Ngày 03-01-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 04/01: Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Suy Niệm: Linh mục Phêrô Đoàn Hoàng Khôi Anh
Giáo Hội Năm Châu
03:50 03/01/2022

PHÚC ÂM: Mc 6, 34-44

“Hoá bánh ra nhiều, Chúa Giêsu tỏ ra Mình là Ðấng Tiên tri”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu xem thấy dân chúng đông đảo thì động lòng thương xót họ, vì họ như chiên không người chăn giữ, và Người bắt đầu giảng dạy họ nhiều điều. Và khi giờ đã muộn, các môn đệ đến thưa Người rằng: “Chỗ này hoang vắng, mà giờ đã muộn, xin Thầy giải tán họ, để họ đi tới các làng các xóm gần đây mà mua gì ăn”. Chúa Giêsu trả lời họ rằng: “Các con hãy cho họ ăn đi”. Họ thưa Người: “Chúng con phải đi mua đến hai trăm đồng bạc bánh để phát cho họ ăn”. Người nói với họ: “Các con có mấy cái bánh? Hãy đi xem”. Khi biết được rồi, họ thưa: “Có năm cái bánh và hai con cá”. Người ra lệnh cho họ bảo mọi người ngồi xuống làm thành từng nhóm trên cỏ xanh. Họ ngồi xuống từng nhóm, chỗ một trăm, chỗ năm mươi. Người cầm năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời mà chúc tụng, rồi bẻ bánh ra và trao cho các môn đệ, để họ phân phát cho người ta; còn hai con cá, Người cũng chia cho mọi người. Và tất cả đều ăn no. Mụn bánh và cá còn dư lại, người ta lượm được mười hai thúng đầy. Mà số người ăn là năm ngàn người.

Ðó là lời Chúa.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:30 03/01/2022

32. Dừng lại những ham muốn cá nhân của con thì sẽ không có địa ngục.

(Thánh Bernad)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:34 03/01/2022
57. NHÌN LỬA DIỆT CHUỘT

Có một người rất ghét chuột, nên bỏ ra một số tiền lớn mua một con mèo có thể bắt được chuột, ông ta hy vọng con mèo phát huy hết sức lực, mỗi ngày bắt cho ông thật nhiều món tanh, lại còn làm cho nó một cái ổ thật ấm để nó ngủ.

Nhưng con mèo ăn no ngủ kỷ nên không muốn bắt chuột, có lúc vì buồn chán nên cùng đùa giỡn với lũ chuột, lũ chuột ngày càng lộng hành, chủ nhân rất tức giận nên không nuôi mèo nữa. Sau đó, ông ta làm bẩy chuột và dùng thuốc độc để diệt chuột, nhưng cũng vô hiệu quả, ông ta đành bó tay.

Một hôm, nhà bếp bị cháy, nhà ăn cũng bị khói, ông ta tận mắt nhìn thấy lửa đốt phòng ngủ nhưng cũng mặc kệ.

Hàng xóm giúp ông ta chữa lửa, nhưng ông lại giận dữ chửi:

- “Lửa cháy lớn là tốt, để nó đốt sạch mấy con chuột, tại sao mấy người đi cứu chứ?”

(Nhĩ Thực Lục)

Suy tư 57:

Mèo là khắc tinh của chuột, nhưng chuột không hề sợ mèo, bởi vì mèo được cung phụng như một “công tử” chứ không phải như một “chiến sĩ”…

Thánh lễ là khắc tinh của hỏa ngục, nhưng nếu không yêu mến thánh lễ thì dễ dàng đi vào hỏa ngục.

Cầu nguyện là khắc tinh của sự cám dỗ, nhưng nếu không cầu nguyện luôn thì không thể thắng cơn cám dỗ.

Tiết chế ăn uống là khắc tinh của đòi hỏi xác thịt, bởi vì khi thân xác no nê dư thừa thì nó cũng đòi hỏi giải tỏa.

Vâng lời là khắc tinh của kiêu ngạo, bẻ gảy đức vâng lời thì đời sống tu đức cũng cong vẹo.

Bác ái là khắc tinh của dửng dưng, bởi vì chỉ có bác ái mới đánh động được tâm hồn người khô khan.

Ki-tô hữu là khắc tinh của hận thù bất công, bởi vì Đức Chúa Giê-su đến để giao hòa nhân loại với Thiên Chúa, thì Ki-tô hữu chính là người đem yêu thương đến cho tha nhân.

Ai muốn chung sống với tội lỗi thì cứ việc, nhưng người Ki-tô hữu dứt khoác phải trở thành khắc tinh của bất công, gian dối, thù hận.v.v...tắt một lời là tội lỗi.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Một hiện diện trao ban sự sống
Lm. Minh Anh
23:17 03/01/2022

MỘT HIỆN DIỆN TRAO BAN SỰ SỐNG
“Thiên Chúa là tình yêu”; “Nhờ Ngài, chúng ta được sống”.

Richard L. Evans nói, “Bi kịch của một cuộc đời không phải là nó kết thúc quá sớm, mà là chúng ta chờ đợi quá lâu để bắt đầu nó!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Khác với những gì Richard L. Evans cảnh báo, Thiên Chúa đã bắt đầu cuộc sống của Ngài từ đời đời, Ngài bắt đầu nó bằng tình yêu! Thánh Gioan nói, “Thiên Chúa là tình yêu”. Bài đọc thứ nhất hôm nay diễn tả ngắn gọn ý nghĩa sâu xa nhất của mầu nhiệm Giáng Sinh, “Thiên Chúa đã sai Con Một Ngài đến thế gian; nhờ Ngài, chúng ta được sống”. Bởi lẽ, sự hiện diện của Ngôi Hai ở giữa loài người là ‘một hiện diện trao ban sự sống’; Tin Mừng hôm nay minh hoạ sự hiện diện này.

“Thiên Chúa là tình yêu”. Đó là một định nghĩa đơn giản nhất nhưng sâu sắc nhất về Thiên Chúa trong toàn bộ Thánh Kinh. Mọi định nghĩa khác có thể nói về Ngài, nhưng dù mỹ miều đến mấy, vẫn chỉ là một bình luận về câu nói gãy gọn, nhưng sâu xa nhất ấy, “Thiên Chúa là tình yêu”. Vì yêu thương, Chúa Cha đã sai Con Một xuống thế, tặng trao con người sự sống; sự sống thần linh, vĩnh cửu và tình yêu; một sự sống mà sự chết không có quyền trên nó, không khổ đau và buồn phiền nào có thể dập tắt. Mặc dầu ‘sự sống’ này là định mệnh cao quý của con người bên kia cái chết, nhưng Thiên Chúa đã sai Con Ngài đến để chúng ta có thể hưởng nếm trước sự sống vĩnh cửu này ở đây và lúc này. Sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô, nay là Đấng Phục Sinh, là ‘một hiện diện trao ban sự sống’ cho tất cả chúng ta mọi nơi, mọi lúc, qua Bí tích Thánh Thể.

Thật thú vị, khi Tin Mừng hôm nay được đọc như một tường thuật về ‘một Thánh Lễ’ mang tính tiên tri, báo trước cho hàng vạn Thánh Lễ đang diễn ra mỗi ngày trên các bàn thờ. Marcô tường thuật Chúa Giêsu có mặt không phải trên núi nhưng cạnh một bờ hồ khi Ngài vừa ra khỏi thuyền để nuôi sống một đám rất đông đến 5.000 người. Đây là phép lạ duy nhất được cả 4 Tin Mừng nói đến. Một cách ‘rất nghi lễ’, Ngài cầm lấy bánh, ngước mắt lên trời, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ và môn đệ trao cho dân chúng. Toàn bộ trình thuật có một âm bội mạnh mẽ về Bí tích Thánh Thể. Sau khi giảng dạy, được coi như phụng vụ Lời Chúa, Chúa Giêsu đã ‘cử hành’ phụng vụ Thánh Thể; sau đó, Ngài trao bánh và cá cho các môn đệ, để họ chia cho mọi người.

Một chi tiết chúng ta không nên bỏ qua là, Chúa Giêsu không tự mình trực tiếp trao bánh và cá cho dân, Ngài ủy thác cho các môn đệ công việc này; và đó là cách thức Ngài bước vào cuộc sống của con người ngày nay. Chỉ Giáo Hội mới có đặc quyền trao ban Thánh Thể! Tình yêu của Chúa Giêsu thể hiện qua việc Giáo Hội nhận lãnh chính thịt máu Ngài, và sau đó, trao tặng cho những người khác. Nếu những gì Giáo Hội nhận lãnh được giấu kín, cất kỹ, thì Bí tích Thánh Thể chỉ trở thành một dấu chỉ của hư không; nó đã giảm thiểu đến mức chỉ còn là một nghi lễ trừu tượng.

Anh Chị em,

“Thiên Chúa là tình yêu”. Ở đâu có bóng dáng Chúa Giêsu, ở đó tràn đầy niềm vui, tràn đầy tình yêu và sự sống. Ngày nay, Chúa Giêsu không chỉ làm phép lạ một lần cho 5.000 người no thoả, nhưng mỗi giây phút, phép lạ vẫn được thực hiện từ tay các linh mục của Ngài. Như thế, qua Giáo Hội, chúng ta đang chứng kiến những gì Chúa Giêsu làm để nuôi sống dân Ngài. Được sự sống thần linh nuôi dưỡng, đến lượt mình, chúng ta cũng là những con người “cho họ ăn”. Ước gì qua đời sống chúng ta, những người khác cũng nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa, ‘một hiện diện trao ban sự sống’. Điều chúng ta tặng trao không chỉ là bánh ăn, nhưng còn là thời giờ, một nụ cười, một lời thân ái; và điều đáng tặng trao nhất vẫn là Giêsu, sự sống của Thiên Chúa trong chính chúng ta. Và như thế, mầu nhiệm Thánh Thể đã được sống một cách thiết thực nhất; Thánh Lễ không chỉ ở trong nhà thờ nhưng được kéo dài cả ngoài nhà thờ, suốt cả đời sống chúng ta.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, ước gì sự hiện diện của con cho tha nhân luôn là ‘một hiện diện trao ban sự sống’, và “Muôn dân nước sẽ thờ lạy Ngài” một khi họ nhận biết Chúa như Thánh Vịnh đáp ca mô tả”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Ứng xử khiêm hạ noi gương Đức Giêsu
Lm. Đan Vinh
23:24 03/01/2022

LỄ CHÚA GIÊ-SU CHỊU PHÉP RỬA C
Is 40,1-5.9-11; Tt 2,11-14;3,4-7; Lc 3,15-16.21-22
ỨNG XỬ KHIÊM HẠ NOI GƯƠNG ĐỨC GIÊ-SU

I. HỌC LỜI CHÚA

1.TIN MỪNG: Lc 3,15-16.21-22

(15) Hồi đó, dân đang trông ngóng, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi về ông Gio-an: Biết đâu ông chẳng phải là Đấng Mê-si-a ! (16) Ông Gio-an trả lời mọi người rằng: “Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước. Nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến. Tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và Lửa”. (21) Khi toàn dân chịu phép rửa, Đức Giê-su cũng chịu phép rửa. Sau đó, đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra (22) và Thánh Thần ngự xuống trên Người như chim bồ câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng: “Con là Con của Cha. Ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con”.

2.Ý CHÍNH:

Bài Tin mừng hôm nay được chia làm hai phần: Trong phần đầu: dân chúng thắc mắc và nghĩ Gio-an có lẽ là Đấng Mê-si-a. Nhưng ông đã khiêm tốn phủ nhận điều này và còn giúp họ phân biệt giữa phép rửa bằng nước sông do ông làm khác với phép rửa trong Thánh Thần và Lửa do Đấng Thiên Sai sẽ thực hiện. Trong phần hai: Khi Đức Giê-su vừa chịu phép rửa do Gio-an thực hiện thì một cuộc Thần hiện đã xảy ra: Thánh Thần ngự xuống trên Người như chim bồ câu và có tiếng Chúa Cha từ trời giới thiệu Đức Giê-su chính là Người Con độc nhất được sinh ra trước mọi thời gian và được Chúa Cha rất mực yêu quý.

3.CHÚ THÍCH:

-C 15-16: +Đấng Mê-si-a: Mê-si-a trong tiếng Do thái có nghĩa là Đấng Thiên Sai. Từ Mê-si-a này mang nặng ý nghĩa về mặt chính trị ái quốc cực đoan. Mê-si-a đồng nghĩa với Chris-tos trong tiếng Hy lạp hay Christus (Ki-tô) tiếng La tinh, nghĩa là “Người được Chúa xức dầu” (x. Lc 22,67; 23.3). Về sau tại An-ti-o-ki-a, lần đầu tiên các tín hữu đã được gọi là Ki-tô hữu, nghĩa là người thuộc về Đức Ki-tô (x Cv 11,26). +Cởi quai dép: Là hành vi của các nô lệ người ngọai quốc. +Làm phép Rửa trong Thánh Thần: Ở đây và trong sách Công vụ (1,5;11,16), Lu-ca phân biệt giữa phép rửa bằng nước do Gio-an thực hiện với phép rửa thanh tẩy bằng quyền năng Thánh Thần. Phép rửa mới này sẽ được khai diễn vào lễ Ngũ Tuần khi Thánh Thần lấy hình ngọn lửa hiện xuống trên đầu mỗi tông đồ hay môn đệ của Đức Giê-su. +Lửa: “Lửa” tượng trưng tác động của Chúa Thánh Thần thanh luyện tâm hồn các tín hữu, đang khi “nước” chỉ có tác dụng để tẩy rửa bên ngoài thân xác mà thôi (x. 1 Pr 1,7). Câu này tiên báo việc Chúa Thánh Thần sẽ tác động trên các tông đồ vào lễ Ngũ Tuần, tức ngày thứ mười sau khi Chúa lên trời (x. Cv 2,3-4).
-C 21-22: +Đức Giê-su cũng chịu phép rửa: Người khiêm tốn hòa nhập vào đoàn người sám hối đang xếp hàng lần lượt xuống sông Gio-đan để được Gio-an làm phép Rửa thanh tẩy cho +Đang khi Người cầu nguyện: Lu-ca thường ghi nhận những lần Đức Giê-su cầu nguyện trước các biến cố quan trọng (5,16; 6,12; 9,18.28-29). +Trời mở ra: Tin mừng Mác-cô viết: “Các tầng trời xé ra” (Mc 1,10). Còn ở đây Lu-ca viết: “Trời mở ra” có vẻ nhẹ nhàng hơn. Đức Giê-su chấm dứt thời kỳ Cựu ước của Do thái giáo và bắt đầu một kỷ nguyên mới là thời kỳ Tân ước. Từ đây trời đất đã giao hòa. Cửa Trời không còn đóng lại, nhưng đã được mở ra (x. Cv 7,56). +Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng như chim bồ câu: Chim bồ câu là hình dáng mà Thánh Thần mượn khi muốn cho người phàm xem thấy. Đây cũng là hình ảnh nhắc lại cuộc tạo dựng vào lúc khởi nguyên, báo hiệu một cuộc tạo thành mới (x. St 1,2). Trong biến cố đại hồng thủy thời No-e, chim bồ câu cũng báo trước về một thế giới mới (x. St 8,8). Cuối cùng, chim bồ câu ở đây còn bao hàm một ý nghĩa nữa là: Thần Khí đã xức dầu thiêng liêng cho Đức Giê-su (x. Cv 10,38), để tấn phong Người là Đấng Mê-si-a (x. Mt 12,18). +“Con là Con của Cha. Ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con”: Đây là Lời Chúa trích trong Thánh kinh (x Tv 2,7; Cv 13,33; Dt 1,5). Qua lời này, Đức Giê-su được Chúa Cha tấn phong làm Đấng Mê-si-a và bắt đầu sứ mệnh cứu độ dân Chúa. Cũng qua câu này, Thiên Chúa mặc khải mầu nhiệm quan trọng: “Đức Giê-su là Con Một Thiên Chúa” (x. Lc 1,35).

4.CÂU HỎI:

1) Ý nghĩa của từ Ki-tô và Ki-tô hữu là gì? Các tín hữu của Chúa Giê-su lần đầu tiên được gọi là Ki-tô hữu tại đâu?
2) Phân biệt phép rửa của Gio-an và phép rửa tội của Đức Giê-su giống và khác nhau thế nào?
3) “Lửa” trong câu Lc 3,16 có ý nghĩa ra sao và tiên báo về điều gì?
4) Tại sao Đức Giê-su là Đấng vô tội mà lại đứng xếp hàng chung với các tội nhân để xin Gio-an làm phép rửa?
5) Câu nào cho thấy Đức Giê-su đã được Chúa Cha tấn phong làm Đấng Mê-si-a?

II. SỐNG LỜI CHÚA:

1.LỜI CHÚA: “Con là Con Cha. Cha hài lòng về Con” (Lc 1,35)

2.CÂU CHUYỆN:

1) SẴN SÀNG BỊ NGÃ VÀO VŨNG BÙN NHƠ:

Một vị quan lớn mở tiệc mời nhiều người đến dự. Tất cả các người được mời đều ăn mặc sang trọng và dùng xe ngựa đến. Trong số ấy có một vị khách già yếu. Rủi thay, vì già yếu nên khi xuống xe ông cụ đã bị trượt chân té ngã vào vũng bùn. Khách đến dự tiệc thấy vậy đều phá lên cười. Xấu hổ và cảm thấy mình không xứng đáng dự tiệc với quần áo như vậy, ông quyết định quay về. Gia nhân nài nỉ cách mấy ông cũng không chịu ở lại. Khi đó vị quan chủ tiệc được báo tin đã vội tới chỗ vị khách kia, rồi cũng cố tình bị té ngã vào vũng nước. Thế là áo quần của ông quan cũng dơ bẩn giống như vị khách kia. Nhưng lần này không ai dám cười nhạo nữa. Sau đó, vị quan lớn đã cầm tay vị khách quý đưa vào phòng tiệc. Đến lúc này thì vị khách chẳng còn lý do nào để chối từ nữa.

Chính hành động cố tình té ngã vào vũng bùn của vị quan lớn, để nên giống như vị khách quý nên đã đưa được ông vào bàn dự tiệc, thì Con Thiên Chúa vô cùng thánh thiện đã hóa nên người phàm, để làm cho người phàm chúng ta được trở nên con Thiên Chúa.

2) GIÁ TRỊ CỦA ĐỨC KHIÊM HẠ GIỮA ĐỜI THƯỜNG :

Một tài xế xe tải kia không dám cho xe tải chạy qua cầu, vì theo anh nghĩ chiếc xe tải có mui xe cao hơn thành cầu tới 10 phân. Trong lúc tiến thoái lưỡng nan, không biết nên giải quyết thế nào, thì có người đề nghị với anh: Hãy xì bớt hơi cho các bánh xe xẹp xuống. Anh tài xế liền làm theo lời khuyên này và cuối cùng chiếc xe của anh đã dễ dàng qua cầu an toàn.

Xì hơi cho 4 bánh xe xẹp bớt cũng tương tự thái độ khiêm nhường. Trong giao tiếp với tha nhân, nếu “biết mình biết người, sẽ trăm trận trăm thắng !”. Cũng vậy, nếu biết ứng xử khiêm hạ với tha nhân thì chúng ta sẽ gây được thiện cảm với họ và sẽ dễ đạt tới thành công trong mọi việc.

3) KHIÊM TỐN LÀ LUÔN TRONG TƯ THẾ QUÂN BÌNH:

Một hôm Khổng Tử tới thăm miếu vua Hoàn Công nước Lỗ, thấy một chiếc lọ đứng nghiêng thì hỏi thăm và được người giữ miếu cho biết như sau:
- Cái lọ này là một bảo vật, thuở trước nhà vua luôn để gần ngai vàng để nhắc nhở mình.
Khổng Tử nói :
- Ta nghe đồn nhà vua có một bảo vật : không cho nước vào thì lọ đứng nghiêng; Đổ nước vào vừa phải thì lọ sẽ đứng thẳng. Còn nếu đổ nước đầy tới miệng thì lọ lại sẽ bị đổ ngã. Có lẽ đó chính là chiếc lọ này chăng?
Rồi ngài bảo học trò múc nước để kiểm tra thì kết quả đúng như thế.
- Bấy giờ Khổng Tử mới dạy bài học về sự trung dung như sau:
Cái lọ của vua Hoàn Công chính là bài học giúp thực hành lối sống quân bình để khỏi bị sụp đổ. Người thông minh thì hãy giữ quân bình bằng cách ứng xử như người bình thường chứ không muốn cho mình trổi vượt hơn người khác. Kẻ lập được công to thì hãy giữ quân bình bằng thái độ và lời nói khiêm tốn chứ không khoe khoang thành tích hơn người của mình. Kẻ có sức khỏe vô địch thì nên giữ quân bình bằng thái độ nhẫn nhịn chịu đựng tha nhân chứ không “ỷ mạnh hiếp yếu, lấy thịt đè người”. Nếu đang là một người giầu có thì hãy giữ quân bình trong cách tiêu dùng và quảng đại chia sẻ cơm áo cho người nghèo khổ túng thiếu”.

4) SỨC MẠNH THUYẾT PHỤC CỦA GƯƠNG SÁNG:

Tại một bệnh viện, một bé gái được đưa vào phòng giải phẫu. Bác sĩ nói: “Cháu ạ, trước khi giải phẫu, ta phải làm cho cháu ngủ đã!” Cô bé, vốn được bà mẹ đạo đức huấn luyện từ nhỏ về thói quen cầu nguyện trước khi đi ngủ, liền đáp: “Ồ, nếu bác sĩ làm cho cháu ngủ, thì xin hãy để cho cháu được cầu nguyện trước đã”. Rồi em ngồi dậy sốt sắng cầu nguyện. Sau một phút, em nói: “Bây giờ thì bác sĩ có thể bắt đầu cho cháu ngủ được rồi đấy!” Sau đó, chính bác sĩ giải phẫu cũng âm thầm cầu nguyện khi sắp bắt tay vào việc chuyên môn gây mê và giải phẫu khối u cho em nhỏ. Đây là lần đầu tiên ông cầu nguyện sau 30 năm mất đức tin. Chính gương sáng cầu nguyện của cô bé yếu đuối đã có sức khơi dậy niềm tin nơi vị bác sĩ nhiều năm xa Chúa!

3.THẢO LUẬN:

Khi chịu phép rửa tội, chúng ta đã được công nhận là con yêu dấu của Chúa Cha như Đức Giê-su xưa. Người cũng truyền cho các môn đệ phải làm chứng cho Người (Cv 1,8). Vậy ngày nay các tín hữu cần làm chứng cho Đức Giê-su bằng cách nào?

4.SUY NIỆM:

1) PHÂN BIỆT HAI LOẠI PHÉP RỬA:

- Gio-an Tẩy Giả đã phân biệt hai loại phép rửa với dân chúng Do Thái như sau: “Tôi rửa anh chị em trong nước, nhưng có Đấng cao trọng hơn tôi đang đến sau tôi, nhưng Người có trước tôi, và tôi không xứng đáng cởi giây giày cho Người. Người sẽ rửa anh chị em trong Thánh Thần và Lửa”. Gio-an cũng làm chứng về Ngôi vị Con Thiên Chúa của Đức Giê-su như sau: “Tôi không biết Người, nhưng Đấng sai tôi làm phép rửa trong nước phán bảo tôi: Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì đó chính là Đấng làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần. Tôi đã thấy và tôi làm chứng Người chính là Con Thiên Chúa…”

- Phân biệt hai loại phép Rửa: Phép rửa của Gio-an Tẩy Giả, và phép rửa tội của Đức Giê-su như sau:

+Phép rửa sám hối bằng nước sông: Đức Giê-su đã đến xếp hàng xin Gio-an làm phép rửa bằng nước sông Gio-đan để được Thiên Chúa xác nhận là Đấng Thiên Sai, như Gio-an Tẩy Giả đã nói: “Để Ngài được tỏ mình ra với dân Ít-ra-en, nên tôi mới đến làm phép rửa trong nước”. Người chịu phép Rửa bằng nước được Gio-an dìm mình xuống dưới mặt nước bày tỏ lòng “sám hối để được ơn tha tội” (x. Mc 1,4), và được gia nhập vào đoàn ngũ những người sẽ đón nhận ơn cứu độ của Đấng Thiên Sai sắp đến ban cho.

+Phép rửa tái sinh trong Chúa Thánh Thần: Đây là bí tích Rửa Tội nhân danh Chúa Ba Ngôi do Chúa Giê-su thiết lập. Trước khi lên trời, Chúa Giê-su Phục Sinh đã truyền cho các môn đệ cử hành bí tích rửa tội như sau: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần…” (Mt 28,18-19). Phép rửa tội của Chúa Giê-su ám chỉ toàn bộ công trình cứu độ bằng sự chết và phục sinh của Người như Người đã nói trước cuộc khổ nạn: “Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất” (Lc 12,50). Những ai chịu phép rửa tội do Đức Giê-su thiết lập sẽ nhận được Thần Khí tẩy sạch mọi vết nhơ tội lỗi, sẽ được Thiên Chúa ban tặng một quả tim mới bằng thịt biết yêu thương, thay cho quả tim đã hóa ra chai đá (x. Is 44,3).

2) PHÉP RỬA TỘI GIÚP LOẠI TRỪ CÁC THÓI HƯ THUỘC THỂ:

Hôm nay Hội thánh cũng muốn nhắc lại những cam kết trong ngày chịu phép rửa tội. Qua nghi lễ thanh tẩy bằng nước, diễn tả mầu nhiệm Tử nạn và Phục sinh của Đức Giê-su, Hội thánh nhắc nhở các tín hữu phải chết đi cho những gì thuộc về ma quỉ, thế gian cùng các đam mê tội lỗi bất chính để cùng Người sống lại một cuộc sống mới làm con Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần.
Chết đi cho các thói hư chính là lọai trừ óc bè phái cục bộ, gây chia rẽ nội bộ; thói tự cao tự đại cho mình là nhất và lên mặt kết án kẻ khác; thói tự ái cao không chấp nhận những góp ý phê bình của tha nhân đối với các sai sót khuyết điểm của mình. Chết đi cho những việc làm xấu xa như: tham ô hối lộ, ăn cắp của công, bóc lột người nghèo, giết người cướp của, chè chén say sưa, cờ gian bạc lận, gian tham tục tĩu, loại bỏ những ý nghĩ đen tối, những lời nói hành, “gắp lửa bỏ bàn tay người”, lên án bất công cho những kẻ mình không ưa, nói sai sự thật, thói ưa tọc mạch soi mói vào đời tư của người khác…

3) PHÉP RỬA TỘI TÁI SINH TA LÀM CON THIÊN CHÚA:

- Ngày lễ hôm nay nhắc nhở chúng ta ý thức và sống ơn gọi khi chịu phép rửa tội: Được biến hóa nên con của Thiên Chúa giống Đức Giê-su như Tin Mừng đã ghi nhận: “Lại có tiếng từ trời phán rằng: “Con là Con của Cha. Ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con” (Lc 3,22). Như vậy, phép rửa tội không những là một lễ nghi gia nhập đạo, mà còn là khởi đầu của một cuộc sống mới làm con Thiên Chúa và sẽ kéo dài suốt cuộc đời người tín hữu. Chúng ta phải sống thế nào để Thiên Chúa có thể nhận chúng ta là con thảo như đã từng công nhận Đức Giê-su sau khi chịu phép Rửa của Gio-an: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,17).

- Vậy thế nào là một “người con yêu dấu luôn làm Chúa Cha hài lòng? :

+ Hiểu biết ý muốn của cha mình: Đức Giê-su luôn cầu nguyện kết hiệp với Cha, hiểu biết thánh ý Cha và luôn làm theo ý Cha. Người cũng cho các môn đệ biết: ”Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người” (Ga 4,34). Sau bữa Tiệc Ly, Người đã cùng 3 môn đệ vào vườn Cây Dầu và cầu nguyện với Cha: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39).

+ Chiếu ánh sáng đức tin bằng các việc lành: chúng ta phải chiếu ánh sáng của Chúa bằng việc thăm viếng để chia sẻ và phục vụ cụ thể như lời Chúa Giê-su phán: ”Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16). Cần năng cầu nguyện với Chúa Cha với tâm tình con thơ phó thác như lời kinh Chúa Giê-su dạy: ”Chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời…”. Cuộc sống của mỗi tín hữu chúng ta phải biểu lộ cho lương dân nhận biết chúng ta thực là con Thiên Chúa.

4) PHÉP RỬA TỘI GIÚP TA CHU TOÀN SỨ VỤ LÀM CHỨNG CHO CHÚA:

Sau khi chịu phép Rửa Tội và Thêm Sức, chúng ta sẽ được thánh hóa nhờ Thần Khí của Chúa Ki-tô Phục Sinh. Từ đây chúng ta có bổn phận làm chứng cho Chúa Giê-su như sau:

+ Làm chứng bằng một cuộc sống hiếu thảo luôn làm vui lòng Chúa Cha như Đức Giê-su (x Mt 3,17): Mỗi tín hữu cần năng kết hiệp bằng sự đọc kinh cầu nguyện sớm tối; Dành ra thời gian để đọc một đoạn Lời Chúa rồi suy niệm để tìm hiểu ý Chúa muốn cho mình phải làm gì và cầu xin Chúa giúp thực hành theo gương mẫu và lời dạy của Đức Giê-su (x Dt 10,9; Mt 26,39); Cần ý thức sứ vụ tích cực góp phần xây dựng môi trường mình đang sống trở nên “Trời Mới Đất Mới” (Kh 21,1-4), ngày một an tòan sạch đẹp hơn, công bình nhân ái hơn…

+ Làm chứng cho Đức Giê-su không phải lúc nào cũng nói về Chúa, nhưng là luôn sống đức tin bằng việc thực hành đức cậy và chiếu sáng đức mến qua cách ứng xử với tha nhân: Câu chuyện bé gái sắp bị mổ đã cầu nguyện với Thiên Chúa, đã có sức lay động đức tin chai đá nguội lạnh của viên bác sĩ giải phẫu cho em, ông này đã bỏ cầu nguyện nhiều năm.

+ Làm chứng bằng việc quyết tâm loại bỏ “con người thuộc thể” bằng cách xin ơn Thánh Thần để luôn theo gương mẫu và lời dạy của Đức Giê-su như thánh Phao-lô đã viết: "Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Ki-tô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa" (Cl 3, 1-2).

+ Làm chứng bằng việc chu tòan sứ vụ loan báo Tin Mừng, nghĩa là làm cho “danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” (Mt 6,9-10). Làm chứng bằng lời nói và qua việc làm chia sẻ quảng đại và khiêm tốn phục vụ những người bệnh tật hoặc bị bỏ rơi… Nhờ đó anh em lương dân sẽ dễ nhận biết tin yêu Chúa như Đức Giê-su đã dạy: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16).

5.NGUYỆN CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con học tập nơi Chúa nhân đức hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Xin cho chúng con luôn biết nhận ra những thiếu sót và lầm lỗi của mình để tu sửa đời sống. Xin cho chúng con tránh tìm cách nổi trội hơn anh em nhưng luôn chọn phần nhỏ hơn abg em về quyền lợi địa vị, nhưng phần lớn hơn anh em về trách nhiệm phục vụ. Xin cho chúng con luôn biết ăn nói khiêm tốn nhỏ nhẹ, tránh la mắng to tiếng với người dưới, cho chúng con biết nói ít làm nhiều như lời Gio-an Tẩy Giả nói với môn đồ của ông: “Người cần phải lớn lên còn tôi phải lu mờ đi”... Nhờ đó, “hữu xạ tự nhiên hương”: qua chúng con, anh em lương dân sẽ nhận biết yêu mến Chúa để cùng được chia sẻ niềm vui ơn cứu độ trong đại gia đình Hội Thánh với chúng con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.


 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Wilton Gregory của Washington xét nghiệm dương tính với coronavirus
Đặng Tự Do
03:58 03/01/2022


Chiều Giao Thừa 31 tháng 12 vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory của Washington cho biết ngài vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với coronavirus.

Đức Hồng Y Gregory cho biết ngài cảm thấy “ổn, không đau, sốt hoặc các triệu chứng khác.” Việc xét nghiệm diễn ra sau khi ngài tiếp xúc với một người và người này báo cho ngài là anh ta vừa có kết quả dương tính.

Ngài cho biết ngài sẽ cách ly trong tuần này, và xin lỗi cộng đồng Giáo Hội vì không thể cử hành các buổi lễ.

“Tôi rất tiếc vì đã bỏ lỡ sự có mặt vào cuối tuần này tại các nhà thờ của chúng ta và với cộng đồng Haiti,” Đức Hồng Y Gregory nói trên Twitter.

Theo Tổng giáo phận Washington, Đức Hồng Y Gregory đã nhận được hai liều vắc xin coronavirus. Liều thứ hai là vào tháng 2 năm 2021. Ngài cũng đã khuyến khích các thành viên trong tổng giáo phận làm như vậy.

Theo dữ liệu được thu thập bởi mạng trực tuyến “The Seismograph”, nếu tính từ khi bắt đầu đại dịch đến nay, Đức Hồng Y Wilton Gregory là vị Hồng Y thứ 25 có kết quả xét nghiệm dương tính với coronavirus.

Trong 25 vị Hồng Y nhiễm coronavirus, Đức Hồng Y y người Ý Gualtiero Bassetti là vị Hồng Y duy nhất bị nhiễm vi rút đến lần thứ hai sau lần nhiễm trùng đầu tiên khiến ngài suýt mất mạng.

Đáng buồn là trong 25 vị Hồng Y nhiễm coronavirus có 3 vị đã chết vì thứ virus quái ác này.

Thứ nhất là Đức Hồng Y Eusébio Oscar Scheid - Tổng giám mục hiệu tòa của São Sebastião do Rio de Janeiro, Brazil. Ngài sinh năm 1932 và đã chết từ Covid-19 vào ngày 13 tháng Giêng năm ngoái 2021.

Thứ hai là Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino - Tổng Giám mục hiệu tòa Caracas, Venezuela. Ngài sinh năm 1942 và đã chết vì Covid-19 vào ngày 23 tháng 9 năm ngoái 2021.

Thứ ba là Đức Hồng Y José Freire Falcão - Tổng Giám mục hiệu tòa Brasilia, Brazil. Ngài sinh năm 1925 và qua đời vì Covid-19 vào ngày 26 tháng 9 năm ngoái 2021.
Source:wtop.com
 
Cha Sở bị bắn và bị chém vào Đêm Giao Thừa và bị cướp đi hơn 160,000 Mỹ Kim
Đặng Tự Do
04:02 03/01/2022


Cha Sở giáo xứ Thánh Phanxicô Xaviê ở quận Tangila trong thành phố Kamituga, thuộc địa phận Mwenga, Cộng Hòa Dân Chủ Congo bị bắn và bị chém, trong cuộc tấn công xảy ra vào Đêm Giao Thừa 31 tháng 12 vừa qua.

Lúc đó là 9 giờ tối. Những tên cướp có vũ trang đã tấn Công Giáo xứ, trong khi thị trấn khai thác mỏ Kamituga đang sôi động với các lễ hội.

Những tên cướp này đã khiến vị linh mục đang ngồi trong phòng khách trong nhà xứ của giáo xứ Công Giáo Thánh Phanxicô Xaviê của Tangila kinh ngạc. Bọn cướp uy hiếp vị linh mục và yêu cầu ngài trao cho chúng số tiền vừa được Caritas gửi cho ngài để trả cho các thầy cô giáo trong giáo xứ.

Radio Okapi cho biết chúng gia tăng mối đe dọa bằng cách nổ súng và vị linh mục bị bắn vào đùi. Tiếp theo, một tên chém một nhát dao vào đầu ngài.

Nguồn tin y tế trấn an anh chị em giáo dân rằng vị linh mục đang được điều trị tại bệnh viện địa phương và tình trạng sức khỏe không đáng lo ngại. Số tiền bị cướp lên đến 325,446,000 phật lăng Congo, tương đương với 162,720 Mỹ Kim.

Cuộc tấn công này khiến tất cả các thầy cô giáo trong giáo xứ không có tiền đón Tết.

Caritas Cộng Hòa Dân Chủ Congo đã tích cực vận động các giáo viên ở các vùng sâu vùng xa, nơi có Internet sớm có tài khoản ngân hàng trực tiếp sau cuộc tấn công vũ trang nhằm vào một đoàn xe của Caritas giáo phận từ Uvira, đang vận chuyển số tiền dành cho giáo viên ở cao nguyên Fizi.
Source:Radio Okapi
 
Bạn bị cảm lạnh, cúm hay Covid-19? Các chuyên gia giải thích cách phân biệt
Đặng Tự Do
16:27 03/01/2022


Bạn có bị đau họng, sổ mũi và đau nhức mình mẩy không? Nó có thể là cảm lạnh thông thường, một trường hợp cúm - hoặc Covid-19.

Cảm lạnh, cúm hay Covid-19 đều có những biểu hiện giống nhau, đôi khi khiến bạn khó phân biệt được đâu là bệnh do thời tiết gây ra hay do virus gây ra.

Tỷ lệ các trường hợp nhiễm Covid-19 đang tăng phi mã sau khi biến thể Omicron được tìm thấy, nhưng số trường hợp nhập viện dường như vẫn ở mức tương đối thấp. Tiến sĩ Abdul El-Sayed, nhà dịch tễ học và cựu giám đốc điều hành Sở Y tế Detroit, cho biết đối với những người được tiêm chủng đầy đủ, đã có đủ bằng chứng cho thấy rằng việc nhiễm loại biến thể này có vẻ ít nghiêm trọng hơn.

“Điều quan trọng cần nhớ là vắc-xin giống như đưa ra lời kêu gọi 'đề phòng' đối với hệ thống miễn dịch của bạn. Vì vậy, khả năng xác định, nhắm mục tiêu và tiêu diệt vi rút của nó sẽ cao hơn rất nhiều mỗi khi chúng ta sử dụng thêm một liều vắc xin nữa”, El-Sayed nói. “Điều hợp lý là các triệu chứng bạn gặp phải sẽ nhẹ hơn nếu bạn đã được tiêm phòng.”

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể xem nhẹ các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là khi tính đến nguy cơ quá tải của các hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Ông nói: “Nguy cơ mắc bệnh nặng của mỗi cá nhân có thể thấp hơn, nhưng điều đó không có nghĩa bao nhiêu ở bình diện xã hội. Ngay cả một tỷ lệ dân số nhiễm bệnh tương đối nhỏ của một quốc gia tương đối đông dân cũng có thể là một thảm họa lớn.”

Theo bác sĩ El-Sayed, xét nghiệm là cách tốt nhất để biết mình có bị nhiễm coronavirus hay không. Tuy nhiên, với tốc độ lây lan quá nhanh như hiện nay, nếu chỉ cảm, cúm sơ sài mà cũng đi xét nghiệm thì có khả năng tạo ra tình trạng quá tải cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe. Năng lui tới những chỗ đó cũng không phải là điều nên làm, đặc biệt là trong các hoàn cảnh phải chờ đợi lâu giờ. Vì thế, tốt nhất ta nên biết cách phân biệt cảm, cúm sơ sài hay thực sự đã nhiễm coronavirus.

El-Sayed cho biết: “Các dấu hiệu ban đầu của cảm lạnh, cúm và Covid-19 có xu hướng tương tự nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa cảm và cúm là các triệu chứng trong trường hợp bị cảm có xu hướng tiệm tiến, tăng lên từ từ; trong khi cúm gây ra các triệu chứng bất thình lình.”

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, gọi tắt là CDC, cả Covid-19 và cúm thường gây ra các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau người, đau họng, khó thở và nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Theo bác sĩ El-Sayed, nếu bạn cảm thấy mất vị giác và khứu giác thì hầu như chắc chắn bạn nhiễm coronavirus rồi. Đó là hai dấu hiệu cảnh báo lớn nhất của nhiễm trùng Covid-19. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng với biến thể Omicron, hai triệu chứng này có thể không rõ ràng ở một số người.

Câu hỏi tiếp theo là bạn có bị đau đầu và ho khan không. Đau đầu và ho khan là hai triệu chứng nổi bật trong trường hợp nhiễm coronavirus. Các bác sĩ thường phân biệt nhiễm trùng Covid-19 và cúm bằng chứng đau đầu và ho khan thường đi kèm với nó.

Ông cảnh báo: “Đối với những người đang cảm thấy đau ngực nghiêm trọng, đặc biệt là khi ho khan ngày càng trở nên tồi tệ hơn, đó là lúc bạn thực sự nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế.”

“Nếu bạn bắt đầu cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng mất vị giác, mất khứu giác, đau đầu và ho khan càng lúc càng dữ dội, bạn nên hỏi: Có ai mà tôi tiếp xúc đã bị nhiễm Covid không?”

Ngay cả khi bạn chưa cảm thấy các triệu chứng, tốt nhất nên thận trọng nếu bạn ở gần một người có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.

Ông nói: “Chúng ta hãy nhớ rằng biến thể Omicron đang lan truyền như cháy rừng. Tháng Giêng sẽ là 'một tháng thực sự, thực sự khó khăn' vì biến thể Omicron đang gây ra một làn sóng đột biến các trường hợp nhiễm trùng.”

CDC cảnh báo rằng: Đối với những người đã tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 nhưng không cảm thấy các triệu chứng, thì có khả năng virus chưa phát triển đủ để xuất hiện trong một xét nghiệm nhanh. Trong trường hợp đó, tốt nhất là đợi năm ngày sau khi tiếp xúc với bệnh nhân rồi hãy đi thử nghiệm và tiếp tục theo dõi.

Cho dù đó là Covid-19, cúm, hay cảm lạnh thông thường, trước sự lây lan như cháy rừng của biến thể Omicron, cách ly ngay với người nhà luôn luôn là một ý tưởng tốt.
Source:CNN

 
Tin tức về đại dịch coronavirus và biến thể Omicron
Đặng Tự Do
16:28 03/01/2022


Ngay sau lễ Giáng Sinh, Hoa Kỳ và một số quốc gia Âu Châu đã phá vỡ các kỷ lục Covid-19 của họ khi biến thể Omicron lan rộng khắp thế giới. Tháng Giêng được nhận định là tháng khó khăn của nhiều quốc gia trên thế giới.

Tại Hoa Kỳ: Mức trung bình trong bảy ngày qua là 254,496 trường hợp nhiễm coronavirus trong một ngày – theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins, đó là con số cao nhất từ trước đến nay trong suốt thời gian đại dịch. Con số này đánh bại kỷ lục trước đó với 251,989 ca nhiễm mới, được thiết lập vào ngày 11 tháng Giêng năm 2021. Số ca nhập viện và tử vong không có tốc độ tăng tương tự nhưng đây là những chỉ số tụt hậu, nghĩa là người ta chỉ có thể thấy hiệu quả thực sự của sự gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh nhiều tuần sau đó.

Tuy nhiên, số ca nhập viện của bệnh nhi Covid-19 trên toàn quốc đang gần đạt mức cao kỷ lục được thiết lập vào tháng 9. Trung bình, khoảng 305 trẻ em nhập viện vì Covid-19 vào bất kỳ ngày nào trong tuần lễ sau Giáng Sinh, theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ.

Tại Pháp: Các nhà chức trách đã báo cáo mức cao kỷ lục 179,807 trường hợp được xác nhận là nhiễm bệnh mới trong khoảng thời gian 24 giờ vào hôm thứ Ba 28 tháng 12. Bất chấp sự gia tăng số ca nhập viện và một số lớn các cơ sở ICU được ghi nhận là quá tải, dữ liệu của Pháp cho thấy số ca tử vong ít hơn. Trong 24 giờ qua, Pháp ghi nhận 290 ca tử vong liên quan đến Covid-19, 484 người nhập viện và 83 người nằm trên giường ICU. Một năm trước, cả nước ghi nhận 363 trường hợp tử vong, 25 trường hợp nhập viện và 44 người được chăm sóc đặc biệt.

Vương quốc Anh: Hôm thứ Ba, quốc gia này một lần nữa phá vỡ kỷ lục các ca nhiễm Covid-19 với 129,471 ca nhiễm mới. Tỷ lệ nhập viện vì Covid-19 ở Anh đã tăng 25% trong vòng một tuần nhưng chính phủ cho biết sẽ không có thêm hạn chế nào.

Hôm thứ Tư, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết biến thể Omicron nhẹ hơn chủng Delta nhưng “tiếp tục gây ra các vấn đề thực sự”, đồng thời kêu gọi công chúng tiêm chủng hoặc tiêm liều tăng cường nếu đủ điều kiện để tránh phải nhập viện.

Tại Tây Ban Nha: Bộ Y tế của nước này thông báo 99,671 trường hợp nhiễm bệnh mới vào hôm thứ Ba, đó là con số cao nhất trong một ngày kể từ khi bắt đầu đại dịch. Con số này là gấp đôi so với kỷ lục được thiết lập chỉ một tuần trước.

Tại Ý: Ý cũng báo cáo các trường hợp nhiễm bệnh mới hàng ngày cao nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch, với 78,313 trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận hôm 31 tháng 12. Ý cũng có con số thấp hơn các trường hợp phải nhập viện và các trường hợp tử vong khi so sánh với dữ liệu từ năm 2020. Trong cùng kỳ năm ngoái, Ý ghi nhận 8,585 ca nhiễm mới, 445 Covid-19 trường hợp tử vong có liên quan, và 2,565 giường chăm sóc đặc biệt. Hôm thứ Ba 28 tháng 12, Ý báo cáo 202 trường hợp tử vong và 1,145 người phải được chăm sóc đặc biệt.

Tại Bồ Đào Nha: Bồ Đào Nha cũng đã ghi nhận số ca mắc mới hàng ngày cao nhất từ trước đến nay, với tổng số 17,172 ca nhiễm coronavirus mới, Bộ Y tế nước này cho biết như trên hôm thứ Ba 28 tháng 12.

Mặc dù số ca bệnh gia tăng, các nhà chức trách đã thấy số ca tử vong, số ca nhập viện và số người cần chăm sóc đặc biệt giảm 70% trong kỳ Giáng Sinh so với năm trước. Từ ngày 20 đến ngày 27 tháng 12 năm 2021, đã có 14 trường hợp tử vong và 151 trường hợp nhập viện ICU, theo dữ liệu của cơ quan y tế. Có 68 trường hợp tử vong và 506 trường hợp nhập viện ICU trong cùng kỳ năm 2020.

Tại Trung Quốc: Gần như tất cả các trường hợp lây truyền tại địa phương mới của Trung Quốc đều được báo cáo ở thành phố Tây An, phía tây bắc tỉnh Thiểm Tây. Các con số họ đưa ra ai cũng biết là không đúng sự thật nên chúng tôi không muốn nêu ra ở đây.
Source:CNN
 
Tù nhân trong các trại của Triều Tiên buộc phải sản xuất nhiều hơn cho người Trung Quốc
Đặng Tự Do
17:56 03/01/2022


Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết bọn cầm quyền Triều Tiên đang buộc các tù nhân trong các trại tập trung phải sản xuất nhiều hơn. Daily NK, một tờ báo có trụ sở tại Hán Thành có liên hệ với Bộ Thống nhất Hàn Quốc, đã cho biết như trên.

Theo các nguồn tin của tờ báo, việc tăng cường sản xuất trong các trại của Triều Tiên là một phần trong một loạt các thỏa thuận giữa chế độ của Kim Chính Ân và các công ty Trung Quốc.

Các trại này nằm ở Giới Xuyên (Kaechon, 개천) và Bạch Đầu (Paektu, 백두) nơi Bộ An sinh Xã hội của Triều Tiên đã tiến hành nhiều đợt kiểm tra trong tháng này để kiểm tra mức sản xuất. Các thành phẩm bao gồm quần áo, tóc giả và lông mi giả.

Hoạt động sản xuất tiếp tục trở lại sau khi có nguyên liệu thô từ Trung Quốc, trước đó bị chặn bởi các hạn chế COVID-19. Ngay sau khi đại dịch bùng phát, Triều Tiên đã đóng cửa biên giới của mình, bao gồm cả biên giới với Trung Quốc.

Lao động cưỡng bức có thể giúp sản xuất hàng xuất khẩu trong một môi trường khép kín và được kiểm soát, do đó giảm nguy cơ lây lan bệnh nhiễm trùng.

Triều Tiên phụ thuộc kinh tế và chính trị vào Trung Quốc. Năm 2019, thương mại song phương chiếm 95.4% tổng kim ngạch ngoại thương; năm 2007, con số này là 67.1%.

Do các lệnh trừng phạt quốc tế chống lại các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, Bắc Kinh đã trở thành đối tác thương mại thực sự duy nhất của chế độ Kim Chính Ân.

Để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, được đánh dấu bằng tình trạng thiếu lương thực triền miên, Kim đã công bố “các biện pháp cách mạng quan trọng” để thúc đẩy phát triển nông nghiệp.

Lệnh của Kim được đưa ra trong cuộc họp toàn thể lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Công nhân khóa 8, hiện đang được tiến hành. Đảng này đã nắm quyền kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Cộng đồng quốc tế, với Liên hợp quốc đứng đầu, đã nhiều lần lên án việc chính quyền Triều Tiên bóc lột các tù nhân, tương đương với chế độ nô lệ, một tội ác chống lại loài người.

Theo thông tin có được, Triều Tiên hiện đang vận hành 5 trại lao động dành cho tù nhân chính trị: 4 trại do Bộ An ninh Nhà nước điều hành và 1 trại do Bộ An sinh Xã hội điều hành. Ngoài ra còn có 16 cơ sở giáo dục.

Theo Daily NK, kể từ khi đại dịch bùng phát, số lượng người bị bắt giữ ở nước này đã tăng lên đáng kể.

Nhiều người Triều Tiên đã phải vào trại tập trung của chế độ vì vi phạm các quy tắc cách ly, được coi là mối đe dọa đối với nền kinh tế của đất nước.
Source:Asia News
 
Lãnh đạo Ấn Giáo bị bắt vì xúc phạm Gandhi
Đặng Tự Do
17:57 03/01/2022


Cảnh sát Ấn Độ hôm thứ Năm đã bắt giữ một nhà lãnh đạo Ấn Giáo vì bị cáo buộc có bài phát biểu xúc phạm nhà lãnh đạo độc lập của Ấn Độ Mohandas Gandhi và ca ngợi kẻ ám sát ông ta.

Mahatma Gandhi bị một phần tử cực đoan Ấn Giáo bắn chết trong một buổi cầu nguyện ở thủ đô Ấn Độ vào năm 1948, vì ông được coi là có thiện cảm với người Hồi giáo trong quá trình phân chia tiểu lục địa Ấn Độ của thực dân Anh vào năm 1947. Anh quốc đã chia bán đảo này thành Ấn Độ thế tục và Pakistan Hồi giáo.

Hãng thông tấn Press Trust of India dẫn lời cảnh sát Prashant Agrawal cho biết Kalicharan Maharaj đã bị bắt ở trung tâm bang Madhya Pradesh hôm thứ Năm vì bị cáo buộc kích động sự thù hận giữa các nhóm tôn giáo trong một bài phát biểu vào đầu tuần này.

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, Maharaj nói “Gandhi đã phá hủy đất nước... lời chào tới Nathuram Godse, người đã giết anh ta.”

Anh ta sẽ chính thức bị buộc tội trước tòa sau khi cảnh sát hoàn tất cuộc điều tra. Nếu bị kết tội, anh ta có thể bị bỏ tù tới 5 năm.

Các cuộc tấn công của những người theo Ấn Độ giáo cứng rắn chống lại người Hồi giáo và các nhóm thiểu số khác đã gia tăng sau khi Thủ tướng Narendra Modi lên nắm quyền vào năm 2014 và giành chiến thắng trong cuộc tái bầu cử năm 2019.

Phe đối lập cũng đang yêu cầu bắt giữ một số nhà lãnh đạo Ấn Giáo khác vì đã có những bài phát biểu mang tính kích động cao chống lại người Hồi giáo tại một cuộc họp tôn giáo kín, được gọi là Dharam Sansad, vào đầu tháng này ở thành phố phía bắc Haridwar. Theo đơn khiếu nại của cảnh sát, những kẻ này đã kêu gọi những người theo Ấn Giáo tự vũ trang cho “một cuộc diệt chủng” đối với người Hồi giáo.

Cảnh sát ở bang Uttarakhand, do Đảng Bharatiya Janata theo chủ nghĩa dân tộc của Modi cầm quyền, cho biết họ đang thẩm vấn các nghi phạm. Chưa có lệnh bắt nào được đưa ra.
Source:ABC News
 
Cán-bộ-Giám-Mục Hoa Lục o ép hàng giáo sĩ Hương Cảng theo Tập bỏ Vatican
Đặng Tự Do
17:58 03/01/2022


Thông tấn xã Reuters vừa có bài viết nhan đề “Exclusive-Historic conclave: Chinese bishops, priests brief Hong Kong clerics on Xi's view of religion”, nghĩa là “Mật nghị lịch sử chưa từng có: Các Giám mục, và linh mục Trung Quốc giới thiệu tóm tắt với các giáo sĩ Hương Cảng về quan điểm của ông Tập về tôn giáo”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây: Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Theo bốn giáo sĩ tiết lộ, các giám mục và các nhà lãnh đạo tôn giáo Trung Quốc đã tường trình cho các giáo sĩ Công Giáo Hương Cảng về viễn kiến tôn giáo mang “đặc điểm Trung Quốc” của Chủ tịch Tập Cận Bình trong một cuộc họp chưa từng có do văn phòng đại diện của đại lục tại thành phố tổ chức.

Các giáo sĩ đã tham dự hoặc biết về cuộc họp ngày 31 tháng 10 mô tả đây là động thái quyết liệt nhất của Bắc Kinh trong nỗ lực ảnh hưởng đến giáo phận Hương Cảng, vốn trung thành với Vatican và bao gồm một số nhà lãnh đạo cao cấp từ lâu đã bảo vệ nền dân chủ và nhân quyền trong lãnh thổ bán tự trị này.

Các giáo sĩ cho Reuters biết, mặc dù các nhà lãnh đạo Công Giáo của Hương Cảng đã từng gặp riêng những người đồng cấp đại lục của các ngài trước đây, nhưng đây là lần đầu tiên hai bên gặp gỡ chính thức - và lần đầu tiên các quan chức tôn giáo ở đại lục chủ động một cuộc gặp gỡ như vậy.

Các ngài nói rằng bất chấp tính biểu tượng của cuộc họp, các quan chức đại lục và các nhà lãnh đạo tôn giáo thường tránh một thông điệp chính trị công khai.

Cuộc họp, không được tiết lộ công khai, cũng làm sáng tỏ những gì một số nhân vật tôn giáo, chính trị và ngoại giao mô tả là vai trò ngày càng mở rộng của Văn phòng Liên lạc Chính phủ Trung ương của Bắc Kinh tại Hương Cảng, nơi chính thức đại diện cho đại lục trong thành phố này, nhưng theo truyền thống vẫn tỏ ra kín đáo.

Văn phòng Liên lạc và các quan chức của Cục Quản lý Nhà nước về các vấn đề tôn giáo đã giám sát các phiên họp qua Zoom trong khi ba giám mục hàng đầu và khoảng 15 nhân vật tôn giáo từ Giáo Hội Công Giáo chính thức được bọn cầm quyền Trung Quốc hậu thuẫn và khoảng 15 giáo sĩ cấp cao ở Hương Cảng đã tham gia cuộc họp kéo dài một ngày.

Vatican coi Hương Cảng là một giáo phận duy nhất nên chỉ có một giám mục. Văn phòng Liên lạc và Cục Quản lý Nhà nước về Tôn giáo đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Susanne Ho, phát ngôn viên của Giáo phận Công Giáo Hương Cảng, nói với Reuters rằng giáo phận “không tiết lộ chi tiết về các cuộc họp riêng”.

Phát ngôn viên của Vatican Matteo Bruni không đưa ra bình luận gì.

KHÔNG NHẮC ĐẾN TẬP

Hai giáo sĩ cho biết, các diễn giả đại lục đã không thẳng thừng đề cập đến ông Tập hay đưa ra bất kỳ chỉ thị hay mệnh lệnh nào; họ chỉ quảng cáo rằng chính sách “Trung Hoa hóa” của ông Tập phù hợp với các chính sách hội nhập văn hóa của Vatican – trong đó hội nhập Kitô Giáo vào các nền văn hóa truyền thống, phi Kitô Giáo.

Tập từ lâu là một người ủng hộ tích cực đường lối Trung Hoa hóa, đặt ra các chính sách để ép buộc các tôn giáo phải theo đuổi những gì ông ta gọi là “bản sắc Trung Quốc” và phải có các mối quan hệ gần gũi hơn với đảng và nhà nước. Nó bao gồm việc buộc các tôn giáo phải gắn kết chặt chẽ hơn với văn hóa Trung Quốc, chủ nghĩa yêu nước và mục tiêu của Đảng Cộng sản cầm quyền và nhà nước để đạt được “giấc mơ Trung Quốc” của ông Tập Cận Bình.

Một giáo sĩ nhận xét rằng “Đây chỉ là bước đầu tiên và tôi cảm thấy họ biết rằng họ không thể đi vào điều này quá sức nặng nề hoặc giáo điều”.

“Tất cả chúng ta đều biết thuật ngữ Trung Hoa hóa mang một chương trình nghị sự chính trị đằng sau nó, và họ không cần phải nói thẳng điều đó ra.”

Giáo sĩ thứ hai nói “Tập là con voi trong phòng”. Xin mở ngoặc để giải thích thêm cụm từ “con voi trong phòng”, tiếng Anh là “the elephant in the room”, được dùng trong thế giới nói tiếng Anh để chỉ một vấn đề, hay một nhân vật sờ sờ ra đó và có một tầm ảnh hưởng lớn nhưng người ta cố ý không đề cập đến.

Hai giáo sĩ cho biết, phía Hương Cảng đã nói một cách rộng rãi về chính sách hội nhập văn hóa lâu dài, tránh đưa ra bất kỳ hành vi xúc phạm chính trị nào và bất kỳ chủ đề nào có thể lôi kéo sự can thiệp của đại lục.

VIỆC BỔ NHIỆM GIÁM MỤC MỚI

Cuộc họp diễn ra chỉ vài tuần trước lễ tấn phong cho Cha Stêphanô Châu Thủ Nhân (Chow Sau-yan, 周守仁 ) làm tân Giám mục Hương Cảng trong tháng 12 vừa qua, đó là một cuộc bổ nhiệm ôn hòa của Vatican sau hai nỗ lực thất bại trong việc bổ nhiệm chức vụ này. Giữa những áp lực khác, Bắc Kinh đã tìm cách tác động đến quyết định này.

Phía Hương Cảng được dẫn đầu bởi một linh mục cao cấp, Cha Phêrô Thái Huệ Văn (Choy Wai-man - 蔡蕙文), một nhân vật được nhiều người Công Giáo địa phương coi là gần gũi với Bắc Kinh và trước đó là ứng viên sáng giá cho chức giám mục Hương Cảng.

Ba trong số các giáo sĩ cho biết Cha Stêphanô Châu Thủ Nhân, lúc đó đã được bổ nhiệm Giám mục Hương Cảng, đã tham dự sự kiện này chỉ một thời gian ngắn sau khi buổi họp được khai mạc, điều này có thể cho ngài cơ hội để tác động trong tương lai.

Các giáo sĩ cho biết Hồng Y Thang Hán, Giám Quản Tông Tòa, đã khai mạc và bế mạc sự kiện này.

Người phát ngôn của giáo phận cho biết Cha Phêrô Thái Huệ Văn, Cha Stêphanô Châu Thủ Nhân và Hồng Y Thang Hán không đưa ra bình luận gì trong buổi họp.

Trong khi có một số thành phần chính quyền và giới tinh hoa thương mại của Hương Cảng theo Công Giáo và thân Bắc Kinh, bao gồm cả lãnh đạo thành phố Carrie Lam hay Lâm Trịnh Nguyệt Nga, thì những người Công Giáo khác từ lâu đã tích cực trong các phong trào ủng hộ dân chủ và chống chính phủ.

Đầu tháng 12 vừa qua, ông Tập đã phát biểu trong một hội nghị ở Bắc Kinh, được mô tả trong các báo cáo chính thức là Hội nghị Công tác Quốc gia về các vấn đề tôn giáo, rằng tất cả các tôn giáo ở Trung Quốc cần phải tuân theo Đảng Cộng sản, mở rộng một trong những chính sách lâu nay của ông ta.

Ông Tập nói “Chúng ta phải duy trì đường lối cơ bản của Đảng về công tác tôn giáo, chúng ta phải tiếp tục chỉ đạo đất nước chúng ta trong việc vô hiệu hóa tôn giáo, chúng ta phải tiếp tục thu hút đông đảo tín đồ tôn giáo, đoàn kết họ xung quanh đảng và chính phủ”.

VẪN LÀ MỘT CỨ ĐIỂM

Một số nhà ngoại giao và nhà hoạt động cho biết họ đang theo dõi sát sao những diễn biến sau khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia sâu rộng đối với Hương Cảng vào tháng 6 năm 2020.

Họ coi các quyền tự do và truyền thống tôn giáo rộng rãi của Hương Cảng, như pháp quyền, là một trong những thành trì còn lại của mô hình “một quốc gia, hai hệ thống” mà theo đó Anh đã trao lại thuộc địa cũ cho Trung Quốc vào năm 1997.

Luật Cơ bản, hiến pháp nhỏ điều hành “một quốc gia, hai hệ thống”, quy định rõ ràng về tự do lương tâm và tự do tôn giáo rộng rãi, bao gồm quyền thuyết giảng trước công chúng.

Giáo Hội ở Hương Cảng về cơ bản hoạt động theo các đường lối trước năm 1997, giữ liên lạc chặt chẽ với Vatican và tổ chức sự hiện diện rộng rãi của các nhà truyền giáo nước ngoài.

Các quan chức Vatican cho biết, một thỏa thuận đạt được giữa Trung Quốc và Tòa thánh vào năm 2018 nhằm xoa dịu xích mích lâu dài bằng cách cho phép chính phủ Trung Quốc có tiếng nói quan trọng trong việc bổ nhiệm giám mục của Vatican, nhưng thoả thuận đó không áp dụng cho Hương Cảng.

Các quan chức Trung Quốc và Hương Cảng đã nhiều lần nói rằng các quyền tự do rộng rãi của thành phố, bao gồm cả tự do tín ngưỡng và theo đạo, vẫn còn nguyên vẹn.

Ba giáo sĩ cho biết cuộc họp tháng 10 kết thúc với sự hiểu biết lỏng lẻo của cả hai bên rằng các phiên họp trong tương lai sẽ được tổ chức nhưng không có ngày nào được ấn định.

Một linh mục nói “Áp lực đang đè nặng lên chúng tôi ở Hương Cảng... một số người trong chúng tôi coi Trung Hoa hóa là chiêu bài cho quá trình Tập Cận Bình hóa. Chúng tôi sẽ phải khéo léo để chống lại.”


Source:Reuters
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thương Tiếc Đại Ân Sư Của Giáo Hội Việt Nam LM Thừa Sai Gioan Baotixita Etcharren
Phó tế Phạm Bá Nha
16:49 03/01/2022
Thương Tiếc Đại Ân Sư Của Giáo Hội Việt Nam LM hừa Sai Gioan Baotixita Etcharren

LM J.B. Etcharren 1932-2021
-Thánh Thần Chúa ngự trong tôi. Sai đi loan báo Tin Mừng (MEP)
-Đẹp thay bước chân những sứ giả loan báo Tin Mừng (Rm 10, 15)
(Khẩu hiệu Linh Mục của Cha GB Etcharren)

Giáo Xứ Việt Nam Paris đã phát hành nhiều số báo: Hội Thừa Sai Paris. Số 206, 10. 2004
Có 4 bài chủ yếu, được cha Bề Trên GB Etcharren, duyệt:
. Tiến trình thành lập Hội Thừa Sai Paris. Ttr. 5-6
. Hội Thừa Sai Paris cơ sở xưa và nay. Ttr. 7-9
. Hội Thừa Sai Paris với Giáo Hội VN. Ttr 10-11
. Phương án truyền giáo của Thánh GM Tephano Théodore Ciénot Thể. Ttr 12-14

Nay cụ thể, thương tiếc đại ân sư của Giáo Hội Việt Nam là Lm Thừa Sai Gioan Baotixita Etcharren, Hội Thừa Sai Paris (MEP), sinh ngày 15.4.1932, tại giáo phận Bayonne, Pháp và qua đời ngày 21.9. 2021, tại ĐCV Huế, VN, hưởng thọ 89 tuổi 63 năm Linh Mục và 16 năm truyền giáo tại VN, cho tới khi bị trục xuất (1958-1975)

Tại sao Lm GB Etcharren là đại ân nhân của GHVN, vì:
-Đã đến VN truyền giáo, khi mới thụ phong linh mục, 26 tuổi, được 16 năm, cho tới khi bị trục xuất (1959-1975)
- Giáo sư tiểu chủng viện Hoan Thiện, Huế
- Thông thạo tiếng Việt, trải qua nhiều khó khăn và được mọi người VN kính yêu
- Thời chiến tranh khốc liệt (1968-1972) đã cùng đồng bào tỵ nạn nheo nhóc khắp nơi
- Về Pháp, được cử làm tổng tuyên úy kiều bào Việt-Miên-Lào
- Từ 1993, khi làm Bề Trên MEP bắt đầu nhận các linh mục VN du học Pháp và còn tiếp tục đến nay. Trong đó, đào tạo 12 Giám Mục và nhiều Linh Mục VN cho GHVN
- Từ 2010, về nghỉ hưu tại Huế do lời mời của ĐC Nguyễn Như Thể và Lê Văn Hồng.

Thánh Lễ an táng trực tuyến tiễn đưa, tại ĐCV Xuân Bích, Huế
Ngày 21. 9. 2021, ngày ra đi của vị truyền giáo GB Etcharren thật đẹp, nhắm dịp lễ kính Thánh chủng sinh Toma Trần Văn Thiện (1820-1838) và Thánh François Jaccard Phan (MEP, 1799-1838), cũng là ngày truyền thống của cựu chủng sinh Huế. Xưa, Cha Jaccard, 24 tuổi làm Linh Mục, lúc 27 tuổi đến VN truyền giáo. Ngày18.7. 1838, sau 10 năm tù tội, Thánh François Jaccard Phan là vị Thừa Sai MEP đã đổ máu đào trên sông Thạch Hãn, Quảng Trị (Cung Chi, sss. Họ Là Ai? ttr. 133 và 114 ). Thì nay, 21.9.2021, nối gót, Cha GB Etcharren nằm xuống bên bờ sông Hương thơ mộng, hiền hòa chảy qua Đại Chủng Viện Xuân Bích, Huế. Hai giòng nước êm xuôi tiễn đưa hai nhà truyền giáo về hưởng phúc Nước Trời.

Cổng vào ĐCV có hàng chữ:
Ở trên: Con hân hoan về nhà Cha.
Hai bên có, trái: Chúa là gia nghiệp đời con
Bên phải: Xin Ngài bảo toàn thân con (Rm 10, 15)
Hai câu ghi sau bàn thờ. Thánh Thần Chúa ngự trong tôi
Phải: Sai đi loan báo Tin Mừng (MEP)

Được coi coi là linh đạo của nhà truyền giáo lỗi lạc đáng kính và mến chuộng này. Trước nhà thờ có 2 bảng lớn, 2 bên: Phâu Ưu (trái) và Tiểu Sử (phải)
Trên quan tài có cuốn Phúc Ầm mở, đặt trên bục, thảm đỏ có hoa tươi bao quanh, trước bàn nhỏ, có di ảnh vị truyền giáo với nhang nến lung linh bay cao. Biểu trưng cho lòng thành con dân VN tiễn người ‘Cha kính yêu’
Ngày 22.9.2021, trực tuyến, lúc 15g, chủ lễ tiễn đưa do ĐTGM Nguyễn Chí Linh, Chủ Tịch HĐGM VN, đồng tế có các ĐC Hồng, Long, Bản và Vị cùng nhiều linh mục học trò. Lễ đoàn đều khoác khăn tang, bái nhang. Trước lễ có quay video, tiếng nói của cha Gion Baotixita về ơn gọi và cuộc đời cha GB Etcharren.
ĐC chủ lễ đọc 3 trong nhiều thư phân ưu: 1) của cha Vincent Sénéchal Bề Trên MEP. 2) của em gái trong gia đình (gọi Etcharren là “Hot Choi”) của Cha Sở Giáo Xứ gia đình ở. 3) Thư phân ưu của HĐGM VN gửi MEP.

Giảng lễ là ĐC Lê Văn Hồng. Các Dòng tu, luân phiên dâng lễ tiễn đưa, như: Dòng MTG Huế (21.9; 21g, Lễ 1), Dòng Con Đức Mẹ Đi Thăm Viếng (Ngày 22.9; 7g, Lễ 2), Cựu Chủng Sinh Hoan Thiện (8g, Lễ 3), Các Môn Sinh MEP (9g, Lễ 4), Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm (10g, Lễ 5), Dòng Thánh Tâm (11g, Lễ 6).
ĐC Bản làm nghi thức tiễn biệt. Sau thánh lễ, các Đức Cha và các Linh Mục môn sinh vây quanh quan tài bái biệt.
Phần mộ Cha được đặt trong nghĩa trang nhỏ, sau ĐCV, an nghỉ lâu dài bên cạnh 37 Thừa nằm trước.

Công ơn để lại
Trong bài giảng, ĐC Lê văn Hồng kể lại sâu sắc cuộc đời truyền giáo hy sinh của Cha GB Etcharren, thuộc MEP. Sau khi thụ phong linh mục, 26 tuổi, năm 1958, cha GB qua VN và học tiếng Việt tại Banam, Campuchia. Cả đời chỉ làm mục vụ tại Huế, nên cha nói tiếng Việt giọng Huế nhiều hơn. 1959-1960: Mục vụ tại Lavang và Mai Xá, Huế. 1961-1965: Giáo sư TCV Hoan Thiện. 1966-1971: Mục vụ tại Đông Hà và Bến Hải. 1972-1974: Phụ trách đồng bào tỵ nạn Khánh Hòa, Đà Nẵng tái định cư vào Phan Thiết.
Năm 1975, Cha bị trục xuất khỏi VN trở về MEP. 1976-1985: Mục vụ di dân, có VN, tại Pháp. 1986-1991: Phụ tá Tổng Đại Diện MEP. 1992-1998: Bề Trên Tổng Đại Diện MEP, hai nhiệm kỳ. 1993: đón tiếp các linh mục VN sang MEP du học. Chương trình còn kéo dài tới nay. Từ 2010, qua lại VN, nghỉ hưu tại Huế, do ĐC Nguyễn Như Thể và Lê Văn Hồng mời. Ngày 21. 9.2021, Chúa gọi về. Thọ 89 tuổi, 63 năm linh mục. 15g, ngày 22.9, Thánh lễ tiễn đưa và mai táng.
Cha GB là vị Thừa Sai cuối cùng nằm xuống trên phần đất Huế, để lại biết bao ân tình qúi báu cho Giáo Hội VN và hai vùng đất Thừa Thiên Quảng Trị. Mồ hôi và công sức Ngài đổ ra trong 63 năm linh mục.

Ngày 21.9. 2021, thư và phân ưu của ĐTGM Nguyễn Chí Linh, chủ tịch HĐGM VN, viết: Mọi người đang hướng về tang lễ cha GB Etcharren, một ân nhân của GHVN. Phải rời VN, Ngài nói, các thừa sai phải xa đòan chiên như người ‘góa vợ’. Vì thế, bất cứ người VN nào cần giúp đỡ, ngài sẵn sàng. Từ 1993, đón tiếp bảo lãnh nhiều linh mục VN du học Pháp. Dường như toát ra trong người cha một phong cách ‘nghiện’ VN. Khi được mời qua lại VN, ngài nhận lời ngay. Ước nguyện của cha sống chết tại VN, nay đã thực hiện. Thi thể Cha đã mai táng cùng 37 vị truyền giáo tại VN đi trước. Cha và 1200 vị truyền giáo gửi đến VN là món quà lớn, đóng góp vô cùng to lớn của MEP cho GH VN. Cái chết của Cha gieo thêm một hạt lúa miến hứa hẹn cho tương lai của GHVN

Thánh lễ dịp kỷ niệm 60 năm linh mục của cha GB Etcharren, lúc 10g, 19.4. 2018, tại nhà thờ chính tòa Huế, có cha Gilles Reithinger Bề Trên MEP. Có mặt ĐTGM Nguyễn Chí Linh và 12 Giám Mục học trò. ĐC Linh Chủ Tịch HĐGM VN chúc mừng và giới thiệu Cha GB Etcharren. Cha Gilles Reithinger chia sẻ: Sự dấn thân nhiệt thành truyền giáo của Cha Etcharren tại vùng đất này là nhịp cầu giữa MEP và GHVN. Cha Antôn Dương Quỳnh, Tổng Đại Diện Huế, chúc mừng cũng như mọi người nhận thấy Cha Etcharren là người cha, ân nhân vĩ đại, bậc thầy, đàn anh, nhà truyền giáo và là bạn đường khôn khéo. Đáp lời, Cha cám ơn đã có cuộc hội ngộ trọng đại này, các chứng tá, sự nâng đỡ, chăm sóc, gặp gỡ, cầu nguyện …và khiêm nhường cho biết mình đã đóng góp rất nhỏ viết trang sử cho GHVN. Đó chính là sứ mạng và tóm gọn ‘Tình đầu cũng tình cuối’ trong đời truyền giáo.

Ngày 15.12. 2020, lúc 17g, tại ĐCV Huế, có buổi gặp gỡ giữa cha Etcharren và chủng sinh. Sau lời giới thiệu của cha Giám Đốc Giuse Hồ Thứ, chính ngài tâm sự về đời truyền giáo của mình và truyền lại cho thế hệ chủng sinh ngọn lửa nhiệt thành và đam mê. Cha kể lại 2 mẩu chuyện khó quên vào những năm 60, khi ở Mai Xá.
- Có lần vào chiều, cha đến thăm làng chài lưới ven biển, vào nhà một Phật tử, cao niên, ông chào ‘cha trẻ quá’, và nói thẳng, xin cha đừng nói tôn giáo với ông. Cha tôn trọng ý kiến ông mà chỉ lui tới giúp đỡ…Diệu kỳ thay, sau ông xin học giáo lý và xin rửa tội. Chính cha nói là không hiểu việc xảy ra.
- Lần khác, Cha gặp 2 người lương, 1 già 1 trẻ, đang đan cánh cửa bằng tre mỏng. Thấy Cha từ xa, cụ già đang đan vội chạy lại trước mặt Cha, bái Cha 3 lạy. Cha ngạc nhiên, nâng tay ông lên, ý không muốn nhận đại lễ này. Ông niềm nở từ tốn tiếp truyện Cha và nói: Tre thì có đủ loại: xanh, vàng… Con người cũng thế, đủ da màu: trắng, vàng, đen. Nhưng tất cả là anh em. Sống dưới bàn tay che chở của Ông Trời. Cha nói với chủng sinh, đây là kinh nghiệm truyền giáo đầu tiên.

Sau đó cha thỏ thẻ về tình huynh đệ mà anh em linh mục dành cho ngài. Tháng 5.1959, Cha được ‘sai’qua VN truyền giáo. Lúc đầu phân vân, bỡ ngỡ, xa lạ… Nhưng tình thân thiện anh em linh mục coi cha như ‘người nhà’ trong cộng đoàn mới này, khiến cha không muốn về và chọn VN làm quê hương, sống chết tại đây. Cha khuyên chủng sinh: Đừng làm việc nhiều quá, mà quên Chúa sai mình đi (tin ĐCV Huế, 21.9. 2021)

MUÔN VÀN THƯƠNG TIẾC
Cộng đoàn Giáo Xứ VN Paris muôn vàn thương tiếc và cầu nguyện cho
Lm Gioan Baotixita Etcharren
Truyền Giáo tại Việt Nam (1958-1975)
Cựu Bề Trên Tổng Quyền Hội Thừa Sai Paris
qua đời ngày 21.9. 2021, tại Huế, Việt Nam
hưởng thọ 89 tuổi, 63 năm Linh Mụç
GXVN đã dâng lễ và xin chia sẻ niềm đau thương này với Hội Thừa Sai Paris và gia đình
Nguyện xin Chúa nhân tử đầy tình thương
ân thưởng Nước Trời cho Linh Mục Truyền Giáo khả kính



Cha GB với tỵ nạn VN. 1973 GB Etcharren 7 tuổi Gia đình tại Bayonne, Pháp
 
Thông Báo
Thành kính phân ưu trước sự qua đi của Ông Cố Giuse Nguyễn Công Huân
Nhóm Lời Ca Nguyện Cầu
15:46 03/01/2022
 
Văn Hóa
Henri de Lubac, Hồng Y Thần Học Gia, Chuyên Viên Vatican II, Bênh vực Thành công Pierre Teilhard de Chardin, 2
Vũ Văn An
04:09 03/01/2022
Đào tạo

Henri de Lubac sinh ngày 20 tháng 2 năm 1896 tại Cambrai, miền Bắc nước Pháp, là con thứ ba trong số sáu người con của Maurice Sonier de Lubac (1860-1936) và Gabrielle de Beaurepaire (1867-1963). Mặc dù cha của de Lubac ban đầu đến từ vùng phía nam của Lyons, ông đã làm việc cho Banque de France (Ngân hàng Pháp Quốc), nơi đã chuyển ông đến các chức vụ ở phía đông và phía bắc nước Pháp, đặc biệt là đến Cambrai trong những năm 1895-1898. Theo Georges Chantraine (1), có những lý do khác đằng sau việc thuyên chuyển này. Theo luật ngày 29 tháng 3 năm 1880, các thành viên của các cộng đồng tôn giáo bị trục xuất khỏi nhà và cơ sở của họ. Tại Lyons, việc trục xuất các Tu sĩ Dòng Phanxicô ngành Capuchin đã dẫn đến các cuộc biểu tình vào ngày 3 tháng 11 năm 1880, trong đó một người biểu tình đã bị giết. Cha của De Lubac, cùng với một số bạn bè, đang hộ tống các tu sĩ bị trục xuất và tham gia vào một cuộc ẩu đả, trong đó ông đã làm bị thương nhẹ vào mặt một trong những người biểu tình phản đối bằng một thanh gươm. Vì điều này, ông đã bị kết án tù và bị phạt mười sáu franc. Tòa phúc thẩm ở Lyons công nhận rằng ông đã hành động để tự vệ, nhưng vẫn trừng phạt ông vì tội mang vũ khí trái phép và giữ nguyên tiền phạt. Trong gia đình Sonier, phán quyết này được coi là một vinh dự. Tuy nhiên, Maurice de Lubac nghĩ rằng tốt nhất nên rời Lyons trong lúc này; cuối cùng, vào năm 1898, cả gia đình chuyển đến Bourg-en-Bresse, và cuối cùng, vào năm 1902, họ trở lại Lyons.



De Lubac viết về cha mẹ và gia đình trong cuốn hồi ký Phục vụ Giáo hội của ngài:

“Cha mẹ tôi khó mà gọi là khá giả.... Các ngài đã nuôi dạy chúng tôi theo các nguyên tắc của một nền kinh tế nghiêm ngặt, nhưng chúng tôi được tắm gội trong sự dịu dàng âu yếm của các ngài. Mẹ tôi là một người phụ nữ giản dị. Toàn bộ giáo dục của bà đã được tiếp nhận trong vùng quê và trong 4 bức tường của đan viện Thăm viếng, theo phong tục của thời đại. Toàn bộ sự dưỡng dục của bà dựa trên nền tảng của truyền thống và lòng mộ đạo Kitô giáo. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy gì ở bà ngoài sự quên mình và tốt bụng. Sau cái chết của cha tôi, kiệt sức vì lao động hàng ngày, một ngày nọ, bà nói với tôi, “Ba má chưa bao giờ có bất đồng nào dù nhỏ nhất” (Phục vụ Giáo Hội, trang 152).

Những ngày thơ ấu và đi học

Henri de Lubac đã trải qua thời thơ ấu của mình ở Bourg-en-Bresse và Lyons và được giáo dục tiểu học tại các cơ sở khác nhau do các dòng tu điều hành: lúc đầu tại trường Christian Brothers [Tu huynh Kitô giáo] ở Bourg-en-Bresse vào năm 1901-1902, và sau đó ở một trường khác ở Lyons của cùng dòng này cho đến năm 1904. Năm 1905, ngài được chuyển đến Trường Dự bị Thánh Giuse của Dòng Tên ở Lyons. Từ năm 1909 đến năm 1911, ngài tiếp tục theo học tại Trường Cao đẳng Notre Dame de Mongré của Dòng Tên ở Villefranche-sur-Saône, cách Lyons hai mươi lăm km về phía bắc, được coi là một học viện ưu tú. (Vài năm trước đó, vào năm 1897, chàng trai trẻ Teilhard de Chardin đã tốt nghiệp trường Mongré với thành tích học tập xuất sắc). Trong số những cuốn sách yêu thích của de Lubac khi còn đi học là tác phẩm của các tác giả Công Giáo đương thời Charles Péguy và Paul Claudel (2), Nhà thơ Latinh Virgil và cả tiểu thuyết gia người Nga Dostoyevsky. Thời gian ngài ở Villefranche rất quan trọng đối với sự nghiệp sau này của Henri de Lubac. Dưới sự hướng dẫn thiêng liêng của Cha Eugene Hains, SJ., người mà ngài hết sức quý trọng trong suốt quãng đời còn lại, ngài đã biện phân được ơn gọi sống noi gương Chúa Kitô một cách đặc biệt (Phục vụ Giáo Hội, trang 402). Nhưng việc đầu tiên là hoàn thành việc học của ngài. Bắt đầu từ năm 1911, de Lubac học tại Cao đẳng Moulins Bellevue, lấy bằng tú tài và do đó là bằng tốt nghiệp trung học năm 1912. Ngài đăng ký học các khóa luật học tại Institut Catholique ở Lyons hai lục cá nguyệt và sau đó vào mùa thu năm 1913 nộp đơn để được gia nhập Dòng Tên. Ngài vào nhà tập ngày 9 tháng 10 năm 1913 (3); tuy nhiên, vào thời điểm đó, nhà tập không được tiến hành ở Pháp, mà là ở St Leonards-on-Sea, ngoại ô Hastings, trên bờ eo biển Manche. Trong những năm này, bất cứ ai gia nhập Tỉnh Lyons của Dòng Tên, hoặc một trong ba tỉnh khác ở Pháp của Dòng, đều phải đến nhà tập và theo đuổi việc học ở Anh; điều này không nhằm mục đích học hỏi kinh nghiệm ở nước ngoài, mà là vì lý do chính trị. Đây là tình hình điển hình của Giáo Hội tại Pháp trong những năm đó. Cũng nên ghi nhớ điều này như một phần của bối cảnh để hiểu công việc của de Lubac. Nhân tố này vốn được đặt tên là la séparation [sự tách biệt].

Bầu khí trí thức

Sự tách biệt không những nói đến mối liên hệ giữa Giáo hội và Nhà nước, từ góc độ chính trị, mà còn về mặt trí thức, tức mối liên hệ giữa triết học và thần học, và giữa trật tự tự nhiên và trật tự siêu nhiên của ân sủng.

Mặc dù nước Pháp từng được ca ngợi là “trưởng nữ của Giáo hội” vì lòng trung thành và các mối liên hệ chặt chẽ với Rôma, những phát triển trong thế kỷ thứ mười tám, đỉnh cao là Cách mạng Pháp, đã khiến mối liên hệ giữa Giáo hội và Nhà nước trở nên hoàn toàn xáo trộn. Người Công Giáo, và tất nhiên là giới quý tộc nói riêng, nhìn tất cả các khuynh hướng cộng hòa bằng một sự nghi ngờ sâu xa, trong khi ngược lại những người ủng hộ Cộng hòa Pháp lại tỏ ra khinh thị sâu xa, đúng là một sự căm ghét hoàn toàn và cuồng nhiệt đối với Giáo hội và các thể chế của Giáo hội, đặc biệt là đối với Dòng Tên. Đúng như thế, nhưng mối liên hệ giữa Nhà thờ và Nhà nước đã được cải thiện nhờ Tông hiệp (Concordat) năm 1801-1802 và sau đó, một lần nữa, trong suốt thế kỷ XIX sau cuộc Khôi phục 1814-1815. Dòng Tên (4) đã bị Đức Clement XIV dẹp bỏ vào năm 1773 và chỉ được tái lập như một dòng tu vào năm 1814; năm 1832, ở Pháp, các tu sĩ Dòng Tên lại đã có thế đứng vững chắc hơn. Năm 1850, có đạo luật cho phép hoàn toàn tự do giáo dục và bắt đầu một thời kỳ củng cố. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 19, căng thẳng lại trở nên tồi tệ về mọi mặt. Ngay từ năm 1880, các tu sĩ Dòng Tên, vì không phải là một hiệp hội được chính phủ chấp thuận, nên một lần nữa bị luật pháp tước bỏ quyền giảng dạy. Ba mươi bảy trường cao đẳng đã bị giải thể. Những người bị trục xuất, một số trong số họ bị cưỡng bức, đã đến Anh, Bỉ hoặc Tây Ban Nha, hoặc nếu không, thì đi truyền giáo. Số linh mục còn lại thì ở lại Pháp. Dân chúng nói chung, vốn có truyền thống trung thành với Giáo Hội, do đó có cảm tình với Dòng Tên hơn cơ quan lập pháp, nên đã coi đạo luật này bất hợp lệ. Nhờ thế, được công luận che chở, việc giảng dạy của Dòng tại các trường cao đẳng vẫn đã được tiếp tục, dù ở một mức độ hạn chế.

Thập niên 1890 được đánh dấu bằng nhiều nỗ lực của những người Công Giáo có quan điểm cộng hòa nhằm mang lại sự sáp lại gần nhau hơn với Nhà nước. Chính sách tái hợp [hòa giải] của họ đã được Đức Giáo Hoàng Lêô XIII thúc đẩy một cách rõ ràng. Tuy nhiên, cuối cùng nó đã thất bại vào năm 1898, khi xã hội Pháp ngày càng trở nên phân cực.

Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo, những người không đoàn kết với nhau, chỉ giành được một số ghế không đáng kể trong các cuộc bầu cử năm 1893 và 1898. Vào tháng 6 năm 1898, họ bị loại, không được tham gia chính phủ Pháp. Ngày 26 tháng 6 năm 1899, khi Pierre Waldeck-Rousseau và liên minh của ông là đảng Tập trung Cộng hòa nắm quyền điều hành chính phủ, một chương trình dứt khoát chống giáo sĩ đã được khởi động.

Vụ liên quan đến sĩ quan pháo binh người Pháp gốc Do Thái Alfred Dreyfus là một bước lùi nghiêm trọng cho chính sách hòa giải. Ông này đã bị kết án bị trục xuất vĩnh viễn vào năm 1894 vì bị cáo buộc phản bội, cung cấp các bí mật quân sự cho Đức. Waldeck-Rousseau cho phép mở lại vụ án. Tuy nhiên, vào năm 1899, kết quả chỉ là giảm án và ân xá chứ không phải tha bổng và phục hồi (một điều chỉ xảy ra vào năm 1906), và những người Cộng hòa đã qui kết quả không như ý này cho ảnh hưởng của những người Công Giáo cánh hữu và khuynh hướng bài Do Thái của họ. Chính sách hòa giải đã thất bại, và sự đối lập giữa một bên là những người Cộng hòa phản giáo sĩ và một bên là Giáo Hội Công Giáo trở nên cứng rắn hơn, theo đó các đảng phái Công Giáo tự tách ra thành một phong trào quốc gia (Action française=Tiến hành Pháp) và một nhóm nhỏ hơn cởi mở đối với dân chủ.

Émile Combes kế nhiệm Waldeck-Rousseau vào năm 1902 và tiếp tục các chính sách của ông này. Trong những năm 1903-1904, hai mươi nghìn tu sĩ đã bị trục xuất khỏi Pháp, những vụ trục xuất này thỉnh thoảng tạo dịp cho các cuộc biểu tình phản đối của người dân, chẳng hạn như ở Lyons và Nantes, trong đó có những trường hợp tử vong. Dưới triều đại của Đức Giáo Hoàng Piô X (1903-1914), liên hệ ngoại giao giữa Tòa thánh và chính phủ Pháp bị tan vỡ (1904), và vào năm 1905, tông hiệp từng điều hòa các mối liên hệ giữa Giáo Hội và Nhà nước từ năm 1801-1802 đã bị bãi bỏ. Mặc dù nó đã cho chính phủ một số tiếng nói trong các vấn đề giáo hội, tông hiệp cho đến lúc đó đã dành cho Giáo Hội ở Pháp một phạm vi hoạt động nhất định và đã bảo đảm việc hỗ trợ tài chính cho Giáo hội. Bằng đạo luật thông qua ngày 11 tháng 12 năm 1905, sự tách biệt hoàn toàn giữa Giáo Hội và Nhà nước đã được đóng ấn.

Như thế, sự tách biệt ở bình diện trí thức đi kèm với sự tách biệt ở bình diện xã hội. Sự tách biệt về bình diện trí thức là điều căn bản hơn giữa hai bình diện này. Nó dẫn đến diễn trình thế tục hóa hiện đại, theo nghĩa Giáo Hội tự hạn chế mình trong các lĩnh vực chính trị và xã hội, là các lãnh vực bác bỏ mọi ảnh hưởng của tôn giáo. De Lubac đã đưa ra luận điểm đầy khiêu khích cho rằng không nên đổ hết lỗi này lên một mình triết học hiện đại, mà cả thần học cũng phải chịu một phần trách nhiệm vì đã phân định ranh giới quá rạch ròi giữa tự nhiên và siêu nhiên (5). Cái nhìn sâu sắc này phát sinh từ các phân tích của cuốn Surnaturel (Siêu nhiên) chứa đựng một lượng rất lớn các chất liệu gay cấn và do đó dễ gây ra nhiều nghi ngờ và buộc tội quy mô lớn chống lại de Lubac.

“Suy nghĩ Hai Câu chuyện”

Như thế, cũng có sự tách biệt trên bình diện trí thức. De Lubac nhiều lần nói đến một philosophie séparée hay một théologie séparée, những kiểu nói rất khó dịch (nghĩa đen: triết học tách biệt và thần học tách biệt). Trong tiếng Đức, nó đã trở thành thông lệ khi sử dụng phép ẩn dụ “suy nghĩ hai câu chuyện” để chỉ ý ngài muốn nói. Điều này ngụ ý rằng trật tự ân sủng siêu nhiên được đột ngột thêm vào trật tự tự nhiên, mà không có khả thể chứng minh bất cứ sự phối hợp nội tại nào giữa hai bình diện (“câu chuyện”). Ân sủng của Thiên Chúa thúc giục con người chấp nhận ân sủng này dựa trên cơ sở thẩm quyền Thiên Chúa. Để bảo toàn đặc tính nhưng không của ân sủng như một hồng ân, thần học về natura pura [bản tính thuần túy], được chấp nhận rộng rãi từ thế kỷ XVII trở đi, cho rằng con người, trong nguyên tắc, có thể hoàn hảo cả khi không có ân sủng trong trạng thái hạnh phúc tự nhiên, một hạnh phúc không bao gồm việc được hưởng nhan Thiên Chúa. Mặc dù lúc đầu, các nhà thần học vẫn nhận thức được rằng điều này đánh dấu sự xa rời khỏi truyền thống của Thánh Tôma Aquinô (6) và của trọn nền thần học Công Giáo trước ngài, nhưng từ đó về sau, khái niệm này ngày càng được coi là đương nhiên, và kể từ thế kỷ XVII, nó đã được cho là thần học của chính Thánh Tôma. Sự phân biệt giữa tự nhiên và siêu nhiên, được coi là hai trật tự không tách rời nhau [của thực tại], là một trong những trụ cột của điều gọi là nền thần học Tân Kinh viện, từng là nền thần học giáo khoa trong các chủng viện và đại học Công Giáo từ cuối thế kỷ XIX và các học giả Dòng Tên và Dòng Đa Minh cũng có mặt trong số những người đề xướng hàng đầu của nó. Kể từ khi Maurice Blondel minh nhiên dẫn nhập khái niệm này như một từ ngữ mới trong cuốn Lịch sử và Tín điều (1904) của ông, các nhà thần học đã nói về thuyết ngoại tại [extrincicism]. Khái niệm này đã được chấp nhận rộng rãi một cách nhanh chóng đáng kinh ngạc. Vượt thắng thuyết ngoại tại là mối quan tâm căn bản mà Henri de Lubac, Karl Rahner (7) và nhiều nhà thần học khác ở thế kỷ 20 cùng nhất trí. Họ coi là ngoại tại lối hiểu mặc khải cho rằng sự tự mạc khải của Thiên Chúa gặp gỡ con người hoàn toàn “từ bên ngoài” (extrinsece), mà, theo quan điểm của người tiếp nhận sự mặc khải, không có bất cứ khả thể nào làm rõ đến mức độ nào họ có thiên hướng tiếp nhận nó, nghĩa là, trên nguyên tắc, họ là “người nghe thấy Lời [Chúa]”, như kiểu nói sau này của Karl Rahner.

Bên cạnh sự tách biệt này giữa triết học và thần học, một sự tách biệt mà đặc biệt vào cuối thế kỷ XIX được đi kèm với sự căng thẳng giữa khoa học tự nhiên và thần học, một sự tách biệt thứ hai đã nảy sinh trong chính thần học dựa trên sự rẽ đường thậm chí còn sớm hơn: đó là sự tách biệt giữa thần học và linh đạo (8). De Lubac và nhiều người cùng thời với ngài đã đau buồn ý thức được tất cả những cuộc tách biệt này.

Đối với sự tách biệt giữa triết học và thần học, hoặc giữa tự nhiên và ân sủng, ý nghĩa thực sự của “Công Giáo” bắt đầu chỉ xuất hiện trên bối cảnh này. Công Giáo, theo nghĩa “bao gồm tất cả” hoặc phổ quát, trong yếu tính, ngụ ý việc xóa bỏ sự tách biệt này, không theo nghĩa một thích ứng rẻ tiền đối với thế giới, mà theo nghĩa của một cái nhìn về con người và xã hội dưới ánh sáng của mặc khải, có thể giải đáp các câu hỏi tối hậu của con người và những “yêu cầu” sâu sắc nhất của tinh thần họ. Tính Công Giáo [catholicity] đích thực (như được phân biệt với đạo Công Giáo) dẫn đến một hình ảnh về con người vừa nâng cao vừa hoàn thiện cả cá nhân lẫn xã hội. Là người Công Giáo có nghĩa, không phải là phủ nhận lý trí, mà đúng hơn, phải hiểu lý trí như một cái ăng-ten nhờ đó, có thể tiếp nhận sự mặc khải của Thiên Chúa (9).

Tất cả những sự tách biệt nói trên chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả rất bất lợi cho cả hai bên.

Chủ nghĩa duy hiện đại

Trong những năm đầu thế kỷ XX, quan tâm của nhiều trí thức Công Giáo là giải quyết các thách thức của việc nghiên cứu lịch sử hiện đại (vốn đóng vai trò chủ yếu trong điều gọi là thần học Thệ phản tự do), cùng với triết học tục hóa và các nghiên cứu tôn giáo so sánh, cũng như các phát hiện của khoa học tự nhiên, và không hẳn chỉ để rút lui vào sự an toàn của các tuyên bố tín lý đã được định tín của đức tin. Không phải mọi vị này đều đã thành công trong việc bảo tồn nguyên vẹn kho tàng đức tin và các nguyên tắc của giáo huấn Công Giáo. Điều này làm xuất hiện một hạn từ chủ chốt khác cần được giải thích: Chủ nghĩa duy hiện đại [Modernism]. Thuật ngữ này là một khẩu hiệu được sử dụng để mô tả một số quan điểm thần học nhất định, nhưng nó thường được những người liên hệ sử dụng để mô tả chủ trương của chính họ. Trong sắc lệnh Lamentabili, ngày 6 tháng 7 năm 1907, và sau đó, đặc biệt trong thông điệp của Đức Giáo Hoàng Piô X, Pascendi dominici gregis, ngày 8 tháng 9 năm 1907, Chủ nghĩa Duy Hiện đại đã được trình bầy một cách có hệ thống và bị lên án. Thông điệp coi là Duy Hiện đại các quan điểm của thuyết bất khả tri [agnosticism] (10) và thuyết nội tại [immanentism] (11) cho rằng Sách Thánh chứa đựng cả sai lầm lẫn sự thật, và cuối cùng, cho rằng giáo huấn của đức tin, với thời gian, đã tự tách ra khỏi các nền tảng Kinh Thánh (gián đoạn trong việc khai triển tín lý). Vấn đề chính dường như là việc chấp nhận lối chú giải lịch sử-phê bình (12) một cách quá ư phi phê phán và nỗ lực nhằm thay thế giáo huấn truyền thống của Giáo hội vào thời điểm đó bằng các phát hiện của chính họ. Mọi người đều đồng ý rằng người đề xướng quan trọng nhất của thuyết Duy Hiện đại là nhà chú giải người Pháp Alfred Loisy (1857-1940), người, trong cuốn L'Évangile et l'Église (Tin mừng và Giáo hội), xuất bản năm 1902, đã cố gắng bảo vệ Giáo Hội Công Giáo và các ý kiến của Giáo Hội liên quan đến nguồn gốc của Giáo hội trong sứ vụ công khai của Chúa Giêsu chống lại lối phê bình của Adolf von Harnack trong Das Wesen des Christentums (Kitô giáo là gì?). “Chúa Giêsu loan báo Tin mừng về Nước Thiên Chúa. Nhưng Giáo Hội đã đến thay vào đó”. Công thức nổi tiếng này, mà Loisy không hề có ý hạ giá, tuy nhiên đã không bảo toàn được tính liên tục giữa Giáo hội và thừa tác vụ công khai của Chúa Giêsu, và do đó đã nhượng bộ quá lớn đối với khoa chú giải Thệ Phản. Việc đưa ra Lời thề chống lại thuyết Duy Hiện đại vào năm 1910, mà tất cả các giáo sĩ bắt buộc phải thực hiện (cho đến năm 1967), cho thấy Chủ nghĩa Duy Hiện đại đã bị Huấn quyền của Giáo hội coi là mối đe dọa nguy hiểm như thế nào.

Kỳ sau: Lịch sử và Tín điều
 
VietCatholic TV
25 Hồng Y nhiễm vi rút, 3 vị ly trần. Nạn nhân mới nhất: HY Wilton Gregory. Lễ Hiển Linh tại Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:56 03/01/2022


1. Đức Tổng Giám Mục Washington xét nghiệm dương tính với coronavirus

Chiều Giao Thừa 31 tháng 12 vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory của Washington cho biết ngài vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với coronavirus.

Đức Hồng Y Gregory cho biết ngài cảm thấy “ổn, không đau, sốt hoặc các triệu chứng khác.” Việc xét nghiệm diễn ra sau khi ngài tiếp xúc với một người và người này báo cho ngài là anh ta vừa có kết quả dương tính.

Ngài cho biết ngài sẽ cách ly trong tuần này, và xin lỗi cộng đồng Giáo Hội vì không thể cử hành các buổi lễ.

“Tôi rất tiếc vì đã bỏ lỡ sự có mặt vào cuối tuần này tại các nhà thờ của chúng ta và với cộng đồng Haiti,” Đức Hồng Y Gregory nói trên Twitter.

Theo Tổng giáo phận Washington, Đức Hồng Y Gregory đã nhận được hai liều vắc xin coronavirus. Liều thứ hai là vào tháng 2 năm 2021. Ngài cũng đã khuyến khích các thành viên trong tổng giáo phận làm như vậy.

Theo dữ liệu được thu thập bởi mạng trực tuyến “The Seismograph”, nếu tính từ khi bắt đầu đại dịch đến nay, Đức Hồng Y Wilton Gregory là vị Hồng Y thứ 25 có kết quả xét nghiệm dương tính với coronavirus.

Trong 25 vị Hồng Y nhiễm coronavirus, Đức Hồng Y y người Ý Gualtiero Bassetti là vị Hồng Y duy nhất bị nhiễm vi rút đến lần thứ hai sau lần nhiễm trùng đầu tiên khiến ngài suýt mất mạng.

Đáng buồn là trong 25 vị Hồng Y nhiễm coronavirus có 3 vị đã chết vì thứ virus quái ác này.

Thứ nhất là Đức Hồng Y Eusébio Oscar Scheid - Tổng giám mục hiệu tòa của São Sebastião do Rio de Janeiro, Brazil. Ngài sinh năm 1932 và đã chết từ Covid-19 vào ngày 13 tháng Giêng năm ngoái 2021.

Thứ hai là Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino - Tổng Giám mục hiệu tòa Caracas, Venezuela. Ngài sinh năm 1942 và đã chết vì Covid-19 vào ngày 23 tháng 9 năm ngoái 2021.
Source:wtop.com

2. Huấn dụ của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật Lễ Hiển Linh 2/1/2022

Chúa Nhật 2 tháng Giêng, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật Lễ Hiển Linh.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi Chúa Giêsu sinh hạ tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, trong đời vua Hêrôđê, có mấy nhà đạo sĩ từ Đông phương tìm đến Giê-rusalem. Các ông nói: “Vua người Do-thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người”. Nghe nói thế, vua Hêrôđê bối rối, và tất cả Giêrusalem cùng với nhà vua. Vua đã triệu tập tất cả các đại giáo trưởng và luật sĩ trong dân, và hỏi họ cho biết nơi mà Đức Kitô sinh hạ. Họ tâu nhà vua rằng: “Tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, vì đó là lời do Đấng Tiên tri đã chép: Cả ngươi nữa, hỡi Bêlem, đất Giuđa, không lẽ gì ngươi bé nhỏ hơn hết trong các thành trì của Giuđa, vì tự nơi ngươi sẽ xuất hiện một thủ lãnh, Người đó sẽ chăn nuôi Israel dân tộc của Ta”.

Bấy giờ Hêrôđê ngầm triệu tập mấy nhà đạo sĩ tới, cặn kẽ hỏi han họ về thời giờ ngôi sao đã hiện ra. Rồi vua đã phái họ đi Bêlem và dặn rằng: “Các khanh hãy đi điều tra cẩn thận về Hài Nhi, rồi khi đã gặp thấy, hãy báo tin lại cho Trẫm, để cả Trẫm cũng đến triều bái Người”. Nghe nhà vua nói, họ lên đường. Và kìa ngôi sao họ xem thấy ở Đông phương, lại đi trước họ, mãi cho tới nơi và đậu lại trên chỗ Hài Nhi ở. Lúc nhìn thấy ngôi sao, họ hết sức vui mừng. Và khi tiến vào nhà, họ đã gặp thấy Hài Nhi và Bà Maria Mẹ Người, và họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người. Rồi, mở kho tàng ra, họ đã dâng tiến Người lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược. Và khi nhận được lời mộng báo đừng trở lại với Hêrôđê, họ đã qua đường khác trở về xứ sở mình.


Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em,

Phụng vụ hôm nay đưa ra cho chúng ta một cụm từ rất hay, đó là cụm từ chúng ta luôn đọc trong kinh Truyền Tin và chính cụm từ ấy tỏ cho chúng ta thấy ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh. Cụm từ này là “Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Ga 1:14). Ngôi Lời đã trở nên xác phàm và ở giữa chúng ta. Những lời này, nếu chúng ta suy đi nghĩ lại, chúng ẩn chứa một nghịch lý. Chúng mang hai mặt đối lập: Ngôi Lời và xác phàm. “Ngôi Lời” chỉ ra rằng Chúa Giêsu là Lời vĩnh cửu của Chúa Cha, là Đấng vô hạn, tồn tại từ mọi thời đại, trước mọi vật được tạo dựng. Trái lại, “xác phàm” chỉ chính xác thực tại được tạo thành của chúng ta, mong manh, giới hạn, dễ chết. Trước Chúa Giêsu, có hai thế giới riêng biệt: Trời đối lập với đất, thế giới vô hạn đối lập với hữu hạn, tinh thần đối lập với vật chất. Và có một sự đối lập khác trong Lời mở đầu của Phúc âm theo thánh Gioan, một nhị phân khác: Ngôi Lời và xác phàm là một nhị phân; nhị phân còn lại là ánh sáng và bóng tối (xem câu 5). Chúa Giêsu là ánh sáng của Thiên Chúa đã đi vào bóng tối của thế gian. Ánh sáng và bóng tối. Thiên Chúa là ánh sáng: trong Người không có sự mờ mịt; còn trong chúng ta, thì khác, có nhiều bóng tối. Giờ đây, với Chúa Giêsu, ánh sáng và bóng tối gặp nhau: thánh thiện và tội lỗi, ân sủng và tội lỗi. Chúa Giêsu, sự nhập thể của Chúa Giêsu chính là nơi của cuộc gặp gỡ, cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và nhân loại, cuộc gặp gỡ giữa ân sủng và tội lỗi.

Tin Mừng muốn loan báo điều gì với những đối cực này? Một cái gì đó tuyệt vời: đó là cách hành động của Chúa. Đối mặt với sự yếu đuối của chúng ta, Chúa không rút lui. Ngài không ở lại trong cõi vĩnh hằng diễm phúc và trong ánh sáng vô hạn của mình, mà Ngài đến gần, Ngài hóa thân, Ngài đi vào bóng tối, Ngài ở trong những vùng đất xa lạ với Ngài. Và tại sao Chúa làm điều này? Tại sao Ngài xuống thế với chúng ta? Thưa: Ngài làm điều này vì Ngài không cam chịu sự thật rằng chúng ta có thể lạc lối bằng cách đi xa Ngài, xa vĩnh cửu, xa ánh sáng. Đây là công việc của Thiên Chúa: đó là đến giữa chúng ta. Nếu chúng ta tự cho mình là không xứng đáng, điều đó không ngăn cản Ngài: Ngài vẫn đến. Nếu chúng ta từ chối Ngài, Ngài không mệt mỏi khi tìm kiếm chúng ta. Nếu chúng ta không sẵn sàng và không muốn tiếp nhận Ngài, thì dù thế nào Ngài vẫn muốn đến. Và nếu chúng ta đóng sầm cánh cửa trước mặt Ngài, Ngài sẽ đợi. Ngài thực sự là Người Mục Tử tốt lành. Và hình ảnh đẹp nhất về Người Mục Tử tốt lành là gì? Thưa: đó là Ngôi Lời trở nên xác phàm để chia sẻ cuộc sống của chúng ta. Chúa Giêsu là Mục Tử Nhân Lành đến tìm kiếm chúng ta ngay tại nơi chúng ta đang ở: trong những vấn đề của chúng ta, trong những đau khổ của chúng ta… Ngài đến nơi đó.

Anh chị em thân mến, chúng ta thường giữ khoảng cách với Thiên Chúa vì nghĩ rằng mình không xứng đáng với Ngài, và vì những lý do khác. Và đó là sự thật. Nhưng Giáng Sinh mời chúng ta nhìn mọi thứ theo quan điểm của Ngài. Chúa mong muốn được nhập thể. Nếu trái tim anh chị em có vẻ quá ô nhiễm bởi sự dữ, nếu nó có vẻ ngổn ngang, xin đừng khép mình lại, đừng sợ hãi: Người sẽ đến. Hãy nghĩ về chuồng gia súc ở Bethlehem. Chúa Giêsu sinh ra ở đó, trong hoàn cảnh nghèo khó đó, để nói với chúng ta rằng Ngài chắc chắn không ngại thăm viếng trái tim của anh chị em, khi nó đang ở trong một tình trạng tồi tàn. Và đây là từ chính yếu: cư ngụ. Cư ngụ là động từ được dùng trong bài Tin Mừng hôm nay để biểu thị thực tại này: nó diễn tả một sự chia sẻ hoàn toàn, một tình thân mật lớn lao. Và đây là điều Thiên Chúa muốn: Ngài muốn ở với chúng ta, Ngài muốn ở trong chúng ta, chứ không muốn xa cách.

Và tôi tự hỏi bản thân mình, anh chị em, tất cả chúng ta: còn chúng ta thì sao, chúng ta có muốn dành chỗ cho Ngài không? Trên môi miệng, sẽ không ai nói “Tôi không muốn!”; Đúng là thế. Nhưng trong thực tế? Có lẽ có những khía cạnh của cuộc sống mà chúng ta giữ cho riêng mình, đó là những không gian riêng biệt hoặc bên trong mà chúng ta sợ Tin Mừng sẽ đi vào, nơi chúng ta không muốn Thiên Chúa can dự vào. Hôm nay tôi mời anh chị em phải rõ ràng. Những điều bên trong mà tôi tin rằng Chúa không thích là gì? Đâu là không gian mà tôi tin rằng chỉ dành cho tôi, nơi tôi không muốn Chúa đến? Mỗi chúng ta hãy thẳng thắn trả lời điều này. “Vâng, vâng, tôi muốn Chúa Giêsu đến, nhưng điều này, Ngài không được chạm vào; điều này cũng không được, và điều này cũng đừng nhé”. Mọi người đều có tội lỗi của riêng mình - chúng ta hãy gọi đích danh nó. Chúa không sợ tội lỗi của chúng ta: Ngài đã đến để chữa lành chúng ta. Ít ra chúng ta hãy để Ngài thấy điều đó, hãy để Ngài thấy tội lỗi. Hãy can đảm, chúng ta hãy nói: “Nhưng lạy Chúa, con đang ở trong hoàn cảnh này nhưng con chưa muốn thay đổi. Nhưng Chúa ơi, đừng đi quá xa”. Đó là một lời cầu nguyện tốt. Hãy chân thành ngay hôm nay.

Trong những ngày Giáng Sinh này, chúng ta sẽ rất tốt khi được đón Chúa chính xác ở đó. Làm thế nào? Thưa, chẳng hạn, bằng cách dừng lại trước cảnh Chúa Giáng Sinh, bởi vì nó cho thấy Chúa Giêsu đã đến ngự trong tất cả cuộc sống thực, và bình thường của chúng ta, nơi không phải mọi thứ đều suôn sẻ, nơi có nhiều vấn đề: chúng ta có lỗi trong số trường hợp; còn những trường hợp khác là lỗi của tha nhân. Và Chúa Giêsu đến: những mục đồng làm việc chăm chỉ, chúng ta thấy những mục đồng ở đó, Hêrôđê đe dọa người vô tội, nghèo khó... Nhưng ở giữa tất cả những điều này, giữa rất nhiều vấn đề - và ngay cả giữa những vấn đề của chúng ta - có Chúa, có Chúa muốn ở với chúng ta. Và Ngài đợi chúng ta trình bày với Ngài hoàn cảnh của chúng ta, những gì chúng ta đang sống. Vì vậy, trước Chúa Giáng Sinh, chúng ta hãy nói chuyện với Chúa Giêsu về những tình huống thực tế của chúng ta. Chúng ta hãy mời Ngài chính thức bước vào cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là trong những vùng tối: “Lạy Chúa, xin hãy nhìn xem, nơi đó không có ánh sáng, điện không đến được nơi đó, nhưng xin đừng chạm vào, vì con chưa muốn rời khỏi hoàn cảnh này”. Hãy nói rõ ràng và đơn giản. Vùng tối, “chuồng gia súc bên trong” của chúng ta; mỗi người trong chúng ta đều có những thứ đó. Và chúng ta cũng đừng sợ hãi nói với Ngài về các vấn đề xã hội, và các vấn đề của Giáo Hội trong thời đại chúng ta, ngay cả những vấn đề cá nhân, thậm chí là những điều tồi tệ nhất, bởi vì Thiên Chúa thích cư ngụ ở trong chuồng gia súc của chúng ta.

Xin Mẹ Thiên Chúa, là Đấng qua Mẹ Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể, giúp chúng ta vun trồng tình thân mật ngày càng thắm thiết hơn với Chúa.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:

Anh chị em thân mến,

Tôi gửi lời chào chân thành đến tất cả anh chị em, những tín hữu của Rôma và những người hành hương từ Ý và từ các quốc gia khác: Tôi thấy có các lá cờ của Ba Lan, Brazil, Uruguay, Á Căn Đình, Paraguay, Colombia và Venezuela: chào mừng tất cả anh chị em! Tôi xin chào các gia đình, hiệp hội, và các nhóm giáo xứ, đặc biệt là các gia đình từ Postioma và Porcellengo, trong giáo phận Treviso, cũng như các thanh thiếu niên của Liên đoàn Regnum Christi và các bạn trẻ của Đức Maria Vô Nhiễm.

Vào Chúa Nhật đầu năm này, tôi xin lặp lại với tất cả anh chị em lời chúc bình an và tốt lành trong Chúa. Trong những giây phút vui vẻ và trong những lúc buồn bã, chúng ta hãy giao phó chính mình cho Người, Người là sức mạnh và niềm hy vọng của chúng ta. Và đừng quên: chúng ta hãy mời Chúa đến trong chúng ta, đến với cuộc sống thực của chúng ta, dù xấu xí, dù cho nó có thể là một chuồng gia súc: “Nhưng, lạy Chúa, con không muốn Chúa bước vào, nhưng hãy nhìn, và ở gần”. Hãy làm điều đó.

Chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật may mắn và vui vẻ với bữa trưa của mình. Và đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chào tạm biệt!
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
 
Đức Thánh Cha Chúc Tết 2022. Vụ cướp táo bạo 162,720 USD Đêm Giao Thừa: Cha Sở bị khảo của tàn tệ.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:01 03/01/2022


1. Cha Sở bị bắn và bị chém vào Đêm Giao Thừa và bị cướp đi hơn 160,000 Mỹ Kim

Cha Sở giáo xứ Thánh Phanxicô Xaviê ở quận Tangila trong thành phố Kamituga, thuộc địa phận Mwenga, Cộng Hòa Dân Chủ Congo bị bắn và bị chém, trong cuộc tấn công xảy ra vào Đêm Giao Thừa 31 tháng 12 vừa qua.

Lúc đó là 9 giờ tối. Những tên cướp có vũ trang đã tấn Công Giáo xứ, trong khi thị trấn khai thác mỏ Kamituga đang sôi động với các lễ hội.

Những tên cướp này đã khiến vị linh mục đang ngồi trong phòng khách trong nhà xứ của giáo xứ Công Giáo Thánh Phanxicô Xaviê của Tangila kinh ngạc. Bọn cướp uy hiếp vị linh mục và yêu cầu ngài trao cho chúng số tiền vừa được Caritas gửi cho ngài để trả cho các thầy cô giáo trong giáo xứ.

Radio Okapi cho biết chúng gia tăng mối đe dọa bằng cách nổ súng và vị linh mục bị bắn vào đùi. Tiếp theo, một tên chém một nhát dao vào đầu ngài.

Nguồn tin y tế trấn an anh chị em giáo dân rằng vị linh mục đang được điều trị tại bệnh viện địa phương và tình trạng sức khỏe không đáng lo ngại. Số tiền bị cướp lên đến 325,446,000 phật lăng Congo, tương đương với 162,720 Mỹ Kim.

Cuộc tấn công này khiến tất cả các thầy cô giáo trong giáo xứ không có tiền đón Tết.

Caritas Cộng Hòa Dân Chủ Congo đã tích cực vận động các giáo viên ở các vùng sâu vùng xa, nơi có Internet sớm có tài khoản ngân hàng trực tiếp sau cuộc tấn công vũ trang nhằm vào một đoàn xe của Caritas giáo phận từ Uvira, đang vận chuyển số tiền dành cho giáo viên ở cao nguyên Fizi.
Source:Radio Okapi

2. Huấn dụ và lời chúc Tết của Đức Thánh Cha trong ngày đầu Năm Mới

Ngày 1 tháng Giêng, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, các mục tử ra đi vội vã đến thành Bêlem, và gặp thấy Maria, Giuse và hài nhi mới sinh nằm trong máng cỏ. Khi thấy thế, họ hiểu ngay lời đã báo về hài nhi này. Và tất cả những người nghe, đều ngạc nhiên về điều các mục tử thuật lại cho họ. Còn Maria thì ghi nhớ tất cả những việc đó và suy niệm trong lòng. Những mục tử trở về, họ tung hô ca ngợi Chúa về tất cả mọi điều họ đã nghe và đã xem thấy, đúng như lời đã báo cho họ. Khi đã đủ tám ngày, lúc phải cắt bì cho con trẻ, thì người ta gọi tên Người là Giêsu, tên mà thiên thần đã gọi trước khi con trẻ được đầu thai trong lòng mẹ.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em. Chúc mừng năm mới!

Chúng ta hãy bắt đầu năm mới bằng phó thác cho Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa. Bài Tin Mừng của Phụng vụ hôm nay nói về Mẹ, một lần nữa đưa chúng ta trở lại với những suy tư về chiếc nôi. Những mục đồng chạy nhanh về phía chuồng gia súc và họ tìm thấy gì? Bản văn cho biết họ tìm thấy, “Đức Maria, Thánh Giuse, và trẻ sơ sinh nằm trong máng cỏ” (Lc 2,16). Chúng ta hãy tạm dừng ở cảnh này và hãy tưởng tượng Đức Maria, là người, giống như một người mẹ dịu dàng và chăm sóc, vừa đặt Chúa Giêsu vào trong máng cỏ. Chúng ta có thể thấy một món quà được ban tặng cho chúng ta trong hành động đặt Người xuống: Đức Mẹ không giữ Con của mình cho riêng mình, nhưng tặng Người cho chúng ta. Mẹ không chỉ ôm Người trong vòng tay của mình, mà còn đặt Ngài xuống để mời chúng ta nhìn vào Người, chào đón Người, và tôn thờ Người. Đây là tình mẫu tử của Đức Maria: Mẹ đã hiến dâng Chúa Con vừa chào đời cho tất cả chúng ta. Mẹ luôn luôn trao ban Con của Mẹ cho tất cả chúng ta, chứ không bao giờ coi Con của Mẹ như một cái gì đó của riêng mình, không. Đức Mẹ đã hành động như vậy trong suốt cuộc đời của Chúa Giêsu.

Và khi đặt Ngài trước mắt chúng ta, không nói một lời, Mẹ mang đến cho chúng ta một thông điệp tuyệt vời: Chúa đang ở gần, trong tầm tay của chúng ta. Ngài không đến với sức mạnh của một người muốn được người ta khiếp sợ, nhưng với sự yếu đuối của một người luôn đòi hỏi được yêu thương. Ngài không phán xét từ ngai vàng của mình trên cao, nhưng nhìn chúng ta từ bên dưới, như một người anh em, đúng hơn, như một người con trai. Ngài sinh ra nhỏ bé và thiếu thốn để không ai phải xấu hổ lần nữa. Chính khi chúng ta cảm nghiệm sự yếu đuối và mỏng manh của mình, chúng ta mới có thể cảm thấy Thiên Chúa đang ở gần hơn, bởi vì Người đã hiện ra với chúng ta theo cách này - yếu đuối và mỏng manh. Ngài là con Thiên Chúa được sinh ra để không loại trừ bất cứ ai. Ngài đã làm điều này để biến tất cả chúng ta trở thành anh chị em với nhau.

Và như vậy, năm mới bắt đầu với Chúa, Đấng trong vòng tay của mẹ và nằm trong máng cỏ, ban cho chúng ta lòng can đảm với sự dịu dàng. Chúng ta cần sự khích lệ này. Chúng ta vẫn đang sống trong thời kỳ bất định và khó khăn do đại dịch gây ra. Nhiều người sợ hãi về tương lai và các gánh nặng bởi các vấn đề xã hội, các vấn đề cá nhân, các mối nguy hiểm bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng sinh thái, những bất công và sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu. Nhìn Mẹ Maria với Con của Mẹ trong vòng tay, tôi nghĩ đến những bà mẹ trẻ và con cái của họ chạy trốn chiến tranh và nạn đói, hoặc đang chờ đợi trong các trại tị nạn. Có rất nhiều người trong số họ! Và khi chiêm ngưỡng Đức Maria, Đấng đã đặt Chúa Giêsu trong máng cỏ, để Người sẵn sàng cho mọi người, chúng ta hãy nhớ rằng thế giới có thể thay đổi và cuộc sống của mọi người có thể được cải thiện nếu chúng ta sẵn sàng trao ban cho người khác mà không mong đợi họ hồi đáp. Nếu chúng ta trở thành những người thợ thủ công của tình huynh đệ, chúng ta sẽ có thể hàn gắn những mối dây của một thế giới bị chia cắt bởi chiến tranh và bạo lực.

Hôm nay, Ngày Thế giới Hòa bình được tổ chức. Hòa bình “vừa là một món quà từ trên cao vừa là hoa trái của dấn thân chia sẻ” (Thông điệp cho Ngày Thế giới Hòa bình lần thứ 55, 1). Món quà từ trên cao: chúng ta cần cầu xin Chúa Giêsu điều đó vì chúng ta không có khả năng giữ gìn nó. Chúng ta có thể thực sự xây dựng hòa bình chỉ khi chúng ta có hòa bình trong tâm hồn mình, chỉ khi chúng ta nhận được nó từ Hoàng tử hòa bình. Nhưng hòa bình cũng là cam kết của chúng ta: nó yêu cầu chúng ta thực hiện bước đầu tiên, nó đòi hỏi những hành động cụ thể. Nó được xây dựng bằng cách quan tâm đến những điều tối thiểu nhất, bằng cách thúc đẩy công lý, bằng lòng can đảm để tha thứ, và qua đó dập tắt ngọn lửa hận thù. Và nó cũng cần một cái nhìn tích cực, một cái nhìn luôn luôn thấy, trong Giáo hội cũng như trong xã hội, không phải cái ác chia rẽ chúng ta, mà là cái tốt gắn kết chúng ta! Chán nản hoặc phàn nàn là vô ích. Chúng ta cần phải xắn tay áo để xây dựng hòa bình. Vào đầu năm nay, cầu xin Mẹ Thiên Chúa, Nữ Vương Hòa Bình, có được sự hòa hợp trong tâm hồn chúng ta và trên toàn thế giới.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:

Anh chị em thân mến,

Đầu năm mới, tôi cầu chúc mọi người bình an, đó là yếu tính của mọi điều tốt lành. Hòa bình! Tôi nhiệt liệt và biết ơn lời chào của Tổng thống Cộng hòa Ý, Sergio Mattarella, và tôi xin cam đoan về những lời cầu nguyện của tôi dành cho ông và cho người dân Ý.

Hôm nay là Ngày Thế giới Hòa bình, do Thánh Phaolô Đệ Lục khởi xướng năm 1968. Trong Thông điệp năm nay, tôi nhấn mạnh rằng hòa bình được xây dựng thông qua đối thoại giữa các thế hệ, thông qua giáo dục và qua việc làm. Nếu không có ba yếu tố này, các nền tảng bị thiếu.

Tôi biết ơn tất cả các sáng kiến được thúc đẩy trên khắp thế giới nhân Ngày này, phù hợp với tình hình đại dịch; và đặc biệt đối với Lễ Canh thức được tổ chức vào tối hôm qua tại Nhà thờ Savona như một biểu hiện của Giáo hội ở Ý.

Tôi chào những người tham gia cuộc biểu tình “Hòa bình trên mọi miền đất”, được tổ chức bởi Cộng đồng Thánh Egidio ở Rôma và ở nhiều nơi trên thế giới - những người thuộc Cộng đồng Thánh Egidio Egidio này tốt, họ rất tốt! - với sự cộng tác của các giáo phận và các giáo xứ. Cảm ơn sự hiện diện của anh chị em và sự dấn thân của anh chị em!

Và tôi chào tất cả các bạn, những người Rôma và những người hành hương thân mến! Tôi chào những người trẻ tuổi từ Curtatone, các gia đình từ Forlimpopoli, các tín hữu của Padua và những người ở Comun Nuovo, gần Sotto il Monte - quê hương của Thánh Gioan 23, vị Giáo hoàng của Thông điệp Pacem in terris, nghĩa là Hòa Bình Tại Thế, phù hợp hơn bao giờ hết.

Chúng ta hãy về nhà và suy nghĩ: hòa bình, hòa bình, hòa bình! Chúng ta cần hòa bình. Tôi đã xem những hình ảnh trên chương trình truyền hình “A sua immagine”, ngày hôm nay, về chiến tranh, về những người phải di dời, về đói nghèo… những điều này xảy ra trên thế giới ngày nay. Chúng ta muốn hòa bình!

Những lời chúc tốt đẹp đến tất cả anh em! Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc mừng năm mới! Chúc bạn có một bữa trưa ngon miệng và hẹn đến ngày mai.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
 
Biến thể mới lây như cháy rừng. Thông tin cần biết để khỏi trở thành nạn nhân của thứ vi rút độc địa
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:25 03/01/2022


1. Biến thể Omicron lây như cháy rừng tại Âu Châu, Đức Giáo Hoàng hủy bỏ chuyến thăm truyền thống tới Máng Cỏ Chúa Giáng Sinh ở quảng trường Thánh Phêrô

Hôm 30 tháng 12, Phòng Báo chí Tòa thánh, nơi đã thông báo trước đây rằng sự kiện này sẽ được tổ chức như hàng năm, đã bất ngờ thông báo hủy bỏ. Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết trước nguy cơ của biến thể Omicron, Đức Thánh Cha đã quyết định hủy bỏ chuyến thăm truyền thống tới Máng Cỏ Chúa Giáng Sinh ở quảng trường Thánh Phêrô.

“Để tránh các cuộc tụ tập và hậu quả là nguy cơ lây nhiễm Covid-19, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ không đến thăm Máng Cỏ Chúa Giáng Sinh ở quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 31 tháng 12 năm 2021”.

Ý đang trải qua sự trỗi dậy của đại dịch Covid-19 sau lễ Giáng Sinh. Vào ngày 29 tháng 12, chính phủ Ý đã báo cáo một kỷ lục về các trường hợp mới hơn 98,000 ca nhiễm bệnh chỉ trong một ngày.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã giảng trong Kinh Chiều và hát kinh Te Deum tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào chiều ngày 31 tháng 12 để tạ ơn Chúa về những ơn lành trong năm qua. Theo lệ thường ngài sẽ viếng Máng Cỏ Giáng Sinh sau đó.
Source:Aleteia

2. Bạn bị cảm lạnh, cúm hay Covid-19? Các chuyên gia giải thích cách phân biệt

Bạn có bị đau họng, sổ mũi và đau nhức mình mẩy không? Nó có thể là cảm lạnh thông thường, một trường hợp cúm - hoặc Covid-19.

Cảm lạnh, cúm hay Covid-19 đều có những biểu hiện giống nhau, đôi khi khiến bạn khó phân biệt được đâu là bệnh do thời tiết gây ra hay do virus gây ra.

Tỷ lệ các trường hợp nhiễm Covid-19 đang tăng phi mã sau khi biến thể Omicron được tìm thấy, nhưng số trường hợp nhập viện dường như vẫn ở mức tương đối thấp. Tiến sĩ Abdul El-Sayed, nhà dịch tễ học và cựu giám đốc điều hành Sở Y tế Detroit, cho biết đối với những người được tiêm chủng đầy đủ, đã có đủ bằng chứng cho thấy rằng việc nhiễm loại biến thể này có vẻ ít nghiêm trọng hơn.

“Điều quan trọng cần nhớ là vắc-xin giống như đưa ra lời kêu gọi 'đề phòng' đối với hệ thống miễn dịch của bạn. Vì vậy, khả năng xác định, nhắm mục tiêu và tiêu diệt vi rút của nó sẽ cao hơn rất nhiều mỗi khi chúng ta sử dụng thêm một liều vắc xin nữa”, El-Sayed nói. “Điều hợp lý là các triệu chứng bạn gặp phải sẽ nhẹ hơn nếu bạn đã được tiêm phòng.”

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể xem nhẹ các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là khi tính đến nguy cơ quá tải của các hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Ông nói: “Nguy cơ mắc bệnh nặng của mỗi cá nhân có thể thấp hơn, nhưng điều đó không có nghĩa bao nhiêu ở bình diện xã hội. Ngay cả một tỷ lệ dân số nhiễm bệnh tương đối nhỏ của một quốc gia tương đối đông dân cũng có thể là một thảm họa lớn.”

Theo bác sĩ El-Sayed, xét nghiệm là cách tốt nhất để biết mình có bị nhiễm coronavirus hay không. Tuy nhiên, với tốc độ lây lan quá nhanh như hiện nay, nếu chỉ cảm, cúm sơ sài mà cũng đi xét nghiệm thì có khả năng tạo ra tình trạng quá tải cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe. Năng lui tới những chỗ đó cũng không phải là điều nên làm, đặc biệt là trong các hoàn cảnh phải chờ đợi lâu giờ. Vì thế, tốt nhất ta nên biết cách phân biệt cảm, cúm sơ sài hay thực sự đã nhiễm coronavirus.

El-Sayed cho biết: “Các dấu hiệu ban đầu của cảm lạnh, cúm và Covid-19 có xu hướng tương tự nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa cảm và cúm là các triệu chứng trong trường hợp bị cảm có xu hướng tiệm tiến, tăng lên từ từ; trong khi cúm gây ra các triệu chứng bất thình lình.”

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, gọi tắt là CDC, cả Covid-19 và cúm thường gây ra các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau người, đau họng, khó thở và nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Theo bác sĩ El-Sayed, nếu bạn cảm thấy mất vị giác và khứu giác thì hầu như chắc chắn bạn nhiễm coronavirus rồi. Đó là hai dấu hiệu cảnh báo lớn nhất của nhiễm trùng Covid-19. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng với biến thể Omicron, hai triệu chứng này có thể không rõ ràng ở một số người.

Câu hỏi tiếp theo là bạn có bị đau đầu và ho khan không. Đau đầu và ho khan là hai triệu chứng nổi bật trong trường hợp nhiễm coronavirus. Các bác sĩ thường phân biệt nhiễm trùng Covid-19 và cúm bằng chứng đau đầu và ho khan thường đi kèm với nó.

Ông cảnh báo: “Đối với những người đang cảm thấy đau ngực nghiêm trọng, đặc biệt là khi ho khan ngày càng trở nên tồi tệ hơn, đó là lúc bạn thực sự nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế.”

“Nếu bạn bắt đầu cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng mất vị giác, mất khứu giác, đau đầu và ho khan càng lúc càng dữ dội, bạn nên hỏi: Có ai mà tôi tiếp xúc đã bị nhiễm Covid không?”

Ngay cả khi bạn chưa cảm thấy các triệu chứng, tốt nhất nên thận trọng nếu bạn ở gần một người có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.

Ông nói: “Chúng ta hãy nhớ rằng biến thể Omicron đang lan truyền như cháy rừng. Tháng Giêng sẽ là 'một tháng thực sự, thực sự khó khăn' vì biến thể Omicron đang gây ra một làn sóng đột biến các trường hợp nhiễm trùng.”

CDC cảnh báo rằng: Đối với những người đã tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 nhưng không cảm thấy các triệu chứng, thì có khả năng virus chưa phát triển đủ để xuất hiện trong một xét nghiệm nhanh. Trong trường hợp đó, tốt nhất là đợi năm ngày sau khi tiếp xúc với bệnh nhân rồi hãy đi thử nghiệm và tiếp tục theo dõi.

Cho dù đó là Covid-19, cúm, hay cảm lạnh thông thường, trước sự lây lan như cháy rừng của biến thể Omicron, cách ly ngay với người nhà luôn luôn là một ý tưởng tốt.
Source:CNN

3. Tin tức về đại dịch coronavirus và biến thể Omicron

Ngay sau lễ Giáng Sinh, Hoa Kỳ và một số quốc gia Âu Châu đã phá vỡ các kỷ lục Covid-19 của họ khi biến thể Omicron lan rộng khắp thế giới. Tháng Giêng được nhận định là tháng khó khăn của nhiều quốc gia trên thế giới.

Tại Hoa Kỳ: Mức trung bình trong bảy ngày qua là 254,496 trường hợp nhiễm coronavirus trong một ngày – theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins, đó là con số cao nhất từ trước đến nay trong suốt thời gian đại dịch. Con số này đánh bại kỷ lục trước đó với 251,989 ca nhiễm mới, được thiết lập vào ngày 11 tháng Giêng năm 2021. Số ca nhập viện và tử vong không có tốc độ tăng tương tự nhưng đây là những chỉ số tụt hậu, nghĩa là người ta chỉ có thể thấy hiệu quả thực sự của sự gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh nhiều tuần sau đó.

Tuy nhiên, số ca nhập viện của bệnh nhi Covid-19 trên toàn quốc đang gần đạt mức cao kỷ lục được thiết lập vào tháng 9. Trung bình, khoảng 305 trẻ em nhập viện vì Covid-19 vào bất kỳ ngày nào trong tuần lễ sau Giáng Sinh, theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ.

Tại Pháp: Các nhà chức trách đã báo cáo mức cao kỷ lục 179,807 trường hợp được xác nhận là nhiễm bệnh mới trong khoảng thời gian 24 giờ vào hôm thứ Ba 28 tháng 12. Bất chấp sự gia tăng số ca nhập viện và một số lớn các cơ sở ICU được ghi nhận là quá tải, dữ liệu của Pháp cho thấy số ca tử vong ít hơn. Trong 24 giờ qua, Pháp ghi nhận 290 ca tử vong liên quan đến Covid-19, 484 người nhập viện và 83 người nằm trên giường ICU. Một năm trước, cả nước ghi nhận 363 trường hợp tử vong, 25 trường hợp nhập viện và 44 người được chăm sóc đặc biệt.

Vương quốc Anh: Hôm thứ Ba, quốc gia này một lần nữa phá vỡ kỷ lục các ca nhiễm Covid-19 với 129,471 ca nhiễm mới. Tỷ lệ nhập viện vì Covid-19 ở Anh đã tăng 25% trong vòng một tuần nhưng chính phủ cho biết sẽ không có thêm hạn chế nào.

Hôm thứ Tư, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết biến thể Omicron nhẹ hơn chủng Delta nhưng “tiếp tục gây ra các vấn đề thực sự”, đồng thời kêu gọi công chúng tiêm chủng hoặc tiêm liều tăng cường nếu đủ điều kiện để tránh phải nhập viện.

Tại Tây Ban Nha: Bộ Y tế của nước này thông báo 99,671 trường hợp nhiễm bệnh mới vào hôm thứ Ba, đó là con số cao nhất trong một ngày kể từ khi bắt đầu đại dịch. Con số này là gấp đôi so với kỷ lục được thiết lập chỉ một tuần trước.

Tại Ý: Ý cũng báo cáo các trường hợp nhiễm bệnh mới hàng ngày cao nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch, với 78,313 trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận hôm 31 tháng 12. Ý cũng có con số thấp hơn các trường hợp phải nhập viện và các trường hợp tử vong khi so sánh với dữ liệu từ năm 2020. Trong cùng kỳ năm ngoái, Ý ghi nhận 8,585 ca nhiễm mới, 445 Covid-19 trường hợp tử vong có liên quan, và 2,565 giường chăm sóc đặc biệt. Hôm thứ Ba 28 tháng 12, Ý báo cáo 202 trường hợp tử vong và 1,145 người phải được chăm sóc đặc biệt.

Tại Bồ Đào Nha: Bồ Đào Nha cũng đã ghi nhận số ca mắc mới hàng ngày cao nhất từ trước đến nay, với tổng số 17,172 ca nhiễm coronavirus mới, Bộ Y tế nước này cho biết như trên hôm thứ Ba 28 tháng 12.

Mặc dù số ca bệnh gia tăng, các nhà chức trách đã thấy số ca tử vong, số ca nhập viện và số người cần chăm sóc đặc biệt giảm 70% trong kỳ Giáng Sinh so với năm trước. Từ ngày 20 đến ngày 27 tháng 12 năm 2021, đã có 14 trường hợp tử vong và 151 trường hợp nhập viện ICU, theo dữ liệu của cơ quan y tế. Có 68 trường hợp tử vong và 506 trường hợp nhập viện ICU trong cùng kỳ năm 2020.

Tại Trung Quốc: Gần như tất cả các trường hợp lây truyền tại địa phương mới của Trung Quốc đều được báo cáo ở thành phố Tây An, phía tây bắc tỉnh Thiểm Tây. Các con số họ đưa ra ai cũng biết là không đúng sự thật nên chúng tôi không muốn nêu ra ở đây.
Source:CNN
 
Báo cáo chấn động của Reuters: Cán-bộ-Giám-Mục Trung Quốc ép hàng giáo sĩ Hương Cảng bỏ Vatican theo Tập
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:55 03/01/2022


1. Tù nhân trong các trại của Triều Tiên buộc phải sản xuất nhiều hơn cho người Trung Quốc

Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết bọn cầm quyền Triều Tiên đang buộc các tù nhân trong các trại tập trung phải sản xuất nhiều hơn. Daily NK, một tờ báo có trụ sở tại Hán Thành có liên hệ với Bộ Thống nhất Hàn Quốc, đã cho biết như trên.

Theo các nguồn tin của tờ báo, việc tăng cường sản xuất trong các trại của Triều Tiên là một phần trong một loạt các thỏa thuận giữa chế độ của Kim Chính Ân và các công ty Trung Quốc.

Các trại này nằm ở Giới Xuyên (Kaechon, 개천) và Bạch Đầu (Paektu, 백두) nơi Bộ An sinh Xã hội của Triều Tiên đã tiến hành nhiều đợt kiểm tra trong tháng này để kiểm tra mức sản xuất. Các thành phẩm bao gồm quần áo, tóc giả và lông mi giả.

Hoạt động sản xuất tiếp tục trở lại sau khi có nguyên liệu thô từ Trung Quốc, trước đó bị chặn bởi các hạn chế COVID-19. Ngay sau khi đại dịch bùng phát, Triều Tiên đã đóng cửa biên giới của mình, bao gồm cả biên giới với Trung Quốc.

Lao động cưỡng bức có thể giúp sản xuất hàng xuất khẩu trong một môi trường khép kín và được kiểm soát, do đó giảm nguy cơ lây lan bệnh nhiễm trùng.

Triều Tiên phụ thuộc kinh tế và chính trị vào Trung Quốc. Năm 2019, thương mại song phương chiếm 95.4% tổng kim ngạch ngoại thương; năm 2007, con số này là 67.1%.

Do các lệnh trừng phạt quốc tế chống lại các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, Bắc Kinh đã trở thành đối tác thương mại thực sự duy nhất của chế độ Kim Chính Ân.

Để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, được đánh dấu bằng tình trạng thiếu lương thực triền miên, Kim đã công bố “các biện pháp cách mạng quan trọng” để thúc đẩy phát triển nông nghiệp.

Lệnh của Kim được đưa ra trong cuộc họp toàn thể lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Công nhân khóa 8, hiện đang được tiến hành. Đảng này đã nắm quyền kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Cộng đồng quốc tế, với Liên hợp quốc đứng đầu, đã nhiều lần lên án việc chính quyền Triều Tiên bóc lột các tù nhân, tương đương với chế độ nô lệ, một tội ác chống lại loài người.

Theo thông tin có được, Triều Tiên hiện đang vận hành 5 trại lao động dành cho tù nhân chính trị: 4 trại do Bộ An ninh Nhà nước điều hành và 1 trại do Bộ An sinh Xã hội điều hành. Ngoài ra còn có 16 cơ sở giáo dục.

Theo Daily NK, kể từ khi đại dịch bùng phát, số lượng người bị bắt giữ ở nước này đã tăng lên đáng kể.

Nhiều người Triều Tiên đã phải vào trại tập trung của chế độ vì vi phạm các quy tắc cách ly, được coi là mối đe dọa đối với nền kinh tế của đất nước.
Source:Asia News

2. Lãnh đạo Ấn Giáo bị bắt vì xúc phạm Gandhi

Cảnh sát Ấn Độ hôm thứ Năm đã bắt giữ một nhà lãnh đạo Ấn Giáo vì bị cáo buộc có bài phát biểu xúc phạm nhà lãnh đạo độc lập của Ấn Độ Mohandas Gandhi và ca ngợi kẻ ám sát ông ta.

Mahatma Gandhi bị một phần tử cực đoan Ấn Giáo bắn chết trong một buổi cầu nguyện ở thủ đô Ấn Độ vào năm 1948, vì ông được coi là có thiện cảm với người Hồi giáo trong quá trình phân chia tiểu lục địa Ấn Độ của thực dân Anh vào năm 1947. Anh quốc đã chia bán đảo này thành Ấn Độ thế tục và Pakistan Hồi giáo.

Hãng thông tấn Press Trust of India dẫn lời cảnh sát Prashant Agrawal cho biết Kalicharan Maharaj đã bị bắt ở trung tâm bang Madhya Pradesh hôm thứ Năm vì bị cáo buộc kích động sự thù hận giữa các nhóm tôn giáo trong một bài phát biểu vào đầu tuần này.

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, Maharaj nói “Gandhi đã phá hủy đất nước... lời chào tới Nathuram Godse, người đã giết anh ta.”

Anh ta sẽ chính thức bị buộc tội trước tòa sau khi cảnh sát hoàn tất cuộc điều tra. Nếu bị kết tội, anh ta có thể bị bỏ tù tới 5 năm.

Các cuộc tấn công của những người theo Ấn Độ giáo cứng rắn chống lại người Hồi giáo và các nhóm thiểu số khác đã gia tăng sau khi Thủ tướng Narendra Modi lên nắm quyền vào năm 2014 và giành chiến thắng trong cuộc tái bầu cử năm 2019.

Phe đối lập cũng đang yêu cầu bắt giữ một số nhà lãnh đạo Ấn Giáo khác vì đã có những bài phát biểu mang tính kích động cao chống lại người Hồi giáo tại một cuộc họp tôn giáo kín, được gọi là Dharam Sansad, vào đầu tháng này ở thành phố phía bắc Haridwar. Theo đơn khiếu nại của cảnh sát, những kẻ này đã kêu gọi những người theo Ấn Giáo tự vũ trang cho “một cuộc diệt chủng” đối với người Hồi giáo.

Cảnh sát ở bang Uttarakhand, do Đảng Bharatiya Janata theo chủ nghĩa dân tộc của Modi cầm quyền, cho biết họ đang thẩm vấn các nghi phạm. Chưa có lệnh bắt nào được đưa ra.
Source:ABC News

3. Cán-bộ-Giám-Mục Hoa Lục o ép hàng giáo sĩ Hương Cảng theo Tập bỏ Vatican

Thông tấn xã Reuters vừa có bài viết nhan đề “Exclusive-Historic conclave: Chinese bishops, priests brief Hong Kong clerics on Xi's view of religion”, nghĩa là “Mật nghị lịch sử chưa từng có: Các Giám mục, và linh mục Trung Quốc giới thiệu tóm tắt với các giáo sĩ Hương Cảng về quan điểm của ông Tập về tôn giáo”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây: Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Theo bốn giáo sĩ tiết lộ, các giám mục và các nhà lãnh đạo tôn giáo Trung Quốc đã tường trình cho các giáo sĩ Công Giáo Hương Cảng về viễn kiến tôn giáo mang “đặc điểm Trung Quốc” của Chủ tịch Tập Cận Bình trong một cuộc họp chưa từng có do văn phòng đại diện của đại lục tại thành phố tổ chức.

Các giáo sĩ đã tham dự hoặc biết về cuộc họp ngày 31 tháng 10 mô tả đây là động thái quyết liệt nhất của Bắc Kinh trong nỗ lực ảnh hưởng đến giáo phận Hương Cảng, vốn trung thành với Vatican và bao gồm một số nhà lãnh đạo cao cấp từ lâu đã bảo vệ nền dân chủ và nhân quyền trong lãnh thổ bán tự trị này.

Các giáo sĩ cho Reuters biết, mặc dù các nhà lãnh đạo Công Giáo của Hương Cảng đã từng gặp riêng những người đồng cấp đại lục của các ngài trước đây, nhưng đây là lần đầu tiên hai bên gặp gỡ chính thức - và lần đầu tiên các quan chức tôn giáo ở đại lục chủ động một cuộc gặp gỡ như vậy.

Các ngài nói rằng bất chấp tính biểu tượng của cuộc họp, các quan chức đại lục và các nhà lãnh đạo tôn giáo thường tránh một thông điệp chính trị công khai.

Cuộc họp, không được tiết lộ công khai, cũng làm sáng tỏ những gì một số nhân vật tôn giáo, chính trị và ngoại giao mô tả là vai trò ngày càng mở rộng của Văn phòng Liên lạc Chính phủ Trung ương của Bắc Kinh tại Hương Cảng, nơi chính thức đại diện cho đại lục trong thành phố này, nhưng theo truyền thống vẫn tỏ ra kín đáo.

Văn phòng Liên lạc và các quan chức của Cục Quản lý Nhà nước về các vấn đề tôn giáo đã giám sát các phiên họp qua Zoom trong khi ba giám mục hàng đầu và khoảng 15 nhân vật tôn giáo từ Giáo Hội Công Giáo chính thức được bọn cầm quyền Trung Quốc hậu thuẫn và khoảng 15 giáo sĩ cấp cao ở Hương Cảng đã tham gia cuộc họp kéo dài một ngày.

Vatican coi Hương Cảng là một giáo phận duy nhất nên chỉ có một giám mục. Văn phòng Liên lạc và Cục Quản lý Nhà nước về Tôn giáo đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Susanne Ho, phát ngôn viên của Giáo phận Công Giáo Hương Cảng, nói với Reuters rằng giáo phận “không tiết lộ chi tiết về các cuộc họp riêng”.

Phát ngôn viên của Vatican Matteo Bruni không đưa ra bình luận gì.

KHÔNG NHẮC ĐẾN TẬP

Hai giáo sĩ cho biết, các diễn giả đại lục đã không thẳng thừng đề cập đến ông Tập hay đưa ra bất kỳ chỉ thị hay mệnh lệnh nào; họ chỉ quảng cáo rằng chính sách “Trung Hoa hóa” của ông Tập phù hợp với các chính sách hội nhập văn hóa của Vatican – trong đó hội nhập Kitô Giáo vào các nền văn hóa truyền thống, phi Kitô Giáo.

Tập từ lâu là một người ủng hộ tích cực đường lối Trung Hoa hóa, đặt ra các chính sách để ép buộc các tôn giáo phải theo đuổi những gì ông ta gọi là “bản sắc Trung Quốc” và phải có các mối quan hệ gần gũi hơn với đảng và nhà nước. Nó bao gồm việc buộc các tôn giáo phải gắn kết chặt chẽ hơn với văn hóa Trung Quốc, chủ nghĩa yêu nước và mục tiêu của Đảng Cộng sản cầm quyền và nhà nước để đạt được “giấc mơ Trung Quốc” của ông Tập Cận Bình.

Một giáo sĩ nhận xét rằng “Đây chỉ là bước đầu tiên và tôi cảm thấy họ biết rằng họ không thể đi vào điều này quá sức nặng nề hoặc giáo điều”.

“Tất cả chúng ta đều biết thuật ngữ Trung Hoa hóa mang một chương trình nghị sự chính trị đằng sau nó, và họ không cần phải nói thẳng điều đó ra.”

Giáo sĩ thứ hai nói “Tập là con voi trong phòng”. Xin mở ngoặc để giải thích thêm cụm từ “con voi trong phòng”, tiếng Anh là “the elephant in the room”, được dùng trong thế giới nói tiếng Anh để chỉ một vấn đề, hay một nhân vật sờ sờ ra đó và có một tầm ảnh hưởng lớn nhưng người ta cố ý không đề cập đến.

Hai giáo sĩ cho biết, phía Hương Cảng đã nói một cách rộng rãi về chính sách hội nhập văn hóa lâu dài, tránh đưa ra bất kỳ hành vi xúc phạm chính trị nào và bất kỳ chủ đề nào có thể lôi kéo sự can thiệp của đại lục.

VIỆC BỔ NHIỆM GIÁM MỤC MỚI

Cuộc họp diễn ra chỉ vài tuần trước lễ tấn phong cho Cha Stêphanô Châu Thủ Nhân (Chow Sau-yan, 周守仁 ) làm tân Giám mục Hương Cảng trong tháng 12 vừa qua, đó là một cuộc bổ nhiệm ôn hòa của Vatican sau hai nỗ lực thất bại trong việc bổ nhiệm chức vụ này. Giữa những áp lực khác, Bắc Kinh đã tìm cách tác động đến quyết định này.

Phía Hương Cảng được dẫn đầu bởi một linh mục cao cấp, Cha Phêrô Thái Huệ Văn (Choy Wai-man - 蔡蕙文), một nhân vật được nhiều người Công Giáo địa phương coi là gần gũi với Bắc Kinh và trước đó là ứng viên sáng giá cho chức giám mục Hương Cảng.

Ba trong số các giáo sĩ cho biết Cha Stêphanô Châu Thủ Nhân, lúc đó đã được bổ nhiệm Giám mục Hương Cảng, đã tham dự sự kiện này chỉ một thời gian ngắn sau khi buổi họp được khai mạc, điều này có thể cho ngài cơ hội để tác động trong tương lai.

Các giáo sĩ cho biết Hồng Y Thang Hán, Giám Quản Tông Tòa, đã khai mạc và bế mạc sự kiện này.

Người phát ngôn của giáo phận cho biết Cha Phêrô Thái Huệ Văn, Cha Stêphanô Châu Thủ Nhân và Hồng Y Thang Hán không đưa ra bình luận gì trong buổi họp.

Trong khi có một số thành phần chính quyền và giới tinh hoa thương mại của Hương Cảng theo Công Giáo và thân Bắc Kinh, bao gồm cả lãnh đạo thành phố Carrie Lam hay Lâm Trịnh Nguyệt Nga, thì những người Công Giáo khác từ lâu đã tích cực trong các phong trào ủng hộ dân chủ và chống chính phủ.

Đầu tháng 12 vừa qua, ông Tập đã phát biểu trong một hội nghị ở Bắc Kinh, được mô tả trong các báo cáo chính thức là Hội nghị Công tác Quốc gia về các vấn đề tôn giáo, rằng tất cả các tôn giáo ở Trung Quốc cần phải tuân theo Đảng Cộng sản, mở rộng một trong những chính sách lâu nay của ông ta.

Ông Tập nói “Chúng ta phải duy trì đường lối cơ bản của Đảng về công tác tôn giáo, chúng ta phải tiếp tục chỉ đạo đất nước chúng ta trong việc vô hiệu hóa tôn giáo, chúng ta phải tiếp tục thu hút đông đảo tín đồ tôn giáo, đoàn kết họ xung quanh đảng và chính phủ”.

VẪN LÀ MỘT CỨ ĐIỂM

Một số nhà ngoại giao và nhà hoạt động cho biết họ đang theo dõi sát sao những diễn biến sau khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia sâu rộng đối với Hương Cảng vào tháng 6 năm 2020.

Họ coi các quyền tự do và truyền thống tôn giáo rộng rãi của Hương Cảng, như pháp quyền, là một trong những thành trì còn lại của mô hình “một quốc gia, hai hệ thống” mà theo đó Anh đã trao lại thuộc địa cũ cho Trung Quốc vào năm 1997.

Luật Cơ bản, hiến pháp nhỏ điều hành “một quốc gia, hai hệ thống”, quy định rõ ràng về tự do lương tâm và tự do tôn giáo rộng rãi, bao gồm quyền thuyết giảng trước công chúng.

Giáo Hội ở Hương Cảng về cơ bản hoạt động theo các đường lối trước năm 1997, giữ liên lạc chặt chẽ với Vatican và tổ chức sự hiện diện rộng rãi của các nhà truyền giáo nước ngoài.

Các quan chức Vatican cho biết, một thỏa thuận đạt được giữa Trung Quốc và Tòa thánh vào năm 2018 nhằm xoa dịu xích mích lâu dài bằng cách cho phép chính phủ Trung Quốc có tiếng nói quan trọng trong việc bổ nhiệm giám mục của Vatican, nhưng thoả thuận đó không áp dụng cho Hương Cảng.

Các quan chức Trung Quốc và Hương Cảng đã nhiều lần nói rằng các quyền tự do rộng rãi của thành phố, bao gồm cả tự do tín ngưỡng và theo đạo, vẫn còn nguyên vẹn.

Ba giáo sĩ cho biết cuộc họp tháng 10 kết thúc với sự hiểu biết lỏng lẻo của cả hai bên rằng các phiên họp trong tương lai sẽ được tổ chức nhưng không có ngày nào được ấn định.

Một linh mục nói “Áp lực đang đè nặng lên chúng tôi ở Hương Cảng... một số người trong chúng tôi coi Trung Hoa hóa là chiêu bài cho quá trình Tập Cận Bình hóa. Chúng tôi sẽ phải khéo léo để chống lại.”


Source:Reuters