Ngày 04-01-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:16 04/01/2021

12. Con người ta ai cũng đều có tội, nhưng người cố tình không tỉnh ngộ thì là ma quỷ.

(Thánh nữ Catharine)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:22 04/01/2021
27. NƯỚC HỒ ĐÃ KHÔ

Trên đường phố huyện Võ Lăng có một thiếu niên rất thường nói dối.

Có người lớn tuổi nói:

- “Mọi người đều nói mày nói dối là số một, mày thử nói dối tao nghe xem sao?”

Thiếu niên trả lời:

- “Xin lỗi, hôm nay không có hứng nói vu vơ để ông giải buồn, bởi vì tôi mới nghe người ta nói đã làm cạn nước trong hồ phía đông và đi bắt cá rồi, tôi cũng phải đi bắt cá đây”.

Lão già nghe xong thì tin và cho là thật, và cũng nhắm hướng đông mà đi, đến nơi thì chỉ thấy biển đông nước chảy cuồn cuộn, nhìn không thấy bờ bên kia, mới biết đó là lời nói dối.

(Tuyết Đào Hài Sử)

Suy tư 27:

Không phải chỉ con nít hoặc những người nhẹ dạ mới bị lừa, nhưng ngay cả những người đã lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm cũng bị lừa như ai, thế mới biết đời không phải như ta tưởng...

Người theo đạo lâu năm chưa chắc là đã có đức tin mạnh hơn những người mới theo đạo, và những người lớn tuổi chưa chắc là có đức tin kiên cường hơn những người tuổi nhỏ, bởi vì đức tin không tùy thuộc vào tuổi tác và ngày tháng trong sổ Rửa Tội, nhưng tùy thuộc vào đời sống tâm linh của mỗi người. Bởi vì có những người Ki-tô hữu đạo gốc, đạo dòng nhưng đức tin thì hời hợt như cây không gốc không rễ, nên họ rất dễ dàng tin vào những chuyện ma quái thần thánh, tin vào những lời dị đoan dối trá của ông đồng bà cốt, những người này chỉ cần một vài thử thách nhỏ là mất đức tin và bán linh hồn cho ma quỷ.

Tin vào lời Chúa dạy qua Hội Thánh của Ngài là đảm bảo cho đời sống mai sau trên thiên đàng với Ngài; kiên trì trong đức tin là chìa khóa mở cửa Nước Trời khi chúng ta lìa cõi đời tạm này...

Ai hiểu thì hiểu.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thứ Tư 6/1: Đức Tin mỏng dòn - Suy Niệm của Lm. Nguyễn Trọng Thiên, SVD
Giáo Hội Năm Châu
21:33 04/01/2021


Video bắt đầu lúc 7g tối 5/1 theo giờ VN

Phúc Âm: Mc 1, 6b-11

“Con là con yêu quý của Cha, con đẹp lòng Cha mọi đàng”.

Bài trích Phúc Âm theo Thánh Marcô.

Khi ấy Gioan rao giảng rằng: “Có Ðấng đến sau tôi, nhưng quyền lực hơn tôi, tôi không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Người.

Phần tôi, tôi đã rửa anh em trong nước, nhưng Người, Người sẽ rửa anh em trong Thánh Thần.

Và đã xảy ra là trong những ngày đó, Chúa Giêsu từ Nazarét xứ Galilêa đến và chịu phép rửa bởi Gioan ở sông Giođan.

Khi vừa lên khỏi nước, Người liền thấy trời mở ra, thấy Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên mình.

Và có tiếng từ trời: Con là con yêu quí của Cha, con đẹp lòng Cha mọi đàng.

Ðó là Lời Chúa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giám Mục kỹ lưỡng nhất nước Mỹ về COVID-19 vừa xét nghiệm dương tính
Đặng Tự Do
17:41 04/01/2021


Giáo phận Công Giáo Bridgeport đã thông báo rằng Đức Cha Frank Caggiano đang bị cách ly sau khi xét nghiệm dương tính với COVID-19 vào thứ Tư tuần trước.

Đức Cha gặp phải một số vấn đề về sức khoẻ nên ngài rất kỹ lưỡng đối với COVID-19. Ngài kiểm tra COVID một cách có hệ thống vào mỗi ngày Thứ Hai. Vào thứ Tư, ngày 30 tháng 12, phòng thí nghiệm trả về một chẩn đoán dương tính.

Các viên chức giáo phận cho biết Đức Cha Caggiano không bị bất kỳ triệu chứng nào, nhưng dù thế, ngài đã đình chỉ xuất hiện trước công chúng trong 10 ngày theo hướng dẫn của CDC.

Hôm thứ Bảy, ngày 2 tháng Giêng, theo dự trù Đức Cha sẽ phong chức linh mục cho thầy Phó tế Brendan Blawie, nhưng ngài không thể thực hiện được vì phải cách ly.

Phó tế Brendan Blawie là người gốc Newtown, đã tốt nghiệp Trường Sĩ quan Hàng hải ở Quantico, Virginia vào mùa hè năm 2012. Đức Cha Caggiano đã phong chức sáu cho thầy vào ngày 20 tháng Sáu vừa qua.

Đức Cha James Massa, Giám Mục Phụ Tá của Giáo phận Brooklyn và là Hiệu trưởng Đại Chủng viện Thánh Giuse ở Dunwoodie đã tấn phong Phó tế Brendan lên chức linh mục lúc 11 giờ sáng tại Nhà thờ Thánh Augustinô ở Bridgeport.


Source:Catholic News Agency
 
Lời cầu nguyện đầu năm mới của Đức Thánh Cha Phanxicô đã được nhận lời
Đặng Tự Do
17:43 04/01/2021


Trưa thứ Sáu 1 tháng Giêng, sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Tôi mời anh chị em cùng tham gia cầu nguyện cho Tổng Giáo phận Owerri ở Nigeria, cho Đức Cha Moses Chikwe và tài xế của ngài, mới bị bắt cóc trong những ngày gần đây. Chúng ta cầu xin Chúa cho họ và tất cả những ai là nạn nhân của những hành động tương tự ở Nigeria sớm được tự do, bình an và đất nước thân yêu đó lấy lại an ninh, hòa hợp và hòa bình.

Buổi tối cùng ngày, vị Giám mục đã được trả tự do sau năm ngày bị bắt cóc.

Theo Tổng giáo phận Owerri, Đức Cha Moses Chikwe bị bắt cóc hôm Chúa Nhật, đã được thả ra mà không hề hấn gì. Giáo phận nằm ở phía đông nam Nigeria, đã thông báo trong một bài đăng trên mạng xã hội vào cuối ngày 1 tháng 1 rằng Giám mục Moses Chikwe và người tài xế của ngài, là anh Ndubuisi Robert, đã được những kẻ bắt cóc trả tự do “không bị thương và không có tiền chuộc”.

Thông báo nói tiếp “Sẽ có thêm thông tin chi tiết để vinh danh Thiên Chúa”. Bài báo được đính kèm với một bức ảnh, với dòng chữ “Chào mừng vị Giám mục yêu quý của chúng ta trở lại, Chúa đã nghe những lời cầu nguyện của dân Ngài”.

Đức Cha Chikwe, Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận Owerri, đã bị bắt cóc bởi những tay súng chưa rõ danh tính vào tối Chúa Nhật, ngày 27 tháng 12, tại Owerri, thủ phủ của bang Imo ở đông nam Nigeria.

Tờ The Sun của Nigeria đưa tin rằng vị giám mục đã bị bắt cóc “cùng với tài xế của ngài trong chiếc xe của Tòa Giám Mục” và chiếc xe “sau đó đã được đưa đến bùng binh Assumpta, trong khi những người đi trên xe bị đưa đến một địa điểm không xác định”.

Các giám mục Nigeria đã kêu gọi cầu nguyện cho sự an toàn và việc trả tự do của Đức Cha Chikwe, 53 tuổi. Người Công Giáo ở miền nam California cũng đã cầu nguyện cho sự trở về an toàn của vị giám mục. Đức Cha Chikwe đã phục vụ vài năm với tư cách là một linh mục tại Giáo phận San Diego, trước khi trở về đất nước của ngài.

Đức Cha Chikwe được thụ phong linh mục vào ngày 6 tháng 7 năm 1996, tại Nigeria, sau đó ngài hoàn thành bằng thạc sĩ quản lý giáo dục tại Đại học Loyola Marymount ở Los Angeles, và tiến sĩ giáo dục tại UCLA. Cha Chikwe phục vụ trong sáu năm với tư cách là một linh mục tại nhà thờ Thánh Giuse ở trung tâm thành phố San Diego và tại Bệnh viện VA ở La Jolla với tư cách là tuyên úy; ngài cũng thường xuyên dâng thánh lễ tại giáo xứ Thánh Máccô ở San Marcos, California.

Ngài trở về giáo phận quê hương, nơi ngài trở thành giám đốc giáo dục và được tấn phong Giám Mục Phụ Tá vào ngày 12 tháng 12 năm 2019.

Trong một tuyên bố ngày 29 tháng 12, Đức Tổng Giám Mục Anthony Obinna của Owerri kêu gọi “ tất cả các tín hữu và những người thiện chí của Chúa Kitô” hãy lờ đi các báo cáo theo đó những kẻ bắt cóc đã giết Giám mục Chikwe. “ Thông tin này chưa được xác nhận, gây hiểu lầm và không đến từ Tổng giáo phận Công Giáo Owerri”.

Vụ bắt cóc Giám mục Chikwe là vụ bắt cóc mới nhất trong một loạt vụ bắt cóc nhắm vào các giáo sĩ ở Nigeria, nhưng các vụ bắt cóc trước đó có liên quan đến các linh mục và chủng sinh, không phải giám mục.

Đầu tháng này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã liệt kê Nigeria trong số các quốc gia tồi tệ nhất về tự do tôn giáo, mô tả quốc gia Tây Phi là “ quốc gia cần quan tâm đặc biệt”. Đây là tên gọi chính thức dành riêng cho các quốc gia đang diễn ra những vi phạm nghiêm trọng nhất về tự do tôn giáo, các quốc gia khác là Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Ả Rập Saudi.


Source:Catholic News Agency
 
Giữa cảnh hoang tàn của giáo phận, Đức Giám Mục yêu cầu người Công Giáo ăn chay và cầu nguyện sau trận động đất ở Croatia
Đặng Tự Do
17:44 04/01/2021


Một giám mục đã yêu cầu người Công Giáo kiêng ăn và cầu nguyện trong hai ngày thứ Tư liên tiếp sau khi một trận động đất xảy ra ở Croatia.

Đức Cha Vlado Košić của giáo phận Sisak đã đưa ra lời kêu gọi trên với những người Công Giáo trong giáo phận của ngài và trên khắp đất nước sau trận động đất mạnh 6.4 độ Richter vào ngày 29 tháng 12 khiến ít nhất 7 người thiệt mạng và 26 người khác bị thương. Trận động đất kinh hoàng, cảm nhận được ở các nước láng giềng như Slovenia, Bosnia và Herzegovina, Serbia và Hungary, cũng như Áo và Ý, đã phá hủy hay làm hư hại hầu hết các nhà thờ và nhà xứ trong giáo phận.

Giáo phận của ngài bao gồm thị trấn Petrinja, nằm gần tâm chấn của trận động đất,

Trong một tuyên bố được Cơ quan Thông tin Công Giáo Croatia đưa tin vào ngày 30 tháng 12, vị giám mục đã kêu gọi cầu nguyện và ăn chay từ ngày 30 đến 31 tháng 12 để cư dân sẽ không phải chịu thêm đau khổ.

Ngài nói rằng nhiều người đã bị mất nhà cửa và lo sợ các đợt dư chấn.

“Chúng tôi đã mất nhà thờ chính tòa và khoảng một chục nhà thờ khác, không kể các nhà nguyện. Một số đã bị phá hủy bởi trận động đất, và một số đã bị hư hỏng nghiêm trọng”, ngài nói.

“Chúng tôi cầu nguyện xin Chúa ban cho sức mạnh để chịu đựng tất cả những điều này và trong thảm kịch này, tất cả chúng tôi vẫn dũng cảm và đoàn kết với nhau”.

Trong số những người thiệt mạng trong trận động đất có một bé gái 12 tuổi. Một nạn nhân khác được phát hiện trong đống đổ nát tại một nhà thờ ở làng Žažina. Phương tiện truyền thông địa phương đưa tin rằng người đàn ông là người chơi đàn organ của nhà thờ.

Ước tính có khoảng 86% trong tổng số bốn triệu dân của Croatia là người Công Giáo.

Tại buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện cho các nạn nhân của trận động đất.

Ngài nói: “Hôm qua một trận động đất đã gây ra thương vong và thiệt hại trên diện rộng ở Croatia. Tôi bày tỏ sự gần gũi của tôi với những người bị thương và những người bị ảnh hưởng bởi trận động đất, và đặc biệt tôi cầu nguyện cho những người đã mất mạng và cho gia đình của họ”.

“Tôi hy vọng rằng các cơ quan chức năng của đất nước, với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, sẽ sớm xoa dịu được nỗi đau của người dân Croatia thân yêu. “

Ban Giám đốc Mục vụ cho Người Croatia ở nước ngoài đã kêu gọi các thành viên của cộng đồng người Croatia gửi viện trợ qua Caritas Croatia.


Source:Catholic News Agency
 
Đảng Dân Chủ và trò hề phi giới tính
Vũ Văn An
17:49 04/01/2021

Theo Josh K. Elliott của Global News, trong lễ khai mạc Quốc Hội thứ 117 của Hoa Kỳ vào Chúa Nhật vừa qua, Dân Biểu Dân Chủ Emmanuel Cleaver, vốn là một mục sư, đã đọc lời cầu nguyện xin Thiên Chúa ban cho Tân Quốc Hội sức mạnh để thắng vượt lòng vị kỷ, thiên kiến và ý thức hệ, và hàn gắn các chia rẽ đảng phái trong năm 2020”.

Điều dị thường là ông mục sư dân biểu này đã tự ý thay đổi lời kết đã thành truyền thống của Kitô giáo hoàn cầu khi ông long trọng đọc: “Chúng con cầu xin nhân danh Thiên Chúa độc thần, Brahma, và (Vị) Thiên Chúa được biết đến dưới nhiều danh xưng, bởi nhiều tín ngưỡng khác nhau. Amen và Awomen”

Nhiều người thuộc các giới tính khác nhau cười nhạo cố gắng tỏ ra bao gồm của ông dân biểu mục sư trên vào ngày Chúa Nhật, vì hai từ cuối cùng trên “Amen và Awomen”.

Chữ “Amen”, kết thúc các lời cầu nguyện thông thường, bắt nguồn từ tiếng Do Thái, trong đó nó có nghĩa là “chắc chắn,” “sự thật ”và“ Ước gì được như vậy ”, theo từ nguyên được giải thích trong nhiều từ điển khác nhau. Chữ này được lọc qua tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp trước khi sau cùng trở thành một phần của tiếng Anh.

Các nhà phê bình đã tấn công những lời cuối cùng của mục sư dân biểu Cleaver trong phiên khai mạc của Quốc hội, với nhiều chuyên gia bảo thủ đã chỉ trích nó trên Twitter như tính bao gồm đi quá trớn.

Chủ tịch Hạ viện vừa được bầu lại là Nancy Pelosi gần đây đã đưa ra các quy tắc mới yêu cầu phải có một ngôn ngữ có tính bao gồm nhiều hơn trong các tài liệu của Hạ viện. Theo một tuyên bố của Pelosi, Các quy tắc sẽ thay đổi việc nhắc đến các đại danh từ và các liên hệ gia đình để chúng trung lập về giới tính.

Các thay đổi nhắm các hạn từ như “con gái”, “đàn ông” và “thanh tra” (ombudsman), nhưng không đề cập gì đến chữ “Amen”.

Các nhà phê bình cáo buộc Cleaver đã đẩy những quy định mới đó đi quá trớn, trong một đoạn clip dài 13 giây đã được xem hơn 6 triệu lần.

“Đó không phải là một hạn từ chỉ giới tính”, Dân biểu Guy Reschenthaler, một đảng viên Đảng Cộng hòa, đã tweet như thế cùng với đoạn clip hôm Chúa nhật. Ông viết thêm: “Bất hạnh thay, các sự kiện đã không còn liên quan đối với các người cấp tiến. Thật không thể nào tin được”.

Cựu chủ tịch Hạ viện, Newt Gingrich, bác bỏ động thái của Cleaver, coi nó như bằng chứng mới nhất của Đảng Dân Chủ nghiêng về phe tả: “ ‘Amen và Awomen’ lời cầu nguyện hoàn toàn của dân biểu Hạ viện tập chú vào sự an toàn giới tính bằng cách loại bỏ mọi hạn từ thông thường chỉ giới tính như ‘cha, mẹ’, cảnh điên loạn cấp tiến quả đã bắt đầu”.

Cleaver đã chia sẻ video cầu nguyện đầy đủ trên tài khoản Twitter của riêng mình hôm Chúa nhật, trong đó, hàng nghìn người đổ dồn vào để chế nhạo những lời kết thúc của ông ta.

Việc Cleaver sử dụng chữ “awomen” đã gây ra nhiều phản hồi, nhưng dường như ít người lưu ý tới các phần có chất lượng trong lời cầu nguyện của ông ta.

Lời cầu nguyện đầy đủ của Cleaver ám chỉ những chia rẽ rõ rệt mà Hoa Kỳ đang đầu trước mắt...

Cleaver nói trong lời cầu nguyện của ông: “Lạy Thiên Chúa, vào thời điểm mà nhiều người tin rằng ánh sáng dân chủ đang bắt đầu mờ nhạt đi, xin tiếp thêm sức mạnh cho chúng con với lượng cam kết phụ trội đối với các nguyên tắc của nó”.

“Xin cho chúng con làm gương cho việc hàn gắn trong cộng đồng, kiểm soát khuynh hướng bộ lạc của chúng con, và củng cố tinh thần của chúng con để chúng con có thể cảm nhận được sự hiện diện tư tế của Chúa, ngay trong những thời điểm bất đồng cao độ”.

Thật đáng tiếc, những lời cầu nguyện tốt đẹp ấy đã bị phá hủy bởi lời kết hoàn toàn có tính bôi bác của một dân biểu mục sư.

Sau đây là một số phản hồi của Fox News:

LindaRae: “Cho nên để cho chính xác, mì Ramen cũng phải là mì Rawomen”.

SaveEnergyGuy: “Các mục sư được phong chức và chịu trách nhiệm giải trình với cơ quan đức tin của họ, y hết các nhà chuyên nghiệp khác phải giải trình với các cơ quan chuyên nghuệp liên hệ của họ. Thay đổi lời kết của một lời cầu nguyện công cộng vì chính trị có thể được coi như một sơ suất trắng trợn dưới mắt trật tự tôn giáo, và các chế tài thích đáng cần được đưa ra”.

UAU: “Việc làm ngu xuẩn cả xã hội ta sắp sửa hoàn tất. Quả buồn khi thấy điều đó diễn ra và biết kết quả cuối cùng là Hiệp Chúng Quốc sẽ tuột khỏi địa vị siêu cường thế giới để chỉ còn là một quốc gia phá sản...”

UAU, mấy phút sau: “nó đã trở thành chỉ như một Nền Ngu Ngốc xinê! Một lũ đần độn”

Mississippivolunteer: “Chúng ta có lẽ nên hạ tuổi đi bầu xuống 9 tuổi để các chính trị gia dân cử có thể hành xử xứng cân. Tôi thực sự không gthể tin thứ hành vi này. Chúng ta cần quét dọn nhà cửa cho sạch và bắt đầu lại nếu đó là điều chúng ta nhận được”.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đọc Sứ Điệp Hòa Bình 2021 Nhớ Đồng Bào Việt Nam
Hà Minh Thảo
15:37 04/01/2021
Ngày 17.12.2020, Đức Hồng Y Peter Turkson, Tổng trưởng Bộ Phục vụ và Phát triển con người toàn diện, đã chủ tọa Họp báo giới thiệu Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 54, sẽ được cử hành vào ngày 01.01.2021, ký ban hành ngày 08.12.2020, lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên Tội, với tựa đề ‘Nền Văn Hóa Chăm Sóc, Hành Trình Ðến Hòa Bình’, Người xác tín rằng thực hành và giáo dục sự Chăm Sóc là cách sống để ‘xóa bỏ văn hóa thờ ơ, loại bỏ và đối đầu, thường phổ biến hiện nay’. ‘Sự dấn thân chung, liên đới và có sự tham gia của mọi người để bảo vệ và thăng tiến phẩm giá và điều tốt đẹp của tất cả mọi người’, và ‘sẵn sàng quan tâm, chú ý, từ bi, hòa giải và chữa lành, tôn trọng và chấp nhận lẫn nhau, tạo thành một phương thức đặc biệt để xây dựng hòa bình’.

I./ LỜI Đức Thánh Cha

Ðại dịch năm 2020 đã làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng, Đức Thánh Cha nhớ đến những người mất người thân và mất việc làm và cũng nhớ đến các bác sĩ, y tá, tuyên úy, vv., những người hy sinh ở bên cạnh các bệnh nhân, xoa dịu nỗi đau cho họ và cứu sự sống của họ.

Bên cạnh các chứng tá lòng bác ái và liên đới này, Ngài than phiền các hình thức khác của chủ nghĩa dân tộc, phân biệt chủng tộc, bài ngoại và các cuộc chiến tranh, xung đột gieo chết chóc và tàn phá.

Đại dịch và các biến cố này ‘dạy chúng ta về tầm quan trọng của việc chăm sóc lẫn nhau và chăm sóc các thụ tạo khác, để xây dựng một xã hội dựa trên các tương quan huynh đệ’.

Thiên Chúa, Ðấng Tạo Hóa, là nguồn ơn gọi con người, nam và nữ chăm sóc, bảo vệ lẫn nhau cùng trông nôm thiên nhiên, môi trường chúng ta sống trong kế hoạch mà Thiên Chúa ủy thác cho nhân loại. Các động từ ‘canh tác’ và ‘gìn giữ’ mô tả mối liên hệ Ađam với ngôi nhà vườn của ông, bao gồm niềm tín thác Ngài đã đặt nơi ông bằng cách biến ông thành chủ nhân và người bảo vệ mọi tạo vật.

Sau khi giết em là Abel, Cain trả lời câu hỏi của Chúa ‘Tôi có phải là người canh giữ em tôi đâu?’ (St 4: 9). Giống như chúng ta, Cain là ‘người canh giữ em mình’. Chuyện này làm chứng cho niềm xác tín mà chúng ta ngày nay phải chia sẻ, đó là: mọi sự được liên kết với nhau, và sự quan tâm thực sự tới cuộc sống chúng ta và mối liên hệ giửa chúng ta và thiên nhiên là điều không thể tách rời khỏi tình huynh đệ, công lý và lòng trung thành với người khác’.

Thiên Chúa còn là Đấng quan tâm đến các tạo vật Ngài dựng nên, nhất là Ađam, Evà và con cái họ. Dù bị nguyền rủa vì tội đã phạm, Cain vẫn được Ngài bảo vệ, để mạng sống được tha thứ (xem St 4:15). Khi xác nhận phẩm giá bất khả xâm phạm của chúng ta được tạo ra theo hình ảnh Thiên Chúa. Kế hoạch Ngài muốn bảo tồn sự hòa điệu nơi sáng thế của Ngài vì ‘hòa bình và bạo lực không thể tồn tại với nhau’.

Ngày Sabát (Chúa Nhật) được định ra không chỉ để thờ phượng Thiên Chúa mà còn nhằm khôi phục trật tự xã hội và quan tâm đến người nghèo. Việc cử hành Năm Thánh (năm sabát) là thời gian nghỉ ngơi cho đất đai, cho nô lệ và cho người mắc nợ. Trong năm hồng ân đó, những người có nhu cầu lớn nhất được quan tâm và dành cho một cơ hội mới trong cuộc sống, để không còn người nghèo trong dân nữa.

Sự hiểu biết nhờ Kinh Thánh về Công Lý được nhìn thấy rõ rệt qua cách một cộng đồng đối xử với những thành viên yếu nhất trong họ. Các tiên tri Amốt (2: 6-8; 8) và Isaia (xem 58) kiên quyết đòi công lý cho người nghèo, những người trong tình trạng dễ bị tổn thương và bất lực được Thiên Chúa, Đấng luôn chăm sóc họ, lắng nghe.

Sự Quan tâm trong thừa tác vụ Chúa Giêsu. Ðức Kitô trình bày cho chúng ta việc mặc khải tình yêu Chúa Cha dành cho nhân loại (x. Ga 3:16). Trong hội đường ở Nadarét, Ngàøi cho thấy Ngàøi được Chúa thánh hiến và ‘được sai đi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo khó, công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức’ (Lc 4,18). Những hành động thiên sai này, vốn được liên kết với Năm Thánh, làm chứng hùng hồn cho sứ mệnh Người đã lãnh nhận từ Chúa Cha. Ngài đã ân xá tội nhân và ban cho họ sự sống mới. Chúa Giêsu là Mục tử nhân lành chăm sóc đoàn chiên. Ngài là người Samaritanô nhân hậu, cúi xuống cứu giúp người bị thương, băng bó các vết thương của họ và chăm sóc họ (x. Lc 10:30-37). Ở đỉnh cao sứ mệnh, Ðức Kitô đã hoàn tất bằng chứng cuối cùng về sự chăm sóc Ngài dành cho chúng ta bằng tự hiến mình trên thập giá để cứu chuộc chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi và sự chết. Bằng việc tự hiến tế này, Ngài đã mở ra cho chúng ta con đường tình yêu. Ngàøi nói với mỗi người chúng ta: ‘Hãy theo Ta; hãy đi và hãy làm như vậy’ (x. Lc 10:37).

Các việc thương xót về tinh thần và thể xác nhờ Ðức Bác Ái đã do Giáo hội sơ khai thực hành. Thế hệ Kitô hữu này đã chia sẻ những gì họ có, để không ai phải túng thiếu (xem Cv 4: 34-35). Họ sẵn sàng chăm sóc những người có nhu cầu nhất bằng tự ý góp công của để nuôi người nghèo, chôn cất người chết và chăm sóc trẻ mồ côi, v.v.. Thời sau đó, lòng quảng đại các Kitô hữu đã giảm dần, một vài Giáo sĩ đã nhắc ‘tài sản đã được Thiên Chúa dự liệu cho Công ích’. Giáo hội đã truyền cảm hứng cho xã hội và nền văn hóa của nó. ‘Nhu cầu thời đại đòi hỏi những nỗ lực mới trong việc phục vụ Bác ái Kitô giáo. Từ đó, đã nảy sinh nhiều cơ sở để cứu trợ mọi nhu cầu của con người: bệnh viện, nhà dưỡng lão, viện mồ côi…

Tác vụ phục vụ của Giáo hội, được phong phú nhờ suy tư của các Giáo phụ và được chấn hưng qua nhiều thế kỷ nhờ lòng bác ái tích cực của nhiều nhân chứng dồi dào đức tin, đã trở thành con tim sống động trong học thuyết xã hội của Giáo hội. Học thuyết này được cung ứng cho tất cả những người thiện chí như một gia bảo quý giá gồm các nguyên tắc, tiêu chuẩn và đề xuất có thể dùng như ‘văn phạm’ của việc quan tâm: cam kết cổ vũ phẩm giá mỗi nhân vị, liên đới với người nghèo và người dễ bị tổn thương, theo đuổi ích chung và quan tâm đến việc bảo vệ vũ trụ.

Kitô giáo theo đuổi sự phát triển toàn diện con người, bao gồm mối liên hệ, không là chủ nghĩa cá nhân tức loại trừ, bóc lột. Con người được tạo ra để sống với nhau trong gia đình, cộng đồng và xã hội, nơi mọi người đều bình đẳng về phẩm giá. Nhân quyền phát khởi từ phẩm giá này, cũng như các bổn phận của họ như trách nhiệm nghinh đón và trợ giúp người nghèo, bệnh tật,.., mọi người ‘hàng xóm gần hay xa trong không gian và thời gian’ của chúng ta.

Ðời sống xã hội, chính trị và kinh tế đạt được mục đích trọn vẹn nhất khi được đặt vào việc phục vụ Công Ích, nhóm hay cá nhân, Do đó, các kế hoạch và dự án chúng ta phải nghĩ đến hiệu quả của chúng đối với toàn thể gia đình nhân loại, các thế hệ hiện tại và sắp tới. Đại dịch Covid-19 giúp chúng ta nhận ra rằng ‘chúng ta đang ở trên cùng một con thuyền, mọi người đều lo sợ, nhưng đồng thời quan trọng và cần thiết, tất cả đều được kêu gọi cùng nhau chèo chống’ vì ‘không ai tự mình đạt đến sự cứu rỗi’ và không chính phủ nào có thể bảo đảm ích chung cho dân mình nếu tự cô lập.

Tình liên đới là tình thương chúng ta dành cho người khác với ‘quyết tâm vì ích chung, tức là vì lợi ích của mọi người và của mỗi cá nhân, vì tất cả chúng ta thực sự có trách nhiệm với nhau’.

Thế gian đang bị thống trị bởi nền văn hóa lãng phí, bất bình đẳng gia tăng, Ðức Thánh Cha mời gọi các nhà lãnh đạo hữu trách chính trị, giáo dục, kinh tê... tiếp nhận các nguyên tắc này như một ‘la bàn’ có khả năng chỉ hướng đi chung và bảo đảm ‘một tương lai nhân ái hơn’ trong tiến trình hoàn cầu hóa. Điều này giúp chúng ta trân quí giá trị và phẩm giá mọi người, cùng nhau hành động cho tình liên đới vì ích chung. Nguyên tắc xã hội này rất cần thiết cho sự phát triển nền văn hóa quan tâm.

Thông điệp ‘Laudato Si ’ ý thức mọi tạo vật đều liên kết với nhau, nhấn mạnh nhu cầu chúng ta lắng nghe tiếng kêu cứu từ người nghèo và thiên nhiên, dẫn đến việc chăm sóc hữu hiệu cho trái đất, ngôi nhà chung chúng ta và cho những anh chị em đang gặp khó khăn. ‘Hòa bình, công lý và việc quan tâm tới sáng thế là ba vấn đề có liên hệ với nhau, mới tránh khỏi nguy cơ rơi vào chủ nghĩa duy giản lược.

Cũng cấp bách như vậy là sự tuyệt đối phải tôn trọng luật nhân đạo, nhất là lúc này khi các cuộc xung đột và chiến tranh vẫn tiếp diễn. Nhiều thành phố đã trở thành tâm điểm mất an ninh vì các cuộc tấn công bừa bãi bằng chất nổ và vũ khí nhỏ. Trẻ em không thể đi học. Người lớn không thể làm việc để nuôi gia đình và nạn đói lan tràn. Các xung đột có nhiều nguyên nhân, kết quả luôn giống nhau: hủy diệt và các cuộc khủng hoảng nhân đạo. Biết bao tiền bạc được chi cho vũ khí, nếu được xài cho các ưu tiên như bảo đảm an toàn cá nhân và phát triển oàn diện con người, chống nghèo đói và việc chăm sóc sức khỏe.

Nền văn hóa quan tâm đòi hỏi một tiến trình giáo dục. ‘La bàn’ các nguyên tắc xã hội chỉ hữu ích và đáng tin trong các bối cảnh khác nhau nhưng có liên hệ với nhau. Thí dụ : - Giáo dục quan tâm bắt đầu từ gia đình, hạt nhân tự nhiên và căn bản xã hội, trong đó chúng ta học cách sống và liên hệ với tha nhân trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Do đó, các gia đình cần được trao quyền để thực hiện nhiệm vụ quan trọng và không thể thiếu này. Ðồng thời, trường học với các phương tiện truyền thông và trách nhiệm giáo dục để truyền lại một hệ thống giá trị dựa trên việc công nhận phẩm giá mỗi người, mỗi cộng đồng ngôn ngữ, sắc tộc và tôn giáo,… Giáo dục là một trong những cột trụ của một xã hội công bằng và huynh đệ.

Nền văn hóa quan tâm cần đến một tiến trình giáo dục. ‘La bàn’ các nguyên tắc xã hội chỉ hữu ích và đáng tin trong các bối cảnh khác nhau nhưng có liên hệ với nhau. Thí dụ : Giáo dục về văn hoá quan tâm bắt đầu từ gia đình, hạt nhân tự nhiên và căn bản xã hội, trong đó chúng ta học cách sống và liên hệ với tha nhân trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Do đó, các gia đình cần được trao quyền để thực hiện nhiệm vụ quan trọng và không thể thiếu này. Ðồng thời, trường học với các phương tiện truyền thông và trách nhiệm giáo dục để truyền lại một hệ thống giá trị dựa trên việc công nhận phẩm giá mỗi người, mỗi cộng đồng ngôn ngữ, sắc tộc và tôn giáo,… Giáo dục là một trong những cột trụ của một xã hội công bằng và huynh đệ.

Lãnh đạo các tôn giáo được mời truyền cho tín hữu mình và xã hội các giá trị liên đới, tôn trọng các dị biệt và quan tâm đến anh chị em đang gặp khó khăn. -

Là Kitô hữu, chúng ta nên luôn hướng về Đức Mẹ, Ngôi sao Biển và Mẹ niềm Hy vọng, xin cho mình cùng nhau làm việc tiến tới một chân trời mới đầy yêu thương và hòa bình, của tình huynh đệ và liên đới, của việc hỗ trợ và chấp nhận lẫn nhau…

II./ VĂN HÓA CHĂM SÓC THỰC THI RA SAO TRÊN QUÊ HƯƠNG?

Đức Thánh Cha nhắc chúng ta Thiên Chúa tạo dựng con người và vũ trụ. Ngài đã trao tránh nhiệm chăm sóc lẫn nhau và vũ trụ cho Con Người (A đam) vì được tạo dựng giống Hình ảnh Thiên Chúa (vì có Lý trí và Tự do như Ngài).

Ðể hướng dẫn những người thiện chí về nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên, ngày 24.05.2015, Ðức Thánh Cha Phanxicô ký Thông điệp ‘Laudato sí’ và ban hành ngày 18.06.2015. Thông điệp mang tên lời cầu của Thánh Phanxicô thành Assise. 'Laudato sí, mí Signore' (Lạy Chúa của con, con chúc tụng Chúa) trong ‘Bài ca Vạn vật’ nhắc nhở chúng ta Trái đất là ‘Căn nhà của chúng ta’.

Huấn dụ của Cha Chung Giáo hôäi Công Giáo chưa khô mực thì đồng bào Việt trên Quê Hương kinh hoàng vì Thảm hoạ môi trường biển miền Trung do nhà máy thép Formosa, nhưng vốn của Tàu cộng, ơû Hà Tĩnh gây ra đã khiến cá và hải sản chết hàng loạt trên vùng biển tại 4 tỉnh miền Trung vào giữa năm 2016 và làm nhiều người dân ở đây mất kế sinh nhai, nên nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra khi người dân bị nạn biểu tình đòi đóng cửa Formosa và được bồi thường thỏa đáng. Do đã ‘ăn’ của Tàu cộng, chủ Formosa, nhà nước sai côn(g) an đến đàn áp và, sau đó, sai Tòa kết án nạn nhân bằng những bản án nặng.

Formosa từng có nhiều thành tích phá hủy môi trường nên năm 2009, đã nhận giải ‘Hành tinh đen’ do Ethecon, một tổ chức bảo vệ môi trường ở Ðức dành cho những cá nhân hay tổ chức ‘vô địch’ về hành động khốn nạn này. Ngoài ra, tại chính quốc, ở Yulin, tại Texas và Louisiana (Hoa Kỳ), tại Campuchia năm 1998, Formosa là đầu mối gây bạo loạn chết người khi họ chở sang Campuchia 3000 tấn rác nhiễm thủy ngân vào cảng Sihanoukville.

Chúng hứa đầu tư kinh doanh 15 tỷ mỹ kim vào Vũng Án làm sáng mắt các viên chức cộng sản vì vốn càng cao thì tiền ‘bôi trơn’ càng nhiều vì đự án được Thủ tướng chấp thuận bất chấp nhiều sai luật và trái kỷ thuật. Biết thế, Formosa cũng tha hồ phạm luật như đem công nhân Tàu làm việc, mua chuộc công an và ‘chính quyền’ để, cuối cùng, các nơi ăn chơi và khu mãi dâm mọc để góp phần làm ô nhiễm xã hội và, có thể, cả đến giáo dục.

Ðể che đậy tội ác cho Formosa, ngày 22.04.2016, đài truyền hình Việt Nam (VTV) đã phát đi lời ông Hoàng Dương Tùng, phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường bộ Tài nguyên Môi trường. cho rằng nguyên nhân hiện tượng này có thể do… ‘sức ép của âm thanh, sóng, động đất…’.

Mặc dù, ngày 25.04.2016, Giám đốc đối ngoại Công ty Chu Xuân Phàm (Chou Chun Fan), đã ‘bật mí’ : ‘đã xả thải thì phải tác động đến môi trường, nên phải chọn hoặc là thép hoặc tôm cá. Trước kia, nơi trồng lúa mà nay là nơi đặt nhà máy thì đâu còn lúa. Ðó cũng là đã phải chọn lựa. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được’. Nhưng giới chức nhà nước chưa kịp hiểu. Do đó, tối ngày 27.04.2016, trong một cuộc họp báo chỉ 15 phút để Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân lên tiếng bênh vực việc xả chất thải độc hại của chúng khi tuyên bố: « Chưa có bằng chứng để xác định Formosa và cảng Vũng áng có liên quan đến cá chết ». Bất chấp, trước đó, kết quả kiểm nghiệm của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thừa Thiên–Huế xác nhận ‘nước có kim loại nặng’.

Cuối cùng, Formosa đã nhận tội và xin lỗi, chứ không do nhà nước dám buộc tội và tự định mức bồi thường 500 triệu mỹ kim. Theo đánh giá của giới chuyên gia, khu vực biển miền Trung có thể cần đến cả thập niên để hồi phục sau thảm họa môi trường này. Nhiều cuộc biểu tình của người dân ở các tỉnh thành khác trên toàn nước cũng đã nổ ra nhằm phản đối ô nhiễm môi trường và yêu cầu quyền lợi được đảm bảo cho những người bị thiệt hại. Nhưng nhà nước đã đáp lại bằng giải tán thô bạo và nhiều người bị bắt giam vì bị cáo tội ‘gây rối trật tự’.

Công dân Nguyễn Văn Hoá, đã tường thuật về các cuộc biểu tình vì thảm họa Formosa, bị kết án 7 năm tù ở và nhà hoạt động môi trường Hoàng Bình, đã đi khiếu kiện Formosa để đòi quyền lợi cho người dân bị thiệt hại, bị án ‘bỏ túi’ 14 năm tù. Thật không CÔNG BẰNG khi Nguyễn Đức Chung, cựu chủ tịch Hà Nội, chỉ bị tù 5 năm trong một phiên xử kín về tội ‘chiếm đoạt tài liệu mật nhà nước và còn được Chánh án bắt tay an ủi ngày 11.12.2020.

Chưa hết. Tội trạng của Formosa và đồng lõa còn nặng thêm khi thảm họa môi trường này đã làm mất đi đồ ăn và việc làm của người dân nhất là ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã bỏ nước ra đi tìm Sự Sống đã phải Chết thảm thương trong số 39 người Việt tử nạn trong Containers đông lạnh phát hiện tại Essex (Vương quốc Anh) ngày 23.10.2019.

Năm 2020, thiên tai tại Việt Nam được các chuyên gia nhận định là diễn biến phức tạp, bất thường trên nhiều vùng, miền... với nhiều loại hình thiên tai như bão từ biển Đông, dông lốc, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, sụt lún đê biển... Đặc biệt là 13 cơn bão, mưa lũ, sạt lở đất kinh hoàng... khiến miền Trung phải trải qua 45 ngày liên tục bị chìm trong bão lũ. Thời gian từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 11/2020, bão, lũ xảy ra liên tiếp tại miền Trung với cường độ rất mạnh, trên phạm vi rộng đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản : 342 người chết và mất tích và thiệt hại về kinh tế lên đến hơn 33.500 tỷ đồng.

Về nguyên nhân, người ta nhắc đến những lý do Thiên tai và Nhân tai :

- - Cường độ bão đến từ biển Đông đi vào miền Trung dồn dập hơn gây ra một lượng mưa rất lớn, nhiều hơn từ 150 mm đến 200 mm trong một ngày. Mưa to làm cho các vùng bị ngập nhanh chóng, làm đầy hầu hết hồ chứa trên núi nhanh chóng và phải xả khẩn cấp.

- - Trước thảm họa sạc lở đất, giới chuyên môn đã từng cảnh báo ‘Thủy điện cóc’ là nguyên nhân cho tình trạng này. Dạng dự án thủy điện này có công suất nhỏ, được nhiều doanh nghiệp chọn làm vì vốn đầu tư vừa phải, thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, nếu đầu tư thủy điện loại này ở khu vực miền Trung thì lợi bất cập hại, vì khu vực này có địa hình độ dốc cao, sông ngắn lại là nơi tập trung vào nhiều Khu bảo tồn thiên nhiên, địa chất ở vùng này phần lớn thuộc nhóm đất dễ sạt lở.

Trong năm 2019, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, có 9 tỉnh tại Việt Nam có diện tích rừng tự nhiên giảm so với năm 2018. Nhiều nhất là tỉnh Đắk Lắk giảm còn 11.420 hecta diện tích đất rừng, Đắk Nông 7.157 hecta, Quảng Bình 3.337 hecta, các tỉnh còn lại là Quảng Trị, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế và Bình Định... Còn theo thông tin từ nhà nước Việt Nam, đã có hơn 50.000 hecta rừng bị tàn phá để nhường chỗ cho 824 nhà máy thủy điện. Trung bình để xây một thủy điện mất hết 59 hecta rừng.

Về việc thăm viếng và cứu trợ đồng bào bị nạn, Ðảng đang bận rộn hợp Trung ương Ðảng để chuẩn bị nhân sự cho Ðại hội Ðảng kỳ XIII, từ 25/01 đến 02.02.2021, với 1.590 đại biểu cho nhiệm kỳ 2021-2026 mà có quá nhiều đảng viên ở trường hợp đặc biệt, tài đức vẹn toàn mà không biết chọn ai, bỏ ai trong việc cai trị một nước từng ngồi vào ghế chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc điều khiển cả 5 thành viên thường trực, những ‘vua’ bán võ khí… Vì là nước độc đảng, nên cộng sản tha hồ bòn rút công quỹ (tiền dân đóng thuế) để tiêu xài. Trái lại, tại các nước đa đảng thì mỗi đảng phải tự tìm tiền để chi tiêu.

Ngày 22.10.2020, BBC tiếng Việt so sánh việc lãnh đạo Hun Sen (Cambodge) đã đến tận vùng bão lụt để thăm hỏi và tặng quà cho người dân bị nạn. Việt cộng thì muốn người dân phải góp tiền bạc qua các tổ chức của họ, kể cả Hội Chữ Thập Ðỏ. Nhưng do kinh nghiệm, đồng bào sợ tiền bị chúng cắt xén, nên đã tín nhiệm ‘tư nhân’ như anh chị ca sĩ Thủy Tiên và Công Vinh (cựu cầu thủ túc cầu) trên 100 tỷ đồng và tự nhị vị đã đi đến vùng thiên tai để trao tận tiền và tặng vật tận tay nạn nhân, có giới chức địa phuơng xác nhận và tiền thu chi được ngân hàng chứng minh.

Ngoài ra, Ủy ban BÁC ẮI Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng tham gia tích cực công cuộc cứu trợ này bằng tiếp nhận từ mọi người hảo tâm biếu và nhờ các Tu sĩ và Giáo dân chuyển về tận tay đúng nạn nhân.

Chưa hết, đầu năm 2020, Ðảng còn giết dã man ông Lê Ðình Kình trong giấc ngủ lúc 4 giờ sáng ngày 09.01.2020. Sau đó, ngày 14.09.2019, Tòa án Hà Nội tuyên án tử hình cho hai ông Lê Ðình Chức và Lê Ðình Công, con ông Kình.

Tiếp theo, sáng ngày 06.10.2020, đã có cuộc ‘Ðối thoại Nhân quyền Việt Mỹ’ để tự khen nhau đã cải thiện Quyến Con người. Có đúng SỰ THẬT? Để trả lời, trong đêm tối hôm đó,tối đó, lúc 23 giờ, công an đã đến bắt chị Phạm Ðoan Trang, người viết các sách ‘Chính trị Bình Dân’, ‘Cẩm nang Nuôi tù,… và, cuối cùng ‘Báo cáo Đồng Tâm’, được viết cả bằng tiếng Anh với ông Will Nguyễn (từng bị bắt và tù ở Việt Nam vì tham gia biểu tình).

Các nước tự cho là khối TỰ DO trong thời kỳ ‘chiến tranh lạnh’ (Mỹ, Anh, Gia nả đại và Liên hiệp Âu châu) từng viện trợ đã lên tiếng phản đối 2 trường hợp này, nhưng Việt Nam không trả lời.

Giới quan sát nhận định tình hình nhân quyền ở Việt Nam năm 2020 đã tiếp tục xuống dốc nhiều do hai nguyên nhân :

- một là dịch bịnh Corona-19 đã khiến quốc tế đặt trọng tâm vào các nỗ lực khắc phục hậu quả kinh tế và sức khỏe công cộng thay vì thúc dục Việt Nam về các vi phạm nhân quyền,

- hai là việc tổ chức Đại hội Đảng Cộng Sản 13 mà sự tranh quyền vô cùng ác liệt.

Từ những sự kiện trên, chúng ta có thể kết luận : « Khi cộng sản cai trị Việt Nam thì Văn Hóa Chăm sóc không phát triển ớ đó và Dân Việt chưa đồng hành trên con đường tiến tới Hòa Bình. Ngoài ra, Hòa Bình chỉ có được khi Việt Nam đạt tới bốn ‘cột trụ ’Sự Thật, Công Bằng, Tự Do và Bác ái được viết bằng chữ hoa trong bài, chứ không phải chỉ là ‘im tiếng súng’ như nhiều người tưởng.

Hà Minh Thảo

 
VietCatholic TV
Phép lạ đúng ngày đầu năm tại Nigeria. Tiếng kêu của vị Giám Mục giữa cảnh hoang tàn của giáo phận
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:53 04/01/2021


1. Giám Mục kỹ lưỡng nhất nước Mỹ về COVID-19 vừa xét nghiệm dương tính

Giáo phận Công Giáo Bridgeport đã thông báo rằng Đức Cha Frank Caggiano đang bị cách ly sau khi xét nghiệm dương tính với COVID-19 vào thứ Tư tuần trước.

Đức Cha gặp phải một số vấn đề về sức khoẻ nên ngài rất kỹ lưỡng đối với COVID-19. Ngài kiểm tra COVID một cách có hệ thống vào mỗi ngày Thứ Hai. Vào thứ Tư, ngày 30 tháng 12, phòng thí nghiệm trả về một chẩn đoán dương tính.

Các viên chức giáo phận cho biết Đức Cha Caggiano không bị bất kỳ triệu chứng nào, nhưng dù thế, ngài đã đình chỉ xuất hiện trước công chúng trong 10 ngày theo hướng dẫn của CDC.

Hôm thứ Bảy, ngày 2 tháng Giêng, theo dự trù Đức Cha sẽ phong chức linh mục cho thầy Phó tế Brendan Blawie, nhưng ngài không thể thực hiện được vì phải cách ly.

Phó tế Brendan Blawie là người gốc Newtown, đã tốt nghiệp Trường Sĩ quan Hàng hải ở Quantico, Virginia vào mùa hè năm 2012. Đức Cha Caggiano đã phong chức sáu cho thầy vào ngày 20 tháng Sáu vừa qua.

Đức Cha James Massa, Giám Mục Phụ Tá của Giáo phận Brooklyn và là Hiệu trưởng Đại Chủng viện Thánh Giuse ở Dunwoodie đã tấn phong Phó tế Brendan lên chức linh mục lúc 11 giờ sáng tại Nhà thờ Thánh Augustinô ở Bridgeport.


Source:Catholic News Agency

2. Lời cầu nguyện đầu năm mới của Đức Thánh Cha Phanxicô đã được nhận lời

Trưa thứ Sáu 1 tháng Giêng, sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Tôi mời anh chị em cùng tham gia cầu nguyện cho Tổng Giáo phận Owerri ở Nigeria, cho Đức Cha Moses Chikwe và tài xế của ngài, mới bị bắt cóc trong những ngày gần đây. Chúng ta cầu xin Chúa cho họ và tất cả những ai là nạn nhân của những hành động tương tự ở Nigeria sớm được tự do, bình an và đất nước thân yêu đó lấy lại an ninh, hòa hợp và hòa bình.

Buổi tối cùng ngày, vị Giám mục đã được trả tự do sau năm ngày bị bắt cóc.

Theo Tổng giáo phận Owerri, Đức Cha Moses Chikwe bị bắt cóc hôm Chúa Nhật, đã được thả ra mà không hề hấn gì. Giáo phận nằm ở phía đông nam Nigeria, đã thông báo trong một bài đăng trên mạng xã hội vào cuối ngày 1 tháng 1 rằng Giám mục Moses Chikwe và người tài xế của ngài, là anh Ndubuisi Robert, đã được những kẻ bắt cóc trả tự do “không bị thương và không có tiền chuộc”.

Thông báo nói tiếp “Sẽ có thêm thông tin chi tiết để vinh danh Thiên Chúa”. Bài báo được đính kèm với một bức ảnh, với dòng chữ “Chào mừng vị Giám mục yêu quý của chúng ta trở lại, Chúa đã nghe những lời cầu nguyện của dân Ngài”.

Đức Cha Chikwe, Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận Owerri, đã bị bắt cóc bởi những tay súng chưa rõ danh tính vào tối Chúa Nhật, ngày 27 tháng 12, tại Owerri, thủ phủ của bang Imo ở đông nam Nigeria.

Tờ The Sun của Nigeria đưa tin rằng vị giám mục đã bị bắt cóc “cùng với tài xế của ngài trong chiếc xe của Tòa Giám Mục” và chiếc xe “sau đó đã được đưa đến bùng binh Assumpta, trong khi những người đi trên xe bị đưa đến một địa điểm không xác định”.

Các giám mục Nigeria đã kêu gọi cầu nguyện cho sự an toàn và việc trả tự do của Đức Cha Chikwe, 53 tuổi. Người Công Giáo ở miền nam California cũng đã cầu nguyện cho sự trở về an toàn của vị giám mục. Đức Cha Chikwe đã phục vụ vài năm với tư cách là một linh mục tại Giáo phận San Diego, trước khi trở về đất nước của ngài.

Đức Cha Chikwe được thụ phong linh mục vào ngày 6 tháng 7 năm 1996, tại Nigeria, sau đó ngài hoàn thành bằng thạc sĩ quản lý giáo dục tại Đại học Loyola Marymount ở Los Angeles, và tiến sĩ giáo dục tại UCLA. Cha Chikwe phục vụ trong sáu năm với tư cách là một linh mục tại nhà thờ Thánh Giuse ở trung tâm thành phố San Diego và tại Bệnh viện VA ở La Jolla với tư cách là tuyên úy; ngài cũng thường xuyên dâng thánh lễ tại giáo xứ Thánh Máccô ở San Marcos, California.

Ngài trở về giáo phận quê hương, nơi ngài trở thành giám đốc giáo dục và được tấn phong Giám Mục Phụ Tá vào ngày 12 tháng 12 năm 2019.

Trong một tuyên bố ngày 29 tháng 12, Đức Tổng Giám Mục Anthony Obinna của Owerri kêu gọi “ tất cả các tín hữu và những người thiện chí của Chúa Kitô” hãy lờ đi các báo cáo theo đó những kẻ bắt cóc đã giết Giám mục Chikwe. “ Thông tin này chưa được xác nhận, gây hiểu lầm và không đến từ Tổng giáo phận Công Giáo Owerri”.

Vụ bắt cóc Giám mục Chikwe là vụ bắt cóc mới nhất trong một loạt vụ bắt cóc nhắm vào các giáo sĩ ở Nigeria, nhưng các vụ bắt cóc trước đó có liên quan đến các linh mục và chủng sinh, không phải giám mục.

Đầu tháng này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã liệt kê Nigeria trong số các quốc gia tồi tệ nhất về tự do tôn giáo, mô tả quốc gia Tây Phi là “ quốc gia cần quan tâm đặc biệt”. Đây là tên gọi chính thức dành riêng cho các quốc gia đang diễn ra những vi phạm nghiêm trọng nhất về tự do tôn giáo, các quốc gia khác là Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Ả Rập Saudi.


Source:Catholic News Agency

3. Giữa cảnh hoang tàn của giáo phận, Đức Giám Mục yêu cầu người Công Giáo ăn chay và cầu nguyện sau trận động đất ở Croatia

Một giám mục đã yêu cầu người Công Giáo kiêng ăn và cầu nguyện trong hai ngày thứ Tư liên tiếp sau khi một trận động đất xảy ra ở Croatia.

Đức Cha Vlado Košić của giáo phận Sisak đã đưa ra lời kêu gọi trên với những người Công Giáo trong giáo phận của ngài và trên khắp đất nước sau trận động đất mạnh 6.4 độ Richter vào ngày 29 tháng 12 khiến ít nhất 7 người thiệt mạng và 26 người khác bị thương. Trận động đất kinh hoàng, cảm nhận được ở các nước láng giềng như Slovenia, Bosnia và Herzegovina, Serbia và Hungary, cũng như Áo và Ý, đã phá hủy hay làm hư hại hầu hết các nhà thờ và nhà xứ trong giáo phận.

Giáo phận của ngài bao gồm thị trấn Petrinja, nằm gần tâm chấn của trận động đất,

Trong một tuyên bố được Cơ quan Thông tin Công Giáo Croatia đưa tin vào ngày 30 tháng 12, vị giám mục đã kêu gọi cầu nguyện và ăn chay từ ngày 30 đến 31 tháng 12 để cư dân sẽ không phải chịu thêm đau khổ.

Ngài nói rằng nhiều người đã bị mất nhà cửa và lo sợ các đợt dư chấn.

“Chúng tôi đã mất nhà thờ chính tòa và khoảng một chục nhà thờ khác, không kể các nhà nguyện. Một số đã bị phá hủy bởi trận động đất, và một số đã bị hư hỏng nghiêm trọng”, ngài nói.

“Chúng tôi cầu nguyện xin Chúa ban cho sức mạnh để chịu đựng tất cả những điều này và trong thảm kịch này, tất cả chúng tôi vẫn dũng cảm và đoàn kết với nhau”.

Trong số những người thiệt mạng trong trận động đất có một bé gái 12 tuổi. Một nạn nhân khác được phát hiện trong đống đổ nát tại một nhà thờ ở làng Žažina. Phương tiện truyền thông địa phương đưa tin rằng người đàn ông là người chơi đàn organ của nhà thờ.

Ước tính có khoảng 86% trong tổng số bốn triệu dân của Croatia là người Công Giáo.

Tại buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện cho các nạn nhân của trận động đất.

Ngài nói: “Hôm qua một trận động đất đã gây ra thương vong và thiệt hại trên diện rộng ở Croatia. Tôi bày tỏ sự gần gũi của tôi với những người bị thương và những người bị ảnh hưởng bởi trận động đất, và đặc biệt tôi cầu nguyện cho những người đã mất mạng và cho gia đình của họ”.

“Tôi hy vọng rằng các cơ quan chức năng của đất nước, với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, sẽ sớm xoa dịu được nỗi đau của người dân Croatia thân yêu. “

Ban Giám đốc Mục vụ cho Người Croatia ở nước ngoài đã kêu gọi các thành viên của cộng đồng người Croatia gửi viện trợ qua Caritas Croatia.


Source:Catholic News Agency

4. Thông cáo gây kinh ngạc của Tòa Thánh liên quan đến Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz

Hôm Chúa Nhật 3 tháng Giêng, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đưa ra thông báo toàn văn như sau:

Đức Thánh Cha đã chấp nhận đơn từ chức khỏi trách nhiệm chăm sóc mục vụ do Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz, Tổng Giám mục Thủ đô Minsk-Mohilev (Belarus), nộp lên ngài theo giáo luật 401 triệt 1, và đồng thời Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Cha Kazimierz Wielikosielec, dòng Đa Minh, Giám Mục hiệu tòa Blanda và là Giám Mục Phụ Tá của giáo phận Pinsk làm Giám Quản Tông Tòa của tổng giáo phận vừa trống tòa nói trên.

Người Công Giáo tại Belarus chắc chắn sẽ rất ngỡ ngàng. Từ cuối tháng 8 vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz của Minsk-Mohilev, và đồng thời là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Belarus, đã bị lưu vong tại Ba Lan. Nhà độc tài Alexander Lukashenko đã cấm không cho ngài về nước và cáo buộc ngài khích động dân chúng nước này tham gia các cuộc biểu tình đòi dân chủ tự do.

Hộ chiếu của Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz đã bị vô hiệu hóa và ngài đã bị lực lượng biên phòng ngăn chặn khi trở về Belarus sau chuyến viếng thăm Ba Lan vào ngày 31 tháng 8. Hành động này của nhà cầm quyền Belarus được coi là một đòn trừng phạt Đức Tổng Giám Mục vì ngài đã lên tiếng bảo vệ người dân tham gia các cuộc biểu tình sau một cuộc bầu cử tổng thống đầy gian lận.

Belarus đã chứng kiến các cuộc biểu tình lan rộng kể từ sau cuộc bầu cử đó. Các cuộc biểu tình bắt đầu vào ngày 9 tháng 8 sau khi tổng thống Alexander Lukashenko được tuyên bố đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử cùng ngày với hơn 80% số phiếu bầu.

Lukashenko đã là tổng thống Belarus kể từ năm 1994. Ông ta cho rằng Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz có thể là công dân của nhiều quốc gia, và nhận lệnh của các quốc gia khác nhằm xúi giục các cuộc biểu tình.

Đích thân, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, là ngoại trưởng Tòa Thánh, đã sang tận Belarus từ 11/9 đến 14/9 để thuyết phục Alexander Lukashenko cho Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz về nước nhưng không thành công.

Ngày 3 tháng 11, Đức Tổng Giám Mục Ante Jozić, là Tân Sứ Thần Tòa Thánh đến trình quốc thư, vẫn không thành công sau rất nhiều vòng đàm phán cam go.

Cuối cùng, Đức Tổng Giám Mục Claudio Gugerotti, Sứ thần Tòa thánh tại Vương quốc Anh, đã đóng vai trò là đặc phái viên của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc gặp gỡ với Lukashenko hôm 17 tháng 12. Đức Tổng Giám Mục Gugerotti từng là Sứ thần Tòa thánh tại Belarus từ năm 2011 đến năm 2015. Ngài nói thông thạo tiếng Belarus.

Năm ngày sau đó, hôm 22 tháng 12, Vladimir Makei, Bộ trưởng Ngoại giao Belarus, mới cho biết chính quyền Belarus nhượng bộ.

Makei nói:

“Vì sự tôn trọng sâu sắc nhất đối với Đức Giáo Hoàng và vì mối quan hệ cá nhân tốt đẹp với Đức Tổng Giám Mục Gugerotti, nguyên thủ Belarus cho rằng có thể đáp ứng yêu cầu của Đức Giáo Hoàng và đã đưa ra các chỉ thị cho Bộ Ngoại Giao tìm ra giải pháp cho vấn đề, có tính đến tất cả các cơ chế pháp lý hiện có,”

“Kỳ nghỉ lễ lớn sắp tới là Giáng sinh và các sự kiện lễ hội là một lý do bổ sung để đưa ra quyết định này đối với thành phố Minsk và Tổng giám mục Tadeusz Kondrusiewicz mặc dù có một số điều tiêu cực về người này,” Makei nói thêm.

Việc Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz xuất hiện trong thánh lễ Giáng Sinh là một phép lạ mùa Giáng Sinh đối với người dân Belarus.

Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz sinh ngày 3/1/1946. Như thế, ngày 3/1/2021 ngài tròn 75 tuổi. Theo giáo luật ngài phải nộp đơn từ chức lên Đức Thánh Cha. Tuy nhiên, thông thường, Đức Thánh Cha sẽ yêu cầu các Giám Mục đảm nhiệm chức vụ hiện nay thêm một thời gian nữa, trong nhiều trường hợp có thể lên đến vài năm.

Mất bao nhiêu công đàm phán như thế chỉ để làm thêm có 11 ngày! Hay đó là điều kiện của tên độc tài Lukashenko? Điều oái oăm gây ngơ ngác hơn nữa là người thay thế ngài, Đức Cha Kazimierz Wielikosielec (sinh ngày 5/5/1945) thậm chí còn già hơn ngài.


Source:Holy See Press Office
 
Nhóm Pháp sư Peru làm phép cho Biden. ĐTC mời gọi chúng ta chăm sóc cho nhau, xa lánh mê tín dị đoan
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:37 04/01/2021


1. Các pháp sư người Peru được dùng để vận động cho ông Joe Biden

Ngày 6 tháng Giêng tới đây, một phiên khoáng đại của lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ do phó tổng thống Mike Pence chủ tọa sẽ nhóm họp để thông qua hay bác bỏ kết quả cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 vừa qua.

Thượng nghị sĩ Ted Cruz nói rằng ông sẽ dẫn đầu một nhóm các Dân biểu và Thượng nghị sĩ thách thức kết quả bầu cử trên cơ sở có quá nhiều gian lận.

Cho đến nay, Tổng thống Trump vẫn không công nhận kết quả cuộc bầu cử hôm 3 tháng 11.

Các phương tiện truyền thông phò đảng Dân Chủ đã phản ứng lại bằng nhiều cách khác nhau. Nhẹ thì cho rằng đó chỉ là một chuyện vô ích, hay một chuyện có tính biểu tượng không đi đến đâu. Nặng hơn thì tấn công cá nhân Thượng nghị sĩ Cruz. Một cách khác là tung ra câu chuyện những dự đoán của các shamans, hay các pháp sư, người Peru rằng ông Joe Biden sẽ là tổng thống và tình hình trong năm 2021 sẽ tốt hơn nhiều so với năm 2000.

Họ nói rằng tại Lima, Peru, nhóm pháp sư của ông Jairo Osco tuyên bố rằng năm mới tình trạng sức khỏe trên thế giới sẽ tốt hơn, đại dịch coronavirus sẽ chấm dứt, các lệnh khóa cửa sẽ được dỡ bỏ.

Họ cũng dự đoán những điều lớn lao sẽ xảy ra ở một quốc gia Nam Mỹ khác là Venezuela.

Pháp sư Jairo Osco nói như một chính trị gia: “Chúng tôi đã dự đoán những thay đổi lớn ở Venezuela trong năm nay, năm 2021. Chúng tôi đang trừng phạt Tổng thống Maduro, người đang gây ra rất nhiều thiệt hại cho các anh chị em Venezuela của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi đang đấu tranh chống lại những quyết định tồi tệ của anh ấy “.

Nhóm còn thổi khói và vẫy hoa gửi “những rung động tốt đẹp” tới ông Joe Biden mà họ gọi là tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ.


Source:Reuters

2. Từ khởi thủy Thiên Chúa đã muốn giao tiếp với chúng ta. Huấn đức của Đức Thánh Cha ngày 3/1

Tại nhiều nơi trên thế giới, Chúa nhật 3 tháng Giêng là Chúa Nhật Lễ Hiển Linh hay còn gọi là Lễ Ba Vua. Tuy nhiên, tại Ý và nhiều nơi khác có truyền thống mừng lễ Hiển Linh vào đúng ngày chính lễ 6 tháng Giêng, thì Chúa nhật 3 tháng Giêng là Chúa Nhật thứ Hai sau lễ Giáng Sinh.

Bài Tin Mừng theo Thánh Gioan có chủ đề là “Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng ta”.

Bắt đầu Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời, và Ngôi Lời vẫn ở với Thiên Chúa, và Ngôi Lời vẫn là Thiên Chúa. Người vẫn ở với Thiên Chúa ngay từ nguyên thủy.

Mọi vật đều do Người làm nên, và không có Người, thì chẳng vật chi đã được tác thành trong mọi cái đã được tác thành. Ở nơi Người vẫn có sự sống, và sự sống là sự sáng của nhân loại; sự sáng chiếu soi trong u tối, và u tối đã không tiếp nhận sự sáng.

Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đã đến nhằm việc chứng minh, để ông chứng minh về sự sáng, hầu cho mọi người nhờ ông mà tin. Chính ông không phải là sự sáng, nhưng đến để chứng minh về sự sáng.

Vẫn có sự sáng thực, sự sáng soi tỏ cho hết mọi người sinh vào thế gian này. Người vẫn ở trong thế gian, và thế gian đã do Người tác tạo, và thế gian đã không nhận biết Người. Người đã đến nhà các gia nhân Người, và các gia nhân Người đã không tiếp nhận Người. Nhưng phàm bao nhiêu kẻ đã tiếp nhận Người, thì Người cho họ được quyền trở nên con Thiên Chúa, tức là cho những ai tin vào danh Người. Những người này không do khí huyết, không do ý muốn xác thịt, cũng không do ý muốn của đàn ông, nhưng do Thiên Chúa mà sinh ra.

Và Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng tôi, và chúng tôi đã nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang Người nhận được bởi Chúa Cha, như của người Con Một đầy ân sủng và chân lý.

Gioan làm chứng về Người khi tuyên xưng rằng: “Ðây là Ðấng tôi tiên báo. Người đến sau tôi, nhưng xuất hiện trước tôi, vì Người có trước tôi”.

Chính do sự sung mãn Người mà chúng ta hết thảy tiếp nhận ơn này tới ơn khác. Bởi vì Chúa ban Lề luật qua Môsê, nhưng ơn thánh và chân lý thì ban qua Ðức Giêsu Kitô. Không ai nhìn thấy Thiên Chúa, nhưng chính Con Một Chúa, Ðấng ngự trong Chúa Cha, sẽ mạc khải cho chúng ta.

Trong bài huấn dụ ngắn từ Thư Viện của Dinh Tông Tòa, trước khi đọc kinh Truyền Tin, trong khi ngoài trời mưa tầm tã, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Vào Chúa nhật thứ hai sau lễ Giáng sinh, Lời Chúa không cung cấp cho chúng ta một đoạn trong cuộc đời của Chúa Giêsu, nhưng nói với chúng ta về thời điểm trước khi Ngài giáng sinh. Trình thuật này đưa chúng ta ngược dòng thời gian, để mạc khải nhiều điều về Chúa Giêsu trước khi Ngài đến giữa chúng ta. Phần mở đầu của Tin Mừng Gioan bắt đầu như thế này: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời” (Ga 1: 1). Lúc khởi đầu: đây là những lời đầu tiên của Kinh thánh, cũng giống như lời tường thuật về sự sáng tạo bắt đầu như sau: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất” (St 1:1). Tin Mừng hôm nay nói rằng Đấng mà chúng ta đã chiêm ngưỡng trong lễ Giáng Sinh, như một hài nhi, Chúa Giêsu ấy đã hiện hữu trước: trước khi vạn vật khởi đầu, trước cả vũ trụ. Người có trước không gian và thời gian. “Ở nơi Người vẫn có sự sống” (Ga 1:4) trước khi sự sống xuất hiện.

Thánh Gioan gọi Người là Ngôi Lời. Thánh nhân muốn nói với chúng ta điều gì? Thưa: Lời được sử dụng để giao tiếp: anh chị em không nói một mình, anh chị em nói với ai đó. Chúng ta luôn nói chuyện với ai đó. Khi thấy một người đi trên đường lẩm bẩm nói chuyện với chính mình, chúng ta nói: “Người này lạ chưa, có chuyện gì đó đang xảy ra với cô ấy…” Chúng ta không lẩm bẩm với chính mình nhưng luôn nói chuyện với ai đó. Sự kiện là Chúa Giêsu là Ngôi Lời ngay từ đầu có nghĩa là ngay từ đầu Thiên Chúa muốn giao tiếp với chúng ta, Ngài muốn nói chuyện với chúng ta. Con một của Chúa Cha (x. câu 14) muốn nói với chúng ta về vẻ đẹp của việc được làm con cái Thiên Chúa; Người là “ánh sáng thật” (c. 9) và muốn ngăn cách chúng ta khỏi bóng tối của sự dữ; Người là “sự sống” (c. 4), Người biết cuộc sống của chúng ta và muốn nói với chúng ta rằng Người luôn yêu thương chúng ta. Chúa yêu mến tất cả chúng ta. Đây là thông điệp tuyệt vời của ngày hôm nay: Chúa Giêsu là Lời, Lời vĩnh cửu của Thiên Chúa, Đấng luôn nghĩ đến chúng ta và muốn giao tiếp với chúng ta.

Và để làm như vậy, Người đã vượt ra ngoài lời nói. Thực thế, ở trọng tâm của bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta được biết rằng Ngôi Lời “đã hoá thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng ta” (c. 14). Ngài đã trở thành nhục thể: tại sao Thánh Gioan lại sử dụng cách nói này, “nhục thể”? Thánh Gioan không thể nói một cách thanh lịch hơn rằng Người đã trở thành một người đàn ông sao? Thưa: Không, thánh nhân dùng từ nhục thể vì nó biểu thị tình trạng con người chúng ta trong tất cả sự yếu đuối của nó, trong tất cả sự mong manh của nó. Từ ngữ ấy cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã tự tạo ra sự yếu đuối dường ấy để chạm vào sự yếu đuối của chúng ta. Vì vậy, kể từ khi Chúa trở thành phàm nhân, không có gì trong cuộc sống của chúng ta là xa lạ đối với Ngài. Không có gì mà Ngài khinh thường, chúng ta có thể chia sẻ mọi điều với Ngài, mọi thứ.

Anh chị em thân mến,

Thiên Chúa đã hóa thành nhục thể để nói với chúng ta, để nói với anh chị em rằng Ngài yêu anh chị em ngay tại đó, rằng Ngài yêu chúng ta ngay trong tình trạng của chúng ta, trong sự yếu đuối của chúng ta, trong sự yếu đuối của anh chị em; ngay đó, nơi chúng ta xấu hổ nhất, nơi anh chị em xấu hổ nhất. Điều này thật táo bạo, quyết định của Thiên Chúa thật táo bạo: Ngài đã trở thành phàm nhân ngay tại nơi chúng ta thường xấu hổ; Người bước vào sự xấu hổ của chúng ta, để trở thành anh em với chúng ta, để chia sẻ hành trình cuộc sống.

Người đã trở thành nhục thể và một đi không trở lại. Ngài không coi nhân loại của chúng ta như một tấm áo mặc vào và cởi ra. Không, Người chưa bao giờ tách mình ra khỏi xác thịt của chúng ta. Và Người sẽ không bao giờ rời khỏi nó: bây giờ và mãi mãi Người ở trên trời cùng với nhân tính. Người đã mãi mãi kết hợp với nhân loại của chúng ta, chúng ta có thể nói rằng Người đã “kết hôn” với nhân loại chúng ta. Tôi thích nghĩ rằng khi Chúa cầu nguyện với Chúa Cha cho chúng ta, Ngài không chỉ nói với Chúa Cha, nhưng Ngài còn chỉ cho Chúa Cha thấy những vết thương của xác thịt, Ngài cho Chúa Cha thấy những vết thương mà Ngài đã chịu vì chúng ta. Đây là Chúa Giêsu: bằng xác thịt của nhân loại, Người là Đấng chuyển cầu, Người cũng muốn mang những dấu chỉ đau khổ. Chúa Giêsu, với xác thịt của mình ở trước mặt Chúa Cha. Trên thực tế, Tin Mừng nói rằng Người đến ở giữa chúng ta. Người không đến thăm chúng ta và sau đó bỏ đi, Người đến sống với chúng ta, ở lại với chúng ta.

Chúa Giêsu muốn gì ở chúng ta? Thưa: Ngài mong muốn sự thân mật tuyệt vời. Người muốn chúng ta chia sẻ với Người niềm vui và nỗi buồn, mong muốn và sợ hãi, hy vọng và nỗi buồn, mọi người và mọi tình huống. Anh chị em hãy làm điều đó, với sự tự tin: chúng ta hãy mở lòng ra với Ngài, hãy nói với Ngài tất cả mọi thứ. Chúng ta hãy dừng lại trong thinh lặng trước máng cỏ để cảm nhận sự dịu dàng của Thiên Chúa đã hóa thành nhục thể để gần gũi với chúng ta. Và đừng sợ, chúng ta hãy mời Người đến với chúng ta, về nhà của chúng ta, về gia đình của chúng ta. Mọi người đều biết rõ điều này là chúng ta hãy mời Người đến với những yếu đuối của chúng ta. Chúng ta hãy mời Người đến, để Người nhìn thấy vết thương của chúng ta. Ngài sẽ đến và cuộc sống sẽ thay đổi.

Xin Mẹ Thánh của Thiên Chúa, Đấng đã trở thành Ngôi Lời, giúp chúng ta chào đón Chúa Giêsu, là Đấng đang gõ cửa trái tim chúng ta để sống với chúng ta.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Tôi xin gửi đến anh chị em những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi cho một năm mới vừa bắt đầu. Là các tín hữu Kitô, chúng ta tránh xa những suy nghĩ theo thuyết định mệnh hoặc ma thuật: chúng ta biết rằng mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, chúng ta cùng nhau làm việc vì thiện ích chung, đặt những người yếu nhất và thiệt thòi nhất làm trung tâm. Chúng ta không biết những gì chào đón chúng ta trong năm 2021 này, nhưng những gì mỗi chúng ta và tất cả chúng ta cùng nhau có thể làm là cam kết chăm sóc lẫn nhau và thiên nhiên, là ngôi nhà chung của chúng ta nhiều hơn một chút.

Đúng là, có sự cám dỗ chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân, tiếp tục gây chiến, chẳng hạn, chỉ tập trung vào thành tích kinh tế, sống theo chủ nghĩa khoái lạc, tức là chỉ cố gắng thỏa mãn thú vui của chính mình… Có, vâng có những cám dỗ như thế. Tôi đọc một mẩu tin trên báo làm tôi buồn: ở một đất nước, tôi không nhớ là nước nào, để thoát khỏi sự cô lập và có thể có một kỳ nghỉ tốt, hơn 40 máy bay đã cất cánh bay đi vào chiều hôm đó. Nhưng những người đó, những người có thể là tốt, đã không đoái hoài gì đến những người ở nhà, những vấn đề kinh tế của bao nhiêu người mà cái lệnh khóa cửa ném xuống đất, và những người bệnh sẽ ra sao? Chỉ cần đi nghỉ và tận hưởng niềm vui của riêng họ. Điều này làm tôi đau đớn rất nhiều.

Tôi gửi lời chào đặc biệt tới những người đang bắt đầu một năm mới với nhiều khó khăn hơn, những người bệnh tật, những người thất nghiệp, những người đang sống trong hoàn cảnh bị áp bức hoặc bóc lột. Và với lòng yêu mến, tôi muốn gửi lời chào đến tất cả các gia đình, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ hoặc những người đang mong chờ sinh nở, là điều luôn luôn là một lời hứa của hy vọng. Tôi gần gũi với những gia đình này: Xin Chúa phù hộ cho anh chị em!

Chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật vui vẻ, và hãy luôn nghĩ đến Chúa Giêsu, Đấng đã hóa thành nhục thể để luôn sống với chúng ta, luôn luôn, giữa những điều tốt và những điều xấu của chúng ta. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc một bữa trưa ngon miệng và xin tạm biệt!


Source:Holy See Press Office