Phụng Vụ - Mục Vụ
13/01: Lòng tin và sự tương quan với người khác – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến – Dòng Mến Thánh Giá
Giáo Hội Năm Châu
03:05 12/01/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Bấy giờ, Đức Giê-su trở lại thành Ca-phác-na-um. Hay tin Người ở nhà, dân chúng tụ tập lại, đông đến nỗi ngoài cửa cũng không còn chỗ đứng. Người nói lời Thiên Chúa cho họ. Bấy giờ người ta đem đến cho Đức Giê-su một kẻ bại liệt, có bốn người khiêng. Nhưng vì dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng đến gần Người được. Họ mới dỡ mái nhà, ngay trên chỗ Người ngồi, làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống. Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giê-su bảo người bại liệt: “Này con, tội con được tha rồi.” Nhưng có mấy kinh sư đang ngồi đó, họ nghĩ thầm trong bụng rằng: “Sao ông này lại dám nói như vậy? Ông ta nói phạm thượng! Ai có quyền tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa?” Tâm trí Đức Giê-su thấu biết ngay họ đang thầm nghĩ như thế, Người mới bảo họ: “Sao các ông lại nghĩ thầm trong bụng những điều ấy? Trong hai điều: một là bảo người bại liệt: ‘Tội con được tha rồi’, hai là bảo: ‘Đứng dậy, vác chõng mà đi’, điều nào dễ hơn? Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội, -Đức Giê-su bảo người bại liệt-, Ta truyền cho con: Đứng dậy, vác chõng mà đi về nhà!” Người bại liệt đứng dậy, và lập tức vác chõng đi ra trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ bảo nhau: “Chúng ta chưa thấy vậy bao giờ!”
Đó là lời Chúa
Dun dủi bên trong của Thánh Thần
Lm Minh Anh
15:44 12/01/2023
DUN DỦI BÊN TRONG CỦA THÁNH THẦN
“Ngoài cửa cũng không còn chỗ, vì người ta đông quá!”.
Năm 1794, Lazzaro Spallanzani, nhà sinh vật học người Ý, đã phát hiện ra rằng, loài dơi có khả năng tự phát sóng âm có tần số cao để điều chỉnh hướng bay, chứ không bằng thị giác. Sóng phản xạ thu hồi giúp chúng định hình khoảng cách và kích thước của vật cản; từ đó, dơi chọn cho mình những hướng bay phù hợp. Đây là ý tưởng nền tảng của ngành siêu âm.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật lý thú, nếu trong tự nhiên, loài dơi có khả năng định hướng mà không dựa vào thị giác; thì trong đời sống siêu nhiên, vẫn có những định hướng Thiên Chúa cho xảy ra nơi những ai khao khát Ngài. Điều này được gọi là sự ‘dun dủi bên trong của Thánh Thần’; nhờ đó, mỗi người có thể định hướng đời mình. Và Giêsu, là hướng đúng đắn nhất, ngắn nhất, để chúng ta bay tới!
Tin Mừng hôm nay kể lại cảnh chen chúc khi người ta vây quanh Chúa Giêsu, “Ngoài cửa cũng không còn chỗ” đến nỗi một người bất toại phải được thòng xuống từ mái nhà mới có thể tiếp cận Ngài. Và dẫu đây chỉ là một chi tiết đơn sơ thường ngày nhưng nó lại mang một ý nghĩa thiêng liêng vô cùng sâu sắc. Rằng, ai đến với Chúa Giêsu, người ấy đã nhận trước cho mình một loại hình ân sủng của Ngài; ân sủng này có tên là sự ‘dun dủi bên trong của Thánh Thần!’.
Và chúng ta có thể đặt câu hỏi. Thực tế là vậy, tại sao Chúa Giêsu không thấy tình thế khó xử để có một giải pháp nào đó? Tại sao Ngài không di chuyển đến một khu vực rộng hơn, nơi mọi người có thể thấy và nghe Ngài? Thật khó để trả lời hai câu hỏi đó, nhưng có một điều chúng ta có thể đoan chắc là, ngay cả khi không thể thấy hoặc nghe Chúa Giêsu, những con người này vẫn được đền đáp xứng với lòng tin của họ. Và như thế, Lời Chúa hôm nay bất ngờ tiết lộ cho chúng ta một nguyên tắc tâm linh tối quan trọng; rằng, ai khao khát ở gần Chúa, linh hồn người ấy đã được dun dủi bởi Thánh Thần. Và quan trọng hơn, có khả năng ‘tự sức biến đổi bên trong!’.
Về điều này, chúng ta cũng có những trải nghiệm tương tự. Chúng ta khao khát được thấy, được nghe Chúa nói với mình, nhưng dường như điều đó không thể. Có lẽ Chúa đã đến, nhưng Ngài đến trong im ắng khiến chúng ta không biết Ngài ở đâu. Trong trường hợp này, đừng bao giờ nản lòng, vì đây là một trải nghiệm cần thiết. Thực tế của vấn đề là, khát khao Chúa, tự nó, đã là một ân phúc, một quà tặng; và điều đó có khả năng ‘tự sức biến đổi bên trong’ linh hồn mỗi người.
Anh Chị em,
“Ngoài cửa cũng không còn chỗ!”. Với ai khao khát Chúa, đây là sự xa xôi ‘trong đức tin’, một xa xôi ‘đầy’ ‘tự sức biến đổi bên trong’. Bởi lẽ, ‘Đấng xa xôi’, thường chỉ nói trong im ắng và chỉ những ai khát khao Ngài, mới có thể nghe thấy Ngài. Phải, trong cuộc đời, có thể có những lúc Thiên Chúa dường như ở rất xa và chúng ta không tài nào gặp Ngài. Khi điều này xảy đến, hãy nhận biết, đây là cách thức Ngài mời chúng ta đến gần Ngài hơn; và đây cũng là cách thức Ngài thì thầm, hấp dẫn, quyến rũ và thu hút sự chú ý nhiều hơn của mỗi người. Giêrêmia đã từng nói, “Chúa đã quyến rũ con; và con đã bị Ngài quyến rũ!”. Hoặc nếu đây thực sự là một ‘cuộc chiến’ dù chỉ thi thoảng, bạn cứ bình tĩnh hướng sự chú ý đến Ngài. Hãy để cho nỗi khát khao Ngài lớn lên! Ước mong ở gần Chúa thực sự vẫn có thể tạo ra những “sóng âm” cần thiết vốn sẽ nhận lại những “phản xạ” tuyệt vời, là hoa trái trong đời sống thiêng liêng vốn đôi khi sẽ lớn hơn, nhiều hơn, so với việc chúng ta được nghe tiếng Ngài cách rõ ràng. Hoa trái ấy là linh hồn được ơn ‘tự sức biến đổi bên trong’ để bay thẳng tới Giêsu, mỏ mọi ơn phước, mà không sợ một vật cản nào.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con chỉ khát khao một mình Chúa, cho đến khi con ở trong Chúa, Chúa ở trong con; và bấy giờ, con tự hỏi, ân sủng Chúa sẽ biến đổi bên trong con đến mức nào!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Chiên Thiên Chúa
Lm Vũđình Tường
18:56 12/01/2023
Tội lỗi chia rẽ, cản ngăn con người đến gần Chúa. Đời sống tâm linh thiếu ơn Chúa đời sống đó dật dờ như ngọn cỏ bị nước cuốn trôi. Cuộc sống gần kề với sự chết. Thay vì bị chết thảm, người Do Thái giết chiên trinh bạch làm lễ tế chết thay cho tội nhân. Thánh Gioan Tẩy Giả rất quen thuộc với cách lễ tế này bởi cha ông, Zecharia, là linh mục Thượng Tế; ngày hai lần giết chiên trinh bạch làm của lễ xá tội cho tội nhân. Người ta cũng biết chiên chỉ chết thay cho tội nhân mà không thể rửa sạch tội con người mắc phạm. Thiên Chúa tình thương, sai Con Một Ngài là Đức Kitô xuống trần gian làm công việc xoá bỏ tội trần gian. Đấng mà Gioan loan báo,
'Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng Xoá tội trần gian'. Jn 1,29.
Câu nói vắn gọn này có hai phần. Mỗi phần đầy đủ í nghĩa nói lên cuộc tử nạn và sứ mạng Đức Kitô nơi trần thế. Là 'Chiên Thiên Chúa' đồng nghĩa với lễ vật hy sinh. Đây không phải là lễ vật thường mà là lễ vật do chính Thiên Chúa tuyển chọn. Lễ vật đó là Con Thiên Chúa.
Phần hai của câu nói cho biết bởi lễ vật Thiên Chúa tuyển chọn chính là Con Thiên Chúa, nên lễ vật đó có sức mạnh tẩy rửa, xoá bỏ, 'xoá bỏ tội trần gian'.
Đức Kitô chết thay cho toàn thể nhân loại để giao hoà cùng Chúa Cha. Những ai thành tâm đón nhận Con Thiên Chúa thì Thiên Chúa ban cho sự sống trường sinh, bởi người đó được chính Con Thiên Chúa nhân danh họ giao hoà cùng Chúa Cha. Là con người, là tội nhân, máu chiên không thể rửa sạch tội ta phạm mà cần đến 'Máu Cực Thánh' của chính Con Thiên Chúa. Bởi là 'Máu Cực Thánh' nên máu đó có sức mạnh thanh tẩy tội trần gian.
Khi loan báo Đức Kitô là con Thiên Chúa, thánh Gioan công khai thông báo cho mọi người biết ngài không phải là Đấng Cứu Thế, mà chỉ là người đi trước, người dọn đường cho Đấng Cứu Thế. Khi loan báo Đức Kitô là Chiên Thiên Chúa, thánh Gioan gợi nhớ lại việc kì diệu Chúa thực hiện khi giải phóng dân Chúa khỏi cuộc sống nô lệ bên Ai Cập. Trước ngày khởi hành, mỗi gia đình giết một con chiên con, máu của nó bôi lên thành cửa, còn thịt thì dùng cho bữa tối. Đêm đó gia đình nào có máu chiên bôi trên cửa con trai đầu lòng đều thoát chết, được cứu sống. Sự kiện này trở thành dấu chỉ của sự sống. Đây cũng là ngày ghi nhớ ngày toàn dân được giải thoát khỏi ách nô lệ.
Thánh Gioan cũng công khai cho biết phép rửa ông ban là dấu chỉ của ăn năn, thống hối. Phép rửa Đức Kitô ban có sức mạnh ban ơn tha tội, ơn thánh hoá, ơn giao hoà mang lại sự sống trường sinh. Phép rửa Đức Kitô ban cho chính là Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa. Chính Gioan chứng kiến Thánh Thần Chúa hiện đến cùng Đức Kitô sau khi Ngài bước lên bờ từ sông Giođan. Điều này cho biết Đức Kitô không hoạt động một mình nhưng có Ba Ngôi Thiên Chúa cùng làm việc với Ngài. Vì thế những ai mở cõi lòng đón nhận Đức Kitô thì họ cũng được ơn đón nhận Ngôi Ba Thiên Chúa ngự cùng. Thiên Chúa đong đầy tâm hồn người đó tình yêu Chúa và biến họ trở thành con, người có quyền chia sẻ ơn thánh, trở thành kẻ thừa tự của Thiên Chúa. Ngôi Ba làm cho người đó nên trinh trong, ban sức mạnh và tăng sinh lực giúp họ xứng đáng đón nhận ơn Chúa ban.
Khi loan báo Đức Kitô là Chiên Thiên Chúa thánh Gioan loan báo cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô, Đấng không hề vương tội trần, tự nguyện trở thành lễ tế hy sinh dâng lên Chúa Cha. Thánh nhân qua đời trước khi xảy ra cuộc tử nạn, phục sinh khải hoàn của Đức Kitô. Kitô hữu nào đón nhận Đức Kitô, người đó đón nhận sự chết, phục sinh khải hoàn và về trời của chính Đức Kitô.
Thánh Gioan không tự mâu thuẫn khi thánh nhân nói Ngài không biết về Đức Kitô. Ngài biết rất rõ về Đức Kitô bởi chính ngài là thân nhân của Đức Kitô, là đấng khai đường, mở lối chuẩn bị cho Đức Kitô đến, là đấng ban phép rửa cho Đức Kitô, là đấng hiện diện, chứng kiến Thánh Thần Chúa ngự đến cùng Đức Kitô. Khi thánh Gioan nói ngài không biết về Đức Kitô là ngài muốn nói đến việc ngài biết những gì Thánh Thần Chúa mặc khải cho ngài biết về Đức Kitô. Còn những gì Thánh Thần Chúa không mặc khải thì ngài không thể biết. Điều này có nghĩa là những gì thánh Gioan loan báo về Đức Kitô không có nghĩa là do ngài tự biết để nói ra mà chính là nhận được ơn soi sáng từ Thánh Thần. Bởi được ơn soi sáng nên những gì thánh Gioan nói về Đức Kitô đều đúng, chính xác và đáng tin bởi đó là điều Thánh thần soi sáng cho.
Là con người, ngoại trừ Con Thiên Chúa, ai cũng là tội nhân, vì thế ơn tha thứ Đức Kitô trao ban mang tính toàn cầu, cho tất cả mọi dân, mọi nước, không trừ một ai. Những ai thành tâm đón nhận Đức Kitô đều nhận được ơn giao hoà, ơn tha thứ. Đức Kitô là nguồn suối tình yêu không bao giờ cạn.
Học từ thánh Gioan, Kitô hữu yêu mến Thiên Chúa, sống trọn đời phó thác, tin vào lượng từ bị Chúa, và học cách chia sẻ tình yêu Chúa cho tha nhân.
TiengChuong.org
Lamb Of God
Sin separates a person from God's love. A life without God's love has no spiritual life in that person. In that sense, when a person sins, spiritual death is the result. Instead of dying for one's sin, the Jews believed that blood of a sacrificial lamb died in the place of man. John the Baptist was familiar with this concept because his father, Zacharia, the High Priest, twice a day, offered God the sacrificial lamb in the Temple. Animal blood could only temporarily absorb, not atone for human sin. God sent Jesus, God's only Son, to do the saving mission. Jesus is our Saviour, the One John proclaimed, 'The Lamb of God who takes away the sins of the world'. Jesus died in our place to reconcile to God, the Father, and those who embrace God's only Son, the Father would grant them salvation. We, humans, gain salvation not by a sacrificial animal, but through the blood of God's only Son.
When John proclaims 'Jesus is the Lamb of God', he publicly denounced that he himself is not the Christ, but only a forerunner, preparing the way for the Lamb. Referring to Jesus as the Lamb of God, John probably recalled the story of the Jewish Passover Feast. On the night of their departure from Egypt, every Israelite family killed a lamb for the dinner on that night; its blood was smeared on the doorpost. The angel of death would pass that family and they escaped death. This became the symbol of liberation from slavery in Egypt. Referring to Jesus as the Lamb of God, John probably had in mind that Jesus does not just remove our sins but would free us from the slavery of sin and liberate us from the power of death. John told his audience that his baptism served as a sign of repentance. The baptism that Jesus gives has the power to make us children of God. Jesus will baptise us with the Spirit. John was very sure of this because he witnessed the Spirit of God descend upon Jesus and remained on Him. In this way, John told us Jesus didn't act alone but the Spirit of God is working through Jesus, and that to anyone who opens their heart to receive Jesus, God's Spirit will instil in them God's love, and make them be a child of God. The Spirit of God will strengthen, enlighten and cleanse that person, and make that person worthy before God. Proclaiming 'Jesus is the Lamb of God', John proclaimed the death of Jesus, The Unblemished Sacrificial Lamb, but that is not the end. John didn't live long enough to proclaim the resurrection of Jesus. Whenever we proclaim Jesus as our Saviour, it implies that we proclaim Jesus' death, burial, resurrection, Ascension, and reign at the right hand of God.
John didn't contradict himself when he said he didn't know Jesus. He was Jesus' cousin. He met and baptised Jesus. He witnessed the Spirit come down upon Jesus. He heard the voice from on high calling people to listen to Jesus. John told his disciples that Jesus is the lamb of God. As 'The Lamb of God' John knew Jesus played a key role in salvation.
Sin separates that person from God's love, and it only is removed by the blood of 'The Lamb of God'. John seemed to say that he only knew what God's Spirit reveal to him. What the Spirit didn't reveal, and John would not know, is that Jesus is the author of salvation. He is God himself. Sin is a universal problem and the salvation Jesus gains for us has a universal application. It is given to those who make Jesus their Lord and God. Jesus is the unlimited source of hope for those who have faith in Him. Learning from John, we learn to love Jesus and learn more about his love for us.
'Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng Xoá tội trần gian'. Jn 1,29.
Câu nói vắn gọn này có hai phần. Mỗi phần đầy đủ í nghĩa nói lên cuộc tử nạn và sứ mạng Đức Kitô nơi trần thế. Là 'Chiên Thiên Chúa' đồng nghĩa với lễ vật hy sinh. Đây không phải là lễ vật thường mà là lễ vật do chính Thiên Chúa tuyển chọn. Lễ vật đó là Con Thiên Chúa.
Phần hai của câu nói cho biết bởi lễ vật Thiên Chúa tuyển chọn chính là Con Thiên Chúa, nên lễ vật đó có sức mạnh tẩy rửa, xoá bỏ, 'xoá bỏ tội trần gian'.
Đức Kitô chết thay cho toàn thể nhân loại để giao hoà cùng Chúa Cha. Những ai thành tâm đón nhận Con Thiên Chúa thì Thiên Chúa ban cho sự sống trường sinh, bởi người đó được chính Con Thiên Chúa nhân danh họ giao hoà cùng Chúa Cha. Là con người, là tội nhân, máu chiên không thể rửa sạch tội ta phạm mà cần đến 'Máu Cực Thánh' của chính Con Thiên Chúa. Bởi là 'Máu Cực Thánh' nên máu đó có sức mạnh thanh tẩy tội trần gian.
Khi loan báo Đức Kitô là con Thiên Chúa, thánh Gioan công khai thông báo cho mọi người biết ngài không phải là Đấng Cứu Thế, mà chỉ là người đi trước, người dọn đường cho Đấng Cứu Thế. Khi loan báo Đức Kitô là Chiên Thiên Chúa, thánh Gioan gợi nhớ lại việc kì diệu Chúa thực hiện khi giải phóng dân Chúa khỏi cuộc sống nô lệ bên Ai Cập. Trước ngày khởi hành, mỗi gia đình giết một con chiên con, máu của nó bôi lên thành cửa, còn thịt thì dùng cho bữa tối. Đêm đó gia đình nào có máu chiên bôi trên cửa con trai đầu lòng đều thoát chết, được cứu sống. Sự kiện này trở thành dấu chỉ của sự sống. Đây cũng là ngày ghi nhớ ngày toàn dân được giải thoát khỏi ách nô lệ.
Thánh Gioan cũng công khai cho biết phép rửa ông ban là dấu chỉ của ăn năn, thống hối. Phép rửa Đức Kitô ban có sức mạnh ban ơn tha tội, ơn thánh hoá, ơn giao hoà mang lại sự sống trường sinh. Phép rửa Đức Kitô ban cho chính là Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa. Chính Gioan chứng kiến Thánh Thần Chúa hiện đến cùng Đức Kitô sau khi Ngài bước lên bờ từ sông Giođan. Điều này cho biết Đức Kitô không hoạt động một mình nhưng có Ba Ngôi Thiên Chúa cùng làm việc với Ngài. Vì thế những ai mở cõi lòng đón nhận Đức Kitô thì họ cũng được ơn đón nhận Ngôi Ba Thiên Chúa ngự cùng. Thiên Chúa đong đầy tâm hồn người đó tình yêu Chúa và biến họ trở thành con, người có quyền chia sẻ ơn thánh, trở thành kẻ thừa tự của Thiên Chúa. Ngôi Ba làm cho người đó nên trinh trong, ban sức mạnh và tăng sinh lực giúp họ xứng đáng đón nhận ơn Chúa ban.
Khi loan báo Đức Kitô là Chiên Thiên Chúa thánh Gioan loan báo cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô, Đấng không hề vương tội trần, tự nguyện trở thành lễ tế hy sinh dâng lên Chúa Cha. Thánh nhân qua đời trước khi xảy ra cuộc tử nạn, phục sinh khải hoàn của Đức Kitô. Kitô hữu nào đón nhận Đức Kitô, người đó đón nhận sự chết, phục sinh khải hoàn và về trời của chính Đức Kitô.
Thánh Gioan không tự mâu thuẫn khi thánh nhân nói Ngài không biết về Đức Kitô. Ngài biết rất rõ về Đức Kitô bởi chính ngài là thân nhân của Đức Kitô, là đấng khai đường, mở lối chuẩn bị cho Đức Kitô đến, là đấng ban phép rửa cho Đức Kitô, là đấng hiện diện, chứng kiến Thánh Thần Chúa ngự đến cùng Đức Kitô. Khi thánh Gioan nói ngài không biết về Đức Kitô là ngài muốn nói đến việc ngài biết những gì Thánh Thần Chúa mặc khải cho ngài biết về Đức Kitô. Còn những gì Thánh Thần Chúa không mặc khải thì ngài không thể biết. Điều này có nghĩa là những gì thánh Gioan loan báo về Đức Kitô không có nghĩa là do ngài tự biết để nói ra mà chính là nhận được ơn soi sáng từ Thánh Thần. Bởi được ơn soi sáng nên những gì thánh Gioan nói về Đức Kitô đều đúng, chính xác và đáng tin bởi đó là điều Thánh thần soi sáng cho.
Là con người, ngoại trừ Con Thiên Chúa, ai cũng là tội nhân, vì thế ơn tha thứ Đức Kitô trao ban mang tính toàn cầu, cho tất cả mọi dân, mọi nước, không trừ một ai. Những ai thành tâm đón nhận Đức Kitô đều nhận được ơn giao hoà, ơn tha thứ. Đức Kitô là nguồn suối tình yêu không bao giờ cạn.
Học từ thánh Gioan, Kitô hữu yêu mến Thiên Chúa, sống trọn đời phó thác, tin vào lượng từ bị Chúa, và học cách chia sẻ tình yêu Chúa cho tha nhân.
TiengChuong.org
Lamb Of God
Sin separates a person from God's love. A life without God's love has no spiritual life in that person. In that sense, when a person sins, spiritual death is the result. Instead of dying for one's sin, the Jews believed that blood of a sacrificial lamb died in the place of man. John the Baptist was familiar with this concept because his father, Zacharia, the High Priest, twice a day, offered God the sacrificial lamb in the Temple. Animal blood could only temporarily absorb, not atone for human sin. God sent Jesus, God's only Son, to do the saving mission. Jesus is our Saviour, the One John proclaimed, 'The Lamb of God who takes away the sins of the world'. Jesus died in our place to reconcile to God, the Father, and those who embrace God's only Son, the Father would grant them salvation. We, humans, gain salvation not by a sacrificial animal, but through the blood of God's only Son.
When John proclaims 'Jesus is the Lamb of God', he publicly denounced that he himself is not the Christ, but only a forerunner, preparing the way for the Lamb. Referring to Jesus as the Lamb of God, John probably recalled the story of the Jewish Passover Feast. On the night of their departure from Egypt, every Israelite family killed a lamb for the dinner on that night; its blood was smeared on the doorpost. The angel of death would pass that family and they escaped death. This became the symbol of liberation from slavery in Egypt. Referring to Jesus as the Lamb of God, John probably had in mind that Jesus does not just remove our sins but would free us from the slavery of sin and liberate us from the power of death. John told his audience that his baptism served as a sign of repentance. The baptism that Jesus gives has the power to make us children of God. Jesus will baptise us with the Spirit. John was very sure of this because he witnessed the Spirit of God descend upon Jesus and remained on Him. In this way, John told us Jesus didn't act alone but the Spirit of God is working through Jesus, and that to anyone who opens their heart to receive Jesus, God's Spirit will instil in them God's love, and make them be a child of God. The Spirit of God will strengthen, enlighten and cleanse that person, and make that person worthy before God. Proclaiming 'Jesus is the Lamb of God', John proclaimed the death of Jesus, The Unblemished Sacrificial Lamb, but that is not the end. John didn't live long enough to proclaim the resurrection of Jesus. Whenever we proclaim Jesus as our Saviour, it implies that we proclaim Jesus' death, burial, resurrection, Ascension, and reign at the right hand of God.
John didn't contradict himself when he said he didn't know Jesus. He was Jesus' cousin. He met and baptised Jesus. He witnessed the Spirit come down upon Jesus. He heard the voice from on high calling people to listen to Jesus. John told his disciples that Jesus is the lamb of God. As 'The Lamb of God' John knew Jesus played a key role in salvation.
Sin separates that person from God's love, and it only is removed by the blood of 'The Lamb of God'. John seemed to say that he only knew what God's Spirit reveal to him. What the Spirit didn't reveal, and John would not know, is that Jesus is the author of salvation. He is God himself. Sin is a universal problem and the salvation Jesus gains for us has a universal application. It is given to those who make Jesus their Lord and God. Jesus is the unlimited source of hope for those who have faith in Him. Learning from John, we learn to love Jesus and learn more about his love for us.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội đồng Giám mục Brazil kêu gọi bình tĩnh
Đặng Tự Do
05:15 12/01/2023
Trong một tweet vừa được công bố bằng tiếng Bồ Đào Nha, Hội đồng Giám mục Brazil, gọi tắt là CNBB, bày tỏ sự “bối rối trước các sự kiện bạo lực và nghiêm trọng ở Brazil, yêu cầu sự thanh thản, hòa bình và chấm dứt ngay lập tức các cuộc tấn công tội phạm nhằm vào Đảng Dân chủ Cánh hữu Nhà nước”. Trong một tweet thứ hai, Hội Đồng Giám Mục nói thêm rằng “những cuộc tấn công này phải được ngăn chặn ngay lập tức và những người tổ chức cũng như những người tham gia phải chịu trách nhiệm trước pháp luật ở mức tối đa. Công dân và nền dân chủ phải được bảo vệ”.
Thông Tấn Xã Ansa của Ý trước đó đã báo cáo rằng “những người ủng hộ cựu tổng thống Jair Bolsonaro, những người không chấp nhận chiến thắng của tổng thống mới Inacio Lula da Silva, đã xông vào các tòa nhà của các tổ chức hàng đầu của quốc gia trong một vụ tương tự như hai năm trước trên Đồi Capitol ở Washington bởi những người hâm mộ tổng thống Trump. Cảnh sát Brazil cũng giành lại quyền kiểm soát cung điện Planalto, trụ sở của tổng thống, sau đó là trụ sở của Tòa án Liên bang Tối cao.
Tờ O Globo đưa tin rằng lực lượng an ninh vẫn đang bận rộn đuổi những người ủng hộ Bolsonaro khỏi Quốc hội. Cảnh sát đã sử dụng hơi cay để cố gắng đẩy lùi hàng ngàn người nhưng họ đã vượt qua được hàng rào an ninh xung quanh quốc hội ở Brazil khi kết thúc cuộc biểu tình ủng hộ cựu tổng thống”.
Source:Sismografo
Phỏng vấn Đức Hồng Y Becciu về vụ thoái vị của Đức Bênêđíctô.
Đặng Tự Do
05:16 12/01/2023
Đức Hồng Y Angelo Becciu bị sốc trước tin Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđictô XVI qua đời. Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với ilGiornale.it, ngài kể lại ấn tượng của ngài về
Ngày nay có nhiều cuộc thảo luận về việc từ chức của Đức Giáo Hoàng Danh Dự. Đức Hồng Y đã ở Vatican vào ngày hôm đó với tư cách là Phụ Tá Quốc vụ khanh. Cảm nghiệm của Đức Hồng Y ra sao?
Đó là những vấn đề rất tế nhị và tôi có thể nói đó là những khoảnh khắc gây sốc. Tôi không thể hiểu những gì đang được nói với tôi và những gì có thể xảy ra trong văn phòng của chúng tôi và trên hết là trong Giáo hội! Đức Bênêđíctô đã đbáo cho tôi nhiều tháng trước khi ngài công bố chính thức bởi vì tôi được giao nhiệm vụ cung cấp, một cách bí mật nhất, việc cải tạo ngôi nhà nơi Đức Bênêđictô sẽ đến ở sau khi thoái vị. Tôi không thể tâm sự với ai. Tôi chỉ nói về điều đó với ngài vào buổi tối ngày 10 tháng 2. Ngài nhìn thẳng vào mặt tôi với nụ cười hiền lành “đã là ý Chúa thì phải thuận theo”!
Một viễn cảnh đang mở ra, khơi lại những bất đồng cũ và mới. Đức Hồng Y cảm thấy thế nào về thời điểm chia rẽ này trong Giáo hội?
Tất nhiên là tôi đang cầu nguyện! Chúng ta không thể bị cuốn vào đấu đá nội bộ. Nó sẽ là vô lý. Chúng ta không phải là một đảng phái chính trị, chúng ta là Giáo hội của Chúa Giêsu Kitô và Người đã đổ mồ hôi máu, Người đã hy sinh mạng sống của mình để các môn đệ của Người được hiệp nhất. Sự hiệp nhất của Giáo hội là dấu chỉ sự khả tín của chúng ta trước toàn thế giới. Ngoài việc xé bỏ mệnh lệnh của Chúa Giêsu, chúng ta sẽ làm thất vọng những đau khổ và khuyến cáo của Đức Bênêđictô khi ngài nói rằng chỉ có một Đức Giáo Hoàng; đó là Đức Phanxicô: với ngài, chúng ta phải hiệp nhất và hiệp thông!
Đức Hồng Y có tin rằng Đức Bergoglio cũng có thể từ chức không?
Mọi thứ đều có thể. Đức Thánh Cha Phanxicô đã từng nói rằng với Đức Bênêđictô, việc từ chức của một vị Giáo hoàng giờ đây đã trở thành một định chế. Nhưng tôi không muốn nghĩ đến khả năng đó. Là tín hữu, chúng ta có nguy cơ thất vọng nếu để mình bị cuốn vào trò chơi đoán già đoán non. Đức Giáo Hoàng ở đó và chúng ta yêu mến ngài. Chúa có thời điểm của Ngài, chúng ta hãy tôn trọng.
Người ta kêu gọi phong thánh ngay cho Đức Ratzinger. Đức Hồng Y nghĩ sao?
Tôi xúc động trước tiếng kêu vang lên giữa đám đông tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày tang lễ của Đức Bênêđictô: Santo Subito, tuyên thánh ngay lập tức! Người ta cảm nhận được tầm vóc phi thường về đạo đức và tinh thần của vị Giáo hoàng quá cố. Chúng ta đừng làm người ta thất vọng nhưng cũng đừng lừa dối họ, Giáo hội đã khôn ngoan đặt ra các tiêu chuẩn và thời gian cho việc tuyên thánh. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta muốn làm vui lòng Đức Giáo Hoàng Bênêđictô, chúng ta cũng phải nên thánh!
Source:ilGiornale.it
Nhận định của ký giả Sandro Magister về cuốn sách của Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein
Đặng Tự Do
05:18 12/01/2023
Sandro Magister, ký giả kỳ cựu về Vatican vừa có bài viết liên quan đến cuốn sách được phát hành vào ngày 12 tháng Giêng của Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein nhan đề “Il sinodo tedesco contagia l’intera Chiesa, senza che il papa lo freni”, nghĩa là “Xem trước. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đánh mất nền hòa bình Phụng Vụ do Đức Bênêđíctô hình thành khi nào và ra sao.”
Trong cuốn sách “Không có gì ngoài sự thật” trong đó Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein kể lại cuộc đời của ngài cùng với vị giáo hoàng quá cố, sắp được phát hành bằng nhiều thứ tiếng, người ta không tìm thấy chỗ nào có cái câu Đức Thánh Cha Phanxicô “làm tan nát trái tim” của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 với việc cấm nghi thức bằng tiếng Latinh cổ xưa. Nó không được viết ở bất cứ đâu, bằng những từ chính xác như thế, trong cuốn sách này.Nhưng trong bốn trang của cuốn sách mô tả những gì đã xảy ra vào dịp đó, có tất cả sự cay đắng mà Đức Bênêđictô cảm thấy vào ngày 16 tháng 7 năm 2021, khi “khi lật qua tờ báo Quan Sát Viên Rôma vào chiều hôm đó, ngài khám phá ra rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra tự sắc 'Traditionis custodes' về việc sử dụng phụng vụ Rôma trước cuộc cải cách năm 1970,” theo đó ngài hạn chế gần như đến mức xóa sạch quyền tự do cử hành Thánh lễ theo nghi thức cổ xưa mà chính Đức Bênêđictô đã cho phép vào năm 2007 với tự sắc “Summorum Pontificum.”
Tổng Giám Mục Gänswein kể lại rằng Đức Bênêđíctô “đã đọc tài liệu một cách cẩn thận,” và “khi tôi hỏi ý kiến của ngài” – ngài nói rằng ngài coi đó là “một sự thay đổi tất nhiên mang tính quyết định và đánh giá đó là một sai lầm, vì nó có nguy cơ gây nguy hiểm cho nỗ lực đạt được hòa bình mười bốn năm trước.”
Đức Giáo Hoàng danh dự “đặc biệt cho rằng thật sai lầm khi cấm cử hành Thánh lễ theo nghi thức cũ trong các nhà thờ giáo xứ, vì luôn rất nguy hiểm khi dồn một nhóm tín hữu vào một góc, khiến họ cảm thấy bị bách hại và truyền cảm hứng cho họ cảm giác phải bảo vệ căn tính của mình bằng mọi giá khi đối mặt với 'kẻ thù'.”
Và câu chuyện không kết thúc ở đó; mà ngược lại. “Sau một vài tháng, khi đọc những gì Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói vào ngày 12 tháng 9 năm 2021 trong cuộc trò chuyện với các tu sĩ Dòng Tên người Slovakia ở Bratislava, vị giáo hoàng danh dự đã cau mày trước một trong những tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô: 'Bây giờ tôi hy vọng rằng với quyết định ngăn chặn khả năng tự động cử hành các nghi thức cổ xưa chúng ta có thể trở lại với ý định thực sự của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Đức Gioan Phaolô II. Quyết định của tôi là kết quả của một cuộc tham vấn với tất cả các giám mục trên thế giới được đưa ra vào năm ngoái'.”
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein nói tiếp rằng “Sự đánh giá thấp hơn nữa đã được khơi dậy nơi ngài bởi giai thoại mà Đức Giáo Hoàng kể lại ngay sau đó.” Một giai thoại được tờ “La Civiltà Cattolica” hay “Văn Minh Công Giáo” chép lại như sau, và toàn bộ cuộc trò chuyện giữa Đức Phanxicô và các tu sĩ Dòng Tên người Slovakia đã được công bố:
“Một Hồng Y nói với tôi rằng hai linh mục mới được thụ phong đã đến gặp ngài để xin ngài cho phép học tiếng Latinh để cử hành lễ cho tốt đẹp. Với khiếu hài hước, ngài trả lời: 'Nhưng có rất nhiều người gốc Tây Ban Nha trong giáo phận! Hãy học tiếng Tây Ban Nha để có thể thuyết giảng. Sau đó, khi các cha đã học tiếng Tây Ban Nha, hãy quay lại với tôi và tôi sẽ cho các cha biết có bao nhiêu người Việt Nam trong giáo phận, và tôi sẽ yêu cầu các cha học tiếng Việt. Sau đó, khi các cha đã học được tiếng Việt, tôi sẽ cho phép các cha học tiếng Latinh’. Như thế, ngài đã làm cho họ 'đáp xuống', ngài đã đưa họ trở lại trái đất.”
Đức Cha Gänswein viết, đối với Đức Joseph Ratzinger, điều “có vẻ phi lý” –– trên hết là “sự ám chỉ đến 'ý định thực sự' của ngài,” mà Đức Phanxicô đã nói rằng ngài muốn đưa trở lại, trong khi trên thực tế, tự sắc “Traditionis custodes” đã hoàn toàn đi ngược lại mục đích của Đức Bênêđíctô, như được tóm tắt trong cuộc phỏng vấn dài thành sách năm 2010 “Ánh sáng của Thế gian”: “Lý do chính của tôi khi làm cho hình thức trước đây trở nên phổ biến hơn là để bảo tồn tính liên tục nội tại của lịch sử Giáo hội.” Điều này là bởi vì “trong một cộng đồng mà cầu nguyện và Thánh Thể là những điều quan trọng nhất, thì điều trước đây là cực kỳ thiêng liêng không thể hoàn toàn sai được. Vấn đề là sự hòa giải nội tâm với quá khứ của chính chúng ta, sự liên tục nội tại của đức tin và lời cầu nguyện trong Giáo hội.”
Ngoài ra, sau khi đọc rằng Đức Thánh Cha Phanxicô biện minh cho quyết định của mình là “kết quả của một cuộc tham vấn với tất cả các giám mục trên thế giới được thực hiện vào năm ngoái,” đối với Đức Bênêđictô “việc tại sao kết quả của cuộc tham vấn không được tiết lộ vẫn là một điều bí ẩn”. Hơn nữa, kể từ khi ngài, với tư cách là giáo hoàng, sau khi công bố “Summorum Pontificum” vào năm 2007, “đã thường xuyên hỏi các giám mục, nhân các chuyến thăm 'ad limina' của họ, về việc áp dụng luật đó đang diễn ra như thế nào trong giáo phận của họ, và Đức Bênêđíctô luôn nhận được từ điều này một ấn tượng tích cực.
Điều đó kết thúc những gì cuốn sách của Đức Cha Gänswein nói về câu chuyện này. Nhưng cũng phải nhắc lại rằng vào năm 2009, hai năm sau khi công bố tự sắc “Summorum Pontificum”, Đức Bênêđictô XVI đã trải qua một trong những thời kỳ sóng gió nhất trong triều đại giáo hoàng của mình, khi ngài cố hàn gắn tình trạng ly giáo của Huynh Đoàn Thánh Piô X, một phần nhờ vào hòa bình phụng vụ giữa hai nghi thức cũ và mới, và được hoàn tất với việc dỡ bỏ vạ tuyệt thông cho bốn giám mục của Huynh Đoàn này.
Trên thực tế, vạ tuyệt thông đã được dỡ bỏ. Nhưng khi tin tức xuất hiện - điều mà Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô không hề biết trước - là một trong bốn giám mục đã đưa ra những tuyên bố bài Do Thái nặng nề, thậm chí còn đi xa đến mức phủ nhận biến cố diệt chủng người Do Thái thời Quốc Xã. Nỗ lực hòa bình đã thất bại và một làn sóng toàn cầu trút giận dữ lên Đức Bênêđictô XVI. Ngài chịu trách nhiệm nhưng đồng thời khẳng định lại lý do cho hành động của mình, trong một bức thư cảm động gửi cho các giám mục trên toàn thế giới.
Source:Sandro Magister
Hoài niệm của John Allen Jr. về Đức Hồng Y George Pell
Vu Van An
14:09 12/01/2023
Trong bài After George Pell, they broke the mold for Catholic cardinals, John Allen Jr. cho rằng với cái chết của Đức Hồng Y George Pell, phe bảo thủ, ít nhất trong thế giới nói tiếng Anh của Đạo Công Giáo, mất đi một tiền vệ, sau khi vừa mất đi tư tưởng gia tổng tư lệnh là Đức Bênêđíctô XVI. Dù sao, ngài sinh ra vốn là người tranh đấu, một ngôi sao Môn Túc Cầu Úc và là con trai một quán quân quyền anh hạng nặng, người từng diễn dịch việc bênh vực nền chính thống Công Giáo thành một thứ huyên náo của cả nền chính trị thế tục lẫn giáo hội.
Trong suốt cuộc đời ngài, bốn trận chiến lớn lao đã xác định ra di sản công cộng của Đức Hồng Y Pell:
1.Cuộc thập tự chinh của ngài chống điều ngài coi là ảnh hưởng phản Rôma biểu hiện qua việc quá nhấn mạnh tới triết lý hành động duy bình đẳng và “sống và để mặc người ta sống”, một chủ trương, theo ngài, dẫn tới thái độ coi thường đức tin và luân lý Công Giáo. Cố gắng đưa đất nước trở lại qũy đạo Rôma đã xác định phần lớn sự nghiệp của ngài như Tổng Giám Mục của cả Melbourne lẫn Sydney trong các thập niên 1990 và 2000.
2. Bảo vệ tính chính thống của Công Giáo trên trường quốc tế và ở Rome, nơi Đức Hồng Y Pell đã làm mọi sự trong khả năng của mình để thúc đẩy những người bảo thủ có cùng chí hướng và chống lại sự xâm nhập của những nhân vật mà ngài coi là thỏa hiệp hoặc tơ lơ mơ. Trong số những điều khác, Pell đã đóng vai trò là người kiến tạo giữa các Hồng Y nói tiếng Anh trong hai cuộc mật nghị, vận động hành lang thành công cho Đức Hồng Y Joseph Ratzinger vào năm 2005, người trở thành Giáo hoàng Bênêđíctô, và không thành công vào năm 2013 cho Đức Hồng Y người Ý Angelo Scola.
3. Thúc đẩy tính trung thực và minh bạch trong tài chính của Vatican, một trận chiến mà ngài đã chiến đấu từ xa với tư cách là thành viên của Hội đồng Hồng Y cố vấn cho Bộ Kinh tế dưới thời các Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô, và ngài đã tiến hành một cách nghiêm túc hơn với tư cách là Bộ trưởng Kinh tế đầu tiên của Đức Phanxicô bắt đầu từ năm 2014.
4. Đức Hồng Y Pell đấu tranh để cứu danh tiếng, thậm chí cả tự do của chính mình, khi các cáo buộc lạm dụng tình dục được đưa ra chống lại ngài ở quê nhà vào năm 2017. Sau khi một bồi thẩm đoàn không thể đạt tới phán quyết, Đức Hồng Y Pell bị kết án lần thứ hai và cuối cùng ngải phải ngồi tù khoảng 400 ngày. Trong tù trước khi được Tối cao pháp việc của Úc minh oan vào tháng 4 năm 2020. Pell đã xuất bản một bộ hồi ký gồm ba tập ghi lại kinh nghiệm trong tù của mình.
Trong mỗi trận chiến đó, Đức Hồng Y Pell thắng một số và thua một số, nhưng ngài không bao giờ đánh mất lòng say mê chiến đấu của mình. Ngài là một nhà lãnh đạo hữu hiệu đối với những người chia sẻ quan điểm của ngài, bởi vì không có sự lừa đảo nào ở nơi ngài. Người ta không bao giờ có cảm giác về một chương trình nghị sự ẩn giấu nào nơi Đức Hồng Y Pell; nó luôn ở ngay đó, trong tầm nhìn rõ ràng.
Nhiều điều nữa sẽ được nói trong mỗi chương này của di sản George Pell. Hiện tại, tôi chỉ muốn nói vài lời về con người mà tôi biết, trái ngược với hình ảnh công cộng.
Lần cuối cùng tôi nói chuyện với Đức Hồng Y Pell là khoảng ba tuần trước. Ngài gọi tới một phần để xem tình hình hồi phục của tôi sau ca phẫu thuật thực quản vào mùa thu năm ngoái, nhưng quan trọng hơn là để khiển trách tôi về một bài báo gần đây của tôi. Tôi đã gọi Đức Thánh Cha Phanxicô là “quyết đoán,” và Đức Hồng Y Pell tỏ ra tím mặt – vấn đề của Đức Thánh Cha, ngài nói như sấm, là ngài thường xuyên không hành động, thí dụ như trường hợp mới nhất về “con đường đồng nghị” của Đức.
Sau khi đã làm mọi sự trừ việc gọi tôi là kẻ chết não, Đức Hồng Y Pell kết luận bằng cách nói: “thôi, bạn hãy tự chăm sóc bản thân… chúng tôi cần tiếng nói của bạn. Dù đôi khi bạn làm hỏng nó, nhưng ít nhất bạn cũng đang lưu ý”. Rồi ngài cúp máy không đợi tôi trả lời.
Đó là Pell cổ điển.
Tôi biết Đức Hồng Y Pell từ những ngày còn ở Sydney. Nếu tôi nhớ không sai, tôi nghĩ cuộc phỏng vấn đầu tiên của tôi với ngài là trong “cuộc chiến phụng vụ” trong đạo Công Giáo nói tiếng Anh vào thập niên 2000, khi Đức Hồng Y Pell lãnh đạo một ủy ban mới được thành lập ở Rome để giám sát việc dịch các bản văn phụng vụ sang tiếng Anh.
Tôi nhớ mình đã choáng váng trước sự thẳng thừng của ngài, sử dụng những tĩnh từ cay nghiệt để mô tả một số đối thủ của ngài, những tĩnh từ không bao giờ nhìn thấy ánh sáng ban ngày trên một tờ báo gia đình. Kể từ thời điểm đó, chúng tôi bắt đầu có một tình bạn cộng sinh – Đức Hồng Y Pell thích nghe những tin đồn mới nhất ở Rôma, và tôi luôn thích những đánh giá của ngài về người và chính trị.
Khi tôi cần một người đáng chú ý để phát biểu tại buổi ra mắt Crux ở Rome vào năm 2014, Đức Hồng Y Pell đã vui mừng tham gia, và tôi đã rất vui mừng – buổi ra mắt diễn ra ngay giữa Thượng Hội đồng Giám mục đang gây tranh cãi về Gia đình trong đó Đức Hồng Y Pell chắc chắn là tiếng nói hàng đầu của phe bảo thủ, mà tôi biết sẽ bảo đảm kéo được sự quan tâm của giới truyền thông đối với sự kiện của chúng tôi.
Đức Hồng Y Pell đã không làm mọi người thất vọng. Trọng tâm chính của cuộc tranh luận tại thượng hội đồng đó là câu hỏi gây nhiều tranh cãi về việc rước lễ dành cho những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn theo luật dân sự, và Đức Hồng Y Pell đã nói rõ rằng ngài đứng về phía nào: “Là Kitô hữu, chúng tôi theo Chúa Kitô”, ngài nói như thế vào đêm đó. “Một số người có thể mong ước Chúa Giêsu có thể mềm mỏng hơn một chút về ly hôn, nhưng Người không như vậy. Và tôi gắn bó với Người”.
Vài năm sau, việc Đức Hồng Y Pell trở lại Rôma sau những trận chiến pháp lý ở Úc ít nhiều trùng hợp với việc tôi trở lại sống toàn thời gian ở đây, điều này đã cho chúng tôi cơ hội gặp nhau thường xuyên hơn. Qua các cuộc trò chuyện trong căn hộ ở Vatican của ngài - nơi ngài đã thông báo cho vợ tôi là Elise và tôi, ngài đã thường xuyên rà soát thám thính điện tử, bởi vì theo quan điểm của ngài, Vatican đã trở thành một "nhà nước cảnh sát" - hoặc qua các bữa ăn tại nhà của chúng tôi và tại các nhà hàng Rome yêu thích, Đức Hồng Y Pell sẽ chia sẻ những đánh giá luôn đầy màu sắc của ngài về các nhân cách và các vấn đề, chưa kể đến việc ngài thường chê bai bất cứ điều gì tôi vừa viết hoặc nói.
Như người ta vẫn nói, Đức Hồng Y George Pell đôi khi sai, nhưng không bao giờ nghi ngờ.
Trong một cuộc trao đổi gần đây của chúng tôi, Đức Hồng Y Pell đã suy đoán rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đang mắc một căn bệnh không được tiết lộ liên quan đến cuộc phẫu thuật ruột kết của ngài vào năm 2021 và chúng tôi sẽ có mật nghị trước lễ Giáng sinh. Vì những ngày lễ đã qua, tôi đã định gọi điện cho Đức Hồng Y Pell để dằn mặt ngài về việc đã phạm sai lầm – thật đáng buồn, bây giờ tôi sẽ không bao giờ có cơ hội.
Tóm lại, Đức Hồng Y George Pell mà tôi biết là người sấn sổ, vui nhộn, cố chấp và cứng rắn như đinh đóng cột. Tôi chưa bao giờ làm việc cho ngài, nhưng tôi biết rất nhiều người đã làm việc đó, và họ nói rằng ngài rất có thể ngang hàng với một con bò tót trong một cửa hàng Trung Quốc và là hình ảnh người cha chu đáo nhất mà bạn từng gặp. Với Đức Hồng Y Pell, theo đúng nghĩa đen, bạn có liều lượng mạnh mẽ của cả cay đắng lẫn ngọt ngào.
Đức Hồng Y Pell nghĩ theo kiểu “chúng tôi đấu với họ”, và điều đó luôn làm ngài khó chịu mà tôi thì cố gắng không làm như vậy. Tuy nhiên, bất chấp điều đó, ngài thực sự quan tâm đến cuộc sống và sự nghiệp của tôi… Ngài là một trong những người đầu tiên gọi điện khi tôi nằm bệnh viện vào tháng 10, và tôi đặc biệt vui mừng khi được ngài cầu nguyện cho. Dù sao, nếu Đức Hồng Y Pell mạnh mẽ một nửa với Chúa cũng như với những người khác, thì chắc chắn sẽ không có truyện sai lầm về những gì ngài muốn về phần tôi!
Tất nhiên, tôi nhận ra rằng Đức Hồng Y Pell là liều thuốc mạnh, và không phải là ly cà phê cho mọi người. Với một nhân vật phân cực như vậy, thật khó để nói bất cứ điều khách quan hoàn toàn, nhưng đây chỉ là nhát dao của tôi.
Bất kể người ta có thể kết luận điều gì khác, từ đây trở đi Đạo Công Giáo Rôma sẽ kém thú vị hơn một chút, xám xịt và buồn tẻ hơn một chút, bởi vì George Pell không còn ở đây nữa. Ngài sẽ được nhớ đến… bởi rất nhiều người, và chắc chắn là tôi.
Xin cho ngài được nghỉ yên!
Vatican mở lại cuộc điều tra về vụ mất tích năm 1983 của một thiếu nữ
VietCatholic Media
17:36 12/01/2023
Hôm thứ Hai, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết, Vatican đã mở lại cuộc điều tra về vụ mất tích năm 1983 của cô con gái 15 tuổi của một viên chức Tòa Thánh, nhiều tháng sau khi một bộ phim tài liệu mới của Netflix có mục đích làm sáng tỏ vụ án và vài tuần sau khi gia đình cô yêu cầu Quốc hội Ý điều tra.
Công tố viên Vatican, Alessandro Diddi, đã mở hồ sơ về vụ mất tích của Emanuela Orlandi, một phần dựa trên “yêu cầu của gia đình ở nhiều nơi,” phát ngôn viên Vatican Matteo Bruni cho biết.
Luật sư của gia đình Orlandi, Laura Sgro, cho biết cô không có xác nhận độc lập nào về sự phát triển, vốn được báo cáo lần đầu bởi các cơ quan Ý Adnkronos, LaPresse và ANSA. Cô lưu ý rằng hồ sơ cuối cùng của cô về vụ việc được đưa ra vào năm 2019.
Orlando biến mất vào ngày 22 tháng 6 năm 1983 sau khi rời căn hộ ở Thành phố Vatican của gia đình cô để đi học nhạc ở Rome. Cha cô là một viên chức giáo dân của Tòa thánh.
Sự biến mất của cô ấy là một trong những bí ẩn lâu dài, và trong nhiều năm, nó có liên quan đến mọi thứ, từ âm mưu giết Thánh Gioan Phaolô II, cho đến một vụ bê bối tài chính liên quan đến ngân hàng Vatican, và xa hơn đến thế giới ngầm tội phạm ở Rôma.
Bộ phim tài liệu bốn phần gần đây của Netflix “Cô gái Vatican” đã khám phá những tình huống đó.
Ngoài ra, Pietro, anh trai của Sgro và Orlandi, đã công bố một sáng kiến mới vào tháng trước để triệu tập một ủy ban điều tra của quốc hội về vụ việc.
Ba sáng kiến trước đây tại Quốc hội Ý đã không thành công, nhưng Sgro và nhà lập pháp đối lập Carlo Calenda lập luận rằng Vatican không thể coi vụ án là đã khép lại khi còn quá nhiều câu hỏi chưa được trả lời.
Phát biểu với RaiNews24 vào thứ Hai, Pietro Orlandi gọi quyết định của Diddi là một “bước đi tích cực”
Source:AP
Nhật ký trừ tà số 221: Tất cả đều tốt, thưa cha
VietCatholic Media
17:38 12/01/2023
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #221: “It's all good, Father”“, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 221: “Tất cả đều tốt, thưa cha”“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Kate tội nghiệp. Cô bị một bầy quỷ lớn đánh đập và tấn công tình dục hàng đêm. Cô thường xuyên thức dậy với những vết trầy xước, vết bầm tím và những biểu tượng ma quỷ khắc trên da. Trong các buổi trừ tà của chúng ta, ma quỷ đe dọa cô ấy, tấn công cô ấy và bóp cổ cô ấy. Khi gần được giải thoát hoàn toàn, cô ấy nôn ra những cục đen lớn, dấu hiệu cho thấy ma quỷ đang bị trục xuất.
Cô ấy bị chiếm hữu không phải lỗi của cô ấy. Cha mẹ cô đã giao cô cho Satan khi mới sinh, vì chính họ đã sẵn sàng khuất phục mình trong Thế giới bóng tối. Cuộc sống đối với Kate chưa bao giờ công bằng. Nhưng tôi chưa nghe cô ấy phàn nàn về bố mẹ mình.
Giữa các phiên trừ tà, đặc biệt là sau một thời gian khó khăn, tôi kiểm tra cô ấy: “Kate, cô thấy thế nào rồi?” Câu trả lời của cô ấy luôn là: “Tất cả đều tốt, thưa cha.” Các buổi trừ tà rất dữ dội và đôi khi tàn bạo. Giữa lúc đó, khi cô ấy định thần lại trong giây lát, tôi hỏi: “Kate, cô thế nào rồi?” Cô ấy luôn quay lại và nói, “Mọi chuyện đều ổn, thưa cha.” Và vì vậy chúng ta tiếp tục.
Những ngày này, bất cứ khi nào tôi thấy mình hơi bị Ác ma bao vây hoặc trong bất kỳ loại thử thách nào, tôi thấy mình tự nhiên nói: “Tất cả đều tốt. Tất cả đều tốt.” Tôi đã nhận được điều đó từ Kate. Cô ấy truyền cảm hứng cho tôi.
Source:Catholic Exorcism
Cuộc diễn hành Ba Vua trên khắp Ba Lan thu hút 1,5 triệu người tham gia
VietCatholic Media
17:39 12/01/2023
Các cuộc diễu hành Ba Vua đã diễn ra trên đường phố của 800 thị trấn và thành phố Ba Lan vào ngày 6 tháng Giêng nhân lễ Hiển linh, với ước tính khoảng 1,5 triệu người tham gia vào sự kiện được cho là cuộc thi Chúa Giáng Sinh trên đường phố lớn nhất thế giới. Năm nay, các bài hát mừng không chỉ được hát bằng tiếng Ba Lan mà còn bằng tiếng Ukraine.
“Chúng ta chúc các bạn và quê hương của cábạn một nền hòa bình mạnh mẽ hơn chiến tranh. Chúng ta chúc các bạn và quê hương của các bạn hy vọng mạnh mẽ hơn cái chết. Vinh quang cho Ukraine,” Đức Giám Mục Phụ Tá Michał Janocha của Warsaw nói với một nhóm lớn các bà mẹ Ukraine cùng con cái của họ ở Warsaw.
Ngày 6 tháng Giêng là lễ Hiển linh, thường được gọi là Ngày Ba Vua, hay ngày của ba Đạo sĩ. Ở Ba Lan, đó là một ngày nghỉ. Tại nhiều thành phố trên khắp đất nước, những cuộc diễu hành đầy màu sắc được tổ chức để kỷ niệm sự kiện này, trong đó những người tham gia tưởng nhớ hành trình của ba Nhà Thông thái đến Bêlem để tỏ lòng tôn kính Chúa Giêsu mới sinh.
Sau buổi cầu kinh Truyền Tin vào ngày 6 tháng Giêng tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón tất cả những người tham gia Cuộc diễu hành của ba vua, ngài nói: “Tôi cũng bày tỏ suy nghĩ của mình về 'Cuộc diễu hành của ba vua' diễn ra ở rất nhiều thị trấn và làng mạc ở Ba Lan hôm nay.”
Phương châm của Cuộc diễu hành Ba Vua năm nay là “Chúng ta hãy theo dõi ngôi sao.” Theo ban tổ chức: “Ngôi sao đã thúc giục các Nhà thông thái từ phương Đông lên đường. Mỗi người chúng ta cần những người hướng dẫn tốt để chỉ cho chúng ta đi đúng hướng trên con đường đến với Chúa Kitô.”
Piotr Giertych, chủ tịch hội đồng quản trị của Tổ chức diễu hành Ba Vua, cho biết: “Năm nay, 753 cuộc diễu hành của Ba Vua đã được báo cáo ở Ba Lan và khoảng hơn chục cuộc diễn hành ở Đức, Anh, Pháp, Cameroon, Rwanda và Zambia. Cuộc diễn hành quy tụ gần 2 triệu người mỗi năm, một triệu người trên đường phố và một triệu người khác trước màn ảnh truyền hình của họ.”
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã gửi những lời cảm kích và lòng biết ơn đặc biệt tới những người tham gia và những người tổ chức các cuộc diễn hành. Ông nhấn mạnh rằng những sự kiện này góp phần làm sống lại và phổ biến truyền thống Giáng Sinh và hát mừng của Ba Lan trong thế kỷ 21 và do đó củng cố bản sắc và mối quan hệ gia đình của những người mạnh dạn thể hiện đức tin Kitô giáo của mình trên đường phố và quảng trường của các thành phố Ba Lan.
Sự kiện đi kèm với hoạt động gây quỹ cho một trường dạy nghề ở Nairobi, Kenya, nằm cạnh khu ổ chuột lớn nhất thế giới.
Cuộc diễn hành Ba Vua hiện là một trong những cuộc thi Giáng Sinh đường phố lớn nhất thế giới. Vào năm 2022, nó đã thu hút tới 1,2 triệu người tham gia tại 668 thị trấn và thành phố trên khắp Ba Lan và trên bốn lục địa. Những đám rước đầy màu sắc diễn hành trên đường phố ở nhiều quốc gia, bao gồm Ecuador, Hoa Kỳ, Rwanda, Cameroon, Zambia và Chad.
Source:Catholic News Agency
Bài viết cuối cùng của Đức Hồng Y George Pell trước khi qua đời: Giáo Hội Công Giáo phải tự giải thoát mình khỏi cơn ác mộng độc hại
Vu Van An
21:59 12/01/2023
Trước khi qua đời vào hôm thứ Ba, Đức Hồng Y George Pell viết bài sau đây cho tờ The Spectator (Anh) trong đó ngài tố cáo các kế hoạch của Vatican về “Thượng Hội Đồng về Tính Đồng nghị” sắp tới, cho là một “cơn ác mộng độc hại”. Cuốn sách nhỏ do Thượng Hội Đồng công bố... là “một trong những tài liệu ít mạch lạc nhất từng được Rôma gửi đi”, Đức Hồng Y Pell nói như thế. Không những nó ‘núp dưới biệt ngữ Tân Mácxít’ mà nó còn thù nghịch đối với truyền thống tông đồ’ và làm ngơ các chủ trương Kitô giáo nền tảng như niềm tin vào sự phán xét của Thiên Chúa, thiên đàng và hỏa ngục.
Vị Hồng Y người Úc, người vốn chịu thân phận tù tội tại quê hương mình vì các cáo buộc giả tạo về lạm dụng tình dục trước khi được trắng án, không là gì khác ngoài là người can đảm. Ngài không biết ngài sắp chết khi viết bài này; ngài sẵn sàng chịu sự giận dữ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và các nhà tổ chức khi bài báo được công bố. Được đăng nguyên văn, hy vọng việc ngài đột ngột qua đời thêm được chút sức mạnh phụ trội khi Thượng Hội Đồng nhóm họp vào tháng Mười này.
Damian Thompson
Bản chính có thể đọc tại địa chỉ https://www.spectator.co.uk/article/the-catholic-church-must-free-itself-from-this-toxic-nightmare
Thượng Hội đồng Giám mục Công Giáo hiện đang bận rộn xây dựng điều họ nghĩ là “giấc mơ của Chúa” về tính đồng nghị. Thật không may, giấc mơ thần linh này đã phát triển thành một cơn ác mộng độc hại bất chấp ý định tốt của các giám mục.
Họ đã sản xuất một tập sách dày 45 trang trình bày giải trình về các cuộc thảo luận ở giai đoạn đầu tiên của việc ‘lắng nghe và biện phân’, được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới, và đây là một trong những tài liệu ít mạch lạc nhất từng được gửi đi từ Rôma.
Trong khi chúng ta tạ ơn Thiên Chúa vì số người Công Giáo trên hoàn cầu, đặc biệt là ở Châu Phi và Châu Á đang gia tăng, thì bức tranh hoàn toàn khác ở Châu Mỹ Latinh với những tổn thất có lợi cho người Thệ Phản cũng như những người theo chủ nghĩa thế tục.
Không hề có ý mỉa mai, tài liệu này có tựa đề là 'Mở rộng Không gian trong Lều của Bạn', và mục đích của việc làm như vậy là để tiếp nhận, không phải những người mới chịu phép rửa — tức những người đã đáp lại lời kêu gọi ăn năn và tin—mà là bất cứ ai đủ quan tâm để lắng nghe. Những người tham gia được khuyến khích chào đón và hòa nhập triệt để: 'Không ai bị loại trừ'.
Tài liệu thậm chí không thúc giục những người Công Giáo tham gia làm cho mọi dân tộc thành môn đệ (Mt 28:16-20), càng không rao giảng về Đấng Cứu Rỗi khi thuận tiện và trái mùa (2Tm 4:2).
Nhiệm vụ đầu tiên của mọi người, đặc biệt là các thầy dạy, là lắng nghe trong Chúa Thánh Thần. Theo bản mới cập nhật tin mừng này, 'tính đồng nghị' như một cách hiện hữu của Giáo hội không được định nghĩa, mà chỉ được sống. Nó xoay quanh năm căng thẳng sáng tạo, bắt đầu từ sự hòa nhập triệt để và hướng tới sứ mệnh theo phong cách tham gia, thực hành 'đồng trách nhiệm với các tín hữu khác và những người có thiện chí'. Các khó khăn được thừa nhận, chẳng hạn như chiến tranh, nạn diệt chủng và khoảng phân cách giữa giáo sĩ và giáo dân, nhưng theo các Giám mục, tất cả đều có thể được duy trì bằng một nền linh đạo sống động.
Hình ảnh Giáo hội như một cái lều mở rộng với Chúa ở trung tâm bắt nguồn từ sách ngôn sứ Isaia, và mục đích của nó là nhấn mạnh rằng cái lều mở rộng này là nơi mọi người được lắng nghe và không bị phán xét, không bị loại trừ.
Vì vậy, chúng ta đọc rằng dân Thiên Chúa cần những chiến lược mới; không phải cãi cọ và xung đột mà là đối thoại, nơi mà sự phân biệt giữa những người tin và những người không tin bị bác bỏ. Nó nhấn mạnh rằng dân Chúa phải thực sự lắng nghe tiếng kêu của người nghèo và của trái đất.
Vì những khác biệt về quan điểm về phá thai, tránh thai, phong chức linh mục cho phụ nữ và hoạt động đồng tính luyến ái, một số người cảm thấy rằng không thể thiết lập hoặc đề xuất quan điểm dứt khoát nào về những vấn đề này. Điều này cũng đúng với chế độ đa thê, ly dị và tái hôn.
Tuy nhiên, tài liệu rõ ràng về vấn đề đặc thù này là vị trí thấp kém của phụ nữ và những nguy cơ của chủ nghĩa giáo sĩ trị, mặc dù sự đóng góp tích cực của nhiều linh mục được thừa nhận.
Người ta phải làm gì với thứ hổ lốn này, sự tuôn trào thiện chí của Thời đại Mới này? Nó không phải là một bản tóm tắt đức tin Công Giáo hay giáo huấn Tân Ước. Nó không đầy đủ, thù nghịch đối với truyền thống tông đồ và không chỗ nào thừa nhận Tân Ước là Lời của Thiên Chúa, là chuẩn mực cho mọi giáo huấn về đức tin và luân lý. Cựu Ước bị phớt lờ, chế độ phụ quyền bị bác bỏ và Lề Luật Môsê, bao gồm Mười Điều Răn, không được thừa nhận.
Thoạt đầu, hai điểm có thể được thực hiện. Hai thượng hội đồng cuối cùng ở Rôma vào năm 2023 và 24 sẽ cần phải làm sáng tỏ giáo huấn của chúng về các vấn đề luân lý, vì vị Tổng tường trình viên, (người viết và điều hợp chính), Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich đã công khai bác bỏ những giáo huấn căn bản của Giáo hội về tính dục, với lý do rằng chúng mâu thuẫn với khoa học hiện đại. Cứ bình thường mà xét, điều này có nghĩa là việc ngài tiếp tục làm Tổng tường trình viên là không phù hợp, thực ra không thể phù hợp.
Các thượng hội đồng phải quyết định xem họ là những người phục vụ và những người bảo vệ truyền thống tông đồ về đức tin và luân lý, hay việc biện phân của họ buộc họ phải khẳng định chủ quyền của mình đối với giáo huấn Công Giáo. Họ phải quyết định liệu những giáo huấn căn bản về những điều như chức linh mục và luân lý có thể được đặt trong tình trạng lấp lửng đa nguyên hay không, nơi một số người chọn định nghĩa lại tội lỗi hướng về phía điều xấu hơn và hầu hết đều đồng ý khác biệt một cách tôn trọng.
Bên ngoài thượng hội đồng, kỷ luật đang được nới lỏng – đặc biệt ở Bắc Âu, nơi một số giám mục đã không bị khiển trách, ngay cả sau khi khẳng định quyền bất đồng chính kiến của giám mục; một chủ nghĩa đa nguyên trên thực tế đã hiện hữu rộng rãi hơn ở một số giáo xứ và dòng tu về những việc như chúc lành cho hoạt động đồng tính luyến ái.
Các giám mục giáo phận là những người kế vị các thánh tông đồ, là thầy dạy chính trong mỗi giáo phận và là tâm điểm của sự hiệp nhất địa phương cho giáo dân của họ và của sự hiệp nhất hoàn vũ xung quanh Đức Giáo Hoàng, người kế vị thánh Phêrô. Kể từ thời Thánh Irênê thành Lyon, giám mục cũng là người bảo đảm việc tiếp tục trung thành với giáo huấn của Chúa Kitô, truyền thống tông đồ. Các vị là người cai quản và đôi khi là thẩm phán, cũng như thầy dạy và người cử hành bí tích, chứ không phải chỉ là hoa tường hay người đóng dấu.
'Mở rộng Lều' là nhậy cảm với các sai sót của các giám mục, những người có lúc không biết lắng nghe, có khuynh hướng chuyên quyền, có thể giáo sĩ trị, cá nhân chủ nghĩa. Có những dấu hiệu hy vọng, tài lãnh đạo và hợp tác hữu hiệu, nhưng tài liệu có ý kiến cho rằng các mô hình quyền lực theo kim tự tháp nên bị phá hủy và thẩm quyền chân chính duy nhất phát xuất từ tình yêu và phục vụ. Phẩm giá phép rửa phải được nhấn mạnh, chứ không phải việc phong chức thừa tác và các phong cách quản trị nên ít có tính phẩm trật hơn và mang tính luân lưu hơn và có sự tham gia của nhiều người.
Các tác nhân chính trong tất cả các thượng hội đồng (và công đồng) Công Giáo và trong mọi thượng hội đồng của Chính thống giáo đều là các giám mục. Một cách nhẹ nhàng, hợp tác, điều này cần được khẳng định và đưa vào thực hành tại các thượng hội đồng châu lục để các sáng kiến mục vụ vẫn nằm trong các giới hạn của tín lý lành mạnh. Các giám mục không ở đó chỉ để phê chuẩn thủ tục hợp pháp và cung ứng một ‘nihil obstat’ [không có gì trở ngại] cho những gì các ngài quan sát.
Không ai trong số những người tham gia thượng hội đồng, giáo dân, tu sĩ, linh mục hay giám mục được phục vụ tốt bởi việc thượng hội qui định rằng việc bỏ phiếu không được phép và các đề nghị không thể được đưa ra. Chỉ đệ trình các quan điểm của ban tổ chức lên Đức Thánh Cha để ngài làm theo quyết định của ngài là lạm dụng tính đồng nghị, một việc gạt các giám mục ra ngoài lề, một điều không được kinh thánh hoặc truyền thống biện minh. Nó không đúng thủ tục và có thể bị thao túng.
Bằng một biên độ rất lớn, những người Công Giáo thờ phượng thường xuyên ở khắp mọi nơi không tán thành những phát hiện hiện tại của thượng hội đồng. Các cấp cao của Giáo hội cũng không có nhiều nhiệt tình. Các cuộc họp kiểu này tiếp tục làm sâu sắc thêm sự chia rẽ và một số ít người hiểu biết có thể lợi dụng sự lộn xộn và thiện chí. Những người cựu Anh giáo trong chúng ta đúng khi nhận diện sự hồ đồ ngày càng sâu xa, sự tấn công vào đạo đức truyền thống và việc đưa vào cuộc đối thoại những biệt ngữ tân Mácxít như loại trừ, vong thân, bản sắc, gạt ra ngoài lề, người không có tiếng nói, LGBTQ cũng như sự thay thế các ý niệm Kitô giáo về tha thứ, tội lỗi, hy sinh, chữa lành, cứu chuộc. Tại sao im lặng về sự thưởng phạt đời sau, về tứ chung; sự chết và sự phán xét, thiên đường và hỏa ngục?
Cho đến nay, cách thức đồng nghị đã bỏ qua, thực sự đã hạ thấp Đấng Siêu Việt, che đậy vị trí trung tâm của Chúa Kitô bằng những lời kêu cầu Chúa Thánh Thần và khuyến khích sự oán giận, đặc biệt là giữa những người tham gia.
Tài liệu làm việc không phải là một phần của huấn quyền. Chúng là một cơ sở để thảo luận; được xét xử bởi toàn thể dân Chúa và đặc biệt bởi các giám mục cùng với và dưới quyền Giáo hoàng. Tài liệu làm việc này cần những thay đổi triệt để. Các giám mục phải nhận ra rằng có nhiều việc phải làm, nhân danh Chúa, sớm hay muộn.
Giác thư ẩn danh của Đức Hồng Y George Pell về Vatican và Mật nghị bầu Giáo Hoàng tương lai
Vu Van An
22:17 12/01/2023
Tháng 3 năm 2022, trang mạng Settimo Cielo của ký giả kỳ cựu Sandro Magister đăng tải một giác thư ẩn danh đề cập tới triều Giáo Hoàng Phanxicô và viễn ảnh mật nghị bầu giáo hoàng sắp tới.
Lời giới thiệu của Settimo Cielo như sau:
(sm) Từ bắt đầu Mùa Chay, các vị Hồng Y có nhiệm vụ bầu vị giáo hoàng tương lai đã truyền đi khắp nơi bản giác thư này. Tác giả của nó, người có tên là Demos, “người dân” trong tiếng Hy Lạp, không được biết đến, nhưng tỏ ra là một người am hiểu sâu sắc chủ đề này. Không thể loại trừ rằng chính ngài là một Hồng Y.
Sau khi Đức Hồng Y George Pell qua đời, Sandro Magister xác nhận: tác giả của nó là Đức Hồng Y George Pell. Bản chính có thể đọc tại địa chỉ http://magister.blogautore.espresso.repubblica.it/2022/03/15/a-memorandum-on-the-next-conclave-is-circulating-among-the-cardinals-here-it-is/
Vatican Ngày nay
Các nhà bình luận của mọi trường phái, vì những lý do khác nhau, có thể chỉ trừ Cha Spadaro, SJ, đều đồng ý rằng triều đại giáo hoàng này là một thảm họa ở nhiều hoặc hầu hết các khía cạnh, một thảm hoạ.
1. Người Kế Vị Thánh Phêrô là tảng đá trên đó Giáo Hội được xây dựng, là nguồn chính và là nguyên nhân của sự hiệp nhất trên toàn thế giới. Về phương diện lịch sử (Thánh Irenaeus), Giáo hoàng và Giáo hội Rôma có một vai trò duy nhất trong việc bảo tồn truyền thống tông đồ, quy tắc đức tin, trong việc bảo đảm rằng các Giáo hội tiếp tục dạy những gì Chúa Kitô và các tông đồ đã dạy. Trước đây thì: “Roma locuta. Causa finita est [Rôma tuyên bố là nố giải xong]” Hôm nay thì: “Roma loquitur. Confusio augetur [Rôma tuyên bố, hàm hồ gia tăng]”.
(A) Thượng hội đồng Đức nói về đồng tính luyến ái, nữ linh mục, rước lễ cho người ly dị. Giáo hoàng im lặng.
(B) Hồng Y Hollerich bác bỏ giáo huấn Kitô giáo về tính dục. Giáo hoàng im lặng. Điều này có ý nghĩa gấp đôi vì Hồng Y rõ ràng là dị giáo; ngài không dùng mật mã hoặc gợi ý. Nếu Hồng Y tiếp tục mà không có sự chỉnh sửa của Rôma, thì điều này sẽ thể hiện một sự phá vỡ kỷ luật sâu xa hơn nữa, với rất ít (không có bất cứ?) tiền lệ nào trong lịch sử. Bộ Giáo lý Đức tin phải hành động và lên tiếng.
(C) Sự im lặng được nhấn mạnh khi tương phản với cuộc đàn áp tích cực những người Duy truyền thống và các đan viện chiêm niệm.
2. Việc giảng dạy lấy Chúa Kitô làm trung tâm đang bị suy yếu; Chúa Kitô đang được di chuyển ra khỏi trung tâm. Đôi khi, Rôma thậm chí còn có vẻ bối rối về tầm quan trọng của thuyết độc thần đúng nghĩa, gợi ý về một số khái niệm rộng hơn về thiên tính; không hoàn toàn là thuyết phiếm thần, mà giống như một biến thể của thuyết phiếm thần của Ấn Độ giáo.
(A) Pachamama là ngẫu thần; có lẽ ban đầu nó không được dự định như vậy.
(B) Các nữ tu chiêm niệm đang bị bách hại và những nỗ lực đang được thực hiện để thay đổi giáo huấn về đặc sủng.
(C) Di sản lấy Chúa Kitô làm trung tâm của Thánh Gioan Phaolô II về đức tin và luân lý đang bị tấn công một cách có hệ thống. Nhiều nhân viên của Viện Gia đình Rôma đã bị sa thải; hầu hết sinh viên đã rời đi. Hàn lâm viện Sự sống bị thiệt hại nghiêm trọng, thí dụ, một số thành viên gần đây đã hỗ trợ việc giúp tự tử. Các Học viện Giáo hoàng có các thành viên và diễn giả khách ủng hộ việc phá thai.
3. Sự thiếu tôn trọng luật pháp ở Vatican có nguy cơ trở thành một vụ tai tiếng quốc tế. Những vấn đề này đã được kết tinh thông qua phiên tòa xét xử mười người bị cáo buộc sai phạm tài chính hiện nay ở Vatican, nhưng vấn đề này xưa hơn và rộng hơn.
(A) Giáo hoàng đã thay đổi luật bốn lần trong phiên tòa để giúp bên công tố.
(B) Hồng Y Becciu đã không được đối xử công bằng vì ngài đã bị cách chức và bị tước bỏ phẩm giá Hồng Y mà không có bất cứ phiên tòa nào. Ngài đã không nhận được đúng thủ tục. Mọi người đều có quyền theo đúng thủ tục.
(C) Vì Giáo hoàng là người đứng đầu nhà nước Vatican và là nguồn gốc của mọi thẩm quyền pháp lý, nên ngài đã sử dụng quyền lực này để can thiệp vào các thủ tục pháp lý.
(D) Giáo hoàng đôi khi (thường) cai trị bằng các sắc lệnh của giáo hoàng (motu proprio) loại bỏ quyền kháng cáo của những người bị ảnh hưởng.
(E) Nhiều nhân viên, thường là linh mục, đã bị sa thải khỏi Giáo triều Vatican, thường là không có lý do chính đáng.
(F) Việc nghe trộm điện thoại được thực hiện thường xuyên. Tôi không chắc nó được cho phép thường xuyên ra sao.
(G) Trong vụ án ở Anh chống lại Torzi, thẩm phán đã chỉ trích gay gắt các công tố viên của Vatican. Họ hoặc là không đủ năng lực và/hoặc bị lừa bịp, bị ngăn cản không đưa ra bức tranh toàn cảnh.
(H) Cuộc đột kích của Hiến binh Vatican, do Tiến sĩ Giani lãnh đạo, vào năm 2017 vào văn phòng kiểm toán viên (Libero Milone) trên lãnh thổ Ý có lẽ là bất hợp pháp và chắc chắn có tính đe dọa và bạo lực. Bằng chứng chống lại Milone có thể là bịa đặt.
4. (A) Tình hình tài chính của Vatican rất nghiêm trọng. Trong mười năm qua (ít nhất), gần như luôn có thâm hụt tài chính. Trước COVID, những khoản thâm hụt này vào khoảng 20 triệu euro hàng năm. Trong ba năm qua, chúng vào khoảng 30-35 triệu euro mỗi năm. Các vấn đề có trước cả Đức Phanxicô và Đức Bênêđíctô.
(B) Vatican đang phải đối đầu với thâm hụt lớn trong Quỹ lương hưu. Vào khoảng năm 2014, các chuyên gia từ COSEA ước tính mức thâm hụt sẽ vào khoảng 800 triệu euro vào năm 2030. Đây là trước COVID.
(C) Người ta ước tính rằng Vatican đã thiệt hại 217 triệu € vì vụ tài sản trên Đại lộ Sloane ở London. Vào những năm 1980, Vatican buộc phải bồi thường 230 triệu USD sau vụ tai tiếng Banco Ambrosiano. Do hoạt động kém hiệu quả và tham nhũng trong 25-30 năm qua, Vatican đã mất ít nhất 100 triệu € nữa, và có lẽ sẽ cao hơn nhiều (có lẽ 150-200 triệu).
(D) Bất chấp quyết định gần đây của Đức Thánh Cha, quá trình đầu tư chưa được tập trung hóa (theo khuyến nghị của COSEA năm 2014 và cố gắng của Văn phòng Kinh tế năm 2015-16) và vẫn coi thường lời khuyên của chuyên gia. Trong nhiều thập niên, Vatican vẫn làm ăn với những nhà tài chính khét tiếng mà tất cả các chủ ngân hàng đáng kính ở Ý đều tránh xa.
(E) Tiền lãi từ 5261 tài sản của Vatican vẫn còn thấp một cách tai tiếng. Năm 2019, tiền lãi (trước COVID) là gần 4,500 đô la một năm. Vào năm 2020, nó là 2,900 € cho mỗi bất động sản.
(F) Vai trò thay đổi của Đức Phanxicô trong các cải cách tài chính (tiến bộ chưa đầy đủ nhưng đáng kể liên quan đến việc giảm tội phạm, ít thành công hơn nhiều, ngoại trừ tại IOR, về mặt lợi nhuận) là một mầu nhiệm và bí ẩn.
Ban đầu, Đức Thánh Cha ủng hộ mạnh mẽ các cải cách. Sau đó, ngài ngăn chặn việc tập trung hóa các khoản đầu tư, phản đối các cải cách và hầu hết các nỗ lực vạch trần tham nhũng, đồng thời hỗ trợ (lúc đó) Tổng giám mục Becciu, tại trung tâm cơ sở tài chính của Vatican. Sau đó vào năm 2020, Đức Giáo Hoàng đã lật tẩy Becciu và cuối cùng mười người đã bị đưa ra xét xử và buộc tội. Trong những năm qua, một số vụ truy tố đã được thực hiện từ các báo cáo vi phạm của AIF.
Các kiểm toán viên bên ngoài Price Waterhouse và Cooper đã bị sa thải và Tổng kiểm toán Libero Milone buộc phải từ chức vì những cáo buộc bịa đặt vào năm 2017. Người ta đã tiến quá gần đến việc tham nhũng trong Phủ Quốc Vụ Khanh.
5. Ảnh hưởng chính trị của Đức Phanxicô và Vatican không đáng kể. Về mặt trí tuệ, các bài viết của Đức Giáo Hoàng chứng tỏ sự suy giảm so với tiêu chuẩn của Thánh Gioan Phaolô II và Đức Bênêđictô. Các quyết định và chính sách thường “đúng đắn về mặt chính trị”, nhưng đã có những thất bại nghiêm trọng trong việc hỗ trợ nhân quyền ở Venezuela, Hồng Kông, Trung Quốc đại lục, và bây giờ là cuộc xâm lược của Nga.
Không có sự ủng hộ công khai nào đối với những người Công Giáo trung thành ở Trung Quốc, những người đã bị đàn áp liên tục vì họ trung thành với Đức Giáo Hoàng trong hơn 70 năm. Vatican không công khai ủng hộ cộng đồng Công Giáo ở Ukraine, đặc biệt là người Công Giáo Hy Lạp.
Những vấn đề này nên được xem xét lại bởi vị Giáo hoàng tiếp theo. Uy tín chính trị của Vatican hiện đang ở mức thấp.
6. Ở một mức độ khác, thấp hơn, tình hình của những người (Công Giáo) duy truyền thống theo công đồng Triđentinô nên được qui định.
Ở bình diện xa hơn và thấp hơn, việc cử hành các Thánh Lễ “cá nhân” và nhóm nhỏ vào buổi sáng tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô một lần nữa nên được cho phép. Vào lúc này, đại thánh đường này chẳng khác gì một sa mạc vào buổi sớm mai.
Cuộc khủng hoảng COVID đã che đậy sự sụt giảm lớn về số lượng khách hành hương tham dự các buổi yết kiến và Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng.
Đức Thánh Cha có rất ít sự ủng hộ giữa các chủng sinh và linh mục trẻ và có sự bất mãn lan rộng trong Giáo triều Vatican.
Mật nghị tiếp theo
1. Hồng Y đoàn đã bị suy yếu bởi những đề cử lập dị và đã không được triệu tập lại sau khi bác bỏ quan điểm của Hồng Y Kasper trong công nghị năm 2014. Nhiều Hồng Y không quen biết nhau, thêm một chiều kích mới cho sự khó đoán đối với mật nghị tiếp theo.
2. Sau Công đồng Vatican II, các thẩm quyền Công Giáo thường đánh giá thấp sức mạnh thù địch của việc tục hóa, thế gian, xác thịt và ma quỷ, đặc biệt là ở thế giới phương Tây và đánh giá quá cao ảnh hưởng và sức mạnh của Giáo Hội Công Giáo.
Chúng ta yếu hơn 50 năm trước và nhiều yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, ít nhất là trong ngắn hạn, thí dụ sự sụt giảm số lượng tín hữu, tần suất tham dự Thánh lễ, sự sụp đổ hoặc tuyệt chủng của nhiều dòng tu.
3. Đức Giáo Hoàng không cần phải là nhà truyền giáo giỏi nhất thế giới, cũng không cần phải là một thế lực chính trị. Người kế vị thánh Phêrô, với tư cách là người đứng đầu Giám mục đoàn, cũng là người kế vị các Tông đồ, có vai trò nền tảng cho sự hiệp nhất và tín lý. Tân giáo hoàng phải hiểu rằng bí mật của sức sống Kitô giáo và Công Giáo đến từ sự trung thành với giáo huấn của Chúa Kitô và các thực hành Công Giáo. Nó không đến từ việc thích nghi với thế giới hay từ tiền bạc.
4. Nhiệm vụ đầu tiên của tân giáo hoàng sẽ là khôi phục tính bình thường, khôi phục sự rõ ràng về tín lý đức tin và luân lý, khôi phục sự tôn trọng đúng đắn đối với luật pháp và bảo đảm rằng tiêu chuẩn đầu tiên để bổ nhiệm giám mục là chấp nhận truyền thống tông đồ. Tài chuyên môn và học hỏi về thần học là một lợi thế chứ không phải là một trở ngại cho tất cả các giám mục và đặc biệt là các tổng giám mục.
Đó là những nền tảng cần thiết để sống và rao giảng Tin Mừng.
5. Nếu các phiên họp đồng nghị tiếp tục diễn ra trên khắp thế giới, chúng sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc, có thể làm phân tán năng lực khỏi việc rao giảng Tin Mừng và phục vụ thay vì thâm hậu hóa các hoạt động thiết yếu này.
Nếu các Thượng Hội Đồng quốc gia hoặc lục địa được trao thẩm quyền về tín lý, chúng ta sẽ sa vào mối nguy hiểm mới đối với sự hiệp nhất của Giáo hội trên toàn thế giới, do đó, như Giáo Hội Đức, chẳng hạn, đã giữ quan điểm tín lý không được các Giáo hội khác chia sẻ và không tương thích với truyền thống tông đồ.
Nếu không có sự chỉnh sửa của Rôma đối với dị giáo như vậy, thì Giáo hội sẽ bị giản lược thành một liên đoàn lỏng lẻo gồm các Giáo hội địa phương, có những quan điểm khác nhau, có thể gần với mô hình Anh giáo hoặc Thệ phản hơn là mô hình Chính thống giáo.
Một Ưu tiên sớm sủa của vị giáo hoàng tiếp theo phải là loại bỏ và ngăn chặn sự phát triển đầy đe dọa như vậy, bằng cách đòi hỏi sự thống nhất trong những điều cốt yếu và không cho phép những khác biệt không thể chấp nhận được về tín lý. Luân lý tính của hoạt động tình dục đồng tính sẽ là một điểm phải lưu ý như vậy.
6. Trong khi các giáo sĩ và chủng sinh trẻ gần như hoàn toàn chính thống, đôi khi khá bảo thủ, tân Giáo hoàng sẽ cần phải nhận thức được những thay đổi đáng kể đã ảnh hưởng đến giới lãnh đạo Giáo hội kể từ năm 2013, có lẽ đặc biệt là ở Nam và Trung Mỹ. Có một mùa xuân mới theo chân những người thệ phản cấp tiến trong Giáo Hội Công Giáo.
Ly giáo không có khả năng xảy ra từ cánh tả, những người thường xem nhẹ các vấn đề tín lý. Ly giáo có nhiều khả năng đến từ cánh hữu và luôn có thể xảy ra khi những căng thẳng phụng vụ bùng phát chứ không giảm bớt.
Thống nhất trong các yếu tố cần thiết. Đa dạng trong những thứ không cần thiết. Bác ái trên mọi vấn đề.
7. Bất chấp sự suy giảm nguy hiểm ở phương Tây và sự mong manh và bất ổn cố hữu ở nhiều nơi, cần phải nghiêm túc xem xét tính khả thi của chuyến thanh tra Dòng Tên. Họ đang ở trong tình trạng sụt giảm số lượng thảm khốc từ 36,000 thành viên thời Công đồng xuống còn dưới 16,000 vào năm 2017 (có lẽ có đến 20-25% trên 75 tuổi). Ở một số nơi, có sự xuống cấp trầm trọng về luân lý.
Dòng tu này mang tính tập quyền cao độ, cần được cải cách nếu không sẽ gây hại từ cấp trên. Đặc sủng và sự đóng góp của Dòng Tên đã và đang rất quan trọng đối với Giáo hội đến nỗi họ không được phép đi vào lịch sử mà không bị xáo trộn hoặc chỉ đơn giản trở thành một cộng đồng Á-Phi.
8. Cần phải giải quyết sự sụt giảm thảm hại về số người Công Giáo và sự bành trướng của Thệ phản ở Nam Mỹ. Vấn đề này chỉ được đề cập qua loa trong Thượng hội đồng Amazon.
9. Rõ ràng là còn rất nhiều việc cần phải làm để cải cách tài chính ở Vatican, nhưng đây không phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất trong việc lựa chọn vị Giáo hoàng tiếp theo.
Vatican không có khoản nợ đáng kể nào nhưng việc tiếp tục thâm hụt hàng năm cuối cùng sẽ dẫn đến phá sản. Rõ ràng, các bước sẽ được thực hiện để khắc phục điều này, để tách Vatican khỏi các đồng phạm tội phạm và cân bằng thu chi. Vatican sẽ cần chứng minh năng lực và sự chính trực để thu hút những khoản quyên góp đáng kể để giúp giải quyết vấn đề này.
Mặc dù các thủ tục tài chính được cải thiện và rõ ràng hơn, nhưng áp lực tài chính liên tục là một thách thức lớn, nhưng chúng ít quan trọng hơn nhiều so với các mối đe dọa tâm linh và tín lý mà Giáo hội phải đối đầu, đặc biệt là ở Thế giới Thứ nhất.
Người dân
Mùa Chay 2022
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Thụy Phương Hà Nội: Gói trọn yêu thương trong 4000 chiếc bánh chưng
Gx. Thụy Phương
10:33 12/01/2023
Giáo xứ Thụy Phương Hà Nội: Gói trọn yêu thương trong 4000 chiếc bánh chưng
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, giáo xứ Thụy Phương vẫn giữ truyền thống chia sẻ tình yêu thương bác ái với tha nhân trong và ngoài Giáo xứ không phân biệt lương giáo. Hòa cùng niềm vui đó, ngay từ Chúa Nhật ngày 08/01/2023 (tức 17/12 âm lịch), cộng đoàn dân Chúa trong Giáo xứ đã cộng tác nhiệt tình vào việc gói bánh chưng từ những khâu chuẩn bị nguyên liệu: lá dong, gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh và lạt buộc.
Ngày hôm sau (09/01), mọi người cùng nhau bắt tay vào việc gói bánh chưng. Mỗi người một việc, người thì xếp lá, người thì gói bánh, người buộc dây lạt,… Cứ thế, những chiếc bánh xanh mướt đã được xếp gọn trong nồi và đem đi luộc nối tiếp vào ngay sáng hôm đó. Liên tục như vậy, đến ngày thứ Tư (11/01), 4000 chiếc bánh chưng đã được hoàn thành trong sự quan phòng của Thiên Chúa.
Nguyện xin Chúa chúc lành và ban hồng ân xuống trên quý Cha, quý Thầy, quý Sơ, quý Ân nhân và toàn thể cộng đoàn dân Chúa đã cộng tác để tạo nên một dịp ý nghĩa này. Xin cho mỗi thành viên trong giáo xứ Thụy Phương luôn biết đem tình yêu thương của Chúa đến với tất cả mọi người.
BTT Gx. Thụy Phương
Trong không khí chuẩn bị đón mừng Xuân Quý Mão 2023, với sự hướng dẫn và cộng tác của cha xứ Antôn Trần Duy Lương, giáo xứ Thụy Phương đã tổ chức gói bánh chưng làm quà Tết gửi tới anh chị em có hoàn cảnh khó khăn nhằm mang đến niềm vui, cũng như diễn tả sự chia sẻ, cảm thông và yêu thương.
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, giáo xứ Thụy Phương vẫn giữ truyền thống chia sẻ tình yêu thương bác ái với tha nhân trong và ngoài Giáo xứ không phân biệt lương giáo. Hòa cùng niềm vui đó, ngay từ Chúa Nhật ngày 08/01/2023 (tức 17/12 âm lịch), cộng đoàn dân Chúa trong Giáo xứ đã cộng tác nhiệt tình vào việc gói bánh chưng từ những khâu chuẩn bị nguyên liệu: lá dong, gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh và lạt buộc.
Ngày hôm sau (09/01), mọi người cùng nhau bắt tay vào việc gói bánh chưng. Mỗi người một việc, người thì xếp lá, người thì gói bánh, người buộc dây lạt,… Cứ thế, những chiếc bánh xanh mướt đã được xếp gọn trong nồi và đem đi luộc nối tiếp vào ngay sáng hôm đó. Liên tục như vậy, đến ngày thứ Tư (11/01), 4000 chiếc bánh chưng đã được hoàn thành trong sự quan phòng của Thiên Chúa.
4000 chiếc bánh chưng sẽ được gửi tới Cha xứ, quý Cha, quý Sơ và quý Hội đồng Mục vụ để trao tận tay những người già cả, bệnh tật, khó khăn và các gia đình không phân biệt lương giáo. Giá trị vật chất tuy không lớn, nhưng có thể nói, trong từng chiếc bánh đã gói ghém thật nhiều tình cảm, chứa đựng thật nhiều sự sẻ chia nơi giáo xứ Thụy Phương.
Nguyện xin Chúa chúc lành và ban hồng ân xuống trên quý Cha, quý Thầy, quý Sơ, quý Ân nhân và toàn thể cộng đoàn dân Chúa đã cộng tác để tạo nên một dịp ý nghĩa này. Xin cho mỗi thành viên trong giáo xứ Thụy Phương luôn biết đem tình yêu thương của Chúa đến với tất cả mọi người.
BTT Gx. Thụy Phương
Giáo xứ Vườn Chuối Sàigòn: Bữa cơm ân tình Xuân Quý Mão 2023
Minh Lan (TGPSG)
10:55 12/01/2023
Giáo xứ Vườn Chuối: Bữa cơm ân tình Xuân Quý Mão 2023
Đó là lời nhắn nhủ của Linh mục (Lm) Giuse Nguyễn Trí Dũng, Chánh xứ Giáo xứ Đức Mẹ Hòa Bình Vườn Chuối, giáo hạt Sài Gòn - Chợ Quán trong buổi gặp gỡ chia sẻ bữa cơm ân tình và tặng quà Tết cho những người có hoàn cảnh khó khăn vào lúc 11g00 thứ Năm, ngày 12-1-2023 tại Giáo xứ.
Khách mời tham dự khoảng 70 người gổm những cô bác trong Hội Người Khiếm Thị, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh và những người già yếu, bịnh tật cư ngụ chung quanh Giáo xứ không phân biệt tôn giáo.
Trong lời khai mạc, cha Chánh xứ đã nêu ý nghĩa của bữa cơm hôm nay là mong muốn gặp gỡ những anh chị em khuyết tật, nghèo khổ trong bầu khí gia đình để từ đó sẽ thấu hiểu tâm tình và hoàn cảnh của người nghèo. Bữa ăn hôm nay cũng là dịp để mọi người gắn bó với Giáo xứ, cùng nối kết, hiệp thông với nhau trong tình yêu Thiên Chúa. Đồng thời cha cũng cám ơn sự đóng góp, giúp đỡ của các vị ân nhân và các mạnh thường quân.
Sau bữa cơm, mỗi khách mời được nhận từ Lm Giuse những phong bao lì xì của Giáo xứ, của các mạnh thường quân và một phần quà tết gồm: gạo, dầu ăn, mì gói, cùng vài món nhu yếu phẩm khác.
Bữa cơm nhân ái kết thúc lúc 12g00. Khoảng 100 phần quà đã được chia sẻ gần hết đến tận tay người nhận. Những người quá yếu không thể đến Giáo xứ nhận lãnh sẽ được Ban điều hành các giáo Họ đem quà Tết đến trao tận nhà.
Đáp lời, linh mục Giuse cám ơn mọi người đã đến dùng cơm và đón nhận những món quà xuân ấm áp từ Giáo xứ và những mạnh thường quân. Kính chúc các gia đình đón một mùa xuân đầm ấm với nhiều hồng phúc Chúa ban.
Mọi người vui vẻ ra về lúc 12g15. Ước mong ngày càng có nhiều tấm lòng quảng đại, quan tâm đến những gia đình neo đơn, nghèo khó trong xóm ngõ, nơi mình sinh sống, để tình yêu thương của Chúa Kitô được lan tỏa khắp nơi.
Trước khi ra về, vui mừng với những món quà nhỏ trên tay cũng là hương vị chúc Xuân của Giáo xứ. Ông Dominico Nguyễn Hoàng Sơn, đại diện Hội người Khiếm Thị - Quận 3 đã bày tỏ lòng tri ân và chúc mừng Năm mới đến Cha Chánh xứ và
Mọi người vui vẻ ra về lúc 10g45 cùng ngày. Ước mong ngày càng có nhiều tấm lòng rộng mở, quan tâm đến những gia đình khó khăn gần ngõ, xóm nơi mình đang sinh sống để tình thương yêu của Chúa Kitô được lan tỏa khắp nơi.
Minh Lan (TGPSG)
“Thấu hiểu tâm tình và hoàn cảnh của người nghèo sẽ nối kết chúng ta trong tình yêu thương”.
Đó là lời nhắn nhủ của Linh mục (Lm) Giuse Nguyễn Trí Dũng, Chánh xứ Giáo xứ Đức Mẹ Hòa Bình Vườn Chuối, giáo hạt Sài Gòn - Chợ Quán trong buổi gặp gỡ chia sẻ bữa cơm ân tình và tặng quà Tết cho những người có hoàn cảnh khó khăn vào lúc 11g00 thứ Năm, ngày 12-1-2023 tại Giáo xứ.
Khách mời tham dự khoảng 70 người gổm những cô bác trong Hội Người Khiếm Thị, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh và những người già yếu, bịnh tật cư ngụ chung quanh Giáo xứ không phân biệt tôn giáo.
Trong lời khai mạc, cha Chánh xứ đã nêu ý nghĩa của bữa cơm hôm nay là mong muốn gặp gỡ những anh chị em khuyết tật, nghèo khổ trong bầu khí gia đình để từ đó sẽ thấu hiểu tâm tình và hoàn cảnh của người nghèo. Bữa ăn hôm nay cũng là dịp để mọi người gắn bó với Giáo xứ, cùng nối kết, hiệp thông với nhau trong tình yêu Thiên Chúa. Đồng thời cha cũng cám ơn sự đóng góp, giúp đỡ của các vị ân nhân và các mạnh thường quân.
Sau bữa cơm, mỗi khách mời được nhận từ Lm Giuse những phong bao lì xì của Giáo xứ, của các mạnh thường quân và một phần quà tết gồm: gạo, dầu ăn, mì gói, cùng vài món nhu yếu phẩm khác.
Bữa cơm nhân ái kết thúc lúc 12g00. Khoảng 100 phần quà đã được chia sẻ gần hết đến tận tay người nhận. Những người quá yếu không thể đến Giáo xứ nhận lãnh sẽ được Ban điều hành các giáo Họ đem quà Tết đến trao tận nhà.
Trước khi ra về, vị đại diện Hội Người Khiếm Thị, Quận 3 đã bày tỏ lòng tri ân và chúc mừng năm mới đến Cha Chánh xứ Giuse và quý Ban điều hành.
Đáp lời, linh mục Giuse cám ơn mọi người đã đến dùng cơm và đón nhận những món quà xuân ấm áp từ Giáo xứ và những mạnh thường quân. Kính chúc các gia đình đón một mùa xuân đầm ấm với nhiều hồng phúc Chúa ban.
Mọi người vui vẻ ra về lúc 12g15. Ước mong ngày càng có nhiều tấm lòng quảng đại, quan tâm đến những gia đình neo đơn, nghèo khó trong xóm ngõ, nơi mình sinh sống, để tình yêu thương của Chúa Kitô được lan tỏa khắp nơi.
Trước khi ra về, vui mừng với những món quà nhỏ trên tay cũng là hương vị chúc Xuân của Giáo xứ. Ông Dominico Nguyễn Hoàng Sơn, đại diện Hội người Khiếm Thị - Quận 3 đã bày tỏ lòng tri ân và chúc mừng Năm mới đến Cha Chánh xứ và
Mọi người vui vẻ ra về lúc 10g45 cùng ngày. Ước mong ngày càng có nhiều tấm lòng rộng mở, quan tâm đến những gia đình khó khăn gần ngõ, xóm nơi mình đang sinh sống để tình thương yêu của Chúa Kitô được lan tỏa khắp nơi.
Minh Lan (TGPSG)
VietCatholic TV
Những tình tiết độc đáo quanh Tang Lễ Đức Bênêđíctô XVI. Tại sao có người không được cho rước lễ?
VietCatholic Media
03:08 12/01/2023
Đời một cụ già 95 tuổi, lại rơi vào phạm trù gây tranh cãi, hiển nhiên sẽ có nhiều điều để nói về trong dư luận quần chúng, nhất là dư luận truyền thông lề phải lề trái. Đức Bênêđíctô XVI hẳn đã không tránh được lẽ thường tình này.
Hủy các ghi chép bản thân
Truyện đầu tiên, theo Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein là Đức Bênêđíctô XVI đã ra lệnh phải hoàn toàn hủy mọi ghi chép tư riêng của ngài, “không một ngoại lệ và không một chỗ hở nào”. Một lênh tương tự cũng đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đưa ra. Nhưng vị thư ký của ngài là Stanislaw Dziwisz đã không tuân lệnh, trái lại đã giữ lại cho nghiên cứu lịch sử. Đức Tổng Giám Mục Gänswein không nói gì về việc ngài có bất tuân mệnh lệnh của Đức Bênêđíctô thứ 16 hay không, nhưng có cho hay ngài có nhận được lệnh phải trao cho ai thứ gì, nhất là từ thư việc của ngài, từ bản thảo các cuốn sách tới các tài liệu của Công Đồng Vatican II và các thư từ. Đức Tổng Giám Mục cũng nhận được lệnh phân phối gia tài vật chất của Đức cố Giáo Hoàng. Đức Tổng Giám Mục cho hay Đức cố Giáo Hoàng đã thay đổi các mệnh lệnh này nhiều lần và lần cuối cùng là năm 2021.
Bị từ chối Mình Thánh
Theo JD Flynn của The Pillar, một video đang được phát tán trên các mạng xã hội cho thấy một người đàn ông bị từ chối Mình Thánh bởi một linh mục trong thánh lễ an táng Đức Bênêđíctô thứ 16. Cho đến nay, dù được The Pillar yêu cầu, văn phòng báo chí Tòa Thánh vẫn chưa đưa ra lời bình luận. Theo video này, một người đàn ông trung niên tiến đến chỗ cho rước lễ, qùy xuống, bỏ khăn trùm đầu, ngẩng mặt lên để rước lễ kiểu cũ tức trên lưỡi, linh mục cho rước lễ hỏi ông ta điều gì đó, sau đó linh mục rút Mình Thánh lại, ông ta đứng lên, hình như cố gắng để được rước lễ, nhưng không được, ông ta bình thản đi xuống.
Vì cử chỉ qùy gối và rước lễ bằng miệng là cử chỉ thường thấy trong Thánh Lễ trước Vatican II, Thánh lễ mà Đức Đức Bênêđíctô thứ 16 cho phép một cách nồng nhiệt, trong khi Đức Phanxicô hạn chế cũng một cách nồng nhiệt không kém, nên đã phát sinh nhiều suy đoán không có gì là tích cực cả. JD Flynn thì cho rằng lý do không cho rước lễ thì nhiều lắm, chứ không phải chỉ có một: có thể người đàn ông này đã chịu lễ trong thánh lễ này rồi, hoặc có thể ông ta nói điều gì đó bị vị linh mục cho là không thích đáng, có thể ông ta say rượu hoặc một điều gì đó không xứng đáng rước lễ.
JD Flynn cho rằng các lý do trên có vẻ xa xôi. Tại sao lại phải hỏi người rước lễ, trừ khi linh mục đọc “Mình Thánh Chúa Kitô” mà ông ta không biết thưa “Amen”, ngược lại nói một điều bất xứng, nhưng tại sao lại đứng lên và cố gắng xin rước lễ một lần nữa. Thành thử cách giải thích dễ dàng nhất là tại vì qùy gối và rước lễ trên lưỡi, nhưng qùy gối và rước lễ trên lưỡi được rất nhiều người Công Giáo thực hành, ngay tại giáo xứ tôi, thành thử khó hiểu lý do ông ta bị từ chối Mình Thánh.
Kinh nguyện Thánh Thể 3
JD Flynn cũng cho biết trong những ngày trước Thánh Lễ An Táng, có cuộc tranh luận về cách thế thích đáng để tôn vinh “vị giáo hoàng hưu trí” ngay trong việc cử hành phụng vụ, trong đó có việc sử dụng Kinh Nguyện Thánh Thể 3 thay vì Kinh Nguyện Thánh Thể 1 là Kinh Nguyện chính thức gọi là Kinh Nguyện Rôma, có từ thế kỷ thứ 7 và là Kinh Nguyện duy nhất trong Lễ Nghi Latinh cho tới tận thế kỷ 20. Tuy nó được thường xuyên sử dụng trong các Thánh lễ Chúa Nhật và là một phương thức dùng cho các thánh lễ cầu hồn.
Vậy mà một số người trên mạng xã hội cho việc sử dụng hình thức hiện đại hơn (có từ Vatican II) là “đáng buồn”, “đáng xấu hổ” và “một điều ô nhục”. Một số người cho là một việc làm mất mặt vị giáo hoàng đã làm rất nhiều để mở rộng việc tiếp cận với các hình thức cũ hơn của Thánh Lễ. Dù trên thực tế, Đức Đức Bênêđíctô thứ 16 thường cử hành Thánh lễ với Kinh Nguyện Thánh thể 3, vả lại Kinh Nguyện này có phần chi tiết hơn trong lời cầu nguyện cho người quá vãng.
Có điều, chính JD Flynn cũng thừa nhận là hình thức cử hành Thánh Lễ An táng Đức Đức Bênêđíctô thứ 16 không trọng cũng không hèn (Not fish or fowl). Tuy ngài là Giáo Hoàng nhưng qua đời trong tư cách “Giáo Hoàng Hưu trí”, một tước hiệu lạ mà ít nhiều do chính ngài tạo ra. Khi một Giáo Hoàng tại vị qua đời, việc này để lại một lỗ hổng ở thượng tầng phẩm trật và chúng ta thương tiếc không những cái chết của một cá nhân mà là việc trống tòa.
Chào giã từ “Cha Bênêđíctô”
Để qua một bên bút chiến và chính trị nhân cách của các nhà bình luận, người Công Giáo bình thường cảm nhận bản chất bản thân, hơn là định chế, cái chết và tang lễ của ngài.
JD Flynn đã hầu truyện một số người trong số hàng trăm ngàn người tới viếng xác ngài quàn tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, tất cả đều cho ông hay một câu truyện khác về lý do tại sao họ đến để kính viếng ngài: phần lớn là các lý do bản thân, về việc Đức Bênêđíctô thứ 16 trong tư cách nhà văn, nhà tư tưởng, và nhà lãnh đạo đã in đậm dấu ấn của ngài ra sao trong cuộc sống của họ.
Một nữ tu từ Nigeria phát biểu, “đối với tôi, ngài là một vị thánh”. Ngài có khả năng vĩ đại trong việc truyền đạt tình yêu của ngài đối với Thiên Chúa và nhất là tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Một sinh viên từ Nam Hàn nói cô đang đi du lịch thì nghe tin Đức Bênêđíctô thứ 16 qua đời: “Tôi thấy ngài đã qua đời, và tôi ngay lập tức muốn được thấy ngài. Trong Nhà thờ, tôi cầu nguyện: ‘Tạm biệt Cha, thưa Cha, tạm biệt Cha”.
Điều làm JD Flynn ngạc nhiên là con người được báo chí tường thuật là thích được gọi là “Cha Bênêđíctô” lúc về hưu nay quả đã được toại nguyện.
‘Phong thánh tức khắc!’
Về cuối thánh lể an táng Đức Bênêđíctô thứ 16, trước khi quan tài ngài được khiêng trở lại bên trong Nhà thờ Thánh Phêrô, những tiếng hô tự phát “Phong thánh ngay lập tức” (Santo Subito) vang lên giữa đám đông và được hưởng ứng vang dội.
JD Flynn bèn đi kiếm những người hô vang và hỏi họ tại sao họ lại sẵn sàng gọi Đức Bênêđíctô thứ 16 là thánh. Họ cho biết: các trước tác và gương sáng của ngài đã thay đổi đời họ. Một người Công Giáo Pháp cho biết: “Ngài là đá tảng. Một điều gì đó vững vàng, một điều gì đó chân thật. Ngài là người chúng tôi tín thác. Ngài là đá tảng đối với tôi”. Đối với họ, ngài là một mục tử, một người để lại một dấu ấn sâu xa và bản vị sâu sắc trên đời sống nhiều người.
Đoán đúng phoong phoóc
Cha Raymond J. de Souza, ngày 31 tháng 12, ngay sau khi Đức Bênêđíctô thứ 16 qua đời, có nhắc lại Lễ an táng Thánh Gioan Phaolô II trong đó Đức Hồng Y Joseph Ratzinger vừa là chủ tế vừa là vị giảng thuyết. Phần lớn các bài giảng lể an táng một vị Giáo Hoàng đều tan biến trong làn gío thoảng. Nhưng bài giảng của Đức Hồng Y Ratzingzer đã nói nhiều về cuộc đời Đức Gioan Phaolô II một cách lỗi lạc như thường lệ...
Còn Đức Phanxicô? Ngài sẽ nói gì trong thánh lễ an táng Đức Bênêđíctô thứ 16? Cha de Souza tự hỏi. Theo cha, Đức Phanxicô thừa nhận sự vĩ đại của Đức Bênêđíctô như một linh mục, học giả và mục tử. Đức Phanxicô thường nói tới Đức Bênêđíctô một cách rất âu yếm, qúy mến và ca ngợi, nên không hoài nghi gì là ngài sẽ có khả năng, nhân danh toàn thể Giáo Hội, bày tỏ tình yêu của ngài cho vị Giáo Hoàng quá cố.
Nhưng liệu ngài có làm thế hay không? Cha de Souza không nghĩ vậy: Vì Đức Phanxicô thích sử dụng các chủ đề từ Kinh Thánh. Trong các bài giảng phong thánh, kể cả các vụ phong thánh cho các Đức Gioan XXIII, Gioan Phaolô II, và Phaolô VI, chỉ có rất ít dòng nói về vị thánh mới.
Bài giảng Thánh lễ an táng của Đức Bênêđíctô thứ 16 đã chứng minh trọn vẹn điều trên, làm nản lòng nhiều người.
Vô tiền khoáng hậu?
John L. Allen Jr. của CruxNow cho hay một số người nghĩ rằng việc một vị Giáo Hoàng chủ trì thánh lễ an táng cho một vị Giáo Hoàng khác, cụ thể là Đức Giáo Hoàng Phanxicô an táng vị tiền nhiệm, Đức Bênêđíctô thứ 16, là chuyện tuyệt đối chưa bao giờ có. Thực ra thì đã có rồi: đó là chuyện của Đức Piô VI, vị Giáo Hoàng bị quân đội Napoléon bắt đưa và tống giam tại Pháp và chết tại nơi đất quê người tại Valence năm 1799. Xác ngài được chôn tại một nghĩa trang dân sự ở Valence mà không có nghi thức an táng. Trong một sỉ nhục tột độ, mộ phần được đánh dấu bằng hàng chữ “Công dân Giannangelo Brashchi”, tên riêng của vị Giáo Hoàng sau đó mới thêm “cũng được gọi là Giáo Hoàng”.
Gần hai năm sau, vào hôm vọng Lễ Giáng sinh năm 1801, nhà cầm quyền Pháp mới cho phép thi hài của Đức Piô VI được khai quật và đưa về Vatican. Một lễ an táng Công Giáo long trọng đã được tổ chức cho ngài vào ngày 19 tháng Hai năm 1802 tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của vị kế nhiệm, Piô VII.
Thành thử lễ an táng của Đức Bênêđíctô thứ 16 vào ngày 5 tháng 1 năm 2023 không phải là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng tham dự Thánh Lễ an táng cho một vị Giáo Hoàng khác.
Tuy nhiên, các sử gia ghi nhận rằng Đức Piô VII thực sự không “cử hành” thánh lễ an táng cho Đức Piô VI; việc này được ủy thác cho Đức Hồng Y Leonardo Antonelli, là vị Hồng Y đầu tiên do Đức Piô VI tấn phong năm 1775. Trình thuật lúc đó nói rằng Đức Piô VII hiện diện và “phụ giúp” trong thánh lễ.
Như thế, thánh lễ an táng Đức Bênêđíctô thứ 16 cũng na ná như thế, khi Đức Phanxicô không “cử hành” Thánh Lễ mà là Đức Hồng Y Giovani Battista Re, niên trưởng Hồng Y đoàn. Đức Phanxicô, theo một nghĩa nào đó, cũng chỉ “phụ giúp” giảng lễ và đọc các lời cầu nguyện, một sự “phụ giúp” tuy có nhiều hơn Đức Piô VII.
Có thể vì mấy giấc này, vì chứng đau đầu gối, Đức Phanxicô có thói quen “chủ trì” các Thánh Lễ đại trào cách đó, chứ không thực sự trực tiếp “cử hành”, như trong Thánh Lễ đầu năm, trong đó ngài chủ trì, với Đức Hồng Y Parolin làm chủ tế. Tuy thế, ta cũng nên lưu ý, sau Vatican II, có hình thức đồng tế. Nên cũng khó mà quả quyết là ngài không “cử hành”. Đúng hơn, nên nói ngài không phải là chủ tế.
Giờ chót: Quân phòng thủ Soledar được Lữ Đoàn Dù tiếp cứu. Ba Lan cấp tốc đưa xe tăng cứu nguy
VietCatholic Media
03:10 12/01/2023
1. Putin kinh sộ tại Soledar. Quân phòng thủ được Lữ Đoàn Dù tiếp cứu vẫn đang đứng vững
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm mùng 12 tháng Giêng, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết giao tranh vẫn đang diễn ra tại thành phố Soledar.
Quân Nga đã tập trung một lực lượng lên đến 50,000 quân để tấn công đồng thời hai thành phố Soledar và Bakhmut. Trong số 50,000 quân, lúc đầu chủ yếu là quân Wagner, trong đó có đến 40,000 quân là những kẻ đầu trộm đuôi cướp phạm tội hình sự, được Wagner tuyển mộ từ các nhà tù Nga. Họ không có kinh nghiệm chiến đấu nên sớm bị tiêu diệt. Hiện nay, đa số quân đang tấn công Soledar là quân chính quy Nga của các Sư Đoàn 144 Súng Trường Cơ Giới thuộc Tập Đoàn Quân Cận Vệ số 1, Trung Đoàn 45 Công binh chiến đấu, Tập đoàn quân số 2 và Trung Đoàn 6 Cossack của cái gọi là Cộng hòa Nhân Dân Luhansk tự xưng.
Quân phòng thủ Ukraine trong thành phố Soledar đã bắn hạ một trực thăng Ka-52 của Nga đang yểm trợ các cuộc tấn công; và hai máy bay không người lái do thám.
Tại Mạc Tư Khoa, tối thứ Tư 12 Tháng Giêng, một cuộc tụ họp mừng chiến thắng Soledar đã được dự trù nhưng đã không xảy ra. Putin đã “kinh sộ”. Tuy nhiên, theo cô Hanna Maliar, tình hình trong 24 giờ tới vẫn rất khó khăn.
Trong ngày qua, Lực lượng Không quân Ukraine đã tiến hành 13 cuộc tấn công vào các cụm quân Nga và 3 cuộc tấn công vào các vị trí đặt hệ thống hỏa tiễn phòng không của đối phương.
Các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh của Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã đánh trúng một sở chỉ huy, bốn cụm quân và thiết bị quân sự của đối phương, cùng ba kho đạn dược.
Quân Nga đã tung ra hai cuộc tấn công bằng hỏa tiễn, 22 cuộc không kích và 18 vụ tấn công bằng hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, đặc biệt là vào cơ sở hạ tầng dân sự.
Trong 24 giờ qua, 490 binh sĩ Nga bị loại khỏi vòng chiến cùng với 10 xe tăng, 5 xe thiết giáp và 5 hệ thống pháo.
Tính chung từ ngày 24 tháng Hai, 2022 đến 11 Tháng Giêng, 112.960 binh sĩ Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổng thiệt hại chiến đấu của quân xâm lược còn bao gồm 3.094 xe tăng, 6.159 xe thiết giáp, 2.078 hệ thống pháo, 437 hỏa tiễn phóng hàng loạt, 217 hệ thống tác chiến phòng không, 285 máy bay, 275 trực thăng, 4.826 xe chuyển quân và nhiên liệu, 17 tàu chiến, 1.862 máy bay không người lái, 184 đơn vị thiết bị đặc biệt. Tổng cộng 723 hỏa tiễn hành trình của đối phương đã bị bắn hạ
2. Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết những nỗ lực của Nga nhằm chiếm thị trấn Soledar quan trọng của Donetsk đã không thành công
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm 12 tháng Giêng, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine cho biết Nga đã không thành công trong cố gắng chiếm thành phố Soledar, thị trấn ở vùng Donetsk, miền đông Ukraine, nơi giao tranh dữ dội trong những ngày gần đây vẫn tiếp diễn.
“Giao tranh ác liệt vẫn tiếp tục ở Soledar. Bị tổn thất nặng nề, quân Nga một lần nữa thay thế các đơn vị, tăng quân số của Wagner, cố gắng chọc thủng hàng phòng thủ của quân ta nhằm chiếm hoàn toàn thành phố, nhưng không thành công.”
Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu Wagner, công ty quân sự tư nhân của Nga, hôm thứ Ba tuyên bố rằng lực lượng của ông ta đã nắm quyền kiểm soát “toàn bộ lãnh thổ của Soledar.”
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã xoa dịu tình cảm đó vào thứ Tư, chỉ nói rằng có một “xu hướng tích cực”.
Yevgeny Prigozhin đã xuất hiện nhiều hơn trước công chúng Nga sau khi một số tuyên truyền viên trên các phương tiện truyền thông Nga hoan hô ông ta như một anh hùng hay như một cứu tinh cho cuộc chiến đang bị đình trệ tại Ukraine. Yevgeny Prigozhin điều hành một trung tâm thông tin tại St. Peterburg song song với cơ quan truyền thông chính của Bộ Quốc Phòng Nga do phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov đảm trách. Trong một diễn biến có thể cho thấy sự không hài lòng của Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov nói rằng Konashenkov là người phát ngôn chính thức và hợp pháp về những gì đang diễn ra trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Cựu đại tá FSB, Igor Girkin nói rằng Yevgeny Prigozhin muốn trở thành bộ trưởng quốc phòng - hoặc thậm chí là tổng thống Nga.
Yevgeny Prigozhin mô tả cuộc tấn công vào thành phố Soledar là do các lực lượng Wagner đảm trách. Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm thứ Tư rằng Wagner chỉ là một phần trong lực lượng chung; và các lực lượng chính quy của quân Nga đã “tấn công Soledar từ phần phía bắc và phía nam” của khu định cư.
Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết trong cả hai mặt trận tại thành phố Soledar và thành phố Bakhmut, quân Nga có trên 50,000 quân trong đó có đến 40,000 là bọn đầu trộm đuôi cướp được Yevgeny Prigozhin tuyển mộ từ các tù hình sự trong các nhà tù Nga. Quân số của Wagner không phải là quân đội chuyên nghiệp nên đã tử trận rất nhiều, và được bù đắp bởi các tân binh mới bị gọi nhập ngũ. Họ cũng không được đào tạo nên con số tử vong cũng rất cao.
Có các chi tiết sau cho thấy quân Nga chưa chiếm được thành phố Soledar.
Ben Wedeman, phóng viên của CNN đang đứng cạnh Lữ đoàn pháo binh hạng nặng số 43 của Ukraine, cách thành phố Soledar 7km cho biết các khẩu pháo Panzerhaubitze 2000 của Đức vẫn đang bắn yểm trợ cho quân trú phòng Ukraine.
Olga Skabeyeva, phụ trách một chương trình truyền hình, gọi 60 minutes trên đài truyền hình nhà nước Nga Rossiya-1 hô hào dân chúng tham gia cuộc tụ họp mừng chiến thắng Soledar vào tối thứ Tư. Cuộc tụ họp đó đã không diễn ra. Trái lại, vào chiều thứ Tư, Bộ Quốc Phòng Nga đã ra một thông báo cách chức Tướng đầu trọc Sergei Surovikin, người đã được bổ nhiệm vào vai trò Tổn Tư Lệnh các lực lượng Nga tại Ukraine vào ngày 8 tháng 10 năm 2022
3. Lithuania sẽ gửi các hệ thống phòng không tới Ukraine
Tổng thống Lithuania Gitanas Nausea cho biết Lithuania sẽ gửi các hệ thống phòng không tới Ukraine. Ông cho biết như trên trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy của Ukraine và Andrzej Duda của Ba Lan tại Lviv vào ngày 11 Tháng Giêng.
“Hôm nay tôi mang đến một tin tốt lành cho Ukraine - chúng tôi đang bàn giao các hệ thống phòng không chống hỏa tiễn và một số hệ thống chống máy bay sẽ giúp các bạn trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Nga,” ông Nauseda nói.
Ông nói thêm rằng có những tranh chấp chính trị ở Lithuania về nhiều vấn đề khác nhau, nhưng chưa bao giờ có bất kỳ tranh cãi nào về việc hỗ trợ cho Ukraine.
Nauseda nói: “Tất cả các đảng chính trị hoàn toàn đồng ý rằng viện trợ nên ở mức tối đa và chiến thắng của Ukraine nên diễn ra càng nhanh càng tốt.”
Trước đó, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy của Ukraine, Andrzej Duda của Ba Lan và Gitanas Nausea của Lithuania đã ký một tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh Tam giác Lublin ở Lviv vào ngày 11 tháng Giêng, trong đó nói rằng Lithuania và Ba Lan ủng hộ tư cách thành viên NATO của Ukraine và tìm kiếm sự đồng thuận về vấn đề này giữa các Đồng minh.
4. Ba Lan gửi xe tăng Leopard do Đức sản xuất tới Ukraine
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết Ba Lan sẽ gửi một đại đội xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard do Đức sản xuất tới Ukraine.
“Một đại đội xe tăng Leopard sẽ được chuyển giao như một phần của việc thành lập liên minh. Nhưng đối với điều này, cần phải đáp ứng toàn bộ các yêu cầu chính thức, phê duyệt, v.v. Tuy nhiên, trước hết, chúng tôi muốn đó là một liên minh quốc tế,” Duda nói trong một cuộc họp báo ở Lviv hôm thứ Tư sau hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai của Tam giác Lublin.
Ông nói rằng là một phần của liên minh quốc tế này, Ba Lan đã quyết định cung cấp “gói xe tăng đầu tiên - một đại đội xe tăng Leopard”. Ông bày tỏ hy vọng Ukraine sẽ sớm có các đại đội xe tăng Leopard và các loại xe tăng khác nữa từ các đối tác quốc tế để tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước.
“Quyết định như vậy đã được đưa ra ở Ba Lan,” Duda nói.
Nhà lãnh đạo Ba Lan cũng nói thêm rằng việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine là “một trong những thách thức lớn nhất đối với thế giới tự do” trong vài thập kỷ qua.
Duda kêu gọi lãnh đạo các nước tiếp tục giúp đỡ Ukraine. Ông nói rằng Ba Lan là quốc gia đầu tiên cung cấp cho Ukraine “sự giúp đỡ cực kỳ lớn trong bối cảnh Nga gây hấn”. Ông lưu ý rằng các thiết bị được Warsaw chuyển giao cho Kyiv kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga bao gồm xe tăng, đạn dược, súng trường tự động Grot, pháo tự hành Krab, v.v.
Duda không nói rõ Ba Lan sẽ chuyển giao chính xác bao nhiêu xe tăng cho Ukraine nhưng theo cơ cấu của quân đội Ba Lan, một đại đội xe tăng bao gồm 14 xe tăng.
5. Đức đang phải đối mặt với áp lực từ Pháp và Ba Lan trong việc cung cấp cho Ukraine xe tăng Leopard 2
Tờ Politico cho biết việc cung cấp các xe tăng hiện đại của phương Tây như Leopard 2 sẽ là một động lực lớn cho quân đội Ukraine, vì các đồng minh của Kyiv cho đến nay chỉ sẵn sàng gửi các xe tăng cũ thời Liên Xô vẫn còn trong kho của các nước Đông Âu, cũng như các nước khác cũng như các hệ thống vũ khí như lựu pháo và phòng không.
Một quan chức Pháp nói với Politico rằng Paris đang áp lực Đức với hy vọng đạt được một thỏa thuận từ Berlin để gửi xe tăng Leopard tới Ukraine trước hội nghị thượng đỉnh Pháp-Đức vào ngày 22 tháng Giêng, nhân kỷ niệm 60 năm hiệp ước đối tác Élysée giữa hai quốc gia.
Áp lực tương tự đang đến từ Ba Lan, quốc gia muốn thành lập một liên minh rộng rãi giữa các đối tác phương Tây để cùng bàn giao Leopards cho Ukraine. Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Paweł Jabłoński nói với đài phát thanh quốc gia Ba Lan hôm thứ Hai: “Chúng ta khuyến khích các quốc gia khác thành lập một liên minh rộng rãi để chuyển giao các loại xe tăng hiện đại hơn cho Ukraine, chẳng hạn như xe tăng Leopard”.
Guy Verhofstadt, một thành viên Quốc Hội Bỉ, đã kêu gọi Liên Hiệp Âu Châu can thiệp để gây áp lực lên Đức trong việc cung cấp xe tăng.
6. Quân Nga pháo kích vào bệnh viện Nhi Đồng Kherson và phạm tội ác chiến tranh.
Trong một biến cố gây sốc cho nhiều người, sáng thứ Tư 11 tháng Giêng, quân đội Nga đã nã pháo vào một bệnh viện nhi đồng ở thành phố Kherson, làm hư hại một đơn vị chăm sóc trẻ sơ sinh. Đây là lần thứ ba bệnh viện này bị tấn công.
“Quân xâm lược Nga tiếp tục chiến đấu với Bệnh viện lâm sàng trẻ em khu vực Kherson. Tối hôm qua, quân Nga lại tấn công cơ sở chăm sóc sức khỏe, bắn vào đơn vị chăm sóc y tế cho trẻ sơ sinh”, Yaroslav Yanushevych, Thống Đốc Kherson đã cho biết như trên.
Tòa nhà sáu tầng của khoa chăm sóc trẻ sơ sinh đã bị hư hại, các cửa sổ trong tòa nhà bị vỡ. Ông tin rằng phép lạ đã xảy ra vì cuộc tấn công tàn bạo này không gây thương tích cho bất cứ ai.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công bố một lệnh ngừng bắn nhân dịp lễ Giáng Sinh Chính Thống Giáo bắt đầu từ 12 giờ trưa ngày thứ Sáu 6 tháng Giêng cho đến hết ngày 7 tháng Giêng.
Tuy nhiên, sau 12 giờ trưa ngày mùng 6, quân Nga đã pháo kích vào Kherson 39 lầm khiến một thường dân thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.
Trong ngày lễ Giáng Sinh Chính Thống Giáo, quân Nga đã pháo kích vào thành phố Kherson 79 lần, kể cả vào bệnh viện Nhi Đồng thành phố.
Văn phòng Tổng Công tố Ukraine cho biết “Theo dữ liệu điều tra, vào ngày lễ Giáng Sinh quân đội Liên bang Nga đã thực hiện một loạt các cuộc tấn công bằng pháo vào các thành phố, thị trấn và làng mạc của Ukraine bất kể cái gọi là lệnh ngừng bắn của họ”.
Bên cạnh đó, các cuộc điều tra còn chỉ ra rằng quân Nga đã tiến hành các hành vi chà đạp luật lệ và phong tục chiến tranh ngay trong ngày lễ Giáng Sinh Chính Thống Giáo.
Tại ngoại ô thành phố Lyman, các đơn vị Nga trên đường tháo chạy đã bắt theo ít nhất 10 thiếu niên, bắn chết 8 người phụ nữ. Tất cả những người phụ nữ bị bắn chết đều có dấu hiệu bị cưỡng hiếp, đánh đập và cắt xẻo các phần trên cơ thể, bị bắn sau lưng trước khi bị đạp xuống hố.
7. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hoan nghênh quyết định của Ba Lan gửi xe tăng Leopard tới Ukraine
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết trong cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ở Lviv, Ba Lan sẽ gửi xe tăng chiến đấu Leopard tới Ukraine.
“Một đại đội xe tăng Leopard cho Ukraine sẽ được bàn giao như một phần của việc xây dựng một liên minh quốc tế,” Duda cho biết trong một tuyên bố trên tài khoản Twitter chính thức của mình. “Quyết định này đã được đưa ra ở Ba Lan.”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hoan nghênh quyết định này.
“Hôm nay tôi có thể nói một từ rất quan trọng đối với nền quốc phòng của chúng ta, đối với nhà nước của chúng ta, đối với quân đội của chúng ta, đối với nền phòng thủ chung của Ukraine và toàn Âu Châu – là từ 'xe tăng',” Zelenskiy nói trong một cuộc họp báo ở Lviv cùng với người Ba Lan của mình, và các đối tác Lithuania.
Đây sẽ là lần đầu tiên một chiếc xe tăng do phương Tây sản xuất được gửi đến Ukraine kể từ cuộc xâm lược của Nga.
Xe tăng Leopard được sản xuất tại Đức và việc tái xuất khẩu của nó thường cần sự chấp thuận của chính phủ Đức.
Bạo loạn hậu bầu cử ở Brazil y như Mỹ. Nỗi buồn của Đức Bênêđíctô sau Tự Sắc Thánh Lễ Latinh
VietCatholic Media
05:14 12/01/2023
1. Hội đồng Giám mục Brazil kêu gọi bình tĩnh
Trong một tweet vừa được công bố bằng tiếng Bồ Đào Nha, Hội đồng Giám mục Brazil, gọi tắt là CNBB, bày tỏ sự “bối rối trước các sự kiện bạo lực và nghiêm trọng ở Brazil, yêu cầu sự thanh thản, hòa bình và chấm dứt ngay lập tức các cuộc tấn công tội phạm nhằm vào Đảng Dân chủ Cánh hữu Nhà nước”. Trong một tweet thứ hai, Hội Đồng Giám Mục nói thêm rằng “những cuộc tấn công này phải được ngăn chặn ngay lập tức và những người tổ chức cũng như những người tham gia phải chịu trách nhiệm trước pháp luật ở mức tối đa. Công dân và nền dân chủ phải được bảo vệ”.
Thông Tấn Xã Ansa của Ý trước đó đã báo cáo rằng “những người ủng hộ cựu tổng thống Jair Bolsonaro, những người không chấp nhận chiến thắng của tổng thống mới Inacio Lula da Silva, đã xông vào các tòa nhà của các tổ chức hàng đầu của quốc gia trong một vụ tương tự như hai năm trước trên Đồi Capitol ở Washington bởi những người hâm mộ tổng thống Trump. Cảnh sát Brazil cũng giành lại quyền kiểm soát cung điện Planalto, trụ sở của tổng thống, sau đó là trụ sở của Tòa án Liên bang Tối cao.
Tờ O Globo đưa tin rằng lực lượng an ninh vẫn đang bận rộn đuổi những người ủng hộ Bolsonaro khỏi Quốc hội. Cảnh sát đã sử dụng hơi cay để cố gắng đẩy lùi hàng ngàn người nhưng họ đã vượt qua được hàng rào an ninh xung quanh quốc hội ở Brazil khi kết thúc cuộc biểu tình ủng hộ cựu tổng thống”.
Source:Sismografo
2. Phỏng vấn Đức Hồng Y Becciu
Đức Hồng Y Angelo Becciu bị sốc trước tin Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđictô XVI qua đời. Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với ilGiornale.it, ngài kể lại ấn tượng của ngài về
Ngày nay có nhiều cuộc thảo luận về việc từ chức của Đức Giáo Hoàng Danh Dự. Đức Hồng Y đã ở Vatican vào ngày hôm đó với tư cách là Phụ Tá Quốc vụ khanh. Cảm nghiệm của Đức Hồng Y ra sao?
Đó là những vấn đề rất tế nhị và tôi có thể nói đó là những khoảnh khắc gây sốc. Tôi không thể hiểu những gì đang được nói với tôi và những gì có thể xảy ra trong văn phòng của chúng tôi và trên hết là trong Giáo hội! Đức Bênêđíctô đã đbáo cho tôi nhiều tháng trước khi ngài công bố chính thức bởi vì tôi được giao nhiệm vụ cung cấp, một cách bí mật nhất, việc cải tạo ngôi nhà nơi Đức Bênêđictô sẽ đến ở sau khi thoái vị. Tôi không thể tâm sự với ai. Tôi chỉ nói về điều đó với ngài vào buổi tối ngày 10 tháng 2. Ngài nhìn thẳng vào mặt tôi với nụ cười hiền lành “đã là ý Chúa thì phải thuận theo”!
Một viễn cảnh đang mở ra, khơi lại những bất đồng cũ và mới. Đức Hồng Y cảm thấy thế nào về thời điểm chia rẽ này trong Giáo hội?
Tất nhiên là tôi đang cầu nguyện! Chúng ta không thể bị cuốn vào đấu đá nội bộ. Nó sẽ là vô lý. Chúng ta không phải là một đảng phái chính trị, chúng ta là Giáo hội của Chúa Giêsu Kitô và Người đã đổ mồ hôi máu, Người đã hy sinh mạng sống của mình để các môn đệ của Người được hiệp nhất. Sự hiệp nhất của Giáo hội là dấu chỉ sự khả tín của chúng ta trước toàn thế giới. Ngoài việc xé bỏ mệnh lệnh của Chúa Giêsu, chúng ta sẽ làm thất vọng những đau khổ và khuyến cáo của Đức Bênêđictô khi ngài nói rằng chỉ có một Đức Giáo Hoàng; đó là Đức Phanxicô: với ngài, chúng ta phải hiệp nhất và hiệp thông!
Đức Hồng Y có tin rằng Đức Bergoglio cũng có thể từ chức không?
Mọi thứ đều có thể. Đức Thánh Cha Phanxicô đã từng nói rằng với Đức Bênêđictô, việc từ chức của một vị Giáo hoàng giờ đây đã trở thành một định chế. Nhưng tôi không muốn nghĩ đến khả năng đó. Là tín hữu, chúng ta có nguy cơ thất vọng nếu để mình bị cuốn vào trò chơi đoán già đoán non. Đức Giáo Hoàng ở đó và chúng ta yêu mến ngài. Chúa có thời điểm của Ngài, chúng ta hãy tôn trọng.
Người ta kêu gọi phong thánh ngay cho Đức Ratzinger. Đức Hồng Y nghĩ sao?
Tôi xúc động trước tiếng kêu vang lên giữa đám đông tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày tang lễ của Đức Bênêđictô: Santo Subito, tuyên thánh ngay lập tức! Người ta cảm nhận được tầm vóc phi thường về đạo đức và tinh thần của vị Giáo hoàng quá cố. Chúng ta đừng làm người ta thất vọng nhưng cũng đừng lừa dối họ, Giáo hội đã khôn ngoan đặt ra các tiêu chuẩn và thời gian cho việc tuyên thánh. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta muốn làm vui lòng Đức Giáo Hoàng Bênêđictô, chúng ta cũng phải nên thánh!
Source:ilGiornale.it
3. Nhận định của ký giả Sandro Magister về cuốn sách của Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein
Sandro Magister, ký giả kỳ cựu về Vatican vừa có bài viết liên quan đến cuốn sách được phát hành vào ngày 12 tháng Giêng của Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein nhan đề “Il sinodo tedesco contagia l’intera Chiesa, senza che il papa lo freni”, nghĩa là “Xem trước. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đánh mất nền hòa bình Phụng Vụ do Đức Bênêđíctô hình thành khi nào và ra sao.”
Trong cuốn sách “Không có gì ngoài sự thật” trong đó Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein kể lại cuộc đời của ngài cùng với vị giáo hoàng quá cố, sắp được phát hành bằng nhiều thứ tiếng, người ta không tìm thấy chỗ nào có cái câu Đức Thánh Cha Phanxicô “làm tan nát trái tim” của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 với việc cấm nghi thức bằng tiếng Latinh cổ xưa. Nó không được viết ở bất cứ đâu, bằng những từ chính xác như thế, trong cuốn sách này.
Nhưng trong bốn trang của cuốn sách mô tả những gì đã xảy ra vào dịp đó, có tất cả sự cay đắng mà Đức Bênêđictô cảm thấy vào ngày 16 tháng 7 năm 2021, khi “khi lật qua tờ báo Quan Sát Viên Rôma vào chiều hôm đó, ngài khám phá ra rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra tự sắc 'Traditionis custodes' về việc sử dụng phụng vụ Rôma trước cuộc cải cách năm 1970,” theo đó ngài hạn chế gần như đến mức xóa sạch quyền tự do cử hành Thánh lễ theo nghi thức cổ xưa mà chính Đức Bênêđictô đã cho phép vào năm 2007 với tự sắc “Summorum Pontificum.”
Tổng Giám Mục Gänswein kể lại rằng Đức Bênêđíctô “đã đọc tài liệu một cách cẩn thận,” và “khi tôi hỏi ý kiến của ngài” – ngài nói rằng ngài coi đó là “một sự thay đổi tất nhiên mang tính quyết định và đánh giá đó là một sai lầm, vì nó có nguy cơ gây nguy hiểm cho nỗ lực đạt được hòa bình mười bốn năm trước.”
Đức Giáo Hoàng danh dự “đặc biệt cho rằng thật sai lầm khi cấm cử hành Thánh lễ theo nghi thức cũ trong các nhà thờ giáo xứ, vì luôn rất nguy hiểm khi dồn một nhóm tín hữu vào một góc, khiến họ cảm thấy bị bách hại và truyền cảm hứng cho họ cảm giác phải bảo vệ căn tính của mình bằng mọi giá khi đối mặt với 'kẻ thù'.”
Và câu chuyện không kết thúc ở đó; mà ngược lại. “Sau một vài tháng, khi đọc những gì Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói vào ngày 12 tháng 9 năm 2021 trong cuộc trò chuyện với các tu sĩ Dòng Tên người Slovakia ở Bratislava, vị giáo hoàng danh dự đã cau mày trước một trong những tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô: 'Bây giờ tôi hy vọng rằng với quyết định ngăn chặn khả năng tự động cử hành các nghi thức cổ xưa chúng ta có thể trở lại với ý định thực sự của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Đức Gioan Phaolô II. Quyết định của tôi là kết quả của một cuộc tham vấn với tất cả các giám mục trên thế giới được đưa ra vào năm ngoái'.”
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein nói tiếp rằng “Sự đánh giá thấp hơn nữa đã được khơi dậy nơi ngài bởi giai thoại mà Đức Giáo Hoàng kể lại ngay sau đó.” Một giai thoại được tờ “La Civiltà Cattolica” hay “Văn Minh Công Giáo” chép lại như sau, và toàn bộ cuộc trò chuyện giữa Đức Phanxicô và các tu sĩ Dòng Tên người Slovakia đã được công bố:
“Một Hồng Y nói với tôi rằng hai linh mục mới được thụ phong đã đến gặp ngài để xin ngài cho phép học tiếng Latinh để cử hành lễ cho tốt đẹp. Với khiếu hài hước, ngài trả lời: 'Nhưng có rất nhiều người gốc Tây Ban Nha trong giáo phận! Hãy học tiếng Tây Ban Nha để có thể thuyết giảng. Sau đó, khi các cha đã học tiếng Tây Ban Nha, hãy quay lại với tôi và tôi sẽ cho các cha biết có bao nhiêu người Việt Nam trong giáo phận, và tôi sẽ yêu cầu các cha học tiếng Việt. Sau đó, khi các cha đã học được tiếng Việt, tôi sẽ cho phép các cha học tiếng Latinh’. Như thế, ngài đã làm cho họ 'đáp xuống', ngài đã đưa họ trở lại trái đất.”
Đức Cha Gänswein viết, đối với Đức Joseph Ratzinger, điều “có vẻ phi lý” –– trên hết là “sự ám chỉ đến 'ý định thực sự' của ngài,” mà Đức Phanxicô đã nói rằng ngài muốn đưa trở lại, trong khi trên thực tế, tự sắc “Traditionis custodes” đã hoàn toàn đi ngược lại mục đích của Đức Bênêđíctô, như được tóm tắt trong cuộc phỏng vấn dài thành sách năm 2010 “Ánh sáng của Thế gian”: “Lý do chính của tôi khi làm cho hình thức trước đây trở nên phổ biến hơn là để bảo tồn tính liên tục nội tại của lịch sử Giáo hội.” Điều này là bởi vì “trong một cộng đồng mà cầu nguyện và Thánh Thể là những điều quan trọng nhất, thì điều trước đây là cực kỳ thiêng liêng không thể hoàn toàn sai được. Vấn đề là sự hòa giải nội tâm với quá khứ của chính chúng ta, sự liên tục nội tại của đức tin và lời cầu nguyện trong Giáo hội.”
Ngoài ra, sau khi đọc rằng Đức Thánh Cha Phanxicô biện minh cho quyết định của mình là “kết quả của một cuộc tham vấn với tất cả các giám mục trên thế giới được thực hiện vào năm ngoái,” đối với Đức Bênêđictô “việc tại sao kết quả của cuộc tham vấn không được tiết lộ vẫn là một điều bí ẩn”. Hơn nữa, kể từ khi ngài, với tư cách là giáo hoàng, sau khi công bố “Summorum Pontificum” vào năm 2007, “đã thường xuyên hỏi các giám mục, nhân các chuyến thăm 'ad limina' của họ, về việc áp dụng luật đó đang diễn ra như thế nào trong giáo phận của họ, và Đức Bênêđíctô luôn nhận được từ điều này một ấn tượng tích cực.
Điều đó kết thúc những gì cuốn sách của Đức Cha Gänswein nói về câu chuyện này. Nhưng cũng phải nhắc lại rằng vào năm 2009, hai năm sau khi công bố tự sắc “Summorum Pontificum”, Đức Bênêđictô XVI đã trải qua một trong những thời kỳ sóng gió nhất trong triều đại giáo hoàng của mình, khi ngài cố hàn gắn tình trạng ly giáo của Huynh Đoàn Thánh Piô X, một phần nhờ vào hòa bình phụng vụ giữa hai nghi thức cũ và mới, và được hoàn tất với việc dỡ bỏ vạ tuyệt thông cho bốn giám mục của Huynh Đoàn này.
Trên thực tế, vạ tuyệt thông đã được dỡ bỏ. Nhưng khi tin tức xuất hiện - điều mà Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô không hề biết trước - là một trong bốn giám mục đã đưa ra những tuyên bố bài Do Thái nặng nề, thậm chí còn đi xa đến mức phủ nhận biến cố diệt chủng người Do Thái thời Quốc Xã. Nỗ lực hòa bình đã thất bại và một làn sóng toàn cầu trút giận dữ lên Đức Bênêđictô XVI. Ngài chịu trách nhiệm nhưng đồng thời khẳng định lại lý do cho hành động của mình, trong một bức thư cảm động gửi cho các giám mục trên toàn thế giới.
Source:Sandro Magister
Kẻ báo hại tướng đầu trọc mất chức quá nhanh. Nổ lớn ở sân bay Nga. Bộ Quốc Phòng Mỹ nói về Soledar
VietCatholic Media
15:37 12/01/2023
1. Nga cách chức tướng đầu trọc Sergei Surovikin
Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã cách chức Tổng Tư Lệnh các lực lượng Nga tại Ukraine của Tướng Sergei Surovikin và thay thế bằng Tướng Valery Gerasimov.
Sergei Surovikin đã được bổ nhiệm vào chức vụ này vào ngày 8 tháng 10 năm 2022 và phụ trách các lực lượng Nga trong thời gian họ rút lui khỏi những vùng rộng lớn ở tỉnh Kherson của Ukraine. Tuyên bố từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết như sau:
“Vào ngày 11 tháng Giêng năm 2023, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Đại tướng Sergei Shoigu giao nhiệm vụ lãnh đạo mới cho hoạt động quân sự đặc biệt.
Tổng tham mưu trưởng Quân đội Valery Gerasimov đã được bổ nhiệm làm Tổng Tư Lệnh Lực lượng Hỗn hợp,” nó nói.
Các phó chỉ huy là: Tổng tư lệnh Lực lượng hàng không vũ trụ, Đại tướng Sergei Surovikin, Tổng tư lệnh Lục quân Đại tướng Oleg Salyukov, và Tổng tham mưu Phó Lực lượng Vũ trang Nga, Thượng Tướng Aleksey Kim”.
Bộ cho biết những thay đổi này là cần thiết vì “phạm vi nhiệm vụ được mở rộng, sự cần thiết phải hợp tác chặt chẽ hơn giữa các dịch vụ và các nhánh của Lực lượng Vũ trang, cũng như nâng cao phẩm chất của tất cả các loại bảo trì và hiệu quả chỉ huy của các lực lượng.”
2. Tại sao tướng đầu trọc mất chức? Nhận định của Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ
Ngày 8 tháng 10, Tướng Sergei Surovikin, được bổ nhiệm làm Tổng Tư Lệnh quân đội Nga tại chiến trường Ukraine. Phe diều hâu tại Nga hồ hởi phấn khởi vì Tướng Surovikin có biệt danh là “Vị Tướng Ngày Tận Thế” nói lên mức độ tàn bạo của ông ta. Chỉ 96 ngày sau, ông ta bị cách chức.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Reshuffles Military Command In Bid To Boost Dire Campaign—ISW”, nghĩa là “Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ nhận định Putin tái tổ chức bộ chỉ huy quân sự trong cố gắng vực dậy chiến dịch thảm khốc.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Theo một tổ chức tư vấn quân sự hàng đầu, quyết định cải tổ bộ chỉ huy quân sự Nga của Vladimir Putin được đưa ra trong bối cảnh Điện Cẩm Linh hy vọng sẽ chống lại “cơ cấu chỉ huy vô tổ chức” và “những thất bại chồng chất” trong chiến dịch của Nga ở Ukraine,
Hôm thứ Tư, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố cái mà Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, gọi là “một cuộc cải tổ lớn cơ cấu chỉ huy của Nga cho cuộc chiến ở Ukraine.”
Bộ này cho biết Tướng Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng, sẽ lên làm Tổng Tư Lệnh, với ba cấp phó làm việc dưới quyền ông.
Một trong ba cấp phó này là Tướng Sergei Surovikin, người được bổ nhiệm làm Tổng Tư Lệnh chỉ ba tháng trước vào ngày 8 tháng 10.
Bộ Quốc phòng cho rằng những thay đổi này là cần thiết vì “phạm vi nhiệm vụ rộng lớn hơn” ở Ukraine và nhu cầu “phối hợp chặt chẽ hơn giữa các nhánh quân sự và các dịch vụ của lực lượng vũ trang”.
Theo ISW, thông báo công khai về việc bổ nhiệm cho thấy Điện Cẩm Linh đang ở giữa một “sự thay đổi lớn” trong cả việc điều hành chiến tranh và vai trò của Bộ Quốc phòng.
Tổ chức tư vấn này cho biết, điều này có thể xảy ra trước một cuộc tấn công quan trọng của Nga vào những tháng đầu năm 2023 trong một cuộc chiến mà Putin “có thể đã nhầm” khi tin rằng các lực lượng Nga có thể hoàn thành nhanh chóng.
Nhưng ISW lập luận rằng Gerasimov “không có khả năng nhanh chóng hồi sinh và cải tổ cách tiến hành cuộc chiến của Nga ở Ukraine để đạt được các mục tiêu theo khát vọng tối đa của Putin,” đồng thời cho biết thêm Gerasimov sẽ đứng đầu một chuỗi chỉ huy “bị cản trở bởi những thất bại dai dẳng, triền miên và chồng chất mà chủ yếu xuất phát từ những hành động của mình trước cuộc xâm lược Ukraine.
Tuy nhiên, ISW đã xác định được yếu tố thứ hai của việc bổ nhiệm, cho thấy động cơ chính trị của Điện Cẩm Linh trong việc tìm cách làm suy yếu ảnh hưởng của Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu lực lượng Tập đoàn Wagner đánh thuê ở Ukraine.
ISW cho biết Prigozhin đã bắt đầu công khai chỉ trích nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa và đã “không ngừng quảng bá cho Tập đoàn Wagner” với cái giá là bôi nhọ danh tiếng của Bộ Quốc phòng Nga.
Gần đây nhất, công ty của Prigozhin tuyên bố lực lượng Wagner đã nắm quyền kiểm soát thị trấn Soledar của Donetsk, và trong khi một báo cáo của phương tiện truyền thông nhà nước ban đầu thừa nhận tuyên bố của Prigozhin, một bài báo khác sau đó được xuất bản bởi thông tấn xã Tass đã không đề cập gì đến những người lính đánh thuê chiến đấu bên cạnh các đơn vị Nga.
ISW bình luận rằng việc giáng cấp Surovikin, một “người yêu thích của Prigozhin”, có thể đã được tính toán để nâng cao vị thế của quân đội Nga đối với lính đánh thuê và làm giảm bớt sự chỉ trích đối với các quyết định của Điện Cẩm Linh.
Hôm thứ Ba, truyền thông nhà nước Nga thông báo bổ nhiệm Đại tá Alexander Lapin làm Tham mưu trưởng Lực lượng Lục quân Nga, mặc dù phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov từ chối xác nhận vai trò mới của Lapin.
Trước đây đã bị cách chức chỉ huy Quân khu Trung tâm, Lapin là một lựa chọn gây tranh cãi, ông là người đã bị Prigozhin chỉ trích nặng nề sau khi quân Nga rút lui khỏi thành phố Lyman của Donetsk vào mùa thu.
Sự xuất hiện trở lại của Lapin “có thể được coi là động thái của Putin nhằm tạo ra một đối trọng với ảnh hưởng của Prigozhin” trong Điện Cẩm Linh, Tiến sĩ Marina Miron thuộc Trung tâm Đạo đức Quân sự tại Đại học King's College London nói với Newsweek hôm thứ Ba.
Miron lập luận rằng Tướng Lapin “đang bị sử dụng như một con tốt thí trong một cuộc đấu tranh chính trị quan trọng hơn đang diễn ra giữa Putin và những người theo đường lối cứng rắn của ông ta”, khi nhà lãnh đạo Nga tranh cãi với lời chỉ trích công khai của Prigozhin đối với chỉ huy cấp cao của quân đội Nga.
3. Nổ lớn tại sân bay Berdiansk. Nhiều trực thăng Nga hướng tới Zaporizhzhia qua Mariupol
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Năm 12 tháng Giêng, phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết ba vụ nổ đã xảy ra tại căn cứ không quân Berdiansk, thuộc vùng Zaporizhzhia do Nga tạm chiếm.
Ba vụ nổ đầu tiên diễn ra trong khoảng thời gian từ 10 đến 12 giờ sáng theo giờ địa phương ngày thứ Năm 12 Tháng Giêng. Vụ nổ tiếp theo diễn ra lúc 2 giờ chiều cùng ngày.
Ngay sau vụ nổ, không quân Nga, đã tung các trực thăng từ lục địa Nga bay qua thành phố Mariupol bị tạm chiếm để đến căn cứ không quân Berdiansk.
Thiệt hại của quân Nga vẫn còn đang được điều tra. Theo các nguồn tin địa phương, máy bay trực thăng của Nga đã lùng sục quanh căn cứ không quân Berdiansk vì nghi là bị khủng bố.
4. Nhóm CNN nghe thấy tiếng pháo đang diễn ra gần thị trấn Soledar phía đông Ukraine
Một nhóm CNN ở khu vực Donetsk của Ukraine hôm thứ Tư đã nghe thấy tiếng pháo hạng nặng đang diễn ra ở vùng lân cận Soledar, thị trấn là nơi giao tranh dữ dội trong những ngày gần đây.
“Chúng tôi đang cách địa điểm diễn ra trận chiến dữ dội khoảng 5 dặm, hay 8 km,” Ben Wedeman của CNN cho biết. “Bạn có thể nghe thấy tiếng pháo – hầu hết đều hướng về thị trấn.”
Cách chiến tuyến vài km, quân đội Ukraine vẫn bình tĩnh, tiến hành các nhiệm vụ bảo trì và hậu cần, không có dấu hiệu sắp rút lui.
Sự đóng góp của các nước phương Tây vào nỗ lực chiến tranh của Ukraine có thể thấy rõ ràng trên thực địa, với rất nhiều phương tiện chiến đấu và y tế quân sự từ Ba Lan, Pháp, Mỹ và Anh.
Cũng có mặt tại địa điểm là người đứng đầu cơ quan hành chính dân sự của vùng Soledar, người đang giúp phân phát các hộp cứu trợ cho người dân địa phương.
5. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Austin cho biết “Không có xác nhận nào rằng người Nga đã chiếm được thành phố Soledar”
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin cho biết ông không có xác nhận nào trước những tuyên bố của người Nga cho rằng họ đã “chiếm được” thị trấn Soledar của Ukraine.
Ông nói điều này tại cuộc họp báo sau cuộc họp của Ủy ban Tham vấn An ninh Mỹ-Nhật ở Washington.
“Đầu tiên, hãy để tôi bắt đầu với câu hỏi mà bạn đã hỏi về Soledar và liệu thành phố này có rơi vào tay người Nga hay không. Tại thời điểm này, chúng tôi có thể chứng thực rằng các cuộc giao tranh vẫn đang diễn ra ở đó,” Tướng Austin nói.
Ông lưu ý rằng đã có một cuộc giao tranh “rất năng động” trong khu vực đó, và “nó diễn đi diễn lại nhiều lần, và nó thực sự là một cuộc giao tranh khá tàn bạo.”
“Chúng tôi đang tập trung làm mọi thứ có thể để giúp bảo đảm rằng người Ukraine có những khả năng cần thiết để thành công trong nỗ lực bảo vệ lãnh thổ có chủ quyền của họ,” Austin nói.
Ông nói thêm rằng ông thường xuyên liên lạc với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine. Ngoài ra, ông nhắc lại rằng một cuộc họp của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine theo định dạng Ramstein sẽ được tổ chức tại Đức vào tuần tới với sự tham gia của khoảng 50 bộ trưởng quốc phòng. Ông cho biết sẽ có một cuộc thảo luận về những nhu cầu của Ukraine hiện nay và những gì họ cần để thành công trong tương lai.
“Chúng ta sẽ hỗ trợ Ukraine trong thời gian có thể, và từ mọi thứ mà tôi có thể thấy từ các đồng minh và đối tác của chúng ta, họ cũng cảm thấy như vậy. Vì vậy, chúng ta vẫn đoàn kết trong các nỗ lực của mình,” Austin nói.
Một số bloggers quân sự Nga cho rằng quân Ukraine thường cố tránh né các cuộc giao tranh trên đường phố. Khi cần thiết họ sẵn sàng rút lui ra khỏi một khu phố và gọi pháo binh bắn vào khu vực vừa rút lui, sau đó họ lại quay trở lại. Chiến thuật đó, người Ukraine gọi là phòng tuyến năng động. Các không ảnh của Maxar Technologies cho thấy mức độ tàn phá của thành phố Soledar. Đó có lẽ là cách người Ukraine cầm cự với một quân số đông hơn họ đến 8 lần.
6. Người lính Ukraine ở thị trấn Soledar phía đông nói với CNN: “Chúng tôi đang đứng vững ở đây”
Một người lính Ukraine ở thị trấn Soledar phía đông đang tranh chấp nói với CNN vào tối thứ Tư rằng anh ta và các đồng đội của mình vẫn ở trong khu định cư, nhưng tình hình “rất khó khăn” và khoảng 24 giờ tới sẽ rất quan trọng.
“Ở đây rất khó khăn, nhưng chúng tôi vẫn sống sót,” người lính, người mà CNN không nêu danh tính vì lý do an ninh, cho biết qua tin nhắn.
Người đứng đầu Wagner, công ty quân sự tư nhân của Nga, hôm thứ Ba tuyên bố rằng lực lượng của ông đã nắm quyền kiểm soát “toàn bộ lãnh thổ Soledar”. Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã xoa dịu tình cảm đó vào thứ Tư, chỉ nói rằng có một “xu hướng tích cực”. Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm thứ Tư rằng các lực lượng của họ đã “chặn Soledar từ phần phía bắc và phía nam” của khu định cư.
“Đừng tin những gì họ nói,” người lính Ukraine nói với CNN. “Chúng tôi vẫn đang đứng vững ở đây. Mặc dù thực tế chỉ có chúng tôi. Không có chỉ huy.”
Anh ấy nói rằng 24 giờ tới sẽ “rất khó khăn”.
“Trong những ngày này, mọi thứ sẽ được xác định cho thành phố. Bởi vì chúng tôi đang bị mắc kẹt, họ muốn bao vây chúng tôi,” anh nói.
Người lính nói rằng nếu các đơn vị Ukraine gần đó giữ vững vị trí của họ, đơn vị của anh ta sẽ có thể rút lui an toàn. Ông nói rằng người Nga đã gây nhiễu thông tin liên lạc của Ukraine, khiến việc phối hợp trở nên vô cùng khó khăn.
“Không rõ hàng xóm của chúng tôi là ai, nhưng có người chúng tôi ở đó và đánh nhau với quân Nga. Chúng tôi không liên lạc được với họ,” người lính nói.
Tình hình tại thành phố Soledar đã trở nên đặc biệt khó khăn sau khi Đại Tá Yuriy Yurchik, tư lệnh Lữ Đoàn Dù số 46 bị thiệt mạng trong cuộc tấn công cường tập hôm 9 tháng Giêng. Lữ Đoàn Dù số 81 của quân Ukraine đã tăng cường cho trận chiến tại thành phố này.
7. Nga coi Soledar là một công cụ tuyên truyền, Zelenskiy nói
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Tư cho biết Nga coi nỗ lực chiếm thị trấn Soledar ở miền đông Ukraine đang tranh chấp là một công cụ tuyên truyền để duy trì sự ủng hộ trong nước cho nỗ lực chiến tranh của họ.
Ông nói: “Giờ đây, nhà nước khủng bố và những kẻ tuyên truyền của chúng đang cố giả vờ rằng một phần nào đó của thành phố Soledar của chúng ta - một thành phố gần như bị phá hủy hoàn toàn bởi quân xâm lược - được cho là một loại thành tích nào đó của Nga. Họ sẽ trình bày – và đã trình bày – điều này với xã hội của họ để hỗ trợ cho việc huy động thêm và mang lại hy vọng cho những người ủng hộ cuộc xâm lược.”
Olga Skabeyeva, phụ trách một chương trình truyền hình, gọi 60 minutes trên đài truyền hình nhà nước Nga Rossiya-1 hô hào dân chúng tham gia cuộc tụ họp mừng chiến thắng Soledar vào tối thứ Tư. Cuộc tụ họp đó đã không diễn ra.
Một người lính Ukraine ở Soledar nói với CNN hôm thứ Tư rằng các đồng đội của anh ta vẫn đang “đứng vững ở đây” nhưng tình hình “rất khó khăn”.
“Cuộc chiến vẫn tiếp tục,” Zelenskiy nói. “Hướng Donetsk đang được giữ vững. Và chúng ta làm mọi thứ, không ngừng nghỉ dù chỉ một ngày, để củng cố quốc phòng Ukraine. Tiềm năng của chúng ta đang phát triển. Và tôi cảm ơn tất cả các đối tác của chúng ta đã giúp đỡ trong việc này.”
8. Tại sao Nga rất háo hức đánh chiếm thị trấn Soledar
Giao tranh vẫn đang diễn ra ác liệt ở Soledar, một thị trấn khai thác muối ở miền đông Ukraine, bất chấp việc Nga tuyên bố đã giành được quyền kiểm soát khu vực.
Nếu quân đội Nga thực sự chiếm được thị trấn, nó sẽ đánh dấu chiến thắng đầu tiên của Mạc Tư Khoa ở Donbas trong nhiều tháng qua - có khả năng mang đến cho Tổng thống Vladimir Putin một số tin tức đáng mừng sau chuỗi thất bại trên chiến trường kể từ mùa hè năm ngoái.
Tầm quan trọng của Soledar về mặt quân sự là tối thiểu. Tuy nhiên, việc chiếm được nó sẽ cho phép các lực lượng Nga, đặc biệt là nhóm lính đánh thuê Wagner, tập trung vào Bakhmut gần đó, vốn là mục tiêu từ mùa hè.
Thị trấn Soledar ở Donetsk đã trở thành mục tiêu của các lực lượng Nga kể từ tháng 5 năm ngoái. Với dân số trước chiến tranh khoảng 10.000 người, bản thân nó có rất ít giá trị chiến lược. Mạc Tư Khoa đã vật lộn trong nhiều tháng để tấn công Bakhmut từ phía đông, nhưng nếu chiếm được Soledar, ít nhất Mạc Tư Khoa sẽ có thể tiếp cận thành phố từ một con đường khác.
Các lực lượng vũ trang Nga đã không có gì để ăn mừng kể từ đầu tháng 7, và đã phải rút lui ở cả Kharkiv ở phía bắc và Kherson ở miền nam Ukraine.
Do đó, việc chiếm được Soledar, mặc dù hiện đang trong tình trạng đổ nát, sẽ là một tiến trình hiếm có. Nhưng nó sẽ mang tính biểu tượng hơn là thực chất. Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết việc kiểm soát Soledar “sẽ không nhất thiết cho phép các lực lượng Nga kiểm soát các tuyến liên lạc trên bộ quan trọng của Ukraine tới Bakhmut”.
“Việc chiếm được Soledar sẽ không báo trước một cuộc bao vây Bakhmut ngay lập tức,” tổ chức tư vấn này nói thêm.
Nhưng Soledar có ý nghĩa to lớn đối với một người: nhà tài phiệt và lãnh đạo nhóm lính đánh thuê Wagner, Yevgeny Prigozhin. Các chiến binh Wagner của ông ta, nhiều người trong số họ từng là tù nhân, đã chịu thương vong nặng nề sau những đợt tấn công bất thành hết đợt này đến đợt khác trên các chiến trường với các chiến hào và bùn gợi nhớ đến Thế chiến thứ nhất.
Yevgeny Prigozhin mô tả cuộc tấn công vào thành phố Soledar là do các lực lượng Wagner đảm trách. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm thứ Tư rằng Wagner chỉ là một phần trong lực lượng chung; và các lực lượng chính quy của quân Nga đã “tấn công Soledar từ phần phía bắc và phía nam” của khu định cư.
9. Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết Điện Cẩm Linh lên kế hoạch thành lập 20 sư đoàn mới, mở rộng quân đội lên 1,5 triệu quân
Điện Cẩm Linh đang lên kế hoạch thành lập 20 sư đoàn mới và mở rộng lực lượng vũ trang Nga lên 1,5 triệu quân để tiếp tục gây hấn với Ukraine. Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Năm 12 tháng Giêng, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov đã cho biết như trên.
“Để thực hiện các kế hoạch xâm lược của mình, bộ chỉ huy Nga đã công bố các biện pháp quy mô lớn nhằm cải tổ lực lượng vũ trang, đặc biệt là tăng tổng quân số lên 1,5 triệu người và thành lập ít nhất 20 sư đoàn mới. Những kế hoạch này chứng tỏ Điện Cẩm Linh có kế hoạch tham gia vào một cuộc đối đầu lâu dài và chuẩn bị cho hành động thù địch quy mô lớn,” Hromov nói.
Tuy nhiên, ông lưu ý rằng giới lãnh đạo Nga sẽ cần thời gian, nguồn lực tài chính và kinh tế đáng kể để thực hiện các kế hoạch như vậy.
Ông nói thên, do tổn thất nặng nề ở mặt trận, giới lãnh đạo Nga đã quyết định khởi động một làn sóng huy động mới từ ngày 5 Tháng Giêng.
Bao nhiêu Hồng Y có thể bỏ phiếu trong mật nghị bầu Giáo Hoàng sắp tới? Diễn hành Ba Vua tại Ba Lan
VietCatholic Media
17:35 12/01/2023
1. Vatican mở lại cuộc điều tra về vụ mất tích năm 1983 của một thiếu nữ
Hôm thứ Hai, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết, Vatican đã mở lại cuộc điều tra về vụ mất tích năm 1983 của cô con gái 15 tuổi của một viên chức Tòa Thánh, nhiều tháng sau khi một bộ phim tài liệu mới của Netflix có mục đích làm sáng tỏ vụ án và vài tuần sau khi gia đình cô yêu cầu Quốc hội Ý điều tra.
Công tố viên Vatican, Alessandro Diddi, đã mở hồ sơ về vụ mất tích của Emanuela Orlandi, một phần dựa trên “yêu cầu của gia đình ở nhiều nơi,” phát ngôn viên Vatican Matteo Bruni cho biết.
Luật sư của gia đình Orlandi, Laura Sgro, cho biết cô không có xác nhận độc lập nào về sự phát triển, vốn được báo cáo lần đầu bởi các cơ quan Ý Adnkronos, LaPresse và ANSA. Cô lưu ý rằng hồ sơ cuối cùng của cô về vụ việc được đưa ra vào năm 2019.
Orlando biến mất vào ngày 22 tháng 6 năm 1983 sau khi rời căn hộ ở Thành phố Vatican của gia đình cô để đi học nhạc ở Rome. Cha cô là một viên chức giáo dân của Tòa thánh.
Sự biến mất của cô ấy là một trong những bí ẩn lâu dài, và trong nhiều năm, nó có liên quan đến mọi thứ, từ âm mưu giết Thánh Gioan Phaolô II, cho đến một vụ bê bối tài chính liên quan đến ngân hàng Vatican, và xa hơn đến thế giới ngầm tội phạm ở Rôma.
Bộ phim tài liệu bốn phần gần đây của Netflix “Cô gái Vatican” đã khám phá những tình huống đó.
Ngoài ra, Pietro, anh trai của Sgro và Orlandi, đã công bố một sáng kiến mới vào tháng trước để triệu tập một ủy ban điều tra của quốc hội về vụ việc.
Ba sáng kiến trước đây tại Quốc hội Ý đã không thành công, nhưng Sgro và nhà lập pháp đối lập Carlo Calenda lập luận rằng Vatican không thể coi vụ án là đã khép lại khi còn quá nhiều câu hỏi chưa được trả lời.
Phát biểu với RaiNews24 vào thứ Hai, Pietro Orlandi gọi quyết định của Diddi là một “bước đi tích cực”
Source:AP
2. Nhật ký trừ tà số 221: “Tất cả đều tốt, thưa cha”
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #221: “It's all good, Father”“, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 221: “Tất cả đều tốt, thưa cha”“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Kate tội nghiệp. Cô bị một bầy quỷ lớn đánh đập và tấn công tình dục hàng đêm. Cô thường xuyên thức dậy với những vết trầy xước, vết bầm tím và những biểu tượng ma quỷ khắc trên da. Trong các buổi trừ tà của chúng ta, ma quỷ đe dọa cô ấy, tấn công cô ấy và bóp cổ cô ấy. Khi gần được giải thoát hoàn toàn, cô ấy nôn ra những cục đen lớn, dấu hiệu cho thấy ma quỷ đang bị trục xuất.
Cô ấy bị chiếm hữu không phải lỗi của cô ấy. Cha mẹ cô đã giao cô cho Satan khi mới sinh, vì chính họ đã sẵn sàng khuất phục mình trong Thế giới bóng tối. Cuộc sống đối với Kate chưa bao giờ công bằng. Nhưng tôi chưa nghe cô ấy phàn nàn về bố mẹ mình.
Giữa các phiên trừ tà, đặc biệt là sau một thời gian khó khăn, tôi kiểm tra cô ấy: “Kate, cô thấy thế nào rồi?” Câu trả lời của cô ấy luôn là: “Tất cả đều tốt, thưa cha.” Các buổi trừ tà rất dữ dội và đôi khi tàn bạo. Giữa lúc đó, khi cô ấy định thần lại trong giây lát, tôi hỏi: “Kate, cô thế nào rồi?” Cô ấy luôn quay lại và nói, “Mọi chuyện đều ổn, thưa cha.” Và vì vậy chúng ta tiếp tục.
Những ngày này, bất cứ khi nào tôi thấy mình hơi bị Ác ma bao vây hoặc trong bất kỳ loại thử thách nào, tôi thấy mình tự nhiên nói: “Tất cả đều tốt. Tất cả đều tốt.” Tôi đã nhận được điều đó từ Kate. Cô ấy truyền cảm hứng cho tôi.
Source:Catholic Exorcism
3. Cuộc diễu hành Ba Vua trên khắp Ba Lan thu hút 1,5 triệu người tham gia
Các cuộc diễu hành Ba Vua đã diễn ra trên đường phố của 800 thị trấn và thành phố Ba Lan vào ngày 6 tháng Giêng nhân lễ Hiển linh, với ước tính khoảng 1,5 triệu người tham gia vào sự kiện được cho là cuộc thi Chúa Giáng Sinh trên đường phố lớn nhất thế giới. Năm nay, các bài hát mừng không chỉ được hát bằng tiếng Ba Lan mà còn bằng tiếng Ukraine.
“Chúng ta chúc các bạn và quê hương của cábạn một nền hòa bình mạnh mẽ hơn chiến tranh. Chúng ta chúc các bạn và quê hương của các bạn hy vọng mạnh mẽ hơn cái chết. Vinh quang cho Ukraine,” Đức Giám Mục Phụ Tá Michał Janocha của Warsaw nói với một nhóm lớn các bà mẹ Ukraine cùng con cái của họ ở Warsaw.
Ngày 6 tháng Giêng là lễ Hiển linh, thường được gọi là Ngày Ba Vua, hay ngày của ba Đạo sĩ. Ở Ba Lan, đó là một ngày nghỉ. Tại nhiều thành phố trên khắp đất nước, những cuộc diễu hành đầy màu sắc được tổ chức để kỷ niệm sự kiện này, trong đó những người tham gia tưởng nhớ hành trình của ba Nhà Thông thái đến Bêlem để tỏ lòng tôn kính Chúa Giêsu mới sinh.
Sau buổi cầu kinh Truyền Tin vào ngày 6 tháng Giêng tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón tất cả những người tham gia Cuộc diễu hành của ba vua, ngài nói: “Tôi cũng bày tỏ suy nghĩ của mình về 'Cuộc diễu hành của ba vua' diễn ra ở rất nhiều thị trấn và làng mạc ở Ba Lan hôm nay.”
Phương châm của Cuộc diễu hành Ba Vua năm nay là “Chúng ta hãy theo dõi ngôi sao.” Theo ban tổ chức: “Ngôi sao đã thúc giục các Nhà thông thái từ phương Đông lên đường. Mỗi người chúng ta cần những người hướng dẫn tốt để chỉ cho chúng ta đi đúng hướng trên con đường đến với Chúa Kitô.”
Piotr Giertych, chủ tịch hội đồng quản trị của Tổ chức diễu hành Ba Vua, cho biết: “Năm nay, 753 cuộc diễu hành của Ba Vua đã được báo cáo ở Ba Lan và khoảng hơn chục cuộc diễn hành ở Đức, Anh, Pháp, Cameroon, Rwanda và Zambia. Cuộc diễn hành quy tụ gần 2 triệu người mỗi năm, một triệu người trên đường phố và một triệu người khác trước màn ảnh truyền hình của họ.”
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã gửi những lời cảm kích và lòng biết ơn đặc biệt tới những người tham gia và những người tổ chức các cuộc diễn hành. Ông nhấn mạnh rằng những sự kiện này góp phần làm sống lại và phổ biến truyền thống Giáng Sinh và hát mừng của Ba Lan trong thế kỷ 21 và do đó củng cố bản sắc và mối quan hệ gia đình của những người mạnh dạn thể hiện đức tin Kitô giáo của mình trên đường phố và quảng trường của các thành phố Ba Lan.
Sự kiện đi kèm với hoạt động gây quỹ cho một trường dạy nghề ở Nairobi, Kenya, nằm cạnh khu ổ chuột lớn nhất thế giới.
Cuộc diễn hành Ba Vua hiện là một trong những cuộc thi Giáng Sinh đường phố lớn nhất thế giới. Vào năm 2022, nó đã thu hút tới 1,2 triệu người tham gia tại 668 thị trấn và thành phố trên khắp Ba Lan và trên bốn lục địa. Những đám rước đầy màu sắc diễn hành trên đường phố ở nhiều quốc gia, bao gồm Ecuador, Hoa Kỳ, Rwanda, Cameroon, Zambia và Chad.
Source:Catholic News Agency