“Cho một tương lai và một thế giới tốt hơn thích hợp với mọi người”.

NEW YORK (Zenit.org).-Bài phát biểu được trình bày hôm nay bởi Tổng Giám Mục Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Toà Thánh tại Liên-Hiệp Quốc, trong khóa hợp thứ 62 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Bản tuyên bố được trình bày trong cuộc bàn cãi về việc “Công nhận những sự Hoàn Thành, sự Xử Lý các Thách Đố và sựTiếp Tục Hoàn Thành những MDG vào năm 2015.”

* * *

Thưa Chủ Tịch,

Trong năm 2000, tại chính Phòng này, các Quốc Trưởng và các thủ tướng Chính Phủ đã đồng ý về một sắp xếp đầy tham vọng, nhưng cần thiết, đối với các mục tiêu phát triển toàn cầu phải được hoàn thành tới năm 2015. Tại điểm nữa chừng, đang khi nhiều việc đã được thực hiện để hoàn thành những mục tiêu, thì cảnh nghèo khốn cùng, nạn đói, nạn dốt chữ và sự thiếu cả sự chăm sóc sức khỏe cơ bản nhất còn lan tràn, trên thực tế trở nên xấu hơn trong một số vùng. Việc khắc phục những thách đố này đang tiếp tục phiền nhiễu hàng trăm triệu người vẫn là, do đó, chính trung tâm những quan tâm chúng ta.

Những nghiên cứu có thẩm quyền nói với chúng ta rằng mặc dầu sư gia tăng kinh tế đáng kể trong nhiều xứ đang phát triển, mục tiêu trên hết làm giảm nạn đói và nghèo nàn vẫn bị lãng tránh.

Phái đoàn của tôi tin rằng tình liên đới quốc tế lớn hơn là cần thiết nếu chúng ta muốn thành công trong việc thu hẹp lỗ trống ngày càng gia tăng giữa những xứ giàu và nghèo và giữa những cá nhân trong các xứ. Tuy sự trợ giúp quốc tế là quan trọng, một môi trường mậu dịch quốc tế tốt hơn—bao hàm việc xử lý những thực hành bóp méo thị trường gây hại cho những nền kinh tế yếu kém hơn—càng quyết định hơn. Về phương diện này, tầm quan trọng của Doha Review Conference sắp tới không thể được nhấn mạnh đủ. Những cố gắng hỗn hợp để đáp ứng 0.7% ODA và để duyệt lại mậu dịch và những bộ máy tài chính một đàng, và để chấm dứ sự quản trị xấu và những xung đột giết hại lẫn nhau trong những Quốc gia nhận lãnh đàng khác, (những cố gắng đó) sẽ đi một quảng đường dài mới nâng cao được hàng triệu người thoát khỏi cảnh nghèo nàn và đói khổ cùng cực.

Phài đoàn của tôi muốn bảo đảm rằng Toà Thánh vẫn tích cực dấn thân trong việc làm nhẹ nạn nghèo và đói, là một xúc phạm chống lại nhân phẩm. Toà Thánh không ngưng đề cao những nhu cầu cơ bản này, đến dộ chúng nên trung tâm sự chú ý quốc tế và được đề cập như một vấn đề công bằng xã hội.

Tòa Thánh rất vui lòng về sự tiến triển tốt tới chỗ hoàn thành bước tiến phổ quát cho sự giáo dục đầu tiên, một số vùng nghèo nhất đang thấy một sư gia tăng gây ấn tượng mạnh trong danh sách. Tuy nhiên, không có những cố gắn nhân đôi, 58 quốc gia không thể hoàn thành mục tiêu của sự giáo dục đầu tiên phổ quát trong năm 2015.

Sự giáo dục củng cố tất cả MDGs. Đó là dụng cụ hiệu nghiệm nhất cho những người nam và nữ quyền hành hoàn thành quyền tự do xã hội, kinh tế, và chính trị lớn hơn. Các chính phủ và xã hội dân sự, những khu vực công và tư, cha mẹ và các thầy giáo phải đầu tư trong sự giáo dục các thế hệ tương lai hấu chuẩn bị họ đối mặt những thách đố của một xã hội ngày càng toàn cầu hóa. Cách riêng, hầu hết các cố gắng phải được thi hành để cho các trẻ nam và nữ những cơ hội giáo dục ngang hàng, và bảo đảm không em nhỏ nào bị bỏ ra sau chỉ vì những lý do kinh tế và xã hội.

Chính xác với mục tiêu trước mắt này, hàng ngàn cơ chế giáo dục của Giáo Hội Công Giáo được đặt trong những thành phố thầm kín thoái biến và trong những làng mạc xa xôi, trong những ngoại biên các thành phố lớn và trong những nơi mà các trẻ con bị bắt buộc phải làm việc đề sống.

Những MDGs liên quan –sức khoẻ cũng đòi hỏi hành động tập thể của chúng ta. Tuy đã có sự tiến triển trong sự hạ thấp tử vong trẻ em, sự tiến triển lại chậm hơn trong việc xử lý sức khoẻ người mẹ, HIV/AIDS, bệnh sốt rét và bịnh lao. Nguyên nhân quan trọng hơn hết của sự phát triển chậm chạp này là sự thiếu những tài nguyên trong những cấp bậc cơ bản nhất của sự chăm sóc sức khoẻ và sự thiếu liên tục cơ hội tiếp cận cả những phục vụ cơ bản nhất. Từ lâu đã chứng tỏ rằng đầu tư trong sự chăm sóc sức khỏe đầu tiên, hơn là trong những hình thức phục vụ sức khoẻ được tuyển chọn, được tác động gây chia rẽ về mặt văn hóa và được thúc đẩy do ý thức hệ, những phục vụ ngụy trang che giấu sự phá hoại mạng sống giữa những phục vụ y tế và xã hội, (sự đầu tư như thế) là một trong những cách hiệu nghiệm và thành công tốn kém nhất hầu phục hồi phẩm giá toàn bộ sự sống và sự bền vững của các gia đình và những cộng đồng.

Hơn nữa, sự thiếu tiến triển trong những mục tiêu liên quan-sức khỏe, chứng tỏ bản chất liên-kết nối và tăng cường cho nhau của những MDGs. Mối tương quan có ý nghĩa giữa nạn nghèo đói và những cấp độ cao thường kỳ của HIV/AIDS, bịnh lao, bịnh sốt rét và tử vong người mẹ là hiển nhiên. Phái đoàn của tôi ao ước bảo đảm rằng Toà Thánh, nhờ các cơ chế của mình, sẽ tiếp tục cung cấp sự chăm sóc sức khoẻ cơ bản, với một sự tuyển chọn ưu tiên cho những khu vực xã hội được phục vụ kém nhất và bị loại trừ.

Cuộc bàn cãi chủ đề này giữa đường tới 2015, đến thời kỳ đúng là sầu thảm này của sự Kỷ Niệm thứ 60 vềTuyên Ngôn Phổ quát Nhân Quyền. Trung tâm của UDHR và MDGs là mục tiêu của một tương lai tốt hơn cho mọi người. Hơn những cuôc thảo luận và những cuộc họp chóp đỉnh, sự hoàn thành mục tiêu này đòi hởi sự dấn thấn và hành động cụ thể. Trận chiến chung của chúng ta chống nạn nghèo cực độ, nạn đói, nạn mù chữ và bịnh tật không chỉ là một hành vi quảng đại và vị tha. Đó là một “conditio sine qua non-điều kiện tiên quyết”} cho một tương lai tốt hơn và một thề giới tốt hơn thích hợp cho mọi người.

Xin cám ơn chủ tịch