"Hòa Bình tại Thế": một cam kết vĩnh viễn

Vatican:Đây là nguyên bản bằng tiếng Pháp Sứ điệp của Đức Gioan Phaolô II nhân Ngày Hòa bình thế giới (1/1/2003), với chủ đề: "Hòa Bình tại Thế": một cam kết vĩnh viễn (x. www. vatican. va).

"Hòa Bình tại Thế": một cam kết vĩnh viễn-

1. Gần 40 năm trôi qua kể từ ngày 11/4/1963 khi đức Giáo hoàng Gioan XXIII ra thông điệp lịch sử "Hòa Bình tại Thế". Người ta đã cử hành ngày đó trong Ngày thứ Năm Tuần Thánh. Ngõ lời với "tất cả những người thiện chí", vị Tiền Nhiệm đáng kính của tôi, đã qua đời hai tháng sau, tóm tắt sứ điệp hòa bình của ngài bằng câu khẳng định đầu tiên trong thông điệp: "Hòa bình trên mặt đất, đối tượng ao ước sâu xa của nhân loại trong tất cả mọi thời đại, chỉ có thể xây dựng hay củng cố trong sự tôn trọng tuyệt đối trật tự Chúa đã sáng lập" (Acta Apostolicae Sedis, : AAS 55 [1963], p. 257; L Documentation catholique, 60 [1963], col. 513).

Nói chuyện hòa bình với một thế giới chia rẻ

2. Trên thực tế, thế giới mà Ðức Gioan XXIII ngõ lời đang ở trong một tình trạng rất hỗn loạn. Người ta hết lòng mong đợi sự phát triển đầu thế kỷ 20. Trong vòng 60 năm lịch sử, nhân loại phải ghi nhận ngược lại sự bùng nổ hai chiến tranh thế giới, sự phát sinh những hệ thống độc tài phá hoại, sự chồng chất những đau khổ vô hạn cho con người và sự kích động bắt bớ lớn nhất chống Giáo hội mà lịch sử chưa bao giờ chứng kiến.

Chỉ hai năm trước "Hòa Bình tại Thế", vào năm 1961, "bức tường Bá linh được dựng lên để chia cắt và đối nghịch không những hai phần của thành phố, mà còn hai cách hiểu và xây dựng thành phố trái đất. Hai bên bức tường, đời sống theo kiểu khác nhau, áp đặt do những luật lệ thường đối nghịch với nhau, trong một bầu khí miên man nghi ngờ và nghi kỵ. Như quan niệm về thế giới và như tổ chức cụ thể cuộc sống, bức tường này đã đánh dấu tất cả nhân loại và đã thâm nhập lòng trí các cá nhân, tạo ra những sự chia rẻ tưởng là kéo dài vô tận.

Vả lại, đúng sáu tháng trước lúc phổ biến thông điệp, đang khi tại Rome khi Công Đồng Vatican II vừa khai mạc được ít lâu, thế giới nằm kề bên một chiến tranh nguyên tử, do khủng hoảng tên lửa tại Cuba. Con đường đi tới một thế giới hoà bình, công lý và tự do xem ra tắc nghẽn. Nhiều người coi như nhân loại bị lên án còn sống lâu trong những điều kiện tạm bợ "chiến tranh lạnh", luôn luôn bắt phải đặt mình dưới mối đe dọa của một cuộc tấn công hay một một biến cố có thể làm bùng nổ trong nay mai chiến tranh khốc hại nhất trong những chiến tranh của toàn thể lịch sử loài người. Việc sử dụng các khí giới nguyên tử thật sự có thể biến chiến tranh đó thành một vụ xung đột gây hại cho chính tương lai nhân loại.

Bốn trụ cột hoà bình

3. Đức Giáo hoàng Gioan XXIII không đồng ý với những kẻ coi hòa bình như không thể nào có được. Bằng thông điệp của Ngài, Ngài làm cho giá trị cơ bản này- với tất cả sự thật đòi hỏi của nó- khỉ sự gõ cửa của hai phía bức tường này và của tất cả mọi bức tường. Với mỗi người, thông điệp nói về sự tùy thuộc chung vào gia đình nhân loại và thắp lên cho tất cả một ánh sáng trên những ước vọng của tất cả mọi dân tộc trên thế giới được sống trong an ninh, trong công lý và trong hy vọng về tương lai.

Với sự sáng suốt là đặt tính riêng của Ngài, Đức Gioan XXIII nhận ra những điều kiện cần thiết của hòa bình, tức là bốn yêu sách chính xác của trí khôn con người: chân lý, công lý, tình yêu và tự do (x. ibid. , I: I. c. , pp. 265-266; La Documentation catholique, I. c. , col. 519). Chân Lý làm nền tảng cho hòa bình nếu tất cả mọi người ý thức cách lương thiện rằng, ngoài những quyền lợi của mình, mình cũng có những bổn phận đối với kẻ khác. Công Lý sẽ xây dựng hoà bình nếu mỗi người tôn trọng cách cụ thể những quyền lợi kẻ khác và ra sức thực hiện trọn vẹn những bổn phận mình đối với kẻ khác. Tình Yêu sẽ là chất men hòa bình nếu những con người xem những nhu cầu kẻ khác như những nhu cầu mình và chia sẻ với kẻ khác những gì mình có, bắt đầu từ những giá trị tinh thần. Sau hết, sự Tự Do sẽ nuôi dưỡng hoà bình và làm cho hòa bình sinh hoa quả nếu, trong việc chọn những phương tiện để tới đó, các cá nhân theo lý trí và can đảm gánh lấy trách nhiệm những hành vi của mình.

Nhìn vào hiện tại và xem về tương lai với những cặp mắt đức tin và lý trí, chân phước Gioan XXIII đã đoán được và giải thích những thôi thúc thâm sâu đã hành động trong lịch sử. Ngài biết những sự việc không phải luôn luôn xuất hiện bên ngoài. Mặc dầu chiến tranh và những đe dọa chiến tranh, có một cái gì khác đang hành động trong lịch sử loài người, một cái gì mà đức Giáo hoàng thu thập như những bước đầu đầy hứa hẹn cho một cuộc cách mạng thiêng liêng.


Một sự hiểu biết mới về phẩm giá con người và những quyền bất khả nhượng của con người

4. Ngài viết nhân loại đã thực hiện một giai đoạn mới trên con đường mình (x. ibid, . I: I. c. , pp. 267-269, La Documentation catholique, I. c. , col. 520-521). Sự chấm dứt chế độ thuộc địa, sự phát sinh những nước độc lập mới, sự bênh vực hiệu nghiệm hơn quyền những người lao động, sự hiện diện mới mẻ và thích hợp người nữ trong đời sống công cộng, đối với Ngài tất cả là dấu chứng cho một nhân loại thật sự sắp bước vào trong một giai đoạn mới lịch sử mình, một giai đoạn đặc điểm hóa bởi "ý niệm bình đẳng tự nhiên của mọi người" (ibid. , I, I. c. , p. 268; LaDocumentation catholique, I. c. , col. 520).

Đức Giáo hoàng biết rằng phẩm giá như thế còn bị chà đạp dưới chân trong nhiều nơi trên thế giới. . Nhưng Ngài xác tín rằng, mặc dầu hoàn cảnh thảm thương từ một phương diện nào đó, thế giới trở nên ý thức hơn về một số giá trị thiêng liêng và cởi mở hơn với sự phong phú nội dung của những "trụ cột hòa bình" là chân lý, công lý, tình yêu và tự do (x. ibid, I: I. c. , pp. 268-269; La Documentation catholique, I. c. , col. 520-521)

Bằng cách dấn thân phổ biến những giá trị này trong đời sống xã hội, quốc gia cũng như quốc tế, những người nam và nữ có lẽ ý thức luôn hơn về tầm quan trọng tương quan của mình với Chúa, nguồn mạch mọi sự lành, tương quan làm nền tảng vững chắc và tiêu chuẩn tối cao cho sự sống của mình, với tư cách cá nhân cũng như những hữu thể xã hội (x. ibid.) Đức Giáo hoàng xác tín một sự nhạy cảm thiêng liêng như thế, được kích thích hơn, cũng có được những hệ quả sâu xa công khai và chính trị.

Trước sự ý thức ngày càng tăng về những nhân quyền ở cấp bậc quốc gia và quốc tế, Đức Gioan XXIII hiểu sức mạnh gắn liền với hiện tượng này và khả năng lạ lùng của nó hầu thay đổi lịch sử. Điều gì đã xảy ra một ít năm sau, nhất là tại trung và đông Âu, là một bằng chứng đặc biệt. Con đường đi tới hòa bình, Đức Giáo hoàng dạy trong thông điệp, phải qua sự bênh vực và thăng tiến các nhân quyền cơ bản.

Thật vậy, mọi người hưởng được những quyền này, không như một đặc ân do một giai cấp xã hội nào đó hay do nhà nước ban cho, nhưng như một đặc ân riêng cho mình với tư cách là nhân vị: "Nền tảng của tất cả xã hội có trật tự tốt và phong phú, đó là nguyên lý tất cả hữu thể nhân bản là một nhân vị, nghĩa là một bản tính có trí khôn và ý muốn tự do. Do chính đó mà hữu thể nhân bản là chủ thể của những quyền và những bổn phận, những quyền và những bổn phận này sinh ra, chung nhau và trực tiếp, từ bản tính cuả nó: cho nên chúng có tính phổ quát, bất khả xâm phạm, bất khả nhượng"

Đây không chỉ là những ý niệm trừu tượng. Đây là những ý niệm sinh ra những hệ quả thực dụng bao la, như lịch sử đã minh chứng ít lâu sau. Trên nền tảng của sự xác quyết rằng mọi con người là bình đẳng về phẩm giá và, do đó, xã hội phải thích ứng những cấu trúc của mình với giả định này, xuất hiện mau lẹ những phong trào đòi nhân quyền, mang lại một gương mặt chính trị cụ thể cho một trong những động lực lớn nhất của lịch sử hiện nay. Sụ thăng tiến quyền tự do được công nhận như là một thành phần cần thiết của sự dấn thân lo hoà bình

Xuất hiện cách thực tiển trong tất cả mọi phần thế giới, những phong trào này góp công lật đỗ những hình thức độc tài chính phủ và thúc đẩy thay thế chúng bằng những hình thức khác bao hàm sự dân chủ và sự tham gia hơn. Trên thực tế, những phong trào đó chứng tỏ hòa bình và phát triển chỉ có thể đạt được là nhờ sự tôn trọng luật luân lý phổ quát, in sâu trong lòng con người (x. Gioan Phaolô II, Diễn văn tại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, 5/10/1955, số 3)

Công ích phổ quát

5.Khi thấy trước giai đoạn tiếp theo sự tiến hóa các chính sách thế giới, huấn giáo "Hòa Bình tại Thế" tự mạc khải tính ngôn sứ trên một điểm khác. Trước một thế giới ngày càng có đặc điểm liên-thuộc và toàn cầu hóa, Đức Giáo hoàng Gioan XXIII gợi ý rằng quan niệm công ích phải được cứu xét trong một viễn ảnh thế giới. Từ nay, muốn chính xác, người ta phải qui chiếu về quan niệm "công ích phổ quát" (x. "Pacem in Terris", IV: I. c. , p. 292; La Documentation catholique, 60 [1963], col. 536)

Một trong những hệ quả của sự biến hóa này là yêu sách minh nhiên phải có một uy quyền công cộng trên cấp bậc quốc tế có khả năng hữu hiện cổ võ công ích phổ quát này. Uy quyền này, đức Giáo hoàng liền nói thêm, phải được thiết lập không phải do cưỡng bức, nhưng chỉ do sự đồng thuận các Nước. Đây là một cơ quan có đối tượng cơ bản là sự nhìn nhận, tôn trọng, bảo vệ và thăng tiến những quyền con người (ibid. , IV. I. c. , p. 294. La Documentationcatholique, I. c. , col. 537).

Vì vậy không lạ gì, Ðức Gioan XXIII đã nhìn xem với niềm hy vọng và ước mong đến Tổ chức Liên Hiệp Quốc, được thiết lập ngày 26/6/1945. Ngài thấy Liên Hiệp Quốc là một khí cụ đáng tin để duy trì và tăng cường hòa bình trong thế giới. Do đó ngài đã đánh giá cao cách riêng Tuyên ngôn phổ quát Những Quyền con người năm 1948, mà ngài coi đó là " một bước tới chỗ thiết lập một tổ chức chính trị-pháp lý cho cộng đồng thế giới" (Ibid. IV : I. c. , p. 295: La Documentation catholique, I. c. , col. 538).

Thật vậy trong Tuyên ngôn này, được ấn định những nền tảng luân lý, có thể theo đó
mà xây dựng một thế giới có đặc tính trật tự, chớ không hỗn loạn, đối thoại chớ không dùng sức mạnh. Trong viễn tượng này, đức Giáo hoàng gợi ý rằng sự bảo vệ những quyền nhân bản qua Tổ chức Liên Hiệp Quốc là nền tảng rất cần thiết cho sự phát triển khả năng của chính Tổ chức là cổ võ và bảo vệ nền an ninh quốc tế.

Không những quan niệm của vị Giáo hoàng Gioan XXIII, tức là viễn ảnh một uy quyền quốc tế công khai phục vụ những nhân quyền , quyền tự do và hòa bình, chưa được thực hiện hoàn toàn, nhưng phải vô phúc nhận thấy những sự do dự thường xuyên của cộng đồng quốc tế liên quan tới bổn phận tôn trọng và áp dụng những quyền nhân bản. Bổn phận này liên quan tới mọi quyền cơ bản và không để chỗ cho những lựa chọn tùy tiện sẽ đưa tới những hình thức kỳ thị và bất công.

Đồng thời, chúng ta chứng kiến sự gia tăng quảng cách đáng ngại giữa môt loạt những "quyền" mới được cổ võ trong những xã hội tiên tiến về mặt kỹ thuật và những nhân quyền sơ đẳng chưa được tôn trọng, nhất là trong những hoàn cảnh kém mở mang: tôi nghĩ tới, ví dụ, quyền có ăn, nước uống, nhà ở, tự trị và độc lập. Hòa bình đòi hỏi rằng quảng cách này phải được giảm thiểu khẩn cấp và dứt khoát tẩy trừ.

Người ta còn phải ghi nhận rằng: cộng đồng quốc tế, mà từ năm 1948 có một hiến chương về những quyền con người, ít ra đã không chú ý nhấn mạnh như phải làm, trên những bổn phận phát xuất từ đó. Trên thực tế, chính bổn phận thiết lập khung chứa đựng những quyền, để khỏi phải thi hành dưới hình thức tùy tiện đơn thuần. Một sự ý thức lớn hơn về những bổn phận nhân bản phổ quát sẽ nên lợi ích lớn vì hoà bình, bởi vì ý thức ấy sẽ cung cấp cho hòa bình nền tảng luân lý của sự công nhận, phải chia sẻ giữa mọi người, một trật tự của những sự việc không tùy thuộc vào ý muốn một cá nhân hay một nhóm.

Một trật tự luân lý quốc tế mới

6. Mặc dầu nhiều khó khăn và chậm trễ, thật sự trong vòng 40 năm cuối cùng đã có tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện quan điểm cao thượng của Đức Gioan XXIII. Sự kiện các quốc gia, thực tế trong tất cả các phần thế giới, cảm thấy bị bắt buộc tôn trọng ý niệm về nhân quyền, chứng tỏ rằng những khí cụ của xác tín luân lý và của sự toàn vẹn thiêng liêng là có sức mạnh. Đó là những sức mạnh tự mạc khải có tính quyết định trong việc động viên các lương tâm, nguồn gốc cuộc cách mạng không bạo động năm 1989, biến cố quyết định sự sụp đỗ chủ nghĩa cộng sản châu Âu.

Mặc dầu những quan điểm méo mó về quyền tự do, hiểu như là sự phóng túng, tiếp tục đe dọa nền dân chủ và những xã hội tự do, sự thật là nhiều dân tộc thế giới đã trở thành tự do hơn, những cấu trúc đối thoại và hợp tác giữa các Nước được tăng cường, và nguy cơ một thế chiến nguyên tử, như được in hình cách thê thảm thời Giáo hoàng Gioan XXIII, đã được chặn lại có hiệu nghiệm trong vòng 40 năm qua kể từ khi ra thông điệp "Hòa Bình tại Thế".

Nhân dịp này, tôi muốn đưa ra nhận xét, với một lòng can đảm khiêm tốn, là huấn giáo lâu đời của Giáo hội về hòa bình, được hiểu như "tranquillitas ordinis"-"bình an trật tự", theo định nghĩa của thánh Augustin (De civitate Dei, 19, 13)-, đã mang đến việc khai triển một trình độ mới cho thông điệp "Hòa Bình tại Thế" cách đây 40 năm, có ý nghĩa cách riêng cho thế giới ngày nay, cho các thủ lĩnh Quốc gia cũng như đối với những cá nhân. Việc có mất trật tự lớn trong hoàn cảnh thế giới hiện nay, đó là điều mọi người nhận xét rõ ràng.

Vấn đề được đặt ra là sau đây: kiểu trật tự nào có thể thay thế sự mất trật tự này, hầu cống hiến cho những người nam và những người nữ khả năng sống trong tự do, công lý và an bình? Và bởi vì thế giới, dầu mất trật tự, đang tự tổ chức lại trong nhiều lãnh vực (kinh tế, văn hóa và chính trị nữa), nổi lên một vấn đề khác, cũng cấp thiết: những hình thức mới trật tự thế giới này phải được phát triển theo những nguyên lý nào?

Những vấn đề có tầm quan trọng lớn này chứng tỏ rằng trật tự trong những công việc thế giới, cũng là vấn đề hòa bình hiểu đúng nghĩa, không thể không kể đến những vấn đề có liên hệ tới các nguyên lý luân lý. Nói cách khác, người ta cũng thấy xuất hiện từ quan điểm nầy sự ý thức rằng vấn đề hòa bình không thể tách rời khỏi vấn đề nhân phẩm và những nhân quyền. Chắc đó là một trong những chân lý vĩnh cửu được dạy trong thông điệp "Hòa Bình tại Thế", mà chúng ta nên nhớ và suy niệm trong năm kỷ niệm thứ bốn mươi này.

Không phải đã tới giờ mà mọi người phải hợp tác xây dựng một tổ chức mới cho tất cả gia đình nhân loại, hầu bảo đảm hòa bình và sự hài hòa giữa các dân tộc, và đồng thời vổ võ sự phát triển trọn vẹn các dân tộc hay sao? Điều quan trọng là tránh tất cả hiểu lầm: đây không phải vấn đề thiết lập một siêu quốc gia thế giới. Đúng hơn người ta có ý nhấn mạnh rằng phải cấp bách tăng tốc độ những phát triển đang thịnh hành để đáp ứng với yêu cầu gần như phổ quát của những kiểu dân chủ trong khi thi hành uy quyền chính trị, quốc gia cũng như quốc tế, và cũng để đáp ứng với yêu sách về sự trong sáng và đáng tin ở mọi cấp bậc đời sống công.

Tin vào lòng tốt hiện diện trong tim mọi người, Giáo hoàng Gioan XXIII muốn dựa trên đó và Ngài kêu gọi toàn thế giới có một cái nhìn cao thượng hơn về đời sống công và thực thi công quyền. Với sự táo bạo, ngài đã thúc giục thế giới vượt quá tình trạng mất trật tự hiện nay của nó và nghĩ ra những hình thức mới thuộc trật tự quốc tế để làm mực thước cho nhân phẩm.

Liên hệ giữa hòa bình và chân lý.

7. Đang khi tranh cãi quan niệm của những kẻ tưởng rằng hoạt động chính trị như một lãnh vực tách biệt khỏi mọi thứ luân lý và chỉ phục tùng tiêu chuẩn duy nhất là quyền lợi, Đức Gioan XXIII, trong thông điệp "Hòa Bình tại Thế", phác họa một hình ảnh thật hơn vể thực tại con người và chỉ đường tới một tương lai tốt hơn cho tất cả mọi người. Bởi vì những con người được tạo dựng với khả năng thực hiện những chọn lựa luân lý, nói một cách chính xác là không một sinh hoạt nhân bản nào đứng ngoài phạm vi những giá trị đạo đức. Hoạt động chính trị là phạm vị hoạt động của con người, vì thế nó cũng phải lệ thuộc vào một hình thức đặc biệt của sự nghiên cứu kỹ lưỡng về mặt luân lý. Ðiều này cũng trung thực đối với hoạt động chính trị quốc tế. Như Ðức Giáo Hoàng đã viết: "Cùng một luật tạo hóa đã cai quản đến đời sống và hướng dẫn cá nhân con người, cũng phải được qui định cho những liên hệ các cộng đoàn chính trị với nhau" ("Pacem in Terris", III). Những kẻ cho rằng đời sống quốc tế công khai diễn tiến cách nào đó ngoài phạm vi phán đoán luân lý, chỉ cần nghĩ đến ảnh hưởng của những phong trào bảo vệ nhân quyền trên những chính sách quốc gia và quốc tế của thế kỷ 20 vừa qua. Những phát triển này, mà huấn giáo thông điệp đã tiên đoán, bác bỏ cách quyết liệt luận đề theo đó những chính sách quốc tế tự đặt trong một thứ "vùng tự do" nơi luật luân lý không có quyền hành nào.

Chắc chắn không nơi nào khác hơn là trong hoàn cảnh thê thảm Trung Đông và Đất Thánh người ta cảm thấy cách sắc sảo sự cần thiết hiệu chỉnh xử dụng quyền chính trị. Ngày qua ngày và năm qua năm, kết quả chồng chất của sự từ chối nhau kịch phát và của một dây chuyền bạo động và báo thù vô tận cho đến nay đã bẻ gảy tất cả mọi cố gắng đối thoại nghiêm chỉnh về những vấn đề thật sự liên can. Tính trạng không kiên định trở nên thê thảm hơn do sự xung đột quyền lợi hiện hữu giữa các thành phần cộng đồng quốc tế. Bao lâu những kẻ có trách nhiệm không chấp nhận đặt lại cách can đảm vấn đề thảo luận về cách họ sử dụng quyền hành và bảo đảm hạnh phúc cho dân, thật khó mà tưởng tượng ra người ta có thể thật sự tiến tới hòa bình.

Chiến tranh huynh đệ rung chuyển Đất Thánh mỗi ngày, đối đầu những lực lượng thêu dệt tương lai trực tiếp Trung Đông, cho hiểu yêu sách khẩn cấp phải có những người nam và những người nữ xác tín về sự cần thiết của một chính sách dựa trên sự tôn trọng nhân phẩm và nhân quyền. Một chính sách thể ấy, không ai chối cãi, có lợi cho tất cả mọi người hơn là sự duy trì những hoàn cảnh cụ thể xung đột. Phải đi từ chân lý này. Chân lý này luôn luôn có tính giải phóng hơn tất cả mọi hình thức tuyên truyền, nhất là sự tuyên truyền đó dùng để giấu những ý đồ không dám thú nhận.

Những tiền đề của một hòa bình bền vững

8. Có một sợi dây bền chặt giữa sự cam kết lo hoà bình và sư tôn trọng chân lý. Thành thật cung cấp tin tức, sự bình đẳng của những hệ thống pháp lý, sự trong sáng của những quá trình dân chủ, cống hiến cho các công dân ý thức về an bình, sự sẳn sàng vượt qua những vụ tranh cãi bằng những phương tiện hoa bình và ý muốn một sự thỏa thuận trung thực và xây dựng, đó là những tiền đề thật của một hòa bình vĩnh cửu. Những sự gặp gỡ chính trị trên tầng lớp quốc gia và quốc tế chỉ giúp đến vấn đề hòa bình khi mà những cam kết chung được tôn trọng cả hai bên.

Trong trường hợp ngược lại, những cuộc gặp gỡ này có nguy cơ trở nên vô nghĩa và vô ích, và đo đó mà người ta bị cám dỗ càng ít tin tưởng hơn vào lợi ích của việc đối thoại và càng tin vào việc sử dụng quyền lực để giải quyết những vụ xung đột. Những hậu quả tiêu cực trên quá trình hòa bình phát sinh do những cam kết đã lấy và không được tôn trọng, phải hướng dẫn những Nguyên thủ Quốc gia và Chính phủ cân nhắc mỗi một quyết định của họ, với một ý thức cao trách nhiệm.

Một ngạn ngữ xưa có nói "Những cam kết phải được tuân giữ" (Pacta sunt servanda). Nếu phải tôn trọng tất cả những cam kết, người ta phải chăm chú tôn trọng nhất là những cam kết với những người nghèo. Thất hứa đối với người nghèo những gì được xem như một quyền lợi thiết yếu cho họ, trên thực tế làm họ thất vọng. Trong viễn tượng này, sự không tôn trọng những cam kết đối với các Nước đang phát triển, làm thành một vấn đề luân lý nghiệm trọng và còn làm nổi bật sự bất công hơn nữa đến những bất bình đang hiện hữu trong thế giới. Những đau khổ do nạn nghèo đói gây ra lại gia tăng cách thê thảm bởi sự mất tín nhiệm. Hậu quả cuối cùng là mất hết hy vọng. Sự hiện hữu lòng tín cẩn trong những liên quan quốc tế là một vốn xã hội có một giá tri cơ bản.

Một nền văn hóa hòa bình

9. Xét cho cùng, người ta phải công nhận rằng hoà bình không phải là vấn đề cấu trúc cho bằng là vấn đề con người. Điều chắc chắn là những cấu trúc và những quá trình hoà bình-pháp lý, chính trị và kinh tế-là cần thiết, và may thay, chúng luôn hiện diện. Nhưng chúng chỉ là hậu quả của sự khôn ngoan và kinh nghiệm chất chứa theo giòng lịch sử qua vô số cử chỉ hòa bình, đặt ra do những người nam và người nữ biết sống hy vọng mà không bao giờ ngã lòng. Những cử chỉ hòa bình sinh ra từ nếp sống của những người nuôi trong mình những thái độ kiên nhẫn hòa bình. Đó là những hoa quả thuộc lòng trí của những "tác giả hòa bình" (x. Mt 5, 9). Những cử chỉ hòa bình có được khi người ta đánh giá cao đầy đủ chiều kích cộng đồng của sự sống, đến nổi họ thấu ý nghĩa của một số biến cố và những hậu quả của chúng trên cộng đồng và trên toàn thể thế giới. Những cử chỉ hòa bình tạo nên một truyền thống và một nền văn hóa hòa bình.

Tôn giáo có một vai trò chủ chốt để khơi lên những cử chỉ hòa bình và củng cố những điều kiện hòa bình. Tôn giáo có thể thi hành vai trò này càng có hiệu nghiệm hơn nếu nó tập trung cách kiên quyết hơn vào điều riêng biệt của nó: sự cởi mở với Chúa, huấn giáo về một tình huynh đệ phổ quát và sự cổ võ một nền văn hóa liên đới. "Ngày cầu nguyện cho hòa bình", mà tôi đã tổ chức tại Assisi ngày 24/1/ 2002, phối hợp những đại diện của nhiều tôn giáo, nhằm chính xác mục đích này. Ngày đó muốn bày tỏ lên sự âu lo giáo dục cho hòa bình bằng sự phổ biến một linh đạo và một nền văn hóa hòa bình.

Di sản của "Hòa Bình tại Thế"

10. Chân phước Gioan XXIII là một con người không sợ tương lai. Điều giúp Ngài trong thái độ lạc quan này, đó chính là sự tin tưởng không lay chuyển vào Chúa và vào con người, sự tin tưởng đến với Ngài từ không khí thẩm sâu đức tin trong đó Ngài đã lớn lên. Vững chắc vì sự phó thác này nơi Chúa Quan Phòng, và dầu trong một bối cảnh xem ra được đánh dấu bởi những xung đột trường kỳ, Ngài không ngần ngại đề nghị với những người lãnh trách nhiệm trong thời đại Ngài một quan điểm mới về thế giới. Đó là di sản Ngài để lại cho chúng ta.

Đang khi nhớ đến Ngài trong Ngày thế giới Hoà bình 2003 này, chúng ta được mời khoác lấy chính những tâm tình của Ngài: tin cậy vào Chúa giàu lòng thương xót và thương yêu, Đấng gọi chúng ta đến tình huynh đệ; tin tưởng vào những người nam và những người nữ thời đại chúng ta cũng như của mọi thời đại khác, vì hình ảnh Chúa in cùng một cách trong linh hồn của mỗi người. Chính từ những tâm tình này mà người ta có thể hy vọng xây dựng một thế giới hòa bình trên mặt đất.

Vào buổi bình minh của một năm mới trong lịch sử nhân loại, đây là ước nguyện tự nhiên trào lên từ đáy lòng tôi: chớ chi trong tất cả tâm trí con người có thể lộ ra một sự nhiệt tình gắn bó đổi mới với sứ vụ cao thượng mà thông điệp "Hòa Bình tại Thế" đề nghị cách đây 40 năm với tất cả mọi người nam và người nữ có thiện chí! Trách vụ này, mà thông điệp gọi là "bao la", hệ tại "thiết lập những tương quan sự sống trong xã hội trên những nền tảng của chân lý, công lý, tình yêu và tự do".

Sau đó Đức Giáo hoàng xác nhận Ngài dựa vào "những tương quan của mọi công dân với nhau, những tương quan giữa các công dân và nhà nước, những tương quan các nước với nhau, sau cùng những tương quan giữa các cá nhân, gia đình, những đoàn thể trung gian và các nước một bên, và cộng đồng thế giới bên kia". Và ngài kết thúc bằng cách lập lại rằng sự cam kết "kiến tạo hoà bình thật sự, trong trật tự do Chúa thiết lập" là một "nhiệm vụ cao thượng hơn tất cả các nhiệm vụ" ("Pacem in Terris", V: I. c. , pp. 301-302; La Documentation catholique, I. c. , col. 542-543).

Cuộc kỷ niệm thứ 40 thông điệp "Hòa Bình tại Thế", là một dịp thuận tiện nhất để lợi dụng giáo huấn ngôn sứ của Giáo hoàng Gioan XXIII. Các cộng đồng giáo hội sẽ nghiên cứu làm sao cử hành kỷ niệm này cách thích hợp trong năm, bằng những sáng kiến không thể thiếu một đặc tính đại kết và liên tôn, và mở ra với tất cả những ai muốn cách thâm sâu "xô ngã những hàng rào chia rẻ, siết chặc những giây tình yêu nhau, sử dụng sự thông cảm đối với kẻ khác và tha thứ cho những kẻ đã làm hại mình" (ibid. , V: I. c. , p. 304; La Documentation catholique, I. c. , col. 544).

Tôi kèm theo những ước vọng này bằng lời cầu nguyện của tôi dâng lên Chúa toàn năng, nguồn mạch mọi sự lành, Đấng kêu gọi chúng ta, từ những hoàn cảnh áp bức và xung đột, tới sự tự do và hợp tác vì lợi ích của mọi người: xin Chúa giúp những người ở khắp nơi trái đất xây dựng một thế giới hoà bình dựa luôn vững chắc hơn trên bốn trụ cột mà chân phước Gioan XXIII đã chỉ cho mọi người trong thông điệp lịch sử của ngài: chân lý, công lý, tình yêu và tự do!

Từ Vatican, 8/12/2002
JEAN PAUL II