Tunica- Tấm áo thánh Chúa thành Trier

Các tín hữu Chúa Kitô từ khắp các nơi về hành hương kính viếng áo Thánh Chúa Giêsu, mà Ngài đã mặc sinh sống trên trần gian ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm, hiện còn lưu giữ ở nhà thờ chính tòa giáo phận Trier, Đức quốc, từ ngày 15. tháng Tư đến ngày 13. tháng Năm 2012

Di tích tấm áo Thánh Chúa là một kỷ niệm qúy gía, thánh đức cao trọng cho người tín hữu Chúa Kitô, mà (người Kitô hữu) ai cũng muốn đến chiêm ngắm tận mắt nhìn xem. Nhưng cùng với dòng người đến kính viếng áo thánh Chúa, một kỷ vật thánh đức, chúng ta còn muốn nhiều hơn nữa.

1. Những điểm không dừng lại

Đến viếng tấm áo thánh Chúa Giêsu ở Trier chúng ta không dừng lại ở điểm tìm hiểu lịch sử tấm áo đã có từ hơn hai ngàn năm.

Chúng ta cũng không dừng lại ở những khảo nghiệm khoa học xem chất liệu vải làm nên tấm áo này tốt, bền đẹp như thế nào, cách may cắt như thế nào, có từ thời nào.

Chúng ta cũng không dừng lại ở thắc mắc đi tìm hiểu xem tấm áo này có thật là tấm áo ngày xưa Chúa Giêsu đã mặc hay không.

Chúng ta cũng không dừng lại ở chỗ, khi đi kính viếng tấm áo thánh này, đã có bao nhiêu trường hợp, bao nhiêu người được ơn như thế nào. Lễ dĩ nhiên, cầu khấn xin ơn phúc đức là điều tốt lành thánh thiện cùng cần thiết.

Chúng ta cũng không đứng lại ở chỗ nhìn xem rồi trầm trồ ca ngợi tấm áo như một kỷ vật đã được cất giữ bảo quản cẩn thận với kỹ thuật khoa học đặc biệt, như một cổ vật qúi gía còn giữ được chất liệu và hình thể nguyên vẹn có một không hai này.

Không. Ở những điểm nổi bề ngoài này, chúng ta đã nghe nói, hay đã đọc những thông tin nhiều về lai lịch tấm áo này rồi trên các phương tiện truyền thông.

Nhưng chúng ta còn muốn đi vào sâu hơn nữa để tìm biết về ý nghĩa thần học đạo đức ẩn dấu qua tấm áo thánh của Chúa Giêsu có căn bản nguồn gốc trong Kinh Thánh.

Xem hình hành hương

3. Sứ điệp đạo đức thần học của tấm áo Chúa Giêsu

Phúc âm Thánh Gioan thuật lại về tấm áo sau cùng của Chúa Giêsu:“Ðóng đinh Ðức Giêsu vào thập giá xong, lính tráng lấy áo xống của Người chia làm bốn phần; họ lấy cả chiếc áo dài nữa. Nhưng chiếc áo dài này không có đường khâu, dệt liền từ trên xuống dưới. (24) Vậy họ nói với nhau: "Ðừng xé áo ra, cứ bắt thăm xem ai được". Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Áo xống tôi, chúng đem chia chác, còn áo dài, cũng bắt thăm luôn.“( Ga 19,23-24).

Đức giáo hoàng Benedictô 15. của chúng ta đã có suy tư về sứ điệp của tấm áo choàng Chúa Giêsu:

„ Các Giáo phụ của Giáo Hội đã thấy nơi đoạn văn này sự hiệp nhất của Giáo Hội, được thành lập bởi tình yêu Chúa Kitô như một cộng đồng duy nhất và không chia rẽ. Áo Thánh có mục đích làm cho sự hiệp nhất này thể hiện. Tình yêu Đấng Cứu Chuộc gom giữ được những gì đã bị phân ly. Giáo Hội là sự hiệp nhất của muôn người. Chúa Kitô không hủy bỏ sự đa dạng của con người, nhưng đã nối kết họ với nhau vì họ đều là Kitô hữu, mỗi người vì người khác và cùng với người khác, để cho họ có thể trở nên một, trong sự đa dạng này là những người trung gian hòa giải với Thiên Chúa. …Đây cũng là một hình ảnh của Giáo Hội không sống nhờ sức mạnh của mình, nhưng qua sự tác động của Thiên Chúa. Như một cộng đồng duy nhất và không chia rẽ, đó là công trình của Thiên Chúa, không phải là kết quả của con người và khả năng của họ.

Áo Thánh đồng thời, cũng là một sự lưu ý cho Giáo Hội là phải trung thành với nguồn gốc, và phải ý thức là sự hiệp nhất, đồng lòng, có hiệu quả, và nhân chứng - tối hậu là một công trình từ Thiên Chúa - chỉ có thể là một quà tặng của Thiên Chúa....

Cuối cùng, Áo Thánh không phải là một áo choàng lịch sự biểu tượng cho một vai vế trong xã hội. Đây là một tấm áo tầm thường, chỉ dùng để che thân cho khỏi bị thời tiết tác dụng. Tấm áo này là quà tặng không phân rẽ của Đấng bị đóng đánh cho Giáo Hội, mà Người đã thánh hiến bằng máu của Mình. Vì lý do này, Áo Thánh nhắc nhở Giáo Hội về phẩm giá của mình.„

(Đức giáo hoàng Benedictô 16., Thư gửi đức giám mục giáo phận Trier nhân năm hành hương Áo Thánh Chúa Giêsu, ngày 06.04.2012).

Vâng, sứ điệp của tấm áo Chúa Giêsu luôn được Giáo Hội nhắc nhớ đến như hướng đi cho đời sống đức tin của người tín hữu.

4. „ Und führe zusammen, was getrennt ist – Và dẫn về chung hợp những chia tách phân ly“

Đây là chủ đề hành hương kính viếng áo thánh Chúa Giêsu năm nay, nhân kỷ niệm 500 năm ( 1512) lần đầu tiên Áo Thánh Chúa Giêsu thành Trier được đưa ra cho dân chúng đến hành hương kính viếng.

Tấm áo không là điểm trung tâm chính của hành hương. Nhưng chính Chúa Giêsu Kitô, Đấng là ánh sáng trần gian, là Đấng cứu chuộc con người. Hành hương kính viếng áo Chúa là hành hương đến với Chúa Giêsu Kitô. Từ mọi ngả phân ly chia tách cùng tụ tập về bên tấm áo hợp nhất của Chúa Giêsu, một kho tàng nguồn ơn tình yêu cùng sự chữa lành ban ơn bình an cho mọi con người.

Sự chia tách phân ly càng ngày ta càng thấy trong lịch sử Giáo Hội Chúa Giêsu, cũng như trong đời sống xã hội luôn càng rõ nét ăn rễ sâu vào tận nếp sống đạo đời.

Ngày 13.04.2012 vừa qua ở nhà thờ chính tòa Giáo Phận Trier đại lễ khai mạc tháng hành hương áo Thánh Chúa Giêsu được long trọng khai mạc. Trong buổi lễ khai mạc có sự tham dự của Đức Hồng Y, đặc sứ của Đức Giáo Hoàng, đông đủ đại diện các vị Hồng Y, Giám mục các Giáo phận Công giáo nước Đức, Giáo phận các nước láng giềng, Đại diện Tin Lành, các vị quan chức chính quyền. Nhưng lại không có sự tham dự của các Vị Giám mục, Linh mục Chính Thống giáo. Lý do là vì hôm đó là thứ sáu Tuần Thánh của Chính Thống giáo mừng lễ Vượt qua, rồi lễ Chúa sống lại.

Chính vì thế nguyên về điểm này thôi, sự kêu mời làm sao đi đến sự thống nhất ngày mừng lễ Chúa phục sinh chung cho cả thế giới, vừa cho đạo Công giáo Roma, vừa cho cả Chính Thống giáo và cho cả Tin Lành, càng trờ nên thời sự cần thiết. Vì đó cũng là nhu cầu sự hợp nhất theo ý Chúa Giêsu muốn giữa những nhánh dòng đạo Chúa Kitô trên trần gian.

Phải chăng đây là dịp cơ hội tốt để các vị lãnh đạo Tôn giáo Chúa Kitô cùng suy nghĩ tìm ra con đường hợp nhất dưới tấm áo Chúa Giêsu thẳng liền không đường khâu may?

Rồi trong đời sống xã hội hoàn cầu vấn đề giầu nghèo và đói khát lương thực, thiếu tình yêu mến cùng thiếu tình liên đới và chiến tranh, càng ngày càng khốc liệt, tựa như hai mảnh lưỡi của cây kéo cắt càng mở rộng xa nhau, đưa đến sự chia ly phân cách con người với nhau, con người phải chia lìa rời bỏ quê hương xứ sở của mình.

Nhìn vào trong thiên nhiên, ta thấy sự tương quan giữa con người và công trình sáng tạo thiên nhiên càng ngày càng mất quân bình, không còn hài hòa cân bằng. Vấn đề sử dụng theo ý muốn riêng tư phá hoại môi trường sinh sống, sông núi, rừng rú, phá vỡ làm thủng tầng khí quyển… Đã góp phần gây ra cho khí trời càng ngày càng nóng thêm lên, gây ra lụt lội, làm đảo lộn thời tiết, cùng sinh ra những chứng bệnh mới lạ nguy hại cho sức khoẻ con người cùng thú vật, và cây cỏ trong thiên nhiên.

Điều đó đòi buộc phải tìm ra con đưòng cứu nguy sự phân ly chia cách này. Cũng đã có nhiều suy nghĩ cùng chương trình biện pháp đề ra cứu nguy tình trạng này rồi. Nhưng vấn đề chia tách phân ly mất quân bình, mất cân bằng vẫn còn đó chưa giảm thiểu bao nhiêu.

Nhìn vào đời sống tinh thần, tình trạng phân ly chia rẽ, nhất là thiếu hay mất đức công bình bác ái lan ra sâu rộng. Do đó, làm cho đời sống bị chao đảo thiếu mất quân bình, thiếu lễ giáo tình người.

Chúa Giêsu làm Đấng cứu độ trần gian. Ngài là giải đáp cho những vấn đề chia rẽ phân ly. Ngài đến trần gian chữa lành vết thương chia rẽ ích kỷ hận thù nơi con người. Ngài là người bắc nối nhịp cầu vĩ đại nối liền giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa với con người, và giữa con người lại với nhau. Sứ điệp giáo lý của Người đưa đến sự hợp nhất là tình yêu. Ngài kêu mời cùng tham dự vào sứ điệp „ Und führe zusammen, was getrennt ist – Và dẫn về chung hợp những chia tách phân ly“, như tấm áo liền thẳng không đường may cắt của Ngài đã mặc còn để lại.

Madeleine Delbrel (1904-1964), vị nữ tu Công giáo người Pháp, cũng là một nữ văn sĩ, và là người có đời sống chiêm niệm thâm sâu , đã có suy tư về tấm áo mặc và đức tin: „ Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa và mỗi thời đại đều mặc cho niềm tin của mình một tấm áo mới. Khi thời gian thay đổi, vẻ hình dáng bên ngoài của tấm áo niềm tin của thay đổi. Dẫu vậy, tấm áo là tấm áo, và không là niềm tin. Khi tấm áo thay đổi, niềm tin vẫn giữ nguyên không thay đổi.“.

Đức tin vào Chúa Giêsu, Đấng là Con Thiên Chúa, xuống trần gian làm người mang ơn phúc cứu chữa, ơn bình an cho con người và Ngài là con đường sự hợp nhất. Điều này biểu hiện qua tấm áo choàng thẳng liền không đường may khâu của Người.

Như tấm áo thẳng liền của Chúa, đức tin vào Ngài hôm qua, hôm nay và ngày mai vẫn là một không thay đổi, cho dù cách thức cung cách tấm áo bên ngoài ở nếp sống đức tin có biến chuyển thay đổi.

Kỷ niệm ngày hành hương kính viếng Áo Thánh Chúa Giêsu thành Trier, 22.04.2012

Nhóm xe buýt hành hương đến từ Stuttgart

Nhóm xe buýt hành hương đến từ München

Nhựng nhóm người hành hương đến từ Regensburg, Saarland, Troer…

Đoàn hành hương 300 người của Giáo đoàn liên Giáo phận Köln-Aachen.

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long