Tư liệu FABC số 52: CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH XÃ HỘI

Phần 1: Phương pháp Phân tích Xã hội

Khoa học và Tôn giáo. Ngày nay, mâu thuẫn kéo dài giữa khoa học và tôn giáo lại rõ mồn một trong mục vụ Giáo hội. Có những người tin rằng Giáo hội là một tổ chức thuần tuý con người, mặc dù không phủ nhận tính huyền nhiệm thánh thiêng, vì thế, công việc mục vụ phải được giao phó hết cho phân tích khoa học của con người để nó hiệu quả hơn. Lối tiếp cận này bị chống đối bởi những ai nhìn nhận Giáo hội là tổ chức thánh thiêng, mà trong đó con người vận hành không thể nhận xét–lượng giá bằng các phương pháp luận cũng như phân tích khoa học, và chắc chắn không đơn thuần theo những tiêu chí của tính hiệu quả do con người đặt ra. Họ nghi ngờ và né tránh mọi phương pháp luận khoa học xã hội cũng như tiêu chuẩn đánh giá các hoạt động mục vụ của Giáo hội vốn dĩ quá “thiêng liêng”, cho nên không thể nào phân tích được. Lập trường hệ trọng và không thể thiếu được của Giáo hội là giữ cân bằng giữa hai quan điểm này vì chúng thường phân tán nỗ lực mục vụ của Giáo hội.

Trong quá khứ, khoa học thế tục của nền triết lý nhờ bởi tư duy của nó truy tầm tri thức tột cùng, đã thách thức đức tin Giáo hội và buộc đi đến tổng luận giữa hai chiều kích trong thần học, đó là khoa học của đức tin. Do đó, ngày nay, phương pháp luận và những phát kiến của khoa học xã hội cũng đang thách đố đức tin có khuynh hướng tiến tới một tổng hợp luận mới.

Hội chứng Dị ứng với Phân tích Xã hội. Đối với một số người, “phân tích xã hội” gợi lên những hình ảnh điềm gỡ của nạn phê bình tàn nhẫn, cũng như đương đầu kịch liệt với chính quyền, với các giá trị truyền thống và hiện trạng chung sống hoà bình. Họ tin rằng điều này sẽ vô tình dẫn tới chủ nghĩa vô thần Mar-xít, bạo loạn và cuộc cách mạng.

Điều này nhắc nhớ đến biến cố suốt thời kỳ BISA VII diễn ra, mà trong đó một vị giám mục với vai trò thư ký của nhóm, yêu cầu diễn giải chương trình gặp gỡ–hoà nhập bằng cách dùng phương pháp phân tích xã hội, ngài trình bày: “Chúng tôi dành trọn thời gian phân tích xã hội vì sao chúng ta không nên làm việc này”. Lúc ấy tất cả các giám mục tham dự hội nghị khoáng đại bật cười. Nếu xét một cách nhẹ nhàng hơn thì cũng nên nhấn mạnh đến nhu cầu cảm giác dễ hiểu này, đó là hội chứng dị ứng nặng nề với phân tích xã hội.

Nhìn vào Xã hội để Thay đổi nó. Giai đoạn Phân tích Xã hội theo sau trải nghiệm và suy tư về hoàn cảnh thực tế của người lao động đang cố sắp xếp lại những cảm nghiệm của họ sao cho quy cũ. Vấn đề chính yếu của công nhân là gì? Họ liên đới với nhau và kết nối với các vấn đề khác thế nào? Nguyên nhân gốc rễ của những vấn nạn là gì?

Bất kể nhìn từ góc cạnh nào đi chăng nữa, chúng ta nên chú trọng đến tình hình thực tế của một dân nước, chúng ta nhận ra sự tồn tại của hàng loạt vấn đề rộng lớn với các giải pháp hết sức khó khăn.

Để phân loại các vấn đề đó, tìm ra gốc rễ của chúng, đưa ra giải pháp vững vàng và đào luyện/huấn luyện các nhân tố nhằm thay đổi, v.v... là một tác vụ của nhiều lãnh vực khác nhau. Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực đều khởi sự từ lối phân tích chính xác vấn đề mà phải đối mặt. Tắt một lời, phân tích xã hội một cách toàn diện chính là cơ sở của bất kỳ kế hoạch nào.

Phân tích là “tách phân một khối tổng thể ra thành từng phần, nhằm tìm ra bản chất của nó”.

Do đó, phân tích xã hội là “phương pháp nhìn vào xã hội để hiểu biết hơn, và trong trường hợp này, để thay đổi nó”.

Điều kiện tiên quyết cho một Phân tích Xã hội Đúng đắn:

Sự cần thiết của một “tầm nhìn/tôn chỉ” và “đức tin”

Không thể giữ thế “trung lập” hay yêu cầu như vậy, khi phân tích thực tế và đề ra kế hoạch bất cứ hành động nào. Phương pháp khoa học được dùng để kiểm duyệt bản phân tích vẫn giữ được tính khách quan hay không, nhưng khi hành động, thì các tác nhân trở thành những người của “từng phần”. Là Ki-tô hữu, “tôn chỉ” và “đức tin” của chúng ta sẽ phải đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô và dân Thiên Chúa.

Ngoài ra, khi phân tích xã hội, chúng ta không thể tránh né thực tế ngay cả nó trái ngược với tôn chỉ của chúng ta. Đây sẽ là trường hợp đối diện với các cách nhìn và tập quán mà chúng sẽ tạo ra sự đổi thay.

Bắt đầu từ cảm nghiệm, chúng ta sẽ thấy hầu như không thể tách rời phân tích xã hội khỏi ý thức hệ của một người.

Bản phân tích phải được thực hiện

Một khi hiểu rõ thực tế rồi, chúng ta phải đi đến hành động. Lương tâm thuần tuý, phân tích dựa trên lý thuyết, cung cấp dữ liệu cho các cuộc khảo sát, v.v...không chỉ vô dụng mà còn tạo ra sự ngán ngẫm và nỗi thất vọng. Đi đôi với bản phân tích, cần phải đưa ra giải pháp, ít ra “hạt giống” của niềm hy vọng phải được gieo trồng.

Sự tham gia của tầng lớp Dân thường

Lẽ dĩ nhiên, giới hạn thành phần tham dự với não trạng đặc quyền sẽ gây ra chủ nghĩa giáo điều, sự lệch lạc, hay đúng nhất là, dẫn tới những giải pháp hão huyền viển vong. Ở giai đoạn này, kẻ thù tệ hại nhất chính là tính nôn nóng và giả định thấu tỏ mọi sự.

Chấp nhận những rủi ro có thể

Bởi lẽ phân tích xã hội không thể “trung lập” và cần phải thực hiện, nên rủi ro là điều tất yếu. Cấu thành rủi ro xâm nhập vì thông thường các hệ thống xã hội đều dựa trên sự bất công và được nó dưỡng nuôi. Với kinh nghiệm, chúng ta biết được rằng để thiết lập công bình và hoà bình, thì gian nan khổ đau, đấu tranh và chiến bại luôn luôn hiện hữu.

Khám phá ra cơ chế bóc lột và nô dịch con người qua cách phân tích, biến lối phân tích thành khí giới cho hoạt động trong thực tế xã hội. Tuy nhiên, có hai cách thức tiếp cận chính để phân tích thực tại xã hội, đó là: thuyết chức năng luận và chủ thuyết Mar-xít.

Tư tưởng Mar-xít cơ bản khăng khăng dựa trên những cấu trúc xã hội và quá trình lịch sử của sự tiến hoá của chúng trong xã hội. Điều này vượt qua thuyết chức năng luận chỉ chú trọng đến hệ thống xã hội. Tuy nhiên, để phân tích trọn vẹn, cần phải hiểu mối liên hệ giữa các hệ thống xã hội với những cấu trúc xã hội; tựa như giữa hệ thống hô hấp và các bộ phận hô hấp, các ưu tiên hay trật tự của những bộ phận trong hệ thống này được bố trí cụ thể. Cũng vậy, giữa những cơ cấu/cơ chế chính trị của xã hội như chính phủ, các toà án, sở cảnh sát, tổ chức nhân dân, với hệ thống chính trị là quyền lực của xã hội hầu đưa ra mọi quyết định trọn vẹn, tồn tại các cấu trúc chính trị.

Cấu trúc tập thể của một xã hội là sự sắp xếp các vị thế xã hội lâu dài và ổn định hơn, vd: địa vị hoặc vị thế của một nhóm hay một cá nhân nắm giữ vai trò trong cấu trúc xã hội. Cách thông thường được trông chờ là việc sử dụng quyền hành từ địa vị hay vị thế và chức năng xã hội, vd: đóng góp cho tổ chức từ những nhóm có cùng chung vị thế xã hội, cùng giữ chung vai trò xã hội và thực hiện chung chức năng xã hội. Các nhóm xã hội này thường được gọi là “tầng lớp”, chúng tương tác qua lại theo cách mà chúng là cấu trúc xã hội tổng thể, nhưng khác với những phần cấu thành của nó.

Lối phân tích cấu trúc quan tâm chính yếu đến những mối liên hệ đang tồn tại giữa các nhóm người ít nhiều có cùng chung vị thế xã hội, vai trò với chức năng. Thuật ngữ “tầng lớp” phân loại nhóm theo thu nhập và các tiêu chuẩn khác, cũng như mở đầu ý niệm mâu thuẫn trong cấu trúc xã hội. Sự đối lập này được cho là mang tính biện chứng; vì thế, mọi tầng lớp giai cấp đều chuyển biến trong bối cảnh lịch sử của xã hội.

Trong khi sự khác biệt giữa hai lối tiếp cận chính, đối trọng với cách phân tích thực tế xã hội – thuyết chức năng luận và chủ nghĩa Mar-xít – không nên cường điệu hoá, thì cũng đừng bỏ qua những điều dị biệt này. Từ lúc phong trào công đoàn và các lĩnh vực lao động bị lối phân tích Mar-xít chỉ phối mạnh mẽ, thì đứng trên quan điểm của giai cấp công nhân, tất cả các hệ thống xã hội, nào là y tế, luật pháp, giáo dục, v.v...đều mang dấu ấn định kiến sâu sắc vì ủng hộ cho giai cấp giàu có, trung lưu, nhưng chống lại giai cấp lao động mà họ chiếm đa phần dân số. Giới thượng lưu tích trữ tài sản, sở hữu phương thức sản xuất trong hệ thống kinh tế trên hao tổn lao động của tầng lớp công nhân, đó chính là tình trạng bóc lột kinh nghiệm của họ.

Với các giá trị nhân bản bất diệt, thay vì lực lượng giải phóng, thì tôn giáo thông thường được hệ thống chính trị bám víu và giản lược thành ý thức hệ, lại trở nên công cụ để thống trị giai cấp lao động. Vấn đề thực sự là cả hai phía từ Ki-tô hữu đến những ai theo chủ nghĩa Mar-xít, họ đều không hiểu nhau.

Phần 2: Hoàn cảnh Lao động Châu Á

(Nhằm hiểu rõ cảm nghiệm gặp gỡ–hoà nhập của các tham dự viên AISA I, giới chuyên môn được mời đến cung cấp kiến thức cần thiết và đưa ra những cuộc thảo luận về vấn đề trọng yếu. Bối cảnh Châu Á của tình hình lao động được Norma Bias – cộng tác viên trước kia của Giới Công nhân Trẻ Ki-tô giáo Á Châu, trình bày.

Những nhà đối tác Hoa Kỳ và phương Tây chú trọng nhiều đến vùng Đông Nam Á như một đối tác lợi nhuận trong hạng mục lao động quốc tế bởi vì:
nhân công đông đảo, rẻ tiền, lại lành nghề
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
vị trí địa lý chiến lược

Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gây sức ép lên chính phủ–khách hàng như thành viên các nước thuộc khối ASEAN, tái cấu trúc nền kinh tế của họ theo dòng chiến lược phụ thuộc vào xuất khẩu định hướng nhập khẩu. Những nền kinh tế các quốc gia này được tự do tiếp nhận hàng hoá thặng dư cũng như vốn đầu tư từ các nước công nghiệp hoá, đồng thời họ phải tuân thủ cam kết chỉ trở thành nhà cung cấp nguyên vật liệu thô và rẻ tiền.

Việc thành lập các Khu Chế xuất (EPZ) khắp nơi tại nhiều nước là một phần của chiến lược xây dựng những “nơi trú ngụ” đầy lợi nhuận và hàng rào thuế quan cho công ty đa quốc gia ở các nước thuộc Thế giới Thứ ba.

Tuy nhiên, đây chính là thiệt hai ghê gớm cho giới công nhân. Hơn nữa, tình hình lao động tại nhiều nước Á Châu lại tồi tệ nhất trên thế giới. Cùng xem xét những thực tế sau:
Hầu hết công nhân Châu Á nhận mức lương thấp kinh khủng.
Mức đền bù cho công nhân bị cố ý giảm sút như để khích lệ kinh doanh nước ngoài.
Các chính phủ Châu Á hầu hết tuân theo chỉ thị của Ngân hàng Thế giới–Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho chính sách “đóng băng tiền lương”.
Thậm chí, một số quốc gia không đưa ra tiêu chuẩn cho mức lương tối thiểu.

Chính phủ các quốc gia Châu Á hầu hết giới hạn công nhân quyền bãi công và lập hội. Sự trấn áp công đoàn lan tràn. Xu thế đang lớn mạnh mà chính quyền sử dụng nhằm bắt giữ, lạm dụng thể lý, hoặc ngay cả sát hại để bịt miệng các nhà lãnh đạo công nhân đấu tranh. Tình trạng quân đội hoá ngày càng leo thang và vi phạm nhân quyền khốc liệt đang đương đầu với phong trào lao động Á Châu. Vì thế, không ngạc nhiên gì khi phong trào lao động tại hầu hết các quốc gia Châu Á vẫn đình trệ và bất lực.

Công nhân Châu Á cũng phải hài lòng với công việc dài hàng giờ, sự bất ổn lao động, mạo hiểm nghề nghiệp, điều kiện bảo hiểm y tế yếu kém và thiếu lợi tức phụ.

Trong lúc chủ nghĩa công đoàn áo vàng chiếm ưu thế toàn cảnh Châu Á, thì một xu thế trổi dậy tại nhiều quốc gia nhằm thiết lập những công đoàn chân chính, ngay cả giữa bối cảnh bị áp chế.

Phần 3: Tình hình Lao động tại Phi-luật-tân

Thấu hiểu sự Nghèo khổ của người Lao động. “Tại tạo người công nhân lại nghèo và những lời giải đáp phải có là gì?” Đây chính là câu hỏi mà ba thuyết trình viên được mời tham dự đến từ các thành phần khác nhau trong xã hội – giới quản lý, công đoàn và học thuật, sẽ trình bày.

Vị thế một người nắm giữ trong cấu trúc tập thể của những điều kiện xã hội, quan điểm về vấn đề thảo luận của đương sự, cũng như nhận thức của người hành động đều liên quan trong luận đề này. Không một nhóm xã hội nào có thể tự mình nhận trách nhiệm trở thành nhân tố thay đổi cả. Sự chuyển hoá xã hội đích thật của cấu trúc xã hội hướng tới nền công lý lớn lao hơn có lẽ chỉ xuất hiện từ những nỗ lực phối hợp của các nhóm hành động khác nhau cùng điều hành song đôi.

Trong một quốc gia hầu hết theo đạo Công Giáo như Phi-luật-tân, dường như vai trò của linh mục và Giám mục dễ dàng ảnh hưởng đến xã hội. Nhưng nếu lợi ích giai cấp thông thường có thế lực hơn tôn giáo, thì khám phá nó thật sự lại là một tư tưởng nghiêm túc. Hơn thế, tương tác qua lại giữa ba vị thuyết trình Công Giáo đại diện cho thành phần hệ trọng trong xã hội rất cần thiết cho thách đố thay đổi xã hội.

Thảo luận với Thuyết trình viên: Quan điểm về bản Phân tích “Vì sao người Lao động lại Nghèo và những Lời giải đáp có thể

Cách nhìn từ giới Quản lý, được Bà Lourdes Jose, Giám đốc Nhân sự, trình bày
Sự nghèo khổ nói chung có thể lược lại quá khứ thời chế độ độc tài Mar-cos ròng rã 20 năm đã cướp đi nền kinh tế.

Nợ nần nước ngoài tăng ngất ngưỡng và sự thoái vốn đầu tư vẫn tiếp diễn.
Chính phủ cung cấp một môi trường kinh doanh hữu hiệu nhằm khuyến khích các khoản đầu tư nước ngoài. Và chính phủ không thể quy định mức lương tối thiểu cho lực lượng nhân công ở các công ty. Quyền lợi phụ nữ không được bảo vệ và lao động trẻ em ngày càng gia tăng. Ngoài ra, giá trị xã hội hoặc yếu tố liên quan đến thái độ chắc hẳn được coi là amor proprio (yêu bản thân), hiya (xấu hổ), pakikisama (hợp tác) và utang na loob (nợ lòng biết ơn). Đồng thời, kỹ năng người công nhân chưa được nâng cao.

Những lời giải đáp có thể được đề xuất như sau:
duy trì mối liên hệ tích cực giữa chủ nhân–nhân công;
giới quản lý hoà nhập vào các sinh hoạt hằng ngày của người công nhân;
tận dụng các chương trình chính phủ nhằm nâng cao kỹ năng và tổ chức hội thảo hầu đối phó, thay đổi những thái độ tiêu cực.

Cách nhìn từ giới Học thuật, được Gs. Réné Ofreneo, đến từ Học viện Quan hệ Công nghiệp thuộc Đại học Phi-luật-tân, trình bày
Nguyên nhân trực tiếp của sự đói nghèo là thất nghiệp, không có vườn tượt canh tác và mức thu nhập thấp. Quá nhiều nguyên nhân xâu xa cho các vấn nạn này, có thể được liệt kê ra như sau:

Triết lý không thích hợp hay chính sách phát triễn hoặc bắt buộc hoặc nhồi nhét từ các thế lực bên ngoài như Quỹ Tiền tệ Quốc tế–Ngân hàng Thế giới (IMF–WB), Cục Tình báo Trung ương (CIA) và các cơ chế tương tự.

Tiến trình công nghiệp hoá sai lầm, trở thành hệ chính sách phát triễn sai lệch mà tập trung đáp ứng yêu cầu lợi nhuận của những Tập đoàn Đa Quốc gia (MNCs) và đối tác nội địa – nhưng lại không đáp ứng yêu cầu của người dân được có công ăn việc làm và các sản phẩm thiết yếu.

Những chương trình phát triễn nông nghiệp không đúng đắn.

Trật tự kinh tế thế giới bất công, nơi mà các nền kinh tế thị trường tiên tiến chiếm đoạt từ các nước thuộc Thế giới thứ Ba, qua những ký kết thương mại bất bình đẳng, bẫy nợ, kiểm soát kỹ thuật; và Thế giới thứ Ba giờ đây là nhà xuất khẩu “tân thời” vốn đầu tư cho Thế giới thứ Nhất.

Trật tự chính trị–xã hội quốc gia vô dân chủ, nơi mà giới thượng lưu bản địa được nắm giữ vị thế đặc quyền về quyền lực chính trị–kinh tế, nguồn tài nguyên thiên nhiên và đất đai đều tập trung vào tay họ.

Trật tự chính trị–kinh tế này được các cơ chế xã hội thượng lưu gia cố như hệ thống giáo dục, cơ sở truyền thông và thậm chí Giáo hội.

Sau cùng, xã hội bị một vài cá thể đặc quyền chiếm lĩnh nhờ vào giới thượng lưu trong và ngoài nước, và đây chính là nguyên nhân xâu xa của sự nghèo khổ.

Cần phải giáo dục lương tâm hay nâng cao tầm nhận thức giữa các bậc công nhân, và ý thức đối trọng khác biệt so với hiện trạng bất biến cần được phát huy.

Cách nhìn từ giới Lao động, được một vị Lãnh đạo Công đoàn trình bày
Sự nghèo khổ diễn ra do động thái chính phủ chốt hạn mức lương tối thiểu 57 pê-sô/1 ngày theo chỉ thị của Ngân hàng Thế giới–Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), sự thông đồng giữa chính quyền và giới tư bản chống lại người lao động, cũng như những vị gọi là đại diện lao động trong chính phủ không thật sự đại diện cho người lao động.

Phần 4: Diễn đàn Mở rộng

Bàn về Kỹ năng và mối Liên hệ. Một đại diện công nhân đặt câu hỏi: nếu giới quản lý cũng quan tâm về kỹ năng của chính họ thì họ luôn luôn chú trọng đến các kỹ năng của người lao động. Anh ấy cho hay: nhiều chủ sở hữu thiên về lợi nhuận hơn là chú tâm đến con người.

Đại diện giới quản lý đáp lời: trong lúc tìm ra các kỹ năng lao động, quan tâm trước nhất của họ chính là trao dồi những kỹ năng quản lý. Thực tế, họ đang đào tạo kỹ năng cho các quản đốc về cách đối đãi với người lao động, vd: làm thế nào tận dụng nét đặc trưng cũng như giá trị dân tộc (trong trường hợp này là Phi-luật-tân) một cách tích cực. Vị thuyết trình này tiếp tục cho biết thêm: khi người công nhân có vấn đề gì sai, nói chung đây là thất bại của ban quản lý. Và họ cũng sa thải những nhân viên quản lý, ngay cả chủ tịch hoặc phó chủ tịch.

Một giáo sư đại học phân khoa lao động phát biểu rằng: bộ phận quản lý nơi quốc gia này không đồng nhất. Nhiều nơi nổi trội và cũng nhiều nơi cần được giáo dục hơn bao giờ hết. Họ nhìn vào mô hình công đoàn nhưng chẳng hiểu sự ra đời của chúng chính là kết quả từ quá trình dân chủ trong một xã hội công nghiệp hoá.

Ông ấy cho biết thêm: sự kháng cự của một số chủ nhân thường bạo lực và tiêu tốn rất nhiều so với cách họ cứ đơn giản hành xử hoà hợp với quan điểm của người lao động. Nhưng điều này rất hiếm hoi vì ông thấy giới quản lý đã thực sự hành xử một cách vô lối tại nhiều quốc gia.

Vị giáo sư này nêu ý kiến: việc sử dụng tích cực các giá trị văn hoá để tăng cường mối liên hệ hài hoà giữa chủ nhân–nhân công là tốt, nhưng nó lại chẳng bao giờ đủ cả, một khi đối mặt với các vấn đề công bằng xã hội hoặc trả những gì thuộc về người lao động. Truyền thông tốt đẹp giữa nhân công–ban quản lý qua cách dùng tích cực các giá trị dân tộc Phi-luật-tân không được “hất cẳng” những gì cần thiết cho công nhân, và những gì chính đáng thuộc về họ.

Ông cũng trình bày thêm rằng: công nhân thực sự làm việc 10-12 giờ đồng hồ mỗi ngày nơi công sở, bao gồm giờ nghỉ ngơi, chuẩn bị cũng như thời gian di chuyển. Vì thế, phải công bằng với người lao động, họ đã bỏ hết nữa cuộc đời tạo ra của cải, vật chất; và bởi lẽ họ chiếm đa số trong xã hội, nên chính họ là chủ nhân quyết định xã hội này được vận hành ra sao, khi trưng dẫn câu nói của tổng thống Ab-ra-ham Lin-cohn “khi không có lao động, thì sẽ không có vốn”.

Bàn về Phong trào Lao động. Cũng vị giáo sư đại học đó phát biểu rằng: phong trào lao động tại Phi-luật-tân ngày nay phân tán sâu sắc. Vì thế, cần giới lao động hợp lực hầu thực sự thay đổi hữu hiệu. Sức mạnh của một phong trào liên hiệp lao động lộ diện qua cuộc tổng đình công bất bại vào ngày 27 tháng 8 năm 1987, mà trong đó thực tế tất cả các nhóm lao động có sắc thái cũng như khuynh hướng ý thức hệ khác biệt đã cùng tham gia. Ông khuyên rằng: phải không được quên những khác biệt về mặt tổ chức và ý thức hệ, nhằm bàn luận các vấn đề và đưa ra những giải pháp cụ thể. Ông cũng thận trọng khuyến cáo rằng: đừng để một nhóm nào nỗ lực chiếm lĩnh liên minh hợp tác, vì lẽ KMU, TUCP hay TUPA không thể tự mình mang đến thay đổi thật sự.

Luận bàn về Phân chia Lợi nhuận. Đại diện giới quản lý cho hay: nói về khái niệm phân chia lợi tức, giới kinh doanh chắc hẳn yêu cầu phân chia theo mức chi phí, hầu nhận lại đầu tư hay tái đầu tư.

Mặt khác, đại diện từ giới học thuật phát biểu rằng: cách phân chia lợi nhuận đích thật phụ thuộc vào thông tin thực sự về chi phí, thu nhập, cũng như phụ cấp hành chính. Người lao động nên truy cập các dữ liệu này nhằm đi đến một cuộc thảo luận đầy ý nghĩa.

Bàn về những Trường hợp Lao động. Các đại diện giới quản lý cho rằng giải pháp tranh chấp chắc sẽ hiệu quả hơn nếu được dàn xếp ổn thoả từ cả hai phía. Họ cũng cảm thấy nên định ra thời hạn để giải quyết mọi trường hợp.

Gs. Ofreneo thì cho hay lối quản lý mất lý trí, chống lại lao động có lẽ nại tới mọi mánh khoé luật định nhằm kéo dài trường hợp kiện tụng. Ông đưa ra một ví dụ mà Viện toà án Tối cao đã mất 20 năm để đưa ra phán quyết về một vụ tranh chấp lao động. Ông phát biểu rằng phong trào lao động tại đất nước này bị giới luật sư chiếm lĩnh, cho nên nó có xu hướng hợp pháp hoá. Hơn nữa, ngược lại với một vài người quản lý nghĩ, thật sự cần tiết chế hơn khi đối đãi với những công đoàn. Và ông cũng cho biết: giới đầu tư vùng Scan-đi-na-vi-a (Bắc u) thực tế thường khuyến khích công nhân họ thành lập công đoàn của chính họ.

Về Khoảng cách Lương bổng. Một đại diện quản lý, bà Jose trình bày: người dân phải được trả lương hợp lý để đáp ứng các nhu cầu của họ. Bà tin rằng khoảng cách không nên quá rộng, nhưng cũng thừa nhận thiếu hiểu biết về sự chênh lệch to lớn này cũng cần được điều chỉnh.

Gs. Ofreneo giải thích thật đúng đắn khi công nhận khoảng cách lương bổng gây ra do việc đào tạo và trách nhiệm. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ là sự trái ngược quá ư tàn bạo. Ông cho biết khoảng cách bình thường lớn gấp 5 lần so với cấp bậc và hồ sơ tuyển dụng. Nhưng ở đây, ông quả quyết nó nhiều gấp 100 lần.

Ngoài ra, ông thêm rằng: người Nhật thực hiện mô hình ban quản lý hoà nhập với công nhân. Đôi khi, không phân biệt được chủ nhân người Nhật với nhân viên của họ, bởi lẽ họ mặc chung đồng phục, vì thế khuyến khích động viên mối liên hệ và sự gần gũi.

Phần 5: Lĩnh vực Quan tâm Đặc biệt: Lao động nữ
Lao động nữ tại Châu Á. Kể từ tháng 6 năm nay, hơn 400 nữ công nhân tại nhà máy đan Sri-kao Thái Lan đã đình công. Họ phải chịu những điều kiện quá ư vô nhân đạo như: nhiệt độ cao quá mức và tiếng ồn nơi công xưởng, làm việc 8 tiếng suốt đêm không nghỉ giải lao, lao động vào các ngày nghỉ không được trả lương tăng ca, bị buộc phải ký hợp đồng lại cứ sau 6 tháng để không được trở thành nhân viên chính thức, bị đuổi việc không bồi thường, khối lượng công việc quá áp lực, v.v...Cảnh ngộ của lao động nữ Sri-kao, cũng như cuộc chiến mưu cầu cuộc sống tươm tất hơn là một trong những minh hoạ gần nhất cho vấn đề: lao động nữ tại Châu á sau cùng đã ý thức tự vực dậy như thế nào khi chính họ là những nạn nhân bị áp bức.

Chính sách công nghiệp hoá của các quốc gia đang phát triễn trong thập niên 70 đều kéo theo việc lao động nữ tham gia quá nhiều trong lĩnh vực công nghiệp. Ngày nay, phụ nữ đóng vai trò trọng yếu của dân số lao động, đặc biệt trong ngành nghề sản xuất và dịch vụ. Tại Châu Á, hiện phụ nữ đại diện 45% dân số lao động. Hơn thế, vị thế của họ như công nhân ăn lương dường như bị bóc lột và xem thường liên miên. Họ tham gia vào lực lượng lao động không ngang sức với nhân công nam.

Là nhân công ăn lương, họ cảm nghiệm bị trả công khác biệt và nhận mức lương thấp, điều kiện làm việc tồi tệ, không an toàn lao động, tiềm năng công việc mù mịt và công việc kỹ năng thấp. Là lao động nữ, họ phải chịu các vấn đề đặc biệt như: thời kỳ nghỉ sanh, xin nghỉ vì ‘đến tháng’, và bị quấy rối tình dục. Sau cùng, là phụ nữ trong xã hội bất công, họ tiếp tục phải gánh vác trách nhiệm gia đình nặng nề như chăm sóc con cái và nội trợ. Tất cả những điều này khắc hoạ đậm nét cuộc sống và hoàn cảnh của hàng triệu nữ công nhân tại khu vực Á Châu hôm nay.

Quan tâm đến Lao động Nữ. Phải đối mặt với điều kiện bị bóc lột và đàn áp, hẳn ai đấy kỳ vọng các vấn đề của công nhân nữ phải trở thành mối bận tâm lớn lao của phong trào lao động. Nhưng, ngược lại, một bức tranh khác hé lộ. Các phong trào lao động hiếm khi đề cập tới các vấn đề của công nhân nữ. Phong trào lao động tại Châu Á nói chung được những cơ cấu tổ chức chính thức hơn đại diện, vốn dĩ phần lớn do các đồng sự nam chiếm lĩnh. Mặc dù, công nhân nữ tham gia vào công đoàn lao động, nhưng vấn nạn và vấn đề của họ chỉ được coi là thứ yếu trong trăn trở tổng thể của người công nhân.

Sự thất bại của các công đoàn lao động chính thức đề cập đến những quan ngại lao động nữ, đã dẫn tới việc xuất hiện các nhóm lao động không chính thức, cũng như nhiều nhóm phụ nữ liên kết với vô số vấn đề của công nhân nữ hoạt động. Vài năm gần đây, có những tiến triễn tích cực mà trong đó công việc bắt đầu được tổ chức một cách quy cũ. Tuần san phụ nữ ra đời, xuất bản nhiều giúp hiểu biết sâu sắc hơn về hoàn cảnh và cuộc sống của nữ công nhân tại Châu Á. Đời sống họ cũng trở nên nặng nề do kinh tế–văn hoá đè nén khiến họ càng bị thương tổn trước tình trạng điều khiển và bốc lột trong xã hội.

Tổ chức Lao động Nữ. Xu hướng nổi bật của phong trào lao động phụ nữ tiếp tục định hình tại Á Châu. Các nhà lãnh đạo/hoạt động công nhân nữ bắt đầu lên tiếng cho mọi quan tâm đặc biệt của họ và việc hình thành nhóm lao động phụ nữ trở thành xu thế tích cực, do đó, trăn trở của họ có một cái nhìn mới – nữ công nhân hiện thời tự tổ chức các buổi yêu sách và nhu cầu của họ. Ở nhiều quốc gia như Phi-luật-tân, Hàn Quốc, các cuộc đấu tranh của nữ công nhân đã trở thành bước nhảy vọt trọng yếu so với những tranh đấu của người dân. Tại nhiều nước Châu Á khác, các sự kiện này như những thí dụ điển hình cho nữ giới đang nỗ lực tự mình tổ chức.

Sự kiện nữ công nhân gầy dựng tổ chức là một hiện tượng xã hội khá mới mẻ. Lao động nữ ở địa phương đều nhận ra nhu cầu bản thân như nữ giới và nhân công nói chung, đó là cần đoàn kết nỗ lực để giải phóng họ, và nó trở nên một công việc mới mẻ đầy thách thức.

Uỷ ban Phụ nữ Á Châu (CAW) là một chương trình đại kết được thành lập nhờ Hội nghị Ki-tô hữu Truyền giáo Thành thị Nông thôn Châu Á và Văn phòng Phát triễn Con người trực thuộc FABC. Được khởi sự vào năm 1981, CAW đóng vai trò cộng tác và hướng dẫn về các vấn đề lao động nữ tại vùng Á Châu. Là tổ chức miền duy nhất cho nữ công nhân, CAW liên tiếp nỗ lực hành động vì nhu cầu và thay đổi tình trạng của lao động nữ. Được công nhận là nữ công nhân tự mình sở hữu tiềm năng phát triễn, cho nên vai trò miền chính là hướng dẫn các hoạt động địa phương, đồng thời đưa ra nhiều kênh nối kết vùng miền với các vấn đề của lao động nữ. Và đây là sinh hoạt ưu tiên của CAW.

Hoạt động CAW bao gồm:
tạo kết nối và mạng lưới: chương trình giao lưu, tư vấn và hội thảo
Chương trình địa phương và các đề án sáng kiến: CAW hỗ trợ địa phương nỗ lực trong việc huấn luyện, tổ chức và tạo nguồn tư liệu giáo dục
Mạng lưới Đoàn kết Kêu gọi–Hỗ tương cho lao động nữ Á Châu
Thu thập tài liệu và xuất bản

Một số ấn bản CAW đã được phát hành:
Thư chung gửi cho Giới Lao động Nữ Á Châu (một năm 4 ấn bản)
Cảnh ngộ của Nữ nhân công Ngành Điện tử tại Châu Á, năm 1982
Chuyện của Nữ Công nhân người Phi-luật-tân, năm 1984
Cổ phần Hợp lý của Chúng tôi – Luật Lao động về Nữ nhân công, năm 1984
Nữ Nhân công ngành Công nghiệp tại Châu Á, ISIS/CAW, xuất bản năm 1985
Dưới Hình bóng Phong lưu – Những câu chuyện của Nữ lao động Nhật Bản, năm 1986.

Phần 6: Thử nhìn vào những Lời giải đáp của Chính phủ và các Cơ quan Phi Chính phủ tại Phi-luật-tân

Sở vụ Phúc lợi Xã hội và Phát triễn (DSWD)

Bản chất Phúc lợi Xã hội
Phúc lợi xã hội là nhu cầu thiết yếu cho đời sống và nguồn hạnh phúc của người nghèo, người túng thiếu cũng như người bị áp bức, phụ thuộc vào.
Nhu cầu phúc lợi xã hội ngày nay không gì khác hơn là suy tư về sự yếu kém, tụt hậu và thất bại của xã hội. Qua hàng chục năm, chính phủ chẳng hề đề cập đến các vấn nạn của người nghèo. Sự thụ động của chính phủ đã gia tăng tình trạng bất lực của người nghèo, tách họ ra khỏi vòng chảy tăng trưởng.
Một khái niệm thường thấy: phúc lợi chỉ làm hao hụt tài nguyên chính phủ và tạo ra cơ chế lệ thuộc là kết quả của thông tin sai lệch.
Chú trọng nhiều vào chương trình nghị sự của DSWD, hướng phúc lợi xã hội đến một hoạt động đáp ứng, xác đáng và dễ tiếp cận.

Sứ mệnh của DSWD

chăm sóc, bảo vệ và phục hồi các cấu thành xã hội què quặt và hết thảy những người khuyết tật về mặt thể lý cũng như tinh thần nhằm thực hiện chức năng xã hội hiệu quả;
Chặn đứng sự sa sút thêm nữa của những điều kiện phi nhân đạo hay khiếm khuyết về mặt xã hội nơi bộ phận bất lợi ở mức độ cộng đồng;
Liên kết với cơ sở dịch vụ từ các ban ngành/sở, chính phủ và phi chính phủ, cung cấp phúc lợi trọn gọi đến các cơ sở cấu thành dựa trên nhu cầu của họ;
Hậu thuẫn các chính sách và quy định mà nêu lên những mối quan tâm phúc lợi xã hội.

Hội đồng Kinh tế Nhân dân thời Rizal (PEC)
PEC là một nhóm đa bộ phận đặt nền tảng trên cộng đồng (có các đại diện từ thương mại, công nghiệp, dịch vụ, dân sự, tôn giáo, học thuật, và chuyên gia) được tổ chức nhằm tận dụng nguồn lực khác nhau nơi địa phương để hướng tới việc tìm ra giải pháp cho các vấn đề, đặc biệt vấn đề ảnh hưởng đến người nghèo.

PEC liên kết “sức mạnh quần chúng” và các nguồn lực chính phủ trong việc giải quyết vấn nạn, vấn đề trong thương mại và công nghiệp.
PEC nhắm đến việc tận dụng hết mức những nguồn lực và kỹ năng địa phương hầu đạt mức tăng trưởng kinh tế cũng như phúc lợi quốc gia.
PEC chia sẻ phụ trợ ngành nghề công nghiệp bằng việc cung cấp những dự án mưu sinh như:
đồ thủ công, giỏ, kẹp tóc làm từ tre lá tại An-ti-pô-lô
sản xuất đồ chơi tại Ca-in-ta
khu chế xuất thực phẩm và chất bảo dưỡng thực phẩm tại Ta-nay
chế biến chuối rán và hạt điều, tạo ra khối huỳnh quang rắn chắc và vật dụng vệ sinh, hút vôi và cát từ các tảng đá xanh, trồng rau muống và nuôi dê.

Đối tượng được hưởng lợi từ những dự án:
công nhân nghèo vùng thành thị
công nhân bán thất nghiệp
giới trẻ nghỉ học
nhân viên bị ảnh hưởng do các cuộc đình công, cũng như gia cảnh.

Hàng loạt Dịch vụ Xã hội Thánh Giu-se
Dịch vụ Xã hội Thánh Giu-se là một cơ sở dịch vụ phi lợi nhuận và phi chính phủ, được chính thức thành lập vào năm 1982. Nhận tên Thánh Giu-su Thợ, cơ sở này là kết quả của tinh thần hiệp nhất đại kết giữa Giáo hội với người lao động. Tổ chức cam kết phục vụ và bảo vệ lợi ích của công nhân Phi-luật-tân bất kể tôn giáo, địa vị xã hội, lập trường chính trị hay hội đoàn nào. Nó mạnh mẽ thực thi nguyên tắc giúp người công nhân tự lập, ngược lại, khuyến khích họ ra đi hỗ trợ đồng nghiệp đang cần hỗ trợ.

Cơ sở Thánh Giu-se kêu gọi sự tương trợ và giúp đỡ từ các cá nhân, cơ quan và tổ chức bác ái, đang dấn thân hoạt động cho phúc lợi người lao động, khó khăn cũng như nghèo túng.

Mục đích và các Mục tiêu chính

Mục đích của cơ sở Thánh Giu-su nhằm đẩy mạnh phát triễn con người hoàn thiện nơi người lao động dẫn đến sự chuyển hoá xã hội như: công nhận vai trò quan trọng của họ trong tiến trình tăng trưởng và tiến bộ của xã hội chúng ta. Mục đích này được neo chặt vào thông điệp của Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã đặt Giáo hội vai trò kiên vững hỗ trợ người lao động.

Mục tiêu chung của cơ sở là cung cấp cơ hội cho người lao động và gia đình họ hầu phát triễn chính khả năng, nhằm giúp cải thiện những điều kiện xã hội của họ.

Những mục tiêu riêng biệt là:
nâng cao vị thế người lao động trên các lĩnh vực xã hội–kinh tế–chính trị–văn hoá qua việc giáo dục không chính quy;
tăng cường cơ hội tham gia cho người lao động cũng như gia đình họ bằng cách hỗ trợ xã hội ý nghĩa nhằm đạt được những cộng đồng tự lập;
hỗ trợ tích cực về mặt xã hội cho các nạn nhân thiên tai, tranh chấp trong lĩnh vực công nghiệp, vi phạm nhân quyền và bị tước đoạt vị thế xã hội;
lưu trữ tài liệu, cũng như phân tích những nghiên cứu về mối liên hệ lao động, điều kiện sống/làm việc và các vấn đề chung giữa người lao động;
thông truyền kết quả nghiên cứu và khảo cứu cứ liệu qua việc xuất bản, buổi thuyết trình bằng âm thanh–hình ảnh về sự phát triễn con người của người lao động.

Quy mô và Giới hạn của các Cơ sở Dịch vụ

Cơ sở Dịch vụ Thánh Giu-se thực hiện những chương trình toàn diện và trường kỳ, hầu nhắm tới việc hỗ trợ công nhân và gia đình họ nhận ra các dự án do họ khởi sự. Và một số chương trình được tập trung như sau:

Huấn luyện và Triển khai. Các hội thảo huấn luyện được phân loại:

Những Khoá học Phát triễn Xã hội
Giáo dục Sức khoẻ
Dược thảo
Dinh dưỡng
Châm cứu Sơ cứu
Bấm huyệt
Hợp tác xã
Loại hình kinh doanh nhỏ
Thu thập tài liệu qua hình ảnh
Nghiên cứu Lao động Căn bản
Chủ trương báo giới công đoàn
Minh hoạ/Hoạt hình

Những Khoá học Công đoàn
Giới thiệu đại cương về các mối Liên hệ Nhân công–Quản lý
Chương trình Toàn diện về các mối Liên hệ Nhân công–Quản lý
Đào tạo người Huấn luyện
Hùng biện
Huấn luyện cho cương vị Lãnh đạo
Bộ luật Lao động
Giải quyết Bất bình
Chương trình CBA Toàn diện
Xây dựng/Quản trị Công đoàn
Quản trị Tài chính

Nghiên cứu và Thông tin. Cung cấp tài liệu giáo dục như danh bạ liên lạc, sách báo, tờ rơi, thủ bản và truyện tranh cho người lao động, công đoàn, liên minh, liên đoàn, cũng như nhiều cộng đoàn luận bàn về mối liên hệ lao động, điều kiện làm việc/sinh sống và dữ liệu. Cơ sở cũng hy vọng thực hiện những tài liệu dạng hình ảnh–âm thanh, bài viết/triển lãm với hình ảnh minh hoạ, video, trình chiếu, và mọi phương tiện có sẵn cho công chúng. Ngoài ra, cũng sẽ khởi đầu các dịch vụ thư viện và ngân hàng dữ liệu chuyên về lĩnh vực lao động.

Phát triễn Xã hội. Cung cấp dịch vụ sức khoẻ/y tế, hỗ trợ pháp lý, chăm sóc trẻ em, giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp và chương trình mưu sinh vi mô. Trong tương lai, những dịch vụ thế này sẽ được mở rộng tại các cộng đoàn mà người lao động tập trung đông.