Ngày 15-01-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:52 15/01/2020

36. Đức kiên nhẫn khiến cho con người ta tuân giữ kỷ luật, áp chế tình cảm dục vọng, trấn áp bạo động phá rối, dập tắt nóng giận của kẻ thù.

(Thánh Cyprianus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")


--------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:57 15/01/2020
18. KHÔNG THỂ MỜI UỐNG

Thời nhà Tống, Vương Cảnh Văn đang đánh cờ tướng với bạn bè ở Giang Châu, đột nhiên nhận được sắc lệnh của Tống Minh đế chỉ có hai chữ: “Tứ tử.”

Vương Cảnh Văn thần sắc tự nhiên, vẫn nghiêm chỉnh không lơ là đánh cờ, sau đó đem các con cờ bỏ vào trong hộp, cầm ly rượu thuốc độc nói với bạn bè:

- “Thật đáng tiếc, loại rượu này không thể mời các bạn uống được”.

Nói xong uống một hơi hết luôn.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 18:

Vui thì mời bạn bè đến chia sẻ, buồn thì giấu kín trong lòng, đó là tâm tình của người quân tử và hơn thế nữa, đó là tâm tình của người Ki-tô hữu chân chính.

Người Ki-tô hữu rất hiểu giáo huấn của thánh Phao-lô là chia vui với người vui và chia sẻ nỗi buồn với người đau buồn, nhưng chính họ sẽ không đem nỗi buồn của mình đi nói cho ai biết, vì họ xác tín rằng Thiên Chúa là Đấng thấu suốt lòng dạ con người sẽ an ủi họ, hơn nữa họ không muốn vì họ mà người khác thêm lo lắng, mất vui. Đức Chúa Giê-su trong vườn Cây Dầu đã chỉ đem nỗi đau khổ của mình nói với Cha trên trời mà thôi, thì người Ki-tô hữu cũng sẽ noi gương Ngài mà làm như vậy: phó thác nỗi buồn cho Thiên Chúa và đem niềm vui chia sẻ với tha nhân.

Được lệnh phải uống thuốc độc mà chết khi đang đánh cờ tướng, nhưng vẫn cứ vui vẻ chiếu cố với bạn bè đến cùng, là hành động anh hùng quân tử đầy khí tiết của Vương Cảnh Văn thời nhà Tống.

Biết đè nén sự đau khổ của cá nhân để vui với người vui, là hành động bác ái đầy tình người của người Ki-tô hữu trong mọi thời đại.

Tinh thần của người Ki-tô đúng là vĩ đại thật !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Dạ, con đây
Lm Vũđình Tường
22:18 15/01/2020
Nhìn thấy Đức Kitô đang tiến về hướng mình, Gioan Tẩy Giả nói với các môn đệ ông. Xem kìa, Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian.... c.29. Ngày nay chúng ta hiểu í nghĩa câu 'Chiên Thiên Chúa' là nói về Đức Kitô. Đấng tự nguyện vác thập giá, chịu đóng đanh, chết và sống lại vinh quang để cứu độ nhân loại. Đức Kitô trong thời gian rao giảng, nhiều lần công khai nói về phép thanh tẩy Ngài sẽ lãnh nhận. Ngày nay chúng ta biết là Đức Kitô ngụ í nói đến cuộc tử nạn và Phục Sinh vinh hiển của Ngài. Lúc đó các tông đồ không hiểu Thầy mình nói gì, phải đợi mãi đến sau khi Đức Kitô sống lại từ cõi chết, ra khỏi mộ, lúc đó các ông mới vỡ lẽ điều Đức Kitô nói về phép rửa Ngài lãnh nhận là cuộc khổ nạn, thập giá, chết và sống lại. Khi bà mẹ Zebedee xin Đức Kitô cho hai con bà, một ngồi bên phải và một ngồi bên trái Ngài trong nước trời. Đức Kitô hỏi các ông có thể lãnh nhận 'Chén Đắng' Ngài lãnh nhận không và các ông chấp thuận. Mat 20:20-23. Có lẽ cả ba mẹ con đều không thể mường tượng ra chén đắng bao gồm những vị đắng nào. Đức Kitô ngụ í nói đến những đau khổ xảy đến trong đời các môn đệ trung tín.

Danh thánh 'Đây Chiên Thiên Chúa' trở thành câu tuyên xưng đức tin, chúc tụng Thiên Chúa trong thánh lễ. Linh mục chủ tế dâng cao Bánh Thánh và Rượu Thánh tung hô 'Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian, phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa'. Cộng đoàn đáp chúng con không xứng đáng Chúa ngự vào nhà con nhưng chúng con dâng lời chúc tụng, tạ ơn Chúa chọn ngự đến tâm hồn con. Khi chúng ta tham dự bàn tiệc thánh, chúng ta nhớ lại món quà cứu độ từ trời cao ban tặng nhân loại. Món quà hiến tế, món quà thể hiện tình yêu không bến bờ, không điều kiện, Thiên Chúa trao ban cho nhân loại. Khi tham dự thánh thể, chúng ta hợp lời cùng thánh Gioan Tẩy Giả chúc tụng, tung hô Thiên Chúa. Chúng ta xin ơn giúp chúng ta sống thực hiện điều hứa khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy là yêu mến Chúa hết lòng, và thương tha nhân như chính mình. Bí tích thánh tẩy là món quà Chúa trao ban và qua đó chúng ta từ người xa lạ trở thành phần tử của cộng đoàn dân Chúa, trở thành anh chị em trong đại gia đình Chúa nơi trần gian, và hy vọng ngày sau gặp nhau trên Thiên Quốc. Bí tích thánh tẩy giải thoát con người khỏi ách nô lệ tội lỗi, tháo gỡ ràng buộc xiềng xích ma quỉ kiềm chế, mang lại ơn tự do làm con cái Chúa và làm chủ cuộc sống mình. Điều này được thực hiện, không phải do sức mạnh của chính ta, mà chính là qua sức mạnh Thánh Thần Chúa ban. Thánh Thần Chúa ban sức mạnh, giúp chúng ta chiến thắng tội lỗi. Mỗi lần chúng ta làm dấu chính là chúng ta nhắc lại công thức rửa tội ta lãnh nhận lần đầu trong đời khi lãnh nhận bí tích thanh tẩy. Thánh Thần biến đổi chúng ta trở thành con cái Chúa, anh chị em trong đại gia đình Chúa. Làm dấu được hiểu là ngụ í tái xác nhận bí tích thanh tẩy, canh tân bí tích đó và giúp chúng ta tích cực hơn trong việc yêu Thiên Chúa, mến tha nhân. Tích cực tham gia cộng tác vào công việc nơi xứ đạo là một trong những cách làm chứng nhân sống động cho Đức Kitô nơi trần gian. Đời sống Thánh Thể không phải chỉ giới hạn nơi thánh đường mà còn cần phải lan toả ra nơi làm việc, phố chợ. Đời sống Thánh Thể cần phải khởi đầu từ gia đình, giúp thế hệ mai sau tiếp tục tin, tôn thờ Chúa. Biến gia đình bé nhỏ thành giáo đường tại gia, Thánh Thần Chúa sẽ ngự nơi tâm hồn và gia đình ta, giúp ta trở nên giống Đức Kitô hơn. Theo í nghĩa đó, Thiên Chúa không còn phải xa thẳm nơi trời cao mà chính là cùng đồng hành với ta trong cuộc sống.

TiengChuong.org

Here am I, Lord

Seeing Jesus approaching him, John said to his disciples 'Look, there is the Lamb of God that takes away the sin of the world.....'v.29. Today we come to understand the term 'the Lamb of God' referred to Jesus, who volunteered to carry the cross, and being crucified, died, and rose again to save us from our sins. Jesus in his public ministry reminded the apostles about his own baptism. We today understand Jesus talked about his cross, and death, and resurrection. The apostles came to understand what Jesus meant about his baptism, not before, but after he rose; leaving behind the now empty tomb. It is the 'Cup of Salvation' Jesus once asked if the sons of Zebedee could drink if it, when their mother asked Jesus to allow one of her sons to sit on his right hand side, and the other on his left. Mat 20:20-23

The term 'the Lamb of God' becomes the heavenly gift of our Eucharistic celebration. Just before Holy Communion, a priest holds the bread above the cup proclaiming 'Behold the Lamb of God, behold him who takes away the sin of the world. Blessed are those called to the supper of the Lamb'. We respond that we are unworthy to receive 'the Lamb of God', and yet God has chosen to come to us. When we come to the table of the Lord, we are recalling the heavenly gift sacrificed to give us eternal life. It is the ultimate sacrifice, proving the unconditional love Jesus has given to us. We now join John the Baptist to proclaim with the conviction, that we will make our baptism real to others. Our baptism is God's free gift to us. It is the first sacrament we receive enabling us to become members of God's Church on earth. Through baptism a non- member becomes a Church member. Baptism has the power to free us from the power of sin; more importantly, it has the power to adopt us as daughters, and sons of God's family, both on earth, and hopefully in heaven. It is possible, through the power of the Holy Spirit given to us at our baptism. Every time we make the sign of the cross, we bless ourselves with the blessing of the baptism formula. In doing that we renew our baptism; it empowers us to love God and our neighbours. We join with other members as one voice to praise and give thanks to God. By doing something for our local parish community we become true witnesses for Jesus. The table fellowship will not stop at the Church building, but it must be at work in the market place. Our baptism promises remain a promise only, until it is shared with others, and passed on to the next generation. Make your home to be a domestic Church. God's Spirit will come to dwell in us. The Spirit will transform our lives to be more like Jesus. God is no more up in the sky, but God is close by, and journeys with us at all time. When we share the gift of baptism we say to God 'Here am I Lord, I come to do your will'. 1 Sam. 3,4
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Văn Kiện Tự Do Tôn Giáo của Ủy Ban Thần học Quốc Tế: Tự do tôn giáo trong sứ mệnh của Giáo Hội
Vũ Văn An
16:00 15/01/2020
7. Tự do tôn giáo trong sứ mệnh của Giáo Hội

Chứng từ tự do của tình yêu Thiên Chúa

73. Việc truyền giảng Tin mừng không chỉ hệ ở việc công bố một cách đầy tin tưởng tình yêu cứu rỗi của Thiên Chúa, mà còn ở việc thi hành một cuộc sống trung thành với lòng thương xót được Người tỏ lộ trong biến cố Chúa Giêsu Kitô, nhờ đó, toàn bộ lịch sử được khai mở để hiện thực hóa Nước Thiên Chúa. Sứ mệnh của Giáo Hội bao gồm một hành động 2 mặt được khai triển trong việc dấn thân vào một chủ nghĩa nhân bản bác ái và tận tụy trong trách nhiệm giáo dục các thế hệ tương lai.

74. Nhờ cách trên, Giáo Hội bày tỏ sự kết hợp sâu sắc của mình với mọi người nam nữ, trong mọi hoàn cảnh sống, bằng cách tỏ ra đặc biệt quan tâm tới người nghèo và người bị bách hại. Trong việc sủng ái này, ta thấy xuất hiện rõ ràng chiều hướng Giáo Hội hoàn toàn cởi mở đối với việc chia sẻ các hy vọng và lo âu của toàn thể nhân loại [83]. Năng động tính này tương hợp với chân lý đức tin, theo đó, nhân tính của Chúa Kitô, “con người hoàn hảo” (Eph 4:13) hoàn toàn được mang lấy chứ không bị tiêu diệt trong mầu niệm Nhập Thể của Chúa Con [84]. Và đàng khác, mầu nhiệm cứu rỗi trong Chúa Giêsu Kitô hàm nghĩa này: con người nhân bản được tái lập trọn vẹn, như “một sáng tạo mới” (2Cr 5:17), trở lại bản chất nguyên thủy của nó như “hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa” [85]. Theo nghĩa này, Giáo Hội được qui hướng, từ trong nội tại, vào việc phục vụ mầu nhiệm cứu rỗi của Thiên Chúa trong đó, nhân tính những con người cụ thể được chuộc lại tận gốc và được hiện thực hóa trọn vẹn. Việc phục vụ này quả là một hành vi thờ lạy Thiên Chúa, nhằm vinh danh Người vì đã liên minh với tạo vật nhân bản.

Giáo Hội công bố tự do tôn giáo cho mọi người

75. Tự do tôn giáo chỉ có thể được bảo đảm thực sự trong chân trời một viễn kiến duy nhân bản, cởi mở với việc hợp tác và sống chung, bén rễ sâu xa nơi lòng tôn trọng đối với nhân phẩm và tự do lương tâm. Hơn nữa, cắt rời khỏi việc cởi mở duy nhân bản này, một việc cởi mở có chức năng như một thứ men làm dậy nền văn hóa dân sự, chính kinh nghiệm tôn giáo sẽ mất nền tảng chân chính của nó trong chân lý Thiên Chúa, và trở thành dễ bị sự mục nát của con người làm tổn thương [86]. Thách thức này quả đáng kể. Các thích nghi tôn giáo vào các hình thức quyền lực thế tục, dù được biện minh nhân danh việc có thể nhận được các lợi điểm tốt hơn cho đức tin, vẫn là một cơn cám dỗ không ngừng và là một nguy cơ thường trực. Giáo Hội phải khai triển một mẫn cảm đặc biệt trong việc biện phân thoả hiệp này, bằng cách không ngừng dấn thân vào việc tự thanh tẩy các yếu đuối khi giáp mặt với cơn cám dỗ “tính thế gian thiêng liêng” (mondanité spirituelle)[87]. Giáo Hội phải tự vấn mình để, với một nhiệt tình luôn đổi mới, tìm cho được con đường thờ lạy Thiên Chúa cách chân thực “trong tinh thần và chân lý” (Ga 4:23) và bằng “tình yêu thuở ban đầu” (Kh 2:4). Qua chính việc hoán cải liên tục này, Giáo Hội phải mở đường để Tin Mừng đi vào tận thâm cung trái tim con người, tới lớp lang trong đó họ tìm kiếm, một cách bí mật mà chính họ không hề biết, việc nhận ra Thiên Chúa đích thực và tôn giáo đích thực. Tin Mừng thực sự có khả năng lột mặt nạ việc thao túng tôn giáo, một việc chỉ mang đến các hậu quả loại trừ, làm mất phẩm giá, bỏ rơi và phân cách giữa người với người.

76. Một cách dứt khoát, viễn kiến Kitô giáo đúng nghĩa về tự do tôn giáo nhận được linh hứng sâu xa nhất của nó trong đức tin vào chân lý Chúa Con làm người vì chúng ta và vì sự cứu rỗi chúng ta. Qua Chúa Con, Chúa Cha lôi kéo về Người mọi con cái tản mác và mọi con chiên không có người chăn (xem Ga 12:32; 10:11-16; Mt 9:36; Mc 6:34). Và Chúa Thánh Thần tiếp nhận các rên xiết (xem Rm 8:22), dù lộn xộn và khó nghe được nhất, của tạo vật bị làm con tin cho quyền lực tội lỗi, và biến đổi chúng thành lời cầu nguyện. Thần trí Thiên Chúa hành động mọi cách, tự do và đầy quyền lực. Tuy nhiên, nơi nào hữu thể nhân bản được quyền tự do phát biểu lời rên xiết và khẩn cầu của họ, hành động của Chúa Thánh Thần trở nên dễ nhận ra đối với tất cả những ai tìm kiếm công lý cho đời sống. Và ơn an ủi của Người trở thành chứng từ cho một nhân loại đã được hòa giải. Tự do tôn giáo giải phóng không gian để ý thức phổ quát thuộc về một cộng đồng gốc và đến (une communauté d'origine et de destin) không bác bỏ việc duy trì lòng sống động mong chờ công lý cho đời sống, một điều ta có khả năng nhận biết, nhưng không có khả năng tôn trọng duy bằng sức mạnh của ta. Mầu nhiệm thâu tóm mọi sự trong Chúa Kitô duy trì cho chúng ta và cho mọi người lòng mong chờ đầy yêu thương các hoa trái của Chúa Thánh Thần dành cho mỗi người, và việc xúc động công bố Chúa Con đến cho mọi người (xem Eph 1:3-14).

Đối thoại liên tôn như con đường tiến tới hòa bình

77. Đối thoại liên tôn được dễ dàng nhờ tự do tôn giáo, trong việc cùng nhau tìm thiện ích chung với đại diện của các tôn giáo khác. Nó là một chiều kích nội tại trong sứ mệnh của Giáo Hội [88]. Tự nó, nó không phải là mục đích của việc truyền giảng Tin Mừng, nhưng nó góp phần rất lớn vào việc này. Cho nên, không nên hiểu nó và thực hành nó như một thay thế hoặc mâu thuẫn với sứ mệnh ad gentes (truyền giáo) [89]. Trong thiên hướng tốt biết tôn trọng và hợp tác, cuộc đối thoại soi sáng hình thức tương quan này của tình yêu Tin mừng, một tình yêu tìm thấy nguyên lý khôn tả của nó trong mầu nhiệm sự sống của Thiên Chúa [90]. Đồng thời, Giáo Hội thừa nhận khả năng đặc thù của tinh thần đối thoại trong việc nắm bắt, và nuôi dưỡng, đòi hỏi khẩn thiết được người ta cảm nhận một cách đặc biệt trong khuôn khổ nền văn hóa dân chủ thực tế [91]. Thực vậy, việc sẵn sàng đối thoại và việc cổ vũ hòa bình có liên hệ mật thiết với nhau. Đối thoại giúp hướng dẫn ta trong tính phức tạp mới mẻ của ý kiến, của kiến thức, của các nền văn hóa: và trên hết, trong cả vấn đề tôn giáo nữa.

78. Trong đối thoại về các chủ đề nền tảng của đời người, các tín hữu của các tôn giáo khác nhau đưa ra ánh sáng các giá trị quan trọng nhất thuộc các truyền thống tâm linh của họ và làm người ta nhận ra nhiều hơn các hệ luận thành thực của chúng trong điều họ cho là thiết yếu đối với ý nghĩa tối hậu của đời người và đối với việc biện minh niềm hy vọng của họ về một xã hội có công lý và tình huynh đệ nhiều hơn [92]. Giáo hội chắc chắn sẵn sàng bước vào cuộc đối thoại cụ thể và xây dựng với tất cả những ai cởi mở đối với nền công lý và tình huynh đệ này [93]. Trong việc thi hành sứ mệnh truyền giảng Tin Mừng bằng đối thoại, Tin Mừng sẽ càng làm cho ánh sáng của nó rạng rỡ hơn nữa giữa các dân tộc và tôn giáo.

Can đảm biện phân và việc bác bỏ bạo lực nhân danh Thiên Chúa

79. Đàng khác, đồng thời với các dị biệt không thể tránh, thậm chí bất đồng, Kitô giáo cũng nắm được các tương tự và giống nhau khiến cho tính phổ quát của đức tin đối thần trở thành dễ được đánh giá cao [94]. Quyền mỗi người có tự do tôn giáo riêng nhất thiết có quan hệ chặt chẽ với việc nhìn nhận cùng một quyền ấy cho mọi người khác, ngoại trừ để duy trì trật tự công cộng [95]. Trong viễn cảnh này, vấn đề tự do tôn giáo liên kết với chủ đề truyền thống về lòng khoan dung dân sự. Tự do tôn giáo đích thực phải tự hòa giải với việc tôn trọng mọi người dân có tôn giáo và, một cách cân xứng, cả những người dân không có bản sắc tôn giáo nào chuyên biệt. Tuy thế, người ta không nên làm ngơ sự kiện này: trong phạm vi này, lòng khoan dung duy tương đối mà thôi có thể dẫn tới một biến đổi tác phong đến chỗ dửng dưng đối với chính chân lý tôn giáo riêng của nó, mâu thuẫn ngay với ý hướng tôn trọng tôn giáo của nó [96]. Đàng khác, khi tôn giáo trở thành mối đe dọa đối với tự do tôn giáo của những người khác, cả trong lời nói lẫn trong việc làm, đi đến chỗ gây bạo lực nhân danh Thiên Chúa, thì người ta quả đã vượt giới hạn vốn đòi phải tận lực tố cáo đầu tiên chính những người tôn giáo [97]. Liên quan tới Kitô giáo, các “từ giã dứt khoát” của họ với các tính hàm hồ của bạo lực tôn giáo có thể được coi như một hoàng thời (kairos) tạo điều kiện cho một suy tư mới mẻ về chủ đề này trong mọi tôn giáo [98].

80. Việc tìm cách tuân thủ trọn vẹn sự thật của tôn giáo mình và thái độ cương quyết tôn trọng các tôn giáo khác có thể phát sinh nhiều căng thẳng trong lương tâm cá nhân, cũng như trong cộng đồng tôn giáo. Điều này nhất định sẽ phát sinh lời phê phán mạnh mẽ đối với việc thực hành tôn giáo của mình, một phê phán dù chỉ ở trong tôn giáo cũng vẫn là một vấn nạn chuyên biệt nữa cho tự do tôn giáo trong xã hội dân sự. Ở đây không còn chỉ là việc áp dụng tự do tôn giáo vào việc tôn trọng tôn giáo của người khác, mà còn phê phán chính tôn giáo của mình. Tình huống này đặt ra nhiêu câu hỏi tế nhị về sự quân bình trong việc áp dụng tự do tôn giáo. Trong trường hợp này, thách đố bảo vệ tự do tôn giáo đạt tới một điểm giới hạn cho cả cộng đồng dân sự lẫn cộng đồng tôn giáo. Năng khiếu hòa giải mối lo bảo toàn tính toàn vẹn của đức tin chung, lòng tôn trọng đối với biệc tranh chấp lương tâm, cam kết duy trì hòa bình xã hội, đòi có sự trung gian của một sự trưởng thành bản thân và một túi khôn chung mà ta phải thành thực cầu xin như một ơn thánh và một quà tặng từ Trời Cao.

81. Ơn “tử đạo”, như chứng từ bất bạo động tối cao của lòng trung thành với đức tin, nay trở thành đối tượng cho lòng thù ghét, hù họa và bách hại chuyên biệt, là biên giới đáp ứng của Kitô giáo đối với bạo lực vốn coi như bia bắn việc dùng Tin Mừng tuyên xưng chân lý và tình yêu Thiên Chúa, đã được dẫn nhập vào lịch sử, lịch sử phàm trần và lịch sử tôn giáo, nhân danh Chúa Giêsu Kitô. Vịệc tử đạo, do đó, trở thành biểu tượng cực đoan của tự do dùng tình yêu chống lại bạo lực, và dùng hòa bình chống lại tranh chấp. Trong nhiều trường hợp, quyết tâm bản thân của vị tử đạo vì đức tin trong việc chấp nhận cái chết trở thành hạt giống của việc giải phóng tôn giáo và giải phóng nhân bản cho rất nhiều người nam nữ, đến độ đạt được sự giải thoát khỏi bạo lực và vượt thắng thù hận.

Lịch sử truyền giảng Tin Mừng của Kitô giáo cũng làm chứng điều đó qua việc khởi động diễn trình và các biến đổi xã hội có tầm cỡ phổ quát. Các chứng nhân đức tin này là lý do chính đáng để các tín hữu ca ngợi và bắt chước, nhưng cũng để tất cả những người đàn ông và đàn bà biết trân qúi tự do, phẩm giá, hòa bình giữa các dân tộc tôn trọng. Các vị tử đạo đã chống cự áp lực trả thù, tiêu trừ tinh thần trả đũa và bạo lực bằng sức mạnh tha thứ, yêu thương và tình huynh đệ [99]. Bằng cách này, các ngài đã làm hiển nhiên trước mặt thế giới sự cao cả của tự do tôn giáo như hạt giống gieo nền văn hóa tự do và công lý.

82. Đôi khi, người ta không bị sát hại nhân danh việc thực hành tôn giáo của họ, nhưng phải chịu đựng nhiều thái độ làm thương tổn một cách sâu xa khiến họ bị đẩy ra ngoài lề sinh hoạt xã hội: loại khỏi các chức năng công cộng, ngăn cấm không phân biệt các biểu tượng tôn giáo của họ, loại khỏi một số lợi điểm kinh tế và xã hội... Điều người ta vốn gọi là “tử đạo trắng” như điển hình tuyên xưng đức tin [100]. Chứng từ này, ngày nay, vẫn còn được nhìn thấy ở nhiều nơi trên thế giới: không nên tối thiểu hóa như thể đây chỉ là hiệu quả phụ của các cuộc tranh chấp giành quyền tối thượng sắc tộc hay chiếm quyền. Cần phải hiểu và giải thích đúng nét đẹp của chứng từ này. Nó dạy chúng ta về thiện ích chân chính của tự do tôn giáo một cách hết sức trong sáng và hữu hiệu. Phúc tử đạo Kitô giáo chứng minh cho mọi người điều gì sẽ xẩy ra khi tự do tôn giáo của người vô tội bị chống đối và dẹp bỏ: phúc tử đạo là chứng từ của một đức tin luôn trung thành với chính mình bằng cách bác bỏ đến cùng việc trả thù và sát hại. Theo nghĩa này, vị tử đạo vì đức tin Kitô giáo không hề có điều gì liên quan tới việc tự sát-sát nhân nhân danh Thiên Chúa: một sự hồ đồ như thế, trong chính nó, là một sự sa đoạ tinh thần và một vết thương cho linh hồn.

Kỳ tới: Kết luận và các ghi chú
 
Phạm thánh nghiêm trọng ngay khi linh mục truyền phép trong thánh lễ Chúa Nhật tại New York
Đặng Tự Do
16:36 15/01/2020
Giáo phận Brooklyn lên án một hành động phá hoại thánh lễ Chúa Nhật vừa qua, và công bố cho các cơ quan truyền thông Công Giáo một đoạn video cho thấy một người đàn ông mạo phạm bàn thờ ngay trong Thánh lễ như thế nào. Đó là đoạn video mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây.

Theo một tuyên bố của giáo phận Brooklyn được đưa ra hôm thứ Ba 14 tháng Giêng, vụ tấn công đã xảy ra trong Thánh lễ 9:30 sáng Chúa Nhật tại giáo xứ Thánh Anthony thành Padua trong khu phố Greenpoint của Brooklyn.

Đoạn video thu được từ camera gắn ở cung thánh cho thấy một người đàn ông thản nhiên đến gần bàn thờ trong khi Cha Jossy Vattothu đang thánh hiến bánh và rượu. Người đàn ông này, mang theo một bình nước trái cây, đã đổ các thứ trên bàn thờ và hắt nước về phía Cha Vattothu.

Giáo phận gọi sự kiện này là một sự mạo phạm nghiêm trọng và một hành động ghê tởm của sự bất khoan dung tôn giáo.

Người đàn ông sau đó quay lại và đi xuống lối đi chính trong nhà thờ nhưng bị những người tham dự thánh lễ bao vây và bắt giữ. Sở cảnh sát New York đã đến nơi và bắt giữ đương sự. Ngay sau đó, đương sự được cảnh sát đưa đến bệnh viện Woodhull để đánh giá tâm thần. Cho đến khi chúng tôi thu hình, vẫn chưa có kết quả y tế là người này có bị rối loạn tâm thần hay không.

Cha Vattothu, một thành viên của dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm Núi Camêlô, được nhà dòng phân công dâng lễ cho giáo phận, nói rằng trong mười năm trong sứ vụ linh mục của mình, ngài chưa bao giờ phải chứng kiến một sự việc như vậy, và ban đầu nghĩ rằng người đàn ông muốn nói với ngài điều gì đó khi hắn ta tiến đến gần bàn thờ. Do đó, ngài đứng chết trân tại chỗ, không có phản ứng.

May mà kẻ tấn công không có ý làm hại ngài. Nếu không, ở cự ly quá gần như thế, y có thể đe dọa đến tính mạng của ngài.

Cha Vattothu nói thêm: “Một điều kỳ diệu là bánh và rượu không bị hư hại, và tôi đã có thể tiếp tục Thánh lễ, thánh hiến bánh và rượu nên nhiệm thể và máu Chúa Giêsu Kitô. Tôi cầu nguyện cho người này và không biết những gì đang diễn ra trong tâm trí anh ta.”

Đáp lại vụ mạo phạm này, Đức Ông chưởng ấn của giáo phận kêu gọi anh chị em giáo dân chú ý đến sự gia tăng các cuộc tấn công và mạo phạm các nhà thờ và thánh lễ.

“Thực là rất nghiêm trọng khi có người dám làm điều đó giữa phần thiêng liêng nhất của Thánh lễ Công Giáo, là thánh hiến bánh và rượu”, Đức ông Anthony Hernandez, chưởng ấn của giáo phận Brooklyn nói.

Ngài nhận xét một cách âu lo rằng:

“Tôi nghĩ ngay bây giờ, mọi người đang lo sợ về an ninh trong bối cảnh liên tiếp xảy ra các hành vi bài Do Thái và bài Công Giáo. Mọi người sợ đến nhà thờ để thờ phượng.”

Trong kỳ nghỉ lễ cuối năm 2019 vừa qua, đã có một loạt các cuộc tấn công vào các nhà thờ Kitô Giáo và hội đường Do Thái Giáo.

Cuối tháng 12, năm người đã bị đâm trong một bữa tiệc Hannukah tại nhà của một giáo sĩ Do Thái ở Monsey, New York. Tại West Freeway Church of Christ ở Fort Worth, Texas, hôm ngày 29 tháng 12, một tay súng đã giết chết hai giáo dân.

Đầu tháng này, hai tay súng đã giết chết bốn người trong một cuộc tấn công vào một tiệm Kosher tại Jersey City. Theo các quan chức, những kẻ tấn công đã có một quả bom hình ống gắn trong chiếc xe tải của chúng đậu bên ngoài khu chợ, và đã lên kế hoạch cho cuộc tấn công trong nhiều tháng.

Sau khi xảy ra vụ tấn công, Cha Vattothu kêu gọi người Công Giáo khi đến nhà thờ nên ngồi gần bàn thờ trong các Thánh lễ, để chúng ta, trong tư cách là một cộng đoàn đức tin, có thể gần gũi nhau hơn và làm cho các linh mục cảm thấy thoải mái hơn.


Source:Catholic News Agency
 
Dù gian nan bắt bớ, Giáo hội không ngừng mở lòng đón mọi người
Thanh Quảng sdb
17:49 15/01/2020
Dù gian nan bắt bớ, Giáo hội không ngừng mở lòng đón mọi người

Trong buổi triều yết thứ Tư vừa qua 15/1/20, Đức Thánh Cha Phanxicô, kết thúc bài giáo lý về sách Tông đồ Công vụ, ngài nói với khách hành hương rằng ngay cả khi Giáo hội bị bắt bớ và bách hại, Giáo hội vẫn không bao giờ mệt mỏi chào đón mọi người với trái tim của một hiền mẫu.
(Tin Vatican)

Gặp gỡ khách hành hương trong hội trường thánh Paul VI vào thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc bài giáo lý về cuộc hành trình truyền giáo cuối cùng của Thánh Phaolô tới Roma trong sách Tông đồ Công vụ.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh với những người hành hương rằng cuộc hành trình của thánh Phaolô, mặc dù đầy gian chuân thử thách, nhưng với niềm tin vững mạnh, nó đã trở thành máng chuyển ơn cứu rỗi của Chúa cho môi trường và hoàn cảnh!

Sức mạnh của Chúa không thể bị xiềng xích!
Đức Thánh Cha lưu ý rằng: Thánh Luca đã kết thúc Sách Tông đồ Công vụ không phải bằng biến cố tử đạo của thánh Phaolô mà bằng việc mô tả việc loan báo Tin Mừng không mệt mỏi của ngài, cho thấy sức mạnh của lời Chúa không bao giờ bị xiềng xích.
Ngài tiếp tục nhấn mạnh rằng những hành trình truyền giáo của thánh Phaolô mà cao điểm tại Thành phố này, cho thấy sức mạnh của ân sủng Thiên Chúa đã mở rộng tâm lòng ngài cho công cuộc loan báo Tin mừng và sứ điệp cứu rỗi của Chúa.

Trong bài giáo lý của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ rằng, ở Rôma, trước hết, thánh Phaolô gặp gỡ anh chị em tín hữu của mình trong Chúa Kitô, người đã chọn ngài và cho ngài lòng can đảm và tha thiết mong ước được gặp gỡ anh chị em của mình đến mức nào.
Mặc dù phải đối diện với tù đầy bắt bớ để có thể gặp anh chị em tín hữu, nên ngài nại vào lý do kháng cáo lên hoàng đế Casarê để có thể nói với họ về vương quốc của Thiên Chúa. Ngài đã cố thuyết phục họ về Chúa Giêsu, bắt đầu từ Kinh thánh đến các sự kiện liên quan tới Chúa Kitô để minh chứng đây chính là niềm hy vọng của Israel.

Vương quốc của chúa
Đức Thánh Cha Phanxicô nói thánh Phaolô đã công bố vương quốc của Thiên Chúa và cố gắng thuyết phục mọi người hãy tin vào Chúa Giêsu

Nhưng không phải ai cũng được ngài thuyết phục, vì chính ngài đã tố giác sự cứng lòng của dân chúng, chạy theo đam mê mà làm ngơ trước Tin mừng cứu rỗi...

Một Giáo hội đón chào
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng thánh Phaolô đã giảng dậy "với tất cả tấm lòng cương trực thẳng thắn, không có gì ngăn cản được!" Ngài mời gọi mọi người tiến vào trong vương quốc của Thiên Chúa và nhận biết Chúa Kitô. Vương quốc này là hình ảnh của Giáo hội, mặc dù bị bắt bớ, bị hiểu lầm và bị gông cùm xiềng xích… nhưng Giáo hội không bao giờ mệt mỏi để rộng mở trái tim của một hiền mẫu mà chào đón mọi người không phân biệt nam nữ; để nói với họ về tình yêu của Thiên Chúa Cha được tỏ hiện trong Chúa Giêsu.

Trong phần cuối của buổi triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào khách hành hương bằng tiếng Ả Rập, ngài nói: "Đừng sợ hãi và kìm giữ những lầm lỗi mà không dám tiến bước trên những con đường mới, sự nghèo đói không thể cản ngăn chúng ta tiến đoạt những hồng ân của Chúa!"
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng Đa Minh Thánh Tâm với Ngày Truyền Thống
Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P
10:15 15/01/2020
Chúa Nhật 12/1/2020, chị chị em em từ muôn nẻo lại “khăn gói quả mướp” í tới kéo nhau về Hội Dòng để tham dự ngày Truyền Thống với niềm vui nhân đôi3 trong 1: Mừng Sinh Nhật Hội Dòng lần thứ 62 (21/1), cùng tiễn chào năm Kỷ Hợi, vàđón năm mới Canh Tý trong yêu thương.

Một ngày yêu thương được khởi đầu với nghi thức kính viếng, tưởng nhớ các tiền nhân và cầu nguyện cho quý ngài là các cha, quý thầy dòng Đa Minh, cùng quý Chị đã ra đi trước –vì đã có công xây dựng, và phát triển Hội Dòng trong chặng đường dài hơn 62 năm qua. Những nén hương, lời kinh của chị em trước phần mộ của các tiền nhân vừa là lời cầu nguyện cho các đấng, nhưng cũng là lời tri ân của thế hệ sau, và cũng là thế hệ tương lai của hội dòngvới các tiền nhân.

Xem Hình

Trở lại hội trường, chị em có dịp cùng vui, hát trong những giây phút khởi động cho sinh hoạt gặp gỡ. Trẻ hay già, tất cả như chỉ còn niềm vui, chan hòa trong ngày hội của hội dòng. Liền kề sau đó, những sự kiện đáng nhớ của hội dòng trong năm qua 2019 được trình chiếu lại để chị em không chỉ là chiêm ngắm nhưng còn là mang tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, tri ân Hội dòng và cám ơn nhau. Quả là những hình ảnh ý nghĩa và giá trị như những tâm tình của Bề Trên Tổng quyền Maria Madalena Phạm Thị Huy chia sẻ. “Những hình ảnh mà chúng ta vừa xem thật đẹp: đẹp từ cơ sở và đẹp về giá trị tinh thần của Hội Dòng mà chúng ta có”. Từ những giá trị truyền thống của hội dòng xây dựng được trong suốt 62 năm qua, Bề trên Tổng quyền mời gọi chị em hãy có một sự liên kết với nhau, đặc biệt có đó một sự gắn kết giữa hai thế hệ: quý chị cao niên và các em trẻ trong hội dòng. Chính sự gắn kết này sẽ gìn giữ, nuôi dưỡng được những cái đẹp truyền thống vốn có, xây >
dựng hội dòng mỗi ngày được phát triển về nhiều mặt trong hồng ân Thiên Chúa. Bên cạnh đó, các chị em được mời gọi hãy tích cực quan tâm hơn nữa đến việc cổ võ và tìm kiếm ơn gọi cho hội dòng. Như Bề trên chia sẻ, cho dẫu có rất nhiều người trẻ đang bị mê hoặc bởi một thế giới cổ võ sự hưởng thụ, nhưng vẫn có nhiều người trẻ đang đi tìm kiếm những giá trị vượt lên trên những điều tầm thường, những giá trị cao quý nơi tâm linh, tìm kiếm niềm vui thanh thoát đi theo Chúa. Vì thế, Bề trên mong muốn các cộng đoàn cũng như mỗi chị em hãy tích cực tham dự vào việc cổ võ ơn gọi cho hội dòng với những chương trình đề ra cụ thể. Kết thúc những giây phút chia sẻ trong tình chị em, Bề trên nói rằng, “chúng ta đang cùng nhau đi trên một con thuyền, với sức mạnh của Chúa Thánh Thần”. Con thuyền đó chính là con thuyền của Hội Thánh, của Hội dòng. Bề trên nhấn mạnh, “chúng ta không có quyền, hay không thể cho phép mình được an toàn, nhưng cần phải đi ra, vượt ra xa, đi vào chỗ nước sâu, biển sâu” để sống ơn gọi và sứ mạng của mình. Tuy để con thuyền đi ra biển sâu, nhưng những nữ tu Đa Minh Thánh Tâm- như Bề Trên xác tín- vẫn bình an để lướt tới vì có Chúa đồng hành, trợ giúp. “Và như vậy, chúng ta sẽ cùng bước vào Năm Mới với niềm tin và hy vọng vì có Chúa ở cùng như lời Chúa phán “Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20), cùng với sự hiện diện và đỡ nâng của Đức Maria trên Hội Dòng.

Sau những chia sẻ, huấn từ, Bề Trên đã thay mặt hội dòng chúc thọ và tặng quà đến quý chị cao niên. Những lời chúc chân thành, những món quà tượng trưng gửi đến quý chị cao niên, hoặc đang đau bệnh như thay biết bao tình yêu thương mà hội dòng, và của thế hệ đàn em gửi đến quý chị trong những ngày sắp bước qua xuân mới.

10g00, Thánh Lễ Tạ ơn mừng 62 năm khai sinh Hội Dòng do Cha Tôma Aquinô Nguyễn Trường Tam, Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam và Cha Giuse Hà Đăng Định, Chánh Xứ Thánh Tâm cử hành, với sự tham dự sốt sắng trong tin yêu và tâm tình tạ ơn của tất cả mọi chị em.

Với ý lễ theo phụng vụ mừng kính Chúa Giêsu chịu phép rửa, được dọi chiếu từ ánh sáng Tin Mừng, Cha Giám Tỉnh đã suy niệm về niềm vui đến từ sự kiện Chúa Giêsu xuống giòng sông Gio-đan, xin Gioan làm phép rửa. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã không chỉ thánh hóa dòng nước khi chịu phép rửa, nhưng Người còn hòa vào trong hàng ngũ các tội nhân, cùng sống với thân phận yếu đuối của con người, cùng đụng chạm, và chung chia với những đau khổ, niềm vui và nỗi buồn của con người. Để từ trong niềm vui này, khi nhìn đến điểm mốc 62 năm hội dòng được khai sinh, chính trong chặng hành trình này với biết bao thăng trầm, vui buồn của hội dòng cũng như của mỗi cá nhân, hội dòng và mọi chị em cũng đang cảm thấy niềm vui vì có Chúa đồng hành và chung chia mọi buồn vui, gian khổ và vinh quang. Cuộc tạo dựng mới trong biến cố Chúa chịu phép rửa với cuộc tạo dựng mới của hội dòng, là ý suy niệm thứ hai trong bài giảng của Cha Giám Tỉnh. Chúa Giêsu đã làm nên cuộc tạo dựng mới với hình ảnh trong Tin Mừng “ trởi mở ra- tiếng Chúa Cha phán”. Chính Chúa Giêsu mở ra một lịch sử mới cho nhân loại đối lại với lịch sử cũ do tội của ông bà nguyên tổ. Suy niệm về bí tích Rửa tội và lời khấn dòng, Cha Giám Tỉnh chia sẻ, đó cũng là cuộc tạo dựng mới mà Chúa Giêsu cũng đã thực hiện nơi người tu sĩ. Kết thúc bài giảng, Cha Giám Tỉnh đã mượn công thức chúc lành trang trọng trong Kinh Thánh (x. Ds 6,24-26) để nguyện chúc nhiều ơn lành của Thiên Chúa xuống trên hội dòng trong Năm Mới này.

Sau Thánh Lễ, quý cha, cùng toàn thể chị em trong hội dòng đã tham gia hội chợ ẩm thực với những gian hàng bắt mắt, ngon, bổ dưỡng, chất lượng, với một tinh thần tràn ngập sự vui tươi, dí dỏm, khiến ai nấy đều cảm thấy xuân đã đếntrong lòng với yêu thương của Chúa Xuân và chị em dành cho nhau.

Chương trình văn nghệ mừng xuân Canh Tý diễn ra vào đầu giờ chiều, với những khúc hát rộn ràng, những điệu nhảy trẻ trung với bao tà áo rực rỡ, cùng với những màn múa lân khá điệu nghệ của các em khối đào tạo khiến Bề trên và chị em mãn nhãn và khen ngợi những sáng tạo của người trẻ của hội dòng.

Vì là những ngày cận kề Xuân Mới, nên chị Tổng Phụ Tá Maria đãthay mặt chị em cám ơn Bề Trên Tổng quyền vì đã quan tâm, lo lắng, điều hành hội dòng, đồng thời gửi đến Bề Trên những lời chúc Xuân.Để rồi từ đây, lời chúc Xuân lại lan tỏa đếnchị Tổng Phụ Tá, đến quý bề trên và mọi chị em trong Năm Canh Tý với phúc lộc,niềm vui và sự bình ancủa Chúa Xuân. Và phần lì xì của Bề Trên Tổng quyền dành cho chị em bao giờ cũng vui vẻ nhất, với những tràng pháo tay giòn giã “soeur lớn rồi soeurvẫn thích lì xì”.

Ngày Truyền Thống mừng Sinh Nhật lần thứ 62, và cũng là ngày Tất niên, chuẩn bị đón Xuân Mới của của Hội Dòng đã khép lại trong yêu thương, nhưng cũng mở ra với bao niềm hy vọng, tin tưởng và đợi chờ những khởi sắc mới trong Năm Canh Tý trong tình yêu của Thiên Chúa.

Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Mặt trái chế độ ở Đồng Tâm
Phạm Trần
22:05 15/01/2020
Bộ Công an Cộng sản Việt Nam đã hiện nguyên hình bản chất dã man, tàn bạo và điêu ngoa của chế độ trong cuộc tấn công vào làng Hoành khoảng 4 giờ sáng ngày 9/01/2020,để thảm sát Cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi, lãnh đạo chống bạo lực và cướp đất của dân ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Hành động giết người cướp của diễn ra vào dịp Đảng sinh nhật 90 tuổi (02/3/1930 - 02/03/2020) là vết nhơ sẽ bám theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho đến cuối đời ông.

Biến cố Đồng Tâm ngày 09/01/2020 còn chứng minh tuyên truyền Việt Nam hoàn toàn có tự do Báo chí và quyền dân được pháp luật bảo vệ là xảo trá.

Sau đây là những chi tiết dẫn đến ba kết luận trên :

TIN GIẢ-TIN THẬT

Thứ nhất, ngày 09/01/2020, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an ra “thông báo về vụ việc gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm.”

Đây là thông tin duy nhất mà Ban Tuyên giáo đã ra lệnh cho tất cả bào đài của đảng phải sử dụng. Thông báo viết:“Từ ngày 31-12-2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn theo kế hoạch. Trong quá trình xây dựng, sáng 9-1-2020, một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh; 1 đối tượng chống đối chết, 1 đối tượng bị thương.

Các đơn vị chức năng đã khống chế và bắt giữ các đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng để xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, các đơn vị liên quan đang tiến hành xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn theo kế hoạch.”

Nhưng cuộc hành quân hỗn hợp của Công an và Quân đội không diễn ra ở Miếu Môn mà nhắm vào làng Hoành, nơi có gia tộc cụ Lê Đình Kình sinh sống, cách nơi xây tường từ 3 đến 5 cây số, tùy theo góc nhìn trên bản đồ giữa 2 địa điểm.

Đây là mâu thuẫn thứ nhất.

Ngay hôm sau, 10-1-2020, báo chí đảng đồng loạt đưa tin:”Lãnh đạo Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết, cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án về 3 tội danh để điều tra vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) vào ngày 9-1-2020. Cụ thể, các tội danh bị khởi tố trong vụ án gồm: “Giết người”, “Tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép” và “Chống người thi hành công vụ”.

Cuối cùng, theo Công an, có 22 người bị khởi tố "về hành giết người" và “chống người thi hành công vụ” gồm:

Lê Đình Chức, Lê Đình Công, Lê Đình Uy, Nguyễn Văn Tuyến, Bùi Văn Tiến, Bùi Văn Niên, Trần Thị La, Bùi Thị Nối, Nguyễn Thị Lụa, Bùi Viết Hiểu, Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Quốc Tiến, Lê Đình Doanh, Bùi Thị Đục, Lê Đình Quân, Lê Đình Quang, Nguyễn Văn Duệ, Nguyễn Thị Bét, Nguyễn Văn Quân và Trịnh Văn Hải.

Và hai người bị khởi tố về hành vi chống người thi hành công vụ gồm: Lê Đình Hiển và Bùi Viết Tiến.

Báo Thanh Niên còn dưa tin:"Bên cạnh đó, Công an thành phố Hà Nội đang tạm giữ hình sự các đối tượng Nguyễn Xuân Điều, Trần Thị Phượng, Đào Thị Kim để làm rõ hành vi giết người và Nguyễn Thị Dung về hành vi chống người thi hành công vụ."

Chiều 10-1, thông tin từ Bộ Công an cho biết Công an TP Hà Nội đã phối hợp với viện kiểm sát nhân dân cùng cấp tiến hành khám nghiệm hiện trường, bước đầu thu giữ tám quả lựu đạn, 38 chai bom xăng, 20 lít xăng, 12 tuýp sắt đầu gắn dao nhọn, ba hộp pháo sáng, một khẩu súng bắn điện, một thanh kiếm, một búa.

TẠI SAO LÀNG HOÀNH ?

Trong khi cả hệ thống báo chí -truyền thông của đảng, công an và quân đội bao phủ báo in, báo mạng, truyền thanh và truyển hình với thông tin, bình luận và phóng sự đổ hết tội cho những người chống chiếm đất do cụ Lê Đình Kình lãnh đạo thì thông tin của các mạng xã hội dân sự và bloggers từ Việt Nam đã mau chóng đánh bại chiến dịch bịa tin để tuyên truyền và xuyên tạc sự thật để chạy tội của nhà nước.

Sự bất tín của dư luận người Việt trong và ngoải nước đối với thông tin độc quyền và một chiều của Công an đã khiến Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người Phát ngôn Bộ Công an phải cảnh báo trong cuộc trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) ngày 10/01/2010.

Nguyên văn trao đổi:

(TTXVN) : Qua vụ việc này, Bộ Công an có khuyến cáo gì đối với người dân, nhất là khi tham gia mạng xã hội?

Tô Ân Xô:” Qua công tác nắm tình hình, Bộ Công an phát hiện, liên quan vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, trên mạng xã hội và một số đài báo nước ngoài xuất hiện thông tin xuyên tạc, kích động làm nóng tình hình, gây hoang mang dư luận, thậm chí lợi dụng vụ việc để kích động chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bộ Công an khuyến cáo người dân không tin, không nghe theo những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, nhất là trên các trang mạng xã hội. Mọi thông tin có liên quan Bộ Công an sẽ kịp thời thông báo để nhân dân cả nước biết, đồng hành với lực lượng Công an nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo đảm cuộc sống an toàn, lành mạnh, hạnh phúc của nhân dân.”

Nhưng dư luận chung ở Việt Nam vẫn nghi ngờ, nhất là khi Công an không minh bạch lý do tại sao phải hành quân ban đêm, giữa lúc dân đang ngủ để giết cụ Kình. Cũng tại sao mà ba Công an đã tử vong trong cuộc đột kích vào nhà cụ Kình. Công an nói cả ba đều rơi xuống hố kỹ thuật (hay còn được gọi là giếng trời) giữ hai nhà và bị tưới xăng đốt theo lệnh của cụ Kình, nhưng không trưng hình ảnh để chứng minh.

Báo chí nước ngoải ở Hà Nội đã không được phép đến Đồng Tâm điều tra trắng đen, trong khi báo đài nhà nước chỉ đăng tin duy nhất do Công an đưa ra.

Vì vậy, bốn ngày sau (14/01/2010) tại hội nghị giao ban báo chí, Thứ trưởng Bộ Công an, ông Lương Tam Quang đã dựng lên một bản kịch mới với những chi tiết tấn công vào làng Hoành, đích thị mục tiêu là nhà cụ Lê Đình Kình, nhưng hoàn toàn khác với tin ngày 09/01/2020 của Bộ Cộng an.

TỪ BẠO ĐỘNG ĐẾN PHẢN ĐỘNG

Trước hết báo chí Việt Nam trích lời Trung tướng Lương Tam Quang nói:”Theo nguồn tin của trinh sát, số đối tượng "tổ đồng thuận" do nhóm ông Lê Đình Kình đứng đầu tổ chức phản đối kết luận thanh tra, tuyên bố sẵn sàng hy sinh, đổ máu để giữ đất, chống đối việc xây tường rào. Đồng thời chuẩn bị lựu đạn, bom xăng, vũ khí tự chế với ý đồ bắt cán bộ, gây cháy nổ UBND xã Đồng Tâm, gây cháy nổ cây xăng Đồng Tâm, để gây tiếng vang với dư luận bên ngoài, đồng thời sẽ bắt giữ người già và trẻ em để gây áp lực với cơ quan chức năng."

“Trinh sát” nào, có là con người bằng xương bằng thịt hay chỉ là chuyện bịa trên giấy ? Tại sao đã có tin của “trinh sát” về kế hoạch chống phá, hại người nghiêm trọng này mà Công an không đưa ra bằng chứng cho Thanh tra bắt giữ trước để bây giờ mới nói ?

Đây là mâu thuẫn thứ hai.

Thứ trưởng Quang kể tiếp rằng:”Từ ngày 31/12, Bộ Quốc phòng đã triển khai xây dựng tường rào quanh khu vực sân bay Miếu Môn, nằm trên ba xã thuộc hai huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ. Việc xây dựng được bắt đầu từ khu vực đất Chương Mỹ và ngay từ đầu đã bị những người cực đoan ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức chống đối.

Thậm chí, những người từ "tổ đồng thuận" do ông Lê Đình Kình cầm đầu còn tự lột quần áo giữa đường để gây rối. Họ dựng lều bạt, cử người cảnh giới trước cửa khu huấn luyện Miếu Môn, dọa gây nổ cây xăng Miếu Môn, dọa nổ nhà Chủ tịch xã, dọa bắt cóc…”

Ô hay, tại sao biết nhóm cụ Kình “dọa” nhiều thứ có thể gây ra án mạng và thiệt hại tài sản như vậy mà nhà cầm quyền Thành phố Hà Nội nói chung, Công an nói riêng không ra tay hóa giải để vãn hồi trật tự ?

Nhưng “bằng chứng dọa” của nhóm cụ Kình đâu không thấy ông Quang đưa ra, ngoài lời nói buông ?

Đây là mâu thuẫn thứ ba.

BẢO VỆ HAY GIẾT DÂN ?

Hãy nghe ông Quang kể tiếp:”Trước tình hình trên, Bộ Công an lập phương án, từ cấp độ thấp đến cấp độ cao. Phương án cao độ nhất là khi tiến hành xây dựng đến phần đất trên đồng Sênh, thuộc địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.

Theo kế hoạch, sáng 9/1 sẽ xây tới khu vực xã Đồng Tâm nên Công an Hà Nội phối hợp với các lực lượng của Bộ tiến hành triển khai các chốt nhằm đảm bảo an toàn cho trụ sở xã, cán bộ xã, cán bộ thôn. Xác định 20 đối tượng trọng điểm để ngăn ngừa.

Trong khi thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác bị các đối tượng trong "tổ đồng thuận" tấn công bằng lựu đạn và bom xăng cùng nhiều vũ khí khác.

Mặc dù đã dùng loa để tuyên truyền nhưng nhóm đối tượng này vẫn manh động tấn công và cố thủ ở nhà ông Lê Đình Kình, Lê Đình Công và Lê Đình Chức. Trong quá trình truy đuổi đối tượng trực tiếp cầm lựu đạn chạy về nhà Lê Đình Chức và sang nhà ông Hợi, đã có một tổ công tác gồm 3 chiến sỹ bị rơi xuống hố kỹ thuật với chiều cao 4m. Ngay lập tức, các đối tượng đã đổ xăng và đốt các chiến sỹ dưới sự chỉ đạo của Lê Đình Kình.”

“Trước tình huống đó, tổ công tác buộc phải nổ súng và trong 30 phút đã bắt giữ hơn 30 đối tượng, thu giữ tại hiện trường 8 quả lựu đạn, 3 súng bắn điện, nhiều côn nhị khúc, dao mác, liềm... Khi lực lượng chức năng tiến vào trên tay Lê Đình Kình vẫn còn một quả lựu đạn.”

Theo lập luận của ông Quang thì lý do Công an “tiến hành triển khai các chốt” là “nhằm đảm bảo an toàn cho trụ sở xã, cán bộ xã, cán bộ thôn… cảnh sát phải lập chốt tại thôn Hoành, ngăn "mang vũ khí, lựu đạn đi ra khu vực Đồng Sênh".

Nhưng nhóm cụ Kình có manh động nào hay có lý do gì để sử dụng vũ lực chống “trụ sở xã, cán bộ xã, cán bộ thôn” không ?

Và tại sao nói là bảo vệ các mục tiêu khác mà lại quay súng tấn công vào nhà cụ Kình ? Câu hỏi khác cũng muốn biết là nếu không bị tấn công thì liệu nhóm cụ Kình có dám tự ý tấn công lực lượng đàn áp để tự mang họa vào thân không ? Bụt không trêu tòa thì có bị gà mổ mắt không ?

Đây là mâu thuẫn thứ bốn.

TƯỜNG THUẬT TẠI CHỖ

Nhưng nếu cứ nghe miệng lưỡi Công an “còn Đảng còn mình” nói mãi cũng phát mệt nên hãy đọc diễn biến ở Đồng Tâm, theo lời kể của Blogger Trịnh Bá Phương:

“Lúc 23h40p các xe chở cảnh sát cơ động đang tiến về Đồng Tâm.

Cập nhật: lúc 2h54 sang ngày 9/1, bà con ĐT báo hơn một nghìn CSCĐ đã tập kết tại Ba Thá, gần ĐT.

04h00

Đồng Tâm lúc 4h quân cướp đất bắt đầu tràn vào tấn công bà con Đồng Tâm.

Tiếng kẻng báo động bắt đầu vang lên.

Nhà các thủ lĩnh Đồng Tâm đang bị bao vây, quân cướp với hàng nghìn tên đã phong toả tất cả các lối ra vào làng. Những tiếng khóc thảm thiết của bà con trong cuộc gọi đến.

lúc 5h13p

nhiều người cả phụ nữ bị đánh đập dã man, súng đạn hơi cay vẫn tiếp tục nổ. nhà cụ kình vẫn đang bị vây chặt bởi hơn 1 nghìn tên.

Quân cướp đất không đến khu Đồng Sênh mà tấn công thẳng vào làng

Lúc 5h20 một người bị bắn gãy tay là con anh Lê Đình Công, cháu trai cụ Kình.

CSCĐ bắn khi đang cố phá cửa nhà cụ Kình.

Người dân quanh làng bị cô lập không thể di chuyển đến ứng cứu. Hiện chỉ còn một số cố thủ trong nhà.

lúc 5h50p quân cướp vẫn đang tấn công nhà ...

Tuyên truyền của Bộ Công an, một số báo nhà nước được lịnh đăng nguyên văn. Các phóng viên không được bén mảng vùng Đồng Tâm.

Ngày 12 tháng 1 năm 2020, Facebook mang tên Võ Tuyền Long loan tin, nguồn tin nội bộ của Tổng cục 2 được rò rỉ ra ngoài cho biết, trong đợt tấn công vào xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào rạng sáng ngày 9 tháng 1 vừa qua để tấn công gia đình cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi đời và gần 60 tuổi đảng, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam huy động trung đoàn cảnh sát cơ Động Hà Nội là lực lượng chủ lực.

Theo video clip trên facebook Trịnh Bá Tư được loan truyền vào ngày 11 tháng 1 thì tường nhà cụ Kình chằng chịt các vết lủng do súng đạn của Công an Cộng sản bắn vào. Trong cuộc tập kích này, nhà cầm quyền Cộng sản tuyên bố có 3 Công an đã chết.

LÝ DO CHẾT

Và nguyên nhân chết được facebook Võ Tuyền Long thông tin như sau: Sau khi đập vở kính và quăng lựu đạn khói, hơi cay qua đường cửa sổ từ nhà bên cạnh vào nhà cụ Kình. Tiếp đến Công an Cộng sản xâm nhập vào nhà cụ Kình bằng đường sân thượng với nhiều hướng khác nhau. Do thời điểm trời còn tối, cộng với khói mù mịt do đội quân tạo ra đã khiến một viên Công an đã chết vì lọt xuống giếng trời nhà cụ Kình trong lúc nhảy từ cửa sổ sang bên kia không thành công.

Còn công an thứ 2 chết vì trúng nhầm làn đạn đồng bọn của mình bắn ra như mưa trong bối cảnh khói trái nổ mù mịt nên không nhìn ra ai là ai. Công an thứ 3 chết vì trong lúc trèo lên nóc nhà nghiêng thì nghe thấy tiếng nổ từ đồng bọn bắn ra và bị té.

Sau 3 cái chết này, truyền thông nhà cầm quyền đã dựng lên đủ kịch bản về cái chết của 3 viên Công an này, và cho rằng nhà cụ Kinh có hố chông để bẫy người. Nhưng hình ảnh thực tế thì đó là giếng trời, lỗ thông gió nhà cụ Kình.”

Thứ trưởng Lương Tam Quang lại nói khác :”Khi bị nhóm 3 cảnh sát do thượng tá Nguyễn Huy Thịnh (Phó trung đoàn trưởng trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô) chỉ huy truy đuổi, những người chống đối chạy vào nhà Lê Đình Chức, rồi sang nhà Lê Đình Hợi. "Giữa hai nhà có một hố kỹ thuật, sâu khoảng 4 m, không nắp, cảnh sát đã ngã xuống và bị tưới xăng, châm lửa đốt theo chỉ đạo của Lê Đình Kình.” (theo Vietnam Express, ngày 14/01/2020)

Như vậy là cả 3 người đều “ngã xuống hố” một lượt, không phát ra tiếng kêu nào, và không có hình ảnh 3 Công an bị chết thiêu được đưa ra để chứng minh.

Bộ Công an cho biết 3 Công an tử thương trong vụ Đồng Tâm là Thượng tá Nguyễn Huy Thịnh, Phó Trung đoàn trưởng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an; Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an; Trung úy Phạm Công Huy, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP.Hà Nội.

Đây là mâu thuẫn thứ năm.

Trong khi đó, BBC tiếng Việt đưa tin ngày 12/01/2020:

“Người dân, muốn giấu tên, sống ở xã Đồng Tâm, cho BBC hay một người khác, Bùi Viết Hiểu, 76 tuổi, đang ở trong bệnh viện quân y 103, Hà Nội sau vụ ngày 9/1.

'Chiều hôm 9/1, công an mở cửa vào nhà bác Kình sau khi đã bao vây, niêm phong nhà.

"Một lúc, thấy họ quấn cái gì, khuân xuống. Mình cũng ngửi thấy mùi hương. Ông hàng xóm bên cạnh bảo là bác Kình bị chết ngạt trên tầng hai".

"Con trai thứ hai của bác, Lê Đình Chức, trong lúc bị tấn công, chắc là bị đánh", người dân ở Đồng Tâm nói.

Người dân này cáo buộc công an, vào rạng sáng 9/1, "đánh đập dã man, ai mà chạy được thì họ thả chó đuổi theo".

Người dân này mô tả: "Khi họ về đến đầu làng, người dân đánh kẻng báo động, vì giờ ấy dân còn đang ngủ".

"Họ bắn đạn, hơi cay vào các ngõ xóm, quân họ kéo về đông lắm".

"Nhà tôi phải bế cháu chạy lên xóm trên để trú vì hơi cay mùi hết vào trong xóm".

Người này kể tiếp: "Họ trấn áp, không cho dân ra, trong khi đấy, họ trang bị đầy đủ vũ khí, quần áo, súng, đầy đủ".

"Người dân chống trả, nhưng ai mà ra, là họ đánh, kể cả đàn bà. Có người bị họ bắn đạn cao su vào đùi, giờ vẫn còn tím", người dân này cáo buộc.”

LƯU VONG VÀ CỤ KÌNH

Cuối cùng, bi kịch thảm sát của Lê Đình Kình, 84 tuổi, có 60 tuổi đảng, nguyên Huyện ủy viên và nguyên Bí thư đảng bộ Xã Đồng Tâm đã xẩy ra.

Thông tin từ Đồng Tâm xác nhận cụ bị bắn “cận trực diện” vào tim (1) và 3 phát đạn khác vào đầu (2) và chân (1). Một chân cụ bị gãy lìa. Công an nói khi chết, cụ Kình vẫn còn nắm 1 qủa lựu đạn, nhưng các cựu chiến binh bác lập luận phản khoa học này.

Hôm 13 Tháng Giêng, đám tang ông Lê Đình Kình đã diễn ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, nhưng hàng ngàn công an đã có mặt để phong tỏa, và ngăn cấm người dân quay phim, chụp hình.

Dân xã Đồng Tâm và nhiều làng bên đều đội khăn trắng đưa tang cụ Kình nên Công an sợ hình ảnh này, nếu phổ biến rộng rãi sẽ có hại cho đảng.

Trong khi đó, phía Công an không quên gài nhóm cụ Kình đã cấu kết với thế lưc lưu vong bên ngoài để chống đảng và tư lợi.

Theo cáo buộc, nhưng không có bằng chứng của Thứ trưởn Công an, Trung tướng Lương Tam Quang thì “tổ chức lưu vong nước ngoài hướng dẫn cách bạo động” cho nhóm cụ Kình.

Quang nói :”Qua tài liệu thu thập được tại nhà Lê Đình Kình cho thấy, một số tổ chức lưu vong, phần tử chống đối đã hướng dẫn "tổ đồng thuận" cách làm bom xăng, tạo quả nổ, hướng dẫn mua sắm vật tư làm vũ khí… Nhiều đối tượng tự gắn mác đại diện nhân dân Đồng Tâm, hỗ trợ nhóm đồng thuận gây thanh thế, quyên góp tiền bạc. Về tiền quyên góp được, gần một nửa chia cho bố con, anh em ông Kình. Đặc biệt hơn là trong nhóm đối tượng bị bắt giữ không có ai có đất canh tác ở khu vực cánh đồng Sênh. Toàn bộ 14 gia đình có đất ở khu vực đều đã nhận đền bù và sẵn sàng rời đi. Tuy nhiên, các đối tượng trong "tổ đồng thuận" đã thường xuyên ngăn cản, dọa dẫm 14 hộ này di dời khỏi khu vực.”

Tố cáo huyên thuyên như thế nhưng ông Tướng này lại giấu nhẹm bằng chứng “tổ chức lưu vong, phần tử chống đối” đã tiếp tay, giúp tiền cho “tổ đồng thuận”. Ông Quang cũng không cho biết nhóm cụ Kình đã thu được bao nhiêu tiền, và gia đình cụ Kình đã nhận gần một nửa là bao nhiêu ?

Chỉ có một điều rõ, nhưng hèn hạ, tàn bạo là cụ bà

Dư Thị Thành, vợ cụ Kình, mới đeo khăn tang trắng, đã kể lại chuyện bị công an tra tấn và ép cung.

Một Video tiết lộ ra ngoài ghi bà kể:”Người ta bắt khai là ở nhà cầm lựu đạn, tôi bảo là tôi không biết quả lựu đạn thế nào, tôi không biết bom xăng là thế nào, thì tôi không khai được. Thế là nó tát, cứ thế nó tát, nó đá, tát suốt, hết bên nọ sang bên kia, xong rồi nó đá vào hai bên ống chân.”

Sự tàn bạo này, nếu chẳng may xẩy ra cho các bà vợ lãnh đạo đảng và Công an khác thì ông Nguyễn Phú Trọng nghĩ sao ?

Vậy mà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và toàn Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất nước và là đại biểu của dân, vẫn ngậm miệng về vụ Đồng Tâm và hành động thảm sát cụ Lê Đình Kình của Công an.

Do đó, trong Tuyên bố ngày 10/01/2010, các Tổ chức Xã hội Dân sự (XHDS) và cá nhân đã đặt 3 câu hỏi:

1. Nhà cầm quyền đã dùng một lực lượng vũ trang đông đảo hàng nghìn người trang bị tận răng tiến vào Xã Đồng Tâm trong đêm tối nổ súng, bắt người, gây thương vong. Hành động ấy có minh bạch không? Có hợp pháp không?

2. Tường rào sân bay Miếu Môn nằm xa khu dân cư, sự phá rối không thể xảy ra trong khu dân cư, như vậy qui tội cho một số phần tử gây rối có phải là vô căn cứ, là lý do bịa đặt để che đậy hành vi bất minh?

3. Việc tranh chấp đất Đồng Sênh đã kéo dài nhiều năm, nhưng chưa được giải quyết rốt ráo cả về mặt hành chính lẫn tư pháp. Nôn nóng sử dụng vũ lực để trấn áp phản ứng của người dân có phải là biện pháp chính đáng của “Chính quyền Nhân dân”?

Tuyên bố kết luận:”Hậu quả của vụ Đồng Tâm đã vượt khỏi dự liệu của tất cả mọi người. Đau đớn thay! Máu đã đổ, máu của chiến sĩ, máu của dân, đều là máu của người Việt Nam. Điều cực nguy hiểm là người dân đã bị đẩy thành thù địch, đối đầu với chính quyền, lòng tin của người dân với chính quyền không còn một chút nào! Vụ Đồng Tâm sẽ đi vào lịch sử như một vết nhơ không bao giờ rửa sạch. Lần đầu tiên, dưới chế độ luôn tự xưng là “của dân”, người nông dân công khai trương ra và thực hiện khẩu hiệu: “Quyết đổ máu để giữ đất!”

Như vậy thì Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN có còn mặt mũi nào mà không nhớ lời tuyên bố của ông Hồ Chí Minh, tại Đại hội sản xuất tỉnh Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội), ngày 07 tháng 6 năm 1960 ?

Ngày ấy ông Hồ nói rằng :”Đảng ta là một đảng cách mạng, ngoài lợi ích của công nhân và nông dân, Đảng ta không có lợi ích nào khác.”

Nay, qua nhiều cuộc cưỡng chế phi pháp của những lãnh đạo tham nhũng và lợi ích nhóm, vô số công nhân và bà con nông dân đã mất tài sản, ruộng vườn vào tay các cá nhân và tổ chức của đảng.

Vậy thì đảng này có còn xứng đáng lãnh đạo đất nước nữa không, hay mặt trái của chế độ đã phơi ra ở Đồng Tâm hết rồi ? -/-

Phạm Trần

(01/020)
 
Văn Hóa
Bồ Câu Đã Về Hay Bóng Chim Tăm Cá !
Sơn Ca Linh
09:58 15/01/2020
Chút cảm nhận những ngày cuối năm Kỷ Hợi 2019

Tháng Chạp năm nay,
Thế giới bỗng nặng nề
như đêm dài của thuở nào “Hồng thuỷ Nô-e”.
Hận thù chiến tranh,
Những tên lửa xé toạc khoảng trời đêm hoang mạc.
Vỡ vụn tàu bay, mấy trăm thường dân tan xác…
Và rồi, “quê hương chuột túi”
Ngọn hoả hào thiêu rụi điệp trùng muông thú, cỏ cây…

Đêm thôn Hoành, Đồng Xênh chưa kịp sang canh,
Hoả pháo, lựu đạn cay,
gót giày đinh…và những thân người đổ gục.
Nào có phải ai đâu, sao lại cứ phải nồi da xáo thịt ?
Như “Cụ Kình”, Bậc trưởng thượng, bóng cả cây cao,
Những ngày cuối năm,
Tưởng đâu được, bên cháu con, nhấp chén rượu đào,
Oái ăm thay, chết không toàn thây,
Bởi cháu con một lũ hổn hào của một thời mạt pháp!

Rồi lại nhớ câu chuyện,
Chuyện dòng sông Gio-đan bỗng một ngày dịu mát,
Có tiếng vọng từ trời và thấp thoáng bóng “Chim câu”.
“Hồng thuỷ” đã qua chưa ? Hay ta cứ vọng mãi dài lâu ?
Chim đã trở về với nhánh Ô-liu, hay lại vẫn “mịt mùng tăm cá”.

Ở ngoài kia, nghe nắng xuân đang bước về vội vã,
Mà sao trong hồn vẫn nghe nhịp bâng khuâng ?
Xin hãy bay về, Bồ Câu Thánh Linh, cánh én tin xuân,
Để sự sống, để tình yêu, để hoà bình…
Gieo mầm xanh trên mọi nẻo đường thế giới…!

Sơn Ca Linh
 
Lá thư Canada: Mừng Năm Mới Họ Tý
Trà Lũ
10:59 15/01/2020
Thời gian đi nhanh qúa. Mới tết chú Hợi mà nay đã sang tết họ Tý. Các nhà tâm lý học bảo rằng khi đau khổ thì ta thấy thời gian nó dài, còn khi sung sướng thì thời gian đi rất lẹ. Quả đúng vậy. Cụ Einstein cũng căn cứ vào lẽ này mà nói về thuyết tương đối : Khi bạn giơ tay trên ngọn lửa thì bạn thấy một phút nó dài như một giờ, còn khi yêu đương thì bạn thấy một giờ lẹ như một phút. Nghe tôi than thời gian đi lẹ thì ông Từ Hoè bảo thấy nó lẹ là vì chúng ta đang được sống hạnh phúc ở đất thiên đàng Canada.

À, tôi vừa nhắc đến Từ Hoè mà quên chưa nói việc ông hội viên viễn cư này mới về làng. Các cụ còn nhớ ông Từ Hoè chứ, cái ông đã cùng với cụ Chánh và chúng tôi lập ra cái làng An Lạc thân yêu này. Làng mới lập xong ít lâu thì ông bỏ làng sang miền tây sống với người em kết nghĩa mới đến từ trại tỵ nạn. Ở xa nhưng ông nhớ làng lắm nên đã hứa năm nào cũng sẽ về làng dịp tết và phụ trách chương trình nấu cỗ tết cho cả làng.

Năm nay Ông đã về trước ngày cúng Ông Táo. Theo đúng thông lệ, ông đã dựng cây nêu giữa sân nhà cụ Chánh, và đang đi thị sát các chợ để tìm món nấu tiệc tân xuân. Tết năm con nào thì ông cho ăn thịt con nấy, như thịt heo thịt gà thịt dê... Năm nay là năm con chuột, không biết ông có dám cho làng ăn thịt chuột không. Nghe sợ quá. Ông này láu lắm, chưa ai đoán đưọc. Mấy cô Huế trong làng mê ông vì cái láu này. Mọi năm ông thường tổ chức nấu bánh chưng vào đêm ba mươi, năm nay ông đổi ý, ông nấu bánh sớm hơn, Ông bảo nấu vào đêm ba mươi thì cập rập quá, dân làng không có thời gian lo tết cho nhà riêng của mình. Do vậy ông đã tổ chức gói bánh và nấu bánh ba ngày trước tết, dân làng ai cũng vừa ý và ai cũng kéo đến, tiếng là để giúp nấu bánh chứ sự thực là ai cũng đến để nghe ông và ông ODP kể các thứ chuyện vui.Và chúng tôi đã có một đêm vui tuyệt vời, cười muốn bể bụng.

Trên mâm cỗ cúng Ông Táo, ông làm 3 con cá chép. Chị Ba Biên Hòa hỏi tại sao 3 con mà không 2 con, ông cười hà hà rồi bảo : con số 3 là con số vĩ đại lắm, nó tương trưng ‘thiên địa nhân’, nó chỉ Thiên Chúa Ba Ngôi, nó chỉ Phật Pháp Tăng trong đạo Phật, nó chỉ 3 điều mà ai cũng cần có là lập đức, lập ngôn và lập công, và trên mâm cỗ thì số 3 chỉ gia đình ông Táo vì có những 3 người lận : 2 ông 1 bà.

Chị Ba Biên Hòa tiếp tục lên tiếng : Em biết bác có nhiều chuyện lắm, sợ không đủ giờ kể hết, vậy xin bác kể ngay cho làng các chuyện về con chuột vì năm mới là năm chú Tý. Ông Từ Hoè cười hà hà rồi nói : chuyện chuột thì nhiều qúa vậy phải xin cả làng góp nữa nha. Ông bắt đầu thế này : Nói tới chuột thì tôi nghĩ ngay đến cái vòng lẩn quẩn trong gia đình : ông chồng thì sợ vợ, vợ thì sợ chuột, chuột thì sợ ông chồng chủ nhà. Đúng vậy không nào ? Mấy cô Huế gật đầu : đúng, chúng em sợ chuột vô cùng, nó bé tí mà thấy trong phòng có con chuột chạy thì ai cũng sợ xanh mặt lại rồi, đúng y như chuyện mới xảy ra tháng trước ở bên Mỹ, báo chí kể lại là Tòa Bạch Ốc đang có cuộc họp báo, tự nhiên có con chuột trên trần rơi xuống, thế là cả phòng báo của vua Trump nhốn nháo cả lên.

Đó là con chuột thực sự, còn trong dân gian có câu nói để chỉ người may mắn tốt số tự nhiên được hưởng giàu sang : chuột sa chĩnh gạo.

Kể đến đây rồi ông Từ Hoè xin ông ODP bàn tiếp. Ông ODP cũng cười hà hà rồi kể : Ngày xưa còn bé đi học, tôi thích nhất là bài hát vui bằng tiếng Việt và cả bằng tiếng Pháp : Bài này tôi thấy các em Sói Con trong phong trào Hướng Đạo thời đó hay hát, bài hát như thế này , ông vừa hát vừa vỗ tay :...Nào bao giờ ta có thấy thấy, Ta có thấy bao giờ giờ giờ, Một cái đuôi con chuột chuột chuột, Mà nó ngoáy tai mèo mèo mèo...

Hát xong lời Việt thì ông hát sang lời ca tiếng Pháp :

...Jamais on n’a vu vu vu, jamais on ne verra ra ra, La queue d’un souris ris ris, Dans l’oreil d’un chat chat chat...

Cả làng ai cũng thích bài hát này nên tự động cả làng hát đi hát lại bài này tới 2 lần. Đây là ngày đầu tiên làng tôi có sự lạ là hát chung đấy các cụ ạ.

Ai cũng thấy cụ Chánh hát theo và vỗ tay nên ông Từ Hoè xin Cụ Chánh góp thêm chuyện về con chuột. Giữa không khí vui như thế này, cụ Chánh không thể từ chối được nên xin kể chuyện con chuột trong bài về đạo đức cụ đã học từ xưa. Rằng bữa kia trong rừng, một con sư tử đang ngủ dưới gốc cây thì tự nhiên có con chuột trên cành cao rơi xuống , ngay vào chân con sư tử. Con sư tử nhìn con chuột bé tí xiú đang nằm sợ hãi dưới chân. Con chuột chắp tay vái con sư tử rồi nói : Con xin ngài tha tội đã phá giấc ngủ của ngài. Con bé tí xiú không đáng là một miếng ăn cho ngài. Xin ngài tha mạng cho con, con xin nhớ ơn ngài trọn đời. Con sư tử bèn tha con chuột và cho nó đi. Ít lâu sau, một hôm con chuột đang đi lang thang thì nghe tiếng con sư tử gầm, nó bèn tới gần. Nó thấy con sư tử bị lọt vào cái bẫy lưới của các người thợ săn. Con sư tử cố vùng vẫy mà không thoát ra được. Nó liền tới gần và xưng tên, rồi nói với con sư tử : Sức của con không đủ để tháo lưới cho ngài, nhưng con có thể cắn đứt từng mắt lưới. Khi nhiều mắt lưới đứt thì sẽ tạo ra một chỗ trống, ngài có thể chui ra đưọc. Con sư tử không vùng vẫy nữa mà nằm im xem con chuột cắn lưới. Chỉ một chốc thì lưới hở ra một khoảng trống, và con sư tử đã chui ra được và thoát thân. Nào ai ngờ con chuột bé tí xiú mà cứu được một con sư tử khổng lồ...

Nghe dến đây xong thì làng vỗ tay râm ran, ai cũng thích câu chuyện đạo đức này. Thấy chỉ còn anh John bữa nay chưa góp chuyện, cả làng xin anh John kể chuyện chuột trong thế giới nói tiếng Anh. Anh lắc đầu từ chối nhưng làng không cho. Anh nghĩ một lúc rồi nói :Tôi không có chuyện nào về con chuột bằng xương bằng thịt nhưng tôi xin nói chuyện con chuột của máy computer. Cái cục bé bằng nửa quả táo mà người Việt mình ai cũng gọi là con chuột, nhờ nó lăn qua lăn lại, nhích lên nhích xuống mà ta truy cập được bao nhiêu tin, bao nhiêu bài, tôi nghĩ con chuột của máy computer chính là một thiên tài vậy... Các bà các cô không hề sợ con chuột này, trái lại, ai cũng yêu nó.

Phe các bà trong làng ai cũng gật đầu đồng ý và khen là đúng qúa. Cụ già B.95 lên tiếng : các bác toàn nói chuyện nghiêm trang, sao không kể chuyện cười hay kể những chuyện dễ hiểu như về bếp núc chẳng hạn.

Nói xong bà cụ quay vào anh John, thần tượng của cụ : Anh đang nghĩ gì trong đầu? Anh John gãi đầu rồi nói rằng anh không nghĩ tới món ăn mà đang nghĩ tới tiếng Việt tuyệt vời trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Cụ hỏi ngay : anh thấy những gì ? Anh thưa : cháu thấy nhiều thứ lắm, về văn chương truyện Kiều thì khỏi bàn vì nó hay là lẽ hiển nhiên. Cháu đang phục cái lý lẽ mà bà Hoạn Thư trình bày trong phiên tòa bị nàng Kiều xử... Cụ Nguyễn Du đã vẽ ra một Hoạn Thư vô cùng hùng biện. Rằng khi vua Từ Hải lên tới tuyệt đỉnh uy quyền và vinh quang, hoàng hậu Thúy Kiều đã cho lập một toà án để báo ân báo oán. Tội nhân đầu tiên được đem ra xử là Hoạn Thư. Quan tòa Thúy Kiều đã định sẵn trong đầu một bản án nặng, nhưng khi nghe Hoạn Thư tự bào chữa thì Thuý Kiều ngây người ra. Hoạn Thư nóí : tôi là nữ nhi thường tình, chuyện ghen là chuyện đương nhiên thường tình ai chả thế. Bà tính giựt chồng tôi thì tôi phải giựt lại chứ. Tuy có tấn công có hành hạ bà chút xiú nhưng trong bụng vẫn nể bà, do đó tôi mới dọn một nơi riêng cho bà ở, cho bà tụng kinh gõ mõ. Rồi khi thấy bà trốn đi lại còn đem theo cả chuông vàng khánh ngọc của tôi. Tôi dư sức đuổi theo để bắt lại bà và lấy lại của, tôi dư sức mà tôi không làm vì bụng tôi muốn giúp bà có cơ hội làm lại cuộc đời. Quan tòa Thúy Kiều thấy tội nhân Hoạn Thư nói có lý quá, không cãi lại được, bèn nguôi cơn giận rồi tha ngay. Hoạn Thư hùng biện hết sức vậy đó.

Cả làng đã vỗ tay râm ran để khen anh John tài tình nhìn ra cái giỏi của Hoạn Thư, người thất thế mà biết chống đỡ hùng biện. Và từ việc khen này đã nảy ra các chuyện về đề tài hùng biện. Ông ODP xin kể chuyện Từ Thứ tiến cử Khổng Minh với vua Lưu Bị. Thấy Lưu Bị còn lưỡng lự, Từ Thứ nói lời rất hùng hồn sau đây :

... Ngài đem tôi mà so sánh với Khổng Minh thì khác gì đem con ngựa hèn so với con kỳ lân, đem con qụa khoang mà sánh với con chim phượng. Ông ấy thường ví mình với Quản Trọng và Nhạc Nghi, nhưng theo tôi thì ông Quản ông Nhạc còn kém xa. Khổng Minh có tài ngang dọc trời đất. Dưới gầm trời này chỉ có một người như vậy thôi...

Sau khi nghe lời Từ Thứ, Lưu Bị đã đi rước được thiên tài Khổng Minh về với mình. Nhân nói chuyện vua Lưu Bị bên Tàu, ông ODP được hứng nói luôn sang chuyện vua ở VN. Rằng bữa đó Vua Tự Đức ngự thuyền rồng trên sông Hương, có quần thần chầu chung quanh. Cả vua cả quan đem đề tài chữ nghĩa ra bàn. Quan Đinh Nhất Thận luận về chữ trung rất hay, rằng vua khiến tôi chết mà tôi không chết là tôi bất trung... Vua Tự Đức nghe đến đây bèn phán : Vậy trẫm truyền cho khanh nhảy xuống sông ngay bây giờ. Ai cũng tái mặt mà sợ cho ông. Quan Đinh Nhất Thận rất bình tĩnh bái lậy vua rồi nhảy xuống sông. Ai cũng tưởng ông chết ngay, nhưng chỉ vài phút sau thì ông bơi lên và leo vào thuyền, rồi qùy xuống tâu với vua : Thần vừa xuống đáy sông thì gặp Ông Khuất Nguyên, ông ấy đuổi thần lên và mắng rằng : ta gặp phải vua ngu thì chết đã đành, còn ngươi được thờ minh quân cớ sao ngươi lại tìm cái chết? Thần thấy ông Khuất Nguyên nóí đúng qúa nên phải ngoi lên trình bệ hạ. Vua Tự Đức cả cười, liền thưởng cho ông một chén rượu để ấm người và một bộ quần áo mới thay cho bộ ướt sũng đang mặc.

Nghe xong, làng tôi ai cũng vỗ tay khen ông quan thông thái có miệng lưỡi kim khẩu ngàn vàng. Mọi người xin ông kể thêm chuyện nữa. Ông đang có hứng bèn kể sang chuyện Trạng Nguyên Lương Thế Vinh. Ông Vinh là thiên tài, đỗ trạng nguyên năm 23 tuổi thời Vua Lê Nhân Tông. Hồi đó có một ông thày pháp rất ghét Khổng Tử. Ông nhờ người vẽ một bức tranh có hình Lão Tử đang trò truyện với Đức Phật, cả hai vị ngồi trên sập, và Khổng Tử đang chắp tay quỳ lạy dưới đất. Ông thày rất hể hả, gặp ai cũng đem bức tranh ra khoe. Bữa đó ông đem tranh này ra khoe với ông trạng Lương Thế Vinh và xin ông trạng một bài thơ ca tụng bức tranh. Ông trạng họ Lương bèn làm ngay bài thơ này :

‘Thích Ca tụng đạo, Lão Tử cầu kinh, Khổng Tử văn chi, tiếu nhi trụy địa’, nghĩa là: Thích Ca giảng kinh, Lão tử cầu kinh, Khổng tử nghe thấy, tức cười lăn xuống đất.

Chỉ nghe xong 4 câu thơ này, ông thày pháp xấu hổ qúa bèn huỷ bức tranh. Rõ ràng đây là những lời thơ có thần có lửa.

Trên đây là bài thơ có 4 câu. Số 4 này làm tôi nhớ tới bài 4 chữ của thiên tài Mạc Đĩnh Chi. Chuyện kể Ông được cử đi sứ sang Tàu. Tới nơi thì đúng vào lúc Tàu có đám tang một bà phi nữ của vua Tàu vừa chết. Đại sứ VN được mời đến viếng xác và đọc điếu văn. Tàu có ý thử tài sứ VN nên trong bài điếu văn viết sẵn được trao cho ông đọc, trên trang giấy trắng chỉ viết có 4 chữ NHẤT. Tàu nghĩ rằng phen này sứ VN sẽ bẽ mặt to, ai ngờ đại sứ Mạc Đĩnh Chi tỉnh bơ, ông đọc ngay ra một bài thơ trong đó có 4 chữ nhất này :

Thanh thiên nhất đoá vân, Hồng lô nhất điểm tuyết,

Thượng uyển nhất chi hoa, Dao trì nhất phiến nguyệt,

Y, vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết !


Nghiã là :

- Nàng là một đám mây giữa trời xanh

- Một bông tuyết trong lò lửa

- Một bông hoa đẹp giữa vườn thượng uyển

- Một vầng trăng sáng trên mặt nước ao

- Than ôi, nay mây bay, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết !

Cả triều đình vua Tàu phục tài đại sứ VN Mạc Đĩnh Chi quá nên đã phong ông tước vị trạng nguyên ngay lập tức. Từ đó thiên tài Mạc Đĩnh Chi mang danh là ‘Lưỡng Quốc Trạng Nguyên’.

Bà cụ B.95 lại lên tiếng xin ngưng chuyện chữ nghĩa cung đình mà bàn sang chuyện dân gian ngày tết. Ông Từ Hoè xin tuân lệnh và chuyển đề. Rằng theo phong tục ngày tết, dân ta dựng nêu, cúng thổ địa, nấu bánh chưng, cúng tổ, rồi đi xem bói coi hên xui cho cả năm. Bây giờ tôi xin bàn chuyện xem bói xem tướng ngày tết. Rằng :

- Dịp tết Nhâm Tý 1972, ở Saigon, đại tá Trần Văn Lâm lúc đó đang làm giám đốc Việt Tấn Xã đã long trọng mời 3 vị nổi tiếng về tử vi và bói toán lên đài truyền hình để bàn về mệnh nước cho cả nước nghe. Tất cả 3 vị đều nói đất nước VN đang đi vào hồng vận. Đó là 3 thày Huỳnh Liên, Minh Nguyệt và Khánh Sơn. Ai nghe xong cũng vui vì hạnh phúc đang tới. Ai dè thay vì hạnh phúc thì 1975 Miền Nam rơi vào tay giặc đỏ VC !

Nghe đến đây thì Chị Ba Biên Hoà và Cụ B.95 liền tỏ ra không còn tha thiết việc xem bói lấy hên ngày tết nữa. Anh chồng chị Ba nhắc lại chuyện tháng Tư Đen 1975 : cả Miền Nam xuống hố, hai triệu người vượt biển, nào có thấy thầy bói nào nhìn ra cái chuyện xuất ngoại bất đắc dĩ và thê thảm này đâu !

Đến đây thì nồi bánh chưng bánh tét của làng vừa chin tới, trong khi dân làng chuẩn bị lấy bánh ra cúng tổ, thì Cụ Chánh tiên chỉ làng nói lời kết buổi họp cuối năm :

- Xưa nay trong lịch sử VN lão ái mộ Vua Trần Nhân Tông nhất. Ngài là một vĩ nhân, một ông Phật sống. Sau khi đại thắng quân Nguyên, ngài lại thắng cả chính mình nữa. Ngài đã bỏ ngai vàng, xuất thân tu hành. Ngài là ông tổ của thiền phái Trúc Lâm. Trong bài phú ‘Cư Trần Lạc Đạo’ ngài viết thế này :

... Bụt ở trong nhà, chẳng cần tìm xa, Vì quên mất gốc nên ta đi tìm Bụt, Nay mới hay : Bụt là chính ta...

Lão mới nhập đạo Công Giáo, lão thấy Chúa cũng đã nói y như thế : ‘Nước Đức Chúa Trời ở ngay trong anh em’. Năm mới, lão xin kính chúc mọi người luôn luôn thấy Phật thấy Chúa trong lòng mình. Có Chúa có Phật mọi sự mọi xong, Không Chúa không Phật long đong suốt đời.

Tôi xin hợp ý với cụ Chánh, kinh chúc bạn đọc y như vậy. Amen.

Trà Lũ.