Ngày 01-02-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:43 01/02/2018
41. HAI CON CÁ ĐẤU MỒM
Một hôm có con cá chép và con cá trê đấu võ mồm, không phân biệt cao thấp.
Cá chép nói:
- “Anh có gì là hay là giỏi chứ, nếu một ngày kia tôi biến hoá thì có thể bay lên tới trời. Lúc đó thì trong mắt tôi có sao kim, trên thân có vảy vàng, hoa đào xuân sóng ấm, nhảy một cái là qua long môn !”
Cá trê nói:
- “Anh đừng có cho mình là phi thường, nghe đây, tôi tuy trong mắt không có sao, trên thân cũng không có vảy, khi há cái miệng lớn thì ăn luôn cả người ta !”
(Hoa Diên Thú Lạc Đàm Tiếu Tửu Lệnh)

Suy tư 41:
Đã cùi thì không sợ ghẻ, bởi vì bệnh cùi thì nặng hơn mấy con ghẻ ngứa.
Con cá trê thân phận không được đẹp đẽ cho lắm như cá chép, thân không có vảy vàng, cũng chưa một lần đi thi nhảy qua long môn để thành rồng, nên cứ thế mà “phang”, há miệng to ra là đớp hết, cần gì phải vảy vàng với không vảy vàng chứ !
Trong đời sống thiêng liêng cũng vậy, có người phạm qua một tội trọng rồi, thì thay vì sám hối tội lỗi, xét mình và đi xưng tội, thì họ lại sa đà thêm, bởi vì họ nói thân đã dính bùn rồi sợ gì đục trong !?
Dính bùn dính đất thì cũng có thể rửa sạch bằng nước sạch.
Tâm hồn đầy tội lỗi thì cũng có thể rửa sạch bằng nước và Máu Thánh từ cạnh sườn của Đức Chúa Giê-su chảy ra trong bí tích hòa giải, chỉ có điều quan trọng là chúng ta có thành tâm sám hối hay không mà thôi.
Cá chép cũng là ta mà cá trê cũng là ta, thiện và ác đều ở trong con người của chúng ta vậy...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:45 01/02/2018

32. Người cầu nguyện không nên dùng những lời đường mật phỉnh phờ với Thiên Chúa, vì như thế không có ích lợi gì cả.

(Thánh Cyprian)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa, trong "Cách ngôn thần học tu đức"

---------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 5 Mùa Quanh Năm B. 4.2.2018
Lm Francis Lý văn Ca
02:42 01/02/2018
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay, qua các bài đọc, sẽ đem đến cho chúng ta niềm an ủi, để sống cậy trông vào Chúa nhiều hơn. Đời sống thế gian tùy thuộc vào hai điểm chính: Tinh Thần và Vật Chất.
Ông Gióp bị thử thách, gần như ông cảm thấy mình bị Chúa bỏ rơi. Trong lúc đó, thánh Phaolô trong bài đọc thứ 2 thì hăng say rao giảng cho lương dân niềm cậy trông vào Chúa. Đến nỗi ông đã quên cá nhân của mình để gặp gỡ nhân loại vì lợi ích của Tin Mừng ông rao giảng.
Chúng ta cầu xin Chúa trong thánh lễ hôm nay, giúp chúng ta giữ được mãi tinh thần phó thác và cậy trông, cho dù cuộc đời có thăng trầm, thế giới có biến đổi, tình yêu tín thác vào Chúa của chúng ta sẽ không hề đổi thay.
Với những tư tưởng chuẩh bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Ông Gióp có cảm tưởng đời ông đã xuống tận cùng vực thẳm. Ngay cả người vợ cũng muốn bỏ rơi ông. Đôi lúc chúng ta cũng có những cảm nghiệm như thánh Gióp. Nhưng hãy nhớ lời thánh vịnh của thánh vương Đavít sau đây để vững tin hơn: “Cho dù người mẹ đã sinh con có quên con đi nữa, nhưng Cha sẽ không bao giờ quên con”.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô trọn đời hiến thân vì Tin Mừng, quên mình để gặp Chúa trong anh em. Phần chúng ta, ngoài miếng cơm manh áo, chúng ta có cơ hội nào để gặp gỡ Chúa trong những anh chị em mà chúng ta có dịp tiếp xúc, gặp gỡ hằng ngày không?

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Đời sống Đức Kitô là rao giảng Tin Mừng, chữa lành các bệnh tật. Ngoài ra, Ngài còn dành thời giờ để tiếp xúc với Thiên Chúa Cha qua sự cầu nguyện. Chúng ta có thường xuyên gặp gỡ Chúa qua những sự cầu nguyện không?

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Tin Mừng hôm nay thuật lại câu chuyện Chúa chữa những người bệnh tật. Ngài luôn hiện diện với chúng ta trong Kinh Thánh và các phép Bí Tích. Giờ đây, chúng ta dâng lên Ngài những ý nguyện cầu sau đây:

1. Chúng ta cầu nguyện cho các Phẩm Trật trong Giáo Hội được đầy khôn ngoan của Thánh Thần để đưa con thuyền Giáo Hội đến bến bờ bình an. Chúng ta cùng nguyện xin

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu nguyện cho những người già nua, bệnh tật đang cần đến sự săn sóc, thăm viếng của chúng ta trong tình cộng đoàn. Xin cho họ gặp được linh mục để lãnh nhận các phép bí tích trong giờ sau hết. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

3. Chúng ta cầu nguyện cho những linh mục, tu sĩ, bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên, và tất cả những ai coi sóc bệnh nhân. Xin ban cho họ tinh thần kiên nhẫn phục vụ trong các chức năng nghề nghiệp của họ. Chúng ta cùng nguyện xin

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin Chúa giúp chúng ta biết dùng năm tháng ngày giờ Chúa ban, để tô điểm đời sống bằng những nhân đức, tô đậm tình anh em qua những nghĩa cử bác ái vị tha. Chúng ta cùng nguyện xin

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Chúng ta cầu nguyện cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Đặc biệt những linh hồn chúng ta nhớ đến trong thánh lễ tuần nầy. Chúng ta cùng nguyện xin

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Cha, xin tỏ lòng từ bi trên dân Cha, vì Cha đã mời gọi chúng con đến tham dự bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể. Xin ban sức mạnh và niềm tin cho những ai đến tham dự hai bàn tiệc nầy. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Chứng nhân
Lm Vũdình Tường
07:34 01/02/2018
Nhân vật trong các bài đọc tuần này mỗi vị đưa ra một cách khác nhau làm chứng về Tin Mừng. Trong Cựu Ước Job trở thành nhân vật đức tin sống động trong đau khổ bệnh tật và sự cô đơn của chính cá nhân mình. Ông là người, trong bất cứ hoàn cảnh nào, luôn tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa. Ma quỷ ghen tức xin Chúa cho chúng thử lòng tin của ông. Thiên Chúa cho phép nhưng cấm chúng giết ông. Ma quỷ dùng mọi sự dữ hành hạ tinh thần cũng như thể xác ông. Trong cơn hoạn nạn, nhà tan cửa nát, con cái chết, bạn bè kết án, vợ ông trách móc, toàn thân ông ghẻ lở, hôi hám, ai đến gần cũng phải nín hơi bịt mũi, chó đến liếm vết lở. Trong hoàn cảnh cô đơn, cùng khốn như thế ông vẫn một lòng tín trung, phó thác. Khi tin dữ đến ông luôn lập lại cùng câu nói: Chúa ban cho nay Chúa lấy đi, xin cảm tạ Chúa. Job tin rằng mọi sự ông có đều do Chúa ban, con cái, gia tài, vật chất, của cải, tài trí, kể cả mạng sống ông, cũng do Chúa ban. Chúa ban cho hay Chúa lấy đi ông đều nói lên lời cảm tạ. Đức tin của ông vượt thắng mọi sự dữ và Chúa lại ban cho ông nhiều hơn trước.

Bài đọc thứ hai là thơ thứ nhất thánh Phaolô gởi cho tín hữu thành Corintô. Thánh Phaolô cũng cho thấy lòng tin của ông biến ông thành người sống tinh thần phó thác, phó thác sự sống mình cho Chúa. Ông từ bỏ vinh quang, quyền lực trần thế đang hưởng để sống cho Đức Kitô. Là người có quyền cao, chức lớn, toàn quyền quyết định mạng sống người khác trong tay nhưng chính mạng sống mình, ông lại trao cho Thiên Chúa. Sau khi được ơn trở lại, đối với thánh Phaolô tất cả mọi thứ trên trần gian chúng đến rồi đi, chúng không tồn tại. Có một điều tồn tại mà ông một lòng tìm kiếm đó là làm cách nào để luôn sống làm vui lòng Đức Kitô. Có được điều đó là có tất cả; mất điều đó là mất tất cả. Vì thế thánh nhân luôn rao giảng Tin Mừng mong tìm kiếm nguồn hạnh phúc thật, vĩnh cửu, sống làm đẹp lòng Đức Kitô. Mọi thứ khác đều là phụ thuộc. Đau khổ thân xác, đói khát, nguy hiểm, tù đày, bị người ta ngờ vực, bị bạn hữu chê bai, bạn đồng hành chỉ trích, thân nhân coi thường. Ông coi nhẹ tất cả miễn là điều thánh nhân đang làm, làm đẹp lòng Đức Kitô.

Đức Kitô trong Phúc Âm thánh Marcô cho biết Ngài sống không phải cho chính mình mà sống cho Chúa Cha, sống làm đẹp lòng Chúa Cha. Qua Đức Kitô người ta nhận ra khuôn mặt yêu thương từ ái Chúa Cha. Qua giáo huấn của Đức Kitô người ta biết ít nhiều về điều huyền diệu nhiệm màu của Thiên Chúa. Nhận biết Đức Kitô chính là nhận biết Chúa Cha. Thi hành thánh í Đức Kitô là thi hành thánh í Chúa Cha. Thánh Phaolô chủ trương sống làm đẹp lòng Đức Kitô chính là sống làm đẹp lòng Chúa Cha. Nhiều lần Đức Kitô công khai tuyên bố Ngài đến trần gian để thực hiện không phải í riêng Ngài mà chính là thực hiện í Chúa Cha. Í của Chúa Cha là những ai nhận biết Đức Kitô là Con Thiên Chúa và tin ở Ngài sẽ nhận được sự sống trường sinh Gn 6,40.
Đức Kitô thường tìm nơi vắng vẻ buổi ban mai để cầu nguyện cùng Chúa Cha. Sự liên kết mật thiết với Thiên Chúa qua cầu nguyện là điều Đức Kitô làm trong tinh thần tự nguyện. Sự liên kết mật thiết này giúp cho việc hiểu í Chúa Cha rành mạch hơn, trong sáng hơn, liên kết chặt chẽ hơn, gần gũi hơn. Là Kitô hữu, môn đệ Đức Kitô chúng ta cũng cần liên kết với Đức Kitô qua cầu nguyện hàng ngày, qua việc siêng năng lãnh nhận các bí tích là nguồn ân sủng giúp chúng ta liên kết mật thiết hơn với Thiên Chúa.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Chúa Nhật V Thường Niên
Lm Jude Siciliano OP
12:16 01/02/2018
Gióp 7:1-4, 6-7; T.vịnh 146; 1Côrintô 9: 16-19, 22-23 Máccô 1: 29-39

Sách ông Gióp có thể giúp người giảng nói về sự đau khổ trong đời sống của chúng ta. Đó là một mầu nhiệm, và không phải là một vấn đề cần phải giải quyết. Nhưng chắc chắn đó là một vấn đề cần nói đến và mọi người đều muốn nghe.

Sách ông Gióp nêu lên vấn đề đau khổ của người vô tội. Quỷ Xatan ở trong tòa Thiên Chúa Tối Cao, đã được phép làm cho ông Gióp đau khổ. Chúng ta biết câu chuyện ông Gióp mất tất cả gia đình, tài sản và cả sức khỏe vật chất. Tên ông Gióp trở thành đồng nghĩa với sự đau khổ. Hãy nhớ, ông Gióp là một người vô tội. Khi các người quen thuộc đến nói với ông ta câu trả lời tận gốc là có lẽ ông ta hay tiền bối ông ta đã phạm tội, và Thiên Chúa không phạt những người vô tội. Ông Gióp không chấp nhận ý nghĩ đó. Đoạn sách chúng ta nghe hôm nay nói là chúng ta không đau khổ, và không có câu trả lời nào giải đáp sự đau khổ cho hài lòng. Hình như với ông Gióp đời sống là một sự đau khổ được lập lại. Chúng ta hãy dừng lại đây với ý khó diễn tả về đời sống con người. Với chúng ta, những ai đau khổ, ông Gióp nói lên điều chúng ta cảm thấy, là hình như đó là thân phận người phàm. Ông Gióp nói lên lời than oán, hay theo từ ngử của Kinh Thánh là lời Ai Oán.

Người giảng có thể nói về lời kinh Ai Oán như theo truyền thống. Một người bạn của một người mất một người chị thân mến trong trường hợp quá ư dau đớn nói: "tôi cầu nguyện và than trách với Thiên Chúa đã để điều đó xãy ra cho bạn". Nhiều người không dám làm Thiên Chúa buồn vì lời than trách đó. Có thể hình như chúng ta cảm thấy muốn than thở với Thiên Chúa. Nhưng, chúng ta đã được biết như ông Gióp, là chúng ta không nên than trách, rồi vì thế chúng ta không nói được gì cả và đành lòng lãnh nhận sự đau khổ và nghĩ là mình bị ruồng bỏ mà không dám nói lên. Sự chết của những người tốt, và sự đau khổ của trẻ con vô tội là điều không xứng đáng đối với tất cả chúng ta. (Lúc này người giảng có thể kể vài thí dụ) Thí dụ riêng hay những mình quen thuộc, hay trong bản tin tức ban chiều về những người tốt lành bi đau khổ. Ngay cả những người có vẽ như bằng an, không đau khổ về thân xác, nhưng lại đau khổ trong tâm hồn. Tất cả chúng ta, ai cũng đều khóc như nhau. Chúng ta liên hệ với nhau vì thân phận người phàm, cùng chịu đau khổ lần này hay lần khác trong đời sống chúng ta.

Ông Gióp có chán nản hay than oán hay không? Lời cầu nguyện của ông ta là một lời than Ai Oán, lời than trách của một người trung thành với Thiên Chúa. Đó là lời kinh nguyện của một người đầy đức tin, vì lời kinh đó diễn tả niềm tin vào một Đấng lắng tai nghe. Lời kinh đó nói là chúng ta không sống cô đơn trong khi chúng ta kêu than từ vực thẵm. Và lời kêu than của chúng ta không phải không ai nghe đến. Trong sách này, ông Gióp không được câu trả lời đầy đủ của Thiên Chúa. Nhưng, ông ta biết là Thiên Chúa không điếc tai, và lắng nghe lời than oán của một tôi tớ đau khổ và tín nhiệm mà không chịu chấp nhận câu trả lời đơn sơ về sự đau khổ. Trong sách này, ông Gióp bạo dạn nói với Thiên Chúa. Đó là lời kinh nguyện của sự thật, lời kinh nguyện đầy dũng cảm, và đầy tín nhiệm. Đối với một số người trong chúng ta, có thể đó là lời kinh độc nhất chúng ta có thể dâng lên trong lúc này. Cấu kinh hơn là thinh lặng, hơn là quay mặt đi khỏi Thiên Chúa.

Thiên Chúa không gây nên bệnh ung thư. Ngài cũng không gây tai nạn, hay sự đau khổ của người vô tội. Trái lại, suốt phúc âm chúng ta thấy Chúa Giêsu nâng đỡ gánh nặng cho chúng ta. Chúa Giêsu chia sẻ đời sống với chúng ta, và Ngài biết đời sống chúng ta nặng nề như thế nào. Nhiều người nghĩ đau khổ là hậu quả của tội lỗi. Điều chắc là nhiều sự đau khổ là bởi tội lỗi của chúng ta. Không phải chúng ta đau khổ vì chúng ta đã phạm tội. Nhưng chắc là tội lỗi đã là cốt lỏi của nhiều sự đau khổ như: kỳ thị chủng tộc, tham lam, thèm muốn, ham danh vọng v.v... Chúng ta tự hỏi sao Thiên Chúa lại không giúp tránh bớt đau khổ trên thế giới. Nhìn vào vấn đề khó khăn này, kết quả của một điều tra của Công Giáo mà tôi được biết thì, mặc dù những người chịu đau khổ, họ vẫn tin tưởng là Thiên Chúa yêu thương họ.

Trong bài Phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu chửa lành bà mẹ vợ ông Simon, và những người khác đưa đến với Ngài khi chiều đến. Nên để ý là sau khi Chúa Giêsu chữa bà mẹ vợ ông Phêrô, bà ta đứng dậy và phục vụ khách trong nhà. Thánh Máccô có ý nói là bà ta trở thành một môn đệ của Chúa Giêsu. Và phần việc của người môn đệ là sự được chữa lành khi gặp Chúa Giêsu, và nhờ Ngài mà môn đệ phục vụ nhân danh Ngài. Chúng ta, trong giáo hội, là những người môn đệ theo Chúa Giêsu chúng ta nên hiểu nhiệm vụ của chúng ta là chữa lành. Trong phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu là dấu chỉ Thiên Chúa muốn chữa sự đau khổ. Chúng ta không phải không biết đến sự hiên diện của đau khổ, và những lúc đau đớn trong đời sống chúng ta. Thật ra, chúng ta cố gắng hết sức để thắng sự đau khổ. Nhưng, trong khi Chúa Giêsu chữa lành những đau khổ trong các câu chuyện này, Ngài không chữa hết các đau khổ trên trần gian. Hình như chúng ta cố gắng chữa lành đau khổ được chừng nào hay chừng ấy. Và chúng ta còn phải đương đầu với mầu nhiệm của sự đau khổ còn lại.

Chúng ta nhìn xuyên suốt Phúc âm thánh Máccô, chúng ta thấy Chúa Giêsu luôn luôn đi giảng dạy. Hôm nay Chúa Giêsu nói vói ông Simon "chúng ta hãy đi nơi khác..." Đường Ngài đi đưa Ngài lên Giêrusalem là nơi Ngài chia sẻ hoàn toàn thân phận đau khổ và sự chết với chúng ta. Nhưng, câu chuyện không kết thúc ở đó, và vẫn tiếp tục, sau một thời gian, đến sự Phục Sinh. Việc chữa lành cho bà mẹ vợ ông Simon có ý nghĩa đưa đến sự phục sinh vì có lời "Người cầm lấy tay bà mà đỡ đậy", và tốt hơn là nên dịch "đưa bà sống dậy". Sự chữa lành này liên hệ vói thành quả thật sự của mầu nhiệm về sự đau khổ.

Có thể chúng ta không trả lời được câu hỏi về sự đau khổ trên trần gian. Tuy vậy, cũng như Chúa Giêsu, Ngôi Lời Nhập Thể, chúng ta có thể có mặt với những người đau khổ là đứng bên cạnh họ, cùng chịu đau khổ với họ, và nếu có thể được chúng ta làm gì để nâng đỡ sự đau khổ của họ. Đức tin của chúng ta nơi Chúa Giêsu, Đấng mà thánh Máccô hứa là sẽ tỏ quyền năng hơn, sẽ làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần, sẽ thêm năng lực cho chúng ta trong nhiệm vụ giúp chúng ta liên kết với những người đau khổ. Trong Bí Tích Thánh Thể chúng ta mừng hôm nay, hãy nhớ là bánh được bẻ ra, nhắc chúng ta là Chúa Giêsu ở đây với sự đau khổ của chúng ta, giúp chúng ta không nên mất hy vọng.

Có thể, sự đau khổ có ý nghĩa cuối cùng là mầu nhiệm cứu rỗi, và chữa lành của sự chết của Chúa Kitô. Sự đau khổ vô tội và sự chết của Ngài cho ý nghĩa mới vào sự đau khổ của chúng ta. Sự đau khổ của Chúa Giêsu cho kẻ khác có ý nghĩa cứu rỗi và đây là một mầu nhiệm còn sâu đậm hơn. Trong đời sống của Ngài, Chúa Giêsu cũng như chúng ta, đời sống không chấp nhận đau khổ và sự chết. Dù vậy, Ngài quyết chí, và tiếp tục tín nhiệm vào Thiên Chúa qua tất cả mọi sự. Chúa Giêsu sẽ tiếp tục cầu xin Thiên Chúa, tín nhiệm và tiếp tục đi lên Giêrusalem, chỉ cho chúng ta con đường Ngài đã đi. Chúng ta cùng đồng hành, và cùng một thổn thức với Ngài.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


5th Sunday In Ordinary Time (B)
Job 7: 1-4;6-7; Psalm 147; I Cor. 9: 16-19; 22-23; Mark 1: 29-39

The reading from Job gives the preacher an opportunity to discuss the mystery of suffering in our lives. It is a mystery and not a problem to be "solved," but it certainly is a subject well worth struggling with and one that will find, I think, eager hearers.

The Book of Job raises the question of innocent suffering. Satan, present in the Almighty's court, is given permission to afflict Job. We know the story of Job's loss of family, riches and his physical afflictions. His name has become synonymous with suffering. Remember, he is an innocent person. When his "comforters" come to tell him the stock answers that he, or his predecessors, must have sinned and thus God is not inflicting punishment on the innocent, Job rejects this often-thought opinion. The passage we have today states that we do suffer and that there is no satisfactory answer for this suffering. It seems, Job says, that life is a meaningless cycle of misery. Let's stop here with this harsh sounding description of life. For those of us who suffer, Job is expressing what we feel, what seems to be the human condition. He is voicing a complaint, or in biblical terms, a lament.

The preacher might reflect on this traditional prayer form – lamentation. A friend lost his beloved sister under tragic circumstances and said, "I prayed and complained to God for letting this happen." Many are afraid to "offend" God by voicing such a complaint. Maybe we feel like complaining to God, yet have been told, like Job, that we shouldn't and so we say nothing and carry our pain and feeling of rejection unvoiced . The death of good people and the suffering of innocent children is a scandal to all of us. (The preacher might list some current examples.) Whether personal examples, or those we witness on the evening news come to mind, we certainly have plenty of examples of good people suffering. Even those who seem comfortable and not suffering physical pain, still know the pain of emotional suffering. We all shed the same tears, we all are linked by our human condition of suffering at one time or another in our lives.

Is Job despairing or lamenting? His prayer is a Lamentation, a complaint of a faithful person to God. It is a prayer of great faith for it expresses belief in the One who is listening. It says that we are not alone as we cry out of the abyss, that our words do not fall on deaf ears. Job does not get a full answer from God in this book, but he does learn that God is not deaf and hears the complaint of this pained and trusting servant who will not accept simple answers about suffering. He speaks boldly to God in this book; it is a prayer of truth, a prayer of courage and a prayer of trust. For some of us it may be the only prayer we can pray at this time. It is better than silence, better than turning away from our God.

God doesn't cause cancer, accidents and the suffering of innocent people. Rather, the Gospel in its entirety, shows Jesus lightening our burdens. Jesus shares our life and knows how burdensome it can become. Many think suffering is the result of our sins. Certainly much suffering is caused by our sin. We don't suffer because we have sinned, but sin certainly is at the heart of a lot of our suffering – there is racism, greed, lust, thirst for power, etc. We wonder why God doesn't prevent the suffering in the world. Facing this imponderable, a survey of Catholics I read says that, despite the suffering they experience, they still believe in God's love for them.

In today's Gospel, Jesus is shown healing, first Peter's mother-in-law, and then those brought to him at sundown. Notice that after he cures the woman, she gets up to serve. Mark is hinting that she becomes a disciple and that the process of discipleship is first the healing encounter with Jesus that enables service in his name. We, the church, the followers of Jesus, must recognize our responsibility to stop suffering as much as we can. In today’s Gospel, Jesus is a sign of God's desire to deal with suffering. We do not deny the presence of suffering and the tragic in our lives, in fact, we do what we can to overcome it. But while Jesus deals with suffering and cures illnesses in these stories, he doesn't eliminate all pain from the world; somehow we deal with that suffering and its causes as we can, and are left with the awesome mystery of what remains.

We look at this Gospel of Mark in its entirety and notice that Jesus is constantly going somewhere. Today he says to Simon and his companions, "Let us move on...." His journey will take him to Jerusalem where he will share totally in our fate of suffering and death. But the story does not end there, it continues, after a waiting period, to the Resurrection. The Resurrection is hinted at in Jesus' cure of the mother-in-law, for the phrase "helped her up," is better translated, "raised her up" and this links this cure to the real completion of the mystery of suffering.

Maybe we can't answer the questions raised by suffering in our world. Though, like Jesus the Word made flesh, we can be there with those in grief – stand with them, suffer with them and, when possible, do what we can to alleviate their pain. Our faith in Jesus, the one whom Mark promises will be more powerful, and will baptize us with the Holy Spirit, will strengthen us in this task of solidarity with those who suffer. The Eucharist we celebrate today, remember it is broken bread, reminds us that Jesus is here with us in our pain, helping us not to lose hope.

Perhaps suffering only finds final meaning in the redemptive and healing mystery of Christ's own death. His innocent suffering and death have put new meaning on our own. His suffering for the sake of others has a redeeming aspect to it and this is an even more profound mystery! In his own life, Jesus, like us, was repelled when he was confronted by suffering and death. He is steadfast though, and continues to trust in God through it all. He will continue to pray to God, trust and walk forward to Jerusalem, showing us the path as he goes. We walk with him and he with us...we shed the same tears.
 
Suy Niệm Chúa Nhật V Thường Niên
Lm. Anthony Trung Thành
20:58 01/02/2018
Nếu sắp xếp cho có thứ tự, chúng ta sẽ có một ngày sống của Đức Giêsu được Tin mừng Thánh Marcô hôm nay tường thuật lại. Từ một ngày sống của Đức Giêsu, chúng ta nhìn lại một ngày sống của chúng ta phải như thế nào?

1. Một ngày sống của Đức Giêsu

Thứ nhất, Ngài cầu nguyện: Đức Giêsu bắt đầu ngày sống của mình bằng việc cầu nguyện. Tin mừng hôm nay cho biết: “Sáng sớm tinh sương, Ngài chỗi dậy, ra khỏi nhà, đi đến một nơi thanh vắng và cầu nguyện tại đó.”(Mc 1,35). Ngài cầu nguyện để sống thân mật với Chúa Cha. Ngài cầu nguyện để lắng nghe và thực hiện ý Chúa Cha muốn. Việc Ngài cầu nguyện nói lên sứ mạng của Ngài phát xuất từ Thiên Chúa và luôn có Chúa Cha đồng hành. Đọc Tin mừng chúng ta thấy, đây không phải là lần duy nhất Đức Giêsu cầu nguyện, mà Ngài cầu nguyện luôn, cả sớm mai và chiều tối, có khi Ngài cầu nguyện suốt đêm. Cách riêng, Ngài cầu nguyện trước những biến cố quan trọng, như trước khi Ngài chọn các Tông đồ, trước khi làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, trước khi bước vào cuộc khổ nạn, trước khi trút hơi thở cuối cùng trên thập giá. Ngài cầu nguyện cho Ngài, cầu nguyện cho các môn đệ, cho những người nhờ Ngài mà tin và cho thế gian. Ngài không những cầu nguyện mà còn dạy cho các Tông đồ cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha và Ngài khuyên bảo các Tông đồ và mọi người chúng ta hôm nay: Hãy cầu nguyện luôn kẻo phải sa chước cám dỗ; Cầu nguyện như vũ khí để xua trừ quỷ dữ: “Giống quỷ đó chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi.” (Mc 9,29).

Thứ hai, Ngài rao giảng Tin mừng: Tại Caphácnaum, vào ngày sabát, Ngài vào hội đường giảng dạy. Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Ngài, vì Ngài giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư. (x. Mc 1,21-22). Tại Nazarét, là nơi Ngài sinh trưởng. Ngài vào hội đường như Ngài vẫn quen làm trong ngày sabát, và đứng lên đọc Sách Thánh. Sau đó, Ngài cắt nghĩa cho dân chúng về ý nghĩa của đoạn Kinh thánh mà họ vừa nghe (x. Lc 4,16-30). Ngài không chỉ rao giảng trong hội đường mà còn rao giảng nhiều nơi khác nữa: tại tư gia (x. Mc 2, 2), ngoài bờ biển (Mc 2, 13), trên núi (x. Mt 5,1-12). Rồi Ngài đi giảng khắp mọi nơi vì Ngài đến là để làm công việc đó. Cho nên, khi các môn đệ đi tìm Ngài, Ngài nói với họ rằng: “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó.” (Mc 1,38).

Thứ ba, Ngài chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỷ: Tin mừng hôm nay cho biết, ra khỏi hội đường, Ngài cùng với ông Giacôbê và Gioan đến nhà Simon và Anrê, Ngài chữa cho bà nhạc gia của Simon khỏi bệnh cảm sốt (x. Mc 1,29-31). Không dừng lại ở đó, đọc Tin mừng chúng ta biết, Ngài dành nhiều thời gian để chữa bệnh và trừ quỷ. Ngài chữa lành hết tất cả các người bệnh được đưa đến với Ngài: Bệnh phong cùi, bệnh bất toại, bệnh loạn huyết, bệnh mù, bệnh câm điếc, bệnh què quặt…Ngài dùng nhiều cách thế để chữa bệnh nói lên quyền phép của Ngài trên bệnh tật: chữa bệnh từ xa, phán một lời, Ngài lấy nước miếng trộn vào đất bôi lên mắt bệnh nhân được khỏi, người bệnh đụng đến Ngài, Ngài đụng đến người bệnh thì người bệnh được khỏi... Tin mừng hôm nay làm chứng cho chúng ta biết điều đó: “Lúc mặt trời đã lặn, người ta dẫn đến với Người tất cả những bệnh nhân, tất cả những người bị quỷ ám: và cả thành tụ họp trước cửa nhà. Người chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau, xua trừ nhiều quỷ, và không cho chúng nói, vì chúng biết Người.” (Mc 1,32-34).

Đức Giêsu không giới hạn việc chữa lành vào một số người bệnh hay một số vùng miền, nhưng đối tượng được Ngài cứu chữa là hết tất cả mọi người bệnh và các vùng miền. Như thế, chúng ta thấy một ngày sống của Đức Giêsu thật ý nghĩa: cầu nguyện, rao giảng, chữa lành. Còn một ngày sống của chúng ta thì sao?

2. Một ngày sống của chúng ta

Nếu một ngày sống của chúng ta giống như ngày sống của Đức Giêsu thì tốt biết mấy, nhưng có lẽ khó có ai thực hiện được như Ngài. Vậy, để ngày sống của chúng ta có ý nghĩa và phần nào họa lại ngày sống của Đức Giêsu, xin được gợi ý một số thực hành sau đây:

Thứ nhất, chúng ta hãy bắt đầu ngày sống bằng việc cầu nguyện: Tùy vào hoàn cảnh cho phép, sau khi thức dậy chúng ta có thể đi tham dự thánh lễ hoặc đọc kinh chung với cộng đoàn hay với các thành viên trong gia đình. Những hoàn cảnh đặc biệt khác, chũng ta có thể cầu nguyện, đọc kinh riêng hay đọc và suy gẫm Lời Chúa một mình. Nghĩa là phải cố gắng bắt đầu ngày sống bằng việc cầu nguyện. Cầu nguyện để xin ý Chúa. Cầu nguyện để kết hợp với Chúa trong công việc. Cầu nguyện để dâng tất cả các công việc trong ngày cho Chúa để Chúa lo liệu, nhờ đó, mọi công việc chúng ta làm trong ngày mang lại lợi ích hồn xác. Thực tế, trong cuộc sống hôm nay do công ăn việc làm và nhiều nguyên nhân khác nên rất nhiều kitô hữu đã không cầu nguyện đầu ngày, thậm chí bỏ cầu nguyện trong ngày. Theo gương Đức Giêsu, chúng ta đừng quên cầu nguyện đầu ngày, thậm chí còn cần phải dành thời gian để cầu nguyện trong ngày và kết thúc ngày sống cũng phải bằng việc cầu nguyện.

Thứ hai, chúng ta làm việc trong ngày theo bổn phận trao phó với ý thức làm sáng danh Chúa: Có người làm việc đời, có người làm việc đạo; Có người làm việc tri thức, có người làm việc chân tay; Có người đi chợ bán hàng, có người đi chợ mua hàng; Thầy cô đi dạy, học sinh đi học; Có người đi cày, có người đi cấy; có người làm bác sỹ, có người là bệnh nhân; có người làm kỷ sư, có người làm công nhân…và biết bao nhiêu công việc khác. Nhưng dù làm bất cứ việc gì cũng không được gian dối, không được lỗi công bằng, không được lỗi bác ái yêu thương. Trái lại, hãy làm trọn phận vụ, hãy làm việc cho sáng danh Chúa. Thánh Phaolô nhắc nhở: “Bất cứ làm việc gì, hãy làm tận tâm như thể làm cho Chúa, chứ không phải cho người đời.” (Cl 3,23). Ngài còn khuyên: “dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1Cr 10,31).

Thứ ba, chúng ta cần dành thời gian nhiều hơn để quan tâm chăm sóc các bệnh nhân: Hiểu theo nghĩa chặt thì bệnh nhân là những người mắc các chứng bệnh về phần xác nhưng hiểu theo nghĩa rộng thì bệnh nhân là những người đau khổ cả về phần xác lẫn tinh thần: đói, khát, trần truồng, tù đày... Đó là đối tượng chúng ta cần phải quan tâm. Vì trong ngày phán xét, Đức Giêsu sẽ phán xét và thưởng phạt chúng ta dựa vào việc chúng ta có quan tâm hay không đối với các đối tượng trên.

Bài Tin mừng cho chúng ta thấy, Đức Giêsu đã dành nhiều thời gian để chữa lành bệnh tật và vì thể Ngài đã đem đến niềm vui và niềm hy vọng cho họ. Ngược lại, Bài đọc I, kể lại câu chuyện ông Gióp. Mặc dầu, ông là người thánh thiện, nhưng khi ông bị bệnh tật, thiếu sự quan tâm của người thân, ông vẫn cảm thấy bi quan.

Ngày hôm nay, những trường hợp như ông Gióp hay như bà nhạc mẫu Simon cũng đầy dẫy trong xã hội chúng ta đang sống. Họ ở bên cạnh chúng ta, có thể họ là người thân của chúng ta. Họ đang cần sự quan tâm giúp đỡ của chúng ta. Nếu không giúp họ được khỏi bệnh thì chúng ta có thể góp phần làm xoa dịu họ bằng cách quan tâm giúp đỡ, thăm hỏi, động viên khích lệ, không được để người mắc bệnh phải cô đơn, thất vọng.

Nếu một ngày sống của chúng ta bắt đầu bằng việc cầu nguyện, sau đó làm tốt việc bổn phận với ý thức làm sáng danh Chúa, nhất là biết quan tâm giúp đỡ các bệnh nhân thì chúng ta đang họa lại ngày sống của Chúa Giêsu. Lạy Chúa Giêsu, xin cho ngày sống của chúng con giống như ngày sống của Chúa. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phản ứng của Công Giáo Hoa Kỳ đối với bài Diễn Văn Tình Trạng Liên Bang của Tổng Thống Donald Trump
Vũ Văn An
00:25 01/02/2018
Ngày 31 tháng 1, 2018, Tổng Thống Donald Trump đã đọc bài diễn văn đầu tiên của ông về Tình Trạng Liên Bang. Ký giả Christopher White của tờ Crux, nhân dịp này, có bài tường thuật về phản ứng của một số người Công Giáo Hoa Kỳ đối với bài diễn văn này.

Theo ký giả này, trong bài diễn văn trên, Tổng Thống Donald Trump tuyên bố đây là “giờ phút mới của Nước Mỹ” và cho hay bài diễn văn của ông là một cố gắng đạt được tính lưỡng đảng, nhưng nó đã tạo ra các phản ứng mà người ta đã đoán trước là sẽ xếp hàng theo đảng phái và điều này cũng phản ảnh nơi người Công Giáo.

Chad Pecknold, giáo sư thần học hệ thống tại Đại Học Công Giáo America, cho Crux hay bài diễn văn “tốt đẹp một cách không ngờ” và ông hài lòng với cung cách nó đề cao “các giá trị và đức hạnh của chính đặc điểm Hoa Kỳ.”

Ông nói thêm: “Với những người Công Giáo trung thành, có những đường hướng đầy hy vọng về tầm quan trọng của đức tin và gia đình, và tầm quan trọng của lòng hy vọng được diễn tả qua tình yêu đối với con cái.”

Trong khi ấy, nhiều người Công Giáo cảnh cáo rằng bất chấp những lời ông nói về đức tin và gia đình, có một số bất nhất nghiêm trọng mà chính phủ Trump phải lưu ý.

Lớn mạnh kinh tế và các ưu tư Công Giáo

Ngay ở phần mở đầu, Tổng Thống Trump đã hoan hô “sứ mệnh chính đáng của ông trong việc làm Hoa Kỳ vĩ đại trở lại cho mọi người Hoa Kỳ,” vì đã tạo ra 2.4 triệu việc làm mới, tăng lương, và tỷ lệ thất nghiệp thấp tới mức kỷ lục.

Tháng 12 năm ngoái, Tổng Thống ký thành luật dự luật mới về cải tổ thuế khóa, được ông coi là một trong những thành tựu hàng đầu của ông. Theo Tổng Thống Trump, cải tổ thuế khóa là một mối lợi cho các tiểu doanh thương và các gia đình thuộc giai cấp lao động, thế nhưng dự luật được thông qua với sự chống đối dữ dội của các giám mục Hoa Kỳ; các vị coi nó “sai lầm nghiêm trọng” và cảnh cáo rằng nó gây hại cho người nghèo.

Khi nghe Tổng Thống nhận định, cựu đại sứ Hoa Kỳ bên cạnh Tòa Thánh và hiện là dân biểu Florida, Ông Francis Rooney, đưa ra một tuyên bố ca ngợi bài diễn văn của Ông Trump, và đơn cử các cố gắng cải tổ thuế khóa của Tổng Thống.

Ông viết: “Người Hoa Kỳ thuộc mọi nhóm (bracket) thu nhập đều nhận được phần thưởng giảm thuế. Cùng với việc giảm thuế này còn một nhẹ gánh khác cũng quan trọng không kém đó là di chuyển việc kiểm soát nền kinh tế của chúng ta khỏi bàn tay sắt của các nhà hành chánh Washington và trả về tay các chủ nhân tiểu kinh doanh của Hoa Kỳ. Khoảng 8 tỷ dollars trong chính sách dùng luật lệ áp chế đã được tháo gỡ khỏi lưng người công nhân Hoa Kỳ.”

Tuy nhiên Pecknold cho Crux hay: ông tin Tổng Thống đã hơi cường điệu về việc cải tổ thuế vụ vì thực ra các cải tổ này chỉ mang lại lợi ích “khiêm nhường hơn nhiều” cho các gia đình trung lưu mà thôi.

Elizabeth Stoker Bruenig, một bỉnh bút chuyên viết ý kiến trên tờ Washington Post, nói với Crux rằng chiến lược kinh tế đại thể của Tổng Thống xem ra “nghiêng về phía cải tổ an sinh.”

Bà nói: “trong đợt cải tổ an sinh cuối cùng, các giám mục khá nghi ngờ, và tôi cho rằng lần này, các ngài cũng sẽ nghi ngờ như thế.”

Theo bà, ngôn từ của Tổng Thống Trump hôm thứ Ba vừa qua như “chuyển từ nghèo đói qua thịnh vượng, và chuyển từ an sinh tới việc làm” khiến người ta nghĩ tới lần cuối cùng khi Quốc Hội xem xét việc cải tổ an sinh và ngôn từ này có đặc điểm “thúc cùi chỏ để người ta phải chịu trách nhiệm”.

Bruenig nói với tờ Crux rằng người Công Giáo nên lo lắng trước thứ ngôn từ hàm ý nói rằng những người lãnh tiền an sinh chỉ là những người đại lãn. Bà cho rằng đại đa số người sử dụng các chương trình an sinh đều có làm việc rồi.

Bà nói rằng dù trong lý thuyết bà rất hứng khởi đối với đề xuất của Tổng Thống trả tiền nghỉ cho gia đình (paid family leave), nhưng bà không tin rằng đề xuất của phe bảo thủ này có lợi cho các gia đình công nhân.

Bà trưng dẫn đề xuất trả tiền nghỉ mới đây trên tờ Wall Street Journal: cho phép các cá nhân rút tiền An Sinh Xã Hội sớm hơn, bù lại phải làm việc lâu dài hơn.

Bà cảnh cáo: “Điều ấy cực kỳ không thỏa đáng, nhất là đối với những người có nhiều con và phải hoãn nghỉ hưu. Những người có gia đình đông con sẽ bị phạt phải có cuộc sống công nhân lâu dài hơn.”

Người Hoa Kỳ cũng là những người có giấc mơ

Vì hạn kỳ chót để tìm ra giải pháp cho DACA - tức chương trình cho những người nhập cư không có giấy tờ được đưa đến Hoa Kỳ lúc còn là vị thành niên – sắp đến nhanh chóng vào tháng tới, nên các nhà lãnh đạo Công Giáo đặc biệt lo lắng việc tổng thống sẽ nói ra sao tới vấn đề nhập cư trong bài phát biểu của ông.

Trong bài phát biểu ấy, Tổng thống nhắc lại kế hoạch 4 gọng kìm nhằm giải quyết việc nhập cư, trong đó có con đường dẫn tới việc nhập quốc tịch cho 1.8 triệu người được mệnh danh là DREAMERS nhưng nhập cư bất hợp pháp, việc xây dựng bức tường dọc theo biên giới Mỹ-Mexico, việc chấm dứt cấp thị thực kiểu xổ số và việc chấm dứt chương trình di dân vì lý do gia đình, coi đây như một đề nghị hợp lương tri và có tính lưỡng đảng.

Tuy nhiên, vào sáng thứ Ba, các vị giám mục Hoa Kỳ đã đưa ra một tuyên bố hoan nghênh đường lối được đề nghị về quyền công dân cho những người Dreamers do chính phủ đưa ra, nhưng cảnh cáo rằng một đề nghị như thế không được thực hiện bằng cách cắt giảm chương trình di dân vì lý do gia đình và bảo vệ các trẻ em không có người đi theo.

Trump cho biết: "Hàng thập niên qua, các biên giới mở toang đã cho phép các loại ma túy và băng đảng ùa vào các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất của chúng ta. Chúng đã để hàng triệu công nhân có mức lương thấp cạnh tranh việc làm và tiền lương chống lại những người Mỹ nghèo nhất. Bi thảm nhất là họ đã gây ra cái chết cho nhiều người vô tội. "

Pecknold nói với Crux ông tin rằng sự mô tả của tổng thống về người nhập cư là một "cơ hội bỏ lỡ" và nói rằng ông muốn nghe "một sự đối xử cân bằng hơn về nhập cư".

Trong điều được nhiều người coi như một xỉ nhục châm biếm đối với với những người Dreamers không giấy tờ tìm cách trở thành công dân, Tổng Thống Trump nói: "Nhiệm vụ của tôi và nhiệm vụ thiêng liêng của mọi viên chức dân cử tại viện này là bảo vệ người Mỹ, bảo vệ sự an toàn, bảo vệ gia đình, cộng đồng và quyền của họ được hưởng Giấc Mơ Hoa Kỳ. Bởi vì người Mỹ cũng là những người có giấc mơ."

Trong khi đó, dân biểu Cộng Hòa Paul Gosar của Arizona đã tuyên bố vào hôm thứ Ba rằng ông đã yêu cầu Cảnh Sát ở Tòa Nhà Quốc Hội (Capitol) và Bộ Trưởng Tư Pháp Jeff Sessions bắt giữ bất cứ người nhập cư không có giấy tờ nào có mặt tại đó, căn cứ vào nhận xét của tổng thống.

Hơn 20 người nhập cư không có giấy tờ đã có mặt trong các hành lang Quốc Hội theo lời mời của một số thượng nghị sĩ và dân biểu.

Gosar, một người Công Giáo, đã tẩy chay bài diễn văn lịch sử năm 2015 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước lưỡng viện Quốc Hội - lần đầu tiên một vị giáo hoàng đã đọc một bài diễn văn như vậy.

Đức Giám Mục Mark Seitz của El Paso, Texas - và là một trong những người bảo vệ người nhập cư bất hợp pháp lớn tiếng nhất Hoa Kỳ - cũng than phiền về việc Tổng Thống mô tả người nhập cư trong bài diễn văn của ông.

Ngài nói với Crux: "Chúng ta không nghe thấy bất cứ điều gì tích cực về người nhập cư, chúng ta chỉ nghe họ bị nêu đặc điểm.”

Đức Cha Seitz cũng lặp lại mối lo ngại của các giám mục Hoa Kỳ về việc chấm dứt chương rình di dân vì gia đình và việc bảo vệ các vị thành niên không có người đi cùng.

Ngài than thở: "Không ai có thể được coi là một đứa trẻ có tiềm năng vô tội nữa. Thật buồn cho tôi khi nghe nói ngay những đứa trẻ không có người đi theo cũng bị nêu đặc điểm là có tiềm năng trở thành các thành viên băng đảng... Thật đáng buồn, nó cho thấy quan điểm của ông là lòng cảm thương chỉ nới rộng tới những người đã có thể lo liệu để có mặt ở đây rồi."

Ngài nói thêm: "Nói rằng chúng ta chỉ có thể chọn giữa việc chăm sóc bản thân hoặc việc nghĩ tới người khác, nên chúng ta sẽ chọn điều trước là một cách suy nghĩ hẹp hòi."

Ngài bảo: “Tôi không nghĩ rằng đó là cách phản ảnh lời giảng dạy của Chúa Giêsu về tình yêu người lân cận."

Bảo vệ tự do tôn giáo và các hứa hẹn phò sự sống

Bất chấp sự kiện Trump đã tạo nên lịch sử hồi đầu tháng này bằng cách trở thành vị tổng thống đầu tiên ngỏ lời qua vệ tinh với cuộc diễn hành ủng hộ sự sống tổ chức hàng năm vào tháng Ba, ông đã không đề cập gì đến phá thai trong các nhận định của mình.

Pecknold nói với Crux rằng ông thất vọng vì Tổng thống không đề cập đến việc Thượng viện, hôm thứ Hai, đã không thông qua luật cấm phá thai lúc đã được 20 tuần, một biện pháp mà Tổng thống ủng hộ và cam kết sẽ ký thành luật.

Tuy nhiên, một trong những lời hứa hẹn lúc tranh cử của ông là bổ nhiệm một "chánh án phò sự sống," và tuy không nhắc đến ông này trực tiếp bằng tên, Trump đã ca ngợi việc chuẩn nhận vị "chánh án vĩ đại, mới mẻ" cho Tối Cao Pháp Viện.

Sự chuẩn nhận Neil Gorsuch hồi tháng Tư vào Tối Cao Pháp Viện là một trong những chiến thắng sớm sủa nhất của chính phủ Trump. Bốn trong chín chánh án đương nhiệm của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, trong đó có Gorsuch, đã tham dự buổi lễ hôm thứ Ba.

Trong năm vị Công Giáo tại Toà án, Chánh Án John Roberts là người duy nhất có mặt.

Tổng thống cũng nhắc đến "các hành động có tính lịch sử trong việc bảo vệ tự do tôn giáo" của chính phủ ông, mặc dù ông không đi sâu vào chi tiết.

Một phản bác của người Công Giáo

Sau Bài Diễn Văn về Tình Trạng Liên Bang, Joe Kennedy III, 37 tuổi, một dân biểu Dân Chủ của tiểu bang Massachusetts đã đưa ra một phản hồi chính thức đối với bài diễn văn, trong đó ông đặc biệt tấn công các chủ trương của Tổng Thống về nhập cư và loại bỏ một số chương trình xã hội.

Theo nhận định của dân biểu nói trên, hứa hẹn của Mỹ "đang bị phá vỡ bởi một chính phủ tự ý quyết định ai sẽ cắt giảm và ai bị bán tống bán táng. Họ đang biến đời sống người Mỹ thành một trò chơi trong đó người được được số của người thua (zero-sum game). Vì muốn cho một người thắng, thì một người khác phải thua. Ta có thể đảm bảo sự an toàn của Mỹ nếu chúng ta cắt bỏ mạng lưới an toàn của chúng ta.”

Kennedy, một người Công Giáo, được coi là một trong những ngôi sao đang lên của đảng, và phản hồi chính thức của ông có thể sẽ nâng cao diễn đàn của ông lên trong những tháng tới.

Trong khi Diễn Văn về Tình Trạng Liên Bang vốn chỉ là một biến cố ít nổi danh, kể từ “thông điệp hàng năm” đầu tiên của George Washington năm 1790, trong mấy năm gần đây, nó đã bị một số người chỉ trích là đóng kịch nhiều hơn có thực chất.

Woodrow Wilson trở thành vị tổng thống đầu tiên đọc diễn văn trước phiên họp chung của Quốc Hội Hoa Kỳ và bài diễn văn được truyền hình lần đầu tiên trong lịch sử là của Tổng thống Harry Truman năm 1947. Năm nay, về một số khía cạnh, một tổng thống, người vốn tạo tên tuổi như là người nổi tiếng trên truyền hình, đã đem biến cố này xoay đủ một vòng.

Tổng Thống Trump kết luận: "Bao lâu chúng ta còn tin tưởng vào các giá trị của chúng ta, còn tin vào các công dân của chúng ta, và tín thác vào Thiên Chúa của chúng ta, chúng ta sẽ không thất bại. Gia đình chúng ta sẽ phát triển mạnh. Nhân dân chúng ta sẽ thịnh vượng. Và quốc gia của chúng ta sẽ mãi mãi được an toàn và mạnh mẽ và tự hào và hùng mạnh và tự do. Cảm ơn các bạn, và xin Chúa chúc phúc cho Hoa Kỳ."
 
Đức Hồng Y Parolin bênh vực thương thuyết với Trung Quốc
LM. Trần Đức Anh OP
13:15 01/02/2018
ROMA. ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, bênh vực việc Tòa Thánh thương thuyết với Nhà Trung Quốc.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho mạng thông tin Vatican Insider, truyền đi hôm 31-1-2017, ĐHY Parolin như trả lời cho những phê bình của ĐHY Giuse Trần Nhật Quân, nguyên GM Hong Kong, cho rằng Vatican ”đầu hàng Nhà Nước Trung Quốc” khi ép 2 GM thầm lặng phải nhường chỗ cho 2 GM bất hợp pháp được Nhà Nước Trung Quốc công nhận.

ĐHY Parolin giải thích rằng cuộc đối thoại của Tòa Thánh với Bắc Kinh nhắm giúp các tín hữu Công Giáo tại Trung Quốc ”cảm thấy mình hoàn toàn là Công Giáo và đồng thời hoàn toàn là Trung Hoa.. Tòa Thánh tìm kiếm một tổng hợp chân lý và một con đường có thể thực hành được, điều này cần có thời gian và kiên nhẫn. Trong viễn tượng đó, có thể một số người cần phải hy sinh vì thiện ích của Giáo Hội”.

Theo ĐHY Parolin, ở Trung Quốc không có 2 ”Giáo Hội Công Giáo”, nhưng có 2 cộng đồng tín hữu được kêu gọi hòa giải với nhau qua những giải pháp mục vụ thực tế. Để được như thế, có thể cần yêu cầu một số người chịu một hy sinh, lớn hay nhỏ.. ”Mặc dù tất cả không rõ ràng hoặc có thể hiểu được ngay, nhưng cần phải hoạt động trong tinh thần vâng phục con thảo đối với ĐTC”.

Trong cuộc phỏng vấn, ĐHY Quốc vụ khanh không nói rõ đối tượng của sự hy sinh và ai được yêu cầu hy sinh. Nhưng theo báo chí, ĐHY ám chỉ rõ ràng tới những lời trách cứ của ĐHY Trần Nhật Quân về việc Vatican đã yêu cầu các GM hợp pháp hầm trú từ lâu đã 75 tuổi là tuổi về hưuu, nhường chỗ có các GM công khai không được Tòa Thánh nhìn nhận.

ĐHY Parolin tái khẳng định rằng ĐTC đích thân theo dõi những tiếp xúc với chính quyền Trung Quốc. Tất cả các cộng sự viên liên hệ trong vấn đề này đều hành động hòa hợp với ĐTC (Cath.ch 20180131)
 
Cha Juan Carlos Constable, một gương mặt mới hiện diện giữa những người nghèo ở Argentina
Ngọc Yến
18:08 01/02/2018
“Không e ngại hành động, luôn hướng về phía trước trong việc tìm kiếm những giấc mơ của chúng ta, đây là các bước đầu tiên của hành trình. Mỗi thời điểm đều tốt đẹp để bắt đầu, đặc biệt nếu có sự nhiệt tình và hy vọng; vấn đề là chúng ta hãy tự hỏi chúng ta đã sẵn sàng bắt đầu cuộc hành trình hay chưa?”. Đây là một trong những hàng chữ mà người ta có thể đọc được trên bức tường ở lối vào của vùng San José de Boquerón, thuộc tỉnh Santiago del Estero, đông bắc Argentina, một trong những vùng nghèo nhất của đất nước.

Chúng ta chỉ có thể hiểu một cách tường tận ý nghĩa của những lời này nếu chúng ta biết được bối cảnh mà nó được viết lên. Một nơi mà số liệu thống kê của chính phủ không muốn nói đến.

Thật vậy, cách đây 40 năm, ở San José de Boquerón những con số phản ánh một thực tế đau lòng. Ở khu vực nông thôn chỉ số nghèo đói dưới mức trung bình của toàn quốc: gần 37% dân số không có được những nhu cầu tối thiểu để sống còn, 12% dân số bị mù chữ (gấp ba lần mức trung bình toàn quốc) và gần 1/2 trẻ em đến trường không thể hoàn thành việc học. Hơn nữa, nơi đây mức sản xuất ít nhất ở Argentina; nơi mà sự thừa kế duy nhất truyền từ thế hệ này qua thế hệ kia là sự nghèo đói.

Nhưng mọi thứ bắt đầu thay đổi; từ một nơi không có gì, từ từ được phát triển cho đến ngày nay. Điều gì đã làm thay đổi nó? phải chăng chính sách ưu đãi của chính phủ đã đến với vùng đất này? hoặc có một mạnh thường quân nào trợ giúp? một phép mầu nào đó chăng? Câu trả lời đó là sự xuất hiện của cha Juan Crlos Constable, một tu sĩ Dòng Tên. Vào mùa Phục Sinh năm 1975 cha Juan Crlos Constable, được gửi đến San José de Boquerón để coi sóc mục vụ tại giáo xứ San José de las Petacas. Chính ĐTC Phanxicô đã sai cha đến đó trong lúc Ngài còn là Giám tỉnh của Dòng Tên ở Argentina. Công việc của cha được ĐTC coi trọng và đánh giá cao. Ngay từ khi đặt chân đến cha đã bắt tay vào công việc, nhưng xem ra đây là những công việc vô cùng rộng lớn và phức tạp. Dưới cái nhìn của cha bao nhiêu điều cần phải thực hiện liên quan đến: Nghèo đói cùng cực, bất bình đẳng xã hội và văn hóa, sở hữu đất đai nằm trong tay một thiểu số, thiếu chính sách xã hội, thiếu cơ sở hạ tầng…Tất cả những điều này thêm vào đó là vấn đề sinh thái, như kham hiếm và ô nhiễm nước, đất bị nhiễm mặn, sự khai thác rừng hoang dã. Chính cha đã xác định rõ điều này trong một cuộc phỏng vấn khi cha mới đến: “Không có gì, chỉ có dân chúng và cây cối”. Và bởi chính điều này mà cha đã lưu lại đây hơn 40 năm.

Với sự cộng tác và trợ giúp của giáo dân đến từ vùng Buenos Aires xa xôi, cha đã tìm cách thay đổi cuộc sống của dân chúng; cha xây dựng trường học và phòng ăn cho trẻ em, các em đến trường học còn được cung cấp các bữa ăn, chính các gia đình cộng tác trong việc nấu ăn và trong các hoạt động khác. Cha còn thiết lập phòng khám bệnh, hướng dẫn nông dân làm nông nghiệp, khoan giếng để bảo đảm nguồn nước cho người dân, cải thiện nhà ở. Một số người cộng tác với cha nói rằng họ còn nhớ rõ cách thức cha dạy dân chúng cách làm gạch – và thậm chí mở rộng phạm vi hoạt động sang cả các vùng lân cận.

Trong 40 năm dài cha đã thực hiện công trình Phúc Âm Hóa và phát triển con người trong vùng rộng lớn 3600 cây số vuông, trên đó có 7000 người sinh sống. Cha trả lời trong một bài phỏng vấn khác: “Là những vùng rất khó khăn nhưng với niềm hy vọng lớn, chúng tôi muốn làm tất cả cho họ”.

Tinh thần truyền giáo của cha thật vĩ đại, không điều gì có thể làm cha nhụt trí, thậm chí ngay cả khi bị một cơn đột quỵ cũng không thể dập tắt tinh thần truyền giáo của cha. Cha đã cho nơi này, một khúc ngoặt lịch sử Phúc âm hóa ở Châu Mỹ La tinh, một chiều kích của lòng thương xót của Mẹ Giáo Hội, đồng hành và khuyến khích niềm hy vọng, bởi vì như cha chia sẻ: “Dù ở bất cứ nơi đâu, mỗi người có thể cảm thấy như là nhà của mình, có thể cảm nhận như người con được yêu, được tìm kiếm” (L’OSSERVATORE ROMANO 31-01-2018)
 
Hai vị Hồng Y lên tiếng về vấn đề đối thoại Vatican-Trung Hoa
Vũ Văn An
19:51 01/02/2018
Mấy ngày gần đây, dư luận Công Giáo lưu ý nhiều tới vấn đề đối thoại giữa Vatican và Trung Hoa do việc lên tiếng về vấn đề này của hai vị giáo phẩm tạm gọi là am tường vấn đề, nhưng am tường ở hai bình diện khác nhau, tuy cùng tự hào là “vì Giáo Hội”. Đó là Đức Hồng Y Trần Nhật Quân mà Tây Phương biết nhiều hơn dưới tên Joseph Zen và Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Pietro Parolin. Một vị thì đã nghỉ hưu, một vị thì còn tại chức, mà lại là chức lớn, chỉ thua Đức Giáo Hoàng thôi.

Còn nhớ hồi trước đây có ông linh mục “quốc doanh” ở Việt Nam tố cáo rằng Đức Giáo Hoàng ở quá xa, không hiểu rõ tình hình ở quê hương ông, chứ như ông mới biết được hiện tình Giáo Hội ở đấy. Phải chăng, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân cũng rơi vào tâm tư ông linh mục “quốc doanh” Việt Nam này khiến Đức Hồng Y Parolin phải lên tiếng cho rằng “không ai độc quyền giải thích tình hình Công Giáo Trung Hoa”?

Để rộng đường dư luận phán đoán, chúng tôi cho đăng nguyên văn bài viết của Đức Hồng Y Trần Nhật Quân (Zen) đăng trên Facebook ngày 29 tháng 1 năm 2018 và được AsiaNews đăng lại. Ngày mai, chúng tôi sẽ cho phổ biến nguyên văn cuộc phỏng vấn Đức Hồng Y Parolin của tờ Vatican Insider.



Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

Các bạn thân mến trong các phương tiện truyền thông

Vì AsiaNews đã tiết lộ một số dữ kiện gần đây trong Giáo hội tại Trung Hoa Lục Địa, liên quan đến các giám mục hợp pháp được “Tòa Thánh” yêu cầu từ chức và nhường chỗ cho “các giám mục” bất hợp pháp, thậm chí minh nhiên bị tuyệt thông nữa, nhiều dị bản về sự kiện và diễn giải đang tạo ra mơ hồ lẫn lộn giữa người dân. Nhiều người, vì biết chuyến đi gần đây của tôi tới Rôma, nên đã yêu tôi làm sáng tỏ.

Tháng Mười vừa qua, khi Đức Cha Zhuang nhận được thông tri đầu tiên từ Tòa Thánh và yêu cầu tôi giúp đỡ, tôi gửi một người mang thư của ngài đến Bộ Trưởng Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc, kèm theo một bản sao đệ trình Đức Thánh Cha. Tôi không biết bản sao đính kèm này có đến bàn làm việc của Đức Thánh Cha hay không. Thật may mắn, Đức Tổng Giám Mục Savio Hon Tai Fai lúc đó vẫn còn ở Rôma và có thể gặp Đức Giáo Hoàng trong một chuyến chào kính tạm biệt. Trong dịp đó, ngài đã đem hai trường hợp của Sơn Đầu và Mân Đông trình bầy để Đức Thánh Cha biết. Đức Thánh Cha đã ngạc nhiên và hứa sẽ xem xét vấn đề này.

Vì những lời của Đức Thánh Cha nói với Đức Tổng Giám Mục Savio Hon, nên những sự kiện mới vào tháng Mười Hai càng gây ngạc nhiên ngỡ ngàng cho tôi. Khi vị giám mục đau khổ già nua Zhuang yêu cầu tôi mang tới Đức Thánh Cha câu trả lời của ngài đối với thông điệp đã chuyển tới ngài từ "Phái đoàn Vatican" ở Bắc Kinh, tôi không thể nói "Không". Nhưng tôi có thể làm gì để chắc chắn lá thư của ngài đến tay Đức Thánh Cha, trong khi thậm chí tôi không thể chắc chắn liệu nhiều lá thư của tôi có tới tay Đức Thánh Cha hay không.
Để đảm bảo tiếng nói của chúng tôi đến với Đức Thánh Cha, tôi đã đột ngột đưa ra quyết định sẽ đến Rôma. Tôi rời Hồng Kông vào tối ngày 9 tháng 1, đến Rôma vào sáng sớm ngày 10 tháng 1, đúng lúc (thực sự hơi muộn một chút) để tham gia buổi triều kiến chung hôm thứ Tư. Vào cuối buổi triều kiến, các Hồng Y và giám mục được phép "bacia mano" (hôn tay) và tôi đã có cơ hội để trao vào tay Đức Thánh Cha một phong bì; tôi thưa rằng tôi đến Rôma chỉ với mục đích duy nhất là mang đến ngài một lá thư của Đức Giám Mục Zhuang, với hy vọng ngài có thể tìm ra thời gian để đọc nó (trong phong bì, có một lá thư của Đức Giám Mục bằng tiếng Trung Hoa với bản dịch của tôi sang tiếng Ý và một bức thư của tôi).

Vì những lý do rõ ràng, tôi hy vọng sự xuất hiện của tôi ở buổi triều kiến sẽ không được chú ý nhiều lắm, nhưng sự xuất hiện trễ của tôi trong hội trường đã làm nó được chú ý đặc biệt. Dù sao, bây giờ mọi người có thể thấy toàn bộ diễn tiến nhờ truyền hình Vatican (nhân tiện, buổi triều kiến đã được tổ chức tại Đại Sảnh Phaolô VI, chứ không phải ở Quảng trường Nhà Thờ Thánh Phêrô và tôi đến buổi triều kiến hơi muộn, nhưng không phải "xếp hàng chờ đợi, trong thời tiết giá lạnh ", như một số phương tiện truyền thông đã tường trình sai).
Khi ở Rôma, tôi gặp Cha Bernard Cervellera của AsiaNews. Chúng tôi trao đổi thông tin của chúng tôi, nhưng tôi nói với cha đừng viết bất cứ điều gì. Ngài nghe theo. Bây giờ một ai đó đã tung tin tức ra, nên tôi đồng ý xác nhận nó. Vâng, theo như tôi biết, mọi chuyện đã xảy ra như chúng đã được thuật lại trên AsiaNews (tường thuật của AsiaNews "tin rằng" Đức Giám Mục dẫn đầu Phái đoàn Vatican là Đức Cha Celli. Tôi không biết vị này giữ vai trò chính thức nào ở đó, nhưng rất có thể ngài là người ở đấy, ở Bắc Kinh).

Trong giờ phút nghiêm trọng này và do sự mơ hồ lẫn lộn trong các phương tiện truyền thông, tôi, người trực tiếp biết tình thế của Sơn Đầu và gián tiếp của Mân Đông, cảm thấy có trách nhiệm chia sẻ kiến thức của mình về sự kiện, để mọi người chân thành quan tâm đến lợi ích của Giáo Hội có thể biết sự thật mà họ có quyền. Tôi nhận thức rõ rằng khi làm như vậy tôi có thể nói về những điều mà, về mặt kỹ thuật, được coi là "bảo mật". Nhưng lương tâm của tôi nói với tôi rằng trong trường hợp này, "quyền chân lý" nên quan trọng hơn bất cứ "nghĩa vụ bảo mật" nào như thế.

Với niềm xác tín như vậy, tôi xin chia sẻ với các bạn cả những điều sau đây:

Vào chiều ngày đó, 10 tháng 1, tôi nhận được cú điện thoại từ Santa Marta nói với tôi rằng Đức Thánh Cha sẽ tiếp tôi vào buổi triều kiến riêng lúc tối thứ Sáu ngày 12 tháng 1 (mặc dù bản tường trình chỉ xuất hiện vào ngày 14 tháng 1 trong bản tin của Tòa Thánh). Đó là ngày cuối cùng của 85 năm cuộc đời tôi, quả là món quà từ thiên đường! (Lưu ý đó là tối áp ngày Đức Thánh Cha lên đường đi Chile và Peru, nên chắc hẳn Đức Thánh Cha phải rất bận rộn).

Tối hôm đó cuộc trò chuyện kéo dài khoảng nửa giờ. Tôi đã khá lộn xộn trong câu chuyện của mình, nhưng tôi nghĩ tôi đã thành công trong việc truyền đạt đến Đức Thánh Cha những lo lắng của con cái trung thành của ngài ở Trung Hoa.

Câu hỏi quan trọng nhất mà tôi nêu ra với Đức Thánh Cha (cũng được nói trong bức thư) là liệu ngài có thời gian "nhìn vào vấn đề" (như ngài đã hứa với Đức Tổng Giám Mục Savio Hon). Mặc dù có nguy cơ bị buộc tội vi phạm việc bảo mật, tôi quyết định cho các bạn biết điều Đức Thánh Cha nói: "có, tôi đã nói với họ (các cộng tác viên của ngài tại Tòa Thánh) đừng tạo ra một trường hợp Mindszenty khác"! Tôi có mặt ở đó với sự hiện diện của Đức Thánh Cha đại diện cho các anh em đau khổ của tôi ở Trung Hoa. Những lời lẽ của ngài phải được hiểu như để an ủi và động viên họ nhiều hơn tôi.

Tôi nghĩ quả là điều có ý nghĩa và thích hợp nhất khi Đức Thánh Cha dựa vào lịch sử nhắc đến Đức Hồng Y Josef Mindszenty, một trong những anh hùng của đức tin chúng ta. (Đức Hồng Y Josef Mindszenty là Tổng Giám mục của Budapest, Hồng Y Giáo Chủ của Hungialợi thời Cộng sản bách hại. Ngài đã phải chịu đựng nhiều năm tù giam. Trong cuộc cách mạng ngắn ngủi năm 1956, ngài đã được những người nổi dậy trả tự do, và trước khi Hồng Quân dẹp tan cuộc cách mạng, ngài trú ẩn tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ. Dưới áp lực của Chính phủ, ngài được Toà thánh ra lệnh rời khỏi đất nước và ngay lập tức người kế nhiệm ngài được bổ nhiệm theo sở thích của Chính phủ Cộng sản).

Với việc thổ lộ này, tôi hy vọng đã làm hài lòng "quyền được biết" rất hợp pháp của giới truyền thông và của anh em tôi ở Trung Hoa.
Điều quan trọng đối với chúng ta bây giờ là cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, rất phù hợp bằng cách hát bài ca truyền thống "Oremus":
Oremus pro Pontifice nostro Francisco, Dominus conservet eum et vivificet eum et beatum faciat eum in terra et non tradat eum in animam inimicorum eius (Ta hãy cầu xin cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô của ta, Chúa gìn giữ và thêm sức sinh lực và ban cho ngài đời nay hạnh phúc, đừng trao ngài cho ác tâm quân thù.)
-------------------------------------
Một số giải thích vẫn có thể cần có.

1. Xin vui lòng lưu ý rằng vấn đề không phải là sự từ chức của các giám mục hợp pháp, mà là việc yêu cầu nhường chỗ cho các giám mục bất hợp pháp và thậm chí bị tuyệt thông. Nhiều giám mục hầm trú già nua, dù luật hưu trí không bao giờ được thi hành ở Trung Hoa, vẫn đã yêu cầu có người kế nhiệm, nhưng chưa bao giờ nhận được câu trả lời từ Tòa Thánh. Một số vị khác, dù người kế vị đã được cử nhiệm, thậm chí còn có thể đã nắm được sắc chỉ có chữ ký của Đức Thánh, vẫn được lệnh không tiến hành việc tấn phong vì sợ làm phật lòng Chính phủ.

2. Tôi đã nói phần lớn về hai trường hợp Sơn Đầu và Mân Đông. Tôi không có bất cứ thông tin nào khác ngoại trừ bản sao một bức thư của một mệnh phụ Công Giáo xuất sắc, một giáo sư đại học về hưu rất quen với các vấn đề của Giáo Hội ở Trung Hoa, trong đó bà cảnh cáo Đức Cha Celli đừng thúc đẩy việc hợp pháp hóa "giám mục" Lei Shi Ying ở Tứ Xuyên.

3. Tôi thừa nhận mình là một người bi quan về tình hình hiện tại của Giáo hội ở Trung Hoa, nhưng tính bi quan của tôi có nền tảng trong kinh nghiệm trực tiếp lâu dài của tôi với Giáo hội ở Trung Hoa. Từ năm 1989 đến năm 1996, tôi đã dành sáu tháng mỗi năm để dạy học trong các các chủng viện khác nhau thuộc cộng đồng Công Giáo chính thức. Tôi đã có cảm nghiệm trực tiếp về cảnh nô lệ và nhục nhã mà các giám mục anh em của chúng ta từng phải chịu.

Và từ những thông tin gần đây, không có lý do gì để thay đổi quan điểm bi quan đó. Chính phủ Cộng sản đang đưa ra những quy định mới khắc nghiệt hơn nhằm hạn chế quyền tự do tôn giáo. Hiện nay họ đang thực thi nghiêm ngặt các quy định cho đến bây giờ chỉ có trên giấy tờ (từ ngày 1 tháng 2 năm 2018, việc tham dự Thánh Lễ nơi hầm trú sẽ không còn được dung thứ nữa).

4. Một số người nói rằng tất cả những nỗ lực để đạt được một thỏa thuận là để tránh sự ly giáo. Thật buồn cười! Sự ly giáo đã có đó rồi, trong cái Giáo hội độc lập kia! Các vị giáo hoàng tránh dùng từ "ly giáo" vì các ngài biết rằng nhiều người trong cộng đồng Công Giáo chính thức không ở đó do ý chí tự do của họ, nhưng dưới áp lực nặng nề. Việc "thống nhất" được đề nghị sẽ buộc mọi người phải gia nhập cộng đồng đó. Tòa thánh quả đang ban phúc lành cho cái Giáo Hội ly giáo vừa được tăng cường, cất lương tâm xấu khỏi tất cả những ai đã sẵn lòng phản bội và những người khác sẵn sàng nhập bọn với họ.

5. Há không phải là điều tốt sao khi cố gắng tìm ra cơ sở hỗ tương để nối liền sự chia cắt kéo dài hàng thập niên giữa Vatican và Trung Hoa? Nhưng liệu có thể có bất cứ điều gì thực sự "hỗ tương" với một chế độ độc tài toàn trị hay không? Một là bạn đầu hàng hai là chấp nhận bị bách hại, nhưng mãi trung thành với chính mình (bạn có thể tưởng tượng được một thỏa thuận giữa Thánh Giuse và Vua Herod hay không?)

6. Bởi thế, tôi nghĩ Vatican đang bán đứng Giáo Hội Công Giáo ở Trung Hoa. Vâng, dứt khoát như thế, nếu họ đi theo hướng xưa nay vốn rõ ràng dựa vào tất cả những gì họ đang làm trong những năm và tháng gần đây.

7. Một số chuyên gia về Giáo Hội Công Giáo ở Trung Hoa nói rằng không hợp luận lý chút nào khi giả thuyết một chính sách tôn giáo khắt khe hơn phát xuất từ Tập Cẩn Bình. Tuy nhiên, chúng ta không nói đến tư duy hợp luận lý, nhưng nói đến thực tại hiển nhiên và thô bạo.

8. Tôi có phải là trở ngại chính trong diễn trình đạt được thỏa thuận giữa Vatican và Trung Hoa không? Nếu đó là một thỏa thuận xấu, tôi còn bằng lòng hơn nữa được làm trở ngại ấy.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tiệc Liên Hoan & Văn Nghệ Xuân Mậu Tuất 2018. Phong Trào Cursillo Việt Nam, TGP/LA
Lê Sự
20:36 01/02/2018
Phong Trào Cursillo Việt Nam, TGP/LA mừng năm mới với Tiệc Liên Hoan & Văn Nghệ Xuân Mậu Tuất 2018. được tổ chức tại hội trường Giáo xứ Saint Christopher Church, West Covina, California, Chúa Nhật ngày 28 tháng 1 năm 2018

 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lễ dâng Chúa Giêsu vào đền thờ
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
09:38 01/02/2018
Hằng năm vào ngày 02 tháng Hai, 40 ngày sau lễ Chúa Giêsu giáng sinh, Giáo Hội mừng lễ Đức Mẹ Maria dâng Chúa Giêsu vào đền thờ .

Đâu là nguồn gốc lịch sử cùng ý nghĩa đạo đức thần học ngày lễ này?

Trước Công đồng Vatican II. lễ này có tên lễ „ thanh tẩy“ bắt nguồn từ tập tục theo luật lệ thời Cựu ước trong Do Thái Giáo. Theo luật lệ xa xưa qui định, người mẹ 40 ngày sau khi sinh con trai, và 80 ngày sau khi sinh con gái, vì chưa thanh sạch, nên phải được thanh tẩy, như chép trong luật Ông Mose nơi sách Leviticus ( Levi 12,1-8) .

Lễ vật để thanh tẩy theo luật lệ là một con chiên một tuổi hay chim bồ câu non hoặc chim gáy non làm lễ xá tội để được thanh tẩy cho trong sạch.

Ngoài ra lễ này cũng còn có tên gọi là lễ nến của Đức Mẹ Maria nữa.

Nhưng từ 1969 Công đồng Vatican II. cải tổ lại Phụng vụ không còn mang tên lễ Đức Mẹ Maria thanh tẩy hay lễ nến của Đức Mẹ Maria nữa, mà đổi tên thành lễ dâng Chúa Giêsu vào đền thờ.

Đức Mẹ Maria sau khi hạ sinh Chúa Giêsu không cần phải được thanh tẩy. Vì Đức Mẹ sinh Chúa Giêsu là đấng mang lại sự thanh tẩy cho nhân loại. Đức Mẹ Maria dẫu vậy vẫn trung thành tuân giữ luật lệ truyền buộc, và để hoàn thành như lời đã đoan hứa.

Theo phúc âm Thánh Luca ( Lc 2,22-40) hài nhi Giêsu được cha mẹ mang vào đền thờ dâng cho Thiên Chúa theo như luật đã ấn định từ xa xưa. Nơi đó Ông Simeon và Bà Hanna đã gặp nhận ra hài nhi Giêsu là ánh sáng đấng cứu thế cho con người.

Ngay từ thế kỷ thứ tư bên Giáo hội Đông phương đã mừng lễ này 40 ngày sau lễ Chúa Giêsu giáng sinh. Bên Đông phương mừng lễ Chúa giáng sinh vào ngày 06. Tháng 12. , nên lễ này mừng vào ngày 14. Tháng hai.

Bên Giáo hội Chính Thống từ thế kỷ thứ năm ngày lễ này có tên Hypapante - Lễ gặp gỡ. Vì Đấng cứu Thế vào đền thờ của mình và gặp gỡ dân Thiên Chúa thời cựu ước đại diện là Ông Simeon và bà Hanna.

Đền thờ Gierusalem với người Do Thái là ngôi nhà của Thiên Chúa trên trần gian. Từ nơi nầy ánh sáng vinh quang của Thiên Chúa chiếu tỏa ra khắp trần gian. Vì thế, cuộc gặp gỡ trùng phùng giữa Thiên Chúa và những người đạo đức luôn hằng trông chờ Thiên Chúa, đã xảy diễn ra ở trong đền thờ.

Bên Giáo hội Roma mừng lễ Giáng sinh ngày 25. Tháng 12, nên lễ này mừng vào ngày 02. Tháng Hai, từ giữa thế kỷ thứ năm với rước kiệu Nến.

Tập tục rước kiệu nến để thay thế vào tập tục của lương dân lúc đó có tập tục rước kiệu đền tội.

Ánh sáng của cây nến nhắc nhớ đến những lời Ông Simeon nói tiên tri về Chúa Giêsu là „ vinh quang của dân Israel, là ánh sáng soi chiếu cho lương dân“. Hai từ ngữ „vinh quang và ánh sáng“ này đã được Tiên Tri Isaia ( 42,6, và 49,6) tiên báo nói trước đó về Người tôi tớ Thiên Chúa. Như thế Hài nhi Giêsu được nhận ra là người tôi tớ Thiên Chúa, mà tiên trí Isaia đã diễn tả trước về khuôn mặt tương lai còn ẩn chứa bí ẩn nhiệm mầu. Sứ mạng chính yếu của người tôi tớ Thiên Chúa cho cả nhân loại phổ quát, mang ánh sáng sự mặc khải cho muôn người trên trần gian.

Ông Simeon không chỉ nói tiên tri về hài nhi Giêsu là vinh quang dân Israel, là ánh sáng cho muôn dân. Nhưng ông còn nói tiếp hài nhi Giêsu là cớ cho người ta chống đối, người mẹ trẻ Giêsu sẽ phải chịu đau khổ như gươm đâm thấu lòng.

Như thế ông Simeon đã nói trước về sự đau khổ, về thập giá đời hài nhi Giêsu sẽ phải gánh chịu. Sứ mạng Người tôi tớ Thiên Chúa nơi hài nhi Giêsu là ánh sáng của Thiên Chúa cho trần gian, nhưng sứ mạng này bị bao trùm bởi bóng tối của đau khổ của thập gía.

Cuộc đời của Chúa Giêsu trên trần gian đi rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa. Nhưng bị chống đối, bị chối từ và sau cùng bị kết án đóng đinh trên thập giá cho tới chết. Dẫu vậy sứ mạng mang ánh sáng cho muôn dân của ngài không bị dập tắt tiêu hủy trong nấm mồ sự chết. Ngài đã sống lại. Sự sống lại của Ngài là vinh quang, là ánh sáng sự sống cho con người được ơn cứu chuộc khỏi hình phạt tội lỗi.

„ Trong đời sống người Kitô hữu tin theo yêu mến Thiên Chúa luôn hằng sống trong sự trái ngược. Thiên Chúa luôn bị nhìn như là giới hạn của sự tự do con người. Và như thế Ngài phải bị loại trừ, để con người sống hoàn toàn tự do như mình là mình là.

Thiên Chúa là chân lý. Ngài đứng đối chiếu lại sự giả trá gian dối dưới muôn vàn hình thức, đối chiếu lại sự ham muốn và sự kiêu ngạo của con người.

Thiên Chúa là tình yêu. Nhưng tình yêu cũng có thể bị ghen ghét hận thù, nơi tình yêu bị chà đạp, bị thách thức. Tình yêu đây không phải là cảm giác thi vị lãng mạn, là wellness - sự chăm sóc sức khoẻ và vẻ đẹp - hay không khí lâng lâng thoải mái trong bể bơi hồ tắm, nhưng đó là sự giái thoát khỏi ràng buộc áp chế trong con người. Sự giải thoát này được trả giá bằng đau khổ của thập gía..

Lời tiên tri về ánh sáng và lời về thập gía chung hợp đi đôi với nhau.“ ( Joseph Ratzinger, Benedickt XVI., JESUS von Nazareth, Prolog, Herder 2012, Tr. 93).

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Văn Hóa
Lá thư Canada: Ba lời hạnh phúc
Trà Lũ
09:48 01/02/2018
Giữa miền đất Canada hạnh phúc này, tôi may mắn có một nhóm bạn chí thân thường họp nhau nhậu nhẹt cuối tuần, xưng danh là làng An Lạc. Dân làng chỉ có một mớ, quanh năm đã vui mà đến dịp tết còn vui hơn. Nó vui hơn vì có một dân làng viễn cư về xum họp. Đó là ông Từ Hoè. Ngay từ xưa khi mới dựng làng ông đã được làng trao trọng trách mùa tết.

Năm nay ông từ xa đã về làng rất sớm để kịp dựng cây nêu và làm cỗ tiễn Ông Táo về trời. Ông cư trú tại nhà Cụ chánh tiên chỉ . Dân làng nghe tin ông về thì kéo nhau đến chào thăm rất vui vẻ. Ông đã tự tay làm bữa cơm tiễn ông Táo đãi cả làng. Bữa ăn toàn món gà. Ông cười hà hà rồi bảo rằng sắp hết năm con gà nên ta phải tiễn gà. Chị Ba Biên Hòa hỏi ngay : vậy năm mới đang tới là năm con chó, bác sẽ làm thịt chó sao? Ông lại cười hà hà rồi trả lời ngay đây là bí mật quốc gia không thể tiết lộ bây giờ được. Xin bà con vui lòng đợi, đừng nôn nóng.

Ông này tài giỏi y như ông ODP là bạn thân của ông và là anh cả trong làng. Bữa ăn tiễn ông Táo này toàn do phe liền ông trong làng đứng nấu, nào chính ông, nào ông ODP, nào Cụ Chánh, nào ông H.O. Anh John và tôi làm chân bồi bàn để các đầu bếp sai vặt. Xưa nay tôi cứ tưởng chỉ có phe liền bà mới nấu ngon, ai ngờ bữa nay dưới sự lãnh đạo của ông Từ Hoè, bữa tiệc tiễn năm con gà ngon và sang trọng quá sức. Nào gà luộc, gà quay, gà xào miến, gà kho gừng, gà nấu canh đu đủ. Bà cụ B.95 phát biểu : lão sang đây từ năm 1995, thấy gà Canada vừa bở, vừa nhạt, vừa bứ, nên cứ thấy món gà là ớn. Bữa nay, nhờ bàn tay có thần của bác Từ Hoè, bác đã làm sống lại hương vị gà quê hương VN. Xin tạ ơn bác. Bác đã cho ăn đúng thịt gà của đồng quê VN. Bác có thể chỉ cho lão bí quyết không ? Ông Từ Hoè chỉ cười mà không nói. Anh John liền nhảy vào đỡ lời :

- Cụ ơi, con được bác Từ Hoè cho làm phụ tá đặc biệt. Con đã đi chợ với bác. Bác ấy không mua loại gà công nghiệp trong các hàng thịt lớn mà bác đến chợ Do Thái chọn mua loại gà chạy bộ tên là Cornish Hen, mỗi con chỉ to bằng 2 vốc tay. Bác luộc xong thì bỏ vào tủ lạnh. Hai giờ sau thịt gà đã cứng, bác mới đem ra chặt bằng giao thật bén. Lòng gà xào miến, nước luộc gà để nấu canh, cổ cánh băm viên trộn với gừng và nấu với đu đủ. Chắc khi nấu thì bác đã bí mật bỏ thêm bùa vào nên nó ngon là thế đó, cụ ơi.

Chị Ba Biên Hòa tiếp lời chồng : Gắp một miếng thịt gà luộc có chút xíu da, chấm vào điã muối tiêu chanh ớt, thêm lát hành ta thái mỏng và chút lá chanh non thái nhỏ, bỏ vào miệng nhai từ từ, chao ơi là ngon, cái ngon của quê hương đã mất từ lâu...

Cụ Chánh liền hỏi Chị Ba : Sau bữa gà để tiễn năm gà, mai này vào năm con chó, liệu Chị Ba có dám ăn thịt chó do bác Từ Hoè nấu không ? Chị Ba và hai Cô Huế rú lên khi nghe tới việc ăn thịt chó.

Ông Từ Hoè thấy vậy liền cười rồi nói : Văn hóa Bắc Mỹ là không ăn thịt chó vì ở đây người ta coi con chó là con vật thân yêu như con, gọi nó là PET , nâng niu nó như con như người tình, thì ai dám giết mà ăn thịt! Còn người Á Châu mình, đặc biệt Tàu, Cao Ly, Phi luật tân và VN thì coi con chó như con gà con vịt con heo. Nuôi để ăn thịt. Tôi có một chuyện dài liên hệ tới cái văn hóa này, hôm nay nhân mùa tết chuẩn bị tết chú cẩu, tôi xin kể các bạn nghe nha.

Rằng khi xưa ở miền Nam tôi có một thằng bạn. Tên này học dốt, thi trượt hoài nên chán học bỏ ra đi buôn. Quê nó ở Đà Nẵng. Nó nói rằng nó trúng số độc đắc nhờ nói láo : Năm 1965 lính Mỹ bắt đầu đổ vào VN ào ạt. Nơi họ đóng quân đầu tiên là Đà Nẵng. Anh lính Mỹ nào ra chợ cũng tìm mua những gì đặc thù VN để gửi về Mỹ cho gia đình biết và giữ làm kỷ niệm. Tên láu cá này bắt được cái tín hiệu đó liền nảy ra sáng kiến. Nó mang một lô cái trống ếch của trẻ em chơi dịp tết Trung thu đem đến trước cửa trại lính Mỹ rao bán. Nó vừa gõ bung bumg vừa rao rằng trống này bịt bằng da con trâu nước... Lính Mỹ nghe thấy tiếng trâu nước, water buffalo, mắt liền sáng lên. Xưa nay ở Mỹ chỉ nghe thấy tên trâu nước trong sách vở hay trên phim ảnh, chưa bao giờ được sờ tới con trâu nước. Thế là lính Mỹ ùa ra cổng và đua nhau mua cái trống bịt bằng da con trâu nước, rồi vội vã gửi về cho người yêu, cho các em, cho gia đình. Nó thấy trúng mối bèn đặt làm hàng ngàn cái và cho người đi bán khắp các trại Mỹ. Chỉ trong mấy tháng nó trở thành triệu phú. Thế là nó vào Saigon mua nhà mua xe. Từ việc này, cái tên con trâu nước ghi đậm trong đầu tôi. Lúc đó tôi đang chỉ huy một tiểu đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến.

Đơn vị tôi có một cố vấn Mỹ . Anh Mỹ này rất tốt và rất thân ái. Anh ta giúp đơn vị tôi rất nhiều mặt. Lễ Giáng sinh năm đó, tôi nghĩ mãi mà không biết cám ơn anh cố vấn này như thế nào. Sau cùng thì con trâu nước đã hiện ra. Mà chả lẽ biếu anh ta cái trống ếch của trẻ con ở Đà Nẵng, lỡ về sau anh ta khám phá ra tôi đánh lừa thì tôi vỡ mặt. Suy nghĩ mãi, cuối cùng thì tôi tim ra được cách khác. Tôi đãi ông cố vấn một bữa nhậu, tôi nói là nhậu thịt trâu nước. Lâu lâu mới mua được thịt này. Ông cố vấn Mỹ nghe tới thịt con trâu nước thì mắt sáng lên. Bữa đó chỉ có một món thịt luộc mà thôi, tiệc của lính mà. Cách ăn trúng cách là ăn với muối ớt và lá mơ, và nhậu với bia 33 con cọp. Ông cố vấn nếm thấy ngon nên đã ăn rất say đắm và nhiệt tình. Tôi thấy vui trong lòng nên cũng nhậu rất say đắm và nhiệt tình. Sáng hôm sau ông ta đến gặp tôi rất sớm, giơ cho tôi thấy một bao thư, rồi nói : Tôi phải đi gửi ngay cái thư này về cho vợ. Đêm qua, tôi đã thức rất khuya để viết cho vợ tôi về bữa nhậu ở nhà anh, tả cho vợ cái thơm cái ngon cái béo cái bổ của miếng thịt, tả cái sung sướng được ăn thịt trâu nước lần đầu tiên trong đời. Xưa nay tôi chưa bao giờ có một bữa ăn nào ngon như thế. Xin hết lòng cám ơn Anh.

Rồi ông Từ Hoè kết luận : Đó, các bạn thấy chưa, ngon hay không ngon là do cái đầu ta. Và để trấn an cả làng, ông nói ngay : Bữa cỗ đầu năm Chú Cẩu này, tôi không có thịt chó thật nên sẽ làm món ‘thịt chó giả cầy’, cỗ tết sẽ chỉ có 2 món, một món giả bằng thịt dê, một món giả bằng thịt heo, hai món này nấu với củ chuối non, nhậu với bún hay với cơm nóng, cam đoan cả làng sẽ lên mây hết.

Cả làng vỗ tay râm ran, chưa được ăn, mới chỉ nghe mà ai cũng nuốt nước miếng ừng ực.

Trước khi dân làng ra về thì ông Từ Hoè xin một điều : Tết năm nào làng ta cũng lập bàn thờ tổ tiên, cũng tế tổ trước khi nhập tiệc. Trên bàn thờ thường có hoa đèn, bánh chưng bánh tét và đĩa trái cây. Tôi xin làng chú ý đĩa trái cây này. Xưa nay người ta thường cúng 4 thứ trái : mảng cầu, trái dừa, trái đu đủ, và trái xoài để mang ý nghiã ‘ cầu vừa đủ xài’. Tôi không thích lời cầu này vì cầu vừa đủ xài thì cầu làm gì. Ta phải cầu dư xài chứ. Do vậy tôi đề nghị làng chi mua 3 thứ trái : mảng cầu, trái dưa và trái xoài, để nói lên ý nguyện : cầu dư xài. Làng nghe xong ai cũng gật gù nói có lý. Các cụ phương xa có đồng ý với ông Từ Hoè của chúng tôi không ? Ngày tết nhớ phải cầu dư xài nha.

Cái ông Từ Hoè này có bùa mê. Ông đã bỏ bùa cho cả làng. Dân làng không ai bảo ai, ngày nào cũng tới ăn trưa với ông để nghe ông nói chuyện. Ông nói đủ mọi chuyện, nhưng có 2 chuyện tôi thích nhất nên xin kể ra đây. Ông bảo đây không phải là chuyện của ông bịa ra mà là chuyện do bạn bè chuyển cho qua mạng vi tính. Chuyện thứ nhất chẳng biết ai là tác giả, chỉ thấy trên mạng ghi là Franky.

Chuyện xảy ra sau ngày Đảng tuyên bố cởi trói cho dân được tự do phát biểu. Rằng bữa đó, ngay trước cửa Chợ Bến Thành ở Saigon có một thanh niên bác ghế đứng lên chửi đổng :

- Tiên sư cha nó, vì một thằng già khốn nạn mà cả nước khốn khổ lầm than !

Công an liền bắt anh ta giải về đồn rồi hỏi : Anh chửi ai là thằng già khốn nạn ? Anh ta đáp : Thưa cán bộ, tôi chửi Dương Văn Minh !

Tên công an chưa hài lòng nên hỏi tiếp :

- Ý anh muốn nói là vì Dương Văn Minh đầu hàng nên cả nước mới khổ, phải không ?

- Thưa không phải. Tôi chửi vì hắn giết Ngô Đình Diệm nên cả nước mới khổ.

- Vậy anh có ý nói vì Ngô Đình Diệm lập ra ấp chiến lược nên đã đàn áp được quân giải phóng, phải không ?

- Thưa không phải. Vì Dương Văn Minh giết Ngô Đình Diệm nên Mỹ mới mang quân vào nên đã làm cả nước khốn khổ.

- Anh nói nghe cũng tạm được. Nhưng dân khổ chút xíu rồi Đảng ta chiến thắng vinh quang ngay. Thôi, tha cho anh về. Từ nay anh đừng làm ầm lên chỗ chợ búa như vậy. Và từ nay anh muốn chửi ai thì phải nói rõ tên ra kẻo sẽ sinh ra hiểu lầm lôi thôi. Anh nghe rõ chưa?

- Thưa cán bộ, tôi nghe rõ. Từ nay nếu muốn chửi thì tôi sẽ chửi rõ tên : ĐM tên Minh khốn nạn đã làm toàn dân khốn khổ.

- Cán bộ đập bàn quát lớn : Anh kia anh lại vừa chửi ai thế?

- Thưa tôi chửi Dương Văn Minh.

Cán bộ vừa lườm anh vừa nói : Anh xéo ngay ! Xéo mau !

Cả làng nghe xong, ai cũng cười lăn. Ngay bà cụ B.95, xưa nay hễ nghe nói tới chuyện CSVN là bị dị ứng, là kêu nhức đầu, thế mà bữa nay bà cụ nghe xong chuyện này cũng quay ra cười ngất. Cụ bảo cái anh thanh niên Saigon kia quả là thiên tài. Anh nói Minh này nhưng ai cũng hiểu Minh kia.

Nghe xong chuyện thứ nhất thì ai cũng đòi nghe chuyện thứ hai ngay. Ông Từ Hoè xin để dành đến ngày hôm sau nhưng dân làng không chịu, nhất định bắt ông kể ngay.

Ông Từ Hoè nhấp xong chén trà rồi nói : đây là chuyện thịt chó của tác giả là Đinh Vũ Hoàng Nguyên trên mạng. Tên truyện là ‘Cao Như Đảng’ cũng là tên nhân vật chính trong truyện, như sau :

... Tên cúng cơm của gã là Cao Như Đảng. Trên thẻ căn cước ghi rõ gã tên Cao Như Đảng, tức là đích thị trên đời có thật một gã Cao Như Đảng ! Cao Như Đảng có biệt tài làm thịt chó, làm nhanh, nấu khéo, cả làng cả xóm biết tiếng. Ngay cả chó dại, chó chết, chó bị trẹt xe... gã mà đã nhúng tay pha thịt, ướp hấp, lúc dọn lên mâm vẫn ngon nhứt. Trong xóm nhà ai thịt chó cũng nhờ gã. Ủy ban xã khi nào tiếp khách hay liên hoan, cần thịt chó lại gọi gã ! Bản lĩnh ấy khiến gã với mấy vị trên ủy ban xã thành thân tình . Dần dần người ta lấy luôn cái nghề của gã gắn vào tên, gọi gã là Đảng Chó. Gã nghe vậy cũng chẳng lấy gì làm phiền.

Một ngày Cao Như Đảng mở quán thịt chó. Hôm khai trương, hắn mời cán bộ trong xã đến đánh chén. Rất vui ! Nhưng đang dở bữa thì bí thư xã phát hiện ra cái biển trước quán đề ‘ Thịt Chó Đảng’. Ông bí thư gọi Cao Như Đảng đến, quắc mắt : Anh ghi thế này là chửi ai ? Cao Như Đảng nói : Thì dân vẫn gọi em là Đảng Chó , các bác trên xã cũng gọi em là Đảng Chó! Giờ mở quán em làm biển cho tiện ! Bí thư bảo : ‘ Lời nói gió bay, nói mồm với nhau không có gì làm bằng, chứ ghi lên thế này thì mặt mũi Đảng còn cái chó gì nữa.’. Gã bèn dạ dạ. Cái biển sau, rút kinh nghiệm, Cao Như Đảng đề : ‘Đảng Thịt Chó’.

Bí thư xã đến ăn, nhìn biển mới, gật gật gù gù bảo :

- Sửa thế này được, để cái giống ấy sau chữ Đảng, cho đỡ bị hiểu lầm! Nhưng rồi đang bữa, bí thư sực nghĩ, giật mình, mới quát : Dỡ biển xuống ngay, khẩn trương ! Phản động muốn đi tù à ?

Cao Như Đảng méo mặt hỏi :’ Cả nhà em toàn người ngoan và ngu, có biết gì mà phản động?

Ông bí thư hạ giọng : Nước mình chỉ có một Đảng lãnh đạo, cấm có cái chuyện hai ba đảng. Anh ghi thế này, nhỡ ai hiểu anh lập đảng đối lập, thì toi !

Cao Như Đảng bảo : Chả nhẽ thằng bán thịt chó và mấy thằng ăn thịt chó mà cũng bị thành một đảng à ?

Bí thư bảo : Ai chả biết thế ! Nhưng cái nước mình nó thế ! Mà thôi, tốt nhất thời này cái gì đã Đảng thì đừng Chó, mà đã chó thì đừng Đảng ! Gã đành dạ dạ.

Sau bữa đấy, Cao Như Đảng lại thay biển mới, còn đề mỗi ‘Thịt Chó’.

Lắm lúc gã tấm tức : ‘Đến cái giống chó , đi không đổi họ, ngồi không đổi tên, lúc biến thành thịt vẫn gọi là CHÓ, chẳng nhẽ chỉ do nước này có độc cái Đảng mà mình phải kị húy, phải kiêng cả tên cha mẹ đẻ đặt cho, thì hóa ra mình chẳng bằng Chó !!!

Kể đến đây xong thì ông Từ Hoè xin hết chuyện. Làng thấy hay, thấy ý nhị và thấm thía, nhưng không cười ầm như chuyện thứ nhất. Ông Từ Hoè biết thế nên cười xòa : Làng không cười to vì nó dính tới Đảng phải không. Vậy tôi xin kể đền một chuyện khác, cũng chuyện bán thịt chó, nhưng không có liên hệ gì tới Đảng và già Hồ vô vàn kính yêu của Hà Nội cả . Đây là chuyện dân gian. Rằng ngày xưa ở quê nhà, thịt chó hoặc bán trong tiệm hoặc bán trong chợ, hoặc bán rong. Bữa đó có một chị đội một thúng thịt chó đi bán rong. Vừa đi chị vừa rao : Ai thịt chó đây ! Có một bác kia có máu tếu nên bác đứng trước nhà rồi gọi : Chó ! Chó! Chị nhà quê không phải tay vừa, chị ta đáp lại ngay : Ai chó đấy ? Bác nhà quê chắc có chút máu dê nữa nên nói tiếp : Chó ! Lạị đây !

Sau đó là chuyện mua bán giữa hai người. Các bạn có thấy tiếng VN hay tuyệt vời không? Chỉ có tiếng Chó để trao đổi, mà ai cũng hiểu.

Bà cụ B.95 nghe xong chuyện này thấy đúng quá, quê cụ nó đúng y như vậy, chuyện này làm cụ chợt nhớ quê nhà ngày xưa quá chừng. Cụ bảo quê mình ngày xưa buôn bán y như thế đó, rồi cụ miên man nói sang chợ ngày tết, cụ nhớ cành đào hồng, bánh chưng xanh, dưa hấu đỏ...

Cụ Chánh tiếp lời: Bà làm tôi nhớ quê Bắc Kỳ ngày xưa quá. Ngoài cảnh chợ tết, lão nhớ nhất miền quê với những cánh đồng lúa con gái mơn mởn, nhớ tiếng võng kẽo kẹt và tiếng hát ru con à ơi trưa hè, nhớ hoa sấu rụng bờ sông, nhớ ao sen thơm ngào ngạt đình làng, nhớ nhãn Hưng Yên, nhớ cá Anh Vũ Việt Trì...

Chị Ba Biên Hoà được hứng cũng phụ họa : Còn cháu trong Nam thì nhớ hoài nồi bánh tét cúng ông bà, nhớ nồi thịt kho vịt lộn dưới bếp, hâm đi hâm lại, nhớ cuộc chơi bầu cua cá cọp ầm ĩ. Thôn xóm ai cũng là bà con hết, ai cũng là Bác Hai Thím Ba Anh Tư Chị Năm hết. Ngay cả người Tàu ta cũng coi họ là họ hàng, ta gọi người Hoa là Chú Ba Thiếm Xẩm, ai cũng là chú thiếm hết. Ôi quê hương Miền Nam trước 1975 sao mà đẹp và dễ thương như vậy!

Lời Chị Ba làm tôi nhớ tới châm ngôn sống của một Cụ Bà gốc Miền Nam đã trối lại cho tôi. Cụ mê các bài viết của tôi nên kết nghĩa chị em với tôi. Cụ này về cuối đời sống một mình mà rất hạnh phúc. Vì tên của tôi có chữ L nên bà cụ đã trối lại cho tôi 3 chữ L mà Cụ nói là 3 bí quyết sống hạnh phúc của cụ. Cụ bảo tôi : Đây là quà mừng tuổi cho em. Không ngờ cụ mừng tuổi tôi món quà này vào tết cuối cùng trước khi cụ ra đi. Cụ vừa nói tiếng Anh vừa nói tiếng Việt : Live, Love, Laughter : Sống đạo, yêu thương và vui cười.

Kính chúc các cụ năm mới ai cũng có 3 chữ L hạnh phúc này.

TRÀ LŨ
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Nhỏ Bên Đường
Thérésa Nguyễn
21:35 01/02/2018
HOA NHỎ BÊN ĐƯỜNG
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Nhìn hoa nho nhỏ bên đường
Thấy lòng thanh thản yêu thương mọi người
(tn)