Ngày 08-02-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ném Cho Chó - Mark 7:24-30
Nguyễn Trung Tây
02:05 08/02/2023
Nguyễn Trung Tây
Ném Cho Chó - Mark 7:24-30


Đức Giêsu nói một lời, một lời chắc chắn gây sốc cho độc giả Kinh Thánh của muôn thế hệ, "Không ai lấy thức ăn của trẻ em và ném cho chó."

Bingo! Yahtzee! Tuyệt vời!

Gọi thiên hạ là chó trong nền văn hóa Trung Đông là một sỉ nhục lớn.

Tâm hồn người phụ nữ một lần nữa lại bị tổn thương,

Đức Giêsu đã làm lơ trước lời cô cầu xin, và bây giờ Ngài lại "thử thách đức tin của cô" (một người nào đó có thể thích cụm từ “thử thách đức tin”, một nỗ lực để hiểu tại sao danh từ “những con chó” xuất hiện trong câu truyện Tin Mừng này).

Người phụ nữ có thể đã nói với chính mình: "Đủ rồi! Quá đủ để tôi cam tâm nhẫn nhục. Tôi B... BỎ. "

Và rồi sau đó, cô bỏ đi tìm kiếm một nơi, đào một cái lỗ, chôn đầu sâu vào lỗ để cô gặm nhắm nỗi đau tổn thương của riêng mình...

Tại sao không!

Đó là một trong những cách trần gian thông thường phản ứng khi bị tổn thương...

Oh! Tổn thương!

Nhưng, thật là ngạc nhiên, người phụ nữ không bỏ đi nhưng tiếp tục bước tới, lần này cô “đi sát với chủ đề." Cô phản ứng thật bất ngờ, "Vâng, thưa ngài. Ngài nói rất đúng, nhưng ngay cả những con chó cũng có thể ăn những vụn bánh rơi từ bàn ăn của ông chủ chứ. "

Ôi! Tuyệt vời! Tuyệt!

Người phụ nữ xứ Canaan được trời ban cho một khả năng ứng xử đối đáp thật tuyệt vời!

Ngay lúc đó, Đức Giêsu đổi ý. Ngài cất tiếng ca ngợi người phụ nữ ngay nơi công cộng, "Này chị! Chị có một đức tin thật là tuyệt vời..."

Bạn thân,

Tại thời điểm chúng ta cầu nguyện,

Có những lúc hình như Thiên Chúa làm ngơ không chú ý đến lời cầu nguyện.

Hình như Thiên Chúa đóng chặt cả hai vành tai trước những lời cầu xin.

Nếu bạn đã từng cảm nghiệm những tình huống khó khăn như thế, mời bạn, chúng ta hãy hướng tới "vị thánh quan thầy," Người Phụ Nữ Canaan.

Học hỏi từ vị thánh, chúng tôi sẽ không bỏ cuộc, không dừng ngang, chúng ta sẽ không đào lỗ chôn...đầu để che dấu khuôn mặt mang đầy thương tích, nhưng tiếp tục cầu nguyện, tiếp tục gõ cửa, và kiên nhẫn chờ đợi giây phút,

Giây phút cánh cửa thiên đàng sẽ mở tung ra...

Những gì chúng ta cầu nguyện cuối cùng được thiên đàng gật đầu...

Ơi bạn, đừng bỏ cuộc!

Làm ơn, đừng đào lỗ!

Làm ơn, đừng bao giờ làm như thế!□


Throw to the Dogs

Jesus said a statement that surely shocked the readers of the Bible, “No one takes the food of the children and throws it to the dogs…”

Calling someone dogs in Middle Eastern culture is culturally an insult.

The woman must feel deeply hurt again,

Jesus ignored her, and now in a very critical way “challenged her faith” (someone might prefer to this phrase as an attempt to understand why the word dogs find a place in this episode).

The woman might have said to herself, “That’s it. No more! Too much for me to handle. I Q….QUIT.”

She would then go away to look for a place to dig a hole to bury her head into it and to nurse her hurt feelings and her resentment…

Why not!

That is one of the common ways human beings react when feeling hurt…

But, surprisingly, the woman neither gave up nor quit, but was persistent. Amazingly, she responded to Jesus’ statement with an unexpected response,

“Yes, sir. You are right, but even the dogs can eat the scraps that fall from the master’s table.”

How good the woman is in communication!

At this moment, Jesus changed his mind. He praised the woman in public, “Woman, you have a great faith…”

Dear friend,

At the moment we pray,

Sometimes it seems like God does heed our prayer.

It seems like God shuts both His ears to our pleas.

If you have ever been in such difficult circumstances, let us turn to our “patron saint,” the Canaanite woman.

Learning from her, we will not quit, we will not dig a hole to bury our heads in order to hide our shameful faces, but keep asking, keep knocking, and patiently wait for the moment,

The moment the door opens…

What we ask for is eventually granted…

Please, don’t quit!

Please, don’t dig a hole to bury your head! Oh, no!

Please!□

(Suy Niệm Lời Kinh Thật Thà, NXB Đồng Nai, 2022)
 
Ngày 09/02: Hai hành động gây sốc của Thầy Giêsu – Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
02:38 08/02/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

Khi ấy, Đức Giê-su đến địa hạt Tia. Người vào một nhà nọ mà không muốn cho ai biết, nhưng không thể giấu được. Thật vậy, một người đàn bà có đứa con gái nhỏ bị quỷ ám, vừa nghe nói đến Người, liền vào sấp mình dưới chân Người. Bà là người Hy-lạp, gốc Phê-ni-xi thuộc xứ Xy-ri. Bà xin Người trừ quỷ cho con gái bà. Người nói với bà : “Phải để cho con cái ăn no trước đã, vì không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho chó con.” Bà ấy đáp : “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng chó con ở dưới gầm bàn lại được ăn những mảnh vụn của đám trẻ nhỏ.” Người nói với bà : “Vì bà nói thế, nên bà cứ về đi, quỷ đã xuất khỏi con gái bà rồi.” Về đến nhà, bà thấy đứa trẻ nằm trên giường, và quỷ đã xuất khỏi.

Đó là lời Chúa
 
Sống vươn lên
Lm Thái Nguyên
04:47 08/02/2023

SUY NIEM VA CAU NGUYEN CN 6 TN A
https://www.youtube.com/watch?v=e0ccKaQZp8Q



SỐNG VƯƠN LÊN
Chúa Nhật 6 Thường Niên A : Mt 5,17-37
Suy niệm

Thiên Chúa đã tặng ban cho con người một món quà thật quý giá là sự tự do. Nhưng tự do không có nghĩa là muốn làm gì thì làm, muốn sống sao thì sống. Người ta chỉ có tự do khi làm lành lánh dữ, khi làm điều tốt tránh điều xấu, khi sống cho sự thật, sự thiện. Nếu chúng ta biết sử dụng tự do theo ý Chúa, đời sống ta sẽ vươn tới trời cao, nếu không, tự do sẽ đưa ta xuống địa ngục. Bởi vậy, bài đọc thứ nhất cho dân thấy: “Việc trung thành giữa các giới răn là tùy ở ngươi. Trước mặt ngươi là sự sống và sự chết, ngươi có thể tuỳ nghi lựa chọn” (Hc16, 15-21).

Chính vì tôn trọng tự do mà chúng ta bước vào lãnh vực lề luật. Xã hội muốn có an ninh, trật tự, công bình, phải có cả một hệ thống luật pháp. Tôn giáo muốn có sự hiệp nhất tinh thần, đòi phải có khuôn khổ, luật lệ, giới răn. Mọi thứ lề luật không chỉ nhằm tránh những điều tai ác mà còn giúp cho đời sống con người được an lành và tự do phát triển, nhất là giúp mỗi người trưởng thành trong đời sống nhân linh. Thế nhưng luật lệ đó phải như thế nào? Có được hoàn chỉnh một cách tốt nhất chưa? Có khả năng nâng cao đời sống tinh thần của con người không?

Như chúng ta biết, Thiên Chúa đã ban lề luật cho Dân Do Thái qua Môsê và các ngôn sứ. Nhưng có lẽ lập trường, chủ trương và giáo huấn của Đức Giêsu đã khiến các môn đệ ngờ vực lề luật của cha ông không còn nguyên vẹn, không còn chính thống. Chính vì vậy mà Đức Giêsu phải lên tiếng để đánh tan nghi ngờ: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn”. Kiện toàn là vì có những điều luật xưa mang tính giai đoạn, chưa đủ, chưa sâu, chưa sát, cần phải được chỉnh sửa và bổ túc để nó trở nên hoàn mỹ. Đó là chưa nói tới một số luật lệ xã hội mang tính cách thống trị chứ không phục vụ con người.

Luật Môsê đã là một tiến bộ lớn trong nền luân lý, nhưng vẫn là một sự tiệm tiến chưa hoàn bị, bộ luật đó cũng chỉ là bước chuẩn bị cho luật trọn hảo của Đức Giêsu. Vì thế, Ngài đã phân biệt rõ: “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết…”. Chúng ta hãy xem Đức Giêsu kiện toàn như thế nào.

Chẳng hạn như luật cũ dạy:“Chớ giết người”, còn Đức Giêsu dạy: “Ai giận anh em mình” là đã phạm tội giết người. Vì thù oán anh em là đã diệt trừ họ ngay trong lòng, tuy chưa giết họ bên ngoài, nhưng đã giết họ trong trái tim. Thánh Gioan cũng viết:“Phàm ai ghét anh em mình thì là kẻ sát nhân (1Ga 3,15). Đức Giêsu còn đi xa hơn nữa khi đòi buộc chúng ta phải yêu mến kẻ thù, và còn phải làm ơn cho những kẻ ghét bỏ mình, vì thật ra tất cả đều là anh em con một Cha trên trời.

Chẳng hạn như luật cũ dạy: “Chớ ngoại tình”. Còn Đức Giêsu dạy: “Ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi. Ham muốn trong lòng mới là cái gốc của tội, hành vi bên ngoài chỉ là cái ngọn. Tội lỗi thì phải diệt tận gốc, chỉ diệt ngọn thì vẫn còn y nguyên. Chúa không chỉ đòi ta phải giữ gìn sự trong sạch cho thân xác, mà còn đòi ta phải giữ gìn sự trong sạch cho tâm hồn.
Chẳng hạn luật cũ cho phép thề, nhưng “chớ bội thề”. Còn Đức Giêsu dạy: "Đừng thề chi cả… Nhưng hễ có thì phải nói ‘có’, ‘không’ thì phải nói ‘không’. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ". Lề luật là tiếng nói của sự thật, mà sự thật thì thường không dễ chấp nhận, nên người ta hay có thái độ đối phó, tìm cách luồn lách hoặc tránh né. Đức Giêsu đòi phải có sự phân minh, thì cuộc sống mới được an bình.

Sự kiện toàn lề luật của Đức Giêsu cho ta thấy Ngài muốn dẫn đưa con người đến mức độ trưởng thành trong việc tuân giữ lề luật, nhắm đến tinh thần của lề luật chứ không phải những từ ngữ chết cứng. Ngài muốn người ta sống vì tình yêu chứ không giữ luật vì luật. Thái độ nệ luật chỉ làm cho đời sống con người thêm nặng nề và khổ sở. Dù ta có thi hành luật lệ nào đi nữa thì cũng để thể hiện tình yêu. Chúng ta muốn sống và làm việc ra sao thì tùy ý mình, nhưng nếu đời sống và việc làm của chúng ta không nói lên được tình yêu đối với Chúa và đối với mọi người, thì bản thân chúng ta đánh mất ý nghĩa và giá trị của chính mình.

Sự kiện toàn lề luật của Đức Giêsu không chỉ mở lối thoát cho đời sống chúng ta, mà còn làm cho tâm hồn chúng ta vươn cao tỏa sáng trong sự thiện hảo, và đạt tới niềm vui ơn cứu độ muôn đời. Ước chi chúng ta nắm lấy ý nghĩa sâu xa của từng giới luật và sốt sắng tuân giữ, vì ai “giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy… Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy” (Ga 14, 21).

Cầu nguyện

Lạy Chúa!
Trong thế giới nghiêng chiều về tính dục,
khiến người trẻ dễ chạy theo cảm xúc,
lầm lạc giữa đam mê và hạnh phúc,
giữa tình yêu và thỏa mãn dục tình,
giữa cao thượng và hèn kém bất trung,
làm mất đi nhân phẩm của con người.
Người trẻ không thể nào không thú nhận,
nhiều vấp phạm và lỡ bước sa chân,
nhiều tổn thương và hư hại tinh thần,
bị ảnh hưởng bởi lối sống vô luân,
dễ nổi loạn trước những điều cấm đoán,
khiến đời mình vướng mắc những đa đoan.
Nhưng chúng con tin Chúa vẫn đỡ nâng,
vẫn yêu thương và chăm sóc chữa lành,
để con lại bắt đầu trong ơn thánh,
tẩy rửa tâm hồn mình nên thanh sạch.
Xin cho chúng con biết sống vươn lên:
dám vượt trên những tình cảm tầm thường,
dám yêu thương với tinh thần cao thượng,
dám tránh xa dịp tội gây nghiệp chướng.
Cho con biết chuyên cần trong cầu nguyện,
đến bên Chúa với tấm lòng sốt sắng,
say mê học hành phát triển tài năng,
biết tiết chế và làm chủ bản thân,
luôn hăng say làm việc để cống hiến,
luôn vui tiến trên con đường hoàn thiện.
Xin cho con giữ luật vì yêu Chúa,
để kiện toàn đời sống của chính mình,
biết giữ gìn một tâm hồn thanh tịnh,
biết hy sinh và phục vụ tận tình,
góp phần cho thế giới nên công chính,
tạo an bình cho cuộc sống nhân sinh. Amen.



 
Tặng trao sự sống và cứu sống
Lm Minh Anh
14:48 08/02/2023

TẶNG TRAO SỰ SỐNG VÀ CỨU SỐNG
Vì lời bà nói đó!”.

Trong một số ngôn ngữ như Pháp, Đức, Latin, Tây Ban Nha… người ta phân biệt “giới tính của từ ngữ”; ‘giống đực, giống cái’ và thậm chí, ‘giống trung’. Chẳng hạn, trong tiếng Latin, “Nhân loại, Humanitas” là giống cái; “Hội Thánh, Ecclesia”, giống cái; “Cộng đoàn, Communitas”, giống cái; “Giáo xứ, Paroissia”, giống cái; “Gia đình, Familia”, giống cái; và cả “Linh hồn, Anima” giống cái… Đó là ‘những đứa con gái’ cần được xót thương của Đức Maria như cô con gái khốn khổ của bà mẹ ngoại giáo trong Tin Mừng hôm nay khiến bà phải đến xin Chúa Giêsu chữa lành. Đó là những đứa con khốn cùng cách này cách khác. Như bà mẹ kia, Mẹ Maria cũng đêm ngày van vỉ Thiên Chúa ‘tặng trao sự sống và cứu sống’ cho các con mình.

Kính thưa Anh Chị em,

Thật trùng hợp, Lời Chúa hôm nay nói đến hai người mẹ: một người mẹ Cựu Ước; một người mẹ Tân Ước. Người mẹ Cựu Ước được Thiên Chúa ‘tặng trao sự sống’, người mẹ Tân Ước được Chúa Giêsu ‘cứu sống’ con bà. Điều đó cho phép chúng ta, chiêm ngắm một Thiên Chúa, Đấng ‘tặng trao sự sống và cứu sống’.

Sách Sáng Thế tường thuật câu chuyện ly kỳ khi Thiên Chúa ‘tặng trao sự sống’ cho Eva, mẹ chúng sinh. Không đơn giản chút nào, một điều gì đó rất thú vị ở đây! Để có thể ‘mượn khéo’ một cái gì đó của Ađam, rất có thể ngoài ý muốn của ông, “Thiên Chúa phải khiến ông ngủ say; khi ông đang ngủ, Người lấy một xương sườn” để làm nên người mẹ đầu tiên ấy. Với chi tiết này, chúng ta có thể nghĩ đến Mẹ Maria. Thiên Chúa không chỉ ‘tặng trao sự sống’ cho Maria như cho Eva, bà tổ; nhưng qua Mẹ, Ngài ‘tặng trao Đấng Ban Sự Sống’ cho trần gian được sống, Giêsu Kitô, quả phúc lòng Mẹ. Đấng hiến trao mạng sống, Đấng Cứu Độ, vốn sẽ là quà tặng vĩ đại hơn tất cả các quà tặng của mọi bà mẹ trên thế gian có thể ‘nhận và trao’ cộng lại.

Tiếp đến, bà mẹ Tân Ước. Đây là một bà mẹ ngoại giáo đang mon men đến với Chúa Giêsu; bà phục lạy, khẩn cầu Ngài chữa cho con gái bà khỏi quỷ dữ. Chúa Giêsu trả lời, “Hãy để con cái ăn no trước đã, vì không nên lấy bánh của con cái mà ném cho cún”. Nhưng bà ấy thưa, “Thưa Thầy, đúng thế, nhưng các cún con cũng được ăn những mụn rơi dưới bàn ăn của con cái”. Ôi, không thể tin được, một người ngoại giáo đã nói lên một chân lý! Rằng, không ai xứng đáng với ơn Chúa cả! Trước Thiên Chúa, chẳng ai là xứng đáng! Đối diện một lòng tin và sự khiêm tốn của một người vốn chấp nhận sự hư không của mình, chấp nhận ngang hàng với những con vật dưới gầm bàn, Chúa Giêsu phải đầu hàng! Vì vậy, Ngài phải ‘cứu sống’, “Vì lời bà nói đó, bà hãy về; quỷ đã ra khỏi con gái bà”. Tuyệt vời thay!

Anh Chị em,

“Vì lời bà nói đó!”. Mẹ Maria vẫn đang chuyển cầu cho chúng ta, những con trai con gái của Mẹ! Và chắc hẳn cả “nhân loại, cả Hội Thánh, các cộng đoàn, các giáo xứ, các gia đình và bao linh hồn”; trong đó, có bạn và tôi, những con người đang rên xiết vì đau đớn, vì quỷ ám, tội lỗi hay bệnh tật... Và chúng ta tin rằng, để chúng ta có thể sống đến ngày hôm nay, thì Mẹ Maria hẳn cũng đã kì kèo, nài xin Thiên Chúa ban cho chúng ta bao ơn lành mà Mẹ biết chúng ta cần. Thế nhưng, một trong những gì Đức Mẹ biết chúng ta cần hơn cả, là chính Chúa Giêsu, Đấng ‘tặng trao sự sống và cứu sống’, Con của Mẹ. Ước gì bạn và tôi, chúng ta biết chạy đến với Mẹ mỗi ngày, níu áo Mẹ, van xin Mẹ; Mẹ sẽ không bao giờ đứng xa đứa con đáng thương của mình.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, qua Mẹ Maria, Chúa đã ‘tặng trao sự sống và cứu sống’ con bao lần; tạ ơn Chúa, cám ơn Mẹ. Cho con biết dâng mình, dâng gia đình, cộng đoàn con cho Mẹ mỗi ngày!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:21 08/02/2023

24. Thiên Chúa cách con -dù xa dù gần- đều do ở con. Nếu con yêu mến Thiên Chúa thì Thiên Chúa ở cạnh con và ở với con.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:23 08/02/2023
57. DÌM TRẺ EM XUỐNG SỐNG

Có người từ bên kia sông đi qua, nhìn thấy một người đang ẵm một em bé, đi về phía con sông, đứa nhỏ khóc thét lên.

Người bộ hành hỏi ông ta nguyên nhân, ông ta đáp:

- “Đừng lo, bố của nó bơi rất giỏi”

( Lữ thị xuân thu )

Suy tư 57:

Vì muốn con mình biết bơi lội nên ông bố đem nó xuống sông cùng tắm với ông, dĩ nhiên là đứa bé rất sợ và khóc thét lên.

Trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy, vì muốn cho chúng ta trở nên tốt hơn nên Thiên Chúa đã đem chúng ta “xuống sông”, tức là Ngài để cho chúng ta gặp nhiều thử thách, và trong thử thách này, chúng ta càng trưởng thành hơn. Có những lúc chúng ta sợ hãi như em bé bị ẵm đi xuống sông tắm, chúng ta lo sợ vì thử thách quá nặng mà mình thì yếu đuối, nhưng Thiên Chúa sẽ không bỏ rơi chúng ta, như lời Ngài đã nói với thánh Phao-lô: “Ơn Ta đủ cho ngươi.”

Ơn của Chúa sẽ đủ cho chúng ta, nếu chúng ta biết luôn cầu nguyện, nếu chúng ta biết phó thác cuộc sống của mình trong sự quang phòng của Thiên Chúa.

Ơn của Chúa thì rất nhiều, nhưng tôi có đón nhận ơn ấy như đón nhận một thần lực làm cho tôi đủ sức đón nhận thử thách và được sống đời đời không?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tự do và trách nhiệm
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
22:07 08/02/2023
Tự do và trách nhiệm

Suy Niệm Chúa Nhật VI Thường Niên A

(Mt 5,17 - 37)

Nói đến tự do là nói đến ân ban cao cả của Thiên Chúa trao tặng cho con người để con người tự do lựa chọn, làm chủ các hành động của mình và đưa ra quyết định có trách nhiệm về các hành vi ấy.

Tự do

Con người là tạo vật cao quý nhất được Thiên Chúa ban cho tự do, để con người ý thức rằng Thiên Chúa yêu thương mà đáp trả. Với tự do Chúa ban, con người có thể suy nghĩ, lựa chọn, quyết định cách sống, làm chủ đời mình và biết sống yêu thương, trong khi các loài khác phải sống theo quy luật cố định cho chúng. Chúa muốn con người là con cái Chúa chứ không phải thân nô lệ. Nhưng khi ban tự do cho con người, Thiên Chúa rất ư là liều lĩnh. Vì với tự do, con người có thể phản bội Thiên Chúa. Bài trích Sách Huấn Ca hôm nay bắt đầu bằng từ “Nếu”. "Nếu ngươi muốn tuân giữ các giới răn: việc trung thành giữ các giới răn là tùy ở ngươi" (Hc 15, 15).

Chọn gì được đấy

Hạnh phúc mà người ta tìm kiếm nằm ngay ở tầm tay con người. Giơ tay nắm lấy cái gì, hạnh phúc hay bất hạnh, thì người ta sẽ được ngay cái đó. Tác giả sách Huấn Ca tuyên bố : "Thiên Chúa ban cho con người sự sống và sự chết, con người có quyền lựa chọn thích thứ nào thì được thứ ấy" (Hc 15, 17 ). Lời trên làm chúng ta nhớ dến Cây biết biết lành biết dữ và Cây Sự Sống trong sách Sáng Thế (x. St 2 ​​, 9 ). Thiên Chúa dựng nên Adong và Evà, đặt họ vào trong "vườn địa đàng" cho ăn hết mọi trái cây trong vườn, trừ cây "biết lành biết dữ". Nếu giơ tay lên hái trái cấm mà ăn, họ sẽ phải chết. Adong và Evà đã được đặt trong tình trạng tự do để lựa chọn tương lai cho mình và con cháu.

Trái cây hạnh phúc và bất hạnh ở ngay tầm tay. Họ có thể lựa chọn giữa sự sống và sự chết, giữa "lửa và nước" như lời sách Huấn ca hôm nay viết. Bởi vì "lửa" là hình ảnh về sức mạnh tiêu diệt, tàn phá và chết chóc, còn "nước" lại nói lên nguồn mạch sinh ra sự sống dồi dào. Con người muốn lựa chọn đàng nào cũng được.

Ađam-Evà đã lựa chọn thế nào ai trong chúng ta cũng đã biết. Thiên Chúa không truyền cho ai phạm tội; Ngài không ủy lạo kẻ dối trá. Vì là Ðấng tốt lành nên Thiên Chúa không muốn ai phải chết. Lựa chọn sự dữ hay bất hạnh, tốt hay dở là quyền do của con người. Nếu muốn sống thì con người chọn giữ lệnh Chúa truyền. Bằng không họ sẽ tra tay vào lửa và lựa chọn sự chết.

Chúng ta không "quyết định" chọn cái ác, tội lỗi là điều không thể tránh khỏi, nhưng dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần, chúng ta được mời phân biệt sự lành và sự dữ cách tự do nhờ sức mạnh Thiên Chúa đã trao ban.

Chọn đi theo đường lối Chúa

Người khôn là người đi theo đường lối của Thiên Chúa. Ai giữ lệnh Chúa truyền, người ấy chắc chắn đi trong đường lối khôn ngoan dẫn đến sự sống. Chân lý này, người tín hữu nào cũng biết. Khó khăn nằm ở chỗ thực hành.

Trong thực tế, không phải lúc nào cũng dễ tuân giữ lệnh Chúa truyền. Kinh nghiệm dân Israel là bằng chứng. Họ không muốn tuân giữ Luật Chúa, để ngoài tai lời các tiên tri kêu gọi trở về, họ muốn sống như mọi dân tộc khác, đường họ họ đi. Tuy nhiên, dân Israel vẫn không nhận ra sự khôn ngoan của Thiên Chúa vẫn giữ kín từ đời đời cho đến lúc sáng tỏ trong biến cố Tử nạn - Phục sinh của Đức Giêsu Kitô. Vì sự khôn ngoan của Thiên Chúa mang lại sự sống và hạnh phúc đời đời cho con người, chứ không phải là Luật pháp và các Tiên tri. Chúng ta hãy nghe Chúa Giêsu tuyên bố: "Ðừng tưởng Ta đến để bãi bỏ Lề Luật hay các Tiên tri; Ta đến không phải để bãi bỏ mà để kiện toàn". Chúa Giêsu đã khẳng định Người là Ðấng phải đến trong thế gian, Vị Cứu Thế mà Cựu Ước loan báo phải trông đợi. Uy quyền của Người át cả Lề luật và các Tiên tri. Tuy nhiên Người không phủ nhận và bãi bỏ họ, nhưng kiện toàn.

Chẳng hạn Luật xưa bảo: " Chớ giết người; ai giết người thì đáng bị đưa ra tòa" (x. Mt 5, 21). Thì nay, Ðấng đến làm trọn Lề luật truyền lệnh không được tức giận anh em mình. Người đòi hỏi một sự công chính lớn và sâu xa hơn. Người kiện toàn luật này khi cấm người ta tức tối trong tâm hồn, và khuyên người ta hễ bất hòa với ai, phải mau làm hòa trước khi đến trước bàn thờ Chúa dâng của lễ.

Chỗ khác Luật xưa dạy rằng : Chớ ngoại tình! Nay Ðấng kiện toàn Lề luật đến, Người tuyên bố: phàm ai nhìn người nữ để thỏa lòng dục thì đã ngoại tình với nó trong lòng. Và Người truyền : "Nếu con mắt phải của con nên dịp tội cho con, thì hãy móc nó mà ném xa con; vì thà mất một chi thể còn lợi hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Và nếu tay phải con nên dịp tội cho con, thì hãy chặt mà ném nó xa con; vì thà mất một chi thể còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục" (Mt 5, 29-30). Chúa Giêsu muốn chúng ta phải tiêu diệt tội lỗi ngay từ trong lòng, nơi các nguyên nhân và điều kiện dẫn đến tội lỗi.

Nhưng đã nói đến ngoại tình, Người không thể bỏ qua một thắc mắc đang sôi nổi ở thời Chúa Giêsu cũng như ở thời đại chúng ta. Luật xưa nói: ai rẫy vợ thì hãy cho vợ ly thư. Và ở nhiều nơi luật đời hiện nay đã cho ly dị. Còn Chúa Giêsu tuyệt đối cấm ly dị.

Chúng ta hãy xin Chúa ban ơn trợ giúp, để chúng ta dùng tự do Chúa ban có trách nhiệm để được ơn cứu độ đời đời. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Kiện toàn luật Môsê bằng luật mới yêu thương
Lm Đan Vinh
22:50 08/02/2023

CHÚA NHẬT 6 TN A
Hc 15,16-21; 1 Cr 2,6-10; Mt 5,17-37
KIỆN TÒAN LUẬT MÔ-SÊ BẰNG LUẬT MỚI YÊU THƯƠNG

I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG : Mt 5, 17-37.
(17) "Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. (18) Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành.  (19) Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời. (20) "Vậy, Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. (21) "Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng : Chớ giết người; Ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà.  (22) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt. (23) Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, (24) thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. (25) Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. (26) Thầy bảo thật cho anh biết : anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng. (27) "Anh em đã nghe Luật dạy rằng : Chớ ngoại tình. (28) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi. (29) Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. (30) Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục. (31) "Luật còn dạy rằng : Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị. (32) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình. (33) "Anh em còn nghe Luật dạy người xưa rằng : Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. (34) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. (35) Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giê-ru-sa-lem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. (36) Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được. (37) Nhưng hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.

2. Ý CHÍNH :
Tin Mừng hôm nay tiếp tục ghi lại các lời dạy của Đức Giê-su trong nhiều thời điểm khác nhau liên quan đến Tám Mối Phúc Thật làm thành một bài giảng dài gọi là Bài Giảng Trên Núi. Qua đọan này Người dạy dân chúng về tương quan giữa Người với Luật Mô-sê : Người đến không phải để hủy bỏ, nhưng để kiện tòan Luật Cũ của Mô-sê bằng Luật Mới của Người là “mến Chúa yêu người”.

3. CHÚ THÍCH :
- C 17-19 : + Luật Mô-sê : Gồm 5 cuốn đầu của bộ Kinh Thánh Cựu Ước gọi là Ngũ Kinh như sau : Sáng Thế, Xuất hành, Lêvi, Dân số, Đệ Nhị Luật. + Lời các ngôn sứ : Là các sách ghi những lời tuyên sấm của các ngôn sứ. Kiểu nói Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ ám chỉ tòan bộ Kinh Thánh Cựu Ước. + Thầy đến không phải là để bãi bỏ… : Vì Đức Giê-su dạy một số điều xem ra không giống như Luật Mô-sê và lời giáo huấn của các ngôn sứ mà các Luật sĩ vẫn giải thích khi giảng dạy trong các hội đường Do thái. Chẳng hạn : Rượu mới bình mới (x Lc 5,37-39), Con Người làm chủ ngày sa-bát (x Mt 12,8), Con Người có quyền tha tội (x Mt 9,6), Người giảng dạy như Đấng có thẩm quyền (x Mt 7,29)… nên nhiều người nghĩ rằng Đức Giê-su đã hủy bỏ Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ. Do đó, trong đọan này Đức Giê-su khẳng định Người đến không phải để hủy bỏ mà để kiện tòan Luật Mô-sê, bằng cách dạy người ta giữ Luật với tinh thần yêu mến Thiên Chúa thay vì vụ vào Luật theo nghĩa đen trong từng chi tiết. + nhưng là để kiện toàn : Đức Giê-su kiện tòan bằng cách Người thực hiện các lời ngôn sứ tiên báo về Đấng Thiên Sai (x Mt 2,23); Người rút lại điều khoản Luật cho phép ly hôn (x Mc 10,5-12); Người cố ý chữa bệnh trong ngày sa-bát, nhằm dạy môn đệ thánh hoá ngày này bằng cách làm các việc lành là chia sẻ phục vụ tha nhân, thay vì không được làm bất cứ việc gì (x Mc 2,27-28); Người cố ý không rửa tay trước khi dùng bữa nhằm dạy người ta phải tẩy rửa tội lỗi trong tâm hồn thay vì chỉ rửa tay chân hay tắm rửa ngoài thân xác mà thôi (x Mt 15,1-9.10-20)… + Một chấm một phết trong Lề Luật : Sau khi đã loại bỏ những điều không phù hợp hoặc những điều nặng hình thức bên ngoài, Đức Giê-su dạy môn đệ phải tôn trọng mọi điều khoản khác của Lề Luật (x Mt 9,17). + Ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời : Nhỏ hay lớn ở đây không phải về cấp bậc cao thấp, mà về lối sống được chấp nhận hay không trong Nước Trời do Đức Giê-su thiết lập.
- C 20-26 : + Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời : Sự công chính theo các kinh sư và người Pha-ri-sêu là do có tuân giữ Luật Mô-sê cách cặn kẽ hay không. Còn sự công chính theo Đức Giê-su dạy là do tuân giữ Luật của Chúa với lòng yêu mến và nhằm tôn vinh Thiên Chúa. + Anh em đã nghe Luật dạy người xưa… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : Đức Giê-su nêu ra 6 điều trong Luật Mô-sê được Người kiện tòan. + Chớ giết người… Ai giận anh em mình…. Ai mắng anh em mình… Còn ai chửi anh em mình… : Luật Mô-sê chỉ cấm giết người thực sự. Còn Đức Giê-su kiện tòan luật này khi cấm gây đau khổ về tinh thần cho tha nhân như : cấm cả việc mắng hay chửi rủa tha nhân, vì cũng gây thiệt hại giống giết hại và làm đổ máu người anh em mình. + đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng… đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt : Tuy những lời mắng chửi anh em là “ngốc, khùng” không đáng bị phạt nặng, nhưng chính sự giận ghét căm thù anh em đều đáng bị kết án và sẽ bị trừng phạt nặng nề ở đời sau. + Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ : Lễ vật đẹp lòng Thiên Chúa nhất chính là lối sống mến Chúa yêu người. Do đó, trước khi dâng lễ vật trên bàn thờ, phải lo hòa giải với những ai đang có sự bất hòa với mình. Việc làm hòa là điều kiện để lễ vật dâng lên xứng đáng được Chúa vui nhận. + Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công… : Cần làm hòa ngay khi còn sống. Đừng đợi đến lúc chết mà vẫn còn giận ghét anh em, vì bấy giờ họ sẽ bị kết án và sẽ phải đền là “trả hết đồng xu cuối cùng”.
-C 27-32 : + Anh em đã nghe Luật dạy rằng : Chớ ngoại tình…Còn Thầy, Thầy bảo anh em biết… : Luật Mô-sê cấm ngọai tình (x Xh 20,14; Ds 5,18). Nhưng chỉ có tội thực sự khi hành động. Còn những điều ở trong đầu như ước muốn ngọai tình thì không có tội. Đức Giê-su kiện tòan bằng lời dạy : Ước muốn tà dâm trong tâm trí cũng có tội giống như đã hành động thực sự rồi. Do đó, người ta phải tránh mọi tư tưởng xấu và phải xa lánh dịp tội là những nguyên nhân dẫn đến hành động phạm tội. + Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi… Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã… : Kiểu nói cường điệu “móc mắt, chặt tay” ở đây nhằm nhấn mạnh phải tránh mọi dịp tội, thà chết chẳng thà phạm tội, thà hy sinh một phần thân thể mà được ơn cứu độ còn hơn có đầy đủ các phần thân thể mà toàn thân phải sa vào hỏa ngục. + Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : Luật Mô-sê cho phép chồng ly dị vợ bằng cách trao cho vợ tờ giấy ly thư (x Đnl 24,1). Nhưng Đức Giê-su đã rút lại điều khoản này. Theo Người, sở dĩ Luật Mô-sê phải tạm thời cho phép ly hôn là do lòng dạ chai đá của những người đương thời (x Mt 19,8-9). Đức Giê-su kiện tòan điều này : Ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình và ai cưới người đàn bà bị bỏ kia, cũng phạm tội ngoại tình”. + Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp : Câu này không có trong Tin mừng Mác-cô (Mc 10,11-12) và Lu-ca (Lc 16,18). Hội Thánh không chấp nhận ly hôn vì muốn bảo vệ đặc tính vĩnh hôn như Lời Chúa phán : “Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, lòai người không được phân ly” (Mt 19,6b). Người Tin lành và Chính Thống giải thích Chúa cho phép ly hôn nếu một bên ngọai tình. Còn các nhà chú giải Kinh Thánh Công Giáo giải thích trường hợp nói đây là hôn nhân bất hợp pháp, nghĩa là kết hôn trái luật Chúa và không được Hội Thánh công nhận. Do đó hai người không được tiếp tục chung sống như vợ chồng. Nếu Đức Giê-su cho phép vợ chồng ly dị vì lý do ngọai tình thì giáo lý của Người cũng đâu có gì khác và trổi vượt hơn so với Luật Mô-sê. Thánh Phao-lô cũng cấm sự ly hôn và chỉ cho hai vợ chồng sống “ly thân”, nghĩa là vừa không sống chung với nhau vừa không kết hôn với người nào khác (x 1 Cr 7,10-11).
-C 33-37 : + Luật dạy người xưa rằng : Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả : Luật Mô-sê cho phép thề với điều kiện phải giữ trọn lời đã thề hứa. Nhưng Đức Giê-su kiện tòan khi dạy không được thề. Tuy nhiên đây chỉ là lời khuyên chứ không cấm vì lý do sau : Một là chính thánh Phao-lô cũng đã nhiều lần lấy danh Chúa mà thề : ” Phần tôi, có Thiên Chúa chứng giám, tôi xin lấy mạng sống mà thề rằng : …”(2 Cr 1,23; Rm 1,9; Gl 1,20…). Hai là Đức Giê-su có lần mặc nhiên chấp nhận lời thề của Thượng tế khi ông ta nói : “Tôi nại đến Thiên Chúa hằng sống, mà truyền cho ông phải nói cho chúng tôi biết : Ông có phải là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa không?” Đức Giê-su trả lời : “Chính ngài nói đó…” (Mt 26,63-64). Ngày nay trong một vài trường hợp đặc biệt không rõ sự thực, Hội Thánh cũng đòi các tín hữu phải đặt tay trên Sách Thánh Kinh để thề, và phải tôn trọng tuân giữ lời đã thề (Sách GLCG Tân Định số 309 về điều răn thứ II).

4. CÂU HỎI :
1) Hãy trưng dẫn Đức Giê-su đã kiện tòan Luật Mô-sê trong những trường hợp nào?
2) Phải chăng Đức Giê-su cho phép vợ chồng được ra tòa ly hôn để lấy người khác khi một trong hai người phạm tội ngọai tình?

II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA : "Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn” (Mt 5,17).

2. CÂU CHUYỆN :

1) CHIẾC NHẪN KỲ DIỆU :
Truyện cổ Đông phương có câu chuyện như sau : Ngày xưa có một vị đạo sĩ dâng cho vị Đại vương một chiếc nhẫn thần kỳ diệu và quý giá. Nó vô giá vì được làm bằng vàng mười và trên mặt nhẫn có gắn nhiều viên kim cương chiếu sáng lấp lánh. Ngoài ra chiếc nhẫn này còn kỳ diệu ở chỗ : Người nào đeo nó mà làm tốt thì chiếc nhẫn đeo trên ngón tay sẽ vừa khít và các viên kim cương sẽ phát ra ánh sáng lấp lánh. Nhưng nếu người đeo nhẫn làm điều gì thất nhân ác đức, thì chiếc nhẫn sẽ xiết lại làm ngón tay đeo nó bị sưng to đau đớn. Từ ngày đeo chiếc nhẫn thần này, vị Đại vương do luôn được cảnh báo nên đã trở thành một vị vua anh minh nhân hậu, khiến thần dân kính phục, và đất nước ngày một cường thịnh.
Mỗi người trong chúng ta cũng có một chiếc nhẫn kỳ diệu và quý giá là Lời Chúa và tiếng lương tâm cáo trách. Nếu chúng ta làm điều thiện thì lương tâm sẽ được bình an. Nhưng nếu ta để lòng thù ghét tha nhân thì cho dù không ai hay biết, nhưng ta vẫn bị tiếng lương tâm cáo trách. Tiếng ấy chính là tiếng Chúa để khuyên ta làm lành lánh dữ.

2) SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU VÀ SỰ KHIÊM TỐN NHẬN LỖI :
Gần đây tạp chí Reader’s Digest có đăng một câu truyện cảm động về tình yêu giữa hai vợ chồng như sau :
Có đôi vợ chồng nhà kia thường tranh cãi hơn thua với nhau. Lần kia, trong lúc đang to tiếng tranh cãi thì người chồng đột nhiên im lặng và ôn tồn nói với vợ rằng : “Thôi, chúng ta đã cãi nhau nhiều lần mà đâu có người chiến thắng. Vậy bây giờ thay vì cãi nhau, mỗi người chúng ta hãy lấy giấy bút viết ra những lỗi lầm của nhau trong mười phút, xem ai sai lỗi nhiều hơn nhé”. Người vợ liền đồng ý. Sau đó anh chồng lấy giấy ra và bắt đầu viết. Thấy vậy, cô vợ không chịu thua cũng ngồi xuống viết liên hồi. Cô kể ra mọi sai lỗi của chồng trong quá khứ mà cô vẫn còn nhớ. Cô cảm thấy rất hả hê khi trang giấy của cô mỗi lúc một nhiều thêm về những sai lỗi của chồng. Sau mười phút, hai người trao bản cáo trạng cho nhau. Nhưng rồi sự lạ xảy ra là khi cầm tờ giấy của chồng, nét mặt cô vợ từ vẻ hả hê ban đầu đã biến đổi vì hối hận. Cô vội chạy lại giật lấy tờ giấy vừa trao cho chồng và ôm choàng lấy anh mà khóc. Sở dĩ kết quả bất ngờ tốt đẹp như vậy là do trên tờ giấy của anh chồng, cô chỉ đọc thấy dòng chữ như sau : “Anh rất yêu em và nhiều lần đã có lỗi với em. Anh rất hối hận và ngàn lần xin lỗi em. Hãy tha thứ cho anh nhé em yêu !”.

3) PHẢI NÊN THÁNH TOÀN DIỆN CHỨ KHÔNG NỬA VỜI :
Một hôm, một người tín hữu gặp người bạn vô tín. Anh bạn vô tín lên tiếng hỏi :
- Anh mới đi đâu về vậy?
- Tôi vừa từ nhà thờ về.
- Hôm nay, ở nhà thờ anh nghe giảng đề tài gì?
- Giảng về vấn đề người tín hữu phải nên thánh.
- Vậy anh đã nên thánh chưa?
Anh tín hữu đáp :
- Anh cứ coi mặt tôi đây thì biết.
- À để tôi coi thử.
Nói rồi, anh ta tát một cái thật mạnh vào mặt anh tín hữu. Anh này liền nổi giận chửi mắng anh bạn vô tín kia và muốn đánh lại. Bấy giờ anh bạn vô tín liền nói :
- Nếu nên thánh thì lẽ ra anh đã phải sống lời Chúa dạy là có lòng từ bi thương xót và tha thứ cho những kẻ thù ghét bách hại mình mới phải. Thế tại sao anh lại chửi lại và muốn đánh tôi khi tôi mới chỉ tát anh có một cái? Anh tín hữu trả lời :
- Tôi đã nói với anh là tôi mới chỉ nên thánh trên mặt. Còn cái miệng và tay chân thì chưa nên thánh, nên tôi vẫn có quyền đánh anh chứ.
Anh bạn vô tín liền vui vẻ nói :
- Thôi. Tôi tưởng anh phải nên thánh trọn vẹn chứ. Nếu anh mới nên thánh nửa vời như vậy thì anh đâu hơn gì tôi? Tôi đề nghị nếu quyết tâm nên thánh thì anh sẽ phải nên thánh cả hồn lẫn xác, từ trong tư tưởng, lời nói đến việc làm mới phải.

4) HẬU QUẢ CỦA THÁI ĐỘ THIẾU KHOAN DUNG :
Trong một trường nội trú kia, một số học sinh thường hay to tiếng cãi lộn và đánh nhau làm mất trật tự và gây náo loạn trong trường. Một hôm thầy giám thị yêu cầu mỗi học sinh phải đeo một chiếc túi ny-lông và nhà trường sẽ cung cấp một bao đầy các củ khoai tây nhỏ để ở cái sọt cuối hành lang. Sau đó, thầy giám thị yêu cầu các em mỗi khi bị bạn bè xúc phạm, thay vì tranh cãi hoặc đánh lộn như trước, thì hãy lẳng lặng đến sọt ở cuối hành lang lấy ra một củ khoai, lột vỏ và viết ngày giờ cùng tên người kia trước khi bỏ củ khoai đó vào túi ny-lông đeo luôn bên mình. Trong ngày các em phải luôn đeo túi ny-lông : khi đi học, ăn cơm hay cả lúc đi ngủ… Sau vài ngày, túi của nhiều em học sinh đã có nhiều khoai tây. Sự phiền phức khi phải mang vác chiếc túi khoai khiến các em cảm nghiệm được gánh nặng tinh thần phải chịu đựng. Sau mấy ngày, khoai tây bắt đầu phân huỷ thành một thứ nhầy nhụa hôi hám và các em chỉ muốn mau vứt nó đi.
Bấy giờ, thầy giám thị mới tập trung và nói : Các em thấy đó. Sự giận dữ một ai đó chỉ là gánh nặng cho chúng ta. Nó làm chúng ta mất nhiều thời gian quan tâm tới nó; Nhiều khi nó còn gây cho người khác bị bực bội nữa… Như vậy tha thứ chính là cách làm cho tâm hồn chúng ta được thanh thản, giúp cuộc sống của chúng ta luôn bình an, và là phương thế mang lại niềm vui và hạnh phúc cho chúng ta. Thế nhưng, nói thì dễ mà không dễ làm chút nào. Vì tính tự ái, vì thiếu lòng quảng đại, nên chúng ta thường hay nuôi hận thù và như vậy là đã tự làm khổ mình và những người sống gần bên chúng ta.

5) THẾ NÀO LÀ MỘT VỊ THÁNH HOÀN HẢO?
Có một thanh niên đến xin tu học với một vị ẩn sĩ trên núi nổi tiếng nhân đức thánh thiện. Sau vài năm theo học, một hôm anh ta đến xin thầy cho xuống núi hành đạo, vì cảm thấy mình đã thành một người thánh thiện. Bấy giờ vị thầy mới hỏi : "Từ ngày lên núi ở với thầy đến nay con đã đạt được mức độ thánh thiện nào rồi?". Anh tu sĩ liền khoe : "Con đã sống rất kham khổ, đã làm nhiều việc hành xác như : không ăn thịt cá mà chỉ ăn rau cỏ, kiêng cữ uống rượu, loại bỏ các lạc thú xác thịt và tránh những món ăn ngon. Ban đêm con nằm ngủ trên nền đất lạnh giá và còn đánh tội mỗi ngày 3 lần !". Nghe vậy, vị thầy liền mỉm cười và ôn tồn nói : "Sự thánh thiện của con cũng khá đó. Tuy nhiên, con hãy nhìn ra sân sau nhà mình mà xem con lừa của chúng ta : Ban ngày nó chỉ ăn cỏ ngoài cánh đồng, ban đêm nằm ngủ trên nền đất lạnh giá. Nó cũng không uống rượu và không hưởng các lạc thú xác thịt. Thân thể của nó cũng bị chủ đánh đòn ít nhất 3 lần mỗi ngày. Thầy nói thật cho con biết : Hiện giờ sự thánh thiện của con mới đang ở mức thấp nhất, chứ đừng nói là đã thực sự nên thánh ! ».
Anh tu sĩ đã nghĩ lầm rằng : khi anh tuân giữ một số hình thức tu đức là đã đạt được mức độ thánh thiện cao, đang khi theo thầy anh đánh giá thì sự thánh thiện của anh mới chỉ bằng con lừa mà thôi !

3. SUY NIỆM :

1) ĐỨC GIÊ-SU KHÔNG HỦY BỎ NHƯNG KIỆN TÒAN LUẬT MÔ-SÊ :
Luật Mô-sê tuy đã tiến bộ nhiều vào thời bấy giờ, nhưng vẫn còn một số thiếu sót cần được kiện toàn như lời Đức Giê-su : “Tôi không đến để bãi bỏ Lề Luật, nhưng là để kiện toàn”. Đức Giê-su đã kiện toàn Luật Mô-sê cụ thể như sau :

a) Kiện toàn luật hưu lễ ngày Sa-bát : Người đã chữa lành cho người có tay khô bại (x. Mt 12,9); cho người đàn bà bị còng lưng (x. Lc 13,10); cho người mắc bệnh phù thũng (x. Lc 14,1); cho người bất toại nằm bên bờ hồ trong đền thánh (x. Ga 5,1t); hóa bánh ra nhiều (x. Ga 6,4); chữa lành người mù từ thuở mới sinh (x. Ga 9,16). Người khẳng định : “Ngày sa-bát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày sa-bát” (Mc 2,27).

b) Kiện toàn luật cấm giết người : Luật Mô-sê dạy: “Chớ giết người; ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà” (Mt 5,21). Còn Đức Giêsu cấm cả nguyên nhân dẫn đến giết người như “giận”, “mắng” và “chửi” anh em (x. Mt 5,22). Về sau thánh Gio-an cũng dạy : “Phàm ai ghét anh em mình thì là kẻ sát nhân” (1 Ga 3,15).

c) Kiện toàn luật cấm ngoại tình : Luật Mô-sê cấm hành động ngoại tình. Đức Giêsu không những cấm hành động mà còn cấm cả nguyên nhân phát sinh ngoại tình như sau : “Ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi” (Mt 5,28). Người mời gọi chúng ta phải dứt khoát với tội lỗi như sau : “Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục” (Mt 5, 29-30).

d) Kiện toàn luật cấm ly dị : Luật Mô-sê dạy : “Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị.” Đức Giêsu cấm hẳn ly dị hoặc đa thê. Ngài nhấn mạnh : “Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình” (Mt 5,32).

e) Kiện toàn luật cấm thề gian : Luật Mô-sê cho phép thề, chỉ cấm bội thề. Còn Đức Giê-su dạy : “Đừng thề chi cả” (Mt 5,34-36). Cần phải ăn nói trung thực để thuộc về Chúa và tránh theo phe ma quỷ : “‘Có’ thì phải nói ‘có’, ‘không’ thì phải nói ‘không’. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ” (Mt 5,37). Ngoài ra, Đức Giêsu còn kiện toàn luật ăn chay, cầu nguyện, bố thí (x. Mt 6,1-18), luật báo thù (x. Mt 5,38-42), luật yêu thương (x. Mt 5,43-48).

Tóm lại : Đức Giêsu không những nêu gương tuân giữ Lề Luật mà Người còn kiện toàn Lề Luật theo tiêu chuẩn mến Chúa yêu người.

2) TRÁNH NGUYÊN NHÂN PHẠM TỘI :
- Mắt là cơ quan tiếp thu thế giới bên ngoài. Mắt không những là cửa sổ, mà còn là cửa chính của tâm hồn. Các cơn cám dỗ thường qua các cửa đó để vào tâm hồn con người : E-và nhìn trái cấm, Đa-vít nhìn người phụ nữ khêu gợi. Cái nhìn sẽ thổi bùng lên ngọn lửa đam mê, và thúc bách để người ta thoả mãn các lạc thú bất chính.
- Ngày nay chúng ta sống trong một thế giới “Nghe nhìn” : Tivi, phim ảnh, sách báo, video, thời trang, quảng cáo… tất cả đang tìm cách lôi cuốn cái nhìn của con người, thúc bách họ tìm cách thoả mãn các đam mê lạc thú bất chính.
- Vậy chúng ta phải làm gì để luôn giữ cho đôi mắt được trong sáng như trẻ thơ?
Làm thế nào để lòng trí chúng ta không bị vấy bẩn do các hình ảnh dâm ô tục tĩu?
Làm sao để chúng ta biết nhìn người khác phái như là người thân của mình?
Làm sao để người phụ nữ không tự biến mình thành đồ chơi cho những kẻ dâm ô?

3) THỰC THI LUẬT CŨ BẰNG LUẬT MỚI YÊU THƯƠNG :
- Từ khi ra giảng đạo, Đức Giê-su tuy không loại bỏ Luật Mô-sê, nhưng đã thay Luật Cũ nặng hình thức bề ngoài, bằng Luật Mới yêu thương : “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).
- Ngày nay sự công chính hay thánh thiện không hệ tại ở việc giữ Luật Mô-sê, mà ở lòng tin vào Đức Giê-su như tông đồ Phao-lô khẳng định : “Người ta được nên công chính vì tin, chứ không phải vì làm những gì Luật dạy” (Rm 3,28). Thánh Au-gus-ti-nô cũng đồng quan điểm khi nhấn mạnh đến lòng tin yêu khi giữ luật : “Cứ yêu đi, rồi muốn làm gì thì làm” (Ama et fac quod vis). Vì “Ai yêu người thì đã chu tòan Lề Luật” (Rm 13,8). “Ở điểm này mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35).

4) PHẢI THỰC THI YÊU THƯƠNG CỤ THỂ NHƯ THẾ NÀO?
- Yêu thương không phải chỉ bằng lời nói suông, hay bằng tình cảm nhất thời, nhưng phải bằng việc làm cụ thể như kinh Thương Người. Thánh Gia-cô-bê dạy : “Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ : “Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no”, nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì?” (Gc 2, 15-16).
- Đến ngày tận thế khi đến lần thứ hai để xét xử muôn dân, Vua Thẩm Phán Giê-su sẽ xét theo tiêu chuẩn bác ái cụ thể như sau : “Bấy giờ, Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng : “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han… Ta bảo thật các ngươi : mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,34-36.40).

4. THẢO LUẬN :
Đức Giê-su coi việc làm hòa với tha nhân trọng hơn việc dâng lễ Đền thờ. Vậy mỗi người tín hữu chúng ta cần làm gì mỗi khi đi dâng lễ tại nhà thờ?

5. NGUYỆN CẦU :
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin hãy đổ ơn Thánh Thần biến đổi con nên người mới :
Xin biến đổi mắt con mỗi lần con thấy Chúa hiện thân nơi những kẻ nghèo hèn.
Xin biến đổi môi miệng con mỗi lần con rước Chúa vào lòng trong thánh lễ.
Xin biến đổi tai con mỗi lần con nghe Chúa dạy qua các mục tử trong Hội Thánh.
Xin làm cho khuôn mặt con được rạng ngời ánh sáng mỗi lần con tiếp xúc với Chúa.
Ước chi mọi người nhìn thấy sự tươi vui của Chúa qua nụ cười của con; Thấy sự dịu dàng của Chúa qua lời nói và hành động của con. Xin cho con biết nhẫn nhịn tha nhân và đồng hành với Chúa trên mọi nẻo đường phục vụ tha nhân giữa đời thường. -Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giáo lý Hàng tuần của Đức Phanxicô: Chuyến Tông du Cộng Hòa Dân Chủ Congo và Nam Sudan
Vu Van An
13:58 08/02/2023

Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung tại Hội trường Phaolô VI, Thứ tư, ngày 8 tháng 2 năm 2023, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói về chuyến tông du của ngài tại Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:



Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!

Tuần trước tôi đã đến thăm hai quốc gia châu Phi: Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan. Tôi cảm ơn Thiên Chúa đã cho phép tôi thực hiện cuộc hành trình mà tôi hằng mong ước. Hai “giấc mơ”: đến thăm người dân Congo, những người trông coi một đất nước bao la, trái tim xanh của Châu Phi: cùng với Amazonia, họ là hai lá phổi của thế giới. Một vùng đất giàu tài nguyên và đẫm máu bởi một cuộc chiến không bao giờ kết thúc, bởi vì luôn có người thổi bùng ngọn lửa. Và đến thăm người dân Nam Sudan, trong một cuộc hành hương vì hòa bình cùng với Tổng Giám mục Canterbury, Justin Welby, và Tổng Điều hành của Giáo hội Scotland, Iain Greenshields: chúng tôi đã cùng nhau làm chứng rằng điều có thể, và là một nghĩa vụ, là cộng tác trong sự đa dạng, đặc biệt nếu người ta chia sẻ niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô.

Ba ngày đầu tiên tôi ở Kinshasa, thủ đô Cộng hòa Dân chủ Congo. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Tổng thống và các nhà lãnh đạo khác của đất nước vì sự đón tiếp họ đã dành cho tôi. Ngay sau khi tôi đến, tại Dinh Tổng thống, tôi đã có thể gửi một thông điệp tới quốc gia: Congo giống như một viên kim cương, vì bản chất, tài nguyên của nó, và đặc biệt là vì người dân của nó; nhưng viên kim cương này đã trở thành nguồn gốc của tranh chấp, bạo lực và nghịch lý thay là sự bần cùng hóa người dân. Đó là một động lực cũng được tìm thấy ở các khu vực châu Phi khác và áp dụng chung cho lục địa này: một lục địa đã bị xâm chiếm, khai thác, cướp bóc. Đứng trước tất cả những điều này, tôi đã nói hai hạn từ. Hạn từ đầu tiên có tính tiêu cực: "Đủ rồi!" Ngừng khai thác châu Phi! Tôi đã nói nhiều lần rằng trong vô thức tập thể có câu, “Châu Phi phải bị bóc lột”: đủ rồi! Tôi đã nói điều đó. Hạn từ thứ hai có tính tích cực: hãy cùng nhau, hãy cùng nhau với phẩm giá, tất cả hãy cùng nhau, và với sự tôn trọng lẫn nhau, nhân danh Chúa Kitô, niềm hy vọng của chúng ta, hãy cùng nhau tiến tới. Đừng bóc lột, hãy cùng nhau tiến lên.

Và nhân danh Chúa Kitô, chúng tôi đã quy tụ để cử hành Thánh Thể trọng đại. Vẫn ở Kinshasa, nhiều cuộc họp khác nhau sau đó đã diễn ra: với các nạn nhân của bạo lực ở phía đông đất nước, khu vực đã nhiều năm bị chia cắt bởi chiến tranh giữa các nhóm vũ trang do lợi ích kinh tế và chính trị điều động. Tôi đã không thể đến Goma. Mọi người sống trong sợ hãi và bất an, hy sinh trên án thờ của những giao dịch bất chính. Tôi đã nghe những lời chứng gây ngỡ ngàng của một số nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ, những người đã đặt vũ khí và các dụng cụ giết người khác dưới chân thập giá. Cùng với họ, tôi đã nói “không” với bạo lực, “không” với cam chịu, “có” với hòa giải và hy vọng. Họ đã đau khổ rất nhiều, và tiếp tục đau khổ.

Sau đó tôi đã gặp đại diện của các tổ chức bác ái khác nhau có mặt trong nước để cảm ơn và khuyến khích họ. Công việc của họ với người nghèo và vì người nghèo không gây ồn ào, nhưng ngày qua ngày làm cho công ích lớn lên. Các sáng kiến bác ái phải luôn được đặt lên hàng đầu và trên hết vì sự phát triển, không chỉ vì viện trợ mà vì sự phát triển. Viện trợ được, nhưng phải phát triển.

Đã có một khoảnh khắc đầy phấn khích với các bạn trẻ Congo và các giáo lý viên tại sân vận động. Như thể được đắm chìm trong hiện tại, hướng tới tương lai. Anh chị em hãy nghĩ đến sức mạnh của sự đổi mới có thể dẫn dắt thế hệ Kitô hữu mới, được đào tạo và truyền cảm hứng bởi niềm vui của Tin Mừng! Tôi đã chỉ ra năm con đường cho họ, cho giới trẻ: cầu nguyện, cộng đồng, trung thực, tha thứ và phục vụ. Đối với những người trẻ Congo, tôi đã nói: con đường của các con là thế này: cầu nguyện, đời sống cộng đồng, trung thực, tha thứ và phục vụ. Xin Chúa nghe tiếng kêu cầu công lý của họ.

Sau đó, tại Nhà thờ Chính tòa Kinshasa, tôi đã gặp gỡ các linh mục, phó tế, các tu sĩ nam nữ và các chủng sinh. Có rất nhiều người trong số họ, và họ còn trẻ, bởi vì có rất nhiều ơn gọi: đó là một ân sủng của Thiên Chúa. Tôi kêu gọi họ trở thành những người phục vụ nhân dân như những chứng nhân của tình yêu Chúa Kitô, vượt qua ba cám dỗ: sự tầm thường về thiêng liêng, sự thoải mái của thế gian và sự hời hợt. Tôi muốn nói rằng đó là những cám dỗ phổ biến đối với các chủng sinh và linh mục. Chắc chắn, sự tầm thường về thiêng liêng, khi một linh mục chịu khuất phục trước sự tầm thường, thật đáng buồn: tiện nghi trần tục, tức là tính thế tục, là một trong những tệ nạn tồi tệ nhất có thể giáng xuống Giáo hội; và hời hợt. Cuối cùng, với các giám mục Congo, tôi đã chia sẻ niềm vui và khó khăn trong công việc mục vụ. Tôi mời gọi họ hãy để cho mình được an ủi bởi sự gần gũi của Thiên Chúa, và hãy trở nên những ngôn sứ cho dân chúng, với sức mạnh của Lời Chúa, hãy là những dấu chỉ cho thấy Chúa là Đấng như thế nào, cho thấy thái độ của Chúa đối với chúng ta: cảm thương, gần gũi, dịu dàng.. Đó là ba cách… cách mà Chúa ở với chúng ta: Người đến gần chúng ta – sự gần gũi – với lòng cảm thương và sự dịu dàng. Tôi đã yêu cầu điều này nơi các linh mục và giám mục.

Sau đó, phần thứ hai của cuộc hành trình diễn ra tại Juba, thủ đô của Nam Sudan, một nhà nước được khai sinh vào năm 2011. Cuộc viếng thăm này có một nét rất đặc biệt, được diễn tả bằng khẩu hiệu vang vọng lời Chúa Giêsu: “Con cầu cho chúng hết thẩy nên một” (x. Ga 17:21). Thật vậy, đó là một cuộc hành hương đại kết vì hòa bình, được thực hiện cùng với các nhà lãnh đạo của hai Giáo hội có mặt trong lịch sử ở vùng đất đó: Hiệp thông Anh giáo và Giáo hội Scotland. Đó là đỉnh cao của một hành trình được thực hiện cách đây vài năm, khi chúng tôi tập trung tại Rome vào năm 2019, cùng với các nhà lãnh đạo Nam Sudan, để thực hiện cam kết vượt qua xung đột và xây dựng hòa bình. Vào năm 2019, đã có một cuộc tĩnh tâm ở đây, trong Giáo triều, với tất cả những chính trị gia này, với tất cả những người này khao khát các chức vụ, một số trong họ là kẻ thù, nhưng tất cả đều tham gia cuộc tĩnh tâm. Và điều này đã đem lại sức mạnh để tiến lên phía trước. Thật không may, quá trình hòa giải đã không tiến triển nhiều, và Nam Sudan non trẻ là nạn nhân của luận lý cũ về quyền lực và sự cạnh tranh, vốn tạo ra chiến tranh, bạo lực, người tị nạn và những người di tản trong nước. Tôi rất biết ơn Tổng thống vì sự chào đón mà ông đã dành cho tôi và về cách ông đang cố gắng quản lý con đường không hề dễ dàng này, nói “không” với tham nhũng và buôn bán vũ khí, và nói “có” với gặp gỡ và đối thoại. Và điều này thật đáng xấu hổ: nhiều quốc gia được gọi là “văn minh” cung cấp viện trợ cho Nam Sudan, và viện trợ này bao gồm vũ khí, vũ khí, vũ khí để kích động chiến tranh. Điều này thật đáng xấu hổ. Và vâng, thúc đẩy nói “không” với tham nhũng và buôn bán vũ khí, và nói “có” với gặp gỡ và đối thoại. Có như vậy mới phát triển, người dân mới yên tâm làm ăn, người bệnh mới được chữa khỏi, trẻ em mới được đến trường.

Bản chất đại kết của chuyến viếng thăm Nam Sudan được thể hiện đặc biệt trong buổi cầu nguyện được tổ chức cùng với anh em Anh giáo của chúng ta và những người thuộc Giáo hội Scotland. Chúng tôi đã cùng nhau lắng nghe Lời Chúa, cùng nhau dâng lên những lời kinh chúc tụng, nài xin và chuyển cầu. Trong một thực tế đầy xung đột như ở Nam Sudan, dấu hiệu này có tính căn bản, và không được coi là đương nhiên, bởi vì thật không may, có những người lạm dụng danh Thiên Chúa để biện minh cho bạo lực và áp bức.

Thưa các anh chị em, Nam Sudan là một quốc gia có khoảng 11 triệu dân – nó thật nhỏ bé! – trong số đó, do hậu quả của các cuộc xung đột vũ trang, hai triệu người phải di tản trong nước cũng như nhiều người đã trốn sang các nước láng giềng. Vì vậy, tôi muốn gặp một nhóm đông đảo những người di tản trong nước, để lắng nghe họ và làm cho họ cảm thấy sự gần gũi của Chúa Kitô. Thật vậy, các Giáo hội và các tổ chức truyền cảm hứng Kitô giáo đang ở tuyến đầu bên cạnh những người nghèo này, những người đã sống nhiều năm trong các trại Di Tản Trong Nước. Tôi đặc biệt nói với phụ nữ – ở đó có những phụ nữ tốt! – họ là lực lượng có thể biến đổi đất nước, và tôi khuyến khích mọi người hãy là hạt giống của một Nam Sudan mới, không có bạo lực, hòa giải và bình định.

Sau đó, trong cuộc gặp gỡ với các mục tử và những người tận hiến của Giáo hội địa phương, chúng tôi đã nhìn Môsê như một mẫu mực về sự vâng phục Thiên Chúa và kiên trì trong việc chuyển cầu.

Và trong buổi cử hành Thánh Thể, hành động cuối cùng của chuyến viếng thăm Nam Sudan và của toàn bộ hành trình, tôi đã lặp lại Tin Mừng, khuyến khích các Kitô hữu trở thành “muối và ánh sáng” trên vùng đất đầy khó khăn này. Thiên Chúa không đặt niềm hy vọng vào những người vĩ đại và quyền lực, nhưng vào những người nhỏ bé và khiêm nhường. Và đây là con đường của Thiên Chúa.

Tôi cảm ơn chính quyền Nam Sudan, Tổng thống, ban tổ chức chuyến đi và tất cả những người đã đầu tư công sức, công sức của mình để chuyến đi diễn ra tốt đẹp. Tôi cảm ơn những người anh em của tôi, Justin Welby và Iain Greenshields, vì đã đồng hành cùng tôi trong cuộc hành trình đại kết này.

Chúng ta hãy cầu nguyện để tại Cộng hòa Dân chủ Congo, Nam Sudan, và toàn thể Phi châu, những hạt giống của Vương quốc tình yêu, công lý và hòa bình của Người có thể nảy mầm. Cảm ơn anh chị em.

__________________________

Lời chào đặc biệt

Tôi xin gửi lời chào nồng nhiệt đến những người hành hương nói tiếng Anh tham gia buổi triều yết hôm nay, đặc biệt là những người đến từ Anh và Hoa Kỳ. Tôi gửi lời chào đặc biệt đến nhiều nhóm sinh viên hiện diện. Tôi cầu xin niềm vui và bình an của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, trên tất cả các bạn và trên gia đình của các bạn. Chúa phù hộ bạn!

__________________________

Lời kêu gọi

Vào lúc này, tôi nghĩ đến các dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận động đất khiến hàng ngàn người chết và bị thương. Với lòng xúc động, tôi cầu nguyện cho họ và bày tỏ sự gần gũi của tôi với những dân tộc này, với gia đình của các nạn nhân và với tất cả những ai đang chịu đựng thảm họa tàn khốc này. Tôi cảm ơn các nhân viên cứu trợ và tôi khuyến khích mọi người thể hiện tình đoàn kết với những vùng lãnh thổ đó, một số trong đó đã bị tàn phá bởi một cuộc chiến tranh lâu dài. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện để những anh chị em này của chúng ta có thể tiến lên, vượt qua thảm kịch này, và chúng ta hãy xin Đức Mẹ bảo vệ họ: “Ave Maria…”.
 
Một biến đổi bất ngờ sau chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha
Thanh Quảng sdb
17:09 08/02/2023
Một biến đổi bất ngờ sau chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha

Aleteia - Cerith Gardiner

Một người bạn đã chia sẻ với tôi về chuyến tông du gần đây của Đức Thánh Cha đến lục địa châu Phi có những ảnh hưởng sâu rộng như thế nào.

Khi Đức Thánh Cha Phanxicô trở lại Vatican, những thông điệp mà ngài chia sẻ trong chuyến tông du 6 ngày tới Châu Phi đang âm vang khắp nơi.

Thực tế, khi tôi tình cờ gặp Nadine, một người hàng xóm sinh ở Cộng hòa Dân chủ Congo nhưng sống ở Pháp trong 15 năm qua, cô cho hay sự hiện diện của Đức Thánh Cha đã tác động đến cô ấy như thế nào.

Nadine, bà mẹ hai con thường vội vã vào buổi sáng vì cô ấy làm việc cực nhọc để nuôi sống gia đình với mức thu nhập tối thiểu. Mặc dù cô ấy hay phàn nàn – điều có thể hiểu được trong hoàn cảnh của cô ấy – nhưng vào buổi sáng hôm nay, cô ấy dường như không chỉ sống mà còn tỏa sáng.

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện như bình thường. Và sau đó cô ấy nắm lấy vai tôi và hỏi tôi có biết Đức Thánh Cha đang ở quê hương của cô ấy không – cô ấy không biết rằng tôi làm việc trong ngành truyền thông Công Giáo. Trước khi tôi trả lời, cô ấy bắt đầu lặp lại bài diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxicô với các tín hữu ở Congo, gần như nguyên văn.

Và tôi nhận ra rằng chuyến tông du của Đức Thánh Cha đã ảnh hưởng sâu đậm đến cô - ngay cả khi cô ấy đang lắng nghe ở cách xa cả một lục địa. Đối với Nadine, Đức Thánh Cha đã đến quê hương của cô và nói chuyện trực tiếp với cô. Giống như những người đồng hương của cô đã chứng kiến chuyến viếng thăm của ĐTC, cô ấy cũng vậy, mặc dù thông qua các phương tiện truyền thông.

ĐTC đã nói về những vấn đề mà cô ấy rất quan tâm tới. ĐTC đã làm cho đất nước của cô ấy trở về và liên đới chặt chẽ hơn với Giáo hội, đúng vậy, và điều đó mang lại cho cô ấy niềm vui lớn lao, đồng thời khiến cô ấy cảm thấy gần gũi hơn với đức tin của mình.

Cuộc đối thoại ngắn ngửi đã làm tôi ngạc nhiên và thấu hiểu hơn. Tôi đã coi những bức ảnh về chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha và thương cho ĐTC khi thấy Ngài vất vả trên chiếc xe lăn của mình. Tôi tưởng ĐTC sẽ không thực hiện chuyến tông du đến lục địa châu Phi, nhưng ngài đã thực hiện và chuyến tông du này gây tiếng vang sâu sắc như thế nào đối với những người Phi châu xa quê hương để tìm lại được sự an toàn hoặc một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Và tôi cũng đã không nghĩ đến một niềm vui trọn vẹn mà những chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha (đã mất quá nhiều thời gian để sắp xếp và đòi hỏi sự an nguy của chuyến tông du) cho một người đang mệt mỏi vì tuổi tác và bện tật, nhưng chuyến tông du đã củng cố niềm tin, sức mạnh cho biết bao nhiêu người...
 
Thế giới Salesian Don Bosco giữ trung tâm chấn động đất tại Syria và Thổ Nhĩ Kỳ
Thanh Quảng sdb
17:42 08/02/2023
Thế giới Salesian Don Bosco giữ trung tâm chấn động đất tại Syria và Thổ Nhĩ Kỳ

(ANS - Aleppo) - "Chúng tôi vẫn chưa biết mình sẽ phải tổ chức như thế nào, với cái lạnh, tuyết rơi và tình trạng của nhiều tòa nhà đã bị 12 năm chiến tranh tàn phá nay bị xụp đổ!... Người dân đang cần viện trợ khẩn cấp." Đây là những lời kêu gọi mà Linh mục Alejandro León, Bề trên Tỉnh dòng "Chúa Giêsu" ở Trung Đông (MOR), gửi đi từ Aleppo, Syria, một vùng đất tử đạo, như Đức Thánh Cha Phanxicô thường gọi, thậm chí còn tử đạo nhiều hơn kể từ thứ Hai tuần này.

Hai trận động đất cực mạnh có tâm chấn ở Kahramanmaraş, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, biên giới tây bắc Syria, xảy ra vào đêm 5-6/2 đã san bằng hàng trăm tòa nhà, làm hơn 20.000 người bị thương và hơn 11.000 người thiệt mạng. Một thảm kịch to lớn một lần nữa ập xuống khu vực vốn đã đầy khổ đau. Một nơi mà cuộc chiến vẫn còn giai dẳng giữa lực lượng chính phủ Bashar al-Assad và liên minh dân quân vũ trang, được gọi là phiến quân, bắt đầu từ ngày 15 tháng 3 năm 2011. Một cuộc chiến đẫm máu đã cướp đi sinh mạng của hơn 306.000 người, 6.6 triệu người tị nạn chạy ra nước ngoài, và 6,7 triệu người tản cư trong nước.

Một thảm trạng đau đớn: Hình ảnh Aleppo, thành phố lớn thứ hai của Syria, với những tòa nhà tám tầng bị phá hủy hoàn toàn, mái nhà và gác xép đổ sập, gợi nhớ đến một trong những trận chiến khốc liệt nhất của cuộc nội chiến Syria, đã diễn ra ở đó. Nhiều ngôi nhà vẫn còn đổ nát sau những trận đánh bom; ngày nay chúng chỉ là đống gạch vụn.

Con cái Don Bosco ở Aleppo đã ngay lập tức hành động, mở rộng trung tâm để hỗ trợ những người di tản, các gia đình đến trú ẩn tại nhà Salêdiêng. Những nhà truyền giáo đang cung cấp thức ăn, chăn màn và quần áo ấm cho dân chúng. Cha Pier Jabloyan, đã cho hay như thế vào ngày hôm qua, 7 tháng Hai.

"Một nỗi đau lớn lao vì mọi người sợ hãi và lo sợ về động chấn sau cơn động đất lớn xảy ra lúc 4 giờ sáng. Trái đất rung chuyển, nhà cửa bị phá hủy và có nhiều người chết. Ngoài ra, còn bị mưa tuyết giá lạnh khiến dân chúng phải chạy đi tìm nơi tạm trú". Linh mục Georges Fattal, Giám đốc trung tâm Salêdiêng ở Aleppo, người đã may mắn vì "Trung tâm chỉ có một số cửa sổ bị vỡ đổ!"

Ngay sau những cơn chấn động, nhiều người hoang mang đã tự động tìm nơi ẩn náu tại trung tâm Salêdiêng. “Ngay cả trước khi chuẩn bị những bữa ăn nóng, chúng tôi đã phải trấn an họ vì những người này đã chịu đựng chiến tranh và nghèo đói, giờ họ còn phải đối diện với hậu quả của trận động đất”. Cha nói tiếp: “Chúng tôi nhắc nhở họ rằng Chúa Giêsu ở giữa các tông đồ khi biển khơi sóng gió bão bùng đã trấn an các ông 'tại sao các con hãi sợ?' Ngài ở với các tông đồ và Ngài cũng đang ở giữa chúng ta.”

Cuối cùng, cha giám đốc Trung tâm Salêdiêng ở Aleppo kết luận bằng kêu gọi sự hỗ trợ cho người dân Syria và Thổ Nhĩ Kỳ: “Chắc chắn dân chúng đang cần sự giúp đỡ về vật chất để tái thiết vì trận động đất dữ dội như chúng ta từng chứng kiến, đã khiến rất nhiều tòa nhà bị sập. Nhưng trước hết, chúng tôi xin quí vị hãy cầu nguyện cho chúng tôi."

Để biết thêm thông tin, xin truy cập: www.missionidonbosco.org
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chương trình thăng tiến hôn nhân San Jose mừng xuân Qúy Mão
Thái phạm
22:04 08/02/2023
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Giáo Hoàng Phanxicô Với Phó Tế Vĩnh Viễn
Phó tế Phạm Bá Nha
21:59 08/02/2023
Đức Giáo Hoàng Phanxicô Với Phó Tế Vĩnh Viễn

Năm 1968, Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI tái lập chức PTVV trong Giáo Hội qua tự sắc Sacrum Diaconatus Ordinem (Thánh Chức Phó Tế). Hiện nay có 24 ngàn PTVV trong 1.000 giáo phận thuộc 130 nước trên thế giới. Ở Mỹ châu có 16 ngàn, 7. 500 tại u châu, 330 tại Phi châu, 160 tại Úc châu, và Á châu có 142 ptvv.

Chúng tôi hân hạnh trình bày sự quan tâm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới Phó Tế Vĩnh Viễn qua các diễn từ, huấn dụ trong các lần gặp gỡ các Phó Tế Vĩnh Viễn.

Ngày 26.12.2015, trong kinh Truyền Tin, lễ kính thánh Stéphanô Phó Tế tử đạo đầu tiên, ngỏ lời với 15 ngàn khách hành hương, ĐTC nói : Trong trình thuật hôm nay của sách TĐCV có một khía cạnh đặc biệt đưa Thánh nhân đến gần Chúa là tha thứ trước khi bị ném đá chết. Khi bị đóng đinh trên thập giá, Chúa Giêsu nói : ‘Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm’ (Lc 23, 34). Cũng vậy, Thánh Stephanô quì và kêu lớn tiếng : ‘Xin Chúa đừng chấp tội họ’ (Cv 7, 60). Vì thế, th ánh Stephano là vị tử đạo, nghĩa là chứng nhân. Vì Người làm chứng cho Chúa Kitô. Quả vậy, ai cũng cư xử như Chúa, là chứng nhân đích thực. Họ là người cầu nguyện, yêu thương, cho đi, nhất là tha thứ.

ĐTC giải thích về lợi ích của tha thứ : Như Stephanô tha thứ cho Saulô, bách hại Đạo (Cv 8, 3). Sau trở thành Phaolô, Tông Đồ dân ngoại. Có thể nói rằng, Phaolô sinh ra từ ơn thánh Chúa và từ tha thứ của Stephanô. ĐTC nhận xét : Cả chúng ta sinh ra từ sự tha thứ của Thiên Chúa trong phép Rửa tội. Mỗi lần được tha thứ là tái sinh và hồi sinh. Mỗi bước tiến đức tin đều mang dấu tích lòng thương xót Chúa. ĐTC nhìn nhận rằng tha thứ là điều rất khó khăn. Nhưng chúng ta có thể làm được. Các Phó Tế thường bắt đầu bằng kinh nguyện, phó thác, tình thương như thánh Stphanô đã làm. (Radio Vatican, 26.12.2015)

Ngày 29.5.2016. tại đền thờ thánh Phêrô, ĐGH chủ sự thánh lễ Năm Thánh LTX dành cho PTVV, giảng lễ, ĐGH nói chủ đề : “Tôi tớ Chúa Giêsu” (Gl 1,10). Hai danh từ “tông đồ và tôi tớ” gắn liền với nhau, không tách rời, như hai mặt của tấm ảnh tượng. Người loan báo Chúa Giêsu được kêu gọi phải phục vụ và kẻ phục vụ mới 1oan báo Chúa Giêsu. Bước đầu, người được mời gọi phải sẵn sàng, từ bỏ tất cả để theo thánh ý Chúa. Hiến, trao tặng đời mình, không tiếc rẻ thời gian. Trái lại, phải bỏ đi tính cách chủ chăn. Biết mở cửa đón nhận người ta vào nhà Giáo Hội. Kế đến theo kiểu mẫu Thiên Chúa “hiền lành và khiêm nhường” (x. Mt 11, 29). Thiên Chúa là tình yêu đến độ hầu hạ, kiên nhẫn, thông cảm, ân cần, niềm nở...tìm mọi cách giúp đỡ. Phó Tế phải liên lỉ đối thoại, gặp gỡ, dẫn dắt...không sợ hãi. Có thế, xứng đáng Thiên Chúa gọi chúng ta là “bạn hữu”. (Zenit, Mai Khôi dịch 29.5.2016)

Ngày 25.3.2017, ĐGH đã gặp các PT VV tại nhà thờ Milano, nhân dịp giáo phận này trong chương trình mục vụ. Huấn từ, ĐGH nói: PTVV là “bí tích phục vụ Thiên Chúa và anh em”. Các PT nhắc nhớ dân Chúa tầm vóc cốt yếu của phép Rửa chính là phục vụ. PT là người canh giữ phục vụ Giáo Hội. Đó là ơn gọi gia đình. Anh em PT đã cống hiến nhiều. Chúng ta hãy nghĩ đến sự phân định. Đừng coi PT như một nửa là linh mục, một nửa là giáo dân. PT là ơn gọi đặc biệt, ơn gọi gia đình, nhắc nhở nhờ phục vụ như ơn đặc trưng của Thiên Chúa. Người PT có thể nói là người canh giữ công việc phục vụ trong Hội Thánh. Phục vụ Lời Chúa, bàn thánh và bác ái. Và sứ vụ và sự đóng góp của thày thực chất là thế. Tất cả nhắc nhở rằng đức tin trong cách thể hiện khác nhau: phụng vụ cộng đoàn, cầu nguyện và bác ái. (Zenit, Mai Khôi dịch 25.5.2017)c

Ngày 25.9.2017. ĐGH diễn nghĩa Tin Mừng ‘Dụ ngôn người chủ vườn nho và những người làm nho (x. Mt 20, 1-16). Ngày nay không thiếu người cao niên như PTVV sẵn sàng làm vườn nho. Trong dụ ngôn này, Chúa nhắc lại hai thông điệp, hai khía cạnh về Nước Trời của Thiên Chúa:

Thông điệp thứ nhất: Thiên Chúa muốn kêu gọi mọi người làm việc cho Nước Ngài. Trong Nước Chúa, không có người thất nghiệp. Tất cả đều mời gọi làm việc.

Thông điệp khác: Ngài muốn ban ơn cho mọi người cùng một phần đền bù, ơn cứu độ, sự sống vĩnh cửu. Xuất phát từ sự công bằng thánh, không theo cách con người. Đó là ơn cứu độ mà Chúa Kitô đã đạt được cho chúng ta bằng Sự Chết và Phục Sinh của Ngài. Một ơn cứu độ vốn không đạt do công trạng, mà được trao ban, mà “kẻ sau hết nên trước hết, kẻ trước hết sẽ về sau hết”(Mt 20, 16).

Với dụ ngôn này, Chúa muốn mở lòng chúng ta cho luân lý tình yêu của Thiên Chúa, vốn tự do và đại lượng. Nhìn ngắm cái nhìn của ông chủ, mà người làm nho đang chờ việc, được gọi đi. Cái nhìn đầy tình thương, mời gọi đứng lên, lên đường. Vì Ngài muốn chúng ta có đời sống tràn đầy và dấn thân, giải thoát khỏi trống rộng và lười biếng. Thiên Chúa không muốn loại trừ bất cứ ai và muốn mỗi người đạt tới viên mãn, đầy tình yêu của Ngài. (Vietcatholique 25.9.2017)

Ngày 22.7.2018, Đại hội toàn quốc Hoa Kỳ tại New Orleans, Louisiana, Đức TGM Christophe Pierre, người Pháp, Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ ca ngợi hoạt động của PTVV và đặc biệt kêu gọi các thày cùng toàn thể GH dấn thân hơn nữa phục vụ hôn nhân và gia đình. Tham dự Đại hội gồm 1.300 PT và phu nhân và con cháu, tổng cộng 2.800 người.

Đức Sứ Thần đã bày tỏ ngưỡng mộ trước sự đông đảo PTVV và phu nhân có mặt và cho biết qua các lần thăm viếng ở Mỹ, ngài chứng kiến sự phục vụ quảng đại của các thày dành cho GH trong nhiều lãnh vực. Ngài nhắc lại lời Thánh GH Gioan Phaolô II: việc phục vụ của các PT có căn tính nơi loan báo TM và chăm sóc tha nhân, chứ không phải công việc văn phòng. Đức TGM cũng nhắc đến nhận xét của ĐGH Phanxicô khi định nghĩa các “PT VV là những người tiên phong của nền văn minh tình thương”. Và nói thêm rằng, GH như một tập thể, cần làm hơn nữa để chuẩn bị cho các cặp sắp kết hôn và làm cho hôn nhân phong phú. Chúng ta cần đầu tư hơn nữa vảo chuẩn bị hôn nhân. (RV, Crux, 25.7.2018)

Ngày 7.5.2020, trong Video của ĐGH cho tháng Năm, ĐTC yêu cầu chúng ta cầu nguyện cho PTVV luôn được trung thành phục vụ Lời Chúa và người nghèo để có thể là “biểu tượng tăng sinh lực cho toàn Giáo Hội”. ĐTC trình bày “PT được chia sẻ sứ vụ và ân sủng Chúa Kitô một cách đặc biệt qua Bí Tích Truyền Chức ghi trên họ một dấu ấn không thể xóa bỏ làm cho họ được đồng hành hình dạng với Chúa Kitô. Đấng tự hiến mình thành “phó tế’ hay tôi tớ mọi người”. Theo ĐTC, họ được thánh hiến để phục vụ người nghèo, những người mang trong mình khuôn mặt Chúa Kitô đau khổ. Ít ai biết rằng các PTVV cũng sống theo đặc sủng và ơn gọi phục vụ tha nhân, đã kết hôn và sống “ơn gọi của họ trong gia đình họ”

Trong điểm 104 tài liệu của Thượng HĐGM Amazon, ĐTC nói mạnh mẽ: Ngày nay, mục vụ PT cũng phải cổ võ hễ sinh thái toàn vẹn, phát triển con người, việc mục vụ xã hội và phục vụ những người trong tinh huống dễ bị tổn thương và nghèo đói, mô phỏng Chúa Kitô Tôi Tớ và trở thành một GH thương xót, nhân hậu, liên đới và phục vụ. (Vietcatholique 7.5.2020)

Ngoài ra, lời phát biểu của thày Phó Tế Francesco Mattiocco, tại buổi gặp 250 PTVV tại Vương Cung Thánh Đường Lorenzo, vùng Lazio, Ý, với chủ đề : ‘Thừa tác vụ Phó Tế giữa lịch sử và thời gian của công cuộc Tái Truyền Giáo Tin Mừng’. Hiện diện tại buổi gặp gỡ có ĐC Lino Fumagalli, giám mục của Viterbo, Chủ tịch UB khu Lazio, ĐC Gianpiero Palmieri, Gm Phụ tá Roma, đặc trách PTVV.

Thày Francesco chịu chức Phó Tế được 30 năm là phối trí viên buổi hội. Người đã đào tạo hai thế hệ PTVV, Thày Francesco khẳng định : Cần bắt đầu đối diện với kinh nghiệm về ơn gọi PTVV sau 50 năm, được bàn thảo trong công đồng Vatican II. Trước đây đã bị mai một. Thày nhấn mạnh vai trò PT trong phụng vụ, hoạt động giáo lý, thúc đẩy bác ái. Phó Tế không là cha Phó cũng không phải siêu nhân. Phó Tế có khuôn mặt riêng và tự trị. Đức Giám Mục có hai cánh tay : linh mục và phó tế. Phó Tế được đào tạo hướng dẫn bác ái, không chỉ hòa mình trong xã hội, hành sử giáo lý, mà còn theo nhu cầu đời sống hàng ngày. (Osservatore Romano 7.2.2020)

KẾT LUẬN bằng kinh nguyện đơn thành của những người được gọi làm vườn nho:

Lúc giờ mười một điểm vừa xong

Chiều đã nghiêng nhạt nắng hồng

Hãy thả hồn bay miền thanh khí

Thánh vịnh đàn ca vút thinh không

Lạy Chúa Kitô, đám thợ này

Được gọi mướn làm buổi sáng nay

n huệ vinh quang, lời đã hứa

Dãi dầu mưa nắng, phải đầy tay !

Chúng con vừa được Chúa gọi vào

Công sá đâu còn nghĩ thấp cao !

Chỉ xin giúp sức làm hiện tại

Rồi việc chắc Ngài sẽ thưởng sau.

(Thánh Thi, kinh chiều, thứ Sáu, tuần IV)
 
VietCatholic TV
Hải quân Hoa Kỳ đã phát hiện được những gì? TQ cúp đường dây nóng với Mỹ, chuẩn bị chiến tranh?
VietCatholic Media
00:22 08/02/2023


1. Hải quân Hoa Kỳ công bố những hình ảnh trục vớt từ đại dương khinh khí cầu gián điệp khổng lồ Trung Quốc

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Photos Show U.S. Navy Retrieve Downed China Spy Balloon From Ocean”, nghĩa là “Những hình ảnh cho thấy Hải quân Hoa Kỳ trục vớt khinh khí cầu gián điệp Trung Quốc bị bắn rơi từ đại dương.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.

Hải quân Hoa Kỳ đã công bố những bức ảnh về nhiệm vụ dọn dẹp khinh khí cầu do thám Trung Quốc đi qua đất Mỹ và Canada vào cuối tuần trước khi bị quân đội Hoa Kỳ bắn hạ.

Hình ảnh cho thấy các thủy thủ Hải quân thuộc nhóm đối phó vật liệu nổ số 2 đang thu hồi các mảnh vỡ từ khinh khí cầu do thám bay ở tầm cao vào ngày 5 tháng 2. Đơn vị đó bao gồm các nhân viên dịch vụ được đào tạo chuyên sâu và có kỹ năng thành thạo về chất nổ, lặn và nhảy dù.

USS Carter Hall, một tàu đổ bộ, đang thu thập các mảnh vỡ ở khu vực lân cận nơi bị bắn tung tóe trong khi tầu USNS Pathfinder đang sử dụng sonar để xác định vị trí các mảnh vỡ dưới nước.

Tướng Glen VanHerck, chỉ huy Bộ Tư lệnh Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ và Bộ Tư lệnh Phương Bắc Hoa Kỳ, gọi tắt là NORAD, cho biết trong cuộc họp báo rằng khinh khí cầu bị bắn rơi trên Đại Tây Dương và ngoài khơi bờ biển Myrtle Beach, Nam Carolina, cao 200 feet và mang theo một trọng tải có kích thước của một máy bay dân dụng nội địa.

Ông cũng nói rằng kích thước của mảnh vỡ có thể rất lớn, kéo dài khoảng 1.500 mét nhân 1.500 mét.

Bộ Tư lệnh Lực lượng Hạm đội Hoa Kỳ, cơ quan huấn luyện lực lượng Hải quân sẵn sàng chiến đấu, đã báo cáo hôm thứ Hai rằng một máy bay chiến đấu F-22 Raptor đã bắn một hỏa tiễn AIM-9X Sidewinder vào khinh khí cầu.

Khinh khí cầu, đã lang thang trên khắp nước Mỹ hướng về phía đông nam do Tổng thống Joe Biden chấp nhận khuyến nghị không bắn hạ nó khi nó chưa ra khỏi đất liền, Nó đã rơi xuống khoảng 6 hải lý ngoài khơi bờ biển Myrtle Beach ở độ sâu khoảng 15 mét nước. Không ai bị thương trong vụ này.

Tướng VanHerck cho biết hoạt động này bao gồm các biện pháp đề phòng khả năng có chất nổ hoặc chất độc hại. Bất kỳ tàn tích nào trôi nổi gần bờ đều được yêu cầu để yên.

Ông nói thêm rằng Cục Hàng không Liên bang đã giúp đỡ bằng cách đóng cửa không phận trong khi khinh khí cầu bị bắn hạ, gọi đó là “nỗ lực của nhóm liên ngành”.

“Tôi không biết mảnh vỡ sẽ đi đâu để phân tích lần cuối, nhưng tôi sẽ nói với bạn rằng chắc chắn cộng đồng tình báo, cùng với cộng đồng thực thi pháp luật làm việc này như một công cuộc phản gián, sẽ xem xét kỹ lưỡng.” VanHerck đã cho biết như trên trong một cuộc họp ngắn tại Ngũ Giác Đài.

Một quan chức Ngũ Giác Đài nói với Newsweek rằng họ không có bình luận gì thêm

Cùng ngày hôm đó, một khinh khí cầu do thám thứ hai của Trung Quốc được phát hiện ở Mỹ Latinh.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết trong một cuộc họp báo rằng khinh khí cầu đã đi chệch khỏi lộ trình dự kiến và kết thúc ở Mỹ Châu Latinh và Caribê.

“Trung Quốc là một quốc gia có trách nhiệm. Chúng taoo luôn tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp quốc tế. Chúng tôi đã thông báo cho tất cả các bên liên quan và giải quyết tình huống một cách thích hợp, không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với bất kỳ quốc gia nào”, Mao Ninh nói

Newsweek đã liên hệ với Hải quân để bình luận thêm.

2. Đô đốc James Stavridis nhận định Khinh khí cầu gián điệp báo hiệu sự không hài lòng của Trung Quốc về ba vấn đề

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Spy Balloon Signaled China's Displeasure Over Three Issues: Stavridis”, nghĩa là “Đô đốc James Stavridis nhận định Khinh khí cầu gián điệp báo hiệu sự không hài lòng của Trung Quốc về ba vấn đề.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.

Đô đốc James Stavridis cho biết Trung Quốc có thể đã gửi một khinh khí cầu bị nghi là gián điệp tới Hoa Kỳ để báo hiệu sự không hài lòng về ba vấn đề đối với chính sách của Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Khinh khí cầu lần đầu tiên được phát hiện ở Billings, Montana, vào thứ Tư tuần trước—làm dấy lên lo ngại về an ninh quốc gia, vì nó vi phạm cả luật pháp quốc tế và không phận Hoa Kỳ. Nó trôi nổi trên khắp Hoa Kỳ trong những ngày tiếp theo trước khi bị bắn hạ trên Đại Tây Dương vào hôm thứ Bảy.

Tình hình càng làm căng thẳng quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, vốn đã tranh cãi về quyền tự trị của Đài Loan cũng như cuộc chiến Nga-Ukraine trong những tháng gần đây.

Sau khi phát hiện ra khinh khí cầu, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã hoãn chuyến đi đã được dự trù tới Bắc Kinh, nhằm mục đích dập tắt những căng thẳng trước đó. Trong khi đó, Trung Quốc đã lên án Mỹ vì đã bắn hạ khinh khí cầu, cho rằng đó chỉ là một quả cầu khí tượng bay chệch hướng.

Trong lần xuất hiện hôm thứ Hai trên NBC News, Đô Đốc Stavridis giải thích lý do tại sao Trung Quốc sẵn sàng mạo hiểm căng thẳng gia tăng với Mỹ khi đưa khinh khí cầu này vào Mỹ.

Ông nói: “Tôi nghĩ rằng những gì chúng ta đã thấy là một tín hiệu trực tiếp cho thấy họ không hài lòng với Hoa Kỳ, thực sự về một số điều.”

Dưới đây là tổng quan về ba vấn đề mà Stavridis tin rằng có thể đã buộc Trung Quốc leo thang căng thẳng với Hoa Kỳ vào tuần trước.

Thứ nhất là thỏa thuận về căn cứ của Hoa Kỳ trên đất Phi Luật Tân

Đầu tiên, Stavridis cho rằng khinh khí cầu có thể báo hiệu sự thất vọng về một thỏa thuận mới giữa Hoa Kỳ và Phi Luật Tân. Sau những đồn đoán trước đó, tuần trước, hai nước đã thông báo rằng Washington sẽ được phép tiếp cận các căn cứ trên các đảo của quốc gia Đông Á này, nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Trung Quốc lên án thỏa thuận này, cho rằng nó sẽ “leo thang căng thẳng và phá hoại hòa bình và ổn định khu vực.”

Chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng: “Hy vọng rằng phía Phi Luật Tân sẽ cảnh giác và chống lại việc bị lợi dụng và kéo vào vùng biển rắc rối”.

Đô Đốc Stavridis cho biết Trung Quốc có thể đặc biệt tức giận với thỏa thuận cho phép Mỹ tiếp cận các căn cứ trên đảo Luzon phía bắc, nơi có thủ đô và thành phố lớn nhất của Phi Luật Tân, là Manila.

Thứ hai là căn cứ mới của Mỹ ở Đảo Guam

Ông cũng chỉ ra rằng việc xây dựng một căn cứ thủy quân lục chiến mới trên lãnh thổ Guam của Hoa Kỳ là một điểm tranh chấp tiềm năng giữa hai quốc gia. Trại Blaz là căn cứ mới đầu tiên sau 70 năm và theo CNN, có thể chứa tới 5.000 Thủy Quân Lục Chiến.

Các chuyên gia cho biết căn cứ này - chính thức khai trương vào tháng trước, chỉ vài ngày trước khi khinh khí cầu được phát hiện ở Montana - nhằm mục đích ngăn chặn các mối đe dọa từ Trung Quốc.

Thứ ba là Chủ tịch Hạ Viện Kevin McCarthy có thể thăm Đài Loan

Cuối cùng, Stavridis cho biết khinh khí cầu có thể là một tín hiệu chống lại chuyến đi có thể xảy ra của Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy tới Đài Loan.

Punchbowl News đưa tin hồi đầu tháng 2 rằng Ngũ Giác Đài đang bắt đầu chuẩn bị cho một chuyến đi tiềm năng của tân lãnh đạo Hạ viện, khiến Trung Quốc phản đối.

Trung Quốc coi Đài Loan là một phần của mình, trong khi Đài Loan coi mình là độc lập. Mặc dù Hoa Kỳ không chính thức công nhận nền độc lập của Đài Loan, nhưng Mỹ đã nói rằng họ sẽ hỗ trợ Đài Loan nếu Trung Quốc tiến hành hành động quân sự chống lại họ.

“Trung Quốc phản đối bất kỳ hình thức tương tác chính thức nào giữa khu vực Đài Loan và các quốc gia có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Chúng tôi hy vọng các nhà lập pháp Hoa Kỳ sẽ tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc và ba thông cáo chung Trung Quốc-Mỹ và kiềm chế không làm những điều gây bất lợi cho quan hệ Trung Quốc-Mỹ cũng như hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết vào tuần trước..

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Trung Quốc để bình luận.

3. Trung Quốc phản ứng thế nào theo dòng thời gian khi Mỹ bắn hạ khinh khí cầu gián điệp

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “How China Responded to the U.S. Shooting Down Spy Balloon: Timeline”, nghĩa là “Trung Quốc phản ứng thế nào theo dòng thời gian khi Mỹ bắn hạ khinh khí cầu gián điệp.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.

Theo một báo cáo mới, Trung Quốc đã từ chối nói chuyện với một quan chức quốc phòng chủ chốt của Hoa Kỳ sau khi quân đội Mỹ bắn hạ một khinh khí cầu bị tình nghi do thám đi vào không phận Hoa Kỳ vào tuần trước.

Sau khi khinh khí cầu bị bắn hạ vào thứ Bảy, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đã yêu cầu nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa, nhưng Hòa đã từ chối cuộc trò chuyện, Politico đưa tin vào tối thứ Ba.

Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder nói với Politico rằng Hoa Kỳ vẫn cam kết có các đường dây liên lạc cởi mở với Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng gia tăng, lưu ý rằng liên lạc là “đặc biệt quan trọng trong những thời điểm như thế này”.

Báo cáo này đưa ra dấu hiệu mới nhất về việc khinh khí cầu đã làm căng thẳng hơn nữa mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong những tháng gần đây liên quan đến cuộc chiến Nga-Ukraine và quyền tự trị của Đài Loan. Sau khi Mỹ bắn hạ khinh khí cầu, nhà cầm quyền Trung Quốc đã đưa ra nhiều tuyên bố lên án quyết định này.

Dưới đây là tổng quan từng ngày về cách Trung Quốc phản ứng với việc Hoa Kỳ bắn rơi khinh khí cầu.

Thứ Bẩy, ngày 4 tháng 2

Biden đã ra lệnh cho quân đội hạ khinh khí cầu vào thứ Bảy, sau khi nó đã lang thang qua Hoa Kỳ, và vượt ra Đại Tây Dương, để tránh gây hại cho dân thường trên mặt đất. Trước đó, Trung Quốc khẳng định chiếc khinh khí cầu chỉ là một khí cầu thời tiết dân sự bay chệch hướng - một tuyên bố bị tình báo Mỹ bác bỏ.

Theo báo cáo của Politico, khinh khí cầu đã bị rơi ngay sau 2:30 chiều giờ Miền Đông Hoa Kỳ và Austin đã thực hiện cuộc gọi đến từ Trung Quốc “ngay lập tức” sau đó, nhưng bị từ cối, theo báo cáo của Politico. Diễn biến này cung cấp một cái nhìn thoáng qua về phản ứng tức thì của chính quyền Trung Quốc, khi họ vẫn im lặng trên khinh khí cầu sau ngày hôm đó.

Chúa Nhật, ngày 5 tháng 2

Vào hôm Chúa Nhật, vài giờ sau khi khinh khí cầu bị bắn rơi, Trung Quốc đã đưa ra những bình luận công khai đầu tiên về tình hình, đe dọa rằng họ “có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để đối phó với những tình huống tương tự”.

“Phía Trung Quốc rõ ràng đã yêu cầu phía Mỹ giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh, chuyên nghiệp và kiềm chế. Phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng lưu ý rằng khinh khí cầu không gây ra mối đe dọa quân sự hay vật chất nào đối với những người trên mặt đất”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.

Tuyên bố nói tiếp: “Trong hoàn cảnh như vậy, việc Mỹ sử dụng vũ lực rõ ràng là phản ứng thái quá và vi phạm nghiêm trọng thông lệ quốc tế”.

Cuối ngày hôm đó, tờ báo nhà nước Trung Quốc China Today cáo buộc Mỹ sử dụng khinh khí cầu như một cái cớ để hoãn chuyến đi của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Bắc Kinh và “thổi phồng” vụ khinh khí cầu.

“Trung Quốc trân trọng mối quan hệ với Mỹ, và thiện chí của họ nên được đáp lại bằng thiện chí thay vì những thủ đoạn bẩn thỉu nhằm biến đất nước thành một quả bóng chính trị trong cuộc tranh giành quyền lực đầy thù hận giữa hai đảng của Mỹ,” bài xã luận của tờ China Today viết.

Thứ Hai, ngày 6 tháng 2

Trung Quốc tiếp tục phàn nàn về cách giải quyết khinh khí cầu của chính quyền Biden vào thứ hôm Hai. Tạ Phong, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc, xác nhận rằng ông đã đưa công hàm phản đối chính thức đến Đại sứ quán Hoa Kỳ về điều mà ông gọi là “cuộc tấn công của Hoa Kỳ vào một phi thuyền không người lái dân sự của Trung Quốc bằng lực lượng quân sự.”

“Tuy nhiên, Hoa Kỳ bịt tai và khăng khăng sử dụng vũ lực bừa bãi đối với khí cầu dân sự sắp rời khỏi không phận Hoa Kỳ, rõ ràng là phản ứng thái quá và vi phạm nghiêm trọng tinh thần của luật pháp quốc tế và thông lệ quốc tế,” Tạ Phong nói.

Thứ Ba, ngày 7 tháng 2

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh đã bảo vệ những chỉ trích của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ sau khi một nhà báo hỏi bà về tình hình hiện tại khác với khi Trung Quốc bắn hạ một khinh khí cầu do thám nước ngoài vào năm 2019 ra sao.

Mao trả lời bằng cách nói rằng khinh khí cầu của Trung Quốc “có tính chất dân sự.”

“Việc nó vô tình xâm nhập không phận Hoa Kỳ là hoàn toàn bất ngờ và gây ra bởi sự bất khả kháng,” bà nói, theo bản ghi của cuộc họp báo. “Nó không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với bất kỳ người nào hoặc đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ”

Trung Quốc tin rằng Hoa Kỳ đã có một “phản ứng thái quá” và lẽ ra nên giải quyết nó mà không cần sử dụng vũ lực, Mao Ninh nói.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng để bình luận.
 
Putin tê tái: Tư Lệnh Sư Đoàn Dù Nga tử trận. Ngày Nga thê thảm nhất. Berlin tặng Kyiv 178 Leopard
VietCatholic Media
03:11 08/02/2023


1. Putin méo mặt: Tư Lệnh Sư Đoàn Dù Nga tử trận trong ngày quân Nga thê thảm nhất

Ký giả Will Stewart của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “MAJOR LOSSES Vladimir Putin loses yet another high-ranking general in Ukraine war”, nghĩa là “Mất mát lớn Vladimir Putin mất thêm một tướng cấp cao trong cuộc chiến Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.

Các báo cáo cho thấy VLADIMIR Putin đã mất thêm một vị tướng trong cuộc chiến ở Ukraine

Thiếu tướng Dmitry Ulyanov, 44 tuổi, chỉ mới trở lại chiến trường gần đây sau khi nghỉ phép. Ông được tin là đã tử trận trong một cuộc tấn công của biệt kích Ukraine hôm thứ Ba 7 tháng 2. Trước khi qua đời, Ulyanov là một tư lệnh hàng đầu của lực lượng Dù và là Tư Lệnh Sư đoàn Dù cận vệ 98 tinh nhuệ.

Dmitry Ulyanov là chỉ huy cấp cao đầu tiên bị giết trong nhiều tháng qua. Cái chết của ông có nghĩa là Putin hiện đã mất ít nhất 10 tướng lĩnh.

2. Ngày thê thảm nhất của quân đội Nga với 1.030 binh sĩ bị loại khỏi vòng chiến, 14 xe tăng và 28 xe thiết giáp.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư mùng 8 tháng Hai, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết trong ngày qua, giao tranh ác liệt nhất đã diễn ra tại thành phố Bakhmut và dọc theo xa lộ nối liền thị trấn Svatove và thành phố Kreminna. Theo Thứ trưởng Hanna Maliar, con số 1.030 binh sĩ Nga bị loại khỏi vòng chiến, cùng với 14 xe tăng và 28 xe thiết giáp, cho thấy mức độ kinh hoàng của các cuộc giao tranh.

Cô cho biết trong 24 giờ qua, hơn 30 khu định cư ở Donetsk, Kharkiv và Luhansk đã bị nã đạn.Trong khi đó, tại thành phố Bakhmut, Lữ Đoàn Dù số 46 của Ukraine cho biết “trong vài ngày, chúng ta đã chứng kiến người Nga xông thẳng vào Krasna Hora và tự hỏi tại sao họ lại làm như vậy vì tất cả mọi cố gắng của họ đều thất bại.”

Krasna Hora nằm ngay phía bắc Bakhmut và gần một con đường dẫn vào thành phố từ phía tây. Ngày hôm qua, sau khi thất bại, quân Nga bắt đầu bỏ qua Krasna Hora và quay sang khu định cư lân cận Paraskoviivka, nơi họ chết rất nhiều.

Quân Nga cũng đã tiến đến một con đường khác nối Bakhmut và Konstantynivka - một thị trấn nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine nằm cách đó vài dặm về phía tây.

Thứ trưởng Hanna Maliar nói: “Họ đã bị đẩy lùi, và bây giờ cuộc chiến quay sang con đường cao tốc, và giao tranh đang diễn ra ác liệt ở đó”.

Giao tranh cũng diễn ra ác liệt dọc theo một con đường cao tốc khác là xa lộ P66 nối Svatove và thành phố Kreminna. Các đơn vị Nga bọ thiệt hại nặng nhất là Sư Đoàn Xe Tăng Cận Vệ Số 4 và Sư Đoàn Súng Trường Cơ Giới Số 2. Cả hai đều thuộc về Tập Đoàn Quân Xe Tăng Cận Vệ số Một của Nga vừa quay lại Ukraine để phục hận sau khi đã bị đánh tơi bời ở Chernihiv và Kharkiv tronng năm 2022.

Trong 24 giờ qua, 14 xe tăng và 28 xe thiết giáp Nga bị bắn cháy tạo thành một cảnh tượng kinh hoàng trên xa lộ P66

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 8 Tháng Hai, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã loại bỏ gần 133.190 binh sĩ Nga tại Ukraine từ ngày 24 tháng 2 năm 2022 đến ngày 7 tháng 2 năm 2023, trong đó có 1.030 binh sĩ Nga chỉ trong một ngày qua.

Tổng thiệt hại chiến đấu của kẻ thù bao gồm 3.245 xe tăng, 6.443 xe thiết giáp, 2.232 hệ thống pháo, 461 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 227 hệ thống phòng không, 294 máy bay, 284 máy bay trực thăng,, 1.958 máy bay không người lái, 796 tên lửa hành trình, 18 tàu chiến, 5.107 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 208 đơn vị thiết bị đặc biệt

3. Hỏa tiễn Nga tấn công trung tâm thành phố Kharkiv, báo cáo hỏa hoạn

Sáng thứ Tư 8 tháng Hai, quân Nga đã tấn công bằng hỏa tiễn vào thành phố Kharkiv. Hỏa tiễn của quân xâm lược đã đánh vào khu vực trung tâm của thành phố. Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar đã cho biết như trên trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư mùng 8 tháng Hai.

Theo dữ liệu sơ bộ, từ 6 đến 10 hỏa tiễn S-300 của Nga đã tấn công khu vực trung tâm của thành phố. Thông tin về thương vong và thiệt hại vẫn chưa được kiểm tra.

Trong khi đó, Thị trưởng Kharkiv Ihor Terekhov lưu ý trên Telegram rằng một khu vực công nghiệp đã bị tấn công ở quận Kyivskyi của Kharkiv.

Theo Terekhov, một đám cháy đã bùng phát tại một trong những khu vực bị ảnh hưởng.

4. Đức, Đan Mạch và Hà Lan sẽ gửi hơn 100 xe tăng tới Ukraine vào mùa xuân năm 2024, quan chức cho biết

Đức, Đan Mạch và Hà Lan sẽ gửi hơn 100 xe tăng chiến đấu Leopard 1 tới Ukraine vào mùa xuân năm 2024, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius tuyên bố trong chuyến thăm không báo trước tới Kyiv hôm thứ Ba.

Ông Pistorius nói với các phóng viên trong cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov rằng một đội gồm 20 đến 25 xe tăng Leopard 1 sẽ đến Ukraine vào mùa hè này và có thể tăng thêm 80 chiếc vào đầu năm tới.

Leopard 1 đã được đưa vào sử dụng từ những năm 1960 cho đến khi nó bị loại bỏ vào năm 2003.

Bộ Quốc phòng Đức cho biết trong một thông cáo báo chí rằng Đức, Đan Mạch và Hà Lan sẽ cung cấp Leopard 1 “đã được tân trang lại” từ “kho dự trữ công nghiệp” của họ và ba nước này cũng sẽ cung cấp hỗ trợ hậu cần và đào tạo cần thiết để vận hành phương tiện này.

Chính phủ Đức hôm thứ Ba đã phê duyệt tặng cho Ukraine 178 xe tăng Leopard 1.

Pistorius phát biểu tại cuộc họp báo cũng thông báo sắp chuyển giao vũ khí cho Ukraine.

Ông nói rằng vào cuối tháng, sẽ có thêm hỏa tiễn, thêm 5 xe tăng Gepard và 5 xe công binh bọc thép khác.

5. Ukraine bác bỏ tuyên bố của Nga về việc kiểm soát một số khu định cư ở khu vực Donetsk và Zaporizhzhia

Tình báo Quốc phòng Ukraine hôm thứ Ba đã bác bỏ tuyên bố của Nga rằng họ đã nắm quyền kiểm soát một số khu định cư nhỏ ở khu vực Donetsk và Zaporizhzhia.

Ukraine cho biết “việc họ bị đối phương bắt giữ chưa được xác nhận vào thời điểm này” và rằng “Lực lượng Phòng vệ Ukraine tiếp tục bảo vệ từng khu vực này.”

Trước đó vào thứ Ba, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết “các hoạt động của Nga đang phát triển thành công” gần các thị trấn trọng điểm Bakhmut và Vuhledar, đồng thời các lực lượng Nga đã kiểm soát một số khu định cư nhỏ ở khu vực Donetsk và Zaporizhzhia.

CNN không thể xác minh độc lập những tuyên bố đó.

Shoigu cũng cho biết Nga có toàn quyền kiểm soát Soledar, nơi Lực lượng Vũ trang Ukraine đã tuyên bố rút khỏi hồi tháng Giêng.

Tình báo Quốc phòng Ukraine cũng chỉ trích Shoigu vì đã ca ngợi “thành tích” của Lực lượng Vũ trang Nga, cho rằng nhà thầu quân sự tư nhân Nga Wagner đang tích cực tham gia chiến đấu ở những khu vực đó.

6. Ba Lan sẵn sàng huấn luyện hai tiểu đoàn của Lực lượng Vũ trang Ukraine mỗi tháng

Ba Lan đã công bố ý định huấn luyện hai tiểu đoàn của Lực lượng Vũ trang Ukraine mỗi tháng. Wojciech Skurkiewicz, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan, cho biết điều này tại cuộc họp của Ủy ban Quốc phòng của Quốc Hội Ba Lan, thường được gọi là Sejm.

Ông cho biết Ba Lan đã trình bày đề xuất lớn nhất về huấn luyện các đơn vị Lực lượng Vũ trang Ukraine, tuyên bố sẵn sàng tiến hành huấn luyện nhóm đặc biệt, đặc biệt là cho đặc công, đồng thời cung cấp các khóa học y tế và huấn luyện cơ bản cho Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Skurkiewicz cho biết: “Đề xuất của Ba Lan này là đề xuất mới và lưu ý rằng Ba Lan sẽ bắt đầu huấn luyện hai tiểu đoàn Ukraine vào cùng một thời điểm hàng tháng”.

Theo ông, khóa huấn luyện này sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thực tế của quân đội Ukraine.

Ông cũng cho biết nhiệm vụ huấn luyện các đơn vị của Lực lượng vũ trang Ukraine không nên chỉ giới hạn ở việc huấn luyện mà nên cung cấp cho phía Ukraine một gói toàn diện liên quan đến việc chuẩn bị cho quân đội Ukraine tham gia các hoạt động chiến đấu. Nó cũng nên bao gồm việc chuyển giao miễn phí các thiết bị mà việc đào tạo được thực hiện.

Skurkiewicz lưu ý rằng việc huấn luyện các đơn vị Ukraine diễn ra như một phần của nhiệm vụ của Liên Hiệp Âu Châu, trong đó Ba Lan là một trong những nhà tổ chức chính và đặc biệt là đóng góp lớn nhất bằng cách quản lý nhiệm vụ ở cấp độ hoạt động.

Skurkiewicz cũng báo cáo rằng Ba Lan đã chuyển 30 đợt viện trợ quân sự cho Ukraine, bao gồm cả vũ khí và đạn dược. Ngoài ra, thông qua trung tâm được thành lập ở phía đông nam của đất nước, “khoảng 50 quốc gia từ khắp nơi trên thế giới gửi viện trợ quân sự thường xuyên đến Ukraine mỗi ngày”.

“Chúng ta quyết tâm hỗ trợ Ukraine đẩy lùi sự xâm lược của Nga. Ukraine phải thắng cuộc chiến này. Nếu không, hậu quả của việc Nga đạt được các mục tiêu của mình thông qua hành động gây hấn sẽ có tác động hủy hoại toàn bộ hệ thống an ninh quốc tế”, ông kết luận.

7. Chính phủ Đức phê chuẩn chuyển giao 178 xe tăng Leopard 1 cho Ukraine

Chính phủ Đức đã cấp giấy phép cho các công ty quốc phòng nước này xuất khẩu tới 178 xe tăng Leopard 1A5 sang Ukraine.

Bộ Quốc phòng Đức cho biết điều này trong một thông cáo báo chí hôm thứ Ba 7 tháng Hai

Theo thông cáo báo chí, chính phủ liên bang Đức hỗ trợ Ukraine phối hợp chặt chẽ với các đối tác quốc tế bằng cách cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1A5 để tự vệ chính đáng trước cuộc chiến tranh xâm lược của Nga vi phạm luật pháp quốc tế. Chính phủ liên bang đã công bố sự chấp thuận chính trị cho việc giao hàng này vào tuần trước và “tiếp theo là các bước phê duyệt chính thức cần thiết.”

“Bộ Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu Liên bang, với tư cách là cơ quan cấp phép chịu trách nhiệm chính thức, đã cấp giấy phép xuất khẩu cho các công ty vũ khí của Đức tới 178 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1 A5 cho Ukraine. Số lượng xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1A5 thực sự sẽ được chuyển giao cho Ukraine phụ thuộc vào công việc sửa chữa cần thiết”, Bộ này cho biết.

Bộ nói thêm rằng việc tài trợ cho các nguồn cung cấp này và sửa chữa xe tăng, cũng như huấn luyện Lực lượng Vũ trang Ukraine, “được thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ với các quốc gia đối tác Âu Châu của Cộng hòa Liên bang Đức.”

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết trong chuyến thăm Kyiv vào ngày 7 tháng Hai rằng Ukraine sẽ nhận hơn 100 xe tăng chiến đấu Leopard 1A5 cũ hơn từ một nhóm các nước Âu Châu. Theo ông, ít nhất 3 tiểu đoàn xe tăng sẽ được trang bị xe tăng Leopard 1A5 “vào quý 1 hoặc quý 2 năm 2024”.

Ngày 25 Tháng Giêng, chính phủ Đức cũng đã quyết định cung cấp cho Lực lượng Vũ trang Ukraine 14 xe tăng Leopard 2 hiện đại. Đức cũng cho phép các quốc gia khác có những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực này phục vụ trong quân đội của họ gửi chúng cho Lực lượng Vũ trang Ukraine.

8. Ukraine cho biết Nga đang dự trữ đạn dược và quân đội trước cuộc tấn công miền đông

Các lực lượng Nga ở miền đông Ukraine dường như đang dự trữ đạn dược và xây dựng lực lượng dự bị trước một cuộc tấn công có thể bắt đầu trong vài tuần nữa, quan chức hàng đầu của Ukraine ở khu vực Luhansk cho biết.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư mùng 8 tháng Hai, Thống Đốc Luhansk là ông Serhiy Haidai cho biết người Nga “đang mang đến đạn dược, nhưng họ không lãng phí nhiều như trước đây”.

“Có nghĩa là họ đang tiết kiệm đạn dược vì họ đã sẵn sàng cho cuộc tấn công toàn diện,” ông nói thêm.

Hayday cho biết, quân đội Nga tiếp tục huy động quân ồ ạt ở Ukraine. Ông cho biết ông tin rằng có hàng chục nghìn binh sĩ được huy động ở khu vực Luhansk bị xâm lược, không bao gồm quân nhân chính quy như lính dù.

“Mối đe dọa chính là số lượng,” ông nói. “Nga là một con quái vật khổng lồ đang gây chiến với chúng ta, và nó sở hữu nguồn tài nguyên khổng lồ – không phải là vô tận, nhưng rất nhiều. Có quá nhiều người trong số họ.”

Các nhà lãnh đạo Ukraine đã có lúc cảnh báo về một cuộc tấn công mới của Nga, đặc biệt là ở miền đông và miền nam Ukraine. Sau khi nhận được cam kết mua hàng chục xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây, các quan chức Ukraine đã tăng cường gửi thông điệp về mong muốn của họ đối với các máy bay chiến đấu của phương Tây.

Mặc dù được cho là đang tăng cường các nguồn lực ở miền đông Ukraine, vẫn chưa rõ Nga sẽ có thể thay đổi cục diện chiến trường đến mức nào. Bộ Quốc phòng Anh cho biết hôm thứ Ba rằng “không có khả năng Nga có thể xây dựng lực lượng cần thiết để ảnh hưởng đáng kể đến kết quả của cuộc chiến trong những tuần tới.”

Nga đã cố gắng trong nhiều tháng để chiếm thành phố Bakhmut phía đông nhưng không thành công. Chiến thắng đáng chú ý duy nhất của nó là chiếm được một thị trấn nhỏ, Soledar, ngay phía bắc Bakhmut.

Chỉ huy lực lượng lục quân của Ukraine hôm thứ Hai nói rằng cảnh quan xung quanh Bakhmut – đặc biệt là những ngọn đồi ở phía tây thành phố – cung cấp hệ thống phòng thủ tự nhiên khiến nó trở thành một “pháo đài không thể chinh phục”.

Thông tin thêm về Bakhmut: CNN đã đưa tin vào Tháng Giêng rằng các quan chức Mỹ và phương Tây đang thúc giục Ukraine chuyển trọng tâm từ cuộc chiến tàn khốc kéo dài hàng tháng ở thành phố Bakhmut phía đông sang ưu tiên cho một cuộc tấn công tiềm năng ở phía nam, sử dụng một kiểu tấn công khác tận dụng hàng tỷ đô la trong thiết bị quân sự mới mà các đồng minh phương Tây cam kết gần đây.
 
Kyiv tuyên bố sẽ tấn công vào Nga. Putin có thể biến mất bất cứ lúc nào. Zelenskiy đang thăm Anh.
VietCatholic Media
16:41 08/02/2023


1. Cựu chỉ huy Nga nhận định: Putin có thể 'biến mất bất cứ lúc nào', châm ngòi cho cuộc nội chiến ở Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin May 'Disappear at Any Moment,' Spark Russian Civil War: Ex-Commander”, nghĩa là “Cựu chỉ huy Nga nhận định: Putin có thể 'biến mất bất cứ lúc nào', châm ngòi cho cuộc nội chiến ở Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Cựu chỉ huy Igor Girkin cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể “biến mất bất cứ lúc nào”, đẩy Mạc Tư Khoa vào một cuộc xung đột dân sự trong bối cảnh nước này đang tiến hành cuộc xâm lược ồ ạt vào Ukraine.

Girkin, còn được gọi là Igor Strelkov, nổi lên nhờ vai trò của ông trong việc Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014. Ông ngày càng trở nên hằn học đối với giới lãnh đạo Điện Cẩm Linh khi quân đội nước này đấu tranh để đạt được những lợi ích quân sự ở Ukraine gần một năm sau khi Putin đưa ra “ hoạt động quân sự đặc biệt.” Mặc dù ủng hộ các mục tiêu của quân đội Nga, nhưng gần đây ông đã đưa ra những đánh giá nghiệt ngã về cuộc chiến do Putin phát động.

Trong một cuộc thảo luận gần đây, Girkin đã cân nhắc về việc liệu một sự thay đổi trong lãnh đạo Điện Cẩm Linh có mang lại lợi ích cho hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine hay không, thừa nhận rằng có khả năng Putin có thể “biến mất” giữa những câu hỏi lâu nay về sức khỏe của ông. Một đoạn video về nhận xét của ông đã được Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ Nội vụ Ukraine, đăng lên Twitter.

Girkin cho rằng Putin có thể đột ngột “biến mất bất cứ lúc nào”, cho dù ông từ chức tổng thống hay qua đời, và lưu ý rằng nhà nước của Putin là “bí mật lớn nhất” ở Nga.

Theo Girkin, Nga có thể sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn và dẫn đến “thất bại bên ngoài” ở Ukraine trong kịch bản này. Ông giải thích rằng ban lãnh đạo mới thậm chí sẽ cho phép Kyiv giành lại quyền kiểm soát Crimea, một mục tiêu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy mà Putin đã cảnh báo sẽ cản trở các cuộc đàm phán hòa bình.

Nhưng thất bại ở Ukraine sẽ không phải là vấn đề duy nhất mà Nga phải đối mặt, Girkin nói. Ông cũng dự đoán một “cuộc đấu tranh quyền lực với những hậu quả khó lường sẽ xảy ra” nếu Putin không còn là nhà lãnh đạo của Nga.

Ông cho rằng ban lãnh đạo mới có khả năng khiến Nga chống lại Trung Quốc, có lẽ là đồng minh mạnh nhất của nước này trong bối cảnh cuộc chiến Ukraine bị lên án rộng rãi.

“Sau đó, quá trình tan rã của đất nước này sẽ bắt đầu,” Girkin nói. “Một cuộc nội chiến của tất cả chống lại tất cả. Tôi không loại trừ khả năng chúng ta phải cam chịu điều này. Tôi không loại trừ khả năng đó.”

Đoạn video về nhận xét của Girkin đã được xem gần 40.000 lần vào chiều thứ Hai trên Twitter. Bất chấp suy đoán của Girkin, Điện Cẩm Linh đã không chỉ ra bất kỳ kế hoạch nào cho Putin, và niềm tin cũng như thông tin tình báo lâu nay cho rằng Putin có thể đang mắc các vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả ung thư, chưa bao giờ được Mạc Tư Khoa chính thức xác nhận.

Nhận xét của ông được đưa ra chỉ vài ngày sau khi ông nói rằng Nga “thất bại” trong cuộc chiến Ukraine vì Putin đã không kêu gọi huy động đầy đủ quân đội để chiến đấu ở Ukraine. Ông cáo buộc Putin tự rút lui khỏi việc lãnh đạo cuộc xâm lược, giao nó cho Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, “người đã chuẩn bị quân đội của mình một cách tồi tệ.”

Girkin cũng cho biết vào tháng trước tinh thần xuống thấp trong quân đội của Putin sẽ khiến Nga “không thể” tuyên bố chiến thắng trước Ukraine.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để bình luận.

2. Ukraine tuyên bố không ai cấm chúng tôi tiêu diệt mục tiêu ở Nga bằng vũ khí sản xuất tại Ukraine

Ukraine có vũ khí sản xuất trong nước có thể sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu bên trong lãnh thổ Liên bang Nga.

Tuyên bố liên quan được Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine Oleksiy Danilov đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với CNN.

“Về lãnh thổ Nga, không ai cấm chúng tôi tiêu diệt mục tiêu bằng vũ khí sản xuất tại Ukraine. Chúng tôi có vũ khí như vậy không? Vâng, chúng tôi có,” Danilov nói.

Theo CNN, các quốc gia phương Tây đã hạn chế Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng vũ khí do phương Tây tài trợ.

Ngoài ra, Danilov bày tỏ tin tưởng rằng Ukraine cuối cùng sẽ nhận được máy bay chiến đấu F-16 từ các đối tác quốc tế.

“Việc chúng tôi có được những chiếc F-16 chỉ là vấn đề thời gian. Chúng chắc chắn sẽ đến. Thật không may, trong khi chờ đợi, chúng tôi đang mất đi người dân của mình trong khi đấu tranh cho nền độc lập của chúng tôi,” Danilov lưu ý.

Xin nhắc lại rằng tháng trước, Giám đốc Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine Kyrylo Budanov đã dự đoán các cuộc tấn công ngày càng sâu hơn vào bên trong nước Nga. Theo lời của ông, Ukraine đang lên kế hoạch mở một cuộc phản công lớn vào mùa xuân này, và những trận chiến khốc liệt nhất có thể sẽ bắt đầu vào tháng 3 năm 2023.

3. Tổng thống Ukraine Zelenskiy thăm Vương quốc Anh lần đầu tiên vào thứ Tư kể từ cuộc xâm lược của Nga

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đến Vương quốc Anh hôm thứ Tư 8 tháng Hai trong chuyến thăm đầu tiên kể từ cuộc xâm lược của Nga để phát biểu trước quốc hội và gặp gỡ thủ tướng Rishi Sunak và quân đội Ukraine đang được lực lượng vũ trang Anh huấn luyện.

Sunak sẽ mở rộng chương trình đào tạo do Vương quốc Anh cung cấp để bao gồm các phi công máy bay chiến đấu và Thủy Quân Lục Chiến nhằm “bảo đảm Ukraine có một quân đội có khả năng bảo vệ tốt các lợi ích của mình trong tương lai”.

Sunac nói: “Chuyến thăm của Tổng thống Zelenskiy tới Vương quốc Anh là minh chứng cho lòng dũng cảm, quyết tâm và chiến đấu của đất nước ông, đồng thời là minh chứng cho tình hữu nghị không thể phá vỡ giữa hai nước chúng ta…Kể từ năm 2014, Vương quốc Anh đã cung cấp các khóa huấn luyện quan trọng cho các lực lượng Ukraine, cho phép họ bảo vệ đất nước của mình, bảo vệ chủ quyền và đấu tranh cho lãnh thổ của họ.”

Theo phủ Thủ tướng, chương trình đào tạo đang được triển khai ở Anh đã chứng kiến 10.000 binh sĩ Ukraine sẵn sàng chiến đấu trong 6 tháng qua và sẽ nâng cao kỹ năng cho 20.000 binh sĩ Ukraine trong năm nay.

Vương quốc Anh sẽ tiếp tục hợp tác với Lực lượng vũ trang Ukraine và cộng đồng quốc tế để mở rộng quy mô chương trình vào năm 2023, phủ Thủ tướng cho biết.

Một thông báo về các biện pháp trừng phạt tiếp theo cũng được đưa ra vào ngày thứ Tư, bao gồm cả việc tấn công vào những người đã “giúp Putin xây dựng tài sản cá nhân và các công ty đang thu lợi từ cỗ máy chiến tranh của Điện Cẩm Linh”, tuyên bố cho biết.

Vào tháng 11, chính phủ Vương quốc Anh đã công bố một đợt trừng phạt mới đối với 22 người Nga, bao gồm cả những người mà Bộ Ngoại giao cho biết có liên quan đến việc tuyển mộ tội phạm để chiến đấu ở Ukraine.

Các quan chức Nga đã tham gia cùng hơn 1.000 người khác, trong đó có 120 người mà Vương quốc Anh đã trừng phạt kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2, trong số đó có Dmitry Medvedev, cựu thủ tướng Nga và Roman Abramovich, chủ sở hữu cũ của Chelsea FC.

4. Nga cáo buộc Đại sứ quán Mỹ tung 'tin giả' về Ukraine và đe dọa trục xuất

Nga đã yêu cầu Đại sứ quán Mỹ tại Mạc Tư Khoa ngừng phát tán những gì Mạc Tư Khoa coi là tin giả liên quan đến hoạt động quân sự của họ ở Ukraine và đe dọa trục xuất các nhà ngoại giao Mỹ, Reuters đưa tin, trích dẫn một báo cáo ban đầu của hãng thông tấn Tass.

Trích dẫn một nguồn tin cấp cao của Bộ Ngoại giao Nga, Tass cho biết, cảnh báo bao gồm một thông điệp gay gắt gửi tới Lynne Tracy, tân đại sứ Mỹ tại Mạc Tư Khoa, cho biết Tracy đã được yêu cầu phải tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp Nga khi đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về lực lượng vũ trang của Nga tại Ukraine.

Tass dẫn nguồn tin cho biết: Các nhà ngoại giao Mỹ tham gia vào cái mà Mạc Tư Khoa gọi là “các hoạt động lật đổ” sẽ bị trục xuất.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận Đại sứ quán Mỹ đã nhận được công hàm từ Bộ Ngoại giao Nga, nhưng cho biết chính sách chung của Bộ là không bình luận về thư từ ngoại giao.

5. Kyiv nói: Mạc Tư Khoa có thể tấn công Kharkiv hoặc Zaporizhzhia trong cuộc tấn công mới

Giám đốc an ninh quốc gia Ukraine Oleksiy Danilov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Reuters hôm thứ Ba rằng Điện Cẩm Linh dự kiến sẽ tấn công vào các khu vực phía đông bắc Kharkiv hoặc phía nam Zaporizhzhia trong một cuộc tấn công mới.

Phát biểu tại văn phòng của mình ở Kyiv, ông nói với Reuters: “Tất nhiên, các nỗ lực tấn công theo hướng Kharkiv hoặc Zaporizhzhia sẽ được thực hiện. Họ sẽ thành công như thế nào sẽ phụ thuộc vào chúng tôi.”

Các quan chức hàng đầu của Ukraine, bao gồm cả Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, cho biết Mạc Tư Khoa sẽ cố gắng tiến hành một cuộc tấn công lớn khác với quân đội mới được huy động trong những tuần tới khi lễ kỷ niệm một năm cuộc xâm lược của Nga vào ngày 24 tháng 2 đang đến gần.

Danilov nói: “Họ cần phải có thứ gì đó để thể hiện trước người dân của mình và có mong muốn lớn là làm được điều gì đó lớn lao, như họ thấy, vào ngày này”.

6. Nga cho rằng việc dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu cho Nga theo thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải là không đạt yêu cầu

Nga cho biết hôm thứ Tư rằng nỗ lực bỏ chặn xuất khẩu đối với hàng hoá của Nga theo thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải là không đạt yêu cầu, cáo buộc Liên minh Âu Châu không thực hiện đúng lời hứa của mình, hãng thông tấn TASS đưa tin.

Các bình luận này đề cập đến thỏa thuận do Liên Hiệp Quốc làm trung gian giữa Mạc Tư Khoa và Kyiv nhằm giải phóng hoạt động xuất khẩu ngũ cốc bị đình trệ tại các cảng Hắc Hải do chiến tranh ở Ukraine.

Vào tháng 10, chính phủ Nga đã viết thư cho Liên Hiệp Quốc nói với cơ quan quốc tế rằng họ đang đình chỉ “có thời hạn” thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải cho phép xuất khẩu lương thực quan trọng từ các vùng bị xâm lược ở miền nam Ukraine.

Thỏa thuận tháng 7 được thiết kế để cho phép xuất khẩu ngũ cốc thiết yếu của Ukraine. Nếu không có thoả thuận này các nước đang phát triển đối mặt với nguy cơ chết đói.

7. Cập nhật mới nhất từ Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh

Bản cập nhật mới nhất từ Bộ Quốc phòng Anh cho biết kể từ khi Nga rút lực lượng khỏi bờ tây Dnipro vào tháng 11, “các cuộc giao tranh và do thám” vẫn tiếp tục diễn ra trên mạng lưới các đảo bao gồm châu thổ sông Dnipro. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.

Kể từ khi Nga rút lực lượng khỏi bờ tây của Dnipro vào tháng 11 năm 2022, các cuộc giao tranh và trinh sát vẫn tiếp tục diễn ra trên mạng lưới phức tạp gồm các đảo và tuyến đường thủy tạo nên châu thổ sông Dnipro.

Các lực lượng Nga gần như chắc chắn đã sử dụng những chiếc thuyền nhỏ để cố gắng duy trì sự hiện diện trên các đảo quan trọng; Ukraine đã nhiều lần triển khai thành công pháo binh tầm xa để vô hiệu hóa các tiền đồn của Nga. Cả hai bên có khả năng cũng đã triển khai các nhóm nhỏ trên doi đất Kinburn Spit, nhô ra Vịnh Dnipro.

Có khả năng cao là cả hai bên đều nhắm đến việc duy trì sự hiện diện ở những khu vực này để kiểm soát việc tiếp cận hàng hải vào con sông quan trọng chiến lược và đưa ra cảnh báo về bất kỳ nỗ lực nào của đối thủ nhằm tiến hành một cuộc tấn công lớn qua sông. Rất khó có khả năng Nga sẽ thực hiện một cuộc tấn công vượt qua Dnipro: nó có thể sẽ cực kỳ phức tạp và tốn kém.

8. Tổng thống Joe Biden nói: 'Chúng ta sẽ sát cánh cùng các bạn, chừng nào còn cần thiết'

Tổng thống Joe Biden đã hứa hôm thứ Ba rằng Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Ukraine chừng nào nước này còn cần phải chống lại cuộc xâm lược của Nga.

“Chúng tôi sẽ sát cánh cùng các bạn, cho đến chừng nào còn cần thiết. Quốc gia của chúng tôi đang làm việc vì nhiều tự do hơn, nhiều phẩm giá hơn, nhiều hòa bình hơn – không chỉ ở Âu Châu, mà ở khắp mọi nơi,” Biden nói, khi phát biểu trước đại sứ Ukraine tại Washington, Oksana Markarova, người đã tham dự bài phát biểu về Thông điệp Liên bang của tổng thống trước một cuộc họp chun của lưỡng viện Quốc hội.

Chúng ta đã xây dựng liên minh toàn cầu và sẽ sát cánh cùng Ukraine cho đến khi nào còn cần thiết.

Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Biden đã gọi cuộc xâm lược vũ trang của Nga chống lại Ukraine là một phép thử đối với nước Mỹ và thế giới.

“Cuộc xâm lược của Putin đã là một phép thử qua nhiều thời đại. Một phép thử cho nước Mỹ. Một bài kiểm tra cho thế giới. Liệu chúng ta có ủng hộ những nguyên tắc cơ bản nhất không? Chúng ta có đứng về phía chủ quyền quốc gia không? Chúng ta có ủng hộ quyền của mọi người được sống không bị bạo ngược không?” Biden đặt những câu hỏi.

Theo lời của ông, người Mỹ phải trả lời, liệu họ có ủng hộ việc bảo vệ nền dân chủ, gìn giữ hòa bình và ngăn chặn việc mở cửa cho những kẻ xâm lược đe dọa an ninh và thịnh vượng hay không.

“Một năm sau, chúng ta biết câu trả lời. Vâng, chúng ta sẽ. Và vâng, chúng ta đã làm,” Biden nhấn mạnh.

Về vấn đề này, Biden đề cập rằng Hoa Kỳ đã làm những gì họ luôn làm tốt nhất, đó là lãnh đạo, đoàn kết NATO và xây dựng một liên minh toàn cầu.

“Chúng ta chống lại sự xâm lược của Putin. Chúng ta sát cánh cùng người dân Ukraine,” Biden nói.

Biden cũng giới thiệu Đại sứ Ukraine tại Hoa Kỳ Oksana Markarova, người có mặt trong bài phát biểu của ông, đã lưu ý rằng bà không chỉ đại diện cho quốc gia của mình mà còn đại diện cho lòng dũng cảm của người dân Ukraine.

“Thưa bà Đại sứ, nước Mỹ đoàn kết ủng hộ đất nước của bà. Chúng tôi sẽ sát cánh cùng các bạn chừng nào còn cần thiết,” Biden nói thêm.

9. Có thể có tới 270.000 người Nga thương vong ở Ukraine

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “It’s Possible 270,000 Russians Have Been Killed Or Wounded In Ukraine”, nghĩa là “Có thể có tới 270.000 người Nga đã bị giết hoặc bị thương ở Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.

Theo các chuyên gia, ít nhất là 200.000. Có thể lên tới 270.000. Đó là số binh lính Nga đã chết, bị thương hoặc mất tích trong 11 tháng đầu tiên Nga tham chiến ở Ukraine.

Những tổn thất nặng nề như vậy chắc chắn làm suy yếu khả năng duy trì các hoạt động hiện tại của Nga – chứ đừng nói đến việc phát động một cuộc tấn công mới.

Tờ New York Times tuần trước dẫn lời các quan chức Mỹ ước tính thương vong của Nga là “gần 200.000 người”. Nhưng các nhà phân tích tại Nhóm tình báo xung đột, gọi tắt là CIT, tin rằng tổn thất của Nga có thể lên tới gần 270.000 người.

CIT đã xem xét kỹ lưỡng các báo cáo trên phương tiện truyền thông—đặc biệt là phân tích của chính BBC về các cáo phó của Nga—và kết luận rằng các gia đình Nga kể từ tháng 2 năm 2022 đã chôn cất tới 33.000 binh sĩ.

Tiếp theo, CIT ước tính số lượng binh sĩ Nga mất tích trong chiến đấu bằng cách áp dụng tỷ lệ binh sĩ mất tích trong chiến đấu, gọi tắt là MIA, mà Tập đoàn quân xe tăng số 1 của Nga đã báo cáo trong các tài liệu mà người Ukraine thu được vào mùa xuân năm ngoái.

Sau ba tháng chiến đấu cam go quanh Kyiv, Tập đoàn quân xe tăng 1 ghi nhận 61 người chết và 44 người mất tích. Tỷ lệ tương tự, nếu áp dụng cho toàn bộ nỗ lực chiến tranh của Nga, chỉ ra hàng chục nghìn MIA—hầu hết trong số họ thực sự đã chết, theo ước tính của CIT.

Tổng cộng, CIT giả định có tới 65.000 người Nga đã chết hoặc mất tích trong cuộc chiến ở Ukraine. Trong lịch sử, các quân đội hiện đại phải chịu ba hoặc bốn binh sĩ bị thương cho mỗi một binh sĩ tử trận. Do đó, con số tổng thể là 270.000 của CIT cho cả người bị thương và người chết.

Nói cách khác, có thể - nói theo thống kê - mọi người Nga đã hành quân vào Ukraine 11 tháng trước đều đã chết hoặc phải nhập viện.

Tất nhiên, Nga đã huy động hàng trăm nghìn binh sĩ mới để khắc phục những tổn thất này — và cũng đã ủy quyền cho công ty lính đánh thuê Tập đoàn Wagner tuyển mộ những người bị kết án từ các nhà tù của Nga.

Nhưng Điện Cẩm Linh không ngồi trên nguồn nhân lực dự trữ vô hạn. Và nếu không có một hệ thống tạo lực lượng mạnh mẽ, tổn thất nặng nề dẫn đến tổn thất thậm chí còn lớn hơn khi các chỉ huy hoảng loạn, tuyệt vọng duy trì một tốc độ hoạt động nhất định, dành ngày càng ít thời gian huấn luyện và ngày càng ít tài nguyên trang bị cho những tân binh mới nhất của họ.

Hãy xem xét kinh nghiệm của Wagner trên chiến trường Bakhmut. Sau khi quân đội Ukraine tiêu diệt hầu hết các tiểu đoàn được trang bị tốt và được huấn luyện tốt của Wagner, hãng lính đánh thuê này đã áp dụng một cơ cấu lực lượng mới ít chính quy hơn. Nó đã tổ chức 40.000 cựu tù nhân chưa qua đào tạo thành các tiểu đoàn lỏng lẻo, được trang bị nhẹ do các cán bộ nhỏ của quân đội có kinh nghiệm chỉ huy.

Thay vì cơ động để giành lợi thế trên chiến trường - một phương pháp đòi hỏi huấn luyện tốn kém, tốn thời gian, mức độ kỷ luật cao của các chiến binh tiền tuyến và sự sáng tạo của các chỉ huy - các tiểu đoàn này có xu hướng tấn công trực tiếp vào các vị trí của Ukraine.

Có một thuật ngữ cho chiến thuật này. Một “làn sóng người.” Các cuộc tấn công bằng sóng người là một phương tiện—một đường lối chiến tranh nhanh chóng, rẻ tiền của một đội quân không có thời gian hoặc nguồn lực để làm mọi việc đúng đắn.

Họ cũng tự sát khi đối phương của họ cố thủ và được hỗ trợ bởi pháo binh, vì quân Ukraine có mặt ở hầu hết các khu vực. Không phải vô cớ mà theo trang tin Meduza của Nga, Wagner đã mất 80% lực lượng sau 9 tháng thất bại trong nỗ lực chiếm Bakhmut.

Tình nguyện chiến đấu cho Wagner trên thực tế là một bản án tử hình—và những người bị kết án ở Nga dường như biết điều đó. “Các lực lượng thông thường và không chính quy của Nga có thể đang ngày càng gặp khó khăn trong việc tuyển dụng từ các nhà tù hình sự của Nga do thương vong cao trong số những người được tuyển dụng từ các nhà tù hình sự trước đây,” theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh ở Washington, DC, gọi tắt là ISW.

ISW lưu ý “Con số thương vong cao của Nga trong cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục có tác động xấu đến hiệu quả chiến đấu của quân đội Nga và có khả năng một phần khiến các quan chức Nga theo đuổi đợt huy động thứ hai khi quân đội Nga chuẩn bị cho các cuộc tấn công trong tương lai ở Ukraine”.

Nhưng mọi sự huy động đều đi sâu hơn vào một nguồn nhân lực đang bốc hơi. Khoảng một nửa trong số một triệu người trong lực lượng quân đội Nga là những người có hợp đồng dài hạn. Nửa còn lại là lính nghĩa vụ trong độ tuổi từ 18 đến 27.

Những người lính nghĩa vụ chỉ phục vụ một năm và theo chính sách, họ không được phép tham gia chiến đấu. Trong số khoảng một triệu thanh niên Nga đang trong độ tuổi nhập ngũ, khoảng một phần ba được miễn vì lý do y tế hoặc giáo dục. Hai lần một năm, Điện Cẩm Linh khai thác khoảng 200.000 trong số 700.000 người đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự kéo dài một năm.

Không có nhiều nhân lực dư thừa trong nhóm nghĩa vụ quân sự. Đó là lý do tại sao ngay trước đợt động viên đầu tiên vào năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật bỏ giới hạn 40 tuổi đối với các tân binh.

Các nhà lãnh đạo Nga từ nhiều tháng trước đã nhận ra rằng họ không thể thay thế những tổn thất ở Ukraine nếu không tuyển mộ những người đàn ông trung niên và không tuyển mộ tù nhân. Giờ đây, hàng chục nghìn người đàn ông lớn tuổi và tù nhân đã chết hoặc bị thương và quân đội đang cần thêm những xác chết tươi mới, liệu Điện Cẩm Linh có chấm dứt việc miễn trừ giáo dục, và tấn công cả vào những người đàn ông lớn tuổi hay bắt buộc các tù nhân phải chiến đấu?
 
Lạ lùng: Nhà thờ chính tòa ở Thổ Nhĩ Kỳ sụp đổ trong trận động đất nhưng tượng Đức Mẹ còn nguyên
VietCatholic Media
17:41 08/02/2023


1. Lạ lùng: Nhà thờ chính tòa ở Thổ Nhĩ Kỳ sụp đổ trong trận động đất nhưng tượng Đức Mẹ còn nguyên

Một bức tượng Đức Trinh Nữ Maria không bị ảnh hưởng sau khi một nhà thờ Công Giáo bị sập trong trận động đất xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hôm thứ Hai, gây thiệt hại nặng nề với số người chết đã vượt quá 6.000 người và khiến hàng nghìn người khác bị thương.

Nhà thờ chính tòa Truyền tin ở thành phố Alexandretta thuộc tỉnh Hatay của Thổ Nhĩ Kỳ, là nhà thờ chính tòa của tổng giáo phận Anatolia, được báo cáo là đã bị sụp đổ hoàn toàn. Tuy nhiên, trong quá trình đào bới để tìm kiếm các nạn nhân, các nhân viên cứu nạn đã tìm thấy tượng Đức Mẹ còn nguyên và vẫn còn đứng trên bục.

Cha Antuan Ilgit, một linh mục Dòng Tên người Thổ Nhĩ Kỳ, kêu gọi các tín hữu “cầu nguyện cho chúng tôi và cho người dân. Đó là một trận động đất rất mạnh. Chúng tôi chưa có tin tức chắc chắn về con số thương vong. Tuy nhiên, thánh đường của chúng ta không còn nữa!”

“Cảm ơn Chúa, chúng tôi, các chị em và cộng tác viên của chúng tôi đều khỏe mạnh và chúng tôi đang cố gắng tiếp nhận những người đến ở với chúng tôi,” cha nói thêm.

Vị linh mục nhận xét rằng “sự sụp đổ của nhà thờ thật gây sốc; mới hôm qua tôi đã cử hành Thánh lễ ở đó, vào Chúa nhật!”

Cha Ilgit nói: “Giờ đây, những viên đá sống cần được chú ý đã ở đây và với sự giúp đỡ của Chúa, chúng ta sẽ có thể xây dựng lại mọi thứ.

“Tất cả chúng ta đang ở trong nhà ăn, nơi dễ tiếp cận hơn, nơi chúng tôi cũng cử hành Thánh lễ hàng ngày! Tôi đã mang bức tượng Đức Mẹ từ nhà thờ chính tòa về đây; hình ảnh này sẽ là sức mạnh của chúng tôi và cùng với Đức Mẹ, chúng tôi sẽ đối mặt với mọi thứ”.

“Chúng tôi tiếp tục tin tưởng vào Chúa và sự quan phòng thánh thiện của Người. Trời mưa, lạnh và rung lắc rất mạnh. Chúng tôi cảm thấy sự gần gũi của anh chị em và tin tưởng vào lời cầu nguyện của anh chị em. Chúng tôi cũng giữ Syria thân yêu trong trái tim của mình. Cầu xin Chúa gìn giữ chúng ta trong tình yêu của Ngài và tỏ lòng nhân từ với chúng ta!” vị linh mục kết luận.

Vào đầu giờ thứ Hai, ngày 6 tháng 2, một trận động đất mạnh 7,8 độ Richter đã làm rung chuyển đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và tây bắc Syria. Vài giờ sau, vào khoảng 1:30 chiều giờ địa phương, một trận động đất mạnh 7,5 độ richter thứ hai xảy ra ở miền trung Thổ Nhĩ Kỳ, làm sập thêm nhiều tòa nhà.

Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở một trong những vùng địa chấn hoạt động mạnh nhất trên thế giới.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã ban bố tình trạng khẩn cấp cấp độ 4 và yêu cầu hỗ trợ quốc tế sau khi hơn một nghìn tòa nhà ở các tỉnh khác nhau ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ và miền bắc Syria bị phá hủy bởi trận động đất mạnh.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã ra sắc lệnh bảy ngày để tang cho thảm kịch.

Đức Hồng Y Matteo Zuppi, tổng giám mục Bologna và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý, đã gửi một thông điệp đến những người bị ảnh hưởng bởi trận động đất. Ngài nói: “Thay mặt Giáo hội ở Ý, tôi bày tỏ lời chia buồn sâu sắc và sự gần gũi với người dân bị thử thách bởi sự kiện bi thảm này, và bảo đảm những lời cầu nguyện cho các nạn nhân, gia đình của họ và những người bị thương”.

Ngài cũng hy vọng rằng “bộ máy đoàn kết quốc tế sẽ được đưa vào hoạt động ngay lập tức để bảo đảm tái thiết nhanh chóng.”

Các giám mục Ý đã cam kết viện trợ 500.000 euro cho các nạn nhân ở cả hai quốc gia và lưu ý rằng ở Syria, “trận động đất ảnh hưởng đến một quốc gia đã bị chiến tranh tàn phá và nơi có hơn 80% dân số sống trong cảnh nghèo đói”.

Số nạn nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria tiếp tục tăng khi các đống đổ nát được di dời.


Source:Catholic News Agency

2. Chưa đầy 1 phút tệ hơn 12 năm chiến tranh

“Những người ở đây - họ bị sốc, họ không nói lên lời. Rất nhiều người bị thương hoặc chết”

Syria đã chìm trong chiến tranh trong gần 12 năm, nhưng đối với nhiều người dân ở Aleppo và các thành phố khác bị ảnh hưởng, trận động đất kinh hoàng ngày 6 tháng 2 còn đau thương hơn.

“Nếu bạn hỏi người dân Aleppo về cuộc chiến mà họ đã trải qua, họ bày tỏ cảm giác đau đớn, sợ hãi, tuyệt vọng về tương lai, mất an toàn, v.v. Họ sử dụng nhiều cách diễn đạt khác nhau để diễn tả cuộc chiến 12 năm. Nhưng nếu bạn hỏi họ về trận động đất mà họ đã phải đối mặt, câu trả lời chỉ có một từ: kinh hoàng,” Nữ tu Annie Demerjian, một nữ tu Công Giáo sống và làm việc trong thành phố, nói với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, gọi tắt là ACN.

“Hãy tưởng tượng bạn đang nằm ngủ lúc 4 giờ sáng và sàn nhà bắt đầu rung chuyển dữ dội. Cửa mở, kính vỡ, tường lắc lư dữ dội, bên ngoài vang lên tiếng la hét và đổ sập, chỉ có một từ duy nhất được hét lên từ đáy sâu của nỗi kinh hoàng: Chúa ơi! Chưa đầy một phút mạnh hơn cả cuộc chiến. Trong chiến tranh, có những khu vực an toàn và những khu vực khác nóng bỏng, nhưng ở đây, cả đất nước đều nóng bức,” Sơ Annie nói.

Sơ Anne Marie Gagnon, thuộc Dòng Nữ tu Thánh Giuse Hiện ra, là giám đốc bệnh viện Công Giáo chính St. Louis, ở Aleppo, cho biết đã rất bận rộn giúp đỡ những người sống sót sau trận động đất gây ra sự tàn phá quy mô lớn ở thành phố này.

Trong một thông điệp gửi đến ACN vào ngày xảy ra thảm họa, nữ tu nói rằng “ở Aleppo, nhiều tòa nhà chung cư đã đổ sập, có nhiều người chết và bị thương. Hơn nữa, trời đang mưa và rất lạnh.”

“Vừa rồi chúng tôi đã phẫu thuật cho hai người bị thương. Chúng tôi có một gia đình Kitô giáo đang nằm trong bệnh viện mà người nhà của họ đã chết trong trận động đất. Bây giờ chúng tôi đang chờ thi thể của vị linh mục đã chết, là Cha Daher, sắp được đưa đến.”

Bản thân bệnh viện đã sống sót sau trận động đất, nhưng người ta lo ngại rằng những hư hại về cấu trúc đã khiến nó trở nên không an toàn.

“Tại bệnh viện của chúng ta, có một phần dường như có thể rơi xuống, đá đã di chuyển và chúng tôi sợ chúng sẽ văng ra ngoài, nhưng chủ yếu chúng tôi tập trung vào việc chăm sóc miễn phí cho những người bị thương lúc này,” Sơ Anne Marie nói.

Sự sụp đổ của tòa nhà là nỗi sợ hãi lặp đi lặp lại ở một thành phố vẫn chưa phục hồi sau nhiều năm chiến đấu và ném bom, vốn đã khiến nhiều tòa nhà yếu đi về mặt cấu trúc. Các nhà thờ cũng bị ảnh hưởng, trong đó có Nhà thờ St. George của Chính thống giáo nghi lễ Syriac.

Một số gia đình không còn nơi nào khác để đi. “Mọi người hiện đang hỏi các nhà thờ và tu viện, cùng với chúng tôi tại bệnh viện, liệu họ có thể ở lại đó cho đến khi cuộc khủng hoảng qua đi hay không. Nhiều tòa nhà có vết nứt bên trong, và những người ở tầng bốn hoặc tầng năm sợ ở lại đó. Chúng tôi đã đặt một số tấm đệm dưới đất cho nhân viên của mình để họ có thể ở lại đây,” nữ tu giám đốc giải thích.

Tình cảnh bi thảm ở Syria: Một nơi để qua đêm

Trong một video thật thương tâm, người dân đã đưa một bé gái bị thương ra khỏi đống đổ nát của một tòa nhà bị sập sau trận động đất ở thị trấn Jandaris, thuộc vùng nông thôn của thành phố Afrin phía tây bắc Syria, thuộc khu vực do phiến quân kiểm soát của tỉnh Aleppo, vào ngày 6 tháng 2 năm 2023. Tuy nhiên, họ không kiếm ra được chỗ cấp cứu cho cháu bé, và chỉ còn cách đưa cháu bé đến với các nữ tu.

Điều này được xác nhận bởi Sơ Arlene, một nữ tu Cát Minh, cũng đến từ Aleppo. Mặc dù cộng đồng của sơ thường sống trong nội thành, nhưng đối mặt với sự kiện bi thảm này, các nữ tu đã mở cửa cho những người tìm kiếm sự giúp đỡ.

“Các gia đình sợ hãi, không muốn về nhà, tìm chỗ ngủ qua đêm. Chúng tôi đã có năm gia đình đến với chúng tôi và chúng tôi đang che chở cho họ. Các gia đình khác đang đến trường học hoặc nhà thờ.

“Có lẽ nếu đêm không sao, họ sẽ trở về nhà, nhưng nhà cửa của họ đã bị hư hại. Tối nay, với tư cách là một cộng đoàn, chúng tôi đang cầu nguyện cho hòa bình. Những người ở đây – họ bị sốc, họ không nói lên lời. Rất nhiều người bị thương hoặc chết,” sơ nói.

Mặc dù Syria không phải là quốc gia duy nhất bị ảnh hưởng bởi trận động đất và thiệt hại nhưng số người chết có thể cao hơn đáng kể ở Thổ Nhĩ Kỳ, và ở Syria, đây là một thảm họa nữa cần thêm vào danh sách dài.

“Đầu tiên là chiến tranh, sau đó là Covid, sau đó là lệnh trừng phạt và giờ là động đất. Người dân rất nghèo: Họ không có tiền để ăn, không có dầu để nấu ăn, hoặc ngũ cốc,” Nữ tu Anne Marie nói với ACN.

Nhiều nước phương Tây và khu vực, cũng như các tổ chức phi chính phủ đã hứa viện trợ, nhưng người Syria hy vọng nhiều hơn thế. “Chúng tôi cần các biện pháp trừng phạt được dừng lại. Chúng tôi xin các nhà hảo tâm cầu nguyện cho chúng tôi và cầu nguyện cho các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ. Họ cần phải nói chuyện với các cường quốc ở Âu Châu để chấm dứt các biện pháp trừng phạt này,” Nữ tu Anne Marie cầu xin.
Source:Aleteia
 
TQ tính toán sai lầm hoàn toàn. Khinh khí cầu là của quân TQ, xuất phát gần VN. Chuyện gì tiếp theo?
VietCatholic Media
23:17 08/02/2023


1. Các nguồn tin tình báo của Hoa Kỳ cho biết: Khinh khí cầu gián điệp là một phần trong hoạt động do thám quân sự rộng lớn hơn của Trung Quốc

CNN có bài tường trình nhan đề “Spy balloon part of a broader Chinese military surveillance operation, US intel sources say”, nghĩa là “Các nguồn tin tình báo của Hoa Kỳ cho biết: Khinh khí cầu gián điệp là một phần trong hoạt động do thám quân sự rộng lớn hơn của Trung Quốc.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Các quan chức tình báo Hoa Kỳ tin rằng khinh khí cầu gián điệp Trung Quốc được tìm thấy gần đây là một phần của chương trình do thám rộng rãi do quân đội Trung Quốc điều hành, nhiều quan chức Mỹ quen thuộc với tình báo đã cho biết như trên.

Các quan chức nói với CNN rằng chương trình do thám, bao gồm một số khinh khí cầu tương tự, một phần xuất phát từ tỉnh Hải Nam nhỏ bé của Trung Quốc. Mỹ không biết quy mô chính xác của đội khinh khí cầu do thám Trung Quốc, nhưng các nguồn tin nói với CNN rằng chương trình này đã thực hiện ít nhất hai chục nhiệm vụ trên ít nhất năm châu lục trong những năm gần đây.

Theo một quan chức quen thuộc với tình báo, khoảng nửa tá chuyến bay trong số đó đã lảng vảng gần không phận Hoa Kỳ.

Và không phải tất cả các khinh khí cầu được nhìn thấy trên toàn cầu đều có cùng kiểu mẫu với quả bị bắn rơi ngoài khơi bờ biển Nam Carolina hôm thứ Bảy, quan chức đó và một nguồn tin khác quen thuộc với tình báo cho biết. Thay vào đó, có nhiều “biến thể”, những người này nói.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết hôm thứ Tư rằng chương trình do thám rộng lớn hơn của Trung Quốc “đã vi phạm chủ quyền của các quốc gia trên khắp năm châu lục” và rằng Hoa Kỳ sẽ chia sẻ “những phát hiện liên quan” về khinh khí cầu do thám “với Quốc hội cũng như với các đồng minh của chúng ta và các đối tác trên toàn thế giới.”

Các thủy thủ của Hải quân Hoa Kỳ đã thu hồi được nhiều phần của một khinh khí cầu do thám ờ tầm cao ngoài khơi bờ biển Myrtle Beach, Nam Carolina, vào Chúa Nhật.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ nói rằng các quan chức cấp cao của chính quyền Biden “đã chia sẻ thông tin với hàng chục quốc gia trên thế giới, cả từ Washington và thông qua các đại sứ quán của chúng ta.

https://edition.cnn.com/2023/02/07/politics/spy-balloon/index.html

2. 'Tính toán sai lầm hoàn toàn': Trung Quốc chuyển sang chế độ quản lý khủng hoảng về hậu quả của khinh khí cầu

CNN có bài tường trình nhan đề “Total miscalculation’: China goes into crisis management mode on balloon fallout”, nghĩa là “'Tính toán sai lầm hoàn toàn': Trung Quốc chuyển sang chế độ quản lý khủng hoảng về hậu quả của khinh khí cầu.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Trước thềm Năm Mới hy vọng của Trung Quốc dường như đang tăng cao rằng căng thẳng với Hoa Kỳ có thể giảm bớt trong những tháng tới.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thể hiện điều tương tự vào cuối tháng trước khi nói rằng Trung Quốc sẽ “chào đón” chuyến thăm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken – một chuyến thăm dự kiến mà các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh coi là cơ hội để giúp củng cố nền kinh tế và hàn gắn các mối quan hệ ngoại giao căng thẳng.

Vì vậy, khi một khinh khí cầu tầm cao từ Trung Quốc mang theo trọng tải có kích thước bằng ba chiếc xe buýt được trang bị những thứ mà các quan chức Mỹ mô tả là thiết bị do thám được phát hiện trên lục địa Hoa Kỳ, rõ ràng là lơ lửng phía trên một quốc gia có tài sản quân sự quan trọng và cuối cùng gây ra một tai tiếng quốc tế – và diễn biến này tự nhiên đặt ra những câu hỏi quan trọng về chuyện gì đã xảy ra và tại sao.

Trung Quốc khẳng định chiếc khinh khí cầu bị Mỹ bắn hạ trên Đại Tây Dương hôm thứ Bảy là một quả bóng khí tượng bay chệch hướng. Và các nhà phân tích cho biết, Trung Quốc đã có dấu hiệu vừa mất cảnh giác trước vụ việc vừa muốn ngăn chặn thiệt hại tiềm ẩn, không chỉ định hình tình huống là kết quả của các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của Trung Quốc, mà còn đưa ra một biểu hiện “hối tiếc” hiếm gặp về biến cố đó trong một tuyên bố hôm thứ Sáu.

Trong khi một số sự thật quan trọng của tình hình vẫn chưa rõ ràng, phản ứng chính thức của Bắc Kinh - và thời điểm xảy ra vụ việc, dẫn đến việc Hoa Kỳ hoãn chuyến thăm Blinken - cho thấy giới lãnh đạo của họ hiện đang vật lộn với cách giải quyết một cuộc khủng hoảng ngoại giao đã gây ra thêm căng thẳng cho Trung Quốc trước những căng thẳng mà Trung Quốc đã hy vọng hàn gắn.

“Theo tất cả các tường thuật, giới lãnh đạo Trung Quốc mong muốn được đàm phán trực tiếp với Blinken… rất có thể nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình muốn bảo đảm mọi thứ diễn ra suôn sẻ trước chuyến thăm,” Trang Gia Y Ân (Chong Ja Ian, 庄嘉伊恩), phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Singapore nói. Thành ra, “Biến cố này xảy ra thật khó hiểu và kỳ lạ.”

Các khả năng

Bắc Kinh đã đưa ra những chi tiết sơ sài về nguồn gốc của khinh khí cầu, mà lần đầu tiên họ xác nhận là từ Trung Quốc trong một lời giải thích được đưa ra hơn 12 giờ sau khi Ngũ Giác Đài tuyên bố họ đang theo dõi vật thể này.

Trong một tuyên bố được đưa ra vào tối thứ Sáu theo giờ địa phương, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã mô tả khinh khí cầu là “khí cầu dân sự được sử dụng để nghiên cứu, chủ yếu là khí tượng học”, đã đi chệch “xa khỏi lộ trình dự kiến” do “khả năng tự điều khiển hạn chế” và lệch về phía tây.

Trong một tuyên bố tiếp theo vào hôm Chúa Nhật, Bắc Kinh dường như tìm cách liên kết thiết bị này với “các công ty”, chứ không phải với chính phủ hoặc quân đội của họ – mặc dù ở Trung Quốc, sự nổi bật của các doanh nghiệp nhà nước và một tổ hợp công nghiệp quân sự mạnh mẽ làm mờ đi ranh giới giữa hai bên. Hôm thứ Hai, Bắc Kinh thừa nhận một khinh khí cầu thứ hai trong những ngày gần đây đã “đi chệch hướng nghiêm trọng” so với lộ trình dự kiến và đi vào bầu trời Mỹ Châu Latinh và Caribê “do nhầm lẫn”. Tuy nhiên, nó đã từ chối cung cấp thêm thông tin về đơn vị nào đã sản xuất khinh khí cầu này.

Trong khi đó, Hoa Kỳ đã trình bày các chi tiết cho thấy vụ việc là một phần của nỗ lực do thám được hỗ trợ bởi một đội khinh khí cầu do thám Trung Quốc mà họ nói đã được phát hiện trên khắp năm châu lục trong vài năm qua.

Các nhà quan sát chính trị tinh hoa của Trung Quốc nói rằng thời điểm xảy ra sự xâm nhập kém tinh tế, trong bối cảnh Trung Quốc đang nỗ lực phối hợp để tái can dự với thế giới và giảm bớt giọng điệu hiếu chiến của chính mình, cho thấy những lời giải thích khác nhau, từ một tính toán sai lầm nghiêm trọng của Bắc Kinh cho đến một sự thiếu sót thông tin liên lạc trong chính phủ hoặc với một thực thể khác.

Tăng Tuấn Hoa, giám đốc Viện Trung Quốc SOAS tại Đại học London, cho biết bất kỳ hoạt động do thám nào liên quan đến không phận Hoa Kỳ sẽ “gần như chắc chắn” phải được sự chấp thuận của lãnh đạo cấp cao, bao gồm cả ông Tập.

Theo Tăng Tuấn Hoa (Steve Tsang, 曾俊华), điều đó cho thấy hoặc đã có một “tính toán sai lầm hoàn toàn” trong đó nhà lãnh đạo Trung Quốc và các cố vấn của ông ta nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ không phản ứng mạnh mẽ với khinh khí cầu, hoặc các nhà lãnh đạo hàng đầu đã không “liên kết các dấu chấm” giữa các hoạt động khác nhau để nhận ra gửi một khinh khí cầu sẽ có khả năng ảnh hưởng đến chuyến thăm của Blinken.

“Ông Tập muốn Blinken đến thăm và thảo luận các vấn đề cùng quan tâm. Tập đang cố gắng khắc phục nền kinh tế sau thảm họa của chính sách Zero Covid và các hạn chế của Hoa Kỳ đối với chất bán dẫn. Vì vậy, ông ấy không thể muốn một sự việc về khinh khí cầu có thể làm hỏng một cuộc họp như vậy,” ông nói thêm.

Trang Gia Y Ân ở Singapore nêu ra một khả năng khác: Giống như nhiều cơ quan quan liêu lớn khác… tay phải có thể không biết tay trái đang làm gì và có thể có một vấn đề đơn giản là thiếu sự phối hợp,” ông nói.

Hậu quả

Các chuyên gia cho biết, mặc dù câu chuyện cốt lõi vẫn chưa rõ ràng vì chính quyền Trung Quốc vẫn chưa – và có thể không – cung cấp thêm thông tin, nhưng kết quả của vụ việc là một đòn giáng mạnh vào chính sách ngoại giao Mỹ-Trung – và cả Bắc Kinh.

Dương Thế Lợi (Dali Yang, 杨达利), một nhà khoa học chính trị tại Đại học Chicago, cho biết: “Tôi nghĩ rằng giới lãnh đạo Trung Quốc ở cấp quốc gia rõ ràng cảm thấy khó chịu và bị kích động bởi khinh khí cầu này.” “hối tiếc”, đặc biệt là so với những lời hoa mỹ thường gây hấn của nó trong những năm gần đây.

“Họ rõ ràng hy vọng rằng bằng cách nào đó chuyện này có thể được giải quyết ổn thỏa, đặc biệt là trong bối cảnh chuyến thăm đã được lên kế hoạch của Bộ trưởng Blinken vào thời điểm đó,” ông Dương nói.

Luận điệu của Bắc Kinh cứng rắn hơn đáng kể sau khi quân đội Mỹ bắn hạ khinh khí cầu, với việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Mỹ “phản ứng thái quá” và “vi phạm nghiêm trọng thông lệ quốc tế”. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc bày tỏ “sự phản đối nghiêm trọng”, cảnh báo rằng Bắc Kinh “bảo lưu quyền sử dụng các biện pháp cần thiết để đối phó với các tình huống tương tự”.

Hôm thứ Hai, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết mảnh vỡ của khinh khí cầu không thuộc về Mỹ. “Khinh khí cầu là của Trung Quốc, không phải của Mỹ”, một phát ngôn viên của Bộ cho biết trong một cuộc họp báo thường kỳ, khi được hỏi về việc liệu Mỹ có nên trả lại phần còn lại của khinh khí cầu cho Trung Quốc hay không.

“Đây là một vấn đề tế nhị đã diễn ra một cách công khai giữa hai nước. Do đó, có vấn đề tư thế,” Dương nói thêm. “Đối với giới lãnh đạo Trung Quốc, họ cũng có khán giả trong nước mà họ cần phải phục vụ,” ông nói, chỉ ra rằng Bắc Kinh không thể tỏ ra yếu thế.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã có dấu hiệu cố gắng che đậy luận điệu dân tộc chủ nghĩa xung quanh vụ việc, thay vì thổi phồng sự phẫn nộ – như Bắc Kinh đã làm trước đây trong các sự kiện gây căng thẳng Mỹ-Trung, chẳng hạn như chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tới Đài Loan vào mùa hè năm ngoái.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm thứ Bảy cũng thông báo người đứng đầu cơ quan thời tiết nước này đã bị cách chức, trong một động thái được một số nhà phân tích coi là nỗ lực củng cố quan điểm của Bắc Kinh rằng khinh khí cầu tầm cao có tính chất dân sự chủ yếu phục vụ mục đích khí tượng. Tuy nhiên, điều khôi hài là quan chức này thực ra trước đó đã được thăng chức vào một vị trí mới từ hồi Tháng Giêng. Có hay không có chuyện khinh khí cầu này ông ta cũng sẽ rời khỏi vị trí đó.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng hậu quả ngoại giao từ vụ việc sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài.

Jude Blanchette, Giám đốc China Studies, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, gọi tắt là CSIS, cho biết: “Sự việc khinh khí cầu này hiện khiến chúng ta lùi lại đáng kể, bởi vì lịch trình quan hệ Mỹ-Trung trong vài tháng tới không cho phép nhiều khoảng trống để hai bên thiết lập lại”. Ông nói thêm rằng cuộc gặp gỡ tại Bắc Kinh của Ngoại trưởng Blinken là cơ hội để thiết lập một số ranh giới cho mối quan hệ.

Trung Quốc sẽ tổ chức các phiên họp lập pháp thường niên vào tháng tới, khi một cuộc cải tổ lãnh đạo trong chính quyền trung ương sẽ được chính thức hóa. Tại Mỹ, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy được cho là đang lên kế hoạch thăm Đài Loan – một động thái chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận.

Blanchette nói: “Mối quan hệ mà tôi nghĩ sẽ chỉ đi đến một nơi rất, rất tăm tối nếu hai bên không tìm ra cách nào đó để tạo ra một nền tảng bên dưới.”

https://edition.cnn.com/2023/02/06/china/china-response-suspected-spy-balloon-intl-hnk/index.html

3. Tại sao khinh khí cầu gián điệp Trung Quốc là một sự xấu hổ lớn đối với Bắc Kinh?

Nhiều quan sát viên cho rằng các nhà ngoại giao và tuyên truyền của Bắc Kinh tỏ ra lúng túng và đã đưa ra nhiều tuyên bố ngớ ngẩn trong mấy ngày qua. Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Why the Chinese Spy Balloon is a Huge Embarrassment for Beijing”, nghĩa là “Tại sao khinh khí cầu gián điệp Trung Quốc là một sự xấu hổ lớn đối với Bắc Kinh.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.

Câu chuyện khinh khí cầu gián điệp đang diễn ra dường như đã làm choáng váng các nhà ngoại giao Trung Quốc, những người đã đấu tranh để giành được sự tín nhiệm trong những ngày qua bằng cách tấn công.

Các nhà quan sát tiếp tục bị bối rối bởi quá trình ra quyết định ở Bắc Kinh, cũng như bởi sự lựa chọn của chính phủ Trung Quốc trong việc miêu tả mình là bên bị hại, bắt đầu bằng một giọng điệu hòa giải có thể đã cứu vãn được danh tiếng của họ trong bối cảnh hậu quả ngoại giao mới.

Chỉ vài tuần sau khi nhiệt liệt chào đón chuyến thăm Bắc Kinh được nhiều người mong đợi của Antony Blinken, Trung Quốc đã phản ứng lại quyết định hoãn chuyến đi của Ngoại trưởng Mỹ bằng cách tuyên bố rằng chuyến thăm Bắc Kinh chưa hề được xác nhận ngay từ đầu.

Sau khi những hình ảnh về vụ bắn hạ khinh khí cầu do thám được đăng tải trên các trang báo trên khắp thế giới, Trung Quốc đã gửi một công hàm chính thức tới Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh. Tạ Phong, thứ trưởng ngoại giao mà nhiều người cho là sẽ trở thành đặc phái viên tiếp theo của Trung Quốc tại Washington, nói Mỹ “không nên thực hiện thêm bất kỳ hành động nào có thể làm suy yếu lợi ích của Trung Quốc hoặc leo thang hoặc mở rộng căng thẳng”.

Vẫn còn những suy đoán về động cơ của Bắc Kinh khi gởi chiếc khinh khí cầu cao đến 61m sang Hoa Kỳ gần với chuyến thăm của Blinken tới Trung Quốc, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ trong 5 năm qua. Tổng thống Joe Biden, khi được hỏi một câu hỏi tương tự tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Hai, đã châm biếm: “Họ là chính phủ Trung Quốc.”

Một số người tin rằng khinh khí cầu có thể đã vô tình đi chệch hướng, nhiệm vụ do thám của nó có thể không được các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc biết đến, những người đang bận rộn tổ chức một cuộc hòa hoãn công khai với các đối tác Hoa Kỳ. Những người khác nói rằng sai lầm duy nhất của chính phủ Trung Quốc là để cho hành động do thám này bị bắt quả tang.

Sau những tiết lộ tiếp theo của Hoa Kỳ, các quan chức Trung Quốc kể từ đó đã thừa nhận ít nhất một khinh khí cầu được cho là sai lầm khác, đang bay qua Mỹ Châu Latinh và vùng biển Caribê.

Tuy nhiên, điều chắc chắn là Bắc Kinh đã thay đổi chiến lược của họ. Đầu tiên họ cố gắng cứu vãn chuyến đi của Ngoại trưởng Blinken một cách riêng tư trước khi sự hiện diện của khinh khí cầu trên lục địa Hoa Kỳ được công khai. Sau đó, Bắc Kinh dường như đánh giá thấp tác động của vụ việc đối với Washington, và quay trở lại thái độ hiếu chiến không thể tránh khỏi của họ. Cuối cùng, thái độ này đã phá vỡ nỗ lực quyến rũ phương Tây sau nhiều năm tự cô lập trong đại dịch.

Craig Singleton, thành viên cấp cao của Trung Quốc tại Foundation for Defense of Democracies, một tổ chức tư vấn phi đảng phái, cho biết: “Phản ứng ngày càng tăng của Trung Quốc, thoạt đầu có vẻ ăn năn nhưng giờ trở thành đối đầu ngang bướng, sẽ không mang lại lợi ích gì cho Bắc Kinh ở Washington”.

“Rất khó có khả năng nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình không biết về sự tồn tại của chương trình rủi ro cao này, ngay cả khi ông ấy tỏ ra không được thông báo rằng một nhiệm vụ đang được tiến hành vài ngày trước khi Bộ trưởng Blinken lên kế hoạch tới Bắc Kinh,” Singleton nói với Newsweek.

“Tôi cho rằng Bắc Kinh muốn tình tiết đáng xấu hổ này qua đi càng sớm càng tốt. Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ không có hành động trả đũa nào nhằm vào các phương tiện trên không của Mỹ đang hoạt động hợp pháp ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương,” ông nói.

Mắc kẹt trong lập luận cho rằng khinh khí cầu này là một “khí cầu dân sự” đang thu thập dữ liệu thời tiết và sau đó bị các lực ngoài tầm kiểm soát thổi bay, giới lãnh đạo Trung Quốc giờ đây phải đối mặt với viễn cảnh rất thực tế là một số hoặc một phần các công nghệ và phương pháp của khinh khí cầu này sẽ bị Mỹ đưa ra trước thế giới.

Tương tự như vậy, Washington vẫn chưa thay đổi đánh giá ban đầu của mình, khẳng định rằng khinh khí cầu này đã cố tình đi ngang qua Hoa Kỳ để do thám các địa điểm nhạy cảm, và cuối cùng đã không đạt được mục tiêu do các biện pháp đối phó hiệu quả. Các quan chức cấp cao biết rằng công chúng Mỹ mong đợi chính quyền Biden tiết lộ thêm thông tin chi tiết về hoạt động thu hồi đang diễn ra ngoài khơi Nam Carolina.

Tướng Glen VanHerck, chỉ huy của NORAD và USNORTHCOM, cho biết hôm thứ Hai rằng mục đích là “cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt cho giới truyền thông, công chúng, Quốc hội – tất cả những ai quan tâm đến những gì chúng ta đang thực sự tìm thấy.”

Tòa Bạch Ốc đã không trả lời các câu hỏi của Newsweek về khả năng trả lại mảnh vỡ khinh khí cầu cho Trung Quốc.

Mao Ninh, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết hôm thứ Ba rằng con tàu “không thuộc về Hoa Kỳ Nó thuộc về Trung Quốc.”

Crystal Tu, trợ lý nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh, chuyên gia tư vấn quân sự hàng đầu của Đài Loan, cho biết: “Tất cả các bằng chứng đặt ra trước Trung Quốc những lựa chọn rất hạn chế ngoài việc sử dụng con bài nạn nhân, vì lùi bước là điều không thể về mặt chính trị vào thời điểm này. Với những tuyên bố có thể bác bỏ của Trung Quốc và những phản ứng 'mất cảnh giác' cho đến nay, những điều này có thể cho thấy rằng lùi bước là bất ngờ.”

“Tôi đặc biệt bối rối trước quá trình ra quyết định của Trung Quốc. Ví dụ, làm thế nào Trung Quốc, với tư cách là một bên tham gia chính trong Tổ chức Khí tượng Thế giới với trung tâm khu vực ngay tại Bắc Kinh, có thể đã bỏ qua các dự báo thời tiết chuyên nghiệp trước khi triển khai như vậy,” Tu nói với Newsweek.

“Các luồng phản lực mùa đông từ xoáy cực tăng cường ra khỏi Siberia không còn là một sự kiện thời tiết hiếm gặp. Vào giữa Tháng Giêng, nhà khí tượng học trưởng của Môi trường Canada đã đưa ra dự báo rằng xoáy cực sẽ dịch chuyển vào cuối Tháng Giêng và tấn công Canada vào tháng 2,” Tu nói.

“Từ các tuyên bố công khai, rõ ràng là chính phủ Hoa Kỳ đã đạt được sự đồng thuận trên toàn liên bang về bản chất phi dân sự của khinh khí cầu này. Việc kiểm tra và phân tích sâu hơn về các mảnh vỡ được thu hồi có thể cung cấp bằng chứng cụ thể về chuỗi cung ứng công nghệ và sự sẵn sàng của Trung Quốc,” bà nói.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Quốc hội tiếp tục đặt câu hỏi về cách giải quyết vụ việc của chính quyền Biden, đặc biệt là quyết định không hạ khinh khí cầu sớm hơn.

Dân biểu Mike Rogers của Alabama, chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện do Đảng Cộng Hòa lãnh đạo, cho biết trong một tuyên bố công khai: “Tôi vẫn quan ngại sâu sắc về quyết định của chính quyền Biden cho phép khinh khí cầu do thám đi qua Hoa Kỳ.”

Bằng cách không thông báo ngay cho công chúng về sự hiện diện của khinh khí cầu, Tòa Bạch Ốc “đã hy vọng che giấu thất bại an ninh quốc gia này với Quốc hội và người dân Mỹ,” Rogers cho biết hôm thứ Bảy.

Những người khác trong cơ quan an ninh quốc gia cho rằng vụ việc là cơ hội hiếm có để đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đoàn kết vì một mục tiêu chung.

“Hãy đổ lỗi cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hãy ngừng chỉ tay vào nhau. Chúng ta cùng phe,” HR McMaster, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump, nói với CBS Mornings hôm thứ Hai.

Biden hôm thứ Ba đã ám chỉ đến sự việc khinh khí cầu trong bài phát biểu về Tình trạng Liên bang của mình, nói rằng: “Nếu Trung Quốc đe dọa chủ quyền của chúng ta, chúng ta sẽ hành động để bảo vệ đất nước của mình.”