GENEVA – Trong cuộc trình bày tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva vào ngày hôm nay, đương kim Bộ trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh là TGM Giovanni Lajolo đã nêu lên nỗi lo lắng là làm thế nào mà Hội Đồng Nhân Quyền - Human Rights Council (một cơ quan mới được thành lập của LHQ) sẽ không bị áp lực chính trị để rồi có thể mạnh mẽ lên tiếng về những vi phạm nhân quyền tại một số các quốc gia cách can đảm và thẳng thắn.

Đang khi đó TGM Silvano Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại trụ sở LHQ Geneva cũng phát biểu trên đài phát thanh Vatican về những hy vọng của Ngài với Hội đồng Nhân Quyền mới được than2h lập.

TGM Tomasi nói: "Hội Đồng Nhân Quyền, một trong 3 cột trụ, cùng với Hội đồng Phát Triền và Hội đồng An Ninh trong Cơ Chế Liên Hiệp Quốc, sẽ có thể đáp ứng được những mong chờ mà cộng đồng thế giới đã kỳ vọng và sự canh tân này, có nghĩa là cơ chế mới sẽ không bị chính trị hóa, hay bới đi tính cách bị các cường quốc ảnh hưởng chính trị, khi Hội Đồng Nhân Quyền nêu lên những cuộc khủng hoảng trong đó nhân quyền bị vi phạm và Hội Đồng cũng phải quan tâm về quyền của con người trong tất cả hoạt động nhân sinh”.

TGM Tomasi nói tiếp rằng: “Nếu cần, cũng phải quan tâm đặc biệt tới nền tảng của các quyền của mỗi con người là họ cần được kính trọng và ý thức được rằng tất cả họ đều là con cái của Thiên Chúa”.

Vatican không chỉ là thành phần tích cực quan tâm mà con hy vọng là 47 quốc gia thành viên khác của Hội Đồng Nhân Quyền sẽ vượt thắng được những khó khăn mà cơ quan tiền nhiệm đã vì tính cách bàn giấy nội tại gây ra những khó khăn.

Trong bài diễn văn mở đầu, TTK Liên Hiệp Quốc Kofi Annan cũng đã kêu gọi các thành viên của Hội Đồng mới này sẽ không rơi vào vết xe bị chính trị hóa làm tê liệt như Hội đồng trước đây đã từng gặp phải.

Ông Annan nói "Hội Đồng này đại diện cho một cơ hội mới của Liên Hiệp Quốc và cho Nhân Loại, để canh tân cuộc chiến đấu cho nhân quyền. Tôi xin các vị, dừng để cơ hội này vượt khỏi tầm tay”.

Ông Annan quan sát rằng "Thực không quá để nói rằng tất cả các con mắt của thế giới và đặc biệt các con mắt của những ai mà nhân quyền bị từ chối, bị đe dọa hay bị chà đạp, đang hướng mắt về phòng họp này và tới Hội Đồng”.

Cuộc họp tại Geneva sẽ kéo dài tới ngày 30.6.2006 và sẽ quyết định về thể thức tiến trình hoạt động hầu tạo nên được một cơ chế mạnh để có thể bảo vệ nhân quyền và trừng phạt các cuốc gia vi phạm nhân quyền.

Sau đó Hội đồng Nhân quyền sẽ họp 3 lần mỗi năm trong khoảng thời gian kéo dài tất cả là 10 tuần lễ, có nghĩa là gấp đôi số thời gian mà cơ quan trước đây đã họp. Có dư liệu về thể thức để các quốc gia thành viên có thễ triệu tập các phiên họp khẩn cấp hầu đáp ứng được những tình trạng khẩn cấp vi phạm nhân quyền.

Vừa thành lập, nhưng Hội Đồng cũng đã có xung khắc. Những quốc gia vi phạm nhân quyền nhất như Iran và Venezuela đã bị loại ra khỏi Hội Đồng, nhưng các quốc gia như Trung hoa, Saudi Arabia, Nga và Cuba là những quốc gia mà có thành tích vi phạm nhân quyền tồi tệ, nhưng vẫn còn đại diện tại tổ chức này tại Geneva.

Ngoài ra Hoa Kỳ không ủng hộ việc thành lập Hội đồntg Nhân Quyền mới này. Hoa Kỳ là một trong 4 quốc gia bỏ phiếu chống thành lập Hội Đồng Nhân Quyền vào tháng 5 vừa qua trong phiên họp khoáng đại của Liên Hiệp Quốc.