Cha Piero Gheddo, nhà truyền giáo Pime, nói về sự Phát triển

FLORENCE. Italy, NOV. 18, 2002 (ZENIT. org). - Một nhà truyền giáo Học viện Giáo hoàng lo cho các vùng Truyền giáo nước ngoài, cảnh cáo đừng chê trách tất cả các vấn đề của thế giới về việc toàn cầu hóa.


Cha Piero Gheddo, đã là giám đốc tờ báo Mondo e Missione trong vòng 35 năm, là một chuyên viên về thế giới truyền giáo. Cha nói với cơ quan báo Fides trong dịp Hội thảo Xã hội Âu châu mới đây

Về sự toàn cầu hóa: Ý niệm về một làng thế giới xây dựng trên những giá trị chung chính trị, kinh tế, và đạo đức, không những làm kinh ngạc dân chúng, còn kích động những phản ứng khác nhau và sự chống đối thường quyết liệt như sự chống đối của những phong trào "không toàn cầu", hiện đang ở Florence dự một Hội thảo Xã hội. Lý do phản ứng này là gì?

Cha Gheddo: Những phản đối việc toàn cầu hóa là dễ hiểu. Trên thực tế, nó làm cho thấy rõ thảm kịch của thế giới chia đôi: Bắc và Nam, những kẻ có quá nhiều và những kẻ có quá ít.

Trong quá khứ, nạn đói hiện hữu trong thế giới, nhưng những kẻ đói sống trong những vùng đất xa xôi. Ngày nay, nhờ sự phát triển những ứng dựng kỹ thuật mới và những kỹ thuật truyền thông đại chúng, sự thông tin và sự trau đổi những ý niệm xảy ra mau lẹ, thời sư, trong thời gian thực hơn.

Therefore, economic, social and cultural contrasts between peoples emerge vividly: We live in the year 2000 after Christ and most of the peoples of black Africa in rural areas still practice subsistence economy. While in 1960 Africa exported food, today it imports about 30% of what it consumes.

Do đó, những sự trái ngược kinh tế, xã hôi và văn hóa giữa các dân tộc nổi lên cách sinh động hơn. Chúng ta sống trong năm 2000 sau Chúa Kitô và hầu hết các dân tộc Phi châu trong những vùng nông thôn còn thực hiện kinh tế thu nhập tối thiểu. Đang khi trong năm 1960 Phi châu xuất cảng lương thực, ngày nay nhập cảng lối 30% đồ dùng.

Do đó điều xảy ra là những nước giàu thì giàu mãi và những nước nghèo thì nghèo luôn, và khi những nước toàn cầu hóa tiến triển, những nước khác đứng yên hay tụt hậu. Thị trường chung được xem như là nguyên nhân chính, và tất cả mọi sự dẫn tới ý niệm việc toàn cầu hóa là quan tâm mới xã hội của thế kỷ 21.

Như vậy "dân không-toàn cầu" có lý... phải không thưa Cha?

Cha Gheddo: Trước hết, chúng ta phải nói rằng thái độ này đối với hiện tượng toàn cầu hóa thiếu sự phân tách chiều sâu về sự mở mang và thiếu mở mang.
Nhờ sự toàn cầu hóa, trong nữa thế kỷ qua, nhiều phần Thế giới thứ Ba đã phát triển. Tôi qui chiếu chủ yếu về Á-châu, nơi sự tiến triển là minh nhiên cả trong những nuớc nghèo như là Bangladesh, đang khi những nước dưới chế đọ độc tài xã hội không mở ra cho kinh tế thị trường--Bắc Hàn và Myanmar--bị để lại sau.

Ấn độ bị nạn đói cuối cùng trong năm 1966, nạn đói ít trải rộng hơn Ethiopia hay Sudan, và với một dân số I tỷ sánh với 80 triệu, họ xuất cản lương thực, đang khi tại Ethiopia và Sadan dân chúng chết đói.

Một cuộc nghiên cứu của Ngân hàng Thế gới năm 2002 nói rằng giữa 1990 và 1999, những kẻ sống dưới mức nghèo đã giảm từ 27. 6% tới 14. 7% tại đông Á châu và Thái bình dương; từ 44% tới 40% tại nam Á châu; từ 16. 8% tới 12. 1% tại châu Mỹ latinh và vùng Caribbean, từ 2. 4% tới 2. 1% tại Trung đông và Bắc Phi. Do đó, nguyên nhân lớn của khoảng cách giữa người giáu và nghèo không phải là thị trường thế giới.

Những nguyên nhân chính của sự thiếu mở mang là gì?

Cha Gheddo: Cách đây vài năm một nhà truyền giáo Consolata tại Tanzania nói với tôi: "Có 4 cột trụ của sự thiếu mở mang tại châu Phi: sự cuồng tín, mù chữ, chính quyền thối nát và quân đội.

Nguyên nhân gốc rễ của lỗ hổng ngày càng tăng giữa người giàu và nghèo là sự thiếu giáo dục và sự lớn mạnh dân chủ của những dân tộc nghèo nhất. Chính sách của nhóm ưu tú cai trị thay vì nhắm việc giáo dục và chăm lo sức khỏe cho dân nông thôn, đã dành ưu tiên cho các thành thị--tạo nên những thành phố quá lớn nơi sự sống không thể chịu nổi--và bỏ rơi vùng quê.

Sự phát triển chỉ có thể tới từ việc giáo dục, sự tiến hóa của trí tuệ và văn hóa, từ việc giáo dục... , từ những chính phủ vững chắc, từ sự tự do kinh tế và thị trường tự do thế giới. Trên thực tế, thị trường toàn cầu và những xứ sống trong hoà bình, theo một nền kinh tế thị trường và có trình độ giáo dục đủ và sự tự do kinh tế, cống hiến những khả năng phát triển mau mà trong quá khứ không có.

Tới đây điều quan trọng nhất là nhớ tới kinh nghiệm Đức Gioan Phaolô II diễn tả trong "Redemptoris Missio": "Sư phát triển của một dân tộc không phát xuất đầu tiên do tiền, những của cải hay những cấu trúc kỹ thuật, nhưng do sự trưởng thành trí tuệ và tập quán. "Khi nghỉ về tất cả điều này, tôi cũng muốn nói thêm rằng khẩu hiệu "phương Nam nghèo vì phương Bắc giàu, " hay ngược lại, là một sự láo khoét to lớn chắc không giúp ích gì cho dân nghèo.

Có nhữnhg khía cạnh tích cực nào khác về hiện tượng toàn cầu hóa chăng?


Cha Gheddo: Như Đức Thánh Cha nói, " việc toàn cầu hóa tiên vàn không phải là tốt hay xấu. Nó sẽ trở thành điều người ta làm cho nó. Không hệ thống nào tự nó có mục đích cuối cùng, và điều cần là nhấn mạnh về sự kiện việc toàn cầu hóa phải phục vụ những con người, phục vụ tình liên đới và hạnh phúc chung. "

Có những khía cạnh tiêu cực của việc toàn cầu hóa, cho nên chúng ta phải rất cẩn thận về một hiện tượng mới như thế. Chúng ta không nên đỗ thừa nó cho ma quỉ cũng không nên hoan hô nó. Một khía cạnh khác của sự toàn cầu hóa--mà tôi tưởng đó là khía cạnh quan trọng nhất mặc dầu chưa ai nghĩ tới--là hiện tượng văn hoá và tôn giáo của nó. Những người sống xa nhau đến gần nhau, bàn cãi và tranh luận; trao đổi những giá trị văn hóa và tôn giáo.


Không hồ nghi, đây là một khía cạnh rất tích cực. Lần đầu trong lịch sử loài người, có một phong trào các dân tộc đi tới sự thống nhất chớ không chia rẻ, tới hoà bình chớ không chiến tranh, tới những quyền con người chớ không phải đàn áp hay độc quyền.

Vì tất cả những lý do này, là một lỗi lầm không thể tha thứ nếu gán việc toàn cầu hóa cho ma quỉ. Chúng ta phải cải thiện các bộ máy, các luật lệ và các việc làm chớ không đi ngược một hành vi thời đại không thể tránh và tích cực. Thời đại chúng ta, và hầu hết những người trẻ chúng ta, hãy xin niềm lạc quan và hy vọng, chớ không sự bi quan.

Trong quan niệm "không toàn cầu" có rất nhiều bi quan và thiên kiến đối với thê giới tân thời và lịch sử các dân tộc giáu có và Kitô hữu. Sự dữ bị kết án nhưng không công nhận điều lành họ làm. Tuyên ngôn Chung các Quyền Nhân bản, ví dụ, có nguồn gốc trong nền văn minh phương Tây, dưới ảnh hưởng của Lời Chúa. Ngày nay, những nguyên lý chứa đựng trong đó là gia sản chung của mọi dân tộc.

Cha đã thấy và chia sẻ sự đau khổ, nghèo đói và khốn cùng, cảnh túng quẩn trong tất cả mọi phần thế giới, mà còn những hy vọng của các cá nhân và dân tôc. Từ một quan điểm truyền gáo, Cha có thể thấy trước những lợi lộc nào cho người nghèo thế giới?

Cha Gheddo: Trước hết--như Đức Thánh Cha gay gắt nhắc lại trong thư của ngài "Novo Millennio Ineunte"-- chúng ta phải bắt đầu từ Chúa Kitô, và đi về với Tin Mừng và đức tin đổi mới sự sống Kitô hữu.

Nếu chúng ta lả những Kitô hữu tốt hơn, chúng ta sẽ có khả năng hiểu và giúp ích nhiều hơn cho người nghèo thế giới. Một bằng chứng của việc này là các nhà truyền giáo Kitô hữu--Công giáo và Tin lành-- với những giáo dân tự nguyện của họ phát sinh sự phát triển giữa người nghèo, đang khi những dự án chính phủ trong sự hợp tác quốc tế thường xây

Các nhà truyền giáo xây dựng những chiếc cầu của sự hiểu biết và giáo dục hỗ tương giữa các dân tộc, những dự án chính quyền không làm. Theo nghĩa này, cần phải tái khám phá một trình độ nào đó về sự khắc khổ sự sống ngõ hầu nên những anh em và chị em thật của người nghèo.

Chúng ta sống quá nhiều trong sự dư thừa và phung phí. Sự sống đơn giản hơn có thể giá bao nhiêu! Chúng ta cũng phải cống hiến cho giới trẻ những lý tưởng lớn để sống, hơn hết tất cả giáo dục chúng biết đương đầu với thách đố thời đại toàn cầu hóa của chúng ta: nên những anh chị em của người nghèo.

Sự phát triển con người là một chủ đề phức tạp nhất. Nền văn minh vật chất của chúng ta qui sự phát triển đó vế một vấn đề kinh tế: giàu và nghèo. Maritain nói nguồn gốc sự phát triển nhân bản nnằm trong thái độ của con người đối với Chúa, từ thái độ đó phát sinh nền văn hóa của họ, ý niệm về thiên nhiên, nhân vị, lao động, hành trình tới đích.

Sứ vụ của Giáo hội là rao giảng và làm chứng cho Chúa Giêsu Đấng Cứu thế duy nhất của nhân loại. Sự phát triển nhân bản đến từ Thiên Chúa và từ Chuá Kitô.

Sinh hoạt truyền giáo cần những người nam và người nữ hiến đời mình để giáo dục và được giáo dục, chia sẻ, xây cầu hiểu biết và liên đới giữa Bắc và Nam thế giới.

Trên thực tế Giáo hội là người thứ nhất toàn cầu hoá thế giới bằng cách rao giảng Tin Mừng. Khi Chúa Giêsu lên trời Người giao phó sứ vụ này cho Giáo hội: "Hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. "