Ngày 26-02-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đền thờ
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:05 26/02/2018
Chúa Nhật III Mùa Chay, năm B
Ga 2,13-25

Đền thờ là nơi thờ phượng, cầu nguyện và là nơi mọi người gặp gỡ nhau trong tình yêu thương của người con Chúa Chúa Giêsu luôn yêu mến, hiếu thảo và vâng lời Chúa Cha. Yêu mến Chúa Cha, Chúa Giêsu cũng yêu mến Đền Thờ là nơi mọi người thờ phượng, tôn kính Chúa Cha. Do đó, trong những năm đi rao giảng Nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu thường lui tới các Đền Thờ để loan báo Tin Mừng. Hôm nay, Ngài lên Đền Thờ Giêrusalem, nơi đó nhiều khách hành hương tới để cầu nguyện, tôn thờ Chúa, nhưng cũng chính nơi Đền Thờ này, Chúa Giêsu đã thấy nhiều người lợi dụng buôn bán, làm ồn ào, náo động, làm mất đi vẻ tôn nghiêm, thánh thiêng của Đền Thờ, nên Ngài đã dùng giây roi xua đuổi bọn buôn bán bò, những người đổi tiền, Ngài nói :” Đưa tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán “.

Đền thờ hay Nhà thờ luôn là nơi có Chúa ngự trị, chính vì thế, Chúa Giêsu và các môn đệ thường lui tới các Đền Thờ Do Thái để cầu nguyện, rao giảng và tôn vinh Thiên Chúa Cha. Kinh Thánh thuật lại, Chúa Giêsu về quê hương Nagiarét, Ngài vào Đền Thờ, người ta đưa cho Ngài cuốn Thánh Kinh, lật ra Ngài gặp ngay đoạn Kinh Thánh của ngôn sứ Isaia nói :” Thần Khí ngự trên tôi, Ngài đã xức dầu, tấn phong và sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó..”. Chúa Giêsu luôn ý thức Đền Thờ là nơi Chúa và con người gặp gỡ thân mật với nhau. Nhà thờ là nhà của Thiên Chúa, là cửa Thiên đàng. Nên, Chúa Giêsu thường rao giảng trong các Hội đường, nơi Đền thờ, đặc biệt là Đền Thờ Giêrusalem. Vì thế, hôm nay khi đến Đền Thờ Giêrusalem để tôn thờ Chúa Cha, cầu nguyện và rao giảng. Cảnh tượng ồn ào, náo động của những con buôn, lợi dụng chỗ thờ phượng để kinh doanh, buôn bán, đổi tiền, đổi bạc…Những người này ăn gian, nói dối, lừa bịp đã làm mất đi sự thánh thiêng của Đền Thờ. Chúa Giêsu đã nổi cơn thịnh nộ thánh, Ngài liền lấy giây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên, bò ra khỏi Đền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ. Chúa giận dữ vì thái độ, hành động xấu của những người buôn bán muốn biến Đền Thờ thành chợ, thành nơi buôn bán vv…

Ngày nay, sự giận dữ của Chúa Giêsu và hành động xua đuổi bọn con buôn, người đổi tiền ra khỏi Đền Thờ vẫn nhắc nhớ chúng ta rằng:” Nhà thờ là nơi thờ phượng, là nơi tôn nghiêm, mọi người phải luôn giữ sự thánh thiêng cho Nhà thờ “. Hành động của Chúa Giêsu và lời nói của Chúa Giêsu chính là lời thức tỉnh chúng ta về những cử chỉ, thái độ, cách ứng xử, trang phục của chúng ta đối với việc thờ phượng Chúa nơi các Nhà thờ, Đền thờ vv…Đối với Nhà thờ chúng ta phải có thái độ cung kính, mến yêu và giữ gìn sự trang nghiêm, thánh thiêng cho Nhà thờ vì nơi đây là nơi Thiên Chúa ngự trị. Kinh Thánh có thuật lại một câu chuyện thật đáng ghi nhớ :” Khi ông Giacóp đi về quê mẹ để trốn anh đang tìm giết mình, gặp trời tối. Giacóp phải ngủ lại ở dọc đường, nằm gối đầu trên một hòn đá.Ban đêm ông nằm mơ thấy một cái thang bắc từ đất lên trời, đầu thang có Thiên Chúa ngự xuống, trên các bậc thang có các thiên thần lên xuống tấp nập. Sáng ngày thức dậy, ông Giacóp nói ‘ Thực có Thiên Chúa ngự nơi đây mà tôi không biết.Nơi đây thật đáng kính sợ biết bao.Vì đây là nhà của Thiên Chúa, là cửa dẫn vào Thiên đàng ‘.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người Kitô hữu và tất cả chúng con luôn biết mến yêu, bảo vệ, gìn giữ và trân trọng Nhà thờ vì chính nơi đây Thiên Chúa ngự trị để gặp gỡ con người, gặp gỡ chúng con.Amen.

Gợi ý để chia sẻ :

1.Tại sao Chúa lại nổi cơn thịnh nộ khi lên Đền Thờ Giêrusalem?
2.Ngài dùng gì để xua đuổi những người buôn bán ra khỏi Đền Thờ ?
3.Đối với những người đổi tiền, Chúa Giêsu đã có thái độ nào ?
4.Chúng ta phải có thái độ nào đối với Nhà Thờ ?

 
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11 - Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12 - Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13 - Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành
VietCatholic
11:14 26/02/2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13 - Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành



Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018

40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...

40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật

40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con



40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...



40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày



40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ

 
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14 - Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày
VietCatholic
11:16 26/02/2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14 - Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày



Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018

40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...

40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật

40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con



40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...



40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày



40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ

 
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15 - Lazarô Và Người Phú Hộ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha gặp gỡ gia đình nữ tử tù Pakistan
Đặng Tự Do
02:23 26/02/2018
Hôm thứ Bẩy 24 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ chồng và con gái của Asia Bibi, một phụ nữ Công Giáo Pakistan đã bị giam giữ trong chín năm qua vì cáo buộc nói phạm thượng đến tiên tri Mumhamad của Hồi Giáo.

Bà Asia Bibi, 45 tuổi, mẹ của hai người con, đang bị giam từ chín năm qua và là phụ nữ đầu tiên tại Pakistan bị toà kết án tử hình về tội gọi là “phạm thượng chống Hồi giáo”. Thật ra, bà chỉ trả lời cho vài đồng nghiệp cho rằng bà là người vô đạo, bất tín và yêu cầu bà bỏ Kitô giáo. Vì câu trả lời đó bà Bibi đã bị các phụ nữ Hồi đánh đập và tố cáo với cảnh sát ở làng Ittanwali thuộc bang Punjab. Thế là bà Bibi bị bắt với lời cáo gian là phạm thượng chống Hồi giáo, và bị kết án tử hình.

Cuộc gặp gỡ diễn ra trùng vào ngày hí trường Colosseum được chiếu trong ánh sáng màu đỏ vào lúc 6 giờ chiều để bày tỏ sự phản kháng làn sóng bách hại các tín hữu Kitô vẫn đang tiếp diễn trên thế giới.

Cùng một lúc, nhà thờ Thánh Elias ở Aleppo (Syria) của Giáo Hội Công Giáo Maronite và nhà thờ Thánh Phaolô ở Mosul ở Iraq cũng được chiếu bằng ánh sáng màu đỏ, biểu tượng cho máu Kitô hữu.

Rebecca Bitrus, một phụ nữ Công Giáo người Nigeria, cũng có mặt trong cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô. Cô đã bỏ trốn được khỏi bọn khủng bố Boko Aram sau hai năm bị giam cầm.
Source: Asia-News Papa: riceve marito e figlia di Asia Bibi
 
Chuyện chưa từng có: Đóng cửa Đền Thờ Thánh Mộ để phản đối chính quyền Do Thái
Đặng Tự Do
07:33 26/02/2018
Các cánh cửa của Đền Thờ Thánh Mộ tại Giêrusalem đã bị khóa lại kể từ hôm Chúa Nhật để phản đối “một chiến dịch sách nhiễu có hệ thống chống lại các Giáo hội và các cộng đồng Kitô tại Thánh Địa, và vi phạm thô bạo thoả ước Nguyên Trạng”

Hôm Chúa Nhật 25/2, thông báo của các nhà lãnh đạo của ba Giáo Hội chịu trách nhiệm coi sóc Đền Thờ Thánh Mộ, đã được dán phía trước lối vào Đền Thờ, nay đã bị niêm phong.

Ba vị lãnh đạo Kitô giáo, gồm có Đức Thượng Phụ Nourhan Manougian của Giáo Hội Armenia Tông Truyền, Đức Thượng Phụ Teofilo III của Chính thống Hy Lạp, và cha Francesco Patton là Bề Trên Dòng Phanxicô Quản Thủ Thánh Địa - đã cáo buộc Israel đã đẩy cuộc tấn công sách nhiễu của mình lên đến “một mức chưa từng có”.

Một trong những lý do của cuộc phản kháng này là việc áp đặt thuế địa phương của thành phố Giêrusalem gọi là thuế “Arnona”. Theo các thoả thuận giữa cộng đồng Kitô hữu và các cơ quan dân sự Israel, các Giáo hội được miễn nộp thuế. Vào ngày 14 tháng 2, các nhà lãnh đạo Kitô giáo đã phản ứng lại yêu cầu của thị trưởng thành phố buộc các cơ sở của các Giáo Hội phải đóng thuế địa phương. Các ngài nhắc lại rằng các Giáo hội đã phải đầu tư “hàng tỷ” Mỹ Kim vào việc “xây dựng trường học, bệnh viện và nhà cửa, nhiều cơ sở trong số này dành cho người cao tuổi và những người gặp khó khăn”.

Hôm Chúa Nhật, ba nhà lãnh đạo tố cáo “hàng loạt các thông báo gây ngỡ ngàng của chính quyền Do Thái và các lệnh tịch thu tài sản, các tài nguyên và tài khoản ngân hàng của các Giáo hội, để trừ vào các khoản thuế cũng như các thứ tiền phạt vì không chịu đóng thuế cho thành phố” do chính quyền thành phố Giêrusalem đưa ra trong những ngày gần đây. Các vụ tịch thu này, theo các vị đứng đầu các Giáo hội, là “những cố gắng nhằm làm suy yếu sự hiện diện của Kitô giáo ở Giêrusalem”, mà chung cuộc “nạn nhân lớn nhất là những gia đình nghèo sẽ không có lương thực và nhà ở, trong khi các trẻ em không được cắp sách tới trường”.

Các ngài cũng tố cáo một dự luật đang được đề xuất cho phép việc quốc hữu hóa các vùng đất của các Giáo hội, mà các ngài gọi là một hành vi “phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc”. Cuộc thảo luận của chính quyền Do Thái đã được lên kế hoạch hôm Chúa Nhật, nhưng đến sáng thứ Hai đã được hoãn lại.

Theo ba nhà lãnh đạo, đạo luật “ghê tởm” này “sẽ làm cho việc chiếm hữu đất đai của các Giáo hội là khả thi”. Các nhà lãnh đạo các Giáo hội nhắc lại: “Chúng tôi thống nhất, vững vàng và kiên quyết để bảo vệ quyền lợi và tài sản của chúng tôi” .
Source: Asia-News Jerusalem, the Holy Sepulchre closes in protest
 
Ai đại diện cho Giáo Hội thầm lặng Trung Hoa?
Vũ Văn An
16:36 26/02/2018
Sau đợt lên tiếng mạnh mẽ của Đức Hồng Y Zen về việc hai giám mục “thầm lặng” được phái đoàn Tòa Thánh thương thảo với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa yêu cầu từ chức, để nhường chỗ cho hai giám mục “quốc doanh” do Cộng Hòa vừa kể bổ nhiệm, tạp chí Vatican Insider không những đã phỏng vấn Đức Hổng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Pietro Parolin, mà còn phỏng vấn một vị giám mục được mô tả là “nhân vật quan trọng và được kính trọng nhất của Giáo hội được gọi là ‘thầm lặng’ ở Trung Hoa” nhằm phản công chiến dịch gọi là “chính trị” của Đức Hồng Y Zen.

Một trong các chiêu do tờ báo trên tung ra là tố cáo Đức Hồng Y Zen đã tạo hoẹt tiểu sử của vị giám mục nói là bị Tòa Thánh “phản bội”, tức Đức Cha Zhuang Jianjian.



Trong 1 bài báo đăng ngày 8 tháng 2, 2018, tựa là Bishop Zhuang’s true Story: faithful to the Pope and “patriotic” (Câu truyện thực về Đức Cha Zhuang: trung thành với Đức Giáo Hoàng và “yêu nước”), tờ trên cho rằng vị mục tử 87 tuổi này của Shantou không thuộc cộng đồng “hầm trú”, nhưng hoàn toàn hội nhập vào các cơ phận “yêu nước” đang kiểm soát Giáo Hội.

Tờ báo trên cho rằng đây là “một chiến dịch được dàn dựng, muốn trình bầy ngài như một nạn nhân của các thỏa thuận giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh”. Họ cho rằng chiến dịch này là chiến dịch của truyền thông và giáo sĩ nhằm “vẽ” Đức Cha Zhuang như là “thành viên của cái gọi là ‘Giáo Hội Hầm Trú’, người trở thành giám mục ‘do lệnh của Vatican năm 2006’, nhưng bị cùng một Vatican này đẩy qua một bên để nhường chỗ cho 1 giám mục bất hợp pháp, luôn ‘làm vui lòng’ chính phủ Trung Hoa”.

Nhưng theo tờ báo trên, “một vài nguồn tin của giáo hội Trung Hoa (?) đã xác nhận với Vatican Insider rằng Pietro Zhuang không bao giờ là thành phần của cộng đồng Công Giáo ‘hầm trú’. Ngài được thụ phong linh mục năm 1986 bởi Aloysius Jin Luxian, thuộc Dòng Tên ở Thượng Hải, người lúc đó cũng là 1 giám mục bất hợp pháp, nghĩa là được tấn phong không có ủy nhiệm tông tòa của Đức Giáo Hoàng. Chính phủ không nhìn nhận Zhuang là giám mục Shantou. Nhưng ngài đăng ký trong tư cách linh mục và dường như vẫn còn đứng đầu Hội Yêu Nước ở Quận Jiexi, Tỉnh Guangdong. Trong quá khứ, ngài cũng là thành viên của Quốc Hội Nhân Dân địa phương. Từ thập niên 1990, ngài vốn hợp tác với các văn phòng của các cơ chế ‘yêu nước’”

Tờ báo này còn cho rằng tại Shantou, chưa bao giờ có “thực tại Công Giáo ‘hầm trú’. Mọi linh mục đều học tại các chủng viện được chính phủ tài trợ và giám sát”. Nhưng lại cho rằng “cộng đồng Công Giáo địa phương ngày càng trở nên phân cực chung quanh các tranh cãi về việc bổ nhiệm giám mục”. Và các tranh cãi này là vì lý do sắc tộc giữa người Hakka và người Chaozhou. Đức Cha Zhuang vốn thuộc sắc tộc Hakka và đang chịu áp lực phải đề cử người thay thế mình từ nhóm sắc tộc này.

Tờ báo, vì thế, cho rằng những người chống đối việc thoả thuận có thể có giữa Tòa Thánh và Trung Hoa đã tạo hoẹt ra “trình thuật về vị giám mục già nua và trung thành, bị đối xử tàn tệ bởi Giáo Triều Rôma là cơ quan đang nóng lòng có được các thành quả ngoại giao, và sẵn sàng ‘bán đứng’ lòng trung thành và các đau khổ của người Công Giáo Trung Hoa”.

Nhưng theo tờ báo, chính câu truyện của Đức Cha Zhuang đã “cho thấy sự mâu thuẫn nội tại không thể nào giải quyết được và bản chất thao túng của mưu kế này”.

Tờ này kết luận: “trên thực tế, chính con đường vừa nhân bản vừa Kitô Giáo của Đức Cha Zhuang, người không được chính phủ nhìn nhận là giám mục nhưng lại giữ chức vụ trong các bộ phận ‘yêu nước’ phò chính phủ, cho thấy, trên nẻo đường quanh co của Giáo Hội tại Trung Hoa, việc bắt buộc phải can dự vào các bộ phận yêu nước này không nói lên một mâu thuẫn không thể hòa giải được liên quan tới việc người ta thuộc về Giáo Hội Công Giáo hay việc bày tỏ công khai lòng trung thành của người ta với Đức Giáo Hoàng và mối dây hiệp thông phẩm trật với ngài”.

Trước nhất, không hiểu các nguồn tin của Giáo Hội Trung Hoa mà Vatican Insider dựa vào để kể về Đức Cha Zhuang là thứ Giáo Hội nào. Dù Đức Hồng Y Parolin mong muốn chỉ có 1 Giáo Hội Công Giáo ở Trung Hoa, nhưng thực tế hiện vẫn có hai Giáo Hội ở đấy, hay ít nhất hai Cộng Đồng Giáo Hội ở đấy. Vatican Insider muốn mập mờ ở điểm này.

Đức Hồng Y Zen cũng như đa số các cơ quan truyền thông quốc tế chắc chắn có nhiều nguồn tin của “Giáo Hội Trung Hoa” hơn Vatican Insider. Chính họ cũng thừa nhận đây là một chiến dịch của “truyền thông và giáo sĩ”. Truyền thông thì hẳn phải là số đông, trong khi, dường như chỉ có một mình Vatican Insider có cái nhìn khác.

Ai cũng biết con đường của Giáo Hội Trung Hoa rất quanh co. Tòa Thánh dĩ nhiên phải dựa vào thực tại quanh co này để thương thảo một thỏa thuận hay nhất. Nhưng không thể hy sinh nguyên tắc Tòa Thánh mới là người bổ nhiệm giám mục, dù với sự tham khảo với các chính phủ dân sự. Việc tham gia Hội Yêu Nước dĩ nhiên không phải là 1 tiêu chuẩn để loại bỏ việc bổ nhiệm này. Nhưng thay thế 1 giám mục được chính mình bổ nhiệm bằng 1 giám mục bị mình tuyệt thông là tự mâu thuẫn với chính mình. Vatican Insider làm ngơ chuyện này.

Tố cáo Đức Hồng Y Zen tạo hoẹt câu truyện Đức Cha Zhuang nhờ trao bức thư viết tay cho Đức Phanxicô là một sự xỉ nhục quá lớn đối với ngài. Không một vị Hồng Y nào dám làm một việc “phạm thượng” là lừa dối Đức Giáo Hoàng như thế.

Vatican Insider cho “các kẻ thù” của thỏa thuận Vatican-Trung Hoa, trong đó có Đức Hồng Y Zen, bị mù quáng bởi ý thức hệ. Nhưng thực ra, chính họ mới là người bị ý thức hệ lèo lái. Ai cũng biết, ít nhất từ năm 2015, khi có những tin đồn về một thỏa thuận giữa Vatican-Trung Hoa sắp thành hình, thì Vatican Insider là tờ báo tiên phong đứng về phía ủng hộ thỏa thuận ấy, dù chưa biết thỏa thuận ấy như thế nào.

Hồi ấy, vị giáo phẩm cao cấp là Đức Hồng Y John Tong của Hồng Kông cũng tỏ ra chỉ đoán mò chứ không biết rõ nội dung thỏa thuận khi quả quyết rằng Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Hoa sẽ trở thành một cơ quan thiện nguyện. Ngay sau đó, Hội này lên tiếng bác bỏ, cho rằng việc ấy sẽ không bao giờ xẩy ra, họ luôn là một nhân tố quyết định đời sống của Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa!

Chưa biết nội dung ra sao mà đã hết lòng ủng hộ thì chỉ có thể là do ý thức hệ xúi giục. Những người ủng hộ Vatican Insider từ Trung Hoa, lúc nào cũng có Giám Mục “ý thức hệ” Giuseppe Wei Jingyi, người vừa được Vatican Insider phỏng vấn ngày 16 tháng Hai vừa qua. Vì thực ra, ngày 23 tháng 1 năm 2015, tờ này cũng đã phỏng vấn vị giám mục này 1 lần rồi. Và hai lần phỏng vấn đều do Gianni Valente thực hiện.

Trong cả hai lần, nhận định của Valente về tính khả tín của vị giám mục này giống hệt nhau: nhà nước không nhìn nhận chức giám mục của ngài; ngài từng bị giam 3 lần và bị hạn chế tự do. Và chỉ căn cứ vào sự kiện này, Vatican Insider đã vội phán kết: “Đây là lý do tại sao ngài nói một cách hùng hồn và nghiêm túc như thế”. Nguyên việc đi tù dưới chế độ Cộng Sản mà thôi chưa chắc tạo uy tín cho 1 vị giám mục trong việc bênh vực lợi ích của tín hữu và của Giáo Hội nói chung. Có những linh mục tuyên úy Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa đi “cải tạo” ở nhà tù Cộng Sản cả 13 năm nhưng sau đó vẫn cộng tác với bộ công an của Cộng Sản.

Về việc chia rẽ giữa hai cộng đồng Công Giáo Trung Hoa, vị giám mục này cho là do “Careerism and leadership struggles” (óc thăng tiến nghề nghiệp và đấu tranh giành quyền lãnh đạo). Và ngài thêm yếu tố: “Nhưng tại Trung Hoa ngày nay, những điều đó... do các áp lực bên ngoài”.

Chính vì thế, trong cuộc phỏng vấn lần thứ hai, ngài tha thiết yêu cầu “Tôi thành tâm cầu xin các bạn hữu của chúng tôi ở ngoài Trung Hoa đại lục, bao gồm cả những người ở Hong Kong, Ma Cao, Ðài Loan và ở tất cả các châu lục khác, xin đừng phát biểu nhân danh chúng tôi, đừng nhất quyết nói thay cho chúng tôi, đừng nói thay mặt cho Giáo hội thầm lặng. Tôi xin các bạn vì các bạn không phải là người có thể đại diện cho Giáo hội thầm lặng ở Trung Hoa”.

Có ai nói thay Giáo Hội thầm lặng Trung Hoa bao giờ? Đức Hồng Y Zen cũng như nhiều người khác chỉ lên tiếng bênh vực tự do tôn giáo, bênh vực các nguyên tắc ngàn đời của Giáo Hội, nhân dịp có những việc họ coi là vi phạm những khía cạnh ấy. Vả lại, nói đến Giáo Hội và mầu nhiệm “hiệp thông các thánh”, họ đâu phải người ngoài? Chuyện oan ức xẩy ra cho anh chị em họ ở bất cứ nơi nào, họ cũng đều có quyền và có bổn phận phải lên tiếng. Vả lại, “người ngoài” như họ được hưởng tự do hơn, có nhiều nguồn tin, nguồn bình luận hơn, lên tiếng bênh vực những điều họ thấy cần bênh vực, trong khi chính mình thiếu những tự do như thế, nên ít khi lên tiếng, vậy mà lại bảo họ câm miệng đừng lên tiếng nữa, có phải là người biết điều hay không?

Hơn nữa, Đức Cha Wei nhân danh ai mà yêu cầu như thế? Ngài có đại diện cho toàn bộ Giáo Hội “hầm trú” hay không? Về câu hỏi này, tưởng nên đọc tâm tình của một giáo dân tên Joseph thuộc giáo hội chính thức miền Nam Kinh vừa đăng trên AsiaNews ngày 20 tháng Hai vừa qua: “Rất buồn thấy Đức Cha Wei không chừa một cố gắng nào để trở thành ánh lửa bập bùng vĩ đại... Đức Cha Wei, xuất thân từ đông bắc Trung Hoa, nghĩ ngài là nhà lãnh đạo của giáo hội hầm trú ở Trung Hoa. Tuy nhiên, nhiều công dân mạng Công Giáo nhận định về bài phỏng vấn ngài (của Vatican Insider mới đây) rằng: như thế, ngài cũng đâu có thể đại diện cho tiếng nói của Giáo Hội hầm trú, vì Giáo Hội của chúng ta là giáo hội hoàn vũ và chúng ta phải lên tiếng theo nguyên tắc phổ quát của sự thật”.

Trước đó 1 ngày, ngày 19 tháng Hai, AsiaNews đăng tải tâm tình của một giáo dân Trung Hoa khác, tên John, thuộc giáo hội “hầm trú”. Ông nhận định về Đức Cha Wei như sau: Đức Cha Giuseppe Wei Jingyi chỉ “hầm trú” bằng tên chứ không bằng bản chất, chứng tỏ lòng ăn năn ở chỗ tư riêng, còn ở nơi công cộng thì vẫn tiếp tục thi hành chính sách của nhà nước.

John cho rằng “Tất cả chuyện này thực sự nực cười: vị giám mục gọi là hầm trú này thực ra là một giám mục chính thức nhưng lại muốn đại diện giáo hội hầm trú và tự nhận mình là tiếng nói có thẩm quyền. Vị giám mục này yêu cầu các bạn bè của ngài ở Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan ‘bỏ qua cái kỳ vọng’ nói thay cho ngài. Nếu đúng như thế, thì tôi xin hỏi: ai nên đại diện cho tiếng nói của Giáo Hội thầm lặng? Tiếng nói đó nên là tiếng nói của ai? Dựa vào đâu? Đâu là cốt lõi đức tin Công Giáo của ta? Ai có thể đại diện cho quyền lợi của tín hữu Trung Hoa?”

Tác giả hàm ý: chắc chắn không phải là Giám Mục Wei! Ngài chỉ biết nói cho chính phủ Trung Hoa. John trích dẫn lời ngài nói về lý do tin tưởng thiện chí của nhà nước Trung Hoa “Bạn phải luôn tin tưởng lẫn nhau một chút thì mới đạt được thoả thuận”. Nhưng tin tưởng này phát xuất từ đâu, trong khi ai cũng biết các qui định mới về tôn giáo của nhà nước Trung Hoa bóp nghẹt tôn giáo như thế nào?

Tóm lại, giọng điệu của vị giám mục này rất ăn ý với nhà nước độc tài Cộng Sản, bất luận là Trung Hoa, Việt Nam hay Cuba: không muốn ai ở bên ngoài “can thiệp vào việc nội bộ”.

Về việc này, tưởng cũng nên nhắc lại quan điểm chính thức của Tòa Thánh qua lời phát biểu của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Parolin nói với chính tờ Vatican Insider: “Tòa Thánh cố gắng tìm một tổng hợp chân lý, và một cách thực tiễn để đáp ứng các mong ước chính đáng của tín hữu, cả bên trong lẫn bên ngoài Trung Hoa

Một người cùng chí hướng với Đức Cha Wei là linh mục Paul Han, cũng thuộc Giáo Hội thầm lặng Trung Hoa, trong bài “Thưa Đức Hồng Y Zen, há ngài không tin các phép lạ sao?” đăng trên tờ Vatican Insider ngày 19 tháng Hai, năm 2015, trình bầy một lý do khác để khước từ sự giúp đỡ từ bên ngoài: “Chúng tôi đang tạo ra và tiếp tục tạo ra một ấn tượng sai lầm này rằng các mục tử và giáo dân Công Giáo ở Trung Hoa ‘thiếu chín chắn’ và do đó cần ‘những người sẵn lòng’ từ bên ngoài đến và ban phát hướng dẫn. Với thời gian, ấn tượng này in sâu vào tâm thức các cá nhân và toàn bộ nhiều nhóm ở bên ngoài Trung Hoa. Điều chẳng may, việc này đôi khi ảnh hưởng tới các mục tử và giáo dân Công Giáo ở Trung Hoa”.

Trên thực tế, những người ở bên ngoài, theo linh mục Paul Han, không phải là những người hiểu biết. Ngài liệt kê một số hiểu biết không chính xác của Đức Hồng Y Zen. Nhưng một số không liên hệ gì tới vấn đề Trung Hoa.

Linh Mục Paul Han, sau đó, trình bầy rõ quan điểm của ngài để có thể có được các hiệu quả tích cực cho Giáo Hội Trung Hoa: “chúng tôi cần chứng tỏ với quốc gia, với chính phủ và nhân dân rằng người Công Giáo chúng tôi không phải là người đối kháng (antagonistic) và tôn giáo của chúng tôi không phải là 1 ‘tôn giáo ngoại lai’. Chúng tôi phải chứng tỏ rằng chúng tôi thành thực làm việc vì lợi ích của một quốc gia độc lập, chính trực và vĩ đại. Rằng chúng tôi là người Trung Hoa làm việc và góp phần vào sự hòa hợp, thịnh vượng và ổn định xã hội”.

Không thấy linh mục Han nói tới việc "làm 1 người Công Giáo tốt". Ngài chỉ nhấn mạnh tới việc phải có quan hệ tốt với nhà nước. Thành thử, theo Đức Cha Wei, vấn đề quan trọng hàng đầu là thương thảo với nhà nước Cộng Sản. Ngài nói: “nếu vấn đề quan hệ với chính phủ được giải quyết, thì các chia rẽ giữa người Công Giáo cũng có thể được hàn gắn kịp thời. Do đó, vấn đề quan hệ của Giáo Hội với quyền lực chính trị cần được giải quyết càng sớm càng tốt”.

Thỏa thuận với chính phủ có chấm dứt được chia rẽ hay không thì còn tùy ở nội dung thỏa thuận. Nếu nội dung là trao quyền bổ nhiệm vào tay chính phủ và Tòa Thánh chỉ có quyền phủ quyết thì chia rẽ chỉ chấm dứt theo nghĩa giáo hội “hầm trú” sẽ chính thức bị khai tử, mọi nhân nhượng trên thực tế xưa nay của nhà nước sẽ không còn. Nhưng giáo hội ấy vẫn sẽ tiếp tục tồn tại, như nó đã tồn tại xưa nay.

Riêng về việc bổ nhiệm giám mục, Đức Cha Wei có quan điểm khá mơ hồ: “Bất kể phương pháp được chọn, các tân giám mục không nên được bổ nhiệm một cách tự lập, độc lập. Các việc bổ nhiệm này cần được Đức Giáo Hoàng thực hiện hay với sự đồng ý và nhìn nhận của ngài”. Nghĩa là nhà nước bổ nhiệm, Đức Giáo Hoàng cùng lắm được tham khảo hay có quyền phủ quyết.

Cũng một quan điểm mơ hồ như thế về Hội Công Giáo Yêu Nước: “Các cơ phận như ủy ban đại biểu Công Giáo và Hội Công Giáo Yêu Nước có thể bị hủy bỏ. Hoặc chúng có thể tiếp tục hiện hữu nhưng không thi hành quyền ra quyết định đối với các vấn đề mục vụ, bí tích và giáo luật có ảnh hưởng tới đời sống của Giáo Hội, vốn không phải là một cơ quan chính trị. Sự việc đã thay đổi khá nhiều từ các thập niên 50 và 70. Nếu chúng không bị bãi bỏ thì chúng có thể kinh qua sự thay đổi tích cực và được biến đổi thành những phương thế thực tiễn và thực dụng có liên hệ nhiều hơn với mối liên hệ giữa các định chế chính trị và Giáo Hội trong bối cảnh ngày nay. Trong chính các qui chế của chúng, dự kiến là sẽ có biến đổi. Các qui chế này nói rằng các cơ phận này không pha mình vào các vấn đề liên hệ tới đời sống đức tin. Các cơ cấu và văn phòng có thể được cập nhật để làm chúng tương thích nhiều hơn với bản chất Giáo Hội”.

Đức Hồng Y John Tong, năm 2015, cũng có cùng quan điểm như trên về Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Hoa. Theo ngài, với thỏa thuận giữa Tòa Thánh và Trung Hoa, Hội này sẽ tự biến đổi thành một hội thiện nguyện (vô quyền). Theo hãng tin AsiaNews, hai linh mục Trung Hoa cho rằng đây chỉ là hy vọng hão huyền: không đời nào Hội Yêu Nước thay đổi bản chất muốn điều khiển sinh hoạt của Giáo Hội Trung Hoa. Chính Linh Mục Sergio Ticozzi, thuộc Viện Giáo Hoàng Truyền Giáo Nước Ngoài, và là một cộng tác viên của Đức Hồng Y John Tong tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chúa Thánh Thần ở Hồng Kông cũng nhận định như thế, khi cho rằng phát biểu của Đức Hồng Y chỉ là một thứ “văn thể” (literary genre), nói lên một hoài vọng về đường hướng ngài mong cho cuộc đối thoại diễn tiến theo mà thôi, chứ không hề phản ảnh thực tế.

Hai ngày sau lời phát biểu của Đức Hồng Y Tong, Tờ South China Morning Post ở Hồng Kông có đăng bài phỏng vấn Anthony Liu Bainian, chủ tịch danh dự của Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Hoa, người có ảnh hưởng đối với Giáo Hội Trung Hoa đến nỗi trong nhiều thập niên qua, được gọi là “Giáo Hoàng Giáo Dân của Giáo Hội Trung Hoa”. Liu cho rằng những điều Đức Hồng Y Tong viết chỉ là “ý kiến riêng” của ngài. Ông ta bác bỏ khả thể các giám mục hầm trú được chính phủ Cộng Sản nhìn nhận, vì “lập trường chính trị” của các ngài khiến “khó có thể làm việc với Đảng Cộng Sản”. Bài phỏng vấn cũng trích ý kiến của 1 linh mục tỏ ra ngạc nhiên trước nhận định của Đức Hồng Y Tong về Hội Yêu Nước: “đó là ước vọng một chiều muốn Hội phục vụ như một tổ chức phi chính phủ trong các dịch vụ xã hội. Chứ ở lục địa, không ai nghe thấy 1 đề nghị như thế và cũng chẳng ai nói đến nó”.

Đức Cha Wei khó có thể là tiếng nói có thẩm quyền như tờ Vatican Insider muốn tô vẽ.
 
ĐGH Phanxicô nói rằng :Hãy xót thương kẻ khác để nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa.
Giuse Thẩm Nguyễn
17:56 26/02/2018
(Radio Vatican) Trong bài giảng tại nhà nguyện Casa Santa Marta, ĐGH đã nhắc lại lời mời gọi của Chúa Giê-Su trong Tin Mừng của Thánh Luca “ Anh em đừng đoán xét để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán.” (Lc 6:36-38). Không một ai trong chúng ta có thể tránh khỏi sự phán xét của Thiên Chúa – Chúng ta sẽ phải chịu cả hai cuộc phán xét riêng và phán xét chung. Thực tế này giúp Giáo Hội phản ánh về những hành vi của riêng mình đối với người khác và đối với Thiên Chúa. Lời kêu gọi trong mùa Chay Thánh này là lời mời gọi Giáo Hội hướng tới canh tân.

Thiên Chúa sẽ phán xét tất cả chúng ta.

Chúng ta được mời gọi không những không được xét đoán mà còn phải biết tha thứ cho nhau. “Mỗi người chúng ta có thể nghĩ là tôi không bao giờ xét đoán ai, tôi không tự cho mình là một thẩm phán.” Với ý nghĩ này, ĐGH kêu gọi chúng ta hãy tự vấn lương tâm mình xem trong một cuộc họp, trong một bữa ăn, tôi đã dành ra bao nhiêu phút để xét đoán người khác. “Cho mình cái quyền xét đoán người khác thì thật là kinh khủng bởi chỉ có Thiên Chúa là thẩm phán duy nhất.”

Tính khiêm nhường là chìa khóa để nhận được lòng thương xót của Chúa.

Vì vậy hãy có lòng thương xót đối với kẻ khác để Thiên Chúa cũng sẽ xót thương chúng ta. “Chúng ta biết rằng công lý của Thiên Chúa là lòng xót thương.” Để nhận được lòng thương xót của Chúa, chúng ta phải khiêm nhường, nhận ra chúng ta là những kẻ có tội. “Bằng sự xấu hổ đau đớn của mình trước sự công thẳng của Thiên Chúa, đó chính là lúc chúng ta được tha thứ.”

Hãy xin cho biết xấu hổ đau đớn trước Thiên Chúa.

Biết xấu hổ là một hồng ân. Đó chính là thái độ để khiêm nhường nhận ra rằng tôi xét đoán thế nào thì tôi cũng sẽ bị đoán xét thế ấy, tôi đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho tôi bằng đấu ấy. Vì thế tôi không được xét đoán anh em mình. Và trước thiên Chúa, lời khẩn thiết để thưa với ngài sẽ chỉ là: Với Chúa là công lý, với con là sự xấu hổ.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Top Stories
Vietnam - Sacerdoti e suore hanno realizzato una traduzione ‘integrale e rigorosa’ della Bibbia
Asia-News
07:38 26/02/2018
Sono i membri di “Liturgia delle Ore”, gruppo composto da esperti di Bibbia, teologia, liturgia, ministero pastorale, musica sacra, letteratura e poesia. In poco tempo, ne sono state vendute oltre 3milioni di copie. Nonostante le difficoltà poste dal governo comunista, il gruppo è anche riuscito a completare altre traduzioni, tra cui la Liturgia delle Ore ed il Messale Romano.

AsiaNews – “Frutto di uno studio integrale e rigoroso, sta per essere completata una nuova traduzione della Bibbia, per esprimere con precisione la Parola di Dio in un vietnamita chiaro ed inequivocabile”. Lo annuncia ad AsiaNews il sacerdote francescano p. Pascal Nguyen Ngoc Tinh.

Egli è a capo di “Liturgia delle Ore”, gruppo composto da esperti vietnamiti di Bibbia, teologia, liturgia, ministero pastorale, musica sacra, letteratura e poesia (foto). Nonostante le numerose difficoltà in un Paese lacerato dalla guerra, il gruppo, lavorando su base volontaria dal 1971, ha completato la sua prima versione della Bibbia vietnamita nel 1998. In quel momento, vi erano già cinque diverse traduzioni in circolazione nel Paese. La prima, pubblicata nel 1916, è opera di p. Albert Schlicklin della Società per le missioni estere di Parigi (Mep). In seguito, sono state pubblicate le versioni di p. Gérard Gagnon, p. Trần Đức Huân, p. Nguyễn Thế Thuấn e del card. Trịnh Văn Căn.

Tuttavia, l’ultima traduzione potrebbe essere quella accolta con maggior entusiasmo. Essa è la prima ad esser redatta non da un singolo studioso, bensì da un gruppo di 17 tra sacerdoti e suore. Inoltre, poiché l’obiettivo del gruppo è presentare la Parola di Dio in un linguaggio contemporaneo chiaro, diretto, senza compromessi, ricco di letteratura e cultura vietnamita, questa versione sembra essere ideale sia per lo studio privato che per la lettura pubblica. In poco tempo, sono state vendute oltre 3milioni di copie della Bibbia.

Subito dopo il completamento della prima versione, nel 1999 il gruppo ha iniziato a lavorare su un'altra, che riflettesse maggiormente le caratteristiche culturali delle lingue ebraica e greca. “La nuova versione è più letterale e piena di commenti in vietnamita, per soddisfare i bisogni degli studi biblici – afferma p. Pascal Nguyen Ngoc Tinh – Il lavoro è ben avviato e, con le vostre preghiere, sarà completato non più tardi del 2021, quando festeggeremo il 50mo anniversario del gruppo. Per favore, pregate per noi”.

Nonostante l’ostruzionismo e le varie difficoltà poste dal governo comunista, il gruppo è anche riuscito a completare altre traduzioni, tra cui la Liturgia delle Ore ed il Messale Romano. In tutto il Paese e nelle comunità della diaspora vietnamita, della prima opera sono state vendute 370mila copie, mentre della seconda 66mila. Le pubblicazioni del gruppo sono disponibili anche online, al seguente indirizzo: http://www.ktcgkpv.org/ .
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày Họp Mặt Đông Hương Dinh Cát Tại Sài Gòn Lân 30
Gioan Lê
11:40 26/02/2018
Ba mươi mùa xuân đã trôi qua, cứ mỗi độ hoa xuân tươi nở, người người đi trẩy hội, bà con đồng hương Dinh Cát - Quảng Trị cũng có một ngày hội, nơi đó họ có dịp gặp lại bà con bạn bè, hỏi thăm chuyện xưa chuyện nay, cùng nhau hướng về nguồn cội, quê hương, tổ tiên ông bà và cao điểm là dâng Thánh lễ Tạ ơn. Ngày họp mặt đồng hương trở thành một tuyền thống tốt đẹp đã liên tục ba mươi năm nay, dù có những lúc phải vượt qua bao nổi khó khăn về phương tiện đi lại, nơi chốn hội họp...

Xem Hình

Ngày truyền thống lần 30 được tổ chức tai trụ sở Dòng Đức Mẹ Người Nghèo, cạnh nhà thờ Fatima, Bình Triệu, Thủ Đức. Gần hai trăm bà con về dự, ngoài những người thuộc vùng Saigon, đáng trân trọng những người từ Lộc Ninh, Long Khánh, Cù Bị, Xuyên Mộc, Vũng Tàu, Laghi, không quản ngại xa xôi, tuổi cao sức yếu, đã về họp mặt. Năm nay, các Đức Giám Mục Việt Nam đi Ad limina visitatio bên Rôma vào những ngày này, nên Đức cha Phêrô Nguyễn văn Đệ buộc lòng phải vắng mặt. Xa mặt nhưng không cách lòng, Đức cha gởi lời chúc Tết và chúc lành cho ngày họp mặt và hẹn sang năm gặp lại vào dịp nầy.

Đúng 9g45, nghi thức kính nhớ tổ tiên bắt đầu với một hồi tiếng chiêng. Trong tiếng hát của ca đoàn “ Chim có tổ, suối có nguồn, con người có tổ tiên ông bà. ..Lạy Chúa là Chúa tể muôn loài Chúa thật là tổ tiên chúng con...”, đoàn rước tiến đến trước bàn thờ tổ tiên, cung kính niệm hương, dâng những lễ vật trầu rượu,hoa quả, bánh trái tượng trưng lòng thành kính và hiếu thảo đối với tổ tiên ông bà khi đã chết cũng như khi còn sống. Tiếp đến, ông Văn Anh Minh đọc văn tế tổ tiên và các thánh tử vì đạo miền Dinh Cát – Quảng Trị. Bài văn ca ngợi công đức tổ tiên là những người khai khẩn khai hoang, mở thêm bờ cõi cho giang sơn Việt nam. “ Từ núi Tản,sông Đà, Hồng Lĩnh... Tiến về phương Nam mở cõi khai hoang, đến Dinh Cát, châu Ô dừng chân lập Nghiệp. .. “. Con cháu còn ghi nhớ mãi các gương anh hùng tử vì đạo: Thánh Giuse Lê Đăng Thị, Thánh Phanxicô Nguyễn văn Trung, Thánh Vinhsơn Nguyễn Thế Điểm, Thánh Simon Phan Đắc Hòa.

Lịch sử Dinh Cát đậm nét với những cuộc thảm sát do phong trào Văn Thân năm 1885 gây nên tại các họ đạo Cổ Vưu, An Đôn, Bố Liêu, An Lộng, Dương Lộc, Dương Lệ,Nhu Lý, Thuận Nhơn, Bái Thiên, Vạn Thiện, Kẻ Văn. Nơi Dinh Cát có linh địa Mẹ La Vang, nguồn cậy trông của bao người lâm cơn khốn khó

Tiếp đến là Thánh lễ, cùng đồng tế với cha Anrê Lê văn Hải có các cha Phêrô Nguyễn Huệ, Giuse Nguyễn văn Giáo, dòng Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, Gioan Đoàn Hiếu Minh Tuấn, dòng

Đức Mẹ Lên Trời, đặc biệt cha cố Nguyễn Đình Cẩm, ngồi xe lăn.Trong bài giảng lễ, nhân Năm Thánh Gia đình của Giáo hội Việt Nam, cha Hải kể câu chuyện cảm động gặp hai “ ôn mụ “ già trên chuyến xe lửa từ Phan Rang ra Đông Hà để đến La vang viếng Mẹ. Tính chơn chất, tình nghĩa vợ chồng đi đâu cũng có nhau và lòng đạo đức bình dân của hai vợ chồng già bộc lộ qua cuộc đối thoại làm cha Hải từ ngạc nhiên đến cảm phục. Cuối cuộc đối thoại, cha Hải hỏi: “ Ôn mụ đi viếng Mẹ xin điều chi đặc biệt ?, - Chú ơi, tui chỉ xin cho được ơn chết lành “. Trước khi kết thúc Thánh lễ, cụ Lê Thiện Sĩ, thay lời bà con đồng hương, cám ơn và chúc Tết quý cha, quý nữ tu và cộng đoàn.

Thánh lễ kết thúc, bà con theo từng họ đạo cũ ngoài Quảng Trị cùng quý cha chụp hình lưu niệm. Nhóm đông nhất là Trí Bưu, chiếm gần nửa số hiện diện, những nhóm thiểu số còn lại là Thạch Hãn, An Lộng, Bố Liêu, Nhu Lý, Đông Hà, Kẻ Văn, La Vang, Dương Lộc, Dương Lệ. ..

Như thông lệ, buổi liên hoan bắt đầu bằng màn chúc thọ và tặng quà cho 18 cụ trên 75 tuổi. Cụ ông Lê văn Kìm 93 tuồi, hom hem, hổn hển, ngâm thơ tặng bà con. Cảm động quá !

Đặc biệt, cụ Lê Thanh Ngọc, nguyên hội trưởng đồng hương Dinh cát 20 năm, nay gần 90 tuổi, lần nầy cố gắng đi tham dự. Cám ơn cụ nhiều lắm. Bà con được nghe cha Anrê Hải hùng hồn và tếu táo kể về giáo xứ Cà Ná, tượng Đức Mẹ Lưu dân. Linh mục nhạc sĩ Nguyễn Huệ hát tặng một bản thánh ca mới, bà con hoan hô hết mình. 15 lô số xen lẩn những tiết mục vui. Ngày họp mặt kết húc lúc 13g00.

Gia đinh đồng hương Dinh Cát đang bước vào tuổi 31. Nguyện xin Chúa chúc lành và ban thêm sức sống. Người xưa có câu “ Tam thập nhi lập”, một thế hệ mới đang xuất hiện, những đứa trẻ ngày trước nắm tay theo cha mẹ, nay đã trưởng thành, cũng dắt theo con cái đi dự ngày đồng hương như hình ảnh chúng năm xưa. Cám ơn cha bề trên Dòng Đức Mẹ Người Nghèo đã dành nhiều ưu ái để ngày hop mặt diển ra như mong ước, xin Chúa chúc phúc cho những kẻ đã ân cần đón tiếp khách lạ như người nhà. Cám ơn quý Đức cha, quý cha, quý tu sĩ và quý bà con đã đồng hành trong những năm qua để cùng chung lòng chung sức điểm tô gia đình đồng hương.



 
Đi ra những vùng ngoại biên '' Du Xuân loan báo tin mừng
Tâm An
11:49 26/02/2018
Trong niềm vui xuân mới, và kỷ niệm 1214 năm ngày sinh cụ Thủy tổ Vũ Hồn (804-853), ngày mùng 8 tết Mậu Tuất, nhằm 23-2-2018, anh chị em dòng họ Vũ Võ không phân biệt tôn giáo từ nhiều nơi của tỉnh Bình Định đã cùng tham gia cuộc hành hương thăm 5 từ đường Dòng họ Vũ Võ thuộc huyện Phù Cát, cùng với một số anh chị em giáo dân và bạn trẻ của hai giáo xứ Huỳnh Kim và Phú Hữu, tổng cộng khoảng 170 người. Có cả những anh chị em giáo dân từ Đại Bình phía Bắc xa xôi và từ họ Tân Thuộc hẻo lánh phía Tây tham dự. Về phía linh mục, có cha Giuse Nguyễn Bá Trung, cha Gioan Phêrô Võ Tá Khánh và cha Phêrô Võ Hoàng Sâm.

Đây là ngày du xuân giao lưu Dòng họ Vũ Võ lần thứ ba nhân ngày kỷ niệm hằng năm mừng sinh nhật của vị khởi tổ. Lần đầu, Xuân Quý Tỵ 2013, tập trung tại Đền thờ anh hùng Võ Duy Dương, Thị xã An Nhơn, dâng thánh lễ và dùng cơm trưa giáo xứ Phú Hữu rồi đi thăm ba từ đường thuộc huyện Tây Sơn. Lần thứ hai, Xuân Ất Mùi 2015, khởi đầu tại nhà thờ Giáo xứ Phù Mỹ rồi kết thúc tại từ đường Kim Giao Nam, xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn. Năm nay, khởi đầu tại khuôn viên nhà thờ Huỳnh Kim rồi kết thúc tại từ đường Suối Vùi, thôn Vĩnh Trường, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát.

Trong lời chào mừng tại Huỳnh Kim, linh mục Võ Tá Khánh, trưởng Ban Tổ chức, nêu rõ: “Các cuộc hành hương giao lưu này nhằm tạo tình thân ái và sự hiểu biết lẫn nhau giữa anh chị em dòng họ Vũ Võ Công Giáo và ngoài Công Giáo. Lịch sử cho biết từ năm 1742, người Công Giáo Viễn Đông bị gián đoạn việc thờ phụng Tổ tiên theo lối cổ truyền, mãi cho tới năm 1965, tức là chỉ mới cách nay 53 năm, các tín hữu Việt Nam mới được nối lại với nét đẹp văn hóa truyền thống này. Sự xa cách hơn 200 năm ấy đã tạo ra nhiều hiểu lầm đáng tiếc. Việc tổ chức hành hương thăm các từ đường ngoài Công Giáo của bà con cùng dòng họ giúp các tín hữu Công Giáo lại thấy gần gũi hơn với truyền thống xưa. Đây cũng là dịp để tốt để chúng tôi chia sẻ cho anh chị em không cùng tín ngưỡng biết đôi phần về niềm tin Kitô giáo, cách riêng là cách nhìn của Giáo Hội Công Giáo về việc tôn kính Tổ tiên. Trong thực tế, hầu như cả ngày chúng ta phải di chuyển, không có giờ trao đổi nhiều. Do đó, Ban Tổ chức xin được cung ứng một số sách báo miễn phí. Quý vị nào quan tâm, xin mời lấy vài quyển đem về đọc sau.”

Cha Giuse Nguyễn Bá Trung, chính xứ Huỳnh Kim, đã tích cực tạo mọi điều kiện thuận lợi từ mặt bằng, các tiện ích cho đến nhân sự. Các chị em Legio Mariae đã nhiệt tình lo phần ẩm thực, quét dọn khuôn viên tiếp đón. Quý vị trong Hội đồng Giáo xứ đã giúp lo trang trí và âm thanh. Các bạn trẻ Junior của Giáo xứ Huỳnh Kim và Thiếu Nhi Thánh Thể của Giáo xứ Phú Hữu đã xuất sắc đóng góp văn nghệ mừng Xuân với hai kịch bản “Bốn biển con cùng một Cha”, “Người Cha nhân hậu” và những vũ khúc phụ họa cho nội dung của thông điệp Tình Cha (Xem youtube tại:

Xem Video

. Một số bạn trẻ và sinh viên cả giáo và lương đã tham phục vụ.

Đoàn hành hương rời Huỳnh Kim lúc 11g45, lần lượt đến thăm các từ đường dòng họ Vũ/Võ tại thôn Kiều Huyên, xã Cát Tân, gần họ Kiều Đông; từ đường tại thôn Tân Hóa Nam, xã Cát Hanh, trên đường đi Giáo xứ Cây Rỏi; từ đường tại xóm Hanh Mai, xã Cát Hanh, và thôn Chánh Danh xã Cát Tài - hai từ đường này đều thuộc địa bàn Giáo họ Hòa Mục, nằm trên trục lộ từ Ngã Ba Chợ Gồm đi Đề Gi; cuối cùng đoàn trở lại Quốc lộ 1A, thăm từ đường Suối Vùi thuộc thôn Vĩnh Trường, xã Cát Hanh, trên địa bàn Giáo xứ Phù Cát.

Sau lễ thắp hương niệm tổ tại Suối Vùi, đoàn hành hương đã ngồi lại chia sẻ hơn một giờ. Đại biểu từ các huyện, thị xã trong Tỉnh và từ Tp Quy Nhơn đều đánh giá cao tác dụng nối kết tình thân giữa lương giáo mà cuộc hành hương đã đem lại. Vị chủ tịch Hội đồng Dòng họ Vũ Võ huyện Tuy Phước ước mong năm tới mọi người sẽ viếng thăm các từ đường Võ tộc trên địa bàn huyện này. Với lời ước hẹn ấy đoàn hành hương chia tay trong khúc hát Nối Vòng Tay Lớn.

Bài của Tâm An
 
Người Công Giáo ở Việt Nam sớm có một bản dịch Kinh Thánh mới
Đặng Tự Do
14:02 26/02/2018
(Rome - AsiaNews) “Một bản dịch Kinh Thánh mới được xây dựng trên một quy trình phiên dịch trung thực và nghiêm ngặt để diễn đạt Lời Chúa một cách rõ ràng, không chút mơ hồ, theo ngôn ngữ Việt đương đại sắp hoàn tất”, Cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, linh mục dòng Phanxicô nói với thông tấn xã Asia-News.

Vị linh mục dòng Phanxicô này là lãnh đạo của nhóm các chuyên gia Việt Nam về Kinh Thánh, thần học, phụng vụ, mục vụ, thánh nhạc, văn học và thơ ca. Mặc dù có rất nhiều khó khăn ở một quốc gia bị chiến tranh tàn phá, nhưng nhóm này, hoạt động tự nguyện từ năm 1971, đã hoàn thành bản dịch Kinh Thánh đầu tiên của nhóm năm 1998.

Vào thời điểm đó, đã có 5 bản dịch Kinh Thánh Công Giáo khác nhau được lưu hành tại Việt Nam. Bản dịch đầu tiên, xuất bản năm 1916, là tác phẩm của Cố Chính Linh của Hội Truyền giáo Hải Ngoại Paris. Sau đó lần lượt ra đời các bản dịch của Cha Gérard Gagnon, Cha Trần Đức Huân, Cha Nguyễn Thế Thuấn; và Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn.

Tuy nhiên, bản dịch Thánh Kinh của nhóm có thể là bản được chào đón nhiệt tình nhất. Đây là bản dịch đầu tiên được hình thành không phải bởi một học giả duy nhất nhưng bởi một nhóm gồm 17 linh mục và nữ tu. Đồng thời, mục đích của nhóm là trình bày Lời Chúa bằng ngôn ngữ hiện đại, rõ ràng, trực tiếp, phong phú về văn học và văn hoá Việt Nam, và nhất là thật đơn giản, bản dịch rất lý tưởng cho cả nghiên cứu cá nhân lẫn việc đọc nơi công chúng. Trong một thời gian ngắn hơn 3 triệu bản Kinh Thánh đã được bán hết.

Bất kể những trở ngại và khó khăn khác do nhà cầm quyền cộng sản gây ra, nhóm cũng đã hoàn thành các bản dịch tiếng Việt khác bao gồm Phụng Vụ Các Giờ Kinh, và Sách Lễ Rôma. 370.000 bản Phụng vụ Các Giờ Kinh, và 66.000 bản Sách Lễ Rôma đã được phân phối ở Việt Nam và trong các cộng đồng người Việt hải ngoại.

Sản phẩm của nhóm cũng có sẵn trực tuyến tại http://www.ktcgkpv.org/

Ngay sau khi hoàn thành phiên bản đầu tiên, vào năm 1999, nhóm háo hức bắt đầu làm việc với một phiên bản khác dựa trên nguyên lý dịch thuật tương đương gần với tự nhiên nhất để phản ánh thêm những đặc điểm văn hoá của tiếng Hebrew và tiếng Hy Lạp.

“Phiên bản mới dịch sát với đầy đủ các lời bình luận tiếng Việt để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu Kinh Thánh”, Cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh nói.

“Công việc đang được tiến hành tốt, và với lời cầu nguyện của anh chị em, nó sẽ được hoàn thành chậm nhất là năm 2021, khi chúng tôi tổ chức kỷ niệm sinh nhật thứ 50 của nhóm. Xin cầu nguyện cho chúng tôi”, ngài nói thêm.
Source: AsiaNews Sacerdoti e suore hanno realizzato una traduzione ‘integrale e rigorosa’ della Bibbia
 
Đại Hội Song Nguyền Thế Giới Lần Thứ 6 Tại La Vang
Toma Trương Văn Ân
17:52 26/02/2018
Trong 3 ngày , từ 23 đến 25 / 2 / 2018, tại Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang- Việt Nam, Hơn 2400 Song Nguyền (1) khắp nơi trên thế giới cùng nhau qui tụ VỀ BÊN MẸ LA VANG- MẸ VIỆT NAM- NỮ VƯƠNG CÁC GIA ĐÌNH.

Đại Hội này mang tâm tình tạ ơn của Đại hội Song Nguyền thế giới kỳ 5 vừa được tổ chức từ ngày 23 đến 25 / 6 / 2017 tại nhà thờ Chính Tòa giáo phận Orange- Califonia- Hoa Kỳ, kéo dài trong nửa năm ( bán niên) đến 25 / 2 / 2018. Mừng Hồng Ân 30 Năm Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân ( CTTTHN) Phục Vụ Các Gia Đình.

Xem Hình

I. Sơ lược :

Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình ( CTTTHNGĐ) , được Linh mục Phê-rô Chu Quang Minh ( Dòng Tên) lập ra từ năm 1987 tại Giáo phận Orange – Califonia-Hoa Kỳ. Tính đến nay , Chương trình đã tổ chức được 711 khóa học cho hơn 40.000 đôi bạn ( gia đình) trong nhiều Giáo phận khắp nơi trên thế giới. Tại Việt nam có hơn 15.000 đôi bạn trong 24 Giáo phận đã qua khóa học căn bản. Mục đích : Vợ cHồng Yêu thương gần gũi bằng việc làm . Dựa trên căn bản : vợ chồng khiêm nhường biết lỗi , nhận lỗi , xin lỗi , sửa lỗi , tha lỗi

Trong 30 năm , CTTTHNGĐ đã dấn thân phục vụ hạnh phúc các gia đình, luôn theo sát Giáo Huấn phổ quát của Giáo Hội, đặc biệt qua Tông huấn Familiaris Consortio của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II ( 1981) và Tông huấn Amoris Laetitia của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô (2016) . Tại Giáo Hội địa phương, qua Linh đạo Tông Đồ Song Đôi , các cặp vợ chồng trong Chương Trình TTHNGĐ hăng hái tham gia các việc Tông đồ, nhờ đó vợ chồng thêm gắn kết trong đời sống Hôn nhân , trong Đức tin và Bác ái phục vụ. (2)

II. Chương trình và diễn tiến Đại Hội :

1. Ngày thứ nhất : Thứ sáu 23 / 2 / 2018

Lúc 15 giờ 30 , Cha Phao-lô Nguyễn Luận – Quản xứ Loan Lý TGP Huế , Tổng Linh Nguyền Chương Trình TTHNGĐ tại Việt nam , Trưởng ban tổ chức và cộng đoàn Song Nguyền hiện diện hân hoan chào mừng:

+ Đức cha Lu-Y Nguyễn Anh Tuấn – Gm Phụ tá TGP Sài Gòn, Tổng Thư ký UB Mục vụ Gia đình – Hội đồng Giám mục Việt Nam.

+ Đức Cha Fx Lê Văn Hồng , Nguyên Tổng Giám mục, TGP Huế

+ Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri , Gm Giáo phận Lạng Sơn- Cao Bằng, Chủ tịch Ủy Ban Mục vụ gia đình , trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.

+ Cha Phê-rô Chu Quang Minh, SJ . “ Người Chúa Dùng” Cha Sáng lập Chương Trình TTHNGĐ.

+ Quý Cha Tổng Đại diện TGP Huế , Quý Cha Vấn Nguyền , Linh Nguyền, Giám Nguyền của các Giáo phận và các Liên gia trong nước và hải ngoại.

+ Quý Tu sĩ và 2400 Song Nguyền Đại diện cho gần 42.000 Song Nguyền từ khắp nơi trên thế giới, cùng qui tụ về bên Mẹ La Vang để nhận nhiều phúc lành của Thiên Chúa qua tay Mẹ La Vang – Mẹ Giáo Hội.

Sau đó, Ban tổ chức giới thiệu tổng quát Chương Trình TTHNGĐ hình thành và phát triển trong suốt 30 năm qua trên tất cả các vùng miền trên thế giới , những thăng trầm, thuận lời và khó khăn.

Thánh lễ khai mạc Đại hội do Đức Cha Fx Lê Văn Hồng , Nguyên Tổng giám mục TGP Huế chủ sự. Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Đức Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn, Cha Phê-rô Chu Quang Minh và rất nhiều quý Cha cùng đồng tế. Đức Cha Chủ tế mời gọi cộng đoàn hiện diện sống theo mẫu gương Gia đình Thánh Gia , có Chúa Giê-su ở giữa , gia đình sẽ vượt qua mọi sóng gió của cuộc đời , sống gia đình hạnh phúc trong bình an và phúc lành của Thiên Chúa.

Cha Phê-rô – Sáng lập Chương Trình TTHNGĐ , trong bài chia sẻ đã nói lên niềm vui Chương Trình TTHNGĐ 30 năm hình thành và phát triển, phục vụ các gia đình. Như tâm tình của Mẹ Maria “ Linh hồn Tôi ngợi khen Đức Chúa, vì Chúa nâng phận tôi tớ” Mẹ là muối , là suối nguồn Tình yêu , Mẹ là ngai tòa khiêm nhường…bài học từ Đức Mẹ : Khiêm – gần không giả tạo. Qua Bí tích Hôn phối , Cha Sáng lập xin Thiên Chúa gìn giữ tình yêu các Song Nguyền và xin cho các Song Nguyền đón nhận mọi biến cố trong đời sồng gia đình , sống với Đức Ki-tô và sánh đôi với Đức Ki-tô. Xin Cho Song Nguyền ơn bền đỗ , yêu nhau trọn đời…. vì đời sống vợ chồng diễn tả tình yêu Thiên Chúa với Giáo Hội.

Từ 18 giờ đến 18 giờ 45 , Cha Sáng lập thuyết trình đề tài : “Khiêm – Gần” để có niềm vui yêu thương. Yêu thương và gần gũi trong cuộc đời nhiều sóng gió , yêu thương và gần gũi bằng việc làm cụ thể : Khiêm nhường biết lỗi , nhận lỗi , sửa lỗi , xin lỗi , tha lỗi. Biết lắng nghe và kính trọng nhau như lời hứa trong ngày nhận Bí tích Hôn phối ( lời thề hứa trong Lễ cưới). Đó là hồn sống , hết linh hồn , hết sức lực , hết trí khôn…xin Chúa ban ơn can đảm, kiên trì… làm cho gia đình êm ấm thuận hòa hạnh phúc.

Trước lúc nghĩ đêm , Cộng đoàn Song Nguyền đã Chầu Thánh Thể cách trọng thể Tạ ơn Hồng Ân 30 năm ( 1987 – 2017) Chương Trình TTHNGĐ thành lập . Trong dịp này , cộng đoàn Song Nguyền hiện diện, Đại diện cho Song Nguyền Thế giới cùng cầu nguyện và mừng Cha Phê-rô Sáng lập 50 Thụ phong Linh mục và thượng thọ Bát tuần (80 tuổi) . Cầu nguyện cho Chương Trình ngày càng phát triển, khởi đi từ mỗi gia đình chúng con, làm lan tỏa đến khắp các gia đình trên thế giới.

2. Ngày thứ 2 : Thứ bảy 24 / 2 / 2018 :

Lúc 6 giờ 30, Đức Cha Lu-Y Nguyễn Anh Tuấn, Chủ sự Thánh lễ kính Đức Mẹ , MẸ LA VANG – MẸ VIỆT NAM- ĐẤNG AN ỦI KẺ ÂU LO .

Với nhiều dẫn chứng hiện thực và mang tính Thần học , Đức Cha đã chứng minh “ Nhân đức thẳm sâu của Thiên Chúa là khiêm hạ” . Thiên Chúa khiêm hạ mang lấy xác phàm như chúng ta để yêu thương cứu chúng ta . Thiên Chúa tự hủy , thành của lễ dâng hiến tình yêu. Từ đó , Đức Cha mời gọi Song Nguyền sống Khiêm – Gần , sống tình yêu gần gũi bằng việc làm.

Cũng trong sáng này , Đức Cha Lu-Y giảng thuyết đề tài “ Đồng Hành Với Các Gia Đình Trẻ” Chủ đề 2018 theo Thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 2016 . Đức Cha đã nêu những thực trạng các gia đình hiện nay, mở những khúc mắc , giải đáp những câu hỏi liên quan đến gia đình nhất là các gia đình trẻ . Gia đình được mời gọi tham gia vào sứ mạng Chúa Ki-tô, tham gia ơn gọi của Hội Thánh là loan báo Tin Mừng, gia đình được mời gọi chứng từ sống trong vui mừng…. và chính Chúa đang đồng hành với các gia đình.

Lồng trong Chương trình của 3 ngày Đại Hội , Chủ Nguyền từng vùng miền phúc trình quá trình hình thành và phát triển tại khu vực của mình. Đây vừa là niềm vui tạ ơn , vừa là bài học cho các khu vực khác nhau học hỏi .

Cha Sáng lập hướng dẫn Song Nguyền cầu nguyện , đến với Chúa trong tin yêu phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa.

Buổi chiều , Cha An –tôn Nguyễn Văn Tuyến , Chánh xứ Chính Tòa Phủ Cam , thuyết trình đề tài : Mẹ La vang – Mẹ Các Giáo Hữu – An ủi Kẻ Âu Lo. Với những dẫn chứng xác thật và cụ thể , Cha đã dẫn Khán thính giả đi từ ngạc nhiên đến lòng tin tưởng cách tuyệt đối vào Đức Mẹ La Vang, sự hiện diện của Đức Mẹ trong đời sống của gia đình. Sau cuộc chiến kéo dài , con cái Mẹ trở về đây , về Nhà Mẹ . Mẹ hàn gắn vết thương, anh em hiệp nhất…. đây là dấu chỉ thời đại. Ngôi Đền thờ đang dần hình thành , sẽ là nơi Thờ phượng tôn vinh Thiên Chúa , tôn vinh Đức Mẹ … vừa là nơi gặp gỡ chia sẻ quốc tế , mọi nơi , mọi thành phần trở về Nhà Mẹ, yêu thương đoàn kết mọi người dưới bóng Mẹ La Vang , chúng ta góp phần xây dựng Việt Nam.

Tiếp đó , Cha Phê-rô Sáng lập : Huấn luyện Trường Nội dung và đề tài : phát triển Chương Trình TTHNGĐ trên Miền đất mới và Tái lập Miền đất cũ.

Lúc 18 giờ , cuộc cung nghinh Đức Mẹ trọng thể từ sân nhà khách số 2 đến Linh Đài Mẹ. Mỗi Song Nguyền cầm nến sáng trong tay , như dấu chỉ nhắc nhở phải trở thành ánh sáng cho anh chị em chưa nhận biết Chúa , qua chính đời sống hòa thuận hạnh phúc yêu thương trong gia đình.

Trước lúc kết thúc Cung Nghinh Kiệu Đức Mẹ , tại Lễ đài Linh đài , Đức Cha Giuse – Chủ tịch Ủy Ban mục vụ Gia đình – HĐGM Việt nam đã ký chuẩn nhận các chữ ký của Quý Cha Tổng Vấn Nguyền , Tổng Linh Nguyền , Giám Nguyền, các Chủ Nguyền khắp nơi trên thế giới và Bản Nội Quy Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình 2018.

Một buổi giao lưu văn nghệ của 9 Giáo phận và Vùng miền , nhiều tiết mục quá đặc sắc. Dàn Hợp xướng của Ca đoàn Maria Trinh Vương và Ca Đoàn Maria Goreti của Giáo xứ Thái Hà – TGP Hà Nội, quá tuyệt vời , nhất là trình diễn bài Halleluia của Handel. Hai Ca đoàn này đã phục vụ Phụng ca trong tất cả các Thánh lễ trong 3 ngày Đại hội.

Tiết mục ca múa của Giáo phận Xuân Lộc, múa quạt của TGP Sài Gòn Làm cho tâm hồn khán thính giả rung nhiều cung bậc trầm lắng , sội động khác nhau. Hội Trống và múa nón của TGP Huế , tiếng trống điêu luyện , vũ điệu mượt mà mang âm hưởng và bóng dáng Cung đình Vương Phi ….. Làn điệu Quan họ trong tiết mục Tiệc cưới Ca na của Giáo phận Bắc Ninh , dẫn người xem đến với sinh hoạt cộng đồng Dân Việt xưa , nhưng Cộng đồng , gia đình có Chúa Giê-su và Mẹ Maria thì gia đình luôn đầy tràn Rượu nồng hạnh phúc.

Thật là thiếu sót khi không nhắc đến 130 Nhạc kèn của Đội kèn Giáo phận Bùi Chu, tiếng kèn vang hùng trong suốt Kỳ Đại Hội. Dàn Cồng Chiêng và các Thôn nữ của Giáo phận Kon Tum làm Khán thính giả lạc vào chốn rừng thiêng Tây nguyên , của đại bạt ngàn non xanh.

3. Ngày thứ 3 : Chúa Nhật 25 / 2 / 2018 : NIỀM VUI TẠ ƠN

Từ 7 giờ 30 đến 8 giờ : Cha Sáng lập Phê-rô Chu Quang Minh đã hướng dẫn Song Nguyền cầu nguyện , đến với Chúa để được ơn và được chữa lành.

Thánh lễ Tạ ơn Bế mạc Đại hội lúc 10 giờ 30 do Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri chủ sự

Và Nghi thức Sai đi của Cha Sáng lập , Linh Đạo Tông Đồ song đôi. Song Nguyền phải trở nên muối , men trong cuộc đời giữa nơi Mình đang sống bằng chính gia đình của mình. Các khóa học mà Song Nguyền đã học , chỉ là điểm khởi đầu cho một tiến trình lâu dài, đòi hỏi cố gắng từng ngày , trong đời sống bằng phương pháp của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình. Biết khiêm nhường nhận ra điều lỗi, khiêm nhường nhận lỗi , sửa lỗi , xin lỗi , tha lỗi. làm cho gia đình thật sự là tổ ấm hạnh phúc , là tế bào cơ bản tốt cho xã hội và Giáo Hội.

Tiếp đó là chương trình : Niềm vui tạ ơn Hồng ân 30 năm Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân phục vụ các gia đình; Tri ân và mừng Cha Sáng lập 50 Năm Linh mục và Thượng thọ Bát tuần .

Trong dịp này , Cộng đoàn vui mừng, mừng Quý Cha Giuse Vũ Dần – Tổng Vấn Nguyền Việt Nam 51 năm Linh mục – Thượng thọ 80 tuổi : Cha Anre Trần Xuân Cương – Linh Nguyền Tây Nguyên cao nguyên Trung phần 52 năm Linh mục , 82 tuổi và cách đặc biệt mừng Đức Ông Francis Nguyễn Văn Phương – Tổng Vấn nguyễn Hải ngoại.

Cuối Thánh lễ , Cha Phao-lô Nguyễn Luận , Trưởng ban tổ chức , Đại diện Song Nguyền tham dự, đã Cám ơn Chúa , cám ơn Đức Mẹ La Vang, cám ơn Cha Sáng lập Chương Trình TTHNGĐ , cám ơn Quý Đức Cha , Quý Cha , Cha Quản nhiệm TTTM La Vang, cám ơn quý Anh chị Song Nguyền Hải Ngoại …. Cám ơn Ân nhân , các Ban ngành của Giáo xứ La Vang, cám ơn những người đã góp công sức cho những ngày Đại hội thành công tốt đẹp .

Đáp từ, Cha Sáng lập đã Đại diện mời gọi cộng đoàn ( kẻo quên) cám ơn Cha Phao –lô Trưởng Ban Tổ chức , đã hy sinh lo lằng và làm rất nhiều công việc từ lúc chuẩn bị đến lúc hoàn thành.

Ca khúc tạ ơn và tiệc mừng sau Thánh lễ , đã kết thúc 3 ngày Đại Hội.

Toma Trương Văn Ân

(1) Song Nguyền: Các đôi bạn đã tham dự khóa học và sinh hoạt trong Chương trình được gọi là Song Nguyền .

(2) có xử dụng thông tin trong Tập kỷ yếu : Chương Trinh TTHNGĐ Song Nguyền thế giới về bên Mẹ la Vang.
 
Thánh lễ chúc thọ các vị cao niên tại giáo xứ CTTĐVN Seattle.
Nguyễn An Quý
21:03 26/02/2018
Tukwila. Hằng năm cứ mỗi độ Xuân về Tết đến, sau những ngày vui Xuân, giáo xứ CTTĐVN Seatle có truyền thống tổ chức mừng tuổi thọ cho các vị cao niên từ 70 tuổi trở lên trong giáo xứ vào Chúa Nhật sau những ngày Tết. Thánh lễ chúc thọ là một cách để giáo xứ tỏ lòng biết ơn các vị cao niên được thể hiện như những người con hiếu thảo đối với cha mẹ. Năm nay thánh lễ mừng thượng thọ được cử hành vào sáng Chúa Nhật Mồng Mười Tết ngày 25 tháng 2 năm 2018 lúc 11giờ 30, có trên 160 vị ghi danh tham dự thánh lễ này. Khung cảnh của ngôi thánh đường hôm nay khá nhộn nhịp, bên cạnh các ông bà cụ già yếu là những người con, người cháu, có cụ ngồi xe lăn cũng được con cháu đưa đến tham dự thánh lễ. Cha Nguyễn Sơn Miên và cha Trần Hữu Lân cũng nằm trong danh sách của những vị cao niên mừng thượng thọ. Hình ảnh cảm động nhất trong thánh lễ mừng thượng thọ hôm nay là Đức Nguyên Tổng Giám Mục Alex. Brunett ngồi xe lăn, tuy sức khỏe không được khả quan nhưng khi ngài hay tin giáo xứ có lễ chúc thọ ngài đã đến cùng Đức Giám Mục Phụ Tá dâng lễ tạ ơn và cầu nguyện cho giáo xứ. Tưởng nên biết, Nguyên TGM Alex. Brunett là vị Giám Mục đã nâng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Seattle lên hàng giáo xứ Thể Nhân qua Sắc Lệnh được ngài ký vào ngày 5 tháng 11 năm 2010 ban hành việc thành lập giáo xứ Thể Nhân vào ngày 19 tháng 11 năm 2010 trước khi ngài về hưu. Giáo xứ luôn tri ân ngài về sự nâng đỡ người Công Giáo Việt Nam khi ngài ban hành Sắc Lệnh thành lập giáo xứ thể nhân nên Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam nơi đây mới có cơ hội xây dựng một giáo xứ thể nhân khá lớn mạnh như hôm nay.

Xem Hình

Đúng 11giờ 30, ba hồi chiêng trống ngân vang báo hiệu giờ thánh lễ bắt đầu. Đức Giám Mục Phụ Tá Daniel Mueggenborg chủ tế thánh lễ, cùng đồng tế có cha chánh xứ Đào Xuân Thành, cha Nguyễn Sơn Miên, cha Trần Hữu Lân và thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ với sự hiện diện của Đức Nguyên Tổng Giám Mục Brunett trong bộ lễ phục và ngồi trên xe lăn cùng dâng lễ.

Ba hồi chiêng trống vừa dứt, ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn gồm quý cụ cao niên và đoàn đồng tế cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh theo tiếng hát của ca đoàn Cecilia hát lễ. Trước khi dâng thánh lễ Đức Giám Mục Daniel cùng quý cha đã niệm hương dâng lên Chúa lời tạ ơn và niệm nhớ đến các vị cao niên trong giáo xứ có công gầy dựng Cộng Đồng Đức Tin Việt Nam nơi đây đã qua đời. Thánh lễ chúc thọ người sống cũng là dịp tri ân các vị quá cố với lòng biết ơn theo truyền thống: "uống nước nhớ nguồn" được thể hiện trong nghi thức niệm hương trước khi dâng thánh lễ.

Mở đầu thánh lễ cha chánh xứ ngỏ lời chào đón và cám ơn Đức Giám Mục Phụ Tá Daniel, ngài nói: chúng con cám ơn Đức Giám Mục dù bận rộn với bao công việc, nhưng Đức Giám Mục luôn ưu ái và quan tâm đến giáo xứ chúng con nên đã đến cùng chúng con dâng thánh lễ cầu nguyện cho các vị cao niên hôm nay, với Đức Cựu Tổng Giám Mục Brunett, ngài nói: giáo xứ chúng con vô cùng cám ơn sự hiện diện của Đức Cựu Tổng Giám Mục Brunett trong thánh lễ hôm nay, dù sức khỏe không được bình thường nhưng Đức Cha luôn đến với chúng con trong những dịp vui và luôn cầu nguyện cho công cuộc xây dựng ngôi thánh đường của chúng con. Xin cho một tràng pháo tay để chào đón quý Đức Cha, hai cha Cố Nguyễn Sơn Miên , Trần Hữu Lân và toàn thể quý cụ cùng cộng đồng dâng Chúa. ( tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu)

Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ thánh lễ Chúa Nhật II Mùa Chay. Thánh Marcô giới thiệu đoạn Tin Mừng mô tả cảnh Chúa Giêsu biến hình trước mặt ba Tông Đồ Với đoạn tin mừng: "Khi ấy Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê, và Gioan đi riêng với Người lên núi cao, và Người biến hình trước mặt các ông, và áo Người trở nên chói lọi, trắng tinh như tuyết, không thợ giặt nào trên trần gian có thể giặt trắng đến thế. Rồi Êlia và Môsê hiện ra và đàm đạo với Chúa Giêsu. Bấy giờ Phêrô lên tiếng thưa Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm. Chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môsê, và một cho Êlia". Phêrô không rõ mình nói gì, vì các ông đều hoảng sợ. Lúc đó có một đám mây bao phủ các Ngài, và từ đám mây có tiếng phán rằng: "Ðây là Con Ta rất yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người". Bỗng nhìn chung quanh, các ông không còn thấy ai khác, chỉ còn một mình Chúa Giêsu với các ông. Và trong lúc từ trên núi đi xuống, Chúa Giêsu ra lệnh cho các ông đừng thuật lại cho ai những điều vừa xem thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại. Các ông tuân lời căn dặn đó, nhưng vẫn tự hỏi nhau: "Từ trong cõi chết sống lại nghĩa là gì?"

Đức Giám Mục Daniel Mueggenborg phụ trách giảng lễ. Mở đầu bài giảng, với nét mặt vui tươi ngài mở đầu bằng câu chuyện vui với câu hỏi thật ý nghĩa: "Đố Ông Bà Anh Chị Em ai biết con gì mà buổi sáng thì đi 4 chân, buổi trưa đi 2 chân và buổi chiều tối lại đi 4 chân. Tất cả đều im lặng trong chốc lát rồi có tiếng cọng từ xa đáp: con người. Đức Giám Mục ân cần giải thích : Vâng, khi con người mới sinh ra thì phải bò 4 chân đó là buổi sáng, khi hết bò thì bắt đầu đi 2 chân, đó là byổi trưa rồi khi về già, xế chiều thì lại đi 3 chân. Con người ai cũng thế. Chúa Giêsu xuống thế cũng mang thân phận con người như chúng ta..." Trong bài giảng khi liên tưởng đến thánh lễ chúc thọ các vị cao niên, ngài cũng bày tỏ niềm vui mừng khi nhìn thấy đông đảo quý cụ ông cụ bà hiện diện trong thánh lễ chúc thọ.

Kết thúc bài giảng là nghi thức xức dầu chúc lành cho các vị cao niên, quý cụ Ông, cụ Bà mỗi vị tiến lên cung thánh để đón nhận nghi thức xức dầu trong niềm vui hớn hở.

Sau lời nguyện kết lễ , cha chánh xứ một lần nữa trân trọng tỏ lòng biết ơn Đức Giám Mục Daniel, Đức Nguyên Tổng Giám Mục Brunett đã ưu ái quan tâm đến giáo xứ. Hai em thuộc trường Việt Ngữ Đắc Lộ đã lên chúc mừng Đức Giám Mục Daniel, Đức Nguyên Tổng Giám Mục Brunett, chúc thọ cha Nguyễn Sơn Miên, cha Trần Hữu Lân và toàn thể quý cụ cao niên với những lời chúc trân trọng. Sau lời chúc mừng, các thiếu nữ đại diện giáo xứ trao quà tặng đến Đức Giám Mục Daniel, Đức Cha Brunett, Cha Nguyễn Sơn Miên, cha Trần Hữư Lân. Đức Giám Mục Daniel đã bày tỏ niềm vui mừng trước sự lớn mạnh của giáo xứ.

Sau thánh lễ là buổi tiệc mừng do giáo xứ chiêu đãi toàn thể quý vị cao niên tham dự thánh lễ. Buổi tiệc mừng có phần văn nghệ do các em trường Việt Ngữ Đắc Lộ trình diễn khá phong phú. Cha chánh xứ đi từng bàn để trao tặng tận tay cho từng quý cụ Ông cụ Bà món quà lưu niệm của giáo xứ một cách trang trọng.

Buổi tiệc mừng chấm dứt vào khoảng hơn 3 giờ chiều, mọi người chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn với niềm vui của mùa Xuân Dệt Ước Mơ.

Nguyễn An Quý
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Mùa Xuân Dân Tộc
Bảo Giang
10:48 26/02/2018
Rồi một sớm Xuân về trên đất nước,
Giữa tiếng reo như chim quốc gọi đàn,
Đường Tổ Quốc bao thênh thang rộng mở,
Đón người về trong tiếng gọi hoan ca.
Hoà với nhạc, quê hương là hơi thở,
Gọi ta về với nguồn cội yêu thương.
Vui với người, gío mây là sức sống,
Quyện vào nhau như tiếng nói không rời.
A! Xuân mừng em bập bẹ tập nói,
Tiếng nói đầu đời em gọi Việt Nam.
Trong reo vui em gọi cha gọi mẹ,
Gọi quê hương như hoa nở trên môi.
Chờ ngày tới, em reo mời nắng mới,
Tay trong tay cặp sách bước đến trường.
Này bài học vỡ lòng về lịch sử.
Bắc dẹp cường bạo, Nam đã bình Chiêm.
Em reo vui ngày Bình Ngô đại cáo,
Đưa nhau về theo pháo lệnh Thăng Long.
Gọi cỏ cây cùng vươn mình lớn dậy,
Dựng viên đá làm thành luỹ Việt Nam.
Vung lưỡi giáo cho Hồng Hà thêm đỏ,
Vót cọc nhọn cho sóng lở Trường Giang.
Ta mừng Xuân trên Chi Lăng chiến địa,
Thét tiếng loa cho Hàm Tử rền vang.
Để ngàn sau cháu con cùng bước tới,
Viết thêm trang trong bia đá Ngọc Hồi.
Cho cả nước chen vai trong ngày hội,
Đưa em vào sức sống của Tiền Nhân.
Mừng Tổ Quốc ta đời đời bừng sáng.

Rồi mẹ dạy em đạo lý luân thường.
Từ bốn ngàn năm viết thành nước Việt,
Xiết tay nhau trong tình nghĩa đồng bào.
Yêu thương nhau là tự hào dân tộc,
Để chiều về trên quãng đồng xa,
Em hát ca vui theo mùa lúa mới,
Chẳng bỏ quên người chân lấm tay bùn,
Một đời dài bên đồng ngô nương sắn.
Bán mặt cho đất, lưng bán cho trời.
Chẳng quản ngại ngày mưa hay tháng nắng.
Chỉ ước một lần thấy dáng Xuân sang.
Xóa tan đi tám mươi năm liềm búa,
Chỉ thấy máu đỏ pha tưới luống bùn...
Em rung rưng bên người gìa, cô phụ,
Tám mươi năm chưa có một niềm vui.
Chỉ có tang thương theo bóng cờ đỏ.
Lòng người đau xót, dạ đá héo hon!
Gọi con gái, nó nửa khùng nửa dại.
Gọi con trai, nó bỏ xác rừng hoang.
Cầu cho chinh chiến tàn theo dâu bể.
Mà sao chỉ thấy lệ đổ nơi nơi
Hai mưoi năm lửa đạn thay pháo tết.
Xuân nào về, ai cho Mẹ niềm vui?
Em ôm mẹ, mẹ rưng rưng dấu lệ,
Mẹ ôm con, lau nước mắt mừng nhau.
Rồi Xuân như dòng tóc bên suối mát,
Mãi vươn dài theo sóng lúa mênh mông.
Thả bay bay giữa nắng chiều đồng nội,
Tóc thơm mùi lúa, hương nhớ tình người.
Xuân như gío thoảng cho ai ngây ngất,
Chén tình nào theo triều sóng vợi xa?
Gánh lúa này nuôi dân ta chinh chiến,
Đồng lúa kia giúp nước dựng tương lai.
Rồi Xuân đến em đi thăm người thợ,
Trong nhà máy nơi hầm mỏ, nông trường.
Ở đó, có tình người vì Tổ Quốc,
Tựa vào nhau như thân áo không rời.
Xuân như người chiến sỹ của non sông
Anh còn sống hay đã về đất Mẹ,
Vẫn là ngàn năm lịch sử ghi danh.
Dẫu cổ lai chinh chiến không trở lại.
Đã có người sau nối gót đi lên,
Gặp lúc trăng tà, mưa sa bão táp.
Hay trong bình minh nắng dậy Ánh Vàng
Vẫn vang vọng lời anh trong chiến địa.
Vẫn có hồn anh bay với màu cờ.
Từng nhịp trống là bước anh đi trước,
Mỗi tiếng kèn là lời gọi người sau.
Để ngàn xưa có tiền nhân dựng nước,
Tới nghìn sau con cháu giữ non sông.
Nước không mất một ngọn cây tấc cỏ.
Dân không bỏ một viên đá biên cương...
Rồi mai nắng Xuân về trên đất Mẹ,
Giữa tiếng reo vui, chiêng trống không ngừng.
Đường Tổ Quốc bao thênh thang rộng mở,
Đón nhau về trong Độc Lập Tự Do.
Xuân đánh thức từng gốc cây ngọn cỏ,
Mẹ gọi dậy từng hòn đá lòng sông.
Dậy đi em hỡi non sanh nước Việt.
Vươn vai lên cho đất nước nở hoa.
Gọi nhau về với cơm no áo ấm,
Đưa nhau về trong hạnh phúc đoàn viên.
Khắp thôn làng hòa ca theo nắng mới,
Sống bên nhau trong nguồn cội Việt Nam.
Bảo Giang
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Súng đạn & Tương lai Tuổi trẻ
Đinh Văn Tiến Hùng
10:59 26/02/2018
Có phải nền hòa bình phát sinh từ nòng súng,
Nên súng đạn phải sản xuất gấp rút kịp thời,
Để bảo vệ an toàn mạng sống của mọi người,
Đừng phỉnh gạt, xin hãy bình tâm suy nghĩ lại !!!

Tôi sinh ra và lớn lên trong một đất nước chiến tranh kéo dài suốt hơn 20 năm.
Tôi đã quen với khói lửa đạn bom ngập mùi thuốc súng, mang oan nghiệp trong cuộc sống từng ngày.
Tôi hạnh phúc được đặt chân lên miền đất tự do Hoa kỳ.
Tôi mang ơn những tấm lòng rộng mở giúp đỡ chân tình như biểu tượng Nữ Thần Tự Do giang cánh tay chào đón những người tị nạn từ muôn phương đổ về đây.
Tôi ngưỡng phục những tiền nhân mở nước, những vệ binh can đảm, những hiệp sĩ anh hùng dong duổi trên mình ngựa, súng kè bên hông với trách nhiệm bảo quốc an dân, mở rộng cõi bờ.

Nhưng tôi lại thật ngỡ ngàng vì ngày nay lại xuất hiện những hung thần tâm thần bệnh hoạn lấy súng đạn làm trò giải trí trên thân xác dân lành và tuổi trẻ vô tội.
Tôi ngạc nhiên vì số súng lưu dụng nhiều hơn cả dân số quốc gia này và còn được Luật pháp trong Tu chính án thứ 2 khẳng định rõ ràng :”Một lực lượng quân dân điều phối tốt, cần thiết an toàn cho một đất nước tự
do, thì quyền của người dân đối với việc cất giữ và mang vũ khí là không được phép xâm phạm.”

Còn mới đây Tòa án tối cao đã 2 lần phán quyết rằng : ‘Quyền sở hữu cá nhân như súng cầm tay được bảo đảm bởi Hiến pháp Hoa Kỳ’

Chính vì thế mới phát sinh một tổ chức qui mô hợp pháp mệnh danh là Hiệp Hội Súng Trường Quốc Gia
(NRA) với 5 triệu hội viên mà không một quốc gia nào trên thế giới có được như vậy. Hiệp hội này có ngân khoản khổng lồ, lợi tức hàng tỉ mỗi năm trong việc mua bán vũ khí, hỗ trợ nhiều trăm triệu cho các vị tranh cử
Tổng Thống, Thống Đốc, Nghị Sĩ, Dân Biểu… vận động hành lang lôi kéo các vị này, mưu cầu lợi ích. Hiệp hội còn được các nghiệp đoàn sản xuất vũ khí yểm trợ tối đa để tăng thêm lợi nhuận, chi phối sinh hoạt chính trị,
luật lệ đất nước…

Thật ‘khập khễnh’ khi cấm từ 21 tuổi trở xuống không được mua rượu bia, thuốc lá- nhưng lại hạ xuống từ 18 tuổi được quyền mua súng đạn ! Còn hỗ trợ huấn luyện cho thanh thiếu niên trong các đội thiện xạ mà điển hình là tên sát nhân Nikola Crus trong vụ sát hại 17 học sinh tại Florida ngày 14/2/18 vừa qua, đã được huấn luyện trong đội bắn súng giỏi do NRA tài trợ.

Chúng ta thấy gì từng đoàn học sinh hoảng loạn dìu dắt nhau rời khỏi phòng lớp dưới sự hướng dẫn lo lắng của thày cô và nhân viên cảnh sát ?
Chúng ta xúc động dưới hàng ngàn ánh nến chập chờn lung linh hòa trong tiếng kêu than nức nở, nước mắt chan hòa trong buổi lễ tưởng niệm các học sinh bị thảm sát.
Kể từ vụ thảm sát năm 2012 tại trường học Connecticut cướp đi sinh mạng 27 học sinh, rồi sau đó liên tiếp các vụ xả súng xảy ra nơi nhiều trường các bang như Los Angeles, New Mexico, Kentucky … và mới đây tại Florida. Theo Tổ chức Vận động Kiểm soát súng (Everytown for Gun Safety), chỉ trong năm 2017 đã có 18 vụ xả súng tại các trường học trên toàn quốc.

Nhiều cơ quan công quyền lên tiếng, nhiều tổ chức, đoàn thể và học sinh, sinh viên xuống đường và đặt những câu hỏi gắt gao với đại diện NRA và các thượng nghị sĩ, đòi hỏi phải có biện pháp cấp thời hữu hiệu trong việc kiểm soát súng đạn.

Hai hãng hàng không lớn nhất thế giới là Delta và United cùng một số các đại công ty tuyên bố cắt đứt làm ăn với NRA.
Rồi tháng 3 tới đây, tuổi trẻ toàn quốc sẽ nhập cuộc đòi thay đổi sinh hoạt chính trị xã hội để bảo vệ chính họ và tìm ra một lối thoát cho cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn.

Nhìn lớp người trẻ tại Thế Vận Hội Mùa Đông PyeongChang, áo quần muôn màu rực rỡ, dưới rừng cờ tung bay lộng gió, nét mặt rạng rỡ, tràn đầy sức sống và niềm tin quyết thắng- ta mới thấy tuổi trẻ chính là rường cột và là chủ nhân của đất nước họ. Chúng ta đừng làm băng hoại sức sống và làm mất niềm tin tương lai tuổi trẻ.

Mong rằng cuộc tuần hành rộng lớn của tuổi trẻ sắp đến sẽ diễn ra trong trật tự êm đẹp, không như các cuộc xuống đường ồn ào bạo động trước đây của những người chống đối chính quyền Tổng thống Trump.

Sau cuộc thảm sát tại Florida, Tổng Thống Trump đã khẩn cấp triệu tập một buổi họp với các đại diện phụ huynh, các thày cô giáo và học sinh, sinh viên để đón nhận ý kiến đóng góp và tìm biện pháp thích ứng nhất trong việc kiểm soát súng đạn với những tiêu chỉ :

-Kiểm soát gắt gao và đình chỉ việc mua bán cơ phận lắp ráp Bump Stock để chuyển súng bán tự động thành súng liên thanh có thể bắn ra từ 400 viên đạn đến 800 viên/1 phút ( như kẻ sát nhân đã sử dụng trong vụ tàn sát kinh hoàng tại Las Vegas ngày 1/10/17 đã cướp đi sinh mạng của 59 người và gây thương tích cho 500 người)
-Kiểm tra cẩn thận lý lịch và bệnh lý của những người mua súng.
-Trang bị và huấn luyện sử dụng súng cho các thày cô để kịp thời bảo vệ học sinh trước khi cơ quan chính quyền và cảnh sát đến giải cứu.

Nhưng đó chỉ là biện pháp cấp thời, cũng cần phải suy nghĩ lại vì :

-Giới hạn hay cấm hẳn mua bán Bump Stock có trám được lỗ hổng chí phi huấn luyện và cấp phát súng cho cả triệu thày cô giáo, nhân viên an ninh bảo vệ nhà trường trong toàn quốc được không ?
-Kiểm tra lý lịch không khó lắm, nhưng kiểm tra bệnh lý cũng thật nhiêu khê vì cần sự cộng tác chân thực của các bác sĩ và không biết việc tiết lộ bệnh lý có vi phạm quyền bảo vệ sự riêng tư của bệnh nhân không ?
-Sẽ có 1 số giáo chức từ chối hay thờ ơ vì ngoài bổn phận giáo dục của họ.
Ngoài ra, còn phải nghĩ đế kế sách phải được lưu dưỡng lâu dài, trong khi 2 đảng trong lưỡng viện Quốc hội vẫn còn tranh chấp níu kéo chưa đồng thuận.

Nhưng quan trọng nhất là Hiệp Hội Súng Trường Quốc Gia vẫn còn gây sức ép thao túng thị-chính-trường để hưởng lợi trong việc mua bán súng đạn, đồng thời được hỗ trợ đắc lực của các xí nghiệp sản xuất vũ khí, thì tiếng súng còn rền vang với tiếng la hét kinh hoàng còn tiếp tục xảy ra nơi trường học, phá tan tương lai tuổi trẻ đất nước và mỗi năm con số 33 ngàn người bị giết do súng đạn sẽ được thêm lên.
Như thế thật khó lòng thực hiện niềm hy vọng tốt đẹp ‘ Make America Great Again ‘ mà ngài đã đề ra, cũng như niềm mong đợi của toàn dân, phải không thưa Tổng Thống ?

Hòa bình không thể nào phát sinh từ nòng súng,
Khi mọi người chúng ta đều sợ hãi chiến tranh.
Vì đã cướp đi nhiều triệu sinh mạng người lành.
Khi mọi người chúng ta đang yên sống an bình,
Thế tại sao còn xuất hiện những hung thần tàn ác ???

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
 
Văn Hóa
Bản Xét Mình Mùa Chay
Sơn Ca Linh
10:44 26/02/2018
(CN 2 MC – BIẾN HÌNH : Mc 9,1-9)

Chúa muốn con đi thật xa,

Con thì lại thích la cà rong chơi.

Chúa đưa lên đĩnh cao vời,

Đầm lầy con muốn xây đời ấm êm.

Chúa mời theo Chúa ngày đêm,

Riêng con mặc cả, bớt thêm, hẹn chờ.

Chúa chọn bé nhỏ đơn sơ,

Con ưa hào nhoáng tôn thờ siêu sao.

Chúa khó nghèo, Chúa lao đao,

Sang giàu con chuộng, chức cao con tìm.

Yêu người Chúa trọn một niềm,

Đời con ích kỷ con tim hững hờ.

Nước sâu thuyền Chúa đợi chờ,

Con thì đành đoạn trên bờ quay lưng.

Chúa mang thập giá không dừng,

Khổ đau vừa chạm ngập ngừng con xa.

Chúa vào sa mạc với Cha,

Com tìm đô hội hát ca với đời.

Chúa lo công việc Nước Trời,

Suốt ngày con bận việc đời riêng con…

Ý Cha Chúa nguyện vuông tròn,

Kiêu căng con giữ ý con chẳng dời…

Con khác Chúa quá Chúa ơi,

Mùa Chay xin Chúa cải đời cho con !

Sơn Ca Linh

Mùa Chay 2018
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bắt Mồi
Lê Trị
09:29 26/02/2018
BẮT MỒI
Ảnh của Lê Trị
Chúa ban tôm cá đầy hồ
Cần cù chăm chỉ tha hồ ấm no.
(bt)
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội Và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Hai 26/2/2018
VietCatholic Network
01:13 26/02/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 25 tháng 2.

2- Công bố Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Quốc Tế giới trẻ 2018.

3- Tĩnh tâm giáo triều Roma: Lắng nghe khát vọng của vùng ngoại biên.

4- Đức Hồng Y Gerhard Muller bác bỏ ý tưởng về “sự thay đổi chuẩn mực” trong tín lý Công Giáo.

5- Đức Cha Thomas Paprocki ra tuyên bố: Thượng Nghị Sĩ Richard Durbin không thể rước lễ.

6- Phản ứng của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trước cái chết của Mục Sư Billy Graham.

7- Lòng Thương Xót Chúa là chủ đề trong cuốn phim mới “Paul, Apostle of Christ” sắp ra mắt.

8- Một Imam Hồi Giáo lên tiếng kêu gọi đốt hết các sách Hồi Giáo chứa đựng các tư tưởng cực đoan.

9- Apple lặng lẽ bỏ ngày Lễ Chúa Phục Sinh trong lịch Iphone và Mac Book.

10- Gia đình VietCatholic họp mặt Mừng Xuân Mậu Tuất.

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết
 
Tĩnh tâm giáo triều Rôma 26/02/2018: Lòng thương xót là Tin mừng cần được khám phá
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:10 26/02/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lòng thương xót là Tin mừng cần được khám phá là một trong những đề tài trong tuần tĩnh tâm của giáo triều Rôma trong tuần thứ Nhất Mùa Chay.

Cha José Tolentino Mendonca, giảng thuyết viên của tuần tĩnh tâm dành cho Ðức Thánh Cha Phanxicô và giáo triều Roma, đã tập trung bài suy niệm của ngài trên dụ ngôn đứa con hoang đàng - một câu chuyện phản ánh thực tại của các gia đình, trong đó mối liên hệ giữa anh em bị suy mòn bởi những thứ tình cảm như ghen tị, tranh giành của cải…

Mở đầu bài chia sẻ, cha José Tolentino nhận xét rằng một trong những nguy hiểm trong hành trình nội tâm là coi mình là tâm điểm, “trong đó cái tôi là khởi đầu và kết thúc của mọi thứ.”

Hình ảnh gia đình trong dụ ngôn đứa con hoang đàng cũng giống như các gia đình của chúng ta, nó cho thấy ý nghĩa tế nhị trong các mối liên hệ con cái, và sự mong manh tình cảm giữa chúng ta với nhau.

Trong chúng ta, thực sự không chỉ có những điều tốt đẹp, hài hòa và được giải đáp. Trong chúng ta còn có những cảm giác ngột ngạt, nhiều điều cần được làm rõ, các bệnh lý, vô số sợi dây cần kết nối. Có những vùng đau khổ, những khu vực cần được hòa giải, các ký ức và những ngắt quãng cần cầu xin Thiên Chúa chữa lành cho chúng ta.

Thời đại chúng ta bị thống trị bởi “khao khát trôi dạt”, nó thúc đẩy “trong chúng ta, những đứa con hoang đàng”, ý muốn dễ dàng, không đàng hoàng, chủ nghĩa khoái lạc. Và tất cả điều này phát triển thành “vòng xoáy lừa đảo” bị điều khiển bởi một “xã hội tiêu thụ” hứa hẹn thỏa mãn mọi người và mọi thứ bằng cách đồng hóa “hạnh phúc với sự thõa mãn.” Nhưng sự thõa mãn do chủ nghĩa tiêu thụ mang lại thì chỉ là “nhà tù của các khao khát.”

Thêm vào nhu cầu muốn được tự do của đứa con hoang, bị thúc đẩy bởi “những bước sai lầm” và “những tưởng tượng về sự toàn năng”, là những “kỳ vọng bệnh hoạn” của người con cả:

“Ðiều tương tự rất dễ xâm nhập vào chúng ta: khó khăn trong việc sống tình huynh đệ, đòi hỏi phải có ảnh hưởng trên quyết định của người cha, từ chối vui mừng với điều tốt lành của người khác. Tất cả điều này tạo ra trong anh ta một sự oán giận ngấm ngầm và không có khả năng nắm bắt luận lý của lòng thương xót”.

Thêm vào những bước sai lầm của đứa con thứ, xuất phát từ khao khát tự do của tuổi trẻ sinh động, là một nguy hiểm khác làm cho người con cả mệt mỏi kiệt quệ. Ðó là sự ghen tị. Ðiều này cũng là một bệnh lý của sự khao khát. Ðó là tình trạng thiếu tình yêu, đòi hỏi vô lý và một tâm hồn không hạnh phúc. Con trai cả, người không thể giải quyết được mối quan hệ với em trai, vẫn bị giằng xé bởi “sự háo thắng, những rào cản và bạo hành.” Tuy nhiên, ngược lại với sự ghen tị, là lòng biết ơn, nó “xây dựng và tái khám phá thế giới.”

Bên cạnh hình ảnh các đứa con, mà cách hành động của họ phản ảnh hình ảnh của chúng ta, chúng ta thấy nổi lên hình ảnh người cha:

“Hình ảnh của lòng thương xót là người cha này. Ông có hai đứa con và ông hiểu rằng cần phải cư xử với mỗi đứa theo cách khác nhau, dành cho mỗi đứa một sự quan tâm thích đáng.”

Lòng thương xót, “không phải là dành cho người khác điều họ đáng được hưởng.” Lòng thương xót là cảm thông, là lòng tốt và tha thứ. Nó là “cho nhiều hơn, cho quá mức, đi xa hơn.” Ðó là một “tình yêu vượt mức”, nó chữa lành vết thương. Lòng thương xót là một trong những thuộc tính của Thiên Chúa. Vì vậy, tin tưởng vào Thiên Chúa là tin vào lòng thương xót. Lòng thương xót là Tin mừng cần được khám phá.