Mumbai (AsiaNews) – Cả nước Ấn độ đang ăn mừng thành công áp đảo của phim Slumdog Millionaire tại cuộc lễ trao giải Viện Hàn lâm (Academy Award) đêm hôm qua. Ngoài cuốn phim này do đạo diễn Danny Boyle đoạt được 8 giải Oscar ra, phim Smile Pinki còn được giải Best Documentary Short Subject (Phim Tài liệu Ngắn Xuất sắc nhất) khi thuật lại câu chuyện một bé gái 6 tuổi ở ngôi làng Dabai trong vùng Uttar Pradesh đã trở thành một kẻ bị xã hội ruồng bỏ chỉ vì bị sứt môi.

Mặc dầu có được thành tích như thế, nhưng chỉ có ba người Ấn độ đã nhận được tưởng thưởng do chiến thắng của nhà đạo diễn Danny Boyle người nước Anh và nhà làm phim tài liệu người Mỹ tên Megan Mylan. Đó là nhà soạn nhạc A.R. Rahman, ca sĩ Sampooran Singh Gulzar and kỹ sư âm thanh Resul Pookutty.

Những nhà sản xuất phim Slumdog Millionaire cũng đã bị đeo đuổi từ lâu bởi những điều gây tranh cãi. Họ bị cáo buộc đã trả tiền quá thấp cho hai em bé đóng trong phim là Rubina Ali and Mohammed Azharuddin Ismail. Sau khi phim quay xong, hai em đã trở lại sống trong khu nhà ổ chuột như cũ.

Thế nhưng đối với người thường dân thì sự thành công tại Los Angeles đã trở thành lý do để mừng vui ngoài phố. Ngay cả trường học cũng đóng cửa để ăn mừng.

Điều đáng mừng cho cuốn phim, không phải là vì nền điện ảnh Ấn độ mỗi năm sản xuất hàng trăm cuốn phim, lôi cuốn trung bình 23 triệu người đến các rạp chiếu bóng mỗi ngày, nhưng đó là xứ sở và câu truyện xảy ra, đặt dưới ánh đèn chói lọi của Hollywood.
Diễn viên trong phim Slumdog Millionaire


Câu chuyện về những đứa bé sống trong khu ổ chuột ở Mumbai, của thắng bé Jamal và Pinki theo Hồi giáo ở Dabai, chỉ là hai trong muôn vàn khuôn mặt của nước Ấn ngày nay, những khuôn mặt gần như bị quên lãng không ai để ý tới, cho đến khi cuộc chiến thắng của phim Slumdog Millionaire đem ánh đèn soi rọi vào chúng.

Trong không khí vui vẻ khắp nước lúc này, nhiều người hy vọng rằng sự thành công của Slumdog Millionaiire sẽ làm cho người ta chú ý đến các vấn đề và các sự việc cuốn phim này mô tả. Bởi vì cuốn phim của Danny Boyle đặc biệt nhấn mạnh đến những cuộc bạo hành của người Ấn chống lại Hồi giáo, làm sống lại ký ức về những cuộc tấn công chống Hồi giáo năm 1993 tại Mumbai của những người quốc gia quá khích Ấn độ.

Ram Puniyani, thành viên Ủy ban Cổ vũ tình Bằng hữu Cộng đồng (Committee for Communal Amity) cho thống tấn xã AsiaNews biết rằng “cuốn phim mô tả thực tại rất đúng. Ý niệm thông thường cho rằng những cuộc bạo loạn gây ra là do các khác biệt giữa Ấn giáo-Hồi giáo hoặc Ấn giáo-Kitô giáo, những đó là điều đặt không đúng chỗ. Trong hai thập niên vừa qua các vụ bạo hành đã nổ ra do một số chi phái của Rashtriya Swayamsevak Sangh (một tổ chức quốc gia quá khích Ấn độ) tìm cớ để mở đầu những cuộc tàn sát. Tại Gujarat, đó là việc xe lửa tại bị cháy (tháng 2 năm 2002), và tại Kandhama là vụ những người thân Mao ám sát ông Swami Laxamanand (ngày 23 tháng 8 năm 2008).

Punivan, tác giả cuốn “Chủ nghĩa Phát xít của Sangh Parivar” hy vọng rằng sự thành công của phim Slumdog Millionaire sẽ “khuyến khích các cơ quan quốc tế chú ý nhiều hơn đến vấn nạn này và rọi sáng vào vấn đề bạo lực” cũng như “làm áp lực trên nước Ấn phải bảo vệ các nhóm người thiểu số.”