Ngày 14-02-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:12 14/02/2015
THIÊN THẦN GIỮ CỬA
N2T

Có một địa chủ sau khi tận hưởng mọi giàu sang phú quý ở trần gian thì bị bệnh già nên phải chết, linh hồn của ông ta liền đến trước cổng thiên đàng.
Thiên thần giữ cửa nhìn thấy ông địa chủ thì lập tức đi ra phía trước cản đường, không cho ông ta đi vào.
Ông địa chủ rất lo lắng bèn hỏi thiên thần:
- “Cuộc đời của con chưa một lần làm việc xấu, tại sao các ngài không để cho con đi vào ?”
Thiên thần lập tức hỏi ngược lại ông ta:
- “Vậy thì cuộc đời của ngươi làm được việc gì tốt ?”
Địa chủ nói:
- “Không có.”
-“Ông không làm việc tốt, cho nên không thể để cho ông đi vào.”

Thiên thần nói xong bèn đóng cửa thiên đàng cái rụp, không một chút kiêng nể.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Có người khoe khoang rằng cả đời mình không làm điều gì xấu, chẳng hạn như: không gian dâm, không trộm cướp, không rượu chè cờ bạc, không làm thiệt hại ai cái gì cả, thế nhưng suốt đời họ dửng dưng trước những bất hạnh của người khác...
Trên thiên đàng không hề có chỗ cho những người không phạm tội nhưng sống ích kỷ cho mình; trên thiên đàng cũng không phải là nơi của những người không làm hại ai, nhưng lại không động lòng trước những bất hạnh của tha nhân; và thiên đàng cũng không phải là phần thưởng cho những người cả đời không xin xỏ ai, nhưng cũng chẳng bao giờ làm một điều tốt nào cho tha nhân...
Người không biết động lòng trắc ẩn thì cũng không biết làm việc thiện, mà người không biết làm việc thiện tức là không thực hành bác ái yêu người, thì khó mà vào được thiên đàng.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 6 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:14 14/02/2015
Chúa Nhật 6 THƯỜNG NIÊN
N2T

Tin Mừng: Mc 1, 40-45
“Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch”.


Anh chị em thân mến,
Bệnh cùi – dấu hiệu của bất hạnh.
Người ta ai cũng sợ người mắc bệnh cùi, vì người mắc bệnh cùi thì thân thể không được lành lặn: ngón tay ngón chân bị rụng mất, thân thể chảy nước vàng rất ghê và ngứa ngáy khó chịu, người Do Thái ai mắc bệnh này thì bị loại ra khỏi cuộc sống của xã hội, nghĩa là phải trốn vào rừng sâu tránh xa mọi người. Đó là nỗi bất hạnh lớn nhất của người cùi, ai cũng xa lánh họ, kể cả bà con thân thuộc, họ trở thành kẻ cô đơn.

Người ta ai cũng sợ bệnh cùi, dù khoa học hôm nay có thể trị được bệnh ấy, nhưng ấn tượng bệnh cùi để lại trong đầu óc con người rất mạnh mẽ, do đó mà nhiều lúc, con người ta thường e dè sợ sệt khi tiếp xúc với người mắc bệnh cùi đã lành bệnh. Đó cũng là nỗi bất hạnh của người cùi, không được loài người chấp nhận sống chung với họ.

Bệnh cùi trong tâm hồn – dấu hiệu của sự chết.
Bệnh cùi nơi thân xác thì ai cũng thấy và cũng biết do đó mà ai cũng phải tránh. Nhưng bệnh cùi trong tâm hồn thì không ai thấy, không ai biết, vì người bệnh dáng vẻ bên ngoài rất đàng hoàng đạo mạo, áo quần tươm tất và có những lời lẽ đạo đức, nhưng trong tâm hồn thì chứa đầy những mưu mô hại người, họ đi đến đâu thì ở đó có chia rẻ, có tranh chấp và có sự ghen ghét chen vào.

Bệnh cùi trong tâm hồn là dấu hiệu của sự chết chóc mà từ thuở tạo thiên lập địa, Ca-in đã mắc phải và đã giết chết em mình là A-ben với những lời lẽ rất thân tình và tỏ vẻ săn sóc em mình, nhưng bên trong tâm hồn thì đầy những ghen tương, hậm hực...

Bệnh cùi trong tâm hồn chính là những tội lỗi mà chúng ta đã mắc phải, những tội lỗi này có khi chỉ một lời nói xúc phạm đến anh chị em mà chúng ta không biết, có khi nó cũng là một cử chỉ kiêu ngạo khiến cho người khác cảm thấy khó chịu, những tội nhỏ này sẽ trở thành lớn hơn, khi chúng ta không tìm cách trị liệu cho đến nơi đến chốn, thì nó trở thành thần chết cho linh hồn của chúng ta.

Bí tích Hòa Giải – phương thuốc chữa lành.
“Tôi muốn, anh hãy được sạch”, chỉ một lời nói mà Đức Chúa Giê-su đã chữa lành người mắc bệnh phong cùi, một thứ bệnh bất trị mà ai mắc phải đều coi như đã chết.

Đức Chúa Giê-su chính là người thầy thuốc của mọi thời đại. Ngày xưa đã vì chạnh lòng thương dân chúng lầm than mà Ngài đã ra tay chữa lành các thứ bệnh tật, không những nơi thân xác mà ngay cả trong tâm hồn cho họ. Ngày hôm nay chính Ngài cũng là vị bác sĩ không những giàu lòng thương xót mà còn thấu suốt mọi tâm hồn, Ngài vẫn sẵn sàng chữa lành bệnh tật cho những ai kêu cứu đến Ngài.
Nơi bí tích Hòa Giải, chính Đức Chúa Giê-su đã chữa lành bệnh cùi trong tâm hồn cho chúng ta qua thừa tác viên của Hội Thánh là linh mục- chính các ngài với năng quyền đã lãnh nhận từ nơi Thiên Chúa qua Giáo Hội đã nói với tội nhân: “Tôi, với năng quyền của Hội Thánh ban cho, tôi tha tội cho anh (chị), nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Cũng chỉ một lời nói mà mọi bệnh tật trong tâm hồn chúng ta đều được chữa lành.

Vì lòng thương yêu nhân loại vô bờ bến mà Đức Chúa Giê-su đã lập ra bí tích Hòa Giải để tiếp tục bày tỏ tình yêu cứu độ của Ngài cho nhân loại, chính Ngài đã kêu mời chúng ta hãy thật tình sám hối và ăn năn các tội của mình để được tha thứ và được cứu độ.

Gợi ý suy tư:
- Có lúc nào tôi ý thức được mình là người mắc bệnh cùi trong tâm hồn, để mà xin Chúa chữa lành ?
- Mỗi khi tôi bị người khác chống đối chỉ trích và cảm thấy cô đơn, tôi có nghĩ đến những người khác đang bệnh hoạn cô đơn hơn mình, để an ủi mình không ?
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:17 14/02/2015
N2T

21. Tất cả đều bao hàm trong lời nói này: Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi, và yêu tha nhân như chính mình vậy.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:18 14/02/2015
QÙA TẾT
Giáo xứ vừa tổ chức cho các em thiếu nhi trong giáo xứ vui tết.
Trời đã tối, bác gác cổng đang nghỉ mệt vì cả buổi chiều bận rộn việc trật tự cho mọi người, chợt có nghe tiếng gỏ cửa và tiếng nói của cha sở:
- “Bác X... ngủ chưa, giáo xứ có chút quà tết biếu cho bác đây, cám ơn bác đã vất vả giúp cho giáo dân đi nhà thờ yên tâm tham dự thánh lễ...”
Bác gác cổng cảm động và cảm thấy tết năm nay rất có ý nghĩa...

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tìm gặp Đức Kitô
Lm. Jude Siciliano, OP
21:24 14/02/2015
Chúa Nhật VI THƯỜNG NIÊN (B)
Lêvi 13: 1-2, 44-46; Tvịnh 31; 1Côrintô 10: 31-11:1; Máccô 1: 40-45

TÌM GẶP ĐỨC KITÔ

Chúng ta hãy nhớ lại bối cảnh địa lý trong những câu chuyện từ Tin Mừng theo thánh Máccô những tuần qua. Ngay sau khi chịu phép rửa nơi dòng sông Giođan và chịu cơn cám dỗ nơi hoang địa, Đức Giê-su bắt đầu sứ vụ công khai: Người kêu gọi những môn đệ đầu tiên, chữa người bị quỷ ám trong hội đường, vào nhà ông Phê-rô và cứu chữa cho mẹ vợ của ông. Hôm nay, chúng ta thấy Người xuất hiện bên ngoài, bởi vì những người phong cùi bị cộng đồng cô lập (xem bài đọc 1: “Người ấy phải ở riêng ra, chỗ ở của họ là một nơi bên ngoài trại.”). Có thể đoán cuộc gặp giữa Đức Giê-su và người phong cùi diễn ra ở ngoại thành. Người phong bị bắt ép đưa đến ở nơi đây.

Nhìn từ bài đọc trong sách Lê-vi, bất kỳ dấu hiệu tổn thương nào ở trên da (“ nhọt, lác hoặc đốm) đều bị coi là dấu của bệnh phong. Vào thời của Kinh Thánh, ít ai biết đến các bệnh tật và cách chữa trị chúng. Vì thế, như một biện pháp phòng ngừa, một số người – người phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt (Lv 15,25-27) và những ai bị nghi có bệnh phong – bị đuổi đi và loại ra khỏi cộng đồng. Điều này sẽ khiến chúng ta phải tự hỏi: đâu là nỗi đau đớn của họ, căn bệnh hay sự trục xuất khỏi gia đình và bạn bè, những người đáng lẽ ra phải chăm sóc và giúp đỡ người bệnh?

Ngoài điều kiện thể lý, những người đau bệnh, người già, những ông bà lão trong nhà hưu dưỡng, người khuyết tật, còn cảm thấy bị cô lập khỏi cộng đồng: gia đình, công sở và hội đồng tôn giáo. Những người bạn đến thăm, các cuộc gọi hỏi thăm sức khỏe, hay những tấm thiệp với lời chúc sẽ vượt qua, tất cả đều có một giá trị lễ nghĩa đối với những ai bị giam hãm. Không chỉ mang lại sự quan tâm và dễ chịu, đó còn là những điều cụ thể kết nối họ với thế giới bên ngoài.

Trong cộng đoàn các giáo xứ, chúng ta có những thừa tác viên trao Mình Thánh Chúa cho những ai ở nhà, trong bệnh viện, nhà hưu dưỡng hay trong tù. Họ “mang” bí tích đến cho những ai bị tách khỏi cộng đồng, nhưng chính sự hiện diện của họ là một dấu chỉ bí tích, là nguồn chữa lành cho những ai bị cô lập “bên ngoài làng”.

Trình thuật chữa lành người phong cùi đã khép lại chương 1 của Tin Mừng Máccô. Vào thời điểm này trong Tin Mừng, thánh Máccô đã tỏ lộ “căn cước” của Đức Giêsu. Người là “Con Thiên Chúa”, Đấng chữa lành, rao giảng, trừ quỷ, giảng dạy với uy quyền, trong những bối cảnh tôn giáo và “nội địa”(trong vùng/trong nhà) – nhưng cũng diễn ra ở ngoài các thành phố, làng mạc và trên đường. Bấy nhiêu thông tin cũng đủ làm dấy lên mối quan tâm và nghi vấn cho các nhà cầm quyền tôn giáo. Chúng ta sẽ thấy rõ điều này trong tiến trình của thánh sử Máccô.

Phản ứng đầu tiên của Đức Giê-su đối với người phong hủi là “chạnh lòng thương”. Bản dịch Anh ngữ không chuyển tải được độ sâu và độ mãnh liệt trong cảm xúc của Đức Giêsu. Tữ ngữ thánh Máccô sử dụng (“splanchnizomai”) cho thấy Đức Giêsu không chỉ cảm thương người phong hủi. Động từ lột tả cái khí khái, một phản ứng bản năng, khiến cho một người phải làm điều gì đó cho người thực sự cần. Đức Giêsu không chỉ thấy đau buồn và thương xót cho họ, nhưng Người còn hành động theo bản năng và làm điều gì đó. Hơn nữa, không chỉ nhắm đến những nhu cầu cá nhân, mà còn lên án những thói tục mang lại đau khổ cho con người. Các môn đệ Đức Giêsu không thể bỏ qua việc Người đã hành động như thế nào trước những nhu cầu của con người trong hành trình tiến lên Giêrusalem.

Cũng thế, Chúng ta phải hành động để phá đổ những bức tường ngăn cách con người nơi những khác biệt về tôn giáo, xã hội, kinh tế, chủng tộc, giới tính… Nỗi đau của người phong cùi không chỉ là thể lý, nhưng còn gồm cả bất hạnh bị coi là người không có tư cách trong đời sống cộng đoàn trần thế và tôn giáo. Anh ta nghĩ rằng mình không được Thiên Chúa yêu thương. Trong suy nghĩ của mình, anh ta đã có thể nghĩ rằng bệnh tật của mình là một hình phạt của Thiên Chúa vì tội lỗi hay vi phạm nghi lễ anh đã thực hành. Anh không chỉ cảm nghiệm sự trục xuất khỏi xã hội loài người, mà còn cảm thấy mình như một người bị Thiên Chúa ruồng bỏ. Thật cô độc làm sao khi phải chịu đựng quá nhiều nỗi đau và cảm nhận rằng Thiên Chúa cũng không ở đó để giúp đỡ mình!

Gần đây, có một người phụ nữ nói với tôi rằng sau khi ly hôn, cô ta bị tẩy chay bởi những người bạn thân, một vài thành viên trong gia đình và giáo xứ của cô ta. “Tôi cảm thấy mình như một người bị phong hủi!”. Thế còn những người khuyết tật, đồng giới, người già, phụ nữ, dân nhập cư, những người khố rách áo ôm và cả đám trẻ vị thành niên thì sao? Chúng ta đã bao giờ nghe biết về họ chưa: họ được giáo xứ, gia đình, hàng xóm láng giềng và cộng đồng đối xử như thế nào? Nhớ rằng, người đàn ông Đức Giêsu đã chữa lành nằm ở ngoài cộng đoàn.

Chúng ta thường nói ta “thấy đau buồn” cho ai đó. Theo những gì Đức Giêsu đã làm thì như đó chưa đủ. Ta cần cảm thấy họ với lòng thương xót vô hạn và làm điều gì đó cho những người khiến chúng ta động lòng. Và hơn hết, chúng ta cần vượt xa khỏi các biên giới thông thường mà giáo hội và xã hội đang thực thi. Bằng việc chữa lành người đàn ông phong hủi bị trục xuất, Đức Giêsu nói cho chúng ta biết nơi những người Kitô hữu chúng ta được nhận diện vượt ra khỏi các biên giới truyền thống, Tại sao thế? Bởi vì đó là nơi chúng ta sẽ tìm thấy Đức Giê-su và cộng đoàn những người được chữa lành và được cứu.

Sau khi cứu chữa người đàn ông, Đức Giê-su nói với ông ta hãy im lặng. Người chủ ý muốn phép lạ này là của cá nhân và xảy ra trong im lặng. Trước hết, người đàn ông phải đi đến trình diện các tư tế, và trải qua nghi thức tẩy rửa được nói đến trong sách Lêvi( 14,1). Có lẽ các tư tế sẽ hỏi ông ta được chữa lành như thế nào và họ sẽ nghe biết về Đức Giêsu. Ai có thể làm chứng cho Đức Giêsu tốt hơn người mà đời sống đã thay đổi nhờ Đức Giêsu? Ai có thể làm chứng cho sức mạnh uy quyền, niềm vui, khích lệ, hy vọng và chỉ dẫn Chúa trao ban, tốt hơn người được biến đổi nhờ Người?

Cuộc sống của người đàn ông phong cùi đã thay đổi không phải bởi tuân giữ luật hay lễ nghi tôn giáo, nhưng do bởi lòng thương xót, cái chạm và lời của Đức Giêsu. Nếu người phong nghe Đức Giêsu mà đi trình diện với các tư tế, quyền lực của họ có thể đã bị phá hủy và họ sẽ đối mặt với việc nhìn thấy Thiên Chúa hành động vượt ra khỏi tầm ảnh hưởng của họ nơi người thuyết giáo bộ hành này. Người là Đấng ông Gioan Tẩy Giả đã loan báo là “Đấng cao trọng hơn tôi”. (Mc 1,7)

Chương thứ nhất gần đi đến hồi kết, và bởi vì cuộc gặp gỡ với người phong, Đức Giê-su giờ đây cũng bị coi là ô uế theo như nghi thức. Người đã hoán đổi vị thế với người phong giờ là một “kẻ ở trong”, còn Đức Giêsu trở thành “người ở ngoài”. Nơi đó, Người sẽ cùng ở với những người như chúng ta khi bị tội lỗi tách rìa ra khỏi những người khác; khi bị chính những người trong cùng cộng đồng tôn giáo coi là kẻ chẳng ra gì hầu cùng được chia se đời sống với họ. Đức Giêsu, “người ở ngoài”, đang tìm kiếm những ai bước đi xa và phải rời bỏ cộng đồng tôn giáo của mình bởi họ không cảm thấy mình được chào đón và cũng đã mệt mỏi cố gắng hòa nhập cộng đồng.

Câu chuyện không chỉ đơn giản về việc Đức Giêsu chạnh lòng xót thương với người bị loại bỏ và chữa lành cho anh ta. Cuối cùng, Người phá bỏ giới luật tôn giáo hà khắc bằng cái chạm vào người phong hủi. Trong con mắt của những người mộ đạo, một Vị Thiên Chúa thánh thiêng cần đến một dân thánh thiện. Căn bênh của người mình khiến ông trở nên xấu xí và như thế, sự hiện diện của ông làm ô uế cộng đoàn. Anh bị tống ra ngoài. Không có cộng đoàn, làm sao anh có thể đến để nhận biết và phụng thờ Thiên Chúa, bởi Thiên Chúa được nhận biết trong cộng đồng? Vào thời cổ đại, trục xuất là một án tử. Sự sống sót thể lý của một người là không thể nếu không có sự bảo vệ và sự nhận dạng nhờ các mối tương quan mà có. Đức Giêsu đương đầu với quan điểm Thiên Chúa và tôn giáo của dân chúng bằng việc chạm và chữa lành người đàn ông. Người đập tan rào cản chính cộng đồng thiết lập giữa thiện và ác, tốt và xấu, sạch và không sạch.

Chúng ta đã thấy trong Tin Mừng Máccô rằng Đức Giê-su không cậy dựa vào các thế lực khác cho lời dạy và hành động của Người. Cách đây 2 tuần, chúng ta đã nghe đám đông sửng sốt nói rằng: “Người giảng giải như một Đấng có uy quyền, chứ không như các kinh sư.” (Mc 1,22). Rào ngăn cách đã bị hạ, vậy Thiên Chúa được tìm thấy ở nơi đâu? Theo trình thuật Tin Mừng hôm nay, chúng ta có thể tìm thấy Người nơi những người bị bỏ rơi.

Đức Giêsu đang thành lập một cộng đoàn mới, nơi bao gồm những ai Người kêu gọi trở thành môn đệ; nhưng cả những ai bị loại trừ, góa phụ, cô nhi, kẻ nghèo và người ô uế. Không có sự loại trừ trong cộng đoàn mới của Người. Cộng đoàn này trái hẳn với bầu khí tôn giáo thời Đức Giêsu và cả thời đại chúng ta. Lòng nhân từ của Thiên Chúa đã xâm nhập vào thế giới và thay đổi cách chúng ta phán đoán người khác và đang tái tạo lại gia đình nhân loại.

Chuyển ngữ: Anh Em Học Viện Đa Minh Gò Vấp


6th SUNDAY (B)
Leviticus 13: 1-2, 44-46; Psalm 32; I Corinthians 10: 31-11:1; Mark 1: 40-45

Can you recall the geography of the past weeks in these stories from Mark’s gospel? Right after his baptism in the Jordan and the temptations in the desert, Jesus began his very active ministry: he called his first disciples, cured a demoniac in the synagogue, entered the house of Peter’s family and cured his mother-in-law. Today we find him outdoors, since lepers were barred from the community (cf. our first reading: "They shall dwell apart, making their abode outside the camp"). We can presume the encounter between Jesus and the leper happened in the countryside, where other lepers were forced to roam.

Judging from our Leviticus reading, any suspicious skin ailment ("a scab, or pustule or blotch") could be labeled leprosy. In biblical times little was known about illnesses and their cures. So, as a precautionary means, certain people – a woman with an irregular discharge of blood (Leviticus 15:25- 27) and those suspected of leprosy, were cast out, excommunicated from the community. It makes you wonder, which was more painful for the person, the illness or the expulsion from family and friends. who normally would have cared for and supported the sick?

Sick people, the elderly, residents in nursing homes, the handicapped, besides their physical condition, often feel isolated from the community of family, work and their religious assembly. Visitors, phone calls, get-well cards have a sacramental value for the confined, besides bringing comfort and concern, they are also concrete reminders linking them to the outside world.

In our parishes we have trained ministers who take communion to those at home, hospitals, nursing homes and prisons. They take the sacrament to those cut off from the community, but their very presence is a sacramental sign, a source of healing to those isolated "outside the village."

Chapter 1 of Mark’s Gospel closes with the healing of the leper. At this point in the gospel Mark has are already established Jesus’ "credentials." He is the "Son of God," who heals, preachers, drives out evil spirits, and teaches with authority, in religious and domestic settings – but also outside cities and villages, on the roads. That’s enough information to stir up concern and questions by the religious authorities, which we will see as we progress through Mark.

Jesus’ first response to the leper is that he was "moved with pity." The English translation doesn’t communicate the depth and intensity of Jesus’ feelings. The word Mark uses ("splanchnizomai") suggests that Jesus didn’t just feel compassion or pity for the man. The verb describes a gut, or instinctual response, which moves a person to do something for someone in dire need. Jesus doesn’t just feel bad, or have pity for people, he reacts instinctively and does something. In addition, he doesn’t just address individual needs, but condemns practices that cause people’s misery. Jesus’ followers can’t miss how he reacts to need as he journeys to Jerusalem.

We too must work to take down walls that separate people according to religious, social, economic, racial, gender, etc. differences. The leper’s pain wasn’t just physical, but included the misery of being counted as unworthy of the secular and religious life of the community. He would also have thought that he was unloved by God. In the thinking of his day he would have thought that his illness was a punishment from God for some sin or ritual violation he had done. Not only would he experience expulsion from human society, but would feel as an outcast before God. How desolate was that! – to be suffering so much and feel that not even God was there for support?

A woman told me recently that after her divorce she was cut off from old friends, some family members and her parish. "I felt like a leper!" And what about the handicapped, gays, elderly, women, immigrants, the very poor and even teens? Have we ever heard from them: how they are treated by our parish, their families, neighbors and the community? Remember, the man Jesus healed was outside the community. That’s how the above-mentioned often feel – cast off and forgotten.

We say we "feel bad" for someone. According to what Jesus did that isn’t enough. We need to get in touch with our deep feelings of compassion and then do something for those who move us. And still more – we need to go beyond the usual boundaries our church and society observe. By curing the excommunicated leper, Jesus tells us where we Christians should be found – "outside the pale" – beyond traditional boundaries. Why? Because that’s where we will find Jesus and his community of the healed and saved.

After he heals him Jesus tells the man to be silent. He wants the miracle to be personal and quiet for a purpose. The man is to go first to the priests and go through the ritual cleansing prescribed in Leviticus (14:1ff.) Maybe the priests would ask the man how he was cured and then they would hear about Jesus. Who better to give witness to Jesus than someone whose life has been changed by him? Who better to witness to the strength, joy, encouragement, hope and direction that Jesus gives us than one who has been transformed by him?

The man’s life was changed not by any observance of religious codes or rituals, but by Jesus’ compassion, touch and words. If the man had listened to Jesus and gone to tell the priests, their authority would have been undermined and they would be challenged to see God acting outside their influence in this itinerant preacher whom John the Baptist had described as "one more powerful than I" (1:7).

Chapter 1 comes to a close and, because of his contacts with the leper, Jesus is now ritually unclean, polluted. He has traded places with the leper who is now an "insider," while Jesus has become an "outsider." There he will be with people like us when sin cuts us off from others; when even our religious neighbors consider us less worthy to share their lives. Jesus, the outsider, is looking for those who have walked away or had to leave their religious communities because they don’t feel welcome and are just tired of trying to fit in.

The story isn’t just about Jesus taking pity on an outcast and healing him, is it? After all, he breaks a strict religious code by touching the man. In the eyes of religious people a holy God required a holy people. The man’s disease made him unholy and so his presence defiled the community. He was cast out. Without his community how could he come to know and worship God, because God is known in community? In ancient times expulsion was a form of death. A person’s physical survival was impossible without the protection and identity offered by human relationships. Jesus confronts the people’s notions of God and religion by touching and curing the man. He breaks the barrier the community puts up between good and bad, clean and unclean.

We have already seen in Mark that Jesus doesn’t draw on other authorities for his teaching and practices. Two weeks ago we heard the astonished crowds say, "He taught them as one having authority and not as the scribes" (1:22). The barriers are down; where is God to be found? According to today’s gospel, among the outcasts.

Jesus is founding a new community, which includes those he called to be his followers; but also the outcasts, widows, orphans, the poor and the impure. There is no exclusion in his community, contrary to the religious atmosphere of Jesus’ time and, it must be said, of our own as well. God’s kindness has broken into our world and changed our ways of judging others and is reconstituting the human family.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Khủng bố Hồi Giáo IS đã giết 21 tín hữu Kitô Ai Cập bị bắt cóc
Đặng Tự Do
03:36 14/02/2015
Cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo” đã công bố việc giết hại 21 Kitô hữu Ai Cập đã bị bắt cóc tại Libya vào đầu tháng Giêng vừa qua.

Một thông cáo của quân khủng bố Hồi Giáo IS nói rằng các Kitô hữu Coptic đã bị giết nhằm "trả thù cho những người phụ nữ Hồi giáo bị bách hại bởi quân vô đạo Coptic ở Ai Cập”. Đây là điều ám chỉ một biến cố trong đó có hai phụ nữ Ai Cập kết hôn với hai tín hữu Coptic đã đưa ra cáo buộc là họ bị nhà chồng buộc phải bỏ đạo Hồi.

Đức Thượng Phụ Tawadros Đệ Nhị của Chính Thống Giáo Ai Cập đã lên tiếng xin cầu nguyện cho các tín hữu của ngài vừa bị bắt tại quốc gia láng giềng Libya. Lời kêu gọi của Đức Thượng Phụ đã được đưa ra trong thông điệp mừng Giáng Sinh được tổ chức ngày 7 tháng Giêng.

Hôm thứ Bẩy 3 tháng Giêng, quân du kích Hồi Giáo đã bắt cóc 13 công nhân là các tín hữu Chính Thống Giáo Coptic Ai Cập. Các nhân chứng tại thành phố Sirte cho biết các chiến binh Hồi giáo đã xông vào một cư xá công nhân Ai Cập vào lúc 2 giờ sáng rạng ngày thứ Bẩy 3 tháng Giêng, và yêu cầu được xem căn cước những người trú ngụ. Chúng có danh sách những công nhân nào là Kitô hữu và công nhân nào là tín hữu Hồi Giáo.

Vụ việc xảy ra chỉ vài ngày sau khi 7 Kitô hữu Coptic Ai Cập đã bị bắt cóc tại một trạm kiểm soát giả ở Sirte khi họ cố gắng rời khỏi thành phố trở về Ai Cập mừng lễ Giáng Sinh.

Trước đó, một bác sĩ Ai Cập là tín hữu Chính Thống Giáo Coptic và vợ đã bị thảm sát tại nhà riêng của họ ở thành phố Sirte, nơi có đông đảo công nhân xây dựng của Ai Cập. Đứa con gái nhỏ của họ bị bắt đưa đi và sau đó người ta tìm thấy thi thể của bé gái hôm 26 tháng 12.

 
Công nghị phong 20 Hồng Y và xác định lễ phong 4 hiển thánh
Lm. Trần Đức Anh O.P
10:07 14/02/2015
VATICAN. Sáng ngày 14-2-2015, ĐTC Phanxicô đã chủ sự công nghị tấn phong 20 Hồng Y mới, trong đó có ĐHY Nguyễn Văn Nhơn, đồng thời xác định sẽ tôn phong 4 thánh nữ vào ngày 17-5-2015.

Đây là công nghị lần thứ 2 ĐTC Phanxicô chủ sự tại Đền thờ Thánh Phêrô để tấn phong Hồng Y Lần đầu tiên ngày 22-2 năm 2014 để phong 19 Hồng Y và lần này 20 vị thuộc 18 quốc tịch.

Giống như năm ngoái, hiện diện tại buổi lễ cũng có Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16, đáp lời mời của ĐTC Phanxicô. Ngài ngồi cạnh các Hồng Y đẳng Giám Mục và Thượng Phụ. Tiếp đến có 145 Hồng Y, khoảng 100 giám mục và 8 ngàn tín hữu, trong đó có thân nhân, bạn hữu và giáo hữu của các tiến chức Hồng Y. Đặc biệt đến từ Việt Nam có Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc của Giáo phận Sàigòn, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Đức Cha Vũ Huy Chương GM giáo phận Đàlạt, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, GM Cao Bằng Lạng Sơn, Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp, GM Vinh. Ngoài ra có các cha quản hạt giáo phận Hà Nội, thân nhân, cộng tác viên và giáo hữu của Đức Tân Hồng Y Việt Nam, tổng cộng khoảng 60 người, không kể đông đảo LM, tu sĩ và chủng sinh Việt Nam ở Roma.

Có một tiến chức Hồng Y xin kiếu không đến dự công nghị được vì tuổi cao sức yếu, đó là ĐHY José de Jesus Pimiento Rodriguez, 96 tuổi, nên đã xin nhận Mũ Đỏ tại gia.

19 tiến chức Hồng Y ngồi hai bên bàn thờ chính, trong khi các Hồng Y và các GM ngồi phía trước bàn thờ. Trong số các tân Hồng Y có 15 vị dưới 80 tuổi và đến từ 14 quốc gia, gồm 5 vị người Âu, 3 vị Á châu, 3 vị Mỹ la tinh, 2 từ Phi châu và 2 vị từ Úc châu. 2 tiến chức Hồng Y Phi châu đến từ Etiopia và Capo Verde, hai vị người Úc đến từ New Zealand và quần đảo Tonga, 3 vị Á châu là người Việt Nam, Thái Lan và Myanmar, 3 vị Mỹ châu la tinh đến từ Mêhicô, Urugay và Panamá.

Ngoài ra, trong số các tân Hồng Y có 4 vị thuộc các dòng tu, gồm 2 vị Don Bosco, 1 vị dòng thánh Vinh Sơn Phaolô và một vị dòng thánh Augustino nhặt phép. Toàn Hồng Y đoàn có 13 HY cử tri thuộc các dòng tu, trong đó đông nhất là 4 vị thuộc dòng Don Bosco.

Vị Hồng Y duy nhất được ĐTC bổ nhiệm cho giáo triều Roma lần này là ĐHY Dominique Mamberti, sinh tại Maroc cách đây 63 năm, nhưng nguyên quán tại đảo Corse bên Pháp. Năm 2006 sau 4 năm làm Sứ thần Tòa Thánh tại Sudan, ngài được ĐTC Biển Đức 16 bổ nhiệm làm ngoại trưởng Tòa Thánh. Hồi tháng 11-2014 ĐTC Phanxicô chọn ngài làm Chủ tịch Tối cao Pháp Viện của Tòa Thánh.

Riêng Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, ngài đứng thứ 6 trong danh sách các vị được tấn phong lần này. Năm nay ngài 77 tuổi (1-4-1938), thụ phong linh mục ngày 21-12-1967 thuộc lớp đầu tiên của Giáo Hoàng Chủng viện thánh Piô 10 Đà Lạt và 24 năm sau, được bổ nhiệm làm GM Phó Đà Lạt ngày 11-10-1991, và trở thành GM chính tòa 3 năm sau đó (23-3-1994). Cách đây 5 năm (22-4-2010) ngài được bổ làm TGM Phó Tổng giáo phận Hà Nội, và chỉ 11 ngày sau đó, 13-5-2010, ngài trở thành TGM chính tòa Hà Nội, kế nhiệm Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt.

Cũng như hầu hết các Hồng Y khác trong đợt ngày, Đức TGM Nguyễn Văn Nhơn không hề được Tòa Thánh báo trước việc chọn ngài làm Hồng Y, và ngài chỉ được Đức TGM Girelli, Đại Diện Tòa Thánh không thường trú ở Việt Nam, chính thức báo tin việc bổ nhiệm này 1 giờ sau khi ĐTC công bố danh tánh các tiến chức Hồng Y trong buổi đọc kinh Tuyền Tin trưa Chúa Nhật 4-1 vừa qua tại Vatican.

Lễ phong Hồng Y được cử hành dưới hình thức một buổi phụng vụ lời Chúa. Khi tiến lên bàn thờ chính, ĐTC đã đến chào Đức nguyên Giáo Hoàng rồi tiến tới trước Mộ Thánh Phêrô cúi mình, thinh lặng cầu nguyện.

Sau lời chào phụng vụ của ĐTC, ĐHY Dominique Mamberti, vị đứng đầu danh sách các tiến chức đã đại diện mọi người chào mừng và cám ơn ĐTC, đồng thời cũng chào thăm vị Tiền Nhiệm của ngài đang hiện diện.

Tiếp đến, sau lời nguyện của ĐTC, cộng đoàn đã nghe đọc đoạn thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Corinto, đoạn thứ 12 và 13 (12,31-13,13), đề cao vai trò của đức bác ái: dù thông thạo mọi sự, dù làm những công trình to lớn hay bao công việc khác, nếu không có bác ái thì cũng vô ích...

Trong bài huấn dụ, ĐTC đã quảng diễn bài Thánh Thư vừa đọc và đề cao tầm quan trọng của đức bác ái trong đời sống các vị được giao phó trọng trách trong Giáo Hội.

Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha

Anh em Hồng Y thân mến,

Tước Hồng Y chắc chắn là một địa vị nhưng không phải là địa vị vinh dự. Nguyên danh từ Cardinale đã cho thấy điều đó, từ này gợi lại từ ”cardine”, bản lề; vì thế đây không phải là một cái gì phụ thuộc, trang trí, làm cho người ta nghĩ đến một huy chương danh dự, nhưng là một bản lề, một điểm tựa và sự chuyển động thiết yếu đối với đời sống của cộng đoàn. Anh em là ”những bản lề” và được tháp nhập vào Giáo phận Roma, là giáo phận chủ trì cộng đoàn hiệp thông bác ái hoàn vũ” (LG 13, Xc Ignatio Ant., Ad Rom. Prologo).

Trong Giáo Hội mỗi chức vị chủ tịch đều xuất phát từ đức bác ái, phải được thực thi trong tình bác ái và có mục đích là bác ái. Cả trong lãnh vực này, Giáo Hội ở Roma thi hành một vai trò gương mẫu: về cách thức chủ trì trong tình bác ái, để mỗi Giáo Hội địa phương được kêu gọi chủ trì trong tình bác ái nơi khuôn khổ của mình.

Vì thế, tôi nghĩ rằng ”bài ca đức ái” trong thư thứ I của Thánh Phaolô Tông đồ gửi các tín hữu thành Corinto là lời hướng dẫn buổi cử hành này và sứ vụ của anh em, đặc biệt đối với những người trong anh em hôm nay gia nhập Hồng Y đoàn. Và để cho chúng ta được hướng dẫn như thế thật là tốt, bắt đầu từ tôi và anh em cùng tôi. Chúng ta được hướng dẫn bằng những lời linh hứng của thánh Phaolô Tông Đồ, đặc biệt khi thánh nhân liệt kê những đặc tính của đức bác ái. Ước gì Mẹ Maria giúp chúng ta trong sự lắng nghe này. Mẹ đã trao tặng cho thế giới Đấng là ”Con đường tuyệt hảo nhất” (Xc 1 Cr 12,31) là Chúa Giêsu, là Đức Bác Ái nhập thể; ước gì Mẹ giúp chúng ta đón nhận Lời này và luôn tiến bước trên Con đường là Chúa Giêsu. Xin Mẹ giúp chúng ta với thái độ khiêm tốn và dịu dàng của Mẹ, vì đức bác ái, hồng ân của Thiên Chúa, tăng trưởng tại nơi nào có khiêm tốn và dịu dàng.

Nhất là thánh Phaolô nói với chúng ta rằng đức bác ái thì ”đại đảm” và ”từ nhân”. Hễ trách nhiệm càng rộng lớn trong việc phục vụ Giáo Hội, thì con tim càng phải mở rộng, nở lớn theo mức độ của con tim Chúa Kitô. Đại đảm, theo một nghĩa nào đó, cũng đồng nghĩa với đặc tính Công Giáo: nghĩa là biết yêu thương vô biên, nhưng đồng thời trung thành với những hoàn cảnh đặc thù và với những cử chỉ cụ thể. Yêu thương những gì là cao cả nhưng không lơ là những gì là bé nhỏ; yêu những điều bé nhỏ trong chân trời của những điều lớn, bởi lẽ ”không nản chí vì những công trình vĩ đại, nhưng dấn thân vào những việc bé nhỏ nhất, đó thực là điều thần linh” (Non coerceri a maximo, contineri tamen a minimo divinum est). Biết yêu thương bằng những cử chỉ từ nhân. Từ nhân là ý hướng cương quyết và bền bỉ, luôn luôn muốn điều thiện và cho tất cả mọi người, kể cả những người không thích chúng ta.

Rồi Thánh Tông Đồ nói rằng, đức bác ái ”không ghen tương, không háo danh, không tự kiêu tự đại”. Đây thực là một phép lạ của đức bác ái, vì con người chúng ta, tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi trong cuộc sống, chúng ta có xu hướng ghen tương và kiêu ngạo do bản tính của chúng ta đã bị thương tổn vì tội lỗi. Và cả những địa vị trong Giáo Hội cũng không được miễn nhiễm khỏi cám dỗ này. Nhưng chính vì thế, anh em thân mến, sức mạnh thần linh của đức bác ái có thể càng nổi bật trong chúng ta, sức mạnh biến đổi con tim, đến độ không còn là bạn sống, nhưng là Chúa Kitô sống trong bạn. Và Chúa Giêsu là tất cả tình yêu.

Ngoài ra, đức bác ái ”không thiếu sự tôn trọng, không tìm tư lợi”. Hai đặc điểm này cho thấy ai sống trong đức bác ái thì không qui hướng vào mình. Ai tự qui hướng vào mình thì chắc chắn là điều tôn trọng và thường họ không nhận thấy điều đó, vì ”tôn trọng” chính là khả năng để ý đến người khác, đến phẩm giá, hoàn cảnh và những nhu cầu của họ. Ai tự tập trung vào mình thì chắc chắn sẽ tìm tư lợi, và dường như họ thấy đó là điều bình thường, hầu như là điều bắt buộc. ”Lợi lộc” ấy cũng có thể được bọc bằng những bộ áo cao thượng, nhưng bên dưới đó vẫn luôn luôn là tư lợi. Trái lại đức bác ái làm cho bạn không tự tập trung vào mình và đặt bạn ở nơi trung tâm đích thực là một mình Chúa Kitô. Và như thế, bạn có thể là một người tôn trọng và quan tâm đến thiện ích của tha nhân.

Thánh Phaolô nói: ”Đức bác ái không thịnh nộ, không để ý đến điều ác phải chịu”. Đối với người mục tử sống tiếp xúc với dân chúng, không thiếu những dịp để nổi giận. Và chúng ta càng có nguy cơ nổi giận trong những quan hệ với các anh em của mình, vì trong thực tế chúng ta ít có lý do để chữa mình. Cả trong trường hợp này, đức bác ái, và chỉ có đức bác ái mới giải thoát chúng ta. Giải thoát chúng ta khỏi nguy cơ phản ứng theo sự thúc đẩy của bản năng, nói và làm những điều sai lầm, và nhất là đức bác ái giải thoát chúng ta khỏi nguy cơ tử vong của sự giận dữ bị dồn nén, ”bị âm ỉ” bên trong, khiến bạn để ý đến những điều ác mà bạn phải chịu. Không, điều này không thể chấp nhận được nơi con người của Giáo Hội. Người ta có thể tha thứ sự nổi giận nhất thời rồi nguội đi ngay, nhưng đối với sự oán hận thì không. Xin Chúa giúp chúng ta tránh thoát và giải phóng chúng ta khỏi những điều ấy.

Thánh Phaolô nói thêm rằng đức bác ái ”không vui mừng vì điều bất công nhưng vui mừng vì chân lý”. Ai được kêu gọi thi hành công tác phục vụ là cai quản trong Giáo Hội thì phải có một ý thức mạnh mẽ về công lý, đến độ thấy rằng không thể chấp nhận bất kỳ điều bất công nào, cả điều bất công có lợi cho bản thân hoặc cho Giáo Hội. Và đồng thời, ”vui mừng vì chân lý”: thật là một thành ngữ đẹp dường nào! Người của Thiên Chúa là người được chân lý thu hút và tìm thấy chân lý trọn vẹn trong Lời và trong Thân Mình của Chúa Giêsu Kitô. Chúa là nguồn mạch niềm vui vô tận cho chúng ta. Ước gì Dân Chúa luôn có thể tìm thấy nơi chúng ta sự quyết liệt tố giác bất công và vui mừng phục vụ chân lý.

Sau cùng, đức bác ái ”tha thứ tất cả, tin tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả”. Ở đây trong 4 lời này có chứa đựng một chương trình đời sống thiêng liêng và mục vụ. Tình yêu được Chúa Thánh Linh đổ vào tâm hồn chúng ta, giúp chúng ta sống và trở thành thế này: thành người có khả năng luôn luôn tha thứ; luôn luôn tin tưởng, vì đầy tràn niềm tin nơi Thiên Chúa; có khả năng luôn luôn mang lại hy vọng vì tràn đầy hy vọng nơi Thiên Chúa; trở thành những người biết kiên nhẫn chịu đựng mọi tình trạng, mọi người anh chị em, trong niềm kết hiệp với Chúa Giêsu, Đấng đã yêu thương chịu đựng gánh nặng của tất cả tội lỗi chúng ta”.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Anh em thân mến, tất cả những điều ấy không đến từ chúng ta, nhưng từ Thiên Chúa. Thiên Chúa là tình thương và Ngài thi hành mọi điều ấy, nếu chúng ta ngoan ngoãn đối với tác động của Thánh Linh của Ngài. Vì vậy chúng ta phải trở thành ”người được tháp nhập và ngoan ngoãn”. Hễ chúng ta càng được tháp nhập vào Giáo Hội ở Roma, thì chúng ta càng phải trở nên ngoan ngoãn đối với Chúa Thánh Linh, để đức bác ái có thể mang lại hình thái và ý nghĩa cho tất cả những gì chúng ta sống và làm. Được nhập tịch vào Giáo Hội chủ trì trong đức bác ái, ngoan ngoãn đối với Chúa Thánh Linh là Đấng đổ tràn tâm hồn chúng ta tình yêu của Thiên Chúa (Xc Rm 5,5). Amen

Nghi thức phong Hồng Y

Sau bài huấn dụ, ĐTC bắt đầu nghi thức tấn phong Hồng Y mới. Ngài nói:

”Anh chị em rất thân mến, chúng tôi sắp thi hành một hành vi trọng đại và vui mừng trong thánh vụ của chúng tôi. Hành vi này có liên hệ trước tiên tới Giáo Hội tại Roma, nhưng cũng liên quan tới toàn thể cộng đồng Giáo Hội. Chúng tôi sắp gọi một số người anh em gia nhập Hồng Y đoàn, để các vị được hiệp nhất với Tòa thánh Phêrô bằng một mối dây bền chặt hơn, trở nên thành phần của hàng giáo sĩ Roma, và cộng tác mật thiết hơn với sứ vụ tông đồ của chúng tôi.”

”Mang mặc phẩm phục màu đỏ, các vị Hồng Y phải là những chứng nhân can trường của Chúa Kitô và Phúc âm của ngài tại thành Roma cũng như tại những nơi xa xăm nhất. Vì vậy với quyền của Thiên Chúa toàn năng của các thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và quyền của chúng tôi, chúng tôi tấn phong và long trọng tuyên bố các anh em chúng tôi sau đây là Hồng Y của Hội Thánh Roma.”

Đến đây, ĐTC lần lượt xướng tên 20 Hồng Y mới, cộng đoàn nhiệt liệt vỗ tay chào mừng khi tên mỗi vị được nhắc đến. ĐTC ấn định 3 vị tân Hồng Y thuộc đẳng phó tế, 17 vị còn lại là các Hồng Y thuộc đẳng Linh Mục, hầu hết là những vị đang coi sóc các giáo phận ở các nơi.

Nhà thờ hiệu tòa được ĐTC chỉ định cho ĐHY Phêrô Nguyễn Văn Nhơn là nhà thờ giáo xứ thánh Tômaso Tông Đồ ở khu ngoại ô phía Đông Nam Roma cách trung tâm chừng 30 cây số. Giáo xứ này được thành lập cách đây 51 năm, thánh đường mới của giáo xứ được khánh thành cách đây 2 năm và hồi năm ngoái đã được ĐTC Phanxicô viếng thăm. Trong những năm gần đây dân số giáo xứ gia tăng mạnh gồm hơn 6 ngàn gia đình với trên 20 ngàn dân. Phần lớn dân cư tại đây thuộc giai cấp trung lưu và thượng trung lưu.

Tiếp tục nghi thức, theo lời mời gọi của ĐTC, các tiến chức Hồng Y tuyên xưng đức tin và tuyên thệ trung thành với Chúa Kitô và Tin Mừng của Chúa, luôn luôn tuân phục Tòa Thánh và Thánh Phêrô nơi bản thân ĐTC Phanxicô và các đấng kế vị ngài được bầu lên hợp pháp; luôn bảo tồn bằng lời nói và hành động tình hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo; không bao giờ tiết lộ cho người nào những gì đã được ủy thác để gìn giữ, mà sự tiết lộ điều ấy có thể gây hại hoặc làm ô danh Hội Thánh; hết sức chuyên cần và trung tín thi hành các công tác được kêu gọi thi hành trong việc phục vụ Giáo Hội, theo các quy tắc luật định.

Kế đến, từng Hồng Y lần lượt tiến lên quì trước mặt ĐTC để ngài đội mũ đỏ Hồng Y, với lời nhắn nhủ:

”Để ngợi khen Thiên Chúa Toàn Năng và mang lại vinh dự cho Tòa Thánh, ĐHY hãy nhận mũ đỏ này như dấu chỉ phẩm vị Hồng Y, có nghĩa là ĐHY phải sẵn sàng cư xử can đảm, cho đến độ đổ máu đào, để làm tăng trưởng Đức Tin Kitô giáo, cho hòa bình và yên hàn của Dân Chúa, cho tự do và sự mở rộng Giáo Hội Roma Thánh”.

Và khi trao nhẫn, ngài nói:

”Đức Hồng Y hãy nhận chiếc nhẫn từ tay của Phêrô, và Đức Hồng Y hãy biết rằng nhờ yêu mến vị Thủ lãnh các thánh tông đồ mà lòng yêu mến Giáo Hội của ĐHY được kiện cường”.

Sau cùng ĐTC trao sắc chỉ về việc phong Hồng Y cũng như việc chỉ định tước hiệu thánh đường của tân chức.

Sau khi lãnh mũ và sắc phong các Tân Hồng Y trao đổi cử chỉ bình an với ĐTC các vị đến chào các Hồng Y cũ rồi lên ngồi trên 19 chiếc ghế dành cho các vị phía tay trái của ĐTC, đối diện với hàng ghế của các Hồng Y cũ.

Nghi thức tấn phong các Hồng Y mới kết thúc với Kinh Lạy Cha và lời nguyện của ĐTC xin cho các tôi tớ Chúa là các tân Hồng Y khi kiên trì xây dựng Giáo Hội, chiếu tỏa rạng ngời với đức tin toàn vẹn và tâm trí tinh tuyền.

Công nghị phong thánh

Phần thứ 2 của Công nghị là việc phong hiển thánh cho 3 nữ chân phước: 1 vị người Pháp và 2 vị người Palestine:

Mở đầu, ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, nhân danh Giáo Hội cùng với các Hồng Y và GM tụ họp nơi đây xin ĐTC ghi tên 3 vị chân phước vào sổ bộ các thánh trong tương lai gần đây, đó là Jeanne Emilie de Villeneuve, Maria Chúa Giêsu chịu đóng đanh Baouardy và Maria Alfonsa Danil Ghattas.

Rồi ĐHY tóm lược tiểu sử của 3 vị nữ chân phước:

- Đứng đầu là chân phước Jeanne Emilie de Villeneuve, sáng lập dòng các nữ tu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở thành phố Castres, miền nam Pháp, sinh năm 1811 và qua đời năm 1854 lúc 43 tuổi đời. Năm 1836, khi được 25 tuổi, chị thành lập một cộng đoàn nữ tu với danh hiệu ”Các nữ tu xanh ở Castres”: giữa thời cách mạng công nghệ, chị và hai người bạn đồng chí hướng chăm sóc các phụ nữ nghèo khổ, các nữ công nhân, bệnh nhân và phụ nữ mại dâm, trong một căn nhà ở Castres. Dòng này hiện có hơn 600 nữ tu thuộc 120 cộng đoàn, hoạt động trong lãnh vực giáo dục, y tế, và xã hội tại nhiều nước Phi châu, Âu Châu, Mỹ la tinh và Á châu Thái Bình Dương.

- Thứ hai là chân phước Maria Chúa Giêsu chịu đóng đanh, tục danh là Maria Baouardy, nữ đan sĩ dòng Cát Minh nhặt phép, người Palestine. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, khi lên 13 tuổi Maria bị chú ruột ép cho một người họ hàng theo phong tục thời ấy, nhưng Maria quyết liệt từ khước vì muốn dâng mình cho Chúa. Chị là một nhà thần bí, với nhiều thị kiến. Chị qua đời năm 1878 tại Đan viện ở Bethlehem lúc 32 tuổi.

- Sau cùng là chân phước Maria Alphonsa Danil Ghattas, người Palestine, sinh tại Jerusalem năm 1843 và qua đời năm 1927, thọ 84 tuổi. Chị cũng là một nhà thần bí và đã sáng lập dòng nữ Đa Minh Mân Côi tại Thánh Địa. Chị được phong chân phước tại Nazareth ngày 22-11 năm 2009 (SD 6-2-2015)

Và ĐHY Amato kết luận rằng: Vì vậy, để làm vinh danh Thiên Chúa và mưu ích cho toàn Giáo Hội, con nồng nhiệt xin ĐTC, dùng quyền Tông Đồ, quyết định phong hiển thánh cho các vị chân phước này, và xác định ngày long trọng ghi tên các vị vào sổ bộ các thánh.

ĐTC nói:

”Chúng tôi đã được ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, cho biết tất cả những gì cần thiết đã được hoàn thành tốt đẹp tại Bộ, để các chân phước Jeanne Emilie de Villeneuve, Maria Chúa Giêsu chịu đóng đanh Baouardy và Maria Alfonsina Danil Ghattas được ghi vào sổ bộ các thánh. Nhưng anh em đáng kính, trước khi cử hành công nghị này, qua giấy tờ, anh em đã bày tỏ riêng ý kiến của anh em và tuyên bố các vị chân phước này đáng được đề nghị như mẫu gương cho toàn thể Giáo Hội, đặc biệt trong hoàn cảnh thời nay. Anh em đáng kính, tôi vui mừng vì anh em nghĩ rằng 3 vị chân phước đáng được đề nghị cho toàn thể Giáo Hội tôn kính. Vì thế, với quyền của Thiên Chúa toàn năng, của các thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, và quyền của chúng tôi, chúng tôi quyết định rằng, cùng với chân phước Maria Cristina Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội, mà việc phong thánh đã được quyết định trong công nghị Hồng Y năm ngoái, ba chân phước Jeanne de Villeneuve, Maria Chúa Giêsu chịu đóng đanh và Maria Alfonsina Danil Ghattas sẽ được ghi vào sổ bộ các thánh ngày 17 tháng 5 năm 2015.

Công nghị kéo dài 1 giờ 25 phút và kế thúc lúc 12 giờ 25.

Viếng thăm chúc mừng các tân Hồng Y

Theo chương trình, chiều hôm qua, từ lúc 4 giờ rưỡi, các tân Hồng Y được nhiều người thân, bạn hữu và quan khách đến chúc mừng tại các địa điểm được chỉ định cho mỗi vị: 4 tân Hồng Y thuộc giáo triều ở trong dinh Giáo Hoàng, và 15 vị còn lại tại nhiều địa điểm trong khu vực Đại thính đường Phaolô 6.

Với việc bổ nhiệm này, con số thành viên Hồng Y đoàn là 227 vị, trong đó có 125 Hồng Y cử tri dưới 80 tuổi, tức là vượt quá con số 120 Hồng Y cử tri được luật ấn định. số những nước có HY cử tri được bổ nhiệm lần này có những quốc gia chưa hề có Hồng Y bao giờ như Capo Verde, Tonga, Myanmar, Uruguay, Panamá. Đây là một dấu chỉ ĐGH rất tự do trong việc bổ nhiệm, không câu nệ truyền thống. Với việc bổ nhiệm HY cho những nước bé nhỏ hoặc ít tín hữu Công Giáo như Capo Verde, Tonga và Myanmar, ngài muốn mang lại vị thế quan trọng hơn cho những nước nhỏ thường bị quên lãng.

Trong Hồng Y đoàn mới, Âu Châu vẫn đứng đầu với 119 Hồng Y, trong đó có 57 Hồng Y cử tri, Bắc Mỹ 27 vị trong đó có 18 HY cử tri, Nam Mỹ có 26 vị trong đó 12 vị dưới 80 tuổi. Nhưng với việc bổ nhiệm mới, tỷ số này suy giảm từ 60 xuống còn 56,8% Hồng Y đoàn.

Á châu chỉ có 22 Hồng Y, trong đó có 14 HY cử tri, Phi châu 21 Hồng Y trong đó có 15 vị dưới 80 tuổi. Hai đại lục này có số tín hữu Công Giáo tăng nhanh nhất.

Sau cùng là Châu Đại Dương có 5 Hồng Y kể cả 2 tiến chức mới được tuyên bố bổ nhiệm, trong đó có 3 HY cử tri.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Caritas Giáo hạt Hố Nai ngày Thế giới Bệnh nhân
Hoàng Quú Ba
16:27 14/02/2015
Vừa qua, vào ngày 09-10/02/2015 nhân dịp chuẩn bị mừng lễ Đức Mẹ Lộ Đức – Ngày Thế giới các bệnh nhân, Caritas Giáo Hạt Hố Nai đã gửi biếu các bệnh nhân trong 17 xứ đạo, mỗi giáo xứ từ 3 đến 5 phần quà, mỗi phần quà gồm tiền mặt và quà trị giá 200.000đ. Cha đặc trách Caritas Giáo Hạt Giuse Trần Phú Vinh cùng với Ban Bác Ái Xã Hội và Ban Chăm Sóc Bệnh Nhân Giáo Hạt và Caritas Giáo xứ cùng đi đến với các bệnh nhân thăm hỏi,phát quà và cùng cầu nguyện với họ.

Hình ảnh

Ban Bác Ái Xã Hội và chăm sóc bệnh nhân hạt Hố Nai, gọi tắt là Caritas giáo Hạt Hố Nai mới hình thành sau các nhóm vẫn chuyên đi làm việc thiện đây đó khắp nước Việt Nam. Caritas Giáo Hạt cũng đóng góp với Caritas Giáo Phận Xuân Lộc để đi thăm những người khó khăn trong giáo phận Xuân Lộc. Một điểm tích cực cần nhìn nhận đó là sự trưởng thành của các Caritas Giáo Xứ. Ngoài phần quà ít ỏi của Caritas Hạt, các Caritas giáo xứ dưới sự hướng dẫn của Cha xứ còn chăm lo cho các người khó khăn, bệnh tật, chia sẻ cho các bệnh nhân nhiều nguồn tài trợ vận động trong giáo xứ.

Sự chia sẻ này đã được đông đảo bà con giáo dân ủng hộ bằng cách tham gia tích cực trở thành hội viên Caritas như Giáo xứ Phúc Lâm đã có hơn 700 hội viên tham gia trên tổng số 5.300 giáo dân.

Tuy hoạt động của Ban bác Ái Xã Hội Caritas Giáo Hạt còn khiêm tốn so với những hoạt động thiện nguyện của các nhóm trên toàn Giáo hạt nhưng cũng đã nói lên tấm lòng của các hội viên là được góp phần nhỏ bé của mình (10 ngàn VNĐ/tháng) để giúp đỡ những anh chị em có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình.

Ước mong sự chia sẻ, quan tâm đến những người có hoàn cảnh khó khăn của các hội viên Caritas Giáo Hạt và các Giáo xứ như là men làm dậy lên nhiều hơn nữa những tấm lòng quảng đại, những bàn tay nhân ái cộng tác cho công việc bác ái xã hội để hoạt động của Caritas của Giáo Hạt và Giáo xứ ngày càng phát triển và lan rộng.
 
Giáo xứ Mẹ Thiên Chúa phát quà cho người nghèo
Ignatio Phan Đình Long
16:31 14/02/2015
Chiều ngày 12/02/2015, nhằm ngày 24 tết Ất Mùi, tại nhà xứ Mẹ Thiên Chúa, cha chính xứ Giuse Nguyễn Công Hoàng và Hội Đồng Mục Vụ đã phát quà tết cho người nghèo trong Giáo xứ, không phân biệt lương giáo.

Hình ảnh

Trước khi phát quà, những người nghèo được chụp hình lưu niệm với cha chính xứ. Cha Giuse cũng chúc tết người nghèo hiện diện và gia đình của họ.

Mỗi phần quà gồm có: gạo, nước mắm, dầu ăn, đường, bột ngọt, bột nêm, và đặc biệt có một thùng nước tinh khiết, trị giá mỗi phần quà khoảng 500.000đ.

Đây là truyền thống tốt đẹp và đều đặn của Giáo xứ Mẹ Thiên Chúa đối với người nghèo trong Giáo xứ vào dịp lễ Giáng sinh và tết cổ truyền dân tộc.

Phần quà tuy đơn sơ nhỏ bé nhưng nói lên sự quan tâm, chia sẻ của cha chính xứ Mẹ Thiên Chúa đối với người nghèo, không phân biệt lương giáo. Những người đến nhận quà, họ nở những nụ cười rất tươi trên gương mặt đầy nét cằn cội, với nỗi vất vả bao quanh.

Ước gì truyền thống tốt đẹp này ở Giáo xứ Mẹ Thiên Chúa luôn được duy trì và phát triển, đặc biệt trong năm nay, kỷ niệm 50 năm Hiến chế “ĐẾN VỚI MUÔN DÂN” của Công Đồng Vaticano II, để người nghèo luôn luôn là đối tượng hàng đầu được Giáo Hội quan tâm, chăm sóc.
 
Giáo khu Gioan Bosco CĐCGVN Thánh Vinh Sơn Liêm mừng bổn mạng.
Trần Văn Minh
22:43 14/02/2015
Melbourne, vào lúc 15 giờ 30 chiều Thứ Bảy 14/2/2015. Tại Nhà thờ Saint Peter Channel Vùng Deerpark, Giáo khu Gioan Bosco đã cùng nhau tề tựu đông đủ để cùng linh mục quản nhiệm cộng đoàn hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn và mừng kính bổn mạng của giáo khu.
Mời coi hình

Với buổi chiều thời tiết tương đối đẹp, chúng tôi thấy đông đủ mọi thành phần dân Chúa trong Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm đã về hiệp dâng Thánh lễ cùng với Linh mục Trần Ngọc Tân quản nhiệm cộng đoàn, và Ban Thánh Tâm Ca của cộng đoàn đã dùng lời ca tiếng hát để thay mặt giáo khu dâng lên Thiên Chúa và qua lời cầu bầu của Thánh Gioan Bosco, xin Chúa ban cho mọi người trong giáo khu ơn bình an.

Trước khi Thánh lễ được cử hành, ông Nguyễn Văn Tình đại diện giáo khu đã lên đọc tiểu sử của thánh nhân, một vị Thánh được sinh ra trong thời buổi nhiễu nhương trong một gia đình nghèo, cha chết sớm, Ngài phải tự mưu sinh từ nhỏ để có tiền ăn học. Ngài có một tình thương yêu giới trẻ và đã giúp cho nhiều người lầm lạc trở về con đường ngay lành và hữu ích cho xã hội. Ngài là người sáng lập Dòng Salesdiêng Don Bosco mà ngày nay Dòng đã phát triển mạnh mẽ và phục vụ trên khắp thế giới.

Trong phần chia sẻ lời Chúa, linh mục chủ tế cũng đã nhắc lại cuộc đời Thánh nhân với nhiều ơn Chúa Thánh Thần hướng dẫn để Ngài có khả năng thu hút và giáo dục giới trẻ.

Sau Thánh lễ tạ ơn, bà Nguyễn Thị Tin đại diện giáo khu lên cám ơn Cha Quản nhiệm, quý thầy quý chức, ca đoàn, cộng đoàn và toàn thể mọi người trong giáo khu đã về hiệp dâng Thánh lễ cảm tạ Thiên Chúa và cầu xin ơn an bình đến mọi người. Trong dịp vui mừng của toàn thể giáo khu, giáo khu có tổ chức một tiệc mừng trong hội trường giáo xứ, để mọi người chia sẻ niềm vui cùng có thời gian chào hỏi tâm sự và thưởng thức những món ăn đặc sắc do các chị em trong giáo khu nấu nướng để phục vụ mọi người trong tình thương yêu đoàn kết.

Được biết Giáo Khu Gioan Bosco là một trong những giáo khu lớn của cộng đoàn, có hơn 200 gia đình Công giáo Việt Nam trong giáo khu, hàng tuần giáo khu có những buổi tôn vương cầu nguyện luân phiên tại các gia đình trong giáo khu. Lễ kính Thánh Gioan Bosco vào Ngày 31/2 hằng năm, nhưng năm nay giáo khu mừng bổn mạng trễ. Tuy nhiên, trong tình thương yêu hợp nhất, lễ kính bổn mạng đã được tổ chức rất sốt sắng và tốt lành.
 
Thánh Ca
Video Thánh Ca: Kinh Chay –Trình bày: Ca Sĩ Như Ý
VietCatholic Network
00:18 14/02/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây