Là con người xã hội, ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm bị quê nơi công cộng. Điều này xảy ra do chính mình thiếu cẩn trọng, và cũng có thể do ghen tức người khác cố tình biến ta thành trò hề cho thiên hạ. Đức Kitô có rất nhiều kinh nghiệm do kẻ chống đối Ngài chủ trương. Họ là lãnh đạo Đền Thờ, Nhóm Pharisiêu và Kinh Sư. Đức Kitô thường làm ngơ không đáp lại hầu hết những lần họ thách thức. Tuy nhiên trong trường hợp không thể tránh né, Đức Kitô dùng ngụ ngôn đáp lại họ. Dụ ngôn hôm nay là một trong những dụ ngôn Đức Kitô đáp lại câu họ gài bẫy. Nhóm Pharisiêu cấu kết với nhóm Hêrôđê tìm cách gài bẫy Đức Kitô. Pharisiêu khinh chê, bài bác nhóm Hêrôđê bởi nhóm này cộng tác với chính quyền bảo hộ Roma; Nhóm Pharisiêu ngầm chống chính quyền bảo hộ nhưng, nhưng mặt ngoài họ tỏ ra cộng tác để được sống. Cả hai nhóm bàn bạc đặt câu hỏi, theo họ, Đức Kitô trả lời cách nào cũng không có lối thoát. Trả lời 'đồng í' cũng sa lưới mà trả lời 'bất đồng' cũng không tránh khỏi sập hố. Biết thâm í hiểm độc của họ, Đức Kitô gọi họ là quân 'Giả Hình', bởi họ ca tụng Đức Kitô là Đấng công chính, không đánh giá người ta bề ngoài. Sau câu khen đầu môi chóp lưỡi đó; họ hỏi Ngài.

'Xin Thầy cho í kiến, có nên nộp thuế cho Caesar hay không? Mt 22,17

Nếu Đức Kitô trả lời là 'có' sẽ bị nhóm Pharisiêu kết án Đức Kitô cấu kết, hay đồng loã với quân bảo hộ Roma. Nếu Đức Kitô trả lời là 'không' sẽ bị nhóm Hêrôđê tố cáo với chính quyền bảo hộ Ngài là thành phần chống đối, ngầm hoạt động chính trị.
Đức Kitô biết rõ tiền họ mang trong người, tiền đó khắc hình Caesar, nhưng Ngài muốn chính miệng họ công khai nói ra (Bên cạnh đó còn có loại tiền không dùng trong công chúng mà dành dùng riêng trong dân Israel. Họ dùng tiền của họ trong mọi chi tiêu hàng ngày và đổi lấy tiền của Roma dùng khi bắt buộc phải dùng tiền Roma). Vì thế Đức Kitô hỏi các ông dùng loại tiền nào để đóng thuế? Họ đưa cho Ngài quan tiền. Ngài hỏi họ, hình khắc trên tiền là hình ai? Họ đáp. Hình hoàng đế Caesar. Đức Kitô nói với họ.

'Của Caesar trả cho Caesar; của Thiên Chúa trả Thiên Chúa'. Mt 22,21

Câu trả lời trên làm tan vỡ mộng họ gài bẫy Đức Kitô. Câu trả lời cũng nêu rõ hai vương quốc. Vương quốc trần thế đại diện là Caesar và vương quốc Thiên Chúa đến từ Thiên Chúa. Tên Caesar chính là tên hoàng đế Julius Caesar, là vị vua thành công trong việc mở mang bờ cõi, mang lại thịnh vượng cho toàn vùng. Chính thành công đó dẫn đến việc cháu ông là Octavius kiêu ngạo tự nhận cha ông mình là thần thánh nơi dương thế.

Những ai trung thành với Caesar, là đệ tử của tiền tài, danh vọng, tôn thờ ông. Tôn thờ Caesar chính là tôn thờ ngẫu thần, thần vật chất, thần chức tước. Những ai tin theo Đức Kitô, tôn thờ Thiên Chúa. Họ thuộc về Thiên Chúa, và là con Thiên Chúa.

Câu trả lời của Đức Kitô còn một í nghĩa thâm sâu hơn nhiều. Những ai không tin Dức Kitô sẽ không sao hiểu nổi í nghĩa câu Đức Kitô trả lời. Í nghĩa thâm sau này nhắc đến ngày sau hết trong đời. Ngày mà người đó phải trả lại Caesar tất cả mọi thứ: tài sản, tiền bạc, chức tước, quyền thế, và ngay cả ngẫu tượng họ tôn thờ. Tất cả đều trở thành vô nghĩa; họ không mang gì theo ngoài hai bàn tay trắng, nằm sâu trong lòng đất.

Đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô, vào Thiên Chúa, người đó khi ra đi, giã từ trần gian, như những người khác, nhưng có sự khác biệt quan trọng. Chính họ và thân nhân họ sống trong niềm hy vọng phục sinh, sống lại. Họ hy vọng tiến vào nhà Chúa, vương quốc Thiên Chúa. Đây mới là trọng tâm câu trả lời của Đức Kitô. Câu đó xác nhận một sự thật cho những ai đặt trọn niềm tin vào một Thiên Chúa yêu thương, một Thiên Chúa hằng sống, một Thiên Chúa đầy lòng từ ái, luôn yêu mến đón nhận con cái Ngài. Ai tín thác vào Ngài sẽ không thất vọng. Yêu mến Thiên Chúa chính là đón nhận giáo huấn của Đức Kitô và sống theo giáo huấn, hướng dẫn đó. Đức Kitô hướng dẫn, chỉ bảo, và đưa người đó vào nhà Cha trên trời. Môn đệ Đức Kitô sống trong niềm tin, hy vọng, yêu mến Thiên Chúa, phục vụ tha nhân và làm cho Danh Chúa cả sáng hơn do hành động bác ái, yêu thương của họ.

TiengChuong.org

Recognition

As social beings, we all have experienced some form of public nuisance. It is caused either by carelessness or by rivalry of one who purposely wants to humiliate us in public. Jesus has plenty of this kind of public harassment from his opponents: the Pharisees, the Scribes, and the Elders. Most of the time, Jesus chooses to ignore it and goes on with his own mission; but there are times, when it is unavoidable. Today's parable is one of his responses to their question. The Pharisees missed no opportunity to discredit Jesus in public. They joined forces with their rivals, the Herodians, to trap Jesus. On the one hand, the Pharisees discouraged their people from paying taxes to the Romans, but on the other hand, they worked with them as a necessity for the sake of their people. Their rivals, the Herodians, were loyal to the Roman Empire. The two worked out a strategy: a question that they believed would have no way out, whichever answer Jesus gave- either 'Yes or No'. Jesus recognized their evil intention. He told them, 'You hypocrites! Why do you set this trap for me?'. He called them 'hypocrites' simply because of their dishonesty; they paid him lip service, praising him as an honest man, afraid of no one before testing him,

'Tell us your opinion. Is it permissible to pay taxes to Caesar or not?

If Jesus' answer was 'No', the Herodians could charge him with stirring up a political revolution against the Roman Empire. If the answer was 'Yes', the Pharisees could charge him as a collaborator of the Roman Empire. In responding to their challenge, Jesus asked them to show him the money they pay tax with. They gave him a denarius. Jesus knew the image of Caesar which was imprinted on the denarius, but he wanted them to say aloud the name 'Caesar'. Jesus asked them, 'Whose head is this?' They replied, 'Caesar'. This implied that they belonged to Caesar, servants of Caesar. Jesus said to them, 'Give back to Caesar what belongs to Caesar and to God what belongs to God'. His answer shattered their hope of catching him off-guard. His reply makes clear two distinct kingdoms: Caesar represents the power of this world; God represents the power of God's kingdom. Those who proclaim the power of Caesar; belong to this world. Those who proclaim the power of God; belong to God. Furthermore, his reply has one application and one implication. The application applies to those who proclaimed the power of Caesar: they belong to Caesar. The implication is to those who proclaim the power of God; that they belong to God.

The name and title, 'Caesar' originated from Julius Caesar. Octavius, Caesar's nephew, was a successful emperor. He brought peace and prosperity to the region; people praised him as divine. In this sense, Caesar, whose image was imprinted on the coin, became the symbol of power and wealth: an idol god. Those who love power and wealth belong to him. They are disciples of an idol god. Those who love God belong to God; and become children of God. The deeper implication of his reply is mysteriously hidden from those who have no love for God. It implies when we finish our earthly journey; that what belongs to 'Caesar' remains on this earth. They don't belong to eternity. What belongs to eternity belongs to God; that is Jesus' teaching and the love we have for others in His Name.