Ngày 06-01-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:22 06/01/2015
CON DÊ NHỎ KÉN ĂN
N2T

Có một con dê nhỏ rất kén ăn thường không bằng lòng chủ nhân cho nó thức ăn, cho nên nó cảm thấy ông chủ nông trường coi rẽ nó, thế là nó quyết định tự mình đi tìm thức ăn.
Nó gặp hai con gà, chúng nó đang vui vẻ ăn ngũ cốc, nhưng khi nó tiến lên nếm thử một miếng thì lập tức ói ra, nó nói: “Khó ăn quá.”
Không lâu sau đó, nó lại gặp một con mèo đang uống sữa bò, và một con chó đang gặm một khúc xương có mùi thối, nhưng mấy thức ăn ấy chẳng ngon chút nào, nó chỉ ngửi rồi bỏ đi, thật không chịu nổi cái mùi quái đản ấy.
Mà đáng ghê rợn nhất là khi nhìn thấy mấy con vịt ăn giun đất, với nó mà nói thì đúng là khủng bố tàn nhẫn.
Con dê nhỏ vội vả bỏ chạy.
Đi quanh nông trường một vòng, tất cả thức ăn mà động vật ăn thì nó đều cảm thấy không hợp với nó, thậm chí còn cảm thấy tởm lợm.
Cuối cùng con dê đem bụng đói trở về chuồng, nó mới phát hiện những bó cỏ non để cho nó ăn thật là những món ăn rất hợp khẩu vị của mình, con dê nhỏ vội vàng cúi xuống ăn sạch sành sanh.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Con dê nuôi trong công trường chẳng làm gì cả, được ông chủ cung phụng ngày ba bữa hợp khẩu vị của mình mà cũng chưa bằng lòng, bởi vì nó muốn được thay đổi khẩu vị như những loại động vật khác, nhưng dê thì chỉ có ăn cỏ chứ không ăn được ngũ cốc như gà, không gặm xương được như chó, không ăn chuột được như mèo.v.v...
Trong đời sống tâm linh cũng có một vài người Ki-tô hữu như thế.
Họ thích làm cha sở nên ngày ngày đến nhà thờ chỉ cái này chỏ cái kia sai người khác làm mà không lo lắng việc nhà; họ muốn làm bà sơ chiêm niệm nên ngày ngày ngồi riết trong nhà thờ để cầu nguyện, mà bỏ bê công việc nhà cho chồng con; họ muốn làm một nhà truyền giáo nên hết đi tham gia đoàn thể này đến dự đoàn thể nọ, mà việc nhà thì rất là bê bối, vợ trách chồng giận. Họ quên mất vai trò và bổn phận của mình là chồng vợ, là cha mẹ trong gia đình, những chuyện cầu nguyện cả ngày trong nhà thờ, chuyện suốt ngày họp các đoàn thể trong giáo xứ thì để cho các linh mục và các tu sĩ điều hành.
Cũng có một vài người đã dâng mình làm tôi tớ Chúa coi việc kinh doanh hơn việc mục vụ, các ngài bỏ tiền xây nhà hàng, mua xe tải chở hàng nam bắc để kiếm tiền lời, cho nên giáo dân khi nghe ngài giảng thì nói chuyện tiền bạc kinh doanh nhiều hơn là giảng Lời Chúa, các ngài quên mất mình đã từ bỏ mọi sự để theo Chúa để rao giảng Phúc Âm, những chuyện kinh doanh lợi tức ấy là việc của giáo dân, còn mình thì hãy chuyên lo việc nhà Chúa.
Con dê kén ăn và muốn thay đổi món ăn, nhưng những món ăn đó không hợp khẩu vị của mình thì cũng có ngày sẽ chết đói; cũng vậy, khi chúng ta coi thường bổn phận của mình để làm những công việc không hợp với chức phận của mình thì có ngày cũng sẽ chết đói, chết đói đây chính là chết đời đời mất ơn nghĩa với Chúa.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:24 06/01/2015
N2T

36. Yêu là hy vọng cùng người yêu hợp nhất.

(Thánh Thomas de Aquino)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Chúa Giêsu chịu phép rửa: Ân sủng của bí tích Rửa tội
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:43 06/01/2015
CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA: ÂN SỦNG CỦA BÍ TÍCH RỬA TỘI

Sự kiện Chúa Giêsu chịu Phép Rửa là gạch nối giữa giai đoạn quan trọng: sống ẩn dật và rao giảng công khai. Sau 30 năm sống âm thầm với gia đình tại Nadarét, Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ loan báo Tin Mừng.

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa cũng là gạch nối giữa hai mùa: Giáng sinh và Thường niên. Giáo Hội đã cùng sống với Chúa Giêsu qua các biến cố Giáng Sinh và Hiển Linh. Hôm nay Chúa Nhật I thường niên, Giáo Hội sẽ cùng đồng hành với Người qua các biến cố của đời rao giảng.

1. Chúa Giêsu chịu Phép Rửa

Khởi đầu cuộc sống công khai, lúc đã 30 tuổi, tức là đã trưởng thành trọn vẹn như người Á Đông vẫn quan niệm “tam thập nhi lập”, Chúa Giêsu tìm đến sông Giođan để xin Gioan Tẩy Giả cử hành phép rửa cho mình. Thật lạ lùng, trong số những người đến “xưng thú tội lỗi” ( Mc 1,5) và chịu “ phép rửa sám hối để đước ơn tha tội” (Mc 1,4) lại có Chúa Giêsu. Người là Đấng Thánh, là Thiên Chúa, siêu việt tuyệt đối, tại sao lại đến xin Gioan làm phép rửa sám hối ? Người là Đấng mà Gioan “không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Ngài ” lại có thể đứng chung với đám đông người tội lỗi chờ đến lượt mình được chịu thanh tẩy? Đây là động thái gây kinh ngạc cho con người thời nay, vì khó hiểu: Đấng không có tội lại đi nhận phép rửa làm gì? Nhưng người ta cũng sớm hiểu ra rằng: phép rửa của Gioan Tẩy Giả chỉ là nghi thức mang tính tẩy trần, nếu có giá trị thì chỉ theo quy định của lề luật thôi, còn chưa có hiệu quả đích thực tôn giáo. Chính Gioan Tẩy Giả đã minh định: “Tôi rửa anh em trong nước, nhưng Đấng đến sau tôi sẽ rửa anh em trong Thánh Thần và trong lửa”. Khi Chúa Giêsu nhận phép rửa này, ngoài việc “nhập thế đến cùng”, khiêm tốn xếp hàng đứng chung với các tội nhân đợi chờ đến phiên, Người còn hữu ý qua động thái có một không hai đó, công khai khởi đầu cuộc sống mới: cuộc rao giảng Tin Mừng cho mọi người.

Tất cả các tiên trưng trong Cựu Ước đều được thực hiện trong Đức Kitô Giêsu. Để “chu toàn thánh ý Thiên Chúa"(Mt 3,15), Chúa Giêsu tự nguyện chịu phép rửa của thánh Gioan, dành cho những người tội lỗi. Cử chỉ này cho thấy Chúa Giêsu đã đi vào mầu nhiệm “tự hạ” (Pl 2,7). Chúa Thánh Thần xưa kia đã bay là là trên mặt nước trong cuộc sáng tạo thứ nhất, nay ngự xuống trên Đức Kitô như khúc nhạc dạo đầu của bản giao hưởng sáng tạo mới, và Chúa Cha giới thiệu Chúa Giêsu là “Con Chí Ái” của Ngài (Mt 3,16-17).

Trong cuộc Vượt Qua, Đức Kitô đã khơi nguồn Bí Tích Rửa Tội cho mọi người. Người nói về cuộc tử nạn sẽ phải chịu tại Giêrusalem như “một Phép Rửa” Người phải lãnh nhận (x. Mc 10,38; Lc 12,50). Máu và nước chảy ra từ cạnh sườn Người bị đâm thâu trên thập giá (Ga 19,34) tiên trưng cho Bí Tích Rửa Tội và Bí Tích Thánh Thể là những bí tích ban sự sống mới (x.1Ga 5,6-8); từ giây phút ấy, chúng ta có thể “sinh ra nhờ nước và Thánh Thần” để được vào Nước Thiên Chúa (Ga 3,5).

Bí Tích Rửa Tội là cánh cửa phân chia tách bạch đời sống, một đàng là khép lại quá khứ của bóng tối, tội lỗi, chết chóc, và đàng khác là mở ra tương lai của ánh sáng, thánh ân, sự sống. Bí Tích Rửa Tội cần thiết cho ơn cứu rỗi, nên bí tích này cũng là khởi đầu cho một sự hiện diện mới: từ kẻ ngoại đạo trở thành người đã tòng giáo; từ một lương dân trở nên tín hữu; từ kẻ xa lạ trở thành người nhà của Thiên Chúa. Quả là một hồng ân vô cùng lớn lao cho những ai đón nhận trong lòng tin.

2. Ân Sủng của Bí Tích Rửa Tội

Khi ban Bí Tích Rửa Tội, Thừa tác viên Giáo Hội đổ nước trên đầu thụ nhân và đọc công thức “Cha rửa con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Đơn giản trong cung cách cử hành, nhưng hiệu quả ơn thánh lại phong phú bội phần. Bằng những hình ảnh do Thánh Kinh gợi ý, người ta trở thành thành viên trong Dân Chúa Cha, chi thể trong Thân Mình Chúa Kitô và viên đá sống động kiến tạo Đền Thờ Chúa Thánh Thần. Con người mới chính là con cái Thiên Chúa và được thông phần vào sự sống của Thiên Chúa hằng sống.

Bí Tích Rửa Tội là nền tảng của toàn bộ đời sống Kitô hữu, là cửa ngõ dẫn vào đời sống thần linh và mọi bí tích khác. Nhờ bí tích này chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi và tái sinh làm con cái Thiên Chúa, thành chi thể của Đức Kitô, được gia nhập và tham dự sứ mạng của Hội Thánh (GLCG 1213).

Bí Tích Rửa Tội tha thứ nguyên tội, mọi tội cá nhân và các hình phạt do tội. Bí Tích Rửa tội cho tham dự vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi nhờ ơn thánh hoá, nhờ ơn công chính hoá giúp tháp nhập vào Đức Kitô và Hội Thánh. Bí tích này cho tham dự vào chức tư tế của Đức Kitô và tạo nền tảng cho sự hiệp thông với tất cả các Kitô hữu. Bí tích này trao ban các nhân đức đối thần và các hồng ân của Chúa Thánh Thần. Người lãnh nhận bí tích Rửa tội thuộc về Đức Kitô luôn mãi: họ được đóng ấn không thể xóa được của Đức Kitô (GLCG 263).

Như vậy, có hai hiệu quả chính yếu của Bí Tích Rửa Tội là thanh luyện tội lỗi và tái sinh trong Chúa Thánh Thần (x. Cv 2,38; Gl 3,5).

a. Được tha thứ tội lỗi

Nhờ Bí Tích Rửa Tội, mọi tội lỗi đều được tha : nguyên tội, mọi tội riêng cũng như mọi hình phạt do tội (x. DS 1316). Những người đã được tái sinh sẽ được vào Nước Thiên Chúa và không còn gì ngăn cản họ, dù là tội Ađam, tội riêng của họ, những hậu quả của tội, kể cả hậu quả trầm trọng nhất là xa lìa Thiên Chúa.

Tuy nhiên, người đã được rửa tội còn phải chịu một số hậu quả tạm thời của tội như : đau khổ, bệnh tật, chết chóc hay những bất toàn trong cuộc sống như tính tình yếu đuối... và một sự hướng chiều về tội mà Truyền Thống quen gọi là vật dục hay nói bóng bẩy là “cái nôi của tội”. “Thiên Chúa để vật dục lại cho chúng ta chiến đấu. Vật dục không có khả năng làm hại những ai không đồng tình mà còn can đảm chống lại nó nhờ ân sủng của Đức Kitô. Hơn nữa, “không đoạt giải nếu không thi đấu theo luật lệ” (2 Tm 2,5) (x. CĐ Trentô: DS 1515).

b. “Trở nên thụ tạo mới”

Bí Tích Rửa Tội không chỉ rửa sạch mọi tội lỗi, mà còn làm cho người tân tòng trở nên “một thụ tạo mới” (2 Cr 5,17), thành nghĩa tử của Thiên Chúa (x. Gl 4,5-7), “được thông phần bản tính Thiên Chúa” (2 Pr 1,4), thành chi thể Đức Kitô (x.1Cr 6,15; 12,27) và đồng thừa tự với Người (Rm 8,17), thành đền thờ Chúa Thánh Thần (x.1Cr 6,19).

Chúa Ba Ngôi Chí Thánh ban cho người được rửa tội ơn thánh hóa, ơn công chính hóa để người đó :

- Có khả năng tin tưởng, trông cậy và yêu mến Người nhờ các nhân đức đối thần.

- Có thể sống và hành động dưới tác động của Chúa Thánh Thần nhờ các hồng ân.

- Ngày càng hoàn thiện hơn nhờ các nhân đức luân lý.

Toàn bộ đời sống siêu nhiên của người Kitô hữu đều bắt nguồn từ Bí Tích Rửa Tội.

Bí Tích Rửa Tội làm cho chúng ta thành chi thể trong Thân Thể Chúa Kitô, “bởi thế, chúng ta là phần thân thể của nhau” (Ep 4,25). Bí Tích Rửa Tội tháp nhập chúng ta vào Hội Thánh. Dân Thiên Chúa của Giao Ước Mới phát sinh từ giếng rửa tội. Dân này vượt trên mọi ranh giới tự nhiên hay nhân trần, quốc gia, văn hóa, chủng tộc và giới tính. “Tất cả chúng ta đều đã chịu Phép Rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể” (1 Cr 12,13).

Những người đã được rửa tội trở nên “những viên đá sống động... để xây nên ngôi đền thờ của Thánh Thần, xây dựng hàng tư tế thánh” (1 Pr 2,5). Nhờ Bí Tích Rửa Tội ,họ tham dự vào chức tư tế của Đức Kitô, vào sứ mạng ngôn sứ và vương đế của Người: “Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hoàng tộc chuyên lo tế tự, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công vĩ đại của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối vào nơi đầy ánh sáng dịu huyền” (2 Pr 2,9).

Bí Tích Rửa Tội cho các tín hữu tham dự vào chức tư tế cộng đồng của Dân Chúa.Người đã được rửa tội trở thành phần tử của Hội Thánh, họ “không còn thuộc về mình, nhưng thuộc về Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta” (1Cr 6,19). Do đó, họ được mời gọi để phục tùng nhau (x.Ep 5,21;1Cr 16,15-16) và phục vụ nhau (x.Ga 13,12-15) trong tình hiệp thông của Hội Thánh. Họ được mời gọi vâng lời và phục tùng các vị lãnh đạo của Hội Thánh (x.Dt 13,17) với lòng kính trọng và quý mến (x.1Tx 5,12-13). Bí Tích Rửa Tội đã trao cho người lãnh nhận những trách nhiệm và bổn phận, đồng thời cũng cho họ được hưởng những quyền lợi trong lòng Hội Thánh :được lãnh nhận các bí tích, được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và được Hội Thánh nâng đỡ bằng các trợ giúp thiêng liêng. (x.LG 37).

3. Bí Tích Rửa Tội, hồng ân cao đẹp và kỳ diệu

Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và Gioan là lúc Tân - Cựu ước giao duyên, là lễ bàn giao giữa hai niên đại cũ và mới mà Chúa Giêsu và Gioan là đại biểu. Gioan, ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước gặp gỡ trao đổi bàn giao với Đức Kitô,vị ngôn sứ của thời kỳ mới.Nơi cuộc gặp gỡ lịch sử này,Thiên Chúa đã xuất hiện và chứng nhận. Lúc ấy các tầng trời mở ra, Thánh Thần đáp xuống như chim bồ câu và có tiếng Chúa Cha tuyên phán: Con là Con Ta yêu dấu. Ba Ngôi Thiên Chúa tỏ hiện vào chính lúc lịch sử của hai niên đại mới và cũ chuyển giao.Từ nay Chúa Giêsu sẽ lên đường vào sứ vụ mới với cuộc sống công khai, chính thức rao giảng Tin Mừng và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền trong dân chúng. Lời Người nói là Lời chân lý khai quang tâm hồn, dẫn người người về đường ngay nẻo chính Nước Trời, và việc Người làm là việc giải thoát đem lại ơn cứu rỗi, đưa toàn thể nhân loại vào trong tình nghĩa thiết ngàn đời với Thiên Chúa tình thương. Chúa Giêsu khai mở kỷ nguyên cứu rỗi.

Thánh Phaolô gọi Bí Tích Rửa Tội là tắm trong Chúa Thánh Thần, để được tái sinh và đổi mới (x. Tt 3,5). Được tái sinh làm con Thiên Chúa, những người đã được rửa tội có bổn phận tuyên xưng trước mặt mọi người đức tin mà họ nhận lãnh từ Thiên Chúa qua Hội Thánh (x.LG 10), tham dự vào hoạt động tông đồ và truyền giáo của Dân Thiên Chúa (x.LG 17; AG 7,23).

Thánh Giúttinô gọi Bí Tích Rửa Tội là ơn soi sáng, vì những người được đạo lý giáo huấn thì tâm trí được soi sáng. Người chịu phép rửa, vì đón nhận Ngôi Lời là “ánh sáng đích thực chiếu soi mọi người” (Ga 1,9), nên sau khi “đã được soi sáng” (Dt 10,32), họ trở thành “con cái sự sáng” (1 Tx 5,5) và là “ánh sáng” (Ep 5,8).

“Bí Tích Rửa Tội là hồng ân cao đẹp nhất và kỳ diệu nhất trong các hồng ân của Thiên Chúa...Chúng ta gọi là hồng ân, ân sủng, xức dầu, soi sáng, mặc lấy sự bất tử, tắm để tái sinh, ấn tín và tất cả những gì quý giá nhất. Là hồng ân, vì được ban cho những người trắng tay. Là ân sủng, vì được ban cho cả những người có lỗi. Dìm xuống,vì tội lỗi bị nhận chìm trong nước. Xức dầu, vì có tính cách linh thiêng và vương giả (như những người được xức dầu). Soi sáng, vì đó là ánh sáng chói lọi. Mặc, vì che đi nỗi tủi nhục của chúng ta. Tắm, vì làm cho chúng ta sạch. Ấn tín, vì gìn giữ chúng ta và là dấu chỉ về quyền tối cao của Thiên Chúa” (Thánh Grêriô Nadien, Bài giảng 40,3-4).

Nhờ Bí Tích Rửa Tội, trong tư cách là “Kitô hữu thuộc về Chúa Kitô”, chúng ta được nhắc nhớ về sứ mạng phải làm triển nở sự sống của Chúa Kitô nơi mình và nơi những người lân cận bằng lòng tin và bằng tình yêu chân thành và trung tín.

Trong tư cách “Kitô hữu hướng về Chúa Kitô”, chúng ta cũng được hun đúc để luôn biết sống bằng niềm hy vọng và bằng lời kinh phó thác, nhất là trong lúc gặp thử thách gian truân.

Trong tư cách “Kitô hữu tìm về Chúa Kitô”, chúng ta còn biết sẵn sàng thanh tẩy đời sống qua việc sám hối hòa giải để đón nhận lòng thương xót của Chúa một cách dồi dào hơn.

Trong phép lần hạt Năm Sự Sáng, gẫm thứ nhất, chúng ta vẫn đọc: “Thứ nhất thì ngắm, Đức Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan. Ta hãy xin cho được sống xứng đáng là con cái Chúa”. Theo gương Mẹ Maria, chúng ta xin được sống gắn bó với Chúa Giêsu mật thiết hơn, để xứng đáng là những người con yêu dấu của Thiên Chúa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhận xét của cha Federico Lombardi về danh sách các tân Hồng Y
Đặng Tự Do
00:31 06/01/2015
Trong cuộc họp báo hôm 5 tháng Giêng, cha Federico Lombardi, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, đã đưa ra với các ký giả những nhận xét sau đây về danh sách các tân Hồng Y đã được Đức Thánh Cha công bố trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 4 tháng Giêng vừa qua.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã quy định số Hồng Y có quyền bầu Giáo Hoàng là 120 vị, như thế hiện nay "trống" 12 vị trong Hồng Y đoàn. Đức Giáo Hoàng đã vinh thăng hơi vượt quá con số này, nhưng vẫn rất gần, như vậy quy định trên vẫn có thể coi là được tôn trọng.

Các tiêu chí rõ ràng nhất trong việc chọn các Hồng Y lần này là tính phổ quát của Giáo Hội Hoàn Vũ. Mười bốn quốc gia khác nhau được đại diện, trong đó có một số nước hiện nay không có vị Hồng Y nào và cả một số nước chưa từng bao giờ có một Hồng Y. Nếu tính luôn cả 5 vị Tổng Giám Mục và Giám Mục về hưu được vinh thăng lần này thì có đến mười tám nước có tân Hồng Y. Không có vị tân Hồng Y nào từ Hoa Kỳ hay Canada, vì các quốc gia này đã có một số lượng đáng kể, và con số này vẫn giữ ổn định trong suốt năm qua. Riêng Mễ Tây Cơ thì có một tân Hồng Y.

Đáng chú ý là có những quốc gia chưa bao giờ có Hồng Y, đó là Capo Verde, Tonga, và Miến Điện. Những nước này có các cộng đoàn Giáo Hội nhỏ bé. Đức Giám Mục của Tonga là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Thái Bình Dương; Giáo phận Santiago de Cabo Verde là một trong những giáo phận Phi Châu cổ xưa nhất; Giáo Phận Morelos ở Mễ Tây Cơ là một khu vực đang gặp rắc rối vì bạo lực.

Cũng đáng chú ý là chỉ có một tân Hồng Y từ Giáo Triều Rôma. Hiện nay, số các Hồng Y phục vụ tại giáo triều Rôma vẫn còn khoảng một phần tư số các Hồng Y cử tri. Rõ ràng là Đức Giáo Hoàng có ý định tấn phong Hồng Y cho những vị tổng trưởng các bộ và một số tổ chức quan trọng khác trong giáo triều - như, trong trường hợp này, là Tòa Ân Giải Tối Cao.

Việc chọn các tân Hồng Y lần này xác nhận rằng Đức Giáo Hoàng không bị ràng buộc với truyền thống của "tòa Hồng Y" – dựa trên những lý do lịch sử ở các nước khác nhau - trong đó vị Tổng Giám Mục của một tòa được hiểu là sẽ "tự động" được tấn phong Hồng Y. Thay vào đó, chúng ta thấy có sự đề cử các Tổng Giám Mục và Giám Mục của những tòa trong quá khứ chưa từng có một Hồng Y nào. Thí dụ như một số toà Giám Mục ở Ý, Tây Ban Nha, Mễ Tây Cơ, Panama ...

Đối với các tân Hồng Y đã nghỉ hưu, lời giới thiệu ngắn gọn của Đức Thánh Cha cũng rất đáng lưu ý: "Họ đại diện cho rất nhiều vị giám mục là những người, với một lòng bác ái mục vụ tương tự, đã đưa ra những chứng tá cho tình yêu Chúa Kitô và dân Chúa trong các Giáo Hội địa phương, tại giáo triều Rôma, và trong ngành ngoại giao của Tòa Thánh”. Các vị được đề cử là một sự công nhận tượng trưng cho tất cả các vị mục tử đã tận hiến đời mình cho Giáo Hội và Tòa Thánh.

Vị trẻ nhất trong số các tân Hồng Y là Đức Tổng Giám Mục Mafi của Tonga (sinh năm 1961), người sẽ trở thành thành viên trẻ nhất của Hồng Y Đoàn.

Vị cao niên nhất là Đức Tổng Giám mục Pimiento Rodriguez, là Tổng Giám mục hiệu toà của Manizales (sinh năm 1919).
 
Giáo Hội Sri Lanka, sẵn sàng đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô, và đề xướng con đường đi đến hòa bình
Bùi Hữu Thư
08:12 06/01/2015
Con đường hòa giải trước mắt còn dài

Rome, ngày 5 tháng 1, 2015 (Zenit.org)

Các vết thương trầm trọng mới chỉ bắt đầu được chữa lành. Cuộc nội chiến tại Sri Lanka mới chấm dứt cách nay vài năm kể từ tháng 5, năm 2009. Có khoảng 1000.000 người bị chết trong cuộc chiến này, đa số trong những tháng cuối cùng của cuộc chiến. Năm 2010, một ủy ban hòa giải được thành lập để đối phó với những hành động tàn ác do quân đội của chính phủ tác hại tại miển bắc và đông của quốc gia trên hòn đảo này. Nhưng theo một giám mục Sri Lanka thì ủy ban này chưa làm được gì đáng kể.

Người ta nghi ngờ rằng chính phủ của tổng thống Mahinda Rajapaksa không muốn đả động đến quá khứ đau buồn đó. Sau khi quân đội chiến thắng quân phản lọan Tamil, một ý thức hệ Phật Giáo–Sinha lan tràn trên khắp Sri Lanka. Theo lời Đức Giám Mục Joseph Rayappu ở Manar miền Tây Bắc Sri Lanka: “Bỏ quá khứ lại đằng sau và muốn quên đi những gì đã qua, phù hợp với một não trạng của Phật giáo. Điều này dĩ nhiễn làm cho việc hòa giải quốc gia khó khăn.”

Đức Giám Mục Rayappu nói hòa giải là điều kiện cần thiết để đem lại hòa bình lâu bền giữa người Sinha và Tamil. Đã có những căng thẳng mới xẩy ra. Đức Giám Mục đã hy vọng cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ giúp cho tình hình êm dịu hơn. Ngài dự trù sẽ thăm Sri Lanka từ ngày 12 đến 15 tháng 1. Tuy nhiên, Tổng Thống Rajapaksa đã quyết định tổ chức cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 8 tháng 1, và điều này khiến cho các nhà lãnh đạo Giáo Hội bực tức. Họ đã tranh đấu để chính phủ không tổ chức bầu cử qúa gần ngày Đức Thánh Cha viếng thăm, nhưng không có kết quả.

Đức Giám Mục Rayappu dẫn chứng lá thư mục vụ của Hội đồng giám mục Sri Lanka tháng 12, 2013 mang tiêu đề: “Tiến tới sự hòa giải và tái thiết quốc gia chúng ta” như một đường lối cho quốc gia. Trong thư này 15 giám mục yêu cầu ủy ban hòa giải kêu gọi “sự kết hợp dần dần các cộng đồng khác nhau trong nước, và nhất là tại miền Đông Bắc phải được thi hành đứng đắn.” Ngòai việc kêu gọi phải thiết lập một hệ thống ba ngôn ngữ Sinhala, Tamil, và Anh ngữ trong các trường học cũng như đại học, các giám mục đề nghị phải có sự hợp tác giữa các nhóm thiểu số và tôn giáo trong nước, và khuyến khích phải có can đảm để đối phó với những mặt trái tối tăm của cuộc nội chiến.

Khoảng 70% dân số 21 triệu người Sri Lanka là Phật tử; 12% theo Ấn giáo; khoảng 10% là Hồi giáo; 8% Thiên Chúa giáo, với đa số là Công Giáo. Về sắc dân, quốc gia này không đa dạng lắm: 75% người Sinha, khoảng 15% Tamil; và khoảng 10% được gọi là người Moor, với đa số là Hồi giáo.

Mặc dầu Công Giáo chỉ chiếm thiểu số trong dân số, họ đã đóng một vai trò quan trọng: đây là tôn giáo độc nhất có thành viên thuộc đủ mọi sắc dân thiểu số khác nhau. Trong thư mục vụ, các giám mục nhấn mạnh rằng “phẩm giá con người xuất phát từ sự kiện con người được Thiên Chúa dựng nên” và “mỗi con người quan trọng và có giá trị hơn tất cả những loài thọ tạo khác. Phẩm giá này, được tất cả đều mang trong người bất kể những sự dị biệt của họ.”
 
Hội nghị Giám Mục quốc tế tại Đất Thánh lần thứ 15.
Trầm Hương Thơ
20:24 06/01/2015
Hội nghị Giám Mục quốc tế tại Đất Thánh lần thứ 15.

Cuộc họp Giám Mục quốc tế đoàn kết với các Kitô hữu tại Đất Thánh lần thứ mười lăm sẽ diễn ra từ thứ bảy ngày 10 tháng 1 năm 2015 - cho đến ngày 15 tháng một năm 2015. Tham dự lần này sẽ có 15 vị đại diện Hội Đồng Giám Mục các quốc gia tới từ mười một nước, và các nhà lãnh đạo của Giáo Hội tại Thánh Địa. Hai địa điễm chính gặp gỡ là Bethlehem và Dải Gaza.

Đức Tổng Giám Mục Fouad Twal và các Thượng Phụ Latinh tại Giêrusalem đã là chủ mời . Đại diện Hội Đồng Giám Mục Đức là Đức Giám Mục Tiến sĩ Stephan Ackermann (Trier) Chủ tịch của Ủy ban Công lý và Hòa bình của Đức.

Đức Giám Mục phụ tá Thomas Maria Renz (Rottenburg-Stuttgart) đại diện Chủ tịch Ủy ban về truyền giáo vùng trung và cận Đông. Chủ đề của cuộc họp lần này là:

"Sự đau khổ và các dân tộc bị tổn thương nơi Đất Thánh".

Một trọng tâm của Hội nghị Giám mục kỳ này sẽ dành hai ngày để thăm viếng tới 2.500 Kitô hữu ở dải Gaza . Hội Đồng Giám Mục sẽ dành nhiều thời gian để trò chuyện với các giáo xứ về tình hình của các dân tộc thiểu số Kitô giáo sau những cuộc xung đột bạo lực trong mùa hè năm 2014 vừa qua, và các tổ chức từ thiện. Với chuyến thăm này, các giám mục muốn liên kết với những chứng nhân đã phải chịu nhiều đau khổ vì chiến tranh. Cùng hiệp thông qua việc cử hành Thánh Thể trong giáo xứ ở dải Gaza này mà thành phần Công Giáo là thiếu số. Sẽ thăm một số nơi xảy ra những xung đột. Sẽ chia sẽ các dự án từ thiện ở nơi đây.

Hội nghị giám mục là hướng sự chú ý đến vấn đề nhân đạo của các cuộc xung đột chưa được giải quyết giữa các dân tộc của Trung Đông với nhau.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã nhấn mạnh tới cuộc họp của các Giám Mục trước đây cũng như lần thứ mười lăm này trong chuyến tông du Thánh Địa Giêrusalam của ngài hồi tháng 5 năm 2014 vừa qua rằng:

Các cuộc họp của Hội đồng Giám mục quốc tế trong suốt 15 năm qua tại Đất Thánh đã là động lực mạnh mẽ cho các Kitô hữu nơi đây. Họ như một cây cầu nối kết cho hòa bình và chuyến thăm của ngài năm rồi được tốt đẹp hơn.

Hội nghị lần này gồm có các Đức Tổng Giám Mục và Đức Giám Mục sau:

Đức Tổng Giám mục Ricardo Fontana (Arezzo-Cortona-Sansepolcro, Italy)

Đức Tổng Giám mục Stephen Brislin (Cape Town, Nam Phi)

Đức Tổng Giám mục Joan Vives (Urgell, Tây Ban Nha)

Đức Tổng Giám mục Emeritus. Patrick Kelly (Liverpool, Vương quốc Anh),

Đức Giám Mục Declan Lang (Clifton, Vương quốc Anh)

Đức Giám Mục phụ tá William Kenny (Birmingham, Anh)

Đức Giám Mục Tiến sĩ Stephan Ackermann và

Giám mục phụ tá Thomas Maria cũng Renz

Đức Giám Mục Raymond Browne (Kerry, Ireland)

Đức Giám Mục Pierre Bürcher (Reykjavik, Iceland)

Đức Giám Mục Kieran O'Reilly (Killaloe, Ireland)

Đức Giám Mục Oscar Cantu (La Cruces, USA)

Đức Giám Mục Michel Dubost (Evry, Pháp),

Đức Giám Mục Lionel Gendron (Saint-Jean, Canada)

Đức Giám Mục Tiến sĩ Felix Gmür (Basel, Thụy Sĩ),

Trầm Hương Thơ
 
Top Stories
Sri Lanka: A 48 heures des élections présidentielles, l’issue du scrutin est incertaine et la tension est forte
Eglises d'Asie
09:45 06/01/2015
Dimanche 4 janvier, l’équipe d’observateurs internationaux présents dans le pays en vue des élections présidentielles du 8 janvier prochain a déclaré en conférence de presse avoir reçu des plaintes sur des manœuvres d’intimidation visant à empêcher les électeurs tamouls de se rendre aux urnes. Cette déclaration intervient tandis que les inquiétudes restent fortes chez les catholiques de voir des violences éclater à l’issue des opérations électorales, quatre jours avant l’arrivée du pape François pour la visite de 48 heures qu’il doit effectuer dans le pays.

Présents au Sri Lanka à l’invitation du chef de la commission électorale du Sri Lanka, Mahinda Deshapriya, les observateurs, venus d’Asie du Sud et des pays du Commonwealth, sont au nombre d’une centaine. Les plaintes reçues font état de quelque 400 points de contrôle routiers mis en place par les militaires dans les provinces du Nord et de l’Est pour décourager les Tamouls d’aller voter. « Selon l’opposition, ces contrôles visent à tenir les électeurs éloignés des bureaux de vote, mais les autorités nous disent que l’armée ne joue aucun rôle dans ces élections ; il nous reste à voir si cela sera bien le cas », a expliqué à la presse Shahabuddin Yaqoob Quraishi, ancien responsable de la commission électorale de l’Union indienne. Le chef des observateurs électoraux a ajouté que la journée du 5 janvier devait être consacrée à des missions sur le terrain afin d’observer les derniers meetings électoraux.

Selon l’AFP, le 3 janvier, lors de l’un de ces meetings électoraux, organisé par le principal candidat de l’opposition, Maithripala Sirisena, des hommes armés auraient ouvert le feu et blessé une personne. La veille, des pierres avaient été lancées contre des partisans du même Sirisena lors d’un autre meeting et une vingtaine d’entre eux avaient été blessés. Des observateurs locaux des opérations pré-électorales disent avoir reçu quelque 1 100 plaintes ; la police, quant à elle, fait état de 130 interpellations liées à la campagne électorale.

A 48 heures du scrutin, l’issue de celui-ci reste incertaine. Alors qu’il y a quelques mois, le président sortant, Mahinda Rajapaksa, tablait sur une réélection sans réelle difficulté, ces dernières semaines ont changé la donne. Lorsqu’en novembre dernier, le président avait convoqué des élections anticipées pour le 8 janvier, il savait que le temps jouait contre lui et qu’il ne pourrait plus compter encore longtemps sur la gloire acquise en 2009 lors de l’écrasement de la rébellion des Tigres tamouls. L’opposition était divisée et le président et sa famille tenaient en main l’essentiel des rouages de l’Etat.

C’était toutefois sans compter sur la défection surprise de Maithripala Sirisena, son ministre de la Santé et secrétaire général de son parti. En quelques semaines, ce dernier a su rallier les opposants à Rajapaksa et, même si le scrutin du 8 janvier voit 19 candidats se disputer la faveur des 15 044 490 inscrits sur les listes électorales, l’issue du scrutin se jouera entre Rajapaksa et lui. Plutôt qu’une adhésion à la personne de Sirisena, c’est bien le rejet de Rajapaksa, de sa propension à l’autocratie et de son penchant pour le népotisme qui semble rassembler la minorité tamoule, la minorité musulmane, l’opposition cinghalaise et jusqu’à une portion du parti présidentiel. Les analystes politiques locaux prédisent un score très serré.

Le 22 décembre dernier, lorsque le ministre de l’Industrie et du Commerce, le musulman Rishad Bathiudeen, avait annoncé que lui et son parti, le All Ceylon Makkal Congress (ACMC), quittaient la majorité présidentielle pour rejoindre Sirisena et l’opposition, la raison qu’il avait donnée avait été la suivante : « J’ai demandé au président [Rajapaksa] de faire cesser les attaques haineuses menées sur une base religieuse, mais il n’a rien fait pour que les responsables [de ces attaques] soient arrêtés. » Le leader musulman accusait le gouvernement d’être derrière les attaques menées par des bouddhistes radicaux sur la ville côtière d’Aluthgama en juin dernier, attaques dirigées contre la communauté musulmane et qui avaient fait quatre morts. Les musulmans, distincts de la majorité cinghalaise de la population et de la minorité tamoule, représentent 10 % des 21 millions d’habitants du pays.

Face à cette incertitude quant à l’issue du scrutin, bon nombre de Sri Lankais s’inquiètent des violences qui ne manqueront pas d’éclater, assurent-ils, dès le 8 janvier au soir ou le lendemain en cas de contestation des opérations électorales et du décompte des bulletins de vote. Les catholiques, qui forment une minorité d’environ 7 % de la population, s’inquiètent eux aussi de ces possibles violences, à très peu de jours de l’arrivée du pape François, prévue le 13 au matin à l’aéroport international de Colombo.

Les responsables de l’Eglise, pour leur part, refusent de commenter l’actualité politique à l’avant-veille du scrutin présidentiel et renvoient aux dernières déclarations publiques du cardinal Malcolm Ranjith, archevêque de Colombo. Le 28 décembre dernier, celui-ci invitait tous les Sri Lankais, quelle que soit leur appartenance politique, à faire bon accueil au pape. « Le gagnant et le perdant [de l’élection présidentielle] devront tous deux venir pour accueillir le Saint Père », déclarait-il, ajoutant : « Nous devons croire en la bonté des êtres humains, quelles que soient les passions qui les animent. Ces passions seront toujours présentes mais c’est la bonté de l’homme qui doit prévaloir, tout spécialement en période post-électorale. Nous attendons donc des candidats qu’ils se comportent en êtres civilisés, avant comme après les élections. » Pressé de questions quant à une possible annulation de la venue du pape en cas de troubles graves, le cardinal a répondu : « S’il existe une menace de violences ou si les circonstances, le moment venu, indiquent que la visite papale risque de se dérouler dans un environnement violent, alors nous prendrons les mesures nécessaires. » (eda/ra)

(Source: Eglises d'Asie, le 6 janvier 2015)
 
Pope indicating Asia as Church’s new frontier - papal spokesman
Vatican Radio
10:47 06/01/2015
2014-12-29 Vatican Radio - According to the Holy See’s spokesman, Pope Francis has shown in 2014 the importance of Asia for the Church. “This year the Pope travelled to South Korea and in a few weeks he will be travelling to Sri Lanka and the Philippines,” Fr. Federico Lombardi told Vatican Radio in an interview reviewing the year that is ending. The Jesuit priest that the Holy Father’s predecessor, Emeritus Pope Benedict XVI was unable to visit Asia. “These great visits of Pope Francis to Asia,” he said, “speak of the Church’s renewed attention toward this predominant portion of humanity of today and tomorrow.” He noted that with its impressive demographics, human presence, its sheer size and dynamics, Asia is for the Church an endless territory for evangelization and the proclamation of the Gospel in its vastly varied and often very difficult cultural, social and political situations. “Hence Asia is one of the greatest frontiers of the Church of our times, and Pope Francis is showing it with his enthusiastic travels,” Fr. Lombardi added.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Liên ca đoàn Lê Bảo Tịnh TGP Sydney tặng chi phiếu 62,080 Úc kim cho bệnh viện nhi đồng Westmead
Diệp Hải Dung
20:33 06/01/2015
Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh TGP Sydney Trao Tặng Chi Phiếu $62,080.00 Úc kim Cho Bệnh Viện Nhi Đồng Westmead.

Thứ Ba 06/01/2015 Cha Paul Văn Chi Tuyên Uý Đặc Liên Ca Đoàn Lê BảoTịnh Sydney, Cha Tuyên úy FX. Nguyễn Văn Tuyết Đại Diện Ban Tuyên Úy, ông Hà Pi Liến Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney và Ban Chấp Hành Liên Ca Đoàn đã đón tiếp bà Melica Melic, từ Fundraising Coordinaror The Children’s Hospital at Weastmead tại Văn Phòng Mục Vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Revesby Sydney.

Xem Hình

Cha Paul Văn Chi ngỏ lời chào mừng bà Melica và cám ơn Australian và Bệnh viện Nhi Đồng Westmead đã từng giúp đỡ rất nhiều người Việt Nam tị nạn trong suốt 40 năm qua. Đồng thời qúy Cha, Đại diện Ban Thường Vụ và Ban Chấp Hành Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh trao cho bà Melica Melic tấm chi phiếu $62,080.00 Úc kim thu được sau khi trừ chi phí tổ chức của Đại Nhạc Hội Hồng Ân Cảm Tạ-Thank You Australia ngày 5.12.2014. Đây là món quà cám ơn Dân Tộc Australia đã giúp đỡ đồng bào tỵ nạn Việt Nam xuyên suốt 40 năm qua.

Được biết, CĐCGVN Sydney NSW cũng đã quyên góp cho những thiên tai tại nước Úc Đại Lợi nhiều lần, như tháng 1 năm 2002 giúp nạn nhân cháy rừng tại NSW $16,800.00, tháng 1 năm 2003 giúp nạn nhân cháy rừng tại Canberra $23,127.00, tháng 2 năm 2009 giúp đỡ nạn nhân cháy rừng tại Victoria $70, 467.00, tháng 1 năm 2011 giúp nạn nhân lũ lụt tại Brisbane $18,000.00, tháng 1 năm 2013 giúp nạn nhân cháy rừng tại Victoria $30,125.00, và lần này giúp $62,080.00 cho The Children’s Hospital at Westmead qua Liên Ca Đoàn. Đó là những món quà Thank You Australia. Nếu tính tổng số tiền bác ái do CĐCGVN Sydney NSW giúp đỡ nhiều nơi từ năm 1985 đến năm 2014, con số tiền bác ái do CĐCGVN Sydney NSW giúp đỡ lên tới $1,254,739.00.

Bà Melica thay mặt cho Ban Giám Đốc Bệnh viện ngỏ lời cám ơn Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh và Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney đã ưu ái tặng món qùa đầu năm mới 2015 cho Bệnh viện. Bà cũng trao tặng lại cho Liên Ca Đoàn con Gấu bông lưu niệm, và trên 2 bàn chân con gấu bông có đề hang chữ: From Staff and Children of The Children’s Hospital at Westmead. Sau đó mọi người cùng tham dự buổi tiệc trà thân mật

Được biết ngày 05/12/2014 vừa qua Liên Ca Đoàn đã tổ chức buổi Đại Nhạc Hội Hồng Ân Cảm Tạ tại Mounties Club sau khi trừ hết chi phí. Số tiền thu được tổng cộng là $62,080.00 Úc kim và hôm nay trao tặng cho Bệnh viện Nhi Đồng Westmead Sydney.

Diệp Hải Dung.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Thánh lễ an táng và Thánh lễ cầu hồn khác nhau thế nào?
Nguyễn Trọng Đa
11:35 06/01/2015
Giải đáp phụng vụ: Thánh lễ an táng và Thánh lễ cầu hồn khác nhau thế nào?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Sau bài trả lời của chúng tôi ngày 30-9-2014, một độc giả đã hỏi thêm để làm sáng tỏ vài điều về lễ tang:

"Liên quan đến Thánh lễ an táng và Thánh lễ cầu hồn, xin cha nói rõ về sự khác biệt giữa Thánh lễ an táng và Thánh lễ cầu hồn? Trong phần Lễ Quy, đặc biệt trong Mùa Chay và một số Lễ trọng, chúng con thấy các qui định nói rằng linh mục không được cử hành Thánh lễ cầu hồn, trừ Thánh lễ an táng. Liệu các chữ “không được cử hành Thánh lễ cầu hồn” hàm ý rằng trong các mùa ấy, các tín hữu không thể xin Lễ giỗ, hoặc Thánh lễ cầu hồn cho người thân của họ đã qua đời, trong các Thánh Lễ ngày thường của giáo xứ chăng? Nếu vậy, thưa cha, đâu là lý do?" - X., Dublin, Ireland.


Đáp: Một "Thánh Lễ an táng" thường là Thánh Lễ, mà trong đó thi hài của người quá cố hiện diện, và các nghi thức như rảy nước thánh, xông hương và làm phép xác có thể được cử hành. Trong một số trường hợp, ví dụ, nếu không có sự hiện diện của thi hài, Thánh lễ an táng cũng có thể được cử hành, và lẽ tất nhiên linh mục bỏ qua các nghi thức, vốn đòi hỏi sự hiện diện của thi hài.

Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), số 380-381, nói:

"380. Trong các Thánh Lễ cầu cho người qua đời, đứng hàng đầu là lễ an táng, được cử hành bất cứ ngày nào, trừ ngày lễ trọng buộc, thứ Năm Tuần Thánh, Tam Nhật Vượt Qua và các Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh, ngoài ra phải giữ tất cả những gì luật buộc phải giữ”.

“381. Thánh lễ cầu cho người qua đời sau khi được tin báo tử, hay lúc mai táng, hay ngày giỗ đầu, có thể được cử hành cả trong những ngày sau Bát Nhật Giáng Sinh, các ngày có lễ nhớ buộc hoặc những ngày trong tuần không phải thứ Tư Tro hoặc Tuần Thánh”.

"Những lễ cầu cho người qua đời khác, còn gọi là "các lễ hằng ngày", có thể được cử hành trong các ngày trong tuần Mùa Thường Niên, mà trong những ngày này chỉ có lễ nhớ tự do hoặc lễ trong tuần, miễn là thực sự chỉ lễ cho người qua đời” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).

Như thế, Giáo Hội phân biệt ba hạng lễ: Thánh Lễ an táng, Thánh lễ cầu cho người qua đời vì các lý do đặc biệt được nêu ra tại Điều 381, đoạn 1, và tất cả các Thánh Lễ cầu hồn khác.

Khả năng cử hành mỗi hạng Thánh lễ này tùy thuộc thật sự vào Mùa phụng vụ. Điều này được thực hiện để tôn trọng tầm quan trọng của sứ điệp phụng vụ trong các mùa, nhằm cho tính liên tục của mùa phụng vụ không bị mất bởi việc cử hành Thánh lễ cầu hồn. Dẫu sao, mỗi ngày trong năm là ngày giỗ của một ai đó.

Vì vậy, tôi xin trả lời cho thắc mắc của độc giả trên đây của chúng tôi như sau: thực sự trong các ngày phụng vụ được qui định sẵn, các tín hữu không thể xin Thánh lễ cầu hồn, ngoại trừ trong các trường hợp dự kiến trong Điều 381, đoạn 1.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là linh mục không thể làm gì được.

Chúng ta phải phân biệt giữa việc xin Thánh lễ cầu hồn, và việc cử hành một Thánh lễ cầu hồn, với ý cầu nguyện cho một linh hồn hay nhiều linh hồn được nghỉ yên muôn đời.

Bởi vì ý này là cơ bàn ý riêng của linh mục, mặc dù do người khác xin, nên hầu như mọi ý lễ có thể được chấp nhận và vào bất kỳ ngày nào.

Ý lễ riêng này không ảnh hưởng đến các công thức của Thánh Lễ, vốn tuân theo phụng vụ trong ngày, nhưng nói cho đúng là không kém hiệu quả hơn so với Thánh lễ cầu hồn.

Trong các trường hợp như vậy, mặc dù tên của người qua đời không được nhắc đến trong các lời nguyện Thánh lễ, hoặc trong Kinh Nguyện Thánh Thể, linh mục có thể nhắc đến tên ấy ở đầu Thánh Lễ và/hoặc trong lời nguyện các tín hữu. (Zenit.org 29-10-2014)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Đầy tình người trong lễ tang của một tân tòng
Triết Giang
09:56 06/01/2015
Chúng tôi khởi hành từ Hà Nội sáng sớm ngày 3-1-2015 về Thái Bình để dự lễ tang của một tân tòng: cụ Giuse Phạm Ngọc Thung, sinh năm 1920, mới gia nhập đạo Chúa ngày 4-5-2014 tức là mới tròn 8 tháng.

Trên xe có đủ các thành phần từ linh mục chính xứ Thái Hà, linh mục linh hướng Tông đoàn Gioan Phaolô 2, anh chị em trí thức, doanh nhân…Về đến gần gia đình tang quyến, chúng tôi thấy có rất nhiều xe với biển số từ nhiều tỉnh thành. Hóa ra, không phải chỉ có chúng tôi mới là người ngoại tỉnh. Khi chúng tôi tới nơi thì Đức Cha FX. Nguyễn Văn Sang đang chủ sự lễ an táng cùng với cả chục linh mục. Các cha đi cùng chúng tôi vội thay lễ phục để tham gia đoàn đồng tế. Có cả hàng ngàn người tham dự. Sân nhà chỉ đủ chỗ cho các nữ tu và vài đội kèn đồng và tang quyến, còn tất cả phải đứng tràn ra kín hết con đường đi.

Đức Cha FX. Nguyễn Văn Sang đã có bài giảng rất hay trong lễ an táng cụ Giuse. Sau khi ca ngợi tấm gương của Cụ Giuse đã sống theo Huấn từ của Đức Bênêdictô XVI: “Người Công Giáo tốt cũng là người công dân tốt”, Đức Cha đã nhắc lại bài thơ đề dưới bức tranh tặng Cụ khi Ngài chủ sự lễ Rửa tội cho Cụ cách đây 8 tháng:

Làm con Thiên Chúa Ba Ngôi
Làm con Hội thánh đời đời quang vinh
Cuộc đời sinh tử, tử sinh
Thánh Linh nhân ái, kết tình anh em
Và Ngài thêm: Bây giờ biết nói gì thêm
Chỉ mong một chữ được lên Thiên Đàng
"

Cha chính xứ Gia Lạc- người đã đỡ đầu cho Cụ Giuse thay mặt Đức Cha chủ sự nghi thức tiễn biệt. Đức Cha và các cha lần lượt vảy nước phép trên quan tài người quá cố trong tiếng ca trầm buồn của các nữ tu. Thay mặt gia đình, lương y Phạm Cao Sơn đã vô cùng cảm động khi thấy các Đức Cha, các cha, các nam nữ tu sĩ và cộng đoàn đã đến chia buồn và cầu nguyện cho bố ông- một tân tòng, mới gia nhập đạo Chúa. Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt ở tậ Châu Sơn, Ninh Bình cũng gửi vòng hoa về viếng. Ông Sơn nói: “Dân gian thường bảo: “ trẻ làm ma, già làm hội. Bố của chúng con sinh năm 1920, đến nay đã sống gần tròn thế kỷ. Vậy là chúng con phải vui vì Chúa đã cho bố cúng con tuổi đại thọ. Gia đình chúng con cũng tự hào, vì bố của chúng con đã được Chúa thương gọi làm con cái của Người và hôm nay lại được Đức Cha, Quý cha, Quý nam nữ tu sĩ, Quý cộng đoàn, anh em cha bác đến cầu nguyện tiễn đưa bố chúng con về với Chúa. Chúng con vô cùng đội ơn”.

Ba đội kèn đồng, 1 đội chiêng của xứ Phú Lạc, 1 đội trống lần lượt cử những bài tiễn đưa linh hồn Giuse về nơi an nghỉ. Nghĩa trang của xã cách nhà khoảng 2km, nhưng các đoàn hội và người đưa đi rải kín đường đi. Các đoàn hội và người đưa tang phải đứng cả ở trên đê, chỉ có linh mục chủ sự lễ hạ huyệt, các nữ tu và gia quyến mới được đi vào nghĩa trang vì mặt bằng không đủ chỗ. Hai ngôi mộ bằng đá vừa xây xong có Thánh giá bằng đá khá lớn, nổi bật ở nghĩa trang vì đây là nghĩa trang của người không Công Giáo. Tôi đi cạnh hai người, một người nói ở tận Quảng Ninh vừa về sáng nay để kịp tiễn đưa Cụ Giuse, một người bên Nam Định sang vì có chịu ơn của lương y Phạm Cao Sơn đã khám chữa bệnh miễn phí trong các dịp ông Sơn đi khám từ thiện ở Bùi Chu. Nhiều người dân ở địa phương nói với chúng tôi rằng, lễ tang của Cụ Giuse quá trọng thể, quá linh đình, cả tỉnh Thái Bình cũng khó có đám tang nào sánh bằng. Họ nói, chỉ có người Công Giáo mới đối xử với nhau được như thế chứ tiền của nào mua được tình người. Chúng tôi lần lượt rắc những bông hoa trên quan tài của Cụ như một lời tiễn biệt.

Một triết gia đã nói, muốn biết người ta sống thế nào, hãy trông đám tang của họ. Vâng, nếu nhìn vào đám tang của Cụ Giuse với cả hàng ngàn con người đủ các thành phần từ mọi miền đến chia buồn, hàng trăm vòng hoa viếng của các hội đoàn, giáo xứ, dòng tu thì có thể nói, Cụ Giuse- một tân tòng đã sống một cuộc đời tử tế và công chính. Nguyện xin Chúa nhân từ sớm cho linh hồn Giuse được hưởng dung nhan Người trên nước Trời.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tiểu Công Nghệ
Dominic Đức Nguyễn
22:13 06/01/2015
TIỂU CÔNG NGHỆ
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Ao sâu ruộng đất bề bề
Không bằng tinh xảo một nghề trong tay.
(Ca dao)