Ngày 03-03-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mùa Chay, mùa đổi mới
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương
10:11 03/03/2015
Mùa Chay, mùa đổi mới

Mùa Chay là thời gian thuận tiện nhất để mỗi người kitô hữu đổi mới con người và đời sống của mình. Đổi mới là quy luật của sự phát triển và tiến bộ. Chúng ta quan sát thiên nhiên trong những ngày mùa đông giá lạnh, cây cối trở nên cằn cỗi, trơ trụi và xem ra như không còn sức sống. Nhưng khi mùa xuân về, khí trời ấp áp, cây cối bừng dậy sức sống, chúng đâm chồi nảy lộc, trổ hoa muôn màu sắc trông thật đẹp mắt. Thiên nhiên và sự sống xung quanh chúng ta thật kỳ diệu! Qua sự kiện này, chúng ta nhận thấy rằng đổi mới là quy luật của phát triển nơi thiên nhiên.

Đối với người kitô hữu, đổi mới là quy luật của sự nên thánh. Vì thế, Thiên Chúa mời gọi chúng ta phải đổi mới mỗi ngày, đổi mới liên lỉ, đặc biệt khi chúng ta bước vào một năm mới và nhất là bước vào Mùa Chay thánh. Tuy nhiên, chúng ta thử hỏi rằng chúng ta cần phải đổi mới như thế nào?

Thiên Chúa không muốn chúng ta chỉ sự đổi mới ở bên ngoài như thay đổi dáng dấp, cách ăn mặc, hay nơi chốn sinh sống, nhưng Ngài mời gọi chúng ta phải đổi mới triệt để từ bên trong, đổi mới toàn bộ con người và đời sống của chúng ta.

Để thực hiện được điều đó, thánh Phaolô trình bày về sự đổi mới triệt để và toàn vẹn mà chúng ta có thể tóm tắt qua 3 bước sau đây:

1. Bước thứ nhất, đổi mới là cởi bỏ con người cũ

Thánh Phaolô mời gọi: “Anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham hố lừa dối” (Eph 4,22). Theo thánh Phaolô, cởi bỏ con người cũ là cởi bỏ “con người thuộc hạ giới”, con người sống theo xác thịt với những hành vi đó là: “Dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, hận thù, bất hòa, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống vậy. Tôi bảo trước cho mà biết, như tôi đã từng bảo: những kẻ làm các điều đó sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa” (Gl 5,20-21).

Danh sách các thói xấu mà thánh Phaolô đưa ra ở đây chỉ có tính cách tượng trưng, nhưng các tính hư tật xấu này cũng đủ để cản ngăn con người tiến lên với Thiên Chúa. Chúng là các dây xích cầm buộc con người trong vòng tục lụy và gây ra biết bao nhiêu hậu quả khổ đau cho cuộc sống mỗi người.

Mùa Chay là cơ hội quý báu để chúng ta cởi bỏ con người cũ, từ bỏ các thói hư tật xấu này trong chúng ta. Nếu không từ bỏ chúng, sẽ không có sự tiến bộ về nhân đức, và như thế chúng ta sẽ không được thừa hưởng hạnh phúc Nước Trời. Chính vì thế, Thiên Chúa mời gọi chúng ta phải lột bỏ con người cũ với các tội lỗi và đam mê xấu xa nguy hại ấy để mặc lấy đời sống mới theo Thánh Thần hướng dẫn.

2. Bước thứ hai là “phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em” (Ep 4,23).

Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba quyền năng và cùng một bản tính như Ngôi Cha và Ngôi Con. Ngài là Đấng đồng hành với chúng ta “mọi ngày cho đến tận thế”. Ngài hoạt động trong chúng ta trong mọi trạng huống: như cuồng phong biến đổi, như nước thanh tẩy, như hơi thở ban sự sống, như lửa “đốt cháy” tâm can, như dầu tăng sức mạnh.

Chúng ta cần Chúa Thánh Thần biến đổi con người yếu hèn của mình, đổi mới tâm trí của chúng ta. Bởi vì mọi sai lầm bắt nguồn từ suy nghĩ sai và thiếu hiểu biết của chúng ta đối với đường lối của Thiên Chúa. Chúng ta hãy để cho Chúa Thánh Thần biến đổi tâm trí, nghĩa là biến đổi cái nhìn, tư tưởng, quan điểm, nghĩ suy của con người cũ, để có cái nhìn và suy nghĩ của Thiên Chúa, hướng tới sự thật và tình yêu, để thăng hoa trở nên người mới mạnh mẽ, hăng say, đầy tràn nhiệt huyết hơn.

3. Bước thứ ba là mặc lấy con người mới trong Chúa Kitô

“Anh em hãy mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện” (Eph 4,24). Thánh Phaolô quả quyết rằng: “Quả thế, bất cứ ai trong anh em được Rửa tội để thuộc về Đức Kitô, đều mặc lấy Đức Kitô” (Gl 3,27). Ngài cũng mời gọi: “Anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô” (Rm 13,14).

Quả thế, Đức Giêsu là con người mới và kiểu mẫu cho chúng ta. Mỗi người kitô hữu được tạo dựng và tiền định để trở nên giống Chúa Kitô. Nếu cởi bỏ con người cũ là lột bỏ những thói hư tật xấu, thì trở nên con người mới là mặc lấy Chúa Kitô, trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài, mặc lấy trong mình những tâm tình của Chúa Kitô, đó là lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau, và tha thứ cho nhau (x. Cl 3,12-14).

Vì thế, chúng ta được mời gọi từ bỏ đời sống cũ, mặc lấy đời sống mới bằng cách rèn luyện các nhân đức, thực hành những giá trị Tin Mừng mà Chúa Giêsu đã dạy, sống như Chúa đã sống. Chỉ bằng cách đó, chúng ta mới có thể được biến đổi toàn bộ con người chúng ta theo khuôn mẫu là Chúa Kitô, từ suy nghĩ, phán đoán, tình cảm, con tim, động lực sống và cả cách hành xử của chúng ta. Đó là con người mới, nhân cách mới, đời sống mới trong Chúa Kitô.

Kết luận

Cha Anthony de Mello trong cuốn “The Song of the Bird” có kể câu truyện về Sufi Bayazid, ông nói về chính mình như sau: Tôi là nhà cách mạng, khi tôi còn trẻ và tất cả lời cầu nguyện của tôi với Chúa là: “Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để con thay đổi thế giới.” Khi tôi tới tuổi trung tuần và nhận thấy rằng nửa đời người đã qua đi mà không đổi thay được một tâm hồn nào. Tôi đã thay đổi lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin cho con ân sủng để thay đổi những người liên hệ và gặp gỡ con, như gia đình và bạn bè của con và con sẽ được an lòng”. Bây giờ, tôi đã già và ngày giờ sắp hết, lời cầu của tôi: “Lạy Chúa, xin cho con ân sủng để thay đổi chính con”. Nếu tôi cầu nguyện điều này ngay từ khởi đầu, tôi đã không phí uổng cuộc đời của mình.

Câu chuyện trên đây muốn nói với chúng ta rằng: sự thay đổi chính mình là sự thay đổi quan trọng nhất. Nếu muốn thay đổi thế giới, chúng ta phải bắt đầu từ sự thay đổi chính mình. Mùa Chay là mùa đổi mới. Hội Thánh kêu gọi các tín hữu canh tân cuộc sống, từ bỏ lối sống cũ, con người cũ, để sống đời sống mới, công chính và thiện hảo hơn theo mẫu gương Chúa Kitô.

Ước mong mỗi người kitô hữu biết sử dụng và sống thời gian Mùa Chay thánh này như là cơ hội để đổi mới chính mình trở nên thành con người mới trong Chúa Kitô.

Mùa chay 2015

Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kinh truyền tin của Đức Thánh Cha: Mục tiêu của hành trình hoán cải
Lm Trần Đức Anh OP
07:38 03/03/2015
Chúa Nhật tuần trước phụng vụ đã trình bày cho chúng ta Chúa Giêsu bị Satan cám dỗ trong hoang địa, nhưng Chúa chiến thắng cám dỗ này. Dưới ánh sáng Tin Mừng ấy, chúng ta tái ý thức về thân phận tội nhân của chúng ta, và cả chiến thắng trên sự ác được ban cho những người tiến bước trên con đường hoán cải, và cũng như Chúa Giêsu, họ muốn thi hành thánh ý Chúa Cha. Trong Chúa Nhật thứ hai mùa chay này, Giáo Hội chỉ cho chúng ta mục tiêu của hành trình hoán cải ấy, nghĩa là được tham dự vào vinh quang của Chúa Kitô, vinh quang chiếu tỏa trên khuôn mặt của Người là Tôi Tớ vâng phục, chịu chết và sống lại vì chúng ta.

Đức Thánh Cha đã nói như trên trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 01 tháng Ba. Ngài đã quảng diễn mục tiêu hành trình hoán cải của người Kitô hữu như sau:

Phúc Âm thuật lại biến cố hiển dung, được đặt nơi cao điểm sứ vụ công khai của Chúa Giêsu. Người đang trên đường tiến về Jerusalem, nơi mà các lời tiên trì về “Người Tôi Tớ” Thiên Chúa sẽ được ứng nghiệm viên mãn và hy tế cứu chuộc của Người sẽ được hoàn thành. Đứng trước viễn tượng một Đấng Messia trái ngược với mong đợi trần tục của mình, đám đông rời bỏ Người. Họ nghĩ rằng Đấng Messia là vị giải thoát quê hương họ khỏi sự thống trị của người Roma; nhưng viễn tượng này của Chúa Giêsu không làm cho họ hài lòng và họ bỏ Người. Cả các Tông Đồ cũng không hiểu những lời Chúa Giêsu loan báo sự kết thúc sứ mạng của Người trong cuộc khổ nạn vinh hiển. Họ không hiểu, vì thế Chúa Giêsu tỏ cho Phêrô, Giacôbê và Gioan thấy trước vinh quang của Người, sẽ diễn ra sau khi Người sống lại, để củng cố họ trong đức tin và khích lệ họ theo Người trên con đường Thập Giá. Trên núi cao ấy, chìm đắm trong kinh nguyện, Chúa hiển dung trước mặt họ: Mặt Người và toàn thân tỏa sáng chói lòa. Cả 3 môn đệ kinh hãi, trong khi một đám mây bao phủ các vị và từ trên cao vang vọng tiếng Chúa Cha - giống như khi Chúa Giêsu chịu phép rửa ở sông Giordan-: “Đây là Con yêu dấu của Ta: Hãy nghe lời Người!” (Mc 9,7). Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa trở thành Tôi Tớ, được sai xuống trần thế để thực thi dự án cứu độ qua Thập Giá. Sự hoàn toàn gắn bó với Thánh Ý Chúa Cha làm cho nhân tính của Người chiếu tỏa vinh quang Thiên Chúa là Tình Thương”.

Thế là Chúa Giêsu tỏ mình ra như một hình ảnh hoàn hảo của Chúa Cha, tỏa lan vinh quang Thiên Chúa. Đó là sự viên mãn mạc khải, vì thế ở cạnh Người lúc hiển dung có Môisê và Elia xuất hiện, tượng trưng cho Lề Luật và các Ngôn Sứ. Như thể cho thấy rằng tất cả đều bắt đầu và kết thúc trong Chúa Giêsu.

Mệnh lệnh được truyền cho các môn đệ và chúng ta là: “Các con hãy nghe Người! Hãy lắng nghe Chúa Giêsu. Chính Người là Đấng Cứu Thế, hãy bước theo Người. Thực vậy, lắng nghe Chúa Kitô bao hàm sự đón nhận con đường mầu nhiệm phục sinh của Chúa, lên đường đồng hành với Chúa để biến cuộc sống của mình thành một món quà tình thương cho tha nhân, trong sự ngoan ngoãn tuân phục thánh ý Thiên Chúa, với thái độ không dính bén những sự trần thế và tự do trong nội tâm. Nói khác đi, cần phải sẵn sàng ”mất mạng sống mình” (Xc Mc 89,35), hiến mạng sống của mình, để mọi người được cứu thoát và như thế chúng ta gặp lại nhau trong hạnh phúc vĩnh cửu. Con đường của Chúa Giêsu luôn mang lại cho chúng ta hạnh phúc. Trên con đường ấy có thánh giá, thử thách, nhưng luôn có hạnh phúc. Chúa Giêsu không đánh lừa chúng ta: Người hứa cho chúng ta được hạnh phúc và Người sẽ ban cho chúng ta hạnh phúc nếu chúng ta tiến bước trên con đường của Người”.

Và Đức Thánh Cha kết luận rằng “Cùng với thánh Phêrô, Giacôbê và Gioan, cả chúng ta cũng lên núi Hiển Dung và dừng lại chiêm ngắm tôn nhan Chúa Giêsu, để đón nhận từ đó sứ điệp và diễn tả sứ điệp đó trong cuộc sống của chúng ta; để cả chúng ta cũng có thể được Đấng Là Tình thương biến đổi. Trong thực tế, Tình Thương biến đổi mọi sự. Anh chị em có tin điều đó hay không?.. Xin Đức Trinh Nữ Maria nâng đỡ chúng ta trong hành trình này, và giờ đây chúng ta cầu khẩn Mẹ qua kinh Truyền tin”.
 
Công bố qui chế 3 cơ quan kinh tế, tài chánh và kiểm toán của Tòa Thánh
Lm. Trần Đức Anh OP
11:55 03/03/2015
VATICAN. Hôm 3-3-2015, qui chế của 3 cơ quan về kinh tế và tài chánh của Tòa Thánh đã được công bố, gồm Hội đồng kinh tế, Văn phòng kinh tế và viện kiểm toán.

Ba qui chế được ĐTC Phanxicô ký ngày 22-2-2015 tức là trước khi đi tĩnh tâm mùa chay, có giá trị thử nghiệm, được yết thị trong những ngày qua tại Sân Damaso trong Nội thành Vatican và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-3-2015.

1. Hội đồng kinh tế là cơ quan giám sát và đề ra hướng đi về các hoạt động kinh tế của Tòa Thánh và gồm có 15 thành viên, trong đó có 8 vị Hồng Y, GM và 7 vị còn lại là giáo dân chuyên gia. Hội đồng do 1 HY làm điều hợp viên (hiện là ĐHY Reinhard Marx, TGM Munich, Chủ tịch HĐGM Đức) và có 1 giáo dân là phó điều hợp viên. Hội đồng này nhóm họp 4 lần một năm. Trước đây, phần lớn công việc này do hội đồng về các vấn đề kinh tế và quản trị của Tòa Thánh đảm trách và gồm 15 HY, nhóm họp một năm 2 lần.

2. Văn phòng kinh tế là cơ quan kiểm soát và canh chừng về vấn đề quản trị và tài chánh trên các cơ quan trung ương Tòa Thánh, và các cơ quan phụ thuộc, cũng như việc quản trị Quốc gia thành Vatican.

Văn phòng này có 2 phân bộ: a. phân bộ kiểm soát và canh chừng, b. phân bộ quản trị, cả hai ở dưới sự điều hành của một Hồng Y chủ tịch (hiện là ĐHY George Pell người Úc), và có 2 vị Giám Chức Tổng thư ký và thư ký.
- Phân bộ kiểm soát và canh chừng có chức năng giống như Sở kinh tế trước đây của Tòa Thánh với nhiệm vụ kế hoạch hóa, làm ngân sách dự chi và kết toán, quản lý nhân sự, tài chánh.

- Phân bộ quản trị có nhiệm vụ đề ra đường hướng, kiểu mẫu đấu thầu, xác định lương bổng, và thu nhận các nhân viên mới. Tuy nhiên Phủ quốc vụ khanh Tòa Thánh vẫn giữ nguyên thẩm quyền kiểm chứng xem các ứng viên có đầy đủ năng khiếu và điều kiện cần thiết hay không để được thu nhận.

3. Viện kiểm toán gồm có vị Tổng kiểm toán và hai kiểm toán viên. Việc gia tăng từ 1 lên 3 kiểm toán viên so với đề nghị ban đầu là để bảo đảm sự độc lập của các chuyên gia này, kiểm soát lẫn nhau. Viện có mục đích kiểm soát kế toán tất cả các cơ quan Tòa Thánh và các cơ quan phụ thuộc.

Hội đồng Tòa Thánh về các văn bản luật đã đề nghị gia tăng số kiểm toán viên lên 3 người và đề nghị này đã được ĐTC chấp thuận. (SD 3-3-2015)
 
Bài giảng tại Santa Marta: Hãy học làm điều thiện
Đặng Tự Do
19:29 03/03/2015
Thiên Chúa “hào phóng tha thứ cho” những người “học làm điều thiện”, nhưng ngài không tha thứ cho “những kẻ đạo đức giả và các vị thánh giả”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong thánh lễ sáng Thứ Ba mùng 3 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta.

Ngài nói rằng chúng ta không chút hồ nghi nào là Thiên Chúa thích những “tội nhân được thánh hóa” – tức là những người, bất chấp quá khứ tội lỗi của mình, đang học cách làm điều thiện – hơn là những “thánh giả” - tức là những người quan tâm nhiều đến vẻ thánh thiện bên ngoài hơn là tập chú vào việc làm điều tốt.

Đức Giáo Hoàng đã trình bày các suy tư của ngài dựa trên các bài đọc thứ nhất trích từ Sách tiên tri Isaiah, mà ngài mô tả như “một lời mời và một mệnh lệnh” đến trực tiếp từ Thiên Chúa: “Đừng làm điều gian ác nữa, hãy học biết làm điều thiện” để bảo vệ trẻ em mồ côi và người góa bụa, nghĩa là “những người không ai buồn nhớ đến”. Đức Thánh Cha nói rằng nhóm này bao gồm các “người già bị bỏ rơi”, “những đứa trẻ không được cắp sách đến trường”, và những ai “không biết làm sao để làm dấu Thánh Giá”. Về cơ bản đó là một lời mời gọi để hoán cải.

“Nhưng tôi có thể hoán cải như thế nào đây? Thưa ‘Bằng cách học làm điều thiện’. Anh chị em không thể loại bỏ sự dơ bẩn trong con tim mình như loại bỏ một vết nhơ: chúng ta thường cậy nhờ đến một người thợ giặt ủi và khi rời khỏi đó mọi thứ sạch sẽ ... Nhưng, sự dơ bẩn trong tim ta được loại bỏ bằng cách chính ta phải 'làm'. Hãy chọn lấy một con đường khác, một con đường mới tách biệt khỏi cái ác! ‘hãy học biết làm điều thiện’, nghĩa là chọn con đường làm điều tốt. Nhưng làm sao để làm điều thiện? Đơn giản thôi! Hãy tìm kiếm công lý, khích lệ những người bị áp bức, bảo vệ các trẻ mồ côi, bênh đỡ cho các góa phụ. Chúng ta hãy nhớ rằng trẻ mồ côi và người góa bụa là những người nghèo nhất trong dân Israel: hãy công bằng với họ, hãy chăm sóc những vết thương của nhân loại, là nơi đang có quá nhiều đau khổ ... Và khi làm như thế, khi thực thi những điều thiện như thế, anh chị em sẽ làm sạch trái tim của mình”.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp rằng một con tim thanh sạch là lời hứa tha thứ của Thiên Chúa. Thiên Chúa không giữ ký ức về những tội lỗi của những ai yêu mến người lân cận mình. Thiên Chúa nói với chúng ta rằng “Nếu chúng ta chọn con đường mà Ta mời gọi thì tội các ngươi, dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết; có thẫm tựa vải điều, cũng hoá trắng như bông.” Đó là nói quá lên, Chúa đã nói quá lên nhưng đó là sự thật: Chúa ban cho ta ân sủng là sự tha thứ của Ngài. Chúa hào phóng tha thứ cho chúng ta. “Ta tha thứ cho ngươi bao nhiêu đây thôi, rồi sau đó chúng ta sẽ xem lại coi sao ....” Không, không Chúa không nói như thế! Chúa luôn tha thứ cho chúng ta tất cả mọi thứ! Tất cả mọi thứ ! Nhưng nếu anh chị em muốn được tha thứ, anh chị em phải khởi hành trên con đường làm điều thiện. Ân sủng này là như thế!

Đức Thánh Cha nói tiếp là bài Tin Mừng trong ngày trình bày thói giả hình của người Pharisêu và các kinh sư là những con người “nói đúng hết, nhưng lại làm những điều ngược lại.”

“Chúng ta đều tinh ranh và luôn luôn tìm ra một con đường sai trái để làm ra vẻ đạo đức hơn: đó là con đường của đạo đức giả”. “Họ giả vờ hoán cải, nhưng trái tim của họ là một lời nói láo. Họ là những kẻ nói dối. Toàn dối trá... trái tim của họ không thuộc về Chúa;. Trái tim của họ thuộc về cha đẻ của tất cả những sự dối trá là Satan Và điều này là sự thánh thiện giả. Chúa Giêsu thích những kẻ tội lỗi ngàn lần hơn những kẻ này. Tại sao? Bởi vì những người tội lỗi nói sự thật về bản thân họ. Thánh Phêrô đã có lần nói: “Xin hãy tránh xa con, lạy Chúa, con là kẻ có tội!”. Những kẻ đạo đức giả không bao giờ nói như thế! Nhưng họ nói: “Cám ơn Chúa vì con đây không phải là phường tội lỗi, con là người công chính đây. Trong tuần thứ hai của mùa Chay, chúng ta có ba từ để suy ngẫm: lời mời gọi hoán cải, ân sủng Chúa ban cho chúng ta là sự tha thứ tuyệt vời, và cái bẫy trong đó chúng ta giả vờ hoán cải trong khi lại lựa chọn con đường đạo đức giả”.
 
Sứ điệp viết bằng máu gửi Dân Tộc của Thập Giá
Vũ Van An
21:08 03/03/2015
Theo Cha Robert Barron, sáng lập viên tác vụ hoàn cầu Word On Fire, thì khi chặt đầu 21 Kitô hữu Coptic, ISIS cho công bố cuốn video tựa đề là: “Sứ điệp viết bằng máu gửi Dân Tộc của Thập Giá”. Và theo cha, “Dân Tộc của Thập Giá” không có nghĩa nào khác ngoại trừ nghĩa chung chung chỉ Kitô Giáo.

Điều trên càng củng cố hơn nữa điều Đức Phanxicô quả quyết về ý nghĩa cái chết của 21 người Ai Cập nói trên: họ chết vì thập giá Chúa Kitô, không vì bất cứ lý do nào khác.

Tử đạo vào giờ thứ 25

Có điều theo Ahram-Canadian News, 1 trong số 21 người bị chém đầu nói trên không phải là Kitô hữu Coptic. Nói cho đúng, anh không phải là một Kitô hữu cho tới khi chứng kiến đức tin của những người Kiô hữu Coptic cương quyết bác bỏ việc chối từ Chúa Giêsu và sẵn sàng chấp nhận cái chết vì thế. Vì chứng tá của họ, anh quyết định tin vào Chúa Giêsu.

Bản tin của Ahram-Canadian News như sau: ISIS loan báo việc xử tử 21 người Coptics nhưng chỉ có 20 danh tính được xác nhận, phần lớn xuất thân từ tỉnh Minya (Thượng Ai Cập). Có sự thiếu chính xác trong con số con tin Ai Cập; chỉ có 20 người Ai Cập (Copts) mà thôi. Vậy thì nạn nhân không phải người Ai Cập này là ai?

Ahram-Canadian News đã thu lượm thông tin đầy đủ về người này. Anh ta là một công dân người Chad (nước da đen hơn). Anh chấp nhận Kitô Giáo khi chứng kiến đức tin bao la của các Kitô hữu Coptic vui lòng chết vì Chúa Kitô. Khi quân khủng buộc anh tuyên bố Chúa Giêsu Kitô không phải là Thiên Chúa, nhìn các bạn Kitô hữu của mình, anh trả lời “Thiên Chúa của họ là Thiên Chúa của tôi”, do đó, quân khủng bố cũng đã chém đầu anh.

Câu người Chad trên đây trả lời quân khủng bố cũng là câu Ruth Dân Ngoại trả lời mẹ chồng Dân Chúa Naomi trong Ruth 1:6: “Dân mẹ cũng là dân của con, Thiên Chúa của mẹ cũng là Thiên Chúa của con”. Nhờ câu này, Ruth không những được cứu rỗi mà thực sự đã trở thành tổ mẫu của Đấng Cứu Rỗi. Người Chad không những có quyền coi lời Chúa Kitô nói với người trộm lành cùng chịu đóng đinh với Người như là nói với anh, rằng: “Ta bảo thật, hôm nay con sẽ ở trên thiên đàng với Ta” (Lc 23:39-43), mà máu của anh cũng thành dòng máu phát sinh nhiều tín hữu khác, như Tertulianô từng quả quyết.

Tử đạo giờ thứ 25 như người Chad trên đây có thể là lý do khiến Trung Tâm Nghệ Thuật Trình Diễn Kennedy (Kennedy Center for Performing Arts) ở Hoa Thịnh Đốn, trong tuần này, cho trình diễn vở Nhạc Kịch bất hủ "The Dialogue of the Carmelites" (Cuộc Đối Thoại Của Các Nữ Đan Sĩ Cát Minh) do Francis Poulenc sáng tác năm 1956, dựa vào cuốn “Người Cuối Cùng trên Đoạn Đầu Đài” hay “Bài Ca Trên Đoạn Đầu Đài” của Văn sĩ Đức Gertrud von Le Fort. Đây là câu truyện có thực kể về 16 nữ đan sĩ Cát Minh của một đan viện vùng Compiègne, thời Cách Mạng Pháp. Họ bị một đoàn người có vũ trang bao vây, buộc phải rời khỏi đan viện và từ bỏ đức tin. Khi các nữ đan sĩ bác bỏ lời bó buộc đó, họ bị công khai chém đầu, trong khi vẫn cầu nguyện và hát thánh ca cho tới hơi thở cuối cùng.

Ai ở Đà Lạt vào năm 1960 và xem cuốn phim cùng tên của hai nhà đạo diễn Raymond Léopold Bruckberger và Philippe Agostini tại Rạp Hòa Bình, hẳn hiểu tại sao tựa truyện nguyên thủy lại là “Người Cuối Cùng Trên Đoạn Đầu Đài”. Người cuối cùng trong số 16 nữ đan sĩ này chính là Blanche De La Force. Tuy tên là De La Force (Có Sức Mạnh), nhưng cô rất sợ Cách Mạng Pháp vì cô vốn là một nhà qúy tộc. Nơi cô nghĩ sẽ che chở cô là Đan Viện Cát Minh Compiègne, bèn xin gia nhập. Mẹ bề trên, tuy nhận cô, nhưng cho cô hay: đan viện không phải là nơi trú thân; các nữ đan sĩ phải bảo vệ đan viện chứ đan viện không bảo vệ họ!

Lời mẹ bề trên trở thành sự thực. Cách Mạng Pháp không một chút nương tay đối với cả nơi không hề dính dáng chi tới chính sự. Họ quốc hữu hóa đan viện, buộc các nữ đan sĩ không những phải rời đan viện mà còn cởi bỏ tu phục và nhất là từ bỏ đức tin của mình. Dĩ nhiên các nữ đan sĩ không đầu hàng…

Thấy nguy, Blanche De La Force bí mật rời Đan Viện vì sợ. Trong khi ấy toàn bộ 15 nữ đan sĩ còn lại bị bắt và bị lên máy chém, từng người một, miệng hát bài thánh ca Salve Regina (Lạy Nữ Vương). Và phép lạ đã xẩy ra, Blanche De La Force bỗng xuất hiện. Cô là người cuối cùng anh dũng bước lên máy chém, miệng hát tiểu khúc cuối cùng của bài thánh ca Veni Creator Spiritus (Xin Thánh Thần Sáng Tạo Hãy Đến): Deo Patri sit Gloria… (Sáng Danh Đức Chúa Cha), bài thánh ca mà cô từng hát khi khấn hiến mình cho Chúa. Giờ đây quả là một lễ dâng toàn thiêu cho Thiên Chúa, dù là vào giờ thứ 25.

Cách Mạng Pháp không phải chỉ giết cô và 15 người đồng tu của cô, vì trong 1 năm cai trị đầy khủng bố (the Reign of Terror) của cuộc Cách Mạng này, hơn 40,000 người Pháp đã bị giết, trong đó, có rất nhiều linh mục và tu sĩ bị chính những đồng công dân của họ sát hại trong một quốc gia chính thức được coi là theo Kitô Giáo, chỉ vì bị coi, một cách bất phân biệt, là đồng loã với quân chủ chế và cơ cấu quyền lực thối nát. Việc thờ phượng công cộng bị ngăn cấm, ngày lễ nghỉ của Kitô Giáo bị bãi bỏ, tên các thánh chỉ đường phố bị thay thế. Họ quyết tâm phi Kitô hóa xứ sở!

Tìm nguyên nhân

Điều đáng lưu ý là nhạc kịch trên bắt đầu được trình diễn liền sau cuộc họp thượng đỉnh kéo dài 3 ngày tại Tòa Bạch Ốc bàn về việc ngăn chặn nạn khủng bố. Tại cuộc họp này, các nhà chuyên môn kết luận rằng những gì dẫn tới đợt tấn công khủng bố gần đây khá giống với những gì xẩy ra nhiều thế kỷ trước tại Pháp.

Người trẻ thất vọng với chính sách của các chính phủ độc đoán chuyên trừng trị người bất đồng, không dành cho họ một tiếng nói nào. Mất hết hy vọng, họ không ngần ngại hy sinh mạng sống mình cho các ý thức hệ cách mạng.

Cũng đáng lưu ý là một cuộc nghiên cứu mới được cơ quan Mercy Corps công bố tuần rồi cho thấy phần lớn các cố gắng trợ giúp của Tây Phương nhằm phản công các lôi kéo của chủ nghĩa khủng bố bằng cách tạo ra công ăn việc làm đã gần như vô giá trị: không hề có mối liên hệ nào giữa việc thất nghiệp và việc người trẻ sẵn sàng tham gia hàng ngũ khủng bố.

Nasir, một trong những người được nghiên cứu, cho hay: “tôi tham gia Taliban không phải vì tôi nghèo. Tôi tham gia vì tôi uất hận”. Uất hận chính là bài ca chính thức của Cách Mạng Pháp trong “Những Người Khốn Cùng” (Les Misérables).

Nhưng tại sao người trẻ đủ uất hận để tham gia các nhóm khủng bố? Cuộc nghiên cứu của Mercy Corps đưa ra nhiều lý do, nhưng có thể tóm gọn trong chữ “bất công”. Tuy nhiên, chống bất công phức tạp và nhiều sắc thái hơn là việc huấn luyện nhân dụng. Đây là một thách đố vượt quá các giải pháp đặc trưng có tính quân sự, chính trị và ngoại viện. Có lẽ vì thế mà Trung Tâm Nghệ Thuật Trình Diễn Kennedy muốn kéo người ta lưu tâm đến các chiều kích khác đó là Thiên Chúa, đức tin, và ý nghĩa của tử đạo, và sự kiện này nữa: ta sẽ phải trả giá cho việc sự thật không được ngỏ cùng quyền lực và ý thức về bất công có thể biến những hành vi không cao thượng chút nào thành cao thượng thực sự.

Ý nghĩa của thập giá

Linh mục Robert Barron, vì thế, nhân dịp này, đã đưa ra một số nhận định về ý nghĩa của thập giá. Theo cha, đối với phần đông Kitô hữu, thập giá chỉ còn hơn thuốc giảm đau một chút, một thứ biểu tượng vô hại, một thứ trang trí đạo hạnh. Nhưng thực ra, thập giá có nét dị biệt hết sức đặc trưng. Đặc trưng đến độ ISIS đã dùng nó để chỉ cả một khối người lớn lao bị họ coi là kẻ thù, ít nhất là cả Phương Tây đồ sộ.

Thời Chúa Giêsu, thập giá là dấu chỉ bạo tàn nhưng hết sức hữu hiệu của quyền lực Rôma. Các thẩm quyền đế quốc muốn cho thấy: “nếu anh vượt qua (cross) chúng tôi, chúng tôi sẽ đóng anh vào khí cụ tra tấn khủng khiếp này và để anh quằn quại trong hấp hối, thực sự hết sức đau đớn (excruciating= ex cruce, như từ thập giá) cho tới chết. Rồi chúng tôi sẽ bảo đảm để xác anh tòong teng trên cái giá đó cho tới khi bị thú vật ăn thịt ăn hết mới thôi”.

Nói tóm, thập giá là chủ nghĩa khủng bố của nhà nước, nhằm khủng bố người ta. Sau khi dẹp được cuộc nổi dậy của nô lệ Spartacus, chính quyền Rôma cho dựng dọc Appian Way hàng trăm thập giá để hăm dọa những đầu óc mưu toan cách mạng. Phôngxiô Philatô cũng có cùng định hướng ấy khi đóng đinh hàng tá người Do Thái chống đối tại Giêrusalem. Chính ông cũng đã cho đóng đinh Chúa Giêsu trên Đồi Canvariô, không xa cổng thành Giêrusalem xưa bao nhiêu để răn đe khách hành hương Do Thái tới kinh thành dự Lễ Vượt Qua.

Ngoại trừ Gioan, mọi môn đệ của Giêsu đã bỏ trốn (như Blanche De La Force), vì họ muốn thoát khỏi cái số phận khiếp đảm trên. Sau Thứ Sáu Tuần Thánh, họ khiếp sợ co cụm lại với nhau ở Thượng Lầu, chỉ sợ bị đóng đinh vào thập giá. Hai môn đệ trên đường Emmau cũng thế. Với họ, phong trào do Chúa Giêsu khởi xướng đã hóa ra số không. Nói tóm lại, thập giá có nghĩa thế gian đã chiến thắng, Chúa Giêsu đã hóa ra không, cùng với tất cả những gì Người chủ trương.

Ấy thế mà một trong các Tông Đồ và là nhà truyền giảng tiên khởi của Kitô Giáo lại viết rằng: “tôi chỉ dạy một điều đó là Chúa Kitô và là Đấng chịu đóng đinh!” (1 Cor. 1:23). Ngài chỉ có thể làm được điều này vì biết rõ Thiên Chúa đã cho Chúa Giêsu bị đóng đinh sống lại từ cõi chết, do đó, chứng minh rằng tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa lớn hơn bất cứ điều gì trên thế gian. Chính vì thế, lối hiển dương thập giá của ngài là một lời chế nhạo đối với Rôma và mọi hậu huệ tàn ác của họ muôn đời về sau rằng “các anh nghĩ điều đó làm chúng tôi khiếp sợ sao? Thiên Chúa đã chiến thắng nó!”. Và đó cũng là lý do khiến các Kitô hữu, cho tới nay, vẫn can trường giơ cao hình ảnh Chúa Giêsu bị nhục mạ, bị tra tấn cho thế giới thấy. Điều họ muốn nói là: “chúng tôi không sợ”.

Điều ấy quả là tuyệt diệu nếu người ta chịu lưu tâm tới thảm kịch của tạp chí Charlie Hebdo và tới cuộc tranh cãi chung quanh bức hí họa vẽ tiên tri Muhammad một cách đầy diễu cợt ở Hòa Lan. Các Kitô hữu không làm om xòm trước các nhục mạ đối với Chúa Giêsu, vì chúng ta vốn coi việc mô tả Chúa Giêsu bị nhục mạ như là hình ảnh thánh thiêng nhất của ta. Với Thánh Phaolô, ta có thể nói “tôi chắc chắn điều này: cả sự chết lẫn sự sống, cả thiên thần lẫn vương chế, cả trời cao lẫn vực sâu, hay bất cứ tạo vật nào khác cũng không thể phân rẽ chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 8:38-39), vì ta biết rằng thế gian giết Chúa Giêsu nhưng Thiên Chúa đã cho Người sống lại từ cõi chết.

Ngay trước khi bị cắt cổ, các Kitô hữu Coptic vẫn kêu “Giêsu Kitô” và “Chúa Giêsu là Chúa”. Hai chữ đầu là phiên âm từ tiếng Aram Ieshouah Maschiach, nghĩa là “Chúa Giêsu được xức dầu”. Kiểu nói này có từ thời Vua Đavít, nhân vật điển hình được xức dầu trong Cựu Ước. Thuật ngữ thứ hai trích từ lời xưng hô sơ truyền của Thánh Phaolô Iesous Kyrios (Lạy Chúa Giêsu!), nhằm đánh đổ khẩu lệnh thời ấy là Kaiser Kyrios (Xêda là Chúa Tể). Nói tóm lại, cả hai lời tuyên xưng đều quả quyết vương tước của Chúa Giêsu, nhưng quả là một vương tước đặc biệt. Tân Đavít cai trị, nhưng không cai trị trên ngai vàng mà là trên thập giá; vị hoàng đế thế chỗ của Xêda không lãnh đạo bất cứ đoàn quân nào, nhưng hiện thân cho sự tha thứ của Thiên Chúa.

Những kẻ man rợ của ISIS quả rất đúng khi đề tựa cho cuốn video giết người của họ là “Sứ điệp viết bằng máu”. Suốt trong các thế kỷ qua, các bạo chúa và tay sai của chúng vốn nghĩ họ sẽ quét sạch các tín hữu của Chúa Giêsu bằng các hành vi bạo lực. Nhưng, như lời Tertullianô từng nói xưa kia, máu các tử đạo là hạt giống gieo Kitô hữu. Và họ cũng rất đúng khi gửi sứ điệp đó tới “Dân Tộc của Thập Giá”. Nhưng họ nên biết rằng thập giá đang chế nhạo họ.
 
Top Stories
Philippines: L’épiscopat catholique interpelle le président de la République au sujet de la réforme agraire
Eglises d'Asie
10:55 03/03/2015
Le 1er mars dernier, la Conférence des évêques catholiques des Philippines a adressé un appel au président de la République afin que la réforme agraire, votée il y a 27 ans mais jamais pleinement mise en œuvre, ne s’enlise pas définitivement dans les méandres des procédures parlementaires.

Les évêques pressent le président Benigno Aquino d’empêcher que « la réforme agraire ne meure de sa belle mort avant d’avoir accompli sa noble mission d’émancipation et de libération de nos paysans ». Ignorer le sort des personnes dont la vie dépend de l’agriculture équivaut à « priver près d’un million de paysans de leur droit à posséder la terre qu’ils travaillent (…) et à les priver ainsi d’une chance d’échapper à la pauvreté », peut-on encore lire dans le document de deux pages. Appelant le président « à redonner vie » à la loi sur la réforme agraire pour qu’elle connaisse « une fin glorieuse », les évêques ajoutent qu’un échec sur ce plan « serait un échec du pays à casser la concentration injuste de la propriété des terres agricoles entre les mains de quelques-uns ».

Les évêques présentent leur démarche comme étant « sans doute le plus important appel public » qu’ils n’aient jamais formulé. De fait, la liste des prélats signataires est impressionnante : pour une Eglise qui compte 86 diocèses, le nombre des signatures apposées au bas du document est de 81. Ils sont quasiment tous là : le président de la Conférence épiscopale, son vice-président, 15 archevêques, 59 évêques (dont huit seulement sont émérites) et sept administrateurs. Si le cardinal Tagle, archevêque de Manille, n’y figure pas, son auxiliaire, Mgr Broderick Pabillo, très engagé sur les questions sociales, y est présent. Parmi les quatre cardinaux philippins, on trouve le cardinal Quevedo, archevêque de Cotabato, parmi les signataires.

La réponse du président Aquino ne s’est pas fait attendre. Lundi 2 mars, par la voix de son porte-parole, le président a répondu qu’il avait « fait diligence » et pris « les mesures nécessaires » pour que les lois portant la réforme agraire soient votées. Le porte-parole a ajouté que les évêques « devraient peut-être demander aux parlementaires de voter » lesdites lois, rejetant ainsi la responsabilité de la non-mise en œuvre de la réforme agraire sur les élus des deux Chambres du Congrès philippin.

Le lendemain, plusieurs centaines de paysans et de militants ont manifesté devant l’immeuble abritant le Bureau de la réforme agraire à Manille. Selon eux, c’est le président Aquino qui doit être tenu responsable politiquement de la redistribution des terres. « Est-il si difficile que cela au président de déclarer qu’il nous soutient, nous, les petits paysans ? Est-il si difficile au président de demander aux législateurs de voter ces lois afin que nous ne mourrions pas de faim ? », interroge Dorita Vargas, un des participants à la manifestation de ce mardi.

Dorita Vargas, rapporte l’agence Ucanews, vit près de la ville de La Castellana, dans la province de Negros Occidental (Visayas) ; il fait partie de la centaine de paysans à qui Benigno Aquino a promis, lors d’un meeting en 2012, qu’ils recevraient des terres de la part du gouvernement. Trois ans plus tard, rien n’a changé et aucun titre de propriété foncière n’a été remis à ce paysan de 68 ans. Sur un programme qui comprenait 126 hectares de terres à redistribuer, seulement cinq hectares ont été cédés à 16 paysans, soit à peine 3 000 m² par tête.

La réforme agraire est l’un des plus vieux serpents de mer de la vie politique des Philippines. Votée le 10 juin 1988 dans l’euphorie de la chute du dictateur Ferdinand Marcos, la loi devait permettre une vaste redistribution des terres dans un pays où les grands propriétaires latifundiaires monopolisaient les meilleures terres. Les manœuvres dilatoires sans cesse mises en œuvre par ces grandes familles ont cependant empêché l’application complète de la réforme. Lors de la campagne pour les élections présidentielles de 2010, le candidat Benigno Aquino avait promis qu’une fois élu, il mènerait à bien la réforme, votée lorsque sa mère, Corazon Aquino, était au pouvoir (de 1986 à 1992). Pourtant, la dernière mouture du Comprehensive Agrarian Reform Program (CARP) a expiré l’an dernier sans que l’objectif fixé de redistribuer trois hectares à chaque paysan soit atteint. En août 2014, 708 000 hectares n’avaient toujours pas été redistribués, chiffre auquel il faut ajouter entre 1 et 1,5 million d’hectares de terres qui, officiellement, ont été redistribués mais pour lesquels manquent encore les titres de propriété.

En juin 2014, l’Administration Aquino a présenté au Congrès, sous la procédure de l’examen législatif en urgence, deux projets de loi reprenant l’essentiel du CARP et y ajoutant la création d’une commission indépendante pour examiner l’application effective de la réforme agraire. A ce jour toutefois, les deux lois n’ont toujours pas été votée, y compris à la Chambre des représentants où le parti présidentiel, le Liberal Party, est pourtant majoritaire.

Alberto Jayme est président de Task Force Mapalad, un syndicat national paysan. Selon lui, le président Aquino devrait prêter l’oreille à ce que lui disent les évêques catholiques. « Il est à la fois déroutant et inquiétant de constater que le Congrès ne vote pas » les projets en question, déclare le syndicaliste, invitant le président à défendre les paysans « contre l’entêtement et l’avidité apparente de certains [législateurs] ».

Ce 3 mars, un membre de la Chambre des Représentants, le député Walden Bello, du petit parti social-démocrate Akbayan Party, a déclaré qu’un groupe de parlementaires riches et puissants, issus des grandes familles des Visayas (partie centrale de l’archipel philippin), bloquait l’examen des deux projets de loi. « A ce stade, la présidence de la Chambre hésite toujours à mettre [les deux projets de loi] à l’ordre du jour des prochains débats en séance plénière », a-t-il déclaré, en précisant que les responsables de la Chambre ne tenaient pas à se mettre à dos ce groupe de parlementaires influents.

Selon les observateurs, si l’engagement de l’Eglise en faveur de la réforme agraire a été constant ces dernières années, le timing de l’appel adressé au président interroge. L’appel est en effet daté du 19 janvier dernier, soit le dernier jour de la visite que le pape François a effectuée dans ce pays. Les responsables de la Conférence épiscopale ont sans doute pu saisir le fait que la quasi-totalité des évêques philippins étaient alors réunis à Manille pour recueillir leurs signatures. Demeure le fait que cet appel est resté dans les tiroirs durant six semaines, avant d’être publié ce 1er mars, à un moment où le président se trouve passablement affaibli par les suites du massacre commis à Mamasapano le 25 janvier dernier. (eda/ra)

(Source: Eglises d'Asie, le 3 mars 2015)
 
Cardinal Turkson: Amazon protection about more than ecology
Vatican Radio
10:57 03/03/2015
(Vatican 2015-03-03 ) A press conference was held in the Holy See Press Office Monday morning to present the Pan-Amazon Ecclesial Network (REPAM), established in 2014 in Brasilia, Brazil, during a meeting of bishops whose territories include Amazon regions, priests, missionaries of congregations who work in the Amazon jungle, national representatives of Caritas and laypeople belonging to various Church bodies.

“We are not talking simply about ecological issues – maintaining the trees which are threatened by the logging that goes on there – it is also about the biodiversity which is also being threatened by the fact when farms are created they basically go monocultural for intensity of production,” said Cardinal Peter Kodwo Appiah Turkson, President of the Pontifical Council for Justice and Peace.

“The indigenous population is also threatened by the fact that their natural habitat is taken away,” he told Vatican Radio.

“When they talk about the Amazonian threat, it is not just that the forests are disappearing - and that the source of water and the atmosphere – but the different lifeforms are all under threat,” Cardinal Turkson said.

The form in which REPAM is structured is meant to serve as a model for other local churches in other countries facing similar challenges.

“This is an initiative that has been brought over here to put emphasis on the ecclesiality of the initiative,” said Cardinal Turkson.
 
Diocèse de Vinh : 155 élèves catholiques chassés de leur école
Eglises d'Asie
13:54 03/03/2015
En septembre dernier, les autorités du district de Ky Anh, dans la province de Ha Tinh, au Centre-Vietnam, avaient fait savoir à 155 élèves catholiques qu’ils n’auraient plus le droit de venir à l’école au cours de l’année 2014-2015. Le jour de la rentrée scolaire, ils étaient avertis que leurs noms ne figuraient pas sur la liste des élèves de l’école. Cinq mois plus tard, en ce début du mois de mars, la situation n’a toujours pas changé. Les enfants en question sont âgés de 4 à 15 ans et appartiennent à diverses classes du primaire et du secondaire.

Ces élèves qui aujourd’hui sont en vacances forcées chez eux, appartiennent à la paroisse de Dông Yên. Les parents d’élèves ont reçu un avis du directeur de l’école de Ky Anh, leur annonçant que leurs enfants avaient été transférés à l’école de leur nouvelle résidence, dans la commune de Ky Loi, situé à environ 30 km du village où ils résident actuellement. Les parents ont appris qu’il s’agissait là d’un ordre des autorités supérieures et que l’école d’où les enfants avaient été chassés avait pourtant largement assez de place pour les accueillir.

Le principal motif de la décision des autorités du district est une injonction remontant à 2012. A cette date, ordre avait été donné de transférer dans une nouvelle résidence un millier de foyers appartenant tous à la paroisse de Dông Yên. Trois ans plus tard, plus de 810 d’entre eux ont effectivement changé de résidence. Restent encore sur place 158 familles qui contestent la légitimité de ce transfert pour plusieurs raisons : ils en ignorent le motif ; les indemnisations pour leurs anciens biens sont, selon eux, trop peu élevées ; et par ailleurs les contestataires ne sont pas satisfaits des conditions d’hygiène, d’éducation, d’emploi et de culte offertes par la nouvelle résidence et préfèrent habiter dans la paroisse fondée par leurs ancêtres il y a cent ans.

Les foyers contestataires ont également porté des accusations directes contre les autorités de la province de Ha Tinh, affirmant que la décision prise par elles était illégale à plusieurs points de vue. Les hauts fonctionnaires, en obligeant des élèves à se rendre à une école distante de plus de 30 km, violaient l’article 39 de la Constitution stipulant que « les citoyens avaient le droit et le devoir d’apprendre ». Ce changement d’école imposé aux enfants était aussi contraire à certaines des dispositions de la Loi sur l’éducation et de la Loi « garantissant soins et éducation aux jeunes enfants ». Celles-ci imposent en particulier l’absence de toute discrimination sur les enfants et elles interdisent d’utiliser ceux-ci pour exercer une pression sur les parents, ce qui semble bien être le cas.

Même le maître d’école obligé par les autorités supérieures de prendre cette décision a manifesté ouvertement sa sympathie pour les élèves qui en sont victimes. « C’est à contrecœur que nous demandons cela, a-t-il déclaré. Ce sont de bons élèves de notre école. C’est un ordre des autorités qui m’a obligé à en venir à ces extrémités. » (eda/jm)

Copyright Légende photo : Des enfants de la paroisse de Dông Yên devant les ruines de leur village.
(Source: Eglises d'Asie, le 3 mars 2015)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phái đoàn hành hương Pháp tới viếng hài cốt thánh Charles Cornay Tân tại Hưng Hóa
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
10:02 03/03/2015
HƯNG HÓA - Ngày 02.3.2015, trong khung cuộc hành hương “theo bước chân thánh tử đạo Jean-Charles Cornay Tân”, một phái đoàn từ giáo phận Poitiers (Pháp), quê hương của thánh Cornay Tân, gồm đức tổng giám mục Pascal Wintzer, 3 linh mục và 11 giáo dân, do cha Hà Quang Minh hướng dẫn, đã đến giáo phận Hưng Hóa.

Hình ảnh

Trước hết, đoàn đến thăm giáo xứ Chiêu Ứng, nơi an táng thi hài thánh tử đạo, và hiện lưu giữ hài cốt của ngài.

Ngược giòng lịch sử, thánh Cornay Tân sinh ngày 28.02.1809 tại Loudun, nước Pháp. Ngài gia nhập hội Thừa Sai Paris và được sai đến Việt Nam, làm phó xứ Bầu Nọ (Nỗ Lực). Ngài bị bắt ngày 20.6.1837 khi còn rất trẻ, mới 28 tuổi. Ngày 20 tháng 9 năm 1837, tại pháp trường Năm Mẫu (Sơn Tây), thánh Cornay Tân đã anh dũng hy sinh vì đức tin bằng hình khổ dã man lăng trì (chém đầu và phân thây làm 4 phần).

Thánh lễ được đức cha phụ tá Anphong Nguyễn Hữu Long cử hành với đức tổng giám mục, 3 linh mục trong đoàn, và 5 linh mục thuộc giáo hạt Đông Nam Phú Thọ. Dù ban trưa, nhưng giáo hữu tham dự chật nhà thờ, lan cả ra bên ngoài vì nhà thờ không đủ chỗ. Thánh lễ diễn ra sốt sắng, với tiếng đàn hát bổng trầm và lời kinh đối đáp nhịp nhàng, khiến cho đoàn hành hương rất xúc động và phấn khởi. (Hình 3, 4, 5, 6, 7, 8).

Sau thánh lễ, đoàn chụp hình lưu niệm. Giáo dân nô nức đến xin các đức cha đặt tay chúc lành. Họ cũng tỏ tình thân thiện với đoàn hành hương, dù không hiểu ngôn ngữ của nhau.

Sau thánh lễ, giáo xứ đã khoản đãi một bữa cơm rất ngon. Do quá bữa, nên ai nấy đều thấy ngon miệng. (Hình 15)

Trước khi rời giáo xứ Chiêu Ứng, đoàn thăm cộng đoàn Mến Thánh Giá Hưng Hóa, nơi an táng thi hài thánh Cornay Tân.

Trên đường trở về, đoàn ghé thăm Trung Tâm Mục Vụ tại Hà Thạch. Đoàn tỏ vẻ vui thích khi thấy công trình mang nét kiến trúc Pháp rất hài hòa và xinh đẹp.

Trên đường trở về, đoàn ghé thăm Tòa Giám Mục và được đức cha Gioan Maria Vũ Tất tiếp đón. Ngài đã giới thiệu khái quát về giáo phận Hưng Hóa cho đoàn. Khi biết giáo phận có rất nhiều ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ, đoàn hành hương rất cảm kích.

Sau cùng, đoàn đến viếng đài tưởng niệm các thánh tử đạo tại pháp trường Năm Mẫu xưa. Đoàn đã niệm hương tỏ lòng tôn kính, và xin các thánh tử đạo cầu bầu cho hai Giáo Hội Việt Nam và Pháp.

Cuộc hành hương hôm nay chắc hẳn để lại trong tâm khảm của phái đoàn những tình cảm quý mến, và nối kết mối thân tình giữa hai giáo hội Việt Nam và Pháp, cũng như giữa giáo phận Hưng Hóa và Poitiers.
 
Đức tân Hồng Y Phêrô Nguyễn văn Nhơn về thăm ''Giáo phận nhà Đà Lạt''
Simon Hòa Đà Lạt
09:57 03/03/2015
Tin Đức Thánh Cha Phanxicô loan báo việc mở Công nghị đặt Hồng Y lần thứ hai với danh tính 20 vị được chọn vào giờ đọc Kinh Truyền tin ngày Chúa Nhật 04/01/2015 đem lại niềm vui cho toàn thể Giáo Hội, đặc biệt cho
Giáo Hội Việt Nam vì trong lần này có Đức Tổng giám mục Hà Nội. Ngày sau đó, vào ngày 05/01 Đức Cha Antôn Giám mục Giáo phận Đà Lạt đã gửi thư cho toàn thể cộng đồng Dân Chúa trong Giáo phận để tạ ơn và cầu nguyện cho vị tân Hồng Y đã có 72 năm gắn liền với Đà Lạt. Trong Thư, Đức Cha Antôn viết: “Giáo phận Đà Lạt, nằm trong địa bàn tỉnh Lâm Đồng, rất vinh dự và vui mừng hiệp ý tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho Đức tân Hồng Y Phêrô… Cụ thể tại các nhà thờ nhà nguyện trong giáo phận Đà Lạt, vào ngày Chúa Nhật 11-01-2015, chúng ta hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho các tân Hồng Y, cách riêng cho Đức tân Hồng Y Phêrô kính yêu “của chúng ta”.

Và chính Đức Cha Antôn cùng với 4 linh mục trong giáo phận đã lên đường sang Rôma để hiện diện hiệp thông và cầu nguyện cho Đức tân Hồng Y trong dịp Công nghị trao mũ Hồng Y được Đức Thánh Cha cử hành vào thứ bảy 14-02-2015 tại Đền thờ Thánh Phêrô cũng như tham dự thánh lễ đồng tế của các tân Hồng Y với Đức Thánh Cha trong Chúa Nhật hôm sau 15-02-2015.

Hôm nay, cũng như các năm qua, sau những ngày đầu Xuân, Đức Tổng giám mục Hà Nội “về quê” chúc tuổi mọi người, có điều lần này với “áo mới, mũ mới” vừa lãnh nhận được tròn nửa tháng, Đức Hồng Y Phêrô đã được mọi người đón tiếp cách long trọng hơn. Từ Sàigòn đáp chuyến bay sáng sớm, Đức tân Hồng Y đã đến phi trường Liên Khương lúc 7g45 và được Đức Cha Antôn cùng các cha các tu sĩ và đại diện giáo dân vui mừng đón chào.

Thánh lễ tạ ơn đầu tiên được Đức Hồng Y cử hành tại nhà thờ Chính tòa vào ban chiều với sự hiện diện của Đức Cha Antôn cùng các cha, các tu sĩ và dân Chúa trong giáo hạt Đà Lạt.

(Nguồn: simonhoadalat.com)
 
Ngày họp mặt đồng hương Dinh Cát, Quảng Trị tại Sàigòn
Gioan Lê Cần
11:03 03/03/2015
NGÀY HỌP MẶT ĐÔNG HƯƠNG DINH CÁT TẠI SÀIGÒN

Tết đến xuân về là thời khắc vàng để sum họp gia đình. Sáng Chúa Nhật, ngày 1 thảng 3 năm 2015, tức 11 tháng giêng năn Ất mùi, đại gia đinh đồng hương Dinh Cát ( Quảng Trị) qui tụ về Nhà thờ Fatima Binh Triệu lần thứ 27, để dâng Thánh lễ Tạ ơn, cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ và bình an trong năm mới. Gần hai trăm năm mươi người đến từ các quận huyện trong thành phố và Long Khánh, Cù Bị, Bà Rịa, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Tháp. Bà con có gốc gác Trí Bưu, Hạnh Hoa, Thạch Hãn, Nhu Lý, Kẻ Văn, Gia Môn, An Lộng, Cây Da, Đại Lộc, Hội Yên, Ngô Xá, Vạn Thiện, Gio Linh, Đồng Giám. Di Loan, An Do Tây.

Mọi người hân hoan vui mừng chào đón Đức Tổng Giám mục Saìgòn Phaolô Bùi văn Đọc, Đức Giám Mục Thái Bình Phêrô Nguyễn văn Đệ, những người con ưu tú của đất mẹ Dinh Cát, cùng các Cha Nguyễn Vinh, quản xứ Sông Pha, Cha Phêrô Lê Thanh Phục, dòng Chúa Cứu Thế, truyền giáo vùng Châu Ô, Cha Simon Trương Quỳnh, dòng Thánh Tâm, Cha Giuse Phạm văn Binh,OFM, chánh xứ Antôn, Sàigòn, một người bạn của gia đình Dinh Cát

Đúng 9g30, trong bầu khí thánh thiêng của thánh đường, một hồi chiêng trống vang lên, mọi người hướng về bàn thờ tổ tiên đặt bên trái cung thánh với ánh nến lung linh và hương trầm nghi ngút. Những lễ vật hương hoa, đèn sáp, bánh trái, trầu rượu tượng trưng đầy ý nghĩa về lòng hiếu thảo tri ân sâu sắc của con cháu được thành kính dâng lên đặt trên bàn thờ tổ. Tiếp đó cộng đoàn lắng nghe lời Chúa trích sách Huấn Ca nói rằng đạo hạnh, công đức của tổ tiên ông bà là gia tài quí báu để lại cho con cháu, nhờ đó dòng dõi tồn tại muôn đời, danh thơm mãi lưu truyền hậu thề. Bài văn tế nói lên công đức tổ tiên và đạo hiếu của cháu được đọc qua giọng trang trọng của ông Nguyễn Ánh:

…” Trước bàn thờ tổ tiên, khấu đầu nguyện rằng:

Ôi, sáng láng thay!

Vầng nhật nguyệt muôn phương rạng rỡ,

Rạng ngời thay!

Đức tổ tông muôn thuở sáng ngời …

Nhớ tổ tiên hàng trăm năm trước,

Từ núi Tản, sông Đà, Hồng Lĩnh,

Đất Dinh Cát, châu Ô, dừng chân lập nghiệp …

Nhớ các thánh tuẩn đạo sáng triều thiên:

Thánh Giuse Lê Đăng Thị, cai đội, người Kẻ Văn

Thánh Phanxicô Nguyễn văn Trung, cai đội, người Phan Xá

Thánh Vinhsơn Nguyễn Thế Điểm, quê Ân Đô,

Thánh Simon Phan Đắc Hoà …

Cựu chủng sinh, trùm họ, lang y, con dân làng Nhu Lý …

Nguyện cầu: Ôi kính lạy Chúa Trời, Chúa muôn trùng cao cả

Ngàn trùng chí thánh, Chúa Cả muôn loài

Chúa hằng sống, hôm qua hôm nay và muôn đời

Cho tổ tiên, ông bà và những mgười thân yêu chúng con

Được hưởng mùa xuân vĩnh cửu Thiên đàng

Cùng với Mẹ Maria La Vang,

Mẹ đã đồng hành với tiền nhân Dinh Cát chúng con.

Nghi thức kính nhớ tổ tiên được khép lại với tiếng hát của cộng đoàn “ cây có cội nước có nguồn …sinh ra trong cõi đời nầy ai cũng mang nặng nghĩa mẹ tình cha …”, sau đó bắt đầu Thánh lễ.

Trong phần chia sè lời Chúa, Đức Tổng Phaolô dựa vào ba bài đọc phụng vụ của Chúa Nhật 2 mùa Chay để ca ngợi lòng tin, cậy, mến mà tổ phụ Abraham là mẫu gương tuyệt vời khi sẵn sàng dâng con một mình làm của lễ cho Thiên Chúa. Cầu xin Chúa cho chúng ta bước theo chân tổ phụ một lòng theo Chúa, xin Thánh Thần biến đổi con người chúng ta, cho chúng ta đôi mắt sáng để nhận ra tình thương Chúa, đôi tai thính để lắng nghe lời Chúa, miệng lưỡi khôn ngoan và lòng can đãm để tuyên xưng đức tin, nhất là khi chúng ta là con cháu các vị tử đạo.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, cụ Lê Thiện Sĩ, đại diện bà con đồng hương, chân thành bày tỏ lòng cảm mến,biết ơn của bà con đồng hương đối với quí Đức Cha, quí Cha,quí tu sĩ đã đến tham dự ngày họp mặt.,đồng thời thân mến chào bà con khắp nơi tụ về. Trong phần đáp lời, Đức Tổng bật mí là sau khi trao mũ Hồng Y cho Đức Tổng Phêrô Nguyễn văn Nhơn, Đức Thánh Cha Phanxicô nói chuyện khá lâu làm nhiều sốt ruột, nội dung là Đức Thánh Cha muốn sang thăm Việt Nam và linh địa La Vang Dinh Cát có thể là một điểm đến. Xin bà con cầu nguyện ý định của vị Cha chung được thực hiện trong một ngày gần đây.

Trước buổi liên hoan và thánh hoá bữa ăn, Đức Cha Phêrô nhắc nhở bà con dù ở nơi đâu dù làm việc gì bà con không được quên việc khuyên răn dạy dỗ con cái lễ phép với cha mẹ, thảo hiếu với ông bà, thờ kính tổ tiên và trên cùng của tổ tiên là Thiên Chúa. Bà con dùng bữa cơm trưa thân mật tại nhà vòm phía sau Nhà thờ. Như thường lệ, có mục xổ số may mắn, lần nầy hấp dẩn với năm thứ đồ bếp gia dụng và mười voucher mua áo quần Việt Tiến( do ômg Lê Viết Toà, nguyên phó tổng giám đốc công ty Việt Tiến tặng). Những tiết mục văn nghệ xen lẩn những lô số và những chia sẻ tâm tình của các Cha Nguyễn Vinh, Lê Thanh Phúc làm cho bầu khí vui tươi và đầm ấm. Một món quà đặc biệt gởi đến mọi mgười mang về là tập mỏng có tựa đề Bước Theo Thần Khí, tác giả là Đức Tổng Phaolô Bùi văn Đọc.

Phần chúc thọ năm nay có mười ba cụ từ bảy lăm tuổi đến chín mươi tuổi hiện diện được mời lên sân khấu để bà con mừng thọ. Đức Cha Phêrô chúc mừng, tặng quà.

Ngày đồng hương kết thúc lúc 13 giờ. Một ngày để tri ân tiền nhân, để nhắc nhở nhau sống trọn đạo hiếu, để gặp lại nhau trong tình nghĩa quê hương làng xóm. Bà con mãn nguyện ra về và hẹn gặp nhau năm tới lần thứ 27. Xin Mẹ Maria La Vang phù hộ cho đàn con cái Mẹ.

Gioan Lê Cần
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Giảng từ “Ngai tòa” nghĩa là gì?
Nguyễn Trọng Đa
11:06 03/03/2015
Giải đáp phụng vụ: Giảng từ “Ngai tòa” (Ex cathedra) nghĩa là gì?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Tôi đã tham dự Thánh Lễ Truyền Dầu năm ngoái. Ở đầu bài giảng, Đức Giám Mục nói rằng ngài đang giảng từ “Ngai tòa” (ex cathedra). Thưa cha, liệu một Giám Mục có thể giảng từ “Ngai tòa” (ex cathedra) không? - W. M., Antigua và Barbuda.


Đáp: Theo tôi, câu trả lời chính xác là vừa đúng vừa không. Nói cách khác, câu trả lời tùy thuộc vào cụm từ “nói từ Ngai tòa” (he is preaching ex cathedra) có ý nghĩa gì.

Thánh Lễ Truyền Dầu, giống như hầu hết các lễ trọng trong một giáo phận, thường được cử hành trong nhà thờ chính tòa. Tên gọi “nhà thờ chính tòa” được gán cho nhà thờ chính của giáo phận, bắt nguồn từ thực tế rằng nó là nơi mà vị Giám Mục giáo phận có ngai tòa của ngài, và từ ngai tòa đó, ngài giảng dạy với tư cách là Giám Mục và Mục tử của đàn chiên giáo phận. Từ ngữ cathedra trong tiếng Anh phái sinh từ tiếng Hi Lạp, có nghĩa là chỗ ngồi, ngai tòa, sau khi được chuyển qua tiếng Latinh và tiếng Pháp trước.

Ngai tòa Giám Mục, hoặc tòa, là một biểu tượng của quyền giảng dạy của Giám Mục. Từ thời đầu Giáo Hội, việc sử dụng ngai tòa như một hình ảnh thực hoặc biểu tượng của quyền bính đã được dùng cách rộng rãi. Ngay cả Chúa Giêsu, trong Mt 23, 2, nói “các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên toà (cathedra trong tiếng Hi Lạp) ông Mô-sê mà giảng dạy”, để cho thấy uy quyền của họ trong việc giải thích Luật. Chắc chắn Chúa cũng cảnh báo về việc không nên noi gương cá nhân của họ, nhưng không phủ nhận uy quyền của họ trong xã hội Do Thái thời bấy giờ.

Một sự phái sinh tương tự cũng được tìm thấy trong một số ngôn ngữ Romance, vốn bắt nguồn từ thực tế rằng trong các trường đại học thời trung cổ, việc dạy học được truyền đạt từ ghế ngồi cao. Vì vậy, trong tiếng Tây Ban Nha, một người được gọi là một catedrático là một giáo sư thực thụ, bổ nhiệm hoặc bình thường của một trường đại học.

Do sự liên kết của ngai tòa với việc giảng dạy có uy thế, người ta có thể nói, một cách tổng quát, rằng khi một Giám Mục giáo phận giảng đức tin từ ngai Giám Mục của ngài, ngài đang nói từ “Ngai tòa” (ex cathedra).

Tuy nhiên, có một sự sử dụng khác, kỹ thuật hơn và phổ biến hơn, của từ ngữ "ex cathedra", vốn là đặc quyền của Đức Giáo Hoàng.

Năm 1870, Công đồng chung Vatican I đã định tín đặc quyền này, vốn tất nhiên đã có từ thời đầu của Giáo Hội, trong Hiến chế tín lý về Giáo Hội Chúa Kitô "Pastor aeternus". Văn kiện này nói:

"Chúng tôi dạy và định tín một tín điều được Thiên Chúa mặc khải rằng Đức Giáo Hoàng Rôma, khi Ngài nói từ Ngai tòa (ex cathedra), nghĩa là khi thi hành trách vụ Mục tử và Tiến sĩ thầy dạy của mọi Kitô hữu, nhờ uy quyền Tông đồ tối cao của Ngài, Ngài định tín một giáo lý liên quan đến đức tin và luân lý, mà toàn Giáo Hội phổ quát phải tuân giữ, nhờ sự trợ giúp của Chúa được hứa với Ngài trong thánh Phêrô, Ngài sở hữu tính bất khả ngộ, mà với nó Đấng Cứu Chuộc muốn rằng Giáo Hội của Chúa được ban cho, trong việc định tín giáo lý về đức tin và luân lý, và rằng do đó các định tín ấy của Đức Giáo Hoàng Rôma là không thể sửa đổi được do chính chúng, chứ không do sự đồng thuận của Giáo Hội. Vì vậy, do Chúa cấm, nếu ai cả gan phi bác định tín này của chúng tôi, thì kẻ ấy bị tuyệt thông”.

Trong trường hợp này, từ ngữ "ex cathedra" liên quan đến vai trò giảng dạy đặc biệt của Giám Mục Rôma, với tư cách là Mục tử phổ quát và chỉ áp dụng trong một số trường hợp tương đối hiếm hoi, khi Ngài giảng dạy hoặc định tín điều gì đó mà Giáo Hội phổ quát sẽ phải tuân giữ, trong các vấn đề đức tin và luân lý.

Do ý nghĩa rất chính xác này của từ ngữ "ex cathedra", hầu hết các Giám Mục nên tránh áp dụng nó cho mình, ngoại trừ trong một cách chung chung hoặc thậm chí nói đùa cho vui. Thật ra, vị Giám Mục của độc giả trên đây có thể sử dụng từ ngữ ấy ở đầu bài giảng của mình, để giành lấy sự chú ý đặc biệt của người nghe, chứ không có ý định chiếm đoạt đặc quyền của Đức Giáo Hoàng đâu. (Zenit.org 3-3-2015)

Nguyễn Trọng Đa
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngày Lạnh Mùa Đông
Vũ đình Huyến, Lm.
21:48 03/03/2015
NGÀY LẠNH MÙA ĐÔNG
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm. (CMC)
Đến với với Mẹ
tâm hồn con đuợc sưởi ấm,
dù ngày đông tuyết lạnh giá băng
Ave Maria.
(bt)
 
Thánh Ca
Video Thánh Ca: Một Niềm Phó Thác – Sáng tác: Lm. Nguyễn Mộng Huỳnh - Trình bày: Ca Sĩ Như Ý
VietCatholic Network
11:18 03/03/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây