Những nghi vấn về những học giả cộng tác với National Geographic về Phúc Âm của Giuđa



Washington DC – Cơ quan Catholic News Agency của Hoa Kỳ ngày hôm qua (24.4.2006) đăng tải một bài phản bác lại và đặt nghi vấn về chính những người mà báo và kênh truyền hình National Geographic đã gọi là học giả cộng tác với họ khi dịch thuật và phát hành bản văn mới được khám phá về Phúc Âm theo Giuđa vốn là người phản bội Chúa Giêsu, nhưng National Geographic trình bày với một sắc thái mới. Tuy nhiên khi xem về bối cảnh cách nhân vật ”học giả” cộng tác với báo này, người ta có nhiều vấn nạn vì những người này đã từng có những khuynh hướng và chủ trương chống đối Giáo Hội Công Giáo từ trước. Cho nên người ta đặt vấn đề về sự thiên kiến, quan niệm lệch lạc, và chủ trương riêng tư cũa các nhân vật cộng tác này. Để rộng đường du luận, chúng to dịch nguyên văn bài nêu trên ra tiếng Việt để rộng đường dư luận cho độc giả như sau. VietCatholic

Elaine Pagels, người theo thuyết nam nữ bình quyền và là tác giả của rất nhiều cuốn sách được viết ra để chống lại Giáo Hội Công Giáo như: “Nguồn Gốc của Satan,” được viết với sự trợ giúp ban đầu từ những đồng nghiệp của Cô tại trường Đại Học Do Thái ở Tel Aviv. Và với sự trợ giúp gần đây của một tổ chức công khai ủng hộ cho việc phá thai là MacAurthur, Bà đã nghiên cứu và viết ra cuốn sách có nhan đề: “Adong, Evà và Con Rắn,” qua đó Bà tố cáo Đạo Kitô Giáo đã đưa ra một hình ảnh xuyên tạc về những người phụ nữ.

Bà Pagels nhìn nhận rằng Bà được nuôi dạy trong một gia đình vô thần, và cha của Bà đã dạy Bà rằng tôn giáo “chỉ là chuyện tưởng tượng của trẻ con” mà thôi. Ý kiến của Bà, vốn được đăng trên trang web của Kênh Truyền Hình Địa Lý Quốc Gia, nói rằng: những đoạn văn như Phúc Âm của Giuđa đang “làm thay đổi cách mà chúng ta nghĩ về những giai đoạn khởi đầu của Đạo Kitô Giáo.” Theo Bà, câu chuyện về kẻ phản bội Giuđa đã khơi mào cho thái độ chống lại Do Thái Giáo giữa những người Kitô Giáo.

Bà ủng hộ cho việc trưng bày “Nghệ Thuật, Tôn Giáo và Sự Đối Kháng,” vốn đề cao cuốn sách phỉ bang về Chúa Kitô được ai nấy biết đến của tác giả Andres Serrano có nhan đề: “Piss Christ.” Trong phần phỏng vấn, Bà đã bảo vệ Serrano trước vụ xì-căng-đan đang nổi lên tại Thượng Viện Hoa Kỳ về việc sử dụng quỹ công cộng cho những cuộc trưng bày được cho là mang tính nghệ thuật này, bằng cách nói rằng, “Bất cứ người nào nghiên cứu những gì mà tôi đã từng nghiên cứu đều phải hành động tương tự như vậy.” Bà còn nói thêm rằng: “Chính Serrano xuất thân từ một gia đình Công Giáo sốt sắng.”

Những Người Kitô Giáo Như Là Những Người Chống Lại Do Thái Giáo

Một học giả khác trong nhóm những học giả được kênh truyền hình Địa Lý Quốc Gia tìm ra đó là Amy Jill Levine, một thành viên của nhóm ủng hộ phá thai theo khuynh hướng nam nữ bình quyền, cũng như Nhóm Chống Phỉ Báng. Bà này tin những người Kitô Giáo nói chung là những người luôn chống đối lại Do Thái Giáo kể từ thời Chúa Giêsu, như đã được minh chứng qua cuộc nói chuyện của Bà ta có nhan đề “Những Người Kitô Giáo Nói Những Chuyện Điên Rồ Nhất về Những Người Do Thái.”

Bà đã tham dự vào phần phân tích của cuốn phim của đạo điển Mel Gibson có nhan đề: “Cuộc Khổ Nạn Của Chúa Kitô” trước khi cuốn phim được thật sự trình chiếu ra, qua đó Bà cho là cuốn phim có khuynh hướng chống đối lại Do Thái Giáo. Bà Levine tự gọi chính Bà là “một người chủ trương cho thuyết nam nữ bình quyền Do Thái theo kiểu Yankee” (Jewish feminist Yankee) , vào lúc đó nói rằng: “Hollywood có thể dễ dàng thay đổi sự thật,” khi đề cập đến cuốn phim của đạo diển Mel Gibson.

Bà cũng lên tiếng nói rằng những ai đã soạn thảo và ghi chép về cuốn Phúc Âm của Giuđa “thách đố về đặc tính truyền thống của Giuđa như là một kẻ tội phạm, kẻ chủ trương theo lối đạo đức tình dục một cách khắc khe hơn là những cuốn phúc âm kinh điển, và đưa ra một kiểu thần học khác cho cả giáo hội Chính Thống và hội đạo Do Thái.

Giuđa, Người Bạn Thân Nhất của Chúa Giêsu

Một chuyên gia khác về dự án này là Bart Ehrman, trưởng Phân Khoa Nghiên Cứu về Tôn Giáo tại trường Đại Học North Carolina ở Chapel Hill. Qua những công trình như: “Liệu Chứng Cớ Lịch Sử Có Cho Thấy Có Sự Phục Sinh không?” “Những Nền Cơ Đốc Giáo Bị Mất Đi,” vốn trình bày ra thông tin từ những giáo phái ngộ đạo của những thế kỷ đầu tiên, Ehrman còn thậm chí nghi ngờ luôn về sự hiện diện của Chúa Giêsu.

Ông cũng còn viết ra tài liệu có nhan đề: “Những Sự Thật và Những Chuyện Hoang Đường của Mật Mã Da Vinci” qua đó Ông ta nhìn nhận về một số sự thật có liên quan đến cuốn tiểu thuyết của Dan Brown. Ông loại người Do Thái ra khỏi tội đóng đanh Chúa Giêsu và hoàn toàn đổ lỗi cho những người La Mã vì Ông nói rằng Chúa Giêsu chính là mối nguy hại cho đế chế La Mã.

Ông nói với kênh truyền hình Địa Lý Quốc Gia rằng đoạn văn phát họa Giuđa “không phải là kiểu người tội lỗi, đồi bại, là một môn đệ bị ma quỷ xúi dục để theo Chúa Giêsu và phản lại chủ của mình; và thay vào đó, Ông cố nhấn mạnh rằng Giuđa chính là một người bạn thân nhất của Chúa Giêsu, người hiểu rõ Chúa Giêsu hơn bất kỳ ai hết, và cũng là người giao Chúa Giêsu cho giới chức trách vì Chúa Giêsu muốn Ông làm như vậy.”

Một học giả khác cũng cộng tác với kênh truyền hình Địa Lý Quốc Gia trong chương trình đó chính là Marvin Meyer. Một số công trình của Ông này gồm: “Những Khám Phá Về Ngộ Đạo,” “Những Phúc Âm Ngộ Đạo Về Chúa Giêsu,” “Những Lời Nói Ẩn Danh Về Chúa Giêsu,” “Những Phúc Âm của Đức Maria và Những Phúc Âm Bí Mật: Những Bài Luận Về Tôma,” và “Phúc Âm Bí Mật của Mácô,” đã được Dan Brown sử dụng như là cách để chi phối cho cuốn “Mật Mã Da Vinci.”

Ông này chính là Giáo Sư về Nghiên Cứu Thánh Kinh và Kitô Giáo tại trường Đại Học Chapman ở Quận Cam, California, và giám đốc của Học Viện Albert Schweitzer tại trường Đại Học Chapman.

Stephen Emmel, một chuyên gia khác, tự tương phản với chính bản thân của Ông ta có liên quan đến tuổi tác về Phúc Âm của Giuđa trong cuộc họp báo với kênh truyền hình Địa Lý Quốc Gia. Thoạt đầu Ông ta nói rằng bản văn có vào khoảng năm 400 sau Công Nguyên, thế nhưng sau đó Ông lại nói rằng nó được viết ra vào năm 300 sau Công Nguyên. Tuy nhiên, chương trình thì cho rằng bản văn được viết ra vào năm 200 sau Công Nguyên.

Emmel là giáo sư về Coptology tại Học Viện Ai Cập Học và Coptology Học tại trường Đại Học Münster ở Đức Quốc. Ông nói: “Tất cả chúng ta đều biết ơn đến Hội Địa Lý Quốc Gia vì nổ lực của hội trong việc vớt vác lại tính đặc trưng đồ tạo (artifact) này vì mục tiêu tốt đẹp của khoa học và cho hậu thế.”

Craig Evans và Francois Gaudard là hai chuyên gia khác cộng tác với hội Địa Lý Quốc Gia. Evans giảng dạy tại nhiều trường đại học khác nhau, từ chối rằng Chúa Giêsu nhận phép rửa từ Gioan, không tin vào sự phục sinh của Chúa Giêsu, hay những phép lạ của Ngài làm ra, và đã viết rất nhiều công trình về những giáo phái Ngộ Đạo mà Ông vốn cho rằng những người Kitô Giáo là những người chống đối lại Do Thái Giáo.

Còn Gaudard, chuyên gia về Ai Cập Học và nghiên cứu sinh tại Học Viện Phương Đông thuộc trường Đại Học Chicago, nói với hội Địa Lý Quốc Gia rằng: “Đoạn văn bản không chỉ thách đố một cách nghiêm trọng về một trong những tín ngưỡng có nền tảng sâu sắc nhất trong truyền thống Kitô Giáo, mà còn làm giảm thiểu một cách tối đa về một trong những chủ đề ưa thích nhất về việc chống đối lại Do Thái Giáo.”