Một bài suy tư về mầu nhiệm Nhập thể dưới ánh sáng Thánh giá Chúa Giêsu của Linh Mục Rosica

ROME 25/12/2002 (ZENIT, org). - Chúng tôi phổ biến dưới đây một bài suy tư của Linh MụcThomas Rosica, C. S. B. , Giám đốc Tổ Chức Toàn Quốc Ngày Thế giới Giới trẻ Toronto (7/2002) về ý nghĩa lễ Giáng Sinh.


"Phụng vụ Giáng Sinh là một của những lúc thần diệu này trong truyền thống kitô hữu chúng ta. Ai trong chúng ta đã không bị thu hút bởi sự sinh ra của một em bé, sinh bởi cha mẹ tầm thường, nghèo nàn, trong một làng nhỏ thực tế bị mất hút trong bóng tối? Sứ điệp hùng mạnh của ngày lễ này mà chúng ta sắp cử hành, chứng tỏ rõ ràng rằng lịch sử sinh ra của một em bé trong một chuồng bò, không phải là một truyện tình tứ nhà quê. Chúa Giêsu sinh ra trong một thế giới nơi đó sự cứu rỗi và hòa bình xem ra đã đạt được rồi (ít nhất bề ngoài).

Cộng hoà Romaine không còn nữa. César Auguste đã trở thành hoàng đế và Thượng tế Tối cao. Ông coi mình là một vị chúa. Nhà đại thi sĩ Virgile, trong những Eglogues (thơ điền viên) của ông, đã ca ngợi Auguste là một vị tuyên cáo của thời đại mới. Người ta đã xây dựng những đài kính nhớ sự sinh ra của Auguste như đánh dấu tin mừng đến cho thế giới. Một đài dựng lên tại Tiểu Á ca ngợi César Auguste như "vị Cứu tinh thế giới". Chính trong bối cảnh này tác giả Tin mừng Luca đặt để sự Chúa Giêsu giáng sinh. Chúng ta biết rất rõ truyện thuật của Người về thời Thơ Ấu (Lc, 2) đến nổi chúng ta thường quên cái gì ở trong trung tâm sứ điệp của Người có tầm đơn sơ đánh lừa.

Luca nói với chúng ta rằng hoà bình ngự trị thời Auguste, nhưng hoà bình theo nghĩa không có chiến tranh. Điều Luca muốn nói trên thực tế đó là sự tuyên truyền của nước thượng vị là giả hình! Hòa bình ngự trị, chắc vậy, trong vẻ bề ngoài, nhưng chiến tranh sôi sục dưới bề mặt. Xã hội thời Auguste là một xã hội tha hóa: một thế giới chia cắt giữa những kẻ chiến thắng và những nạn nhân, giữa những kẻ xâm chiếm và những kẻ bị xâm chiếm, giữa những kẻ rất giàu và những kẻ nghèo chết đói, giữa những người tự do và con số ngày càng tăng những nô lệ. Sự tha hóa này không những hiện hữu mà thôi trong các cấu trúc tội lỗi của xã hội, mà còn trong lòng con người. Tinh thần xưa roma đã chết. Các nhân đức roma đã biến mất và người ta đã khai tử các thần roma. Hòa bình ngư trị trên bề mặt, nhưng bên dưới có một sự bất ổn chính trị, xã hội, kinh tế và thiêng liêng. Những người thời đó khao khát ý nghĩa thực của sự cứu sống, của hòa bình, của viên mãn, của hài hòa và sự lành mạnh. Và tất cả sự đó tóm tắt trong tiếng Hy Bá "shalom".

Lịch sử của Luca là lịch sử của Chúa, Đấng viết thẳng thắn với những đường congcon người. Bên kia sự quyến rũ của lịch sử, sứ điệp của Luca đã rõ: không một biến cố nào trong lịch sử chúng ta đầy những bóng tối lại xa lạ đối với sự đến của Đấng Cứu thế. Không một quyền lực nào, dầu rất bạo tàn và áp chế, thoát khỏi tầm những ý định của Thiên Chúa. Lịch sử sự giáng sinh của Chúa Giêsu, theo Tin Mừng Luca, là một lời kêu gọi toàn thế giới, và không phải Israel mà thôi, đón nhận sư giáng sinh Con David. Chúng ta được mời đi theo các mục tử và các vị đạo sĩ, những người thánh và những kẻ tội lỗi, và đoàn dài những chứng nhân thuộc mọi thế hệ, họ tìm ánh sáng trong những nơi u tối, và chia sẻ sứ điệp tin mừng của họ cho một thế giới chìm đắm trong những nơi tối tăm.

Nhưng có một điều nghịch lý to lớn và kinh khủng trong lòng lịch sử tin mừng: người anh hùng vĩ đại thuộc dòng David nối ngôi tổ tiên mình, dưới hình thức một đứa bé bất lực, quấn khăn, nằm trong máng cỏ (2, 12). Sự giáng sinh của Chúa Giêsu loan báo khởi điểm sự sống trong thế giới sự chết, loan báo niềm hy vọng trước tất cả sự hoảng sợ, loan báo lời hứa ánh áng trong lòng bao nhiêu tối tăm, loán báo niềm an ủi của chân lý trước tuyệt vọng.

Những ai chấp nhận điều nghịch lý này được kêu mời phù hợp những thái độ thâm sâu nhất của mình với ánh sáng thánh giá và phục sinh.

Sứ điệp Nhập thể không phải là một lời mời chiêm ngắm một em bé vô tội nằm trong một máng cỏ, nhưng đúng hơn mời giữ chỗ bên cạnh Chúa, Đấng kêu gọi cải thiện và làm rung chuyển nguyên trạng. Đó là một lời mời của Chúa phải trở nên những dụng cụ đối thoại và hòa bình. Em bé Belem sau này trở thành "Ecce homo --nầy là Người--", người của thánh giá tại Jerusalem.

Lịch sử Giáng Sinh trước hết là một sự nhìn coi Thiên Chúa hiện diện trong thế giới cách nào. Không phải những cấu trúc quyền lực chính trị hay giáo hội của thế giới, ban cho sự cứu rỗi và hòa bình. Những lịch sử Giáng Sinh đặt ra cho chúng ta một câu hỏi: Có phải chúng ta chia sẻ ý niệm của chúng về sự sống và về hòa bình, được diễn tả trong sự sống của riêng một con người? Chúng ta có thể làm cho ý niệm này về sự sống, về hòa bình và sự viên mãn, thành một ý niệm, một thực tại sống động trong những sự sống chúng ta, không?

Sự giáng sinh của Chúa Giêsu trong lễ Giáng Sinh nhắc chúng ta nhớ rằng hòa bình thực bao hàm một sự chấp nhận hoàn toàn và vô điều kiện Chúa trong trung tâm những mơ hồ của chúng ta và những tối tăm của chúng ta. Hòa bình thật của Giáng Sinh được ban cho tất cả những ai mong ước được lành mạnh, được tha thứ, được cứu chuộc, được hòa giải, được hiệp nhất, được công lý và hoà bình, mỗi ngày trong đời sống của họ. Đó là những người con trai và con gái sống theo ý Chúa, những kẻ Chúa yêu chuộng thật sự, Đó là những bạn hữu chân tình của Chúa, những kẻ đồng hành với Người trên đường Jerusalem.

Thảm kịch của ngày sinh Chúa Giêsu nhắc chúng ta nhớ rằng hạng được ưu đãi và những kẻ quyền thế, những kẻ hưởng thụ hơn hết nguyên trạng, thì ít cởi mở nhất đối với sự đột nhập của Nước Chúa, đối với những ý niệm mới mẻ, đối với những giải pháp cho những bất công và những âu lo trong thế giới này. Ai đã hiểu tất cả từ đầu? Những người mục tử, đang ở trong những cánh đồng của họ, xung quanh Belem, một số nhà hiền triết đến từ phương đông, một đôi người do thái già và đạo đức đang nóng lòng chờ đợi sự cứu rỗi Israel, ngày đêm trong Đền thờ. Và bây giờ, có lẽ là chúng ta nữa.


Ngày lễ Giáng Sinh mời chúng ta lấy lại tình trạng vô tội và niềm hy vọng của một em bé. Nhưng em bé này đang ở trong chúng ta không phải là một em bé bất lực, không khả năng nói, hoàn toàn tùy thuộc vào kẻ khác. Em bé ở trong chúng ta là cái tôi trưởng thành của chúng ta được Chúa biến đổi. Sự sinh ra của Chúa Giêsu tại Belem đã thay đổi dòng lịch sử thế giới và đã ban cho lịch sử này một hướng mới và một ý nghĩa mới.

Đêm Giáng Sinh, trong bóng tối của sự cầu nguyện và trong mầu nhiệm của phép lạ này, Chúa Giêsu ban cho chúng ta một hướng mới và một ý niệm mới. Người là ánh sáng trong những tối tăm. Người là hòa bình của chúng ta. Trong Đêm Thánh này chúng ta không lãnh nhận một ngai tòa mới, hùng mạnh và vinh hiển từ đó Chúa chúng ta ngự trị trên chúng ta, nhưng chúng ta lãnh nhận hai phương tiện để Chúa sẽ ngự trị trên chúng ta: cái nôi Belem và thánh giá Jerusalem. Người ta không thể có một ngai tòa này mà không có cái kia. Hai cái đó không thể ca cách nhau.
Lời không phải là một khoa triết học, một lý thuyết hay một quan điểm đễ tranh cải, thảo luận, giải thích hay suy tư, qua phép lạ và mầu nhiệm Nhập thể. Lời đã trở thành một nhân vị phải theo, quí chuộng và yêu mến! Chúng ta có quyền mơ ước những giấc mơ cách mạng về một thế giới hòa bình và công lý, một thế giới nơi không ai khóc và không ai đói.. một thế giới nơi sự độc chiếm là của Chúa Đấng chiếm hữu con tim con người. Nhưng Giáng Sinh trước hết yêu cầu chúng ta tin vào giấc mơ cách mạng của Người và thực thi giấc mơ đó mỗi ngày.

Công việc làm thật sự của lễ Giáng Sinh khởi đầu khi chúng ta đồng hành với em bé Giêsu của Belem tới Nadareth, Capharnaum và Jerusalem. Giáng Sinh không yêu cầu chúng ta làm như chúng ta đang ở tại Belem, quì gối trước máng cỏ. Giáng Sinh xin chúng ta công nhận gỗ máng cỏ đã trở thành gỗ thánh giá, em bé của Belem là Con Người của Jerusalem, Con Người của Đau khổ và của Thánh giá, Đấng thí mạng mình vì chúng ta, đấng hướng dẫn chúng ta và nên gương mẫu cho chúng ta.