Ngài suy tư về ý nghĩa Vọng Phục Sinh

VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói đang khi nhiều ngừoi tưởng Giáo Hội đang chìm, hay là đã phải chết từ lâu, thì Giáo Hội tiếp tục sống, do bàn tay Chúa Kitô giữ gìn.

Đức Thánh Cha nói điều này khi ngài suy tư trong bài giảng của ngài ngày Thứ Bảy trong lễ Vọng phục Sinh tại Vương Cung Thánh Đường Phêrô về ba biểu trưng chính được sử dụng trong Lễ Vọng Phục Sinh: ánh sáng, nước và bài hát mới—bài Alleluia. Trong Thánh Lễ ngài đã rửa tội năm người lớn: ba người nam Italians, một người nữ từ Trung Hoa và một người nữ từ U.S.

“Trước hết,” ngài nói, có sự sáng”: “Nơi nào có sự sáng, thi sự sống sinh ra, hỗn mang có thể biến thành vũ trụ.”

“Sự sống lại của Chúa Giêsu là một sự bừng sáng. Sự chết bị đánh bại. mồ bị mở ra. Đấng Phục Sinh là sự Sáng, sư Sáng của thế giới. Với việc phục sinh, ngày của Chúa thách thức những đêm tối lịch sử.”

“Bắt đầu với sự phục sinh, Sự sáng của Thiên Chúa lan ra khắp thế giới và suốt lịch sử. Bình minh bắt đầu. Chỉ Sự Sáng--Chúa Giêsu Kitô__ là sự sáng thật, môt cái gì hơn là hiện tượng thể lý của sự sáng. Người là sự sáng tinh ròng: chính Thiên Chúa, Đấng làm cho một tạo vật mới được sinh ra giữa cái củ, biến hỗn mang thành vũ trụ."

“Trong Lễ Vọng Phụng Sinh, “Đức Thánh Cha nói, “ Giáo Hội diễn tả mầu nhiệm sự sáng của Chúa Kitô trong dấu của cây Nến Phục Sinh, ngọn lửa của nó vừa sáng vừa nóng. Sự biểu trưng của sự sáng liên kết với sự biểu trưng của lửa: sự chói lọi và sự nóng, sự chói lọi và nghị lực biến đổi chứa đựng trong lửa--chân lý và tình yêu đi đôi. Cây nến Phục Sinh cháy lên, và do đó bị tiêu hao: Thánh giá và sự phục sinh không thể chia lìa.”

Sự sống và sự chết

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói rằng biểu trưng thứ hai, nước, có hai ý nghĩa đối nghịch”: “Một đàng có biển, điều xem ra như là một lực lượng đối nghịch với sự sống trên trái đất, luôn đe dọa nó; nhưng Thiên Chúa đã đặt một giới hạn trên nó. Do đó sách Mạc Khải nói rằng trong thế giới mới, biển không còn nữa.

Đó là yếu tố sự chết. Và như vậy nó trở thành sự diễn tả biểu trưng sự chết của Chúa Giêsu trên Thánh Giá: Chúa Kitô xuống trong biển, trong những nước sự chết, như Israel đi vào trong Biển Đỏ. Sau khi đã trổi dậy từ sự chết, Người ban cho chúng ta sự sống.

“Điều này có nghĩa là bí tích rửa tội không những là một sự thanh tẩy, nhưng là một sự sinh mới: với Chua Kitô, chúng ta, nói được, xuống dưới biển sự chết, hầu chúng ta trổi dậy như những tạo vật mới.”

Ngài nói con “đàng khác trong đó chúng ta gặp nước là trong hình thức của một mạch tươi mát ban sự sống, hay là con sông lớn từ đó sự sống phát xuất.”

“Không có nước không có sự sống,” Đức Thánh Cha khẳng dịnh.” Điều đáng chú ý là các giếng nước trong Kinh thánh được gán cho nhiều tầm quan trọng là dường nào. Giếng là những nơi từ đó sự sống nẩy lên. Ngoài giếng Giacob, Chúa Kitô đã nói với người đàn bà Smaritano về giếng mới, về nước ban sự sống thật.”

Sau đó Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI suy tư về biểu trưng thứ ba, “sự hát bài hát mơi—bài alleluia.”

“Khi một người cảm nghiệm một niềm vui lớn, họ không thể giữ nó cho chính mình,” ngài giải thích. “Họ phải tỏ bày sự đó, phải chuyển sự đó cho kẻ khác. Nhưng điều gì xảy ra khi một người bị đánh động bởi sứ sáng phục sinh, và như vậy họ tiếp xúc với chính sự Sống, với Chân lý và Tình Yêu? Họ không thể chỉ nói về điều ấy. Nói không còn thích hợp nữa. Phải hát.”

“Trong lễ Vọng Phục Sinh, năm này qua năm khác, chúng ta những người Kito hữu xướng lên bài hát này sau bài đọc thứ ba, chúng ta hát nó như bài hát của chúng ta, bởi vì chính chúng ta, qua quyền phép của Thiên Chúa, đã được rút ra từ nước và được giải phóng cho sự sống thật,”

Một bài hát mới

Nhắc lại truyện từ Kinh Thánh khi Môisen hát một bài hát sau sự gải phóng của dân Israel khởi Ai Cập, Đức Giáo Hoàng nói “hình ảnh này diễn tả tình huống các môn đệ của Chúa Giêsu Kitô trong mọi thời đại, tình huống của Giáo Hội trong lịch sử thế giới này.”

“Nói theo kiểu loài người, điều này là tự-phản ngịch,” ngài giải thích. “Một đàng, cộng đồng được đặt trong thời kỳ Xuất Hành, gĩưa Biển Đỏ, trong một biển, thật ngược đời, đồng thời vừa là nước đá vừa là lửa.

“Và Giáo Hội không phải, nói được, luôn luôn bươc đi trong biển, qua lửa và sự lạnh, đó sao? Nói theo kiểu loài người, Giáo Hội phải chìm. Nhưng đang khi Giáo Hội còn đi giữa Biển Đỏ, thì Giáo Hội hát—Giáo Hôi xướng lên bài hát ngợi khen của người công chính: bài hát của Môisen và của Con Chiên, trong đó những Giáo Ước Củ và Mới hoà lẫn trong sự hài hoà.

“”Đang khi, nói cho đúng, Giáo Hội phải chìm, thì Giáo Hội hát bài hát ngợi khen của những kẻ được cứu thoát. Giáo Hội đang đứng trong nước lịch sử sự chết nhưng Giáo Hội đã phục sinh. Khi hát, Giáo Hội níu tay Chúa, tay đó nắm giữ Giáo Hội trên nước.

“Và Giáo Hội biết rằng do dó Giáo Hội đã được nâng lên khỏi trọng lực sự chết và sự dữ-- một lực mạnh mà không có cách nào khác để thoát được-- được nâng lên và kéo vào trong trọng lực mới của Chúa, của chân lý và của tình yêu.”

“Hiện tại, Giáo Hội còn ở giữa hai lãnh vực trọng lực,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI suy tư. “Nhưng một khi Chúa Kitô đã sống lại, trọng lực kéo của tình yêu mạnh hơn trọng lực kéo của hận thù: trọng lực của sự sống mạnh hơn trọng lực của sự chết. Có lẽ hiện nay đó là tình huống của Giáo Hội trong mọi thời đại”.

“Luôn luôn xem ra dường như Giáo Hội phải chìm, và Giáo Hội đã luôn luôn được cứu,” ngài nói. “Thánh Phaolo minh họa tình huống này với những lời: “Chúng ta dường như chết, và kìa chúng ta sống.” Bàn tay cứu độ của Chúa giữ chúng ta, và như vậy chúng ta có thể luôn luôn hát bài ca của những kẻ được cứu, bài hát mới của những kẻ phục sinh: Alleluia!”