Giáo Hội tại Á Châu trong việc kiếm tìm sự canh tân (Phần 1)

Một Cảm Nghiệm Cá Nhân Từ Sau Cuộc Họp của Hội Đồng Giám Mục Á Châu về Gia Đình

Nguyên bản tiếng Anh của bài viết này được viết bởi tác giả John Prior, thuộc Dòng Ngôi Lời

Giai điệu uy nghi hùng tráng và thanh cao của tiếng kèn ô-boa được nhẹ nhàng cất lên, như thể mời gọi các khí cụ khác cùng hòa quyện vào cứ sau mỗi lần âm thanh vừa dứt. Dòng nhạc mà trước kia được cất lên từ các cung đình của người Triều đã tạo nên trong chúng ta một cảm giác an bình nội tại. Chẳng mấy chốc sau khi đã đạt gần đến sự tĩnh lặng và sâu lắng đó, người nghe bổng được đánh thức khỏi trạng thái mê ly tỉnh nội bằng những nhịp điệu dồn dập của làn nhạc dân ca ứng khẩu, và âm thanh cứ thế mà nhộn nhịp hẳn lên cùng với những tiếng gỏ trống jaggu vội vã, dồn dập. Cao điểm của buổi chiều hôm đó được pha trộn bởi một thứ thanh âm rung động mạnh mẽ, nếu như không muốn nói là chói tai, tiếng gõ nhịp của bản tứ tấu phát ra một thứ âm thanh bình dị, cùng với nhịp điệu rung động của những nghệ nhân đầy nhiệt huyết.

Chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ, người nghe được đưa từ trạng thái hòa nhịp êm dịu “như việc thưởng ngoạn ánh trăng trên sông nước” của giới cung đình xưa kia, đến những tiếng trống vang dậy như sét đánh và những tiếng gõ mang vẻ uất ức, chà đạp, nghẹn ngào. Buổi hòa nhạc được trình diễn bởi Trung Tâm Biểu Diễn Nhạc Cổ Điển của người Triều, phản ánh những thách đố mà các Giáo Hội trực thuộc Hội Đồng Giám Mục tại Á Châu ngày nay đang phải diện đối: để có thể sống còn như một phần nhỏ lặng lẽ trong mãng Kitô Giáo, vốn được xem như là một phần riêng biệt trong một xã hội rộng lớn hơn, hay mạnh mẽ bước vào tiếng trống dồn dập của quần chúng, để đến với những ai hòng đang kiếm tìm phẩm giá và nhân dạng của họ trong một thế giới bất ổn và vô định.

Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC)
181 tham dự viên của Phiên Họp Khoáng Đại Lần Thứ 8 của Hội Đồng Giám Mục Á Châu, đến từ 22 quốc gia khác nhau của lục địa Á Châu này. Có 6 Hồng Y, 80 Giám Mục, 35 linh mục, các tu sĩ triều cũng như dòng, và 60 giáo dân. Không có đại diện đến từ Trung Hoa lục địa và Lào. Những cặp hôn nhân, gồm có một cặp hôn nhân khác tôn giáo, cũng hiện diện để cùng chia sẽ về những kinh nghiệm sống.

Bốn nhà thần học giáo dân có gia đình, ba trong số họ là phụ nữ, cũng đã hiện diện, đó là Bà Astrid Lobo Gajiwala của Ấn Độ; Bà Balbina Lee Mi-young của Triều Tiên; Bà Agnes Braxal, và Ông Jose de Mesa của Phi Luật Tân.

Ngoại trừ Phi Luât Tân và Đông Timor, Giáo Hội tại Á Châu là những cộng đồng thiểu số sinh động sống giữa khối đa số là Phật Giáo, Hồi Giáo, Hindu, Khổng Giáo và các cộng đoàn trần tục khác. Chủ đề của phiên họp khoáng đại chính là “Gia Đình Á Châu Với Việc Hướng Về Một Nền Văn Hóa Sự Sống.” Gia đình chính là điểm quy chiếu của mọi ước mơ cũng như của những thách đố ngày nay.

Không có một bài diển văn chính nào, cũng như những cuộc hội thảo. Một văn bản làm việc chung duy nhất được các tham dự viên bàn thảo trong tuần qua theo từng nhóm vùng. Như Edmund Chia, một nhà thần học và điều phối viên của phiên họp đến từ Mã Lai giải thích: “Chúng tôi muốn được uyển chuyển, linh hoạt để tự do lắng nghe Thần Khí của Thiên Chúa được trình bày ra, và qua các Đức Giám Mục. Chương trình cứ thế mà tiếp diễn ngày qua ngày nhằm đáp trả với những quan tâm và những nhu cầu tức thời mà các Đức Giám Mục nhận thấy đang có chiều hướng gia tăng.”

Chương trình được linh hoạt thay đổi từng ngày để cho phép các Đức Giám Mục có thể lắng nghe nhau và nhận thức được đâu là những hy vọng và đâu là những thách đố mà các gia đình từ Nepal đến Indonesia, và từ Sri Lanka đến Hồng Kông đang phải đối diện. Hiểu rõ được rằng, một số Giám Mục thích có một lịch trình dễ trù liệu hơn, cùng với nhiều tài liệu được in ấn ra để các Ngài có thể mang về nước tham khảo.

Tuy nhiên, nhìn chung các Ngài rất vui vẽ, thư giản, thân thiện với nhau như trong không khí gia đình để các Đức Giám Mục được tự do suy nghĩ về những vấn đề chính yếu, cũng như để các Ngài tự diễn đạt chúng bằng chính ngôn ngữ của các Ngài trong những nhóm thảo luận nhỏ hơn. Hầu hết các tham dự viên đều đồng ý việc suy nghĩ hướng về gia đình Á Châu chỉ mới là khởi điểm mà thôi. Các Đức Giám Mục lắng nghe những kinh nghiệm mà các Ngài chưa từng kinh qua và tỏ bày những quan tâm về mục vụ của các Ngài. Giờ đây các chuyên gia có thể cùng với các Đức Giám Mục suy nghĩ cho thông suốt mọi vấn đề.

Văn bản làm việc của phiên họp, được một nhóm viết ra dưới sự lãnh đạo của Đức Tổng Giám Mục Orlando Quevedo của Phi Luật Tân, đã thông qua một số bản thảo và được gởi đến 20 Hội Đồng Giám Mục kể từ đầu năm 2004. Sau những đóng góp, bổ sung trong suốt kỳ họp khoáng đại, văn bản dày 44 trang này được phê chuẩn vào cuối ngày kết thúc phiên họp. Nó không phải là một “Bản Tuyên Ngôn Cuối Cùng” thuần tuý mà nó chính là một sức bật khởi điểm để phản ánh sâu xa hơn nữa về Gia Đình Á Châu trong thế giới của thời đại ngày nay.

Thế sau 12 tháng thì văn bản trên được đọc như thế nào?

Vẫn theo phương cách tiếp cận “nhìn-phán đoán-hành động” (see-judge-act) thường lệ của Hội Đồng Giám Mục Á Châu, “Tuyên Ngôn tại Daejeon” được phân chia thành 3 phần chính: những thách đố về mục vụ; phản ánh dưới góc độ thần học và mục vụ, và những đề nghị về mục vụ gia đình.

Văn bản nêu ra một số các giá trị mà các gia đình tại Á Châu đang duy trì trong một thế giới hậu tiên tiến (post-modern world) đó là: “Người Á Châu tiếp tục xem hôn nhân là chuyện thiêng liêng. Các con trẻ đúng là những phần thưởng tuyệt vời đến từ Thiên Chúa….. Chính những người lớn tuổi bảo đảm và duy trì mối dây gắn kết, thân tình của gia đình…..Sự đón tiếp nồng hậu của các gia đình Á Châu, ngay cả khi gia đình đó rất nghèo, đã trở thành khuôn phép, thành cách ngôn. Mặc cho những khó khăn trong lẫn ngoài, các gia đình Á Châu vẫn duy trì sự ổn định tương đối cao…. Với lòng sùng kính sâu sắc và niềm tin tưởng vào Thiên Chúa, những người Á Châu nhìn chung rất lạc quan….”

Tuy nhiên, tất cả những giá trị kể trên cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn trong tư tưởng (ambivalent). Các giá trị về gia đình đã từng một thời là di sản sống động, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thì nay đã bị hư thoái, mục nát, vì trước kia, gia đình quan trọng hơn cả xã hội dân sự.

Rồi sau đó là một phần rất dài nói về những thách đố như: sự nghèo túng tại các gia đình nông thôn và thành thị, tình trạng di cư ồ ạt và dời chổ ở, những người bị mất đất đai, mất cội rễ khỏi nền văn hóa địa phương, toàn cầu hóa về mặt văn hóa và những tác động của nó trên gia đình, chế độ gia trưởng (patriarchy) trong các gia đình và xã hội tại Á Châu, kể cả trong Giáo Hội, thách đố của giới trẻ với một tương lai mõng manh, ảm đạm (bleak), lao động trẻ em, một nền sinh thái bị hủy hoại, căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, và các gia đình đang trong trạng thái xung đột.

Phần này kết thúc bằng một lời chú giải tích cực đó là: việc nối kết các gia đình lại với nhau trong những cộng đoàn đối thoại và liên tôn. Gia đình chính là nền tảng, là cộng đoàn kiên cường thiết lập nên một khoảng không gian nhân loại trong tương lai.

Cuộc sống hội nhập văn hóa” không được giới hạn chỉ trong những vấn đề như chuyện phá thai và việc trợ tử không thôi, mà nó còn bắt đầu từ kẻ thù lớn nhất có thể hủy diệt tất cả, đó là sự cưỡng bức của nghèo đói. Nền văn hóa sự chết tại Á Châu phần lớn là do những bạo động từ chính trị và kinh tế hơn là việc phân phát các bao cao su.

Tuy nhiên, một đề nghị được đưa ra, chính là Hội Đồng Giám Mục Á Châu nên thiết lập ra một nhóm hành động chủ yếu bao gồm các giáo dân đã có gia đình và những nhà thần học giáo dân, để họ cùng làm việc với các văn phòng trực thuộc có liên hệ đến các Văn Phòng của Hội Đồng Giám Mục Á Châu để đề ra một ngữ/bối cảnh thần học về gia đình kịp thời cho Tổng Phiên Hội của Hội Đồng Giám Mục Á Châu vào năm 2008 sắp tới. Việc phản ánh về mặt thần học và mục vụ sẽ giúp làm gia tăng kinh nghiệm của gia đình và hôn nhân tại Á Châu.

(Còn tiếp…)