Việc giữ đạo và các thái độ đối với các nhóm thiểu số nơi người Công Giáo và Thệ Phản ở Tây Âu



Mặc dù người dân ở một số quốc gia chủ yếu là Công Giáo ở châu Âu, trong đó có Bồ Đào Nha và Ý, giữ đạo hơn những người khác trong khu vực, người Công Giáo và Thệ Phản nói chung ở Tây Âu biểu lộ những mức độ giữ đạo nói chung rất tương tự nhau.

Nhưng người Công Giáo và Thệ Phản trong vùng khác nhau về các thái độ của họ đối với các nhóm thiểu số tôn giáo. Thí dụ, người Công Giáo có nhiều xác suất hơn người Thệ Phản trong việc có những quan điểm tiêu cực về người Hồi giáo: Người Công Giáo có nhiều xác suất hơn người Thệ Phản trong việc nói rằng họ sẽ không sẵn sàng chấp nhận người Hồi giáo như người trong gia đình, phụ nữ Hồi giáo ở nước họ không nên được phép mặc bất cứ quần áo có tính tôn giáo nào, và họ đồng ý với câu phát biểu này, "vì con số người Hồi giáo ở đây, tôi cảm thấy như một người xa lạ trên chính đất nước của mình".

Các khác biệt giữa người Công Giáo và Thệ Phản về những vấn đề này khó có thể tách khỏi các khuôn khổ lịch sử và địa lý ở Tây Âu, nơi các nước đa số theo Công Giáo chủ yếu tập trung ở miền Nam, trong khi miền Bắc đông người Thệ Phản hơn. Nhưng ở một số ít quốc gia có dân số đáng kể ở cả phía Công Giáo lẫn Thệ Phản - kể cả Vương quốc Thống Nhất (Anh) và Đức - nhiều người Công Giáo hơn người Thệ Phản giữ thái độ tiêu cực đối với người Hồi giáo. Thí dụ, ở Vương quốc Thống Nhất (Anh), 35% người Công Giáo và 16% người Thệ Phản nói phụ nữ Hồi giáo ở nước họ không được phép mặc bất cứ trang phục tôn giáo nào. Tuy nhiên, ở Thụy Sĩ, điều ngược lại đã diễn ra; 35% người Thụy Sĩ theo Thệ Phản bày tỏ quan điểm này, so với 22% người Công Giáo.

Bối cảnh cuộc thăm dò

Cuộc thăm dò được tiến hành vào giữa năm 2017, sau khi vấn đề nhập cư xuất hiện như một vấn đề hàng đầu và trung tâm trong các cuộc bầu cử quốc gia ở một số nước Tây Âu và khi các đảng dân túy, chống nhập cư tra vấn vị trí của người Hồi giáo và các nhóm thiểu số tôn giáo và sắc tộc khác ở Đức, Pháp, Vương quốc Thống Nhất (Anh) và các nơi khác.

Người Hồi giáo nay chiếm khoảng 4.9% dân số của Liên minh châu Âu (cộng với Na Uy và Thụy Sĩ) và tỷ lệ cao hơn ở một số nước đông dân nhất Tây Âu, như Pháp (ước tính 8,8%), Vương quốc Thống Nhất (Anh) (6,3%) và Đức (6,1%). Các con số này được dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng trong các thập niên tới, ngay cả khi không còn việc nhập cư vào châu Âu nữa.

Cuộc thăm dò không chỉ hỏi về các thái độ đối với người Hồi giáo và người Do Thái giáo, mà còn về quan điểm của người Công Giáo và Thệ Phản về nhau nữa. Các phát hiện về các mối tương quan Thệ Phản - Công Giáo trước đây đã được công bố trước lễ kỷ niệm 500 năm ngày bắt đầu Phong Trào Cải Cách Thệ Phản ở Đức (4).

Tường trình này cũng bao gồm tài liệu từ 20 nhóm tập chú (focus group) được Trung tâm nghiên cứu Pew triệu tập trong các tháng sau khi hoàn thành cuộc thăm dò ở năm quốc gia được thăm dò. Các nhóm tập chú ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Thống Nhất (Anh) đã tạo cơ hội cho những người tham gia thảo luận về các cảm quan của họ đối với tính đa nguyên, việc nhập cư, chủ nghĩa duy thế tục và các chủ đề khác một cách chi tiết hơn so với những người được thăm dò thường đưa ra khi trả lời một bảng câu hỏi. Một số kết luận từ các nhóm tập chú được bao gồm trong các phụ lục có tính minh họa ở bên cạnh (sidebars) suốt trong tường trình này.

Cuộc thăm dò này, vốn được Quỹ Pew Charitable Trust và Quỹ John Templeton tài trợ, là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Trung tâm Nghiên cứu Pew để hiểu được sự thay đổi tôn giáo và tác động của nó đối với các xã hội trên thế giới. Trung tâm trước đây đã tiến hành các cuộc thăm dò tập chú vào tôn giáo trên khắp châu Phi hậu Sahara; vùng Trung Đông - Bắc Phi và nhiều quốc gia khác có dân số Hồi giáo cao; Mỹ La-tinh; Israel; Trung và Đông Âu; và Hoa Kỳ.

Phần còn lại của bài tổng quan này sẽ xem xét ý nghĩa của việc làm một người "none" ở Tây Âu, bao gồm phạm vi của việc chuyển đổi tôn giáo từ Kitô giáo sang hàng ngũ không thống thuộc tôn giáo và các lý do các người "nones" thường nêu ra đối với việc họ từ bỏ đức tin thời thơ ấu. Nó cũng nhìn vào các niềm tin của họ về tôn giáo và linh đạo, bao gồm một cái nhìn sâu sắc hơn vào các thái độ của những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo nào nói rằng họ tin rằng có một Thiên Chúa hoặc một quyền năng cao hơn hoặc một sức mạnh thiêng liêng khác trong vũ trụ.

Châu Âu thay đổi cảnh quan tôn giáo: giảm sút đối với các Kitô hữu, gia tăng đối với những người không thống thuộc tôn giáo



Hầu hết người Tây Âu tự mô tả mình là Kitô hữu. Nhưng phần trăm Kitô hữu dường như đang giảm dần, đặc biệt ở một số nước. Và thiệt hại ròng đối với Kitô giáo còn được đi kèm bởi sự tăng trưởng ròng trong con số những người không thống thuộc tôn giáo.

Ngày nay, ở khắp khu vực này, ít người nói rằng họ là Kitô hữu hơn là nói rằng họ đã được nuôi dạy như các Kitô hữu. Điều ngược lại đúng đối với những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo – những người hiện không thống thuộc tôn giáo đông hơn những người không hề được nuôi dưỡng về tôn giáo (tức là vô thần, bất khả tri hay “không có gì đặc biệt”). Ví dụ, 5% người lớn ở Tây Ban Nha nói rằng họ đã được nuôi dưỡng một cách không có tôn giáo, trong khi, hiện nay, 30% thích hợp với thể loại này, một sự khác biệt đến 25 phần trăm. Những người không thống thuộc tôn giáo cũng đã đạt được sự gia tăng tương tự ở Bỉ, Hòa Lan, Na Uy và Thụy Điển.

Sidebar: Căn tính tôn giáo ở Tây Âu theo thời gian

Một số quốc gia ở Tây Âu đã thu thập các dữ kiện điều tra dân số về tôn giáo trong nhiều thập niên, và những dữ kiện này (từ Áo, Phần Lan, Ái Nhĩ Lan, Hòa Lan, Bồ Đào Nha và Thụy Sĩ) cho thấy phần trăm dân số tự nhận diện là Kitô hữu đã giảm xuống đáng kể từ thập niên 1960, trong khi phần trăm dân số không tự nhận mình thuộc bất cứ tôn giáo nào đã tăng lên (5).

Nhiều dữ kiện hơn gần đây đã được thu thập bởi cuộc Thăm Dò Xã Hội Châu Âu (ESS) từ năm 2002 cho thấy sự tiếp diễn của xu hướng dài hạn ở một số quốc gia. Kitô giáo đã kinh qua nhiều cuộc suy giảm tương đối nhanh chóng ở Bỉ, Phần Lan, Ái Nhĩ Lan, Hòa Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Nhưng trong chín quốc gia khác được bao gồm trong cuộc thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew, ESS thấy phần trăm Kitô hữu hoặc tương đối ổn định hoặc chỉ giảm một cách khiêm tốn, cho thấy tỷ lệ thế tục hóa thay đổi đáng kể từ nước này sang nước khác và có thể chậm lại hoặc khựng lại ở một số nơi trong những năm gần đây.

Do các khác biệt lớn trong vấn đề dùng chữ, các ước tính của ESS về phần trăm Kitô hữu ở mỗi quốc gia khác nhau đáng kể so với các ước tính của Trung tâm Nghiên cứu Pew. ESS hỏi điều vốn được gọi là câu hỏi “hai bước” về căn tính tôn giáo: Người trả lời đầu tiên được hỏi, “Bạn có coi mình như thuộc về một tôn giáo hay giáo phái đặc thù nào không?” Những người nói “Có” sau đó được hỏi, “ tôn giáo hay giáo phái nào? Công Giáo La Mã, Thệ Phản, Chính Thống Đông Phương, các giáo phái Kitô giáo khác, các tôn giáo Do Thái giáo, Hồi giáo, các tôn giáo Đông phương hoặc các tôn giáo không phải là Kitô giáo khác” Các thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew hỏi loại câu hỏi “một bước”, “Tôn giáo hiện tại của bạn là gì? Bạn là Kitô hữu, người Hồi giáo, người Do Thái giáo, người Phật giáo, người Ấn Độ giáo, người vô thần, người bất khả tri, một điều gì khác hay không điều gì đặc biệt cả?”

Sử dụng cách đặt lời cho câu hỏi kiểu ESS và phương thức hai bước luôn đem lại số người trả lời ít hơn nơi những người thống thuộc tôn giáo (bao gồm cả Kitô hữu) ở Tây Âu. Thí dụ, ở Hòa Lan, 31% số người trả lời tự nhận thuộc một giáo phái Kitô giáo trong cuộc thăm dò ESS năm 2014, trong khi trong cuộc thăm dò của Trung tâm nghiên cứu Pew, 41% tự nhận là Kitô hữu.

Có lẽ, điều này là do một số người trả lời, vì tương đối ít thực hành và niềm tin tôn giáo, nên đã trả lời câu hỏi đầu tiên do ESS đặt ra bằng cách nói rằng họ không có tôn giáo, trong khi cũng những người trả lời này sẽ tự nhận là Kitô giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, vv. nếu được đưa cho một danh sách tôn giáo và được yêu cầu chọn trong số đó. Tác động của những khác biệt này trong cách đặt lời và khuôn khổ cho câu hỏi có thể thay đổi đáng kể từ nước này qua nước nọ.



Ai là người không thống thuộc tôn giáo ở Tây Âu?

Trong khi các Kitô hữu (được coi như một toàn thể) là nhóm tôn giáo lớn nhất ở Tây Âu, một thiểu số dân số đáng kể ở mọi quốc gia không thống thuộc tôn giáo nào - đôi khi họ còn được gọi là “nones”, một phạm trù bao gồm những người tự nhận diện là vô thần, bất khả tri hoặc "không là gì đặc biệt." Phần dân số người lớn không thống thuộc này thay đổi từ 48% ở Hòa Lan tới 15% ở Ái Nhĩ Lan, Ý và Bồ Đào Nha.





Về mặt nhân khẩu học, những người "nones" ở Tây Âu tương đối trẻ và có học vấn cao, cũng như thuộc nam giới một cách không cân xứng. Trong phạm trù không thống thuộc, những người mô tả căn tính tôn giáo của họ như "không là gì đặc biệt" tạo thành nhóm lớn nhất (liên quan đến vô thần và bất khả tri) ở hầu hết các quốc gia. Thí dụ, ba trong mười người lớn người Hòa Lan (31%) mô tả căn tính tôn giáo của họ theo cách này, so với 14% người tự mô tả là người vô thần và 3% tự coi mình là người bất khả tri.

Nhưng ở một số nơi khác, chẳng hạn như Bỉ, Đan Mạch và Pháp, những người vô thần ít nhất cũng đông như những người trong phạm trù "không là gì đặc biệt". Khi so sánh, các người bất khả tri ít hiện diện ở Tây Âu hơn.

Đa số người “nones” ở hầu hết các quốc gia được thăm dò nói rằng họ đã chịu phép rửa, và nhiều người trong số họ cũng nói rằng họ được nuôi dạy như những Kitô hữu. Nhìn chung, nhiều người lớn không thống thuộc tôn giáo ở châu Âu nói rằng họ đã được nuôi như Kitô hữu (số trung bình là 60%) hơn là nói rằng họ được nuôi dưỡng một cách phi thống thuộc tôn giáo (số trung bình là 39%).



Tuy nhiên, những con số trên rất khác nhau giữa các quốc gia. Thí dụ, đại đa số những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo ở Tây Ban Nha (86%) và Bồ Đào Nha (74%) nói rằng họ được nuôi dạy như những Kitô hữu. Ngược lại, ở Anh, khoảng hai phần ba (65%) người trưởng thành hiện không thống thuộc tôn giáo nào nói rằng họ được nuôi dưỡng theo cách đó.

Điều gì đã khiến người châu Âu từ bỏ căn tính tôn giáo của họ?



Với những người trưởng thành không thống thuộc tôn giáo từng được dưỡng dục như các Kitô hữu (hay trong 1 tôn giáo khác), cuộc thăm dò đặt ra một số câu hỏi về những lý do tiềm tàng khiến họ bỏ đức tin lại phía sau (6). Những người trả lời có thể chọn nhiều lý do làm nhân tố quan trọng tại sao họ ngưng nhận diện mình với tôn giáo thời thơ ấu.

Ở mọi quốc gia được thăm dò, hầu hết những người “nones” được nuôi dưỡng trong một nhóm tôn giáo nói rằng họ “dần dần giạt xa tôn giáo”, có ý cho rằng không một biến cố đặc thù nào hay một lý do chuyên biệt đơn nhất nào thúc đẩy sự thay đổi này (7). Nhiều người cũng nói rằng họ không đồng ý với các chủ trương của Giáo Hội về các vấn đề xã hội như đồng tính luyến ái và phá thai, hoặc họ ngừng tin các giáo huấn tôn giáo. Đa số ở một số nước, như Tây Ban Nha (74%) và Ý (60%), cũng trưng dẫn “những vụ tai tiếng liên quan đến các định chế và nhà lãnh đạo tôn giáo” như là lý do quan trọng khiến họ ngừng tự nhận diện mình là Kitô hữu (hay với một nhóm tôn giáo khác). Những nhóm nhỏ hơn đưa ra những lý do khác, chẳng hạn như nhu cầu tâm linh của họ không được đáp ứng, tôn giáo thời thơ ấu của họ đã quên họ khi họ cần tới, hoặc họ kết hôn với một ai đó bên ngoài nhóm tôn giáo của họ. Để biết thêm chi tiết về các mẫu thay đổi tôn giáo ở Tây Âu và các lý do người ta đưa ra cho các quyết định của họ, xem Chương 2.

Những người châu Âu không thống thuộc tôn giáo có xu hướng biểu hiện các thái độ khác nhau đối với người Hồi giáo tùy thuộc cách họ được dưỡng dục



Những người đã rời bỏ Kitô giáo để trở thành không thống thuộc tôn giáo nào có thể có nhiều lý do để làm như vậy. Nhưng các thái độ của họ, nói chung, tích cực hơn đối với các nhóm thiểu số tôn giáo hơn là quan điểm của hoặc là các Kitô hữu nói chung hoặc là những người "nones", tức những người nói rằng họ đã được nuôi dưỡng một cách phi căn tính tôn giáo. Nói chung, những người đã được nuôi dưỡng như Kitô hữu và bây giờ trở thành không thống thuộc tôn giáo ít có xác suất hơn những người luôn không thống thuộc tôn giáo trong việc nói rằng Hồi giáo, trong căn bản, không tương hợp với nền văn hóa và các giá trị quốc gia của họ, hoặc trong việc chủ trương rằng phụ nữ Hồi giáo ở nước họ không nên được phép mặc y phục tôn giáo.

Họ cũng có nhiều xác suất hơn trong việc biểu hiện sự chấp nhận đối với người Hồi giáo. Thí dụ, ở một số quốc gia, có nhiều người "nones" từng được nuôi dưỡng như Kitô hữu hơn những người được nuôi dưỡng như những người không thống thuộc tôn giáo nói rằng họ sẵn sàng chấp nhận người Hồi giáo làm người hàng xóm.

Các lý do dứt khoát cho khuôn mẫu này nằm ngoài phạm vi các dữ kiện trong cuộc thăm dò này. Nhưng có thể có chuyện một số người Tây Âu đã từ bỏ căn tính tôn giáo của họ, ít nhất một phần, vì nó được liên kết với các quan điểm bảo thủ hơn về nhiều vấn đề, như chủ nghĩa đa văn hóa, các qui định tính dục và vai trò phái tính. Cũng có thể là các thái độ của họ đối với người nhập cư thay đổi cùng với sự thay đổi trong căn tính tôn giáo của họ. Hoặc, có thể một nhân tố khác, không ai biết (chính trị, kinh tế, nhân khẩu học, vv) nằm ở dưới việc thay đổi này từ Kitô hữu sang một người không không thống thuộc và quan điểm của họ về người nhập cư và các nhóm thiểu số tôn giáo.

Kỳ cuối: Hầu hết người châu Âu không thống thuộc tôn giáo không tin vào một quyền năng cao hơn, nhưng một thiểu số đáng kể giữ một số tín ngưỡng tâm linh