Ngày 19-03-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:06 19/03/2019

114. Thánh hóa bản thân con thì con mới có thể thánh hóa xã hội.

(Thánh Phan-xi-cô Năm Dấu)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:09 19/03/2019
63. ĐÁNH CHẾT MỘT NỬA

Một người nhà giàu nói với người nhà nghèo:

- “Tôi cho ông một ngàn lượng bạc nếu ông để tôi đánh chết ông, được không ?”

Người nhà nghèo nói:

- “Tôi chỉ xin ông năm trăm lượng mà thôi.”

Nhà giàu hỏi:

- “Tại sao ?”

Trả lời:

- “Xin ông đánh tôi chết một nửa mà thôi !”

(Tiếu phủ)

Suy tư 63:

Có cơn bệnh làm cho liệt nửa người gọi là bán thân bất toại; có những cú đánh đập tàn nhẫn làm cho nửa sống nửa chết, tức là chết không được mà sống cũng không xong, người ta gọi đó là bán sống bán chết...

Đức Chúa Giê-su cứu chuộc cả linh hồn của con người chứ không chỉ cứu chuộc có một nửa, ma quỷ cám dỗ cả linh hồn con người ta sa hỏa ngục chứ không chỉ cám dỗ một nửa linh hồn sa hỏa ngục...

Có một vài người Ki-tô hữu thường hay “xin” ma quỷ đánh họ chết một nửa khi họ sống “nửa nạc nửa mỡ” như sau:

- Họ muốn đi dâng lễ ngày Chúa Nhật nhưng vẫn sắp xếp công việc trùng với giờ lễ ngày Chúa Nhật, cho nên họ có lý do để không đi lễ.

- Họ sống y chang đạo lý của Chúa dạy, nhưng chẳng bao giờ đến nhà thờ dự thánh lễ hoặc là tham dự các bí tích, bởi vì họ nói rằng không đi lễ mà vẫn sống tốt hơn những người có đi lễ là “số dzách” rồi, những người này chỉ có xác mà không có hồn (xác chết thì thường được hóa trang mặt mũi cho khỏi dễ sợ), bởi vì hồn đã chết vì đói meo lương thực thần thiêng là Mình Máu Thánh của Chúa Giê-su.

Sống mà không giúp ích cho tha nhân, sống mà không loan truyền Lời Chúa cho mọi người, sống mà không thực hành Lời Chúa tức là chết một nửa vậy, mà chết một nửa kiểu này thì sống cũng bằng thừa mà thôi.

Khốn nạn lắm thay !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thi ca suy niệm Chúa Nhật tuần 3 Muà Chay C
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
13:03 19/03/2019
Chúa Nhật 3 MÙA CHAY. C
(Luca 13: 1-9)
HỐI CẢI


Ai người tinh sạch trong dân?
Chúng ta chung số, tội nhân giữa đời.
Ăn năn hối cải gọi mời,
Tránh xa cám dỗ, chơi bời hại thân.
Bao người bị chết vong thân,
Tháp cao đổ xuống, bao lần lầm than.
Số người tội lỗi tràn lan,
Thương đau chết thảm, thế gian tội tình.
Không ai tội lỗi sạch tinh,
Chỉ là số phận, chúng sinh phạm hèn.
Chúa rằng cuộc sống muối men,
Sinh hoa kết trái, đáng khen ở đời.
Dụ ngôn cây vả một thời,
Mong tìm trái vả, choáng nơi đất trồng.
Không hoa không qủa không bông.
Ba năm không trái, uổng công phí giờ
Hãy đi chặt cắt chẳng chờ,
Một năm vun tưới, đợi chờ xem sao.
Bón phân đào đất xới cào,
Mong cho sinh trái, dồi dào bội thu.

Mùa Chay là mùa sám hối và trở về. Trở về với Chúa là Cha nhân từ và đầy lòng thương xót. Truyện kể: Một cha sở thấy trong họ đạo có một người rất chăm đi nhà thờ, nhưng bỗng vắng mặt thời gian lâu. Cha tới thăm, gặp ông đang ngồi bên lò sưởi. Không nói năng chi, cha lẳng lặng gắp ra một cục than hồng để trên tảng đá. Hồi lâu, than nguội và tan dần. Người tín hữu cất tiếng phá vỡ bầu không khí nặng nề. Thưa cha, cha không phải nói lời nào hết. Ngày mai con sẽ đi lễ.

Mùa chay là cơ hội rất tốt để chúng ta tiến gần đến anh chị em và gần bên Chúa. Dụ ngôn cây vả trong vườn nho của bài phúc âm, đây là một hình ảnh rất thiết thực và cụ thể dễ hiểu. Ai gieo hạt cũng mong hạt nẩy mầm và sinh hoa kết trái. Làm bất cứ việc gì, chúng ta cũng mong có kết qủa tốt. Thiên Chúa yêu thương chúng ta, Ngài ban cho chúng ta biết bao hạt giống tốt để chúng ta sinh lời. Chúa ban cho chúng ta những ân huệ khác nhau tùy theo khả năng: Người mười nén bạc, kẻ năm nén và người hai nén. Chúa mong mỏi những nén bạc ân sủng đó được phát triển và nẩy sinh hoa trái.

Đôi khi chúng ta quên đi những ân sủng đã lãnh nhận. Chúng ta nghĩ rằng đó là của riêng chúng ta. Chúng ta sở hữu ân sủng theo ý thích của chúng ta. Cây vả trong vườn nho đã ba năm mà chưa sinh trái là thời gian chờ đợi hơi lâu. Theo các nhà nghiên cứu thực vật, cây vả là loại cây dễ trồng và có thể mọc lên bất cứ nơi nào. Cây vả trong bài Phúc âm là cây vả đặc biệt, được người ta vun trồng và chăm sóc cẩn thận nhưng không sinh hoa quả. Vìi thế, chủ vườn muốn cắt chặt, kẻo để nó choáng chỗ.

Hình ảnh cây vả là hình ảnh của dân Do Thái và cũng là hình ảnh của chúng ta. Chúng ta được mời gọi làm con Chúa, được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa và hưởng nhờ các Bí Tích ân sủng. Chúng ta tự hỏi mình đã sinh ích gì cho bản thân, gia đình, xã hội và Giáo hội? Chúa ban ân sủng không phải để chúng ta hoang phí mà là để sinh ích chung. Chúa dậy: Nếu các ngươi không ăn năn hối cải thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị hủy diệt.

Mỗi người hãy tìm ra hướng trở về với Chúa, chúng ta hãy tìm biết mình đang ở đâu. Dầu có đi lạc bao xa, chúng ta vẫn có thể trở về sống đạo và nẩy sinh các hoa quả nhân đức. Chúng ta hãy tìm Chúa nơi chúng ta đã mất Chúa. Chúng ta đi vào sâu thẳm trong tâm hồn của chúng ta, chứ không phải nơi đâu khác. Đừng tìm đổ lỗi cho người khác hoặc tìm mình bên ngoài.

Mùa chay là cơ hội thuận tiện để chúng ta sống đạo và hành đạo thực sự. Như cây vả cần sự vun xới, chăm bón và thuốc thang để sinh hoa trái. Chúng ta hãy dùng thời gian mùa chay thánh này giúp sưởi ấm tâm hồn, qua việc sám hối ăn năn để tâm hồn của chúng ta nở hoa kết trái trên đường nhân đức.

THỨ HAI, TUẦN 3 MÙA CHAY
(Lc 4, 24-30).
TIÊN TRI


Thành Na-za-réth hôm nay,
Hội đường Chúa đến, đắng cay muộn phiền.
Quê hương từ chối chủ chiên,
Giê-su Cứu Thế, nhân hiền viếng thăm.
Tiên tri xuất hiện bao năm,
Chẳng màng tiếp đón, xa xăm vọng chờ.
Ê-li-a đến nương nhờ,
Nơi nhà bà góa, bên bờ Si-đon.
Ê-li-sê đợi mỏi mòn,
Naa-man chữa trị, là con xứ người.
Dân làng hiểu ý từng lời,
Hội đường phẫn nộ, xin mời Chúa ra.
Triền đồi dân chúng hét la,
Xô Người xuống vực, mong là chết đi.
Tiến qua giữa họ mà đi,
Uy quyền Chúa tỏ, từ bi hải hà.

THỨ BA, TUẦN 3 MÙA CHAY
(Mt 18, 21-35).
THA THỨ


Phê-rô thưa Chúa nhân từ,
Anh em xúc phạm, tha như thế nào.
Con cần tha thứ ra sao?
Bao nhiêu mới đủ, khát khao bảy lần.
Chúa khuyên nhắn nhủ ân cần,
Bảy mươi lần bảy, tinh thần thảnh thơi.
Ông vua tính sổ đầy vơi,
Một người mắc nợ, vốn lời hụt ngân.
Không tiền trả nợ bán thân,
Thương tình tha thứ, thương dân khốn cùng.
Tên này rời khỏi tòa cung,
Dọc đường gặp bạn, nổi sung đòi tiền.
Bạn anh khất hẹn trả liền,
Tống giam ngục tối, gây phiền cho cân.
Vua rằng đầy tớ hư thân,
Bắt giam trả nợ, vạn lần tiểu tâm.

THỨ TƯ, TUẦN 3 MÙA CHAY
(Mt 5, 17-19).
KIỆN TOÀN


Chúa truyền môn đệ lời này,
Tiên tri, lề luật, ơn Thầy ghi tâm.
Kiện toàn lời dậy uyên thâm,
Mọi điều giới luật, gieo mầm tin yêu.
Hoàn thành bộ luật cao siêu,
Phụ đề chấm phẩy, mọi điều đã ghi.
Cho dù trời đất qua đi,
Không hề hủy bỏ, chi li từng phần.
Người nào chối bỏ một vần,
Thông tri người khác, dấn thân vào đời.
Là người nhỏ nhất Nước Trời,
Còn ai tuân giữ, gọi mời tín trung.
Kể là cao cả bao dung,
Thưởng công xứng đáng, thiên cung đón chào.
Chu toàn thiên ý trên cao,
Thi hành luật dậy, tuôn trào hồng ân.

THỨ NĂM, TUẦN 3 MÙA CHAY
(Lc 11, 14-23).
UY QUYỀN


Chúa trừ quỉ ám kẻ câm,
Toàn dân bỡ ngỡ, tưởng lầm quyền uy.
Mấy người trong bọn đa nghi,
Nghĩ rằng tướng quỉ, có khi nhúng vào.
Bê-el-giê-bút quyền cao,
Ông nhờ quỉ tướng, làm bao việc lành.
Người ta xúc phạm bạo hành,
Khinh thường quyền phép, chữa lành thế nhân.
Chúa bèn truyền dậy toàn dân,
Nước nào chia rẽ, từng phần nát tan.
Quyền ai trừ quỉ Sa-tan?
Bàn tay Thiên Chúa, đổ tràn mưa sa.
Ai không thu góp cùng Ta,
Là người phân tán, sa đà bất tuân.
Niềm tin vào Chúa từ nhân,
Hồng ân cao cả, muôn phần phúc vinh.

THỨ SÁU, TUẦN 3 MÙA CHAY
(Mc 12, 28b-34).
GIỚI RĂN


Mấy người Luật Sĩ bước vào,
Hỏi han thử Chúa, dựa vào giới răn.
Giới nào trọng nhất tự căn?
Chúa liền phán bảo, khuyên răn lời này.
Hãy yêu Thiên Chúa mê say,
Hết lòng, hết sức, tỏ bày trí khôn.
Thứ hai giới luật đồng môn,
Tha nhân yêu mến, dủ hồn chứng minh.
Thưa Ngài, đúng lắm, hợp tình,
Yêu người yêu Chúa, hết mình vị tha.
Hơn là của lễ trên tòa,
Toàn thiêu hiến tế, thịt thà hy sinh.
Chúa khen ý kiến chân tình,
Khôn ngoan thông hiểu, tâm linh rạng ngời.
Không xa Nước Chúa trên trời,
Thực hành điều dậy, tuyệt vời biết bao.

THỨ BẢY, TUẦN 3 MÙA CHAY
(Lc 18, 9-14).
KHIÊM NHƯỜNG


Dụ ngôn Thầy dậy rõ ràng,
Đừng nên khinh bỉ, họ hàng thân quen.
Vài người công chính ươn hèn,
Tự hào lên mặt, ghét ghen muộn phiền.
Hai người cầu nguyện luân phiên,
Một người đứng thẳng, huyên thuyên nhiều điều.
Ăn chay bố thí thiệt nhiều,
Công bằng chính trực, không siêu đường tà.
Còn người thu thuế đứng xa,
Khiêm nhường đấm ngực, xin tha lỗi lầm.
Cầu Ngài thương xót thân tâm,
Chữa lành hồn xác, âm thầm nguyện xin.
Người này gương sáng đức tin,
Ông về khỏi tội, xét mình tinh trong.
Người kia Biệt phái chờ mong,
Khoe khoang tự đắc, trong lòng rỗng không.
 
Mẫu cử hành 24 giờ cho Chúa thứ Sáu 29 tháng Ba của Hội Đồng Tòa Thánh Tái Truyền Giảng Tin Mừng
Đặng Tự Do
16:51 19/03/2019
Trong khi linh mục và các thừa tác viên tiến lên bàn thờ, cộng đoàn có thể hát các bài thánh ca phù hợp

CHÀO THĂM VÀ MỜI GỌI

C: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

Đ: Amen.

C: Xin lòng thương xót và bình an của Chúa Kitô ở cùng tất cả anh chị em.

Đ:Và ở cùng cha.

C: Anh chị em, thân mến hôm nay cũng vậy, Chúa Giêsu do lòng thương xót của Ngài đang nói những lời tha thứ cho chúng ta và mời gọi chúng ta hoán cải. Chúng ta hãy mở rộng lòng mình để ân sủng của Thiên Chúa có thể hoạt động trong chúng ta. Chúng ta hãy giao phó anh chị em chúng ta cho Người, đặc biệt là những người đã rời xa Thiên Chúa, để trong hai mươi bốn giờ đặc biệt dành riêng cho việc tôn thờ này và hòa giải này trong toàn thể Giáo hội, họ có thể nghe thấy tiếng nói của Đấng Cứu Rỗi: “Tôi cũng không lên án bạn đâu; hãy đi và từ giờ trở đi đừng phạm tội lỗi nữa.”

Cộng đoàn yên lặng cầu nguyện.

C: Lạy Chúa, là Cha giầu Lòng Thương Xót, xin chào đón vào vòng tay yêu thương của Cha, tất cả các con trai và con gái của ngài đang trở về với Cha trong tinh thần sám hối; xin khoác cho họ những chiếc áo choàng cứu rỗi lộng lẫy để họ có thể nếm trải niềm vui với Chúa trong bữa tiệc Vượt qua của Chiên Con. Ngài là Thiên Chúa hằng sống hằng trị cùng Đức Chúa Cha và Đức Chúa Thánh Thần đến muôn đời.

PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

Bài đọc Một. Bài trích sách tiên tri Isaia (Is 43:16-21)


Đây là lời ĐỨC Chúa, Đấng đã vạch một con đường giữa đại dương, một lối đi giữa sóng nước oai hùng, Đấng đã cho xuất trận nào chiến xa chiến mã, nào tướng mạnh binh hùng: - tất cả đã nằm xuống, và không còn trỗi dậy, đã bị dập đi, tắt ngấm như tim đèn.

Người phán như sau: “Các ngươi đừng nhớ lại những chuyện ngày xưa, chớ quan tâm về những việc thuở trước.

Này Ta sắp làm một việc mới, việc đó manh nha rồi, các ngươi không nhận thấy hay sao?

Phải, Ta sẽ mở một con đường giữa sa mạc, khơi những dòng sông tại vùng đất khô cằn.

Loài dã thú, chó rừng và đà điểu, đều sẽ tôn vinh Ta; vì Ta cho nước chảy ngay giữa sa mạc, khơi những dòng sông tại vùng đất khô cằn, cho dân Ta tuyển chọn được giải khát.

Ta đã gầy dựng cho Ta dân này, chúng sẽ lên tiếng ngợi khen Ta.

Đó là Lời Chúa.

Đ: Tạ ơn Chúa

Đáp Ca: Tv 102

Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, chậm bất bình và giàu tình thương.

Người không cứ tội ta mà xét xử, không trả báo ta xứng với lỗi lầm.

Như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao.

Đ: Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, chậm bất bình và giàu tình thương.

Như đông đoài cách xa nhau ngàn dặm, tội ta đã phạm, Chúa cũng ném thật xa ta.

Như người cha chạnh lòng thương con cái, Chúa cũng chạnh lòng thương kẻ kính tôn.

Đ: Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, chậm bất bình và giàu tình thương.

Kiếp phù sinh, tháng ngày vắn vỏi, tươi thắm như cỏ nội hoa đồng,

một cơn gió thoảng là xong, chốn xưa mình ở cũng không biết mình.

Nhưng ân tình Chúa thiên thu vạn đại, dành cho kẻ nào hết dạ kính tôn.

Đ: Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, chậm bất bình và giàu tình thương.

Người xử công minh cả với đời con cháu, cả những ai giữ giao ước của Người

và nhớ tuân hành mệnh lệnh Người ban.

Chúa đặt ngai báu trên trời cao thẳm, quyền đế vương bá chủ muôn loài.

Đ: Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, chậm bất bình và giàu tình thương.

Câu xướng trước Phúc Âm

Đ: Chúc tụng và vinh quang dành cho Ngài, Lạy Chúa Giêsu

Hãy trở về cùng Chúa là Thiên Chúa của anh em,

bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm bất bình và giàu tình thương.

Bài Tin Mừng

C: Chúa ở cùng anh chị em

Đ: Và ở cùng cha

C: Bài trích Tin Mừng theo thánh Gioan (Ga 8: 1-11)

Đ: Lạy Chúa, vinh danh Chúa

Khi ấy, Chúa Giêsu lên núi cây dầu. Và từ sáng sớm, Người lại vào trong đền thờ. Toàn dân đến cùng Người, nên Người ngồi xuống và bắt đầu giảng dạy.

Lúc đó, luật sĩ và biệt phái dẫn đến Người một thiếu phụ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, và họ đặt nàng đứng trước mặt mọi người.

Họ hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, thiếu phụ này bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, mà theo luật Môsê, hạng phụ nữ này phải bị ném đá. Còn Thầy, Thầy dạy sao?”

Họ nói thế có ý gài bẫy Người để có thể tố cáo Người. Nhưng Chúa Giêsu cúi xuống, bắt đầu lấy ngón tay viết trên đất.

Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người đứng lên và bảo họ: “Ai trong các ngươi sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi”.

Và Người ngồi xuống và lại viết trên đất. Nghe nói thế họ rút lui từng người một, bắt đầu là những người nhiều tuổi nhất, và còn lại một mình Chúa Giêsu với người thiếu phụ vẫn đứng đó.

Bấy giờ Chúa Giêsu đứng thẳng dậy và bảo nàng: “Hỡi thiếu phụ, những người cáo chị đi đâu cả rồi? Không ai kết án chị ư?”

Nàng đáp: “Thưa Thầy, không có ai”. Chúa Giêsu bảo: “Ta cũng thế, Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”.

Đó là lời Chúa.

Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa

Bài giảng …

XƯNG THÚ CHUNG

Sau khi ngưng ít phút để suy tư về bài chia sẻ, chủ tế nói:

C: Tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa chúng ta, Đấng không kết án chúng ta, nhưng luôn khuyến khích chúng ta sống một cuộc sống trong ân nghĩa với Ngài, chúng ta hãy thú nhận tội lỗi của mình.

C: Lạy Chúa, được Chúa Cha sai đến để cứu lấy những tâm hồn thống hối, xin thương xót chúng con.

Đ: Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.

C: Chúa Kitô, Đấng đến để kêu gọi những kẻ tội lỗi, xin thương xót chúng con.

Đ: Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.

KINH LẠY CHA

Tất cả cùng đứng.

C: Và giờ đây chúng ta cùng dâng lời cầu nguyện lên Chúa Cha để Ngài tha thứ tội lỗi của chúng ta:

Đ: Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen.

CHÚC BÌNH AN

C. Anh chị em thân mến, được nhắc nhở bởi những lời của Chúa Giêsu, Đấng muốn tha thứ tội lỗi của chúng ta nếu chúng ta tha thứ cho những người đã xúc phạm đến chúng ta, giờ đây như một dấu chỉ của sự tha thứ lẫn nhau, chúng ta hãy trao cho nhau một cử chỉ hòa giải và bình an.

Chủ tế giơ cao mặt nhật Mình Thánh Chúa cho các tín hữu thờ lạy, sau đó là Chầu Thánh Thể, kèm theo những việc đền tạ khác kéo dài cho đến khi kết thúc Hai mươi bốn giờ cho Chúa.

Đây là thời gian cho việc xưng tội riêng của các tín hữu.

Vào cuối buổi canh thức là phép lành trọng thể. Ở một số nơi, đặc biệt là nơi sáng kiến Hai mươi bốn giờ cho Chúa được thực hiện một cách long trọng và kết thúc vào tối thứ Bảy Thánh lễ cho Chúa Nhật thứ Tư Mùa Chay, hay Kinh Chiều Một, có thể được cử hành vào thời điểm đó.


Source:Pontifical Council For The Promotion Of The New Evangelization
 
Tại sao tôi phải xưng tội với một linh mục? Giải thích của Đức Bênêđíctô thứ 16
Đặng Tự Do
18:00 19/03/2019
Ngày 18 tháng 12 năm 2011, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 thăm nhà tù Rebibbia của Rôma. Một tù nhân đã đưa ra câu hỏi: “Tại sao tôi phải xưng tội với một linh mục? Xưng tội thẳng với Chúa không tốt hơn sao?”.

Dưới đây là câu trả lời của ngài, được ghi lại trong tập chỉ dẫn việc cử hành 24 giờ cho Chúa được cử hành vào ngày 29 tháng Ba, 2019 của Hội Đồng Tòa Thánh Tái Truyền Giảng Tin Mừng.

Đức Bênêđíctô thứ 16 nói:

Đó là một vấn đề lớn. Có hai lý do cụ thể. Đầu tiên, tất nhiên, nếu tôi quỳ gối xuống và với tình yêu đích thực, khẩn khoản xin Chúa tha thứ cho tôi, thì Ngài sẽ tha thứ cho tôi. Theo giáo lý thường hằng của Giáo hội, những tín hữu nào với lòng sám hối thực sự, nghĩa là không chỉ đơn thuần là để tránh những đau khổ và khó khăn, nhưng vì tình yêu mến những điều thiện hảo và vì tình yêu dành cho Chúa, cầu xin tha thứ, họ chắc chắn sẽ nhận được sự thứ tha của Chúa. Do đó, nếu tôi thực sự thừa nhận rằng tôi đã làm sai, và trong tâm hồn tôi có lòng yêu mến những điều lành thánh và ý chí muốn làm điều tốt được tái sinh, thì Ngài ban cho tôi ơn biết ăn năn vì đã không hành động theo tình yêu này khi tôi đưa ra lời cầu xin Chúa tha thứ cho tôi.

Ngoài ra còn có một lý do thứ hai. Tội lỗi không chỉ là vấn đề “cá vị” của một người, không chỉ là vấn đề cá nhân giữa Chúa với tôi mà thôi. Tội lỗi luôn có chiều kích xã hội, chiều ngang. Cùng với tội riêng của mình, tôi cũng đã làm hỏng sự hiệp thông của Giáo hội. Tôi đã bôi bẩn nhân loại, cho dù có thể không ai biết đến. Và chiều kích xã hội, chiều ngang này của tội lỗi đòi hỏi nó phải được xá giải cả trên bình diện cộng đồng nhân loại, cộng đồng của Giáo hội, một cách gần như là thể lý. Chiều kích thứ hai của tội lỗi, không chỉ chống lại Thiên Chúa, mà còn liên quan đến cộng đồng, vì thế cần đến Bí tích này. Bí tích Hòa Giải là một ân sủng tuyệt vời, trong đó, bằng cách xưng thú tội lỗi mình, tôi có thể giải thoát bản thân khỏi lỗi lầm này và thực sự nhận được sự tha thứ, cùng với cảm thức được tái hội nhập đầy đủ vào cộng đồng của Giáo hội sống động, là Thân thể của Chúa Kitô. Và, do đó, theo nghĩa này, ơn xá giải bởi một linh mục là cần thiết. Bí tích này không phải là một sự áp đặt nhằm giới hạn lòng nhân lành của Thiên Chúa, nhưng trái lại, là một biểu hiện sống động lòng nhân từ của Ngài bởi vì nó cũng cho tôi thấy một cách cụ thể, trong tình hiệp thông với Giáo hội, rằng tôi đã nhận được sự tha thứ và có thể bắt đầu lại.

Do đó, tôi muốn nói rằng chúng ta nên ghi nhớ hai chiều kích này: chiều dọc, với Chúa và chiều ngang, với cộng đồng của Giáo hội và nhân loại. Ơn xá giải của linh mục là cần thiết để giải thoát tôi thực sự khỏi sự ràng buộc của tội lỗi và tái hòa nhập tôi hoàn toàn vào Giáo hội của Người, và cho tôi sự xác tín, gần như cụ thể rằng qua bí tích này Chúa tha thứ cho tôi và tiếp nhận tôi vào cộng đồng con cái của Ngài. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải học cách hiểu Bí tích Hòa giải theo nghĩa này: đó là một cơ hội để tìm thấy, một cách gần như là thể lý, sự nhân lành của Chúa, và sự chắc chắn được thứ tha.


Source:Pontifical Council For The Promotion Of The New Evangelization
 
Cách xét mình và xưng tội bằng Anh ngữ theo đề nghị của ĐTC Phanxicô
Pontifical Council For The Promotion Of The New Evangelization
18:56 19/03/2019
When asked about what counsels he would give penitents for a good confession, Pope Francis replied, “They should consider the truth of their lives before God, what they feel, what they think. They should be able to observe themselves and their sin with sincerity. And they should feel themselves to be sinners and let themselves be surprised, amazed by God” (Pope Francis, The Name of God Is Mercy, pp. 58-59).

POPE FRANCIS’ EXAMINATION OF CONSCIENCE

It consists of asking ourselves about the evil committed and the good omitted in relation to God, our neighbor, and ourselves.

In Relation to God

Do I address God only when I am in need?
Do I take part in the Mass on Sundays and days of obligation?
Do I begin and end my day with prayer?
Have I taken the name of God, Mary, or the saints in vain?
Have I been ashamed to be seen as a Christian?
What do I do to grow spiritually? How? When?
Do I rebel against God’s designs?
Do I expect Him to do my will?

In Relation to Our Neighbor

Am I able to forgive, show compassion for, and help my neighbor?
Have I defamed, robbed, or disdained children and the defenseless?
Am I envious, wrathful, or biased?
Do I take care of the poor and the sick?
Am I ashamed of the humanity of my brother or my sister?
Am I honest and just to everyone or do I foster the “culture of casting aside”?
Have I incited others to do wrong?
Do I observe the Gospel’s moral teaching on marriage and the family?
How do I handle my educational responsibilities towards my children?
Do I honor and respect my parents?
Have I refused newly-conceived life?
Have I extinguished the gift of life?
Have I helped to do so?
Do I respect the environment?

In Relation to Ourselves

Am I a bit worldly and a bit of a believer?
Do I exaggerate in eating, drinking, smoking, and entertainment?
Am I too concerned about my physical health and my possessions?
How do I use my time?
Am I lazy?
Do I want to be served?
Do I love and cultivate purity of heart and in thoughts and actions?
Do I think about revenge or hold grudges?
Am I meek and humble, a builder of peace?

HOW SHOULD I MAKE A CONFESSION?

When you approach as a penitent, the priests cordially welcomes you with words of encouragement.
He renders the merciful Lord present.
Together with the priest, make the sign of the cross, saying,


In the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit.

The priest helps you to open yourself to trust in God with these or similar words:

May God, who has enlightened every heart, help you to know your sins and trust in his mercy.

The priest, as circumstances permit, either reads or says from memory a text from Sacred Scripture speaking of the mercy of God and calling us to conversion.

If you forgive others for their failings, your Heavenly Father will also forgive you; but if you do not forgive others, neither will your Father forgive your failings. (Mt 6:14-15)

At this point you may confess your sins. If necessary, the priest helps you with questions and suitable advice. The priest invites the penitent to manifest repentance by reciting the Act of Contrition or another similar formula:

O my God, I am sorry with all my heart for having offended you, and I detest all my sins because of your just punishments, but most of all because they offend you, my God, who are all good and deserving of all my love. I firmly resolve, with the help of your grace, to amend my life, to sin no more, and to avoid whatever leads me to sin. Amen.

Or

Lord Jesus, Son of God, have mercy on me, a sinner.

Or

Lord, remember your love, your faithfulness enduring forever. Do not bear in mind my sins: remember me in your mercy, for the sake of your goodness, Lord. (Ps 24:6-7)

The priest, placing his hands (or at least his right hand) upon the head of the penitent, says,

God, the Father of mercies, through the death and resurrection of his Son, has reconciled the world to himself and sent the Holy Spirit among us for the forgiveness of sins; through the ministry of the Church may God give you pardon and peace, and I absolve you from your sins in the name of the Father and of the Son + and of Holy Spirit.

You respond: Amen.

After absolution the priest continues:

Give thanks to the Lord, for he is good.

You respond: His mercy endures forever.

The priest then takes leave of you, saying:

The Lord has freed you from your sins. Go in peace.


Source:Pontifical Council For The Promotion Of The New Evangelization
 
Cách xét mình và xưng tội bằng Việt ngữ theo đề nghị của ĐTC Phanxicô
Đặng Tự Do
20:56 19/03/2019
Để chuẩn bị cho việc cử hành 24 giờ cho Chúa vào ngày thứ Sáu 29 tháng Ba, Hội Đồng Tòa Thánh Tái Truyền Giảng Tin Mừng đã phổ biến bản hướng dẫn về cách xét mình và xưng tội bằng các thứ tiếng Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha.
Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ.

Khi được yêu cầu đưa ra những lời khuyên cho các hối nhân có thể xưng tội nên, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết: “Họ nên xem xét sự thật của cuộc sống mình trước Chúa, họ cảm thấy gì, họ nghĩ gì. Họ cần quan sát bản thân mình và những tội lỗi đã phạm với lòng chân thành. Và họ phải cảm thấy mình là những người tội lỗi, và để cho mình được trầm trồ ngạc nhiên trước Thiên Chúa" (Đức Thánh Cha Phanxicô, Danh Thiên Chúa là Lòng thương xót, trang 58-59).

Bản Xét Mình Của Đức Thánh Cha Phanxicô

Việc xét mình bao gồm việc tự hỏi bản thân về những tội lỗi đã phạm và những điều lành phúc đức đã lơ là bê trễ không thực hiện trong mối quan hệ với Thiên Chúa, người lân cận và chính chúng ta.

Liên quan đến Thiên Chúa

Tôi có kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ không?
Tôi có dự lễ ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc không?
Tôi có bắt đầu và kết thúc mỗi ngày bằng lời cầu nguyện không?
Tôi có kêu danh thánh Chúa, Đức Maria hay các thánh vô cớ không?
Tôi có xấu hổ khi người ta biết tôi là một Kitô hữu không?
Tôi có làm gì để phát triển tâm linh không? Làm như thế? Khi nào?
Tôi có nổi loạn chống lại hoạch địch của Chúa không?
Tôi có mong đợi Ngài phải chiều theo ý riêng tôi không?

Liên quan đến người lân cận với chúng ta

Tôi có tha thứ, thể hiện lòng trắc ẩn và giúp đỡ người lân cận của mình không?
Tôi có phỉ báng, cướp bóc, hay khinh bỉ trẻ em và những người vô phương tự vệ không?
Tôi có ghen tị, phẫn nộ, hay thiên vị không?
Tôi có chăm sóc người nghèo và người đau yếu không?
Tôi có khinh rẻ nhân tính của anh chị em tôi không?
Tôi có trung thực và công bình với mọi người hay tôi nuôi dưỡng một thứ văn hóa gạt bỏ người khác qua một bên?
Tôi có kích động người khác làm điều sai trái không?
Tôi có tuân giữ giáo huấn luân lý của Tin Mừng về hôn nhân và gia đình không?
Tôi thực thi trách nhiệm giáo dục con cái mình như thế nào?
Tôi có thảo kính cha mẹ không?
Tôi có khước từ cuộc sống mới được thụ thai không? [ngừa thai]
Tôi có dập tắt món quà cuộc sống này không? [phá thai]
Tôi có giúp ai làm như thế không? [giúp phá thai]
Tôi có tôn trọng môi trường không?

Liên quan đến bản thân

Tôi có sống hai mặt, một chút trần tục và một chút thánh thiện, không?
Tôi có ăn, uống, hút thuốc và giải trí quá độ không?
Tôi có quan tâm đến sức khỏe thể chất và tài sản của mình một cách quá đáng không?
Tôi sử dụng thời gian của mình như thế nào?
Tôi có lười nhác không?
Tôi có muốn được người ta phục dịch không?
Tôi có yêu mến và cố gắng đạt đến sự thanh sạch trong tâm hồn, trong suy nghĩ và hành động của mình không?
Tôi có ao ước trả thù hay nuôi hận trong lòng không?
Tôi có hiền lành và khiêm nhường không? Có là người xây dựng hòa bình không?

CÁCH XƯNG TỘI?

Khi bạn đến với tòa giải tội như một hối nhân, vị linh mục thân mật chào đón bạn bằng những lời khích lệ.
Ngài tái hiện Lòng Thương Xót Chúa. Cùng với vị linh mục, bạn làm dấu thánh giá

Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

Vị linh mục sẽ giúp bạn mở lòng mình ra tín thác vào Lòng Thương Xót Chúa với những lời sau hoặc tương tự:

Xin Thiên Chúa, Đấng hằng soi sáng mọi tâm hồn, giúp bạn nhận biết tội lỗi mình và tin tưởng vào lòng thương xót của Người.

Vị linh mục, tùy theo hoàn cảnh cho phép, sẽ đọc trong sách hoặc nói từ ký ức của mình một văn bản từ Sách Thánh nói về lòng thương xót của Thiên Chúa và kêu gọi chúng ta hoán cải.

Nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em. (Mt 6: 14-15)

Tại thời điểm này bạn có thể thú nhận tội lỗi của bạn. Nếu cần thiết, vị linh mục sẽ giúp bạn với những câu hỏi và lời khuyên phù hợp. Sau đó, linh mục mời hối nhân biểu lộ lòng ăn năn bằng cách đọc kinh Ăn Năn Tội hoặc một công thức tương tự:

Lạy Chúa con, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng. Chúa đã dựng nên con, và cho Con Chúa ra đời chịu nạn chịu chết vì con, mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn đau đớn, cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự; con dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa thì con sẽ lánh xa dịp tội cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen.

Hoặc là

Lạy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa Hằng Sống, xin thương xót con, là kẻ tội lỗi.

Hoặc là

Lạy CHÚA, xin nhớ lại nghĩa nặng với ân sâu Ngài đã từng biểu lộ từ muôn thuở muôn đời. Tuổi xuân trót dại bao lầm lỗi, xin Ngài đừng nhớ đến, nhưng xin lấy tình thương mà nhớ đến con cùng. (Tv 25: 6-7)

Tùy hoàn cảnh thích hợp, vị linh mục, có thể đặt hai tay (hoặc ít nhất là bàn tay phải) lên đầu của hối nhân, và nói,

Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, đã nhờ sự chết và sống lại của Con Chúa mà giao hòa thế gian với Chúa. Và đã ban Thánh Thần để tha tội, xin Chúa dùng tác vụ của Hội thánh mà ban cho con ơn tha thứ và bình an. Vậy cha tha tội cho con, nhân danh Cha và Con và Thánh thần.

Bạn trả lời: Amen.

Sau khi ban phép xá giải, linh mục nói tiếp:

Hãy tạ ơn Chúa là Đấng nhân lành

Bạn trả lời: Lòng thương xót của Chúa tồn tại đến muôn đời.

Vị linh mục ban bình an cho bạn:

Chúa đã giải thoát con khỏi mọi tội lỗi. Hãy ra đi trong bình an.


Source:Pontifical Council For The Promotion Of The New Evangelization
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha bác bỏ đơn từ chức của Đức Hồng Y Philippe Barbarin
Đặng Tự Do
15:35 19/03/2019
Đức Hồng Y Philippe Barbarin sẽ vẫn là tổng giám mục của tổng giáo phận Lyon, Vatican tuyên bố hôm thứ Ba 19 tháng Ba. Theo một tuyên bố được đưa ra bởi Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã không chấp nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y. Trong một thông báo được đưa ra cùng ngày bởi tổng giáo phận Lyon, Đức Hồng Y Barbarin cho biết ngài sẽ tạm nghỉ một thời gian để tổng giáo phận lắng đọng lại.

Đức Hồng Y Barbarin đã bị một tòa án Pháp kết án vào ngày 7 tháng 3 về tội không báo cáo các cáo buộc lạm dụng tình dục của một linh mục trong giáo phận của mình với nhà chức trách. Ngài bị kết án sáu tháng tù treo và đang trong tiến trình kháng cáo bản án.

Đức Hồng Y Barbarin đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 18 tháng 3 để đệ đơn từ chức tổng giám mục Lyon. Ông Alessandro Gisotti, phát ngôn viên lâm thời của Tòa Thánh cho biết vào ngày 19 tháng Ba rằng Đức Phanxicô đã bác bỏ đơn từ chức của Đức Hồng Y, nhưng, nhận thức được “những khó khăn” của tổng giáo phận tại thời điểm hiện nay, “ngài đã để Đức Hồng Y Barbarin tự do đưa ra quyết định tốt nhất cho giáo phận”.

Theo Gisotti, Đức Hồng Y Barbarin đã quyết định nghỉ một thời gian, và giao công việc điều hành tổng giáo phận Lyon cho cha Tổng Đại Diện trong thời gian ngài vắng mặt.

Trong một tuyên bố trên trang web của tổng giáo phận Lyon ngày 19 tháng Ba, Đức Hồng Y nói rằng Đức Thánh Cha không muốn chấp nhận đơn từ chức của ngài. Đây là lần thứ hai Đức Thánh Cha bác bỏ đề nghị xin được từ chức của Đức Hồng Y Barbarin.

Đức Hồng Y Barbarin đã nộp đơn từ chức lên Đức Thánh Cha vào năm 2016, vài tháng sau khi trường hợp của cha Bernard Preynat, một linh mục của giáo phận Lyon bị buộc tội lạm dụng tình dục 9 cậu bé hơn 25 năm trước được đưa ra công luận. Vào thời điểm đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã từ chối đơn từ chức của ngài, và nói rằng “đó là điều vô nghĩa” và cấu thành một sự “thiếu thận trọng” trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo La Croix, là tờ báo không chính thức của Hội Đồng Giám Mục Pháp. “Chúng ta sẽ xem lại việc này sau khi phiên tòa kết thúc. Nhưng bây giờ, làm như thế có nghĩa là thừa nhận mình có tội,” ngài giải thích.

“Theo những thông tin mà tôi đã được cung cấp, tôi tin rằng Đức Hồng Y Barbarin ở Lyon đã thực hiện các biện pháp cần thiết và ngài có thể kiểm soát được tình hình. Ngài là một người can đảm, sáng tạo và hăng say với sứ vụ. Bây giờ chúng ta phải chờ kết quả của vụ kiện tại tòa án dân sự”, Đức Thánh Cha nói thêm.

Trong tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh, ông Gisotti viết:

“Tòa Thánh rất muốn nhắc lại sự gần gũi với các nạn nhân bị lạm dụng, các tín hữu của Tổng giáo phận Lyon và của toàn thể Giáo hội Pháp đang trải qua một thời khắc đặc biệt đau đớn.”

Đức Hồng Y Barbarin viết trong thông báo của tổng giáo phận Lyon rằng:

“Theo gợi ý của Đức Thánh Cha và vì Giáo hội Lyon đã đau khổ trong ba năm qua, tôi quyết định rút lui một thời gian và giao lại việc lãnh đạo tổng giáo phận cho Cha Tổng Đại diện Yves Baumgarten”.

Tháng 7 năm 2014, Alexandrealeighot-Hezez báo cho tổng giáo phận Lyon biết về trường hợp bị cha Preynat lạm dụng tính dục 24 năm trước khi còn là một hướng đạo sinh và cha Preynat là linh mục tuyên úy.

Alexandrealeighot-Hezez đã đặt vấn đề với tổng giáo phận khi biết rằng cha Preynat vẫn còn sống, và đang hoạt động mục vụ tại một giáo xứ địa phương, với trách nhiệm dạy giáo lý cho các học sinh.

Ngay lập tức Đức Hồng Y Barbarin viết thư cho Tòa Thánh để báo cáo về lời cáo buộc này. Sau khi nhận được câu trả lời của Tòa Thánh, Đức Hồng Y đã đình chỉ thừa tác vụ linh mục của cha Preynat vào tháng 9 năm 2015, mặc dù vụ việc đã diễn ra 24 năm trước. Câu trả lời bao gồm một khuyến nghị của Bộ Giáo Lý Đức Tin nên “tránh tai tiếng công khai” chẳng hạn như một vụ án dân sự chống linh mục Preynat.

Sau đó, chín người khác cũng ra mặt chỉ chứng cha Preynat và thành lập một hiệp hội lấy tên là “La Parole libérée” nhằm truy tố Đức Hồng Y Barbarin.

Điều đáng chú ý trong trường hợp này là công tố viện đã bác bỏ vụ án chống lại ngài sau cuộc điều tra đầu tiên vào năm 2016. Họ nói rằng không có lý do gì để có thể tin rằng Đức Hồng Y Barbarin đã cản trở tư pháp và vào năm 2014, khi Đức Hồng Y được thông báo về các tội ác do linh mục Preynat gây ra vào năm 1991, thời hạn hồi tố đã trôi qua từ rất lâu.

Thất bại trong việc yêu cầu công tố viện kết án Đức Hồng Y Barbarin, chín người nhóm “La Parole libérée” đã tìm cách truy tố Đức Hồng Y theo trình tự khởi tố tư (citation directe), bất chấp thực tế do chính họ công nhận trong một tuyên bố trực tuyến vào sáng thứ Năm 7 tháng Ba, ngay sau phán quyết của tòa án về 6 tháng tù treo dành cho Đức Hồng Y Barbarin, rằng chín người khiếu nại này nhất trí thừa nhận rằng những lời buộc tội của họ đã được tổng giáo phận Lyon và chính Đức Hồng Y đón nhận một cách nghiêm chỉnh với lòng thương cảm, và đã được chấp nhận mà không có lời chất vấn nào đối với những gì họ cáo buộc. Bên cạnh đó, Alexandrealeighot-Hezez, là người khiếu nại ban đầu, cảm thấy mục tiêu của nhóm “La Parole libérée” không phù hợp với anh, nên rút lại khiếu nại của mình. Tất cả điều anh muốn là tổng giáo phận thận trọng với cha Preynat, chứ không phải là việc truy tố Đức Hồng Y Barbarin.


Source:National Catholic Register
 
Quan điểm của một linh mục nạn nhân của lạm dụng về lạm dụng
Vũ Văn An
22:47 19/03/2019
Nói đến lạm dụng tình dục là nói đến những cuộc đời tan nát và mục tiêu thực tiễn của Hội Nghị Thượng Đỉnh tại Vatican vừa qua về việc Bảo Vệ Vị Thành Niên ở Vatican, theo một số nhận định thức thời, là chủ trương các vị mục tử phải gặp gỡ các nạn nhân như khởi điểm cho bất cứ giải pháp nào chống đại nạn này. Vì chỉ gặp họ mới biết cái đau của họ và cái khủng khiếp của tội phạm và nhờ đó mới thấy sự cần thiết của chiến dịch bài trừ đại nạn này.

Nhưng một điều cũng rõ ràng là có những nạn nhân của đại nạn này không hề tan nát cõi lòng mà còn trở thành những tiếng nói mạnh mẽ xây dựng xã hội và Giáo Hội. Một trong những người đó là Cha Larry Richards, cha xứ một họ đạo Hoa kỳ và là một tác giả có tiếng.

Ngày 14 tháng Ba vừa qua, trong một cuộc phỏng vấn của Crux, Cha đã đề cập đến “cuộc khủng hoảng nam tính” và cho rằng “dù giữa tất cả những bóng tối hiện nay, luôn vẫn có hy vọng”.

Theo cha “ta cần được mời gọi tiến tới thứ nam tính mới mẻ này, một nam tính không hề có chuyện quyền lực, không hề có chuyện thống trị bất cứ điều gì. Người có nam tính chân thực là người hy sinh mạng sống mình vì yêu thương”.

Cha nhấn mạnh “Nam tính chân thực là Chúa Kitô trên Thập Giá”.

Cha Richards là một linh mục giáo phận đã trên 30 năm nay, được thụ phong ở giáo phận Erie, Pennsylvania, bởi Đức Cha Michael Murphy. Ngài từng là tuyên úy cho nhiều khuôn viên Đại Học Công Giáo và là một giáo sư tại các trung học toàn nam sinh.

Năm 2004, ngài thành lập “The Reason For Our Hope Foundation” (Qũy Lý Do Khiến Ta Hy Vọng) mà theo lời ngài, nhằm đem người ta lại gần đức tin Công Giáo và cho họ thấy “Thiên Chúa không tìm bắt bạn mà tìm yêu thương bạn”.

Năm 2009, ngài phát hành cuốn sách đầu tiên, Be a Man! Becoming the Man God Created You To Be (Hãy là Người đàn ông, Trở thành Người đàn ông mà Chúa tạo ra bạn để trở thành), trở thành cuốn sách số một của nhà Ignatius Press.

Ngài nói: “Việc tôi làm là cố gắng giúp người ta - đặc biệt là đàn ông – tiến tới chỗ biết Thiên Chúa, biết tình yêu của Người".

Các kinh nghiệm của Cha Richards đã khiến ngài hiểu cách nói chuyện với các người đàn ông, và đặc biệt là các chủng sinh, trong thời kỳ tai tiếng và bất ổn trong Giáo hội và xã hội. Lời khuyên của ngài dành cho các chủng sinh phát sinh từ cái hiểu về người đàn ông ngày nay phải như thế nào, bằng cách sử dụng một thứ ngôn ngữ rất giống với ngôn ngữ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi nói chuyện với các giáo sĩ.

Giống như vị giáo hoàng người Argentina, Cha Richards thăm dò nền văn hóa nam tính hiện hữu trong xã hội và Giáo Hội Công Giáo ngày nay, một nền văn hóa bị tha hóa bởi quyền lực, bí mật và tai tiếng, trong khi nhắc nhở các chàng trai trẻ muốn gia nhập Giáo hội ngày nay rằng: luôn luôn có hy vọng.

Cuộc khủng hoảng của đàn ông

Cả hai cha mẹ của Cha Richards đều là cảnh sát, khiến ngài tự mô tả mình là “một cảnh sát tâm linh”. Cha của ngài - một người nghiện rượu - đã vắng mặt trong phần lớn cuộc đời của ngài sau khi bỏ rơi Richards và mẹ ngài để bắt đầu một cuộc sống mới ở Las Vegas .

Ở tuổi 43, cha ngài đã chết trên giường bệnh viện do xơ gan nặng.

Cha Richards nói “Tôi phán xét cha tôi cả đời tôi, vì ông không phải là người cha mà tôi muốn”, nhưng “Chúa Giêsu truyền chúng ta yêu thương và cấm chúng ta phán xét. Thường thường, người Công Giáo là những người phán xét tuyệt vời chứ không là những người yêu thương tuyệt vời”.

Điều cuối cùng Cha Richards nói với cha mình là “con thương bố”.

Có thể nói những lời này với những người chúng ta yêu thương là một phần trong “những điều lớn lao của Cha Richards với các người đàn ông”. Đối với nhiều người đàn ông từng đến và nghe bài thuyết trình của ngài, vị linh mục nói họ hãy viết một lá thư cho những người họ yêu như thể đây là lần cuối cùng của họ ở trên cõi đời này.

Cha Richards nói “Tôi thấy những người đàn ông đến rất linh động và bắt đầu khóc bởi vì, trước hết họ đến để biết rằng họ được yêu thương, nhưng thứ hai họ biết rằng họ phải trở thành những người cha tốt nhất”.

Dạy các người đàn ông làm cách nào trở thành những người cha và những người chồng tốt là một khía cạnh quan trọng trong công việc của Cha Richards, không những mang lại đức tin cho họ mà còn để bảo đảm rằng các thế hệ tương lai được nuôi dưỡng trong các gia đình nơi các người đàn ông trở thành hình mẫu về nhân tính và đức tin.

Rút kinh nghiệm từ việc dạy dỗ những các em trung học, Cha Richards nói rằng nhiều người trẻ coi các cầu thủ bóng đá và các ngôi sao điện ảnh như những điển hình làm đàn ông và lánh xa Giáo hội bởi vì đây không phải là nơi họ được thách thức.

Cha Richards nói rằng “các cậu trai không muốn thành đàn ông. Họ muốn vẫn là các thiếu niên bởi vì tất cả là về tôi. Và xã hội nói với những người đàn ông tất cả là về tôi. Nhưng người đàn ông là người biến tất cả thành về bạn, thay vì tất cả là về tôi. Đó là lúc một cậu trai trở thành một người đàn ông”.

Theo quan điểm của Cha Richards, bản chất đàn ông ngày nay ít nói tới các khái niệm phóng đại về quyền lực, về thống trị và tự tôn nam giới (machismo) và nói nhiều hơn về khả năng hy sinh mạng sống mình vì người khác và đưa ra một điển hình “yêu thương của Chúa Cha”.

Cuộc khủng hoảng của các linh mục

Các thách thức đang đặt ra cho khái niệm nam tính trong xã hội cũng đang từ từ xâm nhập vào Giáo hội, và theo Cha Richards, “cuộc khủng hoảng trong chức linh mục là: các linh mục sợ phải làm đàn ông”.

Tất nhiên, là một người “đàn ông” trong cuốn sách của Cha Richards, có nghĩa là đặt nhu cầu của người khác trước nhu cầu của chính mình, đó là trung tâm của những điều ngài truyền đạt cho các chủng sinh trẻ mà ngài đã dạy dỗ và đồng hành.

Không giống như một số người coi đồng tính luyến ái là gốc rễ của vấn đề trong chức linh mục, Cha Richards không chấp nhận lối giải thích đó và đã nhận diện “việc thiếu thánh thiện” như nguyên nhân đệ nhất đẳng.

Lời khuyên số một mà ngài dành cho các chàng trai trẻ muốn bước vào chức linh mục là “Hãy là một linh mục thánh thiện” và không tham gia vào hàng ngũ các giáo sĩ không cố gắng như thế. Cha Richards tin rằng cầu nguyện giữ một vai trò trung tâm trong việc đào tạo các linh mục.

Ngài nói: “Trước hết, chúng ta phải bảo đảm rằng không người đàn ông nào được thụ phong mà không trở thành người cầu nguyện sâu sắc”.

Tâm tư này tương tự như tâm tư được Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên tiếng vào ngày 7 tháng 3 trong cuộc họp kín với giáo triều Rôma tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Lateranô ở Rôma. Tại đó, ngài mời các linh mục cầu nguyện “mặt đối mặt” với Thiên Chúa”, không phải như một quản trị viên mà như một tín hữu sẵn sàng cùng Thiên Chúa chiến đấu vì dân của Người.

Đức Giáo Hoàng nói, các linh mục phải nói chuyện với Thiên Chúa “không phải như những người hèn nhát, mà như những người đàn ông”.

Nguyên tắc căn bản thứ hai đối với giáo sĩ là “giữ cho nó có thực chất” bằng cách duy trì một mối liên kết mạnh mẽ với người khác và với chính mình, điều này gợi nhớ đến điệp khúc thường được nhắc đi nhắc lại của Đức Phanxicô rằng các linh mục cần “có mùi chiên” trên con người của họ.

Cha Richards nói “Chúng ta cần các chủng sinh có thực chất. Không trốn đằng sau bất cứ loại đạo hạnh nào. Vì khi ai đó quá đạo hạnh, họ làm tôi sợ. Tôi muốn bỏ chạy. Như thể họ đang che giấu điều gì đó. Hãy có thực chất! Chúa Kitô có thực chất!”

Khủng hoảng trong Giáo Hội

Là một linh mục và đã trải nghiệm việc bị giáo sĩ lạm dụng tình dục dưới bàn tay của vị giám đốc chủng viện của ngài gần 40 năm trước, Cha Richards có một cái nhìn sâu sắc độc đáo về các vụ tai tiếng lạm dụng vốn tấn kích mọi bình diện nơi hàng giáo phẩm của Giáo Hội Công Giáo.

Gạt bóng tối sang một bên, ngài đã tiến tới chỗ hiểu ra rằng, “điều tuyệt vời nhất từng xảy ra cho chúng ta là vụ tai tiếng”.

Cha Richards nói “Vào thời tôi, khi tôi bị quấy nhiễu, tôi không thể nói với bất cứ ai. Thậm chí đó không phải là một giải pháp”, nhưng hôm nay ngài tin rằng việc phơi bày và ý thức được về vấn đề trong Giáo hội đang thúc đẩy các chủng sinh phải trải qua một diễn trình kiểm tra khó khăn hơn, khiến ngài nói rằng “ngày nay, không có nơi nào an toàn trên thế giới bằng ở trong Giáo Hội Công Giáo”.

Điều này không có nghĩa Giáo Hội Công Giáo không còn nhiều việc phải làm. Cha Richards nói: “Ưu tiên hàng đầu” là “bảo đảm để tất cả các nạn nhân đều được lắng nghe, tất cả những người này đều được chữa lành”.

Trực tiếp biết việc bị lừa bởi một người hứa sẽ đưa mình đến gần với Chúa Kitô hơn có nghĩa như thế nào, vị linh mục tìm thấy trong sự tha thứ một công cụ để có được tác lực trở lại cuộc sống của mình.

Tôi không phải là nạn nhân, tôi là chiến binh

Ngài nói “Tôi không phải là nạn nhân. Tôi không phải là người sống sót. Tôi là một chiến binh. Vì tôi sẽ không để điều người khác làm cho tôi ảnh hưởng đến đời sống tôi”.

Theo Cha Richards, trách nhiệm giải trình và sự minh bạch là các bước quan trọng khác cần thiết để cổ vũ việc bảo vệ an toàn cho những người dễ bị tổn thương trong Giáo hội.

Ngài nói “Hôm nay chúng ta phải bảo đảm dạy cho các thanh niên vào chủng viện rằng các bạn phải có thực chất. Nếu ai đó ở trên bạn hoặc trong số bạn đang làm bất cứ điều gì sai trái, bạn phải nói một điều gì đó và bạn phải mang ánh sáng của Chúa Kitô đến đó”.

Cha Richards, người gần đây đã bị nhóm bảo thủ “Church Militant” tấn công vì đã nói rằng người ủng hộ việc hòa nhập các người đồng tính và là linh mục dòng Tên, James Martin, “là một linh mục tốt đang tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa”, cũng có một hoặc hai điều để nói về sự chia rẽ ngày càng gia tăng trong Giáo Hội.

Ngài nói, “chúng ta phải ngăn chặn việc thóa mạ những người không đồng ý với chúng ta”; ngài nói thêm: sự chia rẽ trong Giáo Hội Công Giáo khiến việc đối đầu với những thách thức mà ta phải đối đầu ngày nay trở nên khó khăn hơn. Nhìn vào cuộc khủng hoảng đang xảy ra với Giáo hội, Cha Richards đề nghị ta nên lưu ý tới bức tranh lớn hơn.

Ngài nói: “Luôn có một kẻ ác trong Giáo hội ngay từ đầu và hiện vẫn còn kẻ ác trong Giáo hội”, nhưng ngài nói thêm: bất chấp tất cả những điều đó, “vẫn còn nhiều điều tốt đẹp hơn”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tổng Giáo Phận Huế: Thánh lễ Truyền chức Phó tế và mừng kính Thánh Giuse-Bổn mạng Đức Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Huế
Trương Trí
08:31 19/03/2019
Tổng Giáo Phận Huế: Thánh lễ Truyền chức Phó tế và mừng kính Thánh Giuse-Bổn mạng Đức Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Huế

Sáng ngày 19 tháng 3, hòa cùng Giáo hội toàn cầu mừng kính trọng thể Thánh Giuse-Bạn Đức Maria. Tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam Huế, Tổng Giáo phận Huế đã long trọng tổ chức Thánh lễ truyền chức Phó tế cho 6 thầy thuộc Giáo phận:

Xem Hình

1/Phaolô Đào Ngọc Duy thuộc giáo xứ Chính tòa Phủ Cam

2/Simon Trương Duy Lam thuộc giáo xứ Sáo Cát

3/Phêrô Phạm Đình Lân thuộc giáo xứ Bến Củi

4/Phêrô Nguyễn Quang Long thuộc giáo xứ Tây Linh

5/Gioakim Bùi Khắc Nam thuộc giáo xứ Nam Đông

6/Gioan Baotixita Nguyễn Như Tuấn thuộc giáo xứ Nước Ngọt

Và 8 tu sĩ thuộc Dòng Thánh Tâm Huế:

1/Phêrô Nguyễn Xuân Bình gốc Giáo phận Hà Tĩnh

2/Tôma Bùi Duy Đặng gốc Giáo phận Bùi Chu

3/Laurenso Vũ Đức Điệu gốc Giáo phận Bùi Chu

4/Antôn Nguyễn Văn Đức gốc Giáo phận Hà Tĩnh

5/Antôn Phạm Văn Hưng gốc Giáo phận Bùi Chu

6/Giuse Nguyễn Văn Khánh gốc Giáo phận Bùi Chu

7/Phêrô Nguyễn Đình Phúc gốc Giáo phận Xuân Lộc

8/Phaolô Trần Đình Vẹn gốc Giáo phận Vinh

Mở đầu thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục chủ tế Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế nói lời cảm ơn Đức nguyên Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng đã luôn đồng hành với những sự kiện của Giáo phận. Ngài cũng cảm ơn Đức nguyên Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể sang hôm nay cũng đã đến chúc mừng lễ Thánh cả Giuse bổn mạng của ngài và gửi lời chúc mừng bổn mạng tất cả những ai mang bổn mạng Thánh Giuse, đồng thời cũng chúc mừng các tiến chức Phó tế hôm nay. Hôm nay chúng ta cùng với Giáo hội khắp toàn cầu mừng kính lễ Thánh cả Giuse bạn trăm năm Đức Trinh nữ Maria. Thánh Giuse được rất nhiều Cộng đoàn và nam giới chọn làm bổn mạng, trong đó có 30 linh mục thuộc Giáo phận mang Thánh hiệu Giuse. Cũng trong thánh lễ này, chúng ta mừng 14 thầy được tuyển chọn để truyền chức Phó tế, trong đó có 6 thầy thuộc Gióa phận và 8 tu sĩ thuộc Dòng Thánh Tâm cũng là dòng của Giáo phận. Ngài thay mặt Cộng đoàn chia vui với Giáo phận, chia vui với Dòng Thánh Tâm, và chia vui với gia đình các tiến chức.

Bước vào Nghi thức truyền chức, Cha Phó Bề trên Tổng quyền Dòng Thánh Tâm xướng tên các tiến chức và Cha Giuse Nguyễn Văn Chánh-Đại diện Đức Tổng Giám Mục đặc trách đào tạo linh mục-chủng sinh tiến cử lên Đức Tổng Giám Mục Giáo phận để ngài truyền chức Phó tế. Sau khi Đức Tổng Giám Mục chấp thuận, cộng đoàn vỗ tay chúc mừng.

Nghi thức truyền chức được tiếp tục với việc Đức Tổng Giám Mục đặt tay lên đầu các tiến chức và truyền chức phó tế và trao sách Phúc âm.

Các bà mẹ dâng lên Đức Tổng Giám Mục giây Phó tế và các linh mục Nghĩa phụ mang cho các thầy.

Sau Thánh lễ, Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh, thay mặt toàn thể Giáo phận chúc mừng Bổn mạng vị chủ chăn và trao tặng lẵng hoa tươi thắm để thể hiện tâm tình của đàn chiên.

Trương Trí
 
Giáo phận Xuân Lộc: Đức Cha Chánh Giuse gặp gỡ Giới Gia Trưởng Giáo Phận ngày Mừng Bổn Mạng Thánh Giuse
Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P
09:06 19/03/2019
Sáng Chúa Nhật 17/3/2019, hơn 2000 gia trưởng Giáo phận Xuân Lộc đã có ngày họp mặt Mừng Lễ Thánh Giuse, Bổn Mạng Giới Gia Trưởng của Giáo phận Xuân Lộc. Buổi gặp gỡ này được tổ chức tại Giáo xứ Ninh Phát, Giáo Hạt Gia Kiệm, cũng là giáo xứ Cha Giuse Phạm Duy Liễm vừa làm Cha xứ và cũng là Cha Đặc Trách Giới Gia Trưởng Giáo phận.

Trong ngày Họp Mặt Mừng Bổn Mạng này, quý Gia trưởng đã có thời gian để giao lưu, mở rộng những mối tương quan, thắt chặt tình huynh đệ, hiệp nhất và hiệp thông trong đức tin.

Xem Hình

Đặc biệt, chương trình được tổ chức với phần gặp gỡ giữa Cha Đặc Trách Giuse và gia trưởng, nhất là quý gia trưởng Giáo phận được đón tiếp, lắng nghe bài huấn từ rất sâu sắc và ý nghĩa từ Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo phận, cũng như được cùng Ngài suy niệm và mời gọi sống ơn gọi của mình trong biến cố biến hình và đời thường của người gia trưởng.

Chương trình được bắt đầu từ lúc 8g15 với phần đón tiếp, giao lưu, Cha Đặc trách gặp gỡ, giải lao.

9g40: Đức Cha Giuse đã gặp gỡ, chào mừng và chia sẻ huấn từ của Ngài đến các gia trưởng. Ngài nhấn mạnh rằng, những suy tư cũng như lời mời gọi của Ngài không chỉ dành cho hơn 2000 gia trưởng hiện diện, nhưng còn là muốn gửi đến tất cả mọi gia trưởng trong Giáo phận Xuân Lộc, với nhiều lý do đã không thể hiện diện được.

Bài huấn từ của Đức Cha Giuse dành cho gia trưởng thật dễ hiểu, rấtgần gũi, và thấm thía vì đã đụng chạm đến cảnh đời thực của mỗi người trong vai trò của một gia trưởng. Một gia trưởng thuộc Giáo xứ Thanh Hóa- Hạt Hòa Thanh chia sẻ “Con rất xúc động với bài chia sẻ của Đức Cha Chánh Giáo phận, bởi vì con cảm nhận như Đức Cha đang nói cho con, về cuộc đời của con. Quả thật, con thuyền đời con tròng trành bao phen…vì con cái, đến nỗi, con nghĩ, chắc vợ chồng con phải thôi đến nhà thờ vì bị quấy rối quá sức…nhưng rồi con đã quyết định…làm cho chính con thuyền của mình được vững, cho dẫu con không còn tài sản, phải đi ở trọ, nhưng tâm hồn con bình an, con đến được nhà thờ mỗi ngày…và con thuyền đó đã lướt đi…”

Trước khi đi vào các ý tưởng mời gọi các gia trưởng cần dõi theo Thánh Giuse để học và sống các nhân đức của Thánh Nhân, Đức Cha Giuse đã chia sẻ suy tư của Ngài về nghĩa cụm từ “gia trưởng”. Với Đức Cha, cho dẫu trong một xã hội đang có những người hiểu sai nghĩa về bình đẳng, quan niệm sai lệch về vị trí, vai trò, và giá trị giữa nam và nữ, thì nghĩa của từ “gia trưởng” trong một gia đình luôn có một vị trí quan trọng. Gia trưởng, họ là những người thuyền trưởng chính lèo lái con thuyền gia đình mình, một con thuyền đứng vững, hay bị lật chìm đều tùy thuộc vào khả năng của người gia trưởng. Họ phải là những người đứng mũi chịu sào, có khả năng đưa con thuyền gia đình lướt sóng, đến bến bình an.

Trong bài huấn từ dành cho gia trưởng, Đức Cha Giuse đi từ các nhân đức nổi bật của Thánh Giuse, dựa vào trình thuật từ Tin Mừng, cụ thể Mt 1, 18-25để giúp các gia trưởng nhìn thấy nơi Thánh Giuse một mẫu gương tuyệt hảo để dõi theo trong ơn gọi và sứ mạng là một gia trưởng trong gia đình. Một “Gia Trưởng Giuse”sống sự công chính đồng hóa với lòng thương xót, một “Gia Trưởng Giuse” có khả năng vượt lên trên những nỗi đau, những cảm xúc tiêu cực để không hành xử với những cách thế không có lòng thương xót, cho dẫu Thánh nhân có quyền thực hiện, một“Gia Trưởng Giuse” sẵn sàng đón nhận và thi hành ý muốn Thiên Chúa trong hoàn cảnh hết sức nan giải.

Và, với từng gia trưởng của Giáo phận Xuân Lộc,

Từ chính những điểm rất nổi bật nơi Thánh Giuse, Đức Cha Chánh Giáo phận chia sẻ một sự hiểu thấu với từng gia trưởng “Tôi tin rằng, bất kỳ ai trong số gia trưởng ở đây đều đã từng có trải nghiệm những giây phút tròng trành của gia đình mình, tùy theo cấp gió và sóng mạnh- nhẹ khác nhau, mà con thuyền bị tròng trành dữ dội, nhiều hay ít.” Chia sẻ điều này, Đức Cha Giuse khẳng định với các gia trưởng rằng, chẳng hề có một con thuyền gia đình nào chẳng bao giờ gặp thử thách. Đã là gia trưởng trong một gia đình, thì quý ông đều đã từng có ít nhiều kinh nghiệm về sự tròng trành nơi con thuyền gia đình mình. Bao phen nó như muốn bị lập úp vì “cấp gió- sóng” mạnh kinh khiếp, nếu may mắn gặp “sóng nhỏ- gió ít”, những “thành viên” trên thuyền cũng bị say sóng và mệt mỏi, và chán nản, tưởng chừng muốn mặc kệ, buông xuôi.

“Trong tương quan vợ chồng, trong tương quan cha mẹ với con cái, không lúc nào là không có vấn đề, không lúc nào là không có sự “tròng trành”, nghĩa là không hề thiếu vắng sự tròng trành…”

Vậy đâu là những phương cách giúp người gia trưởng giữ vững con thuyền gia đình mình?

“Hãy lấy Thánh Giuse là mẫu gương của việc khơi lên niềm hy vọng,” là lời khuyên của Đức Cha Chánh Giáo phận dành cho quý gia trưởng.

Gia trưởng Xuân Lộc: cậy dựa vào Chúa

Đức Cha Chánh Giuse giúp gia trưởng xác tin “Một khi chúng ta cậy dựa vào Chúa, con thuyền của chúng ta sẽ thoát ra khỏi được sự tròng trành, và chúng ta sẽ lèo lái, chèo chống, giữ được con thuyền gia đình của chúng ta vững, sẽ thoát được hiểm nguy của sự tròng trành trong đời sống hôn nhân- gia đình”.

Gia trưởng Xuân Lộc: chấp nhận hy sinh cho gia đình

Đó là lời khuyên nhủ dành cho các gia trưởng mà Đức Cha Giuse đã mong muốn quý ông thực hiện. Hy sinh, được xem là một đức tính không thể thiếu nếu người gia trưởng muốn giữ vững con thuyền của mình và làm cho con thuyền đầy ắp hạnh phúc. Hy sinh, quả là điều không dễ thực hiện chút nào. Nhưng, Đức Cha Giuse khẳng định “Với ơn Chúa, chúng ta có thể, dám chấp nhận hy sinh để chỉ với mục đích duy nhất, giữ vững cho con thuyền gia đình được bình an.”

Truyền động lực cho sự hy sinh, Đức Cha Giuse nói “ Chỉ cần chúng ta giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa, và Đức Mẹ, chúng ta sẽ làm được tất cả”.

Gia trưởng Xuân Lộc: trao dâng con thuyền gia đình của mình cho Thánh Giuse và Đức Mẹ hằng ngày

Từ Kinh “Xin hãy nhớ”, Đức Cha Giuse chia sẻ kinh nghiệm thiêng liêng trong sứ vụ mục tử Ngài rằng, “Tôi đã biến lời kinh này lên cả Đức Mẹ và Thánh Giuse để đọc mỗi sáng, dâng Giáo phận, dâng sứ vụ mục tử của tôi đang lãnh nhận lên cả hai Đấng ‘Lạy Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse, xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Mẹ và Thánh Cả mà kêu xin với lòng tin tưởng mà không được nhậm lời…’ Trong kinh đó, tôi dâng Giáo phận cho Thánh Giuse và Đức Mẹ, để xin Đức Mẹ và Thánh Giuse gìn giữ con thuyền giáo phận và dạy bảo, hướng dẫn tôi trong sứ vụ là Giám mục của Giáo phận.”

Từ kinh nghiệm thiêng liêng này, Đức Cha Giuse đã thúc giục các gia trưởng “Mỗi sáng, sau khi thức dậy, và đọc kinh dâng minh, cũng nên có một lời tín thác vào sự bầu cử và che chở của Đức Mẹ và Thánh Giuse. Cầu nguyện trước tiên cho gia đình của mình, cho Giáo họ, Giáo xứ, Giáo Hạt, Giáo phận, Giáo Hội Hoàn Vũ, cho quê hương, cho thế giới”.

Gia trưởng Xuân Lộc: sống đức tin đạo đức tốt để con thuyền gia đình bình an.

Đọc lại một chia sẻ rất chân tình của một gia trưởng cũng như chính bài học được tác giả rút ra, Đức Cha Giuse nhắc các gia trưởng nhớ rằng “ Sở dĩ con thuyền chúng ta tròng trành là vì đức tin của chúng ta yếu kém, nguội lạnh đời sống đạo đức bê trễ…không có một tương quan mật thiết với Chúa”. Và ngược lại, nếu người gia trưởng muốn con thuyền gia đình mình vững chèo, Đức Cha Giuse nhấn mạnh, quý ông cần phải có một đức tin vững mạnh, cậy dựa vào Chúa, có đời sống đạo đức tốt, có tương quan thân tình với Chúa.

Gia trưởng Xuân Lộc: với “con thuyền băng băng lướt sóng”- đồng hành với những gia đình đau khổ

Cuối cùng, Đức Cha Giuse gửi gấm mong muốn của Ngài về sự tài khéo lèo lái của người gia trưởng, khuyên nhủ quý ông phải cố gắng để con thuyền có được khả năng “băng băng lướt sóng” cho dẫu gặp khó khăn, thử thách, sóng gió bủa vây. Ngài nói “Để chúng ta gặp, đồng hành với những gia đình khó khăn như một chứng nhân. Chỉ cần nhìn vào gia đình của chúng ta là người khác được an ủi. Chỉ cần nhìn vào gia đình của chúng ta, là tha nhân, những người, gia đình đang đau khổ được khích lệ”.

Và, Đức Cha Giuse đã nâng tầm giá trị và sứ mạng của mỗi người gia trưởng trong gia đình và giáo phận trong những lời kết của bài huấn từ:

“Quý Gia trưởng đang làm một công việc hết sức lớn lao, khi lập lại sứ mệnh của Thánh Giuse, trong cuộc hành trình là gia trưởng của Gia đình Thánh Gia. Và quý gia trưởng được Chúa chúc phúc. Nhờ đó, gia đình Giáo phận được Chúa chúc phúc, con thuyền Giáo phận – cũng có lúc tròng trành, chỗ ít, chỗ nhiều- nhưng nhờ có quý gia trưởng sống thân tình với Chúa. Và từ tình nghĩa với Chúa, sẽ lan tỏa tình yêu thương đến mọi thành viên trong gia đình, đến những hàng xóm, dù là Công Giáo hay tôn giáo khác. Và như vậy, Giáo phận sẽ hạnh phúc, an vui và sớm trở thành Thánh Địa của Lòng Thương xót”.

Sau huấn từ, Ông Trưởng Ban Trị Sự Giới Gia Trưởng Giáo phận đã thay mặt mọi gia trưởng trong Giáo phận Chúc mừng Bổn Mạng Giuse của Đức Cha, mừng 48 năm Hồng Ân Linh Mục (27/3) và mừng 6 năm Kỷ niệm Đức Cha được Tấn phong lên hàng Giám Mục (5/4).

Tiếp sau phần gặp gỡ, huấn từ với quý gia trưởng, Đức Cha Chánh Giuse đã Chủ tế Thánh Lễ cầu nguyện cho mọi gia trưởng của Giáo phận. Cùng đồng tế với Đức Cha Giuse có Cha Đặc trách Giuse Phạm Văn Liễm, và quý Cha, cũng như sự hiện diện hiệp thông Thánh Lễ của quý nữ tu.

Ngày gặp gỡ Giới Gia Trưởng Giáo phận kết thúc sau bữa tiệc chia sẻ tình huynh đệ của quý gia trưởng với tất cả hồng ân của Thiên Chúa.

Tin và hình ảnh: Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P
 
Phỏng vấn cha bề trên tiên khởi dòng Cát Minh tại VN
Sr. Minh Du, OP
09:32 19/03/2019
Dòng Cát Minh Việt Nam được cất nhắc trở thành phụ tỉnh tước hiệu thánh Giuse, thuộc tỉnh Dòng Elia Hoa Kỳ. Nhân dịp này cha Giuse Trần Thăng Hưng, Bề trên tiên khởi đã dành cho VietCatholic một cuộc phỏng vấn.

Sr. Minh Du: Con xin kính chào Cha, xin Cha giới thiệu một chút về linh đạo Dòng Cát Minh ?

Lm. Giuse Trần Thăng Hưng:
Xin chào sơ Minh Du, Linh đạo của Dòng là cầu nguyện chiêm niệm, đời sống huynh đệ cộng đoàn và phuc vụ tha nhân. Ba giá trị này không có cái nào là thứ yếu hay trong yếu nhưng ba giá trị này đươc đan kết với nhau.

Sr. Minh Du Thưa Cha, vậy Dòng được thành lập từ khi nào và đến VN được bao nhiêu năm?

Lm. Giuse Trần Thăng Hưng : Dòng Cát Minh lấy tên gọi của ngọn núi Cát Minh ở Đất Thánh, Isarel. Nơi cách đây hơn 800 có những ẩn sĩ đến đó sống đời sống ẩn dật cô tịnh và cầu nguyện trong những hang động dưới chân Núi Cát Minh. Nhưng khi Hồi Giáo chiếm đóng toàn đất thánh, Nhà Dòng trở về Châu Âu và trở thành Dòng Khất Sĩ như Dòng Đa Minh và Phanxicô. Vì Vậy Dòng đã có mặt hơn 800 năm. Riêng tại Việt Nam, nhánh nam mới có mặt từ năm 1996.

Sr. Minh Du: Hiện nay có bao nhiêu linh mục và tu sĩ VN trong Dòng Cát Minh?

Lm. Giuse Trần Thăng Hưng :Hiện nay tu sĩ VN có 34 người trong số đó 23 linh mục. Và có 4 Tập sinh đang làm nhà tập ở nước ngoài cũng như có 17 em ứng sinh.

Sr. Minh Du: Quả là một đóng góp lớn cho Giáo hội Việt Nam về việc gia tăng linh mục, chỉ trong vòng 23 năm hiện diện tại VN và con số linh mục được đào tạo của Dòng cũng là con số ấy. Vậy thưa cha Dòng Cát Minh đang phục vụ những mảng nào tại VN ?

Lm. Giuse Trần Thăng Hưng Dòng Cát Minh không có một mục vụ cụ thể và nhất định nào. Mục vụ của Dòng Cát Minh dựa vào hai yếu tố chính đó là đáp lại nhu cầu của Giáo Hội và khả năng của từng tu sĩ. Tại Việt Nam, anh em linh mục tu sĩ đang dấn thân và mục vụ trong những việc dạy học tại Đại Chủng Viện, Học Viện, các Học Viện các Dòng Tu, Giúp tĩnh tâm, linh hướng, và có 4 linh mục đang giúp xứ tại Giáo Phận Ban Mê Thuột.

Sr. Minh Du: Xin cha chia sẻ một chút những cảm xúc khi Hội Dòng đặt cha làm cha Bề trên Phụ tỉnh đầu tiên tại VN ?

Lm. Giuse Trần Thăng Hưng ( cười ) Cảm giác đầu tiên của tôi là cảm kích trước sự yêu thương của các Anh em trong Dòng. Cảm nhận được tình thương sự quý mến cũng như sự tín nhiệm của anh em đã dành cho.

Sr. Minh Du: Dòng Cát Minh đã phải chuẩn bị những gì để có phụ tỉnh tại VN như ngày hôm nay ?

Lm. Giuse Trần Thăng Hưng Để trở thành phụ tỉnh, Tỉnh Dòng cũng có nhiều đắn đo, ngoài số lượng tu sĩ cần phải có, còn tính đến độ trưởng thành và khả năng độc lập để trở thành tỉnh sau này, vì việc trở thành phụ tỉnh là một bước để trở thành một tỉnh Dòng tự lập. Cách đây 6 năm trong các tu nghị của tỉnh Dòng, tu nghị đã bàn về việc Việt Nam trở thành Phụ Tỉnh. Cách đây 4 năm một uỷ ban được thành lập để nghiên cứu về việc có nên lập phụ tỉnh. Cách đây 3 năm một uỷ ban khác được lập ra để soạn quy chế cho phụ tỉnh. Tu Nghị Tỉnh Dòng vào tháng 6 năm 2018 đã biểu quyết bằng phiếu kín việc thành lập Phụ Tỉnh, sau đó được bề trên tổng quyền và hội đồng cô vấn tổng quyền chấp thuận qua sắc lệnh được ký vào ngày 15 tháng 10. Từ ngày 28 tháng 2 đến 1 tháng 3 Tu nghị đầu tiên của phụ tỉnh được nhóm họp để bầu ra các chức vụ và đưa ra các định hướng. Ngày 19 tháng 3 Lễ Kính Trọng Thể Thánh Giuse là ngày chính thức Dòng Cát Minh trở thành Phụ Tỉnh.

Sr. Minh Du: Đâu là những dự tính của Dòng Cát Minh trong nhiệm kỳ đầu tiên của Cha ?

Lm. Giuse Trần Thăng Hưng: Vì là phụ tỉnh đầu tiên nên việc đầu tiên là việc thiết lập các uỷ ban để phụ tỉnh hoạt động. Các uỷ ban cần được thiết lập là ơn gọi, đào tạo, tài chính, và xây dựng và phát triển. Các Uỷ ban này cùng với bề trên phụ tỉnh và ban cố vấn ngồi xuống hoạch định và đưa ra những kế hoạch làm việc và phát triển cho 3 năm tới.

Sr. Minh Du: Thay lời cho Cha Giám đốc và quý Anh chị Em cộng tác viên cũng như quý độc giả VietCatholic, con cám ơn những chia sẻ của Cha. Một lần nữa xin chúc mừng Dòng Cát Minh trong ngày thành lập Phụ tỉnh tại Việt Nam. Xin Thánh cả Giuse mà phụ tỉnh nhận làm bổn mạng sẽ luôn chăm sóc và hướng dẫn Quý Cha và quý tu sĩ của Dòng trong tình thương yêu và quan phòng của Thiên Chúa.

Lm. Giuse Trần Thăng Hưng : Xin cám ơn Sơ. Con cũng xin mượn dịp này gửi lời tri ân chân thành đến Cha Giám đốc VietCatholic, quý Tu sĩ, quý n Nhân xa gần đã nâng đỡ Dòng Cát Minh tại Việt Nam trong lời cầu nguyện cũng như những đóng góp cách này cách khác. Xin tiếp tục đồng hành với chúng con trong lời cầu nguyện để chúng con luôn chu toàn bổn phận một tu sĩ Cát Minh.Nguyện xin Đức Mẹ núi Cát Minh cũng luôn chúc lành cho quý Cha và Anh Chị Em độc giả.

Lễ thánh Giuse 19/3/2019
 
Nhân Ngày Thánh Thể X sắp tới, đôi giòng về Ngày Thánh Thể đầu tiên tại Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm, Kerens, TX
Trần Mạnh Trác
15:03 19/03/2019
Ngày 6 cho tới 9 tháng 6 tới đây, Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm ở Kerens, TX, sẽ tiếp tục tổ chức một đại hội 3 ngày mang tên Ngày Thánh Thể X (lần thứ 10) với chủ đề “Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất” (Lc 24,31).

Thấm thoát 10 năm rồi à? là tâm sự ‘ngỡ ngàng’cuả tôi sau khi đọc thông cáo cuả đan viện! Ký ức chợt vội vã kéo về và khi lần giở những bài đã viết và những hình ảnh đã thâu, đã gợi ra một thứ tình cảm ‘rộn ràng’, một sự trộn lẫn giữa cái nuối tiếc “Vang bóng một thời cuả Nguyễn Tuân” và cái mất mát “Nửa hồn thương đau cuả Phạm Đình Chương” lúc đi tìm “một thoáng hưong xưa.”

Chúng tôi vốn sống ở Dallas cách đan viện 80 miles nhưng thường giao lưu với bạn bè người Mỹ sống trong vùng có chung một phong cảnh, lịch sử, điạ lý, môi sinh; cho nên lúc đó đã viết một phóng sự để giới thiệu vùng nông trại Kerens vắng vẻ và còn xa lạ với người VN, và cổ động cho Đan Viện vừa mới được thành lập và Ngày Thánh Thể lúc khởi đầu. Vậy nhân dịp 10 năm kỷ niệm này, cũng xin kính mời quí độc giả xem lại bài cũ đã đăng đó Đan viện Biển Đức Thiên Tâm (Kerens, Texas) tổ chức đại hội Thánh Thể

Ngày nay, các khu đất lầy lội với cỏ cao đến lưng người đã được thay thế bằng những con đường xi măng rộng rãi và những cơ sở sinh hoạt có máy điều hoà không khí thoáng mát. Hai hội trường rộng mênh mông đủ chỗ chứa cho 2 ngàn người tham dự các buổi giảng thuyết, và đồng thời còn được dùng làm chỗ tạm nghỉ cho những bậc cao niên.

Có lẽ nếu đi tìm phong cảnh ngày xưa còn sót lại, thì bây giờ chỉ còn là chiếc hồ nước dùng làm hậu cảnh cho một lễ đài uy nghiêm và cánh rừng cây xanh mát dùng làm chổ cắm trại cho khách hành hương từ phương xa.

Nhưng có lẽ những thay đổi về con người đã là những gì gây xúc động mạnh mẽ nhất. Một cảm xúc bùi ngùi ập đến khi nhìn lại hình ảnh của nhiều vị mà ngày nay đã vĩnh viễn ra đi, những em bé còn ngây thơ ngày ấy thì nay đã trở thành những sinh viên đại học đầy ý chí và những người cùng lứa tuổi với tôi…hồi đó chỉ mới có chút tóc hoa râm mà thôi thì nay đã … tóc bạc như vôi!

Cho nên tuy chỉ có 10 năm thôi mà đã đủ để đem đến một sự thấm thiá về cái mỏng manh cuả kiếp phù sinh, nếu không có ai nhắc nhở tới nữa thì sẽ đi vào vùng bóng đêm quên lãng. Và vì thế mà nhân dịp Ngày Thánh Thể lần thứ 10 này chúng tôi sẽ thu góp những hình ảnh cuả các Ngày Thánh Thể trước, để mang đến cho quí vị đã từng tham gia một chút kỷ niệm hồi tưởng và cho các vị sẽ tham gia một chút quà gọi là “hương đồng cỏ nội”, để cho quí vị làm quen với phong cảnh, lịch sử và nếp sinh hoạt cuả những ngày đại hội được tổ chức hàng năm này.

Món quà đầu tiên sẽ là album “Flashback Ngày Thánh Thể đầu tiên 2010:” Xin mời xem hình ảnh
 
Giáo Phận Đà Nẵng Cử Hành Thánh Lễ Kính Thánh Giuse 19 / 3 / 2019
Tôma Trương Văn Ân
15:30 19/03/2019
Lúc 17 giờ 15 chiều Thứ Ba 19. 3. 2019, tại nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng, dân Chúa Giáo phận Đà Nẵng đã quây quần bên Đức Cha Giuse, Giám mục Giáo phận, cùng hiệp dâng Thánh lễ do Đức Cha chủ sự, Mừng kính Thánh Cả Giuse, Bổn mạng của Giáo Hội, Bổn mạng Hội Thánh Việt Nam, bổn mạng nhiều: Dòng tu, Tu hội, Đoàn thể, Giáo xứ, quý Đức Cha, Quý Cha và rất nhiều quý Ông.

Xem Hình

Đức Cha Chủ sự đã mời gọi cộng đoàn học gương Thánh Giuse: Cảm nhận tình yêu thương của Thiên Chúa, sống khiêm nhường, thưc thi ý muốn của Thiên Chúa, mau mắn đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa, sẵn sàng cộng tác với Chúa Giê-su, thưc thi những điều Chúa muốn trong cuộc đời của mình trong hiệp nhất yêu thương và sẻ chia. Mỗi người biết đón nhận Lời Chúa với lòng tín thác trông cậy, chấp nhận một chương trình mới, một thử thách mới. Chúng ta còn học nơi Thánh nhân vấn đề đối nhân xử thế trong mọi biến cố cuộc đời, không hoảng loạn, nghi ngờ nhưng thinh lặng trong tin tưởng, yêu thương, thinh lặng để suy nghĩ, thinh lặng trong cầu nguyện.

Trong Thánh lễ, cộng đoàn cầu nguyện cách đặc biệt cho Đức Cha Giuse đương kim, Đức Cha Giuse nguyên Giám mục giáo phận Đà Nẵng, cho Quý Cha, quý Ông và các Hôi Dòng Đoàn thể nhận Thánh Giuse trong ngày Lễ Bổn mạng.

Sau lời nguyện hiệp lễ, Cha Bonaventura Mai Thái – Tổng Đại diện đã đại diện cộng đoàn nói lên tâm tình thảo hiếu của đoàn con Giáo phận, Cha đã dâng lời tạ ơn Chúa và Thánh Cả Giuse đã đồng hành với Đức Cha và mừng lễ Bổn mạng Đức Cha. Khi nhận Sứ vụ Giám mục, Đức Cha đã chọn khẩu hiệu Ad Gentes ( Đến với muôn dân), đây là giấc mơ của Đức Cha đã đang thực hiện tại Giáo phận Đà Nẵng, vì trong suốt 3 năm qua ( 12 / 4 / 2016 – 2019) Đức Cha nhận sứ vụ mục vụ Giáo phận Đà Nẵng, Đức Cha đã giáo huấn và chia sẻ về tôn chỉ định hướng mục vụ của Đại Hội dân Chúa năm 2012: “ Hiệp nhất, sống Đức tin và loan báo Tin mừng”. Cha Tổng đã cám ơn Đức Cha vì thao thức, ôm ấp, hoài bảo của Đức Cha thực hiệp cho Giáo phận, và lời hứa cộng đoàn cộng tác hiệp nhất với Đức Cha và xin Thiên Chúa thực hiện những gì Chúa muốn thực hiện nơi Đức cha..

Trong dịp này Cha Tổng đại diện đã đại diện cộng đoàn mừng lễ 25 Cha và 2 Thầy Phó tế của Giáo phận, Quý Đoàn thể và quý ông nhận Thánh Giuse làm bổn mạng.

Đáp từ, Đức Cha cám ơn Cha Tồng và cộng đoàn. Đức Cha cũng cám ơn Quý cha, các Đoàn thể, Giáo xứ, n nhân và mọi thành phần dân Chúa đã chia sẻ, thăm và cầu nguyện cho Đức Cha nhân ngày lễ bổn mạng. Đức Cha nói lên giấc mơ cộng đoàn Giáo phận “Hiệp nhất, sống đức tin và loan báo Tin mừng” và giấc mơ gần là sớm hoàn thành ngôi nhà Hưu cho các Linh mục lớn tuổi, và một giấc mơ xa hơn là có ngôi nhà thờ thật lớn trong Giáo phận với sự đồng hành của mọi thành phận dân Chúa trong Giáo phận. Giấc mơ đó chỉ thực hiện được, nếu cộng đoàn đều mơ những ước mơ của sự vuông tròn của sự hiệp nhất yêu thương, đỡ nâng đồng hành. Đức Cha nói lên sự thao thức đồng hành với từng thành phần dân Chúa của giáo phận, sự tin mến, sự trao gửi, buồn lo, khó khăn thử thách của mổi gia đình, mỗi cộng đoàn cũng là lo lắng thao thức đồng hành của Vị mục tử Giáo phận.

Xin Thiên Chúa tuôn đổ phúc lành trên mỗi người mỗi cộng đoàn trở thành hoa trái của lòng tin, của ơn Chúa, tâm tình tri ân, nghị lực cam đảm thể hiện lòng thương xót Chúa trong thời đại hôm nay, để Luôn cảm nhận hạnh phúc, bình an, hiệp nhất và yêu thương.

Tôma Trương Văn Ân
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đường Hội Thánh Đi Là Đường Hiệp Thông
Gioan Lê Quang Vinh
08:23 19/03/2019
Đường Hội Thánh Đi Là Đường Hiệp Thông

Mới đây có một vài người có lẽ không hiểu rõ đường lối Tòa Thánh và cũng không hiểu đường lối mà các vị Giám Mục khả kính của Việt Nam trong các thập niên qua theo đuổi, nên đã vội vàng kết luận là “Tòa Thánh cũng thỏa hiệp có sao đâu” và “đường lối các Giám Mục Việt Nam cứng rắn ấy là sai”. Những người này có biết chút ít về đường lối Giáo Hội mà kết luận võ đoán như thế cũng gây ngạc nhiên đau buồn cho người nghe.

Thứ nhất, bảo rằng Tòa Thánh thỏa hiệp là không hiểu được vấn đề ngoại giao cũng như mối bận tâm mục vụ của các Đấng chủ chăn. Đường lối ngoại giao của Tòa Thánh luôn mong muốn có sự hiệp thông và mong cho Giáo Hội toàn cầu được xã hội tôn trọng. Thế nhưng có những xã hội vẫn còn giữ sự thù hằn và hiềm khích đối với Giáo Hội. Trong những trường hợp này, Tòa Thánh khôn ngoan tìm phương thế hữu hiệu nhất để vừa duy trì mối bang giao với các quốc gia vừa giúp cho Giáo Hội địa phương phát triển.

Chẳng hạn về vấn đề Trung Quốc, Cha Federico Lombardi, cựu giám đốc Văn phòng báo chí Tòa Thánhviết“các thảo luận giữa Tòa Thánh và Trung quốc cần có một “vài từ bỏ” và phải có một “cái nhìn chung”.

Tuy vậy, Tòa Thánh vẫn cứng rắn trong những vấn đề cốt lõi. Chúng ta đọc thấy thông tin Tòa Thánh: “Nhưng vấn đề phong các giám mục không phải là tất cả. Chúng ta lưu ý rằng đầu năm 2018, trong buổi gặp ngoại giao đoàn đầu năm, Đức Phanxicô không nhắc đến Trung quốc. Tuy nhiên ngài dành một đoạn dài trong bài diễn văn để nói về tự do tôn giáo. Bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng lấy làm tiếc về các vi phạm quyền tự do tôn giáo, gây ra “chủ nghĩa cực đoan” hoặc “loại trừ ra khỏi xã hội”, thậm chí còn có các “hình thức bách hại tín hữu”.

Thứ hai, về vấn đề “đối thoại”. Một vị Giám mục Việt nam khẳng định “không thể đối thoại khi không có cùng ngôn ngữ”. Tuy nhiên, hiểu đối thoại như trao đổi để tìm giải pháp chung thì vẫn là điều phải làm. Ngoài ra, mỗi vị Giám Mục tùy hoàn cảnh và tùy địa phương mà “lên tiếng lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện’. Những người đứng ngoài cuộc nhiều khi không hiểu được hoàn cảnh địa phương nên có cái nhìn không thực tế.

Gần đây người ta hay nhắc lại mẫu gương hào hùng của các Giám mục ở miền Bắc một thời. Trong Hồi Ký của Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng, người ta đọc thấy cuộc sống và hoạt động của các Giám Mục như những chứng nhân kiên trung, thúc đẩy người tín hữu giáo dân giữ vững đức tin trong những thời khắc gian nan nhất.

Nếu nhìn các ngài theo cái nhìn phiến diện, có người không hiểu và không đồng cảm được với các ngài. Nhưng những người này không hiểu được rằng Giáo huấn Xã Hội Công Giáo dạy “Giáo Hội có nghĩa vụ phải tố cáo mỗi khi tội có mặt” và “Giáo Hội là thành lũy bênh đỡ phẩm giá con người” và “Giáo Hội dạy cho con người biết các đòi hỏi của công lý và hoà bình phù hợp với sự khôn ngoan của Thiên Chúa”

Giáo Hội dạy rõ ràng: khi Giáo Hội “chu toàn sứ mạng công bố Tin Mừng là Giáo Hội làm chứng cho con người, nhân danh Đức Kitô: làm chứng cho phẩm giá của con người, cho ơn gọi sống hiệp thông giữa mọi người với nhau”.

Như thế, đường Hội Thánh đi là đường hiệp thông. Tất cả những gì Hội Thánh thực hiện là nhằm tạo mối dây hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau. Hiệp thông hoàn toàn khác với thỏa hiệp. Thành ra việc hiểu đúng về mầu nhiệm hiệp thông sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đúng về Mẹ Hội Thánh.

Và cũng chính vì sự hiệp thông mà chúng ta phải liên kết, gắn bó với anh chị em đang đau khổ. Không thể vin vào cớ “hòa bình” để phủi tay trước những khốn khó mà anh chị em mình đang gánh chịu. Nhận định rằng “sự cứng rắn là sai lầm” sẽ dẫn chúng ta đến chỗ coi thường giáo huấn “làm chứng cho phẩm giá con người”. (xin xem HTXHCG phần Nhập Đề: Một Nền Nhân Bản Toàn Diện và Liên Đới).

Bài viết này không mang tính nghiên cứu, chỉ xin ghi lại vài suy nghĩ trước những nhận định không công bằng đối với các chủ chăn. Rất mong chúng ta có cái nhìn toàn diện và thấu đáo để cùng chung tay xây dựng Giáo Hội.

Gioan Lê Quang Vinh







 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Được phép dùng nhạc ghi âm sẵn trong Thánh lễ không?
Nguyễn Trọng Đa
15:24 19/03/2019
Giải đáp phụng vụ: Được phép dùng nhạc ghi âm sẵn trong Thánh lễ không? Nói thêm về ngôn ngữ ký hiệu

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Trong trường hợp một giáo xứ nhỏ, mà không có đàn phong cầm hay dương cầm, hay người có tài năng âm nhạc, để dẫn dắt hát, liệu có thể sử dụng nhạc ghi âm sẵn trong Thánh lễ để giúp mọi người hát không? - N. B., Arlington, Texas, Hoa Kỳ.


Đáp: Chúng tôi đã trả lời một câu hỏi tương tự vào ngày 23-11-2004. Chúng tôi sẽ sử dụng lại một số tài liệu này với vài cập nhật.

Một ít quy định về điểm này thường rõ ràng cấm sử dụng nhạc ghi âm sẵn trong phụng vụ. Điều này cũng tất yếu bao gồm nhạc đệm được cài đặt sẵn để hát trực tiếp, một khả năng được cung cấp bởi đàn phong cầm hiện đại.

Các tài liệu chính liên quan đến âm nhạc trong nhà thờ luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ca hát, và cho rằng sự hiện diện của các nhạc công được coi là một thành phần của cộng đoàn.

Huấn thị năm 1958 “De Musica Sacra” (Thánh nhạc) do Bộ Phượng tự ban hành, nêu rõ: “Cuối cùng, chỉ các nhạc cụ được chơi bởi hành động cá nhân của nghệ sĩ mới có thể được nhận vào phụng vụ thánh, chứ không phải các nhạc cụ hoạt động cách tự động hay máy móc”.

Tài liệu này đi sau thông điệp năm 1955 của Đức Giáo Hoàng Piô XII, “Musicae Sacrae” (thánh nhạc), trong đó Ngài nhấn mạnh rằng nhạc phụng vụ là “nghệ thuật thật sự”, nếu nó là một hành động thờ phượng và ngợi khen Thiên Chúa.

Mặc dù các tài liệu này ra đời trước Công đồng chung Vatican II, nhưng hầu như không có gì trong các văn kiện công đồng hoặc hậu công đồng, có thể mâu thuẫn với các nguyên tắc đã được nêu ra, hoặc làm mất hiệu lực giá trị qui phạm tổng quát của chúng.

Thật vậy, việc Công đồng nhấn mạnh, rằng dàn hợp xướng và các nhạc công tạo thành một phần của cộng đoàn phụng vụ, còn củng cố giả định chống lại việc sử dụng âm nhạc cơ học.

Theo các tài liệu trên, tốt hơn là nên hát mà không có âm nhạc đệm kèm, chứ không nên hát với tiếng đàn nhân tạo.

Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói:

“39. Thánh Tông Ðồ khuyên kitô hữu, lúc hội họp trông đợi Chúa đến, hãy cùng nhau hát những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thánh Thần linh hứng (x. Cl 3,16). Quả vậy, hát là dấu chỉ niềm vui trong tâm hồn (x. Cv 2,46). Bởi đó, thánh Au-gút-ti-nô nói đúng: "Người nào yêu thì hát". Và ngay từ ngàn xưa, câu: "Ai hát hay là cầu nguyện gấp đôi" đã trở thành ngạn ngữ.

“40. Vậy việc sử dụng ca hát trong cử hành Thánh Lễ phải là điều quan trọng, sau khi đã lưu ý đến cách cảm nghĩ của mỗi dân tộc và khả năng của mỗi cộng đoàn. Dù không luôn luôn cần phải hát tất cả các bản văn tự chúng đã được trù liệu để hát, chẳng hạn trong các Thánh Lễ ngày thường, nhưng trong các cử hành vào Chúa Nhật và lễ trọng thì lo sao đừng thiếu tiếng hát của các thừa tác viên và dân chúng”.

Trong phần sau, cũng tài liệu này (trong số 312) nói:

“312. Phải dựa vào cấu trúc của thánh đường mà xếp chỗ cho ca đoàn, để cho thấy bản chất của ca đoàn là thành phần của cộng đoàn tụ họp và giữ một phận vụ riêng biệt, để ca đoàn dễ dàng thực hiện phận vụ mình, và mọi ca viên thuận lợi tham dự đầy đủ vào Thánh Lễ, nghĩa là tham dự bí tích Thánh Thể” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).

Các nguyên tắc tương tự cũng có giá trị cho các nhạc công phong cầm và các nhạc công khác.

Cũng vậy, có một trường hợp trong đó các quy định phổ quát đã cho phép ca hát với nhạc ghi âm sẵn, có phần khá rụt rè, trong Hướng Dẫn Thánh lễ Trẻ em. Số 32 của tài liệu nói:

“Tuy nhiên, cần phải luôn chú ý rằng nhạc đệm không lấn át tiếng hát hoặc trở thành một thứ gây xao lãng hơn là giúp đỡ trẻ em. Âm nhạc phải tương ứng với mục đích dành cho các giai đoạn khác nhau, mà ở đó nhạc được phát trong Thánh lễ.

Với các biện pháp phòng ngừa này và với sự thận trọng đặc biệt, nhạc ghi âm sẵn cũng có thể được sử dụng trong Thánh lễ dành cho trẻ em, phù hợp với các quy định được thiết lập bởi các Hội đồng Giám mục”.

Một số Hội đồng Giám mục cũng đã công bố các hướng dẫn về chủ đề này, thí dụ, tài liệu “Sing to the Lord” năm 2007 của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ nói:

“93. Nhạc ghi âm thiếu đi tính xác thực mà chỉ cộng đoàn phụng vụ sống động quy tụ lại để cử hành phụng vụ thánh mới có thể đem lại được. Nhạc ghi âm rất ích lợi khi được sử dụng ngoài phụng vụ để giúp học hỏi những bản nhạc mới, còn theo nguyên tắc chung, không được phép sử dụng nhạc ghi âm trong phụng vụ.

“94. Cần ghi nhận một số trường hợp ngoại lệ về việc sử dụng nhạc ghi âm. Nhạc ghi âm có thể được phép sử dụng để đệm theo tiếng hát của cộng đoàn khi đang đi rước ngoài Thánh lễ, và được dùng một cách cẩn trọng khi cử hành Thánh lễ dành cho trẻ em. Đôi lúc, được dùng để giúp cầu nguyện, thí dụ: trong thời gian thinh lặng dài khi cử hành bí tích Hòa giải chung. Tuy nhiên, nhạc ghi âm không khi nào được thay thế việc ca hát của cộng đoàn” (Bản dịch của Ủy ban Thánh nhạc thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, trong Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc, số 88-89).

Một tài liệu tương tự của Hội đồng Giám mục Canada đã được ban hành năm 2015, nêu rõ:

“33. Giọng hát con người. Giọng hát con người phải luôn giữ một vị trí chính trong việc tạo ra âm nhạc của Hội Thánh. Vì lý do này, nhạc ghi âm sẵn không bao giờ được thay thế cho tiếng hát của cộng đoàn, và cũng không thay thế chức năng của các nhạc công khác. Chỉ trong những trường hợp cấp thiết, nhạc ghi âm sẵn mới có thể được sử dụng trong phụng vụ cho mục đích hỗ trợ tiếng hát của cộng đoàn”.

Sau đó Tài liệu nhắc lại nguyên tắc này, khi đề cập đến âm nhạc trong lễ cưới ở số 137.

Tuy nhiên, thật kỳ lạ, khi nói đến các trường hợp ngoại lệ là “trường hợp cấp thiết”, chú thích đề cập đến Hướng dẫn Thánh lễ Trẻ em, Số 32. Đây có vẻ là phần mở rộng của một ngoại lệ giới hạn đối với các trường hợp rộng hơn.

Mặt khác, Hội đồng Giám mục Ý đã đi xa hơn và rõ ràng đã cấm sử dụng nhạc ghi âm sẵn trong phụng vụ. Sự cấm đoán này thậm chí còn bao trùm cả Thánh Lễ Trẻ em, bằng cách kêu gọi sự chú ý đến sự cần thiết của “tính xác thực” của các dấu hiệu phụng vụ quan trọng, chẳng hạn ca hát, và hơn nữa, “nhấn mạnh đến bổn phận giáo dục ca hát cho cộng đoàn trẻ em, để họ tham dự vào việc Cử hành thánh”.

Vì lý do này, Hội đồng Giám mục nói: “Thật là tốt khi dùng nhạc ghi âm sẵn đễ tập hát ngoài Thánh lễ, nhưng không được phép sữ dụng nhạc ghi âm sẵn trong Thánh lễ”.

Lý do mà Hội Thánh nhấn mạnh vào điểm này là rằng việc sử dụng âm nhạc trong phụng vụ luôn là để nâng cao chất lượng cầu nguyện phụng vụ, và không bao giờ có thể được coi là giải trí.

Trong thực tế, nhạc ghi âm sẵn không thể phục vụ cùng chức năng như thế..

Sau khi tôi trả lời ngăn gọn ngày 5-3-2019 vể việc chủ tế sử dụng ngôn ngữ ký hiệu trong Thánh lễ, một linh mục Anh Quốc đã cho tôi biết một sự phát triển mà tôi chưa biết. Xin mời đọc:

“Tôi có thể lôi kéo sự chú ý của cha đến Kinh nguyện Thánh Thể duy nhất dành cho người khiếm thính được sử dụng ở Anh và xứ Wales. Nó đáp ứng cho một số vấn đề được nêu ra trong Liturgy Q&A (hỏi đáp Phụng vụ) mới đây.

“Kinh nguyện Thánh Thể dành cho người khiếm thính được phép sử dụng ở Anh và xứ Wales, và chỉ được sử dụng trong một cộng đoàn người khiếm thính, và được chính chủ tế sử dụng ký hiệu. Kinh nguyện này không bao giờ được sử dụng mà không dùng ký hiệu”.

Một độc giả tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, đã viết: “Gợi ý duy nhất của con là dùng từ ngữ “ký hiệu, signs” thay vì “cử chỉ, gestures”.

Người này cũng hỏi: “Trong khi nói về verbum mentis (tỉnh trí), liệu sự này có thể chấp nhận được không, khi đọc Thần vụ hoặc làm phép đồ vật mà không có ai hiện diện chăng?

Tôi sẽ nói là không. Trên thực tế, tất cả phụng vụ về cơ bản là tiếng nói và công khai, và nguyên tắc bao trùm cũng sẽ được áp dụng cho các sự làm phép.

Một ngoại lệ có thể xảy ra là việc đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Mặc dù lý tưởng là rằng giờ Kinh là phải đọc lớn tiếng và trong cộng đồng, nhưng không có vẻ rằng trong việc đọc riêng tư phải có yêu cầu phát âm lớn tiếng.

Lý luận của tôi là rằng các quy tắc đã từng quy định rằng các linh mục ít nhất phải nhấp môi của họ khi đọc thần vụ, ngay cả khi họ không phát ra tiếng. Quy định này không còn tồn tại trong các sách chính thức.

Khi một chỉ thị chữ đỏ rõ ràng bị loại bỏ, điều này thường có thể được coi là được thực hiện một cách có ý thức bởi nhà làm luật, và không phải là một sự giám sát. Do đó, chữ đỏ mới được thực hiện cách đơn giản, mà không cần phải tham khảo chữ đỏ cũ như sự hướng dẫn.

Tôi đề cập đến vấn đề này liên quan đến các chữ đỏ đặc biệt và rất chính xác, chứ không liên quan đến các nguyên tắc chữ đỏ nói chung, vốn có thể được sử dụng để giải thích và làm sáng tỏ phụng vụ hiện tại trong nhiều trường hợp. (Zenit.org 19-3-2019)

Nguyễn Trọng Đa

https://zenit.org/articles/taped-music-at-mass/
 
VietCatholic TV
Câu chuyện: Nếu đã thấy hỏa ngục, bạn còn cười được không?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
13:10 19/03/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Câu chuyện: Nếu đã thấy hỏa ngục, bạn còn cười được không?

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong tuần qua, Đức Thánh Cha và các vị lãnh đạo tại Tòa Thánh đã rời Vatican đi tĩnh tâm Mùa Chay cho đến sáng thứ Sáu, 15 tháng Ba.

Cuối chương trình chúng tôi sẽ có bài tường thuật về những lời cám ơn của Đức Thánh Cha dành cho vị giảng thuyết là cha Bernardo Francesco Maria Gianni.

Tuy nhiên, trước hết chúng tôi sẽ dành chương trình đặc biệt này để trình bày về một vấn đề đang gây ra nhiều tranh cãi.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Dan Hitchens, thần học gia, phó tổng biên tập tờ Catholic Herald, nhận xét rằng giáo lý về hỏa ngục là một trong những tín điều bị công kích mạnh nhất ngày nay. Thật thế, hôm 5 tháng Ba, một ngày trước thứ Tư Lễ Tro, Vinson Cickyham tấn công tín điều này trên tờ New York Times, và khuyên người Công Giáo nên từ bỏ tín điều đó đi vì, theo Cickyham, nó “ngăn con người đến với đức tin vào một Thiên Chúa yêu thương”.

Một cuộc tấn công khác đã diễn ra vào đúng ngày thứ Năm Tuần Thánh năm ngoái 2018.

Eugenio Scalfari, 93 tuổi, một người vô thần, đồng sáng lập nhật báo La Repubblica, tuyên bố hôm thứ Năm Tuần Thánh rằng hai ngày trước đó Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong một cuộc phỏng vấn dành cho ông ta rằng linh hồn của những kẻ tội lỗi đơn giản là “biến mất” khi chết, và “Không có địa ngục, chỉ có sự biến mất của linh hồn.”

Tin giả này là đầu đề của báo chí trên khắp thế giới và được truyền đi hầu như trên tất cả các phương tiện truyền thông thế giới.

Đức Hồng Y Raymond Leo Burke nói với tờ La Nuova Bussola Quotidiana “Điều đã xảy ra trong cuộc đàm thoại mới nhất dành cho Eugenio Scalfari trong Tuần Thánh và được công bố vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh là vượt quá khả năng có thể châm chước được”.

Ngài nhận xét thêm rằng:

“Một kẻ vô thần khét tiếng cho rằng mình đang tuyên bố một cuộc cách mạng trong giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo, nhân danh Đức Giáo Hoàng, phủ nhận sự bất tử của linh hồn con người và sự tồn tại của địa ngục, là một tai hoạ sâu sắc không chỉ cho nhiều người Công Giáo mà còn cho nhiều người lương dân tôn trọng Giáo Hội Công Giáo và các giáo lý của Giáo Hội, ngay cả khi họ không cùng quan điểm như thế.”

Theo Đức Hồng Y ngày mà Scalfari chọn để công bố bài báo - Thứ Năm Tuần Thánh – là đặc biệt xúc phạm vì nó là “một trong những ngày thánh thiêng nhất trong năm”.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trở lại cuộc tấn công mới nhất trên tờ New York Times, để trả lời cho ý kiến của Cickyham, Dan Hitchens có bài Making Sense of Hell – “Làm rõ ý nghĩa của Hỏa Ngục” đăng trên tờ FirstThings.

Ông viết như sau:

Án phạt đời đời chưa bao giờ là một tín điều được nồng nhiệt phổ biến, nhưng trái lại ngày nay đó là tín lý dường như đang bị đả phá mạnh nhất vào lúc này. Những nhà trí thức nổi danh như Stephen Greenblatt lắc đầu, nhếch mép trước giáo huấn đó. Các nhà thần học lập dị nặn óc nghĩ ra những lập luận chống lại tín điều ấy. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Giáo hội khi được hỏi về điều này, thường trả lời với sự mơ hồ và bối rối.

Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi Vinson Cickyham trên tờ New York Times gần đây chuyển hướng sang vặn hỏi người Công Giáo: “Những tín hữu hiện đại nào là những người không muốn phá bỏ rào cản tàn bạo, cũ kỹ này ngăn con người đến với đức tin vào một Thiên Chúa yêu thương? Loại thần nào lại vẽ ra một ranh giới cứng rắn như vậy giữa bạn bè và kẻ thù của ông ta, và giữ trong lòng mình một mối hận thù vĩnh cửu như thế? Chắc chắn sự từ bỏ khái niệm về hỏa ngục, ngay cả ý tưởng quên đi khái niệm ấy, cũng mang đến một chút nhẹ nhõm.”

Phản ứng ngay tức khắc của tôi là thông cảm với quan điểm của Cickyham, và chúng ta không nên đơn giản là bỏ ngoài tai những lời bình luận như vậy. Nhưng những lý lẽ đó cần được thử thách. Khi một phản ứng cảm xúc không thể đưa ra được một nền tảng luận lý mà nó dựa trên; khi nó liên quan đến một cái gì đó không biết đến nơi đến chốn; và khi những hệ quả của nó khó lòng có thể bảo vệ được thì an toàn nhất, chúng ta phải kết luận rằng cảm xúc ấy là sai lệch.

Chúng ta hãy bắt đầu với nền tảng luận lý. Tội lỗi đáng bị trừng phạt. May mắn là khi còn sống, chúng ta luôn có thể quay lại với lòng thương xót Chúa. Tuy nhiên, các triết gia nói với chúng ta rằng khi chết, linh hồn không còn có thể thay đổi những hướng đi của nó. Trước khi chết, chúng ta có thể đi hướng này hướng khác theo các cảm xúc và thói quen của chúng ta. Nhưng khi linh hồn bị tách ra khỏi cơ thể, khả năng thay đổi này kết thúc và chúng ta chỉ còn lại một định hướng duy nhất. Nếu chúng ta đã hướng về Thiên Chúa trước khi chết, chúng ta sẽ tìm thấy hạnh phúc. Ngược lại, nếu chúng ta đã chọn một hướng khác, chúng ta trong tình trạng đang mắc tội trọng, và hình phạt công bằng chúng ta phải chịu cứ tiếp tục như thế bao lâu chúng ta từ chối Thiên Chúa, và đó là mãi mãi vì chúng ta đã mất khả năng thay đổi. Cư dân địa ngục cứ tiếp tục quyết định số phận của mình như thế. Thánh Anphongsô Đệ Ligouriô viết: “Những kẻ bị lên án là những kẻ cố chấp trong tội lỗi của mình, đến nỗi cho dù Chúa có ban ân xá, lòng thù ghét Ngài sẽ khiến họ từ chối.”

Những nỗ lực để tìm ra sơ hở trong lý luận này, theo như tôi thấy, chưa hề thành công. Phản bác thực sự, tôi nghĩ, nặng về trực giác hơn là lý luận: người ta nói cho dù một số hình phạt là cần thiết đi nữa, địa ngục có phải là quá đáng hay không?

Nhưng ở đây, chúng ta thấy sự giản lược để nói theo kiểu “chắc chắn là…” về những điều chúng ta chưa hề nắm bắt được: ví dụ như sự ghê tởm của tội lỗi. Hầu hết chúng ta, nếu được yêu cầu ước tính tội lỗi của mình tồi tệ đến mức nào, sẽ nói rằng mặc dù chúng ta đã không luôn sống xứng đáng, nhưng chúng ta đã không làm tổn thương bất cứ ai, và nói cho cùng trong cái cuộc sống khó khăn này, nói chung thì chúng ta cũng là những người kha khá tốt, chứ không đến nỗi tệ. Chúng ta sẽ không đoán nổi, tình trạng của chúng ta sẽ ra sao nếu chúng ta chưa hề biết rằng Chúa đã đến trái đất này, chịu sỉ nhục và chịu tra tấn đến chết vì tội lỗi của chúng ta. Chúng ta có thực sự có chút manh mối nào về mức độ nghiêm trọng của những tội lỗi chúng ta đã phạm hay không? Tương tự như vậy, không ai trong chúng ta đã từng thấy một linh hồn trong tình trạng tội lỗi sẽ như thế nào sau khi chết, khi nhịp đập thôi thúc hướng đến những điều tốt đẹp của nó đã biến mất và không còn gì ngoài mong muốn xấu xa. Trong trường hợp như thế, tôi dựa vào cơ sở nào mà dám có ý kiến về thế nào là một hình phạt công bằng? Làm thế thì có khác gì bình luận về triển vọng Olympic của đội tuyển bóng rổ quốc gia Azerbaijan mà chưa từng google xem cái đội ấy chơi như thế nào và chưa từng biết gì về bóng rổ? Tôi nghi ngờ hầu hết những trực giác của chúng ta về sự nghiêm trọng của tội lỗi thậm chí còn tệ hại hơn khi ta suy đoán về bóng rổ mà chẳng biết gì về môn chơi ấy.

May mắn thay, chúng ta không hoàn toàn mù tịt về sự nghiêm trọng của tội lỗi, bởi vì chúng ta có sự hướng dẫn của Giáo hội. Không chỉ là những tuyên bố huấn giáo có thẩm quyền, mặc dù điều đó là quá đủ rồi, nhưng bên cạnh đó chúng ta còn có cơ man những thể hiện khôn ngoan của Giáo Hội trong suốt 2000 năm: đó là cách giải thích tiêu chuẩn của rất nhiều, rất nhiều câu trong Cựu Ước và Tân Ước; những bài giảng của các thánh, với những cảnh báo khủng khiếp của các ngài về đời sau; lời cầu nguyện từ ngàn xưa trong các Thánh lễ cầu xin cho chúng ta “thoát khỏi án phạt đời đời”; các nhà thần bí, kể cả những vị trong thế kỷ 20, đã từng nhìn thấy những thứ gần như khiến họ chết khiếp đi vì sợ hãi; các bức tranh như Địa Ngục của Dante và Ngày Phán Xét Cuối Cùng của Michelangelo.

Và rồi chúng ta có Thánh Thomas More. Trong phiên tòa xét xử mình, ngài đã nói rằng nếu ngài không nói sự thật thì “hãy cầu nguyện cho tôi để tôi không bao giờ phải đối diện với Chúa”. Chúng ta cũng có những trẻ Fatima, là những mục đồng đã thực hiện việc đền tội để giúp các linh hồn mồ côi, và để phát động một trong những việc sùng kính vĩ đại nhất trong thế kỷ 20. Chúng ta cũng có lời chứng của những nhà trừ quỷ, là những vị trong tiến trình giải phóng con người khỏi bị quỷ ám, đã nói chuyện với ma quỷ về kiếp sau. Bên cạnh đó, còn có vô số những người nam nữ thánh thiện đã đi rao giảng và chăm sóc người bệnh và dành phần lớn đời mình cho tình yêu; không phải hoàn toàn thì ít nhất một phần, bởi vì họ sợ những gì họ có thể phải nghe trong Ngày phán xét. Rồi còn cơ man những người nam nữ bình thường là những người đã buộc mình phải đi đến tòa giải tội, không hoàn toàn thì ít nhất cũng một phần bởi vì họ tin rằng họ cần được giải cứu khẩn cấp. Nếu Đạo Công Giáo là công việc của Chúa Thánh Thần, thì đây chắc chắn là một trong những sự thật mà Ngài muốn dẫn dắt chúng ta đến.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Ngay cả những người không theo đạo Công Giáo cũng sẽ phải đồng ý với những lời Chúa Giêsu đã rao giảng về chủ đề này, là những lời có lẽ Chúa đã chọn lọc để bẻ gãy tất cả các cố gắng xuyên tạc về hỏa ngục mà các học giả hiện đại ưa thích. Ngài nói, nhiều lần, về ngọn lửa không bao giờ tàn lụi. Thật khó để xuyên tạc điều này và gọi đó là ngọn lửa tình yêu của Chúa, bởi vì Ngài đã phán cùng những kẻ bị nguyền rủa: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó” (Mt 25:41), và Ngài còn mô tả theo nghĩa đen sự tuyệt vọng của địa ngục: “hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng.” (Mt 25:30) Chúa của chúng ta không có vẻ gì là đang đề cập đến một quá trình thanh luyện khó khăn nhưng cuối cùng sẽ có chút ánh sáng nào đó cuối đường hầm. Không đó là đời đời! Ngài có vẻ như đang cảnh báo về một số phận còn tệ hại hơn cả cái chết. Từ bỏ tín điều về địa ngục thì chung cuộc bạn sẽ phải xem Chúa Giêsu như thể một người không biết mình đang nói về cái gì. Đối với bất kỳ Kitô hữu nào, đó là một kết luận không thể chấp nhận được.

Có phải niềm tin vào địa ngục là một rào cản đối với niềm tin vào một Thiên Chúa yêu thương hay không? Rõ ràng là không, bởi vì các vị thánh, những người có cuộc sống tràn ngập tình yêu của Thiên Chúa và người lân cận, đã nhìn thấy thực tại địa ngục rõ ràng hơn bất cứ ai. Có lẽ điều này không quá ngạc nhiên: Nó có ý nghĩa rằng những người thực sự hiểu rõ Lòng Thương Xót của Thiên Chúa cũng hiểu một cách sâu sắc hậu quả của việc từ chối Lòng Thương Xót ấy là những gì.

Nhân đây, Như Ý cũng xin được kể câu chuyện sau:

Trong cuộc họp báo hôm 11 tháng 5, 2017 để giới thiệu về chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Bồ Đào Nha trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, ban tổ chức đã giới thiệu bức ảnh chính thức của 2 trẻ mục đồng đã từng thấy Đức Mẹ hiện ra, và sẽ được tuyên thánh một ngày sau đó.

Cả hai bức chân dung chính thức của Jacinta và Francisco Marto, được dùng trong lễ tuyên thánh, đều “héo hắt nụ cười”. Một số ký giả thắc mắc tại sao ban tổ chức không kiếm những bức chân dung nào bớt “nhăn nhó” một chút. Hai trẻ mục đồng này là những vị thánh – không phải là thánh tử đạo – là những vị thánh trẻ nhất trong Giáo Hội Công Giáo. Việc tuyên thánh của họ có thể giúp tăng cường đức tin cho những người trẻ và cả những người lớn.

Đức Cha Antonio dos Santos Marto của Leiria-Fatima nói:

“Chúng tôi thực sự không tìm ra được hình ảnh của hai người đang mỉm cười. Nếu bạn đã từng thấy hỏa ngục, bạn còn cười được không?”

Vào ngày 13 tháng 7 năm 1917, Đức Mẹ mời gọi ba trẻ dâng hy sinh để cầu cho kẻ có tội, Mẹ nói: “Các con hãy dâng những hy sinh để đền thay cho những người tội lỗi. Khi làm việc hy sinh, các con hãy thưa với Chúa những lời này: Lạy Chúa Giêsu, con xin dâng việc hy sinh này vì lòng mến Chúa. Xin cho kẻ có tội biết ăn năn trở lại và đền bù về những tội lỗi người ta đã xúc phạm đến Trái Tim vô nhiễm nguyên tội Mẹ Maria”.

Và Đức Mẹ đã cho ba trẻ thấy hoả ngục.

Đức Thánh Cha Phanxicô và hai vị tiền nhiệm của ngài đã tỏ ra chú ý đặc biệt đến những thị kiến của các trẻ mục đồng.

Đức Gioan Phaolô II đã phong chân phước cho họ vào năm 2000, Đức Bênêđictô XVI đã đến Fatima vào năm 2010, để kỷ niệm năm thứ mười của lễ phong chân phước này, và Đức Phanxicô nhanh chóng chấp thuận việc tuyên thánh cho họ.

Phát biểu của Đức Thánh Cha khi Giáo triều Rôma kết thúc tuần tĩnh tâm Mùa Chay

Hôm thứ Sáu 15 tháng Ba, buổi sáng cuối cùng của tuần tĩnh tâm Mùa Chay hàng năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ngỏ lời cám ơn vị giảng thuyết vì đã giúp ngài và 65 vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh trong tuần tĩnh tâm.

Bản văn của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết như sau:

Sau đây là những lời cám ơn của Đức Thánh Cha Phanxicô sáng nay gửi đến vị thuyết giảng trong tuần tĩnh tâm là tu viện trưởng Bernardo Francesco Maria Gianni của Tu viện San Miniato al Monte, khi kết thúc tuần tĩnh tâm ở Ariccia:

Tôi muốn cảm ơn bạn Bernardo, vì sự giúp đỡ của bạn trong những ngày này. Tôi đã bị đánh động bởi công việc của bạn đã giúp chúng tôi bước vào nhân loại, như Ngôi Lời đã làm; và đã giúp chúng tôi nhận ra Thiên Chúa luôn làm cho chính Ngài hiện diện trong nhân loại. Ngài đã làm như vậy lần đầu tiên khi Ngôi Lời nhập thể, nhưng Ngài vẫn tiếp tục hiện diện trong những dấu vết Ngài để lại trong nhân loại. Ngài vẫn hiện diện với chúng ta như khi Ngôi Lời nhập thể - indivisa et inconfusa – không chia cắt và không thể nhầm lẫn . Và công việc của chúng ta có lẽ là đi tiếp.

Tôi cám ơn bạn rất nhiều vì công việc này. Tôi cám ơn bạn đã nói về ký ức: về chiều kích “đệ nhị luật” này mà chúng ta thường quên mất; về hy vọng, công việc, sự kiên nhẫn, làm thế nào để chúng ta có được “ký ức về tương lai” là điều đưa chúng ta tiến về phía trứớc. Cám ơn bạn!

Và nó làm tôi bật cười khi bạn nói rằng một số người, khi đọc các tiêu đề của những bài suy niệm, có lẽ không hiểu giáo triều Rôma đã làm gì: có lẽ họ đã thuê một hướng dẫn viên du lịch để chỉ cho họ Florence và các nhà thơ của thành phố này. Và chính tôi trong bài tĩnh tâm đầu tiên cũng hơi mất phương hướng, nhưng rồi tôi hiểu ra thông điệp này. Cám ơn bạn.

Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về một tài liệu của Công Đồng [Vatican II] – đó là Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et spes – đây có lẽ là tài liệu đã gặp phải sự kháng cự mạnh nhất, ngay cả ngày nay. Và trong khoảnh khắc đó, tôi đã nhìn thấy bạn như thế: nghĩa là, với lòng can đảm của các Nghị Phụ khi các ngài ký vào tài liệu này. Tôi cám ơn bạn rất nhiều. Xin cầu nguyện cho chúng tôi, chúng tôi tất cả đều là những người tội lỗi, tất cả chúng tôi, nhưng chúng tôi muốn tiến bước trên con đường phục vụ Chúa. Cám ơn bạn rất nhiều, và xin thay mặt tôi và chúng tôi gởi lời chào đến các tu sĩ nhé. Cám ơn bạn!
 
Thánh Ca
Thánh Ca: Nếu Con Không Vác Thập Giá - Trình bày: Ca Sĩ Như Ý
VietCatholic Network
06:49 19/03/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News