Ngày 17-01-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật II Thường Niên C
Lm. Jude Siciliano, OP
00:20 17/01/2019
Isaia 62: 1-5; Tvịnh 95; 1 Côrintô 12: 4-11; Gioan 2: 1-11

Chúng ta sẽ nghe đọc thơ thứ nhất của thánh Phaolô gởi cho giáo hữu Corintô từ nay cho đến tháng Ba. Vậy hãy nghe giảng về thơ đó. Linh mục giảng có thể chú trọng đến sự hợp nhất và sự khác biệt trong giáo hội. Thành phố Corintô giống như nhiều thành phố thời nay. Dân chúng đông đảo với bao nhiêu người từ các nơi trên thế giới đến. Thành phố giàu sang và cũng có nhiều người nghèo khó, nhiều người trong số đó là người nô lệ. Thánh Phaolô đi giảng ở đó, và có nhiều người giàu và người nghèo theo ông ta. Nhiều đoạn văn trong thơ đó tỏ ra có những xung đột trong nội bộ của cộng đoàn tín hữu (1: 11-12; 1: 19-2:10; 6: 1-11). Ngoài những chống đối bên trong cộng đoàn lại còn có sự bao vây của những người không có đức tin. Bởi thế người tín hữu cố gắng gìn giữ đức tin để không bị chi phối bởi những tín ngưởng và tập quán ngoại lai. Cũng như chúng ta, cộng đoàn Côrintô tìm cách giải quyết những vấn đề nội bộ và bên ngoài đe dọa sự hợp nhất và sức sống của giáo hội.

Theo trình tự các bài trích từ thư thứ nhất Côrintô. Hôm nay bài đọc bắt đầu trích với đoạn 12. Bài này nói về sự hợp nhất trong cộng đoàn tín hữu. Câu nói về "ân huệ cúa Thần Khí", "hình thức phục vụ", và các hình thức khác trong cộng đoàn. Cộng đoàn tỏ vẻ không hiểu ân huệ của Thiên Chúa. Hãy chú ý, thánh Phaolô nói đi nói lại về các ân huệ riêng là do "bởi Thần Khí" . Một cách giúp hiểu đoạn văn là hãy nghĩ đến "đặc sủng Thần Khí" như "từng người riêng" thiêng liêng. Thần Khí hoạt động qua từng người để phục vụ cộng đoàn. Trong bài đọc hôm nay, thánh Phaolô nhấn mạnh về sự đa dạng trong việc phục vụ cộng đoàn. Nhưng, 4 câu đầu của chương 12 được trích trong bài đọc hôm nay nhấn mạnh về căn bản của sự khác biệt đó: ân huệ thứ nhất của Thần Khí là đức tin dể loan truyền "Đức Giêsu là Chúa". Ân huệ căn bản này giúp chúng ta hợp nhất với nhau trong tất cả mọi sự khác biệt và vận dụng khác nhau.

Cũng như tín hữu Côrintô, chúng ta biết ý thức về sự đa dang của mổi chúng ta khi chúng ta cùng tụ tập với nhau để thi hành phụng vụ. Để đối chiếu với sự khác biệt, có người chọn đi một nhà thờ khác, hay gia nhập vào một cộng đoàn nhỏ bé hơn, để có cảm tưởng chung với "những người giống chúng ta". Nghe có vẻ như chúng ta đang bình đẳng với nhau chia sẻ một đức tin vào Chúa Giêsu Kitô qua Thần Khí. Nhưng, Phaolô nói đó chính là căn bản cho sự hiệp nhất của chúng ta. Chúng ta có thể từ các đảng phái chính trị khác nhau: (bao nhiêu người đã bỏ phiếu cho ông Trump, bao nhiêu người đã bỏ phiếu cho bà Clinton?); hay như từ các điều kiện kinh tế khác nhau: (ai đi nhà thờ với xe hơi sang trọng, ai đi với xe nhỏ, hay ai đi bộ?); hay nhóm tuổi khác nhau: (người có tóc hoa râm, người sói đầu, hay người có tóc xỏa dài giống như đang quảng cáo cho dầu gội); Khác chủng tộc như: (người da đen, da nâu, da vàng, da trắng, hay lẫn lộn); Khác về học thức: như: (người có bằng cấp cao, người có công việc, hay người mới vào làm việc) v.v... (Lm. giảng có thể nói rõ sự khác biệt đó dựa theo cộng đoàn Côrintô). Sự khác biệt đó làm chúng ta ngạc nhiên khi bước vào nơi phụng vụ.

Khi có sự căng thẳng xãy ra, chúng ta nên nhớ dù việc đó có khó khăn đi nữa, chúng ta cũng đều lên tiếng tuyên xưng đức tin vào một Đức Chúa. Theo lời thánh Phaolô toàn thể cộng đoàn được hợp nhất trong cùng một đức tin, để cùng nhau tuyên xưng "Đức Giêsu là Chúa" ( 12:3) Chúng ta không thể quên rằng Ngài là lý do của sự hợp nhất là khởi nguồn của sự liên kết dân chúng. Tất cả những điều chúng ta làm để hợp nhất với nhau là: tha thứ cho nhau; kiên nhẫn với nhau; thông cảm với nhau; thương yêu nhau, và luôn luôn uốn lưởi nhiều lần mỗi khi muốn nói lời gì không tốt - tất cả những điều này là bởi Chúa Giêsu Kitô là trọng tâm của sự hòa hợp chúng ta và hằng để ý đến chúng ta. Người nào hay việc gì có lực giúp chúng ta không bị chia rẻ bởi các áp lực bên ngoài? Nhất là những lúc này, khi giáo hội gặp nhiều khó khăn! Chúng ta là một giáo hội tôn vinh Thiên Chúa qua bí tích Thánh Thể. Chúng ta mừng tất cả những gì Thần Khí chiếu tỏa qua từng người một. Thần Khí gây nên tất cả những việc này, chia cho từng người theo ý Thấn Khí muốn. Đó là Thần Khí ban cho chúng ta tiếng nói để loan báo đức tin chung của chúng ta " Đức Giêsu là Chúa".

Thật là điều lạ, bắt đầu các Chúa Nhật thường niên với bài phúc âm hôm nay. Bài này không đi theo cùng với các bài khác. Trong năm phụng vụ này chúng ta sẽ nghe phúc âm thánh Luca đọc vào các ngày Chúa Nhật. Thế mà hôm nay chúng ta lại nghe phúc âm thánh Gioan. Bài phúc âm này có khởi đầu cho các bài phúc âm trong các Chúa Nhật sau hay không? Thiên Chúa có đến như ngôn sứ Isaia hứa trong bài đọc thứ nhất để kết hợp với dân chúng hay không? Và có phải Chúa Giêsu là dấu chỉ vị hôn thê hay không? Có thể lễ cưới ở Cana là câu chuyện tốt nhất để mở đầu, vì câu chuyện nói về thánh ý Thiên Chúa muốn sống chung với chúng ta. Tất cả những lời nói và hành động của Chúa Giêsu trong những ngày Chúa Nhật sắp tới sẽ tỏ ra là Thiên Chúa đến với chúng ta như một tình nhân tìm đến người yêu. Không phải chỉ nói đến một người yêu thôi, vì lễ cưới là việc của cộng đoàn. Cộng đoàn sẽ mừng tình yêu thương mới đó với Thiên Chúa. Chúng ta không đủ rượu, không có phương tiện để ăn mừng, vì thế Thiên Chúa đến và cho chúng ta lý do để mừng - một rượu mới trong một thời mới.

Câu chuyện nói nhiều hơn là làm nước biến thành rượu. Đó là "dấu chỉ" và mỗi "dấu chỉ" là một hiển linh, nghĩa là "chứng tỏ vinh quang". Sự chứng tỏ Chúa Giêsu là ai, để dân chúng có thể chấp nhận Ngài và sự gần gũi của Thiên Chúa mà Ngài sai đến. Vì nhũng người họp nhau để mừng lễ, không có đủ phương tiện để mừng, và Chúa Giêsu giúp họ mừng việc Thiên Chúa đến gần (Hôm nay Isaia nói: "Như trai tài sánh duyên cùng thục nữ. Đấng tác tạo ngươi sẽ cưới ngươi về. Như cô dâu là niềm vui cho chú rê, ngươi cũng là niềm vui cho Thiên Chúa ngươi thờ". Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã đến gần, và cho chúng ta lý do và phương tiện để vui mừng. Thiên Chúa đã giữ rượu ngon nhất đến cuối lễ cưới. Một người bình luận là người nói lời trong Kinh Thánh có thể đã xem phim "Lễ Babette" như là một cách cảm thấy ý nghĩa của câu chuyện trong bài phúc âm về rượu.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

2nd SUNDAY -C-
Isaiah 62: 1-5; Psalm 96; 1 Corinthians 12: 4-11; John 2: 1-11

We will have readings from 1 Corinthians this Sunday till early March. Why not consider at least one preaching from it? The preacher might want to focus on the unity and diversity of the church. Corinth resembled a lot of our modern cities. It was cosmopolitan, with people from all over the world. It had the extremes of great wealth and a very large poor population, many of whom were slaves. Paul preached there and he got followers from among both the rich and poor. Several passages show that there were internal conflict and problems in the Christian community (1: 11-12; 1: 19-2: 10; 6: 1-11). In addition to the internal struggles in the faith community, they were surrounded by non-believers and so struggled to keep the faith – a faith which was bombarded by foreign beliefs and practices. Just as we, the Corinthian community had to deal with both internal and external issues that threatened its vitality and unity.

The series of Sunday readings from 1 Corinthians begins with today’s selection from chapter 12. It is about order in the Christian assembly. The question concerns "spiritual gifts," "forms of service" and the different shapes they take in the community. The community has shown an ignorance of God’s gifts. Notice how often Paul repeats that the individual’s gifts are "by the Spirit." One way of getting a handle on the passage is to think about spiritual "gifts" as spiritual "persons." The Spirit works through individuals to benefit the community. In today’s section, Paul is stressing the diversity that shows itself in the community. But, the first four verses of chapter 12 (prior to today’s passage), state the fundamental on which diversity is possible: the first gift of the Spirit is the faith to profess, "Jesus is Lord." This fundamental gift holds us together in all our diversity and struggles with differences.

Like the Corinthians, we are very aware of our diversity each time we gather for worship. In reaction to the differences, people sometimes choose to go to a particular church, or join a smaller community, so as to be with people who are "just like us." It sounds like a platitude to say we share one faith in Jesus Christ through the Spirit. But Paul is saying that is the real basis for our unity. We may come from different political camps (how many voted for Trump, how many for Clinton?); economic backgrounds (who came to church in big SUV’s and who came in battered pick-up trucks this morning – or had to walk?); age groups (how many have grey hair, no hair, or look like a shampoo ad with a full head of tresses?); races (brown, black, white, red, yellow, mixed?); education (with framed advanced, or professional degrees in their offices, or those barely able to sign their names?) etc. (The preacher can specify the differences based on your own "Corinthian community.") The differences may be what first strike us as we enter our places of worship.

When the inevitable tensions arise, we will need to remember, as hard as it is (!), that we profess faith in the same Lord. Underlying Paul’s argument in Corinthians is that the whole community is united by the same faith, the same profession that "Jesus is Lord" (12:3). We can’t forget the One who is the reason for this crazy mix of people. All we do to hold together – the forgiveness, patience, understanding, love, and all the times we bite our tongues, or decide we have to speak up – all this is because of Jesus Christ, our convener, our focus. Who, or what else, would have the power to keep us from bursting apart under the pressures? Especially these crisis days for our Church! We are a church that celebrates God’s Word and Eucharist. We celebrate all the diverse ways the Spirit shines through each individual, the Spirit who "produces all of these, distributing them individually to each person as the Spirit wishes." It is this Spirit who gives us the voice to express our common faith, "Jesus is Lord."

Strange to begin the "Ordinary Sundays" with today’s Gospel passage. It is out of sequence. On the Sundays through this liturgical year, we will be hearing from Luke, yet today we begin the season with John. Does this Gospel set up the subsequent Sundays? Has God come, as Isaiah promises in the first reading, to espouse a people? And is Jesus the sign that this espousal is taking place? Maybe the wedding feast of Cana is the best story to begin with since it speaks so richly of God's desire to be one with us. All Jesus' words and actions in forthcoming Sundays will show God's reaching out as a lover to the beloved. Not to just an individual beloved either; for the wedding is a community affair. The community will celebrate this new bond with God. We had run out of wine, did not have the means to celebrate, so God enters the scene and gives us reason to celebrate – a new wine in a new age.

The story is about more than turning water into wine. It is a "sign" and each "sign" is an epiphany (i.e. "reveal his glory"), a manifestation of who Jesus is, so that people would accept him and the nearness of God that he brings. For gathered are the people wanting to celebrate, but not having the means to do that. Jesus makes possible our celebration of God's nearness. (Isaiah voices it today, "As a young man marries a young woman, so shall your builder marry you, and as the bridegroom rejoices over the bride, so shall your God rejoice over you.") In Jesus, God has come close, and given us the reason and the means to celebrate. God has saved the best wine till last. One commentator suggests that scriptural reflection groups might view the movie "Babette’s Feast," as a way of feeling the significance of this Gospel tale of wine and celebration.
 
Niềm Vui của Hôn Ước Mới - Bài giảng CN 2 QN
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
03:28 17/01/2019
Chúa Nhật II THƯỜNG NIÊN C
NIỀM VUI CỦA HÔN ƯỚC MỚI
Is 62,1-5; 1Cr 12,4-11; Ga 2,1-11
Tin Mừng hôm nay trình thuật lại sự kiện Chúa Giêsu đến dự lễ cưới của một người thân ở Cana và phép lạ Chúa hóa nước thành rượu. Đây là dấu lạ đầu tiên trong bảy dấu lạ mà Chúa Giêsu thực hiện để bày tỏ vinh quang của Người cho các Tông Đồ. Theo Gioan, các dấu lạ này là những dụ ngôn bằng hành động giúp khám ý nghĩa về mầu nhiệm Con Thiên Chúa. Có hai hình ảnh lôi kéo sự chú ý của chúng ta: đó là tiệc cưới và nước lã hóa thành rượu. Chúng ta tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
1- Từ hôn phối tự nhiên đến “hôn phối thiêng liêng”
Đối với Chúa Giêsu, hôn phối giữa người nam và người nữ là điều rất tốt đẹp, cao trọng, được Thiên Chúa mong muốn và chúc phúc. Người tỏ ra rất trân trọng cuộc tình tự nhiên này, nên đã đến để tham dự tiệc cưới và chia sẻ niềm vui với họ trong ngày cưới. Hơn nữa, Người còn can thiệp khi họ hết rượu bằng cách làm phép lạ hóa nước lã thành rượu ngon để niềm vui tiệc cưới được nên trọn vẹn. Từ nguyên thủy, Thiên Chúa đã dựng nên con người có nam có nữ, để họ kết hợp nên vợ chồng, yêu thương nhau và để nối dõi tông đường. Chúa Giêsu thiết lập hôn phối tự nhiên này thành một bí tích trong bảy bí tích.
Tuy nhiên, từ sự hiện diện của Chúa Giêsu trong cuộc hôn phối này, thánh Gioan muốn ám chỉ đến một cuộc hôn phối thiêng liêng khác giữa Thiên Chúa và loài người, được các ngôn sứ loan báo từ xưa, nay đã được thực hiện và thành toàn nhờ Chúa Giêsu Kitô.
Quả thế, Cựu Ước đã diễn tả giao ước hôn phối giữa Thiên Chúa và loài người bằng nhiều cách thế khác nhau. Trích đoạn trong Bài đọc I của Is 62,1-5 là một minh họa lý thú về mối tình này: “Vì ngươi sẽ được Chúa đem lòng sủng ái, và Chúa thiết lập hôn ước cùng xứ sở ngươi. Như trai tài sánh duyên cùng thục nữ, Đấng tác tạo ngươi sẽ cưới ngươi về. Như cô dâu là niềm vui cho chú rể, ngươi cũng là niềm vui cho Thiên Chúa ngươi thờ.”
Trong sách Hôsê, chúng ta tìm thấy một minh họa khác về chủ đề này: “Ta sẽ thiết lập hôn ước với ngươi vĩnh cửu, Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong công minh và chính trực, trong ân tình và xót thương; Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong tín thành, và ngươi sẽ được biết Đức Chúa” (Hs 2,21-22).
Nhưng phải đợi đến sự xuất hiện của Con Thiên Chúa, lời hứa về “giao ước mới và vĩnh cửu” được thực hiện. Tại Cana, biểu tượng và thực tại gặp gỡ nhau: hôn phối nhân loại của hai người trẻ là cơ hội để biểu thị hôn phối giữa Chúa Kitô và Hội Thánh, mà nó sẽ được thành toàn trong “giờ của Người” ở trên thập giá. Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa, được sai đến trong thế gian để ký kết giao ước hôn phối với loài người qua mầu nhiệm nhập thể, tử nạn và phục sinh.
Trong ý nghĩa này, thánh Phaolô có những lời rất ý nghĩa: “Người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh” (Ep 5,31-32). Chính Đức Kitô đã yêu thương Hội Thánh và đã hiến mình cho Hội Thánh. Người đã thánh hóa và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời hằng sống, để có một Hội Thánh xinh đẹp và lộng lẫy, không tỳ ố (x. Ep 5,26-27).
Bởi thế, Công Đồng Vaticanô II trong Hiến Chế Lumen Gentium, số 6, trình bày Hội Thánh như là Hiền Thê của Đức Kitô và là Nhiệm Thể của Người: “Hội Thánh được mô tả như Hiền Thê tinh tuyền của Con Thiên Chúa... Sau khi thanh tẩy Hiền Thê, Chúa Kitô muốn Hiền Thê ấy kết hợp và vâng phục mình trong tình yêu và trung tín.”
Như thế, từ hôn phối tự nhiên này, thánh Gioan muốn đưa chúng ta tới giao ước hôn phối giữa Thiên Chúa và loài người qua đại diện “hai họ” là Chúa Giêsu như là tân lang và Giáo Hội như tân nương của giao ước mới.
2- Rượu cũ và rượu mới
Chúng ta trở lại với hình ảnh nổi bật thứ hai đó là rượu cưới. Một sự cố không may xảy ra cho hôn lễ là hết rượu khi tiệc cưới chưa kết thúc. Đức Maria đã nhạy bén phát hiện ra điều đó và thưa với Chúa: “Họ hết rượu rồi.” Từ sự kiện không ai muốn Chúa đưa tới sự lành. Chúa truyền người ta đổ nước vào 6 chum. Rồi người làm phép lạ hóa nước thành rượu ngon. Người quản tiệc bất ngờ và thắc mắc: “Ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến giờ này” (Ga 2,10). Nước hóa thành rượu ngon làm vui lòng khách mời. Vậy, hình ảnh rượu được dùng ở đây để ám chỉ điều gì?
Theo truyền thống Kinh Thánh, rượu, thịt và sữa được dùng trong bữa tiệc do Thiên Chúa thiết đãi dân Người. “Thịt thì béo, rượu thì ngon” (Is 25,6). Rượu mang lại sự vui mừng cho những tâm hồn, vì rượu làm hoan hỷ lòng người (x. Is 55). Rượu cũng là biểu tượng của Luật Chúa (Torah). Ai đào sâu và suy gẫm Luật Chúa thì được ví như người “giặt áo mình trong rượu” (St 49,11). Tin Mừng Nhất Lãm ví giáo huấn của Đấng Mêsia với rượu mới, tượng trưng cho Tin Mừng của Người. Rượu này nguyên chất, hảo hạng, ngon hơn so với “rượu cũ” của Do Thái giáo (Mt 9,14-17; Mc 2,18-22; Lc 5,33-39). Tại Cana, rượu cũ không còn nữa, người ta cần một thứ rượu mới. Đức Kitô cung cấp thứ rượu mới này được lấy từ “nước” của Do Thái giáo và thay thế cho thứ rượu bị thiếu. Như thế, Lời Đức Kitô vượt quá Luật Môsê cả chất lượng lẫn số lượng.
Nhưng, rượu mới này còn là hình ảnh ám chỉ về Chúa Thánh Thần mà Đấng Phục Sinh sẽ ban cho Giáo Hội trong ngày Lễ Hiện Xuống. Nếu rượu mang lại niềm vui và sự hoan hỷ cho khách dự tiệc, thì Chúa Thánh Thần chính là niềm vui, niềm hoan lạc và tình yêu của Thiên Chúa được đổ vào lòng chúng ta như thánh Phaolô nói: “Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần và Người ban cho chúng ta” (Rm 5,5). “Thần Khí làm cho cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta kêu lên: Abba! Cha ơi!” (Rm 8,15). Thánh Thần được ban trong giao ước mới một cách dồi dào và phong phú. Nếu đời sống Giáo Hội không có Chúa Thánh Thần thì chẳng khác gì tiệc cưới không có rượu. Không có Chúa Thánh Thần có nghĩa là hết tình yêu, hết niềm vui, hết sự nhiệt thành. Nhờ Thánh Thần, các Tông Đồ đã hăng hái rao giảng Tin Mừng, nói được tiếng lạ, chữa lành bệnh tật (x. Cv 2,1-11).
3- Kitô hữu kết duyên với Đức Kitô
Khi được rửa tội, chúng ta ký kết giao ước với Thiên Chúa, được tháp nhập vào Hội Thánh, Thân Thể và Hiền Thê của Chúa Kitô. Nhờ đó, chúng ta được nên một với Thiên Chúa. Trở thành Kitô hữu không phải là một chọn lựa luân lý, nhưng là một cuộc gặp gỡ và gắn bó đích thực với một con Người, chính là Đức Giêsu Kitô, Đấng ban cho cuộc sống một chân trời mới để bước đi.
Trong truyền thống tu đức, các Giáo Phụ và các bậc thầy tu đức gọi đời sống kết hợp với Thiên Chúa chính là “cuộc hôn phối thiêng liêng” giữa Thiên Chúa và chúng ta (x. Gioan Thánh Giá, Linh Ca). Trở thành Kitô hữu chính là thuộc về Thiên Chúa, sống yêu mến và kết hợp nên một với Người như là đối tượng lớn nhất của đời mình. Không có gì trong đời ta mà không thuộc về Chúa Kitô. Như thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã yêu mến Chúa với tình yêu nồng nàn như một cặp tình nhân yêu nhau. Ngài yêu Chúa với tất cả tâm hồn mình, đến nỗi bất luận ở đâu cũng được, miễn là ở đó mình được yêu Chúa. Chân Phước Êlisabét Chúa Ba Ngôi diễn tả hôn ước này trong một lá thư gửi cho mẹ ngài: “Tân nương thuộc về tân lang; tân lang của con đã cưới con; Ngài muốn con thêm cho Ngài một nhân tính.”
Chúng ta chỉ có thể yêu mến Thiên Chúa khi chúng ta biết đón nhận thứ rượu mới là Lời Chúa bằng việc suy gẫm và thực hành Lời đó mỗi ngày. Chúng ta chỉ có thể yêu mến Thiên Chúa khi chúng ta có Chúa Thánh Thần. Vì chỉ có Người mới liên kết chúng ta nên một với Thiên Chúa trong Đức Kitô. Chính Chúa Thánh Thần sẽ dẫn chúng ta tới dự tiệc cưới Con Chiên trong ngày cánh chung. Amen!


 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ 2 Mùa Thường Niên C 20.1.2019
Lm Francis Lý văn Ca
05:11 17/01/2019
DẪN NHÃP ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,

Hôm nay, chúng ta bước vào chu kỳ của Mùa Thường Niên, còn gọi là Mùa Quanh Năm. Màu sắc của mùa nầy là màu xanh: màu diễn tả niềm hy vọng. Từ áo nhà tạm đến lễ phục của linh mục đều hướng về niềm hy vọng đó.

Niềm hy vọng đó được tượng trưng cho sự trưởng thành, lớn lên và phát triển của con người, về đời sống thiêng liêng mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại, qua sự chết và phục sinh của Con Thiên Chúa. Tất cả những bài đọc trong Mùa Thường Niên, là những bài được chọn, để giúp cộng đoàn dân Chúa suy niệm về cuôc đời và những điều Đức Kitô đã rao giảng, các tông đồ đã ghi chép lại, đi liền với những lời giáo huấn tiềm tàng trong kho tàng Kinh Thánh.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:

Trong thời lưu đày, các tiên tri đã an ủi dân Dothái luôn vững tin vào lời Thiên Chúa đoan hứa. Tình yêu Thiên Chúa được tác giả bài đọc thứ I sánh ví như mối tình của nam và nữ, để ám chỉ tình yêu Thiên Chúa đối với con người.

TRƯỚC BÀI I:

Chúa ban Thánh Thần cho mỗi người khác nhau tùy theo sự khôn ngoan của Ngài. Chúng ta hãy xử dụng nhưng tài năng đó một cách khôn ngoan.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:

Câu chuyện tiệc cưới Cana, phép lạ đầu tiên Chúa đã thực hiện đã đem đến cho đôi tân hôn niềm vui. Chúa đã can thiệp vào đời sống của họ. Chúa cũng sẽ can thiệp vào đời sống của mỗi người tín hữu chúng ta, nếu chúng ta biết dành cho Chúa một nơi cư ngụ trong tâm hồn.



LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh Mục: Anh Chị Em thân mến,

Chúa Kitô đã lo lắng cho đôi tân hôn, như vậy chứng tỏ Ngài rất quan tâm đến những nhu cầu của con người trong cuộc sống. Chúng ta ký thác nơi Chúa những lời nguyện cầu sau đây:

1. Xin cho Hàng Giáo Phẩm luôn được tràn đầy Thánh Thần Khôn Ngoan để chăn dắt đoàn chiên Giáo Hội trần thế. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin Chúa chúc lành cho ông bà cô bác, anh chị em trong cộng đoàn giáo xứ đang sống đời đôi bạn, xin cho họ luôn được yên vui, an bình và hạnh phúc. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho những anh chị em đang chuẩn bị bước vào cuộc sống hôn nhân, ngoài sự chuẩn bị về vật chất cho ngày vui của họ, xin cho ho luôn ý thức sự chuẩn bị về phần thiêng liêng luôn cần thiết, để họ chuyên cần tham dự lớp giáo lý chuẩn bị hành trang đầy đủ cho cuộc sống tương lai của họ. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho những gia đình vì hoàn cảnh phải phân ly, xin cho họ được tràn niềm hy vọng vào việc thắt lại mối giây hôn phối với gia đình con cái trong năm mới nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho thân bằng quyến thuộc, những linh hồn mồ côi, những linh hồn chúng ta phải nhớ đến cách riêng do lòng hiếu thảo, được an nghỉ trong Nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:

Qua việc Con yêu dấu Cha đã biến nước lã thành rượu ngon, đó là phép lạ đầu tiên trong cuộc đời công khai, xin Cha đón nhận những tâm tư nguyện ước của chúng con dâng lên Cha hôm nay. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.

Amen
 
Để Cho Tình Mãi Mặn Nồng
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:38 17/01/2019
Để Cho Tình Mãi Mặn Nồng

(Chúa Nhật II TN C)

Trăm năm hạnh phúc là lời chúc không thể thiếu trong các tiệc cưới. Tình duyên mãi sắt son và mặn nồng là điều ai cũng ước mong khi bước vào đời sống hôn nhân – gia đình. Nói về chữ tình thì có lẽ tình hôn nhân đứng hàng đầu so với các thứ tình nhân loại khác như tình mẫu tử, phụ tử, bằng hữu… Đức Bênêđictô XVI đã nhận định: “Tình yêu này, tình yêu giữa người nam và người nữ, trong đó hồn xác kết hợp bất khả phân ly và mở ra cho con người một lời hứa hạnh phúc dường như không cưỡng lại được, có vẻ là kiểu mẫu của tình yêu; bên cạnh tình yêu này, thoạt nhìn mọi hình thức khác của tình yêu hầu như mờ nhạt đi” (TĐ Thiên Chúa Là Tình Yêu số 2).

Tình yêu hôn nhân được đề cao không nguyên chỉ vì người ta thoáng nhận ra nét đẹp là sự hết lòng và tính vô cầu nơi tình yêu này mà còn thấy được tầm quan trọng của nó là làm nên gia đình vốn là tế bào của xã hội. Quả thật lịch sử minh chứng rằng ở đâu mà tình yêu hôn nhân bị hạ giá thì ở đó đời sống xã hội dễ bị xuống cấp, bất ổn và nền đạo đức dễ bị băng hoại. Thánh Tông đồ dân ngoại đã dùng tình yêu đôi lứa làm dấu chỉ cho tình yêu của Đức Kitô dành cho Hội Thánh. Nhiều Ngôn sứ như Hôsê, Isaia cũng dùng hình ảnh tình yêu hôn nhân để diễn tả tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân Người. “Như trai tài sánh duyên cùng thục nữ, Đấng tác tạo người sẽ cưới ngươi về. Như cô dâu là niềm vui cho chú rể, ngươi cũng là niềm vui cho Chúa ngươi thờ” (Is 62,5).

Con Thiên Chúa đã làm người, chào đời trong một mái gia đình. Khởi đầu công cuộc rao giảng Tin Mừng và trong lần đầu tiên thể hiện quyền năng, Chúa Giêsu đã cứu giúp một đôi tân hôn khỏi bẽ mặt trước quan khách trong một tiệc cưới. Qua bài tường thuật của tin mừng thánh Gioan về phép lạ hóa nước thành rượu ngon của Chúa Giêsu tại tiệc cưới Cana chúng ta có thể rút ra đôi điều nhận định về đời sống hôn nhân gia đình:

- Luôn có đó nhiều sự kiện hay biến cố dù không mong vẫn cứ đến, dù chẳng muốn vẫn cứ xảy ra. Đã tổ chức tiệc cưới thì việc chuẩn bị rượu cách đủ đầy và có dư là điều như tất yếu. Với người Do Thái thời bấy giờ thì đây là chuyện hẳn nhiên, vì theo phong tục tập quán thì tiệc cưới có thể kéo dài từ ba đến bảy ngày. Tiệc cưới tại Cana có thể nói là đám tiệc không nhỏ. Chúng ta có thể luận suy điều này vì có người quản tiệc và số lượng chum nước dùng cho việc thanh tẩy (sáu chum nước, mỗi chum khoảng từ 80 dến 120 lít nước). Tiệc lớn, ắt gia đình phải khá giả. Nhà khá giả thì chuyện chuẩn bị rượu cho khách không phải là chuyện quá sức và dĩ nhiên ít khi bị xao lãng. Thế mà tiệc chưa tàn thì rượu đã hết!

Từng hỏi nhiều đôi hôn nhân chung sống từ muời, hai muơi năm trở lên rằng các bạn đã bất hòa với nhau bao nhiêu lần, thì được câu trả lời là đếm không hết. Lại hỏi tần suất những lần mà những chuyện không như ý lớn nhỏ xảy ra là bao nhiêu, thì được trả lời là khoảng trên dưới một tháng một lần, có khi nhiều hơn. Quả thật khi đã chung sống, chung mâm, chung nhà, chung… thì khó tránh được sự “chung đụng” do nhiều nguyên nhân khách quan hay chủ quan từ phía này hoặc phía kia. Nhìn nhận hiện thực cuộc sống để rồi chủ động tìm cách giải quyết, khắc phục, nghĩa là để duy trì và phát triển sự mặn nồng của tình yêu.

- Ngoài nỗ lực của bản thân người trong cuộc là đôi bạn thì rất cần đến sự giúp đỡ của người thân và cả những người hữu quan miễn là họ vốn có tấm lòng và sự bén nhạy với các tình huống. Tấm lòng và sự nhạy bén của Mẹ Maria trong tiệc cưới Cana thì chúng ta đã rõ. Không kể Chúa Giêsu, có lẽ khách dự tiệc hôm ấy đang ở cao trào của tiệc vui vì tình trạng “ngà ngà say”, nên dường như chẳng có ai phát hiện sự cố thiếu rượu. Với tấm lòng nhạy bén, Mẹ Maria đã nhận ra sự cố này để rồi đến xin Chúa Giêsu ra tay can thiệp, cứu giúp.

“Chuyện mình thì quáng, chuyện người thì sáng”. Sự thường người ngoài cuộc thì dễ có sự bình tâm để nhìn nhận vấn đề hơn. Tuy nhiên người ở ngoài này phải có cái tâm, cái tình và cái nhìn cách nào đó như tình người trong cuộc, nghĩa là xem chuyện người như chuyện của mình. Để cho tình yêu hôn nhân vững vàng trước những sóng gió bể đời, thì sự góp phần của mẹ cha, ông bà, thân bằng quyến thuộc là điều đáng trân trọng và đáng cầu mong. Xin đừng quên vai trò thiết yếu và hữu hiệu của người Mẹ đã nhận nhân loại chúng ta làm con khi Người đứng dưới chân thập giá năm nào (x.Ga 19,26-27). Đến với Mẹ thì chắc chắn chúng ta sẽ được Mẹ dẫn đến với Giêsu, Con của Mẹ là Đấng mà không có sự gì là không thể làm được.

- Đã yêu thì không chờ cơ hội cũng chẳng đợi đến thời đến buổi. Dù chưa đến giờ bày tỏ vinh quang, nhưng vì yêu thương Chúa Giêsu đã ra tay giáng phúc cho đôi tân hôn hôm ấy. Dù đã cùng với các môn đệ lánh riêng một nơi để nghỉ ngơi thế mà trước đoàn lũ dân chúng đông đảo như chiên không người chăn thì Chúa Giêsu đã tiếp tục giảng dạy họ nhiều điều (x.Mc 6,30-34). Tình yêu đòi hỏi chúng ta phải làm ngay hôm nay những gì ở trong tầm tay. Thiên Chúa là Tình Yêu và với Người thì mọi sự đều là hiện tại. Đã yêu hay sẽ yêu thì chưa hẳn là yêu. Động từ yêu cần phải luôn ở trong thì hiện tại.

- Sự kiện Chúa Giêsu làm cho sáu chum nước tức là khoảng sáu đến bảy trăm lít nước lã hóa thành rượu ngon hảo hạng khiến chúng ta nhận ra một quy luật của tình yêu đó là phải nhiều và mặn nồng hơn mãi. Có lẽ nhiều đôi bạn như chưa nhận thức đủ quy luật này. Tương tự như sự học, chuyện tình yêu như con thuyền đi dòng nước ngược. Không tiến thì ắt lùi.

- Để mặn nồng trong tình yêu thì lời căn dặn của Mẹ Maria quả là rất đáng lắng nghe và tuân giữ: “Người bảo gì thì hãy làm theo”. Thực thi lời Chúa dạy là điều tất yếu, nếu muốn vẹn chữ tình. Xin chớ dong dài luận lý trước mệnh lệnh Chúa truyền nếu chúng ta đã tin nhận Người là Đấng toàn tri và nhân hậu vô cùng. Vẫn có đó nhiều lứa đôi than vãn rằng con cầu xin mãi mà Chúa chưa ban cho gia đình ấm êm, thuận hòa. Trong nhiều lý do thì thường có lý do này là họ vẫn mãi cố chấp biện minh cho mình mà không thực thi điều Chúa phán trong lương tâm hay qua sự hướng dẫn của các mục tử hay qua sự khuyên bảo của những người khôn ngoan và đầy thiện ý.

- “Hãy đổ nước đầy các chum!” Đây là nước dùng cho việc thanh tẩy theo tục lệ của người Do Thái thời bấy giờ. Tập tục lúc bấy giờ, khi dùng bữa người Do Thái không ngồi trên ghế mà nằm nghiêng giữa sàn nhà. Vì thế việc rửa chân tay không chỉ mang tính lễ nghi thanh tẩy theo truyền thống mà còn để giữ vệ sinh cho sàn nhà, nơi các thực khách nằm mà dùng bữa. Để giữ sự mặn nồng tình yêu thì Chúa Giêsu lại ra lệnh làm một việc của sự thanh tẩy. Điều này nhắc nhớ chúng ta sự thật này: những bất hòa, bất ổn trong tình yêu hôn nhân gia đình thường có nguyên nhân là lỗi hay tội của ai đó hay của cả đôi bên. Thanh tẩy tâm hồn là điều cần thực hiện liên lĩ. Thanh tẩy không nguyên chỉ để cho tâm hồn mình trong sáng, tinh sạch mà còn vì hạnh phúc của người mình yêu thương.

Tu thân -Tề gia - Trị quốc - Bình thiên hạ. Cái nhìn của người xưa vẫn chưa hề lỗi vậy.

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
''Phúc Trình Đại Bồi Thẩm Đoàn Pensylvannia: Không Phải Như Nó Tỏ Ra'', nguyên văn tiểu luận của Peter Steinfels, kỳ cuối
Vũ Văn An
04:39 17/01/2019
Một góc nhìn khác

Những câu chuyện tương phản được phúc trình kể lại và Đức cha Trautman cũng có thể được kiểm tra dựa trên cuộc nghiên cứu của Gates do giáo phận ủy nhiệm. Cuộc nghiên cứu của Gates không gọt giũa chữ nghĩa: trái lại nó thừa nhận “trong phạm vi Giáo phận Erie, việc lạm dụng khủng khiếp đã diễn ra - và được che giấu – khá sớm từ đầu thập niên 1940 qua thập niên 1980. Các hành vi ít có tính hệ thống hơn nhưng cũng đáng trách không kém đã xảy ra mấy năm sau đó khi các phạm nhân trong Giáo hội lợi dụng lòng tín thác trước đây vốn dành cho hàng giáo sĩ.

Cuộc nghiên cứu của Gates tiến hành để đưa ra một điển hình đại diện cho “những thất bại có tính lịch sử” của giáo hội. Năm 1994, các tố cáo xuất hiện cho rằng Michael Barletta, lúc còn là linh mục, đã lạm dụng các học sinh trong thập niên 1970 và thập niên 80, rất lâu trước nhiệm kỳ của Đức Cha Trautman. Nhưng Đức Cha Trautman đã liên lạc với một linh mục sống trong một nhà xứ với Barletta. Vị linh mục này đã mô tả việc chứng kiến người bị tố cáo này với một thiếu niên khỏa thân thập niên 1970 và báo cáo điều này với Đức Giám Mục lúc ấy là Đức Cha Alfred Watson. Đức Cha Watson đã nói với ngài: Hãy lo việc của cha đi. Hãy trở về nhà xứ của cha, và làm một linh mục tốt đi”. Theo nghiên cứu của giáo phận, “Đức Cha Watson lúc đó đã thuyên chuyển Barletta sang một trường khác, nơi Barletta sau đó đã lạm dụng thêm nhiều thanh thiếu niên khác”. Đây là trường hợp cổ điển của việc “vận chuyển” (shuttling) hay “thuyên chuyển” (shuffling) kẻ lạm dụng từ giáo xứ này sang giáo xứ khác, tạo thêm sự lạm dụng mới vào sự thiệt hại đã gây ra.

Nghiên cứu của Gates kết luận “Trước năm 1982, các tố cáo lạm dụng không được xử lý đúng cách .... Nhiệm kỳ từ 1969 đến 1982 của Giám mục Watson bị hoen ố bởi nhiều vụ lạm dụng, cùng với sự coi thường hoàn toàn việc bảo vệ trẻ em chống lại các linh mục bị tố cáo.

Nghiên cứu của Gates thấy rằng điều đó đã thay đổi, “với sự xuất hiện của Đức cha Murphy vào năm 1982, mặc dù chưa thỏa đáng đối với tiêu chuẩn ngày nay” . Đức Cha Murphy đã bổ nhiệm các linh mục bị tố cáo vào các thừa tác vụ, “nơi trẻ em không hiện diện, như quân đội, viện dưỡng lão hoặc tu viện”. Như đã lưu ý, ngài cũng tận dụng các chuyên gia y tế.

Cuộc nghiên cứu của Gates không phải không phê phán Đức cha Trautman; nó cho rằng ngài “đã cải thiện các thực hành”, nhưng “có lẽ sẽ tốt hơn ở một số phạm vi nào đó”. Một phạm vi là việc theo dõi các linh mục đang làm việc hoặc sống dưới các hạn chế, một lời phê phán bị Đức Cha Trautman thách thức nhưng được một số linh mục giáo phận phát biểu. Một phạm vi khác là “ Thông báo cho công chúng biết các vấn đề kỷ luật đối với các linh mục”, một điểm quan trọng sẽ được đề cập sau này.

Tuy nhiên, trong nhiều chi tiết cụ thể, nghiên cứu của Gates rất ủng hộ các hoạt động đã bắt đầu và mở rộng dưới thời Đức Cha Trautman. Nghiên cứu cho biết; dưới thời ngài, Giáo phận Erie đã ban hành chính sách bảo vệ trẻ em đầu tiên của mình hơn 30 năm trước, trước khi Giáo hội yêu cầu một chính sách như vậy khá lâu và trước các biến cố tạo tin tàn khốc tại Tổng giáo phận Boston, tiểu bang Pennsylvania, cơ quan Thể Dục Hoa Kỳ và các định chế nổi danh khác.

Nghiên cứu Gates tuyên bố rằng “Sẽ là một điều không hợp tình hợp lý khi chỉ cung cấp cho công chúng một nửa câu chuyện”.

Tổng kết vụ giáo phận Erie

Đó có phải là những gì phúc trình làm hay không? Hay tệ hơn? Có phải các nhà lãnh đạo giáo hội trong giáo phận Erie đã làm ngơ các lời khiếu nại hoặc tố cáo hay không? Có phải họ đã bổ nhiệm lại các linh mục mà không quan tâm chi đến sự nguy hiểm cho các trẻ vị thành niên? Có phải nạn nhân đã “bị gạt sang một bên”, bị răn đe hay gây áp lực để đừng đi đến cảnh sát và không được giúp đỡ không? Có phải tất cả những điều này đã được thực hiện để “bảo vệ những kẻ lạm dụng và các định chế của họ” hay không? Hay nói một cách gợi hình hơn, như bản phúc trình không ngần ngại làm, có đúng là trong khi “các linh mục hãm hiếp các bé trai và bé gái, những người của Thiên Chúa” trong giáo phận Erie “không làm gì” khác ngoài việc che giấu nó?

Một đánh giá cẩn thận bằng chứng riêng của phúc trình từ Erie, được sửa chữa đây đó bởi nghiên cứu Gates và lời khai của Đức Cha Trautman, cho thấy: các câu trả lời cho các câu hỏi đó là, tiếng “không” áp đảo.

Cũng như có thể được xác định bởi các hồ sơ của phúc trình, trong gần một phần ba số người phạm tội, giáo phận đã nhận được những tố cáo đầu tiên về sự lạm dụng trong quá khứ từ năm 2002 đến 2017. Bốn trong số các giáo sĩ bị tố cáo đã chết từ lâu; một số đã nghỉ hưu hoặc rời bỏ chức linh mục theo thoả thuận riêng của họ từ lâu. Dưới điều khoản tuyệt đối không khoan nhượng của Hiến chương Dallas, những người còn lại trong thừa tác vụ đều nhanh chóng bị cấm thi hành mọi vai trò linh mục và nhận diện công khai và, khi cần, bị hoàn tục.

Trong một phần ba các trường hợp đơn giản không được biết đến này, các nhà lãnh đạo giáo hội khó có thể bị cho rằng đã “gạt bỏ” các nạn nhân, không làm gì cả, dấu giếm và tái bổ nhiệm các kẻ săn mồi. Khi sự lạm dụng đã được biết đến, bằng chứng sẵn có cho thấy các nạn nhân đã được liên lạc một cách thiện cảm và cung ứng việc huấn đạo và sự hỗ trợ, và các tội ác được báo cáo cho chưởng lý quận.

Đâu là khuôn mẫu trong hai phần ba khác? Phần lớn việc lạm dụng xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến năm 1985, phù hợp với khuôn mẫu được nghiên cứu của John Jay phát hiện, nhưng hầu như tất cả đều được đưa ra ánh sáng sau năm 1982, trong các nhiệm kỳ của các Giám mục Murphy và Trautman. Trong bốn trường hợp, khi người tiền nhiệm biết đến sự lạm dụng, người ta có thể nói, như nghiên cứu của Gates từng nói, rằng nó đã được đề cập bằng “một sự coi thường hoàn toàn đối với việc bảo vệ trẻ em”. Nhưng hồ sơ của phúc trình không cung cấp cơ sở nào cho lời cáo buộc này: trong hơn ba thập niên và vô số vụ án, Đức Cha Murphy, Đức Cha Trautman, và Đức Cha Persico đã “gạt” các nạn nhân “sang một bên”, tái bổ nhiệm các linh mục bị cáo buộc chứ không quan tâm chi đến các nguy hiểm đối với trẻ em, hoặc ngăn cản các nạn nhân chạy đến luật pháp. Không có bằng chứng nào cho thấy Đức Cha Murphy hoặc Đức Cha Trautman đã gửi các linh mục đến các trung tâm điều trị như một mưu mẹo chỉ nhằm che giấu hơn là loại bỏ nguy hiểm. Khi các tố cáo mới làm nổi bật tầm mức lạm dụng trong quá khứ, Đức Cha Trautman đặc biệt đã hành động một cách khẩn trương để loại bỏ các linh mục này khỏi thừa tác vụ. Ngài đã đích thân tiếp tiếp xúc với các nạn nhân và không ngăn cản họ đến cảnh sát hoặc các công tố viên.

Sau khi có được các kết luận trên từ việc lục lọi bằng chứng có sẵn, tôi đã muộn màng phát hiện ra rằng Văn phòng Bộ trưởng Tư pháp Pennsylvania, trong một tài liệu pháp lý ít được lưu ý, về cơ bản đã thừa nhận khá nhiều hồi tháng 8 năm ngoái. (Xem phụ lục bên lề ở cuối bài này).

Những lỗ hổng trong hồ sơ của phúc trình về những người phạm tội ở giáo phận Erie khiến một số trường hợp khó theo dõi, trong đó có ba trường hợp các linh mục được thuyên chuyển từ giáo phận đến Hawaii, Texas, và, trong một thời gian ngắn, tới New York. Nhưng ngay cả việc ta chấp nhận các phán đoán sai và không chắc chắn đi nữa, điều các hồ sơ Erie cho thấy cách chung không những phản bác các cáo buộc của phúc trình mà trên thực tế, còn trái ngược hoàn toàn với trình thuật tiêu chuẩn về một vụ tai tiếng lạm dụng tình dục, tức là, các giám mục đã phản ứng với các tố cáo lạm dụng bằng cách cố ý thuyên chuyển các linh mục nguy hiểm từ giáo xứ này đến giáo xứ nọ.

Tạm dừng, cần phải tạm dừng lại. Nói như vậy là không phủ nhận hay làm giảm bớt những đau khổ không thể tha thứ được gây ra cho các nạn nhân, vào thời điểm đó hoặc trong những năm dài sau đó. Điều ấy không có ý nói rằng sự thuyên chuyển như vậy không bao giờ xảy ra dưới thời các giám mục trước đó. Chỉ có thể nói rằng bằng chứng riêng của đại bồi thẩm đoàn không chứng minh được kịch bản phổ biến về cách những kẻ săn mồi thoát khỏi việc phạm tội và tái phạm các tội ác của họ. Thay vào đó, bằng chứng của phúc trình cho thấy rằng – xin nhắc lại - trong hơn ba thập niên qua và trong đại đa số các trường hợp, các giám mục Erie đã không trả lời các tố cáo lạm dụng bằng cách cố tình thuyên chuyển các linh mục nguy hiểm từ giáo xứ này đến giáo xứ nọ.

Định nghĩa “che giấu”

Một cuộc duyệt xét phản ứng của giáo phận Erie đối với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục cũng làm sáng tỏ một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong vụ tai tiếng lạm dụng tình dục Công Giáo: công bố ầm ĩ tên của những người bị coi là săn mồi nhưng không bao giờ bị kết án. Đây là một phần của mối quan tâm rộng lớn hơn, vốn là tâm điểm của phúc trình của đại bồi thẩm đoàn, rằng các giám mục và các viên chức giáo hội khác không những “không làm gì cả” trong khi “các linh mục hãm hiếp các bé trai và bé gái” mà còn che giấu tất cả.

Các phát hiện từng chữ từng chữ của phúc trình chống lại mọi giáo phận giải thích “che giấu” là (1) không khuyến khích nạn nhân đến cảnh sát; (2) gây áp lực để các cơ quan thi hành pháp luật không điều tra; hoặc (3) không báo cáo các tội ác chống trẻ em mà chỉ thực hiện “việc điều tra thiếu sót, thiên vị của chính họ”. Cáo buộc cuối cùng khá mỉa mai, vì có lẽ 90% người phạm tội hoặc nhiều hơn mà phúc trình đã liệt kê được nhận diện không phải bởi cảnh sát mà bởi những người cuộc điều tra “thiếu sót” của giáo phận ấy.

Thực thế, phúc trình có rất ít bằng chứng về việc các viên chức của giáo phận Erie can ngăn người ta trình các cáo buộc lạm dụng tình dục cho cảnh sát, mặc dù người ta có thể cho rằng sự tôn kính của Công Giáo đối với thẩm quyền giáo sĩ và cấm kỵ tình dục nói chung trong nền văn hóa trước đây khiến cho việc can ngăn trở thành không cần thiết. Năm 2002, Hiến chương Dallas đã bắt buộc phải báo cáo tất cả các tố cáo cho các cơ quan công quyền, hợp tác với các cuộc điều tra và tư vấn cho các nạn nhân biết quyền lợi của họ. Các hồ sơ cho thấy giáo phận Erie đã thường xuyên báo cáo các tố cáo lạm dụng vào thời gian đó, ngay cả khi phúc trình và các viên chức giáo phận đôi khi tranh cãi về những hồ sơ báo cáo nào tồn tại.

Còn về việc “che giấu” lạm dụng hay “che giấu” các giáo sĩ lạm dụng bằng các dàn xếp kể cả các thỏa thuận bảo mật thì sao? Vấn đề này đã được tranh luận trong nhiều thập niên. Một số luật sư đã tuyên bố rằng các thỏa thuận như vậy nên bị bác bỏ trong nguyên tắc. Các luật sư của các nạn nhân nổi tiếng khác không đồng ý như thế. Việc tranh tụng có thể kéo dài hoặc tùy hứng. Họ cho rằng bất cứ điều gì tạo điều kiện cho một sự dàn xếp nên là ưu tiên cho khách hàng của họ. Và, dĩ nhiên, trong một số trường hợp, rất có thể các nạn nhân muốn được giấu tên.

Một lần nữa, Hiến chương Dallas năm 2002 định rằng các giáo phận không được tìm kiếm các dàn xếp đòi phải bảo mật trừ khi nạn nhân yêu cầu. Các hồ sơ của đại bồi thẩm đoàn cho thấy tám dàn xếp ở Erie trong những năm qua. Ngày tháng không rõ ràng, cũng không có gì nói rõ về việc giáo hội đòi phải có những thỏa thuận bảo mật. Dù sao, các linh mục bị kiện không còn trong thừa tác vụ.

Tuy nhiên, vấn đề “che giấu” cũng vượt xa điều đó. Không có chuyện việc lạm dụng tình dục đã bị che giấu một cách vô ý thức, trước hết bởi chính những kẻ quấy rối đã dụ dỗ các cậu bé giúp lễ hoặc các nạn nhân khác đến một phòng ngủ của nhà xứ hoặc một nơi cắm trại ở miền quê và sau đó khiến chúng sợ hãi phải giữ bí mật và thứ hai, bởi các linh mục khác hay các viên chức khác của giáo hội bỏ qua các lời tố cáo và áp lực các nạn nhân hoặc gia đình phải bỏ các lòi tố cáo, hoặc thứ ba, và nổi tiếng hơn cả, bởi các giám mục dù đã nhận ra đầy đủ mối đe dọa mà một linh mục như thế đặt ra, nhưng vẫn đưa ông ta đến một giáo xứ xa xôi chỉ để giữ lời đồn khỏi vang xa.

Khi đưa các linh mục bị tố cáo “đi nghỉ vì sức khỏe” vì việc này được coi như việc đánh giá và điều trị chuyên môn có uy tín, có phải các giám mục này cũng can dự vào tác phong giả tạo tương tự không? Đối với phúc trình, “đi nghỉ vì sức khỏe” luôn là một che đậy đầy tính uyển ngữ. Còn về việc các giám mục đã loại bỏ các linh mục hoàn toàn ra khỏi hàng giáo sĩ, đã thông báo các lời tố cáo cho các cơ quan pháp lý, nhưng không đi xa hơn trong việc thông báo và giải thích công khai những hành động này thì sao?

Hiến chương Dallas tuyên bố rằng các giáo phận nên “cởi mở và minh bạch trong việc thông đạt với công chúng về việc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên bởi các giáo sĩ trong giới hạn tôn trọng quyền riêng tư và danh tiếng của các cá nhân liên hệ. Điều này đặc biệt là thế liên quan đến việc thông báo cho giáo xứ và các cộng đồng khác trực tiếp bị ảnh hưởng”. Cách nói này gợi ý một hành động cân bằng.

Sau khi Hiến chương Dallas bắt buộc loại bỏ tất cả các linh mục bị cáo buộc một cách đáng tin cậy khỏi bất cứ hình thức thừa tác vụ hay nhận dạng linh mục nào, những người bênh vực các nạn nhân bắt đầu thúc đẩy - và một số giám mục bắt đầu thi hành - một bước khác: nêu tên tất cả các linh mục bị cáo buộc một cách đáng tin cậy trong quá khứ, bất kể họ đã bị cấm khỏi thừa tác vụ, đã bị hoàn tục, hoặc thậm chí đã chết. Cơ sở lý luận là cho phép các nạn nhân trong quá khứ quyền được xuất hiện và tìm kiếm sự công nhận, giúp đỡ và bồi thường. Trọng tâm đã chuyển từ việc ngăn chặn lạm dụng trong tương lai sang việc sửa chữa các lạm dụng trong quá khứ.

Đây là một lĩnh vực trong đó chính sách của Erie dưới thời Đức cha Persico khác với chính sách thời Đức cha Trautman. Hiện nay, giáo phận Erie trình bầy rõ ràng một danh sách dài các cá nhân “bị cáo buộc một cách đáng tin cậy về các hành động, mà theo phán đoán của giáo phận, không cho phép người đó làm việc với các trẻ em”. Nó bao gồm các linh mục và giáo viên giáo dân, các nhân viên và tình nguyện viên. Nó liệt kê những người còn sống và đã chết từ lâu, trong đó có Giám mục Watson – vì đã thất bại “trong hành động ngăn chặn việc lạm dụng từng được báo cáo một cách đáng tin cậy cho họ”.



Giám mục Trautman theo một đường hướng khác. Không phải trong việc loại bỏ các linh mục khỏi thừa tác vụ cũng như trong bất cứ danh sách nào sau này như danh sách giáo phận hiện cung cấp, ngài đã công khai nêu tên của những người lạm dụng. Trong văn bản trả lời cho đại bồi thẩm đoàn, Đức cha Trautman khẳng định rằng, “đúng hay sai, phán đoán của ngài là việc công bố rầm rộ (publicity) chỉ gây hại, chứ không giúp đỡ các nạn nhân, và thân nhân của các linh mục bị tố cáo không nên phải đối đầu với sự chế giễu và khinh miệt công cộng sau khi công bố việc sa thải hoặc ngưng chức một linh mục bị tố cáo. Điều này thường nhất quán với yêu cầu của các nạn nhân, mà nhiều người trong số họ từng thông báo với Đức Giám Mục rằng họ không muốn tên của vị linh mục phạm tội được công khai vì sợ rằng họ cũng sẽ bị liên kết với cái tên đó và việc này có thể gây hại cho cả việc phục hồi của họ và cuộc sống họ đã xây dựng” Đức cha Trautman cũng chỉ ra rằng, “Không có luật liên bang, tiểu bang hoặc giáo luật nào yêu cầu tên tuổi phải được công khai”.

Vấn đề về việc công bố ầm ĩ

Tại sao một phúc trình đã dành 800 trang để chi tiết hóa các hành vi tình dục lại không thể dành hơn một chục trang hay gần như thế cho một cuộc phân tích chi tiết và các phát hiện được cắt xén chính xác đến thế? Tại sao các cáo buộc sâu rộng và gây thiệt hại gần như giống hệt nhau khắp trong phúc trình?

Chính sách của Đức cha Trautman, mà cuộc nghiên cứu độc lập của Gates về giáo phận Erie đã đánh giá là “kém minh bạch” hơn so với chính sách của Giám mục Persico, có một ý nghĩa nào đó. Nhưng yêu cầu công khai hóa đầy đủ tên của những người bị tố cáo một cách đáng tin cậy cũng thế. Thực thế, việc này ngày càng trở thành một việc ngầm định (default possition) cho các giáo phận (và các dòng tu) trên khắp đất nước, đặc biệt vì các cuộc điều tra như cuộc điều tra ở Pennsylvania chắc chắn sẽ nêu tên trong mọi trường hợp.

Dĩ nhiên, làm như vậy đặt ra nhiều vấn đề. Ngày nay, có sự đồng thuận là, vì các chấn thương và xấu hổ liên quan đến các trải nghiệm như vậy, hầu hết mọi người tố cáo mình bị quấy nhiễu lúc còn nhỏ đều đã nói sự thật. Gánh nặng nêu bằng chứng, trái với các tuyên bố ngược lại, đã bị đảo ngược. Bất cứ ai bị buộc tội một cách mạnh mẽ bây giờ bị giả thiết là có tội, hoặc ít nhất rất có thể có tội, cho đến khi được chứng minh là vô tội. Trong số những người vi phạm được liệt kê trong phúc trình, một số lớn có rất ít cơ hội để tự bảo vệ mình, chắc chắn không phải ở tòa án, và không có cơ hội nào cả khi các tố cáo chỉ xuất hiện sau cái chết của họ.

Hãy xem trường hợp của Cha Richard D. Lynch. Ngài qua đời năm 2000. Bốn năm sau, một người đàn ông gọi điện cho giáo phận phàn nàn về phong trào duy nữ trong giáo hội và đề cập đến “một vụ liên quan đến tình dục cách đây nhiều năm trước” bởi vị hiệu trưởng trường trung học của mình, là Cha Lynch. Người gọi nói rằng vào năm 1978, khi người gọi là một học sinh cuối cấp ở trường trung học, anh đang quét dọn phòng thay đồ thì cha Lynch đụng vào anh ở phần thân thể riêng tư và ép anh vào tường. Trong một cuộc gặp gỡ năm 2004 với Đức cha Trautman và một quản trị viên khác của giáo phận Erie, người đàn ông này cho rằng sau đó anh cần phải giải phẫu lưng. Các ghi chú từ cuộc gặp gỡ đó viết rằng người đàn ông “có các vấn đề tâm lý”, dễ dàng bị kích động, nhưng “thường bình tĩnh trở lại khi nói chuyện với ngài”. Anh được cố vấn về quyền hợp pháp của mình trong việc phúc trình tác phong tình dục với chưởng lý quận.

Mười năm sau, tức năm 2014, người tố cáo tái xuất hiện. Một loạt thư từ cho thấy anh bị lôi kéo vào một cuộc cãi vã về lô đất chôn cất của cha mẹ anh tại một nghĩa trang Công Giáo. Sau đó viết thư cho Đức cha Persico vào năm 2016 từ nhà tù tiểu bang ở Albion, người đàn ông này đã phàn nàn về việc mình bị đối xử bởi hai phó tế được giao cho thừa tác vụ nhà tù - và một lần nữa, tố cáo việc bị lạm dụng tình dục bởi Cha Lynch. Thừa nhận rằng trước đây anh ta không nhất quán trong việc tố cáo mình bị lạm dụng tình dục cũng như lạm dụng thể lý bởi Cha Lynch, anh gán điều này cho việc xấu hổ. Trong một cuộc gặp gỡ kéo dài 45 phút với một phó tế tại nhà tù, anh chủ yếu chỉ phàn nàn về việc giáo hội được quản trị tồi tệ như thế nào mà thôi. Sau đó, anh đã đòi “một ngân phiếu trị giá 20,000 đô la chỉ để đóng các sổ sách về thời đại này lại”; anh nói thêm “tôi đang cố gắng giữ im lặng để vụ việc này không bao giờ được công khai”. Đức Giám Mục Persico đã báo cáo tất cả những tố cáo này với các văn phòng chưởng lý quận và an toàn trẻ em và đã viết cho người đàn ông rằng giáo phận quan tâm đến việc chữa lành hơn là giữ im lặng mọi chuyện. Người ta dám coi người tố cáo này như một tay bất mãn kỳ quặc. Thực thế, cả Giám mục Trautman năm 2004 và Giám mục Persico sau năm 2014 cũng như bất cứ nhân viên giáo hội nào khác dường như không ai đã làm như vậy; dù sao, các nạn nhân bị lạm dụng tình dục thường kết thúc ở chỗ rất bị bối rối. Nhưng không có cáo buộc nào khác chống lại cha Lynch từng được ghi lại.

Điều đó đã không giúp ngài khỏi bị kể vào số “những người phạm tội” của đại bồi thẩm đoàn. Và giáo phận Erie công khai liệt kê cha Lynch vào một nhóm “hiện đang bị điều tra, và mỗi người được giả thiết là vô tội trừ khi được chứng minh khác đi”.

Cha Lynch, nay đã chết được mười tám năm, có thực sự “hiện đang bị điều tra”, nhưng “được giả thiết là vô tội trừ khi được chứng minh khác đi” hay không? Khi nào cuộc điều tra sẽ hoàn tất? Theo nghĩa nào, ngài có thể được “giả thiết là vô tội”, khi bị đưa vào danh sách được quảng bá ầm ĩ các linh mục và nhân viên giáo hội khác “bị tố cáo một cách đáng tin cậy” đã lạm dụng hoặc đe dọa trẻ em? Chưa nói tới việc bị liệt kê là “kẻ phạm tội” bởi một đại bồi thẩm đoàn tiểu bang?

Cách đây không lâu, việc đề cử Brett Kavanaugh vào Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã khiến cả nước lao vào một cuộc tranh cãi về việc suy đoán vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội. Các cuộc tranh luận gay gắt thậm chí còn xoay quanh tính hợp pháp và hoạt động của các cơ quan đăng ký tội phạm tình dục liên bang và tiểu bang - và các cơ quan áp dụng vào các cá nhân đã bị xét xử và kết án một cách hợp pháp, chứ không chỉ được coi như “bị tố cáo một cách đáng tin cậy” bởi một giáo phận hoặc một thực thể khác. Tuy nhiên, hầu như không ai nêu câu hỏi về một đại bồi thẩm đoàn, một bộ tưởng tư pháp hoặc một giáo phận tuyên bố một cách có thẩm quyền rằng rất nhiều linh mục và giám mục phạm các tội ác khủng khiếp, nhưng nhiều người không có bất cứ phiên xử nào hay cơ hội nào để tự bào chữa.

Đây không phải là nơi để giải quyết vấn đề nan giải này. Có những lý lẽ hợp lý từ mọi bên. Tuy nhiên, điều phúc trình Pennsylvania làm là dựng các bảng quảng cáo tên của tất cả những kẻ lạm dụng bị tố cáo hoặc nghi ngờ một cách đáng tin cậy, hiện tại hay quá khứ, còn sống hay đã chết, có cơ hội trả lời các tố cáo hay không, coi nó như một tiêu chuẩn không thể tranh cãi. Bất cứ điều gì kém hơn thế đều bị phúc trình lên án trong yếu tính như là “che dấu” một cách phạm pháp. Nếu đúng như thế, thì điều đó không nên được tuyên bố đơn phương bởi một đại bồi thẩm đoàn mà phải được thiết lập bằng đạo luật và áp dụng cho tất cả các tổ chức chứ không phải cho một mình Giáo Hội Công Giáo.

Erie có phải là ngoại lệ không?

Nếu cuộc xem xét cẩn thận của Giáo phận Erie đối với chính các hồ sơ trong phúc trình bác bỏ các cáo buộc chung chung chống lại các viên chức giáo hội, những cáo buộc vốn nhận được sự lưu ý trên toàn thế giới, thì sao? Liệu những lời cáo buộc này có đúng đối với các giáo phận khác và các nhà lãnh đạo của họ hay không?

Mỗi giáo phận có một lịch sử riêng, một số tốt hơn, một số tệ hơn, như mẫu của tôi về hàng trăm hồ sơ của những người phạm tội đã tiết lộ. Những hồ sơ này chắc chắn là rất khó viết từ các tập tin giáo phận không đồng đều; như đã lưu ý, chúng không tuân theo bất cứ khuôn mẫu tiêu chuẩn nào nhưng thay đổi từ giáo phận này sang giáo phận nọ, có lẽ tùy thuộc vào điều các nhân viên của văn phòng Bộ trưởng Tư Pháp đã viết. Những lỗ hổng trong các bản tóm tắt này khiến người ta không còn nghi ngờ gì nữa về các rù quyến quỷ quyệt và các vi phạm tàn bạo của những kẻ quấy rối nhưng thường tiết lộ rất ít về động cơ của các viên chức giáo hội. Phản xạ Bàn giấy? Cố ý bác bỏ? Cố tình che đậy? Cảnh giác đáng khen ngợi?

Giống như Erie, mọi giáo phận đều có những trường hợp đặc biệt đáng xấu hổ, thường có từ nhiều thập niên trước. Đức ông Thomas J. Kinzling, chưởng ấn và tổng đại diện của giáo phận Greensburg trong khoảng thời gian từ 1984 đến 1988, đã đệ nạp lời khai bằng văn bản cho đại bồi thẩm đoàn, mô tả các câu trả lời của Đức cha William G. Connare (1960-1987) như là tùy tiện và lừa đảo. (Cần nói thêm rằng Kinzling cũng đưa ra những lời chỉ trích mạnh mẽ đối với phúc trình và Connare không còn sống để tự bênh vực).

Như Erie, các hồ sơ của Allentown cho thấy một phần trăm cao các người phạm tội (mười lăm trong số ba mươi sáu) không bị buộc tội cho đến năm 2002 hoặc sau đó, lúc không còn vấn đề tái bổ nhiệm hoặc giữ chân họ trong thừa tác vụ hoạt động - nếu họ chưa chết, đã nghỉ hưu, hoặc bị hoàn tục. Tuy nhiên, không như Erie, Allentown dựa vào sự đánh giá và điều trị của các cơ sở của Dòng Servant of Paraclete (Đầy tớ Đấng An Ủi) ở New Mexico, sau đó bị chỉ trích gay gắt. Trong ít nhất chín trường hợp, chủ yếu là trong thập niên 1980, mặc dù không thể nói rằng các nhà lãnh đạo giáo phận “không làm gì”, họ đã điếc hoặc mù một cách đáng buồn trước những nguy hiểm đặt ra cho các trẻ em, trong một số trường hợp thật kinh hoàng.

Năm 1993, Scranton, dưới quyền Đức Giám Mục Joseph C. Timlin, đã trở thành một trong những giáo phận đầu tiên trên toàn quốc đưa ra một chính sách có hệ thống để xử lý các tố cáo và chuyển các cáo buộc lên một hội đồng giáo phận gồm các giáo dân có trình độ chuyên nghiệp được nhìn nhận trong các lĩnh vực như phân tâm học, công tác xã hội và thực thi pháp luật. Các biện pháp này tiếp theo vụ bắt giữ năm 1991 một linh mục có lịch sử tạo ra điển hình cổ điển về cách các lời tố cáo lạm dụng sâu rộng bởi cha mẹ và một mục tử đã được xử lý ra sao vào năm 1968. Vị linh mục đưa ra lời bác bỏ không thuyết phục được ai, bị gửi đi tĩnh tâm, sau đó trở lại thừa tác vụ . Các hồ sơ của đại bồi thẩm đoàn về những kẻ phạm tội ở Scranton ít lời một cách lạ thường, nhưng nhiều hồ sơ cho thấy việc loại bỏ nhanh chóng các linh mục bị cáo buộc khỏi thừa tác vụ và những thông báo đáng khen trong các bản tin giáo xứ truy tìm các nạn nhân khác. Những hành động đó trái ngược với những lời tỏ ý quan tâm khá chói tai đối với các linh mục bị tố cáo của Đức cha Timlin. Đặc biệt gây bối rối là quyết định vô trách nhiệm năm 1998 của ngài khi mời vào giáo phận một tổ chức nhỏ gồm các linh mục cực bảo thủ, nhưng có chứng cớ là phóng đãng về tình dục và tài chính – càng tệ hơn nữa sau khi ngài bênh vực họ.

Bất chấp các báo cáo không đầy đủ hoặc không chính xác từ Pittsburgh đã khiến Đức Hồng Y Donald Wuerl từ nhiệm chức vụ tổng giám mục Washington sau đó, câu trả lời của giáo phận Pittsburgh đã đưa ra một phản bác rõ ràng, sắc cạnh đối với nhiều khẳng định trong phúc trình, đối với bất cứ độc giả nào sẵn sàng đọc đến trang 1,113. Cũng ở Pittsburgh, gần 40% các tố cáo đáng tin cậy - hầu hết là các vụ lạm dụng trước đó - đã được đưa ra sau quy tắc tuyệt đối không khoan nhượng năm 2002 về việc tự động bị loại khỏi thừa tác vụ.

Nói tóm lại, bất kể giá trị của các đáp ứng của Erie ra sao, tôi không tìm thấy cơ sở nào để coi nó là một ngoại lệ hoàn toàn.

Vì vậy, câu hỏi vẫn là: Nếu có thể làm được sự phân biệt nào từ giáo phận này sang giáo phận nọ hoặc từ một nhiệm kỳ giám mục này đến một nhiệm kỳ giám mục khác, thì tại sao lại không làm? Tại sao một phúc trình sâu rộng, công phu như vậy lại bôi tro trát trấu mọi nhà lãnh đạo của tất cả các giáo phận trong cả bảy thập niên với cùng một bút lông như thế? Tại sao một phúc trình đã dành 800 trang để chi tiết hóa các hành vi tình dục lại không thể dành hơn một chục trang hay gần như thế cho một cuộc phân tích chi tiết và các phát hiện được cắt xén chính xác như thế? Tại sao các cáo buộc sâu rộng và gây thiệt hại gần như giống hệt nhau khắp trong phúc trình?

Mục tiêu thực sự

Tôi tin rằng câu trả lời hợp lý nhất nằm ở một trong bốn khuyến cáo không độc đáo và không đáng kể bao nhiêu của bản phúc trình. Ở Pennsylvania, thời hiệu hình sự đối với các lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên đã không ngừng được nới rộng; khuyến cáo đầu tiên của đại bồi thẩm đoàn là loại bỏ nó hoàn toàn. Luật Pennsylvania buộc phải báo cáo việc lạm dụng cũng đã được liên tiếp mở rộng hay thắt chặt; đại bồi thẩm đoàn đề nghị nó nên được làm rõ để bao gồm việc báo cáo bất cứ kẻ lạm dụng trong quá khứ nào miễn là có lý do để tin rằng người này sẽ lạm dụng một lần nữa. Đại bồi thẩm đoàn cũng khuyến cáo rằng không vụ dàn xếp các vụ kiện nào được bao gồm các thỏa thuận bảo mật nhằm để biện minh cho một trong hai bên không hợp tác với một cuộc điều tra hình sự. Các chuyên gia pháp lý có thể phát hiện các vấn đề kỹ thuật trong các khuyến cáo này, nhưng chúng có vẻ phù hợp với các thực hành hiện nay của giáo hội.

Khuyến cáo hồi tố là một khuyến cáo đã được thi hành ở bốn tiểu bang (California, Minnesota, Hawaii và Delware) và được đề xuất ở nhiều nơi khác. Đại bồi thẩm đoàn kêu gọi một “cửa sổ dân sự” trong hai năm, trong thời gian này, các nạn nhân có thể kiện các giáo phận về việc lạm dụng không những khi những người bị tố cáo dưới ba mươi, như luật Pennsylvania hiện quy định, nhưng bất kể tuổi tác của họ. Các giám mục Pennsylvania trước đây đã phản đối luật lệ tương tự với lý do sẽ khiến các giáo phận, các giáo xứ và các tổ chức từ thiện phải chịu những tổn thất lớn, thậm chí phá sản, vì những hành động sai trái của những người khác từ nhiều thập niên trước. Ai sẽ bị phạt vì những tội ác này? Không phải những kẻ săn mồi thực sự và các viên chức lơ đễnh hoặc có tội của giáo hội, trong hầu hết các trường hợp đã chết hoặc không có tài sản, nhưng là các người Công Giáo không liên quan gì đến những việc làm đó. Thời gian sẽ làm xói mòn các ký ức, bằng chứng và việc sẵn có các nhân chứng. Các bản án hoặc dàn xếp sẽ là võ đoán. Hội đồng giám mục Pennsylvania, giống như các đối tác của nó ở nhiều tiểu bang khác, đã lập luận tính không hợp tình hợp lý của việc gỡ bỏ thời hiệu đối với các vụ kiện như thế chống lại giáo hội và các tổ chức phi lợi nhuận khác trong khi áp dụng chúng, dựa vào học thuyết “quyền tối cao của nhà nước”, cho các trường công lập, trung tâm giam giữ vị thành niên, hoặc các cơ quan nhà nước khác, nơi nhiều lạm dụng hơn đã diễn ra.

Tất cả điều này có thể bị tranh cãi. Thực thế, ngày càng có nhiều giáo phận, bao gồm cả những giáo phận ở Pennsylvania, đang thiết lập các chương trình để bồi thường cho những người sống sót việc lạm dụng một cách tự nguyện thông qua việc trọng tài thay vì kiện tụng, một việc đáng lẽ phải được thực hiện tại địa phương hoặc toàn quốc sớm nhất là vào thập niên 1990 và chắc chắn vào năm 2002. Nhưng điểm quan yếu liên quan đến phúc trình Pennsylvania là nó đã được thiết kế để trở thành một vũ khí trong cuộc tranh luận. Phong cách sôi nổi, gợi hình của nó; cách nó coi giới lãnh đạo của giáo hội như không tốt hơn, thậm chí còn tệ hơn những kẻ lạm dụng; việc nó bác bỏ đưa ra các khác biệt giữa các giáo phận hoặc giữa các thời kỳ như trước và sau Hiến chương Dallas: tất cả đều nhằm mục đích huy động công luận ủng hộ việc đình chỉ thời hiệu đối với các vụ kiện dân sự và bác bỏ sự chống đối của giáo hội.

Mục tiêu đó là một điều tốt hay điều xấu được bỏ ngỏ để tranh luận. Nhưng công cụ mà văn phòng bộ trưởng tư pháp đã xây dựng để đạt được nó là một công cụ không chính xác, không hợp tình hợp lý và sai lạc từ trong căn cơ. Những thiếu sót của nó không nên được ngụy trang bằng văn phong kịch liệt của nó, cấu trúc làm đần độn của nó, hoặc khối lượng lớn lao của nó.

Bây giờ phải làm gì?

Lời buộc tội xấu xa, bừa bãi và gây kích động này, không được chứng minh bằng bằng chứng của chính phúc trình, chưa nói gì đến bằng chứng mà phúc trình đã bỏ qua, thực sự không xứng đáng với một cơ quan tư pháp chịu trách nhiệm về công lý vô tư.

Lúc viết tiểu luận này, cả chục hoặc nhiều hơn các tiểu bang và chính phủ liên bang đang báo hiệu ý định đi theo việc dẫn đường của Pennsylvania trong cuộc điều tra việc giáo sĩ lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Công Giáo. Ngay trước khi rời chức vụ, bộ trưởng tư pháp Illinois đã đặc biệt trích dẫn mô thức Pennsylvania (và sao chép một số lỗi lầm của nó) trong một báo cáo sơ bộ nhằm được lên trên nhất tin tức. Có thể những cuộc điều tra này hữu dụng và hữu ích. Nhưng chỉ khi nào chúng thực hiện được các phân biệt giữa các giáo phận, các nhà lãnh đạo và các khung thời gian. Chỉ khi nào chúng không tránh né những gì là đúng trước và sau Dallas. Chỉ khi nào chúng nhận ra các thay đổi theo thời gian trong sự hiểu biết và cởi mở về lạm dụng tình dục của xã hội lớn hơn. Chỉ khi nào chúng cung cấp được cách nhìn bằng các so sánh với các tổ chức khác. Chỉ khi nào chúng tiếp xúc một cách trung thực với các quan điểm đa dạng hoặc trái ngược, trong đó, có các quan điểm của các viên chức giáo hội. Chỉ khi nào chúng được viết một cách nói lên sự sự ghê tởm cần thiết, chính đáng đối với các tội ác chống trẻ em và thanh thiếu niên mà không chôn vùi tất cả các cố gắng phân tích trong vũng bùn giận dữ.

Tóm lại, chỉ khi nào chúng chịu làm tốt hơn phúc trình Pennsylvania.

Đó là chuyện tương lai. Đối với hiện tại, điều quan trọng là khôi phục một số thực tại dựa trên sự kiện cho thần thoại học "ăn liền" (instant) mà phúc trình Pennsylvania đã tạo ra.

Phúc trình lên tài liệu điều gì? Nó lên tài liệu hàng thập niên vi phạm đến sự toàn vẹn thể chất, tâm lý và tinh thần của trẻ em và thanh thiếu niên khiến người ta muốn nôn mửa. Nó lên tài liệu cho rằng nhiều tội ác tàn bạo này đáng lẽ đã có thể ngăn chặn được bằng cách loại bỏ kịp thời các thủ phạm bị nghi ngờ một cách đáng tin cậy khỏi mọi vai trò và thừa tác vụ linh mục. Nó lên tài liệu cho thấy: một số, mặc dù không phải tất cả, những thất bại này là do mối quan tâm quá mức trong việc bảo vệ danh tiếng của giáo hội và hàng giáo sĩ và việc coi thường tắc trách sự an toàn và phúc lợi của trẻ em. Nó cũng lên tài liệu cho rằng phần lớn các tội ác này, có thể là một phần ba hoặc nhiều hơn, chỉ diễn ra với sự hiểu biết của các thẩm quyền giáo hội vào năm 2002 hoặc sau đó, khi Hiến chương Dallas bắt buộc việc tự động bị loại khỏi thừa tác vụ. Nó lên tài liệu cho rằng, trước năm 2002 xa, nhiều cố gắng cố ý để xác định sự thật cho các tố cáo và ngăn chặn bất cứ sự lạm dụng nào thêm, thường thành công mặc dù đôi khi được thi hành yếu kém hoặc bị hiểu sai một cách bi thảm. Nó lên tài liệu cho nhiều khác biệt đáng kể giữa các giáo phận và giám mục và khoảng thời gian trong đáp ứng đối với việc tố cáo lạm dụng. Nó lên tài liệu cho nhiều thay đổi lớn về sự cảnh giác và phản ứng ở một số giáo phận trong những năm 1990 và, theo như bằng chứng cho thấy, những thay đổi đáng kể sau năm 2002.

Phúc trình không lên tài liệu những gì? Nó không lên tài liệu cho các cáo buộc giật gân trong phần dẫn nhập của nó - tức hơn bảy thập niên, các thẩm quyền Công Giáo, gần như cùng nhịp với nhau, được cho là đã gạt tất cả các nạn nhân qua một bên và tuyệt đối không làm gì cả trước các tội ác khủng khiếp đối với các bé trai bé gái – ngoại trừ che dấu chúng. Lời cáo buộc xấu xa, bừa bãi và gây kích động này, không được chứng minh bằng bằng chứng của chính phúc trình, chưa nói đến bằng chứng mà phúc trình bỏ qua, thực sự không xứng đáng với một cơ quan tư pháp chịu trách nhiệm về công lý vô tư.

Tại sao các phương tiện truyền thông lại dễ tuân theo đến nỗi lặp lại câu chuyện này một cách không phê phán, và tại sao người Công Giáo nói riêng rất háo hức bám lấy nó để giải quyết các dị biệt nội bộ của họ, đều là các chủ đề quan trọng để thảo luận thêm.

Đúng là các trường hợp đáng lo ngại về các thất bại biểu kiến bởi các viên chức giáo hội tiếp tục ra ánh sáng - và chắc chắn sẽ tiếp tục như thế, đặc biệt khi ranh giới giữa các vụ trong quá khứ và các vụ hiện nay thường xuyên bị xóa nhòa, và các vụ từ khắp nơi trên thế giới ngày càng được pha trộn với một ít trường hợp của người Mỹ để trở thành một trình thuật đơn nhất. Các nhà lãnh đạo Giáo hội phải xóa bỏ những nghi ngờ dai dẳng cho rằng những thất bại này đang được điều tra thấu đáo, với các hậu quả cho những người chịu trách nhiệm.

Làm được điều đó sẽ không dễ dàng. Câu chuyện trổi vượt về việc giáo sĩ Công Giáo lạm dụng tình dục đã in sâu, phần lớn không suy giảm, và duy nhất của Công Giáo hiện được khắc ghi nơi các phương tiện truyền thông đến nỗi làm cho nó đề kháng việc chứng minh ngược lại; ít nhất đối với Hoa Kỳ, đây là điều được lên tài liệu một cách phong phú và đầy đủ.

Trong trường hợp Pennsylvania, dù người ta xem xét việc xử lý các tố cáo cũ hay ngăn ngừa các tố cáo mới, câu kết luận mà việc cẩn thận và vô tư đọc phúc trình Pennsylvania buộc ta là: Hiến chương Dallas có hiệu quả. Không hoàn hảo, cần nhiều cải thiện và không ngừng canh chừng hơn. Nhưng có hiệu quả. Những báo động có lý và các đòi hỏi nhận lỗi về việc hoặc là cố tình không thi hành hay không có khả năng hành chánh không nên bị xuyên tạc thành một viện cớ thiếu cơ sở cho rằng về căn bản không có gì thay đổi.

Kết luận này không tha bổng mọi tội lỗi, quá khứ hay hiện tại, cho phẩm trật Công Giáo. Bản thân tôi có một danh sách (khiếu nại) đáng kể. Cũng rất có thể một số tiểu bang khác có thể khác với Pennsylvania. Nhưng giống như phúc trình của đại bồi thẩm đoàn đã chính xác mặc dù không nhất quán chỉ rõ “sự thất bại về định chế”, một điều vượt ra ngoài các nhân đức và tật xấu của các nhà lãnh đạo cá thể, Hiến chương Dallas rõ ràng đã chứng tỏ là một thành công về định chế. Nó đặt ra, và thường xuyên tinh chỉnh (fine-tuned), các thủ tục, các thực hành và các tiêu chuẩn có thể được giám sát bởi các nhà lãnh đạo chăm sóc trung gian cũng như các nhà lãnh đạo xuất chúng, chủ động.

Hiến chương Dallas nhất định không phải là công thức có thể chuyển giao cho bất cứ xã hội hay nền văn hóa hoặc tình huống luật pháp hay cai trị nào khắp thế giới. Nhưng các giám mục Hoa Kỳ nên đi phó hội thượng đỉnh tháng Hai tại Vatican về việc lạm dụng tình dục với niềm tự tin rằng các biện pháp họ đã chấp nhận đã tạo được sự khác biệt quan trọng.

Đoạn ngắn này là phần thanh bên cho bài phân tích Phúc trình của Đại Bồi thẩm đoàn Pennsylvania về lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Công Giáo của Peter Steinfel.

Rất hiếm có một tài liệu gây ngạc nhiên liên quan đến giáo hội và việc lạm dụng tình dục không được chú ý như qui định chung được ký ngày 2 tháng 8 năm 2018, giữa Giám mục Donald Trautman và Bộ trưởng Tư pháp Josh Shapiro của Văn phòng Bộ trưởng Tư pháp Pennsylvania. Đức Cha Trautman là một trong số cá nhân bị tố cáo đã yêu cầu vào mùa xuân năm ngoái rằng, trong trường hợp không có bất cứ cơ hội nào để bảo vệ danh tiếng của họ trước đại bồi thẩm đoàn, những phần trong phúc trình có nêu tên họ nên được sửa lại. Trong trường hợp của Đức Cha Trautman, điều này có nghĩa là sửa lại phần lớn phúc trình liên quan đến (giáo phận) Erie. Để tránh điều đó, Đức Cha Trautman đã rút lại yêu cầu của mình. Đổi lại, văn phòng Bộ trưởng Tư pháp đã đồng ý rằng hầu như tất cả các tố cáo sâu rộng trong phúc trình là “không được nhắm vào Giám mục Trautman”. Các điều này bao gồm các tuyên bố như “tất cả [nạn nhân] đã bị gạt sang một bên”; “điều chính” là tránh “tai tiếng”; “các linh mục hãm hiếp các bé trai và bé gái và những người của Thiên Chúa không làm gì cả”; các viên chức giáo hội cố tình “tạo khả năng cho những kẻ phạm tội và gây nguy hiểm cho phúc lợi của trẻ em”; và họ ngăn chặn lực lượng thực thi pháp luật điều tra “các tội ác chống lại các trẻ em”.

Một vài tường trình tin tức về quy định chung này đã nhấn mạnh việc Đức cha Trautman rút lại lời yêu cầu của ngài chứ không phải việc Ông Shapiro rút lại các yếu tố cốt lõi trong các cáo buộc của bản phúc trình. Người ta tự hỏi sẽ có tác động nào nếu các giám mục Pennsylvania khác cũng đưa ra các yêu cầu tương tự. Vào ngày 3 tháng 12 năm 2018, trích dẫn các quyền được hưởng thủ túc tố tụng và bảo vệ danh tiếng thích đáng của người dân trong hiến pháp Pennsylvania, tòa án tối cao tiểu bang đã phán quyết rằng các sửa lại theo yêu cầu phải được duy trì vĩnh viễn.

Trong cuộc họp báo ngày 14 tháng 8 năm 2018, Bộ trưởng Tư pháp Shapiro đã tìm cách ngang cơ với Giám mục Trautman bằng cách nêu chi tiết về các tội ác của những kẻ quấy rối ở Erie và đưa ra nhiều tuyên bố sai lầm về cách Đức cha Trautman xử lý chúng.
 
Hội đồng Giám mục Peru đã khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 113 tại Lima.
Lm Nguyễn Tất Thắng OP
09:32 17/01/2019
Ngày 14.1.2019, 49 Giám mục Peru đã khai mạc Hội nghị Toàn thể lần thứ 113 với một Thánh lễ được cử hành tại giáo xứ San Antonio de Padua, quận Jesus Maria tại Lima. Đức Tổng Giám Mục Miguel Cabrejos là Chủ tịch Hội đồng Giám mục (CEP), đã chủ sự thánh ễ đồng tế, cùng với Đức Hồng Y Juan Luis Cipriani, Tổng Giám mục Lima và Đức Tổng Giám Mục Nicola Girasoli, Khâm sứ Tòa thánh ở Peru.

Trong bài giảng, ĐTGM Chủ tịch Hội đồng Giám mục Peru đã tập trung suy tư về sự đồng hành (solidality), một khái niệm được sử dụng rộng rãi ngày nay trong Giáo hội để mô tả việc đồng hành của các Giám mục, linh mục và giáo dân, đặc biệt là sau khi cử hành Thượng Hội đồng Giám mục về Gia đình và về Người trẻ. "Giáo hội là dân Chúa, là một Giáo hội Đồng hành (Synodal Church), nó đi cùng nhau, để loan báo và làm chứng cho Tin mừng. Giáo hội Đồng hành là một khái niệm dễ diễn đạt bằng lời nói, nhưng không dễ đưa vào thực hành."

ĐTGM Cabrejos nhấn mạnh rằng: "Tính cách đồng hành thuộc về toàn thể Giáo hội và thuộc về tất cả các thành viên của Giáo hội. Giáo hội Đồng hành không có gì khác ngoài việc đi cùng nhau, để gặp Chúa Kitô, Chúa của chúng ta", ngài cũng đề cập đến tinh thần phục vụ: "Trong Giáo hội Đồng hành này không có ai ở trên người khác"

Sau Thánh lễ, các Giám mục đã đến trụ sở của Hội đồng Giám mục, nơi tổ chức Hội nghị, để tiếp tục cho đến thứ Sáu ngày 18 tháng 1. Hội đồng Giám mục sẽ đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau cũng như phân tích các sự kiện mới nhất trong nước. Đức Tổng Giám Mục Girasoli, Sứ thần Tòa thánh tại Peru, sẽ mang đến những lời chào đặc biệt.

Peru có 31 triệu dân với 27 triệu tín hữu Công Giáo, chiếm 89 % dân số. Các thánh quan thầy quốc gia nổi tiếng của Giáo hội Peru: thánh Martin de Porres, thánh Rosa de Lima, thánh Turibio de Mongrovejo. Như mọi năm, giải thưởng Huân chương Santo Turibio de Mogrovejo sẽ được trao cho những người và những tổ chức nổi bật vì công việc của họ ủng hộ Giáo hội.

Lm Nguyễn Tất Thắng OP
 
Tầm quan trọng của Ngày Giới Trẻ Thế Giới
Vũ Văn An
18:18 17/01/2019
Gần đến Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2019 tại Panama, Đức Hồng Y Kevin Farrell, Bộ trưởng Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống đã cho phát hành cuốn video phỏng vấn ngài về ngày này.



Người trẻ là cỗ máy làm xã hội chuyển động

Trong cuốn video trên, Đức Hồng Y nói rằng “Người trẻ là giải pháp cho nhiều cuộc khủng hoảng của thế giới” và “Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đem lòng can đảm đến cho người trẻ”.

Đối với ngài, Ngày giới trẻ Thế giới là “một trong các biến cố quan trọng nhất đối với người trẻ trong lịch sử Giáo hội trong 40 năm qua. Tôi biết Đức Giáo Hoàng sẽ đặt để trong người trẻ ước nguyện lớn lao được tham gia vào đời sống thế giới và thay đổi nó”.

Nhắc tới tiên tri Gioen, Đức Hồng Y nói rằng người già mơ các giấc mơ còn người trẻ thì thấy các thị kiến (cùng nghĩa với viễn kiến) – và một số người nói “tại sao không”. Theo ngài, giống Đức Mẹ, người trẻ “là giải pháp, họ có các câu trả lời, các viễn kiến phải làm sao cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn”.

Ngài nói thêm: “người trẻ khắp thế giới là cột xương sống và là cỗ máy làm xã hội chuyển động. Người trẻ muốn cải thiện thế giới”.

Ramallah: vượt mọi trở ngại để đến Panama

Tuổi trẻ ở quê hương Chúa Giêsu thuộc Giáo Xứ Thánh Gia Ramallah đã kết thúc các cuộc gặp gỡ của họ vào ngày 11 tháng 1, 2019, nhằm chuẩn bị cho việc tham gia Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Panama.



Bốn mươi ba tham dự viên đã gặp nhau nhiều lần trong năm 2018, trong đó, Cha Bashar Fawadleh, giám đốc giới trẻ Palestine và ủy ban chuẩn bị, bảo đảm các em sẽ nhận được những chuẩn bị thiêng liêng và thực tiễn tốt nhất trước khi lên đường đi Panama.

Trong hai tuần lễ tại Panama, các tham dự viên sẽ được gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô và tuồi trẻ thế giới và sẽ tham dự một cuộc tĩnh tâm và nhiều sinh hoạt khác.

Theo tuyên bố ngày 12 tháng1, 2019 của Tòa Thượng Phụ Latinh ở Giêrusalem, chắc chắn các em đã gặp nhiều trở ngại trong thời gian chuẩn bị, tuy nhiên, với các cố gắng của họ và tài trợ từ Dòng Mộ Thánh, họ có thể vượt qua các trở ngại này và sẵn sàng gặp Đức Phanxicô.

Ba tham dự viên sẽ đại diện tuổi trẻ Palestine trên diễn đàn Ngày Hội Tuổi Trẻ; Narmeen Odeh sẽ trình bầy chứng từ cuộc sống hàng ngày của em; còn Tamara Qassis và Kamel Matar sẽ suy tư về 1.5 triệu cỗ tràng hạt mân côi được làm bằng tay từ gỗ ôliu ở Bêlem và sẽ được phân phối trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Panama.

Ái nhĩ lan và chương trình phục vụ xã hội

Về phía Ái Nhĩ Lan, một nhóm 30 người trẻ dưới sự hướng dẫn của Đức Cha Donal McKeown, giám mục giáo phận Down và Connor, sẽ tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Panama.

Họ đến Panama ngày 18 tháng 1 và sẽ ngụ tại các gia đình của một xứ đạo chủ nhà là Xứ Thánh Tông Đồ Giacôbê (Parroquia Santiago Apostle). Tại đây, cùng với các nhóm Latvia và New Zealand, họ sẽ tham dự một chương trình công bằng xã hội với các giáo dân trẻ trong giáo xứ đi thăm người cao niên và những người buộc phải ở trong nhà và giúp chuẩn bị cũng như trao thực phẩm tới các gia đình túng thiếu trong vùng.

Vào hôm thứ Bẩy, 6 thành viên của nhóm sẽ dự cuộc tranh luận về môi trường với chủ đề Youth for the Common House – Safeguarding of Creation (Tuổi Trẻ vì Căn Nhà Chung – Bảo Vệ Sáng Thế) lấy hứng từ thông điệp Laudato Si của Đức Phanxicô.

Giáo hội và xã hội cần các bạn

Gần Ngày Giới Trẻ Thế Giới, phóng viên Massimiliano Menichetti của Vatican News đã có cuộc phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục José Domingo Ulloa Mendieta của Panama City.

Trong cuộc phỏng vấn này, Đức Tổng Giám Mục nói đến các hoài bão của người hành hương trẻ và mô tả loại đón tiếp đang được chuẩn bị cho Đức Phanxicô khi ngài tới đó ngày 23 tháng 1.

Về việc chuẩn bị, Đức Tổng Giám Mục cho biết: trước nhất bằng cầu nguyện. Trong 2 năm qua, ngày 22 mỗi tháng được dành làm ngày cầu nguyện cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Sở dĩ chọn ngày này vì đây là ngày lễ kính Thánh Gioan Phaolô II, vị sáng lập của Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Ngài cũng được một công ty tăm tiếng giúp chuẩn bị mọi sự một cách rất có phương pháp nhờ thế mà ủy ban chuẩn bị biết rõ từng bước và hướng đi của việc tổ chức.

Về hiện tình Giáo Hội Panama, Đức Tổng Giám Mục cho rằng khi tới đây, Đức Phanxicô sẽ thấy một giáo hội trẻ trung, vui tươi, chân chính, đa sắc tộc và đa văn hóa với một đức tin sống động và một cam kết công bố Tin Mừng. Một Giáo Hội sẽ không làm nản niềm tin mà Đức Phanxicô vốn đặt vào eo đất nhỏ bé này trong việc tổ chức biến cố độc đáo và có tính lịch sử như Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Một Giáo Hội luôn tái khẳng định giáo huấn của Đức Phanxicô, là loan báo một Giáo Hội đi ra ngoài và với tới những người ở ngoại vi. Một Giáo Hội biết đối thoại với những người “khác mình nhưng không xa cách” có khả năng đối thoại đại kết và liên tôn. Một Giáo Hội biết phục vụ mọi người, không trừ ai.



Về việc tìm kiếm Chúa Giêsu nhưng không quên di dân, người bản địa và cộng đồng gốc Phi Châu, Đức Tổng Giám Mục nói rằng Ngày Giới Trẻ Thế Giới là nhắm các nhóm này. Chúng ta không thể làm ngơ họ mà cũng không thể không làm gì cả. Ngài tin khung cảnh Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ giúp tập chú vào họ nhiều hơn và làm thế nào Giáo Hội Trung Mỹ có thể đồng hành với họ.

Về kỳ vọng đối Ngày Giới Trẻ Thế Giới, Đức Tổng Giám Mục cho hay: ngài mong người trẻ thao thức hơn trong cuộc tìm kiếm câu trả lời của họ cho các vấn đề hiện sinh để họ có khả năng xác định được các dự án cho đời họ.

Ngài mong những người tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới được tình yêu thương xót của Chúa Cha ôm ấp, lợi dụng tối đa các bài giáo lý và thế giới quan của Đức Phanxicô, người đến đây để củng cố đức tin của họ, để nói với họ Giáo Hội và xã hội cần đến họ. Ước mong họ có lòng can đảm đáp lại lời kêu gọi của Thiên Chúa.

Y tế và hậu cần ở Panama

Các nhân viên y tế và bán y tế có kinh nghiệm của Dòng Tối Cao Malta (Sovereign Order of Malta) cũng như các trang bị y khoa và hậu cần sẽ hiện diện ở Panama trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới.

Từ Ngày Giới Trẻ Thế Giới đầu tiên năm 1984, Dòng Tối Cao Malta đã cung cấp chuyên môn, thiện nguyện viên và phần lớn trợ giúp cần thiết về y khoa cho các nhà tổ chức biến cố này.

Các thiện nguyện viên, tất cả đều chuyên môn về tai nạn và cấp cứu sẽ đến từ Pháp, Ý và Đức. Họ sẽ hiện diện tại mọi biến cố chính của Ngày Giới Trẻ Thế Giới và Thánh Lễ.

Họ sẽ làm việc song song với các cơ quan cấp cứu, phòng vệ dân sự và cứu hỏa Panama và hợp tác chặt chẽ với Đội Hiến Binh Vatican và Đội Vệ Binh Thụy Sĩ.
 
Đức Thánh Cha gặp phái đoàn của các Giám Mục Chí Lợi tại Vatican
Đặng Tự Do
21:29 17/01/2019
Sau khi được triều yết Đức Thánh Cha tại Vatican, Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Chí Lợi đã nói về sự cần thiết phải có “sự rõ ràng và thông minh” trong việc đối phó với tội phạm lạm dụng tình dục.

Một năm trước, vào tháng Giêng năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Chí Lợi. Chuyến tông du, kéo dài bốn ngày đầy những cuộc gặp gỡ và các sự kiện quan trọng, đã bị lu mờ bởi những tai tiếng lạm dụng tính dục và những cáo buộc cho rằng một số giám mục của Chí Lợi đã không giải quyết đến nơi đến chốn những lời tố cáo.

Tháng Năm năm ngoái, Đức Thánh Cha đã triệu tập tất cả các giám mục Chí Lợi đến Vatican để giải quyết cuộc khủng hoảng. Cuộc họp kết thúc với việc tất cả các giám mục nộp đơn từ chức lên Đức Thánh Cha.

Tuần này, năm vị Giám Mục Chí Lợi đã trở lại Rôma để thông báo cho Đức Thánh Cha tiến trình mà Giáo Hội tại Chí Lợi đã đưa ra để giải quyết vấn nạn lạm dụng tình dục giáo sĩ tại quốc gia này kể từ cuộc họp tám tháng trước.

Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Chí Lợi là Đức Giám Mục Luis Fernando Ramos Pérez. Ngài nói với Vatican News rằng các giám mục đã dành ra một giờ trong cuộc trò chuyện thẳng thắn và mang lại nhiều thành quả với Đức Thánh Cha Phanxicô, và sau đó tiếp tục cuộc thảo luận của các ngài trong bữa trưa tại Santa Marta. Đức Cha cho biết “Chúng tôi đã với Đức Thánh Cha về sự phân định mà chúng tôi đang thực hiện với tư cách là Giáo Hội và những phát triển nào có thể được dự kiến trong hai năm 2019 và 2020.”

Cuộc triều yết của năm vị giám mục Chí Lợi đã diễn ra sau cánh cửa đóng kín, nhưng theo Đức Cha Pérez, Đức Thánh Cha đã cho họ những lời khuyên và đề nghị, là thành quả của kinh nghiệm và sự khôn ngoan của ngài. Những điều này bao gồm nhu cầu phải “nhìn nhận dân Chúa trong tất cả các chiều kích của họ,”.

Đức Giám Mục Pérez sẽ đại diện cho Hội Đồng Giám mục Chí Lợi tại cuộc họp tháng Hai ở Vatican về việc bảo vệ trẻ vị thành niên. Ngài tin rằng đây sẽ là một cuộc họp rất quan trọng đối với Giáo Hội Hoàn Vũ, một cuộc họp sẽ giúp tất cả các Giáo Hội địa phương biết cách hành động với sự rõ ràng và thông minh khi đối mặt với những tội ác rất nghiêm trọng như thế.


Source:Vatican News - Pope Francis meets delegation of Chilean bishops in the Vatican
 
Các Giám Mục Trung Phi chỉ trích quân gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc đến từ các nước Hồi Giáo
Đặng Tự Do
22:01 17/01/2019
Có những đơn vị Mũ Xanh của Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc ở Trung Phi, gọi tắt là MINUSCA, đã không thực thi nhiệm vụ bảo vệ thường dân của họ. Đây là lời buộc tội do các Giám mục Trung Phi đưa ra vào cuối Hội nghị khoáng đại của các ngài.

Trong một tuyên bố được gởi cho thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, các Giám Mục Trung Phi viết:

“Chúng tôi bày tỏ lòng kính trọng đối với những thành viên của MINUSCA thực thi trách nhiệm việc bảo vệ thường dân. Tuy nhiên, chúng tôi bày tỏ sự bất bình đối với các đơn vị thường xuyên không thi hành nhiệm vụ, khiến tình hình trở nên xấu đi, hay còn đi xa hơn là lợi dụng tình hình, đặc biệt là người Ma rốc ở phía đông, người Pakistan ở Batangafo và người Mauritani ở Alindao. Những hành vi như thế chỉ làm xấu thêm tình hình của Cộng Hòa Trung Phi”

Các Giám mục đã mô tả một bức tranh đầy thảm kịch về tình trạng hiện nay của đất nước. Các ngài lưu ý rằng “Thật đáng buồn khi ngoài thủ đô và một số thành phố lớn, nhà nước chỉ có một sự hiện diện về hình thức ở các nơi khác. Các chức năng dân sự và quân sự, ngay cả ở những khu vực không có các nhóm vũ trang, đang thiếu thốn các phương tiện để hoạt động và số lượng các viên chức nhà nước rất là tượng trưng”. Nhiều khu vực rộng lớn ở Trung Phi nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nước và rơi vào tay các nhóm vũ trang, là những kẻ “liên tục thực hiện các hành vi bạo lực vô nhân đạo và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng: gây mất trật tự, bắt giữ tùy tiện, bắt cóc, tra tấn ...” Các nhóm phiến quân đã đi đến việc thay đổi nhân khẩu học của các địa điểm khác nhau như Kouango, Ippy, Bokolobo, Mbres, Botto, Batangafo, Alindao, Nzacko, Bakouma, Zémio, Mboki, Obo.

Các Giám mục tự hỏi tại sao có sự tập trung đông đảo các nhóm vũ trang ở phía đông của đất nước và tại sao dân số của một số khu vực buộc phải ký vào một tài liệu nói rằng họ từ chối sự hiện diện của các lực lượng vũ trang Trung Phi.

Thêm vào đó là “sự ùn tắc tại biên giới làm tăng sự bất ổn trong các khu vực dưới sự kiểm soát của các nhóm vũ trang”. Sự xuất hiện của những người chăn cừu từ bên kia biên giới tạo ra những xung đột với nông dân, trong khi sự ùn tắc tại biên giới tạo điều kiện cho việc buôn bán vũ khí và sự xuất hiện của các nhóm lính đánh thuê, đặc biệt là từ Chad, Sudan, Cameroon, Nigeria và Uganda.

“Chúng tôi yêu cầu chính phủ của các quốc gia này phải thể hiện tính nhân văn bằng cách giúp Cộng hòa Trung Phi vượt qua tình trạng hỗn loạn vì thiện ích của tất cả mọi người. Trên thực tế, một quốc gia bất ổn là một vấn đề quốc tế”, các Giám mục nói.

Giáo Hội, sau khi đã phải chứng kiến một số linh mục và tín hữu bị giết, vẫn tái khẳng định dấn thân của mình cho hòa bình và tiếp tục mang đến Ánh sáng của Chúa Kitô là Cứu Chúa của thế giới. “Chúa Kitô đã đến để giải phóng con người không chỉ khỏi những tội lỗi của mình, mà còn khỏi những hậu quả của tội lỗi đang đè bẹp người ấy.”


Source:Fides - Central African Bishops denounce: "Some UN contingents do not protect civilians"
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Táo Chín Trên Cành
Thérésa Nguyễn
22:11 17/01/2019
TÁO CHÍN TRÊN CÀNH
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Trái ngon chớm chin trên cành
Nhớ về trái táo địa đàng tổ tông
Tội là tội của cha ông
Trần gian con cháu đeo gông đời đời.
Tạ ơn Chúa cả trên trời
Ngôi Hai giáng thế cứu đời trần gian
(tn)
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 17/1/2019: Hơn 100 ngàn tín hữu Hoa kỳ tham gia “Tuần 9 ngày vì sự sống”
VietCatholic Network
02:38 17/01/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Thứ Tư ngày 16 tháng 1, 2019.

2- Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định: "Sở hữu và sử dụng vũ khí hạt nhân là phi luân".

3- Họp báo công bố 2 văn kiện Tòa Thánh.

4- Ý nghĩa chủ đề Tuần Cầu Nguyện Hiệp Nhất 2019.

5- Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới: những gương mặt trẻ của vùng Amazon.

6- Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn các Giám Mục Chile.

7- Hơn 100 ngàn tín hữu Hoa kỳ tham gia “Tuần 9 ngày vì sự sống”.

8- Cuộc gặp gỡ giữa Bộ Giáo lý Đức tin và các Ủy ban châu Á tại Bangkook, Thái Lan.

9- Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp thăm dân oan vườn rau Lộc Hưng.

10- Hơn 6 triệu người Việt Nam bị khuyết tật.

11- Giới thiệu Thánh Ca: Đón Chào Ngày Mới.

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết:
 
Hoạt động của phóng viên VietCatholic tại các Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:17 17/01/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây