U. N. phổ biến một bản cáo đầu tiên thuộc loại này về sự phát triển nhân bản

Chương trình Phát triển U. N. mới đây cho phổ biến bản báo cáo đầu tiên của mình về sự phát triển-nhân bản đối với các quốc gia Arab. Bản báo cáo chỉ trích những xứ này vì một đường lối được đánh dấu bởi tính chậm chạp... và bởi những chính sách vô hiệu đã gây ra những thách đố phát triển trọng yếu vùng này phải đương dầu.

Bản báo cáo UNDP bao hàm 22 nước thành viên Liên đoàn Arab. Các nước này có một dân số hỗn hợp là 280 triêu trong năm 2000, 5% dân số thế giới. Tới năm 2020 con số đó được dự kiến lên tới giữa 410 triệu và 459 triệu người Arab, với một cấu trúc tuổi già hơn chút ít sánh với bây giờ.

Những sự khác biệt rộng rải đánh dấu các xứ Arab. Trong bảng Chú dẫn Phát triển Nhân loại toàn cầu được UNDP soạn mổi năm, Kuwait đã đạt điểm chỉ thấp chút ít hơn Canada, nước đứng đầu thế giới, đang khi Djibouti gần Sierra Leone, xứ có giá trị thấp nhất.

Bản báo cáo ghi nhận một số thực hiện do các nước Arab. Trong số những thực hiện này có một sự gia tăng quan trọng trong những cơ hội giáo dục.

Tình trạng mù chữ người trưởng thành hạ từ 60% trong năm 1980 xuống lối 43% trong giữa những năm 1990, và tỷ lệ sự biết chữ giới nữ tăng gấp ba từ 1970. Nhưng 65 triệu người lớn còn mù chữ, gần hai phần ba là người nữ.

Năm 1995, hơn 90% người nam và 75 % người nữ ghi tên trong các trường tiểu học, và gần 60% người nam và hầu hết 50% người nữ ghi tên trong các trường trung học. Dầu sao, lối 10 triệu con nít giữa tuổi 6 và 15 không đến trường. Tỷ lệ ghi tên trong nền giáo dục cao hơn chỉ đạt 13%.

Lãnh vực khác được đánh dấu có cải thiện đáng kể là sức khỏe. Tuổi thọ trung bình đã tăng trong vòng 15 năm hơn ba thập niên qua, ví dụ, và tỷ lệ số tử trẻ em hạ thấp hai phần ba.


Nhưng, Liên Hiệp Quốc cảnh cáo, không phải tất cả là tốt đẹp. Sản lượng gia đình hỗn hợp toàn bộ các xứ Arab là 531. 2 nghìn tỷ trong năm 1999 (ít hơn Tây-ban-nha 595. 5 nghìn tỷ). Trong năm 1998 thu nhập thật sự của công dân Arab đủ để mua sự bình đẳng quyền lực, trung bình hạ xuống tới 13. 9% so với thu nhập của người công dân của một xứ thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Cứ một trong năm người Arab sống bằng ít hơn $2 mổi ngày.

Trong hai thập niên cuối, sự tăng thu nhập đầu người, theo tỷ lệ hàng năm là 0. 5%, là thấp nhất trong thế giới trừ vùng Africa dưới-Sahara.

Theo tỷ lệ này, người công dân hạng trung bình sẽ mất 140 năm để nhân hai thu nhập, đang khi những vùng khác sẽ hoàn thành sự đó trong vòng ít hơn 10 năm.

Góp phần tạo nên vấn đề này là mức độ thấp của năng xuất lao động. Trên thực tế, năng xuất lao động đã giảm mổi năm trung bình là 0. 2% trong những năm 1960-1990, đang khi nó tăng nhanh trong các phần khác thế giới. Trong khi các nước Arab năm 1960 hưởng sản lượng đầu người cao hơn các con hỗ Á châu, ngày nay mức độ của họ chỉ bằng nữa Nam Triều Tiên.

Những thiếu hụt khủng hoảng

Bản báo cáo UN. phát biểu rằng các nước Arab đương đầu với ba sự thiếu hụt khủng hoảng: quyền tự do; quyền hành người nữ; khả năng nhân bản và sự hiểu biết liên hệ với thu nhập. Về chủ đề tự do, bản báo cáo giải thích cách ngoại giao: Xã hội dân sự tiếp tục gặp nhiều sức ép bên ngoài để thi hành hiệu quả vai trò của mình.

Cách cụ thể hơn, bảng chỉ dẫn quyền tự do UNDP chứng tỏ rằng cứ bảy vùng trong thế giới, các xứ Arab có kỷ lục tự do thấp nhất trong những năm 1990. Các nước Arab cũng đứng hàng chót về mặt các tự do dân sự, quyền chính trị và sự độc lập của các phương tiện truyền thông.

Khi nói về vai trò người nữ, bản báo cáo nhận xét rằng sự tham gia chính trị và kinh tế của họ vẫn là thấp nhất theo thuật ngữ định lượng. Người nữ chỉ chiếm 3. 5% tất cả các ghế trong quốc hội các nước Arab, sánh với 11% tại Africa dưới-Sahara và 12. 9% tại America latin và các nước Caribbean. Trong một số nuớc có tổ chức bàu cử quốc hội, người nữ còn không có quyền bỏ phiếu hay giữ chức vụ.

Về chủ đề khả năng và hiểu biết, có những thiếu hụt trầm trọng, kể cả một sự thiếu trầm trọng về nghiên cứu và phát triển khoa học. Tiền phí tổn cho khoa học tại những nước Arab ít hơn 0. 5% của GDP Arab năm 1996, sánh với 1. 26% cho Cuba và 2. 9% cho Nhật bản trong năm 1995. Đầu tư trong việc nghiên cứu và phát triển ít hơn một phần bảy trung bình thế giới. Trong lãnh vực kỷ thuật thông tin, chỉ 0. 6% dân số sử dụng Internet, và 1. 2% có máy vi tính cá nhân.

Những ưu tiên cho tương lai

Muốn vượt những vấn đề này, bản báo cáo nêu lên ba lãnh vực cần phải cải thiện: xây dựng những khả năng và sự hiểu biết; sử dụng những khả năng nhân bản bằng cách khích lệ sự gia tăng và năng xuất; và cổ võ sự quản trị tốt.

Trong cái thứ nhất của những ưu tiên này UNDP khuyến cáo các chính quyền bảo đảm đăng ký 100% trong việc giáo dục cơ bản, gia tăng trong sự đi học bắt buộc tới 10 năm, cũng như nâng đỡ cho việc tự học và giáo dục lâu dài. Các chính quyền cũng phải đưa ra những khích lệ lớn hơn đối với những kẻ chuẩn bị liều, bằng cách đổi mới, và tăng gấp bốn phần chia sẻ của GDP dành cho nghiên cứu và phát triển, cho tới 2%, cuối thập niên.

Ưu tiên thứ hai, gia tăng sự phát triển và năng xuất, phải được thúc đẩy bằng cách cung cấp nhiều không gian hơn cho khu vực tư. Các chính quyền phải tách mình khỏi những sinh hoạt sản xuất đang khi tăng cường vai trò điều hòa của mình để bảo đảm sự cởi mở và cạnh tranh.

UNDP cũng kêu gọi có một mức đọ lớn hơn trong sự hội nhập liên-Arab, kể cả bằng cách thiết lập sự hiệp nhất những tập quán hay một thị trường chung.

Trong mục đích cải thiện việc quản trị, bản báo cáo kêu gọi phải làm cho dân chúng có tiếng nói. Điều này có nghĩa là cải thiện những nhiệm vụ đại diện và lập pháp. Bản báo cáo thúc ép sự đại diện chính trị toàn diện trong những cơ quan lập pháp hiệu nghiệm, dựa trên những bàu cử tự do, lương thiện, hiệu năng và điều hòa.

UNDP yêu cầu các nước Arab bảo đảm luật pháp và những thủ tục hành chính phải bảo đảm quyền công dân và phải tương họp với những quyền nhân bản cơ bản, cách riêng quyền tự do phát biểu và tự do hội hợp cho tất cả mọi người, dưới quyền một hiệp hội quan tòa độc lập để tăng cường cách vô tư quyền lực của luật pháp.

Người ta cũng yêu cầu cải thiện nền hành chánh công, cách riêng trong vấn đề những khế ước tặng thưởng, những khế ước phải được thưc thi trong một cách hiệu nghiệm, hiệu lực và trong sáng, chấm dứt sự hối lộ và quen thân.

Báo Economist trong số July 7 nhận xét rằng bản báo cáo tránh vấn đề tế nhị tôn giáo. Tờ báo nghỉ rằng Hồi giáo đã trì hoãn việc phát triển và đã đóng một vai trò có ý nghĩa trong việc làm nghẹt thở tư tưởng xây dựng Arab.

Nhật báo Wall Street nói một yếu tố quan trọng khác bản báo cáo bỏ qua là văn hóa trù dập làm tàn rụi xã hội Arab. Nhật báo số July 9 trích dẫn Bernard Lewis, một học giả Princeton, kẻ đã hy sinh đời mình để nghiên cứu về người Arab.

Trong quyển sách mới nhất của ông Cái gì ra xấu? Lewis diễn tả tại sao một thế giới Arab cách biệt bị sự phát triển châu Âu làm cho mù từ thế kỷ 14 về sau.

Khi các nước Arab sau này cảm thấy mình bị bỏ xa đàng sau, thì họ phản ứng xấu, tìm kiếm những người đứng mũi chịu sào và những sự chữa mình, hơn là nhìn nhận những khuyết điểm của chính mình. Sau vụ Sept. 11, nhiều người phương Tây phải công nhận rằng các vấn đề người Arab là sự quan tâm chung của mọi người.