Phản ứng trước các tin đồn của báo chí

Rôma, Thứ Sáu 28 tháng 8, 2009 (Zenit: Le Monde Vu de Rome) – Cộng sự viên thân cận nhất của Đức Thánh Cha Benedict XVI đã chối bỏ các tin đồn do giới truyền thông tung ra để khẳng định ý định của Đức Thánh Cha là “thoái lui” trong việc áp dụng Công Vatican II.

Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh, trả lời trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo L'Osservatore Romano, về vài vấn đề đã bị Tòa Thánh chối bỏ, về sự hiện hữu của các tài liệu được giải thích như có sự ‘thoái lui’ của Đức Thánh Cha nhất là về phương diện phụng vụ.

Đức Hồng Y nhận xét, “Muốn hiểu được các ý định và hành động của triều đại Đức Thánh Cha Benedict XVI, cần phải dẫn chứng tiểu sử của ngài – qua những kinh nghiệm phong phú giúp ngài sống qua Giáo Hội của Công Đồng như một người giữ vai trò chủ đạo – và một khi được bầu làm Giáo Hoàng, qua bài diễn văn nhận chức, qua bài diễn văn ngày 22 tháng 12, 2005 trước Giáo Triều Rôma, và qua các biến cố chính xác ngài đã muốn ký kết (và áp dụng một cách kiên trì.)

Ngài nói, “Những suy luận vô căn cứ và những tin đồn về các tài liệu được giả dụ là hiện hữu, ”ngụ ý là “có một sự thoái lui chỉ là một sự bịa đặt hoàn toàn, dựa theo một tư tưởng sáo rỗng và được diễn tả lại một cách ngoan cố.”

Ngài tiếp, “Tôi muốn nêu lên một vài trường hợp của Công Đồng Vatican II thường trực được Đức Thánh Cha khuyến khích với một sự sáng suốt và những tư tưởng thâm thúy: một mối tương quan thông hiểu đã được thiết lập với các giáo hội Chính Thống và Đông Phương, việc đối thoại với người Do Thái và Hồi giáo, với một sự thu hút song phương, đã gây nên các đáp ứng và các sự đào sâu chưa từng được kiểm chứng từ trước đến nay, đã thanh tẩy ký ức và mở ra các kho tàng cho kẻ khác.”

Ngài tiếp, “Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh mối liên hệ trực tiếp, huynh đệ, và còn hơn nữa, là phụ tử đối với các thành phần của các hội đồng giám mục trong các chuyến viếng thăm ad limina và qua các cuộc tiếp xúc khác nhau,” với Đức Thánh Cha.

Đức Hồng Y giải thích, “Chúng ta cần nhớ lại điều ngài đã áp dụng khi tự do can thiệp với các Hội Đồng Giám Mục, bằng các lời đáp từ và những suy tư chính xác,” và mời gọi chúng ta cũng không quên “sự tiếp xúc trực tiếp với các Bộ Trưởng của các Thánh Bộ giáo triều trong đó ngài đã tái thiết các gặp gỡ theo chu kỳ của các cuộc hội kiến.”

Đức Hồng Y Bertone tiếp, “Còn về sự cải tổ Giáo Hội – trên hết là một vấn đề nội bộ và thánh thiêng – Đức Thánh Cha Benedict XVI đã đưa chúng ta về nguồn cội của Lời Chúa, về luật Phúc Âm và về trọng tâm của đời sống Giáo Hội: là Đức Giêsu, được hiểu biết, yêu mến, kính thờ và bắt chước, vì ‘Chúa đã hân hoan ôm trọn nơi Người tất cả sự viên mãn,’ theo Thư gửi tín hữu Côlôsê.”

Còn về sự can thiệp của Đức Thánh Cha với giáo triều, Đức Hồng Y đã giải thích rằng ngay từ buổi ban đầu của triều đại, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm “trên 70 vị làm Tổng Bộ Trưởng, không kể rất nhiều chức sắc và giám mục trên toàn thế giới.”

Đức Hồng Y Bertone đã khẳng định rằng “một số các bổ nhiệm quan trọng mới đây và không thiếu những ngạc nhiên, nhất là những vị đại diện cho các Giáo Hội mới như Phi Châu đã và sẽ cung cấp nhiều ứng viên xuất sắc.”

Đức Hồng Y Bertone cũng lưu ý về những sai nhầm được gán cho Đức Thánh Cha về các vấn đề Giáo Hội phải đương đầu trên thế giới và tất cả những lời tuyên bố của các vị đại diện các quốc gia.

Ngài nói, “Điều công chính là cần có những tin tức chính xác, khi gán cho một ai trách nhiệm chính về những hành động và lời nói, nhất là khi những điều này hoàn toàn trái nghịch với những giáo huấn và gương mẫu của Đức Thánh Cha.”