ xa xưa: “Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi” (Hs 11, 8). Lòng Thiên Chúa chứa đầy yêu thương. Thiên Chúa đã yêu. Mãi mãi cứ yêu. Ngàn đời tình yêu Thiên Chúa vẫn không cùng. Vì thế, Trái Tim Chúa Kitô vừa khắc sâu tình yêu của Thiên Chúa, vừa bộc lộ đến vô cùng tình yêu chan chứa, chứa đầy trong Trái Tim Thiên Chúa.

Làm sao có thể nói hết tình yêu thương xót của Thiên Chúa và của Chúa Kitô. Chỉ xin được nhìn ngắm bài học của lòng thương yêu ấy, để chúng ta cũng sống tình người bằng lòng bác ái, vị tha, đón nhận, cảm thông… giữa người cho nhau, vì nhau trong cõi đời này…

II. GIOAN PHAOLÔ II – TÔNG ĐỒ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT.

lòng thương xót của Thiên Chúa và của Chúa Kitô, hay Chúa Kitô chính là hiện thân lòng thương xót của Thiên Chúa, là lời khẳng định quang trọng trong suốt thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót của Đức Gioan Phaolô II.

Chẳng hạn: “Trong Đức Kitô và nhờ Đức Kitô, Thiên Chúa trở nên hữu hình trong lòng thương xót của Ngài, nghĩa là làm nổi bật ưu phẩm của Ngài, ưu phẩm mà trong Cựu Ước qua nhiều hạn từ và khái niệm khác nhau đã từng xác định như ‘lòng thương xót’. Đức Kitô trao ý nghĩa chung cuộc cho toàn thể truyền thống Cựu Ước về lòng thương xót của Thiên Chúa. Chẳng những Người nói và giảng giải về lòng thương xót bằng những hình ảnh và những dụ ngôn, mà còn làm cho lòng thương xót này nhập thể và nhân cách hoá nó. Theo một nghĩa nào đó, Người chính là lòng thương xót. Đối với những ai thấy và tìm ra được lòng thương xót đó nơi Người, Thiên Chúa trở nên ‘hữu hình’ như là Chúa Cha ‘giàu lòng thương xót’” (TC gltx – số 2).

Trong khi viếng thăm Collevalenza - Italia năm 1981, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II cho biết quyết tâm của bản thân dành cho sứ sứ điệp lòng thương xót: “Ngay từ lúc khởi đầu tác vụ ở Toà Thánh Phêrô tại Roma, tôi đã coi sứ điệp này là công việc đặc biệt của tôi. Chúa quan phòng đã uỷ thác sứ điệp ấy cho tôi trong bối cảnh hiện nay của nhân loại, Giáo Hội, và thế giới”.

Để vinh danh và phổ biến cho mọi người qua mọi thế hệ, lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa, ngài đã nâng nữ tu Faustina Helena Kowalska (Maria Faustina Thánh Thể, người đã được Chúa Giêsu mạc khải lòng thương xót của Thiên Chúa suốt từ năm 1931 đến khi chị qua đời năm 1938) lên hàng chân phước vào Chúa Nhật thứ II Phục Sinh, 18.4.1993.

Bảy năm sau, cũng chính Đức Gioan Phaolô II tôn phong người nữ tu thánh thiện, người được Chúa chọn làm tông đồ của lòng Chúa thương xót, lên bậc hiển thánh ngày 30.04.2000, cũng là Chúa Nhật thứ II Phục Sinh. Cùng lúc, thánh nhân chính thức thiết lập lễ kính lòng Chúa thương xót trong khắp Hội Thánh Công Giáo vào Chúa Nhật II sau lễ Phục Sinh theo đúng yêu cầu của Chúa Giêsu mà Chị Faustina đã ghi trong nhật ký (NK) của mình: “Cha mong ước Chúa Nhật sau lễ Phục Sinh sẽ là ngày đại lễ kính lòng thương xót Cha” (NK số 299).

Đặc biệt giảng trong thánh lễ phong thánh cho Chị Faustina, thánh Giáo hoàng dạy: “Chúa Giêsu cúi mình xuống trước mọi hình thức nghèo khổ của nhân loại, nghèo vật chất cũng như tinh thần. Sứ điệp về lòng thương xót tiếp tục chạm đến chúng ta qua cử chỉ Ngài đưa tay hướng về người đau khổ... Tôi chuyển đến mọi người lòng thương xót đó, để cho họ tìm hiểu ngày càng rõ ràng hơn về gương mặt đích thực của Thiên Chúa và gương mặt của anh em mình”.

Cũng trong bài giảng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải đón nhận trọn vẹn sứ điệp xuất phát từ Lời Chúa trong Chúa Nhật thứ hai mùa Phục Sinh, và kể từ nay, Chúa Nhật này được gọi là ‘Chúa Nhật của lòng Chúa thương xót”.

Hơn thế, trong các văn kiện và các phát biểu, huấn từ của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, người ta vẫn tìm thấy đây đó ý nghĩa hay trực tiếp nói đến lòng thương xót của Chúa. Xin được tóm tắt nội dung vài văn kiện của ngài:

Trong thông điệp đầu tay, thông điệp Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần (Rédemptor Hominis - 4.3.1979), ra đời ngay sau khi lên ngôi giáo hoàng chưa đầy nửa năm, Đức Gioan Phaolô II đã nhắc đến lòng Chúa thương xót:“Giáo Hội luôn chuẩn bị cho chúng ta, để hưởng ơn cứu rỗi của Đấng Cứu Chuộc, do lòng thương vô biên của Chúa toàn năng” (RH số 1).

Trong bài giảng thánh lễ kính lòng Chúa thương xót năm 2001, Đức Cố Giáo hoàng nói: “‘Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương’ (Tv 118:1). Chúng ta hãy sở hữu sự cảm thán của tác giả Thánh vịnh mà chúng ta hát trong phần Đáp ca: ‘Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương’. Để hiểu hết sự thật của các từ này, chúng ta hãy để phụng vụ hướng dẫn tới trung tâm của sự kiện cứu độ, điều kết hợp sự chết và sự Phục Sinh của Đức Kitô với cuộc đời chúng ta và với lịch sử thế giới. Mầu nhiệm của lòng thương xót đã thay đổi tận gốc số phận của nhân loại. Đó là mầu nhiệm được mạc khải trọn vẹn về tình yêu của Chúa Cha, Đấng không rút lại sự hy sinh của Con Một Ngài vì để cứu độ chúng ta”.

Chiều thứ bảy, 17.8.2002, Khi cung hiến đền thờ lòng Chúa thương xót tại quê hương Thánh Faustina (Krakow Lagiewniki, Balan), Đức Gioan Phaolô II đã long trọng đọc lời nguyện dâng loài người cho lòng thương xót của Chúa: “Lạy Cha hằng hữu, vì tội lỗi chúng con và toàn thế giới, con xin dâng lên Cha Mình và Máu, Linh Hồn và Thiên Tính của Con Cha yêu dấu là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Vì những khốn khó của cuộc Khổ Nạn của Người, xin Cha thương đến chúng con và toàn thế giới (NK 476) ... Thế giới ngày nay cần có tình thương để bảo đảm rằng hết mọi bất công trên thế giới này sẽ được kết thúc trong chân lý rạng ngời… Hôm nay, tại đền thánh này, Con xin long trọng ký thác thế giới cho lòng thương xót của Chúa... Chớ gì lời hứa của Chúa Giêsu được nên trọn để từ nơi đây phải chiếu giãi ra tia sáng sửa soạn cho lần đến cuối cùng của Người (NK 1732). Hôm nay đây chúng con ký thác cho Cha vận mệnh thế giới. Xin Cha hãy cúi mình xuống trên tội nhân chúng con, hãy chữa lành nỗi yếu hèn của chúng con, hãy chiến thắng mọi sự dữ, và hãy ban ơn cho tất cả các dân tôc được cảm nghiệm thấy tình thương của Cha. Chớ gì họ luôn tìm thấy nguồn hy vọng nơi Cha, Thiên Chúa Ba Ngôi. Lạy Cha hằng hữu, vì cuộc khổ nạn và phục sinh của Con Cha, xin Cha thương chúng con và toàn thế giới. Amen”.

Trong tác phẩm cuối đời, cuốn "Hồi Niệm và Căn Tính " (22.2.2005), Đức Thánh Cha vẫn hướng về lòng Chúa xót thương: “Cái giới hạn áp đặt trên sự tối hậu là lòng Chúa thương xót (tr. 60-61). Trong quyển sách này, sau khi nói về biến cố bị sát hại ngày 13.5.1981, ngài chân thành nhìn nhận, Chúa cứu ngài vì lòng thương xót của Chúa. Đức Cố Giáo hoàng nói về lòng thương xót ấy: “Trong việc hy sinh hiến mình cho chúng ta; Chúa Kitô đã cống hiến cho đau khổ một ý nghĩa mới, mở ra một cái nhìn mới, một trật tự mới của yêu thương... Chính cái đau khổ này đốt cháy và rút ra ngay từ tội lỗi sự bừng nở thiện hảo dư đầy” (Sđd tr.189-190).

Trong huấn từ trưa Chúa Nhật kính lòng Chúa thương xót 3.4.2005 (là một bài viết Đức Thánh Cha chuẩn bị để đọc trước khách hành hương tại quảng trường đền thờ thánh Phêrô, nhưng ngài đã qua đời ngày 2.4.2005), vị Giáo Hoàng Tông đồ của lòng Chúa thương xót nói những lời cuối cùng: “Chúa Kitô Phục Sinh đã hiến ban cho nhân loại - một nhân loại có lúc dường như lạc mất và bị thống trị bởi quyền lực sự dữ, bởi cái tôi và sự sợ hãi – ân huệ tình Ngài yêu thương, tình yêu tha thứ, hòa giải và phục hồi tinh thần hy vọng. Thế giới này cần phải hiểu biết và chấp nhận lòng thương xót của Chúa. Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng nơi Chúa, xin thương xót chúng con và toàn thế giới”.

Thiên Chúa, dường như cảm kích tấm lòng của vị Tông đồ lòng Chúa thương xót, đã để xảy ra nhiều niềm vui: Vị Giáo hoàng được Chúa gọi về lúc 21 giờ 37 phút ngày 2.4.2005, chỉ một ít giờ ngay trước ngày lễ kính lòng Chúa thương xót. Ngài được Đức Bênêđictô XVI nâng lên hàng chân phước ngày 1.5.2011, là ngày lễ kính lòng Chúa thương xót. Vài ngày nữa thôi, Đức Phanxicô sẽ phong hiển thánh cho vị tiền nhiệm của mình vào dịp kính lòng thương xót của Chúa (Chúa Nhật 27.4.2014).

Chúng ta hãy lắng nghe tâm tư của thánh Giáo hoàng Tông đồ lòng Chúa thương xót: “Giáo Hội của thời đại chúng ta phải trở nên ý thức đặc biệt và sâu xa về nhu cầu làm chứng cho lòng thương xót của Thiên Chúa trong sứ mạng toàn thể của mình, theo bước chân của truyền thống Cựu và Tân Ước, và trên hết là của chính Chúa Giêsu Kitô và các Tông đồ của Người... Giáo Hội phải coi việc tuyên xưng và đưa mầu nhiệm lòng thương xót vào cuộc sống là một trong những bổn phận chính yếu của mình trong mọi giai đoạn lịch sử, nhất là trong thời buổi hiện tại của chúng ta” (số 14).

III. VẤN TÂM: CHÚNG TA SỐNG MỐI PHÚC THỨ V.

Các linh mục nói nhiều, giảng nhiều về mọi khía cạnh của tình yêu Thiên Chúa: tình yêu trao ban, tình yêu tha thứ, tình yêu chấp nhận, tình yêu tự hiến… Trong đó, tình yêu thương xót của Thiên Chúa càng là điểm nhấn trên cửa môi của họ.

Trong giờ tĩnh tâm này, chúng ta tự tra vấn mình, xem đã nói nhiều, sẽ còn nói nhiều về tình yêu của Đấng mình thờ phượng, nhưng đã sống được bao nhiêu? Vài điểm gợi ý sau đây xung quanh mối Phúc Thật thứ V, mong khả dĩ giúp suy nghĩ và áp dụng cho đời và tác vụ linh mục:

“PHÚC CHO AI XÓT THƯƠNG NGƯỜI, VÌ HỌ SẼ ĐƯỢC Thiên Chúa XÓT THƯƠNG” (Mt 5, 7).

Ta hãy lắng nghe lời Đức Gioan Phaolô II: “Những lời trong bài giảng trên núi ‘Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương’ há chẳng theo một nghĩa nào đó, là tổng hợp của tất cả Tin Mừng, của tất cả sự trao đổi đáng thán phục được bao hàm trong đó và là một luật đơn giản, mạnh mẽ mà cùng ‘dịu ngọt’ của chính nhiệm cục cứu chuộc sao?” (TC gltx số 8).

Với lời này, Đức Thánh Cha cho thấy mối Phúc thứ V là mối phúc nâng cao chính chúng ta, khi biết theo đuổi và sống. Bởi nếu, đó là một “tổng hợp của Tin Mừng”, là “sự trao đổi”, là “luật đơn giản” đưa ta vào nhiệm cục cứu độ, thì việc thực hành mối Phúc thứ V: sống tình yêu xót thương, là phương tiện đạt tới vinh quang đời đời.

Có khi nào ta dừng lại và quyết tâm thôi nghĩ đến bản thân, để thấy xung quanh là những con người, những hoàn cảnh, những giá trị, những trăng trở, những thèm khát… Dù chỉ một chút, bất cứ cái gì ta đem đến tha nhân, đều quý giá, đều là hạnh phúc tự mình dâng tặng chính mình.

Lòng thương xót đòi ta nên giống Chúa. Vì thế, ta sống lòng thương xót là:

- Bao dung như Chúa hằng bao dung.

- Đón nhận như Chúa hằng đón nhận.

- Tha thứ giữa những hận thù giăng mắc.

- Khơi thông tình yêu trong những bế tắt của ganh ghét.

- Vẫn sống thật dù bị ngập chìm trong hoàn cảnh giả dối.

- Rộng lượng và nhân hậu theo gương Chúa.

- Phụng sự Chúa hết mình trong từng công tác mục vụ.

- Phục vụ tha nhân như thấy Chúa hiện diện trong từng giây phút.

- Học nơi Chúa bài học khiêm nhường mà Chúa dạy (x. Mt 11, 29).

- Tha thứ như Chúa tha thứ cho ta.

- Trong lòng không nuôi tư thù.

- Mạnh hơn, hãy trừ khử tận gốc những thâm thù xâm chiếm tâm hồn.

- Luôn nhân hậu học đòi gương Chúa là Đấng nhân hậu.

- Không lạm dụng quyền bính để thủ lợi, để hại người.

- Không vui trước điều dữ.

- Không buồn trước thành công của anh chị em.

- Không xu nịnh để tìm cho mình quyền lợi, quyền lực.

- Không dễ nghe lời xu nịnh mà gây ác cảm, nghiêng công lý, sinh tà ý.

- Không che đậy ác ý bằng nụ cười, bằng sự niềm nỡ.

- Hãy “vui với người vui, khóc với người khóc” (Rm 12, 14).

Và bắt đầu sự sống mỗi ngày bằng những món quà nhỏ mọn: một nụ cười, một cái bắt tay, một sự thân thiện, một cái nhìn trìu mến, một cử chỉ thật lòng… Hãy tận tâm hy sinh, tận tâm phục vụ. Hãy hy sinh âm thầm, phục vụ lặng lẽ…

Một giọt nước nhỏ không đáng kể. Nhưng không có những giọt nước, không có đại dương. Sống từng giây theo mối phúc thứ V, là góp những giọt nước thành đại dương của tình yêu thương xót, trót cuộc đời.

Ai sống tha thiết với Phúc Thật của Chúa, người đó sẽ không cố công làm màu mè những khái niệm giản đơn của cuộc sống, bởi những thứ xuất phát từ trái tim vốn dĩ rất mộc mạc. Hãy sống mộc mạc với mọi người, để được nhận lại tình yêu chân thật, nhất là nhận được ơn cứu độ của Chúa.

Giã dối, bằng mặt, không bằng lòng, nụ cười che lấp sự thâm hiễm, gương mặt rạng rỡ để thành bình phông đậy lên sự quỹ quyệt…, chỉ có thể nhận được những tình cảm gượng gạo, méo mó. Hơn thế, chắc Chúa cũng không thích ta sống giả hình như thế…

Hãy nghe thánh Phaolô nhắc nhở: “Anh em đừng dùng chi thể của anh em như khí cụ để làm điều bất chính, phục vụ cho tội lỗi nữa…Hãy dùng chi thể của anh em như khí cụ để làm điều công chính, phục vụ Thiên Chúa” (Rm 6, 13).

Vì thế, chúng ta cần ghi khắc: “Đức Giêsu Kitô đã dạy chúng ta rằng con người không những lãnh nhận và cảm nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa, mà còn được kêu gọi có hành động thương xót đối với kẻ khác: ‘Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương’. Trong những lời này, Giáo Hội nhận ra một lời mời gọi phải hành động và Giáo Hội cố gắng thực hành lòng thương xót” (TC gltx số 14).

“Giáo Hội” là ai? Từng người chúng ta làm nên Giáo Hội. Nếu Giáo Hội cảm nhận, theo đuổi và sống đến cùng “những lời này” của Chúa dạy về lòng thương xót, thì chính bản thân từng người, chứ không phải ai khác, phải “hành động”, phải “cố gắng thực hành” cho bằng được lòng thương xót ấy.

Hãy suy niệm lời Thánh vịnh để sống đúng mực là con thảo của Chúa: “Phúc thay kẻ có đời sống ngay lành, và noi theo luật Chúa. Phúc thay kẻ ân cần tuân giữ lệnh Chúa, và tận tâm tìm kiếm Người, không làm điều ác, bước đi trên con đường Chúa vạch ra. Chúa đã ban cho giới răn của Chúa để mọi người trung thành tuân giữ. Con muốn sống đời con theo ý Chúa hoàn toàn. Và con sẽ không xấu hổ khi hướng mắt nhìn theo giới răn của Chúa. Con sẽ thành tâm ca tụng Chúa; vì được học biết các huấn lệnh của Chúa. Thánh ý Chúa con xin tuân giữ; xin Chúa đừng bao giờ bỏ rơi con” (Tv 119, 1-8).

IV. HƯỚNG VỀ VĨNH CỬU.

Cảm nghiệm về lòng Thiên Chúa yêu thương, và quyết tâm sống mối Phúc thứ V nhằm nỗ lực đáp lại tình yêu của Chúa, là việc làm có ý nghĩa, cần thiết và gấp rút.

Bởi Chúa Kitô, trước khi công bố Hiến chương Nước Trời và dạy “hãy có lòng thương xót để được thương xót”, thì chính Người đã nêu gương trước bằng sự hiện diện của Người giữa nhân loại. Qua sự hiện diện ấy, Chúa Kitô cũng cho chúng thấy hình ảnh Chúa Cha, vì thương xót con người, cũng đã chia sẻ chính mình cho trần gian, đã trao mình cho nhân loại để diễn tả lòng thương xót của Người cho họ, qua việc Chúa Kitô nhập thể để cứu độ:

“Khi trở nên gương mẫu cho con người về tình thương xót đối với kẻ khác, bằng việc làm hơn bằng lời nói, Đức Kitô công bố lời mời gọi hãy có lòng thương xót bởi vì đó là một trong những yếu tố cốt yếu của đạo đức Tin Mừng. Vấn đề ở đây không phải chỉ là thực hiện một điều răn hay một đòi hỏi có tính đạo đức nhưng còn là chu toàn một điều kiện tối quan trọng để Thiên Chúa có thể tự mạc khải qua lòng thương xót của Ngài đối với con người: “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (TC gltx số 3).

Phúc Thật là những lời hứa của Thiên Chúa mà chúng ta chưa thể đạt được cách toàn hảo khi còn nơi trần thế. Ta chỉ có thể ướm đời mình theo giới răn của Chúa từ hôm nay, để có thể đạt tới Phúc Thật trong đời vĩnh cửu.

Vì thế, hãy cố mà sống lòng thương xót Chúa dạy, đừng để vuột mất, đừng để lỡ cơ hội, đừng chỉ thấy hôm nay mà quên phóng tầm mắt nhìn trước lối về của ngày mai.

Cuộc sống không bán vé quay lại. Nhưng ai cũng có thế mua vé vào tương lai. Cái gì đã mất, vĩnh viễn không thể thu hồi. Nhưng đi tìm tương lai, lại có thể găp. Phúc Thật mà Chúa hứa sẽ mất, nếu không vun bồi. Hãy sống Phúc Thật của Chúa ngay hôm nay, lúc này, tại đây. Sống Phúa Thật là mua vé đi về tương lai, một bảo đảm đời đời.

Hãy nhớ, cuộc đời chúng ta ngắn ngủi. Và hãy ghi tâm khắc cốt kỹ hơn nữa, lời kinh mà chúng ta đọc thường xuyên:“Tính tuổi thọ, trong ngoài bảy chục, mạnh giỏi chăng là được tám mươi, mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ, cuộc đời thấm thoát, chúng con đã khuất rồi” (Tv 89, 10).

Nhờ luôn ghi khắc sự thật ấy, chúng ta sẽ sống từng ngày bằng lòng thương xót, để cho lòng thương xót chiếm ngự. Và nhờ chạm vào lòng thương xót từng ngày, suốt đời như thế, thì dù cuộc sống có ngắn ngủi, vẫn là một cuộc sống đẹp, một cuộc sống thắm, một cuộc sống tươi, một cuộc sống đáng sống. Kết quả cuối cùng của một cuộc sống như thế, sẽ là một cuộc sống nở hoa thiên đàng.

Chúng ta dạy mọi người yêu thương. Sao chúng ta lại không yêu thương?

Nhiều người trong chúng ta tổ chức dâng lễ kính lòng Chúa thương xót hàng tháng, thậm chí hàng tuần. Sao chúng ta đánh mất lòng thương xót?

Chúng ta hô hào hiệp nhất. Sao chúng ta quên hiệp nhất?

Chúng ta kêu gọi hiệp thông rầm rộ. Sao lòng chúng ta lại tẩy chay ơn hiệp thông?

Chúng ta giảng Lời Chúa. Sao chúng ta không thấm Lời Chúa?

Chúng ta dạy mọi người sống Lời Chúa. Sao chúng ta sống xa cách Lời Chúa?

Cuối cùng: Chúng ta chỉ cho muôn dân đường về thiên đàng. Sao chúng ta lại tìm đường… đi đâu??

Hãy “hướng về vĩnh cửu”. Đó là cùng đích đời mình!

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đừng là du khách trên hành trình đức tin
Đặng Tự Do
10:15 31/03/2014
Trình bày những suy tư của ngài về các bài đọc trong ngày Thứ Hai Tuần Thứ 4 Mùa Chay, trích từ sách tiên tri Isaiah và Tin Mừng theo thánh Gioan, hôm 31 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phân biệt ba loại Kitô hữu khác nhau và cách thế họ sống cuộc sống tâm linh của mình.

Đức Thánh Cha nói rằng trước khi Thiên Chúa đòi hỏi bất cứ điều gì nơi chúng ta, Ngài luôn luôn hứa với chúng ta một cuộc sống mới trong niềm vui, do đó, tự bản chất, đời sống Kitô luôn luôn là cuộc hành trình trong hy vọng và tin tưởng đối với những lời hứa của Thiên Chúa.

Nhưng có rất nhiều Kitô hữu hy vọng thật yếu ớt và trong khi họ tin và làm theo các điều răn, họ đã đi đến chỗ bế tắc trong đời sống tinh thần của mình. Đức Thánh Cha Phanxicô nhận định rằng Thiên Chúa không thể sử dụng những người như thế là men trong dân Người bởi vì họ đã dừng lại và họ không còn di chuyển về phía trước nữa.

Loại thứ hai là những người trong chúng ta đã có những bước ngoặt sai và lầm đường lạc lối. Tất nhiên, tất cả chúng ta đôi khi đi theo con đường sai trái, nhưng vấn đề thực sự nảy sinh khi chúng ta không muốn quay trở lại dù đã nhận ra sai lầm của mình.

Mẫu gương của một tín hữu thật sự là những ai theo đuổi những lời hứa đức tin, như là viên sĩ quan trong bài Tin Mừng hôm nay, là người đã xin Chúa Giêsu chữa lành cho con trai của mình và không chút nghi ngờ gì khi Chúa nói với ông là đứa bé đã được chữa khỏi.

Đức Giáo Hoàng cảnh cáo rằng có rất nhiều Kitô hữu không hành động giống như viên sĩ quan đó. Họ tự đánh lừa mình và đi lang thang không mục đích, không tiến được bước nào về phía trước. Những người này, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, có lẽ là nhóm nguy hiểm nhất bởi vì họ đi lang thang qua cuộc sống như những khách nhàn du không một mục tiêu và không coi trọng lời hứa của Thiên Chúa.

Nhưng Chúa đòi hỏi chúng ta không được dừng lại, không để lạc lối và không đi lang thang qua cuộc sống. Ngài đòi hỏi chúng ta phải tiến bước không ngừng, hướng về những lời hứa của Thiên Chúa như viên sĩ quan là người đã tin vào những gì Chúa Giêsu nói với ông .

Bất chấp thân phận tội lỗi của con người chúng ta là những người thường lầm đường lạc lối, Chúa luôn luôn ban cho chúng ta ân sủng để quay trở lại. Mùa Chay, là thời điểm tốt để xem xét liệu chúng ta đang hành trình về phía trước hay là chúng ta đã đi đến chỗ bế tắc. Nếu chúng ta đã sai lầm, chúng ta nên đi xưng tội và trở về đường ngay nẻo chính. Nếu chúng ta đang lang thang về tâm linh, nhàn du qua cuộc sống một cách bất định hướng, chúng ta phải cầu xin Chúa ban cho ân sủng để khởi hành một lần nữa trên hành trình hướng tới những lời hứa đức tin của chúng ta.
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng tu nghị dòng Don Bosco
LM. G. Trần Đức Anh OP
11:52 31/03/2014
Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng tu nghị dòng Don Bosco

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến tổng tu nghị dòng Salesien Don Bosco sáng ngày 31-3-2014, ĐTC Phanxicô mời gọi dòng đặc biệt quan tâm đến việc tuyển chọn và đào tạo ơn gọi, cũng như tình trạng nhiều người trẻ bị gạt ra ngoài lề xã hội, và tăng cường đời sống cộng đoàn huynh đệ.

250 tu sĩ Don Bosco, gồm các thành viên và cộng tác viên của Tổng tu nghị, dưới sự hướng dẫn của cha tân Bề trên Tổng quyền Angel Fernández Artime, người Tây Ban Nha, cùng với ban tổng cố vấn mới của dòng, đã hiện diện tại buổi tiếp kiến.

Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC nhắc đến sứ mạng loan báo Tin Mừng, trong đó có việc giáo dục giới trẻ, được Chúa Thánh Linh ủy thác cho Giáo Hội. Ngài nhận xét rằng ”Cần chuẩn bị người trẻ làm việc trong xã hội theo tinh thần Tin Mừng, như những người xây dựng công lý và hòa bình. Vì thế, anh em đang thực hiện những đào sâu cần thiết và cập nhật về sư phạm và văn hóa để đáp ứng nhu cầu giáo dục cấp thiết ngày nay. Ước gì kinh nghiệm của thánh Bosco và hệ thống phòng ngừa của ngài luôn nâng đỡ anh em trong sự dấn thân sống với người trẻ”.

ĐTC cũng cảnh giác chống lại quan niệm sai lầm về ơn gọi đời sống thánh hiến như một sự chọn lựa làm việc thiện nguyện. Ngài kêu gọi hãy tránh mọi quan niệm thiếu sót, để đừng khơi dậy những ơn gọi mong manh, được nâng đỡ bằng những động lực yếu ớt. Ơn gọi tông đồ thường là kết quả của một nền mục vụ tốt đẹp cho giới trẻ...”

ĐTC cũng mời gọi các tu sĩ Don Bosco đặc biệt quan tâm đến những người trẻ bị gạt ra ngoài lề xã hội, những tệ nạn tiêu cực mà nhiều người trẻ gặp phải như nạn thất nghiệp với những hậu quả đau thương, nạn nghiện ngập đang gia tăng, tựu trung là do tình trạng thiếu tình thương. ĐTC nói: ”Đi gặp những người trẻ ở ngoài lề đòi phải có can đảm, trưởng thành về nhân bản và cầu nguyện nhiều”.

Về đời sống cộng đoàn là yếu tố quan trọng nâng đỡ toàn thể việc tông đồ, ĐTC khẳng định rằng ”Nhiều khi cộng toàn tu trì bị căng thẳng với nguy cơ cá nhân chủ nghĩa và phân tán, trong khi cần có sự đả thông sâu xa và những tương quan đích thực. Sức mạnh nhân bản hóa của Tin Mừng được chứng tỏ bằng tình huynh đệ được sống thực trong cộng đoàn, với sự đón nhận, tế nhị, cảm thông, tha thứ và vui tươi. Tinh thần gia đình mà thánh Bosco để lại cho anh em trợ giúp rất nhiều trong chiều hướng này, tạo điều kiện cho sự kiên trì và làm cho đời tu trì thánh hiến có sức thu hút” (SD 31-3-2014)

G. Trần Đức Anh OP
 
Angelus với Đức Thánh Cha: Thiên Chúa luôn chờ đợi để mở mắt cho chúng ta
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
11:53 31/03/2014
Angelus với Đức Thánh Cha: Thiên Chúa luôn chờ đợi để mở mắt cho chúng ta

VATICAN. Trưa Chúa Nhật 30.3, tại quảng trường thánh Phêrô, Vatican, hàng chục ngàn tín hữu hành hương đã đến để nghe bài chia sẻ của Đức Thánh Cha, cùng đọc kinh Truyền Tin và nhận phép lành từ ngài. Trong bài chia sẻ, Đức Thánh Cha nói về câu chuyện người mù được Đức Giêsu chữa lành trong ngày Sabat.

Ngài khởi đầu bài chia sẻ như sau:

“Bài Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta câu chuyện một người đàn ông bị mù từ thuở mới sinh, và được Đức Giêsu chữa cho sáng mắt. Câu chuyện dài này kể về việc người mù thì được sáng mắt, còn những ai tự phụ là sáng mắt thì bị đóng lại và càng mù tối trong tâm hồn hơn. Phép lạ chỉ được Thánh Gioan trình bày trong hai câu mà thôi vì vị Thánh Sử này không muốn lôi kéo sự chú ý đến bản thân phép lạ, nhưng là muốn chú ý đến những gì diễn ra sau đó, trên cuộc thảo luận nổ ra.

Sau đó, Đức Thánh Cha nói đến một thói quen không tốt của con người. Ngài nói:

“Rất nhiều khi những việc làm tốt, những việc bác ái lại gây ra những cuộc đàm tiếu, những bàn luận bởi vì có một số người không muốn nhìn thấy sự thật. Và Thánh Sử Gioan muốn lôi kéo sự chú ý đến điều vẫn còn đang diễn ra giữa chúng ta ngày nay, khi có một điều tốt được thực thi. Người mù được chữa lành bị chất vấn trước hết bởi đám đông đang ngạc nhiên - họ thấy phép lạ và họ chất vấn anh ta; sau đó là đến lượt Giới Luật Sĩ. Những người này còn chất vấn cả bố mẹ anh ta. Cuối cùng, người mù được chữa lành này đã đến được với đức tin, và đây là ơn lớn nhất mà Đức Giêsu đã làm cho anh ta: không chỉ nhìn thấy mà còn biết Người, thấy Người, Đấng là "ánh sáng của thế giới" (Ga 9,5)

Trong khi người mù dần dần có được ánh sáng, thì ngược lại, những tiến sĩ luật vẫn cứ chìm sâu trong sự tối tăm nội tâm. Họ đóng kín định kiến của mình, tin chắc rằng mình đã có được ánh sáng; vì thế, họ không mở ra cho chân lý của Đức Giêsu. Họ làm đủ mọi cách để chối bỏ những điều hiển nhiên. Họ nghi ngờ về căn tính của người được chữa lành; rồi chối bỏ cả hành vi của Thiên Chúa trong việc chữa lành, với lý do là Thiên Chúa không chữa lành trong ngày Sabat; họ thậm chí còn nghi ngờ việc người này có thực sự bị mù từ thuở mới sinh không. Sự đóng kín của họ trước ánh sáng đã khiến họ trở nên nổi nóng và dẫn tới việc muốn trục xuất người đàn ông được chữa lành này ra khỏi đền thờ. Trục xuất ra khỏi đền thờ ...”

Sau đó, Đức Thánh Cha phân tích con đường người mù này được dẫn đến chỗ nhận biết và tin vào Đức Giêsu. Ngài chia sẻ:

“Con đường của người mù lại là một cuộc hành trình từng bước một, bắt đầu từ việc biết đến tên Giêsu. Anh ta không biết gì hơn về Ngài, anh ta nói: "Một người đàn ông tên là Giêsu đã trộn một chút bùn, xức vào mắt tôi" (c.11). Trả lời câu hỏi của các tiến sĩ luật, anh ta cho rằng Ngài là một ngôn sứ (c 17) và rồi là một người kề cận Thiên Chúa (c 31). Sau khi anh ta ra khỏi đền thờ, bị trục xuất khỏi xã hội, Giêsu đi tìm anh ta lần nữa và "mở mắt cho anh" lần thứ hai, mặc khải cho anh biết căn tính đích thực của Ngài: "Tôi là Đấng Mesia". Lúc này, người mù thưa rằng: "Lạy Chúa, con tin" (c 38) và anh ta cúi xuống trước mặt Giêsu. Nhưng, đây là một đoạn Tin Mừng cho chúng ta thấy thảm kịch của cái mù nội tâm của rất nhiều người, và của các chúng ta nữa, vì chúng ta, đôi khi, cũng có những lúc bị mù nội tâm.”

Dựa trên những gì đã phân tích, Đức Thánh Cha dẫn dắt các khách hành hương đến chỗ phản tỉnh lại cuộc sống của mình, có khi mình là người mù, nhưng có khi mình cũng là những tiến sĩ luật như Tin Mừng nói đến. Ngài chia sẻ rằng:

“Cuộc sống của chúng ta đôi khi cũng giống như người mù được cho sáng mắt, được mở ra với Thiên Chúa, với ân sủng. Nhưng tiếc thay, thỉnh thoảng, chúng ta cũng giống như các tiến sĩ luật: đứng trên sự tự phụ của mình mà đánh giá người khác, thậm chí phán xét cả Thiên Chúa! Hôm nay, chúng ta được mời gọi để mở ra cho ánh sáng của Đức Kitô để mang đến hoa trái trong đời sống của chúng ta, để bỏ đi những lối hành xử không mang tính Kitô hữu: tất cả chúng ta là những Kitô hữu, tất cả chúng ta, đôi khi chúng ta hành xử không phải là Kitô hữu, nhưng hành xử như những tội nhân. Và chúng ta phải hoán cải về điều này và nỏ đi những lối hành xử sai lạc đó để bước đi cách dứt khoát trên con đường nên thánh, vốn bắt nguồn từ Bí tích Thanh Tẩy, và nơi Bí tích này, tất cả chúng ta được chiếu sáng để, giống như thánh Phaolo nhắc nhở chúng ta, chúng ta có thể hành xử như "những người con của ánh sáng" (Ef 5,8) với sự khiêm nhường, nhẫn nại và lòng thương xót. Những tiến sĩ luật này không khiêm nhường cũng không nhẫn nại, và không thương xót.”

Đến đây, ngài mời gọi mọi người một hành vi cụ thể:

“Ngày hôm nay, cha xin đề nghị với các bạn là khi các bạn về nhà, cầm lấy cuốn Tin Mừng và đọc chương 9 của Tin Mừng Gioan này nhé. Nó sẽ giúp ích cho các bạn, vì các bạn sẽ thấy con đường từ chỗ tăm tối đến ánh sáng và con đường tồi tệ khác đi đến chỗ tăm tối hơn. Và rồi hãy tự hỏi mình: con tim của tôi như thế nào? Tôi có một con tim mở ra hay đóng kín? Mở ra hay đóng kín với Thiên Chúa? Mở ra hay đóng kín với tha nhân? Chúng ta luôn luôn có trong mình một chút đóng kín nào đó do tội lỗi sinh ra, do những sai phạm hay lỗi lầm của ta sinh ta: đừng sợ, đừng sợ". Chúng ta hãy mở ta với ánh sáng của Thiên Chúa: Người luôn đợi chờ chúng ta, để giúp chúng ta thấy rõ hơn, để ban cho chúng ta nhiều ánh sáng hơn và tha thứ cho chúng ta. Đừng quên điều này: Người luôn chờ đợi chúng ta.”

Ngài kết thúc bài chia sẻ của mình bằng việc mời gọi mọi người hướng lòng về Đức Trinh Nữ Maria:

“Chúng ta hãy phó dâng cho Đức Trinh Nữ Maria hành trình mùa chay của chúng ta để với ân sủng của Đức Kitô, giống như người mù được chữa lành, chúng ta cũng có thể "nhìn thấy ánh sáng, bước đi xa hơn nữa trong ánh sáng và được tái sinh trong một sự sống mới.”

Sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha gửi lời chào thân ái đến các nhóm, đoàn hội, các khách hành hương hiện diện tại quảng trường.

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
 
Tình hình Sierra Leone : Phỏng vấn Đức Cha Giorgio Biguzzi
Linh Tiến Khải
11:54 31/03/2014
Tình hình Sierra Leone : Phỏng vấn Đức Cha Giorgio Biguzzi

Trong những ngày vừa qua lực lượng bảo hòa Liên Hiệp Quốc đã kết thúc sứ mệnh bảo vệ hòa bình tại Sierra Leone và triệt thoái khỏi nước này.

Cộng hòa Sierra Leone rộng 71.740 cây số vuông, có hơn 6,2 triệu dân gồm 16 chủng tộc khác nhau, trong đó có các nhóm chính như: Temne chiếm 35%, Mende chiếm 31%, Limba chiếm 8%, Kono chiếm 5%, Krio chiếm 2%, Loko chiếm 2%, và 15% gồm các chủng tộc khác.

Sierra Leone được độc lập khỏi Anh quốc năm 1961 và trở thành Cộng hòa năm 1971. Tuy là một nước nhỏ, nhưng Sierra Leone có các mỏ kim cương, titanium bauxít, vàng và rutin. Sierra Leone sản xuất rất nhiều kim cương và vàng, và có mỏ rutin lớn nhất thế giới. Trên bình diện tôn giáo, Sierra Leone là một trong các nước có bầu khí hòa bình nhất; các tín hữu hồi và kitô cộng tác hài hòa với nhau. Rất ít khi xảy bạo lực, tuy người dân thuộc 16 chủng tộc khác nhau. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong vấn đề hành chánh, nhưng 90% dân nói tiếng Krio, là ngôn ngữ thương mại và giao dịch giữa các chủng tộc khác nhau.

Năm 1462 nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Pedro de Sintra ghé vùng đất này, và đặt tên cho nó là ”Serra Leoa” có nghĩa là các ”Núi sư tử cái”. Sau này Sierra Leone trở thành vùng đất buôn bán nô lệ cho tới năm 1792, khi thành phố Freetown được Công Ty Sierra Leone thành lập như nơi ở của các cựu nô lệ được đế quốc Anh phóng thích. Từ đó Freetown trở thành quê hương của các nô lệ được phóng thích từ khắp nơi trên thế giới tụ tập về, kể cả từ các vùng đất khác của Phi châu. Năm 1808 Freetown trở thành thuộc địa của Anh, và năm 1896 phần nội địa Sierra Leone nằm dưới quyền bảo hộ của Anh. Chiến tranh từ năm 1991 tới 2002 đã tàn phá quốc gia này và toàn hệ thống hạ tầng cơ sở, khiến cho hàng chục ngàn người chết và 2 triệu người phải chạy sang các nước láng giềng lánh nạn.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Giorgio Biguzzi, Giám Mục Makeni cho tới năm 2012, về việc chính thức chấm dửt sứ mệnh bảo hòa của Liên Hiệp quốc tại Sierra Leone và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và tôn giáo tại nước này. Đức Cha Biguzzi đã làm việc truyền giáo tại Sierra Leone từ 35 năm nay và đã từng là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Sierra Leone. Bài phỏng vấn do phóng viên Massimiliano Menichetti đài Vaticăng thực hiện ngày 7-3-2014.

Lực lượng bảo hòa Liên Hiệp Quốc đã được gửi tới Sierra Leone cách sây 15 năm để bình định tình hình chiến tranh tại đây, Cuộc chiến kéo dài từ năm 1991 đến 2002 đã khiến cho 130.000 người thiệt mạng.

Hỏi: Thưa Đức Cha, Đức Cha nghĩ gì về việc chính thức chấm dứt sứ mệnh bảo hòa của Liên Hiệp quốc tại Sierra Leone trong những ngày vừa qua?

Đáp: Tôi nghĩ có thể nói rằng sứ mệnh bảo hòa của Liên Hiệp Quốc tại Sierra Leone đã là một sứ mạng thành công. Tôi đã hiện diện tại đây trong suốt thời gian này. Các trận chiến khác nhau đã được giao phó cho lực lượng bảo hòa của Liên Hiệp Quốc. Chiến cuộc đã rất là đẫm máu giữa các binh sĩ địa phương, các phiến quân của lực lượng ”Mặt trận cách mạng thống nhất”, các lực lượng dân vệ Kamajors và các binh sĩ của Lực lượng các nước trong Cộng đồng kinh tế Tây Phi gọi tắt là ECOMOG bao gồm 90% là người Nigeria.

Hỏi: Lý do nào đã khiến cho chiến tranh bùng nổ tại Sierra Leone thưa Đức Cha?

Đáp: Trước hết phải nói rằng nó không phải là một cuộc chiến có bối cảnh tôn giáo, cũng không phải là cuộc chiến có bối cảnh bộ tộc, nhưng là cuộc chiến kinh tế xã hội, nghĩa là Nhà nước đã hoàn toàn sụp đổ, trong nghĩa đã không còn có các dịch vụ xã hội nữa, nạn gian tham hối lộ lan tràn. Hồi đó người ta có cảm tưởng là một vài bộ trưởng cướp bóc nhà nước, vì thế đã chỉ cần có ai đó đẩy một cái, và người đó cũng không có một dự án làm cho nó sụp đổ nữa, và thế là mọi sự kết thúc trong cảnh hỗn loạn.

Hỏi: Thưa Đức Cha hồi năm 1991 các phiến quân thuộc ”Mặt trận cách mạng thống nhất” đã từ Liberia xâm lăng Sierra Leone, có đúng thế không?

Đáp: Vâng, đúng thế. Họ đến từ nước Liberia, và như đã nói chính quyền Sierra Leone hồi đó giống như một ngôi nhà rất mỏng manh nên đã sụp đổ, và khi nó sụp đổ thì liên lụy đến hàng chục ngàn người vô tội, là các thường dân.

Hỏi: Đức Cha đã ở bên Sierra Leone trong thời gian đó. Đó đã là thời gian rất đau khổ, có đúng thế không thưa Đức Cha?

Đáp: Vâng, đúng vậy. Đó đã là thời gian rất đau khổ, rất đau khổ! Tôi còn nhớ lần đầu tiên trông thấy hàng hàng lớp lớp người tị nạn bên trong nước Sierra Leone, tôi muốn khóc khi thấy những người bị chặt tay máu chảy dầm dề, các trẻ em chiến binh chết trên đường, nỗi sợ hãi, cảnh mất an ninh hoàn toàn, nền kinh tế sụp đổ, và như thế có cả nạn đói nữa.

Hỏi: Thế nhưng vào năm 1999 thì tình hình đã bắt đầu thay đổi?

Đáp: Phải, ngày mùng 7 tháng 7 năm 1999 đã có lễ nghi ký Thỏa hiệp hòa bình giữa các phe lâm chiến. Và khi Lực lượng bảo hòa đến để giải trừ vũ trang, thì các chiến binh đã tin tưởng giao nộp vũ khí. Trong Thỏa hiệp hòa bình có các khoản: ngưng thù nghịch tức khắc, giải trừ khí giới, tái lập cuộc sống cho các chiến binh, biến Mặt trận cách mạng thống nhất thành một đảng phái chính trị, thành lập một tòa án đặc biệt để xét xử các tội phạm nghiêm trọng nhất. Người ta đã thành lập một tòa án hỗn hợp đặc biệt tại Sierra Leone, và đưa các tội phạm sang xét xử bên tòa án La Haie ở Hòa Lan, và kết án ông Charles Taylor, nguyên tổng thống Sierra Leone.

Hỏi: Ngày nay gương mặt của nước Sierra Leone như thế nào thưa Đức Cha?

Đáp: Đã có việc giải trừ vũ khí, hòa giải quốc gia. Cuộc sống hợp pháp với các cuộc bầu cử đã diễn ra trong các năm 2002, 2007 và 2012. Người ta cũng đã tái thiết nhiều. Đã có các vụ đầu tư lớn trong các lãnh vực khai thác các tài nguyên quặng mỏ, xây cất đường lộ và các cơ cấu hạ tầng. Tuy nhiên, trước hết vẫn còn có nạn gian tham hối lộ lan tràn trong tất cả mọi tầng lởp, có nạn thất nghiệp rất trầm trọng, và xem ra không có sự kiểm soát thích đáng nào đối với các nhượng bộ cho các công ty đa quốc. Người ta đặt ra các vấn nạn rất lớn liên quan tới ảnh hưởng của tình trạng này trên người dân, trên các làng mạc, trên giới công nhân và trên các nông dân.

Hỏi: Vậy đất nước Sierra Leone đang được tái thiết nhờ dân chúng hay là nhờ các chủ thể quốc tế đang khai thác và lợi dụng Sierra Leone thưa Đức Cha?

Đáp: Trước hết chính dân chúng đang tái thiết đất nước, tuy nhiên các chính quyền đã dựa rất nhiều trên các nhượng bộ cho các công ty đa quốc của Trung Quốc, Âu châu, Nam Phi, Australia làm thành một khối... Vì thế chính quyền được lời, nhưng việc khai thác của các công ty đa quốc này cũng gây ra các vấn đề ô nhiễm môi sinh, tàn phá rừng gìa, và cũng gây ô nhiễm cho các nguồn nước nữa. Thế rồi còn có các vụ truất hữu đất đai của người dân, ban đầu xem ra gây ảo tưởng sẽ tạo công văn việc làm cho dân, nhưng rốt cuộc xem ra không có gì xảy ra cả. Thêm vào đó còn có các công tác xã hội còn rất chưa thích đáng chưa đáp ứng được các nhu cầu của người dân, bắt đầu bằng việc đào tạo giáo dục.

Hỏi: Theo Đức Cha, đâu là thách đố mà đất nước Sierra Leone phải đương đầu hiện nay, xét vì sứ mệnh bảo hòa đã chấm dứt?

Đáp: Đó là việc củng cố các cơ cấu quốc gia: làm sao để có công lý, diệt trừ nạn gian tham hối lộ, trong sáng trong việc ký các hợp đồng đầu tư với các công ty đa quốc đem lại ích lợi và công ăn việc làm cho dân, việc chuẩn bị và đào tạo nhân viên các cấp địa phương. Cần phải đầu tư vào con người, đầu tư vào việc giáo dục đào tạo, nếu không thì cảnh khai thác bóc lột các tài nguyên quốc gia sẽ cứ tiếp tục mãi mãi, nhưng lại dưới quyền kiểm soát của một ai đó, chứ không sinh lợi cho dân nước.

Hỏi: Thưa Đức Cha Biguzzi, Giáo Hội và các thừa sai đã hiện diện trong các năm xung khắc chiến tranh, giờ đây nắm giữ vai trò nào?

Đáp: Dĩ nhiên giờ đây vai trò của các thừa sai là phục vụ một Giáo Hội địa phương, một hàng giáo phẩm địa phương đã lớn lên. Giáo Hội địa phương rất dấn thân trong việc rao truyền Tin Mừng. Thế rồi qua các Caritas địa phương Giáo Hội rất dấn thân trong các công tác bác ái xã hội.

Giáo Hội Sierra Leone đã được 100 tuổi, và đã luôn uôn dấn thân trong việc thăng tiến giáo dục, qua các trường học được thành lập ngay cả trong các làng mạc xa xôi hẻo lánh nhất, nơi đã không có ai đi tới. Trong một quốc gia có tới 60-70% dân chúng theo Hồi giáo, các Giáo Hội Kitô điều khiển 43% các cơ sở giáo dục. Thế rồi theo truyền thống Giáo Hội cũng dấn thân điều khiển các nhà thương, các bệnh xá, các trạm phát thuốc. Có các nữ tu dòng Thừa Sai Bác Áí của Mẹ Terexa Calcutta, đã có 4 chị tử đạo trong các năm chiến tranh. Bốn chị đã bị giết. Các chị có hai trung tâm một trong thủ đô Freetown và một tại Makeni, nơi các chị săn sóc những người nghèo nhất trong số các người nghèo.

(RG 7-3-2014)

Linh Tiến Khải
 
Họp báo về lễ phong thánh cho hai vị Chân Phước Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
17:08 31/03/2014
Sáng thứ Hai 31 tháng Ba, tại phòng Báo Chí Tòa Thánh, cha Federico Lombardi đã trình bày những công việc chuẩn bị liên quan đến lễ phong thánh cho Chân Phước Gioan Phaolô II và Chân Phước Gioan XXIII.

Vatican đã thiết lập một trang web cung cấp những thông tin rộng rãi về hai triều đại giáo hoàng, và các thông tin liên quan đến các nghi lễ phong thánh bằng tiếng Ý, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, Pháp và Ba Lan. Một chương trình ứng dụng cho điện thoại cầm tay có tên gọi là "Santo Subito" sẽ cung cấp thông tin dành cho những người tham dự các nghi lễ, với cùng những ngôn ngữ đã đề cập ở trên.

Buổi họp báo ngày 31 tháng Ba cũng liệt kê các nguồn tài nguyên trực tuyến khác nhau thông qua Facebook, Twitter, YouTube, và Google+ - cho những người tìm kiếm thêm thông tin về lễ phong thánh này. Các phóng viên cũng đã được thông báo về một dự án được gọi là # 2popesaints, trong đó sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để giúp đỡ những người trẻ tuổi làm quen với cuộc sống của hai triều đại giáo hoàng.

Ngày 22 tháng Tư, các cáo thỉnh viên cho hai án phong thánh là Đức Ông Slavomir Oder (án phong thánh Chân Phước Gioan Phaolô II) và Cha Giovangiuseppe Califano (án phong thánh cho Chân Phước Gioan XXIII) - sẽ có buổi nói chuyện với các bạn trẻ tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô dưới sự chủ tọa của Đức Hồng Y Agostino Vallini, giám quản Roma. Vào đêm trước lễ phong thánh, tất cả các nhà thờ trong khu trung tâm của Rome sẽ mở cư/a trong chương trình có tên "đêm thức trắng cầu nguyện," để tạo cơ hội cho các tham dự viên ngày lễ phong thánh này có thể lãnh nhận bí tích Hòa Giải bằng các ngôn ngữ khác nhau.

Giáo phận Bergamo, Ý, nơi sinh của Chân Phước Gioan XXIII, sẽ tổ chức hàng loạt các cử hành của riêng mình, theo chiều hướng chăm sóc cho những người túng thiếu, và những bệnh nhân. Giáo phận đang tiến hành một dự án hỗ trợ giáo dục cho sinh viên Haiti, và gợi ý rằng các linh mục đóng góp tiền lương một tháng, và mở cuộc quyên góp đặc biệt tại các giáo xứ cho các gia đình đang lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính hiện nay. Vào ngày 12 tháng Tư, một hội nghị chuyên đề sẽ được tổ chức để thảo luận về các thông điệp mang tính bước ngoặt như Hòa Bình Tại Thế Pacem in Terris , diễn giả là ông Jacque Delors, cựu chủ tịch của Ủy ban châu Âu , với sự tham dự của đại sứ các nước nơi mà Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã từng phục vụ trong tư cách là một nhà ngoại giao của Vatican, đó là Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Pháp.
 
Top Stories
Preparing for the canonisations of Blesseds John XXIII and John Paul II
ViS
17:13 31/03/2014
Vatican City, 31 March 2014 (VIS) – This morning a press conference was held in the Holy See Press Office to present the initiatives forming part of the preparations for the canonisations of Blesseds John XXIII and John Paul II, to be celebrated on 27 April. The speakers were Cardinal Agostino Vallini, vicar of His Holiness for the diocese of Rome, along with Msgr. Giulio Dellavite, secretary general for the Curia of Bergamo, Msgr. Walter Insero, head of the Office for Social Communications for the Vicariate of Rome, and Fr. Federico Lombardi S.J., director of the Holy See Press Office.

The initiatives will include a digital platform, the aim of which is to enable the faithful and pilgrims to have access to news and information regarding the ceremonies as well as a series of spiritual reflections on the life and teachings of both popes. Indeed, the official site www.2papisanti.org is an almost-completed portal which offers contacts, sections for press offices, information, videos and images as well as biographical documentation on John XXIII and John Paul II. It will be available in five languages: Italian, English, French, Spanish and Polish.

The application entitled “Santo Subito”, which may be downloaded free in both Android and IOS formats (in Italian, English, Spanish and Polish) and whose title draws on the famed saintliness of both Popes even during their lifetimes, will offer logistical information, as well as access to the main news on the canonisations, and will allow material relating to the various liturgical events to be downloaded.

Existing media include:

Official page of the Postulation with content in five languages:
https://www.facebook.com/PapaGiovanniPaoloIIpaginaufficiale

Official Twitter page with content in five languages:
https://twitter.com/santowojtyla

YouTube channel for the Postulation:
https://www.youtube.com/user/adminkarol
Portal: www.karol-wojtyla.org

This latter, developed in 2011 for the beatification of Karol Wojtyla, gives a detailed illustration of the stages in the canonical process leading to the recognition of the saintliness of John Paul II and is available in several languages: Italian, English, French, Spanish, Portuguese, Polish and Romanian.

The parallel project #2popesaints, realised in collaboration with the students of communication sciences from the Roman university LUMSA involves a series of networks enabling young people to get to know the lives, teachings and testimony of faith of the two new saints. There will be a Facebook page entitled 2popesaints; on Twitter, the account @2popesaints; on Instagram, #2popesaints; and on YouTube, 2popesaints. Every day each one of the above will propose a theme relating to both popes in the media, starting from 16 April until the canonisation, and each event will be transmitted live on each network.

On Google+ there will be the possibility of following in a “hangout” the daily briefings during the week leading up to the canonisation. A QR code will also be created to allow rapid access to the site 2popesaints.org. The initiative “Rome connecting to the World”, a form of “twinning” between the faithful arriving in Rome and the young people of the city, will make it possible to get to know the most important locations in Rome along with the history of John XXIII and John Paul II, providing information on the Facebook page.

In the diocese of Rome, on 22 April in the Basilica of St. John Lateran, Cardinal Agostino Vallini will preside at a meeting addressing young people, with the postulators for the causes of both saints: Msgr. Slavomir Oder (John Paul II) and Fr. Giovangiuseppe Califano (John XXIII). On 26 April, starting at 9 p.m., there will be a “White night of prayer” and the churches throughout the centre of Rome will remain open for prayer and confession in various languages.

Similarly, the diocese of Bergamo will pay homage to XIII with the initiative “Le Opere Segno”, a series of activities dedicated to charity, human development and solidarity which affect daily lives. They include an aid project for Haiti to guarantee three years' education in the John XXIII school; an invitation to priests to contribute a month's salary and all the alms collected by the parish communities on 27 April to a fund set up in aid of families afflicted by the economic crisis; and the commemoration, on 12 April, of the publication of the encyclical “Pacem in Terris”, to be attended by ambassadors representing the countries where Angelo Roncalli carried out his diplomatic mission as an apostolic nuncio (Bulgaria, Turkey, Greek and France), and which will be presented by Jacques Delors, former president of the European Commission.
 
Pope Francis: don't be 'tourists' on the spiritual journey of faith
Vatican Radio
17:14 31/03/2014
2014-03-31 Vatican - Where are you on your spiritual journey? Are you wandering aimlessly like a tourist? Have you stopped or lost your way? Or are you heading straight for your destination? Those questions were at the heart of Pope Francis’ reflections during his homily at Mass in the Casa Santa Marta on Monday morning.

Reflecting on the day’s readings from Isaiah and St John’s Gospel Pope Francis distinguished between three different types of Christians and how they live their spiritual lives. Before God asks anything of us, the Pope said, He always promises us a new life of joy, so the essence of our Christian life is always to journey in hope and trust towards those promises.

But there are many Christians whose hope is weak and while they believe and follow the commandments, they have come to a standstill in their spiritual lives. Pope Francis said God cannot use them as a leaven among his people because they have stopped and they’re no longer moving forward.

Secondly, he said there are those among us who have taken the wrong turning and lost our way. Of course, the Pope continued, we all sometimes take the wrong road, but the real problem arises if we don’t turn back when we realize that we’ve made a mistake.

The model of a true believer who follows the promises of faith, Pope Francis said, is the royal official from today’s Gospel reading, who asks Jesus to heal his son and does not doubt for a second when the Master tells him the child has been cured. But unlike that man, the Pope said, there are many Christians who deceive themselves and wander aimlessly without moving forward.

These people, Pope Francis said are perhaps the most dangerous group because they wander through life like existential tourists without a goal and without taking God’s promises seriously. But the Lord asks us not to stop, not to lose our way and not to wander through life. He asks us to journey on towards his promises like the official who believed what Jesus told him.

Despite our human condition as sinners who take the wrong turning, the Pope concluded, the Lord always gives us grace to turn back. Lent, he said, is a good time to consider whether we are journeying forward or whether we have come to a standstill. If we have chosen the wrong road, we should go to Confession and return to the right way. If we are a theological tourist wandering aimlessly through life, we must ask the Lord for grace to head off again on the journey towards the promises of our faith.
 
Vietnamese archbishop could begin new era of Vatican diplomacy
Catholic News Agency
20:18 31/03/2014
Ho Chi Minh City, Vietnam, Mar 31, 2014 / 07:04 pm (CNA/EWTN News).- The March 22 succession of Paul Bui Van Doc as Archbishop of Ho Chi Minh City may ease the relationship between Vietnam and the Holy See.

Archbishop Bui Van Doc was born in 1944 in Da Lat, and attended seminary in Saigon and then the Pontifical Urban University.

He was ordained a priest in 1970, and served as rector of Da Lat’s major seminary from 1975 to 1995.

In 1999, he was consecrated Bishop of My Tho, where he served until 2013. That year, he was apointed coadjutor archbishop of Ho Chi Minh City. Since his transfer to Ho Chi Minh City, he has also acted as apostolic administrator of the My Tho diocese.

When Cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Man resigned as Archbishop of Ho Chi Minh City shortly after his 80th birthday, he was succceed by Archbishop Bui Van Doc. The new archbishop is also president of the Vietnamese bishops’ conference.

The archbishop wrote a commentary in 2009 on the relations between Vietnam and the Church, in light of celebrations for the jubilee of the Church in Vietnam, following a Nov. 24, 2009 gathering of 100,000 Catholics in the country.

The gathering, Archbishop Bui Van Doc noted, followed years of difficult relations, and the confiscation of the Church’s goods.

While official Vietnamese media reported that the state helped Catholics to celebrate their jubilee, Archbishop Bui Van Doc said, “the state did not change its attitude toward the Catholic Church, since official media wanted to stress that the state does not concede a special favor to Catholicism, while it applies a common policy for every religion.”

In a 2012 address to the federation of the Asian bishops’ conferences, Archbishop Bui Van Doc proposed a fostering of dialogue between the Church and the atheistic doctrine espoused by Hanoi, emphasizing a distinction between the trend of secularization in the West with what happened in the East, so as to find a new way to evangelize.

In December of that year, he issued a series of guidelines for the Church’s pastoral program in Vietnam, stressing that the Church should be “of and for the poor” and “of and for everyone”, so as to fulfil the name “Catholic” and to proclaim the Gospel and contribute to society.

Archbishop Bui Van Doc also issued Dec 11 2012 the guidelines and principles for the pastoral program of the Church in Vietnam.

Archbishop Bui Van Doc’s declarations followed the development of relations between the Holy See and Vietnam – one of the few countries which lacks diplomatic relations with the Vatican.

The establishment of diplomatic relations was among the goals of Benedict XVI’s papacy. At a May 12, 2005 address to the diplomats accredited to the Holy See, he said, “I am also thinking of the nations with which the Holy See does not yet have diplomatic relations. Some of them took part in the celebrations for the funeral of my Predecessor and for my election to the Chair of Peter.”

“Having appreciated these gestures, today I would like to thank them and to address a respectful greeting to the civil Authorities of those countries. Moreover, I express the hope that sooner or later I will see them represented at the Holy See … I cherish these communities and all the peoples that belong to them, and assure them all of my remembrance in prayer.”

That summer, a delegation from the Vietnamese government visited the Vatican, and then in 2007, prime minister Nguyen Tan Dung visited Benedict XVI.

Three rounds of negotations between the Holy See and Vietnam then took place, during which the apostolic nuncio to Singapore was appointed non-residential representative to Vietnam.

The Vietnamese president then met with Benedict XVI in Rome in 2009, as did Nguyen Phu Trong, general secretary of the Vietnamese Central Committee, in 2013.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sinh viên và Giới trẻ Hà Nội tham dự Tĩnh tâm ở Đan Viện Châu Sơn
Paul Nguyễn Hoàng Đức
10:00 31/03/2014
CHÂU SƠN 31/03/2014 -- 147 nam nữ sinh viên và cử nhân đã tới tu viện Châu Sơn tham dự “Tĩnh tâm mùa chay 2014”. Ba chiếc xe khách trọng tải hơn 50 tấn cùng lúc rời khỏi Hà Nội vào sáng 29/3, chuyến đi do Câu Lạc Bộ Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo tổ chức, trưởng đoàn là anh Giuse Nguyễn Tiến Đạt một người lúc nào cũng sốt sắng cùng giới trẻ, sinh viên. Cùng lúc đó một chiếc xe khách khác cũng lăn bánh khỏi quê hương Hà Tĩnh, mong sẽ hội tụ cùng nhau tại Đan viện Châu Sơn. Nơi mà địa chỉ địa lý đó như một thể xác đền thánh đang chứa đựng một linh hồn chủ chăn mà mọi người gọi bằng một cái tên rất trân trọng “Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt”.

Hình ảnh

Những cô bạn trẻ, và các bạn trai đang cất tiếng hát thánh ca, hát liên khúc, chưa hết bài này đã qua bài khác. Đó là những bài hát của tâm hồn đang sẵn lòng bước vào mùa gieo cấy thập giá vất vả. Một vụ gieo cấy đức tin thực sự khổ ải. Với những tâm hồn trai gái phơi phới trẻ trung như vậy, theo lẽ thường họ sẽ đang mải mê vui đùa, tán tỉnh, chọc ghẹo, hẹn hò nhau… nhưng không, họ thực sự đang bước vào những bài học nặng nề của tâm linh. Người giầu có đích thực phải là người có nhiều hành lý. Và những người trẻ tuổi này rất sốt sắng tự giác đi vào cánh đồng đang cày cuốc với tâm thức rõ rệt rằng họ muốn được mang hành trang thập giá của Đức Ki-tô để được giầu có vô vàn. Tôi bỗng nhớ tới một đoạn của một nhà văn Mỹ. Trong chuyến chinh phục miền núi tuyết, một đoàn người thuê một người bản địa da đỏ dẫn họ đường. Trong đoàn có một phụ nữ trẻ. Người dẫn đường đã nói với thiếu phụ rằng: nhìn cái cách cô đi theo những người đàn ông chinh phục núi tuyết không sờn lòng, tôi biết dân tộc của cô xứng đáng làm chủ thế giới này. Vậy thì hôm nay, nhìn cái cách những cô – những chàng trẻ tuổi đi vào mùa gieo cấy của thập giá, tôi hoàn toàn nghĩ rằng: chỉ có bằng đức tin mới trao cho con người ta nhiều sức mạnh đến vậy để đi vào vụ gieo cấy khổ ải như đang đi vào giữa bữa tiệc đời.

Và kìa cánh đồng đức tin với những luống cày dang dở đang đợi họ. Xếp hành lý vừa xong, mọi người đã giục nhau sẵn sàng bước vào thánh lễ. Nhạc thánh lễ vang lên “Quỳ bên cung thánh, đoàn con thiết tha kêu cầu Chúa…” những tâm hồn trẻ trung làm sao không trào dâng xúc động rưng rưng… Vì đây không phải Thánh lễ như mọi lần… chính tôi cũng vậy, tôi chưa bao giờ được đứng gần Đức Cha Ngô Quang Kiệt đến vậy, gần đến mức tôi có thể thấy rõ nhưng mạch máu dưới cổ ngài đang đập nghẹn ngào… Tôi chạnh lòng nhớ lại trước kia thi thoảng trong những thánh lễ lớn mới được dự thánh lễ do ngài làm chủ tế tại nhà thờ Lớn Hà Nội, nguy nga tráng lệ, giáo dân chật ních nhà thờ, đứng cả phía trước và hai bên sườn. Lúc đó ngài nói cả tiếng Anh, tiếng Pháp, và tiếng Latin, thật mẫn tiệp và bản lĩnh với những câu “Hòa bình không thể là hòa bình xuông, mà muốn có hòa bình người ta phải biết yêu công lý”. Lúc đó ngài thật “y phục xứng kỳ đức”! Nhưng hôm nay, trước bàn thánh nhỏ bé khiêm nhường kia, ngài vẫn sốt sắng làm đại lễ với đúng chức phận của mình. Và tôi thấy thật chạnh lòng! Chạnh lòng là tâm cảm của máu thịt con người! Và có lẽ cái chạnh lòng đó cũng nhắm về con người ngài cũng ở phần máu thịt! Có một phương ngôn: “Thường những người thân nhất với ta lại làm ta đau khổ nhất”. Và cũng có phương ngôn “bóng tối luôn còn ở dưới chân đèn”, liệu Đức Tổng có phải mang nỗi đau thiếu công lý ngay dưới chân tượng Chúa Jesus hay không. Tôi muốn nói lên điều này như một sự thể nghiệm của linh hồn chúng ta, rằng không ai khác ngoài chính Chúa Jesus cũng phải mang thập giá bất công ngay tại vương triều mà dường như chỉ có mỗi một mình Philato dám rửa tay để nói “ta không có tội vào huyết của người này”. Bài học về sự bất công chẳng bao giờ là cũ cả.

Sau lễ, mọi người lại tập trung nghe Đức Tổng bàn về “Sứ điệp mùa chay” của Đức Thánh Cha Phanxico, với chủ đề “Chúa Jesus đã trở nên nghèo để làm cho chúng ta được giầu có nhờ cái nghèo của ngài” (x.2 Cr8,9). Đức Tổng đã lý giải về cách Chúa Jesus là con Thiên Chúa, nhưng đã từ bỏ vinh quang thiên quốc toàn năng mặc lấy thân phận con người nhỏ bé, con của người thợ mộc nghèo nàn, rồi dưới cả sự nghèo Ngài còn bị mang nỗi nhục nhằn làm tử tội, bị kéo lê đi với thánh giá nặng nề trên vai và mạo gai đội đầu… Ngài giống người cho đi tất cả làm “ví” của mình rỗng, còn ví của con chiên thì được đầy tràn, từ tài sản trong túi đến kho tàng sung túc của tâm linh. Và Đức Tổng quán triệt ý của Đức Thán Cha về sự hy sinh rằng: không ai có thể cho đi mà vẫn còn, cho đi mà không mất mát, không đau đớn. Cho mà không mất mát có khác nào chẳng cho gì cả?! Đức Tổng còn nêu ra rất nhiều câu chuyện của Đức Thánh Cha, từ lời nói đến việc làm gần gũi thân mật, sốt sắng của ngài mong làm giầu đời sống cho những người nghèo, và giầu đức tin cho thế giới đang nghèo nàn linh hồn và tình thương giữa đống tiện nghi vật chất đầy tràn.

Tôi được mời lên như chứng nhân để chia sẻ về một thời gian Đức Cha F.X. Nguyễn Văn Thuận bị cầm tù. Tôi đã nói về hình ảnh cây thập giá nặng nhất mà Hồng Y Nguyễn Văn Thuận mang, đó là mối ưu tư không phải bị giam cầm, không phải “một ngày ở tù bằng nghìn thu ở ngoài” với cơm canh tù ngục, nỗi buồn của gánh nặng bất công, mà sự đau đáu lớn nhất của ngài là “không được làm mục vụ”, không được gần gũi các giáo dân của ngài để nâng đỡ phần linh hồn thiêng liêng của họ qua mục vụ Thánh lễ.

Tôi cũng suy diễn và chia sẻ nỗi buồn đó về Đức Tổng (ngài không có mặt khi đó). Buổi Thánh lễ vừa diễn ra vẫn còn dư âm, Đức Tổng quả là đã mang thập tự đó vào thánh lễ. Buồn vì ngài đã phải xa dời những con chiên đông đảo của ngài giữa lòng thủ đô khi mà phong độ của ngài đang độ chín nhất và sung mãn nhất. Nhưng vẫn vui, vì hôm nay trên cánh đồng đức tin nơi thâm sơn cùng cốc này, ngài vẫn còn được bước đến bàn thánh cử hành nghi thức mục vụ cao nhất của Giáo Hội, đó là thánh lễ để nâng đỡ linh hồn của các con chiên.

Sau giờ chia sẻ, một bạn trẻ có hỏi tôi: “Nhà văn ơi, nếu chú coi, sự ‘tha phương’ của Đức Tổng như là một sự cay đắng, thì không đúng tinh thần chịu đựng của Chúa Jesus”. Tôi đáp:

“Sự cay đắng đó là của máu thịt trần thế, đó là điều tự nhiên. Chính Chúa Jesus trước khi khổ nạn, đã ngước nhìn trời cầu rằng ‘Lạy Cha xin cất con khỏi chén đắng này, nhưng theo ý Cha chứ không phải theo ý con’”. Nếu Chúng ta có một thể xác trần gian này, thì nó đều biết đau và biết chua xót. Và hôm nay bài giảng của chúng ta là “Hãy biết chua xót cho người khác” – Đó cũng chính là thương xót vậy!

Ăn cơm vừa xong, cha Simon Vũ Đức Hòa lại mời lên hội trường để giảng về ơn sám hối, rồi cha mời mọi người lên nhà nguyện cầu nguyện và xưng tội. Sau đó mỗi người được phát một cây nến tiến đến chầu bên bàn thánh, quì chầu thánh thể trong tiếng nhạc du dương rất chuyên nghiệp của Đan viện, có các tu sĩ mục vụ và hướng dẫn.

Sáng hôm sau, mọi người lại nhắm về núi Chúa nằm kế bên Đan viện để nghe Đức Tổng giảng tiếp về Thông điệp mùa chay. Sau đó là thánh lễ, rồi chụp ảnh lưu niệm với ngài.

Có một ngày rưỡi mà hai thánh lễ, hai bài giảng về thông điệp mùa chay của Đức Thánh Cha, một bài dạy về đức sám hối, xưng tội, một giờ chầu thánh thể, một bài chia sẻ, một cuộc thảo luận nhóm… vẫn chưa hết khi về, đoàn lại rẽ vào nhà thờ Sở Kiện để tìm hiểu về gương các thánh tử vì đạo… Rõ ràng là hai ngày đi “cầy – cấy” đức tin mật độ trên cả sốt sắng. Nhưng chẳng ai thấy mệt cả. Kìa các bạn trẻ lại đang bắt nhịp hát những liên khúc thánh ca như thể đó là lời chúc mừng cho mùa gặt sớm của đức tin đã gieo đầy ắp. Chúa đã dạy “Cây nào ra trái ấy”, chẳng lẽ mỗi cá nhân như những cây vừa lên mầm đức tin lại không ra quả?! Chắc chẳng có ai dại dột lại tin vào điều ngược lại.
 
Thi kiểm tra giáo lý tại giáo xứ Bảo Nham, GP. Vinh
Đường Phượng Bay
10:43 31/03/2014
Được sự quan tâm đặc biệt của cha quản xứ, HĐMV giáo xứ. Hôm nay ngày 30 tháng 3 Chúa Nhật IV Mùa Chay. Ban giáo lý giáo xứ đã tổ chức kỳ thi giáo lý học kỳ 1 năm học 2013-2014. Chúng ta biết rằng, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, con người dường như hối hả chạy theo chủ nghĩa hưởng thụ vật chất. Chính vì thế, nhiều người. Đặc biệt là giới trẻ phải rời xa gia đình, rời xa môi trường sinh hoạt của giáo xứ để tìm công ăn việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống kinh tế thị trường. Trong bối cảnh như thế thì việc học giáo lý rất khó cho các con em. Tuy nhiên, với giáo xứ Bảo Nham đất Mẹ đã có được hồng ân đặc biệt của Thiên Chúa đã cho các em có được ý thức về công việc truyền đạt đức tin, gìn giữ và phát huy nền tảng đức tin. Trong mọi lúc, mọi hoạt động chung của Giáo xứ, cha xứ đã không ngừng thúc dục công tác dạy và học giáo lý trên toàn xứ.

Và hôm nay ngày 30 tháng 3 nhằm Chúa Nhật IV Mùa Chay Cha được sự cho phép của Cha quản xứ, ban giáo lý xứ đã tổ chức kỳ thi học kỳ một cho các em trong toàn giáo xứ. Đúng 6h30’ toàn thể các thầy cô và Phụ huynh đứng lớp cùng gần 700 em học sinh trong Giáo xứ đã tập trung về trường giáo lý và ngôi thánh đường Đá cổ kính để làm việc kính Chúa Thánh Thần để cầu xin sự soi sáng để bước vào ngày thi giáo lý học kỳ I. Việc tổ chức thi giáo lý được diễn ra hết sức trang nghiêm, với sự tham gia đầy đủ 100% các em về dự thi, và không có bất cứ em nào vi phạm nội quy. Điều này cho thấy các bậc phụ huynh đã có trách nhiệm nhắc nhở các em lo học tập đồng thời trau dồi đời sống nhân bản ki tô giáo, luôn sống trung thực, cố gắng, và lễ phép. Như lời cha quản xứ vẫn thường xuyên nhắc nhở: đây không phải chỉ là một kỳ thi đơn thuần, nhưng đây là dịp mà các bậc phụ huynh ý thức lại việc thúc dục con em chăm lo học hỏi giáo lý. Đồng thời, đây cũng là dịp các em kiểm chứng lại kiến thức đã học và tiếp tục tìm hiểu đào sâu kiến thức Đức Tin của mình. Vì thế, kỳ thi rất được sự quan tâm của toàn thể bà con trong giáo xứ.

Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn hoạt động trong Giáo Xứ, cách riêng xin Người soi sáng cho các em để các em biết chăm lo học tập và gìn giữ đức tin, biết tránh xa những tệ nạn xã hội. Đồng thời nguyện xin Chúa ban thêm sự khôn ngoan, lòng nhiệt thành cho các thầy cô Giáo Lý viên, Phụ Huynh đứng lớp, để họ hy sinh phục vụ con em mình.SDC10942 (FILEminimizer)
 
Giới trẻ Đa Minh hạt Tây Nam Bắc Ninh tĩnh tâm mùa Chay
Hoàng Thanh/Anna Thảo
09:35 31/03/2014
Giới trẻ Đa Minh hạt Tây Nam tĩnh tâm mùa Chay 2014

Vinh Tiến ngày 30\03\2014, dưới sự hướng dẫn của cha Đặc trách Cosma, hơn 360 thành viên của chi giới trẻ Huynh đoàn Đa Minh giáo hạt Tây Nam đã tề tựu đông đủ để cùng nhau sinh hoạt, học tập và hơn hết là tĩnh tâm trong mùa Chay Thánh. Chủ đề tĩnh tâm năm nay là: Mùa Chay – Mùa thanh tẩy tâm hồn.

Xem Hình

Thấm thoát trôi đi, mùa Chay đã bước qua hơn nửa chặng đường. Mỗi người Ki-tô hữu chìm mình vào màu tím của mùa trở về, mùa hoán cải. Trong tâm tình ấy, hơn 360 thành viên của chi giới trẻ Huynh đoàn Đa Minh giáo hạt Tây Nam đã quy tụ lại nơi giáo xứ Vinh Tiến. Mọi người cùng nhau học tập tinh thần Dòng cũng như giao lưu, sinh hoạt và trở về với Chúa qua Bí tích Giao hòa. Sau đó, mỗi người trẻ Đa Minh cùng hiệp thông với nhau qua Thánh Lễ.

Được biết, chương trình bắt đầu từ 8h sáng và kết thúc vào 15h30 cùng ngày. Ngoài sự hiện diện của cha Đặc trách Cosma Hoàng Thanh Quốc. OP, còn có dáng hình âm thầm của cha xứ Gioakim, cha phụ tá Giu-se, cha Giu-se Trần Quang Thu. Các ngài đã giúp cộng đoàn xét mình cũng như lãnh nhận Bí tích Giao hòa. Bên cạnh đó, sự đóng góp của ban Liên Huynh, BHG cùng hội đoàn sở tại cũng không thể không ghi nhận.

Cha đặc trách cũng cho hay, hiện nay đã có 5 giáo xứ thành lập Huynh Đoàn Đa Minh chi giới trẻ trong địa hạt Tây Nam: Giáo xứ Vinh Tiến, Bảo Sơn, Yên Mỹ, Hữu Bằng và Lập Trí. Tuy chưa được tới 1 hay 2 “tháng tuổi”, các Huynh Đoàn đã hoạt động rất mạnh mẽ và triển nở không ngừng. Ngày hôm nay, những người trẻ mang trên mình ngọn đuốc Đa Minh đã thổi nóng không khí của tiết trời đang chuyển giao. Ước mong sao, trong tương lai không xa, Huynh Đoàn Đa Minh giới trẻ sẽ phát triển hơn nữa về số lượng cũng như chất lượng. Ngoài ra, cha Cosma cũng nhấn mạnh rằng, vào Huynh Đoàn, các bạn trẻ không chỉ tìm cho mình niềm vui chóng qua từ những cuộc vui chơi, múa hát. Trên hết, những người trẻ trong Huynh Đoàn Đa Minh phải tìm lấy cội rễ đời mình là Đức Ki-tô và chân lý sống của mình nơi cha Tổ Phụ dòng.

Thánh lễ kết thúc trong một chút thương chút nhớ đậm nét quan họ. Mọi người cùng giữ lại cho mình niềm vui riêng của một ngày nơi bức hình lưu niệm và tận sâu con tim. Ước chi, dòng máu thiêng liêng của đại gia đình Đa Minh kết liên những người trẻ cùng sống và thi hành sứ vụ Đa Minh luôn mãi.

Cosma Hoàng Thanh

Ảnh: Anna Thảo + Trọng Mai
 
CĐCGVN Sydney tham dự Tĩnh Tâm Mùa Chay
Diệp Hải Dung
20:05 31/03/2014
Tối thứ Năm 27/03/2014 rất đông đủ giáo dân trong Cộng Đồng đã đến nhà thờ Sacred Heart Cabramatta Sydney tham dự Thánh lễ và buổi tĩnh tâm nhân dịp Mùa Chay do Cha Giuse Vũ Thế Toàn đến từ Hoa Kỳ thuyết giảng.

Hình ảnh

Sau khi kết thúc Thánh lễ tạ ơn, Cha Paul Văn Chi giới thiệu đến tất cả mọi người Cha Giuse Vũ Thế Toàn đến từ Hoa Kỳ sẽ giúp thuyết giảng tĩnh tâm cho Cộng Đồng nhân dịp Mùa Chay với chủ đề Lương Tâm. Cha Giuse Vũ Thế Toàn ngỏ lời cám ơn Cha Chi và chào mừng tất cả mọi người trong Cộng Đồng. Bài giảng của Cha đã dìu dắt mọi người am hiểu thêm về Mùa Chay chính là mùa quay trở về với Chúa để sám hối đón nhận tình yêu thương và sự tha thứ của Chúa. Sau khi kết thúc giờ giảng tĩnh tâm. Cha chúc lành cho tất cả mọi người.

Thứ Sáu 28/03 Cha đến Giáo đoàn Thánh Tử Đạo Anrê Phú Yên Revesby thuyết giảng với chủ đề Phúc Âm Hóa Gia Đình. Sau đó mọi người cùng Chầu Thánh Thể Chúa Giêsu KiTô.

Thứ Bảy 29/03 Cha đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly gặp gỡ giới trẻ trong Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo TGP Sydney tĩnh tâm 3 ngày với chủ đề “Pursuit of Happiness – Đi Tìm Hạnh Phúc” Cha Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm Đặc trách Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo Sydney ngỏ lời chào mừng Cha Vũ Thế Toàn đồng thời Cha giới thiệu đến với các bạn trẻ Cha Toàn sẽ giúp thuyết giảng cho các bạn trẻ với chủ đề Tôi Đi Tìm Hạnh Phúc. Ngoài ra còn có sự hiện diện của anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney cũng đến Trung Tâm thăm và ủy lạo tinh thần giới trẻ tham dự 3 ngày tĩnh tâm Mùa Chay. Anh Trần Anh Vũ cũng ngỏ lời cám ơn Cha Vũ Thế Toàn đã ưu ái thương mến giới trẻ Sydney, Cha đã đến đây giúp thuyết giảng cho các bạn trẻ có thêm món ăn tinh thần rất hữu ích trong 3 ngày tĩnh tâm. Đặc biệt Cha cũng sinh hoạt chung với các bạn trẻ chia sẻ về những cảm nghiệm trong đời sống và Cha cũng giải đáp những thắc mắc do các bạn trẻ nêu ra, và buổi tối cùng ngày Cha đến Giáo Đoàn Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa Georges Hall thuyết giảng với chủ đề: “Cơn cám dỗ thứ nhất, thứ hai và ba”..

Ngày Chúa Nhật 30/03 Cha cũng đi thăm và dâng Lễ tại một vài Giáo đoàn trong Cộng Đồng.

Ngày Thứ Hai 31/03/2014 Cha đến Giáo đoàn Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ Mt. Pritchard thuyết giảng với đề tài: “Những Nước Mắt Chảy Xuôi” Sau khi kết thúc bài thuyết giảng, anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney ngỏ lời tri ân cám ơn Cha Giuse Vũ Thế Toàn. Mặc dù Cha rất bận tộn nhưng vì lòng thương mến Cộng Đồng Sydney, Cha không quản ngại xa xôi và đã ưu ái dành thời gian đến thuyết giảng tĩnh tâm cho chúng con, giúp chúng con am hiểu biết thêm về Giáo Lý qua đó sống xứng đáng hơn trước mặt Chúa trong Mùa Chay Thánh năm nay. Ngày mai Cha trở về Hoa Kỳ để tiếp tục công việc mà Chúa đã trao ban. Kính chúc Cha nhiều sức khỏe và thượng lộ bình an. Nguyện xin Thiên Chúa qua lời cầu bầu của Thánh Mẫu La Vang ban nhiều ơn phúc cho Cha.

Sau cùng Cha Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm thay mặt Ban Tuyên Úy và Cộng Đồng ngỏ lời cám ơn Cha Giuse Vũ Thế Toàn đã giúp cho giáo dân trong Cộng Đồng về những bài thuyết giảng rất hữu ích trong Mùa Chay Thánh này. Cha Vũ Thế Toàn cũng ngỏ lời cám ơn Cha Tuyên Úy Trưởng, Cha Paul Văn Chi, quý Cha và mọi người đã dành cho Cha được có những cơ hội để đến với Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Sydney.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hôn nhân bất khả tiêu: trả lời luận điểm muốn xét lại vấn đề (6)
Vũ Văn An
21:52 31/03/2014

Fransen nói về qui định bẩy



Ngay sau đoạn nói tới ITC, HC viết tiếp: “Trong lời giải thích của mình về Trent, ITC nhất trí với một loạt tiểu luận gây ảnh hưởng do Piet Fransen công bố về việc giải thích công đồng này. [Bỏ ghi chú]. Fransen chứng minh rằng các tham dự viên tại Trent biết rất rõ các quan điểm khác nhau liên quan tới tính bất khả tiêu được các thần học gia giáo phụ và trung cổ chủ trương cũng như việc thực hành khác nhau trong Giáo Hội Hy Lạp. Các Nghị Phụ Công Đồng không muốn bao gồm mọi điều này trong lời phạt tuyệt thông của các ngài mà chỉ tập chú vào Luther mà thôi” (157).

Vì HC và nhiều người được họ căn cứ hay trích dẫn ý kiến theo lối giải thích của Fransen về qui định bẩy của Trent, nên RG sẽ phê bình quan điểm của tác giả này như chính ông tóm tắt trong bài báo được HC trích dẫn. Fransen tập trung vào ba chữ sau đây: errare (sai lầm), juxta (phù hợp với), và vinculum (sợi dây).

Errare (sai lầm)

Fransen bắt đầu bằng việc tập chú vào Luther: “trong tác phẩm De captivitate babylonica (Về cảnh giam cầm tại Babylon), mà Trent chủ yếu nhắc tới, lập trường của Luther vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, ông khá rõ ràng về điểm ‘cho rằng vấn đề này không thể do giáo hoàng hay do các giám mục quyết định được’. Do đó, Giáo Hội Công Giáo đã hành động ‘như một bạo chúa’ nghĩa là, đã vượt quá năng quyền của mình”. Fransen tiếp tục ngay sau đó để cho rằng qui định bẩy “vẫn còn vụng về và kềnh càng vì Công Đồng muốn… trích dẫn chính Luther theo ý kiến được chính ông tóm tắt ngày 16 tháng Tư năm 1547” (158). Sau đó, các nhận xét ban đầu về Luther được Fransen tham chiếu khi ông giải thích nghĩa của câu “nếu người nào nói rằng Giáo Hội sai lầm”. Fransen cho rằng:

“Đây là một công thức khéo léo nhằm bảo đảm rằng vạ tuyệt thông duy nhất nhắm vào các tuyên bố của các Nhà Cải Cách rằng trong thực hành pháp chế của mình, Giáo Hội, qua ‘phương thức bạo chúa’, đã vượt quá năng quyền của mình trong vấn đề ly dị. Tôi đã chứng tỏ trên đây rằng chỉ có Luther đã tuyên bố rõ ràng lập trường của ông về điểm đặc thù này mà thôi. Do đó, phải hiểu hạn từ ‘errare’ theo nghĩa này” (159).

Công Đồng Trent quả có cố gắng trả lời nhiều thách thức khác nhau của Luther đối với Giáo Hội Rôma và một số thách thức này cho rằng luật lệ và thực hành của Giáo Hội này đôi lúc vượt quá năng quyền của nó. Trong các vấn đề như thế, nói rằng Giáo Hội sai lầm là nói rằng Giáo Hội lạm dụng thẩm quyền của mình hay vượt quá năng quyền của mình. Tuy nhiên, RG muốn chứng minh rằng qui định bẩy không liên quan tới vấn đề như thế.

Dù Fransen trích dẫn chính xác các nhận định có tính khích động của Luther về Giáo Hội Rôma, nhưng các nhận định này không xuất hiện trong bản tóm lược ngày 16 tháng Tư, năm 1547 được ông nói tới. Thay vào đó, cho dù vấn đề trọng yếu không rõ ràng đối với Luther, ba tuyên bố trọng yếu đã được gán cho cuốn De captivitate babylonica của ông. Bản văn của Luther tuy không bao gồm, nhưng ít nhất đã gợi ý hai câu nói tới việc tái hôn mà một câu minh nhiên bác bỏ điều này: tái hôn không dẫn tới ngoại tình (160). Câu thứ ba thực sự xuất hiện trong De captivitate babylonica: “Ấy thế nhưng tôi vẫn hết sức ngạc nhiên, tại sao họ lại buộc một người đàn ông phải ở vậy sau khi tách rời khỏi người vợ vì ly dị, và tại sao họ không cho phép ông ta tái hôn” (161).

Nhưng câu đó không góp được gì vào việc lên công thức cho các qui định của Trent. Một tài liệu vào tháng Tám năm 1547 được soạn thảo cho cuộc tranh luận của các Nghị Phụ Công Đồng trong đó có liệt kê các nguồn thần học có thế giá, bắt đầu là Thánh Máccô, Thánh Luca, và Thánh Phaolô, để hỗ trợ cho đề xuất: dây hôn phối không thể bị tiêu hủy per fornicationem (bởi sự dâm ô, hay ngoại tình) [162] và liệt kê một số nguồn, bắt đầu với Thánh Mátthêu, xem ra đã hỗ trợ điều ngược lại (163). Đến ngày 29 tháng Tám, một qui định đã được lên công thức để kết án câu thứ nhất trong ba câu tuyên bố được gán cho Luther trong bản tóm lược ngày 16 tháng Tư, nhưng với lời thêm này: “cả người đàn ông rẫy bỏ người vợ ngoại tình và tái hôn cũng không phạm ngoại tình” (164). Câu thêm này minh xác rõ: tính bất khả tiêu tuyệt đối đang là vấn đề và vấn đề này được tranh luận trong các buổi họp toàn thể các ngày từ 2 tới 6 tháng Chín năm 1547 (165).

Trong cuộc tranh luận này, người ta không thấy nhắc tới Luther hay năng quyền của Giáo Hội. Năm Nghị Phụ, trong đó có Đức HY de Monte, chủ tọa đầu tiên của công đồng, dựa vào Thánh Mátthêu, chủ trương rằng Chúa Kitô cho phép ly dị và tái hôn trong trường hợp ngoại tình. Nhưng dựa trên các đoạn Thánh Kinh khác, lời giải thích chúng của các tiến sĩ, và nguyên tắc cho rằng Thánh Kinh phải được hiểu phù hợp với tuyên bố của Giáo Hội, 11 Nghị Phụ đã biện luận rằng việc chấp nhận cho ly thân trên cơ sở ngoại tình chỉ là phân ly về ăn nằm (bed) chứ không phân ly về dây hôn phối (166). Bản tóm lược cuộc tranh luận kết luận: “Nhưng đại đa số xác nhận rằng hôn phối không thể bị tiêu hủy trên cơ sở ngoại tình, và người ngoại tình là người vợ còn sống mà đi cưới người khác, và không thể có phân ly nào khác ngoại trừ phân ly ăn nằm” (167). Do đó, vấn đề chính được tranh luận là liệu các câu porneia của Thánh Mátthêu có đánh dấu một luật trừ thực sự đối với tính bất khả tiêu tuyệt đối hàm ý trong giáo huấn của Chúa Giêsu rằng mưu toan tái hôn là ngoại tình hay không.

Mười lăm năm sau (1563), “các tiểu thần học gia” tranh luận một số chủ đề, trong đó có vấn đề “sau khi rẫy bỏ vợ mình trên cơ sở ngoại tình, và khi nàng vẫn cò sống, người ta được phép tái hôn, và sai lầm là ly dị trên một cơ sở khác hơn ngoại tình” (168). Chủ đề này rõ ràng được rút từ Luther (169). Nhưng tên ông lại không được nhắc tới trong tài liệu chuẩn bị, và cuộc thảo luận ngày 17-25 tháng Giêng cũng không liên quan gì tới Luther hay năng quyền của Giáo Hội, mà là sự thật của vấn đề, được chủ yếu biện luận dựa trên các bản văn Thánh Kinh và giáo phụ (170).

Cuối cùng, qui định năm của Trent thẳng thừng kết án các sai lầm được gán cho Calvin và dứt khoát dạy rằng hôn nhân không thể bị tiêu hủy trên các cơ sở khác nhau hơn là ngoại tình” (171).

Tóm lại, xin lỗi Fransen, câu của qui định bẩy “nếu người nào nói rằng Giáo Hội sai lầm vì đã dạy và còn dạy rằng” không chủ yếu chứ đừng nói là duy nhất có nghĩa: “nếu người nào nói rằng Giáo Hội vượt quá năng quyền của mình khi đã dạy và còn dạy rằng”. Nó chủ yếu, nếu không muốn nói là duy nhất, dạy rằng “nếu người nào nói rằng Giáo Hội quả quyết các mệnh đề sai lầm khi đã dạy và còn dạy rằng”.

Iuxta (phù hợp với)

Fransen cũng cho rằng khi nói rằng giáo huấn của Giáo Hội về tính bất khả tiêu phù hợp với (juxta) học lý Tin Mừng và tông truyền, các nghị phụ Công Đồng đã bác bỏ hai kiểu nói cực đoan không có chữ juxta. Một trong hai kiểu nói này, tức câu “ecclesiam errare cum evangelicam et apostolicam doctrinam docuit et docet”, đã biến giáo huấn của Giáo Hội thành đồng nhất với “những gì được Tin Mừng và Thánh Phaolô giảng dạy”. Câu khác, tức câu “sai lầm và giảng dạy một điều vượt quá [praeter] giáo huấn Tin Mừng và tông truyền”, chỉ nói rằng giáo huấn của Giáo Hội không sai lầm khi dạy “ngược lại hay vượt quá” Thánh Kinh. Fransen kết luận rằng Trent theo hướng đứng giữa bằng cách dùng chữ juxta để nói rằng “giáo huấn trong các qui định thánh này được linh hứng bởi Thánh Kinh” (172).

Tuy nhiên, juxta không có nghĩa chiểu tự là “được linh hứng” và Fransen không hề cung cấp được chứng cớ nào cho thấy Trent dùng chữ juxta với nghĩa đó. Trái lại có chứng cớ ngược lại. Ngay sau khi người Venice khẩn khoản yêu cầu phương thức gián tiếp, ngày 11 tháng Tám năm 1563, Đức HY thành Lorraine đề nghị thêm “juxta Scripturas” (phù hợp với Thánh Kinh) (173). Nhiều vị ủng hộ đề nghị này hay một điều tương tự, và câu “iuxta evangelicam et apostolicam doctrinam” xuất hiện trên bản soạn lại ngày 5 tháng Chín của qui định bẩy (174). Hướng đi của Công Đồng trong vấn đề này đã được xác định, và không bao giờ thay đổi nữa. Hai câu mà Fransen cho là “cực đoan” không được đưa ra cho tới ngày 9 tháng Chín (175). Câu thứ hai được Giám Mục thành Segovia đưa ra. Ngài muốn qui định được tu chính để nói “sai lầm và [đã dạy và hiện đang dạy] vượt quá hay ngược lại Sách Thánh” vì ngài hiểu chính xác nhưng bác bỏ câu “iuxta evangelicam et apostolicam doctrinam”. Ngài bảo câu này có nghĩa: “việc tín điều này phát sinh từ Thánh Kinh là điều không rõ ràng” (176).

Như thế, xin lỗi Fransen, Trent không hề chủ trương dung hòa khi nói rằng điều Giáo Hội đã dạy và còn đang dạy rằng hôn nhân là bất khả tiêu, là “iuxta evangelicam et apostolicam doctrinam” (phù hợp với học lý Tin Mừng và tông truyền). Đúng hơn, bốn ngày trước khi “những người cực đoan” đưa ra các câu thay thế cho câu này, Công Đồng đã chấp nhận nó rồi như một tu chính đối với đề nghị của người Venice. Câu này, theo RG, hợp lý được coi như có nghĩa: các chân lý được qui định bẩy bênh vực quả phát sinh từ Thánh Kinh. Dĩ nhiên, chúng không đồng nhất với học lý Tin Mừng và tông truyền, nhưng các chân lý mà Giáo Hội vốn dạy một cách dứt khoát về Chúa Kitô cũng không đồng nhất với các nguồn Thánh Kinh của chúng. Trong cả hai trường hợp này, Giáo Hội không những giảng dạy một cách trung thành mà còn giải thích và bênh vực các chân lý liên hệ, là các chân lý được quả quyết trong Thánh Kinh hay được các chân lý được Thánh Kinh quả quyết đòi hỏi.

Vinculum (sợi dây)

Fransen cũng nhận định rằng kiểu nói “hôn nhân không thể bị tiêu hủy” đã bị thay đổi thành “sợi dây hôn phối không thể bị tiêu hủy” (matrimonium trở thành matrimonii vinculum). Ông cho rằng sự thay đổi này cho thấy qui định này chỉ liên quan tới tính bất khả tiêu nội tại (vợ chồng không thể tiêu hủy) chứ không liên quan tới tính bất khả tiêu ngoại tại (không quyền lực nhân bản nào hay không một nguyên cớ nào ngoài sự chết có thể tiêu hủy). Ông cho hay sự thay đổi này được đưa ra để vạ tuyệt thông chỉ áp dụng “đối với chủ trương của Luther, chứ không áp dụng cho Giáo Hội Đông Phương” là Giáo Hội cho rằng hôn nhân có thể tiêu hủy một cách ngoại tại, trong khi Luther cho rằng nó khả tiêu cả về phương diện nội tại nữa. Fransen quả quyết rằng việc lồng chữ vinculum vào cho thấy “Công Đồng không đưa ra tuyên bố nào về việc liệu Giáo Hội có thể tuyên bố một cuộc ly dị hay không” (177).

Luận điểm trên không vững vàng. Trước khi câu “dây hôn phối” (matrimonii vinculum) xuất hiện trong qui định bẩy (ngày 13 tháng Mười năm 1563), nó đã được sử dụng trong qui định năm rồi (ngày 7 tháng 8 năm 1563), nhằm trả lời Calvin, là người quan tâm tới việc tiêu hủy ngoại tại bởi thẩm quyền công cộng (178). Hơn nữa, luận điểm của Fransen tiền giả thiết điều này: “dây hôn phối” chỉ về một điều gì đó thực sự khác biệt với “hôn phối”. Nhưng như chính HC nhận định, đối với Trent, hôn nhân là một sợi dây: “Công Đồng quả quyết rằng Adong (trong Sáng Thế 2:23-24) tuyên bố hôn nhân là sợi dây [nexuum] vĩnh viễn và bất khả tiêu” [179]. Do đó, câu tuyên bố của Trent “dây hôn phối không thể bị tiêu hủy” có nghĩa là: hôn phối không thể bị tiêu hủy. Nếu quả các nghị phụ Công Đồng muốn nói điều Fransen cho là các ngài muốn nói, các ngài hẳn đã nói rằng một người phối ngẫu hay các người phối ngẫu không thể tiêu hủy cuộc hôn nhân của họ trên cơ sở ly dị. Thay vào đó, cả trong qui định năm lẫn qui định bẩy, Trent sử dụng thể thụ động mà không nhắc chi tới các người phối ngẫu hay bất cứ tác nhân nào. Như thế, Công Đồng gán tính bất khả tiêu cho chính dây hôn phối và minh xác rằng tình thế sự việc được xác định rõ trong mỗi qui định không làm cơ sở cho luật trừ nào đối với giáo huấn của Chúa Giêsu rằng bất cứ mưu toan tiêu hủy điều Thiên Chúa đã kết hợp và tái hôn đều kết thúc bằng tội ngoại tình.

Tóm tắt lời phê bình Fransen trên đây

Về vấn đề ly dị, theo RG, các tham dự viên tại Công Đồng Trent chủ yếu quan tâm tới việc xác minh chân lý mạc khải của Thiên Chúa và quả quyết chân lý này chống lại các sai lầm đối ngịch. Fransen chứng minh rằng các nghị phụ Công Đồng Trent biết rõ các quan điểm khác nhau liên quan tới tính bất khả tiêu được các thần học gia giáo phụ và trung cổ chủ trương cũng như các thực hành khác nhau của Giáo Hội Hy Lạp. Nhưng Fransen không chứng minh được rằng các nghị phụ của Công Đồng này tập chú vào các nhận xét có tính gây khích động của Luther, hay trong qui định bẩy, các ngài dùng chữ errare với nghĩa “vượt quá năng quyền”, hoặc các ngài dùng chữ juxta với nghĩa “trong tinh thần” hay các ngài sử dụng chữ matrimonii vinculum để phân biệt tính bất khả tiêu nội tại và tính bất khả tiêu ngoại tại.

RG cho rằng: xin lỗi HC và những ai họ trích dẫn để hỗ trợ quan điểm của họ, qui định năm của Trent long trọng xác định thành một chân lý của đức tin câu này rằng hôn nhân không thể bị tiêu hủy trên ba cơ sở khác hơn là ngoại tình; còn qui định bẩy thì long trọng xác định rằng Giáo Hội đã không sai lầm và hiện không đang không sai lầm khi dạy rằng hôn nhân không thể bị tiêu hủy trên cơ sở ngoại tình. Vì tuyên bố nào cũng một là đúng hai là sai, nên nếu Giáo Hội không sai lầm khi dạy câu ấy, thì câu ấy phải đúng. Mặt khác, qui định bẩy, như RG đã nhận định trên đây, có tính tự qui (self-referential) và nay thì đã rõ câu “phù hợp với học lý Tin Mừng và tông truyền” có nghĩa: qui định bẩy là một tín điều phát sinh từ Thánh Kinh, một tín điều phải được chấp nhận như là chân lý mặc khải và phải được đức tin thần thiêng và Công Giáo tuân giữ (180).

Giáo huấn vô ngộ của huấn quyền phổ quát thông thường

Bắt rễ trong Thánh Kinh, giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về tính bất khả tiêu luôn ngăn ngừa việc tiêu hủy các cuộc hôn nhân đã thành hiệu và hoàn hợp. Lời nhập đề có tính học lý và các qui định của Công Đồng Trent đã lên khuôn cho giáo huấn và thực hành của Giáo Hội trong các thế kỷ sau đó, và các người Công Giáo trung thành vốn tin giáo huấn này và hợp tác vào việc thực hành nó. Các sự kiện này chứng minh rằng việc bất khả tiêu hủy các cuộc hôn nhân đã thành hiệu và hoàn hợp vốn được giảng dạy cách vô ngộ bởi huấn quyền phổ quát thông thường.

Các điều kiện của giáo huấn vô ngộ này

Khi xử lý phương thức giáo huấn vô ngộ này, Vatican II quả quyết rằng các giám mục “công bố học lý Chúa Kitô một cách vô ngộ, dù họ rải rác khắp thế giới, khi họ duy trì sự hiệp thông với nhau và với vị kế nhiệm Thánh Phêrô, giảng dạy hợp thẩm quyền về vấn đề đức tin và luân lý, và nhất trí trong một phán quyết rằng một điều gì đó phải được tin một cách dứt khoát” (181). Để một giáo huấn được huấn quyền phổ quát thông thường đề xuất một cách vô ngộ, bốn điều kiện sau đây cần được thỏa mãn.

Thứ nhất, các giám mục công bố giáo huấn này phải hợp nhất với nhau và với Đức Giáo Hoàng. Điều này không có nghĩa họ phải hành động chính thức như một bộ phận, mà chỉ cần họ không tách biệt khỏi sự hiệp thông hợp đoàn. Như thế, việc chấp nhận ly dị và tái hôn bởi các giàm mục tách biệt khỏi hiệp thông hợp đoàn không ngăn cản sự đồng thuận cần có để huấn quyền thông thường dạy một cách vô ngộ rằng hôn nhân là bất khả tiêu.

Thứ hai, các giám mục phải giảng dạy hợp thẩm quyền về vấn đề đức tin và luân lý. Điều này có nghĩa họ không giảng dạy như những cá nhân tư mà như những giám mục, về vấn đề thuộc phạm vi thẩm quyền của họ. Dù đang có tranh luận về việc đức tin và luân lý bao gồm những điều gì, nhưng chắc chắn nó bao gồm bất cứ vấn đề nào minh nhiên được bàn tới trong Thánh Kinh ảnh hưởng tới cuộc sống Kitô Giáo một cách trầm trọng.

Thứ ba, các giám mục phải nhất trí trong một phán quyết. Điều này có nghĩa các ngài như một toàn thể cùng dạy một điều như nhau, dù cho một số vị chưa bao giờ nhắc đến vấn đề và một số vị bất đồng. Khi điều kiện này đã có, thì tính phổ quát cần thiết không bị triệt tiêu bởi việc thiếu đồng thuận sau đó.

Thứ tư, các giám mục phải đề xuất giáo huấn như một chân lý được tin giữ một cách dứt khoát. Điều kiện này không có nghĩa đề xuất cần phải được long trọng định tín, vì vấn đề ở đây là giáo huấn thông thường của các giám mục. Đứng hơn điều kiện này có nghĩa giáo huấn không bị đề xuất như một nhiệm ý hay chỉ là chuyện có thể, mà phải là một điều gì đó người Công Giáo có bổn phận phải chấp nhận là đúng một cách chắc chắn. Đề xuất một điều gì đó như là chân lý của đức tin, nghĩa là một chân lý phải được tin như do Thiên Chúa mặc khải, càng cần phải được đề xuất như một chân lý phải tin dứt khoát.

HC chỉ nhắc đến tính vô ngộ của huấn quyền phổ quát thông thường có một lần [182]. Họ nhắc tới Richard Gaillardetz, người bác bỏ việc có thể giải quyết “các vấn đề hiện đang được tranh luận” bằng cách “nại tới giáo huấn của huấn quyền phổ quát thông thường” (183) và cố gắng bác bỏ các luận điểm được đưa ra để chống lại quan điểm này của Lawrence Welch[184]. Cách riêng, Gaillardetz lý luận rằng sự kiện hiện các thần học gia chưa đồng thuận về việc một điều nào đó được giảng dạy một cách vô ngộ bởi huấn quyền thông thường cho thấy việc này chưa có (185). Rồi Welch trả lời luận điểm này; ông cũng giải thích lý do tại sao sự bất đồng sau đó không được kể để chống lại một chân lý đức tin khi chân lý này đã được nhận diện và được tin giữ bởi cộng đồng Kitô Giáo như một toàn thể (186). Gaillardetz chưa lên tiếng trả lời Welch, nhưng hai người đã thảo luận các quan điểm của Francis Sullivan, người đã lên tiếng trả lời.

Về sự đồng thuận thần học, Sullivan viết: “tôi không chủ trương rằng việc vắng bóng đồng thuận của các thần học gia có nghĩa là không có một giáo huấn dứt khoát của huấn quyền phổ quát thông thường” (187). Tuy nhiên, ông nhấn mạnh “Tôi không tin rằng người ta có thể nại tới một đồng thuận trong quá khứ của các giám mục như là vô ngộ nếu họ không còn nhất trí trong việc giảng dạy học lý đó nữa. Lấy một thí dụ: các giám mục tại Công Đồng Florence dạy rằng mọi người ngoại giáo và Do Thái Giáo đều xuống hỏa ngục nếu họ không trở thành người Công Giáo trước khi chết” (188). Tuy nhiên thí dụ của Sullivan liên quan tới một giáo huấn công đồng chứ không liên quan tới một giáo huấn của huấn quyền phổ quát thông thường (189). Hơn nữa, sự nhất trí của các giám mục tương lai không cần thiết để giám mục đoàn giảng dạy một điều gì đó cách vô ngộ vào lúc này hay để chúng ta nhìn nhận một giáo huấn vô ngộ như thế (190).

Các điều kiện trên từng được thỏa mãn

Trong mấy năm gần đây, một số học giả Công Giáo gợi ý rằng ngay cả các cuộc hôn nhân đã thành hiệu và hoàn hợp cũng có thể bị tiêu hủy, và chắc chắn HC sẵn sàng nhắc tới bất cứ điều gì được bất cứ ai thấy là có ích cho lập trường của họ. Do đó, họ đã hết sức chú tâm tới việc tìm được sự hỗ trợ cho lập trường của họ nơi các Thánh Basilêô và Kim Khẩu, nơi hai tác giả các sách ân giải, nơi lá thư bị nhiều người tranh luận của Đức Grêgôriô, nơi Vatican II và cả Trent nữa, đến nỗi hoàn toàn câm nín đối với chứng từ của các giáo phụ và tiến sỹ khác của Giáo Hội, của các vị giáo hoàng và các công đồng (191).

Như đã thấy, Công Đồng Trent tái khẳng định điều Giáo Hội vốn giảng dạy và còn giảng dạy về tính bất khả tiêu, và bênh vực các yếu tố bị thách thức của chân lý bằng các qui định dứt khoát. Bằng cách rút tỉa từ Thánh Kinh chân lý tổng quát về tính bất khả tiêu, Công Đồng Trent rõ ràng, dù có mặc nhiên, dạy rằng cả chân lý này nữa cũng phải tin giữ bằng đức tin. Sau Trent, các thần học gia Công Giáo giải thích và bênh vực các giáo huấn của Công Đồng, trong đó có giáo huấn về hôn nhân và tính bất khả tiêu của hôn nhân (192).

Từ Trent tới Vatican II, nhiều tuyên bố của các vị giáo hoàng, của nhiều nhóm giám mục, cũng như của các cá nhân giám mục đã tái khẳng định giáo huấn này trước sự bác bỏ nó của Thệ Phản và của luật ly dị dân sự. Ngay trong nửa thế kỷ vừa qua, cũng rất ít chứng cớ cho thấy có sự bất đồng của các giám mục đối với lập trường mà các nghị phụ của Vatican đã hầu như đồng thanh tái khẳng định (193).

Như một phần trong cuộc cải cách của Trent, các chủng viện đã được thiết lập và, tới tận Vatican II, các giáo sư chủng viện sử dụng các sách giáo khoa do các giám mục chuẩn nhận. Các linh mục khắp thế giới học hỏi từ các sách giáo khoa này điều cần giảng dạy và phải thi hành công tác mục vụ của họ ra sao. Các tác giả được chuẩn nhận đồng loạt dạy rằng các cuộc hôn nhân đã thành hiệu và hoàn hợp đều tuyệt đối bất khả tiêu. Phần lớn trích dẫn Thánh Kinh để hỗ trợ giáo huấn này và do đó hàm ý như Trent rằng đây là một chân lý mạc khải đòi người ta phải lấy đức tin mà thuận theo. Bằng cách sử dụng Thánh Kinh để hàm ý rằng giáo huấn này được Thiên Chúa mạc khải, Sách Giáo Lý Rôma (194) và các tàiliệu giáo lý dựa trên nó cũng cho thấy: chân lý tổng quát dạy rằng hôn nhân bất khả tiêu là một chân lý phải được tin giữ như là được Thiên Chúa mạc khải.

Thành thử, trong vài thế kỷ, người Công Giáo khắp nơi được dạy rằng hôn nhân bí tích, hoàn hợp chỉ bị tiêu hủy bởi sự chết. Các mục tử đều minh giải giáo huấn này nhất là cho các cặp đang chuẩn bị bước vào hôn nhân. Thực hành của Giáo Hội củng cố giáo huấn bất khả tiêu của mình bằng cách nhất loạt bác bỏ các mưu toan tái hôn sau khi ly dị ngoài dân sự, coi nó như một tội trọng. Các tòa án coi giáo huấn này như một nguyên tắc không có ngoại lệ khi xử lý các vụ án hôn phối (195). Các mục tử thường xuyên cảnh cáo những người toan tái hôn không được rước lễ. Các người Công Giáo có đức tin trong các cuộc “hôn nhân” bất hiệu lực thứ hai này, nếu được học giáo lý vững vàng, đều hiểu là mình đang sống trong tội trọng. Như thế, khoa giáo lý và thực hành mục vụ đều cho thấy rõ, nhất là đối với các cặp đính hôn và các cặp vợ chồng, rằng giáo huấn của Giáo Hội về bất khả tiêu là một phần của đức tin Công Giáo, và tới tận nửa thế kỷ vừa qua, gần như không có bất đồng nào chống lại giáo huấn này trong toàn bộ tín hữu.

Nếu tín điều có nghĩa là một công bố được xác định một cách long trọng, thì không có tín điều nào dạy rằng các cuộc hôn nhân đã thành hiệu và hoàn hợp đúng nghĩa đều tuyệt đối bất khả tiêu. Tuy thế, giáo huấn ấy đã được huấn quyền phổ quát thông thường đề ra như là giáo huấn được Thiên Chúa mạc khải và phải được toàn thể Giáo Hội tin giữ. Các giáo huấn loại này cũng giống như các công bố được xác định một cách long trọng không chấp nhận việc duyệt xét (196).

KẾT LUẬN

Trong nửa thế kỷ qua, nhiều học giả Công Giáo, tức các thần học gia, học giả Thánh Kinh, giáo luật học, và nhiều ngành khác, vốn chú tâm nghiên cứu các dữ kiện khó hòa hợp được với giáo huấn của Giáo Hội về tính bất khả tiêu của hôn nhân. Họ vốn chỉ trích lối giải thích thần học thường có xưa nay về giáo huấn này và đưa ra nhiều luận chứng nhằm kêu gọi người khác đem nó ra nghi vấn. HC lựa các yếu tố từ bộ phận học giả này để xây dựng chủ trương của họ rằng giáo huấn về bất khả tiêu không thuộc đức tin Công Giáo và việc duyệt lại bản chất của nó hiện nay là điều có thể.

Theo RG, lập trường của HC thoạt đầu khá gây ấn tượng vì nó tổng hợp được khá nhiều công trình nghiên cứu gần đây. Tuy nhiên, như RG đã cố gắng chứng minh, một số yếu tố trong bộ phận học giả trên không vững vàng và việc HC sử dụng chúng không có tính phê phán. Hơn nữa, phần lớn họ còn bỏ qua công trình của nhiều học giả Công Giáo trong nhiều thời đại vốn giải thích và bênh vực tính bất khả tiêu của hôn nhân. Trong khi vật lộn với các vấn đề do HC nêu lên, RG buộc phải nhìn vào truyền thống thần học lâu dài hơn. Đặc tính giao ước của hiệp thông phu phụ xuất hiện như là chìa khóa để hòa hợp tính bất khả tiêu của hôn nhân với các dữ kiện Thánh Kinh cũng như với việc Giáo Hội coi là khả tiêu một số cuộc hôn nhân chưa hoàn hợp và không có tính bí tích.

Khi tính tới nền học giả Thánh Kinh vững chãi và đọc học lý Tin Mừng và tông truyền về hôn nhân dưới ánh sáng đặc điểm giao ước của hiệp thông phu phụ, RG cho rằng ta khó có thể có lý khi cho rằng Chúa Giêsu và Thánh Phaolô không dạy tính bất khả tiêu tuyệt đối của hôn nhân giao ước, đã hoàn hợp. Nếu còn nhìn nhận thêm các lầm lẫn từng làm mờ chứng từ của Công Đồng Trent và chứng từ của huấn quyền phổ quát thông thường từ Trent trở đi, ta khó có thể hợp lý khi cho rằng giáo huấn của Giáo Hội không chuyên chở một cách dứt khoát chân lý đã được Thiên Chúa mạc khải về ly dị và tái hôn đã được phát biểu trong học lý Tin Mừng và tông truyền. Do đó, việc duyệt xét bản chất giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về tính bất khả tiêu là điều hiện nay và mãi mãi không thể có được.

Khi tình yêu đích thực dẫn một người đàn ông và một người đàn bà tới chỗ kết hôn với nhau, họ muốn sự kết hợp do họ khởi diễn sẽ kéo dài suốt đời. Ấy thế nhưng họ cũng hiểu rằng nếu sự ưng thuận hỗ tương của họ chỉ là một cam kết, thì nó cũng sẽ có thể bị thu hồi như bất cứ cam kết nhân bản nào khác. Bất khả tiêu là một phần trong ơn phúc Thiên Chúa ban cho cặp vợ chồng. Nếu họ tin Chúa Giêsu và dấn thân sống chân lý của Người trong yêu thương, bao gồm chân lý Người vốn dạy về bất khả tiêu, họ sẽ được chung chia hồng phúc của sự kết hợp giao ước. Giữa gian truân và cám dỗ, họ sẽ được động viên cách mạnh mẽ để kiên trì. Ở đời này, những ai kiên trì sẽ chỉ được thỏa hy vọng một cách bất toàn, kể cả hy vọng của họ đối với cuộc sống hân hoan vợ chồng. Nhưng khi được thừa hưởng vương quốc dứt khoát, họ sẽ thấy rõ mọi đau khổ của những người phối ngẫu nào biết tin tính bất khả tiêu đều không thể sánh được với sự thiện mà Thiên Chúa đã tạo nên dành cho sự cộng tác của họ. Họ sẽ được sống với mọi người diễm phúc trong niềm vui bất tận của tiệc cưới giữa Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người và sẽ tìm thấy trong sự hiệp thông giao ước này việc thành toàn tối hậu cuộc hôn nhân của họ với nhau.

Đui mù đối với tính bất khả tiêu của hôn nhân đã gây khốn khổ cho thân phận làm người sau khi sa ngã. Các mục tử có lòng cảm thương nào biết nhìn ra các hậu quả tai hại, vốn không ít ỏi đối với con cái, từng gây ra cho bất cứ xã hội nào coi hôn nhân như khả tiêu đều biết ơn Chúa Giêsu đã chữa lành sự đui mù này và đổi mới hôn nhân. Họ hân hoan khi thấy Giáo Hội, nhờ Chúa Thánh Thần hướng dẫn, đã lên sức mạnh về phương diện bí tích để các cặp vợ chồng biết rằng họ đã nên một một cách bất khả tiêu. Không hề nghĩ rằng Giáo Hội sẽ có lòng cảm thương khi chấp nhận tính khả tiêu như thế gian, các mục tử này hiểu rõ rằng lòng cảm thương có tính mục vụ chân thực mới đem đến cho thế giới sự viên mãn của Tin Mừng, tức mọi hồng phúc mà Thiên Chúa đã ủy thác cho Giáo Hội, trong đó, có hồng phúc hôn nhân giao ước (197).
____________________________________________________________________________________________________________________
Ghi chú
[157] HC 463. Trong một ghi chú đã bị hủy bỏ, HC trích dẫn Piet Fransen, “Divorce on the Ground of Adultery—The Council of Trent (1563),” Theo Westow dịch, trong The Future of Marriage as Institution , ed. Franz Bockle, Concilium 55 (New York: Herder & Herder, 1970) 89–100. Từ đây, RG gọi tác giả và bài này là “Fransen”. Như HC nhấn mạnh, trong bài này, Fransen tóm lược các yếu tố chủ yếu của một bài trước cũng của ông; ghi chú đầu tiên của bài này có nhắc tới các yếu tố này. Ở đây RG chỉ trả lời Fransen trong phạm vi HC sử dụng ông; nên các phê bình của RG phải được hiểu dưới ánh sáng bài báo được trích dẫn này.
[158] Fransen 90.
[159] Fransen 92; xem chủ trương tương tự tại 93-94.
[160] “Một người đàn bà đã kết hôn tự hiến mình cho một người đàn ông khác hết còn là một bà vợ, đến độ mỗi người phối ngẫu, hay ít nhất người không là nguyên cớ cho ly dị, được tái hôn, nghĩa là, người đàn ông có thể lấy một người vợ khác hay người đàn bà có thể lấy một người chồng khác”; và “một ai đó, sau khi rẫy bỏ người phối ngẫu ngoại tình của mình, lấy một người khác thì không phạm tội ngoại tình” (Trent 6:98 and n. 10).
[161] Trent 6:99; lời dịch trích của Martin Luther, The Babylonian Captivity of the Church, A. T. W. Steinhauser và nhiều người khác phiên dịch, trong Luther’s Works , vol. 36, do Abdel Ross Wentz chủ biên (Philadelphia: Fortress, 1959) 105.
[162] Xem Trent 6:409–12; “Quod per fornicationem non solvatur vinculum matrimonii” (Trent 6:409). Per fornicationem có thể có nghĩa một là “bởi vì ngoại tình [ob hay propter fornicationem]” hai là, như Thánh Gioan Kim Khẩu gợi ý (xem Palmer, “Christian Marriage” 626–27 n. 19), “bởi chính sự ngoại tình” [per fornicationem ipsam]”. Tuy nhiên, bảm tóm lược cuộc tranh luận, tức đoạn cho rằng các nghị phụ “confirmavit matrimonium ob fornicationem dissolvi non posse” (Trent 6:434), cho thấy vấn đề là tiêu hủy vì ngoại tình.
[163] Xem Trent 6:412–13.
[164] Xem Trent 6:402. Với lời thêm này, vấn đề được tranh luận đã phối hợp hai câu tuyên bố đầu tiên vốn gán cho Luther vào tháng Tư (xem ghi chú 160 trên đây)
[165] Xem Trent 6:419–33.
[166] Xem Trent 6:434–35, 434 ghi chú 14, 435 ghi chú 1.
[167] Trent 6:434.
[168] Trent 9:380.
[169] Xem Babylonian Captivity 105.
[170] Xem Trent 9:408–21.
[171] Xem các ghi chú 134-139 trên đây cùng với bản văn đính kèm; cũng nên xem ghi chú 149.
[172] Fransen 95.
[173] Xem Trent 9:687.
[174] Xem Trent 9:760.
[175] Xem Trent 9:785, 789; ngày hôm sau, câu thứ hai được một nghị phụ khác ủng hộ (xem Trent 9:793).
[176 ] Trent 9:785: “Ex hoc canone habetur, quod hoc dogma habetur ex Scripturis, quod non est clarum, sed dicatur: Si quis dixerit, ecclesiam errare et praeter aut contra divinas Scripturas etc.”
[177] Fransen 96. Để hỗ trợ cho lập trường của ông rằng chỉ có tính bất khả tiêu nội tại bị đặt vấn đề, Fransen cho rằng qui định bẩy là một giáo huấn dạy rằng “dây hôn phối không thể bị tiêu hủy bởi sự ngoại tình của một trong các người phối ngẫu”. RG đã đề cập tới việc dịch sai này ở ghi chú 150 trên đây.
[178] Xem các ghi chú 134–39 trên đây và bản văn đính kèm.
[179]HC 458; Tanner 2:753. Như HC đã chỉ ra, nexuumvinculum đồng nghĩa với nhau.
[180] HC cho hay: “năm 1986, Đức HY Ratzinger chủ trương rằng Trent xác định tính bất khả tiêu của hôn nhân như là thuộc về ‘gia sản đức tin’ và không bị thách thức” (464). Thực vậy, viết dưới danh nghĩa bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức HY Ratzinger quả quyết rằng “lập trường của Giáo Hội về tính bất khả tiêu của cuộc hôn nhân bí tích và đã hoàn hợp mà cha cho là cần được thay đổi, thực sự đã được xác định tại Công Đồng Trent và do đó thuộc gia sản đức tin rồi” (“Thư gửi Cha Charles Curran Thông Tri Cho Ngài Hay Ngài Không Thể Giảng Dạy Thần Học Công Giáo”, Origins 16 [1986] 201, 203, tại tr. 203). Như thế, xin lỗi HC, Đức HY Ratzinger không cho rằng Trent xác định tính bất khả tiêu của hôn nhân mà xác định lập trường của Giáo Hội về tính bất khả tiêu của hôn nhân (một điều Trent đã làm theo mức độ lập trường này bị các người Cải Cách thách thức). HC viết thêm: “Trong thư hồi đáp Đức HY Ratzinger, Curran nhận định rằng giữa các thần học gia Công Giáo vốn có sự nhìn nhận rộng rãi rằng ‘giáo huấn của Công Đồng Trent không loại bỏ thực hành ‘nhiệm cục’ (economia) trong Giáo Hội Hy Lạp như là trái ngược với đức tin’. Về điểm này, chúng tôi tin rằng Curran rõ ràng chính xác trong quả quyết của mình” (464). Nhưng xin lỗi cả Curran lẫn HC, RG cho rằng dù Trent không kết án thực hành nhiệm cục, qui định bẩy đưa tới việc nếu áp dụng nó vào tái hôn sau khi ly dị là trái với đức tin.
[181] Lumen gentium (21 tháng 11, 1964) số 25.
[182] HC 464 số 32.
[183] Richard R. Gaillardetz, “The Ordinary Universal Magisterium: Unresolved Questions,” Theological Studies 63 (2002) 447–71, tại tr. 466.
[184]Lawrence J. Welch, “The Infallibility of the Ordinary Universal Magisterium: A Critique of Some Recent Observations,” Heythrop Journal 39 (1998) 18–36.
[185] Xem Gaillardetz, “Ordinary Universal Magisterium” 466–67.
[186] Xem Lawrence J. Welch, “Quaestio Disputata: Reply to Richard Gaillardetz on the Ordinary Universal Magisterium and to Francis Sullivan,” Theological Studies 64 (2003) 598–609.
(187) Francis A. Sullivan, S.J., “Reply to Lawrence J. Welch,” Theological Studies 64 (2003) 610–15, at 614–15.
(188) Ibid. 611.
(189) Ngay cả nếu thí dụ của Sullivan có liên quan đi chăng nữa, thì câu của ông “nếu họ không trở nên người Công Giáo trước khi chết” đã viết sai điều kiện cần phải có của Công Đồng Florence là: “trừ phi họ kết hợp [aggregati] với Giáo Hội Công Giáo trước lúc qua đời” (Tanner 1:578). Giáo huấn của Công Đồng Florence có cơ sở vững vàng trong bản chất nếu không muốn nói là đọc lên thấy vui tai trong kết cấu. Bất chấp bề ngoài như thế nào và có lẽ cả các chọn lựa lầm lẫn làm vì ngay tình, người ngoại giáo và Do Thái Giáo có thể kết hợp với Giáo Hội Công Giáo khi họ qua đời, cho dù họ chưa bao giờ trở nên người Công Giáo bằng cách tiếp nhận đức tin và lãnh nhận bí tích rửa tội. Lumen gentium số 16 giải thích việc họ có thể liên hệ với Giáo Hội một cách thoả đáng ra sao để được cứu rỗi (xem Tanner 2:861).
(190) Giả sử mọi giám mục khắp thế giới hiện nhất trí trong việc dạy như một chân lý phải được tuân giữ dứt khoát rằng buôn bán một con người nhân bản luôn luôn là một sai lầm nghiêm trọng, và giả sử Sullivan cũng thừa nhận tình thế ấy. Nhưng trừ phi từ bỏ lập trường hiện nay, nếu không, ông hẳn phải nhấn mạnh rằng sự sai lầm của việc buôn bán một con người nhân bản chưa được giảng dạy một cách vô ngộ bởi huấn quyền thông thường vì các giám mục tương lai rất có thể không còn nhất trí giảng dạy học lý ấy nữa.
(191) Xem Anthony J. Bevilacqua, “The History of the Indissolubility of Marriage,” Proceedings of the Catholic Theological Society of America 22 (1967) 253–308.
[192] Thí dụ, nên xem khảo luận đồ sộ cả về tính bất khả tiêu tuyệt đối của “matrimonium fidelium consummatum” (hôn nhân hoàn hợp của tín hữu) lẫn về các luận bác chống lại Thệ Phản của Đức HY Robert Bellarmine “De sacramento matrimonii” in Opera Omnia , vol. 3, Disputationum Roberti Bellarmini de controversiis . . . (Naples: Josephus Giuliano, 1858) 809–23.
[193] Muốn coi lời tái khẳng định của Vatican II, xin xem các ghi chú 40-53 trên đây, nhất là ghi chú 44 và bản văn đính kèm.
[194] Catechismus Romanus seu Catechismus ex decreto Concilii Tridentini ad Parochos (Vatican City: Libreria Editrice Vaticana, 1989) 907–12, các số 416–25.
[195] Cả bộ giáo luật năm 1917 (xem điều 1118) lẫn bộ giáo luật năm 1983 (xem điều 1141) đều có chương nói về việc vợ chồng ly thân và đều có khoản nói về việc tiêu hủy dây hôn phối khi khẳng định rằng chỉ có sự chết mới tiêu hủy được một cuộc hôn nhân thành hiệu và hoàn hợp.
[196] Tuy nhiên, chỉ có sự xác định long trọng sự thật này: không có bất cứ sự gì, ngoài sự chết, có thể chấm dứt một cuộc hôn nhân giao ước và đã hoàn hợp, chỉ có sự thật này mới hy vọng vượt qua được sự chia rẽ hiện nay giữa các học giả và giáo sĩ Công Giáo. Trong khi chờ đợi một quyết nghị như thế, sự chia rẽ vẫn sẽ còn tiếp tục mang tới tai hại lớn lao cho tín hữu Kitô, điều mà các nghị phụ của Trent đã tìm cách ngăn cản một cách đầy khôn ngoan và xót thương.
[197] RG cám ơn các độc giả được chủ bút tờ Theological Studies cũng như Christian Brugger, Cormac Burke, John Finnis, James Keating, William May, và Russell Shaw chọn để nhận xét về bài báo này.
 
Văn Hóa
Truyện Ngắn: Sâu, Nhộng, Bướm
Nguyễn Trung Tây, SVD
18:25 31/03/2014
□ Nguyễn Trung Tây
Truyện Ngắn: Sâu, Nhộng, Bướm


Truyện ngắn Sâu, Nhộng, Bướm minh họa Mầu Nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô và của Kitô hữu trong dạng một cuộc đời bình thường. Mỗi lần tôi chết đi một tật xấu, đó cũng là giây phút tôi đang cảm nghiệm sự thay đổi diệu kỳ của Mầu Nhiệm Phục Sinh...


CON SÂU
Vậy là con sâu chuyển mình nóng sốt. Thế là con sâu nằm trong kén, ốm nặng. Năm nào cũng vậy, con sâu tà tà dính một trận cúm nặng, phải ho nát gan nát phổi, phải hỉ ra bao nhiêu mầu xanh xanh, phải đổi giọng mất tiếng nói khoảng một hoặc hai tuần lễ.

Hồi mới sinh ra, con đầu lòng, thiếu tháng, nó bị nhốt trong lồng kiếng gần hai tuần. Sau một năm nó cao lớn bình thường như những đứa trẻ một tuổi, nhưng hay đau ốm cảm cúm xụt xùi mùa đông. Ba nó nói tại cục A-mi-đan ở cổ, trời lạnh cục thịt dư sưng lên, thế là đau. Năm nay nó lại cúm. Không biết nó bị cảm lạnh tại cục thịt dư, hay tại những con vi khuẩn cảm cúm bay ngập tràn trong căn phòng kiếng của hãng, hay tại tối hôm thứ Tư vừa qua, trời lạnh, nó đứng ngoài sân nhà hút thuốc.

Nó hút thuốc cũng khá lâu rồi. Có lẽ từ hồi trung học. Tại áp lực của bạn bè? Chắc vậy. Má nó ghét thuốc lá. Ba nó không hút. Ngũ quỷ, bốn đứa em trai cũng không. Con em út, con gái còn nhỏ, không tính. Từ lớp Mẫu Giáo cho tới Lớp Mười Một nó chưa bao giờ đụng tới điếu thuốc. Một lần hồi còn nhỏ theo ba má về Việt Nam thăm họ hàng, nó thấy người Việt Nam hút thuốc khắp nơi, miệng hôi thật hôi! Nó nhăn trán, tay bịt mũi, tay phẩy phẩy khói thuốc, miệng kêu hôi quá khi người ta nhả khói thuốc thẳng vào mặt nó! Thấy nó phản ứng quyết liệt ra mặt, họ hàng khó chịu thì thào với nhau,

— Thằng Mỹ con này khó tính như quỷ!

Có lần mấy thằng bạn lớp Mười Một đè nó ra, nhét thuốc cháy đỏ vào miệng. Nó cương quyết ngậm chặt miệng. Mấy thằng bạn thọt lét nó. Nó cười sặc sụa, hít sâu vào khói thuốc đầu tiên trong đời. Rồi cũng bởi tật cuối tuần nó hay la cà tại quán bi-da. Quán bi-da nào chả vậy, khói thuốc bốc cao ngập trần nhà. Bạn bè bên bàn bi-da, gái cũng như trai, đứa nào cũng hút thuốc. Mấy con nhỏ nhìn nó, bĩu môi, ánh mắt khinh bỉ. Có cô cười nhếch mép, nhún vai, nói đểu,

— Mày không hút thuốc, tới đây làm chi? Sao không lên San Francisco mà thục bi-da với mấy thằng chả ở trên đó?

Nó đỏ bừng bừng mặt trời ửng hồng mùa hè. Tự ái con trai tổn thương nặng nề. Thế là nó cầm điếu thuốc, đưa lên miệng. Giờ này mười năm, nó hút không ngừng, hút liên tục, hút không cho lá phổi nghỉ ngơi dù chỉ một ngày. Sáng, mở mắt ra, hai điếu. Tối, nhắm mắt lại, hai điếu. Trong ngày tùy hứng, nếu hứng, đốt hết một gói; không hứng, xấp xỉ một bao.

Cô bạn gái đầu tiên thời trung học, sinh nhật nào của nó cũng mua tặng nguyên cây thuốc Malboro đỏ hộp cứng, gói chung áo sơ-mi cổ 15½ có hai cúc, tay 30/32. Hai đứa hôn nhau, cô thì thào nói không có mùi thuốc Malboro, em tưởng hôn người khác. Nó nhìn, nhăn mặt, hỏi thẳng,

— Ai?

Âu cũng là chuyện tình chó con, bởi hai đứa rồi cũng bỏ nhau. Giờ cô ta bán bảo hiểm. Có lần nó gặp người tình cũ đi trên phố với chồng con. Thằng con nét mặt y chang thằng bố. Nó thắc mắc không hiểu nếu cô ta lấy nó, đứa con giống ai! Nó thắc mắc không biết người chồng của người tình xưa có hút thuốc hay không. Len lén đi theo một hồi, nó làm bộ tới gần, cười cười, chào hỏi, móc gói thuốc mời. Người chồng lắc đầu nói tôi không hút thuốc. Vội vàng kéo đứa con tránh sang một bên, người tình ngày xưa nhăn nhăn mặt khó chịu nhìn tình cũ phun khói thuốc mịt mù. Tối đó nó về nhà lập bàn thờ ngoài sân, thắp nhang vái tám phương tứ hướng, cúng giải oan cho một chuyện tình!

Cô bạn hồi đại học không hút thuốc, học xong hai đứa dẫn nhau đi ăn. Thấy nó hút, cô ta tỉnh bơ hút theo. Nó trợn mắt,

— Khùng hả?

Sang năm thứ ba, không một lời giã từ, cô ta đổi trường đại học. Mùa Giáng Sinh, nó gặp người tình âu yếm thanh niên mặt trắng đeo kính trong tiệm ăn. Nó ghé lại bàn hỏi chuyện. Mời thuốc, tình nhân không hút, mặt lạnh lùng xa vắng. Nó về nhà hút hết một gói. Ánh sáng trời cao rọi sáng tâm hồn tối đen, nó hiểu nhiều hơn về tình yêu. Nó nhớ lại truyện cổ tích thời Hồng Bàng. Nó hiểu tại sao Thủy Tinh dâng nước. Nó, nó không dâng nước lụt lội nhân gian, nhưng bỏ đi kiếm Mỵ Nương khác.

Người tình thứ ba thì đặc biệt hơn. Cô ta nói thẳng thừng,

— Anh thích hút thuốc thì cứ tự nhiên. Nhưng nếu anh bỏ mạng bởi thuốc lá, em đi kiếm người khác, coi anh như một dĩ vãng.

Nó ngạc nhiên,

— Nếu...nếu anh bị mấy người khùng căn me bắn sẻ ngoài đường, hoặc bị xe đụng?

Cô ta nhìn nó, mặt nghiêm, âm rõ từng chữ,

— Em sẽ ở vậy để khăn tang thờ anh suốt đời.

Nó nhíu cặp chân mày,

— Em ghét thuốc lá đến cỡ đó hay sao?

Cô ta không trả lời, nhưng chỉ ngón tay vào hình lá phổi đen xì in trên bao thuốc.

Càng ngày người Hoa Kỳ càng chủ trương bài trừ thuốc lá. Mọi nơi cấm hút thuốc. Khắp nơi người ta đối xử dân hút thuốc như công dân hạng bét. Bao nhiêu đại phi trường quốc tế dẹp bỏ Phòng Hút Thuốc. Bình thường thì cũng không sao, nhưng sau biến cố 11 tháng 9, hút được một điếu thuốc trong khi ngồi đợi tại phi trường cũng vất vả nhọc nhằn! Phải vượt qua bao nhiêu hàng rào lính vũ trang ngập tới miệng. Hút xong hai điếu thuốc bên ngoài cửa phi trường, nó lại phải nhọc nhằn cởi giầy, cởi áo khoác, cởi thắt lưng, quần trễ tới rốn, cởi đồng hồ, móc bóp trình bằng lái xe, vượt cạn một mình qua hàng rào nhân viên an ninh dầy đặc kiến đen. Thoát qua được khung cửa dò kim khí có hình dạng máy chém thời Tây thuộc địa, nó hoàn hồn sờ lại cổ, loay hoay buộc lại dây giầy, mặc lại áo khoác, thắt lại giây lưng, đeo lại đồng hồ, cất bằng lái xe vào bóp. Ơi mệt! Chẳng trách chi mỗi một lần bay, lại thêm một lần nó có thêm nhiều lý do để ghét bỏ Osama bin Ladin.

Trong hãng, tự dưng người ta dẹp bỏ Phòng Hút Thuốc. Thế là con cái của rồng phun khói phải dẫn nhau ra đứng ngồi lố nhố ngoài trời. Mùa hè thì cũng không sao. Gặp lúc trời lạnh, tuyết đổ, hút được điếu thuốc cũng nhọc nhằn kiếp sâu. Có lần đang đứng phì phèo trong giờ giải lao, xếp đi ngang qua. Nhìn thấy, xếp bĩu môi, khinh bỉ, mắng nó mấy mắng,

— Không biết mắc cở hay sao?

Nó thiệt tình muốn cãi,

— Em lậy xếp! Em hút thuốc hay không thì có liên can chi đến ai. Em hút, em đứng nơi công cộng. Em không trốn trong phòng lén lút uống rượu uống bia. Em không nấp trong xó nhà len lén coi phim nhà nghèo. Em không dối vợ cờ bạc đỏ đen...

Nhưng chợt nhớ lại thân phận bọt bèo con sâu cái kiến, nó cười gượng gạo. Nhưng cơ hội cuối cùng cũng tới. Có hai ba lần, bị người dưng nước lã tỉnh bơ lên lớp, nó khịt khịt lỗ mũi, cười nhếch mép, mặt lạnh tanh cao bồi miền Viễn Tây trước khi rút súng,

— Cám ơn! Ba má tôi còn sống đầy đủ.

Hên là cây súng bên kia lặng yên, hết chuyện. Nếu không, dám lại có vụ Máu Nhuộm Bãi Thượng Hải lênh láng cửa hãng.

Nhưng nó tin rằng khám xét chặt chẽ nơi phi trường và kỳ thị dân hút thuốc không phải là nguyên nhân chính khiến nó tự dưng thôi, không còn muốn làm con sâu hút thuốc.

Càng ngày thuốc lá càng mắc. Chính phủ Mỹ chơi ác, nâng cao tiền thuế thuốc lá, nại cớ lấy tiền chữa ung thư phổi. Mỗi ngày nó tốn khoảng 5 đô la xanh lè cho 20 điếu thuốc đốt cháy hai lá phổi. Làm con toán nhân đơn giản, một tháng nó chi 150 đô la cho mây khói. Nó nhớ có lần trong nhà hết thuốc. Nó sờ bóp. Cuối tháng chưa lãnh lương, bóp xẹp lép, rỗng tuếch. Nó hốt hoảng như ma đuổi lật gối lật mền, lục túi áo túi quần kiếm đồng tiền lẻ bỏ quên. Tiền lẻ không có, nó chạy hớt ha hớt hải ra thùng rác lật từng bao rác hôi rình xác chuột kiếm tìm. Thùng rác vắng tênh mẫu thuốc thừa, nó chạy ra đường đứng ngay trước ngõ dõi nhìn bóng người đi qua chìa tay xin một điếu thuốc. Ngã ba đường trời trưa nắng không bóng người vãng lai, nó lại cuống cuồng chạy đông chạy tây kiếm người mượn tiền. Hên, bà chủ nhà bình thường khuôn mặt lạnh tanh như Kim Hoa Bà Bà, hôm đó tự nhiên vui tươi hớn hở như người nhặt được tiền. Nhìn bà chủ đang đứng nấu cơm trong bếp, nó gãi gãi tai,

— Bà chủ cho mượn 5 đồng được không?

Bà chủ móc trong ruột tượng tờ giấy 10 đô xanh lè đưa ra. Nó vội vàng lái xe tới tiệm 7-Eleven ngay đầu đường. Cơn ghiền đã qua, nó thấy mình hèn. Con trai nam nhi chi chí mà dám chìa tay mượn tiền người dưng nước lã. Thiệt tình! Hết nước nói! Tự nhiên nó ghét nó vô cùng.

Nhưng tốn kém tiền bạc cho một gói thuốc cũng không phải là nguyên nhân chính khiến nó muốn bỏ thuốc lá.

Nó nhíu cặp chân mày, nghĩ ngợi… Càng ngày sức khỏe càng tệ đi. Năm vừa rồi nó đau hai lần. Mùa thu cảm. Mùa xuân cúm. Cách đây hơn ba tuần, trời trở lạnh, nó ho, ho liên tục. Ngày thứ tư nó ho văng ra cục nho nhỏ mầu vàng bằng đầu đũa, mùi thối, hôi rình! Ngày thứ năm nó ho ra đàm có máu. Cục đàm bay ra để lại hai mầu trên miếng giấy trắng napkin, một mầu xanh xanh, một mầu đỏ tươi. Nó ớn lạnh rùng mình nhìn tranh lập thể hai mầu. Nó há to miệng chiếu đèn pin vào cổ họng tự khám, coi xem tại vì ho, cổ họng xây xát máu đỏ, hay tại phổi lủng lỗ chỗ tổ ong. Nó nằm trên giường, thẫn thờ nghĩ tới bác sỹ, tới nhà thương, tới ung thư phổi, tới những ống giây lòng thòng quấn quanh người. Nó liên tưởng tới giường bệnh trải khăn trắng. Có thể nó đã bị ung thư cổ giai đoạn ba, hết thuốc chữa! Người ta sẽ đục cổ nó, nhét vào cái còi để nói giống ông bố thằng bạn. Cha nội hút thuốc hơn ba mươi năm rồi. Giờ ung thư cổ. Tàn đời! Ngồi trên xe lăn, muốn gì, ông thần bóp còi ngay cổ. Kèn kêu toe toe, thằng con chạy lại, đổ bô thay tã. Tối hôm đó nó mơ ung thư cổ, ho một đống máu, rồi bất tỉnh. Tưởng nó chết, người ta khiêng xác quẳng vào hòm. Kèn vướng trên cổ, nó nói không được. Nó hốt hoảng giơ tay bóp kèn. Kèn kêu toe toe. Người ta vẫn thản nhiên đậy nắp. Tiếng đinh tiếng búa đóng nắp hòm vang dội che lấp tiếng kèn. Nó ngộp thở. Nó vùng dậy! Tỉnh cơn ác mộng! Người nó lạnh toát, da nổi sần sượng, toàn thân mồ hôi.

Hơn mười năm rồi hút thuốc. Cục đàm xanh lè đỏ tươi sáng nay chạy đuổi sâu vào trong giấc ngủ. Nó sợ! Nó nghĩ tới việc bỏ thuốc! Nó nghĩ tới hình ảnh con nhộng. Chui vào tổ kén, nhộng chết đi đợi chờ ngày mới. Ngày đó nhộng sống lại, cắn rách kén, chui ra làm bướm.



CON NHỘNG
Tối thứ Tư giữa tháng Mười Một, cơ hội để con sâu biến thành con nhộng đã tới. Bà chủ nhà dáng thướt tha, khó tính, không cho người mướn phòng hút thuốc trong nhà, ngay cả căn phòng riêng tư của nó, 350 đô la một tháng bao điện nước. Chiều hôm đó, nó về tới nhà trễ sau khi xếp gãi tai, cười tươi với hai mươi mấy đứa nhân viên. Cả đám phải n gồi lại cày thêm sáu tiếng. Về tới nhà, nó đứng sân vườn chơi luôn hai điếu thuốc. Khói thuốc nồng nàn thấm sâu tế bào hai buồng phổi. Khói hòa tan trong máu. Người nó lâng lâng bay bổng. Ơi phê! Trời tháng Mười Một, gió thu thổi xôn xao, gió bấc thổi ớn lạnh. Nó bất ngờ ngứa mũi, ắt xì liên tục! Di di tàn thuốc dưới chân, nó bỏ vô nhà, chui lên giường, nhắm mắt, ngủ thẳng cẳng.

Sáng thứ Năm, nó choàng dậy, căn phòng lạnh ngắt. Nó hắt hơi liên tục. Ắt xì! Ắt xì! Ắt xi! Mười cái ắt xì đều đặn. Mỗi lần cách nhau 5 giây. Ba lần đầu chưa có chi. Lần thứ tư nó bắt đầu ớn lạnh. Nó sợ bị cảm. Rửa mặt, mặc quần áo, nó đề máy nhập vào dòng xe cộ đỏ chóe trên xa lộ. Tới giờ ăn trưa, mắt nó hoa lên, người nóng sốt. Xếp cai nhìn nó,

— Có sao không? Sao mặt xanh lét vậy?

Mặt xanh lét? Người đang nóng ran than hồng BBQ, sao mặt lại xanh lét cho được? Nó ăn không hết dĩa cơm xe lunch, bởi cổ đắng nghét. 3 giờ chiều, nó hy vọng xếp đừng nhăn nhăn mặt, đừng lởn vởn đi tới đi lui, đừng gãi tai, đừng cười cầu viện với nhân viên. Giờ này tiền bạc chỉ là giấy vụn. Giờ này nó chỉ muốn được nằm dài trên giường. 3 giờ 30, nó đứng dậy. Về tới nhà, len lén vặn vòi hoa sen nước nóng phòng tắm lên hết cỡ, nó tắm hơi. Nó tính nhờ bà chủ cạo gió, nhưng nhớ ông chủ nhà mặt mày bậm trợn, có tính ghen; thôi, né đi; không nên chơi dại! Nó ăn mì, mì không hương không vị. Đổ một nửa tô mì vào thùng rác, nó ra sân nhà đốt thuốc, nhưng miệng sao nhạt phèo. Hơi thuốc vô vị, đắng, nhạt nhẽo cháo nguội. Có lẽ đau nặng, chắc gà toi rồi. Hút không hết điếu thuốc, nó thở dài nhìn đầu lửa đỏ và khói thuốc. Di di điếu thuốc dưới chân, nó bỏ vô phòng.

Sáng thứ Sáu, nó gục luôn. Nằm trên giường, nó thều thào gọi vào hãng,

— Xếp ơi, gà bị cúm rồi, toi nặng!

Nói xong, nó chìm vào giấc ngủ nặng nề không nhận ra bà chủ nhà đứng gõ cánh cửa, tóc! tóc!,

— Tui thấy xe chú còn đậu trong sân... Chú đau hả? Ăn cháo không? Tui nấu. Hay để tui cạo gió cho.

Nó mở mắt nhìn thiếu phụ xinh đẹp. Giờ này ông chồng đi làm từ đời tám hoánh, mấy đứa con đi học. Bà chủ hình như mới ngủ dậy. Nhưng chắc không phải, bởi tóc tai chải bới gọn gàng thế kia. Nghĩ tới ông chủ nhà bắp thịt nở nang, tập tạ đều đặn, cuối tuần hay sách súng đi săn, nó quyết định nhắm mắt lại,

— Tôi không sao! Cám ơn bà chủ.

Thế là nó gục. Nguyên một ngày dài, nó nằm trong phòng, cúm liệt giường liệt chiếu. Lần đầu tiên trong đời, nó không hút thuốc. Người nó nóng sốt. Mũi tắc nghẹn! Cổ đắng nghét! Tai lùng bùng! Siêu vi khuẩn cảm cúm kéo mền che nó kín mít từ đầu tới chân. Vicks DayQuil ru ngủ li bì. Khi nó mở mắt ra, gần 3 giờ chiều rồi. Lưỡi khô ran.

Nó nghĩ tới điếu thuốc. Nó nhìn lên bàn, gói thuốc Malboro đỏ hộp cứng nằm chờ đợi. Nó ho, ho từng hồi, ho rách trời! Nó nhớ tới lần ho ra máu, mầu máu đỏ tươi vẫn còn đỏ đậm trong đầu như mầu đỏ gói thuốc Malboro. Nó nghĩ tới ung thư phổi. Tóc rụng xơ xác, da bủng xanh xao, thân thể gầy còm, cổ co rút lại tương tự dân chết đói Ất Dậu 45. Nó nghĩ tới ung thư cuống họng. Nó nghĩ về sức khỏe. Năm nào cũng bị cúm bị cảm. Nó nghĩ về ba người con gái đã đi ngang qua đời, đặc biệt người thứ ba. Nhớ tới khuôn mặt người thứ ba, nó cầm gói thuốc lên. Mở cửa phòng, nó lê bước chân chầm chậm ra nhà bếp, những bước chân hụt hẫng trên mây trên khói. Nó nhìn ra ngoài cửa sổ, nắng vàng mùa thu xanh xao bệnh hoạn. Nó bước tới, quẳng gói thuốc vào thùng rác nhà bếp, miệng nói,

— Vĩnh biệt người tình.

Thấy nó khập khễnh đi ngang bước thấp bước cao, bà chủ nhà đang nấu cơm, hỏi han,

— Chú đỡ chưa!

Nó chưa kịp há miệng, người đàn bà đã nhanh lời,

— Mặt chú xám đen à. Ðể tui cạo gió cho.

Nhớ tới ông chủ máu ghen, nó đáp ngay,

— Cám ơn bà chủ. Tôi không quen cạo gió...

Bà chủ sốt sắng,

— Vậy để tui nấu cháo nhé. Cả ngày hôm nay chú đã ăn chi đâu.

Nó lãng sang chuyện khác,

— Nhà còn nước cam không bà chủ?

Bà chủ mở tủ lạnh, lấy bình nước cam đưa cho nó.

— Chú cầm lấy mang về phòng đi. Chút nữa tui ra chợ mua thêm. Đến là khổ, đang vợ chồng ngon lành…

Nó cầm bình nước cam đi thẳng về phòng. Nó há miệng uống thuốc cúm Vicks DayQuil. Thuốc ngủ Vicks DayQuil thấm tan trong máu; máu đưa thuốc ngủ lên đầu; đầu chằng chịt giây thần kinh; giây thần kinh giật chuông gõ trống toàn thân; toàn thân tê tê điện giật. Cứ thế nhộng mơ màng, tiếp tục chết đi trong kén.

Ngày thứ Bẩy, sáng sớm nó thức dậy. Nhìn qua cửa sổ, tuyết mỏng manh đầu mùa bay nhè nhẹ ngoài trời phản chiếu ánh sáng vàng vọt đèn đường. Nó nhìn lên bàn. Gói thuốc Malboro đỏ đã biến mất. Nó nhớ lại tối thứ Năm, biết là đau, thế mà còn hút thuốc. Nó chép miệng thở dài, không đau nặng cũng uổng! Nó nhớ lại chiều hôm qua đã mang gói thuốc Malboro đỏ ra chôn sống trong thùng rác nhà bếp.

Nó trằn trọc trên giường, đầu óc liên tưởng gói thuốc đỏ tươi thơm mùi thuốc lá. Nó lưỡng lự, ngồi dậy, chân đặt trên giường, chân chạm mặt đất. Nó nuốt nước miếng. Nó chép miệng, “Hút thêm một hơi nữa thôi, rồi bỏ!”.

Nó nhón gót đi ra nhà bếp, mở thùng rác tìm kiếm. Chết rồi! Bà chủ nhà đã thay bao rác mới. Như vậy gói thuốc còn mấy mười điếu phải nằm ngoài sân nhà. Nó vén rèm cửa nhìn ra. Những bao rác nằm xếp lớp đã biến mất. Nó thầm kêu, “Khổ rồi, sáng nay, Sở Vệ Sinh đã tới nhà, hốt rác mang đi”. Nó nghĩ tới tiệm tạp hóa 7-Eleven đầu đường mở cửa 24/24. Nó nghĩ tới chùm chìa khóa xe hơi để trên mặt bàn. Nó nghĩ tới tiền lương mới được lãnh. Nó nghĩ tới cục đàm xanh có máu đỏ trên miếng giấy lau tay mầu trắng. Nó nghĩ tới cái kèn thổi toe toe. Nó nghĩ tới người con gái thứ ba đã đi sâu vào trong cuộc đời. Tự ái con trai nổi lên, nó cảm thấy mình hèn! Có một điếu thuốc lá mà cũng phải hốt hoảng lật từng bao rác kiếm mẫu thuốc thừa! Chỉ vì một hơi thuốc mà mặt dày như mo cau đứng ngã ba đường chìa tay ăn xin thuốc. Thật đúng là bán linh hồn cho quỷ! Nó nuốt nước miếng xuống cổ, quay đầu bỏ đi thẳng về phòng. Nó nhìn lên mặt bàn, đồng hồ đỏ tươi con số 5:00.

Năm giờ sáng rồi.

Ðã hơn một ngày chất ni-cô-tin không được bơm vào người. Hai ngày rồi nó không ăn một hột cơm. Nó đi ra nhà bếp. Người tê tê như bị điện giật tưng tưng. Tại sao lại tưng tưng nhỉ? Tại thuốc ngủ Vicks DayQuil hay tại mạch máu xuống đường đòi ni-cô-tin? Nó đổ nước nóng tô mì. Lỗ mũi sạch sẽ chất ni-cô-tin, nó ngửi được mùi mì thơm vị hành khô. Đợi thêm ba phút nữa, nó nhấc đôi tay lên. Sao tay lại run run mềm oặt như thế kia? Nó lọng cọng, loay hoay, sửa tới sửa lui ngón tay như người lần đầu cầm đũa. Nó ngớ ngẩn đẩy tới! Sợi mì rơi thẳng sâu vào lỗ mũi. Nó nghẹt thở, cong lưng ho bắn ra sợi mì… Nó lắc đầu lẩm bẩm trong miệng,

— Mát rồi! Mát nặng!



CON BƯỚM
Ngày Chúa Nhật, nó mở mắt ra. Nắng bình minh ngày cuối tuần rực rỡ chiếu xiên bên khung cửa. Cơn sốt hình như biến mất. Nó vô phòng tắm, đổ xà-bông vào bồn, vặn hết cỡ nước nóng. Mùi xà bông trái dâu ngào ngạt bay lên thơm ngát hai lỗ mũi, hai lỗ mũi không bị khói thuốc vàng bám phủ gần ba ngày rồi.

Có tiếng gõ cửa phòng tắm. Nó làm lơ không thèm trả lời. Nằm trong bồn nước nóng, nó mơ màng nghĩ tới cánh đồng mùa xuân với bướm nhởn nhơ tung bay thảm cỏ. Có một thời nó làm con sâu, lông lá lởm chởm xấu xí. Có một thời nó làm nhộng, chết lặng lẽ trong tổ kén. Bây giờ nó quyết định cắn tổ kén, chui ra làm bướm. Nó mở cửa phòng tắm, bước ra ngoài. Hơi nóng bay tỏa mịt mờ như khói thuốc quán bi-da. Nó nhìn quanh. Bà chủ nhà bước tới nhìn nó, nhìn hơi nước mịt mờ,

— Chú mới tắm với nước nóng phải không?

Nó khó chịu. Đến là khổ! Tiền nhà 350 đồng một tháng bao điện nước, nó móc bóp trả đều đặn, không sai một ngày. Bà chủ nhà Kim Hoa Bà Bà tính tình hâm hâm khi nóng khi lạnh ưa xót tiền điện, tiếc tiền gas, ngại tiền nước. Mỗi lần biết nó tắm nước nóng, người đẹp đi tới lui nhìn ngó hơi nước bốc cao mịt mờ phòng tắm. Gần một năm chịu đựng. Giờ này tức nước vỡ bờ. Nó nghĩ chắc phải nói một lần cho xong, nếu không cả đời ấm ức. Nó muốn nói dạ tôi mới tắm với nước nóng xong, có chuyện chi không bà chủ Kim Hoa Bà Bà...

— Đúng rồi. Chú đang bệnh. Tắm nước nóng thì tốt nhất. Sao không nói, tui nấu nước nóng với sả cho chú tắm luôn.

Nó ngỡ ngàng, ú ớ… Người đàn bà tiếp,

— Hai ngày rồi, thấy chú đau nằm trong phòng, không ăn không uống chi hết. Tui tính nấu cháo cho chú, nhưng hỏi, chú cứ lắc đầu quầy quậy. Sáng nay đi chợ, tui ghé ngang tiệm phở mua tô xe lửa. Chú tắm xong, ăn phở nóng đi!

Nó tiếp tục ngó bà chủ… Cha chả, bà chủ không những đẹp người mà lại còn đẹp nết, nhìn giống y như tiên. Nó ấp úng như người nói ngọng,

— Vâng, vâng! Em, em cám ơn bà chủ!

Bước vào nhà bếp, nó nhìn thấy tô phở nóng bốc hơi chờ đợi trên bàn. Nó ngồi xuống. Bà chủ nhà kéo ghế ngồi phía đối diện, ngón tay gãi gãi trán,

— Vợ chú dạo này sao rồi?

— Dạ… Vẫn bình thường.

— Thấy chú ốm đau mấy ngày rồi, tui tính báo cho cô ấy biết. Nhưng tui đâu có số điện thoại của vợ chú.

Bà chủ nhà ánh mắt dò hỏi,

— Nếu có dịp, tui sẽ cố gắng nói thêm cho mấy nhời…

Nó cười nhẹ. Người đàn bà đẹp người tốt bụng đâu biết tại sao vợ nó bỏ đi một tháng rồi. Dám bà ta tưởng vợ nó đi theo trai. Tầm bậy! Cũng tại vợ nó có thai. Nàng nói,

— Anh à! Anh có hút thuốc hay không, em vẫn thương anh, em vẫn là vợ anh... Nhưng bây giờ thì hơi khác. Anh biết em có thai hơn một tháng rồi. Em ngửi khói thuốc cũng không sao. Nhưng con trong bụng, nó không đi đâu được. Nằm trong bụng em, nó bị ép ngửi khói thuốc. Thôi, em tính như vầy… Trong thời gian em có thai, anh tạm ngưng hút thuốc đi. Mai mốt sanh con xong, anh muốn làm gì thì làm.

Nó không chịu. Hai vợ chồng nói qua nói lại mấy câu. Cô ta đứng dậy quay bỏ đi một mạch, về thẳng nhà bố mẹ. Vợ nó nói khi nào em sanh xong, con cứng cáp, em sẽ quay về.

Nó nhìn tô phở cạn nước không còn một sợi. Nó biết nó khỏe hẳn ra. Cảm cúm biến mất. Nó nhìn bà chủ, cười, nói,

— Cám ơn bà chủ, tô phở ngon quá!

□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chợ Hoa
Nguyễn Ngọc Liên
21:08 31/03/2014
CHỢ HOA
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Tốt đẹp là chị hàng hoa
Tuy rằng thơm ngát cửa nhà sạch không
Ngày ngày đi hái hoa hồng
Chiều chiều về ngõ Cầu Ðông ăn quà
Bao giờ Chợ Lớn hết hoa
Đồng Xuân hết chuối thì hoa hết tiền.
(Ca dao)