Ngày 27-01-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hạnh phúc thật
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
10:45 27/01/2011
Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Thường Niên, Năm A

Hạnh phúc là động lực chính yếu nâng bước con người trong suốt hành trình cuộc sống. Nó trở thành nhu cầu tối thượng cho bất kỳ cá nhân, tổ chức chính trị xã hội hay tôn giáo trước khi đặt ra những những mục tiêu hành động cụ thể. Tuy nhiên, do được chi phối bởi khả năng nhận thức, niềm tin, bối cảnh lịch sử xã hội, văn hoá… mà quan niệm về hạnh phúc giữa các đối tượng này xem ra có phần khác nhau. Nhưng chung quy, yếu tố tích cực trong quan niệm về hạnh phúc luôn bao hàm sự kết tinh năng lực và tâm huyết của chúng ta cho định hướng tối hậu. Định hướng này được khởi đi từ con đường cứu độ của Đức Kitô nhằm dẫn đưa nhân loại đạt tới hạnh phúc đích thực.

1. Hạnh phúc trong đời

Hạnh phúc trong đời thật muôn hình vạn trạng. Có thứ hạnh phúc đặt vật chất như tiêu điểm cuối cùng để nhắm tới. Thứ hạnh phúc này thường chỉ đáp ứng được những cảm khoái nhất thời, vì một khi đối tượng mà người ta nhắm tới trở thành “cổ lỗ sĩ” thì họ không còn hạnh phúc nữa, và họ tiếp tục kiếm tìm…Có thứ hạnh phúc đề cao danh dự. Thứ hạnh phúc này thường coi “tiếng thơm” như chóp đỉnh của đời người, để ra công phấn đấu, lao lực suốt một đời. Nhưng đáng buồn thay, bên cạnh nhiều kẻ ưa cũng có lắm kẻ ghét bỏ, cười chê, khiến người ta bỗng chốc thành kẻ bẽ bàng, thất vọng trước muôn người.

Hạnh phúc theo quan niệm đời thường nhiều khi trở nên thứ tác hại đắng cay. Đó là thứ hạnh phúc của kẻ chỉ mải miết trên con đường danh lợi cá nhân. Họ liều lĩnh dùng mọi thủ đoạn, tiền bạc để có thể đoạt lấy điều mà bản thân cho là “hạnh phúc”. Nhưng thực ra nó lại là nguyên do gây nên biết bao mất mát, đau thương cho bản thân và những người xung quanh.

Hạnh phúc trong đời có khi là một sự thoả mãn nho nhỏ, nhưng cũng có thể là đòi hỏi cho một cao vọng lớn lao. Thứ hạnh phúc nho nhỏ có khi trở nên hạnh phúc lớn vì nó đem lại niềm vui cho biết bao người. Thứ cao vọng lớn lao nhiều khi lại hoá thành nỗi buồn sâu thẳm khôn cùng, vì nó làm tan vỡ khát vọng đẹp đẽ của nhiều người…

Hạnh phúc trong đời là thế !

2. Đức Kitô – Đường hạnh phúc

Đức Kitô đã mở ra cho nhân loại con đường hạnh phúc đích thực. Nó không hệ tại ở một vài châm ngôn hay học thuyết, mà được kết tinh trong Lời của chính Đấng là cội nguồn hạnh phúc, đã không ngại làm một con người, để đưa con người về chung hưởng hạnh phúc với Ngài.

Các mối phúc được Đức Giêsu nêu lên trong Tin Mừng Mt 5, 1 – 12a là trọng tâm của con đường hạnh phúc ấy. Tựu trung các mối phúc đã bao hàm mọi hoàn cảnh sống mà con người có thể tìm gặp hạnh phúc đích thực đến từ Thiên Chúa.

Khi nêu lên các mối phúc này (nghèo khó, sầu khổ, khát khao công chính, chịu bách hại…), Đức Giêsu đã hướng nhân loại tới tầm mức siêu nhiên trong việc nhận diện hạnh phúc, nhất là biết hoạch định những mục tiêu cần thiết để đạt được hạnh phúc.

“Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó…”. Sự nghèo khó là tiêu chí thiết yếu cho hạnh phúc, khi chúng ta sống cái nghèo của Hài Nhi Giêsu, Đấng đã sinh xuống nghèo hèn trong máng cỏ đơn sơ, để cảm thông với nỗi niềm khốn quẫn của bao kiếp đời cơ cực.

“Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an…”. Đây không phải là thứ sầu khổ đối nghịch với hạnh phúc, mà là tiền đề giúp chúng ta đạt được hạnh phúc tối hậu nơi Thiên Chúa. Sự “sầu khổ” này không phải là trạng thái ảo não, chán chường, thất vọng mà nó biểu lộ sự tin tưởng cậy trông, phó thác cho bàn tay quan phòng đầy yêu thương của Thiên Chúa.

“Phúc thay ai khát khao nên người công chính…”. Thiên Chúa sẽ làm cho ta “thỏa lòng”, khi chính tâm hồn chúng ta luôn đói khát sự thánh thiện, công chính của Ngài. Chúng ta sẽ hạnh phúc khi được no đầy sự thiện hảo của Thiên Chúa.

“Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa…”. Hạnh phúc đích thực mang giá trị và ý nghĩa cao thượng khi nó được kết hợp với đau khổ của Đức Kitô. Hạnh phúc không đồng nghĩa với đau khổ, nhưng hạnh phúc hệ tại ở chỗ, biết sẵn sàng chấp nhận đau khổ vì mục tiêu chính nghĩa, vì chân lý của Đấng đã “vì yêu thương mà thí mạng cho người mình yêu”.

3. Hạnh phúc cần hy sinh.

Con đường hạnh phúc mà Đức Giêsu đã mở ra cho chúng ta chính là con đường hy sinh, chia sẻ. Nó không chấp nhận những ai chỉ biết sống cho những giá trị và mục tiêu trần thế. Nó không chấp nhận tư tưởng và hành động của những kẻ đề cao hạnh phúc giả trá bên ngoài, đặt các mối lợi bản thân trên lợi ích của cộng đồng.

Hạnh phúc cần hy sinh để gột bỏ khỏi lòng ta những đam mê vật chất, vốn là đầu mối của những chiều hướng xấu, nghịch với hạnh phúc chân thật.

Hạnh phúc cần hy sinh để biết sống tiết độ trong tư tưởng, lời nói, việc làm. Sự tiết độ giúp ta tiến gần tới Thiên Chúa hơn.

Hạnh phúc cần hy sinh để biết khiêm nhường nhận ra con người yếu đuối của ta, để biết “sầu khổ” trước những lỗi lầm mà ta mắc phải trên hành trình đi tìm hạnh phúc.

Hạnh phúc cần hy sinh để sống cho anh em và làm rạng danh Thiên Chúa thay vì sống cho danh dự của riêng ta.

Đời sống hy sinh nâng chúng ta lên những nấc thang hạnh phúc. Ở đó, chúng được gặp gỡ Thiên Chúa và anh em, để làm giàu thêm kho tàng hạnh phúc đã được Thiên Chúa sắm sẵn cho ta từ muôn đời.
 
Hạnh Phúc ơi, Mi là gì?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
11:25 27/01/2011
Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Thường Niên, Năm A

Cái tựa đề bài viết có vẻ như là tựa đề một khúc ca, một bản tình ca. Hẳn nhiên không phải vô tình nhưng xin thú thực là có chủ ý. Kitô hữu chúng ta, nếu là người trưởng thành và được “xem là ngoan đạo” thì chắc chắn thuộc nằm lòng kinh “phúc thật tám mối”. Mẹ Giáo hội đã minh nhiên khẳng định rằng “tám mối phúc” chính là bản Hiến Chương Nước Trời”. Dưới một góc độ nào đó thì bản Hiến Chương cũng gần tương tự với bản Hiến Pháp của một quốc gia. Chúng ta dễ dàng đồng thuận với nhau về tầm quan trọng cũng như vị trí, vai trò tối thượng của bản Hiến Pháp trong việc định chế các luật lệ để điều hành các tổ chức, sinh hoạt của một đất nước. Vị trí, vai trò của bản Hiến Chương trong các tổ chức xã hội lớn bé cũng có tầm quan trọng không thể phủ nhận, cho dù trong thực tế, có thế lúc này, lúc kia, nơi này nơi nọ, việc tuân thủ không được chặt chẽ và nghiêm túc.

Một ngộ nhận thường thấy khi đề cập đến các mối phúc của Tin mừng đó là người ta dễ bị cám dỗ tìm cách giải thích, biện luận và minh chứng vì sao khó nghèo là có phúc, vì sao sầu khổ là có phúc… Trong khi đó hạnh phúc thật mà Chúa Kitô loan báo không ở cái vế đầu của câu nói mà ở vế sau. Để hiểu rõ điều này xin đan cử câu chuyện đã từng xảy ra về một ông lão nghèo hành nghề bán vé số kiếm kế sinh nhai bỗng nhiên thành tỉ phú. Một ngày kia, vé số bán không hết, ông lão mệt quá nên không đem số vé dư trả lại đại lý. Ai ngờ có trong số vé dư ấy có một cặp mười lại trúng giải độc đắc. Người ta bèn nói rằng ông lão bán vé số có phúc vì trúng số độc đắc bạc tỉ. Như thế cái được gọi là có phúc không phải ở vế “làm nghề bán vé số” hay ở vế “không trả lại số vé không bán được” mà ở nơi vế “trúng giải độc đắc bạc tỉ” kiểu như trên trời rơi xuống.

Vậy chúng ta cần khẳng định rằng hạnh phúc thật chính tình trạng được ở trong Nước Trời, được có Nước Trời làm gia nghiệp, được Thiên Chúa ủi an, thương xót, được nhìn thấy Thiên Chúa, được gọi là con Thiên Chúa, được Thiên Chúa ân thưởng trên trời, nghĩa là các vế thứ hai của các mối phúc. Các vế thứ nhất của các mối phúc không phải là những điều kiện để có hạnh phúc, nhưng chỉ là những tình trạng được ban phúc, những tình trạng đã đón nhận hạnh phúc được ban.

Để hiểu điều này chúng ta cần đối chiếu với Tin Mừng thánh Luca. Các nhà nghiên cứu Tin Mừng đồng thuận với nhau rằng thánh sử Luca tường thuật các dữ kiện liên quan đến các mối phúc thì sát thực tiển hơn so với Tin mừng thánh Matthêu. “Đức Giêsu ngước mắt lên nhìn các môn đệ và nói: ‘Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng…”(Lc 6,20-23).

Hạnh phúc thật là Nước Trời, là chính Thiên Chúa. Và Thiên Chúa đã đoái thương ban hạnh phúc ấy cho tất cả mọi người, cho cả những người mà dưới con mắt thế gian hay theo nếp nghĩ của con người là bất hạnh là kém cõi là ngu dại, là kém phận… Thực tế cho thấy khi Chúa Kitô đi rao giảng tin mừng, thì rất nhiều người vốn bị xem như là bé phận, hèn mọn đã biết mở rộng tâm hồn đón nhận ân phúc Người ban. Trái lại, có nhiều người mà thế gian cho là may mắn thì không nhận được ân phúc ấy, nói đúng hơn là họ đã chối từ hạnh phúc được ban. Thánh sử Luca sau khi tường thuật những lời chúc phúc của Chúa Kitô thì tường thật tiếp liền những lời cảnh báo về các mối họa với những người giàu có, những người đang được no nê, vui cười, đang được mọi người ca tụng (x.Lc 6,24-26).

Những hạng người này bị chúc dữ hay nói đúng hơn là cảnh báo về tại họa không phải vì họ giàu, đang được no nê hay vui cười…nhưng vì họ đã đặt hạnh phúc thật sai chỗ, sai đối tượng. Họ đã lầm tưởng rằng của cải, các hoàn cảnh thuận lợi, danh phận đời này là hạnh phúc thật. Chính vì thế họ đã khước từ Chúa Kitô, khước từ Nước Trời mà Thiên Chúa ban tặng.

Các mối phúc thật hay Bản Hiến Chương Nước Trời không chủ ý nói đến những điều kiện để có hạnh phúc nhưng là trình bày nội dung của hạnh phúc đích thật. Đó là Thiên Chúa, là Nước Trời mà Người ban tặng cho nhân loại. Hạnh phúc đích thật chính là quà tặng nhưng không của Thiên Chúa, một quà tặng vượt quá mọi khả năng chiếm hữu của con người. Con người chỉ có thể đón nhận ân phúc ấy bằng lòng tin. Thánh Tông đồ dân ngoại đã từng nhấn mạnh chân lý này trong thư gửi tín hữu giáo đoàn Galata và giáo đoàn Rôma (x.Gl 2,16.19-21; Rm 3,28-30).

Có thể nói rằng tám mối phúc như khó nghèo, sầu khổ, khát khao nên người công chính, biết xót thương người…là những cách thế biểu lộ niềm tin, những con đường sống đức tin. Và chúng ta cũng có thể nói rằng ngoài những con đường, những cách thế rõ nét ấy thì vẫn có đó muôn vàn con đường sống đức tin, muôn muôn vàn cách thế biểu lộ niềm tin. Có thể xem đây là sự giao thoa giữa tám mối phúc đã được kể. “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi !”(Lc23,42). Không biết người gian phi bị treo bên phải Chúa Giêsu năm nào đã đi con đường nào của bát phúc, nhưng anh ta đã biểu lộ niềm tin vào Chúa Giêsu. Và anh đã được trao ban hạnh phúc đích thực là Nước Trời ngay ngày hôm ấy (x.Lc 23,43).

Cũng như Bản Hiến Pháp của một quốc gia vừa có tính hướng dẫn, vừa có tính quy định những thể chế, tổ chức, luật lệ của quốc gia ấy, thì Bản Hiến Chương Nước Trời khi cho biết đâu là hạnh phúc thật và con đường để có hạnh phúc thật sẽ có tính hướng dẫn và quy định các tổ chức, sinh hoạt…của đoàn tín hữu Kitô không chỉ trong tư cách cá nhân mà cả trong tư cách là đoàn dân của Thiên Chúa. Mong sao mọi tổ chức sinh hoạt của Giáo hội, mọi nghi tiết Phụng vụ, mọi luật lệ được ban hành… biết lấy Bản Hiến Chương Nước trời làm tiêu chuẩn quy chiếu. Và ước gì được một lần trong đời chúng ta không chỉ cất tiếng hát mà còn thực sự cảm nhận và xác tín lời một bài thánh ca khá quen thuộc: “vì ngoài Chúa ra, đâu là hạnh phúc…?”

Ban Mê Thuột
 
Giá trị của chúng ta đến từ Thiên Chúa
Jos. Tú Nạc, NMS
11:30 27/01/2011
Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Thường Niên – Năm A (Zephaniah 2: 3, 3: 12-13; Psalm 146; 1 Corinthians 1: 26-31; Matthew 5: 1-12)

Hầu hết người ta không thấy được mình đang trở nên nghèo nàn vì một điều gì đó đang quyến rũ mà một sự bất hạnh để tránh được phải trả bằng mọi giá. Chúng ta không nhìn thấy một đức tính cụ thể nào có được trong một tài khoản ngân hàng trống rỗng. Nhưng người nghèo – dân anawim (Anawim ‘pronounced ann-a-weem’ is a Hebrew word from the Old Statement which describes the ‘poor ones’ who remained faithful to God in times of difficulty) – đã được ca ngợi trong Cựu Ước vì họ đã gần gũi một cách đặc biệt với Thiên Chúa và được hưởng ân phúc của Người.

Trong bối cảnh đói nghèo này có một định nghĩa bao quát hơn nhiều so với không chỉ của sự giàu có. Dân anawim bị xô ra khỏi những con đường để đạt tới quyền lực xã hội, bị tước quyền công dân, và họ đã duy nhất tự tìm kiếm đến Thiên Chúa với tư cách là người biện hộ và bảo vệ họ. Một phần sự cô lập của họ bắt nguồn từ sự khước từ của mình với “chơi trò chơi” bằng cách tham gia vào những âm mưu xảo quyệt và tàn nhẫn của sức mạnh đấu tranh xung quanh họ hoặc nền văn hóa dối trá và lừa bịp mà thường đi kèm theo nó.

Dân anawim đã có một ý thức mãnh liệt về đúng-sai, phải-trái và họ khao khát công bình và chân lý. Thiên Chúa duy nhất là tiêu chuẩn bởi những gì chính họ đã đánh giá và cuộc đời của họ phải dành vào sự qui phục trước ý định thiêng liêng đó. Họ không mặc cả và chính họ cũng không gặp những rắc rối với những bản án hoặc sự lên án của người khác. Ngôn sứ bảo đảm với họ rằng bàn tay bảo vệ của Chúa Trời sẽ bảo hộ họ. Sự kiên trì và qui phục của họ với Thiên Chúa sẽ không bao giờ trở nên vô giá trị.

Để gặp gỡ thế giới về các điều khoản của riêng mình và sống theo những nguyên tắc của con người điều đó rất dễ dàng. Còn về sư trung thành vào thời điểm đó có vẻ giống như ảo tưởng hoặc sự thưc thi phù phiếm. Nhưng anawim – những người không kiêu ngạo và tự tìm kiếm – là di vật mà Thiên Chúa tái dựng xây xã hội. Cho dù những gì mà nền văn hóa của chúng ta có thể nói với chúng ta, quyền lực, phú quí, và uy tín cũng không phải là những dấu chỉ về lòng ưu ái của Thiên Chúa và cũng không phải là thước đo về giá trị của con người.

Sự khiêm nhường bắt đầu với sự tự nhận thức trung thành và chấp nhận chúng ta là ai Danh tính và giá trị đích thực của chúng ta duy chỉ đến từ Thiên Chúa. Đây là trọng tâm của lời khiển trách mà Thánh Phao-lô đã dành cho cộng động Corinth cứng đầu cứng cổ. Nhiều người trong cộng đồng này đã vênh vang khoác lác phô trương tình trạng hư ảo mới tìm thấy của họ. Một số người khá tự hào về sự đóng góp tâm linh của họ và dùng nó để lên mặt với người khác hoặc để thổi phồng cái tôi của họ, trong khi những người khác có thể là hổ thẹn về nguồn gốc mộc mạc và không ấn tượng của mình. Thánh Phao-lô đã nhắc nhở tất cả họ về cội nguồn nhân loại khiêm tốn và tầm thường để cho họ kiểm tra thực tế. Không ai có thể hoặc tự hào hoặc tự ti về quá khứ hay nguồn gốc của mình. Thiên Chúa đã chủ tâm chọn lựa những người tầm thường hoặc không ấn tượng để tạo yếu điểm tinh thần mãnh liệt, sinh động – một điều gì đó mà Thiên Chúa thường thực hiện trong Kinh Thánh. Nếu chúng ta cho phép nó, Thiên chúa sẽ thực hiện những điều kỳ diệu với chúng ta và thông qua chúng ta, nhưng phải có sự đón bắt. Đó là sự thể hiện của Thiên Chúa và vinh quang của Thiên Chúa, không phải của chúng ta. Và đó là cái giá mà một số người không sẵn sàng trao trả.

Việc mô tả về sự khiêm nhường trước Thiên Chúa có thê tìm thấy sự diễn tả đầy đủ hơn trong các Mối Phúc Thật. Bằng việc ban phước lành cho “người nghèo bằng tinh thần” – những người không kiêu căng và tự tìm kiếm – Chúa Giê-su đa đề ra những yêu cầu về quyền gia nhập vào Vương quốc của Thiên Chúa. Chúng ta không thể dùng áp lực; xoay sở, hoặc mua bán lối vào. Những người hiền từ - hiểu một cách đúng đắn hơn là hòa nhã, bất bạo động – biểu hiện một khía cạnh thiết yếu của khiêm nhường tập trung vào Thiên Chúa.

Trong cuộc chạy đường trường, về lâu về dài, thế giới sẽ thuộc về những ai giống như họ và họ là nền tảng cho thế giới tương lai. Thực hiện lòng từ bi và thương xót, phụng sự hòa bình, khao khát công bình và chân lý, và một sự chịu đựng dẻo dai của sự đàn áp và loại trừ, tất cả là nhưng biểu hiện của con người nam hay nữ trong mối giao hòa với mô hình thiêng liêng ấy.

Đây là những phẩm chất hoặc những nguyên tắc để tạo những điều tốt lành xảy đến, thậm chí những chênh lệch không dễ dàng bù đắp, và những người thực thi chúng đươc gọi là con cái Chúa. Có một bảng liệt kê danh sách những nhân vật lẫy lừng và bất hủ đã thể hiện nghiêm túc những nguyên tắc này: Thánh Francis, Gandhi, Tolstoi, Mẹ Teresa, và Martin Luther King.

Đức tin đó là cốt lõi nghiêm ngặt và tự hấp thụ không phải là sư biểu hiện của các Mối Phúc Thật mà phải được thể hiện hướng ngoại cho tha nhân vì họ hiện hữu trong Chúa Giê-su Ki-tô. Điều đó nói lên rằng căn tội là bản ngã, tất cả nhưng tội khác chỉ là biến thể của chủ thể này. Nếu đó là thưc tế, sau đó ở một chỗ nào khác trong Cựu Ước, tiên tri Micah (6: 8) cho chúng ta một phương pháp trị liệu: thực hiện công bình, yêu thương thân ái và bước đi khiêm nhường với Thiên Chúa của bạn!

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
 
Anh em thật có phúc
Lm Jude Siciliano, OP
15:04 27/01/2011
CHÚA NHẬT 4 THƯỜNG NIÊN A

Xp: 2:3, 3:12-13; Tv 146; 1 Cor 1: 26-31; Mt 5: 1-12a

Nếu có bất kỳ một kiểu mẫu nào cho các ngôn sứ Cựu Ước như là những người đi đó đây loan báo, tố cáo tội lỗi của dân và sự trừng phạt cháy bừng của Thiên Chúa – thì Xôphônia quả là một mẫu người như thế. Ông giảng suốt thời đại của Giôsia (khoảng thế kỷ thứ VII trước CN) và đã giúp Giôsia trong việc cải cách tôn giáo. Xôphônia, giống như vị tiền nhiệm của mình là Amốt, nhắc nhở dân về Ngày Của Chúa – ngày của những phẫn nộ và đau khổ. Vào ngày đó, tất cả sự sống sẽ bị phá hủy. “Ta sẽ quét sạch mọi thứ khỏi mặt đất, Đức Chúa nói như thế” (1:2). Trong viễn cảnh của những lạm dụng tôn giáo cà xã hội của dân, Xôphônia đã loan báo về cơn giận đang đến của Thiên Chúa.

Nhưng, xét trong bài đọc một hôm nay, vị ngôn sứ đã có cảm tình với một nhóm người trong dân mà ông gọi là “những kẻ còn sót lại”. Xôphônia xem những người khiêm nhường và đạo đức ít ỏi này như là dấu chỉ của niềm hy vọng, một khởi đầu mới cho dân Dothái. Đây là những người đã giữ luật và những tập tục truyền thống cũng như đã sống ngay chính. Đây là những người mở lòng ra với Lời Chúa và cố gắng tìm cách sống những lời ấy. Họ là những tín hữu đích thực; những người đặt Chúa làm ưu tiên số một và vì thế họ trở nên dấu chỉ sự trung tín của Thiên Chúa và ân sủng không ngừng tuôn trào mà Chúa dành cho những kẻ tin tưởng nơi Người. Nếu như quý vị hỏi kẻ bé nhỏ nhất trong số những người sót lại này rằng: “Ở đây ai chịu trách nhiệm chính?” họ sẽ trả lời đầy chắc chắn rằng: “Chính Chúa”.

Qua các ngôn sứ Dothái, chúng ta có thể nhận ra một sợi chỉ vàng xuyên suốt – đó là sự hiện hữu của những “kẻ còn sót lại”. Ngôn sứ Amốt là người đầu tiên nói về họ, Isaia, Mikha và như chúng ta nghe hôm nay, ngôn sứ Xôphônia nữa. Ngay cả khi ngôn sứ kết án dân về những hành vi mê tín hay và những tỗi lỗi thuộc đời sống xã hội, thì những “kẻ còn sót lại” tỏa sáng như những dấu chỉ sự công chính của Chúa hiện tân giữa lòng nhân loại. Họ là hiện thân của dấu chỉ hữu hình cho thấy Chúa là Đấng như thế nào và những việc thiện mà con người có thể thực hiện với sự trợ giúp của Chúa. “Những kẻ còn sót lại” không chỉ xuất hiện trong Kinh thánh Dothái, nhưng “sợi chỉ vàng” của họ vẫn tiếp tục và tỏa sáng nơi Đức Giêsu và rồi nơi những ai được Người gọi là “kẻ có tinh thần nghèo khó ”; những kẻ theo Người đã nghe và đón nhận triều đại của Thiên Chúa trong cuộc đời mình.

Nếu quý vị cũng đặt câu hỏi tương tự với những người đi theo Đức Giêsu, “Ai chịu trách nhiệm ở đây?” họ cũng trả lời đầy chắc chắn rằng “Là Chúa!” Quý vị cũng có thể hỏi họ: “các anh theo lối sống của ai?” Và họ sẽ trả lời “Lối sống của Giêsu”. Sợi chỉ vàng của những kẻ còn sót lại đan kết từ các ngôn sứ đến Chúa Giêsu và các môn đệ của Người, những môn đệ mà hôm nay Người mô tả trong Các Mối Phúc.

Các Mối Phúc nói trực tiếp với những kẻ cùng đinh; những người mà xã hội xem như rất bất hạnh. Các Mối Phúc không phải là phần thưởng dành cho những người có hành vi tốt lành. Nhưng đó còn là mối liên kết chặt chẽ giữa những kẻ giàu có và người nghèo khổ; người đói và kẻ no; người sầu khổ và những ai an lạc, … Những mối phúc nói đến những gì xảy ra bên trong những người bị đổ vỡ và thiếu thốn, ở một mức độ nào đó, nhưng họ đã hướng về Thiên Chúa và tìm kiếm hạnh phúc cũng như niềm vui ở mức độ sâu xa hơn.

Những ai sống theo Các mối phúc (những người còn sót lại của Tân Ước) thấy được những hứa hẹn mà Các Mối Phúc nói với họ và được canh tân trong niềm hy vọng. Họ đã đặt mọi sự nơi Thiên Chúa. Với sự trợ giúp của Thiên Chúa, họ sống cuộc đời mà Các Mối Phúc vạch ra, mặc cho bị loại trừ, nhạo báng và những bách hại mà thế gian này dành cho họ. Khi mà sống như Đức Giêsu thật khó khăn, thì chúng ta vẫn được đảm bảo rằng, dù cho không có đủ những đảm bảo có thể sờ thấy được, thì Thiên Chúa vẫn đang tuôn đổ ơn lành trên chúng ta và chuẩn bị cho chúng ta phần thưởng nước trời. “Niềm vui và phần thưởng của anh em ở trên trời thật lớn lao”.

Các Mối Phúc có thể được giải thích theo nhiều mức độ khác nhau. Đây là một trong những cách giải thích.

- “Những người có tinh thần nghèo khó” không màng gì đến sự tốt lành của họ nhưng là hướng về Thiên Chúa.

- Những kẻ than khóc, khóc than cho tội lỗi và những bất công trên thế giới.

- Những người hiền lành, không có sức mạnh nào ngoài sức mạnh từ Chúa.

- Những kẻ đói khát sự công chính chờ đợi ơn cứu độ mà chhỉ Chúa mới có thể ban cho.

- Kẻ xót thương người khác là người khi bị xúc phạm thì tha thứ.

- Người có lòng trong sạch thì chỉ tập trung nơi Chúa.

- Người xây dựng hòa bình thì hoạt động để đưa sự chữa lành và liên kết của Chúa cho thế giới.

- Người chịu bách hại vì lẽ công chính là những ai chấp nhận thử thách và đau khổ vì sống và hành xử như người môn đệ của Thầy Giêsu.

Gần đây, sổ xố của bang New york, Mỹ đã nâng lên giá 300 triệu Mỹ kim. Bất chấp trận bão tuyết dữ dội,người ta vẫn xếp hàng bên ngoài những cửa tiệm bán vé số. Truyền hình quốc gia đã tường thuật và phỏng vấn những người hy vọng trúng số. Một số nói rằng trúng số quả là một “ân huệ”. Câu trả lời của họ thật không thể hiểu nổi, vì nhiều người trong số họ nhìn có vẻ nghèo nàn và thuộc tầng lớp lao động. Trong thời buổi căng thẳng về tài chính này, có lẽ họ đang rất thiếu thốn và dĩ nhiên, cho rằng thắng một số tiền lớn như thế quả là một “ân huệ Chúa ban”.

Nhưng liệu trúng số có phải là một dấu chỉ của ân sủng của Chúa ban? Liệu tất cả những sự giàu có ấy khiến họ hạnh phúc? Chắc chắn họ sẽ có cảm giác rất tuyệt. Nhưng xét thấy những người trúng số trước đó, cuộc sống của họ bị tiêu tùng vì bỗng nhiên trở nên giàu có và nổi tiếng, hạnh phúc đích thực và dài lâu, không dĩ nhiên đến cùng với mẻ thắng lớn. Nó cũng chẳng đến cùng với việc thắng giải Bowling, giải Academy hay học bổng của một trường đại học. Đó không phải là một tin cho hầu hết chúng ta, phải không?

Các Mối Phúc có lẽ đã là sự đảm bảo và an ủi đối với những Kitô hữu đầu tiên. Hầu hết xuất thân từ tầng lớp không quan trọng trong xã hội. Kitô giáo thu hút những người nghèo, tầng lớp lao động và nô lệ. Họ biết rằng thế giới bên ngoài coi thường họ, thậm chí khinh ghét họ. Khi họp nhau cử hành phụng vụ, có lẽ họ đã ít nhiều nghi ngờ về giá trị của bản thân họ cũng như tương lai của cộng đoàn đức tin của họ.

Việc nghe Các Mối Phúc về ân sủng của Thiên Chúa có thể là một trò hề đối với thế giới bên ngoài. Với họ, một ân huệ có thể là trúng số hay thắng giải Bowling. Nhưng với các tín hữu, được linh hứng từ Các Mối Phúc, có một cái nhìn khác. Chúng ta biết rằng Thiên Chúa luôn ở bên chúng ta và cùng với chúng ta sống những gì Các Mối Phúc mời gọi. Ngay cả khi chúng ta đã cố gắng, thất bại và lại cố lần nữa thì chúng ta nghe vẫn được sự bảo đảm của thầy Giêsu, “Anh em thật có phúc.”

Chuyển ngữ: Anh Em HV Đaminh Gò Vấp
 
Người tôi tớ hạnh phúc
PM. Cao Huy Hoàng
21:16 27/01/2011
Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Thường Niên, Năm A

Chúa Giêsu, là người tôi tớ đau khổ của Thiên Chúa.

Gọi là tôi tớ, vì Ngài vâng phục Thánh Ý của Thiên Chúa Cha. Gọi là đau khổ, vì theo cái nhìn của nhân loại, cả cuộc đời Ngài chẳng có gì là sung sướng, hạnh phúc.

Nhưng, gọi Chúa Giêsu là tôi tớ hạnh phúc vì chính Ngài đã cảm nếm được một thứ “hạnh phúc thật” khi vâng ý Thiên Chúa thực hiện công trình ban hạnh phúc cho nhân loại.

Qua bao nhiêu thời, và đã có biết bao nhiêu người đã giảng về hạnh phúc. Bài giảng có thể như là một suy luận, một nghiên cứu, một lý thuyết suông. Người chưa có hạnh phúc thật cũng giảng thuyết được về hạnh phúc.

Còn Chúa Giêsu không giảng về hạnh phúc, nhưng “dạy” về hạnh phúc, chỉ rõ ra con đường hạnh phúc, con đường mà chính Ngài đã đi qua, không phải suy luận, không phải lý thuyết. Tám mối phúc thật là một hành trình hạnh phúc mà chính Ngài đã cảm nếm, đã đạt đạo. Vì yêu thương con người, vì muốn cho con người được hạnh phúc thật, Ngài dạy con người đi vào con đường độc đáo ấy là để được hạnh phúc thật như Ngài đã là tôi tớ hạnh phúc của Thiên Chúa.

“Thấy đám đông, Đức Giê-su lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. Người mở miệng dạy họ rằng:

“Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.

Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.

Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.

Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.

Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.

Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.

Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.

Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.

Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa.

Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.

Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế”. (Mt 5, 1-12)

Bài Tin Mừng, không chủ ý giới thiệu một loại hạnh phúc lạ thường đối với những hạnh phúc bình thường mà con người ta vẫn cất công tìm kiếm. Nhưng chủ ý của Tin Mừng là mời gọi chúng ta nên giống Chúa Giêsu hoàn toàn, đồng hình đồng dạng với Ngài trong mọi sự.

Bởi vậy, tiên tri Sophonia mời gọi “Hãy tìm kiếm Chúa”:

“Hãy tìm kiếm Chúa, hỡi tất cả những ai nghèo hèn trong xứ sở, những kẻ thi hành mệnh lệnh của ĐỨC CHÚA,; hãy tìm sự công chính, hãy tìm đức khiêm nhường thì may ra anh em sẽ được che chở trong ngày thịnh nộ của ĐỨC CHÚA” (Soph 2,3).

Nhưng khi đã khao khát và cất công tìm kiếm Thiên Chúa, liệu con người có chấp nhận gặp được Thiên Chúa là con người Đức Giêsu Kitô đau khổ không?

Thế gian sẽ cho là điên dại, nếu chúng ta chọn Chúa Giêsu Kitô và sống theo lời dạy của Ngài. Điều đó vẫn hiện thực cho tới ngày hôm nay: biết bao con người chưa chấp nhận Thiên Chúa, chưa chấp nhận Chúa Giêsu Kitô. Và cũng có biết bao con người đã chấp nhận đồng hình đồng dạng, đồng tử nạn với Ngài khi nhận lãnh bí tích Thánh Tẩy, nhưng rồi không thực hiện nỗi lời tuyên hứa đồng hình đồng dạng trọng thể ấy, vì những hạnh phúc chóng qua ở thế gian luôn hấp dẫn và thực tiến. Con người bỏ Chúa Giêsu, bỏ tinh thần của Chúa Giêsu, bỏ lời dạy của Chúa Giêsu để đi tìm cái hạnh phúc theo kiểu khôn ngoan ở thế gian.

Thánh Phaolô nhắc lại cho chúng ta sự cao trọng của ơn gọi nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu:

“Thưa anh em, anh em thử nghĩ lại xem: khi anh em được Chúa kêu gọi, thì trong anh em đâu có mấy kẻ khôn ngoan trước mặt người đời, đâu có mấy người quyền thế, mấy người quý phái.27 Song những gì thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan, và những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh; những gì thế gian cho là hèn mạt không đáng kể, là không có, thì Thiên Chúa đã chọn để huỷ diệt những gì hiện có, hầu không một phàm nhân nào dám tự phụ trước mặt Người” (1 Cor 1, 26-29)

Vì thế, trong chúng ta, những người chưa nên giống Chúa Giêsu, chưa đống hình đồng dạng với Ngài, thì chưa có được cảm nếm về hạnh phúc thật như Ngài đã dạy.

Nhưng, những lời dạy hôm nay về hạnh phúc sẽ là một niềm vui đích thực cho ai đang kết hiệp với Chúa Giêsu cách toàn trí, toàn lòng và hoàn toàn trong cuộc sống tôi tớ của Thiên Chúa, vâng phục và phụng sự Thiên Chúa hết lòng.

Lạy Chúa, vì yêu mến Chúa Giêsu và ước ao được kết hiệp trọn vẹn với Ngài, để được cùng Ngài hạnh phúc trong cuộc sống phục sinh ngay tại thế gian nầy:

Xin cho con không bị ràng buộc bởi của cải vật chất, phương tiện, nhưng biết sẻ chia cho anh em đang khốn khổ hơn con.

Xin cho con hiền lành vì lòng khiêm nhượng như Chúa, và chấp nhận những sầu khổ trên đời vì kết hiệp với khổ nạn của Chúa.

Cho con biết tránh việc gian tà nhưng khao khát điều công chính và thực hành điều công chính trong cuộc sống, biết xót thương người đau khổ, khốn cùng, như Chúa vẫn một lòng xót thương.

Xin cho con biết giữ gìn tâm hồn con, thân xác của con và của anh em luôn tinh tuyền, xứng đáng là đền thờ Chúa ngự trị, cùng giữ được bình an tâm hồn và xây dựng bình an trong mọi tương quan.

Và cuối cùng, xin cho con sẵn sàng hy sinh để làm chứng cho Thiên Chúa, cho sự thật, cho công lý của Nước Thiên Chúa.

A men.

27-1-2011
 
Muối và ánh sáng
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
23:30 27/01/2011
CHÚA NHẬT 5 THƯỜNG NIÊN, năm A

Mt 5, 13-16

Chúa Giêsu luôn dùng dụ ngôn và những sự việc, những hình ảnh trong đời thường để dạy dỗ con người, để nói lên một sứ điệp, một sứ mệnh nào đó của Giáo Hội, của người Kitô hữu. Muối là đồ gia vị để ướp mặn, đèn dùng để soi sáng. Muối và ánh sáng là hai hình ảnh Chúa Giêsu dùng để nói lên sứ mệnh của Giáo Hội nơi trần gian.

Thực ra, ngay từ thuở ban đầu, Giáo Hội đã ý thức về sứ mệnh của mình bởi vì Giáo Hội là muối, là ánh sáng cho đời bởi vì Giáo Hội là Thân Thể của Đấng đã mạc khải là Đường, là Sự Thật, là Sự Sống. Do đó, Giáo Hội có sứ mệnh phải loan báo con người bởi đâu mà ra, con người sẽ đi về đâu ? Giáo Hội cho nhân loại biết cùng đích của con người là sống và về với Thiên vì con người phát xuất tự Thiên Chúa. Tin Mừng viết: ” Anh em là muối cho đời. Anh em là ánh sáng cho trần gian “ ( Mt 5,13-14 ). Tin Mừng nói lên sứ mệnh cao cả, nói lên bản chất của Giáo Hội, của người Kitô hữu là truyền giáo, là giới thiệu Đức Kitô cho người khác. Chính vì bản chất của Hội Thánh, của người Kitô hữu là truyền giáo. Cũng như muối nhạt thì không phải là muối. ánh sáng phải chiếu sáng. Nên, người Kitô hữu không thể sống mà không loan báo Tin Mừng, không truyền giáo. Người môn đệ Chúa khi đã sống lắng nghe và thực thi Lời Chúa, đã sống các Mối Phúc Thật thì không thể nào không có tác động, không có ảnh hưởng trên những người khác.

Khi ví người Kitô hữu là muối cho đời, Chúa Giêsu đã trao cho các môn đệ, đã trao cho con người một trọng trách cao cả, một sứ mệnh quí giá. Muối không thể thiếu trong thực phẩm, trong phân bón, muối làm gia vị, ướp mặn và làm cho cá không ươn, không thối. Muối là đồ gia vị không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của con ngưới. Do đó, con người đặc biệt người Kitô hữu không thể nào sống khơi khơi mà không ý thức vai trò, trách nhiệm của mình là làm gương tốt và giới thiệu Chúa Kitô cho nhiều người chưa biết Chúa. Chính vì thế, người môn đệ Chúa phải làm cho những người xung quanh bớt tẻ nhạt, bớt vô vị, người Kitô hữu phải làm cho người khác biết được Chúa và nhờ đó họ yêu mến Chúa.

Và khi ví con người là ánh sáng, Chúa Giêsu muốn mạc khải Ngài là ánh sáng: ” Tôi là ánh sáng thế gian “ ( Ga 8, 12 ). Chúa Giêsu là ánh sáng, là Mặt trời soi chiếu trần gian. Nhờ măt trời mới có mầu sắc, vẻ sinh đẹp, thảo mộc, cây cối xanh tươi và con người mới sống được. Mặt trời là hình ảnh đẹp nhất về Thiên Chúa. Người Kitô hữu chỉ là hình ảnh phản chiếu, họa lại hình ảnh của Đức Kitô. Tuy nhiên, Ngài luôn muốn con người trở nên muối và ánh sáng cho anh em minh. Thánh Phaolô trong thư thứ 2 gửi tín hữu Corintô đã viết: ” Thiên Chúa đã phán ánh sáng hãy bừng lên từ nơi tối tăm ! Người cũng làm cho ánh sáng chiếu soi lòng trí chúng tôi, để tỏ bầy cho thiên hạ biết vinh quang của Thiên Chúa rạng ngời trên khuôn mặt Đức Kitô “ ( 2 Co 4, 6 ).

Vâng, muối và ánh sáng là hai thực thể quan trọng cho đời sống con người và cho thế giới mọi thời. Muối ướp mặn cho đời và làm cho đặm đà các món ăn. Ánh sáng chiếu soi và làm cho sự sống được trường tồn.

Giáo Hội Chúa Kitô là muối, là ánh sáng cho thế gian. Nên, mỗi Kitô hữu cũng thực thi Lời Chúa: ” Chính anh em là muối, chính anh em là ánh sáng “…Người Kitô hữu chỉ có thể trở nên muối, trở thành ánh sáng nếu họ sống Tin Mừng và thực thi Lời Chúa cách nghiêm túc, chân thành…Người Kitô hữu sẽ không còn là muối, là ánh sáng nếu họ mất đi phẩm chất đạo đức, thánh thiện mà chạy theo những dễ dãi, những móc ngoặc, lọc lừa, thỏa hiệp ngược với chân lý, nghịch với Tin Mừng của Chúa Kitô.

Người Kitô hữu phải sống bản chất truyền giáo là như thế, nghĩa là họ phải luôn trở nên muối mặn cho đời và trở thành ánh sáng chiếu soi thế gian, dọi chiếu xã hội để bô mặt của Chúa được rạng rỡ, được nổi bật giữa thế giới.

Lạy Chúa Giêsu, xin tăng thêm đức tin, sức mạnh cho chúng con, để cho dù chúng con chỉ là thiểu số giữa biển đời mênh mông, chúng con vẫn tỏa hương thơm ngát, trở nên muối ướp mặn cho đời và trở thành ánh sáng chiếu soi mọi người. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thêm sức trước khi rước lễ lần đầu
Trâm Thiên Thu
01:07 27/01/2011
Từ năm 2012, các trẻ em ở giáo phận Liverpool sẽ được lãnh nhận Bí tích Thêm sức trước khi Rước lễ lần đầu, việc này làm đảo lộn trật tự Bí tích trong Giáo hội Công giáo.

Những tờ rời được gởi tới các giáo xứ trong giáo phận giải thích sự thay đổi này: “Ba bí tích này tạo một quá trình thuộc về giáo hội (gọi là “khai tâm Kitô giáo” – Christian Initiation). Các bí tích không luôn theo trật tự này, người lớn chuẩn bị khai tâm luôn lãnh nhận các bí tích này theo trật tự: Rửa tội, Thêm sức, Thánh thể (Rước lễ). Từ tháng 9/2012, các trẻ em đã được rửa tội sẽ theo trật tự này.

Tờ rời ghi: “Các trẻ em 8 tuổi vào ngày 1/9/2012 sẽ được lãnh nhận Bí tích Thêm sức và Rước lễ lần đầu trong khoảng những ngày từ lễ Thăng thiên tới lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu (Corpus Christi) năm 2013, và dạng tương tự sẽ sẽ được theo mỗi năm sau đó”.

Chi tiết có cả trên website của giáo phận Liverpool và tổng giáo phận Liverpool. Quyết định duy trì trật tự các bí tích khai tâm và giới thiệu phương pháp giáo lý gia đình, được các giáo xứ và các trường học ủng hộ, đã được tổng giám mục Patrick Kelly của giáo phận Liverpool chấp thuận, với sự khuyến khích của Hộ đồng Linh mục (Council of Priests), từ cuối năm 2008.

Thủ tục mới này liên quan các gia đình nhiều hơn theo cách mà trẻ em được chuẩn bị lãnh nhận các bí tích.Tờ rời ghi: “Thay vì các giáo viên, các giáo lý viên và các linh mục dạy các em và các bậc cha mẹ về các bí tích, họ sẽ giúp các bậc cha mẹ truyền đạt đức tin cho con cái họ, hoàn tất các đặc quyền và trách nhiệm được mô tả trong sách Nghi thức Rửa tội (Rite of Baptism). Điều này giúp các bậc cha mẹ chuẩn bị cho con cái lãnh nhận các bí tích này với sự hỗ trợ của giáo hội địa phương. Các thay đổi này muốn giúp chúng ta hiểu rằng các bí tích là tặng phẩm Hồng ân Thiên Chúa, rằng cha mẹ là thầy dạy đầu tiên của con cái về đức tin, và tất cả chúng ta được mời gọi để nhận biết Chúa Giêsu tốt hơn qua hành trình cuộc sống”.

Gia đình của các em sẽ được mời gọi khám phá và cử hành Bí tích Hòa giải (Sacrament of Reconciliation) cùng với chúng trong mùa Vọng và mùa Chay hằng năm.

Hai năm tới sẽ là thời kỳ quá độ (transition period) từ quá trình cũ sang quá trình mới. Năm 2011 sẽ không có Rước lễ lần đầu ở hầu hết các giáo xứ. Các trẻ em từ 10-11 tuổi nên được lãnh nhận Bí tích Thêm sức. Năm 2012 sẽ có những em 8-11 tuổi. Từ năm 2013 trở đi, quy luật này sẽ là các em 8 tuổi sẽ được thêm sức và rước lễ lần đầu một lượt.

(Chuyển ngữ từ Catholicherald.co.uk)
 
Nếu một Giáo Hoàng của một nước khác được bầu năm 1978 thì tường Bá Linh vẫn còn...
Pt Huỳnh Mai Trác trích dịch
10:53 27/01/2011
Vào ngày 17 tháng 8 năm 1980, tại Castel Gandolfo, nơi nghỉ mát mùa hè, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lồ II mở bật TV: ngài có thói quen xem đài RAI. Chiều hôm đó, đài đang thuật lai những tin tức ở Ba Lan. Tại Gdansk, bên bờ biển vùng Baltique, hàng ngàn thợ thuyền đình công đang chiếm giữ công trường Lê nin. Một cuộc khủng hoảng, trong lòng khối Cọng sãn, đang độ căng thẳng. Thoạt nhiên nét mặt của Đức Giáo Hoàng như cô động lại. Trên màn ảnh ngài thấy rất rỏ ràng những người thợ ở Gdansk đang treo trên tường của nhà máy các bức chân dung của ngài.

Lịch sử đang đổi mới. Cuộc nổi dậy của thợ thuyền ở Đông Bá Linh (1953) cho đến Mùa Xuân ở Prague (1968) tiếp theo sau cuộc nổi dậy ở Budapest (1956), chưa bao giờ có một cuộc nổi dậy ở miền Đông Âu châu nào có mầu sắc tôn giáo. Nhưng lần này, những người đại diện của từng lớp thợ thuyền, những kẻ cách mạng chứ không phải là những công chức là những người tiên phong, họ là những người đã đi xem lễ hằng ngày, cầu khẩn cùng Đức Mẹ Trinh Nữ, kêu gọi đến Đức Giáo Hoàng, một Giáo Hoàng người Ba Lan mà họ đã đến thăm viếng cách đó một năm, khi vừa mới được bầu lên. Tất cả mọi người còn nhớ rỏ cuộc thăm viếng mục vụ của ngài đến Cracovie qua quê hương xứ sở của ngài vào năm 1979. Một cuộc viếng thăm mà các sử gia cho rằng đã mở ra một kẻ hở nơi bức màn sắt.

Chưa bao giờ có một Giáo Hoàng người Ý, Pháp hay Brasilia mà có một cuộc viển du như thế. Trong thời gian « êm dịu » Đông và Tây, và khi mà khối cọng sản đang bành trướng khắp nơi trên thế giới (từ Angola đến Lào, từ Mozambique đến Afganistan), chỉ có một Giáo Hoàng đến từ phương Đông mới có quả quyết vượt lên trên mọi kiểm soát, mà chính quyền cọng sản đang đè nặng lên những xứ sở này và đã chia đôi Âu châu thành hai khối một « tai nạn » lịch sử !

« Đừng sợ hãi » lời nói cương quyết của Đức Giáo Hoàng người Ba lan ngày ngài lên ngôi Giáo Hoàng vào tháng 10 năm 1978. Ở Tiệp Khắc, ở Hung gia Lợi, mà còn ở trong những vùng có người Công giáo ở nước Liên Xô (như Lituanie, Ukraine), tất cả mọi người đều hiểu đến thông điệp của ngài là: « Hãy, mở rộng ra mọi biên giới ! » lời kêu gọi của ngài khi ngài đến viếng thăm các miền ở phương Đông lần đầu tiên, và cho đến tháng 6 lịch sử của năm 1979, trước lời kêu gọi cương quyết từ các bài diển văn đến những bài giảng thánh lễ là phải tái thống nhất lại toàn xứ Âu châu.

Đức Gioan Phao lồ II đã kêu gọi những người Kitô hữu của những xứ sở này mà người ta thường gọi là « Giáo Hội thầm lặng ». Chính ngài đã cam đoan ở Assise, vài tháng sau khi được đắc cử: « không còn Giáo Hội thầm lặng nữa vì Tôi đang lên tiếng nhân danh Giáo Hội! Một thông điệp được loan báo đến cho những kẻ ly khai của phương Đông; những Vaclav Havel, Jan Patocka và những người khác như Michnick. Vài tuần sau,từ đài BBC, Alexandre Soljenitsyne hăng hái tuyên bố: « Đức Giáo Hoàng này là một ân huệ trời ban !»

« Giáo Hoàng, ông ta có bao nhiêu sư đoàn quân? Staline một ngày kia đã hỏi một cách mỉa mai. Đức Gioan Phao lo II không phải là một nhà quân sự. Ngài cũng không phải là một chính trị gia. Những đoàn quân của Giáo Hoàng người Ba Lan là những người Kitô hữu phương Đông xuất hiện trước tiên trong cuộc tranh chấp: đó là Lech Walesa, linh mục Popieluszko ở Ba Lan, Đức Cha Tomasek và Vaclav Maly ở Tiệp khắc, Doina Cornea và mục sư Toke ở Roumanie v.v.

Vũ khí của ngài chính là những lời rao giảng của ngài: ở mọi hoàn cảnh, vị giáo hoàng đầy nhân bản và thông thạo nhiều ngôn ngữ luôn đề cao nhân quyền, tự do tôn giáo, nhân phẩm con người, quyền nói lên sự thật. Nhiều những giá trị bị đè nén tại những « xứ xã hội chủ nghĩa ». Cho đến toàn xứ Âu Châu đến tháng 5 năm 1981, một cuộc ám sát hụt mà mọi người đều cho là do KGB chủ động.

Đến tháng 12 năm 1981, nếu Đức Gioan Phao lo II quyết định dấn thân trái với ý nguyện của những Hồng y là đừng để cho Ba lan rơi xuống lại dưới sự cai tri của tuớng Jaruzelski vì đây là một cuộc đấu tranh toàn diện nhằm chống lại sự dối trá và sứ áp bức.

Khi Mikhail Gorbatchev lên cầm quyền ở Liên Bang Xô Viết vào tháng 3 năm 1985, Phương Tây hết sức lo âu về khả năng của ông ta về việc cải tổ hệ thống cọng sản Xô viết. Nhưng vị giáo hoàng người Ba lan cảm thấy ngay có một sự thay đổi và vì chủ trương « canh tân » (glasnost) và phân quyên tam đầu chế (perestroika) và ngài có thể thúc đẩy đòi hỏi đi xa hơn nữa. Trong cuộc xung đột giữa nghiệp đoàn Solidarnosc và tuớng Jaruzelski trong hai lần 1983 và 1987 bắt buộc tướng Jaruzelski phải đối thoại với nhượng bộ nghiệp đoàn vào năm 1988. Taị Moscou, trong dịp kỷ niệm 1000 năm Giáo Hội Nga vào tháng 6 năm 1988.

Gorbatchov đến Vatican vào ngày 1 tháng 12 năm 1989, khi chủ tịch của khối cọng sản thế giới đến gặp gở người cầm đầu giáo hội Công giáo ở Roma, mọi sự đã được sắp đặt: Bức tường đã sụp đổ, chế độ đang hấp hối. Chỉ cần trong hai năm để cho chủ tịch của Liên Bang Xô Viết bắt buộc phải nhường cho các lãnh tụ mới ở nước Nga, ở Ukraine, ở Georgia,ở Kazakhstan v.v. Liên Bang Xô Viết đã tan rả. Trong một bài báo rất danh tiếng được phát hành hai tháng sau đó, Mikhail Gorbatchov nói về những biến cố của cuộc sụp Liên Bang Xô Viết như sau: “Sẽ không có gì được xẩy ra nơi phía Đông của Âu châu nếu không có sự thúc đẩy của vị giáo hoàng này.”( Perrin, 2009 Les Secrets du Vatican)
 
Jeanne d'Arc, vị thánh của kinh nghiệm thần bí và sứ mệnh chính trị
Linh Tiến Khải
11:36 27/01/2011
Một trong những khía cạnh độc đáo nhất của sự thánh thiện nơi thánh nữ Jeanne d'Arc là mối dây kết hiệp giữa kinh nghiệm thần bí và sứ mệnh chính trị. Vị thánh này đã hiểu rằng Tình Yêu bao trọn toàn thực tại của Thiên Chúa và của con người, của trời và đất, của Giáo Hội và thế giới và chị đã luôn dành cho nhất cho Chúa Giêsu.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên với hơn 4.000 tín hữu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 26-1-2011 trong đại thính đường Phaolô VI. Ngoài các đoàn hành hương tây âu có một đoàn hành hương đến từ Nigeria Phi châu, và một nhóm sinh viên và giáo sư đến từ Hồng Kông.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt thánh nữ Jeanne d'Arc, người Pháp, là vị thánh trẻ đặc biệt gần gũi với thánh nữ Catarina thành Siena. Cả hai đều là các phụ nữ trẻ, là giáo dân thánh hiến cho sự trinh khiết, là các người thần bí dấn thân sống giữa các thực tại thê thảm của Giáo Hội và thế giới thời đó. Họ thuộc số các ”phụ nữ mạnh mẽ”, không sợ hãi đem Tin Nừng vào trong lịch sử hồi cuối thời Trung Cổ. Giáo Hội thời đó sống cuộc khủng hoảng ly giáo kéo dài 40 năm. Khi Catarina thành Siena qua đời năm 1380, có một Giáo Hoàng và một Ngụy Giáo Hoàng; khi Jeanne d'Arc chào đời năm 1412 có một Giáo Hoàng và hai Ngụy Giáo Hoàng. Cùng với cảnh Giáo Hội bị xé rách đó là các cuộc chiến huynh đệ tương tàn giữa các quốc gia kitô, thê thảm nhất là cuộc chiến kéo dài 100 năm giữa Pháp và Anh.

Jeanne d'Arc sinh tại Domremy, một làng nhỏ nằm trong vùng biên giới giữa Pháp và Lorraine, trong một gia đình nông dân khá giả và rất đạo đức. Tuy không biết đọc biết viết, nhưng cô nhận được nền giáo dục tôn giáo tốt theo tinh thần tu đức của thánh Bernardino thành Siena, tập trung nơi Danh Thánh của Chúa Giêsu và Mẹ Maria, nghĩa là có chiều kích Kitô học và thánh mẫu học. Đức Thánh Cha nói về kinh nghiệm thần bí và cuộc sống thiêng liêng của chị Jeanne d'Arc như sau:

Từ chính các lời chị kể lại, chúng ta biết rằng cuộc sống tôn giáo của chị chín mùi như kinh nghiệm thần bí bắt đầu từ năm 13 tuổi (PCon, I, tr.47-48). Qua tiếng nói của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, Jeanne nghe tiếng Chúa gọi củng cố cuộc sống kitô của mình, và dấn thân giải phóng dân chúng. Câu trả lời tức khắc của chị là tiếng ”xin vâng” với lời khấn đồng trinh, với cố gắng mới lãnh nhận các bí tích: tham dự thánh lễ mỗi ngày, xưng tội và thường xuyện chịu Mình Thánh Chúa, cũng như cầu nguyện lâu giờ trước Thánh Giá hay hình tượng Đức Mẹ. Một trong những khía cạnh độc đáo nhất của sự thánh thiện nơi thiếu nữ này là mối dây kết hiệp giữa kinh nghiệm thần bí và sứ mệnh chính trị. Sau các năm sống ẩn dật và trưởng thành nội tâm, là hai năm sống công khai đầy tràn, một năm hoạt động và một năm chịu khổ nạn.

Vào đầu năm 1429 Jeanne bắt đầu công trình giải phóng nước Pháp. Các chứng nhân đều cho biết thiếu nữ 17 tuổi này là một người rất mạnh mẽ, cương quyết và có khả năng thuyết phục những người lưỡng lự và thất đảm nhất. Chị vượt thắng mọi chướng ngại và gặp hoàng tử Pháp là vua Charles VII tương lai tại Poitiers. Ông nhờ vài thần học gia của đại học tra hỏi nàng và biết nàng là một tín hữu kitô tốt.

Ngày 22 tháng 3 năm 1429 Jeanne đọc cho người ta viết một lá thư cho vua và quân binh nước Anh đang bao vây thành phố Orléans, đề nghị giải pháp hòa bình trong công lý giữa hai dân tộc nhân danh Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Lời đề nghị bị từ chối, khiến cho nàng phải dấn thân chiến đấu và giải phóng thành Orléans ngày mùng 8 tháng 5 năm đó. Jeane cũng tham dự lễ đăng quang của vua Chalres VII tại Reims ngày 17 tháng 7 năm 1429. Trong một năm Jeanne sống giữa quân lính và rao giảng Tin Mừng cho họ. Các chứng nhân đều công nhận lòng tốt, sự can đảm và trong sạch ngoại thường của nàng và mọi người đều gọi nàng là trinh nữ.

Cuộc khổ nạn của Jeanne bắt đầu ngày 23 tháng 5 năm 1430, khi nàng bị bắt làm tù binh. Ngày 23 tháng 12 nàng được dẫn tới thành Rouen để bị xét xử, bị kết án và bị thiêu sống ngày 30 tháng 5 năm 1431. Vụ xử án do Đức Giám Mục Pierre Cauchon và quan pháp tòa Jean le Maistre chủ sự, nhưng thật ra do một số giáo sĩ có đường lối chính trị đối nghịch với Jeanne, lèo lái. Họ có thành kiến với con người và sứ mệnh của chị. Vụ án này cho thấy mầu nhiệm của Giáo Hội vừa thánh thiện vừa cần phải được thanh tẩy (LG 8). Họ kết án chị là lạc giáo và vì thế bị thiêu sống.

Khác với các vị thánh xuất thân từ đại học Paris như Bonaventura, Toma thành Aquino và chân phước Duns Scoto, các thần học gia này không có lòng bác ái, và sự khiêm nhường để nhận ra hoạt động của Thiên Chúa nơi thiếu nữ này. Họ hoàn toàn không có khả năng hiểu nàng và trông thấy vẻ đẹp của linh hồn nàng; họ không biết rằng họ kết án một vị thánh.

Ngày 24 tháng 5 lời kháng án của chị Jeanne lên Đức Giáo Hoàng bị tòa án khước từ. Sáng ngày 30 tháng 5 chị rước Mình Thánh Chúa lần cuối cùng, sau đó bị dẫn ra quảng trường của chợ cũ và bị thiếu sống. Chị xin một linh mục cầm Thánh Giá để chị nhìn Chúa Giêsu bị đóng đanh và lớn tiếng kêu tên Giêsu nhiều lần trước khi chết (PNul, I, tr.457; GLGHCG, 435).

Khoảng 25 năm sau, Án tái lập danh dự cho chị được mở dưới thời Đức Giáo Hoàng Callisto III, cho thấy sự vô tội và lòng trung thành toàn vẹn của chị đối với Giáo Hội, và đã tuyên bố vụ án xử chị trước đó là vô hiệu. Năm 1920 Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV đã phong thánh cho chị Jeanne d'Arc.

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ như sau:

Anh chị em thân mến, Danh Chúa Giêsu, được vị thánh của chúng ta kêu cầu trong những giây phút cuối cùng cuộc sống dương thế, đã như là hơi thở liên lỉ của linh hồn chị, đã như là nhịp đập của con tim chị, như trung tâm toàn cuộc sống của chị. Mầu nhiệm bác ái của chị Jeanne d'Arc đã thu hút thi sĩ Charles Péguy, đó là tình yêu hoàn toàn đối với Chúa Giêsu, và đối với tha nhân trong Chúa Giêsu và cho Chúa Giêsu. Vị thánh này đã hiểu rằng Tình Yêu bao trọn toàn thực tại của Thiên Chúa và của con người, của trời và đất, của Giáo Hội và của thế giới. Chúa Giêsu luôn chiếm chỗ nhất trong cuộc sống của chị, theo kiểu nói của chị: ”Phục vụ Chúa chúng ta trước” (PCon, I, tr.288, GLGHCG, 223). Yêu Chúa có nghĩa là phải luôn luôn vâng theo ý Người. Với lời khấn đồng trinh, thánh nữ Jeanne d'Arc triệt để thánh hiến toàn con người của chị cho Tình Yêu của Chúa Giêsu. Đó là tình trạng ơn thánh, gía trị tuyệt đỉnh, quý báu hơn mạng sống, và là một ơn của Thiên Chúa cần được lãnh nhận và giữ gìn với sự khiêm tốn và lòng tin tưởng.

Ngoài ra còn một nét đặc biệt khác trong cuộc sống của thánh Jeanne d'Arc: đó là thánh nữ sống lời cầu nguện trong hình thức đối thoại với Chúa, là Đấng soi sáng cho chị trong cuộc đối thoại với các thẩm phán và trao ban cho chị niềm an bình và sự chắc chắn. Chị xin với Chúa như sau: ”Lậy Thiên Chúa rất dịu dàng của con, nhân danh cuộc Khổ Nạn thánh của Chúa, con xin Chúa, nếu Chúa yêu con, thì xin mạc khải cho con biết phải trả lời các người này của Giáo Hội như thế nào” (Ibid tr.252)...

Việc giải phóng dân tộc của chị là một công trình của sự công bằng nhân loại, mà chị Jeanne đã chu toàn trong tình bác ái, vì yêu mến Chúa Giêsu. Nó là một thí dụ rất đẹp của sư thánh thiện đối với các giáo dân dấn thân trong cuộc sống chính trị, nhất là trong các hoàn cảnh khó khăn. Đức tin là ánh sáng hướng dẫn mọi lựa chọn, như một vị thánh lớn khác là Thomas More, sẽ làm chứng. Trong Chúa Giêsu, thánh nữ Jeanne d'Arc chiêm ngưỡng toàn thực tại của Giáo Hội, Giáo Hội ”chiến thắng” trên Trời, cũng như Giáo Hội ”chiến đấu” đưới đất.

Sau cùng, thánh Jeanne d'Arc cũng đã có một ảnh hưởng rất sâu đậm trên một vị thánh trẻ tân tiến khác: đó là Terexa Hài Đồng Giêsu. Trong một cuộc sống hoàn toàn khác hẳn nơi dòng kín, nữ tu cát minh Lisieux này cảm thấy rất gần gũi với thánh Jeanne, sống trong con tim Giáo Hội và tham dự vào các khổ đau của Chúa Kitô cho ơn cứu độ của thế giới.

Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm khác nhau và chúc tín hữu những ngày hành hương bổ ích, trước khi cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
 
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Ý nói: Các linh mục phải noi gương Đức Thánh Cha
Bùi Hữu Thư
17:28 27/01/2011
Rome, Ý, ngày 27 tháng 1, 2011 / 05:43 pm (CNA).- Đức Hồng Y Angelo Bagnasco ở Genova, Ý nói rằng các linh mục cần noi gương Đức Thánh Cha Benedict XVI trong việc hoàn tất sứ vụ mà không sợ hãi bị chỉ trích.

Các giám mục Ý đã hội họp tại Ancona, Ý để bế mạc các buổi hội mùa Đông ngày 27 tháng 1. Đức Hồng Y Bagnasco, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý đã thuyết giảng trong Thánh Lễ bế mạc tại nhà thờ Chánh Tòa Ancona.

Đức Hồng Y Bagnasco nói: "Nếu văn hóa theo hư vô thuyết có khuynh hướng xóa bỏ đời sống nội tâm của con người, thì các linh mục phải giúp đỡ các tín hữu tái khám phá đời sống này. Và trong sứ vụ của họ, các linh mục không thể hãi sợ vì bị hiểu nhầm hay chỉ trích.”

"Tấm gương phải noi theo là cuả Đức Thánh Cha Benedict XVI, vì ngài giảng dậy chúng ta đức khiêm nhường, sự minh bạch của chân lý, sự khôn ngoan sáng suốt của đối thoại, sự cẩn trọng sốt sắng của hành động, sự tự do trước thế gian và sự can đảm đến từ việc nhận thức rằng mình đang ở trong bàn tay của Chúa."

Đức Hồng Y Bagnasco tiếp rằng các linh mục có trách nhiệm không ngần ngại duy trì niềm hy vọng của họ. Niềm hy vọng này giúp cho họ đáp ứng với những mong đợi của mọi người “không chỉ trong cộng đồng Công Giáo, mà còn của những ai mà tất cả xã hội đòi hỏi nới chúng ta — dù cho chúng ta có những khả năng hạn hẹn và yếu đuối — những lời nói này văng vẳng như lời của Chúa."

Đức Hồng Y nói: "Chúng ta được kêu gọi và thúc đẩy đem ánh sáng của đời linh mục để phục vụ cho thế gian, để nối kết ánh sáng này với nhiều lãnh vực của đời sống, và để chiếu rõi các vấn nạn trường tồn về mầu nhiệm của đau khổ và sự chết, về ý nghĩa của sự hiện hữu của chúng ta, về lý do của vũ trụ lạ thường và bi thảm này, và luân lý của sự lành và sự dữ.”

Ngài khuyến khích các linh mục phải chiến đấu chống lại những thông lệ khiến cho “đời sống bị phai nhòa” và “đức tin bị suy yếu,” điều này “làm tê dại sự rung cảm của linh hồn trước mầu nhiệm Thánh Thể.”

Đức Hồng Y khuyên các linh mục “hàng ngày phải nhớ nói lời ‘xin vâng’ với Đấng đã lựa chọn chúng ta vì lòng thương xót và đã trao gửi nơi chúng ta chức linh mục của Người."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tu sĩ hạt Đà Lạt họp mặt cử hành Ngày Đời Sống Thánh Hiến
Gió Nhẹ
10:51 27/01/2011
ĐÀ LẠT - Năm 1997 ĐGH Gioan Phaolô II thiết lập Ngày Quốc Tế Đời Sống Thánh Hiến vào ngày lễ Dâng Chúa vào Đền Thờ 2-2 hằng năm. Năm 2011 này, Ngày Quốc Tế Đời Sống Thánh Hiến lần thứ 15 (ngày 2-2-2011) rơi vào đúng ngày 30 Tết, nên các tu sĩ nam nữ, những người sống “đời sống thánh hiến” tại giáo hạt Đalat đã dời việc cử hành ngày này sớm hơn mươi ngày để các tu sĩ có thể tham dự đông đảo hơn trước khi họ lục tục đi nghỉ Tết.

Hình ảnh tu sĩ Đà lạt họp mặt

Ngày được chọn để dời về là “Ngày của Chúa,” Chúa nhật 23-1-2011. Vào lúc 2 giờ chiều, gần 140 tu sĩ nam nữ từ nhiều ơn gọi khác nhau đã tụ họp tại Toà Giám Mục Đalạt để dự buổi chiều “3 in 1” (3 trong 1) này.

1. Trước hết là chúc Tết cha Giám Quản giáo phận Phaolô Lê Đức Huân. Triều đại “giám quản” cho giáo phận Đalat đã bước qua tháng thứ 9 mà vẫn có vẻ như còn bước bước nữa. Thánh “Phaolô trở lại” là bổn mạng của cha, kính ngày 25-1 sau đó, nên một công đôi việc, chị nữ tu dòng thánh Phaolô được phân công chúc tuổi, tuy đã U90 nhưng vẫn không quên “in-sợt” lời mừng lễ này vào với lời chúc Tết. Cha giám quản đã đáp lời và nhắn nhủ các tu sĩ về đời sống thánh hiến, trước khi lên đường đi đến các Hạt khác để chúc Tết dân Chúa tại chỗ. Còn việc chúc Tết các đấng bậc khác trong giới tu sĩ, và chúc Tết nhau diễn ra vào buổi tối, trước bữa ăn.

2. Phần chính là cử hành Ngày Thánh Hiến. Các tu sĩ dự giờ chầu cuối năm, trong đó tâm tình tạ ơn xuyên suốt giờ thánh. Tạ ơn vì hồng ân sự sống, tạ ơn vì những hoa trái Chúa ban cho giáo phận. Thật không ngờ số tín hữu của giáo phận đã lên tới 350 ngàn, trong đó có hơn 120 ngàn anh chị em các dân tộc (121.385 người). Tạ ơn vì giáo phận Đalat là nơi đất lành chim đậu nên có tới 139 cộng đoàn tu trì thuộc hơn 45 “dòng” khác nhau, gồm 719 khấn trọn và 239 khấn tạm (tổng kết cuối năm 2010). Có lẽ chỉ xếp hạng nhì sau tổng giáo phận Saigon về số lượng !

Tạ ơn và theo sau là tạ tội. Sáu toà giải tội mở sẵn cho mấy tấn tội cũng vừa. Phút giải lao sau giờ tạ tội và tạ ơn được lợi dụng để ghi hình chung trước công viên mới tân trang 100% của toà giám mục Đalat. Một anh linh mục dòng CCT tỏ ra tiếc nuối lớn vì đã không mang theo áo dòng để quảng bá ơn gọi “tuần đại phúc” mà chỉ mặc được có chiếc alba mà cha nào cũng có.

Thánh lễ đồng tế là đỉnh cao của ngày cử hành. Linh mục đặc trách tu sĩ của Hạt Anphong Nguyễn Công Minh, ofm, chủ tế đã dâng lễ “cầu cho các tu sĩ.” Bài đọc vẫn lấy Chúa nhật IIIA thường niên vì cũng rất phù hợp với lớp người sống ơn gọi. Dựa vào bài Tin Mừng Chúa khởi sự ra đi rao giảng và chọn các môn đệ đầu tiên là người thuyền chài, cha đặc trách đã phân tích 3 yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” khi Chúa khởi sự hoạt động công khai và đặt câu hỏi về “nhân hoà”: vì sao Chúa Giêsu lại chọn đa số là dân chài, và cha trả lời luôn vì họ có 4 chữ này: chữ Hoà, chữ Thời, chữ Nhẫn, chữ Dũng, là những “chữ” mà người tu sĩ nào cũng cần có.

3. Sau Tiệc Thánh là “tiệc” tất niên. Anh chị em quây quần trong phòng ăn của toà giám mục để chúc Tết nhau, để rút quà “may mắn,” để hát cho nhau nghe, và dĩ nhiên, để thưởng thức 3 món ăn “không no không về.” Loon 333 cùng xuất hiện trên bàn ăn sánh vai với các chai nước ngọt rực một màu vàng của không khí Tết.

Anh chị em tu sĩ chia tay nhau trong màn đêm cộng với cái lạnh Đalat của những ngày gần Tết giá rét nhưng vẫn có một chút ấm lòng vì đã được gặp gỡ nhau đông đủ.
 
Trường Khuyết Tật Nhân Áí GP Mỹ Tho mừng Xuân Tân Mão
LM Giuse Nguyễn Tuấn Hải
11:00 27/01/2011
Mỹ Tho 26.01.2011: Nhịp sống của nhiều người vào những ngày cận tết âm lịch Tân Mão 2011 này xem ra hối hả, bận rộn và náo nhiệt hơn thường nhật. Mọi người, mọi nhà, mọi cơ quan và trường học đều lo tất bật giải quyết những việc còn tồn đọng vào dịp cuối năm, để sang đầu năm mới được thoải mái, an vui và thanh nhàn hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với ước mong và hy vọng của mọi người rằng, sang năm mới thì mọi việc sẽ dễ dàng, thuận lợi, thành công và tốt đẹp hơn năm cũ. Những ngày này cũng là thời gian người ta thăm viếng, tặng quà tết, liên hoan tất niên và mừng đón tân niên một cách thân ái và vui vẻ.

Trường Khuyết Tật Nhân Ái (TKTNA), số 290 Lý Thường Kiệt, Phường 5, TP. Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang, dành cho các em khiếm thính do các soeur Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho coi sóc, trong những ngày qua cũng rộn ràng chuẩn bị đón xuân, bằng việc đón nhận những tấm lòng hảo tâm từ khắp nơi của nhiều người muốn đóng góp, và chia sẻ niềm vui với những em kém may mắn trong xã hội nhân dịp xuân về. Các soeur và các em cũng vất vả chuẩn bị chương trình văn nghệ và chào đón các vị khách quí đến dự ngày liên hoan mừng Xuân Tân Mão do Trường tổ chức.

Sáng ngày 26.01.2011, trong khuôn viên của TKTNA bỗng nhiên nhộn nhịp và vui tươi khác thường. Các soeur và các em học sinh khiếm thính của Trường tất bật đi lại nhiều hơn để đón tiếp khách và chuẩn bị những công việc cuối cùng cho buổi Văn Nghệ Mừng Xuân sắp diễn ra. Những vị khách đã được mời cũng đến tham dự khá đông, vì sự quan tâm và lòng ưu ái đối với các soeur, giáo viên và nhân viên đã dầy công dạy dỗ và phục vụ cho các em học sinh; cũng như tình thương đặc biệt dành cho các em khuyết tật của Trường.

Đúng 10 giờ sáng thì chương trình văn nghệ bắt đầu tại Hội Trường. Trong buổi văn nghệ này, có sự diện đầy ưu ái của Đức Cha Phaolô, Giám mục Giáo phận Mỹ Tho, vì trong những ngày này, hơn ai hết Đức Cha rất bận rộn nhưng đã cố gắng đến tham dự để bày tỏ lòng yêu thương, động viên và trợ giúp cho ngôi trường dành cho người khuyết tật duy nhất trong Giáo phận mà ngài đã thiết lập, (ngôi trường đã được khởi công xây dựng vào ngày 21/08/2003, và sau một năm xây dựng Trường đã tạm hoàn thành phần cơ bản để đón nhận học sinh và khai giảng niên học đầu tiên vào ngày 05/09/2004). Bên cạnh đó còn có sự hiện diện của quí cha, quí soeur, quí chính quyền, quí vị mạnh thường quân, phụ huynh và các em học sinh.

Mở đầu chương trình, Soeur Hiệu Trưởng Thérésè Dương Thị Hiền giới thiệu Đại Biểu; sau đó, Soeur chúc xuân khách mời với ý chính như sau: “Năm Canh Dần sắp qua đi xin hãy mang theo mọi vất vả, lo toan trong cuộc sống của con người, để rồi năm mới Tân Mão sắp đến, con xin thay lời cho tất cả mọi thành viên trong Trường kính chúc Đức Cha, Quý Cha, quý Soeurs, Quý vị Đại Biểu, Quý Ân nhân và toàn thể Phụ Huynh một Năm Mới Khang An – Thịnh Vượng - Vui Tươi và Hạnh Phúc trong vòng tay Yêu thương của Chúa Xuân.”

Chương trình Văn Nghệ của các em học sinh khuyết tật của Trường gồm có:

1. Múa: Bé chúc tết

2. Nhảy Hip-hop

3. Sự tích Bánh chưng bánh dày

4. Học sinh chúc tết

5. Múa Ấn Độ

6. Múa: Con heo đất

7. Phụ huynh chúc tết

8. Tặng hoa cho Đức Cha

9. Múa: Liên khúc xuân

Quí vị Đại Biểu đã dành những tràng pháo tay thật lớn, nồng nhiệt và kéo dài cho các em vì ý thức rằn,g các em đã rất công phu tập luyện với nhiều khó khăn. Các em mặc dù không thể nghe được, nhưng khi múa biểu diễn thì rất khéo léo và kết hợp nhịp nhàng với nhạc nền; điều đó cũng đủ thấy mức độ khó và sự nỗ lực rất lớn của chính các em cũng như những người hướng dẫn. Các tiết mục mà các em biểu diễn rất sinh động và ấn tượng. Tiết mục dễ thương nhất là múa “Con heo đất” của các em lớp nhỏ nhất của Trường. Tiết mục ấn tượng nhất là “Nhảy hip-hop”, ấn tượng vì các em biểu diễn được những động tác rất khó và phức tạp, mọi người càng ấn tượng hơn khi biết chính các em nam tự tập luyện cho nhau tiết mục này, chứ không phải do các soeur, hay giáo viên của Trường tập cho.

Sau tiết mục múa “Con heo đất” thì đại diện phụ huynh học sinh lên chúc tết. Sau đó một em học sinh đại diện cho Trường tiến đến chỗ ngồi danh dự tặng hoa mừng tết cho Đức Cha Phaolô trong tiếng vỗ tay của mọi người hiện diện.

Khi các em học sinh múa “Liên khúc xuân” vừa xong, thì Soeur Hiệu Trưởng mời Đức Cha bước lên sân khấu để ban huấn từ. Đức Cha nói một vài câu khôi hài về Năm “Con Mèo” (Tân Mão) gây cười cho cả hội trường, rồi Đức Cha nhắn nhủ đến các em học sinh của Trường trong Năm Mới cũng “giống như Con Mèo”, tức là “trèo cao mà không bao giờ té”. Trèo cao nhưng mạnh mẽ và vững chắc trong cuộc sống chứ không giống với những người tranh giành quyền lực, tham quyền trong xã hội. Các em là những người đáng thương; các em đã cố gắng rất nhiều để cuộc sống tốt đẹp hơn, và các em đã đạt được những giá trị nhất định. Đức Cha cũng cầu chúc sang Năm Mới cho toàn thể các soeur, giáo viên, nhân viên và các em học sinh được nhiều sức khỏe, niềm vui, hạnh phúc và vươn lên mạnh mẽ hơn nữa.

Đức Cha phát biểu vừa xong thì Soeur Hiệu Trưởng, thay mặt cho tất cả các em học sinh của Trường, chân thành cám ơn Đức Giám Mục Giáo Phận Mỹ Tho và Quý vị ân nhân đã mang đến cho các em niềm vui qua quà Tết; đồng thời Soeur kính chúc Quý Ân nhân một Năm Mới An Khang và Thịnh Vượng. Sau đó quí soeur và giáo viên của trường đã mang những phần quà tết mà Đức Cha, và quí ân nhân đã dành tặng cho các em ra. Soeur Hiệu Trưởng mời Đức Cha, quí cha và quí ân nhân trao quà tết cho các em. Các em rất vui tươi, háo hức và bày tỏ lòng biết ơn khi nhận những món quà đầy tình thương bao la này. Ước mong các em luôn hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của nhiều người hảo tâm, của toàn xã hội, và giáo hội.

Chương trình văn nghệ và phát quà cho các em khuyết tật kết thúc vào lúc 11 giờ 5 phút. Sau đó, những vị khách được mời đã ở lại dự tiệc liên hoan mừng tân niên cùng các soeur, và các em học sinh của Trường một cách rất vui vẻ và thân mật.

Rất khâm phục và chân thành cám ơn quí soeur, giáo viên và nhân viên của Trường đã tận tình yêu thương và chăm sóc cho các em. Hết lòng tri ân Đức Cha Phaolô, quí cha và quí ân nhân đã giàu lòng yêu thương dành cho các em khuyết tật. Ước mong rằng sang Năm Mới này, những ước mơ nhỏ bé của các em là được hòa nhập vào đời sống chung của toàn xã hội, được quí trọng và yêu thương sẽ trở thành hiện thực và gia tăng không ngừng.
 
Khai trương Website Đại Chủng viện Vinh Thanh
Ban Truyền thông ĐCV
11:01 27/01/2011
Đại Chủng viện Vinh Thanh, nôi đào tạo linh mục cho hai giáo phận Vinh và Thanh Hóa. Trong suốt quá trình phát triển, Đại Chủng viện đã không ngừng hòa mình vào công cuộc chung của toàn Giáo hội trong sứ vụ loan báo Tin Mừng. “Năm học mới 2010-2011, Ðại chủng viện Vinh-Thanh bước vào tuổi 23, độ tuổi trưởng thành. Sự trưởng thành này được đánh dấu qua cuộc họp của hai Đức Giám mục giáo phận Vinh và Thanh Hóa với quý cha trong Ban Đào tạo Chủng viện ngày 19/8/2010. Đây là một trong những biến cố quan trọng đối với công việc đào tạo linh mục của Vinh-Thanh” (Diễn văn khai giảng năm học của Cha Giám đốc J.B. Nguyễn Khắc Bá).

Dưới ánh sáng Công đồng Vatican II và sự nhận diện những thuận lợi do các phương tiện truyền thông xã hội đem lại cho việc loan báo Tin Mừng hiện nay, Đại Chủng viện Vinh Thanh đang từng bước tận dụng những ưu thế từ “nền văn hóa số” nhằm phục vụ tiến trình đào tạo và bày tỏ tình liên đới trong “vui mừng và hy vọng” với cộng đồng nhân loại. Khởi đi từ động cơ này, Đại Chủng viện Vinh Thanh đã lập Website với tên miền daichungvienvinhthanh.com.

Vào hồi 14 giờ, ngày 26 – 01 – 2011, Website Đại Chủng viện Vinh Thanh đã chính thức ra mắt độc giả. Cha Tổng đại diện giáo phận Vinh Phêrô Nguyễn Văn Viên, Cha Giám đốc Đại Chủng viện Vinh Thanh J.B. Nguyễn Khắc Bá, quý Cha trong Ban giảng huấn, Giáo sư Nguyễn Khắc Dương, Cha Trưởng Ban truyền thông Giáo phận Vinh Giêrađô Nguyễn Nam Việt cùng đông đủ anh em chủng sinh Đại Chủng viện Vinh Thanh đã tham dự giờ khai trương Website daichungvienvinhthanh.com.

Quý Cha và Thầy Nguyễn Khắc Dương đã bày tỏ niềm thao thức đối với công cuộc loan báo Tin Mừng hiện nay, đặc biệt nhấn mạnh đến những lợi ích của truyền thông xã hội trong việc đào tào ứng sinh linh mục và phục vụ lợi ích các linh hồn. Cha Giám đốc J.B. Nguyễn Khắc Bá đã nêu lên những tâm điểm mà Website Đại Chủng viện Vinh Thanh nhắm tới:

+ Giới thiệu cho mọi thành phần Dân Chúa nhận diện công cuộc đào tào tại Đại Chủng viện, nhờ thế mọi người cùng liên đới trong tiến trình đào tạo này.

+ Giúp anh em chủng sinh có điều kiện tham gia suy tư, đóng góp những ý tưởng trong công cuộc loan báo Tin Mừng.

+ Là diễn đàn mục vụ cho các cha xứ trong hai giáo phận Vinh và Thanh Hóa để trao đổi những ưu tư, thao thức với Đại Chủng viện về những khó khăn, thuận lợi trong công tác mục vụ, đồng thời làm cho môi trường hoạt động ở các giáo xứ trở nên gần gũi với hoạt động tại Đại Chủng viện, giúp anh em chủng sinh nắm bắt tình hình mục vụ tại giáo xứ thông qua các “tình huống” mục vụ thực tế. Đây là điều kiện hướng tới mối tương quan khăng khít giữa các mục tử với những ứng sinh linh mục tương lai…

Là người đã quan tâm và tạo điều kiện cho việc hình thành Website daichungvienvinhthanh.com, Cha Tổng đại diện Giáo phận Vinh, kiêm nhiệm Phó giám đốc Đại Chủng viện Vinh Thanh – Phêrô Nguyễn Văn Viên đã kêu gọi anh em chủng sinh nỗ lực đóng góp ý tưởng, bài vở cho Trang nhà. Hy vọng, trong một ngày gần, Đại Chủng viện Vinh Thanh sẽ có được “thư viện số” thật phong phú, dồi dào các tài liệu nghiên cứu.

Vạn sự khởi đầu nan, Website daichungvienvinhthanh.com còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Chúng con rất mong đón nhận những ý kiến xây dựng và bài viết của quý độc giả cho Website Đại Chủng viện Vinh Thanh ngày càng hoàn thiện và hữu ích hơn.
 
Giáo xứ Chính Tòa Lạng Sơn thăm viếng người nghèo
Giuse Trần ngọc Huấn
11:08 27/01/2011
LẠNG SƠN – Giữa tiết trời mưa lạnh đầy buốt giá của mùa đông miền sơn cước, cha Giuse Nguyễn Ngọc Thể, chính xứ nhà thờ Chính Tòa Lạng Sơn, quý sơ, quý ông bà trong Hội đồng giáo xứ, đã đến thăm hỏi, chia sẻ và tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong địa bàn giáo xứ.

Những năm vừa qua, nền kinh tế thị trường mở ra những hy vọng mới cho sự phát triển, nhưng càng làm cho hố sâu ngăn cách giàu nghèo ngày một lớn hơn. Giữa những ngôi nhà khang trang được xây dựng, vẫn còn quá nhiều những mái nhà xiêu vẹo, tạm bợ. Đời sống của phần lớn người dân còn đầy những khó khăn, thiếu thốn.

Giáo xứ Chính Tòa của giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng nằm trong khu vực các phường xã của thành phố Lạng Sơn. Dù vậy, đời sống của đa phần bà con giáo dân còn nhiều khó khăn. Mang trong mình tinh thần bác ái Kitô giáo và nhiệt huyết dấn thân phục vụ người nghèo, cha xứ Giuse, các sơ và Hội đồng giáo xứ đã đến thăm viếng, tặng quà không chỉ riêng giáo dân nhưng cả anh chị em lương dân.

Trên 50 gia đình, cá nhân được thăm hỏi, mỗi người có những hoàn cảnh khác nhau, cái nghèo, sự vất vả bươn chải cuộc sống luôn là nỗi lo thường trực đối với họ. Đoàn của giáo xứ Chính Tòa đã ân cần thăm hỏi, chia sẻ và động viên mọi người vượt lên trên sự khó khăn về kinh tế để sống tốt, sống có ích và luôn giữ vững giá trị đạo đức của mình. Cách riêng đối với anh chị em giáo dân, cha xứ Giuse khuyên mọi người giữ vững giá trị Đức Tin dù gặp phải những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt của cuộc sống. Noi gương Chúa Giêsu đã trở nên người nghèo, để đồng cảm, đồng hình đồng dạng với họ, cha Giuse khuyên mọi người luôn giữ niềm tin tưởng, phó thác vào sự quan phòng của Chúa.

Trong những ngôi nhà thiếu thốn tiện nghi, trên những con đường sỏi đá hiểm trở, nhưng ánh lên giá trị của sự gặp gỡ, sẻ chia và đồng cảm. Những món quà trao tặng có thể mang giá trị vật chất không lớn, nhưng chứa đựng bao tình nghĩa, sự quan tâm và nâng đỡ. Trong bầu khí giá lạnh của những ngày cuối năm âm lịch, chuẩn bị đón một năm mới, thiết nghĩ, sự gặp gỡ thân tình như vậy càng mang nhiều ý nghĩa.
 
Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng: Họp mặt quý Cố nhân dịp tất niên
Giuse Trần ngọc Huấn
11:13 27/01/2011
LẠNG SƠN – Trong không khí của những ngày cuối năm âm lịch Canh Dần, chuẩn bị chào đón tết cổ truyền Tân Mão 2011, giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng đã tổ chức họp mặt tất cả quý Cố của các linh mục, nam nữ tu sỹ, chủng sinh, dự tu đang phục vụ tại Giáo phận.

Xem hình ảnh

Đây là lần đầu tiên một hoạt động quy tụ các ông bà Cố được tổ chức tại Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng. Là một giáo phận truyền giáo, Lạng Sơn Cao Bằng luôn mang những nét đặc thù. Sự gặp gỡ lần này đã quy tụ các ông bà Cố đến từ nhiều vùng miền, nhiều giáo phận khác nhau, nhưng chung nhau ở một điều là có con em là linh mục hay nam nữ tu sỹ, chủng sinh, dự tu đang phục vụ và dấn thân nơi giáo phận truyền giáo miền biên giới phía Bắc này.

Vào lúc 10h00, tại Nhà thờ Chính Tòa, tất cả quý Cố, quý linh mục, nam nữ tu sỹ và mọi người hiện diện vui mừng chào thăm và chúc mừng Đức cha Giuse của giáo phận nhân dịp năm mới Tân Mão sắp tới. Đại diện của quý Cố đã nói lên những lời chúc sức khỏe, bình an và ơn phúc tới Đức cha Giuse, cũng như quý linh mục và mọi người đang hy sinh phục vụ tại giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng.

Đức cha Giuse bày tỏ sự vui mừng của ngài khi nhận thấy quý Cố hiện diện thật đông đảo. Tuy đến từ nhiều giáo phận, nhiều vùng miền khác nhau, nhưng gặp nhau ở sự hy sinh, nhiệt huyết vì Giáo hội và cho Thiên Chúa. Đức cha Giuse đã sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển, cũng như những bước thăng trầm của Giáo hội Công giáo nơi miền đất truyền giáo này, cũng như về hiện tình của Giáo phận. Ngài nói lên những đặc thù của Giáo phận, từ các vị Giám mục, đa số linh mục, nam nữ tu sỹ, chủng sinh hay dự tu đã – đang phục vụ đều đến từ các Giáo phận khác. Con số các vị là người gốc Lạng Sơn Cao Bằng thì thật khiêm tốn. Đức cha Giuse cảm ơn sự hy sinh và dấn thân dâng hiến những người con yêu dấu của mình mà quý Cố đã chọn lựa. Nhân dịp năm mới sắp tới, ngài cầu chúc mọi người được mạnh khỏe, khang an và lãnh nhận nhiều hồng phúc của Chúa Xuân.

Thánh lễ được cử hành vào lúc 10h30 tại Nhà thờ Chính Tòa, do Đức cha Giuse chủ sự, cùng với Cha Tổng đại diện, cha Đại diện và quý Cha. Mọi người sốt sắng hiệp ý dâng lên Thiên Chúa tâm tình cảm tạ về một năm đã qua, và cầu xin những hồng ân của Người tuôn đổ trong năm mới.

Những sự gặp gỡ, thăm hỏi, sẻ chia, làm quen được mọi người trao cho nhau trong bữa cơm trưa tại Tòa Giám mục. Đức cha Giuse đã trao quà tặng lưu niệm cho quý Cố nhân dịp ngày họp mặt. Buổi gặp gỡ kết thúc nhưng đã để lại thật nhiều ấn tượng tốt đẹp, mở ra những phương diện mới về tình nghĩa trong gia đình giáo phận, trong đó quý Cố có một vai trò thật đáng trân trọng.
 
Thông Báo
Báo tang: LM Giuse Đỗ Ngọc Bảo, OP. từ trần tại Gò Vấp
LM Giuse Ngô Sĩ Đình, OP.
09:55 27/01/2011
BÁO TANG
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam kính báo:

LINH MỤC GIUSE ĐỖ NGỌC BẢO, OP.
Sinh ngày 13/04/1950 tại Hà Nội
Tuyên khấn lần đầu ngày 15/08/1969,
Lãnh tác vụ Linh mục ngày 14/05/1975
Được Chúa gọi về lúc 13g30, thứ Tư, ngày 26 tháng 01 năm 2011, tại Tu viện Rất Thánh Mân Côi, Gò Vấp,
hưởng thọ 61 tuổi, sau 42 năm khấn Dòng và 36 năm phục vụ Chúa trong tác vụ Linh mục.

Nghi thức nhập quan: lúc 08 giờ 30, thứ Năm, ngày 27 tháng 01 năm 2011, tại Tu viện Rất Thánh Mân Côi, Gò Vấp.
Thánh lễ An táng: lúc 08 giờ 30, thứ Bảy, ngày 29 tháng 01 năm 2011
tại Nhà thờ Mân Côi, Gò Vấp, 90 Nguyễn Thái Sơn, Q. Gò Vấp, Tp. HCM.
Cha sẽ an nghỉ cùng với các anh em Đa Minh đã ra đi trước,
tại Tu viện Máctinô, Hố Nai.
Kính xin hiệp lời cầu nguyện cho Cha Giuse.

– Anh Em Đa Minh cử hành Nghi thức Tiễn biệt lúc 08 giờ 00.
– Xin Quí Cha mang lễ phục tím.
– Xin lời cầu nguyện thay cho vòng hoa phúng điếu

TÓM TẮT TIỂU SỬ LINH MỤC GIUSE ĐỖ NGỌC BẢO, OP.

Sinh ngày 13/04/1950 tại Hà Nội
13/06/1961 Gia nhập Đệ tử viện, mới đầu tại Vũng Tàu,
sau đó về tu viện Anbêtô, rồi tu viện Mân Côi, Gò Vấp.
15/08/1968 Gia nhập Tập viện, Tu viện Thánh Toma, Vũng Tàu
15/08/1969 Tuyên khấn, tại Tu viện Thánh Toma, Vũng Tàu
1969 – 1975 Học triết học và thần học tại Học viện Đa Minh, Thủ Đức
14/05/1975 Lãnh tác vụ Linh mục, sau đó được bổ nhiệm về tu viện Mân Côi, Gò Vấp.
Giáo sư tại Học Viện Đa Minh Thủ Đức và Đệ tử viện Đa Minh Gò Vấp.
1985 – 1990: Đặc trách cổ động ơn thiên triệu
1990 – 1996 Phó xứ Giáo xứ An Nhơn, Gp. TP.HCM
1996 – 1999 Tu viện Trưởng Tu viện Rất Thánh Mân Côi, kiêm Chính xứ Giáo xứ Mân Côi, Gò vấp
1999 – 2003: Cố vấn Tỉnh Dòng, Đặc trách thường huấn Tỉnh Dòng
2000 – 2003 Tu xá Trưởng Tu xá thánh Vinh Sơn Liêm, Thủ Đức, kiêm Giám đốc Thỉnh viện Đa Minh
2003 – 2007 Giám sư Sinh Viên Học viện Đa Minh, Gò Vấp
Năm 2010, Giám định viên tham dự Tổng hội Rôma.
Giáo sư giảng dạy các môn triết và thần, như Vũ trụ học, Luận Lý học, Bí tích học, v.v.. tại Trung tâm Học vấn Đa Minh, Đại Chủng viện Hà Nội và các Học viện liên Dòng.
Dịch thuật nhiều sách về linh đạo và đời sống thánh hiến, như Đời tu trong thế kỷ 21; Đời sống thiêng liêng xưa và nay; Eckhart, Suso, Tauler, v.v...

Kính báo,
TM. Tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam
Giám Tỉnh
 
Văn Hóa
Những nẻo đường hạnh phúc
Mic. Cao Danh Viện
01:02 27/01/2011

Trung kiên theo Chúa trên đường trần gian

Dẫu qua thung lũng nguy nan

Tôi luôn trông cậy vào can trượng Người

Lối nghèo khó trong vui tươi

Vì mai sở hữu Nước Trời vinh quang

Hiền lành như thể chiên ngoan

Cha cho đất hứa an khang gia tài

Lối đường sầu khổ bi ai

Một mai Thiên Chúa đoái hoài ủi an

Lối khao khát nên chính nhân

Chúa cho muôn vạn hồng ân thỏa lòng

Sống bác ái, biết xót thương

Lòng Thương Xót Chúa Thiên đường vô biên

Lối đường khiết tịnh trinh nguyên

Được nhìn thấy Chúa tinh tuyền uy linh

Lối đường xây dựng an bình

Nên conThiên Chúa trọn tình cha con

Người công chính giữ lòng son

Giữa bao bách hại vẫn còn Nước Cha

Đường về Thiên quốc xa xa

Đi trong bát phúc an hòa hiếu trung

Hành hương làm chứng Tin Mừng

Quê trời phần thưởng vô cùng lớn lao.



27-1-2011
 
Ngày lễ Tình Yêu
Tuyết Mai
01:10 27/01/2011
Valentine’s Day

Tình yêu là gì thưa các bạn?. Ồ tình yêu là hai trái tim thổn thức dành cho nhau, luôn nhớ đến nhau và không muốn rời xa nhau nửa bước. Trái tim thổn thức là sao?. Là trái tim trở nên bệnh hoạn khi không gặp được người mình yêu, vì cha mẹ cấm đoán, vì ở xa nhau, có thể vì hai gia đình của anh chị khác tôn giáo nhau, không môn đăng hộ đối, và có thể vì nhiều lý do khác nữa!. Tình yêu thật sự là lạ lùng, không ai có thể cắt nghĩa được tình yêu khi trái tim nó đang Yêu. Khi yêu nhau không hiểu sao một con người chưa từng biết làm thơ bao giờ, cũng có thể làm ra một bài thơ tuy không vần điệu không theo luật lệ, nhưng cũng làm cho người nhận vừa cười tủm tỉm để lộ cái đồng tiền thật dễ thương làm sao!. Tưởng tượng rằng nàng sẽ khúc khích cười khi đọc những vần thơ con cóc mà mình gởi cho nàng, chỉ có thế cũng làm cho trái tim anh ấm lại và nhớ quá hàm răng trắng ngà của em!.

Khi yêu chúng ta chẳng quản ngại đường xa, thời gian, và hy sinh cho người mình yêu. Bố mẹ ngăn cản chúng ta gặp nhau à! Thì trưa đến em đứng trước hiên để anh thẩy thơ vào hàng rào cho em nhé!?. Hãy ráng đợi anh vì nếu không gặp được em, anh ra về mà không tài nào ăn ngủ được đâu!. Anh sẽ vàng võ vì nhớ thương em. Em có biết một ngày anh phải đi ngang nhà em bao nhiêu lần hay không?. Sao em ác thế! Em không chịu ra hàng hiên để anh nhìn thấy em?. Khi yêu nhau thì con đường em tan trường hằng ngày sao nó nên thơ quá!. Yêu em yêu cả con đường em đi. Yêu em anh vò võ theo sau lưng em biết bao nhiêu tháng trời, để muốn biết nhà cửa của em ở đâu?. Gia đình em giầu có như thế nào? Em có ở lầu cao gác tía?. Để anh còn hy vọng mà theo em; để anh còn hy vọng mà yêu em; chứ không như chuyện đau thương của Romeo and Juliet. Để không bị yêu một chiều; để được làm quen em; được nắm lấy tay em hỡi em yêu dấu và là người trong mộng của anh.

Khi hai trái tim yêu nhau thì hình như tất cả không còn nằm trong khuôn mẫu và luật lệ. Mà không bức tường nào có thể rào được hai trái tim muốn gặp nhau. Rào cao bao nhiêu cũng không thể. Cha Mẹ cấm cản như thế nào cũng lẩn trốn ra ngoài để gặp được người mình yêu rồi hậu quả tới đâu thì tới. Lầu đài gác tía ư! Chẳng có nghĩa là gì khi trái tim đã thuộc về anh. Quả thật trái tim nó có lý lẽ của nó và cũng thật phải nếu hai trái tim yêu nhau và thuộc về nhau. Đó mới thật sự là tình yêu. Tình yêu không thể là sự trao đổi nhau như một món hàng. Tình yêu phớt lờ những cấm đoán. Tình yêu là hy sinh là bỏ tất cả để tìm gặp nhau và sống với nhau cho đến trọn đời. Tình yêu cho chúng ta sự ngây ngất phải không các bạn?. Dù anh chị có đứng thật xa nhưng dõi mắt nhìn nhau thì lạ lùng lắm, tự nhiên trái tim của chúng ta nó đánh thùm thụp như người ta chơi trống vậy!. Nó đánh lớn lắm ngay cả đưa tay sờ sẽ thấy ngay. Ngay cả những cái nhìn trộm nhau sợ người ngoài họ bắt gặp, cũng cho chúng ta một ngày thật thú vị. Đêm về nhớ ánh mắt của người yêu; chiếc áo dài tha thiết ôm chặt thắt lưng sao trông nàng yêu kiều và kiêu sa quá!. Trí óc của chúng ta cũng thật là hay, nó giống như phần mềm của máy computer vậy!. Chứa đựng tất cả những hình ảnh của nàng trong đó!. Chỉ có đêm về nằm một mình trong phòng nhỏ, gợi lại tất cả những gì anh chị nói với nhau trong ngày. Gợi lại mọi cử chỉ của nàng và của chàng. Ôm ấp thật kỹ như sợ vuột mất.

Thật phải khi người ta gọi tình yêu Lên Ngôi là vậy!. Lên ngôi có nghĩa là nó đứng ở vị trí thật cao, là quan trọng nhất so với tất cả những sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Đi đâu, làm gì, suy nghĩ gì thì hình ảnh của nàng cứ ẩn hiện trong khối óc và con tim của chúng ta. Không làm gì được nếu không thấy được nàng. Không ăn ngon, ngủ ngon, nếu không được nói chuyện trên điện thoại cùng nàng, vì nàng bận không bắt phone?. Vì nàng đã ngủ rồi! Hay nàng không có nhà, v.v……. Khi được gọi là tình yêu thật sư, thì trái tim nó không biết nói dối; trái tim không biết vòng quanh và vẽ vời, trái tim không biết lừa dối. Thật phải khi hai trái tim yêu nhau là chúng có cùng cường độ như điện lực vậy!. Ai trên đời chắc cũng trải qua một lần biết yêu và được yêu. Như bài hát mà các bạn thường được nghe trước 75 là “Tình cho không biếu không; chớ nên mua bán tình yêu”.

Vâng, khi được gọi là tình yêu thì không có chuyện buôn bán trong đó!. Cũng chẳng ai giầu có mà mua người mình yêu cho được, ngoài sự cưỡng hiếp vì thế lực của mình. Ngay cả một tay tướng cướp khét tiếng cũng chịu thua và hiểu rằng tình yêu không cưỡng ép được. Một tướng cướp cũng phải biết đó là một điều nhục nhã khi bắt người ta về làm vợ mình mà xem mình như một kẻ thù, thô bỉ, và nhơ nhớp đáng tởm.

Nhân Ngày Lễ Tình Yêu, xin chúc tất cả mọi người mọi nhà dành thời giờ cho nhau, để cảm ơn nhau. Dù chúng ta rất bận bịu những công việc hằng ngày, nhưng đây là dịp Lễ để nhắc nhở lẫn nhau là chúng ta vợ chồng, con cái, người thân trong gia đình, luôn thương yêu nhau và quan tâm cho nhau. Tình vợ chồng dù không còn mới mẻ như ngày mới cưới nhau nhưng bao nhiêu nghĩa tình được đong đầy trong trái tim tuy không còn trẻ nhưng không bị cằn cỗi theo thời gian. Con cái hãy dành thời giờ cho cha mẹ để cảm ơn cha mẹ đã hy sinh biết bao nhiêu cho các con, để các con có được ngày hôm nay. Các cháu hãy đến thăm ông bà, vì có ông bà các cháu mới có được cha mẹ, và các cháu mới ấm cái tấm thân. Anh chị em hãy cảm ơn nhau vì Thiên Chúa ban cho tất cả có anh chị em để mà có chung một mái ấm gia đình, chia sẻ, thông cảm, và giúp đỡ lẫn nhau. Cám ơn tất cả mọi người những ai đóng vai trò dù nhỏ mọn nhưng đã ảnh hưởng rất lớn đến những người chung quanh. Và chúng ta không quên cảm tạ Ba Ngôi Thiên Chúa là Nguồn Hạnh Phúc nhất của chúng ta ngay tại đời này và ngay cả ở đời sau.

Happy Valentine’s Day to all my brothers and sisters all around the world.
 
Hạnh phúc của mẹ
Hồng Hương
01:13 27/01/2011
Truyện ngắn

Cuối tuần, chị đến trường nội trú đón con trai. Bin, con chị năm nay vào lớp 2. Chị mới vừa qua tuổi 30 và là một trong những người mẹ đơn thân nuơi con khi người bạn trai không đón nhận giọt máu của mình. Nhưng chị kể với Bin là bố mất do tai nạn khi Bin còn nằm trong bụng chị. Một mình, chị không thể vừa lo kiếm tiền vừa chăm con nên đành gởi Bin vào trường nội trú của các nữ tu để an tâm làm việc. Mấy tuần đầu, thoáng thấy bóng mẹ đến đón là Bin xuất hiện liền với cặp mắt đỏ hoe khiến chị xốn xang cả lòng. Bin bảo nhớ mẹ lắm lắm. Nhưng thời gian sau thì khác, Bin không còn khóc lóc giận chị “bỏ rơi” nó những khi chị vì công việc nên phải để nó ở lại trường. Có lẽ các nữ tu đã giải thích cho Bin hiểu sự vất vả của mẹ là vì Bin, vả lại ở đây Bin đã có nhiều bạn.

Hôm nay chị lật đật đi đón con sớm vì có vài rắc rối với một mối hàng và chị định sẽ hẹn gặp vào chiều tối để giải quyết. Việc mua bán thuận lợi cuốn hút chị, lúc nào chị cũng thấy thiếu thời gian. Như lúc này đây, chị đang rất vội nên sốt ruột khi thấy Bin vừa nhẩn nha vừa cười nói ríu rít với chị nữ tu trẻ đang giúp nó mặc áo gió. Rồi Bin còn bịn rịn chia tay với những đứa bạn cuối tuần vẫn ở lại trường. Chị nóng lòng nhìn đồng hồ và nhấp nhỏm vì chờ lâu. Sau cùng thì Bin cũng ra, nó chẳng để ý đến thái độ của mẹ bởi còn đang mải săm soi con chim làm bằng lá dừa vừa làm xong. Cu cậu lí lắc chạy lại chào mẹ rồi hớn hở khoe sản phẩm của mình. Chị gật đầu qua loa rồi giục con mau lên xe. Thằng bé nhanh nhẹn leo lên xe rồi bất ngờ lại tụt xuống đất và reo lên:

- A! Mẹ xem, mẹ xem. Chim sẻ đang tắm kìa mẹ! Hay chưa.

Theo hướng tay Bin, chị chỉ thấy có mấy con chim đang rỉa lông bên vũng nước mưa đọng lại trên sân trường. Bực mình vì chuyện vớ vẩn trẻ con, chị quay lại giục con:

- Con lên xe mau, mẹ chở con về rồi còn có hẹn với khách hàng.

Bin nài nỉ:

- Một chút thôi mà mẹ! Con muốn xem chim sẻ tắm nhưng ngày nào cũng đi học về muộn đâu có xem được. Mẹ chờ con một chút mẹ nha, mẹ nha!

Miệng nói “nha nha” rồi chẳng chờ chị đồng ý, Bin rón rén tiến lại gần vũng nước hơn để nhìn cho rõ mấy con chim. Đến nước này thì chị nổi giận thực sự. Chị nữ tu coi phòng khách đoán chừng chị sẽ la thằng bé nên tiến lại gần nói:

- Trẻ con mà, để chúng gần với thiên nhiên một chút cũng tốt chị ạ!

Nhìn điệu bộ thích thú của con, chị đành kiên nhẫn chờ. Năm phút. Mười phút. Bin vẫn chăm chú quan sát lũ chim đang thong thả rỉa từng cái lông bên vũng nước. Chị đưa mắt nhìn bâng quơ. Khuôn viên trường thật tĩnh lặng, đột nhiên bên tai chị vang lên rõ mồn một: “Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha con trên trời vẫn nuôi chúng. Con lại chẳng quý giá hơn chúng sao? Hỏi có ai có thể nhờ lo lắng mà kéo dài thêm đời mình dù chỉ là một gang không?”. Chị rùng mình. Lời Chúa đang nói với chị đấy, chị tự hỏi lòng:

- Ừ nhỉ! Tại sao lúc nào mình cũng phải bù đầu với công việc. Mình cố sức kiếm tiền với mục đích đem lại sự đầy đủ cho Bin mà, nhưng lâu rồi hai mẹ con chưa được vui vẻ bên nhau?

Chị giật mình khi nhận ra ngay cả với con chị cũng chẳng có thời gian trò chuyện. Chúa Nhật về nhà, ngoài những lúc đến nhà thờ, Bin cũng chỉ quanh quẩn trong nhà chơi game hay xem tivi còn chị thì mắc bận ở cửa hàng. Không được, chị không thể để cho công việc và tiền bạc làm ông chủ cuộc đời chị được. Chị bỗng nhận ra không biết là từ khi nào lời cầu nguyện của chị chỉ toàn là đòi xin Chúa ơn này ơn nọ chứ không hề biết Tạ ơn dù biết bao ơn lành chị đã nhận từ Thiên Chúa. Một điều gì đó vừa òa vỡ trong tâm hồn khiến chị cảm thấy mình cần phải thay đổi …

Cu Bin giật giật áo kéo chị ra khỏi dòng suy nghĩ, nó chắt lưỡi tiếc rẻ:

- Mẹ! Con đang xem tự nhiên con Lucky sủa to làm chim giật mình bay mất rồi! Mình về đi mẹ.

Cẩn thận mang khẩu trang cho con, chị nheo nheo mắt nhìn gương mặt phụng phịu đáng yêu của Bin rồi hỏi:

- Nếu bây giờ có một điều ước thì Bin sẽ ước gì?

Vòng tay ôm chặt bụng mẹ, Bin thủ thỉ:

- Hồi giờ con chỉ ước Chúa Nhật nào cũng được đi lễ với mẹ rồi học Giáo lý, học xong mình đi mua kem rồi mình ra bờ biển vừa ăn vừa xem thả diều, nhưng mà mẹ lúc nào cũng bận việc hết á !

Mắt chị chợt cay xè, điều ước của con chị giản dị như vậy mà lâu nay chị nào có hay. Khẽ bóp bàn tay con chị nói:

-Mẹ hứa với con từ nay dù bận việc mấy, ngày Chúa Nhật mẹ cũng sẽ chở con đi lễ rồi đi chơi biển chịu không?

- Thật không mẹ, mẹ đúng là number one. Hay bây giờ mình đi biển luôn nghen mẹ! – Thằng bé quá vui nên hét to, chợt nó hạ giọng – Nhưng chiều nay mẹ lại có hẹn với khách rồi. Con lại phải đợi đến tận ngày mai.

Có người mẹ nào đành lòng để con mất vui như vậy, chị quay lại bảo con:

- Ngay bây giờ mẹ con mình sẽ đi thẳng ra biển luôn. Khách hàng à!- chị giả giọng nói điện thoại- bà hãy vui lòng chờ nhé, còn không thể để con trai cưng của tôi chờ được.

- Thật mẹ nhé! Con thương mẹ nhất trên đời – thằng bé dụi dụi mặt vào lưng chị để diễn tả sự sung sướng rồi vừa cười vừa reo lên- Hai mẹ con mình đi biển ăn kem nào.

Chị bật cười theo thằng bé mà trong lòng dậy nên niềm hạnh phúc của một người mẹ. Ngước mắt nhìn con đường trước mặt, chị thầm thì: Lạy Chúa, còn gì hạnh phúc hơn khi đuợc nghe chính con mình thốt lên tự đáy lòng rằng “con thương mẹ”. Con cảm ơn Người đã giúp con không bỏ mất cơ hội quý giá này!. Mỉm cười nhìn con chim thắt bằng lá dừa treo lủng lẳng ở trước xe, chị tự nhủ: mình phải cám ơn những chú chim sẻ nữa chứ.

(Ghi lại từ lời kể của một người mẹ)
 
Chú bé vẽ mèo
Trần Hiếu dịch
11:40 27/01/2011
Truyện ngắn của Lafcadio Hearn

Ngày xưa trong một làng nhỏ ở Nhật Bản có cặp vợ chồng nông dân nghèo, sống đạo hạnh. Họ có nhiều con và gia đình không đủ cơm ăn. Đứa con trai lớn, khi lên mười bốn tuổi đã đủ sức để giúp cha làm việc; còn các con gái nhỏ đều cố giúp mẹ ngay khi chúng vừa biết đi.

Nhưng đứa bé nhỏ nhất, là một cậu trai, dường như không thích hợp cho một công việc nặng nhọc nào. Nó rất tinh ranh—hơn tất cả các anh chị của nó; nhưng nó quá yếu và nhỏ con đến nỗi ai cũng nói, nó sẽ chẳng bao giờ lớn. Vậy cha mẹ nó nghĩ rằng nếu nó đi tu thì tốt hơn là làm nông dân. Một ngày kia họ mang nó vào ngôi chùa trong làng và xin ông sư già trụ trì ở đó cho nó làm chú tiểu và dạy dỗ nó để mai sau trở thành một ông sư.

Vị sư già nói nhỏ nhẹ với cậu bé, nhưng hỏi nhiều câu khó. Cậu bé trả lời thông suốt khiến sư cụ đồng ý nhận nó làm chú tiểu và cho học để làm thầy.

Cậu bé học hành siêng năng và tiếp thu tất cả mọi điều nhà sư truyền dạy. Nó cũng rất ngoan, vâng lời trong hầu hết mọi sự. Duy chỉ một khuyết điểm. Nó thích vẽ các con mèo, ngay trong giờ học, và vẽ mèo cả khi không được phép vẽ.

Bất cứ khi nào nó ngồi một mình, nó vẽ mèo. Nó vẽ mèo ngay trên các lề sách của sư cụ, trên các bức rèm, trên tường, và ngay cả các cột nhà. Nhiều lần nhà sư bảo nó không được làm như vậy, nhưng nó không ngưng vẽ mèo. Nó vẽ như là cố tật. Đó là điều mà người ta gọi là “thiên tài hoạ sĩ”, và vì lý do đó nó không thích hợp với vai trò chú tiểu—là một người chăm đọc sách.

Một ngày kia sau khi vẽ vài bức tranh mèo trên tấm mành giấy, vị sư già nghiêm khắc nói với nó: “Này con, con phải rời khỏi tu viện nầy ngay lập tức. Con sẽ không thể trở thành thày tu tốt được, nhưng con có thể thành một họa sĩ tài ba. Bây giờ thầy cho con lời khuyên cuối cùng, nhớ đừng bao giờ quên nó: Tránh những chỗ lớn vào ban đêm;—tìm chỗ nhỏ!”

Cậu bé không hiểu sư cụ có ý gì khi nói, “Tránh những chỗ lớn vào ban đêm;—tìm chỗ nhỏ!”. Nó suy nghĩ thật lung khi cột túi đồ gia dụng nhỏ để ra đi; nó không hiểu những lời đó nhưng sợ không dám hỏi lại sư cụ, ngoại trừ nói hai tiếng “tạm biệt”.

Buồn rầu rời bỏ ngôi chùa, nó bắt đầu tự hỏi mình phải làm gì. Nếu đi thẳng về nhà, nó tin chắc ba nó sẽ trừng phạt nó vì đã không vâng lời sư cụ; và nó sợ không dám về nhà. Ngẫm nghĩ một lúc, nó nhớ đến ngôi làng bên cạnh, cách đó mười hai dặm, cũng có một ngôi chùa lớn. Nó đã nghe biết về một vài vị sư trụ trì ở đó; thế là nó nhất quyết ra đi để vào xin làm vai chú tiểu.

Lúc đó ngôi chùa đã đóng cửa nhưng cậu bé không hay biết. Lý do ngôi chùa đóng cửa vì một con yêu tinh khổng lồ đã làm các nhà sư sợ hãi bỏ đi, và nó chiếm lấy ngôi chùa. Một vài người gan dạ trong làng sau đó đến chuà để tìm cách giết con yêu tinh, nhưng không ai sống sót trở về. Chẳng ai nói cho cậu bé biết điều nầy;—và vì vậy nó đi thẳng tới ngôi làng với hy vọng được các nhà sư đối xử tử tế.

Khi tới ngôi làng, trời đã tối, và mọi người đã lên giường; nhưng nó thấy ngôi chùa to sừng sững trên ngọn đồi ở cuối chính lộ, và có một vệt sáng trong ngôi chùa. Nhiều người kể chuyện nói rằng con yêu tinh đã tạo ra vệt sáng đó, nhằm dụ dỗ những hành khách cô độc lỡ đường ban đêm đến tìm nơi trú ngụ. Lập tức cậu bé đi tới cổng chùa và gõ cửa. Không một âm thanh nào vọng ra từ bên trong. Nó gõ, và gõ; nhưng không ai đáp lại. Cuối cùng nó đẩy cánh cửa, và vui mừng thay, cánh cửa mở. Nó bước vào, nhìn thấy một ngòn đèn đang cháy, nhưng không có một vị sư nào.

Nó nghĩ sớm muộn rồi các vị sư cũng xuất hiện, và nó ngồi chờ. Để ý nhìn chung quanh nó thấy mọi thứ trong ngôi chuà đều có màu xám và đầy bụi bặm, với những mảng nhện giăng quanh. Nó nghĩ rằng chắc hẳn các nhà sư thế nào cũng cần một chú tiểu, để giúp làm sạch sẽ các gian phòng. Nó tự hỏi tại sao họ lại để bụi dính đầy như thế. Tuy nhiên, điều làm cho nó vui lòng là có những bức rèm trắng, rất thích hợp để vẽ hình các con mèo lên đó. Mặc dầu mệt mỏi, nó tìm tấm bảng, và tìm thấy một lọ mực; thế là nó bắt đầu vẽ mèo.

Nó vẽ nhiều hình con mèo trên các tấm màn; rồi bắt đầu cảm thấy rất buồn ngủ. Vừa lúc nó định nằm xuống bên cạnh một bức màn, đột nhiên nó nhớ lại câu nói của sư cụ, “Tránh những chỗ lớn;—tìm chỗ nhỏ!”

Ngôi chùa rất lớn; nó chỉ có một mình; và khi nhớ đến những lời nầy—mặc dầu không hoàn toàn hiểu ý nghĩa, nó bắt đầu cảm thấy sợ. Nhìn rảo quanh nó cố tìm một chỗ nhỏ để ngủ. Khi tìm thấy một cái tủ nhỏ, với một cánh cửa đẩy ngang, nó bước vào, và xô cửa lại. Nằm xuống, nó thiếp ngay vào giấc ngủ.

Vào quá nửa đêm nó bị đánh thức bởi tiếng động ồn ào—tiếng động của một cuộc hỗn chiến và các tiếng thét thất thanh. Nó khiếp sợ đến nỗi không dám nhìn qua khe hở của chiếc tủ; nó nằm bất động, nín thở vì sợ hãi.

Ánh sáng trong ngôi chùa đã tắt; nhưng âm thanh hãi hùng vẫn tiếp tục, và càng trở nên hãi hùng hơn khi cả ngôi chùa rung động. Một lúc lâu sau, yên lặng trở lại; nhưng cậu bé vẫn còn sợ hãi, không dám cử động. Nó nằm yên cho đến khi tia nắng mặt trời chiếu qua kẽ nứt của cánh cửa nhỏ.

Một cách cẩn trọng nó bước ra khỏi nơi ẩn núp, nhìn chung quanh. Điều đầu tiên nó nhìn thấy là khắp sân chùa nhuốm đầy máu. Nhìn ở giữa sân chuà, nó thấy nằm sóng soãi một con chuột hết sức vĩ đại—một con yêu tinh—lớn hơn cả con bò!

Nhưng ai đã giết nó? Không có người nào hoặc một một con vật nào ở đó cả. Thình lình cậu bé quan sát miệng của các con mèo—nơi các tấm hình nó vẽ hồi tối, có màu đỏ, và còn ướt máu. Thế là nó hiểu ra, con yêu tinh đã bị giết bởi những con mèo mà nó đã vẽ. Và cũng từ đó, nó bắt đầu hiểu vì sao vị sư già khôn ngoan đã nói với nó, “Tránh chỗ lớn;—tìm chỗ nhỏ.”

Về sau cậu bé trở thành một hoạ sĩ rất nổi tiếng. Một số con mèo cậu vẽ hiện vẫn còn trưng bày cho các du khách ở Nhật Bản.-

Dịch từ nguyên tác Anh ngữ “The Boy Who Drew Cats” của Lafcadio Hearn, trong tập truyện ngắn 75 Short Masterpieces, ấn bản 1961, do nhà xuất bản Bantam Books.
 
Người Vợ yêu quý
Tuyết Mai
11:42 27/01/2011
Trong Ngày Valentine’s Day

Em yêu của anh! Rất khó để cho anh ngồi thật tĩnh mịch và yên ổn mà viết cho em lá thư này!. Mình đã yêu nhau bao nhiêu năm rồi em nhỉ? Có phải đã 25 năm rồi không?. Xét nghĩ lại mình, thì anh có lỗi với em nhiều lắm!. Anh thật không xứng đáng với tình yêu mà em đã chung thủy dành trọn cuộc đời của em, trao cho anh. Anh thật bất xứng chẳng những đối với em, với các con, và cả với Thiên Chúa của chúng ta nữa!. Anh tệ đến độ mà không tự kềm chế được những căng thẳng nơi chính mình, mà đã trút tất cả trên em. Người mà anh rất trân quý và nể nang. Em có những cá tánh của người đàn bà á đông là chịu đựng, tuy dù em lớn lên, đi học, và sống trên xứ người đã tròm trèm 36 năm rồi còn gì. Anh yêu nhất cái tánh của em là những lần giận dữ của anh, thì em chọn thái độ ngồi đó chịu đựng, kiên nhẫn, lắng nghe tất cả, và kềm hãm. Sau đó, em đợi anh đã nguôi ngoai thì em mới hành xử anh theo cách ôn hòa của em. Em biết nói cho anh nghe những lời êm tai, dịu ngọt, và lẽ phải; mà chính anh không phủ nhận được những lỗi lầm anh gây nên. Em biết cách nói để cho anh không cảm thấy bị xỉ nhục. Em biết cách nói để cho chính anh cảm thấy rất có lỗi và cố gắng sửa sai ở lần sau. Em biết anh là con người rất cao ngạo và nhất là không bao giờ chịu thua người đàn bà, dù người đàn bà đó là em, vợ yêu quý nhất đời của anh.

Em có nhớ những cái ngày đầu mình hò hẹn nhau không?. Anh thì rất nghèo chỉ có mỗi cái xe truck dùng để đi làm, và cuối tuần thì trunk xe có đèo theo chiếc xe đạp chạy đua của anh. Thế mà chẳng những em không chê anh nghèo mà ngược lại em còn thương anh nhiều hơn anh nghĩ. Không biết em thì sao, chứ trong tim anh không thể nào quên được hình ảnh của em dạo trước. À mà chiếc ghế anh tạc tên của chúng ta trong công viên ở GoldenWest Park, không biết hiện giờ còn chứng tích nơi chiếc ghế gỗ ấy hay không? Hay người ta đã thay mất rồi?. Bao nhiêu lần hò hẹn thì bấy nhiêu lần, chúng ta càng yêu nhau đậm đà tha thiết, và càng muốn đến gần với nhau hơn nữa!. Cuộc tình của chúng ta cũng gay go cũng phức tạp vô cùng em nhỉ!. Bao nhiêu sóng gió cũng qua. Bao nhiêu lần đắn đo tư lự cũng dằn lòng. Bao nhiêu khúc mắc cũng đã giải quyết xong. Rồi thì những gì đã đến đã phải đến; chúng ta chia tay nhau vì nghĩ đó là quyết định thật tốt đẹp cho cả hai. Nhưng rồi em biết không? Có dịp lái xe ra ngoài thì anh luôn tìm xem xe em có chạy vòng vòng ngoài phố hay không?. Để anh nhìn thấy em cho đỡ nhớ. Nhưng rồi anh cứ tưởng dòng đời trôi qua trong cô đơn trong chán chường. Chợt vô tình chúng ta lại được hội ngộ và còn yêu nhau khắng khít hơn trước nữa!. Thật phải, cuộc tình của mình có thể làm thành một cuốn phim bán rất chạy em nhỉ! Nhưng thôi cuốn phim ấy nó vẫn chất chứa trong tận trái tim của anh đây em yêu!. Chúng ta yêu nhau thật sự. Chúng ta tìm đến với nhau thật sự. Cả hai không có gì phải dấu diếm nhau. Cả hai đều bắt đầu bằng số 0 trong ngân hàng. Em là một y tá với việc làm thật vững chắc; còn anh là một chuyên viên trong hãng cũng thật vững chắc; từ đó chúng ta kết nhau thành chồng vợ.

Từ đó em cho ra đời những đứa con thật xinh xắn và thật dễ thương cho anh. Để anh ẵm bồng và yêu thương chúng, vì anh khao khát một mái ấm gia đình đã rất lâu. Và như em được mơ ước là khi có chồng em được ở nhà chăm sóc cho các con, còn anh thì đi làm. Cuộc sống của chúng ta như mơ như mộng phải không em?. Tuy nghèo nhưng rất nên thơ. Tuy nghèo nhưng biết liệu cơm gắp mắm như câu thơ: “Ruột bầu nấu với đuôi tôm; chồng chan vợ húp; gật đầu khen ngon”, hoặc “chồng giận thì vợ làm lành”. Nhưng cuộc đời ai học được chữ ngờ, là hãng của anh họ dọn đi qua tiểu bang thật xa, anh không theo được, và em cũng không muốn thế có đúng không?. Rồi thì cảm tạ Chúa đã mở hé cho chúng ta một cánh cửa khác, tuy cực khổ hơn nhưng so ra cuộc sống của chúng ta có thoải mái hơn và đảm bảo hơn trước. Tội nghiệp cho em đã chịu ra đời gánh gồng cho chồng cho con, để có tiền mà nuôi gia đình. Công việc của em khổ sở hơn anh nhiều, và từ đó gia đình mình cũng không được như trước. Anh thì có mặc cảm của anh, nhưng chỉ mong em cảm thông mà đừng làm tổn thương anh. Tuy em không nói ra nhưng anh tự biết. Mặc dù tiền bạc trong nhà anh vẫn cáng đáng nổi là do tài làm chứng khoán của anh mỗi ngày trên máy computer. Tuy anh không ra ngoài làm việc nhưng anh vẫn làm việc hằng ngày đấy chứ! Chứ lương em sao lo nổi trả tiền nhà?.

Nhưng dù gì đi chăng nữa! Có thể chúng ta đã là vợ chồng rất nhiều năm nên trở thành nhàm chán vì chẳng có gì là mới mẻ phải không em?. Mà các con càng ngày càng lớn, chúng ta là cha mẹ phải chạy theo con cái, mà lo cho chúng, đến quên cả hâm nóng tình yêu của chúng mình. Cuộc đời con người ta quả cứ xoay vòng quanh như con chuột chạy trong cái vòng lẩn quẩn của nó. Cứ thế mà hết ngày hết tháng. Nhưng Ngày Lễ Tình Yêu năm nay anh sẽ dành sự ngạc nhiên cho em. Anh sẽ chở em lại những nơi mà trước kia anh hay đưa em đi. Quán ăn mà em thích. Và trở lại công viên xem chiếc ghế mà anh khắc tên chúng mình còn trên ấy không, nếu không anh sẽ tìm cái cây nào gần nơi ấy mà khắc tên của chúng mình vào đấy; đặc biệt năm nay anh sẽ thêm con số “25” vào đấy nữa nhé em yêu!.

Happy Valentine’s Day to all women, who should deserve the treat from their husbands.
 
Xin thì sẽ được
Trầm Thiên Thu
20:53 27/01/2011
Con cứ xin, rồi Cha ban tặng muôn dân nước làm sản nghiệp riêng, toàn cõi đất làm phần lãnh địa (Tv 2:8).

Vài năm trước, khi vợ tôi 20 tuổi, chúng tôi xung khắc về tài chính. Chúng tôi học đại học cùng nhau, tạo dựng sự nghiệp và có hai đứa con.

Là bác sĩ thú y, tôi theo những gì tôi nghĩ là Ý Chúa tiền định cho cuộc đời tôi. Rồi tôi bỏ mọi thứ để đi dạy học. Lương giáo viên không bằng lương BS thú y, điều đó ảnh hưởng nhiều đến mối lo tài chính. Thế nên tôi làm ba công việc. Tôi dạy toàn thời gian ở một trường đại học ở Dallas, rồi dạy thêm lớp ban đêm ở một trường cao đẳng. Để phụ thêm vào lương giáo viên, tôi dành thời gian chăm sóc thú bệnh ở một phòng thí nghiệm của trường đại học vào các ciều thứ Sáu từ 13 giờ tới 17 giờ. Đó là việc hèn hạ nhất, và đa số thú bệnh đều là của sinh viên nên tôi chỉ đủ thời gian chợp mắt một chút.

Tiền bạc quá eo hẹp và chúng tôi không thể đủ thanh toán một số hóa đơn. Quá căng thẳng đến nỗi vợ tôi quyết định đưa các con về nhà ngoại vài ngày để bớt căng thẳng, bỏ tôi một mình thui thủi.

Một buổi tối thứ Năm, tôi gọi điện cho vợ và hỏi xem chúng tôi cần bao nhiêu tiền nữa để thanh toán nợ nần. Cô ấy nói cần 311 USD. Chúng tôi cùng cầu xin Chúa giúp chúng tôi vượt qua lúc khó khăn này. Chúng tôi cùng cầu nguyện với nhau qua điện thoại, điều mà tôi chưa bao giờ làm. Tôi quỳ gối và thành tâm xin Chúa đặc biệt giúp cho một số tiền. Tôi xin Ngài nếu Ngài đem đến cho tôi một số thú bệnh vào chiều hôm sau thì tôi sẽ đủ tiền thanh toán hóa đơn. Tôi nói với Ngài rằng tôi cần 311 USD.

Sau khi cầu nguyện, tôi đi ngủ và khi tôi thức dậy vào sáng hôm sau, tôi quên mình đã cầu nguyện điều gì. Tôi đi dạy và đi chăm sóc bệnh nhân như thường. Đó là một ngày tôi rất bận, tôi thấy 5 con thú và lúc đó khoảng 5 giờ chiều. Chữa xong, nếu chủ nhân có tiền thì họ trả, nếu không thì tôi nói họ có thể trả sau. Tôi nhận tiền và bỏ ngay vào túi áo. Tôi luôn chú ý tới việc chữa bệnh chứ không chú ý đến tiền, và tôi không có gì hối tiếc vào cuối ngày.

Về nhà tối hôm đó, tôi rất mệt và buồn ngủ. Chuông điện thoại reo. Vợ tôi gọi và hỏi tôi có kiếm thêm ít tiền nào hồi chiều không. Tôi lấy nắm tiền ra đếm khi vợ tôi vẫn nghe điện thoại: 310 USD. Vợ tôi ngạc nhiên và nhắc tôi chỉ thiếu 1 USD nữa thôi. Tôi nhìn xuống và thấy đồng 1 USD trên nền nhà, có lẽ khi tôi rút tiền ra đã để rơi nó. Thế là vừa đủ 311 USD để thanh toán nợ hóa đơn.

Hôm đó là ngày đặc biệt trong cuộc đời chúng tôi. Chúng tôi không bao giờ gặp lại tình cảnh tài chính như vậy nữa. Tôi biết đó chỉ là một nhu cầu nhỏ, nhưng đó là một phép mầu khi chúng tôi nhận ra Thiên Chúa ban cho chúng tôi đúng như chúng tôi đã cầu xin, không thừa cũng không thiếu một xu!

(Chuyển ngữ từ Chicken Soup for the Soul: A Book of Miracles)
 
Người cha tốt
Trầm Thiên Thu
20:56 27/01/2011
Có con thì dễ, nhưng làm cha thì không dễ. Người cha có thể làm con cái sợ – kính sợ, nể mà sợ chứ không sợ hãi, nhưng cũng có thể làm con cái coi thường. Cách sống của người cha có tạo uy tín hay không mới là vấn đề. Tục ngữ Việt Nam nói: “Mẹ khuyên một trăm không bằng cha ngăm một tiếng”. Thật vậy, chất nam tính ở người cha thực sự quan trọng. Dưới đây là vài gợi ý:

1. Hãy thẳng thắn. Hãy nói rõ ràng, thẳng thắn, trẻ sẽ lắng nghe. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Applied Developmental Psychology, các gia đình có cha mẹ đều còn làm việc, người cha ảnh hưởng đến việc phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi nhiều hơn so với người mẹ. Hãy đưa ra các hoạt động sáng tạo và đầy kịch tính, dùng các từ ngữ chủ yếu và tạo tính tò mò ở trẻ. Nhờ đó mà trẻ sẽ học được nhiều.

2. Hãy bình tĩnh. Khi thấy lo lắng gia tăng, hãy bình tĩnh tìm ra nguyên nhân chính. Nổi nóng chỉ là “đổ dầu vào lửa”. Hãy cố gắng thản nhiên và kiềm chế cơn giận, đừng làm con cái hoảng sợ. Con cái la lối om sòm, đánh nhau chí chóe, cứ bình tĩnh và chú ý, chứ không làm ngơ. Có thể làm như vậy không tác dụng hiệu quả đôi lần trước, nhưng những lần sau sẽ hiệu quả. Nhiều bậc cha mẹ chỉ la cái miệng nhưng con cái không tuân phục vì chúng cảm thấy “tâm phục, khẩu phục” cha mẹ.

3. Cứ thử thách. Trẻ em 4-6 tuổi bắt đầu có thái độ “làm trái ý” cha mẹ, càng nói chúng càng “chọc tức” thêm. Cứ mặc chúng, và khi sự cố xảy ra thì chúng sẽ nhận biết mình sai lầm. Lúc đó sẽ tác dụng nếu cha mẹ nói với chúng: “Cá không ăn muối cá ươn”. Người cha hãy cương nghị dù người mẹ sợ con tổn thương. Câu “con hư tại mẹ” có lúc đúng, có lúc không đúng. Thực ra không phải chúng cãi lời cha mẹ mà chúng đang độ tuổi phát triển và muốn khám phá thế giới để tự khẳng định mình. Sau những “thất bại”, chúng sẽ cẩn thận hơn, mạnh mẽ hơn và tự tin hơn.

4. Hãy khuyến khích. Nếu cha mẹ khả dĩ truyền cho con cái sự hăng say và cần mẫn làm việc thì đó là tặng phẩm quý giá dành cho chúng. Trong tầm nghe của trẻ, hãy nói chuyện với chúng như những người bạn hoặc như người thân để chúng có thể nhận ra tình yêu thương và sẵn sàng lắng nghe. Hãy chỉ bảo chứ đừng ra lệnh. Sự khuyến khích luôn tạo hiệu quả bất ngờ.

5. Hãy giáo dục. Con cái còn trẻ người non dạ, chưa nhiều kinh nghiệm, đừng bắt chúng phải như người lớn. Cứ để chúng tò mò khi thấy gì lạ: Chiếc đèn nhấp nháy, vòi nước chảy róc rách, con chó cắn đùa,… Nhưng hãy canh chừng để chúng không gặp nguy hiểm. Từ những việc nhỏ, hãy giáo dục chúng về lòng nhân ái, lòng đại lượng, tính can đảm, sự cao thượng, lòng ái quốc, tình đồng loại, nghĩa đồng bào,… Trẻ còn hay thắc mắc vì muốn tìm hiểu thế giới xung quanh, hãy từ từ và khéo léo giải thích, đừng la rầy hoặc làm ngơ kẻo chúng nản chí, thất vọng.

6. Hãy hy vọng. Cứ để chúng phát triển bình thường, đừng bắt chúng là người phi thường hoặc xuất chúng mà ép chúng làm hoặc học quá sức. Thái quá bất cập. Nhiều trẻ bị “đúc khuôn” quá, bị nhồi nhét quá mà ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm sinh lý. Nếu chúng là người tài giỏi thì tốt, nhưng nếu chúng chỉ đủ khả năng là người bình thường thì cũng đừng ép chúng phải là “ông kia, bà nọ”. Thiên tài cũng chỉ xuất chúng khi được hướng dẫn đúng cách. Đừng thấy con mình “giỏi” hơn các trẻ cùng trang lứa mà tưởng chúng là thiên tài! Hãy hy vọng nơi con cái nhưng đừng ảo tưởng hoặc thúc ép chúng.

Thành công là điều tốt, nhưng nếu chúng không thành công thì cũng thành nhân vậy. Thành nhân mới là điều quan trọng hơn!
 
Thơ Xuân
Trầm Thiên Thu
21:04 27/01/2011
CHỜ

Xin trời vạt nắng ấm nồng
Để hong khô hết giá băng cuộc đời
Giao mùa se sắt đất trời
Con chim cũng chợt hót lời nhớ thương
Mẹ ngồi vá áo mùa Đông
Chờ Xuân ấm áp vô thường về đây



DUYÊN XUÂN

Cành xuân biếc lộc, thắm hoa
Lòng anh tự hỏi: Xuân gìa hay non?
Niềm vui cuồn cuộn trong hồn
Hỏi em có biết xuân non hay già?
Đất trời chung kết duyên hoa
Xuân về anh lóng ngóng chờ xuân em


ĐÀN XUÂN

Đàn xuân khoan nhặt vô thường
Đưa ta vào mộng yêu đương với người
Cung trầm buông tiếng xa xôi
Đôi tay đắm đuối mê say dương cầm
Đàn ngân thánh thót tiếng xuân
Ru ta bay bổng cung đàn yêu thương


LÍ LẮC MÙA XUÂN

Xuân tô thêm chút son môi
Để cho mọng đỏ đôi môi căng tròn
Xuân thoa them chút phấn hồng
Gọi là làm dáng cho nồng nàn xuân
Xuân mà mượt mái tóc huyền
Cài hoa gìn giữ nét duyên ngọc ngà
Xuân mặc áo trắng ước mơ
Gót hài lí lắc cho ngơ ngẩn đời
Xuân mơ mộng nét tuyệt vời
Làm sao không đắm say lời tình xuân


LÌ XÌ MÙA XUÂN

Lì xì em một nụ hôn
Để tình xuân mãi đượm nồng men yêu
Lì xì em tiếng ngọt ngào
Để xuân rộn rã ca dao tỏ tình
Lì xì em trọn con tim
Để niềm thương nhớ mông mênh cuộc đời
Lì xì em cả đất trời
Để say hạnh phúc tuyệt vời tình xuân
Lì xì em sự ân cần
Sướng khổ, vui buồn, ngày tháng có nhau
Thủy chung tình trước nghĩa sau
Tình xuân vẫn trọn thương yêu nồng nàn


TÍNH SỔ CUỐI NĂM

Cuối năm ngồi tính sổ đời
Ít nhiều cũng có thu nhập
Một số thơ, một số nhạc
Làm vốn tóc bạc trên đầu
Chi tiêu chất xám khá nhiều
Từng đêm hao tốn giấc ngủ
Thơ, nhạc đâu phải quỉ sứ
Mà hút máu trái tim tôi
Cuối năm ngồi tính sổ đời
Bất chợt thấy nợ trần tục
Con tim hoá đá bất lực
Sổ đời chằng chịt băn khoăn


TÌNH XUÂN
Xuân về rộn rã đất trời
Tuổi cao sức yếu vẫn cười với xuân
Xuân đi xuân đến bao lần
Đời người bao tuổi vẫn cần tình xuân


TÓC XUÂN

Mái tóc bay bềnh bồng
Trong ánh nắng xuân hồng
Mái tóc huyền mềm mại
Như dòng suối thần tiên
Xuân thắm tuổi thơ ngây
Hồn nhiên những sợi dài
Mượt mà chấm vai nhỏ
Cô bé tuổi mười hai
Tết đến thật rộn ràng
Theo từng tiếng cười vang
Xuân thiên nhiên tuyệt đẹp
Tuổi thơ đón xuân hiền
Tóc xuân sợi biếc xanh
Gió thoảng đùa vờn quanh
Trao tay những tấm thiệp
Ước mơ sáng lung linh


VỌNG XUÂN

Ta rơi vào ký ức
Chợt tan biến vào mơ
Nhặt dư vị hạnh phúc
Thuở còn tuổi ngây thơ
Ta rơi vào cuộc sống
Những tháng ngày xanh xao
Hứng tay đón ánh nắng
Lòng mưa khúc ca dao
Ta rơi vào nỗi nhớ
Đắm đuối một nhánh mai
Mơ hồ đời lãng tử
Câu thơ vắt ngang vai
Ta rơi vào khát vọng
Lòng rung những cung trầm
Đêm ba mươi lóng ngóng
Búng ghi-ta vọng xuân


XUÂN

Ngàn sắc thắm rợp trời đất mùa Xuân
Nhạc réo rắt hòa âm vang rộn rã
Từng ánh mắt bao la niềm vui lạ
Hồn say sưa nét duyên mới mùa Xuân
Nhẹ cánh bướm vờn đùa cánh mai vàng
Người lớp lớp nhịp bước chân khắp phố
Bừng nắng sớm lung linh màu sắc lạ
Tà áo mới vờn theo gió mát tươi
Xuân xênh xang về ngập cả đất trời
Xuân muôn hoa, Xuân thiết tha, nhiệm lạ!


XUÂN HIỀN

Xuân đẹp tuyệt vời nét thiên nhiên
Đâu ai tả xiết vẻ xuân hiền
Hồn say ngây ngất xuân kiều diễm
Xuân vẫn tươi hồng mãi thiên niên

 
Ngọn Nến
Trầm Thiên Thu
21:07 27/01/2011
Xin thương xót, lạy Chúa Trời!

Con hèn yếu vẫn đầy vơi lỗi lầm

Xin là ngọn nến mòn dần

Để lửa âm thầm chiếu sáng không nguôi

Dù con bất xứng mà thôi

Nhưng nhờ Ơn Chúa giúp đời đổi thay

Nến con muốn sáng đêm ngày

Đến khi mòn hết vẫn đầy tin yêu

Đời dâng trọn vẹn sớm chiều

Liên lỉ nguyện cầu, tâm sự buồn vui

Như xưa Đức Mẹ Chúa Trời

Dâng Con làm lễ tuyệt vời thánh thiêng

Xin Mẹ, xin Chúa đoái thương

Cho con như nến cháy bừng tin yêu
 
Người Chồng Mong Ước - Trong ngày Lễ Tình Yêu
Tuyết Mai
21:23 27/01/2011
Từ thuở nào ta yêu nhau? Từ thuở nào ta thuộc về nhau?. Cái giá phải trả như thế nào để đôi ta được có nhau như ngày hôm nay …….?.

Thuở ấy …. Tôi cũng như một thiếu nữ thật đẹp đẽ thật kiêu sa trong mắt rất nhiều chàng đàn ông. Thuở ấy tôi là một sinh viên năm thứ ba trên trường đại học UCI. Cũng có người yêu nhưng không đi xa hơn sự tôi mong ước. Thuở ấy phần vì tiếng anh không được giỏi nên hiểu được con đường học vấn không thành hiện thực. Tôi bỏ trường đại học (hay trường bỏ tôi vì tôi học dở), đi ra học nghề y tá để ra làm việc tại những văn phòng bác sĩ. Ra trường và được nhận làm việc ngay, cảm tạ Thiên Chúa. Ừ, thuở ấy nhờ vào làm việc tại một văn phòng bác sĩ Mỹ nên tôi được chưng diện như đóa hoa tại văn phòng của ông; có nghĩa là tôi không bị bắt buộc mặc đồng phục y tá như những y tá khác làm việc phía bên trong. Lương của tôi lúc bấy giờ ông trả cho rất khá, đủ để ăn xài một cách rất thời trang. Khách Mỹ cũng nhiều và khách Việt cũng không thiếu. Và thời gian ấy tôi đã gặp được người trong mộng của tôi.

Chàng vào văn phòng của tôi là chuyện tình cờ thôi, chứ chàng không có hẹn. Bấy giờ chàng chẳng là gì trong mắt tôi cả!. Chỉ nói chuyện khách sáo như tôi tiếp bao nhiêu bệnh nhân của tôi, và chẳng hề có ý gì cả!. Nhưng chàng thì khác, chàng đã để mắt vào tôi và đã tìm chuyện để tán tỉnh. Thật tình tôi không gặp chàng thường, nhưng có một hôm tôi nhận được cú phôn của một người đàn ông rất lạ chưa từng quen biết. Tự ý giới thiệu với tôi, ông là bạn của chàng. Thật tình ông đi vòng vo mãi và sau cùng tôi mới hiểu được rằng, chàng đã nhờ ông bạn rất thân của mình, mời tôi đi ăn cơm chiều. Ngày hôm đó tôi cũng chẳng có bận gì, nên cảm thấy chuyện làm quen kiểu này cũng thật hay hay, và cũng hiếu kỳ xem anh chàng này thật sự mê mình ra làm sao!?.

Chàng đến đón tôi sau giờ làm việc, chắc chàng đã đợi phía trước bãi đậu xe lâu lắm rồi thì phải!. Bước lên xe chàng là một mùi thơm thật thanh khiết và thật tươi trẻ như mùi nước thơm của những người chơi thể thao vậy!. Mùi ấy không biết đối với ai khác thì sao, nhưng đối với tôi nó quyến rũ vô cùng. Chàng trao cho tôi một cành hoa hồng thắm đỏ thật dễ thương và thật tình tứ. Ngay từ lúc đó …. Tôi đã bắt đầu cảm thấy yêu chàng. Chàng chở tôi đi công viên ngày đầu tiên tại Golden West Park, để nói chuyện, để tìm hiểu nhau, để chàng tỏ lộ tình cảm của chàng, và để xem vịt trời. Thời giờ quả trôi thật nhanh khi cảnh vật chung quanh đã lên đèn, và chàng mời tôi đi dùng cơm tối; tôi đã nhận lời. Thật sự chàng là người rất chân thật và rất chân tình. Không khách sáo trong lời ăn tiếng nói. Không mầu mè vì chàng đã mời tôi đi ăn vào một quán Mỹ rất là bình dân. Chàng cho tôi cảm thấy rất trẻ trung khi được bên chàng. Chàng là người luôn thích thể thao, thể dục, võ thuật, và tuần nào cũng đạp xe đạp chung với nhóm thể thao bạn Mỹ của chàng. Thân thể rắn chắc và rất khỏe. Chắc đó là điều mà đã làm cho tôi yêu thích chàng nhiều hơn và đậm đà tha thiết hơn. Mối tình ấy, tuyệt vời thơ mộng ấy! Chắc cũng đẹp giống như những cô gái khi được yêu vậy mà!. Rồi thì chúng tôi cũng trải qua những đau khổ, giờ nghĩ lại thì chẳng nhớ mấy là chuyện gây ra đau khổ ấy do đâu mà ra??. Rồi chúng tôi chia tay nhau …….

Sáu tháng sau, tình cờ chúng tôi lại gặp nhau. Cả hai có cảm tưởng như đã xa nhau lâu lắm rồi!. Mừng quá chúng tôi không ngừng được những cảm xúc, khóc có, cười có, mừng có, giận hờn có; nhưng niềm vui được gặp lại là trên hết cả!. Thuật lại cho nhau nghe suốt thời gian xa nhau, cảm tưởng nhớ nhung về nhau như thế nào!. Và rồi cùng thề nguyền là suốt đời cả hai sẽ không bao giờ xa nhau nữa!. Thế rồi đám cưới được tổ chức. Nàng và chàng thề hứa sẽ muôn đời sống bên nhau lúc thịnh vượng cũng như lúc nghèo khổ. Lúc khỏe mạnh cũng như lúc già yếu. Sóng gió ba đào cũng cố gắng vượt qua. Sống với nhau cho đến răng long đầu bạc. Có khổ cùng khổ; có sướng cùng sướng. Và đó là một cuộc tình có thật 100% with happy ending. Giống như một túp lều tranh có hai quả tim vàng; giờ thì có thêm ba trái tim bạc nữa!. Tình nghèo mà vui ………

Nhân ngày Lễ Tình Yêu, xin được chúc quý bạn trai gái năm nay gặp được sao may mắn. Tình yêu đỏ thắm như mầu sắc của hoa hồng. Yêu nhau yêu mãi như cái thuở ban đầu gặp gỡ như “tình trong như đã; tình ngoài còn e”. Xin Thiên Chúa luôn chúc lành cho đôi nam nữ “xe duyên sắc cầm”. Cùng tất cả mọi người đang sống có đôi, 5 năm, 10 năm, 15 năm, và ………70 năm???. Được hạnh phúc bên gia đình trong tình yêu thương của Ba Ngôi Thiên Chúa, và luôn lấy gương sống gia đình của Thánh Gia làm mẫu mực để chúng ta cố gắng sống nên tốt lành. Chúc các con cháu luôn biết hiếu đễ. Chúc mọi người một ngày Lễ Tình Yêu thật bình an và tươi vui, trong quà cáp, tặng hoa cho nhau, những lời thơ viết thật chân tình, và ngày nào cũng là ngày Lễ Tình Yêu trong gia đình của mọi người.
 
Xuân nhớ quê.
Đặng Xuân Hường
21:27 27/01/2011
Nhớ về quê cũ những ngày xưa,
Khóm trúc nương cau, ngọn lá dừa,
Bên giòng sông nhỏ xuôi chèo mái,
Thoảng tiếng hò xa theo gió đưa.

Nhớ nắng vàng hanh những buổi chiều,
Đôi bờ ruộng lúa gió hiu hiu,
Dáng cô thôn nữ nghiêng vành nón,
Rảo bước trên đê tiếng sáo diều.

Nhớ đàn cò trắng giữa hoàng hôn,
Sải cánh giăng ngang tận cuối đồng,
Đó đây thấp thoáng sương mờ lối,
Ngọn lúa rì rào lúa mênh mông.

Nhớ về quê cũ nhớ Mẹ già,
Một sương hai nắng tháng ngày qua,
Trăng thanh gạo trắng đàn con nhỏ,
Lòng Mẹ bao la thật không bờ.

Nhớ về quê cũ mùa Xuân xưa,
Quây quần thân tộc đón Giao thừa,
Thơm hương rượu nếp quê đầm ấm,
Tình nghĩa quê nhà! Ôi! Thiết tha.



 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mặt Trời Mùa Đông
Joseph Nguyễn Tro Bụi
22:32 27/01/2011
MẶT TRỜI MÙA ĐÔNG

Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi

Nỗi nhớ nào như mùa đông nhớ nắng

Cả ngàn cây thần phục trước gió đông

Đông điên dại quất những cơn gió buốt

Suốt mùa đông nhớ nắng đến vô cùng

(Trích thơ của Phạm Bá Chiểu)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền