Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 12/01: Làm theo ý của Chúa hay Chúa làm theo ý tôi? – Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
01:28 11/01/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Có người mắc bệnh phong đến gặp Đức Giê-su, anh ta quỳ xuống van xin rằng: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.” Đức Giê-su chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: “Tôi muốn, anh hãy được sạch!” Lập tức, bệnh phong biến khỏi anh, và anh được sạch. Nhưng Người nghiêm giọng đuổi anh đi ngay, và bảo anh: “Coi chừng, đừng nói gì với ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế; và vì anh đã được lành sạch, thì hãy dâng những gì ông Mô-sê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết.” Nhưng vừa đi khỏi, anh đã bắt đầu rao truyền và loan tin ấy khắp nơi, đến nỗi Đức Giê-su không thể công khai vào thành nào được, mà phải ở lại những nơi hoang vắng ngoài thành. Và dân chúng từ khắp nơi kéo đến với Người.
Đó là lời Chúa
Kết hiệp với Chiên Thiên Chúa thi hành sứ mệnh cứu độ
Lm Đan Vinh
05:25 11/01/2023
CHÚA NHẬT 2 TN A
Is 49,3.5-6; 1 Cr 1,1-3; Ga 1,29-34
KẾT HIỆP VỚI CHIÊN THIÊN CHÚA THI HÀNH SỨ MỆNH CỨU ĐỘ
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 1,29-34
(29) Hôm sau, ông Gio-an thấy Đức Giê-su tiến về phía mình, liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian. (30) Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, vì có trước tôi. (31) Tôi đã không biết Người, nhưng để Người được tỏ ra cho dân Ít-ra-en, tôi đến làm phép rửa trong nước”. (32) Ông Gio-an còn làm chứng: “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. (33) Tôi không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần. (34) Tôi đã thấy nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn”.
2. Ý CHÍNH:
Đây là lời chứng thứ hai của Gio-an Tẩy Giả về Đức Giê-su. Ông xác nhận Đức Giê-su là Con Chiên của Thiên Chúa, có sứ mệnh xóa bỏ tội trần gian. Người là Đấng mà Gio-an được sai đến trước để dọn đường qua dấu chỉ Thánh Thần ngự xuống. Gio-an đã thấy Thánh Thần ngự xuống trên Đức Giê-su khi làm phép rửa cho Người tại sông Gio-đan, nên ông đã làm chứng: “Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn”.
3. CHÚ THÍCH:
- C 29-30: + Đây là Chiên Thiên Chúa: Chiên Thiên Chúa hay Chiên Vượt Qua thời Xuất Hành (x. Xh 12,3-46). Tin Mừng Gio-an cho thấy Đức Giê-su chính là Con Chiên lễ Vượt Qua qua ba sự kiện: Một là thời gian quan Phi-la-tô xét xử Đức Giê-su vào Giờ Thứ Sáu (tức 12 giờ trưa) trong ngày lễ áp lễ Vượt Qua (x. Ga 9,14), trùng với giờ các tư tế giết chiên trong Đền Thờ Giê-ru-sa-lem để mừng đại lễ Vượt Qua. Hai là cành hương thảo: Người Do thái lấy một bó hương thảo, nhúng vào chậu đựng máu chiên và quét lên khung cửa nhà. Điều này giống như một tên lính đã lấy miếng bọt biển thấm giấm, buộc vào cành hương thảo đưa lên miệng Đức Giê-su nếm (x. Ga 19,29). Ba là chỉ thị của Mô-sê cấm đánh gãy xương của con Chiên bị giết trong biến cố Vượt Qua: quân lính không đánh dập ống chân của Người trên cây thập giá (x. Ga 19,34). + Về con chiên gánh tội: Trong lễ Xá Tội, người Do Thái bắt một con chiên đem đến cho Tư tế. Vị Tư Tế sẽ đọc một danh sách các thứ tội của dân và kêu gọi mọi người sám hối. Sau đó, Tư Tế đặt tay trên đầu con chiên, ngụ ý trút hết danh sách tội ấy lên đầu nó, rồi đuổi nó vào sa mạc. Người ta cử hành nghi lễ sám hối này để xin Đức Chúa xóa hết tội cho mình (x. Lv 1,4). Con chiên Vượt qua là hình bóng Đấng Cứu thế như ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm: "Chính các bệnh tật của chúng tôi, Ngài đã vác. Ngài đã bị đâm vì những phản nghịch của chúng tôi. Vì tội vạ của chúng tôi, Ngài đã bị nghiền tán... Ngài đã chịu đựng, không mở miệng, như chiên con dẫn đến lò sát sinh... Thiên Chúa đã ái mộ Ngài, đã phục sinh Đấng đã làm lễ hy sinh tạ tội. Ngài đã được trường sinh bất tử” (Is 53, 4-5.7.10). + Đấng xóa bỏ tội trần gian: Thay vì dùng chữ gánh tội, Tin Mừng Gio-an đã dùng chữ “xóa” theo nghĩa “làm mất đi” (x. 1 Ga 3,5). Và như vậy “xóa tội” nghĩa là giải thoát khỏi tội lỗi. Trong cuộc Vượt Qua, nhờ máu chiên được sát tế và quét lên khung cửa nhà mà các con trai đầu lòng của người Do thái khỏi bị tiêu diệt (x. Xh 12,23). Cũng vậy, nhân loại nhờ việc Đức Giê-su chịu chết sẽ được xóa bỏ tội lỗi, giống như bỏ đi gánh nặng đè trên mình họ. + Có người đến sau tôi, vì có trước tôi: Tuy về thời gian, Đức Giê-su được sinh ra sau Gio-an 6 tháng (x. Lc 1,24.26), nhưng về bản tính Thiên Chúa thì Người luôn hiện hữu trước khi Gio-an ra đời.
- C 31-32: + Tôi đã không biết Người: Kiểu nói “không biết” có nghĩa là Gio-an đã không nhận ra Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai. Cái “không biết” của Gio-an cũng giống như “không biết” của người Do thái trong câu “Ở giữa các ông có Đấng mà các ông không biết” (Ga 1,26). + Nhưng để Người được tỏ ra cho dân Ít-ra-en: Việc Gio-an làm phép rửa cho Đức Giê-su chính là cơ hội để Người tỏ mình là Đấng Thiên Sai cho dân Do thái. + Ông Gio-an còn làm chứng: Do những dấu chỉ “Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người”, mà Gio-an đã nhận ra thân phận của Đức Giê-su: Người thực là “Con Thiên Chúa”, là “Đấng Thiên Chúa đã tuyển chọn”. + Thánh Thần như chim bồ câu: Kiểu nói này không khẳng định Thánh Thần hiện ra dưới hình của chim bồ câu, nhưng đáp xuống trên Đức Giê-su giống như tiếng rung nhè nhẹ của loài chim ấy. + Và ngự trên Người: Việc “Thánh Thần đáp xuống như chim bồ câu và lưu lại trên Đức Giê-su” tượng trưng cho hiệu quả của việc tuôn đổ ơn Thánh Thần, là ban sự sống để thiếp lập một dân Ít-ra-en mới. Cũng vậy, trong ngày lễ Hiện Xuống, “Lưỡi Lửa” không trực tiếp tượng trưng cho Chúa Thánh Thần, nhưng tượng trưng cho việc các Tông Đồ được Thánh Thần ban cho “nói tiếng lạ” để công bố Tin Mừng khắp thế gian.
- C 33-34: + Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: Câu này được lặp lại để nhấn mạnh việc Gio-an không tự nhận biết Đức Ki-tô là Con Thiên Chúa nhưng là do chính Thiên Chúa, Đấng sai Gio-an làm phép rửa đã dạy cho ông biết. + Đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần: Làm phép rửa trong Thánh Thần là một thành ngữ ám chỉ công việc chính của Đức Giê-su là “xóa bỏ tội lỗi” bằng cách tuôn đổ ơn Thánh Thần xuống trên kẻ tin và lãnh nhận phép rửa để được tha tội (x. Ga 3,5-8). + Tôi đã thấy nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn: Gio-an xác định việc ông làm chứng “Đức Giê-su là Đấng Thiên Chúa đã tuyển chọn” là do Thiên Chúa soi sáng. “Đấng Thiên Chúa tuyển chọn” đồng nghĩa với “Con Thiên Chúa”, như lời sấm của I-sai-a: “Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn…” (Is 42,1). Việc Đức Giê-su được Thiên Chúa tuyển chọn gắn liền với việc Người được ban Thần Khí để chu toàn sứ mạng Thiên Sai.
4. CÂU HỎI:
1) Nội dung lời chứng thứ hai của Gio-an Tẩy Giả về Đức Giê-su thế nào?
2) Ba điều Tin Mừng Gio-an nêu ra chứng minh Đức Giê-su chính là con chiên cứu độ là những điều nào?
3) Gio-an muốn nói gì khi giới thiệu Đức Giê-su là “Đấng xóa bỏ tội trần gian”?
4) Tại sao Gio-an lớn hơn Đức Giê-su 6 tháng, mà ông lại nói Người đã có trước ông?
5) Từ “Không biết” trong câu “Tôi đã không biết Người” nghĩa là gì?
6) “Làm phép rửa trong Thánh Thần” là gì?
7) “Đấng Thiên Chúa tuyển chọn” đồng nghĩa với “Con Thiên Chúa” trong lời sấm nào của Ngôn sứ I-sai-a?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: Gio-an thấy Đức Giê-su tiến về phía mình liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,36).
2. CÂU CHUYỆN:
1) ĐƯỢC CỨU SỐNG NHỜ CÁI CHẾT CỦA CON CHIÊN:
Trên nóc nhà thờ Werden tại một ngôi làng nhỏ bên nước Đức, thay vì đặt một cây Thánh giá, người ta lại đúc tượng một con chiên và đặt trên đó. Truyền thuyết kể lại rằng khi xây dựng nhà thờ, một anh công nhân từ trên tháp chuông đã bị rơi xuống đất, ở dưới có mấy con chiên đang gặm cỏ. Người công nhân rơi trúng một con chiên ở phía dưới. Con chiên đã bị chết, đang khi anh công nhân lại không bị hề hấn gì. Truyền thuyết đó gợi nhắc về Đức Giêsu, là Con Chiên vượt qua, Đấng đã chết để cho chúng ta được sống và sống dồi dào.
2) CHỊU ĐAU KHỔ CÁCH OAN ỨC ĐỂ ĐỀN TỘI THAY CHO KẺ GIAN ÁC:
Một cô gái đang có người yêu, nhưng một hôm chẳng may bị kẻ cướp hãm hiếp và có thai ngoài ý muốn. Sau đó cô còn phải chịu đau khổ hơn nữa khi bị người yêu ruồng bỏ và mọi người khinh dể xa lánh. Một hôm cô đến xưng tội với đức cha Fulton Sheen. Sau khi trình bày hoàn cảnh oan ức gặp phải, cô đã hỏi đức cha: "Tại sao con vô tội mà lại phải chịu đau khổ oan ức như thế?" Với thái độ cảm thông, đức cha Sheen đã an ủi cô gái như sau: "Con vô tội mà phải chịu nỗi đau khổ cách bất công như vậy là để đền tội thay cho tên cướp đã làm hại con, để con nên giống Chúa Giê-su là Đấng vô tội, nhưng đã chịu đau khổ và chết đau thương tủi nhục trên cây thập giá để đền tội thay cho mọi kẻ có tội, trong đó có con đó !".
3) VÌ YÊU THƯƠNG, CHA MẸ SẴN SÀNG CHỊU PHẠT CHUNG VỚI CON:
Một gia đình nọ chỉ có một đứa con trai duy nhất, nên cha mẹ hết lòng yêu thương cậu và dành mọi sự tốt đẹp nhất cho cậu. Dù vậy, để giáo dục con trở nên người tốt, ông bố luôn tỏ ra cứng rắn trước những sai lỗi của con, và bà mẹ cũng đồng tình với cách giáo dục đó. Một lần nọ, đứa con trai vì ham chơi đã theo bạn bè trốn học ra bãi biển cùng nhau chơi đá bóng. Người cha biết chuyện không hay đó nên đã cương quyết xử phạt con trai. Ông bắt nó phải chịu hình phạt là ngủ qua đêm trên căn gác nhà kho chật chội nóng bức. Nhưng đêm hôm đó, ông bố không thể chợp mắt được vì thương con, không biết tình trạng của con hiện giờ ra sao. Nửa đêm, ông lấy mền gối lên trên gác để ngủ chung với con. Điều ngạc nhiên là khi ông leo lên căn gác thì đã thấy bà vợ của ông có mặt ở đó từ bao giờ rồi. Thế là cả ba người cùng nhau ngủ trên căn gác chật chội nóng nực suốt đêm. Chỉ có đứa con phạm lỗi, nhưng cha mẹ vì yêu thương đã tình nguyện chịu phạt chung với con.
Đêm đó là đêm đáng nhớ nhất trong đời của đứa con, vì nó đã nhận ra tình yêu lớn lao của cha mẹ dành cho mình. Người cha không bỏ đi hình phạt đã ra cho con và bà mẹ cũng không xin ông tha phạt, vì cả hai đều muốn cho con trai ý thức để tu sửa lỗi lầm đã phạm. Nhưng khi con bị phạt thì cha mẹ vì yêu thương lại sẵn sàng chịu hình phạt chung với con. Câu chuyện trên cũng phần nào giúp chúng ta nhận ra hành động cứu độ của Thiên Chúa: Khi loài người phạn tội, Thiên Chúa đã sai Con Một là Chúa Giê-su xuống thế làm người, để mở ra con đường lên trời và sẵn sàng chịu chết đau thương trên cây thập giá để đền tội thay cho loài người chúng ta.
3. SUY NIỆM:
Trong lễ Chúa Giê-su chịu phép rửa chúng ta đã được Chúa Cha giới thiệu Chúa Giê-su cho chúng ta: “Ðây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”. (Mt 3, 17b). Hôm nay, chúng ta được Thánh Gio-an Tẩy Giả giới thiệu cho chúng ta một nét quan trọng khác của Người nữa: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian”. (Ga 1, 29).
1) ĐỨC GIÊ-SU LÀ CON CHIÊN LỄ VƯỢT QUA:
Câu chuyện về đại lễ Vượt Qua kể lại rằng: Khi Mô-sê được Đức Chúa sai đến gặp Pha-ra-ô nước Ai-cập để thuyết phục nhà vua trả tự do cho dân Ít-ra-en, để họ được giải thoát khỏi kiếp sống nô lệ cho người Ai-cập, và được vào trong sa mạc để thờ phượng Đức Chúa tại núi Si-nai, nơi Mô-sê đã được gặp Đức Chúa. Lúc đầu vua Pha-ra-ô cương quyết từ chối. Mô-sê đã phải sử dụng cây gậy Chúa ban để lần lượt thi thố 10 phép lạ để chứng minh quyền năng Đức Chúa của con cháu nhà Gia-cóp mạnh hơn các tà thần của dân Ai-cập. Nhưng chỉ đến phép lạ thứ mười là tiêu diệt các con trai đầu lòng của người Ai-cập, thì Pha-ra-ô mới chịu khuất phục và đồng ý cho con cháu Gia-cóp được ra đi. Hôm ấy, Mô-sê vâng lệnh Đức Chúa truyền cho dân Ít-ra-en mỗi nhà phải giết một con chiên đực một tuổi để ăn thịt chiên với bánh không men và rau diếp đắng. Họ phải lấy máu chiên bôi trên thành cửa nhà họ. Đêm hôm ấy, thần sứ hủy diệt của Đức Chúa đánh phạt Ai cập bằng việc giết chết các con trai đầu lòng của dân Ai-cập, còn những nhà có bôi máu chiên trên thành cửa, thì các con trai đầu lòng của họ khỏi phải chết (x. Xh 12,3-13). Về sau Mô-sê truyền cử hành lễ Vượt qua hằng năm để nhắc dân Do Thái nhớ lại tình thương cứu độ của Đức Chúa. Đến thời Tân Ước, Chúa Giê-su trở thành con chiên cứu độ khi vâng lời Chúa Cha làm chiên tinh tuyền, chịu chết đau thương trên cây thập giá, trở thành của lễ hiến tế đền tội thay cho loài người. Thánh Phao-lô đã nói về con chiên cứu độ ấy như sau: “Quả vậy, Đức Ki-tô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta. Vì thế chúng ta đừng lấy men cũ là lòng gian tà và độc ác, nhưng hãy lấy bánh không men, là lòng tinh tuyền và chân thật, mà ăn mừng Đại lễ” (1 Cr 5,7-8).
2) ĐỨC GIÊ-SU CHÍNH LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA CHỊU HIẾN TẾ ĐỂ ĐỀN TỘI:
Trong Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, mỗi ngày hai lần sáng và chiều, người ta đều giết chiên dâng lên Đức Chúa làm của lễ hiến tế để đền tội thay cho dân (x. Xh 29,31). Khi giới thiệu Đức Giê-su là Chiên Thiên Chúa, Gio-an Tẩy Giả đã làm chứng Đức Giê-su là lễ vật mới của thời Tân Ước, được dâng tiến cho Thiên Chúa trên bàn thờ thập giá, thay cho lễ vật là con chiên được dâng trên bàn thờ theo Luật Mô-sê thời Cựu Ước. Về việc thay lễ vật chiên cừu cũ bằng lễ vật mới là chiên Thiên Chúa, tác giả thư Do thái đã viết như sau: “Trước hết, Đức Ki-tô nói: Hy lễ và hiến tế, lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa đã chẳng ưa chẳng thích, mà đó chính là những thứ của lễ được dâng tiến theo Lề Luật truyền. Rồi Người nói: Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài. Thế là Người bãi bỏ các lễ tế cũ mà thiết lập lễ tế mới. Theo ý đó, chúng ta được thánh hóa nhờ Đức Giê-su Ki-tô đã hiến dâng mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ” (Dt 10,8-10). Ngôn sứ I-sai-a đã nói tiên tri về người Tôi Tớ của Chúa, một ngày kia sẽ chịu đau khổ và chết oan ức như một con chiên như sau: “Bị ngược đãi người cam nhịn nhục, chẳng mở miệng kêu ca, như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng. Người đã bị ức hiếp, buộc tội rồi bị thủ tiêu… Vì đã nếm mùi đau khổ, người công chính, Tôi Trung của Ta, sẽ làm cho môn đệ người nên công chính, và sẽ gánh lấy tội lỗi của họ” (Is 53,7.11b).
3) ĐỨC GIÊ-SU, CON CHIÊN KHẢI HOÀN:
Trong sách Khải Huyền, Tác giả đã áp dụng tước hiệu “Chiên Thiên Chúa” cho Đức Giê-su 28 lần. Trong đó, nhấn mạnh Con Chiên ngự trên ngai vương quyền. Là Đấng chiến thắng sự chết bằng sự phục sinh vinh quang. Con Chiên được ca ngợi như sau: “Ngài đã bị giết và đã lấy máu đào chuộc về cho Thiên Chúa muôn người thuộc mọi chi tộc và ngôn ngữ, thuộc mọi nước mọi dân. Ngài cũng làm cho họ thành một vương quốc, thành những tư tế, để phụng thờ Thiên Chúa chúng ta” (Kh 5,9-10). “Tôi thấy và tôi nghe tiếng muôn vàn thiên thần ở chung quanh ngai lớn tiếng hô: Con Chiên đã bị giết, nay xứng đáng lãnh nhận phú quý và uy quyền, khôn ngoan cùng sức mạnh, danh dự với vinh quang và muôn lời cung chúc. Amen” (Kh 5,12).
Tóm lại, tước hiệu “Chiên Thiên Chúa” của Chúa Giê-su gợi lên ba hình ảnh sống động về ơn cứu độ của Thiên Chúa thay thế cho các con chiên Cựu Ước như sau:
- Chúa Giê-su là Con Chiên Cứu Độ: Máu Người đổ ra trên thập tự trở thành giá chuộc muôn người, giống như máu con chiên được bôi trên thành cửa đã cứu các con trai đầu lòng của dân Do thái khỏi bị hủy diệt trong ngày lễ Vượt Qua.
- Chúa Giê-su chính là Con Chiên Gánh tội và xóa tội trần gian: Khi chịu hiến tế trên bàn thờ Thập Giá là Người đã đền thay tội lỗi chúng ta, giống như con chiên thanh sạch phải gánh tội và xóa tội cho toàn dân trong lễ Xá Tội của đạo Do Thái.
- Chúa Giê-su là Con Chiên Thiên Chúa chiến thắng tử thần: Người đã chiến thắng sự chết bằng sự phục sinh vinh quang, để ban ơn cứu độ cho nhân loại như sách Khải Huyền đã ghi nhận (x Kh 5,9-10).
Do đó, dù Đức Giê-su có nhiều tước hiệu như: "Ánh Sáng trần gian”, “Mục Tử nhân lành”, “Bánh Hằng Sống”… nhưng trong thánh lễ, Hội Thánh đã dùng tước hiệu “Chiên Thiên Chúa” để cầu nguyện trong phần hiệp lễ: “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian…”.
4) PHẢI LÀM CHỨNG CHO CHÚA THẾ NÀO TRONG CUỘC SỐNG?
- Làm chứng là giới thiệu Chúa cho tha nhân: Gio-an Tẩy Giả đã tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai và giới thiệu Người cho môn đệ như sau: "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây là Đấng xóa bỏ tội trần gian… Tôi đã thấy nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn”. (Ga 1,29.34).
- Làm chứng là nói về Chúa trước tha nhân: Gio-an luôn nói về Chúa cho mọi người và làm mọi việc để giới thiệu Chúa Giê-su: "Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, vì có trước tôi. Tôi đã không biết Người, nhưng để Người được tỏ ra cho dân Ít-ra-en, tôi đến làm phép rửa trong nước” (Ga 1,30-31).
- Làm chứng là khiêm hạ mỗi khi làm việc lành: Gio-an không buồn khi thấy dân chúng bỏ mình và lũ lượt kéo đến xin Đức Giê-su làm phép rửa cho (x. Ga 3,26). Ông đã trấn an các môn đệ đang bất bình về điều này và nói cho họ hiểu về vai trò tiền hô của mình như sau: «Chính anh em làm chứng cho Thầy là Thầy đã nói: Tôi đây không phải là Đấng Ki-tô, mà là kẻ được sai đi trước mặt Người... Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi » (Ga 3,28.30).
- Làm chứng là vui lòng chấp nhận các bất công không tránh khỏi: Khi không thể thoát khỏi các đau khổ oan ức do kẻ khác gây ra, thay vì oán trời trách đất hay có hành xử tiêu cực, chúng ta hãy vui vẻ chấp nhận kết hiệp với Chúa Giê-su chịu khổ nạn để đền tội mình và cầu xin cho các tội nhân sớm được ơn sám hối trở về với Chúa. Hãy năng đọc một chục kinh Mân Côi kèm theo suy niệm mầu nhiệm thứ ba mùa thương: “Thứ ba thì ngắm: Đức Chúa Giê-su chịu đội mão gai; Ta hãy xin cho được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng”.
4. THẢO LUẬN:
Khi bị hiểu lầm, bị vu khống oan ức, chúng ta nên làm gì để kết hiệp với sự đau khổ của Chúa Giê-su là Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Con thật cảm động khi thấy Chúa là Đấng Thánh của Thiên Chúa, mà vì yêu thương con đã tình nguyện trở thành của lễ hiến tế đền tội thay và để giao hòa nhân loại với Thiên Chúa, hầu chúng con được tham phần vào vinh quang phục sinh của Chúa. Mỗi lần dự lễ, xin cho chúng con biết dâng những lời cầu nguyện, các việc bác ái, sự hãm mình và những điều rủi ro trái ý gặp phải… để biến chúng nên lễ vật kết hiệp với lễ vật cao trọng trên bàn thờ là Chiên Thiên Chúa tiến dâng lên Chúa Cha. Nhờ đó sau này chúng con cũng được tham phần vào vinh quang phục sinh cùng với Chúa trên thiên đàng.- AMEN.
Is 49,3.5-6; 1 Cr 1,1-3; Ga 1,29-34
KẾT HIỆP VỚI CHIÊN THIÊN CHÚA THI HÀNH SỨ MỆNH CỨU ĐỘ
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 1,29-34
(29) Hôm sau, ông Gio-an thấy Đức Giê-su tiến về phía mình, liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian. (30) Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, vì có trước tôi. (31) Tôi đã không biết Người, nhưng để Người được tỏ ra cho dân Ít-ra-en, tôi đến làm phép rửa trong nước”. (32) Ông Gio-an còn làm chứng: “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. (33) Tôi không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần. (34) Tôi đã thấy nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn”.
2. Ý CHÍNH:
Đây là lời chứng thứ hai của Gio-an Tẩy Giả về Đức Giê-su. Ông xác nhận Đức Giê-su là Con Chiên của Thiên Chúa, có sứ mệnh xóa bỏ tội trần gian. Người là Đấng mà Gio-an được sai đến trước để dọn đường qua dấu chỉ Thánh Thần ngự xuống. Gio-an đã thấy Thánh Thần ngự xuống trên Đức Giê-su khi làm phép rửa cho Người tại sông Gio-đan, nên ông đã làm chứng: “Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn”.
3. CHÚ THÍCH:
- C 29-30: + Đây là Chiên Thiên Chúa: Chiên Thiên Chúa hay Chiên Vượt Qua thời Xuất Hành (x. Xh 12,3-46). Tin Mừng Gio-an cho thấy Đức Giê-su chính là Con Chiên lễ Vượt Qua qua ba sự kiện: Một là thời gian quan Phi-la-tô xét xử Đức Giê-su vào Giờ Thứ Sáu (tức 12 giờ trưa) trong ngày lễ áp lễ Vượt Qua (x. Ga 9,14), trùng với giờ các tư tế giết chiên trong Đền Thờ Giê-ru-sa-lem để mừng đại lễ Vượt Qua. Hai là cành hương thảo: Người Do thái lấy một bó hương thảo, nhúng vào chậu đựng máu chiên và quét lên khung cửa nhà. Điều này giống như một tên lính đã lấy miếng bọt biển thấm giấm, buộc vào cành hương thảo đưa lên miệng Đức Giê-su nếm (x. Ga 19,29). Ba là chỉ thị của Mô-sê cấm đánh gãy xương của con Chiên bị giết trong biến cố Vượt Qua: quân lính không đánh dập ống chân của Người trên cây thập giá (x. Ga 19,34). + Về con chiên gánh tội: Trong lễ Xá Tội, người Do Thái bắt một con chiên đem đến cho Tư tế. Vị Tư Tế sẽ đọc một danh sách các thứ tội của dân và kêu gọi mọi người sám hối. Sau đó, Tư Tế đặt tay trên đầu con chiên, ngụ ý trút hết danh sách tội ấy lên đầu nó, rồi đuổi nó vào sa mạc. Người ta cử hành nghi lễ sám hối này để xin Đức Chúa xóa hết tội cho mình (x. Lv 1,4). Con chiên Vượt qua là hình bóng Đấng Cứu thế như ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm: "Chính các bệnh tật của chúng tôi, Ngài đã vác. Ngài đã bị đâm vì những phản nghịch của chúng tôi. Vì tội vạ của chúng tôi, Ngài đã bị nghiền tán... Ngài đã chịu đựng, không mở miệng, như chiên con dẫn đến lò sát sinh... Thiên Chúa đã ái mộ Ngài, đã phục sinh Đấng đã làm lễ hy sinh tạ tội. Ngài đã được trường sinh bất tử” (Is 53, 4-5.7.10). + Đấng xóa bỏ tội trần gian: Thay vì dùng chữ gánh tội, Tin Mừng Gio-an đã dùng chữ “xóa” theo nghĩa “làm mất đi” (x. 1 Ga 3,5). Và như vậy “xóa tội” nghĩa là giải thoát khỏi tội lỗi. Trong cuộc Vượt Qua, nhờ máu chiên được sát tế và quét lên khung cửa nhà mà các con trai đầu lòng của người Do thái khỏi bị tiêu diệt (x. Xh 12,23). Cũng vậy, nhân loại nhờ việc Đức Giê-su chịu chết sẽ được xóa bỏ tội lỗi, giống như bỏ đi gánh nặng đè trên mình họ. + Có người đến sau tôi, vì có trước tôi: Tuy về thời gian, Đức Giê-su được sinh ra sau Gio-an 6 tháng (x. Lc 1,24.26), nhưng về bản tính Thiên Chúa thì Người luôn hiện hữu trước khi Gio-an ra đời.
- C 31-32: + Tôi đã không biết Người: Kiểu nói “không biết” có nghĩa là Gio-an đã không nhận ra Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai. Cái “không biết” của Gio-an cũng giống như “không biết” của người Do thái trong câu “Ở giữa các ông có Đấng mà các ông không biết” (Ga 1,26). + Nhưng để Người được tỏ ra cho dân Ít-ra-en: Việc Gio-an làm phép rửa cho Đức Giê-su chính là cơ hội để Người tỏ mình là Đấng Thiên Sai cho dân Do thái. + Ông Gio-an còn làm chứng: Do những dấu chỉ “Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người”, mà Gio-an đã nhận ra thân phận của Đức Giê-su: Người thực là “Con Thiên Chúa”, là “Đấng Thiên Chúa đã tuyển chọn”. + Thánh Thần như chim bồ câu: Kiểu nói này không khẳng định Thánh Thần hiện ra dưới hình của chim bồ câu, nhưng đáp xuống trên Đức Giê-su giống như tiếng rung nhè nhẹ của loài chim ấy. + Và ngự trên Người: Việc “Thánh Thần đáp xuống như chim bồ câu và lưu lại trên Đức Giê-su” tượng trưng cho hiệu quả của việc tuôn đổ ơn Thánh Thần, là ban sự sống để thiếp lập một dân Ít-ra-en mới. Cũng vậy, trong ngày lễ Hiện Xuống, “Lưỡi Lửa” không trực tiếp tượng trưng cho Chúa Thánh Thần, nhưng tượng trưng cho việc các Tông Đồ được Thánh Thần ban cho “nói tiếng lạ” để công bố Tin Mừng khắp thế gian.
- C 33-34: + Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: Câu này được lặp lại để nhấn mạnh việc Gio-an không tự nhận biết Đức Ki-tô là Con Thiên Chúa nhưng là do chính Thiên Chúa, Đấng sai Gio-an làm phép rửa đã dạy cho ông biết. + Đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần: Làm phép rửa trong Thánh Thần là một thành ngữ ám chỉ công việc chính của Đức Giê-su là “xóa bỏ tội lỗi” bằng cách tuôn đổ ơn Thánh Thần xuống trên kẻ tin và lãnh nhận phép rửa để được tha tội (x. Ga 3,5-8). + Tôi đã thấy nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn: Gio-an xác định việc ông làm chứng “Đức Giê-su là Đấng Thiên Chúa đã tuyển chọn” là do Thiên Chúa soi sáng. “Đấng Thiên Chúa tuyển chọn” đồng nghĩa với “Con Thiên Chúa”, như lời sấm của I-sai-a: “Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn…” (Is 42,1). Việc Đức Giê-su được Thiên Chúa tuyển chọn gắn liền với việc Người được ban Thần Khí để chu toàn sứ mạng Thiên Sai.
4. CÂU HỎI:
1) Nội dung lời chứng thứ hai của Gio-an Tẩy Giả về Đức Giê-su thế nào?
2) Ba điều Tin Mừng Gio-an nêu ra chứng minh Đức Giê-su chính là con chiên cứu độ là những điều nào?
3) Gio-an muốn nói gì khi giới thiệu Đức Giê-su là “Đấng xóa bỏ tội trần gian”?
4) Tại sao Gio-an lớn hơn Đức Giê-su 6 tháng, mà ông lại nói Người đã có trước ông?
5) Từ “Không biết” trong câu “Tôi đã không biết Người” nghĩa là gì?
6) “Làm phép rửa trong Thánh Thần” là gì?
7) “Đấng Thiên Chúa tuyển chọn” đồng nghĩa với “Con Thiên Chúa” trong lời sấm nào của Ngôn sứ I-sai-a?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: Gio-an thấy Đức Giê-su tiến về phía mình liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,36).
2. CÂU CHUYỆN:
1) ĐƯỢC CỨU SỐNG NHỜ CÁI CHẾT CỦA CON CHIÊN:
Trên nóc nhà thờ Werden tại một ngôi làng nhỏ bên nước Đức, thay vì đặt một cây Thánh giá, người ta lại đúc tượng một con chiên và đặt trên đó. Truyền thuyết kể lại rằng khi xây dựng nhà thờ, một anh công nhân từ trên tháp chuông đã bị rơi xuống đất, ở dưới có mấy con chiên đang gặm cỏ. Người công nhân rơi trúng một con chiên ở phía dưới. Con chiên đã bị chết, đang khi anh công nhân lại không bị hề hấn gì. Truyền thuyết đó gợi nhắc về Đức Giêsu, là Con Chiên vượt qua, Đấng đã chết để cho chúng ta được sống và sống dồi dào.
2) CHỊU ĐAU KHỔ CÁCH OAN ỨC ĐỂ ĐỀN TỘI THAY CHO KẺ GIAN ÁC:
Một cô gái đang có người yêu, nhưng một hôm chẳng may bị kẻ cướp hãm hiếp và có thai ngoài ý muốn. Sau đó cô còn phải chịu đau khổ hơn nữa khi bị người yêu ruồng bỏ và mọi người khinh dể xa lánh. Một hôm cô đến xưng tội với đức cha Fulton Sheen. Sau khi trình bày hoàn cảnh oan ức gặp phải, cô đã hỏi đức cha: "Tại sao con vô tội mà lại phải chịu đau khổ oan ức như thế?" Với thái độ cảm thông, đức cha Sheen đã an ủi cô gái như sau: "Con vô tội mà phải chịu nỗi đau khổ cách bất công như vậy là để đền tội thay cho tên cướp đã làm hại con, để con nên giống Chúa Giê-su là Đấng vô tội, nhưng đã chịu đau khổ và chết đau thương tủi nhục trên cây thập giá để đền tội thay cho mọi kẻ có tội, trong đó có con đó !".
3) VÌ YÊU THƯƠNG, CHA MẸ SẴN SÀNG CHỊU PHẠT CHUNG VỚI CON:
Một gia đình nọ chỉ có một đứa con trai duy nhất, nên cha mẹ hết lòng yêu thương cậu và dành mọi sự tốt đẹp nhất cho cậu. Dù vậy, để giáo dục con trở nên người tốt, ông bố luôn tỏ ra cứng rắn trước những sai lỗi của con, và bà mẹ cũng đồng tình với cách giáo dục đó. Một lần nọ, đứa con trai vì ham chơi đã theo bạn bè trốn học ra bãi biển cùng nhau chơi đá bóng. Người cha biết chuyện không hay đó nên đã cương quyết xử phạt con trai. Ông bắt nó phải chịu hình phạt là ngủ qua đêm trên căn gác nhà kho chật chội nóng bức. Nhưng đêm hôm đó, ông bố không thể chợp mắt được vì thương con, không biết tình trạng của con hiện giờ ra sao. Nửa đêm, ông lấy mền gối lên trên gác để ngủ chung với con. Điều ngạc nhiên là khi ông leo lên căn gác thì đã thấy bà vợ của ông có mặt ở đó từ bao giờ rồi. Thế là cả ba người cùng nhau ngủ trên căn gác chật chội nóng nực suốt đêm. Chỉ có đứa con phạm lỗi, nhưng cha mẹ vì yêu thương đã tình nguyện chịu phạt chung với con.
Đêm đó là đêm đáng nhớ nhất trong đời của đứa con, vì nó đã nhận ra tình yêu lớn lao của cha mẹ dành cho mình. Người cha không bỏ đi hình phạt đã ra cho con và bà mẹ cũng không xin ông tha phạt, vì cả hai đều muốn cho con trai ý thức để tu sửa lỗi lầm đã phạm. Nhưng khi con bị phạt thì cha mẹ vì yêu thương lại sẵn sàng chịu hình phạt chung với con. Câu chuyện trên cũng phần nào giúp chúng ta nhận ra hành động cứu độ của Thiên Chúa: Khi loài người phạn tội, Thiên Chúa đã sai Con Một là Chúa Giê-su xuống thế làm người, để mở ra con đường lên trời và sẵn sàng chịu chết đau thương trên cây thập giá để đền tội thay cho loài người chúng ta.
3. SUY NIỆM:
Trong lễ Chúa Giê-su chịu phép rửa chúng ta đã được Chúa Cha giới thiệu Chúa Giê-su cho chúng ta: “Ðây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”. (Mt 3, 17b). Hôm nay, chúng ta được Thánh Gio-an Tẩy Giả giới thiệu cho chúng ta một nét quan trọng khác của Người nữa: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian”. (Ga 1, 29).
1) ĐỨC GIÊ-SU LÀ CON CHIÊN LỄ VƯỢT QUA:
Câu chuyện về đại lễ Vượt Qua kể lại rằng: Khi Mô-sê được Đức Chúa sai đến gặp Pha-ra-ô nước Ai-cập để thuyết phục nhà vua trả tự do cho dân Ít-ra-en, để họ được giải thoát khỏi kiếp sống nô lệ cho người Ai-cập, và được vào trong sa mạc để thờ phượng Đức Chúa tại núi Si-nai, nơi Mô-sê đã được gặp Đức Chúa. Lúc đầu vua Pha-ra-ô cương quyết từ chối. Mô-sê đã phải sử dụng cây gậy Chúa ban để lần lượt thi thố 10 phép lạ để chứng minh quyền năng Đức Chúa của con cháu nhà Gia-cóp mạnh hơn các tà thần của dân Ai-cập. Nhưng chỉ đến phép lạ thứ mười là tiêu diệt các con trai đầu lòng của người Ai-cập, thì Pha-ra-ô mới chịu khuất phục và đồng ý cho con cháu Gia-cóp được ra đi. Hôm ấy, Mô-sê vâng lệnh Đức Chúa truyền cho dân Ít-ra-en mỗi nhà phải giết một con chiên đực một tuổi để ăn thịt chiên với bánh không men và rau diếp đắng. Họ phải lấy máu chiên bôi trên thành cửa nhà họ. Đêm hôm ấy, thần sứ hủy diệt của Đức Chúa đánh phạt Ai cập bằng việc giết chết các con trai đầu lòng của dân Ai-cập, còn những nhà có bôi máu chiên trên thành cửa, thì các con trai đầu lòng của họ khỏi phải chết (x. Xh 12,3-13). Về sau Mô-sê truyền cử hành lễ Vượt qua hằng năm để nhắc dân Do Thái nhớ lại tình thương cứu độ của Đức Chúa. Đến thời Tân Ước, Chúa Giê-su trở thành con chiên cứu độ khi vâng lời Chúa Cha làm chiên tinh tuyền, chịu chết đau thương trên cây thập giá, trở thành của lễ hiến tế đền tội thay cho loài người. Thánh Phao-lô đã nói về con chiên cứu độ ấy như sau: “Quả vậy, Đức Ki-tô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta. Vì thế chúng ta đừng lấy men cũ là lòng gian tà và độc ác, nhưng hãy lấy bánh không men, là lòng tinh tuyền và chân thật, mà ăn mừng Đại lễ” (1 Cr 5,7-8).
2) ĐỨC GIÊ-SU CHÍNH LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA CHỊU HIẾN TẾ ĐỂ ĐỀN TỘI:
Trong Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, mỗi ngày hai lần sáng và chiều, người ta đều giết chiên dâng lên Đức Chúa làm của lễ hiến tế để đền tội thay cho dân (x. Xh 29,31). Khi giới thiệu Đức Giê-su là Chiên Thiên Chúa, Gio-an Tẩy Giả đã làm chứng Đức Giê-su là lễ vật mới của thời Tân Ước, được dâng tiến cho Thiên Chúa trên bàn thờ thập giá, thay cho lễ vật là con chiên được dâng trên bàn thờ theo Luật Mô-sê thời Cựu Ước. Về việc thay lễ vật chiên cừu cũ bằng lễ vật mới là chiên Thiên Chúa, tác giả thư Do thái đã viết như sau: “Trước hết, Đức Ki-tô nói: Hy lễ và hiến tế, lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa đã chẳng ưa chẳng thích, mà đó chính là những thứ của lễ được dâng tiến theo Lề Luật truyền. Rồi Người nói: Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài. Thế là Người bãi bỏ các lễ tế cũ mà thiết lập lễ tế mới. Theo ý đó, chúng ta được thánh hóa nhờ Đức Giê-su Ki-tô đã hiến dâng mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ” (Dt 10,8-10). Ngôn sứ I-sai-a đã nói tiên tri về người Tôi Tớ của Chúa, một ngày kia sẽ chịu đau khổ và chết oan ức như một con chiên như sau: “Bị ngược đãi người cam nhịn nhục, chẳng mở miệng kêu ca, như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng. Người đã bị ức hiếp, buộc tội rồi bị thủ tiêu… Vì đã nếm mùi đau khổ, người công chính, Tôi Trung của Ta, sẽ làm cho môn đệ người nên công chính, và sẽ gánh lấy tội lỗi của họ” (Is 53,7.11b).
3) ĐỨC GIÊ-SU, CON CHIÊN KHẢI HOÀN:
Trong sách Khải Huyền, Tác giả đã áp dụng tước hiệu “Chiên Thiên Chúa” cho Đức Giê-su 28 lần. Trong đó, nhấn mạnh Con Chiên ngự trên ngai vương quyền. Là Đấng chiến thắng sự chết bằng sự phục sinh vinh quang. Con Chiên được ca ngợi như sau: “Ngài đã bị giết và đã lấy máu đào chuộc về cho Thiên Chúa muôn người thuộc mọi chi tộc và ngôn ngữ, thuộc mọi nước mọi dân. Ngài cũng làm cho họ thành một vương quốc, thành những tư tế, để phụng thờ Thiên Chúa chúng ta” (Kh 5,9-10). “Tôi thấy và tôi nghe tiếng muôn vàn thiên thần ở chung quanh ngai lớn tiếng hô: Con Chiên đã bị giết, nay xứng đáng lãnh nhận phú quý và uy quyền, khôn ngoan cùng sức mạnh, danh dự với vinh quang và muôn lời cung chúc. Amen” (Kh 5,12).
Tóm lại, tước hiệu “Chiên Thiên Chúa” của Chúa Giê-su gợi lên ba hình ảnh sống động về ơn cứu độ của Thiên Chúa thay thế cho các con chiên Cựu Ước như sau:
- Chúa Giê-su là Con Chiên Cứu Độ: Máu Người đổ ra trên thập tự trở thành giá chuộc muôn người, giống như máu con chiên được bôi trên thành cửa đã cứu các con trai đầu lòng của dân Do thái khỏi bị hủy diệt trong ngày lễ Vượt Qua.
- Chúa Giê-su chính là Con Chiên Gánh tội và xóa tội trần gian: Khi chịu hiến tế trên bàn thờ Thập Giá là Người đã đền thay tội lỗi chúng ta, giống như con chiên thanh sạch phải gánh tội và xóa tội cho toàn dân trong lễ Xá Tội của đạo Do Thái.
- Chúa Giê-su là Con Chiên Thiên Chúa chiến thắng tử thần: Người đã chiến thắng sự chết bằng sự phục sinh vinh quang, để ban ơn cứu độ cho nhân loại như sách Khải Huyền đã ghi nhận (x Kh 5,9-10).
Do đó, dù Đức Giê-su có nhiều tước hiệu như: "Ánh Sáng trần gian”, “Mục Tử nhân lành”, “Bánh Hằng Sống”… nhưng trong thánh lễ, Hội Thánh đã dùng tước hiệu “Chiên Thiên Chúa” để cầu nguyện trong phần hiệp lễ: “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian…”.
4) PHẢI LÀM CHỨNG CHO CHÚA THẾ NÀO TRONG CUỘC SỐNG?
- Làm chứng là giới thiệu Chúa cho tha nhân: Gio-an Tẩy Giả đã tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai và giới thiệu Người cho môn đệ như sau: "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây là Đấng xóa bỏ tội trần gian… Tôi đã thấy nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn”. (Ga 1,29.34).
- Làm chứng là nói về Chúa trước tha nhân: Gio-an luôn nói về Chúa cho mọi người và làm mọi việc để giới thiệu Chúa Giê-su: "Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, vì có trước tôi. Tôi đã không biết Người, nhưng để Người được tỏ ra cho dân Ít-ra-en, tôi đến làm phép rửa trong nước” (Ga 1,30-31).
- Làm chứng là khiêm hạ mỗi khi làm việc lành: Gio-an không buồn khi thấy dân chúng bỏ mình và lũ lượt kéo đến xin Đức Giê-su làm phép rửa cho (x. Ga 3,26). Ông đã trấn an các môn đệ đang bất bình về điều này và nói cho họ hiểu về vai trò tiền hô của mình như sau: «Chính anh em làm chứng cho Thầy là Thầy đã nói: Tôi đây không phải là Đấng Ki-tô, mà là kẻ được sai đi trước mặt Người... Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi » (Ga 3,28.30).
- Làm chứng là vui lòng chấp nhận các bất công không tránh khỏi: Khi không thể thoát khỏi các đau khổ oan ức do kẻ khác gây ra, thay vì oán trời trách đất hay có hành xử tiêu cực, chúng ta hãy vui vẻ chấp nhận kết hiệp với Chúa Giê-su chịu khổ nạn để đền tội mình và cầu xin cho các tội nhân sớm được ơn sám hối trở về với Chúa. Hãy năng đọc một chục kinh Mân Côi kèm theo suy niệm mầu nhiệm thứ ba mùa thương: “Thứ ba thì ngắm: Đức Chúa Giê-su chịu đội mão gai; Ta hãy xin cho được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng”.
4. THẢO LUẬN:
Khi bị hiểu lầm, bị vu khống oan ức, chúng ta nên làm gì để kết hiệp với sự đau khổ của Chúa Giê-su là Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Con thật cảm động khi thấy Chúa là Đấng Thánh của Thiên Chúa, mà vì yêu thương con đã tình nguyện trở thành của lễ hiến tế đền tội thay và để giao hòa nhân loại với Thiên Chúa, hầu chúng con được tham phần vào vinh quang phục sinh của Chúa. Mỗi lần dự lễ, xin cho chúng con biết dâng những lời cầu nguyện, các việc bác ái, sự hãm mình và những điều rủi ro trái ý gặp phải… để biến chúng nên lễ vật kết hiệp với lễ vật cao trọng trên bàn thờ là Chiên Thiên Chúa tiến dâng lên Chúa Cha. Nhờ đó sau này chúng con cũng được tham phần vào vinh quang phục sinh cùng với Chúa trên thiên đàng.- AMEN.
Người Tôi Tớ, Đấng xóa tội của trần gian
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:26 11/01/2023
Người Tôi Tớ, Đấng xóa tội của trần gian
Suy niệm Chúa nhật II – Năm A
(Ga 1, 29-34)
Phụng vụ Chúa nhật II thường niên A làm cho chúng ta nhớ lại chủ đề của tuần trước, Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa. Nhưng Isaia trình bày về người Tôi Tớ cách mới mẻ hơn (Bài đọc I) và Phúc Âm cũng thế, Gioan chỉ rõ nghĩa khi hiểu Người Tôi Tớ là Ðức Giêsu Kitô. Và thánh Phaolô trong thư I gửi người Côrinthô cũng mời gọi chúng ta trở nên tôi tớ trung thành của Chúa. Vậy chúng ta hãy suy nghĩ về chủ đề Người Tôi Tớ nơi Cựu Ước, nơi Ðức Kitô và nơi mỗi người chúng ta.
Chúa Giêsu Kitô, Người Tôi Tớ của Thiên Chúa.
Tiên tri Isaia muốn giới thiệu cho chúng ta biết Chúa Giêsu Kitô đích thực là Người là Người Tôi Tớ của Thiên Chúa khi viết : "Này đây Tôi Tớ của Ta, Người Ta đã chọn và hồn Ta sủng mộ, Ta đã ban Thần Trí trên Người” (Is 53). Gioan Tẩy giả đã không trực tiếp giới thiệu Ðức Giêsu là Người Tôi Tớ. Ông nói Chúa Giêsu là "Chiên của Thiên Chúa, Ðấng xóa tội trần gian". Mặc dầu hình ảnh con chiên có thể gợi ngay đến ý tưởng về chiên vượt qua, chiên tế vật, nhưng liền sau đó, Gioan đã nói đến Ðấng xóa tội trần gian, Ðấng đến sau ông nhưng lại có trước ông và cao trọng hơn ông, nhất là Ðấng ấy lại được xức dầu bằng Thánh Thần, khi tuyên bố ông đã nhìn thấy Thánh Thần lấy hình bồ câu đậu xuống trên đầu Ðức Giêsu khiến chúng ta phải hiểu Gioan đã mượn lại mọi tư tưởng trong sách Isaia về Người Tôi Tớ là Chúa Giêsu.
Gioan đã nhìn thấy Ðức Kitô chính là Người Tôi Tớ trong sách Isaia. Bề ngoài, Người có vẻ thua kém ông, khi đến xin ông làm phép rửa cho mình. Nhưng khi Gioan thấy Thánh Thần xuống trên Người, ông biết ngay, đây là Ðấng mà mình có sứ mạng đi trước dọn đường như một người đầy tớ. Chính Người là Ðấng cao trọng, Ðấng mà Thánh Thần xuống ngự ở trên, tuy bề ngoài rất khiêm nhu, nhưng Chúa Giêsu chính là Người Tôi Tớ mà sách Isaia đã tiên báo. Và phép rửa mà Người mới chịu báo trước cuộc khổ nạn mà Người Tôi Tớ phải chịu để đưa nhà Israel về với Chúa và đem ơn cứu độ của Chúa đến tận cùng trái đất. Gioan đã thấy như vậy và ông tuyên chứng để chúng ta hết thảy tin Ðức Yêsu Kitô thật là Người Tôi Tớ và là Người Tôi Tớ đau khổ của Thiên Chúa. Người đã đến thế gian, đóng vai trò Người Tôi Tớ để, như lời sách Isaia viết, Người giải án tuyên công cho nhiều người, hầu ý định của Thiên Chúa được nên trọn.
Đây là Chiên Thiên Chúa
Tin Mừng hôm nay trình bày nhân vật Gioan Tẩy Giả như sau: “Khi ấy, ông Gioan thấy Chúa Giêsu tiến về phía mình” (Ga 1, 29). “Thấy Chúa Giêsu tiến về mình”, đây là một hành động tương lai, tiếng Hy bá còn diễn tả ‘ngày mai’. Nhưng tương lai này có sự liên tục với Giao Ước cũ, vì Gioan Tẩy Giả đã không nói về chính mình, lời của ông được rút ra từ Cựu Ước đan vào nhau để làm sáng tỏ các mầu nhiềm. Bằng từ ‘ngày mai’, chúng ta cử hành một ngày mới bắt đầu, Năm Phụng vụ mới bắt đầu. Gioan Tẩy Giả thấy sự huy hoàng rực rỡ của Giao Ước mới tiến lên thì nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian.”
Gioan Tẩy Giả khẳng định, Chúa Giêsu là Chiên duy nhất chết thay cho đoàn chiên là nhân loại chúng ta. Không những thế, Ngài còn phục hồi tất cả những người sống trên trần gian này và cứu chuộc mang về cho Thiên Chúa Cha. Một người chết thay cho toàn dân, để tất cả vâng phục Thiên Chúa; chỉ một mình Người đã chịu chết để cứu chuộc muôn người… Thật thế, con người đã trở nên hư hỏng, sống trong tội lỗi và đây là lý do tại sao Chúa Cha đã cho Con của Ngài tới làm giá chuộc tội cho toàn dân (Ga 3,16; Mc 10, 45), vì Người là đầu và tất cả mọi sự ở trong Người. Để tất cả chúng ta sống trong Người, Người đã vui lòng chịu chết và hiến tế vì chúng ta, Người đã chết thay cho chúng ta, và sống lại vì chúng ta. Ngài là Chiên thật xóa bỏ tội trần gian.
Đấng xóa tội trần gian
Tội lỗi là nguồn gốc và là căn nguyên của sự chết, làm thế nào thoát khỏi cái chết đời đời? Chắc chắn phải hủy diệt sự chết. Con Chiên đã chịu chết và sống lại, mầm mống sự chết bị tiêu tan, tội lỗi được tẩy xóa, còn tội nào khiền chúng ta phải chết nữa không? Khi cử hành lễ hy sinh của Con Chiên trong niềm vui, thánh Phaolô nói rằng: “Hỡi sự chết, chiến thắng của ngươi ở đâu? Hỡi sự chết, nọc đâu của người ở đâu? “(1 Cor 15,55; Os 13,14… ” Ðức Kitô đã chuộc chúng ta cho khỏi bị nguyền rủa vì Lề Luật” (Gal 3, 13), để chúng ta có thể thoát khỏi lời nguyền của tội lỗi.
Gioan Tẩy Giả đã làm chứng cho Chúa Giêsu không chỉ bằng lời nói, mà còn bằng cả đời sống mình. Ngài đã chỉ vào Chúa và nói với dân chúng: “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh hết mọi tội trần gian“. Ngài bước đi trên con đường khổ giá và làm chứng cho Chúa Giêsu, Đấng hiến mình chịu chết để cứu chuộc nhân loại. Ngày hôm nay chúng ta là những môn đệ của Chúa, chúng ta cũng cần phải noi gương thánh Gioan Tẩy Giả làm chứng cho Chúa để qua đời sống thánh thiện của mình khiến nhiều người nhận biết Chúa.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Chúa nhật II – Năm A
(Ga 1, 29-34)
Phụng vụ Chúa nhật II thường niên A làm cho chúng ta nhớ lại chủ đề của tuần trước, Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa. Nhưng Isaia trình bày về người Tôi Tớ cách mới mẻ hơn (Bài đọc I) và Phúc Âm cũng thế, Gioan chỉ rõ nghĩa khi hiểu Người Tôi Tớ là Ðức Giêsu Kitô. Và thánh Phaolô trong thư I gửi người Côrinthô cũng mời gọi chúng ta trở nên tôi tớ trung thành của Chúa. Vậy chúng ta hãy suy nghĩ về chủ đề Người Tôi Tớ nơi Cựu Ước, nơi Ðức Kitô và nơi mỗi người chúng ta.
Chúa Giêsu Kitô, Người Tôi Tớ của Thiên Chúa.
Tiên tri Isaia muốn giới thiệu cho chúng ta biết Chúa Giêsu Kitô đích thực là Người là Người Tôi Tớ của Thiên Chúa khi viết : "Này đây Tôi Tớ của Ta, Người Ta đã chọn và hồn Ta sủng mộ, Ta đã ban Thần Trí trên Người” (Is 53). Gioan Tẩy giả đã không trực tiếp giới thiệu Ðức Giêsu là Người Tôi Tớ. Ông nói Chúa Giêsu là "Chiên của Thiên Chúa, Ðấng xóa tội trần gian". Mặc dầu hình ảnh con chiên có thể gợi ngay đến ý tưởng về chiên vượt qua, chiên tế vật, nhưng liền sau đó, Gioan đã nói đến Ðấng xóa tội trần gian, Ðấng đến sau ông nhưng lại có trước ông và cao trọng hơn ông, nhất là Ðấng ấy lại được xức dầu bằng Thánh Thần, khi tuyên bố ông đã nhìn thấy Thánh Thần lấy hình bồ câu đậu xuống trên đầu Ðức Giêsu khiến chúng ta phải hiểu Gioan đã mượn lại mọi tư tưởng trong sách Isaia về Người Tôi Tớ là Chúa Giêsu.
Gioan đã nhìn thấy Ðức Kitô chính là Người Tôi Tớ trong sách Isaia. Bề ngoài, Người có vẻ thua kém ông, khi đến xin ông làm phép rửa cho mình. Nhưng khi Gioan thấy Thánh Thần xuống trên Người, ông biết ngay, đây là Ðấng mà mình có sứ mạng đi trước dọn đường như một người đầy tớ. Chính Người là Ðấng cao trọng, Ðấng mà Thánh Thần xuống ngự ở trên, tuy bề ngoài rất khiêm nhu, nhưng Chúa Giêsu chính là Người Tôi Tớ mà sách Isaia đã tiên báo. Và phép rửa mà Người mới chịu báo trước cuộc khổ nạn mà Người Tôi Tớ phải chịu để đưa nhà Israel về với Chúa và đem ơn cứu độ của Chúa đến tận cùng trái đất. Gioan đã thấy như vậy và ông tuyên chứng để chúng ta hết thảy tin Ðức Yêsu Kitô thật là Người Tôi Tớ và là Người Tôi Tớ đau khổ của Thiên Chúa. Người đã đến thế gian, đóng vai trò Người Tôi Tớ để, như lời sách Isaia viết, Người giải án tuyên công cho nhiều người, hầu ý định của Thiên Chúa được nên trọn.
Đây là Chiên Thiên Chúa
Tin Mừng hôm nay trình bày nhân vật Gioan Tẩy Giả như sau: “Khi ấy, ông Gioan thấy Chúa Giêsu tiến về phía mình” (Ga 1, 29). “Thấy Chúa Giêsu tiến về mình”, đây là một hành động tương lai, tiếng Hy bá còn diễn tả ‘ngày mai’. Nhưng tương lai này có sự liên tục với Giao Ước cũ, vì Gioan Tẩy Giả đã không nói về chính mình, lời của ông được rút ra từ Cựu Ước đan vào nhau để làm sáng tỏ các mầu nhiềm. Bằng từ ‘ngày mai’, chúng ta cử hành một ngày mới bắt đầu, Năm Phụng vụ mới bắt đầu. Gioan Tẩy Giả thấy sự huy hoàng rực rỡ của Giao Ước mới tiến lên thì nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian.”
Gioan Tẩy Giả khẳng định, Chúa Giêsu là Chiên duy nhất chết thay cho đoàn chiên là nhân loại chúng ta. Không những thế, Ngài còn phục hồi tất cả những người sống trên trần gian này và cứu chuộc mang về cho Thiên Chúa Cha. Một người chết thay cho toàn dân, để tất cả vâng phục Thiên Chúa; chỉ một mình Người đã chịu chết để cứu chuộc muôn người… Thật thế, con người đã trở nên hư hỏng, sống trong tội lỗi và đây là lý do tại sao Chúa Cha đã cho Con của Ngài tới làm giá chuộc tội cho toàn dân (Ga 3,16; Mc 10, 45), vì Người là đầu và tất cả mọi sự ở trong Người. Để tất cả chúng ta sống trong Người, Người đã vui lòng chịu chết và hiến tế vì chúng ta, Người đã chết thay cho chúng ta, và sống lại vì chúng ta. Ngài là Chiên thật xóa bỏ tội trần gian.
Đấng xóa tội trần gian
Tội lỗi là nguồn gốc và là căn nguyên của sự chết, làm thế nào thoát khỏi cái chết đời đời? Chắc chắn phải hủy diệt sự chết. Con Chiên đã chịu chết và sống lại, mầm mống sự chết bị tiêu tan, tội lỗi được tẩy xóa, còn tội nào khiền chúng ta phải chết nữa không? Khi cử hành lễ hy sinh của Con Chiên trong niềm vui, thánh Phaolô nói rằng: “Hỡi sự chết, chiến thắng của ngươi ở đâu? Hỡi sự chết, nọc đâu của người ở đâu? “(1 Cor 15,55; Os 13,14… ” Ðức Kitô đã chuộc chúng ta cho khỏi bị nguyền rủa vì Lề Luật” (Gal 3, 13), để chúng ta có thể thoát khỏi lời nguyền của tội lỗi.
Gioan Tẩy Giả đã làm chứng cho Chúa Giêsu không chỉ bằng lời nói, mà còn bằng cả đời sống mình. Ngài đã chỉ vào Chúa và nói với dân chúng: “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh hết mọi tội trần gian“. Ngài bước đi trên con đường khổ giá và làm chứng cho Chúa Giêsu, Đấng hiến mình chịu chết để cứu chuộc nhân loại. Ngày hôm nay chúng ta là những môn đệ của Chúa, chúng ta cũng cần phải noi gương thánh Gioan Tẩy Giả làm chứng cho Chúa để qua đời sống thánh thiện của mình khiến nhiều người nhận biết Chúa.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Vai trò của người giới thiệu
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
20:47 11/01/2023
Vai trò của người giới thiệu
(Suy niệm Chúa nhật II thường niên A)
Đọc Tin mừng của Chúa nhật 2 thường niên năm A hôm nay, chúng ta bắt gặp Thánh Gioan Tẩy Giả trong vai trò là người làm chứng, người giới thiệu Đức Giê-su là Chiên Thiên Chúa cho mọi người nhận biết. Để nhận biết Đức Giê-su là Thiên Chúa, và để trở thành người giới thiệu Ngài cho mọi người, tiên vàn Gioan Tẩy Giả phải có một lối sống thanh thoát và khiêm tốn; lối sống đơn giản và nghèo khó.
Để trở nên người giới thiệu, người làm chứng, Gioan Tẩy Giả phải trở nên con người của sự thánh thiện khi Ông bước vào hoang địa, người mặc áo lông lạc đà. Thức ăn của ông là châu chấu và mật ong rừng. (x.Mc 1, 1-8). Hoang địa là nơi dễ dàng để con người gặp gỡ Thiên Chúa. Nơi hoang địa, Gioan Tẩy Giả đã được tu sửa và gặp gỡ được Thiên Chúa. Có thể nói rằng không thể trở nên người giới thiệu Chúa cho người khác nếu trước đó Gioan Tẩy Giả chưa gặp được Thiên Chúa. Cũng nơi hoang địa, chính Gioan Tẩy Giả nhận ra bổn phận tiền hô và trách nhiệm kêu gọi mọi người ăn năn sám hối để đón gặp Đấng Cứu Thế; kêu gọi con người sửa đường cho ngay để Chúa đi. (x.Mt 3,1-12).
Để trở nên người giới thiệu Chúa cho người khác, Gioan Tẩy Giả phải trở nên con người của sự khiêm tốn: tôi không xứng đáng cởi quai dép cho Người (Ga 1, 27); Người phải lớn lên, còn tôi thì phải nhỏ lại, (Ga 3,30)…Gioan Tẩy Giả đã trở nên nhỏ bé và đơn hèn để Chúa lớn lên. Chúa mới là đối tượng giới thiệu, Gioan Tẩy Giả chỉ là phương tiện và trung gian mà thôi. Gioan Tẩy Giả chỉ là tiếng hô trong hoang địa, còn Đức Giê-su mới chính là Lời. Lời mới đem lại sự sống còn tiếng thì không. Hay nói cách khác, Chúa Giê-su mới là Đấng đến để giải thoát và cứu sống con người, Gioan Tẩy Giả chỉ là người dọn đường, dọn tâm hồn để cho người khác nhận biết Thiên Chúa và đón nhận Người.
Để trở nên người giới thiệu, người trung gian, Gioan Tẩy Giả đã biết mình và biết Chúa. Biết mình chỉ là chiếc cầu để người ta đến với Chúa, là chiếc thuyền đưa người ta sang bến bờ Giê-su, Đấng Cứu Độ duy nhất và muôn đời.
Nhờ cách sống đơn sơ, khiêm nhường và lối sống nhận biết Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su, Chiên Thiên Chúa cách rõ ràng, Gioan Tẩy Giả đã dễ dàng giới thiệu Đức Giê-su cho các môn đệ của mình. Nhìn hình ảnh những môn đệ đầu tiên theo Đức Giê-su là chúng ta cảm nhận được lối sống của Gioan Tẩy Giả. Ông không màng chi cho mình; không giữ các môn đệ cho riêng mình, nhưng sẵn sàng giới thiệu họ cho Đức Giê-su hay Đức Giê-su cho họ. “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian.” (Ga 1, 29). Ông nhận ra mình không là Đấng Cứu Chuộc, nhưng chính Đức Giê-su mới chính là Đấng Thiên Chúa sai đến ở giữa trần gian để cứu độ trần gian. Chính Đức Giê-su là Người Tôi Trung được Cựu Ước loan báo. Chính Đức Giê-su là Ánh Sáng cho muôn dân và là Đấng cứu độ duy nhất trên toàn cõi đất này.
Phần chúng ta, chúng ta cũng được mời gọi trở nên chứng nhân, trở nên người giới thiệu Chúa cho người khác lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện. (x. 2Tm 4,2). Tuy nhiên, để làm được như vậy, tiên vàn chúng ta phải ở lại với Chúa để lắng nghe, để học hỏi, để đụng chạm, để cảm nhận và trở nên giống Ngài trong mọi sự. (x. Ga 15, 1-8). Có như vậy, lời chứng của chúng ta, con người chúng ta mới toát lên hình ảnh đích thực về Chúa cho anh chị em chúng ta. Làm sao cho người khác cái mình không có. Làm sao trở nên người giới thiệu Chúa cho tha nhân, nếu trước đó chúng ta không gặp gỡ và cảm nghiệm sâu sắc về Ngài. Hơn nữa, người loan báo Tin mừng hay giới thiệu Chúa là người phải biết khiêm tốn và vui vẻ. Vì chỉ những ai biết sống khiêm nhường, mới đón nhận tình yêu và ơn cứu độ của Thiên Chúa. “Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn.” (Mt 11,25); Kẻ đói nghèo Chúa ban của đầy dư; Chúa nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Khi đón nhận Bí Tích Rửa tội, mỗi chúng ta đều được giao sứ vụ phổ quát là ngôn sứ, là tư tế và là vương đế. Vai trò làm ngôn sứ là vai trò quan trọng và bắt buộc đối với những ai đã lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy. Không ai được phép chối từ hay chậm trễ lên đường để loan báo và giới thiệu Chúa cho mọi người, nhất là cho những ai chưa nhận biết Chúa ngang qua cuộc sống đượm tình bác ái yêu thương. Mỗi chúng ta đều là những Gioan Tẩy Giả của thời đại mới. Hãy mạnh dạn lên đường để nói vào ‘tai’ của thế giới đang bị ‘điếc’ bởi hận thù, chiến tranh và dịch bệnh,… để họ nhận ra tình yêu của Thiên Chúa để biết yêu thương, tha thứ và sống tình hiệp hành. “Như Chúa đã tha thứ cho anh em, anh em cũng hãy tha thứ cho nhau. Và trên hết mọi sự, anh em hãy có đức yêu thương, đó là dây ràng buộc điều toàn thiện.” (Cl 3, 12-17). Mặt khác, điều cần thiết để trở nên kẻ loan tin, người giới thiệu, chúng ta cần có sức mạnh của Thần Khí Thiên Chúa. Chính nhờ Ngôi Ba Thiên Chúa, nhờ đón nhận 7 ơn cả của Người, chúng ta đủ sức lực, đủ nhiệt huyết, đủ hăng say ra đi làm chứng nhân của Chúa ở giữa một thế giới đầy nhiễu nhương này: một thế giới đang muốn loại trừ Thiên Chúa ra khỏi chính mình; một thế giới đang ‘bị bệnh hoạn’ bởi những trào lưu đi ngược lại Tin mừng sự sống, Tin mừng tình thương.
Quả thật, Đức Chân phước Giáo Hoàng Phaolô VI muốn nói về việc sống và làm chứng cho tin mừng.“Người thời nay tin vào các chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có tin vào thầy dạy là vì các thầy dạy ấy đã là những chứng nhân”. Để mong người ta nhận biết về Chúa và đón nhận Chúa, thiết tưởng cách sống của chúng ta quan trọng hơn lời rao giảng suông không muốn nói là vô hồn của chúng ta. Đời sống, con người, hành vi cử chỉ của chúng ta sẽ nói lên sự hiện diện của Chúa khi toàn bộ đều toát lên vẻ đẹp yêu thương và bình an. Người ta sẽ dễ dàng đón nhận lời nói của chúng ta hơn khi lối sống của chúng ta đi đôi với lời giảng dạy và loan báo. Người ta sẽ không thể chấp nhận lời chứng của chúng ta khi “miệng nam mô, bụng một bồ dao găm” hoặc “Bề ngoài thơn thớt nói cười/Mà trong nham hiểm giết người không dao”, nhưng chúng ta hãy cố gắng sống theo lời dạy của Thánh Gioan Tông Đồ: “Chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, mà yêu thương cách chân thật và bằng việc làm”. (1Ga 3, 18).
Một đề nghị thực tế cho vai trò làm người giới thiệu Chúa đối với các ki-tô hữu. Nơi gia đình, mỗi thành viên hãy biết sống cho nhau, quan tâm nhau, cảm thông, tha thứ và phục vụ lẫn nhau,…sống như thế, chúng ta đang chu toàn bổn phận việc giới thiệu Chúa cho những gia đình chung quanh. Nơi trường học, mỗi học sinh Công Giáo hãy biết hăng say học tập, ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô và yêu thương bạn bè,…đó là cách thức sống chứng tá Tin mừng cách thiết thực cho quý thầy cô và các bạn cùng lứa tuổi. Nơi chợ búa, người Công Giáo đừng buôn gian bán lẫn, đừng lươn lẽo, đừng ăn cắp, đừng gian tham, nhưng biết sống thật thà, vui tươi, cởi mở và hoà nhã,…Phải chăng đó là cách thức loan báo Tin mừng đúng nghĩa và đúng cách? Nơi đồng ruộng và công xưởng, mỗi ki-tô hữu phải biết giới thiệu Chúa cho những người khác, nhất là cho những anh chị em chưa cùng niềm tin bằng những cử chỉ yêu thương, lời nói dịu dàng dễ nghe, thái độ đơn sơ và khiêm tốn,…
Thật vậy, hành động và việc làm của chúng ta sẽ là lời chứng hết sức thuyết phục cho tha nhân khi chúng ta loan tin hay giới thiệu Chúa cho họ. Phải chăng câu nhắn gửi của Đức Giám Mục đối với ứng sinh linh mục trong ngày lễ truyền chức sau đây đúng với mọi người ki-tô hữu, trong vai trò là người giới thiệu Chúa? “Các con hãy chú tâm tin điều các con đọc, dạy điều các con tin và thi hành điều các con dạy”.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Suy niệm Chúa nhật II thường niên A)
Đọc Tin mừng của Chúa nhật 2 thường niên năm A hôm nay, chúng ta bắt gặp Thánh Gioan Tẩy Giả trong vai trò là người làm chứng, người giới thiệu Đức Giê-su là Chiên Thiên Chúa cho mọi người nhận biết. Để nhận biết Đức Giê-su là Thiên Chúa, và để trở thành người giới thiệu Ngài cho mọi người, tiên vàn Gioan Tẩy Giả phải có một lối sống thanh thoát và khiêm tốn; lối sống đơn giản và nghèo khó.
Để trở nên người giới thiệu, người làm chứng, Gioan Tẩy Giả phải trở nên con người của sự thánh thiện khi Ông bước vào hoang địa, người mặc áo lông lạc đà. Thức ăn của ông là châu chấu và mật ong rừng. (x.Mc 1, 1-8). Hoang địa là nơi dễ dàng để con người gặp gỡ Thiên Chúa. Nơi hoang địa, Gioan Tẩy Giả đã được tu sửa và gặp gỡ được Thiên Chúa. Có thể nói rằng không thể trở nên người giới thiệu Chúa cho người khác nếu trước đó Gioan Tẩy Giả chưa gặp được Thiên Chúa. Cũng nơi hoang địa, chính Gioan Tẩy Giả nhận ra bổn phận tiền hô và trách nhiệm kêu gọi mọi người ăn năn sám hối để đón gặp Đấng Cứu Thế; kêu gọi con người sửa đường cho ngay để Chúa đi. (x.Mt 3,1-12).
Để trở nên người giới thiệu Chúa cho người khác, Gioan Tẩy Giả phải trở nên con người của sự khiêm tốn: tôi không xứng đáng cởi quai dép cho Người (Ga 1, 27); Người phải lớn lên, còn tôi thì phải nhỏ lại, (Ga 3,30)…Gioan Tẩy Giả đã trở nên nhỏ bé và đơn hèn để Chúa lớn lên. Chúa mới là đối tượng giới thiệu, Gioan Tẩy Giả chỉ là phương tiện và trung gian mà thôi. Gioan Tẩy Giả chỉ là tiếng hô trong hoang địa, còn Đức Giê-su mới chính là Lời. Lời mới đem lại sự sống còn tiếng thì không. Hay nói cách khác, Chúa Giê-su mới là Đấng đến để giải thoát và cứu sống con người, Gioan Tẩy Giả chỉ là người dọn đường, dọn tâm hồn để cho người khác nhận biết Thiên Chúa và đón nhận Người.
Để trở nên người giới thiệu, người trung gian, Gioan Tẩy Giả đã biết mình và biết Chúa. Biết mình chỉ là chiếc cầu để người ta đến với Chúa, là chiếc thuyền đưa người ta sang bến bờ Giê-su, Đấng Cứu Độ duy nhất và muôn đời.
Nhờ cách sống đơn sơ, khiêm nhường và lối sống nhận biết Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su, Chiên Thiên Chúa cách rõ ràng, Gioan Tẩy Giả đã dễ dàng giới thiệu Đức Giê-su cho các môn đệ của mình. Nhìn hình ảnh những môn đệ đầu tiên theo Đức Giê-su là chúng ta cảm nhận được lối sống của Gioan Tẩy Giả. Ông không màng chi cho mình; không giữ các môn đệ cho riêng mình, nhưng sẵn sàng giới thiệu họ cho Đức Giê-su hay Đức Giê-su cho họ. “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian.” (Ga 1, 29). Ông nhận ra mình không là Đấng Cứu Chuộc, nhưng chính Đức Giê-su mới chính là Đấng Thiên Chúa sai đến ở giữa trần gian để cứu độ trần gian. Chính Đức Giê-su là Người Tôi Trung được Cựu Ước loan báo. Chính Đức Giê-su là Ánh Sáng cho muôn dân và là Đấng cứu độ duy nhất trên toàn cõi đất này.
Phần chúng ta, chúng ta cũng được mời gọi trở nên chứng nhân, trở nên người giới thiệu Chúa cho người khác lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện. (x. 2Tm 4,2). Tuy nhiên, để làm được như vậy, tiên vàn chúng ta phải ở lại với Chúa để lắng nghe, để học hỏi, để đụng chạm, để cảm nhận và trở nên giống Ngài trong mọi sự. (x. Ga 15, 1-8). Có như vậy, lời chứng của chúng ta, con người chúng ta mới toát lên hình ảnh đích thực về Chúa cho anh chị em chúng ta. Làm sao cho người khác cái mình không có. Làm sao trở nên người giới thiệu Chúa cho tha nhân, nếu trước đó chúng ta không gặp gỡ và cảm nghiệm sâu sắc về Ngài. Hơn nữa, người loan báo Tin mừng hay giới thiệu Chúa là người phải biết khiêm tốn và vui vẻ. Vì chỉ những ai biết sống khiêm nhường, mới đón nhận tình yêu và ơn cứu độ của Thiên Chúa. “Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn.” (Mt 11,25); Kẻ đói nghèo Chúa ban của đầy dư; Chúa nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Khi đón nhận Bí Tích Rửa tội, mỗi chúng ta đều được giao sứ vụ phổ quát là ngôn sứ, là tư tế và là vương đế. Vai trò làm ngôn sứ là vai trò quan trọng và bắt buộc đối với những ai đã lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy. Không ai được phép chối từ hay chậm trễ lên đường để loan báo và giới thiệu Chúa cho mọi người, nhất là cho những ai chưa nhận biết Chúa ngang qua cuộc sống đượm tình bác ái yêu thương. Mỗi chúng ta đều là những Gioan Tẩy Giả của thời đại mới. Hãy mạnh dạn lên đường để nói vào ‘tai’ của thế giới đang bị ‘điếc’ bởi hận thù, chiến tranh và dịch bệnh,… để họ nhận ra tình yêu của Thiên Chúa để biết yêu thương, tha thứ và sống tình hiệp hành. “Như Chúa đã tha thứ cho anh em, anh em cũng hãy tha thứ cho nhau. Và trên hết mọi sự, anh em hãy có đức yêu thương, đó là dây ràng buộc điều toàn thiện.” (Cl 3, 12-17). Mặt khác, điều cần thiết để trở nên kẻ loan tin, người giới thiệu, chúng ta cần có sức mạnh của Thần Khí Thiên Chúa. Chính nhờ Ngôi Ba Thiên Chúa, nhờ đón nhận 7 ơn cả của Người, chúng ta đủ sức lực, đủ nhiệt huyết, đủ hăng say ra đi làm chứng nhân của Chúa ở giữa một thế giới đầy nhiễu nhương này: một thế giới đang muốn loại trừ Thiên Chúa ra khỏi chính mình; một thế giới đang ‘bị bệnh hoạn’ bởi những trào lưu đi ngược lại Tin mừng sự sống, Tin mừng tình thương.
Quả thật, Đức Chân phước Giáo Hoàng Phaolô VI muốn nói về việc sống và làm chứng cho tin mừng.“Người thời nay tin vào các chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có tin vào thầy dạy là vì các thầy dạy ấy đã là những chứng nhân”. Để mong người ta nhận biết về Chúa và đón nhận Chúa, thiết tưởng cách sống của chúng ta quan trọng hơn lời rao giảng suông không muốn nói là vô hồn của chúng ta. Đời sống, con người, hành vi cử chỉ của chúng ta sẽ nói lên sự hiện diện của Chúa khi toàn bộ đều toát lên vẻ đẹp yêu thương và bình an. Người ta sẽ dễ dàng đón nhận lời nói của chúng ta hơn khi lối sống của chúng ta đi đôi với lời giảng dạy và loan báo. Người ta sẽ không thể chấp nhận lời chứng của chúng ta khi “miệng nam mô, bụng một bồ dao găm” hoặc “Bề ngoài thơn thớt nói cười/Mà trong nham hiểm giết người không dao”, nhưng chúng ta hãy cố gắng sống theo lời dạy của Thánh Gioan Tông Đồ: “Chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, mà yêu thương cách chân thật và bằng việc làm”. (1Ga 3, 18).
Một đề nghị thực tế cho vai trò làm người giới thiệu Chúa đối với các ki-tô hữu. Nơi gia đình, mỗi thành viên hãy biết sống cho nhau, quan tâm nhau, cảm thông, tha thứ và phục vụ lẫn nhau,…sống như thế, chúng ta đang chu toàn bổn phận việc giới thiệu Chúa cho những gia đình chung quanh. Nơi trường học, mỗi học sinh Công Giáo hãy biết hăng say học tập, ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô và yêu thương bạn bè,…đó là cách thức sống chứng tá Tin mừng cách thiết thực cho quý thầy cô và các bạn cùng lứa tuổi. Nơi chợ búa, người Công Giáo đừng buôn gian bán lẫn, đừng lươn lẽo, đừng ăn cắp, đừng gian tham, nhưng biết sống thật thà, vui tươi, cởi mở và hoà nhã,…Phải chăng đó là cách thức loan báo Tin mừng đúng nghĩa và đúng cách? Nơi đồng ruộng và công xưởng, mỗi ki-tô hữu phải biết giới thiệu Chúa cho những người khác, nhất là cho những anh chị em chưa cùng niềm tin bằng những cử chỉ yêu thương, lời nói dịu dàng dễ nghe, thái độ đơn sơ và khiêm tốn,…
Thật vậy, hành động và việc làm của chúng ta sẽ là lời chứng hết sức thuyết phục cho tha nhân khi chúng ta loan tin hay giới thiệu Chúa cho họ. Phải chăng câu nhắn gửi của Đức Giám Mục đối với ứng sinh linh mục trong ngày lễ truyền chức sau đây đúng với mọi người ki-tô hữu, trong vai trò là người giới thiệu Chúa? “Các con hãy chú tâm tin điều các con đọc, dạy điều các con tin và thi hành điều các con dạy”.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Liên đới đến mức có thể
Lm Minh Anh
21:27 11/01/2023
LIÊN ĐỚI ĐẾN MỨC CÓ THỂ
“Chúa Giêsu giơ tay đặt trên người ấy và nói, ‘Tôi muốn!’”.
Vào thời nô lệ, một ông chủ da trắng rất hà khắc đã mua được một thanh niên rất chăm chỉ. Sau một thời gian, ông phát hiện người này có ảnh hưởng rất lớn trong số nô lệ của ông. Ông đem lòng yêu thương và ngỏ ý cho anh được tự do; thế nhưng, người này từ chối! Anh tiếp tục là một nô lệ vì anh muốn ‘liên đới đến mức có thể’ với số phận của những con người đau khổ mà anh rất yêu quý; anh muốn cứu họ trong khả năng của anh. Sau một thời gian, bằng gương sáng, đạo đức và vui tươi, người thanh niên nô lệ đã cảm hoá không chỉ những người bạn cùng cảnh ngộ nhưng cảm hoá được cả ông chủ. Và tất cả họ đã sống chan hoà với nhau như một gia đình!
Kính thưa Anh Chị em,
Đến với Chúa Giêsu là một con hủi bất hạnh, bất hạnh không chỉ vì anh cùi hủi nhưng vì anh gặp phải sự lạnh lùng từ những tâm hồn cùi hủi. Cuộc sống của anh là một cái chết chậm; chết do bệnh tật tàn phá thân xác, chết do mặc cảm huỷ hoại tinh thần. Và sẽ ngạc nhiên hơn nếu chúng ta coi sự lở lói thân xác như một biểu tượng tàn phá của tội lỗi đối với con người, một bí ẩn huyền nhiệm hơn. Lẽ ra, Chúa Giêsu chỉ cần đứng xa xa và nói, “Hãy lành!”; nhưng không, Ngài lại gần, chạm vào anh. Theo luật Do Thái, ai chạm phải kẻ ô uế, người ấy ô uế. Vì xót thương con người, Chúa Giêsu chấp nhận nhiễm uế; Ngài trở nên uế tạp để có thể cứu lấy một nhân loại uế tạp. Phaolô diễn tả bí ẩn này một cách thâm trầm trong thư Philipphê, “Ngài hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế”. Không chỉ nên phàm nhân, “Ngài trở nên tội nhân”, để ‘liên đới đến mức có thể’ với tội nhân. Bí ẩn này đã phần nào hé lộ ngay từ lúc Ngài nối đuôi dòng người có tội bên bờ Giorđan để xin Gioan thanh tẩy.
Vậy tại sao Con Thiên Chúa lại muốn liên đới đến mức ấy? Ngài liên đới chỉ vì Ngài muốn. Ngài muốn con người không chỉ lành lặn phần xác nhưng được lành thánh phần hồn; Ngài muốn nó được giải thoát khỏi mọi tội lỗi, điều đang giết chết nó, khiến nó chai cứng và trơ lì. Thư Do Thái hôm nay viết, “Anh em hãy khuyên bảo nhau cho đến bao lâu còn nói được là “hôm nay”, để không ai trong anh em bị tội lỗi mê hoặc và trở nên chai đá”; Thánh Vịnh đáp ca cũng lặp lại ao ước này, “Ước chi hôm nay anh em nghe tiếng Người, ‘Các ngươi đừng cứng lòng!’”.
Anh Chị em,
“Tôi muốn!”. Chúa Giêsu muốn! Ngài muốn làm người, để không chỉ cảm hoá một số người nên một gia đình như người thanh niên nô lệ đã làm; còn hơn thế, Ngài muốn họ nhận ra Ngài là Mục Tử Nhân Lành chăm sóc tất cả mọi người, cả tớ lẫn chủ. Hơn cả một gia đình, Ngài sẽ biến những tội nhân luôn nghiêng chiều về tội, rồi đây, sẽ trở thành thánh nhân; và Ngài sẽ là Trưởng Tử giữa một đàn em đông đúc của một đại gia đình, ngày kia, trên thiên quốc, vui hưởng sự sống đời đời với Ngài. Đây chính là một cuộc tạo dựng mới, một cuộc tạo dựng thứ hai cần thiết; và đó cũng là mục đích tối cao của việc Ngài muốn ‘liên đới đến mức có thể!’. Lời Chúa mời gọi bạn và tôi nhìn lại mức độ liên đới của mình với những anh em, chị em Chúa đặt bên cạnh. Chúng ta có đón nhận, cầu nguyện, hy sinh, tôn trọng và liên đới với họ đến mức Chúa muốn không?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, để có thể cảm hoá một ai đó, xin cho con biết ra khỏi chính mình, cúi xuống, ôm lấy và xót thương!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Chúa Giêsu giơ tay đặt trên người ấy và nói, ‘Tôi muốn!’”.
Vào thời nô lệ, một ông chủ da trắng rất hà khắc đã mua được một thanh niên rất chăm chỉ. Sau một thời gian, ông phát hiện người này có ảnh hưởng rất lớn trong số nô lệ của ông. Ông đem lòng yêu thương và ngỏ ý cho anh được tự do; thế nhưng, người này từ chối! Anh tiếp tục là một nô lệ vì anh muốn ‘liên đới đến mức có thể’ với số phận của những con người đau khổ mà anh rất yêu quý; anh muốn cứu họ trong khả năng của anh. Sau một thời gian, bằng gương sáng, đạo đức và vui tươi, người thanh niên nô lệ đã cảm hoá không chỉ những người bạn cùng cảnh ngộ nhưng cảm hoá được cả ông chủ. Và tất cả họ đã sống chan hoà với nhau như một gia đình!
Kính thưa Anh Chị em,
Với Tin Mừng hôm nay, sẽ khá bất ngờ khi chúng ta gặp lại người thanh niên nô lệ nơi Chúa Giêsu! Một chi tiết nhỏ sẽ mở ra một ngạc nhiên lớn; đồng thời, tiết lộ một bí ẩn nơi con người Ngài. Chi tiết nhỏ ấy là, Ngài “giơ tay đặt trên người hủi và nói, ‘Tôi muốn!’”; và bí ẩn ấy là, Con Thiên Chúa muốn ‘liên đới đến mức có thể’ với người bệnh, đại diện cho cả nhân loại khốn cùng.
Đến với Chúa Giêsu là một con hủi bất hạnh, bất hạnh không chỉ vì anh cùi hủi nhưng vì anh gặp phải sự lạnh lùng từ những tâm hồn cùi hủi. Cuộc sống của anh là một cái chết chậm; chết do bệnh tật tàn phá thân xác, chết do mặc cảm huỷ hoại tinh thần. Và sẽ ngạc nhiên hơn nếu chúng ta coi sự lở lói thân xác như một biểu tượng tàn phá của tội lỗi đối với con người, một bí ẩn huyền nhiệm hơn. Lẽ ra, Chúa Giêsu chỉ cần đứng xa xa và nói, “Hãy lành!”; nhưng không, Ngài lại gần, chạm vào anh. Theo luật Do Thái, ai chạm phải kẻ ô uế, người ấy ô uế. Vì xót thương con người, Chúa Giêsu chấp nhận nhiễm uế; Ngài trở nên uế tạp để có thể cứu lấy một nhân loại uế tạp. Phaolô diễn tả bí ẩn này một cách thâm trầm trong thư Philipphê, “Ngài hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế”. Không chỉ nên phàm nhân, “Ngài trở nên tội nhân”, để ‘liên đới đến mức có thể’ với tội nhân. Bí ẩn này đã phần nào hé lộ ngay từ lúc Ngài nối đuôi dòng người có tội bên bờ Giorđan để xin Gioan thanh tẩy.
Vậy tại sao Con Thiên Chúa lại muốn liên đới đến mức ấy? Ngài liên đới chỉ vì Ngài muốn. Ngài muốn con người không chỉ lành lặn phần xác nhưng được lành thánh phần hồn; Ngài muốn nó được giải thoát khỏi mọi tội lỗi, điều đang giết chết nó, khiến nó chai cứng và trơ lì. Thư Do Thái hôm nay viết, “Anh em hãy khuyên bảo nhau cho đến bao lâu còn nói được là “hôm nay”, để không ai trong anh em bị tội lỗi mê hoặc và trở nên chai đá”; Thánh Vịnh đáp ca cũng lặp lại ao ước này, “Ước chi hôm nay anh em nghe tiếng Người, ‘Các ngươi đừng cứng lòng!’”.
Anh Chị em,
“Tôi muốn!”. Chúa Giêsu muốn! Ngài muốn làm người, để không chỉ cảm hoá một số người nên một gia đình như người thanh niên nô lệ đã làm; còn hơn thế, Ngài muốn họ nhận ra Ngài là Mục Tử Nhân Lành chăm sóc tất cả mọi người, cả tớ lẫn chủ. Hơn cả một gia đình, Ngài sẽ biến những tội nhân luôn nghiêng chiều về tội, rồi đây, sẽ trở thành thánh nhân; và Ngài sẽ là Trưởng Tử giữa một đàn em đông đúc của một đại gia đình, ngày kia, trên thiên quốc, vui hưởng sự sống đời đời với Ngài. Đây chính là một cuộc tạo dựng mới, một cuộc tạo dựng thứ hai cần thiết; và đó cũng là mục đích tối cao của việc Ngài muốn ‘liên đới đến mức có thể!’. Lời Chúa mời gọi bạn và tôi nhìn lại mức độ liên đới của mình với những anh em, chị em Chúa đặt bên cạnh. Chúng ta có đón nhận, cầu nguyện, hy sinh, tôn trọng và liên đới với họ đến mức Chúa muốn không?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, để có thể cảm hoá một ai đó, xin cho con biết ra khỏi chính mình, cúi xuống, ôm lấy và xót thương!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Úc Đại Lợi về sự qua đi của Đức Hồng Y George Pell
Đặng Tự Do
03:31 11/01/2023
Ngày 11 tháng Giêng, Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe SDB, Tổng Giám Mục Perth và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Úc đã ra tuyên bố toàn văn như sau:
Tôi vô cùng đau buồn khi được biết về cái chết bất ngờ của Đức Hồng Y George Pell tại Rôma vào tối thứ Ba theo giờ Rôma. Đức Hồng Y Pell đã mang đến sự lãnh đạo mạnh mẽ và rõ ràng trong Giáo Hội Công Giáo ở Úc, với tư cách là Tổng Giám mục Melbourne và Tổng Giám mục Sydney và là thành viên của Hội đồng Giám mục trong hơn 25 năm.
Nhiều điểm mạnh của ngài đã được công nhận rộng rãi, cả ở Úc và trên toàn thế giới, khi Vatican bổ nhiệm ngài làm tổng trưởng Bộ Kinh tế và là thành viên của Hội đồng Hồng Y, một nhóm cố vấn cho Đức Thánh Cha Phanxicô.
Tác động của Đức Hồng Y Pell đối với đời sống của Giáo hội ở Úc và trên toàn thế giới sẽ tiếp tục được cảm nhận trong nhiều năm. Khi chúng ta tưởng nhớ ngài và suy tư về di sản của ngài, tôi mời tất cả người Công Giáo và những người có thiện chí khác tham gia cầu nguyện cho Đức Hồng Y Pell, một người có đức tin sâu sắc và bền vững, và cho linh hồn ngài được yên nghỉ.
Source:AUSTRALIAN CATHOLIC BISHOPS CONFERENCEStatement on the Death of Cardinal George Pell
Tôi vô cùng đau buồn khi được biết về cái chết bất ngờ của Đức Hồng Y George Pell tại Rôma vào tối thứ Ba theo giờ Rôma. Đức Hồng Y Pell đã mang đến sự lãnh đạo mạnh mẽ và rõ ràng trong Giáo Hội Công Giáo ở Úc, với tư cách là Tổng Giám mục Melbourne và Tổng Giám mục Sydney và là thành viên của Hội đồng Giám mục trong hơn 25 năm.
Nhiều điểm mạnh của ngài đã được công nhận rộng rãi, cả ở Úc và trên toàn thế giới, khi Vatican bổ nhiệm ngài làm tổng trưởng Bộ Kinh tế và là thành viên của Hội đồng Hồng Y, một nhóm cố vấn cho Đức Thánh Cha Phanxicô.
Tác động của Đức Hồng Y Pell đối với đời sống của Giáo hội ở Úc và trên toàn thế giới sẽ tiếp tục được cảm nhận trong nhiều năm. Khi chúng ta tưởng nhớ ngài và suy tư về di sản của ngài, tôi mời tất cả người Công Giáo và những người có thiện chí khác tham gia cầu nguyện cho Đức Hồng Y Pell, một người có đức tin sâu sắc và bền vững, và cho linh hồn ngài được yên nghỉ.
Source:AUSTRALIAN CATHOLIC BISHOPS CONFERENCE
Đức Giáo Hoàng thương tiếc trước sự qua đi của Đức Hồng Y Pell, đề cao sự hợp tác của ngài với Tòa Thánh
Đặng Tự Do
06:25 11/01/2023
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một bức điện chia buồn trước cái chết của Đức Hồng Y George Pell, người mà theo Đức Thánh Cha “đã kiên định theo Chúa của mình với sự kiên trì ngay cả trong giờ phút thử thách”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại “chứng tá nhất quán và tận tụy của Đức cố Hồng Y George Pell, cống hiến của ngài cho Tin Mừng và Giáo hội, và đặc biệt là sự hợp tác siêng năng của ngài với Tòa thánh trong cuộc cải cách kinh tế gần đây, mà ngài đã đặt nền móng với quyết tâm và sự khôn ngoan..”
Những lời của Đức Thánh Cha được đưa ra trong một bức điện chia buồn gửi đến Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, về cái chết của Đức Hồng Y Pell ở Rôma vào tối thứ Ba, ở tuổi 81, do biến chứng tim sau khi trải qua ca phẫu thuật hông.
Đức Thánh Cha nói rằng ngài rất buồn trước tin Đức Hồng Y, Nguyên tổng trưởng Bộ Kinh tế Tòa Thánh và bày tỏ sự gần gũi của ngài với Niên Trưởng Hồng Y Đoàn và toàn thể Hồng Y đoàn cũng như các thành viên của Gia đình Đức Hồng Y Pell.
Đức Thánh Cha khen ngợi Đức Cố Hồng Y vì chứng tá và công việc của ngài, và nói rằng ngài đang cầu nguyện cho người “tôi tớ trung thành này, người đã kiên định theo Chúa của mình với sự kiên trì ngay cả trong giờ thử thách, có thể được đón nhận niềm vui trên thiên đàng và nhận được phần thưởng là sự bình an vĩnh cửu.”
Source:Vatican NewsPope mourns passing of Cardinal Pell, upholds his cooperation with Holy See
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại “chứng tá nhất quán và tận tụy của Đức cố Hồng Y George Pell, cống hiến của ngài cho Tin Mừng và Giáo hội, và đặc biệt là sự hợp tác siêng năng của ngài với Tòa thánh trong cuộc cải cách kinh tế gần đây, mà ngài đã đặt nền móng với quyết tâm và sự khôn ngoan..”
Những lời của Đức Thánh Cha được đưa ra trong một bức điện chia buồn gửi đến Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, về cái chết của Đức Hồng Y Pell ở Rôma vào tối thứ Ba, ở tuổi 81, do biến chứng tim sau khi trải qua ca phẫu thuật hông.
Đức Thánh Cha nói rằng ngài rất buồn trước tin Đức Hồng Y, Nguyên tổng trưởng Bộ Kinh tế Tòa Thánh và bày tỏ sự gần gũi của ngài với Niên Trưởng Hồng Y Đoàn và toàn thể Hồng Y đoàn cũng như các thành viên của Gia đình Đức Hồng Y Pell.
Đức Thánh Cha khen ngợi Đức Cố Hồng Y vì chứng tá và công việc của ngài, và nói rằng ngài đang cầu nguyện cho người “tôi tớ trung thành này, người đã kiên định theo Chúa của mình với sự kiên trì ngay cả trong giờ thử thách, có thể được đón nhận niềm vui trên thiên đàng và nhận được phần thưởng là sự bình an vĩnh cửu.”
Source:Vatican News
Bài Giáo lý Hàng tuần của Đức Phanxicô về niềm đam mê Rao giảng Tin mừng
Vu Van An
16:31 11/01/2023
Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung tại Hội trường Phaolô VI, Thứ tư, ngày 11 tháng 1 năm 2023, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khởi đầu loạt bài giáo lý nói về niềm đam mê rao giảng Tin mừng, nhấn mạnh tới ơn gọi làm tông đồ. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh công bố
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Hôm nay chúng ta bắt đầu một chu kỳ dạy giáo lý mới, dành riêng cho một chủ đề cấp bách và mang tính quyết định đối với đời sống Kitô hữu: niềm đam mê truyền giảng Tin mừngđiều, tức là lòng nhiệt thành tông đồ. Đó là một chiều kích sống còn đối với Giáo hội: cộng đồng các môn đệ của Chúa Giêsu thực sự sinh ra làm tông đồ, sinh ra để truyền giáo, chứ không phải cải đạo. Và ngay từ đầu chúng ta phải phân biệt: truyền giáo, làm tông đồ, loan báo Tin Mừng không giống như cải đạo, chúng không liên quan gì đến nhau. Điều này liên quan đến một chiều kích sống còn đối với Giáo hội. Cộng đoàn các môn đệ Chúa Giêsu khai sinh là cộng đoàn tông đồ và truyền giáo. Chúa Thánh Thần nhào nặn nó hướng ra bên ngoài – Giáo hội tiến ra bên ngoài, đi ra bên ngoài – để nó không khép kín trong chính nó, nhưng hướng ra bên ngoài, một chứng nhân dễ lan tỏa của Chúa Giêsu – đức tin cũng có sức lan tỏa – vươn ra để chiếu tỏa ánh sáng của Người cho mọi người đến tận cùng trái đất. Tuy nhiên, điều có thể xảy ra là nhiệt tình tông đồ, ước muốn vươn tới người khác bằng tin vui Tin Mừng đến cho người khác, giảm sút đi, trở nên nguội lạnh. Đôi khi dường như nó bị lu mờ; có những Kitô hữu “khép kín”, họ không nghĩ đến người khác. Nhưng khi đời sống Kitô hữu đánh mất tầm nhìn về chân trời truyền giảng Tin Mừng, chân trời loan báo, nó trở nên ốm yếu: nó tự khép kín, trở nên qui ngã, nó trở nên teo tóp. Không nhiệt thành tông đồ, đức tin khô héo. Mặt khác, truyền giáo là dưỡng khí của đời sống Kitô hữu: nó tiếp thêm sinh lực và thanh lọc đời sống ấy. Vậy chúng ta hãy bắt tay vào tiến trình khám phá lại niềm đam mê rao giảng Tin Mừng, bắt đầu từ Kinh thánh và giáo huấn của Giáo hội, để khơi dậy lòng nhiệt thành tông đồ từ các nguồn mạch của nó. Sau đó, chúng ta sẽ tiếp cận một số nguồn sống động, một số nhân chứng từng khơi dậy trong Giáo hội niềm đam mê đối với Tin Mừng, để chúng có thể giúp chúng ta thắp lại ngọn lửa mà Chúa Thánh Thần muốn tiếp tục đốt cháy trong chúng ta.
Và hôm nay tôi muốn bắt đầu với một đoạn Tin Mừng khá tiêu biểu; chúng ta [vừa] nghe ơn gọi của Thánh Tông đồ Mátthêu. Và chính ngài kể câu chuyện trong Tin Mừng của ngài mà chúng ta đã nghe (x. 9:9-13).
Bản văn viết, tất cả bắt đầu với Chúa Giêsu, Đấng “thấy một người đàn ông”. Ít người nhìn thấy con người thật của Mátthêu: người ta biết ngài là người “ngồi ở trạm thu thuế” (c. 9). Thực thế, ngài là một người thu thuế: nghĩa là người thu thuế thay cho đế quốc La Mã đang chiếm đóng Palestine. Nói cách khác, ngài là một kẻ cộng tác, một kẻ phản bội nhân dân. Chúng ta có thể hình dung sự khinh bỉ mà người ta dành cho ngài: ngài là một “công chức”, như cách gọi của họ. Nhưng dưới con mắt của Chúa Giêsu, Mátthêu là một con người, với cả những khốn cùng và sự vĩ đại của mình. Hãy lưu ý điều này: Chúa Giêsu không dừng lại ở tĩnh từ – Chúa Giêsu luôn tìm kiếm danh từ. “Người này là một tội nhân, họ là loại người đó…” đây là những tĩnh từ: Chúa Giêsu đi vào con người, vào trái tim, “Đây là một con người, đây là một người đàn ông, đây là một người phụ nữ.” Chúa Giêsu đi đến chủ từ, danh từ, không bao giờ đến tĩnh từ, Người bỏ qua các tĩnh từ. Và trong khi có khoảng cách giữa Mátthêu và dân của ngài – vì họ nhìn thấy tĩnh từ “người thu thuế” – Chúa Giêsu đến gần ngài, vì mọi người đều được Thiên Chúa yêu thương. “Ngay cả tên khốn nạn này?” Vâng, ngay cả tên khốn này. Thật vậy, Tin Mừng nói rằng Người đến vì chính kẻ khốn nạn này: “Ta đến vì những kẻ tội lỗi, không phải vì người công chính.” Cái nhìn này của Chúa Giêsu thực sự rất đẹp. Nó nhìn thấy người khác, bất kể họ là ai, với tư cách là người nhận được tình yêu, là khởi đầu của niềm đam mê truyền giáo. Mọi sự bắt đầu từ cái nhìn này, mà chúng ta học được từ Chúa Giêsu.
Chúng ta có thể tự hỏi: chúng ta nhìn người khác như thế nào? Thường xuyên xiết bao chúng ta chỉ nhìn thấy lỗi lầm của họ chứ không phải nhu cầu của họ; biết bao lần chúng ta gán cho mọi người theo những gì họ làm hoặc những gì họ nghĩ! Ngay cả với tư cách là những Kitô hữu, chúng ta cũng tự nhủ: anh ta có phải là một trong số chúng ta hay không? Đây không phải là cái nhìn của Chúa Giêsu: Người luôn nhìn mỗi người với lòng thương xót và thực sự với sự ưu ái. Và các Kitô hữu được kêu gọi làm như Chúa Kitô đã làm, giống như Người, đặc biệt là đối với những người được gọi là “những người ở xa”. Thật vậy, lời tường thuật của Mátthêu về ơn gọi kết thúc với việc Chúa Giêsu nói: “Ta đến không phải để kêu gọi người công bình, mà để kêu gọi người có tội” (c. 13). Và nếu bất cứ ai trong chúng ta tự cho mình là công chính, thì Chúa Giêsu ở rất xa. Người đến gần những giới hạn của chúng ta, những đau khổ của chúng ta, để chữa lành chúng.
Tất cả bắt đầu với cái nhìn của Chúa Giêsu. “Người thấy nơi Mátthêu một người đàn ông”. Điều tiếp theo - bước thứ hai – là một chuyển động. Đầu tiên là cái nhìn: Chúa Giêsu thấy. Thứ hai, chuyển động. Mátthêu đang ngồi ở văn phòng thu thuế; Chúa Giêsu nói với ngài: “Hãy theo ta”. Và “ngài đứng dậy đi theo Người” (c. 9). Chúng ta lưu ý bản văn nhấn mạnh rằng “ngài đã đứng dậy”. Tại sao chi tiết này rất quan trọng? Bởi vì thời đó, người ngồi có quyền đối với những người khác, những người đứng trước mặt người ngồi để lắng nghe anh ta hoặc, như trong trường hợp này, để tỏ lòng kính trọng. Nói tóm lại, người ngồi có quyền lực. Việc đầu tiên Chúa Giêsu làm là tách Mátthêu ra khỏi quyền lực: từ chỗ ngồi đón người khác, Người khiến ngài chuyển động về phía người khác, không phải để đón, không: ngài đi ra ngoài tới người khác. Người khiến ngài rời bỏ vị trí có quyền tối cao để đặt ngài ngang hàng với các anh chị em của mình và mở ra cho ngài các chân trời phục vụ. Đây là điều Chúa Kitô làm, và đây là điều căn bản đối với các Kitô hữu: chúng ta, những môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta, Giáo hội, ngồi chờ người ta đến, hay chúng ta biết đứng dậy, lên đường với người khác, tìm kiếm người khác? Nói rằng, “Nhưng hãy để họ đến với tôi, tôi ở đây, hãy để họ đến,” là một lập trường phi Kitô giáo. Không, anh chị em đi tìm họ, anh chị em thực hiện bước đầu tiên.
Một cái nhìn – Chúa Giêsu thấy; một chuyển động - "ngài đứng dậy"; và thứ ba, điểm đến. Sau khi đứng dậy đi theo Chúa Giêsu, Mátthêu đi đâu? Chúng ta có thể tưởng tượng rằng sau khi đã thay đổi cuộc đời của người đàn ông, Thầy chí thánh sẽ dẫn dắt ngài đến những cuộc gặp gỡ mới, những trải nghiệm tâm linh mới. Không, hoặc ít nhất là không ngay lúc ấy. Đầu tiên, Chúa Giêsu về nhà của ngài; ở đó Mátthêu chuẩn bị “một bữa tiệc lớn” cho Người, trong đó có “rất đông những người thu thuế” – nghĩa là những người giống như Người – tham dự (Lc 5:29). Mátthêu trở lại môi trường của mình, nhưng ngài trở lại đó với sự thay đổi và với Chúa Giêsu. Lòng nhiệt thành tông đồ của ngài không bắt đầu ở một nơi mới mẻ, trong lành, một nơi lý tưởng, xa xôi, nhưng ngài bắt đầu từ nơi ngài sống, với những người ngài quen biết. Đây là thông điệp dành cho chúng ta: chúng ta không cần phải đợi cho đến khi chúng ta hoàn hảo và đã đi một chặng đường dài theo Chúa Giêsu để làm chứng cho Người, không. Việc công bố của chúng ta bắt đầu từ hôm nay, tại nơi chúng ta sinh sống. Và nó không bắt đầu bằng cách cố gắng thuyết phục người khác, không, không phải thuyết phục: bằng cách mang mỗi ngày đến vẻ đẹp của Tình yêu đã nhìn vào chúng ta và nâng đỡ chúng ta.
Và chính vẻ đẹp này, việc thông truyền vẻ đẹp này sẽ thuyết phục mọi người – không phải thông truyền chính chúng ta mà là chính Chúa. Chúng ta là những người tuyên xưng Chúa, chúng ta không tuyên xưng mình, không công bố một đảng phái chính trị, một ý thức hệ nào. Không: chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu. Chúng ta cần để Chúa Giêsu tiếp xúc với dân chúng, không thuyết phục họ nhưng để Chúa thuyết phục. Vì như Đức Giáo Hoàng Bênêđictô đã dạy chúng ta, “Giáo hội không tham gia vào việc cải đạo. Thay vào đó, Giáo hội lớn lên nhờ ‘sự thu hút’” (Bài giảng trong Thánh lễ Khai mạc Đại hội lần thứ V của các Giám mục Châu Mỹ Latinh và Caribê, Aparecida, 13 tháng 5 năm 2007). Đừng quên điều này: khi anh chị em thấy các Kitô hữu cải đạo, lập danh sách những người sẽ đến... đấy không phải là Kitô hữu, họ là những người ngoại giáo cải trang thành Kitô hữu, nhưng trái tim thì ngoại giáo. Giáo hội phát triển không phải nhờ cải đạo, mà phát triển nhờ thu hút.
Tôi nhớ có lần, tại một bệnh viện ở Buenos Aires, các nữ tu làm việc ở đó đã rời đi vì họ quá ít, và họ không thể điều hành bệnh viện. Và một cộng đồng nữ tu từ Hàn Quốc đã đến. Và họ đã đến, tạm nói là vào hôm thứ Hai (tôi không nhớ ngày). Họ chiếm nhà của các chị em trong bệnh viện và vào thứ Ba, họ xuống thăm người bệnh trong bệnh viện, nhưng họ không nói một chữ tiếng Tây Ban Nha nào. Họ chỉ nói tiếng Hàn và bệnh nhân rất vui, vì họ nhận xét: “Làm tốt lắm! Những nữ tu này, hoan hô, hoan hô! "Nhưng nữ tu đã nói gì với anh chị em?" “Không có gì, nhưng với cái nhìn của dì, dì đã nói với con, dì đã truyền đạt Chúa Giêsu,” không phải chính họ, bằng cái nhìn của họ, bằng những cử chỉ của họ. Truyền đạt Chúa Giêsu, chứ không phải chính chúng ta: Đây là sự thu hút, ngược lại với chủ nghĩa cải đạo.
Chứng tá hấp dẫn này, chứng tá vui tươi này là mục tiêu mà Chúa Giêsu hướng dẫn chúng ta với cái nhìn yêu thương của Người và với sự chuyển động hướng ra bên ngoài mà Thánh Thần của Người khơi dậy trong lòng chúng ta. Và chúng ta có thể xét xem cái nhìn của chúng ta có giống ánh mắt của Chúa Giêsu hay không, để thu hút người ta, để đưa họ đến gần Giáo hội hơn. Hãy nghĩ về điều đó.
Ý định thực sự của Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein qua cuốn sách Không có gì ngoài sự thật
Đặng Tự Do
16:56 11/01/2023
Cuốn sách “Không có gì ngoài sự thật” đã được bày bán rộng rãi từ ngày 12 Tháng Giêng. Hy vọng của nhiều người là việc tiếp cận rộng rãi của công chúng với cuốn sách dày 330 trang này chấm dứt huyền thoại cho rằng Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein viết cuốn sách này để chống lại Đức Thánh Cha Phanxicô.
Lời mở đầu cuốn sách giải thích rõ ràng cho người đọc mục đích của cuốn sách. Vị tổng giám mục người Đức, thư ký riêng của Đức Bênêđíctô, viết: “Những trang này chứa đựng những chứng từ cá nhân về sự vĩ đại của một người khiêm nhường, một học giả xuất sắc, một Hồng Y và một vị Giáo hoàng đã làm nên lịch sử của thời đại chúng ta và điều này nên được ghi nhớ như một ngọn hải đăng về năng lực thần học, sự rõ ràng về giáo lý và sự khôn ngoan có tính tiên tri. Nhưng chúng cũng là tài liệu trực tiếp tìm cách làm sáng tỏ một số khía cạnh bị hiểu lầm về triều đại giáo hoàng của ngài với mô tả từ bên trong thế giới Vatican thực sự”.
Ý định thực sự của Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein qua cuốn sách “Không có gì ngoài sự thật” là bảo vệ di sản của Đức Bênêđíctô mà ngài coi là một người bạn, một người thầy và một người cha. Trong khi thế giới Công Giáo nói chung đánh giá cao triều đại Giáo Hoàng và di sản của Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16, ở Đức có thể không đúng như thế. Những tấn công nhắm vào Đức Bênêđíctô vẫn dai dẳng ngay cả sau khi ngài đã qua đời.
Có hai sự kiện cho thấy rõ điều đó. Thứ nhất, Đức Bênêđíctô không phải là Giáo Hoàng đang tại vị cho nên chỉ có Đức và Ý được Tòa Thánh mời tham dự với tư cách phái đoàn chính thức. Các Quốc vương, tổng thống và các nhà lãnh đạo các quốc gia khác chỉ được tham dự với tư cách cá nhân. Thế mà, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, Giám Mục Georg Bätzing đã không tham dự tang lễ của ngài.
Thứ hai, ngay trong ngày tang lễ của ngài tờ Die Spiegel của Đức tung ra một bài báo có tựa đề “Di sản đen tối của Bênêđíctô”, trong đó tác giả quy chụp cho Đức Bênêđíctô trách nhiệm về những cơn lũ người Công Giáo rời bỏ Giáo Hội, vì theo tác giả, họ không hài lòng với một đạo Công Giáo cứng nhắc, giáo điều do Đức Bênêđíctô và những Giám Mục bảo thủ như Hồng Y Rainer Maria Woelki, Tổng Giám Mục Köln quyết liệt bảo vệ. Thực ra, đó là một lời ngụy biện. Tất cả các đề xuất về một đạo Công Giáo mới không cứng nhắc, không giáo điều bao gồm việc chúc lành và công nhận các kết hiệp đồng tính, phong chức linh mục cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân linh mục, thay đổi giáo huấn về tính dục, giải thích lại Kinh Thánh về đồng tính luyến ái đều là những vấn đề đã được anh em Tin lành chấp nhận nhưng tỷ lệ bỏ đạo còn cao hơn.
Liên quan đến các nhiệm vụ của mình bên cạnh Đức Giáo Hoàng Danh dự cũng như bên cạnh Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Cha Gänswein chỉ rõ với lòng biết ơn rằng các vị đã cho ngài “cơ hội tham gia vào tất cả các sự kiện lịch sử và quan trọng nhất của giáo hội trong hai thập kỷ qua”. Những sự kiện từng là “những khoảnh khắc của niềm vui và sự thất vọng, sự nhiệt tình và nỗ lực đã xen kẽ. Các vấn đề chắc chắn không thiếu, chỉ cần nghĩ đến thảm kịch lạm dụng tình dục trong hàng giáo sĩ hoặc những khó khăn về tài chính của Vatican. Nhưng cũng đã có những kinh nghiệm rất đẹp và những giá trị quý giá đã biểu lộ một đức tin sống động, nhất là nơi nhiều người trẻ trên thế giới, điều này mang lại lý do để hy vọng chính đáng vào tương lai của Giáo hội. “
Phần mở đầu mở đầu bằng câu chuyện này: “Vào tháng 2 năm 2003, khi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger yêu cầu tôi trở thành thư ký riêng của ngài, trình bày vai trò mới của tôi trong Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngài chỉ ra rằng cả hai chúng tôi chỉ là ‘tạm thời’. Trước sự ngạc nhiên của các thành viên trong Thánh Bộ đối với mô tả khá kỳ lạ này, ngài giải thích với chúng tôi rằng ngài có ý định từ bỏ trách nhiệm đối với Thánh Bộ càng sớm càng tốt, sau khi đã mang gánh nặng này trong hai thập kỷ. Điều này được thể hiện bằng từ ‘tạm thời’: Ngài sẽ vẫn là tổng trưởng trong một thời gian ngắn và trong thời gian đó, tôi là thư ký của ngài. Trên thực tế, bản chất tạm thời được công bố đó đã trở thành sự hiện diện ổn định trong nhiều năm, cho đến khi ngài qua đời. Từ ngày 1 tháng 3 năm 2003, tôi là thư ký riêng của ngài trong hai năm sau đó, trong khi ngài vẫn còn là tổng trưởng trước đây, cho đến khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời vào tháng 4 năm 2005. Và tôi vẫn tiếp tục làm như vậy trong suốt 8 năm triều đại giáo hoàng của ngài, cho đến khi ngài từ chức vào năm 2013, và sau đó, trong suốt những năm còn lại của cuộc đời ngài với tư cách là ‘Giáo hoàng danh dự’”.
Source:SismografoMons. Gänswein: Il Prefetto Ratzinger fece notare che entrambi eravamo solo “provvisori”
Lời mở đầu cuốn sách giải thích rõ ràng cho người đọc mục đích của cuốn sách. Vị tổng giám mục người Đức, thư ký riêng của Đức Bênêđíctô, viết: “Những trang này chứa đựng những chứng từ cá nhân về sự vĩ đại của một người khiêm nhường, một học giả xuất sắc, một Hồng Y và một vị Giáo hoàng đã làm nên lịch sử của thời đại chúng ta và điều này nên được ghi nhớ như một ngọn hải đăng về năng lực thần học, sự rõ ràng về giáo lý và sự khôn ngoan có tính tiên tri. Nhưng chúng cũng là tài liệu trực tiếp tìm cách làm sáng tỏ một số khía cạnh bị hiểu lầm về triều đại giáo hoàng của ngài với mô tả từ bên trong thế giới Vatican thực sự”.
Ý định thực sự của Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein qua cuốn sách “Không có gì ngoài sự thật” là bảo vệ di sản của Đức Bênêđíctô mà ngài coi là một người bạn, một người thầy và một người cha. Trong khi thế giới Công Giáo nói chung đánh giá cao triều đại Giáo Hoàng và di sản của Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16, ở Đức có thể không đúng như thế. Những tấn công nhắm vào Đức Bênêđíctô vẫn dai dẳng ngay cả sau khi ngài đã qua đời.
Có hai sự kiện cho thấy rõ điều đó. Thứ nhất, Đức Bênêđíctô không phải là Giáo Hoàng đang tại vị cho nên chỉ có Đức và Ý được Tòa Thánh mời tham dự với tư cách phái đoàn chính thức. Các Quốc vương, tổng thống và các nhà lãnh đạo các quốc gia khác chỉ được tham dự với tư cách cá nhân. Thế mà, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, Giám Mục Georg Bätzing đã không tham dự tang lễ của ngài.
Thứ hai, ngay trong ngày tang lễ của ngài tờ Die Spiegel của Đức tung ra một bài báo có tựa đề “Di sản đen tối của Bênêđíctô”, trong đó tác giả quy chụp cho Đức Bênêđíctô trách nhiệm về những cơn lũ người Công Giáo rời bỏ Giáo Hội, vì theo tác giả, họ không hài lòng với một đạo Công Giáo cứng nhắc, giáo điều do Đức Bênêđíctô và những Giám Mục bảo thủ như Hồng Y Rainer Maria Woelki, Tổng Giám Mục Köln quyết liệt bảo vệ. Thực ra, đó là một lời ngụy biện. Tất cả các đề xuất về một đạo Công Giáo mới không cứng nhắc, không giáo điều bao gồm việc chúc lành và công nhận các kết hiệp đồng tính, phong chức linh mục cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân linh mục, thay đổi giáo huấn về tính dục, giải thích lại Kinh Thánh về đồng tính luyến ái đều là những vấn đề đã được anh em Tin lành chấp nhận nhưng tỷ lệ bỏ đạo còn cao hơn.
Liên quan đến các nhiệm vụ của mình bên cạnh Đức Giáo Hoàng Danh dự cũng như bên cạnh Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Cha Gänswein chỉ rõ với lòng biết ơn rằng các vị đã cho ngài “cơ hội tham gia vào tất cả các sự kiện lịch sử và quan trọng nhất của giáo hội trong hai thập kỷ qua”. Những sự kiện từng là “những khoảnh khắc của niềm vui và sự thất vọng, sự nhiệt tình và nỗ lực đã xen kẽ. Các vấn đề chắc chắn không thiếu, chỉ cần nghĩ đến thảm kịch lạm dụng tình dục trong hàng giáo sĩ hoặc những khó khăn về tài chính của Vatican. Nhưng cũng đã có những kinh nghiệm rất đẹp và những giá trị quý giá đã biểu lộ một đức tin sống động, nhất là nơi nhiều người trẻ trên thế giới, điều này mang lại lý do để hy vọng chính đáng vào tương lai của Giáo hội. “
Phần mở đầu mở đầu bằng câu chuyện này: “Vào tháng 2 năm 2003, khi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger yêu cầu tôi trở thành thư ký riêng của ngài, trình bày vai trò mới của tôi trong Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngài chỉ ra rằng cả hai chúng tôi chỉ là ‘tạm thời’. Trước sự ngạc nhiên của các thành viên trong Thánh Bộ đối với mô tả khá kỳ lạ này, ngài giải thích với chúng tôi rằng ngài có ý định từ bỏ trách nhiệm đối với Thánh Bộ càng sớm càng tốt, sau khi đã mang gánh nặng này trong hai thập kỷ. Điều này được thể hiện bằng từ ‘tạm thời’: Ngài sẽ vẫn là tổng trưởng trong một thời gian ngắn và trong thời gian đó, tôi là thư ký của ngài. Trên thực tế, bản chất tạm thời được công bố đó đã trở thành sự hiện diện ổn định trong nhiều năm, cho đến khi ngài qua đời. Từ ngày 1 tháng 3 năm 2003, tôi là thư ký riêng của ngài trong hai năm sau đó, trong khi ngài vẫn còn là tổng trưởng trước đây, cho đến khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời vào tháng 4 năm 2005. Và tôi vẫn tiếp tục làm như vậy trong suốt 8 năm triều đại giáo hoàng của ngài, cho đến khi ngài từ chức vào năm 2013, và sau đó, trong suốt những năm còn lại của cuộc đời ngài với tư cách là ‘Giáo hoàng danh dự’”.
Source:Sismografo
Cảm nhận của các giới về Đức Hồng Y George Pell
Vu Van An
21:03 11/01/2023
Dù bị một nhóm quá khích, đầy ý thức hệ xấu xa và méo mó, tấn công, nói chung, Đức Hồng Y George Pell được đại đa số người dân Úc mến thương, tiếc nhớ.
Liên tiếp trong bốn bài báo, tờ Catholic Weekly tường thuật cảm nhận của các giới đầy thiện cảm trước sự ra đi của Đức Hồng Y George Pell.
Vị thánh của thời đại
Các thành viên của Quốc hội đã tỏ lòng kính trọng trước sự ra đi của Đức Hồng Y George Pell, trong đó Thủ tướng Anthony Albanese gửi lời chia buồn tới người Công Giáo Úc và cựu Thủ tướng Tony Abbott mô tả những năm cuối đời của Đức Hồng Y là “sự đóng đinh thời hiện đại”.
Thủ tướng nói, “Đối với nhiều người, đặc biệt là những người theo đạo Công Giáo, đây sẽ là một ngày khó khăn và tôi xin gửi lời chia buồn tới tất cả những người đang để tang ngày hôm nay”.
Ông Albanese cho biết trong một cuộc họp báo rằng ông đã nói chuyện với Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher sáng nay, và Bộ Ngoại giao và Thương mại đang thu xếp để hỗ trợ đưa thi hài của Đức Hồng Y Pell về Úc.
Lãnh đạo phe Đối lập, Peter Dutton, cũng tỏ lòng kính trọng đối với ngài, mô tả ngài như “một người có đức tin và học thức uyên bác”.
Ông Dutton nói: “Là một người bảo vệ quyết liệt đức tin Công Giáo và các lý tưởng Kitô giáo, Tiến sĩ Pell đã kết bạn – và cả kẻ thù – trong suốt chặng đường (của ngài).
“Khi qua đời, sự kiện ngài phải ngồi tù một năm vì một bản án mà Tòa án Tối cao Úc đã nhất trí hủy bỏ sẽ cung cấp một số lý do để Chính phủ Lao động Victoria và các tổ chức của nó từng dẫn đến cuộc đàn áp chính trị thời hiện đại này phải suy gẫm.
“Pell không bao giờ đánh mất niềm tin vào Chúa, đất nước của mình và vào công lý – bất chấp những thách thức và thử thách mà ngài phải chịu đựng trong cuộc sống.”
Cựu Thủ tướng Tony Abbott, một người bạn riêng của Đức Hồng Y Pell, cho biết “Úc đã mất đi một người con tuyệt vời và Giáo hội đã mất đi một nhà lãnh đạo vĩ đại” và gọi Đức Hồng Y Pell là “một vị thánh của thời đại chúng ta.
“Đức Hồng Y là người tận tụy bảo vệ tính chính thống của Công Giáo và là người ủng hộ trung thành cho các giá trị của Nền văn minh phương Tây.
“Là một người bảo thủ về giáo hội học và văn hóa, ngài đã thu hút được cả lời khen lẫn lời chê từ mọi phía.”
Ông Abbott cho biết việc xét xử, bỏ tù và miễn tội cho Đức Hồng Y Pell về tội lạm dụng tình dục trẻ em là “một hình thức đóng đinh hiện đại; ít nhất về tiếng tăm là một kiểu chết sống”.
“Những nhật ký trong tù của ngài sẽ trở thành một tác phẩm cổ điển: một con người tốt phải vật lộn với số phận nghiệt ngã và cố gắng hiểu được sự bất công của đau khổ.”
Bộ trưởng Tư pháp trong Bóng tối Julian Leeser đã mô tả Đức Hồng Y Pell là “một nhà cải cách”.
Ông Leeser nói, “Các nhà cải cách luôn gây tranh cãi và đảo ngược các trật tự đã được thiết lập. Dù ở trong nước hay ở nước ngoài, George Pell đã được cử đến để dọn dẹp đống lộn xộn của người khác”.
“George Pell không tìm cách nổi tiếng, đúng hơn ngài tìm cách thăng tiến giáo hội của mình và trung thành với sứ mệnh của giáo hội như ngài thấy.”
Ông Leeser ca ngợi vai trò của Đức Hồng Y Pell trong việc thành lập Đại học Công Giáo Úc, và việc ngài đã thúc đẩy mối quan hệ Công Giáo-Do Thái, nhưng cũng nói rằng “sự sỉ nhục đổ dồn lên George Pell hầu như chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Úc”.
Ông Leeser nói, “Tôi nghi ngờ, một phần, cơn thịnh nộ này phản ảnh việc qui trách các thất bại lịch sử của Giáo Hội Công Giáo trong việc đối phó với việc lạm dụng tình dục trẻ em, cũng như bức tranh biếm họa gay gắt của công chúng do các quan điểm của ngài về nhiều vấn đề, gây ra”.
Bạn bè và đồng nghiệp nhắc đến lòng nhân hậu và sự tận tụy của Đức Hồng Y Pell
Nhiều bạn bè và đồng nghiệp của Đức Hồng Y George Pell nhớ đến ngài vì lòng quảng đại phi thường của ngài đối với Giáo hội và những người khác sau khi ngài qua đời tại Rôma vào ngày 10 tháng Giêng.
Tess Livingstone, tác giả cuốn tiểu sử của Đức Hồng Y Pell và là cây viết chính của tờ The Australian, bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Đức Hồng Y khi nói rằng ngài đã sống “một cuộc đời vĩ đại”.
Bà nói với The Catholic Weekly: “ngài đã có một đóng góp to lớn cho nước Úc cũng như Giáo hội trên toàn thế giới. Ngài đã sống một cuộc đời to lớn, quảng đại và hoàn toàn cống hiến cho Giáo hội.”
Sue Buckingham, người đồng sáng lập David’s Place, nói rằng bà đã chứng kiến sự gần gũi của Đức Hồng Y với những người nghèo và bị gạt ra bên lề của thành phố khi ngài còn là Tổng Giám mục Sydney.
“Ngài rất thương người nghèo. Đây là nơi Giáo hội phải hướng tới, đến với người nghèo và sa cơ và bắt đầu từ dưới lên chứ không phải ngược lại.
“Tôi nghĩ rằng Giáo Hội Công Giáo nói chung, và chắc chắn là Giáo hội ở Sydney biết điều đó, và Đức Hồng Y Pell đã làm điều đó.”
John McCarthy QC là Đại sứ Úc tại Tòa thánh từ năm 2012-2016 và là Chủ tịch Lực lượng đặc nhiệm chống nô lệ cho Tổng giáo phận Sydney và Mạng lưới chống nô lệ Công Giáo Úc.
Ông nói rằng Đức Hồng Y Pell là một người bạn tuyệt vời của ông và gia đình ông trong hơn 40 năm.
Ông McCarthy nói: “Ngài đã đến thăm nhiều lần và chúng tôi đã có nhiều dịp vui vẻ ca hát bên cây đàn piano và lắng nghe những câu chuyện thể thao của ngài từ Ballarat và Oxford.
“Ngài đáng chú ý nhất vì sự sẵn sàng có đó đối với các chủng sinh người Úc ở Rome khi ngài đến thăm nơi đó.
“Ngài cũng sử dụng những chuyến thăm này để nhắc nhở họ rằng ngài theo dõi sự tiến bộ của họ rất cẩn thận và kiểm tra điều đó bằng cách nói chuyện với họ bằng tiếng Ý giọng Úc.
“Đức Hồng Y yêu Rome và biết nhiều bí mật cũng như những địa điểm đặc biệt của nó. Ngài tập hợp cả một danh sách các địa điểm dành cho du khách và mọi điều được soạn thảo quanh việc thăm viếng Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Ngài luôn nhấn mạnh rằng đến Rome là đến Nhà thờ Thánh Phêrô”.
Trên phương tiện truyền thông xã hội, Hiệp hội Sinh viên Công Giáo Úc cho biết họ “vô cùng đau buồn trước sự ra đi của Đức Hồng Y George Pell người bảo trợ và người bạn lâu năm của họ.
“Đức Hồng Y đã cổ động Hiệp hội Sinh viên Công Giáo Úc như một trong nhiều công trình rao giảng Tin Mừng trong khuôn viên trường đại học. Ngài trở thành tổng giám mục của hai Tòa quan trọng nhất của Úc trong thời kỳ Giáo hội có nhiều biến động. Sự gia tăng về ơn gọi, thực hành (đặc biệt là trong giới trẻ) và kiến thức giáo lý một phần không nhỏ là nhờ công việc không mệt mỏi và vị tha của ngài. Chúng tôi nợ ngài một món nợ mà chúng tôi không thể trả được”.
Tài lãnh đạo mạnh mẽ và rõ ràng
Các giám mục Úc lên tiếng ca ngợi “tài lãnh đạo mạnh mẽ và rõ ràng” của Đức Hồng Y Pell.
Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe SDB, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Úc, cho biết trong một tuyên bố rằng ngài “rất đau buồn” khi biết tin về cái chết bất ngờ của Đức Hồng Y.
Ngài nói, “Đức Hồng Y Pell đã cung cấp sự lãnh đạo mạnh mẽ và rõ ràng trong Giáo Hội Công Giáo ở Úc, với tư cách là Tổng Giám mục Melbourne và Tổng Giám mục Sydney và là thành viên của Hội đồng Giám mục trong hơn 25 năm.
“Nhiều điểm mạnh của ngài đã được công nhận rộng rãi, cả ở Úc và trên toàn thế giới, khi Vatican bổ nhiệm ngài đứng đầu Văn phòng Kinh tế và là thành viên của Hội đồng Hồng Y, một nhóm cố vấn cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
“Tác động của Đức Hồng Y Pell đối với đời sống của Giáo hội ở Úc và trên toàn thế giới sẽ tiếp tục được cảm nhận trong nhiều năm.
“Khi chúng ta tưởng nhớ đến ngài và suy gẫm về di sản của ngài, tôi mời tất cả người Công Giáo và những người có thiện chí khác tham gia cầu nguyện cho Đức Hồng Y Pell, một người có đức tin sâu sắc và bền vững, và cho linh hồn ngài được yên nghỉ.”
Đức Tổng Giám Mục Julian Porteous của Hobart, trước đây là Giám Mục Phụ Tá của Tổng giáo phận Sydney, cho biết ngài cũng cảm thấy “rất buồn và sững sờ” khi nghe tin Đức Hồng Y đột ngột qua đời.
Đức Tổng Giám Mục Porteous nói, “Là cựu Giám Mục Phụ Tá ở Sydney, tôi đã cộng tác chặt chẽ với Đức Hồng Y Pell trong 10 năm. Trong thời gian này, tôi đã biết một con người có đức tin bản thân sâu sắc với tình yêu sâu sắc đối với Giáo hội.
“Ngài là người ủng hộ giáo huấn Công Giáo và thúc đẩy sứ mệnh của Giáo hội, không chỉ ở Sydney mà còn trên toàn thế giới.
“Trong thời gian ở bên ngài, tôi đã biết được sự ấm áp và tình người sâu sắc của ngài. Ngài đã phải chịu đựng rất nhiều vì lập trường mạnh mẽ của ngài trong nhiều vấn đề và chắc chắn đã trải qua nhiều nỗi đau cá nhân trong thời gian bị xét xử và bỏ tù, đặc biệt là do mức độ phỉ báng của công chúng.
“Ngài không nao núng trước trải nghiệm này và trong những năm cuối đời, ngài chủ yếu sống ở Rome để tiếp tục đóng góp cho sứ mệnh của Giáo hội.
“Cùng với rất nhiều người ngưỡng mộ và yêu mến ngài, tôi cầu nguyện cho linh hồn ngài được yên nghỉ và phó thác ngài cho Chúa, Đấng mà ngài đã phục vụ với lòng tận tụy không ngừng. Xin cho ngài được nghỉ yên”.
Những người đứng đầu các tổ chức Công Giáo khác đã vinh danh Đức Hồng Y, bao gồm Viện trưởng Đại học Công Giáo Úc, ngài Martin Daubney AM KC, và Phó viện trưởng, Giáo sư Zlatko Skrbis.
Trong một tuyên bố, Đại học Công Giáo Úc ca ngợi sự đóng góp của ngài cho nền giáo dục Công Giáo trong hơn 20 chức vụ lãnh đạo quan trọng, bao gồm Chủ tịch Tập đoàn Đại học Công Giáo Úc và Đồng sáng lập cơ sở Sydney của Đại học Notre Dame, Úc.
Ông Daubney nói rằng Đức Hồng Y Pell là nhân vật trung tâm trong việc hình thành và thành lập Đại học Công Giáo Úc.
“Ngay từ khi thành lập, Đức Hồng Y Pell đã duy trì mối quan tâm sâu sắc và lâu dài đối với Đại học Công Giáo Úc. Giáo hội và các tổ chức của Giáo hội ở Úc và nước ngoài mang ơn Đức Hồng Y Pell vì sự lãnh đạo và đóng góp của ngài cho cộng đồng của chúng ta.
“Cái chết của ngài sẽ được nhiều người trong Giáo Hội Úc và cộng đồng rộng lớn cảm nhận. Chúng tôi cùng với tất cả những người có đức tin cầu nguyện cho linh hồn của ngài được yên nghỉ”.
Giáo sư Skrbis nói rằng Đức Hồng Y Pell “rất quảng đại khi cho Đại học Công Giáo Úc mượn kiến thức chuyên môn của ngài.
“Tôi thường xuyên nhận được lợi ích từ lời khuyên của ngài, lời khuyên này luôn chu đáo và luôn được đánh giá cao”.
Một giáo phẩm lỗi lạc nhất xưa nay
Đối với Đức Cha Anthony Fisher, Tổng Giám Mục Sydney, Đức Hồng Y George Pell là vị “giáo phẩm lỗi lạc nhất xưa nay” của chúng ta.
Trong các bình luận và bài giảng trong Thánh lễ tại Nhà thờ chính tòa St Mary vào ngày 11 tháng 1, Đức Tổng Giám Mục Fisher cho biết ngài sững sờ khi biết tin “vô cùng đau buồn” rằng Đức Hồng Y Pell đã qua đời vì một cơn đau tim ở Rome, chịu đựng những biến chứng sau ca phẫu thuật thay thế xương hông.
Đức Tổng Giám Mục Fisher nói, “Đối với tôi, thật là an ủi khi tôi được gặp ngài vài lần vào tuần trước khi tôi đến Rôma để dự tang lễ của Đức Bênêđictô.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, ngài quả là vị giáo phẩm lỗi lạc nhất từ trước đến nay của Úc, đã cung cấp sự lãnh đạo mạnh mẽ và rõ ràng trong Giáo Hội Công Giáo ở Úc, với tư cách là Tổng Giám mục Melbourne và Tổng Giám mục Sydney.
“Là một thành viên của Hội đồng Giám mục trong hơn 25 năm, các nhà sử học sẽ đánh giá tác động của ngài đối với đời sống của giáo hội ở Úc và xa hơn thế nữa, nhưng tác động đó rất đáng kể và sẽ lâu dài”.
Đức Tổng Giám Mục Fisher lưu ý rằng Đức Hồng Y Pell đã phục vụ dưới ba đời Giáo hoàng, là một trong những Hồng Y cố vấn thân cận của Đức Thánh Cha, và phục vụ ở vị trí “số ba”, là Bộ trưởng Kinh tế.
Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám Mục Fisher nói về đặc ân được biết “trái tim bao la” của Đức Hồng Y đã cho đi hết nhưng hơn 80 năm “đã phục vụ ngài rất tốt, để ngài có thể nghĩ lớn, quyết định lớn, hành động lớn, cho Giáo hội ở nước Úc.
“Tôi đã biết ngài hơn 30 năm và hơn thế nữa đã trở nên gần gũi ngài để chuẩn bị cho Ngày Giới trẻ Thế giới.
“Đảm nhận một việc lớn như vậy đối với một quốc gia nhỏ như Úc, với số dân Công Giáo ít ỏi, là điều mà chỉ một người có tình yêu lớn và lòng can đảm mới có thể làm được, và hóa ra đó lại là một phước lành to lớn cho vùng đất này”.
Đức Tổng Giám Mục Fisher cũng bày tỏ lòng kính trọng đối với lòng trung thành của Đức Hồng Y Pell với tư cách là một mục tử và “niềm tin can đảm nhất vào Chúa Kitô, vào Giáo hội của Ngài”.
Ngài nói: “Khi đối mặt với thử thách và đau khổ, niềm tin của ngài vào Thiên Chúa không bao giờ dao động”.
Một Thánh lễ cầu hồn sẽ được tổ chức tại Rome trong những ngày tới cho Đức Hồng Y Pell, sau đó thi thể của ngài sẽ được đưa về Sydney để chôn cất trong hầm mộ tại Nhà thờ St Mary.
Đức Tổng Giám Mục Fisher đã mời tất cả người Công Giáo và những người có thiện chí cầu nguyện cho linh hồn của Đức Hồng Y Pell được yên nghỉ.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Việt 68 năm hinh thành và phát triển
Vinh Sơn Trần Văn Đẩu
09:55 11/01/2023
Giáo xứ Tân Việt 68 năm hinh thành và phát triển
“ Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ. Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Lời ca thánh vịnh 118 cũng chính là tâm tình của cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Tân Việt, trong ngày lễ kỷ niệm 68 năm thành lập giáo xứ ( 1955- 2023)
Xem Hình
Hồi tưởng lại dòng lịch sử đễ tri ân Cha cố Đaminh Vũ Đức Triêm, các Cha cố đã coi sóc, cùng những bậc tiền nhân đã dày công xây dựng giáo xứ bằng dòng máu đức tin mạnh mẽ. 68 năm thăng trầm bể dâu với sự bảo trợ của Thánh Nữ Teresa Hài Đồng Giêsu, Chúa đã dẫn dắt giáo xứ qua mọi nẻo đường, nắn đúc lên lòng tin của giáo xứ Tân Việt hôm nay.
Chúng ta không chỉ biết tạ ơn mà còn phài nối tiếp truyền thống tốt đẹp của cha ông chúng ta lả phục vụ hy sinh hết mình, phục vụ vô vị lơi để qua những việc làm ấy chúng ta góp phần loan bao tin mừng cho những người chung quanh.
Mừng 68 năm thành lập giáo xứ là dịp trở về nguồn cội yêu thương, nhưng cũng là bước khởi hành mới trên con đường tin yêu, hy vọng. Nguyện xin Chúa cho giáo xứ Tân Việt được bình an, cho mọi người, mọi nhà sống tốt trong phút giây hiện tại, thăng tiến con người trong đời sống đức tin nuôi dưỡng và củng cố tình yêu thương hiệp nhất trong giáo xứ, hướng tới một Hội Thánh hiệp hành và sứ vụ.
Vinh sơn Trần Văn Đẩu
“ Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ. Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Lời ca thánh vịnh 118 cũng chính là tâm tình của cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Tân Việt, trong ngày lễ kỷ niệm 68 năm thành lập giáo xứ ( 1955- 2023)
Xem Hình
Hồi tưởng lại dòng lịch sử đễ tri ân Cha cố Đaminh Vũ Đức Triêm, các Cha cố đã coi sóc, cùng những bậc tiền nhân đã dày công xây dựng giáo xứ bằng dòng máu đức tin mạnh mẽ. 68 năm thăng trầm bể dâu với sự bảo trợ của Thánh Nữ Teresa Hài Đồng Giêsu, Chúa đã dẫn dắt giáo xứ qua mọi nẻo đường, nắn đúc lên lòng tin của giáo xứ Tân Việt hôm nay.
Chúng ta không chỉ biết tạ ơn mà còn phài nối tiếp truyền thống tốt đẹp của cha ông chúng ta lả phục vụ hy sinh hết mình, phục vụ vô vị lơi để qua những việc làm ấy chúng ta góp phần loan bao tin mừng cho những người chung quanh.
Mừng 68 năm thành lập giáo xứ là dịp trở về nguồn cội yêu thương, nhưng cũng là bước khởi hành mới trên con đường tin yêu, hy vọng. Nguyện xin Chúa cho giáo xứ Tân Việt được bình an, cho mọi người, mọi nhà sống tốt trong phút giây hiện tại, thăng tiến con người trong đời sống đức tin nuôi dưỡng và củng cố tình yêu thương hiệp nhất trong giáo xứ, hướng tới một Hội Thánh hiệp hành và sứ vụ.
Vinh sơn Trần Văn Đẩu
Gx. Tụy Hiền Hà nội : Lễ Chúa chịu phép rửa, các Tân Tòng và trẻ em được Rửa tội
Gx Tụy Hiền
10:16 11/01/2023
Gx. Tụy Hiền Hà nội: Lễ Chúa chịu phép rửa, các Tân Tòng và trẻ em được Rửa tội
Lễ Chúa Chịu Phép Rửa năm 2023 tiếp liền vào Thứ Hai sau Lễ Hiển Linh ngày 09/01/2023, tại hai giáo xứ Tụy Hiền, một em nhỏ và tân tòng đã được lãnh nhận Bí tích Rửa tội trong ngày lễ này. Nghi thức do cha xứ Antôn Nguyễn Văn Độ cử hành.
Xem Hình
Giáo hội vẫn có truyền thống tốt đẹp là cử hành Bí tích gia nhập Đạo cho các em nhỏ và những người đủ điều kiện xin lãnh nhận Bí tích này.
Trước khi cử hành Thánh lễ, cha Antôn đã giải thích ý nghĩa biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi tay ông Gioan. Từ đó, ngài nhắc nhớ lại ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội của mỗi người. Liên hệ đến các gia đình có con em đón nhận Bí tích Rửa tội hôm nay, Cha Antôn đã giúp mọi người hiểu hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của Bí tích Rửa tội đối với các tân tòng.
Cụ thể cha mẹ và người đỡ đầu tuyên xưng Đức tin thay cho các em nhỏ là thông truyền cho con cái Đức tin mình đã lãnh nhận.
Với việc xức Dầu Thánh, các em được lãnh nhận cùng một Chúa Thánh Thần khi xưa đã ngự xuống trên Chúa Giêsu. Chúa Cha cũng chứng nhận và hài lòng với các em hôm nay qua những dấu chỉ bề ngoài. Nhắc đến chiếc áo trắng ngày chịu Phép Rửa Tội, cha Antôn khuyên những người lớn chịu Phép Rửa tội và cả các em giữ gìn sao cho tinh tuyền mãi đến cõi trường sinh
Khi cha mẹ và người đỡ đầu cầm nến sáng được thắp từ Cây Nến Phục Sinh, là nhận lấy sứ mạng Chúa trao, tức là phải chăm nom, lo lắng cho các em, giúp các em sống như con cái sự sáng, bền vững trong Đức tin cho đến ngày Chúa đến.
Ước mong sao đời sống đức tin của các tân tòng à các em sẽ luôn được nuôi dưỡng và lớn lên mỗi ngày ngay trong chính môi trường thánh thiện nơi gia đình.
Gx. Tụy Hiền
Lễ Chúa Chịu Phép Rửa năm 2023 tiếp liền vào Thứ Hai sau Lễ Hiển Linh ngày 09/01/2023, tại hai giáo xứ Tụy Hiền, một em nhỏ và tân tòng đã được lãnh nhận Bí tích Rửa tội trong ngày lễ này. Nghi thức do cha xứ Antôn Nguyễn Văn Độ cử hành.
Xem Hình
Giáo hội vẫn có truyền thống tốt đẹp là cử hành Bí tích gia nhập Đạo cho các em nhỏ và những người đủ điều kiện xin lãnh nhận Bí tích này.
Trước khi cử hành Thánh lễ, cha Antôn đã giải thích ý nghĩa biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi tay ông Gioan. Từ đó, ngài nhắc nhớ lại ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội của mỗi người. Liên hệ đến các gia đình có con em đón nhận Bí tích Rửa tội hôm nay, Cha Antôn đã giúp mọi người hiểu hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của Bí tích Rửa tội đối với các tân tòng.
Cụ thể cha mẹ và người đỡ đầu tuyên xưng Đức tin thay cho các em nhỏ là thông truyền cho con cái Đức tin mình đã lãnh nhận.
Với việc xức Dầu Thánh, các em được lãnh nhận cùng một Chúa Thánh Thần khi xưa đã ngự xuống trên Chúa Giêsu. Chúa Cha cũng chứng nhận và hài lòng với các em hôm nay qua những dấu chỉ bề ngoài. Nhắc đến chiếc áo trắng ngày chịu Phép Rửa Tội, cha Antôn khuyên những người lớn chịu Phép Rửa tội và cả các em giữ gìn sao cho tinh tuyền mãi đến cõi trường sinh
Khi cha mẹ và người đỡ đầu cầm nến sáng được thắp từ Cây Nến Phục Sinh, là nhận lấy sứ mạng Chúa trao, tức là phải chăm nom, lo lắng cho các em, giúp các em sống như con cái sự sáng, bền vững trong Đức tin cho đến ngày Chúa đến.
Ước mong sao đời sống đức tin của các tân tòng à các em sẽ luôn được nuôi dưỡng và lớn lên mỗi ngày ngay trong chính môi trường thánh thiện nơi gia đình.
Gx. Tụy Hiền
VietCatholic TV
Đại tang của GH Úc: ĐHY George Pell, người đưa GH Úc lên những tầm cao mới, vừa qua đời ở tuổi 81
VietCatholic Media
02:49 11/01/2023
1. Đức Thánh Cha Phanxicô thực hiện cuộc gọi Giáng Sinh bất ngờ tới một người có vợ chết khi sinh con
Người chồng và người cha đau buồn của cặp song sinh mới sinh đã nhận được một cuộc điện thoại an ủi và động viên từ Đức Thánh Cha Phanxicô.
Vào ngày Giáng Sinh, điện thoại ở nhà Giacomo Cofano reo đã reo lên vào lúc chiều muộn. Ở đầu dây bên kia là Đức Thánh Cha Phanxicô, người muốn ôm lấy và an ủi Giacomo, người cha mới của hai cặp song sinh xinh đẹp, vừa mất đi người vợ Viviana, người đã qua đời vì những biến chứng sau khi sinh con. Sự sống và cái chết đan xen khiến người đàn ông này mất tinh thần và có lẽ không chuẩn bị cho quá nhiều nỗi buồn.
Cha xứ Cofano, Donato Liuzzo, người đã từng thăm viếng gia đình trong nhiều năm, đã kể cho Đức Thánh Cha câu chuyện về sự đau khổ đã gây chấn động thị trấn nhỏ Pezze di Greco ở miền nam nước Ý thuộc tỉnh Brindisi, nơi Giacomo sống.
Đây không phải là lần đầu tiên Đức Thánh Cha Phanxicô nhấc điện thoại để bày tỏ sự gần gũi của ngài với mọi người, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng bởi cái chết hoặc bệnh tật. Ngài đã gọi cho những nạn nhân động đất, những người mắc bệnh nan y, những người mẹ và người cha bị mất con cái do bất hạnh hoặc tai nạn bất ngờ, trong số những người khác.
Một lần nữa, những lời an ủi và hy vọng được Đức Thánh Cha đưa ra, khi nghĩ đến những cặp song sinh bé bỏng được sinh non vào ngày 17 tháng 12 tại bệnh viện Brindisi, và đã phải ở lại nhiều ngày để theo dõi. Viviana Delego, một giáo viên tiếng Anh, 41 tuổi khi cô qua đời vào ngày 22 tháng 12 tại bệnh viện ở Perrino, chưa đầy một tuần sau khi sinh con.
Linh mục giáo xứ đã chia sẻ một bài đăng trên Facebook, nói rằng thật khó để ngài im lặng trước thảm kịch này và ngài muốn “mang lại niềm trong ngày Giáng Sinh này, cho anh Giacomo, người đã đau đớn trước cái chết của vợ mình. Câu chuyện đã được các trang web tin tức của Ý, bao gồm cả Il Messaggero, đưa tin thêm.
Vị linh mục đã đến gặp thư ký của giáo hoàng để báo tin buồn, và vào ngày 25 tháng 12 năm 2022, lúc 7:20 tối, Đức Giáo Hoàng đã gọi cho Giacomo.
Đúng lúc đó, Giacomo đang trở về từ bệnh viện cùng với Edoardo Maria, một trong hai đứa trẻ sinh đôi mới sinh. Anh ấy nói với tờ Corriere della Sera, nghĩa là “Tin Chiều” “Tôi đã trả lời và nghe thấy, 'Xin chào, đây là Đức Giáo Hoàng Phanxicô.' Tôi đã rất phấn khích và chúng tôi bắt đầu nói chuyện. chúng tôi đã nói chuyện điện thoại trong vài phút.”
Giacomo mô tả cho phóng viên Cesare Bechis của Corriere những gì Đức Thánh Cha đã nói:
Lời an ủi. Ngài hiểu bi kịch của một người mẹ đã hy sinh mạng sống của mình cho những đứa con và nỗi buồn đã ập đến với gia đình tôi. Tôi rất xúc động, tôi không nhớ chính xác những từ nào, tôi rất ngạc nhiên khi ngài nghĩ đến tôi và dành vài phút để gọi điện cho tôi và động viên tôi. Tôi cảm thấy như thể tôi đang nói chuyện với một người thân yêu, một người bạn. Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên: cặp song sinh được sinh ra vào ngày 17 tháng 12, cùng ngày sinh với Đức Giáo Hoàng.
Source:Aleteia
2. Đức Thánh Cha điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức Tòa Giám quản Roma
Đức Thánh Cha Phanxicô đã điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức của Tòa Giám quản Roma, là cơ quan giúp ngài điều hành giáo phận này trong tư cách là Giám mục Giáo phận Roma.
Giáo phận này có hơn hai triệu 600.000 tín hữu Công Giáo, thuộc 334 giáo xứ, với 1.500 linh mục giáo phận và 2.180 linh mục dòng, 130 phó tế vĩnh viễn, 22.710 nữ tu và gần 3.900 tu huynh.
Với mục đích điều chỉnh lại việc tổ chức, hôm mùng 05 tháng Giêng vừa qua, Đức Thánh Cha đã công bố tông hiến “In Ecclesiarum Communione”, Trong tình hiệp thông của các Giáo hội, thay thế cho Tông hiến “Ecclesia in Urbe”, Giáo hội tại thành Roma, do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành năm 1988 và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 31 tháng Giêng sắp tới.
Văn kiện mới có 45 điều khoản, tăng cường vai trò của Hội đồng Giáo phận, là cơ quan cấp cao nhất cứu xét và đưa ra những quyết định về mục vụ và hành chánh. Hội đồng này gồm Đức Hồng Y Giám quản và 7 Giám Mục Phụ Tá.
Tông hiến mới tăng cường sự hiện diện của Đức Thánh Cha trong những quyết định quan trọng của Tòa Giám quản. Đức Hồng Y Giám quản phải đệ trình lên ngài những ứng viên sẽ được chịu chức linh mục và phó tế, cũng như các ứng viên để bổ nhiệm làm cha sở và cha phó.
Đức Thánh Cha cũng phân chia rõ ràng nhiệm vụ và quyền hạn của Đức Hồng Y Giám quản và vị Phó Giám quản, cũng như xác định khu vực trách nhiệm của 7 Giám Mục Phụ Tá, đồng thời bổ nhiệm Đức Cha Baldassare Reina, cho đến nay là Giám Mục Phụ Tá, kiêm nhiệm chức vụ Phó Giám quản (Viceregente), người điều hành các văn phòng và cơ cấu tổ chức của Tòa Giám quản, và thay thế Đức Hồng Y Giám quản khi ngài vắng mặt hoặc bị ngăn trở, hay khi trống tòa. Phó Giám quản cũng có nhiệm vụ kiểm chứng và đệ trình lên Đức Thánh Cha những quy chế và quy tắc điều hành Tổ chức hành hương Roma (Opera Romana Pellegrinaggio), Caritas, các ngân quỹ, và tổ chức thuộc tòa Giám quản.
Tông hiến mới của Đức Thánh Cha cũng lập thêm một Ủy ban độc lập giám sát, với quy luật được ngài phê chuẩn, gồm 6 thành viên do ngài bổ nhiệm, để kiểm soát về hành chánh, kinh tế và công việc của Tòa Giám quản.
Trong cơ cấu tổ chức của Tòa Giám quản có thêm một số văn phòng mới, như Văn phòng mục vụ nhà tù, Tòa kháng án bị bãi bỏ và chuyển cho Tòa Thượng Thẩm Rota ở Roma. Ngoài ra, còn có thêm dịch vụ bảo vệ trẻ em và những người dễ bị tổn thương.
3. Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaput nhớ về Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16
Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaput có bài viết nhan đề “Remembering Benedict”, nghĩa là “Tưởng Nhớ Đức Bênêđíctô”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
Những người khác đã viết rất hay về di sản của Joseph Ratzinger và nhiệm kỳ của ngài trong tư cách Giáo hoàng Bênêđictô XVI. Đối với tôi, hai chữ đi đôi với nhau này sẽ luôn nắm bắt được bản chất của con người: niềm tin và lý trí, hiện thực và hy vọng. Ngài hiểu rằng nếu không có kỷ luật của đức tin, lý trí sẽ biến thành một công cụ quyền lực; và nếu không có kỷ luật của lý trí, đức tin trở thành một tập hợp của những tâm tình đạo đức trống rỗng. Ngài cũng hiểu rằng lạc quan là một tâm trạng, không phải là một nhân đức. Lạc quan không phải là hy vọng. Các Kitô hữu cần một chủ nghĩa hiện thực lành mạnh và thường khó khăn về thế giới và bản chất con người, nhưng cũng cần một niềm tin tưởng tối hậu vào tình yêu cứu độ của Thiên Chúa dành cho nhân loại.
Đó là những suy nghĩ của tôi. Cảm xúc của tôi rối bời hơn, xen lẫn giữa đau buồn và e ngại. Tôi sẽ rất nhớ ảnh hưởng của Đức Bênêđictô trong Giáo hội, ảnh hưởng vẫn còn tồn tại ngay cả khi ngài nghỉ hưu. Sự hiện diện lặng lẽ của ngài đã cho tôi niềm tin rằng lời dạy của ngài vẫn còn sống trong thời kỳ hỗn loạn của chúng ta. Sẽ dễ dàng hơn cho một số người phủ nhận hoặc phớt lờ những lời dạy đó khi Đức Bênêđictô đã ra đi. Vì vậy, tôi tiếc nuối niềm an ủi vì có sự hiện diện sống động của ngài trong Giáo hội.
Lần đầu tiên đích thân gặp ngài, tôi còn là một giám mục trẻ của Giáo phận Rapid City. Tôi đã tham gia tích cực vào các cuộc tranh luận của Hội đồng Giám mục Hoa kỳ về các bản dịch phụng vụ. Tôi lo ngại rằng những bản dịch kém từ tiếng Latinh không những chỉ là những bản dịch kém mà còn là những nỗ lực gạt bỏ một số giáo lý khó hiểu của Giáo hội—chẳng hạn như sự đồng trinh vĩnh viễn của Đức Maria, với việc Thánh Giuse được gọi đơn giản là người phối ngẫu của ngài hơn là “chồng của trinh nữ”. Tôi đang ở Rôma để họp và xin được gặp Đức Hồng Y Ratzinger tại Bộ Giáo Lý Đức Tin. Tôi nhớ mình đã rất lo lắng khi đến nơi, nhưng ngài đã chào đón tôi với sự ấm áp và khiêm nhường, đồng thời cho tôi những lời khuyên bổ ích và sự khích lệ hết lòng để tôi hiểu rằng tất cả các giám mục đều là thầy dạy đức tin như nhau, chứ không chỉ các giám mục từ các giáo phận lớn. Ngài cũng đề nghị cung cấp sự hỗ trợ binh sĩ của ngài để giải quyết các vấn đề khác nhau phát sinh vào thời điểm đó.
Nhiều năm sau, trong tư cách tổng giám mục, tôi đến Milan để nghe thông báo việc Philadelphia sẽ là địa điểm tiếp theo cho Đại hội Gia đình Thế giới. Tôi có đặc ân ngồi chung bàn với Đức Bênêđictô và một gia đình quân nhân đến từ Hoa Kỳ. Ngài rất duyên dáng. Ngài nói chuyện với mọi người và rất tử tế với các trẻ em. Tôi nghe nói ngài thích soda Fanta màu cam và thấy quả đúng như thế- một bình lớn chứa nó ở trên bàn. Giống như chia sẻ bữa ăn với một thành viên trong gia đình mình. Dù e lệ nhưng Đức Giáo Hoàng luôn rất tốt bụng và sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết để khiến người khác được thoải mái.
Tôi cũng nhớ đến chuyến viếng thăm ad limina của tôi trong tư cách tổng giám mục dưới triều giáo hoàng của Đức Bênêđictô. Tôi đã gặp ngài cùng với bốn Giám Mục Phụ Tá của Philadelphia. Tôi đã yêu cầu các vị phụ tá chia sẻ nhiệm vụ trình bày tài liệu của chúng ta, vì vậy mỗi người chúng ta đã trình bày một phần báo cáo miệng. Đức Bênêđictô chăm chú lắng nghe cả năm người chúng ta. Ngài không nói gì và không ghi chép gì. Sau khi tôi hoàn thành phần cuối cùng của báo cáo, Đức Giáo Hoàng đã trả lời bằng cách đưa ra một bản tóm tắt xuất sắc về từng phần trong số năm phần với lời bình luận và gợi ý của riêng ngài — tất cả đều từ trí nhớ, và mọi yếu tố trong câu trả lời của ngài đều sắc sảo và đúng mục tiêu mục vụ. Đó là một kinh nghiệm đáng kinh ngạc. Đức Bênêđictô đơn giản là người thông minh nhất mà tôi từng gặp—không chỉ trong sự hiểu biết mà còn trong cách diễn đạt của ngài, và rõ ràng là một ứng viên một ngày nào đó trở thành Tiến sĩ Hội thánh.
Tôi cũng nhớ khi Đức Thánh Cha Bênêđictô bổ nhiệm tôi làm một trong những “khách viếng thăm” Legion of Christ [đạo binh Chúa Kitô] sau khi vụ lạm dụng của người sáng lập nó bị công khai. Sáu giám mục từ khắp nơi trên thế giới đã được trao nhiệm vụ này, và khi kết thúc quá trình, chúng ta đã tập hợp lại để gặp Đức Bênêđictô nhằm tóm tắt các báo cáo của chúng ta và trả lời các câu hỏi. Ngài rất coi trọng các báo cáo của chúng ta và sau đó tìm kiếm lời khuyên của chúng ta về những gì nên làm đối với tương lai của Đạo Binh. Ngài đã không quyết định trước và hoàn toàn thân thiện trong đường lối của ngài. Việc ngài giải quyết tình huống tồi tệ và đau đớn này đã minh họa cho mục vụ hợp tác giữa một giáo hoàng và các giám mục để phục vụ chân lý và phục vụ Giáo hội và các thành viên của Giáo hội.
Tiếng nói và chứng tá của Joseph Ratzinger sẽ rất được tiếc nhớ trong đời sống của Giáo hội—có lẽ đặc biệt vì phẩm chất hiện tại của đời sống trí thức của Giáo hội. Nhưng nếu ngài ở đây, ngài có thể nhắc chúng ta nhớ lại những lời ngài đã viết cách đây hơn nửa thế kỷ, những lời vẫn còn đúng ngày nay: “Đức tin trước hết không phải là một tòa nhà khổng lồ gồm nhiều sự kiện siêu nhiên... mà là sự thuận ý với Thiên Chúa, Đấng ban cho chúng ta niềm hy vọng và niềm tín thác”. Trong cốt lõi, “đức tin không phải là một hệ thống kiến thức, mà là sự tín thác”. Và Thiên Chúa không bỏ rơi dân Người.
Source:First Things
Tư lệnh Lữ Đoàn Dù hy sinh. Tình hình Soledar. Hai Bộ Chỉ Huy cấp Trung Đoàn của Nga trúng HIMARS
VietCatholic Media
03:11 11/01/2023
1. Tình trạng của Soledar là rất khó khăn. Quân Nga tấn công 86 lần trong ngày qua, người Nga thiệt hại nặng nề
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 11 tháng Giêng, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết quân đội Nga đã tấn công thành phố Soledar của vùng Donetsk 86 lần trong ngày qua.
“Trong ngày qua, quân đội Nga đã tấn công Soledar bằng các loại pháo khác nhau 86 lần. Do đó, tình hình hiện đang rất khó khăn ở đó, là thách thức lớn nhất ở mặt trận phía đông”
Theo lời cô, quân Nga đã tập trung các đơn vị tốt nhất của Tập đoàn Wagner theo hướng Soledar, vì người Nga muốn thể hiện ít nhất một số kết quả mà họ đã không thể đạt được trong sáu tháng qua.
Các phương pháp tiến hành chiến tranh của Nga vẫn còn lỗi thời. Quân Nga tình cờ đạt được những thành công chiến thuật nhỏ thông qua những nỗ lực bổ sung và tổn thất nhân sự lớn.
“Giao tranh khốc liệt đang diễn ra để giữ Soledar. Kẻ thù không chú ý đến những tổn thất nặng nề về nhân sự của chúng và tiếp tục tấn công tích cực, đạp lên xác đồng đội để tiến lên”.
Soledar, thuộc tỉnh Donetsk của Ukraine, cách Bakhmut 10 km về phía Bắc. Dân số trước chiến tranh là 10.490 người.
Hiện nay, trong thành phố này, lực lượng chủ yếu của Ukraine là Lữ Đoàn Dù số 46. Bên cạnh đó còn có lực lượng biên phòng và Địa Phương Quân. Tình hình là khó khăn sau khi Đại Tá Yuriy Yurchik, tư lệnh Lữ Đoàn Dù số 46 bị thiệt mạng trong cuộc tấn công cường tập hôm 9 tháng Giêng. Lữ Đoàn Dù số 81 của quân Ukraine đã tăng cường cho trận chiến tại thành phố này.
Quân Nga có Sư Đoàn 144 Súng Trường Cơ Giới của Tập Đoàn Quân Cận Vệ số 1, Trung Đoàn 45 Công binh chiến đấu, lính đánh thuê Wagner, Tập đoàn quân số 2 và Trung Đoàn 6 Cossack của cái gọi là Cộng hòa Nhân Dân Luhansk tự xưng. Ít nhất 4 tiểu đoàn lính đánh thuê Wagner đã được gởi đến để tăng viện sau các thương vong hết sức nặng nề.
Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh vào ngày thứ Ba 10 tháng Giêng cho biết như sau:
Trong bốn ngày qua, các lực lượng Nga và Wagner đã có những bước tiến chiến thuật vào thị trấn nhỏ Soledar của Donbas và có khả năng kiểm soát hầu hết khu định cư này. Soledar cách Bakhmut 10 km về phía bắc, việc chiếm giữ khu vực này có khả năng tiếp tục là mục tiêu tác chiến chính trước mắt của Nga.
Trục Soledar của Nga rất có thể là một nỗ lực nhằm bao vây Bakhmut từ phía bắc và làm gián đoạn các tuyến liên lạc của Ukraine. Một phần cuộc giao tranh tập trung vào lối vào các đường hầm khai thác muối bị bỏ hoang dài 200 km chạy bên dưới thị trấn. Cả hai bên có thể lo ngại rằng chúng có thể được sử dụng để xâm nhập đằng sau chiến tuyến của họ.
Bất chấp áp lực gia tăng đối với Bakhmut, Nga khó có thể bao vây thành phố ngay lập tức vì lực lượng Ukraine duy trì các tuyến phòng thủ ổn định theo chiều sâu và kiểm soát các tuyến đường tiếp tế.
Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết trong 24 giờ qua các binh sĩ của hai Lữ Đoàn Dù Ukraine chiến đấu hết sức quả cảm, bắn cháy 4 xe tăng và 7 xe thiết giáp của đối phương.
Trong 24 giờ qua, 710 binh sĩ Nga bị loại khỏi vòng chiến cùng với 4 xe tăng, 7 xe thiết giáp và hệ thống pháo.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến nay, 112.470 binh sĩ Nga tại Ukraine đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổng thiệt hại trong chiến đấu của quân Nga còn bao gồm 3.084 xe tăng, 6.154 xe thiết giáp, 2.073 hệ thống pháo, 434 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 217 hệ thống phòng không, 285 máy bay, 275 máy bay trực thăng, 1.860 máy bay không người lái, 723 hỏa tiễn hành trình, 17 tàu chiến, 4.817 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 183 đơn vị thiết bị đặc biệt.
2. Lực lượng Ukraine tiến hành 18 cuộc không kích, đánh trúng hai sở chỉ huy của Nga
Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết Lực lượng Không quân đã mở 14 cuộc không kích vào các khu vực tập trung nhân lực, vũ khí và thiết bị quân sự của quân Nga, cũng như 4 cuộc tấn công vào các vị trí của hệ thống hỏa tiễn phòng không.
Trong khi đó, pháo binh đã bắn trúng hai sở chỉ huy cấp Trung Đoàn, hai vị trí đặt hỏa tiễn và pháo binh, cũng như năm khu vực tập trung nhân lực và thiết bị quân sự của quân xâm lược Nga. Thương vong chưa thể xác định nhưng các bệnh viện ở Berdiansk, vùng Zaporizhzhia, chật ních thương binh. Do đó, quân đội Nga đã thành lập thêm ba bệnh viện dã chiến dành cho quân đội trong tuần qua.
Đại Tá Yurii Ihnat cho biết
“Quân Nga không ngừng tấn công, tiến hành nã pháo vào cơ sở hạ tầng quan trọng và nhà dân trên khắp lãnh thổ Ukraine, vi phạm các quy định của Luật Nhân đạo Quốc tế, luật lệ và tập quán chiến tranh”
Trong ngày thứ Ba 10 Tháng Giêng, quân Nga đã mở 7 cuộc tấn công bằng hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt vào các cơ sở hạ tầng dân sự của các thành phố thuộc vùng Donetsk và Kharkiv.
Bộ Tổng tham mưu nhấn mạnh rằng vẫn có mối đe dọa về các cuộc không kích và tấn công bằng hỏa tiễn của kẻ thù vào các cơ sở hạ tầng quan trọng trên khắp Ukraine
3. Quan chức Mỹ và Ukraine cho biết hỏa lực pháo binh của Nga ở Ukraine giảm gần 75%
Theo các quan chức Mỹ và Ukraine, hỏa lực pháo binh của Nga ở Ukraine đã giảm đáng kể so với mức cao nhất trong cuộc xâm lược, ở một số nơi lên tới 75%.
Các quan chức nói với CNN rằng việc giảm số lượng pháo kích là bằng chứng cho thấy vị thế ngày càng yếu của Nga trên chiến trường sau gần một năm xâm lược.
Tuy nhiên, cũng có thể Nga đang hạn chế đạn pháo do nguồn cung cấp thấp, hoặc đó có thể là một phần của việc đánh giá lại chiến thuật rộng hơn khi đối mặt với các cuộc tấn công thành công của Ukraine.
Đầu tháng này, Nga đã chịu tổn thất quân sự tồi tệ nhất kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu, khi một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn chết người của Ukraine nhằm vào Makiivka, một thành phố nhỏ ở khu vực Donetsk phía đông Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga cho biết 89 binh sĩ đã thiệt mạng trong cuộc không kích.
Cuộc tấn công Makiivka đã phá hủy nguồn cung cấp của Nga và đặt ra câu hỏi cho các blogger quân sự Nga về năng lực cơ bản của các quan chức quân sự hàng đầu.
Đề cập đến kho dự trữ ngày càng cạn kiệt của Nga, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết:
Có thể cú đánh này chỉ là một giọt nước trong cái xô, nhưng cái xô ngày càng nhỏ lại.
Nó diễn ra khi Ukraine đang nhận được sự hỗ trợ quân sự ngày càng tăng từ các đồng minh phương Tây, khi Vương quốc Anh lần đầu tiên cân nhắc gửi xe tăng chiến đấu trong khi Đức và Mỹ tuyên bố sẽ cung cấp cho quân đội Ukraine các phương tiện chiến đấu bọc thép.
Các quan chức Hoa Kỳ cũng tin rằng lệnh ngừng bắn kéo dài 36 giờ do Vladimir Putin công bố vào tuần trước để đánh dấu Lễ Giáng Sinh Chính thống giáo là một nỗ lực mị dân và lừa gạt.
4. Ngoại trưởng Đức cam kết cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine trong chuyến đi bất ngờ tới Kharkiv
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock hôm thứ Ba 10 Tháng Giêng đã bất ngờ có chuyến công du tới thành phố Kharkiv miền đông Ukraine và xác nhận rằng Berlin đã hứa gửi thêm vũ khí cho Kyiv, Bộ Ngoại giao Đức cho biết.
Cô Baerbock đã gặp Ngoại trưởng Ukraine, Dmytro Kuleba. Ông Kuleba nói rằng ông “không nghi ngờ gì về việc Đức sẽ tiếp tục viện trợ quân sự” sau khi Berlin tuyên bố sẽ cung cấp cho Kyiv các xe chiến đấu bộ binh Marder và một khẩu đội phòng không Patriot bổ sung.
Người Ukraine “nên biết rằng họ có thể dựa vào sự đoàn kết và hỗ trợ của chúng ta,” Baerbock nói trong một tuyên bố trên trang web của Bộ Ngoại Giao Đức.
Cô cũng cho biết điều quan trọng là không được đánh mất vị trí của Ukraine ở Âu Châu và mong muốn gia nhập Liên Hiệp Âu Châu, vì người Ukraine “nhìn thấy tương lai của họ ở Âu Châu, ở Liên Hiệp Âu Châu”.
Đó là lý do tại sao tôi cũng muốn nói về những tiến bộ đạt được trong quá trình gia nhập. Với tư cách là Chính phủ Liên bang, chúng ta muốn đưa ra những đề xuất cụ thể cho Ukraine nhằm đạt được tiến bộ trong việc tăng cường pháp quyền, các thể chế độc lập và cuộc chiến chống tham nhũng, cũng như phù hợp với các tiêu chuẩn của Liên Hiệp Âu Châu.
5. Các quan chức phương Tây đã cảnh báo rằng Ukraine sẽ không thể lấy lại một phần lãnh thổ đáng kể từ Nga nếu không tăng cường khả năng quân sự, bao gồm cả xe tăng và xe bọc thép.
Các nước phương Tây đã tuyên bố tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine trong năm nay. Tuần trước, Mỹ và Đức cho biết sẽ cung cấp lần lượt 50 xe chiến đấu Bradley và 40 xe chiến đấu Marder.
Điều đó diễn ra sau thông báo của Pháp rằng họ sẽ cung cấp một số lượng - ước tính khoảng 30 - xe bọc thép hạng nhẹ AMX-10 RC trong một chuỗi thông báo có vẻ như được phối hợp.
Kyiv đang hy vọng có một bước đột phá hơn nữa tại hoặc trước thềm cuộc họp tiếp theo của nhóm liên lạc “Ramstein” gồm các bộ trưởng quốc phòng phương Tây, dự kiến diễn ra vào ngày 20 tháng Giêng. Đứng đầu là Mỹ, nhóm điều phối viện trợ quân sự cho Ukraine.
Anh hiện đang xem xét cung cấp một số xe tăng Challenger 2 cho Ukraine. Một phát ngôn viên của phủ Thủ tướng hôm nay cho biết quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra.
Một quan chức phương Tây cho biết các lực lượng của Nga và Ukraine hiện quá gần nhau để người Ukraine có thể tiến hành một cuộc tấn công lớn.
Họ nói rằng một báo cáo của Ukraine kêu gọi 300 xe tăng là “không phải là một con số vô lý” để tạo ra khối lượng lực lượng cần thiết để họ tiến hành cuộc tấn công. Một báo cáo ban đầu từ Sky News cho thấy Vương quốc Anh đang xem xét cung cấp khoảng 10 chiếc Challenger 2.
Người Ukraine sẽ không thể giành lại một lượng lớn lãnh thổ nếu không có những thay đổi về tư thế lực lượng của họ từ năm ngoái. Tỷ lệ lực lượng giữa người Nga và người Ukraine quá cân bằng.
Vương quốc Anh, với tổng số 227 xe tăng Challenger 2, có nguồn cung nhỏ so với những gì do Đức và Mỹ sản xuất.
Có khoảng 2.000 chiếc Leopard 2 đang phục vụ ở Âu Châu với 13 quốc gia khác nhau, nhưng vì chúng được sản xuất ban đầu ở Đức nên cần phải có sự chấp thuận của Berlin nếu muốn được tái xuất sang Ukraine.
Cần phải có điều gì đó phá vỡ thế bế tắc đó, đặc biệt nếu người Ukraine muốn giành lại lãnh thổ và tiếp tục tấn công. Xe tăng chiến đấu chủ lực và xe bọc thép chở quân là một phần của sự kết hợp đó.
Tôi nghĩ rằng người Ukraine sẽ tìm đến tất cả các đối tác có thể cung cấp xe tăng và sẽ không đặc biệt lo lắng về việc chúng đến từ đâu miễn là chúng được cung cấp đủ số lượng.
6. Ngũ Giác Đài xác nhận Mỹ sẽ bắt đầu huấn luyện binh sĩ Ukraine về hệ thống hỏa tiễn Patriot ở Oklahoma
Ngũ Giác Đài xác nhận rằng Mỹ sẽ bắt đầu huấn luyện 90 đến 100 binh sĩ Ukraine về hệ thống hỏa tiễn Patriot ngay trong tuần tới tại Fort Sill ở Oklahoma.
CNN là người đầu tiên báo cáo rằng khóa đào tạo sẽ bắt đầu trên đất Mỹ và nó sẽ kéo dài “vài tháng”.
“Sau khi được đưa vào sử dụng, Patriot… sẽ đóng góp vào khả năng phòng không của Ukraine và cung cấp một khả năng khác cho người dân Ukraine để tự bảo vệ mình trước các cuộc tấn công trên không đang diễn ra của Nga,” Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder, nói.
Ryder cũng xác nhận rằng chương trình huấn luyện vũ khí kết hợp đã được công bố trước đó cho các tiểu đoàn Ukraine ở Âu Châu cũng sẽ bắt đầu vào đầu tuần tới và “sẽ không yêu cầu tăng đáng kể hoặc bất kỳ sự gia tăng nào về mặt huấn luyện viên Hoa Kỳ” triển khai tới Âu Châu.
Ryder không có bất kỳ thông tin chi tiết nào về cách Đức dự định giải quyết việc đào tạo hệ thống Patriot mà nước này cam kết gửi cho Ukraine và liệu Berlin có đợi quá trình đào tạo hoàn thành trên hệ thống của Mỹ trước khi gửi hệ thống của mình hay không.
Thông tin cơ bản khác: Hoa Kỳ tuyên bố gửi cho Ukraine hệ thống hỏa tiễn Patriot vào cuối tháng 12 khi Tổng thống Volodomyr Zelenskiy đến thăm thủ đô Washington và gặp Tổng thống Joe Biden.
Mỹ đang cung cấp một khẩu đội Patriot, bao gồm thiết bị phát điện, máy tính, hệ thống kiểm soát giao tranh và tối đa 8 bệ phóng. Lực lượng này được vận hành bởi khoảng 90 binh sĩ và mất nhiều tháng để huấn luyện.
Mặc dù Patriot được coi là một trong những hệ thống phòng không tiên tiến và hiệu quả nhất, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng nó “không thể thay đổi cuộc chơi” vì tầm bắn hạn chế và khoảng thời gian để người Ukraine có thể sử dụng. nó.
Nga dùng bom độc để chiếm Soledar. Trùm Wagner muốn làm tổng thống Nga. Nguy cơ thế chiến khó tránh
VietCatholic Media
15:42 11/01/2023
1. Những tuyên bố mâu thuẫn về việc ai kiểm soát thị trấn Soledar đang bị bao vây. Nga có thể đã sử dụng vũ khí độc hại. Nguy cơ thế chiến khó tránh.
Tập đoàn Wagner, lính đánh thuê của Nga, đã tuyên bố kiểm soát thị trấn khai thác muối Soledar, một thị trấn ở miền Đông Ukriaine, bất chấp việc các quan chức Ukraine báo cáo rằng binh lính của họ vẫn đang chống lại cuộc tấn công.
Reuters báo cáo rằng bản tóm tắt buổi sáng của quân đội Ukraine đã đề cập đến Soledar, liệt kê thị trấn này là một trong số những thị trấn bị pháo kích ở khu vực Donetsk.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Tư 11 tháng Giêng, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết Ukraine đang điều tra các báo cáo từ các binh sĩ cho thấy có những hiện tượng như khó thở, nhiệt độ ngoài trời đột ngột tăng cao. Ông nói người Nga thường có các hành vi chà đạp luật lệ và phong tục chiến tranh. Có thể họ đang sử dụng những thứ vũ khí bị cấm. Các quan sát viên nhận định rằng nếu Nga dùng đến các thứ vũ khí có khả năng sát thương cao trên diện rộng như thế nguy cơ thế chiến là khó tránh khỏi.
Mặc dù vậy, Nga tuyên bố đã nắm quyền kiểm soát thị trấn.
“Các đơn vị Wagner đã nắm quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ của Soledar. Các lực lượng đã dồn về trung tâm thành phố, nơi giao tranh đô thị đang diễn ra,” người đứng đầu Wagner, Yevgeny Prigozhin, một đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, cho biết vào cuối ngày thứ Ba, theo các hãng thông tấn Nga.
“Số lượng tù nhân sẽ được công bố vào ngày mai,” ông nói thêm nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Theo Reuters:
Việc Nga chiếm được Soledar và các mỏ muối khổng lồ của nó sẽ có giá trị mang tính biểu tượng, quân sự và thương mại đối với Nga. Nhưng tình hình trong và xung quanh Soledar có vẻ không ổn định.
Bộ Quốc phòng Anh trước đó cho biết quân đội Nga và các chiến binh Wagner có thể đã giành quyền kiểm soát phần lớn Soledar sau 4 ngày tiến công.
Nhưng nhận xét của Prigozhin rằng giao tranh vẫn tiếp diễn ở trung tâm Soledar cho thấy quyền kiểm soát của Nga chưa hoàn toàn, mâu thuẫn với tuyên bố của chính ông ta rằng toàn bộ thị trấn đã nằm trong tầm kiểm soát của Wagner.
Hãng thông tấn RIA của nhà nước Nga sau đó đã đưa ra một báo cáo nói rằng Tập đoàn Wagner đã tiếp quản các mỏ muối của Soledar sau “cuộc giao tranh ác liệt”. Các mỏ muối nằm ở vùng ngoại ô của thị trấn. Washington cho biết Prigozhin có thể muốn kiểm soát cá nhân các mỏ trong khu vực.
2. Nga không kích Kharkiv dữ dội trong cố gắng hạ sát Ngoại trưởng Đức
Thống đốc khu vực cho biết các cuộc không kích của Nga đã tấn công thành phố Kharkiv, miền đông Ukraine vào cuối ngày thứ Ba, chỉ vài giờ sau chuyến thăm bất ngờ của Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock.
Cuộc tấn công dữ dội của Nga dường như có chủ ý muốn giết chết Ngoại trưởng Đức. Cô Annalena Baerbock đã cam kết Đức sẽ hỗ trợ thêm cho Kyiv trong chuyến đi không báo trước của cô. Nhà ngoại giao hàng đầu của Ukraine Dmytro Kuleba nói rằng việc Berlin từ chối gửi xe tăng chiến đấu cho nước ông đã khiến nhiều sinh mạng phải trả giá.
“Hãy ở trong những nơi trú ẩn. Quân xâm lược Nga đang tấn công một lần nữa!” Thống đốc khu vực Oleg Synegubov cảnh báo trên loa và các mạng xã hội. Một nhà báo AFP đã nghe thấy nhiều tiếng nổ trong thành phố.
Baerbock, người hôm thứ Ba đã trở thành quan chức cấp cao nhất của phương Tây đến thăm Kharkiv, đã cam kết hỗ trợ thêm của Đức cho Kyiv.
Cô nói: “Ở tất cả các vùng của Ukraine, từ Kharkiv đến Kherson đến Kyiv, mọi người nên biết rằng họ có thể tin tưởng vào sự đoàn kết và hỗ trợ của chúng tôi”.
Cô nhấn mạnh rằng Đức sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí “mà Ukraine cần để giải phóng công dân của mình, những người vẫn đang phải chịu đựng sự khủng bố của sự xâm lược của Nga”.
3. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh
Vào ngày 08 tháng Giêng, Bộ Quốc phòng Belarus thông báo về cuộc tập trận bay chiến thuật chung Nga-Belarus sẽ được tổ chức tại nước này từ ngày 16 tháng Giêng đến ngày 01 tháng 02.
Hôm 08 tháng Giêng, những người theo dõi máy bay nghiệp dư đã ghi nhận sự xuất hiện của tổng cộng 12 trực thăng hỗ trợ Mi-8 và trực thăng tấn công Mi-24 và Ka-52. Một số có vẽ chữ Z, máy bay đã hạ cánh xuống Căn cứ Không quân Machulishchy gần Minsk.
Việc triển khai máy bay mới của Nga tới Belarus có thể là một cuộc tập trận thực sự, chứ không phải là sự chuẩn bị cho bất kỳ hoạt động tấn công bổ sung nào chống lại Ukraine. Mặc dù Nga duy trì một số lượng lớn lực lượng ở Belarus, nhưng họ chủ yếu tham gia huấn luyện. Họ không có khả năng tạo thành một lực lượng tấn công đáng tin cậy.
4. Aleksandr Lapin được bổ nhiệm làm tổng tham mưu trưởng lực lượng lục quân của quân đội Nga
Đại tướng Nga Aleksandr Lapin, người trước đây là Tư Lệnh Quân khu trung tâm, đã được bổ nhiệm làm Tổng tham mưu trưởng Lục Quân Nga, hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin hôm thứ Ba.
Việc bổ nhiệm Lapin diễn ra vào cuối năm 2022.
CNN đã không thể xác minh độc lập báo cáo này. Không có thông báo chính thức nào của nhà nước về việc bổ nhiệm và phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov cũng từ chối xác nhận vào hôm thứ Ba.
Nhà phân tích quân sự Ian Matveev đã mô tả việc thăng chức của Lapin “giống như một vị trí nghi lễ hơn là một vị trí quân sự.”
Lapin, mặc dù đã nhận được huân chương Anh hùng nước Nga, đã bị chỉ trích nặng nề bởi người đứng đầu Cộng hòa Chechnya và đồng minh đáng tin cậy của Putin, Ramzan Kadyrov, và Yevgeny Prigozhin, người lãnh đạo nhóm lính đánh thuê Wagner đang tham gia chiến đấu ở miền đông Ukraine. Lapin bị cả hai cho là “bất tài”, sau khi lực lượng Nga rút lui khỏi thành phố chiến lược Lyman ở phía đông, thuộc vùng Donetsk.
5. Xe bọc thép Bradley của Mỹ so với xe tăng chiến đấu của Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “U.S. Bradley Armored Vehicles Compared to Russia's Battle Tanks”, nghĩa là “Xe bọc thép Bradley của Mỹ so với xe tăng chiến đấu của Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Chính quyền Biden đã sẵn sàng gửi Xe chiến đấu Bradley tới Ukraine trong gói viện trợ quân sự tiếp theo của họ.
Gói 2,8 tỷ USD là nỗ lực mới nhất của Hoa Kỳ nhằm tăng cường các nỗ lực phòng thủ của Ukraine trong bối cảnh cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào tháng 2 năm 2022. Gói này sẽ bao gồm 50 Xe chiến đấu Bradley, Reuters đưa tin vào tuần trước. Những chiếc xe này đã được quân đội Hoa Kỳ sử dụng từ những năm 1980.
Nga đã cảnh báo về “những hậu quả có thể xảy ra đối với hành động nguy hiểm như vậy của Washington”.
Sau hơn 10 tháng chiến đấu, quân đội Mạc Tư Khoa tiếp tục lúng túng trước những nỗ lực phòng thủ mạnh mẽ hơn dự kiến của Ukraine. Ukraine đã nhận được viện trợ đáng kể từ các đồng minh phương Tây, bao gồm cả Hoa Kỳ, giúp nước này giành lại hàng ngàn dặm lãnh thổ bị xâm lược trước đây.
Khi Ukraine chuẩn bị cho những tháng tiếp theo của cuộc xung đột, các nhà lãnh đạo quân sự đang hy vọng Xe chiến đấu Bradley có thể giúp chiếm lại nhiều lãnh thổ hơn nữa, với các chuyên gia lưu ý rằng chúng có thể trở thành nhân tố thay đổi cuộc chơi, thậm chí có khả năng là Ukraine tái chiếm lại Crimea.
Dưới đây là tổng quan về cách Xe chiến đấu Bradley đối đầu với xe tăng chiến đấu của Nga.
Xe chiến đấu Bradley là gì?
Xe chiến đấu Bradley có khả năng chở nhiều quân nhân và chúng được trang bị một khẩu pháo 25 ly mạnh mẽ. Nhà sản xuất BAE Systems cho biết đặc điểm quan yếu của Xe chiến đấu Bradley là “khả năng sống sót, tính cơ động và sát thương vượt trội”.
Bộ Quốc phòng, trong một thông cáo báo chí, đã viết rằng các phương tiện này sẽ cung cấp cho Ukraine “một mức độ hỏa lực và thiết giáp sẽ mang lại lợi thế trên chiến trường khi quân đội Ukraine tiếp tục bảo vệ quê hương của họ”.
Bradleys “sẽ cung cấp một sự gia tăng lớn trong khả năng chiến đấu trên bộ bởi vì nó thực chất là một chiếc xe tăng hạng nhẹ,” nhà phân tích quốc phòng Tòa Bạch Ốc Mark Cancian nói với Bloomberg vào tháng 12.
Theo Forbes, phiên bản cụ thể của các phương tiện mà Mỹ dự định gửi được sản xuất vào những năm 1990, vì vậy chúng không phải là phiên bản mới nhất của loại vũ khí này. Tuy nhiên, chúng vẫn có khả năng tiêu diệt các xe tăng khác, khiến chúng trở nên đặc biệt hữu ích trước hàng xe tăng được cho là đã già cỗi của Nga.
Xe tăng Nga được sản xuất từ đầu những năm 1950
Trong khi đó, Nga được cho là có hàng nghìn xe tăng trong kho vũ khí của mình, mặc dù nhiều xe tăng trong số này dường như có từ thời Liên Xô, theo một báo cáo hồi tháng 9 từ The Kyiv Independent.
Tờ The Independent đưa tin rằng Nga có hơn 17.000 xe tăng, nhiều chiếc được sản xuất từ những năm 1950, khiến quân đội Nga ít sử dụng so với Xe chiến đấu Bradley hiện đại hơn.
Tuy nhiên, Nga cũng có những chiếc xe tăng hiện đại hơn và có công nghệ tiên tiến hơn, mặc dù số lượng xe tăng sẵn sàng chiến đấu chính xác vẫn chưa được biết.
Bộ Quốc phòng Ukraine hôm thứ Hai cho biết họ đã phá hủy hơn 3.000 xe tăng Nga trong suốt cuộc chiến, mặc dù Newsweek không thể xác minh độc lập con số này.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine để bình luận.
6. Putin có chiếm được Soledar cũng chỉ là một chiến thắng trống rỗng
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Taking Soledar Would Be a Hollow Victory”, nghĩa là “Putin có chiếm được Soledar cũng chỉ là một chiến thắng trống rỗng.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo các chuyên gia, Soledar hiện là nơi giao tranh ác liệt trong cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, nhưng việc chiếm thị trấn sẽ mang lại rất ít lợi ích về mặt quân sự hoặc chiến thuật cho quân đội của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Soledar nằm ở khu vực Donetsk phía đông Ukraine, cách không xa thành phố Bakhmut, nơi cũng đang xảy ra giao tranh dữ dội trong nhiều tháng. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm Chúa Nhật cho biết Ukraine đang tiếp tục giữ Soledar, mặc dù nó đã bị “phá hủy hoàn toàn” bởi các cuộc không kích của Nga.
Nhưng Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh đã viết trong bản cập nhật tình báo hàng ngày về Ukraine hôm thứ Ba rằng các lực lượng và quân đội Nga cùng với Tập đoàn lính đánh thuê Wagner đã có những bước tiến chiến thuật vào Soledar trong vài ngày qua và hiện “có khả năng kiểm soát hầu hết khu định cư”.
William Reno, giáo sư kiêm trưởng khoa khoa học chính trị tại Đại học Northwestern, nói với Newsweek rằng cho dù Nga sớm tuyên bố chiếm được toàn bộ Soledar, thì lợi ích của việc làm như vậy là rất “hạn chế”.
“Trận chiến đó là một phần của cuộc chiến lớn hơn cho Bakhmut,” Reno nói. “Việc Nga chiếm được một trong hai địa điểm này sẽ không đại diện cho một chiến thắng chiến lược quan trọng hoặc cải thiện triển vọng dài hạn của họ ở những nơi khác ở Ukraine.”
Tầm quan trọng của các trận chiến đối với cả Bakhmut và Soledar đều mang tính chính trị, Reno nói thêm. Đối với Nga, chiếm được chúng sẽ tiếp tục thúc đẩy mục tiêu của Putin là chiếm toàn bộ vùng Donbas ở miền đông Ukraine, trong khi Ukraine cũng có “nguy cơ chính trị” ở Bakhmut tương đương với những gì đã xảy ra ở thành phố Mariupol của Donetsk, nơi cuối cùng đã nằm dưới sự kiểm soát của Nga hồi Tháng 5 năm ngoái.
Reno nói: “Xâm lược những thị trấn này sẽ phục vụ cho mục tiêu đã nêu của Putin là chiếm toàn bộ Donbas. “Người Ukraine cũng có lợi ích chính trị, mang lại cho Bakhmut sức nặng như đã làm với Mariupol. Thực tế là cả hai bên đều coi trận chiến là quan trọng khiến nó trở nên quan trọng, mặc dù tầm quan trọng chiến lược tương đối thấp của những nơi này.”
Dan Soller, cựu đại tá tình báo Quân đội Hoa Kỳ, nói với Newsweek rằng ông tin rằng lợi ích chiến thuật của việc chiếm Soledar sẽ bị hạn chế, nhưng việc Nga thúc đẩy chiếm lấy nó có thể xuất phát từ các cuộc tấn công ở Bakhmut. Soledar nằm cách Bakhmut vài dặm về phía đông bắc.
“Tôi luôn nói rằng nước tìm thấy dòng chảy của nó. Vì vậy, nếu bạn không thể thành công bằng cách đi cửa trước, thì bạn phải đi cửa sau, trong trường hợp này là Soledar,” Soller nói. Ông nói thêm rằng vì Nga gặp khó khăn khi tấn công trực diện Bakhmut, những gì Nga dường như đang làm trong nỗ lực Soledar của mình là cắt đứt các đường liên lạc của Bakhmut.
Giống như Soledar, các chuyên gia đánh giá rằng Bakhmut có rất ít lợi ích về mặt chiến thuật cho Nga khi cuộc chiến kéo dài tiêu tốn nhân lực, đạn dược và các nguồn lực khác. Đồng thời, sau khi đối mặt với một loạt thất bại quân sự ở Ukraine trong những tháng gần đây, Nga “cần một cái gì đó để phát triển một câu chuyện về nơi chiến tranh đang diễn ra”, Michael Kimmage, giáo sư lịch sử tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, cho biết.
“Đối với tinh thần của những người lính, đối với người dân trong nước, cần có một thứ gì đó có thể gọi là chiến thắng,” Kimmage nói với Newsweek, đồng thời cho biết thêm rằng ông tin rằng Bakhmut đã trở thành tâm điểm chú ý như một thứ có thể mang lại chiến thắng như vậy.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận.
7. Nhà phân tích chiến tranh Nga và cựu chỉ huy Igor Strelkov cho biết cuộc chạy đua lật đổ Vladimir Putin và chiếm lấy ngai vàng Điện Cẩm Linh đang diễn ra.
Ký giả Will Stewart của tờ The Daily Mail có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “The race to overthrow Vladimir Putin and take the Kremlin crown is underway, says Russian war analyst and former loyalist Igor Strelkov”, nghĩa là “Nhà phân tích chiến tranh Nga và cựu chỉ huy Igor Strelkov cho biết cuộc chạy đua lật đổ Vladimir Putin và chiếm lấy ngai vàng Điện Cẩm Linh đang diễn ra.”Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Cựu đại tá FSB cho biết cuộc chiến giành 'đỉnh Olympus chính trị' đã bắt đầu giữa những người xung quanh tổng thống Nga.
Strelkov - người đóng vai trò quan trọng trong việc sáp nhập Crimea của Putin vào năm 2014 - hiện là người chỉ trích mạnh mẽ chiến lược chiến tranh của Điện Cẩm Linh ở Ukraine.
Ông tuyên bố rằng việc huy động hàng loạt ngay lập tức thêm nửa triệu người là cách duy nhất để tổng thống Nga tránh thất bại và tủi nhục trong cuộc chiến ở Ukraine.
Ông tuyên bố rằng người bạn thân của Putin, Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu quân đội tư nhân Wagner, đã sẵn sàng đối đầu với các đồng minh của Bộ trưởng Quốc phòng đang suy yếu Sergei Shoigu.
Những người khác tin rằng các đồng minh an ninh của cựu lãnh đạo FSB Nikolai Patrushev - thư ký của hội đồng an ninh đầy quyền lực - có nhiều khả năng sẽ kích động Putin trong nỗ lực cứu giới cầm quyền ưu tú nếu chiến tranh tiếp tục đi vào ngõ cụt.
Một số người cho rằng Nikolai Patrushev đang xếp con trai ông là Bộ trưởng Nông nghiệp Dmitry Patrushev làm người đứng đầu một cuộc đảo chính thay thế Putin nếu ông bị buộc phải rút lui vì thất bại chiến tranh hoặc sức khỏe yếu.
Strelkov coi Prigozhin, từng là 'đầu bếp' của Putin phụ trách các bữa tiệc ở Điện Cẩm Linh, đang hướng tới mục tiêu trở thành một lực lượng chính trị lớn theo đúng nghĩa của từ này và có bằng chứng cho thấy ông ta hiện đang được đưa tin nổi bật trên các phương tiện truyền thông nhà nước.
Đã có suy đoán rằng ông muốn trở thành bộ trưởng quốc phòng - hoặc thậm chí là tổng thống.
“Nhóm của Yevgeny Prigozhin chống lại các nhóm bao gồm Sergei Shoigu,” Strelkov, cựu bộ trưởng quốc phòng của cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk cho biết.
'Họ đã bắt đầu cuộc chiến. Họ không tranh cãi về số lượng đạn pháo. Nhưng bây giờ chúng ta đang nói về những gì xảy ra sau Putin. Nó sẽ xảy ra trong một hoặc hai năm? Chúng tôi không biết.’
'Nhưng trên thực tế, cuộc chiến giành đỉnh Olympus chính trị đã bắt đầu giữa các nhóm bao quanh Putin đến mức mà ngay cả chúng tôi cũng có thể nhận thấy điều đó.'
Ông nói thêm rằng Prigozhin muốn trở thành một “diễn viên chính trị” và “rõ ràng đang tăng cường quyền lực của mình, kể cả ở nơi công cộng”.
Strelkov cảnh báo: 'Những lần xuất hiện gần đây nhất của ông ấy trên các phương tiện truyền thông cho thấy rõ ràng rằng giờ đây ông ấy không chỉ coi mình là một chỉ huy chiến tranh, mà còn là một nhân vật chính trị và công chúng...
'Prigozhin chống lại nhóm mà Shoigu đứng đầu. Họ đã bắt đầu chiến đấu. Nó giống như một trận chiến “phong kiến”. Ông nói: “Cuộc khủng hoảng quân sự đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng quyền lực.
'Đổi lại, cuộc khủng hoảng quyền lực sẽ làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng quân sự. Và nó sẽ tiếp tục đi xuống, trừ khi các biện pháp khẩn cấp mà tôi đã đề cập trước đó được thực hiện.'
Dự đoán một làn sóng huy động khác, ông nói thêm: 'Họ sẽ buộc phải có nó - đợt thứ hai và sau đó có lẽ là đợt thứ ba. Để giành chiến thắng ở Ukraine, chúng ta sẽ cần thêm khoảng nửa triệu binh sĩ.'
Kênh Telegram General SVR tuyên bố Putin đã phê duyệt kế hoạch kêu gọi huy động hai triệu người trong năm nay, trong đó một số sẽ ra mặt trận làm bia đỡ đạn và những người khác làm việc trong các ngành liên quan đến quân sự.
Những người đầu tiên được gọi sẽ là những người đàn ông mắc nợ vợ cũ của họ về các khoản tiền cấp dưỡng.
Một động thái huy động quần chúng như vậy có thể diễn ra vào tháng tới.
Strelkov có sự hỗ trợ quan trọng giữa các chỉ huy quân đội và cơ quan mật vụ bên dưới cấp cao nhất. Cho đến nay, ông vẫn không bị bắt mặc dù đã chỉ trích Putin và những tay sai hàng đầu của ông ta.
Strelkov, 52 tuổi, một blogger kiên quyết ủng hộ chiến tranh, là một trong số ba người bị tòa án Hà Lan kết án vào năm ngoái vì vụ bắn rơi máy bay chở khách của hãng hàng không Malaysia Airlines khiến toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng vào năm 2014.
Mặc dù vậy, ông vẫn là người có tiếng nói quan trọng bên trong nước Nga về việc tiến hành chiến tranh.
Những cống hiến to lớn cho Giáo Hội của Đức Hồng Y George Pell, một người khổng lồ về nhiều mặt
VietCatholic Media
17:08 11/01/2023
1. Đức Giáo Hoàng thương tiếc trước sự qua đi của Đức Hồng Y Pell, đề cao sự hợp tác của ngài với Tòa Thánh
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một bức điện chia buồn trước cái chết của Đức Hồng Y George Pell, người mà theo Đức Thánh Cha “đã kiên định theo Chúa của mình với sự kiên trì ngay cả trong giờ phút thử thách”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại “chứng tá nhất quán và tận tụy của Đức cố Hồng Y George Pell, cống hiến của ngài cho Tin Mừng và Giáo hội, và đặc biệt là sự hợp tác siêng năng của ngài với Tòa thánh trong cuộc cải cách kinh tế gần đây, mà ngài đã đặt nền móng với quyết tâm và sự khôn ngoan..”
Những lời của Đức Thánh Cha được đưa ra trong một bức điện chia buồn gửi đến Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, về cái chết của Đức Hồng Y Pell ở Rôma vào tối thứ Ba, ở tuổi 81, do biến chứng tim sau khi trải qua ca phẫu thuật hông.
Đức Thánh Cha nói rằng ngài rất buồn trước tin Đức Hồng Y, Nguyên tổng trưởng Bộ Kinh tế Tòa Thánh và bày tỏ sự gần gũi của ngài với Niên Trưởng Hồng Y Đoàn và toàn thể Hồng Y đoàn cũng như các thành viên của Gia đình Đức Hồng Y Pell.
Đức Thánh Cha khen ngợi Đức Cố Hồng Y vì chứng tá và công việc của ngài, và nói rằng ngài đang cầu nguyện cho người “tôi tớ trung thành này, người đã kiên định theo Chúa của mình với sự kiên trì ngay cả trong giờ thử thách, có thể được đón nhận niềm vui trên thiên đàng và nhận được phần thưởng là sự bình an vĩnh cửu.”
2. Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Úc Đại Lợi về sự qua đi của Đức Hồng Y George Pell
Ngày 11 tháng Giêng, Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe SDB, Tổng Giám Mục Perth và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Úc đã ra tuyên bố toàn văn như sau:
Tôi vô cùng đau buồn khi được biết về cái chết bất ngờ của Đức Hồng Y George Pell tại Rôma vào tối thứ Ba theo giờ Rôma. Đức Hồng Y Pell đã mang đến sự lãnh đạo mạnh mẽ và rõ ràng trong Giáo Hội Công Giáo ở Úc, với tư cách là Tổng Giám mục Melbourne và Tổng Giám mục Sydney và là thành viên của Hội đồng Giám mục trong hơn 25 năm.
Nhiều điểm mạnh của ngài đã được công nhận rộng rãi, cả ở Úc và trên toàn thế giới, khi Vatican bổ nhiệm ngài làm tổng trưởng Bộ Kinh tế và là thành viên của Hội đồng Hồng Y, một nhóm cố vấn cho Đức Thánh Cha Phanxicô.
Tác động của Đức Hồng Y Pell đối với đời sống của Giáo hội ở Úc và trên toàn thế giới sẽ tiếp tục được cảm nhận trong nhiều năm. Khi chúng ta tưởng nhớ ngài và suy tư về di sản của ngài, tôi mời tất cả người Công Giáo và những người có thiện chí khác tham gia cầu nguyện cho Đức Hồng Y Pell, một người có đức tin sâu sắc và bền vững, và cho linh hồn ngài được yên nghỉ.
3. Đức Hồng Y George Pell, một người khổng lồ về nhiều mặt
Elise Ann Allen của CruxNow không ngần ngại gọi Đức Hồng Y Pell là một người “khổng lồ” về nhiều mặt.
Theo cô, ngài là một trong những nhân vật quan trọng nhất của Giáo Hội Công Giáo, người đã được tha bổng trong lịch sử lạm dụng tình dục trẻ em và từng là phụ tá hàng đầu trong các nỗ lực cải cách tài chính của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Các nguồn tin thân cận với Hồng Y Pell nói với Crux rằng ngài bị biến chứng sau một thủ thuật nhỏ tại bệnh viện Salvator Mundi ở Rome, và qua đời ngay trước 9 giờ tối, giờ địa phương.
Theo nguồn tin này, Đức Hồng Y Pell sẽ được máy bay chở về Úc sau tang lễ ở Vatican, và ngài sẽ được chôn cất tại Nhà thờ Chính tòa St. Mary ở Sydney, nơi ngài từng phục vụ trong tư cách tổng giám mục trong 13 năm trước khi chuyển đến Vatican.
Ngoài việc là một trong những vị giáo phẩm cao cấp nhất của Giáo Hội Công Giáo, Đức Hồng Y Pell còn là một trong những người có ảnh hưởng nhất.
Từ lâu được coi là lãnh đạo khối bảo thủ trong Công Giáo Úc, ngài đã đóng vai trò lãnh đạo trong nhiều năm trong việc thiết lập quan điểm của Giáo Hội Công Giáo ở quốc gia đại dương này, Đức Hồng Y Pell cũng là một nhân vật nổi bật trong những nỗ lực cải cách ban đầu của Đức Phanxicô.
Ngay sau khi được bầu vào năm 2013, Đức Phanxicô đã thành lập một Hội đồng Hồng Y cố vấn cho ngài về các vấn đề quản trị và cải cách giáo hội, cử nhiệm Đức Hồng Y Pell là một trong những thành viên đầu tiên của hội đồng và bổ nhiệm ngài đứng đầu Văn phòng Kinh tế mới được thành lập lúc bấy giờ.
Vị giáo phẩm quyền lực thứ ba của Vatican vào thời điểm đó, Đức Hồng Y Pell được giao nhiệm vụ cải cách tình hình tài chính mờ ám của Vatican, bao gồm việc tập hợp các bảng cân đối kế toán, tiến hành kiểm toán và cố gắng nới lỏng sự kiểm soát của Phủ Quốc Vụ Khanh đầy quyền lực đối với một phần đáng kể tài sản của Tòa thánh.
Do những nỗ lực cải cách mạnh mẽ của Đức Hồng Y Pell, một cuộc giằng co đã nổ ra giữa Đức Hồng Y Pell và Phủ Quốc Vụ Khanh, trong đó Đức Hồng Y Pell bị coi là người cuối cùng thua cuộc, khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố luật củng cố quyền kiểm soát của Phủ Quốc Vụ Khanh đối với các túi tiền của Tòa Thánh.
Tuy nhiên, quyết định đó sau đó đã bị Đức Phanxicô đảo ngược; ngài đã hạn chế thẩm quyền giao dịch của Phủ Quốc Vụ Khanh sau một vụ tai tiếng liên quan đến một thương vụ bất động sản mờ ám ở London làm mất hàng triệu đôla Mỹ của Vatican.
Đức Hồng Y Pell đã từ bỏ vai trò của mình trong Văn phòng Kinh tế vào năm 2017 khi ngài bị chính quyền Úc buộc tội lạm dụng tình dục hai cậu bé vị thành niên khi còn là Tổng Giám mục Melbourne vào năm 1996.
Bất chấp những lời biện hộ vô tội lặp đi lặp lại của ngài, Đức Hồng Y Pell đã bị kết án một cách nhất trí trong phiên tòa thứ hai, sau khi phiên tòa đầu tiên kết thúc với bồi thẩm đoàn bị chia rẽ, và bị kết án sáu năm tù. Đức Hồng Y Pell đã trải qua hơn 400 ngày trong tù biệt giam trước khi cuối cùng được Tòa án Tối cao Úc tuyên bố trắng án vào tháng 4 năm 2020.
Đức Hồng Y Pell sau đó đã xuất bản một bộ nhật ký trong tù gồm 3 tập, mang đến cho độc giả cái nhìn thoáng qua về cuộc sống hàng ngày và những suy tư tâm linh của ngài trong thời gian ở trong tù.
Sau khi được tha bổng, ngài cáo buộc đối thủ chính của mình trong Phủ Quốc Vụ Khanh, Hồng Y người Ý Angelo Becciu dàn dựng các cáo buộc chống lại ngài vào năm 2017 nhằm lật đổ ngài vì nỗ lực cải cách của ngài. Becciu đã phủ nhận các cáo buộc.
Sinh ra ở Ballarat vào tháng 6 năm 1941, Đức Hồng Y Pell vào chủng viện ở Werribee năm 1960 và được thụ phong linh mục năm 1966.
Ngài nhanh chóng trở thành một ngôi sao đang lên trong Giáo Hội Úc và tiếp tục có một sự nghiệp nổi bật trong giáo hội, được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá cho Melbourne vào năm 1987 và là tổng giám mục vào năm 1996. Ngài cũng được bổ nhiệm làm thành viên của một số bộ phận của Vatican.
Đức Hồng Y Pell được bổ nhiệm làm tổng giám mục Sydney vào năm 2001 và được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong Hồng Y vào năm 2003 và tham gia mật nghị bầu Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, người đã qua đời vào ngày 31 tháng 12 ở tuổi 95. Đức Hồng Y Pell tham dự thánh lễ an táng Đức Bênêđictô ngày 5 tháng 1, 2023.
Với ảnh hưởng lâu dài của ngài đối với Công Giáo Úc, cuộc tranh cãi công khai gay gắt về việc ngài bị kết tội lạm dụng và được tha bổng, cũng như vai trò của ngài trong cải cách ở Vatican, cùng nhiều điều khác, Đức Hồng Y Pell dễ dàng là một trong những người khổng lồ hiện đại của Công Giáo, người đã để lại một di sản phức tạp không dễ gì bị lãng quên.
4. Giáo hội Úc cảm thấy ‘sốc’, đau buồn trước tin Đức Hồng Y Pell qua đời
Bản tin CNA, ngày 10 tháng 1 năm 2023, cho hay: Giáo Hội Công Giáo ở Úc đã phản ứng một cách ngạc nhiên và đau buồn trước tin cái chết của Đức Hồng Y George Pell, với một cựu thủ tướng nói rằng đất nước đã “mất đi một người con tuyệt vời và Giáo hội đã mất đi một nhà lãnh đạo vĩ đại.”
Đức Hồng Y Pell, nguyên bộ trưởng Văn phòng Kinh tế của Vatican, đã qua đời hôm thứ Ba tại Rôma ở tuổi 81 do ngừng tim.
“Tin tức này đến như một cú sốc lớn đối với tất cả chúng ta,” Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney cho biết trong một phản ứng đầu tiên trên Facebook.
“Xin hãy cầu nguyện cho linh hồn của Đức Hồng Y Pell được yên nghỉ, xin sự an ủi và ủi an cho gia đình của ngài cũng như cho tất cả những người yêu mến ngài và đang thương tiếc ngài vào lúc này.”
Đức Tổng Giám Mục Peter Comensoli của Melbourne đã phản ứng “rất buồn” trước tin này; ngài viết trên Twitter: “Xin ánh sáng vĩnh cửu giờ đây là của ngài, người đã kiên định tin vào Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô.”
Đức Giám Mục Richard Umbers, Giám Mục Phụ Tá ở Sydney, viết trên Twitter: “Hơn hẳn nhiều người, Đức Hồng Y Pell là một người rất thông minh và quảng bác, người thực sự quan tâm đến mọi người xung quanh mình.
“Một người tiên phong trong nhiều điều tốt đẹp ở Sydney, Australia và toàn bộ Giáo Hội. Xin cùng tôi cầu nguyện cho linh hồn ngài được yên nghỉ. Mong ngài được nghỉ yên.”
Nhiều tín hữu đã thêm thông điệp cá nhân trên phương tiện truyền thông xã hội, với một người tiếc thương viết: “Hãy yên nghỉ, Đức Hồng Y thân mến, trong vòng tay của Chúa. Dẫu cho hồn xác suy tàn, thì nơi ẩn náu, kỷ phần lòng con, muôn đời là Chúa cao tôn. Thánh vịnh 73:26.”
Một nhà bình luận khác nói: “Tôi tin chắc Đức Hồng Y George Pell sẽ chăm sóc giáo hội của chúng ta trong suốt những ngày sắp tới.”
Được bổ nhiệm vào năm 2014 làm bộ trưởng đầu tiên của Văn phòng Kinh tế của Vatican, Đức Hồng Y Pell từng là tổng giám mục của Sydney từ năm 2001 đến 2014. Trước đó, ngài là tổng giám mục của Melbourne từ năm 1996 đến 2001.
Cựu Thủ tướng Tony Abbott đã viết trong một tuyên bố đăng trên Twitter rằng Úc đã “mất đi một người con tuyệt vời và Giáo hội đã mất đi một nhà lãnh đạo vĩ đại.”
Abbott, người được đào tạo một thời gian ngắn như là một chủng sinh Công Giáo, đã ca ngợi Đức Hồng Y Pell là “người cam kết bảo vệ tính chính thống của Công Giáo và là người ủng hộ trung thành cho các đức tính của Nền văn minh phương Tây.”
Sinh năm 1941 tại thị trấn Ballarat, Đức Hồng Y Pell được thụ phong linh mục tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, Rôma, năm 1966. Ngài học cả tại Đại Học Giáo Hoàng Urbaniana và Đại Học Oxford.
Là vị giáo phẩm cao cấp nhất của Giáo hội Úc và là một nhân vật công ăn nói thẳng thắn, Đức Hồng Y Pell được mô tả là “cấp tiến trong nhiều vấn đề xã hội” nhưng thường gây chia rẽ dư luận khi nói đến đạo đức và đức tin.
Cựu thủ tướng Úc viết: “Là một người bảo thủ về văn hóa và giáo hội, ngài đã thu hút được cả lời khen và chê từ mọi phía”.
“Thật ra, ngài là một linh mục rất mục vụ, người hiểu rõ vết nhơ của con người và thừa khả năng đồng cảm với tội nhân trong khi vẫn tư vấn chống lại tội lỗi.”
Đề cập đến thời gian Đức Hồng Y Pell ở tù vì bị cáo buộc lạm dụng tình dục, Abbott nói thêm: “Việc giam giữ ngài với những tội danh mà Tòa án Tối cao cuối cùng đã bác bỏ một cách gay gắt là một hình thức đóng đinh hiện đại; ít nhất có thể nói là một kiểu chết sống.
“Theo cách riêng của mình, bằng cách giải quyết một cách điềm đạm một cáo buộc quái dị, đối với tôi ngài như một vị thánh của thời đại chúng ta.”