Ngày 10-02-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Con đường của Thiên Chúa dẫn đến thành công
Jos. Tú Nạc, NMS
10:01 10/02/2010
Chúa Nhật VI Thường Niên – Năm C (Jeremiah 17: 5-8; Psalm 1; 1corinthians 15: 12, 16-20; Luck 6: 17, 20-26)

Chúng ta có cần Thiên Chúa không? Đó dường như là câu hỏi của thời đại chúng ta. Và đối với nhiều người là một tiếng “không” vọng lại.

Những nhà nghiên cứu khoa học nhân văn hoặc vô thần xác nhận rằng tôn giáo nguy hiểm và thoái hóa. Con người có thể tự họ thực hiện hoàn hảo và không cần đến nhu cầu về những mê tín ngớ ngẩn và tin tưởng ấu trĩ. Những nỗ lực con người thực hiện sẽ hoàn toàn tốt đẹp – dựa vào khoa học, kỹ thuật và lý trí con người tốt hơn nhiều.

Nhưng những người có niềm tin tôn giáo không nên quá vội vàng đáp trả một cách phẫn nộ đối với những quyết đoán này vì họ có thể ngạc nhiên khi tự thấy bản thân họ vô ý thức đồng đẳng như những kẻ vô thần. Họ có thể bị kết tội về một điều gì đó rất phổ biến – “chủ nghĩa vô thần thực dụng”. Đây là sự biểu lộ niềm tin nơi Thiên Chúa mà sự sống y như thể Thiên Chúa không tồn tại. Nhiều người, tin hoặc không tin, muốn những hiệu quả ngay tức khắc và ngoạn mục trước những nhu cầu của họ và lợi ích cá nhân thích hợp hơn. Điều này có thể là trường hợp giải quyết những vấn đề cá nhân của con người, việc ổn định kinh tế hoặc môi trường, thực hiện những đề án hoặc chống bạo lực và khủng bố.

Lời cảnh báo của Jeremiah được lưu ý bởi tất cả: nếu chúng ta tìm kiếm được một con đường dễ dàng thoải mái hoạc tu bổ một cách nhanh chóng mà không dựa trên những nguyên tắc tinh thần một cách kiên định chúng ta ắt phải đi đến thất bại và thất vọng. Không chỉ thế, nếu chúng ta ngẫu nhiên giao nộp tính trung trực, danh dự hoặc tự do của chúng ta trong sự đổi trao vì lời hứa viển vông, kết cục chúng ta có thể mang cảm giác y như thể mình đã bị nhạo báng. Chúng ta khám phá ra chúng ta là ai và chúng ta được tạo nên bằng gì khi chúng ta phải đối diện với nghịch cảnh và những thử thách khó khăn.

Thật dễ dàng sa vào những tư tưởng và hành vi rập khuôn mà không đến từ Thiên Chúa mà lại đến từ thế giới với tất cả nỗi sợ hãi và ích kỷ của nó. Đây là những tình huống mà đòi hỏi một cam kết kiên định trước Thiên Chúa và trước những nguyên tắc của công lý, lòng từ bi và cảm thông mà Thiên Chúa đã dạy loài người hàng thiên niên kỷ. Những nỗ lực của con người đó là được neo đậu một cách chắc chắn trong những nguyên tắc thiêng liêng này sẽ không chỉ thành công, mà còn trở nên thịnh vượng.

Không có sự phục sinh của cái chết ư? Thật lạ lùng làm sao cho các thành viên của một cộng đồng Ki-tô giáo thế kỷ thứ nhất đã nói! Nhưng có lẽ một sự nhấn mạnh vượt bậc về đời sống hiện tại và tức thì bị mù quáng, một số người trong cộng đồng Corinth đứng trước “hình ảnh khổng lồ” này. Đôi khi sự sợ hãi và đòi hỏi những nhu cầu cần thiết trước mắt có thể đẩy người ta vào chỗ đánh mất phương hướng của mình và nắm bắt một cách điêng cuồng những câu trả lỡi nông cạn và vội vã. Một số người Corinth không thấu hiểu tầm quan trọng trực tiếp cá nhân tử nạn và phục sinh của Đức Ki-tô. Nhưng Thánh Phao-lô khẳng định rằng chúng ta sẽ chỉ am hiểu sự Phục Sinh một cách đầy đủ khi chúng ta trú ngụ đời đời với Chúa Trời. Trong khi đó, phẩm chất cuộc sống trong lúc chúng ta tồn tại trên hành tinh Trái Đất định hướng chúng ta hướng tới mục tiêu vĩnh cửu. Kiên trì và bền bỉ là yếu tố quan trọng.

Trong phiên bản của Thánh Lu-ca về Tám Mối Phúc Thật Chúa Giê-su hướng sự chú ý đến tầm tối quan trọng của điều luật này một cách hiển nhiên nhưng khó hiểu. Thế nào có thể là những người nghèo, đói và khóc lóc để được ban ơn? Không phải là sự hứa hẹn của ăn, Vương quốc của Thiên Chúa và nguồn hạnh phúc chỉ là “cái bánh bao trên trời” hứa hẹn làm cho cuộc đời có thể chịu đựng hơn sao? Với những người giàu có hoặc đủ ăn thì điều gì là sai trái – và tại sao những người đang hạnh phúc lại đi đến than van, kêu khóc? Nhưng sự can thiệp “ngôn ngữ choáng ngợp” này kêu gọi chúng ta duy trì tầm nhìn và tâm trí của chúng ta để quyết định cho được chân trời cũng như phía trước chúng ta. Sự an toàn và thoải mái mà chúng ta liên tưởng có thể nhất thời và vội vàng tan biến, nhất là khi họ ỷ lại vào một nền tảng khả nghi. Thánh Lu-ca tin rằng lúc này là lúc nằm trong bàn tay can thiệp của Thiên Chúa rong một thế giới nhân loại bất công và vô lề luật. Các tổ chức và đoàn thể xã hội sẽ được lau chùi sạch sẽ và trật tự thế giới mới thiêng liêng được xây dựng ở địa điểm của họ. Sự cải vị xã hội được phản ảnh trong giao ước của Chúa Giê-su mà khởi điểm sẽ là tận cùng và tận cùng sẽ là khởi điểm. Những ai đau khổ đói nghèo, lo âu và áp bức sẽ được hoán vị với sự thoải mái và hài lòng.

Chúng ta đã thấy biết bao nhiêu người triệu phú chỉ qua một đêm trở thành kẻ khốn cùng và những người quyền lực đã phải bỏ trốn cuộc sống của họ hoặc vào tù. Nhà cửa tài sản có thể bị tiêu tan trong phút chốc và cuộc sống tan biến trong giây lát. Nền tảng an toàn duy nhất trong bất kỳ xã hội nào là công lý thiêng liêng. Sự an toàn duy nhất mà không bao giờ có thể bị lay chuyển hoặc bị lấy đi là hành động, sự sống đức tin của chúng ta nơi Thiên Chúa và chúng ta ấp ủ trong tâm hồn mình cho tha nhân.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
 
Đúng điạ chỉ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
11:08 10/02/2010
Kitô hữu chúng ta không xa lạ gì với kinh Tám Mối Phúc Thật. Giáo hội lại khẳng định bát phúc chính là bản Hiến Chương Nước Trời. Thế nhưng để hiểu nội dung, ý nghĩa của tám mối phúc thì không hẳn dễ dàng. Quả thật đã có biết bao giấy mực xưa nay nói về các mối phúc ấy. Tám mối phúc như tin mừng thánh Matthêu tường thuật hay là chỉ có bốn mối phúc theo tin mừng thánh Luca? Vì sao nghèo khó, sầu khổ, khóc than, bị oán ghét, sỉ vả mà lại là có phúc? Một cuộc cách mạng về bậc thang giá trị hay là những thách thức với quan niệm của người đời xưa nay?

Không sợ sai lầm để khẳng định rằng sự khổ hay cái nghèo tự chúng không phải là mối phúc. Nhưng chính người nghèo, người đau khổ là những đối tượng được chúc phúc. Họ được chúc phúc vì họ đang còn biết mong chờ, biết hy vọng một điều gì đó tốt lành hơn đến từ trên cao. Bởi chưng họ đã như vô phương tự cứu mình và cũng chẳng còn có thể cậy dựa vào các nguồn lực ở dưới trần gian này. Và khi Đấng cứu độ đến thi ân giáng phúc, thì họ là những người biết mở rộng tâm hồn để đón nhận.

Chúng ta có thể hiểu điều này khi Chúa Giêsu sau khi chúc phúc cho những người nghèo, người bất hạnh, khốn khổ, thì Người đã báo họa những người bây giờ đang giàu có, vui cười, sung sướng, đang được mọi người ca tụng. Cái khốn của họ là ở thái độ tự thỏa mãn trong tình trạng đủ đầy sự may lành trần gian hiện có. Đã thỏa mãn thì sẽ chẳng khát khao điều gì hơn nữa. Cái khốn của họ còn thể hiện nơi việc họ đặt niềm tin cậy vào những thiện hảo chóng qua đời này, vào quyền lực của thế gian này, khi cho rằng chúng chính là hạnh phúc thật, là nguồn bảo đảm hạnh phúc thật.

Ngôn sứ Giêrêmia đã thẳng thừng: “Đức Chúa phán như sau: Đáng nguyền rủa thay kẻ tin ở người đời, lấy sức phàm nhân là nơi nương tựa, và lòng dạ xa rời Đức Chúa! Người đó sẽ như bụi cây trong hoang địa chẳng được thấy hạnh phúc bao giờ…”(Gr 17,5-6).

Đã là hạnh phúc thật thì phải mãi mãi thường tồn. Những thực tại tốt đẹp ở trần gian này như của cải, chức quyền, bổng lộc…dù quý giá đến mấy thì cũng chỉ là những kho tàng “có thể bị ten sét, bị mối mọt đục khoét, bị mất trộm, mất cướp”(x.Mt 6,19-21). Cái hữu hạn thì không thể đem lại hạnh phúc đích thật. Chỉ có Thiên Chúa, Đấng là nguồn mọi thiện hảo, là Đấng vô thủy vô chung, không hề đổi thay, mới là nguồn của hạnh phúc thật.

Bỏ hình để bắt bóng là một trong những chước cám dỗ muôn đời với con người, nhất là với những người vốn có chút của tiền, danh vọng hay quyền lực trong tay. Có thể nói nhiều luật sĩ, biệt phái, thượng tế thời Chúa Giêsu đã rơi vào chước cám dỗ này. Họ tự hào về lòng đạo đức qua việc giữ luật tỉ mỉ cách bên ngoài của mình. Họ tự cao về sự hiểu biết, về vị thế của mình trước mặt đám đông dân chúng. Họ tự mãn về của cải vật chất và chức quyền đang có trong tay. Chính vì thế khi Chúa Cứu Thế đến thì họ chối từ. Đã không tiếp nhận, họ lại còn tìm cách loại bỏ Đấng là nguồn của hạnh phúc thật.

Hạnh phúc thật sẽ đến với những ai biết đặt niềm tin cậy vào Thiên Chúa. Giêrêmia còn khẳng định: “Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Đức Chúa, và có Đức Chúa làm chỗ nương thân. Người ấy như cây trồng bên dòng nước, đâm rễ sâu vào mạch suối trong, mùa nóng có đến cũng chẳng sợ gì, lá trên cành vẫn cứ xanh tươi, gặp năm hạn hán cũng chẳng ngại, và không ngừng trổ sinh hoa trái” (Gr 17,7-8).

Như thế khi chúc phúc cho người nghèo, người khốn khổ, bất hạnh…Chúa Giêsu xác nhận rằng họ đã biết đặt niềm tin cậy đúng địa chỉ, đó là vào chính Người, Đấng đang phán dạy họ. Tác giả Thánh Vịnh đã từng cảm nghiệm: “Ẩn thân bên cạnh Chúa Trời, thì hơn tin cậy ở người trần gian…”(Tv 118,8). Vậy thử hỏi thế nào là biết đặt niềm tin cậy vào Thiên Chúa? Khi đặt niềm tin cậy vào một ai đó thì chúng ta hoàn toàn giao phó cuộc đời của mình, tương lai của mình, số phận đời đời của mình cho người ấy. Động thái giao phó đời mình được biểu hiện bằng việc đi theo bước chân người mình tin cậy và sống theo lời người ấy chỉ dạy.

Đấng mà chúng ta tự nguyện đặt niềm tin cậy, tức là gắn bó và sống theo lời Người chỉ dạy đó là Giêsu Kitô. Chúa Kitô không chỉ là người có quyền năng trong lời nói và hành động mà Người còn bảy tỏ uy quyền tối thượng của Người bằng việc chiến thắng sự chết. Mầu nhiệm Chúa Phục Sinh là nền tảng để chúng ta đặt niềm tin cậy vào Người. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định: “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em…Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” (1Cr 15,17-19).

Đã là người thì ai cũng mong muốn và luôn kiếm tìm hạnh phúc. Tuy nhiên vẫn có nhiều người lầm tưởng tình trạng hạnh phúc là khi có đủ đầy tiện nghi vật chất, chức quyền, danh vọng hay được thỏa mãn một số nhu cầu nào đó. Cái ảo tưởng này sẽ tan vỡ, khi họ đối diện với những biến cố không may trong cuộc đời mà ít ai tránh được và nhất là khi đối diện với cái chết không ai thoát được. Hạnh phúc đích thật của con người là tình trạng được hiệp thông với Đấng đã cho con người từ hư vô được hiện hữu. Có thể nói đây là cái cảm nghiệm của các thánh nhân khi cận kề với giờ sinh ly tử biệt mà dân gian quen gọi là “sống thánh – chết lành”.

Với cái nhìn của lý trí, người ta cũng đã thoáng nhận ra những mối họa nhãn tiền trên số phận những người đặt niềm tin cậy vào những sự chóng qua đời này khi đồng thuận với nhau rằng sắc đẹp không qua khỏi làn da, vinh hoa phú quý không theo chúng ta đi vào nấm mộ lạnh. Ứớc gì với cái nhìn của đức tin, chúng ta thêm xác tín đâu là hạnh phúc thật để rồi biết đặt niềm tin cậy đúng địa chỉ.
 
Kiểm thảo cuối năm trước Thánh Thể Chúa
Lm Giuse Nguyễn Thành Long
12:05 10/02/2010
KIỂM THẢO CUỐI NĂM TRƯỚC THÁNH THỂ CHÚA

1. Hát Thờ Lạy

2. Dẫn ý

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con tin thật Chúa đang hiện diện trên Bàn thờ trong Bí tích Thánh Thể và trong tâm hồn mỗi người chúng con. Chúng con thờ lạy và tôn vinh Chúa, vì nơi Thánh Thể, chúng con gặp được chính Chúa, Đấng đã nhập thể làm người và hiến thân trên thập giá để cứu độ chúng con; đồng thời nhờ sự kết hợp với Chúa, cộng đoàn giáo xứ chúng con cũng được hiệp nhất với nhau hơn. Chúng con ngợi khen Chúa vì nơi Thánh Thể Chúa, chúng con được sống bằng chính sức sống của Chúa trao ban, và cảm nhận được tình yêu của Chúa cách cụ thể và dồi dào hơn bao giờ hết.

Đặc biệt, trong bầu khí của ngày cuối năm Âm lịch, chúng con xin chúc tụng Chúa vì Chúa đã cho chúng con được sống trong thời gian mà chính Chúa đã thánh hoá bằng tình yêu nhập thể của Ngài. Chúng con xin cảm tạ Chúa vì 365 ngày chúng con được hiện hữu là 365 hồng ân sự sống và nhiều ơn khác nữa, đặc biệt là ơn bình an, phần hồn cũng như phần xác, mà Chúa đã ban cho mỗi người chúng con, gia đình, giáo họ, giáo xứ, giáo phận chúng con trong suốt năm qua. Và giờ đây dưới ánh sáng của tình yêu Thánh Thể Chúa, một năm mới sắp mở ra cho chúng con những chuỗi ngày hồng ân mới. Chúng con xin đặt trọn niềm hy vọng và tín thác cùng mọi thao thức của chúng con trong vòng tay yêu thương của Chúa. Xin Chúa chúc lành và thánh hóa.

3. Tin Mừng (Mt 25, 14-30)

* Gợi ý kiểm thảo

Cũng như những người làm nghề kinh doanh buôn bán, cuối năm tổng kết sổ sách thu chi, giờ đây chúng ta cùng nhau dùng những giây phút ngắn ngủi này trong bầu khí của ngày cuối năm để kiểm thảo, để nhìn lại đời sống của mình, đặc biệt là đời sống thiêng liêng. Mỗi người trong chúng ta đều được Chúa giao phó cho một số nén bạc nào đó. Bổn phận của chúng ta là quản lý và cộng tác với ơn Chúa để phát triển và sinh lợi từ những nén bạc Chúa trao.

- Nén bạc thời gian:

Một năm 365 ngày mà Chúa ban cho, chúng ta đã sử dụng như thế nào ? Đã làm được những việc gì ? Hay là đã lãng phí vào những việc làm vô bổ, thậm chí là có hại cho bản thân và gia đình ? Còn trong tương quan với Chúa thì sao ? Một ngày chúng ta dành cho Chúa được bao nhiêu phút ? Một tuần chúng ta dành cho Chúa được bao nhiêu giờ ? Một tháng chúng ta dành cho Chúa được bao nhiêu buổi ? Một năm chúng ta dành cho Chúa được bao nhiêu ngày ?

- Nén bạc sức khoẻ:

Ơn sức khoẻ là nén bạc quý giá mà Thiên Chúa ban cho chúng ta. Chúng ta đã sử dụng thế nào ? Sinh lợi được những gì ? Chúng ta đã dùng nó để làm được bao nhiêu việc lành, việc thiện, việc nghĩa ? Hay chỉ phung phí vào những việc vô nhân, vô luân, vô nghĩa ?

- Nén bạc khả năng:

Người thì được Chúa ban cho khả năng này, kẻ được Chúa ban khả năng khác… Chúng ta đã phát huy những khả năng đó ra sao để phục vụ và làm sáng danh Chúa và mưu ích cho anh chị em mình ? Nhất là chúng ta có trau dồi và rèn luyện thêm không, hay chỉ biếng nhác để cho khả năng của mình trở nên cùn mòn, vô tích sự ?

- Nén bạc ân huệ thiêng liêng:

Qua các Bí tích, người Kitô hữu chúng ta được lãnh nhận các ơn huệ thiêng liêng từ Thiên Chúa. Bí tích Rửa tội làm cho ta trở nên con cái của Cha trên trời; Bí tích Thêm sức cho ta được tràn đầy ơn Chúa Thánh thần; Bí tích Thánh Thể mang lại cho ta lương thực thiêng lêng mỗi ngày; Bí tích hoà giải giúp ta giao hoà với Chúa và với anh em. Chúng ta đã sinh lợi từ các ơn của các Bí tích đó như thế nào ?

- Nén bạc ơn gọi của mỗi người:

Mỗi người đều được Chúa mời gọi sống trong một cộng đoàn nào đó. Cộng đoàn đó có thể là gia đình, là giáo họ, giáo xứ, hội dòng, hội đoàn, … Chúng ta đã sống mối tương quan trong các cộng đoàn đó thế nào ? Chúng ta có sẵn sàng đón nhận những người mà Chúa gởi đến ngay trong chính gia đình mình, cộng đoàn mình như là món quà để rèn luyện và thăng tiến mình hay không ?

(Thinh lặnh giây lát)

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, khi kiểm thảo lại đời sống của mình, chúng con nhận thấy còn nhiều lỗi phạm, thiếu sót trong các việc bổn phận: bổn phận đối với Chúa, với tha nhân và với chính mình. Lỗi phạm khi chúng con sử dụng những nén bạc Chúa trao không đúng thậm chí còn dùng vào những việc làm bất chính, tội lỗi nữa. Chúng con tha thiết xin Chúa tha thứ cho chúng con.

Và trong năm mới sắp tới, xin Chúa giúp chúng con nổ lực hơn để làm phát triển những ơn huệ Chúa ban. Đặc biệt trong năm “Giáo Dục Kitô Giáo trong Gia Đình” này, xin cho chúng con biết dùng những nén bạc Chúa trao để nuôi dưỡng, trau dồi và thăng tiến đời sống tâm linh của mình, hầu nên ánh sáng soi chiếu nơi môi trường chúng con đang sống, đang học tập, hay đang phục vụ. Xin Chúa thêm sức cho chúng con để chúng con thực hiện được những tâm nguyện đó. Amen.

* Hát Tán tạ tình yêu Chúa

4. Lời Nguyện Chung

Chủ tế: Anh Chị Em thân mến ! Cùng hiệp nhau nơi đây, trong những giây phút quý báu của ngày cuối năm, chúng ta cùng cầu xin Chúa ban muôn ơn lành xuống trên gia đình, giáo xứ, giáo phận và Giáo hội Việt Nam thân yêu của chúng ta.

1. Cầu cho Đức Thánh Cha Bênêđictô và triều đại Giáo Hoàng của Ngài. Xin cho những cố gắng của Ngài trong năm 2009 vừa qua giúp cho thế giới chúng ta đang sống được nhiều bình an và thịnh vượng.

2. Cầu cho Giáo Hội Việt Nam, hàng giáo phẩm, tu sĩ nam nữ và đông đảo anh chị em đang sống kiên cường trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước. Xin cho mẫu gương sống chứng nhân của họ, là những bài học đức tin sống động cho chúng ta hôm nay trong việc làm chứng nhân cho Chúa.

3. Cầu cho đồng bào Việt Nam, đặc biệt là những người đang đối mặt với nạn thất nghiệp, túng thiếu và nghèo đói khắp nơi. Xin Chúa cho họ nhận được nhiều vòng tay yêu thương chia sẻ, hầu giúp xoa dịu những nỗi vất vả khổ đau của họ.

4. Cầu cho thân bằng quyến thuộc và mọi thành phần trong giáo xứ. Xin Chúa ban cho tất cả mọi người được nhiều niềm vui, bình an, hiệp nhất, yêu thương và tràn đầy ơn thánh Chúa trong năm mới này.

Chủ tế: Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng, trước thềm năm mới, chúng con vừa dâng lên Chúa những lời nguyện cầu tha thiết cho hết mọi thành phần dân Chúa. Xin Chúa đoái thương giơ tay chúc phúc và đón nhận những lời khấn nguyện đó. Chúng con cầu xin, nhờ Ðức Kitô Chúa chúng con.

5. Phép lành Thánh Thể

- Hát: “Ta Hãy Khẩn Cầu”
- Hát: “Đây Nhiệm Tích”

- Phép lành

* Hát kết thúc
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:47 10/02/2010
KHÔNG THỂ KHÓC ĐƯỢC

N2T


Trên giảng đài vị giáo sĩ có tài lợi khẩu xuất chúng đang giảng, từng câu từng câu làm mê mẫn lòng người, người nghe không cầm được nước mắt. Ồ, nhưng không phải mỗi người đều như thế, bởi vì ngồi hàng ghế phía trước có một giáo sĩ, cặp mắt cứ nhìn vị thuyết giảng chăm chú, hình như không chút động lòng.

Buổi cầu nguyện kết thúc, có người hỏi vị giáo sĩ ấy: “Ngài cũng nghe giảng chứ, phải không ?”

- “Đương nhiên là có” vị giáo sĩ lòng chai dạ đá ấy trả lời: “Tôi lại không bị điếc.”

- “Ngài cảm thấy nội dung như thế nào ?”

- “Rất cảm động, có thể nói là phải rơi lệ.”

- “Nhưng xin hỏi, tại sao ngài không rơi lệ ?”


Vị giáo sĩ trả lời:

- “Bởi vì, tôi không thuộc về giáo xứ này.”

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư:

Hy vọng vị giáo sĩ trên đây không phải là bạn và tôi, cũng không phải là bất cứ một linh mục tu sĩ nào, mà chỉ là một câu chuyện...giả tưởng mà thôi.

Nhưng trong thực tế thì có những linh mục có quan niệm như vị giáo sĩ trên.

- Có một vài linh mục có cái tính ghen ghét, thấy giáo dân ca tụng linh mục nào mà mình quen biết, thì lập tức nói xấu linh mục ấy trước mọi người, như: ái dà, cái thằng cha ấy thì có gì mà khen.

- Có một vài linh mục thường khoe khoang thành tích của mình trước mặt giáo dân, nhưng lại chê thậm tệ người anh em linh mục khác trước mặt mọi người.

- Có một vài linh mục không chấp nhận người anh em linh mục khác trỗi vượt hơn mình, dù sự trỗi vượt ấy được mọi người biết đến.

- Có một vài linh mục không chấp nhận bài giảng của các linh mục khác hay ho trỗi vượt hơn mình, nên cứ chê bai họ trước mặt giáo dân của mình.

Lời Chúa thì vượt qua không gian và thời gian, qua mọi thời đại Lời Chúa vẫn luôn là lời giáo huấn đích thực của mọi người, cho nên sự cảm động cũng vượt qua ranh giới giáo xứ, giáo phận và toàn thể Giáo Hội toàn cầu, do đó mà không thể nói “vì tôi không thuộc giáo xứ này” nên Lời Chúa không đánh động tâm hồn tôi.

Thật tội nghiệp cho quan niệm “cục bộ” ấy.

-------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:48 10/02/2010
N2T


23. Cứu tế cho người nghèo là cách hay nhất có thể làm cho chúng ta thịnh vượng ở đời này.

(Thánh Francis de Sales)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:50 10/02/2010
N2T


364. Mùi vị bên ngoài của đồ vật để lâu thì đáng ghét; mùi vị của đọc sách càng lâu thì càng sâu sắc.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Quyền của trẻ em: quyền được yêu thương, theo Đức Hồng Y Bertone
Bùi Hữu Thư
06:24 10/02/2010
Khai mạc Đại Hội của Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình

Rôma, Thứ Ba 9 tháng 2, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Theo Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh, quyền của trẻ em có thể được tóm gọn là “quyền được thương yêu.”

Chính vì vậy “cộng đồng thế giới không thể nói là đang bảo vệ, che chở và đồng hành với trẻ em trong sự phát triển của chúng” nếu không đặt để nơi nền tảng của mỗi nỗ lực “quyền được thương yêu.” Đây là lời Đức Hồng Y Bertone khẳng định trong một thánh lễ ngài chủ tế ngày 8 tháng 2 để khai mạc Đại Hội lần thứ 19 của Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình.

Đại Hội diễn tiến từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 2 với chủ đề “quyền của trẻ em,” trong khi người ta kỷ niệm 20 năm Thỏa Ước Quốc Tế về Quyền cho Trẻ Em (1989).

Tiếc thay, Đức Hồng Y Bertone khẳng định là 20 năm sau khi Thỏa Ước này được ký “và mặc dầu đã có văn kiện luật pháp quốc tế này, tình trạng của số đông trẻ em trên thế giới này” vãn còn cần được xem xét lại vì lý do “có những hoàn cảnh hoàn toàn tệ hại cho sự phát triển trọn vẹn của chúng.”

Ngài đã than phiền “sự thiếu các dịch vụ vệ sinh, thiếu thức ăn dinh dưỡng thích hợp, thiếu một giáo dục học đường tối thiểu và thiếu nhà ở.”

Ngoài ra, “còn có rất nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết như việc buôn lậu trẻ em, bắt trẻ em làm nhân công, hiện tượng ‘các trẻ em trên đường phố,’ việc tuyển mộ các trẻ vị thành niên tham gia các cuộc chiến võ trang, hôn nhân với các em bé gái, việc sử dụng trẻ em cho dịch vụ thương mại khiêu dâm, và ngay cả trên các phương tiện truyền thông tối tân nhất và tinh vi nhất.”

Tiếc thay, “nhiều tổ chức quốc gia và quốc tế tham gia vào việc trợ giúp các trẻ em yếu đuối và bị bỏ rơi,” không thành công trong sự “đáp ứng với những nhu cầu ngày càng gia tăng.” Chính vì thế mà Đức Hồng Y Bertone đã ước mong có một “sự hợp tác rất tinh vi.”

Cuối cùng ngài nhắc đến sự đóng góp của Giáo Hội, “đặc biệt nhậy cảm đối với quyền lợi của những kẻ yếu đuối nhất,” đã ngay từ nguyên thủy, “rất gần gũi với trẻ em qua các cơ quan trợ giúp.”
 
Dự án chuẩn bị cho hôn nhân được trình lên Đức Thánh Cha
Bùi Hữu Thư
07:22 10/02/2010
Đức Thánh Cha khẳng định tầm quan trọng của công trình này

VATICAN, ngày 9 tháng 2, 2010 (Zenit.org).- Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình trình lên Đức Thánh Cha Benedict XVI dự án phát triển một cuốn cẩm nang mới về chuẩn bị cho hôn nhân.

Đức Hồng Y Ennio Antonelli trình bầy kế hoạch cho dự án "cẩm nang” (vademecum) này trong một buổi họp với Đức Thánh Cha ngày thứ Hai, ngày đầu tiên của Đại Hội ba ngày của Hội Đồng.

Ngài cám ơn Đức Thánh Cha về buổi họp này, nhờ đó chúng ta chắc chắn sẽ tiếp nhận được năng lực, niềm vui và sự hứng khởi cho công trình của chúng ta để giúp đỡ cho các gia đình và cho Giáo Hội trên thế giới.."

Báo L'Osservatore Romano ghi nhận là Đức Thánh Cha Benedict XVI đã thường chú tâm “đặc biệt đến các vấn đề gia đình,” qua các “đề cập thường xuyên và rõ ràng của ngài đến vấn đề này,” và cũng thường xẩy ra trong “các can thiệp hướng dẫn của ngài.”

Trong bài diễn từ Đức Thánh Cha đọc cho cử tọa, ngài nhấn mạnh nhu cầu phải có một giai đoạn học giáo lý và các sinh hoạt dành cho các cặp chuẩn bị hôn nhân, để cho bí tích này được tiếp nhận “như một quà tặng của tất cả Giáo Hội,một quà tặng đóng góp cho sự tăng tiến trên đàng nhân đức."

Ngài tiếp, "Hơn nữa, rất tốt khi thấy các giám mục cổ võ cho sự trao đổi những kinh nghiệm quý giá nhất, khi quý vị cung cấp một sự thúc đẩy cho có một cam kết mục vụ chân thành về lãnh vực quan trọng này, và bầy tỏ sự quan tâm đặc biệt khiến cho ơn gọi của lứa đôi trở nên một sự phồn thịnh cho tất cả cộng đồng Kitô và nhất là trong bối cảnh hiện thời, là trở thành một chứng tá truyền giáo và tiên tri.”

Đức Thánh Cha gọi dự án phát triển một vademecum cho việc chuẩn bị hôn nhân là một “trách vụ quan trọng.”

Đại Hội Thế Giới về Gia Đình

Đức Hồng Y Antonelli cũng trình bầy lên Đức Thánh Cha các hoạt động của hội đồng của ngài sau Đại Hội Thế Giới về Gia Đình lần thứ 6, được tổ chức tại Mexico City tháng 1, năm 2009.

Ngài ghi nhận là "các kết luận chính của Đại Hội tại Mexico City cũng nằm trong chiều hướng cuả huấn dụ 'Môn Đệ và Truyền Giáo’ cuả Aparecida; huấn dụ đề cao sự kiện gia đình Kitô ngày nay được mời gọi, cách khẩn cấp, là chủ đích của việc Phúc Âm hóa trong sắc thái giáo hội và là một mục tiêu cho việc xã hội hóa trong lãnh vực dân sự.”

Đức Hồng Y tiếp, do đó, cần có một chương trình mục vụ “cho và với các gia đình và một chính sách dành cho và với các gia đình.”

Đức Thánh Cha công nhận các nỗ lực khác nhau đã được hội đồng thực hiện là hoạch định hai dự án đặc biệt liên quan đến các viễn cảnh này, đó là “gia tăng ý thức về giá trị nền tảng của gia đình đối với đời sống của Giáo Hội và xã hội.”

Ngài nói "Trong đó có dự án ‘Gia đình là mục tiêu truyền giáo,’ nhắm thu thập trên mức độ hoàn vũ, những kinh nghiệm thích nghi trong các lãnh vực săn sóc mục vụ cho gia đình, để cho các kinh nghiệm này gợi hứng và khuyến khích các sáng kiến khác; và dự án “Gia đình là nguồn sống cho xã hội,' nhắm trình bầy cho dư luận quần chúng những lợi ích gia đình đem lại cho xã hội, cho sự liên kết và phát triển xã hội.”

Hội đồng cũng chuẩn bị tổ chức Đại Hội Thế Giới về Gia Đình lần thứ 7 vào năm 2012 tại Milan, Ý.
 
ĐTC Bênêđictô XVI: Thánh Giá Chúa Làm Chứng Cho Phẩm Giá Lớn Lao Của Con Người
Linh Tiến Khải
14:49 10/02/2010
Chính khi ngắm nhìn Thánh Giá, chúng ta thấy phẩm giá và giá trị của con người cao cả biết bao. Không có điểm nào khác có thể giúp hiểu con người gía trị dường nào, chính bởi vì Thiên Chúa khiến cho chúng ta trở nên quan trọng đến thế, Ngài coi chúng ta quan trọng đối với Ngài đến độ đáng cho Ngài phải đau khổ. Như thế phẩm giá con người xuất hiện nơi tấm gương của Thánh Giá và hướng nhìn về Thánh Giá luôn là suối nguồn việc thừa nhận phẩm giá con người.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước 8.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ vị cha chung trong đại thính đường Phaolô VI sáng thứ tư 10-2-2010.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt thánh Anton thành Padova, là một trong những vị thánh nổi tiếng được tôn kính khắp nơi trên thế giới, với bức tượng tay cầm bông huệ tượng trưng cho sự trong trắng và tay bồng Chúa Hài Nhi nhắc nhớ biến cố Chúa Hài Nhi hiện ra với thánh nhân. Là người rất thông minh, quân bình, có lòng hăng say làm việc tông đồ và lòng sốt mến thần bí, thánh nhân đã góp phần ý nghĩa vào sự phát triển tinh thần tu đức phan sinh. Đề cập tới tiểu sử của người Đức Thánh Cha nói:

Sinh ra tại Lisboa trong một gia đình quyền qúy khoảng năm 1195, người đươc rửa tội với tên thánh là Fernando. Người gia nhập cộng đoàn các Kinh Sĩ sống theo luật dòng thánh Agostino, ban đầu tại đan viện thánh Vincenzo trong thủ đô Lisboa, sau đó tại đan viện Thánh Giá tỉnh Coimbra, là trung tâm văn hóa nổi tiếng nước Bồ Đào Nha thời đó. Thánh nhân chuyên cần học Kinh Thánh và các Giáo Phụ và chiếm hữu được sự hiểu biết thần học dùng cho việc giảng dậy sau này. Tại Coimbra vào năm 1220 biến cố hài cốt của 5 tu sĩ Phanxicô tử đạo bên Marốc được trưng bầy cho tín hữu kính viếng, làm nảy sinh nơi tu sĩ Fernando ước muốn bắt chước các vị trên con đường trọn lành. Fernando xin đổi sang dòng Anh Em Hèn Mọn Phanxicô, lấy tên là Anton rồi sang Marốc truyền giáo. Nhưng Chúa Quan Phòng định liệu cách khác.

Sau một trận đau nặng Anton phải trở về Italia và năm 1221 tham dự tu nghị của dòng và gặp thánh Phanxicô tại Assisi. Tiếp theo đó Anton sống trong thầm lặng một thời gian tại Forlì bắc Italia, cho tới một hôm tình cờ được mời giảng trong một thánh lễ truyền chức linh mục, người mới tỏ ra là người học cao biết rộng và có tài giảng thuyết. Các bề trên chỉ định người cho công tác rao giảng, và thế là thánh nhân bắt đầu công việc rao giảng tại Italia và Pháp và gặt hái nhiều thành qủa khiến cho nhiều người đã xa rời Giáo Hội quay trở về với đức tin. Thánh Anton cũng là thầy dậy thần học đầu tiên cho các tu sĩ của dòng tại Bologna với phép lành của thánh Phanxicô qua lá thư ngắn trong đó thánh Phanxico viết: ”Cha thích con dậy thần học cho các anh em tu sĩ”. Thế là thánh Antôn đặt nền tảng cho thần học phan sinh, với các tư tưởng gợi hứng của các vị nổi tiếng như Bonaventura thánh Bagnoreggio và chân phước Duns Scoto.

Trở thành Bề trên giám tỉnh của dòng tại miền bắc Italia thánh nhân tiếp tục thừa tác giảng dậy và cai quản dòng. Sau khi mãn nhiệm giám tỉnh người lui về Padova và qua đời tại đây ngày 13 tháng 6 năm 1231 rất được dân chúng ngưỡng mộ và sùng kính. Chính Đức Giáo Hoàng Gregorio IX có lần nghe người giảng đã định nghĩa người là ”Hòm Bia Di Chúc” và đã tôn phong người lên hàng hiển thánh năm 1232, tức một năm sau khi người qua đời.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: trong giai đoạn cuối cùng của cuộc đời thánh Anton viết hai loạt bài giảng: ”Bài giảng Chúa Nhật” và ”Bài giảng về các Thánh” dành cho các vị có nhiệm vụ thuyết giảng và dậy thần học trong dòng. Trong hai tác phẩm này thánh nhân chú giải các văn bản Kinh Thánh phụng vụ và dùng kiểu giải thích của các giáo phụ thời trung cổ theo 4 ý nghĩa: nghĩa chữ hay nghĩa lịch sử, nghĩa biểu tượng hay nghĩa kitô học, nghĩa luân lý và nghĩa loại suy hướng tới cuộc sống vĩnh cửu. Chúng là 4 chiều kích của Lời Chúa trong Kinh Thánh. Các bài giảng này là các văn bản thần học giảng thuyết. Chúng vang vọng lời giảng sống động trong đó thánh Anton đề nghị một lộ trình cuộc sống kitô và cho thấy các giáo huấn tinh thần phong phú, đến độ năm 1946 Đức Pio XII đã tuyên bố thánh Anton là ”Tiến Sĩ Giáo Hội” và gọi người là ”Tiến sĩ tin mừng”, vì các tác phẩm của thánh nhân tỏa thoát ra sự tươi mát và xinh đẹp của Tin Mừng đem lại rất nhiều lợi ích cho cả con người thời nay. Đức Thánh Cha khai triển thêm điểm này như sau:

Trong các Bài giảng này thánh Anton nói về lời cầu nguyện như là một tương quan tình yêu, thúc đẩy con người chuyện vãn với Chúa một cách ngọt ngào, tạo ra một niềm vui không thể nào diễn tả nổi, bao trùm linh hồn của người cầu nguyện. Thánh nhân nhắc cho chúng ta biết rằng lời cầu nguyện cần có một bầu khí thinh lặng, không tách rời khỏi tiếng ồn ào bên ngoài nhưng là kinh nghệm nội tâm, tạo ra sự thinh lặng trong chính tâm hồn. Theo giáo huấn của thánh nhân lời cầu nguyện bao gồm 4 thái độ không thể thiếu. Thứ nhất là ”obsecratio” tin tưởng rộng mở con tim cho Chúa; đây là bước đầu tiên của việc cầu nguyện mở rộng trái tim cho sự hiện diện của Chúa chứ không phải chỉ là đơn sơ tiếp nhận một lời nói. Thứ hai là ”oratio” nói chuyện với Chúa một cách yêu thương trìu mến, thấy Ngài hiện diện với tôi. Thứ ba là ”postulatio” trình bầy với Chúa các nhu cầu của chúng ta. Và thứ bốn là ”gratiarum actio” chúc tụng và cảm tạ Chúa.

Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: giáo huấn này của thánh Anton cho thấy một trong các nét đặc thù của linh đạo phan sinh: đó là vai trò của tình yêu Chúa, thấm nhập lãnh vực tâm tình, ý chí, con tim và cũng là suối nguồn làm nảy sinh ra sự hiểu biết tinh thần vượt cao hơn mọi sự hiểu biết. Thật thế, khi yêu mến chúng ta hiểu biết. Thánh Anton viết: ”Đức ái là linh hồn của đức tin khiến cho đức tin được sống động. Không có tình yêu đức tin sẽ chết” (Sermones dominicales et Festivi II. Messaggero, Padova 1979, tr.37). Chỉ khi một linh hồn cầu nguyện mới có thể tiến tới trong cuộc đời thiêng liêng. Đó là nòng cốt lời rao giảng của thánh Anton. Người biết các thiếu sót của bản tính nhân loại và khuynh hướng hay sa ngã phạm tội của chúng ta nên thánh nhân liên tục thúc đẩy chúng ta chống trả lại sự hướng chiều về tham lam, kiêu ngạo, không trong sạch, và thực thi các nhân đức khó nghèo, quảng đại khiêm tốn và vâng lời, khiết tịnh và trong sạch.

Vào đầu thế kỷ XIII trong bối cảnh của các thành phố nảy sinh và sự phồn thịnh của cuộc sống thương mại, người ta ngày càng ít chú ý tới các nhu cầu của dân nghèo. Vì thế thánh Antôn nhiều lần mời gọi các tín hữu trợ giúp tiếp đón các người nghèo nàn túng thiếu, nghĩ tới sự giầu có đích thực là sự phong phú của con tim khiến cho họ trở nên tốt lành nhân hậu và tích trữ các kho tàng trên trời. Đây lại chằng là giáo huấn rất thời sự trong cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh hiện nay khiến cho nhiều người lâm cảnh bần cùng túng thiếu hay sao?

Đức Thánh Cha cũng nhắc đến một nét đặc thù khác nữa trong cuộc sống của thánh Antôn và nền thần học phan sinh: đó là luôn lấy Chúa Kitô làm trung tâm cuộc sống và tư tưởng, hành động và việc giảng dậy. Thần học phan sinh chiêm ngưỡng và mời gọi chiêm ngưỡng các mầu nhiệm nhân tính của Đức Kitô Con Người, đặc biệt là mầu nhiệm Giáng Sinh, một điểm chính của tình yêu của Chúa Kitô đối với nhân loại. Ngoài ra việc ngắm nhìn thập giá gợi hứng cho các tư tưởng của thánh Antôn biết ơn Thiên Chúa và qúy trọng phẩm giá con người. Vì thế mọi người tin cũng như không tin đều tìm thấy nơi Thập Giá và trong hình ảnh của Chúa một ý nghĩa khiến cho cuộc sống được phong phú.

Thánh Anton viết: ”Chúa Kitô là sự sống của bạn, bị treo trước mắt bạn để bạn nhìn vào thập giá như nhìn vào một tấm gương. Nơi đó bạn có thể nhận biết các vết thương của bạn có thể gây chết chóc như thế nào, các vết thương không có thuốc nào chữa được, nếu không phải là thuốc Máu của Con Thiên Chúa. Nếu bạn nhìn kỹ bạn có thể ý thức được bản tính nhân loại của bạn và giá trị của nó lớn lao đến mức nào... Không ở nơi nào khác con người có thể ý thức được giá trị của mình cho bằng khi nhìn vào tấm gương của thập giá” (Sermones Dominicales et Festivi III, tr.213-214).

Và Đức Thánh Cha kết luận bài huấn du như sau: Khi suy ngắm các lời này chúng ta có thể hiểu rõ ràng tầm quan trọng của hình ảnh của Thập Giá đối với nền văn hóa của chúng ta đối với thuyết nhận bản của chúng ta nảy sinh từ đức tin kitô. Chính khi ngắm nhìn Thánh Giá chúng ta thấy phẩm giá và giá trị của con người cao cả biết bao. Không có điểm nào khác có thể giúp hiểu con người gía trị dường nào, chính bởi vì Thiên Chúa khiến cho chúng ta trở nên quan trọng đến thế, Ngài coi chúng ta quan trọng đối với Ngài đến độ đáng cho Ngài phải đau khổ. Như thế phẩm gia con người xuất hiện nơi tấm gương của Thánh Giá và hướng nhìn về Thánh Giá luôn là suối nguồn việc thừa nhận phẩm giá con người.

Trong Năm Linh Mục này chúng ta hãy xin thánh Anton bầu cử cho toàn thể Giáo Hội, đặc biệt là các vị giảng thuyết, các linh mục và các phó tế trong sứ mệnh loan báo và thời sự hóa Lời Chúa, để các vị biết kết hiệp giáo lý vững chắc lành mạnh với lòng đạo đức chân thành sốt mến và khả năng truyền thông bén nhọn.
 
Lộ đức – trung tâm hành hương
Lm Phêrô Hồng Phúc
21:23 10/02/2010
Lộ đức – trung tâm hành hương

Gọi Thủ đô Paris: Kinh thành ánh sáng
Không có gì là tô phóng lên hơn
Nước Pháp còn là trung tâm hành hương
Về Lộ Đức (Lourdes) hưởng nguồn ơn Đức Mẹ
Sông Gave xoáy theo dòng mạnh mẽ
Như ơn lành Mẹ chia sẻ đoàn con
Vách núi kia, hình Mẹ mãi vẫn còn
Nhắc sự kiện mười tám lần Mẹ hiện.
Nến lung linh suốt ngày đêm dâng tiến
Như tấm lòng bốn phương đến hành hương.
Mạch nước kia thành mạch nước tình thương
Bao tội nhân, bệnh nhân đương được khỏi.
Ba Nhà thờ tựa triều thiên sáng chói
Xếp thành tầng như vẫy gọi nguyện cầu.
Trải rộng dài, quảng trường mãi xa đâu
Gợi đồng cỏ xanh một mầu thuở trước.
Như bầy chiên nghỉ trên đồng cỏ mượt
Chúa chăn nuôi dân du mục It-ran
Mẹ hôm nay cũng chăm sóc, lo toan
Con cái Mẹ đang gian nan, hoạn nạn.
Con trở về trong bình an toả rạng
Ước vọng dài nay được mãn nguyện rồi
Vẫn thời gian năm tháng nặng nề trôi
Nhưng dòng đời con nhớ nơi Lộ Đức.
Như sông Gave đời con uốn khúc
Lúc dâng cao, lại có lúc cạn dòng;
Lúc sủi ngầu, lúc gạn đục khơi trong
Nhưng mãi chỉ chảy một dòng bên Mẹ.
Cũng có khi dòng đời con khô nẻ
Mẹ hiện lên và vẫn khẽ gọi con

Như Bernadette con theo đường mòn
Mẹ gọi lại chỉ cho con hang rộng.
Con khơi lên từ chính nơi con sống
Mạch tình thương Chúa hoạt động trong con.
Một trăm năm, ngàn năm mạch vẫn còn
Chữa tật bệnh cho linh hồn được mạnh.
Mẹ dạy con phải xây ngôi Đền thánh
Chính tâm hồn con hẻo lánh xưa nay
Chúa Thánh Thần đến trong ngôi Đền này
Con nhờ Mẹ, sống đêm ngày với Chúa.

Mẹ Lộ Đức nguồn cậy trông, nỗi nhớ
Tự nhiên như Mẹ hiện ở trong hang
Dù hôm nay con đã về Việt Nam
Nhưng tâm hồn mãi bình an bên Mẹ.
Lm Phêrô Hồng Phúc
 
Top Stories
Kapłan dysydent trwa odważnie, chociaż pogarsza się stan jego zdrowia (Linh mục tù lương tâm can trường dù sức khoẻ yếu)
Emily Nguyen
07:33 10/02/2010
VietCatholic (08.02.2010) Wiadomości z Wietnamu - Amerykański Komitet na rzecz Religijnej Wolności w Wietnamie właśnie opublikował raport o stanie zdrowia ks. Tadeusza Nguyen Van Ly, jednego z wybitnych więźniów sumienia, który z powodu swej prodemokratycznej działalności jest pozbawiony wolności na prawie 15 lat.

Ksiądz Ly przed "sądem" w Hue, rok 2007
Znany przez wielu w świecie jako ksiądz Ly, 63 letni kapłan rzymskokatolicki z parafii Nguyet Bieu w diecezji Hue, uznany przez Amnesty International już w 1983 jako więzień sumienia, który niezmordowanie walczył o demokrację i prawa ludzkie dla Wietnamczyków, obecnie walczy o własne życie w komunistycznym więzieniu. „Nigdy przedtem jego zdrowie i odporność nie pogarszały się tak gwałtownie jak teraz” – informuje raport.

Wśród dziesiątków politycznych więźniów, którzy przebywają w więzieniu za ich rzekome „uprawianie propagandy przeciw państwu”, co miałoby naruszać artykuł 88 kodeksu karnego, przypadek Księdza Ly przykuwa szczególną uwagę opinii światowej zarówno ze względu na długość przebywania w więzieniu – prawie 15 lat, oraz na znany dzięki telewizji obraz kapłana, którego usta są zatykane rękami policjantów podczas haniebnego pokazowego procesu w 2007 roku. Będąc oskarżony o uczestnictwo w prodemokratycznym ruchu Bloc 8406 (ruch działający za pośrednictwem internetu), który współzałożył w kwietniu 2006 r., oraz o uczestnictwo w tworzeniu zakazanych politycznych ugrupowań a także o wydawanie czasopisma pt. „Tu Do Ngon Luan” (Wolność i Demokracja) został skazany pod koniec wspomnianego procesu na 8 lat w jednym z cieszących się bardzo złą sławą więzień w Ba Sao w prowincji Ha Nam. Więzienie to jest znane z najostrzejszych rygorów wobec politycznych więźniów.

Od tego czasu (od wyroku) ksiądz Ly został pozbawiony możliwości kontaktu ze światem zewnętrznym, zdany jedynie na przebywanie z więziennymi strażnikami oraz na sporadyczne odwiedziny członków rodziny. Z powodu emocjonalnego i fizycznego zniewolenia ucierpiał kilka udarów serca i doznał częściowego paraliżu. Do paraliżu przyczynił się fakt, że władze więzienia nie zapewniły ani prawidłowej diagnozy ani odpowiedniego leczenia. Odmówiono również rodzinie i diecezji Hue spełnienia prośby, aby zwolniły Księdza za poręczeniem pod opiekę diecezji, gdzie mógłby otrzymać właściwą terapię medyczną.

Pomimo międzynarodowego wysiłku licznych apeli ze strony 37 senatorów amerykańskich z lipca 2009 r., ze strony Przewodniczącego Komitetu Politycznego w Parlamencie Europejskim, z października 2009, ze strony sześciu amerykańskich członków Izby Reprezentantów, z listopada 2009, ani Ksiądz Ly ani inni dysydenci tacy jak Le Thi Cong Nhan i Nguyen Van Dai nie zostali umieszczeni na liście osób wyznaczonych do amnestii. W rzeczywistości obecny rok wyróżnia się niezwykłym wzrostem liczby dysydentów postawionych przed sądem i uwięzionych za promowanie działalności prodemokratycznej, co się dzieje przed zwołanym na początek 2011 roku narodowego Zjazdu Partii.

W tej chwili ksiądz Ly odmawia współpracy z więzienną służbą medyczną, gdyż głęboko nie ufa więziennym lekarzom. Ponadto chce w ten sposób zaprotestować przeciw niesprawiedliwemu przetrzymywaniu w odosobnieniu. Po ostatniej wizycie z dnia 1 lutego br. rodzina księdza Ly poinformowała o jego emocjonalnym wybuchu i sprzeciwie, w którym ostrzegł o możliwości podjęcia głodowego strajku w proteście przeciw rządowemu okrucieństwu wobec jego naglących problemach zdrowotnych.

Ksiądz Ly jednak bardzo podnosi na duchu innych politycznych dysydentów i trwa w łączności z innymi katolikami w kraju, walczącymi o sprawiedliwość i religijną wolność. Na pytanie, co się stanie z księdzem Ly w obecnym słabowitym stanie zdrowia, gdy powróci zima, raport odpowiada, że kapłan „wezwał wszystkich zainteresowanych do modlitwy za parafian w Dong Chiem i innych pokrzywdzonych przez komunistyczne prześladowania. Zapomniał natomiast poprosić ludzi, aby modlili się również na niego.”

(Source: Emily Nguyen http://wietnam-polska.wikidot.com/ks-ly-zly-stan-zdrowia)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lễ Suy tôn thánh Giá và cầu nguyện cho Ðồng chiêm, Giáo Hội và Quê hương Việt Nam
Hồng Ân
09:56 10/02/2010
Düsseldorf, Đức quốc06.02.2010 -- Cả tuần nay, tuyết phủ trắng mặt đất như những vành khăn tang đội trên đầu của những người con khóc thương Thánh Giá Chúa tại Đồng Chiêm, Việt Nam, hôm nay ngày 06.02.2010 tại Düsseldorf -Eller, Đức Quốc, trời quang đảng và ấm hẳn lên, mặt trời xuất hiện, như biểu tượng ánh sáng công lý, một dấu chỉ thật tốt cho mọi người đến từ khắp nơi,quy tụ về đây để Suy Tôn Thánh Giá, hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho Ðồng chiêm, Giáo Hội và Quê hương Việt Nam không ngờ là số người đến tham dự đông gồm Đại Diện Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Cộng Hòa Liên Bang Đức, Đại Diện Ủy Ban điều hợp Đấu Tranh tại Cộng Hòa Liên Bang Đức, Đại Diện Phật Giáo, Đại Diện Phật Giáo Hòa Hảo, Đại Diện các Hội Đoàn lân cận Düsseldorf.

Thánh Lễ đồng tế gồm Cha Chính Xứ Joachim Decker, Cha Giuse Nguyễn văn Tịnh, Cha Phêrô Nguyễn Đức Minh và Cha Augustinô Phạm sơn Hà OSB, vào khoảng 350 người Đức và Việt. Một điểm nổi bật rất rõ, số giáo dân tham dự, mà các bạn trẻ Việt Nam đã chiếm tỉ lệ khoảng 50%..Mặc dù Thánh đường cũng không nhỏ, nhưng giáo dân đã ngồi chật ních cả nhà thờ. Điều đó cũng nói lên phần nào sự hiệp thông sâu sắc của người tham dự đối với Quê hương và Giáo hội Việt Nam. Thánh Lễ vào chiều thứ bảy, mùa đông buốt giá tham dự rất đông đảo giáo dân Ðịa phương và Giáo dân Việt Nam, người Việt Nam tham dự lại mang khăn tang trắng với chữ: „Hiệp thông với Ðồng chiêm„ đã làm cho người giáo dân Đức tham dự buồi lễ hôm đó rất ngạc nhiên và tò mò.

Theo lời mời gọi của Ban tổ chức, mọi người cùng đeo khăn tang, để tưởng niệm Thánh Giá tại Ðồng Chiêm bị hủy diệt, và hiệp thông với giáo dân Đồng chiêm đang bị trù dập, bị đe dọa, đánh đập bắt bớ.

Ðúng 16 giờ 30 chương trình suy tôn Thánh Giá được bắt đầu, Cha Sơn Hà chào đón moi nguời và dẫn ý:

"Hôm nay, mọi người hiện diện nơi đây, đã biết nhà cầm quyền Hà Nội đã tấn công giáo xứ Đồng Chiêm và triệt hạ Thánh Giá trên Núi Thờ. Họ muốn tiếp tục giết Chúa Kitô một lần nữa! Nhưng không giết được Ngài, họ đã phá đổ Thánh Giá và đánh đập anh chị em ở Đồng Chiêm!"

Qúy Cha, giáo dân các cháu Thiếu Nhi tay cầm nến, các bạn Thanh Thiếu niên rước Thánh Giá đi đến những chặng Thánh Giá. Các Cha mặc phẩm phục đỏ, nói lên lòng can đảm sắt son, trung thành, yêu mến Chúa Giêsu-Kitô.

Cha Sơn Hà mời gọi mọi người hãy yêu Thánh Giá của mình và của Tha nhân, nghĩa là chúng ta cùng hiệp thông trong những đau khổ mà mọi Tôn Giáo, mọi người dân trên nước Việt Nam đang phải chịu. Cha cũng nhắc lại hình ảnh Bà Verônica không sợ những người lính đang dã man đánh đập Chúa, lao vào để lau mặt thảm thương bê bết máu, chính là một nhân đức mà mọi ngườ cần học, xin cho dân tộc Viêt Nam biết thương yêu nhau, can đảm an ủi, bênh vực nhau khi có những anh em vì Công Lý, và sự thật bị đánh đập hành hạ vì đã can đảm làm chứng cho công lý và sự thật như tại những nơi bị áp bức, Chúa luôn là niềm ủi an, hướng dẫn mọi người biết nhận ra những ân huệ của Chúa đang hiện diện trong tâm hồn họ.

Cha Sơn Hà kết luận: ”Đất nước của chúng con đang còn nhiều hận thù, tranh chấp, đàn áp, bách hại... vì chúng con đang chối bỏ Chúa và chưa thật sự đặt niềm tin vào Chúa. Chỉ có khi nào Chúng con biết đặt hết tin tưởng phó thác, cầu nguyện mật thiết với chúa thì sẽ được sự bình an thật trong tâm hồn và từ đó mình mới có thể yêu thương, giúp đỡ anh em, và làm cho quê hương mình được ấm no, tự do, thanh bình. Xin cho chúng con hiểu đường thập giá là đường tình yêu, đường dẫn tới giải thoát và chan hoà ánh sáng Phục sinh. Chúa Giêsu đã chết trên cây Thánh Giá chỉ vì yêu thương nhân loại, xin cho nhân loại biết xây dựng Thánh Giá trong tâm hồn của họ. Xin Thánh Giá Chúa luôn là vũ khí chiến thắng những xấu xa, những bất công, những tội ác. Để cả dân tộc Việt Nam chúng con được sống trong tình yêu và hòa bình “

Cha Giuse Nguyễn văn Tịnh và Cha Phêrô Nguyễn Đức Minh cùng với Cha Sơn Hà đọc những lời nguyện cho Chặng đường Thánh Giá.

Sau đó mọi người cùng đốt nến, Thanh Thiếu niên tiến đến đỡ Thánh Giá và cùng với Cha Sơn Hà vác Thánh Giá, Qúy Cha cùng với giáo dân tiến về phía bàn thờ, Thánh Giá có vành khăn tang được dựng ở giữa bàn thờ. Đó là biểu tượng sự đau khổ và thân phận con cái Chúa tại Việt Nam.

Tiếp đến, Thánh lễ được tổ chức long trọng ngay trên quê hương Düsseldorf-Eller của Ðức C ha Heiner Koch lo phụ trách về ngoại kiều của Tổng Giáo phận Köln, thật đúng là một ơn lành Chúa đã ban cho. Cùng đồng tế với Cha Chính Xứ Joachim Decker, Cha Pham sơn Hà OSB thuộc dòng Beneđictô, Cha Nguyễn đức Minh và Cha cố Giuse Nguyễn văn Tịnh.

Vào mỗi thứ bẩy đầu Tháng Nhóm Cầu Nguyện có một giờ chầu, cùng phép lành Thánh thể và Thánh Lễ cầu nguyện cho Quê hương Việt Nam tại nơi đây và vào giờ này.

Trong Thánh Lễ Cha Hà đã giảng: Thánh giá là biểu tượng thiêng liêng cao cả của niềm tin tôn giáo. Vì thế người công Giáo phải lên tiếng để bênh vực cho Thánh Giá, như xưa Cha ông chúng ta chấp nhận cái chết mà không bước qua Thánh Giá, và cho những người nhỏ mọn bị đàn áp, vì họ bảo vệ biểu tượng thiêng liêng cao cả của mình. Gởi tới giáo dân người Việt Nam Cha Sơn Hà cũng nhắc nhở, không nên quên lãng qúa khứ của mình là những người Việt Nam, vượt biển đi tìm tự do. May mắn được sống trong một đất nước tự do, bổn phận của chúng ta là lên tiếng bênh vực cho công lý và hoà bình, bênh vực cho anh chị em tại Việt Nam bị nhà cầm quyền Cộng Sản áp bức, gây nhiều đau thương mà dân tộc và Giáo Hội Việt Nam phải gánh chịu.

Cha Sơn Hà kêu gọi:

Chúa cần sự cộng tác của chúng ta trong chương trình cứu độ của Ngài: Chúa ban cho chúng ta có đôi tay, để thực hiện công trình của Ngài hôm nay.

Chúa ban cho ta có đôi chân, để dẫn đưa mọi người về với Chúa.

Chúa ban cho chúng ta có miệng, để chúng ta loan báo cho mọi người nhận biết Chúa.

Chúa cần sự cộng tác, giúp đỡ của chúng ta, để đưa mọi người về bên Chúa.

Chúng ta duy nhất trong một Chúa mà mọi người đều tuyên xưng.Chúng ta thể hiện tin mừng của Chúa trong lời nói và việc làm
."

Qua bài giảng giáo dân tham dự Thánh lễ đã cảm nhận được rằng Cha Sơn Hà rất nặng lòng với Quê hương đất nước và Giáo Hội Việt Nam. Một phụ nữ Ðức đã nói nhỏ với chồng mình rằng: „Ông Linh Mục này giảng tâm tình qúa....“

Cha Sơn Hà giảng vừa tiếng Đức cho người bản xứ và tiếng Việt cho người đồng hương.

Thánh lễ được cử hành thật sốt sắng và trang nghiêm. Làm cho hai dân tộc Ðức -Việt biết qúy trọng và cảm thông nhau hơn.. Trước khi Thánh Lễ kết thúc Cha Chính Xứ Joachim Decker đã chia sẻ với Cộng đoàn rằng: „Lâu lâu chúng ta cũng nên nhắc lại là chúng ta may mắn đang sống trong một đất nước có tự do tôn giáo. Nhiều nơi trên thế giới- trong đó có Việt Nam- không có tự do tôn Giáo. Nhưng lạ thay, tại Việt Nam đạo công giáo lại phát triển một cách mạnh mẽ. Chúng ta cần học hỏi người Việt Nam ở điểm này„ kết thúc Thánh Lễ hiệp thông, một người Ðức đã đọc lời kinh hoà bình bằng tiếng Ðức cho giáo dân Ðức nghe.

Kết lễ chúng tôi cùng hát bài Kinh hoà bình hướng về Giáo Hội Mẹ và quê hương Việt Nam.

Trước khi Thánh Lễ kết thúc ông Nguyễn Tấn Năng đã lên cám ơn Cha Joachim Decker và Giáo xứ Đức đã hiệp thông và cầu nguyện cho Quê Hương và Giáo hội Việt Nam từ hơn một năm nay, quá nhiều biến cố đã xảy ra, cầu nguyện hôm nay để hiệp thông với các Anh Chị Em tín hữu tại Việt Nam, niềm an ủi khi được cầu nguyện để hướng về Quê hương Việt Nam nơi mà phẩm giá con người bị chà đạp.

Rồi ông Ðàm Mạnh Anh cũng cám ơn qúi Cha, qúi vị đồng hương, các đoàn thể đại diện, Liên đoàn Công Giáo Việt Nam tại đức, cũng như các Ðại diện tôn Giáo bạn, và mời mọi người cùng nán lại dùng ly nước trà nóng cho ấm lòng ấm bụng tình quê hương.

Sau Thánh lễ, người Ðức cùng người Việt đã trao đổi tâm tình trước nhà thờ, nhiều người Đức cũng đã trải qua cuộc ly tán khi đất nước bị phân chia đã đến gặp những người Việt Nam và chúc cho quê hương Việt Nam đưọc sớm Thanh bình, Công lý và Sự thật được bảo đảm và tôn trọng... Các em Việt Nam đã đi mời từng người bánh mì, trà, và cafe. Có một người Ðức đã tâm tình rằng: Thánh Lễ song ngữ cảm động và hay qúa„.Người khác lại nói rằng: „Cho tới hôm nay tôi mới biết tại Việt Nam cũng có người công giáo đông như vậy.„ Một người Ðức kia lại nói: Không ngờ nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam lại đàn áp tôn giáo qúa mức như vậy. Nhìn những tấm hình trên trang giấy thông tin, tôi thấy thương hại Giáo dân Đồng Chiêm qúa.

Vào cuối tuần tới, người Việt Nam Công Giáo khắp Năm châu có Thánh Lễ mừng Tết ta. Hy vọng trong các Thánh Lễ sẽ có những nghi thức Suy tôn Thánh Giá và Hiệp thông với Ðồng chiêm. Hãy trình bày cho những người không, hoặc chưa có cơ hội thấy những bức hình nhà cầm quyền Việt Nam đánh đập và đàn áp Giáo dân dã man. Lịch sử cận đại của Ðức quốc đã cho chúng ta thấy, nhà thờ là những nơi nói lên Công lý và Hoà bình, thế nên chúng ta hãy cùng nhau cố gắng hiệp thông với Anh Chị Em tại Việt Nam nhất là tại Đồng Chiêm.

Xin cảm ơn Nhóm Cầu Nguyện đã tổ chức một Thánh lễ song ngữ Ðức Việt rất cảm động và đầy ý nghĩa như vậy.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chặng Đàng Thánh Giá 2010: Chặng Thứ Hai
Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng
07:42 10/02/2010
Chặng thứ Hai

Chúa Giêsu bị Giuđa phản bội và bị bắt

Người còn đang nói, thì một đám đông xuất hiện, kẻ dẫn đầu là Giuđa, một người trong Nhóm Mười Hai. Hắn lại gần Đức Giêsu để hôn Người. Đức Giêsu bảo hắn: "Giuđa ơi, sao anh dùng cái hôn mà nộp Con Người? "

Thấy việc sắp xảy ra, những kẻ đứng chung quanh liền hỏi: "Thưa Thầy, chúng con tuốt gươm chém được không? ". Rồi một người trong nhóm rút gươm và chém đứt tai phải tên đầy tớ của thượng tế. Đức Giêsu lên tiếng: "Thôi, ngừng lại." Và Người sờ vào tai tên đầy tớ mà chữa lành cho hắn!

Sau đó Đức Giêsu nói với các thượng tế, lãnh binh Đền Thờ và kỳ mục đến bắt Người: "Tôi là một tên cướp sao mà các ông đem gươm giáo gậy gộc đến bắt? Ngày ngày, tôi ở giữa các ông trong Đền Thờ, sao các ông không tra tay bắt. Nhưng đây là giờ của các ông, giờ của quyền lực tối tăm."


(Lc 22:47-53)

Suy Niệm:

Trong đêm tối, giữa những luồng cây cây ôliu trong vườn Giệtsimani, một nhóm nhỏ đang lần mò tiến tới: dẫn đầu là Giuđa, “một trong nhóm Mười Hai”, một trong các môn đệ của Chúa Giêsu. Trong trình thuật của Thánh Luca, Giuđa không nói một lời nào, hắn xuất hiện một cách lạnh lùng. Ông ta ngượng ngùng vội hôn mặt Chúa như một ám hiệu vì lời của Chúa Giêsu đang vang vọng trong tâm hồn hắn: "Giuđa ơi, sao anh dùng cái hôn mà nộp Con Người? ". Đó là những lời đau lòng nhưng cương quyết; những lời vạch trần gút mắc của tội lỗi đang ứ tràn trong con tim chai lì của người môn đệ trên bờ tuyệt vọng.

Suốt dòng lịch sử, sự phản bội và cái hôn Giuđa đã trở thành biểu tượng cho những bất trung, bội giáo, và lường gạt. Và Chúa đang phải đối diện với những thách đố phũ phàng của phản bội và cô đơn bị mọi người bỏ rơi !

Cảnh vật im lìm của vườn Giệtsimani đột nhiên trở nên náo nhiệt: trái ngược với hình ảnh Chúa qùi cầu nguyện một mình thân thưa khẩn nguyện với Chúa Cha... Bỗng nhiên cảnh tuợng điên loạn ồn ào hung hãn của toán quân và những người ghét Chúa kéo đến bủa vây Chúa nhưng Chúa Giêsu vẫn bình thản... Ngài biết rõ rằng sự dữ bao trùm lịch sử con người bằng chiếc khăn liệm của gây hấn và tàn bạo: “Đây là giờ của các ngươi, là giờ của quyền lực tối tăm”.

Chúa Kitô không muốn các môn đệ của Ngài, sẵn sàng tuốt gươm, phản ứng lại sự ác bằng bạo lực Ngược lại Chúa muốn các ông dùng yêu thương tha thứ để luớt thắng thù hận! Đêm tối sẽ phải nhường bước cho bình minh, ánh sáng sẽ chiếu tỏa trên bóng tối. sự phản bội sẽ bị khuất phục trước ăn năn. Như chính Đức Giêsu đã dạy chúng ta trên núi Tám Mối Phúc Thật, chúng ta cần phải “thương yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ bách hại chúng ta”[5] nếu chúng ta muốn thấy một thế giới mới và khác biệt.

[5] Mt 5:44
 
Chặng Đàng Thánh Giá 2010: Chặng Thứ Chín
Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng
17:23 10/02/2010
Chặng thứ Chín

Chúa Giêsu đứng lại yên ủi những người phụ nữ thành Giêrusalem đi theo Người

Có rất đông dân chúng đi theo Chúa trên đường Thập giá, trong số đó có những phụ nữ khóc thương Chúa. Đức Giêsu quay lại nói với các bà: "Hỡi những người phụ nữ thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi, nhưng hãy khóc thương cho phận mình và cho con cháu. Vì sắp tới những ngày người ta nói: "Phúc thay đàn bà hiếm muộn, những người không sanh nở và nuôi con!"

Và người ta cũng nói với núi đồi: “Hãy đổ xuống chúng tôi đi!, hãy phủ lấp chúng tôi đi! Vì cây xanh mà người ta còn đối xử thế, thì cây khô héo sẽ ra sao?"


(Lc 23:27-31)

Con đường dẫn tới đồi Golgotha đông nghẹt người: nào là những kẻ tò mò và những kẻ thù ghét không đội trời chung với Chúa... Nhưng cũng có những tâm hồn chân thành, những người đã chịu ơn Chúa, đặc biệt những người phụ nữ, có lẽ là các thành viên của một hội đoàn chuyên an ủi và thương tiếc những người hấp hối và những tử tội.

Trong cuộc đời trần thế của mình, Chúa Giêsu đã vượt qua những ước lệ và thành kiến và rất nhiều người, đặc biệt một số những người nữ cảm phục Người. Người hoán cải họ, người ban ơn cho họ. Người lắng nghe những khó khăn trăn trở của họ…

Từ cơn sốt của bà nhạc ông Phêrô tới thảm kịch mất con của bà góa thành Nain,

của người phụ nữ mãi dâm mắt đẫm lệ cho tới những đau khổ thống thiết của Maria Mađalêna,

từ tình qúi mến của Mátta và Maria cho đến những khổ lụy của người phụ nữ mắc bệnh băng huyết,

từ con gái của ông Giairô cho tới bà cụ lưng còng, từ người phụ nữ thượng lưu Giôanna, vợ ông Chuza, tới bà góa nghèo và những gương mặt cảm thương của những người nữ theo Người trên đường Thập gía.

Như thế, trên đuờng Thập giá Chúa Giêsu đã gánh lấy những khổ đau của nhân loại và những bội phản của nhân thế! May thay Chúa còn được những trái tim đồng cảm, trong đó có mẹ Maria và nhiều người nữ cũng như các môn sinh của Chúa cảm thương với Ngài để được Ngài ủi an trước những khổ đau của phận người, trước những bất công của chiến tranh, hận thù và chết chóc… Những người phụ nữ tốt lành tại Giêrusalem cũng như những người giầu lòng xót thương đang dạy cho chúng ta biết vẻ đẹp cao qúi của con tim biết đồng cảm và xót thương.

Khi nói: “Đừng khóc thương Ta…” Không phải là Chúa không quan tâm tới lòng xót cảm của những người phụ nữ ấy nhưng chính Ngài quan tâm đến những đau khổ trũi nặng tâm hồn của “những nữ tử thành Giêrusalem” nên Chúa phán: “Đừng khóc thương tôi, mà hãy khóc cho số phận mình và các con cháu…”.

Những lời thương đau ấy không phải là dấu ấn đóng trên một định mệnh tuyệt vọng, mà là một lời nhắn nhủ trong nỗi xót thương phận người hãy bám vúi vào Thiên Chúa và khẩn cầu Người như lời Thánh Vịnh: “Hãy tìm kiếm Thiên Chúa thì các ngươi sẽ được sống! bấy giờ các thiếu nữ Sion vui nhảy múa, trẻ già cùng mở hội tưng bừng. Tang tóc họ, biến thành hoan hỷ, và cảnh sầu thương đuợc biến thành niềm an vui.”
 
Văn Hóa
Nẻo đường hồn nhiên của Tin Mừng (7): Những bài ca đạo hiếu
Lm. Trăng Thập Tự
09:15 10/02/2010
NẺO ĐƯỜNG HỒN NHIÊN CỦA TIN MỪNG (7): NHỮNG BÀI CA ĐẠO HIẾU

Tết Nguyên Đán là đại lễ gia đình. Đó đây vang lên những bài ca cầu cho cha mẹ của nhạc sĩ Phanxicô. Cho tới nay tại những vùng xa xôi hẻo lánh, những nơi chỉ có rải rác dăm mười gia đình Công giáo, hoàn cảnh sống đạo lắm khi vẫn còn hết sức khó khó khăn. Người dân có thể bị khó dễ chỉ vì đọc Kinh Thánh hay nghe nhạc thánh. Thế nhưng những bài ca cầu cho cha mẹ của Phanxicô thì chẳng ai nghe hát mà lại nỡ dập tắt. Cả những người hết sức ác cảm với Đạo Chúa cũng mong cho con cháu họ được thấm nhuần những bài ca ấy. Đó có thể là nhịp cầu để các phụ huynh không phân biệt lương giáo cùng trao đổi về việc giáo dục gia đình mà ai cũng bận tâm. Hơn nữa, qua đó nhiều phụ huynh người lương sẽ bắt đầu để ý tới giá trị của giáo lý và đức tin Kitô giáo.

CD nhạc “Cầu cho cha mẹ” đã được người ta tự động in sang nhiều chục ngàn bản. Nếu bạn cần một bản có chất lượng cao để chép lại tặng cho những vùng sâu vùng xa, bạn có thể liên hệ với tác giả qua email: .

Từ đầu năm 2008, Giáo phận Qui Nhơn đã khởi động chương trình mười năm truyền giáo dọn mừng kỷ niệm 400 năm Tin Mừng đến với quê hương Giáo phận tại giáo điểm Nước Mặn (1618-2018), cạnh thị trấn Gò Bồi, quê hương nhà thơ Xuân Diệu. Chiến tranh tàn khốc đã xóa sổ hàng loạt giáo xứ tại ba tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên, hiện còn 20 giáo xứ chưa được phục hồi. Đến thăm khuôn viên Tòa Giám Mục Qui Nhơn ta có thể thấy trưng bày 20 ngôi nhà nhỏ xíu với dòng chữ thương nhớ các giáo xứ ấy. Mỗi ngôi nhà cất giữ một hộp nhỏ chứa chút đất lấy từ nền ngôi nhà thờ đã từng là trung tâm của những xứ đạo sầm uất. Có người gọi đó là nghĩa địa các giáo xứ.

Công cuộc truyền giáo để phục hồi những giáo xứ ấy cần hàng chục ngàn CD “Cầu Cho Cha Mẹ” để gởi đến mọi gia đình Công giáo rải rác tại những nơi hẻo lánh, và qua những gia đình Công giáo, sẽ được gởi đến cả những gia đình không Công giáo. Những bài ca ấy không những sẽ gột rửa thành kiến “theo Đạo bỏ ông bỏ bà” và làm sáng rực lên giáo lý đạo hiếu của Kitô giáo mà còn xây dựng cõi lòng cho thế hệ mới ngay từ tuổi ấu thơ. Nếu bạn muốn đóng góp đôi phần kinh phí để thực hiện những CD ấy giúp vào kế hoạch 400 năm Nước Mặn, bạn có thể gởi về địa chỉ chúng tôi (Lm Võ Tá Khánh, Tòa Giám Mục Qui Nhơn, 116 Trần Hưng Đạo, Tp Qui Nhơn), chúng tôi sẽ thực hiện theo ý bạn. Xin chân thành cảm tạ.

Linh mục TRĂNG THẬP TỰ

gopnhattho@yahoo.com

Tái bút: Phản hồi bài số 5 về truyền giáo bằng pps, bạn Việt Phương giới thiệu một trang web hiện có gần 1000 files PPS, đó là trang dunglac.org, với đường link: http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=subject&is=22. Xin chân thành cám ơn bạn Việt Phương và thân ái giới thiệu với quý độc giả khắp nơi. Lm TTT.
 
Đọc để đùa: Đại Đế Đất Đai Đinh Đoàn Đức Đề Đi Đạo
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
09:45 10/02/2010
Nhân dịp Năm Mới sắp đến, xin gửi đến độc giả VietCatholic mẫu Truyện Vui được viết toàn bằng chữ Đ:

Đại Đế Đất Đai Đinh Đoàn Đức Đề được điều động đưa đi đến Đông Đô để đo đạc điền địa. Đi đến đó, Đại Đế Đất Đai Đinh Đoàn Đức Đề được đông đảo đoàn đội đon đả đưa đón đến độ đạt đến đỉnh điểm đường đời. Đại Đế Đất Đai Đinh Đoàn Đức Đề được đối đãi độc đáo. Đón Đại Đế Đất Đai, Đại Đô Đốc Đỗ Đặng Đình Đàn đủng đỉnh đánh đố đôi điều đơn điệu. Đại Đế Đất Đai Đinh Đoàn Đức Đề đĩnh đạc đối đáp đến độc đáo: đố đến đâu, đáp đúng đến đó.

Đê điếm đang đợi đợt điều động để được đắp đất đá đông đặc đoạn đê đổ. Đại Đế Đất Đai Đinh Đoàn Đức Đề đi đến đoạn đê đổ đó để đôn đốc đội đắp đổ đế đầy đá; đi đến đống đất để đón đội đào đóng đến đáy đất đen. Đại Đế Đất Đai Đinh Đoàn Đức Đề đo đạc đầy đủ để đôi đội được đồng đều. Đội đắp, đội đào đều được điều động đông đảo đáo để.

Đoạn đường đi đến đồn điền đất đỏ Đông Đô đang được đồn đại đầy điều độc địa. Đất đai điền địa được đồng đô đánh đổi đạt đến độ đắt đỏ. Đây đó đều đang đợi đổi đời. Đôi đàng đâu được đẹp đẽ: đương đại, đồng đô điên đảo định đánh đổ đạo đức. Đĩ điếm đú đởn đon đả đứng đường đông đúc. Đề đóm đen đỏ đem đến đủ điều đau đớn. Đời đụng độ Đạo đôm đốp. Đả đảo đồng đô đọa đầy định đoạt đường đời. Đả đảo, đả đảo, đả đảo…

Đường đời đầy điều đau đầu. Đi đến đoạn đê đợi đón đò đưa để đến địa điểm đền đài Đại Đế Đinh đóng đô, Đại Đế Đất Đai Đinh Đoàn Đức Đề đằng đẵng đắn đo đôi đàng đạo đời. Đến đó đi Đạo để đong đầy đức độ, để đông đoài đều được đại đồng, để đẩy đi đoạn đường đời đầy đen đủi.

Đạo đổi đời Đại Đế Đất Đai Đinh Đoàn Đức Đề đến độ đang đêm đông, Đại Đế Đất Đai Đinh Đoàn Đức Đề động đậy đĩnh đạc đốt đèn đi đến đình đền để được đánh động đôi điều đại để đoái đến đó đây đang đương đầu đợt động đất đầy đau đớn. Đại Đế Đất Đai Đinh Đoàn Đức Đề đã đạt Đạo. Đạo đời đều đẹp đẽ đôi đàng.
 
Năm Dần nói truyện Cọp
Tri Chi
11:04 10/02/2010
Năm nay là năm thứ ba trong chu kỳ tính năm âm lịch, được gọi là năm Dần, có con hùm là biểu tượng. Hùm là con vật sống hoang dã trong rừng, hung dữ mà oai phong, chuyên môn săn bắt những con vật khác để ăn thịt, có lúc tấn công cả người khi không tìm được thực phẩm. Vì thế không những các thú rừng đều kinh hãi, mà người ta cũng nể sợ. Cũng vì nể sợ, người ta thường kiêng không dám gọi đích danh, nên con hùm có nhiều tên, như: hổ, kễnh, hạm, cọp, khái… có những tên tỏ vẻ tôn trọng, như ông ba mươi, chúa sơn lâm.

Trong văn học dân gian Việt Nam có đến hằng chục chuyện về con hùm, từ chuyện oai phong lẫm liệt của con hổ, đến những chuyện khờ khạo của con hùm, thua trí cả con ruồi, con cóc…Nhân ngày đầu năm Dần, năm con hùm lên chức hành khiển, chúng tôi cũng xin hiến quý vị dăm ba câu chuyện nho nhỏ về con cọp, góp thêm được đôi chút tươi vui trong ngày Tết.

Con hùm đầu tiên

Theo Sách Sáng Thế, sau khi Thiên Chúa tạo thành trời đất, Ngài dựng nên con người, gọi là A-đam. “Thiên Chúa lấy đất nặn ra mọi dã thú, mọi chim trời, và dẫn đến với A-đam, xem con người gọi chúng là gì: hễ con người gọi mỗi sinh vật là gì, thì tên nó là như thế”. A-đam liền đặt tên cho chim trời, thú vật, mỗi thứ đều đặt cho một tên riêng…” (St 2, 19-20).

Suốt từ sáng đến chiều, A-đam đã mỏi miệng đặt tên cho muôn vật, nhưng chúng vẫn còn đợi từng hàng dài. A-đam hoa mắt mỏi mệt, ông tính nghỉ một chút, thì một con thú rừng có dáng điệu oai vệ, dõng dạc đường hoàng, từ trong rừng cây bước ra. Con vật ấy có bộ lông vàng sậm, với những vệt vằn đen, làm những con thú khác lóa mắt giạt qua một bên, ngơ ngác bàng hoàng…Nó ung dung tiến đến trước mặt A-đam. Vì đang mỏi mệt, ông đưa tay che miệng ngáp dài một cái:

- Huuuùmmm!

Con vật cúi đầu tỏ vẻ cảm tạ, rồi quay lại đám muông thú đứng ngồi la liệt chờ tên, nó quắc mắt há miệng lặp lại tên mà nó vừa nhận được:

- Hùm… ùm…ùm…

Tiếng ấy vang vọng tận núi rừng, âm thanh dội lại từng hồi làm A-đam cũng bừng tỉnh quên hết mệt mỏi. Con hùm đầu tiên có từ đấy.

Thấy muông thú khác có vẻ nể sợ con hùm, A-đam giữ nó lại bên mình làm hầu cận. Nhưng sau khi A-đam ăn trái cấm, bị đuổi ra khỏi Địa Đàng thì con hùm cũng biến mất vào rừng rậm.

Mãnh hổ vồ vị Thánh?

Chúng ta biết Thánh Lê Bảo Tịnh đã có thời gian quyết chí đi ẩn tu ở trên rừng. Khi đang học tại trường Thầy Giảng ở Kẻ Vĩnh, thầy Tịnh chuẩn bị lương khô, rồi thuê người gánh lên rừng Bạch Bát. Sau một ngày đàng, thầy trò dừng lại nghỉ đêm trong rừng. Khi người gánh thuê ngủ say, thầy Tịnh quỳ gối cầu nguyện. Một con hùm tìm mồi đi ngang qua, đánh hơi thịt sống, nó lấy thế phóng lao về phía thầy Tịnh như muốn chồm lên ngoạm lấy cổ thầy. Nhưng không, con hùm lấm lét quyện quanh, rồi ngồi thụp xuống sau lưng thầy. Thấy động, thầy Tịnh ra hiệu cho con cọp đi tìm mồi hướng khác.

Việc ẩn tu của thầy Tịnh không được Bề trên ủng hộ. Thầy phải trở về, sau đó được Bề trên sai đi giảng đạo bên nước Lào. Thầy phải dùng đường bộ xuyên qua rừng đề đến nơi được sai. Giữa đường thầy bị sốt rét, phải nghỉ lại trong rừng. Người bõ chuyển đồ đạc giúp thầy rất sợ hãi, vì phải cấm lều nơi rừng thẳm chỉ làm mồi cho cọp dữ. Thầy Tĩnh khuyên ông cứ yên trí, chặt mấy cây nứa, cột lại thành Thánh giá rồi đem cắm ở bốn góc lều, Hai thầy trò yên trí ngủ qua đêm bằng an. Sáng ra, khi thức dậy thấy những vết chân cọp chằng chịt quanh lều, như có cả một bầy hổ gằm gừ muốn phá băng hàng rào vô hình mà vào ăn thịt người.

Hùm xám Nam Định

Chúng ta đều biết Minh Mệnh là ông vua cấm đạo ác liệt nhất trong lịch sử Việt Nam. Dưới triều ông, viên tổng đốc Nam Định bị triệu về kinh để khiển trách nặng nề về tội không tích cực trong việc bắt đạo. Trịnh Quang Khanh, viên tổng đốc ấy, hứa nếu được phục chức ông sẽ đoái công chuộc tội. Minh Mệnh cho ông trở về Nam Định giữ chức vụ cũ. Từ đó, Trịnh Quang Khanh như con hổ đói xông xáo sát hại đàn chiên Chúa Kitô, ông ra tay tàn sát đạo Công giáo một cách hăng say cuồng nhiệt đến nỗi nhiều sử gia mệnh danh ông là con hùm xám Nam Định.

Minh Mệnh, Néron Việt Nam, đã biến Trinh Quang Khanh thành con cọp hung dữ. Để bảo vệ cái ghế Tổng Đốc của mình, Trịnh quang Khanh đã bày ra mọi hình khổ để hành hạ, giết hại tín hữu mà ông có thể nghĩ ra được, Người ta ước lượng, đưới triều Minh Mệnh, số các vị bị giết vì đạo ở Nam Định có thể chiếm đến một nửa trong tổng số các vị tử đạo trên toàn quốc.

Đến đời Tự Đức Tổng Đốc Nam Định là Nguyễn Đình Tân, còn gọi là Thượng Hưng, cũng ra tay giệt Đạo không thua gì Trịnh Quang Khanh. Sử ký địa phận Trung đã phê về ông: “Thật quan Thượng Hưng dữ hơn hùm, độc hơn quỷ địa ngục, đáng gọi là Nêrô nước Annam

“Hùm dữ không nỡ ăn thịt con”, hai viên Tổng đốc Nam Định từng xưng mình là phụ mẫu của dân chúng, nhưng lại lấy máu của không biết bao nhiêu người lương thiện để củng cố cho cái chức vụ của mình, cho nên được mệnh danh là “hùm xám Nam Định” cũng không oan.

Đuổi hùm đùm trẻ

Larrane Leech là một cô nuôi trẻ, 44 tuổi, tại làng Lillooet, cạnh bờ sông Fraser, cách thành phố Vancouver, Canada 200 cây số. Làng này hẻo lánh thưa người, có rừng núi hoang vu bao bọc, nên thú rừng thường xuất hiện.

Một hôm, cô dẫn 5 em bé cô coi sóc ra bờ sông để hái trái dâu dại, và chơi đùa. Các em này còn rất thơ ngây, chỉ từ 2 đến 5 tuổi. Sau khi hái dâu, cô dẫn các em ra bãi cát bờ sông chơi trò “bỏ khăn”. Đang chơi, bỗng cô thấy các em im lặng, một thứ im lặng hồi hộp dễ sợ… thì ra một con hùm tơ đang liếm mặt Mikey, 2 tuồi, bé trai duy nhất trong bọn. Cô sợ lặng đi đến mấy chục giây. Bình tĩnh lại, cô ra lệnh ngay cho con hùm:

- Không được liếm mặt bé Mikey nữa!

Trong khi đó bé Mikey sợ điếng người. ngồi không nhúc nhích. Thế là cô lao lại phía con hùm, tính kéo đuôi cho nó xa em Mikey ra, nhưng cô lại vươn hai tay thộp cổ con hùm, lắc qua lắc lại. Con hùm bị tấn công, nó nghiêng ra cào vào mặt hai em khác đang đứng chết trân cạnh đó, rồi nó quay lại vươn hai chân trước vồ túm đầu cô Larrane. Cô đưa hai tay ra đỡ, túm chắc hai chân con hùm, đẩy nhau với nó, trong khi cô la lớn “các con lại núp sau lưng cô!” Đám trẻ chạy xón lại sau lưng cô, đồng thanh la hét “cút! cút! cút!…” Cô Larrane tuy đã mệt, nhưng tiếng hét của đám trẻ làm cô lên tinh thần, cô trợn mắt há miệng hét vào mặt con hùm: “Mày cút đi đề cho chúng tao yên!” vừa nói cô vừa lấy hết sức bình sinh đẩy con hùm. Con hùm tơ bị đẩy quá mạnh, nó ngã chúi xuống, rồi lồm cồm bò dậy, cúp đuôi chạy vào rừng.

Vì lòng can đảm, tình yêu thương trẻ và trách nhiệm nghề nghiệp, cô Larrane đã đuổi được con hùm, đùm bọc cho đám trẻ thoát miệng cọp dữ, tuy cũng phải một phen hú vía kinh hồn. Chắc chắn cô không thể quên cuộc đuổi hổ, ngày mồng 3 tháng 7 năm 1991 ấy.

Lòng hiếu thắng cọp

Dương Hương sinh vào đời Tấn bên Tàu (khoảng từ năm 280 đến năm 420) là một trong hai mươi bốn tấm gương hiều thảo của Trung Hoa thời xưa. Khi lên mười bốn tuổi, Dương Hương đã tỏ ra là người con rất có hiếu, cha cậu đi đâu cậu cũng theo hầu. Một hôm, hai cha con đi thăm ruộng ở gần bìa rừng.. Giữa đường gặp một con hổ nhày ra vồ người cha. Dương Hương thấy vậy cố liểu, với hai tay không, cậu xông vào quyết sống chết với cọp dữ để cứu cha. Cậu đánh rất hăng. Cuối cùng con cọp phải bỏ chạy, cha cậu nhờ đó mà thoát nạn.

Nhị thập tứ hiếu đã được học giả Quách Cư Nghiệp, đời nhà Nguyên bên Trung Hoa viết. Công thần nhà Nguyễn, Lễ bộ Hữu thị lang Lý Văn Phức diễn chuyển qua Việt ngữ, bằng thể thơ song thất lục bát như sau:

“Tấn Dương Hương mới mười bốn tuổi,
Cha bước ra hằng ruổi theo cha,
Phải khi thăm lúa đường xa,
Chút thân tuổi tác thoắt sa miệng hùm.
Đau con mắt hằm hằm nổi giận,
Nắm tay không vơ vẩn giữa đường,
Hai tay chặn dọc đè ngang,
Ra tay chống với hổ lang một mình.
Hùm mạnh phải nhăn nanh lánh gót,
Hai cha con con lại một đoàn về,
Cho hay hiếu mạnh hơn uy,
Biết cha thôi, lại biết chi có mình”.


Lòng hiếu thảo của Dương Hương đã tăng thêm sức mạnh để cậu thắng được hổ dữ: “Cho hay hiếu mạnh hơn oai, Hùm kia cũng phải thua hai tay trần”.

Nữ nhi khi hổ

Không phải ở bên Tầu ngày xưa mới có người hiếu thảo. Theo Đại Nam nhất thống chí thì ở Việt Nam ta cũng có người con đánh hổ cứu cha.

Làng Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình có một gia đình nghèo, sinh sống bằng nghề đốn củi. Hai vợ chồng họ Lê có được một con gái đầu lòng là Lê Thị Nữ, năm ầy lên mười lăm tuổi. Cô nhất định chia sẻ gánh nặng với cha, theo cha vào rừng đốn củi. Hai cha con vác rựa vào rừng lúc vừa rạng đông. Đến mé rừng, người cha ghé vào chỗ khuất… vừa vén quần lên…ông bị một con hổ chồm lên ngoạm chặt bả vai.

Thấy thế, Lê thị Nữ không hề hoảng sợ, cô vác một khúc cây xông vào đánh chặn con hổ, vừa đánh cô vừa la hét kêu cứu. Con hổ dữ bị đòn đau quá phải lủi vào rừng. Lê Thị Nữ bình thản cõng cha về lo thuốc thang.

Tiếng đồn về cô gái đánh hổ cứu cha sớm được nhà vua biết, truyền ban thưởng cho cô gái can đảm, và để nêu gương thảo hiếu vua ban bảng có bốn chữ vàng ”Hiếu hạnh khả phong”. Sai dựng nhà phường tại làng Phong Lộc để treo bảng đó. Sau có người làm vè:

Tại làng Phong Lộc, Quảng Bình,
Có cô con gái đảm đang hơn người.
Lê Thị Nữ lên mười lăm tuổi,
Đã theo cha kiếm củi rừng sâu,
Gặp một con hổ từ đâu,
Vồ cha ngoạm chặt sểnh đầu xuống vai.
Vơ cành củi, hai tay cố đánh,
Hổ phải thua mau lánh vào rừng.
Cô liền cõng bố trên lưng,
Đem về chạy chữa, biển vàng vua ban.


Xả thân tự hổ

Khác với hai gương trên ra tay đánh nhau với cọp, cứu cha khỏi miệng hùm hàm khái, có người lại tình nguyện nạp mình cho cọp dữ ăn thịt, để cứu sống mẹ con hùm đói. Chuyện Nhà Phật kể rằng:

Thuở rất xa xưa, vua Đại Xa có ba hoàng tử đều khôi ngô đĩnh ngộ, nhưng tính tình thì lại mỗi người mỗi vẻ. Hoàng tử út có tên là Ma-ha-tat-đóa, tính tình rất hiền hậu, đại từ đại bi, không những đầy lòng thương yêu đồng loại, mà đức từ bi của hoàng tử còn lan đến mọi chúng sinh một cách siêu vượt, khác thường. Một hôm, hoàng từ tản bộ vào rừng thong, tìm sự thanh thản một mình. Vào sâu trong rừng, Ma-ha-tat-đóa thấy trong một hang đá có một ổ cọp nằm mệt lả. Ngó kỹ hoàng tử thấy một con hổ mẹ và bảy con hùm con gầy yếu đói khát. Thấy cảnh nheo nhóc của bầy cọp, hình như đã lâu cọp mẹ không kiếm được mồi nuôi con, hoàng tử động lòng trắc ẩn, Ma-ha-tat-đóa liền trút bỏ áo quần, vào nằm kề trước miệng hùm mẹ, để hiến mạng cho bầy hổ đói no dạ. Con hổ mẹ chỉ đưa mõm ra ngửi mà không dám xúc phạm đến hoàng tử. Thấy thế, hoàng tử vơ được thanh nứa nhọn, tự đâm vào cổ mình cho máu chảy ra. Mùi máu tươi đánh thức bụng đói của bầy cọp. Thế là mẹ con nhà cọp được cứu sống nhờ nhục thân của hoàng tử, đã liều mình làm thức ăn nuôi cọp.

Đọc xong câu chuyện, người thường chắc ai cũng nghĩ đến câu thơ bất hủ của Tố Như tiên sinh:

“Thân ta ta phải lo âu,
Miệng hùm nọc rắn ở đâu chốn này”.


Hùm đực hùm cái

Miệng hùm nọc rắn ở ngay trong hàng ngũ lãnh đạo hèn nhát, đã xảy ra tại Miền Bắc vào thập niên 1950, trong thời Cải cách ruộng đất, cộng sản cho là “long trời lở đất”.

Người mà Trung cộng bắt làm con vật tế thấn đầu tiên là bà Nguyễn Thị Năm, bà Năm còn có một tên rất hay là Cát Thanh Long. Gia đình bà rất giầu có, lại đầy lòng yêu nước chân thành, đã hết lòng giúp đỡ “cách mạng”. Bà có công che giấu, nuôi ăn, giúp đỡ các ông lớn nhất của đảng cộng sản Việt Nam như Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng… và cả Hồ Chì Minh. Trong Tuần Lễ Vàng, Hồ Chí Ninh kêu gọi góp quỹ cứu quốc, Bà Năm đã góp hằng trăm lạng vàng vào quỹ.

Đến khi Cải cách ruộng đất, Trung cộng chỉ đạo phải giết bà đề tóm gọn cơ nghiêp của bà. Cả bộ chính trị họp lại để bàn cách cứu bà. Hò chí Minh nói: “ Tôi đồng ý có tội là phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy cũng giúp đỡ cho cách mạng…” (theo Hồi ký của Hoàng Tùng)

Nhưng Lã Quý Ba là Tổng cố vấn Trung cộng, đang chỉ đạo cuộc Cải cách ruộng đất, vẫn không chịu đồng ý, y cho là chuyện đó đã báo cáo Mao chủ tịch, nhưng Đồng chí chủ tịch vĩ đại đã nhấn mạnh:

“Hùm đực hùm cái, hùm nào cũng ăn thịt người. Phải giết”,

Thế là bọn đầu sỏ cộng sản Việt Nam cúi dầu tuân lệnh, đã nã phát súng khai mào cuộc cải cách ruộng đất vào đẩu bà Cát Thanh Long, vị ân nhân của chúng,

Cuộc cải cách ruộng đắt theo lệnh Trung cộng, gây căm phẫn cho đồng bào miển Bấc. Ông Hồ đã giả bộ khóc để xoa dịu những phẫn uất trong dân chúng (xem hổi ký “Cuối Đời Nhớ Lại” của Nguyễn Thành Thơ ).

Cọp trong văn chương

Hùm tuy là chúa tể sơn lâm rất hung dữ, nhưng lại bị con người săn giết. Vì thế mà các chính phủ đã liệt kê cọp vào loại động vật quý hiếm. Cả thế giới hiện chỉ còn chừng năm ngàn con cọp, nhưng mỗi ngày trung bình có một con cọp bị săn giết để bào chế thuốc. Cao hổ cốt được coi là loại thuốc quý. Da cọp cũng được nhiều người sang trọng giầu có dùng làm thảm hay may thành áo, cũng như các đồ dùng cho các mệnh phụ lắm của nhiều tiền… Ngày xưa các tướng soái thường treo da cọp lên màn trướng, nơi họp bàn quân cơ để biểu tượng cho cái uy dũng của quân đội, được gọi là hổ trướng “Trướng hùm mở giữa trung quân” (Kiều). Da hùm quý như vậy nên mới có câu:

Hổ tử lưu bì, nhân tử lưu danh.

Người chết rồi thì còn để lại cái tiềng tốt hay xấu, cho người đời khen ngợi hay chê bai nguyền rủa. Tâm địa con người cũng khó đoán biết nếu chỉ đánh giá ngoài diện mạo:

Họa hổ hoạ bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.


Vẽ hùm không ai vẽ được cả xương cọp, cũng như nhìn một người thì chỉ thấy diện mạo bên ngoài, chứ không thể biết được lòng dạ người đó thế nào. Nhưng cái tính tình ấy vẫn cứ mãi được lưu truyền:

Hổ phụ sinh hổ tử

Cha là hùm thì con phải là cọp. Cái tính ngông nghênh hung dữ của cọp làm thiên hạ nể sợ, nếu được cổ võ tâng bốc, nó lại càng kiêu căng muốn tung hoành hơn nữa:

Trời sinh hùm chẳng có vây,
Hùm mà có cánh hùm bay lên trời.


Chính tại cái hung hãn hống hách ấy hùm tha hồ ra tay cướp bóc trắng trợn, mà không kẻ nào dám hó hé:

Mèo tha miếng thịt xôn xao,
Kễnh tha con lợn thì nào thấy ai.


Đúng, kẻ có quyền hành làm lớn mà tham nhũng bóc lột thì không ai dám chống đối. Cho nên ở Việt Nam, cộng sản hô hào chống tham nhũng, nhưng chỉ là to miệng hô hào chứ thật sự nếu diệt tham nhũng thật sự, thì tiêu tan đảng cộng sản còn gì. Biết như thế, nên dân chúng cũng phải im tiếng cho yên thân:

Chớ thấy hùm ngủ vuốt râu,
Đến khi hùm dậy, đầu lâu chẳng còn
.

Nhưng dù có cả một bầy cọp dữ đi nữa, nò cũng không thể tác oai tác quái được mãi mà cũng có ngày tận số:

Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn. (Kiều)

Bọn hùm sói cộng sản Việt Nam đã hèn ngay từ thuở cướp chính quyền, nhưng chúng cứ huênh hoang dối trá lừa bịp để tự cho mình là tài giỏi, mặt nạ của chúng đang rơi tả tơi, nên chúng sẽ phải nhận biết được cái thân phận hèn mạt của chúng mà sám hối trước quốc dân, như Trạng Trình tiên đoán:

Sửu, Dần thiên hạ đảo điên

Cái đảo điên của năm Sừu (1997) đã vang cùng thế giới khởi đầu từ Thái Bình – Xuân Lộc… Những tiếng gầm thét ấy sẽ ngày càng mạnh hơn từ năm Dần này:

Hùm gầm khắp nẻo gần xa,
Mèo kêu rợn tiềng, quỷ ma tơi bời.


Cái vận niên thiên số của Việt Nam đã được sấm trạng tiên đoán như vậy, chỉ còn chờ ứng nghiệm.
 
Lễ Minh Niên (Xuân Canh Dần )
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
11:14 10/02/2010
Không biết với người Tây phương khi đón mừng năm mới thì tâm trạng họ ra sao, còn với người Á Đông nói chúng, cách riêng con dân đất Việt thì phút giao thừa mừng đón năm mới thì ắp đầy sự thiêng thánh. Sự thánh thiêng này có lẽ bắt nguồn từ một nền văn hóa vốn luôn gắn bó với cội nguồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, với mãnh đất thân thương là nơi chôn nhau cắt rốn. Chính vì thế mà dù có đi xa thì ba ngày Tết cũng quyết tìm về với quê nhà, về với gia đình. Sự thánh thiêng này, theo thiển ý cũng có thể bắt nguồn từ nơi cuộc sống lam lũ, vất vả, khó khăn, khiến cho lòng người khi có dịp là dâng trào niềm hy vọng. Và có dịp nào tốt cho bằng dịp đầu năm để nuôi dưỡng, ấp ủ niềm hy vọng cũng như giúp nhau giữ niềm niềm hy vọng.

Như thế, chúng ta có thể nói rằng có hai tâm tình chính của dịp đón năm mới. Thứ nhất đó là hướng về nguồn để sống niềm cảm tạ tri ân với các đấng bậc sinh thành, với Trời đất và với các bậc thánh thần trên cao. Thứ hai đó là hướng về tương lai với khát mong, hy vọng sẽ được nhiều phúc lộc, may lành hơn năm cũ. Một trong những cách thế mà Kitô hữu Công giáo chúng ta thể hiện hai tâm tình này đó là xin lễ tạ ơn, cầu nguyện cho tổ tiên ông bà cha mẹ và xin bình an năm mới.

Sống niềm cảm tạ tri ân: Nền tảng của động thái tri ân cảm tạ đó là nhìn nhận những gì mình đang là, đang có đều do bởi đã lãnh nhận. Cha mẹ, ông bà, tiên tổ là cội nguồn hữu hình mà đã là người thì đều biết và chân nhận đó là nơi mình sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Với lôgich “chim có tổ, nước có nguồn, con người có tổ, có tiên”, nên cứ vào dịp đón năm mới, người ta đều hướng về tiên tổ, mẹ cha, ông bà để tỏ lòng thảo hiếu, tri ân.

Người có niềm tin thì ngoài nguồn cội hữu hình còn biết hướng tâm hồn lên, không chỉ tạ ơn trời cao mà còn tạ ơn cả đất mẹ. Dù rằng vẫn có đó nhiều nghi lễ cúng bái phảng phất sự mê tín, nhưng tự bên trong tấm lòng của những người dâng hương, cúng lễ, luôn là tâm tình cảm tạ tri ân.

Có thể nói rằng một số hành vi cảm tạ tri ân của bà con ngoài Kitô giáo dành cho đất trời là nhằm làm đẹp lòng các thần thánh, để khỏi bị các ngài đoán phạt, không thi ân nữa, nghĩa là còn vấn vương đôi nét sợ hãi. Trái lại, động thái cảm tạ tri ân Thiên Chúa của Kitô hữu hoàn toàn không có nét sợ hãi, vì Đấng ban ơn lành là Người Cha nhân hậu. Và việc cảm tạ tri ân luôn hướng đến việc sử dụng ân ban đúng thánh ý của Người để ân ban phát sinh hiệu quả tốt đẹp cho bản thân và tha nhân.

Nuôi dưỡng niềm hy vọng: Dĩ nhiên đối tượng của niềm hy vọng luôn là những sự may lành, những điều tốt đẹp. Không kể một vài trường hợp bất thường, thì chẳng một ai lại đi trông mong những sự chẳng hay cho mình. Và dịp xuân về những sự mong ước ấy được thể hiện qua các lời chúc xuân, không chỉ là sang năm mới được hưởng phúc lộc thọ dư đầy mà còn mong sẽ được vạn sự như ý. Những phong bì lì xì đỏ thắm trao tặng là một cách thế thể hiện. Ngoài ra người ta lại còn cẩn trọng một cách kỹ lưỡng, đó là tránh gây cho nhau những điều chẳng hay, chẳng may hoặc điều xúi quẩy trong ba ngày đầu xuân bằng những kiêng cử này nọ, mặc dù có những sự kiêng cử có khi rất là mê tín. Dù sao đi nữa thì chúng cũng nói lên ý hướng là muốn sự tốt lành cho nhau.

Bước vào xuân mới, năm Canh Dần, với hình ảnh con vật đầy sức mạnh, đầy dũng khí và qua một vài ngạn ngữ cũng như chuyện dân gian liên quan đến chú hỗ hay còn gọi là ông Ba mươi, chúng ta cùng ngẫm nghĩ đôi điều:

Cũng như sư tử, loài hỗ được phong là chúa tể sơn lâm vì chính sự dũng mãnh của nó. Chúng ta ai cũng đều mong ước Chúa ban những sự tốt đẹp cho năm mới. Nhưng Thiên Chúa lại muốn ban điều tốt nhất cho loài người chúng ta đó là Nước Trời. Và Nước Trời phải dùng sức mạnh mà chiếm lấy, nghĩa là phải biết gắng công, nỗ lực hết mình. Là kho tàng vô giá chôn giấu trong ruộng, là viên ngọc quý…nên chúng ta không thể có Nước Trời nếu không can đảm bán đi tất cả những gì mình có (x.Mt 13,44-46).

“Mãnh hỗ nan địch quần hồ”. Dù có sức mạnh tuyệt luân nhưng ông cọp vẫn khó đương đầu với đoàn sói dữ. Sự kiện này nhắc nhớ chúng ta phải biết khiêm nhu canh phòng các chước mưu ma quỷ cám dỗ. Ỷ lại vào sức riêng mình thì sẽ có ngày ngã gục trước kẻ thù xảo quyệt là ma quỷ. Như thế bên cạnh việc nỗ lực kiếm tìm điều thiện hảo, chúng ta cần khiêm tốn nhìn nhận sự hạn chế và bất toàn của mình để rồi luôn cậy trông vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã khẳng định điều này: Không có Thầy, chúng con sẽ không làm được sự gì tốt đẹp (x.Ga 15,5).

“Hỗ dữ không ăn thịt con”. Câu ngạn ngữ này khiến chúng ta cần suy xét lại tấm lòng của chúng ta đối với nhau qua cách ăn ở, cung cách hành xử. Tình người không dừng lại ở tình đồng loại “bầu ơi lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” hay ở nghĩa đạo “tứ hải giai huynh đệ” mà phải tiến đến chỗ nhìn nhận nhau là anh chị em có cùng một cha trên trời với sự hiệp thông liên đới “huynh đệ như thủ túc”.

“Hỗ chết để da, người ta chết để tiếng”. Năm mới mà nói đến cái chết thì quả là xúi quẩy theo quan niệm dân gian. Nhưng chúng ta là con cái Chúa, chúng ta không thể sống chỉ vì những sự ở đời này, cho dù đó là những thiện hảo nhưng chúng hữu hạn và rồi sẽ qua đi. Sống hôm nay mà biết nghĩ đến ngày mai. Tìm hạnh phúc ở đời này mà biết nghĩ đến hạnh phúc đời đời. Đó chính là nét phân biệt giữa người có niềm tin và người vô tín. Nói gì cho xa, chỉ vẻn vẹn dăm ba ngày, thì dịp đón xuân mới với các lễ hội, gặp gỡ, trò vui, tiệc tùng… rồi sẽ qua đi, một thực tế mà chúng ta đã biết qua nhiều dịp xuân về trước đây. Thậm chí nhiều thiếu niên tuổi 14 trở lên, đến ngày mồng Ba Tết đã thường tâm sự với tôi: “Thưa cha Tết này buồn chết được!”. Và cái điệp khúc ấy rồi sẽ lặp lại trong dịp xuân này. Quả thật các em chưa hiểu rằng niềm vui do mình tự kiếm tìm cho bản thân để hưởng cách ích kỷ thì sẽ chóng qua và sau đó là nỗi trống trải. Niềm vui đích thật và kéo dài lâu đó là niềm vui khi chúng ta thật lòng và gắng công làm cho ai đó hạnh phúc. Và đó chính là hạt giống ươm trồng hạnh phúc vĩnh cửu mai sau.

Năm mới lại về. Xin tạ ơn Chúa. Xin tri ân các đấng bậc sinh thành dưỡng dục là cha mẹ tổ tiên ông bà. Xin các bậc tiền nhân phù trì chúng con và dâng ước nguyện đầu xuân của chúng con lên Thiên Chúa. Ước gì tâm tình đầu xuân và cả thái độ sống của chúng ta trong ba ngày Tết được kéo dài suốt cả năm Canh Dần này.
 
Ở Lại Với Con
Lâm Huyền Vi
11:14 10/02/2010
Cha ở lại với đời con vạn cảnh
Giọt sương tan đêm trở giấc mơ tàn
Trời thẳm xanh gió ngàn reo nghiêng lá
Nhạn cánh mềm xuân trắng nõn thinh không.

Tình đò sông miên man ngồi soi bóng
Đỏ nắng trời tràn nứt vỏ long đong
Vàng cỏ say lấp loáng cồn trưa động
Ngã giáo đường tiếng kinh đạo dường xa!

Cha ở lại với đời con chiếc lá
Rũ đứng ngồi giữa gãy vỡ tiếc thương
Tường rêu xương thu miên trường rỉ rả
Màn mây xa Cha ôm mặt khóc òa!

Rồi một ngày đông trắng xóa cỏ hoa
Con nhỏ nhoi tìm về cõi lòng rộng
Vòng ôm Cha đủ khép con trống rỗng
Rớt mộng sầu khoác áo mỏng thong dong.
 
Cuối năm, thăm những người đã khuất... tại Nghĩa trang Cộng đồng CGVN tại Sydney
Nguyễn Vi Túy
11:21 10/02/2010
Trong khi nhiều nhà đang cúng tiễn ông Táo về trời, và các Hội chợ Tết của người Việt bắt đầu mở ra để đón mừng Xuân mới... Tôi lại một mình lái xe đến thăm Nghĩa trang Cộng đồng Công giáo Việt Nam tại (Rookwood) Sydney, nơi có nhiều người thân của tôi được chôn cất ở đó.

Tượng Chúa đón nhận những người con trở về với... cát bụi
Buổi sáng hôm ấy trời mưa lất phất và không có dấu hiệu gì chứng tỏ sẽ ngừng tạnh, bởi các đám mây đen vẫn vần vũ trên bầu trời. Tôi nghĩ có thể mình sẽ là người đơn độc trong nghĩa trang, vì không ai lại dại dột đội mưa để đến viếng mộ! Thế nhưng tôi đã lầm, vì trong phần đất dành cho “Cộng đồng Công giáo Việt Nam”, vẫn có dăm người đang đứng rải trước các ngôi mộ của người thân, để đọc kinh cầu nguyện.

Một người đàn ông đứng tuổi, với hai mắt đỏ hoe và đẫm lệ đến chào tôi, ông cho biết mới từ Brisbane lên, đến đây để thăm mộ mẹ. Ông nói trước đây sống ở Sydney, nhưng từ khi mẹ mất thì buồn quá dọn lên QLD sinh sống, và mỗi lần nhớ mẹ thì lại leo lên xe lửa về thăm. Thấy ông đơn độc, tôi chợt mủi lòng muốn khóc, và chẳng biết sao hơn là chúc ông bớt buồn vì ngày Tết sắp đến, ông bắt tay, cảm ơn, và lầm lũi leo lên chiếc xe taxi đang đậu chờ sẵn gần đó...

Tôi biết nhiều chuyện tương tự xảy ra ở cái nghĩa trang nhỏ bé dành cho người Việt Công Giáo này, như một bà mẹ có cô con gái chết lúc 27 tuổi, ngày nào bà cũng ra đây để chăm sóc mộ cho con, khiến mộ của cô gái này có một sắc thái đặc biệt hơn tất cả các ngôi mộ khác - vì cỏ hoa tươi sắc cũng như các đồ vật trang trí để trước mộ. Có phần mộ gần chỗ mộ mẹ tôi, ngày nào cũng có hoa tươi và nhang đốt, đó là do các người con trong nhà chia phiên nhau đến viếng mộ mẹ, để tỏ lòng thương yêu y như lúc mẹ còn sống. Ở một phần mộ khác, ông bố thương cô con gái bị bức tử khi tuổi đôi mươi, ngày nào cũng vậy, trước khi đi làm ông đều đến thăm mộ con và tưới nước cho cỏ, khiến thảm cỏ của phần mộ này lúc nào cũng xanh mát như một đám mạ non...

Còn chuyện này còn não lòng hơn: Có ông bán hết của cải để cùng vợ đến Úc đoàn tụ với người con gái duy nhất (vì thương cô con gái lấy chồng xa). Đến Úc cả hai sống chật vật vì chẳng được hưởng bất cứ trợ cấp gì từ chính phủ, và đau đớn thay bà vợ lại mắc bệnh nan y và qua đời, bỏ lại ông chồng sống thui thủi một mình! Ông cố gắng mãi mới lấy được cái bằng lái xe, để ngày ngày ra đây ngồi bên mộ vợ, và tâm sự với người đã khuất đủ thứ chuyện, y như lúc bà vợ còn sống!

Ngoài những hành động thương tiếc tỏ lộ ra với người đã chết, ở đây cũng không thiếu những ngôi mộ hoang lạnh vì sự bỏ bê của người thân. Có thể có những gia đình không coi trọng việc thăm viếng bằng việc cầu nguyện, hoặc đa đoan công việc, cơm áo gạo tiền - nhưng thực tế cũng có những phần mộ thực sự bị “bỏ quên” bởi những thay đổi không thể tránh khỏi trong đời sống con người. Thí dụ như có phần mộ để chừa một bên dành cho người phối ngẫu, nhưng nay người vợ hay chồng này đã “có người khác”, khiến chuyện “sống một nhà, chết một mồ” đã trở thành bất khả thi! Hoặc có những ngôi mộ đương nhiên bị liệt vào dạng “mồ côi” vì người nằm dưới mộ qua Úc có một thân một mình, nên khi chết nấm mồ trở thành hoang lạnh chẳng ai thăm viếng!

Hoa tươi trên các ngôi mộ CGVN Tại Rookwood
Trước đây, khoảng mười mấy năm, khi chúng tôi (Ban thường vụ CĐCGVN Sydney) tổ chức việc bán các phần đất tại khu nghĩa trang này cho các Gia đình Công giáo, nhiều người đã “hăng hái” đến độ mua đến 5, 6 lô đất cho cả gia đình. Nay đã có cảnh “sẵn sàng nhường lại” cho những ai có nhu cầu, bởi gia cảnh của họ đã đổi khác, và chẳng ai còn muốn nằm chung với kẻ... bội bạc! Cũng như con cái đứa lại theo cha, đứa kia theo mẹ, và chẳng còn ai nghĩ đến chuyện “đoàn tụ” như xưa nữa!

Trước đây, ít ai nghĩ đến chuyện “sắm mồ” cho cá nhân mình, chứ đừng nói đến chuyện mua đất “an nghỉ” cho cả nhà. Thế nhưng với người Công Giáo thì họ không kiêng kỵ chuyện đó, bởi phần lớn đều tin vào chuyện “sống gửi, thác về”, và không ai có thể chối từ khi... Chúa gọi, bởi “con người từ cát bụi, thì phải trở về với cát bụi”! Tôi cũng vậy, cách đây cả chục năm tôi đã mua sẵn cho mình một huyệt mộ, thế nhưng khi thày cũ của tôi là Giáo sư Đồng Văn An (Chủ tịch Giáo đoàn Cabramatta, nguyên Phó Chủ tịch CĐNVTD NSW), qua đời, tôi đã nhường lại phần mộ này cho Thày, để mọi người trong gia đình của thày cũng như bạn bè có chỗ đến viếng thăm và cầu nguyện.

Lúc ấy giá một phần mộ khá rẻ, chỉ chưa tới 1 ngàn đồng, nên rất dễ dàng cho nhiều gia đình mua sẵn để phòng lúc hữu sự. Sau này, khi “đất chật, người đông”, giá cả mỗi nơi mỗi khác, khiến có gia đình phải gấp bốn năm lần mới mua được một huyệt mộ. Tuy vậy, giá ở đây cũng còn rẻ so với các nơi khác, nhưng những người chôn cất thân nhân tại phần đất dành cho “Người Việt Công Giáo” ở nghĩa trang Rookwood đều phải tuân thủ theo một số quy định như: không được xây cất theo ý riêng, mà tất cả đều như nhau, rập khuôn theo một mẫu đã quy định. Chính vì thế mà nhiều ngôi mộ đã trang trí các đồ vật hoặc trồng cây trồng hoa (ngoài quy định) đều bị nhân viên trông coi ở nghĩa trang dọn đi, khiến nhiều người uất ức khiếu nại là các vật quý giá để ở mộ người thân đã bị “trộm” lấy mất!

Nhưng cũng có nhiều gia đình Công giáo khác, không chọn nơi đây làm chỗ an táng cho người thân, bởi họ muốn xây cất những nấm mộ theo ý muốn, nhằm bày tỏ lòng quý trọng đến với người đã chết. Tuy vậy, cũng có chuyện một ông bố đang chôn ở nghĩa trang khác, nhưng nơi này không cho chôn “kép” (chôn hai người chồng lên nhau) và đất bên cạnh hay gần đó cũng không còn, nên khi bà mẹ qua đời, các người con đã phải cải táng mộ ông bố để đem về chôn chung một mộ tại Nghĩa trang Công Giáo này.

Mặc dù ngày nay nhiều gia đình đã nghĩ đến chuyện hỏa thiêu để tránh tốn kém, nhưng cũng còn nhiều người vẫn nghĩ đến chuyện phải có “một chốn đi, về” theo kiểu “sống cái nhà, già cái mồ”, và muốn được an táng hơn là “vào lò, ra lọ...”. Ngoài chuyện mua trước huyệt mộ cho cá nhân, có người như ông Nguyễn Đình Khánh (Giám đốc đài phát thanh VNRA), ông Nguyễn Ngọc Tần (cựu Chủ tịch Cộng đồng Nam Úc)... còn mua và xây sẵn một khu đất dành cho cả gia đình tại Macquarie Cemetery Park, North Sydney. Ông Tần nói với tôi: “Chỗ này cao ráo, lại gần khu di lịch, lúc nào muốn đi chơi, cứ xuống bám theo mấy đoàn xe ấy là được phiêu du y như lúc mình còn sống”. Tại nơi này ông Tần đã xây xong cho mình một huyệt mộ hoành tráng, với cả hình ảnh khắc sẵn của ông và chỉ còn chờ đề thêm ngày... an hưởng. Khu đất này trước đó đã được tử vi gia Quang Lộc đến xem và cho là “đắc địa” vì nằm trên khu đồi cao, có thể nhìn thấy cả thành phố Sydney. Ông Khánh nói: “Có điều lạ lùng là ai đến đây tự nhiên cũng cảm thấy thanh thản và muốn chọn cho mình một chỗ, cho nên giá đất ở đây nay đã lên tới cả hơn chục ngàn một huyệt”.

Chuyện “mồ yên mả đẹp” là truyền thống văn hóa đã ăn sâu trong đời sống tâm linh của người Việt. Vì thế chuyện chọn lựa nơi an nghỉ không những là để tôn kính người đã khuất, mà còn để phù trợ cho việc hưng thịnh sau này của con cháu. Người xưa thì nói thế, nhưng quan niệm ấy nay đã khác. Một đám ma hạnh phúc là một đám ma không để lại nợ nần và cãi vã cho con cháu, cũng như nhiều người trước lúc qua đời đã di ngôn lại là không nhận phúng điếu, không cần quan tài đắt tiền, không cần xây mộ, không cần tràng hoa... vì:

Thế gian là chuyện đã rồi,

Cho lời kinh nguyện là tôi... mát lòng
”.

Mới ngày nào, khu Nghĩa trang Công Giáo này còn lác đác vài ba ngôi mộ, thế nhưng chỉ sau khoảng chục năm các bia mộ ngày càng dài thêm, khiến Ban Quản Lý nghĩa trang này đã phải nghĩ đến chuyện nối thêm khu đất kế cận để bán cho người Việt. Ngày nay những người muốn có thân nhân của mình được chôn trong phần đất dành cho người Công Giáo này, đều có thể nhờ nhà quàn hoặc liên lạc trực tiếp với Ban quản trị nghĩa trang Rookwood để mua, mà không cần phải qua Cộng đồng Công giáo Việt Nam như trước nữa. Giá một huyệt mộ ở đây hiện nay có giá từ $3,500 đến $4,000, và thân nhân còn phải trả thêm các chi phí phụ như đào huyệt và làm bia mộ.

Mộ của Ông bà Cố Nguyễn Văn Ấm và bà Anne Nguyễn Thị Hàm Tiếu
Đáng chú ý nhất trong các ngôi mộ được chôn ở khu đất này là 3 ngôi mộ kề cận nhau của “Gia đình ông bà Cố”. Đó là mộ của Cụ ông Tađêô Nguyễn Văn Ấm (sinh ngày 7.7.1901 tại Phủ Cam, Huế, từ trần ngày 1.7.1993), tiếp theo là mộ của Cụ bà Isave Ngô Đình Thị Hiệp (sinh ngày 5.5.1903, mất ngày 27.1.2005, hưởng thọ 102 tuổi, bà cố là con gái của cụ Ngô Đình Khả), và ngôi mộ thứ 3 là của bà Anne Cécile Nguyễn Thị Hàm Tiếu (sinh ngày 16.4.1938, mất ngày 20.1.2005).

Mộ của Lm Tuyên uý Nguyễn Văn Đồi
Tại đây cũng là nơi an táng của Linh mục Tuyên uý trưởng / CĐCGVN Nguyễn Văn Đồi (sinh năm 1932, qua đời ngày 13.5.2006, hưởng thọ 74 tuổi), và Linh mục Chu Văn Nghi, bào huynh của Linh mục Chu Văn Chi, sang Úc chữa bệnh và mất ngày 5.8.2001... và nhiều khuôn mặt một thời hăng say trong các sinh hoạt tại các Giáo đoàn, mà người viết bài không thể kể ra hết...

Không rõ ai là người “tưng bừng khai trương” khu đất thánh này, nhưng nay với “nhân số” ngày càng đông và quy tụ đủ mọi thành phần, có lẽ Linh mục Nguyễn Văn Đồi cũng đã dư sức thành lập một Giáo Đoàn ở bên kia thế giới, với đầy đủ chức sắc và đoàn thể. Điều này cũng làm ấm lòng những người đang còn sống để tiếp tục cuộc hành trình “về nhà Cha”, vì không ai còn bơ vơ, dù sống hay chết trên xứ người...
 
Xuân Nhớ
Vọng Sinh
13:05 10/02/2010
  • Xuân lại về đây trên Đất Mẹ
  • Quê Mẹ bao đời với lũy tre
  • Con đường làng nhỏ vườn rau cũ
  • Cây mai trước ngõ nở vàng hoe.


  • Xuân lại về đây Mẹ có nghe
  • Sáng sớm chim non hót đầu hè
  • Đưa tin Xuân về trên Đất Mẹ
  • Đào mai hé nhụy đón Xuân về.


  • Lại một Xuân nữa Xuân xa quê
  • Xuân nơi đây mãi nghe niềm nhớ
  • Nhớ Quê xưa nhớ tóc Mẹ bạc phơ
  • Ngóng con xa Mẹ như mãi bơ phờ…


  • Nhớ Xuân sang trông bánh chưng chờ sáng
  • Mái tranh nghèo bếp lửa ấm tình Xuân
  • Mẹ chắt chiu từng chút quanh năm…
  • Nuôi con lớn… Mẹ nhìn con… Vui lắm !


  • Nhớ chiều Xuân chiều ba mươi Mẹ bận
  • Gánh rau xanh mong bán hết chợ Xuân…
  • Để về sớm …Mẹ còn gói bánh…
  • Năm sáu đứa đợi sẵn…Xúm quanh…!


  • Qúa tám mấy tóc Mẹ chẳng còn xanh
  • Lưng Mẹ còng đi lại chẳng được nhanh
  • Mắt Mẹ lòa cứ trông…xa xăm qúa !
  • Đợi thằng con…Xuân chẳng thấy về nhà !


  • Ở phương xa con trông về Quê Mẹ
  • Cả một đời Mẹ ôm ấp chở che
  • Giờ tuổi gìa, mắt lòa…Mẹ lê đi từng bước…
  • Con lại chẳng một bước dắt Mẹ đi!


  • Ôi Xuân ơi! Xuân đến làm chi !
  • Cho thêm niềm nhớ thương vì Mẹ Yêu
  • Chúa Xuân xin xuống Ơn nhiều
  • Mùa Xuân bất diệt Mẹ Yêu An Bình.


Mùa Xuân nhớ mãi Mẹ già vất vả một đời tất cả vì con.
 
Xuân hy vọng
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
19:17 10/02/2010
Dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa với nền văn minh lúa nước vốn có những ngày Tết truyền thống, những ngày lễ hội dân gian đầy ý vị và vui tươi. Từ Tết cơm mới cuối vụ mùa cho đến lễ mở rừng đi săn. Đến như lễ tết ra giêng để vào hè thì có Tết Thượng Nguyên, Tết Hàn Thực, Tết Đoan Ngọ. Đặc biệt để tiễn mùa đông người Việt đã ăn Tết Nguyên Đán. Bên cạnh đó còn có nhiều tết khác như Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy) của Phật Giáo, Tết Trung Thu (dành cho thiếu nhi), Tết Trùng Dương, Tết Ông Táo… Tất cả đều có sự tính toán dựa theo sự chuyển đổi của thời tiết trong năm và căn cứ vào nông lịch phương Đông.

Chữ “Tết” ngày nay đã được một số quốc gia sử dụng như là một “Le” hết sức độc đáo của dân tộc Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng chữ “Tết” bắt nguồn từ “Lễ Tiết” bên Trung Quốc. Tết do Tiết đọc chệch đi. Từ chữ Tết người ta còn ghép theo từ Nhứt nữa nghe thật thú vị, như ‘Tết Nhứt’ là do đọc chệch đi từ hai âm Hán Việt “Tiết Nhựt”, có nghĩa là ngày Tết. Còn Nguyên Đán, theo chữ Nôm: Nguyên là bắt đầu, Đán là buổi sớm mai, Nguyên Đán là sớm mai đầu năm. Nguyên Đán còn gọi là “Chính Đán” tức là “Chính Nguyệt Chi Đán”( buổi sớm mai tháng giêng), ngoài ra còn sử dụng từ tam chiêu, là ba cái sớm mai( sớm mai đầu năm, sớm mai đầu mùa, sớm mai đầu tháng).

Tự xưa nay, là người Việt Nam, dẫu ở bất cứ nơi đâu vẫn xem trọng ngày Tết Nguyên Đán. Một năm làm lụng vất vả mưu toan cho cuộc sống; một năm xa gia đình bôn ba mọi nơi, ba ngày Tết Nhứt vui vẻ, đoàn tụ, mọi chuyện buồn phiền lo toan đời thường tạm gác sang một bên để mọi người cùng hưởng niềm vui đón xuân về, tết đến.

“Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết”, câu nói ấy đủ cho thấy người Việt chú trọng đến ngày Tết như thế nào. Dù khốn dù khó thì ngày Tết cũng phải có cặp bánh chưng, khoanh giò lụa, nải chuối, hộp mứt. Nhà có điều kiện thì mua sắm đủ thứ, nào là mâm ngũ quả thật đẹp, các loại bánh mứt thật hảo hạng, cây giò thật to, gà, thịt thật nhiều, bánh chưng và nhiều loại bánh khác. Cùng với những thứ ăn, là những chậu hoa, cây cảnh, chậu quất sai qủa, gốc mai cành đào đầy đủ lộc, nụ, hoa…

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ” là cái Tết truyền thống của người Việt Nam. Ý nói cái Tết có cả phần vật chất lẫn tinh thần. “Câu đối đỏ” ngày nay được cải tiến rất nhiều. Bên cạnh những đôi câu đối viết bằng mực đen trên nền giấy điều, giấy lụa là những câu đối in trên loại giấy bóng tốt, nhiều nhà còn sắm về những hoành phi câu đối bằng gỗ, khảm trai hay những đôi câu đối thêu… Quan niệm của người Việt, ngày Tết tiễn cái cũ đi, đón cái mới về. Chính vì vậy, cùng với việc mua sắm, nhiều nhà có điều kiện, những tháng cuối năm thay đổi những cái cũ trong nhà như thay đổi tivi đời mới hơn, đổi cái tủ lạnh, cái máy giặt hay thay xe cộ… nhà không có điều kiện thì cũng cố gắng làm cho căn nhà mới hơn bằng việc quét vôi lại hoặc kê dọn đồ đạc trong nhà, lau chùi đánh bóng lư hương bát đèn, dọn dẹp sân vườn sạch sẽ…

Ngày Tết, còn là dịp để người người vui chơi. Bên cạnh việc “Ăn Tết”, người ta nghĩ đến việc “Chơi Tết”. Chơi Tết có thể kéo dài từ những ngày áp Tết 27, 28, 29, 30 Tết với những cuộc đi ngắm chợ hoa, đi chợ Tết và ngày nay còn cả việc đi vào các siêu thị. Có thể mua hoặc có thể chẳng mua gì, song việc đi chợ như là niềm vui của ngày Tết, đặc biệt đối với giới nữ. Vì vậy, chợ là nơi thu hút đông người. Chợ vốn dĩ đã ồn ào, náo nhiệt thì những ngày áp Tết chợ càng thêm tưng bừng, rộn rã hơn. Nói đến “Chơi Tết” thì không thể không nói đến chuyện đi thăm hỏi, chúc Tết nhau, con cái đi chúc Tết cha mẹ, anh em, họ hàng, thân bằng cố hữu đến chúc Tết nhau. Trong nhà, ngoài đường vui như trẩy hội. Việc “Chơi Tết” không chỉ dừng lại ở ngày Mùng Một, Mùng Hai. Nó có thể kéo dài hết tháng giêng, tháng hai và cả tháng ba với những lễ hội, đình đám. Vì thế mà người ta có câu: Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai đình đám, tháng ba hội hè. Có lẽ người người chờ đón Tết, thích Tết cũng vì lẽ đó.

Những ngày giáp Tết mọi nhà tất bật bận rộn công việc bán mua, sắm sửa cho ngày Tết. Chợ búa đông vui nhộn nhịp.

Người Việt Nam vui hưởng Tết, luôn nhớ về Tổ tiên ông bà cha mẹ, và không quên nghĩ đến người nghèo, những phần quà tết như gói trọn tình san sẽ sớt chia.

Với truyền thống tự ngàn đời, Tết Nguyên Đán với người Việt, dù ở đâu cũng có nhiều ý nghĩa lớn lao, cũng có những thiêng liêng sâu sắc. Mọi người trân trọng, nguyện cầu cho sức khỏe, an bình, ấm no và nhiều thành công cho năm mới. Tết cũng là một dịp để con cháu nhớ đến gia đình, tổ tiên, anh em, bè bạn, gặp nhau qua rượu chè trà mứt sau một năm dài làm việc. Vì vậy, mọi người, mọi gia đình đều háo hức đón chờ và chuẩn bị Tết rất chu đáo và công phu. Khắp quê hương thân yêu, những ngày này, từ đô thị đến những vùng nông thôn hẻo lánh xa xôi, nơi nơi chuẩn bị đón Tết. Nhưng đâu phải gia đình nào cũng có thể chuẩn bị được một cái Tết vui vầy, ấm cúng! Rất nhiều gia đình không thể tự lo Tết được. Họ là những người nghèo quá đâm ra sợ Tết hay nghèo quá không dám nghĩ đến Tết!

Mới đây báo chí đưa tin về một gia đình “Nhà nghèo quá nên sợ… Tết”. Đó là gia đình bà Phan Thị Nga (50 tuổi) ở ấp Thị Tứ, huyện Phong Điền, Cần Thơ. Nhà của bà là của cha mẹ để lại trước khi mất. Căn nhà vốn đã nhỏ hẹp, tồi tàn và lụp xụp còn phải bị ngăn ra làm 3 gian. Mỗi gian một gia đình. Bốn mẹ con bà chen chúc với nhau trong một gian.Bà Nga bị viêm khớp nặng, hàng ngày ngồi một chỗ trước nhà bày bán nước đá và thuốc lá lẻ mong kiếm chỉ vài ngàn đồng mua gạo. Ba đứa con, 2 trai 1 gái, thì đã có 2 đứa bị bệnh. Con trai lớn của bà là Phan Văn Cường (27 tuổi) cách đây 2 tháng đi làm hồ bị bụi sắt bay vào mắt và do không có tiền chữa trị nên đã bị mù một mắt phải. Hàng ngày Cường vẫn cùng đứa em kế là Huỳnh Bá Dư (25 tuổi) lang thang khắp nơi lượm bao ni long và phế liệu để bán lấy tiền phụ mẹ nuôi sống gia đình. Cô con gái út Huỳnh Thị Trúc Mai (10 tuổi) thì bị bệnh tim bẩm sinh nên sức khỏe rất yếu. Cũng vì quá nghèo, lo từng miếng ăn còn vất vả nên bệnh tật của mẹ con bà Nga không được chữa trị đến nơi đến chốn.Trong khi chung quanh nhiều gia đình đang sửa soạn lại nhà cửa để chuẩn bị đón Tết thì mẹ con bà Nga ngồi lặng lẽ, hiện rõ những nỗi buồn trên gương mặt. Bà Nga buồn bã tâm sự: “Từ lúc chồng mất đi, do không có tiền nên Tết đến, tôi đành đi mua thiếu người ta gạo với ít thịt ăn Tết. Đợi qua Tết, con nó đi lượm bọc kiếm tiền rồi mới trả. Năm nay chắc cũng vậy, lâm vào hoàn cảnh này rồi gia đình tôi có mong gì Tết nữa đâu”. Khi nói đến Tết giọng bà thật buồn cho biết không năm nào gia đình bà được đón một cái Tết đầy đủ, vui vẻ. Bà Nga thổ lộ, có nhiều năm đến 29, 30 Tết rồi mà trong nhà không có lấy một hạt gạo để nấu cơm. Bà phải chạy qua hàng xóm để mượn đỡ về nấu cho cả nhà ăn. Ngày Tết cũng chỉ ăn chao, tương, đậu hũ chứ cũng chẳng có thịt cá gì. Bà nói “Năm nay chắc cũng như mọi năm khác, cận Tết mà trong nhà trống không. Nhà nghèo, con cái cứ ngớ ngẩn như thế thì có ăn Tết cũng buồn lắm”.

Còn bao nhiêu người nghèo như những người tôi vừa kể rải rác trên khắp đất nước này? Đối với họ, cái Tết sẽ không còn hương vị của một ngày lễ hội mang tính văn hóa truyền thống, mà là một gánh nặng. Họ vẫn sống âm thầm khổ nhọc với cái nghèo như một thứ định mệnh.

Trớ trêu thay, bên cạnh những mảnh đời bất hạnh đó, bên cạnh những khó khăn cùng cực đó là những cuộc liên hoan xa hoa tốn kém, những bữa chè chén bạc triệu ở các nhà hàng sang trọng khi các cán bộ tiếp khách. Những cuộc rượu chè xa xỉ đua nhau nốc bia rượu cho đến ói mửa, đến say xỉn không còn biết đường về. Dọc đường phố đông đúc của Hà Nội và Saigon có lắm người ăn bận quần áo đắt tiền, lái những chiếc xe hơi sang trọng nhất thế giới, và hàng ngày dùng những bữa tiệc no say tại những khách sạn huy hoàng tráng lệ. (PV.Trần Việt Trình).

Xứ đạo tôi thuộc miền quê, các gia đình có biết bao lo toan đón Tết. Những gia đình nghèo đông con lại rất.. sợ Tết. Giáo xứ nổ lực hết sức xin các ân nhân xa gần giúp đỡ để lo quà Tết cho người nghèo. Năm nay, người nghèo nhiều hơn. Quà Tết cho người khuyết tật, người nghèo là lương thực cứu đói. Huy động hết mọi đoàn thể, mọi giới trong xứ đi lạc quyên giúp người nghèo được “Ăn Tết” cùng với mọi nhà, bởi lẽ “giàu thì ngày ăn ba bữa, nghèo thì cũng đỏ lửa ba lần”. Tỏ lòng hiếu, giáo xứ lo quà cho các cụ già trên 70 tuổi như tấm lòng biết ơn cùng với lời chúc thọ của con cháu trong thánh lễ Mồng Hai Tết.

Xuân về Tết đến, nhiều tác giả chọn tết, hoa tết, mùa xuân để viết văn viết nhạc vẽ tranh làm thơ. Riêng nhà thơ Vương Trọng lại chọn cách nghỉ tết của người lao động làm ruộng làm biển, qua bài thơ giản dị mà thấm đẫm nhân ái.

Nghỉ Tết người lên từ phía ruộng

Chân cọ nùi rơm khó sạch bùn

Dép nhựa ít dùng đi thấy vướng

Cứ để chân trần bước thích hơn

Nghỉ Tết người về từ phía biển

Nụ cười mỹ phẩm nở như hoa

Giày dép thời trang quần áo diện

Trai làng chiêm ngưỡng ngắm từ xa

Người lên từ ruộng, người cày cấy

Lúa khoai muôn thủa vẫn nuôi người

Người về từ biển nghề gì vậy

Mà xinh, mà dẹp, trẻ trung ơi

Xin xuân hãy mở lòng nhân ái

Đừng thức trong ai những nỗi niềm

Gặp gửi lời chào, xin chớ hỏi

Để người đoan chính đến … ra giêng

Người nghỉ tết là nông dân chân đất, họ lên từ phía ruộng “chân cọ nùi rơm khó sạch bùn”. Quanh năm chân lấm tay bùn. Khi Tết về, cần lịch sự hơn, chỉnh tề hơn nên xỏ dép nhựa đi tạm. Đi tạm mà: “dép nhựa ít dùng đi thấy vướng. Cứ để chân trần bước thích hơn”. Hình ảnh giản dị mà tuyệt đẹp về người dân quê.

Người nghỉ tết về từ biển, quanh năm “ăn với sóng nói với gió”. Hơi thở chất phác của biển, hiện lên chân dung thiếu nữ thanh tú với làn da ngăm đen ngấm vị mặn của biển nên phải cần trang điểm thôi. Trong mắt nhà thơ, nhìn nụ cười của người lên từ phía biển: “Nụ cười mỹ phẩm như nở hoa”. Người con gái miền biển quanh năm chài lưới vất vả, chân đất, không phấn son. Bây giờ xuân về tết đến nên mới diện, mới chưng một chút. Diện để trai làng chiêm ngưỡng từ xa. Nhìn từ xa chứ không nhìn gần đâu nhé. Từ xa, cái gì lung linh ảo mờ cũng đẹp đẽ. Trai làng sẽ có chàng khó quên hình ảnh của một thiếu nữ chân quê trở về phố thị từ miền biển. Nàng diện tết và chàng ngắm nhìn mùa xuân, nhìn tết đang về sau những tháng ngày lao động với nắng biển cát bay sóng vỗ lưới thuyền.

Nghĩ về người cần lao, thấm nổi niềm nhân ái, nhà thơ viết xác tín “lúa khoai muôn thuở vẫn nuôi người”. Ngàn đời người Việt sống nhờ khoai lúa, vinh danh cũng từ khoai lúa mà nên.

Nhà thơ vịn vào cớ để hỏi thế này: “người về từ biển nghề gì vậy, mà xinh, mà đẹp, trẻ trung ơi”. Vương Trọng gợi lên sức trẻ, nét xinh đẹp của thiếu nữ. Người đẹp về từ phía biển, mặn mà đến nỗi phải thảng thốt: “mà xinh mà đẹp”.

Thì thầm cùng mùa xuân, thi nhân tha thiết “Xin xuân hãy mở lòng nhân ái. Đừng thức trong ai những nỗi niềm”.

Vẫn biết vui buồn đời người ai cũng có, niềm đau không hẳn dễ nguôi ngoai. Nhưng nếu không có nổi buồn, niềm day dứt thì cuộc đời sẽ tẻ nhạt lắm thay. Xin mùa xuân hãy mở lòng nhân ái. Xin đất trời khoan dung. Hãy chào hỏi, chúc nhau những lời đẹp, may mắn, sức khoẻ, niềm vui. Còn mọi nổi niềm khác hãy để ra giêng. Ra giêng hãy tính đến chuyện nổi niềm.

Xin người về từ phía biển cứ xinh tươi, cứ rực rỡ đi, để tận hưởng cái tết cho thanh thản, có gì khúc mắc mùa xuân, để sau nhé, ra giêng nhé.

Mùa Xuân mới đang về. Xuân Canh Dần, Xuân Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam 2010. Xuân đem hy vọng đến. Xuân đẩy lui mây xám cuộc đời. Những rủi ro, Xuân mang đi. Điều may mắn, Xuân chở về. Xuân tặng mỗi nhà một cành Mai may mắn, một cành Đào thủy chung. Bó hoa niềm vui, Xuân trao tất cả. Cành lá phúc lộc, Xuân gởi tặng không. Trái tim băng giá, Xuân hâm cho nóng lại. Ánh mắt hận thù, Xuân nhỏ giọt yêu thương. Xuân kết chặt bàn tay nhân loại, để truyền cho nhau hơi ấm tình người. Đôi môi con người, Xuân điểm hoa cười, để mọi người cùng sống niềm hy vọng một năm mới Canh Dần hạnh phúc hơn, ấm no hơn, yêu thương nhau hơn.
 
Dưa Hấu Ngày Tết
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
19:24 10/02/2010
Tết Nguyên Đán, thường được gọi là Tết Ta, Tết Âm Lịch, Tết Cổ truyền, Năm Mới hay chỉ đơn giản là Tết. Đây là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc.

Chuẩn bị cho Tết thật lắm công phu. Người ta thường nói "23 Tết", "10 Tết" là nói những ngày ảnh hưởng do những công việc để chuẩn bị đón Tết hay dư âm còn lại của những ngày Tết. Từ rằm tháng chạp các gia đình đã lặt lá mai để hy vọng mai nở đúng vào dịp Tết. Chiều 23 tháng chạp, mỗi nhà thường tổ chức lễ tiễn đưa ông bà Táo về chầu trời, để tấu trình mọi việc dưới trần gian cũng như việc trong nhà. Các ngày 24, 25, 26 Tết, đàn ông con trai lo sơn phết nhà cửa, hàng rào, cửa ngõ, đánh bóng những bộ lư hương bằng đồng, dọn dẹp trang hoàng tủ thờ... Tất cả phải làm thật mới để đón Xuân về mừng Tết đến. Đàn bà, con gái thì trổ tài làm bánh mứt đủ loại như: Bánh chưng, bánh tét, bánh ít, bánh kẹp, báng gan, bánh bông lan, bánh in... Mứt thì cái gì cũng làm mứt đựoc hết: Khóm, hạt Sen, Me, Mãng cầu... thật đủ màu đẹp mắt. Đặc biệt là đi chợ Tết để mua hoa. Muôn màu muôn sắc rực rỡ chọ hoa Tết. Vạn Thọ, Mai, Cúc, Thược Dược, Huệ, một vài chậu kiểng, cành Đào, nhành Mai…đem về tỉa gọt cắt xén, chăm sóc kỹ càng, nâng niu từng nụ hoa, từng thế cành, sao cho hoa kịp nở thật đẹp đúng vào sáng Mồng Một Tết.

Sau khi chuẩn bị xong trong nhà, đã có đầy đủ các thứ trái cây như: Dưa Hấu, Vú Sữa, Mẵng Cầu, Đu Đủ, Dừa Xiêm, Xoài, Cam, Quýt, Bưởi, Khóm, Chùm Sung...thì các bà nội trợ bắt đầu chuẩn bị gói bánh Chưng, bánh Tét, bánh Ít...

Trên bàn thờ ông bà, thường có bộ lư hương bằng đồng được lau chùi sáng bóng, hai bên có chân đèn cắm nến đỏ, một cặp dưa hấu đẹp nhất đặt trang trọng trên bàn thờ. Những dây đèn điện tử nhiều màu giăng giăng nhấp nháy nhộn nhịp. Rồi thêm đủ loại trái cây, bánh mứt, hoa quả. Bàn thờ Tổ Tiên ngày Tết khác hơn mọi ngày. Mâm ngũ quả đều có trên bàn thờ mỗi gia đình người Việt. Màu sắc rực rỡ, hình dáng độc đáo và ý nghĩa sâu xa.

Theo quan niệm của người phương Đông xưa, thế giới được tạo nên từ "ngũ hành": Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Tư tưởng cùng hình ảnh "ngũ hành" hội nhập sâu sắc vào đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của các dân tộc phương Đông với rất nhiều biểu hiện. Một trong những độc đáo của hội nhập “ngũ hành” là mâm ngũ quả ngày Tết của người Việt Nam. Mâm ngũ quả truyền thống thường chỉ gồm 5 loại quả, được xếp kiểu hình tháp lên đĩa to hoặc mâm, đặt trên bàn thờ. Ngày nay, cuộc sống hiện đại cùng sự giao lưu phong tục làm cho mâm ngũ quả ít nhiều biến đổi: số quả có thể nhiều hơn 5, cách xếp tự do hơn, trang trí hoa lá, cắm nến để tạo ánh sáng, kết những dây đèn điện tử nhiều màu xung quanh... Tất cả các loại quả trong dịp Tết đều có thể đem bày: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, trứng gà, hồng xiêm, táo v.v... Mỗi loại quả mang một ý nghĩa riêng: nải chuối, phật thủ như bàn tay che chở; bưởi, dưa hấu căng tròn, mát lành hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn; hồng, quýt rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt. (theo Tác giả Nguyễn Sơn Hà).

Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng. Mâm ngũ quả của người miền Bắc gồm: chuối, ớt, bưởi, quất. Có thể thay thế bằng cam, quýt, trứng gà (lêkima), hồng xiêm. Chuối xanh cong lên ôm bưởi mang ý nghĩa đùm bọc. Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Mâm ngũ quả người miền Nam gồm dừa, đu đủ, mãng cầu, sung, xoài với ngụ ý "cầu sung vừa đủ xài".

Ngoài mâm ngũ qủa, phong tục ngày Tết thường có thêm một nét đẹp nữa là mỗi nhà nấu một nồi chè đậu xanh đêm giao thừa và dựng cây nêu, sáng Mồng Một cắt đôi quả dưa hấu. Ngày đầu năm mới, ngày thiêng liêng nhất, chủ gia đình bổ quả dưa hấu. Mọi người hồi hộp đợi chờ. Ruột đỏ tươi vị ngọt dòn, chia đều mỗi người một miếng, đưa vào miệng thưởng thức, nghe mát lạnh khắp châu thân. Ngâm nga bài thơ “Dưa hấu ngày xuân” của Thi sĩ Lê Ngọc Hồ, lòng bừng lên niềm vui ngọt ngào mùa xuân.

Bên chậu mai vàng chị xẻ dưa

Hạt đen, ruột đỏ đẹp dư thừa

Đàn em xúm xít chia phần lớn

Cươì rộ reo hò xuân nắng thưa

Ngũ quả mẹ bày trông quá xinh

Gia nhân theo chị cúng trên đình

Trái dưa xanh biếc no tròn đẹp

Bàn độc sơn, vàng sơn mới tinh

Cha gọt nâng niu chậu thuỷ tiên

Cùng mâm ngũ quả cúng gia tiên

Trái dưa lớn nhất trông mà thích

Phiên chợ ba mươi chọn, mẹ hiền

Đẹp biếc vỏ xanh dưa hấu đỏ

Truyện xưa tích cũ một An Tiêm

Xin dâng hoàng phụ, lòng cung tiến

Dưa đảo đầu xuân trái ngọt hiền

Không rộn ràng như mai vàng, không ồn ào như đào thắm, dưa hấu hiện diện cách khiêm tốn trên bàn thờ như nó vốn là. Với hình thể tròn lẳn, ruột đỏ vỏ xanh, căng tròn mọng nước, dưa hấu là hình tượng của những gì viên mãn, là hình ảnh của sức sống ẩn kín được bày trang trọng trên các bàn ăn, bàn thờ.

Màu đỏ của trái dưa hấu tượng trưng cho tài lộc, may mắn. Bổ trái dưa mang màu sắc đỏ thắm ai ai cũng mừng vui, kỳ vọng cho công việc làm ăn cả năm được hưng thịnh. Nhưng nếu trái dưa nó không mang màu tài lộc thì sao, màu vàng, màu trắng chẳng hạn ?

Người Việt đều biết nguồn gốc trái dưa hấu từ câu chuyện cổ tích Mai An Tiêm. Màu đỏ là hình ảnh của sự may mắn, thành công; màu xanh ẩn chứa niềm vui hạnh phúc bên trong; vị ngọt thanh gợi cho mọi người nhớ tình thân của bạn bè, gia đình.

Ngày đầu năm, bổ đôi trái dưa ngọt ngào, người cắt nhát dao đầu tiên phải là người đứng đầu trong nhà. Miếng dưa bổ ra được chuyền tay mọi người với hy vọng các thành viên trong gia đình luôn gắn kết yêu thương nhau như miếng dưa được xẻ ra từ một trái. Màu sắc của dưa hấu nói lên ít nhiều sự hưng thịnh cửa gia chủ. Bởi thế khi mua dưa hấu người ta phải thận trọng, vì nếu mua phải trái dưa èo uột, màu sắc nhạt nhẽo thì năm ấy coi như xui xẻo từ ngày đầu; ngược lại, trái dưa mọng nước, đỏ tươi, ngọt lịm thì coi như bốc trúng quẻ tốt. Mua dưa mà như bốc quẻ xăm, quẻ bói đầu năm vậy. Hồi hộp và hy vọng. Ngày xưa, các bà các cụ thường căn cứ vào tài khéo khi mua dưa, khi bổ dưa để chọn vợ cho con trai mình.

Ngày Tết, sau những bữa cơm chán ngán vì thịt mỡ, bánh chưng, kẹo ngọt… thì không gì có thể hơn miếng dưa hấu ngọt lịm. Cầm trên tay miếng dưa như chiếc thuyền rồng đáy xanh, sơn son mịn cát lóng lánh, điểm vài nốt hạt đen. Cắn miếng dưa nhẫn nha cho dòng nước ngọt của đất từ từ trôi qua cổ họng mát rượi. Người ta nói, thơm nhất, ngọt nhất, ngon nhất là những trái dưa trồng trên miền đất cát, nắng gió quanh năm. Càng khắc nghiệt thời tiết, trái dưa càng tiết mật ngọt cho đời. Vì ưu ái mà Trời đã thưởng cho dân nghèo sống vùng đất khô cằn hạn hán thứ quả lạ đời này, như ngày nay Phan Thiết nổi tiếng với trái Thanh Long chỉ ngon ngọt nơi những miền đất khô khan.

Nhìn mâm ngũ quả trên bàn thờ, trái dưa hấu nổi bật với những chữ Hán nền vàng nổi bật trên nền xanh: Phúc, Lộc, Thọ, Cát… thật ý nghĩa. Những chị những cô khéo tay còn có thể là biến hoá thành những mảnh vuông tròn để người thưởng lãm không chỉ bằng miệng mà còn bằng mắt. Dưa hấu có thể là một vị thuốc dân gian, giải khát, vị hàn thanh… gặp lúc quá chén chếnh choáng, không có gì giã rượu nhanh bằng dưa hấu.

Một trong những yếu tố mang tới hạnh phúc cho con người là có sức khỏe tốt, ít bệnh tật. Thiên tài khoa học Albert Einstein có nhận xét: “ A table, a chair, a bowl of fruit and a violin; what else does a man need to be happy.” Một cái bàn, một cái ghế, một đĩa trái cây và một cây đàn violin; con người còn cần gì thêm nữa để được hạnh phúc!

Ngày nay với công nghệ hiện đại, người ta làm ra mâm ngũ quả bằng nhựa. Hoa giả, trái dỏm đặt trên bàn thờ tiên tổ nghe sao mà nhức lòng và thiếu thành tâm.
 
Nẻo đường hồn nhiên của Tin Mừng (8): Những khúc hát tiễn đưa
Lm Trăng Thập Tự
21:29 10/02/2010
NẺO ĐƯỜNG HỒN NHIÊN CỦA TIN MỪNG (8): NHỮNG KHÚC HÁT TIỄN ĐƯA

Mùng hai tết kính nhớ Ông Bà Tổ Tiên. Bạn hát những bài cầu cho cha mẹ còn sống và cả những bài cầu nguyện cho Ông Bà Tổ Tiên đã qua đời. Loạt thứ hai sẽ gồm những bài nào đây? Từ vực sâu u tối? Từ chốn luyện hình u tối?

Có thể trong thâm tâm bạn đang cảm thấy có điều gì đó không ổn.

Một giáo dân cao niên nhiều lần than thở với tôi:

- Những bài hát cầu hồn ấy khiến con nản quá. Từ vực sâu u tối! Thật không hiểu được tại sao những người lành thánh như thế, cả các cha và các soeurs, vừa nhắm mắt xuôi tay là bị tống giam liền! Ông Bà con qua đời đã hơn năm mươi năm, ngày giỗ người ta vẫn hát những bài ấy! Thiện chí của con cái Chúa đi về đâu? Chúng con sống đạo để làm gì? Thiên Chúa nhân ái ở đâu?

Có thể nhiều người ngoài Công giáo cũng có suy nghĩ ấy. Suy nghĩ ấy có thể tạo những ngộ nhận cản trở việc tiếp nhận Tin Mừng.

Đến chính bản thân tôi nhiều khi cũng cảm thấy thế. Trong nghi thức an táng, linh mục chia sẻ những lời đầy hy vọng về mầu nhiệm Phục sinh, ca đoàn hát những bài rất lạc quan: “Khi Chúa thương gọi tôi về”, “Con vẫn trông cậy Chúa”… Phần cử hành chính thức vừa kết thúc liền nghe cất lên: “Từ chốn luyện hình u tối, vọng tiếng bao linh hồn khóc than…”

Ô không, thông điệp Spe Salvi số 45-48 không coi luyện ngục là nơi giam cầm tù tội nhưng là thời gian thanh tẩy bi hùng của lòng Chúa thương xót.

Người ta thường quên rằng luyện ngục là ơn vô cùng lớn lao của lòng thương xót Chúa. Đó là cuộc thanh tẩy cuối cùng ngay trước cửa thiên đàng, cuộc thanh tẩy vô cùng hoành tráng cho ta được nên tinh tuyền thánh vẹn xứng đáng hiệp nhất với Thiên Chúa Chí Thánh trong hạnh phúc sâu thẳm và đời đời. Ước gì có thêm nhiều nhà thơ và nhạc sĩ Việt Nam đọc quyển sách tuyệt vời của Thánh Gioan Thánh Giá, tựa đề “Ngọn lửa nồng của tình yêu”, diễn giải bài thơ có đoạn mở đầu như sau:

Ôi ngọn lửa tình nồng
Thì ra Người đã
Đốt giữa lòng em
Vết phỏng thật êm ái.
Vết phỏng ấy chính là nỗi nhớ, nỗi khát, nỗi tương tư hướng về Đấng là Tình yêu vô cùng vô tận.

Ước gì nhiều nhạc sĩ sẽ cảm nghiệm và viết lên được điều đó, để ta sẽ đưa tiễn người quá cố lên chặng chót trước cửa trời với những khúc ca réo rắt: “Xin hãy thanh tẩy con bằng lửa thánh. Xin hãy đốt hết mọi bợn nhơ còn sót lại. Cho con nên thỏi kim loại chảy tan trong lò lửa thánh mà được nên tinh tuyền.”

Để đẩy mạnh công cuộc truyền giáo, ước mong những người phụ trách ca đoàn trong tang lễ lưu tâm chọn những bài hát đầy lạc quan tin tưởng. Ước mong các nhạc sĩ Công giáo sớm góp phần sáng tạo thêm những bài ca cầu nguyện cho người quá cố theo hướng tích cực nhất, giúp người lương dễ nhận ra niềm hy vọng Kitô giáo.

Linh mục TRĂNG THẬP TỰ

gopnhattho@yahoo.com