Vatican (VIS) – Trưa hôm nay, tại Văn Phòng Báo chí Tòa thánh, một cuộc họp báo được tổ chức để giới thiệu phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Học viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội, tổ chức tại Vatican từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 5, với chủ đề: “Theo đuổi lợi ích chung: kết hợp giữa tình đoàn kết và phụ trợ.”

Tham dự cuộc họp báo có Giám mục Marcelo Sanchez Sorondo, chưởng ấn Học viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội; Margaret Archer thuộc trường Đại học Warwick, (Anh); và Pierpaolo Donati, trường Đại học Bologna (Ý).

Mục đích của phiên họp – được giải thích nơi bản ghi chú bằng Anh ngữ trong buổi họp báo – “là tạo ý nghĩa và ứng dụng mới cho ý niệm về công ích trong thời đại toàn cầu hóa này, thời đại mà trong một số lãnh vực đang dẫn đến những bất bình đẳng và bất công xã hội càng ngày càng gia tăng, những vết rách và mảnh vụn của cấu trúc xã hội, tóm lại, dẫn đến việc hủy diệt lợi ích chung trên khắp thế giới.”

“Giả thuyết chính mà các học giả được mời gọi trao đổi quan điểm là: các nguyên tắc của sự phụ trợ và tình đồng cảm có khả năng – khác với sự thỏa hiệp giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tự do - động viên các lực lượng xã hội, kinh tế và văn hóa mới, thuộc xã hội dân sự, mà trong phạm vi các giá trị cơ bản được chia sẻ theo đường lối chính trị, có thể làm phát sinh các lợi ích chung, những lợi ích mà tương lai của nhân loại phải tùy thuộc vào.”

Bản ghi chú nói thêm rằng: Chương trình có dự kiến phải kiểm tra kỹ lưỡng các tiến trình thay đổi triệt để hiện nay, dưới ánh sáng bốn nguyên tắc căn bản của học thuyết xã hội Công giáo (phẩm giá con người, lợi ích chung, tình đồng cảm, và phụ trợ) để tìm hiểu xem các nguyên tắc này được áp dụng hữu hiệu ra sao, mức độ thế nào, và để đề nghị các giải pháp mới cho những nơi chỗ nào các nguyên tắc này bị giải thích sai, bị hiểu lầm, bị bất tuân hoặc bị xuyên tạc.

Giải thích rằng các nguyên tắc này “rất thường bị lý giải theo những đường hướng quá xa ý nghĩa và ý hướng liên quan đến học thuyết xã hội”, bản ghi chú đề cập đến gia đình. “Lợi ích chung của gia đình được đồng nhất với tài sản, sự đoàn trong kết gia đình với tình cảm yêu thương thuần túy, tính phụ trợ với cách để cho mỗi ‘diễn viên’ xác định gia đình theo ý người đó muốn”.

“Ở mức độ hành động thực tiễn, một số nghiên cứu về các trường hợp áp dụng thành công, cũng sẽ được trình bày, chẳng hạn “các hình thức mới về kinh tế kết hợp và phụ trợ (như ‘kinh tế đồng cảm’ và ‘Ngân hang Thực phẩm’); chia sẻ việc truy cập (giữa người cùng trang lứa) những lợi ích về tin tức trên các hệ thống thông tin (mạng Internet); tổ chức mới có tên là ‘Liên minh Địa phương phục vụ Gia đình’ (ra đời ở Đức và lan tràn khắp châu Âu); các hoạt động giáo dục phụ trợ trong những quốc gia đang phát triển; các tổ chức thuộc khu vực thứ ba dùng tín dụng vi mô (micro-credit) để phát triển xã hội, kinh tế và con người.”

Bản ghi chú kết luận, bằng cách nhấn mạnh về “sự thách đố cơ bản” hội nghị phải đối mặt, đó là “một khi chúng ta chấp nhận rằng sự thiêu hụt lớn nhất của thời hiện đại – dù sao cũng phải chịu trách nhiệm về nhiều thành quả xã hội - đã và vẫn còn là tình đoàn kết xã hội (ở mọi cấp độ, từ địa phương đến cả toàn cầu), thì vấn đề là phải xem, khả dĩ không và bằng cách nào, sự thiếu hụt đó có thể được khắc phục bằng một đường lối mới có chủ đích và thực hiện sự phụ trợ như là một nguyên tắc xúc tiến, năng động, chứ không phải chỉ là một nguyên tắc tự vệ, chở che. Tóm lại, sự thách đố là áp dụng một kết hợp mới giữa phụ trợ và đồng cảm hầu trở thành chìa khóa để khởi động các mạch điện xã hội mà công ích tuỳ thuộc vào, chiếc chìa khóa biến đổi toàn cầu hoá thành ra ‘một nền văn minh công ích’”.