Phụng Vụ - Mục Vụ
Cứng Lòng
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:28 16/03/2023
Cứng Lòng
“Hôm nay nếu các ngươi nghe tiếng Người, các ngươi đừng cứng lòng nữa”
Cứng lòng: biết mình sai mà không chịu sửa; biết người ta đúng mà không chịu nhận và không chịu học hỏi và làm theo.
Nguyên nhân của sự cứng lòng thì có nhiều. Có thể vì sợ bị phải bỏ một đam mê xấu, phải chừa một thói quen không tốt nào đó. Có thể vì sợ bị xem là sai lầm, là thua kém người ta, sợ quyền lực và phẩm giá bị hạ thấp trong khi mình đang đảm đương vai cao vị trọng ngoài xã hội hay trong các tập thể tôn giáo...
Biểu hiện sự cứng lòng: tự biện hộ hoặc khất lần khất lửa sự đổi thay; đòi hỏi người ta trưng thêm bằng chứng hay dấu chỉ (đòi phép lạ)...
Người cứng lòng nếu là dân chúng thì thường là đời sống luân lý cá nhân và hậu quả xem ra có giới hạn cách nào đó. Nếu là người trong vai vị lãnh đạo thì không chỉ trong đời sống luân lý cá nhân mà nhất là còn trong đường lối hoạt động, cung cách ứng xử...mà hậu quả thì rất nhiều người phải gánh chịu.
Thái độ của Chúa Giêsu trước sự cứng lòng của nhiều lãnh đạo Do Thái giáo lúc bấy giờ: dứt khoát không chiều theo đòi hỏi của người cứng lòng. Người khẳng định rằng không cho thế hệ gian ác này dấu lạ nào ngoài dấu lạ của ngôn sứ Giona đó là thẳng thừng vạch trần tội ác của người lầm lạc cho dù họ có vai cao hay vị trọng thế nào đồng thời bày tỏ thái độ cách dứt khoát: “Ai không thuận với Tôi là nghịch cùng Tôi...” (x.Lc 11,23)
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
“Hôm nay nếu các ngươi nghe tiếng Người, các ngươi đừng cứng lòng nữa”
Cứng lòng: biết mình sai mà không chịu sửa; biết người ta đúng mà không chịu nhận và không chịu học hỏi và làm theo.
Nguyên nhân của sự cứng lòng thì có nhiều. Có thể vì sợ bị phải bỏ một đam mê xấu, phải chừa một thói quen không tốt nào đó. Có thể vì sợ bị xem là sai lầm, là thua kém người ta, sợ quyền lực và phẩm giá bị hạ thấp trong khi mình đang đảm đương vai cao vị trọng ngoài xã hội hay trong các tập thể tôn giáo...
Biểu hiện sự cứng lòng: tự biện hộ hoặc khất lần khất lửa sự đổi thay; đòi hỏi người ta trưng thêm bằng chứng hay dấu chỉ (đòi phép lạ)...
Người cứng lòng nếu là dân chúng thì thường là đời sống luân lý cá nhân và hậu quả xem ra có giới hạn cách nào đó. Nếu là người trong vai vị lãnh đạo thì không chỉ trong đời sống luân lý cá nhân mà nhất là còn trong đường lối hoạt động, cung cách ứng xử...mà hậu quả thì rất nhiều người phải gánh chịu.
Thái độ của Chúa Giêsu trước sự cứng lòng của nhiều lãnh đạo Do Thái giáo lúc bấy giờ: dứt khoát không chiều theo đòi hỏi của người cứng lòng. Người khẳng định rằng không cho thế hệ gian ác này dấu lạ nào ngoài dấu lạ của ngôn sứ Giona đó là thẳng thừng vạch trần tội ác của người lầm lạc cho dù họ có vai cao hay vị trọng thế nào đồng thời bày tỏ thái độ cách dứt khoát: “Ai không thuận với Tôi là nghịch cùng Tôi...” (x.Lc 11,23)
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Thánh Giuse, Con Người Hiệp Hành
Lm. Phaolô Phạm Trọng Phương
10:30 16/03/2023
Thánh Giuse, Con Người Hiệp Hành
(Suy niệm lễ Thánh Giuse 19/3)
Chúng ta đang cùng nhau hướng tới một Giáo hội Hiệp Hành của Thượng Hội Đồng Thế Giới 2023. Mừng kính trọng thể lễ Thánh Giuse, Bạn Trăm Năm Đức Trinh Nữ Maria (19/3) hôm nay, chúng ta thử cùng nhau suy niệm về Thánh Giuse, con người hiệp hành. Tại sao Thánh Giuse được gọi là con người hiệp hành? Hiệp hành của Thánh nhân ở những đức tính nào? Thánh nhân có rất nhiều đức tính đáng để chúng ta suy niệm và noi gương bắt chước. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài chia sẻ này, chúng ta không thể liệt kê hết các đức tính của Thánh nhân, chúng ta chỉ nêu lên 3 đức tính sau đây để cùng nhau suy niệm: công chính, vâng lời và khiêm tốn.
Thiên Chúa là Đấng hiệp hành
Xuất phát từ tình yêu nhưng không, Thiên Chúa đã sáng tạo nên muôn loài muôn vật để vũ trụ này được tham dự vào tình yêu vi diệu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Vì yêu nên Thiên Chúa tìm mọi cách để làm sao con người được cứu độ dẫu con người bất tuân, phản bội. Vì yêu nên Thiên Chúa muốn trở nên Đấng Hiệp Hành với con người ngang qua công trình cứu chuộc là cho Con Một của Ngài nhập thể nơi cung lòng Đức Trinh Nữ Maria. Nếu trong Cựu ước Thiên Chúa hằng đồng hành và giải thoát Dân Người khỏi những đại họa, như “400 năm nô lệ bên Ai Cập hoặc 70 năm lưu đày tại Babylon”, thì khi đến thời Tân ước, Con Thiên Chúa đã đến trần gian và hiệp hành với Dân Người. Chính Đức Giêsu đã “đi trên cùng một con đường với nhân loại, nói tiếng nói của con người, mang lấy những yếu đuối khổ đau như con người, thậm chí chết đau thương hơn cả con người.” (trích lời của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng). Muốn hiệp hành với con người, Thiên Chúa không thể chỉ phán bằng lời nhưng bằng cách làm người giống con người mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Thiên Chúa làm người thật bằng việc chọn cung lòng của một con người cụ thể và bằng người thật để được sinh ra. Nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, Đức Maria đã được chọn gọi giữa muôn ngàn phụ nữ để làm Mẹ Thiên Chúa, làm mẹ của Chúa Giê-su, Ngôi Hai Thiên Chúa. Cũng để xác nhận quyền làm con trong gia đình khi Đức Giê-su, Con Thiên Chúa làm người, không chỉ chọn Maria làm Mẹ mà Thiên Chúa cũng phải chọn gọi Thánh Giuse làm cha nuôi con của Người. Trước khi là cha nuôi Con Đức Chúa Trời, Giuse đã đỉnh hôn với Đức Maria. Giuse là người công chính và đã chấp nhận ý định cao vời khôn ví của Thiên Chúa để kế hoạch cứu độ loài người được thực hiện.
Thánh Giuse, con người hiệp hành
Theo Tin mừng kể lại rằng Giuse là người công chính. Người công chính là người dám can đảm bỏ ý định của riêng mình để ý Thiên Chúa được thực hiện. Thiên Chúa muốn hiệp hành với con người nhờ sự can thiệp của Thánh Giuse. Ý định của Thiên Chúa khác với ý muốn của con người. Giuse đang sống yên ổn và có nhiều dự định cho tương lai và bạn đời của mình là Đức Maria. Thế nhưng, mọi sự không như mong muốn, Giuse đã được truyền tin là phải đón Maria về làm vợ và phải đặt tên con trẻ là Giêsu trong khi cái thai đó không là kết quả của mình mà là do bởi quyền năng Chúa Thánh Thần. (x.Mt 1, 18-19). Đau khổ và thử thách. Chọn lựa hoặc huỷ bỏ? Nhưng vì là người công chính, là người hiệp hành, Giuse đã sẵn sàng gặp gỡ và lắng nghe rồi phân định để đi đúng chương trình của Thiên Chúa ngang qua lệnh truyền sứ thần. Quả thật, Thánh Giuse đã điều chỉnh ý muốn mình theo ý muốn của Thiên Chúa, đường lối của mình theo đường lối của Thiên Chúa. Thánh nhân đã quy hướng toàn bộ con người và cuộc đời theo thánh ý Thiên Chúa. Ngài đã khước từ ý riêng để sống hiệp hành với Thiên Chúa và hiệp hành với Đức Maria và Chúa Giê-su.
Từ khi đáp lời xin vâng theo lệnh của Thiên Chúa là đón Bà Maria về nhà, Thánh Giuse đã gặp không biết bao nhiêu sóng gió. Sóng gió đầu tiên là cùng Đức Maria tìm kiếm nhà trọ để sinh con nhưng không ai đón nhận, cuối cùng phải mượn chuồng bò để Hài Nhi được chào đời. (x. Lc 2, 7). Sóng gió thứ nhì là phải đem Hài Nhi và Mẹ Maria chạy trốn sang Ai cập vì sự bắt bớ của Vua Hê-rô-đê.(x.Mt 2, 13-14). Sóng gió thứ ba là đón Hài Nhi và Mẹ Maria trở lại Nazzaret theo lệnh của sứ thần. (x.Mt 2,21). Một cuộc chạy đi chạy lại của Gia đình Thánh Gia thật vất vả và gian nan nhưng không vô vọng và kêu ca của người Gia trưởng. Vì sao Thánh Giuse lại làm được những chuyện như vậy? Xin thưa vì Giuse là người công chính, là người khiêm tốn và vâng lời Thiên Chúa một cách triệt đế; một sự phó thác hoàn toàn vào chương trình và kế hoạch của Thiên Chúa hơn là ý riêng của con người. Giuse đã không cậy vào sức lực yếu đuối của con người, nhưng sẵn sàng đón nhận thánh ý Chúa với sức mạnh của Chúa. Vì thế, chúng ta nhận thấy mọi việc Thánh Giuse, với vai trò là người chồng và là người cha nuôi, đều luôn tốt đẹp và thánh thiện theo thánh ý Thiên Chúa.
Thánh Giuse hiệp hành với Giáo Hội
Mặt khác, Giuse không chỉ là người hiệp hành với Thiên Chúa, với gia đình Thánh Gia mà còn là người hiệp hành của Giáo Hội nói chung, của Giáo Hội Việt Nam và mọi người nói riêng. Ngài đã hiệp thông với Chúa cách trọn vẹn ngang qua cuộc đời của ngài với Mẹ Maria và Hài Nhi Giê-su. Ngài đã sẵn sàng hy sinh tất cả và thầm lặng để phục vụ Mẹ Maria và Hài Nhi Giê-su. Giuse là Đấng Bảo trợ và gìn giữ Đức Nữ Đồng Trinh cũng như Đấng Cứu Thế. Giáo Hội Hiền Thê của Đức Giê-su cũng sẽ được bảo trợ bởi Thánh Giuse mỗi ngày. Ngày xưa nhờ Thánh Giuse bảo trợ mà Gia đình Thánh Gia luôn được an toàn và thoát khỏi mọi hiểm nguy của kẻ thù. Ngày nay, Thánh Giuse cũng sẵn sàng nâng đỡ và chở che Giáo Hội Chúa thoát khỏi mọi cơn sóng gió của thời cuộc nếu chúng ta biết chạy đến với Thánh nhân. Chúng ta tin rằng Thánh Giuse luôn hiệp hành với chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách.
Hơn nữa, hiện tại Giáo hội Việt Nam đang phải đối diện với nhiều ‘luồng gió lạ’ đang mọc lên rầm rộ nhằm lôi kéo nhiều cá nhân và tập thể, những người yếu kém đức tin chạy theo nó. Cụ thể như: ‘sứ điệp từ trời’; ‘giáo phái Đức Chúa Trời Mẹ’; ‘Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc’; ‘Linh mục giả, nữ tu giả’; và một số lối sống buông thả khác đang dần dần lây lan nhiều nơi nhiều vùng miền trong toàn thể Giáo Hội Việt Nam chúng ta. Đây có thể là những ‘ung nhọt đang mưng mủ’ làm đau thương và tê tái Giáo hội của Chúa. Đau lòng hơn nữa, có nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ và một số tín hữu đã bị cám dỗ và bị lôi kéo để lập ra những nhóm, những hội riêng hầu chống báng, lên án, hiềm khích Giáo Hội bất chấp mọi kỷ luật của Đấng bản quyền trong Giáo Hội. Đứng trước những sóng gió lạ và nguy hiểm này, con thuyền Giáo hội không thể không bị ảnh hưởng và chồng chềnh. Tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa và sự bảo trợ đắc lực của Thánh Giuse, Bổn Mạng của Giáo Hội Việt Nam, chúng ta cố gắng sống hiệp thông với Chúa cách trung thành và kiên vững cũng như nỗ lực hiệp thông với nhau và mau chạy đến với Thánh Giuse để đủ sức mạnh chiến thắng mọi cơn cám dỗ của ma quỷ, thế gian và xác thịt.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Suy niệm lễ Thánh Giuse 19/3)
Chúng ta đang cùng nhau hướng tới một Giáo hội Hiệp Hành của Thượng Hội Đồng Thế Giới 2023. Mừng kính trọng thể lễ Thánh Giuse, Bạn Trăm Năm Đức Trinh Nữ Maria (19/3) hôm nay, chúng ta thử cùng nhau suy niệm về Thánh Giuse, con người hiệp hành. Tại sao Thánh Giuse được gọi là con người hiệp hành? Hiệp hành của Thánh nhân ở những đức tính nào? Thánh nhân có rất nhiều đức tính đáng để chúng ta suy niệm và noi gương bắt chước. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài chia sẻ này, chúng ta không thể liệt kê hết các đức tính của Thánh nhân, chúng ta chỉ nêu lên 3 đức tính sau đây để cùng nhau suy niệm: công chính, vâng lời và khiêm tốn.
Thiên Chúa là Đấng hiệp hành
Xuất phát từ tình yêu nhưng không, Thiên Chúa đã sáng tạo nên muôn loài muôn vật để vũ trụ này được tham dự vào tình yêu vi diệu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Vì yêu nên Thiên Chúa tìm mọi cách để làm sao con người được cứu độ dẫu con người bất tuân, phản bội. Vì yêu nên Thiên Chúa muốn trở nên Đấng Hiệp Hành với con người ngang qua công trình cứu chuộc là cho Con Một của Ngài nhập thể nơi cung lòng Đức Trinh Nữ Maria. Nếu trong Cựu ước Thiên Chúa hằng đồng hành và giải thoát Dân Người khỏi những đại họa, như “400 năm nô lệ bên Ai Cập hoặc 70 năm lưu đày tại Babylon”, thì khi đến thời Tân ước, Con Thiên Chúa đã đến trần gian và hiệp hành với Dân Người. Chính Đức Giêsu đã “đi trên cùng một con đường với nhân loại, nói tiếng nói của con người, mang lấy những yếu đuối khổ đau như con người, thậm chí chết đau thương hơn cả con người.” (trích lời của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng). Muốn hiệp hành với con người, Thiên Chúa không thể chỉ phán bằng lời nhưng bằng cách làm người giống con người mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Thiên Chúa làm người thật bằng việc chọn cung lòng của một con người cụ thể và bằng người thật để được sinh ra. Nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, Đức Maria đã được chọn gọi giữa muôn ngàn phụ nữ để làm Mẹ Thiên Chúa, làm mẹ của Chúa Giê-su, Ngôi Hai Thiên Chúa. Cũng để xác nhận quyền làm con trong gia đình khi Đức Giê-su, Con Thiên Chúa làm người, không chỉ chọn Maria làm Mẹ mà Thiên Chúa cũng phải chọn gọi Thánh Giuse làm cha nuôi con của Người. Trước khi là cha nuôi Con Đức Chúa Trời, Giuse đã đỉnh hôn với Đức Maria. Giuse là người công chính và đã chấp nhận ý định cao vời khôn ví của Thiên Chúa để kế hoạch cứu độ loài người được thực hiện.
Thánh Giuse, con người hiệp hành
Theo Tin mừng kể lại rằng Giuse là người công chính. Người công chính là người dám can đảm bỏ ý định của riêng mình để ý Thiên Chúa được thực hiện. Thiên Chúa muốn hiệp hành với con người nhờ sự can thiệp của Thánh Giuse. Ý định của Thiên Chúa khác với ý muốn của con người. Giuse đang sống yên ổn và có nhiều dự định cho tương lai và bạn đời của mình là Đức Maria. Thế nhưng, mọi sự không như mong muốn, Giuse đã được truyền tin là phải đón Maria về làm vợ và phải đặt tên con trẻ là Giêsu trong khi cái thai đó không là kết quả của mình mà là do bởi quyền năng Chúa Thánh Thần. (x.Mt 1, 18-19). Đau khổ và thử thách. Chọn lựa hoặc huỷ bỏ? Nhưng vì là người công chính, là người hiệp hành, Giuse đã sẵn sàng gặp gỡ và lắng nghe rồi phân định để đi đúng chương trình của Thiên Chúa ngang qua lệnh truyền sứ thần. Quả thật, Thánh Giuse đã điều chỉnh ý muốn mình theo ý muốn của Thiên Chúa, đường lối của mình theo đường lối của Thiên Chúa. Thánh nhân đã quy hướng toàn bộ con người và cuộc đời theo thánh ý Thiên Chúa. Ngài đã khước từ ý riêng để sống hiệp hành với Thiên Chúa và hiệp hành với Đức Maria và Chúa Giê-su.
Từ khi đáp lời xin vâng theo lệnh của Thiên Chúa là đón Bà Maria về nhà, Thánh Giuse đã gặp không biết bao nhiêu sóng gió. Sóng gió đầu tiên là cùng Đức Maria tìm kiếm nhà trọ để sinh con nhưng không ai đón nhận, cuối cùng phải mượn chuồng bò để Hài Nhi được chào đời. (x. Lc 2, 7). Sóng gió thứ nhì là phải đem Hài Nhi và Mẹ Maria chạy trốn sang Ai cập vì sự bắt bớ của Vua Hê-rô-đê.(x.Mt 2, 13-14). Sóng gió thứ ba là đón Hài Nhi và Mẹ Maria trở lại Nazzaret theo lệnh của sứ thần. (x.Mt 2,21). Một cuộc chạy đi chạy lại của Gia đình Thánh Gia thật vất vả và gian nan nhưng không vô vọng và kêu ca của người Gia trưởng. Vì sao Thánh Giuse lại làm được những chuyện như vậy? Xin thưa vì Giuse là người công chính, là người khiêm tốn và vâng lời Thiên Chúa một cách triệt đế; một sự phó thác hoàn toàn vào chương trình và kế hoạch của Thiên Chúa hơn là ý riêng của con người. Giuse đã không cậy vào sức lực yếu đuối của con người, nhưng sẵn sàng đón nhận thánh ý Chúa với sức mạnh của Chúa. Vì thế, chúng ta nhận thấy mọi việc Thánh Giuse, với vai trò là người chồng và là người cha nuôi, đều luôn tốt đẹp và thánh thiện theo thánh ý Thiên Chúa.
Thánh Giuse hiệp hành với Giáo Hội
Mặt khác, Giuse không chỉ là người hiệp hành với Thiên Chúa, với gia đình Thánh Gia mà còn là người hiệp hành của Giáo Hội nói chung, của Giáo Hội Việt Nam và mọi người nói riêng. Ngài đã hiệp thông với Chúa cách trọn vẹn ngang qua cuộc đời của ngài với Mẹ Maria và Hài Nhi Giê-su. Ngài đã sẵn sàng hy sinh tất cả và thầm lặng để phục vụ Mẹ Maria và Hài Nhi Giê-su. Giuse là Đấng Bảo trợ và gìn giữ Đức Nữ Đồng Trinh cũng như Đấng Cứu Thế. Giáo Hội Hiền Thê của Đức Giê-su cũng sẽ được bảo trợ bởi Thánh Giuse mỗi ngày. Ngày xưa nhờ Thánh Giuse bảo trợ mà Gia đình Thánh Gia luôn được an toàn và thoát khỏi mọi hiểm nguy của kẻ thù. Ngày nay, Thánh Giuse cũng sẵn sàng nâng đỡ và chở che Giáo Hội Chúa thoát khỏi mọi cơn sóng gió của thời cuộc nếu chúng ta biết chạy đến với Thánh nhân. Chúng ta tin rằng Thánh Giuse luôn hiệp hành với chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách.
Hơn nữa, hiện tại Giáo hội Việt Nam đang phải đối diện với nhiều ‘luồng gió lạ’ đang mọc lên rầm rộ nhằm lôi kéo nhiều cá nhân và tập thể, những người yếu kém đức tin chạy theo nó. Cụ thể như: ‘sứ điệp từ trời’; ‘giáo phái Đức Chúa Trời Mẹ’; ‘Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc’; ‘Linh mục giả, nữ tu giả’; và một số lối sống buông thả khác đang dần dần lây lan nhiều nơi nhiều vùng miền trong toàn thể Giáo Hội Việt Nam chúng ta. Đây có thể là những ‘ung nhọt đang mưng mủ’ làm đau thương và tê tái Giáo hội của Chúa. Đau lòng hơn nữa, có nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ và một số tín hữu đã bị cám dỗ và bị lôi kéo để lập ra những nhóm, những hội riêng hầu chống báng, lên án, hiềm khích Giáo Hội bất chấp mọi kỷ luật của Đấng bản quyền trong Giáo Hội. Đứng trước những sóng gió lạ và nguy hiểm này, con thuyền Giáo hội không thể không bị ảnh hưởng và chồng chềnh. Tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa và sự bảo trợ đắc lực của Thánh Giuse, Bổn Mạng của Giáo Hội Việt Nam, chúng ta cố gắng sống hiệp thông với Chúa cách trung thành và kiên vững cũng như nỗ lực hiệp thông với nhau và mau chạy đến với Thánh Giuse để đủ sức mạnh chiến thắng mọi cơn cám dỗ của ma quỷ, thế gian và xác thịt.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Sáng Thân Xác, Tối Tâm Hồn
Lm. Phaolô Phạm Trọng Phương
10:33 16/03/2023
Sáng Thân Xác, Tối Tâm Hồn
(Suy niệm Chúa nhật 4 Mùa Chay)
Con người sinh ra ai cũng khao khát được nhìn thấy ánh sáng, không ai muốn cuộc sống của mình chìm ngập trong bóng tối. Ánh sáng giúp chúng ta nhìn thấy mọi sự vật hiện hữu trên cõi trần gian. Không có ánh sáng mọi sinh hoạt của con người gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, dưới con mắt đức tin, người Ki-tô hữu được mời gọi khám phá nguồn Ánh Sáng đích thực nơi Đức Giê-su Ki-tô. Ánh sáng của Đức Giê-su Ki-tô giúp con người nhìn nhận mọi thứ bằng con mắt yêu thương, bác ái, sẻ chia, quan tâm, tha thứ và chịu đựng nhau. Đời sống hôm nay của tôi và bạn có nhận ra ánh sáng của Thiên Chúa và biểu lộ ánh sáng đó ngang qua đời sống của mình không? Hay có thể chúng ta đang sáng về con mắt thể lý mà lại mù tối về con mắt đức tin, để rồi luôn nhìn mọi thứ bằng sự thù ghét, lên án và loại bỏ anh chị em của mình?
Bài Tin mừng hôm nay đã giới thiệu cho chúng ta Chúa Giê-su là Ánh Sáng của Thiên Chúa nơi trần gian. Chuyện người mù bẩm sinh là chuyện của chúng ta, những Kitô hữu. Người mù bẩm sinh tối con mắt thể lý, nhưng sáng con mắt tâm hồn, sáng con mắt đức tin. Những người biệt phái và Phariseu sáng con mắt thể xác, nhưng tâm hồn và đức tin của họ mù tối. Tôi có thể đang sáng về con mắt thể xác, nhưng tâm hồn và đức tin của tôi có thật sự sáng không? Hay tâm hồn tôi cũng đang đầy rẫy những tật xấu và tội lỗi? Như người mù bẩm sinh, tôi có nhận sự mù tối của bản thân không? Như người mù bẩm sinh, tôi có thật sự tin tưởng vào Chúa Giê-su để được sáng không?
Trong Kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng: “Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, Sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng”. Quả thật, hôm nay trong Tin mừng Chúa nhật 4 Mùa Chay giới thiệu cho chúng ta về Đức Giê-su là Ánh Sáng đã đến thế gian để xua tan bóng đêm tội lỗi và ban ánh sáng cho muôn dân. Ngang qua hình ảnh người mù bẩm sinh, Chúa Giê-su đã xuất hiện để chữa lành và ban ánh sáng để anh mù được sáng. Người mù bẩm sinh thật sự đã nhận ra sự mù loà của mình và mong muốn được sáng. Điều may mắn của anh ta là gặp được Đức Giê-su, Đấng là ánh sáng thế gian, Đấng cứu chuộc muôn loài. Nhưng để được Đức Giê-su chữa trị, điều tiên quyết là anh mù phải biết mình mù và sẽ không bao giờ làm được gì và không bao giờ sáng nếu anh ta không có lòng tin tưởng tuyệt đối vào Đức Giê-su Ki-tô. Chính vì hai yếu tố đó mà anh mù bẩm sinh được sáng. Anh ta mù con mắt thể xác, nhưng lòng tin và tâm hồn của anh ta thật là sáng vì anh ta đã tin nhận Đức Giê-su. “Thưa Ngài, tôi tin”. Anh đã can đảm tuyên xưng chính Đức Giê-su là người đã cho anh được sáng mà không sợ hãi người Do Thái, hay sợ những nhà lãnh đạo Do Thái: Anh ta thì quả quyết: “Chính tôi đây!” Người ta liền hỏi anh: “Vậy, làm sao mắt anh lại mở ra được như thế?” Anh ta trả lời: “Người tên là Giê-su đã trộn một chút bùn, xức vào mắt tôi, rồi bảo: ‘Anh hãy đến hồ Si-lô-ác mà rửa.’ Tôi đã đi, đã rửa và tôi nhìn thấy.” Họ lại hỏi anh: “Ông ấy ở đâu?” Anh ta đáp: “Tôi không biết.” (Ga 9,8-12). Sau khi được sáng, anh mù đã trở nên kẻ rao giảng về Đức Giê-su, là ngôn sứ cho chính những nhà lãnh đạo Do Thái, cho những người Phariseu. Một lần nữa, họ gọi người trước đây bị mù đến và bảo: “Anh hãy tôn vinh Thiên Chúa. Chúng ta đây, chúng ta biết ông ấy là người tội lỗi.” Anh ta đáp: “Ông ấy có phải là người tội lỗi hay không, tôi không biết. Tôi chỉ biết một điều: trước đây tôi bị mù mà nay tôi nhìn thấy được!” Họ mới nói với anh: “Ông ấy đã làm gì cho anh? Ông ấy đã mở mắt cho anh thế nào?” Anh trả lời: “Tôi đã nói với các ông rồi mà các ông vẫn không chịu nghe. Tại sao các ông còn muốn nghe lại chuyện đó nữa? Hay các ông cũng muốn làm môn đệ ông ấy chăng?” (cc.24-27). Nơi khác, anh mù đã tuyên xưng cách quyết liệt hơn vào Đức Giê-su: “Xưa nay chưa hề nghe nói có ai đã mở mắt cho người mù từ lúc mới sinh. Nếu không phải là người bởi Thiên Chúa mà đến, thì ông ta đã chẳng làm được gì.” (cc.32-33).
Nơi hình ảnh người mù vừa được sáng do bởi quyền năng của Đức Giê-su, Ngài là Ánh Sáng đã đến thế gian, chúng ta được mời gọi nhìn lại thân phận hay con người của chúng ta. Chúng ta có thể không bị mù về con mắt thể xác, nhưng xem ra tâm hồn và đức tin của chúng ta đang ở trong tình trạng mù tối. Quả thật, chúng ta cho rằng chúng ta rất sáng con mắt thể xác, nhưng bên trong tâm hồn của chúng ta tràn đầy hay chất chứa những bóng đêm của tội lỗi, của những hận thù ghen ghét, của những ích kỷ tham lam, của những mưu mô xảo quyệt, của những yếu đuối sai lầm, của những kêu ca và than trách, của những vô tâm vô cảm, của những chai lì và bướng bỉnh, của những trộm cắp gian tham,… Những cái mù tối này thật ghê tởm và đáng bị khiển trách. Chúng ta hãy mau nhận ra những cái mù tối đó, biết hối cải và quyết tâm đổi mới ngang qua việc gặp gỡ và đón nhận Đức Giê-su, Đấng là Ánh Sáng nơi Lời Chúa, nơi Bí tích Giao Hoà và Bí Tích Thánh Thể.
Hơn nữa, như người mù bẩm sinh, khi đã được chữa lành anh ta không ngần ngại tuyên xưng đức tin của mình, chúng ta hãy mau ra đi loan báo Tin mừng, loan báo niềm tin chắc chắn vào Đức Giê-su cho mọi người ở khắp mọi nơi. Câu chuyện sau đây giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của việc trao ban và phục vụ, trở nên đuốc sáng cho mọi người dù nhỏ nhoi và khiêm tốn. Câu chuyện có tựa đề: Cây Đèn Bão.
Vùng biển miền Trung, bao đời vẫn nghèo khó, đầy gió và cát. Trong miền đất nghèo khó ấy, có một bác ngư dân cũng nghèo như những gia đình khác. Chiếc đèn bão là gia tài quý giá duy nhất của bác. Mỗi buổi chiều tối, bác thắp cây đèn bão ấy rồi treo trên ngọn cây phi lao ngoài bãi biển. Ngày nào cũng thế, người chung quanh nói bắc là kẻ gàn, có ai cần đến ngọn đèn leo lét ấy đâu, thế nhưng bác cứ thắp mãi, ngày qua ngày, năm qua năm, chiếc đèn bão vẫn thắp khi chiều tối và gỡ xuống khi trời hửng sáng. Một đêm giông bão, gió tràn từ phía Bắc tràn vào, cây đèn bão vẫn hiên ngang đu đưa qua lại trên ngọn cây. Ngoài khơi rất xa, một chiếc thuyền quẫy quật với giông bão, trôi giạt từ Hà Tĩnh vào, hơn ba mươi mạng sống đang bị đe dọa. Họ nhìn thấy một ánh sáng nhỏ đu đưa, báo hiệu đất liền. Tuy ánh đèn leo lét nhưng thắp cả niềm hy vọng sống còn cho đoàn người trên thuyền. Họ đã gắng chèo vào bờ và được cứu thoát nhờ cây đèn bão. Người Kitô hữu là cây đèn bão cho đời, lắm lúc cũng cảm tưởng rằng, thắp đèn chờ trông vô ích, nhưng biết đâu, ở nơi nào đó, một góc nhỏ chìm trong bão tổ cuộc đời, lại được cứu vớt nhờ ánh sáng leo lét ấy. Người có tấm lòng bao giờ cũng là người có nhiều sáng kiến. Người mù tối về tâm hồn là người chẳng bao giờ thấy ai.
Mặt khác, chúng ta không chỉ dừng lại ở hình ảnh của người mù bẩm sinh, nhưng thiết tưởng chúng ta cũng nên để ý đến hình ảnh của những người lãnh đạo Do Thái. Đứng trước phép lạ mà Chúa Giê-su làm cho người mù bẩm sinh được sáng, họ đã cố chấp và cứng lòng tin. Nhóm biệt phái và Phariseu không tin, nên đã tìm cách mở một cuộc điều tra cặn kẽ, ở ba cấp, nơi bà con láng giềng, nơi cha mẹ và nơi chính đương sự. Kết quả là: Chúa Giê-su là Đấng quyền năng mở mắt kẻ đui mù. Nhưng làm sao họ chấp nhận được. Vì chấp nhận tức là chối bỏ hết cả toà nhà đạo giáo của họ. Nên họ quyết định gặt một sự thật hiển nhiên và gây khó dễ cho chính người được chữa lành. Trước thái độ đó, “Đức Giê-su nói: “Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù!” Những người Pha-ri-sêu đang ở đó với Đức Giê-su nghe vậy, liền lên tiếng: “Thế ra cả chúng tôi cũng đui mù hay sao?” Đức Giê-su bảo họ: “Nếu các ông đui mù, thì các ông đã chẳng có tội. Nhưng giờ đây các ông nói rằng: ‘Chúng tôi thấy’, nên tội các ông vẫn còn!”. (cc. 39-41)
Qua hình ảnh của người mù bẩm sinh được chữa lành và qua thái độ cứng đầu cứng cổ của những người lãnh đạo Do Thái, mỗi chúng ta cũng suy xét lại thái độ sống của chúng ta. Có thể chúng ta đang tự hào cho mình là rất sáng mắt thể lý và nhìn thấy mọi sự trong cuộc sống, nhưng thật sự con mắt tâm hồn, con mắt đức tin của chúng ta đang còn rất giới hạn và mù tối. Chúng ta mù tối khi chúng ta chưa nhận ra ân huệ của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Chúng ta mù tối vì chưa nhìn thấy hình ảnh của Chúa nơi những hoàn cảnh khó khăn, đau khổ, bênh hoạn tật nguyền để quan tâm, giúp đỡ và sẻ chia. Chúng ta mù tối vì để cho những đam mê, tội lỗi và cám dỗ danh-lợi-dục xâm nhập và sinh sống trong tâm hồn chúng ta. Quả thật, trong tâm tình Mùa Chay, chúng ta muốn được sáng tâm hồn và sáng đức tin, trước tiên mỗi ngày chúng ta hãy mau chạy đến với Chúa để thú nhận những tội lỗi mù tối của bản thân cũng như sẵn sàng sám hối để được chữa lành. Thứ đến, chúng ta hãy chạy đến với Chúa để lắng nghe Lời Chúa, năng lãnh nhận Bí tích Hoà Giải và Bí tích Thánh Thể nhằm có thêm sức mạnh và ánh sáng chiếu soi cõi lòng mù tối của chúng ta.
(Suy niệm Chúa nhật 4 Mùa Chay)
Con người sinh ra ai cũng khao khát được nhìn thấy ánh sáng, không ai muốn cuộc sống của mình chìm ngập trong bóng tối. Ánh sáng giúp chúng ta nhìn thấy mọi sự vật hiện hữu trên cõi trần gian. Không có ánh sáng mọi sinh hoạt của con người gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, dưới con mắt đức tin, người Ki-tô hữu được mời gọi khám phá nguồn Ánh Sáng đích thực nơi Đức Giê-su Ki-tô. Ánh sáng của Đức Giê-su Ki-tô giúp con người nhìn nhận mọi thứ bằng con mắt yêu thương, bác ái, sẻ chia, quan tâm, tha thứ và chịu đựng nhau. Đời sống hôm nay của tôi và bạn có nhận ra ánh sáng của Thiên Chúa và biểu lộ ánh sáng đó ngang qua đời sống của mình không? Hay có thể chúng ta đang sáng về con mắt thể lý mà lại mù tối về con mắt đức tin, để rồi luôn nhìn mọi thứ bằng sự thù ghét, lên án và loại bỏ anh chị em của mình?
Bài Tin mừng hôm nay đã giới thiệu cho chúng ta Chúa Giê-su là Ánh Sáng của Thiên Chúa nơi trần gian. Chuyện người mù bẩm sinh là chuyện của chúng ta, những Kitô hữu. Người mù bẩm sinh tối con mắt thể lý, nhưng sáng con mắt tâm hồn, sáng con mắt đức tin. Những người biệt phái và Phariseu sáng con mắt thể xác, nhưng tâm hồn và đức tin của họ mù tối. Tôi có thể đang sáng về con mắt thể xác, nhưng tâm hồn và đức tin của tôi có thật sự sáng không? Hay tâm hồn tôi cũng đang đầy rẫy những tật xấu và tội lỗi? Như người mù bẩm sinh, tôi có nhận sự mù tối của bản thân không? Như người mù bẩm sinh, tôi có thật sự tin tưởng vào Chúa Giê-su để được sáng không?
Trong Kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng: “Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, Sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng”. Quả thật, hôm nay trong Tin mừng Chúa nhật 4 Mùa Chay giới thiệu cho chúng ta về Đức Giê-su là Ánh Sáng đã đến thế gian để xua tan bóng đêm tội lỗi và ban ánh sáng cho muôn dân. Ngang qua hình ảnh người mù bẩm sinh, Chúa Giê-su đã xuất hiện để chữa lành và ban ánh sáng để anh mù được sáng. Người mù bẩm sinh thật sự đã nhận ra sự mù loà của mình và mong muốn được sáng. Điều may mắn của anh ta là gặp được Đức Giê-su, Đấng là ánh sáng thế gian, Đấng cứu chuộc muôn loài. Nhưng để được Đức Giê-su chữa trị, điều tiên quyết là anh mù phải biết mình mù và sẽ không bao giờ làm được gì và không bao giờ sáng nếu anh ta không có lòng tin tưởng tuyệt đối vào Đức Giê-su Ki-tô. Chính vì hai yếu tố đó mà anh mù bẩm sinh được sáng. Anh ta mù con mắt thể xác, nhưng lòng tin và tâm hồn của anh ta thật là sáng vì anh ta đã tin nhận Đức Giê-su. “Thưa Ngài, tôi tin”. Anh đã can đảm tuyên xưng chính Đức Giê-su là người đã cho anh được sáng mà không sợ hãi người Do Thái, hay sợ những nhà lãnh đạo Do Thái: Anh ta thì quả quyết: “Chính tôi đây!” Người ta liền hỏi anh: “Vậy, làm sao mắt anh lại mở ra được như thế?” Anh ta trả lời: “Người tên là Giê-su đã trộn một chút bùn, xức vào mắt tôi, rồi bảo: ‘Anh hãy đến hồ Si-lô-ác mà rửa.’ Tôi đã đi, đã rửa và tôi nhìn thấy.” Họ lại hỏi anh: “Ông ấy ở đâu?” Anh ta đáp: “Tôi không biết.” (Ga 9,8-12). Sau khi được sáng, anh mù đã trở nên kẻ rao giảng về Đức Giê-su, là ngôn sứ cho chính những nhà lãnh đạo Do Thái, cho những người Phariseu. Một lần nữa, họ gọi người trước đây bị mù đến và bảo: “Anh hãy tôn vinh Thiên Chúa. Chúng ta đây, chúng ta biết ông ấy là người tội lỗi.” Anh ta đáp: “Ông ấy có phải là người tội lỗi hay không, tôi không biết. Tôi chỉ biết một điều: trước đây tôi bị mù mà nay tôi nhìn thấy được!” Họ mới nói với anh: “Ông ấy đã làm gì cho anh? Ông ấy đã mở mắt cho anh thế nào?” Anh trả lời: “Tôi đã nói với các ông rồi mà các ông vẫn không chịu nghe. Tại sao các ông còn muốn nghe lại chuyện đó nữa? Hay các ông cũng muốn làm môn đệ ông ấy chăng?” (cc.24-27). Nơi khác, anh mù đã tuyên xưng cách quyết liệt hơn vào Đức Giê-su: “Xưa nay chưa hề nghe nói có ai đã mở mắt cho người mù từ lúc mới sinh. Nếu không phải là người bởi Thiên Chúa mà đến, thì ông ta đã chẳng làm được gì.” (cc.32-33).
Nơi hình ảnh người mù vừa được sáng do bởi quyền năng của Đức Giê-su, Ngài là Ánh Sáng đã đến thế gian, chúng ta được mời gọi nhìn lại thân phận hay con người của chúng ta. Chúng ta có thể không bị mù về con mắt thể xác, nhưng xem ra tâm hồn và đức tin của chúng ta đang ở trong tình trạng mù tối. Quả thật, chúng ta cho rằng chúng ta rất sáng con mắt thể xác, nhưng bên trong tâm hồn của chúng ta tràn đầy hay chất chứa những bóng đêm của tội lỗi, của những hận thù ghen ghét, của những ích kỷ tham lam, của những mưu mô xảo quyệt, của những yếu đuối sai lầm, của những kêu ca và than trách, của những vô tâm vô cảm, của những chai lì và bướng bỉnh, của những trộm cắp gian tham,… Những cái mù tối này thật ghê tởm và đáng bị khiển trách. Chúng ta hãy mau nhận ra những cái mù tối đó, biết hối cải và quyết tâm đổi mới ngang qua việc gặp gỡ và đón nhận Đức Giê-su, Đấng là Ánh Sáng nơi Lời Chúa, nơi Bí tích Giao Hoà và Bí Tích Thánh Thể.
Hơn nữa, như người mù bẩm sinh, khi đã được chữa lành anh ta không ngần ngại tuyên xưng đức tin của mình, chúng ta hãy mau ra đi loan báo Tin mừng, loan báo niềm tin chắc chắn vào Đức Giê-su cho mọi người ở khắp mọi nơi. Câu chuyện sau đây giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của việc trao ban và phục vụ, trở nên đuốc sáng cho mọi người dù nhỏ nhoi và khiêm tốn. Câu chuyện có tựa đề: Cây Đèn Bão.
Vùng biển miền Trung, bao đời vẫn nghèo khó, đầy gió và cát. Trong miền đất nghèo khó ấy, có một bác ngư dân cũng nghèo như những gia đình khác. Chiếc đèn bão là gia tài quý giá duy nhất của bác. Mỗi buổi chiều tối, bác thắp cây đèn bão ấy rồi treo trên ngọn cây phi lao ngoài bãi biển. Ngày nào cũng thế, người chung quanh nói bắc là kẻ gàn, có ai cần đến ngọn đèn leo lét ấy đâu, thế nhưng bác cứ thắp mãi, ngày qua ngày, năm qua năm, chiếc đèn bão vẫn thắp khi chiều tối và gỡ xuống khi trời hửng sáng. Một đêm giông bão, gió tràn từ phía Bắc tràn vào, cây đèn bão vẫn hiên ngang đu đưa qua lại trên ngọn cây. Ngoài khơi rất xa, một chiếc thuyền quẫy quật với giông bão, trôi giạt từ Hà Tĩnh vào, hơn ba mươi mạng sống đang bị đe dọa. Họ nhìn thấy một ánh sáng nhỏ đu đưa, báo hiệu đất liền. Tuy ánh đèn leo lét nhưng thắp cả niềm hy vọng sống còn cho đoàn người trên thuyền. Họ đã gắng chèo vào bờ và được cứu thoát nhờ cây đèn bão. Người Kitô hữu là cây đèn bão cho đời, lắm lúc cũng cảm tưởng rằng, thắp đèn chờ trông vô ích, nhưng biết đâu, ở nơi nào đó, một góc nhỏ chìm trong bão tổ cuộc đời, lại được cứu vớt nhờ ánh sáng leo lét ấy. Người có tấm lòng bao giờ cũng là người có nhiều sáng kiến. Người mù tối về tâm hồn là người chẳng bao giờ thấy ai.
Mặt khác, chúng ta không chỉ dừng lại ở hình ảnh của người mù bẩm sinh, nhưng thiết tưởng chúng ta cũng nên để ý đến hình ảnh của những người lãnh đạo Do Thái. Đứng trước phép lạ mà Chúa Giê-su làm cho người mù bẩm sinh được sáng, họ đã cố chấp và cứng lòng tin. Nhóm biệt phái và Phariseu không tin, nên đã tìm cách mở một cuộc điều tra cặn kẽ, ở ba cấp, nơi bà con láng giềng, nơi cha mẹ và nơi chính đương sự. Kết quả là: Chúa Giê-su là Đấng quyền năng mở mắt kẻ đui mù. Nhưng làm sao họ chấp nhận được. Vì chấp nhận tức là chối bỏ hết cả toà nhà đạo giáo của họ. Nên họ quyết định gặt một sự thật hiển nhiên và gây khó dễ cho chính người được chữa lành. Trước thái độ đó, “Đức Giê-su nói: “Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù!” Những người Pha-ri-sêu đang ở đó với Đức Giê-su nghe vậy, liền lên tiếng: “Thế ra cả chúng tôi cũng đui mù hay sao?” Đức Giê-su bảo họ: “Nếu các ông đui mù, thì các ông đã chẳng có tội. Nhưng giờ đây các ông nói rằng: ‘Chúng tôi thấy’, nên tội các ông vẫn còn!”. (cc. 39-41)
Qua hình ảnh của người mù bẩm sinh được chữa lành và qua thái độ cứng đầu cứng cổ của những người lãnh đạo Do Thái, mỗi chúng ta cũng suy xét lại thái độ sống của chúng ta. Có thể chúng ta đang tự hào cho mình là rất sáng mắt thể lý và nhìn thấy mọi sự trong cuộc sống, nhưng thật sự con mắt tâm hồn, con mắt đức tin của chúng ta đang còn rất giới hạn và mù tối. Chúng ta mù tối khi chúng ta chưa nhận ra ân huệ của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Chúng ta mù tối vì chưa nhìn thấy hình ảnh của Chúa nơi những hoàn cảnh khó khăn, đau khổ, bênh hoạn tật nguyền để quan tâm, giúp đỡ và sẻ chia. Chúng ta mù tối vì để cho những đam mê, tội lỗi và cám dỗ danh-lợi-dục xâm nhập và sinh sống trong tâm hồn chúng ta. Quả thật, trong tâm tình Mùa Chay, chúng ta muốn được sáng tâm hồn và sáng đức tin, trước tiên mỗi ngày chúng ta hãy mau chạy đến với Chúa để thú nhận những tội lỗi mù tối của bản thân cũng như sẵn sàng sám hối để được chữa lành. Thứ đến, chúng ta hãy chạy đến với Chúa để lắng nghe Lời Chúa, năng lãnh nhận Bí tích Hoà Giải và Bí tích Thánh Thể nhằm có thêm sức mạnh và ánh sáng chiếu soi cõi lòng mù tối của chúng ta.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:05 16/03/2023
18. Làm việc cung kính Đức Mẹ Ma-ri-a thì không kể lớn nhỏ, chỉ có một điều kiện cần phải làm, đó chính là không thiếu lòng bền chí.
(Thánh John Berchmans)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:07 16/03/2023
4. BÃO
Phan Khắc là một thiếu niên ở trong thành phố, một hôm nó đi vào rừng thăm vườn dâu. Lúc nó đang chuẩn bị trở về nhà thì đột nhiên cơn bão ập tới, gió thổi rát mặt, nhất thời mưa lớn và sấm sét cùng lúc. Phan Khắc rất sợ hãi vội vàng trèo lên một cây cao để tránh, nó không biết khi sét đánh thì ở trên cây cao rất nguy hiểm, sét thì chuyên môn đánh vào các cây cổ thụ.
- “Phan Khắc, Phan Khắc, đến đây nè, mau nhanh qua đây!”
Thật kỳ diệu, nó vừa chớp mắt từ trên cây leo xuống thì một tiếng nổ lớn, cây cổ thụ bị gãy đổ, đất bị sét đánh rung lên, Phan Khắc phát hiện bên cạnh mình đều là lửa, nhưng nó không bị một chút thương tích nào cả, nó không thể không chấp tay cầu nguyện:
- “Lạy Chúa, tiếng gọi đó nhất định là từ trên không vang xuống. Ngài đã cứu con, con toàn tâm toàn ý tạ ơn Ngài.”
Nhưng âm thanh ấy lại tiếp tục vang lên:
- “Phan Khắc, Phan Khắc, con có nghe tiếng mẹ gọi không?”
Người thiếu niên ấy mở to đôi mắt, bây giờ mới thấy một thiếu phụ đang gọi tên nó, nó vội vàng chạy đến trước mặt bà, nói:
- “Con đến rồi, bà gọi con làm gì vậy?”
Người phụ nữ ấy trả lời:
- “Ta không có gọi con, ta gọi con trai của ta là Phan Khắc, nó đi đến bên suối cho ngỗng ăn, ta nghĩ rằng nó nhất định núp gần đây, bởi vì nó rất sợ mưa to gió lớn. A, con xem, không phải nó đi tới đó sao?”
Người ở thành phố là Phan Khắc nói với người phụ nữ, nó vừa cho rằng âm thanh của bà là từ trên trời truyền đến, người phụ nữ nghe như thế thì chấp tay nói:
- “Này cậu bé, chúng ta vẫn cứ cám tạ Thiên Chúa, đúng vậy, tiếng gọi là từ trong miệng ta phát ra, nhưng thực ra đó là thành ý của Thiên Chúa, Ngài muốn ta mặc dù không quen biết với con, nhưng lại kêu ra tên của con, Ngài đã cứu thoát con trong lúc nguy hiểm nhất, và cũng là trong giây phút này khiến con phát hiện ra Ngài.”
Thiếu niên cảm động đến chảy nước mắt nói:
- “Đúng vậy, thật đúng như vậy. Bà đã gọi con, mà tiếng gọi đã cứu con chính thật là từ thiên quốc.”
(Một trăm câu chuyện)
Suy tư ngắn 4:
Trong cuộc sống có những việc xảy ra mà chúng ta cho đó là sự ngẫu nhiên, nhưng dựa vào đức tin thì nó không ngẫu nhiên chút nào, tất cả đều là ý của Thiên Chúa.
Có người lên nhầm xe mà thoát khỏi tai nạn xe hơi tàn khốc, dưới con mắt người đời thì đây là ngẫu nhiên, nhưng thật ra Chúa đã sắp xếp trong ý định của Ngài rồi.
Tôi hiện hữu ở trần gian trong giây phút này, không phải là ngẫu nhiên, nhưng đều là do ý định từ trước của Thiên Chúa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Phan Khắc là một thiếu niên ở trong thành phố, một hôm nó đi vào rừng thăm vườn dâu. Lúc nó đang chuẩn bị trở về nhà thì đột nhiên cơn bão ập tới, gió thổi rát mặt, nhất thời mưa lớn và sấm sét cùng lúc. Phan Khắc rất sợ hãi vội vàng trèo lên một cây cao để tránh, nó không biết khi sét đánh thì ở trên cây cao rất nguy hiểm, sét thì chuyên môn đánh vào các cây cổ thụ.
- “Phan Khắc, Phan Khắc, đến đây nè, mau nhanh qua đây!”
Thật kỳ diệu, nó vừa chớp mắt từ trên cây leo xuống thì một tiếng nổ lớn, cây cổ thụ bị gãy đổ, đất bị sét đánh rung lên, Phan Khắc phát hiện bên cạnh mình đều là lửa, nhưng nó không bị một chút thương tích nào cả, nó không thể không chấp tay cầu nguyện:
- “Lạy Chúa, tiếng gọi đó nhất định là từ trên không vang xuống. Ngài đã cứu con, con toàn tâm toàn ý tạ ơn Ngài.”
Nhưng âm thanh ấy lại tiếp tục vang lên:
- “Phan Khắc, Phan Khắc, con có nghe tiếng mẹ gọi không?”
Người thiếu niên ấy mở to đôi mắt, bây giờ mới thấy một thiếu phụ đang gọi tên nó, nó vội vàng chạy đến trước mặt bà, nói:
- “Con đến rồi, bà gọi con làm gì vậy?”
Người phụ nữ ấy trả lời:
- “Ta không có gọi con, ta gọi con trai của ta là Phan Khắc, nó đi đến bên suối cho ngỗng ăn, ta nghĩ rằng nó nhất định núp gần đây, bởi vì nó rất sợ mưa to gió lớn. A, con xem, không phải nó đi tới đó sao?”
Người ở thành phố là Phan Khắc nói với người phụ nữ, nó vừa cho rằng âm thanh của bà là từ trên trời truyền đến, người phụ nữ nghe như thế thì chấp tay nói:
- “Này cậu bé, chúng ta vẫn cứ cám tạ Thiên Chúa, đúng vậy, tiếng gọi là từ trong miệng ta phát ra, nhưng thực ra đó là thành ý của Thiên Chúa, Ngài muốn ta mặc dù không quen biết với con, nhưng lại kêu ra tên của con, Ngài đã cứu thoát con trong lúc nguy hiểm nhất, và cũng là trong giây phút này khiến con phát hiện ra Ngài.”
Thiếu niên cảm động đến chảy nước mắt nói:
- “Đúng vậy, thật đúng như vậy. Bà đã gọi con, mà tiếng gọi đã cứu con chính thật là từ thiên quốc.”
(Một trăm câu chuyện)
Suy tư ngắn 4:
Trong cuộc sống có những việc xảy ra mà chúng ta cho đó là sự ngẫu nhiên, nhưng dựa vào đức tin thì nó không ngẫu nhiên chút nào, tất cả đều là ý của Thiên Chúa.
Có người lên nhầm xe mà thoát khỏi tai nạn xe hơi tàn khốc, dưới con mắt người đời thì đây là ngẫu nhiên, nhưng thật ra Chúa đã sắp xếp trong ý định của Ngài rồi.
Tôi hiện hữu ở trần gian trong giây phút này, không phải là ngẫu nhiên, nhưng đều là do ý định từ trước của Thiên Chúa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đến mức tràn đầy
Lm Minh Anh
17:58 16/03/2023
ĐẾN MỨC TRÀN ĐẦY
“Nhờ Ta, ngươi sẽ sinh hoa kết quả”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Sống là sống với, sống cùng, sống các mối tương quan!”. Thế mà, tương quan giữa con người với Thiên Chúa, giữa con người với nhau xem ra luôn nửa vời, đứt đoạn và thiếu cam kết. Ở đây, vấn đề nằm về phía con người! Phụng vụ Lời Chúa hôm nay chỉ cho chúng ta con đường tình yêu, cũng là con đường ngắn nhất, hoàn thiện các mối tương quan ‘đến mức tràn đầy!’.
Bài đọc Hôsê nói đến Israel, một dân nửa vời, thiếu cam kết, đứt đoạn, nên đã gục ngã trong tội ác. Qua vị ngôn sứ, Thiên Chúa mời gọi, “Hỡi Israel, hãy trở về với Chúa là Thiên Chúa ngươi!”; “Nhờ Ta, ngươi sẽ sinh hoa kết quả”, nghĩa là ‘Nhờ Ta, ngươi sẽ sống ‘đến mức tràn đầy!’’.
Trong Tin Mừng hôm nay, nhân một luật sĩ hỏi đâu là giới răn trọng nhất, Chúa Giêsu chỉ ra con đường ngắn nhất, “Hãy yêu mến Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực!”. Đó là sống tình yêu ‘đến mức tràn đầy’. Tại sao phải yêu mến Thiên Chúa? Sự thật là, cách duy nhất để yêu người khác và ngay cả yêu chính mình, là chọn yêu mến Thiên Chúa với tất cả những gì chúng ta có, chúng ta là! Ngài là nguồn cội và là cùng đích của mọi tình yêu. Tình yêu nhân loại chỉ là chia sẻ một phần tình yêu của Ngài. Ngài phải được yêu trên hết và trước hết; Ngài là trọng tâm duy nhất của mọi tình yêu. Điều đáng kinh ngạc là khi càng chọn yêu Thiên Chúa, chúng ta càng nhận ra rằng, mọi tình yêu trong cuộc đời mình là tình yêu do chính Thiên Chúa tuôn đổ ‘đến mức tràn đầy’. Nhờ sự tràn đầy này, chúng ta mới thực sự sản sinh hoa quả trường tồn.
Trái lại, nếu tìm cách chia cắt tình yêu, khi chúng ta nửa vời, đứt đoạn và thiếu cam kết để chỉ dâng Thiên Chúa một phần trái tim, một phần linh hồn, một phần trí khôn, một phần sức lực, thì tình yêu của chúng ta không thể lớn lên ‘đến mức tràn đầy’. Hạn chế khả năng yêu mến Thiên Chúa, con người rơi vào ích kỷ! Đây là lý do tại sao Chúa Giêsu dạy giới răn trọng nhất. Qua đó, Ngài tiết lộ, tất cả các giới răn khác bao hàm trong giới răn này; vì lẽ, giới răn này định hướng và mời gọi các giới răn khác. Thiên Chúa là suối nguồn tình yêu, chân trời tình yêu! Đóng cửa và lấy đi chìa khoá của tình yêu, con người không bao giờ đạt đến đỉnh cao của sự cứu rỗi; và như thế, tình yêu của chúng ta đối với Chúa, đối với nhau, sẽ luôn luôn nông cạn, hời hợt.
A.W. Tozer viết, “Kitô hữu xét cho cùng, là một con người kỳ cục nhưng không kém phần độc đáo! Họ cảm nhận một tình yêu tột độ ‘đến mức tràn đầy’ dành cho một Đấng mình chưa từng gặp; trò chuyện hằng ngày với Đấng mình chưa từng thấy; mong đợi được lên thiên đàng dựa trên sự cứu rỗi của một ‘Người Khác’. Họ bỏ mình mỗi ngày để có một cuộc sống sung mãn; mạnh mẽ nhất khi nhận mình hèn yếu; giàu có nhất khi biết mình nghèo; hạnh phúc nhất khi biết mình tồi tệ; chết đi mỗi ngày để sống một cuộc sống tràn đầy hôm nay và mai ngày!”.
Anh Chị em,
“Nhờ Ta, ngươi sẽ sinh hoa kết quả”. Thập giá của Chúa Kitô cũng là một cái gì “kỳ cục nhưng không kém phần độc đáo” như A.W. Tozer nói về Kitô hữu. Thập giá là biểu tượng của tình yêu, hoa trái của tình yêu, yêu đến cùng. Chúa Giêsu đã yêu Chúa Cha đến nỗi Ngài chỉ có một giấc mơ duy nhất, là làm tất cả để vui lòng Cha; Ngài cũng yêu con người đến nỗi chấp nhận hiến dâng mạng sống hầu cứu sống nó. Chính nhờ tình yêu ‘đến mức tràn đầy’ dành cho Cha và cho con người mà “chúng ta nhận được hết ơn này đến ơn khác”; cũng nhờ sự chết của Ngài, chúng ta sinh hoa kết trái dồi dào trong Thánh Thần. Đúng, chỉ trong Chúa Kitô, bạn và tôi mới sinh hoa kết quả trong các mối tương quan, khi biết yêu Thiên Chúa và yêu con người ‘đến mức tràn đầy!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con yêu Chúa, yêu người nửa vời, đứt đoạn và thiếu cam kết! Xin dạy con yêu như Chúa đã yêu; nhờ đó, con sẽ lớn lên sâu sắc trong tình yêu ‘đến mức tràn đầy!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các Giám mục Liên Hiệp Âu Châu bầu Chủ tịch mới và gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 22 tháng 3 tại Rome
Đặng Tự Do
05:04 16/03/2023
Các Giám mục của Liên minh Âu Châu sẽ tập trung tại Rome từ 22 đến 24 tháng 3 năm 2023 để bầu Chủ tịch mới. Cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong bối cảnh của Đại hội đồng COMECE mùa xuân, trong chương trình nghị sự sẽ có buổi yết kiến Đức Thánh Cha Phanxicô và phiên đối thoại với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ý, Antonio Tajani.
Trong ngày đầu tiên của Đại hội đồng, vào Thứ Tư, ngày 22 tháng 3, các Đại biểu của Ủy ban các Hội đồng Giám mục Liên minh Âu Châu, gọi tắt là COMECE, sẽ bầu một Chủ tịch mới và bốn Phó Chủ tịch cho nhiệm kỳ 5 năm cho giai đoạn 2023 -2028.
Vị chủ tịch tương lai sẽ kế nhiệm Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, Tổng Giám mục của Luxembourg, người được bầu vào năm 2018 và nắm quyền điều hành COMECE trong thời kỳ được đánh dấu bởi những thách thức khó khăn như Brexit, đại dịch COVID-19 và cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
Bốn Phó Chủ tịch sẽ được bầu theo sự phân bố địa lý của các Hội đồng Giám mục Liên Hiệp Âu Châu. Cùng ngày, các Giám mục Liên Hiệp Âu Châu sẽ gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Lần gần đây nhất ngài tham dự Hội nghị COMECE là vào tháng 10 năm 2020. Nhân dịp đó, Đức Hồng Y Parolin đã chia sẻ sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các Giám mục Liên Hiệp Âu Châu nhân dịp kỷ niệm 40 năm COMECE.
Vào ngày thứ Năm, 23 tháng 3, tân Chủ tịch, cũng như tất cả các Đại biểu Giám mục Liên Hiệp Âu Châu và các thành viên của Ban Thư ký COMECE, sẽ được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp. Buổi tiếp kiến sẽ mang đến cơ hội chào đón để thảo luận với Đức Thánh Cha về một số chủ đề quan trọng nhất đối với Âu Châu, đặc biệt nhấn mạnh đến việc thúc đẩy hòa bình, về các chính sách tị nạn và di cư của Liên Hiệp Âu Châu và về cuộc bầu cử Nghị viện Âu Châu năm 2024.
Cùng ngày, các Giám mục Liên Hiệp Âu Châu cũng sẽ có cuộc gặp đối thoại với Ngài Alexandra Valkenburg, Đại sứ Liên Hiệp Âu Châu tại Tòa thánh. Vào buổi chiều, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh sẽ phát biểu trước các Giám mục của COMECE. Vào buổi tối, các ngài sẽ thăm Hội đồng Giám mục Ý và cử hành Thánh lễ với Đức Hồng Y Matteo Zuppi.
Vào thứ Sáu ngày 24 tháng 3, Hội đồng sẽ bầu Chủ tịch của các Ủy ban COMECE. Hiện tại, có ba Ủy ban: Các vấn đề pháp lý, Các vấn đề xã hội và Hành động đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu. Cuối cùng, Hội đồng COMECE sẽ có cuộc gặp đối thoại với ông Antonio Tajani, Bộ trưởng Ngoại giao Italia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Âu Châu và nguyên Chủ tịch Nghị viện Âu Châu.
Source:COMECE
Tổng thống Zelenskiy cho biết Ukraine tìm kiếm sự độc lập tinh thần
Đặng Tự Do
05:05 16/03/2023
Các hành động trừng phạt của Ukraine đối với một chi nhánh của Chính thống giáo có liên hệ với Nga là một phần trong nỗ lực đạt được “sự độc lập về tinh thần”, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết như trên trong bài phát biểu trước quốc dân đồng bào.
Zelenskiy và các nhà lãnh đạo Ukraine khác đã cáo buộc Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa phá hoại sự thống nhất của Ukraine và hợp tác với Mạc Tư Khoa.
Các nhà chức trách đã ra lệnh cho các thành viên của UOC rời khỏi cơ sở của nó trong khu phức hợp tu viện Pechersk Lavra 980 năm tuổi, khiến Thượng phụ Chính thống giáo Nga Kirill yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác giúp ngăn chặn điều mà ông ta gọi là một cuộc đàn áp tôn giáo.
“Một bước nữa để củng cố sự độc lập về tinh thần của chúng ta đã được thực hiện trong tuần này,” Zelenskiy nói trong bài phát biểu qua video hàng đêm của mình mà không đề cập trực tiếp đến lệnh trục xuất ở tu viện Pechersk Lavra.
Ông nói, người Ukraine đã phản ứng tích cực trước các diễn biến này.
Ông nói: “Chúng ta sẽ tiếp tục phong trào này. Chúng ta sẽ không cho phép nhà nước khủng bố có bất kỳ cơ hội nào để thao túng đời sống tinh thần của người dân chúng ta, phá hủy các đền thờ Ukraine hoặc đánh cắp các giá trị từ những đền thờ ấy.”
Kirill đã ủng hộ mạnh mẽ cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Trong lời kêu gọi của mình, ông kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo và các tổ chức quốc tế “nỗ lực hết sức để ngăn chặn việc đóng cửa tu viện”.
Kể từ tháng 10, Cơ quan An ninh Ukraine đã tiến hành khám xét các nhà thờ của UOC, áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các giám mục và những người ủng hộ tài chính của họ, đồng thời mở các vụ án hình sự đối với hàng chục giáo sĩ.
Chính thống giáo là tôn giáo chính ở Ukraine và Giáo Hội liên kết với Mạc Tư Khoa đã cạnh tranh để giành được các tín hữu với một Giáo Hội Chính thống độc lập, được thành lập sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991 và được Tòa Thượng Phụ Đại Kết Chính Thống Giáocông nhận vào năm 2018.
Bộ văn hóa Ukraine cho biết nhà thờ liên kết với Mạc Tư Khoa có thời hạn đến ngày 29 tháng 3 để rời khỏi khu phức hợp tu viện Pechersk Lavra.
Source:Reuters
Tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Nga và ý kiến của Tòa Thượng Phụ Đại Kết Constantinope
Đặng Tự Do
05:07 16/03/2023
Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov gửi thư cho những người đứng đầu Liên Hiệp Quốc và OSCE về việc quấy rối Giáo hội Chính thống giáo ở Ukraine
Vào ngày 14 tháng 3, Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov đã gửi thư tới Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc Csaba Korosi, Chủ tịch Văn phòng An ninh và Hợp tác Âu Châu, gọi tắt là OSCE, Bujar Osmani và Tổng thư ký OSCE Helga Maria Schmid về điều mà ông ta gọi là những vi phạm rõ ràng đối với quyền tự do hiến định của các tín hữu Chính thống giáo ở Ukraine.
Lavrov tố cáo rằng những vi phạm này xuất phát từ chính sách đàn áp của chế độ Kyiv nhằm tiêu diệt Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC. Ông Lavrov trích dẫn nhiều trường hợp sách nhiễu UOC như việc tịch thu hàng loạt các nhà thờ UOC và các biện pháp trừng phạt đối với các giám mục của Giáo hội Chính thống; tước quyền công dân Ukraine của một số giám mục và đe dọa tâm lý và thể chất đối với các giáo sĩ và giáo dân. Ông Lavrov coi hành động của chính quyền Ukraine là vi phạm trắng trợn các quyền của Kitô hữu Chính thống giáo và phân biệt đối xử với họ. Những hành động này vi phạm một số tài liệu pháp lý quốc tế được công nhận rộng rãi như Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Tuyên bố của Liên Hiệp Quốc về Xóa bỏ Mọi Hình thức Không khoan dung và Phân biệt đối xử Dựa trên Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng, v.v.
Lavrov tin rằng quyết định gần đây của chính quyền Kyiv về việc trục xuất UOC khỏi Kyiv-Pechersk Lavra là một nỗ lực đàn áp nhằm tước bỏ một trong những đền thờ chính của Giáo hội Chính thống giáo bằng một cái cớ xa vời. Trên thực tế, đây là đỉnh điểm của cuộc đàn áp nhắm vào Giáo hội Chính thống giáo ở Ukraine.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga kêu gọi các nhà lãnh đạo quốc tế đưa ra đánh giá nguyên tắc về các hành động bất hợp pháp của chế độ Ukraine liên quan đến UOC. Họ nên yêu cầu Kyiv ngừng đối xử tùy tiện và đàn áp Giáo hội Chính thống giáo, tuân thủ nghiêm ngặt các cam kết của mình theo các văn kiện quốc tế được công nhận rộng rãi và ngăn chặn việc trục xuất cưỡng bức các nhà sư khỏi Kyiv-Pechersk Lavra.
Theo cách giải thích của Tòa Thượng Phụ Đại Kết Constantinope, Kitô Giáo đến Ukraine trước khi đến Nga. Vào thế kỷ thứ 10, Tòa Thượng Phụ Constantinople đã bổ nhiệm một Tổng Giám Mục cho Kyiv và toàn Ukraine. Tòa Tổng Giám Mục đặt ở Kyiv. Nhưng đến thế kỷ 13 do bị Mông Cổ xâm lược, Tòa Tổng Giám Mục phải dời về Vladimir và sau đó dời sang Mạc Tư Khoa. Sau khi hết giặc Mông Cổ, Tòa Tổng Giám Mục lại đặt ở Kyiv.
Dân số Chính Thống Giáo tăng mạnh nên người Nga muốn tách riêng thành một Giáo Hội khác. Khu phức hợp Tu viện Kyiv-Pechersk Lavra nguyên là của Giáo Hội Chính Thống Ukraine, ngày nay gọi tắt là OCU. Năm 1688, Sa hoàng Nga đã tịch thu trao cho Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.
Bọn cầm quyền cộng sản đã quốc hữu hóa và trao cho Chính Thống Giáo trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa sử dụng theo hình thức thuê mướn miễn phí. Nay Bộ văn hóa Ukraine không cho thuê nữa, không thể coi là đàn áp tôn giáo. Đó là một vấn đề công bằng và hoàn toàn thuộc chủ quyền hợp pháp của một nước.
Source:Foreign Ministry Of Russia
Phiên họp cấp châu lục về tính đồng nghị của Châu Phi và Madagascar
Vu Van An
13:02 16/03/2023
Theo trang mạng chính thức (https://addisababa.synod2023.org), Phiên họp Cấp lục địa về tính đồng nghị của châu Phi đã khai mạc vào ngày 2 tháng 3, tại Addis Ababa (Ethiopia) với Thánh lễ do Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, Tổng Giám mục Luxembourg và là Tổng tường trình viên của Phiên họp Toàn thể thường lệ lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục, chủ sự, ngài đã nhắc nhở rằng “Thượng hội đồng Giám mục không phải là về quyền lực. Nó không phải là về dân chủ. Đó là về Chúa Thánh Thần. Đó là về một Giáo hội mở cửa cho thế giới. Nhiệm vụ của nó là cho toàn nhân loại. Đó là một Giáo hội biết cầu nguyện. Đó là một Giáo hội phù hợp với Chúa Thánh Thần”.
Sự kiện kéo dài bốn ngày với chủ đề: “Vì một Giáo hội Đồng nghị: Hiệp thông, Tham gia và Truyền giáo” đã quy tụ 206 người tham gia từ khắp lục địa, tất cả đều quyết tâm đưa ra một tài liệu đại diện cho tiếng nói thực sự của Châu Phi. Trong số đó có 9 Hồng Y, 29 giám mục và 41 linh mục. Số còn lại là các tu sĩ và giáo dân gồm cả nam, nữ, thanh niên và đại diện của các tôn giáo khác.
Cuộc họp được chủ trì bởi Đức Hồng Y Fridolin Ambongo, Chủ tịch mới được bầu của Hội nghị chuyên đề các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar, và có sự tham dự của Đức Hồng Y Mario Grech, Tổng thư ký của Thượng Hội đồng.
Phiên họp thứ nhất
Phiên họp buổi sáng bắt đầu với bài phát biểu chào mừng của Tổng thư ký Hội nghị chuyên đề các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar, Cha Rafael Simbine Junior, người đã kêu gọi những người tham gia chia sẻ kinh nghiệm của Châu Phi về Thượng hội đồng về tính đồng nghị.
Về phần mình, Đức Cha Lúcio Muadula, Phó chủ tịch đầu tiên của Hội nghị chuyên đề các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar dẫn nhập các việc làm qua thời gian cầu nguyện, đã mời những người tham gia “lắng nghe lẫn nhau về những gì Chúa Thánh Thần đang chỉ đạo Gia đình Giáo hội của Thiên Chúa ở Châu Phi để bắt đầu một kỷ nguyên truyền giáo mới”.
Công việc được tiến hành với phần trình bày về phương pháp «đàm đạo thiêng liêng” của Cha Giacomo, Cố vấn của Tổng thư ký Thượng hội đồng.
Lễ khai mạc dự kiến diễn ra vào buổi sáng đã phải dời lại vào buổi chiều do tắc đường khiến lưu lượng giao thông ở thành phố Addis Ababa bị chậm lại đáng kể, hạn chế việc di chuyển của các đại biểu đến địa điểm - khi cả nước kỷ niệm Ngày Chiến thắng Adwa.
Trong lời chào mừng cử tọa, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ethiopia, Đức Hồng Y Berhaneyesus Demerew Souraphiel, đã kêu gọi “hãy lắng nghe sâu sắc tiếng Chúa Thánh Thần và lắng nghe nhau để trở thành khí cụ của hòa bình”.
Sứ thần Tòa Thánh tại Ethiopia, Đức Giám Mục Antoine Camilleri nhắc nhở rằng “Cùng nhau bước đi, vốn là một phần của tính liên tục, không loại trừ sự gián đoạn, đặc biệt là đối với một Giáo hội biết quan tâm đặc biệt chú ý đến mọi người, thậm chí vượt ra ngoài những chia rẽ mà xã hội chúng ta đang sống và trong đó chúng ta học cách lắng nghe nhau. Đó là lý do tại sao tính đồng nghị có nghĩa là liên đới, hỗ trợ lẫn nhau, quan tâm đến người khác… Do đó, đây không phải là một cấu trúc mới của Giáo hội: đây là vấn đề làm những điều cho đến nay vẫn luôn được làm, nhưng theo một cách đổi mới được Tin Mừng linh hứng”.
Đức Hồng Y Fridolin Cardinal Ambongo, Chủ tịch Hội nghị chuyên đề các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar, bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Thánh Cha về sáng kiến mục vụ này nhằm kêu gọi toàn thể Giáo Hội Công Giáo tái khám phá giá trị quý giá của tính đồng nghị. Ngài nói “Tiến trình đồng nghị này, dưới dấu hiệu của sự hiệp thông, tham gia và sứ mệnh, tạo nên một thời gian ân sủng và một thời điểm tuyệt vời của sự hiệp thông giáo hội đối với Giáo hội. Tiến trình đồng nghị này xác nhận cách thức hoạt động của Giáo hội ở Châu Phi. Thật vậy, bắt nguồn từ các nguyên tắc nhân học châu Phi, đặc biệt là palaver (trao đổi quan điểm), ubuntu (cảm thương và nhân đạo) và ujamaa (hệ thống hợp tác xã làng thôn xã hội chủ nghĩa), nhấn mạnh tinh thần cộng đồng, ý thức gia đình, tinh thần đồng đội, liên đới và tiệc tùng vui vẻ, Giáo Hội Công Giáo ở châu Phi đã phát triển như một Gia đình của Thiên Chúa”.
Cuộc họp còn có sự tham dự của Tiến sĩ Monique Nsanzabaganwa, Phó Chủ tịch Liên minh Châu Phi, đại diện cho Tổng thư ký Liên minh Châu Phi, Tiến sĩ Moussa Faki Mahamat. Cô nói rằng “Tính đồng nghị là một nguyên tắc thiết yếu của Giáo Hội Công Giáo và sự liên quan của nó vượt ra ngoài các tổ chức tôn giáo. Tính đồng nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của tính bao hàm và đối thoại trong các quá trình ra quyết định. Nó cũng có khả năng góp phần giải quyết các thách thức khác nhau của lục địa châu Phi”.
Trong lời chào mừng của ngài, Đức Hồng Y Mario Grech, nói với những người tham dự rằng “Giáo hội ở Châu Phi, Madagascar và Quần đảo sở hữu những nguồn lực quan trọng để đóng góp cho Giáo hội Hoàn vũ đang tham gia vào tiến trình đồng nghị này. Ngài lưu ý rằng một nền thần học châu Phi về tính đồng nghị có thể là một đóng góp lâu dài cho sự phát triển của một giáo hội đồng nghị trong Thiên niên kỷ thứ ba”. Và ngài chỉ ra rằng “khi tôi đề cập đến nền thần học Châu Phi khác biệt của anh chị em, tôi không chỉ đề cập đến sự đóng góp giá trị mà các nhà học thuật có thể cống hiến mà còn đến nền thần học được xây dựng bởi toàn thể dân Chúa, xét vì dân thánh của Thiên Chúa là chủ thể của việc biện phân thần học và mục vụ – dân thánh của Thiên Chúa là người chủ đạo của diễn trình đồng nghị này. Nếu chúng ta cần làm thần học, chúng ta phải lắng nghe dân Thiên Chúa, cả dân Thiên Chúa ở lục địa Châu Phi nữa”.
Phiên họp thứ hai
Thượng Hội đồng Châu Phi về tính đồng nghị đang diễn ra tại Addis Ababa (Ethiopia) bước vào phiên làm việc thứ hai trong khi Cầu nguyện, Suy tư, Đàm thoại thiêng liêng và chia sẻ về Tài liệu cho Giai đoạn Lục địa (DCS) vẫn là những nội dung chính trong chương trình của các đại biểu.
Mục đầu tiên trong nghị trình là Thánh Thể do Đức Hồng Y Antoine Kambada, Tổng Giám Mục Kigali ở Rwanda, chủ sự. Đức Hồng Y đã mở đầu bằng cách nhắc nhở những người tham dự về sự cần thiết phải phát huy việc lắng nghe. Ngài bày tỏ sự hối tiếc khi nói: “Chúng ta không lắng nghe nhau mặc dù chúng ta có các phương tiện truyền thông.” Đức Hồng Y Kambanda, người đã giảng trong Thánh lễ sáng, cho biết “hồng phúc quý giá nhất mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại là lời nói và lời nói hiện thực hóa mục tiêu của nó và có ý nghĩa khi nó được lắng nghe. Chúng ta cần lắng nghe lời Chúa này để sống mà đón nhận sự sống thần linh của Người.
Đấng Bản quyền địa phương của Tổng giáo phận Kigali ta thán rằng “ngày nay có rất nhiều phương tiện truyền thông nhưng đây là thời kỳ mà truyền thông ở mức thấp nhất vì chúng ta không lắng nghe nhau mặc dù chúng ta có các phương tiện truyền thông”.
Sau khi tóm tắt kinh nghiệm và tiến trình của ngày hôm trước, phần lớn buổi sáng của ngày làm việc thứ hai của Thượng Hội Đồng Giám Mục Châu Phi được dành cho việc thực hành đàm thoại thiêng liêng: phương pháp được trình bày vào đầu cuộc họp nhằm phát huy việc lắng nghe Chúa Thánh Thần và việc lắng nghe nhau giữa những người tham dự.
Giới thiệu diễn biến buổi sáng và cung cấp hướng dẫn đọc Tài liệu cho Giai đoạn Lục địa là Cha Agbonkhianmeghe Orobator SJ, Chủ tịch Hội đồng Dòng Tên Châu Phi và Madagascar. Đầu tiên, ngài mời gọi các tham dự viên nhìn nhận phẩm giá rửa tội chung của họ. Vị linh mục Dòng Tên nhắc nhở, Bí tích Rửa tội “là căn tính nền tảng của chúng ta, giúp chúng ta đủ điều kiện tham gia vào đời sống và sứ mệnh của Giáo hội, trong sự hiệp thông, chia sẻ và đối thoại với mọi người thuộc mọi hệ phái”. Sau đó, ngài nhắc lại rằng trọng tâm của cuộc đàm đạo thiêng liêng “là cầu nguyện và thinh lặng” cho phép tất cả những người tham gia bày tỏ ý kiến của họ một cách cởi mở và trung thực.
Sau đó, đề cập đến lời mời “mở rộng không gian của lều”, cha Orobator nhắc nhở hình ảnh chiếc lều lấy từ sách tiên tri Isaiah có thể được so sánh ra sao với Tukul của người Châu Phi, ngôi nhà tuyệt hảo bao gồm mái, tường và cột trung tâm. Cho dù đó là một cái lều hay một Tukul, “ngôi nhà của Giáo hội không có những cánh cửa đóng lại, mà là một chu vi không ngừng mở rộng”. Đó là “một cái lều, một gia đình nơi mọi người có thể tìm thấy một nơi chốn và một mái ấm.” Cuối cùng, vị tu sĩ Dòng Tên lặp đi lặp lại rằng “đây là thời điểm để tạ ơn Thiên Chúa, Đấng đã quy tụ chúng ta lại với nhau, được Thần Khí của Thiên Chúa hướng dẫn. Đây là lúc để vui mừng: chúng ta đừng để cỏ dại cản trở mình; chúng ta hãy để tinh thần dẫn dắt chúng ta tiến về phía trước.
Trong phiên họp buổi chiều, 15 nhóm đàm đạo thiêng liêng đã trình bày các báo cáo tóm tắt về các cuộc thảo luận trong các nhóm liên hệ của họ. Nhiều nhóm khác nhau đề xuất sự hiệp nhất, đấu tranh chống đói nghèo, đấu tranh cho bình đẳng xã hội, chủ nghĩa thực dân mới là một số lĩnh vực ưu tiên mà các Nghị phụ Thượng Hội Đồng cần tập trung vào trong diễn trình thượng hội đồng.
Giáo hội như gia đình của Thiên Chúa được mời gọi rao giảng Tin Mừng qua việc đào tạo. Một gia đình được đào tạo tốt sẽ bảo đảm để xã hội tốt đẹp và phát triển theo các giá trị châu Phi.
Các nhóm đã cam đoan Giáo hội đồng nghị là một gia đình của Thiên Chúa với các vai trò và trách nhiệm được xác định nhằm cổ vũ các giá trị của châu Phi và cải thiện việc quản trị cấu trúc của gia đình Giáo hội của Thiên Chúa bằng cách trao quyền cho giáo dân thông qua việc đào tạo.
Tính đồng nghị mời gọi chúng ta cùng nhau hành trình chứ không phải bước đi một mình bởi sự đa dạng của các nền văn hóa của chúng ta. Châu Phi được kêu gọi kiểm tra tất cả các cơ chế được đưa ra để bảo đảm hành trình cùng nhau trở thành hiện thực.
Tính đồng nghị mời gọi chúng ta hoán cải sâu sắc. Điều này có thể đạt được thông qua sự tôn trọng các giá trị châu Phi, trong đó gia đình có thể đóng một vai trò quan trọng. Tiếng nói của người Châu Phi cần được cân nhắc trong quá trình ra quyết định của Giáo hội.
Các nhóm nhấn mạnh sự cần thiết của một sự hiểu biết xoay quanh gia đình về tính đồng nghị và thúc đẩy các giá trị châu Phi và một cuốn giáo lý toàn diện cho tất cả mọi người.
Phiên kết thúc
Sau một buổi sáng dành riêng cho việc thực hành đàm đạo thiêng liêng trong các nhóm làm việc về dự thảo Văn kiện mà cuối cùng sẽ được gửi đến Văn phòng Tổng Thư ký của Thượng Hội đồng trước ngày 31 tháng 3, chiều nay, các tham dự viên đã tập trung trong phiên họp toàn thể để chia sẻ thành quả của công việc buổi sáng.
Phần lớn thời gian của buổi chiều được dành để hoàn thiện tài liệu cuối cùng với các chỉnh sửa và bổ sung. Đó là một công việc tập thể gay go nhưng chân thực, nơi mọi người đều có thể bày tỏ ý kiến của mình. Phiên họp đã lo liệu phê duyệt một loạt các ưu tiên mà nó dự định cung cấp như tài liệu Thượng Hội đồng Châu Phi cho Giáo hội hoàn vũ trong việc làm của Phiên họp Toàn thể lần thứ 16 của Thượng Hội đồng Giám mục.
Nhóm đặc nhiệm gồm các chuyên gia, kể từ các cuộc hội thảo ở Accra và Nairobi, từng làm việc cho tài liệu của Phiên họp Thượng Hội đồng Addis Ababa, sẽ tiếp tục tinh chỉnh tài liệu theo những chỉ dẫn nhận được từ Phiên họp trước khi gửi tài liệu đó cho Tổng Thư ký của Thượng hội đồng.
Trong bài phát biểu bế mạc, Đức Hồng Y Berhaneyesus Souraphiel, người chủ trì cuộc họp, nói rằng:
“Tất cả chúng ta đều là người châu Phi, vì vậy hãy để chúng ta được tự do chuyển dịch bất cứ đâu, cùng nhau hành trình, đặc biệt là giới trẻ của chúng ta, những người khao khát được đi đến các khu vực Ả Rập của Châu Phi và Nam Phi để tìm kiếm những đồng cỏ xanh tươi hơn. Hội nghị chuyên đề các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar không thể chỉ là tiếng nói của Châu Phi mà còn là điểm quy chiếu”.
Đức Giám Mục Lucio Muadula, phó chủ tịch thứ nhất của Hội nghị chuyên đề các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar, đã trích dẫn thánh vịnh 133 “Thật tốt đẹp thay khi anh em chung sống hòa thuận! Như dầu quý đổ lên đầu, chảy xuống râu, chảy xuống râu Aarôn, chảy xuống cổ áo ông” để bày tỏ sự hài lòng và nhắn nhủ “Đồng hành cùng nhau cho chúng ta sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn thách thức.”
Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, Tổng Tường trình viên của Phiên họp Toàn thể Thường lệ lần thứ 16 của Thượng Hội đồng Giám mục, đã bày tỏ niềm vui và sự hài lòng về công việc của phiên họp. “Tôi muốn cảm ơn Thiên Chúa và tất cả anh chị em vì thời gian tuyệt vời này để lắng nghe, lắng nghe một cách tương cảm. Trong tất cả các phiên họp châu lục, tôi đã tìm thấy một cách thức Công Giáo để cùng nhau hành trình, của tính đồng nghị thông qua cuộc đàm đạo thiêng liêng trong đó các anh chị em là nơi Chúa Thánh Thần nói với chúng ta và là nơi tất cả chúng ta được mời gọi hoán cải để phục vụ thế giới”. Và đặc biệt đề cập đến phiên cuối cùng, ngài nói “Tôi phải nói rằng tôi ngưỡng mộ anh chị em vì niềm đam mê mà anh chị em đã dành cho cuộc tranh luận cuối cùng này. Nó cho thấy rằng Giáo hội ở Châu Phi đang sống và Thánh Thần của Chúa đang sống trong anh chị em”.
Sau đó, Chủ tịch Hội đồng chuyên đề các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar, Đức Hồng Y Fridolin Ambongo, đã chính thức bế mạc Phiên họp khi nói rằng “Chúng ta đã đi đến hồi kết của Hội nghị Toàn thể Châu lục lịch sử này của Thượng hội đồng về Tính đồng nghị. […] Những ngày chúng ta cùng nhau tham dự Thượng hội đồng này không chỉ là thời điểm để nói về tính đồng nghị, mà còn là thời điểm trải nghiệm tính đồng nghị. Chúng ta thực sự cảm thấy như một gia đình, gia đình của Thiên Chúa ở Châu Phi và Quần đảo cùng nhau bước đi, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn trong thời đại của chúng ta".
Tập chú vào việc thực hành lắng nghe, Đức Hồng Y Ambongo nhìn nhận rằng “việc lắng nghe lẫn nhau và lắng nghe Chúa Thánh Thần đã giúp chúng ta đạt được sự đồng thuận trong việc giải quyết các chủ đề tế nhị mà Giáo hội đang sống ngày nay trên lục địa và Quần đảo, đồng thời xác định các ưu tiên của Giáo hội ở Châu Phi. Phiên họp Thượng hội đồng này đã kết thúc, nhưng Giáo hội đồng nghị và truyền giáo vẫn đang tiến bước!”
Tuyên bố cuối cùng của phiên họp lục địa Châu Phi về tính đồng nghị
Vu Van An
13:35 16/03/2023
Ngày 6 tháng 3 năm 2023, tại Addis Ababa, Ethiopia, Phiên họp Lục địa Châu Phi về tính đồng nghị đã kết thúc, với bản Thông cáo cuối cùng, nội dung như sau:
Dẫn nhập
Hợp nhất với Giáo hội hoàn vũ, Giáo hội tại Châu Phi đã cử hành Thượng Hội đồng Châu lục tại Addis Ababa, Ethiopia, từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 3 năm 2023. Phiên họp Thượng Hội đồng Châu lục này được tổ chức bởi Hội nghị chuyên đề các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar như phần tiếp theo của Hai Phiên làm việc được tổ chức lần lượt tại Accra, Ghana và Nairobi, Kenya vào tháng 12 năm 2022 và tháng 1 năm 2023.
1. Cuộc tụ họp của chúng tôi là một Phiên họp giáo hội. Từ khắp nơi trên lục địa Châu Phi và Madagascar và Quần đảo, 206 người tham gia đã tụ họp để cùng nhau bước đi, cầu nguyện và cử hành dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Trong số đó có 9 Hồng Y, 29 giám mục và 41 linh mục. Phần lớn những người tham gia là nam nữ giáo dân, những người tận hiến, bao gồm cả những người trẻ tuổi, và đại diện của các truyền thống Kitô giáo và truyền thống đức tin khác.
2. Với lòng can đảm và niềm vui, tin tưởng và khiêm tốn, chúng tôi đã lắng nghe nhau và lắng nghe Chúa Thánh Thần. Trong tinh thần biện phân, chúng tôi đã lắng nghe những gì dân Chúa từ khắp nơi trên thế giới nói trong năm đầu tiên của Thượng Hội đồng. Trong cầu nguyện và thinh lặng, chúng tôi đã biện phân các trực giác, thảo luận các câu hỏi và chủ đề và xác định các lời mời gọi hành trình đồng nghị của chúng tôi để soạn thảo một Tài liệu Thượng Hội đồng Châu Phi đại diện cho tiếng nói đích thực của Châu Phi. Thời gian chúng tôi sống với nhau là một kinh nghiệm về tính đồng nghị sống động – một khoảnh khắc đối thoại sâu sắc, lắng nghe và biện phân giữa các giáo hội địa phương và với Giáo hội hoàn vũ.
3. Khi kết thúc Phiên họp Thượng Hội đồng Châu lục này, Hội nghị chuyên đề các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar đã thông qua phần đóng góp của Giáo hội ở Châu Phi cho Văn phòng Tổng thư ký của Thượng Hội đồng ở Rome nhằm mục đích soạn thảo một tài liệu làm việc.
Lòng biết ơn
4. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới:
• Đức Hồng Y Berhaneyesus Demerew Souraphiel, Hội đồng Giám mục Công Giáo Ethiopia, và các linh mục, tu sĩ và tín hữu Ethiopia, vì lòng hiếu khách nồng hậu và sự chào đón nồng nhiệt đến với thành phố Addis Ababa.
• Phái đoàn từ Rôma, do Đức Hồng Y Mario Grech và Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich dẫn đầu, vì tình liên đới huynh đệ, sự hỗ trợ và đồng hành của các ngài trong Phiên họp Thượng Hội Đồng Lục Địa.
• Tất cả các đối tác, nhà hảo tâm và nhà tài trợ của chúng tôi nhờ sự hào phóng của họ mà Giáo hội ở Châu Phi đã có thể tổ chức thành công Phiên họp Thượng Hội đồng Lục địa này.
• Tất cả các nhân viên kỹ thuật, Sáng kiến Đồng nghị Châu Phi (ASI) và các nhà báo từ các phương tiện truyền thông Châu Phi và Công Giáo quốc tế và các cơ quan truyền thông.
Giáo hội Đồng nghị ở Châu Phi
5. Phiên họp Thượng Hội đồng Lục địa đã xác nhận đường lối hoạt động của Giáo hội tại Châu Phi. Gia đình Thiên Chúa ở Châu Phi bắt nguồn từ động lực đồng nghị. Tính đồng nghị không còn là một ước muốn xa vời, một hy vọng mờ nhạt hay một mục tiêu tương lai xa vời. Chúng tôi đã nếm trải những hoa trái bổ dưỡng của tính đồng nghị bằng cách gặp gỡ, đối thoại và lắng nghe nhau, và tất cả cùng nhau lắng nghe Chúa Thánh Thần. Chúng tôi là Giáo hội trong Thượng hội đồng: Gia đình của Thiên Chúa là Lều của chúng tôi ở Châu Phi.
6. Gia đình Đồng nghị Châu Phi là một không gian quy tụ cởi mở. Gia đình Đồng nghị Châu Phi là một Giáo hội:
• trải rộng ra, và bao gồm tất cả những khác biệt, đa dạng, căng thẳng và lực lượng của chúng tôi;
• chào đón những người khác và dành chỗ cho sự đa dạng của họ;
• trút bỏ chính mình, nhưng không đánh mất nền tảng và nguyên tắc căn bản của đức tin của chúng tôi; và
• một Giáo hội có thể di động.
7. Trong Phiên họp Thượng Hội Đồng Châu Lục, chúng tôi đã khám phá ra những hạt giống mới cho sự phát triển: Châu Phi là một lục địa đồng nghị. Tính đồng nghị là một phần của con người chúng tôi và cách chúng tôi sống trong tư cách Gia đình của Thiên Chúa ở Châu Phi. Lục địa của chúng tôi may mắn có được những nguyên tắc và giá trị phong phú của các nền văn hóa và truyền thống của chúng tôi. Thật vậy, bắt nguồn từ các nguyên tắc nhân học và giá trị văn hóa châu Phi, đặc biệt là Palaver, Ubuntu và Ujamaa, vốn nhấn mạnh tinh thần cộng đồng, ý thức gia đình, tinh thần đồng đội, liên đới, bao gồm, hiếu khách và tiệc tùng vui vẻ, Giáo Hội Công Giáo ở châu Phi đã phát triển như một Gia đình của Thiên Chúa. Những nguyên tắc và giá trị này là những hạt giống tốt và lành mạnh cho sự ra đời và phát triển của một Giáo hội đồng nghị thực sự ở Châu Phi và trên thế giới.
8. Được củng cố bởi Chúa Thánh Thần, thông qua sự biện phân của chúng tôi trong cuộc đàm đạo chung và thiêng liêng, chúng tôi cam kết xây dựng một Giáo hội đồng nghị ở Châu Phi như một Gia đình, nơi tất cả đều thuộc về và cảm thấy như ở nhà. Với tư cách là Gia đình Đồng nghị của Thiên Chúa ở Châu Phi, chúng tôi khẳng định và cử hành phẩm giá rửa tội chung của chúng tôi, điều khiến chúng tôi thực sự cảm thấy thoải mái như ở nhà trong một Giáo hội Đồng nghị, nơi mọi ơn gọi đều được coi trọng.
9. Là Gia đình Đồng nghị của Thiên Chúa, chúng tôi là một Giáo Hội biết lắng nghe. Chúng tôi lắng nghe mà không phán xét, đặc biệt là những người cảm thấy không được công nhận đầy đủ trong Giáo hội. Chúng tôi chấp nhận lời mời của tính đồng nghị để lắng nghe những người cảm thấy bị lưu đày, bị bỏ rơi và bị loại trừ khỏi Giáo Hội. Chúng tôi nhận ra rằng khi chúng tôi làm điều này, những người khác cảm thấy được chào đón và được tự do chia sẻ hành trình thiêng liêng của chính họ.
10. Trong tư cách Gia Đình Đồng nghị của Thiên Chúa, chúng tôi tìm kiếm sự hoán cải và cải cách thực sự. Chúng tôi cam kết vượt qua các cấu trúc phẩm trật cứng ngắc, các khuynh hướng chuyên quyền không lành mạnh, chủ nghĩa giáo sĩ trị có hại và chủ nghĩa cá nhân cô lập phá hoại và làm suy yếu các mối liên hệ giữa các giám mục, linh mục và giáo dân. Những loại cỏ dại này đặt chúng tôi trước thách thức phải đào sâu kinh nghiệm của chúng tôi về tính đồng nghị, để suy nghĩ về ý nghĩa của việc đồng hành với nhau trong những thời điểm căng thẳng.
Một Gia đình Đồng nghị của Thiên Chúa trong sứ mệnh
11. Với tư cách là Gia đình Đồng nghị của Thiên Chúa ở Châu Phi, chúng tôi không chạy trốn khỏi những thực tại sống động của lục địa chúng tôi: vết thương của người Châu Phi cũng là vết thương của Gia đình Đồng nghị của Thiên Chúa. Trong Phiên họp Thượng Hội đồng Lục địa của chúng tôi, chúng tôi đã cảm nhận được nỗi đau và sự đau khổ của các anh chị em của chúng tôi ở Châu Phi. Gia đình Đồng nghị của Thiên Chúa đồng hành với những người bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, xung đột sắc tộc, bất khoan dung tôn giáo, khủng bố và mọi hình thức xung đột, căng thẳng và bạo lực. Với tình liên đới, lòng cảm thương và bác ái, Giáo hội Đồng nghị ở Châu Phi đồng hành với các anh chị em của chúng tôi đang sầu khổ.
12. Trong Phiên họp Thượng Hội đồng Giám mục Lục địa của chúng tôi, chúng tôi đã nghe thấy tiếng nói của những người trẻ tuổi. Giáo hội ở Châu Phi sôi động nhờ năng lực, niềm đam mê và sự sáng tạo của giới trẻ. Sự đóng góp của họ cho sứ mệnh và thừa tác vụ của Giáo hội là một hồng phúc cho việc xây dựng một Giáo hội đồng nghị thực sự ở Châu Phi. Những người trẻ tuổi có một vị trí quan trọng và một vai trò then chốt trong Gia đình Đồng nghị của Thiên Chúa ở Châu Phi.
13. Trong Phiên họp Thượng Hội đồng Lục địa của chúng tôi, chúng tôi đã đồng hành với những người phụ nữ là những người tham gia tích cực vào quá trình lắng nghe, đối thoại và biện phân. Chúng tôi đã học được từ họ cách trở thành một Giáo hội Đồng nghị. Phụ nữ Châu Phi giữ cho Giáo hội ở lại với nhau; họ là đa số. Phụ nữ châu Phi là trụ cột của Giáo hội. Cùng nhau hành trình trong tư cách một Giáo hội Đồng nghị có nghĩa là công nhận năng khiếu, tài năng, đặc sủng và sự đóng góp của họ. Đối với phụ nữ ở Châu Phi và trên toàn thế giới, tính đồng nghị là cơ hội để “tham gia đầy đủ và bình đẳng” vào đời sống của Giáo hội. Phụ nữ là một hồng phúc cho Giáo hội. Không có cách nào tính đồng nghị thực sự có thể diễn ra trong Giáo hội nếu phụ nữ không được coi là đối tác bình đẳng.
Một Giáo hội Đồng nghị của hoán cải và cải cách
14. Để vượt qua và nhổ tận gốc cỏ dại của chủ nghĩa giáo sĩ trị, chủ nghĩa độc đoán và sự thờ ơ, chúng tôi mong muốn tạo ra những hình thức lãnh đạo mới – bất kể là linh mục, giám mục, tu sĩ hay giáo dân. Chúng tôi mong muốn hình thành Gia đình Đồng nghị của Thiên Chúa trong việc thực hành sự lãnh đạo toàn diện và mang lại sự sống, có tính tương quan và cộng tác, và có khả năng tạo ra tình liên đới và đồng trách nhiệm. Để đạt được điều này, Gia đình Đồng nghị của Thiên Chúa ở Châu Phi cam kết tạo ra không gian và mở rộng lều của chúng tôi để có thể thực hiện các hình thức thừa tác vụ giáo dân khác nhau.
15. Gia đình Đồng nghị của Thiên Chúa mong muốn phát triển trong một nền linh đạo biết duy trì việc thực hành tính đồng nghị, một nền linh đạo giúp Giáo hội Đồng nghị lớn lên trong nội tâm và lương tâm cũng như trong việc gặp gỡ và lắng nghe Chúa Thánh Thần. Chúng tôi mong muốn khuyến khích và thiết lập các thực hành đồng nghị ở tất cả các cấp của Giáo hội ở Châu Phi. Chúng tôi mong muốn khai sinh một nền văn hóa đồng nghị như một cách thức tiến hành thường hằng trong Giáo hội.
16. Trong tư cách Gia đình Đồng nghị của Thiên Chúa ở Châu Phi, chúng tôi là một Giáo hội học hỏi. Chúng tôi không bước đi một mình: chúng tôi có những điều mà chúng tôi có thể học hỏi từ những người khác. Được lên men bởi tinh thần liên văn hóa, đại kết và gặp gỡ giữa các tôn giáo, chúng tôi cùng bước đi với những người khác, đánh giá cao những khác biệt về văn hóa, hiểu những đặc thù đó như những yếu tố giúp chúng tôi phát triển. Chúng tôi lắng nghe linh đạo và túi khôn của người dân bản địa và các nền văn hóa địa phương.
Kết luận
Những ngày này ở Addis Ababa là những ngày tràn đầy ân sủng và phúc lành từ Thiên Chúa. Trong tư cách Gia đình Đồng nghị của Thiên Chúa ở Châu Phi, chúng tôi đã tìm thấy niềm vui lớn lao khi cùng nhau bước đi và chúng tôi mong muốn tiếp tục làm như vậy. Hành trình của chúng tôi là hành trình hoán cải, cải cách và phát triển ở bình diện bản thân, cộng đồng và định chế của Giáo hội.
Trong tư cách Gia đình Đồng nghị của Thiên Chúa ở Châu Phi, chúng tôi muốn cùng nhau vui vẻ bước đi. Chúng tôi tạ ơn Thiên Chúa đã quy tụ chúng tôi và hướng dẫn chúng tôi bằng Thần Khí của Chúa Kitô Phục Sinh. Đây là lúc để vui mừng: chúng ta đừng để cỏ dại cản trở mình; chúng ta hãy để cho Chúa Thánh Thần dẫn dắt chúng ta tiến tới tiếp tục gieo những hạt giống mới và thu hoạch dồi dào hoa trái của tính đồng nghị.
Xin Thiên Chúa phù hộ châu Phi!
Đức Thánh Cha nói với các thiền sư: Các tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tình huynh đệ
Thanh Quảng sdb
16:53 16/03/2023
Đức Thánh Cha nói với các thiền sư: Các tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tình huynh đệ
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp phái đoàn Hiệp hội Phật giáo Nhân văn Đài Loan và nhấn mạnh vai trò quan trọng của các tôn giáo trong việc xây dựng tình huynh đệ qua nền văn hóa gặp gỡ.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Vào thời điểm được đánh dấu bằng “sự gia tăng liên tục của những thay đổi ảnh hưởng đến nhân loại và hành tinh”, hơn bao giờ hết, các tôn giáo được kêu gọi xây dựng tình huynh đệ bằng cổ vũ một “nền văn hóa gặp gỡ”, đặc biệt là giữa giới trẻ. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh điểm này vào thứ Năm khi ngài gặp phái đoàn của Hiệp hội Phật giáo Nhân văn Đài Loan tại Vatican. Nhóm đang thăm viếng Rome cho một “cuộc hành hương giáo dục” liên tôn.
Văn hóa gặp gỡ xây dựng những nhịp cầu và phá bỏ những bức tường định kiến
Trong bài phát biểu của mình với các thiền sư. Đức Thánh Cha nhận xét rằng chuyến viếng thăm của họ là một “cơ hội đặc biệt” để thăng tiến nền văn hóa gặp gỡ, “trong đó chúng ta chấp nhận rủi ro cởi mở với người khác, tin tưởng rằng chúng ta sẽ khám phá ra nơi họ những người bạn và anh chị em, và trong quá trình đó chúng ta học hỏi và khám phá thêm về bản thân chúng ta”.
“Khi chúng ta trải nghiệm tha nhân trong sự đa dạng của họ, chúng ta được khuyến khích chấp nhận và nắm lấy sự khác biệt của chúng ta.”
Đức Thánh Cha nói: “Một cuộc hành hương giáo dục liên tôn có thể là một nguồn phong phú tuyệt vời, mang đến nhiều cơ hội để chúng ta gặp gỡ nhau, học hỏi lẫn nhau và đánh giá cao những kinh nghiệm khác nhau của chúng ta”.
“Nền văn hóa gặp gỡ xây dựng những cây cầu và mở ra những cánh cửa dẫn đến những giá trị thiêng liêng và những xác tín truyền cảm hứng cho những người khác. Nó phá bỏ những bức tường ngăn cách con người và giam giữ họ trong những định kiến, thành kiến hoặc sự thờ ơ.”
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý thêm rằng một cuộc hành hương mang tính giáo dục đến những nơi linh thiêng của một tôn giáo giống như cuộc hành hương do phái đoàn Phật giáo đang thực hiện, “có thể làm phong phú thêm sự đánh giá của chúng ta về sự khác biệt trong cách tiếp cận của nó đối với tâm linh”. “Những kiệt tác nghệ thuật tôn giáo bao quanh chúng ta ở Vatican và khắp Rome phản ánh niềm xác tín rằng, nơi Chúa Giêsu Kitô, chính Thiên Chúa đã trở thành một 'khách hành hương' trong thế giới này vì tình yêu dành cho gia đình nhân loại của chúng ta".
Nuôi dưỡng tình huynh đệ nhân loại thông qua giáo dục
Đức Thánh Cha tiếp tục nhận xét “các ốc đảo gặp gỡ” mà các tín hữu tôn giáo tạo ra trong lịch sử, góp phần vào “một nền giáo dục toàn diện của con người” và thậm chí còn cần thiết hơn trong thế giới bị chia rẽ ngày nay. Về vấn đề này, ĐTC nhấn mạnh vai trò quan trọng của các tôn giáo trong việc giáo dục giới trẻ, để “thúc đẩy tình huynh đệ phổ quát trong thế giới chúng ta”.
Kết thúc, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ hy vọng rằng cuộc hành hương đến Rôma có thể dẫn đến một cuộc gặp gỡ sâu sắc hơn với truyền thống Kitô giáo, và với vẻ đẹp của trái đất, mang đến “những cơ hội quý giá mới để phát triển kiến thức, sự khôn ngoan, đối thoại và hiểu biết”.
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp phái đoàn Hiệp hội Phật giáo Nhân văn Đài Loan và nhấn mạnh vai trò quan trọng của các tôn giáo trong việc xây dựng tình huynh đệ qua nền văn hóa gặp gỡ.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Vào thời điểm được đánh dấu bằng “sự gia tăng liên tục của những thay đổi ảnh hưởng đến nhân loại và hành tinh”, hơn bao giờ hết, các tôn giáo được kêu gọi xây dựng tình huynh đệ bằng cổ vũ một “nền văn hóa gặp gỡ”, đặc biệt là giữa giới trẻ. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh điểm này vào thứ Năm khi ngài gặp phái đoàn của Hiệp hội Phật giáo Nhân văn Đài Loan tại Vatican. Nhóm đang thăm viếng Rome cho một “cuộc hành hương giáo dục” liên tôn.
Văn hóa gặp gỡ xây dựng những nhịp cầu và phá bỏ những bức tường định kiến
Trong bài phát biểu của mình với các thiền sư. Đức Thánh Cha nhận xét rằng chuyến viếng thăm của họ là một “cơ hội đặc biệt” để thăng tiến nền văn hóa gặp gỡ, “trong đó chúng ta chấp nhận rủi ro cởi mở với người khác, tin tưởng rằng chúng ta sẽ khám phá ra nơi họ những người bạn và anh chị em, và trong quá trình đó chúng ta học hỏi và khám phá thêm về bản thân chúng ta”.
“Khi chúng ta trải nghiệm tha nhân trong sự đa dạng của họ, chúng ta được khuyến khích chấp nhận và nắm lấy sự khác biệt của chúng ta.”
Đức Thánh Cha nói: “Một cuộc hành hương giáo dục liên tôn có thể là một nguồn phong phú tuyệt vời, mang đến nhiều cơ hội để chúng ta gặp gỡ nhau, học hỏi lẫn nhau và đánh giá cao những kinh nghiệm khác nhau của chúng ta”.
“Nền văn hóa gặp gỡ xây dựng những cây cầu và mở ra những cánh cửa dẫn đến những giá trị thiêng liêng và những xác tín truyền cảm hứng cho những người khác. Nó phá bỏ những bức tường ngăn cách con người và giam giữ họ trong những định kiến, thành kiến hoặc sự thờ ơ.”
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý thêm rằng một cuộc hành hương mang tính giáo dục đến những nơi linh thiêng của một tôn giáo giống như cuộc hành hương do phái đoàn Phật giáo đang thực hiện, “có thể làm phong phú thêm sự đánh giá của chúng ta về sự khác biệt trong cách tiếp cận của nó đối với tâm linh”. “Những kiệt tác nghệ thuật tôn giáo bao quanh chúng ta ở Vatican và khắp Rome phản ánh niềm xác tín rằng, nơi Chúa Giêsu Kitô, chính Thiên Chúa đã trở thành một 'khách hành hương' trong thế giới này vì tình yêu dành cho gia đình nhân loại của chúng ta".
Nuôi dưỡng tình huynh đệ nhân loại thông qua giáo dục
Đức Thánh Cha tiếp tục nhận xét “các ốc đảo gặp gỡ” mà các tín hữu tôn giáo tạo ra trong lịch sử, góp phần vào “một nền giáo dục toàn diện của con người” và thậm chí còn cần thiết hơn trong thế giới bị chia rẽ ngày nay. Về vấn đề này, ĐTC nhấn mạnh vai trò quan trọng của các tôn giáo trong việc giáo dục giới trẻ, để “thúc đẩy tình huynh đệ phổ quát trong thế giới chúng ta”.
Kết thúc, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ hy vọng rằng cuộc hành hương đến Rôma có thể dẫn đến một cuộc gặp gỡ sâu sắc hơn với truyền thống Kitô giáo, và với vẻ đẹp của trái đất, mang đến “những cơ hội quý giá mới để phát triển kiến thức, sự khôn ngoan, đối thoại và hiểu biết”.
Giáo hội Ba Lan bảo vệ việc phong thánh cho Đức Gioan Phaolô sau các cáo buộc che dấu tội lỗi lạm dụng
Đặng Tự Do
17:07 16/03/2023
Các nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo Ba Lan hôm thứ Ba bênh vực việc phong thánh cho Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II và tiến trình phong thánh nhanh chóng để đáp lại một bản tin trên truyền hình Ba Lan cáo buộc rằng ngài đã che đậy các vụ lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ khi còn là tổng giám mục ở Ba Lan.
Các số liệu của Giáo hội Ba Lan cũng cho biết rằng một ủy ban gồm các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau — luật sư, bác sĩ, nhà tâm lý học và nhà sử học — sẽ sớm được thành lập để điều tra các trường hợp giáo sĩ lạm dụng trẻ vị thành niên trong quá khứ.
Một báo cáo vào tuần trước trên TVN24, thuộc sở hữu của công ty Warner Bros. Discovery của Hoa Kỳ, đã nêu tên ba linh mục mà họ cho rằng Đức Gioan Phaolô II đã chuyển không trừng phạt đến nơi đến chốn trong những năm 1970 sau khi họ bị buộc tội lạm dụng trẻ vị thành niên. Báo cáo trích dẫn các tài liệu mật của cộng sản.
Phát biểu sau cuộc họp kéo dài hai ngày của toàn thể các Giám mục, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng - mặc dù nhanh chóng một cách bất thường - quá trình dẫn đến việc tuyên bố Đức Gioan Phaolô người Ba Lan là một vị thánh đã được thực hiện với sự cẩn trọng và trung thực tối đa và phản ánh lòng kính trọng chung mà ngài được hưởng trên cương vị giáo hoàng..
Đức Gioan Phaolô II được tôn kính ở quốc gia chủ yếu là Công giáo Rôma vì vai trò của ngài trong việc giúp lật đổ chủ nghĩa cộng sản và chấm dứt sự thống trị của Mạc Tư Khoa ở Ba Lan và khu vực Đông Âu. Báo cáo của TVN đã gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi trên toàn quốc vào thời điểm Ba Lan đang phải trải qua những căng thẳng với Nga sau khi ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến bảo vệ đất nước.
Đức Tổng Giám mục Grzegorz Rys cho biết “mọi trang” trong văn khố của Giáo hội trong quá trình bắt đầu ngay sau khi Đức Gioan Phaolô qua đời vào năm 2005 và dẫn đến việc phong thánh cho ngài vào năm 2014 đã được kiểm tra. Đức Karol Wojtyla làm tổng giám mục Krakow từ năm 1964 đến năm 1978, khi ngài trở thành Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Đức Cha Rys nhấn mạnh rằng các tài liệu thời cộng sản cáo buộc lạm dụng nên được đọc một cách thận trọng với sự hiểu biết về thời đại.
Các nhà lập pháp Ba Lan đã thông qua một nghị quyết nhằm bảo vệ thanh danh Đức Cố Giáo Hoàng.
Trong một thông cáo, các giám mục Ba Lan đã kêu gọi việc tưởng nhớ “một trong những người Ba Lan vĩ đại nhất” cần được tôn trọng trước “những nỗ lực chưa từng có nhằm làm mất uy tín con người và di sản của Thánh Gioan Phaolô II.”
Tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ đã được dùng làm chiêu bài để tấn công hàng giáo phẩm Công Giáo. Người kế vị trực tiếp của Thánh Gioan Phaolô II, là Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, người có lập trường rất nghiêm khắc và đã trục xuất hàng trăm linh mục lạm dụng, đã bị quy trách nhiệm vì đã giải quyết bốn trường hợp khi ngài còn là tổng giám mục Munich tại quê hương Đức của ngài. Tất cả các cáo buộc này đều đã bị bác bỏ. Tuy nhiên, các cáo buộc này đã khiến Đức Bênêđictô XVI rất đau lòng.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bị cáo buộc về việc không phản ứng trước các trường hợp lạm dụng của các linh mục ở quê hương Á Căn Đình và Chí Lợi, khi còn là giám mục và sau đó là giáo hoàng
Source:AP
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ đặt viên đá xây dựng Thánh Đường Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm ở Kerens TX
Trần Mạnh Trác
21:12 16/03/2023
Xem hình ảnh
Ngày hôm nay 16 tháng 3 năm 2023, đan viện Biển Đức Thiên Tâm ở Kerens TX đã cử hành nghi thức đặt viên đá đầu tiên cho ngôi Thánh Đường cuả đan viện mà ngay từ lúc mới thành lập mọi người đã mong mỏi và đã bàn cãi rất nhiều.
Chủ trì buổi lể Tạ Ơn và hai nghi thức, nghi thức làm phép viên đá và nghi thức động thổ, là Viện Phụ Cuthbert Brogan, OSB, giám tỉnh chi dòng Biển Đức ‘English Province of the Subiaco Congregation’ từ Farnborough, Hampshire bên Anh Quốc, và viện phụ Christian cuả tu viện Monastery of Christ in the Desert ở New Mexico, Hoa Kỳ.
Lý do có hai vị viện phụ (cao cấp) có mặt tại đan viện Thiên Tâm trong lúc này là để thực hiện một chương trình thanh tra định kỳ 4 năm (regular canonical visitation every three or four years) mà mọi tu viện phải thực hiện.
Nhắc lại vào năm 2009, 6 đan sĩ Việt Nam đã từ đan viện ‘Mẹ’ ‘The Monastery of Christ in the Desert, Abiquiu, New Mexico, U.S.A’ đi qua Kerens TX để thành lập một đan viện mới cho các tu sĩ VN, và Cha Hạnh đã là vị đan viện trưởng từ đó cho đến khi khuất núi.
Đan viện the Monastery of Christ in the Desert vốn gia nhập vào tỉnh dòng Biển Đức ‘the English Province of the Subiaco Congregation’ từ năm 1983, cho nên một đan viện ‘con’ là Biển Đức Thiên Tâm cũng trở thành một phần tử cuà tỉnh dòng có nguồn gốc cổ kính ngàn năm từ bên Anh Quốc đó.
Ngày hôm nay cũng còn đánh dấu sự kết thúc cuộc thanh tra một cách tốt đẹp, và theo nguồn tin không chính thức thì vị đan viện phó là Lm Paulavang Vương Lưu Thiện, OSB, đã được đề cử để trở thành đan viện trưởng thay thế cho Cha Hạnh đã qua đời.
Qua cuộc hàn huyên với cha Thiện, ngài cho biết nếu phải gánh vác công việc cuả đan viện, thì ngài mong mỏi được hoàn thành những chương trình cuả Cha Hạnh, nhờ cậy vào ‘các chú các bác’ vẫn đang tiếp tục cộng tác với nhà dòng.
Trả lời câu hỏi là khi nào thì đan viện này sẽ được độc lập, nghĩa là không còn tuỳ thuộc vào đan viện Mỹ The Monastery of Christ in the Desert nữa, thì Cha Thiện cho chúng tôi hay là đan viện Biến Đức Thiên Tâm đã độc lập lâu rồi, tuy nhiên để trở thành một Abbey (Tu Viện) có Abbot (Viện Phụ) thì còn cần nhiều yếu tố nữa như có nguồn thu thập vững chắc, có con số tối thiểu 12 tu sĩ khấn trọn và có nguồn ‘ơn gọi’ dồi dào.
Riêng về ‘ơn gọi’, Cha Thiện cho biết sau khi cha Hạnh mất thì đã có thêm 3 thầy gia nhập đan viện, là những thầy đã được cha Hạnh mời gọi trước đây.
Trở lại vấn đề xây dựng Thánh Đường, các quan chức cho chúng tôi biết là số dự chi sẽ là trên 5.5 triệu dollars và đan viện hiện đang kêu gọi lòng hảo tâm đóng góp. Ngay trong buổi tiếp tân tại hội trường, chúng tôi đã chứng kiến 2 trường hợp hảo tâm đáng kể, một vị hứa cho 5 ngàn đô, và khi buổi tiệc kết thúc thì một vị khác đã hứa 10 ngàn đô.
Xin đọc Lời Kêu Gọi xây dựng Thánh Đường sau đây.
Xem Bài
Thông tin liên lạc, như sau:
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm
13055 SE County Road 4271
Kerens, TX 75144
Email: danvienthientam@gmail.com
Tel: 903-396-3201
Ngày hôm nay 16 tháng 3 năm 2023, đan viện Biển Đức Thiên Tâm ở Kerens TX đã cử hành nghi thức đặt viên đá đầu tiên cho ngôi Thánh Đường cuả đan viện mà ngay từ lúc mới thành lập mọi người đã mong mỏi và đã bàn cãi rất nhiều.
Chủ trì buổi lể Tạ Ơn và hai nghi thức, nghi thức làm phép viên đá và nghi thức động thổ, là Viện Phụ Cuthbert Brogan, OSB, giám tỉnh chi dòng Biển Đức ‘English Province of the Subiaco Congregation’ từ Farnborough, Hampshire bên Anh Quốc, và viện phụ Christian cuả tu viện Monastery of Christ in the Desert ở New Mexico, Hoa Kỳ.
Lý do có hai vị viện phụ (cao cấp) có mặt tại đan viện Thiên Tâm trong lúc này là để thực hiện một chương trình thanh tra định kỳ 4 năm (regular canonical visitation every three or four years) mà mọi tu viện phải thực hiện.
Nhắc lại vào năm 2009, 6 đan sĩ Việt Nam đã từ đan viện ‘Mẹ’ ‘The Monastery of Christ in the Desert, Abiquiu, New Mexico, U.S.A’ đi qua Kerens TX để thành lập một đan viện mới cho các tu sĩ VN, và Cha Hạnh đã là vị đan viện trưởng từ đó cho đến khi khuất núi.
Đan viện the Monastery of Christ in the Desert vốn gia nhập vào tỉnh dòng Biển Đức ‘the English Province of the Subiaco Congregation’ từ năm 1983, cho nên một đan viện ‘con’ là Biển Đức Thiên Tâm cũng trở thành một phần tử cuà tỉnh dòng có nguồn gốc cổ kính ngàn năm từ bên Anh Quốc đó.
Ngày hôm nay cũng còn đánh dấu sự kết thúc cuộc thanh tra một cách tốt đẹp, và theo nguồn tin không chính thức thì vị đan viện phó là Lm Paulavang Vương Lưu Thiện, OSB, đã được đề cử để trở thành đan viện trưởng thay thế cho Cha Hạnh đã qua đời.
Qua cuộc hàn huyên với cha Thiện, ngài cho biết nếu phải gánh vác công việc cuả đan viện, thì ngài mong mỏi được hoàn thành những chương trình cuả Cha Hạnh, nhờ cậy vào ‘các chú các bác’ vẫn đang tiếp tục cộng tác với nhà dòng.
Trả lời câu hỏi là khi nào thì đan viện này sẽ được độc lập, nghĩa là không còn tuỳ thuộc vào đan viện Mỹ The Monastery of Christ in the Desert nữa, thì Cha Thiện cho chúng tôi hay là đan viện Biến Đức Thiên Tâm đã độc lập lâu rồi, tuy nhiên để trở thành một Abbey (Tu Viện) có Abbot (Viện Phụ) thì còn cần nhiều yếu tố nữa như có nguồn thu thập vững chắc, có con số tối thiểu 12 tu sĩ khấn trọn và có nguồn ‘ơn gọi’ dồi dào.
Riêng về ‘ơn gọi’, Cha Thiện cho biết sau khi cha Hạnh mất thì đã có thêm 3 thầy gia nhập đan viện, là những thầy đã được cha Hạnh mời gọi trước đây.
Trở lại vấn đề xây dựng Thánh Đường, các quan chức cho chúng tôi biết là số dự chi sẽ là trên 5.5 triệu dollars và đan viện hiện đang kêu gọi lòng hảo tâm đóng góp. Ngay trong buổi tiếp tân tại hội trường, chúng tôi đã chứng kiến 2 trường hợp hảo tâm đáng kể, một vị hứa cho 5 ngàn đô, và khi buổi tiệc kết thúc thì một vị khác đã hứa 10 ngàn đô.
Xin đọc Lời Kêu Gọi xây dựng Thánh Đường sau đây.
Xem Bài
Thông tin liên lạc, như sau:
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm
13055 SE County Road 4271
Kerens, TX 75144
Email: danvienthientam@gmail.com
Tel: 903-396-3201
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh Thánh cả Giuse, người khôn ngoan
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
21:49 16/03/2023
Hình ảnh Thánh cả Giuse, người khôn ngoan
Kinh cầu Thánh cả Giuse có lời cầu xin ca ngợi: Thánh Giuse cực khôn, cực ngoan!
Tại sao lại ca ngợi Thánh cả như vậy?
Khôn ngoan là cung cách nếp sống. Phải, đó là một nhân đức tốt lành thánh thiện trong chiều tương quan hoà nhịp với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, và chiều tương quan giữa con người với nhau trong xã hội cùng với thiên nhiên.
Thời xa xưa thượng cổ hai nhà hiền triết Platon (*428/427 v. Chr. in Athen oder Aigina; † 348/347 v. Chr. in Athen), và Aristoteles * 384 v. Chr. in Stageira; † 322 v. Chr. in Chalkis auf Euböa) đã có suy tư về 4 nhân đức căn bản đời sống con người, mà khôn ngoan là một trong những nhân đức đó.Và cho rằng ai có nếp sống nhân đức khôn ngoan, người đó đạt được hạnh phúc.
Khi nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức, bảy ơn Đức Chúa Thánh Thần được ban xuống trong tâm hồn người lãnh nhận. Ơn khôn ngoan đứng vị trí hàng đầu trong bảy ơn.
Trước Quốc Hội nước Đức, Đức Giáo Hoàng Benedictô 16. trong bài diễn văn với các chính trị gia hàng đầu đã nói đến hình ảnh sự khôn ngoan qua mẫu gương đời sống của Vua Salomon, như trong kinh thánh viết thuật lại, về nghệ thuật cai trị của Vua.
“Kinh thánh sách Các Vua quyển thứ nhất ( 3,9) thuật lại chi tiết cụ thể về cung cách sống theo ơn khôn ngoan:Khi Vua Salomon được phong vương lên ngôi cai trị dân, Thiên Chúa đã cho ông được tự do xin cùng Thiên Chúa điều nhà Vua muốn xin.
Điều gì quan trọng trong lúc này đối với vị Vua trẻ tuổi mới đăng quang lên ngôi? Sự thành công, vinh quang giầu sang, sống lâu muôn năm ở đời, sức mạnh uy quyền tiêu diệt kẻ thù?
Không, vị vua trẻ Salomon không xin những điều này. Nhưng Ông cầu xin Thiên Chúa ban cho mình, người tôi tớ của Chúa, một trái tim biết lắng nghe, để cai trị dân Chúa và phân biệt phải trái; chẳng vậy, nào ai có đủ sức cai trị dân Chúa, một dân quan trọng như thế?”( Giáo hoàng Benedicto 16., Diễn văn ở Quốc Hội nước Đức, 22.09. 2011).
Trong sự nghiệp cai trị dân nhà Vua đã có những quyết định hành vi khôn ngoan sáng suốt. Vì thế dân gian xưa có ngạn ngữ: Sự khôn ngoan Salomon!
Thánh cả Giuse hậu duệ của dòng dõi Vua David, vua Salomon, cũng đã sống theo cung cách một trái tim biết lắng nghe, như thuở xa xưa Vua Salomon đã cầu xin cùng Thiên Chúa ban cho mình.
Giuse không là vị vua như Salomon được Thiên Chúa đặt làm vua cai trị dân nước của Chúa. Nhưng Giuse là người được Thiên Chúa cắt đặt làm trưởng gia đình lo cho đời sống mẹ Maria và Chúa Giêsu ở miền Nazareth nước Do Thái.
Giuse cũng có cung cách nếp sống như ngày xưa vua Salomon đã cầu xin cùng Thiên Chúa ban cho có được trái tim tâm hồn biết lắng nghe. Trong thinh lặng Giuse lắng nghe tiếng Thiên Chúa nói qua lời Thiên Thần hiện đến trong lúc ngủ ba lần, như phúc âm thuật lại:
” Này Giuse, đừng ngại đón Maria về nhà mình.” ( Mt 1,18-25)
“ Này Giuse, dậy đem hài nhi và mẹ người trốn sang Ai Cập…( Mt 2,13-14)
“ Này Giuse, dậy đem hài nhi và mẹ người trở về đất Israel…( Mt 2, 19-23)
Cả ba lần trong giấc ngủ, Giuse đã nghe tiếng Thiên Chúa nói chỉ dẫn, và khi tỉnh dậy ông đều thi hành như lời Chúa nói trong tâm hồn ông.
Giuse không có quyền hành như vua Salomon trong việc kinh bang tế thế cho dân nước Do Thái. Nhưng Giuse là một công dân sống âm thầm chịu đựng, cần mẫn làm việc bổn phận lo cho gia đình mình có đời sống an toàn vượt qua mọi nguy hiểm khốn khó.
Giuse không đi tìm kiếm sự khôn ngoan sáng suốt từ suy nghĩ riêng mình hay từ lời khuyên và từ sách vở nào. Nhưng Giuse lắng nghe tiếng Thiên Chúa nói thầm trong lòng mình. Vì với Giuse đó là chỉ dẫn minh bạch trong sáng cụ thể nhất. Và sự chỉ dẫn thần thánh đó mang lại hạnh phúc cho bản thân cùng gia đình Giuse.
Năm 2015 khi sang thăm viếng mục Hội Thánh nước Philuật Tân, trong cuộc gặp gỡ các gia đình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói chuyện thân mật với họ, và kể về lòng sùng kính mộ mến của ngài với Thánh Giuse: “Cha là người rất yêu mến Thánh cả Giuse. Vì thánh cả là một người mạnh mẽ và đồng thời lại là người biết sống giữ thinh lặng. Nơi bàn làm việc của cha có đặt tấm hình Thánh Giuse nằm ngủ.”
Và ngài bộc bạch tâm sự tiếp về cung cách nếp sống bình dân lòng sùng kính Thánh Giuse của mình: “ Khi cha có vấn đề lo lắng gặp khó khăn nào, cha thường hay viết điều đó trên một tấm giấy nhỏ, và đặt dưới hình Thánh Giuse, để cho được ngủ yên nơi đó, và lời cầu xin tốt lành được dâng lên Chúa.”.
Cha mẹ nào, các vị lãnh đạo nếp sống tinh thần cũng như nơi xã hội, hay khi ai chọn nghề nghiệp nếp sống…đều mong muốn làm sao có quyết định việc làm đúng tốt ngay chính, hầu mang lại hạnh phúc sự ích lợi cho bản thân, cho gia đình, cùng cho xã hội. Ơn khôn ngoan soi sáng chỉ dẫn cho tâm trí chọn lựa quyết định đi đến thực hành là điều cần thiết trong mọi hoàn cảnh đời sống.
Sự khôn ngoan là ơn Chúa ban cho tâm trí tinh thần con người.
Sự khôn ngoan không là tiếng bên ngoài ồn ào với sức mạnh quyền uy. Nhưng là tiếng nói thần linh âm thầm nhỏ nhẹ trong trái tim tâm hồn con người.
Và mỗi người được Thiên Chúa ban cho khả năng ơn đức sống xử sự cách khôn ngoan không là một công thức chung cho ai cũng giống ai.
Thánh cả Giuse là mẫu gương về cung cách nếp sống khôn ngoan. Vì ngài có tâm hồn trái tim mở rộng biết lắng nghe tiếng Chúa nói.
“Thánh Giuse cực khôn, cực ngoan!”
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Kinh cầu Thánh cả Giuse có lời cầu xin ca ngợi: Thánh Giuse cực khôn, cực ngoan!
Tại sao lại ca ngợi Thánh cả như vậy?
Khôn ngoan là cung cách nếp sống. Phải, đó là một nhân đức tốt lành thánh thiện trong chiều tương quan hoà nhịp với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, và chiều tương quan giữa con người với nhau trong xã hội cùng với thiên nhiên.
Thời xa xưa thượng cổ hai nhà hiền triết Platon (*428/427 v. Chr. in Athen oder Aigina; † 348/347 v. Chr. in Athen), và Aristoteles * 384 v. Chr. in Stageira; † 322 v. Chr. in Chalkis auf Euböa) đã có suy tư về 4 nhân đức căn bản đời sống con người, mà khôn ngoan là một trong những nhân đức đó.Và cho rằng ai có nếp sống nhân đức khôn ngoan, người đó đạt được hạnh phúc.
Khi nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức, bảy ơn Đức Chúa Thánh Thần được ban xuống trong tâm hồn người lãnh nhận. Ơn khôn ngoan đứng vị trí hàng đầu trong bảy ơn.
Trước Quốc Hội nước Đức, Đức Giáo Hoàng Benedictô 16. trong bài diễn văn với các chính trị gia hàng đầu đã nói đến hình ảnh sự khôn ngoan qua mẫu gương đời sống của Vua Salomon, như trong kinh thánh viết thuật lại, về nghệ thuật cai trị của Vua.
“Kinh thánh sách Các Vua quyển thứ nhất ( 3,9) thuật lại chi tiết cụ thể về cung cách sống theo ơn khôn ngoan:Khi Vua Salomon được phong vương lên ngôi cai trị dân, Thiên Chúa đã cho ông được tự do xin cùng Thiên Chúa điều nhà Vua muốn xin.
Điều gì quan trọng trong lúc này đối với vị Vua trẻ tuổi mới đăng quang lên ngôi? Sự thành công, vinh quang giầu sang, sống lâu muôn năm ở đời, sức mạnh uy quyền tiêu diệt kẻ thù?
Không, vị vua trẻ Salomon không xin những điều này. Nhưng Ông cầu xin Thiên Chúa ban cho mình, người tôi tớ của Chúa, một trái tim biết lắng nghe, để cai trị dân Chúa và phân biệt phải trái; chẳng vậy, nào ai có đủ sức cai trị dân Chúa, một dân quan trọng như thế?”( Giáo hoàng Benedicto 16., Diễn văn ở Quốc Hội nước Đức, 22.09. 2011).
Trong sự nghiệp cai trị dân nhà Vua đã có những quyết định hành vi khôn ngoan sáng suốt. Vì thế dân gian xưa có ngạn ngữ: Sự khôn ngoan Salomon!
Thánh cả Giuse hậu duệ của dòng dõi Vua David, vua Salomon, cũng đã sống theo cung cách một trái tim biết lắng nghe, như thuở xa xưa Vua Salomon đã cầu xin cùng Thiên Chúa ban cho mình.
Giuse không là vị vua như Salomon được Thiên Chúa đặt làm vua cai trị dân nước của Chúa. Nhưng Giuse là người được Thiên Chúa cắt đặt làm trưởng gia đình lo cho đời sống mẹ Maria và Chúa Giêsu ở miền Nazareth nước Do Thái.
Giuse cũng có cung cách nếp sống như ngày xưa vua Salomon đã cầu xin cùng Thiên Chúa ban cho có được trái tim tâm hồn biết lắng nghe. Trong thinh lặng Giuse lắng nghe tiếng Thiên Chúa nói qua lời Thiên Thần hiện đến trong lúc ngủ ba lần, như phúc âm thuật lại:
” Này Giuse, đừng ngại đón Maria về nhà mình.” ( Mt 1,18-25)
“ Này Giuse, dậy đem hài nhi và mẹ người trốn sang Ai Cập…( Mt 2,13-14)
“ Này Giuse, dậy đem hài nhi và mẹ người trở về đất Israel…( Mt 2, 19-23)
Cả ba lần trong giấc ngủ, Giuse đã nghe tiếng Thiên Chúa nói chỉ dẫn, và khi tỉnh dậy ông đều thi hành như lời Chúa nói trong tâm hồn ông.
Giuse không có quyền hành như vua Salomon trong việc kinh bang tế thế cho dân nước Do Thái. Nhưng Giuse là một công dân sống âm thầm chịu đựng, cần mẫn làm việc bổn phận lo cho gia đình mình có đời sống an toàn vượt qua mọi nguy hiểm khốn khó.
Giuse không đi tìm kiếm sự khôn ngoan sáng suốt từ suy nghĩ riêng mình hay từ lời khuyên và từ sách vở nào. Nhưng Giuse lắng nghe tiếng Thiên Chúa nói thầm trong lòng mình. Vì với Giuse đó là chỉ dẫn minh bạch trong sáng cụ thể nhất. Và sự chỉ dẫn thần thánh đó mang lại hạnh phúc cho bản thân cùng gia đình Giuse.
Năm 2015 khi sang thăm viếng mục Hội Thánh nước Philuật Tân, trong cuộc gặp gỡ các gia đình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói chuyện thân mật với họ, và kể về lòng sùng kính mộ mến của ngài với Thánh Giuse: “Cha là người rất yêu mến Thánh cả Giuse. Vì thánh cả là một người mạnh mẽ và đồng thời lại là người biết sống giữ thinh lặng. Nơi bàn làm việc của cha có đặt tấm hình Thánh Giuse nằm ngủ.”
Và ngài bộc bạch tâm sự tiếp về cung cách nếp sống bình dân lòng sùng kính Thánh Giuse của mình: “ Khi cha có vấn đề lo lắng gặp khó khăn nào, cha thường hay viết điều đó trên một tấm giấy nhỏ, và đặt dưới hình Thánh Giuse, để cho được ngủ yên nơi đó, và lời cầu xin tốt lành được dâng lên Chúa.”.
Cha mẹ nào, các vị lãnh đạo nếp sống tinh thần cũng như nơi xã hội, hay khi ai chọn nghề nghiệp nếp sống…đều mong muốn làm sao có quyết định việc làm đúng tốt ngay chính, hầu mang lại hạnh phúc sự ích lợi cho bản thân, cho gia đình, cùng cho xã hội. Ơn khôn ngoan soi sáng chỉ dẫn cho tâm trí chọn lựa quyết định đi đến thực hành là điều cần thiết trong mọi hoàn cảnh đời sống.
Sự khôn ngoan là ơn Chúa ban cho tâm trí tinh thần con người.
Sự khôn ngoan không là tiếng bên ngoài ồn ào với sức mạnh quyền uy. Nhưng là tiếng nói thần linh âm thầm nhỏ nhẹ trong trái tim tâm hồn con người.
Và mỗi người được Thiên Chúa ban cho khả năng ơn đức sống xử sự cách khôn ngoan không là một công thức chung cho ai cũng giống ai.
Thánh cả Giuse là mẫu gương về cung cách nếp sống khôn ngoan. Vì ngài có tâm hồn trái tim mở rộng biết lắng nghe tiếng Chúa nói.
“Thánh Giuse cực khôn, cực ngoan!”
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Thông Báo
Tĩnh tâm đại lễ Kính Lòng Thương Xót Chuá tại San Jose
Giáo xứ Đức Mẹ Lavang San Jose
10:40 16/03/2023
VietCatholic TV
Zelenskiy ca ngợi chiến thắng Bakhmut. Lính Dù Nga bỏ chạy, Su-25 nổ tung. Căng thẳng quanh vụ MQ-9
VietCatholic Media
03:34 16/03/2023
1. Tổng thống Zelenskiy ca ngợi Lữ đoàn cơ giới số 93 chiến thắng oanh liệt lính Dù Nga và hạ gục chiếc Sukhoi 25 của Nga.
Quân đội Ukraine đã triển khai một số lữ đoàn tốt nhất của mình tới miền đông Ukraine, bao gồm Lữ đoàn cơ giới số 92 và 93 và Lữ đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng thống số 1.
Một binh sĩ thuộc Lữ đoàn cơ giới số 93 của Ukraine đã phá hủy một máy bay phản lực Sukhoi 25 của Nga trên bầu trời Bakhmut, khi chiếc máy bay đang tìm cách yểm trợ cho lính Dù Nga rút lui. Thông báo này được đưa ra bởi người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Ukraine, Andriy Yermak.
Trong bài phát biểu hàng đêm Tổng thống Zelenskiy đã vinh danh Lữ đoàn cơ giới số 93 vì đã chiến thắng oanh liệt trước lính Dù Nga và quân Wagner. Chỉ 2 ngày trước đó, tổng thống cũng đã lên tiếng khen ngợi Lữ đoàn cơ giới số 92 trong chiến thắng tại nhà máy thép Azom.
Tưởng cũng nên nhắc lại là sáng sớm ngày thứ Hai, 235 quân Wagner đã bị bắn chết khi đang cố gắng tấn công chiếm nhà máy thép Azom nơi Tổng thống Zelenskiy đã thăm viếng hôm 20 tháng 12. Đối phương rút lui nhưng chỉ một giờ sau lại đến cùng với lính Dù Nga. Giao tranh diễn ra dữ dội nhưng các binh sĩ Ukraine của Lữ đoàn cơ giới biệt lập số 92 đã anh dũng đẩy lui hết cuộc tấn công này đến cuộc tấn công khác. Đến chiều tối quân Nga rút lui bỏ lại hàng trăm xác đồng đội cùng một số xe tăng và xe thiết giáp.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm 16 tháng Ba, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết Lữ đoàn cơ giới số 93 đã giữ vững phòng tuyến tại đài tưởng niệm máy bay của thành phố Bakhmut.
Quân Nga đã cố vượt qua phòng tuyến này nhưng không thành công. Họ phải tung các chiến đấu cơ lên trợ chiến để yểm trợ cho một Lữ Đoàn Dù của Nga rút lui khỏi thành phố Bakhmut sau khi gánh chịu thương vong quá nặng. Những chiến đấu cơ của Nga bay rất thấp và bắn xối xả khiến quân Ukraine không ngóc đầu lên được. Trong một tích tắc, một người lính Ukraine anh hùng của Lữ đoàn cơ giới số 93 đứng phắt dậy phóng hỏa tiễn vào chiếc Sukhoi 25 vừa bay qua đầu anh. Chiếc chiến đấu cơ nổ tung trên bầu trời thành phố Bakhmut. Những chiếc còn lại bỏ chạy để mặc đám lính Dù Nga chới với đang tìm cách tháo chạy.
Bất kể thiệt hại nặng như thế, chỉ đến sáng hôm sau, một đơn vị khác của Nga lại lao vào cùng một địa điểm cũ. Tình hình đáng sợ đến mức, các không ảnh cho thấy để tiến lên, các xe tăng và xe thiết giáp Nga phải cán lên thi thể các tử sĩ Nga chẳng may thiệt mạng trong các cuộc giao tranh trước đó. Họ không có con đường nào khác.
Theo Thứ trưởng Hanna Maliar, về mặt nhân bản là không thể tưởng tượng được. Vấn đề đối với quân đội Nga là ngay cả trong các đơn vị chuyên nghiệp và nổi tiếng tinh nhuệ, ngày càng nhiều quân nhân của họ là lính nghĩa vụ chưa qua đào tạo. Các sĩ quan Nga không cầm quân ở tiền tuyến, họ trốn ở tuyến sau. Và hậu cần của Nga đang căng thẳng bởi cuộc oanh tạc không ngừng của Ukraine. Chỉ mới đây thôi, kho đạn pháo ở Svatove bị đánh trúng nổ hơn một ngày, một đêm.
Theo Bộ Ngoại giao Ukraine, quân đội Ukraine đã bắn hạ ít nhất 304 máy bay Nga kể từ khi bắt đầu cuộc chiến vào ngày 24 tháng 2 năm 2022 đến ngày 15 tháng 3.
Đại Tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân, cho biết quân đội Nga “tiếp tục cố gắng bao vây thành phố và tiến công nhưng không thành công”.
“Những người lính của Lữ đoàn 93, cùng với những người bảo vệ khác, đang kìm hãm sức ép dữ dội của đối phương ở đó. Do công việc của họ, xe tăng địch, xe chiến đấu bộ binh, hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt và kho đạn dược đã bị nổ tung,” Tướng Syrskyi nói.
Ông nhấn mạnh rằng: “Quân xâm lược cũng đang gây áp lực lên các hướng Kupyansk và Lyman,” đồng thời cho biết thêm rằng các binh sĩ từ Lữ đoàn 92 đã tìm cách phá hủy các hệ thống radar và trung tâm chỉ huy của Nga ở các hướng đó.
2. Vụ bắn hạ máy bay Mỹ trong không phận quốc tế chung cuộc sẽ dẫn đến đối đầu trực tiếp giữa Mỹ, NATO và Nga
Lúc 9:30 sáng thứ Ba, theo giờ Mạc Tư Khoa, không quân Nga đã hạ gục một máy bay không người lái MQ-9 ngay trong không phận quốc tế. Một số người tin rằng diễn biến này sẽ dẫn đến đối đầu trực tiếp giữa Mỹ, NATO và Nga.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “NATO May Ramp Up Black Sea Presence After U.S. Drone Downed: Ex-General”, nghĩa là “Cựu Tướng Mỹ nhận định rằng NATO có lẽ sẽ tăng cường sự hiện diện trên Hắc Hải.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO, có thể sẽ tăng cường sự hiện diện ở Hắc Hải sau khi một máy bay không người lái của Mỹ bị máy bay Nga bắn hạ vào hôm thứ Ba, cựu tướng quân đội Mỹ Mark Hertling cho biết như trên.
“Đây có lẽ là một sai lầm lớn của phi công Nga. Sẽ có một lời tố cáo về điều này và một bước leo thang chính trị từ phía Hoa Kỳ. Bạn sẽ không thấy bất kỳ máy bay không người lái nào bay một mình nữa đâu. Bạn sẽ thấy máy bay Mỹ, và máy bay NATO tăng cường hiện diện ở khu vực Hắc Hải trong vài giờ nữa”, Hertling nói khi xuất hiện trên CNN.
Bình luận của Hertling được đưa ra ngay sau khi Bộ Tư lệnh Âu Châu của Mỹ, gọi tắt là USEUCOM, xác nhận rằng một máy bay không người lái MQ-9 của Không quân Mỹ đã bị máy bay Su-27 của Nga bắn hạ.
“Vào khoảng 7:03 sáng (giờ Trung Âu), một trong các máy bay Su-27 của Nga đã va vào chân vịt của MQ-9, khiến lực lượng Mỹ buộc phải hạ MQ-9 xuống vùng biển quốc tế. Nhiều lần trước khi va chạm, những chiếc Su-27 đã đổ nhiên liệu vào chiếc máy bay Mỹ và bay phía trước chiếc MQ-9 một cách liều lĩnh, không thân thiện với môi trường và thiếu chuyên nghiệp. Sự việc này cho thấy sự thiếu năng lực bên cạnh việc không an toàn và không chuyên nghiệp,” USEUCOM cho biết trong một tuyên bố.
Tướng Không quân Hoa Kỳ James B. Hecker, chỉ huy Lực lượng Không quân Hoa Kỳ tại Âu Châu và Lực lượng Không quân Phi Châu, cho biết máy bay không người lái của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ đang tiến hành “các hoạt động thường lệ trong không phận quốc tế” và biến cố này đã dẫn đến việc “mất hoàn toàn” chiếc máy bay không người lái.
“Trên thực tế, hành động không an toàn và thiếu chuyên nghiệp này của người Nga đã suýt khiến cả hai máy bay gặp nạn,” Hecker nói.
Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Nga-Ukraine đang diễn ra, quan hệ giữa Mạc Tư Khoa và Washington liên tục đi xuống. Mỹ đã chỉ trích Nga và Tổng thống Vladimir Putin về cuộc xâm lược Ukraine, trong khi nhà lãnh đạo Nga trước đó nói rằng “Tình hình ở Ukraine cho thấy Mỹ đang cố kéo dài cuộc xung đột này”.
Ngoài những bình luận của mình trên CNN, Hertling nói với Newsweek rằng khi ông còn chỉ huy Quân đội Hoa Kỳ ở Âu Châu và Phi Châu, các cuộc họp thường được tổ chức với các quan chức của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ ở Âu Châu – và Lực lượng Không quân Phi Châu, gọi tắt là USAFE.
“Một năm nọ, chúng ta đang thảo luận về danh sách các mối quan tâm và các quan điểm khác nhau của chúng tôi về tình hình, và một trong những tướng lĩnh của USAFE trong ban tham mưu nói với tôi rằng một trong những 'mối quan tâm không được công khai' của ông ấy là sự đánh chặn của Nga, vì họ quá vô kỷ luật khi bay. 'Một ngày nào đó sẽ xảy ra tai nạn vì họ không phải là những phi công giỏi'. Đó là một lý do khiến máy bay liên tục trong tình trạng báo động như một phần của hoạt động kiểm soát không lưu của NATO,” Hertling nói với Newsweek.
3. Ngoại trưởng Nga đổ lỗi cho Mỹ “phớt lờ” hạn chế không phận Hắc Hải
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm thứ Tư cáo buộc Hoa Kỳ “phớt lờ” các hạn chế không phận mà Nga áp đặt ở các vùng ven Hắc Hải kể từ khi bắt đầu cuộc chiến với Ukraine.
“Họ hoàn toàn phớt lờ thực tế rằng sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, quân đội của chúng ta đã tuyên bố các khu vực liên quan của Hắc Hải, tiếp giáp ở một số nơi nhất định, là khu vực hạn chế sử dụng bất kỳ máy bay nào”, ông Lavrov nói trong một tuyên bố trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình nhà nước Nga Rossiya-1.
Ông Lavrov cũng đổ lỗi cho Mỹ “liên tục tìm kiếm các hành động khiêu khích nhằm gia tăng căng thẳng và mong muốn kéo dài cuộc chiến”. Ông nói: “Bất kỳ sự việc nào kích động xung đột giữa hai cường quốc hạt nhân luôn tiềm ẩn nguy cơ lớn.
Đáp lại, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Ned Price cho rằng nếu Nga muốn cuộc chiến tại Ukraine kết thúc ngay ngày hôm nay, họ có thể làm như thế. Ông cũng nhấn mạnh rằng việc Nga áp đặt các hạn chế trên không phận quốc tế là điều trái với công pháp quốc tế.
4. Mạc Tư Khoa cho biết cuộc gọi giữa các quan chức Mỹ và Nga tập trung vào “nguyên nhân và hậu quả” của biến cố máy bay không người lái
Trọng tâm chính của cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Lloyd Austin, hôm thứ Tư là về “nguyên nhân và hậu quả” của việc một máy bay không người lái của Mỹ bị bắn hạ trên Hắc Hải, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết như trên.
Theo ông, Shoigu nói với Austin rằng vụ việc là “do các hành động của Hoa Kỳ không tuân thủ vùng hạn chế chuyến bay do Liên bang Nga tuyên bố” được thiết lập liên quan đến hoạt động quân sự đặc biệt trong khu vực.
“Cần lưu ý rằng các chuyến bay của các máy bay không người lái chiến lược của Mỹ ngoài khơi bờ biển Crimea về bản chất là khiêu khích, điều này tạo tiền đề cho sự leo thang tình hình ở khu vực Hắc Hải”.
Shoigu nói rằng Nga “sẽ tiếp tục đáp trả tất cả các hành động khiêu khích một cách tương xứng,” theo nội dung của cuộc điện đàm.
Một số bối cảnh: Hoa Kỳ nói rằng trong khi bay trong không phận quốc tế trên Hắc Hải, một máy bay phản lực Su-27 của Nga đã đổ nhiên liệu vào máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Hoa Kỳ nhiều lần. Một trong những máy bay phản lực của Nga sau đó đã va vào chiếc máy bay không người lái, làm hỏng nó và buộc các quan chức Mỹ phải cho nó rơi xuống nước.
5. Quan chức Ukraine nói còn chưa tới 3.000 người, trong đó có 33 trẻ em, vẫn ở Bakhmut,
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm 16 tháng Ba, Thống Đốc khu vực Donetsk là ông Pavlo Kyrylenko cho biết còn chưa đến 3.000 người - trong đó có 33 trẻ em - vẫn ở lại thành phố Bakhmut đang bị bao vây.
“Việc di tản vẫn tiếp tục, và không chỉ ở Bakhmut, chúng tôi đang làm việc dọc theo toàn bộ chiến tuyến,” Kyrylenko nói.
Việc di tản là bắt buộc trong khu vực, nhưng một số người vẫn không chịu rời đi, ông nói.
“Vẫn có những người nhất định không muốn ra đi, thuyết phục họ là một việc rất khó khăn. Hơn 1.100.000 người trong số 1.670.000 người đã rời khu vực Donetsk kể từ ngày 24 tháng 2 năm 2022,” ông nói thêm.
6. Tướng Mỹ nói máy bay không người lái bị bắn rơi “không còn giá trị tình báo”
Trong khi Mỹ đang tiến hành các hoạt động khôi phục chiếc máy bay không người lái MQ-9 Reaper bị máy bay Nga chặn hôm thứ Ba, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley cho biết hôm thứ Tư rằng nó “không còn” giá trị tình báo.
“Thành thật mà nói, nó có lẽ đã vỡ vụn, có lẽ không còn gì nhiều điều để hồi phục,” Milley nói. “Đối với việc mất bất kỳ thông tin tình báo nhạy cảm nào, như thường lệ, chúng tôi sẽ thực hiện — và chúng tôi đã thực hiện — các biện pháp giảm thiểu. Vì vậy, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng bất cứ thứ gì có giá trị đều không còn giá trị nữa.”
Milley cho biết Hoa Kỳ biết nơi máy bay không người lái hạ cánh ở Hắc Hải và có khả năng nó nằm dưới bề mặt từ 4 đến 5 nghìn feet hay 1200m đến 1500m, điều này sẽ khiến các hoạt động trục vớt trở nên “rất khó khăn” đối với bất kỳ ai. Ông cho biết Mỹ hiện không có bất kỳ tàu nổi hải quân nào ở Hắc Hải, nhưng “chúng ta sẽ đưa ra các phương án”.
“Chúng ta không có tàu nào ở đó, nhưng chúng ta có rất nhiều đồng minh và bạn bè trong khu vực,” ông nói thêm. “Chúng ta sẽ làm việc thông qua các hoạt động khôi phục, đó là tài sản của Hoa Kỳ và chúng ta sẽ để nó ở đó vào thời điểm này.”
7. Quốc hội Nga thông qua dự luật trừng phạt tội làm mất uy tín “chiến dịch quân sự đặc biệt”
Hạ viện Nga, thường được gọi là Duma Quốc gia, hôm thứ Ba đã thông qua lần đọc thứ ba và cũng là lần cuối cùng dự luật đưa ra trách nhiệm hình sự đối với việc làm mất uy tín của tất cả những người tham gia, bao gồm cả tình nguyện viên, trong cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”.
Luật hiện mở rộng Điều 207 triệt 3 của Bộ luật Hình sự của Liên bang Nga về trách nhiệm pháp lý đối với “hành vi làm mất uy tín” của Lực lượng Vũ trang của Liên bang Nga đối với các đơn vị tình nguyện. Việc phổ biến công khai thông tin sai lệch có chủ ý về Lực lượng vũ trang Nga, cũng như các đội tình nguyện, gây ra hậu quả nghiêm trọng, sẽ khiến những kẻ phạm tội phải đối mặt với án tù lên tới 15 năm.
Điều gì tiếp theo?: Dự luật phải được thông qua ở thượng viện của quốc hội, Hội đồng Liên bang và được Tổng thống Vladimir Putin ký thành luật.
Vào Tháng Giêng, Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu công ty quân sự tư nhân Wagner Group, được coi là một đội tình nguyện, đã kêu gọi Duma Quốc gia Nga đưa ra các biện pháp bảo vệ cho các tình nguyện viên và tù nhân chiến đấu như lính đánh thuê Wagner ở Ukraine.
“Có những phương tiện truyền thông cố tình tìm kiếm thông tin tiêu cực về các tình nguyện viên, bao gồm cả các cựu tù nhân, và đăng tải những tài liệu như vậy miêu tả những người bảo vệ nước Nga - những người đã hy sinh mạng sống của họ cho chúng ta – bằng những từ ngữ xấu, phỉ báng họ là những kẻ ác và tội phạm,” Prigozhin nói trong một bức thư gửi Vyacheslav Volodin, phát ngôn nhân của Duma Quốc gia Nga, theo một phiên bản được xuất bản bởi công ty cổ phần của ông, Concord.
Cuối tháng 3, Prigozhin đã viết một lá thư khác cho phát ngôn nhân Duma Quốc gia Volodin, yêu cầu ông loại trừ “những lời chỉ trích mang tính xây dựng” đối với các quan chức quân sự hàng đầu của Nga và các chỉ huy của Wagner, khỏi dự thảo luật.
Bản thân Prigozhin thường chỉ trích Bộ Quốc phòng Nga, thường xuyên ám chỉ sự căng thẳng trong mối quan hệ với Bộ Quốc Phòng Nga và chỉ ra rằng một số tướng lĩnh hàng đầu của Nga đã không đến thăm các vị trí tiền tuyến xung quanh thành phố Bakhmut phía đông.
8. Ít nhất 1 người bị thiệt mạng trong cuộc tấn công của Nga vào thành phố Kramatorsk của Ukraine
Cảnh sát Quốc gia Ukraine cho biết trong một tuyên bố cập nhật rằng ít nhất một người đã thiệt mạng và 7 người bị thương trong một cuộc tấn công của Nga vào một khu dân cư ở thành phố Kramatorsk, phía đông vùng Donetsk.
Cảnh sát cho biết Nga đã tấn công khu dân cư bằng hỏa tiễn hành trình đất đối đất Kh-58 chống radar.
Họ nói có 14 người bên trong tòa nhà vào thời điểm xảy ra cuộc tấn công.
Cảnh sát cho biết ít nhất 9 tòa nhà nhiều căn hộ đã bị hư hại trong cuộc tấn công, cũng như một trường mẫu giáo, một ngân hàng và 5 phương tiện giao thông.
Dịch vụ Khẩn cấp Nhà nước trước đó vào thứ Ba cho biết một tòa nhà chung cư ba tầng đã bị phá hủy một phần.
Kramatorsk nằm cách tiền tuyến khoảng 25 km và thường xuyên bị hỏa tiễn Nga tấn công.
9. Những phụ nữ lớn tuổi ở lại Ukraine trong chiến tranh chia sẻ câu chuyện về sự kiên cường của họ
Ukraine có một lượng lớn người lớn tuổi — cứ bốn cư dân thì có một người trên 60 tuổi — và hầu hết trong số họ là phụ nữ. Một số người đã sống qua Thế chiến II khi còn nhỏ, và đang thấy cuộc sống của họ bị gián đoạn một lần nữa vào năm 2014 khi Nga sáp nhập Crimea và cuộc xung đột ở miền đông Ukraine bắt đầu.
Khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm ngoái, nhiều người trong số những phụ nữ này đã không thể hoặc không muốn rời đi. Trong số 4,8 triệu người Ukraine đã ghi danh tị nạn ở các nước Âu Châu khác kể từ khi chiến tranh bắt đầu, hầu hết là các phụ nữ trẻ và trẻ em, trong khi phụ nữ lớn tuổi ở lại Ukraine.
Dưới đây là một số câu chuyện của họ.
Valentina Tokariova, 85 tuổi, sinh ra ở Nga. Bà đã sống ở Donbas ở miền đông Ukraine trong 60 năm cho đến năm 2014, khi bà trốn sang Kyiv:
Tôi là người Nga bẩm sinh, sinh ra ở Novosibirsk. Vì vậy, trong đầu tôi, tôi vẫn không hiểu chuyện này xảy ra như thế nào và làm sao có thể xảy ra chiến tranh. Tôi nghĩ rằng nó là không thể.
Tôi đến Donbas năm 1962. Lúc đó tôi 23 tuổi và theo một chàng trai trẻ. Anh ấy không đáng để tôi nói với bạn. Chúng tôi sống với nhau bảy năm rồi anh ta bỏ rơi tôi và con trai.
Trong 60 năm, tôi đã sống ở Ukraine. Tôi đã làm việc cả đời cho Ukraine, đây là gia đình tôi, nhà của tôi, đây là đất nước của tôi. Bây giờ tôi là người Ukraine. Tôi coi văn hóa Ukraine là của riêng mình.
Yulia Hermanovska 79 tuổi và sống một mình ở Kyiv kể từ khi chồng bà qua đời cách đây 5 năm:
Tôi bị ung thư giai đoạn bốn. Tôi đã chiến đấu với nó được ba năm rồi, đây là năm thứ tư của tôi.
Bác sĩ của tôi đã di tản vào đúng thời điểm tôi bắt đầu điều trị, vào tháng 2 năm 2022. Cô ấy chỉ quay lại vào tháng Năm. Lúc đó tôi cảm thấy rất tệ, nhưng đến cuối tháng 5, tôi bắt đầu trị liệu chuyên sâu. Giờ tôi cảm thấy khá hơn nhiều rồi! Khi tôi được chẩn đoán vào năm 2020, tôi được thông báo rằng mình sẽ có từ hai đến năm năm.
Tôi luôn thích tiếng Ukraine hơn, nhưng tôi buộc phải nói tiếng Nga vì hồi đó nói tiếng Ukraine không được phổ biến. Nó được coi là ngôn ngữ của dân làng.
Bảy năm rưỡi cuối cùng trong sự nghiệp của mình, tôi làm thủ thư tại Học viện Đại học Quốc gia Kyiv-Mohyla. Khi tôi phỏng vấn xin việc, họ nói với tôi nếu tôi muốn làm việc ở đó, tôi chỉ có thể sử dụng hai ngôn ngữ: tiếng Anh hoặc tiếng Ukraine. Vì vậy, tôi phải chuyển trở lại tiếng Ukraine ở tuổi 50, sau khi đã nói tiếng Nga trong suốt cuộc đời trưởng thành của mình.
Klara Rozkishna, 94 tuổi, đã có 40 năm giảng dạy hóa học ở Donetsk, miền đông Ukraine. Bà sống ở Kyiv với con gái:
Chúng tôi rời Donetsk vào ngày 29 tháng 5 năm 2014. Ngay khi nhìn thấy xe tăng Nga, chúng tôi đi ngay lập tức.
Donetsk từng là một thành phố xinh đẹp. Nơi đây được mệnh danh là thành phố triệu hoa hồng. Người ta sẽ nghĩ đó là thành phố của những người thợ mỏ, nhưng có rất nhiều hoa hồng! Chúng tôi từng sống ở trung tâm thành phố và tôi thích đi bộ dọc Đại lộ Pushkin. Nó rất xanh. Tôi và chồng tôi sống trong một ngôi nhà gần sông Kalmius. Đó là một nơi tuyệt đẹp, rất nhiều hoa!
Chúng tôi từ bỏ mọi thứ chúng ta có ở đó và khóa căn hộ của mình. Chồng tôi mất năm 2009 và được chôn cất ở Donetsk. Tôi thậm chí đã mua một chỗ cho mình ngay bên cạnh anh ấy. Nhưng nghĩa trang đã bị đánh bom. Vì đây không phải là một cuộc chiến. Đây là một lò mổ. Họ là những kẻ man rợ.
Nhưng không sao, Ukraine sẽ thắng - tôi chắc chắn như thế.
Tranh cãi quanh một tu viện. Lợi dụng Chính Thống Giáo, Nga vu cáo Kyiv, biện minh cho cuộc xâm lược
VietCatholic Media
05:02 16/03/2023
1. Các Giám mục Liên Hiệp Âu Châu bầu Chủ tịch mới và gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 22 tháng 3 tại Rome
Các Giám mục của Liên minh Âu Châu sẽ tập trung tại Rome từ 22 đến 24 tháng 3 năm 2023 để bầu Chủ tịch mới. Cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong bối cảnh của Đại hội đồng COMECE mùa xuân, trong chương trình nghị sự sẽ có buổi yết kiến Đức Thánh Cha Phanxicô và phiên đối thoại với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ý, Antonio Tajani.
Trong ngày đầu tiên của Đại hội đồng, vào Thứ Tư, ngày 22 tháng 3, các Đại biểu của Ủy ban các Hội đồng Giám mục Liên minh Âu Châu, gọi tắt là COMECE, sẽ bầu một Chủ tịch mới và bốn Phó Chủ tịch cho nhiệm kỳ 5 năm cho giai đoạn 2023 -2028.
Vị chủ tịch tương lai sẽ kế nhiệm Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, Tổng Giám mục của Luxembourg, người được bầu vào năm 2018 và nắm quyền điều hành COMECE trong thời kỳ được đánh dấu bởi những thách thức khó khăn như Brexit, đại dịch COVID-19 và cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
Bốn Phó Chủ tịch sẽ được bầu theo sự phân bố địa lý của các Hội đồng Giám mục Liên Hiệp Âu Châu. Cùng ngày, các Giám mục Liên Hiệp Âu Châu sẽ gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Lần gần đây nhất ngài tham dự Hội nghị COMECE là vào tháng 10 năm 2020. Nhân dịp đó, Đức Hồng Y Parolin đã chia sẻ sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các Giám mục Liên Hiệp Âu Châu nhân dịp kỷ niệm 40 năm COMECE.
Vào ngày thứ Năm, 23 tháng 3, tân Chủ tịch, cũng như tất cả các Đại biểu Giám mục Liên Hiệp Âu Châu và các thành viên của Ban Thư ký COMECE, sẽ được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp. Buổi tiếp kiến sẽ mang đến cơ hội chào đón để thảo luận với Đức Thánh Cha về một số chủ đề quan trọng nhất đối với Âu Châu, đặc biệt nhấn mạnh đến việc thúc đẩy hòa bình, về các chính sách tị nạn và di cư của Liên Hiệp Âu Châu và về cuộc bầu cử Nghị viện Âu Châu năm 2024.
Cùng ngày, các Giám mục Liên Hiệp Âu Châu cũng sẽ có cuộc gặp đối thoại với Ngài Alexandra Valkenburg, Đại sứ Liên Hiệp Âu Châu tại Tòa thánh. Vào buổi chiều, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh sẽ phát biểu trước các Giám mục của COMECE. Vào buổi tối, các ngài sẽ thăm Hội đồng Giám mục Ý và cử hành Thánh lễ với Đức Hồng Y Matteo Zuppi.
Vào thứ Sáu ngày 24 tháng 3, Hội đồng sẽ bầu Chủ tịch của các Ủy ban COMECE. Hiện tại, có ba Ủy ban: Các vấn đề pháp lý, Các vấn đề xã hội và Hành động đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu. Cuối cùng, Hội đồng COMECE sẽ có cuộc gặp đối thoại với ông Antonio Tajani, Bộ trưởng Ngoại giao Italia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Âu Châu và nguyên Chủ tịch Nghị viện Âu Châu.
Source:COMECE
2. Tổng thống Zelenskiy cho biết Ukraine tìm kiếm 'sự độc lập tinh thần'
Các hành động trừng phạt của Ukraine đối với một chi nhánh của Chính thống giáo có liên hệ với Nga là một phần trong nỗ lực đạt được “sự độc lập về tinh thần”, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết như trên trong bài phát biểu trước quốc dân đồng bào.
Zelenskiy và các nhà lãnh đạo Ukraine khác đã cáo buộc Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa phá hoại sự thống nhất của Ukraine và hợp tác với Mạc Tư Khoa.
Các nhà chức trách đã ra lệnh cho các thành viên của UOC rời khỏi cơ sở của nó trong khu phức hợp tu viện Pechersk Lavra 980 năm tuổi, khiến Thượng phụ Chính thống giáo Nga Kirill yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác giúp ngăn chặn điều mà ông ta gọi là một cuộc đàn áp tôn giáo.
“Một bước nữa để củng cố sự độc lập về tinh thần của chúng ta đã được thực hiện trong tuần này,” Zelenskiy nói trong bài phát biểu qua video hàng đêm của mình mà không đề cập trực tiếp đến lệnh trục xuất ở tu viện Pechersk Lavra.
Ông nói, người Ukraine đã phản ứng tích cực trước các diễn biến này.
Ông nói: “Chúng ta sẽ tiếp tục phong trào này. Chúng ta sẽ không cho phép nhà nước khủng bố có bất kỳ cơ hội nào để thao túng đời sống tinh thần của người dân chúng ta, phá hủy các đền thờ Ukraine hoặc đánh cắp các giá trị từ những đền thờ ấy.”
Kirill đã ủng hộ mạnh mẽ cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Trong lời kêu gọi của mình, ông kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo và các tổ chức quốc tế “nỗ lực hết sức để ngăn chặn việc đóng cửa tu viện”.
Kể từ tháng 10, Cơ quan An ninh Ukraine đã tiến hành khám xét các nhà thờ của UOC, áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các giám mục và những người ủng hộ tài chính của họ, đồng thời mở các vụ án hình sự đối với hàng chục giáo sĩ.
Chính thống giáo là tôn giáo chính ở Ukraine và Giáo Hội liên kết với Mạc Tư Khoa đã cạnh tranh để giành được các tín hữu với một Giáo Hội Chính thống độc lập, được thành lập sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991 và được Tòa Thượng Phụ Đại Kết Chính Thống Giáocông nhận vào năm 2018.
Bộ văn hóa Ukraine cho biết nhà thờ liên kết với Mạc Tư Khoa có thời hạn đến ngày 29 tháng 3 để rời khỏi khu phức hợp tu viện Pechersk Lavra.
Source:Reuters
3. Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov gửi thư cho những người đứng đầu Liên Hiệp Quốc và OSCE về việc quấy rối Giáo hội Chính thống giáo ở Ukraine
Vào ngày 14 tháng 3, Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov đã gửi thư tới Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc Csaba Korosi, Chủ tịch Văn phòng An ninh và Hợp tác Âu Châu, gọi tắt là OSCE, Bujar Osmani và Tổng thư ký OSCE Helga Maria Schmid về điều mà ông ta gọi là những vi phạm rõ ràng đối với quyền tự do hiến định của các tín hữu Chính thống giáo ở Ukraine.
Lavrov tố cáo rằng những vi phạm này xuất phát từ chính sách đàn áp của chế độ Kyiv nhằm tiêu diệt Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC. Ông Lavrov trích dẫn nhiều trường hợp sách nhiễu UOC như việc tịch thu hàng loạt các nhà thờ UOC và các biện pháp trừng phạt đối với các giám mục của Giáo hội Chính thống; tước quyền công dân Ukraine của một số giám mục và đe dọa tâm lý và thể chất đối với các giáo sĩ và giáo dân. Ông Lavrov coi hành động của chính quyền Ukraine là vi phạm trắng trợn các quyền của Kitô hữu Chính thống giáo và phân biệt đối xử với họ. Những hành động này vi phạm một số tài liệu pháp lý quốc tế được công nhận rộng rãi như Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Tuyên bố của Liên Hiệp Quốc về Xóa bỏ Mọi Hình thức Không khoan dung và Phân biệt đối xử Dựa trên Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng, v.v.
Lavrov tin rằng quyết định gần đây của chính quyền Kyiv về việc trục xuất UOC khỏi Kyiv-Pechersk Lavra là một nỗ lực đàn áp nhằm tước bỏ một trong những đền thờ chính của Giáo hội Chính thống giáo bằng một cái cớ xa vời. Trên thực tế, đây là đỉnh điểm của cuộc đàn áp nhắm vào Giáo hội Chính thống giáo ở Ukraine.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga kêu gọi các nhà lãnh đạo quốc tế đưa ra đánh giá nguyên tắc về các hành động bất hợp pháp của chế độ Ukraine liên quan đến UOC. Họ nên yêu cầu Kyiv ngừng đối xử tùy tiện và đàn áp Giáo hội Chính thống giáo, tuân thủ nghiêm ngặt các cam kết của mình theo các văn kiện quốc tế được công nhận rộng rãi và ngăn chặn việc trục xuất cưỡng bức các nhà sư khỏi Kyiv-Pechersk Lavra.
Theo cách giải thích của Tòa Thượng Phụ Đại Kết Constantinope, Kitô Giáo đến Ukraine trước khi đến Nga. Vào thế kỷ thứ 10, Tòa Thượng Phụ Constantinople đã bổ nhiệm một Tổng Giám Mục cho Kyiv và toàn Ukraine. Tòa Tổng Giám Mục đặt ở Kyiv. Nhưng đến thế kỷ 13 do bị Mông Cổ xâm lược, Tòa Tổng Giám Mục phải dời về Vladimir và sau đó dời sang Mạc Tư Khoa. Sau khi hết giặc Mông Cổ, Tòa Tổng Giám Mục lại đặt ở Kyiv.
Dân số Chính Thống Giáo tăng mạnh nên người Nga muốn tách riêng thành một Giáo Hội khác. Khu phức hợp Tu viện Kyiv-Pechersk Lavra nguyên là của Giáo Hội Chính Thống Ukraine, ngày nay gọi tắt là OCU. Năm 1688, Sa hoàng Nga đã tịch thu trao cho Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.
Bọn cầm quyền cộng sản đã quốc hữu hóa và trao cho Chính Thống Giáo trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa sử dụng theo hình thức thuê mướn miễn phí. Nay Bộ văn hóa Ukraine không cho thuê nữa, không thể coi là đàn áp tôn giáo. Đó là một vấn đề công bằng và hoàn toàn thuộc chủ quyền hợp pháp của một nước.
Source:Foreign Ministry Of Russia
Putin dồn dập tin buồn: 1.040 quân tử trận, cùng 23 chiến xa. Ukraine có vũ khí bí mật lợi hại.
VietCatholic Media
16:05 16/03/2023
1. Putin dồn dập tin buồn: 1.040 quân tử trận trong một ngày, cùng 12 xe tăng, 11 xe thiết giáp
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Năm 16 tháng Ba, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết “Quân xâm lược đang tập trung các nỗ lực chính vào các hướng Lyman, Bakhmut, Avdiivka, Maryinka và Shakhtarsk. Trong ngày qua, họ đã thực hiện hơn 75 cuộc tấn công vào các khu vực nói trên. Đối mặt với sự kháng cự quyết liệt từ phía quân phòng thủ Ukraine, các lực lượng Liên bang Nga tiếp tục áp dụng các chiến thuật khủng bố chống lại dân thường Ukraine, tấn công và pháo kích vào các khu vực đông dân cư bao gồm 29 cuộc không kích và 79 cuộc tấn công liên quan đến các hệ thống hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt.”
Suốt ngày, Kostiantynivka đang hứng chịu hỏa lực dữ dội từ quân Nga: họ nã pháo vào thành phố bằng Tornado-S và hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt Uragan. Sáu người bị thương, một trường học, 5 tòa nhà chung cư, 20 ngôi nhà riêng và 11 xe hơi dân sự đã bị hư hại.
Quân đội Nga đã thực hiện 88 cuộc tấn công vào khu vực Kherson vào ngày 15 tháng 3 và bắn 413 quả đạn từ pháo hạng nặng và hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt Grad, khiến 3 người bị thương.
Thứ trưởng Hanna Maliar nhắc cho mọi người nhớ rằng ngày này đúng một năm về trước, 16 tháng Ba, 2022 đã thả bom vào nhà hát lớn ở thành phố Mariupol giết chết ít nhất 300 người bất kể người dân đã vẽ những chữ trẻ em rất to ở bên ngoài nhà hát.
Tại thành phố Bakhmut, đang hứng chịu thương vong rất nặng đến mức họ đã ngưng các cuộc tấn công vào đêm 15 rạng sáng ngày 16 sau các tổn thất kinh hoàng.
Tình trạng hiện nay là quân Nga vẫn mở nhiều cuộc tấn công, nhưng không kéo dài như thường lệ. Do thương vong quá cao, các đơn vị không đủ quân số, phải gộp lại từ nhiều đơn vị khác nhau, dẫn đến thiếu sự phối hợp đồng bộ, kèn cựa, đùn đẩy. Quân Nga cũng tỏ ra khiếp đảm trước con số tử vong quá lớn, nên có khuynh hướng bỏ chạy về tuyến sau, ngay khi có điều kiện.
Lực lượng phòng vệ Ukraine đã tiêu diệt khoảng 162.560 binh sĩ Nga trong khoảng thời gian từ ngày 24 tháng 2 năm 2022 đến ngày 16 tháng 3 năm 2023, trong đó có 1.040 người chỉ trong ngày hôm qua.
Chỉ trong một ngày hôm qua, 1.040 binh sĩ Nga đã tử trận cùng với 12 xe tăng, 11 xe thiết giáp, 11 hệ thống pháo, 1 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 3 hệ thống phòng không; và một chiến đấu cơ Sukhoi 25.
Theo phát ngôn nhân của lực lượng tình báo quân đội Ukraine, các binh sĩ Ukraine đã bắn hạ một máy bay không người lái do Trung Quốc sản xuất gần thành phố Sloviansk ở miền đông Ukraine. Máy bay không người lái đã được phóng từ lãnh thổ do Nga kiểm soát trước khi bị lực lượng Ukraine bắn hạ từ độ cao thấp.
Máy bay không người lái đó là một chiếc Mặc Kim (Mugin-5, 穆金) một máy bay không người lái do công ty Mặc Kim của Trung Quốc sản xuất tại Hạ Môn trên bờ biển phía đông của Trung Quốc. Công ty đã xác nhận với CNN rằng chiếc UAV bị bắn rơi chính là máy bay do họ sản xuất, đồng thời nói rằng đó là điều “vô cùng đáng tiếc”.
Chiếc máy bay không người lái này có giá khoảng 15.000 Mỹ Kim trên các trang web thương mại điện tử của Trung Quốc, đã được trang bị thêm để mang theo một quả bom mà lực lượng Ukraine đã phá hủy.
Công ty Mặc Kim của Trung Quốc cho biết họ lên án việc sử dụng các sản phẩm của mình cho mục đích quân sự và đã ngừng bán cho Nga khi bắt đầu chiến tranh.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 16 Tháng Ba, 162.560 quân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Quân phòng thủ Ukraine đã phá hủy 3.504 xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga, 6.810 xe thiết giáp, 2.539 hệ thống pháo, 503 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt. Quân xâm lược cũng mất 265 hệ thống tác chiến phòng không, 305 máy bay chiến đấu, 289 máy bay trực thăng, 2.145 máy bay không người lái chiến thuật, 907 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 5.394 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 257 trang bị đặc biệt.
2. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh tiết lộ vũ khí bí mật lợi hại của Ukraine
Trong bản tin tình báo mới nhất được công bố ngày 16 tháng Ba,Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết về một vũ khí rất lợi hại của quân Ukraine. Toàn văn bản báo cáo như sau:
Trong tuần qua, các nỗ lực tấn công thị trấn Vuhledar của tỉnh Donetsk gần như chắc chắn đã bị chậm lại. Điều này diễn ra sau các cuộc tấn công thất bại lặp đi lặp lại, cực kỳ tốn kém trong ba tháng trước đó.
Một yếu tố khiến Nga tổn thất nặng nề trong khu vực này là việc Ukraine áp dụng thành công các hệ thống phá mìn chống tăng từ xa, gọi tắt là RAAM. RAAM là loại đạn pháo chuyên dụng có khả năng rải mìn xuyên giáp cách điểm bắn tới 17 km.
Trong một số trường hợp, Ukraine đã phóng mìn trên đường tiến công và cả ở phía sau các đơn vị của Nga, gây hỗn loạn khi các phương tiện của Nga cố gắng rút lui.
Thành công chiến thuật đáng chú ý duy nhất gần đây của Nga là ở khu vực Bakhmut, nơi chủ yếu là lực lượng lính đánh thuê của Tập đoàn Wagner, hiện đang có mối thù công khai với Bộ Quốc phòng Nga.
Có khả năng thực tế là Bộ Quốc phòng Nga của Nga đã khăng khăng muốn đạt được thành công ở Vuhledar, một phần vì họ muốn có thành công của chính mình để cạnh tranh với thành tích của Wagner.
3. Ukraine chế giễu vụ máy bay Nga biến mất ở 'Tam giác Bakhmut'
Trong bài phát biểu hàng đêm Tổng thống Zelenskiy đã vinh danh Lữ đoàn cơ giới số 93 vì đã chiến thắng oanh liệt trước lính Dù Nga và quân Wagner, và đã bắn hạ một chiếc Sukhoi 25 trị giá 11 triệu Mỹ Kim của Nga.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Mocks Russian Planes Disappearing in 'Bakhmut Triangle'“, nghĩa là “Ukraine chế giễu vụ máy bay Nga biến mất ở 'Tam giác Bakhmut'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Bộ Quốc phòng Ukraine đã chế giễu các lực lượng Nga trên Twitter hôm thứ Tư sau khi có thông tin cho rằng một máy bay ném bom thời Sukhoi 25 đã bị bắn hạ trên bầu trời gần Bakhmut.
Iryna Rybakova, sĩ quan báo chí của lữ đoàn cơ giới biệt lập 93 của Ukraine, nói với đài truyền hình Hromadske của Ukraine rằng lực lượng của Kyiv đã hạ gục một máy bay ném bom siêu thanh Sukhoi 25 của Nga gần Bakhmut. Trong một video về vụ việc được chia sẻ trên Telegram bởi Andriy Yermak, người đứng đầu văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, chiếc máy bay ném bom của Nga chìm trong lửa và khói. Đoạn video của Yermak cũng cho thấy phi công của chiếc máy bay đã kịp phóng ra khỏi đống đổ nát.
Trên Twitter, Bộ Quốc phòng Ukraine đã đăng video riêng về vụ việc, ghi lại khoảnh khắc chiếc máy bay Nga biến mất khỏi kiểm soát không lưu gần góc đông nam của Bakhmut.
“Nơi bí ẩn nhất ở Ukraine là tam giác Bakhmut, nơi máy bay Nga đã biến mất một năm nay…” Bộ Quốc Phòng Ukraine này viết.
Theo trang theo dõi vũ khí Oryx, Nga đã mất tổng cộng 352 máy bay kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine, bao gồm các máy bay, trực thăng hoặc phương tiện bay không người lái đã bị phá hủy, hư hỏng hoặc bị thu giữ trong chiến tranh.
Bakhmut đã phải đối mặt với một số trận chiến đẫm máu nhất trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Thành phố công nghiệp ở khu vực Donetsk phía đông Ukraine đã nằm trong tầm ngắm của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong nhiều tháng và các quan chức Mạc Tư Khoa tuyên bố rằng việc chiếm được Bakhmut sẽ giúp họ có một con đường trực tiếp đến các thành phố lớn khác.
Cả hai bên đều chịu tổn thất nặng nề trong trận chiến, kể cả khi các quan chức Ukraine tuyên bố hôm thứ Hai rằng quân đội của họ đã giết chết 710 quân nhân Nga trong 24 giờ trước đó. Nga tuyên bố hôm Chúa Nhật rằng 220 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng trong một ngày giao tranh ở khu vực Donetsk.
Một binh sĩ Ukraine đã mô tả cuộc giao tranh ở Bakhmut là những người lính Nga “bị đưa đến chỗ chết” trong một cuộc phỏng vấn với The Kyiv Independent công bố hôm thứ Tư. Theo Volodymyr, 54 tuổi, họ được giữ kín vì lý do an toàn, lực lượng của Kyiv đôi khi không được trang bị đầy đủ để đáp trả các cuộc tấn công bằng pháo và pháo kích của Nga.
Phía Nga cho rằng trận chiến giành Bakhmut dường như sắp kết thúc, bao gồm các báo cáo từ nhà tài chính của Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin, người cho biết lính đánh thuê của ông đã chiếm được một ngôi làng nhỏ của Ukraine ở phía tây bắc thành phố hôm thứ Tư. Các hãng tin Nga cũng tuyên bố rằng hàng trăm binh sĩ Ukraine đã bị mắc kẹt trong các đường hầm ở Bakhmut trong cuộc giao tranh hôm thứ Tư, mặc dù Newsweek không thể xác minh độc lập các báo cáo.
4. Quan chức quân sự hàng đầu của Mỹ cho biết những tiến bộ nhỏ nhoi của Nga ở Bakhmut đang đến “với chi phí lớn”
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley cho biết hôm thứ Tư rằng Nga đang thực hiện “những bước tiến chiến thuật nhỏ” xung quanh thành phố Bakhmut của Ukraine, nhưng “với cái giá rất đắt”.
Ông Milley cho biết hiện tại đang có giao tranh dữ dội trong và xung quanh thành phố phía đông, nhưng ở những nơi khác trên chiến tuyến, đã có “các cuộc trao đổi pháo binh đáng kể, nhưng không bên nào đạt được lợi thế cơ động đáng kể”.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã cảnh báo rằng việc Nga chiếm được Bakhmut sẽ mang lại cho họ một “con đường rộng mở” để chiếm các thành phố quan trọng khác của Ukraine ở phía đông.
Hơn một năm sau khi cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu, Milley cho biết các binh sĩ Nga đã bị ném vào cuộc chiến mà không có “bất kỳ sự phối hợp và chỉ đạo đồng bộ nào”.
Ông nói: “Nga tiếp tục phải trả giá đắt bằng sinh mạng và thiết bị quân sự cho sự lựa chọn tiếp tục chiến tranh của mình.
5. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hoan nghênh sự dũng cảm và kiên trì của những người lính Ukraine chiến đấu ở Bakhmut
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin cho biết hôm thứ Tư rằng ông hoan nghênh “lòng dũng cảm” và “sự kiên trì” của những người lính Ukraine đang chiến đấu ở Bakhmut.
“Họ đã làm rất tuyệt vời... Tôi nghĩ rằng người Nga đã cố gắng chiếm Bakhmut trong khoảng bảy tháng hoặc lâu hơn nhưng họ đã không thành công– và đó là nhờ sự siêng năng, cam kết, tập trung của những người lính Ukraine” Austin nói.
Ông nói thêm rằng bất kỳ quyết định nào về việc các lực lượng Ukraine nên ở lại thành phố phía đông hay được tái bố trí sẽ do Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đưa ra.
“Vấn đề mà tôi sẽ đưa ra là nếu anh ấy thực hiện lời kêu gọi tái định vị vào một thời điểm nào đó, điều đó không có nghĩa là cuộc chiến đã thua. Điều đó có thể có nghĩa là, và có thể sẽ có nghĩa là anh ấy đang định vị để duy trì lợi thế,” Austin nói thêm.
6. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken nói rằng sự việc máy bay không người lái với Nga “đang được điều tra”
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết hôm thứ Tư rằng việc Nga bắn hạ một máy bay không người lái của Hoa Kỳ trên Hắc Hải “đang được điều tra.”
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Addis Ababa, Ethiopia, Blinken từ chối nói về động cơ hoặc ý định đằng sau vụ việc, nói rằng ông sẽ để cuộc điều tra được tiến hành.
“Điều tôi có thể nói rất rõ ràng là đây là một hành động liều lĩnh và không an toàn,” Blinken nói.
Blinken cho biết Mỹ đang “phối hợp chặt chẽ” với các đồng minh và đối tác về vấn đề này.
7. Phần Lan nói: Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định về tư cách thành viên NATO của chúng tôi
Tổng thống Phần Lan, Sauli Niinistö, cho biết ông hy vọng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdoğan, sẽ cho ông biết liệu Thổ Nhĩ Kỳ có tán thành đơn xin gia nhập NATO của quốc gia Bắc Âu hay không khi hai bên gặp nhau tại Ankara vào cuối tuần này.
“Tôi được biết rằng một khi Tổng thống Erdoğan đưa ra quyết định liên quan đến việc phê chuẩn tư cách thành viên NATO của Phần Lan, ông ấy mong muốn được gặp và thực hiện lời hứa trực tiếp từ tổng thống này sang tổng thống khác,” Niinistö nói với Reuters hôm thứ Tư.
Thông tin này được đưa ra khi Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson phát biểu trong chuyến thăm Berlin rằng ông hy vọng việc gia nhập NATO của nước ông sẽ được Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn ngay sau cuộc tổng tuyển cử dự kiến vào tháng 5.
Thủ tướng Đức, Olaf Scholz, nói với các phóng viên rằng việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh quân sự là rất quan trọng “đối với an ninh của chúng ta”. Cả hai quốc gia năm ngoái đã từ bỏ hàng chục năm không liên kết quân sự trong một sự thay đổi chính sách lịch sử được kích hoạt bởi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, đồng thời đệ trình các đơn xin gia nhập NATO.
Quốc hội Phần Lan trong tháng này đã thông qua một đạo luật áp đảo cho phép nước này gia nhập NATO, làm tăng cơ hội nước này trở thành thành viên của liên minh phòng thủ xuyên Đại Tây Dương.
Những nước tham gia phải được tất cả 30 thành viên hiện có chấp thuận và trong khi cả hai đơn xin vẫn đang chờ sự chấp thuận từ Hung Gia Lợi và Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển phải đối mặt với sự phản đối từ Ankara về tuyên bố họ đang chứa chấp những gì Thổ Nhĩ Kỳ coi là thành viên của các nhóm khủng bố.
Sự chấp thuận của quốc hội không có nghĩa là Phần Lan sẽ tự động gia nhập NATO sau khi Thổ Nhĩ Kỳ và Hung Gia Lợi phê chuẩn đơn gia nhập của họ, nhưng dự luật phải được tổng thống ký thành luật trong vòng ba tháng, đặt ra thời hạn về thời gian có thể chờ đợi.
Thủ tướng theo chủ nghĩa dân tộc của Hung Gia Lợi, Viktor Orbán, đã nhiều lần trì hoãn một cuộc bỏ phiếu của quốc hội về đơn xin gia nhập NATO, cáo buộc Phần Lan và Thụy Điển truyền bá “những lời dối trá trắng trợn” về tình trạng dân chủ và pháp quyền ở Hung Gia Lợi.
Tuy nhiên, một cuộc bỏ phiếu ở Budapest vẫn có khả năng diễn ra trước cuối tháng Ba. Erdoğan, trong khi đó, cho biết đất nước của ông sẵn sàng chấp thuận đơn ghi danh của Phần Lan nhưng vẫn có sự dè dặt mạnh mẽ đối với Thụy Điển.
Đầu tháng này, Ankara cho biết các cuộc đàm phán với Phần Lan và Thụy Điển sẽ nối lại sau khi các cuộc đàm phán với Thụy Điển bị đình trệ do tranh cãi về các cuộc biểu tình diễn ra ở Stockholm, trong đó có vụ đốt kinh Qur'an trước đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, Mevlüt Çavuşoğlu, cho biết Thụy Điển vẫn chưa hoàn thành các nghĩa vụ của mình theo một bản ghi nhớ được ký vào năm ngoái và Ankara “sẽ không thể” chấp thuận đề xuất của Thụy Điển với NATO trước khi nước này thực hiện.
NATO cho biết họ hy vọng cả hai quốc gia Bắc Âu sẽ là thành viên kịp thời cho hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius, Lithuania, dự kiến vào ngày 11 tháng 7.
8. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ nói rằng ông hy vọng “sự hỗ trợ của lưỡng đảng” cho Ukraine sẽ tiếp tục
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đã được hỏi hôm thứ Tư về những bình luận của các ứng cử viên tổng thống tiềm năng rằng ủng hộ Ukraine không nên là ưu tiên hàng đầu và liệu ông có lo ngại rằng những lời hùng biện bầu cử có thể làm suy yếu sự ủng hộ của Mỹ đối với Ukraine trong tương lai hay không.
Austin nói rằng anh ấy nhận thấy “sự ủng hộ của lưỡng đảng” đối với việc cung cấp hỗ trợ an ninh cho Ukraine trong suốt cuộc xung đột “cho đến thời điểm này.”
“Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ tiếp tục thấy điều đó trong tương lai. Chúng ta đã nghe một số nhà lãnh đạo cấp cao ở cả hai phía nói như vậy, và vì vậy tôi hy vọng điều đó sẽ tiếp tục,” Austin nói.
“Ukraine không chỉ quan trọng đối với Ukraine hay Hoa Kỳ, nó quan trọng đối với thế giới. Đây là về trật tự quốc tế dựa trên luật lệ,” ông nói thêm.
Ông lưu ý rằng các quốc gia từ khắp nơi trên thế giới “tiếp tục quay trở lại” các cuộc họp của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine.
“Họ tiếp tục quay trở lại và họ tiếp tục làm việc chăm chỉ để bảo đảm rằng Ukraine có được mọi thứ cần thiết để thành công. Và đó sẽ vẫn là trọng tâm của chúng ta,” ông nói.
9. Mỹ không chắc máy bay phản lực Nga va chạm với máy bay không người lái là do cố ý
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley cho biết Hoa Kỳ không biết liệu máy bay chiến đấu của Nga có cố tình va chạm máy bay không người lái của Mỹ trên Hắc Hải hay không.
Ông cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư rằng đây là điều mà các quan chức đang xem xét, đồng thời cho biết thêm rằng ông đã lên lịch một cuộc điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nga để thảo luận về điểm đó, cùng nhiều vấn đề khác.
“Chúng ta biết rằng vụ đánh chặn là có chủ ý, chúng ta biết rằng hành vi gây hấn là có chủ ý, chúng ta cũng biết rằng hành vi đó rất thiếu chuyên nghiệp và rất không an toàn,” Milley nói.
Đối với sự va chạm giữa máy bay phản lực và máy bay không người lái, Milley nói “vẫn còn phải xem xét là họ có cố ý làm như thế hay không.”
Tuy nhiên, Milley cho biết Hoa Kỳ có “bằng chứng tuyệt đối về việc tiếp xúc và đánh chặn.”
Các quan chức Mỹ cho biết hai máy bay phản lực của Nga đã đổ nhiên liệu vào máy bay không người lái MQ-9 của Mỹ hôm thứ Ba trong không phận quốc tế. Sau đó, một máy bay phản lực “đã va vào máy bay MQ-9, dẫn đến một tai nạn”, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cho biết.
Nga đã phủ nhận rằng họ đã va chạm trực tiếp với máy bay không người lái.
Đề cập đến việc máy bay phản lực của Nga đổ nhiên liệu lên máy bay không người lái của Mỹ, Milley nói, “Không còn nghi ngờ gì nữa, đó là chuyện cố ý, còn sự va chạm của máy bay, cố ý hay không, tôi không chắc lắm.”
10. Nga “hết khả năng” ở Ukraine sau hơn một năm xâm lược
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cho biết hôm thứ Tư sau cuộc họp của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine rằng Nga đang “cạn kiệt khả năng” sau khi xâm lược Ukraine hơn một năm trước.
“Nga đã phải phụ thuộc vào Iran và Triều Tiên và phải sử dụng các thiết bị có từ Thế chiến II,” Austin nói. “Vì vậy, Nga đang cạn kiệt năng lực và cạn kiệt bạn bè”.
Ông cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin “hiện đã có bằng chứng đáng tin cậy trong suốt một năm qua rằng Hoa Kỳ và Nhóm Liên lạc sẽ ủng hộ quyền tự vệ lâu dài của Ukraine.”
“Nhưng Putin vẫn hy vọng rằng ông ấy có thể làm suy yếu Ukraine và chờ đợi chúng ta,” ông nói thêm. Vì vậy, chúng ta không thể từ bỏ, và chúng ta sẽ không.
11. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết ông đã nói chuyện qua điện thoại với Bộ trưởng Quốc phòng Nga
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cho biết hôm thứ Tư, ông đã nói chuyện điện thoại với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu sau một cuộc tranh cãi khiến một máy bay không người lái của Mỹ bị rơi ở Hắc Hải.
Ông không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào về cuộc trò chuyện.
Austin cho biết hai máy bay phản lực của Nga đã đổ nhiên liệu vào máy bay không người lái MQ-9 của Hoa Kỳ đang “tiến hành các hoạt động thường lệ” vào hôm thứ Ba trong không phận quốc tế. Sau đó, một máy bay phản lực “đã va vào máy bay MQ-9 của chúng ta, dẫn đến một vụ tai nạn”. Nga đã phủ nhận rằng họ đã va chạm trực tiếp với máy bay không người lái.
Bộ trưởng cho biết máy bay Nga đã có “hành vi nguy hiểm, liều lĩnh và thiếu chuyên nghiệp trong không phận quốc tế trên Hắc Hải”.
Vụ việc là một phần của mô hình hành vi “hung hăng, mạo hiểm và không an toàn” từ Nga, Austin nói thêm.
GH Ba Lan mạnh mẽ bảo vệ thanh danh Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Khi nào ĐTC về thăm quê hương?
VietCatholic Media
17:04 16/03/2023
1. Một số lãnh tụ chính trị thuộc hàng quan trọng nhất tại Á Căn Đình xin Đức Thánh Cha Phanxicô về thăm quê hương.
Trong số những người ký vào lá thư thỉnh nguyện trên đây, công bố hôm 13 tháng Ba vừa qua, đúng ngày kỷ niệm 10 năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô, có Tổng thống Alberto Fernández, cựu Tổng thống và bà đương kim Phó Tổng thống Cristina Fernández de Kirchner, và cả Thị trưởng thành Buenos Aires, thuộc phe đối lập, cũng như ứng viên Tổng thống Horacio Rodríguez Larreta. Ngoài ra cũng có nhiều vị tỉnh trưởng, các nhà lập pháp, bộ trưởng, lãnh tụ công đoàn, các giáo sư đại học và nghệ nhân.
Lá thư có đoạn viết: “Nhân dịp kỷ niệm 10 năm Giáo hoàng của ngài, chúng ta, những người Á Căn Đình nam nữ, thuộc các lãnh vực khác nhau của đời sống công cộng, thuộc các nguồn gốc khác nhau về tôn giáo, chính trị và ý thức hệ, chúng ta muốn bày tỏ lòng ngưỡng mộ và sự gần gũi đối với công việc của ngài trong việc bênh vực nhân loại”.
“Mặc dù chúng ta cầu mong và nóng lòng chờ đợi cuộc viếng thăm của ngài, chúng ta tin tưởng nơi sự khôn ngoan của ngài để đồng ý và cho biết khi nào”.
Tại Á Căn Đình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể bị lợi dụng về chính trị, trong một nước, từ hai thập niên, bị chia rẽ giữa phe theo chính trị Kirchner và phe đối nghịch. Theo các chuyên gia, Đức Giáo Hoàng Phanxicô hoãn lại cuộc viếng thăm để tránh cho sự hiện diện của ngài bị lợi dụng về mặt chính trị.
Trong các cuộc phỏng vấn những ngày qua, nhân kỷ niệm 10 năm Giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn tuyên bố ngài muốn về thăm Á Căn Đình, nhưng sẽ không về trong năm nay, vì có cuộc tổng tuyển cử vào tháng Mười.
Cựu Tổng thống Macri không ký tên vào lá thư trên đây, cũng như đại biểu quốc hội thuộc phe hữu, ông Javier Milei, một trong những người được coi là có cơ may trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Mười. Lý do tại sao họ không ký không được phổ biến.
2. Giáo hội Ba Lan bảo vệ việc phong thánh cho Đức Gioan Phaolô sau các cáo buộc che dấu tội lỗi lạm dụng
Các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ba Lan hôm thứ Ba bênh vực việc phong thánh cho Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II và tiến trình phong thánh nhanh chóng để đáp lại một bản tin trên truyền hình Ba Lan cáo buộc rằng ngài đã che đậy các vụ lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ khi còn là tổng giám mục ở Ba Lan.
Các số liệu của Giáo hội Ba Lan cũng cho biết rằng một ủy ban gồm các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau — luật sư, bác sĩ, nhà tâm lý học và nhà sử học — sẽ sớm được thành lập để điều tra các trường hợp giáo sĩ lạm dụng trẻ vị thành niên trong quá khứ.
Một báo cáo vào tuần trước trên TVN24, thuộc sở hữu của công ty Warner Bros. Discovery của Hoa Kỳ, đã nêu tên ba linh mục mà họ cho rằng Đức Gioan Phaolô II đã chuyển không trừng phạt đến nơi đến chốn trong những năm 1970 sau khi họ bị buộc tội lạm dụng trẻ vị thành niên. Báo cáo trích dẫn các tài liệu mật của cộng sản.
Phát biểu sau cuộc họp kéo dài hai ngày của toàn thể các Giám mục, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng - mặc dù nhanh chóng một cách bất thường - quá trình dẫn đến việc tuyên bố Đức Gioan Phaolô người Ba Lan là một vị thánh đã được thực hiện với sự cẩn trọng và trung thực tối đa và phản ánh lòng kính trọng chung mà ngài được hưởng trên cương vị giáo hoàng..
Đức Gioan Phaolô II được tôn kính ở quốc gia chủ yếu là Công Giáo Rôma vì vai trò của ngài trong việc giúp lật đổ chủ nghĩa cộng sản và chấm dứt sự thống trị của Mạc Tư Khoa ở Ba Lan và khu vực Đông Âu. Báo cáo của TVN đã gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi trên toàn quốc vào thời điểm Ba Lan đang phải trải qua những căng thẳng với Nga sau khi ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến bảo vệ đất nước.
Đức Tổng Giám Mục Grzegorz Rys cho biết “mọi trang” trong văn khố của Giáo hội trong quá trình bắt đầu ngay sau khi Đức Gioan Phaolô qua đời vào năm 2005 và dẫn đến việc phong thánh cho ngài vào năm 2014 đã được kiểm tra. Đức Karol Wojtyla làm tổng giám mục Krakow từ năm 1964 đến năm 1978, khi ngài trở thành Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Đức Cha Rys nhấn mạnh rằng các tài liệu thời cộng sản cáo buộc lạm dụng nên được đọc một cách thận trọng với sự hiểu biết về thời đại.
Các nhà lập pháp Ba Lan đã thông qua một nghị quyết nhằm bảo vệ thanh danh Đức Cố Giáo Hoàng.
Trong một thông cáo, các giám mục Ba Lan đã kêu gọi việc tưởng nhớ “một trong những người Ba Lan vĩ đại nhất” cần được tôn trọng trước “những nỗ lực chưa từng có nhằm làm mất uy tín con người và di sản của Thánh Gioan Phaolô II.”
Tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ đã được dùng làm chiêu bài để tấn công hàng giáo phẩm Công Giáo. Người kế vị trực tiếp của Thánh Gioan Phaolô II, là Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, người có lập trường rất nghiêm khắc và đã trục xuất hàng trăm linh mục lạm dụng, đã bị quy trách nhiệm vì đã giải quyết bốn trường hợp khi ngài còn là tổng giám mục Munich tại quê hương Đức của ngài. Tất cả các cáo buộc này đều đã bị bác bỏ. Tuy nhiên, các cáo buộc này đã khiến Đức Bênêđictô XVI rất đau lòng.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bị cáo buộc về việc không phản ứng trước các trường hợp lạm dụng của các linh mục ở quê hương Á Căn Đình và Chí Lợi, khi còn là giám mục và sau đó là giáo hoàng
Source:AP
3. Caritas Áo: 8,8 triệu người Syria bị thương tổn vì động đất
Chủ tịch tổ chức Caritas Áo, ông Landau, cho biết trận động đất cách đây một tháng, ở vùng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã làm thương tổn 8 triệu 800.000 người tại Syria, và tình trạng vẫn rất đáng lo ngại.
Ông Landau cũng cho biết thiệt hại vật chất trực tiếp được ước lượng vào khoảng hơn 5 tỷ Euro. Ông nói: “Giả sử không có động đất, thì cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Syria đã ở mức độ trầm trọng rồi. Từ 12 năm nay, chiến tranh đã tạo nên đau khổ vô cùng cho các nạn nhân và dân chúng, nền kinh tế xuống dốc trầm trọng, trong khi vật giá tăng vọt: nạn nghèo đói là thực tại hằng ngày của nhiều người dân Syria. Một giới răn về tình người là không để dân chúng tiếp tục ở trong tình trạng như vậy”.
Ông Landau kêu gọi chính quyền Áo tiếp tục gia tăng mức độ trợ giúp nhân đạo và cộng tác phát triển giúp Syria.
Ông Andreas Knapp, Tổng thư ký đặc trách ngoại viện của Caritas Áo, cho biết tổng cộng có 13 triệu 760.000 người Syria phải rời bỏ quê hương của họ vì lý do chiến tranh. Trong số những người đó, có 9 triệu người sống dưới mức nghèo đói. Ngoài ra, 12 triệu người Syria chịu đau khổ vì đói, và 550.000 trẻ em bị suy dinh dưỡng thường xuyên. Trước động đất, có tới 15 triệu 300.000 người Syria phải sống nhờ trợ giúp nhân đạo. Có 2 triệu 400.000 trẻ em không được cắp sách đến trường trong năm 2021. Tình trạng này càng đen tối hơn với thời gian.
Cuộc động đất ngày 06 tháng Hai vừa qua đã làm cho 6.000 người Syria bị thiệt mạng, hàng chục ngàn người bị thương, và tổng cộng có 8 triệu 800.000 người bị thương tổn vị động đất.
Ông Knapp cũng nói rằng: Caritas Áo cùng với các tổ chức đối tác ở địa phương đã thiết lập khoảng 20 nơi trú ngụ cho những người bị mất gia cư, và giúp cung cấp lương thực, chăn mền, nệm, các đồ vệ sinh và thuốc men cho hơn 90 nơi ở thành Aleppo và một số nơi khác. Ông nói thêm rằng để việc cứu trợ được mau lẹ và hữu hiệu hơn, các giới hữu trách cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp giảm bớt cấm vận từ Âu Mỹ. Các biện pháp này cho chuyển đồ cứu trợ tới Syria dễ dàng hơn, nhưng vẫn chưa cho chuyển tiền vào nước này, khiến có việc cứu trợ vẫn rất khó khăn.
Máy bay MQ-9 Reaper của Mỹ lợi hại ra sao? Tại sao Ukraine muốn có F16? So sánh giữa F16 và Mig29
VietCatholic Media
22:05 16/03/2023
1. MQ-9 Reaper: Máy bay không người lái của Mỹ va chạm với máy bay Nga là gì và nó được sử dụng như thế nào?
Lực lượng không quân Hoa Kỳ vận hành một số máy bay không người lái, gọi tắt là UAV, trong đó MQ-9 Reaper là phổ biến nhất
Vụ va chạm giữa máy bay chiến đấu Nga với máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ trên Hắc Hải đã làm dấy lên lo ngại về sự leo thang trong cuộc xung đột ở Ukraine. Các cuộc chạm trán gần giữa máy bay phương Tây và Nga không phải là điều bất thường, nhưng vụ việc hôm thứ Ba đã làm tăng rủi ro vì nó khiến các quan chức Mỹ phải hạ cánh máy bay không người lái xuống biển.
Việc sử dụng máy bay không người lái hoặc phương tiện bay không người lái trong và xung quanh các khu vực chiến tranh đã diễn ra trong nhiều thập kỷ. Đây là những gì chúng ta biết về MQ-9 Reaper và cách nó được triển khai theo truyền thống:
MQ-9 Reaper là gì?
MQ-9 Reaper là loại máy bay không người lái cỡ lớn do nhà thầu quân sự General Atomics sản xuất. Nó được điều khiển từ xa bởi một nhóm hai người, bao gồm một phi công và một thành viên phi hành đoàn vận hành các cảm biến và hướng dẫn vũ khí.
Máy bay dài 11 mét với sải cánh hơn 22 mét. Lực lượng không quân Hoa Kỳ cho biết mục đích sử dụng chính của nó là “thu thập thông tin tình báo”, đồng thời nêu bật “khả năng độc đáo để thực hiện” các cuộc tấn công chính xác nhằm vào “các mục tiêu có giá trị cao và nhạy cảm với thời gian”. Reaper có thể mang tới 16 hỏa tiễn Hellfire, tương đương với tải trọng của một trực thăng Apache.
Reaper, giống như các UAV khác, có thể bay ở độ cao 50.000 ft hay 15 km và có thể lảng vảng trên các mục tiêu trong khoảng 24 giờ, khiến chúng trở nên hữu ích cho các nhiệm vụ do thám. Điều quan trọng là, tất cả những điều này xảy ra với một phi hành đoàn vẫn có trụ sở tại Hoa Kỳ, tránh xa nguy hiểm.
Trong năm dương lịch 2018, MQ-9 Reapers đã bay tổng cộng 325.000 giờ cho lực lượng không quân Mỹ, 91% trong số đó là hỗ trợ các hoạt động chiến đấu.
Máy bay không người lái phổ biến như thế nào?
UAV đã được sử dụng thường xuyên từ năm 1995, khi tiền thân của Reaper, là Predator, được triển khai để hỗ trợ các cuộc không kích của NATO ở Serbia. Predator nổi tiếng trong các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, nơi nó nổi tiếng vì đã gây ra một số lượng lớn thương vong trong cái gọi là “các cuộc tấn công chính xác”.
Predator đã nghỉ hưu vào năm 2017, khi Reaper trở thành máy bay không người lái chính của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ.
Việc sử dụng UAV hiện phổ biến đến mức vào năm 2017, lực lượng không quân Hoa Kỳ có nhiều việc làm cho người điều khiển máy bay không người lái hơn bất kỳ loại phi công nào khác. Vào thời điểm đó, có 1.000 phi công lái máy bay không người lái so với 889 phi công lái máy bay vận tải C-17 và 803 phi công lái máy bay F-16.
Máy bay không người lái được sử dụng như thế nào?
Máy bay không người lái Reaper được Mỹ triển khai tới khu vực Hắc Hải chỉ được sử dụng để do thám. Tuy nhiên, năm ngoái truyền thông Mỹ đưa tin rằng lực lượng không quân Mỹ đang xem xét trao các máy bay không người lái Reaper cũ hơn cho Ukraine. Những lo ngại về việc chuyển giao công nghệ nhạy cảm và nguy cơ một số bị bắn hạ đã khiến các cuộc trò chuyện đó bị đóng băng.
Việc sử dụng UAV bên ngoài các vùng chiến sự - vốn được đẩy mạnh dưới thời cựu tổng thống Mỹ Barack Obama - đã gây tranh cãi. Theo Cục Báo chí Điều tra, gọi tắt là BIJ, đã có tổng cộng 563 cuộc tấn công, phần lớn bằng máy bay không người lái, ở Pakistan, Somalia và Yemen trong hai nhiệm kỳ của Obama, so với 57 cuộc tấn công dưới thời George W Bush. BIJ ước tính có khoảng 384 đến 807 dân thường thiệt mạng.
Vào năm 2019, tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ là Donald Trump đã hủy bỏ chính sách thời Obama yêu cầu tình báo Hoa Kỳ công bố số lượng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái bên ngoài các vùng chiến sự
Những quốc gia nào sử dụng máy bay không người lái Reaper?
Không quân Hoa Kỳ cho đến nay là người mua máy bay không người lái Reaper lớn nhất. Theo Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Hoa Kỳ, lực lượng không quân đã ký hợp đồng với 366 chiếc Reaper kể từ năm 2007, với chi phí trung bình là 28 triệu USD một chiếc.
Vương quốc Anh cũng đã triển khai Reaper và tiền thân của nó là Predator để hỗ trợ các hoạt động của họ trong một số năm. Không quân Hoàng Gia Anh, hay RAF, hiện có chín Reaper đang hoạt động, với một số lượng khác đang được đặt hàng.
Giống như Mỹ, Vương quốc Anh đã tăng tốc sử dụng máy bay không người lái Reaper trong thập kỷ qua. Trong bốn năm chiến tranh chống lại Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria từ 2014-2018, Vương quốc Anh đã triển khai máy bay không người lái Reaper trong hơn 2.400 nhiệm vụ – gần hai nhiệm vụ mỗi ngày.
Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Nhật Bản và Hà Lan cũng vận hành máy bay không người lái Reaper.
Nhiều quốc gia khác đã triển khai UAV với các thiết kế khác nhau. Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ đã phát triển các chương trình của riêng họ, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng máy bay không người lái mạnh mẽ chống lại các nhóm người Kurd ở nước họ và miền bắc Iraq.
Trung Quốc đã bắt đầu cung cấp máy bay không người lái của riêng mình cho một loạt quốc gia, bao gồm Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, Ai Cập, Nigeria, Ả Rập Saudi và Iraq, mặc dù không phải quốc gia nào cũng có thể triển khai những gì họ đã mua.
2. Máy bay chiến đấu mới nhất của Ukraine so với F-16 'Chim ưng chiến đấu' của Mỹ
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki hôm thứ Ba cho biết việc chuyển giao máy bay chiến đấu MiG-29 của Ba Lan cho Ukraine “có thể xảy ra trong vòng từ 4 đến 6 tuần tới”. Ba Lan cần một vài tuần để tân trang các chiến đấu cơ này, và quan trọng hơn, là trang bị thêm các hệ thống phóng hỏa tiễn không đối không.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine's Newest Fighter Jet Compared to U.S. F-16 'Fighting Falcon'“, nghĩa là “Máy bay chiến đấu mới nhất của Ukraine so với F-16 'Chim ưng chiến đấu' của Mỹ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki hôm thứ Ba cho biết nước ông có thể cung cấp cho Ukraine các máy bay chiến đấu MiG-29 “trong vòng 4 đến 6 tuần tới”, cùng ngày một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng Hoa Kỳ gửi thư cho Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin kêu gọi ông gửi máy bay chiến đấu F-16 tới Ukraine.
Việc bổ sung bất kỳ máy bay chiến đấu nào sẽ tạo động lực cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, người đã công khai kêu gọi các đồng minh phương Tây của mình trong nhiều tháng cung cấp máy bay cho quân đội của ông để hỗ trợ cuộc chiến của Ukraine chống lại lực lượng của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Mặc dù Hoa Kỳ đã cung cấp cho Ukraine những vũ khí mạnh mẽ như Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, và hỏa tiễn Javelin—cũng như xe tăng M1 Abrams đã hứa hẹn—Tổng thống Joe Biden cho đến nay vẫn phản đối việc trao F-16 cho Ukraine.
Khi so sánh MiG-29 với F-16 “Chim ưng chiến đấu”, Guy McCardle, biên tập viên của tờ Báo cáo Lực lượng Hoạt động Đặc biệt, gọi tắt là SOFREP, nói với Newsweek rằng trong khi MiG-29 tạo cho ông những “ấn tượng” nhất định, có một số điểm khác biệt chính giữa MiG-29 và F-16.
MiG-29, lấy tên từ nhà phát triển của nó, phòng thiết kế Nga Mikoyan, được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1970 trước khi được đưa vào phục vụ không quân Liên Xô vào năm 1983.
Còn được gọi là “Fulcrum”, MiG-29 là một phần của lớp máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào những năm 1970 và 1980 và tiếp tục được sử dụng cho đến ngày nay. F-16 cũng là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, được đưa vào sử dụng năm 1979. Được phát triển bởi General Dynamics cho Lực lượng Không quân Hoa Kỳ, Chim ưng chiến đấu F16 hiện đang được quân đội của hơn hai chục quốc gia sử dụng.
“Các phi công Mỹ sẽ coi khả năng cơ động ở tốc độ thấp của MiG-29 Fulcrum và hệ thống quan sát gắn trên mũ là hai trong số những khía cạnh ấn tượng của loại máy bay này,” McCardle nói.
Ông nói thêm rằng trong khi MiG-29 có “khả năng hướng mũi vượt trội” khi bay ở tốc độ dưới 200 hải lý một giờ, thì F-16 “vượt trội” về khả năng như vậy ở tốc độ trên 200 hải lý.
Ông nói: “Tỷ lệ quay đầu trên F-16 tốt hơn đáng kể”.
McCardle, cũng là một cựu chiến binh 16 năm của Quân đội Hoa Kỳ, nói rằng những người Mỹ đã bay Fulcums đã báo cáo rằng “tầm nhìn của chúng gần như không tốt bằng F-16”.
“Họ tuyên bố rằng các phi công F-16 có thể quan sát phía sau dễ dàng, trong khi phi công Mig-29 không thể nhìn về phía sau khi quay đầu trong buồng lái. Đây là một bất lợi rõ ràng trong việc phát hiện ra đối phương. Để đạt được tốc độ siêu thanh, chiếc MiG-29 không có thùng nhiên liệu chính giữa của nó. Điều này hạn chế đáng kể phạm vi và khoảng thời gian chúng có thể thực hiện các phi vụ.”
Bất chấp mọi lợi thế mà F-16 có thể có so với Mig-29, nhiều người Ukraine trên mạng xã hội đã ca ngợi tin tức đến từ Ba Lan.
“Ba Lan sẵn sàng bàn giao máy bay chiến đấu MiG-29 cho Ukraine. Quân đội của chúng ta sẽ có thể sử dụng chúng ngay lập tức trong các hoạt động chiến đấu,” Kira Rudik, một thành viên của quốc hội Ukraine, đã tweet vào hôm thứ Tư.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Ukraine qua email để bình luận.