BRIDGETOWN, BARBADOS – Người Barbadian hay còn gọi là Bajans theo cách nói của địa Phương coi đảo quốc của họ có tính cách giống người Anh quốc nhất trong vùng Caribbean. Nữ hoàng Elizabeth II vẫn là người đứng đầu quốc gia, và các sản phẩm bằng tiếng Anh được thấy ở nhiều cửa hàng và nhà hàng.

Hình ảnh

Barbados được biết đến như là nơi sinh của ngôi sao nhạc pop quốc tế Rihanna, nhưng nó cũng sản xuất nhạc điệu calypso và Soca bán chạy trong vùng Caribbean. Lễ Hội Ngày Mùa trong mùa Hè là một sự kiện lễ hội rất lớn tường nhớ thời kỳ trồng Mía thịnh hành.

Thành phố cảng Bridgetown là trung tâm lịch sử và là thủ đô của Barbados. Thành này cũng được liệt kê là di sản thế giới của UNESCO vào năm 2011 với kiến trúc Anh quốc có niên đại từ những thế kỷ 17, 18 và thế kỷ 19.

Barbados được coi là điểm đến du lịch hàng đầu trong vùng Caribbean. 40% du khách đến từ Anh quốc, tiếp đến là người Mỹ và Canada.

Trong số các nhân vật nổi tiếng đã đến thăm Bridgetown không ai khác là Tổng thống tiên khởi của Hoa Kỳ là George Washington, người đã trải qua hai tháng sống nơi đây vào năm 1751 trong một ngôi nhà mà nay vẫn còn đó.

Thăm Quốc Hội Barbados

Trong chuyến thăm Barbados lần này tôi đã danh nhiều thời giờ thăm Tòa Nhà Lập Pháp của Barbados, Tòa nhà này mới được xây gần chỗ mà những người Barbados đầu tiên đã hộp và đứng lên đòi độc lập. Đây là một tòa nhà bề thế và đẹp nhất tại Bridgetown.

Nhà thờ Chính tòa Công Giáo St Michael và Các Thiên Thần

Tiếp đến đi thăm nhà thờ Chính tòa Công Giáo St Michael và Các Thiên Thần. Nhà thờ rất đẹp nằm trong khu đất rộng và chung quanh là nghĩa địa, nơi đây cũng như trong nhà thờ chúng ta có thể đi một vòng tra cứu lịch sử vì trên các ngôi mộ có để niên đại và tên người quá cố, công đức và việc làm.

Nhà thờ chính tòa này được xây năm 1665 cổ nhất ở Barbados, nhưng năm 1780 bị hỏa hoạn thiêu tan, được xây lại nhưng năm 1834 thì trận bão lụt hurricane lại tàn phá, và cuối cùng đượng trùng tu vào năm 1938 cho đến nay.

Nhà thờ Chính tòa St Mary của Anglican Anh giáo.

Khi vào trong nhà thờ St. Mary chúng ta không thấy gì khác lạ với một nhà thờ Công Giáo. Trên cùng là tượng Chúa chịu nạn một bên là tượng thánh Gioan bên kia là tượng Đức Mẹ Maria. Chung quanh nhà thờ có 14 chặng đường Thánh giá. Bên hông nhà thờ có cờ Hội đoàn thêu hình Đức Mẹ.

Vài nét về quốc gia Barbados

Barbados là một quốc gia có độc lập trong vùng biển Antilles ở châu Mỹ. Chiều dài là 34 km (21 dặm) và rộng là 23 km (14 dặm), có diện tích 432 km2 (167 sq mi). Nó nằm ở khu vực phía tây của Bắc Đại Tây Dương và 100 km (62 dặm) về phía đông của quần đảo Windward và vùng biển Caribbê; và cách 400 km (250 dặm) về phía đông bắc của Trinidad và Tobago.

Từ thế kỷ thứ 13 đã có người Kalinago sinh sống ở đây, và trước đó có nơi ghi nhận là người Amerindians đã từng ở đây.

Vào cuối thế kỷ 15 các tầu Tây Ban Nha viếng thăm Barbados và tuyên bố đảo này danh cho Vua Tây Ban Nha và Barbados xuất hiện lần đầu trong một bản đồ Tây Ban Nha năm 1511. Tàu Anh quốc tên là Olive Blossom đến Barbados vào năm 1625 và các thủy thủ tuyên bố đảo cho hoàng gia vua James I. Trong năm 1627, những người định cư đầu tiên đến từ nước Anh, và từ đó thuộc và Anh và sau này là thuộc địa của Anh.

Năm 1966, Barbados trở thành một quốc gia độc lập và cũng nằm trong các quốc gia Thịnh Vượng Chung Anh Quốc (Commonwealth) và Nữ hoàng Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia. Dân số Barbados hiện nay là 280.000 người chủ yếu là người gốc Phi châu (những người được bán làm nô lệ trước đây đề khai phá đảo này mà đa phần là các nô lệ người Igbo từ đông nam Nigeria đến Barbados trong thế kỷ 18. Mặc dù được phân loại là hòn đảo thuộc Đại Tây Dương, nhưng Barbados được coi là một phần của vùng biển Caribbean.

Trong những năm từ rất sớm (1620-1640s) đa số lao động được cung cấp bởi công chức giao kèo từ châu Âu, chủ yếu là Anh, Ireland và Scotland, với những người nô lệ châu Phi và nô lệ Amerindian đến làm lao động. Trong thời kỳ Cromwellian (1650s) bao gồm một số lượng lớn các tù nhân chiến tranh, và những người bị bắt cóc bất hợp pháp, những người bắt đến đảo và bán như tôi tớ. Các thương gia Anh bán họ làm nô lệ ở Barbados và các đảo Caribbean khác trong giai đoạn này trong thời kỳ phát triển trồng thuốc lá, bông, gừng …và nhất là khi bắt đầu ngành công nghiệp mía đường trong thập niên 1640.

Thời kỳ kinh tế phát triển trồng mía làm đường

Sự ra đời của ngành trồng mía làm đường do người Brazil gốc Hòa Lan vào năm 1640 đã hoàn toàn thay đổi xã hội và nên nền kinh tế nơi đây. Barbados cuối cùng trở thành công nghiệp đường lớn nhất thế giới.

Canh tác trồng mía mới tăng lên, do đó đã làm thay đổi đời sống và kinh tế người Barbados và các đảo lân cận. Các đồn điền đường đòi hỏi một sự đầu tư lớn và rất nhiều lao động. Lúc đầu, các thương nhân Hà Lan cung cấp các thiết bị, tài chính, và nô lệ châu Phi, ngoài việc vận chuyển hầu hết các đường sang châu Âu. Năm 1644 dân số của Barbados ước được 30.000 người, trong đó khoảng 800 là người gốc châu Phi, với phần còn lại chủ yếu là người gốc Anh.

Những nhà sản xuất nhỏ bằng người Anh đã được mua lại các đồn điền đường và dùng nô lệ Phi châu làm việc. Vào khoảng năm 1660, có tới 27.000 người da đen và 26.000 người da trắng.

Đến năm 1700, có chừng 15.000 người da trắng và người da đen làm nô lệ tăng lên đến 50.000 người.