Đức Tổng Giám Mục đối diện với những câu hỏi về Những Thế Hệ Bị Đánh Cắp

CathNews.- Vị Tân Chủ Tịch của Ủy Ban Giám Mục về Những Người Thổ Dân và Những Cư Dân Torres Strait Ở Đảo đã bảo vệ vai trò về sứ mạng của Giáo Hội liên quan đến Thế Hệ Bị Đánh Cắp (Stolen Generation) và nói rằng những đề nghị mới đây cho rằng con cái của các thổ dân đang ở trong tình trạng nguy hiểm, một lần nữa nên tách rời khỏi các cộng đồng của họ, thì việc đó cần phải xem xét đến những bài học về các lỗi lầm trong quá khứ.

ĐTGM Barry Hickey
Nói chuyện vào tối hôm qua trong chương trình Lateline của ABC, Đức Tổng Giám Mục của Tổng Giáo Phận Perth là Barry Hickey đã tán thành với những lời nhận xét của Ông Wilson Tuckey, phe tự do phóng khoáng, người hôm qua tuyên bố rằng cần phải có sự xin lỗi chính thức đến cho những vị nữ tu đã từng bị “chửi rủa một cách đê tiện” (blackguarded) về vai trò của họ trong Thế Hệ Bị Đánh Cắp.

Đức Tổng Giám Mục Hickey nói: “Các vị nữ tu, các nam tu sĩ, và các linh mục đã không đánh cắp đi bất kỳ đứa trẻ nào cả. Họ mở rộng cửa để chấp nhận tất cả các trẻ em vì họ tin rằng các em không còn chổ nào để đi đến nữa. Chính phủ đã khiến cho họ phải trở nên những người trông nom và mở rộng các em vào, mà đúng lý ra họ không cần phải làm như vậy, thế nhưng họ đã làm và vẫn còn làm điều đó, và họ yêu cầu các dòng tu của họ cho phép họ đón nhận các em vào, và họ đã làm điều đó dựa trên lòng trắc ẩn.”

Khi được hỏi Ngài cảm thấy như thế nào về “việc nhớ nhà” vào những lúc mà các giáo hội địa phương quản lý những cộng đồng thổ dân xa xôi hẻo lánh, Đức Tổng Giám Mục Hickey nói rằng Ngài cảm nhận được một sự nhớ nhà nào đó “vì sự hiện diện của những con người có lòng trắc ẩn và niềm hy vọng. Trên khắp cả nước Úc, khi mà các phong trào truyền giáo bị đóng cửa, thì những nhóm khác nhảy vào đảm nhận lấy trách nhiệm, cùng với việc triển khai những chính sách cụ thể của chính phủ, và kết quả là các tai họa xảy ra. Với bất kỳ lỗi lầm nào mà chính phủ tạo ra, thì các cộng đồng của các thổ dân vẫn được các nhà truyền giáo nuôi nấng đầy đủ, các trẻ em được giáo dục kỹ càng, và việc chăm sóc sức khỏe y tế cũng được cẩn thận ngó ngàng đến.”

Về đề nghị cho rằng những người con cái của thổ dân đang gặp nguy hiểm một lần nữa nên được đưa ra khỏi các cộng đồng, Đức Tổng Giám Mục Hickey nói rằng, trong quá khứ các trẻ em đã phải lìa xa cha mẹ và gia đình của chúng, đôi lúc vĩnh viển.

Ngài nói: “Các em không nên được lấy đi mà không có sự đồng ý của cha mẹ hay của cộng đồng, và mọi liên lạc với gia đình cần phải được duy trì luôn. Có những trường hợp mà các trẻ em nên cần được bảo vệ khỏi bạo lực xảy ra chung quanh các em, thế nhưng những mối dây liên kết về gia đình và cộng đồng phải được duy trì cho dẫu với bất kỳ giải pháp nào được đưa ra.”

Đức Tổng Giám Mục Hickey cũng còn đề cập tới bài nói chuyện của Đức Thánh Cha Biển Đức vào hôm thứ năm vừa qua cho vị tân đại sứ Úc Châu bên cạnh Tòa Thánh, Bà Anne Maree Plunkett, qua đó Đức Thánh Cha nói về hoàn cảnh xã hội của dân tộc thiểu số “là nguyên do gây ra sự đớn đau” và chính phủ nên “diện đối với vấn đề đó để hiện thể lòng trắc ẩn và sự cương quyết về những nguyên do sâu sa tiềm ẩn về sự tuyệt vọng của những người thổ dân.”

Đức Giám Mục Hickey nói sự tuyệt vọng sâu sa của những người thổ dân đã không được đề cập tới “với đầy lòng trắc ẩn cũng như tính kiên quyết” của chính phủ cả.

Ngài nói: “Tôi nghĩ là Đức Thánh Cha đang nói về sự hòa giãi, là lúc mà một nhóm thì xin lỗi và nói rằng: ‘liệu anh có thể tha thứ cho tôi vì những lầm lỗi trong quá khứ và có lẽ trong cả hiện tại?’ và người thổ dân được mời gọi để chấp nhận điều đó – để đưa ra sự tha thứ. Thì đó chính là sự khởi đầu của bất kỳ giải pháp nào cho cuộc xung đột. Tôi không nghĩ có nhiều sự cương quyết đến thế. Có rất nhiều ngôn từ, hàng triệu đô la tiền mặt, và rằng chúng ta cứ mãi nghe rằng không có đủ tiền, giống thể như là tiền sẽ có thể giải quyết cuộc xung đột đó vậy.”