Loài Người Đã Được Tạo Dựng Hay Do Tiến Hóa?

Bài 1: Nguồn Gốc



Khả năng hay sự khả thể của việc cho rằng loài người là hậu duệ của loài khỉ cổ xưa đã trở nên rõ ràng sau năm 1859 với sự ra đời của cuốn sách “Về nguồn gốc của chủng loại” của Charles Darwin. Ông này đã tranh luận về tư tưởng của sự tiến hóa giữa các chủng loại mới và những chủng loại cũ. Tuy nhiên, sách của Darwin không nói gì về việc tiến hóa của con người, ông chỉ đơn giản nói rằng “Ánh sáng sẽ chiếu tỏa về nguồn gốc và lịch sử của của con người.”



Trong khoảng cuối thập niên 1970 đến hết thập niên 1980, nước Ethiopia đã trở nên điểm nóng của môn cổ sinh vật học (palaeoanthropology) sau sự khám phá ra “Lucy” (hình 1). Đó là một bộ xương hóa thạch hoàn hảo nhất của chủng Australopithecus afarensis. Lucy đã được nhà khảo cổ Donald Johnson tìm thấy và đặt tên, gần Hadar trong vùng sa mạc Afar Triangle, phía bắc nước Ethiopia. Mặc dù mẫu vật này đã có khối óc nhỏ nhưng xương chậu và các xương chân gần như hoàn toàn giống tác động của con người ngày nay. Điều này xác định rằng những chủng loại giống loài người (hominins hay hominids) này đã đứng thẳng và đi bằng hai chân.



Lucy đã được gọi là một chủng loại mới, Australopithecus afarensis, gần với loài người hơn tất cả các chủng loại giống con người ở trong cùng thời kỳ, hoặc là trực tiếp là tổ phụ của loài người, hay một giống “bà con gần” có cùng một tổ phụ, chưa được xác định, với loài người. Người ta còn tìm thấy nhiều bộ xương hóa thạch khác trong vùng Afar Triangle, đặc biệt là nhóm của ông Tim D. White, trong những năm 1990, kể các các chủng được đặt tên là Ardipithecus ramidus và Ardipithecus kadabba.



Chủng của Lucy đã có niên đại khoảng 3,2 triệu năm trước đây.



Gần với nhân loại ngày nay nhất là giống Neanderthals (hình 2 - được gọi theo tên của một vùng ở Đức Quốc). Giống này đã tuyệt chủng khoảng 40 ngàn năm trước đây. Họ có cùng 99.7% DNA với chúng ta. Người ta đã tìm thấy các vật dụng do họ để lại bằng xương hay bằng đá trong những vùng giáp ranh giới các châu u và Á, phía tây châu u đến vùng trung và bắc châu Á. Qua tổng hợp những vật chứng về di truyền và hóa thạch, người ta có thể định rằng chủng Neanderthals đã tồn tại khoảng 600 ngàn năm. Vùng đất chính của họ là châu u, tách biệt khỏi giống người mới ở châu Phi (cho đến nay, vẫn không ai biết tại sao giống người mới này đã xuất hiện ở đó).

Homo sapiens (tiếng La-tinh có nghĩa là “người thông thái”) là giống người mới này, là chúng ta, những con người ngày nay, theo thuật ngữ nhị thức (binomial nomenclature: hệ thống của thuật ngữ hay danh pháp, có hai cách để chứng tỏ chủng loại của một sinh vật: chủng loại và biểu tượng), Homo sapiens (hình 3) được gọi như một tên khoa học cho giống người duy nhất còn tồn tại. Homo là chủng loại của loài người, kể cả giống Neanderthals và các giống khác đã bị tuyệt chủng. Homo sapiens là chủng duy nhất còn tồn tại của loài người. Sự khéo léo, khả năng thích ứng, và sự thông minh đã làm cho giống Homo sapiens trở nên chủng loại có ảnh hưởng nhất trên trái đất.

Theo vật chứng di truyền và hóa thạch, giống Homo sapiens cổ xưa đã “tiến hóa” cách giải phẫu học thành con người ngày nay, chỉ xuất hiện ở châu Phi, khoảng từ 200 ngàn đến 100 ngàn năm trước đây. Sau đó, một số người của một nhánh trong họ đã rời châu Phi khoảng 60 ngàn năm trước đây, và theo thời gian đã thay thế dân số của các giống khác như Neanderthals và Homo erectus.

Con người ngày nay, một cách giải phẫu học và theo hóa thạch, đã được ghi nhận là xuất hiện đầu tiên ở châu Phi khoảng 195 ngàn năm trước đây. Các nghiên cứu về sinh học phân tử (molecular biology) đã cho thấy sự phân kỳ của các nhánh của chủng loại Homo sapiens đã xảy ra vào khoảng 200 ngàn năm trước đây (không lâu sau khi họ xuất hiện). Nghiên cứu cũng xác định vị trí có sự xuất hiện nguyên thủy của con người ngày nay là phía tây nam châu Phi, gần các nước cạnh Đại Tây Dương như Namibia và Angola.

Trở lại với chủng của Lucy, là giống australopithecine cổ, vào khoảng 3,2 triệu năm trước đây, hoàn toàn nằm trong thời kỳ Đồ Đá (Stone Age), một kỷ nguyên tiền sử lâu dài. Trong thời kỳ đó, đá đã được sử dụng như dụng cụ chính có khi là một cạnh sắc, một mũi nhọn, hay một mặt phẳng tạo âm thanh như mặt trống. Thời kỳ đó kết thúc vào khoảng giữa những năm 8700 BC (trước Công Nguyên) đến 2000 BC, trước khi bước vào thời kỳ có vật dụng bằng kim loại (metalworking).



Thời kỳ Đồ Đồng (Bronze Age) từ khoảng 3000 BC đến 1300 BC là thời kỳ mà con người ở các châu u và Á cũng như ở các phần đất khác trên thế giới bắt đầu sử dụng những dụng cụ từ loại kim bằng đồng nung, lấy từ các mỏ đồng và thiếc. Loại kim này đã giúp các vật dụng và vũ khí chắc và mạnh hơn. Đó là thời kỳ mà các dạng chữ viết cũng đã bắt đầu xuất hiện.



Thời kỳ Đồ Sắt (Iron Age) từ khoảng 1200 BC đến 230 BC. Đây là thời kỳ của phát triển kinh tế, khi các vật dụng được làm từ sắt và thép đã cứng và mạnh hơn đồng. Thời kỳ này đã giúp phát triển sự sản xuất về nông nghiệp, và chúng ta cũng thấy bằng chứng đầu tiên của các dạng chữ viết, kể cả những toài liệu tôn giáo như kinh Vedas (Sanskrit) của Ấn Độ và Cựu Ước của Kinh Thánh.



Đến đây, người ta không thể không đặt câu hỏi rằng: Sau hơn 3 triệu năm trong thời kỳ đồ đá, với sự tiến hóa hết sức chậm chạp, tại sao thân xác hoàn hảo và sự thông minh của con người hiện tại (Homo sapiens) tự nhiên lại “tiến hóa” một cách đột biến như vậy (trong khoảng vài trăm ngàn năm so với 3 triệu năm)? Ai đã làm cho họ đẹp cũng như thông minh như thế, và họ đã đến từ đâu?



LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng (tổng hợp)

(Còn tiếp)