Ngày 17-03-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 18/03: Sự Dữ và Sự Thiện - Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
03:17 17/03/2022

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các thượng tế và kỳ mục trong dân rằng: “Các ông hãy nghe dụ ngôn sau đây: Có chủ nhà kia trồng được một vườn nho; chung quanh vườn, ông rào giậu; trong vườn, ông khoét bồn đạp nho, và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa. Gần đến mùa hái nho, ông sai đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi. Bọn tá điền bắt các đầy tớ ông: chúng đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ. 36 Ông lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước; nhưng bọn tá điền cũng xử với họ y như vậy. Sau cùng, ông sai con trai mình đến gặp chúng, vì nghĩ rằng: ‘Chúng sẽ nể con ta.’ Nhưng bọn tá điền vừa thấy người con, thì bảo nhau: ‘Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó!’ Thế là chúng bắt lấy cậu, tống ra khỏi vườn nho và giết đi. Vậy khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia?” Họ đáp: “Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông.” Đức Giê-su bảo họ: “Kinh Thánh có câu: ‘Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta.’ Các ông chưa bao giờ đọc câu này sao?

Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Người sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi.”

Nghe những dụ ngôn Người kể, các thượng tế và người Pha-ri-sêu hiểu là Người nói về họ. Họ tìm cách bắt Người, nhưng lại sợ dân chúng, vì dân chúng cho Người là một ngôn sứ.

Đó là lời Chúa
 
Đủ lớn để mạo hiểm đánh cược
Lm. Minh Anh
18:10 17/03/2022

ĐỦ LỚN ĐỂ MẠO HIỂM ĐÁNH CƯỢC
“Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa!”.

Pliny the Elder, nhà văn Rôma cùng thời Chúa Giêsu, viết về việc xây một đài tưởng niệm cao hơn 30m. Hai vạn công nhân sẽ kéo dây và cần cẩu. Trách nhiệm và rủi ro thật lớn! Chỉ một sai sót, tháp sẽ đổ, huỷ hoại hàng năm trời làm việc. Nhà vua ra lệnh trói con trai của người kỹ sư vào đỉnh tháp; vua nghĩ, nó ‘đủ lớn để mạo hiểm đánh cược’ cho trách nhiệm của người kỹ sư!

Kính thưa Anh Chị em,

“Đánh cược”, cũng là một trong những chủ đề của Lời Chúa hôm nay! Ông chủ, người đã mua đất, và tự mình canh tác, xây dựng một vườn nho trước khi giao nó cho tá điền. Khi giao nó cho họ, ông không chỉ đơn giản là tìm lợi nhuận, nhưng còn muốn một người nào đó quản lý vườn nho của ông. Ông đánh giá nó ‘đủ lớn để mạo hiểm đánh cược’ mạng sống của con trai mình!

Thiên Chúa đã thiết lập vườn nho của Ngài là nhà Israel, hình ảnh báo trước của Hội Thánh mà Ngài đang đặt vào tay chúng ta; cùng lúc, Ngài ban Thánh Thần để hướng dẫn, trợ giúp. Ngài không chỉ giao cho chúng ta một công việc để làm, nhưng còn đặt vào tay chúng ta sự cứu rỗi đời đời linh hồn của những người khác một cách bí ẩn! Vườn nho Hội Thánh không đơn giản chỉ là một vật sở hữu; nhưng nó còn là một phần của những môn đệ Chúa Kitô. Nó là thành quả từ mồ hôi và máu của chúng ta khi chúng ta có bổn phận vun xới, chăm sóc và bảo vệ.

Với tất cả tình thương, ông chủ đã dành cho khu vườn nhà mình những gì tốt đẹp nhất. Ông rào dậu bên ngoài, xây bồn ép bên trong, và đặt tháp canh ở giữa. Ông không ở lại để giám sát chặt chẽ các tá điền; thậm chí, không đặt ra các quy tắc hay chỉ định các phương pháp canh tác; ông để các tá điền tự làm công việc khi họ thấy phù hợp. Cũng thế, Thiên Chúa giao vườn nho Hội Thánh cho chúng ta. Ngài biết, làm việc vườn nho của Ngài là một việc vô cùng khó khăn, và Ngài kiên nhẫn với những thất bại của chúng ta. Còn hơn thế, vào mùa thu hoạch, Ngài gửi sứ giả này, sứ giả khác đến và không trở nên giận dữ hay lên án chúng ta khi biết những kẻ Ngài sai đến đã bị ngược đãi. Thay vào đó, Ngài gửi đến Con Một và làm mọi thứ có thể để chống lại chủ nghĩa ích kỷ và truyền cảm hứng bằng sự hiểu biết và lòng thương xót. Lòng nhân ái của Thiên Chúa là vô bờ, nó ‘đủ lớn để mạo hiểm đánh cược’ với tội lỗi con người!

Thật thú vị, bài đọc Sáng Thế hôm nay cũng cho thấy thế nào là tình yêu kỳ diệu của Thiên Chúa, một tình yêu đầy quyền năng, ‘đủ lớn để mạo hiểm đánh cược’ cậu út Giuse, người bị bán sang Ai Cập do lòng dạ xấu xa của những con trai ông Giacóp. Để rồi, chính Giuse, sẽ là người được sai đi trước, chuẩn bị cho việc cứu sống cả một dân tộc. Thánh Vịnh đáp ca xác nhận bí nhiệm này khi nói, “Hãy nhớ lại những kỳ công Chúa thực hiện!”. Giuse chính là hình ảnh báo trước Con Thiên Chúa sẽ cứu sống cả một nhân loại, cứu sống đời đời!

Anh Chị em,

“Ông cho tá điền canh tác”. Chúng ta, những tá điền được giao vườn nho để canh tác. Hội Thánh là của Chúa; các cộng đoàn lớn nhỏ là của Chúa, cũng như thân xác và linh hồn mỗi người là của Chúa! Nó được trao cho chúng ta, dù là một giáo hội địa phương, một cộng đoàn hay một gia đình… thì Thiên Chúa vẫn là chủ, chứ không phải chúng ta. Đúng thế, những gì Ngài trao vào tay chúng ta thật quá vĩ đại; tình yêu và sự tín nhiệm của Ngài dành cho mỗi người ‘đủ lớn để mạo hiểm đánh cược’ với tất cả sự vĩ đại đó. Thiên Chúa đang kỳ vọng vào từng người chúng ta. Vì thế, đừng làm Ngài thất vọng; trái lại, chúng ta hãy cộng tác với ân sủng mà trổ sinh hoa trái thiêng liêng trong chính bản thân và giúp người khác trổ sinh hoa trái!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, sứ mạng xây dựng Giáo Hội của con thật lớn lao; cho con xác tín rằng, sứ mạng đó ‘đủ lớn để con mạo hiểm đánh cược’ cả cuộc sống con, những hy sinh lớn nhỏ của con!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Thêm Thời Gian
Lm Vũđình Tường
18:56 17/03/2022
Phúc Âm hôm nay chia ra hai phần rõ rệt. Phần đầu nói về lối sống, cách suy nghĩ, giao tế hành xử giữa con người với con người. Lối sống xã hội hoàn toàn trái nghịch đường lối Chúa.

Cách hành xử, lối sống của con người gây tang thương thống khổ cho tha nhân. Chọn đi theo đường lối Chúa chính là chọn sống hạnh phúc bởi:

'Chúa là Đấng từ bi, nhân hậu, chậm bất bình và giầu tình thương' Tv103:8

Phần một trong bài Phúc Âm ghi lại hai biến cố tang thương. Biến cố thứ nhất toàn quyền Philatô lạn quyền giết đoàn hành hương về Thành Thánh Jêrusalem. Ông còn ác độc hơn khi trộn máu nạn nhân với máu chiên bò hiến tế bôi lên cột cổng. Biến cố thứ hai do một phần bức tường quanh thành thánh sập đổ giết chết mười tám người Galilê. Đây là tai nạn tự nhiên hay do sơ xuất khi kiến trúc tường thành. Cả hai biến cố nhắc nhở chúng ta về thân phận mỏng dòn của con người. Con người rất quí, linh thánh nhưng cũng dễ bị thương tật, chết bất ưng. Hai biến cố cho thấy cái tàn nhẫn con người trong giao tế xã hội. Thay vì thông cảm, tỏ lòng thương xót. Nhiều người, trái lại, kết án cho rằng những nạn nhân đó chết cũng xứng vì tội của họ. Xã hội con người quen thói xỉ vả, kết án nặng nề phạm nhân. Đức Kitô nhắc chung cho mọi người nhớ, tất cả ai cũng có tội không nặng thì nhẹ, không nhiều thì ít. Nguy hiểm hơn tội bóp nghẹt cuộc sống tâm linh. Tội âm thầm, kín đáo ngầm phá hoại tâm hồn. Bởi mắt thường không nhìn thấy nên con người coi thường mức độ tàn phá tội âm thầm hoành hành. Tội là do con người chọn sống ích kỉ. Thiên Chúa toàn năng không ngăn cản con người làm điều ác bởi Ngài tôn trọng quyền tự do chọn lựa. Khi con người làm điều tàn ác, Thiên Chúa không phạt ngay, nhưng ban cho họ cơ hội thống hối, trở về. Đức Kitô kêu gọi hãy đón nhận cơ hội thống hối đó bởi cơ hội đó có giới hạn về thời gian.

Phần hai của bài Phúc Âm giải thích rõ hơn về thời gian giới hạn ban cho. Từ chối thống hối là đi theo con đường dẫn đến diệt vong. Một khi con tim không còn tình thương cho tha nhân, con tim đó coi như chết bởi nó không biết yêu thương. Con tim đó giống như cây vả, tốn chỗ trồng mà không sinh hoa trái. Người chủ vườn nói với người làm vườn, ba năm rồi cây vả tôi trồng không sinh trái, chặt nó đi, để tốn chỗ dược ích gì?

'Xin cho tôi thêm một năm, tôi vun xới, bón phân cho nó. Sang năm nếu nó không ra trái ông sẽ chặt nó đi' Lc 13: 8

Người làm vườn xin chủ cho thêm thời gian. Cây vả sống sót do lòng tốt của người làm vườn. Người làm vườn không những đã xin cho cây vả sống thêm một năm mà còn ra công chăm sóc, xén tỉa bón phân. Nếu nó vẫn không sinh hoa trái, đời nó tàn. Thời gian có hạn, một năm. Sinh hoa trái nhiều ít, tốt xấu không xác định. Người làm vườn quí cây vả hết mình. Có trái nó được sống. Điều này biểu hiệu tình yêu vô bờ Chúa yêu ta. Sinh hoa trái tốt lành là được ơn cứu độ.

Thiên Chúa không để mặc con người cô đơn chiến đấu chống sự dữ. Ngài ban Đức Kitô cùng đồng hành với ta. Đức Kitô xin Chúa Cha cho ta thêm cơ hội, thời gian chờ mong ta thống hối, trở về đường lối Chúa. Tội là nguyên nhân của đau khổ nhưng chết bất ưng không phải do Chúa phạt bởi Ngài giầu tình thương. Đau khổ giúp ta nhận biết trong sự sống có mầm chết. Tin vào Chúa, trong chết có hy vọng phục sinh. Con người không kiểm soát được sự chết. Nhờ niềm tin ta có hy vọng Phục Sinh. Đức Kitô kêu gọi ta đừng bao giờ mất niềm tin vào Chúa. Ta cần ơn Chúa, bởi Ngài ban ơn thống hối. Thống hối ban sự sống trường sinh.

TiengChuong.org

More Time

Today's Gospel reading has two distinct parts: the first part is humanity's way of life which is in contrast to the second, the divine way. When we follow the humanity's way of life, we cause immeasurable harm and suffering for others. When we follow God's way, we are fully alive because God's way is:

'full of compassion, rich in mercy, slow to anger, abounding in love' Ps 103: 8.

The Bible's text records two deadly events. The first event was about the misused of power. Pilate, the governor, showed no mercy to the innocent Galileans who came to the Jerusalem Temple to worship. To humiliate the victims further, he 'mingled their blood with that of their sacrifices' Lk 13:1. The second event was when a part of the tower at Siloam randomly felt and killed eighteen people. This would be either a sheer natural disaster, or the result of human structural error. Both events tells us about the fragility of a human life which is holy, precious and yet very delicate. It also tells us about the cruelty of life. Instead of showing compassion for the victims, many condemned them, saying these people died because they were great sinners. Our society often judges criminals harshly. Jesus told us, we are all sinners and should be aware of the destruction nature of sin. It causes an inner death which is hidden from our eyes. God's nature is love. Instead of punishing us sinners, God, in His mercy, calls us to repent. Evil exists because we, as humans, exercise our own free will. God has the power to stop this, but chooses to respect our free will. God's way gives us a second chance, to repent and to return to God. Jesus encourages us to take every opportunity to make change while it is still available because the offer to repent is not without end.

The second part of the reading makes clear what God would to do us, sinners. Refusing to repent means choosing to follow a path that leads to doom. When the heart of a person is unable to show compassion for others, that person knows no love. That person is very much like a barren fig tree; it takes space and bears no fruits. The owner of the garden, for three years, had found no fruit on the fig tree he had planted. He told the gardener to

'Cut it down: why should it be taking up the ground?' Lk 13.8.

The verdict was given 'cut it down', but the gardener asked to have more time. More time was given, not to the fig tree, but to the gardener. The gardener gave extra time to the fig tree. He would spend time to care for and fertilize the fig tree. Once he had exhausted every option, if the fig tree still bears no fruit, that would be the time to cut it down. It is interesting to know that the time frame to take care of the fig is defined, one more year, but the outcome of the harvest is not specified. The gardener would accept any harvest, regardless of quality or quantity. The gardener loves the fig tree without limit, and that symbolizes the way Jesus loves us.

We are grateful that God doesn't leave us to struggle alone, but sent Jesus to care for us. Jesus asked the Father to give us more time. Tragedy of life is not the immediate cause of sin, but it tells us that life and death are intertwined, and we have no absolute control of life.

Jesus calls us not to lose hope in God's mercy. Hope in God leads to repentance and repentance leads to eternal life.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:34 17/03/2022

19. Tin đồn so với lửa trong gió thì truyền ra và lan rộng rất lớn, nếu không bị nó hủy diệt tất cả thì cũng bị đốt cháy đen.

(Thánh Jean Baptiste de la Salle)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:48 17/03/2022
24. ĐỀ THƠ TRÊN CÁI GÔNG GỖ

Huyện quan huyện Ngô muốn trưng thu trà khô của Hổ Khâu, nên ra lệnh cho sai dịch cầm số tiền trà khô cần trưng thu đốc thúc các hòa thượng Hổ Khâu giao nạp, nên các hòa thượng không cách gì hoàn thành.

Sai dịch bèn áp giải hòa thượng đến huyện phủ báo cáo, huyện lịnh ra lệnh đánh hòa thượng ba mươi bảng, lại còn công cáo trên các đường phố.

Hòa thượng vừa hoảng vừa gấp, nghe nói huyện quan rất tôn trọng Đường Bá Hổ, thì nhờ người đem lễ vật đến xin giúp, nhưng Đường Bá Hổ không nhận lễ vật.

Một hôm Đường Bá Hổ đi du ngoạn, ngẫu nhiên nhìn thấy hòa thường đeo gông qua phố, bèn đùa viết một bài thơ trên gông gỗ:

- “Nha dịch quan sai đi hái trà, chỉ cần bạc nén không muốn nợ; bắt đến huyện đánh ba mươi bảng, mâm vuông đựng bốn dưa hấu lớn”.

Huyện quan nghe được bèn hỏi hòa thượng bài thơ trên gông gỗ là do ai viết vậy, hòa thượng đáp:

- “Đường trạng nguyên”.

Huyện quan cười lớn và tha cho hòa thượng.

(Ký Viên Ký Sở Ký)

Suy tư 24:

Bắt chẹt luôn cả người tu hành để thỏa mãn lòng tham của mình, thì đúng là ông quan mất cả lương tri.

Cái thứ nhất mà ông quan phải tôn trọng chính là lẽ phải, chứ không phải là người nổi tiếng; cái thứ nhất mà ông quan phải sợ chính là công lý, chứ không phải người quyền thế hơn mình; cái thứ nhất mà ông quan phải phục vụ chính là dân chúng và tổ quốc, chứ không phải bản thân mình. Cho nên bắt chẹt xử ép người tu hành là bắt chẹt lẽ phải, là xử ép công lý và coi thường bá tánh, bởi vì người tu hành là người tôn trọng lẽ phải, bảo vệ công lý và yêu thương tổ quốc đồng loại của mình...

Có một vài người Ki-tô hữu tuyên bố kính trọng chức thánh nơi linh mục chứ không kính trọng cá nhân linh mục, có lẽ họ là những người thích ăn cơm ngon đựng trong cái bát bằng gỗ mục chăng !

Kính trọng chức thánh và yêu mến bản thân linh mục, bởi vì không thể có chức thánh nếu không có người làm linh mục. Cứ yêu thương và cầu nguyện cho các linh mục cũng như những người tu hành, rồi sẽ thấy Thiên Chúa làm cho chúng ta những điều kỳ diệu nơi các linh mục của Ngài...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Sám hối để khỏi bị hủy diệt
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
21:12 17/03/2022


Khi bàn đến việc sám hối, một số người cho rằng: “Thôi! Sám hối làm chi cho mệt! Sám hối thì phải hy sinh, hãm mình để dứt bỏ tội lỗi, phiền lắm! Nếu có phạm tội thì đi xưng tội là xong, thật đơn giản, nhẹ nhàng! Xưng tội xong, nếu có phạm lại, thì xưng tiếp...”
Thế là cuộc sống của họ cứ đong đưa qua lại như người đu dây: phạm tội – rồi xưng tội, xưng tội – rồi phạm tội… Và lối sống đong đưa kiểu này cứ tiếp diễn mãi suốt cả cuộc đời, chẳng tạo nên công phúc gì.
Suy nghĩ như trên thật là sai lầm, tai hại và đi ngược lại giáo huấn của Chúa Giê-su.

Chúa Giê-su kêu gọi sám hối
Sám hối là giáo huấn quan trọng hàng đầu, được Chúa Giê-su nhấn mạnh và nhắc lại nhiều lần, từ lúc bắt đầu rao giảng cho đến khi lên trời.
Lời đầu tiên Chúa Giê-su trực tiếp nói với nhân loại khi bắt đầu công cuộc rao giảng là lời kêu gọi: “Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã gần đến” (Mt 4,17).
Trước đó ít lâu, khi Gioan Tẩy giả bắt đầu rao giảng, thì sứ điệp đầu tiên mà Gioan gửi đến mọi người cũng là lời kêu gọi sám hối: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 3, 2).
Và lời cuối cùng Chúa Giê-su gửi gắm cho nhân loại trước khi lên trời cũng là sám hối. Ngài truyền cho các môn đệ “hãy đi giảng dạy cho muôn dân để họ sám hối và được ơn tha tội” (Lc 24,47).
Trong suốt ba năm rao giảng, Chúa Giê-su thường kêu gọi mọi người hãy ăn năn sám hối qua nhiều dụ ngôn khác nhau.

Không ăn năn hối cải sẽ bị huỷ diệt
Chúa Giê-su kịch liệt lên án những người cứng lòng không chịu sám hối.
Trước hết, Ngài nhắc họ rằng: Xưa kia dân thành Ni-ni-vê, một dân phạm nhiều tội lỗi, đáng bị án phạt nặng nề, nhưng nhờ nghe lời ngôn sứ Giô-na rao giảng và thực lòng sám hối sửa mình nên được Thiên Chúa thứ tha. Còn hiện nay, Ngài là Thiên Chúa cao cả từ trời xuống thế, tận tình dạy dỗ, mà họ không nghe. Vì thế, Ngài lên án họ gắt gao:
“Đến ngày phán xét, dân thành Ni-ni-vê sẽ đứng lên tố cáo và lên án dòng giống này, vì họ đã sám hối theo lời Gio-na giảng, nhưng ở đây còn có người hơn Gio-na nữa” (Lc 11,32).
Và đặc biệt, nhân sự kiện có một số người Ga-li-lê bị Phi-la-tô tàn sát cách man rợ, Chúa Giê-su cảnh báo: “Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy” (Lc 13, 3).
Chúa Giê-su cũng nêu lên trường hợp mười tám người bị tháp Si-lô-ác đổ xuống đè chết thình lình, để cảnh báo: “Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy” (Lc 13, 5).

Chúa Giê-su còn cho biết số phận của người không sám hối, không cải thiện đời sống… chẳng khác gì số phận cây vả không sinh trái, chẳng được tích sự gì… Chủ vườn sẽ chặt nó đi, không để nó choán đất vô ích.
Chúa Giê-su cũng răn đe những người không ăn năn hối cải, không cải thiện cuộc đời bằng nhiều dụ ngôn khác.
- Như ngư phủ kéo lưới lên bờ, tuyển chọn cá tốt và vứt bỏ cá xấu, thì đến ngày tận thế, “các thiên thần sẽ tách biệt kẻ xấu, (là người không sám hối), ra khỏi hàng ngũ người công chính, rồi quăng chúng vào lò lửa. Ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng” (Mt 13, 47-50).
- Và người không sám hối bị xem như cỏ lùng mọc chung với lúa tốt, đến cuối mùa sẽ bị gom lại và đốt đi (xem Mt 13,30).
Như vậy, sám hối là chuyện sống còn: Phải sám hối để khỏi bị hủy diệt.

Lạy Chúa Giê-su,
Hậu quả của việc không sám hối thật là khủng khiếp.
Xin giúp chúng con quyết tâm sám hối ngay từ hôm nay, quyết tâm từ bỏ tội lỗi, hầu có thể tránh thoát hậu quả khủng khiếp sau nầy và được hưởng phúc thiên đàng với Chúa muôn đời. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chế độ Ortega trục xuất Sứ thần Tòa Thánh khỏi Nicaragua
Đặng Tự Do
06:32 17/03/2022


Đóng cửa hơn nữa với cộng đồng quốc tế, chính phủ của Daniel Ortega tuyên bố Sứ thần Tòa Thánh ở Nicaragua là “persona non grata”, tức là “người được hoan nghênh” và trục xuất ngài.

Đức Tổng Giám Mục Ba Lan Waldemar Stanislaw Sommertag, sứ thần Tòa thánh tại Nicaragua, đã bị buộc phải rời khỏi đất nước sau khi bị “trục xuất trên thực tế” và hiện đang ở Rôma.

Tòa Sứ thần đã công bố một ghi chú ngắn vào ngày 7 tháng 3 chỉ đơn giản nói rằng Đức Tổng Giám Mục người Ba Lan đã “vắng mặt” khỏi đất nước vào ngày hôm trước.

Vatican dự kiến sẽ đưa ra một tuyên bố trước cuối tuần để làm rõ hoàn cảnh ra đi của ngài, nói rõ rằng ngài đã bị chính phủ trục xuất.

Một bước ngoặt trong mối quan hệ xấu đi giữa Vatican và chế độ Ortega là vào ngày 18 tháng 11 năm 2021, khi chính phủ Nicaragua loại bỏ tư cách “niên trưởng đoàn ngoại giao đoàn” của Sứ Thần Tòa Thánh bằng một sắc lệnh. Ở hầu hết các quốc gia có đa số là Công Giáo, sứ thần của Giáo hoàng theo truyền thống đóng vai trò là niên trưởng đoàn ngoại giao đoàn.

Đức Tổng Giám Mục Sommertag bị cách chức niên trưởng đoàn ngoại giao đoàn ngay sau khi ngài bắt đầu sử dụng thuật ngữ “tù nhân chính trị”, là điều mà ngài đã tránh trong gần ba năm làm người đối thoại trong hậu trường giữa chính phủ và gia đình của hàng trăm tù nhân.

Trong số những người đang được chính phủ bắt giữ có tất cả các ứng cử viên đối lập, những người đã lên tiếng bày tỏ ý định tranh cử chống lại Ortega trong cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức năm ngoái.

Các nguồn tin cho biết quyết định trục xuất Sứ thần Tòa Thánh trực tiếp đến từ Ortega và vợ ông ta, là phó tổng thống Rosario Murillo, là những người từ lâu đã xung đột với hàng giáo phẩm Công Giáo, vì các giám mục lên án hành động đàn áp bạo lực của một cuộc biểu tình ôn hòa năm 2018.
Source:Crux
 
Ukraine là mô hình cho Đài Loan nếu Trung Quốc tấn công
Đặng Tự Do
06:34 17/03/2022


Theo Reuters, Ukraine là một mô hình cho cách Đài Loan có thể đáp trả nếu Trung Quốc vi phạm chủ quyền của nước này bằng cách tấn công vũ trang.

Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ nói trong một cuộc điều trần tại Thượng viện hôm thứ Năm rằng cách thức Ukraine kiên cường bảo vệ đất nước là mô hình cho Đài Loan nếu Trung Quốc chọn cách xâm phạm chủ quyền của hòn đảo bằng cách tấn công vũ trang.

Hoa Kỳ, giống như hầu hết các quốc gia, không có quan hệ chính thức với Đài Loan, nhưng là nhà cung cấp vũ khí chính cho họ, và từ lâu đã thúc giục nước này mua các hệ thống phòng thủ cơ động và hiệu quả về chi phí được gọi là vũ khí “bất đối xứng” để chống lại sức mạnh to lớn hơn của Trung Quốc về phương diện quân sự.

“Tôi nghĩ rằng tình hình mà chúng ta đang thấy ở Ukraine hiện tại là một nghiên cứu điển hình rất đáng giá cho họ về lý do tại sao Đài Loan cần phải làm tất cả những gì có thể để xây dựng các năng lực bất đối xứng, chuẩn bị sẵn sàng dân chúng hết sức có thể”. Mara Karlin, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về chiến lược cho biết như trên.

Theo chính sách “một Trung Quốc” của Hoa Kỳ, Washington ghi nhận lập trường của Trung Quốc rằng hòn đảo này thuộc sở hữu của họ, nhưng không có quan điểm nào về chủ quyền của Đài Loan.

Vào tháng Giêng, Đại sứ Bắc Kinh tại Washington cảnh báo rằng việc Hoa Kỳ khuyến khích độc lập có thể gây ra xung đột quân sự giữa hai siêu cường.
Source:Reuters


 
Tổ chức bác ái Công Giáo giúp các Kitô Hữu chạy trốn khỏi Taliban hiện đang hoạt động ở Ukraine
Đặng Tự Do
06:35 17/03/2022


Jason Jones có một câu nói mà anh thường lặp đi lặp lại với nhân viên của mình tại tổ chức nhân đạo mà anh thành lập “Dự án những người dễ bị tổn thương”, gọi tắt là VPP.

Anh nói: “Những người dễ bị tổn thương không phải là những người yếu đuối. Họ là những người mạnh mẽ đã được đặt trong những tình huống bất khả thi.”

Dự án Người dễ bị tổn thương, mà Jones mô tả là một hoạt động tông đồ Công Giáo bằng giáo huấn xã hội Công Giáo, đã được khởi động vào năm ngoái để đối phó với một tình huống “bất khả thi” như vậy: đó là cuộc khủng hoảng nhân đạo nổ ra sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan, và quốc gia này nhanh chóng rơi vào tay Taliban.

Giờ đây, VPP đang giúp mọi người thoát khỏi một tình huống khẩn cấp thảm khốc khác: cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Jones, một nhà sản xuất phim Công Giáo, diễn giả, tác giả và nhà hoạt động, nói với CNA: “Chúng tôi đang thấy người dân Ukraine bị mắc kẹt giữa hai tác nhân quyền lực này, giống như cách người dân Afghanistan bị mắc kẹt giữa Hoa Kỳ và Taliban.

VPP vẫn đang giúp di tản những Kitô Hữu và các dân tộc thiểu số khác khỏi Afghanistan hàng tuần, Jones nói.

Giờ đây, tổ chức này đang thực hiện công việc tương tự ở Ukraine, nơi Jones nói rằng họ đã vận chuyển hàng nghìn người khỏi cuộc giao tranh và tàn phá.

Nhiều người trong số họ có Aleksi Voronin để cảm ơn vì điều đó.

Người đàn ông 35 tuổi gốc Kiev quản lý một đội ngũ tài xế, chính anh ta cũng là một tài xế, những người tự nguyện đưa đón cư dân của Kiev và Kharkiv, các thành phố lớn của Ukraine hiện nằm trong tay quân Nga, đến sự an toàn tương đối của miền Tây Ukraine hoặc qua biên giới vào Ba Lan.

Các tài xế chủ yếu lái xe tải nhưng một số xe chở khách. Với các xe tải, Voronin cho biết, có thể di tản tới một chục hành khách. Anh ấy nói với CNA rằng anh ấy đang làm việc để có được một chiếc xe buýt có thể di tản 50 người.

Các xe tải đông chật người, nhưng Voronin nói rằng anh ấy cố gắng cung cấp cho người dân những tấm chăn để ít nhất mang lại cho họ “sự thoải mái tối thiểu”. Anh ấy ước tính rằng anh ấy đã giúp di tản hơn 200 người, cho đến nay.

“Tôi không thể tìm được từ thích hợp để giải thích tình trạng của mọi người khi tôi đón họ,” Voronin nói với CNA, cố kìm nước mắt.

Vì thành công của VPP ở Afghanistan, một người bạn Ukraine của Jones đã đề nghị anh giúp giải cứu một số thành viên gia đình khỏi Ukraine sau cuộc xâm lược. Kết quả là, nỗ lực nhân đạo mới nhất của VPP, Hy vọng cho Ukraine, đã ra đời.

Jones không nói được tiếng Ukraine. Vì vậy, việc liên lạc với những người Ukraine trên thực địa đặt ra nhiều khó khăn, ông nói.

Nhưng Ơn Chúa Quan Phòng, một trong những người bạn của Jones là diễn viên hài Irina Skaya người Los Angeles, là một người Mỹ gốc Ukraine.

Irina Skaya tạm gác lại sự nghiệp hài kịch để làm tình nguyện viên toàn thời gian cho Dự án Những người dễ bị tổn thương.

Skaya, người nói thông thạo tiếng Nga, Ukraine và tiếng Anh, có khoảng 200 người thân ở Ukraine. Thông qua các mối quan hệ của mình, cô đã liên lạc được với Voronin.

Skaya đã lên kế hoạch cho một chương trình hài kịch vào ngày 25-26 tháng 2 tại Kiev /ki-ép/, nhưng điều đó đã bị hủy bỏ do cuộc xâm lược của Nga vào ngày 24 tháng 2.

Skaya cho biết cô luôn nghĩ mục đích sống của mình là đóng phim hài.

“Phim hài rất tuyệt. Tôi yêu hài kịch. Và khi chuyện này kết thúc, tôi sẽ biểu diễn ở Ukraine và cố gắng đưa nhiều nghệ sĩ hài Mỹ đến Ukraine nhiều nhất có thể,” cô nói.

Nhưng chiến tranh đã sắp xếp lại các ưu tiên của cô ấy. “Mục đích sống tuyệt đối của tôi bây giờ, là để bảo vệ đất nước của tôi, để cứu đất nước của tôi, để cứu người dân của tôi.”

Jones nói rằng chương trình Hope for Ukraine có khoảng 100 tình nguyện viên Ukraine, với các tình nguyện viên khác đến từ Ba Lan, Ireland, Hoa Kỳ và các nơi khác.

Tuy nhiên, ngay cả một nỗ lực nhân đạo do tình nguyện viên thực hiện cũng rất tốn kém. Việc giữ các xe chở khách và các phương tiện khác của Aleksi Voronin trên đường ngày càng tốn kém hơn do giá nhiên liệu tăng nhanh.

Jones nói với CNA rằng VPP đã huy động được 15,000 đô la cho Hope for Ukraine, nhưng đã chi khoảng 50,000 đô la để mua các thứ.
Source:Catholic News Agency
 
Kết quả khảo sát về người Công Giáo da đen tại Hoa Kỳ
Nguyễn Long Thao
11:03 17/03/2022
Kết quả khảo sát về người Công Giáo da đen tại Hoa Kỳ

Một cuộc khảo sát về người Công Giáo Da đen ở Hoa Kỳ, do cơ quan thăm dò dư luận PEW thực hiện, cho thấy cách diễn tả tinh thần Công Giáo của họ có nét độc đáo, nhưng cũng làm nổi bật thực tế là người Công Giáo Da đen vẫn là một thiểu số trên toàn quốc và ở hầu hết các giáo xứ.

Cuộc khảo sát cho thấy số ngườ đến tham dự phụng vụ tại một nhà thờ, người Công Giáo da đen ít hơn những người Công Giáo khác - và tại nhà thờ Tin Lành người Tin lành da đen cũng ít hơn so với các giáo dân khác

Khoảng 6% dân số Da đen ở Hoa Kỳ tức khoảng 3 triệu người - theo đạo Công Giáo, so với khoảng 66% theo đạo Tin lành.

Các cộng đồng Công Giáo da đen ở Hoa Kỳ không chỉ bao gồm người Mỹ gốc Phi Châu, mà còn cả những người nhập cư từ châu Phi và Caribe. Họ chiếm khoảng 4% tổng số người Công Giáo da đen.

Các cộng đồng Công Giáo da đen đã có mặt ở Hoa Kỳ rất sớm cư ngụ tại các thành phố bao gồm Washington D.C., Baltimore, Philadelphia, Chicago, và nhiều thành phố khắp miền Nam. Nhìn chung, 45% người Công Giáo da đen ở Hoa Kỳ sống ở miền Nam, trong khi 29% sống ở Đông Bắc, 15% sống ở miền Tây và 11% sống ở Trung Tây.

Cuộc khảo sát của Pew cho thấy chỉ một phần tư người Công Giáo da đen tham dự Thánh lễ ít nhất vài lần một năm.

Bản báo cáo cũng cho biết họ thường đi dự thánh lễ tại nhà thờ mà hầu hết những người tham dự cũng là da đen. Khoảng 17% người Công Giáo da đen nói họ chỉ tham dự thánh lễ tại một "Nhà thờ đen."

So với các sắc dân khác, 80% người Công Giáo da trắng nói họ tham dự phụng vụ tại nơi hầu hết người tham dự là người da trắng.

67% người Công Giáo gốc Tây Ban Nha thờ phương tại nơi hầu hết người tham dự là người gốc Tây Ban Nha.
Bản báo cáo Pew cũng cho biết hơn 2/3 số người theo đạo Tin lành da đen nói rằng họ tham dự tại nhà thờ chủ yếu là người da đen.

Cuộc khảo sát của Pew dựa trên mẫu gần 9.000 người Mỹ da đen và được thực hiện từ ngày 19 tháng 11 năm 2019 đến ngày 3 tháng 6 năm 2020.

Theo khảo sát, 59% người Công Giáo da đen nói rằng họ cầu nguyện ít nhất một lần mỗi ngày, trong khi khoảng một nửa nói rằng tôn giáo rất quan trọng trong cuộc sống của họ.

Người Công Giáo Da đen có xu hướng nói rằng họ cầu nguyện hàng ngày hơn người Công Giáo da trắng và người Tây Ban Nha, và phần nào có khả năng hơn người Công Giáo da trắng khi nói rằng tôn giáo rất quan trọng đối với họ.

Người Công Giáo da đen cũng vượt hơn những người Công Giáo khác khi nói rằng họ dựa rất nhiều vào lời cầu nguyện để được hướng dẫn trong các quyết định lớn của cuộc đời.

Việc thờ phượng tại các giáo xứ chủ yếu là Công Giáo Da đen khác với các giáo xứ chủ yếu Da trắng. Ví dụ, người Công Giáo Da đen thường đọc "amen" hoặc các biểu hiện khen ngợi khác trong Thánh lễ.

Các Thánh lễ của Công Giáo Da đen thường dài hơn các Thánh lễ của Công Giáo Da trắng; hơn một phần ba người Công Giáo da đen nói rằng Thánh lễ của họ dài hơn 90 phút. Nhưng các thánh lễ của Công Giáo Da đen trung bình vẫn ngắn hơn hầu hết các buổi thờ phượng theo đạo Tin lành của người da đen.

Khoảng một phần tư người Công Giáo da đen nói rằng họ đã nhảy múa, ca hát một cách tự phát trong Thánh lễ, hoặc các hình thức thờ phượng có sức lôi cuốn như nói tiếng lạ.

Tuy nhiên, người Công Giáo da đen ít khi cho rằng những hình thức thờ phượng của họ lôi cuốn hơn hình thức thờ phượng của người Công Giáo gốc Tây Ban Nha hoặc Tin lành da đen.

Người Công Giáo da đen cũng có xu hướng đi xa nhà hơn để đến dự Thánh lễ so với người da trắng hoặc người gốc Tây Ban Nha, 41% nói họ phải lái xe đi hơn 15 phút để đến dự Thánh lễ.

Về mặt thuyết giảng trong Thánh lễ, so với người da trắng, người Công Giáo Da đen có nhiều khả năng được nghe bài giảng có nội dung phân biệt chủng tộc và ít khi được nghe bài giảng có nội dung về phá thai

Đối với đức tin của họ, đa số người Công Giáo da đen tức 77% nói rằng việc phản đối phân biệt chủng tộc là điều cần thiết. Trái lại, 26% người Công Giáo da đen nói rằng việc đi lễ nhà thờ thường xuyên là điều cần thiết. 22% nói rằng phản đối việc phá thai là điều cần thiết và chỉ 16% nói rằng tránh quan hệ tình dục trước hôn nhân là điều cần thiết. Ngoài ra, cuộc khảo sát cho thấy hầu hết người Công Giáo Da đen (71%) tin rằng phá thai nên hợp pháp trong tất cả hoặc hầu hết các trường hợp.

So với người Công Giáo da trắng hoặc người gốc Tây Ban Nha, nhiều người Công Giáo da đen cải đạo theo đức tin hơn. Khoảng một nửa số người da đen lớn lên theo Công Giáo vẫn xác định là Công Giáo (54%), so với 61% người da trắng trưởng thành và 68% người gốc Tây Ban Nha vẫn xác nhận là người Công Giáo.

Nguyễn Long Thao
 
ĐTC sẽ thánh hiến Ukraine và Nga cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ Maria
Đặng Tự Do
16:04 17/03/2022


Tòa thánh thông báo hôm thứ Ba rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thánh hiến Nga và Ukraine cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ Maria.

Trong tuyên bố hôm 15 tháng Ba, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết: “Ngày thứ Sáu, ngày 25 tháng Ba, trong cử hành Sám Hối [24 giờ cho Chúa] do Đức Thánh Cha chủ sự lúc 5 giờ chiều tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thánh hiến Nga và Ukraine cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ Maria”.

“Hành động tương tự, vào cùng ngày, sẽ được thực hiện tại Fatima bởi Đức Hồng Y Krajewski, Quan Phát Chẩn của Đức Giáo Hoàng, với tư cách là đặc phái viên của Đức Thánh Cha.”

Đầu tháng này, các giám mục Công Giáo theo nghi thức Latinh của Ukraine đã yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô dâng hiến Ukraine và Nga cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ Maria.

Trong một lá thư gửi cho Đức Giáo Hoàng, các giám mục Ukraine nói rằng các ngài đã viết “trong những giờ phút đau đớn khôn lường và thử thách khủng khiếp đối với nhân dân của chúng con” để đáp lại nhiều yêu cầu thánh hiến.

“Đáp lại lời cầu nguyện này, chúng con khiêm tốn cầu xin Đức Thánh Cha công khai thực hiện hành động thánh hiến Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria ở Ukraine và Nga, theo yêu cầu của Đức Trinh Nữ ở Fatima/”

Trong lần hiện ra Fatima năm 1917, Đức Trinh Nữ Maria đã tiết lộ ba bí mật.

Bí mật thứ hai là một tuyên bố rằng Thế chiến I sẽ kết thúc, và một dự đoán về một cuộc chiến khác sẽ bắt đầu dưới triều đại của Đức Piô XI nếu mọi người tiếp tục xúc phạm đến Thiên Chúa và nước Nga không được thánh hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Maria.

Chị Lucia, một trong ba thị nhân của Fatima, nhớ lại trong hồi ký của mình rằng Đức Mẹ đã yêu cầu “Hiến dâng nước Nga cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ, và Rước lễ đền tạ vào các ngày Thứ Bảy đầu tháng” để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới.

Đức Maria đã nói với Chị Lucia: “Nếu những yêu cầu của Mẹ được chú ý, nước Nga sẽ hoán cải và sẽ có hòa bình; nếu không, nước ấy sẽ gieo rắc lỗi lầm của mình ra khắp thế giới, gây ra chiến tranh và đàn áp Giáo hội, thậm chí tử đạo; Đức Thánh Cha sẽ phải chịu nhiều đau khổ; nhiều quốc gia sẽ bị tiêu diệt.”

“Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ sẽ chiến thắng. Đức Thánh Cha sẽ thánh hiến nước Nga cho Mẹ, và nước ấy sẽ được hoán cải, và một thời kỳ hòa bình sẽ được ban cho thế giới”.

Trong một lá thư được viết vào năm 1989, Sơ Lucia xác nhận rằng Đức Giáo Hoàng Đức Gioan Phaolô II đã đáp ứng yêu cầu của Đức Mẹ về việc thánh hiến nước Nga vào năm 1984. Các cơ quan chức năng khác, bao gồm Bộ Giáo lý Đức tin, cũng đã xác nhận rằng việc thánh hiến đã được hoàn tất theo sự hài lòng của Sơ Lucia.

Hôm Chúa Nhật 13 tháng Ba vừa qua, các đền thờ Đức Mẹ Fatima trên toàn thế giới đã yêu cầu tất cả các tín hữu Công Giáo hiệp nhất cầu nguyện cho sự hoán cải của nước Nga.

Lời kêu gọi được đưa ra bởi Cha Andrzej Draws, Giám đốc đền thánh Đức Mẹ Fatima ở Krisovychi, miền tây Ukraine.

Ngài đã mời tất cả các đền thờ kính Đức Mẹ Fatima hiệp nhất trong lời cầu nguyện cho sự hoán cải của nước Nga và cho hòa bình được lặp lại.

Lời kêu gọi được đưa ra sau khi các giám mục Công Giáo theo nghi thức Latinh của Ukraine yêu cầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô dâng Ukraine và Nga cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ Maria.
Source:National Catholic Register
 
Lời tạm biệt cuối cùng của những người cha - Phỏng vấn Cha Osmolovskyy
Đặng Tự Do
16:06 17/03/2022


Cha Osmolovskyy linh mục Dòng Tên đã rời California trở về nhà. Ngài kể công việc hiện nay như thế nào.

Cha Osmolovskyy nói: “Tôi không thể nghĩ đến bất kỳ quốc gia nào khác đã tiếp nhận hơn một triệu người tị nạn trong 12 ngày”. Cha Vitaliy Osmolovskyy là điều phối viên của Dịch vụ Người tị nạn Dòng Tên (JRS) của tỉnh dòng tại Ba Lan

Ngài nói với I.Media về việc người dân Ba Lan đang đối mặt với dòng người tị nạn như thế nào, nhấn mạnh sự cần thiết phải hành động ngay bây giờ để hòa giải giữa người Ukraine và người Nga.

Xuất thân từ Ukraine, Cha Osmolovskyy đang làm luận án tại Đại học Santa Cruz ở California. Tuy nhiên, khi xung đột nổ ra, bề trên tỉnh dòng Ba Lan đã gọi ngài trở lại Ba Lan vì khả năng ngôn ngữ của ngài – Ngài nói được tiếng Nga, tiếng Ukraine, tiếng Ba Lan, tiếng Ý và tiếng Anh - và có kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực viện trợ nhân đạo.

Kể từ cuộc xâm lược của Nga, ngài đã di chuyển giữa Krakow, Warsaw, Danzig và các thị trấn biên giới để phối hợp cứu trợ khẩn cấp, nhưng cũng lên kế hoạch hỗ trợ lâu dài hơn. Cha mẹ ngài đã chọn ở lại Ukraine, trong một thị trấn gần Kiev.

Người dân Ba Lan phản ứng thế nào trước làn sóng gia đình Ukraine, thưa Cha?

Có sự hào phóng rất lớn từ phía Ba Lan. Đây là một hiện tượng thực sự lớn; Tôi không thể nghĩ đến bất kỳ quốc gia nào khác đã tiếp nhận hơn một triệu người tị nạn trong 12 ngày. Người Ba Lan thật quảng đại không thể tin được. Mọi người đang tiếp nhận tất cả những người tị nạn này và cố gắng cung cấp cho họ một mái nhà, thức ăn. Nhiều người Ba Lan sở hữu căn hộ mà họ từng thuê đã quyết định cung cấp miễn phí cho người tị nạn.

Nhưng chúng tôi cũng thấy rằng tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Số lượng khách mới đến đang tăng lên ở một số thành phố. Nếu điều này tiếp tục, trong một hoặc hai tuần sẽ là quá nhiều… Đây là lý do tại sao chúng tôi cố gắng chuyển hướng mọi người đến các quốc gia khác, như Đức, Ý, Tây Ban Nha, Pháp hoặc Croatia.

Dịch vụ Người tị nạn Dòng Tên đang làm gì trong bối cảnh này, thưa Cha?

Kể từ ngày đầu tiên của cuộc chiến, các giáo xứ của chúng tôi đã tiếp nhận người dân cả ngày và định hướng cho họ. Tất cả các cộng đồng của chúng tôi ở Ba Lan đều tham gia. Ưu tiên của chúng tôi là giúp đỡ các cộng đồng Ukraine thông qua JRS ở Lviv. Tại Ba Lan, chúng tôi có một nhóm tổ chức gồm năm người, được hỗ trợ bởi nhiều tình nguyện viên và các mạng lưới tu sĩ Dòng Tên trên khắp thế giới. Chúng tôi cũng có một chuyến xe buýt chở hàng đến Ukraine một hoặc hai lần một tuần, và đưa những người tị nạn trở lại Ba Lan. Chúng tôi tập hợp quỹ của các tổ chức phi chính phủ cho các sản phẩm thực phẩm và vệ sinh, hỗ trợ y tế và hỗ trợ tâm lý.

Một trong những khoảnh khắc khó khăn nhất trong công việc của chúng tôi là nhìn thấy những người đàn ông đưa gia đình họ đến biên giới và bỏ lại họ ở đó, quay về chiến đấu.

Các gia đình Ukraine đang sống như thế nào trong thảm kịch này, thưa Cha?

Một trong những khoảnh khắc khó khăn nhất trong công việc của chúng tôi là nhìn thấy những người đàn ông đưa gia đình họ đến biên giới và bỏ họ ở đó. Họ nói những gì có thể là lời tạm biệt cuối cùng của họ. Sau đó, những người đàn ông trở lại tiền tuyến ở Ukraine, để chiến đấu, để bảo vệ tổ quốc của họ. Nhiều người đang phải gánh những thảm kịch, đặc biệt là những người đến từ miền đông Ukraine, nơi đang diễn ra các cuộc xung đột bạo lực nhất. Họ phải rời nhà vào mùa đông - ở đây rất lạnh - và họ chỉ còn lại những gì có thể mang theo.

Nhiều người thuộc thế hệ Chiến tranh thế giới thứ hai, giống như ông bà của tôi, những người từng trải qua các trại tập trung ở Đức, đã phải trải qua một điều gì đó đau thương của họ. Và thế hệ trẻ sẽ lại trải qua căng thẳng sau chấn thương. Tâm lý của họ ghi hằn những vết thương bởi cuộc chiến này.

Cha dự định triển khai hành động của mình như thế nào sau này?

Trước hết, là phần nhân đạo. Ví dụ, nó liên quan đến việc bảo đảm sức khỏe của những người dễ bị tổn thương nhất. Gần đây chúng tôi đã tiếp nhận một nhóm các bà mẹ có con bị ung thư. Chúng tôi đang cố gắng tìm cho họ một nơi ở và hỗ trợ họ. Chúng tôi có kế hoạch cấp học bổng cho con em của các gia đình quyết định ở lại đây.

Nhưng chúng ta cũng phải giải quyết bằng cách hòa giải. Tôi đang nghĩ đến làn sóng người tị nạn rời Nga đến Armenia, Azerbaijan, Georgia và Thổ Nhĩ Kỳ. Điều gì sẽ xảy ra khi những người tị nạn Ukraine gặp những người tị nạn Nga trên lãnh thổ trung lập? Là tu sĩ Dòng Tên, chúng ta phải chuẩn bị cho điều này và nghĩ đến việc tạo ra một không gian an toàn, nơi mọi người có thể nói chuyện, chia sẻ và tham gia vào việc hòa giải. Giữa Ukraine và Nga có rất nhiều cuộc hôn nhân hỗn hợp, và tôi biết rằng một số đôi đã chia tay nhau vì những sự kiện này. Đây là một vấn đề lớn.

Đường lối hòa giải của cha là gì?

Để chào đón người Ukraine, chúng tôi hợp tác với chính phủ, với các tổ chức phi chính phủ, với các tổ chức tôn giáo thuộc nhiều đảng phái khác nhau, và thậm chí với những người theo đạo Mormons. Điều này cho thấy tính nhân văn, giá trị nhân văn, đoàn kết chúng ta. Và tôi nghĩ chúng ta cần tập trung vào những gì gắn kết chúng ta hơn là những gì chia rẽ chúng ta. Bất kể sở thích chính trị hay tôn giáo, chúng ta hãy tập trung vào nhân loại của chúng ta và giúp đỡ những người cần.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hai Hồng Y - Konrad Krajewsky và Michael Czerny - đến hỗ trợ người dân Ukraine trong khu vực. Cha nghĩ thế nào?

Hồng Y Czerny, là một tu sĩ Dòng Tên, biết một cuộc xâm lược của Liên Xô nghĩa là gì. Ngài đã sống qua một lần ở quê nhà, Tiệp Khắc. Ngài biết cảm giác đau khổ, mất hết tài sản của mình chỉ trong một phút. Ngài là một nhân chứng thực sự về nỗi đau khổ của con người trên thế giới.

Về phía Dòng Tên, Cha Phụ tá Tổng phụ trách khu vực Trung và Đông Âu, Tomasz Kot, sẽ đến Ba Lan trong vài ngày tới, để hỗ trợ chúng tôi và chia sẻ thông tin.
Source:Aleteia
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ngày Nay, 30 Đồng Bạc Của Giuda Đáng Giá Bao Nhiêu?
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
09:24 17/03/2022
Ngày Nay, 30 Đồng Bạc Của Giuda Đáng Giá Bao Nhiêu?

Trong Phúc Âm theo thánh Mát-thêu (26:14-15): “Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, đi gặp các thượng tế mà nói : “Tôi nộp ông ấy cho quý vị, thì quý vị muốn cho tôi bao nhiêu? Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc.” (Lời chúa Cho Mọi Người). Bản của cha Nguyễn Thế Thuấn: “Yuđa Iscariôt, đi đến cùng các thượng tế mà nói: "Các ngài muốn cho tôi gì? và tôi sẽ nộp ông ấy cho các ngài!" Họ đã trao cho y ba mươi đồng bạc.”

Và trong Mát-thêu 17:27 “Anh sẽ thấy một đồng tiền bốn quan; anh lấy đồng tiền ấy, nộp thuế cho họ, phần của Thầy và phần của anh.” (LCCMN). Hay: “Ngươi hãy mở miệng nó, và sẽ thấy có lạng bạc: ngươi hãy lấy lạng bạc đó mà nộp cho họ, phần của Ta và của ngươi." (Cha Thuấn). Trước hết, cần phân tích rõ “đồng tiền 4 quan” hay “lạng bạc” đó là gì và có trị giá bao nhiêu?

Theo bản chính Hy-lạp, chữ ἀργύρια (argyria) trong Mát-thêu 26:14-15 chỉ đơn giản có nghĩa “những đồng tiền bằng bạc.” Nếu nó nặng một “lạng” (lượng), tương đương với 37,5 gram, thì quá nặng cho một đồng bạc cắc. Vì vậy, thứ nhất, đa số các học giả thời nay đều công nhận đồng tiền của phản đồ Giuđa cũng là đồng tiền trong miệng con cá “tilapia”, (giống con cá rô, to bằng bàn tay, mà thánh Phê rô câu được), có mệnh giá gấp đôi tiền thuế Đền Thờ của một người.

Vào thời của Chúa Giêsu, 2,000 năm trước đây, những đồng tiền có mệnh giá cao của đế quốc Roma đều làm bằng bạc pha, với tỉ lệ 80% là bạc. Trong khi vùng Trung Đông đã có sẵn những đồng bạc khác, có tỉ lệ bạc cao hơn, như hai đồng Tetradrachms của thành Tyre, (ở nước Lebanon ngày nay) hay còn gọi là đồng Tyrian shekel, có 94% là bạc (hình); và đồng Tetradrachms của thành Athens (ngày nay vẫn thủ đô của nước Hy-lạp), có 95% là bạc.

Thứ hai, vì đồng Tyrian shekel có nhiều phần trăm bạc như vậy nên các quan chức trong Đền Thờ Giêrusalem đã dùng nó như đồng tiền chính thức để thu thuế. Thứ ba, những người đổi tiền ở trong khuôn viên Đền Thờ (Mát-thêu 21:12) đã giao dịch từ đồng này qua các đồng tiền Roma thông dụng khác, hay ngược lại.

Xin nhắc lại, đồng tiền trong Mát-thêu 17:27 trong miệng con cá tilapia là đồng Tyrian Shekel (cũng giống như một trong 30 đồng bạc của Giuđa), có mệnh giá bằng “4 drachma.” Trong khi một drachma bằng 100 đồng lepta (hay còn gọi là đồng mites, như 2 đồng tiền của “bà góa”), tương đương với 50 đồng quarans, hay 12,5 đồng assarions.

Vậy, 30 đồng bạc của Giuđa đáng giá bao nhiêu so với mệnh giá tiền Việt Nam hôm nay?

Một lần nữa, trong Mát-thêu 12:5, chính Chúa Giêsu đã cho chúng ta biết, một assarion có thể mua được 2 con chim sẻ. Vậy 12,5 assarions thì mua được 12,5 x 2 = 25 con.

Mỗi con chim sẻ ngày nay có giá khoảng 6,000 VNĐ, vậy, một drachma bằng 25 con thì có giá khoảng 6,000 x 25 = 150,000 VNĐ. Trong khi một đồng Tyrian shekel lại bằng 4 đồng drachma hay 150.000 x 4 = 600,000 VNĐ.

Tóm lại, 30 đồng bạc mà Giuđa nhận để nộp Chúa, ngày nay có giá khoảng 600,000 x 30 = 18 triệu VNĐ.

LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
 
Hình ảnh Thánh Giuse, người cha gia đình.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Longg
09:27 17/03/2022
Hình ảnh Thánh Giuse, người cha gia đình.

Trong dân gian xưa nay có ngạn ngữ: Cha nào con nấy!

Ngạn ngữ này nói lên nhận xét về đời sống của người con trong tương quan liên hệ với cha người đó về nhiều khía cạnh khác nhau.

Phúc âm viết thuật lại, Chúa Giêsu là con bác thợ mộc (Mt 13,55). Bác thợ mộc người cha nuôi Chúa Giesu là (Thánh cả) Giuse, hàng xóm láng giềng với dân cư làng quê Nazareth cùng thời cách đây hơn hai ngàn năm. Và Chúa Giêsu cũng làm nghề thợ mộc như người cha Giuse của mình (Mc 6,3).

Người cha trưởng gia đình ngoài trách nhiệm căn bản lo no cơm ấm áo cho vợ con, còn là người có liên hệ mật thiết nếp sống phần tinh thần với con của mình: tình phụ tử.

Chúa Giêsu là con Thiên Chúa, nhưng sinh trưởng trong gia đình trần gian có cha mẹ. Người cha Giuse được Thiên Chúa tuyển chọn làm cha nuôi Chúa Giêsu giữa con người trên quê hương làng quê Nazareth nước Do Thái.

Giuse vâng theo sứ mạng Thiên Chúa trao cho qua lời Thiên Thân báo nói cho biết (Mt 1,18-25), nhận trách nhiệm là người cha nuôi Giêsu. Giuse đã trao tặng Giesu tình phụ tử. Và qua đó Giuse cùng với Đức Mẹ Maria đã mang đến cho trẻ Giêsu, Con Thiên Chúa, nôi tổ ấm gia đình là quê hương cho đời sống làm người trên trần gian.

Trong không gian và bầu không khí đó trẻ Giêsu đã phát triển lớn lên thành người khôn lớn về thân thể lẫn trí khôn tinh thần cùng ý chí.

Trong quê hương gia đình đó trẻ Giêsu đã học hỏi được những căn bản sống làm người về những phương diện nếp sống tinh thần đạo giáo truyền thống của tổ tiên dân tộc, nghề nghiệp làm ăn sinh sống, cùng cung cách cư xử với nhân quần xã hội trong đời sống.

Trong quê hương gia đình đó trẻ Giêsu dần lớn lên được chỉ dạy cùng sống trải qua những biến cố đời sống xã hội. Và qua đó học hỏi thêm nhiều những kinh nghiệm qúy báu làm hành trang cho đời sống về nhiều khía cạnh, trong tương quan với Thiên Chúa trên trời, và với cha mẹ họ hàng gia đình, với hàng xóm láng giềng và bạn bè.

Người cha Giuse cùng với Đức Mẹ Maria đã là người đào tạo gíao dục trẻ Giêsu. Phải, ông là vị linh hướng cho đời sống Giêsu từ thời còn là trẻ thơ, thời niên thiếu phát triển lớn lên.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi suy tư về vai trò của người cha trưởng gia đình, đã hướng tầm nhìn tới hình ảnh người cha Giuse: “ Nơi mỗi trẻ em ẩn dấu một bí ẩn mầu nhiệm cho đời sống thể xác cũng như tâm tính tinh thần của riêng em bé. Sự thể này chỉ được phát triển bung nở ra với sự giúp đỡ của người cha gia đình thôi, khi ông tôn trọng sự tự do của con mình.”

Trách nhiệm bổn phận của người cha gia đình là cùng cộng tác vào để giúp phát triển mầu nhiệm bí ẩn nơi người con của mình. Đó là điều cao qúi và không gì đẹp hơn, cho dù có khó khăn. Nhưng lại là điều căn bản góp phần xây dựng cá tính, khả năng riêng biệt nơi mỗi con người.

Giêsu là một trẻ em sinh ra đời như bao trẻ em khác. Nhưng nơi trẻ Giêsu ẩn dấu mầu nhiệm đặc biệt: là Con Thiên Chúa ( Mt 27,54), là Ngôi Lời của Thiên Chúa ( Ga 1,14) sinh xuống làm người trên trần gian.

Mang trong người mầu nhiệm ẩn dấu là Con Thiên Chúa, nhưng đồng thời trẻ Giêsu cũng là con người với xương thịt máu mủ. Trẻ Giêsu như thế không phải là một siêu nhân bay rơi xuống trần gian từ trời, như một “ Batman”. Không, trẻ Giêsu là một con người có thân xác hình hài cùng trí khôn tinh thần, như trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên tín: Người đã nhập thể trong cung lòng trinh nữ Maria, và đã làm người”.

Vì thế trẻ Giêsu cần người đồng hành bên cạnh, săn sóc đào tạo giáo dục như Thánh Giuse. Qua sự chỉ dẫn giáo dục của người cha Giuse, trẻ Giesu đã học hỏi được những điều căn bản hữu ích cho đời sống làm người của mình từ những việc nhỏ đơn giản cùng thực tế cho đời sống.Và như thế mầu nhiệm ẩn dấu nơi bản tính con người Giêsu được phát triển bung nở ra.

Người cha Giuse không chỉ hướng dẫn trẻ Giesu những việc cho đời sống thực tế con người, nhưng còn cả phần nếp sống đạo đức tinh thần nữa. Như phúc âm thuật lại, Giuse hằng năm theo tập tục nếp sống đạo đức của Do Thái giáo, đưa gia đình đi hành hương lên đền thánh Jerusalem vào dịp mừng lễ Vượt Qua. (Lc 2,41).

Cha Giuse đã cùng với Đức Mẹ Maria giúp trẻ Giêsu làm quen với nếp sống tập tục tôn giáo của Do Thái thời lúc đó. Đây là hình ảnh mẫu gương sống động của một người cha trưởng gia đình có trách nhiệm giáo dục đời sống tinh thần cho con mình.

Thánh Giuse khi xưa đã là người đồng hành quan trọng cho đời sống trẻ Giesu. Và ngài, theo tâm tình niềm tin đạo đức, cũng là người đồng hành cho đời sống chúng ta nữa. Nơi ngài, như trẻ Giêsu, chúng ta học hỏi được những đức tính tốt của một vị trưởng gia đình,

“ Có thể tóm gọn cách thánh Giuse sống ơn gọi của ngài vào một đức tính quan trọng, đó là khôn ngoan.

Khôn ngoan, khi ngài khéo giữ được sự âm thầm lặng lẽ, hiền lành và khiêm tốn. Tránh ồn ào, phô trương, áp đặt.

Khôn ngoan, khi ngài biết chọn con đường vòng, để tránh nguy cho Chúa, ngài từ Ai Cập trở về quê nhà bằng con đường rẽ xa đường chính.

Khôn ngoan, khi ngài dùng một phương tiện nghèo, nhưng mạnh khỏe dẻo dai, để di chuyển, đó là con lừa.

Khôn ngoan, khi ngài khéo lo cho gia đình đủ ăn đủ mặc, khỏe mạnh, không phải lệ thuộc, mà còn có thể giúp được người khác.

Khôn ngoan, khi ngài thấy mình đã hoàn thành sứ vụ được trao, thì xin được chết một cách lặng lẽ trong tay Ðức Mẹ và Chúa Giêsu, coi đó là cái chết hạnh phúc.

Nếu ơn gọi của thánh Giuse là giới thiệu và bảo vệ con đường cứu độ của Chúa, thì ngài đã hoàn tất ơn gọi đó một cách khiêm nhường đầy khôn ngoan và bén nhạy. “ ( Giám mục GB. BùiTuần, Một chút suy nghĩ về Thánh Giuse).

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Hiệu ứng cuộc xâm lăng Ukraine cuả Nga làm Trung quốc phải co rút trước khi tấ́n công Đài Loan?
Trần Mạnh Trác
19:27 17/03/2022
Sau khi tung ra 190 ngàn quân với 13 ngàn xe tăng, 6 ngàn đại bác, 20 ngàn xe bọc sắt để tấn công đồng loạt 4 mũi dùi vào Ukraine, với ý định tiêu diệt quốc gia này một cách chớp nhoáng không để Thế Giới có thì giờ phản đối, thì chỉ 2 ngày sau cái ngày 24 tháng 2 ấy, trước sự cầm cự mãnh liệt cuả quân đội và dân chúng Ukraine, những đoàn quân xâm lăng đã bị xa lầy ngay tại chỗ họ vừa tới và không có phương tiện để thoái lui.

Được lệnh mang theo 2 ngày lương, những toán quân Nga đã đi lang thang vào các làng mạc ven đường để xin ăn và tìm xăng!

Trong khi muĩ dùi ở phiá Nam có tiến triển nhờ có đường biển tiếp viện thì đoàn thiết kỵ cuả mũi dùi phía Bắc thủ đô Kyiv cuà Ukraine dài 40 miles (64 km), đã phải dậm chân tại chỗ vì không có tiếp liệu.

Vào ngày 11 tháng 3 này, viện quân sự hoàng gia ở London 'Royal United Services Institute (RUSI)' phân tích rằng mũi dùi phiá Bắc đã bị liệt máy (stalled), tan hàng (dispersed) và ẩn núp vào các hàng cây ven rừng. Chỉ có các loại súng đại bác tầm xa và hoả tiễn là còn hoạt động mà thôi.

Có người cho rằng thời tiết băng giá bất ngờ ở Ukraine đã làm cho các xe bọc sắt của Nga, khi không có xăng chạy máy, trở thành các tủ lạnh chết người, do đó quân lính phải đi vào rừng để trú thân.

Ngày hôm nay cũng không khá hơn, ngoại trừ quân Nga dựa vào thế có đại bác tầm xa, bom xăng, hoả tiễn bí mật gọi là Decoy-Dark (tên lửa có mồi nhử chia hai), đã gia tăng công pháo bừa bãi vào các thành phố, gây thương vong cho thường dân.

Mặc dù thế, ngày hôm qua, 3 vị Thủ Tướng cuả Ba Lan, Tiệp và Slovenia đã đi xe lửa tới thủ đô Kyiv đang bị vây hãm, đẻ chứng tỏ sự hậu thuẫn cho Ukraine và đồng thời, một cách đương nhiên dù không cố ý, 'trêu chọc' sự bất tài cuả Nga.

Theo ước tính cuả nhiều viện quân sự (mà viện RUSI là một) thì đã có khoảng 7 ngàn lính Nga thiệt mạng, 14 ngàn bị thương, một con số thương vong cao hơn số lính Mỹ sau 20 năm tham chiến tại Iraq và Afghanistan (Theo The New York Times).

Còn về thiết bị thì khoảng 10% đã bị phá hủy. Theo Ukraine thì con số ấy cao hơn, là 860 thiết bị trong đó có 362 xe tăng và 135 đại bác.

Nói cho cùng thì nếu Putin điên rồ nhất định đánh xả láng bằng cách tung hết 900 ngàn quân tại ngũ, 2 triệu quân trừ bị và cả lực lượng nguyên tử vào chiến trường, thì ông ta sẽ thắng...nhưng lúc đó nước Nga không có người gìn giữ biên cương ở phiá Đông và Nam với Trung Quốc và Nhật Bản, và ở phiá Bắc với các quốc gia Bắc Âu, là những nơi mà Nga đã có tranh chấp đất đai.

Còn theo lẽ bình thường thì cuộc chiến này càng kéo dài thì càng tăng thêm bất lợi cho Nga (Có thể vì thế mà HK tiếp tế cầm chừng cho Ukraine để nhử mồi chăng?). Trước đây Ukraine chỉ nhờ cậy vào những gì ít ỏi mà họ đã có mà đã ngăn chặn được một lực lượng lớn gấp 8 lần cuả mình, thì nay thêm sự hỗ trợ vũ khí dồi dào và tân tiến cuả Tây Âu và Mỹ, cuộc chiến sẽ phải đổi chiều rất sớm.

Thế giới vẫn hy vọng rằng Nga và Uktraine sẽ sớm tuyên bố đình chiến và hoà đàm thành công.

Nhưng cho dù cục diện có như thế nào thì nước Nga đã bị 'lột mặt nạ' rồi. Cái hào quang cuả một Hồng Quân bách chiến bách thắng không còn nữa, và những vũ khí bí mật đáng sợ cuả họ được triển khai trên chiến trường đã bị triệt tiêu sớm quá.

Điều này làm cho một quốc gia khác, là một 'copy' y chang cuả Nga, về tổ chức chính sách chiến lược chiến thuật, vũ khí, thiết bị... đang co rút và băn khoăn.

Đó là anh chàng có mộng bá quyền Trung Quốc.

Trung quốc đã theo dõi chặt chẽ cuộc xâm lăng cuả Nga, nhất là về phản ứng cuả cộng đồng Thế Giới. Hy vọng rằng sự thành công cuả Nga sẽ dẫn lối cho một dự định rất gần cuả Trung Quốc, là tấn công Đài Loan.

Theo AsiaNews thì kế hoạch tấn công Đài Loan đã được lên kế hoạch cho mùa thu năm tới. Ông Tập Cận Bình cần một "chiến thắng" để đảm bảo đắc cử nhiệm kỳ thứ ba.

Tuy chính quyền Đài Bắc không xác nhận tính xác thực của tài liệu bị rò rỉ ra, nhưng họ cho nó là đáng tin cậy.

Theo ông Vladimir Osechkin, người đứng đầu một nhóm nghiên cứu gián điệp có tên là Gulag Net, cho biết ông đang sở hữu một số hồ sơ tình báo Nga.

Ông Osechkin công bố tài liệu trên Facebook ngày 4 tháng 3, trích dẫn một nhà phân tích của FSB, cơ quan tình báo nội bộ của Moscow. Theo tài liệu, ông Tập Cận Bình đang chuẩn bị tái chiếm Đài Loan vì ông "cần một chiến thắng nho nhỏ để đảm bảo nhiệm kỳ thứ ba". Cuộc tấn công vào hòn đảo được lên kế hoạch vào trước Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm củng cố vị thế của ông, trước một cuộc tranh giành quyền lực "khổng lồ" đang diễn ra trong giới lãnh đạo Trung Quốc.

Nhà phân tích tình báo Nga tuyên bố rằng hiệu ứng Ukraine đã "đóng cửa cơ hội" tấn công Đài Loan và điều này trở thành một cơ hội cho Mỹ "tống tiền ông Tập' trong những đàm phán sắp tới theo những điều kiện có lợi.

Một phóng viên Nga có tên là Christo Grozev cũng viết trong một bài đăng trên Twitter rằng hai người mà anh quen biết đang làm việc tại FSB cũng đã xác nhận: "Không nghi ngờ gì nữa, [báo cáo] được viết bởi một đồng nghiệp".

Vào sáng nay, Ngoại trưởng Đài Loan Joseph Wu cho biết ông chưa thể xác nhận tính xác thực của tiết lộ nhưng Đài Bắc đang theo dõi chặt chẽ các động thái của Bắc Kinh. Trước đó, ông Wu cho biết chính phủ Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ những gì xảy ra ở Ukraine, đặc biệt là phản ứng đoàn kết của phương Tây và những vấn đề mà người Nga phải đối mặt trong chiến trường.

Sau vụ tấn công vũ trang của Nga vào Ukraine, Đài Loan đã nâng mức báo động quân sự. Các đơn vị hải quân của họ đang thực hiện các cuộc tập trận ở vùng biển đảo Dongyin, cách tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc vài km.

Sau cuộc xâm lược Ukraine, người Đài Loan có vẻ sẵn sàng chiến đấu hơn để bảo vệ đất nước. Một cuộc khảo sát do Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Đài Loan công bố hôm qua cho thấy có tới 70,2% số người được phỏng vấn đã trả lời sẵn sàng cầm vũ khí chống lại hành động gây hấn của Bắc Kinh; Trước đó vào tháng 12, số người sẵn sàng chỉ ở mức 40,3% mà thôi.

Một câu hỏi được nêu ra là nếu ông Tập bỏ ý đình tấn công Đài Loan thì ông sẽ làm gì để có một "chiến thắng nho nhỏ để đảm bảo nhiệm kỳ thứ ba" cuả ông?

Một "chiến thắng nho nhỏ" ở Biển Đông chăng? một gây hấn trong vùng đặc nhượng kinh tế của Việt Nam chẳng hạn, là một vùng không liên quan gì tới việc lưu thông tự do trên Biển Đông mà Hoa Ky đòi hỏì.
 
Văn Hóa
Triết học của Maurice Blondel, hết
Vũ Văn An
18:43 17/03/2022

III. – Về thân phận triết gia

Bây giờ chúng ta có thể đưa ra một cái nhìn tổng quan về học thuyết Blondel bằng cách rút ra ý định triệt để của nó, trong đó phương pháp ngụ hàm và tích hợp cũng như lý thuyết chưa hoàn tất, một lý thuyết dẫn đến giải pháp tôn giáo và biểu tượng bí ẩn tự nhiên của mầu nhiệm, liên kết chặt chẽ với nhau, vì phương pháp chỉ là học thuyết đang phát triển.



Bất cứ giải thích nào bỏ qua Bộ Bốn Cuốn và dừng lại ở hành động hoặc đặc quyền đều gây hại cho Blondel. Chính ông đã định nghĩa triết học của mình như một "chủ nghĩa tam vị nhất thể" [trinitarisme unitaire] - một bộ ba gồm tư tưởng, hữu thể và Hành động, phát sinh từ sự thống nhất và cố gắng tìm lại nó. Như thế, chúng ta nói rằng đặc điểm thiết yếu của học thuyết Blondel từ cuốn Hành động là tự đặt mình, quá bên kia trí hiểu và ý chí, vào nguồn gốc chung của chúng trong tính năng động của hữu thể thiêng liêng mà từ đó chúng múc được sức mạnh của chúng để hành động. Chính đây là điều người ta có thể gọi là Khẳng định nguyên thủy, theo kiểu nói được Nabert rất ưa thích. Ngoài ra, cả tinh thần lẫn bản nhiên đều không phải là các thực tại tĩnh. Trong chúng hiện diện một nguyên nhân tác thành, vốn cũng là nguyên nhân cuối cùng và là điều sự suy tư sẽ xác định nhờ ý niệm Thiên Chúa. Theo một nghĩa nào đó, một phép biện chứng tương tự như phép biện chứng của ý chí ước muốn và ý chí được ước muốn được thấy lại ở khắp nơi. Chắc chắn có một Hành động nguyên thủy và một Hành động phái sinh (dérivée) và hành động thứ hai này, trong lúc triển khai, cố gắng tự cân bằng với hành động đầu tiên. Nhưng nói chung hơn, là hữu thể-chủ thể và hữu thể-khách thể chỉ hiện hữu và tiến triển nhờ hữu thể thứ nhất này, hữu thể được M. Lachièze-Rey gọi là hữu thể đặt để (l’être posant) giống như suy nghĩ phái sinh giả thiết phải có một suy nghĩ đặt để luôn thúc đẩy nó và nó không ngừng nỗ lực tái hợp. Nếu triết học Blondel có tính biện chứng thì do đó, hẳn phải có một sự bất trung gian (immédiation) nguyên thủy, một bất trung gian, vì không bao giờ được trực giác trực tiếp biết đến, nên chỉ có thể đạt được bằng phương pháp ngụ hàm, một phương pháp hệ ở việc khám phá ra điều vốn hiện diện, nhưng không được nhận ra, chưa được phát biểu một cách rõ ràng. Một phân tích như vậy khá khó khăn vì nó phải đồng thời theo sự khai triển của hữu thể, của tư tưởng và của hành động và lên tới tận Khẳng định nguyên thủy kia, tới tinh thần vốn là nguồn gốc chung của chúng và là quy luật thể hiện chúng. Toàn bộ phương pháp bắt nguồn từ đó vì tính năng động tinh thần này đồng thời vừa siêu việt vừa nội tại đối với các hữu thể, tư tưởng và hành động.

Điều này giải thích tại sao Blondel muốn tích hợp mọi điều vào triết học, và thậm chí vào chính thực hành, mà không bao giờ coi thường lý trí. Ngược lại, ông đã làm nó rộng hơn để cố gắng luôn cân bằng nó nhiều hơn với tính toàn bộ của cuộc sống. Thông đạt với các hình thức khiêm tốn nhất của hữu thể là một điều kiện cho sự phát triển của bất cứ nhân cách nào: bên kia luận lý học mâu thuẫn, một luận lý học cô lập con người trong tư tưởng của họ, họ nên xây dựng một luận lý học tham gia cho phép họ “thông đạt với tin đồn mênh mông về thế giới" như Jacques Rivière thường nói. Việc thờ ngẫu thần hiểu biết luôn hệ ở việc lấy một phần làm toàn bộ, dưới hình thức này hoặc hình thức nọ, nghĩa là tìm kiếm điều tuyệt đối của hữu thể và chân lý trong trật tự duy nhất của các hiện tượng, dù là khoa học, đạo đức hay thậm chí siêu hình, khả giác hay khả niệm.

Trong Nhật ký của mình, Blondel dự phòng chống lại nguy cơ làm sai lạc tinh thần "bằng cách cắt đứt các ràng buộc của một sự kiện với những gì bao quanh nó, chuẩn bị và hoàn thiện nó”. Và nếu ông không muốn nói tất cả mọi điều, thì ít nhất ông cũng muốn nói tới điều Tất cả [le Tout], bởi vì "chỉ có điều Tất cả mới khả niệm". Ông gọi thái độ suy nghĩ thân mật này là tính biết thừa nhận [agnition], một điều làm nó dễ tiếp nhận đối với tất cả những điều hiện hữu, một loại tính đơn thành [ingénuité] của việc nhận thức vốn thừa nhận tính khách quan của điều chân, tính ngoan ngoãn đối với điều có thực trong đó, một điều được cả Pascal lẫn Auguste Comte coi là đức tính tối cao của trí hiểu. Chúng ta có thể so sánh nó với lòng khiêm tốn của Kant. Thực thế, đối với Kant, suy nghĩ của chúng ta không phải là thước đo hữu thể, nó không phát sinh ra hữu thể, nó chỉ biết hữu thể khi hữu thể được trình bầy với nó. Dưới tên nhạy cảm, ông đã để tính thụ cảm (réceptivité) ngay bên trong tinh thần. Việc bác bỏ chủ nghĩa duy tâm, hoặc nói cách khác, bằng chứng đích thực chứng minh sự hiện hữu của điều có thực được rút ra từ việc ta không thể tưởng tượng được nội dung của kinh nghiệm hoặc xây dựng được nó một cách tiên thiên: vấn đề kinh nghiệm không bao giờ có thể phát xuất từ tính tự phát của tinh thần. Ngoài ra học thuyết của Kant phân biệt sâu xa giữa việc suy nghĩ và việc biết, vì suy nghĩ rộng hơn biết. Tương tự như thế, đối với Blondel, "việc biết chỉ là giai đoạn giữa của việc suy nghĩ”. Vấn đề duy nhất của ông luôn là vấn đề mối tương quan của tư tưởng với hữu thể qua sự trung gian của hành động. Sự phân biệt của Kant giữa tư tưởng và nhận thức mang nơi ông một ý nghĩa đầy đủ đòi thái độ thụ cảm của chúng ta một cách trực tiếp và sâu sắc hơn nếu người ta dám nói tới sự lắng nghe của vũ trụ. Tính biết thừa nhận (Agnition) đòi hỏi một chiều kích tâm linh: nó là việc trở về với ánh sáng, lớn lên trong hữu thể. Đó là "việc công nhận rằng nhờ tiến bộ trong diễn trình phát triển tâm trí, tinh thần con người sẽ phải làm mọi sự thật trở thành ánh sáng, của nuôi và mục đích của trí hiểu” (L’Action, tập I, tr. 266). Ở đây, ta nên so sánh giữa Maurice Blondel và Jean Nabert. Thực vậy, Nabert, triết gia Pháp có lẽ đáng chú ý nhất vào thời đó và theo Kant sâu xa hơn cả (nhưng thuộc một chủ nghĩa Kant cụ thể và nội tâm hơn vì hướng tới thuyết Biran), theo các thuật ngữ rõ ràng của Blondel, đã đồng hóa mọi đạo đức với “lòng mong ước, bằng hành động, giảm thiểu sự khác biệt giữa hữu thể được ban cho của chúng ta và hữu thể tuyệt đối của chúng ta” (Éléments pour une éthique, p. 228) và đã công nhận cho lòng tôn kính (dấu hiệu khác biệt của ơn gọi triết học theo Comte) chức năng "không ngừng khôi phục cảm giác bất bình đẳng của chúng ta đối với chính chúng ta” (tr. 226).

Bởi thế, chính vì cùng một lúc, ông thấy rõ hơn bất cứ ai khác sự khác biệt không thể giản lược giữa khoa học và thực hành và mối liên kết tất yếu giữa chúng với nhau mà Blondel, trước hết, muốn tạo nên một khoa học về thực hành. Quan điểm về hiện hữu không phải là sở hữu nó; tư tưởng không đồng nhất với hành động và không bổ sung nó. Nhưng cần phải phân tích một cách chi tiết ảnh hưởng qua lại của chúng trong mục đích của chúng. Như thế, Blondel không bác bỏ nhận thức và cũng không cô lập nó hoặc ưu đãi nó một cách lạm dụng, nhưng đặt nó trong tổng thể hữu thể của chúng ta: nó được rút ra từ hoạt động vốn đi trước nó một cách mơ hồ mà nó có xu hướng soi sáng và chuẩn bị rõ ràng. Tư tưởng là một khoảnh khắc của đời sống mà nó mong muốn được cân bằng với bằng cách tự làm mình mỗi ngày một minh nhiên hơn. Đây không phải là đánh giá thấp nó. Nếu, trong Procès de l’intelligence, Blondel có một số công thức quá đáng và gây tranh cãi, thì không vì thế mà ông không luôn gán giá trị lớn nhất cho tư tưởng trừu tượng và có tính ý niệm. Như thế, trong biện chứng pháp của mình, khi dành một tầm cực kỳ quan trọng cho tình bạn và tình yêu, ông đã chủ trương rằng pháp luật là công cụ cần thiết và tính liên chủ thể [inter-subjectivité] chỉ được thể hiện qua sự trung gian của phi bản vị (impersonnel). Đồng điệu với Brunschvicg ngay ở điểm này, ông đã cho thấy "sự mơ hồ của chủ nghĩa nhân vị [personnalisme]", chỉ muốn đặt nó chống lại bất cứ chủ nghĩa cá nhân và bất cứ chủ nghĩa thân mật [intimisme] nào.

Chúng ta nợ Blondel một chủ nghĩa khổ hạnh thực sự có tính chủ quan, và đây là một bài học không thể quên. Những người dừng lại ở hành động đã bắt học thuyết Blondel nghiêng quá về một nền triết học về tinh thần và chủ thể, chống lại mong muốn của Blondel. Ngược lại, chúng ta đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của triết học tự nhiên, của "vũ trụ luận" trong Bộ Bốn Cuốn Sách. Trên hết, chúng ta không được bỏ qua luận án nhỏ năm 1893: De vinculo substanliali et de substantia composita apud Leibnitium, cuốn, năm 1930, sẽ được cống bố lại, bằng tiếng Pháp với tiêu đề: Une énigme historique. Người ta tìm thấy ở đó, không phải một "Pascal" của hành động, người suy tư về thân phận con người, mà là một "Leibniz" và gần như một "Aristốt", người suy tư về khái niệm bản thể. Đến nỗi Jean Brun đã có thể chủ trương rằng trong hai luận án tiến sĩ của Blondel, luận án phụ dứt khoát là luận án chính, vì hành động chính là vinculum [dây nối kết] giữa hữu thể và việc suy nghĩ và Chúa Kitô là dây nối kết phổ quát. Và đối với hành động, há Blondel đã không lặp lại đủ với Laberthonnière rằng, ngay từ đầu, ông cũng đã hiểu chữ này theo nghĩa của Aristốt đó sao? Trong một bức thư quan trọng đề ngày 22 tháng 3 năm 1900 (Au coeur de la crise moderniste [Ở giữa cuộc khủng hoảng duy hiện đại], trang 39-40), Blondel tự cho thấy ông rõ ràng là nhà siêu hình học mà ông vốn luôn luôn là khi chỉ trích chủ nghĩa nhân vị thái quá của Nam tước von Hügel và khi phục hồi ý niệm bản thể, thậm chí còn áp dụng vào Thiên Chúa, để chỉ "tính siêu bản vị” (hyperpersonnalité) của Người. Và ông thường nói rõ rằng, nếu nỗ lực ban đầu của ông được dành trước nhất cho vấn đề số phận, thì ông ngày càng hướng về “khía cạnh siêu hình của những vấn đề liên quan tới các điều kiện căn bản của trật tự tạo dựng”. Vì quá nhấn mạnh tới tính mới mẻ của họ, nên người ta quên rằng Kant và Blondel cũng đều là các các nhà siêu hình học cổ điển vĩ đại.

Nhưng không vì thế mà triết học Blondel không phải là một triết học thực hành. Ngoài ra, ngay từ năm 1886, Blondel đã xác định rõ ràng dự án làm luận án của mình trong một bức thư gửi cho Emile Boutroux: "Giữa Chủ nghĩa Aristốt vốn coi thường, bắt thực hành lệ thuộc tư tưởng và chủ nghĩa Kant chủ trương tách rời chúng và đề cao trật tự thực hành bất lợi cho tư tưởng, có một điều gì đó cần phải định nghĩa và chính nhờ việc phân tích hành động một cách rất cụ thể, tôi muốn xác định điều này” (Lettres philosophiques, tr. 10). Điều quan trọng ở đây là phải xác định rõ thái độ của Blondel so với Kant. Bị buộc tội theo chủ nghĩa Kant, theo nghĩa duy chủ quan, chuyện thường xảy ra là ông gây gánh nặng cho Kant. Trước nhất, đó là một phương tiện phòng thủ. Nhưng người ta không thể giải thích mọi điều bằng luận cứ này. Và phải công nhận rằng sự cứng cỏi của ông một phần được giải thích bởi một sự thiếu hiểu biết, điều được chính ông chia sẻ với các đối thủ của ông.

Thực ra, Blondel đã khám phá được kế sách đích thực của Kant, một điều đã dẫn ông đến việc xác định rõ hơn tình hình của triết học. Thực vậy, Kant không phải là người phủ nhận siêu hình học như người ta vẫn nói quá thường xuyên. Đúng hơn, ông chủ trương duy trì nội dung của siêu hình học truyền thống trong khi sửa đổi phương pháp của nó. Khoa phê phán lý trí thuần túy chỉ dẫn đến việc phủ định siêu hình học hiểu như một khoa học đúng nghĩa, nghĩa là như một nhận thức thuần túy lý thuyết. Nhưng ông thừa nhận con đường dẫn tới một nền siêu hình học vốn không phải là suy lý thuần túy. Việc giới hạn lý trí lý thuyết về phương diện khả năng nhận biết điều khả niệm của nó, bằng cách ngăn cấm việc mở rộng đến mức siêu khả giác (supra-sensible) các định luật tất yếu đang chi phối tự nhiên, cho phép việc mở rộng bù trừ của lý trí thực hành, là lý trí vốn tìm thấy trong thế giới khả niệm, bên kia nhận thức hiện tượng, một nơi sẵn có để khẳng định tính bất tử của linh hồn, sự tự do của con người và sự hiện hữu của Thiên Chúa. Chính dưới con mắt của Kant, triết học là công việc của con người trong cuộc sống, nó phát sinh từ kinh nghiệm đang sống và đã sống, kinh nghiệm do cuộc sống đem tới và ngược lại đã thông tri cho cuộc sống. Nó có tính luân lý ngay trong yếu tính. Mọi tham vọng thông thái đều lệ thuộc khoa phê bình và, nếu cần một nền siêu hình học, thì chính con người, một hữu thể luân lý, đòi hỏi điều đó để không thất vọng về ý nghĩa của việc họ hiện hữu. Như thế, luân lý là nền tảng của một "chân lý sống", có giá trị phổ quát cho cuộc sống: nó là một giới hạn không thể giản lược vào khoa học. Thái độ của Kant và thái độ của Blondel, do đó, phát xuất từ cùng một ý định, nhưng chúng đi theo những con đường khác nhau.

Trong siêu hình học và lối hiểu khoa học theo nghĩa hẹp, Kant đã thay thế nhận thức bằng niềm tin. Bất cứ người ta muốn nói gì, điều này không bao hàm bất cứ chủ nghĩa duy phi lý [irrationalisme] nào. Theo một nghĩa nào đó, Kant là nguồn gốc của tất cả các nền triết học chủ trương một “đức tin triết học ” theo nghĩa chính xác nhất, nhưng chúng ta thích nói tới một “niềm tin thuần lý” hơn.

Tuy nhiên, sự thiếu sót của chủ nghĩa Kant là đã không xác định rõ đủ loại nhận thức quan yếu nào áp dụng cho siêu hình học. Chắc chắn, tính nội tại của hành động, vốn tạo nền cho niềm tin của Kant, đã được đào sâu đủ để nó không cần phải được phát sinh hoặc chuẩn bị bởi một nhận thức và để nó không bị nghi ngờ, là tạo điều kiện cho điều người ta thường gọi là chủ nghĩa duy tín [fidéism]. Tuy nhiên, việc phân biệt quá đáng giữa đời sống tri thức và đời sống luân lý vẫn không giúp nhận ra việc diễn tả cụ thể niềm tin này. Chính trên điểm rõ ràng và chủ yếu này mà Blondel thực sự khác với Kant. Phân tích hành động cho phép ông khám phá lại mối liên kết giữa khoa học và thực hành và trở thành nhà triết học tự đặt mình vào mấu chốt của sự tương tác giữa biết và hành động trong khi vẫn duy trì tính chuyên biệt của chúng. Mọi cố gắng của ông cũng đã luôn hướng vào việc xác định loại nhận thức nào sẽ thuộc nền siêu hình học thực hành. Tóm lại, Blondel đã viết lại một khoa phê bình của lý trí, một khoa đồng thời và cùng một lúc là khoa phê bình của lý trí suy lý và của lý trí thực hành. Giữa một triết học thuần túy suy lý và sự tách biệt quá mức giữa hai lý trí, ông đã mở ra con đường thứ ba hệ ở việc nghiên cứu, trong sự phát triển nghiêm ngặt của chúng, các hệ luận [implicatons] của tư tưởng và hành động, trong khi vẫn chủ trương mạnh mẽ rằng nhận thức này, ngay cả có tính thực hành, không bao giờ có thể thay thế được thực hành. Từ đâu có ý niệm này về triết gia “thực hành” và thậm chí “tin tưởng”, nếu người ta muốn dành cho ý niệm niềm tin này ý nghĩa, mạnh mẽ và chính xác hơn là ý nghĩa của Kant, mà Blondel đã dành cho nó. "Tin là nối vào các động cơ dường như đủ để biện minh cho một sự thuận ý tri thức, phần xác tín vốn không đi từ một chủ thể nhận thức sang một đối tượng được nhận thức, nhưng từ hữu thể này sang một hữu thể nọ; do đó, phát xuất từ các năng lực khác hơn là sự hiểu biết và ít gắn bó với tính khả niệm hơn là hoạt động hoặc với sự tốt lành của điều trong đó,người ta gặp niềm tin của mình. Hiểu như thế, niềm tin là sự đồng ý hữu hiệu và thiết thực bổ sung cho sự thuận ý hợp lý dành cho các sự thật, cho những hữu thể mà việc nhận thức không múc hết sự sung mãn bên trong của chúng; vì vậy niềm tin có tính nội tại chứ không phải ngoại tại và đến sau tầm nhìn của tinh thần; vì trong hành vi nhận thức, nhận thức không phải là tất cả của hành vi, và trong đối tượng được nhận thức, nếu nó không là một trừu tượng thuần túy, thì điều được nhận thức không phải là thước đo thực sự của điều có thực. Theo nghĩa này, chữ niềm tin chỉ bất cứ điều gì, trong các khẳng định chắc chắn một cách thực tế hoặc ngay cả suy lý của chúng ta, có hàm ngụ nơi chủ thể cũng như nơi đối tượng một yếu tố bổ sung và liên đới của biểu tượng tri thức, nhưng không thể rút gọn ngay lập tức vào yếu tố này” (Vocabulaire philosophique de Lalande, quan sát chữ niềm tin).

Cuốn L’ActionBộ Bốn cuốn, do đó, tạo thành một bức tranh tổng thể không những chỉ của triết học như một thái độ, như người ta thường nói, nhưng của thân phận triết gia. Để làm sáng tỏ thân phận khó chịu này của triết gia, người buộc phải vượt quá hiện tượng học mà không bao giờ tiến tới chỗ có thể tạo trọn vẹn được một hữu thể học và là người cảm thấy mình như bị đẩy từ bí ẩn qua mầu nhiệm được ông kêu gọi, tuy nhiên chúng không bao giờ rơi vào thẩm quyền của ông, chúng ta hãy lấy một thí dụ quan trọng đến nỗi thoạt đầu nó có vẻ hoàn toàn chỉ có tính suy lý: đó là thí dụ về bằng chứng chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa. Và trong số này, có bằng chứng gọi là hữu thể học, vì chính vì tùy ở nó mà tầm quan trọng hữu thể học đã tự xuất hiện một cách chính xác nhất và được người ta gán hay không gán cho lý trí. Vì người ta không thấy làm thế nào người đã phủ nhận bất cứ giá trị nào của bằng chứng hữu thể học, dưới bất cứ hình thức nào, lại có thể, một cách không mâu thuẫn, thừa nhận một tầm quan trọng hữu thể học nào đó cho nhận thức. Spinoza, một mặt, đã dựa toàn bộ triết lý của ông trên lập luận này và không hề vô nghĩa khi bộ Đạo đức học của ông mở đầu bằng một cuốn nói về Thiên Chúa. Không phải luân lý làm nền cho siêu hình học, nhưng siêu hình học làm nền cho luân lý hoặc đúng hơn là đồng nhất với luân lý và, có thể nói, thay thế luân lý. Nó thậm chí không phải là một bằng chứng đúng nghĩa cho bằng là một “diễn từ về hữu thể” thực sự.

Ngược lại, Kant, một cách rất hợp luận lý, khi bác bỏ khỏi lý trí suy lý bất cứ khả năng đạt tới hữu thể nào, đã tự dẫn mình đến chỗ bác bỏ hoàn toàn lập luận hữu thể học. Một cách sâu xa hơn, ông tìm thấy nó trong bất cứ bằng chứng nào chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa, vì người ta không thấy làm thế nào họ có thể đạt tới Hữu thể bằng cách bác bỏ khỏi lý trí bất cứ giá trị hữu thể học nào. Lập trường của Descartes vốn đã phức tạp hơn. Đối với ông, lập luận này nằm trong bối cảnh rất đặc thù này là, khi một người triết lý theo trật tự các lý lẽ, lập luận này sẽ đến sau các bằng chứng hậu thiên (a posteriori). Và chính Blondel đã chứng tỏ rằng, nơi Descartes, các lập luận hậu thiên và lập luận tiên thiên có ngụ hàm lẫn nhau và hỗ trợ lẫn nhau, các lập luận đầu là "bức tường nâng đỡ”, và lập luận sau là nền tảng của tòa nhà Descartes. Chính vì lập luận của Descartes không phải là một bằng chứng phân tích theo nghĩa hẹp có thể diễn dịch sự hiện hữu của ý niệm ens perfectissimus (hữu thể hoàn hảo nhất). Khí lực thực sự của bằng chứng không phải là ý niệm hoàn hảo, mà là ý niệm hiện hữu tất yếu. Thiên Chúa hiện hữu bởi một thứ siêu phong phú hiện hữu và do đó vì Người xứng đáng được hiện hữu: sự hiện hữu và giá trị nơi Người trùng khớp với nhau. Trong cốt lõi, bằng chứng này giả thiết ý niệm Kitô giáo về Thiên Chúa như tự do vô hạn. và đại lượng tinh tuyền. Thánh Anselm nói, “Si Deus est Deus, Deus est” (nếu Thiên Chúa là Thiên Chúa, thì Thiên Chúa hiện hữu). Nói cách khác: nếu tôi có một suy nghĩ sáng suốt, chứ không phải ngu đần, nghĩa là nếu tôi hiểu chính xác những gì tôi nói khi tôi nói về Thiên Chúa, tôi không thể không nhìn nhận (chứ không phát sinh) sự hiện hữu của Người. Descartes từng viết, “Hiểu Thiên Chúa và hiểu rằng Thiên Chúa hiện hữu, chỉ là cùng một việc”. Nhưng chính ở đó phát sinh điều nan giải. Vì chính ông cũng tuyên bố rằng Người có bản chất vô hạn nên chúng ta, các hữu thể hữu hạn, không thể hiểu được Người: người ta có thể biết Thiên Chúa, nghĩa là, đụng tới Người bằng suy nghĩ, nhưng không hiểu được Người, nghĩa là không bao quát được Người bằng suy nghĩ. Không có mâu thuẫn gì ở đó cả. Descartes chỉ thừa nhận rằng lập luận hữu thể học không tạo ra nơi chúng ta một loại cưỡng bức, mà đòi hỏi nơi ta một loại khổ hạnh lâu dài và tiên quyết, vốn là loại khổ hạnh nghi ngờ. Vì nghi ngờ, nhờ tách tinh thần khỏi các giác quan, sẽ dẫn chúng ta đến một "nhận thức rất rõ ràng và, nếu tôi dám nói như vậy, có tính trực giác về bản chất tri thức nói chung, mà ý niệm về nó, được coi là không có giới hạn khi trình bầy Thiên Chúa cho chúng ta và có giới hạn khi nói về linh hồn con người” (Letters, Adam & Tannery, t. I, p. 353). Do đó, lập luận này tinh tế hơn so với điều người ta hay nói chung chung về nó. Nó đòi hỏi một sự chuẩn bị hoàn toàn khổ hạnh và chỉ có giá trị cho những người đã thực hiện thói quen abducere mentem a sensibus (diễn dịch tâm trí từ những điều khả giác). Người ta cũng nên nói rõ nó phần nào gần giống như thế này: chúng ta càng biết nhiều về Thiên Chúa, chúng ta càng hiểu rõ hơn về Người, chúng ta càng phải khẳng định Người hơn. Chính khía cạnh này - thường bị bỏ qua - của lập luận Descartes đã được Maurice Blondel lấy lại và làm rõ hơn. Ông thấy trong đó có cả một "yêu cầu tất yếu” và một “thực tại không thể tiếp cận được” (La Pensée, t. I, p. 199).

Giống như Kant, ông phát hiện trong tất cả các bằng chứng suy lý (discursives) khác một "Phác thảo mặc nhiên" của lập luận hữu thể học, nhưng không giống như Kant, ông cũng nhìn thấy trong đó một “sự biện minh một phần”. Đó là bằng chứng này, một cách nào đó, nói lên một cách giới hạn, sự mơ hồ của một lý trí chắc chắn capax Dei, capax entis [có khả năng biết Thiên Chúa là có khả năng biết hữu thể], nhưng với điều kiện được nuôi dưỡng bằng chính điều nó kêu gọi này. Người ta chỉ có thể nói rằng theo mức “chúng ta thể hiện nhiều hơn trong chúng ta ý niệm sống động và sự hiện diện hữu hiệu của Thiên Chúa, sự chắc chắn này sẽ gia tăng theo”, tuy nhiên nó sẽ không trở nên trọn vẹn. Trong cuốn Nhật ký của mình (trang 174), Blondel đã diễn đạt điều đó: “Chúng ta hãy làm việc để làm cho ý tưởng về Thiên Chúa hiện diện hơn và thuần khiết hơn đối với chúng ta: đó là phương thế nhân bản để nắm chặt được Người nhiều hơn". Nói một cách kỹ thuật hơn, "bằng chứng hữu thể học, yếu kém trong chúng ta, tự trong nó có sức mạnh cần thiết của nó”. Nó quả quyết rằng ý niệm Hữu thể "tự khẳng định", rằng Thiên Chúa là sự rộng lượng. Nhưng ý niệm của chúng ta về hữu thể không phải là chính Hữu thể này: nói một cách tuyệt đối, không phải trong chúng ta, nhưng chỉ trong Thiên Chúa mới có vấn đề chắc chắn này một cách đơn giản. Đối với suy nghĩ của chúng ta, sự chắc chắn nội tại có thể gia tăng mà không bao giờ trở thành trực giác. Như thế, người ta hiểu, theo nghĩa nào thì lập luận hữu thể học là một phác thảo. Ông không tự kết luận, nhưng phải kết luận cách nào đó và có thể làm điều đó trong các điều kiện khác. Sự thật mà ông xướng xuất trên thực tế không được thiết lập, nhưng nó diễn dịch một cách giả định một kết nối vốn là chính sự thật về sự hiện hữu của Thiên Chúa: nó thật trong chính nó và sẽ là như vậy đối với chúng ta, nếu chúng ta, một cách nào đó, có thể nhận được trực giác về những gì ở bên trong bản chất thần linh và sẽ cho chúng ta lý do hiện hữu của Người bằng cách tiết lộ bí mật của Người cho chúng ta.

Không hẳn là lòng vòng, bằng chứng dẫn đến phương án, nhưng phương án tốt củng cố và bảo đảm bằng chứng. Ở đây, trong bước đường khó khăn của họ và trong việc thực hiện chức năng có tính kỹ thuật nhất của họ, người ta nắm vững chính thân phận của triết gia, người sinh động hóa nhận thức bằng hành động và soi sáng hành động bằng nhận thức, trong diễn tiến biện chứng của nhận thức, giải mã lời kêu gọi của Hữu thể, nhờ thế, từ bên trong tính tất định của các hiện tượng, khám phá ra việc tự do lựa chọn có thể mang lại cho chúng tính nhất quán và thực tại khách quan, tóm lại, nêu ra vấn đề và khẳng định rằng người ta không thể tránh khỏi nó, nhưng tự một mình họ, họ không thể đưa ra câu trả lời vốn "vượt quá phạm vi của khoa học nhân bản và năng lực của triết học ”.

Điều dẫn đến việc có một lập trường "mơ hồ" đối với khái niệm trung tâm của triết học, đó là ý niệm khôn ngoan, một ý niệm người ta thường đối lập với sự thánh thiện. Sự khôn ngoan triết học là ý chí tổ chức và giả thiết sự tự trị; sự thánh thiện là ý chí khát vọng và ngụ ý sự dị trị. Đối với người xưa, người khôn ngoan đồng thời vừa là người biết tốt vừa là người hành động tốt, người hành động tốt vì họ biết. Do đó có xu hướng đồng hóa người khôn ngoan và người uyên bác, người điên và kẻ ngu dốt - một xu hướng tìm thấy trong Chủ nghĩa Khắc kỷ và trong Chủ nghĩa Spinoza. Hegel sẽ làm nó sáng tỏ một cách hoàn hảo bằng cách đồng nhất khôn ngoan với nhận thức tuyệt đối. Ở đầu cuốn Phénoménologie de l’esprit (Hiện tượng học Tinh thần), ông viết về tình yêu sự khôn ngoan này, điều mà triết học, cho đến nay, vẫn là bận tâm chính: "Hình thức đích thực, trong đó chân lý hiện hữu chỉ có thể là hệ thống khoa học của chân lý này. Cộng tác vào nhiệm vụ này, xích lại gần nền triết học của hình thức khoa học - để nó có thể bỏ (déposer) danh xưng của nó như tình yêu kiến thức - là những điều mà tôi tự đề nghị cho chính mình”. Vì vậy, triết học phải ngưng, không còn là tình yêu của sự khôn ngoan để thực sự trở thành sự khôn ngoan, nghĩa là kiến thức tuyệt đối về ý niệm tuyệt đối. Nhưng, ở đây một lần nữa, lập trường của Descartes rất khác. Chắc chắn, ông duy trì quan niệm truyền thống về khôn ngoan và dành cho nó tầm quan trọng hạng nhất. Nhưng ông tương đối hóa nó. Ý tưởng của Descartes nói về một loại sapientia humana, một loại khôn ngoan của con người mà các điều kiện của nó nằm hoàn toàn ở bên ngoài lĩnh vực thần học, và là sự khôn ngoan được xác định bởi mức độ hoàn thiện cao nhất mà bản chất của chúng ta có thể có được.

Sự khôn ngoan hoàn hảo là một lý tưởng chỉ hiện hữu trong Thiên Chúa. Về lý tưởng này, chúng ta chỉ có thể đến gần. Chúng ta cũng phải bù đắp cho sự thiếu thốn tri thức bằng tính anh hùng của ý chí. Đạo đức lâm thời không phải là một thời điểm vượt quá đạo đức, nó chính là đạo đức phù hợp với tình trạng con người ở một mức độ lớn lao. Có một sự dứt khoát tạm thời trong cuộc sống luân lý của con người ở dưới thế này. Vì, cả về phương diện thực tế lẫn pháp lý, chúng ta đều không thể hoàn thành khoa học, có một đức tính riêng của ý chí luôn thúc đẩy lý trí tiến đến kiến thức tối đa mà nó có khả năng và bổ sung sự thiếu sót của khoa học, khi cần, bằng một quyết định đại lượng. Đây là ý nghĩa của thiện chí theo nghĩa của Descartes. Chắc chắn, Descartes quan niệm đúng một lý tưởng khôn ngoan tuyệt đối có tính xác định đối với ý muốn. Nhưng ta không thể với tới lý tưởng này. Và ông không chắc đây có phải chỉ là một sự thiếu sót. Hoặc, nếu có sự thiếu sót, thì sự thiếu sót này có âm sắc đắc thắng, vì chỉ có nó mới làm cho đức tính đại lượng trở thành khả hữu, làm cho việc phát biểu sự tự do vốn vượt quá tính hữu hạn của hiểu biết một cách vô hạn này thành khả hữu. Cuộc cách mạng của Kant tiến xa hơn nhiều: nó là một sự phê phán triệt để sự khôn ngoan truyền thống. Và điều này là vì Kant tách rời luân lý khỏi khoa học. Khi tuyên bố rằng chỉ có một điều tuyệt đối tốt trên thế giới và thậm chí ngoài thế giới, là thiện chí, Kant chuyển nguyên tắc luân lý từ trí hiểu sang ý chí. Có một điều phải hiện hữu (devoir-être) không thể giản lược vào hiện hữu: sự hoàn hảo không được xác định bởi mức độ hiện hữu, mà bởi thái độ luân lý. Khi tách biệt sâu xa lý trí suy lý và lý trí thực hành, Kant đã đạt tới việc hạ giá tất yếu ý niệm suy lý về khôn ngoan, bất chấp nhiều dè dặt, nhất là bất chấp quan niệm của ông về tính phổ quát vốn hòa giải sâu xa hai lý trí và tóm lại đã coi thiện chí như ý chí hữu lý.

Về phần mình, Blondel không bằng lòng với việc phê bình quan niệm truyền thống về khôn ngoan, ông đã khai triển một quan niệm mới về nó; quan niệm này hợp nhất lý thuyết và thực hành trong một phép biện chứng phong phú. Hay đúng hơn, đó là ý tưởng ông tự tạo về sự khôn ngoan, một ý tưởng chắc chắn diễn dịch chính xác nhất ý định triết học của ông. Tất cả những gì chúng ta đã phân tích mang lại kết quả, trước hết, là không có một sự khôn ngoan hoàn toàn mang tính chiêm niệm và trừu tượng, giống như một sự phủ định tính bi kịch của con người. Trong "bộ ba cuốn", và đặc biệt là trong La Pensée, chúng ta nhắc lại rằng Blondel đã chứng minh sự tồn tại của hai tư tưởng "nối kết với nhau, đối nghịch nhau, không thể giản lược, không thể tách rời nhau trong chúng ta”, và ông đặt tên cho một tư tưởng là noétique hoặc có tính khái niệm, tư tưởng kia là pneumatique [khí niệm?] hay cụ thể, một tính nhị nguyên biến xung đột thành quy luật của trí hiểu triết học. Hai tư tưởng này vừa liên đới vừa không đồng nhất, đến nỗi, bất cứ việc thâm hậu hóa suy tư nào cũng đều cho thấy một rạn nứt nội bộ trong chính hành động suy nghĩ. Khắp mọi nơi chúng ta đều thấy một tính nhị nguyên đi tìm một sự thống nhất luôn khó nắm bắt. Vì tư tưởng luôn tuân theo định mệnh biện chứng này, nó không thể đạt tới một sự khôn ngoan hoàn hảo bằng chính nguồn lực của nó. Triết học khao khát sự khôn ngoan; do đó sự khôn ngoan này luôn xuất hiện ở đường chân trời các căng thẳng của nó; nhưng việc thể hiện nó khiến chúng ta phải bước ra ngoài giới hạn của triết học. “Thay vì dẫn cuộc sống tối cao của tư tưởng đến một tầm nhìn thuần túy, có thể nói là ngây ngất và ổn định, bằng cách hạ hành động xuống hàng phụ thuộc một phương thế tạm thời, điều chắc chắn thích hợp là hiểu lý do tại sao sự khôn ngoan, vốn hàm nghĩa cả khoa học lẫn trí hiểu, vẫn là trí hiểu hơn là khoa học” (La Pensée, t. II, tr. 409). Là vì trong tư tưởng của chúng ta, chúng ta phải tích hợp nhiều hơn là tư tưởng. Như thế, sự khôn ngoan tìm lại được đầy đủ ý nghĩa của nó vừa có tính lý thuyết vừa có tính thực hành. Nó vừa là cách suy nghĩ, vừa là cách sống, cả hai làm cho nhau phong phú. Đó thực sự là chân trời của chúng ta, nhưng là chân trời cùng một lúc vừa xa vừa gần, vừa khiếm diện vừa hiện diện, liên tục thúc đẩy chúng ta nhưng luôn luôn lẩn tránh chúng ta. Nó vừa triết học vừa siêu triết học, vì chính trong Hành động của chúng ta, việc đòi hỏi một thể siêu việt đã tự xuất hiện. Và chính trong ước muốn được hoàn thành và kết thúc trong một hệ thống dứt khoát mà nó trở thành điên rồ. "Chúng ta sẽ không có cảm giác lo lắng, thiếu thốn, cố gắng nếu trong chúng ta, không có một linh cảm, đúng hơn, một sự hiện diện tối tăm, một phương tiện đã xác định được một số điểm cố định, một khuôn mẫu nào đó dùng để ý thức được tính tương đối chuyển dịch và sự không hoàn hảo năng nổ này của một bổ sung ”( Exigences philosophiques du christianisme [Những yêu cầu triết học của Kitô giáo], tr. 298). Một nhà duy trí, triết gia người Bỉ Paul Decoster cho hay, trong chúng ta, sự lo lắng - theo nghĩa không phải tâm lý, mà là siêu hình - là dấu chỉ của Hữu thể. Như thế, khôn ngoan không đối nghịch với sự thánh thiện, nhưng cởi mở với nó và chuẩn bị cho nó, nếu quả thực triết lý đích thực, tức thứ triết lý được tình yêu hữu thể làm cho phong phú, là “Sự thánh thiện của lý trí” (L’Action, trang 442). Chúng ta không thể dừng lại, chúng ta chỉ có thể trở thành chính mình bằng cách vĩnh viễn vượt qua chính mình. Ý niệm vượt qua do đó là nội tại của sự khôn ngoan đích thực. Tóm lại, nó là một hồng phúc hơn là một sự sáng tạo. Trong nó, hai thái độ bất đồng nhất và bổ sung cho nhau, xây dựng và tiếp thu, thể hiện và chào đón kết hợp với nhau. Tôi là những gì tôi tự làm cho tôi, tôi tự làm cho tôi những gì tôi nhận được. Khôn ngoan là sự trộn lẫn giữa khoa học và cuộc sống, giữa hiểu biết và ước muốn vốn hiện diện với triết học như một khát vọng làm nó hiện hữu và định hướng nó mà không thể làm nó toại nguyện. Nó cùng một lúc ở cả bên trong lẫn bên ngoài giống như triết học chỉ hoàn toàn là nó khi thoát ra khỏi chính nó, không phải bằng vũ lực hoặc cưỡng chế từ bên ngoài, nhưng để đáp lại lời kêu gọi bên trong của nó, một lời kêu gọi điều buộc nó phải vượt qua chính nó vì trong nó, tất cả đều là chuyện vượt qua.

Kỳ sau: Một số Trích đoạn từ các tác phẩm của Blondel
 
VietCatholic TV
Nga cướp Web sites của Ukraine, phát video giả nhái giọng ông Zelenskiy hạ lệnh đầu hàng quân Nga
VietCatholic Media
03:24 17/03/2022


1. Tổng thống Zelenskiy phản ứng trước video giả mạo của Nga kêu gọi quân dân Ukraine đầu hàng vô điều kiện

Một video giả mạo sử dụng kỹ thuật cao nhái giọng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy rất tài tình, kêu gọi các công dân Ukraine đầu hàng quân Nga vô điều kiện đã được chia sẻ trên mạng.

Đoạn video giả lan truyền nhanh chóng trên các mạng xã hội cho thấy tổng thống Zelenskyy phát biểu trước quốc dân đồng bào và kêu gọi quân dân Ukraine “hạ vũ khí”.

Một phiên bản của video giả này đã được xem hơn 120,000 lần trên Twitter.

Khuôn mặt và giọng nói của tổng thống Zelenskyy đã được chỉnh sửa trên video bằng công nghệ Artificial Intelligence hay trí tuệ nhân tạo để tạo ra video giả mạo. Các video giả mạo sử dụng công nghệ này gọi là deepfake, có thể dịch là giả mạo tài tình, và bị cấm sử dụng.

Đây là lần đầu tiên kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng Hai một video giả như thế được lan truyền với một thâm ý rõ rệt chứ không phải chỉ là đùa chơi cho vui.

Công nghệ trí tuệ nhân tạo để làm rất giống như thế cho thấy đây hầu như không thể là sản phẩm của cá nhân. Phần lớn thông tin sai lệch đã được nêu trong video cũng cho thấy đây không thể là sản phẩm đơn thuần của các kỹ sư điện toán. Nó phải có sự phối hợp với cục tâm lý chiến của quân đội Nga.

Hầu hết các tin đồn thất thiệt bắt nguồn từ các hình ảnh hoặc video được lấy ra ngoài bối cảnh, từ các cuộc chiến tranh hoặc sự kiện thế giới khác.

Nghiêm trọng nhất là các kênh tin tức Ukraine 24 và Ukraine Today, có chương trình phát sóng trực tiếp đã bị tấn công để quảng bá thông điệp “đầu hàng”.

Sam Gregory, giám đốc chương trình tại Witness, một nhóm nhân quyền và công nghệ, cho biết: “Đây là deepfake đầu tiên mà chúng tôi thấy được sử dụng theo cách có chủ đích và mang tính lừa đảo tinh quái”.

Sam Gregory cho rằng deepfake này không có hiệu quả, bởi vì tổng thống Ukraine nói chuyện với người dân Ukraine hàng đêm. Ông cũng đã nhanh chóng bác bỏ deepfake này.

Deepfake của Nga này cũng không có hiệu quả vì nó được tung ra vào lúc Tổng thống Zelenskiy đang có bài nói chuyện với Quốc Hội Hoa Kỳ vào lúc 9g sáng theo giờ Đông Bộ Hoa Kỳ ngày thứ Tư 16 tháng Ba, tức là 8g tối cùng ngày theo giờ Việt Nam. Trong bài nói chuyện, ông kêu gọi Hoa Kỳ giúp Ukraine đánh bại quân Nga.

Đầu tháng này, Ukraine cũng đã cảnh báo người dân cần lưu ý về các video đưa ra các lời kêu gọi đầu hàng rõ ràng.

Cơ quan chức năng cho biết trong một bài đăng trên Facebook: “Các video được thực hiện thông qua các công nghệ như vậy gần như không thể phân biệt được với video thật.”

“Mục tiêu là làm mất phương hướng, gieo rắc hoảng sợ, làm mất lòng tin của người dân và kích động quân đội chúng ta rút lui. Hãy yên tâm - Ukraine sẽ không đầu hàng. “

Sam Gregory nói với Euronews rằng nỗ lực của Ukraine nhằm cảnh giác các công dân của họ trước về các video giả liên quan đến tổng thống Zelenskyy là một “chiến lược thực sự thích hợp”.

Ông nói: “Đây là lần đầu tiên chúng ta chứng kiến một mối đe dọa thực sự đáng kể có thể lường trước được trong một cuộc xung đột.”

“Tôi nghĩ cách làm của Ukraine cung cấp một mô hình có thể áp dụng trong một số tình huống trên toàn cầu cho các chính trị gia, tính toán trước và sau đó là phản ứng nhanh.”

Hôm thứ Tư, Tổng thống Ukraine đã nhanh chóng công bố một video trên trang Instagram của chính mình, nơi ông phủ nhận bất kỳ tuyên bố nào như vậy.

“Những người duy nhất nên từ bỏ vũ khí là các binh sĩ Nga,” ông Zelenskyy nói.

Đáp lại deepfake của Nga, ai đó cũng đã sáng tác ngay một video giả khác của Tổng thống Nga Vladimir Putin, dường như được tạo ra để trả đũa deepfake của Nga. Một phiên bản trên Twitter đã có hơn 50,000 lượt xem

Trong video, Tổng thống Nga tuyên bố Nga đầu hàng và kêu gọi các binh sĩ “hãy về nhà khi anh em còn sống”.

Đoạn video cũng đã được nhái giọng từ một bài phát biểu quốc gia gần đây của Putin.

Witness đã và đang làm việc để giúp người dùng trực tuyến hiểu các video đáng tin cậy về cuộc xung đột Ukraine và đã kêu gọi các nền tảng truyền thông xã hội cung cấp các công cụ và hướng dẫn cởi mở hơn.

Trong một tuyên bố, người đứng đầu chính sách an ninh tại Meta xác nhận rằng đã xóa video deepfake của Nga liên quan đến Tổng thống Zelenskyy.

Nathaniel Gleicher cho biết: “Chúng tôi đã nhanh chóng xem xét và xóa video này vì vi phạm chính sách của chúng tôi về việc chống lại phương tiện truyền thông bị thao túng gây hiểu lầm và thông báo cho đồng nghiệp của chúng tôi ở các nền tảng khác”.

Tưởng cũng nên nhắc lại trước cuộc xâm lược của Nga, các quan chức Mỹ tuyên bố họ có bằng chứng về kế hoạch của Nga để làm một đoạn video giả “rất đồ họa” về một cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga như một cái cớ cho một cuộc xâm lược.

Âm mưu bị cáo buộc liên quan đến việc sử dụng xác chết, cảnh quay các tòa nhà bị nổ tung, khí tài quân sự giả của Ukraine, máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất và các diễn viên đóng vai những người đưa tang nói tiếng Nga.
Source:Euro News

2. Tổng thống Ukraine nói: người Ukraine 'phải thừa nhận' họ không phải là thành viên của NATO

Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine “phải thừa nhận” rằng họ sẽ không gia nhập NATO.

“Rõ ràng là Ukraine không phải là thành viên của NATO. Chúng tôi hiểu điều đó. Chúng tôi là những người đàng hoàng,” tổng thống Zelensky nói trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo của Lực lượng Phối Hợp Chung.

Ukraine đã khởi động nỗ lực gia nhập liên minh giữa 28 quốc gia Âu Châu, Mỹ và Canada vào năm 2008, và được coi là một đối tác của NATO. Sự không hài lòng của Nga với quan hệ đối tác là một trong những lý do đã dẫn đến việc xâm lược Ukraine.

“Trong nhiều năm, chúng tôi đã nghe nói về cánh cửa được cho là mở, nhưng chúng tôi cũng nghe nói rằng chúng tôi không nên vào, và điều này là đúng và chúng tôi phải thừa nhận điều đó,” Zelensky nói, đồng thời nói thêm rằng bảo đảm an ninh là cần thiết từ Lực lượng Phối Hợp Chung để bảo vệ Ukraine trước nanh vuốt của người Nga.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết việc tổng thống Zelensky xác nhận Ukraine không phải là thành viên của Nato là “phản ánh thực tế”, trong một cuộc phỏng vấn với CNN.

Theo New York Times, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã lên kế hoạch yêu cầu Mỹ cung cấp thêm thiết bị quân sự, bao gồm máy bay không người lái vũ trang và hệ thống phòng không di động.

Mỹ đã cung cấp cho Ukraine hỏa tiễn phòng không và chống tăng, nhưng từ chối hỗ trợ nước này trang bị máy bay chiến tranh thời Liên Xô vì lo ngại sẽ kích động Nga leo thang xung đột.

Theo New York Times, Ukraine đã yêu cầu Washington cung cấp các hệ thống phòng không lớn hơn và mạnh hơn Mỹ đã triển khai, đồng thời cũng cần hỏa tiễn chống các chiến hạm, công nghệ định vị vệ tinh, radio chiến thuật và thiết bị gây nhiễu liên lạc.

3. Ukraine cho biết một tướng thứ tư của Nga đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh.

Cố vấn Bộ Nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko, đã công bố một bức ảnh trên Telegram mà ông nói là của Oleg Mityaev, đã chết hôm thứ Ba.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã thông báo về cái chết của một vị tướng Nga khác trong bài diễn văn vào ban đêm nhưng không nêu tên ông ta.

Gerashchenko cho biết tướng Mityaev, 46 tuổi, chỉ huy sư đoàn súng trường cơ giới số 150 và đã từng tham chiến ở Syria.

Ba vị tướng của Nga đã bị giết trước đó tại Ukraine là Thiếu tướng Vitaly Gerasimov, Thiếu tướng Andrei Kolesnikov và Thiếu tướng Andrei Sukhovetsky.

Các quan chức quân đội Ukraine cho biết, các lực lượng Nga đã bị tổn thất nặng nề trong cuộc giao tranh gần Mariupol, miền nam Ukraine.

Các binh sĩ của trung đoàn Azov đã đánh bại một trong các đơn vị của Lữ đoàn Đặc nhiệm số 22 của Nga, nó tuyên bố.

Oleksiy Arestovych, một cố vấn trong văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nói rằng cuộc bắn phá của Nga vào thành phố Mariupol ở miền nam nước này hiện đã khiến hơn 2.500 người thiệt mạng.

“Quân đội của chúng tôi đang thành công ở đó - hôm qua họ đã đánh bại một nỗ lực khác trong một cuộc đột phá thiết giáp ở Mariupol, bắt được nhiều tù binh. Nhưng vì điều này, người Nga đang tìm cách xóa sổ thành phố.”

4. Mỗi ngày có 70,000 trẻ em ở Ukraine trở thành người tị nạn.

Liên hợp quốc cho biết kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu vào ngày 24 tháng 2, mỗi ngày có 70,000 trẻ em ở Ukraine trở thành người tị nạn.

Người phát ngôn của Liên hợp quốc cho biết: “Con số đó tương đương với 55 trẻ em bỏ trốn khỏi đất nước mỗi phút, gần một trẻ em mỗi giây”.

Kể từ ngày 24 tháng 2, nhiều trẻ em đã bị giết ở Ukraine. Nhiều trẻ em khác bị thương và hơn 1.5 triệu trẻ em phải chạy trốn khỏi đất nước.

UNICEF cảnh báo rằng:

“Cuộc khủng hoảng người tị nạn này xét về tốc độ và quy mô, chưa từng có kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, và không có dấu hiệu chậm lại”.

5. Nơi quyên góp để giúp đỡ những người tị nạn Ukraine

Một trong những cách tốt nhất để hỗ trợ người tị nạn Ukraine là hỗ trợ các cá nhân và các tổ chức hỗ trợ cho họ. Hiện tại, có nhiều nhóm bảo đảm rằng những người tị nạn vượt biên sang Ba Lan và các nước láng giềng khác đang nhận được sự giúp đỡ mà họ cần.

9 tổ chức Công Giáo có kinh nghiệm và uy tín này đang mang lại hy vọng và sự trợ giúp cho nhiều người khó khăn và hoan nghênh các khoản đóng góp để biến điều đó thành có thể.

Thứ nhất là Quỹ Đoàn kết Hiệp sĩ Columbus

Hiệp sĩ Columbus là một tổ chức phục vụ huynh đệ Công Giáo toàn cầu do Chân Phước Michael J. McGivney thành lập vào năm 1882. Hội đang làm việc với các chi nhánh của họ ở Ba Lan cũng như các Giáo Hội Công Giáo Latinh và Đông phương ở Ukraine, các Hiệp sĩ đã ứng phó với cuộc khủng hoảng người tị nạn ngày càng tăng bằng cách cung cấp chỗ ở tạm thời, thực phẩm, quần áo, chăm sóc y tế và hỗ trợ thông tin liên lạc. 100% số tiền quyên góp mà họ nhận được sẽ trực tiếp ủng hộ viện trợ nhân đạo ở Ukraine.

Thứ hai là Caritas Ba Lan

Caritas cung cấp viện trợ cho các nạn nhân của thiên tai và xung đột vũ trang trên khắp thế giới. Đây là tổ chức bác ái lớn nhất ở Ba Lan và bao gồm 44 tổ chức Caritas giáo phận, hoạt động ở cấp khu vực.

Thứ ba là Dịch vụ cứu trợ Công Giáo

Dịch vụ Cứu trợ Công Giáo, gọi tắt là CRS, là một cơ quan nhân đạo quốc tế phục vụ người nghèo và dễ bị tổn thương trên khắp thế giới. CRS ứng phó với các cuộc khủng hoảng lớn, làm việc với các tổ chức và cơ cấu Công Giáo địa phương, quốc gia và quốc tế, cũng như các tổ chức khác, để trợ giúp mọi người khi cần thiết.

Thứ tư là Dịch vụ Cứu trợ Dòng Tên

Dịch vụ Cứu trợ Dòng Tên, gọi tắt là JRS, là một tổ chức Công Giáo quốc tế hỗ trợ và vận động cho những người tị nạn và những người bị cưỡng bức di dời khác trên khắp thế giới. JRS được thành lập bởi Cha Pedro Arrupe vào năm 1980 để trợ giúp cho những người tị nạn Việt Nam chạy trốn khỏi quê hương của họ sau khi cộng sản chiếm được miền Nam Việt Nam.

Thứ năm là tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ

Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, tiếng Anh là Aid to the Church in Need, gọi tắt là CAN, là một tổ chức viện trợ mục vụ Công Giáo quốc tế, hỗ trợ hơn 5,000 dự án trên toàn thế giới. Trong hơn 74 năm, dưới sự hướng dẫn của giáo hoàng, ACN đã cung cấp hỗ trợ mục vụ và nhân đạo cho Giáo hội bị đàn áp trên khắp thế giới tại hơn 145 quốc gia.

Thứ sáu là Quỹ SemperFidelis của Tổng giáo phận Lviv

Mục đích của Quỹ SemperFidelis là hỗ trợ sự phát triển của Tổng giáo phận Lviv, Ukraine, đặc biệt là phát triển hoạt động mục vụ, trao đổi kinh tế và xã hội, và cung cấp viện trợ bác ái cho những người khó khăn.

Thứ bẩy là Quỹ hỗ trợ nhân đạo của tổng giáo phận Công Giáo Ukraine ở Philadelphia

Tổng giáo phận Công Giáo Ukraine Hoa Kỳ là một phần của Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương. Tòa giám mục được đặt tại Philadelphia, Pennsylvania. Quỹ Hỗ trợ Nhân đạo cho phép tổng giáo phận hỗ trợ người dân Ukraine trong thời gian chiến tranh này.

Thứ tám là Hiệp hội Phúc lợi Công Giáo Cận Đông

Hiệp hội Phúc lợi Công Giáo Cận Đông, gọi tắt là CNEWA, hoạt động ở các khu vực trên thế giới nơi xảy ra nghèo đói, chiến tranh và di dời. CNEWA cung cấp ngân quỹ để bảo đảm rằng các giáo xứ và các nữ tu tận tụy điều hành bệnh xá, trường học, trại trẻ mồ côi và các khu bảo tồn khác có thể tiếp tục công việc thiết yếu của họ.

Cuối cùng là World Central Kitchen

World Central Kitchen, gọi tắt là WCK, là một tổ chức phi chính phủ phi lợi nhuận lao ra tiền tuyến sau những cuộc khủng hoảng và thiên tai lớn để cung cấp bữa ăn cho người đói. WCK được thành lập vào năm 2010 bởi đầu bếp nổi tiếng và nhà nhân đạo José Andrés. Mặc dù không phải là một tổ chức Công Giáo, Andrés đã nói rằng điều thúc đẩy công việc của anh ấy là đức tin Công Giáo của anh ấy.
 
Ukraine là tấm gương cho Đài Loan và các nước Đông Nam Á. Chế độ Ortega trục xuất Sứ thần Tòa Thánh
VietCatholic Media
06:30 17/03/2022


1. Chế độ Ortega trục xuất Sứ thần Tòa Thánh khỏi Nicaragua

Đóng cửa hơn nữa với cộng đồng quốc tế, chính phủ của Daniel Ortega tuyên bố Sứ thần Tòa Thánh ở Nicaragua là “persona non grata”, tức là “người được hoan nghênh” và trục xuất ngài.

Đức Tổng Giám Mục Ba Lan Waldemar Stanislaw Sommertag, sứ thần Tòa thánh tại Nicaragua, đã bị buộc phải rời khỏi đất nước sau khi bị “trục xuất trên thực tế” và hiện đang ở Rôma.

Tòa Sứ thần đã công bố một ghi chú ngắn vào ngày 7 tháng 3 chỉ đơn giản nói rằng Đức Tổng Giám Mục người Ba Lan đã “vắng mặt” khỏi đất nước vào ngày hôm trước.

Vatican dự kiến sẽ đưa ra một tuyên bố trước cuối tuần để làm rõ hoàn cảnh ra đi của ngài, nói rõ rằng ngài đã bị chính phủ trục xuất.

Một bước ngoặt trong mối quan hệ xấu đi giữa Vatican và chế độ Ortega là vào ngày 18 tháng 11 năm 2021, khi chính phủ Nicaragua loại bỏ tư cách “niên trưởng đoàn ngoại giao đoàn” của Sứ Thần Tòa Thánh bằng một sắc lệnh. Ở hầu hết các quốc gia có đa số là Công Giáo, sứ thần của Giáo hoàng theo truyền thống đóng vai trò là niên trưởng đoàn ngoại giao đoàn.

Đức Tổng Giám Mục Sommertag bị cách chức niên trưởng đoàn ngoại giao đoàn ngay sau khi ngài bắt đầu sử dụng thuật ngữ “tù nhân chính trị”, là điều mà ngài đã tránh trong gần ba năm làm người đối thoại trong hậu trường giữa chính phủ và gia đình của hàng trăm tù nhân.

Trong số những người đang được chính phủ bắt giữ có tất cả các ứng cử viên đối lập, những người đã lên tiếng bày tỏ ý định tranh cử chống lại Ortega trong cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức năm ngoái.

Các nguồn tin cho biết quyết định trục xuất Sứ thần Tòa Thánh trực tiếp đến từ Ortega và vợ ông ta, là phó tổng thống Rosario Murillo, là những người từ lâu đã xung đột với hàng giáo phẩm Công Giáo, vì các giám mục lên án hành động đàn áp bạo lực của một cuộc biểu tình ôn hòa năm 2018.
Source:Crux

2. Ukraine là mô hình cho Đài Loan nếu Trung Quốc tấn công

Theo Reuters, Ukraine là một mô hình cho cách Đài Loan có thể đáp trả nếu Trung Quốc vi phạm chủ quyền của nước này bằng cách tấn công vũ trang.

Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ nói trong một cuộc điều trần tại Thượng viện hôm thứ Năm rằng cách thức Ukraine kiên cường bảo vệ đất nước là mô hình cho Đài Loan nếu Trung Quốc chọn cách xâm phạm chủ quyền của hòn đảo bằng cách tấn công vũ trang.

Hoa Kỳ, giống như hầu hết các quốc gia, không có quan hệ chính thức với Đài Loan, nhưng là nhà cung cấp vũ khí chính cho họ, và từ lâu đã thúc giục nước này mua các hệ thống phòng thủ cơ động và hiệu quả về chi phí được gọi là vũ khí “bất đối xứng” để chống lại sức mạnh to lớn hơn của Trung Quốc về phương diện quân sự.

“Tôi nghĩ rằng tình hình mà chúng ta đang thấy ở Ukraine hiện tại là một nghiên cứu điển hình rất đáng giá cho họ về lý do tại sao Đài Loan cần phải làm tất cả những gì có thể để xây dựng các năng lực bất đối xứng, chuẩn bị sẵn sàng dân chúng hết sức có thể”. Mara Karlin, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về chiến lược cho biết như trên.

Theo chính sách “một Trung Quốc” của Hoa Kỳ, Washington ghi nhận lập trường của Trung Quốc rằng hòn đảo này thuộc sở hữu của họ, nhưng không có quan điểm nào về chủ quyền của Đài Loan.

Vào tháng Giêng, Đại sứ Bắc Kinh tại Washington cảnh báo rằng việc Hoa Kỳ khuyến khích độc lập có thể gây ra xung đột quân sự giữa hai siêu cường.
Source:Reuters3. Tổ chức bác ái Công Giáo giúp các Kitô Hữu chạy trốn khỏi Taliban hiện đang hoạt động ở Ukraine

Jason Jones có một câu nói mà anh thường lặp đi lặp lại với nhân viên của mình tại tổ chức nhân đạo mà anh thành lập “Dự án những người dễ bị tổn thương”, gọi tắt là VPP.

Anh nói: “Những người dễ bị tổn thương không phải là những người yếu đuối. Họ là những người mạnh mẽ đã được đặt trong những tình huống bất khả thi.”

Dự án Người dễ bị tổn thương, mà Jones mô tả là một hoạt động tông đồ Công Giáo bằng giáo huấn xã hội Công Giáo, đã được khởi động vào năm ngoái để đối phó với một tình huống “bất khả thi” như vậy: đó là cuộc khủng hoảng nhân đạo nổ ra sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan, và quốc gia này nhanh chóng rơi vào tay Taliban.

Giờ đây, VPP đang giúp mọi người thoát khỏi một tình huống khẩn cấp thảm khốc khác: cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Jones, một nhà sản xuất phim Công Giáo, diễn giả, tác giả và nhà hoạt động, nói với CNA: “Chúng tôi đang thấy người dân Ukraine bị mắc kẹt giữa hai tác nhân quyền lực này, giống như cách người dân Afghanistan bị mắc kẹt giữa Hoa Kỳ và Taliban.

VPP vẫn đang giúp di tản những Kitô Hữu và các dân tộc thiểu số khác khỏi Afghanistan hàng tuần, Jones nói.

Giờ đây, tổ chức này đang thực hiện công việc tương tự ở Ukraine, nơi Jones nói rằng họ đã vận chuyển hàng nghìn người khỏi cuộc giao tranh và tàn phá.

Nhiều người trong số họ có Aleksi Voronin để cảm ơn vì điều đó.

Người đàn ông 35 tuổi gốc Kiev /ki-ép/ quản lý một đội ngũ tài xế, chính anh ta cũng là một tài xế, những người tự nguyện đưa đón cư dân của Kiev /ki-ép/ và Kharkiv, các thành phố lớn của Ukraine hiện nằm trong tay quân Nga, đến sự an toàn tương đối của miền Tây Ukraine hoặc qua biên giới vào Ba Lan.

Các tài xế chủ yếu lái xe tải nhưng một số xe chở khách. Với các xe tải, Voronin cho biết, có thể di tản tới một chục hành khách. Anh ấy nói với CNA rằng anh ấy đang làm việc để có được một chiếc xe buýt có thể di tản 50 người.

Các xe tải đông chật người, nhưng Voronin nói rằng anh ấy cố gắng cung cấp cho người dân những tấm chăn để ít nhất mang lại cho họ “sự thoải mái tối thiểu”. Anh ấy ước tính rằng anh ấy đã giúp di tản hơn 200 người, cho đến nay.

“Tôi không thể tìm được từ thích hợp để giải thích tình trạng của mọi người khi tôi đón họ,” Voronin nói với CNA, cố kìm nước mắt.

Vì thành công của VPP ở Afghanistan, một người bạn Ukraine của Jones đã đề nghị anh giúp giải cứu một số thành viên gia đình khỏi Ukraine sau cuộc xâm lược. Kết quả là, nỗ lực nhân đạo mới nhất của VPP, Hy vọng cho Ukraine, đã ra đời.

Jones không nói được tiếng Ukraine. Vì vậy, việc liên lạc với những người Ukraine trên thực địa đặt ra nhiều khó khăn, ông nói.

Nhưng Ơn Chúa Quan Phòng, một trong những người bạn của Jones là diễn viên hài Irina Skaya người Los Angeles, là một người Mỹ gốc Ukraine.

Irina Skaya tạm gác lại sự nghiệp hài kịch để làm tình nguyện viên toàn thời gian cho Dự án Những người dễ bị tổn thương.

Skaya, người nói thông thạo tiếng Nga, Ukraine và tiếng Anh, có khoảng 200 người thân ở Ukraine. Thông qua các mối quan hệ của mình, cô đã liên lạc được với Voronin.

Skaya đã lên kế hoạch cho một chương trình hài kịch vào ngày 25-26 tháng 2 tại Kiev /ki-ép/, nhưng điều đó đã bị hủy bỏ do cuộc xâm lược của Nga vào ngày 24 tháng 2.

Skaya cho biết cô luôn nghĩ mục đích sống của mình là đóng phim hài.

“Phim hài rất tuyệt. Tôi yêu hài kịch. Và khi chuyện này kết thúc, tôi sẽ biểu diễn ở Ukraine và cố gắng đưa nhiều nghệ sĩ hài Mỹ đến Ukraine nhiều nhất có thể,” cô nói.

Nhưng chiến tranh đã sắp xếp lại các ưu tiên của cô ấy. “Mục đích sống tuyệt đối của tôi bây giờ, là để bảo vệ đất nước của tôi, để cứu đất nước của tôi, để cứu người dân của tôi.”

Jones nói rằng chương trình Hope for Ukraine có khoảng 100 tình nguyện viên Ukraine, với các tình nguyện viên khác đến từ Ba Lan, Ireland, Hoa Kỳ và các nơi khác.

Tuy nhiên, ngay cả một nỗ lực nhân đạo do tình nguyện viên thực hiện cũng rất tốn kém. Việc giữ các xe chở khách và các phương tiện khác của Aleksi Voronin trên đường ngày càng tốn kém hơn do giá nhiên liệu tăng nhanh.

Jones nói với CNA rằng VPP đã huy động được 15,000 đô la cho Hope for Ukraine, nhưng đã chi khoảng 50,000 đô la để mua các thứ.
Source:Catholic News Agency
 
Putin hốt hoảng tố tài phiệt Nga âm mưu lật đổ, phẫn nộ vì bị TT Biden gọi là tội phạm chiến tranh
VietCatholic Media
15:56 17/03/2022


1. Zelensky nói WWIII có thể đã 'bắt đầu'

đã cảnh báo rằng Thế chiến III có thể đã bắt đầu, sau những lo ngại từ phương Tây rằng việc thực thi vùng cấm bay đối với Ukraine có thể khiến tình hình leo thang hơn nữa.

Nói với NBC News 'Lester Holt, ông Zelensky cho biết Thế chiến II “có thể đã bắt đầu”.

“Không ai biết liệu nó có thể đã bắt đầu hay không. Và khả năng xảy ra cuộc chiến này là bao lâu nếu Ukraine thất thủ. Rất khó nói”, Tổng thống Ukraine nói.

“Và chúng ta đã thấy điều này cách đây 80 năm, khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu… không ai có thể đoán trước được khi nào cuộc chiến toàn diện sẽ bắt đầu.”

Bình luận của ông Zelensky được đưa ra sau khi ông thúc giục ông Biden trở thành “nhà lãnh đạo của thế giới tự do” và áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

Ông Biden sau đó đã công bố gói hỗ trợ quân sự trị giá 800 triệu USD, tuy nhiên, Mỹ và các đồng minh cho biết việc thực thi vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine có thể dẫn đến một cuộc chiến toàn diện.

2. Lời nói ngông cuồng của Putin đối với phương Tây 'cặn bã'

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra một lời cảnh báo giận dữ đối với phương Tây và các nhà tài phiệt, và nói với tất cả “những kẻ phản bội” rằng ông sẽ “nhổ chúng như một con ruồi nhặng”.

Trong một bài phát biểu trên truyền hình đầy tức giận từ Điện Cẩm Linh, nhà lãnh đạo Nga tuyên bố các quốc gia phương Tây đang sử dụng “những người kiếm được tiền ở đây nhưng sống ở đó” để chia rẽ xã hội.

“Tôi không đánh giá những người có biệt thự ở Miami hay French Riviera. Hoặc những ai không thể sống nổi nếu không có hàu hoặc gan ngỗng hay cái gọi là 'quyền tự do giới tính', ông Putin nói.

“Vấn đề là họ tồn tại về mặt tinh thần ở đó, chứ không phải ở đây, với người dân của chúng tôi, với nước Nga. Phương Tây sẽ cố gắng đặt cược vào cái gọi là thành phần thứ năm, vào những kẻ phản bội… để chia rẽ xã hội của chúng ta, kích động đối đầu dân sự… để cố gắng đạt được mục tiêu của nó. Và họ có một mục tiêu - đó là sự hủy diệt của nước Nga”.

Ông khẳng định chiến dịch quân sự đã diễn ra theo đúng kế hoạch ở Ukraine, bất chấp quân đội của ông bị khựng lại bên ngoài Kiev, và hàng ngàn binh lính Nga tiếp tục đào ngũ hoặc thậm chí ra đầu hàng các lực lượng Ukraine.

Ông Putin tiếp tục tuyên bố phương Tây đang cố gắng có được “sự thống trị toàn cầu” và đã sử dụng cuộc xung đột để áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn vì “họ không muốn một nước Nga mạnh mẽ và có chủ quyền”.

“Bất kỳ người dân nào, và đặc biệt là người dân Nga, sẽ luôn có thể phân biệt được những người yêu nước thực sự với những kẻ cặn bã và những kẻ phản bội, và chỉ cần nhổ chúng ra như một con ruồi nhặng vô tình bay vào miệng của họ,” ông nói.

Việc công khai sỉ vả các nhà tài phiệt Nga của ông Putin cho thấy có những rạn nứt giữa hai bên và thậm chí có thể là đang có các âm mưu đảo chính từ giới tài phiệt Nga, những người có tài sản đang bị đóng băng ở phương Tây.

3. Thông điệp đau lòng được viết trên nhà hát bị đánh bom

Hình ảnh vệ tinh chụp nhà hát ở Mariupol trước khi bị quân Nga ném bom cho thấy một thông điệp ngắn được viết bên cạnh tòa nhà trước cuộc tấn công.

Hàng trăm người đang trú ẩn bên trong Nhà hát kịch khu vực Donetsk khi nó bị đánh bom.

Hình ảnh trước vụ tấn công cho thấy từ tiếng Nga có nghĩa là “trẻ em” được sơn trên mặt đất ở hai bên của tòa nhà bằng các chữ cái màu trắng, khổng lồ.

Hiện chưa rõ số người thiệt mạng trong vụ tấn công, Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết nhiều người bị mắc kẹt bên trong.

Nga, nước bị cáo buộc tấn công thường dân, đã phủ nhận việc đánh bom nhà hát.

4. Nga vẫn dậm chân tại chỗ bên ngoài Kiev

Một quan chức quốc phòng Mỹ nói với các phóng viên rằng các lực lượng Nga đã không đạt được “bất kỳ bước tiến quan trọng nào” đối với thủ đô của Kiev.

Quan chức này cho biết quân đội Nga vẫn “dậm chân tại chỗ” ở phía bắc, tây bắc và phía đông của thành phố, và vẫn còn cách trung tâm thành phố ít nhất 30 km.

“Điểm mấu chốt là họ đã không đạt được bất kỳ tiến bộ đáng kể nào ở phía đông”

Họ nói thêm rằng người Ukraine đang “cố gắng phát triển các đường dây liên lạc về phía nam và đạt được một số thành công”, trong khi Chernihiv và Mariupol vẫn bị cô lập.

5. 'Tội phạm chiến tranh': Cuộc chiến ngôn từ của Putin và Biden

Tổng thống Joe Biden đã gọi tổng thống Nga Vladimir Putin là “tội phạm chiến tranh” vì cuộc xâm lược đẫm máu của ông vào nước láng giềng Ukraine.

Ông Biden nói với các phóng viên hôm thứ Tư theo giờ Hoa Kỳ: “Tôi nghĩ anh ta là tội phạm chiến tranh.

Thư ký Báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết Biden đã “nói từ trái tim mình” sau khi xem những hình ảnh trên truyền hình về “những hành động man rợ của một nhà độc tài tàn bạo trong cuộc xâm lược nước ngoài của ông ta”.

Cô nói: “Những nhận xét của Tổng thống đã quá đủ”.

Đầu tiên, một phóng viên đặt câu hỏi với Biden, hỏi “Thưa Tổng thống, sau tất cả những gì chúng ta đã thấy, ông đã sẵn sàng gọi Putin là tội phạm chiến tranh chưa?”.

Ban đầu, ông Biden trả lời “không”, nhưng ngay lập tức quay lại người phóng viên để làm rõ những gì đã được hỏi trước khi đưa ra câu trả lời.

“Có phải bạn đã hỏi tôi có nên gọi như thế không?” Biden nói. “Ồ, tôi nghĩ anh ta là tội phạm chiến tranh.”

Putin đã ra lệnh thực hiện một cuộc xâm lược quy mô lớn vào Ukraine cách đây 3 tuần, nói rằng Nga muốn buộc giải giáp quân đội Ukraine và lật đổ chính phủ thân phương Tây.

Quân đội Ukraine, được hậu thuẫn bởi luồng vũ khí lớn của phương Tây, đã đánh trả, cản trở bước tiến của Nga. Quân đội Nga ngày càng chuyển sang bắn phá dân thường, khiến ba triệu người Ukraine phải tị nạn.

Đáp lại việc ông Biden gọi Putin là “tội phạm chiến tranh”, phát ngôn viên Điện Cẩm Linh nói tổng thống Mỹ sẽ phải trả giá đắt về khẳng định đó.

6. Ukraine phản công đánh vào sân bay do Nga nắm giữ

Các bức ảnh vệ tinh từ Planet Labs PBC do hãng tin AP phân tích cho thấy một cuộc tấn công của Ukraine đánh vào Căn cứ Không quân và Sân bay Quốc tế Kherson do Nga nắm giữ đã khiến một số máy bay trực thăng và các phương tiện bốc cháy.

Những hình ảnh hôm thứ Ba tại sân bay dùng cho cả máy bay dân dụng và quân sự cho thấy khói đen dày đặc bốc lên từ các đám cháy. Ít nhất ba máy bay trực thăng đã bốc cháy, cùng một số phương tiện. Ở một sân bay xa hơn, các máy bay trực thăng khác dường như bị hư hại do một cuộc tấn công trước đó.

Văn phòng tổng thống Ukraine cho biết giao tranh vẫn tiếp diễn tại sân bay Kherson hôm thứ Ba, với “những vụ nổ mạnh” làm rung chuyển khu vực suốt cả ngày. Họ nói rằng họ đang đánh giá thiệt hại trong khu vực, mà không cho biết thêm chi tiết.

Kherson cách thủ đô Kiev của Ukraine khoảng 440 km về phía đông nam.

Trong khi đó, các hình ảnh vệ tinh hôm thứ Ba về nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Enerhodar, Ukraine, cho thấy không có thiệt hại nào đối với sáu lò phản ứng của địa điểm này sau khi lực lượng Nga tham gia cuộc đọ súng để chiếm lấy cơ sở này. Zaporizhzhia là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Âu Châu và cuộc giao tranh đã làm dấy lên lo ngại về sự an toàn ở đó.

Zaporizhzhia có cùng khoảng cách và hướng với Kherson từ Kiev. Cư dân trong vùng đang dựng rào chắn và giao thông hào.

Văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết khoảng 4,000 phương tiện đã rời Mariupol trong đợt di tản lớn đầu tiên khỏi thành phố phía nam bị bao vây, nhưng phần lớn đoàn xe đã đi qua đêm trên đường hướng về Zaporizhzhia.

7. Hàng trăm người chết thê thảm trong cuộc tấn công kinh hoàng của Nga

Người ta lo ngại hàng trăm người Ukraine có thể đã chết trong một cuộc tấn công sau khi bom của Nga phá hủy một nhà hát ở thành phố Mariupol bị bao vây, nơi có rất nhiều người đang trú ẩn.

Vụ tấn công diễn ra vài giờ sau khi 10 người thiệt mạng ở thành phố Chernihiv, miền bắc nước này khi đang xếp hàng mua bánh mì bên ngoài một cửa hàng tạp hóa.

Đầu ngày thứ Năm theo giờ Việt Nam, hội đồng thành phố Mariupol cho biết Nhà hát Kịch ở trung tâm thành phố đã bị đánh bom.

Các chính trị gia địa phương cho biết nhà hát đã được sử dụng như một nơi trú ẩn cho hàng trăm - có thể hàng nghìn - người đã bị quân Nga bắn phá trong nhiều tuần. Chưa có thông tin về thương vong.

“Vẫn không thể ước tính quy mô của hành động khủng khiếp và vô nhân đạo này, bởi vì thành phố tiếp tục bị bao vây.

Hội đồng cho biết trên kênh Telegram: “Sau vụ đánh bom, chúng tôi được biết phần trung tâm của Nhà hát kịch đã bị phá hủy, và lối vào hầm tránh bom trong tòa nhà cũng bị phá hủy”.

“Không thể tìm được từ ngữ nào có thể mô tả mức độ tàn ác của những kẻ chiếm đóng Nga đang tiêu diệt dân thường của thành phố Ukraine bên bờ biển. Phụ nữ, trẻ em và người già vẫn nằm trong tầm ngắm của kẻ thù. Đây là những người hòa bình hoàn toàn không có vũ khí.:

“Chúng tôi sẽ không bao giờ tha thứ và không bao giờ quên”.

Trong một vụ việc được báo cáo khác gần thành phố, các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết một đoàn xe chở dân thường thoát khỏi Mariupol đã bị trúng tên lửa của Nga.

Mariupol, ở miền nam Ukraine, nằm trong một khu vực chiến lược quan trọng đối với Nga. Nắm bắt được nó sẽ giúp Mạc Tư Khoa có một tuyến đường bộ từ lục địa Nga tới khu vực sáp nhập Crimea mà nước này đã nắm quyền từ năm 2014.

Ước tính khoảng 300,000 người vẫn ở Mariupol với thực phẩm và đồ y tế đang cạn kiệt.

8. Hà Lan và những người khác sẽ tiếp tục giao vũ khí cho Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Kajsa Ollongren cho biết Hà Lan và các nước NATO khác sẽ tiếp tục giao vũ khí cho Ukraine ngay cả khi những chuyến giao hàng này có thể trở thành mục tiêu tấn công của Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Kajsa Ollongren cho biết như trên hôm thứ Tư.

“Hà Lan và các quốc gia khác sẽ tiếp tục giao vũ khí cho Ukraine”, bà Ollongren cho biết khi đến dự cuộc họp với các bộ trưởng quốc phòng NATO tại Brussels.

“Ukraine có quyền tự vệ, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ họ.”

9. Hai người bị thương, 35 người khác được cứu sau vụ sập một phần tòa nhà ở Kiev

Các cuộc pháo kích của Nga đã gây ra sự sụp đổ một phần của tòa nhà dân cư 12 tầng ở Kiev vào sáng thứ Tư.

Hai người bị thương trong vụ sập nhà trong khi 35 người đã được di tản an toàn khỏi tòa nhà, theo Cơ quan Dịch vụ Khẩn cấp Ukraine.

Tầng mười hai và tầng kỹ thuật bị sập trong trận pháo kích. Các quan chức đã dập tắt lửa trên nhiều tầng. Một tòa nhà 9 tầng gần đó bị hư hại một phần.

Đã ba tuần trôi qua kể từ khi Tổng thống Nga Putin ra lệnh cho quân đội xâm lược Ukraine vào ngày 24/2.

Kể từ đó, hàng trăm người đã thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương trong vô số cuộc tấn công bằng tên lửa và pháo binh.

Người Nga đang tiếp tục đối mặt với “sự kháng cự gay gắt của người Ukraine” ở ngoại ô Kharkiv, với việc quân đội Mạc Tư Khoa đang gia tăng các cuộc tấn công vào các khu dân cư của Kiev.
 
Ba thủ tướng Âu Châu can đảm đến Kiev. ĐTC thánh hiến Ukraine và Nga cho Trái tim Đức Mẹ
VietCatholic Media
16:02 17/03/2022


1. Tổng thống Zelensky nói với các nhà lãnh đạo Âu Châu hãy 'tự giúp mình bằng cách giúp đỡ chúng tôi' với nhiều vũ khí hơn

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm thứ Ba đã cảm ơn các nhà lãnh đạo Âu Châu đã có “lập trường đạo đức” chống lại Nga - đồng thời cầu xin họ “tự giúp mình bằng cách giúp chúng tôi” bằng cách gửi thêm vũ khí.

“Chúng ta vẫn có thể ngăn chặn cỗ máy chiến tranh của Nga, chúng ta vẫn có thể ngăn chặn việc giết người và sẽ dễ dàng hơn để làm điều đó cùng nhau”, vị tổng thống 44 tuổi phát biểu qua videolink tại cuộc họp của Lực lượng Phối Hợp chung do Vương quốc Anh lãnh đạo

“Tất cả chúng ta đều là mục tiêu của Nga… hãy tự giúp mình bằng cách giúp đỡ chúng tôi,” ông nói, đồng thời cảnh báo rằng nếu không có sự giúp đỡ như vậy thì Điện Cẩm Linh “cũng sẽ tìm đến với các bạn”.

“Bạn biết loại vũ khí chúng tôi cần… chúng tôi cần nhiều hơn nữa,” ông nói với các nhà lãnh đạo của 10 quốc gia Bắc Đại Tây Dương, nhấn mạnh rằng nó “sẽ bảo vệ an ninh của các bạn, sự an toàn của bạn.” Ông cũng yêu cầu một lệnh cấm vận thương mại hoàn toàn đối với Nga.

Trong một diễn biến khác, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết, các binh sĩ Ukraine đóng tại khu vực Luhansk đã tiêu diệt 3 xe tăng T-72 và 1 xe chiến đấu bộ binh BMP-3 của Nga hôm thứ Ba.

Trong một tweet, Bộ đã chia sẻ một hình ảnh về các phương tiện quân sự bị phá hủy. Ngọn lửa và khói cuồn cuộn bên trên các chiến xa Nga.

2. Ba thủ tướng Âu Châu đến hội đàm ở Kiev

Thủ tướng Ba Lan, Cộng hòa Séc và Slovenia đã đến thủ đô Kiev bị tàn phá của Ukraine hôm thứ Ba để thảo luận về việc tăng cường các biện pháp trừng phạt chống lại Nga, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đã viết trên Twitter.

“Lòng dũng cảm của những người bạn thực sự của Ukraine!” Shmyhal viết.

“Thảo luận về việc ủng hộ #Ukraine và tăng cường các biện pháp trừng phạt chống lại sự xâm lược của Nga ngay tại Kiev.”

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy dự cuộc gặp với Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki, Phó Thủ tướng Ba Lan Jaroslaw Kaczynski, Thủ tướng Séc Petr Fiala và Thủ tướng Slovenia Janez Jansa, tại Kiev, Ukraine ngày 15 tháng 3 năm 2022.

“Chính ở đây, ở Kiev bị chiến tranh tàn phá, lịch sử đang được làm nên. Chính ở đây, tự do chiến đấu chống lại thế giới chuyên chế,” Morawiecki viết - vài giờ sau một đợt ném bom mới vào thành phố.

“Chính ở đây, tương lai của tất cả chúng ta đều bị treo trong cán cân. Liên Hiệp Âu Châu hỗ trợ Ukraine, có thể trông chờ vào sự giúp đỡ của bạn bè - chúng tôi đã mang thông điệp này đến Kiev hôm nay”.

Các nhà lãnh đạo nước ngoài này là những người đầu tiên đến thăm Ukraine kể từ khi Nga xâm lược vào ngày 24 tháng 2.

Trước đó, thị trưởng Kiev, cựu vô địch quyền anh hạng nặng Vitali Klitschko, đã thông báo lệnh giới nghiêm kéo dài 35 giờ tại thành phố sau khi các cuộc không kích của Nga khiến 4 người thiệt mạng khi một tòa nhà chung cư 15 tầng bị tấn công.
Source:New York Post

3. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thánh hiến Ukraine và Nga cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ Maria

Tòa thánh thông báo hôm thứ Ba rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thánh hiến Nga và Ukraine cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ Maria.

Trong tuyên bố hôm 15 tháng Ba, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết: “Ngày thứ Sáu, ngày 25 tháng Ba, trong cử hành Sám Hối [24 giờ cho Chúa] do Đức Thánh Cha chủ sự lúc 5 giờ chiều tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thánh hiến Nga và Ukraine cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ Maria”.

“Hành động tương tự, vào cùng ngày, sẽ được thực hiện tại Fatima bởi Đức Hồng Y Krajewski, Quan Phát Chẩn của Đức Giáo Hoàng, với tư cách là đặc phái viên của Đức Thánh Cha.”

Đầu tháng này, các giám mục Công Giáo theo nghi thức Latinh của Ukraine đã yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô dâng hiến Ukraine và Nga cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ Maria.

Trong một lá thư gửi cho Đức Giáo Hoàng, các giám mục Ukraine nói rằng các ngài đã viết “trong những giờ phút đau đớn khôn lường và thử thách khủng khiếp đối với nhân dân của chúng con” để đáp lại nhiều yêu cầu thánh hiến.

“Đáp lại lời cầu nguyện này, chúng con khiêm tốn cầu xin Đức Thánh Cha công khai thực hiện hành động thánh hiến Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria ở Ukraine và Nga, theo yêu cầu của Đức Trinh Nữ ở Fatima/”

Trong lần hiện ra Fatima năm 1917, Đức Trinh Nữ Maria đã tiết lộ ba bí mật.

Bí mật thứ hai là một tuyên bố rằng Thế chiến I sẽ kết thúc, và một dự đoán về một cuộc chiến khác sẽ bắt đầu dưới triều đại của Đức Piô XI nếu mọi người tiếp tục xúc phạm đến Thiên Chúa và nước Nga không được thánh hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Maria.

Chị Lucia, một trong ba thị nhân của Fatima, nhớ lại trong hồi ký của mình rằng Đức Mẹ đã yêu cầu “Hiến dâng nước Nga cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ, và Rước lễ đền tạ vào các ngày Thứ Bảy đầu tháng” để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới.

Đức Maria đã nói với Chị Lucia: “Nếu những yêu cầu của Mẹ được chú ý, nước Nga sẽ hoán cải và sẽ có hòa bình; nếu không, nước ấy sẽ gieo rắc lỗi lầm của mình ra khắp thế giới, gây ra chiến tranh và đàn áp Giáo hội, thậm chí tử đạo; Đức Thánh Cha sẽ phải chịu nhiều đau khổ; nhiều quốc gia sẽ bị tiêu diệt.”

“Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ sẽ chiến thắng. Đức Thánh Cha sẽ thánh hiến nước Nga cho Mẹ, và nước ấy sẽ được hoán cải, và một thời kỳ hòa bình sẽ được ban cho thế giới”.

Trong một lá thư được viết vào năm 1989, Sơ Lucia xác nhận rằng Đức Giáo Hoàng Đức Gioan Phaolô II đã đáp ứng yêu cầu của Đức Mẹ về việc thánh hiến nước Nga vào năm 1984. Các cơ quan chức năng khác, bao gồm Bộ Giáo lý Đức tin, cũng đã xác nhận rằng việc thánh hiến đã được hoàn tất theo sự hài lòng của Sơ Lucia.

Hôm Chúa Nhật 13 tháng Ba vừa qua, các đền thờ Đức Mẹ Fatima trên toàn thế giới đã yêu cầu tất cả các tín hữu Công Giáo hiệp nhất cầu nguyện cho sự hoán cải của nước Nga.

Lời kêu gọi được đưa ra bởi Cha Andrzej Draws, Giám đốc đền thánh Đức Mẹ Fatima ở Krisovychi, miền tây Ukraine.

Ngài đã mời tất cả các đền thờ kính Đức Mẹ Fatima hiệp nhất trong lời cầu nguyện cho sự hoán cải của nước Nga và cho hòa bình được lặp lại.

Lời kêu gọi được đưa ra sau khi các giám mục Công Giáo theo nghi thức Latinh của Ukraine yêu cầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô dâng Ukraine và Nga cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ Maria.
Source:National Catholic Register

4. Lời tạm biệt cuối cùng của những người cha

Cha Osmolovskyy linh mục Dòng Tên đã rời California trở về nhà. Ngài kể công việc hiện nay như thế nào.

Cha Osmolovskyy nói: “Tôi không thể nghĩ đến bất kỳ quốc gia nào khác đã tiếp nhận hơn một triệu người tị nạn trong 12 ngày”. Cha Vitaliy Osmolovskyy là điều phối viên của Dịch vụ Người tị nạn Dòng Tên (JRS) của tỉnh dòng tại Ba Lan

Ngài nói với I.Media về việc người dân Ba Lan đang đối mặt với dòng người tị nạn như thế nào, nhấn mạnh sự cần thiết phải hành động ngay bây giờ để hòa giải giữa người Ukraine và người Nga.

Xuất thân từ Ukraine, Cha Osmolovskyy đang làm luận án tại Đại học Santa Cruz ở California. Tuy nhiên, khi xung đột nổ ra, bề trên tỉnh dòng Ba Lan đã gọi ngài trở lại Ba Lan vì khả năng ngôn ngữ của ngài – Ngài nói được tiếng Nga, tiếng Ukraine, tiếng Ba Lan, tiếng Ý và tiếng Anh - và có kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực viện trợ nhân đạo.

Kể từ cuộc xâm lược của Nga, ngài đã di chuyển giữa Krakow, Warsaw, Danzig và các thị trấn biên giới để phối hợp cứu trợ khẩn cấp, nhưng cũng lên kế hoạch hỗ trợ lâu dài hơn. Cha mẹ ngài đã chọn ở lại Ukraine, trong một thị trấn gần Kiev.

Người dân Ba Lan phản ứng thế nào trước làn sóng gia đình Ukraine, thưa Cha?

Có sự hào phóng rất lớn từ phía Ba Lan. Đây là một hiện tượng thực sự lớn; Tôi không thể nghĩ đến bất kỳ quốc gia nào khác đã tiếp nhận hơn một triệu người tị nạn trong 12 ngày. Người Ba Lan thật quảng đại không thể tin được. Mọi người đang tiếp nhận tất cả những người tị nạn này và cố gắng cung cấp cho họ một mái nhà, thức ăn. Nhiều người Ba Lan sở hữu căn hộ mà họ từng thuê đã quyết định cung cấp miễn phí cho người tị nạn.

Nhưng chúng tôi cũng thấy rằng tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Số lượng khách mới đến đang tăng lên ở một số thành phố. Nếu điều này tiếp tục, trong một hoặc hai tuần sẽ là quá nhiều… Đây là lý do tại sao chúng tôi cố gắng chuyển hướng mọi người đến các quốc gia khác, như Đức, Ý, Tây Ban Nha, Pháp hoặc Croatia.

Dịch vụ Người tị nạn Dòng Tên đang làm gì trong bối cảnh này, thưa Cha?

Kể từ ngày đầu tiên của cuộc chiến, các giáo xứ của chúng tôi đã tiếp nhận người dân cả ngày và định hướng cho họ. Tất cả các cộng đồng của chúng tôi ở Ba Lan đều tham gia. Ưu tiên của chúng tôi là giúp đỡ các cộng đồng Ukraine thông qua JRS ở Lviv. Tại Ba Lan, chúng tôi có một nhóm tổ chức gồm năm người, được hỗ trợ bởi nhiều tình nguyện viên và các mạng lưới tu sĩ Dòng Tên trên khắp thế giới. Chúng tôi cũng có một chuyến xe buýt chở hàng đến Ukraine một hoặc hai lần một tuần, và đưa những người tị nạn trở lại Ba Lan. Chúng tôi tập hợp quỹ của các tổ chức phi chính phủ cho các sản phẩm thực phẩm và vệ sinh, hỗ trợ y tế và hỗ trợ tâm lý.

Một trong những khoảnh khắc khó khăn nhất trong công việc của chúng tôi là nhìn thấy những người đàn ông đưa gia đình họ đến biên giới và bỏ lại họ ở đó, quay về chiến đấu.

Các gia đình Ukraine đang sống như thế nào trong thảm kịch này, thưa Cha?

Một trong những khoảnh khắc khó khăn nhất trong công việc của chúng tôi là nhìn thấy những người đàn ông đưa gia đình họ đến biên giới và bỏ họ ở đó. Họ nói những gì có thể là lời tạm biệt cuối cùng của họ. Sau đó, những người đàn ông trở lại tiền tuyến ở Ukraine, để chiến đấu, để bảo vệ tổ quốc của họ. Nhiều người đang phải gánh những thảm kịch, đặc biệt là những người đến từ miền đông Ukraine, nơi đang diễn ra các cuộc xung đột bạo lực nhất. Họ phải rời nhà vào mùa đông - ở đây rất lạnh - và họ chỉ còn lại những gì có thể mang theo.

Nhiều người thuộc thế hệ Chiến tranh thế giới thứ hai, giống như ông bà của tôi, những người từng trải qua các trại tập trung ở Đức, đã phải trải qua một điều gì đó đau thương của họ. Và thế hệ trẻ sẽ lại trải qua căng thẳng sau chấn thương. Tâm lý của họ ghi hằn những vết thương bởi cuộc chiến này.

Cha dự định triển khai hành động của mình như thế nào sau này?

Trước hết, là phần nhân đạo. Ví dụ, nó liên quan đến việc bảo đảm sức khỏe của những người dễ bị tổn thương nhất. Gần đây chúng tôi đã tiếp nhận một nhóm các bà mẹ có con bị ung thư. Chúng tôi đang cố gắng tìm cho họ một nơi ở và hỗ trợ họ. Chúng tôi có kế hoạch cấp học bổng cho con em của các gia đình quyết định ở lại đây.

Nhưng chúng ta cũng phải giải quyết bằng cách hòa giải. Tôi đang nghĩ đến làn sóng người tị nạn rời Nga đến Armenia, Azerbaijan, Georgia và Thổ Nhĩ Kỳ. Điều gì sẽ xảy ra khi những người tị nạn Ukraine gặp những người tị nạn Nga trên lãnh thổ trung lập? Là tu sĩ Dòng Tên, chúng ta phải chuẩn bị cho điều này và nghĩ đến việc tạo ra một không gian an toàn, nơi mọi người có thể nói chuyện, chia sẻ và tham gia vào việc hòa giải. Giữa Ukraine và Nga có rất nhiều cuộc hôn nhân hỗn hợp, và tôi biết rằng một số đôi đã chia tay nhau vì những sự kiện này. Đây là một vấn đề lớn.

Đường lối hòa giải của cha là gì?

Để chào đón người Ukraine, chúng tôi hợp tác với chính phủ, với các tổ chức phi chính phủ, với các tổ chức tôn giáo thuộc nhiều đảng phái khác nhau, và thậm chí với những người theo đạo Mormons. Điều này cho thấy tính nhân văn, giá trị nhân văn, đoàn kết chúng ta. Và tôi nghĩ chúng ta cần tập trung vào những gì gắn kết chúng ta hơn là những gì chia rẽ chúng ta. Bất kể sở thích chính trị hay tôn giáo, chúng ta hãy tập trung vào nhân loại của chúng ta và giúp đỡ những người cần.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hai Hồng Y - Konrad Krajewsky và Michael Czerny - đến hỗ trợ người dân Ukraine trong khu vực. Cha nghĩ thế nào?

Hồng Y Czerny, là một tu sĩ Dòng Tên, biết một cuộc xâm lược của Liên Xô nghĩa là gì. Ngài đã sống qua một lần ở quê nhà, Tiệp Khắc. Ngài biết cảm giác đau khổ, mất hết tài sản của mình chỉ trong một phút. Ngài là một nhân chứng thực sự về nỗi đau khổ của con người trên thế giới.

Về phía Dòng Tên, Cha Phụ tá Tổng phụ trách khu vực Trung và Đông Âu, Tomasz Kot, sẽ đến Ba Lan trong vài ngày tới, để hỗ trợ chúng tôi và chia sẻ thông tin.
Source:Aleteia