Tưởng nhớ sự thật về đức tin và lòng can đảm của Kha Luân Bố



Rôma, ngày 16, tháng 10, 2008
(Zenit.org).- Ngay cả người Rôma xưa kia cũng hiểu biết tầm quan trọng của lòng biết ơn. Marcus Tullius Cicero, một diễn giả nổi tiếng, nói, “lòng biết ơn không chỉ là nhân đức cao trọng nhất mà còn là cha đẻ ra tất cả các nhân đức khác.”

Vậy mà trong thời đại mới dường như chúng ta đã để mất đức tính này, vì những người duyệt lại lịch sử, phim ảnh và văn chương bình dân đã bôi nhọ những ai đã tạo dựng nên thế giới chúng ta đang sống hôm nay nhờ thành quả cuả họ.

Ngày chủ nhật 12 tháng 10 vừa qua, là ngày kỷ niệm Kha Luân Bố tìm thấy Tân Thế Giới lần đầu tiên.

Biến cố này, mở đầu cho thời đại khám phá, và đã được mệnh danh là “Ngày của những người bản xứ” bởi một số các thành phố Hoa Kỳ, do đó đã làm lu mờ công trình can đảm và tiên phong của nhà thám hiểm này và những người bảo trợ cho những chuyến hải hành của ông.

Chính Kha Luân Bố cũng bị lên án là một kẻ độc tài, tham tiền, tham danh vọng, và trong khi các thiếu xót của ông bị thổi phồng, thì các đức tính quý giá của ông đã bị quên lãng.

Mỉa mai thay, Kha Luân Bố, người Âu đầu tiên đặt chân lên Mỹ Châu, lại là một nhân chứng đầu tiên của cái sau này được gọi là “Giấc Mơ Hoa Kỳ.”

Sanh trưởng tại Genoa, Ý, ông di cư sang Tây Ban Nha với kiến thức học hỏi công phu về nghề hàng hải, ước vọng tiến thân, và được trợ giúp bởi một đức tin Công Giáo mạnh mẽ.

Như muôn ngàn người di cư theo chân ông, ông đã có một giấc mơ và một quyết tâm làm việc cực khổ và chấp nhận hiểm nguy để đạt được giấc mơ này.

Nhờ ơn trên, ông đã được nhà vua và hoàng hậu Tây Ban Nha lắng nghe và nhờ đó Kha Luân Bố đã thực hiện được tham vọng của cuộc đời. Ông đã thành công và đã dọn đường cho những thế hệ sau có thể thăng tiến nhờ chuyên cần, cố gắng và khéo léo.

Là một người rất sùng đạo, Kha Luân Bố luôn luôn biết ơn Thiên Chúa và dâng hiến sứ mệnh tìm kiếm Tân Thế Giới cho việc trở lại đạo của những dân ngoại. Như các tông đồ xưa, ông hy vọng đem Phúc Âm đến với những ai chưa bao giờ được nghe về Chúa Kitô. Ngay khi nhìn thấy đất liền lần đầu tiên vào ngày 13 tháng 10, năm 1492, toàn thể thủy thủ đoàn đã đọc kinh Lạy Nữ Vương (Salve Regina.)

Ngày nay, những đóng góp của ông bị xóa mờ bởi những từ ngữ như “khai thác” và “tham vàng”, nhưng tất cả những người Mỹ con cháu của các gia đình đang hy vọng thành đạt các ước vọng của họ, trong khi được tự do thực hành đức tin, cần phải biết ơn Kha Luân Bố, một người không những chỉ biết hải hành khéo léo trên biển mà con cả trong cuộc sống nữa.

Kha Luân Bố
Bức họa Kha Luân Bố


Hai chiếc tầu Pinta và Santa Maria
Hải trình đầu tiên
Các nơi ghé đất liền trong chuyến thứ nhất