Bác Ái Kitô Giáo trong Các Cộng Đồng Xa Lộ

Lược Trích Cuộc Phỏng Vấn Với Nhà Xã Hội Học G. Alexander Ross

WASHINGTON, D.C. (Zenit.org).- Tình bạn qua Internet mặc cho những hạn chế cố hữu có thể là cách thật sự để phát triển thành những mối quan hệ cá nhân sâu đậm, đó là nhận xét của một nhà xã hội học Công Giáo.

Giáo sư Ross
G. Alexander Ross, là Giáo Sư và cũng là Khoa Trưởng đặc trách các sinh viên thuộc Học Viện Khoa Học Tâm Lý tại thành phố Arlington, bang Virgina, đã chia sẽ quan điểm của Ông với hãng tin Zenit về những khả năng cùng những mối hiểm nguy trong việc dùng các cộng đồng xa lộ (cyber communities) để xây dựng nên những mối quan hệ với những người khác.

Lãnh vực chuyên môn của Giáo Sư Ross bao gồm: khía cạnh xã hội học của gia đình và việc hội nhập của khoa học xã hội với sự hiểu biết của Công Giáo về con người.

Hỏi (H): Thưa Giáo Sư, đâu là những lý do cho việc thu hút ngày càng gia tăng các bạn trẻ lao vào những cộng đồng xa lộ?

Giáo Sư Ross (T): Thưa, xét về mức độ cơ bản nhất, sự thu hút mà bạn hỏi chỉ thuần tuý là một trong những mong muốn tự nhiên của chúng ta trong việc liên kết với những người khác.

Aristotle gọi con người chính là “một con vật chính trị.” Điều mà Ông muốn ám chỉ đến không phải việc tất cả chúng ta đều có mong ước chạy đua vào các chức vụ công quyền, thế nhưng mỗi một người trong chúng ta được lôi kéo để thành lập ra các nhóm và các hội liên kết với những người khác để tự nhận thức ra chính bản thân của chúng ta trong mối quan hệ đó.

Hay nói khác đi, bản chất tự nhiên của con người chính là sự liên kết với những người khác. Như Cuốn Toát Yêu về Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội, trong Mục Số 149, dạy cho chúng ta biết rằng: con người “chỉ có thể phát triển và nhận thức ra được ơn gọi của riêng mình trong mối quan hệ với những người khác.”

Người trẻ thì rất thành thạo trong việc sử dụng kỷ thuật Internet. Có vẽ như họ chỉ đơn giản xem những cộng đồng xa lộ này như là những cơ hội khác để đeo đuổi các mối quan hệ về mặt xã hội.

(H): Thưa Giáo Sư, trong số các phương tiện truyền thông khác nhau, liệu có một sự khác biệt quan trọng nào trong các mối quan hệ trên mạng Internet không?

(T): Thưa, dĩ nhiên là có rồi! Các mối quan hệ trên mạng Internet không giống với những kiểu tác động khác của xã hội. Có một số cái mà mạng Internet cùng chia sẽ với các kỷ thuật trước đây như điện tín hay điện thoại chẳng hạn chính là những ám chỉ về mặt xã hội được chuyển tải đến cho người khác, vốn bị giới hạn nhiều hơn là việc truyền thông mặt đối mặt. Những giới hạn trong sự đa dạng về truyền thông này rõ ràng cũng có những bất lợi, mặc dầu là vậy, thế nhưng các nhà nghiên cứu còn đề nghị ra thêm một số sự bù trừ thú vị khác.

Cuộc nghiên cứu về mặt tâm lý và xã hội học cho thấy rằng sự thu hút về mặt thể lý thường có một sự ảnh hưởng mạnh mẽ hơn trong việc thiết lập mối quan hệ hơn là những yếu tố quan trọng sâu sắc của cá nhân mà chúng ta vẫn thường dùng để tạo ra sự ảnh hưởng nào đó trong việc hình thành nên tình bằng hữu.

Mặc dầu các thành viên của một số cộng đồng xa lộ cùng chia sẽ cho nhau những tấm ảnh cá nhân và các phương tiện khác cũng như nội dung của các bức thông điệp, những đặc tính thể lý của cá nhân, vẫn thường không được lộ diện ra nhiều lắm cho những người giao tiếp với nhau. Điều này có thể cho phép những đặc tính riêng sâu sắc riêng của cá nhân trở nên nổi bật hơn trong việc giao tiếp.

Một cuộc thử nghiệm thú vị trong phòng thí nghiệm đã tìm thấy rằng những đối tượng nào đã gặp nhau lần đầu tiên trên mạng Internet thì thích nhau nhiều hơn là những ai lần đầu tiên gặp gỡ nhau mặt đối mặt. Hơn nữa, việc thiếu đi các thông tin về đặc điểm thể lý, qua việc dấu đi những sự khác biệt về chủng tộc, có thể khiến cho các thái độ chủng tộc thành kiến ít được can dự vào việc thành lập ra mối quan hệ.

Không cần phải ràng buộc với việc giao tiếp mặt-đối-mặt, nó cũng còn mở ra nhiều khả năng để tới được với những ai chia sẽ cùng những sở thích đặc biệt hay cụ thể nào đó. Những sở thích bí truyền (esoteric), theo định nghĩa, được chia sẽ bởi rất ít người mà thôi. Nhưng bởi vì mạng Internet để cho một người nào đó có thể tìm kiếm trọn cả thế giới để tiếp xúc với những người hác, vốn cùng chia sẽ về những sở thích bất thường, thì người đó có thể tìm được rất nhiều người mà người ấy muốn giao tiếp với.

Lấy ví dụ như, một số cộng đồng xa lộ được hình thành nên bởi những ai cùng chia sẽ về một điều kiện y tế hiếm có. Với sự liên kết chung đó, các thành viên có thể đưa ra sự thấu cảm (empathy) hay lời khuyên, vốn không được đưa ra bởi việc tiếp xúc mặt-đối-mặt sẳn có khác.

Những cộng đồng xa lộ với những sở thích đặc biệt khác hình thành nên điều mà các nhà xã hội học gọi là những căn tính bị bêu xấu nào đó (stigmatized identities). Một phần quan trọng của các thành viên thuộc những nhóm biết ý thức về cá tính họ chính là một đặc điểm hay cách thực thi tách rời họ ra khỏi xã hội đời thường. Họ tìm kiếm sự bầu bạn với nhau để cùng hổ trợ và bảo vệ nhau, vốn là một khuynh hướng ích lợi tự nhiên được tìm thấy trong một khía cạnh nào đó nơi các nhóm xã hội.

Điều phổ biến trong lịch sử chính là những nhóm này thường hay bị bêu xấu một cách bất công cho tính cách hay việc thực hành, vốn thật sự là tốt đẹp. Thường bị bêu xấu và bị hành hạ, những người Kitô Giáo có thể đưa ra một bằng chứng rất rõ về điều này. Tuy nhiên, đặc tính tách rời nhóm bị bêu xấu này ra vốn đôi lúc rất nguy hiểm nếu xét về mặt khách quan. Thì trong những trường hợp như vậy, các cộng đồng xa lộ tồn tại là để chống lại sự thay đổi, vốn thật sự có lợi cho tất cả các thành viên.

(H): Thưa Giáo Sư, liệu có thể phát triển ra những mối quan hệ đích thực trên mạng trực tuyến với những người mà chúng ta chưa hề bao giờ gặp được “trong đời sống thật” không? Thì những mối quan hệ này giống theo kiểu nào?

(T): Thưa, những giới hạn của phương tiện giao tiếp sẽ chắc chắn ngăn trở chiều sâu mà mối quan hệ tạo ra. Thế nhưng nếu xét trong bối cảnh xã hội cụ thể, thì đây là điều rất quan trọng. Như trong trường hợp của những nhóm có cùng chung những điều kiện về y học hiếm hoi với nhay, thì những cá nhân này có lẽ đã chia sẽ cho nhau những sự kết liên quan trọng của tình người vốn điều phối cho việc hình thành nên mối quan hệ đích thực.

Cuộc nghiên cứu cũng còn cho thấy rằng: rất nhiều tham dự viên – tức nhiều hơn 50% trong một cuộc nghiên cứu – của các cộng đồng xa lộ sẽ hoán chuyển một mối quan hệ đã xảy ra trên mạng Internet thành những mối quan hệ “thật sự trong đời thường.” Việc khám phá này đề nghị rằng trong khi hầu hết các mối quan hệ xa lộ vẫn còn thuần tuý là “ảo,” thế nhưng những gì mà các tham dự viên vào cuộc nghiên cứu đánh giá cao nhất có thể được trở nên “thật sự.”

Điều quan trọng cần phải nhớ ở đây chính là mục đối tối quan trọng của việc tham dự vào các cộng đồng xa lộ chính là để hổ trợ cho những tiếp xúc vốn đã và đang hiện diện rồi hơn là tạo ra những mối liên hệ mới. Một chỉ trích chung về mạng Internet chính là việc sử dụng nó đã làm suy yếu đi việc tham dự của cá nhân vào những kết giao hiện tại, như là gia đình hay hàng xóm. Cuộc nghiên cứu không tìm thấy được điều này.

Mà thay vào đó chính là việc chúng ta nhận thấy rằng, mạng Internet thường được dùng để điều phối việc giao tiếo giữa các bè bạn và các thành viên trong gia đình, cụ thể là trong thời đại lưu động cao như ngày nay. Những cộng đồng xa lộ phục vụ cho mọi người trong chức năng duy trì việc liên kết với những ai mà không có nó sẽ bị bỏ qua đi. Hay nói cách khác, đó chính là thêm một cách để chúng ta có thể duy trì sự liên lạc với những người khác vốn rất quan trọng cho bản tính con người.

(H): Thưa Giáo Sư, đâu là những dấu chỉ cho thấy việc người đó cảm thấy mình trong cộng đồng một khi mà mạng lưới giao tiếp xã hội lớn nhất của họ là trên mạng xa lộ thông tin?

(T): Thưa, mặc cho việc chúng ta gọi những hiện tượng này chính là “các cộng đồng” ảo hay siêu xa lộ, chúng thiếu mất đi chiều kích không gian hay những ranh giới về mặt địa lý vốn vẫn thường là một phần của kiểu định nghĩa về mặt xã hội học của cộng đồng.

Chính sự thiếu vắng về đặc tính thể lý đó khiến cho chúng ta chụp mũ những mối quan hệ xã hội này như là những cộng đồng “ảo” hơn là “thực.” Tuy nhiên, rất nhiều những “cộng đồng” theo kiểu như vậy cũng có những đặc tính chung của các cộng đồng như một căn tính chung và những khuynh hướng phản ứng cụ thể nào đó. Tôi nghi rằng những trường hợp này là rất hiếm, vì mạng lưới giao tiếp xã hội lớn nhất của họ chỉ là trên mạng xa lộ thông tin mà thôi.

Theo cách tương tự mà chúng ta có khuynh hướng cho rằng việc sử dụng mạng Internet cổ võ cho sự đơn côi và bệnh trầm cảm – là điều mà cuộc nghiên cứu không tìm ra được – thì có lẽ là chúng ta đánh giá quá cao (overestimate) con số những người mà cách tiếp xúc duy nhất về mặt xã hội của họ chính là trên mạng Internet. Tuy nhiên, khi điều này thật sự xảy ra, thì nó ám chỉ đến một vấn nạn nào đó. Trong lãnh vực này các bạn đồng sự của tôi có thể trình bày một cách rõ ràng hơn trong tâm lý điều trị.

(H): Thưa Giáo Sư, làm thế nào mà một người có thể vun xới một thái độ đích thực về bác ái Kitô Giáo, như là điều được mô tả bởi Đức Thánh Cha trong Thông Điệp “Thiên Chúa Là Tình Yêu,” thông qua mối quan hệ siêu xa lộ này?

(T): Thưa, một trong những điểm mà Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến trong Thông Điệp đầu tiên của Ngài chính là khái niệm của Giáo Hội về sự bổ sung và vai trò của lòng bác ái đích thực Kitô Giáo. Khái niệm về sự bổ sung nhắc nhở chúng ta rằng những sự liên kết về một trật tự cao hơn, cụ thể nhất chính là, nhà nước – phải ủng hộ hơn là chiếm đoạt (usurp) các chức năng được thực thi tốt nhất trong gia đình, trong cộng đồng xứ đạo địa phương, và trong các mối liên kết xã hội ở cấp thấp.

Tính uyển chuyển, độc lập và sự phân quyền của mạng Internet cho phép việc hình thành nên những cộng đồng siêu xa lộ như là những mối liên kết xã hội ở cấp thấp để có thể đáp ứng được với những nhu cầu của con người cùng với “tính tự phát” và “sự gần gũi.” Có rất nhiều trường hợp của các nhóm này vốn dùng mạng Internet để huy động những người khác đáp trả với lòng trắc ẩn đến những vấn nạn về con người và xã hội.

Những cộng đồng siêu xa lộ được hình thành nên với sứ vụ phò sự sống, chẳng hạn, đã thực hiện rất nhiều công trình vĩ đạo trong việc mang tình yêu và sự hướng dẫn của Chúa Kitô đến cho các bà mẹ trẻ đang cần đến. Công trình này không thể nào được hoàn tành bởi “kiểu nhà nước chuyên chế bao cấp” nhưng là bởi những cá nhân và những nhóm có cùng mối bận tâm đích thực dành cho những người khác.

Ở một mức độ đơn giản hơn, hành động giao tiếp thuần tuý với người hác có thể thường là một thiện ý của tình yêu. Con người không thể an ủi người khác bằng chính sự đụng chạm của bàn tay hay nụ cười trên mạng Internet, lẫn không thể được qua cách giao tiếp bình thường qua thư từ. Và chúng ta không còn có sự nghi ngờ nào nữa rằng tình yêu vĩ đại đã được giao tiếp thông qua phương tiện xưa cổ.