VietCatholic: Hiện diện với chúng tôi hôm nay qua đường dây viễn liên là cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng, phó Giám Đốc VietCatholic, chủ nhiệm báo Dân Chúa Úc Châu. Ngài đã từng giữ những chức vụ khác nhau trong Hội dòng Salesian như là một người đào tạo các linh mục, quản lý lâu năm của nhiều cơ sở dòng cũng là bề trên nhà dòng Don Bosco tại Brunswick, Melbourne thuộc tiểu bang Victoria và hiện nay là cha xứ tại Brunswick.

Xin cha có thể chia sẻ điều kiện sống và làm việc mục vụ của các linh mục dòng tại Úc Châu hiện nay như thế nào?

Cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng: Năm Linh Mục, sẽ được Đức Thánh Cha khai mạc trong buổi hát kinh chiều trọng thể ngay ngày 19 tháng 6 và nhân dịp kỷ niệm 150 năm sinh nhật thánh Gioan Vianney, Cha Sở họ Ars, một vị linh mục đã diễn tả gương mặt của Chúa Chiên Lành trong một xã hội phàm tục và trong một cảnh sống nghèo chật vật... Ngày nay, cuộc sống vật chất khá hơn và văn minh kỹ thuật tân tiến đang phục vụ con người và cung ứng cho con người một cuộc sống tiện nghi tối đa… Vẫn biết tại một số quốc gia nghèo chưa đạt được lý tuởng đó…

Dù con người đương đại được thừa hưởng vật chất dư gỉa thế, nhưng chưa bao giờ trong đáy thẳm tâm hồn con người có một khát vọng tâm linh cần được dưỡng nuôi bằng lời cầu nguyện, bằng sự thinh lặng suy tư, bằng việc đọc Kinh Thánh và thần lương ân điển như Thánh Thể Chúa. Qua năm linh mục, Đức Thánh Cha muốn nhắc nhở cho các linh mục biết rằng: ‘mỗi một linh mục phải ý thức mình mang một người khác, tức là mang chính Chúa đến cho thế giới. Thiên Chúa là sự giầu có duy nhất mà con người ước mong tìm thấy nơi và quacon người linh mục’.

- Truyền thống sống đạo tại Việt nam, người giáo dân rất trọng vọng người tu trì, đặc biệt các linh mục, giám mục… Xóm làng, gia đình và giáo xứ là những pháo đài bảo vệ, gìn giữ linh mục tu sĩ và nâng đỡ các ngài. Ngược lại trong một xã hội tục hóa như tại Úc, linh mục được coi là một nghề, tiền lương ít mà lại nhiều challenge, thách đố. Cùng một công việc ví dụ như hiệu trưởng hay giáo sư tại trường,, người giáo dân thường lãnh lương mấy chục ngàn trong lúc đó người tu sĩ chỉ có tiền lương quy định mưới mấy hai chục ngàn. Chỉ được một điều là không bị đánh thuế và được đảm bảo về y tế nhà cửa. Phần đa các giáo xứ chỉ có một linh mục nên cuộc sống linh mục bị đối diện cuộc sống cô đơn lắm. Linh mục trong một tu hội thì đỡ hơn vì ít ra cũng còn có hội viên chung sống nâng đỡ nhau… Tựu chung linh mục tu sĩ với lãnh vực làm việc, tự lo cho mình….

- Đường hướng, lối đào luyện khác biệt vì phải thích nghi với hoàn cảnh sống… nhưng tiên quyết vẫn là đào tạo một tâm hồn, một diện mạo là Đức Kitô mục tử, căn tính của đời linh mục. Chiều sâu tâm linh tu đức, lòng đạo đức và nhiệt tâm tông đồ vẫn là những mục tiêu mà các vị đào luyện lưu tâm tới và các ứng viên cần hấp thụ và thăng tiến.

- Còn cuộc sống thì tôi nghĩ ở Việt Nam hầu hết các linh mục có người phục vụ cơm nước, nhà cửa vườn tược có người làm, các hội đoàn trong giáo xứ phân công lo việc giáo đường. Còn xứ Úc thì sau các giờ phụng tự và sau công tác mục vụ hầu hết các linh mục tự mình lo ăn uống, quyét dọn nhà cửa, ngoại trừ giáo xứ dư gỉa thì mướn người giúp việc, nhưng cũng chỉ vài giờ trong một ngày và hai ba ngày trong một tuần mà thôi! Nhà thờ tại Việt Nam có các ông từ và nhiều người công tác phụ giúp; trái ngược lại ở Úc phần đa, sau khi dâng lễ tay bắt mặt mừng, chính các linh mục lại âm thầm đóng cửa nhà thờ, dọn dẹp…

- Nhìn lại linh mục rất đại loại như trăm ngàn cuộc sống khác, như Đức Kitô linh mục không phải là một chủ nhân ông, hay một ông vua nhỏ một cõi hay một thánh nhân… Trong thân phận con người, như Thánh Phaolô nói: ‘Linh mục là người được tuyển chọn thay cho dân, tế lễ đền tội cho mình và cho dân’ vậy linh mục chỉ khác người thường vì thiên chức linh mục, một hồng ân không do loài người ban tặng mà là hồng ân do Thiên Chúa tặng ban!’