Etchmiadzin - (CWNews) – Giáo hội Chính thống và Tông truyền Armenia đã đáp ứng nồng nhiệt lời mời gọi của các nhà lãnh đạo Hồi giáo muốn có cuộc đối thoại liên tôn giáo, và phát biểu rằng tất cả các nhà lãnh đạo tôn giáo nên đoàn kết lại để lên án hận thù và khủng bố.

Phúc đáp 138 nhà lãnh đạo Hồi giáo đã ký tên vào bản sáng kiến “Từ Ngữ Chung” hồi cuối năm ngoái, Tổng giám mục Yeznik Petrosian, viên chức đứng đầu công tác hiệp nhất của Giáo hội Chính thống và Tông truyền Armenia nói: “Vì thế chúng tôi thấy phải nhanh chóng bắt đầu một cuộc đối thoại thực sự giữa các tôn giáo độc thần, mục đích là để tăng cường các giá trị nhân bản trường cửu và phổ quát, củng cố mối quan hệ giữa những niềm tin khác nhau, và bảo vệ tất cả những gì Thiên Chúa đã tạo dựng.”

Tổng giám mục Petrosian đã chuyển thông điệp của ngài tới Hoàng tử Ghazi bin Talal, giám đốc Viện Aal al-Bayt về Tư tưởng Hồi giáo tại Jordan. Vị hoàng tử Jordan này đã là tâm điểm của sáng kiến “Từ Ngữ C
Garegin II, Thượng phụ Giáo chủ Giáo hội Chính thống Armenia
hung”, trước đây đã sắp đặt những cuộc thương thảo chuyên sâu với các giới chức Tòa thánh Vatican, theo hoạch định sẽ thực hiện vào tháng 11 năm 2008 tới đây.

Trong lá thư, Tổng giám mục Petrosian đề cập đến lịch sử lâu dài của các mối liên hệ giữa người Kitô giáo tại Armenia và những người Hồi giáo lân cận. Ngài nhắc lại rằng hồi đầu thế kỷ 20, nhiều quốc gia Hồi giáo đã là nơi trú ẩn của những nạn nhân sống sót cuộc diệt chủng tại Armenia. Sự biểu lộ lòng trắc ẩn như thế “ngày nay có thể dùng làm tấm gương tốt đẹp nhất về phương cách sống chung trong hòa hợp giữa tín đồ đạo Thiên Chúa và người Hồi giáo, tương trợ nhau trong những lúc khó khăn, và hưởng các phúc lợi của một cuộc sống an bình và sáng tạo mà Thượng đế ban tặng.”

Vị Tổng giám mục Armenia công nhận rằng những mối quan hệ Thiên Chúa giáo-Hồi giáo cũng đã ghi dấu bằng bạo lực và bi thương. Ngài nói các nhà lãnh đạo Giáo hội ngày nay nên hợp tác để “phủ nhận và tố cáo bạo lực và thù hận.” Kết thức thông điệp của mình, ngài kêu gọi một nền hòa bình “ở vùng Caucasus và Trung Đông – là nơi phát sinh cuộc sống, cái nôi của các nền văn minh cổ kính, và chốn xuất phát của các tôn giáo độc thần lớn nhất trên thế giới.”