Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật Thứ Tư Mùa Thường Niên 29/1/2023 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Media
01:14 28/01/2023
BÀI ĐỌC 1 Xp 2:3,3:12 13
Bài trích sách ngôn sứ Xô phô ni a.
Hỡi tất cả những ai nghèo hèn trong xứ sở,
những kẻ thi hành mệnh lệnh của Đức Chúa,
anh em hãy tìm kiếm Người;
hãy tìm sự công chính, hãy tìm đức khiêm nhường
thì may ra anh em sẽ được che chở
trong ngày thịnh nộ của Đức Chúa.
Ta sẽ cho sót lại giữa ngươi một dân nghèo hèn và bé nhỏ;
chúng sẽ tìm nương ẩn nơi danh Đức Chúa.
Số dân Ít ra en còn sót lại
sẽ không làm chuyện tàn ác bất công,
cũng không ăn gian nói dối
và miệng lưỡi chúng sẽ không còn phỉnh gạt.
Nhưng chúng sẽ được chăn dắt và nghỉ ngơi
mà không còn bị ai làm cho khiếp sợ.
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 1Cr 1:26 31
Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.
Thưa anh em, anh em thử nghĩ lại xem: khi anh em được Chúa kêu gọi, thì trong anh em đâu có mấy kẻ khôn ngoan trước mặt người đời, đâu có mấy người quyền thế, mấy người quý phái. Song những gì thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan, và những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh; những gì thế gian cho là hèn mạt không đáng kể, là không có, thì Thiên Chúa đã chọn để huỷ diệt những gì hiện có, hầu không một phàm nhân nào dám tự phụ trước mặt Người. Phần anh em, chính nhờ Thiên Chúa mà anh em được hiện hữu trong Đức Ki tô Giê su, Đấng đã trở nên sự khôn ngoan của chúng ta, sự khôn ngoan phát xuất từ Thiên Chúa, Đấng đã làm cho anh em trở nên công chính, đã thánh hoá và cứu chuộc anh em, hợp như lời đã chép rằng: Ai tự hào thì hãy tự hào trong Chúa.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG Mt 5:12a
Alleluia. Alleluia.
Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Alleluia.
TIN MỪNG Mt 5:1 12a
Tin mừng Chúa Giê su Ki tô theo thánh Mát thêu.
Khi ấy, thấy đám đông, Đức Giê su lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. Người lên tiếng dạy họ rằng:
“Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó,
vì Nước Trời là của họ.
Phúc thay ai hiền lành,
vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
Phúc thay ai sầu khổ,
vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
Phúc thay ai khát khao nên người công chính,
vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.
Phúc thay ai xót thương người,
vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch,
vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
Phúc thay ai xây dựng hoà bình,
vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính,
vì Nước Trời là của họ.
Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả,
bách hại và vu khống đủ điều xấu xa.
Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.”
Đó là Lời Chúa.
Mối phúc của lòng xót thương
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
06:01 28/01/2023
MỐI PHÚC CỦA LÒNG XÓT THƯƠNG
CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN NĂM A
Chúng ta thường nghe giảng dạy nhiều về mọi khía cạnh của tình yêu Thiên Chúa: tình yêu trao ban, tình yêu tha thứ, tình yêu chấp nhận, tình yêu tự hiến… Trong đó, tình yêu thương xót của Thiên Chúa càng là điểm nhấn trên cửa môi các Kitô hữu.
Qua mối phúc thứ V: “PHÚC CHO AI XÓT THƯƠNG NGƯỜI, VÌ HỌ SẼ ĐƯỢC THIÊN CHÚA XÓT THƯƠNG” (Mt 5, 7), Chúa Giêsu không dừng ở khía cạnh trình bày lòng xót thương của Thiên Chúa, mà còn dạy chúng ta hãy có lòng xót thương như Ngài.
Thánh Gioan Phaolô II từng viết: “Những lời trong bài giảng trên núi ‘Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương’ há chẳng theo một nghĩa nào đó, là tổng hợp của tất cả Tin Mừng, của tất cả sự trao đổi đáng thán phục được bao hàm trong đó và là một luật đơn giản, mạnh mẽ mà cùng ‘dịu ngọt’ của chính nhiệm cục cứu chuộc sao?” (Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót - số 8).
Với lời này, Đức Thánh Cha cho thấy mối Phúc thứ V là mối phúc nâng cao chính chúng ta, khi biết theo đuổi và sống. Bởi nếu, đó là một “tổng hợp của Tin Mừng”, là “sự trao đổi”, là “luật đơn giản” đưa ta vào nhiệm cuộc cứu độ, thì việc thực hành mối Phúc thứ V: sống tình yêu xót thương, là phương tiện đạt tới vinh quang đời đời.
Có khi nào ta dừng lại và quyết tâm thôi nghĩ đến bản thân, để thấy xung quanh là những con người, những hoàn cảnh, những giá trị, những trăng trở, những thèm khát… Dù chỉ một chút, bất cứ cái gì ta đem đến tha nhân, đều quý giá, đều là hạnh phúc tự mình dâng tặng chính mình.
Lòng thương xót đòi ta nên giống Chúa. Vì thế, ta sống lòng thương xót là:
- Bao dung như Chúa hằng bao dung.
- Đón nhận như Chúa hằng đón nhận.
- Tha thứ giữa những hận thù giăng mắc.
- Khơi thông tình yêu trong những bế tắt của ganh ghét.
- Vẫn sống thật dù bị ngập chìm trong hoàn cảnh giả dối.
- Rộng lượng và nhân hậu theo gương Chúa.
- Phụng sự Chúa hết mình trong từng công tác mục vụ.
- Phục vụ tha nhân như thấy Chúa hiện diện trong từng giây phút.
- Học nơi Chúa bài học khiêm nhường mà Chúa dạy (x. Mt 11, 29).
- Tha thứ như Chúa tha thứ cho ta.
- Trong lòng không nuôi tư thù.
- Mạnh hơn, hãy trừ khử tận gốc những thâm thù xâm chiếm tâm hồn.
- Luôn nhân hậu học đòi gương Chúa là Đấng nhân hậu.
- Không lạm dụng quyền bính để thủ lợi, để hại người.
- Không vui trước điều dữ.
- Không buồn trước thành công của anh chị em.
- Không xu nịnh để tìm cho mình quyền lợi, quyền lực.
- Không dễ nghe lời xu nịnh mà gây ác cảm, nghiêng công lý, sinh tà ý.
- Không che đậy ác ý bằng nụ cười, bằng sự niềm nỡ.
- Hãy “vui với người vui, khóc với người khóc” (Rm 12, 14).
Và bắt đầu sự sống mỗi ngày bằng những món quà nhỏ mọn: một nụ cười, một cái bắt tay, một sự thân thiện, một cái nhìn trìu mến, một cử chỉ thật lòng… Hãy tận tâm hy sinh, tận tâm phục vụ. Hãy hy sinh âm thầm, phục vụ lặng lẽ…
Một giọt nước nhỏ không đáng kể. Nhưng không có những giọt nước, không có đại dương. Sống từng giây theo mối phúc thứ V, là góp những giọt nước thành đại dương của tình yêu thương xót, trót cuộc đời.
Ai sống tha thiết với Phúc Thật của Chúa, người đó sẽ không cố công làm màu mè những khái niệm giản đơn của cuộc sống, bởi những thứ xuất phát từ trái tim vốn dĩ rất mộc mạc. Hãy sống mộc mạc với mọi người, để được nhận lại tình yêu chân thật, nhất là nhận được ơn cứu độ của Chúa.
Giã dối, bằng mặt không bằng lòng, nụ cười che lấp sự thâm hiễm, gương mặt rạng rỡ để thành bình phông đậy lên sự quỹ quyệt…, chỉ có thể nhận được những tình cảm gượng gạo, méo mó. Hơn thế, Chúa không thích ta sống giả hình như thế…
Hãy nghe thánh Phaolô nhắc nhở: “Anh em đừng dùng chi thể của anh em như khí cụ để làm điều bất chính, phục vụ cho tội lỗi nữa…Hãy dùng chi thể của anh em như khí cụ để làm điều công chính, phục vụ Thiên Chúa” (Rm 6, 13).
Từng người làm nên Giáo Hội. Nếu Giáo Hội cảm nhận, theo đuổi và sống đến cùng lời dạy về lòng thương xót, thì bản thân từng người phải “hành động”, phải “cố gắng thực hành” cho bằng được lòng thương xót ấy.
Hãy suy niệm lời Thánh vịnh để sống đúng mực là con thảo của Chúa: "Hạnh phúc thay ai sống đời hoàn thiện, biết noi theo luật pháp Chúa Trời. Hạnh phúc thay kẻ tuân hành ý Chúa, hết lòng hết dạ kiếm tìm Người. Họ không làm điều ác, nhưng cứ đường lối Chúa mà đi. Vâng lạy Chúa, Ngài đã ban huấn lệnh, truyền chúng con vâng giữ vẹn toàn. Ước mong sao con hằng vững bước theo thánh chỉ Ngài ban. Ðể con không xấu hổ, khi nhìn lại các mệnh lệnh của Ngài" (Tv 119, 1-6).
Chẳng Còn Gì Để Nắm Giữ
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
11:16 28/01/2023
Là một nhà văn hoá lớn của Ấn Độ và cả thế giới, một nhà văn và soạn nhạc lừng danh, một thần học gia và triết gia theo đạo Bà La Môn, một người Châu Á đầu tiên lãnh giải Nobel văn học (1913)…, đại thi hào Rabindranath Tagore (1861-1941) đã có những vần thơ về Thượng Đế mà nội dung rất gần với sứ điệp của các ngôn sứ hay hiền nhân Israel thời Cựu ước hoặc giáo huấn của Chúa Giêsu trong Tin Mừng. Đại để như bài thơ cầu nguyện “Chỉ mong…” sau đây:
Chỉ mong Ngài lấy đi
Mong chẳng còn gì thuộc về con
Mong chẳng còn gì là của con
Để con được trắng tay
Con chỉ còn Ngài để giữ lấy
Con được chọn Chúa mãi là của con
Chỉ mong Ngài xoá đi
Mong chẳng còn gì để chiếm hữu
Mong chẳng còn gì ràng buộc con
Để con được ngước lên
Con tìm được Ngài là chân lý
Con được cùng Chúa đồng hành luôn
Chỉ mong Ngài cất đi
Mong chẳng còn gì để nắm giữ
Mong chẳng còn gì mà tự tôn
Để con chỉ biết yêu
Yêu một mình Ngài trọn đời con
Con nhìn nhận Chúa chính Nguồn Tình Yêu.
Vâng, nội dung của bài thơ cầu nguyện trên chẳng khác nào những lời giải thích Thánh Vịnh 16 (15) mà chúng ta vẫn thường đọc:... Con thưa cùng Chúa: “Ngài là Chúa con thờ, ngoài Chúa ra đâu là hạnh phúc?”... Lạy Chúa, Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con...
Riêng ngôn sứ Sôphônia được trích đọc nơi Bài đọc 1 của Chúa Nhật hôm nay thì đã cho thấy ý định hay ý muốn của Thiên Chúa đó là tuyển chọn những con người khiêm hạ khó nghèo, một “nhóm nhỏ còn sót lại” chỉ biết đặt niềm tin cậy nơi Thiên Chúa: “... hãy tìm công lý, hãy tìm sự khiêm nhường, nếu các ngươi muốn được che chở trong ngày thịnh nộ của Chúa. Ta sẽ để sống sót lại giữa ngươi một dân tộc khiêm tốn và nghèo hèn, biết tin tưởng vào thánh danh Chúa....”.
Bước qua thời Tân ước, Chúa Giêsu không những tiếp tục khai triển nội dung giáo huấn trên của các ngôn sứ mà còn làm cho rõ nghĩa cách cụ thể và đầy xác tín; nhất là chọn lựa một cuộc sống “nghèo xuyên suốt” từ lúc sinh ra trong hang lừa máng cỏ đến lúc chết trên cây thập tự. Có thể nói được, sứ điệp và sự chọn lựa đó đã được chính Chúa Giêsu đúc kết trong Bài giảng “Tám Mối Phúc Thật” mà thánh sử Matthêô ghi lại như là “bản Hiến Chương Nước Trời” hay “tuyên ngôn khai mạc” của Bài Giảng Trên Núi ! Thật ra, “Tám Mối Phúc” hay “Tám Con Đường dẫn vào hạnh phúc Nước Trời” đã nằm ngay trong mối phúc đầu tiên: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”.
Cứ tưởng rằng khi Chúa Giêsu tiếp nối và khai triển sâu hơn, rộng hơn “sứ điệp nghèo khó, khiêm hạ” của các ngôn sứ thì chẳng có ai ưởng ứng. Tuy nhiên, đã có những con người như Matthêô quyết chọn làm một “kẻ nghèo có phúc vì được Nước Trời” khi sẵn sàng từ bỏ cuộc sống giàu sang với “nghề thu thuế”; hay như ông ty trưởng thuế vụ Giakê sau khi được gặp Chúa đã gần như “vỡ oà hạnh phúc” đến độ trở thành kẻ nghèo trắng tay sau khi đền bù và chia sẻ ! Và nếu ai không tin “khóc lóc là hạnh phúc” thì hãy đọc lại câu chuyện cô Maria tai tiếng trong thành đã hạnh phúc làm sao khi nhỏ những giọt nước mắt sám hối ăn năn bên chân Chúa; hay tông đồ Phêrô đã khóc nghẹn trong hạnh phúc sau khi nhận được cái nhìn đầy yêu thương tha thứ của Thầy... ! Hơn nữa, nếu có ai nghi ngờ về “cái mối phúc bị bách hại”, cái “mối phúc của con đường khổ đau thập giá”... thì làm ơn đọc lại câu chuyện “chiều thứ sáu trên đồi Sọ”, ở đó có ít ra là hai người “nghèo hạnh phúc”: Chúa Giêsu trần trụi bị đóng đinh... vừa hoàn tất chương trình cứu độ của Cha và anh trộm bị đóng đinh bên hữu vừa nhận được một lời đáp trả: “Hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng với tôi”…
Và nối tiếp “đường đi của Tin Mừng” đó, suốt 2000 năm nay đã có biết bao nhiêu “kẻ nghèo có phúc”, như Anê, Cêcilia, Augustinô, Monica, Têrêxa Hài đồng, như cha thánh Maximilien Kolbe, như Mẹ Thánh Têrêxa thành Calcutta, như Á Thánh An-rê Phú Yên, Các Thánh Tử đạo Việt Nam… Chúng ta đừng quên, chính thánh Phanxico Assisi “đã đính hôn với Cô Nghèo” (Lady Poverty) để nhờ đó mà canh tân và củng cố căn nhà Hội Thánh đang nghiêng ngã thời Trung Cổ !
Khắp nơi hôm nay, có biết bao nhiêu người dám “đập bể bình dầu thơm quí giá cuộc đời”, dám “bán đi những thửa ruộng màu mỡ cuộc sống” để phục vụ Đức Kitô trong đời thánh hiến, trong chức linh mục, trong vai trò giáo lý viên, tông đồ giáo dân… Trước mặt người đời, trong bậc thang xã hội hoặc với sinh mệnh chính trị, có thể họ là những kẻ thấp cổ bé miệng, là những người bị trù dập bách hại, là những thức “rác rưởi bỏ đi”, nhưng, như lời Thánh Phaolô trong Bài Đọc II hôm nay, họ là những người được Thiên Chúa tuyển chọn: “Nhưng điều mà thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để làm cho những người khôn ngoan phải xấu hổ; điều mà thế gian cho là yếu hèn, thì Thiên Chúa đã chọn để làm cho những gì là mạnh mẽ phải hổ ngươi. Thiên Chúa đã chọn những điều hèn hạ đối với thế gian, những điều bị khinh chê, những điều không không, để phá huỷ những điều hiện hữu, hầu mọi xác thịt không thể vinh vang trước mặt Người...”.
Mấy năm liền thế giới văn minh hiện đại đã thúc thủ và điêu đứng chỉ với một con virus mang tên Covid-19. Điều đó cho thấy không phải sự giàu có, tài năng, tiến bộ... mang lại hạnh phúc đích thực và vĩnh hằng cho con người mà là chính Thiên Chúa, như lời Thánh Vịnh 4: Biết bao kẻ nói rằng: “Ai sẽ cho ta thấy hạnh phúc?”, lạy Chúa, xin toả ánh tôn nhan Ngài trên chúng con... (Tv 4, 7). Trong một xã hội đua đòi kiếm tìm hạnh phúc qua những giá trị vật chất: tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, chức quyền..., người Kitô hữu được gọi mời “lội ngược dòng” tìm kiếm hạnh phúc Nước Trời bằng con đường “Bát Phúc”, con đường chỉ cho ta và dẫn đưa ta đến với Thiên Chúa tình yêu, và được yêu Ngài, như những lời cuối của bài thơ cầu nguyện của ngài Tagore:
Chỉ mong Ngài cất đi
Mong chẳng còn gì để nắm giữ
Mong chẳng còn gì mà tự tôn
Để con chỉ biết yêu
Yêu một mình Ngài trọn đời con
Con nhìn nhận Chúa chính Nguồn Tình Yêu.
Trương Đình Hiền.
Ngược với não trạng thế gian
Lm Minh Anh
14:13 28/01/2023
NGƯỢC VỚI NÃO TRẠNG THẾ GIAN
“Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ!”.
Một vị vua tâm sự, “Tôi đã trị vì hơn 50 năm trong chiến thắng và hoà bình, được thần dân yêu quý, kẻ thù khiếp sợ và đồng minh kính trọng. Của cải và danh dự, quyền lực và niềm vui… chờ đợi tôi; tôi không thiếu một phúc lộc trần gian nào! Vậy mà khi tôi đếm số ngày hạnh phúc thuần khiết đích thực của mình, con số ấy chỉ là 14! Hỡi các bạn, đừng đặt niềm tin vào thế giới này!”.
Đức Phanxicô thì nói, “Hãy chọn sự trong sạch, hiền lành và nhân hậu…; hiến mình cho công lý và hoà bình! Điều này có nghĩa là đi ‘ngược với não trạng thế gian’, vốn yêu chuộng một nền văn hoá chiếm hữu, tìm kiếm niềm vui vô nghĩa, và sự kiêu ngạo chống lại kẻ yếu nhất!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay không đề cao lời khuyên của một ông vua hạnh phúc 14 ngày, nhưng đề cao những người nghèo vốn không cậy trông người đời, nhưng cậy trông Thiên Chúa. Đó là những con người đi ‘ngược với não trạng thế gian’ như Đức Phanxicô gợi ý.
Trước hết, bài đọc một, Sôphônia gọi họ là “những người hiền lành trong đất nước”; Phaolô, bài đọc hai, gọi họ là những người bé mọn được yêu thương, “Thiên Chúa đã chọn những điều hèn hạ đối với thế gian”. Thánh Vịnh đáp ca thì nói rõ, Thiên Chúa đứng hẳn về phía những kẻ thấp hèn, những kẻ mà Tin Mừng hôm nay gọi là những người hạnh phúc, người có phúc.
Nói đến hạnh phúc, cần phân biệt hạnh phúc thế gian và hạnh phúc thiên đàng! Theo tiêu chuẩn thế gian, hạnh phúc bao gồm giàu có, danh tiếng, quyền lực, sức khoẻ, niềm vui và bình an. Ngay cả một Kitô hữu cũng có thể dễ dàng trượt vào lối suy nghĩ đó, họ mặc nhiên coi những giá trị này là tiêu chuẩn hạnh phúc của mình. Chính tập hợp các giá trị ‘bọt nước’ này mà thế gian sẽ dựa vào đó để đánh giá “chất lượng cuộc sống”; hay cuộc sống “đáng giá” như thế nào!
‘Ngược với não trạng thế gian’, Chúa Giêsu đưa ra một mô hình mới. Phúc của Ngài không phải là một bộ các nguyên tắc trừu tượng, xa vời; đúng hơn, “Một Con Người”, chính Ngài! Chính Ngài, Giêsu, là mối phúc đầu tiên. Và các mối phúc theo sau - tinh thần nghèo khó, nhu mì, khát khao công chính, lòng trong sạch, v.v. - đơn giản chỉ là những khía cạnh trong cuộc sống của Ngài. Hãy đặt mình vào khung cảnh trên núi với Chúa Giêsu, hoà nhập với dòng người đang nhìn và nghe Ngài. Hãy để mình được đánh động bởi một sự thật là, Chúa Giêsu rất hạnh phúc, vô cùng hạnh phúc! Nơi Ngài, toát ra một sự tự do nội tâm sâu sắc, vốn cho phép Ngài hiến thân hoàn toàn để phụng sự Thiên Chúa và tha nhân. Thế giới và sự hào nhoáng của nó không giữ được Ngài. Lắng nghe Chúa Giêsu, bạn bị cuốn hút để thốt lên, “Đây là một người biết mình đang nói gì! Ngài biết thiên đàng; biết tường tận, hạnh phúc thiên đàng vượt xa bất kỳ hạnh phúc trần gian nào mà tôi có thể tưởng tượng. Nó hoàn toàn ‘ngược với não trạng thế gian!’”.
Anh Chị em,
“Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ!”. Mối phúc này có nghĩa là “Phúc cho ai nên giống Chúa Giêsu!”. Hãy khát khao được hạnh phúc như Chúa Giêsu! Để được vậy, hãy lấy các mối phúc Ngài dạy làm tiêu chí sống cho mình. Các giá trị Kitô không phải là “phần thưởng” cho những người không thể thành công trên thế giới. Không! Đúng hơn, mỗi Kitô hữu muốn bắt chước Chúa Giêsu, người hạnh phúc nhất! Nếu phải lựa chọn giữa việc nắm quyền và cố gắng đạt thấu tinh thần nghèo khó, nếu phải lựa chọn giữa thành công thế gian và làm việc cho công lý, nếu phải lựa chọn giữa thú vui nhục dục và lòng trong sạch, giữa việc hòa hợp với thế gian và bị bắt bớ vì Chúa Kitô, bạn hãy chọn Ngài với tất cả linh hồn mình! Ngay cả ở đây, trên trái đất, bạn và tôi sẽ trải nghiệm phúc lành, một phúc lành sẽ trọn vẹn trên thiên đàng!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, không chỉ 14 ngày, con muốn hạnh phúc mãi như Chúa! Cho con dám yêu, dám sống các phúc Chúa dạy, dù trả giá đắt; bởi lẽ, chúng đi ‘ngược với não trạng thế gian!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Phúc Lộc Chúa ban chan chứa
Lm. Nguyễn Xuân Trường
20:30 28/01/2023
Trân trọng giới thiệu 3 phút video chia sẻ PHÚC LỘC CHÚA BAN CHAN CHỨA
https://youtu.be/CEp5MgipGfI?t=172
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Việc phong thánh cho linh mục Ba Lan bị cộng sản sát hại bị trì hoãn sau khi phép lạ không được chứng minh
Đặng Tự Do
06:10 28/01/2023
Con đường tuyên thánh của Chân Phước Jerzy Popiełuszko - một linh mục bị cảnh sát mật cộng sản sát hại - được cho là đã bị trì hoãn sau khi không thể chứng minh được một phép lạ là do lời cầu bầu của ngài.
Cha Popiełuszko, người có liên hệ nổi bật với phong trào Đoàn kết đã giúp lật đổ chế độ cộng sản của Ba Lan, đã bị sát hại vào năm 1984 bởi các đặc vụ của cơ quan an ninh. Sau đó, ngài được Giáo Hội Công Giáo công nhận là một vị tử đạo và được phong chân phước vào năm 2010 - một bước trên con đường được tuyên thánh.
Để được công nhận là một vị thánh, một ứng viên phải có một phép lạ sau khi chết được tin là nhờ lời cầu bầu của vị ấy, và được Bộ Phong thánh của Vatican xác nhận.
Trong trường hợp của Cha Popiełuszko, người ta cho rằng một người Pháp 56 tuổi, François Audelan, đã được chữa lành bệnh bạch cầu một cách thần kỳ vào năm 2012 sau khi một linh mục đề nghị vợ ông giao phó mạng sống và sức khỏe của Audelan cho Cha Popiełuszko.
Ngày hôm sau, vị linh mục nhận được tin Audelan đã bình phục và vào năm 2014, người ta xác nhận rằng bệnh ung thư của anh đã thuyên giảm hoàn toàn. Năm sau, vụ việc được đệ trình lên Vatican như bằng chứng về một phép lạ được cho là do lời cầu bầu của Cha Popiełuszko.
Tuy nhiên, tờ báo Rzeczpospolita của Ba Lan hôm nay đưa tin rằng Vatican đã quyết định không công nhận sự kiện này là một phép lạ. Bộ Phong thánh đã hỏi ý kiến của hai nhóm bác sĩ, cả hai đều kết luận rằng sự phục hồi của Audelan là có thể về mặt y tế.
Điều đó có nghĩa là những nỗ lực để chứng minh một phép lạ nhờ lời cầu bầu của Cha Popiełuszko phải bắt đầu lại. Một trung tâm ở Warsaw chuyên nghiên cứu về cuộc đời của cố linh mục đã thu thập những ví dụ khả thi.
Józef Naumowicz, một linh mục từng là thành viên của tòa án điều tra sự phục hồi của Audelan, cho biết: “Tất cả những gì tôi có thể nói là còn rất nhiều phép lạ đã được tính đến”.
Năm 2021, Stefan Wyszyński - một Hồng Y Công Giáo người Ba Lan từng bị chính quyền cộng sản bỏ tù từ năm 1953 đến năm 1956 - được phong chân phước tại một buổi lễ ở Warsaw với sự tham dự của tổng thống và thủ tướng đương nhiệm của Ba Lan.
Viện Tưởng niệm Quốc gia Ba Lan lưu ý rằng Cha Popiełuszko được Đức Hồng Y Wyszyński phong chức linh mục và luôn coi ngài là tấm gương để noi theo. Ngài trở thành người ủng hộ nổi bật của Công đoàn Đoàn kết trong thời kỳ thiết quân luật từ 1981 đến 1983.
Do các hoạt động của mình, Cha Popiełuszko đã bị các cơ quan an ninh giám sát và ngày càng bị đe dọa, bao gồm cả việc bị thẩm vấn nhiều lần và bị bôi nhọ trong tuyên truyền cộng sản.
Vào ngày 19 tháng 10 năm 1984, khi đang trở về Warsaw từ một thánh lễ ở Bydgoszcz, ngài đã bị ba viên chức cảnh sát mật bắt cóc, đánh đập và sau đó giết chết. Họ hầu tòa vào tháng 12 cùng năm, và năm 1985 bị kết tội giết người và bị kết án tù.
Lễ tang của Cha Popiełuszko ở Warsaw có sự tham dự của hàng trăm nghìn người thương tiếc - bao gồm cả lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết Lech Wałęsa - và trở thành một sự phản đối lớn đối với chế độ cộng sản.
Source:notesfrompoland.com
Linh mục Đa Minh gây tranh cãi sẽ hướng dẫn tĩnh tâm cho các giám mục khi bắt đầu thượng hội đồng
Đặng Tự Do
06:12 28/01/2023
Hôm thứ Hai, Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich đã thông báo rằng phiên họp tháng 10 năm 2023 của Thượng Hội đồng Giám mục về tính đồng nghị sẽ bắt đầu bằng cuộc tĩnh tâm ba ngày do một nhà thuyết giáo dòng Đa Minh chủ trì. Vị linh mục này là người có những tuyên bố về đồng tính luyến ái đã gây tranh cãi.
Theo Đức Hồng Y, linh mục Dòng Đa Minh Timothy Radcliffe sẽ hướng dẫn các giám mục Công Giáo và những người tham gia Thượng Hội Đồng Giám Mục Thường kỳ lần thứ 16 trong một cuộc tĩnh tâm gần Rôma từ ngày 1 đến 3 tháng 10 theo lời mời của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Cha Radcliffe, 77 tuổi, từng là người đứng đầu Dòng Đa Minh từ năm 1992 đến năm 2001. Những tuyên bố không chính thống của ngài, đặc biệt là những tuyên bố về đồng tính luyến ái, trước đây đã gây tranh cãi trong Giáo hội.
Trong Báo cáo Pilling của Anh giáo năm 2013, Cha Radcliffe đã viết rằng khi xem xét các mối quan hệ đồng giới, “chúng ta không thể bắt đầu với câu hỏi liệu nó được phép hay bị cấm! Chúng ta phải hỏi ý nghĩa của nó là gì và nó cách xa thánh thể bao xa. Chắc chắn nó có thể hào phóng, dễ bị tổn thương, dịu dàng, hỗ tương và bất bạo động. Vì vậy, theo nhiều cách, tôi nghĩ nó có thể diễn tả sự tự hiến của Chúa Kitô.” Nhiều người cho rằng việc liên hệ giữa hành vi đồng tính và sự tự hiến của Chúa Kitô là một sự báng bổ quá đáng, không thể có trên môi miệng một linh mục.
Hollerich đã thông báo về cuộc tĩnh tâm của Thượng Hội đồng Giám mục tại một cuộc họp báo của Vatican vào ngày 23 Tháng Giêng nhằm thúc đẩy một buổi canh thức cầu nguyện đại kết sẽ được tổ chức tại Quảng trường Thánh Phêrô để phó thác công việc của Thượng Hội đồng Giám mục cho Thiên Chúa.
“Thượng hội đồng không phải là về chính trị của Giáo hội. Đó là lắng nghe Thánh Linh của Thiên Chúa và cùng nhau tiến lên và cầu nguyện. Như vậy sẽ có một điểm khác so với các Thượng hội đồng khác. Sau buổi canh thức cầu nguyện, các giám mục và những người tham gia thượng hội đồng sẽ lên đường để tĩnh tâm ba ngày. Vì vậy, chúng ta bắt đầu bằng lời cầu nguyện, bằng việc lắng nghe Thánh Linh,” Hồng Y Hollerich nói.
Cuộc tĩnh tâm của các giám mục và buổi canh thức cầu nguyện đại kết sẽ diễn ra trong những ngày ngay trước Đại hội đồng thường kỳ lần thứ 16 của Thượng Hội đồng Giám mục, thường được gọi là Thượng hội đồng về tính đồng nghị.
Phiên họp thường kỳ lần thứ 16 của Thượng Hội đồng Giám mục sẽ diễn ra trong hai phiên. Phiên đầu tiên sẽ diễn ra từ ngày 4 đến ngày 29 tháng 10 năm 2023 và phiên thứ hai vào tháng 10 năm 2024.
Tại cuộc họp báo, Hồng Y Hollerich nhấn mạnh rằng ngài “không bận tâm… rằng có những quan điểm khác nhau trong Giáo Hội Công Giáo,” nhưng ngài coi “những căng thẳng… là điều gì đó tích cực” đối với thượng hội đồng về tính đồng nghị.
Source:Catholic News Agency
Nhật Ký Trừ Tà số 225: Trái tim của một chiến binh tâm linh
Đặng Tự Do
06:13 28/01/2023
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #225: The Heart of a Spiritual Warrior”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 225: Trái tim của một chiến binh tâm linh”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Chúng tôi đã có một vài trường hợp trong quá khứ gần đây đặc biệt tàn bạo. Một số phụ nữ trẻ đã nhiều lần bị ma quỷ hành hạ vào ban đêm và trong các phiên trừ tà. Họ đã bị bóp cổ, tay chân bị trẹo, bầm dập và bị đánh đập, bị ma quỷ hãm hiếp vào ban đêm, v.v. Ma quỷ đã đe dọa họ, hoành hành, nguyền rủa và khủng bố họ. Một người đã trải qua tất cả những cảm giác đau đớn khi bị lũ quỷ cắm dao vào tay, mặc dù điều đó chưa bao giờ xảy ra về mặt thể lý.
Trái tim tôi tan nát khi thấy họ đau khổ như thế nào. Một số người sẽ không tin, nhưng tôi đã thấy nó nhiều lần. Một số người sẽ thắc mắc tại sao Thiên Chúa cho phép điều đó. Nhưng Thiên Chúa cho phép những sinh vật sa ngã của Ngài, con người và ma quỷ, gây ra những tội ác khủng khiếp trên thế giới của chúng ta. Chúng ta tin tưởng, như Chúa đã nói với nhà thần bí Julian của Norwich rằng, cuối cùng: “Tất cả sẽ tốt đẹp, và mọi thứ sẽ tốt đẹp.”
Điều gây ấn tượng với những phụ nữ trẻ này là lòng dũng cảm của họ khi đối mặt với sự tra tấn tàn ác và đau đớn như vậy. Như tôi đã nói với một trong số họ gần đây, “Chúa đang biến bạn thành một Chiến binh Tâm linh mạnh mẽ.” Mỗi người trong số họ đều có những ân sủng và sức mạnh cần thiết cho cuộc chiến tâm linh. Mỗi người trong số họ đều có trái tim của một Chiến binh Tâm linh.
Một Chiến Binh Tâm linh đích thực:
Không Sợ Hãi nhưng Tin Tưởng. Ma quỷ có thể đáng sợ. Họ đe dọa tra tấn và những sự dữ lớn lao. Những người phụ nữ này không chịu khuất phục. Họ tin rằng Chúa Giêsu là Chúa và rằng Chúa Giêsu “chống lưng cho họ”.
Khiêm tốn vâng lời. Sự kiêu ngạo của con người nhanh chóng bị khuất phục bởi ma quỷ. Tự hướng con người tất yếu dẫn đến tai họa. Những người phụ nữ này khiêm nhường vâng phục Thiên Chúa, Giáo hội và người trừ quỷ, tất cả đều rất quan trọng cho sự thành công của một cuộc trừ quỷ.
Bình tĩnh đón nhận. Ma quỷ cám dỗ họ không chịu khuất phục trước sự tủi thân, oán giận và cơn thịnh nộ bên trong. Con đường này rất dễ đi và nhiều người trong thế giới của chúng ta rơi vào đó. Nhưng con đường này dẫn vào thế giới đen tối của ma quỷ; đây là địa ngục của Satan. Những người phụ nữ này chịu đựng những cực hình như vậy mà không hề oán hận hay cay đắng. Họ toát ra một cảm giác bình an nội tâm.
Khi bị đánh gục, họ đứng dậy. Đây có lẽ là phẩm chất nổi bật nhất của họ. Khi lũ quỷ bóp cổ họ; họ tiếp tục chiến đấu. Khi ma quỷ đe dọa họ; họ tiếp tục cầu nguyện. Khi lũ quỷ hạ gục họ; họ nhận được ơn trỗi dậy trở lại.
Bị chiếm hữu là một trải nghiệm khủng khiếp và một số người bị chiếm hữu không phải do lỗi của họ. Đã có nhiều vị thánh chịu sự tấn công dữ dội của ma quỷ để làm nạn nhân cho phần rỗi các linh hồn, chẳng hạn như Thánh Maria Chúa Giêsu chịu đóng đinh (“Người Ả Rập nhỏ bé”). (Một số người cho rằng, trong bốn mươi ngày, “Người Ả Rập Nhỏ” thậm chí còn bị chiếm hữu hoàn toàn!*) Chính trong những thời khắc đen tối như vậy, chúng ta mới có thể tham dự đầy đủ nhất vào Thập giá của Chúa Kitô.
Những thiếu nữ này tiêu biểu cho những đặc điểm của một Chiến binh Tâm linh thực thụ. Họ cho thấy lòng can đảm, không sợ hãi, tin tưởng, khiêm nhường, vâng lời và kiên trì trong Chúa. Họ chỉ cho chúng ta con đường mà tất cả chúng ta phải đi. Ước gì cuộc sống của chúng ta tràn đầy những ân sủng và nhân đức như vậy. Cầu mong chúng ta cũng là những Chiến binh Tâm linh đích thực.
Source:Catholic News Agency
Tình báo Nigeria tiết lộ: 39 linh mục Công Giáo mất mạng, 30 bị bắt cóc vào năm 2022
Đặng Tự Do
17:05 28/01/2023
Không ít hơn 39 linh mục Công Giáo đã bị giết bởi các tay súng vào năm 2022, trong khi 30 người khác bị bắt cóc. Một báo cáo của cơ quan tình báo Nigeria SB Morgen Intelligence, gọi tắt là SBM, cho biết như trên vào hôm thứ Tư 25 Thánh Giêng, cũng cho biết 145 cuộc tấn công vào các linh mục Công Giáo đã được ghi nhận trong năm qua.
Theo báo cáo, Bắc Trung Bộ chịu thiệt hại nặng nề nhất với 12 người chết, trong khi Tây Bắc ghi nhận 9 người chết. Ở các tỉnh đông nam và nam mỗi nơi ghi nhận 5 người chết, trong khi đông bắc và tây bắc mỗi nơi có 4 người chết.
Báo cáo cho biết về các cuộc tấn công, 28 vụ do những kẻ bắt cóc thực hiện, 3 vụ do những người chăn gia súc thực hiện, 2 vụ do Người bản địa Biafra, 2 vụ do Boko Haram thực hiện, và một vụ do bọn cướp và bạo lực đám đông thực hiện.
Chẳng hạn, vào tháng 6 năm 2022, Cha Christopher Onotu, một linh mục Công Giáo, bị các tay súng bắt cóc ở Obangede, Okehi LGA của Bang Kogi.
Các tay súng được cho là đã đột nhập vào nhà xứ của vị linh mục vào một đêm thứ Bảy trước khi bắt cóc vị linh mục. Anh chị em giáo dân chỉ biết ngài bị bắt cóc vào sáng Chúa Nhật khi họ đi tham dự thánh lễ buổi sáng.
Vào tháng 11 năm 2022, một linh mục Công Giáo, được xác định là “Cha Kunat” cũng bị bắt cóc ở thành phố Kaduna sau một cuộc đột nhập vào nơi ở của ngài.
Một tháng sau, các tay súng đã bắt cóc Cha Mark Ojotu, một linh mục Công Giáo của giáo phận Otukpo ở bang Benue.
Hiệp hội Kitô giáo Nigeria, gọi tắt là CAN, trong phản ứng của mình trước vụ bắt cóc và giết hại các linh mục, bày tỏ lo ngại về hàng loạt vụ tấn công nhằm vào các giáo sĩ Kitô giáo ở nước này.
Hiệp hội mô tả đất nước này như một “cánh đồng chết chóc” và kêu gọi các thành viên tự vệ trước các cuộc tấn công trong tương lai.
“Việc giết hại liên tục, cũng như bắt cóc các giáo sĩ Kitô giáo ở Nigeria, là điều đáng báo động. Điều này phải được dừng lại bằng mọi giá.
“Nigeria đang trở thành một chiến trường giết chóc, nơi các giáo sĩ Kitô giáo và các thành viên của họ bị giết như gà”.
“Cộng đồng Kitô giáo phải đứng lên và cùng nhau chấm dứt sự xúc phạm này. Họ nên cầm vũ khí và tự bảo vệ mình một cách hợp pháp,” CAN đã nói.
SBM viết: “Năm 2022 là một năm tồi tệ đối với hàng giáo sĩ. Không nhóm nào khác trong xã hội phải chịu đựng nhiều hơn các linh mục Công Giáo, những người có thời điểm bị bắt cóc gần như hàng ngày với yêu cầu tiền chuộc trung bình là 50 triệu Nigeria cho mỗi linh mục.
“Mặc dù có những lo ngại khá thực sự rằng những vụ bắt cóc này là mục tiêu đàn áp đức tin Kitô giáo, nhưng nhu cầu tài chính trong một vụ bắt cóc đã phần nào làm lu mờ những lo ngại đó.”
Bên cạnh vụ sát hại các linh mục Công Giáo vào năm 2022, diễn biến vẫn tiếp tục trong năm mới, khi những kẻ khủng bố vào ngày 15 Tháng Giêng đã thiêu sống Cha Isaac Achi, một linh mục của Nhà thờ Công Giáo hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ ở Kafin-Koro, Paikoro LGA của bang Niger.
Hội Đồng Giám Mục Nigeria chỉ ra rằng bất kể số lượng các linh mục bị sát hại nhiều như thế, cho đến nay không một can phạm nào bị bắt, không một cuộc điều tra có ý nghĩa nào được tiến hành.
Source:Vanguards
Chuyến thăm chính thức đầu tiên của Đức Tổng Giám Mục Epifaniy của Kyiv tới Rôma
Đặng Tự Do
17:07 28/01/2023
Chuyến thăm chính thức đầu tiên của Đức Tổng Giám Mục Epifaniy của Kyiv và Toàn Ukraine tới Rôma đã bắt đầu vào hôm thứ Hai, ngày 23 Tháng Giêng.
Với tư cách là thành viên phái đoàn của Hội đồng các Giáo hội và Tổ chức Tôn giáo toàn Ukraine, Đức Tổng Giám Mục của Chính thống Ukraine sẽ có cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô và những người đứng đầu các tổ chức của Giáo Hội Công Giáo chịu trách nhiệm về vấn đề đối thoại Kitô Giáo.
Đức Tổng Giám Mục Evstratiy của Chernivtsi, phó trưởng ban Quan hệ Giáo hội Đối ngoại của Giáo hội Ukraine, tháp tùng Đức Tổng Giám Mục Kyiv trong chuyến đi của ngài.
Ngoài các cuộc gặp gỡ tại Vatican, phái đoàn của Giáo hội Ukraine đã tham dự buổi cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu do Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành nhân Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu.
Chủ đề của Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu năm nay là “Hãy tập làm điều thiện, tìm kiếm lẽ công bình” (Isaia 1:17), được trích trong đoạn sau đây, mà nhiều quan sát viên cho rằng là một ám chỉ trực tiếp đến Chính Thống Giáo Nga, vô tình hay hữu ý.
Khi các ngươi đến trình diện Ta, ai khiến các ngươi phải giẫm lên khuôn viên của Ta?
Thôi, đừng đem những lễ vật vô ích đến nữa. Ta ghê tởm khói hương; Ta không chịu nổi ngày đầu tháng, ngày sa-bát, ngày đại hội, không chịu nổi những người cứ phạm tội ác rồi lại cứ lễ lạt linh đình.
Ta chán ghét những ngày đầu tháng, những đại lễ của các ngươi. Những thứ đó đã trở thành gánh nặng cho Ta, Ta không chịu nổi nữa.
Khi các ngươi dang tay cầu nguyện, Ta bịt mắt không nhìn; các ngươi có đọc kinh cho nhiều, Ta cũng chẳng thèm nghe. Vì tay các ngươi đầy những máu.
Hãy rửa cho sạch, tẩy cho hết, và vứt bỏ tội ác của các ngươi cho khỏi chướng mắt Ta.
Đừng làm điều ác nữa. Hãy tập làm điều thiện, tìm kiếm lẽ công bình, sửa phạt người áp bức, xử công minh cho cô nhi, biện hộ cho quả phụ.
Chúa phán: ‘Hãy đến đây, ta cùng nhau tranh luận! Tội các ngươi, dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết; có thẫm tựa vải điều, cũng hoá trắng như bông.’”
Source:Otthodox Times
Hội đồng Hồi giáo Nam Sudan hoan nghênh chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha
Đặng Tự Do
17:08 28/01/2023
Hội đồng Hồi giáo Nam Sudan cho biết họ hoan nghênh chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tới nước này vào tháng Hai.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cùng với Đức Tổng Giám Mục Canterbury, Justin Welby, và người điều hành Giáo hội Tô Cách Lan, Iain Greenshieldstravel trong chuyến thăm đầu tiên của ngài tới thủ đô Kinshasa của Cộng hòa Dân chủ Congo vào ngày 31 Tháng Giêng, và sau đó là Nam Sudan từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 2.
Sheikh Jar-al-nabi Khamis Mursal, Phó Tổng thư ký Hội đồng Hồi giáo Nam Sudan nói với Đài phát thanh Tamazuj rằng cộng đồng Hồi giáo ở nước này hoan nghênh các nhà lãnh đạo tôn giáo và hy vọng hòa bình.
Ông cho biết chuyến thăm của Đức Thánh Cha tới Juba là một dấu hiệu của hòa bình và hy vọng rằng các nhóm thù địch sẽ tham gia vào tiến trình hòa bình chính trị.
Sheikh Mursal tuyên bố rằng Hội đồng đang làm việc với Hội đồng các Giáo hội Nam Sudan để chuẩn bị đón tiếp Đức Giáo Hoàng tại Sân bay Quốc tế Juba.
Ông nói: “Tổng thư ký của Hội đồng Hồi giáo, Sheikh Abdullah Burj, nằm trong phái đoàn đặc biệt sẽ tiếp đón Đức Thánh Cha Phanxicô.
Chuyến viếng thăm Nam Sudan của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ kéo dài hai ngày. Giáo Hội Công Giáo đã thông báo vào tuần trước rằng Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ 2.000 người di tản trong nước và người tị nạn từ các nước láng giềng.
Source:radiotamazuj.org
Lá thư gửi người viết tiểu sử tiết lộ mất ngủ khiến Đức Bênêđictô XVI thoái vị
Đặng Tự Do
19:15 28/01/2023
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI được tường trình đã từ chức vào năm 2013 do chứng mất ngủ kinh niên mà ngài mắc phải trong hầu hết triều đại giáo hoàng của mình. Đây là điều mà chính Đức cố Giáo Hoàng tuyên bố trong một bức thư chưa được công bố được ký chỉ hai tháng trước khi ngài qua đời, vào ngày 28 tháng 10 năm 2022, và gửi cho người viết tiểu sử của ngài là Peter Seewald ngay trước khi ngài qua đời.
Cơ quan Công Giáo Đức KNA đã tiết lộ sự tồn tại của văn bản vào ngày 27 Tháng Giêng năm 2022.
Để cai quản con thuyền của Thánh Phêrô và loan báo Tin Mừng, cần có cả sức mạnh tinh thần và thể chất, sức mạnh mà trong vài tháng qua, đã suy giảm trong tôi đến mức tôi phải nhận ra rằng mình không có khả năng chu toàn đầy đủ sứ vụ được giao phó cho tôi.
Trong lời tuyên bố từ chức, được viết bằng tiếng Latinh, Đức Bênêđictô nói rằng sức mạnh là cần thiết để điều hành Giáo hội và ngài không còn đủ nữa. Vào ngày 11 tháng 2 năm 2013, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã giải thích như vậy với các Hồng Y tập trung tại Vatican về lý do tại sao ngài quyết định từ bỏ chức vụ của mình. Tuy nhiên, những lý do chính xác cho sự mất sức mạnh này chưa bao giờ được Đức Giáo Hoàng mô tả.
Vào tháng 5 năm 2020, trong một cuộc phỏng vấn với Peter Seewald được xuất bản trong cuốn tiểu sử của ngài, Đức Giáo Hoàng Danh dự vẫn chỉ đề cập đến các vấn đề sức khỏe đã khiến bác sĩ của ngài cấm ngài thực hiện bất kỳ chuyến đi dài ngày nào sau chuyến đi đến Mễ Tây Cơ vào năm 2012. Ngài cũng tâm sự rằng vào thời điểm đó ngài tin chắc rằng mình sẽ chết ngay sau khi thoái vị.
Trong bức thư chưa được công bố, Đức Giáo Hoàng danh dự giải thích cho chính Peter Seewald về “lý do chính” khiến ngài từ chức: “chứng mất ngủ đã đeo bám ngài không ngừng kể từ Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Köln” – chuyến đi đầu tiên của ngài với tư cách là Giáo hoàng, tại Tháng 8 năm 2005.
Để giải quyết vấn đề này, bác sĩ của ngài đã kê đơn “các phương thuốc mạnh mẽ” có tác dụng trong một thời gian nhưng cuối cùng “đã đạt đến giới hạn”.
Trong cuốn sách xuất bản gần đây của Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, người từng là thư ký của Đức Giáo Hoàng trong gần 20 năm, Đức Tổng Giám Mục kể lại cuộc trao đổi giữa Đức Bênêđictô XVI và Đức Thánh Cha Phanxicô về giấc ngủ của họ: “Một hôm Đức Thánh Cha Phanxicô nói với ngài rằng ngài chỉ ngủ có sáu tiếng, như một hòn đá. Và Đức Bênêđíctô đã trả lời với một nụ cười buồn bã: 'Đó là một ân sủng mà người tiền nhiệm của ngài rất tiếc không có được!
Vị giáo hoàng thứ 265 tâm sự trong bức thư chưa được xuất bản rằng ngài đã gặp tai nạn trong đêm đầu tiên – từ ngày 23 đến ngày 24 tháng 3 năm 2012 – trong chuyến đi Cuba và Mễ Tây Cơ, một sự kiện mà Đức Tổng Giám Mục Gänswein cũng đã kể lại trong cuốn sách của mình. Đức Giáo Hoàng viết rằng vào buổi sáng, ngài thấy chiếc khăn tay của mình “đầy máu”.
Không nhớ gì về vụ việc, ngài tin rằng “chắc phải va phải thứ gì đó” trong phòng tắm và bị ngã. “Một vài mũi khâu là cần thiết để khâu vết thương,” thư ký của Đức Bênêđíctô đã cho biết như trên trong cuốn sách của mình về vụ việc, nói rằng Giáo hoàng đã trượt chân trên tấm thảm tắm của mình.
Bác sĩ riêng của ngài sau đó đã liên kết vụ việc với những viên thuốc ngủ mà ông đã kê đơn, và thúc đẩy ngài có một buổi sáng rảnh rỗi trong mỗi ngày ở nước ngoài kể từ đó trở đi, Đức Giáo Hoàng giải thích trong bức thư của mình. Những hạn chế này, dưới con mắt của Đức Bênêđictô XVI, “chỉ có thể được áp dụng trong một thời gian ngắn.”
Khi Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Rio de Janeiro, Brazil, đến gần vào tháng 7 năm 2013, Đức Thánh Cha cảm thấy mình sẽ không thể “điều hành” sự kiện này. Ngài giải thích rằng sau đó ngài quyết định từ chức để một “giáo hoàng mới” có thể đến Rio thay thế ngài.
Đối với người nhận bức thư, Peter Seewald, những tuyên bố này đã chấm dứt suy đoán về lý do Đức Giáo Hoàng từ chức.
Các nhà bình luận muốn liên kết việc từ chức của vị giáo hoàng người Đức với những tai tiếng liên quan đến tài chính của Giáo triều Rôma trong triều đại giáo hoàng của ngài, đặc biệt là sau vụ Vatileaks. Một số thậm chí còn đề xuất những vụ tống tiền do những rò rỉ này, một giả thuyết mà người viết tiểu sử đặc biệt bác bỏ.
Source:AleteiaInsomnia led to Benedict XVI’s resignation, reveals letter sent to biographer
Cơ quan Công Giáo Đức KNA đã tiết lộ sự tồn tại của văn bản vào ngày 27 Tháng Giêng năm 2022.
Để cai quản con thuyền của Thánh Phêrô và loan báo Tin Mừng, cần có cả sức mạnh tinh thần và thể chất, sức mạnh mà trong vài tháng qua, đã suy giảm trong tôi đến mức tôi phải nhận ra rằng mình không có khả năng chu toàn đầy đủ sứ vụ được giao phó cho tôi.
Trong lời tuyên bố từ chức, được viết bằng tiếng Latinh, Đức Bênêđictô nói rằng sức mạnh là cần thiết để điều hành Giáo hội và ngài không còn đủ nữa. Vào ngày 11 tháng 2 năm 2013, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã giải thích như vậy với các Hồng Y tập trung tại Vatican về lý do tại sao ngài quyết định từ bỏ chức vụ của mình. Tuy nhiên, những lý do chính xác cho sự mất sức mạnh này chưa bao giờ được Đức Giáo Hoàng mô tả.
Vào tháng 5 năm 2020, trong một cuộc phỏng vấn với Peter Seewald được xuất bản trong cuốn tiểu sử của ngài, Đức Giáo Hoàng Danh dự vẫn chỉ đề cập đến các vấn đề sức khỏe đã khiến bác sĩ của ngài cấm ngài thực hiện bất kỳ chuyến đi dài ngày nào sau chuyến đi đến Mễ Tây Cơ vào năm 2012. Ngài cũng tâm sự rằng vào thời điểm đó ngài tin chắc rằng mình sẽ chết ngay sau khi thoái vị.
Trong bức thư chưa được công bố, Đức Giáo Hoàng danh dự giải thích cho chính Peter Seewald về “lý do chính” khiến ngài từ chức: “chứng mất ngủ đã đeo bám ngài không ngừng kể từ Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Köln” – chuyến đi đầu tiên của ngài với tư cách là Giáo hoàng, tại Tháng 8 năm 2005.
Để giải quyết vấn đề này, bác sĩ của ngài đã kê đơn “các phương thuốc mạnh mẽ” có tác dụng trong một thời gian nhưng cuối cùng “đã đạt đến giới hạn”.
Trong cuốn sách xuất bản gần đây của Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, người từng là thư ký của Đức Giáo Hoàng trong gần 20 năm, Đức Tổng Giám Mục kể lại cuộc trao đổi giữa Đức Bênêđictô XVI và Đức Thánh Cha Phanxicô về giấc ngủ của họ: “Một hôm Đức Thánh Cha Phanxicô nói với ngài rằng ngài chỉ ngủ có sáu tiếng, như một hòn đá. Và Đức Bênêđíctô đã trả lời với một nụ cười buồn bã: 'Đó là một ân sủng mà người tiền nhiệm của ngài rất tiếc không có được!
Vị giáo hoàng thứ 265 tâm sự trong bức thư chưa được xuất bản rằng ngài đã gặp tai nạn trong đêm đầu tiên – từ ngày 23 đến ngày 24 tháng 3 năm 2012 – trong chuyến đi Cuba và Mễ Tây Cơ, một sự kiện mà Đức Tổng Giám Mục Gänswein cũng đã kể lại trong cuốn sách của mình. Đức Giáo Hoàng viết rằng vào buổi sáng, ngài thấy chiếc khăn tay của mình “đầy máu”.
Không nhớ gì về vụ việc, ngài tin rằng “chắc phải va phải thứ gì đó” trong phòng tắm và bị ngã. “Một vài mũi khâu là cần thiết để khâu vết thương,” thư ký của Đức Bênêđíctô đã cho biết như trên trong cuốn sách của mình về vụ việc, nói rằng Giáo hoàng đã trượt chân trên tấm thảm tắm của mình.
Bác sĩ riêng của ngài sau đó đã liên kết vụ việc với những viên thuốc ngủ mà ông đã kê đơn, và thúc đẩy ngài có một buổi sáng rảnh rỗi trong mỗi ngày ở nước ngoài kể từ đó trở đi, Đức Giáo Hoàng giải thích trong bức thư của mình. Những hạn chế này, dưới con mắt của Đức Bênêđictô XVI, “chỉ có thể được áp dụng trong một thời gian ngắn.”
Khi Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Rio de Janeiro, Brazil, đến gần vào tháng 7 năm 2013, Đức Thánh Cha cảm thấy mình sẽ không thể “điều hành” sự kiện này. Ngài giải thích rằng sau đó ngài quyết định từ chức để một “giáo hoàng mới” có thể đến Rio thay thế ngài.
Đối với người nhận bức thư, Peter Seewald, những tuyên bố này đã chấm dứt suy đoán về lý do Đức Giáo Hoàng từ chức.
Các nhà bình luận muốn liên kết việc từ chức của vị giáo hoàng người Đức với những tai tiếng liên quan đến tài chính của Giáo triều Rôma trong triều đại giáo hoàng của ngài, đặc biệt là sau vụ Vatileaks. Một số thậm chí còn đề xuất những vụ tống tiền do những rò rỉ này, một giả thuyết mà người viết tiểu sử đặc biệt bác bỏ.
Source:Aleteia
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ Truyền chức Linh mục của năm Thầy Phó Tế Dòng Don Bosco, Melbourne.
Trần Văn Minh
20:01 28/01/2023
Melbourne, Vào lúc 2 giờ trưa Thứ Bảy, Ngày 28/1/2023. Tại Nhà Thờ Saint Francis. Một ngôi nhà thờ cổ kính, nhỏ bé nằm giữa trung tâm Thành Phố Melbourne, cũng là giữa nơi phồn hoa đô hội. Hôm nay, được vinh dự tổ chức Thánh lễ truyền chức cho năm (5) thầy phó tế lãnh nhận thiên chức linh mục, đã được cử hành trọng thể. Đó là quý thầy:
Eteuati Milo, SDB
Joseph Vũ Viết Hướng, SDB
Kevin Fiame, SDB
Peter Trần Ngọc Đức, SDB
Và Jeffery Miller, SDB
Trong đó có hai Tân linh mục Việt Nam là Joseph Vũ Viết Hướng và Peter Trần Ngọc Đức.
Xem hình
Thánh lễ do Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe, SDB, DD chủ tế, Đức Cha Anthony Ireland, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Melbourne và cha Phó Giám Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam. Hiệp thông trong Thánh lễ còn có sự hiện diện của quý Cha giáo Đại Chủng viện, quý Cha Dòng Salêdiêng Don Bosco và quý cha trong Tổng Giáo phận Melbourne. Có hai ca đoàn sắc tộc là Our Lady of the Rosary Samoan và Ca đoàn Việt Nam thuộc Cộng đoàn Thánh Giuse, Collingwood phụng vụ thánh ca trong thánh lễ đặc biệt này.
Mặc dù thời tiết nóng, nhưng số người về hiệp dâng thánh lễ rất đông, đa phần là giáo dân Việt Nam, Người lớn với những bộ quần áo đẹp, nhất là quý bà phần đông là những tà áo dài đầy mầu sắc của ngày lễ, với các em Thiếu Nhi Thánh Thể mặc đồng phục chờ đón hai thầy cựu trợ úy của các Xứ đoàn Vinh Sơn Liêm và Thánh Giuse Collingwood, lãnh nhận Thiên Chức Linh mục và các sắc dân khác như Samoa vv.
Đúng 2 giờ, đoàn đồng tế tiến lên bàn thờ để cử hành Thánh lễ truyền chức cho năm tiến chức của Dòng Don Bosco, với các nghi thức kiểm danh, Đức Tổng Giám Mục nắm tay chúc lành cho mỗi tiến chức trước khi các tiến chức phủ phục trước bàn thờ, và cộng đoàn cùng quỳ để đọc kinh cầu các thánh một nghi thức quan trọng trong lễ truyền chức.
Sau khi các tiến chức trỗi dậy là nghi thức đặt tay của đức tổng cho mỗi tiến chức. Các linh mục hiện diện được mời tiếp theo đến từng tiến chức để đặt tay. Đầu tiên là quý linh mục Dòng Don Bosco trong lễ phục đặc biệt có hình Thánh phụ trước ngực đặt tay, sau đó đến quý linh mục trong tổng giáo phận Melbourne lên đặt tay.
Sau nghi thức đặt tay truyền chức, các tiến chức chuyển qua mặc áo và trở thành các tân linh mục. với các nghi thức tiếp theo là xức dầu tay, và được trao nhận chén thánh từ tay Đức Tổng Giám Mục truyền chức, cùng như Đức Tổng Giám Mục, Giám Mục Phụ Tá và linh mục đoàn lên chúc mừng.
Ông bà cố của Tân Linh mục Peter Trần Ngọc Đức, từ Việt Nam qua, đã được vinh dự dâng của lễ để cùng đồng tế. Sau thánh lễ, Quý tân chức đã chụp hình lưu niệm cùng Đức Tổng và quý linh mục dòng. Và linh mục đoàn đã chào đón quý tân linh mục tại khuôn viên nhà thờ trong niềm hân hoan của cộng đồng dân Chúa. Sau đó là từng cá nhân, tốp, nhóm vây quanh quý tân linh mục để trao quà mừng và xin chụp hình kỷ niệm. Có cả những người xin quý tân linh mục ban phép lành đầu tay để xin các ơn lành.
Được biết, chiều 29/1/23, lúc 5 giờ tại nhà thờ Saint Margarite Mary, nơi Linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB, hai tân linh mục Việt Nam sẽ có thánh lễ mở tay và tạ ơn.
Eteuati Milo, SDB
Joseph Vũ Viết Hướng, SDB
Kevin Fiame, SDB
Peter Trần Ngọc Đức, SDB
Và Jeffery Miller, SDB
Trong đó có hai Tân linh mục Việt Nam là Joseph Vũ Viết Hướng và Peter Trần Ngọc Đức.
Xem hình
Thánh lễ do Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe, SDB, DD chủ tế, Đức Cha Anthony Ireland, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Melbourne và cha Phó Giám Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam. Hiệp thông trong Thánh lễ còn có sự hiện diện của quý Cha giáo Đại Chủng viện, quý Cha Dòng Salêdiêng Don Bosco và quý cha trong Tổng Giáo phận Melbourne. Có hai ca đoàn sắc tộc là Our Lady of the Rosary Samoan và Ca đoàn Việt Nam thuộc Cộng đoàn Thánh Giuse, Collingwood phụng vụ thánh ca trong thánh lễ đặc biệt này.
Mặc dù thời tiết nóng, nhưng số người về hiệp dâng thánh lễ rất đông, đa phần là giáo dân Việt Nam, Người lớn với những bộ quần áo đẹp, nhất là quý bà phần đông là những tà áo dài đầy mầu sắc của ngày lễ, với các em Thiếu Nhi Thánh Thể mặc đồng phục chờ đón hai thầy cựu trợ úy của các Xứ đoàn Vinh Sơn Liêm và Thánh Giuse Collingwood, lãnh nhận Thiên Chức Linh mục và các sắc dân khác như Samoa vv.
Đúng 2 giờ, đoàn đồng tế tiến lên bàn thờ để cử hành Thánh lễ truyền chức cho năm tiến chức của Dòng Don Bosco, với các nghi thức kiểm danh, Đức Tổng Giám Mục nắm tay chúc lành cho mỗi tiến chức trước khi các tiến chức phủ phục trước bàn thờ, và cộng đoàn cùng quỳ để đọc kinh cầu các thánh một nghi thức quan trọng trong lễ truyền chức.
Sau khi các tiến chức trỗi dậy là nghi thức đặt tay của đức tổng cho mỗi tiến chức. Các linh mục hiện diện được mời tiếp theo đến từng tiến chức để đặt tay. Đầu tiên là quý linh mục Dòng Don Bosco trong lễ phục đặc biệt có hình Thánh phụ trước ngực đặt tay, sau đó đến quý linh mục trong tổng giáo phận Melbourne lên đặt tay.
Sau nghi thức đặt tay truyền chức, các tiến chức chuyển qua mặc áo và trở thành các tân linh mục. với các nghi thức tiếp theo là xức dầu tay, và được trao nhận chén thánh từ tay Đức Tổng Giám Mục truyền chức, cùng như Đức Tổng Giám Mục, Giám Mục Phụ Tá và linh mục đoàn lên chúc mừng.
Ông bà cố của Tân Linh mục Peter Trần Ngọc Đức, từ Việt Nam qua, đã được vinh dự dâng của lễ để cùng đồng tế. Sau thánh lễ, Quý tân chức đã chụp hình lưu niệm cùng Đức Tổng và quý linh mục dòng. Và linh mục đoàn đã chào đón quý tân linh mục tại khuôn viên nhà thờ trong niềm hân hoan của cộng đồng dân Chúa. Sau đó là từng cá nhân, tốp, nhóm vây quanh quý tân linh mục để trao quà mừng và xin chụp hình kỷ niệm. Có cả những người xin quý tân linh mục ban phép lành đầu tay để xin các ơn lành.
Được biết, chiều 29/1/23, lúc 5 giờ tại nhà thờ Saint Margarite Mary, nơi Linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB, hai tân linh mục Việt Nam sẽ có thánh lễ mở tay và tạ ơn.
Chúc mừng tân linh mục Phêrô Trần Ngọc Đức SDB & Giuse Vũ Viết Hướng SDB
Vietcatholic
21:27 28/01/2023
CHÚC MỪNG TÂN LINH MỤC PHÊ RÔ TRẦN NGỌC ĐỨC SDB & GIUSE VŨ VIỆT HƯỚNG SDB
Đã lãnh nhận chức linh bởi tay Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe SDB, TGM Perth ngày 28/1/2023 tại Melbourne và dâng lễ mở tay 9 sang tại St Joseph Collingwood và 5 giờ chiều tại St Margaret Mary’s Brunswick.
Xem hình lễ truyền chức
Xem video lễ truyền chức
Gia đình Salesian Don Bosco Việt Nam Úc Châu
& Cộng đồng Công Giáo Melbourne
Đã lãnh nhận chức linh bởi tay Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe SDB, TGM Perth ngày 28/1/2023 tại Melbourne và dâng lễ mở tay 9 sang tại St Joseph Collingwood và 5 giờ chiều tại St Margaret Mary’s Brunswick.
Xem hình lễ truyền chức
Xem video lễ truyền chức
Gia đình Salesian Don Bosco Việt Nam Úc Châu
& Cộng đồng Công Giáo Melbourne
Viếng thăm Giáo họ Saloong nơi Linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh OP đã sống và qua đời
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
02:18 28/01/2023
HÀNH HƯƠNG NƠI CHA GIUSE TRẦN NGỌC THANH OP ĐÃ TỪNG SỐNG VÀ CHẾT
(NHÂN GIỖ 1 NĂM CHA GIUSE TRẦN NGỌC THANH OP)
Sau ngày cố linh mục GIUSE TRẦN NGỌC THANH OP, đặc trách giáo họ Saloong, nằm trên địa bàn xã Saloong, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kontum (trực thuộc giáo xứ Đăk Mot - giáo phận Kontum) bị sát hại bi thương và bi thảm chừng chưa đầy năm tháng, chúng tôi đã có chuyến hành hương về thăm nơi ngài đã từng sinh sống, làm việc và phục vụ.
Giáo họ Saloong cách thành phố Kontum chừng trên 70 dưới 80 cây số về phía Tây Bắc. Đây là vùng đất nhiều nhạy cảm, gần sát biên giới Việt - Lào, bị nhiều hạn chế về mặt diễn tả đức tin. Trước khi cha Thanh bị thảm sát, đã từng có linh mục trong giáo phận Kontum cũng bị hành hung. Cư dân ở đây thưa thớt. Hầu hết giáo dân là đồng bào thiểu số vừa nghèo, vừa lạc hậu, thậm chí đói khổ.
Linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh OP sinh ngày 10.8.1981 tại Sài Gòn. Ngài được thụ phong linh mục ngày 4.8.2018. Sau ngày lãnh chức thánh, theo nguyện vọng của cha, Bề trên sai cha về phục vụ tại giáo họ Saloong cho đến khi bị đoạt mạng chiều muộn ngày 29.1.2022 trong lúc đang ngồi tòa giải tội. Đó là một buổi chiều cuối cùng của năm cũ Tân Sửu chuẩn bị Giao thừa để chuyển sang Nhâm Dần 2022.
Chuẩn bị tròn một năm, ngày cha Thanh bị hại, tôi muốn ghi lại những điều mình đã tận mắt chứng kiến.
I. GIÁO HỌ SALOONG (MỘT PHẦN CỦA GIÁO XỨ ĐĂK MOT).
Giáo xứ Đăk Mot nằm trên địa bàn thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kontum. Giáo xứ Đăk Mot có 6 giáo họ, 6 làng, 2 thôn. Một trong 6 giáo họ của Đăk Mot là giáo họ Saloong.
Giáo họ Saloong có 2 giáo điểm là giáo điểm thôn Giang Lố I và giáo điểm thôn Giang Lố II (cách Giang Lố I khoảng 2 km). Cả 2 giáo điểm đều có 100% đồng bào Xêđăng Công Giáo.
Các linh mục dòng Đaminh hiện diện và coi sóc giáo họ Saloong từ năm 2014. Sau một thời gian ngắn phục vụ tại Saloong, các ngài đã xoay sở để có được một nhà cộng đoàn tại thôn Giang Lố I vừa làm nơi quý linh mục và tu sĩ của dòng trú ngụ, vừa làm nơi nội trú và nuôi dạy một số nam thiếu niên người sắc tộc.
Cha Giuse Trần Ngọc Thanh, vị mục tử đổ máu trong khi đang ngồi tòa giải tội được Bề trên cử về giáo họ Saloong này kể từ sau khi được phong chức linh mục năm 2018. Cha Giuse Thanh đã từng sống và làm việc trong ngôi nhà ở Giang Lố I này với tư cách là linh mục quản nhiệm giáo họ Saloong để trông coi nhà cộng đoàn, trông coi các thiếu niên nội trú, cử hành phụng vụ và bí tích hàng ngày...
Cũng tại Giang Lố I, các linh mục dòng Đaminh tiếp tục linh hoạt để có thêm một mảnh đất cách nhà cộng đoàn vài chục mét làm nơi cử hành các nghi lễ phụng vụ, cử hành thánh lễ và bí tích hàng ngày...
Hiện tại, nơi sinh hoạt tôn giáo tại Giang Lố I này, tuy được gọi là nhà nguyện, nhưng thực chất chỉ là một mái che tạm bợ chừng 70 mét vuông. Đây cũng là nơi, sinh thời, cha Giuse Trần Ngọc Thanh dâng thánh lễ mỗi ngày.
Vì đường xa, đồng thời đến nơi đã quá trưa, nhiều anh chị em trong đoàn của chúng tôi mệt mỏi, đã vào "mái hiên - nhà nguyện" Saloong này tạm nghỉ ngơi, cầu nguyện và chụp ảnh bên di ảnh của cha Thanh.
Căn phòng và ngôi nhà mà cha Thanh đã từng sống và làm việc, nay đã có chủ mới. Cha Antôn Phạm Minh Châu đã thay thế cha Thanh.
Vì tôn trọng quyền riêng tư của từng người, chúng tôi đã không thể chụp bất cứ tấm hình nào về căn phòng và vật dụng bên trong căn phòng mà cha Thanh đã để lại.
Khi đến thăm Giang Lố I, đoàn chúng tôi được cha Antôn Phạm Minh Châu, người thay thế cha Giuse Thanh tiếp đón và đãi cơm trưa.
II. GIÁO ĐIỂM THÔN GIANG LỐ 2.
Sau khi thăm nhà nguyện giáo họ Saloong (đúng hơn phải gọi là "mái - che - nguyện" Saloong), đoàn chúng tôi đến viếng chính nơi cha Giuse Trần Ngọc Thanh tử nạn. Đó là nhà nguyện Giang Lố 2.
Dẫn vào nhà nguyện là một cổng chào khá cao. Trước đây, khi nhìn hình ảnh chiếc cổng này trên các trang mạng, chúng tôi cứ tưởng nó được làm bằng chất liệu chắc chắn. Nhưng không. Nó được làm bằng tre nứa!
Vào đến nhà nguyện, chúng tôi hết sức bất ngờ về tất cả sự nghèo nàn của cái gọi là "nhà nguyện". Có lẽ phải gọi là "cái chòi nguyện" thì chính xác hơn.
Trần nhà nguyện thấp đến nỗi cái nóng của ban trưa như đang phả lên đầu chúng tôi. Nó chỉ cao hơn đầu một chút. Trần và vách nhà nguyện đều làm bằng những thanh gỗ tạp hoặc bằng tre và che chắn bằng những tấm tôn cũ kỹ, thậm chí rách nát.
Khuôn viên nhà nguyện độ chừng 40 thước vuông. Nền nhà nguyện không được đắp cao, chỉ là một khoảng đất được lát xi măng vừa đủ cho phần không gian của nhà nguyện. Nền cung thánh vừa bé, vừa thấp, chỉ cao hơn nền nhà nguyện chừng một tấc.
Duy nhất chỉ có mặt dựng của cung thánh được xây bằng tường gạch. Trên bức tường ấy chỉ có cây thánh giá và nhà tạm là tương đối nổi bật và to so với khuôn viên nhà nguyện. Tất cả còn lại, từ bàn thờ, bục giảng, đến chiếc ghế chủ tế đều hết sức đơn sơ, nhỏ bé.
Ngay phía trước bàn thờ là nơi đặt di ảnh cố linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh khá trang trọng và đẹp, với đầy đủ hoa tươi và nhang khói. Nó đẹp nhất so với tất cả mọi bày trí trong nhà nguyện, đủ để thấy mức độ của lòng yêu mến và thương nhớ mà người dân ở đây dành cho vị mục tử kính yêu của mình...
Bên phải cung thánh là một cái chái, tạm gọi là "cánh gà" dành cho ca đoàn. Nơi đây, ngoài cây đàn organ, chúng tôi không thấy có bất cứ cái gì khác có giá trị. Khi dự lễ, anh chị em ca đoàn ngồi trên những chiếc ghế nhựa loại nhỏ và thấp.
Đối diện cung thánh, phía cuối nhà nguyện, là nơi đặt tòa giải tội. Tại đây, đang khi ngồi tòa giải tội, cha Thanh bị sát hại.
Mảnh đất nơi đặt nhà nguyện cũng không phải là đất chung của giáo phận. Một gia đình tốt bụng đã cho mượn đất để giáo họ Saloong dựng cái "chòi nguyện" này, nhằm giúp bà con người sắc tộc đang sinh sống quanh vùng có nơi thờ tự và diễn tả đức tin của mình.
Sinh thời, cũng giống như cha Antôn Phạm Minh Châu, người phụ trách giáo họ Saloong hiện tại, cố linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh cũng từng đến nhà nguyện Giang Lố 2 này để dâng thánh lễ vào hai buổi chiều thứ tư và thứ bảy hàng tuần.
Rất tiếc, sau khi cha Giuse Thanh qua đời, tất cả những vật dụng có liên quan đến ngài, hầu như đều không được giữ lại. Chúng tôi không hiểu vì sao, tất cả chúng, hoặc bị hủy, bị đốt, bị thay đổi hoặc bị mang đi nơi khác?
Chiếc áo dòng trắng thấm máu của ngài cũng không còn...
Thậm chí tòa giải tội và chiếc ghế mà cha Thanh ngồi trong khi giải tội đều được thay bằng chiếc tòa và chiếc ghế khác.
Tu sĩ Antôn Phan Văn Giáo, chứng nhân cụ thể và rành mạch nhất về cái chết của cha cố Thanh cũng được thuyên chuyển đến nơi khác ngay sau đó...
Máu cha Thanh thấm xuống nền xi măng cũng được kỳ cọ kỹ. Phải quan sát kỹ lắm, chúng tôi mới nhìn thấy một chút vết máu còn sót lại trên nền xi măng, nhưng cũng không rõ ràng...
Chúng tôi đã viếng Mình Thánh Chúa trong nhà nguyện này và thầm thĩ cầu nguyện.
Chúng tôi cũng đã viếng và cầu nguyện trước di ảnh cố linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh...
III. CHA GIUSE TRẦN NGỌC THANH OP.
1. Được Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận là nhà Truyền giáo đầu tiên trong Giáo Hội của năm 2022 chịu đổ máu và hy sinh mạng sống. Ngài cũng là vị Truyền giáo nối gót đại đa số các vị Truyền giáo hiến dâng mạng sống tại chính nơi mình mang Tin Mừng yêu thương đến để phụng sự Thiên Chúa và phụng sự ơn phần rỗi nơi tâm hồn con người.
2. Được một thần học gia Công Giáo nổi tiếng, linh mục tiến sĩ Roger J. Landry, người Mỹ, hiện là Phái Bộ của Vatican tại Liên Hiệp quốc gọi là "Vị Tử đạo của Bí Tích Giải Tội". Trong một bài viết nhan đề "The Martyrs of the Sacrament of Confession" (Các vị Tử Đạo của bí tích hòa giải), có đoạn cha Landry viết:
"Vào ngày 29 tháng Giêng, Cha Giuse không biết điều gì đang chờ đợi mình sau Thánh lễ khi ngài mặc một chiếc dây choàng màu tím và ngồi xuống để nghe xưng tội. Nhưng việc thực hành bình thường cuộc tử đạo tại tòa giải tội chắc chắn đã chuẩn bị cho ngài những gì Chúa biết là sẽ đến. Và sự tử đạo của ngài đối với bí tích của lòng thương xót của Chúa Kitô là một lời nhắc nhở sâu sắc đối với những vị giải tội đồng nghiệp của ngài, và thực sự cho tất cả các tín hữu, về tầm quan trọng của bí tích, sự hy sinh xứng đáng mà bí tích bao hàm và sự sống mà bí tích này ban phát".
3. Được nhiều người yêu mến, kính phục, khóc thương và gọi tên như chính người thân mà họ được diễm phúc chung dòng máu.
4. Được dâng kính vô số lượt viếng thăm nơi an nghỉ, đồng thời với việc dâng kính niềm thương cảm, sự kính nể, lòng tri ân qua vô số bia ghi ơn, hoa tươi, hương khói và những nghĩa cử từ trầm tư tưởng nhớ và cầu nguyện, cho đến quỳ lạy tạ...
5. Được anh em tu sĩ cùng hội dòng không ngừng thương yêu, tiếc nhớ, nhất là những anh em cùng lớp và có nhiều mối liên hệ thân thiết khác thổn thức, đau xót...
6. Được nói đến nhiều, thậm chí rất nhiều trên nhiều phương tiện truyền thông, trên các trang mạng xã hội ngoài nước và các cá nhân làm truyền thông.
7. Được anh chị em giáo dân ở các nơi mà cha đã từng phục vụ vô cùng thương nhớ, vô cùng đau khổ. Nỗi thương yêu và đau đớn ấy, trong lòng họ, những con người bình dị, chân phương và nghèo khổ ở vùng cao, khó có thể có gì bù đắp, khó có thể nguôi ngoai...
8. Riêng bản thân mình, tôi chỉ được biết cha Thanh sau khi ngài đã nằm xuống qua nhiều tình cảm, hình ảnh, hoạt động và đời sống mà ngài để lại, cũng như qua vô số hình ảnh và tình cảm mà quá nhiều người còn sống dành cho ngài, tôi có thể khẳng định mà không sợ sai lầm rằng: CHA GIUSE TRẦN NGỌC THANH:
- Con người của năng lượng sống. Bởi nơi ngài tràn đầy năng lượng sống;
- Con người của lý tưởng sống. Bởi nơi ngài tràn đầy lý tưởng sống;
- Con người của đam mê sống. Bởi nơi ngài tràn đầy đam mê sống;
- Con người của tình yêu sự sống. Bởi nơi ngài toát lên vẻ đẹp của tình yêu dành cho sự sống.
- Con người của những lý tưởng, những ấp ủ, những hoài bão. Bởi từ những gì được biết, tôi vẫn cảm nhận, con đường ngài đã từng sống là con đường lồ lộ lý tưởng, ấp ủ và hoài bão của một tâm hồn tận hiến.
Cha Thanh bất chấp mọi giang khổ, bất chấp sự nghèo khó, bất chấp mọi giới hạn về phương tiện cũng như hoàn cảnh, dù sinh ra và lớn lên tại đô thị lớn và thuộc gia đình khá giả, lại chỉ mang trong tâm hồn một khối nghị lực lao vào cánh đồng truyền giáo để chia sẻ, để sống cùng, để vui và để dâng trọn niềm vui cho chân lý đức tin, cho tình yêu không ngừng hướng về người nghèo.
Phải yêu sự sống, người ta mới có thể hiến dâng sự sống. Phải yêu sự sống vô cùng, người ta mới có thể hiến dâng đến đỉnh điểm sự sống của bản thân. Phải yêu sự sống đến nỗi không còn có bất cứ chướng ngại nào có thể cản lối, người ta mới có thể hiến dâng sự sống của mình đến trào tràn, đến lai láng...
Tôi thấy nơi cha Thanh, từ những hình ảnh đời thường, qua nụ cười, qua ánh mắt đôn hậu, qua những lần lao động chân tay, qua những cử chỉ thân thiện, qua việc sẵn sàng sống và hòa mình cùng đồng bào sắc tộc, việc nâng niu gần gũi trẻ con người bản sắc..., đến việc cử hành phụng tự, cả những tiếng tăm mà ngài để lại sau khi chết, là cả một tình yêu dành cho sự sống đến vô cùng.
Chính tình yêu sự sống ấy, khiến ngài lao mình vào mà vui hiến dâng sự sống của bản thân. Hiến dâng cho đến nỗi, cuộc sống của ngài, ơn gọi của ngài như chỉ còn có một nơi để diễn tả, để gắn chặt, để trao dâng. Nơi đó chính là chốn lâm viên mà đặc thù của nó là những con người không chỉ nghèo mà còn nghèo xơ xác.
Cứ theo cách nghĩ của con người mà nói, nếu cha Thanh không gắn chặt sự sống, không gắn chặt ơn gọi của mình với nơi bằng phẳng thì ít gập ghềnh thì bạt ngàn ấy ("bằng phẳng" và "gập ghềnh" ở đây hiểu theo cả hai nghĩa đen và bóng), chưa chắc ngài phải chịu một cái chết nghiệt ngã và tang thương đến vậy.
Vì thế, với tình cảm của riêng mình, tôi đoan chắc rằng, ngài yêu sự sống và đã yêu đến cùng. Ngài yêu đến nỗi đánh đổi cho sự sống bằng sự sống của chính mình. Bởi đó, dòng máu tươi đổ ra lênh láng từ trên đỉnh đầu là đỉnh cao, là điểm kết, là tiếng nói chung cuộc của một đời hiến dâng sự sống bản thân cho cả một sự sống nơi cõi người mà ngài hằng quý yêu, ấp ủ...
Hôm nay, nhân kỷ niệm đầy năm ngày cha Thanh rời bỏ trần thế, tôi xin được ghi lại cuộc hành hương nơi ngài đã sống và chết cùng những cảm nhận như trên. Chỉ xin được thắp nén hương lòng để tưởng nhớ cha, người anh em cùng lý tưởng linh mục với tôi.
Kính xin cha Giuse Trần Ngọc Thanh, người được vinh phúc hiến dâng sự sống của bản thân và được vô số anh chị em khắp nơi vinh danh, cầu nguyện cho chúng ta. Xin cho mỗi chúng ta, vì tấm gương tử đạo và lòng mến Chúa cao cả của ngài mà hăng say phụng sự Chúa và không ngần ngại làm chứng cho Chúa mọi nơi, mọi lúc, bền bỉ và kiên trung đến trọn kiếp sống của từng người chúng ta.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hành trình nhân chứng đức tin của Trương Vĩnh Ký
Pt. Phạm bá Nha
10:57 28/01/2023
Về mặt tôn giáo, nhiều người có cái nhìn chung về Petrus Trương Vĩnh Ký, là người vừa có lòng yêu nước vừa là tín hữu trung kiên tốt lành :
- Ông Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố viết : Cái gì đã hỗ trợ Petrus Ký trong nhiệm vụ; cái gì đã tạo nên hiệu quả cho những nỗ lực của ông cũng như sự thống nhất đời ông, đấy chính là tình YÊU NƯỚC của ông, tình yêu xứ Nam Kỳ mà ông thường gọi đùa là MẸ TH N YÊU.
- Ông Jean Bouchet, sử gia Pháp đã viết kỹ hơn : Ta nhìn lại và rút tỉa ở cuộc đời tiên sinh một bài học qúi giá về lòng tin tưởng ở sức mạnh của chí cương quyết. Sự tin tưởng ấy chiến thắng tất cả mọi trở lực, miễn là nó bền bỉ và quả quyết. Thật là đẹp đẽ cuộc đời cần cù của tiên sinh, cuộc đời đem vinh dự về cho làng mạc quê hương và cho cả nước VN, nơi tiên sinh đã để lại nhiều công trình, nỗ lực lớn lao... Cuộc đời của tiên sinh tóm trong mấy chữ : bác học, tâm thuật và khiêm nhượng’’. (Jean Bouchot, Petrus Ký, savant et patriote cochinchinois. Nguyên Hương dịch : Petrus Trương Vĩnh Ký, một học giả Nam Kỳ, Saigon 1925 tr. 171)
- Tác giả Nguyên Hương cho rằng : Petrus Ký là tín đồ mộ đạo, nhưng không say mê cuồng tín, yêu nước nhưng trước thực trạng bi đát của nước nhà Trương Vĩnh Ký sáng suốt như ước đoán được những ngày tàn tạ suy vong khó tránh được cho xứ sở, nếu không kịp thời báo nguy. (Nguyên Hương. Petrus Trương Vĩnh Ký. Văn Hóa Tập San. tập XIV, tr. 1713)
- Ông Hồ Hữu Tường ghi nhận : Riêng đối với nhà trí thức Trương Vĩnh Ký, chuyến đi Pháp đánh dấu một cái quanh trọng đại trong tâm tình. Ở Pháp ông đã tiếp cận với nhiều nhà trí thức và xuyên qua những nhân vật này ông làm quen với những trào lưu tư tưởng tiến bộ u Châu. Là con chiên ngoan đạo, Trương Vĩnh Ký được vạch mây mù mà thấy được Thiên Chúa giáo nguyên thủy. Qua Mặc dù những tác phẩm về Thiên Chúa giáo nguyên thủy bị Tòa Thánh Vatican cấm đọc. Nhưng ông đã lén đọc và tiêm nhiễm cái tinh thần phục vụ đại chúng bình dân và nghèo khổ, mà Đức Giêsu và 12 Tông Đồ khi lập giáo đã truyền bá. Đây là một cuộc thay đổi âm thầm trong tâm tư. (Hồ hữu Tường, thuyết trình tại Trung Tâm Văn Bút Sàigòn, 28-7-1974).
- Quan thông ngôn Lê Phát Đạt gặp Petrus Ký sống trong cảnh thanh bần đã khoe tài làm giàu của mình, Petrus Ký khuyên : ‘‘Này cháu ơi, chớ vội vui mừng. Đương lúc vui, nên gẫm mà buồn lần lần đi. Đến khi nguy khốn dễ đuổi tan sầu não. Trong khổ cực, là biết nghĩ đến vui mừng, thì hãy vui. Việc gì cũng có trả có vay’’. (Hồ Hữu Tường, Hiện tượng Trương Vĩnh Ký, Bách Khoa Giai Phẩm, số 414, 1974).
Qua những nhận xét trên, trong bài này trình bày về Trương Vĩnh Ký là nhân chứng về sống đức tin trong thời kỳ bách đạo.
ĐẦU XANH ĐÃ VƯƠNG TỘI TÌNH GÌ?
Bà Nguyễn Thị Châu, người Cái Mơn, Vĩnh Long, là thân mẫu của nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1837-1898) lập gia đình với ông Trương Chánh Thi, trở lại đạo Công Giáo và là võ quan dưới triều Minh Mạng, trấn đóng biên giới Cao Miên. Từ ngày lấy chồng, một mình ở nhà nuôi con. Con gái lớn mất khi còn nhỏ, trong thời gian chồng đi lính xa. Khi chồng về thì con gái đầu lòng đã chết mà chưa kịp đặt tên. Rút kinh nghiệm, lần này khi trả phép ông dặn vợ đặt tên cho những người con kế là : Sử, Ký, Đại, Việt. Vì thế, bà có hai con trai tiếp là Trương Chánh Sử và Trương Vĩnh Ký.
Ông Thi đã được cố Hòa, linh mục Thừa Sai đã dạy giáo lý, rửa tội và kết duyên nên nghĩa vợ chồng qua phép hôn phối. Chú rể đã 30 tuổi, cô dâu mới 18 xuân xanh. Một sự giằng co quyết liệt trong con người ông Thi là : Đã là quan thì phải bỏ đạo. Đây ông lại theo đạo lấy một tín đồ đạo gốc. Vì thế viên sỹ quan này là cái gai trong triều đình bấy giờ.
Trương Vĩnh Ký sinh ngày 06-12-1837, tại Cái Mơn, Vĩnh Long. Tên rửa tội là Jean Baptiste, tên thêm sức là Petrus. Vừa mới lọt lòng mẹ, bé chưa kịp khóc, thì Cái Mơn đã chìm trong mùa lửa cháy. Lửa bốc cháy khắp nơi, nên mẹ bé chỉ kịp vơ vội chiếc áo của chồng cuốn cho con, chạy xuống chiếc xuồng nhỏ theo ông bà ngoại chạy thoát quân lính triều đình truy bắt. Sau một ngày, ông ngoại dựng tạm chiếc lều tre trên bãi đất trống cho mẹ con thơ nương thân. Trong căn lều này, bé đã khóc 9 ngày 9 đêm. Cả nhà chỉ còn biết cầu nguyện. Ông ngoại của bé đã chuẩn bị cho bé chiếc quan tài bằng gỗ mít. Tới ngày thứ 10, bé im tiếng khóc. Được tin vợ sanh, ông Thi về thăm, thấy con ông ôm con khóc lặng người. Thời kỳ này, Minh Mạng ra 3 chỉ dụ ngày 06-01-1833, và ngày 25-01-1836 nhằm : ’’triệt hạ tận gốc tín đồ Gia Tô’’; và chỉ dụ ’’sát tả’’ ngày 05-06-1938. (Trương Vĩnh Ký, bi kịch muôn đời. Chương 1)
Năm Ký lên 3, bố về thăm và trước khi đi, ông xin ông ngoại đổi tên con là Trương Vĩnh Ký thay vì có chữ lót như Trương Chánh Ký. Không ngờ đó là lần cuối cha con vĩnh biệt nhau.
Năm 1840, mới lên 3 tuổi, Ký mang trên đầu 3 chiếc khăn tang : tháng 2, bà ngoại mất vì kiết lỵ. Tháng 6, ông ngoại bị lính triều đình đập vồ vào đầu, óc phụt ra ngoài, xác bị ném xuống rạch Cái Mơn. Tháng 9, đầu thời Thiệu Trị, bãi bỏ việc bảo hộ Cao Miên, và do sắc chỉ cấm đạo buộc binh lính, quan chức trong triều bỏ đạo. Lãnh binh Trương Chánh Thi về qui ẩn tại Cái Mơn và qua đời tại đây. Ông về vào đúng lúc làng quê đổ nát, tan tành, 20 người bị chém đầu, bị treo cổ, bị cột đá buông sông Cổ Chiên, 3 người bị lăng trì.
LỚN LÊN TRONG ĐỨC TIN
Đang lúc dân chúng tán loạn, Bà Châu ẵm vội hai anh em Sử-Ký chạy thoát khỏi vòng lửa đạn. Bà Châu tay dắt bé Sử, 4 tuổi, bên hông ẵm bé Ký. Ba mẹ con chạy dọc theo bờ rạch, thì có ông lão giả dạng chài lưới, gọi với rồi chở ba mẹ con đến một đống rơm ở đầu thôn. Ông bắt 3 người chui vào đấy. Ba mẹ con ở trong đó 3 ngày 3 đêm. Ngày ngày ông lén lút đem dúi cho giỏ cơm với mắm tép rang mặn. Sau khi tình hình yên ổn, ông đem ba mẹ con về dựng lều trên nền đất tro tàn đổ nát của thôn làng cũ. Mẹ góa con côi sống qua ngày. Ông lão chài kia bà đã nhận ra không ai xa lạ đó là thầy đồ Học, người Phật giáo và trí thức, không chịu ra làm quan. Ông mở lớp dạy trẻ con trong làng, về chữ thánh hiền. Những ngày êm ả này, có thày giảng tên Tám lui tới dạy kinh bổn. Còn anh em Sử đến nhà thày Học để học chữ. Ở nhà bà Châu dạy con về tục ngữ ca dao bằng những bài hát ru con. (sđd. Chương 2 và 3)
Đầu thời vua Thiệu Trị, việc ‘‘sát tả’’ giảm. Dân chúng dễ thở hơn. Gia đình bà Châu thật hạnh phúc. Cậu Sử khôn ngoan lanh lợi. Ký thông minh, sáng suốt trước mọi vấn đề. Đó là điều an ủi cho bà Châu. Thày Học thuyết phục bà Châu đem được Sử lên tỉnh Vĩnh Long học. Ký ở nhà vùi đầu vào thùng sách của bố để lại. Vì xưa bố là quan văn mà phải hành sự như là quan võ. Trong thùng sách có cuốn Thánh Kinh bằng tiếng La tinh, Ký không đọc được. Nhưng may quá thày Tám dạy Ký học Latin, trong 6 tháng Ký đã đọc và hiểu hết. Linh mục Thừa Sai Charles Emil Bouilleveaux Long (1823-1913) từ Paris đến phục vụ tại Cái Mơn, và nhờ Ký dạy tiếng Việt và sau này chính Cha đem Ký vào học ở tu viện Cái Nhum, vì chưa có chủng viện đào tạo.
Sóng gió lại đến, một hôm họ Cái Nhum bị bao vây, giáo dân hoảng sợ đem ảnh tượng chôn dưới đất, trong chum vại, đút vào bụi rậm ngoài vườn tược. Chủng viện Cái Nhum bị lục soát. Cố Long và Ký chạy thoát dọc theo bờ rạch, đi tới gần trưa mới thấy được chiếc xuồng, gọi vào xin chở qua bên kia sông Cổ Chiên. Xuồng vừa tới bờ, thì có một viên quan chạy tới để nhận hai ‘‘tà đạo’’. Ngay lúc ấy, Ký nhận ra viên sỹ quan là bố của hai người bạn học cùng lớp của thày Học. Viên sỹ quan già suy tư, nhìn trời và bày mưu bảo hai người nhảy xuống sông, đồng thời viên sỹ quan hô to.. bắt lấy.. bắt lấy. Nhưng không có ai nhảy theo. Thế là cha Long và Ký bơi thoát qua bên kia sông. Những lúc tán loạn ấy, bà Châu một mình chạy bán sống bán chết mặt chúi xuống bùn. Như nhiều lần trước, khi trở về nhà bà chỉ còn là đống tro tàn (sđd. Chương 8).
Năm 1848, trải qua một tháng trên đường đầy hiểm trở, nhiều lần tưởng chết, toàn ngủ bờ ngủ bụi, hay trong các chòi vịt, không dám vào nhà ai. Một lần ở trong vườn hoang, cha Long bị sốt rét, không chăn mền, nhờ một người trong xóm cho được cùi rơm, làm mồi lửa sưởi ấm cho cha. Sau cùng cố Long đã đưa Petrus Ký và 9 chủng sinh khác qua tới Pinalu, trung tâm truyền giáo ở Đông Dương, cách Nam Vang 6 dặm. Đây là nơi gặp gỡ nhiều chủng sinh các nước Á châu : Thái, Miên, Tàu, Lào, Triều Tiên. Cha Hòa làm giám đốc. Lớp học có 25 người, Ký học luôn đứng đầu lớp.
Năm 1852, sau 4 năm học, các Thừa Sai đã khám phá ra Ký là một thiên tài và chọn Ký gửi qua học bên Paulo Pénang, ở Mã Lai. Cùng đi có Vương Thừa Vũ người Trung Hoa, và Malachai người Xiêm. Ký là người nhỏ con nhất, lại mang nhiều sách nặng nhất. Giao thông khó khăn, đi băng rừng vượt núi qua ngả Xiêm mới tới được Mã Lai. Tới Pénang, Thừa Sai Dominique Lefebvre (1810-1865) ra tận bến tàu đón ba chủng sinh. Cha Lefebvre đã tới VN năm 1835, bị bắt giam rồi bị trục xuất về Pháp. Rồi từ Pháp cha đi Roma, về Ma Cao để trở lại Pénang. Ở Pénang Ký mải mê đọc sách trong thư viện, nhiều lần tới khuya quên ăn, chính cha Lefebvre dẫn vào bếp xin cơm cho Ký ăn. Những bài anh đọc tới lần thứ hai là kể như đã thuộc. Nhờ vậy, Ký thông thạo thêm 14 thứ tiếng. Ký đã được giải thưởng 100 bảng Anh do toàn quyền người Anh ở Pénang treo giải thưởng viết bằng tiếng Latin. Được tiền thưởng Ký ra chợ mua 8 sấp vải Bombay để dành tặng mẹ. Nhưng Ký nghĩ là không biết đem vải về mẹ có may mặc hay lại đem cho người khác. Vì khi ở bên nhà, lúc anh Sử tặng mẹ sấp vải thô dệt tay, mẹ không may, mẹ đem tặng cho bà cụ trong xóm. Nếu có mua được mớ tép, kho lên, mẹ húp chút nước, còn tép lại để cho hai con ăn. Ký nhớ, khi bà cụ ấy mất, mẹ qua viếng thấy bộ quần áo mới bà cụ mặc khi nằm xuống là vải mẹ tặng. Lúc ấy mẹ nói : cả đời thiếm ấy, khi nằm xuống mới có bộ quần áo mới. Đối với mẹ ‘‘cho là được’’. Ký còn định mua thêm như thuốc bắc, sâm cao ly... Nhưng Ký hoàn toàn thất vọng vì bà đã ra đi trước khi nhận quà của con, năm 1857.
Những năm ở Pénang, ai cũng công nhận Petrus Ký là thần đồng trong những bạn đồng khóa. Vì thế Ký được chọn đi La Mã học. Và mặc dù tinh hình chỉ dụ sát tả mới ban hành ngày 07-06-1857, ngày càng gắt gao tại VN, và nhiều cạm bẫy, Petrus Ký vẫn xin về thụ tang mẹ. Vì tội bất hiếu là tội nặng hơn các tội. Đấy là lý do Ký xin về, để che dấu muốn sống những ‘‘ngày trên thánh giá’’ như mọi người trong làng nước (sđd. Chương 15).
Năm 1858, cùng về VN với Petrus ký có Phan Thanh Long người Gia Định và Lê Huy Tốn người Ninh Bình. Tàu ghé Hạ Châu rồi mới về Bến Nghé (Saigon). Nghe tin Ký về, nhiều tác giả đến tặng sách. Ký mang về 11 thùng sách.
HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN
Lần về cũng gian truân như khi đi, đất nước đang tràn ngập khói lửa vì lệnh cấm đạo. Hải cảng lớn không vào được, tàu đành ghé Cần Giờ. Ba học sinh và 11 thùng sách của Ký được chú Ba Cần Giờ chở đi trốn sâu vào rừng đước. Một lúc sau, chú cho thuyền tạt vào một chòi lá cao hơn mặt nước độ một thước. Nơi đây có cả bàn thờ Chúa. Ba người thở phào nhẹ nhõm, tắm rửa và đọc kinh chung. Chú Ba dọn cá nướng như ‘‘cả nước đón mừng ba cậu về’’. Trong bữa cơm, chú Ba kể mình ở Chợ Quán. Nhà bị đốt sạch như bao gia đình khác, chú đem Chúa ra đây thờ. Giáo dân chết như rạ. Chú Ba dặn ba thanh niên : Các chú về giữa thời loạn. Thánh giá đặt đầy giữa đường coi chừng đi qua dẫm lên, là chết. Chặt đầu, treo ngay ở chợ. Ban ngày đi tỏ vẻ phân vân, e dè, dò đường là.. coi như rồi. Đi đêm dễ hơn, đèn tù mù ít ai thấy rõ mặt.
Phan Thanh Long muốn về nhà trước, chiều lòng chú Ba chở Long cặp thuyền ở một khúc vắng, để Long về Gia Định. Ngay sau đó chú Ba nghe nhiều tiếng huyên náo. Thì ra vừa đi không xa, Phan Thanh Long bị bắt, đầu bị chặt treo ở ngoài chợ (Chương 17). Chú Ba thuê ghe chở Ký về Rạch Giá, từ đây về Long Xuyên. Sách vở để lại chòi vịt của chú Ba Cần Giờ. Trên ghe về Long Xuyên, Ký phải giả vờ làm người đau bụng đắp mền rên la mới qua được 6 điếm canh. Và sau cùng Ký về được đến Cái Mơn, không còn nhà thờ và chủng viện. Tất cả đều đổ nát. Vui mừng Ký gặp lại anh Sử vào buồi chiều, gần tối. Sử kể lại cho em về những ngày cuối của mẹ. Và lặp lại lời mẹ dặn : Đất nước này tổ tiên tạo lập, để lại phải giữ. Nhà mình đạo gốc, gì cũng không được bỏ đạo. Chúa sẽ cứu rỗi linh hồn hai con. Sử lúc ấy đã có vợ và 2 con. Sử khuyên em nên trở lại La Mã học như các Thừa Sai mong đợi. Ký trả lời : Em quyết về. Có thể đây là lần đầu tiên em không vâng lời các Thừa Sai. Dẫu mẹ không còn trên đời này, nhưng còn Quê Hương. Quê Hương mình trù phú lắm. Tổ tiên mình chạy dạt về đây, gặp hòn cù lao sình lầy, vô chủ. Nhưng có nước ngọt. Chịu cực trăm bề chịu khổ nghìn bề để tạo lập vùng đất mới cho con cháu... Anh đừng thất vọng; Em hoàn toàn không muốn làm linh mục, làm nhà truyền giáo. Em thấy mình không hợp với cương vị thiêng liêng mà Chúa ban. Em có đọc kỹ những chỉ dụ sát tả của nhà vua. Chúa cứu thoát em khỏi chết lần này. Em nghĩ, có chết, em sẽ chết trên đất nước mình, quê hương mình (Sđd. Chương 18).
Năm 1859, vui nhất là Ký gặp lại Thầy Học, Thừa Sai Hòa. Hai người đã khai tâm cho anh hồi còn nhỏ. Cha Hòa kể lại nhũng vụ tử đạo ở Cái Mơn, trong những ngày Ký không có nhà : Một hôm lính ập vào bắt thánh trùm họ Emmanuel Lê Văn Phụng, thánh linh mục Phêrô Đoàn Công Quý, điệu hai vị ra trước bàn thờ, lột trần trước nhà tạm, chém mỗi người 5 nhát gươm. Cùng bị bắt có 32 giáo dân (sđd. Chương 20).
Sau khi ở Penang về, Ký bỏ áo nhà tu. Thừa sai Hòa nhờ Petrus Ký dạy học tại chủng (tu) viện Cái Nhum, trong xứ Cái Mơn. Nhà thờ và tu viện đều mới được cất lại bằng tre, cây tạp, và lá dừa nước. Sáng anh tự nấu cơm ăn với mắm kho, chiều về thăm mộ mẹ. Tối anh chong đèn dầu soạn bài. Với phương pháp sư phạm mới, anh dạy tiếng Pháp và tiếng Latinh. Chủng sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Học hành mà thầy trò học sống hồi hộp lo sợ. Khi nào có ám hiệu báo động thì cả lớp quơ vội vàng giấy mực... chạy.
Một hôm trong thân mật, Thừa Sai Hòa lại đặt vấn đề với Petrus Ký là chọn anh gửi đi học bên La Mã. Nhưng Petrus Ký rất mực từ chối, viện lý do : con buồn, nhưng con không thể nào bỏ quê hương xứ sở mà đi đâu được. La Mã không có sức thu hút đối với con. Quê hương con nghèo, lạc hậu quá. Dân quê khốn khổ, khốn nạn quá. Vua quan kiêu căng và bạc nhược, đẩy dân chúng tới khốn cùng bạc nhược. Thừa sai Hòa khó mà làm thay đổi được quyết định của học trò ngoan đạo này. Ngài nói : Bây giờ thì cha hiểu được nền tảng xã hội VN mà con đã giảng cho cha. Đó là sự can thiệp của ông bà, quyền hành của người cha và lòng hiếu thảo của con cái.
Ngày 09-12-1858, tu viện Cái Nhum bốc cháy, nhà thờ Cái Mơn bị đốt. Trương Vĩnh Ký tìm đường chạy ra khỏi Cái Mơn. Chạy suốt đêm, mệt quá, tới sáng anh dừng lại trước căn nhà ven bờ sông Hàm Luông. May quá, chủ nhà đã lớn tuổi cho trú ngụ, tiếp đón và cho ăn uống tử tế. Chủ nhà tên là Quản Phụng bạn cùng đi lính và làm việc với bố Trương Vĩnh Ký bên Nam Vang. Đêm lửa cháy đó, Cái Mơn có 14 hương chức bị bắt. Hai nữ tu là Marthe Lành và Ngọt bị bắt giam. Ở nhà Quản Phụng ít bữa, vì sợ mình là ‘‘người có đạo’’ sẽ bị quan quân lùng bắt mà liên lụy đến chủ nhà, nên Petrus Ký xin đi khỏi nhà chủ (sđd. Chương 20).
Vừa ra khỏi nhà thì gặp đám lính đang rượt đuổi bốn tín đồ ‘‘Gia Tô’’ ở ngã ba Cây Gáo. Bốn người bị lột trần truồng, cột dây ở hai chân cho bò kéo ngược về chợ Tân Trụ. Sợ quá, anh trèo lên cây thị nhìn xuống thấy người ta bằm bốn người anh hùng tử đạo ra nhiều khúc. Người bu xem rất đông, nhưng không ai trong bốn người than khóc kêu ca. Không chịu nổi cảnh đau thương, anh vừa trụt xuống khỏi cây thị, thì bị bắt ngay. Quan quận là Trần Lĩnh ra lệnh trói anh vào gốc cây mận đầy kiến. Tới tối, nghe có tiếng người đến gần, anh nhắm mắt chờ một mũi gươm, một nhát vồ. Trần Lĩnh không giết mà cởi trói cho anh. Anh ngạc nhiên vì ông mới ra lệnh trói anh, bây giờ lại thả. Quan nói : Chạy đi. Ta không lệnh trói cậu thì quan huyện trói ta. Nhưng ta không thuộc bọn họ. Chiều hôm sau anh đi theo bờ rạch ra sông Hàm Luông rồi về sông Tiền. Nhiều ngày sau anh không ngờ mình lại vượt qua cái chết nhờ một người tốt như vậy.
Đang chờ thuê thuyền đi Bến Nghé, tìm lại 11 thùng sách gửi khi mới về nước, nhưng lại sợ ‘‘kẻ gian’’. Đứng mệt người, run sợ, thì có chiếc thuyền lan nhỏ rê vào bờ, cho quá giang. Chủ thuyền mời anh xuống. Rụt rè lo sợ bước vào khoang thuyền, anh thấy trong thuyền có bàn thờ Chúa. Qua tâm sự, biết người lái thuyền là cụ già 87 tuổi. Sau khi vợ con bị lính triều đình giết hết và đốt sạch nhà cửa. Ông đã dùng thuyền làm nhà ở và đón tiếp những tín hữu lánh nạn như Petrus Ký. Ông gọi lính triều đình là ‘‘quân Giuđa’’. Mỗi tháng ông giúp 5, 7 người thoát cảnh bắt bớ. Ông đã giúp anh tìm được nhà chú Ba Cần Giờ, có lều vịt. Nhưng chú Ba cũng bị giết. Chỉ còn người con trai 13 tuổi sống sót. Cậu bé tên Lo đã kể cho Ký hay, có một ông Trùm ở Chợ Quán bị giết vì khi đào vườn thấy Thánh Giá chôn giấu ở vườn sau nhà.
Petrus Ký được người tín cẩn dẫn đường trở về Chợ Quán bằng ghe nhỏ. Chợ Quán bị đốt đi đốt lại tới 6 lần, bị ruồng bắt và truy đuổi. Nhưng rồi nhà vẫn mọc lên, các Thừa Sai và tín hũu lại lục tục kéo nhau về. Từng nhà từng nhà, họ âm thầm giữ đạo. Trong một căn nhà lụp xụp, Petrus Ký gặp Thừa Sai Dominique Lefebvre, Ký tròn xoe mắt nhìn cha. Cha ôm Ký :
- Cha không nghĩ còn gặp lại con.
- Con cũng nghĩ không có ngày này.
Đêm ấy, hai cha con ngồi trên tấm giát tre, bên ấm trà, trước ngọn đèn tù mù. Ký nhìn cha :
- Vì sao cha trở lại nơi cha từng bị bắt, bị tống ngục và cũng là nơi ở chủng viện Pénang cha khuyên con đừng về. Cha Lefebvre từ tốn trả lời :
- Bổn phận của con là học. Bổn phận của cha là truyền giáo. Mỗi người phải hiểu rõ. Chúa cho con trí thông minh. Chúa muốn con phải làm nhiều việc cho đạo Thánh của Người. Còn cha đã hết thời đi học. Bổn phận cha là tới những nơi con chiên khổ cực cơ hàn nhất, bị giày xéo khốn cực nhất. Và Đức Giáo Hoàng Leo XIII khuyên cha trở lại đây, tiếp tục làm bổn phận của một thiên sứ.
- Thưa cha, con thấy tình hình nước con ngày càng căng thẳng. Các cha Thừa Sai và giáo dân đang là nạn nhân oan uổng của triều đình. Nhất là sau khi hạm đội Pháp nổ sùng chiếm Đà Nẵng.
Cha Lefebvre chậm rãi tiếp lời :
- Cha rất lo cho con, hãy còn chưa muộn, nếu con quyết định đi La Mã. Cha sẽ lo liệu cho con. Khi nào đất nước yên hàn con sẽ về.
Trương Vĩnh Ký nhìn cha nói :
- Thưa cha, dẫu thế nào đi nữa, con vẫn muốn ở lại đất nước con.
Một lần nữa, linh mục thừa sai này lại bất lực trước một thanh niên ngoan nết và ngoan đạo. Cha Lefebvre sau làm Giám Mục đầu tiên của Tây Đàng Trong (Sàigòn) từ năm 1844 tới 1863, và qua đời tại Marseille, ngày 30-04-1865 (sđd. Chương 21).
Tình hình trong đất liền thật gắt gao vì quân triều đình truy bắt gắt gao, Petrus Ký ra tạm lánh ra trú ngụ trong một chiếc lều lá ở Cần Giờ. Nhưng cũng không ổn, anh lại trở về sống chui rúc dưới hầm trong căn nhà lá ở Bến Nghé (nay là đường Nguyễn Huệ). Trong giai đoạn này, Thánh Linh mục Lê Văn Lộc và hàng chục giáo dân bị xử trảm, ở Trường Thi (nay là đường Hai Bà Trưng). Các Thừa Sai lại có dịp nhắc lại việc Petrus Ký đi La Mã, và thu xếp cho một sỹ quan hải quân Pháp chở đi. Ký khôn khéo từ chối.
Năm 1859, súng nổ ở Vũng Táu, rồi quân Pháp chiếm Gia Định. Thừa Sai Lefebvre giới thiệu Petrus Ký làm thông ngôn để giải quyết tranh chấp Pháp-Việt bằng thương lượng hơn là bằng súng đạn. Từ đây Petrus Ký làm hai việc song song, vừa quảng bá chữ quốc ngữ vừa bảo vệ quyền lợi dân tộc bằng tài ba ngoại giao (sđd. Chương 22).
THÀNH TÂM ĐẾN GIÂY PHÚT CUỐI ĐỜI
Cuối đời ông bị bệnh khái huyết, chính bà Thọ là vợ đã sắc thuốc và chăm sóc ông những ngày cuối. Những ngày trên giường bệnh, Petrus Ký cho gọi các con lại bên cạnh trăn trối, ông khuyên các con đừng vào dân Pháp, nước VN sẽ mất đi một công dân nếu một người trong các con nhập quốc tịch Pháp’’ (Le Vietnam perdra un citoyen, si l’un de vous adopte la nationalité française. x. Trương Vĩnh Lễ, Vietnam, Où est la vérité, tr; 33). Rồi hôm ấy chờ cho con cháu ngủ say, ông nói với bà Thọ :
- Sinh lão tử qui, không ai qua khỏi. Ở tuổi này tôi nghĩ tới trở về với Chúa cũng không sớm sủa gì nữa.
Bà Thọ nói :
- Chẳng ai sống đời được, có điều sống được ngày nào cho con cháu chúng mừng ngày đó. Chỉ mong ông cố thuốc thang và bớt làm việc. Đời ông, tôi chưa thấy lúc nào ông được nghỉ ngơi.
- Tôi thấy mình chưa làm việc được bao nhiêu... Nhưng coi lại, quả tôi cũng đã hết sức rồi. Sinh ra giữa thời loạn..., không phải không có lúc tôi mất phương, lạc hướng. Đó chính là lúc dễ ngộ nhận, dễ lầm lẫn nhất. Lầm lẫn trong nhà thì còn hy vọng con cháu tha thứ, chứ lầm lẫn việc đại sự của nước, của dân thì ai mà tha thứ cho. Với lại, dù ai rộng lượng khoan dung thì lương tâm mình làm thẩm phán lấy chính mình, sẽ không bao giờ để mình được thanh thản.
- Trước mặt Chúa tôi luôn thấy mình thành tâm, thành tâm ngay cả khi mình lầm lẫn. Tôi hiểu, người đời sinh lão tử qui, đường đi nước bước vắn vỏi lắm, nhưng ai có phận nấy, hễ nhập thế cuộc bất khả vô danh vị, cũng phải làm vai tuồng mình cho xong đã.
- Thôi ông à, ở đời ăn dễ, ở khó. Mọi việc để Chúa phán xét. Nghĩ ngợi nhiều thêm bệnh.
- Mọi việc tôi làm còn lưu lại đó. Việc đúng việc sai hãy để cho đời phán xét. Đời này chưa thì đời sau tiếp tục. Trong sáng như cụ Nguyễn Du mà còn phải kêu lên không biết 300 năm sau có ai hiểu được mình, huống hồ thân tôi. Nếu tôi có ra đi trước, bà nhắc các con cháu là gia tài cả đời tôi cần mẫn, chăm chút để lại cho chúng toàn là sách. Hãy giữ gìn, hãy nâng niu và hãy trao lại cho người biết qúi trọng nó (Năm 1958, sách đã trao tặng Viện Khảo Cổ Sàigòn).
Ông cố rán nói thêm : Con người sống không có sách, thật khó mà thoát khỏi cảnh ngu muội. Con người ngu muội khó mơ ước tới xã hôi văn minh, xã hội dân chủ, tự do.
Tới đây cơn bệnh hoành hành, làm ông ho rũ rợi. Ông ôm ngực, và lại ho từng tràng dài... Xong cơn họ, ông ngồi thở, như hụt hơi. Hôm ấy, như thường lệ, bà Thọ canh xong siêu thuốc, bưng lên hy vọng... Thì thấy ông gục mặt xuống mặt bàn, tay không rời quản bút, trên những trang tự điển của nhà văn Pháp Emile Littré (1801-1881) tặng, sách đang mở ở trang 465. Tay trái ông giữ cuốn ‘‘Bình Sanh’’. Tay phải vẫn cầm chặt cán bút, đầu ngòi bút chúc xuống, óng ánh sắc mực. Nhìn ông như đang làm việc, và như vừa ‘‘mới chợp mắt một tý’’.
Lấy hết can đảm, bà Thọ lay ông. Nhưng ông không dậy nữa. Chén thuốc cuối cùng đã rớt xuống bàn làm nhòe cả những trang sách. Bà Thọ lắc đầu : Ông ấy sống thuộc đời. Ông ấy đã ra đi thuộc Chúa. Hôm ấy là ngày 01-09-1898. Có mặt trong lúc này có các học trò là Trương Minh Ký, Diệp Văn Cương. Bạn là Huỳnh Tînh Của. Và vừa là học trò vừa là con rể Nguyễn Trọng Quản. Trương Minh Ký nói với bà Thọ : Thưa bác, bọn cháu, những môn sinh của thầy, xin cố gắng tiếp nối công trình thầy đang dang dở. Nhưng công trình của thầy đều vượt ra khỏi tầm tay của họ. Nó quá đồ sộ, mà trí thức đám học trò vẫn còn quá thấp so vớ bộ óc khổng lồ của thầy mình.
Trương Minh Ký người học trò trung thành nhất đã tìm được và đọc được trong ‘‘Cuốn sổ bình sanh’’, Trương Vĩnh Ký có ghi :
‘‘Quanh năm quẩn quẩn lối đường dài
Xô đẩy người vô giữa cuộc đời
Học thức gởi tên con mọt sách
Công danh rốt cuộc cái quan tài
Dạo hòn lũ kiến men chân bước
Bồ xối con sùng chăc lưỡi hoài
Cuốn sổ bình sanh công với tội
Tìm nơi thẩm phán để thừa khai’’
Và ông đã xin được khắc trên phần mộ bằng tiếng La tinh :
Xin hãy thương tôi, ít nhất là những bạn hữu tôi !
Kiến thức con người, có nó là nguồn sống.
Những ai sống và tin tôi, sẽ không phải chết đời đời.
(GS. Nguyễn Văn Trung dịch. Ba câu này còn tại nhà mồ Trương Vĩnh Ký)
Di ảnh đáng qúi của Trương Vĩnh Ký là đi đâu ông cũng mặc quốc phục Việt Nam.
--------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo
- Hoàng Lại Giang, Trương Vĩnh Ký Bi kịch muôn đời. Truyện danh nhân.
Nhà xuất bản Văn Hóa và Thông Tin, Việt Nam, 07/2001.
- CAO THẾ DUNG,
. Trương Vĩnh Ký thân thế và hình trạng.
. Trương Vĩnh Ký trở về con đường văn hóa, văn học.
dân Chúa Âu Châu, số 191, 09-1998, ttr. 23-31.
Phạm Bá Nha
Văn Hóa
Về Giáo Hội của Chúa Kitô, tác phẩm gần cuối đời của Jacques Maritain, Chương Mười Lăm
Vu Van An
19:15 28/01/2023
Chương mười lăm: Tìm kiếm một ngôn ngữ chính xác
Một sai lầm của ngôn ngữ ngày nay
1. “Người của Giáo hội sẽ không bao giờ là Giáo hội”{1}. Người ta biết rõ điều này và họ cũng biết rõ điều này. Tuy nhiên, đôi khi xảy ra việc họ hành động hoặc dường như hành động như thể mình là Giáo hội. Và cách mà ngôn ngữ hiện tại sử dụng hạn từ "Giáo hội" khiến chúng ta phạm sự nhầm lẫn tương tự. Ở đây, dường như đối với tôi, có một điểm cần phải xem xét kỹ lưỡng.
Khi đề cập tới bất cứ xã hội loài người nào, thí dụ chúng ta hãy nói về một nhà nước hoặc một quốc gia, ngôn ngữ thường gán cho xã hội đang bàn điều được nhân viên chỉ đạo của nó thực hiện. Khi một Đại sứ của Pháp đến thăm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của nước mà ông được cử đến, ông nói với vị bộ trưởng chẳng hạn như thế này: "Pháp không thể chịu đựng một sự sỉ nhục như vậy" hoặc "Pháp từ chối tham gia vào một thỏa thuận như vậy" Pháp! Đâu phải là nước Pháp; đó chỉ là Quay d’Orsay [Bộ Ngoại giao Pháp] và là chính phủ Pháp, không ai nhầm lẫn về điều này. Ngôn ngữ không chính xác, nhưng sự không chính xác này - "Pháp" thay vì "nhân viên chỉ đạo của Pháp" - là bình thường và không có nguy hiểm gì cả, bởi vì nó đề cập đến tính tập thể, đến Quốc gia Pháp, vốn chắc chắn có những đặc điểm tâm lý và đạo đức, nhưng chính nó không phải là một ngôi vị theo nghĩa bản thể học hoặc siêu hình học của hạn từ này.
Ngược lại, nếu nói tới một ngôi vị, thí dụ về một giáo sư rất bận rộn, và về viên thư ký phụ trách thư từ của ông ta, sẽ không hiếm khi người thư ký này trả lời một người nào đó yêu cầu một cuộc hẹn với vị giáo sư: "Giáo sư không thể tiếp bạn" và câu trả lời này có thể sai và trái với mong muốn của chính giáo sư, trong trường hợp thí dụ, người yêu cầu cuộc hẹn có một số thông tin hữu ích để cung cấp cho công việc của ông; trong khi giáo sư viết một báo cáo mà thư ký của ông đọc cho học viện nào đó, người ta chắc chắn đã được nghe các suy nghĩ của chính giáo sư và các quan điểm ông muốn truyền đạt.
2. Liên quan tới Giáo hội hiện nay, một định chế, giống như một quốc gia, vốn là một tập thể nhân bản, nhưng không giống như tất cả các tập thể nhân bản khác, đã nhận được từ Thiên Chúa một tư cách ngôi vị siêu nhiên, từ nhiều thế kỷ qua, người ta đã có thói quen nói "một quyết định của Giáo hội" hoặc "một hành động của Giáo hội" mỗi khi nhân viên chỉ đạo của Giáo hội đưa ra một hành động hoặc đạt tới một quyết định nào đó.
Đó là vì người ta theo xu hướng tự nhiên của ngôn ngữ (như trong trường hợp một đại sứ nói "Pháp" dựa trên quyết định của chính phủ Pháp), và cũng vì điều này làm cho việc thực thi thẩm quyền dễ dàng hơn và tạo uy tín hơn cho những người thực thi nó. Nhưng lúc đó ngôn ngữ được sử dụng không những thiếu chính xác trong công thức của nó; tính không chính xác mà nó bao gồm tự nó nguy hiểm và có khả năng dẫn đến sai lầm. Nó có nguy cơ khiến người ta quên rằng không giống như tất cả các tập thể hay xã hội đơn thuần tự nhiên, Giáo hội, Thân thể của Chúa Kitô, Hiền thê của Chúa Kitô, Sự Viên mãn của Chúa Kitô, có đời sống riêng và tư cách ngôi vị của mình vượt lên trên các hoạt động của nhân sự mình và chỉ phát biểu qua các nhân sự này khi chính Giáo Hội sử dụng họ một cách như công cụ, tóm lại, sự thiếu chính xác của ngôn ngữ đang bàn có nguy cơ khiến chính mầu nhiệm của Giáo hội bị coi thường trên thực tế.
Chỉ cần đọc lịch sử của Giáo hội hoặc sách giáo khoa thần học là thấy thường xuyên xiết bao việc sử dụng hiện nay đã gán cho "Giáo hội" một hành động hoặc một quyết định của nhân viên chỉ đạo của mình, mà không phân biệt liệu người này hành động như nguyên nhân chính hay như tác nhân được Giáo Hội sử dụng như công cụ, được ngôi vị của Giáo hội sử dụng. Điều này không làm phiền các sử gia của Giáo hội. Nhưng đối với tôi, dường như, trong một thời gian dài, điều này đã gây phiền phức cho các nhà thần học không ít: ít nhất có ý tưởng mơ hồ và trong tiềm thức cho rằng các hành động và quyết định của các nhân sự trong Giáo hội, ngay cả khi người này hoạt động như một nguyên nhân chính, và do đó, có thể sai lầm, là những hành vi và quyết định của chính "Giáo hội" và tạo trách nhiệm cho Giáo Hội, há chúng không có khuynh hướng, nếu không bào chữa cho những sai lầm và những sai sót của nhân sự Giáo hội, ít nhất cũng đã trình bày chúng dưới góc độ ít bất lợi nhất có thể, mà không tuyên bố thẳng thắn rằng chúng là những sai lầm và sai sót được xác định chính xác, và đôi khi là những lỗi rất nghiêm trọng đó sao? Có lẽ vì cùng một lý do mà, theo hiểu biết của tôi, cả những nhóm dân cư từng là nạn nhân của các cuộc Thập tự chinh, cũng như dân tộc con trưởng, tức dân tộc của Chúa Giêsu và của Mẹ Maria chưa được những người có thẩm quyền trong Giáo hội lên tiếng cầu xin một cách long trọng sự tha thứ cho các Kitô hữu về tội ác mà những người này đã phạm đối với họ.
3. Hôm nay tình hình đã hoàn toàn đảo ngược. Nhưng hơn bao giờ hết, người ta vẫn tiếp tục gây ra sự nhầm lẫn giữa chính Giáo hội và nhân sự của Giáo hội; và, lần này, là để nói rằng cuối cùng Giáo hội nhận ra mình sai lầm, cuối cùng Giáo hội thú nhận tính có thể sai lầm của mình, cuối cùng người ta có thể tuyên bố rằng Giáo hội đã không ngừng tích lũy những sai lầm trong các thời đại đa dạng của lịch sử của mình; và nếu Công đồng Vatican II tuyên bố Giáo Hội là thánh thiện bất khả khuyết, thì trên thực tế, Giáo Hội vẫn thường xuyên mắc lỗi lầm, thậm chí còn là một tội nhân. Một cách dứt khoát, Giáo Hội là một xã hội loài người giống như những xã hội khác, một xã hội chỉ có tính nhân bản mà đôi khi được Chúa Thánh Thần nâng đỡ, phần lớn nhờ các nhà thần học được ban tặng đặc sủng tiên tri, những người đã tự xây dựng mình thành một huấn quyền, - một huấn quyền "khoa học", - mà với nó, huấn quyền thực sự duy nhất sẽ được nhân thừa.
Do đó, sự thiếu chính xác của ngôn ngữ mà người ta cố tình sử dụng để quy cho "Giáo hội" những sai lầm và những sai sót do nhân sự của Giáo hội phạm phải không chỉ nguy hiểm và có khả năng dẫn đến sai lầm; nó đã trở nên độc hại một cách rõ ràng, bởi vì nó làm sai lạc sự suy nghĩ bằng cách làm nó mù quáng trước điều Giáo hội thực sự là trong thực tại.
Giáo hội, - duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền, - Giáo hội phổ quát được xem xét trong tính toàn vẹn của nó, như chúng ta đã thấy, cùng là một ngôi vị duy nhất dưới hai trạng thái khác nhau, - lữ hành trên trái đất và hạnh phúc trên Thiên đàng. Và một mặt, trong toàn thể trật tự bí tích (trong đó linh mục hành động dưới sự điều động trực tiếp của Thiên Chúa toàn năng, đồng thời, dưới một mối liên hệ khác, cũng là công cụ của ngôi vị Giáo hội), mặt khác, khi (do các nhân sự cao cấp của Giáo hội giảng dạy, dưới sự trợ giúp không thể sai lầm của Chúa Thánh Thần, với tư cách là tác nhân công cụ của ngôi vị Giáo hội), huấn quyền phát biểu với một thẩm quyền tuyệt đối và bất phản hồi, - nói cách khác khi Đức Giáo Hoàng "giảng dạy một mình (huấn quyền long trọng, không thể thông truyền cho các thánh bộ Rôma)", hoặc "kết hợp với các giám mục tụ tập trong Công đồng chung (huấn quyền long trọng)", hoặc "đồng thời với các giám mục phân tán khắp thế giới (huấn quyền thông thường) "{2} - chỉ trong những hoạt động đa dạng này, chúng ta mới được cung cấp một cách dứt khoát và hoàn toàn rõ ràng để thấy ngôi vị Giáo Hội hành động và nghe chính Giáo hội lên tiếng. Và Giáo Hội này, - mặc dù ở đây trên trái đất này, gồm các chi thể tội lỗi, cũng như một nhân sự nắm giữ thẩm quyền của mình, nhưng có thể sai lầm khi nó chỉ hoạt động như một nguyên nhân chính, - theo tôi, chính Giáo hội này có những đặc tính không thể mất là vô ngộ cũng như thánh thiện.
Đó là điều bị nhiều tác giả và diễn giả ngày nay coi thường hơn bao giờ hết; họ là những người tự tin ở mình, những scientifici doctores mới, những người, khi tiếp tục nhầm lẫn trong ngôn ngữ của họ, giống như tổ tiên của họ, ngôi vị và nhân sự, và là các nạn nhân, một cách còn nghiêm trọng hơn tổ tiên của họ nhiều, của cùng sự nhầm lẫn này trong suy nghĩ của họ, giờ đây đã chuyển sang phía bên kia hàng rào, cố gắng hủy hoại càng nhiều càng tốt thẩm quyền của Rôma, - một thẩm quyền, như Jean Bréhal đã nhận xét, không là gì khác mà là chính thẩm quyền của Giáo Hội hoàn vũ.
Ngày nay, đối với bất cứ ai mong muốn thực sự duy trì trong tâm trí mình cảm thức về Giáo hội, và niềm tin vào Giáo hội, tôi nghĩ, trước hết và trên hết trong suy nghĩ của họ, nhưng cũng trong cả ngôn ngữ của họ nữa, họ cần dứt khoát chấm dứt sự nhầm lẫn giữa ngôi vị của Giáo hội và nhân sự của Giáo hội, một điều mà người ta đã bảo vệ sai lầm trong một thời gian dài.
Nếu đó không phải chỉ là sự kiện của những con người thuộc Giáo hội, các vị Giáo hoàng và các nhà thuyết giáo (hành động như các nguyên nhân chính), mà là sự kiện của chính Giáo hội, vào thời Trung cổ, đã khuấy động trong tâm hồn các Kitô hữu lòng nhiệt thành đối với Thánh chiến, trong khi bỏ qua việc lên án các vụ tống tiền và cướp bóc của các cuộc Thập tự chinh; nếu cùng thời kỳ đó không phải là các hoàng tử và Giáo chủ, mà chính Giáo hội là người đã khiến người Do Thái phải chịu một chế độ vô nhân đạo, nếu chính Giáo hội là người thiết lập Tòa Lạc giáo thời trung cổ, và chịu trách nhiệm về Tòa Lạc giáo Tây Ban Nha, về tất cả các phán quyết của Tòa Lạc giáo Rôma và của các thánh bộ Rôma; nếu chính Giáo hội lên án Galileo; nếu chính Giáo hội, mặc dù phiên tòa diễn ra không hợp lệ, là người đã đưa Gioanna thành Arc lên giàn hỏa, dù phải phong thánh cho cô sau này; nếu phải quy cho chính Giáo hội các thói quen của tòa án và sự liên đới rõ ràng với các quyền lực của thế giới này, vốn che khuất khuôn mặt thực sự của ngôi vị Giáo hoàng vào những thời điểm mà nó có chủ quyền trần thế để thực thi{3}; nếu chính Giáo Hội đã thiêu sống Savonarola và Giordano Bruno, và "tra khảo" Campanella tận tình đến mức ông ta chỉ thoát khỏi bị lên án bằng cách giả điên; nếu chính Giáo hội đã làm tất cả những điều này, thì lúc đó, vâng, người ta có thể hài lòng khi coi Giáo hội là một nữ hoàng già nua kiêu kỳ và khá tàn ác, cũng thủ cựu, sách nhiễu, say mê các đặc quyền của mình và bị ám ảnh bởi mối quan tâm đến quyền lực, hoặc vẻ ngoài của quyền lực, người mong muốn bằng bất cứ giá nào được phục tùng trong khi thường xuyên đưa ra các quyết định sai lầm và các mệnh lệnh thường đầy sai lầm, - tất cả những phán xét cao ngạo, vô dụng này được đưa ra từ một hiểu lầm vô lý và gây hại một cách bất xứng cho người thực sự vốn là vương quốc của Thiên Chúa đã bắt đầu ở giữa chúng ta.
Chỉnh sửa ngôn ngữ càng nhiều càng tốt, và, dù sao, chỉnh sửa suy nghĩ
1. Điều tự nó được yêu cầu là chỉnh sửa ngôn ngữ của chúng ta để diễn đạt chính xác, hay nói cách khác chỉ sử dụng những chữ "Giáo hội", "một quyết định của Giáo hội", "một hành động của Giáo hội," khi chúng ta nói về ngôi vị của Giáo hội tự hành động ở đây trên trái đất qua tính công cụ của các thừa tác viên của mình.
Tôi nghĩ một cách tổng quát rằng điều này không phải là không thể, và trong những trường hợp mà nhân sự của Giáo hội không phải là tác nhân công cụ của Giáo hội, thì, để chỉ ra điều mà nhân sự này làm, người ta có thể sử dụng những hạn từ khác ngoài hạn từ "Giáo hội": người ta có thể nói, thí dụ, hoặc "thẩm quyền giáo hội”, hoặc "hàng linh mục” hoặc “hàng giáo phẩm" hoặc " các vị Giáo hoàng” hoặc “vị Giáo hoàng này hay vị Giáo Hoàng nọ" (Pastor đã viết cuốn Histoire des Papes [Lịch sử các vị Giáo hoàng], hoặc "Thánh bộ Rôma" hoặc "Giáo triều Rôma", hoặc "Hàng Giám mục của quốc gia này hay của quốc gia nọ", hoặc "các nhà lãnh đạo tôn giáo", hoặc "hàng giáo sĩ cao cấp", v.v., chưa kể hạn từ "cha sở" thân thương đối với Péguy, người từng đặt vào đó sự dịu dàng đồng thời một sự thiếu tin tưởng nào đó của nông dân.
Việc tìm kiếm chữ thích hợp trong trường hợp đặc thù này hoặc trường hợp đặc thù nọ chắc chắn sẽ đòi hỏi một nỗ lực chú ý rất lớn và một cuộc đấu tranh thường xuyên chống lại các dễ dãi về ngôn ngữ, nhưng sẽ rất đáng công.
Tôi hiểu rõ rằng đôi khi người ta sẽ không thành công trong việc phá bỏ những thói quen cũ và cách sử dụng từ vựng đã thành thánh thiêng do quen dùng, và cứ thế, người ta sẽ luôn luôn nói "Giáo hội và Nhà nước." Có điều việc sử dụng hạn từ "Giáo hội" ở những chỗ trong đó điều đang được bàn không phải là Una, sancta, catholica et apostolica [Duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền] trong tính phổ quát của nó, - là chính Giáo hội hoặc ngôi vị của Giáo hội, - mà là nhân sự của Giáo hội hành động như một nguyên nhân chính, và do đó có thể sai lầm, là một sự lạm dụng ngôn ngữ có khả năng làm lạc hướng tinh thần người ta, và là điều ta hết sức cần thiết phải cố gắng chấm dứt {4}.
2. Tuy nhiên, bất kể từ vựng cuối cùng có ra sao, và bất cứ điều gì có thể xẩy ra cho các gợi ý mà tôi trình bầy ở đây về ngôn ngữ, và điều mà tôi muốn la lên từ mái nhà (nhưng tôi biết rõ rằng sự chính xác của nó sẽ không ngăn cản nó vẫn là hư ảo), trong yếu tính, điều quan trọng là phải duy trì trong tư tưởng sự phân biệt giữa chính Giáo hội, hoặc ngôi vị của Giáo hội, và nhân sự của Giáo hội.
Những cuốn sách tựa đề "Lịch sử Giáo hội" nói với chúng ta về nhân sự của Giáo hội nhiều hơn là về chính ngôi vị của Giáo hội. Tuy nhiên, thuật ngữ "Lịch sử của Giáo hội" tự nó là bình thường và chính đáng, vì Giáo hội trên trái đất hiện hữu trong thời gian, và vì Giáo hội là ngôi vị của Giáo hội dưới một trong hai trạng thái của nó, nên ngôi vị của Giáo Hội thấy mình luôn ở hậu cảnh của những điều các tác phẩm có tên như thế kể cho chúng ta biết. Bổn phận của các tác giả của chúng và độc giả của chúng là phải cảnh giác, và không bao giờ quên sự khác biệt giữa chính Giáo hội và nhân sự của Giáo hội trong suy nghĩ của họ.
Ngôi vị của Giáo hội ở trong thời gian như thế nào
1. Xét theo trạng thái vinh quang hoặc ân sủng viên mãn, ngôi vị của Giáo hội sống trong vĩnh cửu, đối với việc Hưởng Nhan Thiên Chúa (vision béatifique), còn, đối với các sự kiện cũng xảy ra ở đó, trong khoảng thời gian mà người ta gọi là aevum (*) hoặc éviternité [hữu thủy vô chung]. Xét theo trạng thái lữ hành, Giáo Hội ở trong thời gian, - giống như chúng ta, với chúng ta trên trái đất.
Theo mức thời gian tiến tới, Giáo Hội cũng tiến theo, qua các định nghĩa tín điều mới mà các Công đồng và các Giáo hoàng phán ban hành ex cathedra, trong việc minh nhiên hóa chính chân lý thần linh mà Giáo Hội có trách nhiệm đề xuất với chúng ta. Giáo Hội thanh tẩy chính mình, không phải về sự thánh thiện của mình, vốn ở điểm cao nhất vào thời Đức Trinh Nữ vô nhiễm nhận Thánh Gioan làm con, vào thời các tông đồ và vào thời các vị tử đạo, nhưng, trong khi số lượng các thành viên của Giáo Hội nối tiếp nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác phát triển không ngừng, về phần sự tiến bộ trong họ của việc đức tin soi sáng các hoạt động cao hơn của lý trí, và các hoạt động đa dạng của cuộc sống con người, - cũng như về phần sự tiến bộ và làm sâu sắc hơn, nơi những người tốt hơn trong số họ (mặc dù tất cả, một cách nào đó, đều là những người tội lỗi), việc ý thức được các đòi hỏi của Tin Mừng và bản chất của việc làm phải được các Kitô hữu hoàn tất ở dưới thế này.
Đúng là cùng một lúc, những dịp phạm tội cũng mang các hình thức mới cho con người. Trong Thời Đại Các Tông Đồ, người ta cho rằng Ngày Tái Lâm sắp đến gần. Há người ta lại không thể nghĩ rằng Ngày Tái Lâm bị trì hoãn từ thế kỷ này sang thế kỷ nọ nhờ sự đền tội mà Giáo hội không ngừng phải làm vì tội lỗi của con người đó sao?
2. Đời sống của Giáo hội trên trái đất thuộc một trật tự vượt trên trật tự của văn hóa hoặc văn minh, nhưng nó liên hệ chặt chẽ và thường xuyên trao đổi với các nền văn hóa hoặc nền văn minh đa dạng đang phân chia thế giới; và khi trải qua các thời đại văn hóa đa dạng của nền văn hóa, nó mang lại nhiều điều cho mỗi nền văn hóa và nhận được nhiều điều từ nó.
Vào thời Trung cổ, nền văn hóa của thời đại đã tạo cho Giáo hội và nhân sự của Giáo hội một tặng phẩm quý giá với việc nghiên cứu phê bình các nền triết học Hy Lạp và các nền triết học Ả Rập cần được thần học đồng hóa và biến đổi. Nhưng nó đã mang đến cho Giáo hội và nhân sự của Giáo hội một tặng phẩm rất tồi tệ với ý tưởng, thịnh hành lúc đó, cho rằng các phương tiện vũ lực, và các biện pháp trừng phạt trần thế, và sự cưỡng bức thể lý phải được sử dụng để phục vụ tôn giáo.
Trong thời hiện đại, nền văn hóa của thời đại đã mang đến cho Giáo hội và nhân sự của Giáo hội một tặng phẩm rất đẹp đẽ với cảm thức tôn trọng của nó đối với các nghiên cứu khoa học và với việc nó công bố quyền tự do lương tâm; nhưng nó cũng đã mang đến cho Giáo hội và nhân sự của Giáo Hội một tặng phẩm rất tồi tệ với những nền triết lý sai lầm của nó, và hơn nữa, những năm cuối cùng, với việc hạ nhân phẩm đầy qủy quái có cao ngạo thay thế máy tính và máy điện tử bằng trí hiểu trong chính lĩnh vực suy nghĩ và tự do: để soạn một bản giao hưởng chẳng hạn hoặc một kế hoạch kiến trúc, hoặc để soạn các tác phẩm xã hội học tôn giáo, - tại sao không phải là sách giáo khoa thần học đa nguyên? - thậm chí để trình bầy trên một tấm thiệp, cho một cô gái hay một cậu trai, những đặc điểm của người chồng hoặc người vợ được chọn, thậm chí, trong một số trường hợp nhất định, để đưa ra phán đoán về giá trị của một ơn gọi...
3. Ngôi vị của Giáo hội ở đó, trước mắt chúng ta, hiển nhiên đang làm việc, qua huấn quyền khi giảng dạy một cách không thể sai lầm. Giáo Hội ở đó, trước mắt chúng ta, hiển nhiên đang làm việc - và một cách tuyệt vời! - qua Hy tế Thánh lễ, Giáo Hội ở đó qua các Bí tích, qua mỗi Bí tích Rửa tội, mỗi phép giải tội được lãnh nhận, mỗi việc hiệp thông trong Mình và Máu Chúa Kitô. Và Giáo Hội cũng ở đó, trước mắt chúng ta, dưới một phương thức biểu lộ không xác định và không hoàn hảo, nhờ ân sủng và lòng bác ái mà Thiên Chúa ban cho một cách vô hình khi con người không rời bỏ nó, và là sự tham dự vào linh hồn và sự sống của Giáo hội, và tự diễn dịch một cách ít nhiều có thể nhận thấy thành những hành vi được chúng khiến thực hiện. Ngôi vị của Giáo hội ở đó trước mắt chúng ta, dưới một hình thức biểu lộ không xác định và không hoàn hảo, mỗi khi hoàn thành một công việc tốt, một hành động công lý hoặc thương xót, một lời soi sáng và an ủi, phát ra từ một trái tim có Thiên Chúa ngự. Ngôi vị của Giáo hội ở đó trước mắt chúng ta dưới một phương thức biểu lộ không hoàn hảo, mỗi khi, trong cuộc sống hàng ngày, và trong chừng mực mà chúng ta có thể đánh giá nó, một thành viên trong nhân sự của Giáo hội, - cho dù người này, dưới sự thúc đẩy đặc biệt của Chúa Thánh Thần, hành động trong tư cách công cụ của Giáo hội, hoặc cả khi họ hành động trong tư cách nguyên nhân chính, - thực hiện tốt thừa tác vụ của mình và sử dụng tốt thẩm quyền của mình.
Cuối cùng, ngay cả khi một trong những thành viên nhân sự của Giáo Hội sử dụng không tốt thẩm quyền pháp lý hoặc thẩm quyền đạo đức của họ, thì ngôi vị của Giáo hội vẫn ở đó một cách phần nào gián tiếp, không hoàn toàn khiến Giáo Hội phải chịu trách nhiệm về điều mà họ thực hiện nhưng phản bội tinh thần của Giáo Hội (thậm chí chính đức tin của Giáo Hội, như trong một số trước tác rởm ngày nay), Giáo Hội ở đó theo nghĩa: chính Giáo Hội, bằng một Bí tích, đã phong ban cho họ thẩm quyền họ đang nắm giữ. Từ đó, chúng ta có nghĩa vụ lương tâm phải tuân theo (trừ trường hợp đó là hành vi bị Thiên Chúa cấm đoán nhưng đã được quy định ở đó) các quy định được ban hành cho chúng ta bởi các nhân viên của Giáo hội thực thi thẩm quyền pháp lý của mình một cách hợp lệ, cả khi, hành động như một nguyên nhân chính, xảy ra việc họ sai lầm trong trường hợp này hoặc trường hợp nọ.
4. Điểm cốt yếu vẫn cần được nói tới, và tôi cảm thấy rất không xứng đáng để nói về nó. Nếu trong tư cách Giáo hội của trái đất, ngôi vị của Giáo hội ở trong thời gian, thì, trước hết, chính là để Giáo Hội, Nhiệm thể của Chúa Kitô và Hiền thê của Chúa Kitô, tiếp tục trong đó, mọi thời, công trình cứu chuộc mà Chúa Kitô đã hoàn thành một lần và mãi mãi trên Thập giá. Đó là mầu nhiệm vĩ đại của việc đồng cứu chuộc. Cho đến tận thế, Cuộc Thương Khó của Chúa vẫn tiếp tục ở đây trên thế gian nơi các vị tử đạo của Người, nơi các Thánh của Người, nơi các bạn hữu của Người, ngay cả nơi những người bạn bất toàn nhất của Người, miễn là họ yêu mến Người thật sự. Hợp nhất bằng tình yêu với những đau khổ của Người và với tình yêu của Người, chúng kết hợp thành một với Người để áp dụng từng chút một, từng bước của lịch sử nhân loại, những công phúc vô hạn của Chúa Giêsu. Như vậy đau khổ của họ là đau khổ của Người, và tình yêu của họ là tình yêu của Người.
Kết luận của cuốn sách này: Một vài nhận xét liên quan đến nó
1. Tôi có ý tưởng này là cuốn sách này sẽ làm hài lòng tất cả mọi người, ý tôi là tất cả những người ngày nay đã có chủ trương đứng về "bên phải" hoặc đứng về "bên trái." (Và điều này không làm tôi phật lòng, mặc dù tôi chắc chắn không có ý định này khi viết nó.) Nó sẽ làm một số người không hài lòng vì tầm quan trọng hàng đầu mà tôi vốn gán cho ngôi vị của Giáo hội, những người khác vì tính tự do được tôi dùng nói đến nhân sự của Giáo Hội.
Và, tuy nhiên, về tư cách ngôi vị mà Thiên Chúa đã ban cho Giáo hội của Người một cách siêu nhiên (và về điểm này, theo ý kiến của tôi, đa số các nhà thần học đã không khẳng định đủ), người ta có thể nói, bằng các từ ngữ tương đương, điều Jean de Saint-Thomas {5} nói liên quan đến một điểm gây tranh luận khác: mặc dù trong những người trung thành (chúng ta đừng nói đến những kẻ hiểu biết giả mạo) nhiều người không lưu ý hoặc ít lưu ý đến nó hoặc ít quan tâm đến nó speculative et in actu signato (một cách suy lý và bằng hành vi biểu tượng), trong sự phản tỉnh suy lý của họ và cách trong đó họ tự phát biểu, tuy nhiên không ai hoài nghi nó in ipso exercitio et quasi practice (trong thực hành và gần như thực hành), trong chuyển động tự phát của tư tưởng và trong thực tiễn sống thực sự.
Còn đối với nhân sự của Giáo hội, mỗi người sẵn sàng ghi nhận, qua loa, rằng, theo câu nói được trích dẫn ở đầu chương này, "Người của Giáo hội sẽ không bao giờ là Giáo hội". Nhưng khi đụng tới việc phản tỉnh suy lý và những tuyên bố lịch sử, người ta thường do dự lưu ý một cách đủ chắc chắn tầm ý nghĩa thực sự của sự khác biệt này, đặc biệt trong điều liên quan tới mức độ nghiêm trọng của những rủi ro mà khi họ hành động như một nguyên nhân chính, người của Giáo Hội cũng bị giáp mặt như mỗi người chúng ta; tuy nhiên, lúc đó, khi mối quan tâm đến sự thật và chính việc chú ý đến mầu nhiệm thánh thiêng của Giáo hội phải dẫn đến việc người ta nói thẳng, bỏ qua những bức màn tôn kính e ngại mà những phong tục truyền thống tốt đẹp đòi hỏi người ta phải che chở chúng, về những lỗi lầm và sai lầm mà người của Giáo hội, khi họ hành động như nguyên nhân chính, có thể phạm phải, và trên thực tế, họ thường đã phạm phải và hiện tại họ vẫn còn phạm phải vì những lý do hoàn toàn ngược lại với những lý do trước đây - và đó không phải là những lỗi lầm và sai lầm của chính Giáo hội.
2. Tôi đã viết những trang này trong khi làm việc chống lại đồng hồ (ở tuổi của tôi thực sự có nghĩa vụ phải làm như vậy). Về những điểm đặc thù này nọ, rất có thể chúng chứa những lỗi lầm mà tôi chỉ có thể yêu cầu được sửa chữa. Nhưng liên quan đến các chủ đề chính mà chúng xoay chung quanh, - khái niệm về ngôi vị của Giáo hội, vốn là một ngôi vị duy nhất và như nhau ở trên trời và ở dưới đất, và trong đó sự thánh thiện và không thể sai lầm vốn cố hữu; sự khác biệt giữa ngôi vị của Giáo hội và nhân sự của Giáo hội; sự khác biệt giữa nhân sự của Giáo hội hành động như nguyên nhân công cụ của Giáo Hội (mà tiếng nói được nó làm cho người ta lắng nghe và qua đó chính Giáo hội hành động) và nhân sự của Giáo hội hành động như nguyên nhân chính (khi đó nó có nguy cơ có thể sai lỗi và sai lầm), - liên quan đến những chủ đề đa dạng này, các xác tín của tôi hoàn toàn chắc chắn: đến mức tôi dám hy vọng sẽ làm một số người chia sẻ chúng- trong số những người - nhiều hơn người ta nghĩ, nhưng là những người mà các phương tiện truyền thông đại chúng hầu như không tiết lộ sự hiện hữu cho chúng ta - ở giữa cơn bão ý tưởng ngu xuẩn được lan truyền rộng rãi, phải chịu đựng nhiều đau khổ trong đức tin của họ, và mong muốn chấm dứt chúng với việc phi huyền thoại hóa các tín điều và việc thế tục hóa, hoặc phàm tục hóa, một Kitô giáo mà các tiến sĩ và linh hướng mới của chúng ta muốn giao phó trong tay các nhà xã hội học, các nhà phân tâm học, các nhà cấu trúc luận, các người theo chủ nghĩa Herbert Marcuse (**), các nhà hiện tượng học, và các nhà tiên phong của chế độ kỹ trị.
3. Những gì tôi cố gắng cung cấp ở đây là chứng từ cuối cùng của một ông già neo đơn đã được giúp đỡ trong sự yếu đuối của mình bởi người đàn bà luôn truyền cảm hứng cho công việc của mình.
Như tôi đã viết ở trên, tôi có ý tưởng là ngày nay nó sẽ làm nhiều người hài lòng. Nhưng ai biết được? Trong năm mươi năm nữa, có lẽ người ta sẽ thấy rằng tất cả những điều này đã được nói ra một cách rất kém cỏi, nhưng, xét cho cùng, nó không ngu ngốc đến như vậy.
________________________________________________________________________________________________________________
(*) Aevum. 1. Từ điển Đức tin Kitô giáo Pháp Việt dịch là “Một kiếp, một đời. (Do từ Hy lạp aiôn = quãng thời gian. Thời gian tồn tại của một hữu thể, không thay đổi về bản thể nhưng có thể có biến đổi về tùy thể và có những hành động kế tiếp nhau. Đó là thời gian tồn tại của bản thể tinh thần (Sum.theol. I.10.5)// Trong văn chương giáo phụ và phụng vụ, có thể dùng theo nghĩa rộng và được hiểu là tính vĩnh viễn”. 2. Từ điển Triết Thần của các Cha Ngô Minh, Nguyễn Thế Minh và Vũ Kim Chính, Dòng Tên, định nghĩa ngắn gọn hơn: “Nơi có bắt đầu mà không có cùng tận, cảnh huống của tạo vật vượt không gian và thời gian”, nói tóm lại là hữu thủy vô chung.
(**) Marcusiste: theo tôn giáo cá nhân chủ nghĩa của Herbert Marcuse. Theo thuyết này, niềm tin vào việc theo sát qui luật là sai, người ta được phép làm và nói điều họ muốn một cách hợp lý.
{1} Ph. Dunand, mục "Jeanne d'Arc," Dict. d'Apol., cột 1251.
{2} Charles Journet, Sđd., Tập I, Ấn bản 2, các tr. 451-452. Xem ở trên, Ch. XI, trang 247, và chú thích 15 của Ch. VII.
{3} Người ta thường nghe nói rằng vào thời kỳ nắm quyền trần thế, một số vị Giáo hoàng đã không ngần ngại sử dụng các biện pháp thiêng liêng như vạ tuyệt thông trong các cuộc xung đột chính trị hoặc chiến tranh với một số kẻ thù. Tôi muốn lưu ý ở đây rằng nếu chúng ta xem xét mọi điều một cách chặt chẽ, thì lịch sử sẽ không đưa ra bất cứ điển hình nào về một lỗi lầm như vậy; trái lại, người ta quan sát thấy sự chú ý cực độ của các vị Giáo hoàng luôn luôn tôn trọng sự khác biệt giữa hai lĩnh vực. Tính ưu tiên dành cho các phương tiện đàn áp đã gây ra một số lượng lớn các phán quyết và vạ tuyệt thông mà người ta có quyền phán xét là quá đáng, nhưng không liên quan gì đến việc qui hướng các cánh tay thiêng liêng để phục vụ lợi ích trần gian.
Về các Giáo hoàng Nicôla I (858-867) và Gioanna VIII, những vụ tượng trưng cho tuyệt đỉnh của ngôi vị Giáo hoàng trong Thời Đầu Trung Cổ, xem W. Ullemann, The Growth of Papal Government in the Middle Ages [Sự lớn mạnh của Chính phủ Giáo hoàng trong thời Trung cổ], 1962.
{4} Giả sử rằng người ta sẽ giải quyết được sự mơ hồ nguy hiểm này, thì, trong các mối liên hệ khác, hạn từ "Giáo Hội" sẽ vẫn giữ nguyên sự mơ hồ mà Jean Bréhal đã lưu ý từ lâu, và điều này không gây bất lợi, vì nó không gây rủi ro khiến tâm trí ta ra sai lạc. Hạn từ này, trước hết, chỉ rõ Giáo hội hoàn vũ trong mầu nhiệm riêng của nó, vốn là đối tượng đức tin của chúng ta và là điều được cuốn sách này nhấn mạnh rất nhiều. Nhưng nó cũng chỉ "Giáo hội" (Công Giáo) này hay Giáo Hội (Công Giáo) nọ của một nghi lễ nào đó; và "Giáo Hội" địa phương này hay “Giáo Hội” địa phương nọ, "Giáo Hội Lyon" chẳng hạn; và "Giáo hội" bất đồng này hay “Giáo Hội’ bất đồng nọ, như “Giáo Hội Anh giáo” chẳng hạn.
Khi nói theo cách riêng của mình về sự mơ hồ của hạn từ "Giáo Hội", Bréhal thậm chí cho rằng sự đơn sơ của Gioanna thành Arc có nguy cơ khiến cô hiểu lầm "Giáo Hội" mà các thẩm phán của Rouen đã yêu cầu cô phục tùng là "Nhà thờ" mà người ta thường đến vào mỗi Chúa nhật. Nhưng ở đây, Bréhal hơi phóng đại một chút.
{5} Curs. theol., II-II, q. 1, a. 7; disp. 2, a. 2, số 10 và 40; t. VII, các trang 233 và 248. Cf. Ch. Journet, sđd., I, tr. 444.
VietCatholic TV
Bị đánh trúng kho hỏa tiễn lớn, Nga khựng lại ở Bakhmut. Ba Lan gửi thêm 60 xe tăng, hô hào giao F16
VietCatholic Media
02:39 28/01/2023
1. Kho đạn của quân Nga nổ tung. 850 quân Nga bị loại khỏi vòng chiến cùng 7 xe tăng, 11 hệ thống pháo
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Bẩy, 28 tháng Giêng, Đại Tá Georgi Gleba, cho biết gần Bakhmut của khu vực Donetsk, các quân nhân của Lực lượng Bảo vệ Biên giới Nhà nước Ukraine đã loại bỏ một nhóm lính bộ binh Nga. Ngoài ra, các thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine đã phá hủy một kho đạn dược của đối phương.
“Theo hướng Bakhmut, Lữ đoàn tác chiến số 3 của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine, phối hợp với Lữ đoàn pháo binh biệt lập số 44 của Lực lượng Vũ trang Ukraine, đã phát hiện và phá hủy một kho đạn lớn của kẻ thù”
Đại Tá Georgi Gleba lưu ý rằng kho đạn này chứa hỏa tiễn chống tăng có điều khiển, mìn chống tăng, các loại hỏa tiễn và đạn pháo binh. Các tiếng nổ có thể nghe thấy từ hàng chục km kèm theo với những cụm khói bốc lên cao.
Trong ngày 26 Tháng Giêng, Lữ Đoàn Dù 108 của Nga tháo chạy khỏi làng Klishchiivka, một ngôi làng quan trọng ở phía nam Bakhmut, sau cuộc tấn công quyết liệt của Lữ Đoàn Dù số 46 của Ukraine, được bổ sung thêm pháo binh và thiết giáp.
Một ngày sau, lính Dù Nga quay trở lại tấn công Klishchiivka. 3 xe tăng và 8 xe thiết giáp đã bị bắn cháy. Lữ Đoàn Dù Nga lại phải rút lui. Một máy bay trực thăng Ka-52 yểm trợ cho cuộc rút lui đã bị bắn cháy.
Tại khu vực Vuhledar, quân Nga đã thực hiện 322 cuộc tấn công bằng súng cối và pháo binh trong ngày hôm qua. Trong 58 cuộc giao tranh bằng bộ binh, 109 quân Wagner bị loại khỏi vòng chiến.
Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Nhóm phía Đông của Lực lượng Vũ trang Ukraine, đã phát biểu như trên.
“Trong nhiều tháng, quân đội Nga, sử dụng các đơn vị súng trường cơ giới và Thủy Quân Lục Chiến, đã cố gắng đạt được thành công ở đó. Nhưng họ phải đối mặt với sự kháng cự nghiêm trọng từ Lực lượng vũ trang và các đội hình khác của lực lượng phòng thủ và cuối cùng phải rút lui, chịu tổn thất.”
Sau đó, quân Wagner đã được tung vào mặt trận này. Bàn về mức độ ác liệt trong cuộc chiến tại thành phố Vuhledar, Đại Tá Cherevatyi cho biết trong ngày họ thực hiện 322 vụ pháo kích, 58 cuộc đụng độ đã diễn ra, trong đó họ mất 109 người thiệt mạng và 188 người bị thương”
Phát ngôn nhân nói thêm rằng theo hướng này, người Nga đã mất 4 xe tăng, 3 xe chiến đấu bộ binh, 3 khẩu pháo và 3 máy bay không người lái Orlan-10 chỉ trong một ngày.
“Có những trận chiến khốc liệt đang diễn ra ở đó. Đối phương thực sự đang cố gắng đạt được thành công trung bình ở đó, nhưng nhờ nỗ lực của lực lượng phòng thủ của chúng ta, chúng không thể làm được điều đó và xoay qua phóng đại thành tích của chúng trên các kênh Telegram,” phát ngôn nhân nói.
Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh nghi ngờ về việc Liên bang Nga đã đạt được bất kỳ thành công nào gần Orikhiv và Vuhledar, vì các nguồn tin quân sự của Nga đang cố tình lan truyền thông tin sai lệch.
Trong 24 giờ qua, 850 binh sĩ Nga đã bị loại khỏi vòng chiến, cùng 7 xe tăng, 6 xe thiết giáp, 11 hệ thống pháo, và một máy bay trực thăng.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 27 Tháng Giêng, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã loại khỏi vòng chiến khoảng 124.710 quân xâm lược Nga. Hơn nữa,quân Ukraine đã phá hủy 3.182 xe tăng đối phương, 6.340 xe thiết giáp, 2.180 hệ thống pháo, 452 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 221 hệ thống phòng không, 292 máy bay, 283 máy bay trực thăng, 1.941 máy bay không người lái tác chiến-chiến thuật, 796 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 5.001 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 199 đơn vị thiết bị đặc biệt.
2. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong Bản tin tình báo mới nhất Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như sau:
Trong sáu ngày qua, các nhà bình luận trực tuyến của Nga đã tuyên bố rằng các lực lượng Nga đã đạt được những bước tiến đáng kể, xuyên thủng các tuyến phòng thủ của Ukraine ở hai khu vực: ở tỉnh Zaporizhzhia gần Orikiv và cách thành phố này 100 km về phía đông, và ở tỉnh Donetsk, gần Vuhledar.
Các đơn vị Nga có thể đã tiến hành các cuộc tấn công cục bộ, thăm dò gần Orikiv và Vuhledar, nhưng rất khó có khả năng Nga thực sự đạt được bất kỳ bước tiến đáng kể nào.
Có khả năng thực tế là các nguồn tin quân sự Nga đang cố tình truyền bá thông tin sai lệch nhằm làm người ta lầm tưởng rằng hoạt động của Nga đang duy trì đà phát triển.
3. Thương thì thương cho trót. Các đồng minh của Ukraine kêu gọi cung cấp máy bay phản lực F-16 như là 'bước tiếp theo tự nhiên' trong cuộc chiến với Nga
Một nguồn tin quân sự hàng đầu nói với The Sun rằng máy bay rất quan trọng trong việc bảo vệ xe tăng.
Anh, Đức, Ba Lan và Mỹ đã cam kết cung cấp xe tăng và tướng NATO cho biết: “Xe tăng sẽ hiệu quả hơn nếu chúng có lớp bọc trên không phù hợp. F-16 là sự lựa chọn rõ ràng vì có rất nhiều chiếc như vậy xung quanh Ukraine.”
Hà Lan cam kết sẽ xem xét các yêu cầu của Kyiv đối với F-16 của họ “với tinh thần cởi mở”.
Và nhà sản xuất máy bay chiến đấu Lockheed Martin cho biết họ đã sẵn sàng đẩy mạnh sản xuất để thay thế những chiếc máy bay mà các đồng minh tài trợ cho Ukraine.
Cựu Thống chế Không quân RAF Edward Stringer cho biết: “Một số hình thức yểm trợ trên không, nếu mật độ phù hợp và đáng tin cậy, sẽ bảo vệ đội xe tăng phương Tây của Ukraine.”
Yuriy Sak, cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, cho biết: “Nếu chúng tôi có được những chiếc F16, lợi thế trên chiến trường sẽ vô cùng lớn”.
Trong khi đó, ít nhất 11 người đã thiệt mạng sau khi Nga tung 55 hỏa tiễn và máy bay không người lái vào các thành phố của Ukraine. 47 trong số đó đã bị Ukraine bắn hạ.
Cuộc tấn công diễn ra sau khi cả Đức và Mỹ hôm thứ Tư đều xác nhận rằng họ sẽ cung cấp xe tăng cho Ukraine.
Một quan chức cấp cao của Liên Hiệp Âu Châu cho biết Nga đang đưa cuộc xung đột ở Ukraine sang “một giai đoạn khác” bằng cách “tiến hành chiến tranh nhằm vào NATO” và các đồng minh của họ.
Tổng thống Joe Biden tuần này tuyên bố Mỹ sẽ gửi 31 xe tăng M1 Abrams tiên tiến trị giá hơn 300 triệu bảng Anh tới Ukraine, như một phần trong nỗ lực của phương Tây nhằm hỗ trợ Kyiv.
Nhưng các quan chức Liên Hiệp Âu Châu cho biết đứng trước cục diện mới này Vladimir Putin đã chuyển từ một “chiến dịch đặc biệt” sang khái niệm chiến tranh trực tiếp chống lại NATO và phương Tây.
Liên Hiệp Âu Châu khẳng định việc cung cấp xe tăng của Đức và Mỹ là nhằm giúp người Ukraine tự vệ trong chiến tranh, chứ không có ý biến họ thành những kẻ tấn công như Putin rêu rao.
4. Tiêm kích F-16 có thể là lựa chọn tốt nhất của Không quân Ukraine
Tiêm kích F-16 có thể là lựa chọn tốt nhất cho Không quân Ukraine và trở thành loại máy bay đa năng duy nhất mà lực lượng này sẽ vận hành.
Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết như trên trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Sáu 27 Tháng Giêng.
“Loại máy bay đa năng này, phổ biến nhất trên thế giới, và F-16 có thể là lựa chọn tốt nhất cho Lực lượng Không quân để trở thành máy bay chính duy nhất của lực lượng này, một loại máy bay chiến đấu đa năng duy nhất,” Ihnat nói.
Theo phát ngôn nhân, tiêm kích F-16 có thể tấn công các mục tiêu mặt đất bằng nhiều loại vũ khí khác nhau, cũng như trở thành một phần của năng lực phòng không, bảo vệ bầu trời khỏi các cuộc tấn công từ trên không.
Phát ngôn nhân Lực lượng Không quân Ukraine Yurii Ihnat cho biết các phi công Ukraine sẽ mất “khoảng 6 tháng” để thành thạo máy bay chiến đấu đa năng F-16.
“Các phi công của chúng ta có thể học cách lái những chiếc máy bay đó trong vài tuần. Sẽ mất thời gian để thuần thục cách chiến đấu với những chiếc máy bay đó, khoảng 6 tháng,” Ihnat nói. “Họ sẽ phải học cách sử dụng tất cả các loại vũ khí mà máy bay hiện đại được trang bị.”
Sau khi các quốc gia phương Tây đồng ý cung cấp xe tăng cho Ukraine, một số nhà phân tích nhanh chóng gợi ý rằng các đồng minh Âu Châu và NATO cuối cùng sẽ cung cấp cho Ukraine các máy bay cũ hơn như F-16.
Ihnat nói thêm rằng ngoài các phi công, “đào tạo chuyên sâu” sẽ cần thiết phải có các đội mặt đất phục vụ F-16.
Ông lưu ý rằng Ukraine hiện có 4 loại máy bay đang phục vụ: hai loại máy bay chiến đấu Su-27 và MiG-29, máy bay cường kích Su-25 và máy bay ném bom Su-24. “Chiếc máy bay F16 này có thể kết hợp tất cả các chức năng này, đó là lý do tại sao người ta chú ý nhiều hơn đến nó trong việc cung cấp nó cho Ukraine”.
Như đã đưa tin, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc John Feiner cho biết, Mỹ sẵn sàng thảo luận sơ bộ với Kyiv và các đồng minh về ý tưởng cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine.
5. Ba Lan sẽ gửi thêm 60 xe tăng tới Ukraine
Theo Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki, Ba Lan có kế hoạch gửi thêm 60 xe tăng chiến đấu hiện đại tới Ukraine ngoài 14 xe tăng Leopard 2 mà nước này đã cam kết.
Morawiecki rất vui vì Ba Lan có thể “thuyết phục các đồng minh và đối tác của chúng tôi từ Tây Âu rằng họ nên tích cực hơn nữa trong việc hỗ trợ Ukraine,” thủ tướng nói với đài truyền hình CTV của Canada hôm thứ Sáu.
Đầu tuần này, Đức đã quyết định gửi xe tăng Leopard 2 tới Ukraine sau nhiều cuộc thảo luận ngoại giao.
Morawiecki cho biết Ba Lan thích “làm gương đi đầu” và ca ngợi quyết định gửi 250 xe tăng tới Ukraine của nước này vào năm ngoái, đồng thời cho biết thêm rằng họ là quốc gia đầu tiên làm như vậy.
“Ngay bây giờ, chúng tôi đã sẵn sàng gửi 60 xe tăng hiện đại hóa của chúng tôi, 30 trong số đó là PT-91,” thủ tướng cho biết, đề cập đến xe tăng chiến đấu chủ lực của đất nước, PT-91 Twardy. “Và ngoài những chiếc xe tăng đó, còn có 14 xe tăng Leopard 2, thuộc sở hữu của chúng tôi.”
“Tôi đã trích lời của Tổng thống Zelenskiy để giải thích tầm quan trọng của việc có xe tăng hiện đại trong loại chiến tranh này. Người Nga có vài nghìn, thậm chí có người nói hơn 15.000 xe tăng trong kho vũ khí của họ,” Morawiecki nói thêm.
Ba Lan tuần trước đã chỉ trích gay gắt sự do dự ban đầu của Đức trong việc chấp thuận yêu cầu của Warsaw chuyển giao một số xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất cho Ukraine.
6. Zelenskiy cảm ơn Ba Lan vì cung cấp nhiều xe tăng
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy bày tỏ lòng biết ơn tới lãnh đạo và toàn thể nhân dân Ba Lan về quyết định cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực cho Ukraine.
Ông nói: “Xin cảm ơn Andrzej Duda, Mateusz Morawiecki, Mariusz Blaszczak, Jacek Sewiera và người dân Ba Lan vì quyết định quan trọng chuyển 60 xe tăng Ba Lan tới Ukraine, 30 trong số đó là chiếc RT-91 Twardy nổi tiếng và 14 chiếc Leopard 2. Giống như 160 năm trước, chúng ta ở bên nhau, nhưng lần này kẻ thù không có cơ hội. Cùng nhau, chúng ta sẽ chiến thắng!”
Như đã đưa tin, người đứng đầu chính phủ Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết Warsaw sẵn sàng chuyển giao cho Kyiv 60 xe tăng RT-91 của Ba Lan, là biến thể hiện đại hóa của T-72, cũng như 14 xe tăng Leopard 2.
7. Bỉ gửi gói viện trợ quân sự lớn nhất trị giá 92 triệu EUR cho Ukraine
Hôm 27 Tháng Giêng, Chính phủ Bỉ đã quyết định phân bổ gói viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine với số tiền lên tới 92 triệu EUR.
“Tính chung, đất nước chúng ta đã cung cấp khoản viện trợ quân sự trị giá 146 triệu EUR. Hôm nay, Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định gửi thêm cho Ukraine gói viện trợ quân sự mới trị giá 92 triệu EUR,” Thủ tướng Alexander De Croo cho biết.
Gói viện trợ mới gồm hỏa tiễn phòng không, hỏa tiễn chống tăng, súng máy, lựu đạn, đạn dược, xe tải và xe SUV bọc thép.
Thủ tướng nói thêm rằng một phần thiết bị sẽ được lấy từ kho của Bộ Quốc phòng Bỉ, trong khi một phần sẽ được mua từ các công ty tư nhân.
Bỉ cũng viện trợ nhân đạo cho Ukraine 69 triệu euro.
Ngoài ra, De Croo lưu ý rằng tài sản trị giá 58 tỷ EUR của Nga đã bị đóng băng ở Bỉ.
Bộ trưởng Quốc phòng Bỉ Ludivine Dedonder đã đến thăm những quân nhân Ukraine đang được điều trị tại Bệnh viện Quân đội Queen Astrid ở Brussels.
Anh đã cung cấp hơn 200 xe bọc thép cho Ukraine.
Bộ Quốc Phòng Ukraine cho biết “Vương quốc Anh là quốc gia Âu Châu đầu tiên tài trợ viện trợ sát thương cho Ukraine và họ cam kết sẽ cung cấp bằng hoặc vượt quá khoản tài trợ của năm ngoái trong năm 2023 này. Cho đến nay, chúng ta đã nhận được hơn 200 xe thiết giáp Husky, Mastiff, Wolfhound, Spartan và Stormer”
8. Quan chức cấp cao của Liên Hiệp Âu Châu kêu gọi dự án “Đài phát thanh tự do tiếng Nga” để truyền thông Nga đưa tin mà không bị kiểm duyệt
Một quan chức cấp cao của Liên minh Âu Châu hôm thứ Sáu đã kêu gọi thành lập một dự án “Đài phát thanh tự do của Nga” để cho phép các nhà báo độc lập của Nga đưa tin mà không có sự kiểm duyệt từ Điện Cẩm Linh.
“Tôi muốn khởi động một dự án Đài phát thanh Nước Nga Tự do, tương tự như ý tưởng về Đài Âu Châu Tự do hay Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, được thành lập để chống lại tuyên truyền và truyền tải tin tức và thông tin không bị kiểm duyệt trong Chiến tranh Lạnh và Chiến tranh Thế giới thứ II”.
Cô ấy nói trong một bài phát biểu tại thủ đô Tallinn của Estonia, điều đó không có nghĩa là tạo ra một đài phát thanh hoàn toàn mới, mà là một nền tảng “để hỗ trợ những người đã làm được nhiều việc, giúp họ tạo ra quy mô kinh tế và lấp đầy những khoảng trống để họ có thể sản xuất nhiều nội dung hơn và phân phối nội dung đó rộng rãi hơn mà không có bất kỳ sự can thiệp nào của biên tập viên.”
Cô nói: Nhiều nhà báo độc lập đã bị trục xuất khỏi Nga kể từ khi nước này xâm lược Ukraine do kiểm duyệt.
“Chúng ta cần tạo điều kiện để họ làm việc và kể câu chuyện về Liên Hiệp Âu Châu mà họ thấy và trải nghiệm cho khán giả Nga của họ,” Jourová tiếp tục. “Đó không chỉ là nghĩa vụ đạo đức, mà còn vì lợi ích cá nhân của chúng ta.”
Jourová đã hồi tưởng lại thời thơ ấu của mình ở Cộng hòa Tiệp thời Xô viết để “bác bỏ” lập luận rằng “tất cả người Nga” đều ủng hộ chính phủ Mạc Tư Khoa, kêu gọi Âu Châu đừng “từ bỏ xã hội Nga bất kể ít hay nhiều đang muốn nghe tin tức thực sự, chứ không phải tuyên truyền của Điện Cẩm Linh.”
Một số thông tin cơ bản: Chính phủ Nga đã thông qua luật hình sự hóa việc phổ biến cái mà họ gọi là thông tin “cố ý sai sự thật” về các lực lượng vũ trang Nga vào đầu tháng 3, chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh xâm lược Ukraine toàn diện. Hình phạt tối đa theo luật là 15 năm tù.
Chung quanh phép lạ do lời cầu bầu của linh mục Ba Lan trong phong trào đoàn kết bị cộng sản sát hại
VietCatholic Media
06:09 28/01/2023
1. Việc phong thánh cho linh mục Ba Lan bị cộng sản sát hại bị trì hoãn sau khi phép lạ không được chứng minh
Con đường tuyên thánh của Chân Phước Jerzy Popiełuszko - một linh mục bị cảnh sát mật cộng sản sát hại - được cho là đã bị trì hoãn sau khi không thể chứng minh được một phép lạ là do lời cầu bầu của ngài.
Cha Popiełuszko, người có liên hệ nổi bật với phong trào Đoàn kết đã giúp lật đổ chế độ cộng sản của Ba Lan, đã bị sát hại vào năm 1984 bởi các đặc vụ của cơ quan an ninh. Sau đó, ngài được Giáo Hội Công Giáo công nhận là một vị tử đạo và được phong chân phước vào năm 2010 - một bước trên con đường được tuyên thánh.
Để được công nhận là một vị thánh, một ứng viên phải có một phép lạ sau khi chết được tin là nhờ lời cầu bầu của vị ấy, và được Bộ Phong thánh của Vatican xác nhận.
Trong trường hợp của Cha Popiełuszko, người ta cho rằng một người Pháp 56 tuổi, François Audelan, đã được chữa lành bệnh bạch cầu một cách thần kỳ vào năm 2012 sau khi một linh mục đề nghị vợ ông giao phó mạng sống và sức khỏe của Audelan cho Cha Popiełuszko.
Ngày hôm sau, vị linh mục nhận được tin Audelan đã bình phục và vào năm 2014, người ta xác nhận rằng bệnh ung thư của anh đã thuyên giảm hoàn toàn. Năm sau, vụ việc được đệ trình lên Vatican như bằng chứng về một phép lạ được cho là do lời cầu bầu của Cha Popiełuszko.
Tuy nhiên, tờ báo Rzeczpospolita của Ba Lan hôm nay đưa tin rằng Vatican đã quyết định không công nhận sự kiện này là một phép lạ. Bộ Phong thánh đã hỏi ý kiến của hai nhóm bác sĩ, cả hai đều kết luận rằng sự phục hồi của Audelan là có thể về mặt y tế.
Điều đó có nghĩa là những nỗ lực để chứng minh một phép lạ nhờ lời cầu bầu của Cha Popiełuszko phải bắt đầu lại. Một trung tâm ở Warsaw chuyên nghiên cứu về cuộc đời của cố linh mục đã thu thập những ví dụ khả thi.
Józef Naumowicz, một linh mục từng là thành viên của tòa án điều tra sự phục hồi của Audelan, cho biết: “Tất cả những gì tôi có thể nói là còn rất nhiều phép lạ đã được tính đến”.
Năm 2021, Stefan Wyszyński - một Hồng Y Công Giáo người Ba Lan từng bị chính quyền cộng sản bỏ tù từ năm 1953 đến năm 1956 - được phong chân phước tại một buổi lễ ở Warsaw với sự tham dự của tổng thống và thủ tướng đương nhiệm của Ba Lan.
Viện Tưởng niệm Quốc gia Ba Lan lưu ý rằng Cha Popiełuszko được Đức Hồng Y Wyszyński phong chức linh mục và luôn coi ngài là tấm gương để noi theo. Ngài trở thành người ủng hộ nổi bật của Công đoàn Đoàn kết trong thời kỳ thiết quân luật từ 1981 đến 1983.
Do các hoạt động của mình, Cha Popiełuszko đã bị các cơ quan an ninh giám sát và ngày càng bị đe dọa, bao gồm cả việc bị thẩm vấn nhiều lần và bị bôi nhọ trong tuyên truyền cộng sản.
Vào ngày 19 tháng 10 năm 1984, khi đang trở về Warsaw từ một thánh lễ ở Bydgoszcz, ngài đã bị ba viên chức cảnh sát mật bắt cóc, đánh đập và sau đó giết chết. Họ hầu tòa vào tháng 12 cùng năm, và năm 1985 bị kết tội giết người và bị kết án tù.
Lễ tang của Cha Popiełuszko ở Warsaw có sự tham dự của hàng trăm nghìn người thương tiếc - bao gồm cả lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết Lech Wałęsa - và trở thành một sự phản đối lớn đối với chế độ cộng sản.
Source:notesfrompoland.com
2. Linh mục Đa Minh gây tranh cãi sẽ hướng dẫn tĩnh tâm cho các giám mục khi bắt đầu thượng hội đồng
Hôm thứ Hai, Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich đã thông báo rằng phiên họp tháng 10 năm 2023 của Thượng Hội đồng Giám mục về tính đồng nghị sẽ bắt đầu bằng cuộc tĩnh tâm ba ngày do một nhà thuyết giáo dòng Đa Minh chủ trì. Vị linh mục này là người có những tuyên bố về đồng tính luyến ái đã gây tranh cãi.
Theo Đức Hồng Y, linh mục Dòng Đa Minh Timothy Radcliffe sẽ hướng dẫn các giám mục Công Giáo và những người tham gia Thượng Hội Đồng Giám Mục Thường kỳ lần thứ 16 trong một cuộc tĩnh tâm gần Rôma từ ngày 1 đến 3 tháng 10 theo lời mời của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Cha Radcliffe, 77 tuổi, từng là người đứng đầu Dòng Đa Minh từ năm 1992 đến năm 2001. Những tuyên bố không chính thống của ngài, đặc biệt là những tuyên bố về đồng tính luyến ái, trước đây đã gây tranh cãi trong Giáo hội.
Trong Báo cáo Pilling của Anh giáo năm 2013, Cha Radcliffe đã viết rằng khi xem xét các mối quan hệ đồng giới, “chúng ta không thể bắt đầu với câu hỏi liệu nó được phép hay bị cấm! Chúng ta phải hỏi ý nghĩa của nó là gì và nó cách xa thánh thể bao xa. Chắc chắn nó có thể hào phóng, dễ bị tổn thương, dịu dàng, hỗ tương và bất bạo động. Vì vậy, theo nhiều cách, tôi nghĩ nó có thể diễn tả sự tự hiến của Chúa Kitô.” Nhiều người cho rằng việc liên hệ giữa hành vi đồng tính và sự tự hiến của Chúa Kitô là một sự báng bổ quá đáng, không thể có trên môi miệng một linh mục.
Hollerich đã thông báo về cuộc tĩnh tâm của Thượng Hội đồng Giám mục tại một cuộc họp báo của Vatican vào ngày 23 Tháng Giêng nhằm thúc đẩy một buổi canh thức cầu nguyện đại kết sẽ được tổ chức tại Quảng trường Thánh Phêrô để phó thác công việc của Thượng Hội đồng Giám mục cho Thiên Chúa.
“Thượng hội đồng không phải là về chính trị của Giáo hội. Đó là lắng nghe Thánh Linh của Thiên Chúa và cùng nhau tiến lên và cầu nguyện. Như vậy sẽ có một điểm khác so với các Thượng hội đồng khác. Sau buổi canh thức cầu nguyện, các giám mục và những người tham gia thượng hội đồng sẽ lên đường để tĩnh tâm ba ngày. Vì vậy, chúng ta bắt đầu bằng lời cầu nguyện, bằng việc lắng nghe Thánh Linh,” Hồng Y Hollerich nói.
Cuộc tĩnh tâm của các giám mục và buổi canh thức cầu nguyện đại kết sẽ diễn ra trong những ngày ngay trước Đại hội đồng thường kỳ lần thứ 16 của Thượng Hội đồng Giám mục, thường được gọi là Thượng hội đồng về tính đồng nghị.
Phiên họp thường kỳ lần thứ 16 của Thượng Hội đồng Giám mục sẽ diễn ra trong hai phiên. Phiên đầu tiên sẽ diễn ra từ ngày 4 đến ngày 29 tháng 10 năm 2023 và phiên thứ hai vào tháng 10 năm 2024.
Tại cuộc họp báo, Hồng Y Hollerich nhấn mạnh rằng ngài “không bận tâm… rằng có những quan điểm khác nhau trong Giáo Hội Công Giáo,” nhưng ngài coi “những căng thẳng… là điều gì đó tích cực” đối với thượng hội đồng về tính đồng nghị.
Source:Catholic News Agency
3. Nhật Ký Trừ Tà số 225: Trái tim của một chiến binh tâm linh
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #225: The Heart of a Spiritual Warrior”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 225: Trái tim của một chiến binh tâm linh”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Chúng tôi đã có một vài trường hợp trong quá khứ gần đây đặc biệt tàn bạo. Một số phụ nữ trẻ đã nhiều lần bị ma quỷ hành hạ vào ban đêm và trong các phiên trừ tà. Họ đã bị bóp cổ, tay chân bị trẹo, bầm dập và bị đánh đập, bị ma quỷ hãm hiếp vào ban đêm, v.v. Ma quỷ đã đe dọa họ, hoành hành, nguyền rủa và khủng bố họ. Một người đã trải qua tất cả những cảm giác đau đớn khi bị lũ quỷ cắm dao vào tay, mặc dù điều đó chưa bao giờ xảy ra về mặt thể lý.
Trái tim tôi tan nát khi thấy họ đau khổ như thế nào. Một số người sẽ không tin, nhưng tôi đã thấy nó nhiều lần. Một số người sẽ thắc mắc tại sao Thiên Chúa cho phép điều đó. Nhưng Thiên Chúa cho phép những sinh vật sa ngã của Ngài, con người và ma quỷ, gây ra những tội ác khủng khiếp trên thế giới của chúng ta. Chúng ta tin tưởng, như Chúa đã nói với nhà thần bí Julian của Norwich rằng, cuối cùng: “Tất cả sẽ tốt đẹp, và mọi thứ sẽ tốt đẹp.”
Điều gây ấn tượng với những phụ nữ trẻ này là lòng dũng cảm của họ khi đối mặt với sự tra tấn tàn ác và đau đớn như vậy. Như tôi đã nói với một trong số họ gần đây, “Chúa đang biến bạn thành một Chiến binh Tâm linh mạnh mẽ.” Mỗi người trong số họ đều có những ân sủng và sức mạnh cần thiết cho cuộc chiến tâm linh. Mỗi người trong số họ đều có trái tim của một Chiến binh Tâm linh.
Một Chiến Binh Tâm linh đích thực:
Không Sợ Hãi nhưng Tin Tưởng. Ma quỷ có thể đáng sợ. Họ đe dọa tra tấn và những sự dữ lớn lao. Những người phụ nữ này không chịu khuất phục. Họ tin rằng Chúa Giêsu là Chúa và rằng Chúa Giêsu “chống lưng cho họ”.
Khiêm tốn vâng lời. Sự kiêu ngạo của con người nhanh chóng bị khuất phục bởi ma quỷ. Tự hướng con người tất yếu dẫn đến tai họa. Những người phụ nữ này khiêm nhường vâng phục Thiên Chúa, Giáo hội và người trừ quỷ, tất cả đều rất quan trọng cho sự thành công của một cuộc trừ quỷ.
Bình tĩnh đón nhận. Ma quỷ cám dỗ họ không chịu khuất phục trước sự tủi thân, oán giận và cơn thịnh nộ bên trong. Con đường này rất dễ đi và nhiều người trong thế giới của chúng ta rơi vào đó. Nhưng con đường này dẫn vào thế giới đen tối của ma quỷ; đây là địa ngục của Satan. Những người phụ nữ này chịu đựng những cực hình như vậy mà không hề oán hận hay cay đắng. Họ toát ra một cảm giác bình an nội tâm.
Khi bị đánh gục, họ đứng dậy. Đây có lẽ là phẩm chất nổi bật nhất của họ. Khi lũ quỷ bóp cổ họ; họ tiếp tục chiến đấu. Khi ma quỷ đe dọa họ; họ tiếp tục cầu nguyện. Khi lũ quỷ hạ gục họ; họ nhận được ơn trỗi dậy trở lại.
Bị chiếm hữu là một trải nghiệm khủng khiếp và một số người bị chiếm hữu không phải do lỗi của họ. Đã có nhiều vị thánh chịu sự tấn công dữ dội của ma quỷ để làm nạn nhân cho phần rỗi các linh hồn, chẳng hạn như Thánh Maria Chúa Giêsu chịu đóng đinh (“Người Ả Rập nhỏ bé”). (Một số người cho rằng, trong bốn mươi ngày, “Người Ả Rập Nhỏ” thậm chí còn bị chiếm hữu hoàn toàn!*) Chính trong những thời khắc đen tối như vậy, chúng ta mới có thể tham dự đầy đủ nhất vào Thập giá của Chúa Kitô.
Những thiếu nữ này tiêu biểu cho những đặc điểm của một Chiến binh Tâm linh thực thụ. Họ cho thấy lòng can đảm, không sợ hãi, tin tưởng, khiêm nhường, vâng lời và kiên trì trong Chúa. Họ chỉ cho chúng ta con đường mà tất cả chúng ta phải đi. Ước gì cuộc sống của chúng ta tràn đầy những ân sủng và nhân đức như vậy. Cầu mong chúng ta cũng là những Chiến binh Tâm linh đích thực.
Source:Catholic News Agency
Tình Báo Anh: Hơn 300 lính Nga tử trận vì trúng HIMARS. Mỹ bác bỏ phản ứng của Nga về xe tăng Abrams
VietCatholic Media
16:21 28/01/2023
1. Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh khẳng định nhiều hơn 300 lính Nga tử trận trong vụ quân Ukraine pháo kích vào doanh trại của lính Nga ở Makiivka.
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh khẳng định nhiều hơn 300 lính Nga tử trận tại doanh trại lính Nga ở Makiivka. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ
Nga hầu như chắc chắn đã phải chịu hơn 300 thương vong trong một cuộc tấn công vào doanh trại quân đội tại Makiivka gần Thành phố Donetsk vào ngày 01 Tháng Giêng. Chúng ta đánh giá rằng phần lớn có khả năng bị giết hoặc mất tích hơn là bị thương.
Sau cuộc tấn công, Bộ Quốc phòng Nga đã thực hiện một bước hiếm hoi là công khai thừa nhận họ đã chịu thương vong, tuyên bố 89 người thiệt mạng. Các quan chức Nga có thể đánh giá rằng không thể tránh né bình luận trước sự chỉ trích rộng rãi đối với các chỉ huy Nga về vụ việc.
Sự khác biệt giữa con số thương vong mà Nga thừa nhận và tổng số thực có khả năng làm nổi bật sự thịnh hành của thông tin sai lệch trong các thông báo công khai của Nga. Điều này thường xảy ra thông qua sự kết hợp của việc cố tình nói dối được ủy quyền bởi các nhà lãnh đạo cấp cao và việc nhiều quan chức cấp dưới truyền đạt các báo cáo không chính xác, muốn hạ thấp những thất bại của họ trong văn hóa 'đổ lỗi và sa thải' của Nga.
Tưởng cũng nên nhắc lại là hôm 2 Tháng Giêng, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho rằng quân Ukraine đã phóng 25 quả hỏa tiễn vào ngôi trường này khiến 63 lính Nga tử trận.
Daniil Bezsonov, phát ngôn nhân của cái gọi là Cộng hòa Nhân Dân Donetsk, đã công khai thách thức các tuyên bố của Konashenkov. Theo Daniil Bezsonov, người Nga tỏ ra không hiểu gì về HIMARS. Một quả HIMARS giá hàng trăm ngàn Mỹ Kim. Người Ukraine cũng không có nhiều hỏa tiễn để phóng bừa bãi như thế. Theo ông, quân Ukraine chỉ phóng một quả hỏa tiễn duy nhất. Thương vong kinh hoàng là do lãnh đạo quân đội dùng trường học làm nơi chứa hỏa tiễn và đạn dược. Quân Nga chết nhiều là do hỏa tiễn và đạn dược của chính mình nổ tung sau đó. Đây là vấn đề mà ông cho rằng người Nga phải rút kinh nghiệm.
Quân đội Ukraine tuyên bố có khoảng 400 binh sĩ Nga thiệt mạng trong cuộc tấn công, nhưng sau đó nói thêm rằng con số này “đang được làm rõ”. Konashenkov cho rằng chỉ có 63 người sau đó nâng lên là 89 người thiệt mạng. Daniil Bezsonov cũng thách thức con số này và cho rằng con số cuối cùng có thể còn cao hơn con số do Ukraine ước lượng.
Hôm thứ Tư 4 Tháng Giêng, khi điều chỉnh con số thương vong lên 89 người, Konashenkov đã đổ lỗi cho chính các binh sĩ về vụ tấn công của Ukraine, nói rằng “nguyên nhân chính” của vụ tấn công là việc binh lính Nga sử dụng rộng rãi điện thoại di động “trái với lệnh cấm”, cho phép Ukraine “theo dõi”, và xác định tọa độ vị trí của những người lính.”
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm mùng 5 tháng Giêng, Đại Tá Serhii Cherevatyi, phát ngôn nhân lực lượng Liên Hợp Phía Đông, cho biết việc quân đội Nga sử dụng điện thoại di động không phải là lý do chính khiến vị trí của họ ở Makiivka bị lộ, dẫn đến một cuộc tấn công tàn khốc ở khu vực Donetsk phía đông.
“Tất nhiên, sử dụng điện thoại có định vị là một sai lầm. Nhưng rõ ràng là cáo buộc này của Mạc Tư Khoa quá lố bịch”
Đại Tá Cherevatyi cho biết “việc triển khai một lượng lớn những người mới được huy động như vậy - có nghĩa là không được đào tạo bài bản, không được phối hợp chặt chẽ - những người trong những căn phòng lớn không thích hợp để trú ẩn trong trường hợp nguy hiểm, đó là một lý do.”
“Tất nhiên, đây là một sai lầm của người Nga, và tôi nghĩ rằng bây giờ họ đang tích cực tìm kiếm ai đó để trút trách nhiệm. Họ đang đổ lỗi cho nhau,” ông nói.
“Rõ ràng là việc sử dụng điện thoại này không phải là lý do chính. Lý do chính là họ không thể bí mật triển khai những binh sĩ này. Và chúng ta đã tận dụng điều đó, phát hiện mục tiêu một cách mạnh mẽ và tiêu diệt nó”, Cherevatyi nói thêm.
2. Mạc Tư Khoa ra lệnh cho đại sứ Latvia rời khỏi Nga trong vòng 2 tuần
Bộ Ngoại giao Nga cho biết hôm thứ Sáu rằng họ đã ra lệnh cho Đại sứ Latvia tại Mạc Tư Khoa Maris Riekstins rời khỏi Nga trong vòng hai tuần trong một động thái ăn miếng trả miếng.
“Đại sứ Latvia M. Riekstins được lệnh rời Liên bang Nga trong vòng hai tuần,” theo một tuyên bố của Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova.
Đầu tuần này, Latvia đã trục xuất đại sứ Nga tại Riga với lý do là muốn thể hiệm tình đoàn kết với Estonia.
Mạc Tư Khoa đã đổ lỗi cho Riga về sự xấu đi của quan hệ song phương giữa hai nước.
“Chúng ta nhấn mạnh rằng hành động khiêu khích của chính quyền Latvia nhằm hạ thấp mức độ quan hệ ngoại giao sẽ dẫn đến hậu quả,” Maria Zakharova nói.
3. Tình báo Nga cố gắng che giấu sự liên quan đến vụ khiêu khích ở Stockholm
Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine cho rằng đặc vụ Nga đứng sau vụ khiêu khích ở Stockholm hôm thứ Sáu tuần trước, khi nhà hoạt động cực hữu Rasmus Paladan vừa đốt Kinh Koran, vừa yêu cầu Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ phải cho phép Thụy Điển gia nhập NATO.
“Hai hành động này rõ ràng là tương khắc với nhau, anh không thể vừa thỉnh cầu người ta làm điều gì đó cho anh lại vừa chửi cha người ta,” phát ngôn nhân Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine đưa ra nhận định trên trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Bẩy 28 Tháng Giêng.
Phát ngôn nhân cho rằng vụ đốt kinh Koran bên ngoài Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Stockholm thực chất là một hoạt động ác ý của cơ quan tình báo Nga nhằm vào lợi ích quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển và Phần Lan, đặc biệt nhằm phá hoại tiến trình Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO. Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine lưu ý rằng “các biện pháp tích cực” như vậy của Nga có thể châm ngòi xung đột tôn giáo ở Âu Châu, cực đoan hóa thiểu số Hồi giáo, kích động các hành động khủng bố trên lãnh thổ Liên Hiệp Âu Châu để làm phức tạp thêm cuộc chiến ở Ukraine.
Phát ngôn nhân cho biết: “Tuyên bố của lãnh đạo đảng Đường lối cứng rắn cực hữu Rasmus Paladan, người đã đốt Kinh Koran ở Stockholm trước đó, yêu cầu Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ để Thụy Điển gia nhập NATO, là một phần trong chiến dịch do các cơ quan đặc nhiệm của Nga điều hành. Trong trường hợp này, nguyên tắc ngược lại được áp dụng khi tác nhân công khai đưa ra các yêu cầu trái ngược với mục tiêu thực sự của hoạt động anh ta đang tiến hành. Nhiệm vụ thực sự của nỗ lực này chính xác là chống lại việc Thụy Điển gia nhập NATO,”.
“Đây là một ví dụ cổ điển về kiểm soát phản xạ, một trong những công cụ chính được các dịch vụ đặc biệt của Liên Xô và ngày nay là Nga áp dụng. Phương pháp này được minh họa rất rõ trong phim hoạt hình Liên Xô, trong đó con thỏ yêu cầu con cáo làm ‘bất cứ điều gì nó muốn’ ngoại trừ ném nó vào bụi rậm – chỉ để cuối cùng kết thúc chính xác ở đó,” phát ngôn nhân kết luận.
4. Dân Nga hoang mang trước việc một tội phạm nguy hiểm từng thảm sát cả gia đình được tha sau khi chiến đấu cho Wagner 6 tháng
Hai ký giả Imogen Braddick và Will Stewart của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “EVIL UNLEASHED Fury as Russian killer ‘The Black Realtor’ who urinated on slaughtered family’s graves is freed after fighting for Putin”, nghĩa là “Phẫn nộ trước việc ác ma được tha khi kẻ giết người được mệnh danh là ‘kẻ môi giới đen’, là tên đã đi tiểu vào những ngôi mộ các nạn nhân của hắn được trả tự do sau khi chiến đấu cho Putin”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Một kẻ giết người độc ác người Nga được mệnh danh là “Người môi giới đen” đã được trả tự do sau khi chiến đấu trong sáu tháng ở Ukraine.
Alexander Tyutin, 66 tuổi, đã bị bỏ tù 23 năm sau khi thuê một kẻ giết người theo hợp đồng để hành quyết một gia đình bốn người, trong đó có hai trẻ em.
Tên môi giới bất động sản bệnh hoạn ở St Petersburg được cho là đã ghi danh gia nhập nhóm lính đánh thuê Wagner của Putin ở Ukraine vào tháng 6 năm ngoái.
Hắn ta tham gia một kế hoạch tuyệt vọng cho phép những kẻ giết người và hiếp dâm chiến đấu ở Ukraine trong 180 ngày, và sau đó - nếu vẫn còn sống - sẽ được ân xá và trả tự do.
Sau khi kết thúc sáu tháng trong cuộc chiến hỗn loạn của Putin điên cuồng, Tyutin được phép tự do đi lại và đã đáp máy bay tới Thổ Nhĩ Kỳ để đoàn tụ với vợ.
Người ta hiểu rằng con quái vật thậm chí còn được đề nghị tặng huy chương “lòng dũng cảm” cho thời gian của anh ta phục vụ trong đội quân tư nhân tàn bạo trên tiền tuyến.
Tyutin nằm trong số hàng trăm kẻ sát nhân và tội phạm tình dục từ một số trại tù khét tiếng nhất của Nga ghi danh tham gia cuộc chiến cam go của Putin để đổi lấy tự do.
Anh ta bị bỏ tù vào năm 2021 vì tổ chức vụ giết người theo hợp đồng năm 2005 ở vùng Leningrad nhằm thanh toán người bạn kinh doanh Dmitry Zeinalov, vợ anh ta, con trai 10 tuổi và con gái 14 tuổi của họ.
Tên người Nga bệnh hoạn này đã trả 10.000 USD để thuê sát thủ thực hiện vụ tấn công man rợ.
Kẻ giết người đã dùng rìu đánh chết con gái của Zeinalov tại ngôi nhà ở nông thôn của gia đình, và dùng súng máy để sát hại người vợ đang mang thai của người đàn ông này.
Anh ta dùng rìu và súng tấn công đứa con trai cô trước khi giết người bạn đối tác kinh doanh của Tyutin.
Tên Evil Tyutin sau đó được tường trình đã đi tiểu trên phần mộ của các nạn nhân sau đám tang.
Anh ta chỉ bị bắt nhiều năm sau khi anh ta bị phát hiện tổ chức hợp đồng giết cháu gái của người vợ quá cố của mình trong một cuộc tranh chấp về tài sản thừa kế 93.500 bảng Anh của người vợ đã chết của anh ta.
“Kẻ giết người” mà anh ta thuê với giá chưa tới 9.000 đô la hóa ra lại là một cảnh sát chìm và anh ta đã bị bắt giữ vào năm 2018.
Thánh 6 năm ngoái, Tyutin được đưa ra khỏi nhà tù ở Karelia và được huấn luyện bởi đội quân tư nhân Wagner, do trùm du đảng Yevgeny Prigozhin, người bạn thân của Putin, đứng đầu.
Anh ta đã được chấp nhận tham gia chiến tranh mặc dù đã đến tuổi hưởng lương hưu.
Người đứng đầu Tập đoàn Wagner, tỷ phú Prigozhin, được mệnh danh là “đầu bếp của Putin”, đã đáp trả những lời chỉ trích dữ dội về việc trả tự do cho Tyutin.
Anh ta được một nhà báo hỏi liệu anh ta có cảm thấy “bất ổn” khi Tyutin hiện là một người tự do “bất kể mức độ nghiêm trọng của tội ác của anh ta”.
Prigozhin trả lời: “Để tôi giải thích cho bạn triết lý của những người tù tham gia chiến tranh,”
“Một tù nhân đã giết một gia đình bốn người. Bạn không biết và chưa nhìn thấy gia đình đó, nhưng bạn cảm thấy tức giận về điều đó.
“Tù nhân đó đã tham gia chiến tranh, và bị giết. Hoặc như trong trường hợp này, anh ấy đã sống sót nhờ một phép màu”.
“Hắn là kẻ sát nhân, trong chiến tranh hắn đáng giá bằng ba, bốn đứa con trai môi còn ướt sữa. Trong số những chàng trai môi còn ướt sữa đó có con trai bạn, cha bạn và chồng bạn.”
“Vậy cân nó lên đi. Bạn muốn kẻ giết người tham chiến, hay các thành viên gia đình của bạn?”
Theo Prigozhin, Tyutin bệnh hoạn “đã thực hiện nhiệm vụ xông vào một khu định cư kiên cố của lực lượng vũ trang Ukraine”.
Ông nói: “Nhờ những hành động quyết đoán và khéo léo của anh ta, đội xung kích đã có thể chiếm cứ điểm của kẻ thù với tổn thất tối thiểu và hoàn thành nhiệm vụ.”
Diễn biến này xảy ra trong bối cảnh có báo cáo rằng cư dân ở Mạc Tư Khoa đang nhận được những thông báo của cảnh sát yêu cầu họ giữ trẻ em trong nhà để bảo vệ chúng khỏi bọn tội phạm mà Tập đoàn Wagner đã thả tự do.
Theo hãng tin Baza, cảnh sát đã cảnh báo rằng những người bị kết án trở về sau chiến tranh có thể quay trở lại con đường bạo lực cũ của họ.
Theo báo cáo, các bậc cha mẹ đã được yêu cầu phổ biến “sự nguy hiểm” của các tù nhân được giải phóng của Wagner.
5. Mỹ bác bỏ phản ứng của Nga về xe tăng Abrams
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “U.S. Dismisses Russia's Reaction to Abrams Tanks: 'Heard That Line Before'“, nghĩa là “Mỹ bác bỏ phản ứng của Nga về xe tăng Abrams: ‘Chúng ta đã nghe luận điệu đó rồi.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ngũ Giác Đài đã bác bỏ các mối đe dọa leo thang của Nga đối với quyết định của Mỹ gửi 31 xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 Abrams tới Ukraine. Một phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài cho rằng Mạc Tư Khoa đang đưa ra những luận điệu tương tự mà họ đã có trong cuộc xâm lược kéo dài 11 tháng vào nước này.
Mỹ và một số quốc gia NATO khác trong tuần này đã cung cấp hàng chục xe tăng chiến đấu chủ lực các loại cho Ukraine, quốc gia đã kêu gọi sự hỗ trợ mở rộng của phương Tây trong nhiều tháng để tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc phản công mùa xuân đã lên kế hoạch.
Các quan chức Nga đã phản đối các thông báo của phương Tây với sự tức giận. Đại sứ Nga tại Đức Sergei Nechayev cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư rằng “quyết định cực kỳ nguy hiểm đưa cuộc xung đột lên một cấp độ đối đầu mới”, và coi bước này là “sự leo thang vĩnh viễn”.
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho biết bước đi này là “một hành động khiêu khích trắng trợn khác chống lại Liên bang Nga”, trong khi phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết Abrams và các xe tăng phương Tây khác “sẽ bị đốt cháy giống như tất cả những chiếc xe tăng khác”.
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Sabrina Singh, nói với các phóng viên: “Tôi cảm thấy như mình đã nghe họ nói về điểm đó trước đây, cho dù đó là Javelins mà chúng ta đang cung cấp hay HIMARS và sau đó là Patriot. Tôi đoán mọi thứ đối với họ dường như là một sự 'leo thang'. Tôi không nghĩ như thế.”
“Đây là cuộc chiến do Nga khơi mào, xâm lược một quốc gia có chủ quyền,” cô nói thêm. “Điều leo thang là họ tiếp tục cuộc chiến này mỗi ngày... Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể đưa ra quyết định vào ngày mai để chấm dứt nó.”
Các quốc gia NATO đã do dự trong việc cung cấp xe tăng trong vài tháng, một phần do lo ngại một bước đi như vậy sẽ bị Điện Cẩm Linh coi là hành động leo thang.
Các nhà lãnh đạo phương Tây bao gồm Tổng thống Joe Biden, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã nói rõ ưu tiên của họ là tránh đối đầu trực tiếp—và có thể là đối đầu hạt nhân—với Nga.
Nhưng Singh nói với các phóng viên hôm thứ Năm rằng Ngũ Giác Đài không thấy dấu hiệu nào cho thấy Nga đang lên kế hoạch leo thang hạt nhân. Cô nói: “Tất nhiên chúng ta coi những gì Nga nói là nghiêm túc. “Tôi nghĩ chúng ta vừa mới nghe câu nói đó trước đây rằng mỗi khi chúng ta công bố một đợt hỗ trợ an ninh mới, họ dường như luôn nói, 'Chà, đây là hành động leo thang.'“
Cô nói thêm: “ Chúng ta không thấy dấu hiệu nào cho thấy Nga có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân,” đồng thời từ chối bình luận về những gợi ý từ Mạc Tư Khoa rằng Washington, DC và các đồng minh của họ đã vượt qua “lằn ranh đỏ”.
“Tất cả những gì chúng ta có thể tiếp tục làm là tiếp tục hỗ trợ Ukraine những gì họ cần trên chiến trường,” Singh nói. “Và đó là lý do tại sao bạn thấy sự hỗ trợ ngay lập tức chảy vào đất nước đó và các cam kết lâu dài.”
“Về những gì Nga nói, một lần nữa, chúng ta thực sự coi trọng các mối đe dọa của họ đối với Ukraine, chống lại bất kỳ đối tác và đồng minh nào của chúng ta, nhưng không vì thế mà chúng ta tê liệt”.
6. Hàng lãnh đạo của Tập đoàn Wagner trong tình trạng hỗn loạn giữa những tổn thất chiến tranh 'đáng kể'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Wagner Group Leadership in Disarray Amid 'Significant' War Losses: ISW”, nghĩa là “Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ cho biết hàng lãnh đạo của Tập đoàn Wagner trong tình trạng hỗn loạn giữa những tổn thất chiến tranh 'đáng kể'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh..
Theo Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, lãnh đạo của Tập đoàn Wagner đã vướng vào một cuộc tranh cãi với một đối thủ theo chủ nghĩa dân tộc khi tổ chức lính đánh thuê Nga tiếp tục chịu tổn thất nặng nề ở Ukraine
Một báo cáo của ISW nói rằng nhà tài chính Yevgeny Prigozhin của Tập đoàn Wagner gần đây đã có “xung đột” với cựu chỉ huy quân đội Nga Igor Girkin, nhấn mạnh “sự cạnh tranh giữa các nhóm dân tộc chủ nghĩa Nga để giành ảnh hưởng chính trị ở Nga.”
Girkin cáo buộc Prigozhin “cố tình hiểu sai” những lời chỉ trích về tham vọng chính trị của ông ta khi Prigozhin cáo buộc những chỉ trích ấy là một cuộc tấn công vào lực lượng của Tập đoàn Wagner đang chiến đấu ở Ukraine. Girkin cũng cáo buộc Prigozhin chuyển hướng nhân sự sang Phi Châu và Syria “thay vì triển khai lính đánh thuê của mình để giành chiến thắng trong cuộc chiến ở Ukraine.”
Người đứng đầu Tập đoàn Wagner được cho là đã đáp trả bằng cách phủ nhận rằng ông ta có bất kỳ tham vọng chính trị nào và tuyên bố rằng “nhóm của ông ta đã cố gắng hối lộ Girkin nhằm dập tắt những lời chỉ trích của ông ta đối với lực lượng Wagner.”
Prigozhin sau đó “mỉa mai” mời Girkin “tham gia một trong các đơn vị tấn công của Wagner ở tỉnh Luhansk bị xâm lược,” khiến cựu chỉ huy nói rằng anh ta sẽ làm như vậy nếu được gửi “một lời mời nghiêm túc”.
Báo cáo của ISW nhận xét rằng “Prigozhin và Girkin—cả hai đều chỉ trích cách thức Tổng thống Nga Vladimir Putin tiến hành chiến tranh—có khả năng đang cạnh tranh để giành ảnh hưởng và sự bảo trợ giữa các chính trị gia ủng hộ chiến tranh đang vỡ mộng với tiến trình của cuộc chiến”
“Prigozhin và Girkin có khả năng đang cạnh tranh để giành được sự ủng hộ của một mạng lưới bao gồm các chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đang ủng hộ chiến tranh do Điện Cẩm Linh khởi xướng”
Trong khi đó, ISW cho biết lính đánh thuê của Tập đoàn Wagner chiến đấu ở miền Đông Ukraine đã chịu “tổn thất đáng kể” trong những tháng gần đây. Báo cáo hôm thứ Năm trích dẫn nhiều tuyên bố trên phương tiện truyền thông rằng hơn 1.000 binh sĩ của Tập đoàn Wagner gần đây đã được an nghỉ tại hai khu chôn cất mới mọc lên ở Nga.
Nhiều người trong số những người được chôn cất được cho là đã chết trong cuộc giao tranh ở khu vực Bakhmut, nơi các trận chiến đẫm máu tiếp tục diễn ra ác liệt giữa lực lượng Ukraine và các chiến binh liên kết với Nga, bao gồm cả lính đánh thuê của Tập đoàn Wagner.
Ngoài ra, “phần lớn” binh sĩ của Tập đoàn Wagner được chôn cất tại các địa điểm họ tử trận, và con số đó rất đông là “kết quả của việc Tập đoàn Wagner phụ thuộc quá nhiều vào việc tuyển dụng tù nhân và việc sử dụng những người này trong các cuộc tấn công biển người.”
ISW cho biết: “Tập đoàn Wagner có thể đã trải qua những tổn thất đáng kể trong các hoạt động tấn công tiêu hao ở miền đông Ukraine trong vài tháng qua. Số lượng thương vong cao có khả năng hạn chế khả năng tiếp tục các hoạt động tấn công với tốc độ cao của Tập đoàn Wagner và có thể sẽ thúc đẩy các nỗ lực tuyển mộ tù nhân hơn nữa.”
Cựu chỉ huy của Tập đoàn Wagner, Andrei Medvedev, đã tuyên bố rằng các tù nhân được đưa đến Ukraine để chiến đấu thay mặt cho nhóm lính đánh thuê đã phải chịu sự đối xử “cực kỳ khủng khiếp”, theo một cuộc phỏng vấn với luật sư của ông mà Reuters đăng hôm thứ Năm.
Medvedev, thông qua luật sư của mình, được cho là đã nói rằng cá nhân ông đã chứng kiến “vụ bắn chết các đồng đội của mình vì họ cố gắng chạy trốn” khỏi chiến trường.
Chính phủ Hoa Kỳ đã công bố một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế mới nhằm vào Tập đoàn Wagner vào hôm thứ Năm, đồng thời tuyên bố đây là một “tổ chức tội phạm xuyên quốc gia đáng kể”.
ISW trước đây đã báo cáo rằng những người chỉ trích Putin, Bộ Quốc phòng Nga và những người khác không hài lòng với tình trạng chiến tranh, hiện đã ở tháng thứ 12, ngày càng lên tiếng “mà không sợ bị trả thù”.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận.
Tình báo Nigeria: 39 linh mục mất mạng, 30 bị bắt cóc vào năm 2022, không kẻ khủng bố nào bị bắt
VietCatholic Media
17:04 28/01/2023
1. Tình báo Nigeria tiết lộ: 39 linh mục Công Giáo mất mạng, 30 bị bắt cóc vào năm 2022
Không ít hơn 39 linh mục Công Giáo đã bị giết bởi các tay súng vào năm 2022, trong khi 30 người khác bị bắt cóc. Một báo cáo của cơ quan tình báo Nigeria SB Morgen Intelligence, gọi tắt là SBM, cho biết như trên vào hôm thứ Tư 25 Thánh Giêng, cũng cho biết 145 cuộc tấn công vào các linh mục Công Giáo đã được ghi nhận trong năm qua.
Theo báo cáo, Bắc Trung Bộ chịu thiệt hại nặng nề nhất với 12 người chết, trong khi Tây Bắc ghi nhận 9 người chết. Ở các tỉnh đông nam và nam mỗi nơi ghi nhận 5 người chết, trong khi đông bắc và tây bắc mỗi nơi có 4 người chết.
Báo cáo cho biết về các cuộc tấn công, 28 vụ do những kẻ bắt cóc thực hiện, 3 vụ do những người chăn gia súc thực hiện, 2 vụ do Người bản địa Biafra, 2 vụ do Boko Haram thực hiện, và một vụ do bọn cướp và bạo lực đám đông thực hiện.
Chẳng hạn, vào tháng 6 năm 2022, Cha Christopher Onotu, một linh mục Công Giáo, bị các tay súng bắt cóc ở Obangede, Okehi LGA của Bang Kogi.
Các tay súng được cho là đã đột nhập vào nhà xứ của vị linh mục vào một đêm thứ Bảy trước khi bắt cóc vị linh mục. Anh chị em giáo dân chỉ biết ngài bị bắt cóc vào sáng Chúa Nhật khi họ đi tham dự thánh lễ buổi sáng.
Vào tháng 11 năm 2022, một linh mục Công Giáo, được xác định là “Cha Kunat” cũng bị bắt cóc ở thành phố Kaduna sau một cuộc đột nhập vào nơi ở của ngài.
Một tháng sau, các tay súng đã bắt cóc Cha Mark Ojotu, một linh mục Công Giáo của giáo phận Otukpo ở bang Benue.
Hiệp hội Kitô giáo Nigeria, gọi tắt là CAN, trong phản ứng của mình trước vụ bắt cóc và giết hại các linh mục, bày tỏ lo ngại về hàng loạt vụ tấn công nhằm vào các giáo sĩ Kitô giáo ở nước này.
Hiệp hội mô tả đất nước này như một “cánh đồng chết chóc” và kêu gọi các thành viên tự vệ trước các cuộc tấn công trong tương lai.
“Việc giết hại liên tục, cũng như bắt cóc các giáo sĩ Kitô giáo ở Nigeria, là điều đáng báo động. Điều này phải được dừng lại bằng mọi giá.
“Nigeria đang trở thành một chiến trường giết chóc, nơi các giáo sĩ Kitô giáo và các thành viên của họ bị giết như gà”.
“Cộng đồng Kitô giáo phải đứng lên và cùng nhau chấm dứt sự xúc phạm này. Họ nên cầm vũ khí và tự bảo vệ mình một cách hợp pháp,” CAN đã nói.
SBM viết: “Năm 2022 là một năm tồi tệ đối với hàng giáo sĩ. Không nhóm nào khác trong xã hội phải chịu đựng nhiều hơn các linh mục Công Giáo, những người có thời điểm bị bắt cóc gần như hàng ngày với yêu cầu tiền chuộc trung bình là 50 triệu Nigeria cho mỗi linh mục.
“Mặc dù có những lo ngại khá thực sự rằng những vụ bắt cóc này là mục tiêu đàn áp đức tin Kitô giáo, nhưng nhu cầu tài chính trong một vụ bắt cóc đã phần nào làm lu mờ những lo ngại đó.”
Bên cạnh vụ sát hại các linh mục Công Giáo vào năm 2022, diễn biến vẫn tiếp tục trong năm mới, khi những kẻ khủng bố vào ngày 15 Tháng Giêng đã thiêu sống Cha Isaac Achi, một linh mục của Nhà thờ Công Giáo hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ ở Kafin-Koro, Paikoro LGA của bang Niger.
Hội Đồng Giám Mục Nigeria chỉ ra rằng bất kể số lượng các linh mục bị sát hại nhiều như thế, cho đến nay không một can phạm nào bị bắt, không một cuộc điều tra có ý nghĩa nào được tiến hành.
Source:Vanguards
2. Chuyến thăm chính thức đầu tiên của Đức Tổng Giám Mục Epifaniy của Kyiv tới Rôma
Chuyến thăm chính thức đầu tiên của Đức Tổng Giám Mục Epifaniy của Kyiv và Toàn Ukraine tới Rôma đã bắt đầu vào hôm thứ Hai, ngày 23 Tháng Giêng.
Với tư cách là thành viên phái đoàn của Hội đồng các Giáo hội và Tổ chức Tôn giáo toàn Ukraine, Đức Tổng Giám Mục của Chính thống Ukraine sẽ có cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô và những người đứng đầu các tổ chức của Giáo Hội Công Giáo chịu trách nhiệm về vấn đề đối thoại Kitô Giáo.
Đức Tổng Giám Mục Evstratiy của Chernivtsi, phó trưởng ban Quan hệ Giáo hội Đối ngoại của Giáo hội Ukraine, tháp tùng Đức Tổng Giám Mục Kyiv trong chuyến đi của ngài.
Ngoài các cuộc gặp gỡ tại Vatican, phái đoàn của Giáo hội Ukraine đã tham dự buổi cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu do Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành nhân Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu.
Chủ đề của Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu năm nay là “Hãy tập làm điều thiện, tìm kiếm lẽ công bình” (Isaia 1:17), được trích trong đoạn sau đây, mà nhiều quan sát viên cho rằng là một ám chỉ trực tiếp đến Chính Thống Giáo Nga, vô tình hay hữu ý.
Khi các ngươi đến trình diện Ta, ai khiến các ngươi phải giẫm lên khuôn viên của Ta?
Thôi, đừng đem những lễ vật vô ích đến nữa. Ta ghê tởm khói hương; Ta không chịu nổi ngày đầu tháng, ngày sa-bát, ngày đại hội, không chịu nổi những người cứ phạm tội ác rồi lại cứ lễ lạt linh đình.
Ta chán ghét những ngày đầu tháng, những đại lễ của các ngươi. Những thứ đó đã trở thành gánh nặng cho Ta, Ta không chịu nổi nữa.
Khi các ngươi dang tay cầu nguyện, Ta bịt mắt không nhìn; các ngươi có đọc kinh cho nhiều, Ta cũng chẳng thèm nghe. Vì tay các ngươi đầy những máu.
Hãy rửa cho sạch, tẩy cho hết, và vứt bỏ tội ác của các ngươi cho khỏi chướng mắt Ta.
Đừng làm điều ác nữa. Hãy tập làm điều thiện, tìm kiếm lẽ công bình, sửa phạt người áp bức, xử công minh cho cô nhi, biện hộ cho quả phụ.
Chúa phán: ‘Hãy đến đây, ta cùng nhau tranh luận! Tội các ngươi, dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết; có thẫm tựa vải điều, cũng hoá trắng như bông.’”
Source:Otthodox Times
3. Hội đồng Hồi giáo Nam Sudan hoan nghênh chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha
Hội đồng Hồi giáo Nam Sudan cho biết họ hoan nghênh chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tới nước này vào tháng Hai.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cùng với Đức Tổng Giám Mục Canterbury, Justin Welby, và người điều hành Giáo hội Tô Cách Lan, Iain Greenshieldstravel trong chuyến thăm đầu tiên của ngài tới thủ đô Kinshasa của Cộng hòa Dân chủ Congo vào ngày 31 Tháng Giêng, và sau đó là Nam Sudan từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 2.
Sheikh Jar-al-nabi Khamis Mursal, Phó Tổng thư ký Hội đồng Hồi giáo Nam Sudan nói với Đài phát thanh Tamazuj rằng cộng đồng Hồi giáo ở nước này hoan nghênh các nhà lãnh đạo tôn giáo và hy vọng hòa bình.
Ông cho biết chuyến thăm của Đức Thánh Cha tới Juba là một dấu hiệu của hòa bình và hy vọng rằng các nhóm thù địch sẽ tham gia vào tiến trình hòa bình chính trị.
Sheikh Mursal tuyên bố rằng Hội đồng đang làm việc với Hội đồng các Giáo hội Nam Sudan để chuẩn bị đón tiếp Đức Giáo Hoàng tại Sân bay Quốc tế Juba.
Ông nói: “Tổng thư ký của Hội đồng Hồi giáo, Sheikh Abdullah Burj, nằm trong phái đoàn đặc biệt sẽ tiếp đón Đức Thánh Cha Phanxicô.
Chuyến viếng thăm Nam Sudan của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ kéo dài hai ngày. Giáo Hội Công Giáo đã thông báo vào tuần trước rằng Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ 2.000 người di tản trong nước và người tị nạn từ các nước láng giềng.
Source:radiotamazuj.org